96

TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

  • Upload
    cau-am

  • View
    359

  • Download
    8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
Page 2: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùngGiaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTTVaø soá 41/GP - SÑBSGiaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC

TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø NoäiÑT & Fax: (84.4)39.764.693

CHUÛ NHIEÄMGS. Hoaøng Chöông

TOÅNG BIEÂN TAÄPNhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏCNhaø baùo Traàn Ñöùc Trung

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄPTs. Nguyeãn Minh San

TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏNhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai

THÖ KYÙ TOØA SOAÏNNhaø baùo Traàn Thu HieànNhaø baùo Töø My Sôn

GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNHNhaø baùo Voõ Thaønh Taân

HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄPGS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng

BAN CHUYEÂN ÑEÀVAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄPSoá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNHSoá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø NoäiÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661Email: [email protected]: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCMÑT: (84.8)38.353.878

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNGTaàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø NaüngÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

Trình baøy - De. Quang Anh

TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNHDoanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM

In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I

GIAÙ: 50.000VNÑ

nội dungSỐ 7+8 (260)-2014

CULTURE OF VIETNAM

SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN4. 45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ (1969-2014):“Việc riêng” của Bác Hồ trong Di chúc của Người

Ny San8. Thiên tài Hồ Chí Minh trong nhận diện, đối sách với hiểm họa dân tộc (qua đẩy đuổi 20 vạn quân Tầu Tưởng ra khỏi miền Bắc sau Cách mạng tháng 8 / 1945)

Trương Nguyễn 12. Nỗi đau Vị Xuyên

Mạc Công Lý16. Nhãn quan văn hóa Lê Duẩn

Nguyễn Minh Hoàng20. Nhớ anh Sáu Dân qua những quyết sách đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lữ Minh Châu22. Võ Thị Thắng - Sống mãi “Nụ cười Chiến thắng”

Hoàng Linh Ny25. Những gương mặt trí thức tiêu biểu, là yếu nhân trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn

Đặng Minh Phương29. An Lão mảnh đất anh hùng

GS Hoàng ChươngHIỀN TÀI ĐẤT VIỆT32. Vũ Khiêu - Người Hiền

Ny San 37. Tuổi 17 của Tô Hoài

Châu Giang39. Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học “Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng Sa, Trường Sa”

Nguyễn Thuỳ Linh43. Tổ quốc Việt Nam

Thơ Nguyễn Thế Kỷ44. “Về Tổ” - Bách khoa thư nhỏ về biển đảo … bằng thơ

TS. Nguyễn Minh San

Ảnh bìa 1: Ông Bùi Văn Thắng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhận Giải thưởng “Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” - 2014, từ Ông Chalơnnhiapaohơ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào và ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng BNG - Chủ tịch UBNN về người Việt Nam ở nước ngoài tại lễ Vinh danh các Đơn vị, cá nhân tiêu biểu Asean - 2014

TỪ TRONG DI SẢN50. Đại Huệ sơn - núi thiêng - điểm du lịch văn hóa tâm linh xứ Nghệ

Trương Nguyễn Hà Bình54. Sự khác và giống nhau về vũ đạo giữa sân khấu Tuồng và sân khấu Kinh kịch của Trung Quốc

NSƯT-Võ sư Trần Hưng Quang57. Văn hóa của cư dân vùng biển đảo - văn hóa của những người canh giữ thành lũy an ninh quốc phòng cho đất nước

ThS Đặng Vũ Cảnh Linh DIỄN ĐÀN61. Kinh doanh văn hóa

GS.TS Lê Ngọc Trà63. Ca sĩ Anh Thơ đưa “Xa khơi” … xuống hạng

Phạm Việt LongVÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG66. Công ty CP Mía đường Sơn La - Người đồng hành với đồng bào dân tộc nghèo

Quang Hòa68. Công ty Thép Việt Thái- Vươn lên từ truyền thống của làng nghề

Đại MiêuDOANH NHÂN TÂM - TÀI70. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng- Người có “duyên nợ” với ngành TDTT

Mộng Huệ72. Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương - Chị ấy là Phạm Thị Tuyết

Trúc LamTHƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 74. Ngân hàng TMCP An Bình - Kiên trì với định hướng phát triển bền vững

Thế Điệp76. Tổng Cty cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV: “Cột trụ” vững chãi SaWaco

Mộng Huệ78. Công ty CP Tập đoàn Thiên Long: Linh hoạt vượt khó

Mộng HuệĐỜI SỐNG QUANH TA80. Lễ Vinh danh Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu Asean - 2014

Bình Nguyên

Page 3: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

EVENTS & COMMENTS4. 45 years of realising Uncle Ho’s Testament (1969-2014): “The individual matter” of Uncle Ho in will

Ny San8. Ho Chi Minh genius to identify, to cope with potential hazard of the nation (To expel 20 thousand troops of Chiang Kai-shek after Revolution August/1945)

Truong Nguyen 12. Pain of Vi Xuyen

Mac Cong Ly 16. A Le Duan’s cultural view

Nguyen Minh Hoang20. Remember brother Sau Dan through his decisions on the Mekong Delta

Chau Lu Minh 22. Vo Thi Thang - Live forever with “Winning Smile”

Hoang Linh Ny25. The faces of the important typical intellectuals in the August Revolution/1945 in Saigon

Dang Minh Phuong 29. Heroic An Lao

Prof. Hoang ChuongNMSTALENTS OF VIETNAMESE LAND32. Professor Vu Khieu - A person extremely rare!

Ny San 37. - Age 17 of write To Hoai

Chau Giang 39. The problems based on the scientific seminar “Nguyen The Ky’s Poetry on Paracel, Spratly Islands”

Nguyen Thuy Linh 43. Vietnam Fatherland

Poet of Nguyen The Ky 44. “Go Home” - A minimised Encyclopedia on sea, islands... by poetry

Dr. Nguyen Minh San

INSIDE HERITAGE 50. Dai Hue mountain: The sacred mountain - A tourist spiritual cultural point in Nghe land

Truong Nguyen Ha Binh

Contentsnumber 7+8 (260) - 2014

54.The similarities and differences between Tuong stage and Chinese opera

Eminent Artist, martial art Master Tran Hung Quang

57. Culture of the inhabitants in islands: Culture of the guards to national ramparts, security of country

Ma. Dang Vu Canh LinhFORUM61. Business of culture

Prof. Dr. Le Ngoc Tra 63. Singer Anh Tho degrades “Going off shore” ... relegation

Dr. Pham Viet LongFOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT66. Son La Sugar JS Corporation - Companion with poor minorities

Quang Hoa 68. Viet Thai Steel Corporation - Rising from villages traditional craft

Dai MieuBUSINESSMAN HEART - TALENT70. Danang University of Sport: A person has “destiny” with sports

Hue Mong 72. Limited Company - Central Firm of Scientific & Documentary Film - She is Pham Thi Tuyet

Truc LamTRADEMARK - BRAND NAMEBY CULTURAL VIEW74. An Binh Commercial Joint Stock Bank - Persisting with the direction of sustainable development

The Diep76. Saigon Water Supplying Corp.: “A firm column” SaWaco

Hue Mong78. JSC Thien Long Group: Flexible overcoming difficulties

Mong HueLIFE AROUND US80. Ceremony Honoring units, businesses, individuals representing Asean - 2014

Binh Nguyen

Page 4: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

l NY SAN

“Việc riêng” của Bác Hồtrong Di chúc của người

Bác dùng một từ là “việc riêng”, tức là việc chỉ thuộc về cá nhân của Bác, để phân biệt với việc chung, mà Bác là lãnh tụ Đảng, là Chủ

tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản Di chúc, Bác đề cập đến “việc riêng” của mình rất ít, tỷ lệ “việc riêng” trên “việc chung” chỉ chiếm 1/6 thôi. Qua đây, chúng ta cũng thấy Bác Hồ là người dành “cả một đời vì nước vì dân”.

Khi Bác viết “Về việc riêng”, nếu không đọc kỹ những việc mà Bác kể cụ thể ra, ta sẽ nghĩ đến rất nhiều việc của một con người phải làm (hay sẽ làm)

trong môi trường gia đình và xã hội, với chằng chịt các mối quan hệ mà, mỗi mối quan hệ đó đã (hoặc sẽ) nảy sinh không biết bao việc/chuyện. Nào là việc/ chuyện họ hàng bên nội, bên ngoại; việc/chuyện vợ chồng; việc/chuyện cha/mẹ - con cái; việc/chuyện con chung, con riêng, con ngoài giá thú; việc/chuyện đất đai/Sổ Đỏ, nhà cửa, xe cộ, tài khoản ngân hàng,…Nói chung, nếu một người đàn ông bình thường ở vào tuổi 75 như Bác, sẽ có vô số việc / chuyện riêng để lại cho người thân phải giải quyết nếu chẳng may qua đời. Không ít người, trong đó có cán bộ, Đảng viên

45 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC BÁC HỒ (1969 - 2014)

Trước khi từ biệt thế giới này đúng 4 năm, 3 tháng, 18 ngày, ngày 15/5/1965, vào dịp 75 tuổi, Bác Hồ đã viết bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, để “phòng khi sẽ đi gặp cụ C. Mác, cụ VI. Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”. Bản Di chúc Bác viết có sự Chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Thứ nhất BCHTƯ Đảng.Nguyên tác, Bác không đặt tên cho văn bản “Tuyệt đối bí mật” này là Di chúc, mà Bác chỉ viết là “để lại mấy lời này, chỉ tóm tắt vài việc thôi”. Điều này đã càng thêm khẳng định sự khiêm tốn, nhân cách cao cả của Bác. “Vài việc” mà Bác viết trong bản Di chúc, là: 1. Nói về Đảng; 2. Đoàn viên và thanh niên; 3. Nhân dân lao động; 4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ; 5. Về phong trào Cộng sản thế giới; 6. Về việc riêng. Bài viết này chỉ xin trình bày những suy nghĩ về “việc riêng” của Bác mà Bác viết trong Di chúc.

4

Page 5: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

có chức vụ cao trong Đảng, chính quyền khi sống luôn đặt quyền lợi riêng trên lợi ích chung, có những chuyện không minh bạch hoặc có những chuyện chưa thể nói, thấy không thể mang theo xuống mồ, vào lúc lâm chung, đã phải nói ra hoặc công bố di chúc, đã gây sốc cho người còn sống. Không ít gia đình, sau khi người thân qua đời, muốn tìm của, tìm đất đai, tìm con riêng của vợ hoặc chồng, đã đi tìm cứu cánh ở gọi hồn, đưa đến không biết bao nhiêu chuyện dở khóc, dở cười, có trường hợp gây nên thù oán, bởi tin lời hồn nói. Đó là lẽ thường tình, ai sinh ra rồi cũng có một lần.

“Việc riêng” của Bác mà Bác nói/đặt vấn đề trong Di chúc, sau khi mình qua đời rồi, chỉ có Một - Việc - Duy - Nhất. Đó là việc lo đám tang của mình thế nào sau khi Bác qua đời. Về việc tang của mình, Bác dặn: “chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”).

Như để chỉ dẫn các việc phải làm để tránh tốn kém, lãng phí tiền bạc của nhân dân, Bác yêu cầu: “thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”, “Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa

chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.

Bác Hồ là người sáng lập Đảng ta, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Công lao của Bác với dân, với nước thật vô cùng vĩ đại. Song Bác không bao giờ yêu cầu, đòi hỏi ở Đảng, Nhà nước và nhân dân ta một đặc ân nào cho riêng mình. Khi kháng chiến 9 năm chống Pháp thành công, từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, Bác đã từ chối đến ở trong Phủ Toàn quyền Đông Dương cũ (nay là Nhà khách Chính phủ), mà đến ở trong ngôi nhà anh thợ điện của Phủ Toàn quyền đã ở. Sau này, Bác ở trong ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao cá trong Phủ Chủ tịch, do Trung ương làm theo yêu cầu của Bác. Hàng ngày, Bác ăn mặc giản dị, ăn uống thanh đạm. Bác đã từng từ chối nhận Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quí nhất của Nhà nước ta. Có thể nói, Bác không có một chút gì là của riêng tư/cá nhân, ngay cả thân thể của Bác sau khi qua đời Bác cũng muốn được hòa vào núi sông Đất Việt không muốn hoá thành tượng đồng bia đá. Sinh thời Bác từng nói, gia đình của Bác là dân tộc Việt Nam, con cháu của Bác là các cháu thanh, thiếu niên Việt Nam. Cả đời Bác chỉ có một mong muốn, mong muốn tột bậc là “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời Bác, chỉ một lần duy nhất, Bác có yêu cầu cho riêng mình, khi Người đã 75 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, Bác đặt thẳng là “Tôi yêu cầu” một việc riêng cho mình. Song cái việc mà Bác - Yêu - Cầu đó, không gây sự tốn kém về vật

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

5

Page 6: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

chất cho Đảng, cho dân, không đi ngược lại với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không vì quyền lợi ích kỷ nào cho Bác và gia đình, họ hàng thân tộc của Bác. Trái lại, việc Bác - Yêu - Cầu làm cho Bác ấy, lại là việc có lợi cho dân cho nước, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Đó là, đỡ lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân, không lãng phí đất đai của nhà nước, giữ vệ sinh môi trường sống cho con cháu. Trước khi đi xa, Bác vẫn còn lo

cho dân: “Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”. Bác còn lo cho người đến thăm Bác bị nắng gió, khuyên trồng cây trên đồi “để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi”. Bác khuyên: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”. Sinh thời, nỗi nhớ miền Nam không lúc nào nguôi trong Bác: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Trước khi đi xa, Bác vẫn thương nhớ đồng bào Miền Nam đang ngày đêm đau khổ rên xiết dưới gót giầy của bọn xâm lược và bè lũ tay sai khát máu. Thương đồng bào xa xôi, nếu biết tin Bác qua đời sẽ không quản đường xa ra viếng Bắc, vì vậy, Bác căn dặn: “Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”. (3 năm sau, khi Bác tròn 78 tuổi, Bác có sửa chữa, bổ sung vào đoạn này như sau: “Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”.

Các triết gia đã dạy: Xem xét, đánh giá một Nhân Cách Lớn, hãy bắt đầu từ Những Việc Nhỏ. Trong hành trình 79 Mùa Xuân của mình, dù chỉ là những việc nhỏ hàng ngày, sinh hoạt đối nhân xử thế, việc chung hay việc riêng, nhất nhất ở Bác Hồ đều toát lên một lối sống giản dị, trong sạch, luôn luôn lo nghĩ và làm việc có lợi cho dân, cho nước, yêu thương và quan tâm tới đời sống của nhân dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hóa kỳ lạ trong con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có người cho đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh tuyệt vời, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói đó là do đức khiêm tốn, giản dị, do sự lạc quan, tin tưởng, do tính tình thẳng thắn, cởi mở, do sự từng trải, lịch thiệp của Người. Những điều ấy đều đúng. Nhưng bao trùm lên tất cả ở Hồ Chủ tịch, chính là sự quên mình vì mọi người, chính là sự ham muốn, “ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc” của Người là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân, cho nước. Cuộc sống hoàn toàn không một chút bợn riêng tư, đã tạo nên ở Người một cái gì vô cùng trong sáng”. (Những chặng đường lịch sử, tr 292).

Bác là một Nhân Cách Lớn không chỉ bởi Người đã khai sinh ra nước Việt Nam DCCH, đã đưa dân

Bác Hồ đi thăm bà con nông dân xã Gia Thượng (Gia Lâm, Hà Nội). Ảnh tư liệu

Bác Hồ nói chuyện với bà con nông dân Hùng Sơn - Đại Từ - Thái Nguyên năm 1954. Ảnh tư liệu

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

6

Page 7: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

1. Trong bản đầu tiên viết ngày 15/5/1965, vào dịp mừng 75 tuổi, có sự chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bác viết:

“Về việc riêng - Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống được tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam”.

2. Sau bản trên, Bác còn có 3 lần sửa chữa, bổ sung vào bản đầu tiên, vào các dịp: bản đầu viết khi Bác tròn 78 tuổi, vào 19/5/1968, bản hai Bác viết vào tháng 5/1968, bản 3 Bác viết ngày 10/5/1969. Song, trong 3 bản đó, chỉ có bản đầu tiên, Bác có viết “Về việc riêng”, như sau:

“Về việc riêng: Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến viếng thăm có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.

TOÀN VĂN “về VIỆC RIÊNG” CỦA BÁC TRONG

DI CHÚC BÁC HỒ

tộc Việt Nam vẻ vang trên trường Quốc tế, mà cả trong những việc riêng. Trong “việc riêng” mà Bác đề nghị giúp Bác, cũng thể hiện sự khiêm nhường, lo cho dân, không muốn phiền hà cho dân, lo nghĩ đến lợi ích lâu dài của dân của nước. Hơn ai hết, Bác hiểu rõ những hủ tục gây nhiều tác hại của nhân dân ta trong việc tang ma, gây mất vệ sinh, tốn kém tiền bạc cho những người còn sống khi có người thân qua đời. Vì vậy, Người muốn nêu gương trong việc tổ chức việc hậu sự cho mình, với mong muốn dân ta cùng thực hiện vì lợi ích của mỗi gia đình và cả xã hội.

Thực hiện Di chúc của Bác, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã đi đầu cả nước trong việc xây dựng khu hỏa táng/điện táng “Đài hóa thân hoàn vũ”. Sau nhiều năm họat động, đến nay, hình thức táng này đã nhận được sự hưởng ứng của không chỉ nhân dân của hai thành phố đó, mà còn là sự lựa chọn của nhân dân nhiều địa phương lân cận. Hà Nội đã chấm dứt họat động chôn cất tại Nghĩa trang Văn Điển, làm cho môi rường ở khu vực này dần dần được cải thiện, trong sạch hơn. Tuy nhiên, trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt là trong không ít gia đình cán bộ, đảng viên không học tập và quán triệt Di chúc Bác Hồ, chưa đổi mới việc tang ma. Họ không chỉ vẫn giữ nguyên nghi thức tang ma cũ có nhiều hủ tục, gây tốn kém tiền của, đất đai nông nghiệp, mà nhiều người còn trục lợi qua tang ma người thân, rất đáng chê trách. Hiện tượng ganh đua kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” của một số kẻ hợm của, lại thiếu hiểu biết về văn hóa - tâm linh, lầm tưởng làm như thế là báo hiếu cha mẹ, biến nghĩa địa thành nơi khoe của, xây mồ mả to cao hoành tráng tốn kém hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, chiếm nhiều đất đai, với nhiều kiểu cách lai căng, Tây hóa, Trung Quốc hóa, mầu mè, cầu kỳ đua nhau mọc lên ở các nghĩa địa mà hầu như ở địa phương nào cũng có, trong khi người dân địa phương vẫn còn nhiều gia đình nhà tranh vách đất, gây nên sự phản cảm ở chốn linh thiêng.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, việc tang ma, nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần gương mẫu học tập và quán triệt lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc, để việc tang ma vừa tiết kiệm, vừa văn minh./.n

7

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Page 8: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2/9/1945. Ngay sau khi ra đời, nước Việt

Nam mới đã phải đối phó với hoàn cảnh hết sức rối ren, thù trong giặc ngoài bốn bề như rươi.

Kẻ thù bên ngoài đang lăm le xâm chiếm, chống phá nước ta có ba thế lực: một là đế quốc Mỹ, hai là với Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, ba là với thực dân Pháp đã được Mỹ và Anh giúp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Cả ba thế lực này đều chống lại Việt Nam. Về ba kẻ thù này, trong tác phẩm Những chặng đường lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Khó khăn lớn nhất lúc này là các quân đội nước ngoài từ 4 phương cùng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về mầu da, về tiếng nói, nhưng

rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước chúng ta, muốn đẩy chúng ta trở về với cuộc sống nộ lệ” (tr 244). Trong mối tương quan lực lượng đó, cách mạng Việt Nam ở vào thế hết sức bất lợi, “như trứng chọi đá”. Để đưa con thuyền cách mạng nước ta vượt qua thác gềnh, đưa Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ thoát khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta, cùng với việc tổ chức xây dựng sức mạnh Đoàn kết của toàn dân để giữ cho được độc lập dân tộc, thống nhất lãnh thổ đất nước từ Bắc tới Nam, lấy điều này làm cái bất biến để ứng phó với cái vạn biến; đồng thời thực hiện việc phân hóa kẻ thù, lợi dụng những mâu thuẫn nội bộ của từng đối tượng và những mâu thuẫn giữa các đối tượng với nhau để tranh thủ thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, tránh rơi vào thế

l TRƯƠNG NGUYỄN

HỒ CHÍ MINHTRONG NHẬN DIỆN, ĐỐI SÁCH VỚI HIỂM HỌA LÂU DÀI CỦA DÂN TỘC(QUA VIỆC ĐẨY ĐUỔI 20 VẠN QUÂN TẦU TƯỞNG RA KHỎI MIỀN BẮC SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 /1945)

Thiên tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946.Ảnh tư liệu, nguồn: www.shopkienthuc.net

8

Page 9: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

một mình chúng ta phải đối phó với cả ba kẻ thù trên.Trong ba kẻ thù trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh răn Đảng

ta xác định rõ hiểm họa lâu dài đối với độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nước ta là kẻ thù đến từ nước láng giềng, bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch. Do đó, chúng ta đã thi hành nhiều đối sách nhằm chặn đứng mưu mô của một số quân phiệt Trung Quốc định chiếm đóng lâu dài nước ta, đẩy đuổi 20 vạn quân Tưởng khỏi miền Bắc, để rảnh tay đối phó với quân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

Tưởng Giới Thạch là người chống Cộng sản và ôm ấp mộng chiếm Việt Nam như mọi ông vua Trung Quốc trước đó. Từ cuối năm 1940, Mỹ đã hứa hẹn cho Tưởng vào Đông Dương thay Pháp. Vì thế, Tưởng đã chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt Cộng, cầm Hồ” (Tiêu diệt Cộng sản, bắt giữ Hồ Chí Minh). Để thực hiện kế hoạch chiếm đóng lâu dài nước ta, Tưởng đã tập hợp, nuôi dưỡng nhóm người Việt đang lưu vong bên Trung Quốc giả danh “cách mạng”, trong hai tổ chức “Việt Cách”, “Việt Quốc”, chờ cơ hội đưa chúng về nước lật đổ chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nay, với việc quân đội của Tưởng Giới Thạch được thay mặt quân Đồng Minh vào miền Bắc và miền Trung Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, thì quả là cơ hội trời cho. Giới lãnh đạo quân phiệt Trùng Khánh tin rằng đây là một thời cơ rất thuận lợi để thôn tính miền Bắc và miền Trung Việt Nam mà không phải tốn một viên đạn. Chúng tính ít nhất từ Vĩ tuyến 16 trở ra sẽ có một chính quyền tay sai ngoan ngoãn của Trùng Khánh.

Trên thực tế, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 năm 1945, quân Tàu Tưởng đã theo nhiều ngả ào vào miền Bắc và miền Trung, với một số quân gần hai chục vạn đông gấp mấy chục lần các lực lượng vũ trang ta, lại được trang bị bằng vũ khí Mỹ, cùng với một nhóm tay sai người Việt trong đảng phản động Việt Quốc, Việt

Cách. Bọn chúng tuyên bố thời gian quân đội Tưởng làm nhiệm vụ ở Việt Nam sẽ không có hạn định. Giữa tháng 9 năm 1945, đội quân Tầu Tưởng, theo sau là bọn phản động lưu vong trong đảng Việt Quốc, Việt Cách tới Hà Nội. Những viên tướng chỉ huy quân đội Tưởng vào đóng ngay tại Phủ Toàn quyền Đông Dương. Còn bọn Nguyễn Hải Thần chiếm khu trung tâm thành phố, biến nó thành khu tự trị để tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng.

Hai mươi vạn quân Tưởng tràn vào Việt Nam do tướng Lư Hán chỉ huy. Mang tiếng là đội quân thực hiện xứ mệnh của Đồng Minh đi tước khí giới Nhật, nhưng thực chất, đây là đội quân ô hợp, phần nhiều là dân ốm đói, ghẻ lở, bệnh tật từ Vân Nam đến. Vì là dân phù thũng nên dân ta mới gọi chúng là bọn “Tàu phù”. Tình thế này

lại đặt ra cho ta một hiểm họa nữa là thiếu lương thực trầm trọng. Nước ta đang gặp nạn đói, đã có gần 2 triệu người chết đói, nay lại phải nuôi các ông khách ốm đói, lương thực không đủ, khó khăn chồng chất khó khăn. Nguy cơ chết đói tiếp đã hiển hiện. Trong tác phẩm Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Nxb Văn hóa thông tin, H 2001), ông Vũ Đình Hòe, viết: “Đồng bào ta mọi nơi điêu đứng vì họ. Ta phải cung cấp gạo, tiền, nhà ở đến cả chiếc bóng đèn, cân đường và thuốc phiện. Những người thời đó, hiện nay còn sống, ắt còn lợm giọng, nhìn những đoàn quân “Tầu phù” nhếch nhác, gánh gồng nồi niêu, chổi cùn, rế rách, đầu tóc bù xù chấy rận, qua các chợ, thị xã vào cướp giật đủ thứ, ỉa đái lung tung. Tất nhiên là “Hoa quân” nhập Việt Thủ đô thì có chọn lọc, nên các đơn vị của tướng Hà Ứng Khâm đóng rải rác ở nội thành có sạch sẽ hơn, lịch thiệp hơn chút ít. Nhưng ách chiếm đóng vẫn đè nặng lên người dân mới được hít

Quân Anh đến Sài Gòn, tháng 9 năm 1945

Quân đội Trung Hoa Dân quốc đến Hải Phòng, năm 1945

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

9

Page 10: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

thở không khí tự do….Chúng vào chiếm cả một dãy nhà lớn (ký túc xá sinh viên) trong sân Trường Đại học phố Bobillot. Bộ Giáo dục và nhà riêng tôi ở sát nách đấy, anh chị em bảo vệ bảo nhau khéo mềm mỏng, đãi bọn sĩ quan thuốc lào, kẹo vừng, kẹo lạc, thì quân của họ đỡ quậy. Nhưng chỉ ban ngày thôi, có đêm tôi về, lính Tàu chặn xe tôi lại, bẻ cả cờ hiệu cắm ở mui xe, tước cả súng ngắn của chú bảo vệ. Đối với mình còn như thế thì đối với dân chúng hách dịch và hỗn xược đến đâu. Trung ương Đảng Dân chủ nhận được không biết bao nhiêu thư khiếu nại của dân, nhất là đồng bào ngoại thành và các tỉnh khổ quá, hết chịu nổi”.

Quân Tầu Tưởng còn ngang nhiên thiết lập các qui định phi lý của chúng ở Hà Nội, phớt lờ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng còn áp đặt giá trị của đồng tiền Quan kim, tiền Quốc tệ những thứ tiền giấy từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Hành động này không khác nào hành động cướp ngày, trắng trợn cướp đoạt tiền của của dân ta. Quân Tưởng còn dung túng cho các đảng phái tay sai Việt Quốc, Việt Cách cố tình phá hoại cuộc đàm phán Việt - Pháp. Họ gây áp lực để đưa người của những đảng này vào chính phủ ta. Họ cho tay sai khiêu khích, đẩy ta xung đột với Pháp để họ lợi dụng.

Theo lệnh quan thầy, dựa vào sức mạnh của bọn Tàu Tưởng, các đảng phản động Việt Quốc, Việt Cách điên cuồng thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng và nhân dân ta. Chúng tuyên truyền, cho mình là cách mạng trong khi chưa hề đổ một giọt mồ hôi cho độc lập dân tộc. Chúng đòi giải tán chính phủ Việt Minh, đòi loại trừ những Bộ trưởng là đảng viên Đảng cộng sản, đòi thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca, yêu cầu Chủ tịch Hồ chí Minh từ chức. Họ chỉ chửi bới, hạch sách mà không đưa ra được một biện pháp gì để lo cho đất nước. Trái lại, chúng chỉ lo cướp bóc, bắt cóc, tống tiền. Vì họ chỉ là theo đóm ăn tàn, cho nên khó lòng nói đến chuyện thống nhất, đoàn kết. Họ khủng bố ngay cả những người Việt Cách cùng về với họ nhưng có tinh thần dân tộc như các ông: Bồ Xuân Luật, Lê Tùng Sơn, Trương Trung Phụng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Đảng ta đã nhìn thấy dã tâm của bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa, và bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách, đã chỉ rõ chúng là kẻ thù không đội trời chung của cách mạng. Ta phải cảnh giác đề phòng chúng lật ta để thay thế bằng bọn tay sai.

Trước số quân đông và sự hung hăng của quân đội Tưởng và bọn tay sai, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương cần phải biết kiên nhẫn chịu đựng, giữ hòa hoãn, có thể có những nhân nhượng với quân Tưởng để có thể tập trung mũi nhọn và kẻ thù chính. Hồ Chủ tịch nói đó là “đường lối

Câu Tiễn” để chuyển quan hệ từ yếu sang mạnh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Bác kiên quyết trong nguyên tắc và linh hoạt về sách lược. Và khi sách lược đã định rồi, Bác cũng rất kiên quyết thực hiện sách lược” (Sđd, tr 263). Biện pháp hòa hoãn và đường lối nhân nhượng kiểu Câu Tiễn với Trung Quốc được thể hiện:

1. Chúng ta đề ra khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”.2. Đảng CS Đông Dương tuyên bố tự giải tán (Đảng

ta thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, làm bình phong cho hoạt động lãnh đạo của Đảng).

3. Đổi tên Chính phủ Lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, trong đó có Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) là Phó chủ tịch, Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) làm Bộ trưởng Ngoại giao, Chu Bá Phượng (Việt Quốc) làm Bộ trưởng Kinh tế và Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) làm Phó Chủ tịch, Luật sư Phan Anh (ngoài đảng) làm Bộ trưởng Quốc phòng, Huỳnh Thúc Kháng (ngoài đảng) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

4. Quân Giải phóng Việt Nam được đổi tên là Vệ Quốc quân và được lệnh rút khỏi Hà Nội.

Song, không phải toàn dân, và ngay cả những người cách mạng chân chính lúc đó cũng thông, cũng hiểu được đối sách đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụ Vũ Đình Hòe kể: “Anh em yêu cầu tôi phản ánh tình hình lên Hồ Chủ tịch. Cụ Hồ chỉ cười: “Ông tưởng tôi không biết à? Cán bộ đảng viên Dân chủ phải gương mẫu chịu đựng để cho dân theo và yên tâm. Phải tập “ăn dơ” như Câu Tiễn thuở xa xưa ấy! Đành phải giải quyết khuyên nhủ chứ ai yên tâm được! Nhưng đấy chỉ là việc nhỏ. Còn việc khó hơn gấp trăm, nghìn lần cơ. Tức “lộn ruột” lên ấy chứ. Càng nghĩ lại hồi đó, càng thương ông Cụ và bái phục Cụ. Người thường nếu không phát điên thì cũng lo lắng, buồn bực đến bạc đầu. Thế mà ông Cụ vẫn cứ bình tĩnh, nhún nhường, nhưng cương quyết bảo vệ nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ, ôn tồn thuyết đạo lý với họ để tìm giải pháp cho những yêu sách trịch thượng rồ dại của chúng đối với một dân tộc vừa tổng khởi nghĩa oanh liệt. Cụ kiên trì chiến lược, với chiến thuật khi thì cương, khi thì nhu…Cụ Hồ luôn nhắc nhở chúng tôi bình tĩnh, nhẫn nại, còn nước còn tát. Bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, song tất cả đều tụ nơi bàn tay. Đã là người Việt Nam, nhiều ít ai cũng có lòng yêu nước. Thà là người phụ ta chứ ta không phụ người…Với nhân nghĩa ấy, Cụ cảm hóa được nhiều nhân vật trong họ, ít ra thì cũng trung lập được một số trong từng vấn đề gay cấn…. Phía Việt Minh cũng có anh em thừa hành không kìm được phẫn uất, đã bắn lén, có khi đụng đến cả binh lính Tàu. Ta nhớ vụ Chèm Vẽ. Vì bộ chỉ huy quân đội

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

10

Page 11: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

chiếm đóng phản kháng kịch liệt, hăm dọa trả đũa, nên Cụ Hồ đành gạt nước mắt, ra lệnh xử bắn mấy chiến sĩ dân quân phạm kỷ luật. Chính trong bối cảnh phức tạp như thế mà theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Đảng cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán….(Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Sđd, tr 68).

Nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo của chúng ta, cộng với áp lực trong nước, sức ép của quan thầy Mỹ đã chuyển sang ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương, nhận thấy âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta không có cơ thực hiện, Tưởng Giới Thạch đã bán đứng Việt Nam cho Pháp. Ngày 28/2/1946, Chính phủ Trùng Khánh đã ký với Pháp Hiệp ước Trung - Pháp, qui định rõ việc quân Pháp được vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng, với thời hạn chậm nhất là ngày 31/3/1946. Tuy không bị bất ngờ với hành động này, nhưng cũng đặt cách mạng Việt Nam trước tình thế cấp bách. Sau nhiều lần đàm phán, ngày 6/3/1946, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ mồng 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp. Nhiều người gọi Hiệp định 6/3/1946 là “Hiệp ước Mác xít”, bởi vì nó khiến Tàu Tưởng rút về nước chúng, ta thoát một đám đông quấy nhiễu chính quyền cách mạng, và khi Lư Hán rút về thì bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh chỉ còn cách sang Tàu. ..Thoát khỏi cái nợ Tàu trắng, công cuộc kháng chiến thuận tiện hơn và uy tín của Việt Minh không ai dám tranh cãi. Song, bọn Việt Cách, Việt Quốc, ra sức công kích, chống phá. Chúng đưa ra những khẩu hiệu cực đoan, kích động tinh thần chống Pháp của nhân dân, rêu rao “chính phủ bán nước”, “Hồ Chí Minh bán nước”, kêu gọi đánh Pháp ngay. Âm mưu của chúng là lợi dụng áp lực của nhân dân, đẩy chính phủ ta vào thế chống lại Hiệp ước Trung - Pháp. Nhưng chúng ta không mắc mưu chúng. Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương ngày 9 tháng 3 năm 1946 nêu rõ: “dã tâm của bọn Nguyễn Hải Thần và phái phản động Quốc dân đảng cố ý phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp, đẩy ta chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp để cho cả ba lực lượng: Tầu trắng, thực dân Pháp và bọn phản động Việt Nam sẽ đứng ra lập chính phủ bù nhìn, đi đôi với thực dân Pháp đánh ta, buộc cho ta là phiến loạn, là chống Liên hiệp quốc, là phản hòa bình. Lúc đó, quân Tầu trắng sẽ có cớ ở lại Đông Dương cùng bọn thực dân Pháp và bọn phản động đánh ta”. Trong bối cảnh đó, đúng như cụ Vũ Đình Hòe khẳng định: “Tinh thần yêu nước, dũng cảm lúc này lại thể hiện bằng đường lối Câu Tiễn, muốn rửa sạch cái nhục lớn phải cam chịu cái nhục nhỏ”. Cụ Vũ Đình Hòe kể lại câu chuyện

diễn ra vào ngày 8/3/1946 (sau khi ký Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946): “Chúng tôi vào tận phòng Cụ Hồ đang nằm nghỉ. Không đủ ghế, chúng tôi ngồi ghé bên mép giường như là con cháu đến thăm cha ông ốm. Trình bày nỗi căm tức và cái khổ của đồng bào, có người nghẹn ngào bật khóc. Ông Cụ ngồi nhổm dậy, nắm lấy tay anh Đức (Hoàng Văn Đức) và một chị ôn tồn nói: “Mình hiểu nỗi khổ tâm của các cô, các chú phải nhìn trực tiếp hay thấy cảnh đau lòng của đồng bào. Nhưng làm sao được?.... Phải tính rằng một ngày dân ta nhắm mắt, bấm bụng “ăn dơ” thì dân ta rèn thêm được bao nhiêu đao kiếm, vót thêm được bao nhiêu tầm vông, mài được bao nhiêu giáo mác, đào được bao nhiêu hố, đắp được bao nhiêu ụ. Hiểu rồi chứ? Thế thì gắng sức an ủi động viên đồng bào. Cái khỏe của ta là ở đấy!”.

Trên thực tế, chiến lược của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn. Dù có cố tình dây dưa, trì hoãn kéo dài việc rút quân, đến ngày 18/9/1946, bộ phận cuối cùng của quân Tưởng cũng phải rời Hà Nội về nước. Chỗ dựa duy nhất của bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách là bọn Tàu Tưởng không còn thì những kẻ hung hăng nhất như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh cũng cao chạy xa bay theo quan thầy.

Trong các mạng, việc giành chính quyền đã khó, nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là người chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác gềnh tới đích thành công. Trong chặng đường đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ này, Hồ Chủ tịch đã tìm ra hướng cách mạng phải đi như thế nào để giữ vững chính quyền và độc lập dân tộc. Chỉ có thể là một người có một kinh nghiệm cách mạng toàn thế giới cũng như phải hiểu tình hình thực tế của từng nước, trong từng hoàn cảnh để đưa ra những yêu cầu vừa mức làm đà cho những yêu cầu khác quan trọng hơn, đồng thời phải biết cách xây dựng một nền tảng chính trị thực sự vững chắc để lấy cái bất biến này chống lại mọi biến đổi như Chủ tịch Hồ Chí Minh, mới thành công. May phúc cho dân tộc ta có Bác! Còn một may mắn nữa, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Thực là may phúc cho Việt Nam khi từ năm 1941 đến 1951, chỉ một mình Bác quyết định tất cả, nếu một người thứ hai xen vào thì nhất định thất bại”. (Phan Ngọc - Một thức nhận về văn hóa Việt Nam - Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, H, 2005, tr 253)./. n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

11

Page 12: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

MỎ ĐỒNG LỚN TỤ LONG - VỊ XUYÊN ĐÃ MẤT VỀ TRUNG QUỐC

Trước thời điểm Trung Quốc theo lệnh của Mao Trạch Đông đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (lúc đó do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý theo qui định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, trong đó có sự tham gia của đại diện Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), lợi dụng địa lý hai nước núi liền núi, sông liền sông, ngoài những cuộc chiến tranh qui mô lớn (đưa đại quân sang xâm chiếm, sau đó áp đặt bộ máy cai trị), Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc chiến xâm phạm lãnh thổ, cướp đất đai trên toàn tuyến biên giới, đặc biệt là ở những vùng có nhiều khoáng sản quí hiếm. Khu mỏ đồng Tụ Long thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là một trong những địa điểm mà Trung Quốc đã dai dẳng tiến hành các cuộc xâm chiếm ấy.

Vùng đất Vị Xuyên đời Hùng Vương thuộc bộ Tân Cương, một trong 15 bộ của nước Văn Lang; Đời Hán thuộc

quận Giao Chỉ. Nước ta đời Trần gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai, sau đổi làm trấn. Thời thuộc Minh, đổi làm phủ Tuyên Hóa. Năm 1644, người Mãn Châu xâm lược Trung Quốc, đánh đổ nhà Minh, lập nên triều nhà Thanh. Song trên thực tế, năm 1663, nhà Minh mới chính thức bị nhà Thanh xóa sổ. Sau khi nhà Thanh ổn định cai trị miền nam Trung Quốc, trong vòng 20 năm sau, quân Thanh liên tục xâm chiếm biên giới nước ta, trong đó có khu vực Vị Xuyên, một vùng có nhiều khoáng sản, đặc biệt là có nhiều mỏ đồng, vàng, bạc, sắt,…Tụ Long là một xã thuộc Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang; phía Tây giáp phủ Khai Hóa (Trung Quốc), phía Bắc giáp với Ngưu Dương (Trung Quốc) có sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên. Ruộng đất màu mỡ, mỗi năm cấy vụ mùa mỗi mẫu được 20 gánh thóc, có gỗ thông nổi tiếng, người Trung Quốc tranh nhau mua. Ngoài ra, có mỏ đồng và mỏ bạc ở làng Nà Ngọ.

Trước một mảnh đất giàu tài nguyên như vậy, quan lại

l MẠC CÔNG LÝ

KỶ NIỆM 30 NĂM TRẬN CHIẾN ĐÁNH ĐUỔI QUÂN TRUNG QUỐC Ở VỊ XUYÊN (12/7/1984 - 12/7/2014)

Mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đấtChọn vùng tâm bão để sinh con

Thơ Trần Mạnh Hảo

Nỗi đau VỊ XUYÊN

Cao điểm 772, Vị Xuyên - nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984 - Ảnh: Hoàng Điệp

Tạo hóa khéo trêu ngươi khi bắt Việt Nam phải ở cạnh một nước lớn luôn có tham vọng xâm lược, thôn tính Việt Nam là Trung Quốc. Ngay từ thế kỷ XII, Toa Đô (Sogatu) đã nói với Hốt Tất Liệt (Khubilai): “Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Xiêm, Miến Điện, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy…lấy lương thực ở đấy cấp cho binh sĩ, tránh được vận tải đường biển mệt nhọc”. Chiếm cho kỳ được Việt Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai, đó là dã tâm chưa bao giờ thay đổi của các Hoàng đế Trung Hoa trước kia, của Quốc dân Đảng Trung Hoa Tưởng Giới Thạch, cũng như các thế lực diều hâu ở Trung Nam Hải từ năm 1949 đến nay. Bởi, chỉ có chiếm được Việt Nam hoặc bắt Việt Nam làm tay sai thì Trung Quốc mới làm chủ biển Đông, mở được cửa ngõ để xâm chiếm các nước Đông Nam Á. Để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng và nền độc lập của mình, cũng như thể hiện trách nhiệm cao cả với các nước trong khu vực, các thế hệ người Việt Nam đã kiên cường đứng lên chiến đấu để đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược. Trong cuộc chiến đấu ấy, quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc có vinh dự và tự hào là phên dậu, là những pháo đài thép giữ gìn toàn vẹn biên cương Tổ quốc.

12

Page 13: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

nhà Thanh đã tìm mọi cách để xâm chiếm. Năm 1688, quân Thanh đánh chiếm các động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy Vỹ, miền Tây Bắc nước ta, đặt tuần ty thu thuế buôn bán. Nhà Lê /Chúa Trịnh đưa thư yêu cầu trả lại đất, nhà Thanh không trả và không rút quân về nước. Năm sau (1689), quân Thanh lại xâm phạm miền Đông Bắc nước ta, lấn chiếm châu Lộc Bình (Lạng Sơn). Quân Thanh một mặt cho lính xuống chiếm giữ mỏ đồng Tụ Long, một mặt gửi thư sang báo cho bên ta là biên giới của phủ Khai Hóa kéo dài xuống phía Nam 240 dặm, không phải chỉ là sông Đổ Chú mà là sông Ninh Biên, lập mốc biên giới ở Xưởng Chí, vu cho phía ta đã xâm chiếm nội địa Trung Quốc 40 dặm. Chúng cho lập bia mốc, đắp dinh lũy và lập đồn ải.

Trước việc xâm chiếm của quan lại nhà Thanh, triều đình Lê - Trịnh làm công văn kháng nghị gửi cho Tuần phủ Vân Nam và Hoàng đế nhà Thanh. Tuần phủ Vân Nam lúc đó là Ngạc Nhĩ Thái đã làm tờ thư trả lời bản tâu của triều đình Lê - Trịnh, quở trách nghiêm khắc ta “càn rỡ” và bảo phải làm bản tâu khác tạ tội. Triều đình Lê - Trịnh phái Trịnh Kính là trấn thủ Tuyên Quang đem quân lên đề phòng, thổ quan ở Tụ Long là Hoàng Văn Tuy quyết tâm giữ đất mỏ. Chúa Trịnh Cương nghiêm sức cho quan quân Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng nhưng không được gây chiến trước. Thư từ vẫn được trao đổi giữa Chúa Trịnh và Tuần phủ Vân Nam và Hoàng đế nhà Thanh. Quân Thanh thấy quân Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, khó lòng mà chiếm đoạt được vùng mỏ Tụ Long bằng quân sự, chúng viết thư gửi triều đình ta. Bức thư có đoạn: “Địa giới từ sông Ninh Biên trở vào, từ con ngòi nhỏ núi Xưởng Chí trở ra, nói là địa phận của quý quốc (Việt Nam) cố nhiên có bằng cứ nhưng nói là địa phận của nội địa (nhà Thanh) cũng không phải là lời nói vu vơ, không phải nói chứng cớ của quý quốc lời nào cũng chính xác mà việc ghi chép của nội địa việc gì cũng khó tin, nhưng nay Thiên tử đã ban ơn mà quốc vương (vua Lê) đã chịu ơn trời ban cho, không cần tranh cãi về địa giới làm gì. Vậy nay nhất định phân chia địa giới chỗ đất 40 dặm kể từ con ngòi

nhỏ núi Xưởng Chi trở vào và vùng Mã Bạc trở ra, mong quốc vương ủy cho viên chức thông thạo, định kỳ khám xét”.

Năm 1726, chúa Trịnh Cương hạ lệnh cho Tiến sĩ Hồ Phi Tích và Thám hoa Vũ Công Tể lên Tụ Long cùng với quan lại nhà Thanh hội đàm. Cuộc đàm phán đã diễn ra gay gắt vì quan nhà Thanh đã cố tình mở rộng biên giới ra khỏi đường biên giới cũ mà hai nước đã phân định từ thời nhà Minh. Phải mất 5 năm trời việc đấu tranh ngoại giao để đòi lại đất Tụ Long mới đạt được kết quả. Trước thái độ cương quyết và mềm dẻo của phía ta qua những thư từ gửi

cho chúng, vào năm 1728, Ngạc Nhĩ Thái đã chuyển cho ta một chỉ dụ của vua Ung Chính nhà Thanh sang cho vua Lê, viết: “… nghĩ thưởng cho đất 40 dặm”. Chúa Trịnh Cương đã cử một phái bộ lên Tụ Long để lập giới mốc, gồm: Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận và Tiến sĩ Nguyễn Công Thái. Nhận trao trả đất, lấy sông Đổ Chú làm biên giới tự nhiên, nhưng quan lại nhà Thanh đã chỉ sông Đổ Chú giả để coi vùng Tụ Long vẫn là đất nhà Thanh. Huy Nhuận và Công Thái đã khảo sát kĩ càng, nhận ra sông Đổ Chú thật và dùng lý lẽ đấu tranh nên quan nhà Thanh mới phải chịu. Sự việc này được Ngô Cao Lãng ghi lại trong sách Lịch triều tạp kỷ, như sau: “Bấy giờ quan nhà Thanh cho chia gianh giới hai nước bằng sông Đổ Chú, nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ láo vào sông Đổ Chú giả để chực chặn lấy các thôn xã ở Bảo Sơn. Bọn Công Thái xông pha lam chướng, vượt nơi hiểm trở, đi qua các mỏ đồng mỏ bạc, nhận ra được sông Đỗ Chú thật, bèn cùng quan nhà Thanh, hai bên tư đi báo lại, tranh biện và bẻ lí mãi, rồi lập đồng trụ làm giới mốc. Thế là việc cương giới mới ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta”.

Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn viết: “Nay chỗ lập giới mốc ở sông Đổ Chú, về phía đông sông là đất Tụ Long của nước ta, bên bờ sông có bia đá, có nhà lợp bằng tranh để che mưa nắng, cỏ mọc um tùm. Về phía Tây sông này là đất phủ Khai Hóa, có lập bia ở trên núi đất, có nhà lợp bằng ngói để che mưa nắng và có đặt đồn canh giữ”. Nhà bia dựng ở mép sông Đổ Chú của nước ta có một bia đá có khắc chữ như sau: “Giới mốc châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đổ Chú làm căn cứ. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6, chúng tôi là Nguyễn Huy Nhuận, Tả thị lang Bộ Binh, và Nguyễn Công Thái, Tế tửu Quốc tử giám, được triều đình phái ủy, vâng theo chỉ dụ lập bia này” (năm 1731). Văn bia của nhà Thanh ghi như sau: “… Bọn Sĩ, Côn chúng tôi, tuân theo tờ hịch của Tổng đốc Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu), ngày 7 tháng 9 họp

Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh Hà Thanh

13

Page 14: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

cùng Nguyễn Huy Nhuận và viên quan phái ủy của Giao Chỉ, cùng bàn định, lấy con sông nhỏ ở phía nam tấn Bạch Ma làm giới mốc. Chỗ này tức là chỗ trong tờ tâu ở quốc vương Giao Chỉ gọi là sông Đổ Chú. Vậy, chúng tôi tuân chỉ lập nhà bia giới mốc ở phía bắc sông. Từ đây biên cương bền vững lâu dài, ức muôn năm, được đội không bao giờ mai một. Ngày 18 tháng 9 năm Ung Chính thứ 6”. Như vậy, qua 5 năm đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nước ta đã lấy lại được mỏ đồng Tụ Long và 17 thôn: Phủ Ni, Phủ Li, Phủ Chu, Trị Giang, Phủ Khổn, Ma Hô, Bố Ma, Hô Khâm, Mã Khao, Tà Lộ, Yên Mã, Mã Thọ, Tu Ca, Tông Sự và Mã Đề” (Lê Quí Đôn, Kiến văn tiểu lục, tr 346).

Về phía ta, sau khi giữ được chủ quyền ở vùng Tụ Long, chúa Trịnh đã phái hơn hai ngàn quân lính lên canh giữ ngày đêm, đồng thời cho khai thác đồng, bạc và thu thuế. Theo sách Bang giao Đại Việt - triều Lê, Mạc, Lê Trung Hưng của tác giả Nguyễn Thế Long (Nxb Văn hóa thông tin, 2005, tr 150-154): “Dưới thời Lê - Trịnh, mỏ đồng Tụ Long mỗi năm nấu được tới 45 vạn cân đồng (cân ta). 100 cân đồng trị giá 9 lạng bạc. Ngay ở xưởng đồng có khoảng 300 nhà, cạnh đó là phố chợ có tới cả ngàn nhà sinh sống. Vào khoảng năm 1720 đến 1729, có tới hàng vạn người đúc đồng. Quặng sa nấu 4 lần mới thành đồng; đồng nấu 2 lần nữa mới được bạc, 10.000 cân đồng nấu được 8 hốt bạc. Đồng được chở bằng ngựa thồ, mỗi con 70 cân, đi 5 ngày mới ra tới Hà Giang”. Cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ vào đầu thế kỷ XVIII đã thắng lợi là cuộc đấu tranh ngoại giao kết hợp với thực lực quân sự ở mức độ cần thiết, lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo, với những viên quan có tài năng và trách nhiệm cao, đã thể hiện chính sách ngoại giao khéo léo của nước ta.

Nhưng rồi một sự bất công của lịch sử đã diễn ra. Sau khi chiếm xong nước ta, thực dân Pháp, trong khi phân chia biên giới với nhà Thanh, muốn mở đường sắt Lào Cai - Vân Nam, tiến vào vùng Hoa Nam của Trung Quốc, nên đã đem vùng đất mỏ Tụ Long rộng khoảng 750km2 của nước ta cho nhà Thanh. Trung Quốc đã xơi không vùng mỏ đồng Tụ Long của Việt Nam từ đấy.

VỊ XUYÊN - “THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ” Ở ĐỊA ĐẦU PHÍA BẮC

Trong lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trong thời kỳ hai nước cùng phe XHCN, cùng trong Quốc tế Cộng sản, hai nước từng có một kẻ thù chung. Đó là Quốc dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, phát xít Nhật (giai đoạn từ năm 1941 - 1946), sau đó là đế quốc Mỹ. Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Trung Quốc, kẻ thù của Hồng quân Trung Quốc, kẻ thù của Mao Chủ tịch, vì vậy cũng là kẻ thù của

nhân dân và cách mạng Việt Nam. Ngoài lý do đó, nhân dân ta còn vô cùng căm thù bọn Quốc dân Đảng Trung Hoa sau khi xua 20 vạn quân “Tầu phù” vào miền Bắc thực hiện giải giáp quân Nhật theo yêu cầu của Đồng Minh, thực chất là để thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, “Diệt Cộng, cầm Hồ”, chiếm đóng lâu dài nước ta sau khi âm mưu không thành, chúng đã ký Hiệp ước Trung - Pháp (ngày 28/2/1946), bán đứng nước ta cho Pháp, với việc cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng với thời hạn chậm nhất là 31/3/1946 để làm tiếp nhiệm vụ của Đồng Minh. Thực chất là giúp quân Pháp trở lại Đông Dương hợp pháp, giúp Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trong cuộc chiến chống kẻ thù chung này, Trung Quốc đều bắt tay với kẻ thù, đâm sau lưng Việt Nam, bán rẻ đồng đội Việt Nam vì quyền lợi dân tộc ích kỷ, hẹp hòi của mình. Trường hợp với đế quốc Mỹ là bẩn thỉu và đê tiện nhất. Đế quốc Mỹ chỉ là kẻ thù chung của hai nước đến năm 1972 thôi. Bởi, năm 1972 đã diễn ra một sự kiện làm thay đổi hoàn toàn nền chính trị thế giới, ảnh hưởng đến phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Việt Nam. Đó là sự kiện Tổng thống Mỹ Ni xon sang thăm Trung Quốc. Trong chuyến đi này, Trung Quốc và chính quyền Ni xon đã thực hiện một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông báo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc đã dùng “con bài Việt Nam” để được ngoi lên địa vị cường quốc lớn, bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Nhằm xoa dịu hành động đâm sau lưng Việt Nam này, Mao Trạch Đông phát biểu với các đồng chí lãnh đạo nước ta: “Thành thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua - Nxb Sự thật, H, 1979). Sau khi có thỏa thuận mua bán trên, và nhận được cái gật đầu của Mỹ, Mao Trach Đông đã triển khai ngay kế hoạch mà Trung Nam Hải mưu tính từ lâu, là cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc này đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Mỹ để mặc cho Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, không có hành động can thiệp nào cứu chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, Hạm đội 7 của Mỹ neo đậu gần đó còn không đếm xỉa đến ngay cả việc điều tầu nhân đạo đi cứu những người lính Việt

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

14

Page 15: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Nam bảo vệ đảo đang đuối sức trên biển. Chưa dừng lại ở đó, ngày 17/2/1979, với luận điệu “Đối

Việt tự vệ phản kích chiến”, “Dạy cho Việt Nam một bài học”, dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới nước ta. Với chiến thuật “Tiền pháo hậu xung và biển người”, tiến hành từ 17/2/1979 đến 16/3/1979, quân đội Trung Quốc đã gây cuộc chiến tranh đẫm máu chưa từng có trong lịch sử nước Trung Hoa mới với quân dân 6 tỉnh biên giới nước ta. Trung Quốc khoe khoang cái gọi là sự lớn mạnh của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc khi tuyên bố đã giết và làm bị thương 57.000 bộ đội Việt Nam, đánh thiệt hại nặng 4 sư đoàn quân chính qui và 10 trung đoàn trực thuộc khác. Đó là những thiệt hại về người, còn về kinh tế, thì thiệt hại là vô cùng lớn, 6 thị xã xinh đẹp mà bao đời nay nhân dân miền biên giới vất vả xây dựng, đã bị quân Trung Quốc san bằng địa. Do bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt, đánh cho tơi bời, buộc Trung Quốc phải rút quân về nước (ngày 16/3/1979). Nhưng trên thực tế, Trung Quốc không từ bỏ dã tâm đánh chiếm lãnh thổ nước ta. Cuối tháng 3/1984, cay cú với việc ta mở chiến dịch truy quét tàn quân Khmer Đỏ - tay sai của Trung Quốc, đã tăng cường quân số và hỏa lực chiếm chốt nhiều vùng đất sâu trong lãnh thổ nước ta, trong đó có Vị Xuyên (Hà Giang). Tại đây, chúng đã chiếm và xây dựng các công sự kiên cố trên các cao điểm 468, 772, 685, 1509,…Từ các cao điểm này, pháo Trung Quốc thường xuyên bắn phá các khu dân cư và nơi quân đội ta đóng giữ.

Sau nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao của ta mà Trung Quốc vẫn chây ì, không chịu rút quân, trả lại đất đai xâm chiếm, Sư đoàn 356 cùng các Sư đoàn 313, 316, 312, 314, .... của quân đội ta trên mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) được lệnh giải phóng Vị Xuyên. Ngày 12/7/1984, lực lượng ta bắt đầu mở cuộc phản công để giành lại cao điểm 468, để từ đó chiếm lại các cao điểm 772, 685, 1509,… bị Trung Quốc chiếm. Chỉ trong ngày hôm đó, tại điểm cao đó, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã ngã xuống. Trận chiến ở Cao điểm 468 ác liệt không kém với trận chiến của quân ta ở thành cổ Quảng Trị mùa Hè năm 1972. Tại đây, cuộc chiến giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, giành giật nhau từng vách đá, mỏm núi. Những người lính Vị Xuyên đã nêu cao lời thề: “Sống bám đá, chết hóa đá, hóa thành bất tử”. Tên gọi cao điểm 772 là “đồi thịt băm”, “lò vôi thế kỷ”, “thung lũng gọi hồn” đã nói lên sự ác liệt của chiến trường Vị Xuyên. Sau 5 năm với quyết tâm “Dạy cho quân Bành trướng Trung Quốc một bài học” (1984-1989) chúng ta đã đánh bật quân Trung Quốc khỏi các điểm cao, đẩy lùi chúng về bên kia biên giới. Sau cuộc chiến, hơn 1.700

người lính trẻ, những người con ưu tú đến từ mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để giành lại từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc ở Vị Xuyên đã được qui tập về Nghĩa trang Vị Xuyên. Vậy là, sau những Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia là nơi yên nghỉ những anh hùng liệt sĩ chống Mỹ ở Quảng Trị, nay là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia chống quân Trung Quốc ở phía Bắc, trên địa đầu Tổ quốc. Đó là chưa kể còn rất nhiều chiến sĩ khác đến nay, sau 30 năm vẫn còn nằm trong khe đá, thung sâu của đất Vị Xuyên.

Chưa yên đâu, Vị Xuyên!Hơn ai hết trên thế giới này, người Việt Nam hiểu rõ tâm

đen của Trung Quốc trong cuồng vọng bành trướng. Bằng chứng là, sau tội ác trên đất liền Vị Xuyên năm 1984, thì 4 năm sau, Trung Quốc xâm lược Trường Sa, chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác, giết hại gần 80 chiến sĩ hải quân ta. Và, mới đây thôi, sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, cho hàng trăm tầu chấp pháp, tầu chiến hiện đại chống phá các tầu chấp pháp, phá hủy nhiều tầu cá của ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa - chủ quyền Việt Nam. Sau những sự kiện trên cho thấy Trung Quốc đã tự lột bỏ bộ mặt giả dối, công khai mưu đồ, dã tâm nham hiểm của mình xâm chiếm Việt Nam, làm bá chủ Biển Đông. Nhưng thực lòng tôi vẫn chưa hết băn khoăn là hiện những người ngây thơ về chính trị, từ trước đến nay vẫn còn tin vào các luận điệu tuyên truyền bịp bợm của Trung Quốc, tin vào Trung Quốc thực tâm giữ gìn và vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc, làm theo 16 chữ vàng, hành xử theo 4 tốt, đã hết u mê. Còn tôi, tôi cho rằng chưa yên đâu, Vị Xuyên! Gen xâm lược Việt Nam luôn chảy trong huyết quản người Trung Quốc, không biết vào lúc nào, những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải lại xua quân xâm chiếm Vị Xuyên (và các vùng đất khác của nước ta).

Thông minh hơn, đẩy mạnh hoạt động kinh tế vùng biên hơn, duy trì tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, song phải luôn nêu cao cảnh giác, mài sắc ý chí, sẵn sàng chiến đấu để không bị động với đòn tấn công xâm lược bất ngờ của Trung Quốc, là tâm thế của Vị Xuyên hôm nay và muôn sau để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng mà các thế hệ cha ông, trong đó có những chiến sĩ của Sư đoàn 356 đã ngã xuống nhuộm đỏ các điểm cao 468, 772, 685, 1509,…năm 1984 - 1989. Xây dựng Vị Xuyên trở thành vùng đất phên dậu, là một pháo đài bất khả xâm phạm canh giữ bình yên cho Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam.

Cả dân tộc Việt Nam là điểm tựa của Vị Xuyên - nơi biên cương Tổ quốc./.n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

15

Page 16: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

NHẬN XÉT VỀ VĂN HOÁ TRUNG QUỐC, VĂN HOÁ VIỆT

NAM NGAY TRONG LẦN ĐẦU TIÊN SANG TRUNG QUỐC

Tháng 6/1952, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, được Bác Hồ và Trung ương gọi ra chiến khu Việt Bắc. Từ bưng biền Nam Bộ, sau gần 5 tháng luồn rừng, vượt qua bao hiểm nguy, trải qua bao vất vả, ngày 20/11/1952, đồng chí tới Văn phòng TƯ Đảng ở An Toàn khu. Sau nhiều lần từ chối không được, tháng 6/1953, đồng chí Lê Duẩn chấp hành quyết định của Bác Hồ và Trung ương, đồng ý sang

Trung Quốc để chữa bệnh. Đây là lần đầu tiên đi ra nước ngoài của ông. Vào cuối tháng 9 - 1953, trước khi về nước, đồng chí được bạn bố trí ở khách sạn Đại Hạ, một khách sạn lớn lúc bấy giờ, ở bờ sông Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải. Thành phố Thượng Hải lúc đó mới bắt đầu cuộc sống cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp, phố xá rất sầm uất, hàng hóa rất phong phú, nhất là hàng tiêu dùng, vừa đẹp vừa giá hạ.Cùng thời gian này, cũng ở khách sạn này, đồng chí đã gặp và nói chuyện với

l NGUYỄN MINH HOÀNG

Nhãn quanVăn hóa

LÊ DUẨNĐồng chí Lê Duẩn, là một trong những người học trò tiêu biểu, xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một nhà chiến lược sáng tạo, một trí tuệ lớn của cách mạng Việt Nam, mà còn là người có một nhãn quan văn hóa vô cùng sâu rộng. Nhãn quan văn hóa ở Lê Duẩn bộc lộ rất sớm, từ khi đất nước ta đang trong khói lửa chiến tranh, và thường thông qua những cuộc trò chuyện thân mật trước khi biến thành quyết sách của Đảng. Qua qua những câu chuyện đó cho thấy Lê Duẩn có nhận thức rất đúng đắn và sự hiểu biết vô cùng sâu sắc, uyên thâm về bản chất, vẻ đẹp, vai trò, vị trí và sức mạnh của văn hóa Việt Nam.

16

Page 17: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam vừa đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucarét (Rumani) trở về nước, đang nghỉ cùng khách sạn. Đồng chí Nguyễn Khánh một thành viên trong đoàn (sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ), kể lại: “Một buổi chiều, khoảng 5 giờ, mấy anh chị em đang ngồi chơi trong phòng anh Lưu Hữu Phước sau khi vừa đi thăm một nhà máy dệt về, thì có tiếng gõ cửa, người đàn ông cao lớn mặc quần áo Trung Quốc vào hỏi bằng tiếng Việt: “Xin lỗi, các đồng chí có phải là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam không?”. Anh Phước trả lời: “Đúng, chúng tôi là Đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam vừa đi Đại hội Thanh niên thế giới về”. Người kia nói tiếp: “Anh Ba mời các đồng chí lên chơi, Anh Ba ở tầng 8. Mời các đồng chí theo tôi”. Ngỡ ngàng không biết Anh Ba là ai, nhưng qua cách nói của người đến mời, tôi đoán chừng Anh Ba là một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng ta. Nhưng anh Phước biết, nói nhỏ với chúng tôi: “Chắc là anh Ba Duẩn, Trung ương Ủy viên”. Tôi cùng anh Lưu Hữu Phước và một anh nữa trong đoàn theo người đàn ông cao lớn lên tầng 8, đến một căn phòng khá rộng, cửa vừa mở đã thấy Anh Ba - một người gầy, xanh, tuổi ước gần 50 - từ một ghế bành đứng dậy tươi cười: “Chào các đồng chí thanh niên, mời vào đây”. Chúng tôi ngồi xuống ghế nhưng còn dè dặt, chưa biết nói gì thì Anh Ba đã nói: “Tôi sang đây dưỡng bệnh đã được gần 1 tháng. Được biết các anh chị đi họp thanh niên quốc tế về, có gì hay xin kể cho nghe”. Tôi thấy Anh Ba nói giọng miền Trung ấm áp và nói chậm rãi (chứ không nói nhanh như những năm sau này).

Tôi thay mặt các anh có mặt hôm ấy báo cáo tóm tắt một số điểm về Đại hội III Đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới và Đại hội liên hoan thanh niên và

sinh viên thế giới lần thứ IV ở Bucarét, về sự ca ngợi và ủng hộ nồng nhiệt của các bạn thanh niên hơn 100 nước đối với cuộc kháng chiến gian khổ và anh dũng của nhân dân ta, về sự kính trọng, tôn vinh của các bạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sự đón tiếp và chăm sóc rất chu đáo, đầy tình cảm của các đồng chí Trung Quốc, Liên Xô, Rumani ở những nơi chúng tôi đi qua. Tôi kể về chuyến tầu hỏa đặc biệt mà các đồng chí Trung Quốc dành riêng cho 4 đoàn đại biểu thanh niên Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Mông Cổ. Chuyến tầu đặc biệt này đến mỗi ga lớn trên đất Trung Quốc, Liên Xô, Rumani đều dừng lại khoảng 10 phút để các đoàn xuống ga dự mít tinhh của thanh niên và nhân dân địa phương chào mừng các đoàn, chào mừng những thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Triều Tiên trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc,…Thật ra, vì chưa biết ý tứ của Anh Ba thế nào, tôi chỉ báo cáo mấy điểm chung đã được chuẩn bị như đã nói ở vài nơi.

Nghe tôi nói xong, Anh Ba mỉm cười và nói một cách hào hứng chừng 15 phút, đại ý: Các đồng chí đi họp thanh niên quốc tế như thế là rất tốt. Các bạn thế giới ngày càng hiểu ta, ủng hộ ta, có tình cảm sâu sắc với nhân dân Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là điều rất quan trọng giúp chúng ta chiến đấu đến thắng lợi. Ta phải làm tốt hơn, làm nhiều hơn công tác tuyên truyền quốc tế. Tôi từ trong Nam ra rồi sang đây chữa bệnh, mới đi đến đây thôi chứ chưa có dịp đi Liên Xô và Đông Âu như các anh, các chị. Nhưng tôi muốn nói để các anh các chị biết sự suy nghĩ của tôi: Từ lúc đặt chân lên đất Trung Quốc và thăm một số nơi ở Trung Quốc, chân thì đi trên đất bạn mà đầu óc thì nghĩ về Việt Nam, về đất nước của mình nhiều hơn. Có biết tôi nghĩ như

Đồng chí Lê Duẩn báo cáo tình hình cách mạng miền Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1957. Ảnh tư liệu

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

17

Page 18: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

thế nào không? Nhìn cảnh vật của nước bạn thấy đồng ruộng, núi non, sông hồ chẳng khác gì ta. Nếu nói non sông gấm vóc thì ta chẳng kém gì Trung Quốc. Nói vẻ đẹp thiên nhiên thì Tây Hồ - Hàng Châu không hơn được Hồ Tây - Hà Nội, khó có cảnh thiên nhiên nào của bạn so sánh được với Vịnh Hạ Long. Nhưng có điều khác rõ nét là ở bên này hầu như quả núi nào, con sông nào cũng có những đền, chùa, lăng tẩm, những công trình văn hóa, lịch sử do con người tạo ra từ hàng trăm năm trước. Còn ở ta thì nhiều nơi chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, ít có các công trình và các công trình đều rất nhỏ. Như vậy phải chăng ông cha chúng ta không coi trọng văn hóa? Có phải người Việt Nam ta không có đầu óc sáng tạo? Không phải vậy đâu! Muốn hiểu đúng vấn đề này, phải hiểu rõ lịch sử Việt Nam, lịch sử cuộc sống và chiến đấu của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Có lẽ từ khi lập quốc Việt Nam cho đến bây giờ, dân tộc Việt Nam phải liên tục chiến đầu, bằng cả sức mạnh và tài trí của mình để chống ngoại xâm, đánh đuổi bọn quan quân đô hộ, và bọn thực dân, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền quốc gia của mình. Có những cuộc chiến đấu vì độc lập tự do kéo dài hàng chục năm, hàng trăm năm. Các cuộc chiến tranh xâm lược đã tàn phá, hủy hoại không biết bao nhiêu công trình văn hóa, lịch sử của đất nước ta. Cùng với chiến tranh kéo dài là thiên tai, bão lụt và hạn hán xẩy ra liên tiếp ở khắp nơi. Có lẽ vì thế mà dân ta không có nhiều thời gian và công sức để xây dựng các công trình văn hóa ở khắp nơi như ở Trung Quốc, cũng không có điều kiện khôi phục lại nhiều công trình văn hóa lịch sử đã bị chiến tranh tàn phá.

Có phải vậy không? Nhưng không phải ít có công trình văn hóa thì có nghĩa là người Việt Nam, dân tộc Việt Nam không có một nền văn hóa dân tộc sâu sắc. Nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ở tâm hồn người Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam, văn học và nghệ thuật Việt Nam, trong cuộc sống hòa bình và cả trong chiến tranh. Chính sự phong phú và sâu sắc của tâm hồn Việt Nam, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam là nguồn sức mạnh của dân ta trong đấu tranh cách mạng và trong cuộc kháng chiến hiện nay. Các anh có đồng ý như

vậy không? Đấy, đi trên đất bạn, ngồi trên đất bạn, ngắm cảnh nước bạn mà nghĩ về nước mình như vậy đấy.

Rồi đây kháng chiến thắng lợi phải phát triển mạnh nền văn hóa Việt Nam. Phải làm mạnh và làm đồng thời hai việc: khôi phục và xây dựng mới các công trình văn hóa ở từng làng, xã, từng thị trấn, thành phố. Trong việc này ta phải học kinh nghiệm các bạn Trung Quốc, và sưu tầm, khai thác sức mạnh văn hóa trong tâm hồn và tri thức của nhân dân. Phải làm sao cho nước mình đẹp hơn, đẹp bằng cảnh vật thiên nhiên cộng với sức sáng tạo văn hóa của người Việt Nam. Các anh có đồng ý như vậy không?”.

Cuộc gặp Anh Ba hôm ấy đã để lại ấn tượng rất mạnh trong chúng tôi. Chúng tôi suy nghĩ và nhớ từng ý, từng lời của Anh Ba nói về nền văn hóa Việt Nam khi ngồi trên đất bạn, khi đất nước ta đang trong khói lửa chiến tranh. Có những ý mà mãi sau này, khi làm những công việc có quan hệ nhiều đến lĩnh vực văn hóa, tôi mới hiểu hết. Những năm sau này tôi có nhiều dịp được làm việc trực tiếp với Anh Ba, được nghe Anh nói về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhưng tôi không bao giờ quên câu chuyện về văn hóa Việt Nam mà Anh Ba nói ở Thượng Hải gần 50 năm trước, câu chuyện thể hiện tầm cao, chiều sâu về tâm hồn, ý tưởng và tư duy sáng tạo của một nhà chiến lược, một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng”.(1)

CHÚNG TA THẮNG VÌ CHÚNG TA THƯƠNG NHAU, VÌ

CHÚNG TA ĐAU KHỔ!

Nhân dịp Tết cổ truyền năm 1973, một số văn nghệ sĩ, trong đó một số là người miền Nam, đến

Đồng chí Lê Duẩn thăm một lớp học ở vùng cao Mai Châu.Ảnh: www.baomoi.com

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

18

Page 19: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

thăm và chúc Tết đồng chí Lê Duẩn ở Hà Nội. Nhân đó, đồng chí nói về truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Nhà thơ Bảo Định Giang, một thành viên trong đoàn hôm đó, kể lại, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Con người lao động, về bản chất là lương thiện, là rất giàu lòng nhân nghĩa. Thời nguyên thủy, dù không tự giác, con người sinh ra là thương nhau và cùng lao động. Qua xã hội phong kiến thì khác. Giai cấp thống trị hay dùng chữ “nhân”. Hay nói điều “nhân”, nhưng thực chất chỉ là một thứ đạo đức giả. Chúng muốn bắt người khác làm con vật để riêng chúng được làm con người. Như thế, thử hỏi chúng làm con người ở chỗ nào? Và “nhân” ở chỗ nào? …Trong xã hội do giai cấp bóc lột thống trị, thì không thể có sự công bằng, không thể có tình thương cho tất cả mọi người. Chỉ có trong xã hội XHCN, khi chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ, thì mới có tình thương chân chính. Vì vậy chúng ta phải giáo dục, bồi dưỡng tình thương yêu giữa những người lao động. Đối với trẻ em, theo tôi, nên bắt đầu giáo dục các em yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu người lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, và vì tình yêu đó mà căm thù bọn xâm lược, bọn bóc lột, bọn phản động. Hình như có một số đồng chí cho rằng, nói đến tình thương là ủy mị, rằng đó là tư tưởng tiểu tư sản, thậm chí là tư tưởng tư sản. Không đúng đâu! Tình thương tiểu tư sản là thứ tình thương chật hẹp, nhiều khi vớ vẩn. Còn giai cấp phong kiến, tư sản chúng chỉ biết bóc lột nhân dân lao động thôi, chúng chỉ thương chúng thôi, chứ thương ai! Trong việc xây dựng con người mới, tôi mong rằng văn hóa văn nghệ sẽ hết sức coi trọng việc góp phần giáo dục lòng yêu thương giữa nhân dân lao động”.(2)

Nhà văn Thép Mới (nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân), trong lúc đi tìm câu trả lời: Vì sao ta thắng Mỹ, đã tìm được câu trả lời “giản dị mà có lẽ gần chân lý nhất” từ đồng chí Lê Duẩn. Đồng chí kể lại: “Đó là lần mà chị Mười Thập và chị Bảy Huệ trong Ban viết sử phong trào phụ nữ Nam Bộ đến thăm Anh Ba, nhân dịp Anh lưu lại ở TP Hồ Chí Minh. Nhân nói đến lịch sử phong trào, nói đến truyền thống, Anh Ba trầm ngâm suy nghĩ rồi nói ra một điều mà tôi thấy sâu, thấy mới:

- Chúng ta đã thắng vì chúng ta thương nhau, vì chúng ta đau khổ.

Đau thương biến thành sức mạnh, đó là điều mà tôi được trực tiếp thấy trong mùa Xuân hồng năm 1959”(3).

YÊU NƯỚC VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC CỘI NGUỒN SỨC

MẠNH ĐÁNH THẮNG MỌI KẺ THÙ XÂM LƯỢC!

Đồng chí Vũ Thắng - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên viết: “Anh Ba là một người hiểu biết sâu sắc, uyên thâm về văn hóa dân tộc. Có lần Anh hỏi tôi: “Chúng ta chiến thắng một kẻ thù mạnh như nước Mỹ là nhờ cái gì?”. Tôi trả lời là do Đảng lãnh đạo. Anh cười và nói: “Lại thêm một người bảo thủ, máy móc nữa”. Và Anh phân tích: Trước đây chưa có Đảng, sao cha ông ta thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung lại đánh thắng kẻ thù ngoại bang lớn như vậy được? Rõ ràng, đó là vấn đề yêu nước và văn hóa dân tộc. Trong thời đại ngày nay, lòng yêu nước quyện với văn hóa dân tộc và với sự lãnh đạo của Đảng đã đưa lại chiến thắng của chúng ta hôm nay. Chúng ta không nên nghĩ một chiều. Văn hóa dân tộc ta cao lắm. Đời xưa ở bên Trung Hoa, vì mục đích phục vụ cho chế độ phong kiến, nên tư tưởng của đạo Khổng là quân - sư - phụ, tam cương, ngũ thường, phu xướng phụ tùy. Những nguyên lý đó nêu lên nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp phong kiến. Đối với dân tộc ta không phải như vậy. Văn hóa dân tộc Việt Nam là yêu nước, thương dân, thương mình; là “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, là “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, là “con hơn cha là nhà có phúc”… Tất cả các câu này chính là nội dung truyền thống quý báu của văn hóa dân tộc. Vì lẽ đó mà trước đây, ròng rã hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân ta vẫn không bị đồng hóa. Đây là một vấn đề rất lớn, chúng ta cần suy nghĩ. Bất cứ văn hóa nào đến Việt Nam, thì người Việt Nam cũng biết phân biệt; tiếp thu những tinh hoa của nó để nâng tầm văn hóa dân tộc ta lên; đồng thời thải loại những gì phản tiến bộ, không lành mạnh trái với đạo lý Việt Nam. Chính vì vậy , văn hóa Việt Nam có sức mạnh to lớn và sức mạnh ấy xây đắp nên tinh thần làm chủ của dân tộc ta” (4).

Những ý kiến của đồng chí Lê Duẩn về văn hóa Việt Nam được ông nêu ra cách đây mấy thập kỷ, song vẫn là những luận điểm rất cơ bản, đúng đắn, có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam hôm nay và mai sau./.n

-------------1. Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn

của cách mạng Việt Nam - Nhiều tác giả - Hồi ký - Nxb Chính trị quốc gia, H, 2002, tr 245 - 248; 2. sđd, tr 848; 3. sđd tr 776; 4. sđd tr411

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

19

Page 20: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ngày 11 tháng 6 năm 2014 vừa qua là ngày giỗ lần thứ 6 ông Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Tên khai sinh của cố Thủ tướng là Phan Văn Hòa ở ấp Bình Phụng, xã Trung Lương, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Sáu Dân là bí danh của Anh và là tên gọi thân thương quý mến của đồng bào, đồng chí khi nhắc tên Anh. Anh sống ấm tình, sống hết mình với Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng tôi, còn nhớ mãi không bao giờ quên, tháng 5/1997, sau khi có ghị quyết của Bộ Chính trị, Anh đi khảo sát vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Anh đề ra quyết sách “Phải sống chung với lũ”. Về đến Tp. Hồ Chí Minh, Anh gọi tôi đến và nói ngay: “Không thể để như vậy được, một vùng là vựa lúa của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia, là nơi tập trung xuất khẩu thủy hải sản cao nhất cả nước, mà nông dân sống nhếch nhác tạm bợ hơn bất cứ vùng nào trong cả nước. Nhưng muốn phát triển được phải có vốn, vốn ai lo, Ngân hàng lo. Tôi giao cho ông xây dựng một Ngân hàng hoạt động theo kiểu mới thích hợp để chăm lo công việc này. Tôi thưa với Anh Sáu: “Tôi đã chuyển sang công tác khác sau bảy năm rồi, Anh Sáu nên giao

cho anh Cao Sĩ Kiêm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hiện tại lo thì phù hợp hơn.” Anh Sáu nói “Tôi nghĩ kỹ rồi, việc này phải có người chuyên lo mới được. Tôi đã bàn với anh Cao Sĩ Kiêm, anh Kiêm cũng có ý giao cho anh đứng ra thành lập, anh Kiêm sẽ hỗ trợ tận tình. Do đó, anh cứ nhận làm, tôi trực tiếp chỉ đạo. Việc này không phải bây giờ mới bàn mà tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã có quyết định rồi.”

Tiếp theo đó, ngày 14/6/1997, Thủ tướng gửi một thư riêng cho UBND các tỉnh ĐBSCL, UBND Tp. Hồ Chí Minh, các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vật tư, sản phẩm nông nghiệp và các Ngân hàng thương mại, nội dung như sau: “Để góp phần đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ sở và chăm lo đời sống cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, qua đó khai thác tốt hơn tiềm năng của khu vực này đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả nước, cần thiết phải có một định chế tài chính mới đủ tầm vóc và điều kiện góp phần giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đời sống kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra.” Tiếp theo ngày 1/7/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 461/TTg, chỉ định Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Phát triển

l LỮ MINH CHÂUNguyên Ủy viên TW Đảng.

Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt NamNguyên Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL

qua những quyết sáchđối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nhớ anhSáu Dân

20

Page 21: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

nhà ĐBSCL, giao trách nhiệm cho tôi làm trưởng ban; lúc đó tôi đã 68 tuổi rồi.

Tôi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, gấp rút mời một số chuyên gia Ngân hàng am hiểu vùng ĐBSCL, có kinh nghiệm xây dựng và tổ chức các Ngân hàng làm việc khẩn trương trong 2 tháng. Kết quả phương án hoạt động, điều lệ của Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua. Ngày 18/9/1997, Thủ tướng đã ký quyết định số 769/TTg cho phép thành lập Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, khai sinh một định chế tài chính mới nhằm mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Ngân hàng với mục tiêu trước mắt: Khai thác, huy động, tập trung các nguồn vốn để đầu tư phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần ổn định nhà ở cho người dân, nhất là người dân ở vùng lũ lụt. Mục tiêu lâu dài: góp phần chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ cho sự phát triển toàn bộ khu vực ĐBSCL

Lúc đặt tên cho Ngân hàng, tôi có nói với Anh Sáu cái tên “Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long” nghe ra có tính cục bộ địa phương quá. Anh cười và khoát tay nói “Không sao, đặt tên vậy để người ta chú ý đến nhà ở vùng ĐBSCL với chỉ số nhà ở thấp nhất nước, sau này làm ăn khá thì phát triển ra khắp nước, có sao đâu!”

Bây giờ ngồi ngẫm nghĩ lại thấy Anh Sáu nói đúng. Thưa với Anh Sáu, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL hiện nay đã làm được một số việc có kết quả tốt và còn phải làm nhiều việc nữa mới đạt được ước vọng của Anh.

Một là Anh nói: “Khi có điều kiện phải cổ phần hóa ngay” - Thưa với Anh ngày 14/08/2012, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã chính thức đi vào hoạt động theo một hình thức Ngân hàng TMCP, vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 4.575 tỷ đồng, vốn điều lệ đến nay đã có 3.369 tỷ đồng.

Việc thứ hai là nhiệm vụ đối với vùng ĐBSCL,

Ngân hàng đã có một mạng lưới hoạt động đều khắp với hơn 230 chi nhánh và phòng giao dịch, là Ngân hàng đứng thứ 2 trong toàn hệ thống Ngân hàng tại khu vực này (chỉ sau Agribank). Các chi nhánh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã triển khai tốt Nghị định 41/ND - CP ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên phát triển tín dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL đã dành đến 69% trên tổng số dư nợ cho nhiệm vụ này.

Việc thứ ba Anh nói: “Khi làm tốt nhiệm vụ ở ĐBSCL thì mở rộng ra các tỉnh khác trong cả nước, có sao đâu”

Thưa với Anh Sáu: Ngày 23/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án cơ cấu lại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2010, chuyển toàn bộ hoạt động của Ngân hàng theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh có lợi nhuận và xây dựng Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL thành một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, hoạt động an toàn hiệu quả, có uy tín trong và ngoài nước, đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà DDBSCL đã có mặt ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên.

Và còn một điều mà Anh mong muốn là thông qua kênh huy động vốn để tuyên truyền cho nhân dân làm quen với việc tiết kiệm chi tiêu, có kế hoạch chi tiêu, đến nay cũng đã làm được. Nhân dân trong vùng đã gửi vào tiền tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nhân dịp sắp đến ngày giỗ cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi mong anh chị em trong Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) đến nay cũng đã đến hàng ngàn người, từ cán bộ lãnh đạo đến anh chị em nhân viên phải sống thật ân tình và làm việc hết mình theo gương Anh Sáu vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thay mặt Bộ Chính trị giao phó khi thành lập. n

Ngày 19/1/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Anh Rô

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

21

Page 22: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Võ Thị Thắng là con út trong một gia đình cách mạng có tới 9 người con, quê ở xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sinh ra trên quê hương Long An “trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” mà cả xã, huyện, tỉnh đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Võ Thị Thắng đã sớm giác ngộ cách mạng. Ngay từ khi mới 11 tuổi, cô bé Võ Thị Thắng đã biết tập đưa thư liên lạc và cùng gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng. Lớn lên, chị tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định, rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành. Với tố chất gan dạ, thông minh, lanh lẹn, Võ Thị Thắng đã được vào Biệt động thành, tham gia diệt ác, phá kềm. Trong một trận đánh của biệt động ám sát một tên mật thám ác ôn năm 1968 không thành, Võ Thị Thắng đã bị địch bắt. Trước những trận thẩm vấn tra tấn cực hình, người con gái tuổi 20 ấy vẫn kiên gan chịu đựng, giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng.

Ngày 2/8/1968, trước tòa án quân sự mặt trận

Vùng ba chiến thuật của chính quyền Sài Gòn, Võ Thị Thắng vẫn hiên ngang nhìn thẳng bọn quan tòa, bình tĩnh đối đáp, tỏ rõ khí phách hiên ngang trong tư thế tiến công cách mạng. Bọn quan tòa quy cho chị tội “phản nghịch”, “phá rối trị an” và “cố sát”, “ngoan cố”, và đã tuyên án chị 20 năm tù khổ sai. Một tên quan tòa hả hê: “Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối”. Trước lời buộc tội của bọn giặc, Võ Thị Thắng vẫn bình thản, tự tin, nở nụ cười, dõng dạc tuyên bố: “Liệu chính quyền của các ông có tồn tại đến 20 năm để bỏ tù tôi không?”. Một phóng viên người Nhật Bản tham dự phiên tòa đã không bỏ qua khoảnh khắc lần đầu tiên được chứng kiến đóa hồng tươi nở trên đôi môi cô nữ tù chính trị cộng sản giữa không gian bao vây bởi những họng súng và bộ mặt bọn quan tòa Mỹ - ngụy. Ngay hôm sau phiên tòa diễn ra, bức ảnh diễn tả cô nữ sinh Sài Gòn đứng trước họng súng kẻ thù vẫn tươi cười lạc quan của phóng viên người Nhật có tên gọi “Nụ cười chiến thắng” đã gây cơn địa chấn trong dư luận. Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô nữ sinh Sài Gòn Võ Thị Thắng đã làm rung động trái tim yêu chuộng hòa bình trên thế

l HOÀNG LINH NY

“Nụ cười Chiến thắng”

Võ Thị ThắngSống mãi

22

Page 23: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

giới, có tác dụng tích cực đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, là nguồn cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ cả nước và nước ngoài thời bấy giờ. “Nụ cười chiến thắng” đẹp như “một đóa hồng” trong bài thơ của nhà thơ Trần Quang Long:

… “Chị là con người mang tên Chiến thắngĐã sinh ra và lớn lên từ mùa thu cách mạngHai mươi ba năm rực rỡ chiến côngĐã nở nụ cười tươi như một đóa hồng”…Trở về Hà Nội từ Hội nghị Paris, Bộ trưởng - Nhà

thơ Xuân Thủy đã xúc động làm bốn câu thơ đề tặng lên tấm hình Võ Thị Thắng:

“Kể chi hai chục năm tù Ngày Xuân phơi phới hẹn hò núi sôngMặt em như tỏa ánh hồngMiệng em như tận đáy lòng nở hoa”Tên Võ Thị Thắng đã được đặt tên cho một

trường học ở Cu Ba. “Nụ cười chiến thắng” Võ Thị Thắng đã trở thành

một trong Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí những biểu tượng của tinh thần chiến đấu bất khuất, lạc quan cách mạng của nhân dân Việt Nam, của tuổi trẻ Miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Trong 6 năm ròng rã, Võ Thị Thắng đã bị kẻ thù đày đọa giam cầm, tra tấn hết nhà tù này đến nhà lao khác: Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo. Trong thời gian tù đày đằng đẵng đó, Võ Thị Thắng cũng như nhiều tù chính trị khác đã biến nhà tù thành một trường học lớn để rèn luyện ý chí, lòng kiên trung và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng. “Nụ cười chiến thắng” Võ Thị Thắng cuối cùng đã chiến thắng. Theo tinh thần Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị chúng bắt , cầm tù cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng nằm trong số đó. Tại sân bay Lộc Ninh ngày mùng 7/3/1974, Võ Thị Thắng đã về trong vòng tay của đồng chí, đồng đội. Thời khắc cảm động ngày trở về của chị Võ Thị Thắng được đồng chí Hồ Văn Sanh (sau này là Thiếu tướng) được tổ chức phân công làm Trưởng ban Thông tấn báo chí của Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự hai bên có mặt ở Lộc Ninh ghi lại. Ông Hồ Văn Sanh kể lại: “Đoàn ta đóng tại trại David (sân bay Tân Sơn Nhất). Tôi là phát ngôn viên của phái đoàn quân sự ta. Chính

vì danh nghĩa đó tôi có thể đi lại, đến được tận cầu thang máy bay. Do có ý định nên trước khi ra Lộc Ninh đón đoàn tôi đã mượn anh em chiếc máy ảnh Minota đã cũ cùng một cuộn phim. Chị Võ Thị Thắng nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay cuối cùng chiều hôm đó. Đúng như dự đoán, địch ngăn không cho các phóng viên ảnh, quay phim của ta vào khu vực đỗ máy bay. Tôi đi sát một số nhân viên giám sát quốc tế, len vào, ra tận cầu thang máy bay. Tôi nhận ra ngay chị bởi một nụ cười, một nụ cười rất thân thiện, dịu dàng, cởi mở. Và sau đó, trên đoạn đường hơn 100m về nơi tập kết của ta tôi chụp hình chị liên tục… Sau 5 năm tù đày, nhiều nhà lao tàn bạo, kẻ thù vẫn không dập tắt nổi nụ cười đó, niềm tin đó. Hôm nay chị trở về với đồng bào, đồng chí với nụ cười đầy dịu dàng, tin cậy. Chiến tranh đã đi qua nhiều năm rồi nhưng những kỷ vật của một thời chinh chiến tôi vẫn luôn lưu giữ. Nó nhắc nhở mình luôn phải sống xứng đáng hơn”.

Sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975) người ta thấy Võ Thị Thắng khi ở Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh, khi ở Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh… Bà vừa mải mê công tác vừa nuôi dạy hai con nhỏ, vừa tiếp tục học văn hóa để bù lại những năm tháng trong nhà tù của giặc và để đáp ứng yêu cầu công tác mới. Bà lấy bằng đại học Khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp; lấy bằng Luật, trường Đại học Pháp Lý, lấy bằng Lý luận cao cấp Học viện Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Rồi bà Võ Thị Thắng được Trung ương điều ra Hà Nội, được tin tưởng giao làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, bà Võ Thị Thắng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; sau đó, tái đắc cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX. Bà Võ Thị Thắng là Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba nhiều năm.

Bà Võ Thị Thắng có gần mười năm là Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - ngành “công nghiệp không khói”.

Sau gần hai mươi năm lăn lộn chiến trường ác liệt thử thách cao nhất là “thịt da cọ sắt thép” và “cuộc đấu tranh cân não” trong nhà tù chế độ Mỹ - ngụy, nay người phụ nữ có “Nụ cười chiến thắng” lại bước vào một mặt trận mới, tuy không tiếng súng, không bắt bớ, tra tấn, chém giết, nhưng không kém phần quyết liệt. Hơn ai hết, chị hiểu rõ, trên mặt

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

23

Page 24: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

trận chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, bà được nương tựa tập thể, kiên trung giữ vững khí tiết cánh mạng cho đến lúc ra tù vẫn ngẩng cao đầu với tư thế của đoàn quân chiến thắng. Hạnh phúc nhất là được chiến đấu chiến thắng trong tình yêu thương của đồng chí, đồng đội, vì mục tiêu thiêng liêng: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên nó nhẹ nhõm và thanh thản biết chừng nào… Giờ đây, đất nước hòa bình bước vào chính trường, tuy không bom đạn, tra tấn tù đầy, nhưng có nhiều thử thách không kém. Một lần nữa, sự vững vàng trước nhiều thử thách cam go tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, đó là những đòn roi của kẻ thù, là cái chết lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu mà chị đã trải qua và chiến thắng trong chiến đấu, giờ đây lại được thể hiện qua bản lĩnh vững vàng trong cơ chế thị trường. Trong công tác, bà Võ Thị Thắng luôn chấp hành đầy đủ mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, lắng nghe cơ sở, gắn bó với tập thể, với nhân dân trong mọi công việc, trong hoạt động đoàn thể, trong quản lý nhà nước, trong công tác Đảng, cũng như khi là Đại biểu Quốc hội. Bà là một cán bộ trung kiên, bộc trực, mạnh dạn trong đấu tranh, có chính kiến rõ ràng, dám quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình và công việc mình phụ trách. Khi có người hỏi bà so sánh khó khăn của hai mươi năm trên chiến trường và ba mươi hai năm trên chính trường, nhiều năm làm chính khách mà bà đã trải qua, bà Võ Thị Thắng trả lời rất chân thực: “Khó mà làm bài tính so sánh chính xác tính khốc liệt của hai giai đoạn cuộc đời đó như thế nào. Khi người ta đảm đương chức vụ cao, ví như mình ngồi vào chiếc ghế bên miệng hố. Chức càng cao thì chiếc ghế xích lại gần miệng hố hơn. Bản lĩnh là không để rơi xuống miệng hố. Và khó khăn thử thách đó càng lớn hơn gấp bội, nếu chính khách đó là nữ. Bởi họ đâu chỉ có gánh nặng việc nước mà còn gánh việc gia đình (cả giang sơn nhà chồng). Mặt khác, họ còn đương đầu với định kiến khắt khe của xã hội, đâu dễ gì nam giới chấp nhận một người phụ nữ có cương vị xã hội cao bằng hoặc hơn mình, nên đòi hỏi sự nỗ lực lớn để tự khẳng định mình. Lại thêm, nhiều năm liền tôi phải đương đầu quyết đấu tranh đến cùng với phần tử xấu trong cơ quan, tổ chức Đảng, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chân lý. Chưa kể đến phải kiên định đấu tranh với chính mình trước sự cám dỗ, ma lực của tiêu cực tác động mình hàng ngày, hàng

giờ, … Nói chung ba mươi hai năm chính trường có lắm nghiệt ngã cùng cực đã phải đương đầu, có lúc tưởng chừng không gượng nổi và tôi đã vượt qua tất cả. Khi rời khỏi chính trường, tôi thực sự ung dung thanh thản”.

Đối với một phụ nữ, nếu chỉ nói đến họ thành đạt, họ làm lớn, mà không nói đến khía cạnh thiên chức làm mẹ, làm vợ, là nội tướng trong gia đình, thì chưa ổn. Rất ít phụ nữ lại đạt được một cách hoàn hảo cả hai phương diện trên. Chị Võ Thị Thắng là một trong số ít người đó. Dù có bận nhiều trọng trách, nhưng chị đã tạo được sự hài hòa giữa nhiệm vụ công tác với công việc của gia đình, vừa công tác tốt, vừa đảm đương bổn phận làm vợ, làm mẹ và làm nghĩa vụ thành viên trong gia tộc nội, ngoại như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Chị Thắng tâm sự : “Dù phụ nữ có “làm lớn” đến mấy cũng phải quan tâm chăm chút cho gia đình và giữ gìn bản sắc của người phụ nữ Việt Nam. Giữ gìn hạnh phúc gia đình và bản sắc phụ nữ chính là giữ cái “gốc”. Cùng lúc với công việc bề bộn nơi chính trường, người phụ nữ được bao người ngưỡng mộ ấy cũng phải dành thời gian vun đắp cho mái ấm gia đình, cũng trăn trở lo toan như bao người phụ nữ khác. Bởi, bà coi đó là mục tiêu hạnh phúc mà bất cứ người phụ nữ thành đạt nào cũng không quên phấn đấu tạo dựng “góc riêng” của mình. Đó cũng là một khó khăn thử thách nữa đặt lên vai người phụ nữ giầu lòng tự trọng, giữ trọng trách xã hội, lại có tính cầu toàn. Bà Võ Thị Thắng khiêm tốn tự nhận là không bao giờ nhớ ngày sinh của chồng và của chính mình, nhưng chồng bà không bao giờ trách móc. Bà kể, năm nào đến ngày sinh nhật của bà, ngày lễ tình nhân 14/2, ngày 8/3, 20/10 thậm chí ngày bà bị bắt, ngày bà ra tòa án giặc… ông Thuận chồng bà đều tặng bà món quà kỷ niệm, hoặc có một bữa cơm ngon gia đình, ôn truyền thống, giáo dục con cái. Chồng bà, ông Trần Quốc Thuận ( Năm Thuận), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi nhắc đến vợ mình, nói : “Bà nổi tiếng hơn tôi và thẳng thắn như tôi”.

Không thể không nói người có “Nụ cười chiến thắng” đã chiến thắng trên tất cả các mặt trận. Bà là người Hạnh phúc!

Ngày 22/8/2014, bà Võ Thị Thắng đã trút hơi thở cuối cùng tại TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi. Bà ra đi, nhưng “Nụ cười Chiến thắng” của Bà vẫn còn mãi, là biểu tượng cho sức sống kỳ diệu và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam./.n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

24

Page 25: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn là một trang chói lọi trong lịch sử cách mạng giành độc lập hoàn toàn của nước ta.

Để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa này, Xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn, các Tỉnh ủy Chợ Lớn, Gia Định đã hoàn thành nhiều công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, đầy gian nan, nguy hiểm. Chúng tôi xin giới thiệu một số gương mặt trí thức tiêu biểu, là yếu nhân trong cuộc tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn, thông qua một số việc về tìm vũ khí trang bị cho các lực lượng khởi nghĩa, rất trí tuệ, thông minh và cũng rất ly kỳ hấp dẫn, ngay khi thực Pháp bị lật đổ và quân Nhật còn đông quân, nhiều súng.

Xuất phát từ quan điểm “Tay không thì dù đông người mấy cũng không giành được chính quyền” trong khi các lực lượng chống lại cách mạng có đầy đủ vũ trang. Vậy phải gấp rút chuẩn bị vũ trang cho ta.

Vũ khí thô sơ như dao, kiếm, tầm vông vạt nhọn..., rất cần thiết, dễ làm, dễ tìm. Nhưng điều quan trọng hơn là súng đạn. Ủy ban khởi nghĩa đề ra rất nhiều biện pháp, tổ chức cho các tổ chức cách mạng và nhân dân làm như: Xin, mua, giật, đánh cắp của Nhật, ở đâu cũng làm, người nào cũng làm, làm lẻ tẻ, làm có tổ chức. Đào các hầm súng mà Pháp

chôn dấu trước ngày Nhật đảo chính 9-3-1945, mở kho của Pháp sau đảo chính, lấy súng của Nhật do người Việt Nam quản lý,... Bằng các cách ấy, ta đã lấy được rất nhiều súng của Pháp, của Nhật. Chỉ trong tháng 7 -1945, ta đã lấy được ở Thủ Thừa (Tân An) 350 khẩu súng Mút và 2000 trái lựu đạn, lấy ở Bến Súc (Thủ Dầu Một) số súng và lựu đạn cũng bằng số lấy được ở Thủ Thừa, lấy được ở nhà một cô đầm ở đường Frostin 60 khẩu súng Mút, súng lục và nhiều đạn. Ly kỳ nhất trong việc “ăn cắp” súng ở Sài Gòn là vụ lấy 380 khẩu tiểu liên Stein, 15 cây trung liên, 2000 trái lựu đạn ở kho Pi-rô-tét-mít gần cầu Thị Nghè. Anh em thanh niên, trong đó có Huỳnh Văn Tiểng - một cán bộ lãnh đạo khởi nghĩa, làm kế “nội ứng ngoại công” khoét tường thành, từ ngoài vào khuân vũ khí ở trong ra.

Khi biết tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lãnh tụ “Thanh niên tiền phong”, một thành viên quan trọng của cách mạng, đã đề xuất và xin chỉ thị của Xứ ủy cho ông đi thương lượng với Nhật, đề nghị giao cho ta một số súng đạn, ít nhất là số súng đạn mà Nhật đã lấy của Pháp trong ngày đảo chính 9-3. Sáng kiến tuyệt vời của Bác sĩ được chấp nhận. Bác sĩ đã trực tiếp đến gặp Thống chế

MỘT SỐ GƯƠNG MẶT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU

LÀ YẾU NHÂN

l ĐẶNG MINH PHƯƠNG

TRONG TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM1945 Ở SÀI GÒN

Giáo sư Trần Văn Giàu.Ảnh: http://phunuonline.com.vn/

25

Page 26: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Têrauchi, Tổng tư lệnh quân Nhật ở Đông Nam Á. Cùng đi với Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có kỹ sư Ngô Tấn Nhơn. Với tài ngoại giao vô cùng khôn khéo, Bác sĩ thận trọng “Phân ưu” với Thống chế, về việc Nhật đầu hàng, đồng thời nói thẳng với Têrauchi:

“Nhật bại trận rồi, người Việt Nam không còn lý do gì để chống Nhật; trái lại, kẻ thù của ông hôm qua (đế quốc phương Tây) là kẻ thù của người Việt Nam ngày nay và ngày mai; Việt Nam quyết tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Rồi đây, đế quốc Anh, Pháp, Mỹ sẽ sớm vào Đông Dương, sẽ ra sức tròng lại ách đô hộ cũ trên cổ dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam sẽ ra sức đánh bại chúng nó để bảo vệ độc lập, tự do. Nay, chúng tôi thay mặt Thanh niên Tiền phong, cũng là thay mặt tất cả những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, yêu cầu ông hai điều:

- Điều thứ nhất là chúng tôi yêu cầu quân đội Nhật đừng can thiệp vào việc nội bộ của người Việt Nam, của nước Việt Nam đang ở trong thời kỳ biến động lớn.

- Điều thứ hai là chúng tôi cần súng đạn chống đế quốc thực dân, chúng nó sắp trở lại Đông Dương, chúng tôi không yêu cầu quân đội Nhật ở Sài Gòn tiếp sức, chỉ yêu cầu quân đội Nhật giao lại cho chúng tôi súng đạn mà Nhật đã lấy của Pháp, và một phần súng đạn của Nhật mà nay mai Nhật phải bị tước đi. Những vũ khí đó, chúng tôi xem là mình có quyền và có lý được tiếp nhận, sử dụng. Lẽ nào quân đội Nhật lại giao hết những vũ khí đó cho Anh , Mỹ, Pháp là bọn thực dân xâm lược mà không trao trả cho người Việt Nam chống xâm lược? Thống chế nghĩ sao?

Thống chế Têrauchi như muốn khóc. Ông suy nghĩ một lúc rồi trả lời:

“Tôi là sĩ quan của quân đội Nhật có kỷ luật. Tôi chỉ có thể làm theo lệnh của Tokyo. Tôi không thể giao súng đạn Nhật cho những người yêu nước Việt Nam được, nhưng có thể giao nộp súng đạn Pháp cho các ông, xem như đó là tài sản hợp pháp lý của Việt Nam. Đó là điều thứ hai mà ông Bác sĩ yêu cầu. Còn điều thứ nhất thì: chắc chắn trong tình cảnh bại trận, sắp bị giải giáp đưa về Nhật, quân Nhật sẽ không can thiệp làm gì vào nội bộ của Việt Nam. Còn riêng tôi thì nay mai tôi sẽ bị treo cổ. Tụi nó không giết tôi thì tôi cũng sẽ tự kết liễu cuộc đời. Thua thì chết, tất nhiên. Tôi chúc ông và các bạn của ông những điều may mắn nhất.”

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và kỹ sư Ngô Tấn Nhơn từ giã ra về thì bất ngờ Têrauchi lễ phép trao cho Bác sĩ Thạch hai món vũ khí tượng trưng: một con dao găm sáng ngời, sắc nhọn, cán bằng sừng đen, dài hơn hai tấc và một súng lục cỡ 6/35 bịt bạc ở cán. Têrauchi nói: “Bác sĩ và kỹ sư hãy xem đây là tượng trưng cái ý tôi muốn nộp vũ khí cho dân tộc Việt Nam để chống bọn da trắng chứ không phải nộp cho kẻ thù đã ném bom nguyên tử xuống nước

Đơn vị Quốc gia tự vệ cuộc Nam Bộ trong ngày Lễ Độc lập năm 1945. Ảnh tư liệu, nguồn: www. cand.com.vn

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

26

Page 27: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Các đội thanh niên tiền phong được thành lập ở khắp miền Nam từ tháng 6-1945. Ảnh tư liệu, nguon: tuoitre.vn

Nhật chúng tôi.”Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cảm động nhận dao

và súng là hai món vũ khí tư trang của sĩ quan cao cấp để tự sát khi cần thiết mà không để bị địch bắt làm tù binh.

Cuộc thương thuyết với Thống chế Nhật thành công rực rỡ. Sau đó, ta đã nhận được một số súng đạn của Pháp mà Têrauchi hứa hẹn trao gồm có:

2000 khẩu súng Mút cơ tông, mười triệu viên đạn.Các điều kiện cho khởi nghĩa đã được chuẩn bị

đầy đủ. Thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi, Ủy ban khởi nghĩa với sự lãnh đạo trực tiếp của nhà cách mạng kiên cường, uyên bác, dày dạn kinh nghiệm, là Trần Văn Giàu phát lệnh khởi nghĩa ở Sài Gòn vào đêm 24/8/1945.

Từ chập tối 23 đến 0 giờ ngày 24, phải hoàn thành nhiệm vụ chiếm đóng tất cả các cơ quan, trước nhất là những cơ quan yết hầu, chiếm bằng lực lượng bên trong, liên kết với lực lượng bên ngoài. Ở đâu cũng có công đoàn, đội Thanh niên Tiền phong hay hội công chức cứu quốc cho nên việc chiếm các công tư sở từ bên trong không có gì trở ngại đáng kể. Hễ chiếm ở đâu thì treo cờ đỏ sao vàng ở đó. Hầu như quân khởi nghĩa không phải nổ phát súng nào. Quân bảo an và lực lượng cảnh sát đã ngả theo cách mạng. Ta lấy Sở Bưu điện, lệnh cho viên chức tiếp tục làm việc. Ta làm chủ nhà máy đèn Chợ Quán một cách êm thấm, nhà đèn cứ phát điện. Các cơ quan quan trọng của địch như Sở Mật thám ở đường Calinat, Sở Cảnh sát thành phố và các bốt quan trọng, đài phát thanh, dinh Đốc lý,…

Tất cả các cầu đều vào tay cách mạng, không có xảy ra xung đột. Trong lúc các đội xung phong của Công đoàn và Thanh niên chiếm các cơ quan, công sở, treo cờ, thì nhiều đội khác, các đội bảo an tuần

tra đường phố đi bộ hoặc đi ô tô mang băng đỏ Việt Minh. Các ngả ra vào thành phố quan trọng như: Phú Lâm, Tân Thuận, Thị Nghè, Hóc Môn, Thủ Đức v.v.v… đều được quân ta chiếm đóng, bảo đảm cho nhân dân đi lại an toàn.

Có mấy chỗ quan trọng mà ta không chiếm được như: Sân bay Tân Sơn Nhất, bến tầu quân sự, phủ toàn quyền vì ở đó có nhiều quân Nhật đang đóng và yêu cầu quân ta đừng đụng tới. Ngân hàng Đông Dương, ta biết có quân Nhật đóng giữ, ta cũng đưa một lực lượng quan trọng đến cố giành lấy nhưng không được. Vả lại ngân hàng không còn vàng trong kho, (Pháp và Nhật đã lấy hết rồi). Nếu xung đột với quân Nhật ở đây thì có thể sẽ sinh ra xung đột ở nhiều chỗ khác, thêm rắc rối. Ta đã chiếm được kho bạc ở đường Charner là tốt rồi.

Kế hoạch là đến 0 giờ ngày 24, nhưng mới 10 giờ đêm 23, mọi việc chiếm đóng, treo cờ trong thành phố đã xong. Cho nên, cùng lúc đó, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cùng mấy chục anh em đã dựng lên ở ngã tư Đại lộ Charner- Bonard một chiếc kỳ đài cao, bằng gỗ, phủ vải đỏ, mang tên chín Ủy viên Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ.

Đến đây cuộc khởi nghĩa xem như đã thực hiện được hơn một nửa. Gần một nửa nữa là cuộc biểu tình vũ trang khởi nghĩa ngày mai 25 - 8.

Khi việc chiếm đóng các cơ quan, công sở được hoàn tất ở nội thành thì ở ngoại ô, vành đai, quần chúng đã tập hợp xong trên các tuyến lộ lớn rồi đi ngay để hừng sáng là có mặt ở gần trung tâm Sài Gòn, đem theo băng cờ và các loại vũ khí đã có ở quê nhà như dao, mác, tầm vông vạt nhọn, súng hai nòng, súng Mút, có gì mang nấy, với ý thức đi khởi nghĩa giành chính quyền.

Còn ở nội thành và nội ô thì từ nửa đêm, đông đảo công nhân viên chức cũng đã bắt đầu tập hợp theo đoàn, theo giới, cũng băng cờ, cũng vũ khí thô sơ hay súng ống. Từ cầu ông Lãnh đến đại lộ Kit chener, quần chúng sắp hàng đầy đường, từ dưới mé sông lên đến ga xe lửa, rất đông và rất trật tự. Gần sáng sớm, hơn ai hết, họ kéo lên đường Norodom, chiếm lĩnh trung tâm. Khắp các ngả khu phố, nơi nào cũng còi thổi vang trời, cũng tập hợp, cũng di chuyển nhộn nhịp hết sức. Cả đêm hầu như tất cả nhân dân thành phố đều không ngủ. Nhà hát lớn bắt đầu treo cờ đỏ trời.

Việc giành chính quyền một cách chớp nhoáng, đồng thời, từ bên trong bằng bản thân của các công

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

27

Page 28: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

tư sở là chính, là chiến thuật độc đáo của Sài Gòn. Ta giành chính quyền rất gọn, tất nhiên là trước phải có lực lượng lớn khắp nơi mới làm được.

Bảy giờ sáng 25-8 - 1945, các đoàn người đã bắt đầu vào chiếm lĩnh vị trí đã định trước của mình. Vườn cây sao rộng lớn trước Phủ Toàn quyền đầy nghẹt người. Cả đại lộ Norodom đến vườn bách thú cũng không còn chỗ chen chân. Người đi trên lề cũng khó, nói gì dắt xe đạp. Các đường phố khác chung quanh đều như vậy. Người là người. Băng cờ và băng cờ.

Cho đến lúc này, đây là cuộc biểu giương lực lượng có một không hai của cách mạng, của Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh, để cho ai nấy, người trong nước, cũng như người nước ngoài, mà nhất là cho người ngoài quốc, cho Pháp, cho Nhật thấy tận mắt rằng cuộc khởi nghĩa giành chính quyền này không phải là ý chí và hành động của một nhóm người, của một chính đảng thuộc Việt Minh, mà là ý chí và hành động của tuyệt đại đa số, của toàn thể nhân dân Việt Nam, thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, quyết giành độc lập, tự do.

Tường thuật cuộc biểu tình vĩ đại ngày 25 - 8, báo “Sài gòn” một tờ báo lớn số ra ngày 27 - 8 - 1945, viết với đầu đề chữ lớn:

“Một kỷ nguyên lớn trong lịch sử Việt Nam ! Trên một triệu người khắp Nam Bộ và Cao Miên về cùng các đại biểu Hoa Kiều tham dự cuộc biểu tình Việt Minh, ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ”.

“Một ngày chưa từng có trong lịch sử nước nhà ! Quốc dân ta cử hành một cuộc biểu tình vĩ đại để tỏ cho hoàn cầu biết dân tộc Việt Nam là một dân tộc có đủ tư cách hoàn toàn độc lập dưới chế độ Cộng hòa Dân chủ”.

Báo Điện Tín, một tờ báo khác ở Sài Gòn viết:“Cùng vừng thái dương chiếu dạng ở phương

Đông, mấy ngày lá cờ đỏ phất phới trong một biển người hơn số triệu, nhuộm cả trời Nam một màu sắc mới… không phải tình cờ hay nhờ vận may đưa đến, chính ngày 25 - 8, là kết quả của sự tranh đấu quyết liệt của mấy ngàn chiến sĩ cách mạng hy sinh, để giải phóng quốc gia và đời sống của dân chúng…

“ Sau khi làm lễ chào cờ tại khán đài ở đại lộ Norodom sau nhà thờ Đức Bà, đoàn biểu tình tiến hành từ 10 giờ sáng đến 12 giờ rưỡi trưa mới dứt đuôi. Đến lối một giờ, binh lính, cảnh sát, thanh niên tựu họp có thứ tự trước dinh Đốc lý, có khí giới trong tay, để hoan nghênh Ủy ban Hành chính lâm thời

Nam Bộ. Sau bản “Thanh niên hành khúc” và bản “Quốc ca”, chín Ủy viên của Ủy ban Hành chính lâm thời ở trên lầu dinh Đốc lý bước ra từng người một để ra mắt quốc dân

Xong, Ủy viên trưởng Trần Văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố như sau:

“Đồng bào! Quốc dân”!Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử của

Nam Bộ Việt Nam. Giữa thanh thiên bạch nhật, chúng tôi, Ủy ban lâm thời hành chính, nhân dân, nhân danh toàn thể quốc dân Nam Bộ, tuyên bố trước mặt hoàn cầu, và trước toàn thể quốc dân Việt Nam rằng:

Chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tại Nam Bộ Việt Nam.

Chúng tôi tuyên bố không thừa nhận chính phủ Nam triều và cương quyết chống chế độ thực dân bất cứ từ đâu đến. Không một ngoại bang nào có thể viện một lí do gì mà bác bỏ được điều quyết định long trọng của đồng bào ta hoài bão lâu nay:

Nước Việt Nam hoàn toàn độc lập!Thay mặt cho Mặt trận Việt Nam độc lập đồng

minh Miền Nam, chúng tôi nhận lãnh trách nhiệm nắm giữ chính quyền Nam Bộ đến ngày triệu tập xong Quốc hội, sẽ giao lại cho đại biểu toàn quốc.

Trong giai đoạn này, trách nhiệm chính phủ rất nặng nề…

Hôm nay, quốc dân biểu tình, đồng tình đưa Chính phủ cách mạng lên cầm quyền, thì bổn phận quốc dân là phải bảo vệ chính phủ chống tất cả sự ly gián của quân thù và tay sai của chúng đương chờ chực khiêu khích. Quốc dân có trách nhiệm cũng như chính phủ là phải coi chừng những bọn quấy rối gây hỗn loạn, thừa cơ phá hoại công việc cách mạng của quốc dân.

Chúng ta phải tỉnh táo mà làm việc.Chúng ta chỉ mới dựng lại chính quyền. Từ bước

này đến khi thực hành được một xã hội tốt đẹp, trong đó có nhân dân đồng lao cộng lạc, tất còn phải kiên gan bền chí, tranh đấu với nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Hỡi đồng bào! Bây giờ chủ quyền về tay ta rồi nhưng còn phải chờ sức nỗ lực làm việc và phấn đấu của ta thì mới vững bền và rực rỡ.

Việt Nam độc lập muôn năm! Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!(Theo Tổng tập Trần Văn Giàu, NXB Quân đội

nhân dân, 2008)n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

28

Page 29: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Vậy cái gì đã làm nên niềm vinh dự lớn lao này? Tôi lần tìm lại lịch sử An Lão quê tôi: sau thất bại ngày 7/12/1964 bọn Mỹ - Ngụy

đã trả thù bằng những cuộc ném bom tàn bạo và những trận càn quét ác liệt nhưng không sao chiếm lại được An Lão. An Lão đã trở thành vùng giải phóng đầu tiên của tỉnh Bình Định và của cả miền Trung Trung Bộ. Hàng ngàn thương binh đã được nhân dân nhận về nuôi dưỡng, nhiều tiểu đoàn, sư đoàn chủ lực của quân giải phóng, được trú quân, để huấn luyện và xây dựng nhiều lực lượng. Một số kho tàng, trạm trại của vùng, miền của khu V và của tỉnh Bình Định cũng tập kết ở An Lão. An Lão cũng là hậu cứ, là bàn đạp phía nam của tỉnh Quảng Ngãi và của các huyện lân cận như Hoài Ân, Hoài Nhơn và có thể chi phối lên cả vùng Tây Nguyên rộng lớn. Cuộc kháng chiến của An Lão suốt mấy ngàn ngày không nghỉ. Có thể nói, suốt 30 năm ròng đánh hết giặc Pháp tới giặc Mỹ, quân dân An Lão luôn luôn bám đất để xây dựng lực lượng cách mạng bên trong lòng địch và tổ chức đánh địch mở thế kìm kẹp của địch cho nhân dân, đưa đồng bào bị địch bắt ép đi

nơi khác được trở về với quê hương, đánh tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Có những trận chỉ trong 3 ngày đêm (từ 6 đến 8 tháng 12 năm 1964) quân dân An Lão vừa đánh địch tại chỗ vừa đánh địch tiếp viện, loại khỏi vòng chiến đấu 142 tên (trong đó có 5 tên Mỹ) bắt sống 402 tên (có 125 tên tề ngụy) bắn cháy và phá hỏng 5 xe tăng, bắn rơi 1 máy may Mỹ, tiêu diệt 3 cứ điểm, 8 chốt, 8 ấp chiến lược, tiêu diệt 2 đại đội bảo an, 12 trung đội dân vệ, 1 trung đội cối, 1 trung đội biệt kích, đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn cộng hòa, thu hơn 450 súng, 400 hòm đạn các loại, 14 vô tuyến điện và nhiều quân trang quân dụng khác.

Trong cuộc chiến đấu vô cùng dũng cảm của quân dân An Lão đã nổi lên những tấm gương anh hùng sáng chói như trận đánh trong tháng 7/1968 của du kích An Lão đã đánh tan 1 tiểu đoàn lính cộng hòa đổ bộ bằng trực thăng, diệt 70 tên, bắn rơi 2 trực thăng. Đặc biệt là trận đánh ở An Quang, bộ đội địa phương cùng 1 trung đội du kích do trung đội trưởng Đinh Ruối (người dân tộc H’rê)chỉ huy. Mỹ có máy bay và pháo binh yểm hộ, nhưng sau một

AN LÃOmảnh đất anh hùng

l GS. HOÀNG CHƯƠNG

Cuối năm 1964 một tin vui làm nức lòng nhân dân cả nước, đó là tin chiến thắng An Lão. Đây là cuộc phối hợp tuyệt vời giữa quân và dân trong huyện cùng với bộ đội chủ lực đã tấn công tiêu diệt chi khu quân sự An Lão và toàn bộ địch trên địa bàn của huyện. Chiến thắng An Lão không những có ý nghĩa chính trị mà còn là một động lực tinh thần to lớn thúc đẩy quân và dân toàn Miền Nam tiến lên tiêu diệt bọn Mỹ - Ngụy. Cảm xúc trước tin vui đó, tôi đã viết bài “An Lão quê tôi” đăng trên tờ báo Thống nhất (ở Hà Nội) để giúp người đọc hiểu thêm về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, về một chiến công hiển hách ở quê hương An Lão anh hùng. Sau 34 năm, nay lại được tin vui nữa, đó là Nhà nước đã công bố quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện An Lão.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

29

Page 30: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

ngày chiến đấu ác liệt quân và dân ta đã diệt 75 tên Mỹ, đẩy lùi 6 cuộc tấn công của địch, bảo vệ được tính mạng của nhân dân, mặc dù anh Đinh Ruối đã hy sinh (Nay anh đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân).

Trong năm 1972 quân dân An Lão đã phối hợp với quân dân Hoài Ân, chiến đấu giải phóng toàn

huyện Hoài Ân làm cho phía Bắc tỉnh Bình Định sạch bóng quân thù và trở thành hậu cứ vững chắc của toàn tỉnh để chuẩn bị cho cuộc tấn công mới. Những đội quân được thành lập tại An Lão hoặc trú quân ở vùng đất thép này đã phối hợp với nhiều cánh quân khác cùng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam trong mùa xuân năm 1975.

Để làm nên những chiến công của An Lão, còn một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là đấu tranh chính trị và binh vận. Suốt trong thời kỳ chống Mỹ bên cạnh các hình thức đấu tranh võ trang với hàng trăm trận đánh, đã có tới 12 ngàn cuộc đấu tranh chính trị và binh vận ở An Lão. Những cuộc đấu tranh trực diện với bọn ngụy quyền xã, quận trước những chính sách tố cộng, diệt cộng, hoặc đấu tranh với âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược với luật 10/59 vô cùng tàn bạo của Ngô Đình Diệm, điển hình là vụ Mỹ - Ngụy quét sạch, đốt sạch 5 xã An Bửu, An Bình, An Tường và An Quý (năm 1960-1961). Chúng tàn phá hầu hết nhà cửa bản làng, điển hình là vụ thảm sát ở làng Đá Bàn vào ngày 11/12/1959, giặc bắt 31 người của 9 gia đình dân tộc H’ rê đứng xếp hàng rồi xả súng bắn chết, trong đó có một em nhỏ chưa đầy 1 tuổi, chúng xé xác làm đôi và vứt vào lửa. Hàng trăm đồng bào không sợ hy sinh đã lăn xả thân mình ra đường để ngăn chặn không cho xe địch chở lính đi càn quyét, cày ủi. Đồng bào đã chửi thẳng vào mặt bọn ác ôn, không cho chúng bắt lính, bắt dân và đốt phá bản làng, cướp bóc tài sản. Điển hình cho những hành động đấu tranh chính trị của nhân dân An Lão là anh Đình Văn Nỉ tại làng Ta Man Tưởng, xã An Bình. Anh bị địch bắt treo cổ tra tấn dã man nhưng không một lời khai báo. Trước khi bị địch bắn chết, anh hô to: “Đả đảo Mỹ - Diệm”. Những hành động khủng bố, bắn giết của giặc như lửa đổ thêm dầu, hàng ngàn cuộc đấu tranh trực diện với địch, đòi địch không được bắn pháo cối, gọi hàng trăm binh sĩ ngụy về với cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này, quân dân An Lão còn xây dựng được 123 cơ sở nội tuyến (có cả thư ký Quận, Phó tổng liên đoàn dân vận…) vận động thêm 200 lính ngụy bỏ ngũ, 4 trung đội đào ngũ mang nộp cho chính quyền cách mạng 120 súng các loại…

Có thống kê mới thấy hết được con số khổng lồ của An lão góp vào chiến thắng chung của cả nước: hơn 2 ngàn người thoát ly tham gia cách mạng, hơn

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm, tặng quà thương binh Đinh Văn Trinh, dân tộc Hrê, ở xã An Quang, huyện An Lão. Ảnh: http://www.nhandan.com.vn

Chủ tịch nước thăm hỏi già làng và những người cao tuổi tại thôn 3, xã An Quang, An Lão. (Ảnh: Văn Lưu)

Chủ tịch nước thăm hỏi các gia đình chính sách tại xã An Quang. (Ảnh: Văn Lưu)

30

Page 31: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

20 ngàn lượt ngày công tham gia dân công chuyển thương, tiếp lương, tải đạn phục vụ tiền tuyến, đóng góp thêm 5 ngàn tấn lương thực, thực Phẩm và hơn 10 tỷ đồng tiền mặt, nuôi hơn 1 ngàn thương binh nặng. Cũng trong cuộc chiến đấu ác liệt và kéo dài suốt mấy ngàn ngày, nhân dân An Lão đã bố phòng trên 16 ngàn quả nổ (có hơn 13 ngàn quả tận dụng đạn cối, bom, pháo lép của địch để cải tiến), trên 30 triệu cây chông, đào 31 ngàn công sự .Bên cạnh những chiến công là những mất mát to lớn của nhân dân An Lão bởi những cuộc tàn sát khốc liệt kéo dài hàng chục năm trên mảnh đất An Lão kiên cường, kẻ thù đã sát hại 7 ngàn người, chết vì bom đạn, chết vì chất độc hóa học, vì đói... Những con số thống kê trên đây cho thấy được sự hy sinh to lớn của quân dân An Lão trong 21 năm anh dũng chiến đấu ghi nhận những đóng góp, cống hiến của quân và dân An Lão, đó là những hình thức khen thưởng sau đây: Huân chương thành đồng hạng Ba, hai xã và một cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng VTND, 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1 Huân chương Quân công hạng nhất, 3 Huân chương hạng Nhất, Nhì, và hạng Ba của Ủy ban nhân dân cách mạng Trung Trung Bộ, 2 Huân chương chiến công hạng Nhất và hạng Ba, 1 Cờ khá nhất khu Trung Trung Bộ tặng, 6 cờ thi đua, 2 cờ chiến thắng, 2198 huân, huy chương, bảng vàng danh dự và bằng gia đình vẻ vang các hạng. Hàng ngàn cán bộ chiến sĩ được tặng bằng, giấy khen và huy hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ...

Nhớ lại vào giữa tháng 5/1975, lần đầu tiên được về thăm An Lão, lúc đó tôi không sao nhận ra quê hương của mình nữa, bởi sự tàn phá ghê gớm của bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ. Xóm làng xơ xác dừa, cau trụi lụi, dân tình đói rách, đêm tối mịt mùng, chỉ thấy lập lòe những ngọn đèn dầu như những con đom đóm của những túp nhà tranh lụp xụp ! Nhưng mấy năm gần đây An Lão đã hồi sinh, đã thay da đổi thịt một cách kỳ diệu. Theo báo cáo của UBND huyện An Lão thì, từ sau mùa xuân năm 1975, quân và dân trong toàn huyện An Lão với truyền thống cần cù, dũng cảm và đoàn kết một lòng, đã tháo gỡ hơn 5 nghìn quả mìn các loại, giải phóng hàng ngàn hecta đất ruộng hoang đưa vào sản xuất. Đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nghĩa vụ với nhà nước được đảm bảo, quốc phòng và an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội luôn được củng cố, trật tự

an toàn xã hội luôn luôn được ổn định. Lực lượng an ninh vũ trang trong toàn huyện 7 năm sau tách huyện Hoàn Ân - An Lão, từ năm 1987, đến nay luôn luôn đi đầu khối thi đua các huyện miền núi tỉnh Nghĩa Bình (cũ) và tỉnh Bình Định hôm nay, đã được Bộ tư lệnh Quân khu V tặng danh hiệu quyết thắng 4 năm liền (1991 - 1994), 8 năm liền nhận cờ thi luân lưu và cờ đơn vị xuất sắc của Bộ chỉ huy quân sự và UBND tỉnh Bình Định.

Hiện nay có 3/9 xã có lưới điện quốc gia, 1 số cụm dân cư có thủy điện cực nhỏ, đường giao thông đi lại thông suốt khắp thôn xã, một số công trình kinh tế như Hồ chứa nước Hóc Thanh, Hồ Hưng Long, Hồ thủy điện sống Vố… đang sử dụng tưới tiêu phục vụ sản xuất có hiệu quả cao. Huyện An Lão nay có trường cấp III, có trường nội trú dân tộc, từng thôn bản có trường phổ thông cấp I, cấp II. Các xã An Hòa, An Tân có trường cấp II, có nhà văn hóa, có sân vận động, Đài phát thanh, phủ sóng truyền hình trung ương, chợ quán đông đúc, có bệnh viện, trạm xá. Nhà dân được ngói hóa 96 % hộ người kinh và 80% hộ người dân tộc thiểu số. Hoạt động các mặt công tác chính sách đối với gia đình và những người có công với cách mạng được quan tâm đúng mức. Đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt việc định canh định cư, những hủ tục mê tín dị đoan, tập tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi… Đảng bộ và quân dân huyện An Lão quyết tâm thực hiện thắng lợi vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh của Đảng đề ra.

Phong trào văn hóa giáo dục cũng đang được phát triển khá mạnh ở An Lão. Ngay trong những ngày đầu khói lửa của cuộc chiến tranh, các xã trong huyện đều có đội văn nghệ thường xuyên phục vụ bộ đội và nhân dân. Từ những năm 1965, 1966, và những năm 1972 - 1975 đến nay vẫn giữ được lá cờ đầu về nghệ thuật quần chúng, nhiều lễ hội văn nghệ các dân tộc ít người được tổ chức tưng bừng tại An Lão Tiếng trống tuồng ở miền xuôi hòa quyện trong tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bảo miền ngược, tiếng hát Bài chòi hòa trong tiếng Kể Khan, những cuộc thi tài Võ Thuật dân tộc Tây Sơn với những cuộc băn ná, phóng lao cùng với lễ hội đâm trâu của người dân tộc H’ rê, Ba Na thường được diễn ra tưng bừng và cuốn hút. Một cuộc sống ấm no, vui tươi, một không khí đoàn tụ, đoàn kết dân tộc đang bao trùm lên mảnh đất An Lão anh hùng./.n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

31

Page 32: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Khi cậu bé Vũ Khiêu cập tuổi đến trường thì nền giáo dục Nho học chấm dứt (năm 1919) nhường chỗ cho nền giáo dục chữ Quốc ngữ

và Tây học, nhưng giá trị và ảnh hưởng của nền giáo dục có lịch sử gần hai nghìn năm trong xã hội Việt Nam không mất. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là, trong bối cảnh xã hội nước ta từ đầu thế kỷ XX đến nay, trước sự du nhập ngày càng gấp gáp của văn hoá, văn minh phương Tây, số người vẫn gắn

bó với bút lông nghiên mực, đồng thời nắm chắc bút sắt, đồng hành với văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên mới ngày càng hiếm. GS. Vũ Khiêu là một trong số người hiếm đó. Ngoài việc phải hưởng ứng tinh thần cách tân của thời đại, phải theo kịp những cái mới trong văn hóa - giáo dục nước nhà đang biến chuyển và chi phối toàn bộ xã hội Việt Nam đương thời, Ông không buông lơi chữ Hán - Nôm - một ngôn ngữ bác học, một sáng tạo tài tình, đậm đà bản sắc, thể hiện

Vũ KhiêuNGƯỜI HIỀN

l NY SAN

“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. (Người thọ bảy mươi tuổi xưa nay hiếm). Vào tháng 9 này, khỏe mạnh, anh minh, GS.AHLĐ Vũ Khiêu bước vào tuổi 100 với nhiều hy vọng và khát vọng. Vì vậy, không thể nói Ông là “Người xưa nay hiếm” được, mà phải nói Ông là “Người xưa nay cực hiếm” mới đúng.

Song, nếu chỉ nói về tuổi thọ không thôi, thiên hạ cũng có không ít người “xưa nay cực hiếm”, cũng “bách niên” như Ông, thì sự “hiếm” ấy cũng chỉ là một niềm tự hào nào đó mà thôi. Ấy là chưa nói đến một sự thực là đôi khi, với không ít người trong cuộc sống quanh ta, tuổi cao không đem lại niềm tự hào, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người thân trong gia đình. Bởi, không ít người cao tuổi thực sự là gánh nặng, nỗi ta thán của người thân. Đối với GS Vũ Khiêu và gia đình Ông hoàn toàn không có điều ấy. Ông và những người thân trong gia đình, họ hàng, xa hơn là cả Họ Vũ / Võ Việt Nam luôn tự hào, hãnh diện và hạnh phúc về tuổi tác của Ông. Bởi, ở Ông, như các cụ ta thường nói “Gừng càng già, càng cay”. Tuổi cao, nhưng sức làm việc của Ông không thua mấy thời trẻ, trí tuệ Ông không giảm độ tinh anh trái lại, còn sắc sảo hơn so với ông khi trẻ. Ông vẫn hoạt động, hoạt động không hề mệt mỏi, có nhiều đóng góp cho đời. Từ khi Nhà nước cho Ông nghỉ chế độ, Ông có quyền nghỉ ngơi thanh thản nhưng, cũng chính vào thời điểm đó, Ông không ngừng gây nên sự sửng sốt, khâm phục ở trí tuệ đặc biệt hiếm có của mình, cống hiến cho đời nhiều công trình văn hóa có giá trị.

32

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 33: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

tinh thần tự tôn dân tộc thoát khỏi Hán hóa của người Việt sớm hơn hoặc cùng thời với sáng tạo ra chữ Hàn, chữ Nhật cùng từ một nguồn cội là chữ Hán của Hàn Quốc, Nhật Bản hiện còn tồn tại và làm nên văn minh - hiện đại Hàn Quốc, Nhật Bản hiện nay. Bởi, Ông đã nhận ra chữ Hán - Nôm ở Việt Nam đã có vai trò nổi bật, để lại những dấu vết không phai mờ trong tất cả các thể chế và các biểu hiện trí tuệ của Việt Nam - một kho tàng di sản bảo lưu nhiều giá trị lịch sử - văn hóa - xã hội của dân tộc ta hàng ngàn năm mà, ông có trách nhiệm phải quảng bá, bảo tồn và phát huy nó. Vì vậy, Ông thông thạo Hán - Nôm, hiểu biết sâu rộng về văn hóa cổ truyền dân tộc, nắm vững niêm luật của các thể tài văn học cổ phương Đông, đặc biệt là kiên trì luyện bút lông, dấn thân vào con đường sáng tác văn học theo các thể tài cổ, làm thơ phú, viết chúc văn, câu đối,… Đấy chính là điểm ưu trội của GS Vũ Khiêu so với nhiều nhà khoa học khả kính khác của khoa học xã hội và nhân văn đương thời. Vì vậy, ngoài tư cách là nhà nghiên cứu triết/mỹ học Mác xít hàng đầu ở nước ta, GS Vũ Khiêu đã tạo dựng cho mình một thương hiệu rất nổi tiếng trong lĩnh vực viết văn tế, văn bia, câu đối, thơ phú,… để lại rất nhiều những áng văn, thơ bất hủ. Những bài văn tế, chúc văn, minh văn, văn bia, câu đối của ông luôn bảo đảm tính niêm luật kinh điển, nội dung sâu sắc có giá trị cao về văn - sử - triết/mỹ, lời văn âm điệu cổ trau chuốt, mượt mà, song luôn mang âm hưởng thời đại sâu sắc, đi vào lòng người

dân Việt Nam hôm nay.Tác phẩm thuộc thể loại phú lần đầu tiên Vũ Khiêu

trình làng ấy là bài văn Truy điệu những lương dân chết đói năm 1945, năm ông 30 tuổi. Tận mắt chứng kiến nạn đói do thực dân - phong kiến gây ra làm hơn hai triệu người Việt Nam chết năm 1945 : “Một cơn gió bụi vừa tan / Hai triệu sinh linh đã mất / Khí oan tối cả mây trời / Thây lạnh phơi đầy cỏ đất”, Vũ Khiêu không khỏi xúc động. Với cảm xúc và tình thương xót những số phận điêu linh ấy, Vũ Khiêu đã soạn bài văn với những câu thơ chan chứa niềm xót thương dân chúng điêu linh, bày tỏ nỗi niềm chia sẻ, cảm thông sâu sắc, gây xúc động mạnh mẽ với người đọc:

“Mẫu tử tình thâm, ôi một mái tơ xanh nào đã tội, bỏ u ơ cuối chợ, đầu đường. / Phu thê nghĩa nặng, hẹn trăm năm đầu bạc cũng sai lời, sớm đau đớn người còn kẻ mất. / Biết đi đâu? Bốn phương mờ mịt, trời lờ như điếc, đất như câm. / Hỏi cùng ai? Những bóng bơ vơ, ruột rát tựa bào, gan tựa cắt. / Lang thang chi phách ở hồn đi. / Thảm thiết nhẽ ngày tàn bóng tắt. / Có kẻ tìm bãi cỏ nằm xiêu / Có người đến bên cây ngã vật / Có khi ngõ vắng gieo mình / Có lúc vườn sau thở hắt. / Có những quán hàng bao xác lạnh, bỏ ruồi bâu bọ khoét chửa ai khiêng. / Có nhiều nơi: một nắm xương khô, từng nắng giãi mưa dầu không kẻ nhặt. / Mỗi người manh chiếu bó bó chôn chôn. / Từng đống trên xe chồng chồng, chất chất. / Ôi nói ra những toát mồ hôi / Mà nghĩ lại thêm tràn nước mắt!”

Song, với niềm tin vào sức sống quật khởi của người Việt, vào ngày mai tươi sáng của dân tộc, trước nỗi đau thương khôn cùng ấy, Vũ Khiêu không bi quan, mà tin tưởng ở vận mệnh dân tộc sẽ đứng dậy. Cảnh tượng thật bi hùng Vũ Khiêu tạo dựng nên qua những câu kết của bài Văn tế:

“Chỉ đáng tiếc sống xưa chưa kịp đem thân nọ đền bù đất nước, phải ngậm hờn cùng hoa củ ủ ê. / Thì ngày nay chết phải làm sao để hồn kia chói lọi trời mây, mà bảo vệ lấy giang sơn vững chặt”.

Nói/viết là làm, để “bảo vệ lấy giang sơn vững chặt”, chàng trai Vũ Khiêu đã dấn thân vào công cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Và, chỉ 1 năm sau, chàng thanh niên 31 tuổi Vũ Khiêu đã viết bài Văn tế anh hùng liệt sĩ của Cách mạng tháng Tám, để kỷ niệm 1 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Mở đầu bài văn tế, Vũ Khiêu tố cáo thực dân Pháp đã 80 năm cai trị nước ta, đã chất chống tội ác:“Tám chục năm gió tối mây mờ, / Hai mươi triệu hồn

Gs.Vũ Khiêu phát biểu tại toạ đàm Khoa học Âm nhạc và Thơ ca với Điện Biên Phủ. Ảnh: Nguyễn Minh San

33

Page 34: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

xiêu xác rủ. / Đói hôm rét tối, điêu linh dưới ách tham tàn / Cuốc nắng cày mưa, rên xiết bao niềm thống khổ”.

Cho đến tháng 8 năm 1945, nước ta lại thêm một cổ hai tròng bọn bóc lột:“Pháp thực dân vẫn cứ tham tàn, / Nhật Phát xít còn thêm giết mổ, / Bốn phương cửa nát nhà xiêu, / Một vẻ mày chau mặt rủ. / Điêu tàn khắp cả Bắc Nam, / Đói rét chưa từng kim cổ”.

Tác giả mô tả khí thế của Cách mạng tháng 8 năm 1945 nổ ra:“Giời như xám lại bởi đau thương / Đất bỗng bùng lên vì phẫn nộ / Bóng anh hùng rợp cả non sông, / Sóng cách mệnh ào như vũ bão / Súng dân quân muôn dặm chuyển rung / Cờ đế quốc trăm thành sụp đổ. / Nghìn thu phá nếp quân quyền, /Một buổi dựng nền dân chủ”.

Cách mạng tháng Tám thành công mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Để có được thành quả đó, biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống:“Chiến trường xông xáo, đã đành khi máu rụng xương rơi, / Ngục thất ê chề, riêng thảm nỗi đầu bêu xác bỏ. / Xót lúc trăm thây vùi dập, xá gì kẻ dọc người ngang, / Xót khi mấy xác buông trôi, phó mặc bèo xô sóng gõ. / Xót buổi nằm khô ngục tối, nắm xương tàn thảm thiết đêm mưa. / Xót phen chết rũ quê người, manh ván mỏng hững hờ hàng phố. / Vợ con đâu tá, buổi rã rời , bãi vắng thây ma? / Hồn phách về đâu, lúc não ruột, rừng khuya tiếng cú?”

Nhưng sự hy sinh của những anh hùng liệt sĩ đó là để cho:“Nghìn thu rạng rỡ non sông, / Muôn dặm tưng bừng cẩm tú”.

Bài văn tế này được báo Cứu quốc đăng trên số báo ra ngày 8/9/1946, với Lời giới thiệu, có đoạn: “Văn tế là một loại văn cổ ở nước ta, lâu nay không mấy

ai chú ý đến nữa. Trước kia loại ấy không phải là đã không từng sản xuất ra những áng kiệt tác. Chúng ta, ai quên được bài văn tế “Trận vong chiến sĩ” của Nguyễn Văn Thành? Bó mình trong một thể văn cũ, khó khăn và cầu kỳ, tác giả vì có cảm xúc thật nên đã tạo nên những lời có thể cảm động được tới chúng ta. Cái đó chứng tỏ rằng với bất cứ hình thức nào, người ta cũng viết nên những áng văn có giá trị được, miễn là trong tâm hồn có một rung động xâu xa và thành thực”.

Trong 9 năm chống Pháp, Vũ Khiêu trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Điện Biên Phủ với cương vị người tổng phụ trách công tác tuyên truyền trong Tổng hành dinh của Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Bước vào giai đoạn cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; tiếp đó là chặng đường non sông thu về một mối, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chàng thanh niên Vũ Khiêu dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn. Bằng sự khổ học và tôi luyện trong thực tiễn đời sống nước nhà, đặc biệt là với sự thông minh thiên bẩm, Ông đã trở thành nhà nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn hàng đầu của nước ta, được nhiều học giả trên thế giới biết đến và cộng tác. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học đồ sộ của Ông được đánh dấu bằng hơn 70 đầu sách rất có giá trị về lịch sử - triết/mỹ học - văn hóa, như: Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Bàn về Văn hiến Việt Nam, Anh hùng và nghệ sĩ,…Ngoài ra, GS Vũ Khiêu còn để lại một gia tài cũng giá trị và đồ sộ không kém là những bài chúc văn, văn tế, câu đối, thơ Đường luật, tiêu biểu như: Chúc văn Tưởng niệm đức Phù Đổng Thiên Vương - một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt; Văn tế danh nhân văn hóa Nguyễn Quý Tân; Văn tế Đỗ Quang tướng công; Văn tế cụ Hoàng trung Đặng Huy Trứ; Nhiều câu đối tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ, danh nhân văn hóa treo tại một số đền, miếu ở nhiều địa phương trên cả nước (như: câu đối ở đền thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ, câu đối tại đền thờ Hoàng Hoa Thám, câu đối ở đền Liệt sĩ quận Hồng Bàng, câu đối ở đền tưởng niệm Liệt sĩ huyện Bình Giang, câu đối ở Văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai), câu đối ở Nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, Nhà lưu niệm đồng chí Trần Đăng Ninh, Nhà thờ đồng chí Tô Hiệu, câu đối ở đền tưởng niệm Liệt sĩ ngành Giáo dục hy sinh tại chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặt tại Nghĩa trang Đồi 86 ở Tây Ninh,…

Gs.Vũ Khiêu dự lễ giỗ tổ hát Xẩm. Ảnh: Nguyễn Minh San

34

Page 35: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Vào năm 2000 - năm bản lề chuyển giao giữa hai thế kỷ, là năm ghi nhận sức làm việc phi thường của GS Vũ Khiêu, mặc dù năm đó Ông đã ở tuổi 85-86, Ông đã hoàn thành nhiều bài chúc văn, văn bia, câu đối có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị - văn hóa của đất nước. Đó là:

- Bài Văn bia tưởng niệm Lý Thái Tổ ở Hoa Lư - Ninh Bình (Nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Đông Đô -Hà Nội, chuẩn bị cho kỷ niệm 1.000 năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long). Bài Văn bia đề cao sự sáng suốt của Lý Công Uẩn đã chọn địa điểm của Hà Nội hiện nay làm Thủ đô, đánh giá đúng công lao vĩ đại của các triều đại Đinh - Lê đối với việc thống nhất Tổ quốc, bảo vệ độc lập và bước đầu xây dựng trên đất Hoa Lư một tiềm năng kinh tế chính trị - xã hội vững chắc làm cơ sở cho sự vững mạnh trường tồn của nước Đại Cồ Việt. Kết thúc bài văn bia, tác giả dùng những câu hùng tráng để nói lên khí phách của con cháu hôm nay trước sự việc của cha ông thủa trước: “Sơn hà Đại Việt, một dải hùng cường / Văn hiến Thăng Long, ngàn thu truyền tụng”.

- Bài Chúc văn tưởng niệm Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nhân ngày giỗ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm).

- Văn bia và câu đối tại đền thờ Liệt sĩ quận Hồng Bàng (TP Hải Phòng).

- Bài Văn tế các Vua Hùng: năm 2000, Đảng và Nhà nước ta quyết định tổ chức Quốc Lễ đầu tiên Giỗ Tổ Hùng Vương cấp Quốc gia, tại Đền Hùng - Phú Thọ, do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tế. Bài Văn tế các Vua Hùng sẽ là một phần quan trọng của buổi lễ. Ban Tổ chức đã tổ chức viết, nhưng cho đến thời điểm cách ngày lễ 5 ngày mà bài văn tế vẫn chưa ổn. Lúc này, Ban Tổ chức mới nghĩ / nhớ đến … GS Vũ Khiêu. Công việc “chữa cháy” / chạy maraton với thời

gian bắt đầu. Ngày 5/4/2000, Bộ VHTT cử cán bộ đến gặp GS Vũ Khiêu, mang thư của Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm đề ngày 3/4/2000 đề nghị GS Vũ Khiêu viết cho bài Chúc văn để đọc tại Quốc lễ này. Bức thư, có đoạn: “Ban tổ chức lễ do Bộ VHTT đứng đầu đã chuẩn bị một bài chúc văn, nhưng chúng tôi chưa yên tâm, vì vậy tôi, Nguyễn Khoa Điềm, thay mặt Bộ VHTT kính đề nghị Bác giúp cho Bộ VHTT viết một bài chúc văn đúng với tầm vóc buổi lễ để lại mẫu mực lâu dài. Biết Bác rất bận nhưng mong Bác thông cảm vì tình cảm chung giúp cho Bộ Văn hóa và cũng là tình cảm lớn với tổ tiên giúp cho ngày Lễ được viên mãn”. Mặc dù thời gian lễ hội chỉ còn có mấy hôm nữa, nhưng trước yêu cầu của Bộ VH cũng như trách nhiệm của một công dân, GS đã nhận lời và dành 5 ngày và 5 đêm trắng để viết xong bài luận văn bảo đảm tính tư tưởng, tính lịch sử và tính nghệ thuật của thể loại. Chúc văn nêu bật được khí phách anh hùng của dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử theo đúng thể thức nghiêm ngặt biên soạn những bài phú cổ điển. Sáng ngày 10/4/2000, nghĩa là sau đúng 5 hôm, GS Vũ Khiêu đã chuyển tới Bộ VH bài văn hoàn chỉnh (sau đó Báo Nhân dân đã đăng toàn văn bản chúc văn này). Tại buổi Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 năm Canh Thìn (2000) trước ngôi đền thiêng của dân tộc - Đền Hùng, qua giọng đọc của NSND Lê Tiến Thọ, đã vang lên những lời thật xúc động, tự hào:“Mừng hôm nay: / Trống đồng dội tới, / Núi sông dậy sấm anh hùng! / Trống đồng vang lên, /Trời đất ngút ngàn linh khí! / Toàn dân giỗ Tổ Hùng Vương / Cả nước vui ngày Quốc lễ / Rộn rã trống chiêng / Tưng bừng cờ xí!”

Trong bài Văn tế Giỗ Tổ Hùng Vương, GS Vũ Khiêu đã mô tả cho chúng ta thấy cái dáng mạo kỳ vĩ, cái chí khí lớn lao của những bậc anh hùng văn hóa, anh hùng lịch sử ấy, bởi có được hình tượng đó, tâm đức đó mới có thể thực hiện được những hành vi vĩ đại như công cuộc tạo dựng và bảo vệ sơn hà, xã tắc này:“Mẹ từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân / Cha vốn biển cả quật cường mưu trí. /… Vẻ vang mười tám vương triều Rực rỡ trăm đời thịnh trị!”

Trong bức Thư cảm ơn của Bộ trưởng Bộ VHTT gửi GS Vũ Khiêu, viết: “Trân trong cảm ơn GS đã mang Tâm huyết, Tài năng, Trí tuệ phụng soạn bài Chúc văn Giỗ Tổ Hùng Vương (năm 2000). Bài Chúc văn của GS là một nội dung quan trọng của buổi lễ, do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh làm Chủ lễ. Đây là

Gs.Vũ Khiêu sum vầy cùng con cháu

35

Page 36: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

bài Chúc văn chất lượng tốt, thể hiện được tâm tư, tình cảm của nhân dân cả nước hướng về cội nguồn dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước, thương nòi, đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Dư luận đánh giá cao bài Chúc văn do GS phụng soạn”.

55 năm sau cái thời khắc chàng thanh niên Vũ Khiêu soạn bài văn tế “Truy điệu những lương dân chết đói” khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chàng thanh niên Vũ Khiêu nay đã là cây đại thụ của văn hóa nước nhà, và đã ở độ tuổi “xưa nay cực hiếm”, vẫn được Đảng, Nhà nước tin dùng. Đây là niềm tự hào của riêng Ông; đồng thời là tấm gương cho các thế hệ mai sau học tập.

Đạt được độ Tin dùng của Đảng và Nhà nước, sáng tạo nên những áng văn để đời trên, phải khẳng định Vũ Khiêu là người có Tài, thực tài. Một nhà nghiên cứu văn hóa đã nhận xét: “Những thể loại thơ phú, đặc biệt là loại biền phú (dùng phần lớn các câu tứ lục, hầu như toàn văn đối ngẫu, hai câu một cặp hết sức tề chỉnh) là thể loại khó, rất khó viết được chứ chưa nói là viết hay, người viết phải thông thạo Hán - Nôm, phải có tài làm câu đối”. Tài ấy, được Gs. Vũ Khiêu sôi kinh nấu sử về triết học/mỹ học phương Đông, lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó giúp ông có Trữ lượng lớn tri thức để ông nắm vững yêu cầu nghiêm nghặt của những thể loại văn học cổ, nắm vững tri thức lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông. Song, nếu chỉ có tài bẩm sinh, có vốn kiến thức phong phú, uyên bác chưa đủ để viết lên những lời văn chứa chan tinh thần tự hào dân tộc, tình thương yêu, đoàn kết của đồng bào cùng bọc trăm trứng ấy. Điều quan trọng hơn, người viết phải có cảm xúc thực, tấm lòng thực, mong muốn thực, dấn thân thực vào công cuộc đấu tranh để mang lại độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho người dân. Và, còn một điều nữa cũng quan trọng không kém là, bản lĩnh, sự dũng cảm dám đương đầu và vượt qua lời nguyền “Khôn văn tế, dại văn bia” của cổ nhân.

Tất cả những điều này ở GS Vũ Khiêu đều là thực!Ở tuổi xưa nay cực hiếm, các nhà lãnh đạo, các

nhà khoa học vẫn thấy GS Vũ Khiêu bay ra bay vào Hà Nội - TPHCM; thấy ông lặn lội mãi trời đất phương Nam, khi thì ở đền thờ Nguyễn Trung Trực, khi thì ở vùng Trương Công Định lãnh đạo cuộc kháng chiến chống ngoại xâm năm xưa, khi thì ở vùng Rạch Gầm, Xoài Mút - nơi Nguyễn Huệ nhấn chìm hàng vạn chiến thuyền của quân xâm lược nhà Xiêm; khi thấy ông ở tuổi ngoài 99 mà sáng có mặt ở Hòa Bình, chiều tham gia Giỗ Tổ hát Xẩm ở Hà Nội. Trong hơn 10

năm gần đây, trên cương vị là Cố vấn của Trung tâm NCBT&PH văn hóa dân tộc, thành viên Hội đồng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam, GS Vũ khiêu đã tham gia đầy đủ các hoạt động của Trung tâm và Tạp chí; đặc biệt là tham gia chủ trì các hội thảo khoa học quốc gia do Trung tâm NCBT&PHVHDT tổ chức ở Bình Định, Quảng Ngãi, Hà Nội,… Điều mà người viết bài này cực kỳ kính phục là, Ông ngồi Đoàn Chủ tọa các Hội thảo từ sáng đến trưa mà không hề … đi toalet, trong khi nhiều nhà nghiên cứu trẻ tý tý lại … chạy. Buổi chiều, tổng kết Hội thảo, với một trí nhớ phi thường, Ông không quên một ý kiến nào của những người đọc tham luận hay phát biểu ý kiến. Rất, rất hiếm người được như thế.

Tháng 5/2012, ở độ tuổi 97, GS Vũ Khiêu đã khiến giới nghiên cứu khoa học sửng sốt, kinh ngạc, khi Ông cho ra mắt công trình sách quý “Hồ Chí Minh - ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia). Đây là công trình ông đã suy ngẫm, viết trong nhiều năm. Cuốn sách là công trình chuyên khảo, tập hợp những kết quả nghiên cứu công phu trong nhiều năm cũng như những trải nghiệm của GS Vũ Khiêu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tư tưởng lớn được coi là điểm nhấn của cuốn sách. Vào tuổi ấy, GS Vũ Khiêu vẫn miệt mài làm việc, vẫn tiếp tục những đam mê sáng tạo một đời, vẫn đem đến cho đông đảo bạn đọc những tác phẩm tâm huyết của mình. Đó thực là một tấm gương sáng trong về lao động khoa học, về tính tiên phong gương mẫu và trách nhiệm cao cả của một đảng viên trí thức đối với đất nước và dân tộc, đối với Đảng và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta thực sự xúc động và kính trọng trước nhiệt tình, tâm huyết và năng lực nghiên cứu của GS Vũ Khiêu.

Với những cống hiến không mệt mỏi cho khoa học trong những công trình rất có giá trị của mình, GS Vũ Khiêu đã được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu (năm 1995), được phong tặng Danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2000).

Cùng với những phần thưởng cao quí ấy, là phần thưởng Trời dành cho Ông là Một - Tuổi - Cao Hiền minh và Đức độ; để rồi từ đó những áng văn bất hủ ông để lại cho đời, đọc lên âm vang cả đất trời, lay động, đánh thức cõi người, tạc vào gỗ đá hòa vào dòng chảy văn hóa ngàn năm của dân tộc!

Ông là Một - Người - Hiềnn

36

Page 37: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu!Tuổi 17, Tô Hoài không chỉ có sức khỏe “bẻ gãy sừng trâu”, mà còn để lại cho đời một tác phẩm vượt thời gian

và không gian: “Dế mèn phiêu lưu ký”.Tuổi 17, Tô Hoài sống ở thôn quê, hiếu động,

nghịch ngợm với đủ trò chơi: đánh khăng, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đánh đáo, chọi dế,... Tô Hoài từng tâm sự: “thời thơ ấu của mình cũng rất tinh nghịch, thích trêu chọc cu lít (cảnh sát), rồi bỏ chạy hoặc vào hiệu sách ngồi lỳ trong góc và đọc những quyển mình thích và chỉ mua một cuốn vài xu”.

Tuổi 17, Tô Hoài đã yêu. Cô gái ông yêu và được yêu tên là Phụng cũng mới vào độ “trăng tròn lẻ”.

Tuổi 17, ông chưa từng qua một trường dạy viết văn nào. Sau những lúc hồn nhiên hòa hết mình vào cuộc sống thôn quê, chỉ biết chơi, nghịch, yêu thì chính những cuốn sách mà ông ngồi lỳ đọc hàng giờ liền ấy là người - thầy của ông về văn học. Thêm vào đó, như chính ông tự nhìn nhận: “Đúng là có lang thang, có nghịch ngợm mới có được “Dế mèn phiêu lưu ký” từ tuổi 17”.

Sau tác phẩm đầu tay ấy, Tô Hoài đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến, hơn nửa thế kỷ sống và

l CHÂU GIANG

Tuổi 17của Tô Hoài

37

Page 38: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ông viết rất khỏe, để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, với khá nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: “Quê mùa”, “Tập truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”; Bộ ba tiểu thuyết “Quê người”, “Mười năm”, “Quê hương”; các hồi ký: “Xóm giếng”, “Cỏ dại”, “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều”,…Ông được mệnh danh là nhà văn, nhà tiểu thuyết phong tục (GS. Hà Minh Đức), đã thành công với các tác phẩm viết về đề tài miền núi (Tập Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,…), thể hiện ý thức tôn trọng bản sắc dân tộc, lòng yêu mến và tôn trọng những đặc điểm riêng của người dân vùng cao sinh sống và tham gia cách mạng của Tô Hoài. Ông ghi dấu ấn đậm nét trên văn đàn là nhà văn viết cho thiếu nhi, viết về loài vật mang sắc thái riêng không thể chộn lẫn.

Song, trong gia tài văn chương đồ sộ ấy, tác phẩm đầu tay của Tô Hoài là “Dế mèn phiêu lưu ký” vẫn được đánh giá là cuốn hay nhất của Tô Hoài, và là một trong không ít những cuốn sách có giá trị bậc nhất

trong văn học hiện đại cách mạng Việt Nam . Vietnam book ghi nhận sách tái bản 100 lần. Trong ngày kỷ niệm tôn vinh “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhiều người đến chúc mừng, Tô Hoài cười: “Sách in ở 35 nước, in nhiều lần nhất và hầu như không sửa chữa gì”.

Đời văn trên 90 tuổi dương thế, ai hơn ông. Ông cười là phải! Nhất là với một người đã từng “ba lần bị đánh”, như ông (theo Tô Hoài kể).

Ông cười, bởi một hạnh phúc viên mãn nữa, như có lần ông tâm sự: “Mình yêu nhiều hơn Nguyễn Đình Thi, nhưng không xảy ra chuyện gì!”.

Yêu nhiều, không xảy ra chuyện gì, nhưng mối tình tuổi 17, mối tình đã giúp ông làm nên một “Dế mèn phiêu lưu ký” không tuổi, đã xảy ra chuyện. Đó là mối tình ông không bao giờ quên, ngay cả khi đã thuộc người xưa nay rất hiếm, trên 90 xuân. Tô Hoài từng tâm sự: “Trong các kỷ niệm về cuộc đời, kỷ niệm về tình yêu là lâu bền nhất. Bảy mươi năm mọi thứ đã quên nhưng đường tơ vẫn không đứt”.

Là một độc giả say mê “Dế mèn phiêu lưu ký”, và… cũng có một hai mối tình vắt vai, tôi rất khoái với nhận xét của Ông Dế Mèn! n

Nhân vật Dế mèn. Tranh của hoạ sĩ Tạ Huy Long

38

Page 39: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

“Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng Sa - Trường Sa” là tên gọi cuộc Tọa đàm

do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Báo Người Cao tuổi Việt Nam tổ chức, sáng ngày 11/7/2014, tại Hà Nội. Giữa lúc cả nước ta sôi sục đấu tranh vạch trần âm mưu thâm độc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho máy bay chiến đấu, nhiều tầu quân sự hiện đại, tầu hải cảnh, hải giám cản trở việc thực thi pháp luật của các tầu Việt Nam, phun vòi rồng, cho tầu đâm hỏng nhiều tầu chấp pháp, tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường Hoàng Sa.

Cuộc toạ đàm thể hiện sự hưởng ứng phong trào đấu tranh bảo bệ biển đảo Tổ quốc của các nhà khoa học, văn nghệ sỹ. Tọa đàm nhận được sự hoan nghênh và giúp đỡ

về Hội trường của Bộ VH-TT&DL (53 Ngô Quyền - Hà Nội); và tham dự của các vị: PGS.TS Hồng Vinh - nguyên UVTƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, bà Lê Thị Bích Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Trung ương, GS. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Đại diện Hội VHNT Quảng Ngãi, Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, cùng nhiều nhà nghiên cứu VHNT ở Trung ương và Hà Nội.

Trước khi Tọa đàm khai mạc, đã diễn ra một chương trình nghệ thuật nhỏ do các thành viên và những nghệ sĩ là cộng tác viên thân thiết của Trung tâm NCBT&PHVHDT trình bày một số tiết mục ca nhạc, hát xẩm, hát văn phổ thơ Nguyễn

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ TỌA ĐÀM KHOA HỌC “THƠ NGUYỄN THẾ KỶ VỀ HOÀNG SA - TRƯỜNG SA”

l NGUYỄN THÙY LINH

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ

39

Page 40: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Thế Kỷ (như các ca khúc: Nghĩa trang tượng đài, Hoa biển, Một lần hoãn cưới,…). Màn dạo đầu đầy ấn tượng này đã cho các diễn giả của Tọa đàm thấy sức sống của thơ Nguyễn Thế Kỷ đã mang tính thời sự, có ích, mang giá trị phục vụ cuộc sống to lớn thế nào.

Sau bài phát biểu đề dẫn của GS Hoàng Chương, lần lượt: NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, GS.VS Hồ Sỹ Vịnh, TS Nguyễn Minh San, TS Lê Thị Bích Hồng, Nhà viết kịch Lê Quý Hiền, Nhà báo Trung Đông đọc tham luận, phát biểu ý kiến. Dưới đây, chúng tôi xin lược ghi một số ý kiến phát biểu tại Tòa đàm.

- Bà Đặng Thị Bích Liên: Tọa đàm này là một sự kiện văn hóa nghệ thuật, một hoạt động rất thiết thực, kịp thời của Trung tâm NCBT&PHVHDT và báo Người Cao tuổi Việt Nam trong bối cảnh cả nước, mọi ngành, mọi giới, bằng các hoạt động cụ thể phản đối hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta của Trung Quốc; quyết tâm cùng với các lực lượng vũ trang, các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Bà Liên cho biết, trong thời gian qua, ngành VH-TT&DL cả nước đã có nhiều hoạt động hưởng ứng

phong trào hướng về biển đảo Việt Nam. Tỏ lời kính phục tinh thần làm việc của nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ - người đã không còn trẻ, đánh giá cao nội dung, sự có ích, tính thời sự của tập thơ Về Tổ - tập thơ viết về biển đảo của ông; qua đó bà Liên khẳng định - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ là một minh chứng nữa cho lòng yêu nước của nhân dân ta trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng. Một đất nước có những người con như thế thì không kẻ thù nào có thể khuất phục được. Bà Liên cũng khen ngợi và đánh giá cao hoạt động của Trung tâm NCBT&PH văn hóa dân tộc. Bà đề nghị Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan khác phát động sáng tác các tác phẩm về biển đảo, đặc biệt là phổ nhạc các bài thơ về biển đảo của nhà thơ Thế Kỷ.

- TS Nguyễn Minh San: Ông đưa ra một phát hiện khá bất ngờ, có thể làm thay đổi quan niệm và cách làm loại sách bách khoa thư: “Về Tổ” - Bách khoa thư nhỏ về biển đảo Việt Nam…bằng thơ”. Bởi, “Về Tổ” tuy chỉ có chưa đến 160 trang, khổ nhỏ, vuông vức xinh xắn, nhưng chứa đựng một khối lượng khá lớn tri thức về biển, đảo Việt Nam. Người đọc sẽ tìm thấy, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu/tra cứu về rất nhiều vấn đề có liên quan

đến biển, đảo Việt Nam, như: Tên gọi của rất nhiều hòn đảo, quần đảo, bán đảo; về truyền thuyết hình thành đảo (như đảo Lý Sơn); về nguồn gốc tên gọi các đảo; về nguồn gốc một số địa danh trên đảo; về lịch sử dựng bia chủ quyền đảo; về âm mưu của kẻ thù (Trung Quốc) xâm lược biển đảo; về bộ đội Hải quân Việt Nam; về Hải đội Hoàng Sa; về tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân biển, đảo Việt Nam với tên các ngôi chùa, đặc điểm của từng ngôi chùa, đình, miếu, với tục thờ cá Ông/cá Voi,…; về giáo dục trên đảo; về kinh tế biển đảo; về việc trồng rau xanh trên đảo; về kiến trúc nhà ở trên đảo; về tình yêu biển đảo và tinh thần dũng cảm bám biển của ngư dân mặc cho Trung Quốc ngăn cản, phá hoại; về phong trào góp đá xây Trường Sa; về lính đặc công nước; về ca đỡ đẻ ngoài đảo Trường Sa, dưới sự điều khiển của các bác sĩ trong đất liền thông qua truyền hình cáp (bài Đời nối dòng đời);…Điều đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn là Nguyễn Thế Kỷ đã dùng thể loại thơ, dùng ngôn ngữ thơ để chuyển tải những nội dung bách khoa đó. Chính vì thế, “Về Tổ” là tập bách khoa thư đặc biệt. Ở chỗ, nó không như tập bách khoa thư bình thường là chỉ để tra cứu tìm thông tin, tìm những

40

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 41: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

con số khô khan, hay những thuật ngữ khoa học bình thường vô hồn mà, ta còn bắt gặp ở đây tình cảm của người viết về chính cái - đối - tượng mình mô tả kiểu bách khoa thư đó. Trước Nguyễn Thế Kỷ chưa ai làm điều này, nhất là với chủ đề biển, đảo quê hương”.

- Nhà viết kịch Lê Quý Hiền: với cảm nhận của người đã 3 lần đi Trường Sa, cũng vừa từ Hải đoàn 4, đảo Lý Sơn về, đến giờ chưa viết được gì, ông cực kỳ bái phục nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, trên tám chục tuổi mà “chơi” được hẳn một tập thơ về biển đảo Việt Nam. Lê Quý Hiền không thích người ta đã quá tốn thời gian, giấy mực vào tranh luận xem thơ là gì, thơ chính trị,…Với ông, giá trị cao nhất của thơ Thế Kỷ là ở “tính phát hiện”, ví như khi ông đưa ra một định nghĩa mới về Tổ quốc. Không đo dọc, đo ngang dáng hình Tổ quốc, Thế Kỷ đo Tổ quốc bằng chiều thẳng đắng: Tổ quốc cao đến tận cùng của núi / Tổ quốc sâu lòng biển chẳng sâu bằng. Lê Quý Hiền nhận xét, cách nhìn biển, đảo của Nguyễn Thế Kỷ là cái nhìn cụ thể, về mối quan hệ bờ biển - biển, vừa là thực, vừa là mối quan hệ giữa người giữ đảo (ở ngoài đảo) và người trong đất liền. Thông qua mối quan hệ về không gian này, mà Thế Kỷ nói lên được những khát khao về sự nối liền, về tình người. Lê Quý Hiền đánh giá, tập thơ “Về Tổ” có nhiều bài hay. Đó là những bài cho ta cảm xúc. Một lần nữa, ông cho rằng đừng mất công tranh luận, phân biệt thơ thời sự hay gì gì. Mà, thơ chỉ có giá trị khi nó đưa đến, làm bùng phát trong người đọc cảm xúc. Thơ Nguyễn Thế Kỷ thực sự đã lay động người đọc. Bởi, thơ ông (chính là ông) đau đáu vấn đề của đất nước.

Tác phẩm “Quà từ biển cả” của Thân Nguyên (Đà Nẵng) - Huy chương Bạc cuộc thi ảnh Miền Trung và Tây Nguyên 2014

- PGS.TS Hồng Vinh: Trong lời Tổng kết Hội thảo, với niềm xúc động chân tình, ông nói rằng mình vô cùng cảm động nghe đại diện Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, Hội VHNT Quảng Ngãi, các ca sĩ, nghệ sĩ đã biểu diễn những ca khúc phổ thơ về biển đảo của nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, được nghe những bài thơ về biển đảo được trình bày bởi loại hình nghệ thuật truyền thống vô cùng quí báu của dân tộc là hát Xẩm và chầu Văn. Ông khẳng định, nội thế thôi, đã là

niềm tự hào của nhà thơ Thế Kỷ, về đứa con tinh thần của mình. Nội thế thôi cũng có thể khẳng định giá trị của thơ Nguyễn Thế Kỷ. Điều mà nhà thơ nào cũng ao ước, nhưng rất ít nhà thơ của chúng ta đạt được. Tiếp đó, ông Hồng Vinh có 5 nhận xét:

1. Về nhận thức, chúng ta đã được nghe tiếng lòng, nhịp đập của con tim nhà thơ Thế Kỷ tuy đã trên 80 tuổi, nhưng rất xúc động, rung động trước biển Đông. Chúng ta cảm ơn nhà thơ đã nói thay tiếng lòng không chỉ của chúng ta mà có thể khẳng định của toàn dân, đã thể hiện tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm sâu sắc bảo vệ biển đảo, mỗi tấc đất thiêng liêng mà cha ông ta đã đổ không biết bao máu xương mới giành được đang bị Trung Quốc cướp đoạt.

Trong những ngày qua, có một trường ca của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã được nữ nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc, mang tên Tổ quốc nhìn từ biển, đã vang lên, khiến

41

Page 42: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

không người nghe nào không xúc động, nhất là, trước biển Đông đang nổi sóng bởi hành động xâm phạm của Trung Quốc “Trong lòng người có con sóng nào không?”. Và đây, tập thơ “Về Tổ” của Nguyễn Thế Kỷ, và đây, Hội thảo của chúng ta về thơ về biển đảo của Nguyễn Thế Kỷ đã là một câu trả lời, đã là những con sóng góp vào con sóng lớn của cả dân tộc ta.

7 tham luận là 7 cảm xúc về mọi khía cạnh của tập thơ Về Tổ đã nói hộ chúng ta. Chúng ta đã góp gió làm nên ngàn vạn con sóng, triệu triệu nhịp tim hướng về biển đảo, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu.

Trong công tác tuyên truyền, giới truyền thông đánh giá cao tính thời sự, tính tích cực của thơ. Buổi Tọa đàm hôm nay, chúng ta cũng đã khẳng định thơ về biển đảo của Nguyễn Thế Kỷ có tính thời sự cao, thơ nhuần nhuyễn đi cùng dân tộc. Vì thế nó càng có giá trị, càng được trân trọng. Phải chăng khi tính thời sự , chính trị nhuần nhuyễn, hòa vào dòng chảy dân tộc/thời đại thơ càng có ích!

2. Thơ Nguyễn Thế Kỷ đề cập nhiều suy nghĩ, tâm trạng của các thế hệ người Việt Nam (em bé suy nghĩ về mặt hàng Trung Quốc có độc, về cặp vợ chồng hoãn cưới vì Trường Sa,..) Tình cảm của họ không bi lụy, vì họ hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm với Tổ quốc nên sẵn sàng hy sinh tình cảm/quyền lợi cá nhân nhỏ bé của mình. Nếu không biết hy sinh cái riêng ấy thì không thể có độc lập dân tộc hôm nay.

Thơ Thế Kỷ nói đúng lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là thiêng liêng. Nhiều câu thơ của Thế Kỷ như tiếp nối ý/ câu thơ “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt” của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Sao tháng Tám của ông. Thế Kỷ tiếp nối ý đó. Nó thắp lửa yêu nước, tinh thần quật cường dân tộc.

Đánh giá cao ý thức với Tổ quốc, các đại biểu ngồi đây từ sáng đến trưa, ta càng trân trọng thơ Thế Kỷ. Thơ ông tiếp nối truyền thống thơ yêu nước, cách mạng của những nhà thơ nổi tiếng, cất tiếng nói sang sảng khẳng định độc lập của văn hiến dân tộc của những Cáo bình Ngô xưa.

3. Qua các phát biểu tại Tọa đàm thống nhất đánh giá thơ Thế Kỷ : Anh bám sát diễn biến biển Đông, góp phần đề cập biện pháp, hình thức đấu tranh từ hòa bình, ngoại giao đến đấu tranh pháp lý yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam …Tư liệu trong/qua thơ anh khẳng định chủ quyền dân tộc ta với Hoàng Sa, Trường Sa. Đánh giá cao nhà thơ mô tả biển đảo bằng hình ảnh cảm xúc. Thơ Thế Kỷ hòa vào dòng chảy đời

sống chính trị đất nước. Tính nghệ thuật, tính thời sự hòa quyện, làm nên sự hấp dẫn của tập thơ.

4. Cuộc Tọa đàm có đại diện cơ quan quản lý văn hóa Bộ, có tỉnh Quảng Ngãi, các hội nghề nghiệp, cổ vũ việc làm của Trung tâm NCBT&PHVHDT có sáng kiến, chọn đúng chủ đề, thể hiện nhiệm vụ văn hóa nghệ thuật không đứng ngoài mà phải ở trong chính trị. Công đầu thuộc về GS Hoàng Chương, người luôn luôn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

5. Tiếp theo ý kiến bà Liên, mong từ kết quả Tọa đàm này, cần tiếp tục quảng bá, nhân rộng (phổ nhạc…) thơ Nguyễn Thế Kỷ. Cả Hội NS Sân khấu và Trung tâm cần tạo cho Thế Kỷ không chỉ có thơ mà có cả kịch về biển đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa.

Tôi đề nghị GS.VS Hồ Sỹ Vịnh nên có bài phê bình từ hiện tượng Thơ Nguyễn Thế Kỷ nói về trách nhiệm thơ văn về biển đảo .

Nhân danh cá nhân, cộng với trách nhiệm người điều hành Tọa đàm này, cảm ơn nhà thơ Thế Kỷ với tình yêu Tổ quốc, mong ông dồi dào sức khoẻ để có nhiều thơ hay hơn nữa./.n

42

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 43: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Tổ quốc cao đến tận cùng của núi

Tổ quốc sâu lòng biển chẳng sâu bằng

Hoàng Sa – Trường Sa cha ông xưa chìm nổi

Cháu con nay không chịu tội phụ phàng

Không đợi khi in dấu kẻ tham tàn

Biển và hải đảo ta mới sôi gan phát động

Mà ngay cấp kỳ, phải bảo toàn sự sống

Sự tồn vong dân tộc có truyền thống chống xâm lăng

Tuy định nghĩa truyền thống không phải bản năng

Nhưng nhân bản, nhân văn làm nên truyền thống…

Cắm cột mốc chủ quyền thời Minh Mạng

Đặt trai binh trưng thuyền thuở Pháp sang

Sát nhập Hoàng Sa vào địa danh xứ An Nam

Pháp – Gia Long lại đo đạc thủy trình, thủy phân lần nữa

Bao nhiêu đời tổ tông, con cháu…

Mãi đến bây giờ sử sách khó phi tang:

Hoàng Sa, Trường Sa là Tổ quốc Việt Nam!

Nguyễn Thế Kỷ

Tổ quốc Việt Nam

43

Page 44: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

l TS. NGUYỄN MINH SAN

Nói “Về Tổ” có tính bách khoa thư về biển đảo, bởi người đọc sẽ tìm thấy, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu/tra cứu về rất nhiều vấn đề có liên

quan đến biển, đảo Việt Nam. Ta tìm thấy ở “Về Tổ” tên của rất nhiều hòn đảo, quần đảo, bán đảo; về truyền thuyết hình thành đảo (như đảo Lý Sơn); về nguồn gốc tên gọi các đảo; về nguồn gốc một số địa danh trên đảo; về lịch sử dựng bia chủ quyền đảo; về âm mưu của kẻ thù (Trung Quốc) xâm lược biển đảo; về bộ đội Hải quân Việt Nam; về Hải đội Hoàng Sa; về tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân biển, đảo Việt Nam với tên các ngôi chùa, đặc điểm của từng ngôi chùa, đình, miếu, với tục thờ cá Ông/cá Voi,…; về giáo dục trên đảo; về kinh tế biển đảo; về việc trồng rau xanh trên đảo; về kiến trúc nhà ở trên đảo; về tình yêu biển đảo và tinh thần dũng cảm bám biển của ngư dân mặc cho Trung Quốc ngăn cản, phá hoại; về phong trào góp đá xây Trường Sa; về lính đặc công nước; về ca đỡ đẻ ngoài đảo Trường Sa, dưới sự điều khiển của các bác sĩ trong đất liền thông qua truyền hình cáp (bài Đời nối dòng đời);…Điều đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn là Nguyễn Thế Kỷ đã dùng thể loại thơ, dùng ngôn ngữ thơ để chuyển

tải những nội dung bách khoa đó. Chính vì thế, “Về Tổ” là tập bách khoa thư đặc biệt. Ở chỗ, nó không như tập bách khoa thư bình thường là chỉ để tra cứu tìm thông tin, tìm những con số khô khan, hay những thuật ngữ khoa học bình thường vô hồn mà, ta còn bắt gặp ở đây tình cảm của người viết về chính cái - đối - tượng mình mô tả kiểu bách khoa thư đó. Trước Nguyễn Thế Kỷ chưa ai làm điều này, nhất là với chủ đề biển, đảo quê hương.

Dưới đây, xin nêu một số kiến thức bách khoa mà “Về Tổ” đã cung cấp cho chúng ta một cách khá đầy đủ, chính xác.

1. Trong “Về Tổ”, ta có thể tìm thấy tên nhiều quần đảo, đảo, bán đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.200km, diện tích biển chủ quyền và biển trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam lớn hơn nhiều lần đất liền. Trong vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ. “Biển đảo quê hương” được Nguyễn Thế Kỷ đề cập đến trong tập thơ không phải là tất cả biển, đảo Việt Nam, mà là một số đảo và quần đảo thuộc các đơn vị hành chính khác nhau, gồm: Quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa), quần đảo Hoàng Sa (thuộc

“Về tổ” BÁCH KHOA THƯ NHỎ VỀ BIỂN ĐẢO… BẰNG THƠ

“Về Tổ” - tập thơ của nhà thơ, nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ, được Nxb Hội Nhà văn ấn hành quí III năm 2013. “Về Tổ” tuy chỉ có chưa đến 160 trang, khổ nhỏ, vuông vức xinh xắn, nhưng chứa đựng một khối lượng khá lớn tri thức, mang tính bách khoa về biển, đảo Việt Nam.

Tác phẩm "Mầm non của biển” của Lê Trọng Khang (Quảng Nam) - Huy chương Đồng, cuộc thi ảnh Miền Trung và Tây Nguyên 2014

44

Page 45: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Tp Đà Nẵng), đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) và bán đảo Cam Ranh (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

“Về Tổ” cho ta biết quần đảo Trường Sa có rất nhiều cụm đảo, như: Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên….Nhà thơ cho ta biết cụm đảo Song Tử, là cụm đảo “song sinh”, gồm Song Tử Đông và Song Tử Tây:

“Cũng kề nhau, cũng xinh xinh / Đá Nam, Đá Bắc kết tình san hô / Vòng cung dài rộng nhấp nhô/Biển vùi không lấp, sóng xô mặc dầu / Bãi Đinh Ba, bãi Núi Cầu / Phía đông hai cụm ngầm sâu coi chừng…”/

Cụm đảo Nam Yết, được tác giả mô tả: “Nam Loại Ta, Bắc Sinh TồnBình minh Nam Yết, hoàng hôn Ba BìnhBa Bình lớn tự nguyên sinh Sơn Ca, Én Đất, Ga Ven… mặn màBãi vòng tên gọi TizardĐá Lớn, Chữ Thập, Trịnh Hòa quần tiêu”“Về Tổ” còn cho ta biết, trong quần đảo Trường

Sa của Việt Nam, ngoài các đảo đúng nghĩa của từ này đã được đặt tên trên đây, còn có rất nhiều đảo chìm (“Đảo Chìm ngầm bãi Đá Đông”), có Nhà dàn DKI. Qua thơ Thế Kỷ, ta biết được ở đảo Trường Sa có điện: “Đêm Trường Sa lung linh / Điện, trăng giành nhau sáng”. Ta biết được “ Ở Trường Sa gạch đá / Đều khắc dấu Quốc huy”. Ta biết ở Trường Sa có con đường mang tên Thanh Niên,…

Trong số những đảo được nhà thơ giới thiệu trong “Về Tổ”, đảo Lý Sơn được tác giả phản ánh sâu sắc nhất, toàn diện nhất. Người đọc có thể tìm thấy trong “Về Tổ” kho tàng kiến thức toàn diện về hòn đảo chỉ

cách cảng Sa Kỳ của Quảng Ngãi 16 hải lý, như: về nguồn gốc hình thành đảo (bài “Truyền thuyết Lý Sơn”), nguồn gốc tên gọi xưa của Lý Sơn (bài “Cù lao Ré”). Có rất nhiều địa danh, trong đó có những nơi là danh thắng của Lý Sơn, được Thế Kỷ đề cập đến bằng một bài thơ, như: Suối Chình thác Trắng, Hòn Bé, Hang Kẻ Cướp, Dinh Bà Roi, Núi Lý Sơn,...

2. Trong “Về Tổ”, ta biết được khá đầy đủ, chi tiết về tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân biển đảo

Đối với ngư dân ven biển, thờ cá ông/cá Voi là tín ngưỡng thiêng liêng và phổ biến của ngư dân vùng biển nước ta, nhất là ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Tín ngưỡng này được Thế Kỷ đề cập đến trong bài Xuân mừng Ông. Quan hệ giữa cá Ông và ngư phủ là quan hệ của người bị nạn hàm ơn/trả nghĩa với người cứu nạn (cá Ông). Bài thơ cho ta biết được các sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa - lễ hội của tục thờ cá Ông xưa và nay:

“Ngoài khơi cá Ông và ngư phủDuyên phận rủi may chẳng phụ trờiLúc ngư phủ nạ tai sinh tửKhi cá Ông hiển hiện cứu ngườiTrong lộng thấy cá Ông dạt vàoVen bờ ngư phủ dạ nôn naoÔng vào làng như vàng vào tủChôn cất khăn tang dải trắng đầuNam Hải thần ngư - ấy cá ÔngSắc thần thờ phụng tự dân phongLập khu nghĩa địa nơi Ông nghỉĐền một Hưng Lương cả biển lòngCầu ngư lễ hội thường sau Tết

Hải quân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ biển đảo của tổ quốc! Ảnh: Do tác Nguyễn Tân Vinh, chụp lại từ “Triển lãm Ảnh Biên giới - Biển đảo Việt Nam”

45

Page 46: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Bảo trạo, đua ghe, hát bội mừngMừng Ông, mừng tuổi, mừng ngư nghiệpKhơi lộng được mùa cá đón xuân”. Người dân đảo Lý Sơn theo nhiều tôn giáo, tín

ngưỡng, như: đạo Phật (trên đảo có Chùa Hang, chùa Đục,…); tín ngưỡng thờ tiền hiền (trên đảo có đình An Vĩnh, An Hải/An Long,…); tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên và những người đã mất (trên đảo Lý Sơn có những ngôi mộ gió, Âm Linh tự,…)… Nhiều cơ sở thờ tự này đã được Nguyễn Thế Kỷ phản ánh trong tập “Về Tổ”.

Tôi đã đến lễ ở chùa Hang, chùa Đục trên đảo Lý Sơn, nên khẳng định chắc chắn bài thơ viết về hai ngôi chùa này của Thế Kỷ là chính xác. Về chùa Hang, tác giả viết:

“Thới Lới” đến gần vách núi trôngChân lên dốc đứng bậc thang chồngQuan Âm Bồ Tát như minh chứngGió cuộn mây vần giữa sắc khôngSân trước gốc bàng găm truyền thống Ngàn năm “Thiên Khổng” vững như đồngChùa Hang nước giọt đong non xuống“Thạc tự” chuông lên quyện gió lồng…”Còn ngôi chùa Đục, với chi tiết rễ cây bồ đề bám

vào vách núi trên cửa chùa, thì đủ biết tác giả đã lên tới đây rồi:

“Đục núi làm chùa nên chùa ĐụcThọ kinh thành Phật hóa kinh thiêngLý Sơn chùa đẹp dày công đứcRễ quấn bồ đề gốc tự nhiên”.Nói đến đời sống văn hóa tâm linh của người dân

trên đảo Lý Sơn mà không nói đến những ngôi mộ gió, đến lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, là một thiếu

sót lớn. Lý Sơn là quê hương của Hải đội Hoàng Sa - những người đã hàng trăm năm trước được trao trọng trách cắm mốc chủ quyền và quản lý, khai thác nguồn lợi kinh tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lý Sơn là quê hương của những ngư phủ đã hàng trăm năm nay là chủ nhân của ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Trên đất Lý Sơn, quanh đảo hay len lỏi trong các ngõ xóm của hai xã An Vĩnh và An Hải, không khó để bắt gặp những nấm mồ đắp bằng đất pha cát nằm rải rác, ẩn mình trong những luống hành, luống tỏi hay những thửa ngô xanh bạt ngàn; hay lẩn khuất, xen kẽ với những nhà dân hay bên cạnh những Âm linh tự. Có vô khối những nấm mộ chỉ cao hơn ngọn cỏ, gợi ta nhớ tới câu thơ gợi cảm về một số phận cô đơn, lẻ loi ngay cả khi đã nằm xuống 3 tấc đất của Nguyễn Du: “Sè sè nấm đất bên đường”. Người ta chỉ có thể hình dung đó là ngôi mộ bởi xung quanh được đánh dấu địa giới bằng một vài hòn đó đen. Đó là những ngôi mộ gió. Trên đảo Lý Sơn hiện nay có hàng trăm ngôi mộ gió. Hàng trăm năm nay, mặc bao bão biển, gió cát khơi xa vùi lấp, song những ngôi mộ gió vẫn được người dân đảo Lý Sơn chăm nom, ấm hương khói. Bởi, đó là hiện thân, là hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa, của những ngư dân dũng cảm, kiên cường bám biểm sinh sống và giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc năm xưa, tuy thân xác đã tan vào biển cả Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng linh hồn họ đã về trong tấm lòng bao la của Đất Mẹ Lý Sơn. Bởi những ngôi “mộ gió” đó là chứng tích về các thế hệ người Lý Sơn khí phách kiên cường, quả cảm, đã hy sinh giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc. “Mộ gió” chính là những tượng đài bất tử về những người sống chết với

Một góc đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh San

46

Page 47: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Hoàng Sa. Vì vậy, tôi rất thán phục Nguyễn Thế Kỷ đã viết rất đúng về mộ gió:

“Liễu xanh gốc đứng cành nghiêng gióKhói trắng theo mây sóng dập dồnNhớ giỗ một ngày quên mãn khóTrăm năm mộ gió nỗi bồn chồnBờ thương năm tháng mồ đâu cỏBãi nhớ ngày đêm cát đượm hồnNắng rớt bóng tà xen lỗ chỗMưa rơi lả tả lẫn hoàng hôn…”Nguyễn Thế Kỷ tả mộ gió trong bài Âm Linh tự: “Bát ngát trùng dương ôm mộ gióNúi sông thương tiếc mấy cho vừaMây bay sương chỏ hồn lưu khứCát chảy nắng dồn bóng đứng trưaMộ gió xác không dường lữ thứSan hô đáy biển sóng hồn đưa”. Hải đội Hoàng Sa đã tồn tại và hoạt động liên

tục suốt 3 - 4 thế kỷ. Đã có hàng vạn trai tráng đã vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ/lệ nhằm khao quân, và thực hiện nghi lễ tế sống (thông qua nghi lễ hình nhân thế mạng) cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó, và mặt khác, còn để tế lễ và tưởng nhớ linh hồn những người lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Nghi lễ thế/tế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi tế lễ thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết”, và “hùng binh” ấy có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa, cho dù sẽ trải qua muôn vàn bất trắc trên biển khơi ròng rã 6 tháng liền. Nhưng trên thực tế, rất nhiều lính Hoàng Sa vẫn không thoát khỏi sóng to gió lớn và điều kiện sống kham khổ ở Hoàng Sa. Trong số hàng vạn người ra đi ấy, người có may mắn trở về không nhiều. Không ít năm, cả 70 người trong Hải đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, nhưng không có ai sống sót trở về. Khao lề thế lính Hoàng Sa là một nét đặc sắc của văn hóa tâm linh Lý Sơn, đã đi vào câu ca:

“Hoàng Sa trời nước mênh môngNgười đi thì có mà không thấy vềHoàng Sa mây nước bốn bềTháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Câu ca quá não nùng, nhưng đấy lại là sự thật, là lời tóm tắt số phận của những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa từ thủa xa xưa ấy. Những người lính trong Hải đội Hoàng Sa biết rất rõ mỗi lần ra đi làm nhiệm vụ là rất ít có hy vọng trở về, nhưng họ vẫn không hề nao núng, làm lễ tế sống mình, rồi lên đường.

Nguyễn Thế Kỷ chắc chắn đã tham dự, đã tìm hiểu kỹ về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nên trong bài Khao lề thế lính Hoàng Sa, ông đã mô tả rất chính xác về nghi lễ, mục đích tổ chức lễ này. Trong bài thơ ông đã nhắc đến tên những người lính Hoàng Sa nổi tiếng đã hy sinh, như: cai Khiết, cai Thăng, Chánh Thủy quân suất đội Hữu Nhật,…

Với bài “Ngôi chùa ở Trường Sa”, Nguyễn Thế Kỷ không chỉ làm cái việc của người biên soạn bách khoa thư mô tả đúng một ngôi chùa ngoài đảo Trường Sa Lớn chứ không phải trong đất liền: kiến trúc mái ngói cong hồng, có sân chùa xanh rợp gốc phong ba, có tiếng mõ khuya, tiếng chuông sớm, ông còn cho ta biết mục đích dựng chùa trên đảo là để:

“Phật giáng linh thiêng triệt ác tàTình biển ấp iu người lính trẻ”Từ đó, trong bài này, Thế Kỷ có câu thơ vào hàng tuyệt tác: “Mái ngói cong hồng nghiêng đáy bể”.Khi thấy một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng đã ăn

sâu vào đời sống tâm linh và hiện hữu là những cơ sở vật chất mang yếu tố thuần Việt, là những minh chứng về việc người Việt đã làm ăn sinh sống từ bao đời trên các đảo này. Và, các đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam là điều không thể đảo ngược được.

3. Trong “Về Tổ” có lịch sử Việt Nam cắm mốc chủ quyền và lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ biển đảo của các thế hệ người Việt Nam

- Trong bài Tổ quốc Việt Nam, Thế Kỷ đã cho ta biết:“Cắm cột mốc chủ quyền thời Minh MạngĐặt trai binh trưng thuyền thuở Pháp sangSát nhập Hoàng Sa vào địa chính xứ An NamPháp - Gia Long lại đo đạc thủy trình, thủy phân

lần nữaBao nhiêu đời tổ tông, con cháu…Mãi đến bây giờ sử sách khó phi tangHoàng Sa, Trường Sa là Tổ quốc Việt Nam” - Trước việc một Việt kiều quê Đà Nẵng đã sưu

tập hàng trăm bản đồ cổ ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để gửi về quê hương Đà Nẵng - nơi có huyện đảo Hoàng Sa - Nguyễn

47

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 48: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Thế Kỷ xúc động làm bài Trăm tấm bản đồ, ca ngợi nghĩa cử yêu nước này:

Một tấm bản đồ cả biển ĐôngChín vàng mười ngọc khó mà đongDẫu xa… xa mấy tình không cáchNỗi nhớ Hoàng Sa trĩu nặng lòngViệt kiều xứ Quảng bên trời MỹNghĩ tới Hoàng Sa nước mắt đầmTrăm tấm bản đồ ngàn đích chỉHoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam”.- Trong bài Hải chiến ngày xưa và bài Bạch Đằng

lần sau, Thế kỷ đã nêu bật những võ công hiển hách của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo nhấn chìm hàng vạn quân Trung Quốc xâm lược trên dòng sông Bạch Đằng. “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” đã là mồ chôn những đội quân Nam Hán, quân Nguyên - Mông. Tiếp nối những câu thơ của Trương Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú:

“Đến nay nước sông tuy chảy hoàiMà nhục quân thù không rửa nổi!” Nguyễn Thế Kỷ có những câu: “Ngày xưa hải chiến với quân TầuNhớ lại Bạch Đằng để nhắc nhauCọc gỗ dân Nam đầu nhọn sắtVạn thuyền xác giặc nước vùi sâu”Hay:“Bốn trăm thuyền giặc phơi sông máuẢo mộng xâm lăng chìm đáy sâu”.- Trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm

lược biển đảo quê hương, trận chiến của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988, đã có 64 chiến sĩ hy sinh, để lại trong Thế Kỷ nhiều cảm xúc. Ông có ba bài viết về trận chiến này, rất xúc động, là Nghe vọng Diên Hồng, Không phải con nằm đâu đây và Chiếc áo kỷ vật.

- Trong bài Không phải con nằm đâu đây:“Tại vùng đảo Cô lin - Len đaoSáu mươi tư chiến sĩ chậm mauRa đi chẳng hỏi chào đồng độiMẹ ạ, con cũng bất ngờ quá vộiKhông kịp thưa qua mẹ tiếng nàoCho đến tận bây giờ chỉ biết có biển sâuVà những con sóng cứ gào, gào không ngớt”.Người chiến sĩ Gạc Ma hy sinh rồi mà vẫn còn

nghĩ đến mẹ, nghĩ đến con, đến vợ. Và anh đã có những ứng xử vẫn tình đời, nhân văn cao cả, cả khi đã hy sinh:

“Con vừa chợt thấy tóc mẹ bạc trắng

Đáy biển sâu không có sóng để con nhầmMẹ ơi! Bây giờ nhớ con mẹ cứ yên tâmVề Lý Sơn bảo con con mau ăn, chóng lớnNhìn trái bàng vuông hay văn, giỏi toánTrông ra Trường Sa mến bạn kính thầyBảo vợ yêu của con, chớ nghĩ tới thiếu đủ tháng ngàyChớ đợi mãn tang chồng cho vơi đầy lòng ray rứtCái đêm chia tay trước nhà, vợ con là đốm đuốcCái ngày con ra đi vì nước, mẹ là giang san”.Người chiến sĩ Gạc Ma là bất tử:“Không! Không phải con nằm mà con đứngĐứng thẳng từ trong sóng dâng, biển dựng”.Đây là cái nhìn rất mới của Thế Kỷ về sự hy sinh của

những chiến sĩ trẻ trong thời @, rất đáng suy ngẫm.4. Vạch mặt Trung Quốc là kẻ xâm lược biển đảo,

gây bao đau thương mất mát cho người Việt NamĐây là một trong những chủ đề mà Nguyễn Thế

Kỷ tập trung phản ánh, nhằm khẳng định Trung Quốc có truyền thống xâm lược Việt Nam, từ xưa tới nay, với các bài: Cột đồngMã Viện có hay không?, Cái bóng của cột đồng Mã Viện, Giận Tam Sa, Trăm tấm bản đồ, Hải chiến ngày xưa, Bạch Đằng lần sau, Cãi nhau, Có lưỡi phải có đầu, Ngư dân Quảng Ngãi ngoan cường, Nghe vọng Diên Hồng,.…

- Trong bài Ngư dân Quảng Ngãi ngoan cường, Thế Kỷ tố cáo Trung Quốc là thủ phạm đâm chìm tầu cá Việt Nam:

“Tốp đông tàu cá bên Trung QuốcVi phạm chủ quyền biển Việt NamTa đuổi chúng đi, không đuổi đượcChúng còn nã súng toại lòng thamBắn cháy ca bin tàu Quảng NgãiHải quân Trung Quốc quá hung tàn”.- Trong bài Giận Tam Sa, tác giả viết: “Một thành phố Tam Sa ma quáiHiện hình trên quần đảo Hoàng Sa… Một thành phố Tam Sa ma quái hiện hìnhTa đã thấy, đã nghe và đã giậnAnh thương binh xóm nghèo vứt nạngTôi quì xuống đấy, xin làm chân anh!”- Trong bài Trăm tấm bản đồ:“Bản đồ trăm tấm trăm lần vẽMột nét “lưỡi bò” một nét không!Trung Quốc hải phần đến Hải NamNhưng vì hạ thức chất chồng tham“Lưỡi bò” lưỡi quỷ dài… Ai tạo?/Liếm đến Trường

Sa những tục phàm/… Trăm tấm bản đồ ngàn đích chỉ…/Hoàng Sa là Tổ quốc Việt Nam!”

48

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 49: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

5. Viết về Hải quân Việt NamTrong “Về Tổ”, Nguyễn Thế Kỷ có hẳn 3 bài thơ

viết về Hải quân anh hùng, là: Hải quân ta, Chiều Cam Ranh, Hải quân hiện đại. Qua đó, ta thấy cả bước chuyển về trang bị tầu thuyền của Hải quân, từ thô sơ lên hiện đại. Nếu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hải quân ta mới có ghe bầu để chuyển vũ khí Bắc - Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, thì nay, hải quân ta đã được trang bị những con tầu chiến hiện đại; có tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng:

“Xưa xuồng tên lửa lừng khừngNay trên chiến hạm tưng bừng biển Đông”Không chỉ có tầu nổi, còn có cả tầu ngầm Ki lô hiện đại:“Tên lửa, tầu ngầm… đã có nhauLính thủy đánh bộ dàn chiến tuyếnTầng không tiêm kích rít ngang đầuHải quân hiện đại ta tiên viễnBảo vệ hòa bình biển cạn sâu”.Lực lượng đặc công nước của Hải quân cũng được

Thế Kỷ phản ánh rất rõ nét, với những kỳ tích, tiếp nối truyền thống của danh tướng Yết Kiêu xưa (qua các bài: Yết Kiêu, Binh đoàn thợ lặn):

“Nói đến đặc công nước/Nhớ ngày trước Yết Kiêu/Dẫu sâu cạn bao nhiêu/Anh thảy đều lặn tới/… Ngày đêm anh cũng vậy/Ở nước như ở nhà/Sông gần như biển xa/Gian nguy gì chẳng kể”.

6. Phản ánh tình yêu biển đảo của nhân dân (qua một số tấm gương tiêu biểu…)

- Trong bài Ngư dân Quảng Ngãi ngoan cường, Thế kỷ ca ngợi:

“Bạn chèo anh dũng như Văn PhảiQuang Thạnh trưởng tầu quả thép gangChín ngư dân Quảng Ngãi ngoan cườngGiữ nước, giữ trời, giữ hải cươngGiữ lá cờ thiêng liêng Tổ quốc

Đỏ tim mình, xanh ngát trùng dương”- Bài Góp đá xây Trường Sa, tác giả

nêu một số nhân vật tiêu biểu, là Hà Châu - sinh viên sư phạm mở chương trình “Góp đá Trường Sa”, là thương binh Công Hùng “chiến trường xưa còn lại một chân”, là Bà Lan đã tám chục tuổi vẫn “tay nâng đá”, là chị Quý ve chai vẫn tham gia phong trào:

“Đá góp lòng dân thành trụ núi/Cắm xuống Trường Sa mốc chủ quyền/Biển dậy gió giông cùng bão nổi/Trường Sa muôn thuở mãi còn nguyên”.

Với “Về Tổ”, Nguyễn Thế Kỷ đã tạo nên 3 kỷ lục. Một, Nguyễn Thế Kỷ viết hẳn một tập thơ gần 160

bài về chỉ một chủ đề biển, đảo quê hương. Đây là hiện tượng chưa từng có ở nước ta, đến nay.

Hai, Nguyễn Thế Kỷ viết cả một Bách khoa thư về biển đảo … bằng thơ. Đây là hiện tượng chưa từng có ở nước ta, đến nay.

Hai kỷ lục trên để thách thức những người làm thơ Trẻ. Với Nguyễn Thế Kỷ, người đã bước qua Bát tuần, thuộc người “xưa nay hiếm”, tự thân ông đã lập một kỷ lục thứ ba - Người cao tuổi Việt Nam đầu tiên xác lập hai kỷ lục trên.

Có được như vậy, chỉ có thể: Là một người có tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là biển, đảo; có lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của cha ông; Là người theo rất sát, nắm rất vững tình hình Biển Đông; Là người có vốn sống , sự hiểu biết sâu rộng, nguồn tư liệu dồi dào và đã đi thực tế biển, đảo; Là người có Tài. Bởi có đủ những yếu tố đó, Nguyễn Thế Kỷ mới viết được “Về Tổ”. Chính vì thế “Về Tổ” là tập thơ đích thực, có ích, thật đúng với khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: “Thơ không chỉ đánh thức, thơ còn phải dựng thẳng những hồn người trước phong ba, còn phải là những lời huyết thề từ tâm khảm mỗi con người khi Tổ quốc kêu gọi mình”. “Về Tổ” xứng đáng với vị thế ấy lắm.

Với thơ, Nguyễn Thế Kỷ đã làm được một công việc lớn lao ấy.

Còn về tư cách một con người Việt Nam trước họa xâm lăng của Trung Quốc, liệu chúng ta, ai đã có một giấc mơ như ông Bát tuần Thế Kỷ này không:

“Mơ đêm vậy thực ngày cũng vậyTrường Sa chiến sĩ nở như hoaVui quá! Tưởng ta vừa tỉnh dậy,Ngỡ ra mình: Anh lính Trường Sa!” n

49

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 50: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Đại Huệ sơn - núi do Hoàng đế Quang Trung đặt tên

Đại Huệ sơn - trước thời Tây Sơn, núi có tên là Đại Tuệ - một danh thắng đất Hoài Hoan xưa, nay thuộc địa phận xã Thanh Tuyền (Nam Thanh) và Nộn Liễu (Nam Xuân và Nam Anh), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Núi Đại Huệ ỏn ngữ phía Bắc huyện, là ranh giới giữa huyện Nam Đàn với huyện Đô Lương và huyện Nghi Lộc. Núi cao 454m, nhân dân địa phương thường gọi là rú Nậy.

Đại Tuệ sơn là dãy núi kéo dài từ huyện Đô Lương đến huyện Hưng Nguyên, phía Tây có các ngọn Hải Thuỷ, Hồ Cương; phía bắc có ngọn Đại Quốc (Đại Vạc); phía đông có các ngọn Đại Bàn, Đại Tứ, Đại Hải; phía nam có núi Động Tranh - có hai cấp là Động Tranh thấp và Động Tranh cao. Đứng dưới nhìn lên, núi Đại Tuệ thế cao thấp trập trùng, cây cỏ xanh tươi, trông đẹp như tranh vẽ. Sườn núi phía nam và phía đông nam là những vạt chè lớn, hoa quả

l TRƯƠNG NGUYỄN HÀ BÌNH

Điểm du lịch văn hóa tâm linh Xứ NghệĐại Huệ sơn - núi thiêng

Mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ, trên núi Động Tranh

Tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ

50

Page 51: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

nhiều, mùa nào thức ấy. Quả vải là đặc sản ở đây ngon nổi tiếng khắp nơi. Viên quan nhà Đường đô hộ Hoan Châu biết rõ vua quan nhà Đường, đặc biệt ái khanh của vua là Dương Quý Phi rất ưa thích vải này. Chuyện truyền rằng, mỗi khi mùa vải chín, ngắm trời phương Nam, khi ngựa đưa vải tiến dâng vua về đến Tràng An, Dương Quý Phi nhoẻn miệng cười. Đỗ Mục, nhà thơ nổi tiếng đời Vãn Đường đã viết:Nhất kỵ hồng trần Phi tử tiếuVô nhân tri thị lệ chi laiDịch: Bụi hồng ngựa ruổi Phi cười nụVải tiến mang về ai biết đâu?Từ đó, người ta đặt cho vải này cái tên là Phi tử tiếu (Nàng Phi cười).

Ở vùng Nam Đàn còn truyền lại một bài hát Chầu văn vạch rõ tội ác tày trời của bọn thống trị nhà Đường tố cáo lên nỗi thống khổ của nhân dân nơi đây trước ách đô hộ tàn bạo, nhất là việc phải cống vải sang tận kinh đô Tràng An của Trung Quốc:… Nhớ khi nội thuộc Đường triềuGiang sơn cố quốc nhiều điều ghê gaiSâu quả vải vì ai vạch láNgựa hồng trần kể đã héo hon.

Biết bao người nông phu Nam Đàn đã phải bỏ mạng trên đường cấp tốc cống đặc sản quý báu này. Ngọn lửa hờn căm bọn thống trị nhà Đường đang âm ỷ trong nhân dân. Mai thúc Loan là một trong những dân phu cống vải, hiểu rõ khát vọng giải phóng dân tộc của nhân dân, nên đã thổi bùng ngọn lửa hờn căm thành một cuộc khởi nghĩa lớn năm 722. Với tài năng lỗi lạc và ý chí kiên cường, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được bọn xâm lược, đưa lại thái bình cho Tổ quốc, hạnh phúc cho mọi nhà.

Tại đền thờ Mai Thúc Loan ở làng Nghi Lễ (nay là thị trấn Nam Đàn), trong Tiên chân báo ứng tân kinh có ghi bài thơ ca ngợi công đức trời biển của ông:Hùng cứ Hoan châu địa nhất phương,Vạn An thành luỹ, Vạn An hươngTứ phương hưởng ứng hô Mai ĐếBách chiến uy danh nhiếp Lý ĐườngLam thuỷ giang thanh, thanh lãng ngọcHùng sơn phong tĩnh, tĩnh yên lang.Lệ chi tuyệt cống Đường nhi hậu

Dân đáo vu kim thụ tứ trường(Dịch):Hùng cứ Hoan châu đất một vùngVạn An thành luỹ khói hương xôngBốn phương Mai Đế lừng uy đứcTrăm trận Lý Đường phục võ côngLam thuỷ trăng in tăm ngạc lặn,Hùng sơn gió lặng khói lang khôngĐường đi cống vải từ đây dứtDân nước đời đời hưởng phúc chung.

Ở phía Nam núi Đại Tuệ có hồ Nộn rộng bao la, là một trong những hồ lớn của Việt Nam. Những chiều hè êm ả, khi có những trận nồm nam từ biển thổi lên, cộng với hơi nước của hồ thì con người sống ở đây tràn đầy cảm giác thư thái, dễ chịu. Bóng Đại Tuệ in xuống Nộn hồ rung rinh theo sóng nhẹ. Ngày xưa, dòng Lam giang chảy qua đây. Nộn hồ là vết tích của một cuộc biển dâu. Sách Đại Nam nhất thống chí đã viết: “Nộn hồ và sông Lam bao quanh, thuyền ghe xuôi ngược trong khoảng nắng sớm, mù chiều, thật là một danh thắng trong tỉnh Nghệ An”.

Trên đỉnh Đại Tuệ có động Thăng Thiên, trong động có chùa Đại Tuệ, tục truyền do Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dựng lên để thờ Phật Bà Đại Tuệ, người

Đường lên chùa Đại Tuệ. Ảnh: http://daituetu.huongsenxunghe.com

51

Page 52: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

đã phù hộ hai cha con nhà Hồ xây dựng thành Đại Tuệ làm căn cứ chống giặc ngoại xâm. Ngoài chùa Đại Tuệ còn có chùa Hương Lâm, giếng Thạch Tĩnh, có khe Trúc, khe Mai bên cạnh, cảnh đẹp như chốn đào nguyên. Mé dưới có suối Ngọc Tuyền nước trong veo, thơm mát.

Trong dãy núi Đại Tuệ có truông Băng và truông Hến.

Sau khi đại thắng quân xâm lược nhà Thanh giữa Tết Kỷ Dậu 1789 trở về Phú Xuân, Nguyễn Huệ lại đập tan số quân mai phục của Lê Hân, một cựu thần nhà Lê ở truông Băng và truông Hến - nơi ông đã dẫn đại quân ra Thăng Long. Vua Quang Trung đã dừng lại ở Nghệ An, quê cha đất tổ của ngài. Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Sùng Chính thư viện (thành lập năm 1791) do La Sơn đứng đầu. Ông cũng giao cho Nguyễn Thiếp tìm đất ở Nghệ An để xây dựng Phượng Hoàng Trung đô, song việc đó không thành do Quang Trung đã đột ngột qua đời. Trong dịp này, ông đổi tên núi Đại Tuệ thành núi Đại Huệ. Giai thoại ở vùng này kể rằng: Khi vua Quang Trung đang đứng trên đỉnh núi Đại Tuệ nhìn đoàn quân chiến thắng trở về, bỗng có một cụ già người địa phương đến thưa rằng:

- Tôi biết Đại vương vốn gốc nhà Hồ. Nhà Hồ trước đã về đây xây dựng thành luỹ để chống giặc Minh, thành luỹ xây rồi lại đổ. Sau phải xây ngôi chùa thờ Phật Bà, công việc mới trôi chảy. Đại vương qua đây, lần nào cũng chiến thắng, chắc là có Phật Bà phù hộ. Vậy nên theo gương

trước, ắt thắng tích còn nhiều.Quang Trung hỏi: - Thế Phật Bà ở đây tên gì? - Dạ, Phật Bà tên là Đại Tuệ

(Trí sáng suốt lớn).Quang Trung nghiêm nghị,

nói sang sảng:- Nước là nước của dân, thần

Phật nào giúp ta làm nên chiến tích ta sẽ nhớ ơn. Từ nay, hãy đổi tên núi Đại Tuệ thành núi Đại Huệ.

Nghe vua Quang Trung nói vậy, ba quân reo hò vang dội, tỏ ý hoan hỉ, tán thành. Núi Đại Huệ đã được Phó bảng Nguyễn Thúc Dinh vẽ bằng thơ:Huy hoàng cảnh vật đất Hồng LamĐại Huệ danh cương vẻ khác phàmCao ngất đồi non mây trắng phủRầm rì cây cối lá xanh chàm.Gió tùng huyên náo lòng tơ tưởngTrái lá xôn xao bạn tiếu đàmSáu bảy dặm hoà liên tiếp mãiChuyên tâm cổ ngạn ý chưa cam.

Núi Động Tranh - nơi đặt mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. Núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi được Nguyễn Sinh Khiêm - anh của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn để đưa hài cốt mẹ là bà Hoàng Thị Loan lên táng. Một ngày đầu tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942), ngày lành tháng tốt được Nguyễn Sinh Khiêm chọn, sau khi làm các thủ tục tâm linh, ông cùng hai người cháu thân tín lên đào 9 huyệt rải rác trên sườn núi Động Tranh thấp. Vùng huyệt đào ở độ cao gần 100m so với mặt nước biển. Sau lưng có Động Tranh cao làm “huyền vũ” như ngai tựa vững vàng. Bên trái có núi Khe Cùng làm “tả thanh long”, bên phải có núi Ao Hồ làm “hữu bạch hổ”. Ngay phía trước có núi Dù làm

“án sơn” (gọi là Chu Tước), xa xa có ngọn núi cao, có dãy núi Trà Sơn hướng chầu về. Phía trước có dòng sông nhỏ chảy từ Nộn hồ qua trước khu mộ chảy về xuôi gặp sông Lam thơ mộng, với đôi bờ trù phú, dân cư đông đúc làm “đại mạch thuỷ”. Vùng huyệt ở vị trí cao ráo, đẹp đẽ, phong cảnh hữu tình. Về phía nam, dãy núi Thiên Nhận, có thành Lục Niên ghi dấu ấn Lê Lợi ở đỉnh Hoàng Tâm, nơi có La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ẩn dật và Sùng Chính thư viện ở đỉnh Bùi Phong. Xa xa là núi Đụn với câu sấm ký truyền muôn thủa (Đụn sơn phân giới, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh), nơi có thành Vạn An và khu mộ của Mai Hắc Đế. Về phía tây có chùa Đại Tuệ, thành nhà Hồ. Về phía tây có núi Đại Hải, Độc Lôi. Phía đông nam có núi Thanh Lam ghi dấu cột cờ Trương Phụ trên đỉnh núi. Tại vùng huyệt, ta có thể nhìn xa về nơi có làng Đan Nhiệm - quê hương Phan Bội Châu, làng Thông Lạng quê hương Lê Hồng Phong, xã Hưng Nhân quê hương Phạm Hồng Thái, làng Tùng Ảnh quê hương Trần Phú, làng Đông Thái quê hương Phan Đình Phùng, làng Tiên Điền quê hương Nguyễn Du.

Đến chiều tối thì 9 huyệt đào xong. Nguyễn Sinh Khiêm cho hai cháu về trước. Chờ đêm về khuya, ông một mình thắp hương, khấn vái xin phép thổ thần rồi đặt hài cốt mẹ xuống một trong 9 huyệt đã đào sẵn, lấp đất vừa đủ kín hài cốt. Sáng sớm hôm sau, hai người cháu chỉ việc lấp cả 9 huyệt cho đất bằng như cũ, huyệt nào cũng

52

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 53: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

như huyệt nào. Vậy là hài cốt bà Hoàng Thị Loan được đưa từ khu vườn nhà ở làng Sen lên núi Động Tranh thấp cải táng. Ngoài Nguyễn Sinh Khiêm, không ai, kể cả hai người cháu thân tín, được biết hài cốt bà Hoàng Thị Loan ở huyệt nào trong 9 huyệt.

Đến ngày giỗ lần thứ 49 cụ Hoàng Đường (7/4/1942), Nguyễn Sinh Khiêm đã báo cho bà con họ nội và họ ngoại biết mình đã cải táng hài cốt mẹ trên núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ. Năm 1946, ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan được tôn tạo lần đầu. Ngày 3/11/1946, Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Ngay sau khi gặp được người em ruột giờ đã là Chủ tịch nước về, hôm sau, Nguyễn Sinh Khiêm thông báo cho bà con anh em trong họ về việc mình gặp em trai. Hôm sau, ông cùng bà con trong họ Nguyễn Sinh và họ Hoàng Xuân lên núi Động Tranh thấp. Sau khi xác định chính xác một trong 9 huyệt mộ có đặt hài cốt mẹ, Nguyễn Sinh Khiêm khẳng định: “Đây chính là ngôi mộ mẹ tôi”. Cả hai họ cùng nhau lấy đất, đá núi đắp thành ngôi mộ và gắn tấm bia: “Hoàng Thị Loan chi mộ 1868-1901”. Từ đó, cứ đến kỳ tảo mộ hàng năm, bà con trong dòng họ lên thắp hương và đắp thêm đá cho ngôi mộ.

Để ghi nhớ công lao to lớn của bà Hoàng Thị Loan, người mẹ đã sinh thành, nuôi dạy Bác Hồ, thể theo nguyện vọng và tình cảm thiêng liêng của đồng bào cả nước, cùng với thời điểm ở Ba Đình - Hà Nội khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì tại núi Động Tranh, ngày

5/7/1983, Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Nghệ Tĩnh đã ra Nghị quyết NQ03/TV, quyết định xây dựng khu mộ bà Hoàng Thị Loan.

Ngày 19/5/1984, đúng ngày kỷ niệm 94 năm ngày sinh Bác Hồ, Tỉnh uỷ, UBND Nghệ Tĩnh và Bộ Tư lệnh Quân khu IV đã làm lễ trọng thể khởi công xây dựng Khu mộ bà Hoàng Thị Loan - công trình lưu niệm đặc biệt. Hài cốt bà được giữ nguyên tại chỗ, nơi ông Nguyễn Sinh khiêm đã chọn. Ngôi mộ hình hộp chữ nhật, dài 250m, rộng 140m, cao 150m. Ngôi mộ được ốp xung quanh bằng những phiến đá hoa cương từ nước bạn Liên Xô và những phiến đá cẩm thạch của quê hương Nghệ An (lấy từ mỏ đá Quỳ Hợp). Mặt trên ngôi mộ được gắn kết những hòn đá tự nhiên chọn ở khu vực xung quanh núi Động Thanh. Từ xa, ta có thể chiêm ngưỡng khu mộ sáng toả rõ nét giữa đại ngàn xanh thắm. Nổi bật là khung giàn hoa ôm ấp, che mát ngôi mộ. Giàn hoa trên mộ bà đồng dạng với giàn hoa bên cạnh nhà sàn Bác Hồ tại phủ Chủ tịch, là sự cách điệu khung cửi dệt vải thân thương gắn bó suốt đời người mẹ tần tảo lao động nuôi dưỡng nên người con vĩ đại Hồ Chí Minh. Phủ trên giàn hoa che ngôi mộ là các cành hoa giấy lấy giống từ tỉnh Đồng Tháp - nơi ông Nguyễn Sinh Sắc yên nghỉ, và từ tỉnh Bình Trị Thiên - nơi chứng kiến những giây phút cuối cùng của cuộc đời bà Hoàng Thị Loan.

Phía trước ngôi mộ, dựng tấm bia lớn bằng đá đen núi Nhồi (Thanh Hoá) ghi tạc tiểu sử và công lao của người yên nghỉ dưới mộ.

Góp phần tạo nên một không gian thơ mộng trang nghiêm cho người đến viếng mộ, là lối lên và xuống từng cung bậc, từng nấc thang, nhịp nhàng men theo triền dốc thoai thoải. Bên trái là đường lên với 269 bậc, bên phải là đường xuống với 242 bậc, mỗi bên có độ dài khoảng 500 m. Cảnh quan thung lũng trước mộ và vườn rừng xung quanh mộ rộng hơn 10ha do tập thể cán bộ, chiến sĩ Quân khu IV cải tạo đất, trồng và chăm sóc cây tôn tạo nên. Nơi khu mộ, trồng những giống cây quả đặc sản và cây gỗ quý được lấy từ các huyện trong tỉnh, như cam Xã Đoài, bưởi Phúc Trạch, hồng Thạch Đài, Xuân Liễn, nhãn Đô Lương, chanh Nam Đàn, Hưng Nguyên, chè Anh Sơn, dứa Nghĩa Đàn, Yên Thành, trám Thanh Chương…lát hoa, vàng tâm Quỳ Hợp. Che mát bên mộ là rừng thông, ngày đêm ngân nga tiếng ru non sông đất nước.

Khu mộ bà Hoàng Thị Loan, trên núi Động Tranh là một quần thể di tích lịch sử văn hoá đặc biệt.

Núi Đại Huệ - nơi Trời và Đất gặp nhau, là nơi ở của thánh thần, vốn đã đẹp, đã thiêng lại càng trở nên đẹp và thiêng liêng hơn bởi núi được người Anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ đặt tên, và bởi là nơi yên nghỉ ngàn thu của một Người Mẹ vĩ đại đó sinh cho nhân loại một vĩ nhân - Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới.

Đại Huệ sơn - Ngọn núi Thiêng - là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Xứ Nghệ, và của Việt Nam./.n

53

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 54: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ giao lưu văn hóa lâu đời, nghệ thuật sân khấu cổ Việt Nam không thể

không chịu ảnh hưởng, học tập của nghệ thuật cổ Trung Quốc, đó là điều chắc chắn.

Nhưng nếu cho rằng nghệ thuật sân khấu tuồng Việt Nam là do nghệ thuật Kinh kịch Trung Quốc truyền bá, đó là điều ngộ nhận thiếu căn cứ.

Nhìn về toàn cục giữa sân khấu tuồng Việt Nam và sân khấu Kinh kịch Trung Quốc, người ta thấy cả hai sân khấu đều xuất hiện cân đai, áo mũ, râu ria, gươm giáo, mặt mày bôi vẽ rằn ri v.v... thì đó là cái thật giống nhau. Nhưng đi sâu từng phần, từng

nét tiểu dị thì sẽ thấy cái khác nhau là cái chính, và những cái giống nhau là cái phụ, cái thứ yếu. Tôi xin chứng minh về khác nhau và giống nhau như sau:

- Về làn điệu hát, lý, âm hưởng của âm nhạc tuồng khác với âm hưởng của âm nhạc Kinh kịch Trung Quốc.

- Về phần phục trang áo mũ, xiêm y, cho đến trang vẽ mắt cũng khác nhau. Về vũ đạo giữa sân khấu tuồng với sân khấu Kinh kịch cũng khác xa.

Tôi là người làm bằng nghệ thuật sân khấu tuồng Huế, tuồng của cụ Đào Tấn. Hôm nay tôi không hy vọng sẽ chứng minh tất cả các mặt khác và giống nhau của sân khấu tuồng Việt Nam và sân khấu

SỰ KHÁC&GIỐNG NHAUVỀ VŨ ĐẠO GIỮA SÂN KHẤU TUỒNG VIỆT NAMVÀ SÂN KHẤU KINH KỊCH TRUNG QUỐC

LTS: NSƯT - Võ sư cao cấp - Chưởng môn phái võ nổi tiếng “Bình Định gia” Trần Hưng Quang, quê ở miền đất Võ và Tuồng nổi tiếng : huyện Phù Cát, Bình Định. Trong dòng máu ông có huyết thống của cả võ thuật và nghệ sĩ Tuồng. Và, cả cuộc đời ông cũng chỉ đam mê, cống hiến đến hơi thở cuối cùng và đều thành danh ở cả hai lĩnh vực này. Dáng người ông nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, tinh anh như một con sóc. Và giọng nói Bình Định toát lên sự hào sảng. Với Tuồng, do mạnh về vũ thuật, ông thường vào vai tướng và rất thành công, như vai Lưu Khánh trong vở Ngũ hổ bình tây, Trần Lộng trong vở Trần Bình Trọng,.. Đặc biệt, ông có một vai để đời, thành kinh điển, là vai Ốc trong vở “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Ông mất ngày 19/7/2014, hưởng thọ 88 tuổi. Văn hiến Việt Nam xin gửi lời chia buồn tới gia đình NSƯT Trần Hưng Quang và Môn phái Bình Định Gia, đồng thời xin trân trọng giới thiệu bài viết của NSƯT Hưng Quang về nghệ thuật Võ Tuồng Việt Nam thông qua cả đời múa võ Tuồng của mình, ông khẳng định vũ đạo Tuồng tuy có một số điểm giống song về cơ bản hoàn toàn khác vũ đạo của Kinh kịch Trung Quốc.

l NSƯT - Võ sư TRẦN HƯNG QUANG

54

Page 55: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Kinh kịch Trung Quốc. Vì đã có các ngành chuyên môn có mặt tại hội thảo này nói đến. Tôi chỉ được phép chứng minh sự khác và giống nhau về phần vũ đạo, động tác múa.

Ngay trên sân khấu tuồng Việt Nam thì các anh, các bạn cũng đã thấy rõ cái khác nhau giữa lưu phái tuồng miền Trung với tuồng Sài Gòn và tuồng Bắc. Có lẽ là ở hai đầu đô thị Sài Gòn và Hà Nội có điều kiện giao tiếp với sân khấu Kinh kịch Quảng Đông nên đã tiếp thu những mặt như vũ đạo, động tác, trang phục và hóa trang của Kinh kịch Trung Quốc, và đó là điều tất nhiên trong nghệ thuật.

Như chúng tôi đã nghiên cứu vũ đạo sân khấu tuồng Việt Nam và vũ đạo sân khấu Kinh kịch Trung Quốc. Vũ đạo chia làm hai phần: phần vũ đạo chính thống xuất phát từ vũ thuật dân tộc và được nâng cao thành vũ đạo sân khấu. Phần thứ 2 là những động tác sinh hoạt ngoài đời như: Bắt bướm, hái hoa, lội suối, trèo non, mở cửa của sân khấu. Cả hai dòng võ thuật dân tộc đều là cốt lõi, là cái sương sống của vũ đạo sân khấu.

Từ thời xưa, võ thuật Việt Nam khác với võ thuật Trung Quốc. Tôi tạm lấy cái mốc từ thời thầy Báo Hiến ở thôn An Thái, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, ông là người thầy dạy võ cho anh em Nguyễn Huệ và Bùi Thị Xuân. Võ thuật dân tộc Việt nam

khác với võ Trung Quốc từng bộ tấn như: Đinh tấn, trung bình tấn, hạ mã tấn, tọa mã tấn, và chảo mã tấn, và cũng khác nhau cả đôi tay quyền. Đến đầu thế kỷ 20, khi ông Tàu Sau (tức là Dịp Trường Phát) từ Quảng Đông sang truyền dạy phái võ Thiếu lâm tại thôn An Thái huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, từ đó miền trung mới có võ Tàu, mới có ngựa kim kê, tay song kĩ và hình bán nguyệt. Và cũng từ đó, hai dòng võ thuật song song tồn tại và ngày càng phát triển. Hiện nay hầu khắp trong nước các môn phái đều có võ Tàu, và cái gốc của võ thuật dân tộc còn rất ít. Võ tàu thì nhanh nhạy uyển chuyển, mềm mại, đẹp, nhưng chân trụ tấn thì không chắc, không khỏe bằng võ dân tộc. Ngược lại võ dân tộc lại di chuyển chậm chạp và thô kệch hơn võ Tàu. Võ Việt Nam, các bài thảo đều có lời thiệu như: Thảo ngọc trâu, Lão mai, Mai dân, Kim ngưu v.v... Còn võ Trung Quốc không còn gọi lài bài thảo mà gọi là bài Quyền và không có lời giới thiệu, chỉ có tên của các thế võ như thế đấm thôi sơn, lưỡng đao phạt thủ, song long quá hải, thoái bộ khinh công v.v... và tên các bài quyền như: Miêu tẩy điện, tứ môn, thần đồng, ba chiêng hổ v.v...

Vũ đạo của tuồng Việt Nam múa theo chân trụ tấn của võ đạo dân tộc, và múa theo phương thẳng đứng bằng hình tròn. Còn Kinh kịch Trung Quốc múa theo ngựa tấn kim kê, hình bán nguyệt, theo đường cong, xéo. Tất nhiên mỗi bên đều có cái đẹp riêng, cái độc đáo của mỗi bộ môn nghệ thuật của mỗi bước.

Nói chung nhìn trên sân khấu dân tộc thì trừ tuồng miền Trung và chèo còn giữ được cái chất riêng, cái bản sắc độc đáo của dân tộc. Còn tuồng Sài Gòn, tuồng Hà Nội và cải lương vì còn điều kiện giao tiếp với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc nên

Đại võ sư Trần Hưng Quang

55

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 56: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

được học tập nhiều hơn. Còn tuồng miền Trung, vì ở giữa nước, thiếu điều kiện giao tiếp nên ít học tập được sân khấu Kinh kịch. Dù rằng nhà Nguyễn có mời chuyên gia Trung Quốc sang kinh đô Huế huấn luyện nghệ thuật đi nữa, thì cái bản sắc của tuồng Huế, tuồng miền Trung vẫn khác và cho đến ngày nay vẫn khác.

Ở miền Bắc có các cụ như: cụ cả Tề, cụ Ba Tuyên, cụ Sáu Đen và những người học tuồng kinh tại kinh đô Huế, diễn theo tuồng miền Trung. Khi về Hà Nội thì các cụ diễn theo tuồng miền Trung. Khi về Hà Nội thì các cụ diễn tuồng Bắc lẫn tuồng Trung.

Tôi xin đơn cử động tác cưỡi ngựa và phi ngựa, thì cái roi ngựa của Tuồng Việt Nam khác với chiếc roi ngựa của Kinh kịch Trung Quốc. Cái giống nhau là ở tính tượng trưng, có khi nó là cái roi, nhưng có khi nó lại là con ngựa. Nhưng khi sử dụng động tác để cưỡi và phi thì hoàn toàn khác nhau. Dáng mão cổ của tuồng Việt Nam cũng khác với dáng mão của Kinh kịch. Mão của tuồng có các loại như: mão xuân thu, văn tòn câu, võ tòn câu (hay gọi là văn trạng, võ trạng), mãi thẻ ngang, mão kim thôi, ngạch quan, bình thiên, cửu long, cửu phụng. Mão của tuồng Việt Nam thì hai tua mão hai bên. Không dài quá dưới vai như mão Kinh kịch. Không có mão để trống đỉnh đầu trừ mão ngạch quan và mão cửu phụng của đào. Khi sử dụng mão cho nhân vật cũng khác nhau. Ví dụ mão xuân thu, trái mầu tròn không có tua hai bên, dùng cho nhân vật anh hùng, trung nghĩa, như Quan Văn Trường chẳng hạn. Ngược lại nhân vật Quan Văn Trường Trung Quốc lại đội mão kim quang không có trái mão và có một chiếc bông thật to trên đỉnh đầu.

Các loại áo của tuồng như: long chấn, bào, mãng, giáp v.v... đều không thể dài đến gót như các loại áo của Kinh kịch, mà chỉ mặc dài đến trên đầu gối 10 phân. Những tay áo rộng của tuồng đều không có tay nước như Kinh kịch. Tay nước là một thứ đạo cụ để sử dụng diễn xuất rất hay, rất đẹp, nhưng sân khấu tuồng Việt Nam không có. Kể cả đôi hia của tuồng miền Trung cũng khác hẳn với hia Kinh kịch. Về hóa trang vẽ mặt của Kinh kịch thì vẽ theo mảng, khối, còn vẽ mặt của tuồng miền Trung thì vẽ theo đường gần, đường chỉ trên mặt thật mà cách điệu thành các loại nhân vật trung, nịnh, lão văn, lão võ, kép đen, kép đỏ, kép trắng, kép rằn, hay đào chiến, đào trào v.v...

Những mặt, những nét sân khấu tuồng Việt Nam

giống với sân khấu Kinh kịch Trung Quốc:- Giống nhau về mặt diễn xuất, cả hai bên

đều chú trọng thể hiện hỷ, nộ, ái, ố, ai, dục, diễn sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng và tính cách nhân vật. Về mặt ngoại hình cũng có nhiều mặt giống nhau. Như dáng râu của Kinh kịch Trung Quốc, hoàn toàn giống nhau với dáng râu của tuồng Việt Nam. Gồm các loại râu như: râu rìa liên tu, râu quắn ngắn, râu ba chòm, râu năm chòm v.v... Đặc biệt là râu mang kín cả mồm, khán giả không nhìn thấy răng, môi của diễn viên. Cũng như đôi lông trĩ của tướng Phiên, của đào chiến, khi sử dụng loan lông và khi xuất hiện trình diện trước khán giả đều có những động tác giống nhau. Nhất là khi sử dụng cây quạt trên tay cũng giống nhau: Nhân vật sử dụng quạt như đào cung trang thùy mị, hay các ông lão văn đĩnh đạc, thì động tác khác với tay quạt của loại nhân vật công tử chuyên đi ve gái. Dùng cây quạt này để nói lên tính cách của các loại nhân vật. Hoặc như những động tác bung râu, búng râu, quang râu, để nói cái giận dữ, ghét bỏ, chê trách hay khinh miệt, cả hai sân khấu tuồng và Kinh kịch đều giống nhau. Những họa tiết trên áo và mão cũng giống nhau như: lưỡng long tranh châu và những con giao, con long gắn trên mão. Con rồng và thủy bà gợn sóng, đến cái mặt hổ phù, mặt quỉ thêu trên áo cũng đều giống nhau. Chỉ có khác nhau là những cái mặt hồ phù, mặt quỷ của tuồng Việt Nam đều có đội bên trong cho cao lên, và con rồng trên áo tuồng Việt Nam thân ngắn và mập hơn con rồng của áo Kinh kịch Trung Quốc.

Phải nói rằng, nền Kinh kịch Trung Quốc là một loại hình nghệ thuật lâu đời, được các nghệ nhân, nghệ sĩ tiền hiền sáng tạo, để lại một kho báu quý giá vô vàn cho dân tộc Trung Quốc, đồng thời là nghệ thuật bậc thầy, là người anh, người bạn chí cốt của nghệ thuật tuồng Việt Nam. Nghệ thuật tuồng của Việt Nam học được những cái hay, cái đẹp của Kinh kịch Trung Quốc qua nhiều thế hệ là nhờ sự giao lưu văn hóa giữa hai nước lâu đời, song vẫn giữ được những nét riêng, đặc biệt là

1. Chân tấn, tay quyền của võ thuật dân tộc Việt Nam khác với chân tấn tay quyền của võ thuật Trung Quốc.

2. Nhân vật tuồng Việt Nam xuất hiện khác với nhân vật Kinh kịch Trung Quốc

3. Đi ngựa và phi ngựa của tuồng Việt Nam khác với cưỡi ngựa, phi ngựa Kinh kịch Trung Quốc./.n

56

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 57: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

l ThS. ĐẶNG VŨ CẢNH LINH

CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VĂN HÓA CỦA NHỮNG NGƯỜI CANH GIỮ THÀNH LŨY

AN NINH QUỐC PHÒNG CHO ĐẤT NƯỚC

LTS: Việt Nam là Quốc gia ven biển, có đường bờ biển chạy suốt từ Bắc - Trung - Nam, dài trên 3.260 Km. Hướng tới mục tiêu phân tích, tổng hợp và giới thiệu về những đặc điểm, vai trò của cư dân và văn hóa vùng ven biển, hải đảo trong sự phát triển của đất nước, Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển đã triển khai nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Đặc điểm cư dân và văn hóa vùng ven biển trong quá trình phát triển đất nước hiện nay” (Mã số KX 03/06 - 10). Cuốn sách “Văn hóa và con người vùng biển đảo Việt Nam” do Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh - Thư ký khoa học của đề tài làm Chủ biên, NXB Chính trị - Hành chính ấn hành năm 2011, là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài trên. Bài này là một mục nhỏ trong cuốn sách trên. Văn hiến xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Văn hóa

Phật đài chùa Đục - đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh San

57

Page 58: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

“Văn hóa của cư dân vùng biển đảo - Văn hóa của những người canh giữ thành lũy an ninh quốc phòng cho đất nước”

một trong những đặc trưng của văn hóa biển của người Việt truyền thống được rút ra từ cuốn sách trên Văn hiến Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Mặc dù trong lịch sử, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã nhìn nhận bằng con mắt của những người tiểu nông, chưa khai thác hết tiềm năng của biển nhưng vốn là một quốc gia luôn bị ngoại xâm đe dọa, người Việt Nam bao giờ cũng coi bờ biển dài hàng nghìn cây số của mình như là một thành lũy an ninh quốc phòng quan trọng. Đột nhập vào Việt Nam từ biển vẫn là một hướng xâm lược quan trọng mà kẻ thù luôn lợi dụng.

Bởi vậy, văn hóa biển của người Việt, bao giờ cũng là văn hóa của những người canh giữ biên giới. Lịch sử cho thấy, từ khi dựng nước đến nay, trong những mốc son quan trọng của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm luôn xuất hiện những trận thủy chiến. Nhà nước Việt Nam, thời kỳ nào cũng vậy luôn coi trọng việc quản lý biển - đảo, coi đó như là những đồn lũy cho an ninh quốc phòng.

Có thể kể ra rất nhiều những chiến công không kém phần oanh liệt trong việc bảo vệ vùng biển đất nước của cha ông chúng ta. Chính những chiến công này đã bồi đắp nên những giá trị văn hóa, những kinh nghiệm chiến tranh quân sự trên biển và bờ biển của người Việt. Nhiều địa điểm cửa sông, bờ biển đã trở thành những bãi chiến trường, ghi dấu chiến công giữ nước. Thời Hai Bà Trưng (thế kỷ I), nữ tướng Lê Chân vừa có nhan sắc, vừa giỏi võ nghệ, lại tinh thông binh pháp, là người đã khai phá vùng cửa sông Cấm - Hải Phòng ngày nay, khi đó gọi là “Hải tần phòng thủ”. Bà được ghi danh trong sử sách. Bà đã chỉ huy thủy quân giữ vững thành

công một dải bờ biển Hải Phòng và chỉ chịu thất bại khi vùng đất liền phía sau đã mất về tay quân thù.

Lịch sử cũng nhắc đến lần lượt những trận đánh thủy chiến vang dội mà sau này, Tiến sĩ Giang Văn Minh, khi đi sứ Trung Hoa đã khẳng khái nhắc nhở kẻ xâm lược trong một vế đối nổi tiếng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (sông Bạch Đằng ngay từ xa xưa đã đỏ vì máu của kẻ xâm lược). Các trận Bạch Đằng lần thứ nhất (năm 938 - dưới thời Ngô Quyền) chống quân Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy, trận Bạch Đằng lần thứ hai (năm 981 - dưới thời Lê Hoàn) chống quân Tống và lần thứ ba (năm 1288 - Trần Hưng Đạo chỉ huy) chống quân Nguyên đều là những mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc gắn liền với văn hóa biển.

Có thể thấy, trên biển cũng như trên đất liền, mỗi khi gặp phải quân xâm lược đông và mạnh hơn mình nhiều lần, quân và dân ta đều chủ trương dùng chiến tranh nhân dân, lợi dụng sự chủ quan của địch, dụ chúng vào sâu trong trận rồi phục kích bằng kỳ binh, mà kỳ binh độc đáo nhất chính là thủy triều và bãi cọc nhọn trên sông Bạch Đằng. Đó cũng là triết lý chiến tranh hầu như xuyên suốt lịch sử giữ nước của chúng ta.

Trương Hán Siêu đã viết trong Bạch Đằng giang phú:“Anh minh hai vị thánh quân,Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.Giặc tan muôn thuở thanh bình,Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”.Để bảo đảm tính chủ động và tích cực trong

việc xác định rõ chủ quyền, ngay từ thời Lý , triều đình đã thiết lập những cơ quan hành chính ở các địa phương, với cơ cấu các Trang (Trang Vân Đồn quản lý vùng biển Đông Bắc). Đến thời Trần, các trang nói trên lại được nâng lên thành các Trấn trực thuộc, trực tiếp chịu sự quản lý đất - biển, thu thuế tàu thuyền qua lại, bảo vệ cương thổ nước nhà.

Lễ Hội Dinh Cô Bà Rịa - Vũng Tàu.Ảnh: http://nguoivungtau.com

58

Page 59: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Bên cạnh việc cắt cử các cơ quan an ninh - quốc phòng vùng biển, nhà nước còn thành lập các Hải đội vừa đi tuần phòng, vừa đi đo đạc để nắm bắt và hoàn thiện bản đồ các vùng đất nước với biển cả và đảo, có ghi chú cụ thể, chi tiết. Các bản đồ thời Trần, Lê đều đã xác định được khá chi tiết một số đặc điểm về địa chất, núi non, sóng gió của khá nhiều vùng biển quan trọng của đất nước.

Trong Phủ biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã ghi chép khá cụ thể về hai quần đảo của nước ta với tên gọi: “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa”. Nhờ những ghi chép của Lê Quý Đôn và những ghi chép khác nữa mà chúng ta đã có được những chứng liệu cần thiết cho cuộc đấu tranh về pháp lý với người Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của đất nước ngày nay. Ông đã viết: “Ở ngoài vùng cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré, rộng hơn 30 dặm, có phường Tư Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”. Tất cả những điều ấy không chỉ thể hiện tư duy bảo vệ biển, bảo vệ đảo của các triều đại phong kiến nước ta, mà còn là những cứ liệu quý báu, làm căn cứ chứng minh chủ quyền trên biển không thể chối cãi của Việt Nam với một quá trình lịch sử lâu bền.

Một trong những hành động tích cực nhất nhằm giữ vững chủ quyền an ninh trên biển của các triều đại phong kiến là việc thành lập Hải đội Hoàng Sa thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (thế kỷ XIX). Hải đội này được đặt dưới quyền chỉ huy của triều đình, phụ trách việc tuần hành trong lãnh hải đất nước. Mỗi năm Hải đội có cơ chế tuyển mộ riêng, do triều đình chọn 70 suất đinh thuộc Cù Lao Ré (còn được biết đến với tên: Đảo Lý Sơn). Bản thân những đinh tráng

này đều là thanh niên khỏe mạnh, lành nghề, thông thạo biển cả và có nhiều kinh nghiệm đi biển. Chính nhờ sự chuẩn bị tốt về mặt quốc phòng như trên mà chúng ta đã nhiều lần đánh thắng các đội tàu xâm lược của nước ngoài. Chẳng hạn, đánh thắng hạm đội thực dân Tây Ban Nha vào năm 1595.

Dưới thời Tây Sơn, Vua Quang Trung nhận thấy vai trò quan trọng của việc bảo vệ biên cương trên biển của đất nước nên vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa. Tới giai đoạn nhà Nguyễn, vua Gia Long được coi là một chiến binh rất giỏi về thủy chiến. Ông rất có ý thức bảo vệ các vùng biển đảo. Vào năm 1816, ông đã lệnh cho thủy quân của mình cùng đội Hoàng Sa ra khu vực quần đảo Hoàng Sa để khảo sát và đo vẽ xây dựng phương án tổ chức và quản lý vùng biển đảo này. Năm 1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua ra Hoàng Sa trông nom đo đạc lưu dấu để ghi nhớ.

Lịch sử bám đất, giữ biển của nhân dân ta đã trở thành một truyền thống quý báu, bởi một tấc đất của cha ông cũng không thể dễ dàng dâng cho giặc. Bảo vệ biển - đảo luôn là yêu cầu cấp thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, đặc biệt là khi đất nước đang đổi mới và hội nhập quốc tế.

Kế tục sự nghiệp của Gia Long vua Minh Mạng cũng đã tổ chức lại các cơ quan tuần kiểm (tuần tra, kiểm sát) dọc bờ biển và ngoài khơi, tăng cường hoạt động của các đội Hoàng Sa, Trường Sa, Bắc Hải... Nhà vua còn sai người nghiên cứu, chế tạo tàu chạy bằng máy hơi nước và cho chạy thử trên sông Hương - cửa Thuận.

Cũng vào thời Minh Mạng, các thành quách “Tỉnh Hải”, “Ninh Hải”, “Trấn Hải”... đã được xây đắp công phu từ Hải Ninh - Quảng Yên (vịnh Bắc Bộ) đến Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và sau này mở rộng tới tận ven biển Hà Tiên.

Ảnh minh hoạ:AmateurPic

59

Page 60: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Tháng 8 - 1833, Vua Minh Mạng bảo hộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó, dựng miếu lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người ta dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”

Sau này, triều đình nhà Nguyễn ngày càng suy đốn, bên trong thì “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” (ca dao), dân tình khổ sở, nghèo đói, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân đã bị đàn áp dã man; bên ngoài thì trước các “Đề nghị cải cách” của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Xương Trạch, Bùi Viện... đóng cửa trước những tư tưởng mới, tiến bộ. Trong triều đình, phái “Thủ cựu” thắng thế, khư khư giữ chính sách “bế môn tỏa cảng”, phục hồi cái nhìn hướng nội, trọng nông, tôn sùng Nho giáo... Việc suy vong của đất nước, gắn liền với việc hèn kém trong tư duy biển, đã khiến chúng ta để mất nước. Kẻ thù xâm lược đã đến từ phía biển, phía yếu nhất trong chiến trận phòng thủ an ninh quốc phòng của nước ta thời bấy giờ.

Chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ quân chủ suy tàn rồi mất nước cho thực dân, từ nửa cuối thế kỷ XIX. Chính điều đó đã đặt ra phải nhận thức lại về văn hóa biển dưới hướng tiếp cận mới về an ninh quốc phòng.

Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để bảo vệ chủ quyền nước ta, các tổ chức dân quân ở các làng xóm, thôn xã ven biển được khẩn trương xây dựng. Các tuyến phòng ngự ven biển của quân và dân ta đã kiên cường chống trả các trận càn của địch, vừa tổ chức vận tải lương thực, vũ khí và lực lượng chiến đấu, đánh địch những đòn bất ngờ, khiến chúng choáng váng. Nổi bật nhất có thể kể đến đội vận tải đường biển Liên khu 5, quân số lên tới 200 người, 130 chiếc thuyền, trong đó có khoảng một nửa là thuyền lớn, tải trọng 15 đến 20 tấn. Từ năm 1948 - 1954, đội vận chuyển được gần 3.000 tấn hàng hóa các loại cho các tỉnh cực Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Lợi dụng các dòng sông , suối, ta tổ chức gần 12 nghìn thuyền buồm, thuyền độc mộc, bè, mảng, vận chuyển lương thực, thực phẩm và các nhu yếu

phẩm thiết yếu tiếp tế, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân pháp.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (thế kỷ XX), dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn trên cả đất liền và trên sông biển, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hải quân nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường biển, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và nhân dân ven biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông đã góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trở thành huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.

Bài học về tăng cường tính chủ động về an ninh quốc phòng trong văn hóa biển của người Việt truyền thống đến nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược phát triển biển, khai thác những tiềm năng về biển cho đất nước trong điều kiện hiện nay. Những bài học này có thể được tóm lược trong các mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, duy trì công tác an ninh quốc phòng trong văn hóa biển của người Việt nói chung và của cư dân ven biển và hải đảo nói riêng. Đẩy mạnh tinh thần cảnh giác trong nhận thức và hành động của cư dân ven biển và hải đảo, tuyên truyền, giáo dục và tạo điều kiện để mỗi cư dân ven biển và hải đảo có ý thức cao trong việc bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng một chiến lược phòng thủ vững chắc đường biên giới biển của Tổ quốc cả về phương diện vật chất và tinh thần. Nâng cao các giá trị văn hóa biển cho cư dân ven biển và hải đảo. Củng cố và phát triển các giá trị truyền thống về tinh thần yêu nước, độc lập, tự chủ cho cư dân ven biển, hải đảo, ý thức chiến đấu, sẵn sàng đáp trả mọi sự xâm lược Tổ quốc từ hướng biển, đảo.

Thứ ba, đưa những nội dung của văn hóa biển vào chiến lược phát triển an ninh quốc phòng của đất nước. Nâng cao nhận thức của toàn nhân dân về việc phát triển vùng biên giới biển hải đảo thành những thành lũy vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc./.n

60

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 61: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Văn hóa xét theo nghĩa rộng là cái gắn tất cả các lĩnh vực hoạt động tinh

thần và vật chất của con người. Ở đâu có kinh doanh của con người thì ở đó có văn hóa, thể hiện trong trình độ và tính độc đáo của các hoạt động và sản phẩm được tạo ra trong một cộng đồng. Nhưng văn hóa cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm một số hoạt động và sản phẩm của các hoạt động ấy như nghệ thuật, vui chơi giải trí, lễ hội. Nói kinh doanh văn hóa là nói đến văn hóa trong nghĩa thứ hai này.

Trước hết phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của kinh doanh văn hóa là một dấu hiệu tốt. Tốt ít nhất ở ba phương diện. Thứ nhất,

sự phát triển của kinh doanh văn hóa là thước đo sự phát triển của công chúng tiêu thụ văn hóa. Trước đây số người giàu ít, thị trường văn hóa chỉ dành cho một thiểu số có tiền. Ngày nay người có khả năng tiêu thụ văn hóa tăng lên rất đông. Đó là tín hiệu vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh. Số lượng khách hàng bao giờ cũng là nỗi ưu tư và niềm mong đợi của giới kinh doanh. Nói cách khác thì văn hóa đã trở thành một thị trường rộng rãi thì điều đó cũng có nghĩa là xã hội đã giàu lên, số người có khả năng thưởng thức và tiêu thụ văn hóa đã nhiều lên. Đó chẳng phải là điều tốt hay sao?

Thứ hai, sự phát triển của

kinh doanh văn hóa sẽ mang lại cho xã hội một nguồn lợi lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một cuốn sách thuộc diện bán chạy (best seller) có thể mang lại doanh thu từ 55 triệu đến 1-2 tỷ đồng, tức tương đương với doanh thu của một xí nghiệp nhỏ. Đó là ở Việt Nam, chứ ở nước ngoài giá còn khác nữa. Một siêu người mẫu chỉ cần lên truyền hình một vài phút cũng có thể nhận được một vài triệu đô - la, bằng doanh thu của cả một công ty trong cả năm. Rõ ràng ngày nay văn hóa đã trở thành một lĩnh vực kinh tế, thường được gọi là kinh tế dịch vụ và hình như khu vực kinh tế này ngày càng phát triển, mở rộng và mang lại

l GS.TS. LÊ NGỌC TRÀ

KINH DOANHVĂN HÓATừ lâu văn hóa đã là một loại hàng hóa, nhưng chưa bao giờ văn hóa lại được kinh doanh triệt để như hiện nay. Đã có lúc chúng ta quan niệm rằng văn hóa chỉ là một thứ phúc lợi tinh thần, văn hóa là cái đẹp chỉ để thưởng thức, chứ không phải để buôn bán. Quan niệm ấy đã tỏ ra không thực tế, nhất là trong thực tiễn của nền kinh tế thị trường hiện nay.

61

DIEÃN ÑAØN

Page 62: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

nguồn thu nhập lớn. Điều này giải thích vì sao hiện nay ở nước ta các loại dịch vụ văn hóa đã bắt đầu được khai thác triệt để.

Thứ ba, kinh doanh văn hóa là một yếu tố thúc đẩy văn hóa phát triển. Nhờ những sản phẩm văn hóa được mua bán rộng rãi, người làm văn hóa - nghệ sĩ, nhà văn, nghệ nhân - được trả nhuận bút và tiền công nhiều hơn, các hoạt động văn hóa được cung cấp phương tiện đầy đủ hơn, hiện đại hơn, nhờ có người làm văn hóa, nghệ thuật có thể phát huy được hết tài năng, sự sáng tạo của mình, từ đó nâng cao qui mô và chất lượng của hoạt động biểu diễn, của tác phẩm. Đây cũng là lẽ thường tình, bởi vì trong lĩnh vực này nỗi khổ về tinh thần, nỗi đau đớn có thể khơi nguồn cho những tác phẩm lớn, nhưng sự nghèo đói, nỗi khổ và sự thiếu thốn về vật chất rất khó tạo điều kiện cho người ta ngồi yên sáng tạo - “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Tuy nhiên kinh doanh văn hóa cũng là lĩnh vực đòi hỏi nhiều sự thận trọng. Giá trị văn hóa là một giá trị đặc biệt, khác các giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất thuần túy của con người. Bản thân văn hóa trong những

mức độ khác nhau đã bao hàm tính phi thực dụng hay vô vụ lợi (desinterestedness), vì vậy khai thác tính chất hàng hóa của các giá trị văn hóa cũng dễ có nguy cơ làm giảm hay đánh mất các giá trị văn hóa ấy. Việc chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng, không cần đếm xỉa đến bản thân giá trị đích thực của tác phẩm cũng như yêu cầu về giáo dục thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu lành mạnh cho công chúng là những hiện tượng không phải là hiếm hiện nay. Lời kêu gọi chống thương mại hóa văn hóa theo nghĩa này không phải là không có cơ sở. Kinh doanh văn hóa có một vị trí quan trọng trong việc truyền bá các giá trị văn hóa, vì vậy nó cũng có một trách nhiệm lớn trong việc phổ biến các giá trị thực và giả, trong việc xếp thứ bậc các giá trị. Ở đây cũng như ở tất cả các khu vực kinh doanh khác, đều có vấn đề hàng thật, hàng giả. Nhưng hàng giả trong lĩnh vực này khó nhận biết hơn và ảnh hưởng của hàng giả thuộc loại này cũng tai hại hơn vì nó tác động vào ý thức và tình cảm, để lại những ảnh hưởng lâu dài trong thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, nếu trong các

khu vực khác, người kinh doanh chỉ cần có sự say mê làm giàu, có tay nghề, có đạo đức và có sự hiểu biết pháp luật thì ở đây, người kinh doanh văn hóa còn thêm một điều kiện nữa - đó là sự hiểu biết về văn hóa và các giá trị văn hóa. Sự hiểu biết này cần có hay bắt buộc? Có lẽ bắt buộc thì đúng hơn. Những hiểu biết về các giá trị văn hóa sẽ giúp người kinh doanh trong lĩnh vực này làm công tác tiếp thị tốt hơn, mang lại cho khách hàng nhiều sự tin cậy hơn và do đó dĩ nhiên công việc làm ăn buôn bán cũng sẽ phát đạt hơn. Đồng thời trình độ hiểu biết về văn hóa của người kinh doanh trong lĩnh vực này ít nhiều cũng có tác dụng hạn chế những mặt tiêu cực trong chuyện buôn bán, ít nhiều cũng tạo cho người kinh doanh cảm giác mình là người trong cuộc, là người cùng hội cùng thuyền với nghệ nhân, nghệ sĩ, từ đó mà không nỡ “ lăng xê” những giá trị giả, làm hại thị hiếu thẩm mỹ của công chúng.

(Trích trong bài Văn hóa kinh doanh của GS.TS Lê Ngọc Trà, in trong sách “Trí tuệ kinh doanh Việt Nam - NXB Văn hóa thông tin, H, 2008).n

Ảnh minh hoạ: Đức Tuấn

62

DIEÃN ÑAØN

Page 63: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ca sĩ Anh Thơ hát “Xa khơi” trong Giai điệu tự

hào. Ảnh:Vietbao.vn

Mặc dù được hội đồng bình chọn trẻ bênh vực khi bị PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chê hát bài Xa khơi không hay, nhưng Anh

Thơ với Xa khơi chỉ nhận được 67,02% phiếu bình chọn của khán giả tại trường quay Giai điệu tự hào số tháng 7 năm 2014. Đây là số điểm quá thấp cho một ca khúc quá hay. Vậy thì sự “xuống hạng” của ca khúc có nguyên nhân ở phần biểu diễn.

Có những ý kiến phản đối PGS. Nguyễn Thị Minh Thái khi bà so sánh cách hát của Anh Thơ hôm nay với Tân Nhân ngày xưa. Tư tưởng hoài cổ bị chê bai. Nhưng, đây không phải là sự hoài cổ, mà là sự đánh giá cách cảm nhận tác phẩm nghệ thuật. Bà Thái muốn đề cập tới sự rung động của tâm hồn nghệ sĩ chứ không phải là muốn kéo lùi cuộc sống lại, bắt mọi người trình diễn theo lối xưa. Mà rung động nghệ thuật thì thời nào cũng cần, cần ở sự sâu sắc, chân thành và có khả năng truyền cảm của nghệ sĩ. Điều này thì Tân Nhân đã làm được, còn Anh Thơ đang cần vươn tới.

Trong phần trình diễn của Anh Thơ tại chương

trình Giai điệu tự hào lần này, nhận thấy có hai điều gây phản cảm, khiến có tới 42,18% số khán giả không muốn nghe lại Anh Thơ hát Xa khơi nữa! Hai điều gợn đó như sau:

Thứ nhất, Anh Thơ đã thể hiện nhầm hình tượng người phụ nữ đấu tranh, hành động, thành người phụ nữ thụ động, hóa đá trông chồng!

Thứ hai, Anh Thơ (và nhóm dựng tác phẩm) đã phá vỡ cấu trúc của Xa khơi!

Cụ thể, có thể thấy như sau:Thứ nhất, về hình tượng nghệ thuật Không phải vô cớ mà nhiều bài báo khen Anh

Thơ viết rằng chị đã tái hiện hình ảnh nàng Tô Thị hóa đá trông chồng: “Tái hiện lại hình ảnh nàng Tô Thị chờ chồng, bằng tiếng hát của mình, Anh Thơ đã chở cả nỗi nhớ nhung đến quặn thắt của những người vợ ngóng người thương đi biển”. Thậm chí, có tác giả còn rút tít: “Anh Thơ hóa thành ‘’Tô Thị chờ chồng’’! Thật là sai lầm, Xa khơi không nói về người phụ nữ thời phong kiến cam chịu, thụ động, chỉ biết đứng ngóng chồng tới khi hóa đá! Người phụ

l TS. PHẠM VIỆT LONG

Anh Thơlàm cho XA KHƠIbị “xuống hạng”

Mặc dù được hội đồng bình chọn trẻ bênh vực khi bị PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chê hát bài Xa khơi không hay, nhưng Anh Thơ với Xa khơi chỉ nhận được 67,02% phiếu bình chọn của khán giả tại trường quay Giai điệu tự hào số tháng 7 năm 2014. Đây là số điểm quá thấp cho một ca khúc quá hay. Vậy thì sự “xuống hạng” của ca khúc có nguyên nhân ở phần biểu diễn.

63

DIEÃN ÑAØN

Page 64: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

nữ trong Xa khơi có tình cảm tha thiết nhưng mạnh mẽ, hơn nữa, đó là người hành động để giành lấy sự sum vầy. Người phụ nữ ấy cũng ra khơi: “Biển lặng sóng thuyền em dong khơi/khoan giọng hò thương anh cách vời”. Cần nghe kỹ cả nhạc và lời để hiểu được điều đó. Đặc biệt, đoạn điệp khúc, cho thấy người phụ nữ của Xa khơi cũng tự chèo lái, tự ra khơi và tràn đầy lạc quan chứ không hề bi lụy: “Ôi mênh mông sóng xô ru thuyền ta xa bờ/Âm vang tiếng hò nhịp chèo ta mong chờ...” Ở đây, tiết tấu từ dàn trải, mênh mông đã chuyển sang dồn dập, thúc đẩy con người hành động! Vậy thì hóa đá thế nào được. Hát cho nhân vật hóa đá tức là đã xuyên tạc tinh thần của tác phẩm!

Ngoài ra, còn một điều đáng chú ý là không nên gán ghép Xa khơi vào vấn đề biển Đông. Mặc dù biển Đông đang là điểm nóng, bất cứ người Việt Nam yêu nước nào đều phải hướng về biển Đông, hành động vì chủ quyền của Tổ quốc, nhưng không vì thế mà gán ghép không đúng với nội dung tác phẩm. Xa khơi không nói về người phụ nữ có chồng chiến đấu hay đi đánh cá ở biển Đông, mà là nói về đấu tranh thống nhất đất nước, một vấn đề cũng vô cùng quan trọng của quốc gia. Khi đất nước bị chia cắt, thì nỗi khát khao thống nhất, sum vầy là nỗi khát khao cháy bỏng của cả dân tộc. Nguyễn Tài Tuệ đã đau nỗi đau chia cắt, khát nỗi khát thống nhất, mong nỗi mong đoàn tụ của hai miền, của đôi lứa xa nhau. Chính vì vậy mà tác phẩm của ông vừa tha thiết vừa mạnh mẽ, vừa lắng lại trong tâm hồn vừa vươn lên trong hành động: ”Thuyền ta ra khơi đưa nhịp chèo nối liền/Đường đi muôn khơi mái chèo chung đôi miền/ Ơ mênh mông biển khơi câu hò thương nhớ/ Vang về miền Nam quê ta/Biển dập dìu biển tâm tình biển nói lên lời sóng cả ta chung lứa đôi”, “Phong ba sóng cồn lòng ta luôn vững bền/Kề vai bên nhau nắng biển cùng mưa nguồn/Kề vai bên nhau em kề cùng anh thương…”. Trước kia, tiếng hát của nghệ sĩ Tân Nhân và tiếng đàn Piano của nghệ sĩ Hoàng My đã quấn quyện nhau thể hiện thành công Xa khơi và đặc biệt là đoạn điệp khúc này, tạo nên hình tượng người phụ nữ lừng lững giữa biển khơi muôn trùng sóng vỗ, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước, cho nên cả ca khúc cùng giọng hát, tiếng đàn ấy có sức sống vượt thời gian, sống mãi trong lòng người yêu nhạc. Còn bây giờ, trong chương trình Giai điệu tự hào, ở đoạn này, Anh Thơ vẫn cứ nỉ non, làm chùng không khí

âm nhạc xuống, dãn tiết tấu ra, chủ yếu để khoe giọng, khoe hơi, khoe kỹ thuật chứ không phải là để diễn tả tâm trạng nhân vật trong tác phẩm, cho nên không nhận được sự đồng cảm của người nghe.

Như vậy đấy, cả nhạc và lời của Xa khơi đều thể hiện hình tượng người phụ nữ của thời đại mới, yêu tha thiết, nhớ nhung da diết và hành động mạnh mẽ vượt qua mọi sóng cả để cho ngày thống nhất Bắc - Nam, đôi lứa sum họp. Hình tượng người phụ nữ trong Xa khơi không liên quan gì đến mô típ trông chồng hóa đá trong truyện cổ tích Việt Nam. Cần hiểu thấu đáo tác phẩm để chuyển tải được tinh thần của tác phẩm tới người nghe.

Thứ hai, về cấu trúc tác phẩmMỗi tác phẩm nghệ thuật đều tuân theo một kiểu

cấu trúc nhất định. Xa khơi có cấu trúc hai đoạn đơn và phần tái hiện rất chặt chẽ, thuộc loại tác phẩm chỉ trình diễn một lần, từ đầu đến kết chứ không hát hai lần như nhiều ca khúc khác. Chính vì thế, khi qua đoạn cao trào, xong phần tái hiện thì tác phẩm phải kết thúc. Cách kết của Nguyễn Tài Tuệ theo lối nhẹ nhàng, giai điệu xuống thấp dần, lắng dần, lắng dần, để cho người nghe tiếp tục suy tư theo mạch tác phẩm: “Nhớ thương cách vời ơi biển chiều nay!”. Trong chương trình Giai điệu tự hào, Anh Thơ làm cho khán giả phân tâm khi đã “phiêu” tác phẩm ở chỗ lẽ ra phải kết. Cả một đoạn dài vocalise mà Anh Thơ thêm vào ở cuối bài, có giai điệu lạc lõng, nhạt nhẽo, với một số nốt cao để ca sĩ khoe giọng, thực sự đã làm hỏng tác phẩm! Sau một hồi đi lòng vòng như vậy, Anh Thơ buộc phải “trở lại trật tự” với câu kết của Nguyễn Tài Tuệ nguyên văn và nguyên nhạc: “Nhớ thương cách vời ơi biển chiều nay!”. Chẳng khác nào một vận động viên đã chạy hết sức tới đích rồi lại cố chạy vòng trở lại một đoạn, rẽ sang lối khác, sau đó mới trở về đích. Cũng chẳng khác nào người ta đang uống một cốc nước cam ngọt ngào, tới ngụm cuối cùng lại bị pha loãng bằng nước lã! Nghe qua, tưởng như cách “phiêu” của Anh Thơ được gắn vào cuối bài, không ảnh hưởng gì tới cấu trúc tác phẩm. Nhưng không phải vậy, bởi vì nhìn tổng thể, thì câu thêm vào ấy đóng vai trò cao trào thứ hai của tác phẩm, khiến cho cấu trúc của nó bị vỡ tung tóe, tác phẩm bị biến dạng, khó nghe!

Nhân việc Anh Thơ và nhóm phối khí, dàn dựng phá vỡ cấu trúc của Xa khơi, tôi chợt nhớ có một nhạc sĩ nào đó muốn bênh vực lối “sáng tạo” khi phối khí, dàn dựng của Quốc Trung với bài Đi học, đã cao

64

DIEÃN ÑAØN

Page 65: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

giọng dạy cho đông đảo chúng ta rằng nghe nhạc như chúng ta xưa nay chỉ là lối nghe nhạc nghiệp dư! Hóa ra cứ phải nghe cách dựng sai nốt nhạc, đổi nhịp hoặc phá cấu trúc thì mới là cách nghe chuyên nghiệp! Đó chỉ là kiểu nói ngụy biện, che dấu sự thất bại của sự “sáng tạo”. Với những ca khúc thuộc quá khứ, bây giờ dàn dựng lại, rất cần sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống mới. Nhưng sự thay đổi đó không đồng nghĩa với việc thay đổi bản thân tác phẩm, nhất là với cấu trúc tác phẩm, đây là điều cấm kỵ. Nếu giữ nguyên được tác phẩm trong khi dàn dựng mà lại thổi vào đó tinh thần của thời đại mới thì đó mới là sự sáng tạo, và khó làm, đáng khuyến khích. Chúng ta có thể liên hệ với việc trưng bày tranh, tượng của các họa sĩ thời Phục Hưng - Tranh, tượng thì lúc nào cũng vậy, nhưng cách trưng bày, tạo không gian thì mỗi nơi, mỗi thời kỳ một khác, và người giỏi trưng bày là người tạo ra được một không gian hiện đại phù hợp với cuộc sống mới để hút con mắt của khán giả vào các tác phẩm mỹ thuật cổ xưa. Những nhà phối khí, dàn dựng âm nhạc có thể làm theo cách thức như vậy chăng?

Trở lại với Xa khơi, tuy Hội đồng bình chọn phản bác ý kiến của bà Nguyễn Thị Minh Thái, nhưng kết quả của sự bình chọn bằng phiếu lại cho thấy rằng bà đã đúng. Có thể cách nói của bà khó nghe - nó thẳng thắn, trần trụi quá - “sự thật mất lòng” mà! Nhưng, với nghệ thuật, rất cần sự nghiêm khắc và thẳng thắn. Lời góp ý của bà không chỉ có ích đối với ca sĩ, mà còn rất cần thiết đối với những người đạo diễn, phối khí, dàn dựng chương trình!

Nhạc sĩ, NSƯT Phạm Ngọc Khôi: Khi giới thiệu tác phẩm kinh điển cho công chúng

đương đại, phải giới thiệu nguyên bản gốc, chứ không được giới thiệu dị bản. Với âm nhạc, làm thay đổi giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu của tác phẩm tức là đã tạo ra dị bản của tác phẩm ấy. Đừng sợ công chúng đương đại không cảm nhận được cái hay của tác phẩm thời trước. Giống như trưng bày tranh của thời Phục Hưng, lẽ nào vì sợ công chúng đương đại không cảm nhận được cái đẹp của quá khứ, mà họa sĩ thời mới lại chữa đường nét, mầu sắc, vẽ thêm vào hoặc xóa bớt đi chi tiết của bức tranh!

Tác phẩm Xa khơi khi được nghệ sĩ Tân Nhân hát để thu thanh, đã có sự thay đổi so với bản viết đầu tiên của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.

Trong bản viết trao cho nghệ sĩ Tân Nhân, ở đoạn B, tác giả chuyển điệu, từ Rê thứ sang Rê trưởng. Hát đoạn này, nghệ sĩ Tân Nhân thấy không hợp lý cho nên đã trao đổi với nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ hát khác đi, tức là không chuyển điệu nữa mà giữ nguyên cung Rê thứ cho đoạn B, khiến cho cả bài Xa khơi đều ở cung Rê thứ. Khi ấy, người ta chưa làm các bản nhạc đệm sẵn như bây giờ mà đệm bằng Piano, cho nên nhạc sĩ và các nghệ sĩ biểu diễn đã cùng nhau hoàn thiện tác phẩm trong quá trình thu thanh. Bởi vậy, Xa khơi mà chúng ta đang nghe hiện nay chính là bản đã được hoàn thiện với sự đóng góp của nghệ sĩ Tân Nhân.

Theo Thạc sĩ, NSƯT Phạm Ngọc Khôi, Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hiện nay NSND Quang Thọ vẫn đang lưu giữ bản Xa khơi đầu tiên do nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ viết, giao cho nghệ sĩ Tân Nhân trước khi thu thanh, trong đó đoạn B viết ở cung R trưởng.

Dẫn ra tư liệu như trên, để thấy rằng ca sĩ có quyền góp ý thay đổi tác phẩm, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả và phải làm cho nó hay lên. Khi tác phẩm đã định hình, thì đó là một cơ thể thống nhất, không được làm biến dạng đi. Từ khi được công bố chính thức đến nay, Xa khơi vẫn được trình diễn theo tác phẩm mà Tân Nhân trình diễn lần đầu. Khi trình diễn Xa khơi trong cuộc thi và các chương trình khác, trước chương trình Giai điệu tự hào, Anh Thơ cũng hát như vậy, được nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ khen là hát hay. Chỉ đến khi trình diễn theo lối phá cách trong Giai điệu tự hào, Anh Thơ mới gây ra thảm họa cho Xa khơi.n

Nhạc sĩ, NSƯT Phạm Ngọc Khôi. Ảnh.

citinews.net

65

DIEÃN ÑAØN

Page 66: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

l QUANG HÒA

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA

Người đồng hànhvới đồng bào dân tộc nghèo

Là Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, ông Trần Văn Thành là một trong những doanh nhân thường xuyên và tích cực tham gia vào các hoạt động giúp đỡ đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa của địa phương. Và vô hình chung, ông đã trở thành người đồng hành với các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ cho các quỹ từ thiện xã hội trong cộng đồng.

Kể từ năm 1997 tới nay, ông Trần Văn Thành đã có tới gần 20 năm công

tác tại Công ty Mía đường Sơn La. Thời gian đầu, ông được phân công làm Trưởng phòng Kỹ thuật. Năm 2001, ông giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công ty. Đến năm 2008, sau khi doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu tài chính và chuyển đổi sở hữu từ công ty 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần, ông nhận được sự tín nhiệm của mọi người, đảm nhiệm vai trò Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Và năm 2008 đã chính thức trở thành dấu mốc mới của doanh nghiệp nói chung và của cá nhân ông Trần Văn Thành nói riêng.

Sau khi cổ phần hóa, trên cơ sở vật chất bao gồm: 01 dây chuyền chế biến đường kính trắng, 01 dây chuyền chế biến phân bón vi sinh, 01 xí nghiệp nguyên liệu, 01 xí nghiệp kinh

doanh nông sản, 01 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, 01 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 15 đại lý bán sản phẩm đường trên toàn quốc, lãnh đạo Công ty đã tiến hành tổ chức đổi mới lại mô hình sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại đội ngũ lao động và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía. Nhờ triển khai những biện pháp đúng đắn, tình hình sản xuất kinh doanh luôn đạt kết quả cao khả quan, năm sau luôn cao hơn năm trước. Riêng đối với vùng nguyên liệu, doanh nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc. Từ 2.700ha mía nguyên liệu năm 2007, với năng suất bình quân đạt 40 tấn/ha; đến năm 2012, diện tích mía nguyên liệu đã lên tới 4.650ha, năng suất bình quân đạt 69 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 300.000 tấn mía cây/vụ. Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu, tạo sự chủ động cho nguyên liệu đầu vào, đáp ứng nhu cầu sản xuất, lãnh đạo

Công ty còn mạnh dạn chi hơn 100 tỷ đồng để đầu tư cải tiến, nâng công suất dây chuyền chế biến đường từ 1.500 TMN lên 2.200 TMN; đồng thời mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, phân bón và xăng dầu. Triển khai nhiều biện pháp tiết kiệm nguyên - nhiên - vật liệu, năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, xây dựng nhiều chế độ, chính sách chăm lo cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, giúp cán bộ công nhân viên yên tâm lao động sản xuất.

Có thể nói, cổ phần hóa như một luồng gió mát mang lại sức sống mới cho Công ty Mía đường Sơn La. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định. Chất lượng sản phẩm đường ngày càng được cải thiện, được người tiêu dùng ưa chuộng. Doanh thu mỗi năm một tăng. Công

‘ ‘

66

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 67: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

ty phát triển bền vững. Chỉ tính năm 2012, doanh nghiệp đã sản xuất và tiêu thụ gần 31.000 tấn đường (tăng 2 lần so với năm 2011), trên 16.720 tấn mật rỉ (tăng 3,7 lần so với năm 2011), tổng doanh thu đạt khoảng 593.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,3 triệu đồng/người/tháng. Ghi nhận những thành quả kinh tế đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, trong thời gian qua, Công ty đã được vinh danh với các thành tích: Thương hiệu xanh bền vững, Vì sự phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, Top ten Thương hiệu Việt 2010, nhiều Bằng khen, Giấy khen và Huân chương Lao động hạng Ba, …

Xuất phát từ quan niệm: con người là chủ thể của mọi hoạt động nên doanh nhân Trần Văn Thành luôn đề cao yếu tố con người trong mọi chiến lược phát triển của Công ty. Mở rộng sản xuất để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương. Đầu tư công nghệ để giúp con người có được năng suất lao động cao hơn. Phát triển vùng nguyên liệu để tạo ra thu nhập ổn định, nâng cao mức sống cho người nông dân. Chẳng hạn, đối với công tác phát triển vùng nguyên liệu, Công ty luôn chú trọng dành một khoản ngân sách đầu tư, hỗ trợ cho người dân vùng nguyên liệu mía, giúp họ yên tâm gắn bó lâu dài với cây mía, tạo vùng nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất. Các khoản hỗ trợ gồm: tiền cày đất trồng mía, vôi bột, phân bón lá, phân NPK, tiền chênh lệch giá mía giống, tiền làm đường giao thông, hỗ trợ lãi suất tiền vay

đầu tư trồng mía, hỗ trợ các diện tích mía bị thiệt hại do hạn hán hoặc bão lũ,... Đối với công tác từ thiện xã hội, từ lâu Công ty đã trở thành người bạn đồng hành với đồng bào vùng sâu vùng xa khi thường xuyên tham gia xây dựng điện, đường, trường, trạm phục vụ dân sinh. Các hoạt động như: hỗ trợ huyện Mai Sơn xây dựng trường Tiểu học 19/5 hơn 5 tỷ đồng, tặng hơn 20 suất học bổng trị giá 500.000 đồng/suất cho học sinh nghèo vượt khó của trường PTTH Mai Sơn và 20 suất cho trường PTDT nội trú Mai Sơn (Sơn La); tặng 15 triệu đồng để khen thưởng học sinh giỏi trong vùng nguyên liệu mía; đóng góp 50 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết; sửa chữa trường học, mua sắm đồ dùng học tập trị giá 380 triệu đồng; đầu tư sửa chữa đường giao thông vào các xã, bản vùng nguyên liệu trên 1 tỷ đồng; đóng góp cho các quỹ từ thiện;… Với tấm lòng của mình, rõ ràng, Công ty Mía đường Sơn La không chỉ đơn thuần là một

doanh nghiệp đứng chân tại địa phương; mà còn là một doanh nghiệp thân thiết, đồng hành với cuộc sống thường nhật của người dân địa phương dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của doanh nhân Trần Văn Thành. Những việc làm trên, không phải người có tiền nào, doanh nghiệp làm ăn phát đạt nào cũng có thể thực hiện được nếu thiếu chữ Tâm.

Cùng Ban lãnh đạo góp phần định hướng, dẫn dắt Công ty làm ăn hiệu quả trong thời kỳ kinh tế hội nhập, doanh nhân Trần Văn Thành đã nỗ lực hết sức mình để không phụ lòng tin của mọi người, của cổ đông. Và, phần thưởng mà ông nhận được, ngoài sự kính trọng, tin yêu, quý mến của người dân, của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, còn là rất nhiều những Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương, danh hiệu Trí thức tiêu biểu Việt Nam trên mặt trận kinh tế 2012, giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013,…n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Công ty cổ phần Mía đường Sơn La tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

67

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 68: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ông Chu Văn Ân - Giám đốc Công ty cho biết: Phùng Xá là một trong

những làng nghề truyền thống nổi tiếng chuyên sản xuất, gia công những sản phẩm về sắt thép, nên ngay từ nhỏ những công đoạn sản xuất cho đến hoạt động giao thương sản phẩm diễn ra hàng ngày đã trở nên quá quen thuộc trong tâm trí tôi. Lớn lên chút nữa, gia đình tôi trở thành một hộ kinh doanh cá thể, chuyên sản xuất các sản phẩm về thép phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Đến năm 1992, trước sự phát triển của thị trường cũng như yêu cầu của xã hội, đồng thời, để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, Công ty Thép Việt Thái đã được thành lập với các sản phẩm đặc trưng như: thép hình, xà gồ,…

Nhờ tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến góp ý của

khách hàng trong việc nâng cao chất lượng cộng với tác phong phục vụ chuyên nghiệp, doanh nghiệp ngày một ăn nên làm ra. Các sản phẩm của Công ty được thị trường tin dùng với tốc độ “phủ sóng” ngày một lớn. Ngoài Hà Nội, khách hàng các tỉnh phía Bắc cũng trở thành đối tác của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vào đầu tháng 9/2003, Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại với ý tưởng xây dựng một thương hiệu mạnh trong ngành thép nước nhà, tiến tới chinh phục thị trường quốc tế. Cùng với thời điểm này, doanh nghiệp còn mở thêm chi nhánh tại số 52 Sở Dầu - Hải Phòng nhằm tạo sự tiện lợi trong việc mở rộng thị phần và cung cấp hàng hóa. Với Việt Thái, một dấu mốc mới đã được thiết lập, một giai đoạn phát triển mới đã chính thức mở ra.

Đến nay, sau hơn 20 năm hoạt động, Công ty đã mang một diện mạo mới và đang đứng ở một vị thế khác. Song song với bề dày kinh nghiệm được tích lũy qua tháng năm là những thành tích kinh doanh đáng nể khi doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhưng, đáng mừng hơn hết là sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty ngày một cao khi lượng khách hàng truyền thống gia tăng tịnh tiến theo thời gian. Sản phẩm của doanh nghiệp được lựa chọn cho nhiều công trình tiêu biểu như: kết cấu khung nhà xưởng Khu công nghiệp Quang Minh - Vĩnh Phúc, khu công nghiệp Đặng Xá - Gia Lâm, khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội, khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc, khu công nghiệp 160ha tại Thạch Thất - Hà Nội, các đơn vị đóng tàu ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng,

CÔNG TY THÉP VIỆT THÁI

Vươn lêntừ truyền thống của làng nghề

l ĐẠI MIÊU

Với sự tồn tại phong phú, đa dạng của rất nhiều làng nghề truyền thống nên Hà Nội còn được mệnh danh là vùng đất trăm nghề. Các làng nghề không chỉ giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương; mà chính từ đây, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã được hình thành bởi những con người dám nghĩ, dám làm. Nằm trong số đó là Công ty Thép Việt Thái có địa chỉ tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

68

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 69: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Hưng Yên, Phú Thọ,… Bên cạnh đó, một số lượng lớn đã được xuất khẩu sang các nước khác, gồm: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Indonexia,… Đây chính là bí quyết làm nên những con số ấn tượng của doanh nghiệp: vốn điều lệ 20 tỷ đồng; sản lượng đạt 153.000 tấn/năm; doanh thu năm 2011 là 285 tỷ đồng, năm 2012 gần 320 tỷ đồng.

Một điều đáng nói nữa là tuy Việt Thái là doanh nghiệp tư nhân nhưng rất có trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất cho người lao động cũng như thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng khi doanh nghiệp ăn nên làm ra, kinh tế dư dả thì thực hiện điều này quá dễ. Nhưng, vấn đề ở chỗ không phải có kinh tế hay không có kinh tế, thực hiện dễ hay khó mà do cái

tâm của người lãnh đạo có thực sự quan tâm tới người lao động hay không. Tại Việt Thái, gần 70 lao động có mức thu nhập bình quân xấp xỉ 8,8 triệu đồng/người/tháng. Các phúc lợi khác được tham gia đầy đủ. Mặt khác, doanh nghiệp còn hình thành Quỹ Công đoàn, Quỹ Đào tạo phát triển tài năng và Quỹ khen thưởng để tổ chức thăm hỏi khi ốm đau và khuyến khích các cá nhân lao động sáng tạo. Đối với cộng đồng, mỗi năm doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng để đóng góp vào các quỹ từ thiện hay hoạt động công ích tại địa phương. Thiết nghĩ, để làm được như Việt Thái, không phải doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp Nhà nước cũng có thể làm được.

Phát huy nghề truyền thống hay nói cách khác là phát huy thế mạnh địa phương để làm giàu

chính đáng là một việc đã và đang được Đảng, Chính phủ khuyến khích. Từ cái nôi của làng nghề Phùng Xá, Công ty Thép Việt Thái đã làm rạng danh vùng đất quê hương thông qua những sản phẩm chất lượng cao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Thương hiệu nổi tiếng của một làng nghề nổi tiếng có giá trị biết nhường nào. Tin rằng Việt Thái hoàn toàn ý thức được điều này như khi quyết định đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị để khẳng định thương hiệu với thị trường vào thời điểm 2003. Và cũng hy vọng rằng, giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013 được trao cho Công ty Việt Thái trên Thủ đô Viêng-chăn (Lào) sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, tạo đà cho một bước đột phá mới, giúp doanh nghiệp tự tin trong thời kỳ kinh tế hội nhập.n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty Thép Việt Thái tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

69

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 70: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Khi lướt qua phần tóm tắt quá trình công tác của ông để lấy tư liệu viết bài,

tôi không khỏi ngạc nhiên để bắt buộc phải đọc lại kỹ hơn và kèm theo tiếng cười khe khẽ. Trước khi chính thức gắn bó với ngành thể dục thể thao vào năm 1981 khi trở thành giáo viên bộ môn Y sinh tại trường Trung học Thể dục thể thao Trung ương III, ông đã từng là một công an xã, công nhân xí nghiệp dược, sinh viên Đại học Bách Khoa (3 tháng), sinh viên Đại học Thể dục thể thao, học Sỹ quan dự bị tại trường Quân chính Quân khu V (4 tháng). Cảm giác được trải nghiệm nhiều lĩnh vực hẳn rất thú vị nhưng rõ ràng ông có “duyên nợ” với ngành thể dục thể thao nên đã “dừng bước chân lãng du” mà bền bỉ song hành suốt hơn 30 năm ròng. Chắc chắn, chỉ có thể là “duyên nợ” mới có thể ở bên nhau dài đến vậy. Hơn nữa, hẳn là nhờ có “duyên”

với ngành mà ông đã thành danh khi trở thành Giám đốc Sở Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi và hiện đang là Hiệu trưởng như đã nêu ở trên.

Với tiền thân là trường Trung học Thể dục thể thao Trung ương III, trường Đại học Thể dục thể thao Đà nẵng là cơ sở đào tạo duy nhất cung cấp cán bộ, giáo viên và huấn luyện viên chất lượng cao chuyên ngành thể dục thể thao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Những năm đầu mới thành lập (1977), đơn vị chỉ đào tạo 200 học viên mỗi năm. Đến nay, con số này đã tăng lên 3.500 sinh viên thuộc các ngành Giáo dục thể chất và Quản lý thể dục thể thao. Ngoài ra, Trường còn mở nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho hàng trăm cán bộ thể dục thể thao cơ sở của các tỉnh thành và ngành trong khu vực. Hiện nay, Trường đã tổ chức liên kết chặt chẽ với 5 cơ sở

đào tạo quốc tế uy tín của Trung Quốc, Anh, Thái Lan để đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ và huấn luyện viên; đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho công tác trao đổi nghiên cứu khoa học với các nước có trình độ tiên tiến. Trường hiện có 4 khoa, 12 bộ môn, trên 190 cán bộ giảng viên với hơn 150 giảng viên cơ hữu. Trong đó, có 01 chuyên viên cao cấp, trên 10% có trình độ tiến sỹ, 82% trình độ thạc sỹ. Tất cả giảng viên của Trường đều được tham gia các lớp bồi dưỡng quản lý thể dục thể thao, huấn luyện viên, trọng tài quốc gia và quốc tế. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, đơn vị đã khẳng định được vị trí cũng như uy tín trong việc đào tạo, quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Nhà trường đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cùng với nhiều bằng khen, cờ thi đua của các

l MỘNG HUỆ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

Người có “duyên nợ”với ngành thể dục thể thao

Được đào tạo ở nhiều ngành và từng làm nhiều công việc khác nhau nhưng cuối cùng Tiến sĩ Lê Tấn Đạt lại “bén duyên” với thể dục thể thao. Hơn thế ông còn được tin tưởng trao trọng trách làm Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Nói nghề chọn ông cũng đúng mà số phận chọn ông cũng không sai. Về phần mình, ông luôn tâm niệm phải làm tốt công việc được giao dù bất kể đó là công việc gì và khó khăn đến nhường nào.

‘ ‘

70

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 71: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

cơ quan ban ngành. Thời gian tới, Trường phấn đấu xây dựng trở thành một cơ sở đào tạo, một trung tâm nghiên cứu, quản lý và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia, góp phần phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Trở lại với ông Lê Tấn Đạt. Là người “nặng nợ” với ngành thể thao nên chưa khi nào và chưa bao giờ ông ngừng ấp ủ những kế hoạch, dự định tạo đà cho ngành thể thao phát triển. Dù rằng, có những dự định trở thành hiện thực nhưng cũng không ít dự định tan như bong bóng xà phòng bởi lực bất tòng tâm nhưng khao khát vẫn không ngừng chảy trong ông. Khi nhận quyết định về làm Hiệu trưởng, ông đã háo hức với bao dự định nâng cao chất lượng đào tạo. Thể dục thể thao giống như mọi lĩnh vực khác, đào tạo chiếm phần vô cùng quan trọng. Khả năng thiên bẩm sẽ không thể đạt được kết quả cao nhất nếu thiếu đi sự đào tạo, chỉ bảo chuyên

nghiệp. Do đó, cùng với nhiều chiến lược đầu tư nhằm củng cố chất lượng dạy và học, ông đã tạo điều kiện, khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học phát triển tại Trường. Nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã được nghiệm thu và đánh giá cao như: Nghiên cứu đánh giá tác động và kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thể dục thể thao Việt Nam, Nghiên cứu sự phát triển thể dục thể thao giải trí ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên,…

Không chỉ nắm giữ trọng trách Hiệu trưởng, ông còn là Chủ tịch Hội khuyến học của trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Chính vì vậy, không chỉ dành nhiều tâm huyết, thời gian cho việc điều hành, quản lý các hoạt động dạy và học của đơn vị, ông còn dành khá nhiều công sức cho việc kêu gọi, vận động các nguồn lực trong trường, trong xã hội, tạo dựng quỹ học bổng để hỗ trợ cho các sinh viên nghèo hiếu học số tiền hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, trường tham

gia đóng góp cho các quỹ từ thiện số tiền nhiều triệu đồng để đơn vị thực sự không chỉ là địa chỉ uy tín về chất lượng dạy và học, mà còn là địa chỉ đỏ của những tấm lòng từ thiện.

Mấy chục năm gắn bó với ngành thể dục thể thao, những đóng góp của Tiến sỹ Lê Tấn Đạt đối với ngành, đối với Trường đã được ghi nhận qua những phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Bộ năm 2009, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc năm 2011 và nhiều bằng khen, giấy khen của các cơ quan chức năng. Năm 2013 vừa qua, ông cùng nhiều nhà quản lý, doanh nhân tiêu biểu trên cả nước sánh bước trên thảm đỏ trong buổi lễ trao giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới tại Thủ đô Viêng-chăn (Lào). Vinh dự này là nỗ lực của riêng cá nhân ông đối với sự nghiệp thể dục thể thao mà ông đã cống hiến hết mình trong suốt những năm qua.n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

71

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 72: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Trong suốt gần 60 năm đồng hành cùng cuộc sống, Hãng phim Tài liệu

và Khoa học Trung ương đã sản xuất được trên 1.560 phim thời sự và phóng sự ngắn; khoảng 1.160 phim tài liệu; trên 220 phim khoa học và hàng chục vạn mét phim tư liệu. Để có được số lượng sản phẩm nói trên, các thế hệ nghệ sỹ của hãng đã không quản ngại khó khăn, vất vả, đóng góp không mệt mỏi công sức, trí tuệ cho nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chưa kể, nhiều tác phẩm không chỉ đạt giải thưởng cao trong nước, mà còn mang về vinh dự, tự hào cho đất nước khi tham gia các liên hoan phim uy tín ở nước ngoài. Và nhắc đến truyền thống của Hãng, không thể không nhắc tới các phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng Nhất - Nhì - Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huân chương Lao động hạng Nhất - Nhì - Ba, cùng nhiều Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của Bộ VH-TT&DL,…

Tuy nhiên, như nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta trong thời đại bùng nổ thông tin cùng với rất nhiều phương tiện giải trí phong phú, hấp dẫn, điện ảnh mà nhất là thể loại tài liệu, khoa học không còn nhận được sự ưu tiên của công chúng. Và như nói ở trên, sự chuyển đổi cơ chế, mô hình sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự tự chủ của đơn vị và từng cá nhân cũng trở thành một khó khăn không nhỏ. Chưa kể sự thiếu hụt đội ngũ do không được nhận thêm người khiến hãng phim càng thêm bối rối. Chính trong hoàn cảnh khó khăn chồng lên khó khăn thì chị Phạm Thị Tuyết được bổ nhiệm làm Giám đốc. Cần phải nói thêm rằng, chị là nữ lãnh đạo đầu tiên và duy nhất của hãng trong suốt gần 60 năm qua. Gắn bó với đơn vị

từ năm 1982, chị đã từng trải qua nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Do đó, cùng với việc đảm nhận trọng trách người chịu trách nhiệm cao nhất của một đơn vị điện ảnh, liên quan nhiều tới nghệ thuật là chị đã tự mang trong mình một áp lực. Nhiệm vụ của chị khá nặng nề. Làm sao để Hãng vừa phát huy được sự tự chủ nhằm duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán bộ, nghệ sỹ; vừa tiếp tục có được những tác phẩm điện ảnh tài liệu, khoa học góp phần khẳng định tên tuổi và giữ được chỗ đứng trong lòng khán giả. Nói theo thuật ngữ chuyên môn thì những người làm phim phải đưa người xem đến với những tìm tòi mới trong phong cách sáng tác, không làm lẫn bản sắc riêng của đơn vị vốn được coi là

Là một đơn vị nghệ thuật chuyên sản xuất phim Tài liệu, Khoa học và băng video; các video clip phục vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; các chương trình đĩa hình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi và quay tư liệu về các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội phụ vụ công tác lưu trữ, nên có thể nói xã hội hóa thực sự là một thách thức lớn đối với tập thể cán bộ, nghệ sỹ nói chung và với chị Phạm Thị Tuyết - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương nói riêng.

CÔNG TY TNHH MTV HÃNG PHIM TÀI LIỆU VÀ KHOA HỌC TRUNG ƯƠNG

CHỊ ẤY LÀPHẠM THỊ TUYẾT

l TRÚC LAM

72

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 73: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

cánh chim đầu đàn của điện ảnh tài liệu Việt Nam.

Trước thực tế này, chị Tuyết cùng Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nghệ sỹ đã cùng nhau đoàn kết, nỗ lực vươn lên để tìm mọi cách giữ vững truyền thống bằng chính những sản phẩm điện ảnh chất lượng. Thiếu hụt lực lượng sáng tác có kinh nghiệm, lãnh đạo Hãng phim đã mạnh dạn khắc phục bằng cách giao phim cho các đạo diễn trẻ, giao trách nhiệm quản lý phòng ban cho các kỹ sư trẻ,… Trẻ không có nghĩa là sẽ sai và trẻ có thể thiếu kinh nghiệm nhưng sẽ có sự mới mẻ, táo bạo,… Sự quyết đoán của ban lãnh đạo đã mang lại thành quả đáng nể cho đơn vị trong những năm qua. Bên cạnh nhiều tác giả có tên tuổi, kinh nghiệm, một số tác giả trẻ đã trưởng thành, khẳng định được “thương hiệu” qua những bộ phim đạt giải tại các giải thưởng điện ảnh và báo chí.

Không chỉ tạo nên sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ những người làm phim, đơn vị còn liên tục trang bị, hoàn thiện hệ thống kỹ thuật hiện đại, đủ khả năng sản xuất các thể loại phim chuyên ngành theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Chính vì vậy, các tác phẩm của hãng vẫn đã và đang trải đều trên tất cả các mảng đề tài trong cuộc sống để phục vụ đông đảo người xem với cách thể hiện vừa mang tính truyền thống, vừa có sự thể nghiệm những cách làm mới nhằm cố gắng đưa điện ảnh tài liệu Việt Nam ngày càng tiếp cận gần hơn với điện ảnh tài liệu thế giới. Mặt khác, nhờ phát huy truyền thống và uy tín đã dày công tạo dựng, ngoài số lượng phim kế hoạch Nhà nước giao luôn đảm bảo chất lượng, Hãng phim còn

nhận được sự tín nhiệm đặt hàng làm phim tư liệu của khách hàng là các bộ ban ngành,…

Được biết, đã trở thành thông lệ từ ba năm qua, mỗi khi tháng 6 tới là khuôn viên và hội trường của đơn vị lại trở thành tâm điểm chú ý của những khán giả yêu mến phim tài liệu. Đây là một trong những nỗ lực của hãng phim trong việc phổ biến hay nói cách khác là đưa phim tài liệu đến với khán giả một cách rộng rãi hơn. Xác định phim tài liệu, khoa học không mang tính giải trí, không thể đến với khán giả theo đường kinh doanh, những nhà làm phim tài liệu đã tìm cách đưa phim đến với khán giả bằng nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức tuần phim, ngày phim theo chủ đề hàng tháng hay những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước. Đã có Tuần phim tài liệu quốc tế với sự tham gia của nhiều nước châu Âu. Chỉ có như vậy, những hiện thực của cuộc sống được tái tạo bằng nghệ thuật điện ảnh theo nhiều phong cách sáng tác khác nhau mới có thể được khán giả

cảm nhận và thưởng thức. Qua đó, tư tưởng sáng tác, góc nhìn của những người nghệ sỹ mới có dịp được khán giả khám phá cùng với nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới.

“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Sự quyết đoán của chị Phạm Thị Tuyết và Ban Giám đốc đã từng bước đưa Công ty vượt qua những khó khăn mang tính chủ quan và khách quan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững vị thế là đơn vị đứng đầu trong ngành điện ảnh tài liệu, khoa học của nước ta. Công việc Tổng Giám đốc Công ty đã được chị hoàn thành xuất sắc xứng đáng với giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013. Tin rằng, cùng với giải thưởng đầy tự hào này, các giải thưởng khác như: Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều Bằng khen của của các cơ quan chức năng, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua,… là nền tảng vững chắc giúp chị Phạm Thị Tuyết luôn luôn điều hành đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.n

73

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 74: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Kết thúc năm 2013 vừa qua, ABBank đã đạt được các chỉ tiêu kinh doanh

cơ bản với: tổng tài sản đạt trên 52.790 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012, đạt 115% kế hoạch năm; tổng huy động đạt 51.150 tỷ đồng, tăng 26% so với năm2012, đạt 119% kế hoạch năm; tổng dư nợ đạt gần 37.560 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2012 đạt 152% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 191 tỷ đồng, chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây là con số sau khi doanh nghiệp đã trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu theo quy định hiện hành. Vốn điều lệ đạt 4.800 tỷ đồng. Và hệ thống mạng lưới đạt 145 điểm, tăng 5 điểm so với năm 2012.

Hẳn nhiều người chưa quên năm 2013 là năm thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Hệ thống ngân hàng do đó chịu không ít những ảnh hưởng tiêu cực, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó, để có được những con số khả quan như trên, ABBank đã phải nỗ lực

rất nhiều. Từ việc liên tục đưa ra nhiều gói dịch vụ hấp dẫn, thu hút khách hàng, đến việc đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Mặt khác, trong năm 2013, Ngân hàng luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo phát triển an toàn, tăng cường quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ và xử lý nợ. Hệ thống quản lý rủi ro của ABBank đã được hoàn thiện căn bản theo quy định nhờ sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược Maybank. Đặc biệt, doanh nghiệp đã thành công trong việc hoàn thành kế hoạch thu hồi và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của toàn Ngân hàng. Cũng trong năm này, doanh nghiệp nhận được sự giúp đỡ chuyên môn quý báu từ các đối tác. Nhờ Maybank, đội ngũ nhân sự cấp cao của doanh nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ thông qua việc cử chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn đến hỗ trợ Ngân hàng trong các hoạt động tư vấn chiến lược, quản trị

rủi ro. Với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), ABBank được hỗ trợ về công tác quản trị ngân hàng, phát triển tập trung mảng khách hàng SMEs - một trong những phân khúc khách hàng mục tiêu của đơn vị có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

Tự tin với những gì đã làm được và đang có, ABBank chưa bao giờ ngừng phấn đấu để tiếp tục sứ mệnh phục vụ con người, phục vụ cộng đồng xã hội. Tập thể cán bộ nhân viên của của doanh nghiệp tin tưởng rằng, họ đã phục vụ tốt hơn 450.000 khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trong cả nước suốt nhiều năm qua thì có lẽ gì lại không thể tiếp tục thực hiện xuất sắc hơn nữa trong tương lai. Và định hướng phát triển bền vững mà Ngân hàng đưa ra là mục tiêu hoàn toàn có cơ sở khi trong quá khứ, ABBank đã triển khai nhiều chiến lược dài hơi, thể hiện tham vọng thâu nạp khách hàng cho riêng mình. Doanh nghiệp từng là

l THỂ ĐIỆP

Kiên trì với định hướngphát triển bền vững

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (viết tắt là ABBank) hiện đang có nền tảng cơ sở vật chất đồ sộ gấp hàng chục nghìn lần so với những ngày đầu chinh phục thị trường. Thành công này, đã trở thành tiền đề quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, kiên trì với định hướng phát triển bền vững bất chấp những biến động phức tạp của nền kinh tế thị trường.

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

74

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 75: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

một trong những ngân hàng đầu tiên thành lập riêng một Trung tâm dịch vụ khách hàng SME với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xác định đây chính là phân khúc khách hàng chiến lược nên đơn vị đã xây dựng gói giải pháp tài chính tối ưu cho SME và ra mắt Trung tâm SME nhằm phục vụ riêng cho nhóm khách hàng này với sự tư vấn và hỗ trợ kinh nghiệm này từ IFC như đã nói ở trên. Theo đó, tại ABBank, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm bao gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ,… Các sản phẩm trong mỗi “gói” sản phẩm được chọn lọc theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh trong nước hay xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, dịch vụ, nhà thầu,…) sau đó sẽ được cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp (tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phương thức kinh doanh,…) cùng với một mức giá trọn gói hợp lý giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tiếp tục tham gia dự án SMEFP III do chính phủ Nhật Bản tài trợ, cũng như thường xuyên triển khai các gói ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ và nhanh chóng chuỗi sản phẩm tiền gửi an toàn, hiệu quả và các sản phẩm cho vay tiêu dùng linh

hoạt (vay mua nhà, vay mua xe, vay kinh doanh, vay du học,…) với dịch vụ đa dạng (chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán tiền điện,…) Đặc biệt, kịp thời phát triển theo xu hướng xã hội, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng như: Online banking, SMS banking, Moble Banking,… Mới đây nhất, ABBank đã đáp ứng những yêu cầu khắt khe để được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa, đánh dấu bước phát triển lớn của doanh nghiệp về công nghệ và mở rộng hoạt động trên thị trường thẻ. Để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ của đơn vị, Ngân hàng còn năng động, sáng tạo khi liên doanh, liên kết với các thương hiệu khác, chủ động đem lại những dịch vụ tốt, giá rẻ, tạo ra giá trị gia tăng cho chủ thẻ. Có thể coi đây là một trong những hình thức cam kết phát triển bền vững của Ngân hàng đối với

khách hàng.Tự tin phục vụ khách hàng, tự

tin khẳng định thương hiệu của sự khác biệt đúng với phương châm kinh doanh “Trao giải pháp - Nhận nụ cười”, thành công đã đến với An Bình Bank. Thành công này, ngoài sự thể hiện bởi những con số về vốn điều lệ, doanh thu,… còn là công ăn việc làm ổn định cho gần 2.800 người lao động với mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 8,5 triệu đồng/người. Và số tiền quyên góp, ủng hộ cho các quỹ từ thiện xã hội mỗi năm trên dưới 1,5 tỷ đồng. Những con số này là kết quả sinh động của công sức, nỗ lực và uy tín mà tập thể ABBank đã dày công tạo dựng nên; góp phần đem về cho Ngân hàng các giải thưởng danh giá như: Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng quốc gia, Thương hiệu Việt được yêu thích, Thương hiệu nổi tiếng Asean,… n

Đại diện ABBANK và đại diện PwC Việt Nam thực hiện ký kết bàn giao hợp đồng tư vấn, chính thức khởi động Dự án Điều chuyển vốn nội bộ - một dự án trọng điểm, góp phần thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của ABBANK trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Ảnh: http://www.abbank.vn

75

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 76: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Sawaco - những chặng đường phát triển

Với tuổi đời 130 năm, có thể khẳng định ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị có thâm niên phát triển lâu nhất trong cả nước.

Bắt đầu từ năm 1874, để phục vụ cho bộ máy cai trị tại Sài Gòn, người Pháp đã tiến hành khởi công xây dựng cơ sở cấp nước đầu tiên. Đến năm 1959, Sài Gòn Thủy Cục được thành lập với nhiệm vụ cung cấp nước máy cho dân cư trong thành phố và các vùng phụ cận. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh ra đời với công suất 450.000-480.000m3/ngày. Tới năm 2005, doanh nghiệp được chuyển đổi thành Tổng Công ty và chính thức chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh vào năm 2010 với công suất 1.550.000m3/ngày.

Lấy thời điểm 2005 làm mốc thì tính đến nay, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn đã có gần 10 năm phát triển. Đối với truyền thống, chặng đường trên chỉ là một phần nhỏ nhưng đây chính là quãng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp kể từ khi hình thành. Công suất cấp nước tăng 1,5 lần. Số lượng đồng hồ tăng 2 lần. Có trên 87% hộ dân trong Thành phố được cấp nước sạch từ nguồn nước của Sawaco. Đương nhiên, để làm được điều này, Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai những chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao số lượng và chất lượng nước phục vụ khách hàng. Nhờ đó, năm 2012, tổng sản lượng nước sản xuất được gần 550.000.000m3, đạt trên 100% so với kế hoạch;

doanh thu đạt trên 102% kế hoạch và bằng 114% so với năm 2011. Đáng mừng hơn nữa, thành quả vượt trội này đã mang lại Huân chương lao động hạng Ba cho Công ty vào đầu năm 2013.

Và người được mệnh danh là “Cột trụ” vững chãi của Sawaco

Năm 2006, ông Trần Đình Phú chính thức trở thành “cột trụ” của Tổng Công ty. Thời gian thấm thoắt, mới đó mà đã được 7-8 năm và về phần mình, ông Phú đã đóng góp không ít công sức cho sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp.

Trưởng thành từ một cán bộ Đoàn, doanh nhân Trần Đình Phú đã từng đảm nhiệm các vị trí: cán bộ chuyên trách Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên BCH Thành đoàn; Ủy viên Thường vụ Trưởng ban Công nghiệp Thành

TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN - TNHH MTV

“Cột trụ” vững chãicủa Sawaco

Đứng chân tại số 01 Công trường Quốc tế, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV (viết tắt là Sawaco) có nhiệm vụ quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và khai thác, sản xuất, cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khác về ngành nước. Hiện tại, dưới sự quản lý, điều hành của ông Trần Đình Phú - Tổng Giám đốc, một trong “trụ cột” quan trọng của Sawaco, doanh nghiệp đã và đang tiếp tục giữ vững truyền thống, phát huy nội lực nhằm đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển Thành phố nói riêng và đất nước nói chung.

‘l MỘNG HUỆ

76

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 77: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Đoàn kiêm Giám đốc Trung tâm Sáng tạo KHKT Trẻ, kiêm Hiệu trưởng trường Tin học Thành đoàn; Phó Bí thư Thành đoàn phụ trách khối CNVC và KHKT Trẻ; Đại biểu HĐND Thành phố khóa IV; Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính. Nhờ đó, từ giữa năm 2006, thời điểm trở thành người chịu trách nhiệm cao nhất của Sawaco, ông đã phát huy hết khả năng cùng kinh nghiệm sẵn có để quản lý, lãnh đạo Công ty ngày một phát triển, xứng đáng với vị thế của một doanh nghiệp có tuổi đời hàng trăm năm. Và ông thực sự đã trở thành một trong những “cột trụ” của Sawaco.

Nỗ lực của ông Trần Đình Phú cùng tập thể cán bộ nhân viên Tổng Công ty trong thời gian qua đã “đơm hoa kết trái” bằng những con số ấn tượng, cụ thể như đã

nêu ở trên. Chưa kể, hơn 3.400 lao động được đảm bảo công ăn việc làm và các chế độ phúc lợi đầy đủ. Với người lao động, không gì hạnh phúc hơn khi được ban lãnh đạo quan tâm tới việc nâng cao mức sống. Đó là môi trường làm việc lý tưởng mà ai cũng muốn gắn bó và cống hiến. Điều này, doanh nhân Trần Đình Phú đã làm được và làm tốt. Đồng thời, ông coi đó là nền tảng vững chắc để thực hiện sứ mạng của Tổng Công ty là “Đảm bảo cung cấp nước chất lượng, an toàn, liên tục cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận” trong những năm tiếp theo.

Để có được sự nghiệp thành công như hiện tại, thiết nghĩ bí quyết của doanh nhân Trần Đình Phú chính là tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi

nhiệm vụ được giao như lời của một câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Và, với tinh thần ấy, không bất ngờ khi suốt nhiều năm liền, ông đạt danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp cơ sở của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Chiến sỹ Thi đua cấp Thành phố cùng nhiều Bằng khen của các cơ quan ban ngành. Trong đó, không thể không kể tới phần thưởng Huân chương Lao động hạng Ba mà ông đã được trao vào năm 2010. Ghi nhận những thành tích đã cống hiến và đã đạt được, năm 2013, ông vinh dự được trao giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới. Niềm vui này, với doanh nhân Trần Đình Phú có sự tham gia đóng góp rất lớn của tập thể Công ty bởi trong ông có Sawaco, trong Sawaco có ông.n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Đại diện Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn - TNHH Một thành viên tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

77

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 78: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Năm 1981, Cơ sở bút bi Thiên Long được hình thành. Ban đầu, doanh

nghiệp chỉ sản xuất thủ công với vỏn vẹn vài chục công nhân, sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự điều hành, quản lý đúng đắn, sáng suốt của người lãnh đạo, doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đến năm 2012, Thiên Long đã có 03 công ty con cùng với vốn điều lệ gần 211 tỷ đồng. Chia sẻ với chúng tôi, ông Cô Gia Thọ - Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết: Có hai bí quyết quan trọng để Thiên Long có được thành công như ngày hôm nay. Đó là con người và công nghệ.

Đối với yếu tố con người để nâng cao chất lượng nguồn lực và chăm lo đời sống cho người lao động, Thiên Long đã triển khai một số nội dung quan trọng. Đầu tiên là chế độ tiền lương. Là một doanh nghiệp tư nhân nhưng doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động như các cơ quan Nhà nước. Ngoài lương

được hưởng như trên hợp đồng lao động, các cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hay nhân viên KCS,… được hưởng thêm lương hiệu quả. Người lao động làm việc ở một vị trí công việc 03 năm thì được nâng bậc lương; mỗi tháng, một bộ phận người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương 02 thứ bảy, những ai không thuộc đối tượng trên thì được lương

trợ cấp thứ 7, mỗi tháng bình quân 02 ngày lương; hàng năm đều tiến hành xem xét tiền lương cho toàn thể cán bộ công nhân; các chế độ: tiền lương tăng ca, làm việc ngày nghỉ, ngày lễ tết đều tuân theo quy định của pháp luật. Tiếp đến là chế độ thưởng. Bên cạnh tiền thưởng tháng lương thứ 13 thì hàng năm, người lao động còn được xét thưởng cuối năm dựa trên

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG

Linh hoạtvượt khó

l MỘNG HUỆ

Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp phải giải thể trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long đã tập trung toàn lực thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra, vừa linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong hiện tại, vừa tìm ra những cơ hội, quyết định táo bạo nhằm giữ vững tốc độ phát triển và thương hiệu trên thị trường.

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

78

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 79: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và kết quả đánh giá thành tích công việc của mỗi người. Dịp lễ tết, cùng với việc xem xét khen thưởng, người lao động còn có thêm các phần quà (tết âm lịch, tết trung thu, 8/3). Các chế độ phúc lợi khác như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ, tập huấn an toàn lao động, tham quan du lịch, tạo sân chơi văn hóa - văn nghệ - thể thao… đều được Công ty thực hiện đầy đủ. Và, tại Thiên Long, chính sách đào tạo cho người lao động luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo. Bởi, kiến thức, kỹ năng là những yếu tố không thể thiếu làm nên chất lượng đội ngũ nhân lực cho doanh nghiệp. Do đó, từ các nhà quản lý cho đến những nhân viên mới tuyển dụng, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện để tham gia các khóa đào tạo bằng cách cho hưởng nguyên lương hoặc phụ cấp đào tạo trong suốt thời gian tham gia khóa học. Mặt khác, Công ty sẵn sàng tuyển dụng cán bộ công nhân viên lên các vị trí cao hơn nếu có năng lực phù hợp. Thiết nghĩ, với một môi trường làm việc như ở Thiên Long, cộng với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng, thì gần 2.900 lao động nơi đây chắc chắn luôn coi Công ty là mái nhà chung thứ hai của mình.

Và sau yếu tố con người, công nghệ được coi là thế mạnh thứ hai của Thiên Long. Được biết, tiến tới tự động hóa là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty. Những năm gần đây, doanh nghiệp đã

không ngừng nghiên cứu cải tiến máy móc, thiết bị, phương pháp thực hiện nhằm giảm bớt số lao động thủ công, tiến tới nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh, từng bước tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Nhờ đó, chỉ tính riêng năm 2011, Phòng Tự động hóa đã tự thiết kế, chế tạo được 10 loại máy móc thiết bị phục vụ cho các phân xưởng sản xuất, đạt 52% tự động hóa trong sản xuất. Trong đó, nổi bật là: máy lắp ráp bút lông bảng, máy lắp ráp cò nút TL-027, máy in phun date bút lông, bồn nấu dầu oil pastel, máy đóng và tháo nắp rubber cap,… Hiện tại, doanh nghiệp đã tự sản xuất được nguyên liệu mực bút lông, góp phần giảm 75% giá thành so với mức nhập khẩu và vẫn đảm bảo chất lượng. Mặt khác, công tác cải tiến công nghệ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng tỷ đồng năng lượng mỗi năm. Theo ông Cô Gia Thọ, năm 2009, Thiên Long đã thay thế 13 máy ép nhựa loại truyền động thủy lực dùng bơm dầu không có biến tần bằng loại máy truyền động thủy lực dùng bơm dầu có biến tần nhằm tiết kiệm 40% mức tiêu thụ điện năng. Đồng thời, đầu tư 04 máy ép nhựa loại truyền động điện dùng điện cơ servo tiết kiệm đến 60% điện năng. Sang năm 2010, Công ty tiếp tục đầu tư thêm 20 máy truyền động thủy lực có biến tần. Không dừng lại, doanh nghiệp còn tiến hành thay thế hệ thống chiếu sáng phân xưởng Ep bằng đèn huỳnh quang 16w/bộ cho mỗi máy ép và lắp công tắc riêng cho mỗi bộ đèn cao áp cũng như đèn

huỳnh quang; thay thế hệ thống thông gió cho hệ thống quạt công nghiệp; thay thế màn hình CRT bằng màn hình LED; thay tôn sáng ở các phân xưởng sản xuất;…

Những hành động thiết thực mà hiệu quả đã giúp Thiên Long trở thành một trong những thương hiệu lớn trong ngành kinh doanh văn phòng phẩm. Có lẽ, xuất phát từ những suy nghĩ thiết thực trong quản lý, điều hành sản xuất cùng với sự linh hoạt ứng biến với thị trường mà đến nay, Công ty không chỉ có sản phẩm bút bi đa dạng chủng loại; mà còn có rất nhiều các sản phẩm khác phục vụ mọi lứa tuổi, mọi đối tượng trong xã hội. Hơn nữa, doanh nghiệp luôn theo dõi, thăm dò ý kiến của khách hàng để nâng cấp chất lượng các sản phẩm, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tốt hơn. Càng hiểu vì sao các sản phẩm mang thương hiệu Thiên Long đã và đang được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng ở khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Và đây là tiền đề thiết yếu để Công ty luôn có mặt trong các buổi lễ vinh danh thương hiệu hoặc sản phẩm như: giải thưởng Chất lượng quốc gia, hàng Việt Nam chất lượng cao, Sao Vàng Đất Việt, Thương hiệu hàng đầu Việt Nam, Sản phẩm Việt Nam tốt nhất, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007, Top 100 Thương hiệu Việt Nam 2010, Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2011, Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2012, giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013,… n

79

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 80: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

l BÌNH NGUYÊN

các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhântiêu biểu ASEAN - 2014

Lễ vinh danh

Chiều ngày 17/08/2014 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào; Bộ Công thương Lào; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu; Tạp chí Văn hiến Việt Nam đồng phối hợp tổ chức Lễ vinh danh các đơn vị, cá nhân tiêu biểu Asean 2014, trao giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN”; “Top 100 Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” và “Top 100 Nhà quản lý xuất sắc” năm 2014.

Tham dự buổi lễ và trao giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt giải, về phía Việt Nam có: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ

Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Ông Bùi Đặng Dũng - Phó Chủ

nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội; Ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình; ông Lê Tuấn Khanh - Vụ trưởng Vụ Lào - Campuchia Ban đối ngoại Trung ương.

Về phía Lào, có: Ông Chalơnnhiapaohơ - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào và phu nhân; Bà Yortkeomany

80

Page 81: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Souphanouvong, Phó Chánh văn phòng trung ương Đảng NDCM Lào, người được sự ủy quyền của ông Bun-Pon Bút-Ta-Nạ-Vông - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào. Do bận công tác đột xuất, không tham dự buổi lễ, Bà Nguyễn Thị Doan - UVTƯ Đảng - Phó Chủ tịch nước CHXCN Việt Nam, ông Bun-Pon Bút-Ta-Nạ-Vông - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào đã gửi thư chúc mừng Ban tổ chức và các đơn vị, cá nhân được vinh danh trong buổi lễ.

Buổi lễ vinh danh đã thực sự cổ vũ, tôn vinh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, các đơn vị, cá nhân đã có những thành tích, đóng góp nhất định cho xã hội; tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước ASEAN nhằm thúc đẩy nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển trong sự thịnh vượng chung. Tại Lễ vinh danh , Ban tổ chức đã trao giải thưởng “Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” cho 22 doanh nghiệp, đơn vị; trao tặng 28 giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” cho các đơn vị, sản phẩm uy tín được người tiêu dùng tín nhiệm, chiếm thị phần nhất định trong nước và quốc tế; trao tặng giải thưởng “Top 100 nhà quản lý xuất sắc” cho 92 cá nhân là những nhà quản lý xuất sắc trên mọi lĩnh vực của Việt Nam và Lào. n

81

Page 82: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Tạp chí VĂN HIẾN VIỆT NAM

TOP100 NHÀ QUẢN LÝ XUẤT SẮCTOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEANTOP100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN, NĂM 2014các CÁ NHÂN ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 NHÀ QUẢN LÝ xuất sắc”

Chúc mừng các CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ ĐẠT GIẢI THƯỞNG

Ông NGUYỄN NGỌC SỰ - Chủ tịch HĐTVTổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy (SBIC)ĐC: Số 172 Ngọc Khánh, P. Giảng Võ, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 047711212 - Fax: 047711535Website: www.sibc.org.vn

Ông NGUYỄN HẠNH - Chủ tịch HĐTVCty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình DươngĐC: Lầu 3, 161 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM ĐT: 0838248117 - Fax: 0838248126

Ông ĐẶNG THÀNH DUY - Phó TGĐCông ty Cổ phần Ánh Dương Việt NamĐC: 648 Nguyễn Trãi, P. 11, Q. 5, TP. HCMĐT: 0838277178 - Fax: 0839526410Website: www.vinasuntaxi.com

Ông TAN IAM HOWI - Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh khách sạn quốc tế Lào Cai ĐC: 028 đường Yết Kiêu, P. Kim Tân, TP. Lào Cai, Tỉnh Lào Cai * ĐT: 0203 826668 - Fax: 0203 826768Email: [email protected] *Website: www.laocai hotel.com

Ông ĐOÀN MẠNH HÙNG - Giám đốcCông ty CP Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên ĐC: Km07 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk LắkĐT: 05003825303 - Fax: 05003825305

Ông NGUYỄN QUANG TRIẾT - Phó TGĐNgân hàng TMCP XNK Việt Nam (EXIMBANK)ĐC: Tầng 08 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Q.1, Tp. HCM * ĐT: 0838210056 - Fax: 0838216913Website: http://www.eximbank.com.vn

Ông NGUYỄN DUY KHÁNH - Giám ĐốcCông Ty TNHH Một Thành Viên Thuốc Lá Sài GònĐC: Lô C45/1 đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM ĐT: 08. 37657878 - Fax: 08.37656345Website: www.saigontabac.com.vnÔng LÊ QUỐC PHONG - Chủ tịch HĐQT, TGĐCông ty Cổ phần Phân bón Bình Điền ĐC: C12/21 QL 1A, Tân Kiên, Bình Chánh TPHCMĐT: 08.37561191 - Fax: 08.38770278Website: www.binhdien.comÔng NGUYỄN QUỐC DANH - Chủ tịch, GĐ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)ĐC: Sân bay quốc tế TSN, P.2, Q. Tân Bình, Tp. HCMĐT: 0838448358 - Fax: 0838447812Website: www.sasco.com.vnÔng NGUYỄN TUẤN TÚ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bến ThànhĐC: 462 Lê Đức Thọ, P.17, Q. Gò Vấp, TP.HCMĐT: (08) 6660.818 - Fax: 0837545973Ông PHẠM PHÚ QUỐC - Chủ tịch HĐQTTổng Công ty Bến Thành - TNHH MTVĐC: 27 Nguyễn Trung Trực, Q. 1, TP. HCMĐT: 0838230081- Fax: 0838222941Website: http://www.benthanhgroup.comÔng NGUYỄN VĂN THỌ - Tổng Giám đốcTổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTVĐC: 347 Lê Đức Thọ, P.17, Q. Gò Vấp, TP HCMĐT: 08.38941072 - Fax: 08.38940947Website: www.cns.com.vn

82

Page 83: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ông TRƯƠNG THÀNH THÔNG - Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Sản xuất Bê tông Việt Nam ĐC: 43D/20 Hồ Văn huê, P.9, Q. Phú Nhuận, TP. HCMĐT: 0854492999 - Fax: 0854492699Website: www.betongvietnam.com.vn

Ông MAI VĂN BÌNH - Chủ tịch HĐQTCông ty Thông tin Di động ĐC: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội * ĐT: 0437831739 - Fax: 0437831741Website: www.mobifone.com.vn

Bà ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo ĐC: Lô 16, đường số 2, KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. HCM * ĐT: 0837543439Fax: 0837543440 * Website: www.itaexpress.com.vn

Ông ĐOÀN KIM ĐỒNG - Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Thủy Điện Quế Phong ĐC: Thị trấn Kim Sơn, h. Quế Phong, tỉnh Nghệ AnĐT: 0383885709 - Fax: 0383885215Website: www.thuydienquephong.com.vn

Ông NINH VĂN KIÊM Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Tân ViệtĐC: Xóm 1, Thôn 10, ĐamB’ri, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm ĐồngĐT: 0633718418 - Fax: 0633719085

Ông VÕ VĂN TUẤN - Chủ tịch, GĐ Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kiên GiangĐC: Số 52 Trần Phú, P. Vĩnh Thanh,Tp. Rạch Giá, Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773871002 - Fax: 0773871002

Ông LÊ HOÀNG PHƯỚCGiám đốc Viễn thông Cà MauĐC: Số 3 Lưu Tấn Tài, P.5, TP.Cà Mau, tỉnh Cà MauĐT: 07803831220 - Fax: 07803820560

Ông NGUYỄN THANH HẢI - Tổng Giám đốcCông ty Cổ phần Cao Su Đồng Phú ĐC: Thuận phú, Đồng Phú, Bình PhướcĐT: 06513819786 - 06513819620

Ông ĐẶNG XUÂN HUỀ - Chủ tịch HĐQT, TGĐCông ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng BìnhĐC: Số 90 đường Hữu Nghị, P. Nam Lý, TP Đồng Hới, Quảng Bình * ĐT: 052. 3822149Fax: 052 3822757 * Website: imexco.qbinh.vn

Ông NGUYỄN VIẾT THỌGiám đốc Công ty Điện lực Hậu GiangĐC: Số 503 Trần Hưng Đạo, Khu vực 3,TP. Vị Thanh, Tỉnh Hậu GiangĐT: 07113504979 - Fax: 07113876812Ông NGUYỄN HỮU TEO - Chủ tịch, GĐCty TNHH MTV Phát triển Công nghệ và thiết bị Mỏ ĐC: Số 3 Phan Đình Giót, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, Hà NộiĐT: 0438647871 - Fax: 0436641487

Ông TRẦN DŨNG - Giám đốcCty Công nghệ Thông tin Điện lực Miền TrungTổng Công ty Điện Lực Miền Trung ĐC: 552 Trưng Nữ Vương, P. Hòa Thuận Tây,Q. Hải Châu, TP Đà NẵngĐT: 05112.4880777 - Fax: 05112.220899 * Website: cpcit.vn

Ông LÊ NGỌC HOA - Tổng Giám đốcTổng Cty Xây dựng Công trình Giao Thông 4 - CTCPĐC: Tầng 10-11, tòa nhà ICON4, Số 243A Đê La Thành, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: 0436420371 - Fax: 0436811275

Ông LÊ VĂN ĐÂU - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công trình Giao thông I Thanh Hóa Công ty Cổ phần ĐC: Núi Một, xã Đông Lĩnh, TP Thanh HóaĐT: 0373.820125 - Fax: 0373.820236Website: giaothong1thanhhoa.vn

Ông VÕ QUỐC CƯỜNG - Giám ĐốcCông Ty Cổ Phần Khai Thác Đá Thừa Thiên HuếĐC: Số 323 Bùi Thị Xuân, P.Phường Đúc, TP Huế, Thừa Thiên Huế * ĐT: 0543881286 - Fax: 0543823599Website: www.hsq.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN ĐỒIGiám đốc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Bạc LiêuĐC: Lô B5, KCN Trà Kha, P.8, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc LiêuĐT: 07813780781 - Fax: 07813780567Website: www.biasaigonbaclieu.com

Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH - TGĐ Cty TNHH Đầu tư XD và Phát triển Xuân ThànhĐC: Số 65 đường Vân Giang, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình * ĐT: 0303883886 - Fax: 0303883887

Ông NGUYỄN ĐỨC HÙNG - Giám đốcCông ty Cổ phần Vinafood 1 Hải DươngĐC: Số 151 Phố Bạch Đằng, P. Trần Phú,Tp. Hải Dương, Tỉnh Hải DươngĐT: 03203853856 - Fax: 03203857164

Ông NGUYỄN TRỌNG HỮU - Giám đốc Cty TNHH MTV Điện Lực Hải DươngĐC: Số 33, Đại lộ HCM, TP Hải Dương, tỉnh Hải DươngĐT: 0320220611 - Fax: 03202220613Website: dlhaiduong.evn.com.vn

Ông NGUYỄN THANH PHƯƠNG - Chủ tịch, GĐ Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kon TumĐC: 198 Bà Triệu, Tổ 1, TP. Kon Tum, Tỉnh Kon TumĐT: 0603862323 - Fax: 0603862323Email: [email protected]

Ông LÊ MINH CƯỜNG - Chủ Tịch HĐQT, TGĐCông Ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân TiếnĐC: Lô II, Cụm 4, đường số 3, KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP HCMĐT: 08 38160 777 - Fax: 08 38160 888

83

Page 84: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ông LẠI KHẮC NHIỆM - Tổng Giám đốcCty TNHH MTV Khách sạn Du Lịch Công đoàn Hạ LongĐC: Đường Hạ Long, P. Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh * ĐT: 033.3844041Fax: 033. 3846440 * Website: grandhalonghotel.com.vn

Ông NGUYỄN ĐÌNH DÕNG - Chủ tịch, GĐCty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền trungTổng Công ty Điện lực Miền TrungĐC: Tổ 26, P. Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ, TP Đà NẵngĐT: 05112220412 - Fax:05113846339Website: etc3.com.vn

Ông PHẠM VĂN TRÍ - Chủ tịch HĐQT, TGĐCông ty Cổ phần Dây lưới Thép Nam ĐịnhĐC: Số 67 Đường Nguyễn Văn Trỗi,P. Trần Quang Khải, TP Nam ĐịnhĐT: 03503863153 - Fax: 03503843765Website: Winesco.vn

Ông TRƯƠNG QUỐC HƯNG Giám đốc Marketing TẬP ĐOÀN TSUNĐịa chỉ : phòng 506-H3 Tập thể Bắc Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Ông HỒ XUÂN MÙIGiám đốc Công ty TNHH Mai Linh Hải PhòngĐC: Số 116 đường 14 cũ, Khu dân cư Phú Hải, P, Anh Dũng, Q. Dương Kinh, Hải PhòngĐT: 0313.727666 - Fax: 0313.736999Email: [email protected] - Website: mailinh.vn

Ông ĐẶNG GIA DŨNGGiám Đốc Sở Xây Dựng Tỉnh Đăk NôngĐC: Số 3 Tô Hiến Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk NôngĐT: 05013.544319 - Fax: 05013.544318Website: sxd.daknong.gov.vn

Ông NGUYỄN ĐẠI NGỌC - Chủ tịch, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cà Phê IAGraiĐC: Thôn 3, xã Iahrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia LaiĐT: 059 3891 290 - Fax: 059 3844 768

Ông BÙI VĂN THẮNG - Phó Bí thư, Chủ tịchỦy ban Nhân dân Tỉnh Ninh BìnhĐC: Số 3 Lê Hồng Phong, Vân Giang, tp. Ninh Bình, Ninh Bình * ĐT: 030 3871 059 - Fax: 0303871890

Ông VŨ VĂN DƯƠNGViện trưởng Viện Pháp y Quốc GiaĐC: 41 Nguyễn Đình Chiểu, Q.Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 043.9746197 - Fax: 043.9746187Website: www.infm.org.vn

PGS. TS TRẦN CHÍ THIỆN - Hiệu trưởngTrường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanhĐại học Thái NguyênĐC: P. Tân Thịnh, TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái NguyênĐT: 0280.3647685 - Fax: 0280.3647.684

Ông NGUYỄN NGỌC HÒAGiám đốc Công ty Xây dựng 123ĐC: Tòa nhà Cienco1, Số 623 La Thành, Ba Đình, Hà Nội * ĐT: 043.7724.986 - Fax: 043.7724986Website: cc123.vn

Ông LƯƠNG NGỌC KIMGiám đốc Công ty TNHH Kim Thành AĐC: Khu phố Bình Phước A, P. Bình Chuẩn,TX Thuận An, tỉnh Bình DươngĐT: 0650. 3.610292 - Fax: 0650.3.610433

Ông LÊ LONG SƠNGiám đốc Công ty TNHH Ê Su HaiĐC: 40/12 - 40/14 Ấp Bắc, P.13, Q.Tân Bình, TP HCMĐT: 08 62666 222 * Fax: 08 68886383Website: www.esuhai.com

Bà DIỆC LỆ QUỲNH - Phó GĐCông ty TNHH Thương mại Quang PhươngĐC: 45AB Nguyễn Duy Dương, P.8, Q.5, TP. HCMĐT: 0839559068 - Fax: 0839560695Website: www.quangphuong.vnÔng ĐINH NAM DINHChủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải số 9ĐC: 167 Trần Tuấn Khảu, P.5, Q.5, TP. HCMĐT: 0838361974 - Fax: 0838380503

Ông CAO TÙNG LÂM - Chủ tịch HĐQT, TGĐCông ty CP Xây dựng Phục hưng HoldingsĐC: Tầng 3, nhà HH2, Khu ĐTM Yên Hòa,Q. Cầu Giấy, Hà NộiĐT: 0462756061 - Fax: 0462756065

Ông LÊ THANH CUNGChủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình DươngĐC: Tầng 16 - Trung tâm hành chính Tỉnh Bình DươngĐT: 06503822825 * Website: www.binhduong.gov.vn

Ông LÊ THANH BÌNH -Chủ tịch HĐQTCông ty Cổ phần Tổng hợp Việt PhúĐC: Lô B9-B10, Khu IVB1, Nam sông Trà Khúc, P.Trần Phú, TP.Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng NgãiĐT: 055.3811349 - Fax: 055.3810346Ông TRỊNH VĂN MẠNHGiám đốc Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng NinhĐC: Phố Tuệ Tĩnh, P. Bạch Đằng, Tp. Hạ Long,Tỉnh Quảng NinhĐT: 0333825499 - Fax: 0333625256Website: benhviendktinhquangninh.vnÔng TRẦN VĂN LÃNG - CTHĐQT, TGĐCty CP XD Đê Kè Và PTNT Hải DươngĐC: 13B Tam Giang, P. Trần Hưng Đạo, TP Hải DươngĐT: 03203853830 - Fax: 03203853830Ông ĐÀM SƠN - Tổng Giám đốcCty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng NinhĐC: Tổ 3A, Khu 4, Phố Suối Mơ, P. Bãi Cháy,TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhĐT: 033. 3844196 - Fax: 033.3847311

84

Page 85: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ông PHẠM THÀNH CÔNG - Phó Trưởng phòngViện KH - Công nghệ Quân sự - Viện Điện tửĐC: số 17 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà NộiĐT: 069 516 032

Ông LÊ VIẾT HOÀNG - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Vận tải và Quản lý Bến xe Đà NẵngĐC: P. Hòa An, Q. Cẩm Lệ, TP Đà NẵngĐT: 84.511.3767427 - Fax: 84511.3680717Website: www.vinadannabus.com

Ông LÊ HÀN PHONGChủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiĐC: Số 268 đường Phạm Văn Đồng, Thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng NgãiĐT: 0553863222 * Website: www.bato.gov.vn

Ông LÊ PHI BẰNGGiám đốc Sở Tài chính Tỉnh Bến TreĐC: Số 20, Cách mạng tháng 8, P.3TP. Bến Tre, tỉnh Bến TreĐT: 0753827469 - Fax: 0753827211Website: www.sotaichinhbentre.gov.vn

Bà NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ - Phó GĐSở Y tế - Chi cục trưởng Chi cục dân số - Kế hoạch hóa Gia đình Tỉnh Quảng BìnhĐC: Đường Hữu Nghị, TP. Đồng Hới, T.Quảng BìnhĐT: 0523845222 - Fax: 0523824393

Ông PHAN VĂN NHIỀU - Chủ tịch UBNDThành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng ThápĐC: 530A Nguyễn Sinh Sắc, Khóm 5, P.1, TP. Sa Đéc, Tỉnh Đồng ThápĐT: 0673861602 - Fax: 0673861314Email: [email protected]

Ông NGUYỄN DUY HOAN - Giám đốcTrung tâm học liệu - Đại học Thái NguyênĐC: P. Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, T.Thái NguyênĐT: 02803852443 - Fax: 02803656601Website: www.lrc-tnu.edu.vn

Ông NGUYỄN THANH KÝ - Hiệu trưởngTrường Cao đẳng kinh tế TP. Hồ Chí MinhĐC: 33 Vĩnh Viễn, P.2, Q. 10, TP. HCMĐT: 0838330731 - Fax: 0838330731

Ông TRẦN ĐÌNH MẠNH - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk NôngĐC: Thôn 2 xã Đăk Buk So, h. Tuy Đức, tỉnh Đăk NôngĐT: 05013.646674 - Fax: 05013.646674

Bà ĐẶNG HOÀNG NGA - Phó Tổng Giám đốcCông ty Liên doanh trung tâm thương mại quốc tếĐC: 34 Lê Duẩn-P.Bến Nghé-Q.1-TP. Hồ Chí MinhĐT: 08-38257750 - Fax: 08-38228562

Ông LÊ DUY CẦU - Hiệu trưởngTrường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng tàuĐC: Khu phố Thanh Tân, T.trấn Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu * ĐT: 064.3654419 - Fax: 064.3866419Website: www.brtvc.edu.vn

Ông VÕ KIM CỰChủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà TĩnhĐC: Số 19, Nguyễn Tất Thành, TP Hà Tĩnh, Tỉnh Hà TĩnhĐT: (84.39). 3855 581 * Fax: (84.39). 3856 141

Ông THÁI THÀNH LƯỢM - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên GiangĐC: 123 - 125 Nguyễn Hùng Sơn,TP. Rạch Giá,Tỉnh Kiên GiangĐT: 0773802666 - Fax: 0773921600Email: [email protected]

Ông NGUYỄN VĂN BÚT - Chủ tịch HĐQTCông ty Cổ phần Cấp nước Phú ThọĐC: Số 8 Trần Phú, P. Tân Dân, TP. Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ * ĐT: 02103846531 - Fax: 02103848064Website: www.capnuocphutho.com

Ông LÊ VĂN HIẾN - Giám đốcBan Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8ĐC: 163 Nguyễn Văn Cừ, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk LắkĐT: 05003865142 - Fax: 05003865917

Ông LÊ VĂN TUẤN - Giám đốcCông ty Lưới điện cao thế Miền BắcĐC: Số 2, Khu VP1, bán Đảo Linh Đàm,P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà NộiĐT: 0422137664 - Fax: 0437170418Website: www.ngc.pro.vn

Thầy thuốc ND, BSCKI NGUYỄN LẬP QUYẾT Giám đốc Sở Y tế Tỉnh Hà NamĐC: Đường Trường Chinh, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà NamĐT: 03513680647 - Fax: 03513852729Email: [email protected]

Ts. PHẠM ĐỨC BÌNH Hiệu trưởng Trường Đại học Hải DươngĐC: Giữa số 1002-1004, Đại lộ Lê Thanh Nghị, P. Hải Tân, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải DươngĐT: 03203860598 - Fax: 03203861249

Bà ĐẶNG THỊ MÁT - Giám đốcTrung tâm Unesco Bảo tồn di tích Lịch sử và Văn hóa Ba Vì Sơn Tây Hà NộiĐC: Thôn Vỵ Thủy, xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội

85

Page 86: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Ông TRẦN ANH TUẤN - Phó Bí thư, Chủ tịchỦy ban Nhân dân huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng NaiĐC: UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng NaiEmail: ubnd [email protected]

Ông VŨ VIẾT THIỆU - Giám đốcSở Xây dựng Tỉnh Nam ĐịnhĐC: Số 112 Nguyễn Đức Thuận, P. Thống Nhất, TP. Nam Định, Tỉnh Nam ĐịnhĐT: 03503649675 - Fax: 03503649675Email: soxayđ[email protected]

Gs. Ts. VÕ KHÁNH VINH - Giám đốcHọc viện Khoa học Xã hộiĐC: Số 477 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà NộiĐT: 84-04-35527736 - Fax: 84-04-35527726

Bà NGUYỄN THỊ HIỀN - Giám đốcCty CP Thẩm định giá và DV tư vấn Hải PhòngĐC: Số 5A Võ Thị Sáu, P. Máy Tơ, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng * ĐT: 0313757629 - Fax: 0313757628

Ông SANJEEV KUMAR - Tổng Giám đốcCông ty TNHH Japfa Comfeed Việt NamĐC: TT Hương Canh, h.Bình Xuyên,T.Vĩnh PhúcĐT: 02113866170 - Fax: 02113866182

Ông NGUYỄN VĂN ĐÍNHHiệu trưởng Trường Đại học Hà TĩnhĐC: Số 447, đường 26/3, phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh.ĐT: 0393 885 376 - Fax: 0393 885 224Mail: [email protected] * Website: www.htu.edu.vn

Bà NGUYỄN THỊ NHÀN - GĐ Công ty CP Thương mại và Môi trường Việt Nam (VINATEN.,. JSC)ĐC: P.803 tòa nhà Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Số 57 Quang Trung, Hà NộiĐT: 0499747374 - Fax: 0439747375

Ông TẠ NGỌC GIÁOGiám đốc Sở Tài chính Thái BìnhĐC: Số 8 Lê Lợi, P. Lê Hồng Phong, Tp. Thái Bình,T. Thái Bình * ĐT: 0363831733 - Fax: 0363846287

Đại tá VŨ VĂN THOAN - Giám đốcCông ty Vật liệu nổ Công nghiệp ĐC: 102 Kim Mã Thương, Cống Vị, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0437624131 - Fax: 0437623980

Ông WON JANG HEE - Tổng Giám đốcCty Liên doanh trung tâm thương mại quốc tếĐC: 34 Lê Duẩn-Phường Bến Nghé-Quận 1Thành phố Hồ Chí MinhĐT: 08-38257750 - Fax: 08-38228562

Ông LÊ VĂN LỢI - Chủ tịch HĐQT, TGĐCông ty CP Cao su Thống NhấtĐC: Số 256 đường 27/4, P. Phước Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 0643823119 - Fax: 0643823120

Ông TRẦN THANH NGHỊ - Giám đốcSở Lao động TB và Xã hội Tỉnh Điện Biên ĐC: Số 847 phố 17, P. Mường Thanh,Tp. Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện BiênĐT: 02303825310 - Fax: 02303824227

Ông NGUYỄN TRUNG SƠNBí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTVTổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO)ĐC: 34 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: (84-4)38241032 - Fax: (84-4)8241032Email: [email protected]

Ông VÕ HẢI THANH - Giám đốc Tổng Công ty CP Bia rượu NGK Sài Gòn - Công ty Cp Bia Sài Gòn - Sông LamĐC: Số 3 Trần Phú, Phường Lê Mao, Thành phố Vinh, Nghệ AnTell: 0383.587.200 - Fax: 0383.587.226 Email: [email protected]

Ông LÊ HOÀNG LINH - Chủ tịch HĐQTCông ty CP Vận tải thủy Tân Cảng ĐC: Cảng Tân cảng - Cái Mép, xã Tân Phước,Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Ông NGHIÊM XUÂN THÀNH - Tổng Giám đốcNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamĐC: 198 Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: (+84) 4 39349440 - (+84) 4 39364524Website: www.vietcombank.com.vn

Ông NGUYỄN VĂN HỮU - Giám đốcCông ty Thịnh Hưng Nguyên - Bộ Quốc Phòng

86

Page 87: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

CÔNG TY CỔ PHẦN 473Giám đốc: Ông Nguyễn Xuân HảiĐC: Số 7 đường Nguyễn Cảnh Hoan, TP. Vinh,T. Nghệ An * ĐT: 0383 532229 - Fax: 0383.532320

CÔNG TY TNHH HỒ PHƯỢNGGĐ: Ông Đinh Văn HồĐC: Số 288 SrêĐăng, Xã N-Thol Hạ, huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm ĐồngĐT: 0633844669 - Fax: 0633844669Website: www.hophuongcoffee.com

CTY CP THÔNG TIN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ MIỀN NAMCT HĐQT - TGĐ: TS. Nguyễn Văn ThọĐC: Số 359 đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP HCMĐT: 08. 338378845 - Fax: 08.38378849Email: [email protected] - Website: www.sivc.com.vn

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XD TM BĂNG DƯƠNGGiám đốc: Ông Phạm Văn CườngĐC: 16 Trần Doãn Khanh, P. Đa Kao, Q.1, TP HCMĐT: 08.39101590 - Fax: 08.39101589Email: [email protected]: www.bangduong.com.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA BÌNH XANHTGĐ: Ông Cù Thanh TiếnĐC: Tầng 3 tòa nhà HKC, Số 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội * ĐT: 04.22462133 - Fax: 04.37622887

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NGHỆ NĂNGGiám đốc: Ông Lưu TríĐC: Đường DT 743, KP. Đông Tác, P. Tân Đông Hiệp, TX. Dĩ An, Bình DươngĐT: 06503751097 - Fax: 06503729993Email: [email protected]: www.nghenang.com.vn

CTY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP NHỰA PHÚ LÂMTGĐ: Ông HUANG CHENG HUNGĐC: KM9, đường Phạm Văn Đồng, Q. Dương Kinh, TP. Hải PhòngTel: 84.313860399 - Fax: 84.31.3860373

CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆPGĐ: Đại tá Vũ Văn ThoanĐC: 102 Kim Mã Thương, Cống Vị, Q. Ba Đình, Hà NộiĐT: 0437624131 - Fax: 0437623980

CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI CTMTGĐ: Ông Trần Sơn TùngĐC: 116 QL.32- Kiều Mai- Phúc Diễn - Bắc Từ Liêm - Hà NộiĐT: (84.4) 37659918 Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH POUYUEN VIỆT NAMPhó TGĐ: ÔNg Tsai Ming JyhĐC: D10/89Q Quốc Lộ 1A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, Tp. HCMĐT: 0838760214 - Fax: 0838764316

CÔNG TY TNHH XNK LIÊN THÁI BÌNH DƯƠNGChủ tịch HĐTV: Ông Nguyễn HạnhĐC: Lầu 3, 161 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q. 1,TP. Hồ Chí MinhĐT: 0838248117 - Fax: 0838248126

CTY CP THƯƠNG MẠI BIA SÀI GÒN TÂY NGUYÊNGĐ: Ông Đoàn Mạnh HùngĐC: Km07 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk LắkĐT: 05003825303 - Fax: 05003825305

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI BẾN THÀNHTGĐ: Ông Nguyễn Tuấn TúĐC: 462 Lê Đức Thọ, P.17, Q. Gò Vấp, TP.HCMĐT: (08) 6660.818 - Fax: 0837545973

CÔNG TY CP DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNGTGĐ: Ông Tống Viết PhảiĐC: 02 Phan Đình Phùng, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà NẵngĐT: 05113821642 - Fax: 05113891752Website: www.dapharco.com.vn

TỔNG CTY CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN - TNHH MTVTổng giám đốc: Ông Nguyễn Văn ThọĐC: 347 Lê Đức Thọ, P.17, Q. Gò Vấp, TP HCMĐT: 08.38941072 - Fax: 08.38940947Email: [email protected] - Website: www.cns.com.vn

CÔNG TY CP NGÔ HANCTHĐQT: Bà Ngô Thị ThôngĐC: Km35, Quốc lộ 51, xã Phước Thái, H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai *ĐT: 061.3841578 - Fax:061.3841577Website: ngohanwire.com

CÔNG TY CP DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT NAM (CADIVI)TGĐ: Ông Nguyễn LộcĐC: 70-72 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. Hồ Chí MinhĐT: 0838292971 - Fax: 0838299437

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUẢN LÝ BAYGĐ: Ông Trịnh Văn HảiĐC: 5/200 Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên, Hà NộiĐT: 0438271914 - Fax: 0438730398Email: [email protected] - Website: www.attech.com.vn

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THÉP VIỆT MỸ (VAS)P.TGĐ: Ông Lê Công XanhĐC: Đường số 2, KCN Hòa Khánh, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà NẵngĐT: 05113739483 - Fax: 05113739919Website: vinaamsteel.vn

các đơn vị ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU ASEAN”

87

Page 88: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

CTY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH DÂNGĐ: Bà Vũ Thị Tư hằngĐC: 376 Trần Cao Vân, P. Xuân Hà, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng * ĐT: 05113714030 - Fax: 0511714552Website: binhdanhospital.vnCÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VĨNH LONG (TNHH) - Giám đốc: Bà Trần Thị Kim LoanĐC: 69/21 Phó Cơ Điều, P.3, TP Vĩnh LongĐT: 0703820576 - Fax: 0703.830885Email: [email protected] - Website: bioted.vnVIỆN ĐIỆN TỬ - VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ - Bộ Quốc PhòngĐC: Số 17 Hoàng Sâm, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà NộiCÔNG TY LỰA CHỌN XANH VIỆT NAMChủ tịch HĐQT: Ông Phan Văn ToànĐC: Số 6, Ngách 23/48 Đường Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà NộiCTY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP NHỰA PHÚ LÂMTGĐ: Ông HUANG CHENG HUNGĐC: KM9, đường Phạm Văn Đồng, Q. Dương Kinh, TP. Hải PhòngTel: 84.313860399 - Fax: 84.31.3860373NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ÔNG LANG NHOLương y, chủ nhà thuốc: Ông Nguyễn Bá NhoĐC: Lai Cách, Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà NộiĐT: 0986.244.199TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAMTGĐ: Ông Trần Mạnh HùngĐC: 57 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà NộiĐT: 04. 37741521 - Fax: 04.35186434Email: [email protected] - Website: www.vnpt.vnCÔNG TY TNHH I CHI BANTGĐ: Ông Mongkol BanthrarungrojĐC: Cụm 5-4, đường M14, KCN Tân Bình Mở rộng, P. Bình Hương Hòa, Q. Tân Bình, TP. HCMĐT: 0862911234 - Fax: 0862941234CÔNG TY CP CƠ KHÍ - XÂY LẮP - THƯƠNG MẠI MINH CƯỜNG - TGĐ: Ông Dương Văn YênĐC: Km10 - Quốc lộ 3, Cầu Đôi, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội * ĐT: 0438835397 - Fax: 0438832305CTY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NỘI THẤT HIỆN ĐẠIGĐ: Ông Hoàng Long Thường ĐC: 37 Cát Linh, P. Cát Linh - Q. Đống Đa - Hà NộiCÔNG TY TNHH TM DỊCH VỤ TÂN HIỆP PHÁTTGĐ: Ông Trần Quý ThanhĐC: 219 Đại lộ Bình Dương, P. Vĩnh Phú, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình DươngĐT: 0650 755 356 - Fax: 0650 755 055Email: [email protected] * Website: www.thp.com.vnCÔNG TY CP QUỐC TẾ SAMNECChủ Tịch HĐQT, TGĐ: Ông Đặng Minh SơnĐC: 4 Hồ Sen, Trại Cau, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngĐT: 031 3611 960Bà BOUDPHA OONMALY - Dược sĩ cao cấpNGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB)ĐC: Số 9 Võ Văn Tần, p.6, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

CÔNG TY CP ÁNH DƯƠNG VIỆT NAMPhó TGĐ: Ông Đặng Thành DuyĐC: 648 Nguyễn Trãi, P. 11, Q. 5, TP. HCMĐT: 0838277178 - Fax: 0839526410Website: www.vinasuntaxi.comCTY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN QUỐC TẾ LÀO CAITGĐ: Ông Tan Iam HowiĐC: 028 đường Yết Kiêu, P. Kim Tân, TP. Lào Cai, T. Lào Cai * ĐT: 0203 826668 - Fax: 0203 826768Website: www.laocai hotel.com

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM DƯỢCTGĐ: Ông Hoàng Minh ChâuĐC: Lô A7/D21, Khu ĐTM Cầu Giấy,P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà NộiĐT: 0462691602 - Fax: 0462698623

CÔNG TY CP DỆT MAY 29/3Tổng giám đốc: Bà Phạm Thị Xuân NguyệtĐC: 60 Mẹ Nhu, P. Thanh Khê Tây,Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngĐT: 05113756999 - Fax: 05113759622Website: www.hachiba.vn

CÔNG TY CP ACECOOK VIỆT NAMTGĐ: Ông Kajiwara JunichiĐC: Lô II-3, đường số 11, KCN Tân Bình,P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCMĐT: 0838154064 - Fax: 0838154067Website: www.acecookvietnam.com

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNGTổng giám đốc: Ông Phan Sỹ BìnhĐC: Xã Ia Drăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia LaiĐT: 059.3790023 - Fax: 0593790024CTY TNHH NHÀ NƯỚC MTV YẾN SÀO KHÁNH HÒAChủ tịch, TGĐ: Ông Lê Hữu HoàngĐC: 248 Thống nhất, TP. Nha Trang, Tỉnh Khánh HòaĐT: 058. 3822472 - Fax: 058. 3829267Website: yensaokhanhhoa.com.vnCÔNG TY TNHH NAM MINH HOÀNGGiám đốc: Ông Hoàng Tuấn MinhĐC: TTTM Hoàng Cầu, Số 36 Hoàng Cầu, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội * ĐT: 0435374648

CÔNG TY SUN & OCEAN Timi - KarcsiGiám đốc: Nguyễn Đình KhoaĐT: 003630 8205461 * Fax: 003630 8205457CTY TNHH THƯƠNG MẠI - SX PHÁT THÀNHGiám Đốc: Ông Lê Văn Thành ĐC: 41 Đội Cung, P11, Q11, TP. Hồ Chí MinhĐT: 0839626026 - Fax: 0839629233

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÔNG BÌNHGĐ: Ông Phan Công BìnhĐC: Ấp Bình Hòa- X. Bình Tịnh- h.Tân Trụ- Long An

các đơn vị ĐẠT GIẢI THƯỞNG “TOP100 THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ASEAN”

88

Page 89: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

1

A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨAChương trình Bình chọn và trao tặng Giải thưởng “Top 100 Doanh nghiệp phát triển vững mạnh, toàn

diện Asean” Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nhãn hiệu hàng đầu Asean” và Giải thưởng “Top 100 Nhà Lãnh đạo Giỏi” được bảo trợ và chỉ đạo bởi Bộ Thông tin – Văn hóa và Du lịch Lào, Bộ Tư pháp Lào, Ủy

ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội

Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn

hóa Dân tộc Việt Nam, Đài Truyền hình Quốc gia Lào, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp và

Thương hiệu và một số đơn vị khác.

Việc trao những giải thưởng trên nhằm góp phần thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh

tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và nêu cao tấm lòng nhân ái

vốn là nét đẹp truyền thống của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Tôn vinh cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị, cá nhân xuất sắc…của các nước có nhiều

đóng góp vào sự thịnh vượng chung, thúc đẩy nền kinh tế văn hóa, xã hội và mối quan hệ hữu nghị trong

khối Asean.

Cổ vũ và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, các bệnh viện, trường học…phấn đấu xây

dựng những thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có uy tín và chất lượng được đông đảo

người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh

tế phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới.

Tôn vinh các Nhà quản lý, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.

II. CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA BAN TỔ CHỨC1. ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO VÀ CHỨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG

Bộ Thông tin – Văn hóa và Du lịch LàoBộ Tư pháp LàoLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

ĐIỀU LỆ BÌNH CHỌN

.........., ngày tháng 8 năm 2014

Page 90: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

2

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt NamTrung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam2. ĐƠN VỊ BẢO TRỢ THÔNG TIN VÀ THỰC HIỆN TÀI TRỢ QUẢNG CÁO

Đài Truyền hình Quốc gia LàoTạp chí Văn hiến Việt Nam – Chuyên đề “Văn hóa & Kinh tế”Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệuCông ty CP Văn hóa Việt NamWebsite: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn; www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn; www.tinnhanh24.vn; www.vanhien.netIII. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN THAM GIA BÌNH CHỌN

1. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN VỮNG MẠNH, TOÀN DIỆN ASEAN”

ĐỐI TƯỢNG: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt ba

nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN: 1. Là Đơn vị tiêu biểu về các mặt: năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, đóng góp vào sự phát

triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành và đất nước.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đi đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên chức và lao động

là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo.

4. Quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản; chăm lo tốt đời sống vật

chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị.

5. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

6. Thành đạt trong các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học…

7. Đã có Bằng khen, giải thưởng cấp Tỉnh hoặc tương đương trở lên

2. GIẢI THƯỞNG “TOP100 THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU HÀNG ĐẦU ASEAN”

ĐỐI TƯỢNG: Các Đơn vị, doanh nghiệp; các bệnh viện, trường học, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp

liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực trong ba nước Việt

Nam – Lào – Campuchia; Các Sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm, mẫu mã

đa dạng, có khả năng cạnh tranh & hội nhập Quốc tế

TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN: 1. Là đơn vị, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tín nhiệm chiếm thị

phần nhất định trong nước hoặc quốc tế.

2. Đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường

3. Có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu

Page 91: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

3

4. Sản phẩm tham dự bình chọn phải độc đáo, có chất lượng, mẫu mã đa dạng, có khả năng cạnh tranh

và hội nhập quốc tế.

5. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lênIII. GIẢI THƯỞNG “TOP 100 NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI” ĐỐI TƯỢNG: Các thành viên trong Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị, các Sở, Ban, Ngành, các Tập

đoàn, Tổng Công ty, đơn vị, doanh nghiệp của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN: 1. Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả

công tác cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước.2. Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

mới: có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị, có sản phẩm, công trình khoa học có giá trị, được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.

3. Có trình độ chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. 5. Là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong tập thể. 6. Đã có bằng khen, giải thưởng cấp tỉnh trở lên.

IV. CÁCH THỨC THAM GIA BÌNH CHỌN

Giải thưởng Đối tượng Hồ sơ tham dự bình chọn

GIẢI THƯỞNG“TOP 100

DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

VỮNG MẠNH, TOÀN DIỆN

ASEAN”

Tập thể: Các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động trên mọi lĩnh vực tại các nước Asean, đặc biệt banước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia)

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất- Trách nhiệm của đơn vị doanh nghiệp đối với người

lao động- Công tác xã hội trong hai năm gần đây- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam – Lào

- Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới

thiệu.4. Bản đăng ký: tham dự bình chọn5. Tài liệu phục vụ truyền thông: Một số hình ảnh

hoạt động của Doanh nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015).

Page 92: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

4

GIẢI THƯỞNG “TOP100

THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU HÀNG ĐẦU

ASEAN”

Các đơn vị, doanh nghiệp; bệnh viện, trường học, HTX, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…

1. Báo cáo các nội dung sau:- Quá trình hình thành & phát triển- Thành tích trong 2 năm gần nhất- Tình hình về sử dụng vốn, Công nghệ, lao động- Những nỗ lực xây dựng và phát triển Thương hiệu- Bản giới thiệu sản phẩm: Chức năng, công dụng,

tính chất...- Triển vọng trong tương lai- Quan hệ hợp tác với các đơn vị của Việt Nam –

Lào - Campuchia (nếu có)2. Các giấy chứng nhận: giải thưởng đã đạt được

(photo)3. Công văn: Tự đề nghị hoặc do tổ chức khác giới thiệu.4. Một số hình ảnh: về hoạt động của Doanh

nghiệp, 1 trang quảng cáo A4 (Để đăng trên Cẩm nang doanh nghiệp tập XII, 2015)

5. Bản đăng ký tham dự bình chọn6. Logo của đơn vị: In 01 trang A4 màu hoặc gửi

đĩa CD

Sản phẩm

Báo cáo: - Chức năng, công dụng, tính chất...- Gửi kèm các hình ảnh và các giấy chứng nhận giải thưởng (photo)

GIẢI THƯỞNG “TOP 100

NHÀ LÃNH ĐẠO

GIỎI”

Các cá nhân gồm: Các nhà quản lý, TGĐ, CTHĐQT, Giám đốc, Các thành viên HĐQT, Thành viên Ban Giám đốc, Giám đốc điều hành, Hiệu trưởng, Chủ nhiệm HTX …

1.Báo cáo thành tích cá nhân (có xác nhận của cơ quan hoặc các tổ chức giới thiệu khác). Bao gồm: - Quá trình công tác và những nỗ lực trong công tác quản lý, điều hành, những sáng kiến, giải pháp có giá trị, sản phẩm, công trình khoa học có giá trị được ứng dụng trong sản xuất, công tác đem lại hiệu quả cao cho đơn vị và cho xã hội.- Công tác xã hội từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng2. Giấy chứng nhận giải thưởng đã đạt được (Photo)3. Bản đăng ký tham dự bình chọn4. Tài liệu phục vụ truyền thông: - Một số hình ảnh quá trình công tác, hoạt động xã hội trong đó có cá nhân tham dự bình chọn- 02 ảnh 4x6 - name card của cỏ nhõn tham dự bình chọn

Page 93: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

5

V. BAN TỔ CHỨC & BAN GIÁM KHẢO BÌNH CHỌN

ĐỒNG TRƯỞNG BAN:

- Ông Cha – Lơn – Nhia – Pao – Hơ – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nước CHDCND Lào

- Ông Bo Seng Kham Vongdara – Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào

- Gs. Vs Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

- Ông Vũ Mão – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

- GS. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam

- Ông Nguyễn Văn Biên - Phó Chủ tịch thường trực Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam

- Ông Lê Khắc Triết – Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam

PHÓ TRƯỞNG BAN:

- TS. Phạm Việt Long - Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Điện tử Việt Nam

- Nhà báo Trần Đức Trung - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu; Phó Tổng Biên tập

thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam

CÁC THÀNH VIÊN BAN GIÁM KHẢO:

- Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân

- Ông Trần Đức Chính – Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận

- TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

- TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

- TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

- TS. Nguyễn Minh San –Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

- TS. Hoàng Xuân Hòa – Q. Vụ trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng

- NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt - CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

BAN TỔ CHỨC SẼ MỜI MỘT SỐ THÀNH PHẦN THAM GIA BAN GIÁM KHẢO GỒM:

Đại diện Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Đại diện

Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam, Lào, Campuchia; Đại diện Đại sứ quán Lào, Campuchia; Đại diện nhiều

cơ quan thông tấn báo chí, nhiều nhà khoa học uy tín trong và ngoài nước…

VI. BAN THƯ KÝ

TRƯỞNG BAN (TỔNG THƯ KÝ):

– Nhà báo Trần Đức Trung – Phó TBT thường trực Tạp chí Văn hiến Việt Nam;

Phó TBT Phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu

PHÓ TRƯỞNG BAN:

- Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống – Nguyên Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân

- Ông Trần Đức Chính – Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận

Page 94: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

6

- TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

- TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

- TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

- TS. Nguyễn Minh San –Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

- TS. Hoàng Xuân Hòa – Q. Vụ trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng

- NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt - CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

CÁC ỦY VIÊN: Trần Minh, Chung Thủy, Giáng Son, Hồng Trang, Thu Huệ, Thu Hường, Nguyễn Ánh,

Đào Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Trần Thủy, Bùi Phương, Bùi Dán, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy,

Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Quang Trung, Lưu Tân, Đăng Khoa,

Phạm Phi, Văn Tú, Ngọc Anh, Hồng Liên, Huyền Sinh, Trà My, Diệu Ly…

CHỨC NĂNG BAN THƯ KÝ (BTK): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

VII. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Top 100

Doanh nghiệp phát triển vững mạnh, toàn diện Asean”; Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nhãn hiệu

hàng đầu Asean” và Giải thưởng “Top 100 Nhà lãnh đạo Giỏi” Việt Nam , Lào, Campuchia, 2014

LƯU Ý:

– Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

– Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

– Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

VIII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tháng 8/2014: Thông báo Điều lệ bình chọn. Đồng thời, Điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Ngày 20/11/2014: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

- Ngày 20/12/ 2014: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

7

- Ngày 27/12/2014: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

- Ngày 3/01/2015: Hội đồng Chung khảo bình chọn .

- Cuối tháng 02/2015: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào hoặc tại Thủ

đô Hà Nội, Việt Nam. Lễ trao giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước

CHDCND Lào hoặc Việt NamIX. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN VỮNG

MẠNH, TOÀN DIỆN ASEAN”; “TOP 100 NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI”; “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU HÀNG ĐẦU ASEAN” NĂM 2014

CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐOẠT CÚP SẼ ĐƯỢC HƯỞNG CÁC QUYỀN LỢI SAU:

1. Giải thưởng + Biểu trưng chứng nhận của Ban Tổ chức

2. Được đăng tên, logo trên: Tạp chí Văn hiến Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp và thương hiệu, trên

phướn lớn dựng tại Lễ trao giải thưởng.

3. Đăng tên, logo trên Website: http://www.camnangdoanhnghiep.vn

4. Được viết bài giới thiệu về cá nhân hoặc đơn vị đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam hoặc Tạp chí

Doanh nghiệp và thương hiệu.

5. Được đăng thông tin 01 trang A4, 4 màu trên “Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam” tập 12, song ngữ

Việt – Anh, phát hành năm 2015.

6. Được tặng 01 đĩa DVD hình ảnh và 01 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trình

7. Được mời tham gia các Hội chợ trong nước và Quốc tế.

8. Được Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane, Lào hoặc Thủ đô Hà Nội, Việt Nam

Điều lệ này đã được Ban Tổ chức thống nhất thông qua và ủy quyền cho Công ty CP Văn hóa

Việt Nam và Ban thư ký liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn ký kết hợp đồng

tài trợ, quảng cáo, tuyên truyền trong chương trình.

BAN TỔ CHỨC BÌNH CHỌNVP1: Số 64 Trung Hòa (Số 6, Lô 12B cũ), Khu ĐTM Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VP2: Số 404 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà NộiTel/Fax: (+844) 3 771 7665 * Fax: (+844) 37718875 / 3783 1962 * Mobile: +84989186661 (Mr. Trung)

Email: [email protected] * Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vnhttp://www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn / www.tinnhanh24.vn / www.vanhien.net

Page 95: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

6

- TS. Phạm Tất Thắng – Phó TBT Tạp chí Cộng sản

- TS. Bùi Đặng Dũng – Ủy ban tài chính, Ngân sách Quốc hội

- TS. Hoàng Hải – Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận Việt Nam

- TS. Nguyễn Minh San –Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam

- TS. Hoàng Xuân Hòa – Q. Vụ trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng

- NSƯT, Nhạc sỹ Nguyễn Thế Phiệt - CVP Trung tâm NC Bảo tồn và Phát huy VHDT Việt Nam

CÁC ỦY VIÊN: Trần Minh, Chung Thủy, Giáng Son, Hồng Trang, Thu Huệ, Thu Hường, Nguyễn Ánh,

Đào Hiền, Lê Hằng, Thu Hồng, Trần Thủy, Bùi Phương, Bùi Dán, Thanh Nga, Lê Trang, Hồng Giang, Hồng Thúy,

Hồng Thắm, Ngọc Minh, Ngọc Hoa, Thanh Mai, Thu Hoài, Duy Thưởng, Quang Trung, Lưu Tân, Đăng Khoa,

Phạm Phi, Văn Tú, Ngọc Anh, Hồng Liên, Huyền Sinh, Trà My, Diệu Ly…

CHỨC NĂNG BAN THƯ KÝ (BTK): Liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn và mời

tài trợ, quảng cáo trong chương trình.

VII. QUY CHẾ CHẤM GIẢI:

1. Ban giám khảo sơ bộ kiểm phiếu bình chọn theo sự giới thiệu của UBND các Tỉnh, Thành phố, Các Bộ,

Sở, Ban, các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội, các Viện, Trường học, các Doanh nghiệp.....

2. Ban tổ chức sẽ kết hợp các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học, các nhà báo và các chuyên gia có

uy tín để tuyển chọn và thẩm định, tổng hợp, phân tích một cách công bằng nhất.

3. Kết quả bình chọn do Ban tổ chức công bố là kết quả cuối cùng để được nhận Giải thưởng “Top 100

Doanh nghiệp phát triển vững mạnh, toàn diện Asean”; Giải thưởng “Top 100 Thương hiệu nhãn hiệu

hàng đầu Asean” và Giải thưởng “Top 100 Nhà lãnh đạo Giỏi” Việt Nam , Lào, Campuchia, 2014

LƯU Ý:

– Các đơn vị và cá nhân thấy đủ điều kiện có thể trực tiếp gửi hồ sơ tới Ban tổ chức.

– Ưu tiên các đơn vị, cá nhân gửi hồ sơ sớm.

– Gửi Hồ sơ theo đường bưu điện hoặc qua Email: [email protected]

VIII. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tháng 8/2014: Thông báo Điều lệ bình chọn. Đồng thời, Điều lệ này được triển khai và gửi đến UBND

các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ban, Ngành, các Sở, Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Hiệp hội, các Doanh nghiệp và

các cơ quan liên quan tại Việt Nam – Lào – Campuchia.

- Ngày 20/11/2014: Kết thúc nhận giới thiệu của các tổ chức (theo dấu bưu điện).

- Ngày 20/12/ 2014: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia bình chọn.

7

- Ngày 27/12/2014: Hoàn chỉnh thủ tục và Chấm Sơ khảo.

- Ngày 3/01/2015: Hội đồng Chung khảo bình chọn .

- Cuối tháng 02/2015: Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane – Lào hoặc tại Thủ

đô Hà Nội, Việt Nam. Lễ trao giải thưởng sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quốc gia Nước

CHDCND Lào hoặc Việt NamIX. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIẢI THƯỞNG “TOP 100 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN VỮNG

MẠNH, TOÀN DIỆN ASEAN”; “TOP 100 NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI”; “TOP 100 THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU HÀNG ĐẦU ASEAN” NĂM 2014

CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐOẠT CÚP SẼ ĐƯỢC HƯỞNG CÁC QUYỀN LỢI SAU:

1. Giải thưởng + Biểu trưng chứng nhận của Ban Tổ chức

2. Được đăng tên, logo trên: Tạp chí Văn hiến Việt Nam; Tạp chí Doanh nghiệp và thương hiệu, trên

phướn lớn dựng tại Lễ trao giải thưởng.

3. Đăng tên, logo trên Website: http://www.camnangdoanhnghiep.vn

4. Được viết bài giới thiệu về cá nhân hoặc đơn vị đăng trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam hoặc Tạp chí

Doanh nghiệp và thương hiệu.

5. Được đăng thông tin 01 trang A4, 4 màu trên “Cẩm nang Doanh nghiệp Việt Nam” tập 12, song ngữ

Việt – Anh, phát hành năm 2015.

6. Được tặng 01 đĩa DVD hình ảnh và 01 đĩa DVD ghi lại toàn bộ chương trình

7. Được mời tham gia các Hội chợ trong nước và Quốc tế.

8. Được Tổ chức trao giải thưởng trang trọng tại Thủ đô Vientiane, Lào hoặc Thủ đô Hà Nội, Việt Nam

Điều lệ này đã được Ban Tổ chức thống nhất thông qua và ủy quyền cho Công ty CP Văn hóa

Việt Nam và Ban thư ký liên hệ, hướng dẫn các đơn vị làm hồ sơ tham dự bình chọn ký kết hợp đồng

tài trợ, quảng cáo, tuyên truyền trong chương trình.

BAN TỔ CHỨC BÌNH CHỌNVP1: Số 64 Trung Hòa (Số 6, Lô 12B cũ), Khu ĐTM Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

VP2: Số 404 Đường Bưởi, Quận Ba Đình, Hà NộiTel/Fax: (+844) 3 771 7665 * Fax: (+844) 37718875 / 3783 1962 * Mobile: +84989186661 (Mr. Trung)

Email: [email protected] * Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vnhttp://www.doanhnghiepthuonghieu.com.vn / www.tinnhanh24.vn / www.vanhien.net

Page 96: TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014

Mọi chi tiết xin liên hệ:Địa chỉ: Số 404 đường Bưởi, Q. Ba Đình, Hà Nội * Tel: 04 37717665 * Fax: 04 37718875

Mobile: 0989.186.661 (Mr. Trung) * Email: [email protected]: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn; http://www.tinnhanh24.vn

Dự kiến Lễ vinh danh và trao tặng diễn ra vào tháng 12 năm 2014 tại Thủ đô Hà Nộiđược truyền hình trực tiếp trên hoặc