34
1 1. Đặt vấn đề Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ thú linh trưởng đa dạng về thành phần loài và phân loài ở khu vực Châu Á. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận ở Việt Nam gồm có 6 giống với 25 loài và phân loài (Phạm Nhật, 2002; Brandon và cs. 2004; Đặng Ngọc Cần, 2008). Trong đó có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, bao gồm: Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacour), Voọc Cát Bà (T. poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen Tây bắc (Nomascus nasutus) (Brandon và cs, 2004) và 6 loài và phân loài đặc hữu Đông Dương nghĩa là chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào hoặc ở Việt Nam và Campuchia: Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) (với Camphuchia), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) (với Lào), Voọc đen tuyền (Trachypithecus ebenus) (với Lào), Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis) (với Lào), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), Vượn đen má trắng siki (Nomascus leucogenys) (Đặng Ngọc Cần, 2008). Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) được xem là một trong những loài linh trưởng đẹp nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Việt Nam và Campuchia (Nadler và cs. 2003). Theo danh lục Sách Đỏ thế giới (IUCN Red List,

Đề cương tham khảo

  • Upload
    doxuyen

  • View
    225

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương tham khảo

1

1. Đặt vấn đề

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ thú linh trưởng

đa dạng về thành phần loài và phân loài ở khu vực Châu Á. Các nghiên cứu gần

đây đã ghi nhận ở Việt Nam gồm có 6 giống với 25 loài và phân loài (Phạm Nhật,

2002; Brandon và cs. 2004; Đặng Ngọc Cần, 2008). Trong đó có 6 loài đặc hữu

cho Việt Nam, bao gồm: Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis

condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacour), Voọc Cát Bà (T.

poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc mũi

hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen Tây bắc (Nomascus nasutus) (Brandon

và cs, 2004) và 6 loài và phân loài đặc hữu Đông Dương nghĩa là chỉ phân bố ở

Việt Nam và Lào hoặc ở Việt Nam và Campuchia: Chà vá chân đen (Pygathrix

nigripes) (với Camphuchia), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) (với Lào),

Voọc đen tuyền (Trachypithecus ebenus) (với Lào), Voọc Hà Tĩnh

(Trachypithecus hatinhensis) (với Lào), Vượn đen má vàng (Nomascus

gabriellae), Vượn đen má trắng siki (Nomascus leucogenys) (Đặng Ngọc Cần,

2008).

Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) được xem là một trong những loài linh

trưởng đẹp nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Việt Nam và Campuchia

(Nadler và cs. 2003). Theo danh lục Sách Đỏ thế giới (IUCN Red List, 2006) và

Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc Nguy cấp – EN (Endangered); Theo nghị

đinh 32/2006/NĐ-CP xếp trong danh lục nhóm IB, nghiêm cấm khai thác và sử

dụng.

Theo một số nghiên cứu trước đây Chà vá chân đen chỉ phân bố phía đông của

sông Mêkông (Corbet và Hill, 1992). Các nghiên cứu đã ghi nhận được một số nơi

có sự phân bố của loài này ở Campuchia như Khu bảo tồn động vật hoang dã

Snuol (Nadler và cs, 2002), phía nam tỉnh Ratanakiri (Timmins và Soriyun, 1998),

phía Đông bắc và phía nam tỉnh Mondulkiri (Nadler và cs, 2007). Tại Việt Nam,

loài Chà vá chân đen phân bố từ Gia Lai cho đến Lâm Đồng (Nadler và cs, 2002).

Page 2: Đề cương tham khảo

2

Tại Việt Nam những nghiên cứu về phân bố và số lượng của loài Chà vá chân

đen còn chưa đầy đủ. Các nghiên cứu được tiến hành gần đây bước đầu cung cấp

về số lượng loài tại Việt Nam. Quần thể Chá vá chân đen ở Vườn quốc gia Núi

Chúa, Ninh Thuận có thể là quần thể có số lượng lớn nhất ước tính từ 500 – 700 cá

thể (Hoàng Minh Đức và Lý Ngọc Sâm 2005), Vườn quốc gia Nam Cát Tiên quần

thể ước tính khoảng 100 cá thể (Phạm Duy Thức và cs. 2005).

Mặc dù Chà vá chân đen được mô tả rất sớm vào năm 1871 nhưng các thông

tin về đặc điểm sinh thái khu phân bố, cấu trúc xã hội, tập tính và thành phần thức

ăn vẫn còn hạn chế. Hiện nay, tuy đã có một vài nghiên cứu về loài này ở Việt

Nam nhưng đa số tập trung vào điều tra tình trạng phân bố và bảo tồn (Phạm Duy

Thức và cs. 2005). Gần đây, có thêm nghiên cứu sâu hơn về sinh thái của loài

được thực hiện bởi Hoàng Minh Đức và cộng sự thực hiện tại Vườn quốc gia Núi

Chúa và Phước Bình tỉnh Ninh Thuận. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được môi

trường thích hợp đối với loài là rừng thường xanh hay bán thường xanh (Hoàng

Minh Đức và Lý Ngọc Sâm 2005; Hoàng Minh Đức và Baxter 2006a, b; Hoàng

Minh Đức 2007).

Tuy nhiên những năm gần đây, dưới áp lực của suy thoái rừng, mất môi trường

sống, tình trạng săn bắn diễn ra trên diện rộng, Chà vá chân đen đang có nguy cơ

bị đe dọa tuyệt chủng cao. Cần có thêm nhiều nghiên cứu về loài để có thể bảo tồn

được loài linh trưởng quý hiếm này tại Việt Nam.

Vì vậy, để cung cấp những thông tin khoa học và làm rõ thêm một số đặc điểm

sinh thái học của Chà vá chân đen, góp phần vào việc bảo tồn loài linh trưởng quý

hiếm này tại bán đảo Hòn Hèo nói riêng, cho Việt Nam và thế giới nói chung, tôi

chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Chà vá chân đen

(Pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn loài tại bán đảo Hòn Hèo,

huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”.

Page 3: Đề cương tham khảo

3

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài

Linh trưởng là một trong những nhóm thú phân bố rộng nhất trên thế giới,

chúng sử dụng nhiều dạng sinh cảnh sống khác nhau, trong đó chúng phân bố tập

trung chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu.

Ngày nay nghiên cứu các loài linh trưởng được nhiều nhà khoa học trên thế

giới quan tâm, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học

nghiên cứu và tìm ra nhiều vân đề hơn ở các loài linh trưởng, từ nguồn gốc tiến

hóa cho đến mối quan hệ xã hội bầy đàn cũa chúng.

2.1. Trên thế giới.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các loài thú Linh trưởng, qua các

nghiên cứu của nhiều chuyên gia cho thấy sự đa dạng và phong phú về thành phần

loài Linh trưởng là rất lớn, có khoảng từ 233 đến 282 loài (Groves, 1993; Mac

Donald, 2001). Chúng xuất hiện khắp các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi, châu Á

và Nam Mỹ (Barnett, 1995). Nghiên cứu về thú Linh trưởng giúp con người hiểu

biết nhiều vấn đề hơn trong thế giới tự nhiên (Martin, 2003), các loài linh trưởng

đóng một vai trò quan trọng trong việc thụ phấn và phát tán hạt phân trong các khu

rừng nhiệt đới (Cowlishaw và Dunbar, 2000). Ngoài ra, sự tương đồng sinh học

của các loài Linh trưởng đối với con người đã đưa loài linh trưởng vào vị trí có

những đóng góp cho tiến bộ y sinh học (King et al, 1988.) và đặc biệt là qua

những kết quả nghiên cứu các Linh trưởng về đặc điểm sinh thái học, tập tính,

vùng phân bố đã có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu về sự tiến hóa của con

người (Martin, 2003).

2.2. Ở Việt Nam.

Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng, ở

Việt Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học

nước ngoài thực hiện.

Trước năm 1954, phần lớn là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước

ngoài thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô

tả loài mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình

Page 4: Đề cương tham khảo

4

nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh

trưởng. Các nhà nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam đáng chú ý là: George

Finlayson (1928), Brousmiche (1887), Billet (1896 – 1898), Boutan (1900 – 1906),

Menegeaux (1905 – 1906), Delacouri (1928 – 1930), Kelley Roosevelts (1928 –

1929),…

Tài liệu được công bố đầu tiên liên quan đến động vật Việt Nam của George

Finlayson (1928), mô tả về nhiều loài thú có ý nghĩa khoa học và kinh tế như Hổ,

Báo, các loài Khỉ gặp ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau đó Ogllby W. (1840), đã

thông báo phát hiện mới về loài Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys) ở Việt

Nam. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu được Bourret (1927) tổng hợp từ 32 tài

liệu của 28 tác giả viết về thú Đông Dương và cho xuất bản cuốn “Khu hệ động vật

có xương sống Đông Dương” và ông đã thống kê được 20 loài Linh trưởng, trong

đó Việt Nam có 9 loài.

Từ năm 1954 – 1975, các nghiên cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các

loài Linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển. Các nghiên cứu về Linh trưởng

có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến các công trình: Đào Văn Tiến

(1960) mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ (Nycticebus intermedius) ở Việt

Nam; Đào Văn Tiến (1970) nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má

trắng (Presbytis francoisi) và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh

(Presbytis francoisi hatinhensis); Lê Hiền Hào (1973) xuất bản cuốn: “Thú kinh

tế miền Bắc Việt Nam”; Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975), trong cuốn “ Động

vật kinh tế tỉnh Hòa Bình” đã mô tả và nêu một số nhận xét về đặc điểm sinh

học, sinh thái học của 6 loài thú Linh trưởng phân bố ở tỉnh Hòa Bình (Khỉ cộc,

Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mốc, Voọc mông trắng, Vượn).

Sau năm 1975, các điều tra nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt

đối với các loài linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng

của cả nước. Nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam

của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện.

Đào Văn Tiến (1985) nghiên cứu Vượn đen ở Bắc Việt Nam. Trong cuốn

Page 5: Đề cương tham khảo

5

“Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” được xem là công trình tổng kết nghiên cứu

tài nguyên thú miền Bắc Việt Nam từ năm 1957 – 1971 của các tác giả và cộng

sự. Đây là cuốn sách có giá trị về mặt khoa học trong phân loại, phân bố của các

loài thú kể cả cá loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Trong 129 loài và phân

loài có 18 loài và phân loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam.

Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh và Đỗ Tước (1990), trong cuốn “Bảo vệ

các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam” đã phân hạng và sắp xếp các loài thú

Linh trưởng theo 2 cấp phân loại: Nguy cấp (E) và sắp nguy cấp (V), trong đó

loài nguy cấp có 3 loài và loài phụ: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus),

Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus), Vượn tay trắng

(Hylobates lar), loài sắp nguy cấp có 6 loài và loài phụ: Chà vá chân nâu

(Pygathrix nemaeus nemaeus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi

francoisi), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Voọc bạc (Trachypithecus

cristatus margrarita), Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor), Vượn má

trắng (Hylobates leucogenlys leucogenlys).

Cao Văn Sung (1995) Công bố tài liệu về phân bố các loài Khỉ ăn lá cần được

bảo tồn tại Việt Nam. Hà Đình Đức (1995), trong cuốn: “Tuyển tập các công trình

nghiên cứu khoa học” có bài “Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi

hatinhensis) phân loài thú Linh trưởng đặc hữu của Bắc Trường Sơn”, đã đề cập

đến vị trí của loài phụ Voọc Hà Tĩnh trong tiến hóa của các loài phụ Voọc ăn lá ở

Bắc Bộ.

Phạm Nhật (2002), xuất bản cuốn “Thú Linh trưởng Việt Nam” đã thống kê,

phân loại, mô tả 25 loài và phân loài thú Linh trưởng Việt Nam, đây được coi là

tài liệu chuyên khảo cụ thể về thú Linh trưởng của Việt Nam.

Ngày nay một số nghiên cứu dài hạn về đặc điểm sinh học, sinh thái học đã

và đang được tiến hành nghiên cứu trên các loài linh trưởng ở Việt Nam. Các

nghiên cứu quan trọng bao gồm nghiên cứu của TS Hoàng Minh Đức và cộng sự

(2007) trên loài Chà vá chân đen, TS Hà Thăng Long và cộng sự (2008) trên loài

Chà vá chân xám, TS Nguyễn Vinh Thanh (2007) trên loài Voọc quần đùi trằng

Page 6: Đề cương tham khảo

6

và Th.S Lê Khắc Quyết (2006, 2009) trên loài Voọc mũi hếch.

2.3. Tại khu vực nghiên cứu

Năm 2005 Ông Sylvio Lamarche phát hiện quần thể Chà vá chân đen

(Pygathrix nigripes) di chuyển xuống khu vực gần Khu du lịch Jungle Beach nơi

ông đang sinh sống. Năm 2007, đoàn khảo sát của Viện Điều tra quy hoạch rừng,

Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm Vườn quốc gia Cúc Phương và Chi

cục Kiểm lâm Khánh Hòa khảo sát rừng Hòn Hèo ở ba xã Ninh Phú, Ninh Phước,

Ninh Vân đã phát hiện tối thiểu có khoảng 100-110 cá thể Chà vá chân đen.

Đã có một nghiên cứu về màu sắc lông của loài Chà vá chân đen ở Hòn Hèo,

Khánh Hòa được thực hiện bởi Nadler. Nghiên cứu trên tập trung vào mô tả đặc

điểm về màu sắc lông ở loài này. Theo đó, màu sắc lông ở tay và chân của quần

thể Chà vá chân đen ở Hòn Hèo có thay đổi hoàn toàn với màu sắc của các quần

thể khác đã được ghi nhận trước đây. Một số cá thể Chà vá chân đen tại bán đảo

Hòn Hèo, Khánh Hòa với màu sắc lông từ xám tới trắng ở cánh tay, chân sau có

bộ lông màu đỏ (Nadler và cs, 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu về di truyền học

cho thấy quần thể Chà vá chân đen ở Hòn Hèo và các quần thể Chà vá chân đen

khác là cùng một loài. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn ghi nhận quần thể Chà

vá chân đen ở Hòn Hèo xuất hiện và di chuyển trên mặt đất, uống nước (Nadler và

cs, 2008).

Ngoài ra chưa có nghiên cứu cụ thể nào về số lượng, vùng phân bố, tập tính,

của loài Chà vá chân đen ở khu vực bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa.

3. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

1). Môi trường sống ảnh hưởng đến sự phân bố của loài Chà vá chân đen tại

bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa?

2). Tập tính hoạt động trong ngày và các yếu tố ảnh hưởng đến tập tính hoạt

động của loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo?

3). Tác động của người dân địa phương ảnh hưởng đến môi trường sống và sự

suy giảm loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo?

Page 7: Đề cương tham khảo

7

4). Ảnh hưởng của các chính sách quản lý và định hướng bảo tồn nguyên vị

loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo?

4. Mục tiêu nghiên cứu

4.1. Mục tiêu chung:

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được mục tiêu chung sau:

Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Voọc chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo,

huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể

sau đây:

- Xác định một số đặc điểm sinh thái của Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn

Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Xác định vùng sống và sử dụng vùng sống của Voọc chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Xác định tập tính hoạt động trong ngày của Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn

Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Xác định các tác động ảnh hưởng đến loài Voọc chà vá chân đen tại bán đảo

Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Voọc chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo,

huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

5. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Thời gian nghiên cứu: 14 tháng (từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2013).

- Đối tượng nghiên cứu: Chà vá chân đen, tên khoa học: Pygathrix nigripes

(Milne-Edwards 1871). Thuộc giới: Animalia; ngành: Chordata; lớp: Mammalia;

bộ: Primates; họ: Cercopithecidae; giống: Pygathrix; loài: P. nigripes

6. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, chúng tôi tiến hành các nội dung nghiên

cứu sau đây:

Page 8: Đề cương tham khảo

8

6.1. Nghiên cứu tài liệu:

Các nghiên cứu về loài Chà vá chân đen trước đây của các nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước.

6.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của quần thể Chà vá chân đen, tại

bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là:

- Số lượng quần thể

- Kích thước và cấu trúc đàn (số lượng cá thể, thành phần độ tuổi, giới tính,

mật độ quần thể, kích thước quần thể).

- Tổ chức đàn

6.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái dinh dưởng của Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

- Thành phần thức ăn

- Cấu trúc thảm thực vật rừng

6.4. Nghiên cứu vùng sống và sử dụng vùng sống của Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là:

- Nơi sống

- Kích thước vùng sống

- Nơi ngủ

6.5. Nghiên cứu tập tính hoạt động trong ngày của Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là:

- Tập tính kiếm ăn.

- Tập tính xã hội

- Tập tính nghỉ ngơi.

- Tập tính di chuyển.

6.6. Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến loài Chà vá chân đen tại bán đảo

Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là:

- Về những ảnh hưởng trực tiếp: săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

- Về những ảnh hưởng gián tiếp: khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, phát triển du

lịch, khu công nghiệp, đốt than,…

Page 9: Đề cương tham khảo

9

6.7. Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, cụ

thể là:

- Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa,

tỉnh Khánh Hòa:

+ Những thành quả đạt được

+ Những khó khăn và thách thức

- Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, huyện

Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

Sử dụng cách tiếp cận đa ngành và hệ thống theo hướng tổng hợp, nghiên cứu

phân tích lý luận và thực tiển, định tính và định lượng thông tin, kết hợp theo

chuổi sự kiện lịch sử và logic.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

7.2.1. Phương pháp kế thừa

Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà nghiên

cứu trước đây đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến

Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác lập 16 tuyến điều tra. Tuyến điều tra

được thiết lập dựa trên các lối mòn có sẵn hoặc tạo mới đi qua các sinh cảnh khác

nhau. Đặc biệt, các tuyến đều đi qua các khu vực có loài Chà vá chân đen xuất hiện.

Chiều dài mỗi tuyến khoảng 2,5 - 3 km tùy thuộc vào địa hình của mỗi tuyến.

Trong quá trình điều tra theo tuyến, Chà vá chân đen được phát hiện và quan sát

bằng mắt thường, ống nhòm, quay phim và chụp ảnh (nếu có). Các thông tin thu

được trong quá trình điều tra được ghi chép vào sổ tay thực địa (thời gian gặp, thời

tiết, sinh cảnh gặp, tọa độ điểm gặp, độ cao, số lượng cá thể, cấu trúc giới tính và

độ tuổi).

Page 10: Đề cương tham khảo

10

Lập bảng thu số liệu các tác động, theo dỏi động vật (phụ lục 2, 3)

Mỗi tuyến được khảo sát trong một ngày, thời gian khảo sát từ 6:00 – 17:30.

7.2.3. Phương pháp xác định các nhóm tuổi/giới tính

Xác định tuổi và giới tính của Chà vá chân đen chủ yếu theo phương pháp của

National Research Council (U.S.) (1981) và Barnett (1995); Davies (1984),

Boonratana (1993) và các thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài Chà vá

chân đen tại trung tâm cứu hộ Cúc Phương Ninh Bình.

7.2.4. Phương pháp nghiên cứu vùng sống

Vị trí gặp đàn Voọc chà vá sẽ được xác định bằng máy định vị Etrax 60; sau

đó, đánh dấu trên bản đồ địa hình (UTM) tỷ lệ 1: 25.000. Xác định khoảng cách

hoạt động trong ngày và diện tích vùng sống của Voọc bằng các ô 100x100 m

trên bản đồ địa hình (Davies, 1984).

7.2.5. Phương pháp thu thập tập tính hoạt động trong ngày

Sử dụng phương pháp quan sát scan-sampling với khoảng cách đều 5 phút của

Altmann (1974). Scan-sampling: Quan sát một nhóm cá thể hoặc một cá thể, nhìn

quét kiểu rađa, hành vi của một cá thể được ghi lại ngay tại thời điểm quét, các lần

quét cách đều nhau 5 phút. Phương pháp này thu được số liệu của nhiều nhóm

tuổi, giới tính khác nhau tại một thời điểm. Số liệu thể hiện đầy đủ mô hình tập

tính của động vật.

Lập bảng theo dõi tập tính (Phụ lục 4, 5, 6, 7).

Lấy mẫu bằng phương pháp scan với hoạt động (ăn, nghỉ, di chuyển và xã hội)

Thời gian thu thập số liệu trong ngày từ 6h00– 18h00. Mỗi tháng thu thập số

liệu ngoài thực địa 10 – 15 ngày.

7.2.6. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp kiểm lâm, người dân địa phương thường vào rừng, thợ

săn,.. tại bán đảo Hòn Hèo.

Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo dạng câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Nội

dung tập trung vào đối tượng nghiên cứu (sự phân bố, số lượng còn lại và số lượng

Page 11: Đề cương tham khảo

11

bị săn bắn), kết hợp phỏng vấn diện tích rừng bị thu hẹp do các nguyên nhân khác

nhau tại khu vực đảo.

Phỏng vấn và trao đổi với chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý và

thực thi công tác bảo tồn; về hệ thống quản lý hiện hành, vai trò của cộng đồng,

các mô hình hiện tại đang áp dụng, các vấn đề có liên quan đến chính sách hiện

nay.

Lập bảng thu thập số liệu phỏng vấn (phụ lục 1).

7.2.7. Phương pháp điều tra thành phần thức ăn Qua quan sát trực tiếp Chà vá chân đen ăn trên cây nào sẽ thu mẫu thức ăn của cây đó (lá, hoa, quả, búp lá,…), xử lý sơ bộ và ép mẫu tại thực địa. Các mẫu này sẽ được gửi đi chuyên gia phân loại thực vật định danh. Các phần Chà vá chân đen ăn được xác định theo phương pháp của Davies (1984)

Bảng - Xác định các thành phần của cây bị Chà vá chân đen ănCác loại Đặc điểm nhận biếtLá trưởng thành Các loại lá đã phát triển đầy đủCuống lá Phần liên kết giữa phiến lá và cành câyLá non Phân biệt với các lá trưởng thành bởi ít nhất 02 đặc điểm sau:

kích thước nhỏ hơn, màu nhạt hơn/đỏ hơn, chưa duỗi thẳng, v.v..

Hoa và nụ hoa Mô sinh sản; đài hoa, tràng hoa, v.v..Hạt Mầm và lá mầm, nhưng không có vỏ hạt dày Quả chín Lá noãn và các mô bao quanh lá noãn bao gồm cả vỏ quả xơ;

có màu vàng, đỏ, v.v.. và vỏ quả mọng hoặc mềmQuả xanh Lá noãn và các mô bao quanh lá noãn bao gồm cả vỏ quả xơ;

có màu xanh, nhạt, v.v.. và vỏ quả cứng

Nguồn: Davies, 1984

7.2.8. Phương pháp nghiên cứu thảm thực vật rừngĐiều tra thảm thực vật theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn (50x50m). Dựa theo

bản đồ địa hình và khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu, lập các ô tiêu chuẩn tại các khu vực ghi nhận có sự xuất hiện của chà vá chân đen. Các ô tiêu chuẩn thực vật này đảm bảo tính đặc trưng của các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu.

Tiến hành xác định chiều cao, đường kính cây và lấy mẫu định danh tất cả các cây có DBH ≥ 10 cm thuộc phạm vi của ô tiêu chuẩn điều tra. Các mẫu thực vật được gởi đi chuyên gia phân loại thực vật định danh.

Page 12: Đề cương tham khảo

12

7.2.9. Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu được thống kê và phân tích bằng chương trình thống kê Excel,

SPSS, bản đồ được xử lý và chỉnh sửa bằng chương trình MapInfo.

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

8.1. Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm sinh thái học

của loài Chà vá chân đen tại khu vực bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh

Khánh Hòa.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác bảo tồn

nguyên vị loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, đồng thời xây dựng cơ sở

cho việc bảo tồn chuyển vị, nuôi nhốt và cứu hộ loài Chà vá chân đen tại Việt

Nam.

8.3. Các kết quả nghiên cứu chính:

1). Số lượng cá thể, quần thể và vùng phân bố của loài Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

2). Xác định một số tập tính sinh thái của loài, trong đó mô tả và xác định một

phần tập tính của loài hoạt động và sinh hoạt trên mặt đất, mõm đá tại bán đảo

Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

3). Xác định được các tác động của người dân địa phương lên hệ sinh thái rừng

và quần thể loài Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh

Khánh Hòa.

4). Đưa ra được các giải pháp quản lý và bảo tồn nguyên vị quần thể Chà vá

chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Page 13: Đề cương tham khảo

13

9. Khung logic nghiên cứu

Mục tiêu NC Nội dung NCPhương pháp

NCKết quả dự kiến

- Nghiên cứu

tài liệu chuyên

ngành.

- Nghiên cứu tài liệu

của các nhà khoa học

trước đây về hướng

nghiên cứu

Phương pháp kế

thừa

- Tổng hợp được

đề cương chi tiết.

- Xây dựng cơ sở

để viết luận văn

- Xác định một

số đặc điểm sinh

học, sinh thái

của quần thể

Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn

Hèo

- Số lượng quần thể

- Kích thước và cấu

trúc đàn (số lượng cá

thể, thành phần độ

tuổi, giới tính, kích

thước quần thể).

- Tổ chức đàn.

- Phương pháp

điều tra khảo sát

tuyến.

- Phương pháp

xác định các

nhóm tuổi giới

tính

- Điều tra khảo sát

toàn bộ khu vực

bán đảo Hòn Hèo.

- Xác định được

số lượng quần thể;

cấu trúc, kích

thước, tổ chức đàn;

một số đặc điểm

hình thái theo các

nhóm tuổi.

- Xác định vùng

sống và sử dụng

vùng sống của

Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn

Hèo

- Nơi sống

- Kích thước vùng

sống

- Nơi ngủ.

- Phương pháp

nghiên cứu vùng

sống.

- Xác định được

vùng sống của loài

tại khu vực nghiên

cứu.

- Xác định một

số tập tính của

Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn

- Tập tính kiếm ăn.

- Tập tính xã hội

- Tập tính di chuyển.

- Phương pháp

thu thập tập tính.

Thu thập được tập

tính của loài tại

khu vực nghiên

Page 14: Đề cương tham khảo

14

Hèo - Tập tính nghỉ ngơi. cứu.

- Xác định các

tác động ảnh

hưởng đến loài

Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn

Hèo

- Về những ảnh

hưởng trực tiếp: săn

bắt, buôn bán động

vật hoang dã

- Về những ảnh

hưởng gián tiếp:

khai thác gỗ, lâm sản

ngoài gỗ, phát triển

du lịch, khu công

nghiệp, đốt than,…

- Phương pháp

điều tra phỏng

vấn.

- Phương pháp

điều tra khảo sát

tuyến.

- Xác định được

các tác động trực

tiếp và gián tiếp

ảnh hưởng đến loài

Chà vá chân đen

trên bán đảo Hòn

Hèo

- Đề xuất giải

pháp bảo tồn

loài Chà vá chân

đen tại bán đảo

Hòn Hèo

- Hiện trạng quản lý

tài nguyên rừng tại

bán đảo Hòn Hèo:

+ Những thành quả

đạt được trong quản

lý.

+ Những khó khăn

và thách thức của

ban quản lý.

- Đề xuất giải pháp

bảo tồn loài Chà vá

chân đen tại bán đảo

Hòn Hèo

- Phương pháp

kế thừa.

- Phương pháp

điều tra phỏng

vấn.

- Đề xuất giải

pháp bảo tồn loài

Chà vá chân đen

tại bán đảo Hòn

Hèo.

Page 15: Đề cương tham khảo

15

10. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

TT Nội dung nghiên cứuThời gian thực

hiệnNgười tham gia

1

- Nghiên cứu tài liệu chuyên

ngành theo hướng đề tài.

- Tổng hợp viết đề cương

Từ tháng 11/2012

đến tháng 12/2012Nguyễn Ái Tâm

2

- Xác định một số đặc điểm

sinh học, sinh thái của quần

thể Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo

Từ tháng 1/2013

đến tháng 3/2013

Nguyễn Ái Tâm

Kiễm lâm địa bàn

Người dân địa phương

3

- Xác định vùng sống và sử

dụng vùng sống của Chà vá

chân đen tại bán đảo Hòn

Hèo

Từ tháng 4/2013

đến tháng 9/2013

Nguyễn Ái Tâm

Người dân địa phương

4

- Xác định một số tập tính

của Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo

Từ tháng 4/2013

đến tháng 9/2013

Nguyễn Ái Tâm

Người dân địa phương

5

- Xác định các tác động ảnh

hưởng đến loài Chà vá chân

đen tại bán đảo Hòn Hèo

Từ tháng 1/2013

đến tháng 9/2013

Nguyễn Ái Tâm

Người dân địa phương

6

- Đề xuất giải pháp bảo tồn

loài Chà vá chân đen tại bán

đảo Hòn Hèo

Từ tháng 1/2013

đến tháng 9/2013

Nguyễn Ái Tâm

7- Viết và tổng hợp số liệu

- Hoàn thành báo cáo

Từ tháng 10/2013

đến tháng 12/2013

Nguyễn Ái Tâm

Page 16: Đề cương tham khảo

16

11. Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam – Tập I, Phần Động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội.

[2] Nghị định 32/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006,

quy định về quản lý và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,

quý hiếm từ rừng Việt Nam.

[3] Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn (2008), Danh lục các

loài thú hoang dã Việt Nam, Shouladoh Book Sellers.

[4] Hoàng Minh Đức (2008), Điều tra giám sát đa dạng sinh học và bảo tồn linh

trưởng, Viện sinh học nhiệt đới – Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển.

[5] Lê Hiền Hào (1973), Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

[6] Hà Thăng Long (2008), Báo cáo tổng kết Chương trình nghiên cứu sinh thái,

tập tính và bảo tồn loài chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Vườn

quốc gia Kon Ka Kinh, Tỉnh Gia Lai.

[7] Phạm Nhật (2002), Thú linh trưởng Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

[8] Lê Khắc Quyết (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của voọc mủi

hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh

Hà Giang, Luận văn thạc sĩ Động vật học, Trường đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Vĩnh Thanh (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài

Voọc quần đùi trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) ở Khu bảo

tồn thiên nhiên Vân Long và đề xuất một số giải pháp bảo tồn, Luận án

Tiến sĩ sinh học, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Đào Văn Tiến (1985), Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 17: Đề cương tham khảo

17

Tiếng Anh

[11] Brandon, J. (2004), Asian Primate Classification, International Journal

of Primatology.

[12] Corbet, G. B. and Hill, J. E. (1992), The Mammals of the Indomalayan

Region: A Systematic Review, Natural History Museum Publications,

Oxford University Press, Oxford.

[13] Hoang Minh Đuc, Ly Ngoc Sam (2005), Distribution of the black-shanked

douc langur in Nui Chua National Park, Ninh Thuan province, Vietnam.

Australasian Primatology. 17:11-19

[14] Hoang Minh Đuc, Baxter, G. (2006a), Distribution Patterns of the Black-

Shanked Douc Langur in Nui Chua National Park and Phuoc Binh NR,

Vietnam International Journal of Primatology:27 Supp.

[15] Hoang Minh Đuc, Baxter, G. (2006b), Feeding Ecology of the Black-shanked

Douc Langur in Nui Chua National Park and Phuoc Binh NR, Vietnam

International Journal of Primatology:27 Supp.

[16] Hoang Minh Đuc (2007), Ecology and Conservation Status of the black-

shanked douc (Pygathrix nigripes) in Nui Chua and Phuoc Binh National

Parks, Ninh Thuan Province, Vietnam, School of Natural and Rural

Systems Managemen, University of Queensland.

[17] Ha Thang Long (2003), Preliminary survey of distribution and population of

grey-shanked douc monkeys (pygathrix cinerea) in Vietnam, MSc, Social

Anthropology Oxford, Oxford Brookes University.

[18] Ha Thang Long (2009), Behavioural ecology of grey-shanked douc monkey

(pygathrix cinerea) in Vietnam, PhD, University of Cambridge.

[19] Ha Thang Long, Nguyen Ai Tam, Ho Tien Minh, Nguyen Thi Tinh and Bui Van Tuan (2011), Survey of the northern buff-cheeked crested gibbon (Nomascus annamensis) in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai Province, Vietnam, Fauna & Flora Inernational.

Page 18: Đề cương tham khảo

18

[20] Ha Thang Long, Nguyen Ai Tam, Tran Huu Vy, Bui Van Tuan, Tran Ngoc Son, Tran Van Bang (2011), Biodivesity Survey of Macaque, Langur and Duoc Monkey in and Around the Phong Nha – Ke Bang National Park, Quang Binh, Viet Nam, A report for the Nature Conservation and Sustainable Natural Resource Managenment in Phong Nha – Ke Bang National Park Region Project, Quang Binh.

[21] IUCN (2006), The 2006 IUCN Red list of threatened species, URL:

http://www.redlist.org/.

[22] Nadler, T., Momberg, F., Le Xuan Canh, Lormee, L. (2003), Leaf

monkey, Frankfurt Zoological Society - Cuc Phuong National Park

Conservation Program, Fauna & Flora International, Vietnam Program,

Ha Noi.

[23] Nadler, T., Ha Thang Long, Vu Ngoc Thanh, Roos, C. (2007), Conservations

status of Viet Nam Primates, Viet Nam joural of Primatology.

[24] Nadler, T., Ha Thang Long, Vu Ngoc Thanh, Roos, C. (2008), Conservations

status of Viet Nam Primates, Viet Nam joural of Primatology.

[25] Pham Duy Thuc, Covert, H., Polet, G., Becker, I. and Tran Van Mui (2005),

Notes on the Primates of Cat Tien National park, Conservation of

Primates in Vietnam, Frankfurt Zoological Scoiety, Vietnam Primate

Conservation Programme, Hà Nội.

[26] Timmins, R. J. and Soriyun, M. (1998), A wildlife survey of the Tonle San

and Tonle Srepok river basins in Northeastern Cambodia, Fauna & Fiora

International, Indochina-Programme, Hanoi and Wildlife Protection Office,

Phnom Penh.

Page 19: Đề cương tham khảo

19

Phụ lục

1. Thu thập số liệu phỏng vấn

STT (1)

Người phỏng

vấn(2)

Đối tượng được phỏng vấn Tên loài

Họ và tên(3)

Địa điểm P/v(4)

Tuổi (5)

Nghề nghiệp

(6)

Tên Việt Nam

(tên phổ thông)

(7)

Tên la tinh(8)

Tên địa phương

(9)

Địa danh gặp (10)

Sinh cảnh

nơi gặp(11)

Thờigian gặp (12)

Số lượng(***) Tác động quan trọng nhất (15)

Ghi chú (16)

Số lượng đàn đã

gặp (13)

5 năm trước (14)

2. Các tác động trên tuyến điều tra

STT(1)

Ngày/tháng/năm(2)

Ngườiquan sát(3)

Tuyến (4)

Chiềudài

tuyến (km) (5)

T/G bắt đầu K/S (6)

T/G kết thúc KS (7)

T/G quansát

thấy tác động(8)

Số lượng(9)

Các tác động trên tuyến điều tra

Ghi chú(18)

Săn bắn (10)

Lán trại(11)

Xẻ gỗ

(12)

Chặt cây (13)

Bẫy ĐV (14)

Động vật dính bẫy (15)

Người đi rừng

(16)

Nươngrẫy(17)

3. Thu thập số liệu về loài trên tuyến điều tra – quan sát trực tiếp

Page 20: Đề cương tham khảo

20

Tt(1) Ngày (2)

Tuyến (3)

Người quan sát(4)

Thời gian bắt đầu khảo sát (5)

Thời gian kết

thúc khảo sát

(6)

Đối tượng quan sát Hoạt

động của

động vật(9)

Tên Việt Nam (7)

Tên Khoa học (8)

T/g bắt đầu quan sát Đ/v(10)

T/g kết thúc

quan sát ĐV (11)

Cấu trúc bầy đànSL cá

thể ước đoán (18)

Đực TT

(12)

Cái TT (13)

Trưởng

Thành(TT)(14)

Bán TT(15)

Con nhỡ(16)

Con non(17)

Số lượng cá thể

quan sát

(19)

Khoảng cách từ người

quan sát đến các cá thể (m) (20)

Độ

cao

(21)

Sinh cảnh rừng

(22)

Tọa độ

Thời tiết(25)

Tác động trên

tuyến điều tra

(26)

Ghi chú (27)

Kinh độ

(23)Vĩ độ (24)

4. Thời tiết

Mã hoá Thời tiết Mã hoá Thời tiết1 Trời nắng trong xanh 6 Trời mưa nặng hạt3 Trời nhiều mây <60% 7 Trời mưa rào4 Trời nhiều mây >60% 8 Trời gió nhẹ5 Trời mưa phùn 9 Trời gió rung tán cây

5. Bảng thu thập số liệu tập tính Chà vá chân đen tại Hòn Hèo

Page 21: Đề cương tham khảo

21

Thời gian(1)

Số hiệu cá thể

(2)Giới tính

(3)Độ tuổi

(4)HĐ sơ cấp

(5)

HĐ thứ cấp(6)

KC đến cá thể

gần nhất(7)

Giới tính của cá thể gần nhất

(8)

Độ tuổi cá thể

gần nhất(9)

Số cá thể trong 1

scan(10)

Độ cao ĐV trên

cây(11)

Chiều cao cây(12)

Loại giá đỡ

(13)

Vị trí của đàn định vị bằng GPS(14)

Vị trí của đàn theo địa danh

(15)

Khoảng cách giữa

2 điểm khi đàn di

chuyển >= 50m

(16)

Thời tiết (thay đổi)

nắng, mưa, gió

(17)Ghi chú

(18)

6. Loại giá đỡ:

TT Phân loại giá đỡ Kích thước giá đỡ1 Cành to >20cm2 Cành to 2 10 – 203 Cành nhỏ 1 5 – 104 Cành nhỏ 2 <55 Tán cây6 Mặt đất, đá

7. Phân loại tập tính sơ cấp và tập tính thứ cấp của Chà vá chân đen

Tập tính sơ cấp số mã hóa Tập tính thứ cấpĂn 1 lá non

2 lá già3 quả chín4 quả chưa chín5 hạt6 Chồi non(giống búp lá)

Page 22: Đề cương tham khảo

22

7 Hoa8 vỏ cây9 Không rõ10 loại khác

Nghĩ

11 Ngồi co ro12 Ngồi thẳng13 Ngồi treo mình14 nằm sấp15 Kiểu khác

Di chuyển

16Kiểu nữa treo mình (2 tay bám cành,

chân bám giá đỡ)

17Tung người kiểu vượn (2 tay bám cành, 2 chân thả lỏng, co lên ko chạm giá đỡ)

18 Kiểu đi 4 chân trên giá đỡ19 Kiểu nhảy

20Kiểu bò (bốn chân bám giá đỡ, hạ thấp

người)21 kiểu khác

Xã hội

22 giao phối23 Khơi mào hoạt động giao phối24 Tự chải lông25 Chải lông con khác26 Được cá thể khác chải lông27 Chơi 1 mình28 Chơi với cá thể khác29 Chơi cả nhóm30 De dọa cá thể khác31 đuổi theo cá thể khác32 Bị cá thể khác đuổi33 Giành giật thức ăn34 Giành giật vị trí35 Đánh nhau với cá thể khác36 Đánh nhau với cá thể khác đàn37 Nhìn cảnh giới38 Kêu báo động39 Kêu tìm đàn (khi bị lạc)40 Kêu TT giữa mẹ và con41 Kêu khác42 Cho con bú43 Hoạt động xã hội khác

Hoạt động khác 44 Đại tiện45 Tiểu tiện

Page 23: Đề cương tham khảo

23