29
Câu 1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình và chức năng của từng khối. 1. Phía phát: - Thực hiện chia1 bức ảnh thành nhiều ảnh có diện tích nhỏ gọi là các phân tử ảnh( điểm ảnh) rồi lần lượt biến đổi độ chói trung bình của các điểm ảnh thành tín hiệu điện theo một trật tự nhất định theo không gian và thời gian. - Ở truyền hình đen trắng tín hiệu điện đã được biến đổi này gọi là tín hiệu hình( t/h video). Quá trình thực hiện chia bức ảnh quang có độ chói phân bó theo mặt phẳng thành t/h điện có trị tức thời theo thời gian được thực hiện ở phía phát. - Thiết bị biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện gọi là Camera. - Thiết bị phát gồm camera, thiết bị điều chế và xử lý tín hiệu để phát trên đường truyền. 2. Phía thu - Lần lượt biến đổi trị tức thời của tín hiệu thành ảnh phần tử có độ chói xác định, ta sắp xếp các phần tử ảnh theo trình tự nhất định giống hệt như sự sắp xếp của các phần tử ảnh khi chia nhỏ để truyền đi. - Đèn đình sẽ thực hiện bước chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang. - Thiết bị phần thu gồm đèn hình và các mạch điện xử lý tín hiệu 3. Phần truyền dẫn: thực hiện truyền tín hiệu từ bên phát tới bên thu có thể truyền bằng cáp( cáp kim loại, cáp đồng trục và cáp quang) hoặc sóng vô tuyến. Trong TH đại chúng sử dụng sóng vô tuyến. Câu 2: Nguyên tắc chung của truyền hình và các khái niệm tổng hợp ảnh, phân tích ảnh, quét ảnh. 1. Nguyên tắc chung của truyền hình: để truyền bức ảnh đi xa được thì ta phải chia bức ảnh thành thành nhiều phần tử ảnh nhỏ( điểm ảnh), biến đổi tín hiệu

Đề Cương KTTH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề Cương KTTH

Câu 1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình và chức năng của từng khối.

1. Phía phát: - Thực hiện chia1 bức ảnh thành nhiều ảnh có diện tích nhỏ gọi là các phân tử ảnh( điểm ảnh) rồi lần lượt biến

đổi độ chói trung bình của các điểm ảnh thành tín hiệu điện theo một trật tự nhất định theo không gian và thời gian.

- Ở truyền hình đen trắng tín hiệu điện đã được biến đổi này gọi là tín hiệu hình( t/h video). Quá trình thực hiện chia bức ảnh quang có độ chói phân bó theo mặt phẳng thành t/h điện có trị tức thời theo thời gian được thực hiện ở phía phát.

- Thiết bị biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện gọi là Camera.- Thiết bị phát gồm camera, thiết bị điều chế và xử lý tín hiệu để phát trên đường truyền.

2. Phía thu- Lần lượt biến đổi trị tức thời của tín hiệu thành ảnh phần tử có độ chói xác định, ta sắp xếp các phần tử ảnh

theo trình tự nhất định giống hệt như sự sắp xếp của các phần tử ảnh khi chia nhỏ để truyền đi.- Đèn đình sẽ thực hiện bước chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang.- Thiết bị phần thu gồm đèn hình và các mạch điện xử lý tín hiệu

3. Phần truyền dẫn: thực hiện truyền tín hiệu từ bên phát tới bên thu có thể truyền bằng cáp( cáp kim loại, cáp đồng trục và cáp quang) hoặc sóng vô tuyến. Trong TH đại chúng sử dụng sóng vô tuyến.

Câu 2: Nguyên tắc chung của truyền hình và các khái niệm tổng hợp ảnh, phân tích ảnh, quét ảnh.

1. Nguyên tắc chung của truyền hình: để truyền bức ảnh đi xa được thì ta phải chia bức ảnh thành thành nhiều phần tử ảnh nhỏ( điểm ảnh), biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Truyền độ chói của những điểm ảnh đó đi theo lần lượt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới trên màn hình. Phía thu và phía phát phải đồng bộ nhau.

2. Phân tích ảnh: là qt thực hiện chia một bức ảnh hoành chỉnh thành các điểm ảnh để thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện ở phía phát.

3. Tổng hợp ảnh: là quá trình tổng hợp các điểm ảnh sau khi được truyền, thanh một bức ảnh hoàn chỉnh như bên phát và được thực hiện ở phía thu

4. Quét ảnh: là các phương pháp phân tích ảnh và tổng hợp ảnh.

Câu 3: Khái niệm về thị tần và cao tần.

Khi thực hiện truyền tín hiệu truyền hình đi xa cần có dải tần phù hợp, băng tần số đủ rộng muốn vậy cần phải thực hiện gia công tín hiệu, tức là phải cài tín hiệu vào sóng mang có tần số lớn để truyền hình ảnh.

Page 2: Đề Cương KTTH

1. Tín hiệu cao tần: Tần số sóng mang được sử dụng trong truyền hình để điều chế tín hiệu thường là bắng sóng VHF và UHF có tần só rất cao nên có thể đồng nhất cách gọi tần số sóng mang trong truyền hình là sóng cao tần và tín hiệu hình sau khi được điều chế với tín hiệu sóng mang gọi là tín hiệu cao tần.

2. Tín hiệu thị tần: (tín hiệu hình hay tín hiệu video) là tín hiệu sau khi đã được thực hiện chuyển đổi ảnh quang thành tín hiệu điện. Tín hiệu thị tần mang thong tin về hình ảnh( thông tin về độ chói bức ảnh)

Câu 5. Trình bày phương pháp quét trong truyền hình? Tại sao trong KT truyền hình là sử dụng phương pháp quét xen kẽ.

Quét liên tục: - Tia điện tử bắt đầu quét từ mép trái(dòng 1) sang mép phải dòng A, lập tức trở lại(đường nét đứt) mép trái

dòng 2 bắt đầu quét dòng thứ 2 đến B. cứ như vậy đến vị trí Z thì chấm dứt 1 bức ảnh, nó quay trở về dòng 1 để tiếp tục quét bức ảnh tiếp theo.

- Thời gian quét dòng thuận: là thời gian tia điện tử quét từ 1 đến A hoặc từ 2 đến B. Hành trình quét thuận khi đó điểm ảnh trên dòng 1-A( hoặc 2-B) được biến đổi độ chói thành tín hiệu điện( ở qt phân tích ảnh) của các điểm ảnh trên dòng 1A sẽ biến đổi tín hiệu điện thành độ chói của điểm ảnh(qt tổng hợp).

- Thời gian quét dòng ngược: là thời gian để tia điện tử quay trở về( từ A về 2). Trên màn hình đường quét này được xóa nhờ xung xóa dòng. Trong quá trình quét ngược không có thông tin về tín hiệu hình ảnh.T(quét dòng hoàn chỉnh)= t(thuận) + t(ngược).Quá trình quét dòng cứ như thế thực hiện cho đến khi điểm ảnh cuối cùng ở vị trí Z.

- Thời gian quét mành thuận: thời gian quét 1 ảnh(1 mặt) là thời gian để tia điện tử quét từ đầu 1 đến điểm Z.- Thời gian quét mành ngược. là thời gian để tia điện tử quay từ vị trí Z về vị trí 1 của ảnh tiếp theo. Trong quá

trình này tín hiệu hình được xóa nhờ xung xóa mặt.- Nếu có 625 dòng quét với tỉ lệ khuôn hình a/b= 4/3 và truyền 25 ảnh trong 1 giây thì

+ số điểm ảnh phải truyền trong 1 dòng: 625.(4/3)=833 điểm ảnh

+ số điểm ảnh trong 1 giây của 625 dòng: 625.833.25=13.10¿ 6 điểm ảnh.

Quét xen kẽ:- Khi làm việc với tín hiệu hình 13MHz các thiết bị kỹ thuật thông dụng sẽ rất khó khăn và không kinh tế, mặt

khác người xem vẫn có cảm giác hình bị nhấp nháy do mắt người bị giảm cường độ ánh sáng khi hình sau tiếp tục được chiếu. điều này được khắc phục bằng phương pháp quét xen kẽ.

- Quét xen kẽ cũng giống như quét liên tục ở chổ tia điện tử cũng quét liên tục từ trái qua phải(dòng), quét từ trên xuống dưới(mành) và các tia ngược đều bị xóa nhưng khác biệt ở chổ là người ta chia bức ảnh thành hai bán ảnh:bản ảnh lẻ(mành lẻ), bản ảnh chẵn(mành chẵn). thực hiện truyền các điểm ảnh ở các dòng lẽ trước cho đến hết mới tiếp tục truyền các điểm ảnh ở dòng chẳn của bức ảnh. Cụ thể: mành 1 quét các dòng 1,3,5,..623 và nữa dòng 625, mành 2 truyền nữa dòng 625 và các dòng 2,4,6…624. Khi truyền hết hai mành của bức ảnh này thì truyền 1 mành của bức ảnh tiếp theo. Sau khi kết thúc mành 1 tia điện tử được đưa ngược lên để bắt đầu quét mành thứ 2.

Page 3: Đề Cương KTTH

- Trong kỹ thuật truyền hình lại sử dụng phương pháp quét xen kẽ vì: quét xen kẽ có nhiều ưu điểm hơn quét liên tục, số mành quét được tăng lên gấp đôi, dải phổ Ey trong quét xen kẽ giảm đi môt nữa, hiện tượng chớp

ko còn.

Câu 6: Tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng được thể hiện ntn? Để thực hiện được tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng thì đài phát hình màu phải phát đi những tín hiệu gì?

1. Tính tương hợp giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng: Khi truyền hình màu đời đã có hang triệu máy thu đen trắng có từ trước, cộng với lý do kinh tế, người ta muốn truyền hình màu và truyền hình đen trắng cùng tồn tại và sao cho khi phát đen trắng thì cả máy thu màu và đen trắng đều thu được và ngược lại khi phát màu thì cả máy thu màu và máy thu đen trắng đều thu được. Tóm lại: máy thu đen trắng sẽ luôn thu được đen trắng còn máy thu màu sẽ thu màu khi chương trình phát đen trắng

2. Để thực hiện được tính tương hợp: Do trong truyền hình đen trắng phát đi tín hiệu chói Ey, Er-Ey (Eg- Ey sẽ được tạo ra tại máy thu màu) và như vậy ta sẽ đảm bảo được yêu cầu. Đồng thời độ rộng cả một kênh truyền hình màu phải bằng độ rộng của 1 kênh truyền hình đen trắng. Để làm được việc này trong truyền hình màu người ta phải cài tín hiệu màu vào phổ tần cao của kênh chói rồi mới truyền tín hiệu đi xa như vậy vừa đảm bảo tính tương thích, vừa đảm bảo tín hiệu màu không gây cản nhiễu sang tín hiệu chói.

Câu 7: Trong kỹ thuật truyền hình đài phát truyền hình màu phát đi những tín hiệu gì? Tại sao?

Trong kỹ thuật truyền hình đài phát truyền hình màu phát đi tín hiệu chói Ey và 2 tín hiệu sắc(Er- Ey) và (Eb-Ey)Vì : - truyền Ey để đảm bảo tính tương thích giữa truyền hình đen trắng và truyền hình màu.- Là truyền hình màu nên phải có tín hiệu màu ( Er- Ey) và (Eb- Ey) mà không có tín hiệu (Eg- Ey) vì tín hiệu

(Eg- Ey) sẽ được tạo ra ở phía thu.

Page 4: Đề Cương KTTH

Câu 8: Một màu bất kỳ được xác định bởi những thông số nào?

Như ta đã biết màu sắc mà chúng ta cảm nhận được vừa có yếu tố vật lý và vừa có yếu tố sinh lý. Nếu chỉ có yếu tố vật lý thì các thông số đặc trưng cho màu sắc là độ chói Ey, bước sóng trội λd và độ sạch màu. Còn khi xét tới yếu tố chủ quan thì các yếu tố đặc trưng cho màu sắc là: độ sang B, sắc màu và độ bảo hòa màu.

Độ chói. Là đại lượng chỉ mức độ sang tối của màu sắcGiữa độ chói và độ sang có mối quan hệ theo biểu thức B= k.ln(Ey) + C.Trong đó k,C là các hằng số tỷ lệ

Sắc màu. Là thông số chủ quan chỉ tính chất của màu. Sắc màu phụ thuộc vào bước sóng trội của phổ phân bố.- Bước sóng trội của một màu nào đó là bước sóng của ánh sáng đơn sắc mà nó trộn với ánh sáng trắng theo tỷ

lệ xác định sẽ có cùng sắc màu với ánh sáng đó.- Với ánh sáng đơn sắc thì bước sóng trội của nó chính là bước sóng của dao động điện từ và sắc màu mắt

chung ta cảm nhận được chính là màu quang phổ. Độ bảo hòa màu. Là thông số chủ quan chỉ mức độ đậm nhạt của màu. Hay nói cách khác độ bão hòa màu cho

biết tỉ lệ pha trộn của ánh sáng màu với ánh sáng trắng Độ sạch màu. Là thông số khách quan chỉ hàm lượng tương đối của màu quang phổ chứa trong ánh sáng nào đó.

Vậy nguồn sáng có độ sạch càng cao thì độ bảo hòa càng lớn, màu trắng chưa trong đó càng ít.

Câu 9: Các phương pháp trộn màu:Có hai phương pháp trộn quang thông:

1. Phương pháp trừ. Tạo màu ra theo phương pháp trừ được thực hiện bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một số môi trường hấp thụ hay phản xạ có tính chọn lọc đặt liên tiếp trên đường truyền lan của chùm ánh sáng trắng. Ở phương pháp trừ, ánh sáng ban đầu phải là ánh sáng trắng có phổ liên tục. Có như vậy mới đảm bảo được quá trình tạo ra màu sắc mới, môi trường hấp thụ có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng đã chọn trước. Đặc điểm của phương pháp trừ là độ chói của màu được tạo ra bào giờ cũng nhỏ hơn độ chói của màu trắng ban đầu. Phương pháp trừ chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực chụp ảnh, ấn loát màu…

2. Phương pháp cộng:phương pháp cộng được sử dụng trong truyền hình màu.- Phương pháp cộng quang học: đồng thời hoặc lần lượt rọi hai hay một số chùm ánh sáng màu đỏ, lục, lam có

cường độ sáng thay đổi được lên cùng một mặt phẳng phản xạ khuếch đại hoàm toàn. Nếu thay đổi tỉ lệ quang thông của 3 chùm sáng đỏ, lục , lam thì màu sắc trên mặt phẳng thu được sẽ thay đổi. Trong kỹ thuật truyền hình thì phương pháp này được ứng dụng trong các hệ thống chiếu.

- Phương pháp trộn màu không gian: đồng thời hoặc lần lượt rọi hai hay một số chùm ánh sáng đỏ, lục, lam có dạng điểm hoặc dải lên cái vị trí xen kẽ trên một mặt phẳng không có tính chọn lọc. Khi khoảng cách giữa các vị trí này đủ nhỏ hoặc quan sát chúng ở cự ly xa sao cho góc nhìn ảnh nhỏ hơn góc phân biệt của mắt, chúng ta sẽ cảm nhận như các điểm hoặc các dải ấy có cùng một màu. Màu mới mà mắt người cảm nhận được quyết định bởi tỉ lệ diện tích và cường độ sáng của một điểm hoặc các dải màu cơ bản. Phương pháp này được sử dụng trong các đèn hình màu.Chú ý: - độ rọi của màu được tạo ra bằng tổng độ chói các màu dung trộn.- với bất kỳ tỷ lệ nào dung phương pháp trộn cũng không thể tạo được màu đen.

Câu 10: Các định luật cơ bản của trộn màu

- Định luật thứ nhất: bốn màu bất kỳ bao giờ cũng phụ thuộc tuyến tính với nhau, nhưng tồn tại nhiều tổ hợp ba màu độc lập tuyến tính. Điều này có nghĩa là mọi màu sắc trong tự nhiên hoàn toàn có thể phân tích ra thành ba thành phần màu cơ bản theo tỷ lệ nhất định và ngược lại có thể tái tạo lại mọi màu sắc trong tự nhiên bằng cách trộn 3 thành phần màu cơ bản lại với nhau theo các tỷ lệ tương ứng.

- Định luật thứ 2: Thay đổi liên tục bước sóng trội 𝞴d của nguồn sáng, màu sắc cảm thụ được sẽ thay đổi một cách liên tục

Page 5: Đề Cương KTTH

- Định luật thứ 3: Màu sáng nhận được bằng cách trộn một số nguồn sáng chỉ phụ thuộc vào màu sắc của nguồn sáng dùng để trộn chứ không phụ thuộc vào thành phần phổ của chúng và phương pháp trộn.

Câu 11: Để trộn màu Vàng(Y), Tía(M), Lơ(C) ta cần trộn các màu nào với nhau từ 3 màu cơ bản: Đỏ, lục, lam.

Vàng = Đỏ + lục, Tía= Đỏ + Lam, Lơ = Lục + Lam

Câu 12: Tại sao trong truyền hình màu người ta không truyền trực tiếp các tín hiệu Er, Eg, Eb mà lại truyền đi các tín hiệu màu?

Vì : * Việc chọn Er, Eg, Eb làm tín hiệu mang màu không hợp lý thể hiện ở chổ:

- R và B tồn tại ngay cả khi phát ảnh đen trắng. do đó khối tạo tín hiệu màu phải làm việc ngay cả khi thu chương trình truyền hình đen trắng cho nên không cần thiết.

- Khi độ chói ảnh tăng lên mà không những OY tăng mà Ur, Ub cũng tăng làm cho tín hiệu tổng hợp đưa vào máy phát hình có biên độ tăng lớn, dề dàng gây ra điều chế quá mức trong máy phát.

- Cần chọn tín hiệu mang màu sao cho khi phát tín hiệu đen trắng thì tín hiệu mang màu triệt tiêu chỉ còn lại Uy, ngoài ra tín hiệu mang màu không tăng lên biên độ khi tăng độ chói của ảnh

Tín hiệu Er- Ey và Eb- Ey là các t/h tỉ lệ với các thành phần R-Y và B-Y do đó các thành phần hiệu số màu. Chúng ta thấy rằng các thành phần R-Y và B-Y bị triệt tiêu khi phát ảnh đen trắng và chúng không thay đổi khi độ chói thay đổi.

Câu 13: Tại sao trong truyền hình màu người ta chỉ truyền đi Er- Ey, Eb-Ey mà không truyền đi Eg-Ey ? Nêu nguyên tắc tạo tín hiệu Eg-Ey từ phía thu.

Để đảm bảo tính tương thích người ta chỉ truyền đi Er- Ey, Eb-Ey, nhưng không truyền đi Eg-Ey mà thành phần này được tái tạo ở phía thu.- Với cùng độ sáng chuẩn như nhau: Eg-Ey có quảng đường biến thiên nhỏ nhất chính vì vậy mà người ta

không truyền tín hiệu sắc này trực tiếp.- Dải thông của tín hiệu sắc này lớn hơn hai tín hiệu còn lại cũng gây khó truyền hơn, vì mắt người chúng ta

nhạy cảm với màu G Nguyên tái tạo tín hiệu Eg-Ey ở phía thu.

Mạch tạo lại tín hiệu màu Eg-Ey:

- Khi đài phát tín hiệu màu, đầu ra của tầng tách sóng hình ta sẽ thu lại được tín hiệu hình màu- Tín hiệu này phát đi đến mạch ma trận, phần còn lại sẽ qua mạch lọc để ngăn vùng tần số thấp Ey và chỉ lấy

ra sóng mang màu đã điều chế với tín hiệu màu để rồi lại đi qua mạch tách sóng màu để lấy lại 2 tín hiệu màu- Người ta cho hai tín hiệu sắc vừa mới tách ra đi đến mạch ma trận kết hợp với Ey để tạo ra tín hiệu màu T3 là

Eg- Ey.Như vậy tại đầu ra của mạch ma trận ta được đầy đủ 4 tin tức là Ey, Er- Ey, Eb-Ey, Eg-Ey để đưa đến được đèn hình. Khi đó Eg-Ey = -0.518( Er- Ey) – 0.186( Eb- Ey).

Câu 14. Vẽ sơ đồ khối máy thu hình và nêu chức năng của từng khối.

Chức năng;

- Đèn hình màu: nó biến đổi các tín hiệu màu cơ bản thành các hình ảnh màu.- Đường tiếng: tần số trung tần thứ 2 qua bộ khuếch đại trung tần đường tiếng SIF tách sóng FM, khuếch đại

âm tần và đưa ra loa.- Kênh chói: đảm bảo cho tần số ngoại sai ổn định, cần có mạch AFT. Khuếch đại tín hiệu chói U’y đến giá trị

cần thiết, làm trể tời gian chói U’y một thời gian cần thiết, đảm bảo cho tín hiệu chói và các tín hiệu màu

Page 6: Đề Cương KTTH

tướng ứng với 1 phần tử ảnh cùng đến lối vào mạch ma trận cùng 1 lúc, nhằm làm cho ảnh đen trắng và ảnh màu trùng khiết

- Kênh màu: là một trong những khối quan trọng của máy thu hình. Khếch đại tín hiệu màu Uc đến giá trị cần thiết, giải mã các tín hiệu màu để nhận được các tín hiệu màu.

- Khối đồng bộ màu: tách tín hiệu đồng bộ màu để thực hiện đồng bộ, đồng pha cưỡng bức mạch tạo sóng mang phụ trong máy thu hình hệ NTSC, PAL. Tự động tắt kênh màu lúc thu chương trình truyền hình đen trắng.

- Mạch ma trận: phụ thuộc vào phương thức điều chế mật độ điện tử trong đèn hình màu và phương án giải mã màu, mà cấu trúc và chức năng của mạch ma trận có khác nhau. Từ các tín hiệu màu U’r-y, U’b-y tạo thành tín hiệu màu thứ 3 U’g-y theo biểu thức: U’g-y = -0,59 U’r-y – 0,19U’b-y

- Các tầng khuếch đại video: khuếch đại tín hiệu màu cơ bản hoặc tín hiệu màu đến giá trị đủ lớn, nhằm đảm bảo cho đèn hình màu hoạt động bình thường.

- Khối quét dòng: tạo ra từ trường lái tia điện tử theo chiều ngang, xung đồng bộ dòng được tách khỏi tín hiệu hình va qua mạch vi phân. Cung cấp điện áp có tần số dòng cho mạch dao động hội tụ, điện áp dòng điện sữa méo gối và cung cấp điện áp thật ổn định cho đèn hình.

- Khối quét mành: tạo ra từ trường lái tia điện tử theo chiều đứng. cung cấp điện áp có tần số mành cho mạch tạo dao động hội tụ và mạch sữa méo gối.

- Mạch tạo dòng điện hội tụ: tạo dao động tần số dòng và dao động có tần số mành với hình dạng và biên độ cần thiết cung cấp cho các cơ cấu hội tụ được đặt trên cổ đèn hình.

- Mạch cân bằng trắng: đảm bảo cho toàn bộ màn hình khi không thu chương trình truyền hình hoặc thu chương trình truyền hình đen trắng không bị nhuốm màu.

- Mạch tự khử từ: khử từ trường dư trên màn chắn, màn che từ….- Làm sạch màu: 2 nam châm hình xuyến dẹt đề làm sạch màu. Để chỉnh tâm trong máy thu hình ta dung biện

pháp thay đổi giá trị và chiều dao động 1 chiêu chạy qua cuộn lái tia dòng và mành.- Khối điều hành: tắt mở máy,chọn chương trình, điều khiển…- Nguồn cung cấp: điện áp 1 chiều cũng cấp cho tranzitor và IC phải có độ ổn định cao, độ gợn sóng phải nhỏ.

Khi có sự cố đột biến trong máy thu hình, nguồn cung cấp được cắt dời khỏi mạch điện.

Câu 15: Vẽ sơ đồ khối truyền hình đen trắng và nêu chức năng của từng khối.

Sơ đồ như hình vẽ

Page 7: Đề Cương KTTH

Máy thu hình đen trắng gồm các khối chính sau

Bộ kênh: có nhiệm vụ thu tín hiệu sóng mang từ các đài phát sau đó đổi tần về tín hiệu IF, cung cấp cho mạch khếch đại trung tần

Khối trung tần: Khuếch đại tín hiệu trung tần và tách sóng thị tần để tách tín hiệu video tổng hợp ra khỏi sóng mang, tín hiệu thu được sau khi tách sóng gôm có tín hiệu video, xung H.syn, xung V.syn và tín hiệu FM.

Tầng khuếch đại thị tần: Từ tín hiệu video tổng hợp, tín hiệu video được tách ra đi vào tầng khuếch đại thị tần, tầng khuếch đại thị tần khếch đại tín hiệu video lên biên độ đủ mạnh rồi đưa vào Katot đèn hình để điều khiển dòng phản xạ, tái tạo lại hình ảnh trên màn hình.

Đèn hình: Chuyển đổi tín hiệu truyền hình thành hình ảnh quang học, khôi phục lại ảnh giống phía phát. Khối đồng bộ: Hai xung đồng bộ được gửi sang máy phía thu từ phía phát có nhiệm vụ điều khiển khối quét dòng

và quét mành của máy thu quét cùng tần số như bên phát để khôi phục lại hình ảnh, hai xung này được tách ra sau tách sóng thị tần và được khuếch đại qua khối đồng bộ, sau đó xung H.syn đi tới điều khiển mạch dao động dòng, xung V.syn đi tới điều khiển mạch dao động mành.

Khối quét dòng: Tạo ra các mức điện áp cao, cung cấp cho đèn hình hoạt động, đồng thời cung cấp xung dòng cho cuộn lái ngang để lái tia điện tử quét theo chiều ngang.

Khối quét mành: Tạo ra xung mành cung cấp cho cuộn lái tia, lái tia điện tử dãn theo chiều dọc. Khối đường tiếng: Khếch đại tín hiệu điều tần FM, sau đó tách sóng điều tần để lấy ra tín hiệu âm tần và khuếch

đại qua tầng công suất và đưa ra loa.

Câu 17: Vẽ sơ đồ khối truyền hình màu và chức năng của từng khối.

Phần trung tần- cao tần-tách sóng: bao gồm các khối: Khối kênh UHF,VHF, khếch đại trung tần, tách sóng, mạch AFC, mạch AGC. Có nhiệm vụ lọc tín hiệu truyền hình từ phía đài phát gửi tới, sau đó khuếch đại sơ bộ để cho tín hiệu lớn hơn hẳn để át nhiểu từ các kênh truyền hình khác hoặc từ các sóng điện từ khác tác động vào.

- Hộp kênh của băng UHF: xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang nằm trong dải UHF.- Hộp kênh của băng VHF: Xử lý các kênh truyền hình có tần số sóng mang nằm trong dải VHF.- Mạch khếch đại trung tần lấy ra tần số trung tần chung của tín hiệu truyền hình.- Mạch tách sóng: có nhiệm vụ tách sóng video và khuếch đại sơ bộ sau tách sóng video.- Khối AFT,AFC: mạch tự động điều chỉnh tần số ngoại sai AFC hoặc AFT tự động dừng dò.- Khối AGC: mạch tự động điều chỉnh tần số khếch đạị.

Phần đường tiếng

- Khối khếch đại trung tần tiếng: quy đổi và tạo trung tần tiếng 2 lần để có thể thu được tiếng của các hệ màu khác nhau.

- Khối hạn biên, tách sóng, công suất tiếng: Toàn bộ đường tiếng của máy thu hình có nhiệm vụ tách tín hiệu âm thanh ra khỏi trung tần lần thứ 2 theo phương án điều tần, sau đó khuếch đại âm thanh đủ lớn đồng thời phối hợp trở kháng với loa.

Phần đường hình

- Khối xử lý chói: mạch khếch đại và xử lý tín hiệu chói Ey.- Khối giải mã màu: mạch giải mã màu của các hệ màu khác nhau để lấy ra hai tín hiệu màu là ER-EY và

EB−EY.- Khối ma trận G-Y: để tạo ra các tín hiệu màu thứ 3 làEG-EY mà đài không gửi đi.- Khối ma trận G,R,B: để khôi phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản là ER,EG và EB

- Khối khếch đại màu đỏ: Mạch khếch đại tín hiệu màu đỏ lần cuối- Khối khếch đại màu lam: Mạch khếch đại tín hiệu màu lam lần cuối.- Khối cân bằng trắng: thực tế nó không phải là một khối riêng biệt mà chỉ là bộ phận đk nằm ngay trong 3 tầng

khếch đại màu cuối, dung để điều khiển cho 3 tia điện tử bắn lên các điểm phát ra màu tương ứng ở trên màn hình với một cường độ thích hợp, sao cho khi chưa có tín hiệu màu đưa đến thì việc pha trộn ảnh trên màn hình sẽ ra màu trắng.

Page 8: Đề Cương KTTH

Phần đồng bộ và tạo xung quét.

- Khối tách xung đồng bộ mành: mạch tách xung đồng bộ, khếch đại và phân chia xung đồng bộ(f H , f V ¿- Khối quét dòng: Toàn bộ khối quét dòng của máy thu hình, tạo ra xung răng cưa quét dòng.- Khối quét mành: Toàn bộ khối quét mành của máy thu hình, tạo ra xung răng cưa quét mành.- Khối xóa tia quét ngược: mạch phối hợp để hình thành xung xóa tai quét ngược.- Khối chỉnh lưu cao áp: Mạch chỉnh lưu đại cao áp tạo ra điện áp cao áp 14000V đến 22000V. cấp cho anot

đèn hình.

Phần xử lý điều khiển:

- Khối nhận điều khiển: mạch tiếp nhận đk từ xa bằng tia hồng ngoại.- Khối vi xử lý: mạch vi xử lý, xử lý các tín hiệu để đk các hoạt động của máy thu hình.

Khối nguồn:

- Khối khử từ dư: Tạo ra xug từ trường rất mạnh mỗi lần bắt đầu mở máy, tồn tại trong thời gian rất ngắn để quét sạch từ dư ở màn hình, giữ cho màn hình không bị loang màu.

- Khối tạo nguồn cấp: Bao gồm các mạch chỉnh lưu, lọc và ổn áp để tạo ra các mức điện áp một chiều cần thiết để nuôi máy thu hình.

Câu 15: Tín hiệu chói Ey được biểu diễn theo công thức nào?

Ey = 0,3Er + 0,59Eg + 0,11Eb

Câu 16: Quãng biến thiên của các tín hiệu màu và tín hiệu chói?

Er-Ey=±7; Eg-Ey= ±0,41; Eb-Ey =±0,89; Ey=±0,5.

Câu 17: Ở hệ NTSC, PAL, SECAM người ta nén tín hiệu sắc xuống theo các hệ số ntn? Nhằm mục đích gì?

NTSC: - Mọi màu sắc khi tính theo hệ trục I, Q đều là tổ hợp của các thành phần R-Y và B-Y với góc quay pha 33%

Page 9: Đề Cương KTTH

- Do khoảng biến thiên của R-Y là ±0,7V ,củaB-Y là ±0,89V, những khoảng biến thiên này quá lớn, nếu

cộng các thành phần màu sắc này chung với tín hiệu chói để truyền tín hiệu đi xa thì biên độ của tín hiệu hình

màu trong truyền hình màu là quá lớn so với biên độ điện áp của tín hiệu chói Ey vì vậy hệ NTSC phải nén

thành phần Ur-y, Ub-y, với hệ số nén tương ứng là 0,877 vad 0,493 nhằm mục đích giảm nhỏ biên độ tín hiệu

màu để đảm bảo sự tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng.

PAL: để đảm bảo sự tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng thì biên độ của tín hiệu màu hệ

PAL phải xấp xỉ bằng biên độ tín hiệu hình đen trắng. Tức là biên độ t/h màu phải thuộc khoảng (-33%,133%) vì

vậy trong hệ PAL các thành phần B-Y và R-Y vẫn được nén với hệ số nén tương ứng 0,877 và 0,493.

SECAM: Điều tần

Để biên độ D’r, D’b xấp xỉ bằng nhau do đó các hệ số nén là 1,9 và 1,5.

Đã nén D’r= -1,9Ur-y; U’b= 1,5Ub-y

Chưa nén; D’r= -1,428 Ur – Ub; D’b= 1,124Ub – Uy;

Câu 18: Trong hệ NTSC, PAL người ta thực hiện xoay trục tọa độ như thế nào? Tại sao?

- NTSC : xoay pha đi một góc 33º

Quảng đường biến thiên của Er- Ey và Eb- Ey là ±0,7V và ±0,89V là quá lớn để có thể chèn tín hiệu sắc.

Khi nghiên cứu thấy các màu nằm theo hướng EQ( lệch 33º so với trục U) là mắt người phân tích kém nhất và

giải tần tương ứng chỉ cần 0,5MHz nên hệ NTSC xoay pha cả hệ U,V đi 33º.

- PAL: không xoay pha đi vì dải tần đủ lớn 5,5MHz để chưa 2 tín hiệu. Dải phổ của U,V củng bằng nhau nên

bảo đảm được việc điều chế đối xứng 2 tín hiệu tránh nhiễu gây ra méo do dãi phổ không đối xứng của hai tín

hiệu như hệ NTSC

Câu 19: Ở hệ NTSC,PAL,SECAM người ta nén tín hiệu màu sau điều chế có độ rộng dãi tần là bao nhiêu?

Tại sao?

- NTSC:E I: 0 – 1.5 MHz( thực tế 0 - 1,2MHz)

EQ: 0 – 0,5 MHz

Dải phổ của tín hiệu màu I,Q lại nằm trong dải tần thấp của tín hiệu chói mà trong truyền hình thì các tín hiệu

chủ yếu tậ trung ở tần số thấp nên nếu không điều chế tín hiệu màu I,Q thì chính tín hiệu màu I,Q lại gây cản

nhiễu sang tín hiệu chói. Vì vậy hệ NTSC sẽ thực hiện điều chế tín hiệu màu sao cho tín hiệu màu phải được

cài ở phổ tần cao của tín hiệu chói

- PAL: U,V: 0 – 1,5MHz( thực tế 0 – 1,3MHz)

Vì : ở hệ PAL truyền trên kênh sóng của hệ CCIR, nó không cần xoay pha hệ trục tọa độ mà vẫn đảm bảo

chèn tín hiệu màu vào phổ tần cao của tín hiệu chói do phổ ở hệ này ≥ 5,5MHz( > phổ của hệ NTSC =

4,5MHz)

- SECAM:

D 'R= 0 -1,2 MHz

D 'B=0 – 1,2 MHz

Page 10: Đề Cương KTTH

Câu 20: Tần số sóng mang phụ ở các hệ NTSC,PAL,SECAM gốc được chọn là bao nhiêu ? tại sao?

- NTSC: Để đảm bảo tính tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng thì kênh truyền hình màu phải có phổ kênh bằng đúng phổ kênh của truyền hình đen trắng. vì vậy tín hiệu màu phải nằm trọn vẹn trong phổ cuat tín hiệu chói. Và để tách can nhiễm từ màu sang chói thì tín hiệu màu phải nằm trọn vẹn trong phổ tần cao của tín hiệu chói.Mà Ey của NTSC là 0÷4,2MHz. Tín hiệu màu của hệ NTSC có dải phổ cao nhất 0÷1,5MHz nhưng thực tế khi truyền chỉ truyền dải phổ 0÷1,2MHz. Vậy f mp cao nhất là : f mp<4,2-0,6=3,6

→f mp<3,6MHz

Hơn nữa phổ của tín hiệu chói là phổ vạch được phân bố là cái bội của f H (tần số dòng) vì vậy nếu chọn

f mp=f H .(2n−1)/2 thì nhiễu gây ra bởi dao động tần số Smp đã giảm đi nhiều. Vì trong một chu kỳ

quét có (2n-1)/2 chu kỳ dao động.Tần số SMP nên pha của dao động SMP đảo pha 180 ̊ từ dòng này sang dòng khác. Kết quả là vị trí các điểm sáng và tối gây ra do có dao động sóng MP sẽ lần lượt đổi vị trí cho nhau khi quét từ dòng trên xuống dòng dưới. Các điểm sáng tối xen kẻ theo chiều đứng bù trừ cho nhau cảm giác màn ảnh có độ chói đồng đều. Mặt khác số dòng quét trong 1 mành là lẽ nên cứ sau một mành vị trí đen trắng lại đổi chổ cho nhau giúp

cho ta cảm giác bình quân độ chói theo thời gian. Vì vậy lựa chọn f SMP=3,58MHz hoặc f SMP= 4,43MHz.

- PAL: f SMP= 4,43 MHz

Tần số sóng mang phụ ở miền tần số cao của phổ tần tín hiệu chói.- Thuận tiện cho việc biến đổi tín hiệu của

PAL → tín hiệu NTSC.-Dể thực hiện chia tần để tạo ra các tần số f H ,2f H , f v nhằm làm cho giữa chúng có

mối quan hệ mật thiết với nhau.- SECAM: phải đảm bảo sao cho toàn bộ tín hiệu màu phải cài xen kẽ với phổ vạch chói. Nhưng do tín hiệu

được điều tần nên lân cận của tần số trung tâm có các hài bậc cao, lựa chọn sóng mang phụ phải tránh được các can nhiễu do sóng mang phụ gây nên phổ vạch chói.F ¿=4,406MHz,

FOB=4,25MHz.

Câu 21: Vai trò của tín hiệu đồng bộ màu ở hệ NTSC,PAL,SECAM?

- NTSC: Do đặc điểm của điều chế SECAM nên khi muốn tách tín hiệu màu ra khỏi tín hiệu chói thì cần thiết

phải thực hiện tách sóng SAM để lấy lại tín hiệu màu E I ,EQ. Mạch thực hiện tách sóng SAM là mạch tách

sóng đồng bộ. vì vậy trong máy thu hình cần phải tạo lại dao động có tần số bằng với tần số SMP, có pha

đồng bộ SMP bên phát. Như vậy bên thu cần có U o ổn định và đồng bộ với SMP ở phía phát. Vì vậy bên phát

truyền sang phía thu một chuỗi dao động chuẩn về pha và tần số của SMP đây là tín hiệu đồng bộ màu. Nhưng yêu cầu đồng bộ màu không ảnh hưởng đến đồng bộ mành và đồng bộ dòng. Vậy tín hiệu đồng bộ

màu hệ NTSC là chuỗi 8÷10 chu kỳ, có tần số bằng tần số f mp, có pha đồng pha với SMP phía phát được cài

ở sườn sau của khung xóa dòng có biên độ đỉnh bằng 0,9s( S: biên độ đồng bộ dòng) trừ 9 dòng đầu của xung tắt mành.

- PAL: tín hiệu đồng bộ màu của hệ PAL có từ 8÷10 xung có tần số bằng tần số sóng mang phụ, nó có nhiệm vụ đồng bộ và đồng pha SMP tại chổ với SMP phía phát để đảm bảo việc tách sóng điều biên nén phía phát, đồng thời nó có nhiệm vụ nhận biết dòng nào truyền +V, dòng nào truyền –V, và điều khiển CMĐT giữa phát và thi đồng bộ màu với nhau. Đặc biệt pha ban đầu của xung đồng bộ sẽ sẽ bằng +135° nếu dòng truyền tín hiệu +V, pha ban đầu của xung đồng bộ sẽ bằng -135° nếu dòng truyền tín hiệu –V.

- SECAM: Xung đồng bộ màu của của SECAM có nhiệm vụ đồng bộ chuyển mạch điện tử giữa phái thu và

phát và có nhiệm vụ để nhận biết xem dòng nào truyền D 'R và dòng nào truyền D 'B.

Page 11: Đề Cương KTTH

+/ Xung đồng bộ màu theo dòng: là một chuỗi xung được cài vào sườn sau của xung xóa dòng để nhận biết

dòng nào truyền D 'R và dòng nào truyền D 'B. Cụ thể nếu dòng sau truyền D 'R thì xung đồng bộ màu là

xung điều tần có biên độ -15%÷+15 % có tần số biến thiên từ 4,046÷ 4,756MHz. Nếu dòng sau truyền D 'B thì xung đồng bộ là chuổi xung được điều tần biên độ biến thiên từ -12%÷+12%. Tần số biến thiên từ 3,9÷4,25MHz. Xung đồng bộ màu theo dòng được cài ở tất cả các sườn sau của xung xóa dòng, trừ 9 dòng đầu tiên dung cho xung đồng bộ mành và xóa mành.+/ Xung đồng bộ màu theo mành: Xung đồng bộ mành là một chuỗi gồm 9 xung cài ở sườn sau xung xóa

mành để nhận biết dòng đầu tiên của mành tiếp theo là truyền D 'R hay D 'B.

Câu 22: Trong tín hiệu truyền hình màu đầy đủ của các hệ NTSC,PAL,SECAM tín hiệu sắc có mức biên độ biến thiên trong khoảng nào? Tại sao?

- NTSC: ( -33%--133%)- PAL: (-25%--125%)

- SECAM:D 'R (-25%--115%) ;D 'B (-12%--112%).

Câu 23: Hệ NTSC thực hiện chèn tín hiệu sắc vào vùng tần số cao của tín hiệu chói nhằm mục đích gì?

(Giảm ảnh hưởng của tín hiệu màu và tín hiệu chói, đảm bảo tính tương thích giữa tín hiệu màu và tín hiệu đen trắng)

Để đảm bảo tính tương thích giữa tín hiệu màu và tín hiệu đen trắng thì mọi thành phần của tín hiệu màu yêu cầu phải có dải phổ cùng với dải phổ của tín hiệu đen trắng. Thực tế phổ của tín hiệu chói: 0÷6MHz, ở hệ NTSC phổ của tín hiệu chói 0÷4,2MHz mà phổ của tín hiệu màu lớn nhất 0÷1,5MHz.Nhưng phổ của tín hiêu màu I,Q lại nằm trong dải tần thấp của tín hiệu chói mà trong truyền hình thì các tín hiệu hình chủ yếu tập trung ở tần số thấp nên nếu điều chế tín hiệu màu I,Q thì nó sẽ gây ra cản nhiễu sang tín hiệu chói. Hơn nữa ở phổ tần cao của tín hiệu thì xác xuất gặp tín hiệu chói trong truyền hình là thấp.

Câu 24: Ở hệ NTSC,PAL,SECAM các tín hiệu sắc được điều chế theo phương thức nào?

- NTSC: SAM- PAL : QSAM- SECAM: điều tần với hai sóng mang cụ thể

+/ D 'R điều chế với sóng mang phụ F ¿

+/D 'B điều chế với sóng mang phụ FOB

Câu 25: Vẽ sơ đồ mã hóa, giải mã của hệ màu NTSC,PAL,SECAM. Giải thích?

Hệ màu NTSC1. Mã hóa NTSC

Mạch mã hóa như hình vẽ

Page 12: Đề Cương KTTH

- Mã hóa NTSC nhằm tạo từ 3 tín hiệu màu ER,EG,EB để tạo ra các tín hiệu chói và tín hiệu màu.

- Từ 3 tín hiệu màu ER,EG,EB thông qua mạch ma trận chuyển chúng thành các tín hiệu: Tín hiệu chói EYcó

dải tần từ (0÷4,2)MHz, tín hiệu màu E I=ER- EY có dải tần từ (0÷0,5)MHz, tín hiệu màu EQ=EB - EY . Hai

tín hiệu E I ,EQ được đem đi điều biên cân bằng( hay gọi là điều biên nén góc vuông-SAM) với sóng mang

phụ 3,58MHz.- Ta thấy trước tiên một mạch dao động tạo ra sóng hình sin có tần số 3,58MHz và người ta cho sớm pha đi

một góc 90° nữa để điều biên nén Et sóng điều biên nén Et hay gọi là tín hiệu màu C1, như vậy sóng sin có

tần số 3,58MHz vớ biên độ EQ và pha, hai sóng C1,C2, lệch pha nhau 1 góc 90° được nhập trung trong mạch

cộng để đưa ra một sóng sin duy nhất, sau đó tín hiệu léo màu C được cộng với tín hiệu chói Ey để đưa ra một phần tín hiêu điều chế, phần còn lại được lấy ra từ mạch tạo tần số đưa qua mạch đảo pha 180° qua cổng Burst gate rồi nhập chung vào phần tín hiệu chói cổng lóe màu sau cùng và đưa ra một tín hiệu chung

- Cổng burst gate chỉ được mở ra khi và chỉ khi thềm sau của tín hiệu đồng bộ xuất hiện vì thềm sau sẽ mang đi tín hiệu lóe màu.

- Khi cổng mở từ 8÷12 chu kỳ, sóng sin 3,58MHz có pha 180° đi xuyên qua cổng nhập chung tín hiệu chói và nằm gọn thềm sau của xung đồng bộ và đây là thời gian không có các tín tức khác của hình. Như vậy tín hiệu màu NTSC có dải tần hoàn toàn nằm trong kênh sóng FCC và nó cũng truyền đi giống như đã truyền các tín hiệu đen trắng.

2. Giải mã NTSC

Mạch giải mã như hình vẽ- Từ tách sóng hình, toàn bộ dải thông của tín hiệu chói Ey được đưa tới mạch ma trận thông qua một dây trể

0,7μs để chờ hai tín hiệu màu Et ,EQ. Toàn bộ dãi tần từ (0÷4,2MHz¿ đồng thời cũng được đưa vào tần

khuếch đại trung tần màu COLOR IF. Đây là tằng khuếch đại lọc lựa chọn chuên môn chỉ khuêch đại các tần số có trong khoảng sóng mang phụ đã điều biên nén. Kết quả là ở ngõ trung tần IF của Color IF chỉ còn lại

khoảng tần số chưa khoảng tín hiệu tin tức của màu mà thôi (2,38÷4,2MHz). Hai tín hiệu E I và EQ đưa vào

mạch ma trận cùng tín hiệu chói Ey. Mạch ma trận sẽ làm công việc cộng và trừ tín hiệu chói Ey. Mạch ma trận làm công việc cộng và trừ các điện áp theo tỉ lệ định sẵn để ở ngõ ra có được tín hiệu (-Ey) đưa vào Katot

đèn hình màu và ER−EY ,EG−EY ,EB−EY đưa vào 3 lưới của một ống phóng điện tử.

- Để có thể tách sóng điều biên nén, phải có tín tức về pha gốc của sóng mang phụ. Tầng cổng lóe là một tầng khuếch đại chỉ mở ra khi có xung tần số quét ngang đi vào ở ngay thời điểm thềm sau của xung đồng bộ ngang. Như vậy ở ngoc ra của Burst gate, tất cả các tin tức bị loại bỏ chỉ còn lại tin tức lóe màu với pha 0° được đưa vào kích 1 tằng dao động bằng thạch anh 3,58MHz ngõ ra của thạch anh sẽ là sóng sin thuần túy với pha gốc 0. Người ta làm sớm pha sóng sin này lên 33° để đưa vào tách sóng điều biên nén của Q rồi lại sớm pha lên 90° nữa để tách sóng I.

Hệ màu PAL1. Mã hóa PAL

Page 13: Đề Cương KTTH

Sơ đồ mã hóa PAL như hình vẽ

- Tín hiệu màu đã được sữa méo được đưa vào ma trận điện trở để tạo tín hiệu chói và 2 tín hiệu màu.- Tín hiệu chói được đưa qua dây trể, được khuếch đại lên cho đủ lớn để đưa vào bộ cộng tạo tín hiệu màu tổng

hợp

- SMP: bộ dao động tự kích có nhiệm vụ tạo ra tần số f sc= 4,43 MHz

- ĐBCB: lấy 2 tín hiệu màu được đưa vào biên độ của tần số mang màu f sc. Lấy tín hiệu màu Uv để điều chế

biên độ của tần số mang màuf scvới f sc đảo pha từng dòng.

2. Giải mã PAL

- Tín hiệu chói EY qua mạnh trể chậm 0,7μs để chờ tín hiệu màu cùng đưa vào mạch ma trận. Tín hiệu màu

điều biên nén vuông góc được tách ra nhờ mạch khuếch đại trung tần màu Color IF, ở đây nó chia làm 3 đường: một đường đảo pha 180°đến mạch cộng 1 và 2, đường thứ 3 đi thẳng vào mạch cộng 3

- Dòng thứ n có EU , EV qua mạch đảo đến điểm A là –EU , -Ev, còn ở điểm B chưa xác lập( nó nhớ dòng

trước n-1). Điểm C là Eu, Ev đến dòng n+1 truyền màu giả Eu,-Ev. Điểm đến A là –Eu,Ev điểm B nhớ dòng trước là Eu, Ev, ở mạch cộng(1) cho ra 2Ev, ở mạch cộng 2 cho ra 2Eu…

- Giả sử truyền đi dòng màu ¿ EV ), pha của léo màu đồng pha với sóng mang phụ f sc sẽ là 135°. Lối vào tách

sóng EV là (-2EV ¿ với pha(-90°) lối vào tách sóng EU là (+2EU ¿pha là 0°, chuyển mạch lúc này phải đóng

lên trên. Pha của sóng mang phụ vào đường tách sóng EU là -135°+135°=0°, vào đường tách sóng EV là 135

°+135°=¿ 270°= -90°. Tương tự như vậy đến dòng sau truyền (EU , −EV ). Pha lóe màu sóng mang phụ

f sc=−135 °−135 °=−270 °, và tách sóng EU là -135°+135°=0°.

Page 14: Đề Cương KTTH

- Để chuyển mạch đóng mở đúng yêu cầu trên ta dung mạch tự chỉnh pha, đếm số pha của lóe màu với pha của

sóng mang phụ đưa vào tách sóng EV sau khi đảo pha đi −135 °. Nếu chuyền mạch làm việc đúng thì pha

của chungs trùng nhau, đầu áp đầu ra của bộ so pha bằng 0. Nếu có sự sai pha thì ở đầu ra bộ so pha, sẽ có điện áp 1 chiều điều khiển chuyển mạch sữa pha lại cho chúng.

Hệ SECAM1. Mã hóa

ER ,EG ,EB vào mạch ma trận điện trở ra tín hiệu chói EY ,2 tín hiệu màu D 'R ,D 'B. Nhờ mạch lọc thông

thấp dải tần của 2 tín hiệu màu được hạn chế. Sau đó chúng được chuyển qua mạch điện tử (CMĐT) lần lượt

theo dòng đặt lên điều tần. Chu kỳ xung vuông điều khiển cho mạch điện tử là f H /2. ở lối ra mạch điều tần

được tín hiệu màu mọt cách lần lượt theo từng dòng.2. Giải mã.

- Kênh chói: có các tầng khuếch đại, dây trể dãi rộng có thời gian trể cỡ 0,3 – 0,7μs, mạch lọc chắn dãi, mạch tự động hạn chế độ sáng.

- Kênh màu: các mạch giải nhấn phải có đặc tuyến chuông sấp làm nhiệm vụ cơ bản là sữa méo ở bên phát và loại trừ các thành phần tín hiệu chói tần số thấp

- Mạch hạn biên hai phái trước mạch f s FM để nén nhiểu xung và để khử điều biên ký sinh.

- ACC: mạch tự điều chỉnh màu đảm bảo biên độ tín hiệu màu lấy ra khỏi tầng khuếch đại màu có biên độ ổn định để giản ngưỡng giới hạn của tầng hạn biên.

- Ma trận: 2 tín hiệu sắc đưa đi qua mạch ma trận để lấy ra tín hiệu thứ 3 EG - EY sau đó khuếch đại 3 tín hiệu

sắc.- Kênh đồng bộ màu: tạo ra tín hiệu sữa pha CMĐT từ tín hiệu đồng bộ màu để đk chuyển mạch điện tử phía

thu và phía phát đồng pha.

Câu 26: Nêu đặc điểm, ưu nhược điểm của hệ NTSC, PAL,SECAM?

Page 15: Đề Cương KTTH

Hệ NTSC.1. Đặc điểm- Tín hiệu màu đâyg đủ trong hệ NTSC bao gồm tín hiệu chói, tín hiệu màu,xung xóa đầy đủ, xung đồng bộ

đầy đủ và tín hiệu đồng bộ màu đầy đủ.

- Trong hệ NTSC thực hiện truyền đồng thời hai tín hiệu màu và tín hiệu chói EY trên cùng 1 dòng. Biểu thức

để tính tín hiệu chói với ER ,EG' EB là giá trị điện áp của 3 thành phần R,G,B thì EY=0,3ER+0,59EG+0,11EB

- Tần số cao nhất của tín hiệu chói EY của hệ NTSC là 4,2MHz( tiêu chuẩn quét 525 dòng,30 ảnh/s) nên tín

hiệu màu của hệ NTSC có 1 thành phần dải phổ rộng và 1 thành phần dải phổ hẹp hơn và tín hiệu màu phải đảm bảo độ phân biệt màu của ảnh ảnh truyền hình đồng thời phải tránh được nhiễu giữa tín hiệu màu và tín hiệu chói.

- Thực tế những màu nằm theo phương lệch pha 33° so với trục B-Y là mắt người phân tích khó nhất gọi là tín hiệu Q. còn màu sắc theo phương lệch pha 33°so với trục R-Y gọi là tín hiệu I và những màu theo phương thức khác đều có phổ tần 0÷1,5MHz.

- Trong hệ NTSC chọn hai thành phần màu sắc tính theo trục I,Q. Như vậy mọi màu sắc khi tính theo trục I,Q đều là tổ hợp của các thành phần R-Y và B-Y với gọc quay pha 33°. Mặt khác do quảng biến thiên của R-Y là

±0,7V và của B-Y là ±0,89V, những khoảng biến thiên này lớn, nếu cộng các thành phần màu sắc này chung với tín hiệu chói để truyền đi xa thì biên độ tín hiệu hình màu trong truyền hình màu là quá lớn so với biên độ

điện áp của tín hiệu chói EY . Vì vậy hệ NTSC phải nén thành phầnnER−Y và EB−Y với hệ số tương ứng 0,877

và 0,493 nhằm mục đích giảm nhỏ biên đọ tín hiệu màu để đảm bảo sự tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng.

- Hệ NTSC có các thành phần tín hiệu

+/ Tín hiệu màu E I,EQ được điều chế QSAM để cài vào phổ tần cao của tín hiệu chói, nó mang thông tin về

màu sắc của bức ảnh.

+/ Tín hiệu EY : cho biết thông tin về độ chói của bức ảnh

+/ Tín hiệu đồng bộ dòng , mành để đk cưỡng bức xung quét dòng, mành phía thu đồng bộ phía phát.+/ Đồng bộ màu: điều khiển cưỡng bức pha và tần số của sóng mang phụ tại chổ sao cho đồng bộ với sóng mang phụ phía phát.+/ Tín hiệu tiếng đã điều chế FM

2. Ưu , nhược điểm- Ưu điểm: mạch mã hóa và giải mã đơn giản, không phức tạp vì vậy giá thành thiết bị thấp hon so với thiết bị

của hệ khác- Nhược điểm: - Rất dể bị sai màu khi hệ thống truyền tín hiệu màu không lý tưởng và có nhiễu. – Méo gây ra

do dải tần tín hiệu àu bị hạn chế nên sinh ra sự nhòe danh giới giữa các dải màu cần thiết nằm kề nhau theo chiều ngang, làm cho độ chói bị giảm tín hiệu thấp ở vùng giới hạn các dải màu và ở các chi tiết màu nhỏ.-Méo gây ra do dải tần của tín hiệu mang màu khác nhau.- Nếu tín hiệu vào kênh chói có sự đột biến hoặc

chứa các thành phần tần số cao thì giới hạn tác dụng của nó, đầu ra của bộ lọc thông dãi tần số f SC sẽ xuất

hiện các dao động tần số sóng mang phụ. Các dao động này được tách và gây ra nhiễu các tín hiệu màu. Bởi vì các tín hiệu mang màu cao tần là các tín hiệu được điều biên cho nên với nhiễu kể trên khắc phục khó. Chính nhiễu này làm các chi tiết ảnh đen- trắng trở nên có màu khi kích thước thích hợp.- Nhiễu lẫn nhau

giữa các tín hiệu mang màu do đài phát biến tần không đối xứng khi hai bên biên tần của thành phần U I

không đối xứng thì trong tín hiệu UQ nhận được sau tách sóng có lẫn thanh phần U I. Sự lẫn nayd càng

nghiêm trọng nếu đặc tuyến tần số máy phát và máy thu bị sai lệch. Hệ màu PAL

1. Đặc điểm Hệ màu PAL là cụm từ viết tắt của Phase Alternation Line ra đời tại Đức, chính thức phát sóng năm 1966 trên kênh sóng với tiêu chuẩn CCIR với dải tần số 5,5MHz. phương pháp mã hóa có thể xem như là hệ NTSC

cải tiến, hai tín hiệu màu (EU , EV ) vẫn được điều biên nén vuông góc vào sóng mang phụ được chọn là bộ số

Page 16: Đề Cương KTTH

lẻ của f SC=4,43MHz nhưng 1 trong 2 tín hiệu màu(EV ) bây giờ được đảo pha lần lượt từng dòng một với EU

=EB−EY và EV=ER−EY. Bằng cách này, tại máy thu, tín hiệu màu tự động sữa sai pha nếu có sai và như thế

khắc phục được nhược điểm của NTSC. Đây là hệ truyền hình đồng thời, nó có truyền đồng thời tín hiệu chói

và hai tín hiệu màu. EY= 0,3ER + 0,59EG+0,11EB

EV= 0,877(ER−EY)

EU= 0,493(EB−EY)

2. Ưu, nhược điểm hệ PAL- Ưu điểm.

Hệ PAL có sự méo pha nhỏ hơn hẳn so với hệ NTSC. Hệ PAL không có hiện tượng xuyên lẫn màu. Hệ PAL thuận tiện cho việc ghi bằng hình hơn hẳn so với hệ NTSC

- Nhược điểm Máy thu hình hệ PAL phức tạp hơn vì có giây trể 64μs và yêu cầu dây trể này phải có chất lượng cao. Tính kết hợp với truyền hình đen trắng kém hơn hệ NTSC.

Hệ màu SECAM1. Đặc điểm.- Hệ truyền hình màu SECAM phát triển trên kênh sóng OIRT với tần số 6,5MHz, hệ này có tính chống nhiễu

tương đối cao, kém nhạy với méo pha và biên độ. Tín hiệu chói EY được truyền đi tất cả các dòng, còn hai tín

hiệu màu DR ,DB được truyền lần lượt theo dòng dựa trên hai sóng mang phụ có tần số bằng f ¿=4,406MHz,

f OB= 4,250MHz. Theo phương thức điều tần, các tín hiệu chói và tín hiệu màu được xác định theo biểu thức

sau: EY= 0,3ER + 0,59EG+0,11EB

DR= -K R(ER−EY)= -1,9(E¿¿R−EY )¿DB= K B(EB−EY)= 1,5(EB−EY ¿

- Phổ tín hiệu đầy đủ của hệ SECAM bao gồm : phổ tín hiệu chói EY có tần số là 6MHz và hai tín hiệu màu có

phổ tần số bằng 1,3MHz, hai tín hiệu màu đều truyền đi hết cả hai dải biên và biên độ của tín hiệu màu cũng nhỏ hơn biên độ của tín hiệu chói.

- Kết luận về hệ SECAM+/ truyền lần lượt hai tín hiệu màu theo từng dòng( nên cần có chuyển mạch).

+/Dùng điều tần hai tín hiệu màu bằng hai sóng mang phụ f ¿=4,406MHz,f OB = 4,250MHz với khoảng chưa

tín màu 4,02÷4,68MHz.+/ Tín hiệu Secam Color Video gồm 8 tin tức 4 tin tức như hệ truyền hình đen trắng.

2 tin tức DR và DB xuất hiện hoặc cái này, hoặc cái kia tại một thời điểm

Tin tức nhận dạng dọc hoặc nhận dang ngang(chỉ sử dụng 1 trong 2 cái) Tin tức lóe màu là tin tức để nhận dạng ngang( chỉ nhận dạng từng dòng)

2. Ưu, nhược điểm của hệ SECAM

- Ưu điểm: Hệ SECAM dùng phương pháp điều tần tín hiệuDR và DB vào hai sóng mang phụ f ¿và f OB do đó

có độ méo pha nhỏ.- Nhược điểm: Do không khử được tần số mang màu phụ nên có hiện tượng nhiễu trên khi thu chương trình

truyền hình đen trắng, có hiện tượng nhấp nháy ở các dòng kế tiếp nhau tại các vùng bảo hòa.

Câu 27: Hãy cho biết việc hệ PAL ở phía phát thực hiện điều chế 1 tín hiệu sắc có pha đảo theo từng dòng có tác dụng gì? Giải thích?

Để đảm bảo tính tương thích giữa truyền hình màu và truyền hình đen trắng thì trên mỗi dòng truyền tín hiệu

hệ PAL, ngoài hai thành phần tín hiệu màu còn phải truyền đồng thời hai tín hiệu chói EY . Nhưng để khắc phục

hiện tượng méo sai pha do điều chế SAM và tách sóng SAM gây ra thì hệ PAL đặc biệt sẽ truyền đồng thời 2 tín

Page 17: Đề Cương KTTH

hiệu màu U,V và tín hiệu chói EY trên cùng 1 dòng tín hiệu màu và lại được đảo pha theo từng dòng để tự sữa sai

pha: cụ thể dòng thứ i truyền U,V thì dòng thứ i+1 truyền U,-V cùng tín hiệu EY .

Câu 28: Hệ PAL đã khắc phục nhược điểm của hệ NTSC như thế nào? Giải thích?

- Hệ thống truyền hình màu NTSC tồn tại một số nhược điểm như sự nhạy cảm của tín hiệu màu với méo pha và méo vi sai.

- Khi lựa chọn hai thành phần U,V thì ở PAL tín hiệu không phải là sự phụ thuộc của hai thành phần R-Y,B-Y với góc 33° như thành phần I,Q của hệ NTSC. Do dải phổ của U,V cùng bằng nhau nên đảm bảo được việc cùng điều chế đối xứng 2 tín hiệu tránh nhiễu gây ra méo do dải phổ không đối xứng của hai tín hiệu như hệ NTSCU M,U M (N+1 ) ứng với dòng n, n+1 ở bên thu. Khi tồn tại góc méo pha α với tín hiệu màu của bên phát thời

gian ứng U M (N),U M (N+1 ), U 1 M (N+1) là màu gì α phải tín hiệu đảo pha lấy lại góc của tín hiệu lúc đó lấy đối

xứng U 'M (N+1 ) qua trục U thu được U 1 M (N+1)

U M (N+1 )+U 1 M (N +1)= U M. Lúc đó Um có pha trùng với pha tín hiệu cần thu, có biên độ gấp đôi biên độ màu

thu nhưng do mắt người nhạy cảm độ bảo hòa → chấp nận sai màu.

Câu 29: Viết công thức biểu diễn các tín hiệu sắc ở hệ truyền hình màu SECAM. Tại sao lại lựa chọn chúng ngược pha nhau?

D 'R= -1,9(R-Y); D 'B=1,5(B-Y)

Do có D 'R có thành phần ER−Y thường biến thiên ở độ cao với phương pháp điều tần có chất lượng cao. Nếu như biên

độ của tín hiệu càng nhỏ. Hơn nữa qua nghiên cứu người ta cho thấy rằng hầu như mọi cảnh vật thu được đều có thành

phần ER-EY có biên độ điện áp dương, còn thành phầnEB-EY có biên độ điện áp âm vì vậy thành phần D 'R phải nhân

với(-1,9) để sao cho khi điều tần biên độ tín hiệu giảm trong khi thành phầnEB-EY vàER-EY tăng để làm giảm méo cho

việc giới hạn biên tần trên của tín hiệu này gây nên.

Câu 30: Vẽ sơ đồ khối của bộ kênh chỉnh trước có nhớ. Khi thay đổi kênh cần tác động vào khối nào?

Thay đổi kênh: Thay đổi điện áp VT đặt vào VCO, thực chất thay đổi tần số dao động ngoại sai và tương ứng sẽ thu được các kênh, nhưng việc điều chỉnh điện áp VT không phải là điều chỉnh các chiết áp mà căn cứ vào mức xung lấy ra từ IC nhớ của IC VXL.

Câu 31: Chức năng của các dây trể 0,7μs và 64μs trong máy thu hình màu?

- Dây trể 0,7μs dùng để tạo thời gian trể 0,7μs để cho tín hiệu màu của 1 phần tử ảnh đến ma trận hoặc đèn hình màu cùng 1 lúc.

- Dây trể 64μs để đảm bảo tại 1 thời điểm luôn có hai tín hiệu màu DR, DB kết hợp với mạch cộng và mạch trừ

để tách riêng u,v đòng thời thực hiện sữa sai về pha

Câu 32: Tại sao phải dùng mạch lọc chuông ngược ở hệ SECAM?

Để giảm biên độ của EY còn 10% tại vùng tần số mang màu gốc để giảm xuyên lẫn do tần số sóng mang phụ phá rối EY

và EY lẫn vào màu gây nhiễu, giảm vi sai, nén tần số ở giữa giải xuống.

Page 18: Đề Cương KTTH

Câu 33: hãy cho biết ở hệ SECAM sau mạch lọc chuông ngược, biên độ của một tín hiệu sắc là bao nhiêu so với tín hiệu chói?

Biên độ của tín hiệu sắc được giữ là 10% so với biên độ của tín hiệu chói là 100% tại tần số 4,286MHz

Câu 34: Mức xung đồng bộ được đặt bao nhiêu so với tín hiệu chói EY? Tại sao?

- Truyền hình màu -40%, truyền hình đen trắng -0,25%

→ để mức xung đồng bộ không hiện lên màn hình và tránh hiện tượng xuất hiện tia quét ngược trên màn

hình.

Câu 35: Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại song song của các hệ màu hiện nay là gì?

Phải lựa chọn sóng mang phụ và phương pháp điều chế để giảm thiểu sự xuyên lẫn, phá rối lẫn nhau giữa tín hiệu màu và tín hiệu chói. Do cả 3 hệ đều không đạt được kết quả tối ưu, đạt mặt này thì mấy mặt kia.

Câu 37: Tại sao phải điều chế tín hiệu màu với sóng mang phụ rồi mới cộng chung với tín hiệu chói để truyền?

Bình thường thì tín hiệu màu nằm trong phổ tần thấp của tín hiệu chói mà năng lượng tín hiệu chói lại tập trung ở phổ tần thấp. Nếu không điều chế thì tín hiệu màu sẽ gây cản nhiễu vào tín hiệu chói và ngược lại.Tín hiệu mang màu được đem

điều chế một dao động có tần số sóng mang phụf sc thành tín hiệu mang màu cao tần có vạch phổ đúng vào khe hở của phổ

tín hiệu chói để có thể phát đi cùng với tín hiệu chói trong cùng một dải tần số.

Câu 38: Nêu tên gọi và ý nghĩa của từng tần số sau đây được sử dụng trong kỹ thuật truyền hình.

- 50Hz : tần số quét mành của hệ SECAM và PAL (f V)

- 60Hz: Tần số quét mành của hệ NTSC→ 2 tần số này bằng tần số nhấp nháy tới hạn nên khi khôi phục lại hình ảnh, ảnh trên màn máy thu hình không bị nhấp nháy.

- 15625Hz Tần số quét dòng của hệ SECAM và PAL (f H)

- 15750Hz Tần số quét dòng của hệ NTSC

→Khi quét cách dòng thì số dòng của mỗi ảnh phải là số lẽ: z=2n+1, m là số nguyên bất kỳ. Mỗ mành có (m+a) dòng

Trong quét xen kẽ, tần số dòng phải luôn là bội số của tần số mành. Ta có f H=(m+1/2)f V .

Đối với hệ SECAM và PAL, số dòng trong 1 ảnh là 625, do cách quét xen kẽ, tỏng 1 giây có 50 mành được

truyền( mỗi mành có 312,5 dòng) thay vì 25 ảnh( mỗi ảnh có 625 dòng). f V=50Hz→f H=50.312,5=15625Hz.

Tương tự với hệ NTSC số dòng trong 1 ảnh là 525. f V=60Hz→f H=60.262,5=15750Hz.

- 3,58MHz: Tần số sóng mang phụ f sc của hệ NTSC

→ f sc điều chế với tín hiệu mang màu thành tín hiệu mang màu cao tần, để nhiễu của tín hiệu mang màu cao

tần đối với kênh chói ít nhất.

- 4,406MHz: Tần số mang màu phụ khi chưa điều chế đối với các dòng truyền hình tín hiệu DR hệ SECAM. f ¿

=282.f H=282.15625=4,406MHz

- 4,25MHz: Tần số mang màu phụ khi chưa điều chế đối với các dòng truyền hình DB ở hệ SECAM

f OB=272.f H=272.15625=4,25MHz.

- 4,286MHz: Tần số trung gian f 0 trong hệ SECAM.

Page 19: Đề Cương KTTH

- 4,43MHz: Tần số sóng mang phụ hệ PAL.

- 4,5MHz: Khoảng cách f 0V , f 0 A hệ NTSC.

- 5,5MHz: Khoảng cách f 0V , f 0 A hệ PAL.

- 6,5MHz: Khoảng cách f 0V , f 0 A hệ SECAM.

(với f 0V là tần số sóng mang hình, f 0 A là tần số sóng mang tiếng)

Câu 39: Chức năng của khối vi xử lý trong máy thu hình màu?

Nhận lệnh từ bàn phím hoặc các cảm biến điều khiển chức năng của máy như: tắt, mở nguồn, chuyền kênh, điều chỉnh âm lượng, màu sắc.

Câu 40: Chức năng của đèn hình màu? Cấu tạo của đèn hình Inline ? đèn hình Trinitron?

Chức năng: Đèn hình màu có chức năng biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang( ảnh màu). Cấu tạo của đèn hình Trinitron.

- Là loại đèn hình màu chỉ có một hệ thống điện tử- quang học ma có khả năng tạo ra 3 tia điện tử.- 3 ống tia điện tử được xếp thành chiều ngang trên trục ngang, ống phóng G ngay ở tâm chính, 2 ống phóng R

và B nằm ở hai bên và đối xứng nhau.- Màn hình quang gồm các sọc đỏ, lục, lam xếp xen kẻ nhau. Lưới đục lỗ cũng thay đổi là các khe hở nằm song

song với sọc lá cây. Ba tia R,G,B nằm ngang. Tia G đi thẳng chui qua khe đập vào sọc G, 2 tia R và B được hội tụ tại khe và đập chéo vào các màn huỳnh quang tương ứng của chúng.Việc hiệu chỉnh hội tụ ngang dung bản lệnh song song được thực hiện nhờ cấu tạo một ống phóng với 3 tia ngang.cực gia tốc, cực hội tụ và anot thứ 2(gồm 1 và 2) là chung cho cả 3 tia điện tử.

- Lăng kính tích điện gồm 2 phiến trong bốn và hai phiến ngoài ba bằng kim loại để đồng quy 3 tia điện tử. Ưu ,nhược điểm của màn hình Trinitron.

- Ưu điểm: Độ sáng màn hình tương đối lớn, do số lượng điện tử tới màn hình quang tương đối nhiều. Độ nét và độ bảo hòa của ảnh tốt. Giảm ảnh hưởng của từ trường trong trái đất đến độ sạch màu. Giảm nhỏ được công suất quét dòng và quét mành cung cấp cho cuộn lái tia. Cơ cấu đơn giản dể điều chỉnh.

- Nhược điểm: Sự trộn màu không hoàn hảo vì điểm tam xếp không thẳng hang, góc độ đến mắt người của 3 tia R,G,B không đồng đều. Độ tinh màu theo chiều dọc kém, đường quét của dòng bên trên có thể bị nhòe vào dòng quét bên dưới. Để khắc phục điều này phải tăng điện áp HV nên đèn hình có giá thành cao.

Cấu tạo đèn hình Inline.- Màn huỳnh quang gồm nhiều dải huỳnh quang dọc và mảnh, 3 dải màu R,G,B hợp thành bộ 3. Giữa các dải

huỳnh quang người ta phur1 chất có khả năng hấp thụ ánh sáng. Nhưng để tăng thêm chất lượng tinh màu theo chiều dọc, các sọc phát quang được ngắt ra từng quảng tương ứng với từng dòng một. khe lưới hở củng phải thay đổi cho phù hợp và trước mỗi điểm G lại khoan một lỗ hình dạng giống điểm G.

- Ba ống phóng tia được xếp ngang trên trục ngang, ống phóng G ngay ở chính tâm,2 ống R và B nằm ở hai bên đối xứng với nhau.Để đồng quy 3 tia điện tử, dùng 4 xuyến nam châm vĩnh cữu dẹt( 2 xuyến 4 cực từ và 2 xuyến 6 cực từ) quàng lên cổ đèn hình. Quá trình này được thực hiện một lần tại hãng sản xuất.

Câu 41: so sánh cấu tạo của đèn hình Inline và Trinitron

Giống: - Đều có 3 tia điện tử được xếp ngang trên trục ngang.- Màn huỳnh quang gồm các sọc đỏ, lục, lam xếp xen kẽ.

Khác nhau: về cơ bản đèn, đèn Inline vẫn là đèn Trinnitron nhưng chúng khác nhau ở- Đèn Inline: +/ màn huỳnh quang: các sọc phát quang được ngắt ra từng quảng tương ứng với từng màu một.

Page 20: Đề Cương KTTH

+/ Hiệu chỉnh hộ tụ tia điện tử: để đồng quy 3 tia điện tử dung 4 nam châm vĩnh cữu dẹt(2 xuyến 4 cực từ và 2 xuyến 6 cực từ) quàng ở cổ đèn hình. Việc hiệu chỉnh này được thực hiện một lần tại hãng sx.

- Đèn Trinitron: việc hiệu chỉnh hội tụ ngang dung bản lệnh song song được thực hiện nhờ cấu tạo 1 ống phóng với 3 tia ngang. Cực gia tốc, cực hội tụ, anot thứ 2 ( gồm 1 và 2) là chung cho cả 3 tia điện tử. một lang kính tích điện gồm 2 phiến ngoài 3 bằng kim loại để đồng quy 3 tia điện tử.

Câu 42: Ưu, nhược điểm của nguồn ổn áp xung so với nguồn ổn áp tuyến tính.

Ưu điểm: Khắc phục được 2 nhược điểm của mạch ổn áp tuyến tính là: dải thông đã mở rộng, transistor công suất làm việc hiệu quả hơn

Nhược điểm: +/ độ ổn định kém. +/gây nhiễu. +/ hệ số gợn sóng thay đổi theo tải.

Câu 43: Nguyên tắc của bộ nguồn ổn áp xung dung phương pháp điều chỉnh độ rộng xung?

Câu 44: Tại sao trong truyền hình thì tín hiệu hình ảnh được điều chế AM còn tín hiệu âm thanh được điều chế FM.

AM( điều chế biên độ) là qt điều chế t/h tần số thấp vào tần số cao theo phương thức¿>¿ biến đổi tín hiệu cao tần theo hình dạng của tín hiệu âm tần¿>¿ tín hiệu cao tần thu được gọi là sóng mang. Ưu điểm của điều chế AM là có thể truyền tín hiệu đi xa hang nghìn km. Nhưng có hạn chế là sóng mang dể bị can nhiểm, dải tần âm thanh bị cắt xén do đặc điểm của mạch tách sóng điều biên, chất lượng âm thanh bị hạn chế nên người ta thường dung điều chế AM để truyền hình ảnh đi xa chứ không truyền âm thanh.

FM( điều chế tần số) là phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz. Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng tốt, cho âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh stereo, sóng FM ít bị can nhiễm hơn so với sóng AM nên rất thích hợp cho việc truyền tín hiệu âm thanh đi xa. Đó là lý do người ta dung điều chế FM để truyền tín hiệu âm thanh.