25
Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha Đ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II – NH 2011-2012 HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG TUẦN HOÀN I. Lý thuyết : (7 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân anken công thức phân tử C 4 H 8 . Xác định chất có đồng phân hình học, viết cấu tạo và gọi tên đồng phân hình học đó. Câu 2 : (2 điểm). Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có). a . CH 3 –CH 2 CH 3 CH 3 –CH=CH 2 CH 3 –CH(OH)–CH 3 CH 3 –CH=CH 2 poli propilen b. CH 4 CH 3 Cl CH 2 Cl 2 CHCl 3 CCl 4 Câu 3: (1,5 điểm): Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học, viết các phương trình phản ứng minh họa: butan, but – 1 – in, but – 2 – in Câu 4: (1,5 điểm) a. Từ khí metan, khí hiđro và các điều kiện phản ứng có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế axetilen, vinyl axetilen, polibutađien. b. Anken A có công thức phân tử C 4 H 8 . Cho A phản ứng với H 2 O chỉ tạo ra 1 sản phẩm duy nhất. Xác định công thức cấu tạo đúng của anken A , viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có. II. Bài toán: (3 điểm): Câu 1 : (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp 2 ankin C 3 H 4 và C 4 H 6 vào dung dịch Br 2 dư thu được 91,4g hỗn hợp sản phẩm cộng. Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi! Page 1

ĐỀ CƯƠNG HIDROCACBON-2013

Embed Size (px)

Citation preview

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

Đê KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II – NH 2011-2012

HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG TUẦN HOÀN

I. Lý thuyết: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân anken có công thức phân tử C4H8. Xác định chất có đồng phân hình học, viết cấu tạo và gọi tên đồng phân hình học đó.

Câu 2: (2 điểm). Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có).

a . CH3–CH2CH3 CH3–CH=CH2 CH3–CH(OH)–CH3 CH3–CH=CH2 poli propilen

b. CH4 CH3Cl CH2Cl2 CHCl3 CCl4

Câu 3: (1,5 điểm): Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học, viết các phương trình phản ứng minh họa: butan, but – 1 – in, but – 2 – in

Câu 4: (1,5 điểm)

a. Từ khí metan, khí hiđro và các điều kiện phản ứng có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế axetilen, vinyl axetilen, polibutađien.

b. Anken A có công thức phân tử C4H8. Cho A phản ứng với H2O chỉ tạo ra 1 sản phẩm duy nhất. Xác định công thức cấu tạo đúng của anken A , viết phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có.

II. Bài toán: (3 điểm):

Câu 1: (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp 2 ankin C3H4 và C4H6 vào dung dịch Br2 dư thu được 91,4g hỗn hợp sản phẩm cộng.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính số mol mỗi ankin.

b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi ankin.

Câu 2: (1,5 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 4,9 g 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau vào dung dịch có chứa 0,15 mol Br2 , sau phản ứng ta thu được dung dịch không màu.

a. Xác định công thức phân tử 2 anken.

b. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi anken.

(Cho C = 12, H= 1, Br = 80 )

- - - - - - HẾT - - - - - -

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 1

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

ĐỀ CƯƠNG HIDROCACBON (ankan+ anken+ ankin)

*Cách gọi tên Ankan:

-Chọn mạch C dài nhất, nhiều nhánh nhất làm mạch chính.

-Đánh số trên mạch chính sao cho nhánh ở vị trí số nhỏ nhất.

-Gọi tên theo:

Stt- tên nhánh( theo A, B, C)+ tên mạch C chính + an

Gốc Cấu tạo Gọi tên

No

CH3CH2CH2- n-propyl

CH3-CH- | CH3

Iso-propyl (iso: nhóm –CH3 gắn vào vị trí C thứ 2 từ ngoài mạch đếm vào)

CH3CH2CH- | CH3

Sec-butyl (Sec: -CH3 gắn vào vị trí C thứ 3 từ ngoài mạch đếm vào )

CH3

| CH3 –C – | CH3

Tert- Butyl

CH3

| CH3 –C –CH2 – | CH3

Neo-pentyl

Không no

CH2=CH- Vinyl

CH3-CH=CH- PropenylCH2=C – | CH3

Iso- propenyl

Thơm

C6H5- Phenyl

C6H5 –CH2 – BenzylCH3 –C6H4 – p-Tolyl

* Một số gốc hidrocacbon và gọi tên cần chú ý:

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 2

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

*Cách gọi tên Anken:

-Tên thường: Tên ankan( bỏ an) + ilen

-Tên thay thế:

+Chọn mạch C chứa nới đôi, dài nhất, nhiều nhánh nhất làm mạch chính.

+Đánh số sao cho liên kết đôi có nhánh nhỏ

Stt- tên nhánh+ tên mạch chính- stt + en

*Cách gọi tên ankin: tương tự anken thay đuôi en thành in

A.ANKAN(parafin)

a/Ankan thế bởi Cl2 và Br2 trong điều kiện chiếu sáng.

CnH2n+2 + zX2 CnH2n+2-zXz + zHX (1≤z ≤ 2n + 2)

-Các ankan sau đây khi thế với Cl2 tỉ lệ mol 1:1 thu duy nhất 1 sản phẩm:

VD1: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với Cl2 tỉ lệ mol 1:1 thu một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi X là?( 2,2-dimetylpropan)

VD2: Hidrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ( xich ma) và có hai nguyên tử C bậc ba trong phân tử. Đốt hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2( cùng điều kiện). Cho X tác dụng clo tỉ lệ mol 1:1, số dẫn xuất tối đa là?(ĐS: C6H14; 2 dẫn xuất).

b.Phản ứng tách-phản ứng cracking (bẻ gãy liên kết C-C, C-H)

CnH2n+2 CmH2m + C(n-m)H2(n-m) +2 ( n-m≥0, m≥2)

Bđ: a

P/ứ x x x

Dư a-x (a-x≥0)

Gọi X là hỗn hợp các ankan ban đầu, Y là hỗn hợp thu được sau phản ứng, ta có:

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 3

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

▪nankan p/ứ = nY – nX; Vankan = VY - VX

▪mX = mY( định luật bảo toàn khối lượng).

▪Hiệu suất p/ứ cracking:

(*)

→Không áp dụng công thức (*) nếu hh X có mặt H2

▪Do hàm lượng C, H ở X và Y như nhau nên khi đốt X hay Y ta cần số mol O 2 như nhau và số mol CO2 và H2O tạo ra cũng như nhau.

VD1: Crackinh 4,48 lít butan thu hỗn hợp B gồm: CH4, C2H6, C3H6, C2H4 và Butam dư, đốt cháy hoàn toàn B, dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu bao nhiêu gam kết tủa?( 80g)

VD2: Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu 3 thể tích hỗn hợp sản phẩm Y( các thể tích đo cùng điều kiện), dY/H2=12. X là? (C5H12)

VD3: Nhiệt phân C4H10 được hh Y gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, H2, C4H8 và C4H10 dư. Biết 32,22

gam/mol, H của p/ứ cracking? (20%)

VD4: Nhiệt phân m gam C3H8.Gỉa sử xảy ra 2 p/ứ:

C3H8 CH4 + C2H4

C3H8 C3H6 + H2

Ta thu được hh Y. Biết có 70% C3H8 bị nhiệt phân, giá trị của gam/mol ? ( 25,88)

VD5:Nhiệt phân 8,8 gam propan thu được hh A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6, và C3H8. Biết hiệu suất chung các p/ứ là 80%. Khối lượng phân tử trung bình của A? (22,44)

c.Xác định 2 chất đồng đẳng liên tiếp:

Cho 2 ankan A, B liên tiếp:

A: CnH2n+2 (a mol); B: CmH2m+2 (b mol);

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 4

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

Đặt công thức chung bình(CTTB):

điều kiện: n< < m= n+1

Ta có:

(Điều kiện:

; n< < m= n+1)

VD1:Đốt cháy hoàn toàn hai ankan A, B liên tiếp thu 5,6 lít CO2(đkc) và 6,3 gam H2O.

a/Tìm hai ankan A, B?

b/Tính phần trăm khối lượng A, B?

VD2: Một hỗn hợp gồm hai chất đồng đẳng liên tiếp có khối lượng 24,8 gam. Thể tích tương ứng là 11,2 lít(đkc).

a. Hãy xác định CTPT các ankan.b. Tính %V của 2 ankan.

d.Phản ứng cháy

CnH2n+2- 2k + O2 nCO2 + ( n+ 1- k)H2O

a → a → na → ( n+ 1- k)a

-Nếu < hoặc < ↔ k<1 →k=0 → A là ankan( CnH2n+2)

a= = ( a: số mol hhidrocacbon)

-Nếu = hoặc 1,5 = ↔ k=1→A là anken hoặc mono xicloankan( CnH2n)

-Nếu > hoặc 1,5 > ↔k>1. Khi k=2 thì A là CnH2n-2 (ankin hoặc ankadien, ….)

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 5

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

a= =

Lưu ý: Đốt m gam hidrocacbon A thu a mol CO2 và b mol H2O

mA= mC + mH( với mC=12.a; mH= 2.b)

VD1: Đốt cháy hoàn toàn m gam X: CH4, C2H4, C2H2 thu được 3,36 lít CO2(đkc) và 2,7 gam H2O

a/Tính m?( ĐS: 2,1 gam)

b/Tính thể tích O2(đkc) đốt X? (ĐS: 5,04 lít)

VD2: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X thu 4,48 lít CO2(đkc) và 5,4 gam H2O.

a/Xác định X?( C2H6)

b/Tính thể tích không khí tối thiểu cần đốt X?( 34,255 lít)

VD3: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hidrocacbon X. Cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm khí CO2 và hơi nước hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa, khối lượng dung dịch thu được tăng 22,6 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Công thức X là? ( C2H6).

BÀI TẬP

1/Viết các phản ứng điều chế metan

2/Bổ túc chuỗi phản ứng

a. Al4C3 →Metan→ Metyl Clorua→ Metylen clorua→ Cloroform→ Tetraclocacbon

b.Axit axetic→ Natri axetat→ Metan→ Metyl clorua→ Etan→ Etyl clorua

c.Butan→ Metan→ Axetilen→ Etilen→ Etan→ Cloetan

3/Viết CTCT và gọi tên các đồng phân sau:

a.C4H10, C5H12, C6H14 b.C3H7Cl, C4H9Cl, C3H6Cl2

4/ A,B đều có CTPT C5H12

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 6

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

-A tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 cho 1 sản phẩm

-B tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 cho 4 sản phẩm

Xác định CTCT và gọi tên A, B

5/Xác định CTCT và gọi tên các ankan trong các trường hợp sau:

a.dA/H2=36

b.CTĐGN là C2H5

c.Đốt 1 thể tích ankan B sinh ra 4 thể tích H2O

6/Hỗn hợp X gồm CH4 và C2H6 có dX/kk =0,6. Tính thể tích không khí(đkc) để đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít X(đkc)?

7/Đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hai ankan liên tiếp cần sử dụng 36,8 gam O2

a.Tính tổng khối lượng CO2 và H2O sinh ra?

b.Tìm 2 ankan và %m từng ankan?

8/Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hai ankan liên tiếp, hấp thu toàn bộ sản phầm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 134,8gam

a.Tính khối lượng CO2, H2O

b.Nếu 2 ankan là liên tiếp, tìm CTPT, CTCT và tính %m các ankan

9/Nhận biết các lọ mất nhãn

a.CH4, CO2, SO2, N2O.

b.C2H6, N2, H2, O2.

c.CH4, C2H6, C3H8

d.C3H8, HCl(khí), NH3.

10/Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng thu 6,6g CO2 và 4,5g H2O

a.Xác định dãy đồng đẳng của X

b.Nếu X chứa 2 hidrocacbon liên tiếp. Xác định CTCT và %m các chất trong X?

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 7

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

c.Lấy toàn bộ CO2 ở trên hấp thụ vào 500 ml dd NaOH 1M. Tính nồng độ mol các chất sau phản ứng, giả sử thể tích không đổi.

11/Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít(đkc) hai ankan liên tiếp, dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa H2SO4 đặc, bình 2 chứa KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng m(g) và khối lượng bình 2 tăng 48,4 g.

a.Tính giá trị m?

b.Xác định CTPT, CTCT và %m các ankan.

12/Crackinh C3H8 thu hỗn hợp A gồm: H2, C3H6, CH4, C2H4. Đốt cháy hoàn toàn A thu 13,44 lít CO2(đkc) và m(g) H2O.

a.Tính khối lượng C3H8 ban đầu.

b.Nếu dẫn A qua bình Br2 dư thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí(đkc), biết số mol C2H4=C3H6. Tính hiệu suất phản ứng crackinh.

13/Thực hiện phản ứng crackinh C3H8, giả sử chỉ tạo CH4 và C2H4. Sau phản ứng thu hỗn hợp X có dX/C3H8=0,8. Tính hiệu suất phản ứng crackinh.

14/Khi clo hóa hoàn toàn 48g ankan A thu 3 dẫn xuất clo: monocle, điclo, triclo có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3. Tỉ khối hơi của dẫn xuất diclo/H2=42,5. Tìm CTPT của A và khối lượng từng dẫn xuất?

*15/Crackinh V lít C4H10 thu 35 lít hỗn hợp khí A: H2, CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8 và C4H10

chưa crackinh. Cho A lội rất từ từ qua dd Br2 dư thấy thể tích khí còn lại là 20 lít. Lấy 1 lít khí còn lại đem đốt thu 2,1 lít CO2( các khí đo ở cùng điều kiện)

a.Tính %V butan đã phản ứng?

b.Tính %V các khí trong A biết số mol C2H4= 2( số mol C3H6+C4H8).

B.ANKEN(olefin)-ANKIN

a/Cộng H2

CnH2n + H2 CnH2n+2

Bđ: a b

P/ứ x x x

Còn lại a-x(a-x≥0) b-x(b-x≥0)

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 8

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

Gọi X là hỗn hợp trước phản ứng: → nX= a+b

Y là hỗn hợp thu được sau phản ứng:

→ nY= x + (a-x) + (b-x)=(a+b) –x= nX- x

→ x= nX – nY

Ta có:

▪nankan p/ứ = nanken p/ứ = = nX – nY Hay =Vanken p/ư = VX – VY

▪Hiệu suất p/ứ Hidro hóa anken:

Nếu a ≤ b →

Nếu a > b →

▪Chất A chứa k liên kết л và có số mol a, suy ra:

+ Số mol liên kết л=k.a

+ Số mol H2 p/ứ =số mol liên kết л phản ứng.

Chú ý: Nếu tiến hành phản ứng hidro hóa anken CnH2n từ hỗn hợp X gồm CnH2n và H2 (tỉ lệ mol 1:1) được hỗn hợp Y thì hiệu suất p/ứ hidro hóa là:

-Nếu bài toán cho hỗn hợp gồm các hidrocacbon mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng tác dụng

với H

2

theo tỉ lệ mol 1:1 thì đó là anken.

-Vì hỗn hợp X, Y có cùng số mol C, H nên đốt cháy A hay B đều cho cùng kết quả:

đốt X= đốt Y

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 9

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

và sinh ra khi đốt bằng X = à sinh ra khi đốt bằng Y.

Do đó khi làm toán, nếu gặp hh sau khi qua Ni, t0( hỗn hợpY) thay vì tính toán với hh Y( thường phức tạp hơn X) ta có thể dùng các p/ư đốt cháy X để tính và

= và <

<

( Giả sử X, Y đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)Nếu nhiều anken tác dụng với H2 cùng một hiệu suất thì ta có thể thay các anken này bằng một anken tương đương VD1:Chia hỗn hợp C3H6, C2H4, C2H2 được chia thành 2 phần bằng nhau:

-Đốt phần 1 thu 2,24 lít CO2

-Hidro hóa phần 2, lấy sản phẩm đốt cháy hết thu bao nhiêu lít CO2(đkc).

VD2:Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 có dX/He =3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng , thu hỗn hợp Y có dY/He=5. Hiệu suất phản ứng là?(50%)

b/Cộng X2( Cl2 và Br2):

CnH2n + X2 → CnH2nX2

CnH2n-2 + 2X2 → CnH2n-2X4

-Khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng lên là khối lượng anken hấp thụ.-Nếu bài toán cho một hay một hỗn hợp các hidrocacbon mạch hở, cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 thì đó là các anken.-Hỗn hợp A gồm: ankan, anken, ankin, H2. Dẫn A qua bình chứa dd Br2 dư, khối lượng bình Br2

tăng là khối lượng anken+ankin. Khí thoát ra là ankan và H2.-Số mol nối л phản ứng với Br2 = số mol Br2 phản ứng.-Cho a mol C2H2 hấp thụ vào b mol Br2:

+ Nếu ≤ 1sản phẩm là C2H2Br2

+ Nếu ≥ 2sản phẩm là C2H2Br4

+ Nếu 1< <2 tạo ra 2 sản phẩm.

-Chất A chứa k liên kết л và có số mol là a, suy ra: +Số mol liên kết л =k.a +Số mol H2 p/ứ =số mol liên kết л phản ứng= số mol Br2 p/ứ

VD1: Hỗn hợp X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol Vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu hỗn hợp Y có dY/kk=1. Sục Y qua dd Br2 thì có m gam Brom phản ứng. Gía trị m?(16 gam)

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 10

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

VD2: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,1 mol C2H2, và 0,2 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng thu hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình chứa dd Brom thấy khối lượng bình tăng m gam và có 4,48 lít khí Z(đkc) thoát ra, dZ/H2=8. Giá trị m?(2,6 gam)

c/Cộng H2O( phản ứng hidrat hóa):

-Nếu bài toán cho một hay một số hidrocacbon mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng tác dụng với H2O tạo ra ancol no, đơn chức thì các hidrocacbon đó là anken.

nancol = nanken p/ứ = p/ứ

(sinh ra do đốt ancol) = (sinh ra do đốt anken)

-Anken đối xứng khi tác dụng với H2O chỉ thu được một ancol còn các anken bất đối sẽ cho ra 2 sản phẩm trong đó sản phẩm chính tuân theo quy tắc cộng Mac-cop-nhi-côp. Ví dụ:

CH2=CH-(CH3)2 + H-OH CH3–CH(OH)-(CH3)2(sp chính)

HO-CH2-CH2-(CH3)2 (sp phụ)

d/Cộng HA( HBr, HCl, HI, H2SO4 đặc, ....):

CnH2n + HA → CnH2n+1A

CH2=CH2 + HCl( khí) → CH3-CH2Cl (etyl clorua)

CH2=CH2 + H-OSO3H →CH3-CH2OSO3H (etyl hidrosunfat)

Nếu là anken bất đối xứng thì sản phẩm chính theo quy tắc Mac-cop-nhi-côp

Quy tắc Mac-cop-nhi-côp: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước( kí hiệu chung là HA) vào liên kết đôi C=C của anken bất đối xứng, H( phần tử mang điện tích +) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn( cacbon bậc thấp hơn), còn A( phần tử mang điện tích -) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn( cacbon bậc cao hơn). Ví dụ:

CH2 = CH-C + H-Cl CH3-CHCl-CH3 (sp chính)

CH2Cl-CH2-CH3 (sp phụ)

Lưu ý:

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 11

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

-Nếu nối đôi C=C có số H bằng nhau thì H ưu tiên cộng vào C liên kết với gốc hidrocacbon đẩy yếu hơn (mạch cacbon ngắn hơn). Ví dụ:

CH3-CH = CH-C2H5 + H-Br CH3-CHBr-CH2-C2H5 2-brompentan(spp)

CH3-CH2-CH2Br-C2H5 3-brompentan(spc)

e/Ankin có phản ứng thế H của cacbon nối ba bởi ion Ag+

R-C≡CH + [Ag(NH3)2]OH → R-C≡CAg↓ + 2NH3↑ + H2O

Ank-1-in (Kết tủa màu vàng nhạt)

CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH → Ag-C≡CAg↓ + 4NH3↑ + 2H2O

axetilen (Kết tủa màu vàng nhạt)

Nhận xét:

-Chỉ có các ank-1-in và axetilen mới tham gia p/ứ với dd AgNO3/NH3 -Axetilen p/ứ theo tỉ lệ 1:2 còn các ank-1-in khác p/ứ theo tỉ lệ 1:1-Có thể dung dd AgNO3/NH3 để nhận biết sự có mặt của Axetilen và ank-1-in khác vì có kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện. Từ kết tủa có thể tái tạo lại ankin ban đầu bằng cách hòa tan trong dd HCl hay H2SO4: R-C≡CAg + HCl → R-C≡CH + AgCl↓ Ag-C≡CAg + 2HCl → H-C≡CH↑ + 2AgCl↓-Khối lượng của bình đựng dd AgNO3/NH3 tăng lên là khối lượng của axetilen hoặc ank-1-in hấp thụ.

Mở rộng: R(C≡CH)x + x[Ag(NH3)2]OH → R(C≡CAg)x↓ + 2xNH3 + xH2O

VD1:Hidrocacbon A là đồng đẳng axetilen. Cho 6 gam A hấp thu vào dd AgNO3/NH3 dư thu 22,05 gam kết tủa. Tìm A?

VD2:Cho hỗn hợp gồm CH4, C2H4, C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng dung dịch Br2 dư thì khối lượng Br2 phản ứng là 48 gam. Mặt khác nếu cho 13,44 lít X(đkc) tác dụng dd AgNO3/NH3 dư thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích CH4 là?( 50%)

VD3:Nhiệt phân hoàn toàn m gam CH4, dẫn sản phẩm khí qua dd AgNO3/NH3 thu 24 gam kết tủa vàng. Tính m?

VD4: Nhiệt phân V lít CH4(đkc), dẫn sản phẩm khí qua dd AgNO3/NH3 dư thoát ra 8,96 lít hỗn hợp khí X(đkc) có dX/H2 =2,75. Tính V và hiệu suất phản ứng?( 6,72 lít-80%)

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 12

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

f/Oxi hóa bởi dung dịch KMnO4

-Anken hoặc ankadien

-Ankin

3CH≡CH + 8KMnO4 → 3KOOC-COOK + 8MnO2 + 2KOH + 2 H2O

CH3-≡CH + 2KMnO4 → CH3-CO-COOK + 2MnO2 + KOH

Lưu ý:

-Phải dùng dung dịch KMnO4 loãng, nguội. Nếu dung dịch KMnO4 loãng, nóng bị oxi hóa cắt mạch nối đôi, nới ba.

-Nếu thực hiện trong môi trưởng axit( H2SO4 loãng) thì xảy ra sự oxi hóa cắt mạch ở nối đôi, nối ba.

VD: CH3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → CH3COOH + CO2 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O

CH3CH=C(CH3)2 + KMnO4 + 3H2SO4 → CH3COOH + CH3COCH3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O

-Ankyl benzen

Benzen không phản ứng với dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường và khi đun nóng nhưng các ankyl benzen thì lại làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2↓+KOH + H2O

3C6H5CH2CH2R + 10KMnO4 3C6H5COOK+ 3RCOOK+10MnO2 + 4KOH + 4H2O

-Stiren: làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O 3C6H5CHOH-CH2OH+ 2MnO2↓ + 2KOH

BÀI TẬP ANKEN

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 13

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

1/Hoàn thành phản ứng sau:

a.CH2=CH2 + HBr →

b. CH2=CH2 + ? → CH3-CH2-OH

c.CH3-CH=CH2 + HI →

d. CH2=CH2 + KMnO4 + H2O →

2/Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Đá vôi→ Canxicacbua→ Axetilen→ etylen→ ancoletylic→ etylen→ PE

3/Dùng phương pháp hóa học để:

a.Phân biệt Metan và etylen

b.Làm sạch metan có lẫn etylen

c.Phân biệt Hex-1-en và Xiclohexan

4/Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

5/Cho 3,5 gam anken A phản ứng với 50g dung dịch Br2 40%thì đủ. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên A. Từ A viết phản ứng điều chế etylenglycol

6/Cho 3,36 lít(đkc) gồm một anken và một ankan đi qua dd Br2 thấy có 8 gam Br2 phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít ( đkc) của hỗn hợp là 13 gam.

a.Tìm CTPT của 2 hidrocacbon

b.Đốt cháy 3,36 lít(đkc) hai khí trên thu bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O?

7/Cho 1 gam gồm etan, etylen đi vào dd Br2

a.Viết phản ứng xãy ra?

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 14

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

b.Tính %m các chất nếu dùng 80 gam Br2 5%, hiệu suất 100%?

8/Cho 2,24 lít A(đkc) gồm etan, propan, propen lội qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 2,1 gam. Đốt cháy khí còn lại thu CO2 và 3,24 gam H2O.

a.Xác định %m từng khí

b.Dẫn CO2 ở trên vào 200 ml dd KOH 2,6M thu dd Y. Tính nồng độ mol/lit dd Y?

9/Một hỗn hợp gồm ankan, anken. Khi đốt cháy 100ml hỗn hợp thu 210ml CO2. Mặt khác nung nóng hỗn hợp có Ni, xúc tác sau phản ứng chỉ thu 70ml một khí duy nhất.

a.Tìm CTPT, CTCT ankan, anken

b.Tính %V từng khí

c.Tính thể tích O2 cần đốt cháy hỗn hợp trên( các khí đo trong cùng điều kiện)

10/Hỗn hợp X gồm anken và H2 có dX/He =3,33. Cho X qua ống đựng bột Ni nung nóng thì toàn bộ anken bị hidro hóa thu hỗn hợp Y có dY/He=4.

a. Tìm CTPT của ankenb. Tính %V của hỗn hợp X, Y

11/A, B là hai hidrocacbon ở thể khí. A có CTTQ C2xHy và dA/CH4=3,625; B có CTTQ CxH2x và dB/He=7

a. Viết CTCT của A, B.b. Tính khối lượng sản phẩm thu được khi hỗn hợp trên tác dụng với 16g Br2

12/A, B là hai đồng đẳng liên tiếp. Cho 13,44 lít(đkc) hỗn hợp trên qua binh đựng dd Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 28g.

a. Xác định CTPT, CTCT và gọi tên.b. Cho 2 anken trên tác dụng với HCl thu tối đa 3 sản phẩm. Định CTCT đúng của

anken.

13/Hỗn hợp khí A chứa eten và hidro có tỉ khối so với hidro bằng 7,5. Nung nóng A với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với hidro bằng 9. Tính hiệu suất phản ứng.

14/Hỗn hợp khí A chứa hidro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối so với hidro bằng 8,26. Đun nóng nhẹ A với xúc tác Ni thu hỗn hợp B không làm mất màu nước brom và có tỉ khối so với hidro bằng 11,8. Xác định CTPT và tính %V từng chất có trong A,B.

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 15

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

BÀI TẬP ANKIN

1/Viết CTCT và gọi tên các ankin có CTPT C5H8? Chất nào tác dụng được với AgNO3/NH3? Viết phản ứng?

2/Hoàn thành chuỗi phản ứng:

a. Đá vôi→ vôi sống→ đất đèn→ axetilen→ vinylaxetilen→ B→ Cao su bunab.

c.

d.e.

3/Viết phản ứng điều chế PVC từ

a. Natri axetatb. Đá vôi, than đá, muối ăn

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 16

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

4/Viết phản ứng xảy ra khi cho axetylen tác dụng với:

a. H2Ob. AgNO3/NH3

c. C2H2

d. Axit axetice. Dd thuốc tím

5/Thực hiện chuỗi phản ứng:

Al4C3→ CH4→ C2H2→ Ag2C2→ C2H2→ C2H4→ C2H4Br2→ C2H2

6/Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp chất hữu cơ A cần 12,8 g O2 sản phẩm thu được 16,8 lít hỗn hợp hơi X(136,50C và 1 atm) gồm CO2 và hơi nước có dX/CH4=2,1.

a. Xác định CTPT, Viết CTCT mạch hở của Ab. Xác định CTCT đúng và gọi tên A biết A tạo kết tủa vàng với AgNO 3/NH3. Tính lượng

kết tủa thu được khi cho 0,1 mol A phản ứng, biết hiệu suất 90%

7/Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đkc) hai hidrocacbon A, B cùng một dãy đồng đẳng thu 20,16 lít CO2(đkc) và 10,8 gam H2O.

a. Xác định dãy đồng đẳng( ankan, anken, ankin, ankadien) của A, B?b. Tìm CTPT của A, B?c. Xác định CTCT của A, B biết cả 2 đều bị hấp thụ bởi AgNO3/NH3.

8/Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:

a. Propin và but-2-inb. Metan, etylen, axetilenc. Etan, propin, buta-1,3-dien

9/ Một hỗn hợp khí gồm 2 ankin A, B liên tiếp. Lấy 17,4 gam hỗn hợp chia làm hai phần:

Phần 1: Tác dụng hết 48 gam Br2

Phần 2: Dẫn vào dd AgNO3/NH3 thu kết tủa X, cho tủa X vào dd HCl dư thu 7,175 gam kết tủa.

Xác định CTPT, CTCT của A, B?

10/ Bổ túc và viết phương trình:

CaCO3→? →CaC2→ C2H2 ? →C2H6

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 17

Trường THPT Cần Thạnh-Tổ Hóa 2012-2013 GV. Trần Văn Kha

? → (CH2-CH)n

Cl

11/Hỗn hợp khí A chứ H2 và một ankin. Tỉ khối của A so với hidro=4,8. Đun nóng A với bột xúc tác Ni( H=100%), tạo ra hỗn hợp khí B không làm nhạt màu nước brom và có tỉ khối so với hidro=8. Xác định CTPT ankin, tính % V các chất trong A, B?

12/ Nung nhanh metan thu hỗn hợp A có tỉ khối so với hidro là 5, gồm: axetilen, hidro, metan dư. Tính hiệu suất chuyển hóa metan thành axetilen.

13/ Cho 2 gam một ankin tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được 7,35 gam kết tủa. Xác định CTCT thu gọn của ankin?

14/ Cho 13,4 gam hai ank-1-in là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng hoàn toàn lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 45,5 gam kết tủa. Xác định CTPT và tính %m mỗi ankin?

15/ Hidrocacbon X có dX/H2 =26.

a. Xác định CTPT, CTCT mạch hở có thể có của X?b. Biết X tác dụng AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng, xác định CTCT đúng của X?

Học Chăm Chỉ, Làm Việc Chăm Chỉ Và Không Sợ Hãi!Page 18