43
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE N VAÊN HIEÁ Việt Nam SỐ 6 Tháng 04-2011 TRÊN DINH ĐỘC LẬP Hố bom DƯỚI GÓC NHÌN VẬT LÝ Nhạc Trịnh Công Sơn DẤU ẤN PHI VẬT THỂ Hát sắc bùa Bến Tre TRÊN VÁCH NÚI Những ngôi mộ TRONG LÒNG CAO LÃNH Có một Hà Nội thứ hai

Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

  • Upload
    le-tuan

  • View
    155

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCC E N T E R F O R R E S E A R C H C O N S E R V A T I O N A N D D E V E L O P M E N T O F N A T I O N A L C U L T U R E

NVAÊN HIEÁViệt Nam

SỐ 6Tháng 04-2011

TRÊN DINH ĐỘC LẬPHố bom

DƯỚI GÓC NHÌN VẬT LÝNhạc Trịnh Công Sơn

DẤU ẤN PHI VẬT THỂHát sắc bùa Bến Tre

TRÊN VÁCH NÚINhững ngôi mộ

TRONG LÒNG CAO LÃNHCó một Hà Nội thứ hai

Page 2: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

GIÁM ĐỐC

Page 3: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

VĂN PHÒNG TẠP CHÍ VĂN HIẾN CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM TẠI TP. HCM

N01, CHUNG CƯ K26, P. 7, Q. GÒ VẤP, TP. HCM

Chủ BiênNB. NGUYỄN THẾ KỶ

NB. VÕ THÀNH TÂN

Hội Đồng Cố VấnGSTS. HUỲNH NGỌC PHIÊN

GSTS. TRẦN VĂN KHÊ

KS. TRẦN QUANG TUẤN

NB. NGUYỄN THẾ BẢO

Hội Đồng Biên TậpChủ Tịch Hội Đồng:

TS. NGUYỄN VĂN TẤN

Trưởng Ban Biên Tập - Thư Ký Toà Soạn

NB. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

TS. TRẦN ĐỨC ANH SƠN

NB – LG. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

Ban Trị SựNGUYỄN THỊ HÀ LINH

NS. TRỊNH CÔNG SƠN

NGUYỄN THÌN

Thiết KếNGUYỄN HUỲNH PHƯƠNG DUNG

Bìa 1:NỮ BIỆT ĐỘNG THÀNH NGUYỄN TRUNG KIÊN

Tài Trợ Phát Hành:CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRÁI TIM VIỆT

In TạiCÔNG TY IN QUÂN ĐỘI 2

ĐC: 65 HỒ VĂN HUÊ, P.9. Q. PHÚ NHUẬN, TP. HCM

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NCBT&PHVHDTTạp chí xuất bản 03 kỳ/thángKỳ chính ra ngày 25 hàng thángKỳ chuyên đề Văn hóa – Kinh tế ra ngày 15 Chuyên san Phương Nam ra ngày 10 hàng tháng

Chủ NhiệmGS. HOÀNG CHƯƠNG

Tổng Biên TậpTS. PHẠM VIỆT LONG

Phó Tổng Biên Tập Thường TrựcNB. NGUYỄN THẾ KHOA

Phó Tổng Biên TậpTS. NGUYỄN MINH SAN

NB. TRẦN ĐỨC TRUNG

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMĐC: 288B AN DƯƠNG VƯƠNG. Q. 5, TP. HCM

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊNĐC: 117 LÊ ĐỘ, ĐÀ NẴNG

VAÊN HIEÁNVIỆT NAM

NVAÊN HIEÁ

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCC E N T E R F O R R E S E A R C H C O N S E R V A T I O N A N D D E V E L O P M E N T O F N A T I O N A L C U L T U R E

Việt Nam6

11

14

17

21

2728

36

CHIẾN TRANH VIỆT NAMPHẢI ĐI ĐẾN MỘT KẾT CUỘC NHƯ VẬY

HỐ BOM TRÊN DINH ĐỘC LẬP

ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN THICỤC TRƯỞNG HẬU CẦN MIỀN

BUÔN MÊ THUỘTCHÌA KHOÁ VÀNG MỞ CỔNG MÙA XUÂN

NGUYỄN KIỆMNGƯỜI CỘNG SẢN ƯU TÚ

DI TÍCH ĐẦU CẦUTIẾP NHẬN VŨ KHÍ BẮC NAM

PHÍA NÀO CŨNG GIÓ

40HÁT SẮC BÙA Ở BẾN TRE

DẤU ẤN PHI VẬT THỂ ĐỘC ĐÁO

43GẶP NGUYỄN TRUNG BÌNH

74CHUYÊN MỤC HÀNG KHÔNG

4752

58

60

NÊN CÓ MỘT BẢO TÀNG ẨM THỰC CHO HUẾ

NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN DƯỚI GÓC NHÌN VẬT LÝ

Ý NGHĨ NHỎ VỀ LỬA

NHỮNG NGÔI MỘ TRÊN VÁCH NÚI

70

62NAM QUỐC CANG - MỘT NHÀ BÁO KIÊN TRUNG

66ÁM ẢNH CHỮ

CÓ MỘT HÀ NỘI THỨ HAI TRONG LÒNG CAO LÃNH

NHỮNG CHUYỆN TRÊN ĐƯỜNG BẢYNGÀY XƯA - BÂY GIỜ

Page 4: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHIẾN

TRAN

H VIỆ

T NAM

Phải

đi đ

ến m

ột k

ết cu

ộc n

hư vậ

yTS

TRI

ẾT H

ỌC

TRẦN N

HU

1 Nhân dân Sài Gòn reo mừng chiến thắng trước dinh Độc lập

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM6 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 7

Page 5: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM8 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 9 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM8 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 9

L ịch sử các cuộc can thiệp và xâm lược vũ trang của Hoa Kỳ đối với Việt Nam bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám thành công và nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa ra đời. Chính sách ấy được tăng cường trong những năm đầu thập kỷ 50, nhưng nó bị gián đoạn do chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) mà Hoa Kỳ là một bên tham chiến trực tiếp. Sự bất phân thắng bại ấy dẫn đến việc Harry Truman (1945 – 1952) thất cử nhiệm kỳ II. Một vị tướng bốn sao thuộc giới bảo thủ Cộng hòa – tướng Eisenhower đắc cử. Ông này liên kết với Richard Nixon - phó Tổng thống Hoa Kỳ. Ê kíp Eisenhower – Nixon “thò mũi" nhanh chóng vào Việt Nam.

Năm 1952, Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp có chiều sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và tăng cường mạnh mẽ hơn từ 1953 - 1954. (Ngân sách chiến tranh cung cấp cho Pháp khoảng 60% - 1952, tăng lên 100% - 1953.1954). Có nghĩa là thực dân Pháp mặc nhiên trở thành kẻ đánh thuê cho thực dân Mỹ. Thảm bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ làm Mỹ ý thức được rằng: Cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam coi như đã ngã ngũ ở miền Bắc Việt Nam, khó có thể xoay đổi tình hình. Hoa Kỳ đã chuẩn bị nhiều mặt, nhiều nội dung rất cụ thể và thiết thực cho giai đoạn sau chiến tranh Việt

Nam thông qua một hiệp định quốc tế. Trong những nội dung Hoa Kỳ quan tâm và chuẩn bị rất chu đáo là đào tạo cánh tay nối dài thật đắc lực – tức tay sai bản địa. Ngô Đình Diệm chính là con bài được đào tạo cho một trong những nội dung ấy.

Ai cũng biết Hoa Kỳ đã từ chối kí tên dưới Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình, công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam dù họ là một đối tác trên bàn đàm phán, có vị trí không khác Liên Xô và Trung Quốc – Sự thật không chối cãi được. Hoa Kỳ đã cử Tướng nhiều sao làm cố vấn chiến trường bên cạnh Bộ chỉ huy đội quân xâm lược Pháp đang hoang mang cao độ. Thậm chí Tổng thống Eisenhower phải phái đích danh phó Tổng thống Richard Nixon thị sát tại chỗ cụm cứ điểm Điện Biên Phủ. Richard Nixon đã gợi ý Bộ chỉ huy Pháp – Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để lật ngược tình thế đã đến mức ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng đế quốc Pháp – Mỹ đã không dám liều lĩnh vì họ còn e dè trước vũ khí nguyên tử của Liên Xô.

Quả đấm chiến lược Điện Biên Phủ kết thúc với chiến thắng vĩ đại của quân dân Việt Nam góp phần quan trọng làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa Thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Những diễn biến tiếp theo

trong cuộc hòa đàm Geneva đã lập lại hòa bình ở Đông Dương; Các nước dự hội nghị kí kết hiệp định cam kết tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Việc Hoa Kỳ từ chối ký tên vào bản hiệp ước quốc tế này, đồng nghĩa với việc họ không chỉ không bị ràng buộc những cam kết mang tính pháp lý mà còn chứng tỏ ý đồ chính của họ là dọn đường cho việc thực hiện mục đích xâm lược Việt Nam sau này.

Dư luận thế giới hồi ấy đã bình luận rất nhiều về hàng loạt vấn đề vô trách nhiệm của Hoa Kỳ - Pháp trong việc thực hiện các điều khoản liên quan đến cuộc tổng tuyển cử sau hai năm nhằm tiến tới thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam năm 1956. Pháp đã đồng lõa với CIA bày ra các trò lừa bịp và gây rối loạn nhiều nơi trong vùng tập kết 300 ngày, nhất là vùng đông đúc đồng bào công giáo. Sau khi rút quân vào Nam, Pháp đã làm ngơ, dung túng cho CIA và tay sai của Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng hiệp định Geneva, tổ chức hiệp thương tiến tới Tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ thống nhất của cả nước. Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống bù nhìn, thông qua cái gọi là luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam Việt Nam gây vô vàn tội ác với nhân dân…

Sau đại chiến Thế giới II (1939 – 1945), khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quyết định chính sách bành trướng ra ngoài Tây Bán cầu, phong tỏa quyền lực ra toàn Thế giới thì Việt Nam trở thành mục tiêu quan trọng bậc nhất của chúng, bởi Việt Nam chính là một mắt xích quan trọng trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Hơn nữa Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, làm cho cán cân nghiêng hẳn về phe XHCN. Trong bối cảnh đó – một khi Việt Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt thì hiệu ứng domino diễn ra khắp vùng Đông Nam Á là không tránh khỏi. Như vậy, việc kiểm soát được Việt Nam Cộng hòa rất quan trọng. Nó đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ cũng sẽ kiểm soát được Lào, Campuchia; tiến tới kiểm soát các nước Đông Nam Á trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore và Philippines, Indonesia (gồm cả các tiểu quốc Brunei, Đông Timor).

Sự thật là trong những năm thực thi chính sách thực dân mới, thông qua việc sử dụng tay sai ở Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã dùng đủ mọi thủ đoạn lôi kéo các nước láng giềng của Việt Nam (trừ Indonesia thời tổng thống Sukarno), thậm chí các quốc gia nằm ở Nam Thái Bình Dương thành lập liên minh quân sự SEATO và ANZUS. Tổng thống

2 Pháo đài bay B52 rải thảm thủ đô Hà Nội

3,4 Xe tăng quân giải phóng trên đường phố Sài Gòn. 5 Tướng Dương Văn Minh bị bắt.

Page 6: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Harry Truman của Đảng Dân chủ từng từ chối hợp tác với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngấm ngầm ủng hộ Thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược lần thứ hai vào Việt Nam. Tổng thống Eisenhower của Đảng Cộng hòa cung cấp toàn bộ ngân sách chiến tranh trong nhiều năm liền cho thực dân Pháp và cũng chính ông ta đưa con bài Ngô Đình Diệm để đảo chính lật đổ Bảo Đại, độc chiếm ngôi Tổng thống bù nhìn của cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa, hòng xây dựng chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ trên miền Nam Việt Nam.

Rồi cũng chính cái Chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ ngấm ngầm hạ thủ Ngô Đình Diệm theo chính sách "thay ngựa giữa dòng". Sau đó, hàng loạt tay sai mới được dựng lên rồi lại bị phế truất như thay áo mà vẫn không mang lại kết quả nào. Cuối cùng thì đến lượt Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon Johnson thuộc Đảng Dân chủ quyết định đưa hơn nửa triệu quân viễn chinh với những vũ khí hiện đại nhất, kể cả chất độc hóa học, bom napan, hùng hổ phát động cuộc chiến tranh qui mô lớn và tàn bạo chưa từng có ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, với chiến lược thay màu da cho xác chết cũng không cứu vãn nổi thất bại của Hoa Kỳ. Để cứu vãn tình thế, chúng dùng pháo đài bay B52 rải thảm hàng vạn tấn bom hòng hủy diệt thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và nhiều thành phố khác, giết hại dân thường trong suốt 12 ngày đêm tháng chạp

năm 1972, với hi vọng buộc Việt Nam chấp nhận những điều khoản áp đặt của Hoa Kỳ. Ngược lại, chiến dịch 12 ngày đêm bị thất bại thảm hại, Hoa Kỳ phải kí vào hiệp định Paris chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược. Tính từ hiệp định Geneva đến đây phải mất 21 năm, Hoa Kỳ mới chịu công nhận độc lập chủ quyền và sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam.

Đến thời điểm này thì ý chí xâm lược của Hoa Kỳ bị giáng một đòn chí mạng. Họ không thể thoái thác trách nhiệm như đã từng làm ở hiệp định Geneva năm 1954. Chiến tranh Việt Nam đối với Hoa Kỳ là một thất bại thảm hại chưa từng có kể từ năm Hoa Kỳ lập quốc (1776). Có những chi tiết thú vị từ những nhận xét và bình luận qua hàng trăm cuốn sách, hàng ngàn bài báo của chính nhân dân Hoa Kỳ đã viết về chiến tranh Việt Nam rằng: Những cái đầu thực dân Hoa Kỳ chưa bao giờ hiểu và ý thức được sự dẻo dai đến lạ lùng, lòng dũng cảm vô song, lòng tin không giới hạn vào sự nghiệp cao cả và sức mạnh vật chất, tinh thần không kẻ thù nào có thể khuất phục của những người nông dân tay lấm chân bùn, của những người lao động nghèo khổ, của những học sinh, sinh viên từ Bắc chí Nam Việt Nam có lịch sử văn hiến lâu đời…

Và chiến tranh Việt Nam đối với Hoa Kỳ tất phải đi đến một kết thúc như vậy!

TSTH. T.N

HỐ BOM TRÊN DINH ĐỘC LẬP

Trên sân thượng dinh Độc lập có một mảnh bom rất lớn đặt ngay trong một khoanh tròn. Cách đó bốn mét về phía bên trái lại có một khoanh tròn khác. Đó là hai “hố bom” mà chiếc F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái đã ném xuống dinh Độc lập vào đầu tháng tư năm 1975. Mảnh bom vẫn còn ghi “được chế tạo tại Mỹ với số mã loại bom MK-82”, nghĩa là một loại bom xuyên phá có trọng lượng gần trăm kilôgam và có cả chữ ký của Nguyễn Thành Trung bên dưới ghi ngày ném bom.

LÊ THÀNH CHƠN6 Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 11

Page 7: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Nhiều người thắc mắc: “Nguyễn Thành Trung ký lúc nào ?”Trên thế giới, chắc chắn đây là trường hợp hiếm,

có thể coi là “độc nhất, vô nhị” bởi chưa một phi công nào có thể nhìn thấy mảnh bom do chính chiếc máy bay của mình ném ra và sau đó còn được đặt đúng vào hố bom nơi mà quả bom đó đã rơi xuống.

Hồi đó, nhận được lệnh cấp trên lái máy bay ném bom vùng giải phóng, Nguyễn Thành Trung đánh lừa tên chỉ huy, tách ra khỏi phi đội vòng về thành phố. Từ trên độ cao 3500 mét, Trung nhìn rất rõ dinh Độc lập và nhanh chóng chọn điểm bổ nhào, cắt bom. Khi thấy mục tiêu chính vẫn còn nguyên vẹn, Trung quyết định vòng lại tấn công lần thứ hai. Bấy giờ, sau cơn hoảng loạn, lực lượng Không quân Cộng hòa đã báo động và tấn công máy bay của Trung. Qua hệ thống điện đàm, Trung biết bốn chiếc F-5 tiêm kích sắp sửa cất cánh, để chặn đánh Trung trên đường ra vùng giải phóng.

Mặc, Trung vẫn bình tĩnh chọn điểm thuận lợi, nhìn mục tiêu rõ nhất, thận trọng điều khiển máy bay với góc bổ nhào lý tưởng và đưa mục tiêu vào

giữa tầm ngắm và cắt bom. Hai quả bom rơi đúng vào dinh Độc lập. Trung liếc nhìn tòa nhà ngập chìm trong quầng khói đen cuồn cuộn và chiếc F-5 lượn thêm một vòng nhỏ rồi bay xuống thật thấp, để tránh sự phát hiện của radar. Dưới cánh bay là dòng sông Sài Gòn, xa hơn một chút là kho xăng Nhà Bè, Trung quyết định bắn tất cả số đạn còn lại vào kho xăng và lái chiếc F-5E ra vùng giải phóng như dự tính.

Mồng một Tết Tân Mão (2011) vừa qua, tôi và Nguyễn Thành Trung vinh dự được ban lãnh đạo dinh Thống nhất mời đến tham quan. Một lần nữa chúng tôi được chiêm ngưỡng hai hố bom - bây giờ là hai vòng tròn màu đỏ nằm trên tầng thượng của Dinh. Khi đến trung tâm chỉ huy, chúng tôi dừng lại rất lâu trên tấm bản đồ tác chiến, trên đó ghi toàn bộ lực lượng của quân ngụy đến ngày 28 tháng 4 năm 1975. Tôi thích thú chỉ vào cột số máy bay của sư đoàn Không quân ngụy tại căn cứ Biên hòa “F-5A và F-5E ba mươi hai chiếc sẵn sàng chiến đấu”. Vậy mà, chỉ một mình Nguyễn Thành Trung với chiếc F-5E đã giáng một đòn sấm sét đầy bất ngờ xuống cơ quan đầu não của Mỹ ngụy... L.T.C

1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phi công Nguyễn Thành Trung

NỮ BIỆT ĐỘNG

SÀI GÒN(Viết về anh hùng Bùi Thị Ánh Tuyết)

NGUYỄN THẾ KỶ

Đó Mỹ ngụy nguyệt trình, nhật báoĐây Tuyết ngồi tỉnh táo nghĩ suyKhi ngồi, khi đứng, khi điLúc nào Tuyết cũng đợi khi diệt thùXuân vừa hết, Hè Thu sáu tám (1968)Cả miền Nam lửa bỏng nước sôiTa lo phút đứng, phút ngồiVòng vây địch siết, chiêu hồi địch gămGiữa tòa Hành Chính Trung TâmVòng ngoài lính soát, lối trong địch càiChắc như hầm kín mới xâyNgụy quyền, Cố vấn xem đây hơn nhà. Thế mà Biệt động vào raThường như cơm bữa: mắm và rau langHai cân thuốc nổ cầu thangMười lăm giặc ngã, hủy toàn hồ sơ…Đến Trung Tâm Quốc gia Báo chíAi muốn vào trình thẻ Tu ThưTuyết đi trong bước muôn ngườiCăm thù giặc Mỹ đội từ đất lênChờ xem mìn sập tầng trênMột nhà trụi lủi, mười tên tan tành…Tòa Hành chính Gia Định thànhNgụy tề, cảnh sát gian manh hại ngườiNguy nan Tuyết phải tùy thờiGiả mang thai để vào chơi người nhàĐến thăm không phải bánh quàChỉ có thuốc nổ đem ra mời liềnĐánh rồi dáng đẹp, eo tiênĐịch tiêu lưng chục, nhà nghiêng mặt đường…Nhiều đêm nằm nhớ quê hươngLối về Đức Thắng, ghế trường liên thônMẹ già tần tảo sớm hômNách gùi thuốc bổi sang sông chợ chiềuBao thương nhớ, bấy nhiêu cay đắngGiặc bắt Tuyết rồi! Trời chẳng còn thuKhảo tra Đông xuống mưa mùCăm căm đối diện kẻ thù, không layTrời cao, tám hướng chim bayHiếu trung một dọc thẳng ngay sá gìMỉm cười chấp nhận hiểm nguyCon đường Bác vạch, Tuyết đi đến cùng...

“Nếu ai tìm được chỉ raMột là bạc thưởng, hai là quyền trao.

Nếu ai giấu diếm che baoLà theo Cộng sản tù lao cực hình.”

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 13

Page 8: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Đại tá NGUYỄN VĂN THI

Cục Trưởng Hậu Cần MiềnTRẦN MINH THU

N hững tia nắng luồn qua hàng râm bụt, nhảy nhót tinh nghịch trên chiếc bàn gỗ mộc hình chữ nhật của nhà văn Sơn Tùng in

dấu mồ hôi đã lên nước bóng sẫm. Ông trầm ngâm nhìn bức ảnh cũ hồi lâu rồi chỉ vào một người mặc bộ quần áo bà ba đen, mái tóc cắt ngắn, cao dong dỏng đang đứng bên dòng suối với đồng đội rồi quay sang nói với tôi: - Đây là ông Năm Thi! Một con người giỏi toàn diện, từng là Tư lệnh Sài Gòn – Chợ Lớn, Cục trưởng Hậu cần Miền, có rất nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…

Theo thông tin lấy được từ nhà văn Sơn Tùng, chúng tôi tìm đến khu cư xá Nguyễn Trung Trực, đường 3/2, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh – ngôi nhà của Đại tá Nguyễn Văn Thi. Tiếp chúng tôi là bà Nguyễn Thị Minh Phú – người vợ của ông, từng là cựu phóng viên chiến trường, người đã tham gia làm phim tài liệu “Đất lửa nở hoa” về mặt trận Quảng Trị (Xưởng phim Tài liệu 2, 42 - Yết Kiêu - Hà Nội)… Bà kể:

…Máy bay địch oanh tạc một hồi rờ lên tóc thấy ướt nhơm nhớp, rồi tóc rụng, mới biết địch rải chất độc hóa học. Sống giữa gian khổ, bom đạn, chất độc da cam đến cuối năm 1967, tôi được Cục Chính trị điều ra Bắc làm nhiệm vụ mới. Mấy tháng sau tôi gặp và quen với ông nhà tôi tại Hà Nội (Vì sau chiến dịch Mậu Thân (1968), ông Năm Thi cũng được Trung ương điều ra Hà Nội công tác). Các đồng chí (Phan Trọng Tuệ, Tô Ký, Nguyễn Thọ Chân) tác hợp cho chúng tôi và được Trung ương đồng ý, thế là chúng tôi thành vợ thành chồng. Trong lòng tôi luôn cảm mến khâm phục ông, một con người hết sức phong phú, trung thực, trung kiên với Đảng, với nhân dân mà tận tụy cống hiến hết tâm lực của mình…

Bà nói về ông với một sự ngưỡng mộ và đầy yêu thương. Nét hiền dịu thương cảm luôn ẩn hiện trên gương mặt bà.

Khi Bộ Tư lệnh Miền thành lập (1963), ông Trần Văn Trà (Tư Chi) tham khảo ý kiến ông Năm Thi về công tác hậu cần, ông Năm Thi nói: “Nếu các anh bảo tôi làm công tác hậu cần thì các anh giao tôi làm Cục trưởng, tôi mới có đủ quyền hạn để thực hiện những điều mình suy nghĩ. Chứ làm phó lăng nhăng tôi không làm.”

Năm Thi luôn tỏ rõ bản lĩnh trong công việc tổ chức tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa của Trung ương. Khi có 250 tấn vũ khí Trung ương đã chuyển vào đến Atôpơ, đồng chí Phạm Hùng (Phó Thủ tướng) điện cho ông Trần Văn Trà: - “Bảo thằng Thi nó đi nhận, không kịp là tôi sẽ cho Khu 5”. Ông Trà đưa cho Năm Thi xem mật điện. Lập tức ông Năm Thi lên Atôpơ tổ chức đưa về đúng 250 tấn vũ khí tại sông Dinh trong vòng ba ngày, và chỉ trong một đêm đến 9 giờ sáng đã đưa đủ 250 tấn về kho của Miền trước thời hạn.

Khi quân đội Mỹ và chư hầu nhảy vào Miền Nam thì phải kéo theo cả hệ thống tiếp liệu hậu cần to lớn của chúng. Ta có khả năng khai thác ngay nguồn vật chất đó bằng hình thức thu mua. Chính từ sự phân tích đúng đắn tình hình và khả năng khai thác này, ông Năm Thi xin tăng cường chi viện bằng ngoại tệ để tạo ra vật chất tại chỗ, đỡ công vận chuyển từ xa tới.

Để tạo ra khối lượng vật chất lớn, Hậu cần Miền mở cửa khẩu ở vùng giáp ranh, ở vùng biên giới để thu hút nguồn hàng từ trong các đô thị đưa ra. Ở Campuchia, các đồng chí

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM14 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 15

Page 9: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Đoàn 17 xây dựng các cơ sở thu mua tiếp liệu ngay trong đô thị lớn Phnôm Pênh. Ông Năm Thi chỉ đạo xây dựng và mở rộng các cơ sở thu mua ngay ở Sài Gòn. Cán bộ ta đóng vai tư sản để kinh doanh lớn, nhưng quan trọng hơn là vận động các nhà buôn, các nhà tư sản đã có sẵn cơ sở kinh doanh mua hàng và vận chuyển ra vùng căn cứ ta nhiều loại hàng quan trọng dưới hình thức công khai hợp pháp hoặc che giấu bí mật tùy vào tình hình cụ thể. Đặc biệt ông đã chú trọng lợi dụng được sĩ quan binh lính, viên chức và gia đình phía bên kia để mua bán cho ta có kết quả hơn.

Hậu cần Miền còn mở rộng mạng lưới bệnh viện, bệnh xá, đội điều trị, lập các đội thu dung an dưỡng ở các tuyến, tổ chức viện nuôi dưỡng điều trị thương binh nhẹ ở các đơn vị để trả nhanh quân số về chiến đấu. Đối với thương binh nặng chưa chuyển ra hậu phương lớn được thì cố gắng nuôi dưỡng và sắp xếp sử dụng phù hợp ở tuyến sau.. Ông đưa vào ngành Hậu cần nhiều thương, bệnh binh có sức khỏe yếu, nhưng có thể đảm đương một số công tác thích hợp thay cho cán bộ nhân viên Hậu cần khỏe tăng cường cho các đơn vị chủ lực.

Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân đã như sét đánh vào Nhà Trắng, đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ, buộc Đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, cách chức Đại tướng tư lệnh Westmoreland, ngừng ném bom miền Bắc và tiến hành đàm phán với ta ở Hội nghị Paris. Giônxơn phải tuyên bố không ra ứng cử Tổng thống. Trận Mậu Thân là nét son chói lọi của lãnh đạo chiến lược, chiến dịch Việt Nam. Nó cũng là chiến công vẻ vang của Hậu cần Miền do ông Năm Thi đứng đầu. Ông Năm Thi đã xây dựng ngành Hậu cần B2 phát triển về mọi mặt, xây dựng thế trận Hậu cần liên hoàn vững mạnh, phát huy cao độ nguồn

lực Hậu cần tại chỗ, đồng thời tranh thủ sự chi viện to lớn có tính chất quyết định của Trung ương, chuẩn bị và bảo đảm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thắng lợi.

Nguyễn Văn Thi làm hậu cần từ năm 1963 đến hết năm 1968 thì Bộ Thương nghiệp gọi ông ra, vì ông là người của Bộ Thương nghiệp cũ vào làm kinh tế với Trung ương Cục. Ra Bắc, ông về Ban Thống nhất, phụ trách khối Viện trợ miền Nam, được giao tham gia ý kiến với Cục Chính trị của Tổng cục Hậu cần về công tác phục vụ chiến dịch, chiến đấu. Sau đó, ông Năm Thi làm công tác hậu cần phục vụ thu dọn chiến trường Quảng Trị và trao trả tù binh sau Hiệp định Paris, với sự trợ giúp của 30 cán bộ Trung đội đến Đại đội của Bộ Công an.

Trong Tổng tiến công chiến lược giải phóng miền Nam (1975), ông Nguyễn Văn Thi (còn gọi là Nguyễn Hòa) được phân công tham gia tiếp quản các thành phố Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Đất nước thống nhất, ông sang công tác ở ngành Dầu khí, là trợ lí cho Bộ trưởng Đỗ Mười. Làm dầu khí 3 năm, lo xây dựng cơ sở hạ tầng xong thì ông nghỉ hưu, cấp bậc Đại tá. Ông tự hào vì đã sống thẳng ngay trung thực với Đảng, với dân, cứng cáp như cây tùng cây bách trước mọi lợi danh cám dỗ!

Lực lượng Hậu cần Miền dưới sự lãnh đạo của Đại tá Nguyễn Văn Thi - người chỉ huy đầy thao lược của bộ binh và binh chủng hợp thành, đã kiên cường bám trụ chiến đấu, bảo vệ hậu phương, hậu cần với nhiều thành tích nổi bật. Trong giai đoạn 1965-1968, đặc biệt từ năm 1967-1968, Hậu cần Miền đã chiến đấu gần 1.000 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 15.000 tên địch, bắn rơi 153 máy bay, bắn hỏng 476 xe tăng, xe bọc thép của địch.

TP. HỒ CHÍ MINH, 12/2010

T.M.T

BUÔN MÊ THUỘTChìa khoá vàng mở cổng Mùa Xuân

Ghi chép của BÙI QUANG THANH

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM16 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 17

Page 10: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM18 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 19 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM18 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 19

đường 14 giam chân chủ lực địch lại phía bắc Tây Nguyên đồng thời đánh chiếm Đức Lập, Thuần Mẫn. Trung đoàn 95 của ta tiêu diệt hàng loạt vị trí phòng thủ trên đường 19, Trung đoàn 25 diệt một đoàn xe địch ở đông Chư Cúc làm chủ đường 21. Hai sân bay Cù Hanh và Hoà Bình nằm trong tầm khống chế của pháo binh... Buôn Mê Thuột đến giờ phút ấy coi như bị cô lập hoàn toàn. Phải nói rằng, Đoàn 559 đã cung cấp cho chiến dịch đủ nhu cầu cần thiết, khoảng 14 ngàn tấn hàng đã đưa đến tận nơi tập kết trong một thời gian rất ngắn. Công binh và nhân dân địa phương đã hoàn thành gần 600km đường chiến dịch. Cậu biết như đường 20C phía Tây sông Sê Rê Pốc, ta phải cưa sẵn hai phần ba thân các cây lớn, dọn sẵn đường để chờ giờ G. Khi xe tăng chuẩn bị xuất kích mới xô đổ cây, dọn đường cho tăng đi. Cái giờ “G” lịch sử của Tây Nguyên, cũng là giờ lịch sử của đất nước, của Mùa xuân 1975 ấy là 2 giờ 3 phút ngày 10 tháng 3 mà ai cũng đã biết. Bộ đội đặc công Trung đoàn 198 luồn sâu lót sẵn đã đồng loạt tấn công kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình, hậu cứ Trung đoàn 53 ngụy; Trung đoàn 95A từ hướng đông - bắc đánh chiếm ngã Sáu; Trung đoàn 148

phát triển theo hướng tây - bắc đánh chiếm cao điểm Ebua, chùa Bồ Đề, hợp với E95A ở ngã Sáu; Trung đoàn 174 và Phân đội tăng của Lữ 273 đánh chiếm cao điểm Chư Dluê; Hướng tây, Trung đoàn 24 và tăng thiết giáp thọc sâu vào Sở chỉ huy Sư 23 ngụy; Hướng nam, Trung đoàn 174, Trung đoàn 179 và biệt động thành Buôn Mê đánh chiếm quận lị Hòa Bình... Địch chống cự quyết liệt, bị diệt từng cụm, từng mảng, từng tuyến và đến 16 giờ trưa ngày 11 tháng 3, ta làm chủ hoàn toàn Thị xã.”

Tôi ngồi nghe mà có cảm tưởng như ông chẳng quên một chi tiết, một địa danh, một phiên hiệu đơn vị nào. Vị Giáo sư uyên bác nhất của quân đội ta với đôi mắt sáng rực, cười rạng rỡ như không hề có vết mổ ở bụng. Tôi chợt giật mình liếc nhìn đồng hồ, liếc nhìn bà Thượng tướng. Thấy tôi có vẻ lúng túng như người có lỗi, bà phân trần: “Ông nhà tôi mà gặp bộ đội Tây Nguyên là mừng lắm, tiếp đón tận tình lắm. Nhưng hôm nay...” Bà nhìn ông đầy ái ngại. Tôi muốn ra về để ông nghỉ ngơi thì ông lại ra hiệu ngồi lại: “Trận Buôn Mê chưa dừng ở đó. Cậu đã biết lực lượng địch ở đây là nhỏ mỏng, đánh chiếm Buôn Mê Thuột

2 Diễu binh qua lễ đài - Ảnh BQT

1 Thượng tướng - GS Hoàng Minh Thảo và NB Bùi Quang Thanh - Ảnh BQT

Đ ó là lần thứ ba tôi đến thăm vị Tư lệnh cũ - "Ông Hoàng Tây Nguyên", Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo, vừa qua một ca phẫu thuật

thận. Đã ngoài tám mươi, với vết mổ chưa cắt chỉ, ông vẫn còn rất yếu, phải ngồi tựa lưng vào ghế salông gỗ có lót chiếc gối phía sau. Tuy vậy ông vẫn lưu tôi lại đến ba tiếng đồng hồ để nói chuyện về Tây Nguyên những ngày oanh liệt nhất. Thế là cuộc viếng thăm của tôi đã khơi dậy những hồi ức của ông về chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân 1975…

"Tây Nguyên đầu mùa xuân năm 1975 đã là nơi tập kết sức mạnh của chủ lực Quân giải phóng. Địch bị dồn về các trung tâm thị xã, một số huyện lị và các trục đường giao thông chính. Ta làm chủ toàn bộ núi rừng cao nguyên rộng lớn, nối liền biên giới ba nước Việt - Miên - Lào; Đường Hồ Chí Minh, đường dẫn xăng dầu đã xọc xuống tận phía nam cao nguyên, hậu phương lớn đã nối liền tiền tuyến lớn. Lực lượng của ta ở Tây Nguyên lúc này rất mạnh: Sư đoàn 320 - "Quả đấm thép"- quân chủ lực của ta đã quen với chiến trường này từ những năm 1972; Sư đoàn 10 mà tiền thân là những trung đoàn khét tiếng của cao nguyên như: Trung đoàn 66 (Đoàn bộ binh Plây Me), Trung đoàn 28, Trung đoàn 24, Trung đoàn pháo binh 40... đã nổi tiếng với những trận đánh ở Plây Me, Đắc Tô - Tân Cảnh, Plây Cần, Đắc Siêng vv... suốt chục năm qua. Một số đơn vị cao pháo, tăng - thiết giáp cũng đã ém quân ở đây. Thế và lực của ta đã lớn mạnh hơn. Địch hoàn toàn mất thế chủ động trên chiến trường Tây Nguyên. Kế hoạch của ta là: kìm địch ở hai đầu chiến tuyến, dàn mỏng lực lượng của địch ở Tây Nguyên, chọn điểm huyệt để đánh nhanh tiêu diệt gọn quân địch, giải phóng Buôn Mê Thuột." Ông dừng lại nhìn tôi: "Tại sao phải giải phóng Buôn Mê Thuột cậu biết không?" Và không đợi tôi trả lời ông nói tiếp: "Vì địch ở đó yếu hơn ở Plâycu và Kon Tum. Hơn nữa, nếu giải phóng được

Buôn Mê Thuột thì thọc sâu xuống Nha Trang, Cam Ranh nhanh hơn, bất ngờ chia cắt sự liên hoàn Nam - Bắc của địch, tránh được các chốt điểm từ Quảng Trị vào Quy Nhơn của chúng. Lực lượng của địch ở Buôn Mê lúc đó chỉ có một Trung đoàn bộ binh, 20 xe thiết giáp, một số pháo và địa phương quân. Tuy nhiên tính cơ động của chúng hơn hẳn ta về phương tiện, đặc biệt là quân đổ bộ bằng trực thăng và các chiến xa từ các vùng lân cận có thể tiếp ứng rất nhanh. Các Sư đoàn 22, 23; 7 tiểu đoàn biệt động quân; 36 tiểu đoàn bảo an; 4 tiểu đoàn thiết giáp; 230 pháo các loại; Sư đoàn không quân số 6 với 150 máy bay... đang quanh quẩn vùng cao nguyên này. Chính thế nên ta quyết định tăng cường lực lượng cho Buôn Mê Thuột. Sư đoàn 968 và Sư 316 được điều vào Tây Nguyên. Riêng Sư 316 từ Nghệ An thần tốc vào Tây Nguyên trong bí mật tuyệt đối. Điện đài vô tuyến không được sử dụng, vào đến nơi thì ém quân cho đến khi nổ súng. Bọn chỉ huy ngụy bị mất hút đuôi Sư 316 rất ngơ ngác và lo lắng. Cuộc điều quân nhử địch ở Tây Nguyên là một nghệ thuật quân sự, các đơn vị di chuyển như đèn cù, điện đài vô tuyến vẫn nằm nguyên vị trí cũ để nghi binh. Các đơn vị chỉ dùng thông tin liên lạc bằng hữu tuyến của đường dây 559 khi thật cần thiết. Cho đến trước ngày mở màn chiến dịch, chúng ta đã có 5 Sư đoàn bộ binh hùng hậu, 15 Trung đoàn độc lập của các binh chủng: đặc công, pháo binh, phòng không, tăng thiết giáp, thông tin, công binh, ô tô vận tải... và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang các tỉnh ở Tây Nguyên. Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên do tôi làm Tư lệnh, Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính uỷ kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Tổng Tư lệnh vào trực tiếp chỉ đạo chiến dịch.”

Thượng tướng dừng lại nhấp một miếng trà rồi trầm ngâm: “Thực ra từ đầu tháng 1 năm 1975, căn cứ nhiệm vụ cấp trên giao cho Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn Buôn Mê Thuột làm mục tiêu quyết định nhưng chỉ đặt ra quyết tâm là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng các tỉnh nam Tây Nguyên để mở hành lang xuống chiến trường Đông Nam bộ. Chuyện dùng binh nhiều khi không tính trước hết được. Sau Buôn Mê, thế trận địch vỡ oà như bị lũ cuốn, vậy mà mình không bị động với chiến cuộc, trái lại chớp thời cơ để đi đến quyết định kết cục cuộc chiến. Đó là một sự linh hoạt tuyệt vời, cũng có nghĩa là thế chủ động hoàn toàn thuộc về ta… Đời làm tướng, đến lúc ấy cứ như mơ, cứ muốn đánh một trận “trúc chẻ tro bay” như cha ông ta ngày trước. Nhưng dù lực lượng ta rất mạnh thì cũng không thể chủ quan, không được coi thường xương máu bộ đội, không được coi thường quân địch. Để công kích thắng lợi vào Buôn Mê Thuột, chúng ta đã chia quân đánh nghi binh vào Plâycu, Kon Tum, cắt

Page 11: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

không khó lắm cho dù địch ở trong công sự phòng thủ kiên cố. Việc đánh viện binh của địch đến ứng cứu hòng chiếm lại Thị xã mới hay. Toàn bộ sức mạnh của chúng ở Tây Nguyên dồn về phía bắc, Buôn Mê Thuột lại là thủ phủ của cao nguyên Trung phần, làm sao chúng để mất một cách dễ dàng được. Nhưng Sư 23 và các chiến đoàn của địch từ Plâycu, Kon Tum về cứu bằng cách nào? Đường bộ xa đến 180km đã bị ta phong tỏa, đương nhiên chúng không thể hành binh. Địch sẽ phải dùng trực thăng vận chuyển quân. Mà trực thăng vận thì sẽ không có xe tăng và đại pháo, hỏa lực địch sẽ giảm đi rất lớn. Và địch sẽ đổ quân xuống nơi nào? Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phán đoán là chúng sẽ chọn phía đông Thị xã, nơi đang có tàn binh của Liên đoàn bảo an 21, cũng là trục đường 21 - cửa tử nhưng cũng là cửa sinh của địch khi muốn rút chạy về xuôi, nơi dễ ứng cứu nhất khi viện binh từ Nha Trang, Cam Ranh lên. Nhiệm vụ phục binh diệt viện được giao cho Sư 10 - đứa con cưng của núi rừng Tây Nguyên. Trước đó ta đã ém Trung đoàn 25 tại đây để đón lõng đường rút của tàn quân Buôn Mê Thuột. Chiều ngày 13/3, địch đã cho tám

chục máy bay đánh phá khu vực này để dọn bãi, sau đó dùng 145 lần chiếc trực thăng đổ Trung đoàn 45 và pháo đội 232 xuống điểm cao trên đường 21. Ngay lập tức Trung đoàn 24 (Sư 10) của ta đã đánh bại Trung đoàn 45 gây thiệt hại nặng. Ngày 15/03 địch đổ nốt E44 và Sở chỉ huy Sư 23 xuống Phước An. Bọn này đã bị bộ đội Sư 10 và Lữ đoàn tăng thiết giáp 273 tiêu diệt...”

Tôi cất chiếc máy ghi âm vào túi, đứng dậy. Ông định đứng lên nhưng chợt nhíu mày, tay đặt khẽ vào vết thương. Tôi vội cúi xuống nắm lấy bàn tay ông, đỡ ông ngồi lại. Bà Thượng tướng đã quay ra từ lúc nào, lo lắng nói với tôi: “Ngồi lâu quá ông mệt lắm đấy. Đã đến ngày cắt chỉ rồi mà vết mổ chưa khô. Chú thông cảm cho bác nhé”. Tôi chợt cay cay ở mắt, lí nhí nói lời xin lỗi bà. Vị Tư lệnh bảo tôi: “Trận Buôn Mê Thuột là cái chìa khoá vàng mở đúng lối vào chiến thắng của Cách mạng miền Nam. Hôm nào rỗi lại tới đây nhé!”

Đà Nẵng, 03/2005 B.Q.T

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM20 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 21

TIẾP NHẬN VŨ KHÍ BẮC NAMDi tích đầu cầu

VÕ VĂN HOÀNG

Page 12: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

chúng ra đời, không còn con đường nào khác nên đã vùng lên đấu tranh để bảo vệ quyền sống, giải phóng quê hương, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Cuộc Đồng khởi mà điểm xuất phát đầu tiên diễn ra tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre vào ngày 17-1-1960, đã mở ra cao trào của Cách mạng miền Nam từ năm 1960 và dẫn đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20-12-1960. Bước vào năm 1961, Cách mạng miền Nam chuyển từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn lên chiến tranh cách mạng. Nhu cầu phát triển phong trào cách mạng của Bến Tre đòi hỏi cần có sự chi viện về vũ khí, trang bị cho những đội vũ trang mới thành lập đủ mạnh để đối phó âm mưu và thủ đoạn của địch. Cũng lúc này, Tỉnh ủy nhận được chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy Nam bộ cần cử một đoàn cán bộ ra Bắc để báo cáo với Trung ương Đảng về phong trào Đồng khởi của tỉnh nhà, và đồng thời mở cuộc khảo sát, thăm dò xây dựng một hành lang chi viện bằng đường biển Bắc - Nam để tiếp tế vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật cho Cách mạng miền Nam.

Vào một ngày đầu tháng 6-1961, chiếc thuyền giương buồm xuất phát từ cồn Lợi, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú đưa đoàn cán bộ vượt biển ra miền Bắc. Sau năm ngày đêm lênh đênh trên biển, chiếc thuyền chở đoàn gồm 6 người đã cập bãi biển Hà Tĩnh. Hai ngày sau khi liên lạc được với Trung ương, đoàn đến Hà Nội an toàn. Đoàn báo cáo với Hồ Chủ tịch, các đồng chí trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư quá trình diễn biến của phong trào Đồng Khởi cùng những thắng lợi đã giành được, đồng thời nói rõ những nhu cầu của chiến trường để Trung ương nghiên cứu, giải quyết. Những báo cáo thực tế của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre giúp cho Trung ương có cơ sở để đánh giá đúng tình hình, từ đó có những biện pháp, chủ trương chỉ đạo cụ thể, nhằm đẩy mạnh cao trào cách mạng miền Nam lên một bước mới.

Đêm 18-9-1961, chuyến tàu đầu tiên từ hậu phương mang 35 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường Nam Bộ đã cập bến an toàn tại một vùng ven biển Cà Mau. Sau chuyến đi mở đường thắng lợi ấy, các chuyến tàu chi viện vũ khí cho miền Nam tiếp tục cập bến nhiều tỉnh ven biển như Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau... để tăng cường sức chiến đấu cho Cách mạng miền Nam.

Giờ đây chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ, những người lính đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ cùng đoàn tàu không số đã trở thành những huyền thoại. Giờ đây máu xương của các anh đã hòa vào biển cả bao la. Trên mỗi dòng sông, trên từng nắm đất, trên những bờ bãi mà đoàn tàu đã đi qua dường như vẫn còn lưu giữ mãi những kí ức hào hùng của một thời máu lửa đã qua. Ngày nay, tại Vàm Khâu Băng có một bia lưu niệm do ngành Hải quân xây dựng, và tại ngã

ba quốc lộ 57 - đường vào xã Thạnh Hải, UBND tỉnh Bến Tre đã xây dựng một bia lưu niệm để tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh cho đất nước.

Bia lưu niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Vàm Khâu Băng được xây dựng trên diện tích rộng khoảng 1.000m2. Bia có biểu tượng hình cánh buồm, chiều cao 9m, ngang 3,2m, gồm 5 bậc cấp đi lên. Cánh buồm vươn lên tượng trưng cho quyển sách được mở ra, ghi lại sự kiện lịch sử vận chuyển vũ khí. Trên đỉnh cánh buồm có ngôi sao vàng 5 cánh tượng trưng cho quốc kỳ, bên dưới khắc chữ: “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Chính giữa cánh buồm có biểu tượng bánh lái và neo tàu của lực lượng Hải quân Việt Nam.

Còn bia lưu niệm do tỉnh Bến Tre xây dựng vào năm 2002, tại ngã ba, trên trục lộ xã Thạnh Hải. Bia có hình dáng chiếc thuyền chở vũ khí, chiều cao 10m, dài 11m, mặt trước có nhiều thuyền nhỏ và cách điệu những cơn sóng nhấp nhô đưa thuyền lướt về bến. Cột buồm tượng trưng cho vũ khí được thể hiện hình khẩu súng, cánh buồm tượng trưng cho lá cờ. Trên lá cờ có bức phù điêu được chia thành hai tầng. Tầng trên miêu tả những chiến sĩ của tàu không số, tầng dưới là cảnh sơ tán vũ khí vào địa điểm an toàn.

Nhìn chung, hai bia lưu niệm ở Thạnh Phong được xây dựng bằng bêtông cốt thép, đường nét sắc sảo, thể hiện cốt cách anh dũng của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam cũng như truyền thống yêu nước của

1. Là một trong ba huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung là con sông Hàm Luông. Thạnh Phú có địa hình gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát, nổng cát và những khu rừng ngập mặn. Với chiều dài bờ biển khoảng 25 km, ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là, dừa nước, bần…nên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Thạnh Phú là căn cứ an toàn của tỉnh, của Khu 8, với nhiều cơ quan, bệnh viện, trường học, công binh xưởng,… đóng trên địa bàn huyện. Nhân dân Thạnh Phú có truyền thống yêu nước, chống xâm lược vẻ vang.

Từ năm 1946 đến năm 1970, đã có trên 20 chuyến tàu của những đoàn tàu không số, chở hàng ngàn tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam cập bến vùng căn cứ Thạnh Phong và được chuyển tiếp đến các chiến trường miền Đông và miền Tây Nam bộ. Vì vậy, khu di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam ở xã Thạnh Phong được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 23-12-1995, và xã Thạnh Phong cũng đã được Nhà nước tuyên dương là đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

2. Khu di tích Đầu cầu tiếp nhận chi viện vũ khí Bắc Nam thuộc xã Thạnh Phong, gồm vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn, nằm cách thị trấn Thạnh Phú 25km, cách thành phố Bến Tre khoảng 70km.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nơi đây đã diễn ra hai lần vượt biển của đoàn đại biểu Khu 8 từ xã Thạnh Phong ra Hà Nội để gặp Trung ương Đảng và Bác Hồ, báo cáo tình hình và xin chi viện cho chiến trường miền Nam. Lần thứ nhất là vào đầu tháng 4-1946 và lần thứ hai diễn ra vào ngày 1-6-1961.

Sau một thời gian chuẩn bị, vào một ngày cuối tháng 3-1946, chiếc thuyền chở đoàn cán bộ của Khu 8 xuất phát từ cồn Lợi, xã Thạnh Phong ra Bắc được khởi hành. Sau những ngày vượt biển đầy khó khăn gian khổ, cuối cùng đoàn cũng đến được thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Đoàn được chính quyền cách mạng địa phương đón tiếp niềm nở và sau đó đi xe lửa ra Hà Nội. Sau một thời gian đến Hà Nội, hai người đi trong đoàn là ông Ca Văn Thỉnh và bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được Trung ương quyết định ở lại nhận nhiệm vụ mới, còn bà Nguyễn Thị Định được giao nhiệm vụ trở về Nam bộ. Từ bờ biển tỉnh Phú Yên, bà Ba Ðịnh đã cùng với anh em thủy thủ đưa về Bến Tre một thuyền chở đầy vũ khí do Trung ương chi viện. Chuyến đi thắng lợi này mang ý nghĩa mở đường, đánh dấu mốc lịch sử về một con đường tiếp tế trên biển Đông từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam và cũng đã để lại bao nhiêu huyền thoại.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 ký kết, Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành các chiến dịch khủng bố, đánh phá phong trào Cách mạng miền Nam. Nhân dân miền Nam sống dưới ách thống trị tàn bạo của bọn Mỹ - Diệm, nhất là khi Luật 10/59 của

2 Đài tưởng niệm tại ngã ba quốc lộ 57

1 Đại tá Trần Phong - nguyên thuyền trưởng đoàn tàu không số (người đứng bên trái)

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM22 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 23

Page 13: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

3 Lễ cầu siêu cho những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên biển tại Phong Thạnh 4 Lễ khởi công xây dựng dự án Công viên Nghĩa trang đường HCM trên biển tại Phong Thạnh

người dân Bến Tre trong công cuộc chiến đấu, giành độc lập cho đất nước.

Để tưởng nhớ và ghi công những chiến sĩ của đoàn tàu không số đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ, tỉnh Bến Tre đang khởi công xây dựng Dự án Công viên nghĩa trang – đường Hồ Chí Minh trên biển tại cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, kết hợp với khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, thu hút du khách, phát triển dịch vụ du lịch, giúp mọi người hiểu được quá khứ oai hùng của ông cha, nối tiếp truyền thống của quê hương trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, người thực hiện dự án cho biết, công trình mang tầm cỡ quốc gia này sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 600ha, với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Công trình chia thành 3 khu chính: Khu A là dịch vụ du lịch, tái định cư, làng nghề truyền thống Nam bộ, trường học, chợ ven sông; khu B1 gồm sa bàn nước Việt Nam thu nhỏ 100.000 lần, bờ biển Việt Nam thu nhỏ 1.000 lần, tái tạo lịch sử, các giá trị văn hóa Việt Nam; khu B2 (khu vực biển Đông) là khu đặt các đài tưởng niệm lớn, bảo tàng dưới nước đường Hồ Chí Minh trên biển, các bến tàu; khu C sẽ tái tạo các đầu cầu tiếp nhận vũ khí, hầm chứa vũ khí và cuộc sống người dân Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến.

3. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thư chúc mừng 35 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, ngày 23-10-1996 viết rằng: “…Năm tháng sẽ trôi qua, những chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông; của những con tàu không số; của quân và dân các bến bãi làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh kiên cường của dân tộc ta… Tổ quốc và nhân dân sẽ đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Do đó, bến Thạnh Phong trên bờ biển Thạnh Phú mãi mãi được nhắc đến trong lịch sử đấu tranh anh dũng và hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam ở xã Thạnh Phong là một bằng chứng về một thời kỳ đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất, chống lại các thế lực xâm lược. Việc xây dựng Công viên nghĩa trang – Đường Hồ Chí Minh trên biển ở Thạnh Phú góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc, đồng thời phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Thạnh Phú trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay.

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM24 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 25

Ba lăm năm rồi ta đã xa nhauSau cuộc chiến mỗi người một ngảNgười nằm lại cho rừng thêm xanh láNgười trở về bươn bả cuộc mưu sinh

Có người đi tiếp cuộc trường chinhQuân phục xanh tóc thành mây trắngNgười trở lại với biên cương thầm lặngNgắm sao trời thương tiếng Vượn lẻ đôi

Lời mẹ ru xưa"...Thỏa chí làm trai..."Cứ day dứt miên man ngày tháng cũĐồng đội ơi! Chẳng thể về đông đủHãy tìm về đội ngũ trước hoàng hôn

Kẻo một mai khi gối mỏi chân chồnCó gặp nhau chỉ là trong ký ứcNăm tháng ấy dễ mấy ai có đượcMột quãng đời mơ ước"...Chí làm trai..."

Hãy tìm nhau...ĐÀO PHAN TOÀN

V.V.H

Page 14: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Có những sự hy sinh lặng thầm Không tính được bằng máu - xương...

Có thể đo bằng thời gian?Có thể đo bằng không gian?

Hay đo bằng cảm nhận?Chỉ có Mẹ là người hiểu thấu

Khi chồng chinh chiến suốt hai mốt năm

Nàng Tô Thị ngày xưa hóa đá chờ chồngMẹ chờ cha ngần ấy năm

Nhờ tin yêu mà không hóa đáCó lẽ vì quá thương thằng Hai, Mẹ không thể ôm con cùng thành đá

Chỉ ý chí sắt son là hóa đá trong lòng

Trời đất chẳng phụ lòng ngườiCha lặng lẽ trở về từ chiến thắng

Làn da sạm màu nhưng nụ cười ngời sángBởi Mẹ là nàng Tô Thị bằng thịt bằng da...

Sài Gòn Tháng 04 năm 2011

Nàng Tô Thị không hóa đáCám ơn những người mẹ, người chị đã biết đợi chờ bằng sự yêu tin

NGUYỄN HẢI

Ngày yêu anh sông núi chẳng yên lành . Lửa cháy

đỏ , mắt hoàng hôn ngóng đợi . Thời gian nhòa

đi , những lá thư chắp nối . Anh trở

về , em quá tuổi ba mươi . Đất gặp

trời , giường chiếu bỗng có đôi . Tuần trăng

mật , đêm nào trăng cũng ấm . Đời vợ

lính hạnh phúc cầm rất mỏng . Trăng đương

đầy, nguyệt thực phía người đi . Trái đất

tròn dầm nước mắt chia ly . Trăng mong

manh ôm nhớ thương chờ đợi . Đêm trở

mình phía nào cũng gió . vi vu . . . vi vu.

TP. HCM

Slow - Tha thiết

(Tặng những người vợ lính)

Phía nào cũng gióThơ: Tô HoànNhạc: Nguyễn Hải Vân

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM26 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 27

Page 15: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM28 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 29 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM28 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 29

Những ngày tháng 4 này, tôi tham gia liên tục hai trại sáng tác. Và nhờ thế mà tôi hăm hở làm một cuộc rong ruổi trên con đường số 7 năm xưa với một tâm trạng háo hức rất lạ. Không phải lần đầu tôi đi trên con đường này. Gần ba chục năm ở Tây Nguyên, đã hàng trăm lần tôi xuôi ngược trên con đường ấy, cái con đường gắn với chiến thắng 75 lịch sử, con đường phẳng lỳ rợp nắng hôm nay chạy giữa mênh mông cánh đồng Ayun hạ, xuôi về đồng bằng Tuy Hòa mát rượi nước và màu xanh ngút ngàn của lúa với rất nhiều hoa quỳ miên man vàng trong cái thắc thỏm cứ sợ màu vàng kia bỗng nhiên trôi mất... và lần nào cũng vậy, cứ thấy lạ, thấy mới như thể lần đầu.

Những chuyện

TRÊN ĐƯỜNG BẢY, Ngày xưa - Bây giờGhi chép của VĂN CÔNG HÙNG

Năm ngoái tôi được mời dự một cuộc họp báo của huyện Chư Sê, trong đó có bàn về việc huyện Chư Sê sẽ dựng một tượng đài chiến thắng trên đường 7. Nhưng vừa mới là ý định thì đã... cãi nhau. Chả phải cãi về dựng hay không dựng, hay là mất đoàn kết ăn chia gì, mà là... dựng ở đâu?

Từ Pleiku theo đường 19 xuôi Nam để sang Đăk Lắc, đi chừng 40 km ta sẽ tới ngã ba Mỹ Thạch. Chính từ ngã ba này là bắt đầu đường 7. Đi thẳng là sang Buôn Ma Thuột, rẽ trái là xuống Tuy Hòa, Mỹ Thạch trở thành một ngã ba nổi tiếng, không chỉ năm 75 ấy, mà ngay cả bây giờ, bởi nó là một ngã ba gắn kết mấy địa danh quan trọng, mở thêm một hướng xuống biển thuận tiện cho các tỉnh Tây Nguyên, và nếu ý tưởng đường sắt lên Tây Nguyên thành hiện thực thì nó cũng sẽ đi theo hướng này. Năm 1975, sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, hàng nghìn lính ngụy từ Buôn Ma Thuột chạy ngược sang đây, nhập vào hàng chục nghìn lính ngụy của Kon Tum và Pleiku đổ xuống Tuy Hòa để về Nha Trang... Tại đường 7 này, Quân đội Nhân dân Việt Nam với Sư đoàn thép 320 là đại diện đã làm nên một kỳ tích của chiến tranh Cách

mạng Việt Nam. Đây là một chiến thắng huy hoàng mà sẽ còn nhiều cuốn sách giáo khoa về chiến tranh phải nhắc tới. Cãi nhau là bởi, nếu là tượng đài chiến thắng đường 7 thì đường 7 bắt đầu từ Chư Sê nhưng nó kéo dài qua các huyện Chư Sê, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa, huyện Krông Pa của Gia Lai rồi xuống đến Sơn Hòa, Củng Sơn của Phú Yên. Vậy nếu đặt ngay ở ngã ba bắt đầu đường 7 có hợp lý không? Các địa phương kia có ý kiến gì không? Đa số ý kiến cho rằng, nên làm tượng đài nhưng là cái gì cụ thể gắn với Chư Sê, còn đường 7 thì để dành cho... Trung ương làm, vì nó sẽ phải rất hoành tráng, xứng tầm chiến thắng...

Ba mươi sáu năm trước, đây là con đường máu, con đường chưa được mở rộng và tốt như bây giờ mà chỉ là một con đường dự bị, khi tướng Phú hạ lệnh tháo chạy trên con đường này, ông đã quên hai điều là không khảo sát trước và không lường trước là cứ một người lính cõng thêm khoảng vài chục thường dân. Thế là hàng vài trăm nghìn người, hơn hai nghìn xe hơi các loại đã nhích từng thước một dưới cái nắng nung người, trong sự hoảng loạn đến cực độ trên con đường cả hàng chục năm không có ai

Page 16: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

qua lại. Hàng nghìn người đã bỏ mạng trên đường rút chạy này, thương tâm hơn, hàng trăm đứa trẻ đã bị lạc mà đến mấy chục năm sau, rất ít người tìm lại được cha mẹ, gia đình mà Lục Thị Minh Hoa là một ví dụ.

Tôi được ông Giáp, chủ quán cà phê Kim Liên kể cho nghe câu chuyện này và đích thân ông, dù mới bị tai biến, vẫn ngồi sau xe máy đưa tôi đến tận nhà bố mẹ đẻ của Hoa là ông Lục Văn Tiên và bà Nguyễn Thị Khiêm. Năm 1975, bé Hoa mới vừa 7 tuổi. Trong cơn hoảng loạn chung, cũng như mọi người khác, gia đình cô gói ghém đồ đạc, bỏ chạy theo lính của quân đoàn II và quân khu II ngụy xuôi đường 7 xuống Tuy Hòa, hy vọng ở đó sẽ... yên ổn hơn, mà cũng có thể họ chả nghĩ thế, đơn giản là thấy mọi người chạy thì... chạy, thế thôi. Cả gia đình gần chục người chất nhau trên một cái xe lam 3 bánh, một loại phương tiện hạng sang thời ấy, hòa vào dòng xe, dòng người trôi qua đường 19, đến ngã ba Mỹ Thạch rẽ vào đường 7. Nửa đêm, đến địa phận Krông Pa, dưới chân đèo Tô Na thì bé Minh Hoa lạc mất. Khỏi phải nói cả gia đình đã đau đớn khổ sở đến như thế nào. Họ bỏ dở hành trình, ở lại để tìm con. Và mới biết rằng, chỉ ở khu vực Krông Pa thôi, có hàng trăm đứa trẻ, đã bị lạc, bị mất tích như thế. Lúc này là khi Sư 320 của ta sau suốt một đêm chạy bộ 50 cây số, những đơn vị tiền duyên đã tiếp cận đường 7, nổ súng chia cắt và tiêu diệt địch. Cầu Sông Ba bị sập khiến cho đội hình di tản bị dồn ứ, xe pháo, xác lính chết chồng chất, hàng chục nghìn lính

ngụy bỏ xe chạy tắt vào rừng kiếm đường xuống Củng Sơn khiến tình hình càng thêm náo loạn. Tù binh bị bắt đông nghìn nghịt, bộ đội ta không đủ người để tiếp nhận và dẫn đi, đành cứ chỉ đường cho họ tự về phía sau. Cuộc chặn đánh đường 7 này của Sư 320 quân đoàn 3 kéo dài 7 ngày đêm bằng cuộc truy kích thần tốc rất hiếm có trong lịch sử chiến tranh. Quân ta đã tiêu diệt 6 liên đoàn biệt động quân, 4 thiết đoàn, 1 liên đoàn công binh, 20 tiểu đoàn bảo an, cảnh sát dã chiến, bắt 8000 tù binh, thu và phá huỷ 1.400 xe các loại. Đây là trận đánh có ý nghĩa lớn về mặt nghệ thuật chiến dịch, hơn nữa nó còn là trận đánh tạo nên bước ngoặt của cả cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 75, thúc đẩy nhanh tiến trình tan rã và suy sụp của quân ngụy trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ít nhất đã có 3 cuốn tiểu thuyết dầy dặn viết về con đường số 7 năm 75 ấy.

Trong cái cơn lốc khổng lồ đó thì những thân phận nhỏ nhoi như của Hoa quả là không gây ra “chấn động” gì so với toàn cục, nhưng với gia đình cô thì là một nỗi đau âm ỉ, ân hận, giằng xé... suốt bao nhiêu năm. Gia đình đã bỏ ra rất nhiều công sức để vào các làng dân tộc ở huyện Krông Pa dọc theo đường số 7 để tìm con nhưng đều vô vọng. Rồi những tháng ngày khốn khó của thời bao cấp. Rồi đời sống mở cửa. Nỗi lo, ân hận về con vẫn canh cánh bên lòng. Cho đến một ngày, hai ông bà nhận được tin con. Té ra Hoa chạy lạc trong đêm và đã được một gia đình người Jrai ở xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa, Gia Lai)

nhặt được và nuôi nấng. Cô bé vẫn nhớ tên mình là Hoa nhưng đã là một người Jrai thứ thiệt. Bố mẹ Hoa nhận ra con nhờ cái bớt trên má. Lúc này Hoa đã lấy chồng, một thanh niên Jrai làng bên. Lại biết bao nhiêu là nước mắt, bao nhiêu là lên xuống thăm hỏi đàm phán... bố mẹ nuôi đồng ý cho bố mẹ đẻ gặp mặt con. Nhưng ban đầu Hoa không nhận bố mẹ. Lại đằng đẵng nước mắt trôi theo thời gian, mới đây người đàn bà Jrai gốc Kinh gần bốn mươi tuổi mới đưa chồng con về thăm bố mẹ đẻ ở phường Trà Bá, thành phố Pleiku. Ông bà Tiên đã mua cho vợ chồng Hoa một căn nhà ngay bên cạnh nhà mình. Hoa đã có ba con là Rlan Lục Ma Chinh, Rlan Lục Mỹ Hạnh và Rlan Lục Lai Đức. Đứa lớn học đại học, đứa thứ hai học 12 và đứa thứ 3 học lớp 10. Cuộc trùng phùng này không phải là duy nhất. Còn khoảng chục đứa trẻ ngày ấy nhận được gia đình, có gia đình ở tận thành phố Hồ Chí Minh, và còn rất nhiều, rất nhiều người khác vẫn đang hàng ngày miệt mài tiếp tục cuộc tìm kiếm con. Vô vọng và hy vọng cứ nhoi nhói đan xen từng ngày...

Câu chuyện trên không phổ biến, nhưng cũng không phải là cá biệt ở chỉ trên con đường 7 này thôi chứ chưa nói đến cả miền Nam này. Càng ngày hy vọng tìm kiếm những đứa con thất lạc càng tăng khi mà bây giờ các làng Tây Nguyên không còn biệt lập nữa, dân trí đã rất cao, các phương tiện thông tin đại chúng hiện diện ở từng nhà. Từ thành phố Pleiku đi xe gắn máy, vừa đi vừa ngắm cảnh cũng chỉ hơn một buổi là đến thành phố Tuy Hoà. Đi qua biết bao làng mạc nương rẫy trù phú, đi qua biết bao huyền tích và sự tích hào hùng cùng đau thương, trùng phùng và nước mắt, bạt ngàn rừng và những thân phận người... đi qua những cái tên lừng danh một thuở

và bây giờ cũng đang là những đô thị đông vui: Chư Sê, Phú Thiện, Ayun Pa, Phú Túc, Củng Sơn, Sơn Hoà, Tuy Hòa... Có một cô bé cũng bị lạc thời ấy, đã được bố mẹ giờ rất giàu đón về thành phố Hồ Chí Minh, nhưng rồi chỉ năm bữa nửa tháng, cô nằng nặc đòi trở lại làng, nơi cô đã được cưu mang suốt mấy chục năm qua. Té ra con người có những diễn biến tâm lý rất kỳ lạ, nhiều khi không giải thích nổi. Hoa cũng vậy. Cô có một cửa hàng buôn bán ở thành phố nhưng vẫn thường xuyên trở lại làng ở Krông Pa, không chỉ một vài ngày, mà nhiều khi cả tháng. Tôi cũng biết có một người Jrai bị lạc như thế, nhưng anh lại lạc vào một gia đình người Kinh, và bây giờ anh đã là cán bộ Ngân hàng nhà nước tỉnh Gia Lai, là đội trưởng đội văn nghệ, một cây ghi-ta có hạng và là người sáng tác rất nhiều ca khúc. Đã có vợ có con yên ổn ở thành phố. Thế mà suốt ba chục năm qua anh vẫn đau đáu âm thầm tìm kiếm gốc rễ của mình. Và rồi anh đã tìm ra. Bố mẹ bà con anh em của anh giờ đang ở xã Ia Dơk, huyện Chư Sê, cũng trên trục con đường 7 nổi tiếng. Tên anh là Y Dương...

Cuộc chiến tranh đã qua gần nửa thế kỷ, chúng ta chuẩn bị long trọng tổ chức lễ mừng đất nước giải phóng, nói đến đường 7 có thể bây giờ nhiều người không còn nhớ nó ở đâu, có sự kiện gì (nó đã mang tên mới là đường 25, nối thành phố Pleiku với thành phố Tuy Hòa, chạy hơi chếch so với đường 19 nối Pleiku với Quy Nhơn. Tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại phải đổi tên như thế trong khi tên con đường 7 đã lẫy lừng đến vậy), thế mà vẫn còn thấp thoáng ở đó, những số phận bị quăng quật, những trái tim vẫn thổn thức ngóng trông...

1 Nhà sàn Jrai bên đường 7 - Ảnh VCH 2 Trẻ em đường 7 hôm nay - Ảnh VCH

V.C.H

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM30 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 31

Page 17: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

TRƯỜNG SADến vớiẢnh: Nhà thơ - Nhà báo BÙI QUANG THANH

Page 18: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM34 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 35 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM34 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 35

1. Tàu HQ 996 đến với Trường Sa2. Tuổi trẻ Trường Sa3. Tình quân dân trên đảo

4. Nụ cười Trường Sa5. Hát về những người lính đảo6. Văn công QK4 biểu diễn phục vụ bộ đội Trường Sa

Page 19: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Nguyễn Kiệm - tên của người cộng sản ưu tú luôn gắn liền với một con đường lớn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh nối dài từ quận Gò Vấp sang Phú Nhuận...’’

‘‘

NGUYỄN KIỆM Người cộng sản ưu tú

NGÔ ĐỨC TIẾN

N guyễn Kiệm sinh năm 1916 tại xóm Hóp, làng Công Trung, tổng Quan Hóa, huyện Đông Thành (nay là xã Văn Thành,

huyện Yên Thành). Trong những năm hoạt động bí mật ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, ông lấy bí danh là Nguyễn Liễn (tên người con trai của ông) và khai sinh trong giấy căn cước là năm 1912. Sau này trong các hồ sơ liệt sỹ, hồ sơ Huân chương Hồ Chí Minh cũng ghi năm sinh 1912.

Thân sinh của Nguyễn Kiệm là ông Nguyễn Tình, một nhà nho thi đậu nhì trường, về nhà bốc thuốc chữa bệnh. Mẹ là bà Phan Thị Quảng, quê ở làng Bích Trận (Diễn Thái, Diễn Châu).

Gia đình Nguyễn Kiệm ba đời làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Cụ thân sinh Nguyễn Kiệm là thầy Nguyễn Tình có bài thuốc gia truyền chữa bệnh hen suyễn. Ông không chỉ là thầy thuốc giỏi mà còn nổi tiếng về tấm lòng yêu thương người nghèo. Có năm mất mùa, ông đã biếu làng xã 8 tạ gạo để phát chuẩn cho người nghèo. Trong nhà ông treo câu đối:

Đau tiếc thân, đỡ tiếc của, đừng bạc mới hay;

Của là gạch, ngãi là vàng, không tiền cũng cắt.

Nguyễn Kiệm lớn lên trong một gia đình nho giáo, ngay từ nhỏ cụ thân sinh đã mời thầy Hàn Thái (cử nhân Thái Văn Tố) về dạy học tại nhà. Cụ Hàn Thái vừa dạy chữ, vừa dạy người. Qua những năm học với thầy Hàn Thái, Nguyễn Kiệm được thầy kể cho nghe chuyện những nhà khoa bảng trong vùng vừa có lòng yêu nước đã đôi phen khởi nghĩa đánh Tây như cụ Nghè Cồn Sắt (Tiến sỹ Nguyễn Xuân Ôn), cụ Phó bảng Lê Doãn Nhã, cụ Cử nhân Chu Trạc.

Từ nhỏ, Nguyễn Kiệm đã sớm có ý thức học để làm những việc có lợi cho dân, cho nước. Sau một thời gian học chữ Hán, Nguyễn Kiệm chuyển qua học chữ Quốc ngữ ở Trường Tiểu học Pháp - Việt Yên Thành và đậu bằng Prime. Với niềm hy vọng ở người con trai thứ ba thông minh và ham học, cha mẹ tiếp tục giành dụm của cải gửi Kiệm vào học bậc Trung học tại

Trường Quốc học Vinh.Trường Quốc học Vinh những năm 1926 - 1929

đang diễn ra những hoạt động sôi nổi của tổ chức Sinh Hội, của nhóm Tân Việt… do các đồng chí Nguyễn Tiềm, Chu Văn Biên, Phan Phúc Trường làm nòng cốt. Được người anh rể là Phan Đăng Hoán, là anh em thúc bá của đồng chí Phan Đăng Lưu, một đảng viên Tân Việt ở Tiểu tổ Tràng Thành hướng dẫn, Nguyễn Kiệm lúc bấy giờ mới 15 tuổi bắt đầu tham gia vào những cuộc đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu.

Năm 1930, Xô Viết Nghệ Tĩnh bùng nổ, Trường Quốc học Vinh đóng cửa, Nguyễn Kiệm về quê giúp cha và anh mở hiệu thuốc bắc Nam Đồng Ích tại chợ Dinh. Bấy giờ, phong trào đấu tranh của công nhân Vinh, Bến Thủy, của nông dân Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc lan ra cả vùng nông thôn Yên Thành. Tháng 11-1930 nổ ra những cuộc biểu tình của nông dân Yên Thành kéo về huyện đường đòi giảm sưu hoãn thuế, thực dân Pháp và bọn phong kiến Nam triều đàn áp đẫm máu. Trong những ngày khó khăn hiểm nghèo của cách mạng, hiệu thuốc Nam Đồng Ích là cơ sở liên lạc của một số chiến sỹ Xô Viết đi về bám cơ sở. Năm 1936, cơ sở Đảng ở Yên Thành được khôi phục, các đồng chí Ngô Xuân Hảm, Phan Đức Vinh và một số đồng chí trong Huyện ủy Yên Thành vẫn thường lui tới hiệu thuốc Nam Đồng Ích. Cũng trong năm đó Nguyễn Kiệm cùng người anh rể Phan Đăng Hoán và một số người bạn vào Vinh mở Trường tư thục Hoan Châu học liệu vừa tổ chức dạy học, vừa có điều kiện tham gia các hoạt động đấu tranh công khai do Mặt Trận Dân Chủ lãnh đạo thông qua các sách báo công khai và nhất là thông qua sự thuật lại của những người thân quen. Nguyễn Kiệm rất khâm phục tài năng và đức độ của Phan Đăng Lưu. Đầu năm 1938 Nguyễn Kiệm đã tìm gặp được Phan Đăng Lưu và nói rõ chí hướng của mình nhân lúc Phan Đăng Lưu về Nghệ An để vận động cho cuộc đấu tranh ở Viện dân biểu Trung Kỳ. Cuộc gặp gỡ với đồng chí Phan Đăng Lưu đã đánh dấu bước chuyển

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM36 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 37

Page 20: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Ông Nguyễn Kiệm (Người đứng hàng đầu từ phải sang)

hướng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Kiệm.

Cuối năm 1938 trong một đêm đông mưa phùn gió bấc. Nguyễn Kiệm lẳng lặng trèo tường, ra đi. Lúc đó, cả cha mẹ, vợ con cũng không rõ ông đi đâu, chỉ biết là ông đi theo con đường ông đã chọn: cứu nước, cứu dân.

Ba năm sau, năm 1942, Nguyễn Kiệm về quê xin cha mẹ cho đưa vợ con vào Sài Gòn làm ăn. Cha mẹ, anh em bà con khuyên Nguyễn Kiệm để vợ con ở lại quê nhà nhưng Nguyễn Kiệm một mực xin đưa vợ con đi cùng. Thương con, ông Nguyễn Tình định chia cho Nguyễn Kiệm 6 sào ruộng để bán lấy tiền làm lộ phí và có lưng vốn làm ăn nơi đất khách quê người nhưng Nguyễn Kiệm từ chối: “Kiệm xin nhường lại cho anh cả và hai em ở quê”. Thực tình Kiệm đưa vợ con vào Sài Gòn để tạo vỏ bọc hợp pháp, hoạt động công khai.

Thời gian này phong trào đấu tranh của quần chúng Sài Gòn – Gia Định đang gặp nhiều khó

khăn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Trung ương, của Xứ ủy lần lượt bị bắt trong đó có Phan Đăng Lưu, người anh, người thầy của Nguyễn Kiệm. Nén đau thương, Nguyễn Kiệm lao vào hoạt động. Những năm đầu vào Sài Gòn, Nguyễn Kiệm đóng vai một ký giả. Về sau, theo sự phân công của tổ chức, anh trở thành một nhà thầu khoán có hạng ở đất Sài Gòn. Được sự giúp đỡ của các cơ sở cách mạng trong hàng ngũ tư sản yêu nước, Nguyễn Kiệm có đủ vốn liếng và người giúp việc để nhận những công trình xây dựng lớn, nhỏ, từ đó mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng cơ sở trong giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức đô thị.

Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, cả Thành Phố Sài Gòn - Gia Định lại ngợp trời cờ đỏ sao vàng. Nguyễn Kiệm tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở vùng trung tâm thành phố. Nhưng chính quyền non trẻ vừa mới xây dựng được một thời gian ngắn thì thực dân Pháp gây hấn. Sài

Gòn - Gia Định cùng nhân dân Nam Bộ lại vùng lên kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Kiệm vẫn giữ vỏ bọc là nhà thầu khoán nhưng anh được giao trách nhiệm phụ trách công tác công đoàn, bề ngoài là xây dựng các nghiệp đoàn của công nhân, tiểu thương nhưng bên trong là xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân, công chức và các thành phần khác.

Năm 1948, Nguyễn Kiệm tham gia Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Năm 1949, ông được bầu vào Ban thường vụ trực tiếp làm Phó Bí thư, phụ trách cơ sở nội thành. Trên phương diện công khai, ông là Ủy viên liên hiệp công đoàn kháng chiến Nam Bộ. Trên cương vị mới, ông đã cùng các đồng chí trong khu Sài Gòn – Gia Định vừa trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai, bán công khai vừa chăm lo xây dựng cơ sở nội tuyến trong xưởng thợ, trường học, khu phố dưới sự lùng sục gắt gao của mạng lưới mật thám, chỉ điểm. Ở các huyện vùng ven, Đặc ủy xây dựng thêm các cơ sở du kích kháng chiến. Ở đó có đài phát thanh kháng chiến, có xưởng sản xuất vũ khí, có trường đào tạo cán bộ kháng chiến.

Với tài năng nhiều mặt, Nguyễn Kiệm đã cùng các đồng chí trong Đặc khu ủy xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở vũ trang ngay trong lòng thành phố và tổ chức nhiều cuộc đấu tranh trên diễn đàn báo chí, biểu tình, đình công diễn ra liên tục – tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình chống Mỹ ngày 19 - 3 - 1950.

Cuối năm 1950, Thường vụ Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định họp để rút kinh nghiệm của đợt phát động quần chúng biểu tình, đình công chống Mỹ và bàn bạc, quyết định một số công việc quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị cử đoàn đại biểu của Đặc khu ủy tham gia đoàn đại biểu của Nam Bộ ra dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Việt Bắc, Nguyễn Kiệm được đề cử là một trong những đồng chí đi dự Đại hội và được phân công chuẩn bị báo cáo của Đặc khu tại Đại hội.

Sau hội nghị Đặc khu ủy, Nguyễn Kiệm bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị. Sau 10 năm vào hoạt động tại Sài Gòn – Gia Định, đây là những ngày

tháng đồng chí cảm thấy sung sướng nhất. Cơ sở cách mạng của thành phố ngày càng lớn mạnh. Khí thế cách mạng của quần chúng đang ở thế thượng phong. Đồng chí lại vinh dự chuẩn bị bản báo cáo của Đặc khu tại Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới… Nhưng một điều bất ngờ xảy ra, một buổi chiều trên đường từ thành phố vào khu căn cứ Củ Chi, đồng chí bị giặc phục kích vây bắt, do sự chỉ điểm của một tên phản bội.

Bắt được Nguyễn Kiệm, Phó Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định, một nhân vật quan trọng, kẻ địch hí hửng mừng thầm, chúng giam Nguyễn Kiệm vào bót Hoàng Hùng và dùng đủ mọi cực hình tra tấn để hành hạ ông. Chị Hai – giao thông của Đặc khu ủy kể lại: “Đồng chí Nguyễn

Kiệm bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn không thể tưởng tượng được,

bằng đủ mọi cực hình. Bọn mật thám bót Hoàng Hùng đã biết

anh là một cán bộ quan trọng đối với phong trào nội thành.

Chúng phải tra tấn thế nào cho lòi ra cơ sở, cho lòi ra cán bộ bí

mật. Chúng đánh đập anh đến đâu cũng không khám phá ra điều

gì. Anh đã chửi vào mặt chúng. Bị đánh dồn dập từ đầu hôm đến

sáng, anh đã tắt thở trên bàn tra tấn của giặc” (Đấu tranh là lẽ

sống – Vũ Ngọc Nguyên – NXB Lao Động – HN, 1957).

Đồng chí Nguyễn Kiệm hy sinh rạng sáng ngày 30 - 5 - 1951, giữa lúc mới 36 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển. Các đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Phạm Thiều và những người cùng công tác với Nguyễn Kiệm đánh giá rất cao vai trò và những đóng góp to lớn của ông đối với phong trào cách mạng của thành phố và xem đây là một tổn thất lớn lao.

Năm 1975, sau Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Thành phố

Sài Gòn - Gia Định được giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh đã lấy tên Nguyễn Kiệm đặt tên cho một con

đường lớn của thành phố để tỏ lòng biết ơn một trong những cán

bộ lãnh đạo của thành phố đã có những đóng góp xuất sắc vào

việc xây dựng cơ sở, xây dựng phong trào trong những giai đoạn

sôi nổi nhưng cũng đầy gian khó thử thách và nêu tấm gương

hy sinh bất khuất trong ngục tù của đế quốc. Đảng và nhà nước

ta cũng đã truy tặng đồng chí Nguyễn Kiệm huân chương Hồ Chí

Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Tài liệu do “Cháu đích tôn Nguyễn Duy Tôn” cung cấp.

N.Đ.T

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM38 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 39

Page 21: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

HÁT SẮC BÙA Ở

Dấu ấn phi vật thể độc đáoBẾN TRE

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

1. Hát sắc bùa là loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống đã hiện diện lâu đời trong những ngày tết cổ truyền của người Việt ở Bến Tre nói riêng, và người dân tại nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung. Đây là hình thức diễn xướng tổng hợp với mục đích chúc tụng người yên vật thịnh, gia chủ có nhiều tài lộc, gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, con cháu hòa thuận, thành đạt.

Ở Bến Tre, khác với đờn ca tài tử, hát sắc bùa chỉ phổ biến ở một vài địa phương như Phú Lễ, Phú Ngãi, Phước Tuy, An Đức, An Bình Đông, Mỹ Nhơn của huyện Ba Tri và Tân Thanh của huyện Giồng Trôm. Trong đó, nổi trội hơn cả là Phú Lễ, nơi được xem là cái nôi của hát sắc bùa ở Bến Tre, bởi ở đây trong những thập niên trước có nhiều đội hát sắc bùa với quy mô lớn và nghệ thuật diễn xướng đã đạt đến trình độ cao.

2. Mỗi khi Tết đến, xuân về, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, người dân Bến Tre lại tưng bừng đón năm mới. Bên cạnh việc sắm sửa bánh, trái, thịt, hoa quả… để cúng lễ và để ăn trong những ngày tết thì họ lại nô nức tham gia nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ như hội hoa xuân, nghe đờn ca tài tử và hát sắc bùa. Thế nên, trước thập niên 70 của thế kỷ XX, ở nhiều làng quê Bến Tre, hình ảnh đội sắc bùa ngày tết với bộ đồ bà ba, đem theo trống cơm, sanh tiền, sanh cái, đàn cò đi chúc tết khắp làng trên xóm dưới đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân xứ dừa.

Cũng như hát sắc bùa các tỉnh thành khác, hát sắc bùa Phú Lễ là loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian, mang tính quần chúng rõ nét. Chính quần chúng nhân dân là đối tượng nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho hát sắc bùa phát triển. Tuy nhiên, đây là một loại hình văn hóa văn nghệ dân gian nhưng cũng mang màu sắc của một hoạt động lễ hội, vì nó vừa mang tính lễ nghi nông nghiệp pha tạp với pháp thuật của đạo giáo, chủ yếu diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hát sắc bùa xuất hiện ở Bến Tre vào khoảng thế kỷ XVIII, có nguồn gốc ở miền Trung, do những lưu dân trong quá trình di cư vào Nam đã mang theo. Mặt khác, trong gia phả của họ Hồ ở ấp 1, xã Phú Lễ có ghi: “Hồ Đức Quang đậu cử nhân khoa Ất Mùi, làm Án sát, rồi Đốc học tỉnh Bình Định. Ông có người con rể là Trần Văn Hậu đỗ Thái sinh đồ, thấy điệu hát sắc bùa ở Bình Định hay mới đem về dạy cho dân Phú Lễ hát”. Căn cứ trên nhiều dữ liệu, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định: “Hát sắc bùa Phú Lễ có nguồn gốc từ hát sắc bùa miền Nam Trung bộ và có thể có gốc gác trực tiếp với hát sắc bùa Nghĩa Bình (nay là tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định - NTND). Đây là một trong những chứng tích biểu hiện rõ nhất mối giao lưu văn hóa Trung bộ - Nam bộ”.

Sau khi so sánh những yếu tố tương đồng giữa hát sắc bùa Phú Lễ với hát sắc bùa của một số địa phương khác như Hòa Bình, Nghệ An,

Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… đồng thời đã liên hệ đối chiếu với hàng loạt gia phả của các gia đình, dòng họ đang sinh sống tại Bến Tre, các nhà nghiên cứu đã bước đầu đi đến kết luận rằng, hát sắc bùa Bến Tre có rất nhiều yếu tố đồng nhất với hát sắc bùa Nam Trung Bộ về các phương diện như: mục đích cuộc hát, biên chế nhạc cụ, hệ thống tiết mục, làn điệu, bố cục, hình thức văn học, đặc điểm âm nhạc...

Về số lượng thành viên, mỗi đội hát sắc bùa ở Bến Tre thường có từ 4 đến 6 nghệ nhân, có khi lên đến 8, nhưng ít nhất không được dưới 4 nghệ nhân, dưới sự điều khiển của một ông bầu. Mỗi nghệ nhân vừa là diễn viên, vừa là nhạc công. Có một người hát chính gọi là cái kể, những người còn lại hát phụ gọi là con xô. Cái kể hát trước, mỗi người trong đội hát một câu so le, câu kết cả đội cùng hát.

Trong một đội sắc bùa ở Bến Tre, thành viên chủ yếu luôn là nam giới. Theo giải thích của các nghệ nhân hát sắc bùa thì loại hình sinh hoạt này không kể ngày đêm, nên không tiện để phụ nữ tham gia. Bên cạnh đó, do tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày xưa, cho rằng trong hát sắc bùa, những bài hát chủ yếu hát trong nhà, trước bàn thờ tổ tiên như bài Dâng hương, đàn bà con gái đứng trước bàn thờ tổ tiên là điều không nên. Do đó, người ta không muốn nữ giới làm thành viên của đội sắc bùa, nếu không sẽ phạm vào điều “kiêng cữ”.

Hát sắc bùa chỉ diễn vào dịp Tết Nguyên đán và chỉ phục vụ cho những gia đình có nhu cầu. Thời gian diễn ra hát sắc bùa được bắt đầu từ giữa đêm 30 tháng Chạp cho đến hết tháng Giêng. Về trang phục, đội hát sắc bùa ở Bến Tre có phần khác với các tỉnh thành khác. Nó thường là bộ đồ bà ba đen hoặc những màu sắc tuỳ theo sở thích của người mặc. Còn các đội hát sắc bùa ở miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam trước đây mặc áo dài đen, quần trắng, chân đi guốc mộc. Người làm đội trưởng trên đầu phải đội khăn đóng. Nhưng từ sau năm 1945, trang phục của các đội hát sắc bùa Quảng Nam càng về sau càng đơn giản hơn. Ngoại trừ người làm cái bắt buộc phải áo dài, quần Tây, khăn đóng, chân mang giày thì người làm con chỉ cần áo sơ mi, quần Tây, mang giày là được. Thậm chí, nếu người làm con không có giày thì mang dép .

Nhạc cụ của một đội hát sắc bùa gồm: hai sanh tiền, hai sanh cái, một đàn cò và một trống cơm. Trong đó, nghệ nhân sử dụng trống cơm thường giữ nhịp và hát bắt cái (còn gọi là cái kể) và là người giữ vai trò đội trưởng của đội sắc bùa.

Mỗi buổi hát sắc bùa được chia ra thành hai phần: phần mang tính nghi lễ và phần hát giúp vui. Phần mang tính nghi lễ bắt đầu thực hiện từ ngoài cửa rào – trước cửa nhà – trước bàn thờ gia tiên – dán bùa yểm quỷ, trừ tà trên các cửa nhà, tuần tự gồm các bài: Mở cửa rào, Mở ngõ, Cõi nam, Khai môn, Rước xuân, Tiên sư, Trừ tà, Xốc quách, Dán bùa và bài Dẫn bùa.

Ngoài bài mở cửa rào, một bài hát sắc bùa mang tính nghi lễ thường chia thành 3 phần: phần mở đầu là những câu rao do ông đội trưởng hát bắt giọng, trống cơm và đàn cò dạo theo. Kết thúc phần mở đầu là phần nội dung, câu đầu do tất cả các đội viên còn lại vào nhịp hát gọi là con xô, câu thứ hai cái kể, câu thứ 3 con xô và cứ như thế cho đến hết phần nội dung. Hai câu sau cùng là câu kết thúc, toàn đội sẽ hát chung.

Phần quan trọng không thể thiếu là bài hát dẫn bùa và dán bùa. Nghi thức hát và dán bùa tuy không cầu kỳ nhưng diễn ra rất trang nghiêm. Theo quan niệm xưa, ngày xuân, ai lại không thích đội sắc bùa vào nhà

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM40 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 41

Page 22: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

N.T.N.D

mình trấn áp ma quỷ, đem đến sự an lành cho gia chủ. Từ lý do đó nên một trong những khâu đội sắc bùa trước khi đi biểu diễn trong dịp Tết cổ truyền là chuẩn bị sẵn những lá bùa. Thông thường, họ không tự làm mà nhờ những người làm thầy cúng tương đối có tiếng tăm trong hay ngoài làng làm giúp.

Về hình thức, lá bùa là mảnh giấy có hình chữ nhật, dài khoảng 15cm, rộng khoảng 4 – 5 cm, màu vàng hoặc có thể màu đỏ. Lá bùa có thể dài, rộng tùy theo cửa nhà rộng hẹp. Hình thù lá bùa được viết bằng chữ Hán, xung quanh có những hình vẽ nhìn có vẻ huyền bí, được dán ở cửa trước hoặc căn giữa ngôi nhà. Lá bùa trong hát sắc bùa ở Bến Tre cũng gần giống với lá bùa trong hát sắc bùa ở một số tỉnh thành khác.

Sau những bài hát mang tính nghi lễ, toàn đội đến bộ ván (được xem như là sân diễn) để hát giúp vui. Phần giúp vui thực hiện đan xen hai nội dung gồm các bài có nội dung chúc tụng gia chủ và các thành viên trong gia đình năm mới làm ăn phát đạt, nghề nghiệp phát triển. Cùng với những bài chúc tụng là những bài lý, bài vè hát góp vui theo yêu cầu của gia chủ và của khách du xuân.

Kết thúc phần hát giúp vui là bài Giã từ, sau đó vừa đi ra cổng vừa hát bài Ra đi .

Và cứ thế đội hát sắc bùa tiếp tục cuộc lưu diễn cho đến hết tháng Giêng .

3. Có thể nói, hát sắc bùa trong dịp đầu năm mới nhằm cầu cho gió thuận mưa hòa, mùa màng bội thu, cây cỏ tươi tốt, vạn vật sinh sôi, gia đình hòa thuận, tống quỉ trừ ôn, trăm nghề tấn phát,… Nhưng vào những thập niên trước, do nhiều nguyên nhân mà hát sắc bùa ở Bến Tre bị “quên lãng” dần. Những năm gần đây, nhằm bảo tồn và phát huy kịp thời những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, trong đó có diễn xướng hát sắc bùa, những nghệ nhân tâm huyết với loại hình nghệ thuật này đã cho phục dựng lại nghệ thuật hát sắc bùa nhằm giữ gìn điệu hát độc đáo của quê hương.

Trải qua quá trình phát triển, hát sắc bùa ở Bến Tre đã để lại một số lượng đáng kể những sáng tác dân gian, những làn điệu dân ca có giá trị. Đó là nguồn tư liệu vô giá phản ánh cả một số mặt về văn hóa vật chất lẫn tinh thần của cư dân Bến Tre. Song song với quá trình phát triển của lịch sử, thì trình độ nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, do đó, hát sắc bùa ở Bến Tre cũng dần dần biến đổi và ngày càng gắn liền với hiện thực của đời sống, trong khi phần tập tục, nghi lễ mang tính chất ma thuật phai nhạt dần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Hát sắc bùa Phú Lễ, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Huỳnh Ngọc Trảng - Phạm Thiếu Hương (2000), Đặc khảo về hát sắc bùa, Sở Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản.

3. Trần Hồng (2001), Hát sắc bùa, Nxb. Đà Nẵng - Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam xuất bản.

4. Phạm Hữu Đăng Đạt (2010), Sắc bùa xứ Quảng, Nxb. Đà Nẵng.5. Lư Hội (2005), Các hình thức diễn xướng dân gian ở Bến Tre, Sở Văn hóa –

Thông tin tỉnh Bến Tre.

Hát sắc bùa trước bàn thờ gia chủHát chúc cho gia chủ thêm nhiều tài lộc

Hát góp vuiNhà nghiên cứu Lư Hội (Bến Tre) có công phục dựng lại hát sắc bùa

1234

D ĩ nhiên là không thể gặp Bình bằng xương bằng thịt. Cũng không phải là giấc mơ đêm qua.Chỉ là chuyện tình cờ sáng nay ngồi cà-phê, VTV1

phát phóng sự chuyên đề về xuất bản, phát hành sách, nghe loáng thoáng, nhìn loáng thoáng thì thấy trên màn hình ai đó

quen quen. Phong Điền, PV Báo SGGP nhận ra trước: Trung Bình! Nguyễn Trung Bình!

Vâng! Bình đó. Giọng nói khàn khàn. Phong cách ngạo nghễ có tự cái thời Trung học, Đại học (Bình học Khoa Văn K11 Trường Đại học Tổng hợp

Huế, nay là Đại học Khoa học Huế) và “đỉnh” nhất là khi vào sống ở Sài Gòn. Một dịp cặp kè với đạo diễn nổi danh Trần Anh Hùng, ầm ĩ với “Xích lô”, “Mùi

đu đủ xanh”…Chợt nhớ thuở sinh viên, cùng Bình về quê Nam Phước, Duy Xuyên chơi. Cậu em

ngang ngạnh, nói nhiều, mà nói chuyện chi cũng gan ruột và nhiệt huyết.Chợt nhớ cái ngày vào Sài Gòn, ngồi quán anh Mai Phúc - đồng nghiệp, đồng hương thì

Bình dắt con sang chơi. Ào tới như cơn gió và cậu con trai lủn đủn theo sau. Vẫn cái giọng khàn khàn ngang tàng: “Chào bác đi con!”. Cậu con trai tóc xoăn lí nhí chào. Vài ly bia, Bình nằng nặc yêu cầu MC đưa mi-cờ-rô cho Bình hát bài “Quảng Nam yêu thương” để tặng tôi.Rồi Bình về Đà Nẵng mở Văn phòng đại diện của NXB nào đó. Rồi Bình vào lại SG. Đi như mây gió. Ở đâu cũng nhiệt huyết đủ đầy. Cháy mãi…Đến cuối năm 2009, ngọn nến Nguyễn Trung Bình phựt cháy hết mình rồi tắt. Vào Nam Phước dự lễ tang Bình, gặp lại cậu con trai không còn lủn đủn như hồi Sài Gòn, nhưng vẫn chưa đủ lớn khôn để Bình có thể thanh thản ra đi.Có những cuộc gặp tình cờ trong đời đủ để mường tượng cuộc đời này cùng tất cả những gì diễn ra quanh nó nhiều khi như là giấc mộng. Cuộc đời không dài hay ngắn với ai, mà chỉ như ngọn đèn dầu: Cháy thật nhiều thì tắt càng sớm chăng? Như sáng nay gặp lại Nguyễn Trung Bình. Gặp trên màn ảnh nhỏ mà cứ ngỡ Bình đang thong dong đâu đó ở Sài Gòn, Đà Nẵng…

Tháng 02 năm 2011

GẶPNguyễn Trung BìnhNGUYỄN ĐỨC NAM

N.Đ.N

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM42 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 43

Page 23: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

N hớ lần đầu tiên về Tiền Giang, theo đề nghị của mình, em đã đưa

tôi đi dọc sông Tiền đoạn chảy ngang qua Mỹ Tho. Đó là một chiều hè tưng bừng nắng, loang loáng màu hoa phượng hắt lên mặt sông dập dờn, trông về phía Mỹ Tho nhiều gợi ý gợi cảm! Em kể cho tôi nghe nhiều chuyện gắn liền với dòng sông, em kể say sưa pha lẫn những suy nghĩ từ chính em, vừa đắm đuối vừa hồn nhiên mà sao cuốn hút lạ lùng, bất chợt trong câu chuyện, em hỏi tôi nghĩ gì? Tôi chỉ cười mỉm rồi im lặng, vì tôi lần đầu đến đây, biết gì mà trả lời. Như sợ rằng tôi không “đủ thấm” để lưu lại hình ảnh sông Tiền, em mải mê kể, còn tôi im lặng nghe. Bỗng dưng em nói như vang vào chiều: “Anh nhìn nước sông kìa ! Không trong mà cuồn cuộn phù sa, tắm mình trong đó, bao nhiêu người con gái xứ này nước da đẹp lạ lùng!”, nói rồi em giơ cánh tay lên như để tôi nhìn, nói tiếp: “Em luôn nghĩ mình có nước da của dòng sông quê! Sau này nếu lập gia đình rồi có con, em sẽ luôn nhắc con mình màu da của dòng sông quê mẹ, dù có thể chồng em người xứ khác !”. Câu nói của em gieo vào tôi một ám ảnh sau đó khi mỗi lần tôi đi qua sông Tiền, vì mấy năm sau, tôi được tin em lấy chồng rồi ở hẳn trên Sài Gòn. Bây giờ trở lại Tiền Giang và có thời gian đi vài nơi trong tỉnh, tôi vẫn cứ đặt cho mình một dấu hỏi khi nghĩ về sông Tiền: “Đây có phải là dòng sông của tình đất tình người ?!!!”.

Những ngày chuyển mùa thời tiết cứ rực rạo oi oi thật khó chịu, cũng may cho tôi và những người cùng đi trong đoàn là Tiền Giang sông nước mênh mông, nên hơi nước sông Tiền cứ như chiều khách, phả vào lòng người mát rượi và trẻ trung. Trên chuyến thuyền khởi hành từ bến Mỹ Tho, chúng tôi đi ngược về phía khu công nghiệp, luồn dưới cầu Rạch Miễu còn mới rợi màu bê tông nối liền với Bến Tre, đến Cù lao Thới Sơn - nơi đang là điểm hút du khách muôn nơi về đây thưởng ngoạn sông nước, tha hồ ngắm hàng loạt bè nuôi cá da trơn dọc hai bên sông, bước lên bờ thì lạc ngay trong những khu vườn cây trái trĩu cành, sở dĩ tôi nói “lạc ngay” vì đâu cũng cây trái đang rộ ra trước mặt khách, mít tố

nữ treo trái hàng dài từ thân xuống tận gốc tỏa hương ngào ngạt, mận từng chùm đung đưa trong gió mà nhìn từ xa cứ tưởng tượng như những chiếc đèn lồng trang trí cho màu xanh ngút mắt của xứ này. Đất cồn đúng là đất của phù sa, cứ nhìn màu sắc tươi roi rói của trái cây đến ngọn cỏ, đủ biết thiên nhiên quả thật ưu ái với con người, chất sống cứ lồ lộ ra và căng tràn, nên con người ở đây cũng không phụ lòng tạo hóa, họ biết cách chăm chút cho cây trái theo kiểu của mình, như một phép ứng xử ở đời để tồn tại và phát triển cho tương lai nữa. Cách làm du lịch miệt vườn của người Tiền Giang quả có khác, chỉ là những sản vật địa phương thôi nhưng riêng lắm. Đi trong khu vườn mê man cây trái, du khách bất chợt dừng lại nhìn đàn cá chạy rột rột dưới hồ, thử làm người nhà quê đi qua cầu khỉ, hay chèo xuồng ba lá

nghe đong đưa vọng từ chòi tranh tiếng đàn ca tài tử, nàng và chàng tỏ lời nhau trên quê hương cây trái, nghe nao lòng và da diết làm sao! Đôi trai gái kia cứ thong dong thả vào lòng khách những giai điệu mượt mà, trở lại chiếc bàn đã bày sẵn những món ăn rặt vùng sông nước, được trang trí một cách lạ mắt mà thu hút vô cùng. Hèn chi khách ngoại quốc về đây đông dữ, ở xứ sở công nghiệp của họ chắc hiếm có cảnh cá dưới hồ nhảy lên bàn ăn trong chốc lát, hay trái cây ngọt lịm trong miệng vừa hái bên hè xuống, cái gì dân dã cũng quyến rũ hồn người - lòng người hơn! Đã vậy, nếu du khách có nhu cầu giao lưu, các nghệ sĩ miệt vườn sẵn lòng cùng ngân nga hay hát giao duyên tri âm cùng bè bạn muôn nơi. Tôi chợt nhận ra Tiền Giang có một nguồn tài nguyên du lịch phong phú và sinh động mà chưa có điều kiện để người ở đây khai thác hết, bởi vì đất này là chốn của cây ăn trái lớn nhất nước (nghe đã thấy thèm), có đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú với nhiều lễ hội lịch sử và dân gian, có nhiều địa chỉ du lịch sinh thái nước ngọt, ngập mặn hay ngập phèn…nghỉ biển, dã ngoại hay về nguồn… Đó là chưa kể đến tham quan nghỉ ngơi nhà cổ, đi chợ nổi Cái Bè, thưởng thức những cây trái có thương hiệu hẳn hoi .

Chẳng biết tôi có chủ quan hay không? Nhưng về

NGUYỄN TRUNG BÌNH

Tình đất tình người đây tôi như đắm mình trong tình đất, tình người! Đi đến đâu cũng bị cuốn hút bởi người và cảnh, hôm ra cảng cá Vàm Láng, tôi đứng thật lâu nhìn đoàn thuyền bốc cá tươi rói đủ các loại lên bờ, nhìn nụ cười nở rộ trên khuôn mặt các chị ngư dân mà thầm cảm ơn biển cả không phụ lòng người. Được các chiến sĩ Biên phòng cho đi thuyền ra biển, lần đầu tôi cảm nhận cho mình cái cảm giác mênh mông lạ, trong nắng gió lồng lộng phương Nam, câu chuyện của những người lính ngày đêm bám biển với vô số tình huống khiến chúng tôi thật sự xúc động và nể phục. Trong số các anh, nhiều người đã chọn nơi đây là quê hương thứ hai để gắn bó cả đời mình vì biển, cho biển và cho cả con cháu họ. Các anh Phòng, anh Sự, anh Nhân… ở Đồn Biên phòng 578 cùng nhiều anh nữa để lại trong tôi ấn tượng về sự kiên trì trong công việc cộng với nỗi đam mê và yêu quí biển như bạn đồng hành với mình trong cuộc sống, có lẽ vì thế nên ở đây các anh đã tạo dựng nên một cái làng có tên gọi nghe đã thấy lạ: làng Biên phòng. Rất tiếc không nhiều thời gian để hiểu thêm đời sống người lính biên phòng, nhưng tôi tin dù chỉ gặp nhau thật ngắn, sẽ có người trong chúng tôi trở lại với các anh, vì có vô số chi tiết sinh động và hấp dẫn trong công việc thường ngày của các anh chưa được khai thác hay tái hiện trên trang văn.

Gò Công được coi như thủ phủ phía đông Tiền Giang hiện ra với tôi hoàn toàn khác với những gì tôi tưởng tượng trước đó, những con đường vừa phải chứ không hẹp mà vẫn lưu giữ được các phong cách kiến trúc xưa hài hòa với nay, không quá náo nhiệt nhưng chẳng vắng lặng, cứ thung dung những gam màu đã được thời gian thử thách mà không quá cũ… Gò Công đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn của Tiền

Giang như lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, đền Võ Tánh… Tuy nhiên, Gò Công chưa quảng bá thật tốt cho mình để phát triển thế mạnh sẵn có là du lịch, trong đó một phần là do khách quan bởi quốc lộ 50 đang còn ngổn ngang thi công. Sở dĩ tôi nói đến du lịch vì trong tổng quan kiến trúc, Gò Công có những đường nét riêng đang tồn tại, cộng với phong tục tập quán, sản vật địa phương phong phú, chắc sẽ là một điểm đến khi du khách về với Tiền Giang.

Một ngày di chuyển liên tục ở Cái Bè không làm tôi mệt mỏi chút nào, có nhiều lý do, nhưng lý do chính có lẽ là sự tận tình của người hướng dẫn. Thoắt một cái chúng tôi đã xuống thuyền tham quan hai căn nhà cổ theo hai lối kiến trúc khác nhau, một của ta và một của Tây. Mỗi căn nhà lưu giữ nét độc đáo của riêng mình, chỉ có một điểm chung mà cũng riêng miền Tây Nam Bộ mới có, mỗi căn nhà đều ngự trên một khuôn viên hết sức rộng và thoáng đãng so với nhà cổ ở những vùng miền khác, lại có thêm đường dẫn nước từ sông vào, nên cây trái trĩu cành, ao nuôi đầy cá lội… Xuống thuyền chúng tôi đi tham quan làng nghề thủ công, làm bánh tráng, cốm, kẹo dừa, mỹ nghệ… rồi theo sông Cái Bè ra ngã ba sông chứng kiến cảnh bán mua sản vật nhộn nhịp của chợ Nổi. Câu chuyện của cô Thủy – người hướng dẫn chúng tôi - trên đường đi làm cho tôi quên mất cái mệt dưới trời oi nắng, nhờ vậy tôi kịp biết thêm vài chi tiết không sẵn có trong ý định khi về đây… ghé nhà chị Sáu Du có tiếng là người giỏi trồng cam sành, nghe chị kể lại những ngày vươn lên thoát nghèo mới thấy ý chí của người ở đây, bám lấy đất quê hương để làm giàu cho mình và quê hương. Cũng chính từ nhu cầu của đất đai xứ sở, anh Hai Đặng ở xã An Hữu phát kiến ra các loại kéo

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM44 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 45

Page 24: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Huế là nơi có nền văn hóa ẩm thực phong phú bậc nhất Việt Nam. Giữa thế kỷ XX, bà Hoàng Thị Kim Cúc, giáo sư môn gia chánh của trường Đồng Khánh, đã giới thiệu 600 món ăn Huế, trong đó có 125 món chay, 34 loại canh, 50 món tráng miệng, 47 loại bánh, 70 loại mứt, 30 loại gia vị…; với 60 thực đơn hoàn chỉnh của bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Theo thống kê của các chuyên gia về ẩm thực, có khoảng 1.700 món ăn được biết đến ở Việt Nam, thì riêng xứ Huế đã đóng góp tới 1.300 món, gồm các món ăn dân gian, món ăn cung đình và món chay. Khoảng 700 món ăn trong số 1.300 món ăn do người Huế “phát minh” hiện vẫn còn lưu truyền ở Huế.

Huế là nơi có nhiều làng nghề chuyên về ẩm thực như làng Kim Long chuyên làm các loại bánh in, bánh gấc, bánh phu thê, bánh ít đen...; vùng Chợ Thông chuyên làm bánh ướt; vùng Chợ Cầu chuyên làm bánh gói; làng Nam Phổ chuyên nấu bánh canh; làng Vân Cù chuyên nghề làm bún… Đặc biệt, có làng Phước Yên chuyên đào tạo người

để tuyển vào cung nấu ăn cho vua chúa triều Nguyễn. Ngày nay, chế độ quân chủ triều Nguyễn đã chấm dứt, nhưng nhiều món ăn có nguồn gốc cung đình vẫn được tái hiện ở Huế để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của du khách. Chỉ có Huế mới có một dòng ẩm thực cung đình, tồn tại song hành với dòng ẩm thực dân gian suốt hàng trăm năm qua. Hai dòng ẩm thực đó vẫn được người Huế bảo tồn và phát huy, khiến xứ Huế trở thành “xứ sở của ẩm thực”. Cũng chỉ có ở Huế sách dạy nấu ăn được biên soạn thành thơ - cuốn Thực phổ bách thiên của bà Trương Đăng Thị Bích - để truyền dạy cho con cháu và người đời. Cũng chỉ có ở Huế, ẩm thực mới được nâng thành nghệ thuật, thành một thứ triết lý, điển hình như thú ăn cá sanh cầm hay thú uống trà Huế. Và cũng chỉ ở Huế, việc nấu nướng được nâng thành một chuẩn giá trị, một phẩm hạnh cần thiết của người phụ nữ. Có thể nói, ẩm thực Huế là một di sản văn hóa xứng đáng được tôn vinh, bảo tồn và phát huy.

Ẩm thực Huế xứng đáng được tôn vinh

MỘT BẢO TÀNG ẨM THỰC cho HuếTRÂN HUYỀN

N.T.B

cắt trái đa năng, hay hệ thống tưới nước vườn trái cây rất hiệu quả… được bà con miệt vườn Nam Bộ tín nhiệm và thường xuyên đặt hàng.

Trước khi rời Tiền Giang, tôi miên man trong rất nhiều suy nghĩ. Có lẽ trong cuộc hành trình mở đất về phương Nam của ông cha ta trước đây, sông Tiền là dòng sông lớn nhất đầu tiên mà họ gặp phải, để rồi có người đi tiếp về phía Nam, không ít người trụ lại và chọn đất này là quê hương. Cuộc chọn lựa trải qua bao đời, bao thế hệ nối tiếp nhau đã làm nên một Tiền Giang giàu chất liệu và bản sắc hôm nay. Một buổi chiều tôi cùng nhà văn Lâm Hà đi thăm di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, chèo thuyền trong những con rạch um tùm màu xanh của lá, tôi liên tưởng đến hình ảnh những người nghĩa quân Tây Sơn nằm hai ven bờ rạch phục kích giặc ngoại xâm, làm nên một chiến thắng lẫy lừng đầu tiên trên sông Tiền. Vì là tự đi nên chúng tôi chỉ trao đổi với nhau về chiến công của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ theo hiểu biết của mình, sau đó về Mỹ Tho, trong một lần uống cà phê sáng, nhà thơ Lê Tú Lệ có đưa ra một ý là, để thu hút khách về thăm di tích Rạch Gầm - Xoài Mút, nên chăng ngoài tượng đài ra, cần có loạt tượng những người nghĩa quân Tây Sơn dọc hai bờ rạch trong nhiều tư thế đang phục kích, đánh giặc, như thế có khi sinh động và ấn tượng hơn! Ý kiến này xin được chuyển đến những người đang hoạch định tương lai cho Du lịch Tiền Giang.

Rời Tiền Giang trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn, tôi hầu như không nghĩ thêm được gì. Buồn vì còn nhiều địa chỉ mình chưa tới được, còn niềm vui thì thật khó diễn tả được, bởi chỉ qua sơ giao, tôi nhận ra tình đất tình người ấm áp của sông Tiền, của người An Hữu, của “ đảo sầu riêng Ngũ Hiệp”, của Vĩnh Kim vú sữa Lò Rèn, của Tân Phước mênh mông những cánh đồng dứa sai quả… Còn nhiều địa chỉ tôi chưa đến, ai đó chưa đến, như là một lời hẹn với Tiền Giang cho những lần đến sau này. Xoài cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công, thanh long Chợ Gạo, bưởi lông Cổ Cò,… khu di tích văn hóa Óc Eo, đền thờ Thủ Khoa Huân, lăng Tứ Kiệt… cùng nhiều địa chỉ nữa hứa hẹn trong tương lai không xa, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch sẽ trở thành một hướng mở để Tiền Giang phát triển mọi mặt một cách toàn diện.

Trên chuyến xe về lại Sài Gòn, tôi nhớ lần đầu tiên đi với em bên sông Tiền, nhớ mấy ngày tiếp xúc và gặp gỡ, đâu cũng nồng ấm tình người, như dòng sông Tiền bốn mùa chảy xuôi về biển Đông, vẫn không quên để lại cho đất này, con người ở đây lớp lớp phù sa, tích tụ cùng thời gian làm nên một vùng đất giàu cảm xúc và trù phú là Tiền Giang! Không nhớ những trái xoài của người An Hữu, thùng dứa của người Tân Phước, hay lọ mắm tôm chà Gò Công… gửi theo về phố, tôi chỉ nhớ những cái nhìn chứa chan tình cảm, những cái bắt tay thật chặt của người lính biên phòng, nhớ dòng sông Tiền miên man màu nước da em thời con gái, hay là hơn thế nữa, dòng sông mang tên tình đất tình người.

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM46 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 47

Nên có

Page 25: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM48 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 49 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM48 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 49

1 Người Huế luận bàn về trà. Ảnh: Trân Huyền2 Món ăn cung đình Huế. Ảnh: Đào Hoa Nữ3 Bánh trái cây xứ Huế. Ảnh: Đào Hoa Nữ

Bảo tàng ấy nên tồn tại trong một không gian nhà vườn Huế, với những cấu trúc liên hoàn được hình thành từ những ngôi nhà rường kiểu Huế. Và nếu được, nên có một khoảnh vườn để trồng các thứ cây gia vị Huế. Sau cùng bảo tàng ẩm thực Huế không nên tồn tại một cách riêng biệt như những bảo tàng khác từng thấy ở Huế mà chỉ là một điểm dừng trong tour “du lịch ẩm thực” khép kín. Sau khi ghé thăm bảo tàng để tham quan, chiêm ngưỡng di sản ẩm thực Huế được trưng bày nơi đây, du khách sẽ tiếp tục tour “du lịch ẩm thực” của mình bằng việc cắp giỏ đi chợ với “một bà nội trợ xứ Huế” để học cách lựa chọn nguyên liệu, hay ghé qua một điền viên để lựa mua những con gà, con cá, mớ rau… được chăm sóc và nuôi trồng theo công nghệ “sạch”. Sau cùng mới trở về bảo tàng học cách nấu nướng và thưởng thức những “món ăn Huế” mà tự tay họ làm ra.

Có thể, bài báo nhỏ này là một ước mơ lớn của tôi. Nhưng nếu ai đó không coi nó là viển vông mà sẵn sàng đầu tư công sức, tâm trí và tiền của để Huế có được một bảo tàng ẩm thực xứng tầm, thì du khách đến Huế sẽ có thêm một điểm đến hấp dẫn và ngành bảo tàng Huế sẽ có một điểm son trong đánh giá của mọi người.

T.H

Ngày nay, ẩm thực đang trở thành một lợi thế cạnh tranh và là một nhân tố có tính quyết định trong quá trình xây dựng thương hiệu cho một quốc gia hoặc một điểm đến du lịch. Bản sắc riêng của ẩm thực được khai thác triệt để trong quá trình tạo nên sự khác biệt và làm mới hình ảnh của một điểm đến, giúp tạo nên cảm giác khác biệt của nơi đó. Tại một số nước trên thế giới, ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế các chương trình phát triển và quảng bá du lịch. Đó được xem là một công cụ hữu ích tạo nên sự phát triển cho một điểm đến và giúp đáp ứng được những mong đợi của du khách đối với điểm đến đó. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân rất cơ bản, du khách dù đến từ vùng miền nào cũng đều có chung sở thích và nguồn cảm hứng mạnh mẽ với ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực địa phương.

Du khách ngày càng mong muốn có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm nhiều hơn với những nét văn hóa của những vùng đất mình đi qua, đặc biệt là

tìm hiểu văn hóa thông qua ẩm thực. Ngoài việc trực tiếp thưởng thức các món ăn, thức uống, du khách còn có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của món ăn, về các nguồn nguyên liệu và những tinh hoa trong nghệ thuật chế biến, bày biện và thưởng thức món ăn đó. Do vậy, một bảo tàng ẩm thực là nơi thích hợp nhất để du khách tìm đến nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá nền văn hóa ẩm thực của điểm đến.

Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu tất cả những gì liên quan đến di sản văn hóa ẩm thực Huế. Từ di sản các món ăn, đến những tinh hoa trong tuyển chọn nguyên liệu, tẩm ướp gia vị, kỹ thuật nấu nướng, cho đến những triết lý khi bày biện đồ ăn thức uống và nét văn hóa khi thưởng thức. Đó sẽ là nơi giới thiệu các đặc sản cung đình lẫn những món ăn dân gian, mà có nhà nghiên cứu đã khẳng định là có mối quan hệ khăng khít với món ăn Mường; giới thiệu cả món mặn lẫn món chay; cả các thứ thưởng thức tại chỗ lẫn hàng quà mua về.

Một bảo tàng ẩm thực cho Huế - Tại sao không?

Page 26: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Câu nghe như cấu như càoCâu như mảnh vỡ rạch vào nhân gian

Câu thì nắng xối mưa chanCâu đem trong đục hoà tan cõi người.

Bên anh đàn nhị rã rờiBên em trống phách rối bời lòng đau

Rút từ gan ruột nát nhàuBà tôi chắp lại thành câu xẩm buồn

Chết thì bó chiếu mà chônĐồng chinh xấp ngửa gọi hồn xác xao

Nghe như gan ruột ai bàoHồn cha ông đã lao đao một thời.

Bây giờ từng tiếng xẩm rơiVẫn như xa xót kiếp người quanh ta.

Hát xẩm LƯƠNG THẾ PHIỆT

Anh gắn môi mình vào môi những chú Tò hetuổi thơ hôn vào đất đá

trước khi hôn em anh đã hôn lên hồn dân tộcnhững chiếc hôn ủ tiếng Tò he!

Những chú Tò he hát vang giai điệu làng

con gà thức giấc mặt trờiđàn trâu ra đồng buổi sớmcon cá tháng giêng rét cónghoá thành Tò he mình chơi.

Anh cất tuổi thơ vào đất đá

mỗi mùa xuân đất đá sinh sôitiếng Tò he từ ngày đó

vang cùng những cái hôn môi.

Những chiếc hôn ủ tiếng tò he MỘC NHÂN

từng giọt mưa câm lặng những bức tườngrun rẩy bông tường vi đang nởnhấp nhoáng bóng chân trầnđầu mùa bong bóng nổi trên đường như mắt cá

cao nguyên hoá chiều, mưa đưa em đigốc thông già hát gì với tuổiem cầm trên tay một bông liễu rủhoa tường vi lặng lẽ khóc vùi

gió ở phương nào thổi lạnh áo embong bóng vỡ trắng trời bong bóng chếtcho từng giọt đắng cay vụn nátchỉ còn mưa thăm thẳm nỗi em về

chỉ còn cao nguyên phố núi và emđành gửi lại một chân trời đẫm gióđành gửi lại bông tường vi vẫn nởdẫu cơn mưa vẫn ủ lối đường về...

Người ta mua bán chức quyềnCòn tôi bán những thề nguyền hẩm hiuCầm về một mớ buồn... thiuMân mê sót lại chút tiu nghỉu... sầu

Người ta mua bán nhà lầuCòn tôi bán nỗi cơ cầu ngược xuôiĐổi về tuổi chẳng còn tươiDư dăm ba cái mặt cười... âu lo

Người ta mua bán tiền đôCòn tôi bán những giấc mơ trái mùaLấy về những chát cùng chuaCân đong đo đếm... chỉ thừa thãi... tôi!

Hoa tường vi trong mưa

Lục bát buồn

VĂN CÔNG HÙNG

HẢI VÂN

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM50 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 51

Viết tặng nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu

Page 27: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

TRINH CONG SON DƯỚI GÓC NHÌN VẬT LÝ

NHẠC

HOÀNG CÔNG DANH

Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến thế nào.

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM52 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 53

Page 28: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Nhà vật lí người Anh Isaac Newton đã đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng ba định luật gắn liền với tên tuổi của ông. Hãy lướt đi trên những ca từ của Trịnh để thưởng ngoạn cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa Trịnh Công Sơn và Newton.

Định Luật I Newton phát biểu: Một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ giữ nguyên trạng thái đó nếu không có ngoại lực tác dụng lên vật.

Con người đặt giữa cuộc sống nhân loại sẽ rất nhỏ bé, hệt một chất điểm, và ta coi con người là một vật trong tổng thể cấu tạo vũ trụ. Vận dụng định luật trên cho một vật hữu cơ (con người), nếu môi trường sống yên bình đến tuyệt đối, ta sẽ tồn tại (đứng yên) hoặc đi qua cõi đời (chuyển động thẳng đều) một cách rất bình lặng mà không hề vấn vương gì. Ta bắt gặp ý niệm ấy trong câu hát "Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ" (Bên đời hiu quạnh). Trịnh Công Sơn đã ghé tai thì thầm với ta rằng, nếu có một cuộc sống quá thanh bình cũng chưa phải là hay, vì khi đó ta không thể biết đến cái "đau" vốn có của đời sống, và như thế là ta không thể chia sẻ được với đồng loại. Vậy nên hãy hoà mình sống ở đời mà đừng tìm cách lánh xa cuộc sống đang hiện hữu quanh bạn. Khi ngộ ra điều đó ta bỗng "giật mình nhìn quanh, ồ phố xa lạ". Hoá ra là thế, hoá ra là bao lâu nay ta đã ngủ mê trên cái

êm đềm nên mụ mị đi. Nay

ta tác

dụng một lực để tự giật mình, mới hay mình đã tới một nơi khác rất mới mẻ, lạ lẫm. Đấy cũng là một cách khám phá cuộc sống. Phải chăng vì Trịnh Công Sơn đã thấu đạt mọi nhẽ nên đã hoà mình lặng lẽ giữa đời, đau cùng thân phận con người, khát khao cùng ước nguyện đôi lứa... tất cả những thứ ấy chính là lực tác dụng để đưa cảm xúc của Trịnh đến những miền đất lạ mà lấy nhạc về cho đời.

Càng sống, càng trải nghiệm bao nhiêu thì càng nhanh già bấy nhiêu. Đó là tín hiệu lão hoá sinh học, cũng là một cách hiểu khác của định luật II Newton: Biến thiên động lượng của vật tỉ lệ thuận với độ lớn lực ngoài tác dụng. Và xem, Trịnh viết: "tóc úa là nhờ những tháng âu lo" (Bay đi thầm lặng). Chính những tháng ngày ngồi âu lo, Trịnh đã thấu tận nỗi sầu thế nhân và thốt lên như một triết gia của tự nhiên: "Biển đánh bờ xôn xao bờ đánh biển" (Biển nghìn thu ở lại). Đứng trước biển, dẫu là nhà thơ hay người thường cũng đều nôn nao cảm xúc tựa như sóng không vỗ vào bờ mà đang vỗ vào lòng ta. Thế nhưng mấy ai hiểu thấu hết cái thế chí tương quan giữa biển và bờ? Nếu như Fritjof Capra ngồi trước biển và nhận ra những con sóng cùng bờ cát đang tham gia vào một điệu múa Shiva trong Ấn Độ giáo để rồi viết cuốn sách Đạo của Vật lí, thì Trịnh Công Sơn lại quan sát tương quan hai chiều: "biển đánh bờ" tất dĩ sẽ có "bờ đánh biển" . Tương quan hai chiều này toán học gọi là "song ánh", và vật lí học xếp nó vào Định Luật III Newton: Nếu A tác dụng vào B một lực thì ngay lập tức B cũng trở lại tác dụng A một lực tương ứng. Trịnh đã biến một nguyên tắc vật lí khô cứng thành một câu hát mềm như

sóng biển! Tuy nhiên, một người nghệ sĩ khi thấu đạt lẽ tự nhiên thì không chỉ dừng lại

ở việc mô tả, mà còn đưa ra cảm nhận của riêng mình: "Đừng đánh nhau ơi biển sẽ

tàn phai". Một câu hát đong đầy giá trị nhân văn! Gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn có một phần lớn nhạc phản chiến, câu hát trên là một tinh thần phản chiến của Trịnh. Nhạc sĩ khuyên người đừng tàn hại nhau. Nhà Phật nói: đời là biển khổ. Thế đấy, biển đời vốn đã mênh mang nỗi khổ sao còn đấu đá nhau cho

thêm tàn phai?

1. Ba định luật cơ học cổ điển

Sách Sáng Thế Ký nói chuyện Chúa nặn ra vạn vật, nhà Phật lại cho rằng muôn loài được tạo ra bởi sự kết hợp các duyên lành (giả hợp), còn Vật lí học thì xác định mọi thứ đều cấu thành từ nguyên tử. Trịnh Công Sơn đã bay giữa thần học, triết học, khoa học để nhận ra rằng tất cả đều có một điểm chung, bạn cũng là ta, người tình cũng là ta: "Tôi là em và em cũng là tôi" (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). Ở lĩnh vực thi ca, nhà thơ Mỹ Walt Whitman trong tập thơ Lá Cỏ từng viết: "Tôi ca tụng mình, tôi hát về mình/ Và cái tôi nhận về thì các bạn cũng nhận về/ Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về các bạn đấy thôi" (Hát về chính mình). Người ta nói những tư tưởng lớn thường gặp nhau, quả không sai! Và, cũng như Walt Whitman, Trịnh đã hướng sáng tác của mình đến việc xây dựng một thế giới đại đồng, muôn loài muôn vật đều chung một chủng tử (tức là nguyên tử), vì vậy mà "hãy yêu nhau đi". Tình yêu trong nhiều ca khúc của Trịnh là tình thương rộng lớn giữa người với người, giữa người với vật: "Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui". Nếu không nhận ra được điểm chung giữa con người và đất đá, làm sao có thể viết được một câu hát bao dung đến thế?!

Luận điểm C. Mac cho rằng, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Hơn thế, con người buộc phải gắn liền với lịch sử dân tộc, với cội nguồn văn hoá, và với xuất phát điểm nhân loại - chính là nguyên tử. Bởi vậy nên, ta hiểu được vì sao Trịnh luôn nhìn thấy thấp thoáng bóng người quen ở giữa những đám người lạ: "Có những nghìn năm xưa, hoá thân em bây giờ. Nên tôi vẫn nhìn thấy

em, giữa đám đông xa lạ. Vì em như chim trắng, giữa trống đồng bước ra" (Em đến từ nghìn xưa). Triết gia Đức Nietzsche đề xuất khái niệm "siêu nhân" để động viên con người hãy vượt qua con người, còn Trịnh Công Sơn trong ca khúc đã thể hiện ý niệm "cố nhân" nhằm mong muốn con người tìm lại con người trong nhau: "Tìm em tôi tìm... bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn" (Đoá hoa vô thường). Và chắc chắn Trịnh có lý, bởi vì tất cả chúng ta đều hình thành từ đơn vị cấu trúc cơ bản là nguyên tử.

Từ cái điểm chung ấy, đối với Trịnh thì mọi người, mọi vật ta từng gặp sẽ mãi mãi luôn bên ta chứ không thể mất đi, vậy nên "vẫn thấy bên đời còn có em" hay "vẫn thấy em cười đùa đó đây" (Vẫn có em bên đời). Quả là không có gì tự nhiên sinh ra, cũng không có gì tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Nên dù em đã ra đi nhưng hình ảnh em vẫn còn mãi trong ta và : "tấm lòng em như lá kia còn xanh". Bài hát như một lời động viên, gửi gắm niềm lạc quan cho những ai đang mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống. Trịnh Công Sơn là hoàng tử sầu muộn đã gập lưng cõng thập tự giá để cho Đức tin không bao giờ mai một.

3. Hiệu ứng ánh sáng trắngThuyết ánh sáng cho rằng ánh nắng mặt trời là ánh

sáng trắng. Nghĩa là nắng, về bản chất tự nhiên, vốn màu trắng. Điều đó được Trịnh vận dụng và viết nên ca khúc Hạ Trắng. Mùa hạ là mùa đượm nắng nhất trong năm. Và cái buổi chiều mùa hạ mà Trịnh đang ngồi ngắm ấy

2. Điểm chung nguyên tử

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM54 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 55

Page 29: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

chính là lúc con nắng khôi nguyên nhất, chưa bị phân hoá, nắng phủ màu trắng lên muôn loài, trong cơn mê màu nắng cũng bội kết thành những đoá hoa trắng: "Gọi nắng, cho cơn mê chiều nhiều hoa trắng bay". Màu trắng còn biểu trưng cho lòng thuỷ chung gắn kết, đấy chính là tình yêu vĩnh cửu giữa hai người già mà Trịnh Công Sơn đã lấy cảm hứng viết nên ca khúc này.

Ánh sáng trắng khi bị tán xạ qua lăng kính sẽ cho ra bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Trịnh đã lấy cuộc đời làm phòng thí nghiệm, mượn đôi mắt - cửa sổ tâm hồn - làm lăng kính để chiết ra những sắc màu lung linh. Đó là màu màu hồng trong bài Như cánh vạc bay: "Nắng có hồng bằng đôi môi em". Màu vàng từ thiện: "Nắng vàng ủng hộ cho Bống căn nhà" (Bống không là Bống). Màu lục trong sắc xanh thực vật được nắng khơi dậy: "Cỏ cây chợt lên màu nắng" (Nắng thuỷ tinh). Màu tím vội vàng: "Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím" (Chiều một mình qua phố)...

Sự anh minh trí tuệ kết hợp với độ nhạy bén tâm hồn đã giúp Trịnh Công Sơn không chỉ nhìn mà còn nghe được cả ánh sáng. Xưa nay ánh sáng chỉ tác động vào thị giác, thế mà Trịnh bảo nắng có âm thanh: "Em nghe sầu lên trong nắng" (Nhìn những mùa thu đi). Âm thanh của nắng là siêu thanh, đến nỗi vật vô tri cũng thấu được: "có con đường nằm nghe nắng mưa"; rồi thì nắng luồn vào

trong âm thanh: "có chút nắng trong tiếng gà trưa" (Em còn nhớ hay em đã quên). Phải chăng vì nắng mang những hiệu ứng âm thanh, cả phát lẫn thu, nên Trịnh mới cất lời "Gọi nắng"?

Trịnh Công Sơn - phù thuỷ ngôn ngữ - đã làm phép cho nắng bật lên bảy sắc, bảy sắc ấy quay trở lại dâng tặng cho Trịnh bảy nốt nhạc. Và thế là Trịnh đã có những bản nhạc quy rọi hiệu ứng ánh sáng với đầy đủ sắc lẫn âm.

4. Tính tương đối về hệ không gianTrong không gian, chuyển động của vật được quan

sát thông qua một hệ quy chiếu. Nguyên tắc vật lí ấy được ví von dễ hiểu như sau: chẳng hạn khi ta đi tàu, nhìn qua cửa sổ, ta sẽ có cảm giác tàu đứng yên còn cảnh vật xung quanh thì đang chuyển động. Hay khi đứng bên bờ sông trong một đêm rằm, ta nhìn thấy dòng sông trôi, bóng trăng đứng yên trong nước. Cũng ánh trăng đó, nếu ta ngồi trên con thuyền đang xuôi dòng thì thấy con sông như đứng yên, còn trăng thì đang chạy. Trịnh Công Sơn đã vận dụng nguyên tắc tương đối này vào câu hát: "con sông là quán trọ, và trăng - tên lãng du" (Biết đâu nguồn cội). Nếu có một lần "em đi qua chuyến đò" thì em sẽ hiểu được câu hát của Trịnh hoàn toàn có cơ sở vật lí.

Hạnh phúc có thể coi như một loại vật chất đặc biệt, và cũng mang tính chất tương đối của trạng thái gắn liền với không gian. Hạnh phúc nhiều khi rất giản đơn và ở gần đâu đó quanh ta nhưng nhiều khi cứ mãi quanh quẩn đi tìm. Tất cả mọi vật đều được tạo hoá nặn ra, riêng con người thì tự làm ra mình bằng cách tiến hoá từ vượn, vậy nên con người luôn có ý thức đi tìm một điều gì đó để hoàn thiện hơn chứ không dễ dàng chấp nhận. Con người hay chọn cái dễ làm trước, hạnh phúc dễ tìm thấy nhất là trong tình yêu, tức hạnh phúc lứa đôi. Cái tình hạnh phúc ấy nó cũng tồn tại tương đối, nghĩa là rất khó xác định: "Tình không xa nhưng không thật gần" (Như một lời chia tay). Một câu tưởng chừng như... vô duyên, mông lung lại rất hữu cớ, hiện thực. Qua đó, Trịnh Công Sơn khuyên người đừng đuổi theo cái tình xa tình gần, bởi rằng "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", hãy biết nắm bắt cái đang diễn ra ở ngay đây, như Trịnh từng nói: Hãy sống hết mình trong mỗi sát-na hiện tại!

5. Mức vững vàngVật lí phát biểu rằng: Mức vững vàng của một vật phụ thuộc vào vị

trí trọng tâm (độ cao) và diện tích mặt chân đế. Muốn tăng mức vững vàng của vật thì hãy hạ thấp trọng tâm xuống. Nguyên tắc này được áp dụng cho thế Trung bình tấn trong võ thuật, Trọng tâm, hiểu theo nghĩa thoáng, nó chính là cái "tôi" của mỗi người. Trịnh Công Sơn đã thông qua nguyên tắc vật lí ấy để chiêm nghiệm lẽ đời về cái tôi: "Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp" (Con mắt còn lại). Trịnh biết rằng khi mình được người đời xưng tụng, đưa lên cao quá mức thì cũng chưa phải hay, bởi cái sự thăng vị ấy nó luôn mong manh. Càng lên cao mức vững vàng càng giảm! Dường như Trịnh Công Sơn đã lường trước được sự nổi tiếng của mình, và anh chấp nhận vầng hào quang mà đời khoác lên anh và nhận thứ ánh sáng ấy để sống tỉnh thức chứ không phải để kiêu hãnh. Trịnh Công Sơn đã đi qua cuộc đời với sự cẩn trọng, nhờ biết hạ thấp cái tôi nên anh có một vị thế vững vàng giữa muôn ngàn tấm lòng người yêu mến. Anh sống, viết nhạc, đi trên những cung bậc cuộc đời theo bước chân hiền triết, cứ "cúi xuống, cúi xuống thật gần"…

Như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nhận xét: "Trịnh Công Sơn là người chăm chú cúi xuống hiện hữu". Đúng thế, Trịnh đã quan sát sự vật, ngắm nhìn cuộc sống như một nhà vật lí đầy mỹ cảm. Hay nói cách khác, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có thiên căn khoa học.

H.C.D

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM56 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 57

Page 30: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

niệm đến thế. Các nền văn minh có thể hơn kém nhau về độ phát triển, độ rực rỡ, nhưng văn hoá thì không. Và vì thế mà chúng ta nâng niu quý trọng những cái bếp lửa của tiền nhân cách chúng ta bốn ngàn năm kia. Những ngọn lửa, thắp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đôi mắt này sang đôi mắt kia, từ trái tim sang trái tim... làm nên văn hoá, một nền văn hoá bất diệt trong hành trình lịch sử...

Tôi cũng đã từng ngồi ngẩn ngơ nhìn những đôi tay cô gái Bana, Jrai tỉ mẩn cài từng sợi chỉ dệt nên những tấm vải rực rỡ với những gam màu phối rất khéo và chi li, công phu đến tỉ mẩn làm nên những tấm ta gọi là thổ cẩm. Họ nhẫn nại ngồi bên bếp lửa ngày này qua ngày khác, tháng này đến tháng khác dệt nên cái đẹp cho đời. Và cũng thử tỉ mẩn so sánh nó với các cách người ta dệt vải công nghiệp bây giờ với hàng ngàn mét mỗi ngày. Sự cách biệt về sản lượng, về năng suất, về hiệu quả... là vô cùng

khủng khiếp. Nhưng văn hoá thì không. Ở đây không có sự cách biệt về văn hoá. Đấy chính là sự vĩ đại của đời sống đã dung nạp, đã hoà quyện, đã bao dung, đã hài hoà... làm nên một tổng thể văn hoá đa sắc, đa dạng, đa chiều, và cả đa giá trị...

Rồi tôi cũng nhiều lần thâu đêm nghe kể khan bên bập bùng những đống lửa trên nhà rông hoặc ngay trong nhà của những buôn làng Tây Nguyên. Huyền bí và thẳm sâu những đêm như thế. Nghe mơ hồ như có tiếng hú gọi từ xa xưa vọng về. Những hoa lửa nổ và bay loạn xạ trong trời đêm như vang vọng từ ký ức những khoảng thời gian bất tận của đời người. Những đốm lửa nhỏ nhoi làm sáng cả rừng già, sáng cả đêm, những đêm mịt mù bao la cô đặc vũ trụ, khắc vào không gian, thời gian, vào mênh mông huyền bí niềm tin của con người, lòng kiêu hãnh của con người. Những cái đêm vũ trụ ấy, bên hơi ấm của lửa, đã kiến tạo những sinh thành bất diệt của

loài người, ủ nóng cho tương lai. Ơi cái lòng kiêu hãnh đã nâng ta đứng dậy, mà nếu không có nó, sẽ không có những đốm lửa bập bùng đêm nay, không có vằng vặc những thành phố, những kinh đô ánh sáng bây giờ. Trong đêm, vạn vật lẫn vào nhau, không phân biệt được cái gì với cái gì. May mắn làm sao ta còn có lửa. Lửa chính là trái tim con người đốt lên để mình nhận ra mình, để khẳng định mình, thắp lên niềm tin bất diệt vào tương lai...

Hành trình của con người bắt đầu từ lửa. Và hôm nay sự song hành ấy vẫn là tuyệt đối.

Hai cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, và nhiều anh hùng tuổi hai mươi khác nữa cũng đầy lửa, đến nỗi một thượng sĩ quân đội “phía bên kia” đã có một câu nói đầy hình tượng: Trong cuốn sách ấy có lửa rồi. Đừng đốt...

Có một văn hoá lửa trong tâm thức mỗi người...

H.G

HƯƠNG GIANG

Ý nghĩ nhỏ về lửa...CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM58 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 59

Tùy bút

T ôi có cái may mắn được đến khá nhiều các di

chỉ khảo cổ. Và cũng may mắn đến được khá nhiều làng dân tộc Tây Nguyên từ thuở nó là những làng còn mang nhiều đặc trưng truyền thống. Được tiếp xúc với khá nhiều nghệ nhân dân gian, với nhiều sản phẩm nguyên gốc trong chính môi trường tồn tại phát triển của nó. Đến các di chỉ khảo cổ để cảm nhận thời gian như ngưng đọng, để thấy lịch sử trong một khối liền mạch, cái chớp mắt mà thiên thu của lịch sử để lại cho hậu thế sự tự hào to lớn và trách nhiệm nặng nề. Thấy mình nhỏ bé nhưng lại cũng rất tự tin và may mắn khi rón rén đi bên lề năm thời gian tính bằng sáu con số mà cảm mà nhận, mà hoang mang và tự tin. Trên dưới bốn ngàn năm là khoảng thời gian mà các nhà khoa học đưa ra về đời sống của tiền nhân ở các di chỉ khảo cổ Lung Leng, Trà Dôm, Chư Prông... Còn trước đấy nữa? âm u và cô tịch, và thăm thẳm, và hư vô. Tại di chỉ khảo cổ Chư Prông, Gia Lai, người ta khai quật trúng một khu bếp. Những hòn đá đã bị nung

cháy, và dấu vết đất đen. Rồi còn những hòn đá rải rác xung quanh là nơi các cụ đã ngồi. Cái bếp tiền nhân để lại từ hàng nhiều nghìn năm ở di chỉ Chư Prông kia chính là thứ văn hoá vĩ đại đã được kết tinh từ tận cùng đời sống của con người, từ tận cùng khổ đau, tận cùng sung sướng. Ai chẳng biết câu đánh giá nổi tiếng của Mác về Prômêtê: “đấy là kẻ đầu tiên tuẫn tiết trên tấm lịch triết học”. Prômêtê đã làm một việc vô cùng dũng cảm và mang ý nghĩa sống còn đối với loài người là ăn cắp lửa của trời mang cho loài người, và vì thế mà bị thần Dớt trừng phạt xiềng trên đỉnh Olympia cho... đến tận bây giờ. Sự phát hiện ra lửa đã khơi nguồn cho sự sống, cho khả năng sáng tạo vĩ đại của con người. Suy cho cùng, cái mà loài người hơn hẳn loài vật đấy chính là khả năng sáng tạo. Sự sáng tạo không ngừng không nghỉ từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nghìn năm này sang nghìn năm khác... đã cho chúng ta một diện mạo văn hoá hôm nay. Và hôm ấy tôi đã quỳ trước những cái bếp của tiền nhân cách đây bốn năm ngàn năm, mà tưởng tượng, mà

nghĩ về thân phận, về kiếp người, về thời gian, về sự sống. Và mới thấy nhỏ nhen, vô nghĩa làm sao những thói xấu ganh ghét, hằn học, tị hiềm, ngu dốt... của con người hôm nay với nhau... Các cụ đã ngồi đấy, đốt lên những đống lửa, và tư duy. Dẫu là những kiểu tư duy vô cùng giản đơn, nhưng từ những giản đơn ấy mà chúng ta có hôm nay. Dằng dặc thời gian. Mênh mông không gian. Con người cứ nhích từng ly một đi tới. Mà vũ trụ thì bao la thế, nghìn trùng thế. Mà phía trước mịt mù thế. Sau lưng thăm thẳm thế. Đời một sinh linh mới nhỏ bé phù du và khoảnh khắc biết bao trước mịt mù mênh mang vũ trụ. Tất cả mọi sự vĩ đại đều như nhau. Các cụ tìm ra lửa, các cụ biết cách thổi cơm, biết cách dùng lá lợp nhà, dùng vỏ cây quấn thân... cũng vĩ đại như con cháu bây giờ bay vào vũ trụ, hay sử dụng một vật dụng bằng ngón tay, vừa là máy ghi âm kỹ thuật số, vừa là máy nghe nhạc MP3, vừa là ổ cứng USB... Cũng như thế, các nền văn hoá đều có giá trị ngang nhau, không có nền văn hoá nào hơn nền văn hoá nào. Loài người có nhiều khái

Page 31: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Đó là những ngôi mộ giấu mình trong một vách núi nhìn ra cảng Unten trên bán đảo Motobu ở phía bắc đảo Okinawa (Nhật Bản). Bảng thuyết minh ở lối vào cho biết khu mộ cổ này có tên là Unishibaka (Đại Bắc mộ) hay còn gọi Ajihaka (Án ti mộ). Đây là nơi yên nghỉ của những vị Án ti, chức quan cai trị lãnh địa Hokuzan (Bắc Sơn) vào thời vương triều Sho (1407 - 1879) trị vì đảo quốc này.

Những ngôi mộtrên vách núi

TS. TRẦN ĐỨC ANH SƠN

V ào thế kỷ 14, các bộ tộc riêng lẻ trên đảo Okinawa đã hợp nhất với nhau thành ba lãnh địa cát cứ: Hokuzan (Bắc Sơn) ở vùng

phía bắc, Chuzan (Trung Sơn) ở trung bộ và Nanzan (Nam Sơn) là vùng lãnh thổ phía nam. Sử sách Nhật Bản gọi đây là thời kỳ Sanzan (Tam Sơn). Các vị lãnh chúa cai trị ba lãnh địa này đã tiến hành chiến tranh để giành quyền thống trị toàn bộ hòn đảo. Trong cuộc chiến này, lãnh chúa Chuzan chiếm ưu thế và nhận được sự ủng hộ của nhà Minh ở Trung Hoa. Đến đầu thế kỷ 15, vua nhà Minh là Minh Thành tổ (1402 - 1424) công nhận Chuzan là phiên thuộc của Minh triều. Quốc chủ Chuzan lúc đó là Shisho (Tư Thiệu) được Minh Thành tổ ban cho họ Sho (Thượng), gọi là Sho Shisho (Thượng Tư Thiệu), tiếp tục chiến tranh với Hokuzan và Nanzan. Đến năm 1416, Chuzan thôn tính Hokuzan. Năm 1421, Sho Shisho truyền ngôi cho Sho Hashi (Thượng Ba Chí). Sho Hashi tiếp tục lãnh đạo Chuzan tấn công Nanzan và đến năm 1429 thì xâm chiếm hoàn toàn lãnh địa phương Nam này, thống nhất đảo quốc và lập ra vương triều Ryukyu (Lưu Cầu), mở ra một kỷ nguyên thịnh trị cho đảo quốc này. Vương triều Ryukyu tồn tại trong 450 năm, trải qua 25 triều vua và 2 đời nhiếp chính, đến tháng 3 năm 1879 thì bị sáp nhập vào Nhật Bản.

Sau khi thống nhất quốc đảo, quốc vương Ryukyu đóng đô ở Shuri (Thủ Lý), phía nam đảo Okinawa. Vùng lãnh thổ Hokuzan ở phía bắc, thủ phủ là tòa thành Nakijin Gusuku (Kim Quy Nhân thành) được giao cho các quan Án ti là người địa phương cai quản. Cách không xa Nakijin là cảng Unten (Vận Thiên cảng), đầu mối giao thương kinh tế của lãnh địa Hokuzan. Năm 1761, quan Án ti giám thủ Nakijin là Hokuzankanshu qua đời. Thay

vì được mai táng ở Nakijin, Hokuzankanshu được đưa về chôn cất trên một vách núi tiếp giáp với cảng Unten. Khu mộ được đặt tên là Unishibaka, song dân gian vẫn quen gọi là Ajihaka, nghĩa là “mộ quan Án ti”. Từ đó về sau, các vị Án ti cai trị ở Nakijin Gusuku như Dainisoshioto, Kaisho, Katsujun, Katsushi, Juso, Juken… sau khi qua đời đều đưa về mai trên vách núi này. Vậy là, ngay bên bến cảng Unten sầm uất đã hình thành một khu mộ treo trên vách núi đá vôi dựng đứng, tồn tại ngót 250 năm nay. Vật đổi sao dời, một cây cầu nối Unten với hòn đảo Yagachishima ở phía đông bến cảng được xây dựng khiến cho tàu lớn không thể vào ra bến cảng như xưa. Unten mất dần vai trò là cảng đầu mối, còn mộ địa Unishibaka thì trở nên hoang phế.

Tuy nhiên, với những ai ưa thích du khảo thì Unishibaka là một địa chỉ nên viếng thăm trong hành trình khám phá vương quốc Ryukyu cổ xưa. Chúng tôi là những người như thế.

Đoàn du khảo của chúng tôi gồm 6 người, đều là những người nghiên cứu lịch sử đến từ Đại học Osaka và Đại học Tokyo (Nhật Bản), Viện Nghiên cứu Quốc gia về Văn hóa Hải dương Mokpo (Hàn Quốc) và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (Việt Nam). Sau khi viếng thăm Nakijin Gusuku, tòa thành thủ phủ của Hokuzan nay đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và thưởng thức món Gusuku-soba, nghĩa là “mì ở cổ thành”, nấu với thịt heo ba chỉ, cực kỳ thơm ngon, chúng tôi lên xe trực chỉ cảng Unten. Khoảng 30 phút thì đến nơi. Một vách núi dựng đứng chặn ngay trước cảng. Thấp thoáng trên sườn núi là những ô vuông bằng gỗ, bằng đá vôi xếp vỉa và bằng đá chẻ xây kín. TS. Nishimura Masanari, một thành viên trong đoàn, chỉ về

những ô vuông trên vách núi ấy và bảo: “Đó chính là mộ của những Án ti cai quản vùng đất phía bắc của vương quốc Lưu Cầu”. Chúng tôi đi qua những ngôi nhà dường như vắng chủ bởi vẻ quạnh hiu của nó, len lỏi qua những vườn cây ăn quả và những giàn mướp đắng trái treo lúc lĩu để tìm đường lên triền núi. Ngôi mộ mang tên Unishibaka của quan Án ti Hokuzankanshu tọa lạc ở vị trí thấp nhất và trang trọng nhất. Trước mộ có mộ chí viết bằng chữ Hán, không phải chữ Nhật như các bia mộ mà tôi từng gặp ở Tokyo, Kyoto hay Shimane, những nơi tôi từng đến thăm trước đây. Nguyên nhân là vì trước đây vương quốc Ryukyu thần phục Trung Hoa và chống lại Nhật Bản, nên họ dùng chữ Hán thay cho chữ Nhật, dù rằng, về mặt chủng tộc và ngôn ngữ, người Ryukyu gần gũi với người Nhật hơn người Hoa. Ngôi mộ chôn chìm vào vách núi, phía trước có các bậc cấp bằng đá ong “xếp khan”, không trát vữa. Bia mộ khắc lõm vào vách đá, phủ kín bởi rêu và những đám dây rừng. Trước mộ có một gốc dương liễu (phi lao) cổ thụ, mà người Okinawa gọi là Ryukyu matsu (Lưu Cầu tùng), một trong những đặc sản của Okinawa, cùng với bưởi, chanh tứ quý, mướp đắng...

Sau khi viếng thăm ngôi mộ Unishibaka, chúng tôi dắt díu nhau trèo lên các bậc cấp bằng sắt để đến khu mộ Mamajanabaka (Bách Án ti mộ). Một bên là vực sâu, một bên là vách núi cheo leo bị đục thủng thành những ô hình chữ nhật, bên trong là những chiếc quách bằng gỗ và những hũ sành kỳ bí. Tôi dừng lại bên một chiếc quách đã bị vỡ một góc, ghé mắt nhìn vào những chiếc hũ sành thấy toàn xương là xương. Một thành viên trong đoàn cho tôi hay đó là xương người đã được cải táng. Theo lời TS. Nishimura, người Lưu Cầu xưa có tục cải táng người chết sau khi mai táng vài năm. Người ta khai quật những ngôi mộ chôn trong lòng núi lên, nhặt xương bỏ vào hũ sành rồi đặt vào bên trong những chiếc quách gỗ và xây bít lại bằng đá hộc hay đá chẻ trát vữa. Làm xong việc này thì người chết mới được coi là có “mồ yên mả đẹp”. Tôi hỏi: “Thế vì sao lại có những chiếc hũ xương trắng hếu lộ thiên ở kia?”. TS. Nishimura cho hay: “Đó là xương từ những ngôi mộ bị mưa lũ xói mòn, không rõ của ai, nên dân địa phương nhặt nhạnh, đưa vào một nơi. Còn những ngôi mộ có chủ, hoặc mộ của các Án ti, sau khi cải táng đã được chôn cất vĩnh viễn trong những ngôi mộ được xây kiên cố ở đằng kia”. Đúng là bên cạnh những chiếc quách gỗ vỡ nát là những ngôi mộ được phong kính bằng đá vôi xếp thành tường bao hoặc được xây chìm trong lòng núi rất kiên cố. Tôi hỏi: “Người Okinawa hiện nay có còn mai táng người thân trên vách núi như thế này không? Và có giữ tục cải táng như xưa không?”. Nishimura cho hay là ở những vùng nông thôn hẻo lánh trên đảo Okinawa người ta vẫn giữ cổ tục mai táng và cải táng này, nhưng cư dân thành thị thì đã chuyển sang hỏa táng theo yêu cầu của chính quyền.

Tục mai táng trên vách núi được coi là một nét văn hóa đặc trưng của người Ryukyu. Thảo nào, trên tấm bản thuyết minh ở lối vào khu mộ cổ này, tôi đọc được dòng chữ bằng tiếng Nhật, đại ý: “Những ngôi mộ cổ này là tài sản văn hóa của vùng Nakijin”. Và trên chặng đường đi từ chân núi lên các ngôi mộ cheo leo này, chúng tôi bắt gặp hai người vận đồng phục đang vác một đống máy móc đi từ trên núi

xuống. Họ đến đây để đo độ ẩm và tính toán các dữ liệu để bảo tồn khu mộ cổ và lên phương án mở rộng đường lên núi để tạo thuận tiện cho du khách viếng thăm nơi này trong tương lai.

Vậy thì, những ai có ý định viếng thăm khu mộ cổ của các Án ti thành Nakijin chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi rồi đó. Hãy đến Okinawa và viếng thăm khu mộ độc đáo trên vách núi này nhé. Bạn sẽ thấy, Okinawa không chỉ có những tòa cổ thành là di sản thế giới, không chỉ có món Gusuku-soba trứ danh và thứ rượu awamori nồng nàn đến giọt cuối cùng. Okinawa còn có những cổ mộ đầy bí ẩn đang chờ được khám phá nữa đó.

1 Một ngôi mộ cổ đã được cải táng

2 Mộ của Nakijinoji, vương tử thành Nakijin, mai táng năm 17613 Xương người trong các ngôi mộ cổ được người địa phương gom lại, chờ cải táng

TS. T.Đ.A.S

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM60 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 61

Page 32: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

N am Quốc Cang tên thật là Nguyễn Văn Sinh, sinh năm 1917(1) tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi(2). Năm 1935(3), ông rời

Quảng Ngãi vào Sài Gòn sinh sống và tham gia vào các hoạt động báo chí đang phát triển mạnh mẽ tại Sài Gòn. Ông lần lượt cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng thời bấy giờ như: Đông Dương, Tân Thời, Thời Sự, Nghĩa Thầy, Dân Quyền, Sài Gòn, Tin Điễn, Dân Báo, Công Lý, Truyền Tin, Presse Indochinoise (Báo chí Đông Dương), Renaissance Indochinoise (Phục hưng Đông Dương), Soie d’Asie (Chiều châu Á). Ngoài ra, ông còn làm việc cho một số hãng thông tấn của Pháp và Nhật.

Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, thực dân Pháp âm mưu hòng đặt lại ách thống trị của chúng ở Việt Nam và ba nước Đông Dương. Được sự hỗ trợ của thực dân Anh và đế quốc Mỹ, thực dân Pháp bèn gửi quân sang Đông Dương và Việt Nam. Bước đầu chúng đã đặt được những căn cứ quân sự ở những trung tâm thành thị thuộc khu vực Nam bộ và miền Nam Trung bộ. Ngay sau đó, chúng tiến hành âm mưu tách miền Nam Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Chúng dựng lên Chính phủ Nam Kỳ tự trị ở Sài Gòn. Sau những thất bại trước quân và dân miền Nam, ngày 23-9-1945 chúng đã quay trở lại để đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh thành thuộc khu vực Nam bộ nhằm làm bàn đạp để đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và toàn cõi Đông Dương.

Thời gian này, Nguyễn Văn Sinh ngoài viết bài cho báo, ông còn tìm cách để liên lạc với những nhóm sinh viên yêu nước người Nam bộ từ Hà Nội

trở về Sài Gòn hoạt động như: Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ,... Đây là nhóm người đã tích cực ủng hộ Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ Nam kỳ và Phong trào Thanh niên Tiền phong - đây là những tổ chức quần chúng của Xứ ủy Nam bộ (Đảng Cộng sản Đông Dương). Ngoài ra, ông còn vận động giới báo chí Sài Gòn tham gia cuộc tuần hành ngày 25-8-1945 - Ngày Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.

Là một cây bút có lối viết trào phúng, chế giễu nhạy bén và không kém phần chua cay, ông phụ trách mục Trớ trêu cho báo Tin Điễn - lúc đó đang là tờ báo nổi tiếng chống chính quyền bù nhìn và thực dân Pháp sau khi chúng tái chiếm Việt Nam, được đông đảo độc giả yêu thích. Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết bài cho tờ báo bí mật Cảm Tử của Tổng Công đoàn Nam bộ. Ông thường ra vào chiến khu An Phú Đông, bấy giờ là vùng căn cứ của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn. Về sau, ông rút theo kháng chiến lên miền Đông Nam bộ, rồi trở ra Bình Thuận. Tại Bình Thuận, ông có nhiều đóng góp tích cực cho Ban Tuyên huấn địa phương. Nhưng về sau, phần do bị bệnh, phần gia đình gặp cảnh khó khăn nên ông phải quay trở lại Sài Gòn cùng gia đình, viết báo để kiếm sống.

Ông tích cực viết bài cho nhiều tờ báo tiến bộ ở Sài Gòn lúc bấy giờ, mỗi bài viết của ông đều lên tiếng ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, vạch trần những âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa thực

NAM QUỐC CANGMột nhà báo kiên trung

HOÀI AN

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM62 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 63

Page 33: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

dân, lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Đồng thời ông còn tham gia vào Ban chấp hành Liên hiệp Báo chí gồm: Lê Thọ Xuân, Triệu Công Minh, Trúc Chi và trong Tổ chức Báo chí Thống nhất - nơi tập hợp các nhà báo yêu nước chống lại chủ trương nước Nam Kỳ tự trị nhằm chia cắt đất nước của địch. Lúc đầu, phong trào Báo chí Thống nhất ở Sài Gòn đã quy tụ được tám tờ báo là: Kiến Thiết, Tân Việt, Việt Bút, Tin Điễn, Nam Kỳ, Lendemains (Những ngày mai), Sud (Phương Nam), Justice (Công lý). Từ đó, phong trào ngày càng phát triển mà đỉnh cao là bản Tuyên ngôn ngày 10-10-1946, đã bày tỏ thái độ của giới báo chí Sài Gòn ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trên nhiều tờ báo, đặc biệt là tờ Tin Điễn, Nguyễn Văn Sinh đã sử dụng hai bút danh: Nguyễn Thạch Sơn và Nam Quốc Cang. Bút danh Nguyễn Thạch Sơn được ông ký chủ yếu dưới những bài chính luận, biên khảo. Còn bút danh Nam Quốc Cang được ghép từ tên ba nhà báo của tờ Tin Điễn, hai người đầu là hai cây bút chuyên nghiệp: Nguyễn Kỳ Nam và Trần Tấn Quốc, người sau là nữ chủ nhiệm Ana Lê Trung Cang (Quốc tịch Pháp), bởi ba người này là những cây bút sắc sảo thời bấy giờ, họ chủ trương thống nhất Việt Nam, chống lại nhóm Nam Kỳ tự trị. Chính vì vậy, bài viết của 3 nhà báo trên bị chính quyền thực dân kiểm duyệt, cắt bỏ và khủng bố, nên họ mới ghép tên của ba người làm bút danh cho Nguyễn Văn Sinh.

Bấy giờ, mỗi một tờ báo khi xuất bản thường trình bày gồm: 1/ Bài phông (article de fond) – tức xã luận, nói lên quan điểm của báo; 2/ Bài phim (au film du jour) – tức tiểu phẩm châm biếm dựa trên những chuyện xảy ra hằng ngày. Những tiểu phẩm ở mục Trớ trêu do Nam Quốc Cang phụ trách xuất hiện thường xuyên trên Tin Điễn, với lời văn giản dị nhưng mạnh mẽ, sắc bén đã châm biếm kẻ địch. Trong những bài viết của ông, chúng ta thấy đầy sự bỡn cợt nhưng rất chua cay và sâu sắc, chỉ trong mấy mươi dòng, ông đã biến thực dân Pháp và Chính phủ Nam Kỳ tự trị trở thành trò cười cho thiên hạ, đánh cho bọn chúng những đòn thật đau. Trong hồ sơ của Sở Mật thám Pháp, tiểu sử của ông đã được ghi vào sổ bìa đen của

chúng, trong đó có đoạn: “… Nam Quốc Cang tức Nguyễn Văn Sinh. Sinh ở Quảng Ngãi năm 1914. Nguyên giáo sư tư thục trường Quốc Bảo tại Sài Gòn. Nguyên biên tập viên các báo Tân Thời, Thời Sự, Dân Quý, Nghĩa Thầy, Renaissance Indochinoise. Cộng tác với Nhật, làm thông ngôn cho hãng thông tấn API của Nhật. Cảm tình viên Cộng sản. Cộng tác với báo Tin Điễn - tờ báo chủ trương thống nhất, thân Việt Minh”(4).

Không chỉ viết báo, ông còn đấu tranh trực diện ngay với đại diện của Chính phủ Pháp - Tổng trưởng Hải ngoại Marius Moutet, sau khi ông này đến Sài Gòn ngày 26-12-1946. Ngày 4-1-1947, Nam Quốc Cang trong Phong trào Báo chí Thống nhất đã trình bày chủ trương của phong trào là đấu tranh cho độc lập và thống nhất của Việt Nam và đấu tranh chống việc đóng cửa các tờ báo.

Ngoài việc viết báo công khai, ông còn tham gia viết báo bí mật trên tờ Tổ Quốc trên hết của Thành hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ lâu, Nam Quốc Cang trở thành cái gai nhọn trong mắt của bọn thực dân và nhà cầm quyền đương thời, ông từng bị chúng bắt giam vào bót Catinat nhiều lần bởi tội viết nhiều bài trên tờ Tổ Quốc trên hết với bút danh Dân Thanh. Năm 1949, cơ sở in tờ báo này bị mật thám phát hiện, hơn 60 người là Hội viên của Thành hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn bị bắt gồm những nhà giáo, trí thức, cán bộ công chức… yêu nước, trong đó có nhà báo Nam Quốc Cang.

Đầu năm 1950, Sài Gòn đã xảy ra nhiều sự kiện lớn, vang dội trong cả nước và trên toàn thế giới. Tiêu biểu là vụ biểu tình ngày 9-1 của học sinh, sinh viên đòi chính quyền thực dân phải mở cửa lại trường học cho học sinh nội trú được trở lại học, bảo đảm an ninh cho học sinh và thả những học sinh bị bắt giam vô cớ. Trong vụ biểu tình rầm rộ này, học sinh Trần Văn Ơn bị bắn chết; Bên cạnh đó, vụ mít-tinh biểu tình ngày 19-3 của đồng bào các giới chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, với sự hiện diện của luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã làm cho giới cầm quyền ở Sài Gòn bị một đòn đau choáng váng.

Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của các giới chống thực dân Pháp và Chính phủ bù

nhìn tại Sài Gòn đang dâng cao mạnh mẽ. Nhất là giới báo chí đã có một ảnh hưởng không nhỏ đối với mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, nhà cầm quyền cố tình gây những cuộc bắt bớ, đàn áp và triệt hạ những ký giả thân Việt Minh. Vào khoảng 10 giờ 45 phút ngày 6-5-1950, sau khi chuẩn bị bài và tin tức cho nhà in lên khuôn báo Dân Quý, Nam Quốc Cang đi cùng Chủ nhiệm báo Thời Cuộc (đã bị đóng cửa) là Đinh Xuân Tiến và ba nhà báo khác đến uống nước tại một quán nhỏ trong hẻm đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) gần nhà in Sông Gianh. Bỗng hai thanh niên xuất hiện, một người bắn vào Đinh Xuân Tiến, làm ông ngã gục. Bốn người còn lại bỏ chạy, những phát súng liên tiếp nhắm vào họ nổ vang, một người không có việc gì, hai người bị thương nhẹ, còn Nam Quốc Cang bị trúng đạn chết. Người ta cho rằng Nam Quốc Cang bị bọn mật thám của Pháp ám sát khi ông mới 33 tuổi. Cái chết của ông đã gây chấn động trong giới báo chí và dân chúng Sài Gòn lúc bấy giờ.

Sáng ngày 9-5-1950, hai đoàn thể công khai của Cách mạng là Liên hiệp Báo chí và Liên hiệp Văn nhân đã đứng ra tổ chức đám tang cho nhà báo Nam Quốc Cang. Đám tang Nam Quốc Cang đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng của báo chí tiến bộ, yêu nước và của hàng vạn quần chúng, học sinh, sinh viên Sài Gòn và những nhóm trí thức người Pháp tiến bộ. Tất cả đã cực lực lên án tội ác man rợ của thực dân Pháp và chính phủ bù nhìn Sài Gòn đối với giới trí thức Nam bộ.

Linh cửu của ông được đưa từ Bệnh viện Chợ Rẫy (đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5 hiện nay) đi qua các đường phố và dừng chân trước căn nhà của ông trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1) rồi sau đó tiếp tục đi đến Nghĩa trang Phú Nhuận. Trên đường đi, đoàn người đã dừng lại bên vườn hoa trên đường Pasteur, Quận 1 để làm lễ truy điệu ông. Không khí buổi truy điệu diễn ra vô cùng trang nghiêm đã làm cho cảnh sát không dám đối phó thô bạo. Trong giây phút thiêng liêng đó, nhà báo Nguyễn Văn Mại đã thay mặt giới báo chí Sài Gòn giới thiệu đôi nét về công lao của Nam Quốc Cang đối với làng báo Sài Gòn trong

suốt những năm tháng khi ông còn sống. Sau đó, nhà văn Dương Tử Giang đọc trước đồng bào Sài Gòn tiểu sử của Nam Quốc Cang và đọc bài thơ điếu đầy lòng căm hờn nhưng châm biếm sâu sắc nhằm tiếc thương cho một nhà báo tài hoa nhưng vắn số:

“Anh Nam Quốc Cang!Nam Quốc Cang! Nam Quốc Cang!Vinh hoa phú quý anh không màngVới ngòi bút sắt vào nghề khổMười lăm năm chẵn, cầu đoạn tràng.Nam Quốc Cang! Nam Quốc Cang!Giọng văn mai mỉa, lời ngang tàngNgười đọc thích chí cười khúc khíchKẻ bị châm biếm chui vô hang!Trốn đâu cho khỏi ngòi bút anhSuốt 5 năm qua anh rỡ danhVới bài Trớ trêu, trêu phản độngMỉa mai ỷ của, cậy quyền hành…”.

Ngày 4-4-1985, nhà báo Nam Quốc Cang - người con của quê hương Quảng Ngãi, một nhà báo kiên trung trên Mặt trận Báo chí đã vinh dự được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chọn để đặt tên cho một con đường nằm ở trung tâm thành phố.

CHÚ THÍCH:(1), (2). Trong sách Mùa Thu rồi, ngày 23, tập 4, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, Nxb VH-TT, 2001; Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập II, Nxb TP.HCM, 1998; Tự điển thành phố Sài Gòn-Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2001; và nhiều tư liệu khác đều cho rằng ông sinh năm 1917, tại Bình Định. Nhưng trong Hồ sơ của Sở Mật thám Pháp ghi ông sinh năm 1914 tại Quảng Ngãi. Căn cứ và đối chiếu nhiều nguồn tư liệu khác nhau, cuối cùng tôi tạm chọn mốc thời gian và quê quán của ông như đã viết ở trên (?).

(3). Một số tài liệu cho rằng ông vào Sài Gòn năm 1940. Nhưng theo bài thơ điếu Nam Quốc Cang của Dương Tử Giang và bài báo của Thanh Giang: Nam Quốc Cang-Nguyễn Văn Sinh (1917-1950), một nhà báo yêu nước bất khuất, một ngòi bút châm biếm sắc hơn gươm, Báo Văn Nghệ TP.HCM, ngày 3-5-1985 thì cho rằng ông vào Sài Gòn năm 1935.

(4). Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu TĐBCPNP-E7/156.

H.A

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM64 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 65

Page 34: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Người ta bảo những gì gặp được

trong giấc mơ thì không hề viển

vông, mà ngược lại, giấc mơ là dự

báo cho điều sắp xảy ra. Hắn biết mình đã

mang lấy cái nghiệp văn, viết trước hết là

để thỏa mãn chính khát khao trường thọ

của bản thân mình.

Ba hắn ít chữ, mẹ hắn không được học

hành gì. Những đường cày của ba hắn dài

hơn nhiều so với những trang sách ông đọc

được. Mẹ hắn cũng vậy, ngọn rau ngọn cải

xanh lên đời bà hơn là những nét mực học

trò. Hắn được sinh ra với cái lý lịch trích ngang

là con trai của ông nông dân và bà bán rau

ở chợ quê. Dường như không một cơ duyên

mảy may nào đủ cho hắn vin vào mà học

hành chứ đừng nói là viết lách.

Hắn không xây dựng cho mình khái niệm

nhà văn. Hắn chỉ nghĩ mình đang viết một

điều gì đó để lấp đầy những trang giấy trắng,

như thể ba hắn dắt con trâu ra đồng lật lên

những thớ đất khô cằn miền Trung, hay là mẹ

hắn gánh mớ rau ra chợ trên con đường làng

vắng vẻ lúc tờ mờ sáng. Hắn lấp chữ lên trang

giấy hay là nhấn những dấu chân lên con

đường thời gian cuộc đời; để sống với định

mệnh của giấc mơ.

Không ai biết hắn làm gì mỗi trưa hay mỗi

đêm khuya khoắt. Lúc ấy người ta đang chìm

đi trong giấc ngủ sau buổi lao động cực nhọc,

thì hắn lại phải kì cọc ôm lưng lên bàn mà viết.

Hắn tự nhủ mình không được ngủ vì chỉ cần

làm biếng một lần thì những trang sách đang

viết dở dang sẽ mãi mãi là thành quách vừa

dựng lên đã gặp phải một quả bom phá hủy.

Bao giờ cũng thế, đã ngồi vào bàn và có ý định

cầm bút thì hắn không cho phép mình cắt

ngang công việc đang ngùn ngụt bốc tràn lửa

này. Trang giấy chính là cuộc đời hắn. Người ta

không thể ngưng thở một ngày rồi sống tiếp

được, vậy thì hắn sao có thể dám dừng bút khi

mà cuộc đời đã bày ra trên mặt giấy này những

nhịp đập tim đều đặn?

Ba hắn đi trên những đường cày đồng và

ông mơ về hạt lúa của mùa sắp tới - đó là cuộc

đời của ba hắn, nghiệp nhà nông. Mẹ hắn ngồi

ở đầu chợ làng đếm từng cắc bạc lẻ của những

mớ rau cải vừa bán được - đó là cuộc đời của

mẹ hắn, nghiệp đàn bà làng quê. Riêng hắn,

ngoài cái khoảng thời gian ra đồng cùng ba

hay phụ mẹ chăm vườn rau, thời gian còn lại

hắn đang sống thêm một cuộc đời của mình

- cuộc đời của những con chữ yêu thương hay

là con chữ sứ mệnh sống, nghiệp của hắn là

nghiệp văn.

Hắn đã viết những con chữ đầu tiên vào

một buổi sớm mai năm lên tám tuổi, thời điểm

mà con ong đầu mùa hạ râm rỉ vào tai giấc mơ

Trong giấc mơ ngày nhỏ của hắn, có một ông thầy hiện về

ghé vào tai phán rằng: “Cuộc đời con dài bằng số chữ con viết

được!”. Hắn mang theo câu phán oái oăm ấy như một thứ tín

điều không mong đợi, suốt đời. Và hắn bắt đầu tập viết, viết

những con chữ có hồn vía mà người ta gọi là văn chương, kể

từ ngày nhận thức được cuộc sống này đáng quý thì hắn càng

khát khao được viết. Viết để được sống lâu hơn, hay viết để

phản tỉnh một câu nói mơ hồ lọt vào giấc mơ ấu thời.

Hắn không phải là tôi, nhưng hắn có trong tôi và trong bạn.”

ÁM ANH CHUMỘC NHÂN

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM66

Page 35: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

vàng nhụy mật, nó khiến hắn chìm vào

cơn ngái ngủ hôm qua và bỗng nhớ

câu phán xanh rờn “cuộc đời con dài bằng số

chữ con viết được!”. Nhẽ nào như thế thật?

Tin hay không thì hắn vẫn phải viết,

phải viết như chính công việc đã mặc

định lên số phận mình. Hắn không thể

đùa cợt với sự sinh tồn của nó. Hắn sợ

chết, đúng hơn là hắn sợ không được

sống. Sợ phải tồn tại bằng hai tay hai

chân hai mắt hai tai nhưng chẳng ai

nhớ nổi khuôn mặt của mình. Sợ phải

thở bằng mũi, phải đập bằng tim, phải

nhìn bằng mắt, phải đi bằng chân

nhưng chẳng đến được đâu. Nói chung

hắn sợ tất cả những gì có mặt rồi qua

đi như gió không mang về một hương

thơm nào cho cuộc đời này. Trước hết

là chính hắn, nếu không viết thì tất cả

những hoạt động trên sẽ ngưng lại

ngay tức thì khi hắn buông bút.

Bên một ô cửa sổ đầy nắng ban mai,

ánh bình minh chạy từ hướng đông

đâm thẳng vào bàn viết, phía ngoài là

khóm Dạ Lý Hương tỏa vào đánh thức

những con chữ. Hắn đã làm những câu

thơ vụng dại ngô nghê và chép vào

cuốn sổ đóng bằng giấy tập. Số giấy này

có được là nhờ chiều qua hắn bắt được

con dế lửa đá rất hăng, thằng Sang con

bác Giàu thích quá nên đòi hắn đổi cho

nó con dế để lấy tập giấy. Hắn đem tập

giấy về nhà, lấy đinh đục lỗ xâu lại thành

cuốn sổ; kiếm miếng giấy nhám bao xi

măng bọc lại. Và những con chữ đầu

tiên hắn viết trên chính những trang

giấy mà mình kiếm được.

Hắn biết nhà mình nghèo, ba mẹ sẽ

không cho hắn tiền để mua giấy trắng

về viết lách. Với ba mẹ hắn, hạt gạo hạt

muối có ý nghĩa hơn một trang giấy

trắng. Ba mẹ hắn không tin trang giấy

có thể làm cho cả nhà hắn no bụng.

Giấy là giấy, giấy không phải là cơm.

Chữ trên giấy là chữ, chữ cũng không

phải là cơm. Nhưng với hắn, chữ hắn

viết trên giấy có thể làm cho hắn được

sống với ý nghĩa đẹp nhất, nó đủ làm

cho hắn no một đôi bữa, bằng chứng

là cả ngày hôm đó hắn bỏ cơm ngồi

viết. Lọt qua khe cửa một tiếng chim

sẻ đồng, hót vào phía ngực trái hắn

những nhịp thở đầu tiên của đời chữ.

Trước khi đi ngủ, hắn đặt cuốn sổ

viết của mình xuống gối. Vừa ngã lưng

xuống chiếu thì hai mắt long sòng sọc

trơ lên giữa đêm. Ngoài kia con đom

đóm lấp loé sáng ánh màu lân tinh

xanh xanh. Đầu hắn được nâng lên

rồi dựng bắn cả tấm lưng dậy. Hình

như chính cuốn sổ lót dưới gối không

cho phép hắn được ngủ, hay chính

chữ trong đó đang bị hắn nén xuống

nên khó chịu mà vùng vẫy? Chúng nó

không thể ngủ, chúng nó đòi thức và

hắn lại phải dỗ dành. Bằng cách thắp

lên cây đèn dầu tù mù, lật những trang

giấy viết dở hồi chiều, hắn lại ngồi vào

bàn và bắt đầu mở những con đường...

Dòng chữ trào ra đầu bút mực, cây bút

như lưỡi cày đang lật lên những thớ đất

nguyên sinh...

Hắn đi qua những đêm như thế trong cuộc

đời mình, những giấc ngủ không thể nào được

chìm đi một cách dễ dàng khi mà phận sự ba

trang giấy mỗi ngày chưa trả hết. Ngay khi hắn

chấm dấu câu vào dòng cuối cùng của trang

giấy thứ ba thì ánh sao cuối cùng của bầu trời

đã lịm đi. Thánh thần đã ngủ, và hắn được phép

nhắm mắt để chuẩn bị cho một ngày mới - một

ngày mới vẫn là ba trang viết sứ mệnh.

Cuốn vở đầu tiên lấp kín chữ. Hắn lại đi bắt

chim về đổi cho thằng Quý con bác Phú để lấy

một tập giấy khác. Lại phải đục lỗ xâu dây đóng

tập và viết. Cứ như thế, những tháng năm ấu thời

hắn cứ viết vu vơ mỗi ngày ba trang vở và chẳng

ai được đọc. Hắn cất kĩ những cuốn sổ mình viết

vào một chiếc rương nhỏ đặt dưới gầm giường

có bọc bao ni lon. Ba hắn không biết được, mẹ

hắn chẳng có thời giờ để quan tâm. Hắn cầm bút

viết khi tất cả xóm làng im lặng chìm trong giấc

ngủ, ba mẹ hắn khi ấy quá mệt mỏi sau một ngày

cực nhọc cũng đã ngủ thiếp đi, chỉ còn mỗi ngọn

đèn dầu là bạn đồng hành với hắn trên từng

trang viết. Hắn không buồn vì sự hờ hững của ba

mẹ; mà ngược lại, hắn mừng vì không bị ai làm

phiền. Sự cô đơn của nghiệp văn - hắn cũng hiểu

được từ độ đó. Thực ra chính hắn cũng không

biết mình đã viết những gì trong những cuốn vở

kia nữa. Hắn không dám mở ra đọc, hắn sợ chạm

phải cái cũ kĩ nên tự nhủ phải viết những cái mới

hơn. Từ bông hoa nở ra trước khoảnh sân nhà,

rồi tiếng chim hót ngọt lựng sau lũy tre, hắn mở

rộng đề tài của mình đi xa hơn, tới những chân

trời mà mình từng mơ.

Có hôm hắn nhìn về hướng đông, thấy trời

đất tiếp giáp nhau bằng một đường chạy ngang;

hắn nghĩ ngay rằng ở chỗ ấy chính là nơi bầu

trời đã hạ màn. Và thế là hắn chạy thật nhanh

để xem bầu trời nó như thế nào. Nhưng rồi chạy

mãi, đường chân trời vẫn ở ngay trước mắt hắn

mà mãi hoài không chạm tới được. Hắn lại về lật

trang giấy ra và viết: “Đường chân trời rất gần mà rất

xa, những con chữ trên trang giấy này cũng rất gần mà

rất xa. Chữ do chính mình viết ra nhưng mãi mãi không

nắm được nó. Văn chương cũng như thế, tuồng như bày ra

trước mặt mà không thể nào sờ nắn ve vuốt được”. Và con

đường phía trước còn rất đỗi xa xôi, hắn trấn an

để lại viết mỗi ngày như niệm Thánh Kinh.

Một lần quá mệt mỏi, hắn đổ ập xuống bàn

viết, bờ vai ôm lấy trang giấy. Ở tư thế đó hắn

nhận ra thân thể mình như đang làm nhiệm vụ

đo những con chữ viết được. Hay những con chữ

đã nối nhau để thành cuộc đời hắn. Hắn đang

đo chữ để đếm cuộc đời mình. Dài bao nhiêu?

Xa bao nhiêu? Lâu bao nhiêu? Hắn tự hỏi và

những con chữ im lặng không lời đáp. Những

con chữ như bóng ma trêu ngươi, khi hắn buồn

thì nó khóc, khi hắn vui nó lại cười; nó thay mặt

hắn biểu lộ cảm xúc. Thứ cảm xúc bật lên sau

một hồi chuông thỉnh nguyện của trái tim móc

trước thánh đường. Tim hắn rung lên những tần

số hợp giao và cộng hưởng cùng với những con

chữ để sống.

Hắn đã đi qua những ngày như thế trong

cuộc đời mình, hắn được sống là nhờ hắn viết.

Những trang sách đã cứu chuộc thân phận hắn

từ giấc mơ đổ hồi chuông báo tử. Hắn không

biết mình sống được thêm bao nhiêu năm nữa,

nhưng hắn vẫn cứ giữ thói quen mỗi ngày ba

trang sách, bởi chỉ có cách đó thì hắn mới được

sống thật sự là chính mình. Hắn sẽ chết khi nào

không còn viết được, hay là hắn sẽ dừng bút khi

nào mình không còn sống nữa.

Khi bạn đọc được câu chuyện này thì hắn vẫn

đang miệt mài viết. Đơn giản không chỉ vì giấc

mơ tuổi thơ cứ đeo bám hắn mà là sau mỗi trang

viết hắn thấy đời mình có ý nghĩa hơn lên.M.N

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM68 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 69

Page 36: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

TRONG LÒNG CAO LÃNHCó một Hà Nội thứ hai

TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT T hành phố Cao Lãnh (thuộc tỉnh Đồng Tháp) nằm trên Quốc lộ 30 cách TP. Hồ Chí Minh 160 km về phía Tây Nam, là vùng

đất anh hùng với nhiều địa danh nổi tiếng của cách mạng như Gò Tháp, Xẻo Quýt,….Đồng Tháp Mười còn là nơi nổi tiếng với câu hát bông sen, câu hò mùa nước nổi. Đặc biệt Đồng Tháp (TP. Cao Lãnh) còn là nơi vinh dự được gìn giữ và bảo tồn phần mộ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Phần mộ Cụ là một di tích lịch sử, một di sản văn hóa mang tầm cỡ quốc gia đã được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Tháp bảo vệ, bảo tồn và xây dựng bằng tất cả tấm lòng thành kính.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) (1862 – 1929) quê làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Từ nhỏ đã sớm mồ côi cha mẹ, vốn thông minh và hiếu học. Năm Tân Sữu (1901) đỗ Phó bảng, Cụ đã từ chối ra làm quan và về quê dạy học, tìm bạn đồng tâm để bàn việc cứu nước. Năm 1906 bị buộc ra làm quan nhưng luôn quan tâm, gần gũi và giúp đỡ dân nghèo, trừng trị bọn cường hào,... nên năm 1910 Cụ bị cách chức. Cụ đi vào Nam, qua nhiều tỉnh để gặp các nhà yêu nước, năm 1917 Cụ đã đến Cao Lãnh nhưng đến năm 1927 Cụ mới chính thức về ở Cao Lãnh, tại làng Hòa

An làm nghề dạy học, làm thuốc Đông y và tiếp tục tham gia nhiều phong trào vận động yêu nước. Trong thời gian này Cụ đã để lại nhiều tình cảm trong lòng người dân Đồng Tháp, tình yêu nước thương dân trong Cụ bao giờ cũng ngập tràn và tỏa sáng vì thế trong những năm cuối đời đến lúc lâm bệnh và mất (26/11/1929) người dân Cao Lãnh – quê hương thứ 2 của Cụ đã tự nguyện đóng góp để an táng, xây mộ, sơn quét và bảo vệ ngôi mộ Cụ Phó bảng trước sự ngăn cấm của kẻ thù. Vì là người có nhiều hoạt động yêu nước, là vị thân sinh của Nguyễn Ái Quốc nên thực dân Pháp, đế quốc Mỹ luôn chống đối và tìm mọi âm mưu để phá hủy mộ của Cụ nhằm hạn chế ảnh hưởng của Cụ tới nhân dân. Bất chấp sự cấm đoán, giết chóc của giặc, chính quyền và người dân nơi đây luôn sẵn sàng hy sinh, đấu tranh để bảo vệ ngôi mộ. Trên vùng đất này đã thấm đẫm xương máu của hàng trăm người ngã xuống vì tình cảm thiêng liêng đối với Người. Có rất nhiều trận đánh không cân sức giữa những người dân Cao Lãnh với kẻ thù được trang bị nhiều vũ khí tối tân để tranh giành quyền kiểm soát ngôi mộ Cụ Phó bảng. Hễ người dân xây lên thì kẻ thù lại phá, đào bới hài cốt Cụ mang đi. Vì vậy người dân nơi đây đã san bằng phần mộ Cụ và ghi nhớ trong tâm khảm của mình về vị trí ngôi mộ để bảo vệ hài cốt Cụ chờ ngày giải phóng miền Nam.

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM70 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 71

Tháp Rùa và Hồ Gươm thu nhỏ ở công viên Văn Miếu (Đồng Tháp)

Page 37: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Những tên tuổi Năm Giáo, Ba Tiễng, Út Thới, Độ,... đã trở thành những nhân vật chính trong các câu chuyện, giai thoại bảo vệ mộ Cụ Phó bảng.

Sau ngày giải phóng miền Nam, để tỏ lòng thành kính với Bác Hồ và nhà yêu nước - thân sinh ra Bác, Đảng bộ và chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng khu di tích lưu niệm Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để đồng bào và du khách thập phương đến viếng và tưởng niệm Cụ. Lăng được khánh thành vào ngày 13 tháng 2 năm 1977. Sau nhiều lần tôn tạo và mở rộng hiện nay khu di tích là di sản văn hóa cấp quốc gia có diện tích 9,2ha với những công trình chính là vòm mộ, hồ sao, nhà kiếng, nhà trưng bày, khu tái hiện làng Hòa An vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đặc biệt trong khu di tích còn có ngôi nhà sàn mô phỏng nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ao cá Bác Hồ được xây theo nguyên mẫu ở Thủ đô Hà Nội. Đây còn là nơi để những người dân đến viếng Bác khi không có dịp ra Hà Nội.

Trên bàn thờ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hiện nay khói hương nghi ngút mỗi ngày của biết bao nhiêu đoàn thăm viếng. Các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã tiến cúng nhiều kỷ vật thiêng liêng để thể hiện lòng thành kính biết ơn. Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy như đang thiếu thốn, trống vắng một điều gì đó trên mảnh đất thiêng liêng này.

Nếu chúng ta đặt nơi này thêm một tấm bia tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ, những người dân đã hi sinh để bảo vệ ngôi mộ Cụ Phó bảng thì có lẽ sẽ ấm áp hơn và chắc chắn Cụ sẽ hài lòng hơn.

Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đồng Tháp đã xây dựng thêm ở công viên Văn Miếu một Hồ Gươm mô phỏng với Tháp Rùa cổ kính như giữa lòng Thủ đô. Du khách thập phương và bạn bè đồng chí khắp năm châu khi về thăm Cao Lãnh không khỏi ngỡ ngàng vì ở nơi này giống như một Hà Nội thứ hai.

T.T.A.N

Em đưa anh về tận Kiên GiangNgắm biển Kiên Lương cát trải vàngKiên Hải xa mờ chiều tít tắpHà Tiên gần nắng sớm mênh mang

Anh qua Tân Hiệp nhớ Giồng RiềngCanh cánh Châu Thành một nỗi riêngPhú Quốc say tiêu mùa nụ mớiNghe hồn sâu lắng giấc An Biên

Hòn Đất oai hùng thuở chiến tranhLiệt oanh chị Sứ đẹp gương lànhTân Hiệp nhớ lần ta vượt lũChiếc thuyền như chiếc lá mong manh

Gửi lại tình anh cùng Vĩnh ThuậnGò Quao nghe gió đến nao lòngAnh Minh ai đó ngày xưa ấyRạch Giá đêm dài... Trăng rất trong

Kiên Giang quê em đẹp như ngườiChợt nhớ hương tình thả gió rơiLật mấy tờ mây tìm kỉ niệmBãi quên giấu cát! Sóng quên lời!

VỀ KIÊN GIANGTRẦN TẤN NGÔ

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM72 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 73

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Page 38: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 75

Năm 1871, Pháp thả quả khinh khí cầu đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn. Sau đó, Trung úy công binh Ju-Chieng chỉ huy phân đội bộ binh tiến ra đánh

thành Bắc Ninh và quay vào chiếm thành Hưng Hóa. Hoa tiêu, chỉ điểm đều ngồi trên khí cầu.

Ngày 10/12/1910, lúc 10g 30 trên bầu trời Sài Gòn chiếc máy bay đầu tiên của Pháp bay lượn vòng vài phút rồi khuất lấp. Đây là sự kiện lạ, lạ đến mức nhân dân Sài Gòn lúc bấy giờ xem Pháp là người của nhà trời. Họ nói gì trời phải nghe…

Năm 1913, Pháp tổ chức biểu diễn Hàng không với

máy bay cánh quạt một tầng. Cuộc biểu diễn này gây ảnh hưởng tốt về tiến bộ khoa học Hàng không của Pháp và nó đã mở đầu cho các đợt bay thăm dò địa hình, địa chất Sài Gòn – Phnôngpênh – Hà Nội – Lạng Sơn.

Năm 1914, người Việt Nam đầu tiên tham gia đại chiến Thế giới lần thứ I mang quân hàm đại úy Không quân Pháp được thưởng Bắc đẩu bội tinh.

Năm 1917, năm đầu tiên Pháp thành lập Hàng không Đông Dương, lấy Vị Thủy (Sơn Tây) làm bãi hạ cánh và kho chứa xăng dầu. Ngày 13/1/1917 sân bay đầu tiên được khởi công xây dựng. 9/7/1917, máy bay

CHUYÊN MỤC HÀNG KHÔNG

HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

THỜI PHÁP THUỘCNGUYỄN HỒNG NHỊ - NGUYỄN THẾ KỶ

từ Pháp được chuyên chở trên tàu Menan cập bến Hải Phòng. 11/7/1917 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập Sở Hàng không Đông Dương (Service de l’avim) tại Bắc Kỳ. Qui chế đặt ra là được sử dụng cả máy bay quân sự và dân sự lập các sân bay và mở đường băng… Ngày 13/7/1917 phi đội 4 máy bay Voixin cũ với máy nổ 150 mã lực ra đời, trực thuộc quản lý của Phủ Toàn quyền.

Năm 1918, ngày 6 tháng 4 Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở Hàng không Dân sự Đông Dương (Service Civil de l’aviation) gồm hai phi đội bay “Đàn áp khai thác thuộc địa”. Cùng ngày Toàn quyền Đông Dương ký nghị định xây dựng sân bay Bạch Mai. Thời kì này, ngành Hàng không thuộc người Pháp độc quyền toàn diện. Cao Đắc Minh giảng viên trường Ngôn ngữ phương Đông đã vận động lọt vào khỏi

vòng cấm người Việt Nam làm việc trong ngành Hàng không và Minh đã trở thành phi công của Sở Hàng không Dân sự Đông Dương.

Năm 1919, Sở Hàng không Dân sự Đông Dương, đổi thành Sở Hàng không Đông Dương (Service L’Aéronautique Indochinois) có tăng cường Thủy phi cơ, gồm hai phi đội hỗn hợp thủy bộ. Bắc Kỳ, bộ ở Hà Nội. Thủy ở Hải Phòng. Nam Kỳ, bộ đóng Phú Thọ. Thủy đóng Nhà Bè. Về quân chủng khác nhau, khoảng cách cũng không gần, nhưng sự chỉ huy, điều khiển của Pháp rất chặt chẽ và thống nhất.

Năm 1920, ngay từ đầu năm, Sở Hàng không Đông Dương đã có chương trình cho cả hai phi đội bay tập sự kết hợp với việc chụp ảnh địa bạ cho các tuyến Hà Nội, Hải Phòng, Phú Lạng Thương, Vinh, Đồng Hới. Ngày 20/12/1920, Thủy phi cơ ở Hải Phòng bay lên Hà

Phi trường Bạch Mai - 1924

Tiếp viên hàng không

Hành khách đi trên chuyến bay của Air Vietnam

Máy bay của Air Vietnam

Page 39: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

Nội, do phi công Pháp lái để xem xét về kỹ thuật. Ngày 21/12/1920, một đội từ Pháp đầu tiên bay sang Việt Nam. Tính đến cuối năm 1920, trên đất nước Việt Nam đã có 34 bãi hạ cánh, cho đến giữa năm 1923 lên tới 60 bãi hạ cánh.

Năm 1923, ngày 19 tháng 4, một thợ máy người Việt Nam tên là Nguyễn Văn Bằng cùng Trung úy phi công người Pháp bay tuyến Sài Gòn – Hà Nội mất 8, 30 giờ.

Năm 1924, Pháp mở một xưởng lắp ráp máy bay ở Bạch Mai. Thực tế, xưởng này chỉ là xưởng sửa chữa, thay thế phụ tùng, không thấy lắp ráp được chiếc máy bay nào. Ngày 1/4/1924 Pháp đã cho hai máy bay tới sân bay An Khê và từ đây cất cánh đi ném 8 quả bom đốt cháy 80 nóc nhà làng Komchroi. Pháp lần đầu đưa máy bay vào lĩnh vực quân sự đàn áp nhân dân Việt Nam. Ngày 24/4/1924, chuyến bay liên lạc đầu tiên từ Pháp sang Đông Dương bằng máy bay Préquet 19, mất 18 ngày. Ngày 12/6/1924, hai phi công bay từ Lésbon (thủ đô Bồ Đào Nha) đến Macao – Hà Nội bằng máy bay Préquet 16 – BN2. Ngày 29/6/1924, Mac Larren ở Mỹ cũng với loại máy bay này, bay vòng quanh Thế giới. Sau khi đến Băng Cốc (Thái Lan), đã đến sân bay Vinh (Nghệ An), Thượng Lý (Hải Phòng) rồi bay tiếp đi Hồng Kông.

Năm 1926, Pháp mở một xưởng Kỹ thuật Hàng không ở Việt Nam. Xưởng này có 16 người Châu Âu và 100 người Việt Nam. Xưởng đã đáp ứng được nhu cầu

phát triển Hàng không Đông Dương lúc bấy giờ. Cáp thép dùng cho việc thả dù cũng ra đời tại đây.

Năm 1927 xuất hiện phi đội 3 gồm có máy bay Potez 25-42 và máy bay Préquet 14 đặt ở Bạch Mai. Các sân bay mới như Bắc Cạn, Tuyên Quang, LaoKay, Đà Nẵng cũng bắt đầu khởi công từ năm 1927. Từ 1/10/1928, có thêm phi đội 4. Loại máy bay Préquet 14 đều sửa lại, hoặc thay bằng loại máy bay Potez mới, có thêm thùng dầu phụ. Như vậy ở sân bay Bạch Mai bấy giờ có đến ba phi đội.

Năm 1929, sau hai năm xây dựng, sân bay Đà Nẵng khánh thành. Trong buổi lễ khánh thành, thợ máy Việt Nam Đào Văn Quế được tặng thưởng Huân chương Kim tiền hạng III năm 1925. Lê Quang Long được tặng thưởng Huân chương Vạn Tượng 1927 và mề đay danh dự 1928. Các thợ máy khác: Lê Văn Trọng, Nguyễn Hữu Pháp, Nguyễn Đình Ngô, Lê Văn Bái, Lê Hữu Triệu được tặng thưởng Huân chương Vạn tượng hạng III. Lê Quang Lương được tặng thưởng Long Bội Tinh hạng III năm 1929. Ngày 3/8/1929, đường bay Hà Nội – Nha Trang thành công, bay theo đường men sông Mêkông. Các sân bay: Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Sài Gòn bay theo đường dọc bờ biển. (Trạm Đà Nẵng có một nhà che, một nhà kho, một xưởng sửa chữa chịu trách nhiệm cung cấp xăng dầu và tiếp tế).

Năm 1930, khánh thành sân bay Điện Biên

Phủ. Ngày 15/12/1930, tổ chức chuyến bay thử Hà Nội – Điện Biên Phủ - Luang Brabăng – Vien Chan – Hà Nội.

Năm 1936, ngày 4 tháng 6 khánh thành sân bay Gia Lâm. Đây là một sân bay hoàn hảo nhất Viễn Đông lúc bấy giờ.

Năm 1937, ngày 2 tháng 12 thành lập Sở Hàng không Dân dụng Đông Dương (Service de L’Aéronautique Civil).

Năm 1938, thành công tuyến bay Sài Gòn – Batavia (Tân Tây Lan) vào ngày 15/7.

Năm 1940, bắt đầu tổ chức quầy bán vé máy bay. Giá vé rất cao cho các tuyến bay sau đây:

- Hà Nội – Paris (Air France)- Sài Gòn – Singapore – Indonesia (Hãng Hàng

không Hà Lan)- Hà Nội – Vân Nam (Airasian)- Hà Nội – Hồng Kông – Pénan (Anh Impérial

Airwaya)- Hà Nội – Hồng Kông – Trùng Khánh (China National

Corporation)- Tokio – Hà Nội – Tokio, Tokio - Hà Nội – Đà Nẵng –

Sài Gòn – Băng Cốc (Dai Nipponkoku Kaisha)Trung tâm điều khiển bay thời gian này là ga Hàng

không Gia Lâm. Đây là Không cảng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ…

Giai đoạn 1935 – 1945:Pháp đầu hàng Nhật. Một số sân bay dã chiến xuất hiện,

trong đó có sân bay Hương Gia, đường bay dài 1.204 mét, qua thôn Ba Trại, thuộc làng Hương Gia.

Từ 1946 – 1954, Pháp triển khai thêm hai điểm cho Thủy phi cơ: Một là ở hồ Tây (Hà Nội). Hai là ở Bãi Cháy (Quảng Ninh) – Vịnh Hạ Long để giải trí, cứu nguy và trinh sát biển.

Năm 1951, xuất hiện Công ty Hàng không Việt Nam (Air Vietnam) cùng Air France liên kết lập ra với số vốn 18 triệu đồng bạc Đông Dương mỗi bên 50%. Công ty có ba chiếc máy bay DC-3, ba chiếc DC-4 vận chuyển hành khách và ba chiếc nhãn hiệu Bristol vận chuyển hàng hóa. Trong số 311 nhân viên của công ty có 264 người Việt Nam và 47 người nước ngoài. Ngày 1/10/1951, trên bầu trời Việt Nam, lần đầu tiên người ta thấy máy bay mang cờ Bảo Đại với nhãn hiệu công ty Hàng không Việt Nam trên các chuyến bay Sài Gòn – Hà Nội – Lào và ngược lại.

Năm 1953 công ty Hàng không Air Vietnam có bốn máy bay Dakota, ba Bristol và ba Sky Master hoạt động trên các tuyến bay Hà Nội – Sài Gòn, Hà Nội – Sài Gòn – Hồng Kông, Hà Nội – Viên Chăn – Xêno (Lào), Sài Gòn – Băng Cốc (Thái Lan).

(Còn nữa)N.H.N - N.T.K

Vé máy bay của Air Vietnam

Một số poster quảng cáo của Air Vietnam

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 77

Page 40: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

C ơ chế giải quyết bất đồng tại Tòa án là một trong những phương thức phổ biến trên

thế giới để dàn xếp những xung đột trong nội bộ nhân dân và được ghi nhận trong luật. Ở Việt Nam, việc giải quyết các tranh chấp cũng được bảo đảm bằng cơ chế trên với các quy định trong pháp luật tố tụng nói chung và luật tố tụng dân sự nói riêng. Thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của luật tố tụng dân sự, xác định trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các bất đồng xuất phát từ hoạt động kinh doanh. Thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các các tranh chấp trong kinh doanh được quy định tại Điều 29, 33, 34, 35, 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2004. Tuy nhiên, qua 6 năm thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự cho thấy các tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết tại Tòa án với số lượng vụ việc không nhiều đặt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới là một sự bất ổn giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh là cần thiết cả về phương diện pháp lý và cơ chế thi hành pháp luật, mà trước mắt là việc hoàn thiện một số quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.

Để hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung cần khắc phục những hạn chế về thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp trong kinh doanh đối với những vấn đề sau:

Một là, xây dựng tiêu chí phân biệt các các tranh chấp trong kinh doanh với tranh chấp dân sự. Hiện nay hai khái niệm này vẫn chưa có tiêu chí phân biệt rõ ràng, rành mạch.

Hai là, tên gọi của các tranh chấp trong kinh doanh. Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự nên đổi tên là tranh chấp trong kinh doanh. Nội dung của

hoạt động kinh doanh đã bao hàm cả hoạt động thương mại. Hoạt động kinh doanh rộng hơn và bao hàm cả hoạt động thương mại.

Ba là, phạm vi giải quyết của Tòa án đối với các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty cần được quy định toàn diện hơn liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác. Chẳng hạn, hoạt động sáng lập, góp vốn và các hoạt động khác trong việc thành lập doanh nghiệp cũng là những tranh chấp trong kinh doanh.

Bốn là, phân định quyền hạn giữa Tòa án và Trọng tài thương mại. Theo các quy định hiện hành, Trọng tài thương mại và Tòa án đều có chức năng giải quyết các các tranh chấp trong kinh doanh. Tuy nhiên, những quy định về thẩm quyền như hiện nay vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn và cần có những quy định thật rõ ràng, cụ thể nhằm hạn chế những xung đột phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh.

Nói tóm lại, pháp luật nói chung, pháp luật về thẩm quyền xét xử nói riêng, phải hướng đến con người, phục vụ xã hội và ổn định trật tự xã hội. Ngày nào pháp luật còn hạn chế, bất cập, vướng mắc thì việc hoàn thiện phải được đặt ra và sớm hoàn chỉnh. Trong bối cảnh cải cách tư pháp, việc hoàn thiện pháp luật, thiết chế tư pháp cần phải thực hiện trong thời gian sớm nhất với mục tiêu là bảo vệ nhà nước, phục vụ công dân, cơ quan, tổ chức kinh tế. Có như vậy, nhà nước pháp quyền mới được xây dựng, quyền con người mới được bảo vệ và phát huy. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc dân sự nói chung, các tranh chấp trong kinh doanh nói riêng, phải được đặt ra và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

T uân Tử tên là Huống, tự là Khanh, người nước Triệu, sinh sau Mạnh Tử 50 năm. Thấy đời bấy

giờ cứ loạn lạc mãi, phong hóa suy đồi, ông cũng làm nhiều sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc… Nhưng khác với nhiều nhà nho trước đó, ông nói: Con người “tính ác”?. Tuân Tử (298 – 238 trước CN) học thuyết “tính ác” của Tuân Tử tương phản với học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử. Mạnh Tử nói: Nhân tính của người là thiện. Đã là người, không ai vốn không lương thiện, cũng như không có loại nước nào là không chảy xuôi. Mạnh Tử coi: “Nhân”, “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí” đều bắt nguồn từ ý thức và tình cảm đạo đức, có tính chất bẩm sinh. Ông nói: “Trắc ẩn là đầu mối của “nhân”. Liêm sĩ là đầu mối của “nghĩa”. Thị phi là đầu mối của “trí”. “Đầu mối” đây có nghĩa có gốc, là nguồn. Vì vậy ông khẳng định tính người vốn thiện: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Ông còn nói: “ Người ta sở dĩ có những hành vi bất thiện là do bị “vật dục” che lấp, không phát huy mạnh mẽ cái “tính thiện” trời cho.

Phản đối thuyết “Tính thiện”, Tuân Tử cho rằng: “Đói muốn no, rét muốn ấm, mệt muốn nghỉ ngơi. Đó là tính của con người.” Ông lại nói: “Người ta sinh ra vốn đã có tính hám lợi, sinh

ra đã có tính ghen ghét. Sinh ra vốn đã có tính dục vọng: Mắt thích đẹp. Tai thích hay (nói ngon ngọt).” Theo ông nếu ai cũng cứ theo cái bản tính sẵn có ấy mà hành động thì trong xã hội tất sẽ diễn ra sự tranh giành, cưỡng đoạt và sẽ dần đến bạo loạn. Vì vậy bản tính con người là ác. Ông cho rằng hành vi đạo đức của con người có được là do công phu rèn luyện mà có. Phẩm chất của con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và là kết quả của sự giáo dục mà nên. Vì vậy, ông coi trọng, đề cao tinh thần tự tu thân. Những luận điểm này về cơ bản là có tính duy vật.

Tuân Tử nói – Thấy người hay phải cố mà bắt chước, thấy người dở thì phải tự xét xem mình có dở như thế không để mà sửa đổi. Người chê ta tức là thầy ta. Người khuyên ta tức là bạn ta. Còn những người nịnh hót ta, lại là người cứu địch hại ta vậy. Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cứu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn… như thế dù muốn không hay cũng không được. Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy bạ mà lại ghét người chê mình. Rất dở mà lại thích người khen mình. Bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú mà thấy người ta không khâm phục lại không bằng lòng. Thân với kẻ xiểm nịnh, xa cách người can ngăn, thấy người chính trực, trung tín thì chê cười… Như thế dù muốn không dở cũng không được.

Một quan điểm lớn nữa của Tuân Tử là: Trời và người không liên quan với nhau: “Đạo trời vận hành có quy luật chính, thường riêng biệt. Đạo ấy không vì Vua Nghiêu mà tồn tại, cũng không vì Kiệt mà tiêu vong. Lấy sự bình trị mà tiếp ứng với Đạo ấy thì lành. Lấy sự rối loạn mà tiếp ứng với Đạo ấy thì dữ. Vì vậy ông bài xích mọi tư tưởng sùng tín, thần bí. Ông không tin là trời có năng lực thưởng phạt. Mọi hiện tượng thiên tai, hạn hán, dịch tễ…không phải trời giáng họa. Con người có thể chủ động khắc phục những tai họa ấy bằng sự nỗ lực của chính mình.

Sưu tầmNGUYỄN VĂN HUẤN

TUÂN TỬ VỚI TÍNH ÁCHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH

TS Nguyễn Văn TiếnKhoa Luật Dân sự-Đại học Luật TPHCM

TS. N.V.T

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM78 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 79

Page 41: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM80 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 81 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM80 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 81

1. Cây cau thẳng đứng trước nhàTrầu đà vôi sẵn, mời bà... trái đây.

(Cây cau)2. Cây đèn sáp thắp sáng choang

Lễ vui cũng phải, đám tang cũng cầnĐêm ngày trong cửa ngoài sân

Gió qua tối sáng, sáp dần rơi tuôn.(Cây đèn sáp)

3. Bông bụt xưa khắp bờ ràoNay nhà toàn đúc, tường nào cũng xây

Sân chùa ngoài "Bụt" bông đầyTrong bàn thờ "Phật" người - cây hiền lành

(Cây bông Bụt)4. Thầu đâu trước ngõ nhà ông

Sầu ai lá rụng, mùa đông càng buồnTàn đông hoa nở chùm chùm

Gốc xoan ai đợi gió xuân đang về...(Cây xoan)

5. Cây rơm, cây của nhà nôngRồi mùa lúa hột, lúa bông vào bồ

Rạ rơm được nắng phơi khôChất thành cây sớm, trâu bò nhơi đêm.

(Cây rơm)6. Cây cột điện dựng bên đường

Lá không, thì có nhánh sườn sắt ngangBão lớn cũng chịu ngỡ ngàng

Vì chưng đã mắc hàng hàng dây co.(Cây cột điện)

Bác Hồ thương bé trồng cây"Phương Nam" nhớ Bác từng ngày cây xanh

Tưng bừng giải phóng miền NamCây che bộ đội, nắng vàng tháng tư.

GIẢI ĐỐ BÉ VUI(THÁNG 3/2011)

CÁC DANH HIỆU DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC

Cúp vàng vì sự nghiệp phát triển cộng đồng 2006Cúp vàng – thương hiệu Sao Vàng Đất Việt 2006Cúp Doanh nhân trẻ xuất sắc nhất TP. HCM 2006 Cúp vàng Sản phẩm Việt uy tín chất lượng Hội nhập WTO 2007Cúp vàng Thương hiệu Việt cho doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa 2007Cúp vàng Thương hiệu Việt cho thương hiệu nhà sách Nguyễn Văn Cừ 2007Cúp vàng Thương hiệu Việt cho thương hiệu Thư viện TLS Văn Ba 2007Cúp vàng Văn hóa Doanh nghiệp 2008Cúp vàng Doanh Nhân thành đạt 2008Cúp vàng Sao Vàng Phương Nam 2008Cúp Bạch Kim cho thương hiệu Sách Thành Nghĩa 2008Cúp vàng cho thương hiệu Nhà sách Nguyễn Văn Cừ 2008

Giải thưởng Bạch Thái Bưởi 2008Cúp Vàng đỉnh cao chất lượng 2008Cúp Vàng nhà phân phối và bán lẻ tốt nhất năm 2008Cúp Vàng Doanh nhân xuất sắc toàn quốc 2009Bằng khen của BTG TW Đảng thành tích thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Và khoảng 10 bằng khen của UBND TP. HCM, các tỉnh và Bộ ngành TW.Huy chương vì sự nghiệp Phát triển nông thôn VN Bộ NN&PTNT VNHuy chương vì thế hệ trẻ VN –TW Đoàn TNCS HCMHuy chương vì sự nghiệp TDTTVN – UBTDTT VNBằng khen của BTG TW Đảng về cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 2009

Thương hiệu Thành Nghĩa, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, và thư viện LTS Văn Ba đã nhận được các giải thưởng và cúp Vàng thương hiệu.

D O A N H N G H I Ệ P S Á C H T H À N H N G H Ĩ A T P. H C M

HỆ THỐNG SIÊU THỊ - NHÀ SÁCH NGUYỄN VĂN CỪĐC: 288B An Dương Vương, P.4, Q.5, TP. HCMĐT: 08.38305535 – 83055536 – Fax: 08.38392516

7. Cây mai lá trãy Đông sangĐầu Xuân hoa nở tươi vàng nơi nơi

Giàu nghèo nhà thảy bày chơiLớn thì cây lớn, nhỏ thời cây vừa.

(Cây hoa mai)8. Cây bàng lá tỏa sân trường

Em chơi, em múa bóng thường che emĐông thì lá trụi cành mềm

Hè như ô mát cả đêm lẫn ngày.(Cây bàng)

9. Cây chuối trồng ở trong vườnNhìn ra cửa sổ thấy buồng gió chao

Con cá chuối quẫy dưới aoGiữ con cá Chuối, cá nào sánh hơn?

Tên đều chuối cả, mà khôngChuối ao là cá, chuối trồng là cây.

(Cây chuối & Cá chuối)10. Trùng tên "Súng" có hai loài

Một loài cứng cỏi, một loài mềm xoLoại này chìm nổi nước xô

Mà bông vẫn tím đôi bờ ngóng trôngLoại kia ngun ngút lửa hồng

Giữ nhà, giữ nước...Tây, Đông phải gườm.(Cây bông súng & cây súng)

C.S.P.N

Page 42: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM82 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 83 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM82 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 83

ĐẠI THỊNH

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TM-DV

ĐẠI THỊNHĐC: 415/27/1 Trường Chinh, P.14, Q. Tân Bình, TP. HCMĐT: (08) 6296 6316MST: 0305583652Email: [email protected]

CHỨC NĂNG: Tư vấn thiết kếThi công các công trình dân dụng và công nghiệpTrang trí nội thất

CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU:Nhà phốNhà biệt thựNhà công cộngCông trình Resort

GĐ: Kỹ sư Sử Văn ThịnhĐTDĐ: 0908 551 329PGĐ: Trần Thị Minh Hạnh

THÀNH LẬP: THÁNG 8/2003

KS Sử Văn Thịnh

HOÀNG NGUYÊNĐC: 237/20E Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCMĐT: 0903 667 142 - Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT & XÂY DỰNG

THIẾT KẾ - GIÁM SÁT - THI CÔNG - CÔNG TRÌNHD Â N D Ụ N G - C Ô N G N G H I Ệ P - C Ầ U Đ Ư Ờ N GTƯ VẤN, THI CÔNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

NHÀ NUÔI CHIM YẾN

TRÁI TIM VIỆT. CO. LTD

CÔNG TY TNHH BĐS TRÁI TIM VIỆTĐC: 22 Hồng Hà, P. 2, Q. Tân Bình, TP. HCM - ĐT: (08) 6296 8578 Mã số doanh nghiệp số: 0310636116 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP. HCM

cấp ngày 21 - 02 - 2011.

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

Chuyên tư vấn, quản lý, môi giới bất động sản, dự án lớn: Bất động sản đã được công ty kiểm tra quy hoạch trước khi đưa ra giao dịch.Đặt vé máy bay theo tour.Nhận xây dựng công trình nhà ở, dự án, công trình công cộng (tư vấn làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thiết kế 3D).

LĨNH VỰC KINH DOANH:

- Bào chữa tại Tòa án nhân dân các cấp- Bảo vệ quyền lợi cho các đương sự- Tư vấn pháp luật- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác

LĨNH VỰC HÀNH NGHỀ:- Nhà đất, thừa kế, di chúc;- Soạn thảo đơn từ, hợp đồng; - Thành lập doanh nghiệp;- Tranh chấp, khiếu nại;- Hôn nhân gia đình;- Dịch thuật…

NHẬN THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ:

Giấy ĐKHĐ số: 41.01.1247/TP/ĐKHĐ - ĐT/Fax: (08).62645937Địa chỉ: 493A/63 CMT8, P.13, Q.10, TP.HCM - ĐTDĐ: 0974.00.6565 - 0913.666.143

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIET TUONG LAW OFFICE

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ KIẾT TƯỜNG

Page 43: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 6

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM84 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM PB Nhà tài trợ / Sponsor

20h

21/05/2011

THỨ BẢY

SATURDAY

Spring Concert 2011HÒA NHẠC Mùa xuân

1. Phạm Trường Sơn (Violinist)2. Phan Thị Tố Trinh. (Violinist) 3. Phạm Quỳnh Trang (Pianist)4. Đào Tuyết Trinh (Cellist)5. Hồ Việt Khoa (Violist)

Sông Hồng Chamber Music Group

Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí MinhHo Chi Minh City Conser vator y Of Music112 Nguyễn Du St, Dist.1, HCM City

Địa điểm / Place:

Công Ty TNHH BĐS Trái Tim ViệtĐTDĐ: 01656182699 (Ms Hoa)

Liên hệ / Contact:

Giá: 22.000đ