43
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE N VAÊN HIEÁ Việt Nam SỐ 7 Tháng 05-2011 TƯỚNG ĐỜ-CÁT BẮT SỐNG VÀ TẦM NHÌN XUYÊN THỜI GIAN HỒ CHÍ MINH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MIẾU NGƯỜI HOA NEO LẠI HỒN QUÊ BẦU EO HUYỀN BÍ TÂY NGUYÊN

Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

  • Upload
    le-tuan

  • View
    180

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCC E N T E R F O R R E S E A R C H C O N S E R V A T I O N A N D D E V E L O P M E N T O F N A T I O N A L C U L T U R E

NVAÊN HIEÁViệt Nam

SỐ 7Tháng 05-2011

TƯỚNG ĐỜ-CÁT BẮT SỐNG

VÀ TẦM NHÌN XUYÊN THỜI GIAN

HỒ CHÍ MINH

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MIẾU NGƯỜI HOA

NEO LẠI HỒN QUÊBẦU EO

HUYỀN BÍTÂY NGUYÊN

Page 2: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Gửi anh chị em họa sĩ.Biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi xem được. Tôi gửi

lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo.

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất

định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh.

Để làm tròn nhiệm vụ chiến sĩ, nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. Nói tóm lại là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Về sáng tác, thì cần hiểu thấu; liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy. Kháng chiến tiến bộ mạnh. Quân và dân ta tiến bộ mạnh. Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh, muốn tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi, thì anh chị em nghệ thuật cần phải dùng phương pháp tự phê bình và phê bình.

Chắc có người nghĩ: Cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị.Đúng lắm: Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hành động khác,

không thể đúng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.Tiền đồ dân tộc ta rất vẻ vang, tiền đồ nghệ thuật ta rất rộng rãi.

Chúc anh chị em mạnh khỏe, tiến bộ, thành công.Chào thân ái và quyết thắng.

Hồ Chí Minh(Báo Cứu Quốc, số 1986 ngày 5-1-1952)

THƯ GỬI CÁC HỌA SĨ NHÂN DỊP TRIỂN LÃM HỘI HỌA 1951

Page 3: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

VĂN PHÒNG TẠP CHÍ VĂN HIẾN CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM TẠI TP. HCM

N01, CHUNG CƯ K26, P. 7, Q. GÒ VẤP, TP. HCM

Chủ BiênNB. NGUYỄN THẾ KỶ

NB. VÕ THÀNH TÂN

Hội Đồng Cố VấnChủ Tịch Hội Đồng:

GSTS. HUỲNH NGỌC PHIÊN

Các thành viên

GSTS. TRẦN VĂN KHÊ

KS. TRẦN QUANG TUẤN

NB. NGUYỄN THẾ BẢO

Cố Vấn Chính Trị

NB. PHẠM ĐỨC LƯỢNG

Cố Vấn Kinh Tế

ĐOÀN TƯỜNG TRIỆU

Hội Đồng Biên TậpChủ Tịch Hội Đồng:

TS. NGUYỄN VĂN TẤN

Trưởng Ban Biên Tập - Thư Ký Toà Soạn

CN. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

TS. TRẦN ĐỨC ANH SƠN

NB – LG. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

NT - NB. BÙI QUANG THANH

PGS -TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

Ban Trị SựNGUYỄN THỊ HÀ LINH

PHẠM CÔNG THÀNH

NGUYỄN THÌN

Thiết KếNGUYỄN HUỲNH PHƯƠNG DUNG

Bìa 1:TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

Tài Trợ Phát Hành:CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TRÁI TIM VIỆT

In TạiCÔNG TY IN QUÂN ĐỘI 2

ĐC: 65 HỒ VĂN HUÊ, P.9. Q. PHÚ NHUẬN, TP. HCM

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NCBT&PHVHDTTạp chí xuất bản 03 kỳ/thángKỳ chính ra ngày 25 hàng thángKỳ chuyên đề Văn hóa – Kinh tế ra ngày 15 Chuyên san Phương Nam ra ngày 10 hàng tháng

Chủ NhiệmGS. HOÀNG CHƯƠNG

Tổng Biên TậpTS. PHẠM VIỆT LONG

Phó Tổng Biên Tập Thường TrựcNB. NGUYỄN THẾ KHOA

Phó Tổng Biên TậpTS. NGUYỄN MINH SAN

NB. TRẦN ĐỨC TRUNG

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMĐC: 288B AN DƯƠNG VƯƠNG. Q. 5, TP. HCM

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊNĐC: 117 LÊ ĐỘ, ĐÀ NẴNG

VAÊN HIEÁNVIỆT NAM

NVAÊN HIEÁ

DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘCC E N T E R F O R R E S E A R C H C O N S E R V A T I O N A N D D E V E L O P M E N T O F N A T I O N A L C U L T U R E

Việt Nam 6

10

17

24

27

31

34

38

BẮT SỐNG TƯỚNG ĐỜ-CÁT

HỒ CHÍ MINH VÀ TẦM NHÌN XUYÊN THỜI GIAN

LÚA VÀ NGƯỜI

SANG THÁI LAN GẶP BÁC HỒ

TÂY NGUYÊN HUYỀN BÍ

NHÀ VĂN: SƠN TÙNGMỘT “BÚP SEN” NGỜI SÁNG

SÀI GÒN ĐẦU THẾ KỶ XXQUA MIÊU TẢ CỦA HỒ BIỂU CHÁNH

42DI SẢN KIẾN TRÚC CHĂM

45BÁNH CANH Ở HUẾ

76MỘT SỐ LƯU Ý DÀNH CHO HÀNH KHÁCH ĐI TÀU BAY

48

52

56

60

VĂN HÓA HUẾ DƯỚI MẮT NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

HÀNH KHÚC NĂM BẢY BẢY

BẦU EO NEO LẠI HỒN QUÊ

MIẾU NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHVÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT

74

66

71TOÀN CẢNH LÂU ĐÀI WARTBURG

VÀ MỘT PHẦN QUÁ KHỨ CỦA NƯỚC ĐỨC

LÀM DÂU TRĂM TRỌ

CHUYÊN MỤC HÀNG KHÔNG

152 NĂM THÀNH GIA ĐỊNH THẤT THỦ (1859-2011)VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

Page 4: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM6 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 7 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM6 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 7

TƯỚNG ĐỜ-CÁTBẮT SỐNG

LÊ TRỌNG TẤN

“Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố; 1914-1986), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1980-1986). Quê xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây; tham gia cách mạng 1944, nhập ngũ tháng 8.1945, Đại tướng (1984); Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1945). Tháng 8.1945 Ủy viên quân sự trong ban lãnh đạo

khởi nghĩa tỉnh Hà Đông. Cuối 1945-1950 giữ các chức vụ: Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng, quyền Khu trưởng Khu 14, Phó tư lệnh Liên khu 10, Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 209, phó chỉ huy trận Đông Khê và chỉ huy đánh binh đoàn Sactông trong chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950).Tháng 12.1950-1954 Đại đoàn trưởng đầu tiên Đại Đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 12.1954-1960 Hiệu trưởng Trường sĩ Quan Lục Quân Việt Nam. Tháng 3.1961-1969 Phó tổng tham mưu trưởng, Phó tư lệnh, Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam. 1970-1979 Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Mặt Trận đường 9, đặc phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh bộ chỉ huy Giải phóng nhân dân Lào, tham gia chỉ đạo chiến dịch Cánh Đồng Chum, Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên, Tư lệnh đầu tiên của Quân Đoàn 1, Viện trưởng Viện khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng, Tư lệnh chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)...

NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN -2007

M ười lăm giờ, tôi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo: “Tất cả các đơn vị đã được lệnh tổng công kích”. Tôi

ra lệnh cho trung đoàn 141 tiến sau đội hình Trung đoàn 209. Lúc này trung đoàn phó Thăng Bình đã ra lệnh cho Đại đội 360 phát triển sang 508, 509. Tôi ra lệnh cho Hoàng Cầm bám sát địch, thọc thẳng vào Mường Thanh. Đại đội 360 đã như một mũi tên chạy đến cầu sắt bắt qua sông Nậm Rốm. Tiếng hô bắt sống Đờ-cát đã cổ vũ anh em xông lên. Khẩu đại liên bốn nòng của địch lồng lộn bắn sang. Đạn cối nổ trên mặt cầu. Tạ Quốc Luật chỉ huy tổ đi đầu ném thủ pháo sang. Vừa lúc đó, một loạt đạn pháo của ta giập trúng trận địa hỏa lực địch bên kia cầu. Tổ ba người vọt tiến sang bên kia cầu. Một quả bom địch ném trúng mặt đường. Tổ đi đầu dừng lại trước ngã ba. Vừa lúc đó có tên cai dõng chạy qua. Anh em hỏi hầm Đờ-cát. Tên cai dõng chỉ vào ụ cao to xung quanh có bốn xe tăng đang bắn ra loạn xạ. Luật cho đánh thủ pháo đứt xích một xe tăng. Một chiếc khác bốc cháy. Hai chiếc còn lại bỏ chạy. Luật ra lệnh đánh hầm. Vinh và Nhỏ phân công nhau: Nhỏ bịt một cửa hầm, Vinh

tiến vào cửa hầm chính.Theo một hiệu lệnh chung, Vinh và Nhỏ ném hai quả pháo thủ. Khói vừa tan thì một sĩ quan trong bộ tham mưu của tướng Đờ-cát ra giơ tay xin hàng. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật xuống hầm cùng hai chiến sĩ Vinh và Nhỏ bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm, trong đó có thiếu tướng Đờ-cát. Đó là lúc Đờ-cát vừa ra lệnh đầu hàng và qua làn sóng điện từ biệt vợ con. Câu đầu tiên Đờ-cát nói với Tạ Quốc Luật là: “Xin đừng bắn tôi!”.

Nhận được báo cáo của 209 đã bắt được tướng Đờ-cát lúc 17g 30, tôi ra lệnh giải ngay Đờ-cát và toàn bộ ban tham mưu lên sở chỉ huy đại đoàn. Tôi hỏi Hoàng Cầm:

- Anh Quang Trung thế nào?- Báo cáo, anh em đã bới được rồi. Không

việc gì. Anh ấy đã hút thuốc lá.Tôi nhẹ người, hỏi tiếp:- Anh đã trông thấy Đờ-cát chưa?- Báo cáo thấy rồi.- Ăn mặc thế nào?- Báo cáo anh, Đờ-cát mặc quần áo

màu vàng nhạt, đội ca-lô đỏ, đeo quân hàm cấp tướng.

- Quân hàm nó thế nào mà anh biết là cấp tướng?

Hầm chỉ huy kiên cố nhất của cứ điểm A1 (Elian II)

Page 5: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

- Có sao anh ạ!- Được rồi, thế ai giải nó đi đấy?- Anh Thăng Bình đã đánh xe gíp đi rồi ạ!- Xe nào, ai lái?- Báo cáo, anh Thăng Bình dùng xe chiến lợi

phẩm và bắt một tù binh da đen lái.Một lát sau anh em dẫn tướng Đờ-cát vào.

Tôi và anh Trần Độ so ảnh. Đúng là Đờ-cát, tuy có xanh và gầy hơn so với lúc đeo lon đại tá. Nhìn cái mũ ca-lô đỏ tôi lại nhớ tới câu nói của Đờ-cát khi thấy quân ta chưa đánh Điện Biên: “Tôi sẽ đội cái mũ đỏ này để Việt Minh dễ nhận rõ mục tiêu!”.

Tôi gọi điện báo cáo đồng chí Tổng chỉ huy chiến dịch: “Tướng Đờ-cát hiện nay đang ở trước mặt tôi. Đã so ảnh của Bộ chỉ huy chiến dịch gửi xuống. Xác định đúng là thiếu tướng Đờ-cát và toàn bộ Bộ tham mưu”.

Lúc này cả không gian Điện Biên Phủ im lặng khác thường. Ngoài trời, một luồng gió mát làm dịu những dây thần kinh căng thẳng. Trời có trăng. Tôi cứ nhìn mãi vầng trăng non thấp thoáng trong đám mây mỏng xốp như bông. Anh Độ bảo tôi: “Nhìn kìa anh Tân!”. Tôi nhìn xuống, cả thung lũng Điện Biên rực rỡ trong ánh đuốc. Đoàn tù binh đang nối đuôi nhau đi ra khỏi Mường Thanh. Các chiến sĩ ta chốt trên các ngã, súng lắp lưỡi lê, vẫn mũ nan chân đất trong

bộ quần áo còn dính bùn đang chỉ đường cho đám tù binh đi ra theo loa phóng thanh.

Sau chiến thắng, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định duyệt binh vào ngày 13 tháng 5, tức đúng một tuần lễ sau ngày địch ở Điện Biên Phủ đầu hàng để phát huy thắng lợi và trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Bác Hồ cho đại đoàn. Thường vụ Đảng ủy họp triển khai công tác chuẩn bị và quyết định để đồng chí Quang Trung thay mặt đại đoàn nhận cờ.

Đàm Quang Trung, người chiến sĩ Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân mười năm về trước, mũ nồi chân đất dưới lá cờ đỏ sao vàng bên gốc đa Tân Trào, nay là đại đoàn phó một đại đoàn đã đánh Him Lam mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ và kết thúc chiến dịch bằng trận đánh bắt sống tướng Đờ-cát. Hình ảnh Quang Trung được cử để nhận cờ vừa cụ thể lại vừa tượng trưng cho sự lớn mạnh của quân đội ta.

Tôi giục Quang Trung cắt tóc, cạo râu và chọn bộ quân phục mới nhất để chuẩn bị đi nhận cờ của Bác.

Vài ngày sau, chúng tôi xin phép Bộ chỉ huy chiến dịch đi xem cách bố phòng của địch. Chúng tôi mượn một chiến xe chiến lợi phẩm đi theo những trục đường chính để tránh mìn. Từ Him Lam, chúng tôi theo trục đường chính mà mấy hôm trước đây địch thường dùng để

Cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Bác Hồ trao tặng

phản kích, thọc thẳng xuống sở chỉ huy của tướng Đờ-cát.

Chứng tích của một sức mạnh bị đánh bại lớp lớp, tầng tầng trên toàn bộ lòng chảo Điện Biên. Có những cứ điểm còn nguyên vẹn những bãi mìn, những lớp rào kẽm gai, những lô cốt, hỏa điểm bắn thẳng, bắn chéo, bắn lướt sườn, hầm ngầm, điểm tựa, sở chỉ huy… Có những cứ điểm bị dập nát từng mảng, những đống vỏ đạn dày có ngọn, bông băng, vỏ đồ hộp, vải dù, tăng bạt xen lẫn với những tranh ảnh khỏa thân và những cuốn sách “diễm tình”, những cuốn nói về người lính lê dương, kinh thánh, lịch bỏ túi của tướng Na-va dạy lính cách sống ở Việt Nam. Những con ruồi đuổi không thèm bay tranh nhau ăn trên đống vỏ đồ hộp, những cuộn bông băng lẫn máu và bùn. Một chiếc máy bay Hen Cát cắm đầu xuống một đoạn hào giao thông trục, thân nát vụn. Những chiếc xe tăng đứt xích bị lật nghiêng bên cạnh những khẩu súng máy nát vụn.

Xe chúng tôi qua cầu Nậm Rốm, nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa ta và địch trước khi vào hầm tướng Đờ-cát. Bên kia cầu, khẩu đại liên bốn nòng nước thép còn mới bên cạnh đống vỏ đạn vàng chóe. Nghe nói trước đây là nương dâu xanh ngắt chạy dọc theo sông Nậm Rốm. Anh em biết tiếng Thái nói với tôi Nậm là sông, Rốm nghĩa là gỗ lát. Nậm Rốm là con sông có gỗ lát. Từ đầu cầu rẽ sang trái khoảng 150 mét là hầm tướng Đờ-cát. Những cỗ lựu pháo của chúng ta đặt trên đỉnh núi đã bắn rất trúng trận địa pháo của địch. Một chiếc xe gíp từ hầm Đờ-cát đi ra. Tôi gặp anh Cao Văn Khánh trên xe. Anh Khánh được phân công trao trả thương binh địch tại Điện Biên Phủ. Thấp thoáng phía sau là một phụ nữ dáng người chắc nịch. Cô chào tôi, giọng Huế ngọt ngào. Anh Khánh giới thiệu cô Toản, y sĩ. Tôi có biết tên nhưng nay mới gặp người. Và tôi cũng biết chỉ vài ngày nữa cô gái Huế dịu dàng thùy mị này sẽ trở thành chị Khánh ở ngay trên mảnh đất Điện Biên lịch sử này. Tôi chúc mừng hạnh phúc của hai anh chị.

Chúng tôi vào hầm Đờ-cát. Trên nắp hầm là những bao cát. Xung quanh hầm là dãy thùng phuy đổ đầy đất xếp bao cát. Dưới lớp bao cát dày hơn hai mét là những tấm tôn thép uốn cong

rồi đến những tấm vỉ sắt lót sân bay. Dưới cùng là những tấm gỗ thông dày. Hầm có bốn gian dài khoảng 9 mét, rộng 4 mét, cao 2,5 mét. Mỗi gian có tường ngăn cách dày 1 mét. Một hành lang chạy dọc nối các gian hầm. Tường hầm ốp ván gỗ, căng vải dù. Sàn cũng trải vải dù. Những chiếc cột gỗ chắc chắn bằng gỗ lim đã lên nước bóng loáng. Đó là những cột nhà của nhân dân Noong Nhai, Cà My. Phía nam có đường thông sang khu vực tổng đài. Gian nào cũng có giường gấp, căng vải bạt, ghế gấp, bàn gấp, kiểu bàn ghế dã ngoại, lại có cả bồn tắm và máy điều hòa. Thật là một sở chỉ huy có đầy đủ tiện nghi cho sinh hoạt của con người và đầy đủ phương tiện chỉ huy, vừa hiện đại, vừa an toàn. Anh em quân báo của Bộ làm nhiệm vụ thu thập tài liệu trên bàn Đờ-cát đưa cho tôi xem một mệnh lệnh của Đờ-cát kí ngày 20 tháng 4 năm 1954: “… Sự cần thiết về tiếp tế đạn dược bắt buộc phải rút xuống đến mức tối thiểu yêu cầu về lương thực hằng ngày…”.

Một cán bộ nói vui:- Đờ-cát cũng biết bớt ăn để lấy đạn đánh ta

đấy chứ!- Chắc chắn là chỉ bớt một lính thôi.Tôi đọc tiếp mệnh lệnh của Đờ-cát: “Các ông

chỉ huy các cứ điểm chịu trách nhiệm về việc thu hồi dù tiếp tế trong phạm vi của mình. Mỗi cứ điểm phải cử ra một trung đội có một sĩ quan chỉ huy chịu trách nhiệm giữ trật tự về việc thu hồi. Kẻ nào bị bắt quả tang ăn cướp sẽ bị bắn ngay, không cần xét xử. Lệnh này phải được thi hành một cách nghiêm ngặt ngay lập tức”.

Từ một sở chỉ huy đầy đủ tiện nghi, viên tướng đã ra những mệnh lệnh như thế!

Tôi bỗng nhớ tới những sở chỉ huy của những tên chỉ huy thấp hơn tướng Đờ-cát. Từ chỗ ăn ở của tên cai bảo an ninh đồn Đồng Quan vừa chỉ huy vừa đánh tổ tôm đến trại lính khố xanh của quản Dưỡng ở thị xã Hà Đông, hầm của tên chỉ huy Đông Khê, vị trí chỉ huy của tướng Gin chỉ huy của tướng Đờ-cát ở tập đoàn cứ điểm này có biết bao đổi thay.

L. T. T

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 9

Page 6: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM10 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 11 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM10 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 11

HỒ CHÍ MINHtầm nhìnxuyên thời gian T rong suốt cuộc đời cách

mạng của Bác, chúng ta từng chứng kiến một khả năng đặc biệt của Người là thấy trước, dự báo khá chính

xác những diễn biến sẽ xảy ra. Đó là tầm nhìn xuyên thời gian dựa trên những kiến thức khoa học, sự uyên bác của bậc vĩ nhân.

Người từng nói: “Mình không phải là thầy bói”. Nhưng có một sự thật là Người linh cảm – và linh cảm chính xác – những sự việc quan trọng sẽ diễn ra vào mỗi thời điểm. Chứng kiến những dự báo đã trở thành hiện thực của Người, nhiều người nói Bác là một nhà tiên tri tài ba…

Ngay từ năm 1924, Người nói: “Vì đã trở thành một trung tâm mà bọn đế quốc tham lam đều hướng cả vào nhòm ngó, nên Thái Bình Dương và các nước thuộc địa xung quanh Thái Bình Dương, tương lai có thể trở thành một lò lửa của một cuộc chiến tranh thế giới mới”. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, tr. 205). Thực tế đã khẳng định điều tiên đoán: quân phiệt Nhật Bản trở thành một thành viên của phe Trục và là nhân tố trực tiếp gây ra cuộc đại chiến thế giới thứ hai khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Năm 1942, tại hang Pắc Bó (Cao Bằng), Người viết “Lịch sử Việt Nam diễn ca” bằng văn vần, dễ đọc dễ thuộc, nhằm động viên đồng bào các dân tộc tham gia Việt Minh (Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh – viết tắt là Việt Minh – năm 1941) đấu tranh bằng mọi hình thức để giành độc lập tự do cho các dân tộc, cho đất nước. Câu kết luận của “Lịch sử Việt Nam diễn ca”:

Nay ta đã có Việt Minh Đủ tài lãnh đạo dân mình đấu tranh 45 năm sự nghiệp hoàn thành. (Sđd. tập 3, tr. 230).Năm 1944, khi Đại chiến thế giới lần thứ

hai còn diễn ra ác liệt trên khắp các chiến trường, Người nhận định: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hay một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, Ta phải làm nhanh” (Sđd tập 3, tr. 505). Tầm nhìn

sâu sắc thể hiện qua dự báo ấy tạo điều kiện và cơ hội ngàn năm có một cho các lực lượng vũ trang và toàn dân ta kịp thời chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công vang dội.

Cùng thời gian ấy – những ngày tháng Tám năm 1945 – do tình hình sức khỏe, Người không thể có mặt thường xuyên trong Hội nghị Trung ương. Nhưng Người đã tranh thủ từng phút quí báu đóng góp những ý kiến cụ thể, xác đáng về những nhiệm vụ cấp bách của Cách mạng: Phát động cao trào khởi nghĩa trong cả nước – thành lập, mở rộng khu giải phóng mới ra khắp nước, củng cố khu giải phóng đã có… và cần làm hết sức khẩn trương trước khi quân Đồng minh vào. Người nói: “Tích cực thì nắm được thời cơ, không tích cực thì thời cơ không chờ mình….” (Bác Hồ ở Tân Trào, Hội VH-NT Tuyên Quang, tr. 195). Toàn quân toàn dân ta đã chấp hành nghiêm túc dự báo của Người và thu được thắng lợi to lớn trong năm 1945.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký của mình về câu trăng trối của Người (khi Người ốm nặng tưởng không qua khỏi): “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập”. Hồi ấy chúng ta chưa phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn nhưng theo tinh thần Hồ Chí Minh, hai thập niên sau, dãy Trường Sơn trở thành điểm quyết chiến chiến lược trong cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược dẫn đến đại thắng Mùa Xuân 1975.

Trước khi trở về Thủ đô – ngày 25-8-1945 – Người căn dặn các cán bộ còn phải ở lại chiến khu rằng: Đất nước mới giành lại chính quyền nên thiếu nhiều cán bộ tiếp quản chính quyền địch nhưng rất cần cán bộ tiếp tục xây dựng chiến khu phòng khi bất trắc, chúng ta có thể phải trở lại đây một lần nữa. Sau này, khi trở lại Việt Bắc tổ chức cuộc trường kỳ kháng chiến, nhiều anh chị em nhớ lại lời dạy của Người năm xưa mới thấm thía làm sao. Người nhìn rất xa, tầm rất rộng, thật là hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước.

Trong bài “Giấc mơ mười năm” Người viết năm 1947 kể về một chiến sĩ đánh trận bị thương nặng lâm vào hôn mê, khi anh tỉnh lại

&T.S Triết học TRẦN NHU

Page 7: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM12 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 13 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM12 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 13

thì cuộc trường kỳ kháng chiến đã thành công (Thực tế, cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã kéo dài 9 năm, kể từ ngày Nam Bộ kháng chiến 23-9-1945). Không chỉ đúng về thời gian mà những gì Người mô tả cảnh nhân dân Thủ đô đón tiếp các đơn vị quân đội nhân dân về giải phóng quê hương hoàn toàn đúng với thực tế những gì diễn ra trên khắp các đường phố Hà Nội trong những ngày tháng 10 - 1955: “Cờ đỏ sao vàng rực thành thị và thôn quê. Đâu đâu cũng kéo cờ, treo đèn kết hoa. Nhân dân ở cách thủ đô và tỉnh lỵ 20, 30 cây số đều kéo nhau về tụ họp. Mỗi người cầm một lá cờ nhỏ, một đoàn dẫn đầu bằng là cờ to. Thành thử các nẻo đường trở nên những dòng sông người và làn sóng người và làn sóng cờ, chạy mãi, chạy mãi không ngớt…” (Sđd. tập 5. tr. 620).

Nhân dân Việt Nam chỉ có được quãng thời gian ngắn sống trong không khí độc lập và hòa bình (thậm chí Nam bộ chỉ có đúng 3 tuần lễ 2/9 – 23/9-1945). Người viết: “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng nhân nhượng để giữ hòa bình. Dù thực dân Pháp đã bội ước, đã gây chiến tranh, nhưng gần một năm tạm hòa bình (ở miền Bắc) đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản” (Sđd tập 6, tr. 162). Toàn quốc kháng chiến là tất yếu nhưng chúng ta phải kháng chiến trường kỳ trong bao lâu? Ngay khi mở đầu cuộc kháng chiến, Người lệnh cho quân đội và nhân dân “Trường kỳ kháng chiến, để đánh tan mưu mô đánh mau thắng mau” của thực dân.

Khi cuộc kháng chiến bước vào thời kỳ quyết liệt, vô cùng gian khổ, Người viết: “Xét kinh nghiệm các nước và lịch sử nước nhà, thì chúng ta thấy rằng: Cách mạng giải phóng của Mỹ 6 năm mới thành công. Cách mạng Pháp 5 năm. Cách mạng Nga 6 năm. Cách mạng Tàu 18 năm mới thành công. Tổ tiên ta chống ngoại xâm đời Trần 5 năm, đời Lê 10 năm mới thắng lợi” nhằm mục đích giúp cán bộ – chiến sĩ không vương vấn về thời gian để tập trung ý chí cao cho cuộc kháng chiến.

Năm 1947, thực dân Pháp đưa quân ồ ạt tấn công chiến khu Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh nhưng chúng đã thất bại. Người dự báo “Thực dân chưa bị đánh quỵ. Chúng sẽ tấn công Việt Bắc lần nữa. Chúng sẽ tấn công nơi này rồi đến nơi khác. Rồi đây chúng sẽ thành lập chính phủ bù nhìn. Chúng sẽ dùng mưu độc ác đem người Việt đánh người Việt. Cuộc kháng chiến sẽ gay go hơn” (Sđd. tập 5. tr. 368). Những gì diễn ra trên chiến trường và chính trường các năm 1948 - 1950 khẳng định những dự báo chính xác này.

Cuối năm 1953, sau chiến dịch Tây Bắc thắng lợi, đại quân ta chuẩn bị bước vào chiến dịch mang tính chiến lược mùa Xuân năm 1954: chiến dịch Trần Đình (tức chiến dịch Điện Biên Phủ). Trong giai đoạn chuẩn bị, Người nói: “Thực dân Pháp trù tính quân ta đánh thắng nhiều nơi nữa, không loại trừ quân ta đánh cả vào Hà Nội. Nó ra sức củng cố tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tính gắng giữ được Điện Biên Phủ là giữ được

Hà Nội. Vì vậy ta cần “dĩ độc trị độc”. Ta sẽ giải phóng Hà Nội nhưng không đánh vào Hà Nội. Ta đánh Điện Biên Phủ, nếu chiến thắng được Điện Biên Phủ thì ở Hà Nội ta không cần đánh, giặc cũng tan” (Bác Hồ với các chiến sĩ cảnh vệ. Nxb CAND, 2000). Đó là phương án chiến lược đã được Người định liệu chu đáo. Trong Hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh chỉ thị của Người về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ: “không chắc thắng không đánh!”

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp ký hiệp nghị Geneva, kết thúc cuộc chiến tranh xâm

lược man rợ suốt chín năm; kẻ thù buộc phải ký tên long trọng công nhận chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội đúng như “Giấc mơ mười năm”.

Năm 1953, khi cuộc trường kỳ kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn chuẩn bị tổng phản công, quân thực dân và tay sai bị đánh dồn dập và liên tục ở nhiều chiến trường, buộc Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn, trắng trợn hơn vào cuộc chiến tranh ăn cướp phi nghĩa này. Năm 1953, Mỹ đã chi hơn 80% ngân sách chiến tranh của thực dân Pháp tại chiến trường Việt Nam. Sự dính líu có chủ đích của thực dân mới Mỹ ngày càng sâu và công khai trắng trợn hơn. Ngày 1-12-1953, tại kỳ họp của Quốc hội tổ chức trong chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch công khai nhận định: “Mỹ thì ngày

càng can thiệp vào chiến tranh Việt – Miên – Lào… Mỹ có kế hoạch thay thế Pháp từng bước” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.176). Chỉ hơn nửa năm sau, ngày 15-7-1954, sau đại thắng Điện Biên Phủ 10 ngày, trước khi các bên ký kết Hiệp nghị Geneva 5 ngày, Người nói: “Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Miên, Lào” (Sđd. tập 7. tr. 314). Chúng ta biết Mỹ là một trong những bên tham gia cuộc hòa đàm Geneva, là sen đầm quốc tế và là chủ chi cho Pháp tại chiến trường Đông Dương nói chung, Việt Nam nói

riêng, nhưng chính phủ Mỹ đã từ chối ký tên dưới Bản Hiệp nghị Geneva; đó là bước chuẩn bị đầy mưu mô cho việc thay chân Pháp ở Việt Nam sau này.

Trong Hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: “Bác Hồ – nhà tiên tri – khi gặp tôi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác đã nói: Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng đáng mừng. Nhưng chú hãy nhớ đây mới là bắt đầu. Bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ta còn phải đánh Mỹ”.

Ngay sau khi ký kết Hiệp nghị Geneva, có điều khoản quy định thời gian hai năm sau tổ chức Tổng tuyển cử trong hai miền nhằm tiến tới thống nhất đất nước Việt Nam, Người cảnh báo: “Không nên vội. Kháng chiến đến 8, 9 năm. Hiệp thương Tổng tuyển cử cũng phải lâu dài. Tháng 7 tổng tuyển cử là ta mới nói, còn phải có bên kia” (Sđd. tập 8, tr. 184). Người hiểu thấu từ trong sâu thẳm tâm địa xảo trá và bản chất thực dân trần trụi của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ và của bọn Việt gian phản động.

Nhân dân ta phải trải qua 20 năm – chứ không phải hai năm như điều khoản ghi trong Hiệp nghị Geneva - mới hoàn thành được sự nghiệp thống nhất đất nước với sức mạnh dời non lấp biển của cả dân tộc từ Bắc chí Nam dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh.

Năm 1960, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn 15 tuổi. Ngày Lễ Quốc khánh năm 1960 trùng với sự kiện chính trị lớn của cả dân tộc: Đại hội III của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua một Quyết định lịch sử: giải phóng miền Nam bằng lực lượng vũ trang toàn dân (nổi tiếng với tên gọi Nghị quyết 15). Bác tiên đoán : “Trong lúc chúc mừng ngày Quốc Khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ – Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà.

Với tinh thần hăng hái thi đua yêu nước của toàn dân ta. Với sự giúp đỡ vô tư của các nước anh em ta, trong vòng 15 năm nữa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhất định thắng lợi, sự nghiệp hòa bình thống nhất nước nhà nhất định thành công” (Sđd. tập 8, tr.184). Xin lưu ý: Chính Người gạch xóa cụm từ thì chậm lắm là 15 năm nữa cả ở hai khổ của bản gốc còn lưu giữ trong kho tư liệu Quốc gia. 15 năm nữa tính từ năm 1960 chính là năm 1975 vậy! Đó là tầm nhìn của một bậc vĩ nhân!

Cũng trong năm 1962, Người triệu tập Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, tướng Phùng Thế Tài (mới được bổ nhiệm) lên hỏi: “Bây giờ chú là tư lệnh phòng không, vậy mà chú đã biết gì về B52 chưa?” (Ông Phùng Thế Tài nay đã nghỉ hưu mang quân hàm Thượng tướng) nói rằng mình rất ngạc nhiên đến ngớ người khi Bác lại hỏi về con át chủ bài của không quân

Page 8: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM14 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 15 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM14 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 15

chiến lược Hoa Kỳ); rồi Người tiếp: “Nói thế thôi chứ có biết cũng chưa làm gì được nó, nó bay cao trên 10 cây số mà trong tay chú mới chỉ có cao xạ thôi. Nhưng ngay từ nay, là Tư lệnh bộ đội phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến thằng B52 này” (Phùng Thế Tài: Bác Hồ – những kỷ niệm không quên, Hà Nội 2002, tr. 212).

Ngày 9-2-1965, Bác viết bài “Cảnh giác đề phòng”, đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, vạch rõ những mưu đồ xảo quyệt bất nhân của các thế lực đế quốc – thực dân trước khi gây thảm họa cho các dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình: “Hitler định xâm lược Ba Lan. 8 giờ tối ngày 31 tháng 8 năm 1939, một bọn giả bộ bộ đội Ba Lan, đánh phá một đài vô tuyến điện Đức ở biên giới Ba Lan – Đức… các đài phát thanh Đức báo tin :“Ba Lan đã tấn công Đức”. Sáng hôm sau, quân đội phát xít Đức kéo đến xâm lược Ba Lan. Năm mươi bảy năm trước đây, Mỹ đã tự đánh đắm tàu Mỹ để vu cáo và gây chiến tranh với Tây Ban Nha. Năm 1950, Mỹ gây chuyện vu cáo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để mượn cớ mà xâm lược nước ấy. Mỹ đã tổ chức nổi loạn để lật đổ chính phủ của nước Guatemala… Đạp vỏ dưa tránh vỏ dừa. Nhân dân và cán bộ ta cần biết những chuyện ấy, để luôn luôn đề phòng những âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng” (Sđd. tập 7, tr. 474).

Chỉ ít lâu sau, Mỹ rêu rao vụ tàu Madoc bị hải quân Việt Nam tấn công, bè lũ hiếu chiến thực dân mới đứng đầu là Lindon B. Johnson công khai dùng không quân

hùng mạnh đánh phá miền Bắc nước ta với cuộc tập kích ngày 5-8-1964, kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng ác liệt (trọng lượng bom chúng ném xuống miền Bắc Việt Nam gấp 4 lần ở Triều Tiên trong cuộc chiến tranh từ 1950-1953, gấp nhiều lần bom Mỹ ném xuống phe trục trong Đại chiến thế giới thứ hai 1939 - 1945) với chiêu bài cứu đội quân xâm lược đến từ bên kia Thái Bình Dương. Tất cả những mưu ma chước quỷ trên đã bị quân đội và nhân dân Việt Nam đánh cho tan tác.

Sau ngày 5-8-1965 tập kích miền Bắc thất bại, đế quốc Mỹ đã đưa siêu pháo đài bay B52 vào đánh phá ở miền Nam và năm sau (1966) chúng đưa con ngáo ộp này ra miền Bắc (các tỉnh khu IV) gây cho ta nhiều khó khăn đáng kể trong những cuộc rải thảm đầu tiên trên các tuyến đường Trường Sơn. Như vậy cảnh báo của Bác Hồ trở thành… hiển nhiên.

Tướng Phùng Thế Tài kể rằng, đầu 1968 Bác đến thăm Bộ Tư lệnh Phòng không, Người cảnh báo: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước hết mọi tình huống càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, mà chuẩn bị. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam Mỹ nhất định thua – Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” (Phùng Thế Tài: Bác Hồ - những kỷ niệm không quên, 2002, tr.232).

Trong suốt 12 ngày đêm (từ 18-12 đến 30-12-1972), đế quốc Mỹ huy động tổng lực máy bay chiến lược B52 của chúng hiện có tại khu vực châu Á – Thái Bình

Dương (kể cả căn cứ chiến lược Garcia) cùng vô số máy bay chiến thuật các loại đánh phá Hà Nội, Hải Phòng… Cuộc tập kích với sức mạnh không quân chiến lược chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của chủ nghĩa thực dân – đế quốc Mỹ đã bị quân và dân ta với lực lượng tên lửa SAM I do các kỹ sư mặc áo lính Việt Nam làm chủ lực và một số lượng không nhiều tên lửa SAM II, đánh cho tan tành. 34 chiếc B52 thuộc xê-ri hiện đại nhất của Hoa Kỳ bị bắn rơi, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Trong trận quyết chiến chiến lược này (nói quyết chiến chiến lược là vì sau thất bại này Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973, công nhận đất nước Việt Nam thống nhất từ Nam Quan đến mũi Cà Mau) lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc chiến tranh, hai phi công Việt Nam dùng máy bay tiêm kích tiêu diệt pháo đài bay B52 trên độ cao hơn 10.000m. Đây là chiến thắng oai hùng mang tính chiến lược như trận Điện Biên Phủ năm 1954 và được mệnh danh là trận Điện Biên Phủ trên không.

Khi sang Pháp làm khách danh dự, Người đi máy bay của chính quyền Pháp. Thế nhưng lúc trở về Người lại chọn tàu thủy (của hải quân Pháp). Vì sao Bác thay đổi như vậy? Hãy đọc kỹ bức điện Bác gửi viên tướng tham mưu trưởng quân đội Pháp: “Trung tá Tutenges, đã cùng tôi lượt đi bây giờ lại cùng về với tôi, là một người can đảm. Nhân dịp này tôi phải báo để Ngài quan tâm tới trung tá” (Sđd. tập 4, tr. 309). Trung tá Tutenges có hành động gì trong chuyến đi mà Người cho là can đảm và đằng sau “sự can đảm” ấy phải hiểu thế nào cho đúng?

Việc Bác quyết định sang Pháp từng khiến cán bộ và nhân dân ta lo lắng cho sự an nguy của Người. Trường hợp Vua Duy Tân sau khi mãn hạn đày biệt xứ ở đảo Reunion đã không thể sống sót sau tai nạn máy bay (do Chính phủ Pháp cử đến đưa Ngài về Paris). Vua Duy Tân mất tích hay chết mất xác? Đến nay người Pháp vẫn phong tỏa triệt để bí ẩn này một cách đầy chủ đích. Vậy thì việc thay đổi đột ngột phương tiện giao thông của Người cũng đầy chủ đích và cực kì sáng suốt.

Về phát triển nông nghiệp Bác cũng có những dự báo mang tầm chiến lược. Người từng đề cập rất sớm về quá trình đi lên của nông nghiệp, phát triển nông thôn, nâng cao mức sống nông dân “Cái thìa khóa của việc phát triển nông nghiệp là chỉnh đốn tốt Ban quản trị Hợp tác xã… Chính vì nông dân là người sản xuất ra lúa gạo nhưng tình cảnh người nông dân không có đất để cày cấy mà phải chịu sự bóc lột của địa chủ nên cách mạng phải thực hiện việc người cày có ruộng. Nó là một động lực để thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Tuy về sau có sai lầm trong cải cách ruộng đất nhưng cũng không thể xóa đi thành quả lớn của cách mạng ruộng đất: 8 triệu nông dân đã có ruộng cày.” (Sđd. tập 8, tr. 279). Người đề cập rất sớm về quá trình đi lên của nông nghiệp: từ tổ đổi công lên hợp tác xã rồi lên quy mô

lớn hơn… ”Thế cũng chưa hết, còn phải làm cho nông nghiệp xã hội hóa thì nông nghiệp mới thật sự phát triển, đời sống nông dân mới vươn đến thật sự ấm no” (Sđd. tập 8, tr.76). Một sự thật là chúng ta chưa hiểu hết nội dung xã hội hóa nông nghiệp là gì? Có thể đó chính là nguyên nhân mà cuộc Cách mạng nông nghiệp chưa đi đến thành công? Ngày nay khi xem phim “Bí thư tỉnh ủy”, nhiều người cho rằng ông Kim Ngọc là người tiếp thu được một phần nào ý tưởng xã hội hóa sản xuất nông nghiệp của Bác với các phương pháp khoán và các khâu dịch vụ riêng lẻ như con giống – thủy lợi – làm đất… Có thể ông Kim Ngọc đã đọc và hiểu ý của Bác qua câu: “Nông nghiệp cũng có “guồng máy” của nó. Từ lúc chọn giống đến ngày đưa thóc vào kho, mọi công việc phải ăn khớp, nhịp nhàng với nhau, thì kết quả thu hoạch mới tăng” (Sđd. tập 10. tr. 352).

Về hoạt động của hệ thống chính trị của Đảng lãnh đạo, nhiều người cho rằng câu nói chí tình chí lý của Hồ Chủ Tịch trích nguyên văn dưới đây không chỉ là cảnh báo nghiêm khắc mà còn là những dự báo cần quan tâm một cách nghiêm túc: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm nay là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và mai sau vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (Sđd. tập 12, tr. 557).

Bác không chỉ dự báo chính xác những nội dung

Page 9: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM16 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 17 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM16 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 17

liên quan đến cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và đất nước – kể từ lời dự báo đầu tiên năm 1924 về nguy cơ chiến tranh khu vực Thái Bình Dương liên quan đến vận mệnh của nước ta mà còn liên quan đến những tranh chấp mang tính quốc tế.

Trong bài báo đăng ngày 22-11-1946 Người viết: “Bắc cực: một địa điểm quân sự chiến lược sau này” và cho rằng đây sẽ là nơi xảy ra tranh chấp quyết liệt giữa Mỹ, Canada, Nga…và có thể dẫn đến chiến tranh… Những gì diễn ra ở Bắc cực trong thời gian qua đang chứng minh tiên đoán ấy của Người.

Năm 1945, trong năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Người phát động phong trào xóa nạn mù chữ, coi mù chữ là giặc nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm. Mãi đến thập niên 90 thế kỷ XX, tổ chức lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc mới đề ra nhiệm vụ cho cộng đồng thế giới, cho các quốc gia thành viên nhiệm vụ nêu trên.

Mùa Xuân năm 1959, Người phát động phong trào Toàn dân trồng cây để cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường để con người tìm lại sự hài hòa với thiên nhiên. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn thực hiện và nhắc nhở mọi người công việc vô cùng hữu ích ấy:

“Mùa Xuân là Tết trồng câyĐể cho đất nước càng ngày thêm xuân.”Ngày nay hơn lúc nào hết thế giới buộc phải quan

tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường sinh thái, coi đó là một trong những vấn đề sống còn của loài người.

Do đâu Bác có khả năng siêu phàm ấy. Bác không phải là Thánh, cũng không là thầy bói, nhưng Người linh cảm được những gì quan hệ đến vận mệnh của đất nước và dân tộc trước hết do Bác hiểu và nắm vững quy luật khách quan, điều kiện chủ quan của tình hình đương thời cộng với những kinh nghiệm sống, đấu tranh của dân tộc, giai cấp và bản thân. Người hiểu thấu nghệ thuật cách mạng cho nên có tầm nhìn chiến thuật – chiến lược. Người đề cập không ít lần về nhận định của Tôn Tử thời Xuân Thu – Chiến Quốc: “Muốn thành công phải biết trước mọi việc. Muốn biết trước không phải vì quỷ thần, không phải do bói toán” (Sđd. tập 3, tr. 544) và đi đến kết luận: “Muốn đi cho đúng với thời cuộc, chúng ta nên đặt lý trí lên trên cảm tính. Và muốn nhận định thời cuộc, chúng ta không thể không đứng ở địa vị khách quan” (Sđd. tập 4, tr. 205).

Cứ đọc và suy ngẫm hai bài thơ: “Trò chuyện với trăng” và “Học đánh cờ” của Người có thể giúp chúng ta hiểu phần nào tiên đoán chính xác, đồng thời nhận ra những nhân tố không thể thiếu cho thành công của sự nghiệp cách mạng:

“Nam Việt bao giờ thì giải phóng Nói cho nghe thử hỡi cô Hằng Trăng rằng: Tôi kính trả lời Ông Tôi đã từng soi khắp núi sông Muốn biết tự do chày hoặc chóng

Thì xem tổ chức khắp hay không Nước nhà giành lại nhờ gan sắt Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.” (Trò chuyện với trăng - 1942) “Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tấn công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công.” (Học đánh cờ - 1943)Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học

trò xuất sắc nhất, chung thủy nhất, kiên trì tư tưởng của Người nhất, đã viết: “Khi một sự việc đã xảy ra rồi, người ta dễ nhìn thấy những gì tất yếu đã dẫn dắt nó từ chỗ còn là khả năng đến chỗ trở thành hiện thực. Ta cũng dễ nói một cách đơn giản: Đáng nó phải xảy ra như thế, không thể khác được. Thực ra trong lĩnh vực xã hội, trong các cuộc đấu tranh giữa những con người có ý thức, mỗi đổi thay đều trải qua những quá trình diễn biến thường là hết sức phức tạp. Người lãnh đạo cách mạng thường phải tìm ra quy luật chung và quy luật riêng của sự vật giữa một mớ hỗn độn những hiện tượng giả, thật khó phân, giữa vô vàn mối liên hệ chằng chịt, tất cả đều vận động, phát triển không ngừng. Việc dự kiến chính xác, khoa học chiều hướng phát triển của sự vật, những tình huống lớn sẽ xảy ra trong tương lai, vô cùng quan trọng trong công tác cách mạng. Thực tế cùng với thời gian sẽ là nhà kiểm nghiệm nghiêm khắc. Những điều tiên tri đó thuộc về những thiên tài” (Võ Nguyên Giáp: Những năm tháng không thể quên).

T.S. T.H T. N

&L ú a

NgườiT.S PHAN LẠC TUYÊN

Page 10: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM18 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 19 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM18 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 19

V ùng đất đầy nắng mưa đầu Tổ quốc ta vốn là một trong những cái nôi của lúa. Nắng đã làm nên màu xanh nõn nà của

lá và màu vàng ươm của những chùm thóc trĩu hạt. Đã từ lâu đời, con người ở đây luôn gắn bó với đất - nước, với mưa - nắng, với hạt lúa – giấc mơ của người. Từ miền cao nguyên núi biếc với những sườn đồi ngập nắng, những thung lũng thẳm mù sương tới miền Đông Nam Bộ, nơi núi đồi đậm đà màu đất tươi non như đã được lửa của Hỏa Diệm Sơn thời nguyên thủy nhuộm đỏ nét hoang sơ, lúa vẫn là người bạn gần gũi với con người. Thực thể cuộc sống, chất mặn mồ hôi, niềm vui sáng tạo lao động đã được thần thoại hóa trong cái phong phú vừa hiện thực vừa thơ ngây. Và, con người nói lên cùng với thiên nhiên trong sương khói trữ tình thời hoang sơ, tiền sử:

“Uur Yaang Koe - bà thần lúa xuất hiện dưới dạng hình của chim Sum Tôk vàng tươi và chim Sum Tii đỏ rực. Chúng đậu trên cây đa Jrii và trên dây leo Klac. Chúng ỉa cứt xuống, cứt đó hóa thành lúa…” (Dân ca Mạ)

Bông lúa được con người trìu mến, nâng niu, đặt lòng tin vào sự nhiệm màu của sinh sôi nảy nở. Tư duy núi rừng xui khiến hạt lúa thân yêu đi từ cái mênh mông hoang sơ huyền thoại đến sự hiện hình, hiện thực: “Rồi khi trồng hột lúa, con người gặt về trăm hột. Bà thần Lúa sống nơi đất có mặt trời ấm áp sưởi cho hột lúa, nơi có mưa trời làm mát thân lúa, nơi có mưa lớn tràn suối, tràn hồ…” (Dân ca Mạ).

Phải chăng cây lúa được hiện thực hóa như trăm ngàn sự vật thiên nhiên khác. Lúa bắt đầu từ huyền thoại, nhưng lúa có nhiều chất trữ tình và nặng đam mê trong tình yêu rất người. Người ta trồng một loài hoa thơm tựa loài hoa Huệ (mang tên Nom Koe) để hương

thơm quyến rũ lúa, như cô gái làm đắm say người tình, để lúa đừng rời bỏ nương rẫy. Người ChơRo ở miền Đông Nam Bộ coi cây lúa hòa đồng trong khái niệm sinh sôi, nảy nở như đất, như giống cái, như đàn bà. Họ đặt tên cho lúa là Nếp Mẹ (Nhpal Chrau Jro) và Chrau Jro là tính danh của dân tộc này (nay viết là ChơRo). Người Chơ Ro đem chính tính danh của dân tộc mình đặt cho lúa khiến từ huyền thoại lúa đã trở về hiện thực ngự trị sâu thẳm trong trái tim người.

Người Chăm vùng Thuận Hải là một dân tộc có truyền thống nông nghiệp lâu đời, kỹ thuật canh tác và làm thủy lợi tiến tới trình độ cao:

“Nước hồng con cá cũng hồngCái đầm trên núi ấy không có nguồn”(Dân ca Chăm vùng Thuận Hải)Ngày nay, những dấu tích thủy lợi của người Chăm

thời xa xưa còn thấy từ Quảng Trị trở vào, có rõ nhất là ở vùng Thuận Hải như đập NhaTrinh Chakhông (làm vào khoảng thế kỷ 13), đập Ma-rên (làm vào khoảng thế kỷ 17). Người Chăm, người Việt cũng như các dân tộc ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ coi lúa với khái niệm phì nhiêu, sinh sôi nảy nở của người đàn bà. Trong ngôn ngữ, những chu kỳ phát triển của lúa được coi như sự trưởng thành của phái nữ: lúa con gái, lúa chửa. Lễ cúng mừng lúa chửa (Paday mư tia) có cả những thức mà người đàn bà khi thai nghén thèm ăn như: nem chua, cá tươi, trái me xanh. Rõ ràng sự trìu mến, săn sóc lúa có khác chi tình cảm cưng chiều đối với người nữ trước khi vào ở cữ.

Vùng Pleiku, Cheoreo, núi rừng mênh mông đầy lau trắng ven suối hoặc lưng đèo thanh thoát và hoang sơ như bài thơ cổ. Xen kẽ những nương rẫy xanh tươi, lúa ngô vàng chín cho ta những mảng màu “nóng” và tương phản đầy nét nhiệt đới, nơi hội tụ giao hòa của cái sung mãn và cái dịu dàng tươi mát tựa nét cọ Gauguin. Nhịp điệu mưa nắng, sương gió, núi rừng tạo cho con người suy nghĩ về quyền uy thiên nhiên và thực tiễn cuộc sống lao động. Huyền thoại đã đưa tư duy con người bay bổng bằng đôi cánh của hình tượng thần

linh. Hạt lúa với bóng dáng của thần Hri được người GiaRai ngợi ca trong những buổi lễ nghi nông nghiệp:

“Hỡi thần Lúa HriTôi cầu xin thầnDâng thần con gà và ché rượuTôi kêu thần núi thần nướcĐể tôi mang thân lúa trên lưngLinh hồn của lúaXin cho tôi nhiều sức lực…”(Dân ca GiaRai)Người RaĐê (ÊĐê) tin rằng nhiều vị thần linh, vừa là

con của người, vừa là con của lúa. Trong lễ nghi nông nghiệp Tây Nguyên, chiếc vòng đồng được tượng trưng cho sự gắn bó giữa người và lúa. Người Mnông, cô dâu mới về nhà chồng được chú rể đưa ra vựa chứa lúa giới thiệu với thần lúa trong một nghi lễ truyền thống, long trọng. Cũng như người Việt, người thiểu số ở Tây Nguyên có nơi gắn bó hình ảnh con cóc với nghề nông và với lúa. Chiếc cầu thang để thần lúa lên chòi cúng trong lễ nghi nông nghiệp được gọi là cầu thang của cóc. Con người coi cóc là bạn của mưa, của lúa. Con người lao động lấy lửa đốt nương, chọc lỗ bỏ hột. Tiếng hát ca

ngợi lại cất lên:“Có một hạt lúa gieoHãy cho hàng trăm hạtCó một hạt lúa gieoHãy cho hàng nghìn hạtĐàn ông có lúa không kiệt sứcĐàn bà có lúa không mòn mỏiLúa nhiều tới đầu gốiLúa nhiều tới mắt cá chânChúng tôi ăn đủ tháng đủ năm…”(Dân ca GiaRai)Rồi điều thực tế nhất và thơ mộng nhất là lúa đã hài

hòa với tình yêu thiên nhiên và con người. Giữa những ngày đầu đôi trai gái gặp gỡ nhau trên nương, cùng lao động chung trong một khu rẫy, cùng uống nước chung trong một dòng suối. Tình yêu nảy nở tựa mầm của mạ non mỗi ngày một nhú lên cao. Có cả nước trời ngọt lịm và mùi vị chát mặn của mồ hôi. Con người, tình yêu thiên nhiên và cây lúa đã khiến trái tim chàng trai gõ nhịp rộn ràng trước khung trời cao rộng, nhìn đồi núi chập chùng, nhìn cỏ biếc hoa tươi, nghe gió rạt rào, nghe đất rạo rực…

Từ ngàn đời lúa và người đã gắn bó. Con đường đi từ huyền thoại đến hiện thực để rồi trở về trên khuôn mặt người yêu đẹp như khuôn trăng đầy ánh lúa trải vàng tươi qua khắp rẫy nương điệp trùng ngôn ngữ của lúa, của người yêu:

“Anh hẹn chờ emChúng mình đi trồng lúaSáng sáng đôi ta lên rẫyChim rừng về soi bóng trên dòng suốiNhư em soi khuôn mặt emNhư ông mặt trời không muốn thấy bóng đêmÔng trăng và trăm ngàn ông sao lóng lánhLúa càng nhiều, tình yêu anh càng mạnhNúi đồng quê ta càng mênh mangNương rẫy đồng lúa chín vàng.”(Dân ca GiaRai)T.S P. L. T

Page 11: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM20 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 21 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM20 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 21

Ca K húc THÁNG 5BÙI QUANG THANH

Từ tháng 5 xa xôiBác ra đời giữa lòng đất nướcTiếng võng tre giọng mẹ đầy nước mắtTổ quốc ngập chìm trong thương đau.

Ôi những tháng năm khản tiếng ve sầuNhư tiếng kêu dưới gót giày xâm lượcTrưa nồng sặc sụa mùi lũ giặcBông sen Tháp Mười nghẽn màu trắng trong

Cả ba miền máu chảy thành sôngĐất nước điêu tàn, trái tim người bầm lạiNgọn lửa căm hờn âm ỉ cháyTháng năm ngập ngụa bóng thù.

Tám mươi năm dồn lại một chiều thuDân tộc ta rũ bùn lầy đứng dậyVị lãnh tụ sinh tháng 5 năm ấyĐọc Tuyên ngôn giữa nắng cháy Ba ĐìnhBốn ngàn năm đất nước lại hồi sinhViệt Nam - Hồ Chí Minh!

Kháng chiến 9 năm thần thánhNhững đoàn tàu Nam tiến hối hả hành quânChạy suốt thời gian, chạy suốt không gianTháng 5 rộn ràng tiếng súngTháng 5 ngập tràn chiến thắngTháng 5 sinh nhật Bác HồTháng 5 - rừng Việt Bắc đỏ rợp bóng cờNước Lô giang đen bầm máu giặcTháng 5 - Pơ lang thắm rừng Tây Nguyên bất khuấtSen Tháp Mười thơm ngát những vần thơTháng 5 lúa chín vàng bờPhượng đỏ những mái trường kháng chiếnChín năm rồi, tháng 5 lại đến Điện Biên - tin đại thắng vọng vềGiặc Pháp cúi đầu Trưa tháng 5 nắng về sắc ngọt...

Đất nước mình vẫn chưa trọn niềm vuiDòng Hiền Lương chia haiMây tháng 5 dừng lại đầu cầuTriệu triệu con người tim hướng về Nam

Hai mốt xuân về đất vẫn nở hoaHai mốt năm cả nước là mặt trậnLời Bác gọi sau mỗi lần chiến thắngHứa chiến công thêm sức mạnh diệt thù

Đã qua rồi những tháng năm gian nanCha anh ta nhịn ăn mà đánh giặcMũi chông tre chống lại nòng đại bácTấm lưng trần cản đường xích xe tăngGiữa mùa xuân 1975Đại quân ta từ bốn bề Tổ quốcTiến về Sài Gòn quân đi dậy đấtNhững binh đoàn vinh quang

Sài Gòn ơi bao năm trời ta nhớ ta thươngMẹ và em mấy mươi năm chờ đợiPhút giây Nam Bắc sum vầyVN độc lập tự do

Ta về Sài Gòn đầu tháng 5Khi sen Tháp Mười nở hồng mặt nước Lại thương Bác chưa một lần thỏa ướcVào thăm Sài Gòn giữa rợp bóng cờ sao...

(Kính dâng Bác)

Page 12: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM22 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 23 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM22 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 23

VÕ NGUYÊN GIÁPĐại tướng

Ảnh: TRẦN HỒNG

1. Nguyễn Văn Thích, người lái xe phục vụ Đại tướng đã nghỉ hưu, mang đặc sản bưởi Phúc Trạch, Huơng Khê, Hà Tĩnh tặng Đại tướng2. Đại tướng với Thái Cực quyền.

Page 13: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM24 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 25 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM24 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 25

Sang THÁI LANBÁC HỒgặp

Ở U Bon (Thái Lan) có sân bay U Bon, đây là một trong ba sân bay mà ngày xưa Mỹ đã thuê của Thái Lan để dùng cho máy bay quân sự đi ném bom Việt Nam (U Bon, U

Đon và U Ta Pao). Ông Nip Pôn, tên Việt là Bôn, là chủ tịch hội người Việt ở U Bon (giờ nó đã chia ra làm ba hội, và hội cũ của ông đổi tên là Hội người Thái gốc Việt, còn hai hội kia là hội... yêu tiếng hát, và hội Công nhân thợ may) kể rằng thời chiến tranh ở đây máy bay lên xuống nườm nượp như chuồn chuồn báo mưa, có lần một tiểu đội đặc công Việt Nam đã vào tận sân bay này để phá máy bay, nhưng bị lộ ngay từ vòng ngoài. Ba chiến sĩ hy

sinh và sáu người bị bắt, ra tòa án Thái Lan, và... được thả. Lý do là cả sáu chiến sĩ đều nói rằng: Chúng tôi không đánh Thái Lan mà đánh Mỹ. Mỹ mang bom sang Việt Nam ném, chúng tôi đánh máy bay Mỹ. Để thấy luật Thái thời ấy cũng rạch ròi, dù khi ấy người Việt ở Thái bị o ép rất dữ. Người Thái hồi ấy cũng chưa rõ Việt Nam là gì, thậm chí có cả một số người Thái đi đánh thuê cho Mỹ, nhưng họ biết Việt Nam có Bác Hồ, và họ cũng biết ông “Bác Hồ” ấy cũng đã từng ở Thái Lan. Mấy năm nay tình hình Thái Lan bất ổn, hết áo xanh đến áo đỏ biểu tình. Thậm chí đã có đổ máu. Mà chả cần đổ máu, chỉ cần hình dung cái thủ đô Bangkok trở

HOÀNG HƯƠNG GIANG

thành cái toa-let công cộng cho hàng trăm ngàn người trong hàng tháng trời là đã hãi rồi. Thế mà khách du lịch vẫn nườm nượp. Mình ở ngoài nghe có vẻ căng thẳng, nhưng ông Bôn bảo: Ngay vợ chồng ông, hai người theo hai Đảng, ăn cơm chung ở nhà xong là hai người hai phe ra đường biểu tình giơ… nắm đấm cho nhau, ném trứng thối vào nhau, xong tối lại về ngủ với nhau rất hoan hỉ.

Ở U Bon có rất nhiều người thờ hoặc giữ các kỷ vật về Bác Hồ. Có gia đình có hẳn một cái bàn thờ Bác Hồ trong nhà hương khói luôn đủ đầy. Cái bàn thờ ấy treo ảnh Bác, có hoa và trái cây tươi, ngày rằm mùng một, lễ

tết, ngày sinh ngày mất của Bác đều được tổ chức tưởng niệm. Ông Bôn có một cuốn album chỉ sưu tầm ảnh Bác Hồ, hàng trăm bức ở mọi thời kỳ, từ tấm ảnh thuở bác phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-tơ-rê-vi-lơ đến ảnh ở đại hội Tua, từ ảnh Bác tát nước đến ảnh lễ tang Bác... trong đó có một bức lần đầu tiên tôi thấy, ấy là bức ảnh Bác Hồ trong vai nhà sư thời Bác hoạt động ở Thái Lan. Chúng tôi chuyền tay nhau tập album của gia đình ông Bôn và hiểu họ đã thành kính đến như thế nào, thương mến đến như thế nào để từng người trong gia đình đều bỏ thời gian và công sức, ngày này qua ngày khác, sưu tầm ảnh Bác Hồ, hàng trăm bức, đầy một album lớn trong

Page 14: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM26 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 27 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM26 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 27

điều kiện rất khó khăn và thiếu thông tin lẫn tư liệu. Chúng tôi cũng nói chuyện với ông và ngạc nhiên là ông hiểu về lịch sử cuộc đời Bác khá rõ. Ngày sinh tháng đẻ, quê quán, anh chị em, quá trình hoạt động, đặc biệt họ rất tự hào là Bác đã từng ở Thái Lan. Chúng tôi ngạc nhiên và sửng sốt là bởi, ở cái nơi ấy, tiếng Việt còn rất lõm bõm và hạn hữu mà những câu chuyện về Bác Hồ lại được lưu truyền vừa rộng vừa sâu như thế. Và cũng không có cuộc vận động, đợt phát động học tập nào cả, tất cả là tự giác, là xuất phát tự tấm lòng những người con xa xứ. Rất ngạc nhiên nữa là nhiều người nhớ quê mình không chính xác lắm dù họ cũng đã từng về theo đường du lịch mà lại nhớ vanh vách chuyện Bác Hồ. Ông Bôn kể: Cách về Việt Nam dễ nhất là thuê xe Lào để chạy. Xe Việt Nam chưa chạy thẳng sang Thái được và ngược lại. Vậy nên cách tốt nhất là thuê xe biển số Lào vì xe Lào chạy được cả sang Thái và Việt Nam. Điều ấy cũng lý giải tại sao đôi khi ta thấy có xe biển số Lào chạy trên đường ở một số thành phố miền trung. Thêm nữa, ở Thái Lan chạy xe tay lái nghịch, nên có cho phép nhập cảnh cũng

chả chạy được ở Việt Nam. Ông Bôn còn hí hửng khoe: Mà sang Việt Nam có nhiều cảnh sát giao thông, mình lái xe Lào phạm luật xuống xin đều được thông cảm. Có điều đường và các quán ăn dọc đường Việt Nam mất vệ sinh quá?

Sang U Bon thể nào cũng được giới thiệu đến thăm khu phố giò chả của người Việt, như một sự vinh dự tự hào. Mà tự hào thật. Nguyên cái chuyện thế nào cũng gặp một ông chủ bà chủ béo múp míp, nói tiếng Việt phe phé, tay bắt mặt mừng và mời nếm giò chả là tự hào rồi. Chưa hết, mỗi nhà như thế có vài chú người Thái làm thuê, làm chăm chỉ và cần mẫn lắm, đúng nghĩa làm thuê. Mấy chú người Việt “vượt biên” từ bên nhà sang làm thuê nhưng vẫn có tư thế... ông chủ, nói cười trêu chọc nhau, còn mấy người Thái bản địa thì cắm cúi làm, thậm chí bảo ngẩng mặt lên chụp ảnh cái cũng không, phải bà chủ ra lệnh mới thực hiện miễn cưỡng. Đoàn chúng tôi có đến hơn một nửa mua giò chả, thịt bò khô từ đây mang về, cứ làm như các hàng giò chả Việt Nam

biến đâu hết, làng Ước Lễ đình công hết...Tiếc là chúng tôi không đến được bản Mạy, tỉnh

Nakhon Phanom, nơi Bác Hồ đã ở thời năm 1928- 1929 với tên Thầu Chín, nơi vẫn còn ngôi nhà của Bác, nhưng việc gặp ông Bôn và những người như ông ở U Bon đã ấm lòng những người khách du lịch chúng tôi, và quả thật, ở đấy, chúng tôi cảm thấy như đang ở nhà...

H. H. G

Bác Hồ trong vai một nhà Sư.

Một lò giò chả người Việt ở Thái Lan. T ôi là độc giả Búp Sen Xanh của Nhà văn thương binh nặng Sơn Tùng, xuất bản năm 1982, đến nay đã tái bản và nối bản tới ba chục lần: Lần đầu là tám vạn, lần

hai mười vạn, rồi sau thường năm ngàn, ba ngàn, hai ngàn,… Gần đây, Búp Sen Xanh được đưa vào Tủ sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng, tái bản, nối bản một năm vài lần, được dịch sang tiếng Anh và in song ngữ Anh - Việt: Lần thứ nhất Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in, lần thứ hai Nhà xuất bản Kim Đồng in, lần thứ ba in ở Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Búp Sen Xanh ra đời lập tức khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho giới nghệ sĩ và nhà nghiên cứu. Nó là mạch cảm xúc thiết tha trầm lắng trong bài hát “Miền Trung nhớ Bác” của nhạc sĩ Thuận Yến:

Một

ngời sáng “BÚP SEN”

Thủ tướng Phạm Văn Đồng xúc động khi đọc Búp Sen Xanh: “Nhà văn chỉ còn ba ngón tay mà vẫn bám vào đời để viết…” và “Cuốn Búp Sen Xanh nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong các lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân” (1-1983)”.

NHÀ VĂN: SƠN TÙNG

TƯỜNG MINH

Page 15: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

“Chúng con sinh ra khi nước còn chia cắt Nỗi nhớ Bác Hồ dằng dặc đêm miền Trung Để sớm nay con đi giữa đoàn quân Trong gió biển chan hòa theo dấu chân Bác. Đường miền Trung non xanh nước biếc Xin hỏi đường nào Bác đã qua đây Khi Bác tìm đường cứu nước ai hay. Trời miền Trung mưa tuôn nắng cháy Đất quê tôi đưa Bác suốt dặm trường Để bây giờ đất gọi mãi nhớ thương. Trái tim phương Nam luôn hướng về miền Bắc Ở đó Bác Hồ người gọi: Ơi! Miền Nam Đường cách xa bao la đất miền Trung Đâu biết hồi bây giờ quê ta trong tim Bác. Trời Bình Khê xanh trong bát ngát Lưu luyến một chiều Bác đến thăm cha Chia sẻ ngọt lành trước lúc đi xa. Biển Phan Thiết đêm sóng hát Khúc tiễn đưa Bác đến bến Nhà Rồng Biển muôn đời hát mãi nỗi nhớ mong”.

Từ kịch bản “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” của Sơn Tùng, chuyển thể từ Búp Sen Xanh, được sản xuất thành phim truyện nhựa nổi tiếng “Hẹn gặp lại Sài Gòn” do Long Vân đạo diễn, kịp mừng kỷ niệm 100 ngày sinh nhật Bác Hồ và đồng thời UNESCO công nhận Bác Hồ là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân Văn hóa kiệt xuất (éminent homme de culture) (1990). Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt nhân dân Việt Nam trao tặng nhân dân Ấn Độ phim truyện “Hẹn gặp lại Sài Gòn”.

Thậm chí người chuyên dùng toan và cọ vẽ như họa sĩ Lê Lam cũng chuyển thành công Búp Sen Xanh sang truyện tranh “Từ làng Sen”, được Nhà xuất bản Kim Đồng dịch ra sáu thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Lào.

Còn nhà nghiên cứu Mịch Quang thì dựng vở tuồng “Cậu bé làng Sen”. Bà Hoàng Trang viết “Nhụy vàng hương sen”. Lê Xuân Hãng viết “Diễn ca Búp Sen Xanh”. Đức Thục viết “Ngó Sen”. Hồ Nam viết “Hương Sen”, v.v…

Bông Sen Vàng, Hội Văn nghệ Đà Nẵng xuất bản lần đầu năm 1990, đến nay nhiều nhà xuất bản đã tái bản tới 12 lần. Tác phẩm Mẹ về, nhà xuất bản Phụ nữ in năm 1990; nhà xuất bản Thanh Niên in tiếp lấy tên Bác về; năm 2006, nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản tiếp

nhan đề lần in đầu tiên Mẹ về; năm 2008, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản với tên Cuộc gặp gỡ định mệnh…

Sách Sơn Tùng viết đề tài về Hồ Chí Minh, đề tài danh nhân và nhiều cuốn khác (21 cuốn) cũng được tái bản từ ba đến năm lần.

Văn Sơn Tùng khởi thủy từ tình yêu cha mẹ, quê hương, thầy học, đồng bào, đồng chí, yêu cả những con người bần cùng sống ở dưới đáy xã hội nhưng vẫn ngời sáng một nhân cách, một đạo lý. Sơn Tùng có một linh giác lạ lùng! Viết văn, viết sử dưới hình thức tiểu thuyết mà không cần hư cấu. Và, một lối văn phong giản dị, dễ hiểu, nhiều tầng ngữ nghĩa, âm dương hòa hợp, … cứ thế ngấm sâu vào lòng người đọc gần như một “thánh kinh”, có sức lay động lôi cuốn cảm hóa con người rất lớn. “Các bậc thiên tài không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời”. Chẳng thế mà bạn đọc đủ mọi lứa tuổi đã xem Búp Sen Xanh như cuốn sách gối đầu giường. Thật cảm động, khi tác giả được độc giả mang tấm hình người bạn đời yêu quý của họ là Nguyễn Khoa Diệu Hồng - người nữ diễn giả mảnh mai trong tà áo dài màu tím Huế ở Nhà Hát lớn - Hà Nội (ngày 17 – 8 – 1945), bây giờ đang ốm nằm giường gối đầu lên Búp Sen Xanh, còn tay thì giơ lên đọc sách Bông Sen Vàng.

Quả là văn như kỳ nhân!Cả cuộc đời Nhà văn Sơn Tùng là tấm lòng yêu

nước, lặn lội trong nhân dân để lấy tư liệu dù lúc còn trẻ khỏe hay khi đã là thương binh. Nhưng, nỗi khát khao đến cháy bỏng phấn đấu theo con đường cách mạng của Sơn Tùng là viết về Bác Hồ một cách trung thực, dẫu cho 14 vết thương thi nhau hành hạ mỗi khi trời trở gió … Mỗi ngày qua lại càng thêm hy vọng! Sơn Tùng kỳ chí luyện tập hàng ngày để giảm bớt nỗi đau như cứa vào thần kinh, thấy tiếng nói to mà ngỡ bên tai súng nổ, rồi máu từ những vết đạn còn găm lại rỉ ở tai, ở đầu loang đỏ tấm áo sơ mi trắng. Chiến tranh có kết thúc nhưng vết thương trên cơ thể con người thì... Nhà văn Sơn Tùng chịu đựng dũng cảm!

Có được tư liệu rồi, Sơn Tùng tự rèn cách sống gần với Bác Hồ - một lối sống gần gũi với nhân dân. Tờ mờ sáng, ngồi viết bên chiếc bàn gỗ chữ nhật to cũ, kê bên cửa sổ, nhìn xuống đường thấy có hai mẹ

con đến cời phế thải ở thùng rác gần cột điện, Nhà văn Sơn Tùng xuống thương cảm chia sẻ… Mẹ con người ăn mày cảm động, ngước nhìn, chỉ tay lên ô cửa kính:

- Có phải nhà ông ở khung cửa sổ sáng đèn kia không?

Và, mỗi ngày mẹ con người ăn mày nọ đâu biết, họ là nguồn cảm hứng tinh thần nuôi dưỡng cho những trang viết của Sơn Tùng cắm rễ sâu hơn vào lòng bạn đọc.

Nơi Bác Hồ ở cũng chỉ nhà sàn, bốn bề thênh thang nắng gió. Là Chủ tịch nước, có chiếc xe Pô-pê-đa cũ xóc còn đi được thì Bác cứ đi. Để cứu đói, Bác Hồ cũng nhịn mà góp gạo, chỉ ăn mỗi ngày một bữa cùng với dân. 90% dân mù chữ, Bác Hồ phát động toàn dân xóa nạn mù chữ. Vậy mà chỉ mấy tháng sau, toàn dân đã biết đọc, biết viết.

Nghe Nhà văn Sơn Tùng nói chuyện Bác Hồ, ta cảm thấy như được bước vào thế giới người hiền cùng trăn trở và thấm hơn cả nỗi đau của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Cứu nước, cứu dân, cứu thế, … khi cứu mình thì khó”.

Nhà văn Sơn Tùng nói chuyện về Bác Hồ hay lạ lùng, nói liên tục suốt nhiều giờ, nhiều ngày liền không cần giấy tờ gì cả, mà vẫn chính xác đ ế n từng năm tháng, ngày, giờ ... Có lần Sơn Tùng nói chuyện ở Câu lạc bộ Thăng Long, vừa rời bục diễn giả, nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên chạy đến quàng tay ôm chặt lấy Sơn Tùng mà khóc. Do quá sức, về tới nhà, vết thương lại tái phát, một tuần liền Nhà văn Sơn Tùng chỉ húp nước cháo và ngọa thiền.

Nhiều ký giả, học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài từ: Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Hàn Quốc tìm đến nhà gặp Sơn Tùng để mong hiểu thêm về Hồ Chí Minh. Có người đến phỏng vấn Nhà văn Sơn Tùng năm buổi liền như: Ku Su Joeng, Bang Huyn Suk (Hàn

Quốc), Yutaka Aramaki (Nhật Bản), Kathleen Callo – Reutrs (Anh Quốc), Barry Wan (Úc Đại Lợi), C. Davi Thomas MFA (Hoa Kỳ), Lady Borton (Mỹ Quaker), v.v. … Họ muốn được ngồi bệt dưới nền nhà để ăn bữa cơm Việt Nam dân dã cùng với Nhà văn Sơn Tùng.

Sơn Tùng là một nhà văn có tài, có đức, có một khối kiến thức sâu rộng về xã hội học, văn học, sử học... và có một kho tư liệu quý báu về cuộc đời của Bác Hồ được lấy từ ông Cả Khiêm và bà Thanh, về xã hội học, văn, sử học, triết học,… với hệ thống được từng loại người nhân vật trong xã hội như vậy. Dường như sứ mệnh thiêng liêng của nhà văn Sơn Tùng là nghiên cứu, viết về Bác Hồ và những sĩ phu khoa bảng, quan trường yêu nước khuất trong đêm dài nô lệ. Cũng như Bác Hồ có một niềm tin tuyệt đối ở nhân dân, nhất định sẽ giành được độc lập thống nhất nước nhà! Là động lực để Nhà văn Sơn Tùng vượt lên những bất công của xã hội, vượt lên thương tật của 14 mảnh đạn để sống và viết! Gần như một sức mạnh tiềm ẩn.

Bài báo Sơn Tùng viết về những tấm gương “Người tốt việc tốt” như em Hoa Xuân Tứ in ở

báo Thiếu niên tiền phong, được Bác Hồ mời ngay tác giả lên gặp. Bác nói: “Tàn

nhưng không phế”. Em Hoa Xuân Tứ là đại biểu nhỏ tuổi nhất

được mời đi dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn

quốc, được ngồi trên ghế c h ủ tịch đoàn và

được chụp ảnh với Bác Hồ.

S a u này, khi bị thương tật, Sơn Tùng rưng rưng

nhớ lại câu nói của Bác Hồ:

“Cơ thể con người ta hễ mất đi một bộ

phận nào là không thể mọc lại được … Phải phấn đấu tàn nhưng

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM28 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 29

Page 16: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

không phế”. Bác Hồ là nguồn ánh sáng … những tấm gương của các em Nguyễn Ngọc Ký, Hoa Xuân Tứ, … là niềm tin yêu cho Sơn Tùng phấn đấu vượt qua nỗi đau thể xác. Cảm nhận được lòng Bác yêu dân, lòng dân là lòng Bác Hồ, Sơn Tùng viết: “Nước dưới sông có khi đầy khi cạn/ Trăng trên trời khi tỏ, khi mờ/ Lòng dân ta đối với Bác Hồ/ Vẫn tròn vành vạnh như chiếc nón bài thơ em đội đầu.” (Gửi em chiếc nón bài thơ – 1955).

Khi cuốn sách Búp Sen Xanh bị “đánh” (1983), Nhà văn Sơn Tùng thấu suốt: “Mưa - Nắng, Trắng – Đen là một trận địa đấu tranh không bao giờ ngừng...

Ta yêu Bác Hồ và ông cha mà viết Búp Sen Xanh. Không hề nao núng trước mọi sấm sét! Chiều nay - Chiều cả Hà Nội rung lên theo nhịp địa chấn của động đất. Ta đi … Đi một mình trên các phố Hà Nội. Trái tim ta rỏ máu! Máu tim ta sẽ thắm hồng trên từng nét bút của ta!”

Do kính yêu Bác Hồ, những người liên quan đến Bác Hồ như thể in tạc vào trí nhớ Sơn Tùng từ sự hy sinh của gia đình Phan Đình Phùng, gia đình Tôn Thất Thuyết, gia đình Hoàng Hoa Thám; các ông vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân; làm quan chính danh, chính đạo như Cao Xuân Dục, Đào Tấn, Phan Võ, Nguyễn Đình Văn, Nguyễn Khắc Niêm, Đặng Văn Thụy, …

Nhà văn Sơn Tùng viết như hóa thân, nhập hồn, nhân vật văn học như thể được thoát ra từ nỗi đau máu thịt, từ tư liệu sống động của cuộc đời thực. Nó cứ tuôn chảy như một thực thể sinh linh, như nỗi đau thường trực cơ thể của Sơn Tùng. Nó bật ra gần như một sức mạnh tiềm ẩn. Tâm Sơn Tùng là tâm Hồ Chí Minh. Không có cái tâm của Sơn Tùng thì không thể viết được như thế! Sơn Tùng có một tình yêu rộng, sâu, đích thực. Sơn Tùng yêu bạn bè, yêu thực sự với tấm lòng biểu lộ trong cuộc sống hàng ngày.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng xúc động khi đọc Búp Sen Xanh: “Nhà văn chỉ còn ba ngón tay mà vẫn bám vào đời để viết…” và “Cuốn Búp Sen Xanh nêu lên một vấn đề: ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đề này các đồng chí hoạt động trong các lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩ để có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân” (1-1983)

Sắp bước vào tuổi tám mươi hai mà Nhà văn Sơn Tùng còn cảm thấy đi suốt một đời không hết lời mẹ dạy, làm con mà làm chưa trọn.

Sơn Tùng có một trí nhớ phi thường. Nhà báo Ku Su Joeng (Hàn Quốc) khâm phục: - “Bác Sơn Tùng là pho lịch sử sống của thế kỷ XIX”.

Nhà văn Sơn Tùng có một nghị lực phi thường để chống lại hậu quả chiến tranh là thương tật ... Cứ cắn răng chịu đựng vết thương, cứ bấu chặt hai tay vào mép bàn viết, không rên la… Và, một nghị lực phi thường đối với những thói ganh ghét, bất công, tư tưởng xấu trong xã hội, đến mức ngày 14-10-1994, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phải mời Nhà văn Sơn Tùng lên số 4A Nguyễn Cảnh Chân để gặp trực tiếp. Qua trao đổi, Tổng Bí thư Đỗ Mười hiểu rõ tấm lòng trong sáng như gương của Nhà văn Sơn Tùng đối với Bác Hồ và ngỏ ý muốn giúp đỡ Sơn Tùng về chỗ ở. Sơn Tùng nói còn nhiều người cần giúp đỡ hơn. Tổng Bí thư đồng ý với đề xuất của Nhà văn Sơn Tùng.

Kiên trì gần 30 năm, bao giờ cũng vậy, Nhà văn Sơn Tùng dậy từ 2 giờ sáng thiền, đi quyền, thể dục, tắm, thắp hương ban thờ Bác Hồ và gia tiên, đun nước pha trà, rồi mở đài lắng nghe nốt nhạc Tiến Quân ca vang trong mơ hồ khói hương mà ngỡ như gặp cố nhân. Ăn sáng qua loa, Sơn Tùng ngồi vào bàn viết, … rồi khách đến. Buổi trưa, cũng chỉ ăn lưng cơm rau với vài ba miếng thịt, ngả lưng một chút lại có khách. Sơn Tùng ăn không có bồi dưỡng gì thêm. Khi viết, người ta thường phải tập trung cao độ. Phải dẹp đi tất cả. Nhưng, tiếp khách từ sáng đến chiều mà Sơn Tùng vẫn ra được sách. Thật kỳ lạ!… Nhà điêu khắc Trần Tuy cảm phục, viết lời đề tặng pho tượng chân dung Sơn Tùng: “Bức tượng được tạc bởi sự khâm phục năng lực sáng tạo, ý chí sống khỏe, sống đẹp của Nhà văn Sơn Tùng”.

Mỗi khi gặp khó khăn, tôi hay nghĩ đến Sơn Tùng! Phải học Sơn Tùng!… Bản thân tôi còn kém Nhà văn Sơn Tùng nhiều lắm. Tôi thấy rằng, một người như Nhà văn Sơn Tùng thật là hiếm quý.

Bác Hồ nói: “Trung với nước, hiếu với dân, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Phật dạy: “Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là chính mình”.

Khi nghĩ đến câu đó, ta lại nghĩ đến chính mình: “Sống - Lao động - Học tập theo gương Nhà văn Sơn Tùng”.

Hà Nội, tháng 8/2009T. M

Đôi nét về nhà văn Hồ Biểu Chánh:Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu

Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sinh ghi ngày 01.10.1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Khi viết văn, ông lấy tên tự của mình ghép với họ trở thành bút danh Hồ Biểu Chánh. Ông là một nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ vào những thập niên đầu của thế kỷ XX.

Hồ Biểu Chánh là con nhà nghèo, sống ở nông thôn. Ông được gia đình cho học chữ Nho, sau đó chữ Quốc ngữ rồi vào trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn và lên đến Đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Tháng 8.1941, ông về hưu và được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Năm 1946, sau khi tái chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp lập “Nam Kỳ Quốc” ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng thì chính phủ này sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông đã có cái nhìn về đời sống, xã hội và thân phận của người dân từ nông thôn đến thành thị vào những năm đầu thế kỷ XX - một giai đoạn diễn ra nhiều thay đổi xã hội mà ông đã phản ảnh phần nào trong các tác phẩm của mình.

Với sở trường viết văn xuôi tự sự, lối hành văn mộc mạc, cách miêu tả giản dị nhưng vô cùng sinh động đã khắc họa chân dung các nhân vật đậm chất Nam Bộ. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai, một số tác phẩm của ông đã được biên kịch và dựng thành phim như: Con nhà nghèo, Nợ đời, Chúa Tàu Kim Quy… Ngày 4.9.1958, ông qua đời tại Phú Nhuận, Gia Ðịnh, thọ 74 tuổi, để lại cho đời hơn 100 tác phẩm văn học gồm: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 tác phẩm hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và hai truyện dịch văn học cổ điển Trung Quốc và Pháp. Hiện nay, mộ phần của ông được an táng ở quận Gò Vấp,

thành phố Hồ Chí Minh. Khi ông mất đi, nhà thơ Ðông Hồ có câu đối điếu, ghép tên các tiểu thuyết của ông lại với nhau:

“Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, tiểu thuyết viết sáu mươi ba thiên, Vì nghĩa vì tình, Ngọn cỏ gió đùa, Tỉnh mộng, mấy ai làm được?

Cang thường nặng gánh, cơn khóc thầm, cơn cười gượng, thanh cần trái bảy mươi bốn tuổi, Thiệt giả giả thiệt, Vườn văn xưa ghé mắt, Đoạn tình còn Ở theo thời”.

Sài Gòn đầu thế kỷ XX qua miêu tả của Hồ Biểu Chánh:

Trong các tiểu thuyết của mình, nhà văn Hồ Biểu Chánh thường lấy bối cảnh ở miền quê lục tỉnh Nam kỳ, số phận của người nông dân, tá điền và những khó khăn trong đời sống của họ để làm nhân vật chính cho những tác phẩm, nhưng nhiều nhất vẫn là không gian, cuộc sống diễn ra hằng ngày ở Sài Gòn, vốn được xem là Hòn ngọc Viễn đông, là bao lơn của Thái Bình Dương thời bấy giờ. Ngay trong các câu chuyện dù xảy ra ở lục tỉnh, nhưng chúng ta vẫn thấy các nhân vật đều có dịp lên Sài Gòn để học hành, buôn bán, làm ăn, đi thăm người quen, vui chơi, giải trí...

Ðọc các tác phẩm: Vì nghĩa vì tình, Bỏ vợ, Lời thề trước miễu, Lạc đường, Ở theo thời,…. chúng ta dường như vẫn cảm nhận được rằng, cho dù Sài Gòn ngày nay đã trải qua hàng thập niên đổi thay, với biết bao biến thiên và thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn còn giữ được những dáng dấp rất riêng, rất đặc trưng của vùng đất phương Nam.

Buổi sáng Sài Gòn đầu thế kỷ XX được ông miêu tả khá bình dị, với những con đường vắng, đẫm đầy sương mai, cảnh vật im lìm: “Gần hết nửa canh năm, hướng đông sao mai đã ló mọc. Bầu trời rực sáng, nên chỗ đen đen, chỗ đỏ đỏ; mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô.Có một người đàn ông, tuổi trên bốn mươi, ở phía dưới trường đua ngựa cũ Sài Gòn, theo đường quản hạt lầm lũi đi riết lên xóm Chí Hoà, hai tay có ôm một đứa con nít chừng năm, sáu tuổi. Mấy nhà ở dọc theo hai bên lộ còn ngủ, nên cảnh vật im lìm, duy có một cỗ xe bò chở rau, cải, khoai, đậu ở trên miệt Bà Quẹo thủng thẳng đi xuống,

Trong các tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh thường lấy bối cảnh nhiều nhất là ở Sài Gòn. Ngay trong các câu chuyện xảy ra ở lục tỉnh, hầu như các nhân vật đều có dịp lên Sài Gòn để học hành, buôn bán, làm ăn, thăm người quen, vui chơi, giải trí...

HỒ BIỂU CHÁNHSài Gòn đầu thế kỷ XXqua mô tả của

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM30

HOÀI NAM

Page 17: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

riêng các vở cải lương thì được cho công diễn ở vị trí khá quan trọng là nhà Hát Tây (nay là nhà hát Thành phố): “Ăn cơm rồi hai người dắt nhau đi. Tuy đã nhứt định đi coi Vườn thú rồi về, xong xuống tới đó coi cùng vườn rồi, Ba Sang theo nài nỉ hoài, ông Cử phải đi luôn ra đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi - TG). Ðến trước rạp hát Tây thấy có một cái băng trống hai người mới ngồi lại mà nghỉ chơn. Lối 2 giờ rưỡi chiều, lại nhằm mùa mưa, nên mặt trời ui-ui, khí trời mát mẻ. Hai người ngồi coi đoàn xe hơi qua lại, cái thì chở khách mặt mày hớn-hở, cái thì chở khách bộ-tịch buồn hiu, nghe bọn kéo xe luận đàm, đứa thì có tiền no đủ, nói nói cười cười, đứa thì kiếm chưa đủ tiền xe nên than phiền số phận.

Cách một lát có một đứa nhỏ ở phía dưới mé sông đi lên, tay lắc chuông kêu leng-keng, vai vác một tấm bảng đỏ lói, đi tới cái băng chỗ ông Cử và Ba Sang ngồi, đứa nhỏ ấy dựng tấm bản một bên, rồi ngồi gần Ba Sang mà nghỉ chơn. Ba Sang không biết chữ, không hiểu tờ giấy đỏ dán trên tấm bảng ấy nói chuyện gì, nên vỗ vai thằng nhỏ mà hỏi: “Em rao bán giống gì vậy em ?”. Thằng nhỏ cười đáp: “Trời ơi, anh nầy quê quá” Bảng rao hát cải lương chớ bán giống gì. “Anh không thấy hình đó sao? Hình đó là hình cô đào nhứt trong gánh, tối nay thủ vai Bàng Quí Phi cụp lắm”.

Ba Sang vói lấy tẩm bản, cầm coi cái hình, khen cô đào xinh đẹp, rồi kêu ông Cử mượn đọc, coi những hàng chữ in ở trên cái hình đó nói giống gì vậy. Ông Cử không nỡ tiếc công lại cũng muốn biết cái bảng rao hát tuồng gì, nên ông liền cầm tấm bảng mà đọc như vầy.

“Hát tại nhà hát thành-phố Saigon/ Tối chúa-nhựt l6 Aout 19…/ Ban hát cải-lương Sắc-Thinh đi Lục tỉnh mới về/ Sẽ diễn tuồng “Xử tội Bàng Quí-Phi”/ Cô Sáu Hảo thủ vai Bàng Quí-Phi xuất-sắc/ Hay lắm! Hay lắm!”(6).

“Hai thầy dắt nhau xuống rạp hát Thanh Bạch, thấy ngoài cửa dán giấy đề “Hát hay lắm” chữ lớn đại, nghe trong rạp kèn trống vang vầy. Thầy Ký mua hai cái giấy hạng nhứt rồi dắt nhau vô cửa. Bầu gánh cổ động thì khoe hát hay lắm, mà kép hát ra sân khấu thì hát không ra tiếng. Hai thầy ngồi coi tới chín giờ rưỡi, không thấy lớp nào hay, nên thối chí rủ nhau ra về”(7).

Vốn là chốn phồn hoa đô hội, bên cạnh một Sài Gòn năng động làm ăn, còn có một Sài Gòn sặc sỡ đèn màu với những lối ăn chơi xa xỉ: “Cách vài ngày sau hai anh em dắt nhau vô một nhà hàng bán rượu mà coi ‘An nam nhảy đầm’. Thầy giáo Phát thấy con trai con gái đeo nhau mà nhảy trước mặt công chúng thì trái với con mắt quê mùa của thầy quá, nên hối thầy Ký uống rượu riết cho hết mà ra”(8).

“Xe chạy chầm chậm, thầy Phát ngó vô mấy quán nem, thì quán nào khách khứa cũng đông nức song khách từ dụm mà ngồi, mà bàn nào cũng có đờn bà và cũng cười giỡn om sòm. Thầy Tài biểu sốp phơ ghé xe ngay cái quán lớn hơn hết, rồi dắt vợ và em lại ngồi một cái bàn để ngoài sân, kêu bồi đem nem ăn. Cái bàn ngang phía bên kia thì có ba người ngồi; một người trạc chừng hai mươi bốn, hai lăm tuổi, mặt dồi phấn trắng nõn, đầu xức dầu rồi chải tóc láng lẩy, mình mặc bộ đồ ga-bạc-đin xám, chơn mang một đôi giày nửa trắng, nửa vàng. Người trai ấy ngồi giữa,

hai bên có hai cô cặp kè. Một cô mặc áo quần toàn màu đỏ, một cô mặc áo quần toàn màu xanh, áo thì vắn chũng hai tay và trôn có giún tai bèo, cô nào cũng dồi phấn mặt trắng toát, má ửng hồng, môi đỏ lòm, mày nhỏ rức.

Thầy Phát tuy ngồi ăn nem, mà mắt liếc qua cái bàn đó, thì thấy hai cô giỡn hớt với cậu, nói nói, cười cười, rồi lại ôm mặt mà hun, không kể ai hết. Ăn uống rồi cậu móc bóp ra trả tiền, hai tay cặp hai cô, vác mặt hân hoan bước lên xe mà đi”(9).

Người dân Sài Gòn được hưởng thụ những vinh hoa, nhưng không thiếu nhiều cảnh đời cơ cực, sống trong những xóm lao động nghèo hèn: “Trời chạng vạng tối. Dãy nhà lá ở dài theo bờ kinh Dérivation, là cái kinh đào từ Lăng-Tô vô Rạch-Cát để chở lúa gạo trong các nhà máy Chợlớn đem ra thương khẩu Sàigòn, lần lần lu lờ, làm cho phai bớt cái vẻ nghèo hèn thấp thỏi được chút ít. Tuy vậy mà đám con nít chạy chơi ngoài lộ, đứa quần áo lang thang, đứa mặt mày dơ dáy; những người đờn bà ngồi ngoài cửa hứng mát, hoặc đút cơm cho con ăn, phần nhiều hình vóc ốm o, tóc tai xụ xọp; những đờn ông làm ở các sở, mãn giờ đi về dập dều, người nào cũng da nám tay chai; quang cảnh ấy, cũng đủ chứng cho cái xóm nầy là xóm bình dân lao động”(10).

Những thân phận nghèo khổ đó đã bất chấp tất cả để được ăn và uống: “Thầy Ký ăn hủ tiếu, thầy vớt thịt với hủ tiếu ăn hết, chỉ còn một mớ giá với nước rồi xô cái tô qua một bên mà uống cà phê. Cái tô hủ tiếu vừa mới trịch qua, thì có một người trai và một đứa nhỏ đứng hờm hồi nào gần đó không biết, áp lại giành bưng cái tô. Người trai giành được bèn kê cái tô vô miệng mà húp nước hủ tiếu rồn rột, rồi lại lấy đũa và mớ giá mà nuốt nữa. Ðứa nhỏ giành không lại, thì đứng ngó lườm lườm, coi bộ tức giận lắm. Thầy Phát thấy vậy mới móc túi lấy một đồng xu mà cho thằng nhỏ. Thằng nhỏ chưa kịp tạ ơn, bỗng thấy cái bàn gần đó có người đứng dậy đi, mà bỏ ly cà phê còn dư bộn, nó chụp lấy đồng xu rồi vói bưng ly cà phê dư mà uống ọt ọt.

Thầy băng qua mé nhà chợ, thầy gặp một tốp con nít đứa quần áo lang thang, đứa ở trần trụi, mỗi đứa có một cái thúng, thấy ai mua đồ thì chạy theo xin đội giùm về nhà. Lại cũng có nhiều con nít khác nữa, đứa ôm nhựt trình, đứa ôm sách, đón mời khách mua giùm. Con nít đến tuổi nầy thì phải ở tại nhà trường, vì cái nghèo mà phải chịu cực khổ từ lúc thơ ngây, ăn không no, ngủ không khỏe, đau không ai săn sóc, làm không ai dạy khôn, rõ ràng sanh làm người ta chẳng phải là hạnh phước, rõ ràng chốn dương trần chẳng phải là nơi khoái lạc”(11).

Qua những trang viết của Hồ Biểu Chánh, phần nào chúng ta hình dung được những sinh hoạt cũng như đời sống xã hội của người dân Sài Gòn hơn 70 năm về trước.

H. N Chú thích:

1. Hồ Biểu Chánh. Vì nghĩa vì tình. Càn Long, 1929.2. Hồ Biểu Chánh. Bỏ vợ. Vĩnh Hội,1938.

3. Hồ Biểu Chánh. Từ hôn, Vĩnh Hội, 1937.4, 5, 7, 8, 9, 11. Hồ Biểu Chánh. Ở theo thời. Saigon, 1935.

6. Hồ Biểu Chánh. Ông Cử. Saigon, 1935.10. Hồ Biểu Chánh. Lạc đường. Vinh Hội, 1937.

cặp bò na nần, lồng đèn leo heo, bánh xe kêu lét két”. (1)Còn buổi chiều thì ngược lại: “Ngài đứng coi chơi

một hồi rồi lên xe kéo bảo xa phu chạy lên Chí Hòa. Trời đã chạng vạng. Ðường lên Chí Hòa thiên hạ qua lại dập dìu, xe hơi, xe thổ mộ chạy liên tiếp, tiếng kèn với tiếng chuông nghe không dứt.

Quan Phủ Bình thấy cảnh cũ đường xưa thì ngài bồi hồi trong lòng. Cách hai mươi mấy năm trước, mỗi buổi chiều ngài đều đi qua quãng đường nầy, tuy hồi đó thiên hạ qua lại ít hơn, nhà cửa hai bên đường thưa thớt hơn song mùi danh lợi chất chứa đầy lòng, tranh tương lai chớn chở trước mắt. Bây giờ ngài trở lại đường nầy, tuy dân cư đông đảo hơn, nhà cửa tốt đẹp hơn, song thấy cảnh ấy lòng lại lạnh tanh, trí lại chán ngán”(2).

Và Sài Gòn với nhiều tụ điểm vui chơi giải trí. Trước tiên là một phiên hội chợ đêm: “Cuộc chợ đêm Sài Gòn

đã mở cửa bữa trước rồi, mà tối bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường vòng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ vô mấy cửa, riu riu như bị gió đùa, cuồn cuộn như dòng nước chảy.

Tại cái cửa lớn, người ta tụ lại chật nứt, trai chải đầu láng nhuốc, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng, mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghênh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùn ùn vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẻ hân hoan hớn hở, vì ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem xét thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự khổ cực của loài người trên trần thế.

Ở trong chợ đèn điện đốt sáng trưng, lại thêm máy nói cất giọng ồ ề rao hàng om sòm, làm cho thiên hạ càng rộn rực chen nhau mà vô riết, dường như sợ vô trễ một chút rồi giảm bớt sự vui nhiều lắm vậy”(3).

Sau đó chúng ta lại đến sân vận động xem đánh quần vợt và bóng đá: “Qua tuần sau người ta tổ chức hai cuộc thể thao rất to tát, để tranh giải thưởng. Có giấy lớp dán cùng vách, lớp rải cùng đường, lại nhiều tờ nhựt báo cũng cổ động trót bốn năm bữa, mà nói rằng chiều thứ bảy có một cuộc đánh tennis, rồi chiều chúa nhựt lại có một cuộc đá banh tròn, trong hai cuộc đều tuyển chiến tướng đại

tài ở Nam Kỳ để tranh đấu với chiến tướng Cao Mang.Thầy Phát rủ thầy Ký mua vé vô coi luôn hai bữa, coi

đánh tennis mỗi người mất một đồng, còn coi đá banh mỗi người mất hết năm cắc. Tuy đánh tennis thâu tiền vô cửa mắc, mà thiên hạ cũng đi coi đầy sân, tiếc vì hai người đấu với nhau mới có hai sết, mỗi người ăn một sết, rồi một người chịu thua, thành ra không có tranh kịch liệt, nên không thú vị. Còn bữa đá banh thì thiên hạ lớp ngồi lớp đứng giàn nào cũng đầy nhóc. Chiến tướng ráp đá, ban đầu hai bên hăng hái, nhưng mà cách chơi còn hòa nhã. Cách mười phút đồng hồ, chiến tướng Nam Vang ăn được một bàn. Chiến tướng Nam kỳ quyết gỡ, nên nỗ lực công kích dữ dội. Bên Nam Vang ráng thủ thắng, thành ra xung đột. Chiến tướng trong sân thì nóng nảy, công chúng trên giàn thì lại đốc sức la lối om sòm. Chiến tướng đá banh mà coi thế không cần trái banh nữa người nầy

lừa đá ống quyển người kia, người kia kiếm thế đá trong ngực người nọ. Vì sức lực yếu, lại luyện tập ít, nên đá mới nửa cuộc rồi bên nào cũng bết hết, người thì đưa chơn đá gió, kẻ thì không chịu theo banh, làm cho khán giả la rùm, biểu trả tiền lại”(4).

Rồi cảnh trường đua ngựa: “Khi ra gần tới trường đua thì gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy chật đường, rồi tới cửa thì thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm rượp. Trong số người đi coi đây, phần đông là An-nam, chẳng những là đông bên hạng 0đ,25 đứng ngoài trời mà thôi, mà bên hạng 1đ,10 ngồi trên khán đài An-nam cũng đông thập phần, lại đờn bà số gần phân nửa. Khi mới vô, thầy Phát tưởng thiên hạ vì muốn coi ngựa chạy đua nên chịu tốn tiền đến coi chơi cũng như coi hát, hay là coi đá banh. Té ra ngồi một lát, thầy dòm coi thiên hạ bàn bàn luận luận, đi coi ngựa, hỏi tên nài, rồi chen nhau mua giấy, kẻ con ngựa số 1 năm mười đồng, người cá con ngựa số khác năm ba chục, có người lại dám cá tới năm ba trăm, đờn bà cũng mua giấy cá bạc chục như đờn ông, người cá về nhất, người cá về nhì, về ba, kẻ khen ngựa hồng hôm dượt chạy hay, kẻ chê ngựa đậm bị chở nặng. Chừng ngựa về tới mức, người trúng thì vỗ tay nhảy nhót, chạy đi lãnh tiền, còn kẻ thua thì mặt mày buồn hiu, lấy chương trình ra ngồi tính coi độ kế phải đánh con nào mà gỡ”(5).

Các hoạt động văn hóa văn nghệ cũng khá rình rang,

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM32 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 33

Page 18: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM34 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 35 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM34 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 35

Cách đây đúng 152 năm, đội hải quân viễn chinh của Thực dân Pháp và Tây Ban Nha đã vô cớ ồ ạt đưa tàu chiến vào sông Sài Gòn rồi tiến vào rạch Thị Nghè nổ súng đại bác tấn công cửa đông thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam dưới triều đại Tự Đức nhà Nguyễn chỉ vì sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân và tư bản phương Tây.

S ách “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim, NXB Văn hóa Thông Tin 1999 chép như sau: “Đến tháng giêng năm Kỷ Mùi (1859) là năm Tự Đức thứ 12, Trung tướng (Rigault de Genouilly) giao quyền lại

cho Trung tá Toyon ở lại giữ các đồn tại Đà Nẵng, rồi còn bao nhiêu binh thuyền đem vào Nam Kỳ. Quân Pháp vào cửa Cần Giờ, bắn phá các pháo đài ở hai bên bờ sông Đồng Nai, rồi tiến lên đánh thành Gia Định” (trang 518). Ở Gia Định bấy giờ tuy có nhiều binh khí nhưng quân lính không luyện tập, võ nghệ bị bỏ bê, cho nên khi quân Pháp ở cửa Cần Giờ tiến lên, quân Hộ đốc là Võ Duy Ninh vội vàng tới các tỉnh lấy binh về cứu viện, nhưng chỉ trong hai ngày thì thành vỡ. Võ Duy Ninh tử trận. Quân Pháp và I-Pha-Nho (Tây Ban Nha) vào thành, lấy được 200 khẩu súng đại bác, 8 vạn rưỡi kí lô thuốc súng và chừng 18 vạn Phật lăng (francs) cả tiền lẫn bạc, còn các binh khí và thóc gạo thì không biết bao nhiêu mà kể.

Theo các sử liệu, thành Gia Định xây lại năm 1837 gần bên thành Bát quái (hay Quy) kiểu Vauban của Pháp, là một thành vuông vức mỗi bề 475 mét. Trong thành, số quân hơn 2.000, đại bác 200 khẩu, thuốc súng 80.000 kilô, nhiều bạc nén, nhất là thóc,

THÀNH GIA ĐỊNH THẤT THỦ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC& (1859 - 2011)

152 NĂM

VƯƠNG LIÊM

Page 19: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM36 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 37 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM36 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 37

đến Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862 triều đình Tự Đức nhượng địa ba tỉnh miền Đông. Ngày 19/3/1867 Đinh Mão quân Pháp tiếp tục đánh chiếm Vĩnh Long, ngày 20/5 chiếm tỉnh An Giang và ngày 25/5 chiếm tỉnh Hà Tiên. Kinh lược sứ Phan Thanh Giản phải uống thuốc độc tự tử. Sau này, người ta sưu tầm được bài thơ “Phú Gia Định thất thủ” (vô danh) có đoạn cho thấy nỗi lòng của người dân Gia Định trong cơn nguy biến này ở Nam Kỳ trước họa xâm lược của thực dân Pháp:

Ngậm ngùi thay ba bốn lần Gò Vấp Cây cỏ khô, thân thể cũng khô Bát ngát nhẽ 18 thôn vườn trầu Hoa trái rụng rời, người cũng rụng Mấy dặm Gò Đen, Rạch Kiến Ngọn lửa thiêu sự nghiệp sạch không!Khi Pháp chiếm thêm ba tỉnh miền Tây, sĩ phu trong

nước truyền hịch cho nhân dân biết, trong đó có các câu : Từ đó, cả miền Nam Đều trở thành thuộc địa Phan Thanh Giản căm hờn Tự tử vì việc nghĩa ! Giặc Pháp vẫn chưa bằng lòng với miền Nam nên

tiếp tục đem quân ra miền Bắc gây sự để đánh chiếm thành Hà Nội ngày 20/11/1873 năm Quý Dậu, tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị thương rồi tự sát, con là Nguyễn

Lâm tử trận. Ngày 25/4/1882 năm Nhân Ngọ, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, tổng đốc Hoàng Diệu tự tử. Quân Pháp lại tiếp tục đánh chiếm các tỉnh phía Bắc và tới tháng 5/1884 đã làm chủ cả miền Trung châu xứ Bắc Kỳ. Trong khi đó, quân nhà Thanh lại đóng quân ở các tỉnh biên giới từ Lạng Sơn, Cao Bằng tới Lào Cai khiến cho Pháp phải ký hiệp ước Fournier tại Thiên Tân giữa Trung tá Fournier với Lý Hồng Chương để quân nhà Thanh rút về nước giao Bắc Kỳ lại cho Pháp cai trị. Để có toàn quyền đô hộ Việt Nam, lãnh sự Pháp tại Bắc Kinh là Jules Patenôtre đến Huế để ký hòa ước mới với triều đình nhà Nguyễn, Hòa ước Giáp Thân hay Hòa ước Patenốtre được ký ngày 6/6/1884 để cho Pháp thiết lập nền bảo hộ Việt Nam. Cái ấn tín nhà Thanh phong vương cho nhà Nguyễn từ thời Gia Long phải đem hủy bỏ để chứng tỏ nhà Thanh không còn liên quan. Vì chuyện này mà quân nhà Thanh đánh nhau với quân Pháp ở các tỉnh giáp giới dẫn đến hai bên phải tương nhượng nhau và ký hòa ước Thiên Tân quy định lại đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên đất trên biển như nguyên trạng ngày nay (trừ quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc chiếm lại năm 1975). Từ đó, Pháp hoàn toàn đô hộ Việt Nam.

Cũng vì vụ Hòa ước Thiên Tân mà triều đình nhà Nguyễn từ thời vua Hàm Nghi đã xảy ra chiến tranh ở Huế khiến Hàm Nghi phải rời Huế tới Quảng Trị ra hịch Cần Vương chống Pháp ngày 13/6/1885. Nhân dân cả nước hưởng ứng chiếu Cần Vương, nổi lên kháng chiến chống Pháp: Phan Đình Phùng ở miền Trung, Hoàng Hoa Thám ở miền Bắc, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương Võ Duy Dương (con Võ Duy Ninh thời thành Gia Định thất thủ) ở miền Nam v.v…nhưng lần lượt đều thất bại, kéo dài từ đó cho tới đầu thề kỷ 20 vào những năm 1920-1930.

Mãi đến Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Hồ Chí Minh tức Nguyễn Tất Thành quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Noi gương hai nhà ái quốc Phan Bội Châu (phong trào Đông Du), Phan Chu Trinh (phong trào Tây Du), Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tháng 6/1911 tới Pháp, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tìm ra con đường cứu nước bằng chủ nghĩa Mác – Lê Nin, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở về nước đầu năm 1941 để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng kháng Pháp thành công, chấm dứt chế độ phong kiến của nhà Nguyễn và chế độ cai trị thuộc địa của Pháp theo hiệp định quốc tế Genève và sau đó là hiệp định Paris (1972) chấm dứt sự lệ thuộc Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Người ta thường nói “Miền Nam đi trước về sau”. Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên đánh chiếm thành Gia Định năm 1859 và Sài Gòn – Gia Định từ đây trở thành cái nôi kháng chiến chống Pháp rồi

đủ nuôi một vạn quân trong một năm. Ngày nay thành nằm ở vị trí được giới hạn bởi các đường: Nguyễn Bỉnh Khiêm (đông), Mạc Đỉnh Chi (Tây), Nguyễn Đình Chiểu (Bắc) và Nguyễn Du (Nam). Tàu chiến liên quân Pháp – Tây Ban Nha chạy vào rạch Thị Nghè nả đại bác và đổ bộ tấn công cửa thành Đông tức Thảo cầm viên hiện nay. Sách “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1987 tả lại trận đánh như sau: Rạng ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – I Pha Nho nổ pháo tập trung vào gốc đông nam thành Gia Định, đổ bộ, đưa chất nổ tới phá thành, đánh thủng cửa đông, đồng thời dùng thang cao leo thành. Pháo trên thành dội xuống tàu địch gần đó nhưng không bắn chìm được chiếc nào. Hai bên đánh xáp lá cà trong thành. Đến trưa, quân thủ thành rút lui, để lại trong thành hầu hết đại bác, đạn dược, tất cả thóc gạo và hơn trăm chiến thuyền gỗ trên sông Thị Nghè (trang 249).

Sau khi lấy được thành, ngày 18/3/1859 De Genouilly

đặt mấy chục ổ thuốc nổ phá tung nhiều đoạn tường thành, dinh thự kho tàng, thóc lúa... Người ta kể lại rằng, kho thóc thành Gia Định cháy mãi đến hai năm mà khói còn nghi ngút. Hai mươi bốn tháng nắng mưa không làm tắt được đám cháy này. Giặc Pháp cũng cướp giựt, đốt nhiều phố xá thương mại và thôn xóm dân cư. Cụ Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước nổi tiếng miền Nam lúc đó đã than thở :

Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây. (Văn tế chiến sĩ Cần Giuộc) Triều đình nhà Nguyễn cử thống tướng Nguyễn Tri

Phương vào đắp thành “Kỳ Hòa” (Chí Hòa) gọi là đại đồn Kỳ Hòa (nay ở vị trí khu du lịch Kỳ Hòa, kéo dài từ Bảy Hiền tới Phú Thọ, nay thuộc quận 10 và Tân Bình để chống lại giặc Pháp đang đồn trú tại trung tâm Gia Định, nay là khu vực bệnh viện Nhi đồng II quận 1. Nhưng quân xâm lược Pháp đã kéo lên tiến công dữ dội và thành thất thủ. Tháng giêng năm Tân Dậu (1861), tướng Charner đem 70 tàu chiến và 3.500 quân bộ tiến từ thành Gia Định đánh lấy đồn Kỳ Hòa. Tướng Nguyễn Tri Phương bị thương và em là Nguyễn Duy tử trận, tướng Phạm Thế Hiển và số lớn quan quân còn lại rút lui về Biên Hòa, một số cố thủ thành hậu Thuận Kiều (nay thuộc xã Tân Thới Nhứt huyện Hốc Môn gần Bà Điểm) mà về sau Trương Định và Phan Công Hớn chiếm giữ thêm một thời gian.

Sau đó, quân giặc đã tràn ra các nơi lân cận như Thủ Dầu Một, Tây Ninh, tướng Page đánh chiếm Định Tường (Mỹ Tho) ngày 15/4/1861, Biên Hòa ngày 7/1/1862 dẫn

Page 20: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM38 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 39 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM38 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 39

chống Mỹ mãi đến mùa xuân năm 1975 mới hoàn toàn được giải phóng.

Sách “Lịch sử đấu tranh, xây dựng của Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thạnh 1930-2005”, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 2008, cho biết sự phản công chiến đấu anh dũng của nhân dân Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây (Gia Định nay là quận Bình Thạnh) như sau: Ngay từ những ngày đầu, nhân dân Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây cùng với nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã có mặt trong những trận đánh ác liệt bảo vệ mảnh đất thân yêu của mình. Nhân dân nơi này đã cùng với nhân dân Phú Nhuận, Gò Vấp có mặt trong hàng ngũ nghĩa quân và đội ngũ hậu cần tiếp tế lương thực cho quân triều đình. Đại đồn thất thủ, Gia Định hoàn toàn rơi vào tay của quân xâm lược Pháp. Triều đình Huế bất lực nhưng nhân dân Gia Định thì vẫn tiếp tục chiến đấu chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước. Nổi bật là trận phục kích của dân làng Phú Mỹ bắn trọng thương tên Harmand đại úy Hải quân Pháp khi hắn đi tuần thám trên sông Thị Nghè vào năm 1860.

Khu vực Thị Nghè – Cầu Bông trở thành di tích lịch sử với những chiến thắng chói lọi trong thời kỳ kháng

chiến chống Pháp lẫn chống Mỹ. Đất Gia Định, đáng nhớ là xã Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây (Bà Chiểu – Thị Nghè) đã đi đầu trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đầu tiên khi thành Gia Định thất thủ cho tới sau này chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cuộc kháng chiến ngay trong lòng địch lúc bị giặc tạm chiếm kể từ khi có Đảng (3/2/1930) càng mạnh mẽ hơn. Chính những nhà lãnh đạo Trung ương, Xứ ủy, Thành ủy và Tỉnh ủy đều có mặt tại đây để chỉ đạo nhân dân Nam kỳ trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp - Mỹ.

Hai cây cầu nổi tiếng trong lịch sử của Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây (Thị Nghè, Cầu Bông) luôn là những mặt trận tiền đồn ngăn chặn giặc từ Sài Gòn ra Gia Định, là căn cứ lòng dân chống giặc ngay trong lòng của chúng suốt chặng đường dài lịch sử chống Pháp (1859-1954) đánh Mỹ (1955-1975). Cuối cùng, quận Bình Thạnh vẫn là cửa ngõ đưa các đoàn quân giải phóng từ các chiến khu miền Đông Nam Bộ và đại quân hùng hậu từ Trung ương về để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-04-1975, ghi thêm một trang sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam.

V. L

huyền bíTÂY NGUYÊN

Bài và ảnh VĂN CÔNG HÙNG

Cho đến bây giờ, những người bản địa Tây Nguyên vẫn còn những niềm tin vừa kỳ lạ vừa ngây thơ nhưng lại cũng rất có lý vào những hiện tượng xảy ra trong đời sống của họ.

Page 21: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM40 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 41 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM40 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 41

T heo thuyết vạn vật hữu linh, người Tây Nguyên quan niệm tất cả mọi vật liên quan đến đời sống của họ đều có linh hồn. Chiêng

có hồn chiêng, lúa có hồn lúa, ghè có hồn ghè, cho đến cái gùi, quả bầu, cái cầu thang... Và tất nhiên là con người nữa. Đứa bé sinh ra được làm lễ thổi tai để nhập linh hồn, cho đến khi chết đi được làm lễ pơ thi để đưa tiễn linh hồn về với thế giới A tâu là một vòng đời với tất cả sự huyền bí thiêng liêng, vừa giản dị vừa bí ẩn, vừa đương nhiên vừa bất ngờ khiến cho kiếp người vừa hạnh phúc vừa khổ đau, vừa mong manh lại trường tồn bất tử...

Mà cũng không thể không tin như thế.Rừng mênh mông, bí ẩn, huyền hoặc, biết bao điều

còn chưa biết. Đến chúng ta hiện đại bây giờ vèo một cái internet thông thương kết nối cả thế giới lại với nhau mà vẫn còn nhiều điều chả giải thích được, nhiều chuyện nghĩ tới còn cứ rờn rợn, huống gì cái ngày xưa ấy, loi nhoi mấy ngôi nhà sàn xập xệ giữa lút thút rừng sâu âm u, mới nha nhá chiều là đã rút cầu thang lên rồi cả nhà ngồi rúm ró trên nhà sàn, uống rượu, đốt lửa để quên bớt nỗi sợ hãi thắc thỏm đang gào rú bên ngoài. Mà nào có yên thân, bao nhiêu tai ương xảy ra, chả biết kêu ai, làm gì, bèn gán hết cho Yang. Yang trở thành cứu tinh, thành nơi gửi gắm niềm tin, để mà an tâm thoi thóp sống qua ngày qua tháng, cứ thế, người Tây Nguyên tồn tại hàng ngàn năm trên dải đất này cho đến hôm nay.

Mà nào có ai thấy Yang đâu. Thế là nghĩ ra, tưởng tượng ra rằng ngài đang ngự đâu đó quanh ta, có thể luôn luôn theo sát ta, ra tay giúp ta khi ta gặp khó nếu ta thành tâm. Thế là chiêng có Yang, ghè có Yang, các thứ đều có Yang... và cuộc sống từ đó ấm áp lên, an tâm hơn, thanh thản hơn, ít nhất là về mặt tinh thần...

Nơi mà người Tây Nguyên quan niệm linh hồn đậm đặc nhất là ở cái nhà rông. Có thể nói về mặt vật chất, nhà rông là thứ tài sản lớn nhất, có giá trị nhất của một cộng đồng người Tây Nguyên, cụ thể là làng. Đơn vị dân cư của người Tây Nguyên là làng, là kết cấu bền vững

nhất, chặt chẽ nhất, gần như là độc nhất của họ. Về mặt tinh thần thì nhà rông cũng là nơi tích tụ nhiều nhất, tinh túy nhất những giá trị tâm linh của cư dân trong làng. Mái nhà rông cao vút là nơi trú ngụ của Yang, rồi trong nhà rông có các gói vật thiêng, cầu thang ngoài nhà rông, cây nêu trước nhà rông... đều có Yang, nhiều loại Yang. Trời thì xa quá, cao quá, con người thì thấp quá, bé quá, vậy nên nóc nhà rông trở thành nơi trung chuyển. Con người hướng lên đấy, còn

thần linh thì về đậu vào đấy, vì thế con người thấy an tâm hơn, bớt cô đơn bơ vơ lạc lõng hơn khi trần trụi sống thăm thẳm giữa rừng giữa núi như thế.

Ngoài nhà rông, còn rất nhiều đồ vật của người Tây Nguyên mang yếu tố thần linh, là nơi cho thần linh trú ngụ.

Cách đây cũng lâu lâu, chúng tôi có được chứng kiến một cái ché (ghè) thiêng của một gia đình người Jrai ở huyện Ayun Pa (giờ là thị xã), thuộc tỉnh Gia Lai. Theo lời kể thì cái ché này rất thiêng, nó có thể báo trước được nhiều điều sắp xảy ra trong gia đình hoặc trong làng (plei), ví dụ trong nhà có người sắp đau ốm, trong làng có dịch bệnh... Sổ tay của tôi còn ghi lại hiện tượng này như sau: Được báo trước, chúng tôi vào thẳng nhà anh K’Pao, chủ nhân của chiếc ché cổ. Mới nhìn từ xa sau khi chủ nhà lật tấm chăn phủ, nó giống như mọi chiếc ché khác. Đây là loại ché to, cao cỡ ngang ngực người, màu da lươn thông thường. Một con gà do chúng tôi mua được làm thịt để cúng, báo với Yang rằng có người lạ xem ché. Tiết gà được cắt trực tiếp vào ché mấy giọt, còn lại hứng vào đĩa. Lòng gan mề tim phổi... mỗi thứ một ít cùng với tiết trong đĩa bày bên ghè rượu. Chủ nhân cúng bằng tiếng Jrai đại loại là hôm nay có khách là các nhà báo, nhà văn hoá... đến thăm ghè. Có tí rượu, tí thịt cúng ghè để ghè chứng giám... Phải khoảng

hai giờ đồng hồ chúng tôi mới tới gần được chiếc ché cổ. Thế nó có gì lạ? Thứ nhất là nó cổ. Thì hẳn là cổ rồi. Theo chủ nhân của nó nói thì chiếc ché này đã truyền qua 15 đời, đến đời anh đang sở hữu là thứ 16. Thứ hai là nó đắt, có người đã trả đến 50 con trâu trắng vào thời điểm cách đấy hai chục năm. Thứ ba là nó thiêng. Cũng chủ nhân của nó cho biết, mỗi tháng anh phải cho nó ăn... tiết gà 3 lần. Thế công dụng của nó. Cũng theo chủ nhà, nó có thể báo trước những điều sắp xảy ra trong gia đình, trong dòng họ bằng cách đổi màu đỏ như máu. Tôi ghi là màu đỏ như máu nhưng chủ nhà nhất quyết là nó chảy máu. Năm 1975, vào đầu tháng 3, khi mà Pleiku chuẩn bị được giải phóng, đường 25 tức đường 7 trở thành đường máu, chiếc ché này đã đổi màu suốt một tuần liền. Sau đấy mấy năm, lúc bố anh chuẩn bị mất một cách đột ngột, nó cũng đổi màu như thế. Trong làng có

người đau ốm, đến cúng, sẽ khỏi? Trẻ em khóc về đêm, khóc ngằn ngặt, ai dỗ cũng không nín, làm cách gì cũng không ngủ, bế đến cho sờ vào tai ché, nín liền, ngủ ngon lành như chó con... Theo người nhà, thỉnh thoảng chiếc ché này còn... khóc như trẻ con, và chỉ khóc vào ban đêm. Những lúc ấy mọi người sợ lắm, lại làm gà cho ché ăn... tiết vì mọi người nghĩ rằng nó... đói... Tiếc rằng vì lý do tín ngưỡng, chúng tôi đã không thể chụp ảnh được chiếc ché ấy, dù đã làm đủ mọi cách. Có khi nhờ thế, nó lại... bí ẩn hơn chăng?

Ngay cái chiêng, vật dụng thiết thân mà nói đến Tây Nguyên là phải nhắc đến thì nó cũng không chỉ là... chiêng, mà nó cũng có Yang chiêng, không phải muốn là mang ra mà gõ được, mà phải xin phép bằng lễ hẳn hoi. Điều kỳ lạ là người Tây Nguyên không chế tác ra được chiêng dù họ sở hữu chiêng như là của chính họ, sáng tạo ra cả một nền văn hóa chiêng để UNESCO phải

công nhận cả không gian văn hóa ấy là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chiêng là do người Kinh ở Bình Định, Quảng Nam và người Lào, người Miến Điện làm rồi bán, trao đổi cho người Tây Nguyên và họ biến thành của họ. Chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh người Tây Nguyên cúng chiêng. Họ làm thịt gà, cúng, rồi cho chiêng ăn... tiết gà. Tất nhiên không phải chiêng nào cũng được vinh hạnh có Yang trú ngụ, cũng có thần linh và cũng được cúng rồi cho ăn như thế. Đã từng có hồi xuống làng thấy đồng bào dùng chiêng làm máng cho... lợn ăn. Đấy là loại chiêng thông thường, còn chiêng quý là chiêng cổ, chiêng có pha đồng đen, pha vàng, chiêng Lào, chiêng Yoăn... trị giá bằng trâu, bằng voi.

Tượng mồ cũng là một thế giới bí ẩn. Đồn rằng, tượng mồ là do những con người rất bình thường, nhưng được Yang nhập vào sai khiến cho làm. Vì thế nó rất thiêng. Về nghệ thuật, thì chỉ bằng chiếc rìu và cây gỗ, tượng nhà mồ đã khiến nhiều nhà điêu khắc tài danh kinh ngạc. Nó chính là chiếc cầu nối giữa người đang sống trên mặt đất với những linh hồn đang hiện hữu trong nhà mồ kia. Không chỉ là lòng chung thủy, không chỉ là tình yêu, không chỉ là sự tiếc thương, cao hơn, nó là triết lý sống đầy nhân văn của những con người tưởng như đơn giản và lạc hậu. Những công trình nghệ thuật, những tác phẩm đẹp rợn người như thế lại được làm bởi bàn tay những người vô cùng bình dị với những công cụ vô cùng thô sơ. Làm một lần duy nhất, một bản duy nhất, lóe sáng trong khoảnh khắc đơn độc không có lần thứ hai, rồi bỏ, không bao giờ trở lại, không bao giờ xem lại, thanh thản và hồn nhiên, như những đám mây trên bầu trời, nhiều khi đẹp đến mê hồn, thản nhiên trôi qua trong sự tiếc nuối cùng cực của con người.

Còn nhiều, nhiều lắm, những bí ẩn huyền bí như thế trong cuộc sống của người Tây Nguyên, cái cuộc sống tưởng như lam lũ, tưởng như đơn giản, nhưng té ra lại vô cùng phong phú, vô cùng nhân văn và vô cùng lý thú nếu như ta chịu khó đi sâu tìm hiểu...

V. C. H

Page 22: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM42 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 43 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM42 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 43

DI SẢN

KIÊN TRÚC CHAMHOÀI AN

T rong kho tàng di sản của nền văn hóa Chămpa để lại đến ngày nay, tháp Chăm là một loại hình kiến trúc tôn giáo duy nhất còn hiện hữu

cho dù đã trải qua hàng thế kỷ bị mưa gió bào mòn và những cuộc chiến tranh tàn phá. Tháp cổ Chămpa hầu như có mặt ở khắp những khu vực có người Chăm cư trú tập trung, từ vùng đồng bằng ven biển đến những cao nguyên bạt ngàn,... những miền đất đó gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Chăm.

Các tháp Chăm thường được xây dựng ở vùng đồng bằng ven biển, trong những thung lũng thâm u, hay trên những gò đồi cao nằm ven sông suối,... Phần nhiều người Chăm chọn nơi đồi cao, gần sông để xây dựng tháp bởi họ quan niệm rằng, những gò đồi cao chính là nơi trú ngụ của thần linh trên trần thế, còn sông suối được xem là nguồn sống để nuôi dưỡng vạn vật chúng sinh.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu nhận định tháp Chăm được xây dựng từ mô hình của các công trình kiến trúc tháp ở Ấn Độ để thờ các vị thần của Ấn Độ giáo mà chủ yếu là thần Siva. Bố

Page 23: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM44 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 45 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM44 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 45

cục của tháp Chăm thường gồm một tháp chính và các tháp phụ nằm cạnh bên. Ban đầu, đền tháp của người Chăm được dựng lên từ những vật liệu nhẹ như tranh, tre, nứa, lá,... Cho đến thế kỷ thứ VII, người Chăm mới tiến hành xây dựng những ngôi tháp từ các chất liệu bền vững như gạch, đá. Trong lòng của mỗi tháp chính đều có bệ thờ các vị thần qua bộ ngẫu tượng Linga và Yoni. Linga thường được thể hiện trên chất liệu đá (số ít được làm bằng vàng), gồm 3 phần: phần trên có dạng hình trụ tròn biểu tượng của thần Siva, phần giữa có hình bát giác biểu tượng của thần Vishnu, còn phần dưới có hình khối vuông biểu tượng của thần Bhrama. Đây là sự kết hợp của ba vị thần chính trong Ấn Độ giáo, nó thể hiện nội dung của chu kỳ tuần hoàn: sáng tạo, bảo tồn và huỷ diệt, đây chỉ là lớp vỏ tôn giáo nhằm phản ánh tín ngưỡng phồn thực của cư dân Chămpa trong lịch sử.

Về kỹ thuật xây dựng tháp của cư dân Chămpa xưa cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Tháp Chăm, nhằm tìm ra kỹ thuật xây dựng tháp, chất kết dính giữa các vật liệu xây dựng,... Các nhà nghiên cứu đã dùng những kỹ thuật hiện đại phân tích các chất liệu với mong muốn tìm ra cách thức làm gạch của người Chăm, chất kết dính giữa những viên gạch, đồng thời tìm hiểu tháp được dựng lên từ những viên gạch đã được nung chín hay chưa nung? Những mảng phù điêu trên các bức tường của tháp được tạc trước khi nung tháp hay tháp được nung rồi mới tạc?... Tất cả đang còn nhiều bí ẩn, thách thức những ai nghiên cứu về nền văn hóa Chămpa.

Mặc dù các đền tháp Chăm ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại không nhiều, nhưng qua những tác phẩm nghệ thuật còn sót lại, cùng hàng trăm hiện vật, di vật đang được lưu giữ tại các bảo tàng trong nước và quốc tế, cũng như qua những bản vẽ kỹ thuật của nhà khảo cổ người Pháp H.Parmentier, đã cho chúng ta những bằng chứng vô cùng quí giá về một nền nghệ thuật điêu khắc tinh tế, cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo mà nay đã bị thất truyền của người Chăm xưa.

Mỗi đền tháp Chăm là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, mỗi một điển cố trong đời sống văn hóa tôn giáo cũng trở thành một tác phẩm nghệ thuật, chúng được những nghệ nhân kỳ tài xưa trang trí, chạm khắc trên các lá đề, phù điêu, bệ thờ, mi cửa,... đến những pho tượng được tạc từ sa thạch như Laskmindra Lokes-vara, Phật Đồng Dương, Vishnu, Siva, tu sĩ, vũ nữ,... Tất cả đã lột tả được cái hồn ẩn chứa trong từng tác phẩm, tạo nên sự huyền bí, thâm nghiêm của các đền tháp Chăm.

Những đền tháp Chăm ở Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay, nó đã trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên của lịch sử. Thời gian, thiên tai và con người đã tàn phá những di sản kiến trúc của vương quốc Chămpa xưa. Cho đến nay, các đền tháp Chămpa hiện còn hiện diện trên địa bàn của 15 tỉnh thành trong cả nước, với 56 địa điểm có di tích và phế tích đền tháp Chăm, trong đó có 24 nhóm tháp và tháp còn tồn tại ở những mức độ khác nhau với tổng số khoảng 60 công trình. Bên cạnh đó, còn rất nhiều phế tích kiến trúc đang được các nhà khoa học tìm cách tôn tạo hoặc khai quật nhằm tìm ra những bằng chứng về một thời huy hoàng, phồn thịnh của đất nước Chămpa.

H. A

1. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)2. Tháp Pônagar (Nha Trang)

3. Tháp đôi (Bình Định) 4. Tháp Bằng An (Quảng Nam)

5. Đài thờ ở di tích Đồng Dương (Quảng Nam)6. Thần Brahma, thế kỷ XI (Quảng Ngãi)

BÁNH CANH Ở HUẾNHẬT QUANG

Tự dưng người Huế thích ăn cháo bánh canh. Tôi cảm nhận thấy điều ấy khi thấy xung quanh công viên Nguyễn Văn Trỗi ở trong Thành Nội bỗng mọc lên... một dãy hàng quán chuyên bán cháo bánh canh vào ban đêm. Cái công viên ấy từng bị bỏ hoang khá lâu. Thế rồi, nhân dịp Huế tổ chức Festival năm 2002, chính quyền đã đầu tư nâng cấp công viên, trồng thêm cây kiểng, sửa sang trang thiết bị cho các cháu nhi đồng có chỗ giải trí.

Page 24: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Góc công viên có quán cà phê nho nhỏ. Ðêm đến, vài ba cặp tình nhân thường dắt nhau tới đây mượn tách cà phê để nói lời tự

tình. Một hôm ai đó chợt nhận ra rằng, sau khi nói chuyện và yêu đương say đắm, những kẻ đang yêu bỗng nhiên đói tợn. Thế là một hàng bánh canh đêm ra đời, thoạt tiên, là để phục vụ cho những cặp tình nhân vẫn lui tới uống cà phê công viên. Nào ngờ, đám choai choai ở Huế cũng hứng lên bất tử, sau mỗi cuộc rong chơi phố phường lại tụ tập đến đây... xơi cháo bánh canh. Tôi cứ tưởng mấy mệ Huế rù rờ trong việc kinh doanh, ai dè họ cũng tức thời, cũng tiếp thị ghê lắm, nên gần hai chục quán bánh canh liên tiếp mọc lên như nấm sau mưa

Chiều xuống cả một đoạn phố Hàn Thuyên bao quanh công viên nghi ngút khói lửa và sực nức mùi thơm. Bánh canh ở đây nấu bằng bột mì với chả cá viên và da heo. Mỗi tô giá năm ngàn đồng, xem ra cũng dễ chịu nên thực khách góp mặt ngày một nhiều. Họ tự hình thành một thói quen, là sau mỗi cuộc yêu đương dù ở bất cứ góc nào của Huế, cũng đều tụ tập về đây, dùng đôi, ba tô cháo nóng rồi mới nói lời tạm biệt. Còn đám học sinh cấp 2, cấp 3 thì sau giờ học chính khóa, vội vã tìm đến đây, lót dạ một tô bánh canh, đặng lấy sức mà bước tiếp vào các lớp

học thêm liên tu bất tận. Rồi thì, chẳng ai bày ai nhưng thiên hạ đều quen nếp ấy mà tìm về góc phố này mỗi đêm. Tôi cũng bị nhiễm thói quen ấy như là một tất yếu.

Ăn mãi thành quen, tôi đâm ra nghiện cháo bánh canh. Chờ cho tới tối thì lâu quá, nên tôi bắt đầu tìm cháo bánh canh giữa ban ngày. Ở đường Ðặng Trần Côn có quán cháo bánh canh của mệ X. Phải đến đúng 7 giờ kém 15 phút sáng, lúc đó mệ mới bưng ra nồi cháo thứ hai còn nghi ngút khói (nồi thứ nhất mệ đã phục vụ cho các bác xích lô, xe thồ từ sáng sớm). Tô cháo nóng nấu bằng bột gạo với phần phụ liệu là thịt băm nhuyễn với cá, kèm thêm hành lá thái nhỏ và tương ớt đã khiến tôi không khỏi rỏ dãi mỗi khi thấy, ngửi hay nghĩ đến nó.

Cháo bánh canh mệ X tuy ngon thiệt nhưng so với bánh canh cá lóc ở Thủy Dương thì vẫn kém xa. Thoạt tiên, có một ngôi quán tranh lụp xụp nằm ven quốc lộ 1A ở gần làng Thủy Dương cách trung tâm thành phố 4 km về phía nam. Xa xôi là vậy, nhưng trước ngôi quán nhỏ này luôn có dăm bảy chiếc xế nổ và cả xe hơi loại sang, cùng vài mươi chiếc xe đạp cà tàng của thực khách đến ăn sáng. Cháo bánh canh ở đây đã được nâng lên thành một công nghệ - “công nghệ bánh canh”. Có 8 thành viên tham gia “công nghệ” này: một phụ nữ “phụ trách khói lửa”, bảo

đảm cho bốn nồi nước dùng luôn sôi sùng sục, hai người nhào và cán bột ra thành từng miếng mỏng; nhân vật quan trọng nhất, một tay cầm chiếc ống nhựa dùng làm thớt, tay kia cầm dao cắt lá bột thành từng sợi nhỏ thả vào nồi nước dùng đang sôi; người thứ năm dùng đũa vớt những sợi bột vừa chín tới, cho vào các tô nhỏ bày sẵn để người thứ sáu gắp những miếng cá lóc đã được tỉa xương mà dân Huế vẫn quen gọi là “cá tràu ráy nạc”, cùng với nước dùng, gia vị, hành ớt... thành một tô cháo đúng điệu “bánh canh cá lóc Thủy Dương”, thơm ngon nóng sốt. Hai người còn lại chỉ chuyên việc chạy bàn, rứa mà vẫn luôn có khách chờ, chỗ này í, chỗ nọ ới, như là vỡ chợ đến nơi. Cháo ở quán này nấu bằng bột gạo có pha chút bột lọc nên sợi bánh vừa dai lại vừa dòn. Cá lóc làm cho nước cháo trở nên ngọt sắc, thành thử khách ăn xong còn tiếc chút nước, bèn ngó nghiêng ngó ngửa rồi ngửa cổ húp đánh soạt một cái. Húp xong, mới hay có người nhìn mình, nên xấu hổ rút khăn mùi xoa che miệng cười khúc khích. Báo hại, dân Huế vốn ăn cay, nên húp nước cháo xong, vị cay mới thấm qua lưỡi, vô cuống họng, lao tới đỉnh đầu làm ứa cả nước mắt. Và thế là họ lại sẻ sàng chuyển mùi xoa từ miệng lên mắt để lau những giọt châu sa.

Nay thì “công nghệ bánh canh” này phát triển khắp các hang cùng ngõ hẻm ở Huế, phục vụ cả sáng lẫn tối. Còn ở làng Thủy Dương, gốc tích của “công nghệ bánh canh” này thì không chỉ có một túp lều tranh mà thay vào đó là cả một dãy phố “chuyên doanh” món “bánh canh cá lóc Thủy Dương” nổi tiếng này. Thế mới biết dân Huế “ghiền” bánh canh biết chừng nào!

Buổi chiều, xứ Huế có món bánh canh Nam Phổ bán dạo. Đó là thứ bánh canh nhào bằng bột gạo pha bột lọc, múc trong chiếc tô dẹt như chén mắt trâu, thấy cả con tôm đỏ rực phơi mình nơi đáy chén xuyên qua lớp bột trong suốt. Chưa ăn đã thấy vị ngon thấm vô đầu lưỡi. Bánh canh Nam Phổ có bề dày lịch sử không thua kém chi Kinh Thành Huế. Có điều, Kinh Thành thì lâu ngày rêu phong cổ kính, còn bánh canh Nam Phổ thì lúc nào cũng nóng, cũng ngon. Có nhà ba đời: con gái, mạ, mệ...

từng gánh bánh canh bán dạo đến độ đêm về mớ ngủ cũng thi nhau rao: “Ai ăn cháo bánh canh không ?”.

Tôi định khép chuyện cháo bánh canh nơi đây, bất chợt có hai người bạn ngoại quốc đến nhà chơi. Sau hồi hàn huyên, tôi mời họ đi ăn bánh canh lót dạ. Anh bạn người Mỹ hỏi tôi: “What’s the bánh canh?”. Tôi tra tự điển của ông Lê Khả Kế rồi phang: “It’s Vietnamese rice spaghetti. It was cooked with shrimp, crap, meat or fish”. Tôi cũng bảo với anh chỉ ở Huế mới có bánh canh. Bất ngờ anh bạn người Nhật, vốn là giảng viên dạy Nhật ngữ ở trường Huế, vội đính chính: “Ở Nhật cũng có bánh canh. Người Nhật gọi là ư-đon, xuất phát từ chữ ôn-đồn của người Tàu. Bánh canh Nhật Bản thường đóng gói sẵn. Muốn ăn chỉ pha thêm chút nước sôi, cùng với thịt bò và gia vị. Ăn cũng gần giống với bánh canh xứ Huế”. Tôi thấy hơi quê độ vì cứ tưởng chỉ Huế mới có cháo bánh canh, nào ngờ quê hương của Oshin cũng có món này, song cũng gắng gượng nói một câu cho oai: “Ờ thì ở Nhật Bản cũng có bánh canh nhưng có đến tết... Tây thì cũng không ngon và không cay bằng bánh canh xứ Huế! Phải không quý vị?”. Cả hai đồng thanh đáp: “Nói không tin, ăn xong mới tin”. Vậy là cả ba chúng tôi cùng kéo nhau ra góc công viên Nguyễn Văn Trỗi, không ai bảo ai nhưng cùng cất lên một lượt: “Cho ba tô bánh canh, bà chủ!”.

N. Q

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 47

Page 25: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM48 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 49 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM48 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 49

VĂN HÓA HUẾdưới mắt những người nước ngoài

Nếu muốn biết được người nước ngoài hiểu và đánh giá văn hoá Huế như thế nào, chúng ta phải xem qua ba nguồn thông tin: sách báo, những buổi trình diễn văn nghệ trong và ngoài nước, và những dĩa hát, băng ghi âm hay chương trình trên đài phát thanh - truyền hình. Theo ba nguồn ấy, văn hoá Huế đã được người nước ngoài quan tâm và đánh giá cao.

G.S.T.S. TRẦN VĂN KHÊ

I. Ngang qua Tạp chí Trường Viễn đông bác cổ, người trên thế giới nhận thấy một số nét đặc biệt của nền văn hoá Huế. Nhưng trong cả nước Việt Nam, chưa có thành phố nào được người Pháp quan tâm bằng Huế. Trong vòng 30 năm, từ 1914 đến 1944, các chuyên gia Pháp Việt đã viết nhiều bài khảo cứu về Huế đăng trong 121 tập “Tạp chí của những người bạn của cố đô Huế” ( Bulletin des Amis du Vieux Huế ): đã giới thiệu cho thế giới biết rõ chẳng những kiến trúc của cung điện trong Thành nội, những đặc điểm của các lăng tẩm, những lễ lớn như Nam giao, mà cả nghệ thuật sống của người dân Huế trong những nhà rường lộng lẫy, cất trong những khu vườn đầy cây cảnh, có hòn non bộ, có hồ nuôi cá vàng; những “nhà - vườn”, một tổng thể kiến trúc dàn dựng; những ngôi chùa yên tĩnh; những phong cảnh hữu tình, đầy thi vị như Núi Ngự Sông Hương, những xóm làng vườn tược xanh tươi như Kim Long, Vĩ Dạ, Đông Ba, Gia Hội; ca nhạc Huế vừa là thanh nhạc và khí nhạc qua những bài viết của Cụ Hoàng Yến, ông Ernest Le Bris; nghệ thuật đúc đồng với 9 đỉnh đồng lớn; mỹ nghệ tiêu biểu của Huế như nghệ thuật ghép sành sứ, nghệ thuật chằm chiếc nón bài thơ v.v...;

Năm 1981, trong lời của Ông Amadou Mata M’bow, Tổng Giám đốc Cơ quan Văn hoá Liên Hiệp quốc, Unesco, kêu gọi Thế giới giúp Việt Nam bảo vệ và trùng tu cung điện cùng những di tích lịch sử - văn hoá Huế : ”Huế là một bài thơ đô thị tuyệt tác. Huế là thành phố của sự hài hoà trọn vẹn“. Năm đó, Ban tổ chức tiếp đón Ngài có

giới thiệu một chương trình Ca vũ nhạc cung đình, đến tiết mục “Lân mẫu xuất lân nhi “- hôm đó tôi ngồi cạnh Ngài – tôi nói thêm: ”Xin Ngài lưu ý. Đây không phải con lân ngài thường thấy tại Hongkong, Singapore hay Chợ Lớn, diệu võ dương oai, nhảy lên ngọn sào để đớp tiền. Lân Việt Nam xuất hiện một cặp, tượng trưng cho tình vợ chồng đằm thắm. Khi lân mẹ sanh ra lân con, mẹ đến liếm con, âu yếm, tỏ tình mẫu tử nồng nàn, và lân con nằm ngửa lúc lắc theo nhịp của bài Mã Vũ, đến khi cha dạy múa, đứng được trên bốn chân còn yếu đuối, múa nhịp nhàng theo bước chân của cha, nhảy lên lưng cha, vợ chồng con cái vui vẻ trong gia đình”. Sau tiết mục múa, ông M’bow nói nhỏ với tôi: “Từ trước đến nay, tôi chưa có lần nào xem múa lân mà lòng xúc cảm như hôm nay.” Và mỗi lần tiết mục ấy được trình diễn ở nước ngoài, đều gây ấn tượng đẹp cho người xem.

Năm 1994, trong dịp Unesco triệu tập Hội nghị quốc tế về Di sản văn hoá Huế, hai dàn Đại Nhạc và Nhã nhạc cung đình Huế, đội Ca múa cung đình do La Cẩm Vân điều khiển đã giới thiệu một chương trình ca vũ

Page 26: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

nhạc cung đình rất đặc sắc, tôi lãnh phần giới thiệu chương trình bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho quan khách quốc tế, tất cả các đại biểu đều hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau đó, Giáo sư Yamaguti thay mặt Ban tổ chức Nhạc hội Nhật Bản mời đoàn ca vũ nhạc cung đình sang dự Liên hoan Ca Vũ Nhạc mùa hè tại Tokyo năm 1994. Vào dịp này, Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK giới thiệu nhạc cung đình Việt Nam trên màn ảnh nhỏ. Chương trình được trường Đại học Osaka dùng để minh hoạ những bài giảng về Nhạc cung đình Việt Nam. Và sau nhờ đó hai Giáo sư Yamaguti và Tokumaru xin được Toyota Foundation tài trợ cho phái đoàn (gồm 9 thành viên, tôi được mời làm Cố vấn đặc biệt cho đoàn) sang Việt Nam nghiên cứu Nhạc cung đình Huế, ghi âm ghi hình bằng máy tối tân để giữ làm tư liệu cho Trường Đại học Osaka, một bản cho Việt Nam. Và hai năm sau, căn cứ trên tư liệu ấy Japan Foundation tài trợ cho Việt Nam thành lập một Trường đào tạo nhạc công và chuyên viên nghiên cứu nhạc cung đình.

Năm 1994, Nhạc sĩ Tôn Thất Tiết và tôi tổ chức buổi giới thiệu Nhạc cung đình Huế và bốn buổi Nhạc Phật Giáo Huế tại Nhà Văn hoá Thế Giới Ca nhạc Huế, có sự tham gia của thầy Từ Phương và bốn vị sư từ Huế sang. Trường Âm nhạc Huế, Dàn nhạc cung đình còn có nhiều lần sang Pháp giới thiệu ca vũ nhạc Huế tham gia các Nhạc hội, và được khán thính giả bên Pháp hoan nghênh nồng hậu.

Sách báo đã giới thiệu rất chi tiết, những nét đặc thù của văn hoá Huế. Những buổi biểu diễn ca vũ nhạc trong và ngoài nước đã gây một tiếng vang rất lớn. Các dĩa hát và chương trình phát thanh, phát hình của Pháp, Đức, Nhật

Bản, cũng đã dành cho ca nhạc Huế một vị trí đặc biệt.Trong Đài phát thanh Pháp quốc có 9 dĩa lớn 30 phân

đường kính và tốc độ 33 vòng ghi lại những chương trình ca nhạc Huế do nhân viên Đài Phát thanh Pháp trong chuyến đi sang Việt Nam năm 1954, đã thu thanh những bài nhạc cung đình: Đăng đàn kép, Đăng đàn đơn, Bông, Mã Vũ, Man, Phụng Vũ, Thập thủ liên hoàn, có cả tiếng ca của cô Minh Mẫn trong bài Tương Tư...

Năm 1963, Viện Nghiên cứu âm nhạc theo phương pháp đối chiếu ở Tây Bá Linh tài trợ cho Cố Giáo sư Nguyễn Hữu Ba và tôi để ghi âm, chụp ảnh, phân tích ca, nhạc vũ kịch Huế, viết lời giới thiệu bằng tiếng Pháp, dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức để thực hiện một dĩa hát 33 vòng (hãng dĩa Barenreiter- Musicaphon phát hành tại Đức năm 1969). Dĩa hát đó nhận được Giải thưởng lớn bên Tây Đức Deutscher Schallplatten Preis năm 1969. Năm sau 1970, Hàn Lâm Viện Dĩa hát Pháp quốc (Académie du disque français) lại tặng một Giải thưởng lớn khác (Grand Prix du disque trong loại Giải thưởng lớn về Dân tộc Nhạc học Grand Prix de l’Ethnomusicologie). Từ trước đến giờ, chưa có dĩa hát nào được liên tiếp hai giải thưởng lớn như vậy.

Năm 1995, Nhà Văn hoá Thế giới phát hành hai dĩa CD về ca nhạc Huế, nhạc cung đình Huế và nhạc Phật Giáo theo truyền thống Huế. Dĩa này được tạp chí “ Thế giới âm nhạc (Le Monde de la Musique) đánh giá cao nhất “Choc“ (Chấn động).

Các nhà nghiên cứu âm nhạc theo phương pháp đối chiếu rất thích thú khi thấy rằng trong các loại nhạc cung đình châu Á, trước kia chỉ biết Ya Yue Trung Quốc, Gagaku Nhật Bản, Tang Ak Hyang Ak Triều Tiên nay biết thêm Đại nhạc Nhã nhạc Việt Nam, có cả dĩa hát băng từ ghi âm ghi hình để so sánh các loại nhạc ấy về hình thức và nội dung.

Về nhạc Phật giáo cũng vậy. Từ trước chỉ có Shomyô của Nhật Bản, Pompae Triều Tiên, Nhạc Phật Giáo Tây Tạng được in ra thành dĩa hát. Nay có thêm cách tán tụng Việt Nam để đối chiếu. Những dĩa hát về Nhạc Phật Giáo Việt Nam đều được thực hiện từ nhạc Phật Giáo truyền thống Huế.

Trong khi tôi viết những dòng này, tôi nhận được tin Unesco đã chính thức công bố danh mục 28 di sản trong số 56 hồ sơ của các quốc gia, và liên quốc gia đươc công nhận là “kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại“ trong đó có Âm nhạc cung đình Việt Nam. Mà trong toàn cõi Việt Nam chỉ có tại Huế mới còn di sản Nhạc cung đình.

Từ một thế kỷ, văn hoá Huế đã được người bốn phương trên thế giới nghiên cứu, giới thiệu, thưởng thức và ca ngợi.

Di sản của cha ông chúng ta để lại có bề dày của lịch sử, bề sâu của nghệ thuật, được thế giới đánh giá cao về mặt khoa học và nghệ thuật. Chúng ta nên vô cùng thận trọng trong việc giữ gìn và nhất là trong việc “phát triển “, đừng để cho ngọn lửa nhiệt tình bị cái gọi là “hiện đại” dẫn ta đi lệch hướng, làm “biến chất“ cái hay cái đẹp của truyền thống, đi đến chỗ phá vỡ truyền thống, làm mất bản sắc dân tộc và rơi vào mảnh đất “ngoại lai “.

GSTS. T. V. K Paris, 08/11/2003

Page 27: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM52 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 53 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM52 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 53

G

G

7

G7

Bb

Bb

E b

E b

Bb

Bb

E b

Bb7 E b

G7

G

G

G7

G7 G7

thương đang chờ ta khai phá Tài t rí ta dành xây tổ quốc phồn

vinh Thịnh vượng thành công tự hào Năm Bảy Bảy Từng giọt mồ

hôi ta đổ xuống mảnh đất này Vì một ngày mai sáng

danh con cháu rồng tiên Tự hào Việt Nam ta hiến sức mình Hòa nhập thế

giới ta tiến vững vàng Mai sau nước nhà phồn vinh bình yên

Trên công trường nắng cháy ta dựng nên những tầng nhà cao

Từ miền đất hoang vu ta xây nên phố thị đẹp giàu

Ta nối những nhịp cầu kết hai bờ khao khát niềm vui Từng dòng điện cháy

lên khắp nẻo đường rạng ngời Việt Nam.lên Năm Bảy ... Bảy Thịnh Vượng Thành Công.

Tác giả Thạc sĩ PHẠM XUÂN QUỐC - TP. Kinh doanhSáng tác nhân kỉ niệm 4 năm ngày thành lập NBB(4/7/2005 - 4/7/2009)

Cho đất nước hòa bình cho nước nhà sung túc phồn hoa Vùng trời hồng sáng

Chặn dòng thác ngăn sông ta dựng nên thủy điện công trình

Trên khắp miền đất nước ta phá núi mở đường thênh thang

42

Marche

Lời đất nước gọi giục bước ta lên đường Miền quê yêu

Cm

Cm

Cm

Cm

Cm

Cm

Cm

Fm

1. 2.

Fm

Fm

G G

HÀNH KHÚCNĂM BẢY BẢY

Chúng tôi tự hào có bài hát riêng do chính cán bộ Công ty sáng tác

Page 28: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM54 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 55 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM54 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 55

Nhìn dọc: dựng mũi tênNhìn ngang: xòe lưỡi búaBước lên hóa con thuyềnSóng rượu cần nghiêng ngửa

Thôi cần chi bếp nữaẤm từng đôi mắt nhenVầng ngực em thắp lửaCho nhà rông sáng đèn

Ngọn lửa và hơi menXa rồi sao khỏi nhớƠi mũi tên, lưỡi búaƠi cánh buồm cao nguyên!

Nhà rôngVƯƠNG TRỌNG

Nhớ rừng nhớ nhất tiếng chimBuồn ai ai biết nỗi tình cho aiChiến tranh mấy chục năm dàiHành quân nếm mật nằm gai đã nhiềuTrường Sơn băng suối vượt đèoNghe chim rừng hót mưa chiều trắng nươngNhớ đồng nội, nhớ quê hươngTrưa say ví dặm, tối thương ca trùNhớ ngày cách mạng mùa thuLên đường… dằng dặc lời ru mẹ giàTừ trong chiến cuộc bước raTa về thành phố mờ xa bóng rừngCòn đâu rau sắn muối vừngNhà cao lầu rộng... thà đừng thiếu nhauTiếng xe tiếng hú con tàuẦm ầm nhạc rock… rừng đâu mà tìmLắng nghe từ tiếng con timNhớ rừng ta vội mua chim thả lồngXế chiều dưới làn sương bôngNghe chim rừng hót mặn nồng Trường Sơn

Nhớ rừngHÀ THANH

Lời tri ân nhân ngày của mẹ

Cảm

ta ngồi lên đá mà mềm bên sương mà nhớ bên đêm mà buồn ta ngồi đong những hoàng hôn vay trời một khắc trôi muôn phận chiều có người ở tận miền yêu ngóng sang hoa súng gặp phiêu diêu tình bờ sông một bóng vô hình một leo lét đỏ một thình lình xanh đốt chiều hoa gạo mong manh áo em bỗng rực đến thành vu vơ đường đê khắc khoải và mơ một mai một mốt một ngơ ngác người thôi xong, nhen lửa và cười hình như con mắt vừa rơi xuống hồ... Đêm 5/6/2010

Một ngơ ngác ngườiVĂN CÔNG HÙNG

HẢI VÂN

NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

Ta nhặt một con ốc biểnLặng im nghe sóng thở dài Xót xa nhìn cánh buồm nhỏLênh đênh ở ngoài trùng khơi...

Ta nhặt một chiếc lá rụng Nghe mùa vàng úa sau lưngThảng thốt ngày trôi quá vộiTình duyên bỗng chốc cũ càng... Ta nhặt vụn vỡ tim mìnhHư hao qua mùa giông bãoĐắng môi men đau thương cạn Biết đời vẫn cần tin yêu...

Mẹ ôm cái khổ thay conTảo tần khuya sớm cho con vững lòngSuốt đời thân mẹ long đongCho con đường sáng thong dong một đờiMẹ cho con hết cuộc đờiMà con chưa trả một lời tri ân.

Page 29: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM56 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 57 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM56 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 57

Trở lại quê nhà sau mấy năm biền biệt xa cách, điều làm tôi sửng sốt hơn cả là bên cạnh cái hiện đại, thì những nét quê xưa vẫn không hề mất đi. Thậm chí tôi còn gặp những thứ tưởng chừng như lâu lắm rồi, trước cả khi tôi sinh ra, nay lại được tái sinh. Đêm đặt chân về lại đất làng, chợt nghĩ còn có viện bảo tàng nào bền vững hơn thế. Quê nhà là nơi lưu giữ cho người ta mọi thứ, cả vật thể và tinh thần.

Hồn quêBẦU EO

neo lại

MỘC NHÂN

H ồi nhỏ coi phim “Tây du ký”, cứ ngỡ rằng trái hồ lô (bầu eo) là một thứ giả tưởng, làm gì có loại trái như thế, hoặc nếu

có thì chỉ ở bên Tàu. Mãi đến nay tôi mới được chứng kiến tận mắt. Mà không phải ở đâu xa lạ, ngay chính trên quê nhà thân yêu của mình. Phải chăng quê hương là nơi mọi thứ tưởng chừng huyền thoại đều có thể trở thành hiện thực?

Không biết ông nội lấy giống cây ở đâu, đem về ươm và trồng một giàn sau lưng nhà. Đến mùa ra quả, những trái bầu thắt eo thõng xuống duyên dáng. Mệ nội nói cái thứ quả không ăn được ông trồng mần chi? Ừ, không ăn được thì trồng chơi vậy thôi, quả hái làm quà cho người ta đem về, cũng chỉ để chơi. Ai đến thấy ngồ ngồ cũng hái một quả mang về.

Cuối mùa sai trái năm ấy ông chỉ chừa lại hai quả, đem móc lên chái bếp. Vài bữa sau trái hồ lô khô. Màu khói rơm hun vào khiến lớp vỏ vàng sẫm và bóng như chiếc bình cổ. Dưới mái bếp, hai trái bầu lẫn giữa những thúng, mủng... đã bám đầy mồ hống. Mồ hống ấy như một chất keo bảo vệ cho các loại vật dụng bằng tre nứa ở quê, và cũng nhờ thế nên lớp vỏ hồ lô mấy bữa sau thì cứng sừng lại, cất giữ được đến tận mấy năm. Ông moi hết phần ruột ở trong. Làm thêm cái nùi gỗ đậy phía trên. Phần bầu dưới thì đan một cái so bằng tre lồng vào. Thế là có cái

bình đựng nước chè. Mỗi khi đi làm đồng, rót nước chè vào bình và mang theo ra đặt trên chân ruộng.

Ngày trước, mỗi nhà đều có một chiếc bi đông đựng nước mang ra đồng. Có một câu vè châm biếm về sự lười biếng uể oải thế này: Tư tưởng không thông xách bi đông cũng nặng! Bây giờ không thể tìm thấy một chiếc bi đông nào như ngày xưa nữa. Thì đã có bình hồ lô. Có lẽ nếu cái anh chàng nhác nhớn trong câu vè mà vác bình hồ lô chắc sẽ không cảm thấy nặng đâu, vì chính cái sự ngồ ngộ đáng yêu của nó đã làm cho người ta thích lao động hơn. Vật dụng phục vụ cho công việc đôi khi lại có ảnh hưởng lớn đến tinh thần người làm. Chẳng hạn ngày xưa đi cày, người quê cầm một chiếc roi đuối (dây cước cứng) để quất vào lưng trâu. Dần dần bà con thấy cái roi nó ra vẻ uy hiếp quá nên bây giờ chỉ dùng roi tre, thậm chí không cần roi nữa mà chỉ dùng tín hiệu tắc rì họa...

Mùa gieo lúa vụ đông - xuân mới đây, tôi ra đồng giữa buổi để coi ruộng, ông nội đã ra đồng ném giống từ sớm. Đến nơi, thấy bình hồ lô nằm nghiêng mình tựa vào lớp cỏ xanh bên vệ đường. Cứ như thể người nông phu nào đó trong một buổi làm đồng ngày xưa đã bỏ quên lại chiếc bình cũ và sót lại cho đến hôm nay. Một điều gì xưa rất xưa đã trở về trên lớp cỏ xanh tươi còn đẫm sương sớm.

Ném nốt thúng lúa giống, ông lên bờ, ngồi bệt xuống vệ cỏ và thong thả cầm bình nước lên uống. Hả hê một ngụm chè xanh, tan hết tất cả mệt nhọc. Tôi nhận ra cái vẻ

Page 30: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM58 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 59 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM58 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 59

sung lơn của người đi lên núi tìm sâm, sau những cuộc trèo đá gian nan nay ngồi ngó xuống dốc ghềnh và tu một ngụm rượu từ chiếc bình bầu eo mang theo.

Bảo là một người bạn ở làng, cùng tuổi với tôi. Mới ngoài hai mươi nhưng đã nhiễm một ít cung cách sống của bậc cao niên, ví thử cái thú uống trà hoặc đam mê chơi cây cảnh. Ở góc vườn, Bảo trồng một giàn hồ lô, lá đã phủ gần kín phên tre. Chỉ vài bữa nữa là có quả rồi đấy! Hắn nói và mắt mơ màng tưởng đến những dự định sau mùa quả sắp tới. Bảo có khiếu viết thư pháp. Rồi đây có thể hắn sẽ thảo nét chữ mềm mại phóng túng lên trên lớp vỏ hồ lô sau khi đã sấy khô dưới nắng. Hoặc sẽ dùng chiếc bình ấy rót rượu vào và mang lên đê ngồi uống cùng bạn bè ở làng trong một đêm trăng mùa hạ.

Bảo dẫn tôi đến phía thềm sân khác, bên cạnh cũng là một vườn cây kiểng. Ở đấy đã có một lu to chứa nước. Bảo làm thêm chiếc gáo từ trái hồ lô dùng để múc. Cắt lấy phần eo dưới, gắn vào đấy một thanh tre làm cán, thế là có chiếc gáo. Mới trông vào cứ ngỡ là chiếc gáo dừa, nhìn kỹ mới thấy được cái miệng thắt eo duyên dáng và lớp vỏ láng nhẵn. Nước trong lu vắt ngần, soi rõ nguyên hình cán gáo và tán một cây cau cảnh bên cạnh. Tôi thật sự bất ngờ trước ý tưởng sáng tạo đầy vẻ dân dã của một thằng con trai làng. Và thêm một lần nữa trân trọng người bạn mộc mạc. Hình như trong con người ấy có một thứ tình yêu đối với làng quê sâu nặng, hay nói không quá, đấy là sự trân trọng văn hóa dân gian.

Tối hôm đó tôi ngồi cùng với Bảo bên góc sân dân gian ấy, pha một ấm nước trà nhâm nhi. Trăng hạ huyền đậu đầu cán gáo. Mường tượng như hình ảnh một cô thôn nữ ngày nào đang xõa tóc tắm trăng đêm. Ai đó có ý thương nàng nên thả vào mặt nước một vài cánh hoa hường chót đỏ mỏng mảnh, phấn hoa tan ra tỏa hương thơm cả một góc vườn. Nàng cầm chiếc gáo hồ lô múc từng ngụm nước trong lu, rồi nghiêng cán cho nước lăn chầm chậm theo suối tóc. Nàng cứ tắm như thế cho đến khi mảnh trăng nhô cao, sáng vừa soi thấy những đường cong thiếu nữ thì thôi. Hình ảnh ấy biến mất ngay tức khắc, chỉ còn dải sáng tóc trăng vắt bên cán gáo. Và hương thơm của hoa hường thì vẫn vương vẩn quanh chỗ tôi và Bảo đang ngồi.

Lâu lắm rồi mới có lại một không gian cố cội, cả cái hương xưa hồn cũ nữa chứ. Bảo hè? Mà cũng dễ dàng thôi, chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian, chịu khó suy nghĩ sắp đặt là chạm ngay ngày xưa tưởng chừng như đã mất... Ôi, đúng là “với tay khơi nhẹ hương ngày cũ, mường tượng như mình ngộ cố nhân” - câu thư pháp mà Bảo đã viết và treo trên tường kia.

Uống cạn chén trà, liếc sang cái gáo của bạn, tôi lại nhớ chiếc bình hồ lô hôm nào trong phim “Tây du ký”. Trái hồ lô ấy có thể thu phục và nhốt Tôn Ngộ Không. Còn trái hồ lô của chúng tôi, có lẽ sẽ gói trọn tâm hồn những người con của làng và neo lại phía quê hương.

M. N

Hồn quêLàng ơi!Đứa bé ngày xưa chập chững bướcĐã lớn khôn trong đất nước của làngHương gạo mới thương bao mùa giáp hạtNăm nào... ngày ấy cũng độn khoai Con lớn lên trong hạt gạo cưu mangTâm hồn lúa nảy mầm vần thơ chínCha gieo hạt tháng chạp ngày lạnh tímMẹ ra đồng, chao..! cái rét giêng hai.

Cau trong vườn ông bảo để mối maiNhà quê kiểng trưa về canh rau máĐêm hóng trăng nước chè thơm đặc quáChuyện quê mùa kể hết cả canh thâu. Mai lớn khôn dù đi đâu về đâuHồn quê ấy vẫn theo chân mỗi bướcMang trong mình linh hồn làng nướcSắc hương bùn thơm suốt cuộc đời con

MỘC NHÂN

Page 31: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM60 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 61 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM60 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 61

&MIẾU NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆTNgười Hoa là một trong những dân tộc có nền văn hóa lâu đời trên thế giới, do nhiều nguyên nhân khác nhau, họ phải rời bỏ quê hương ra đi tìm cuộc sống mới. Trên bước đường thiên di, những lưu dân người Hoa đã đến định cư ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam - châu Á, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.

1. Hội quán Tuệ Thành. Ảnh Nhóm Nét Việt

1. Miếu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí MinhCon đường di dân của người Hoa đến thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua những tháng ngày đầy khó khăn, nguy hiểm. Thành phố Hồ Chí Minh lúc này vẫn là vùng đất còn hoang sơ, cây cối rậm rạp, sông ngòi chằng chịt, họ luôn phải đối mặt với những đe dọa đến từ thiên nhiên như: thú dữ, lũ lụt, hạn hán,... Vì vậy, họ luôn mang tâm trạng lo sợ và cảm giác bất an nên đành gửi gắm niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, cụ thể là các vị thần đã có công trợ giúp họ trong cuộc sống ở quê hương cũ và trên bước đường thiên di cũng như bảo hộ họ trong quá trình định cư tại vùng đất mới, nên họ đã xây dựng nhiều đền miếu để tạ ơn thần linh.

Buổi ban đầu, đền miếu của người Hoa được dựng lên khá đơn giản, chỉ là nơi thờ cúng tạm bợ. Khi cuộc sống của họ dần ổn định, những hoạt động kinh tế, xã hội đã thuận lợi và phát triển hơn trước thì nhu cầu về đời sống tinh thần càng được nâng cao, mà trước hết là tín ngưỡng và tôn giáo. Những đền miếu này được tu sửa lại hoặc xây dựng mới hoàn toàn. Về sau, nhiều đền miếu của người Hoa ngoài chức năng ban đầu còn được sử dụng làm hội quán, nơi tạm trú của những người Hoa mới đến Việt Nam. Trong Luận án Tiến sĩ của mình, Tsai Maw Kuey đã viết: “Võ miếu của bảy bang được xây cất vào cuối thế kỷ XVII cùng một

lúc với sự sinh thành của Chợ Lớn. Nó đã nhiều lần được trùng tu và nới rộng. Những người nhập cư đã tặng hiến nhiều bất động sản và lợi tức thừa để trang trải những chi phí bảo quản cho nó. Trong khuôn viên của đền, là trụ sở của Tổng hội những người Trung Hoa ở Việt Nam, cơ quan tối cao của cộng đồng những người nhập cư”.

Ngày nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn hiện diện khoảng 30 đền miếu của người Hoa. Trong đó, một số được xây dựng cách đây hơn 200 năm, số khác xây dựng vào cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX, và phân bố trên nhiều quận huyện của thành phố, nhưng phần nhiều tập trung trên địa bàn quận 5, quần tụ quanh các con đường Nguyễn Trãi, Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông như: Thất phủ Võ miếu, Thất phủ Thiên Hậu miếu, Nhị Phủ miếu, Tuệ Thành hội quán, Hà Chương hội quán, Ôn Lăng hội quán, Tam Sơn miếu, Quỳnh Phủ hội quán, Nghĩa An hội quán, Phước An hội quán, Minh Hương Gia Thạnh,...

Chúng ta dễ dàng nhận ra các đền miếu của người Hoa nhờ những khác biệt và đặc thù về phong cách kiến trúc cũng như màu sắc của các công trình này so với nhà ở của người dân quanh khu vực. Các đền miếu của người Hoa thường được sơn màu đỏ, vì theo quan niệm của họ màu đỏ là

2. Hội quán Nghĩa An. Ảnh: Nhóm Nét Việt

VÕ VĂN HOÀNG

Page 32: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM62 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 63 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM62 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 63

màu của may mắn và hạnh phúc. Hệ mái thường được dựng thành nhiều lớp chồng lên nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Những hàng ngói màu xanh và màu vàng được lợp theo kiểu âm dương che phủ mái chùa. Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra những phong cách kiến trúc của từng đền miếu bởi họ tạo tác và trang trí theo những mô thức truyền thống của từng nhóm ngôn ngữ. Chẳng hạn các miếu của người Hoa Quảng Đông có đầu đao vuông bằng, sắc cạnh, còn các miếu của người Hoa Phúc Kiến có mái hình thuyền, hai đầu đao

vút cong, tạo nên nét thanh thoát cho tổng thể kiến trúc. Trong khuôn viên một số đền miếu còn trưng bày nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ, hồ cá phóng sinh...

Thông thường, bố cục mặt bằng của các đền miếu này được xây dựng theo hình chữ Quốc hoặc chữ Khẩu, cũng có người gọi là hình trái ấn. Họ lấy tòa nhà chính làm trung tâm, tòa nhà này có chiều cao trội hơn so với các dãy nhà phụ xung quanh. Các dãy nhà phụ được xây dựng khép kín vuông góc với nhau tạo ra một khoảng không gian ở giữa gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời).

Một số miếu còn xây dựng những gian nhà phụ, người ta sử dụng gian nhà phụ làm trụ sở của Ban Quản trị miếu, nơi tiếp khách, hội họp, bán nhang đèn, viết sớ, giấy cầu an, thậm chí một số cơ sở sử dụng làm nơi dạy học nhằm truyền bá ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa,... của đất nước và con người Trung Hoa.

2. Những ảnh hưởng của văn hóa Việt Từ ngoại thất đến nội thất của công trình, nơi

đâu chúng ta cũng bắt gặp nghệ thuật chạm khắc và trang trí kiến trúc độc đáo. Cả những bức tường ngoài sân miếu, hệ mái kiến trúc đến các cánh cửa, vòm cửa, kèo cột, đấu củng, bao lam, hương án, bình phong, hoành phi, câu đối, bờ nóc, bờ giãi,… đâu đâu chúng ta cũng thấy các nghệ nhân Trung Hoa thể hiện tư duy nghệ thuật phong phú của mình thông qua các mảng chạm khắc, trang trí, hội họa, tạo nên sự sinh động và trang nghiêm cho nơi thờ tự. Tại các di tích, chúng ta bắt gặp nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, với kỹ thuật chạm nổi, chạm thủng, chạm ém mí, chạm lộng trên chi tiết kiến trúc; đến những mô hình được đắp nổi bằng vôi vữa, sành sứ; cùng nhiều bức tranh được

3.Toàn cảnh hội quán Hà Chương - Ảnh: Nguyễn Đình4. Hội quán Hà Chương - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

thể hiện trên giấy, trên gỗ, trên đá, diễn tả các tuồng tích, điển cố lịch sử, thần thoại của Trung Hoa và Việt Nam.

Ban đầu, các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa làm bằng các vật liệu như gạch, gỗ, đá, ngói tráng men,… được đem từ Trung Quốc sang. Theo thời gian, những chất liệu bằng gỗ thường có tuổi thọ thấp, thêm vào đó bị thiên nhiên và bàn tay con người tàn phá, nên trong quá trình trùng tu, sửa chữa, được thay thế bằng các chất liệu mới có sẵn tại địa phương. Những chi tiết trang trí ban đầu trên các di tích thường là những đồ án cổ điển của Trung Hoa như: bát tiên, bát bửu, long mã hà đồ, lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, chồng thư ống bút, mâm bồng lọ hoa, quả đào, quả lựu, quả phật thủ, hoa cúc, hoa mẫu đơn, rồng phượng, liên áp, lân giáo tử; các tích truyện của Trung Quốc như: Phong Thần, Tam Quốc Diễn Nghĩa,…do các nghệ nhân Trung Hoa tạo tác. Nhưng dần về sau, những đồ án trang trí ban đầu dần thay đổi hoặc có thêm nhiều môtíp mới, gắn liền với thiên nhiên, con người, động vật, thực vật của miền đất Nam Bộ trù phú và do những nghệ nhân người Việt thực hiện.

Điều này thể hiện rất rõ trong hình tượng con rồng uốn lượn mềm mại trên các phù điêu bằng gỗ, hoặc được đắp nổi bằng xi măng trên các bờ nóc, bờ dãi, trụ cột trong các đền miếu của người Hoa. Hình tượng con rồng đã thể hiện khá đậm nét sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa cộng đồng hai dân tộc Hoa - Việt, bởi con rồng sau này không còn dữ tợn như các con rồng trên các phù điêu cũ, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi với con rồng thời Nguyễn được trang trí trong các đình chùa của người Việt ở phía Nam.

Bên cạnh đó, trên các vì kèo, xà ngang, bao

lam, hương án,… của đền miếu phần nhiều được trang trí hình con cua, con cá, con tôm rất sinh động. Những sinh vật này gắn liền với đời sống của cư dân ven biển vốn có nhiều loài thủy sản, đồng thời nói lên niềm mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Nghĩa An hội quán, trên các đường hồi văn trang trí khám thờ Phúc Đức Chánh Thần, hình ảnh mục đồng cưỡi trâu, ngư ông xách giỏ cá, hay tôm, cua, được chạm trổ rất sắc sảo. Ngoài ra, con cóc là một hình tượng đã ăn sâu vào trong tư duy người Việt, nó gắn liền với đời sống của cư dân nông nghiệp, và còn là biểu tượng cho cái đẹp đã lưu truyền trong dân gian Việt Nam được dùng trang trí ở bao lam của Nghĩa An hội quán.

Tại một số đền miếu khác, chúng ta cũng bắt

5. Hoành phi, đối liễn trong đình Minh Hương Gia Thạnh - Ảnh Nguyễn Đình

Page 33: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM64 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 65 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM64 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 65

gặp khá nhiều hình ảnh cây trái, chim chóc, muôn thú,… vốn rất phổ biến ở miền quê Nam Bộ. Chẳng hạn ở Quỳnh Phủ hội quán, Phú Nghĩa hội quán, Minh Hương Gia Thạnh, chúng ta bắt gặp hình ảnh dây bầu có rất nhiều quả quấn quanh thân cây, hoặc hoa chanh tám cánh gồm bốn cánh nhỏ, tròn, ngắn xen lẫn giữa bốn cánh lớn thon, dài, cùng nhiều cây trái khác như mãng cầu, dứa, bí,... được chạm khắc theo lối tả thực rất sắc sảo. Đặc biệt, trên các bức tranh, bức bình phong tại một số đền miếu, hình ảnh làng quê Nam Bộ cũng được các nghệ nhân để tâm trau chuốt, khắc họa rất tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ, như muốn gửi gắm vào đó tất cả tâm tư, tình cảm và nỗi niềm của mình về một miền quê thanh bình, êm ả; với bụi tre, khóm trúc, với con đường mòn uốn lượn quanh co, với kênh rạch chằng chịt, với chiếc xuồng ba lá, với cánh đồng bạt ngàn, với những giàn bầu sai quả, với chim, chuột, với ao sen rực rỡ, và có cả bầy vịt trời đang bay lượn,...

Bên cạnh đó thì con người, cũng như một số tác phẩm văn học của các nhà thơ Việt Nam cũng được thể hiện dưới dạng tranh hoặc phù điêu với những chất liệu khác nhau. Ở Phước An Hội quán, tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được các nghệ nhân mô tả khá sinh động, hình ảnh chị em Thúy Vân, Thúy Kiều trong buổi du xuân tình cờ gặp Kim Trọng, với lời đề: “Kim Vân Kiều”, và chú giải bằng hai câu thơ:

“Chàng Vương quen mặt ra chào,Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”.

Hay trên vách trái tiền điện Quỳnh Phủ hội quán của người Hoa Hải Nam có treo sáu bức tranh sơn mài, có hình Lục Vân Tiên cưỡi ngựa, tay cầm gậy, đang giao chiến với Phong Lai, và 12 câu thơ lục bát bằng tiếng Việt của Nguyễn Đình Chiểu.

Văn hóa Việt còn thể hiện trong nhiều câu đối trang trí tại các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa, được thể hiện bằng chữ Quốc ngữ hoặc bằng chữ Hán; hoặc được thể hiện bằng hai thứ tiếng Việt - Hoa như bài thơ của Trịnh Hoài Đức làm để tạ mẹ khi đi sứ nhà Thanh ở đình Minh Hương Gia Thạnh. Trong bài thơ, ông vừa ký thác tâm sự mình vừa nói lên lòng hiếu thảo đối với mẹ và tấm lòng thành của ông đối với nhà vua:

“Lìa hiệp thương nhau kể mấy hồi,Ân tình ai cũng khéo phanh phui.Trăng lòa ải Bắc nhàn chinh bóng,Thu quạnh trời Nam quạ đúc mồi.Ngay thảo tưởng rồi sa nước mắt,Công danh nghĩ lại mướt mồ hôi.

Quân thân tuy cách lòng đâu cách,Trọn đạo con là trọn đạo tôi”.

Tại Nghĩa Nhuận hội quán có ba bức phù điêu trước ba hương án ở chính điện được chạm nổi các đề tài “Lục quốc phong tướng”, “Trưng Nữ Vương khởi nghĩa” và “Lê Thái Tổ khởi nghĩa”. Trong đó, bức Lục quốc phong tướng đã thể hiện tính chất

hoan lạc và trang nghiêm của lễ tục quốc tướng cho Tô Tần, hai bức còn lại chạm hai đề tài lịch sử chống ngoại xâm của người Việt dưới ngọn cờ của Trưng Nữ Vương khởi nghĩa và Lê Thái Tổ khởi nghĩa chống lại các thế lực phong kiến Trung Quốc. Hai mảng đề tài này cùng tồn tại bên cạnh nhau quả là một trường hợp hiếm hoi cá biệt.

Nhìn chung, ba bức phù điêu được các nhà nghiên cứu đánh giá là đỉnh cao về nghệ thuật chạm nổi và đổi mới về tư duy. Về giá trị nghệ thuật,

cả ba tác phẩm đều đã thể hiện tài năng kiệt xuất của các nghệ nhân trên cả ba thể loại: phù điêu, tượng tròn và chạm lộng cũng như sự tiếp cận khá đạt luật viễn cận hiện đại và cơ thể học. Cả ba tác phẩm được chạm khá tinh tế, những nghệ nhân đã chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất với bố cục viễn cảnh là núi, sông, thành quách, nhà cửa, thuyền bè

và cận ảnh là những cụm ngựa xe. Ở mỗi tác phẩm, cái tạo nên thần của nó có những đặc điểm riêng nhằm biểu đạt thành công cái không khí chung của đối tượng phản ánh.

Như vậy, trong quá trình định cư sinh sống trên mảnh đất thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa đã cùng người Việt chung tay xây dựng và bảo vệ những thành quả mà họ đã tạo ra, nên giữa hai dân tộc đã có sự giao lưu văn hóa lẫn nhau. Chính

vì vậy những môtíp trang trí truyền thống của người Hoa trên các miếu đã bị phá vỡ, không theo quy cách truyền thống như thuở ban đầu. Việc “phá vỡ” những đề tài cảnh vật cổ điển ấy đã khẳng định xu hướng thực hóa và đời hóa tác phẩm chạm khắc của nghệ nhân. Hơn nữa, việc đưa vào đề tài truyền thống những hình ảnh động thực vật cũng như thiên nhiên của vùng đất Nam Bộ trong các bức chạm lộng ở các đền miếu rõ ràng là đã bộc lộ xu hướng phản ánh hiện thực có tính chất địa phương của người thợ gỗ đất Gia Định - Sài Gòn xưa. Điều đó thể hiện xu thế giao lưu và hội nhập văn hóa giữa hai cộng đồng người Hoa - Việt ngày càng rõ nét, đây còn là một minh chứng cho quá trình Việt hóa đã và đang diễn ra tại các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

3. Kết luậnTrải qua hơn 300 năm, với biết bao biến thiên

và thăng trầm của lịch sử, cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh đã đoàn kết, gắn bó với người Việt, góp phần vào quá trình hình thành và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như bảo vệ thành quả khai phá nơi miền đất phía Nam của tổ quốc. Chính sự giao lưu này đã tạo nên sắc thái văn hóa mới, phong phú và đa dạng.

Tiếp xúc và giao lưu văn hóa của người Hoa với người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh thông qua trang trí kiến trúc tại các đền miếu đã trở thành sợi dây gắn kết hai tộc người lại gần nhau hơn, góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

V. V. HTÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Lưu. Pagodes chinoises et Annamites de Cholon. Imprimerie Tonkinoises, Hanoi , 1931.

2. Tsai Maw Kuey. Người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Paris , Thư viện Quốc gia, 1968.

3. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Quyển hạ. Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản, 1972.

4. Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa. Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

5. Trần Hồng Liên. Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín ngưỡng và tôn giáo. Nxb. Khoa học xã hội, 2005.

6. Nội thất hội quán Hà Chương - Ảnh: Nguyễn Đình

Page 34: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Toàn cảnh lâu đài& và một phần quá khứ của nước ĐứcWARTBURG

Bài và ảnh: TS. TRẦN ĐỨC ANH SƠN

W artburg là một trong mười tòa lâu đài cổ đẹp nhất nước Đức, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

năm 1999. Tọa lạc trên một vách đá cheo leo cao 410 mét ở tây nam bang Thuringia, Warburg được Bá tước Ludwig der Springer cho xây dựng vào năm 1067. Đây là thời kỳ mà các sử gia Đức gọi là “Ludowinger” - thời kỳ dòng họ Ludwig thống trị toàn bộ xứ Thuringia ở miền trung nước Đức. Tất thảy những cánh đồng rộng lớn, những thị trấn sầm uất, những tòa lâu đài và các tu viện ở xứ này đều thuộc quyền kiểm soát của các lãnh chúa dòng Ludwig. Không chỉ giàu có, dòng họ Ludwig còn là một thế lực chính trị có nhiều ảnh hưởng, đến nỗi vào năm 1130, hoàng đế nước Đức lúc đó là Lothar von Supplinburg đã đứng ra “mai mối” cho con trai của lãnh chúa Thuringia là Ludwig II kết hôn với con gái của hoàng đế tiền triều Frederick Barbarossa. Và một thành viên của “Ludowinger” đã trở thành hoàng đế của nước Đức đúng 100 năm sau cuộc hôn nhân lịch sử này.

Câu chuyện về cái tên của tòa lâu đài cũng là một huyền thoại thú vị. Theo đó, Bá tước Ludwig der Springer, người khởi dựng lâu đài, trong một lần nhìn lên vách núi, nơi mà ngày nay tòa lâu đài tọa lạc, đã thốt lên: “Warte, Berg! du sollst mir eine Burg werden!” (Hãy đợi đấy, núi, ngươi sẽ trở thành một lâu đài cho ta!). Trong tiếng Đức, chữ “berg” nghĩa là “núi” và chữ “burg” nghĩa là “lâu đài”. Vậy là “Warte, Berg” đã trở thành “Wartburg”, tên của tòa lâu đài nổi tiếng nhất nước Đức vào thời Trung đại. Cho đến năm 1440, Wartburg là nơi đóng đô của các lãnh chúa vùng Thuringia và là trung tâm văn hóa của giới quý tộc Đức thời bấy giờ.

1. Toàn cảnh lâu đài Wartburg2. Thư phòng của các lãnh chúa Ludwig trong lâu đài Wartburg3. Những khẩu thần công án ngữ trước cửa lâu đài Wartburg, dù đây là nơi yên bình nhất Thuringia4. Căn phòng này là nơi Martin Luther đã sống trong 10 tháng và đã dịch Kinh Tân ước từ tiếng gốc Hy Lạp sang tiếng Đức.5. Phòng ngủ của Hầu tước Frederick6. Phòng khánh tiết trên tầng 3 của lâu đài7. Tượng nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach ở trước bảo tàng mang tên ông ở thị trấn Eisenach

NHÌN RA THẾ GIỚI

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM66 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 67

1

2

3

Page 35: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Hành trình viếng thăm Wartburg bắt đầu từ tòa cung điện bằng đá được coi là “một kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc hậu La Mã”. Cung điện này được xây dựng từ năm 1156 đến năm 1172, với hai trăm cây cột được chạm trổ rất tinh xảo, tượng trưng cho sự sung túc và quyền lực của đế chế Đức. Kế bên cung điện bằng đá là phòng Hiệp sĩ, nơi nghỉ ngơi của các hiệp sĩ và những chiến binh của lãnh chúa có kiến trúc theo hình mái vòm tiêu biểu của phong cách Romance, với một cột trụ đồ sộ ở trung tâm và các thanh xà trang trí cầu kỳ lẫn những tấm đá lát tường xuất xứ từ vùng Eisenach.

Ra khỏi phòng Hiệp sĩ, đi theo chiếc cầu thang bằng gỗ uốn cong bên trong đường hầm sẽ đến phòng ăn tối của lãnh chúa, nơi đang trưng bày những sưu tập cổ vật quý giá hàng trăm năm tuổi. Đây là nơi mà lúc sinh thời, đại thi hào nước Đức Johann Wolfgang von Goethe thường xuyên viếng thăm vì ông bị cảnh núi non hùng vĩ của thung lũng Eisenach ở phía đối diện mê hoặc. Goethe đã để lại nơi đây một số tranh và các tác phẩm văn chương ông viết về Wartburg.

Phòng kế tiếp là nơi Nữ Thánh Elizabeth từng cư ngụ từ năm 1211 đến năm 1228. Elizabeth người gốc Hungary, được mẹ gửi tới Wartburg từ khi lên bốn theo lời tiên tri của một pháp sư. Năm mười bốn tuổi, Elizabeth đính hôn với Ludwig IV, lãnh chúa đương quyền ở Thuringia. Dù là vợ của một lãnh chúa giàu có, nhưng Elizabeth đã sống một cuộc đời khổ hạnh và say mê với công việc từ thiện. Nàng giúp đỡ người nghèo, cứu trợ thức ăn và xây dựng bệnh viện cho họ. Elizabeth qua đời khi mới hai mươi bốn tuổi và được Giáo hoàng phong là Nữ Thánh. Ngày nay, căn phòng của Nữ Thánh

Elizabeth được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Mosaic (nghệ thuật ghép mảnh) ở châu Âu.

Một kiến trúc đáng chú ý khác của Wartburg là Nhà nguyện. Nguyên thủy, Nhà nguyện tọa lạc ở vị trí đối diện với cung điện bằng đá nhưng một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi kiến trúc này. Đến năm 1320, lãnh chúa Thuringia cho xây dựng Nhà nguyện mới ở bên trong cung điện. Trên tường Nhà nguyện là những bức bích họa khổng lồ miêu tả sáu tông đồ của Chúa Jesus, cùng với những hàng cột, những chiếc chậu thánh tẩy và cây thánh giá có hình Chúa Jesus… đều là những hiện vật nguyên gốc, mang đậm dấu ấn của trường phái Romance. Nhà nguyện trong lâu đài Wartburg là nơi Martin Luther (1483 - 1546), nhà thần học người Đức và là tu sĩ dòng Augustine, đã rao giảng luận thuyết của mình về cải cách tôn giáo. Tư tưởng Thần học của Martin Luther cho rằng con người chỉ có thể được cứu rỗi bởi sự ăn năn thật sự và bởi đức tin tiếp nhận Chúa Jesus là Đấng Cứu thế, mà không cần đến vai trò trung gian của giáo hội. Tư tưởng này là ý thức hệ soi dẫn cuộc Cải cách Kháng Cách và làm thay đổi lịch sử nền văn minh phương Tây, nhưng lại vấp phải sự phản ứng dữ dội từ Giáo hội Công giáo Roma. Vì thế, Martin Luther đã bị Giáo hoàng rút phép thông công và bị hoàng đế Karl V của đế quốc La Mã thần thánh đặt ra ngoài vòng pháp luật. Trong bối cảnh đó, ông được Hầu tước Frederick xứ Thuringia cứu giúp nhờ một vụ “bắt cóc” bí ẩn. Năm hiệp

sĩ bịt mặt của Hầu tước Frederick đã chặn bắt Martin Luther ngay khi ông rời khỏi Nghị viện Worm, nơi ông vừa có những bài thuyết giảng chống lại Giáo hội Công giáo Roma. Họ bí mật đưa ông về ẩn náu trong lâu đài Wartburg. Tại đây, để trốn tránh sự tầm nã của Giáo hội và của hoàng đế Karl V, Martin Luther phải mặc trang phục hiệp sĩ, để râu dài và được gọi là Junker Jorg (Hiệp sĩ George). Trong mười tháng ẩn dật ở Wartburg, Martin Luther đã dịch Kinh Tân Ước từ tiếng gốc Hy Lạp sang tiếng Đức và đã viết mười bốn luận văn về thần học và cải cách tôn giáo. Hiện nay, căn phòng và chiếc bàn nơi Martin Luther ngồi dịch Kinh Tân Ước vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như một di tích thiêng liêng của Wartburg.

Lâu đài Wartburg còn là nơi lưu dấu những sự kiện nổi tiếng, liên quan đến lịch sử của Thuringia và của cả nước Đức. Những công trình như: phòng Lãnh chúa, phòng Những người hát rong, Bảo tàng Wagner (do Johann Wolfgang von Goethe sáng lập)… bên trong Wartburg đã phản ánh những sự kiện văn hóa lừng danh của nước Đức, như cuộc “tỉ thí” giữa hai thi sĩ cung đình Đức là Walther von der Vogelweide và Wolfram von Eschenbach. Wartburg là “độc nhất vô nhị” ở nước Đức vì lịch sử tồn tại của lâu đài này được ghi dấu bởi những sự kiện hòa bình chứ không phải là những cuộc giao tranh đẫm máu như những lâu đài khác.

Ngày nay, đến với Wartburg là đến với những di sản thi ca và những thi hào lừng danh nước Đức thời Trung đại. Wartburg là nơi nàng Elizabeth xinh đẹp và nhân từ hiển Thánh. Wartburg cũng được cộng đồng tín đồ

Tin Lành toàn cầu suy tôn là một trong số các thánh địa quan trọng của Tin Lành vì đó là nơi Martin Luther ẩn dật và dịch Kinh Tân Ước sang tiếng Đức. Sau cùng, tại Wartburg vào ngày 18.10.1817, hơn năm trăm sinh viên của mười một trường đại học ở Đức đã gặp nhau trong một sự kiện gọi là “Wartburgfest” để kỷ niệm 300 năm Ngày của phong trào cải cách ở châu Âu và kỷ niệm lần thứ 4 chiến thắng vẻ vang của người Đức trước đạo quân hùng mạnh của Napoléon ở Leipzig vào năm 1813. Chính tại nơi này, những sinh viên Đức đã phát lời kêu gọi thống nhất nước Đức và xác lập các quyền dân chủ cơ bản trong một đế chế toàn trị. Trong sự kiện này, một lá cờ với ba màu đen - đỏ - vàng của hội sinh viên thành phố Jina được kéo lên ngay giữa hẻm núi. Ba sắc màu của lá cờ chính là màu quốc kỳ của nước Đức sau này.

Vậy là, hành trình viếng thăm lâu đài Wartburg cũng chính là hành trình khám phá một chương trong quá khứ của dân tộc Đức, nơi mà lòng Từ Thiện, Đạo Tin Lành và chủ nghĩa dân tộc Đức, dường như có cùng một mối dây mơ rễ má.

Còn nữa, dưới chân Wartburg là thị trấn Eisenach, quê hương của nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach (1685 - 1750), nơi du khách có thể viếng thăm Bảo tàng và tượng đài nhạc sĩ thiên tài này. Và cuối cùng, bạn có thể tìm cho mình một nhà hàng ấm cúng để thưởng thức món thịt hươu hầm rượu vang ngon tuyệt hảo, đặc sản của Eisenach và của cả vùng Thuringia, trong hành trình viếng thăm Wartburg.

T.S. T. Đ. A. S

4

7

5

6

Page 36: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Tôi tên là Ngang, cái tên này cũng hợp với tính tình ngang bướng của mình. Bước vào tiền sảnh, tôi chuẩn bị tư thế sẵn sàng trả lời những câu “thử việc” của tổng biên tập. Tôi đoán gì thì anh cũng hỏi rằng chú em sẽ chọn thơ theo tiêu chí nào. Vâng, khi ấy tôi sẽ nói với cái khẩu khí xưa nay của mình: cái nào hay thì lấy, bất kể tác giả tên tuổi ra sao. Nhưng khi gặp tổng biên tập, anh chỉ nói với tôi rằng mỗi số chọn khoảng 20 bài thơ, đưa lên cho anh duyệt lại và sẽ cắt bớt cho hợp đất báo. Công việc đại loại là thế, không có gì khó khăn.

Ngày làm việc đầu tiên. Chị làm ở khâu phụ trách thư từ đem tới cho tôi một xấp thư của bạn viết gửi đăng, dễ đến ba mươi lá. Dân mình yêu thơ gớm, mới đầu tháng đã bắn tới ngần này là thư. Ai ai cũng làm thơ được, hèn gì hai năm liền Hội Nhà Văn không kiếm được tập thơ nào để trao giải (tại nhiều quá khó chọn ấy mà!) Cái phong bì cồm cộm kia không khéo là người ta gửi cả tập đến chứ chẳng phải chơi. Tôi lấy một chiếc phong bì mỏng nhất, vì quan niệm thơ hay thường là... ít! Tên tác giả Huếnh, nghe lạ hoắc, có lẽ là người mới cầm bút. Mở phong bì ra, thấy trên đầu tờ giấy đề mấy chữ: “Đăng gấp vào số tới!” Vốn nóng tính, tôi lôi cây bút bi đỏ trong túi ra phê ngay dưới đó chữ: Mặc! Bụng nghĩ, văn nghệ chứ có phải quan quyền đâu mà to mồm thế không biết? Chẳng thèm đọc chùm thơ ở dưới nữa, tôi bỏ nó sang một bên rồi đi ra ngoài.

Vừa ra cửa gặp ngay tổng biên tập. Anh nói:- Báo có thể dở một tý, chớ đừng để mất lòng cộng

tác viên, chú Ngang ạ!

Bao nhân nạn mang theo thương nhớChốn quê xưa từ buổi ra điNhư chưa hề có cuộc chia lyBởi chốn nuôi khác gì nơi đẻBởi đau rừng khác gì khổ bểChung một câu “máu chảy ruột mềm”

Như chưa hề có cuộc chia lyDù xa ngái vẫn hướng về quê cũBé gọi“papa”, lớn thì gọi “bố”...“Bu” tiếng đàng ngoài, “má” tiếng đàng trong Tiếng Bắc, giọng Nam bỗng hóa diệu kỳ…

Như chưa hề có cuộc chia lySống Sài Gòn, chào đời Thanh HóaLạc loài nhau lại ở Tam KỳNhư chưa hề có cuộc chia lyGiữa trạm tâm thần mẹ gặp lại cậu xưaNước mắt mừng vui pha giọt buồn tủi phận

Như chưa hề có cuộc chia lyDẫu nước mắt ròng ròng đang chảySáu hai, sáu bốn, bảy bảy bảy bảy…Vang ngàn xa tiếng gọi lương tri

Như chưa hề có cuộc chia lyTheo bước đi chương trình nhân đạoGiữa điệp trùng cánh chim báo bãoGọi bình yên đến với mọi nhàLương tri đồng nghĩa với ruột ràKhi ly biệt đã hòa thành máu đỏNhư cát bãi nghìn năm sóng vỗGiữ tin yêu suốt bốn năm ròngCho hoa không chỉ nở mùa xuânCho niềm vui vỡ òa trong thương nhớ

Nước mắt mừng không thấm ai biDẫu trăm lần, lần nào cũng thếĐó “Thu Uyên” thắm màu “nguyệt quế”Đây “chương trình” tự thể minh duyVà, con người sau cuộc chia ly... Đầu tháng 5/2011

Như chưa hề có cuộc chia lyTHẾ PHIỆT

Tôi được nhận vào làm biên tập viên thơ cho tòa soạn báo văn nghệ tỉnh. Nói đúng ra là vì không có ai nên tổng biên tập kêu tôi tới thế chân chị biên tập viên trước. Hôm đến nhận việc, tôi gặp chị biên tập viên vừa xin nghỉ. Tôi hỏi sao chị không làm nữa? Chị nói cứ làm rồi em sẽ biết! Chị vỗ vai tôi và đi ra khỏi cổng.

Làmdâutrămhọ

HOÀNG CÔNG DANH

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM70 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 71

TRUYỆN NGẮN

Page 37: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM72 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 73

Tôi miễn cưỡng gật đầu rồi lủi thủi bước vào phòng. Mất lòng hay không kệ nó, nhưng tôi chúa ghét mấy tay làm văn nghệ mà hống hách kiểu này. Hãy để tác phẩm vẽ nên chân dung tác giả! Hãy để tác phẩm chỉ đạo sự lựa chọn cho biên tập viên! Mắc mớ chi mà tác giả lại viết mấy chữ có vẻ ra lệnh, cứ như thơ của mình bài nào cũng hay hết.

Ghé vào phòng chị tiếp thư, tôi hỏi cái ông Huếnh là ông nào vậy? Chị nói là người cầm bút có hạng của tỉnh mình. Tôi hỏi có hạng là sao, chị có đọc của ông ta nhiều chưa? Chị nói biết đâu, tôi chỉ thấy mỗi lần có bài gửi đến là đăng liền nên đoán vậy thôi. Tôi thầm nghĩ, có hạng cỡ nào mà cao ngạo thế cũng dẹp!

Tôi mở tiếp cái phong bì thứ hai, hy vọng sẽ không gặp những câu bề trên như vậy nữa. Một lá thư nét chữ con trai ngoằn nghèo của tác giả Nháo. Chữ xấu, tôi vẫn đọc, những thằng chữ xấu làm thơ có khi lại hay đấy chứ chẳng chơi. Đầu chùm thơ, cậu Nháo này viết rất mùi: “Anh chị biên tập viên ơi, giúp em với! Em đang tán tỉnh một cô bé rất yêu thơ, nàng nói nàng chỉ yêu nhà thơ. Vậy nên em gửi chùm thơ này đến tòa soạn, nếu mà được đăng chắc em sẽ cua được nàng.” Tôi tủm tỉm cười, nhưng vẫn trồi lên một cảm giác khó chịu, và thế là tôi lại viết ngay dưới đó: Mặc! Bụng nghĩ, thời đại nào rồi mà còn tán gái bằng thơ? Mày có tài thì mày tán đi chớ bày đặt thơ ca làm gì cho mệt. Kẻ mượn nghệ thuật để lấy lòng con gái thì chắc cũng chẳng viết lách được gì đâu.

Anh tổng biên tập đi ngang cửa phòng nói vào:

- Báo có thể dở một tý, chớ đừng để bạn viết thất vọng, chú Ngang ạ!

Tôi lại cười gượng với anh một cái. Tôi biết là anh rất lo cho cái tòa soạn này, anh lo cho uy tín tờ báo một nhưng lo cho bạn viết thì đến mười. Còn tôi thì khác, tôi không ở vị trí anh nên tôi mặc sức làm theo ý mình. Tôi làm biên tập viên trên tiêu chí nghệ thuật chớ không cảm tình tình cảm gì hết. Tôi làm biên tập là cho độc giả, chứ không phải biên tập cho tác giả.

Cầm lá thư thứ ba lên, tôi băn khoăn không biết liệu có lời mào đề nào nữa không đây? Nét chữ tròn cẩn thận của một phụ nữ tên Dịu. Cái tên đó quả thật đã làm cho tôi dịu bớt sự bực tức nãy giờ, và những dòng chị viết cũng vậy! Thưa anh chị biên tập viên! Tôi có thai đã tám tháng nay. Chồng thì ly dị rồi nên tôi cũng tự xoay xở kiếm ăn một mình, khó khăn lắm! Tôi có làm mấy bài thơ này gửi đến tòa soạn, mong được đăng để kiếm ít tiền mua sữa cho cháu.

Đọc xong thư chị, tôi ngân ngấn nước mắt. Cứ như nước mắt đã chảy vào trong ngực xóa tan bao nhiêu nỗi bực dọc nãy giờ. Tôi cầm cây bút đỏ viết bên cạnh chữ: Ừ! Thì phải ừ ngay chớ đọc duyệt chi nữa? Người ta đã nói thế, mình có là đá cũng phải chảy tan thôi, đăng cho chị ta kẻo tội.

....

Những lá thư sau có nhiều chuyện tương tự; có lá làm tôi cười, có lá làm tôi mệt óc, nhưng có lá làm tôi khóc ròng.

Cuối tháng báo ra. Chùm thơ của tác giả Huếnh tôi đã bỏ vào cái cặp bản thảo không duyệt mà sao giờ vẫn thấy được đăng? Hóa ra tổng biên tập đã lục lại và lấy đăng. Hôm báo ra anh nói với tôi là vì cả nể, ông này làm gì ở bên chỗ sở văn hóa đấy, phải đăng và đăng ngay trang đầu. Chùm thơ của tác giả Nháo cũng được đăng. Nghe đâu cậu này học tổng hợp văn mới ra trường, đang thất nghiệp nên cũng đăng giúp nó cái. Nháo lại còn gọi điện cho tổng biên tập nằn nì mãi rằng nếu không cua được cô gái ấy chắc cậu ta... tự tử. Thói đời chết thật thì không sợ bằng nghe dọa chết! Thế là phải đăng ngay sau tên ông Huếnh. Chùm thơ của chị Dịu, tất nhiên tôi đã duyệt ngay từ khi đọc những dòng tâm sự rất hoàn cảnh của chị. Tôi nhắn bên thủ quỹ gửi ngay nhuận bút cho chị Dịu, có thể chị ấy đang chờ từng ngày đấy.

Thế đó! Nếu bạn có ngồi vào chỗ của tôi mới biết, đôi khi chọn thơ đâu phải do thơ hay, mà còn bởi những cái ngoài thơ. Có lẽ vì điều này nên trên các báo chí, ta vẫn gặp nhan nhản những bài thơ dở ẹc!

Thôi thì, đừng trách các biên tập viên mà tội. Báo có thể dở một tý! Có sao đâu?

H. C. D

Page 38: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM74 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 75 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM74 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 75

HÀNG KHÔNGCHUYÊN MỤC

Bảo Đại thoái vị, tài sản về Hàng không chỉ có một chiếc máy bay Tiger Moth hai tầng cánh, một động cơ, hai chỗ ngồi do hãng Havilland của Anh và một chiếc Morane Sauter của Pháp. Loại máy bay thể thao một động cơ, một tầng cánh, hai chỗ ngồi. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo Cục trưởng Quân huấn Phan Phác tháo cánh, bí mật chở ra sân bay Gia Lâm. Từ tháng 1.1946 đã có mặt bọn Tàu Tưởng, vì tình hình quân sự tháng 1.1947, đồng chí Lê Thạch Liên theo lệnh của Cục quân huấn đưa 2 chiếc máy bay đó từ Sơn Tây lên giấu ở sân bay Bình Ca (Tuyên Quang). Tại đây máy bay Pháp đến ném bom, hai chiếc máy bay ta cất giấu bị hỏng nhẹ. Sau đó, ta liền tháo ra từng bộ phận chở ngược dòng sông Lô, cất giấu tại Soi Đúng tả ngạn Sông Gâm, cách huyện Chiêm Hóa 10 cây số. Bãi

ngô ở đây rộng 400m x 25m nhanh chóng sửa san thành sân bay dã chiến. Xăng dầu được đóng lại thùng phuy lăn bộ băng qua đường rừng từ Cao Bằng lên để phục vụ công tác huấn luyện bay.

II - TIỀN THÂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

III - BAN NGHIÊN CỨU KHÔNG QUÂN HÌNH THÀNH.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân

dân Việt Nam ngày càng thắng lợi, hệ thống Xã hội Chủ nghĩa trên thế giới ngày càng mở rộng. Đầu năm 1949, đồng chí Võ nguyên Giáp cùng các đồng chí Hoàng Văn Thái, Phan Phác đến xin ý kiến Bác Hồ về việc thành lập cơ sở không quân mang tên là “Đội Huấn luyện không quân”. Bác bảo hướng đi, về mặt chiến lược để đón trước thời cơ như thế là được. Bác dặn ban đầu là Ban nghiên cứu phải kiểm tra cơ sở xem thực tế có thực hiện được hay không? Chỉ nên tổ chức một lớp gọi là lớp không quân để phối hợp tham gia nghiên cứu, vừa học vừa làm…

Chấp hành chỉ thị của Bác, ngày 9.3.1949 Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc Gia Việt Nam đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu không quân trước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, sau trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ban chỉ huy gồm có đồng chí Hà Đông - Trưởng ban; Trần Hiếu Tâm làm chính trị viên. Trong các tiểu ban: hành chính, chính trị, nghiên cứu sân bay, khí tượng, nghiên cứu phòng không, xưởng cơ khí, tổ bảo dưỡng máy bay, đội huấn luyện, đội vệ binh gồm có một số người đào tạo trong các trường kỹ nghệ, trường khí tượng hoặc đã phục vụ trong ngành Hàng không Pháp như các anh Đoàn Mạnh Nghi, Lê Thạch Liên… đặc biệt có một hàng binh người Đức lấy tên Việt Nam là Nguyễn Đức Việt..,

Địa điểm đóng quân của Ban ở tả ngạn sông Lô, thuộc thôn Ngòi Liễm xã Hữu Lộc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ban nghiên cứu lúc bấy giờ mang tên “Nông trường thí nghiệm”. Trong ba năm hoạt động, Ban nghiên cứu làm được nhiều việc rất có ý nghĩa về quân sự cũng như dân sự hướng tới tương lai của ngành hàng không Việt Nam:

- Đồng chí Nguyễn Đức Việt phụ trách kiểm tra thực trạng hai chiếc máy bay, thấy chiếc Tiger Moth còn tốt nên chuẩn bị khẩn trương để bay thử. Ngày 15.8.1949, máy bay cất cánh mang hình cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc bay trên bầu trời chiến khu. Tuy chỉ mấy vòng, nhưng đó là niềm tin và hy vọng của ngành Hàng không Việt Nam. Hôm đó, lái máy bay có Nguyễn Đức Việt và thợ máy Hà Đổng.

- Ban nghiên cứu không quân đã tổ chức Trường không quân Việt Nam do đồng chí Hà Đổng kiêm nhiệm chức Giám đốc. Trường đã mở được hai khóa: Khóa I gồm 29 học viên (1 trung đội, 3 tiểu đội) ngành lái (Hoa Tiêu) thời gian 4 tháng. Khóa II 81 học viên (3 trung đội, mỗi trung đội 1 lớp); Hoa tiêu: 16 học sinh; Khí tượng: 27 học viên; Thợ máy: 28 học viên, thời gian 6 tháng.

- Công tác nghiên cứu, Ban triển khai tích cực từ nhỏ đến lớn, nhằm vào các đề tài thiết thực phục vụ chiến đấu. Các học viên cũng được học tập về cơ cấu của các loại sân bay dã chiến. Ban đã thành lập các tổ chức đi nghiên cứu một số khu vực có thể hạ, cất cánh… không những cho thời chiến mà cho cả thời bình.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ được đào tạo qua hai khóa học đầu tiên của trường đã trở thành những hạt nhân để

xây dựng ngành Hàng không dân dụng và Không quân nhân dân Việt Nam sau này. Đây là tầm nhìn sâu rộng của Đảng và Bác Hồ.

IV - TIẾP QUẢN SÂN BAY GIA LÂM:Ngay sau khi quân đội nhân dân Việt Nam bắt sống

tướng Đờ-cát và ngọn cờ quyết chiến quyết thắng tung bay rực rỡ trên khắp bầu trời Điện Biên. Hội nghị Jenevo kết thúc với bản Hiệp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình Việt Nam. Cùng ngày tiếp quản Thành phố Hà Nội, ta tổ chức tốt việc tiếp quản sân bay Gia Lâm. 10g ngày 10 tháng 10 năm 1954 ta tiến vào hạ cờ Pháp, cờ Việt Nam tung bay trên đài chỉ huy. Các đồng chí trong Ban nghiên cứu không quân ở Việt Bắc năm nào có: Hà Đổng, Hà Cân, Đoàn Mạnh Nghi, Nguyễn Đức Việt…được điều về đây gần như đầy đủ. 11 cán bộ kỹ thuật máy móc, quân giới… do Lê Minh - thợ máy xe lửa làm đội trưởng.

Ngày 31.12.1954 là hết hạn 300 ngày (thi hành đúng theo Hiệp Định). Nhưng ta thỏa thuận để một số máy bay cùng tổ lái Pháp ở lại trên miền Bắc để phục vụ Ủy ban Quốc tế. Nguyễn Đức Việt - giáo viên của Ban nghiên cứu không quân trước kia, nay tranh thủ dạy cấp tốc 8 đồng chí bộ binh mới về làm nhiệm vụ chỉ huy bay. Tăng nhanh 200 người cần thiết do nhu cầu công việc: Điều phái, khí tượng, thông tin, sân đường, chính trị, hậu cần…

Đoàn chuyên gia về Hàng không Trung Quốc có 70 người do Chu Mai Đình làm trưởng đoàn sang nước ta mở các lớp học cấp tốc. Nhờ sự tận tình chỉ dẫn của các chuyên gia Trung Quốc và sự quyết tâm học tập của anh em ta, chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng kết quả rất cao. Đúng 23h 40 phút ngày 31-12-1954 các chuyên gia hàng không nước bạn đã bế mạc lớp học và bàn giao lại cho ta ngay tại sân bay Gia Lâm. Và ngay sau đó, chiếc DC3 do người Việt Nam lái đưa những tên Pháp trực thuộc cuối cùng rời vĩnh viễn khỏi Hà Nội.

Đúng 12h đêm cuối năm đó, từ sân bay Gia Lâm một bức điện báo phát đi: “Từ 0h ngày 1.1.1955 theo giờ Hà Nội, Thủ đô Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn ra vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra xin phép cơ quan điều phái nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội”. Tiếp liền sau đó Đài chi chuẩn thông báo bộ chữ tín hiệu mới HN thay thế bộ chữ F2y tín do Pháp đặt Đài chi chuẩn sân bay Gia Lâm trước kia.

Một ngày sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Trưa 2.1.1955 Nguyễn Đức Việt đã chỉ huy chiếc máy bay B-307 của hãng Hàng không Pháp chở UBQT Sài Gòn ra Hà Nội hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm an toàn hoàn hảo được phi hành đoàn Pháp và đoàn khách quốc tế khâm phục, đánh dấu bước ngoặc trong lịch sử của Hàng không Việt Nam nói chung, của quản lý bay Việt Nam nói riêng.

N. H.N - N. T. K

NGUYỄN HỒNG NHỊ - NGUYỄN THẾ KỶ

Page 39: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 77

Điều 8. Vi phạm quy định về cảng hàng không, sân bay

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi hút thuốc ở những nơi không được phép trong khu bay hoặc khi điều khiển, vận hành phương tiện trong khu bay.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

d) Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị trong cảng hàng không, sân bay;

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

c) Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị hàng không trong khu bay;

Điều 12. Vi phạm quy định về an ninh hàng không

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

b) Không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không khi ở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

b) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh trật tự trong cảng hàng không, sân bay;

c) Hành khách không thực hiện đúng quy định về việc mang chất lỏng vào khu vực hạn chế, lên tàu bay.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

a) Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;

b) Hành khách vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;c) Đe doạ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên

hàng không đang thực hiện nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác;

d) Đe doạ hành khách, thành viên tổ bay tại cảng hàng không, sân bay;

đ) Vào khu vực cách ly, lên tàu bay bằng giấy tờ tuỳ thân, thẻ lên tàu bay của người khác;

g) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng gây mất an ninh hàng không, an toàn hàng không;

h) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

b) Hành hung hoặc đe doạ thành viên tổ bay, hành khách trên tàu bay;

h) Hành hung cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hàng không đang thực hiện nhiệm vụ tại cảng

hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác;i) Hành hung hành khách, thành viên tổ bay tại cảng

hàng không, sân bay;5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000

đồng đối với mỗi hành vi sau đây:a) Đưa các vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực

hạn chế, lên tàu bay trái quy định;6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000

đồng đối với mỗi hành vi sau đây:a) Xâm nhập trái phép vào tàu bay;b) Đưa công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ vào khu vực hạn

chế, lên tàu bay trái quy định;c) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có

bom, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học hoặc các loại thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay, người trên mặt đất, công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng không dân dụng;

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

a) Đưa chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng, chất cháy vào khu vực hạn chế, lên tàu bay trái quy định;

b) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học hoặc các loại thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay;

Ngoài hình thức xử phạt chính nói trên, hành khách còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm), biện pháp khắc phục hậu quả (bị cấm vận chuyển thương mại bằng đường hàng không) hoặc bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

Đ. V. C

T hời gian vừa qua, số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được phát hiện và bị xử phạt rất nhiều. Số vụ vi phạm của hành khách

chiếm trên 50% tổng số vụ vi phạm hành chính bị xử phạt, trong đó có rất nhiều hành vi gây uy hiếp an toàn hàng không và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng không dân dụng như: Thông báo có bom, mìn ở cảng hàng không, sân bay; mở cửa thoát hiểm tàu bay đang khai thác;… Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, chúng tôi nhận thấy hầu hết những hành vi vi phạm mà hành khách thực hiện chủ yếu là vì không nhận thức được bản thân đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Để giúp cho hành khách đi tàu bay biết và tránh tình trạng vô ý thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, chúng tôi xin giới thiệu các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt đối với các hành vi này liên quan đến hành khách đi tàu bay được quy định tại Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Cụ thể sau đây, chúng tôi xin trích một số điều, khoản có liên quan đến hành khách đi tàu bay:

Điều 7. Vi phạm quy định về tàu bay1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000

đồng đối với mỗi hành vi sau đây:a) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc những

nơi không được phép trên tàu bay;b) Hành khách sử dụng các loại thiết bị điện

tử, thiết bị thu phát sóng trên tàu bay khi không được phép;

c) Hành khách không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không, phòng dịch của thành viên tổ bay;

d) Trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, trang bị, thiết bị hoặc tài sản trên tàu bay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

a) Hành khách sử dụng trái phép trang bị, thiết bị an toàn trên tàu bay;

b) Làm hư hỏng tàu bay, động cơ, cánh quạt, trang bị, thiết bị của tàu bay.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau đây:

a) Mở cửa thoát hiểm tàu bay đang khai thác trái quy định;

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HKDD LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH KHÁCH ĐI TÀU BAY

MỘT SỐ LƯU Ý DÀNH CHO HÀNH KHÁCH ĐI TÀU BAY

Hình ảnh hành khách tự ý xé áo phao trên tàu bay

ĐINH VĂN CUNG(Phó chánh thanh tra cục Hàng không)

Page 40: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

“Ngày 4/5, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Bộ Công an cho biết, theo thống kê sơ bộ từ 30/4 đến 4/5, trên địa bàn cả nước xảy ra 212 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, đường sắt, làm chết 172 người, bị thương 172 người. Đại diện Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho hay, dịp nghỉ lễ, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản hơn 44.000 trường hợp, tạm giữ 77 ô tô và hơn 6.000 mô tô” (tin các báo).

Chả nhẽ, lần nào cũng vậy, năm nào cũng vậy, ngày lễ, ngày Tết hay dịp vui ví như “thắng một trận bóng đá” liền ngay lập tức biến thành tang tóc cho hàng trăm gia đình? Chả nhẽ hàng chục năm nay, chuyện mỗi ngày có trên 30 người chết trên mặt đường phố, đường thiên lý, thậm chí đường làng, đã thành điều hiển nhiên, thành những cái chết được báo trước mà không ai có thể ngăn chặn được? Chả nhẽ số thương vong trời ơi đất hỡi mỗi ngày ấy là gấp đôi số lính Mỹ chết bình quân hàng ngày trong mười năm cuộc chiến tranh Việt Nam? Nếu có chết chóc xảy ra làm trên 20 người chết, một số nước đã tổ chức quốc tang, chả nhẽ ngày nào chúng ta cũng có một quốc tang dành cho những người chết trên đường?

Chúng ta vẫn quen nói và viết về những điều cao cả, xa xôi, về những giấc mơ, những viễn cảnh thiên đường, về “tính nhân văn” trong mọi việc. Nhưng chúng ta hầu như đã quá quen đến chai lỳ trước hàng chục cái chết tức tưởi mỗi ngày với hàng trăm người liên quan đau khổ, với những cuộc đời tàn phế, những người đánh mất mạng sống của mình chỉ vì muốn xê dịch, thường được gọi một cách lạnh lùng là “tham gia giao thông”.

Không ít những cảnh báo, những mệnh lệnh, chỉ thị, những quyết định đầu tư to lớn và chắc chắn lực lượng CSGT đã lên tới hàng vạn người. Nhưng vẫn trên 30 người chết hàng ngày và khoảng 50 người chết ngày lễ! Đúng là có nhiều cái khó để giải quyết vấn đề. Bởi vì đường xá là thứ đắt tiền nhất trong mọi thứ đầu tư và không phải ngày

một ngày hai có thể thỏa mãn việc đi lại. Trong khi đó, phương tiện giao thông cơ giới trong tầm tay mọi người, ngay cả xe hơi là thứ đắt tiền nhất cũng đang sinh sôi nảy nở như bèo hoa dâu. Đúng là ý thức của người dân trên đường đang có vấn đề: hình như có nhiều người muốn coi đường là sân đua, tranh nhau vượt hơn người bên cạnh từng nửa vòng bánh xe, khùng như kẻ chán sống! Đúng là không phải cái gì cũng đổ lên đầu ông bộ trưởng GTVT hay công an. Thế nhưng xin các vị hãy trả lời cho dân những câu hỏi “tại sao”:

Tại sao không thanh chắn và người gác ở chỗ cần có, tại sao không ít cái nắp cống bỗng dưng nhô cao lên giữa mặt đường phố, tại sao “đường chờ lún” ngay sau khi thông xe, tại sao hố tử thần và ổ gà thấy mà không chữa, tại sao đang bò trên hàng ngàn cây số đường sắt lạc hậu mà mơ đường sắt cao tốc, tại sao lộn xộn bến xa, bến tàu và cả ga hàng không? Và tại sao vẫn còn (tuy rất khó bắt quả tang) CSGT đeo kính đen và núp, thu tiền mãi lộ thay vì kiểm tra phanh xe? V.v rất nhiều câu hỏi “tại sao” của người đi đường mà một bộ óc hài hước nhất cũng khó chứa hết.

Giá như đừng ai rút ruột công trình giao thông, giá như kỹ sư làm đường được dạy nghề giỏi hơn, giá như Bộ GTVT biết việc của mình là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nghiệm thu hiệu quả hơn…Và giá như CSGT thật sự coi trọng việc kiểm tra, điều gọi là “an toàn giao thông”, đặc biệt an toàn phương tiện hơn tất cả những việc không đáng làm khác…

Hệ thống giao thông vận tải và cả tai nạn là sản phẩm của chúng ta và rõ ràng là chính con người chúng

ta chứ không ai khác có thể thay đổi bộ mặt đáng buồn hiện có.

N. Q. T

GIÁ NHƯ MÀ…NGUYỄN QUANG THÂN

VĂN HÓA GIAO THÔNGĐOÀN TRẦN THÀNH

Đường dọc rạch ròi vạch trắng ngangHướng người đi bộ dẫn người sangHãy nhanh cho kịp xe nhanh kịpChớ chậm người qua chậm nhỡ nhàngĐèn đỏ chưa ngưng đừng vội kípChạy bừa không khỏi gặp nguy nanGiao thông văn hóa con đường đẹpCuộc tình vạn dặm mãi bình an. Đ. T. T

Xe đạp con đi cứ lượn vòngChẳng là xe máy mãi chơi ngôngChặn xe, cảnh sát tha cho khỏiTuông về tất tưởi tức đầy hôngNét mặt từ nghiêm dần mẹ hỏi:Ngởn ngang, còn ức lắm nữa không?Hỏi xong mẹ dắt con xin lỗiCác chú giao thông bỗng nhẹ lòng… Đ. T. T

Sông dài, bờ rộng, bến xa xôiTrường lớp bên kia, đất lở bồiTháng nắng không dưng đàn cá chếtNgày mưa chẳng mấy nước trào sôiTrò đông, đò chật… Lên đâu hết?Trống giục, phao bơi khó kịp rồi!Sào nhổ… chủ đò như nhắm mắtĐể đàn cháu nhỏ mặc sông trôi… Đ. T. T

VẠCH TRẮNG AN TOÀN

MẸ DẮT CON

ĐỂ MẶC SÔNG TRÔI

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM78 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 79

Page 41: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

Anh về ngọt bưởi Ô MônQuýt cam Mỹ Khánh, chôm chôm Phong Điền

Xa nhìn cũ bến mới thuyềnCái Răng chợ nổi: sầu riêng, mãng cầu

Anh về nhớ buổi bên nhauThắp đèn soi cá, giăng câu dõi nhìn

Gần trông Bình Thủy mái đìnhXưa nay người mãi nặng tình quê hương

Anh về qua những con đườngMái chèo gợn sóng lại thương rừng dừa

Xuân Mai tiếng hát đò đưaBằng lăng tím đất, cò vừa trắng cây

Anh về Trà Nóc sương bayLối sang Thốt Nốt có ai đi cùng?

Quýt Giai Xuân ngát cả vùngỔi Cái Khế tỏa hương chung miệt vườn

Anh về để nhớ để thươngCần Thơ tuổi nhỏ dễ thường gần xa

Ngang Bình Thủy, nhớ ba baChợ sông Phụng Hiệp: cá tra, khô kèo...

Ngồi thèm trái chín cành treoĂn chè bưởi, bún nước lèo Cần Thơ

Anh về nay thỏa ước mơĐiện chong đầu phố, trăng chờ cuối sông...

VỀ CẦN THƠTRẦN TẤN NGÔ

1/ Quanh năm áo lộng, giày daBốn mùa mũ đỏ đúng là tay chơiNhưng không phải kẻ biếng lười

Mà luôn dậy sớm gọi người ngủ quên(Con gà trống)

2/ Chín đuôi chín đầuDa màu đỏ gạchRâu ria cắt sạch

Trông mặt rất quen(Con tôm rang)

3/ Ríu ra ríu rítMẹ ít con nhiều

Hễ thấy bóng diều Hết con còn mẹ

(Gà mẹ, đàn con)

4/ Da thịt như thanÁo choàng như tuyếtGiúp người trừ bệnhMà tên chẳng hiền

(Con gà ác)

5/ Sinh ra cái cổ đã dàiMỗi ngày mỗi lớn cái tài kêu to

Chân có màng, mắt tròn voNgã xuống nước chẳng ai lo chết chìm

(Con vịt)

6/ Đầu rắn, đuôi rắnMình ẩn trong xươngSức khỏe phi thườngNhịn ăn hàng tháng

(Con rùa)

7/ Một mình nằm trong thápTính nhút nhát lạ thườngMỗi lần có việc qua đường

Cõng luôn cả tháp đi luôn trên mình(Con ốc vặn)

8/ Lầm lì nằm dưới đáy sôngÁo ngoài xám xít mà trong muôn màu

Suốt ngày chẳng biết đi đâuThè lè cái lưỡi trắng phau liếm bùn

(Con trai)

9/ Sống cùng làn nước trong veoVì người “đánh” mới phải theo lên bờ

Chẳng cười chẳng nói bao giờThế mà ai cũng khen là rất “tươi”

(Con cá tươi)

10/ Không làm thợ cũng mang kiềmQuần áo không mặc lại thêm yếm dày

Thân hình trông đến là hayĐầu đuôi chẳng có mình đầy những chân

(Con cua)

GIẢI ĐỐ BÉ VUI

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM80

Page 42: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM82 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 83 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM82 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM 83

Ba mươi sáu năm ngoảnh lại bây giờNhững trang viết đầy ước mơ chân chất Năm ngày sau khi Bắc Nam thống nhấtNhật báo mang tên đất nước ra đời“Sài Gòn giải phóng” tựa búp sen tươiNở giữa tháng Năm, nụ cười thành phốTừ trong đất liền tới ngoài biên đảoCờ tung bay rợp khắp phố phườngTừ Cửu Long cuồn cuộn đến sông HồngÔm hình Bác giữa đôi dòng nước mắtTừ chiến khu chập chùng Việt BắcGiải phóng Sài Gòn! Bác chẳng được vào thăm!Bác ơi! Xin được gọi tên NgườiKhắc cốt ghi tâm những lời Bác dạyBa mươi sáu năm sẽ là mãi mãi“Sài Gòn Giải Phóng” một niềm tinNếm mật nằm gai, ký ức đinh ninhGửi trọn tình yêu vào từng con chữ“Sài Gòn Giải Phóng” êm như khúc nhạcBa mươi sáu năm thấm đượm nghĩa tình... (TP. Hồ Chí Minh, tháng 4/2011) Chuyên san Phương Nam

36 NĂM“SÀI GÒN GIẢI PHÓNG”

C Ô N G T Y T N H H T M & D V

BÁT VẬN THIÊNĐC: A8 DƯƠNG QUẢNG HÀM, P.5, Q. GÒ VẤP, TP. HCMĐT: (08) 6295 7257 - (08) 6295 7267

Nhà phân phốiBIA SÀI GÒN - SABECO

Page 43: Tạp chí Văn hiến Phương Nam số 7

CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM84 CHUYÊN SAN PHƯƠNG NAM PB