42
ĐỀ CƯƠNG MÔN CHẨN ĐOÁN Câu 1: Nêu khái niệm và nhiệm vụ môn chẩn đoán: - Chẩn đoán là môn khoa học về khám bệnh. Nó nghiên cứu các phương pháp để tìm hiểu các gia súc trước và khi mắc bệnh nhằm thu thập và phân tích, tổng hợp các triệu chứng để chẩn đoán bệnh là gì? Câu 2: Các phương pháp chẩn đoán bệnh gia súc (tổng quát): 2.1. Phương pháp kiểm tra thông thường (quan sát-sờ-nắn-gõ- nghe-ngửi): a. Quan sát: Nhìn bằng mắt thường hoặc bàng đèn soi b. Sờ nắn: - Sờ nắn bên ngoài: kiểm tra sức tim va vào vách thành ngực, nhiệt độ ngoại biên, độ ẩm của da, lực căng của cơ. Kiểm tra khối u, thủy thũng, khí thũng… - Sờ nắn bên trong: khám nội tạng, khấm dạ cỏ loài nhai lại, khám ruột, gan thận, lách thú nhỏ - Khám trực tràng: sờ nắn các bộ phận bên trong như tiết niệu, sinh dục, gan, dạ dày, ruột, phúc mạc trên thú lớn thông qua trực tràng *Lưu ý: sờ từ nhẹ đến mạnh, sờ từ rìa vào trung tâm, từ bộ phận khỏe đến bộ phận bệnh. c. Gõ: - Gõ trực tiếp: dùng ngón tay phải (trừ ngón cái) chụm lại, gõ vào vùng cần khám - Gõ gián tiếp: gõ qua ngón tay và gõ bằng bằng búa và tấm gỗ * Một vài lưu ý khi gõ: - Búa gõ phải vuông góc với phiến gõ - Khi gõ phải giữ yên tĩnh - Phiến gõ đặt sát bề mặt vùng gõ (không sát quá mà cũng không để hở). - Tai người nghe nên ngang tầm với phiến gõ để nghe âm được chính xác - Nên gõ 2-3 cái/điểm gõ. - Khi gõ : gia súc nhỏ thì để nằm, gia súc lớn thì để đứng d. Nghe:

đề cương chẩn đoán

Embed Size (px)

DESCRIPTION

đề cương chẩn đoán

Citation preview

Page 1: đề cương chẩn đoán

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHẨN ĐOÁN

Câu 1: Nêu khái niệm và nhiệm vụ môn chẩn đoán:- Chẩn đoán là môn khoa học về khám bệnh. Nó nghiên cứu các phương pháp để tìm hiểu các gia súc trước và khi mắc bệnh nhằm thu thập và phân tích, tổng hợp các triệu chứng để chẩn đoán bệnh là gì?

Câu 2: Các phương pháp chẩn đoán bệnh gia súc (tổng quát):2.1. Phương pháp kiểm tra thông thường (quan sát-sờ-nắn-gõ-nghe-ngửi): a. Quan sát: Nhìn bằng mắt thường hoặc bàng đèn soib. Sờ nắn:- Sờ nắn bên ngoài: kiểm tra sức tim va vào vách thành ngực, nhiệt độ ngoại biên, độ ẩm của da, lực căng của cơ. Kiểm tra khối u, thủy thũng, khí thũng…- Sờ nắn bên trong: khám nội tạng, khấm dạ cỏ loài nhai lại, khám ruột, gan thận, lách thú nhỏ- Khám trực tràng: sờ nắn các bộ phận bên trong như tiết niệu, sinh dục, gan, dạ dày, ruột, phúc mạc trên thú lớn thông qua trực tràng*Lưu ý: sờ từ nhẹ đến mạnh, sờ từ rìa vào trung tâm, từ bộ phận khỏe đến bộ phận bệnh.c. Gõ:- Gõ trực tiếp: dùng ngón tay phải (trừ ngón cái) chụm lại, gõ vào vùng cần khám- Gõ gián tiếp: gõ qua ngón tay và gõ bằng bằng búa và tấm gỗ* Một vài lưu ý khi gõ:- Búa gõ phải vuông góc với phiến gõ- Khi gõ phải giữ yên tĩnh- Phiến gõ đặt sát bề mặt vùng gõ (không sát quá mà cũng không để hở).- Tai người nghe nên ngang tầm với phiến gõ để nghe âm được chính xác- Nên gõ 2-3 cái/điểm gõ.- Khi gõ : gia súc nhỏ thì để nằm, gia súc lớn thì để đứngd. Nghe:- Nghe trực tiếp: dùng miếng vải sạch phủ lên vùng cần nghe ròi áp tai vào vào nghe- Nghe gián tiếp: dùng ống nghe để nghe* Một số lưu ý khi nghe:- Để gia súc nơi yên tĩnh- Gia súc phải đứng yên- Loa nghe phải để sát bề mặt vùng nghe, không quá hở nhưng cũng không nên ấn quá mạnh- Khi nghe phải tập trung tư tưởng không nên nói chuyện- Luyện nghe âm lúc thú bình thường >>Dễ phát hiện ra âm bệnhe. Ngửi: phát hiện lúc mùi khác thường mà khi khỏe mạnh thú không có-Viêm phổi hoại thư; gia súc thở ra có mùi thối- Xeton huyết: hơi thở nước tiểu mồ hôi có mùi Chloroforme- Nhiễm độc niệu thì da, mồ hôi, có mùi nước tiểu2.2. Phương pháp kiểm tra phòng thí nghiệm:- Kiểm tra lý, hóa tính : máu, nước tiểu, dịch vị, dịch thẩm xuất

Page 2: đề cương chẩn đoán

- Kiểm tra bằng kính hiển vi: hình thái và số lượng huyết cầu, cặn nước tiểu, thành phần hữu hình và chất chứa ở dạ dày, ruột, ký sinh trùng và vi trùng…- Xét nghiệm vi sinh vật2.3. Phương pháp chẩn đoán đặc biệt và cơ năng:- Dùng kính soi trực tràng, âm đạo, xoang mũi- Dùng ống thông thực quản, dạ dày, niệu đạo- Chọc dò xoang ngực, xoang bụng, tủy sống- Kiểm tra bằng tia X- Chọc dò sinh thiết gan, xương- Chẩn đoán cơ năng

Câu 3: Các dạng biến đổi bệnh lý của tổ chức cảm nhận được khi sờ nắn:- Dạng bột nhão: ấn vào thấy mềm như bột nhão; sau ấn để lại vết ấn lâu mới nhất ( thủy thũng, dạ cỏ bội thực).- Dạng ba động (bùng nhùng): đập nhẹ vào vùng khám thấy dịch thể bên trong ba động (dịch thể: máu, mủ, dịch lâm ba). Ấn mạnh thì lõm xuống, có cảm giác ba động.- Dạng khí thủng (âm vò tóc): tổ chức bị khí thủng thì mềm và chứa đầy khí, ấn tay nghe tiếng nổ lép bép (bệnh ung khí thán, khí thủng dưới da…).- Dạng cứng (chắc): vùng khám chắc khi ép tay vào (gan bị viêm tăng sinh).- Dạng rất cứng (rắn): sờ vào rắn như đá (các khớp xương bị u xương).

Câu 4: Các âm nghe được khi gõ: a. Âm trong: âm phát ra vang , mạnh và dài rõ ràng >>tổ chức chứa khí bên trong - Phế âm: âm bình thường của vùng phổi- Âm trống: bộ phận bên trong chứa nhiều khí nghe như tiếng trống- Âm bùng hơi: nghe to nhưng không vang như trốngb. Âm đục: âm phát ra ngắn và yếu (gõ vùng gan, bắp cơ dày)- Âm đục tuyệt đối: âm phát ra yếu và ngắn>>tổ chức không chứa khí (gõ vùng tim, gan)- Âm đục tương đối: âm giữa trong và đục tuyệt đối>>tổ chức có chứa rất ít khí(rìa phổi, phổi viêm hóa gan).

Câu 5: Nêu trình tự khám bệnh:- Đăng ký và hỏi bệhn- Khám theo trình tự: khám chung>>khám các hệ thống (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, máu và cơ quan tạo máu).- Kiểm tra phòng thí nghiệm- Kiểm tra đặc biệt và cơ năng

Câu 6: Các điều cần biết khi ghi bệnh án của thú (đăng ký và hỏi bệnh):a. Đăng ký: Tên hay số của gia súc, loài, phái tính, giống, tuổi, thể trọng, giá trị sữ dụng, màu lông…b. Hỏi bệnh- Hỏi về đời sống sinh hoạt trước khi thú bệnh

+ Nguồn gốc + Tình hình ăn uống, chuồng trại, quản lý, chăm sóc và sử dụng truosc khi gia súc

mắc bệnh?

Page 3: đề cương chẩn đoán

+ Gia súc có nhốt chung với thú mới mua về không?+ Tình hình bệnh trước đây?+ Quy trình phòng bệnh

- Hỏi tình trạng bệnh súc:+ Thời gian thú mắc bệnh?+ Số gia súc bị bệnh, số đã chết?+ Những triệu chứng đã thấy?+ Có nghi ngờ do nguyên nhân gì hay không?+ Đã có điều trị chưa?+ Có chẩn đoán sơ bộ là bệnh gì chưa?

Câu 7: Khám niêm mạc thú và những thay đổi bệnh lý:a. Vị trí khám: niêm mạc mắt, mũi, miệng, âm hộb. Thay đổi bệnh lý- Niêm mạc nhợt nhạt: do thiếu máu, mất máu do thương tích (vỡ gan, lách, dạ dày…), do ký sinh trùng, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính, thiếu máu truyền nhiễm…- Niêm mạc đỏ ửng: do mạch máu xung huyết hoặc xuất huyết (nhiệt thán, dịch tả, thiếu máu truyền nhiễm ngựa, huyết ban…)-Niêm mạc tím bầm:

+ Niêm mạc có màu tím xanh >> máu chứa nhiều CO2, HbCO2

+ Do rối loạn nghiêm trọng ở tiểu tuần hoàn, gây trở ngại quá trình trao đổi O2, CO2 ở phổi và mô bào (viêm cơ tim, bệnh ở van tim, viêm phổi nặng, phổi khí thủng, dạ cỏ chướng hơi).- Niêm mạc có màu vàng hoàng đản:

+ Do trong máu có nhiều sắc tố mật(bilirubin).+ Tắc ống dẫn mật do sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật+ Hồng cầu vỡ nhiều: Bilirubin tích lại trong máu nhiều, dưới da (do thú mắc các

bênh truyên nhiễm phá vỡ hồng cầu, ký sinh trùng đường máu, bệnh viêm phổi, trúng độc+ Gan bị tổn thương: viêm xơ hóa, ung thư >> chức năng gan bị rối loạn,

Bilirubin tích lại trong máu, dưới da.- Dử mắt (ghèn):

+ Do tế bào thượng bì bong tróc, chất tiết, mủ đọng lại trong mí mắt+Thú thiếu vitamin A, bệnh truyền nhiễm (dịch tả heo, trâu bò >> viêm niêm mạc

mắt; đậu gà).+ Gia súc già thường có dử mắt

-Niêm mạc sưng: Do niêm mạc bị viêm, ứ máu, thấm ướt >> niêm mạc dày lên, thể tích lồi ra (dịch tả trâu, bò, viêm màng mũi thối loét…).

Câu 8: Trình bày phương pháp khám lông da:8.1. Khám lông: thú khỏe mạnh >> lông bóng, mềm mại, đều, bám chắc vào da- Lông thô và khô: lông dài ngắn không đều, dễ rụng, gãy, xơ xác. Do dinh dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại kém, tú bị trụi lông có thể do chân lông bị xáo trộn bởi nhũng nguyên nhân nào đó hay bị ngộ độc (Hg), thiếu Cu, rối loạn Kích thích tố…- Thay lông chậm: thường là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, thú hồi phục chậm.

Page 4: đề cương chẩn đoán

- Rụng lông không đúng mùa thay lông: Do ký sinh trùng ngoài da, nấm gây rụng lông lốm đốm, từng đám hay toàn thân, bệnh ký sinh trùng đường ruột, đường máu. Thú bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối laojn thần kinh.8.2. Khám da:a. Màu sắc của da: - Da nhợt nhạt: là triệu chứng thiếu máu. Tùy theo mức độ mà da có màu sắc khác nhau: trắng bệch, vàng trắng, trắng xám…- Da nhợt nhạt cấp tính: khi gia súc mất nhiều máu trong một thời gian ngắn: chấn thương, vỡ lách, vỡ gan, vỡ dạ dày...- Da nhợt nhạt mãn tính: gia súc bị suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa; rối loạn trao đổi chất, gia súc thiếu máu, bị bệnh truyền nhiễm mãn tính- Da đỏ ửng:

+ Da đỏ do xung huyết: dễ thấy ở những vùng da mềm và mỏng (bệnh cấp tính: đóng dấu, tụ huyết trùng, viêm da, ký sinh trùng da…)

+ Đỏ ửng những lấm tấm xuất huyết từng đám: thường gặp ở nhũng vùng da mỏng( thú bị bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn heo…).- Da tím bầm: xanh tím nếu thú có da trắng (triệu chứng của sự rối loạn tuần hoàn, hô hấp nặng).- Da có màu vàng hoàng đản: dưới da thú trong máu có nhiều Bilirubinb. Nhiệt độ của da: -Kiểm tra trực tiếp bằng tay: dùng mặt ngoài của của tayVị trí: Ngựa: tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng, 4 chân: Trâu bò dê cừu: mũi , gốc sừng, mé ngực, 4 chân; Heo: mũi tai và 4 chân; gia cầm: mào, cẳng-Dùng nhiệt kế: đo thân nhiệt thông qua niêm mạc miệng, hậu môn, âm hộ( thú cái)Một số lưu ý:Nhiệt độ da nơi lông dày cao hơn vùng da thưa lôngMũi tai nóng hơn đuôi chânGia súc làm việc nhiệt độ nosnh hơn gia súc vùng đứng yênc. Mùi của da: một số bệnh làm thay đổi mùi đặc trưng của da- Ure niệu, vỡ bàng quang: da có mùi nước tiểu- Bò bị Xeton huyết: da có mùi Chloroforme- Mùi thối: da có đốm hoại tử- Mùi tanh hôi: thú bị bạch lỵ, phó thương hàn- Độ ẩm của da: do sự phân tiết của tuyến mồ hôi, co thể xếp theo thứ tự: Ngựa > bò > dê > cừu > heo > chó > mèo > gia cầm (không có mùi hôi).

Câu 9: Một số bệnh lý có liên quan đến độ tăng giảm nhiệt độ da:- Nhiệt độ cao hơn bình thường: do huyết quản căng rộng>>máu đến nhiều(thú sốt cao, gia súc hưng phấn, đau đớn kịch liệt, trâu bò làm việc dưới nắng gắt).- Nhiệt độ thấp hơn bình thường: tuần hoàn bị trở ngại (thú bị tê liệt sau khi sinh, chứng xeton huyết, thú mất nhiều máu, rối loạn thần kinh).- Nhệt độ lạnh cục bộ: thủy thũng, tê liệt tại chỗ, 4 chân lạnh >> suy tim >> máu không chảy đến.- Chỗ nóng, chỗ lạnh đối xứng nhau: gặp ở chứng đau bụng trên ngựa.

Câu 10: Một số bệnh lý liên quan đến độ phân tiết mồ hôi trên thú:

Page 5: đề cương chẩn đoán

a. Mồ hôi ra nhiều: toàn thân và cục bộ- Toàn thân: thường gặp trong các bệnh :

+ Bệnh gây khó thở nghiêm trọng: viêm phổi, khí thủng+ Bệnh gây đau đớn kịch liệt : đau bụng ngựa, viêm móng+ Bệnh gây co giật liên tục: uốn ván+ Bệnh gây rối loạn tuần hoàn nặng+ Cảm nóng, cảm nắng+ Tiêm nhiều adrenalin, acetylcholin+ Hạ sốt trong các bệnh sốt cao.

- Cục bộ: do tổn thương đầu mút dây thần kinh, tủy sống; phản ứng từng phần vì các khí quan tương ứng bị vỡ ( vỡ dạ dày, ruột ở ngựa)- Mồ hôi lạnh và nhầy: lúc bị choáng, trúng độc, vỡ dạ dày, quá sợ, sắp chết…- Mồ hôi lẫn máu: do máu chảy vào tuyến mồ hôi >> xuất huyết (bệnh huyết ban, bệnh truyền nhiễm).- Mồ hôi ít: cơ thể mất nước (bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy nặng, vỡ bàng quang, sốt cao).

Câu 11: Kiểm tra đàn tính của da:- Đàn tính của da giảm khi:

+ Gia súc già yếu, suy dinh dưỡng+ Da bị viêm, bị ghẻ lâu dài, bị lao.+ Tổ chức dưới da bị bệnh làm da teo lại, tổ chức dưới da tăng sinh.+ Cơ thể mất nước, mất máu( thương tích, xuất huyết nội, sau khi sinh).

- Cách kiểm tra: nắm một dúm da bên cổ, lưng, sườn dúm lại rồi buông ra >> xem độ đàn hồi của da.

Câu 12. Nêu một số dạng bệnh lý của da:- Chứng dày da (paraketatosis):

+ Xảy ra cục bộ hay toàn thân+ Tế bào dính vào nhau+ Thường thấy do khẩu phần thiếu kẽm hoặc quá nhiều canxi

- Viêm da: (Dermatitis): Thường do vi trùng, nấm, ký sinh trùng, hóa chất (Td, As), dinh dưỡng (thiếu vitamin nhóm B).- Nổi loét: do mụn vỡ, hoại tử, viêm- Vết thương do dập nát hay loét: do cọ xát(mõm hông, đầu gối…)- Vết sẹo: vết tích của vết loét >> đã lành- Những mảnh vảy ngoài da: phía dưới là các mụn mủ, những vết thương…

Câu 13. Nêu vị trí và các dạng bệnh lý của hạch lâm ba:a. Vị trí: - Trâu bò: hạch dưới hàm, trước vai, trước đùi, trên vú. Bệnh sờ được hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu.- Ngựa: hạch dưới hàm, trên đùi. Bệnh sờ nắn được hạch trên tai, hạch cổ, hạch trước vai.- Heo, mèo, chó: hạch trong bẹnb. Các dạng bệnh lý:- Hạch sưng cấp tính: hạch nóng, đau cứng. Các thùy nổi rõ, di động kém, mặt hạch trơn, do viêm nhiễm vi trùng hay độc tố nơi vùng hạch phân bố (viêm cấp tính niêm mạc mũi

Page 6: đề cương chẩn đoán

>> sưng hạch dưới hàm). Dễ thấy trong các bệnh: tị thư cấp tính, viêm phổi-màng phổi truyền nhiễm, tụ huyết trùng)- Hạch có mủ: do viêm cấp tính. Hạch sưng to, nóng, đỏ, đau >> phần giữa mềm >> sờ thấy bùng nhùng, lông rụng >> vỡ, hoặc chọc thấy mủ (bệnh lao hạch, tị thư, viêm hạch truyền nhiễm ở ngựa).- Hạch tăng sinh và biến dạng (sưng mãn tính): sờ bên ngoài thấy hạch sưng to, cứng, ấn không đau, bề mặt hạch không đều, không di động. thường gặp ở bệnh máu trắng, lao hạch, bệnh xạ khuẩn.

Câu 14. Nêu ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng, vị trí, cách kiểm tra a) Ý nghĩa :

Nhiệt độ cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe diễn biến bệnh kết quả điều trị Phân biệt bệnh là cấp tính hay mãn tínhCần cho chẩn đoán bệnh

b) Các yếu tố ảnh hưởng:- Trong một điều kiện chăn nuôi: thú non > gia súc trưởng thành, già; thú cái > thú đực; cái mang thai > cái không mang thai.- Nhiệt độ thú thấp buổi sáng (1- 5h) và cao vào buổi chiều (13 -16h) ( >=0,80C)- Trời nắng gắt, nhiệt độ thú cao hơn bình thường 1-30C.- Sau khi ăn nhiệt độ cao hơn bình thường (cường độ trao đổi chất tăng).

STT Gia súc oC STT Gia súc oC1 Trâu 37 – 38,5 6 Bò 37,5 – 39,52 Dê, cừu 38,5 – 40 7 Heo 38,4 – 403 Chó 37,5 – 39 8 Mèo 38 – 39,54 Thỏ 38,5 – 39,5 9 Gà 40 - 425 Vịt 41 – 43 10 Ngựa, lừa 37,5 – 38,5

c) Cách kiểm tra:- Dùng nhiệt kế: vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt xuống dưới khắc cuối cùng, hoặc điều khiển nút tự động( nhiệt kế điện tử).- Sát trùng >> bôi vaselin/ xavon.- Gia súc đo ở trực tràng, âm đạo (con cái): nhiệt độ trực tràng < nhiệt độ máu: 0,5-10C; nhiệt độ âm đạo < nhiệt độ trực tràng: 0,2-0,50C; lúc mang thai nhiệt độ tăng 0,50C - Gia cầm: đo ở nách cánh- Đo hai lần/ngày: sáng 7-9h; chiều 4-6h- Gia súc lớn: để ngập 2/3 vào trực tràng, gia súc nhỏ: cho vào 1/ 3 – 1/ 2 >> giữ 5 phút

Câu 15: Sốt, phân loại sốt, rối loạn thường gặp, thân nhiệt thấp hơn bình thường:a. Sốt:- Khi nhiệt độ cơ thể lên cao quá mức bình thường mà không do nguyên nhân sinh lý thì được gọi là sốt . Là phản ứng toàn thân, làm rối loạn chức năng điều tiết nhiệt >> nhiệt độ cao hơn bình thường - Chất gây sốt: protein hay những sản phẩm phân giải của nób. Phân loại sốt:-Theo mức độ sốt:

+ Sốt nhẹ: nhiệt độ hơn bình thường 0,5 - 1oC: bệnh nhẹ+ Sốt trung bình: nhiệt độ hơn bình thường 1 - 20C: viêm họng, viêm phế quản

Page 7: đề cương chẩn đoán

+ Sốt cao: nhiệt độ hơn bình thường 2 - 3oC: truyền nhiễm, nội khoa…+ Sốt rất cao: nhiệt độ hơn bình thường > 30C: bệnh truyền nhiễm cấp tính.

-Theo thời gian sốt: + Sốt cấp tính: sốt 2 tuần > 1 tháng: nhiệt thán, viêm phổi-phế quản truyền nhiêm+ Sốt bán cấp: sốt kéo dài đến 1,5 tháng: tị thư, huyết ban, viêm phổi-phế quản+ Sốt mãn tính: vài tháng > hàng năm: lao, tị thư mãn, tiên mao trùng mãn.+ Sốt đoãn kỳ: vào giờ đến vài ngày, do tiêm huyết thanh, rối loạn tiêu hóa...

-Theo đường biểu diễn sốt:+ Sốt định kỳ: có 3 giai đoạn: sốt liên miên, sốt lên xuống, sốt cách quãng+ Sốt bất định hình: sốt không theo một quy luật nhất định

c. Thời kỳ sốt:- Thời kỳ thân nhiệt tăng- Thời kì sốt đứng- Kỳ hạ sốtd. Rối loạn thường gặp:- Run- Rối loạn tiêu hóa- Rối loạn hệ tim mạch- Rối loạn hô hấp- Hệ tiết niệu thay đổi- Hệ thần kinh: thú uể oải, lờ đờ, hệ thần kinh ở trạng thái ức chế- Máu: bạch cầu trung tính tănge. Thân nhiệt thấp hơn bình thường:- Nhiệt độ thấp hơn bình thường 10C: bại liệt sau khi đẻ, xeton huyết, trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, viêm màng não tủy, u não…- Nhiệt độ <= 240C gia súc chết

Câu 16: Nêu các phương pháp khám hệ tuần hoàn:- Lâm sàng: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe, đo huyết áp- Cận lâm sàng: điện tâm đồ, siêu âm, x-quang.

Câu 17: Vị trí, cách khám, các bệnh lý liên quan đến tim:a. Vị trí: - Trâu, bò: 5/ 7 bên trái: đáy ngang giữa ngực; đỉnh nằm ở phần sụn sườn số 5, cách xương ức 2cm; bờ trước - sau: xương sườn 3 – 6.- Dê, cừu: tương tự trâu, bò, ngưng cách xa ngực hơn- Ngựa: 3/ 5 bên trái; đáy gần giữa ngực; đỉnh nghiêng trái, cách xương ức 2cm; bờ trước – sau; xương sườn 2 - 6.- Heo: Khoảng 3/5 ngực trái; đáy giữa ngực; đỉnh nơi tiếp giáp giữa sụn sườn 7 và xương ngực, cách xương ức 1,5cm.- Chó: khoảng 3/5 ngực trái; đáy giữa ngực; đỉnh tiếp giáp phần sụn sườn 6-8, cách xương ức 1cm.b. Cách khám tim: - Quan sát:

+ Xem màu sắc da, nêm mạc+ Quan sát chấn động của thành ngực do tim tạo ra

Page 8: đề cương chẩn đoán

- Sờ nắn: nhận biết vị trí, cường độ, thời gian đập, tính mẫn cảm+ Vị trí: trâu, bò: vùng sườn 3-5 bên trái+ Khi sờ nắn cần chú ý; Lực đập; vị trí đập động; vùng tim đau; tim đập động âm

tính; tim rung.- Lực đập:

+ Tim đập mạnh hơn bình thường: tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim tâm thất tăng (viêm cơ tim cấp tính, thiếu máu truyền nhiễm , sốt cao, viêm nội tâm mạc, trúng độc atropin….)

+ Tim đập yếu, lực đập yếu, diện tích đập nhỏ: thành ngực bị thủy thũng >> tích nước xoang ngực, phổi khí thủng, suy tim…- Vị trí: vùng tim đập động có thể thay đổi do khối u, dịch thẩm xuất chèn đầy(chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, thoát vị, tích nước xoang ngực trái.- Vùng tim đau: gia súc cảm giác đau, tránh, rên khi sờ nắn (viêm bao tim do ngoại vật, viêm màng phổi).- Tim đập động âm tính: khi tim đập, thành ngực lõm vào trong- Tim rung: thành ngực ở vùng tim chấn động nhẹ (viêm bao tim, bệnh ở van tim, lỗ động mạch chủ, lỗ nhĩ thất trái hẹp).c. Gõ:theo gian sườn 3, 4, 5, 6: gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm âm gõ rồi nối lại.-Vùng âm đục bình thường:

+ Trâu, bò, dê, cừu: vùng âm đục tương đối (gian sườn 3-4). Âm đục tuyệt đối xuất hiện khi tim to hoặc bao tim bị viêm

+ Ngựa: vùng âm đục tuyệt đối hình tam giác: đỉng ở gian sườn 3, dưới đường nngang kẻ từ khớp vai-cơ khuỷu-đường cong lấy từ đỉnh đến cuối ườn 6; xung quanh bao bọc bởi âm đục tương đối rộng 3-5cm.

+ Heo:không xác định được vùng âm đục+ Chó: vùng âm đục tuyệt đối nằm giữa gian sườn 4-5

- Thay đổi bệnh lý: + Vùng âm đục mở rộng về phía trên và sau 1-2 xương sườn (tim nở dày, viêm

bao tim, phổi hóa gan).+ Vùng âm đục tim thu hẹp hoặc mất (phần phổi dưới tim bị khí thủng)+ Vùng âm đục di chuyển+ Vùng âm đục có âm bùng hơi(viêm bao tim do ngoại vật, nếu thối rữa >sinh

hơi, tùy theo mức độ đôi khi còn nghe được âm kim thuộc).- Gia súc có phản xạ đau: bao tim bị viêm, viêm màng phổi.d. Nghe:- Tim hoạt động bình thường: tiếng I: “pùm”, tiếng II:”pụp”

“pùm: “pụp”Âm thanh kéo dài trầm nghỉ Âmthanh gọn ngắn: nghỉ dài

Tâm nhĩ co bóp ngắn Van động mạch chủ và van động mạch phổi đóngTâm thất co bóp

Tâm nhĩ thất đóngVan động mạch mở

Nghe rõ ở mõm tim lúc mạch đập e. Bệnh lý liên quan đến tim:* Cả hai tiếng tim đều thay đổi:- Do tim đập nhanh và mạnh

Page 9: đề cương chẩn đoán

- Gia súc mập >> tiếng tim nghe không rõ (thành ngực dày).- Bệnh ở thành ngực: thủy thũng, khí thủng; lồng ngực hay bao tim tích nước; viêm cơ tim giai đoạn đàu (tim đập mạnh tiếng tim rõ).- Vị trí tim xa thành ngực- Thành phần máu: máu loãng>tiếng tim vang* Cường độ tiếng tim thứ nhất thay đổi: do lực co bóp của tim thay đổi và do độ đầy máu ở tâm thất- Tiếng tim thứ nhất tăng: giai đoạn đầu viêm cơ tim, các loại thiếu máu, gia súc sốt.- Tiếng tim thứ nhất giảm: viêm cơ tim giai đoạn sau, biến tính cơ tim, tim dãn; hở van nhĩ thất* Cường độ tiếng tim thứ hai thay đổi (do áp lực trong động mạch quyết định)- Tiếng tim thứ hai tăng: huyết áp động mạch chủ và động mạch phổi tăng (viêm thận, tâm thất trái nở dày; khí thủng phổi, viêm phổi, hở van hai lá, lỗ nhĩ thất hẹp).- Tiếng tim thứ hai giảm: hở van động mạch chủ hay hở van động mạch phổif. Tính chất tiếng tim thay đổi:- Tiếng tim tách đôi: do chức năng cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hoạt động của tim bị trở ngại >> hai bên tâm thất không co, giãn cùng lúc.- Tiếng tim thứ nhất tách đôi: hai bên tâm thất phải và trái không co bóp cùng lúc; một bên tâm thất thoái hóa hay nở dày hoặc do một nhánh bó His dẫn truyền bị trở ngại.- Tiếng tim thứ hai tách đôi: van động mạch chủ và van động mạch phổi không đóng cùng một lúc; độ đầy máu của hai bên tâm tâm thất không đều (van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường)- Tiếng ngựa phi: triệu chứng của suy tim- Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: âm phụ xuất hiện trước tiếng tim thứ nhất >> tâm nhĩ co bóp trước không liền với tâm thất co bóp- Tiếng ngựa phi tâm thu: âm phụ xuất hiện ngay sau khi tiếng tim thứ nhất >> một bên tâm thất đập chậm.- Tiếng ngựa phi tâm trương: âm phụ xuất hiện trong thời kỳ nghỉ- Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh, hai tiếng tim rất giống nhau, không phân biệt được tiếng một và tiêng hai (biểu hiện của chứng suy tim).

Câu 18. Nêu các dạng âm khi nghe tim:a. Tạp âm trong tim:- Âm tạp do biến đổi thực tế: do các van đóng không kín, các lỗ trong tim hẹp (các van bị viêm >> các van và dây chằng dính liền với nhau). Có 3 dạng:

+ Tiếng phổi tâm thu: pùm-xì-pụp: lỗ động mạch chủ hay lỗ động mach phổi hẹp; van 2 lá, van 3 lá đóng không kín

+ Tiếng phổi tâm trương: pùm-pụp-xì: van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng không kín; lỗ nhĩ thất hẹp.

+ Tiếng thổi tiền tâm thu: xì-pùm-pụp (pùm-pụp-xì-pùm-pụp): lỗ nhĩ thất hẹp, thực ra cũng là tiếng thổi tâm trương nhưng phát ra cuối kỳ tâm trương.- Âm tạp do thay đổi chức năng: do chức năng của tim hay mạch quản rối loạn hoặc do tính chất máu thay đổi. có hai loại:- Tiếng thổi do hở van vì chức năng:van nhĩ thất (phải,trái) đóng không kín >> máu chảy ngược trở lại qua những lỗ hở (ngựa suy dinh dưỡng, già yếu).

Page 10: đề cương chẩn đoán

- Tiếng thổi do thiếu máu: máu loãng, độ nhớt thấp >tốc độ máu chảy nhanh(bệnh lê đạng trùng, thiếu máu truyền nhiễm của ngựa).b. Tạp âm ngoài tim:- Thường do bệnh ở bao tim hay màng phổi - Tiếng cọ bao tim màng phổi:tiếng cọ ngoại tâm mạc: giống tiếng lụa cọ vào nhau, phát ra cùng với hai kỳ tim hoạt động- Tiếng cọ bao tim màng phổi: tiếng cọ ngoại tâm mạc - phế mạc (màng phổi bị viêm).- Tiếng vỗ nước: tiếng óc ách âm bơi: do viêm bao tim >> vùng âm đục tuyệt đối của tim mở rộng, viêm nàng phổi

Câu 19. Hệ thống thần kinh tự động của tim gồm những phần nào:- Nút Keith-Flack (nút SA): phần trước tâm nhĩ, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào- Nút Asschoff-Tawara (nút nhĩ thất: AV): ở phần dưới vách nhĩ thất.- Bó His: bắt nguồn từ nút AV và chia làm hai nhánh phải và trái- Chùm Purkinj: do hai nhánh bó his phân ra và tận cùng của cơ tâm thất.

Câu 20. Nêu vị trí và phương pháp kiểm tra động mạch ở gia súc:a. Vị trí; - Trâu, bò: đm đuôi, đm mặt- Ngựa: đm hàm ngoài, đm mặt, đm đuôi- La, lừa: đm đuôi- Gia súc nhỏ: đm đùi- Heo, cầm: không bắt mạch được- Kiểm tra mạch bằng cách dùng ngón trỏ để kiểm tra: tần số, tính chất và nhịp điệu của mạch.b. Tần số mạch: Những yếu tố ảnh hưởng:- Giống:- Phái tính: đực < cái. Bò cái lớn: 60-80 lần/ phút; bò đực lớn: 36-60 lần/ phút- Thể vóc: non > già. Bê 2 tuần tuổi: 100 - 120 lần/ phút; bê 2-12 tháng tuổi: 80- 100 lần/ phút- Chế độ làm việc- Thời tiết- Ăn no: tần số tăng* Tần số mạch tăng- Khi gia súc sốt cao, thân nhiệt tăng 10-C >> tần số mạch tăng 8-10 nhịp- Tim suy nhược- Thiếu máu cấp tính, mãn tính >> huyết áp hạ >> tần số mạch tăng- Bệnh gây đau đớn >> kích thích thần kinh (dãn dạ dày, đầy hơi ruột, xoắn ruột, tắc ruột, viêm ruột, trúng độc >> suy tim); dây thần kinh phế vị >> mạch tăng (viêm não, tiêm atropin).* Tần số mạch giảm: - Do thần kinh phế vị hưng phấn >> mạch đập chậm (ứ máu não, u não, thủy thũng não, viêm màng não; thú sắp chết, hoàng đản, viêm thận cấp, huyết áp tăng do trúng độc…)c. Tính chất mạch:- Căn cứ vào độ cao:

Page 11: đề cương chẩn đoán

+ Mạch to: máu chảy vào đm nhiều >> mạch nổi rõ hơn bình thường, mạch chắc chắn (bệnh truyền nhiễm cấp tính, tâm thất trái nở dày, viêm cơ tim thời kỳ đầu, cao huyết áp).

+ Mạch nhỏ: máu chảy vào đm ít, thành mạch chấn động nhẹ >> mạch nhỏ và cứng (bệnh viêm thận mãn và xơ cứng động mạch).

+ Mạch chỉ: mạch đập rất yếu, rất nhỏ (suy tim do viêm cơ tâm, viêm nội tâm mạc, thú kiệt sức sắp chết).

+ Mạch rung sờ vào thấy thành mạch rung khẽ (suy tim nặng).- Căn cứ vào độ căng thành mạch:

+ Mạch cứng: mạch căng, mạch quản cứng(uốn ván, bệnh ở thận, trúng độc, xơ cứng động mạch, viêm phúc mạc…)

+ Mạch mềm: cảm giác đập rất yếu hoặc không có(suy tim, cơ thể mất nhiều máu…).- Căn cứ vào độ dày của mạch:

+ Mạch dày: lòng mạch chứa đày máu, thành mạch quản căng tròn(khi thú vận động mạnh hay sốt)

+Mạch vơi: lòng mạch không đầy máu, không căng(thú suy tim, mất máu, hẹp van đm chủ).d. Loạn nhịp: Do thần kinh phó giao cảm quá hưng phấn hay tim bị liệt. Có 4 loại: - Loạn nhịp do chức năng hình thành xung động bị rối loạn- Loạn nhịp do tính hưng phấn rối loạn- Loạn nhịp do dẫn truyền trong tim bị rối loạn- Loạn nhịp do cơ tim co bóp rối loạn.

Câu 21. Ý nghĩa của việc khám tĩnh mạch:- Phương pháp: quan sát - sờ - nắn - nghe.- Ý nghĩa: biết được tính tuần hoàn của cơ thể; tổn thương ở tim và mạch quản; những thay đổi tính chất máu.

Câu 22. Nêu các trường hợp tĩnh mạch sung huyết:Lượng máu trong tĩnh mạch tăng, có thể cục bộ hay toàn thân.a. Ứ máu tĩnh mạch toàn thân:- Do máu về tim bị trở ngại - Tim không đủ sức đẩy máu- Van ba lá đóng không kín- Lỗ nhĩ thất phải hẹp.- Viêm bao tim, tích nước bao tim- Thấy rõ ở tĩnh mạch dưới ngực, bụng, bốn chân, tĩnh mạch vú và ngoài ngực (bệnh tim nặng, niêm mạc đỏ, thủy thũng ở ngực và bụng).b. Ứ máu tĩnh mạch cục bộ:- Lượng máu lưu thông ở cục bộ bị trở ngại- Do viêm cục bộ, khối u chèn ép, nhồi huyết, sẹo làm rắc tĩnh mạch >ứ máu, nặng có thể gây thủy thũng cục bộ.

Câu 23. Tĩnh mạch đập là gì, nêu các trường hợp tĩnh mạch đập:- Tim hoạt động làm thay đổi dung tích thành mạch

Page 12: đề cương chẩn đoán

- Các trường hợp:+ Tĩnh mạch đập âm tính: tĩnh mạch đập cùng kì tim giãn.+ Tĩnh mạch đập dương tính: triệu chứng đặc thù của hở van 3 lá: tim co bóp,

máu từ tâm thất phải chảy ngược lên tâm nhĩ phải>tĩnh mạch cổ+ Tĩnh mạch đập động: van tĩnh mạch chủ đóng không kín

Câu 24. Huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng và nêu một số huyết áp ở gia súc bình thường Huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch- Huyết áp động mạch:

+ Tâm thất co bóp: huyết áp động mạch cao nhất+ Tâm trương, huyết áp động mạch thấp nhất.

- Yếu tố ảnh hưởng:+ Lực co bóp của tim: lực yếu >> huyết quản co nhỏ+ Kích thước lòng huyết quản+ Lực trương của huyết quản+ Độ nhớt và tốc độ máu chảy: độ nhớt cao, tốc độ chảy chậm >> huyết áp càng

cao.+ Mạch: càng nhanh >> huyết áp càng thấp.+ Tuổi, phái tính, tình trạng làm việc, nhiệt độ môi trường

- Huyết áp bình thường của một số loài gia súc:Gia súc Huyết áp cao nhất Huyết áp thấp nhấtBò 110-140 30-50Ngựa 110-120 35-50Dê, cừu 100-120 50-56Heo 135-155 45-55Chó 120-140 30-40

Câu 25. Nêu những thay đổi bệnh lý của huyết áp:- Huyết áp cao: Gặp ở bệnh gây đau đớn(viêm móng, viêm khớp, đau bụng), teo thận, trúng độc chì; tâm thất trái nở đầy, van động mạch chủ đóng không kín.- Huyết áp thấp: trường hợp suy tim, thiếu máu, mất nhiều máu, xẹp mạch.- Phương pháp đo:

+ Gían tiếp: đo bằng huyết áp kế+ Trực tiếp: đo bằng tay

- Vị trí:+ Trâu, bò, ngựa, la lừa: đo đm đuôi+ Chó mèo dê cừu: đo ở đm chân trước

Câu 26. Nêu trình tự khám hệ hô hấp:- Khám động tác hô hấp- Khám đường hô hấp trên- Khám ngực- Chọc dò xoang ngực- Khám đờm và các phương pháp khám đặc biệt

Page 13: đề cương chẩn đoán

Câu 27. Nêu công việc khi kiểm tra động tác hô hấp:- Kiểm tra: tần số hô hấp, thể hô hấp, nhịp thở, tính cân đối khi thởa. Tần số hô hấp: số lần gia súc thở trong 1 phút

Gia súc Tần số Gia súc Tần sốTrâu, bò 10-30 Ngựa 8-16Chó 10-30 Bò 100-150Dê, cừu 12-20 Thỏ 50-60Mèo 20-30 Heo 10-20

- Vị trí đếm: + Hoạt động lên xuống ở cánh hông+ Hoạt động của thành ngực và bụng+ Nghe tiếng thanh quản, khí quản, phế quản.+ Hoạt động của cánh mũi+ Để tay trước mũi

- Yếu tố ảnh hưởng đến tần số hô hấp+ Phái tính: đực < cái+ Tuổi: non > già+ Thể vóc: nhỏ > lớn+ Giống: nhập nội > địa phương+ Thời gian: ngày > đêm+ Bản thân thú: mang thai > không mang thai+ Nhiệt độ môi trường: khi làm việc nặng, sợ hãi >> tần số tăng.

- Thay đổi bệnh lý về tần số hô hấp:+ Thở nhanh (thở gấp)

- Thú bị sốt (bệnh truyền nhiễm cấp tính)- Thiếu máu nặng- Mắc bệnh làm hẹp thể tích phổi (viêm phổi hóa gan, tràn dịch, lao phổi);

bệnh làm mất tính đàn hồi của phổi (phổi khí thủng); bệnh làm hạn chế hoạt động của phổi(chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột).

- Cơ năng tuần hoàn bị trở ngại: suy tim, ứ huyết ở phổi- Bệnh ở hệ thần kinh, lúc quá đau đớn viêm màng bụng, màng phổi, cơ

liên sườn, phế quản nhỏ; gãy xương sườn).+ Thở chậm:

- Gặp ở bệnh làm hẹp thanh quản, khí quản, phế quản(viêm, phù thũng).- Thú bị ức chế thần kinh nặng : viêm não, sắp chết, ceton huyết ở bò.

b. Thể hô hấp: có 3 thể- Thể hỗn hợp: thành ngực và thành bụng cùng thở nhịp nhàng (trừ chó)- Thể ngực:

+ Lúc gia súc thở, thành ngực hoạt động rõ, thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động

+ Trừ chó, các gia súc khác thở thể ngực >> bệnh lý: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, cơ hoành tổn thương, dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, dạ cỏ bội thực, báng nước. Gan, lách sưng to, bàng quang căng.- Thể bụng: lúc gia súc thở, thành bụng hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động yếu hay không hoạt động >> Thú bị viêm màng phổi, khí phế quản, tràn dịch màng phổi, tích nước xoang ngực, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn.

Page 14: đề cương chẩn đoán

c. Nhịp thở:- Khoảng cách giữa hai lần thở bằng nhau, đền đặn. Tỉ lệ giữa thời gian thở và thời gian hít vào:

Heo 1:1 bò 1:1,2 ngựa 1:1,18Cừu 1:1 Dê 1:1,27 chó 1:1,64

* Những rối loạn và bệnh lý liên quan:- Hít vào kéo dài: thời gian thở và hít vào dài hơn bình thường (bệnh viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm thanh khí quản).- Thở ra kéo dài: khí trong phổi ra ngoài khó khăn (viêm phế quản nhỏ, khí thủng mãn tính).- Thở ngắt quãng: động tác hít vào và thở ra không liên tục (viêm màng phổi, thành ngực đau, viêm màng não, bại liệt sau khi sinh, trúng độc ure, ceton huyết, thú sắp chết).- Thở phản điệu: sự phối hợp giữa ngực và cơ bụng không còn nhịp điệu nữa (hít vào >> ngực phồng, bụng hóp vào, thở ra ngực hóp vào bụng phồng lên: gặp ở bệnh viêm phúc mạc, rách cơ hoành).- Thở kiểu Kussmaul: thở từng cái sâu và dài, tần số hô hấp giảm nhiều, nghe như có tiếng ra (thú bị viêm não tủy truyền nhiễm, não thủy thũng, sài sốt chó con, phó thương hàn bê nghé).- Thở kiểu Biots: thở nhanh và sâu sau đó nghỉ vài giây rồi thở lại (não ứ máu, u não, viêm não nặng, ure huyết).- Thở kiểu Cheyne-stockes: thở từ yếu đến mạnh, sâu và nhanh dần >> nhanh đến chậm, cạn và yếu dần >> nghỉ khoảng ¼-1/2 phút >> thở mạnh dầnd. Tính cân đối:- Thú bình thường, hai mé ngực và bụng hoạt động với cường độ như nhau.- Bệnh lý: một mé phổi hoạt động yếu hơn(tắc phế quản, viêm phế mạc, gãy xương sườn, viêm phúc mạc…)

Câu 28. Thở khó là gì, phân loại thở khó:- Tần số, nhịp thở, thể thở và cường độ thay đổi >> thiếu oxy, tích CO2 >> niêm mạc tím bầm, toan huyết.- Có 3 loại: a. Hít vào khó:- Do đường hô hấp hẹp (viêm thanh quản, liệt thanh quản, thủy thũng, thanh quản bị chèn ép).- Khi hít vào: cổ vươn dài, mũi nở rộng, lưng cong, ngực phồng lên, tần số hô hấp giảm.b. Thở ra khó:- Do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc có chất thẩm xuất đọng lại>phế quản hẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại (bệnh khí phế mãn tính, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi và màng phổi- Khi thở ra: kéo dài có khi phải ngắt 2 lần, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lưng cong, hậu môn lồi ra.c. Hít vào và thở ra đều khó: - Bệnh làm hẹp thể tích hô hấp của phổi (viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, xuất huyết phổi, tràn dịch hay tràn khí màng phổi, khí phế quản).- Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim…- Chướng hơi dạ cỏ, đầy hơi ruột, dạ dày đày hơi, bội thực dạ cỏ, gan sưng to.- U não, sung huyết não, viêm màng não, sốt cao…

Page 15: đề cương chẩn đoán

Câu 29. Trình bày về cách khám mũi và xoang mũi:- Đường hô hấp trên bao gồm: mũi, xoang mũi, thanh quản, khí quảna. Kiểm tra mũi: Nước mũi và niêm mạc mũi:* Nước mũi: gia súc bình thường không có nước mũi, xuất hiện nước mũi >> bệnh lý. - Lượng nước mũi:

+ Nhiều: cảm cúm, bệnh cấp tính, tị thư cấp tính…+ Ít: viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính, lao, tị thương mãn tính

- Độ nhầy: + Nước mũi trong suốt, loãng không màu: giai đoạn đầu của bệnh viêm cấp tính+ Nước mũi đục, nhầy, có mủ: viêm thanh quản, viêm đường hô hấp trên…+ Nước mũi đặc như mủ: viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư, hoại thư đường

hô hấp trên…- Màu nước mũi:

+ Nếu chỉ có tương dịch >> không màu+ Có lẫn mủ >> vàng, xanh có khi màu tro+ Lẫn máu đỏ tươi >> chảy máu trên đường hô hấp+ Màu gỉ sắt >> triệu chứng bệnh viêm phổi thùy.

- Mùi nước mũi:+ Mùi rất thối >> phổ hoại thư+ Mùi axeton >> ceton huyết+ Mùi nước tiểu >> ure huyết+ Dịch có lẫn bọt khí: thủy thũng phổi, xuất huyết+ Nước mũi lẫn thức ăn, nước bọt >> liệt thanh quản…

* Niêm mạc mũi: Cách khám: dùng 3 ngón (cái + trỏ + giữa) vạch mũi thú để xem. Các bệnh lý liên quan niêm mạc mũi:- Màu sắc niêm mạc mũi:

+ Niêm mạc sung huyết >> màu đỏ thẫm: viêm màng mũi cấp tính, viêm hầu, tị thư

+ Niêm mạc trắng bệch: thiếu máu+ Niêm mạc vàng: hoàng đản+ Niêm mạc tím bầm: thiếu O2

+ Niêm mạc xuất huyết điểm hay từng đám nhỏ: bại hyết, thiếu máu truyền nhiễm- Niêm mạc bị sưng, bề mặt căng và mọng nước: do viêm mũi cấp tính

+ Niêm mạc có mụn: tị thư (ngựa)+ Niêm mạc có vết loét: viêm niêm mạc mũi, dịch tả trâu bò, viêm màng mũi thối

loét+ Niêm mạc bị tổn thương: do vật cứng, nhọn.

b. Kiểm tra xoang mũi: gồm xoang trán, xoang hàm trên (sờ, nắn, gõ, nghe)- Quan sát: xoang mũi biến dạng: còi xương, mềm xương, ung thư xương, viêm tích mủ, viêm màng mũi thối loét; heo bị viêm teo mũi truyền nhiễm (Rhinitis athrophicas).- Sờ nắn: kiểm tra độ cứng, nhiệt độ, độ mẫn cảm, hình thái…

+ Viêm da: da nóng đau, khó di động được, không có nước mũi.+ Viêm cốt mạc: rất đau, không nóng, không có nước mũi, có thể bị biến dạng.

- Gõ: + Âm hộp: bình thường

Page 16: đề cương chẩn đoán

+ Đục tương đối, tuyệt đối: tích niêm dịch, mủ, xương tăng sinh, u xương.+ Xoang trán có âm đục: tích nhiều mủ, hay dịch thẩm xuất hoặc do viêm xương

>> xương dày lên.

Câu 30. Trình bày về cách khám thanh khí quảna. Khám bên ngoài: chủ yếu là quan sát, sờ nắn, nghe.- Quan sát: xem vùng thanh quản và khí quản có sưng không? Thanh quản sưng to(viêm thanh quản, viêm hạch truyền nhiễm, nhiệt thán, thủy thũng ác tính, xạ khuẩn).- Sờ nắn: thanh quản viêm nặng>vùng da tại chỗ nóng, ấn mạnh thú đau. Nếu lòng thanh quản, khí quản chứa nhiều chất thẩm xuất>thú thở có tiếng run hay âm nghẹt, qua sờ nắn có thể thấy được vách thanh quản rung động.- Nghe:

+ Bình thường nghe thấy âm :”Kh”+ Thanh quản hẹp, thủy thũng, u thanh quản nghe thấy âm “khò khè”. Nếu có

nhiều fibrin đọng lại trong lòng >> nghe có tiếng ran ướt, ran khô.b. Khám bên trong:- Niêm mạc sung huyết đỏ ửng, sưng hay có những lở loét nhỏ >> viêm- Kiểm tra ho: Bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt thứ nhất khí quản >> gây ho. Thú viêm thanh quản, khí quản >> gây ho dễ dàng.

Câu 31. Trình bày về khám ho:a. Tần số ho:- Ho từng cơn >> có nhiều đờm >> thú ho đến khi tống được đờm thì thôi: viêm phế quản, viêm thanh quản.- Ho kéo dài (liên tục): có thể ho liền 30-60 lần/phút, khi ho cơ bụng co giật mạnh: viêm phế quản nhỏ, viêm màng phổi, viêm phổi do ngoại vật, suyễn heo.b. Cường độ ho:- Tiếng ho mạnh (khỏe): phổi còn khỏe, đàn tính tốt (thú bị bệnh ở họng, khí quản và phế quản).- Tiếng ho yếu, thất thườn: phổi bị biến, thấm nước, đàn tính giảm, màng phổi bị dính (viêm màng phổi, lao, tị thư).c. Tiếng ho ngắn hay hay dài là do thanh quản quyết định- Tiếng ho gọn, vang: thanh quản đóng kín- Tiếng ho nhỏ, không gọn:thanh quản bị viêm, thủy thũng >> đóng không kín >> động tác ho kéo dài, yếu.- Tiếng ho khản hoặc mất tiếng: thanh quản sưng to và có thấm dịchd. Các trạng thái của ho:- Ho khan; viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi, giai đoạn đầu viêm phế quản cấp.- Ho ướt: viêm phổi, viêm phế quản.- Ho đau: khi ho thú đau đớn khó chịu (viêm màng phổi, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng, thủy thũng họng).

Câu 34. Trình bày những âm phổi bệnh lý nghe được khi dùng phương pháp nghe và các bệnh liên quan:- Tiếng ran: phát ra do niêm mạc đường hô hấp sưng hoặc chứa dịch thẩm xuất.

Page 17: đề cương chẩn đoán

- Âm ran khô: bệnh viêm phổi ở gia súc non; ran khô một vùng (bệnh lao, viêm phế quản, viêm phổi, màng phổi); ran khô lan ra toàn phổi (viêm phế quản ở ngựa).- Âm ran ướt: thấy trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi, suy tim nặng, phổi ứ máu >> thủy thũng phổi, phổi xuát huyết…- Âm vò tóc: thường thấy trong bệnh viêm phổi thùy lớn, thủy thũng phổi, viêm phế quản nhỏ, lao phổi…- Tiếng phổi vò (âm hang):do phổi có ổ mủ, hoại thư, ổ lao, gõ vùng này nghe âm bùng hơi, kim khí, bình rạn- Tiếng cọ màng phổi: lớp fibrin trên thành màng phổi cọ sát vào nhua (viêm phế mạc); tiếng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.- Tiếng vỗ nước (âm hơi): thấy trong bệnh viêm phế mạc có dịch thẩm lậu tích lại trong lồng ngực.

Câu 33. Trình bày những âm phổi bệnh lý nghe được khi dùng phương pháp gõ và các bệnh liên quan:- Âm đục: tùy theo tình trạng khí chứa trong phế nang>âm đục tương đối hay âm đục tuyệt đối.

+ Gõ rìa dưới phổi tiếp giáp với vùng âm đục của tim >> âm đục: viêm phổi thùy.+ Gõ vùng phổi có âm đục phân tán (âm đục xen kẽ phế âm hay âm bùng hơi):

viêm phổi cata.- Âm bùng hơi: thường gặp trong các bệnh sau:

+ Lao phổi+ Viêm phế quản mãn tính + Viêm phổi thùy+ Tràn dịch màng phổi+ Tràn khí màng phổi+ Cơ hoành bị rách, ruột chui qua xoang nhực

- Âm hộp: tiếng âm hưởng vang ngắn hơn âm bùng hơi (trường hợp bị khí thủng nặng, các phế nang bị giãn, thể tích phổi tăng).- Âm bình rạn: phổi có hang thông với phế quản- Âm kim buộc: bao tim tích khí hoặc thoát vị cơ hoành.

Câu 32. Trình bày tổng quát các phương pháp khám ngực:- Các phương pháp khám ngực: Quan sát, sờ nắn, gõ, nghe, x-quang, nội soi phế quản, siêu âm vùng ngực, quan sát vùng ngực- Bình thường: hai bên cơ thể hoạt động đều đặn và rõ.- Lồng ngực co giãn không rõ: phổi bị khí thủng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ.Một bên phổi hoạt động : viêm màng phổi, phổi xẹp, viêm cơ liên sườn…a. Sờ nắn vùng phổi: để cảm nhận nhiệt độ, cảm giác đau, tiếng cọ phế mạc- Từng vùng da trên ngực nóng đau: viêm da tại chỗ, viêm màng phổi.- Thú có phản xạ đau khi ấn vào khe sườn: viêm màng phổi, trấn thương- Sờ nắn thấy có cảm giác cọ sát khi gia súc thở: viêm phế mạc - Gõ vùng phổi: gõ bằng tay hay búa và phiến gõ. Gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, gõ 2-3 cái /điểm gõ, cách nhau 3-4 cm* Định vùng gõ: - Bờ trên: cách sống lưng 1 bàn tay nằm ngang

Page 18: đề cương chẩn đoán

- Bờ trước: giáp bờ sau xương bả vai- Bờ sau: là một đường cong đều* Định bờ vai:

Loài đường 1 cắt đường 2 cắt đường 3 cắtkéo đến cuối xương sườn số

xương sườn sô xương sườn số xương sườn sốTrâu, bò 11 - 8 4

Ngựa 16 14 10 5Chó 11 10 8 6

- Phổi bình thường: phế âm >> âm đục tương đối (rìa phổi) >> âm đục tuyệt đối (chân cơ hoành).* Diện tích vùng gõ thay đổi: - Vùng gõ phổi mở rộng: do phổi bị khí thủng cấp tính hoặc khí thủng mãn tính hoặc một bên bị viêm, xẹp hoặc có khối u >> diện tích phổi mở rộng về phía sau.- Vùng phổi thu hẹp: do cơ quan trong xoang bụng trướng to, đẩy cơ hoành về phía trước >> diện tích vùng phổi thu hẹp.b. Nghe trực tiếp hoặc nghe gián tiếp bằng ống nghe- Trình tự nghe giữa phổi : nghe từ trước ra sau, từ trên xuống dưới- Âm sinh lý:- Âm thanh quản: nghe ở vùng hầu >> âm “Kh”- Âm khí quản: nghe từ hầu đến ngực >> âm “kh” nhưng nhỏ hơn âm thanh quản- Âm phế quản: là dư âm của âm khí quản >> âm “Kh” - Âm phế nang: nghe trong toàn vùng phổi, rõ lúc hít vào >> âm “f”.

Câu 35. Trình bày phương pháp chọc dò và kiểm nghiệm chọc dò xoang ngựca. Vị trí chọc dò: Chọc trên dưới đường ngang kẻ từ khớp khuỷu

Loài gia súc Khe sườn bên phải Khe sườn bên tráiLoài nhai lại 5 6

Ngựa 6 7Heo 7 8Chó 6 8

b. Kiểm nghiêm dịch chọc dò: - Kiểm tra bằng mắt thường: dịch thẩm xuất thường đục (có fibrin), dịch thẩm lậu trong (thành phần dịch máu thấm qua thành mạch).- Hóa nghiệm dịch chọc dò: bằng phản ứng Rivalta và phản ứng Mopitz

+ Phản ứng Rivalta: giọt dung dịch kiểm nghiệm lan ra đục như vẩn mây trắng >> dương tính (dịch thẩm xuất); trong suốt >> âm tính (dịch thẩm lậu).

+ Phản ứng Mopitz: dung dịch đục, kết tủa >> dương tính; đục không kết tủa >> âm tính-Kiểm tra qua kính hiển vi:

+ Thấy rải rác ít hồng cầu >> chảy máu lúc chọc dò; nhiều hồng cầu >> xoang ngực có chảy máu

+ Nhiều bạch cầu trung tính: viêm màng phổi+ Toàn máu: tổn thương >> xuất huyết cơ quan trong xoang ngực.

Câu 36. Trình bày các bệnh liên quan đến sự thay đổi màu sắc của đờm:

Page 19: đề cương chẩn đoán

- Số lượng nhiều: viêm phổi, hoại thư, lao; viêm phế quản - Màu sắc:

+ Đỏ: phổi chảy máu+ Nâu xám: phổi hoại thư+ Màu gỉ sắt: viêm phôi thùy

- Một số hiện tượng đặc biệt+ Viêm phổi hoại thư, viêm phế quản mãn tính >> đờm để lâu trong cốc phân

thành 3 tầng: bọt nước-niêm dịch nhầy đục-mủ và tổ chức thối rữa+ Viêm phổi hóa mủ, viêm hầu hóa mủ, viêm mũi hóa mủ >> đờm có nhiều mủ

vàng xanh, đặc nhầy- Kiểm tra kính hiển vi thấy được:

+ Hồng cầu: bệnh gây xuất huyết+ Bạch cầu: viêm+ Vi trùng+ Tế bào thượng bì hình trụ niêm mạc khí quản, thanh quản.+ Dây chun tổ chức phổi: khi phổi bị phá hoại nặng.

Câu 37. Trình bày tổng quát các phương pháp khám hệ tiêu hóa- Phương pháp lâm sàng: quan sát – sờ nắn – gõ – nghe – ngửi- Xét nghiệm phân-phân tích máu và chất chứa trong dạ dày- Phương pháp đặc biệt: chọc dò xoang bụng, soi ổ bụng, thông thực quản – dạ dày – ruột, x-quang.

Câu 38. Trình bày quy trình khám hệ tiêu hóa:1. Kiểm tra ăn và uống2. Nhai3. Nuốt4. Ợ hơi5. Nôn mửa6. Khám miệng7. Khám họng và thực quản8. Khám diều9. Khám vùng bụng10. Khám dạ dày loài nhai lại11. Khám dạ dày đơn12. Kiểm tra chất chứa trong dạ dày13. Khám ruột14. Khám phân15. Chọc dò xoang bụng16. Khám gan

câu 39. Trình bày các biểu hiện bệnh lý khi thú nhai nuốt, lấy thức ăn, ợ hơi, nôn mửa- Kiểm tra ăn uống

+ Kém ăn hoặc không ăn: thú mắc bệnh gây sốt, bệnh ở bộ máy tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất.

Page 20: đề cương chẩn đoán

+ Ăn nhiều: thú bị đói lâu ngày, hồi phục sau khi bệnh, đái đường.+ Ăn bậy: thú rối loạn trao đổi chất, đói lâu ngày…

- Nhai: lưu ý các rối loạn nhai:+ Nhẹ: gia súc nhai chậm (sốt cao, bệnh dạ dày).+ Trung bình: nhai thì đau (đau răng, răng bị sâu, mòn không đều…)+ Nặng: nhai khó khăn (viêm niêm mạc miệng, bệnh ở xương mặt, xương hàm

dưới).- Nuốt: lưu ý các rối loạn:

+ Rối loạn nhẹ: lúc nuốt đầu vươn thẳng, lắc lư, nuốt được ít…(viêm họng, khối u hay ngoại vật ở họng).

+ Rối loạn nặng: thú chảy dãi, không nuốt được, thức ăn trào ngược ra mũi…(viêm họng nặng, tắc nghẽn họng, liệt thần kinh phế vị, thần kinh mặt).- Ợ hơi: số lần ợ hơi bình thường 20-40 lần/giờ; lưu ý các thay đổi

+ Ợ hơi nặng: dạ cỏ sinh hơi nhiều (thời kỳ đầu bệnh chướng hơi dạ cỏ, tích thức ăn trong dạ cỏ).

+ Ợ hơi giảm: dạ cỏ co bóp yếu (chướng hơi dạ cỏ, tắc rãnh thực quản; liệt dạ cỏ mãn tính >> ợ hơi có mùi thối).

+ Ngừng ợ hơi: tắc rãnh thực quản, chướng hơi dậ cỏ.- Nôn mửa: do phản xạ (vòm khẩu cái, cuống lưỡi bị kích thích…) hay do trung khu nôn bị kích thích (viêm hành tủy, viêm màng não, u não…). Lưu ý các thay đổi:

+ Số lần nôn, thời điểm xuất hiện, tính chất, mùi và thành phần chất nôn.+ Thú nôn vài lần trong ngày (trúng độc…).+ Nôn ngay sau khi ăn (bệnh dạ dày…).+ Sau khi ăn một thời gian mới nôn (tắc ruột…).+Chất nôn kiềm tính: tắc ruột non.+Chất nôn lẫn máu: viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày, dịch tả, phó thương hàn

heo.

Câu 40. Nêu các chỉ tiêu cần quan sát khi khám miệng:- Dãi, môi, mùi trong miệng, nhiệt độ, độ ẩm, niêm mạc miệng. lưỡi răng.Câu 41. Trạng thái bình thường và biểu hiện bệnh lý ở dạ dày loài nhai lại:a. Dạ cỏ: Quan sát – sờ nắn – nghe – gõ – kiểm tra chất chứa.- Quan sát biểu hiện khác thường (hõm hông trái): phình to >> chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ; lõm xuống >> tiêu chảy lâu ngày hay đói.- Sờ nắn: Lưu ý nhu động dạ cỏ:

+ Bình thường bò 2-5 lần/2 phút; dê 2-4 lần/phút; cừu 3-6 lần/2 phút.+ Nhu động mạnh nhất sau khi ăn 2 giờ, kéo dài 4-6 giờ rồi giảm xuống+ Nhu động giảm, co bóp yếu, thời gian co bóp ngắn: bệnh liệt dạ cỏ, dạ cỏ không

tiêu, bệnh truyền nhiễm.+ Nhu động tăng, co bóp nhiều, lực co bóp mạnh: giai đoạn đầu chướng hơi dạ cỏ,

trúng độc …+ Ấn mạnh vùng hông >> thú đau:viêm màng bụng.

- Nghe dạ cỏ: bình thường nhu động từ xa đến gần, nhỏ đến to, gần đến xa rồi tắc hẳn.- Gõ dạ cỏ: lực co bóp dạ cỏ lúc khỏe khoảng 40-60 mmHg.

+ Bình thường: phần trên: âm bùng hơi; phần giữa hõm hông: âm đục tương đối; phần dưới hõm hông: âm đục tuyệt đối.

Page 21: đề cương chẩn đoán

+ Dạ cỏ chướng hơi: âm trống hay âm kim thuộc.+ Dạ cỏ bội thực: âm đục (tương đối và tuyệt đối).+ Kiểm tra chất chứa trong dạ cỏ:+ pH: bình thường : 6,8-7,4, độ acid tổng số: 0,6-0,9 đơn vị.

b. Dạ tổ ong:- Sờ nắn, dẫn gia súc lên, xuống dốc, dùng thuốc tăng cường co bóp dạ tổ ong (arecolin, pilocarpin), đo huyết áp tĩnh mạch cổ, dùng máy dò kim loại, x-quang, kiểm tra máu.- Vị trí: vùng trên mõm kiếm, vùng xương sụn của ngực hơi nghiêng về trái khoảng xương sườn 6-8.- Hầu hết các phương pháp khám trên đều để chẩn đoán viêm dạ tổ ong do ngoại vật.c. Dạ lá sách: - Vị trí: bên phải gia súc, khoảng giữa gian sườn 7 – 9 – 10 trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai.- Phương pháp khám:

+ Sờ nắn: chẩn đoán viêm niêm mạc, hoại tử, tắc dạ lá sách >> thú có phản ứng đau.

+ Gõ: bình thường: âm đục, không có phản ứng đau. Phản xạ đau >> bệnh+ Nghe: chẩn đoán nghẽn dạ lá sách (tiếng nhu động yếu hay mất hẳn, tiếng nhu

động nghe được ngay sau nhu động dạ cỏ).d. Dạ múi khế:- Vị trí: nằm dưới bụng, áp vào cung sườn phải, từ xương sườn 12>mõm xương sụn vùng ngực- Phương pháp khám:

+ Quan sát: + Sờ nắn+ Gõ: bình thường có âm đục lẫn âm bùng hơi phía trên.+ Nghe: bình thường nhu động như tiếng nước chảy; dạ dày trước có bệnh >> nhu

động giảm.

Câu 42. Trình bày phương pháp khám ruột và các biểu hiện bệnh lý liên quan:- Ruột thú gồm hai phần:

+ Ruột non: tá-không-hồi+ Ruột già: manh-kết-trực.

a. Khám ruột loài nhai lại: sờ nắn-gõ-nghe- Sờ nắn: gia súc có phản xạ đau: xoắn ruột, herni ống bẹn; vùng đau rộng >> viêm màng bụng.- Gõ: ít có giá trị trong chẩn đoán

+ Tá tràng: âm đục+ Kết tràng: âm bùng hơi+ Không tràng, hồi tràng: phần trên âm bùng hơi, phần dưới âm đục

- Nghe: bình thường nhu động mịn và yếu+ Mất tiếng nhu động: tắc ruột, xoắn ruột, liệt ruột…

+ Nhu động ruột tăng: viêm cata, viêm gây tiêu chảy.b. Khám ruột gia súc nhỏ:* Heo: - Bụng chướng to >> đầy hơi; bụng xẹp >> tiêu chảy lâu ngày, đói.

Page 22: đề cương chẩn đoán

- Ấn mạnh, thấy phân cứng, tắc ruột* Loài ăn thịt:- Quan sát:

+ Bụng chướng to: đầy hơi, tích thức ăn, báng nước.+ Phình to phía trên: đầy hơi, phình to đều: tích thức ăn; phình to phía dưới: báng

nước- Sờ nắn:

+ Thú phản xạ đau: tắc, lồng, xoắn hay viêm ruột.+Thấy từng chuỗi cục phân trước xoang chậu: thú táo bón+ Bụng trễ xuống, bùng nhùng: báng nước.

- Gõ: + Âm bùng hơi: thú chướng hơi+ Âm đục: thú táo bón

- Nghe: nhu động giảm khi tắc hay viêm màng bụng.

Câu 43. Trình bày phương pháp khám phân và ý nghĩa của nó:- Phương pháp:khám bằng mắt thường: lưu ý : số lượng, độ cứng, màu sắc, mùi- Số lượng:

Loài số lượng(kg/24h) loài số lượng (kg/24h)Trâu, bò 15-35 cừu 2-5

Ngựa 15-20 Heo 1-3 Chó 0,5- Phân chứa nhiều nước: thú tiêu chảy- Phân cứng, lượng ít: thú táo bón- Thú không đi ngoài: tắc ruột- Thú sốt cao >> táo bón, lượng phân ít.- Độ cứng:

Loài tỉ lệ nước% dạng phân Trâu, bò 85 Bãi nhão

Ngựa 75 hòn tròn Dê, cừu 55 viên tròn, cứng Heo hình ống ruột

Cầm hình trụ tròn, thường khô, ngoài có lớp màng trắng+ Phân nhão hơn bình thường: nhu động ruột tăng; lượng nước trong phân nhiều

(tiêu chay, viêm ruột).+ Phân khô hơn bình thường: nhu động ruột giảm(bón, liệt ruột, viêm ruột cata).

- Màu sắc phân: phụ thuộc vào thức ăn và tuổi gia súc. Lưu ý biến đổi màu phân liên quan bệnh lý

+ Phân trắng (bê nghé, heo con): phó thương hàn, bệnh không tiêu.+ Phân lẫn máu đỏ tươi: đoạn ruột sau chảy máu+ Phân đen hơn bình thường: phân lẫn máu

- Mùi phân:+ Bình thường phân chó mèo mùi thối, phân heo ít thối hơn, phân gia súc ăn cỏ

thì không thối.+ Phân lỏng, thối: triệu chứng viêm ruột nặng+ Phân thối: chất chứa trong ruột lên men phân giải

Page 23: đề cương chẩn đoán

- Xuất huyết màng giả, niêm mạc, mủ, máu…là những dấu hiệu bệnh lý - Phân lẫn mủ, máu: viêm ruột nặng.- Hóa nghiệm phân.- Kiểm tra bằng kính hiển vi

Câu 44. Trình bày vị trí và chẩn đoán bệnh dựa vào dịch chọc dò trong xoang bụnga. Vị trí- Chọc hai bên đường trắng 2-3cm, cách sụn 10-15 cm về phía sau.- Ngựa chọc bên trái >> tránh manh tràng- Trâu bò chọc bên phải >> tránh dạ cỏb. Chẩn đoán bệnh dựa vào dịch thu được:- Ruột biến vị: dịch chọc dò nhiều, màu vàng- Ruột xoắn: dịch chọc dò có máu, lẫn chất nhầy- Viêm màng bụng: dịch chọc dò nhiều niêm dịch, fibrin- Vỡ lách, gan hay mạch quản lớn: dịch chọc toàn máu- Vỡ bàng quang: dịch chọc khai nước tiểu- Dựa vào phản ứng Rivalta >> phân biệt dịch thẩm xuất hay dịch thẩm lậu.

Câu 44. Định vị trí của gan và các thay đổi bệnh lý nhận biết được bằng phương pháp quan sát và gõ:- Phương pháp thường dùng để khám gan: quan sát, sờ nắn, gõ, kiểm tra chức năng, sinh thiết gan, soi ổ bụnga. Định vị trí gan: Trâu bò dê cừu: từ xương sườn số 6 đến xương sườn cuối cùng, một phần gan tiếp giáp với thành bụng khoảng xương sườn 10-12.b. Các thay đổi bệnh lý nhận biết bằng phương pháp quan sát và gõ:- Bình thường: vùng âm đục khi gõ từ xương sườn 12-10 trên dưới đường ngang kẻ từ mõm hông.- Gan sưng to: vùng âm đục mở rộng về sau và xuống dưới. nếu sưng rất to>sờ thấy di chuyển theo động tác thở(hõm hông bên phải). thường gặp ở các bệnh: viêm gan mạn tính, lao gan, sán lá gan, ổ mủ, ung thư…- Ngựa: bình thường gan nằm sâu trong hốc bụng, gõ không thấy được vùng âm đục

+ Gan sưng to gõ bên trái khoảng gian sườn 7-10, bên phải khoảng gian sườn 10-17 có thể phát hiện được. thường gặp ở các bệnh viêm gan mãn tính, ổ mủ…- Gia súc nhỏ

+ Bình thường gõ thấy vùng âm đục bên phải từ sườn 10-13, bên trái đến sườn 12(trên chó)

+ Gan sưng to: gan lồi hẳn ra ngoài cung sườn.

Câu 45. Sinh thiết gan, sinh thiết cục gan:a. Sinh thiết gan:- Vị trí chọc

+ Trâu bò: khe sườn 10 hay 11, bên phải. Khoảng giữa đường ngang kẻ từ mõm xương ngồi và đường ngang mõm hông

+ Ngựa bên phải khe sườn 14-15, bên trái , khe sườn 8-9, trên đường ngang kẻ từ hõm hông

Page 24: đề cương chẩn đoán

- Mục đích: làm tiêu bản tổ chức hoặc hình thái tổ chức, qua hình thái tế bào gan >> phát hiện viêm gan, các dạng gan thoái hóa…- Nhuộm theo phương pháp hóa tổ chức >> kiểm tra các thành phần glycogen, mỡ trung tính, phoxphase kiềm tính…b. Sinh thiết cục gan:- Vị trí chọc trên gan với những điểm khác nhau- Mục đích kiểm tra tổ chức tế bào gan >> chẩn đoán bệnh gan ẩn tính hoặc xét nghiệm hóa tổ chức trong nghiên cứu.

Câu 46. Chức năng gan và các phương pháp và mục đích khám chức năng gana. Chức năng gan:- Tham gia hầu hết quá trình troa đổi chất của cơ thể- Chu chuyển amin, tạo ure- Dự trữ lipid, hình thành phospholipid, cholesterol. Oxy hóa acid béo tạo thể xeton và các acid đơn giản- Tạo các vitamin A, D, B1, K.- Giải độcb. Các phương pháp thường dùng- Xét nghiệm chức năng trao đổi đường- Nghiệm pháp dùng glucose: đánh giá tình trạng gan thông qua quá trình chuyển hóa glucose >> glyogen- Nghiệm pháp dùng Adrenalin: Dựa trên sự thay đổi lượng dự trữ đường huyết của gan trước và sau khi tiêm Adrenalin- Xét nghiệm chức năng trao đổi protid: các phương pháp thường dùng- Định lượng protein huyết thanh và các tiểu phần (dùng các phản ứng Takata-ara, Weltman, Gros, phản ứng với dung dịch Lugol).- Xét nghiệm tính bền vững của protein huyết thanh- Định lượng đạm tổng số, acid uric trong máu và nước tiểu- Xét nghiệm chức năng trao đổi lipid: thường dùng các phương pháp - Định lượng lipid tổng số - Định lượng cholesterol và cholesterol ester- Định lượng phospholipid trong máu- Điện ly lipoprotein.

Câu 47. Kiểm tra máu:a. Thành phần máu:

MáuHuyết tương tế bào máu(huyết cầu)Huyết thanh Hồng cầuFibrinogen bạch cầu

Tiểu cầub. Vị trí lấy máu:- Trâu bò dê cừu tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch chân, tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch tai- Heo: tĩnh mạch tai (heo lớn); xoang tĩnh mạch cổ (heo < 50kg).- Gia cầm: lấy tim (non); tĩnh mạch cánh (trưởng thành)c. Thời gian và thời điểm lấy máu:

Page 25: đề cương chẩn đoán

- Thời điểm lấy máu:+ Lấy máu kiểm tra ký sinh trùng: lấy máu khi thú sốt+ Lấy máu kiểm tra chỉ tiêu lý hóa: Lấy máu lúc sáng sớm (khi thú chưa ăn); bảo

quản trong chất kháng đông (EDTA, Citrate natri, Heparin…).+ Lấy kháng huyết thanh: tránh làm vỡ hồng cầu; tránh để nghiêng ống tiêm >>

bề mặt tiếp xúc rộng; tỉ lệ huyết thanh/máu: 1/3.- Thời gian đông máu:

+ Trâu bò: 5-6 phút+ Ngựa: 8-10 phút

- Thời gian máu chảy (chích tĩnh mạch tai >> để máu chảy và đông tự nhiên).+ 30 giây thấm/lần đến khi nào máu hết chảy thì thôi+ Ở ngựa: 2-3 phút + Bệnh lý tiểu cầu: thời gian >= 7 phút.

Câu 48. Nộ dung kiểm tra máu:a. Lý tính: màu sắc, tốc độ lắng, sức đề kháng của hồng cầu- Màu sắc: phụ thuộc hàm lượng Hb, CO2, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu- Huyết thanh: vàng nhạt: thú khỏe; vàng sẫm: hoàng đản; màu hồng: dung huyết

+ Màu nhạt: thiếu máu+ Màu sữa: máu trắng+ Đen sẫm: rối loạn tuần hoàn, hô hấp

b. Hóa tính: kiểm tra Hemoglobin, kiểm tra Creatine (thận), định lượng đạm ngoài protid (gan thận).c. Hình thái hồng cầu:- Bắt màu khác thường

+ Hồng cầu đa sắc + Hồng cầu bắt màu quá nhạt + Hồng cầu bắt màu quá đậm

- Kích thước khác thường+ Bình thường: d = 0,5-1micromet+ Kích thước lớn: d = 2-8 micromet+ Kích thước nhỏ: d = 0,2-0,4 micromet

d. Số lượng hồng cầu:- Tăng thú mất nước- Giảm thú thiếu máu, hồng cầu vỡ, nhiễm ký sinh trùng máu, trúng độc…e. Hình thái bạch cầuf. Số lượng bạch cầu- Tăng: ung thư máu, nhiễm vi khuẩn, trúng độc- Giảm: bệnh do virus (dịch tả), trúng độc hóa chất, thiếu máu ác tính.

Page 26: đề cương chẩn đoán

ĐỀ I:1. Nghe âm phổi bình thường và bệnh lý bằng phương pháp nghe2. Chẩn đoán dạ tổ ong3. Phương pháp khám qua trực tràng, qua trực tràng ta khám được những gì4. Khi con chó không đi tiểu được chẩn đoán là chó có thể bị bệnh gì? Trình tự khám5. Nguyên nhân gây hở van 3 lá, chẩn đoán

ĐỀ II:1. Nghe âm gõ của dạ cỏ2. Ngoại tâm thu là gì? Đặc điểm3. Cách khám đường hô hấp trên4. Thú đi tiểu có màu đỏ thì chẩn đoán là bệnh gì? Trình tự chẩn đoán

ĐỀ III:1. Nêu âm gõ sinh lý và bệnh lý của tim phổi dạ múi khế dạ cỏ2. Chẩn đoán thận và bàng quang chó3. Chẩn đoán dạ tổ ong, dạ lá sách

Câu 1. Nêu âm gõ sinh lý và bệnh lý của tim, phổi, dạ múi khế, dạ cỏa. Tim: - Âm bình thường:âm đục- Âm đục tuyệt đối: vùng tim và thành ngực tiếp giáp với nhau- Âm đục tương đối: vùng giữa tim và thành ngực có 1 lớp phổi chèn - Âm bệnh lý - Âm đục tim thu hẹp hoặc mất- Âm đục mở rộng về phía trên và sau 1-2 xương sườn- Âm đục di chuyển- Âm đục có âm bùng hơib. Phổi- Âm bình thường:- Âm trong: (phế âm)- Âm đục tương đối- Âm đục tuyệt đối- Âm bệnh lý- Âm đục, âm bùng hơi, âm hộp âm bình rạn (bình nứt), âm kim thuộcc. Dạ múi khế: Có âm đục hoặc có lẫn âm bùng hơid. Dạ cỏ:- Âm bình thường- Âm bùng hơi(phần trên hõm hông)- Âm đục tương đối(phần giữa hông)- Âm đục tuyệt đối(phần trên hông)- Âm bệnh lý: - Âm trống hay âm kim thuộc (chướng hơi)- Âm đục (tương đối và tuyệt đối) bội thực

Câu 2. Chẩn đoán thận và bàng quang chó

Page 27: đề cương chẩn đoán

a. Thận: Phương pháp - Quan sát: tư thế đi tiểu- Sờ nắn: sờ nắn bên ngoài- X-quang: xem vị trí, kích thước, hình dạng- Siêu âm- Thử chức năng thận- Kiểm tra H2O nước tiểub. Bàng quang: vị trí trước xoang chậu- Sờ nắn: Căng đầy nước tiểu >> không đi tiểu được- Không tìm được bàng quang- Thú đau: tắc niệu đạo, viêm bàng quang, viêm phúc mạc- Liệt bàng quang- Siêu âm- Soi bàng quang- X-quang

Câu 3. Chẩn đoán dạ tổ ong dạ lá sách a. Dạ tổ ong: chủ yếu là cảm giác đau của thú* Phương pháp- Quan sát: dẫn thú lên dốc, xuống dốc >> đau, khó chịu- Sờ nắn: kiểm tra phản ứng đau bằng cách dùng tay đẩy mạnh vào dạ tổ ong- Gõ nghe: không đánh giá được viêm dạ tổ ong- Chụp x-quang- Dùng máy dò tìm kim loại để kiểm tra vật lạ- Kiểm tra máu, hồng cầu, bạch cầu>> Nếu viêm do vật nhọn vật nhọn đam phúc mạc >> đâm tim >> viêm tim, đâm phổi >> viêm phổi- Vị trí: Nằm trước dạ cỏ ở sườn số 6-8 phía bên trái, ít thì phía bên phải, phía sau vị trí vùng tim- Gây bệnh: Viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm bao timb. Dạ lá sách: nằm gian sườn 7-10- Sờ nắn xem phản ứng đau(viêm + hoại tử >> đau, tắc nghẽn >> không đau)- Gõ: dạ lá sách nghe âm đục- Nghe: thường dùng nghe để kiểm tra dạ lá sách- Tiếng nhu động dạ lá sách giống như tiếng nhu động dạ cỏ nhưng ít hơn- Âm lào xào giống tiếng vò tóc- Chọc dò dùng kim dài chọc dò vào dạ lá sách để xem chất chứa bên trong có cứng hay không- Nếu thức ăn khô cứng thì đâm kim vào khó, đam kim vào rồi buông tay ra nếu kim đảo qua đảo lại thì nhu động của dạ lá sách còn

Câu 4. Nêu các chỉ tiêu xét nghiệm khi thú bị hoàng đản- Niêm mạc có màu vàng hoàng đản- Máu có nhiều sắc tố mật màu vàng nhiều, ít tùy thuộc màu của niêm mạc và lượng bilirubin- Những nguyên nhân gây vàng niêm mạc

Page 28: đề cương chẩn đoán

+ Tắc ống mật: sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật, giun đũa chui vào ống mật, viêm tá tràng

+ Hồng cầu bị phá vỡ nhiều: bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu, trúng độc.

+ Gan bị tổn thương: viêm, xơ hóa, ung thư, ổ mủ…+ Máu: hàm lượng Hb

Câu 5. Khi nghe phổi làm sao biết được phổi bình thường hay không- Phương pháp: nghe trực tiếp, gián tiếp- Nghe gián tiếp: dùng ống nghe, vị trí nghe trước xương bả vaia. Âm bình thường:- Âm thanh quản nghe âm “kh”- Âm khí quản: nghe âm “kh” nhưng nhỏ hơn âm thanh quản- Âm phế quản nghe âm “kh”- Âm phế nang nghe âm”f”b. Âm bệnh lý:- Âm đục- Âm ran khô - Âm ran ướt- Tiếng vò tóc- Tiếng thổi bò (âm hạng)- Tiếng cọ màng phổi- Tiếng vỗ nước

Câu 6. Phương pháp khám qua trực tràng, qua trực tràng ta khám được những gì?- Móng tay phải cắt ngắn, đeo găng tay chuyên môn, bôi 1 lớp paraffin hoặc xà phòng ở găng tay cho trơn. Một người nắm đuôi kéo về trước tay trái người kiểm tra để lên lưng vật, tay phải cho vào hậu môn, từ từ. nếu cơ vòng hậu môn co thắt, phải chờ lúc giãn ra mới cho tay vào không được nông và quá mạnh làm tổn thương vật. trước khi khám các vị trí, nếu trực tràng có nhiều phân phải móc phân ra khi di chuyển tay vào trong phải chụm các đầu ngón tay lại- Qua trực tràng ta có thể khám được dạ cỏ, thành bụng, bàng quang, khám thân tử cung, thận trái, ruột.

Câu 7. khi con chó không đi tiểu được chẩn đoán là chó có thể bị bệnh gì? Trình tự khám- Khi chó không đi tiểu được có thể là do:- Bệnh ở thận: viêm thận không dẫn nước tiểu xuống bàng quang được- Bệnh ở bàng quang: cơ vòng co thắt, vỡ bàng quang- Tắc niệu đạo: viêm, sỏi, chèn ép bởi cơ quan lân cận- Trình tự khám

+ Kiểm tra thận:quan sát, siêu âm, x-quang, sờ nắn, thử chức năng+ Kiểm tra ống dẫn tiểu: qua trực tràng, cảm giác đau+ Khám bàng quang: sờ, nắn, siêu âm, x-quang+ Kiểm tra ống thoát tiểu: quan sát sờ nắn thông

Page 29: đề cương chẩn đoán

+ Kiểm tra nước tiểu: số lượng, màu, mùi, độ trong, độ nhớt, tỉ trọng, hóa nghiệm, kiểm tra cặn trong nước tiểu

Câu 8. Nguyên nhân hở van 3 lá, chẩn đoán- Nguyên nhân chủ yếu là do các van bị viêm cứng và teo lại làm thay đổi hình dạng và giảm hay mất đàn tính hoặc do tăng sinh làm cho mép lỗ dầy lên và sần sùi làm cho van và các dây chằng dính liền với nhau- Bệnh lý: các van đóng không kín làm máu chảy ngược lại, lỗ trong tim hẹp máu chảy qua gây nên cọ sát.

Câu 9. Nghe âm gõ của dạ cỏ:- Dạ cỏ co bóp và thức ăn chuyển động tạo thành âm gọi là tiếng nhu động dạ cỏ- Nghe như tiếng sấm từ xa đến gần, nhỏ đến to, gần đến xa và tắc hẳn- Căn cứ vào cường độ, tần số và tăng nhu động để phán đoán chức năng dạ cỏ- Nghe âm gõ: âm bình thường, âm bùng hơi, âm đục tương đối, âm đục tuyệt đối, âm bệnh lý (âm trống hay âm kim thuộc), âm đục (tương đối không tuyệt đối)

Câu 10. Cách khám đường hô hấp trêna. Kiểm ra mũi: quan sát, sờ nắn, nếu có dịch mũi thì ngửi- Ở đại gia súc, người ta kiểm tra 1 tay cầm dây mũi , 1 tay vạch mũi kiểm tra xem gương mũi ướt hay khô- Nước mũi số lượng thành phần màu sắc và mùi của nước mũib. Kiểm tra niêm mạc mũi- 1 tay cầm dây mũi, 1 tay vạch mũi xem, xem niêm mạc mũi chú ý xem màu sắc có mụn lở loét không.- Niêm mạc sung huyết: viêm màng mũi- Niêm mạc xuất huyết điểm hay từng đam nhỏ: bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm- Niêm mạc trắng bệch: thiếu máu- Niêm mạc tím bầm: thiếu O2

- Niêm mạc vàng: hoàng đảnc. Kiểm tra xoang mũi:- Kiểm tra xoang trán và xoang hàm - Quan sát xoang có biến dạng không có sừng không kết hợp với xem nước mũi- Sờ nắn: dùng mu bàn tay xem nhiệt độ chỗ xoang dùng ngón tay di di xem da có di động không- Gõ bằng tay, đối chiếu hai bên - Dùng búa gõ hay sống lưng ngón tay giữa gõ từ nhẹ đến mạnh

+ Bình thường: xoang mũi có âm hộp+ Bệnh lý: thì có âm đục tương đối hay tuyệt đối

* Chú y: khi gõ phải bắt gia súc ngậm miệng lại để phát âm ra chính xácd. Khám thanh quản và khí quản* Khám bên ngoài: chủ yếu là quan sát, sờ nắn, nghe- Quan sát: xem vùng thanh quản và khí quản có sưng không- Sờ nắn dùng tay sờ vào vùng thanh khí quản xem có nóng đau không 1 tay nắm dây mũi, 1 tay bóp vùng kiểm tra xem thể tích có gì thay đổi và phản ứng của vật

Page 30: đề cương chẩn đoán

- Nghe: dùng ống nghe đặt lên vùng kiểm tra bình thường nghe âm “kh” rât rõ bệnh lý nghe âm “khò khè”.* Khám bên trong :- Quan sát trực tiếp bằng mắt hay nhìn qua gương soi- Đối với gia súc nhỏ: mở rộng miệng dùng thanh kim loại hay cây tăm, bảng đã sát trùng đè mạnh lưỡi xuống xem niêm mạc họng, thanh quản. Thấy xung huyết ửng đỏ là triệu chứng viêm - Đối với gia súc lớn : khó khám thanh quản vì rất nguy hiểm

Câu 11. Thú đi tiểu có màu đỏ thì chẩn đoán là bệnh gì? Trình tự khám- Khi thú đi tiểu có màu đỏ thì có thể là do

+ Xuất huyết ở bàng quang, thận ống thận ống thoát tiểu+ Huyết sắc tố:+ Do thuốc+ Do ký sinh trùng

- Trình tự khám: giống như trình tự khám ở chó không đi tiểu được

Câu 12. Ngoại tâm thu là gì?