33
Câu 1: 1. Vị trí địa lí. - Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA. - Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền) *Trên đất liền: + Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang. + Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Điểm cực tây: 102019’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa. *Trên biển: kéo dài đến 6050’B và khoảng từ 1010Đ đến 117020’Đ – Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thaí Bình Dương rộng lớn. - Việt Nam nằm trên đường hằng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng. - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT). 2. Phạm vi lãnh thổ. a. Vùng đất. - Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích: 331.212km2 (niên giám thống kê 2006). (Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km2)

đề cương địa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

trang

Citation preview

Page 1: đề cương địa

Câu 1:

1. Vị trí địa lí.

- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA.

- Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền)

*Trên đất liền:

+ Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.

+ Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.

+ Điểm cực tây: 102019’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.

+ Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.

*Trên biển: kéo dài đến 6050’B và khoảng từ 1010Đ đến 117020’Đ

– Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thaí Bình Dương rộng lớn.

- Việt Nam nằm trên đường hằng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng.

- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT).

2. Phạm vi lãnh thổ.

a. Vùng đất.

- Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích: 331.212km2 (niên giám thống kê 2006). (Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km2)

- Có 4500km đường biên giới trên đất liền: Trung Quốc 1400km, Lào gần 2100km, CamPuChia trên 1100km.

- Đường bờ biển dài 3260km, cong như chữ S, chạy từ Móng Cái(Quảng Ninhđến Hà Tiên (Kiên Giang).

- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông, có 2 quần đảo lớn ngoài khơi xa trên Biển Đông: Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng).

b. Vùng biển.

* phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Page 2: đề cương địa

+ Vùng biển nước ta gồm:

- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.

- Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

- Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở).

- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m.

-> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển Đông.

c. Vùng tròi. - Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.

a. Ý nghĩa tự nhiên.

* Thuận lợi:

+ Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23023’B - 8034’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt lạnh và khômùa hạ nóng và mưa nhiều.

+ Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền.

+ Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn kháng sản năng lượng và kim loại màu.

+ Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.

* Khó khăn:

Page 3: đề cương địa

- Có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ, lụt…

b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.

*Thuận lợi

kinh tế:

+ VN nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng

=> giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Nước ta còn là cửa ngõ ra biển cho các nước Lào, TL, CPC, TQ.

+ Phát triển nền kt đa dạng, kt mở, hội nhập vào thế giới…

Về văn hóa – xã hội: vị trí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.

Quốc phòng: biển Đông với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kt và bảo vệ đất nc.

b/ Khó khăn:

- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân hóa mùa của khí hậu, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên.

- Nước ta có diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển dài, hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thể việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn.

- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.

Page 4: đề cương địa

Câu 2:Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới

- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. - Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. cao nhất vào cỏc thỏng 6 và 7 (nhiệt độ khoảng 35-360C, cũng có năm nhiệt độ lên tới 38-390C) và thấp nhất vào cuối thỏng 12, tháng 1 (nhiệt độ xuống dưới 150C, cũng có năm dưới 100C, ở một số nơi vùng núi cao nhiệt độ xuống tới 00C đó xảy ra hiện tượng sương muối, băng giá, nhưng cũng chỉ trong một vài ngày). Tuy nhiệt độ bỡnh quõn chung như vậy nhưng nó cũng khác nhau theo địa hỡnh, theo vựng của đất nước, cụ thể là nhiệt độ tăng dần theo địa hỡnh từ cao xuống thấp và từ Bắc vào Nam.

b. Tính chất gió mùaTrong năm có hai mùa gió tác động: gió Đông Bắc về mùa Đông gây ra rét, khô, lạnh và gió Đông Nam về mùa hè - Gió mùa mùa đông: Hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau hướng đông bắc Nửa đầu mùa đông mang tính chất lạnh khô, còn nửa sau mùa đôngthời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn- Gió mùa mùa hạ: Hoạt động từ tháng V đến tháng X, hướng tây nam+ Vào đầu mùa hạ thường gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn gây nên hiện tượng phơn, khiến khối khí trở nên khô nóng

+ Vào giữa và cuối mùa hạ thường gây mưa lớn và kéo dài cho các khu vực đón gió

c. Tính chất ẩm Lượng mưa, độ ẩm lớn- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500- 4000mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%. nơi có lượng mưa cao nhất là vùng Thanh - Nghệ-Tĩnh và Đà Nẵng (khoảng 3200 mm/năm) và nơi thấp nhất là Phan Rang (650-700 mm/năm); theo thời gian thỡ lượng mưa phân bố tập trung chủ yếu vào các tháng trong mùa hè chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí cao, dao động trong khoảng 80% và thay đổi theo vùng, theo mùa trong năm

d. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:

1. Khái quát về Biển Đông

Page 5: đề cương địa

+ VN nằm ở rìa đông của bán đảo Dông dương và giáp với biển đông được biển Đông bao bọc ở p hía Đông và Đông Nam. + Biển Đông là 1 vùng biển rộng trên 1 triệu km2+ Là 1 biển nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa, được thề hiện rõ nhất ở nhiệt độ nướcbiển, dòng hải lưu và thành phần loài sinh vật biển. + Biển Đông còn là biển tương đối kín.Hình dạng biển tạo nên tính chất khép kín củadòng hải lưu với hướng chảy chịu sự chi phối của gió mùa. + Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín là 2 đặc điểm cơ bản nhất của biểnĐông và nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên nước ta.

2. ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu Việt NamVN nằm ở rìa đông của bán đảo Dông dương và giáp với biển đông được biển Đông bao bọc ở p hía Đông và Đông Nam. Nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông+ Nhờ có biển Đông , khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn + Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên80% + Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn + Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh mùa đông và dịu bớt thờitiết nóng bức vào mùa hè + Biển Đông làm biến tích các khối khí đi qua biển vào nước ta

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung...)

Thiên tai- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt. - Sạt lở bờ biển.

Page 6: đề cương địa

Câu 3:rừng

Ý nghĩa của tài nguyên rừng

*Đối vs Khí hậu

Rừng là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí hậu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất nhờ vào chức năng quang hợp của cây xanh do vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

*Vs Đất đai

Rừng bảo vệ đất,ngan chặn tình trạng sói mòn rửa trôi đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất: nhất là ở những nơi có địa hình dốc,đồng thời Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất và trả lại cho đất một lượng sinh khối rất lớn làm cho đất rừng ngày càng trở nên màu mỡ

Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, này hình thành khu đất trống, đồi trọc,

*Bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt,ngăn chặn sự phá huỷ của các dũng thỏc lũ,

*giảm ô nhiễm môi trường

*Đa dạng sinh học

Rừng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim ,thú ..một số loài đc ghi trong sách đỏ việt nam

* Với kinh tế:

- rừng là “kho” cung ứng nguyên liệu sẵn có và lâu bền cho cn Dặc công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗtăng tính cạnh tranh thương mại trong và ngoài nước.

- cung cấp nguồn lâm sản ,nguồn dược liệu tự nhiên. Một số loại dược liệu như: Tam thất, nấm Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, sâm đá, sâm dây, ... hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về công dụng và cách phát triển những loài quy này.

-Du lịch sinh thái rừng

*Với an sinh xã hội

giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân sống gần rừng mang lại nguồn thu nhập

tạo công ăn việc làm thông qua các nhà máy xí nghiệp sản xuất, chế biến dùng những sản phẩm có từ rừng

Page 7: đề cương địa

Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học

a. Tài nguyên rừngSuy giảm tn rừng

- Rừng của nước ta đang được phục hồi. Năm 1983 tổng diện tích rừng là 7,2 triệu ha, năm 2005 tăng lên thành 12,7 triệu ha. Đó là nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta..

Tuy nhiên, tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).Đó là do sau 30 năm chiến tranh là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại

- Chất lượng rừng bị giảm sút: diện tích rừng giàu giảm năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

*nguyên nhân: Bên cạnh những nguyên nhân như điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý, biến

đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người.

Do chưa có biện pháp quản lý và khai thác rừng hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương

Do lực lượng kiểm lâm mỏng,phương tiện thiếu thốn, lạc hậu. Việc xử lí các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Trong khi lâm tặc

phá rừng, khai thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp. Do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư và phụ thuộc nặng nề vào tài

nguyên rừng để sinh tồn. Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ngày 1 tăng

* Biện pháp bảo vệ rừng:

+ Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng

+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân

+ Thực hiện chiến lược phủ xanh 5triệu ha rừng

b. Đa dạng sinh học

Page 8: đề cương địa

Suy giảm đa dạng sinh học

- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng loài bao gồm: 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã dạt được trong thời gian qua công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang có thách thức nhất định, đó là các hệ sinh thái rừng tự hiên bị tác động và số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa đang tăng lên.

- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong số 1460 loài thực vật, có 500 loài bị mất dần(chiếm 3%).100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.- Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.- Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ tuyệt chủng

Một số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Danh mục thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc diện rất nguy cấp như hoàng đàn rủ, hoàng đàn, bách vàng, bách tán Đài Loan; 1 số cây thuốc quý như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ diệp, tam thất hoang; các loài thực vật đặc hữu của Việt Nam như giác đế Tam Đảo, sao lá cong; cây cảnh quý hiếm như lan hài đỏ, lan hài điểm ngọc, lan hài Tam Đảo, lan hài Hê-len.

Nguyên nhân

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, thu hẹp nơi sinh sống của các loài sinh vật và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

-khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vât, buôn bán trái phép lam sản và động vật hoang dã

- ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước làm nguồn thuỷ sản nước ta bị giảm sút rõ rệt.

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

- Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

- Ban hành "Sách đỏ Việt Nam”.

- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.

Page 9: đề cương địa

Câu 4. ĐấtÝ nghĩa của tn đất* với sinh vật: đát là nơi sinh sống của các loại sinh vật ở cạn và là nơi cung cấp nguồn thức ăn*với con ngườiLà thành phần rất quan trọng của mt sống: là nơi phân bố dân cư ,xd các cơ sở kte, vh,xh,an,qpĐất là tư liệu sx không thể thay thế đc của nn và ln

Đất đai nước ta rất đa dạng gồm có 64 loại khác nhau chia thành 13 nhóm, trong đó có 2 nhóm đất quý, có giá trị kinh tế cao đó là nhóm đất phù sa và đất đỏ vàng.

Đất phù sa chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, đây là loại đất rất thích hợp cho việc gieo trồng và phát triển cây lúa nước cũng như các loại cây rau màu khác.

Đất đỏ vàng, trong đó có hai loại đất tốt:

đất đỏ vàng Feralit, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc và một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Loại đất này rất thích hợp cho việc bố trí và phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới như chè và cà phê.

đất đỏ badan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đất này là cơ sở rất tốt cho việc phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, hồ tiêu, chè và các loại cây ăn quả.

a. Hiện trạng sử dụng đất

- Năm 2005, đất sử dụng trong nông nghiệp của nước ta chỉ có khoảng 9,4 triệu ha, chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi không nhiều.

Suy thoái tài nguyên đất

1 số kiểu suy thoái đất- Phèn hóa-bạc màu,nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất- Nhiễm mặn- Xói mòn, xói lở- Sa mạc hóa

- Diện tích đất trống, đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn.Trong tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta có tới 2/3 diện tích

Page 10: đề cương địa

là đất đồi núi, đất dốc, cộng với chế độ canh tác cũ lạc hậu để lại, lượng mưa hàng năm lớn, cho nên hiện nay có tới 20% diện tích tự nhiên bị xấu đi do bị xói mũn, rửa trụi đó gõy ra hiện tượng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng.

Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụngvà 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đangcó nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn

Trung bình, lượng chất dinh dưỡng của đất hàng năm bị mất đi là chất hữu cơ 5.600 tấn/năm; nitơ 199,2 kg/năm; lân 163,2 kg/năm; Ca và Mg 33 kg/năm.Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mấtkhoảng 1cm tầng đất mặt (100m3/ha), trong đó có khoảng 6tấn mùn (tương đươngkhoảng 100 tấn phân chuồng) và 300kg N (tương đương khoảng 1,5 tấn sunphatamon). Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150 -300 tấn đất/ha. Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ- Mặt khác, phần diện tích bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và sa mạc hoá đang tồn tại ở vùng ven biển miền Trung và một số vùng khác Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (chiếm 28 % diện tích đất đai).

Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa họckỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. .

Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa:Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương. có nhiều thời kì thiếu nước kéo dài 6-9 tháng,thờikỳkhôhạn4-5thángVùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dàikhá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phânbố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

Page 11: đề cương địa

Nguyên nhân gây ra suy thoái đất* Do tự nhiên:- Vận động địa chất của trái đất: động đất, sóng thần, sông suối thay đổi dòngchảy, núi lở, nước biển xâm nhập…- Do thay đổi khí hậu, thời tiết: Mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão…*Do con người:- Chặt đốt rừng làm nương rẫy- Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt, không chống xóimòn, không luân canh…- Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, không bón phân, hoặc bón phânkhông hợp lý, không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ…- Suy thoái do ô nhiễm đất từ nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm dầu, hóa chấtđộc hại, thuốc trừ sâu...

b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Đối với đất vùng đồi núi:

+ áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư.

- Đối với đất nông nghiệp:

+ Do diện tích ít, nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây hoá.

+ Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất.

Page 12: đề cương địa

Câu 5: Nêu những đặc điểm cơ bản về dân số nước ta?

1.Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.-Nuoc ta là 1 nc đông dânDS: 84.156.000 người(2006),thứ 3 khu vực ĐNA,thứ 13 trên thế giới

+Diện tớch lónh thổ chỉ ở mức trung bỡnh (đứng thứ 62 trên thế giới) nên mật độ dân số nước ta cao: 263 người/km2. Việt Nam thuộc nhóm nước có mật độ cao nhất thế giới, gấp 5 lần mật độ trung bỡnh của thế giới và gấp 6-7 lần mật độ chuẩn (35 - 40 người/km2)

+Các tỉnh, thành phố có số dân chênh lệch khá lớn: Đông nhất là TP. Hồ Chí Minh (7,1 triệu người), Hà Nội (6,4 triệu người). Số dân ít nhất ở Điện Biên, Lai Châu, Bắc Cạn, Kon Tum, Đăk Nông (0,5 triệu người).

+Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Với dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào và cũn là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, dân số đông cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.

- Dân tộc: 54 dân tộc sống đoàn kết, Cỏc tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có những đặc điểm, phong tục tập quán, truyền thống sản xuất, tổ chức xó hội, địa bàn cư trú và trình độ phát triển.rất khác nhau.rong đó chủ yếu là dân tộc kinh . Đây là tộc người chiếm 85,7% dân số của cả nước,phân bố trên tcả các tỉnh thành và Từ xưa đến nay, người kinh (Việt) vẫn luụn giữ vai trũ chủ đạo trong quá trỡnh phỏt triển của đất nước ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xó hội, chớnh trị, quõn sự, văn hoá, ngoại giao

2.Dân số nước ta tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

DS tăng mhamh, sảy ra sự bùng nổ DS từ nửa sau thế kỉ XX.

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục được rút ngắn: từ 40 năm (1921 - 1960), xuống cũn 25 năm (1960 - 1985).

+ Bùng nổ dân số đó xảy ra ở nước ta trong thời gian dài từ những năm 50 đến những năm 70. Nếu sau 70 năm (1921 - 1990), dân số nước ta tăng thêm 50,7 triệu người, thỡ trong 35 năm đầu (1921 - 1955) chỉ tăng thêm 9,4 triệu, cũn 35 năm sau (1956 - 1990) đó tăng thêm 41,3 triệu người.

Dân số nước ta tăng không đều giữa các giai đoạn, giữa các vùng .

+ Giai đoạn trước những năm 1950, dân số tăng chậm. Theo ước tính, vào thời kỡ đầu dựng nước, dân số nước ta có khoảng 1 triệu người. Đến đầu thế kỉ XX, tăng lên 13 triệu. Nguyên nhân do trỡnh độ phát triển kinh tế thấp, cả mức sinh và tử đều cao.

Page 13: đề cương địa

+ Giai đoạn từ 1955 - 1976, dân số nước ta tăng rất nhanh, trong đó có nhiều thời kỡ mức tăng trung bỡnh năm vượt quá 3% (1954 - 1960: 3,9%, 1965 - 1970: 3,24%, 1970 - 1976: 3%). Nguyên nhân do mức tử đó giảm trong khi mức sinh cao, hoặc rất cao.

+ Giai đoạn từ 1976 đến nay, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần. Thời kỡ 1979 - 1989, mức tăng dân số bỡnh quõn năm là 2,1%. Thời kỡ 1989 - 1999, mức tăng bỡnh quõn năm giảm cũn 1,9 %, và trong 10 năm 1999 - 2009 là 1,2%. Nguyên nhân do mức sinh đó giảm, mức tử thấp và ổn định.

Các mốc tăng dân số quan trọng:

+ 1943 - 1945: Dõn số giảm từ 22,1 xuống cũn 20 triệu người; do nạn đói năm Ất Dậu.

+ 1955- 1960: Gia tăng dân số cao nhất: 3,93%

+ 1976-1979: Gia tăng nhanh do tâm lí sinh bù sau chiến tranh. Sau đó giảm nhanh do chính sách dân số kế hoạch hóa gia đỡnh

DS nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi

Nghiên cứu dân số theo giới và tuổi trên phạm vi cả nước và trong từngvùng có ý nghĩa quan trọngi vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động.

Kết cấu dân số theo tuổi và giới tính được biểu hiện qua tháp dân số hay tháp tuổi. Hỡnh dạng của thỏp tuổi cho thấy Việt Nam là nước có dân số trẻ với đáy tháp mở rộng

3.Dân cư phân bố chưa hợp lía.Giữa đồng bằng với trung du, miềdaanNu:có sự chênh lệch lớn:

-Sự phân bố dân cư ở đồng bằng:

Đồng bằng là nơi dân cư tập trung đông nhất, với chưa đầy 1/4 diện tích tự nhiên đó tập trung hơn 3/ 4 dân số của cả nước.

Đồng bằng sông Hồng với diện tớch 14685,5 km2 (từ năm 1999 về mặt hành chính bao gồm cả Vĩnh Phúc và Bắc Ninh) là địa bàn cư trú của 16.334.434 ngườiMật độ dân số cao có quan hệ trực tiếp với nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và cơ cấu ngành nghề đa dạng. Sự hiện diện của các thành phố, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn cũng góp phần làm tăng mật độ dân số của đồng bằng.

Vựa lúa lớn nhất của cả nước - Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích

39.569,9 km2 là nơi cư trú của 16.132.024 người. Những tỉnh có mật độ cao là Tiền Giang (686 người/km2); Vĩnh Long (680 người/km2); Cần Thơ (611 người /km2).

Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng nông

Page 14: đề cương địa

nghiệp không lớn nên mật độ dân số thấp hơn so với Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ở các đồng bằng của Việt Nam đất đai có hạn, mật độ dân số cao đó gõy rất nhiều khú khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu cầu đời sống và phúc lợi xó hội của người dân.

-Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi:

Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi,nhưng dân cư vùng này chỉ chiếm ¼ dân số. nơi đây dân cư còn thưa thớt.

Đây là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số với trỡnh độ phát triển kinh tế cũn thấp so với vựng đồng bằng đất chật người đông. ở trung du miền núi, gần như địa hỡnh càng lờn cao thỡ dõn số càng thấp.

Ở Đông Bắc, dân cư tương đối đông đúc như Bắc Giang (390 người/km2); Phú Thọ (361 người/km2). Trong khi đó các tỉnh vùng cao dân thưa hơn như Bắc Cạn (57 người/km2); Cao Bằng (73 người/km2) Tây Nguyên với tài nguyên đất badan nhưng dân cư quá thưa thớt, là nơi có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam (Kon Tum 32 người/km2).

b.Giữa thành thị và nông thôn.

Thành thị: 26,9% (2005), đang có xu hướng tăng lên

Nông thôn: 73,1% đang có xu hướng giảm xuống.

Sự phân bố dcu thành thị và nông thôn khác nhau qua các giai đoạn:

Trước năm 1975, số dân thành thị tang nhanh do sự hỡnh thành đô thị ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam làm dân cư dồn về khu vực đô thị để lánh nạn và làm ăn sinh sống.

Sau ngày thống nhất đất nước, số dân thành thị giảm nhanh do việc hồi hương của dân cư các thành phố lớn ở miền Nam, do điều động lao động và di cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới.

Vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX, cùng với đường lối đổi mới, nền kinh tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làm cho dân số thành thị tăng dần.

Hiện nay Cho đến hết năm 2009, số dân sống ở thành thị là 25.466 nghỡn người, số dân sống ở nông thôn là 60.558,6 nghỡn người. So với thế giới và các nước trong khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta tương đối thấp. Năm 2009, tỉ lệ dân thành thị trung bỡnh của thế giới là 50,0%, của cỏc nước đang phát triển là 44,0%, khu vực Đông Nam Á là 43,0%. Số dân ở nông thôn quá lớn phản ỏnh trỡnh độ thấp của quá trỡnh cụng nghiệp húa và phỏt triển chậm của nhúm ngành dịch vụ.

Sự phân bố dân cư nông thôn và thành thị cũng khác nhau giữa các vùng.

Page 15: đề cương địa

Đông Nam Bộ là vùng có số dân thành thị cao nhất (49,98%) và Bắc Trung Bộ là vùng có số dõn thành thị thấp nhất (12,31%).

Một số tỉnh thành phố có số dân tập trung đông đó là: Thành phố Hồ Chí Minh (83,47%), Đà Nẵng (78,63%), Hà Nội (57,56 Ngược lại một số tỉnh thành có tỉ lệ dõn thành thị quỏ thấp so với dõn ở nụng thụn: Thỏi Bỡnh (5,78%), Hà Nam (6,09%).

Công nghiệp hóa trong tương lai sẽ tạo điều kiện giảm dần sự chênh lệch về phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn.

Page 16: đề cương địa

Câu 6: Hãy phân tích những tác động của đặc điểm dân số nước ta dối với sự phát triển KT-XH và môi trường.

1.Đặc điểm cơ bản về dân số nc ta:

1.Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.-Nuoc ta là 1 nc đông dânDS: 84.156.000 người(2006),thứ 3 khu vực ĐNA,thứ 13 trên thế giới mật độ dân số nước ta cao: 263 người/km2 gấp 6-7 lần mật độ chuẩn (35 - 40 người/km2)

2.Dân số nước ta tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

DS tăng mhamh, sảy ra sự bùng nổ DS từ nửa sau thế kỉ XX.

+ Thời gian dân số tăng gấp đôi liên tục được rút ngắn: từ 40 năm (1921 - 1960), xuống cũn 25 năm (1960 - 1985).

+ Bùng nổ dân số xảy ra ở nước ta trong thời gian dài từ những năm 50 đến những năm 70 của tk XX

DS nước ta thuộc loại trẻ nhưng đang có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi

thỏp tuổi cho thấy Việt Nam là nước có dân số trẻ với đáy tháp mở rộng

3.Dân cư phân bố chưa hợp lía.Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

+ĐB và ven biển:tập trung đông, 75% dân số.

+Trung du miền núi: thưa thớt, 25% dân số.

b.Giữa thành thị và nông thôn.

+Thành thị: 26,9% (2005), đang có xu hướng tăng lên

+Nông thôn: 73,1% đang có xu hướng giảm xuống.

Tác động:

* DS đông

Thuận lợi:

+Nguồn lao động dồi dào.

Nguồn lao động dồi dào giá thành rẻ là mối quan tâm lớn cho các nhà đầu tư và đã đã đóng góp không nhỏ đến GDP của vn

+Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Quy mô dân số càng lớn thì thị trường càng lớn và nhu cầu về các sản phẩm càng lớn. điển hình như thực phẩm là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của con người. Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm của mỗi người chỉ ở mức nhất định song do quy mô dân số lớn cho nên nhu cầu sử dụng thực

Page 17: đề cương địa

phẩm lớn hơn rất nhiều. Do đó doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn.

Khó khăn:

+Khó nâng cao chất lượng cuộc sống: Sức ép đối với y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đếntrườngcònnhiều.

+Tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…

+Sự phân hóa về trình độ phát triển kinh tế – xã hội

*có nhiều tp dân tộc:

-Thuận lợi: Hình thành bản sắc độc đáo, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán, có kinh nghiệm trong sản xuất (trồng rừng,trồng lương thực, trồng cây công nghiệp…)

-Khó khăn:

+Ngôn ngữ.

+Còn có sự chênh lệch đáng kể về phát triển KT-XH.

+ Mức sống của các dân tộc ít người còn thấp.

+ Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

* DS gia tăng nhanh và cơ cấu DS trẻ:

Thuận ợi:

+Ds tang nhanh-> khiến cho lực lượng lao động bổ sung hàng năm lớn. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhiều ngành nghề đang cần một lượng lớn lao động bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô sản xuất

+ cơ cấu ds trẻ

Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các

Page 18: đề cương địa

thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững

Khó khăn Gây sức ép đối với :

Vde việc làm

-Vđe ve nhu cầu khối lượng lương thực thực phẩm

-vd Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân:

-Vde tài nguyên và mtrg :

- vde an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp

* Phân bố chưa hợp lí: Gây khó khăn cho việc sử dụng LĐ và khai thác TNTN

Ở các đồng bằng của Việt Nam đất đai có hạn, mật độ dân số cao đó gõy rất nhiều khú khăn trong việc tạo đủ công ăn việc làm, đảm bảo các nhu cầu đời sống và phúc lợi xó hội của người dân.

Page 19: đề cương địa

Câu 7 : Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản

Dựa vào các điều kiện tự nhiên và đk kinh tế xh thì nước ta vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn và hạn chế nhất định trong phát triển ngành thủy sản

1. Thuận lợi:

a. Điều kiện tự nhiên.

+ Bờ biển dài trên 3200km và vùng đặc quyền kinh tế xấp xỉ 1triệu km2 la cơ sở tốt để phát triển ngành ngư nghiệp, là địa bàn thực hiện việc khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản

+ Biển Việt Nam là biển nhiệt đới nên tài nguyên hải sản rất phong phú và đa dạng. Nước ta có vị trí địa lớ khá độc đáo, lónh thổ của đất nước lại trải dài từ 8030’ đến 23022’ vĩ độ Bắc nên có thể nói rằng biển Việt Nam là nơi giao lưu và hội tụ của các luồng di cư động, thực vật biển từ Đông Bắc xuống và từ Tây Nam lên. Trong các loài hải sản hầu như có gần đầy đủ các loại cá, tôm, cua, trai, ốc, ngao, sũ.v.v... cú nhiều loại hải sản quý cú giỏ trị kinh tế cao với trữ lượng khá lớn cũng có trong biển Việt NamTổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...

+ Có nhiều ngư trường với 4 ngư trường trọng điểm:

* Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan).

* Ngư trường Ninh Thuận – Bỡnh Thuận – Bà Rịa Vũng Tầu

* Ngư trường Hải Phũng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ)

* Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú và thuận lợi cho việc đánh bắt. Độ sâu trung bỡnh là 50m, tập trung rất nhiều đảo, trong đó có Cát Bà và Bạch Long Vĩ với tư cách như hai trung tâm khai thác chính.

Tiềm năng của vịnh Bắc Bộ khá lớn, cho phép hàng năm có thể khai thác 325 nghỡn tấn (49,2% cá nổi và 50,8% cá đáy), chiếm 24,9% trữ lượng có khả năng đánh bắt của toàn quốc. Tuy nhiên, thực trạng khai thác mới chỉ đạt 54% khả năng (175 nghỡn tấn).

Phương tiện khai thác ở đây chủ yếu là các loại tàu thuyền công suất nhỏ của các hộ ngư dân. Ước tính có khoảng 1.020 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 111,7 nghỡn CV.

+ Vùng biển Trung Bộ có thềm lục địa hẹp nên hầu như việc khai thác hải

Page 20: đề cương địa

sản tập trung ở ven bờ. So với các vùng biển khác, tiềm năng ở đây hạn chế hơn. Khả năng hàng năm có thể khai thác khoảng 1 triệu tấn (83,3% cá nổi và 6,7% cá đáy), chiếm 18,4% trữ lượng của cả nước. Sản lượng đánh bắt thực tế đạt 83% khả năng cho phép (trờn 83 vạn tấn).

Về phương tiện khai thác, có khoảng 13.178 tàu đánh bắt xa bờ ở vùng biển Trung Bộ với công suất 1.190,1 nghỡn CV.

+ Vùng biển Đông Nam Bộ giàu tiềm năng nhất với phần diện tích có độ sâu dưới 60m. Trữ lượng hải sản hàng năm có thể khai thác là 490 nghỡn tấn(42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy), chiếm 37,5% trữ lượng của toàn quốc.

Sản lượng khai thác thực tế hiện nay đạt 52% trữ lượng(hơn 253,7 nghỡn tấn) với tốc độ tăng trưởng trung bỡnh hàng năm là 9,2%.

Toàn vùng hiện có 2.642 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 300,8 nghỡn CV, chiếm 11,0% tàu thuyền và 9% tổng cụng suất toàn quốc.

+ Vùng biển Tây Nam Bộ có độ sâu trung bỡnh là 50m, thềm lục địa rộng, khả năng khai thác hàng năm rất lớn. (Chiếm 19,2% trữ lượng toàn quốc).

Sản lượng đánh bắt tăng lên khá nhanh (863,3 nghỡn tấn, năm 2006). Tốc độ gia tăng cao nhất 9,5%.

Ước tính trên vùng biển này có khoảng 5.889 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 1.739,5 nghỡn CV.

+ Dọc bờ biển cos bãi triều, đầm phá các cánh rừng ngập mặn nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

Trong đó ĐBSCL là vùng chiếm diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ lớn nhất cả nước, là nơi cung cấp thủy sản chính cho thị trường trong và ngoài nước.

+ Nhiều song, suối kênh rạch, ao hồ nuôi cá, tôm nước ngọt.

Diện tích nuôi nước ngọt cả nước năm 2010 là 390.094 ha, chiếm 35,6% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 147.572, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích nuôi ngọt cả nước với 37,8%. Đến năm 2012, diện tích nuôi nước ngọt của cả nước đạt 450.000 ha, trong đó cá tra đạt 6.120 ha.

b. ĐK KT-XH

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Các phương tiện tầu, thuyền, ngư cá được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài tăng nhanh.

- Chính sách: Nghề cá ngày càng được chú trọng

Page 21: đề cương địa

2. Khó khăm

a) ĐK tự nhiên:

- Bão, gió mùa Đông Bắc gây thiệt hại và hạn chế số ngày ra khơi.

b) kt-xh:

- Tầu, thuyền, phương tiện đánh bắt cũn chậm đổi mới năng suất lao động thấp.

- cong nghệ chế biến cú nhiều hạn chế.

- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản bị đe doạ.

- đánh bắt không có kế hoạch và sự quản lý chặt chẽ làm cho nguồn hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn lợi này đang bị khai thác quá mức. Vấn đề cấp thiết là cần phải vươn ra khơi, nhưng lại gặp khó khăn ở chỗ vốn đầu tư đóng tàu công suất lớn vượt quá khả năng của các hộ ngư dân.

Page 22: đề cương địa

Câu 8: Trình bày những đặc điểm cơ bản về cơ cấu ngành CN nước ta. Nêu những phương hướng để hoàn thiện cơ cấu CN nước ta.

1. Đặc điểm

a. Cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng: gồn 3 nhóm ngành với 29 ngành

- Nhóm ngành CN khai thác(4 ngành:than,dầu thô và khí tn, quặng kl,đá và mỏ khác).Đây là

- Nhóm ngành CN chế biến(23 ngành: sx tp và đồ uống,sx kloai, sxmays móc tbi,…).Đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất (atlat..)

- Nhóm ngành SX và phân phối điện, khí đốt và nước(2 ngành :sx,phân phối điện, ga và Sx, phân phối nước)

b. Trong cơ cấu CN hình thành nên một số ngành trọng điểm: CN năng lượng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may...

Thế nào là ngành CN trọng điểm? Vì sao ngành Cn năng lượng là ngành CN trọng điểm ở nước ta?

- CN trọng điểm: Là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về các mặt kinh tế, XH và môi trường, đồng thời có tác động mạnh đén sự phát triển của các ngành KT khác

- Ngành CN năng lượng :

tỷ trọng là ngành trọng điểm vì:

+ Nước ta có nhiều ĐK thuận lợi để phát triển CN năng lượng: có nguồn nguyên liệu sẵn có (Than, dầu khí), trữ năng thuỷ điện lớn, nhu cầu của SX và tiêu dùng về năng lượng rất lớn

+ Phát triển CN năng lượng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình CNH, hiện đại hoá

+ Sự phát triển CN NL tác động đến nhiều ngành KT khác: CN, NN, DV

+ Cho phép sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sãn có

-ngành cn chế biến lttp và ngành sx hang tdung

tỷ trọng có vị trí quan trọng, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, thuận tiện cho đời

sống sinh hoạt, góp phần tái tạo lại sức khoẻ cho người lao động CN chế biến lương thực, thực phẩm trở thành CN trọng điểm?

- Có nhiều ĐK thuận lợi để phát triển lâu dài: Nguyên liệu tại chỗ, thị trường

Page 23: đề cương địa

- Làm tăng gía trị của sản phẩm NN, thúc đẩy SX NN theo hướng hàng hoá- Tạo ra các mặt hàng XK chủ lực- Phát triển ngành này chỉ đòi hỏi vón đầu tư ít, nhưng thu hồi vốn nhanh, tăng khả năng tíchluỹ cho nền KT

c. Cơ cấu CN đang có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế hội nhập: Tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm tỉ trọng CN khai thác

2. Phương hướng hoàn thiện

- Xây dựng cơ cấu CN linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường và tình hình phát triển của đất nước và xu thế của TG

- Đẩy mạnh phát triển CN trọng điểm: Dầu khí, CB lương thực, thực phẩm, dệt may...

- Đầu tư theo chiều sâu để đổi mới trang thiết bị và công nghệ.