31
http://www.hspi.org.vn/vcl/vn/home/InfoList.jsp?area=1&cat=56&PC=12 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Đàm Viết Cương, Khương Anh Tuấn và cộng sự Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Năm công bố: 2006 Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng quản lý y tế tại tuyến cơ sở hiện nay; Phát hiện các vấn đề chưa phù hợp và đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường hiệu quả quản lý y tế tuyến cơ sở. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thứ cấp; phương pháp định lượng, định tính tại Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Trà Vinh, Lạng Sơn. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia. Kết quả nghiên cứu: - Triển khai Nghị định 172/2004/NĐ-CP: các địa phương không thống nhất về hình thức tổ chức và quy mô triển khai. Thời gian chuẩn bị ngắn (trung bình 8 tháng) trong khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết như nhân lực, cơ sở vật chất. - Công tác quản lý nhà nước về y tế: Phòng y tế huyện chưa có đủ khả năng thực hiện được các nhiệm vụ theo như quy định của Nghị định 172/2004/NĐ-CP và Thông tư liên Bộ số 11/2005/TTLB-BYT-BNV. Chức năng quản lý Nhà nước không được rõ ràng, còn nhiều chồng chéo trong quản lý.Lý do chính là nhân lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (thiếu về số lượng, trình độ quản lý của cán bộ hạn chế ); Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động của Phòng y tế; Cơ chế quản lý và phối hợp công tác giữa cách cơ quan y tế tuyến huyện không được quy định rõ ràng và còn chồng chéo. - Quản lý chuyên môn: Sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe từ Sở Y tế xuống Trạm y tế xã và giữa các đơn vị y tế còn phức tạp, thiếu đồng bộ và có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa ba cơ quan y tế là Phòng Y tế, bệnh viện huyện và Trung tâm Y tế Dự phòng dẫn đến thiếu tập trung các nguồn lực. - TYTX chịu nhiều gánh nặng và có nguy cơ tan rã (nhân lực, tài chính, chuyên môn, báo cáo số liệu): Không giữ được lực lượng cán bộ chuyên môn làm việc tại cơ sở, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ và y tế thôn bản; Không duy trì được chế độ hoạt động như trước; TYTX chịu sự chỉ đạo, quản lý dưới nhiều đầu mối, không chủ động được các hoạt động chuyên môn (Phòng Y tế, BV huyện, TTYTDP huyện). TYTX phải làm thêm các thủ tục sổ sách, công văn báo cáo cho nhiều đầu mối. - Các nguồn lực cho công tác CSSK nhân dân trên địa bàn không được quản lý tập trung, triển khai các hoạt động y tế phức tạp và thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn. Kiến nghị: Cần điều chỉnh lại hệ thống tổ chức y tế tuyến cơ sở, trong đó các cơ sở y tế cần được quản lý theo một đầu mối thống nhất, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan y tế và UBND các cấp; Bổ sung hoặc thay đổi Thông tư số 11/2005/TTLB-BYT-BNV. 1

Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Embed Size (px)

DESCRIPTION

THU THẬP NGÀY 15/6/2010

Citation preview

Page 1: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

http://www.hspi.org.vn/vcl/vn/home/InfoList.jsp?area=1&cat=56&PC=12

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ HIỆN NAY Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Đàm Viết Cương, Khương Anh Tuấn và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tếNăm công bố: 2006Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng quản lý y tế tại tuyến cơ sở hiện nay; Phát hiện các vấn đề chưa phù hợp và đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường hiệu quả quản lý y tế tuyến cơ sở.Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thứ cấp; phương pháp định lượng, định tính tại Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Trà Vinh, Lạng Sơn. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia.Kết quả nghiên cứu: - Triển khai Nghị định 172/2004/NĐ-CP: các địa phương không thống nhất về hình thức tổ chức và quy mô triển khai. Thời gian chuẩn bị ngắn (trung bình 8 tháng) trong khi chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết như nhân lực, cơ sở vật chất.- Công tác quản lý nhà nước về y tế: Phòng y tế huyện chưa có đủ khả năng thực hiện được các nhiệm vụ theo như quy định của Nghị định 172/2004/NĐ-CP và Thông tư liên Bộ số 11/2005/TTLB-BYT-BNV. Chức năng quản lý Nhà nước không được rõ ràng, còn nhiều chồng chéo trong quản lý.Lý do chính là nhân lực không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ (thiếu về số lượng, trình độ quản lý của cán bộ hạn chế ); Thiếu cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động của Phòng y tế; Cơ chế quản lý và phối hợp công tác giữa cách cơ quan y tế tuyến huyện không được quy định rõ ràng và còn chồng chéo.- Quản lý chuyên môn: Sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe từ Sở Y tế xuống Trạm y tế xã và giữa các đơn vị y tế còn phức tạp, thiếu đồng bộ và có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa ba cơ quan y tế là Phòng Y tế, bệnh viện huyện và Trung tâm Y tế Dự phòng dẫn đến thiếu tập trung các nguồn lực.- TYTX chịu nhiều gánh nặng và có nguy cơ tan rã (nhân lực, tài chính, chuyên môn, báo cáo số liệu): Không giữ được lực lượng cán bộ chuyên môn làm việc tại cơ sở, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ và y tế thôn bản; Không duy trì được chế độ hoạt động như trước; TYTX chịu sự chỉ đạo, quản lý dưới nhiều đầu mối, không chủ động được các hoạt động chuyên môn (Phòng Y tế, BV huyện, TTYTDP huyện). TYTX phải làm thêm các thủ tục sổ sách, công văn báo cáo cho nhiều đầu mối.- Các nguồn lực cho công tác CSSK nhân dân trên địa bàn không được quản lý tập trung, triển khai các hoạt động y tế phức tạp và thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chuyên môn.Kiến nghị: Cần điều chỉnh lại hệ thống tổ chức y tế tuyến cơ sở, trong đó các cơ sở y tế cần được quản lý theo một đầu mối thống nhất, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan y tế và UBND các cấp; Bổ sung hoặc thay đổi Thông tư số 11/2005/TTLB-BYT-BNV.

1

Page 2: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI THỰC HÀNH CHĂM SÓC MẮT, ĐẶC BIỆT LÀ CHĂM SÓC MẮT TRẺ EM...

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI THỰC HÀNHCHĂM SÓC MẮT, ĐẶC BIỆT LÀ CHĂM SÓC MẮT TRẺ EM TẠI

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ TỈNH THÁI NGUYÊN

Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự

Nơi công bố: Tổ chức ORBIS International tại Hà NộiNăm công bố: 2006

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi thực hành đối với việc chăm sóc mắt, đặc biệt là chăm sóc mắt cho trẻ em của các nhóm dân cư và nhân viên y tế; Nhận biết khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống y tế, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt của người dân; Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc mắt có chất lượng.Phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình tại Hải Phòng và Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu:- Trên 50% người dân nhận biết đúng các bệnh về mắt thường gặp ở người lớn và trẻ em, nguyên nhân gây bệnh, gây mù lòa. Khoảng gần 55% người được hỏi có nghe/biết về chăm sóc mắt.- Phần lớn người dân chưa có thói quen đi kiểm tra thị lực định kỳ.- Khi gặp các dấu hiệu bất thường về mắt, còn trên 10% đối tượng để mặc tự khỏi và gần 20% tự chữa - Hơn 2/3 bệnh nhân đã đến khám tại y tế xã khi bị bệnh mắt do không phải chờ đợi lâu, ít tốn kém. Rất ít người đến khám tại các phòng khám mắt tư nhân. - Khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt của các cơ sở y tế tại các tuyến nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Khuyến nghị:- Tăng cường tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về KCB và dự phòng chăm sóc mắt. Bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ sở chăm sóc mắt các tuyến đặc biệt là tuyến xã/phường.- Củng cố và duy trì hoạt động của bộ phận y tế học đường trong các nhà trường.

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về chăm sóc mắt, đặc biệt là chăm sóc mắt trẻ em trong cộng đồng.

Ngày 04/03/2009

2

Page 3: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Nơi công bố:Bộ Y tế

Năm công bố: 2006

Đây là nghiên cứu báo cáo chuyên đề trong dự án Các lựa chọn chính sách để đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế

Việt nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Hiện trạng

Quá trình xây dựng chính sách còn chưa đảm bảo đầy đủ thông tin và bằng chứng khoa học chắc chắn. Tác động của các

chính sách đổi mới trong y tế đối với công bằng trong khám chữa bệnh, sự thay đổi hành vi của người cung ứng dịch vụ y tế

và người sử dụng dịch vụ y tế, chất lượng dịch vụ y tế, dư luận xã hội cũng chưa được dự báo, nghiên cứu đầy đủ. Vẫn còn

thiếu sự phối hợp cần thiết giữa nhà nghiên cứu và nhà xây dựng chính sách.

Bộ máy thanh tra, kiểm tra mỏng, không đủ quyền, chưa đủ năng lực để thực hiện kiểm tra, giám sát, nhất là giám sát chuyên

ngành. Chưa xây dựng được hệ thống báo cáo thống nhất, nhanh nhạy, chính xác; chưa có các tiêu chí hợp lý để đánh giá chất

lượng dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ y học dự phòng. Thưởng, phạt chưa nghiêm minh, chưa khuyến khích được người

có năng lực, có thành tích thực sự.

Đối thoại liên ngành, đối thoại giữa người thực thi chính sách, giữa cán bộ y tế với người hưởng lợi chưa phải là hoạt động

phổ biến. Các kênh thông tin đại chúng chưa được khai thác có hiệu quả.

Tổ chức bộ máy chưa thực sự phù hợp với mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ. Công tác quản lý, điều hành nhà nước đối với hệ

thống y tế về cơ bản đã được phân cấp tới các địa phương, chưa thích ứng với công tác quản lý khu vực y tế tư đang phát

triển nhanh. Cấu trúc của một số cơ quan quản lý, điều hành chính sách y tế chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Thiếu các cơ chế thích hợp nhằm nâng cao tính trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong hệ thống y tế, đảm

bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các chức năng của hệ thống y tế.

Đổi mới và tăng cường vai trò của Nhà nước đối với hệ thống y tế

Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc lập kế hoạch, quản lý và điều tiết, giám sát lĩnh vực y tế ở tầm chiến lược,

giảm bớt việc tham gia trực tiếp quản lý tác nghiệp hằng ngày về cung ứng dịch vụ.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước càng phải có vai trò lớn hơn để thiết lập các điều kiện tiên quyết cho thị

trường vận hành có hiệu quả, điều chỉnh khuyết tật của thị trường và nâng cao tính công bằng.

Bên cạnh việc thực hiện chức năng quản lý điều hành đa dạng và phức tạp hơn, Nhà nước phải là người cung cấp các

dịch vụ y tế công cộng, chăm sóc sức khoẻ cơ bản, phát triển hệ thống khám chữa bệnh công lập, nhất là ở tuyến cơ

sở, trợ giúp cho người nghèo và các vùng khó khăn.

Hoàn thiện quá trình xây dựng chính sách

Trước hết, cầnbảo đảm các chính sách y tế được xây dựng và hoạch định dựa trên bằng chứng và được định kỳ theo dõi,

đánh giá và điều chỉnh, sửa đổi. Công tác nghiên cứu đánh giá hiện trạng sức khỏe cộng đồng, kết quả thực hiện

chính sách cần được coi là một bước không thể thiếu trong quá trình xây dựng, sửa đổi, điều chỉnh chính sách.

Thứ hai, là tiếp tục hoàn thiện chiến lược tổng thể, dài hạn phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm cơ sở cho các

chương trình phát triển chính sách y tế. Chiến lược tổng thể này cần bao gồm những định hướng chính sách bảo

đảm tính công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế, khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa các chính

sách phát triển trong nội bộ hệ thống y tế cũng như giữa chính sách chăm sóc sức khỏe và các chính sách phát triển

3

Page 4: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

chung.

Trong quá trình xây dựng chính sách, cần thu thập ý kiến đóng góp nhiều hơn của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội

đồng nhân dân các cấp, tham khảo đầy đủ ý kiến của người hưởng lợi. Tăng cường đội ngũ chuyên gia phân tích

chính sách y tế của Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan về số lượng và trình độ chuyên môn, khắc phục tình trạng

đóng góp một cáchhình thức của một số cán bộ thuộc các bộ ngành khác đối với chính sách y tế.

Thứ ba, là tăng cường phối hợp liên ngành, tạo các liên kết, đối tác. Sự phối hợp liên ngành và tạo các liên kết, đối tác

cần được đảm bảo ngay trong khâu xây dựng và hoạch định chính sách. Thường xuyên thực hiện các hình thức đối

thoại liên ngành, đối thoại trong nội bộ ngành, đối thoại giữa người cung ứng dịch vụ y tế và người sử dụng dịch vụ

y tế.

Làm tốt hơn hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách y tế, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về

thông tin, tuyên truyền, chuyên trách về quan hệ vớicộng đồng (“public relations - PR”).

Điều chỉnh bộ máy, tổ chức quản lý y tế

Công tác giám sát, thanh tra cần được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động quản lý, điều

hành nhà nước. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra ở cấp bộ và tỉnh, thành phố cần được tăng về số

lượng và được đào tạo nghiệp vụ về thanh tra, giám sát.

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về hoạt động chăm sóc sức khỏe trong điều trị cũng như dự phòng một cách khoa

học, đảm bảo tính khách quan. Hệ thống báo cáo cần có các tiêu chí, các chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc sức

khỏe khoa học, tin cậy, có thể đánh giá một cách khách quan tình hình sức khỏe trong cộng đồng và chất lượng dịch

vụ y tế.

Tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước về y tế ở các cấp cần được thiết kế lại để đáp ứng yêu cầu

quản lý nhà nước đối với khu vực y tế tư đang phát triển nhanh. Cần trao quyền cho cơ quản quản lý được thưởng,

phạt, cưỡng chế... đối với tất cả các cá nhân và tổ chức có hoạt động liên quan đến dịch vụ y tế và đến sức khỏe

nhân dân nói chung, ở cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Cuối cùng, trách nhiệm giải trình là một trong những điểm còn yếu cần được khắc phục của quản lý, điều hành nhà

nước (thiếu sự phân công, phân nhiệm cho các tổ chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch, xử lý khi chưa hoàn

thành nhiệm vụ chưa trở thành thường quy).

Về phân cấp trong quản lý, điều hành nhà nước

Giảm bớt nhiệm vụ quản lý, điều hành trực tiếp đối với các cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ (điều trị, sản xuất

v.v..)đang trực thuộc Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ có nhiều thời gian hơn cho công tác xây dựng chính sách và giám sát, chỉ

đạo thực hiện chính sách ở tầm vĩ mô.

Thực hiện sự phân cấp lớn hơn nữa cho các địa phương, không chỉ trong tổ chức thực hiện chính sách, mà cả trong việc

xây dựng chính sách đặc thù phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương.

Tăng cường tính tự chủ của các bệnh viện công cũng thuộc phạm trù phân cấp quản lý, song cần được thực hiện từng

bước kèm theo những điều kiện bảo đảm nhất định như đã trình bày ở mục trên.

Đổi mới và tăng cường phối hợp liên ngành

Thường xuyên thực hiện các hình thức đối thoại liên ngành, đối thoại trong nội bộ ngành, đối thoại giữa người cung ứng

dịch vụ y tế và người sử dụng dịch vụ y tế để đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện chính sách.

4

Page 5: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Phát huy vai trò của cộng đồng, của các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội... cần được tiếp tục

thực hiện trong thời gian tới.

Thực hiện phân cấp quản lý một cách cẩn trọng sẽ làm cho việc lồng ghép và phối hợp liên ngành ở cấp cơ sở

tốt hơn, thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp liên ngành ở cấp quốc gia. Ngày 25/02/2009

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế  

5

Page 6: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI NĂM TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI NĂM TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Nguyễn Khánh Phương,Trần Văn Tiến,

Vũ Thị Minh Hạnh, Phan Hồng Vân và cộng sự

Nơi công bố: Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region>Năm công bố: 2007

Hỗ trợ người nghèo và người dân tộc thiểu số trong khám chữa bệnh luôn là nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region>. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người nghèo, Uỷ Ban Châu Âu (EC) đã xây dựng dự án HEMA nhằm hỗ trợ 5 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Gia Lai và Kon Tum giai đoạn 2006-2010. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tiến hành điều tra về tình hình sức khỏe và khám chữa bệnh cho người nghèo tại 5 tỉnh của dự án HEMA nhằm thu thập các thông tin cơ bản để xây dựng và đánh giá dự án. Đây là một cuộc điều tra mang tính toàn diện, không chỉ đánh giá từ góc độ người cung ứng và góc độ các nhà quản lý mà còn đánh giá việc CSSK người nghèo từ góc độ người hưởng lợi. Cuộc điều tra được thực hiện ở 1.575 hộ gia đình.

MỘT SỐ PHÁT HIỆN CHÍNHHành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của người nghèo •Người nghèo khi ốm đau chủ yếu đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh. Khoảng 30-40% người nghèo ở các tỉnh Miền núi phía Bắc và 20% ở Tây Nguyên tự điều trị khi ốm đau. •Hầu hết người dân mắc bệnh nhẹ đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, khoảng 97%. Đối với các bệnh nặng, người dân có xu hướng sử dụng dịch vụ ở các cơ sở y tế tuyến trên như bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên người dân đến khám chữa bệnh nặng chủ yếu tại trạm y tế xã, khoảng 80%. •Lý do phổ biến của việc người dân không đi khám chữa bệnh là bệnh chưa nặng vàkhó khăn trong đi lại.•Khoảng 40% đối tượng đã từng sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh cho biết sử dụng dịch vụ CSSK nhiều hơn kể từ khi có thẻ bảo hiểm. Lý do chính là không phải trả tiền cho khám chữa bệnh cũng như thuận tiện hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế. •Khoảng 53% bà mẹ được hỏi trả lời có đi khám thai trong quá trình mang thai. Thực trạng chăm sóc trước sinh ở các tỉnh Miền núi phía Bắc không tốt bằng các tỉnh Tây Nguyên. Nhìn chung, công tác chăm sóc trước sinh còn hạn chế trên phương diện số lượng và chất lượng. Hầu hết các dịch vụ chăm sóc trước sinh đều do Trạm y tế xãcung cấp, chiếm 83%. •Tỷ lệ sinh con tại nhà vẫn còn chiếm tỷ lệ cao tại cả 5 tỉnh nghiên cứu. Chỉ khoảng 30% số trường hợp sinh con có sử dụng gói đẻ sạch. •86,3% hộ gia đình có sử dụng thẻ KCB người nghèo/BHYT khi đi khám chữa bệnh. •Tỷ lệ sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT cao đối với cả dịch vụ nội trú và ngoại trú. •Lý do chính không sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT là do bị ốm nhưng bệnh chưa nặng đến mức phải điều trị hoặc không bị ốm. Một lý do quan trọng khác là không biết cách sử dụng thẻ do không được hướng dẫn cách sử dụng. •Tỷ lệ không đi khám chữa bệnh và tự điều trị rất cao ở nhóm đối tượng không có thẻ BHYT/thẻ KCB. Sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú•Trạm Y tế xã là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú cho người nghèo ở các tỉnh nghiên cứu, chiếm 82%. Y tế tư nhân có vai trò không đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ CSSK. •Số lượt sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú bình quân/năm của người có thẻ KCBNN/BHYT cao hơn so với nhóm không có thẻ. •Số lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú trung bình của người dân là 1 lần khám/người/năm. Sử dụng dịch vụ KCB nội trú•Bệnh viện huyện là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB nội trú •Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú giữa nhóm đối tượng có thẻ và không có thẻ ở các tỉnh nghiên cứu •Số lần sử dụng dịch vụ nội trú trung bình là: 4 lần KCB/100 người dân/nămChi tiêu cho khám chữa bệnh của các đối tượng hưởng lợi sau khi thực hiện quyết định 139 (QĐ-TTg)

6

Page 7: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

•Việc sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT đã góp phần làm giảm chi phí y tế của dịch vụ KCB ngoại trú và nội trú. Tuy nhiên, người nghèo vẫn phải trả thêm một khoản chi phí đáng kể cho các loại thuốc không được BHYT thanh toán cũng như cho các chi phí gián tiếp khác. •Nhìn chung, những người có thẻ phải chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh với số tiền ít hơn so với những người không có thẻ (cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp). Việc triển khai thực hiện Quỹ KCB cho người nghèo •Một số người nghèo và người dân tộc thiểu số chưa được cấp thẻ KCB. •Vướng mắc trong quá trình xác định đối tượng nghèo tại địa phương:- Việc lập danh sách người nghèo được thực hiện thông qua việc ghi chép bằng tay. - Chưa xây dựng được cơ chế để kiểm tra và kiểm tra chéo danh sách hộ nghèo. - Quy trình lập danh sách hộ nghèo rất phức tạp. - Nguồn tài chính cho công tác quản lý hành chính hạn chế và không có chế độ khuyến khích cho nhân lực thực hiện công tác này ở địa phương.•Chậm trễ trong in ấn và cấp phát thẻ KCB người nghèo.Năng lực quản lý của cơ quan BHXH •Năng lực của cơ quan BHXH trong công nghệ thông tin nhìn chung còn hạn chế về nhiều mặt: nhân lực, xây dựng phần mềm quản lý và ứng dụng. Tác động của Quỹ KCB cho người nghèo đối với đối tượng hưởng lợi •Quỹ KCB cho người nghèo có tác động tích cực tới việc CSSK cho người nghèo trong nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cũng như giảm gánh nặng tài chính cho nhóm đối tượng hưởng lợi. Tuy nhiên một số đối tượng hưởng lợi chưa thực sự được hưởng lợi từ Quỹ KCB cho người nghèo. Nhiều người nghèo không đi KCB tại các CSYT.Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ của người nghèo •Chất lượng dịch vụ, đặc biệt tại tuyến xã còn hạn chế•Kiến thức và thực hành về các vấn đề sức khoẻ và CSSK và tầm quan trọng của CSSK của nhóm đối tượng nghèo còn hạn chế.•Ngôn ngữ cũng là rào cản trong việc giao tiếp bởi vì không phải người dân tộc nào cũng nói được tiếng Kinh và nhiều cán bộ y tế không nói được tiếng dân tộc. •Các hoạt động truyền thông còn hạn chế. •Khoảng cách, khó khăn về giao thông và thiếu hiểu biết về CSSK của một số đồng bào dân tộc thiểu số là những rào cản chính có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.•Hạn chế về quyền lợi do hạn chế trần điều trị, sự sẵn có của các dịch vụ CSSK và thuốc, đặc biệt ở Trạm y tế xã cũng là yếu tố cản trở việc sử dụng dịch vụ CSSKcủa người dân.•Một số đối tượng gặp khó khăn về tài chính trong KCB do phải trả thêm chi phí cho thuốc hoặc các chi phí gián tiếp khác như ăn uống và đi lại...•Thủ tục hành chính là một rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSK tuyến trên.

Tóm lại, khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK ngoại trú và nội trú của người nghèo ngày càng được cải thiện kể từ khi Quỹ KCB cho người nghèo được triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai hoạt động của Quỹ trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo và các nhóm đối tượng đích khác còn hạn chế ở cả 5 tỉnh nghiên cứu. Mặc dù khả năng tiếp cận dịch vụ của nhóm đối tượng hưởng lợi của Quỹ có tăng lên nhưng chưa đạt được như mong muốn do chất lượng dịch vụ ở tuyến dưới chưa được cải thiện, chi phí gián tiếp cho điều trị vẫn còn cao và việc quản lý Quỹ vẫn còn một số vướng mắc.

Ngày 04/03/2009

7

Page 8: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CHO TRẺ EM DƯỚI SÁU TUỔI...

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNHCHO TRẺ EM DƯỚI SÁU TUỔI TẠI BA TỈNH

NINH BÌNH, ĐÀ NẴNG, TIỀN GIANG

Đàm Viết Cương, Phan Hồng Vân và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, UNICEF Hà NộiNăm công bố: 2006

Việc ra đời Nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ đã quy định chi tiết về việc thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có việc cấp và sử dụng Thẻ khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Việc đánh giá công tác quản lý các hoạt động này sau khi NĐ 36 ra đờicũng như việctriển khai nghị định này ở các địa phương là điều cần thiết.Mục tiêu nghiên cứu1.Đánh giá thực trạng công tác quản lý các dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em tại ba tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng, Tiền Giang.2.Xác định các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung và đề xuất một số giải pháp khả thi khi thử nghiệm đổi mới công tác quản lý các dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phươngPhương pháp nghiên cứuLà nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, được tiến hành tại 3 tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng, Tiền Giang. Nghiên cứu được tiến hành tại Sở Y tế, Uỷ ban DS-GD-TE, Bệnh viện đa khoa tỉnh,cơ sở KCB nhi tư nhân, Trung tâm Y tế huyện, BV huyện, Phòng y tế huyện, UBND huyện, trạm y tế xã, UBND xã, các bà mẹ có con dưới 6 tuổi. Các kết quả nghiên cứu chính1. Công tác quản lý các dịch vụ khám chữa bệnh cho trẻ em - Các tỉnh không có nội dung, công cụ và kế hoạch giám sát chủ yếu dựa vào các báo cáo gửi từ các đơn vị lên. - Công tác thanh kiểm tra chủ yếu tập trung vào các cơ sở y tế tư nhân theo định kỳ, theo chiến dịch hoặc khi có khiếu kiện. Các cơ sở y tế công chỉ có kiểm tra chéo bệnh viện hàng năm. Nguyên nhân do thiếu cán bộ chuyên trách. 2. Việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi của trung ương và ba địa phương - Tuyến trung ương: đã có các văn bản cụ thể chỉ đạo việc triển khai NĐ 36 như Thông tư 14 của Bộ Y tế, Thông tư 26 của Bộ Tài chính.- Tại 3 tỉnh các cơ quan liên quan cũng đã có các văn bản cụ thể chỉ đạo triển khai chính sách này từ 01/7/2005. Đa số trẻ em < 6 tuổi có hộ khẩu đều được cấp phát thẻ (> 80%). Bên cạnh ưu điểm vẫn còn một số hạn chế như phải khám theo tuyến, tuyến dưới không đủ trang thiết bị và nhân lực, tuyến trên thời gian chờ đợi lâu do quá tải. Người dân đánh giá cao chính sách này nhưng chưa hiếu đúng về thẻ cũng như cách sử dụng thẻ do công tác phổ biến, tuyên truyền cho người dân còn chưa tốt.3. Tình hình khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế sau khi triển khai Nghị định 36 - Các bệnh viện tỉnh quá tải do (1) được KCB miễn phí người dân đến cơ sở y tế công vượt tuyến; (2) lạm dụng thẻ KCB khi chưa cần đã đi khám.- Số lượt bệnh nhi đến cơ sở y tế tư không đổi do (1) các bệnh viện công quá tải và dịch vụ KCB miễn phí trong giờ hành chính; (2) thói quen của người dân. - Chỉ miễn phí cho khám và điều trị bệnh thông thường, các phẫu thuật tốn kém cần hỗ trợ chưa có hướng dẫn nên các địa phương vận dụng khác nhau.- Điều trị dự phòng chưa có qui định rõ ràng.- Một số thày thuốc không biết đến các qui định về cơ chế thanh toán, danh mục thuốc qui định nên không dám kê những thuốc hiệu quả, đắt tiền làm ảnh hưởng tới chất lượng điều trị.- Các biểu mẫu kê khai còn nhiều điểm chưa phù hợp, các thủ tục thanh toán làm tăng gánh nặng công việc cho thày thuốc.Các đề xuất giải pháp can thiệp1. Các giải pháp tăng cường công tác theo dõi, giám sát- Xây dựng, ban hành cơ chế giám sát, công cụ, nội dung, kế hoạch giám sát định kỳ cụ thể cho các hoạt động KCB cả CSYT công và tư. - Bố trí, đào tạo nhân lực và kinh phí cho việc giám sát.2. Các giải pháp tăng cư¬ờng công tác thanh tra, kiểm tra- Tăng thêm biên chế cho thanh tra tỉnh, huyện.

8

Page 9: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

- Kinh phí hoạt động cho các đợt thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất.- Có kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ các cơ sở y tế công và tư.- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành.3. Các giải pháp liên quan đến chính sách- Điều chỉnh, h¬ướng dẫn cụ thể về danh mục thuốc, quyết toán. Có mẫu riêng cho nội/ngoại trú. - Bỏ phân tuyến KCB cho trẻ em trong toàn quốc. Muốn vậy cần:+ Kinh phí cho KCB miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nư¬ớc.+ Nâng cao chất lư¬ợng KCB tuyến cơ sở để giảm tải tuyến trên.- Về thủ tục:Phương án 1: Vẫn cấp thẻ KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng không theo hộ khẩu. Qui trình cấp phát thẻ cần đơn giản và chính xác hơn. Phương án 2: Chuyển sang hình thức thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Phương án 3: Trẻ đi khám chỉ cần giấy khai sinh/giấy chứng sinh.4. Các giải pháp nhằm giảm tải cho tuyến trên, đảm bảo chất l¬ượng dịch vụ y tế cung cấp cho trẻ em-Tăng cư¬ờng năng lực cho y tế xã, đào tạo thêm chuyên khoa nhi, cung cấp đủ các thuốc và trang thiết bị cơ bản.- Ký hợp đồng với các cơ sở y tế t¬ư nhân có đủ khả năng, đào tạo, cập nhật kiến thức nhi khoa cho các BS tư.- Tăng cư¬ờng công tác quản lý tránh lạm dụng thẻ.4.5. Nhóm giải pháp về truyền thông- Tăng cư¬ờng tuyên truyền cho người dân trên nhiều kênh thông tin chú trọng tuyên truyền trực tiếp khi phát thẻ KCBMP cho TE<6.

- Tăng cư¬ờng phổ biến về các thủ tục tiếp nhận hồ sơ, tiêu chuẩn thanh quyết toán các dịch vụ KCB, thủ tục thanh quyết toán tại các cơ sở KCB thông qua các lớp tập huấn

Ngày 04/03/2009

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG TẠI MỘT HUYỆN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ...

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNGTẠI MỘT HUYỆN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ,

BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGHỆ THỐNG CỘNG TÁC VIÊN DINH DƯỠNG ĐẾN 2010

Đàm Viết Cương, Phan Hồng Vân và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Dinh dưỡng quốc giaNăm công bố: 2006

Mục tiêu1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại địa phương. 2. Tìm hiểu thực trạng đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng (CTVDD) và sự tham gia của đội ngũ này trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.3. Bước đầu đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ thống cộng tác viên dinh dưỡng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ này trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình), đây là một huyện điểm được chọn can thiệp dinh dưỡng toàn diện. Phương pháp nghiên cứu1. Thu thập và phân tích số liệu sẵn có.2. Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan.3. Nghiên cứu định lượng: Điều tra bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc với tất cả các CTVDD và 300 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chọn ngẫu nhiên tại 3 xã.

9

Page 10: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Kết luận1. Hoạt động dinh dưỡng được chính quyền, ngành y tế và các ban ngành đoàn thể địa phương quan tâm và hỗ trợ.2. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại địa phương đạt kết quả tốt. Hàng năm tỉ lệ này giảm từ 1,2% - 1,5%, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay của địa phương là 18,9% thấp hơn trong toàn tỉnh và cả nước.3. Mạng lưới công tác dinh dưỡng đã được hoàn thiện, các tuyến đều có Ban CSSKND đồng thời là Ban chỉ đạo Phòng chống SDDTE. TTYT thị xã và các trạm y tế xã đều có cán bộ chuyên trách dinh dưỡng. 100% thôn/xóm được bao phủ CTVDD.4. Các CTVDD đều có trình độ trung học cơ sở trở lên, tuổi 40 - 50, có cả nam và nữ, đa số đã làm từ 3 năm trở lên. 98% là y tế thôn bản kiêm nhiệm, 5. Hoạt động của mạng lưới CTVDD được cộng đồng biết và đánh giá cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do các khó khăn:- Địa bàn phụ trách rộng, số hộ phụ trách nhiều hơn qui định. - Khối lượng công việc được giao quá nhiều- Thiếu cân trẻ em. - Thiếu kinh phí hoạt động. - Mức phụ cấp quá thấp- Việc lồng ghép các chức danh để tăng thu nhập YTTB là nam giới kiêm CTVDD gây khó khăn, không hoàn thành nhiệm vụ của người CTVDD.- Thiếu kiến thức cả về chuyên môn và kỹ năng tuyên truyền.6. Chế độ đãi ngộ còn thấp nhưng các CTVDD đều nhiệt tình với công việc và dự định tiếp tục làm công việc này trong các năm tới.

Khuyến nghị1. Hỗ trợ thêm kinh phí cho các hoạt động và phụ cấp của CTVDD. - Cần có các văn bản qui định chỉ rõ nguồn kinh phí lấy từ đâu và có cơ chế theo dõi, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí.- Huy động các nguồn lực khác từ các tổ chức trong và ngoài nước, các đoàn thể, cộng đồng,...- Tăng mức phụ cấp hàng tháng cho các CTVDD từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương.- Có thể lồng ghép hoạt động của các chương trình để tăng kinh phí nhưng phải đảm bảo thực hiện được nội dung yêu cầu của từng chương trình. 2. Trang bị đủ cho mỗi CTVDD có một cân trẻ em.3. Tăng cường, bổ sung, cập nhật kiến thức cho đội ngũ CTVDD:- Thông qua các lớp tập huấn lý thuyết và thực hành hàng năm - Hỗ trợ sách, tài liệu chuyên môn- Học tập, rút kinh nghiệm giữa các địa phương khác nhau.- Đường dây nóng tư vấn4. Có chế độ BHYT cho đội ngũ CTVDD5. Đưa giáo viên nuôi ở các trường mầm non vào đội ngũ CTVDD.

6. Mở rộng hơn nữa hoạt động của chương trình dinh dưỡng về nội dung, hình thức, tần số và sự tham gia của chính quyền, các ban ngành đoàn thể.

Ngày 04/03/2009

10

Page 11: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Các nghiên cứu khoa học

Đánh giá 8 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống nhiễm virut gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại 5 tỉnh, thành phố

ĐÁNH GIÁ 8 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÒNG CHỐNG NHIỄM VIRUT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI

Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) TẠI 5 TỈNH, THÀNH PHỐ

 

Lưu Hoài Chuẩn, Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự

 

Nơi công bố: Vụ Pháp chế – Bộ Y tế

Năm công bố: 2004

 

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến PL PC HIV/AIDS; tổ chức triển khai và hiệu lực thực thi PL; tìm hiểu những bất cập của PL và đề xuất nội dung cần sửa đổi.

Đối tượng nghiên cứu: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý; dân cư; người có hành vi nguy cơ cao tại: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Kết quả: Việc phổ biến PL thường được các địa phương thực hiện muộn hơn sau 3 năm PL được ban hành. Hoạt

động tuyên truyền, phổ biến PL tại hầu hết các tỉnh, thành phố ít được duy trì thường xuyên, do vậy không đảm bảo tính liên tục, chưa đồng bộ và rộng khắp.

Từ khi PL được ban hành, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS đã được nhiều tỉnh, thành phố đặc biệt coi trọng và quan tâm chỉ đạo thực hiện tuy nhiên hiệu quả đem lại vẫn chưa được như mong muốn. Hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV chưa đáp ứng được nhu cầu. Quy định bí mật thông tin liên quan đến người nhiễm HIV được thực hiện khá nghiêm ngặt, nhưng cũng đã làm nảy sinh một số khó khăn trong công tác quản lý, chăm sóc và giúp đỡ cho người nhiễm HIV. Sự phân biệt đối xử với người nhiễm vẫn còn tồn tại. Ngành y tế còn lúng túng trong việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS do khó khăn về giường bệnh, trang thiết bị, thuốc...

Việc thay đổi liên tục về mô hình tổ chức PC HIV/AIDS tại tuyến TW thể hiện sự tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác này nhưng cũng làm nhiều nơi lúng túng không chuyển đổi kịp dẫn đến hoạt động PC HIV/AIDS những nơi này bị ngưng trệ.             Khuyến nghị: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến PL PC HIV/AIDS; Tăng cường sự cam kết của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện PL; Sửa đổi hình thức thể hiện của PL cho phù hợp; Nội dung của PL cần bổ sung thêm một số quy định mới cập nhật và phù hợp với tình hình hiện nay; Khắc phục tình trạng thiếu đồng nhất trong các văn bản pháp luật; Ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện PL cụ thể và chi tiết hơn; Tăng cường hiệu lực thực thi các chế tài xử phạt và khen thưởng.

Ngày 25/07/2006

11

Page 12: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Bệnh nhiếm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Huyện Ba Vì Việt Nam, mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng dịch vụ y tế

BỆNH NHIẾM KHUẨN HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN BA VÌ - VIỆT NAM: MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TÌNH HÌNH

SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾDương Huy Lương

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng

Trường Đại học Umea – Thụy Điển, 2002

Bệnh nhiếm khuẩn hô hấp cấp (ARI) là một trong những bệnh trẻ em mắc nhiều nhất tại tất cả các nước trên thế

giới, đặc biệt với trẻ em dưới 5 tuổi. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở

trẻ em dưới 5 tuổi, bao gồm cả mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng dịch vụ y tế tại một cộng đồng đặc trưng cho Miền Bắc

Việt Nam. Nghiên cứu này cũng tìm hiểu mối liên quan của ARI với một số yếu tố kinh tế xã hội.

Phương pháp: Điều tra hộ gia đình được tiến hành trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2000. Thông qua

bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình, các thông tin như triệu chứng bệnh tật và tình hình sử dụng dịch vụ y tế được thu thập

trong thời gian 4 tuần trước phỏng vấn. Thông tin về kinh tế xã hội của hộ gia đình được thu thập trong điều tra cơ bản.

Các phát hiện chính và bàn luận:

ARI là bệnh mắc nhiều nhất của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 3,4 ca/1 trẻ/ 1 năm,

chiếm khoảng 61% tổng số tất cả các trường hợp ốm. Nguy cơ mắc ARI tăng lên rõ ràng đối với những trẻ sống ở hộ nghèo,

mẹ có trình độ học vấn thấp hoặc là nông dân.

Việc sử dụng dịch vụ y tế được sử dụng nhiều hơn theo mức độ nặng của bệnh. Các trường hợp ốm chủ yếu sử dụng

dịch vụ y tế tư nhân, và điều này không liên quan đến kinh tế hộ gia đình, nghề nghiệp hay học vấn của mẹ. Tuy nhiên trạm y

tế xã cũng được trẻ em trong những hộ gia đình nghèo sử dụng nhiều hơn các đối tượng khác.

 

 Ngày 25/07/2006

Chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Lê Quang Hoành, Trần Thị Mai Oanh,

Phan Hồng Vân, Nguyễn Thị Thắng

12

Page 13: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

 

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế Năm công bố: 2000

 

Chăm sóc sức khỏe và thực hiện công bằng trong KCB cho người nghèo là một vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Tuy nhiên, công tác KCB cho người nghèo trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn ở hầu hết các địa ph ương. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng công tác KCB cho người nghèo tại các tuyến ở một số địa phương.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành năm 2000 tại 6 tỉnh và thành phố đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả nước: Hà Nội, Thái Bình, Bắc Kạn, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kon Tum. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu, điều tra cơ sở y tế và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân thuộc diện miễn giảm phí tại cơ sở y tế.

Một số kết quả chính: Có nhiều hình thức KCB miễn giảm phí cho người nghèo được áp dụng ở các địa phương. Hình thức cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo là hình thức có nhiều ưu điểm nhất. Với hình thức này, cơ quan bảo hiểm y tế cấp thẻ BHYT nhân đạo cho người nghèo bằng ngân sách nhà nước từ Quĩ xoá đói giảm nghèo, người bệnh nghèo được khám chữa bệnh như hình thức BHYT bắt buộc. Ngoài ra các hình thức cấp thẻ KCB miễn phí, giấy chứng nhận KCB miễn phí, cấp sổ người nghèo cũng được áp dụng ở nhiều địa phương. Một hình thức KCB miễn giảm phí nữa tương đối phổ biến ở hầu hết các bệnh viện là đơn xin miễn giảm phí do địa phương chứng nhận. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy do kinh phí hạn hẹp nên thực tế số người nghèo được cấp thẻ KCB miễn phí vẫn còn ít và khác nhau giữa các tỉnh. Trạm y tế xã là nơi người nghèo thường sử dụng nhất khi cần phải KCB nhưng hầu hết lại không được miễn giảm phí khi KCB ở tuyến xã. Đây cũng là một yếu tố làm hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở tuyến y tế cơ sở. Đối với cơ sở y tế tuyến trên, mặc dù được miễn giảm phí nhưng trên thực tế người nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn do vẫn phải chi phí cho các chi phí KCB gián tiếp như ăn uống, đi lại. Do vậy, nhiều người nghèo được hưởng chế độ miễn giảm phí KCB nhưng vẫn không đến được cơ sở y tế.

Kết luận: Nhìn chung công tác KCB người nghèo còn gặp nhiều khó khăn do chưa có nguồn ngân sách dành riêng cho KCB người nghèo. Có nhiều hình thức KCB miễn giảm phí cho người nghèo. Tuy nhiên, cấp thẻ BHYT cho người nghèo là hình thức có tính ưu việt nhất. Mặc dù người nghèo được KCB miễn giảm phí dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong KCB do vẫn phải chi phí cho các chi phí KCB gián tiếp.

Quy hoạch phát triển sự nghiệp CSSKND KONTUM 2001 -2010

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CSSKND KONTUM 2001 – 2010

Lê Quang Hoành, Phan Thục Anh, Bùi Thanh Tâm, Phan Hồng Vân, Trịnh Thúy Hằng,

Tường Duy Trinh, Dương Huy Lương Nơi công bố: Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

Năm công bố: 2003

Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân Kon Tumlà cơ sở cho việc đầu tư phát triển

đúng trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm nhân tài vật lực của tỉnh và của vùng mà vẫn đạt hiệu quả cao, phục vụ đắc lực cho sự

nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của cả vùng Tây Nguyên trong những năm tới.

13

Page 14: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Các tác giả đã phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, văn hóa giáo dục cũng

như thực trạng y tế của tỉnh (dịch tễ học, cơ sở, nhân lực, nguồn lực …) qua đó rút ra những điểm

mạnh, những điểm cần khắc phục. Các tác giả cũng đã dự báo sự phát triển kinh tế – xã hội của

tỉnh Kon Tum, căn cứ vào những chỉ tiêu cơ bản về phát triển của tỉnh dể xây dựng quy hoạch toàn

diện cho sự phát triển sự nghiệp CSSKND Kon Tum trong giao đoạn 2001 – 2010. Các định

hướng và mục tiêu cụ thể cũng đã được nêu trong quy hoạch. Bản quy hoạch đã được HĐND,

UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt và đưa vào thực hiện.

Ngày 25/07/2006

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT, PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT, PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ

Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sựNơi công bố: Bệnh viện Mắt trung ươngNăm công bố: 2008

Mục tiêu của nghiên cứu: (1)Tìm hiểu về mức độ đầu tư nguồn lực và khả năng cung cấp dịch cụ chăm sóc mắt, phòng chống mù loà của mạng lưới các cơ sở y tế (bao gồm cả công lập và ngoài công lập); (2)Tìm hiểu về mức độ sử dụng, khả năng tiếp cận và nhu cầu của cộng đồng trong sử dụng các dịch vụ chăm sóc mắt và phòng chống mù loà; (3)Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội đối với công tác chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa; (4)Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa, định hướng xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa.Đối tượng nghiên cứu được xác định là những nhóm xã hội có liên quan trực tiếp tới việc triển khai thực hiện chương trình chăm sóc mắt, phòng chống mù loà từ trung ương tới tỉnh/thành, quận/huyện và xã/phường gồm: Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, Nhóm cung ứng dịch vụ chăm sóc mắt, Nhóm hưởng lợi.Địa bàn nghiên cứu:Địa bàn điều tra thu thập số liệu định lượng, thống kê về nguồn lực và mức độ sử dụng chăm sóc mắt: 64 tỉnh/thành phố, tiến hành với cấp tỉnhĐịa bàn đánh giá khảo sát chọn mẫu: 16 tỉnh/thành đại diện cho 8 vùng sinh thái gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Ninh Thuận, Bình Định, Gia Lai, Huế, Nghệ An, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Lào Cai. Phương pháp nghiên cứu gồm có: thu thập và phân tích tài liệu; thu thập bằng biểu mẫu thống kê 64 tỉnh/thành; khảo sát đánh giá tại 16 tỉnh/thành qua phỏng vấn sâu 230 cuộc đối với các Lãnh đạo các cấp ngành y tế, ngành giáo dục và Uỷ ban dân số, thảo luận nhóm 128 cuộc với đại diện các ban, ngành, đoàn thể tổ chức xã hội tuyến cơ sở, nhóm bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã mổ đục thuỷ tinh thể và người dân trong cộng đồng và điều tra bằng phiếu hỏi tự điền với 480 cán bộ chăm sóc mắt các tuyến.Kết quảMạng lưới chăm sóc mắt, phòng chống mù loà hiện đã được thiết lập ở các tuyến từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã với sự đa dạng cả về mô hình tổ chức, cơ cấu cũng như các loại hình tham gia. Tuy nhiên mạng lưới cũng chưa được phủ rộng trên phạm vi toàn quốc và phân bố chưa hợp lý. Mô hình tổ chức chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, chưa tạo nên sức mạnh tổng thể của toàn mạng lưới.Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc mắt, phòng chống mù loà hiện đang thiếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là ở tuyến cơ sở, thiếu các chuyên khoa sâu, phân bố không đều nên chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn khi mà tật

14

Page 15: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

khúc xạ, các bệnh về đáy mắt ngày càng gia tăng…Toàn bộ mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt từ tỉnh đến huyện có khoảng gần 2.000 giường bệnh, bình quân >30 giường bệnh/tỉnh, thành phố. Cơ sở vật chất của mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt trong cả nước hiện còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu khám và điều trị các bệnh về mắt ngày càng tăng trong cộng đồng.Trang thiết bị còn nghèo nàn ở tất cả các tỉnh, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và tuyến cơ sở. Một số địa phương đầu tư trang thiết bị còn chưa hợp lý. Mức đầu tư cho hoạt động chăm sóc mắt tại các địa phương không tăng qua các năm (2007 so với 2006). Nguồn viện phí trong CSSK mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng còn thấp hơn so với cơ cấu đầu tư của lĩnh vực chăm sóc mắt. Kinh phí đầu tư cho hoạt động còn hạn hẹp, ngân sách nhà nước chỉ đạt 10%, thu viện phí chiếm tới 70% trong khi chi chung cho y tế: nhà nước - 30%, người dân - 60%, nguồn khác - 10%.Khả năng cung cấp dịch vụ còn nhiều bất cập, nhất là tại tuyến huyện, tuyến xã. Năng lực mổ đục thuỷ tinh thể nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu cần giải quyết. Chăm sóc sau mổ đục thuỷ tinh thể chưa được chú trọng. Hoạt động khám sàng lọc, phát hiện tật khúc xạ và chỉnh kính hiện chưa được triển khai thực hiện tại nhiều địa phương. Nguy cơ y tế ngoài công lập gây ảnh hưởng lớn mạnh hơn y tế công lập, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp kỹ thuật cao tại các khu đô thị.Phần đông dân cư trong cộng đồng vẫn lựa chọn trạm y tế xã và bệnh viện đa khoa để tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc mắt bởi lý do gần nhà và đỡ tốn kém về thời gian cũng như kinh phí, trong khi khả năng cung cấp dịch vụ của tuyến cơ sở hiện còn rất đơn giản, gây thiệt thòi cho người dân.Tỷ lệ nghe/biết các bệnh về mắt khá cao song số người biết về một số bệnh cụ thể không nhiều, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc mắt cũng chưa đầy đủ.Khi có các dấu hiệu bất thường về mắt, phần đông dân cư đã đi khám ở các cơ sở y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể để mặc tự khỏi hoặc tự chữa bằng biện pháp dân gian và mua thuốc về.Khuyến nghị(1).Các cơ sở chăm sóc mắt từ trung ương đến địa phương cần khẩn trương xây dựng chiến lược/kế hoạch hành động quốc gia cũng như địa phương và tham mưu cho ngành y tế trình Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phê duyệt tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động nguồn lực để phát triển mạng lưới. (2).Củng cố và hoàn thiện mạng lưới chăm sóc mắt trong cả nước theo hướng là một chuyên ngành độc lập từ trung ương đến địa phương. (3).Chú trọng tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến cả về khám chữa bệnh và dự phòng chăm sóc mắt.(4).Bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ sở chăm sóc mắt các tuyến, đặc biệt là tuyến xã/phường(5).Tăng cường đầu tư kinh phí đặc biệt là từ nguồn ngân sách Nhà nước cho chương trình chăm sóc mắt, phòng chống mù loà. (6).Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về chăm sóc mắt đặc biệt là chăm sóc mắt trẻ em trong cộng đồng với việc đa dạng hoá các kênh truyền thông cũng như hình thức và đối tượng tuyên truyền. (7).Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong truyền thông về chăm sóc mắt và duy trì thực hiện các hành vi chăm sóc mắt.

(8).Chú trọng thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa khả năng cung cấp dịch vụ đục thuỷ tinh thể trên địa bàn

Ngày 04/03/2009

Giáo dục đồng nghiệp và thực hiện phác đồ diều trị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhằm cải thiện việc sử dụng thuốc hợp lý tại cộng đồng tập trung vào các bệnh nhân

ngoại trú

GIÁO DỤC ĐỒNG NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH NHẰM CẢI THIỆN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ TẠI CỒNG ĐỒNG TẬP TRUNG

VÀO CÁC BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

 

15

Page 16: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Phạm Huy Dũng, Nguyễn Thị Kim Chúc, Nguyễn Tiến Dũng

 

Công trình khoa học năm 2002 của INRUD

 

Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế

trong việc kê đơn đối với việc điều trị bệnh NKHHCT.

Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu can thiệp trước – sau có đối chứng. Ba tỉnh được lựa chọn nghiên

cứu đó là: Hà Tây, Hải Dương và Nam Định. Tất cả các huyện của 3 tỉnh sẽ được chọn tương đồng với nhau và 9 cặp sẽ được

chọn ngẫu nhiễn và một nửa số cặp sẽ là nhóm can thiệp còn nửa cặp còn lại sẽ là nhóm đối chứng. Đánh giá can thiệp sẽ dựa

vào cuộc điều tra KAP đối với 25 nhân viên y tế và phân tích những đơn thuốc do bác sĩ kê cho cả nhóm chứng và nhóm can

thiệp.

Kết quả nghiên cứu: Kiến thức được đánh giá bởi các câu trả lời đúng đối với các câu hỏi liên quan đến bản hướng

dẫn. Khoảng 70% người được phỏng vấn trong nhóm can thiệp đã đưa ra câu trả lời đúng trước và sau can thiệp, trong khi đó

tỷ lệ này giảm từ 78% xuống còn 42% ở nhóm chứng. Thái độ của nhân viên y tế được đánh giá bởi tỷ lệ đồng ý với bản

hướng dẫn. Tỷ lệ này tăng từ 60%-80% trong nhóm can thiệp và giảm từ 73 đến 32% trong nhóm chứng. Thực hành của

nhân viên y tế được đánh giá thông qua việc phân tích sự kê đơn của bác sĩ trước và sau một năm tiến hành can thiệp.

Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức, thái độ và thực hành của những nhân viên y

tế trong việc thực hiện bảng hướng dẫn điều trị NKHHCT ở nhóm can thiệp.

Ngày 25/07/2006

Nghiên cứu xây dựng chiến lược về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM

Nguyễn Văn Thưởng, Phan Thị Kim, Nguyễn Thị Thanh, Lê Quang Hoành,Trần Thị Mai Oanh, Huỳnh Hồng Nga,

Trần Việt Nga, Hoàng Thuỷ Tiến, Nguyễn Thị Thắng Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Năm công bố: 2002

Những năm gần đây hầu hết các quốc gia đều rất quan tâm đến công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

(CL,VSATTP). Việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm; sự phát triển

công nghiệp đã và đang làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm… Quản lý đảm bảo VSATTP ngày càng trở nên bức thiết

ở Việt Nam.

16

Page 17: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Mục tiêu:

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Xây dựng chiến lược về quản lý chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao và bảo vệ sức khoẻ nhân dân góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp với nghiên cứu định tính và định lượng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Quảng Ninh; Tổ chức một số cuộc hội thảo với các Bộ/ngành.

Kết quả gồm hai phần:

Phần 1: Đánh giá thực trạng tình hình hiện nay về quản lý chất lượng VSATTP...

Phần 2: Định hướng Chiến lược Quản lý chất lượng VSATTP đến năm 2010.

Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng VSATTP đến năm 2010. Từng bước cải thiện chất lượng VSATTP cho

người tiêu dùng góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Chiến lược bao gồm:

Sáu mục tiêu: (1) Tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý CL,VSATTP giai đoạn 2002-2010; (2) Giảm thiểu số vụ tử

vong vì ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; (3) Nâng cao trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân,

tăng cường xã hội hoá về công tác quản lý CLVSATTP; (4) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để phù hợp với từng giai

đoạn; (5) Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý; (6) Cải thiện và xây dựng mối quan hệ liên ngành hợp lý, có hiệu

quả.

Mười giải pháp:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về quản lý CLVSATTP.

- Thống nhất và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về thực phẩm.

- Đổi mới cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu hoà nhập.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý CLVSATTP từ trung ương đến địa phương.

- Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm VSATTP các cấp của Bộ Y tế.

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục ý thức về VSATTP.

- Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành y tế về CLVSATTP.

- Tăng cường hợp tác liên ngành.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển khoa học kỹ thuật trong quản lý CLVSATTP.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực VSATTP .

Ngày 25/07/2006  

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bác sỹ Xã/Phường tại một số địa phương

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC SỸ XÃ/PHƯỜNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

17

Page 18: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Lưu Hoài Chuẩn, Vũ Thị Minh Hạnh và các cộng sự

Nơi công bố: Vụ Khoa học Đào tạo – Bộ Y tế

Năm công bố: 2003

Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả hoạt động của bác sỹ tuyến xã/ phường; Phân tích các yếu tố tác động và đề

xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của họ.

Nghiên cứu được thực hiện tại: Hà Tây, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, ĐăkLăk, Kon Tum và Tây Ninh, kết hợp các

phương pháp nghiên cứu hồi cứu, định tính và định lượng.

Đối tượng nghiên cứu: Nhóm quản lý, nhóm bác sỹ xã/phường và nhóm người dân.

Kết quả nghiên cứu: Đưa bác sỹ về công tác tại xã là một chủ trương đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên tiến độ thực

hiện chủ trương này không đồng đều giữa các địa phương.

Hơn 80% bác sỹ xã/phường là người địa phương. Có 53% là nam giới; 90% ở độ tuổi 30 – 45; 51,3% được đào tạo

chính quy. Họ đang đảm nhiệm nhiều hoạt động quan trọng như: KCB, quản lý các chương trình mục tiêu y tế quốc gia,

truyền thông giáo dục sức khoẻ và lãnh đạo trạm.

Bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã/phường đem lại nhiều chuyển biến tích cực: cải thiện tình hình sức khoẻ dân cư ,

tăng chỉ tiêu thực hiện các chương trình y tế quốc gia và đặc biệt là tăng các loại dịch vụ kỹ thuật tại trạm, tăng chỉ số thu hút

bệnh nhân. Tuy nhiên, chỉ có 49,1% bác sỹ hài lòng với công việc, 80% hiện đang gặp khó khăn trong cuộc sống, 70% thiếu

kiến thức, 60% thiếu trang thiết bị, 40% thiếu thuốc...

Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bác sỹ xã/phường, cần chủ động tạo nguồn bác sỹ là người địa ph-

ương, thực hiện chế độ tuyển dụng linh hoạt, chế độ đào tạo phù hợp với nhóm đối tượng này; có chế độ phụ cấp ưu đãi; tổ

chức và sắp xếp nhân sự hợp lý tại các TYT xã/phường, thay đổi phân tuyến kỹ thuật và cải thiện điều kiện trang thiết bị, cơ

sở nhà trạm.

 Ngày 25/07/2006

Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế quản lý, đánh giá hiệu quả quản lý hệ thống y tế tuyến huyện tại nmột số tỉnh đồng bằng bắc bộ

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU CƠ CHẾ QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ TUYẾN HUYỆN TẠI MỘT SỐ TỈNH

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘLê Quang Hoành, Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Mai Oanh,

Phan Hồng Vân, Dương Huy Lương,Trịnh Hùng Cường, Khương Anh Tuấn

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Năm công bố:2005Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện trong

giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thái Bình ở 14 huyện/thị. Phương pháp nghiên cứu kết

18

Page 19: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

hợp phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) tại địa phương và tổ chức hội thảo tại Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tách quản lý nhà nước về y tế khỏi Trung tâm Y tế huyện là cần thiết, Nghị định 12 của Chính phủ là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này còn chưa đầy đủ, chưa nêu rõ cơ chế hoạt động, quyền hạn và vai trò của chuyên viên y tế, chưa đề cập tới việc đào tạo, trang bị kiến thức quản lý nhà nước cho chuyên viên y tế. UBND các tỉnh, thành phố đều đã có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định nhưng không phải tất cả các tỉnh, thành phố đã thực hiện. Thậm chí ngay trong 1 tỉnh cũng không phải đã thực hiện được ở tất cả các huyện;Những huyện đã triển khai Nghị định 12 gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.

Nguyên nhân dẫn đến việc chưa triển khai hoặc triển khai Nghị định nhưng chưa hiệu quả: do chưa có sự chuẩn bị kỹ về nhân sự (đủ về số lượng và có kỹ năng quản lý nhà nước về y tế); Chưa có cơ chế phối hợp hoạt động phù hợp; Chưa chỉ rõ nguồn tài chính để thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã nêu.

Tóm lại: Nghị định ban hành nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ được giao với năng lực và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, chưa phân định rõ chức năng và cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên môn (Sở Y tế) với cơ quan quản lý Nhà nước (UBND huyện). Để Nghị định 12 thực sự đi vào cuộc sống cần phải có đủ nguồn lực: nhân lực, tài chính và phân định rõ chức năng.

Ngày 25/07/2006

Một số yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại một số thôn, làng thuộc xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

MỘT SỐ YẾU TỐ VĂN HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TẠI MỘT SỐ THÔN, LÀNG THUỘC

XÃ THANH TÙNG, HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG

 

Lưu Hoài Chuẩn, Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và chính sách y tế

Năm công bố: 2003

 

Mục tiêu: xác định và phân tích những yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến việc chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ

nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Đối tượng: nhóm cán bộ quản lý, lãnh đạo, nhân viên y tế thôn và các hộ gia đình.

Phương pháp: thu thập, phân tích thông tin có sẵn; phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và điều tra bằng bảng hỏi.

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu xác định những nội dung và chỉ tiêu các yếu tố văn hoá tác động đến sức khoẻ

trong Làng Văn hoá bao gồm 10 vấn đề: (1) Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ; (2) Sử dụng nước hợp vệ sinh; (3) Xây dựng

và sử dụng hố xí hợp vệ sinh; (4) Xây dựng và sử dụng nhà tắm hợp vệ sinh; (5) Sử dụng phân chuồng hợp vệ sinh; (6) Bảo

quản hoá chất an toàn; (7) Không để vụ ngộ độc thức ăn, nước uống trên địa bàn dân cư; (8) Thực hiện tốt các chỉ tiêu sức

khoẻ; (9) Phòng chống tệ nạn xã hội; (10) Thực hiện tốt Chương trình PCTNTT.

19

Page 20: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

Khuyến nghị: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác xây dựng Làng Văn hoá; Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong nhân dân; Phát động thành phong trào thi đua đặc biệt nhân những ngày lễ lớn trong toàn dân; Vận động nhân dân xây dựng, hoàn thiện các công trình vệ sinh; Tổ chức vận động và kiểm tra các gia đình giữ gìn vệ sinh nhà cửa, sân vườn, các công trình vệ sinh, thực hiện ăn uống hợp vệ sinh.Những yếu tố chính ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại hai trạm y tế

xã ở một huyện của Hải Phòng

NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH

TẠI HAI TRẠM Y TẾ XÃ Ở MỘT HUYỆN CỦA HẢI PHÒNG

 

Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Mai Oanh,

Khương Anh Tuấn, Nguyễn Phương Hạnh

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Năm công bố: 2002

 

Trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhà nước, TYT xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ y tế xã khi ốm đau hiện tại là rất thấp. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu vai trò của TYT trong KCB cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT xã.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Hai trăm hộ gia đình được điều tra nhằm thu thập các thông tin về tình hình ốm đau cũng như tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân.

Một số kết quả chính: Tỉ lệ sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở 2 xã nghiên cứu rất khác nhau, 45,7% và 15,8%. Lý do chính của việc ít sử dụng DVYT tại TYT xã của người nghèo là khó khăn về kinh tế. Người nghèo chủ yếu tự mua thuốc điều trị ở hiệu thuốc tư nhân. Đối với người dân không nghèo, việc người dân lựa chọn hoặc không lựa chọn TYT xã để khám chữa bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thứ nhất, sự phát triển của y tế tư nhân (bao gồm cả thầy thuốc công có KCB ngoài giờ) làm cho người dân có nhiều khả năng lựa chọn hơn và thường đến y tế tư nhân khám chữa bệnh. Thứ hai, chất lượng khám chữa bệnh của TYT xã cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế tại TYT xã của người dân. Hầu hết người dân đều mong muốn được KCB tại TYT xã nếu chất lượng khám chữa bệnh của TYT xã được nâng cao. Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là chi phí khám chữa bệnh và cách chi trả. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí KCB tại TYT xã cao hơn chi phí KCB ở cơ sở y tế tư nhân, người dân phải chi trả trực tiếp và chi trả ngay cho cơ sở y tế nhà nước trong khi có thể được nợ tiền khi KCB ở cơ sở y tế tư nhân. Sự thuận tiện của cơ sở y tế về khoảng cách cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng DVYT tại TYT xã của người dân.

Kết luận: Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế tại TYT xã nhưng trong đó sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân; chất lượng KCB của cơ sở y tế và yếu tố kinh tế là yếu tố chính ảnh hưởng tới sự sử dụng dịch vụ này.

TÌNH HÌNH BẢO HIỂM Y TẾ, SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHI TIÊU Y TẾ TẠI HAI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ BẮC GIANG: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN

20

Page 21: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

TÌNH HÌNHBẢO HIỂM Y TẾ, SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ CHI TIÊU Y TẾ TẠI HAI TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ BẮC GIANG: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN

Đàm Viết Cương, Trần Văn TiếnNguyễn Khánh Phương,Trần Thị Mai Oanh

Hoàng Thị Phượng, Khương Anh Tuấn và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tếNăm công bố: 2007

Giới thiệu:

Phát triển Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những ưu tiên hàng đầu của y tế Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region>. Dự án “Phát triển BHYT nông thôn công bằng và bền vững đảm bảo CSSK cho người dân tại Việt Nam và Trung Quốc” do EC tài trợ nhằm mục đích cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách phát triển và thực hiện thành công BHYT tại vùng nông thôn thông qua một nghiên cứu can thiệp. Một cuộc điều tra cơ bản đã được tiến hành nhằm cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho việc thiết kế nội dung can thiệp và làm cơ sở cho đánh giá hiệu quả can thiệp sau này. Báo cáo trình bày những kết quả chính từ điều tra hộ gia đình và các cơ sở y tế.Phương pháp

Cuộc điều tra được tiến hành tại hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang năm 2006. Bốn huyện được lựa chọn từ hai tỉnh với tiêu chí hai huyện trong cùng tỉnh phải có mức độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương và có triển khai BHYT tự nguyện. Bốn huyện được chọn là Nam Sách và Chí Linh tại Hải Dương; Yên Dũng và Việt Yên tại Bắc Giang. Tổng số 2.394 hộ gia đình đã được phỏng vấn.Bên cạnh điều tra hộ gia đình, thông tin về BHYT như độ bao phủ, doanh thu, tình hình sử dụng và chi tiêu cho khám chữa bệnh của các thành viên BHYT đã được khảo sát tại cơ quan BHYT và bệnh viện huyện thông qua các mẫu khảo sát được thiết kế sẵn. Kết quả

Độ bao phủ của BHYT tại các huyện nghiên cứu dao động từ 40-50%. Học sinh sinh viên là thành phần chủ yếu tham gia BHYT tự nguyện. Có khoảng 70% nông dân chưa có BHYT. Người nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người tham gia BHYT, tuy nhiên vẫn còn khoảng 20-30% hộ gia đình báo cáo thuộc diện hộ nghèo nhưng vẫn chưa được cấp thẻ BHYT. Những biểu hiện lựa chọn ngược trong việc tham gia BHYT của đối tượng hội đoàn thể biểu hiện khá rõ. Hiểu biết và nhận thức về BHYT trong người dân còn rất hạn chế. Khó khăn về tài chính là lý do chủ yếu không tham gia BHYT tự nguyện. Về hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế, tỷ lệ ốm không đi khám bệnh thấp nhưng tỷ lệ tự điều trị vẫn cao, đặc biệt tại Hải Dương. Người có BHYT sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn người không có thẻ BHYT. So với năm 2005, người nghèo đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhiều hơn. Mức độ hài lòng với dịch vụ y tế trong số các bệnh nhân BHYT thấp hơn bệnh nhân tự trả phí. Hai vấn đề chủ yếu làm bệnh nhân ít hài lòng là điều kiện cơ sở vật chất và thái độ của nhân viên y tế. BHYT đã giảm rõ rệt chi phí khám chữa bệnh cả ngoại trú và nội trú. Tuy nhiên, bệnh nhân BHYT vẫn phải trả một khoản đáng kể khi đi khám chữa bệnh. Kết luận

Để đảm bảo tính bền vững và công bằng, cần có những điều chỉnh đối với BHYT. Nghiên cứu can thiệp cần tập trung vào các vấn đề sau: nâng cao nhận thức và hiểu biết về BHYT cho người dân; tăng cường năng lực quản lý BHYT; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; kiểm soát chi phí; và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo và cận nghèo.

Ngày 26/02/2009

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ Ở NÔNG THÔN CÔNG BẰNG VÀ BỀN VỮNG NHẰM NÂNG CAO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI DÂN

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ Ở NÔNG THÔN CÔNG BẰNG VÀ BỀN VỮNG NHẰM NÂNG CAO CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI DÂN -

21

Page 22: Mot so ket qua nghien cuu vien chinh sach y te

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến,Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh

Hoàng Thị Phượng, Dương Huy Lương và cộng sự

Nơi công bố: Viện Chiến lược và Chính sách Y tếNăm công bố: 2007

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu nhận thức của các nhóm đối tượng khác nhau về BHYT, tìm hiều kiến thức/hiểu biết của người dân về các mô hình BHYT hiện tại, phân tích khả năng tham gia BHYT của người dân và nêu lên một số khuyến nghị phục vụ xây dựng các can thiệp hợp lý.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Số liệu thu thập được phân tích theo phương pháp phân tích mã hóa.Đối tượng đích nghiên cứu bao gồm đại diện chính quyền địa phương, đại diện ngành y tế và BHXH các cấp, đại diện các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhóm dân cư tham gia BHYT và không tham gia BHYT.

Kết quả nghiên cứu: (1) Hầu hết các đối tượng tham gia nghiên cứu nhận thức được mục đích và ý nghĩa của BHYT. Các nhóm đối tượng khác nhau nhận thức về BHYT ở mức độ khác nhau; (2) Hiểu biết về các mô hình BHYT của các đối tượng nghiên cứu khác nhau ở mức độ khác nhau. Nhóm tham gia BHYT bắt buộc hiểu biết khá đầy đủ về các mô hình BHYT trong khi các nhóm còn lại hiểu biết hạn chế hơn; (3) Trừ nhóm tham gia BHYT bắt buộc, các nhóm khác không hài lòng với các mô hình BHYT hiện tại. Lý do khiến các nhóm không hài lòng gồm: mức phí BHYT cao, thẻ BHYT được cấp phát chậm chễ, thông tin trên thẻ không chính xác, thiếu thông tin về BHYT và không có cơ chế phản hồi. Các đối tượng tham gia nghiên cứu không hài lòng với dịch vụ KCB BHYT do phải chờ đợi lâu, quy trình KCB phức tạp, dịch vụ kém chất lượng, quyền lợi được hưởng hạn chế, thái độ của nhân viên y tế thiếu tận tình; (4) Người dân không sẵn sàng tham gia BHYT do thuốc BHYT và các dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện còn hạn chế; (5) Nhiều người dân chỉ sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB nội trú. Khi ốm đau, người dân lựa chọn KCB tại cơ sở y tế nhà nước hay tư nhân phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người dân thường đến các cơ sở y tế tư nhân và mua thuốc tại nhà thuốc tư khi mắc các bệnh thông thường. Mua thuốc tại nhà thuốc tư là hiện tượng phổ biến đối với cả người có BHYT và không có BHYT; (6) Việc triển khai các chính sách BHYT trên thực tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về phía cả cơ quan BHXH và các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế. Về phía cơ quan BHYT, đội ngũ tuyên truyền cung cấp thông tin về BHYT không được tập huấn/đào tạo nâng cao kỹ năng truyền thông, kinh phí cho truyền thông còn hạn chế, cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm công tác giám định tại các cơ sở y tế còn thiếu, cơ chế giám sát triển khai BHYT chưa được thực hiện. Về phía các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế, trần thanh toán do bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định còn hạn chế, nguy cơ bội chi và tình trạng quá tải tại bệnh viện thường xuyên xảy ra, Bảo hiểm xã hội Việt Namchậm trễ hoàn phí BHYT và mức hoàn phí không đủ so với số chi, trang thiết bị và cơ sở vất chất còn hạn chế; (7) Người dân mong muốn cơ quan BHXH tăng cường cung cấp thông tin về BHYT, cải tiến các thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính cho các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Người dân cũng mong muốn các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư nhiều hơn về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho tuyến xã, tổ chức KCB định kỳ cho người dân.

Kết luận: (1) Việc phổ biến kiến thức và truyền thông về BHYT còn hạn chế; (2) Do đó, nhận thức của dân về BHYT hạn chế; (3) Năng lực quản lý của cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở các cấp còn yếu và cần được nâng cao; (4) Chất lượng dịch vụ KCB BHYT còn kém do gói quyền lợi BHYT hạn chế; (5) Người dân chưa sẵn sàng tham gia vào các mô hình BHYT.

Khuyến nghị: (1) Chiến lược mở rộng BHYT và tăng cường sử dụng dịch vụ KCB BHYT cần quan tâm tới cả hai phương diện: tăng cường các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về BHYT, nâng cao năng lực của cán bộ BHXH để triển khai BHYT hiệu quả hơn; (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB BHYT ở các tuyến đặc biệt là tuyến xã nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế.

Ngày 26/02/2009

22