57
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BỘ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ******** BÀI TẬP LỚN Đề tài :“Chính sách đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ vàbài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Hồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Thành: CQ533446 Đồng Phùng Việt Hưng: CQ531786 Cao Ngọc Tân: CQ533387 Phạm Thu Trang: CQ534115 Nguyễn Thị Bảo Trân: CQ534177 Phan Tuấn Nam: CQ532594

Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNBỘ MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

********

BÀI TẬP LỚNĐề tài :“Chính sách đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ vàbài học kinh nghiệm

cho Việt Nam”.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Thành: CQ533446

Đồng Phùng Việt Hưng: CQ531786

Cao Ngọc Tân: CQ533387

Phạm Thu Trang: CQ534115

Nguyễn Thị Bảo Trân: CQ534177

Phan Tuấn Nam: CQ532594

Lớp tín chỉ: Chính sách kinh tế đối ngoại (114)_2

HÀ NỘI - 2014

Page 2: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

M c l cụ ụ

A. TỔNG QUAN VỀ HOA KÌ................................................................................2

I) Lịch sử hình thành và phát triển:........................................................................2

II) Đặc điểm chung:................................................................................................2

1. Điều kiện tự nhiên:........................................................................................2

2 Đặc điểm xã hội:...........................................................................................3

3 Giáo dục:.......................................................................................................4

4 Cơ sở hạ tầng:...............................................................................................4

5 Đặc điểm kinh tế:..........................................................................................4

B) CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ.........................................9

I. Khái niệm:........................................................................................................9

II) Chính sách ODA:..............................................................................................9

III) Chính sách thu hút FDI:.................................................................................15

IV) Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:....................................................23

C) KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...........................................34

KẾT LUẬN.............................................................................................................37

Page 3: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tế chứng minh rằng, đầu tư quốc tế chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của một quốc gia.Trong đó, Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới với những chính sách đầu tư rộng lớn góp phần thúc đẩy đất nước ngày một phát triển.

Xuất phát từ nhận thức trên, qua tìm hiểu chính sách đầu tư quốc tế của Hoa Kỳ để rút ra nhũng bài học kinh nghiệm, từ đó với mong muốn tìm ra giải pháp để áp dụng vào thực tiễn Việt Nam để góp phần hoàn thiện chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam.

Trang 1

Page 4: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

A. TỔNG QUAN VỀ HOA KÌ

I) Lịch sử hình thành và phát triển:- Sau năm 1600, phần lớn dân bản địa sống ở Hoa Kì ngày này là người Anh quốc.- Vào thập niên 1770, 13 thuộc địa Anh có đến 2,5 triệu người sinh sống nhanh chóng phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình- Tháng 4 năm 1775 dưới sự áp đặt của Nghị viện Anh, các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu .- Ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

II) Đặc điểm chung:1. Điều kiện tự nhiên:

a. Vị trí địa lý và diện tích lãnh thổ:

- Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ  thường gọi là Hoa Kỳ hoặc nước Mỹ có  diện tích: 9,826,630 km² (đứng thứ 3 trên thế giới)- Là một liên bang gồm 50 tiểu bang, một đặc khu liên bang (Columbia) và 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.- Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu; trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, Bắc giáp Ca-na-đa; Nam giáp Mê-hi-cô và vịnh Mê-hi-cô; Đông giáp Đại Tây Dương; Tây giáp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây bắc Ca-na-đa, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương.

b. Khí hậu :

Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu:

- Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng- Khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida- Khí hậu địa cực ở Alaska- Nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ- Khí hậu hoang mạc ở tây nam- Khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California,- Khô hạn ở Đại Bồn địa

c. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên:

Trang 2

Page 5: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

- Chủ yếu là đồng bằng, phía Tây là những dãy núi cao, phía Đông là đồi và núi thấp, Alaska có nhiều núi đá gồ ghề và thung lũng sông rộng lớn, Hawaii là nơi có nhiều núi lửa và có địa hình lởm chởm.- Hoa Kì có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.- Đất nông nghiệp chiếm hơn 440 triệu ha, rừng chiếm gần 220 triệu ha

2 Đặc điểm xã hội: a. Dân số:

- Tổng số dân của nước này là 308.745.538 người (số liệu 2010) đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc.- Gia tăng dân số nhanh do nhập cư: Dân nhập cư đa số người châu Âu, châu Á và Mĩ La tinh, châu Phi. Đem lại nguồn lao động, tri thức và vốn lớn mà Hoa kì ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.- Thành phần dân cư đa dạng: Do nhập cư đến từ châu lục khác nhau, hiện nay dân số Hoa kì có nguồn gốc châu Âu 83%, châu Phi 11%, châu Á và Mĩ La tinh 5% đang tăng mạnh, Anh Điêng (bản địa) khoảng 1%. Sự phân biệt đối xử với người da màu đang giảm dần.- Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay, hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư.

b. Tôn giáo:

Là 1 quốc gia đa tôn giáo, tôn giáo tại Hoa Kỳ rất đa dạng về các tín ngưỡng và lễ nghi, và có số lượng tín hữu khá cao.

- 76% tổng số dân Hoa Kỳ nhận họ theo Kitô giáo (trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma)- 1% theo Do Thái giáo- 1% theo Hồi giáo

3 Giáo dục: - Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ sáu hoặc bảy tuổi bắt buộc phải đi học cho đến khi được 18 tuổi. Các trường tại Mỹ có phương pháp giáo dục chú trọng phát triển con người toàn diện.

Trang 3

Page 6: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

- Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6 phần trăm tốt nghiệp trung học, 52,6 phần trăm có theo học đại học, 27,2 phần trăm có bằng đại học, và 9,6 phần trăm có bằng sau đại học.- Tỉ lệ biết đọc biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99 %- Liên Hiệp Quốc  đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo dục là 0.97, đứng thứ 12 trên thế giới.

4 Cơ s ở hạ tầng: - Do chính phủ Hoa Kì rất chú trọng đầu tư nên hệ thống giao thông vận tải ở đây luôn luôn phát triển và đứng đầu thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới.- Bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc rất phát triển và phủ song toàn quốc gia.  Tại Mỹ số người sử dụng internet là 227.636.000 người , tương đương 74% dân số, đứng thứ 2 trên thế giới về tỉ lệ dung internet nhiều nhất.- Hệ thống trường học, bệnh viện: Chính phủ Hoa Kì rất chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trường học, bệnh viện với trang thiết bị hiện đại, tạo môi trường thân thiện, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

5 Đ ặc điểm kinh tế: Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 44.000 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng nghiên cứu, và đầu tư vốn cao.

Biểu đồ tổng sản lượng quốc gia Hoa Kỳ từ tháng Giêng 2010 đến tháng 9 2013

Trang 4

Page 7: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

(Nguồn: U.S Department of Commerce)

Kinh tế Hoa Kỳ năm 2013 tăng trưởng 2,8% trong quý ba so với cùng kỳ năm 2012, theo thống kê mới được công bố của Bộ Thương mại Mỹ.. Đây là mức tăng trưởng cao hơn dự đoán và cao hơn mức 2,5% trong quý trước đó.

- Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. - Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì.- Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới

Một số ngành kinh tế trọng điểm:

Công nghiệp:- Hoa Kỳ là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu- Gồm 3 nhóm ngành chính: CN chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp

khai khoáng..Hoa Kỳ vẫn là một siêu cườngcông nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất

Trang 5

Page 8: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi, giảm tỉ trọng công nghiệp truyền thống, tăng tỉ trọng công nghiệp hiện đại.

- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và đang có xu hướng chuyển xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương

Dịch vụ:- Đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kì, đóng góp 76,5%GDP - Ngoại thương chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị ngoại thương thế giới.Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì: 2344.2 tỉ USD (2004), chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123.4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD.- Hệ thống giao thông vận tải hiện đại nhất thế giới.- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới : năm 2002, Hoa Kì có 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính- Ngành thông tin liên lạc rất hiện đại, du lịch phát triển mạnh.

Thương mại:Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực. Gần đây, một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý thuyết về toàn cầu hóa.Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng hàng hóa lưu thông sẽ càng nhiều. Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong thời đại mới là làm giàu và thúc đẩy nâng cao dân trí cho các nước khác trên thế giới, với mục đích thúc đẩy thương mại trong một thế giới không còn tồn tại "cực".Nông nghiệp - Hoa Kì có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.- Sản xuất theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại.- Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới- Nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến

Các chỉ số kinh tế:

Trang 6

Page 9: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

KinhtếHoa Kỳ

Năm tài chính 1 tháng 10 - 30 tháng 9

Tổ chức thương mại WTO, NAFTA, OECD, APEC và các tổ chức thương mại khác

Thống kê

GDP (2010) 14.660 tỷ USD (thứ 1)

GDP đầu người 46.442 USD (2009)

Tăng GDP 2,9% (2010)

GDP theo lĩnh vựcNông nghiệp: 0,9 %Công nghiệp: 20,4 %

Dịch vụ: 78,6% (2006)

Tỷ lệ lạm phát 1.1% (2010)

Lực lượng lao động 154.5 triệu (gồm cả lực lượng thất nghiệp) (2010)

Theo nghề nghiệpQuản lý và chuyên gia (31.1%), kỹ thuật, bán hàng và hỗ trợ kinh doanh

(28.6%), dịch vụ (14.1%), sản xuất, khai thác, vận chuyển, máy bay (23.7%), nông nghiệp, lâm nghiệp, và nghề cá (2.5%) (ước 2002)

Tỷ lệthất nghiệp 9.0% (đầu 2011)

Ngành công ngiệp dầu mỏ, thép, motor, vũ trụ, viễn thông, hóa học, điện tử,chế biến thức ăn, hàng tiêu dùng, gỗ, khái thác mỏ, công nghiệp quốc phòng

Trang 7

Page 10: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Thương mại

Xuất khẩu $1.024 tỉ USD (ước 2006)

Mặt hàng xuất khẩuSản phẩm nông nghiệp 9.2%, hỗ trợ công nghiệp 26.8%, Hàng hóa (transistors, máy bay, các bộ phận của môtô, máy tính, thiết bị viễn thông) 49.0%, Hàng tiêu

dùng (xe ô tô, y khoa) 15.0% (2003)

Đối tác xuất khẩu Canada 23%, Mexico 14%, Nhật Bản 6%, Lục địa Trung Quốc 6%,[1] Anh 3.5%

Nhập khẩu 1.869 tỉ USD (2006)

Các mặt hàng

sản phẩm nông nghiệp 4.9%, hỗ trợ công nghiệp 32.9% (dầu thô 8.2%), hàng hóa 30.4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận xe motor, máy văn phòng, thiết bị điện), hàng tiêu dùng 31.8% (xe ô tô, quần áo, y khoa, đồ đạc, đồ chơi)

(2003)

Các đối tác chính Canada 17%, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 16%, Mexico11%, Nhật Bản 8%, Đức 5%

Tài chính công

Nợ công cộng 14.000 tỉ USD (93% GDP) (2010)

Thu ngân sách 2.162 tỷ USD(ước 2006)

Chi ngân sách 3.456 tỷ USD (ước 2006)

Viện trợ phát triển ODA $19 tỉ, 0.16% of GDP (2004)

Trang 8

Page 11: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

B.CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ

I. Khái niệm:"Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia".Các hình thức đầu tư quốc tế :* Phân loại theo chủ thể cấp vốn và vay vốn: vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và Hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế.- Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức:+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài + Đầu tư gián tiếp+ Tín dụng thương mại - Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

* Phân loại theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư:- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI - Đầu tư gián tiếp: bao gồm các kênh đầu tư còn lại, kể cả ODA* Hoặc có thể chia đầu tư quốc tế thành 4 hình thức cơ bản:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài- Đầu tư gián tiếp nước ngoài- Tín dụng thương mại- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

II) Chính sách ODA:

1. Mục tiêu chính sách: Thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ về kinh tế - chính trị với các quốc gia, qua đó hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại toàn cầu của Hoa Kỳ.

2. Nội dung chính sách:

Trang 9

Page 12: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Hoạt động ODA chủ yếu được thực hiện bởi chính phủ thông qua các tổ chức quốc tế (Hiệp hội phát triển quốc tế - tổ chức viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi thuộc World Bank) và NGOs (Tổ chức phi chính phủ) Tổ chức công tác viện trợ phát triển của Hoa Kỳ có bề dày tương đối ổn định. Bộ Ngoại giao hỗ trợ về mặt ngoại giao và tác nghiệp cho chính sách đối ngoại, còn chương trình phát triển hải ngoại do Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) quản lý và thực hiện.

- Về ngành hành pháp, USAID quản lý hầu hết các ODA, bao gồm Quỹ viện trợ tai hoạ, Viện trợ lương thực, Quỹ hỗ trợ kinh tế (cung cấp viện trợ vì an ninh của Mỹ thường gắn liền nhưng không nhất thiết với các hoạt động phát triển). Chính sách hợp tác phát triển cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều bộ trong nội các (Bộ Ngoại giao vạch chính sách đối ngoại tổng thể. Bộ Quốc phòng đóng vai trò ngày càng nổi bật trong viện trợ nhân đạo. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về sự tham gia của Mỹ vào các tổ chức tài chính quốc tế). Hai cơ quan trong Phủ Tổng thống cũng đóng vai trò quan trọng. Cơ quan Ngân sách và Quản lý điều phối việc xây dựng ngân sách hàng năm của Tổng thống thường xuyên sử dụng sức ép để giảm chi phí viện trợ. Hội đồng An ninh Quốc gia điều phối các chính sách quốc tế về mậu dịch, đầu tư, tiền tệ, viện trợ và an ninh.

Ngoài USAID, một số tổ chức nhỏ hơn cũng có các chương trình phát triển quốc tế. Đội Hoà Bình cung cấp các nhân viên tình nguyện làm việc trong các lĩnh vực khác nhau tại các cấp cơ sở và một số ngân sách của Đội Hoà Bình được tính là ODA.Bên cạnh đó tổ chức Liên Mỹ và Quỹ phát triển Châu Phi tài trợ cho các nhóm dân bản xứ ở cấp cơ sở trong các khu vực địa lý của họ với tất cả các chi phí này được coi là ODA.

- Về hình thức thực hiện, phần lớn viện trợ của Mỹ được thực hiện dưới hình thức song phương (khoảng 73%), phần còn lại dưới hình thức đa phương (khoảng 27%).

Ở Mỹ, trong khi Tổng thống chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách đối ngoại thì Quốc hội quyết định ngân sách. Về thực hiện, USAID quản lý hầu hết ODA, gồm cả viện trợ cho các tai hoạ bằng tiền mặt, viện trợ lương thực và Quỹ hỗ trợ kinh tế. Hoạt động của USAID chịu sự giám sát của nhiều cơ quan, các uỷ ban của Quốc hội, cơ quan Tổng Kế toán Mỹ, cơ quan nghiên cứu của Quốc hội và cơ quan Tổng thanh tra do USAID thành lập. Tất cả các cơ quan này đặc biệt chú ý thẩm định thường xuyên và chi tiết các chương trình song phương.

Phương hướng và chiến lược mới của USAID trong khuôn khổ chính quyền của Tổng thống George W.Bush bao gồm 4 “trụ cột” là: Tăng trưởng kinh tế và nông nghiệp; y tế toàn cầu; ngăn chặn xung đột và cứu trợ phát triển; Liên minh phát triển toàn cầu. Viện trợ song phương được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, nguồn

Trang 10

Page 13: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00- 5.00

United States

Germany

U.K.

France

Japan

Netherlands

Sweden

Canada

Norway

Australia

Spain

Italy

Switzerland

Denmark

Belgium

vốn viện trợ thường được cung cấp thông qua các dự án có mục đích và tác động cụ thể hoặc thông qua các cơ chế viện trợ khi dự án nhằm đưa ra các biện pháp cải cách chính sách trong một số ngành nhất định.

Top Donors of Official Development Assistance, 2011

(in billions, US$)

(Source: OECD/DAC. Includes all countries providing at least $2 billion in ODA in 2010)

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, ngoại trừ 1 vài năm từ 1989 đến 2001, Hoa Kì dẫn đầu viện trợ ODA trong số các nước phát triển. Năm 2011, Hoa Kỳ viện trợ 30,75 tỷ USD và chiếm khoảng 23% tổng số ODA viện trợ 133,5 tỷ USD của Ủy ban hỗ trợ

Trang 11

Page 14: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

phát triển (DAC).Tuy nhiên nếu xét tỷ lệ ODA trên GNI thì Hoa Kỳ lại xếp hạng thấp. Năm 2011, Hoa Kỳ xếp dưới trong số các nước viện trợ chính với tỷ lệ 0,2% so với GNI, cao hơn Italia (0,18%) và Nhật Bản (0,19%). Thụy Điển xếp thứ nhất với 1,02% tiếp theo là Na Uy (1%) , trong khi Anh (0,56%) Pháp (0,46%) và Đức (0,4%). Tỷ lệ này của Hoa Kỳ tiếp tục giảm xuống còn 0,186% vào năm 2012. ODA song phương của Hoa Kỳ giảm 5 triệu xuống còn 25,5 tỷ USD năm 2012.

Trang 12

Top Ten Recipients of Bilateral US ODANet disbursements, $US millions

Recipient CY2011 CY2012Afghanistan 2,901 2,773

Kenya 715 818South Sudan 707 773

Ethiopia 707 733Pakistan 1,274 625

Iraq 1,264 583Tanzania 401 569Jordan 446 557

South Africa 564 505Mozambique 311 435

SOURCE: U.S. Official Development Assistance Database (http://usoda.eads.usaidallnet.gov/).Prepared by USAID Economic Analysis and Data Services.

Page 15: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

 

ODA viện trợ cho Afghanistan là cao nhất với 2 773 triệu USD.ODA viện trợ của Hoa Kỳ đến Afghanistan, Iraq, Pakistan và Nam Mỹ đều giảm từ năm 2011 đến 2012.

Trang 13

Page 16: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Xét theo khu vực địa lý thì năm 2012, ODA song phương của Hoa Kỳ đến châu Phi hạ Sahara là 8,8 tỷ USD, đạt 1 kỷ lục mới và tăng 7% (0,6 tỷ USD) so với 2011. ODA ròng song phương của Hoa Kỳ đến châu Mỹ giảm 15% xuống còn 2 tỷ USD, tới Trung Đông và Bắc Phi giảm 13% xuống còn 2,4 tỷ USD, tới châu Á giảm 11% còn 5,2 tỷ USD .

Xét theo lĩnh vực có 3 thay đổi cần lưu ý nhất giữa 2 năm 2011 và 2012 là:

ODA cho chính quyền và xã hội dân sự tăng 0,4 tỷ USD lên thành 4,3 tỷ USD vào năm 2012

ODA cho cơ sở hạ tầng kinh tế 0,3 tỷ USD lên 1,9 tỷ USD ODA viện trợ nhân đạo giảm 0,4 tỷ USD xuống còn 3,9 tỷ USD ODA cho dân số và y tế vẫn là cao nhất (7,1 tỷ USD 2011 và xấp xỉ 7 tỷ USD

năm 2012)

Hoa Kỳ đóng góp ODA vào các tổ chức đa phương tổng cộng 5,2 tỷ USD năm 2012, tăng 1,5 tỷ USD so với 2011. Sự mở rộng tín dụng với cơ quan phát triển quốc tế (IDA) và

Trang 14

Page 17: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

đóng góp vào Quỹ toàn cầu về đấu tranh phòng chống HIV/AIDS, bệnh lao chiếm khoảng 50% tổng ODA Hoa Kỳ tới các tổ chức.

U.S. Multilateral Official Development Assistance by OrganizationCY2012 Net disbursements, $US millionsOrganization 2012International Development Association 1,325Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria 1,206Asian Development Fund 290African Development Fund 246Clean Technology Fund 230International Development Association - Multilateral Debt Relief Initiative 167United Nations Children's Fund 132Global Alliance for Vaccines and Immunization 130United Nations Department of Peacekeeping Operations 129Global Environment Facility 120International Bank for Reconstruction and Development 117United Nations Organisation 110Inter-American Development Fund for Special Operations 86United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women 83World Health Organisation 83United Nations Development Programme 82International Atomic Energy Agency - Technical Cooperation Fund 78Strategic Climate Fund, Pilot Program for Climate Resilience 75Pan-American Health Organisation 63International Labour Organisation 57Other Multilaterals 199Other UN 209Total US Multilateral ODA 5,216SOURCE: U.S. Official Development Assistance Database (http://usoda.eads.usaidallnet.gov/).Prepared by USAID Economic Analysis and Data Services.

Việt Nam nối lại viện trợ với Hoa Kỳ kể từ năm 1994.o Viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam chủ yếu thông qua USAID, Quỹ Bill

Clinton.o Lĩnh vực viện trợ: Tăng cường ĐT và TM; Cải thiện hệ thống tiếp cận hệ thống

DV cho các nhóm đối tượng bị thiệt thòi; Cải thiện quản lý MT Đô thị và CN.o Loại hình viện trợ: Không hoàn lại.o Dự án Hỗ trợ viện QTKDo Chương trình Fullbright (4 triệu USD/năm)

Trang 15

Page 18: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

o 2003-2013: Đề án Quỹ GD của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam(5 triệu USD/năm)

III) Chính sách thu hút FDI:

1. Mục tiêu: Để chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI đạt được thực hiện một cách hiệu quả và lâu dài, Chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra những mục tiêu cụ thể, như sau:- Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế giới để mở rộng quy mô sản

xuất kinh doanh- Để năng động hóa nền kinh tế- Để tiếp thu trình độ công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới đặc biệt là các

ngành khoa học ít có tiềm năng phát triển.- Phát triển khả năng cạnh tranh của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước.

2. Lợi thế của Hoa Kỳ trong thu hút FDI: Lực lượng lao động của Mỹ đc xếp hạng là 1 trong những nguồn lao động được đào tạo tốt nhất, có năng suất và khả năng học hỏi cao nhất trên thế giới. Về khía cạnh kinh doanh, Mỹ cung cấp 1 môi trường pháp lý minh bạch, cơ sở hạ tầng vượt trội và khả năng tiếp cận tới 1 thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới. Đó chính là những đặc điểm giúp cho hoa kỳ thu hút đc nguồn FDI khổng lồ vào nước mình. Cụ thể:

Về kinh tế, Mỹ là thị trường lớn nhất trên thế giới, là 1 thị trường tự do và mở cửa. So với các quốc gia khác,sự can thiệp của chính phủ vào thị trường là tương đối thấp. Mỹ đc xếp hạng nhất trong các chỉ số về FDI tiềm năng, chỉ số cạnh tranh toàn cầu, chỉ số đổi mới toàn cầu…

Về thị trường tiêu thụ,các công ty nước ngoài đầu tư vào Mỹ nhằm tiếp cận những nhà cung ứng và người tiêu dùng tiềm năng trong thị trường năng động bậc nhất này. Mỹ chiếm 42% thị trường tiêu dùng hàng hóa toàn cầu,đồng thời ký hiệp ước thương mại vs 14 đối tác và hiệp ước song phương với hơn 40 quốc gia vùng lãnh thổ, tạo điều kiện cho các nahf đầu tư có thể mở rộng đc thị trường của mình.

Về R&D, Mỹ là trung tâm của sự đổi mới và tiến bộ toàn cầu. trong năm 2006, Mỹ chi trả 46% trong tổng chi phí cho hoạt động R&D của OECD. Đồng thời, Mỹ luôn đi trước trong cải tiến công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực máy tính, công nghệ thông tin, y học, không gian và vũ khí quân sự.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những nhà đầu tư nc ngoài vào Hoa kỳ nhằm xúc tiến hoạt động R&D và thực hiệnqúa trình thương mại hóa thành quả nghiên cứu của họ. nước Mỹ đã cung cấp cho họ 1 công cụ đắc lực để bảo về quyền sở hữ trí tuệ với hơn 48% bằng sáng chế được cấp mỗi năm đến từ các quốc gia nước ngoài bởi Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ.

Trang 16

Page 19: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Gíao dục. Mỹ có 1 hệ thống giáo dục vô song. Theo bàn danh sách Times Higher Education, Mỹ có 6 trường đại học nằm trong top 10 trường đại học danh giá nhất thế giới, cùng với mạng lưới liên kết đào tao với nhiều quốc gia trên thế giới. Môi trường này k chỉ tạo ra lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao, hơn nữa còn giúp cho việc thúc đẩy hoạt động R&D qua môi quan hệ đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lao động. những nhà đầu tư vào thị trường Mỹ có cơ hội tiếp cận 1 nguồn lao động có năng suất cao và đạt chuẩn, được đào tạo kỹ lường, khả năng thích nghi và ứng dụng khao học công nghệ rất cao tạo ra năng suất lớn.

Giao thông và cơ sở hạ tầng.xét về GDP, Mỹ nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số cao nhất thế giới. Nó có hệ thống đường bộ, mạng lưới đường sắt và số sân bay lớn nhất thế giới. 1 số cảng chuyên trở quốc tế nhộn nhịp và sôi động nhất cũng nằm ở Hoa kỳ.

Ngoài ra còn có khả năng tích lũy vốn lớn, đảm bảo tính khả thi về vốn đầu tư, trình độ quản lý cao, môi trường luật pháp, chính sách có tính đồng bộ với thông lệ quốc tế

3. Những lợi ích kinh tế mà FDI mang lại cho Mỹ:

Các nước tiên tiến và phát triển nhận đã ra được giá trị của đầu tư nước ngoài, điều này đc thể hiện rõ qua sự gia tăng môi trường cạnh tranh quốc tế. Mỗi nước thành viên của OECD- tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đều có 1 văn phòng xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn FDI vào nước mình.

Mỹ chào đón các nguồn đầu tư quốc tế và đưa ra 1 môi trường ổn định cùng với lới cam kết lâu dài về thị trường mở cửa cho các nhà đầu tư trực tiếp.

Tạo công ăn việc làm cho người dân. Mỗi năm, các chi nhánh công ty nước ngoài có trụ sở ở Mỹ đã tuyển dụng hơn 5 triệu lao động, chiếm 4.5% trong khu vực kinh doanh tư nhân. Giữa những năm 2003-2007, có hơn 3300 dự án nước ngoài đã thu về 184 tỷ $ tiền đầu tư, cung cấp 447000 việc làm cho công nhân. Lương cao.Các chi nhánh của các công ty nước ngoài có xu hướng trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước.Trung bình, mỗi doanh nghiệp nước ngoài trả lương cao hơn 25% so với khu vực tư nhân.Đẩy mạnh xuất khẩu.xấp xỉ 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty đa quốc gia này sử dụng mạng lưới phân phối toàn cầu cùng với sự am hiểu về các loại thị trường để xuất hàng đến nhứng thị trường mới và tiềm năng. Kích thích ngành sản xuất và dịch vụ của Mỹ. Khu vực sản xuất cung cấp 39% việc làm ở Hoa Kỳ, trong khi đó, 60% các công ty nước ngoài đầu tư vào Mỹ đều tham gia vào ngành dịch vụ, điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong phân đoạn quan trọng trong nền kinh tế mỹ.

Trang 17

Page 20: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Đem đến những tiến bộ trong nghiên cứu, công nghệ.Trong năm 2005, đã số các công ty nước ngoài đã chi 32 tỷ $ vào việc nghiên cứu và phát triển, 121 tỷ $ vào giống cây trồng và thiết bị.Đóng góp vào việc nâng cao năng suất.đầu tư trong nước đã dẫn đến tăng nhanh năng suất nhờ có lượng vốn sẵn có và ổn định cùng với sức cạnh tảnh tăng cao, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. 4. Nội dung thu hút FDI vào Hoa Kỳ:

Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra những nội dung trọng điểm trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để tạo được hiệu quả sử dụng vốn FDI cao nhất, đó là:

- Tập trung vào đầu tư dài hạn, tức là cơ sở tạo ra việc làm ổn định và tăng trưởng.- Cải thiện tiếp cận thị trường và cung cấp các cho các nhà đầu tư nước ngoài (cả trước và sau khi đầu tư) được đối xử như những nhà đầu tư trong nước.- Thúc đẩy tính minh bạch bằng cách làm rõ khung pháp lý.- Đảm bảo rằng các quốc gia và các tiểu bang giữ lại đầy đủ quyền để điều chỉnh các khu vực trong nước.- Giải phóng dòng chảy của các khoản thanh toán và các phong trào liên quan đến vốn đầu tư, trong khi vẫn giữ khả năng để có biện pháp tự vệ trong trường hợp đặc biệt.- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư liên quan đến tự nhiên, môi trường.

Quy định về hinh thức đầu tư

+ Cấp giấy phép sử dụng bản quyền: đây là hình thức nhà ĐTNN cung cấp bản quyền, giấy phép cho các đối tác Mỹ sử dụng bản quyền về công nghệ, bí quyết sản xuất, thương hiệu sản phẩm trong khoảng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Công ty liên doanh là hình thức đầu tư trong đó nhà ĐTNN và công ty của Mỹ tham gia góp vốn để thành lập công ty với tư cách là pháp nhân. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên được xác định trên cơ sở góp vốn.

+ Chi nhánh sở hữu hoàn toàn: là hình thức các công ty đa quốc gia thành lập chi nhánh tại Mỹ trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN chiếm từ 95% trở lên.

+ Đại lý đặc quyền: trong đó các công ty Mỹ cho phép nhà ĐTNN có đặc quyền sử dụng thương hiệu, bản quyền công nghệ, bí quyết sản xuất và khai thác thị trường.

+ Mua cổ phần chi phối: là hình thức nhà ĐTNN mua cổ phần của các công ty Mỹ đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định của luật pháp (20-30%), đầu tư qua thị trường chứng khoán.

Trang 18

Page 21: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

+ Đầu tư vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ: với tỷ lệ vốn đầu tư đạt từ 15 – 25%.

Quy định về linh vực đầu tư:

+ CN chế tạo: Nhằm cung cấp yếu tố đầu vào công nghệ cao phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước + CN lắp ráp (điện tử, điện lạnh, công nghiệp ô tô) Nhằm nâng cao khả năng sản xuất của Hoa Kỳ, phục vụ tiêu dùng trong nước. + CN thực phẩm: Nhằm tận dụng nguyên liệu, nguồn vốn + Ngân hàng và tài chính: Đảm bảo nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh; hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra khủng hoảng…

Xu hướng:

Hầu hết nguồn vốn FDI vào Hoa kỳ đều đến từ các nước thành viên của tổ chức OECD.Trong năm 2006, châu Âu chiếm tới 60% tổng số FDI chảy vào Hoa kỳ. Anh chiếm tỉ trọng cao nhất vs 303 b$, tương đương 17%, theo sau là Nhật Bản 12%, Đức và Hà Lan 11%, Pháp và Canada 9%. Mặc dù các nước thành viên OECD đóng vai trò thống trị nguồn FDI vào Mỹ, không thể phủ nhận vai trò ngày càng tăng lên của các thị trường mời nổi: Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Brasil… Đầu tư trực tiếp vào Mỹ tập trung vào 2 ngành chủ đạo là sản xuất và dịch vụ. trong năm 2006, ngành dịch vụ chiếm 59% tỉ trọng FDI, trong đó lớn nhất là tài chính, thương mại và ngân hàng. Khu vực sản xuất chiếm 33%, chiếm tỉ trọng lớn nhất ngành khai khoáng.

Đầu tư nước ngoài đã trở thành một phần của nền kinh tế Mỹ với mức đóng góp hàng tỷ USD, nhưng mức độ đầu tư đã giảm liên tục kể từ đợt suy thoái năm 2008, góp phần khiến nền kinh tế phục hồi trì trệ.

Trang 19

Page 22: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao.

Thứ nhất,Châu Âu là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Mỹ nhưng suy thoái kinh tế gần đây đã làm suy sụp những nguồn lực của họ.

Thứ hai, các thị trường mới nổi đã tăng trưởn gấn tượng hơn nhiều cho đến tận thời gian gần đây, theo đó đã hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, việc thiếu hụt vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Mỹ là một vấn đề trong việc thu hút đầu tư. Điều này đã trở thành một cơ hội nhờ vào sáng kiến thu hút đầu tư của Trung Quốc trong cải tiến và phát triển mới.

Và cuối cùng là sự bế tắc của chính phủ Mỹ và nguy cơ rơi vào các cuộc khủng hoảng tài khóa, điều khiến các nhà đầu tư hoài nghi về sự ổn định trong chính sách công của nước này.

Tuy vậy, theo báo cáo của Bộ Thương Mại và Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama, Mỹ liên tục đứng đầu thế giới về thu hút FDI kể từ năm 2006 đến nay, với dòng vốn tổng cộng lên tới 1.500 tỷ USD.Năm 2012, FDI vào Mỹ ước tính đạt 166 tỷ USD và tài sản ròng của các chi nhánh nước ngoài đặt tại Mỹ tổng cộng là 3,9 tỷ USD. Đầu tư vào Mỹ chủ yếu đến từ một nhóm các nước công nghiệp gồm Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc và các nước Tây Âu – vốn chiếm trới 80% FDI mới đổ vào Mỹ. Trong khi đó, mặc dù còn khiêm tốn nhưng dòng vốn đầu tư của các nền kinh tế mới nổi vào Mỹ như Trung Quốc và Brazil cũng đang gia tăng nhanh

Trang 20

Page 23: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

chóng. Theo chỉ số niềm tin FDI của A.T. Kearney-tập đoàn tư vấn hàng đầu tại công bố thì Mỹ đc xếp vào 1 trong những thị trường đầu tư hàng đầu trên toàn thế giới năm 2013.Xu hướng tương lai của FDI Mỹ là hướng đến các nhà đầu tư quan tâm đến môi trường kinh tế vĩ mô và điều kiện, tình hình tài chính của Hoa Kỳ. Với gần 30 tỷ $, Netherland là nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ năm 2012. Hà lan đóng góp 1/5 tổng lượng FDI vào Mỹ. những quốc gia phát triên khác thuộc nhóm những nhà đầu tư lớn nhất cảu Hoa kỳ là Pháp (21.7 b$), Anh (20.5 b$), Nhật (19.2 b$) và Canada (16.5 b$) Sản xuất là ngành thu hút được lượng FDI lớn nhất trong tất cả các ngành kinh tế với xấp xỉ mức 900 tỷ $, chiếm 1/3 tổng FDIUS năm 2012. Thị trường tài chính và bảo hiểm đạt 366 tỷ $ vào cuối 2012…Các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế thu hút FDI ở HK: ngành công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến, tư vấn kinh doanh, ngân hàng tài chính.

Để đối phó 1 cách hiệu quả với cuộc khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế cũng như sự đóng góp tích cực của FDI tới sự gia tăng sản lượng và việc làm, việc các nhà hoạch địch chính sách duy trì một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, toàn diện là rất quan trọng.

Thu hút FDI có đóng góp đáng kể đối với việc làm trong nền kinh tế Mĩ. Hơn 10 năm qua, các chi nhánh Mĩ có cổ phần quá bán của các công ty ngoại quốc đã thuê 5-6 triệu công nhân và hỗ trợ 2 triệu công việc sản xuất chế tạo.Những công việc sản xuất chế tạo được hỗ trợ FDI đó có xu hướng vững chắc hơn những công việc sản xuất nội địa trong tinh trạng suy thoái kinh tế. Những công nhân ở các chi nhánh Mĩ có cổ phần quá bán của các công ty ngoại quốc được trả cao hơn 30% những người trong các công việc không được hỗ trợ FDI. Việc làm trong các chi nhánh Mĩ có cổ phần quá bán của các công ty ngoại quốc tăng đều từ 1980 đến 2009, cao nhất là 6 268 300 vào năm 2000 và có xu hướng giảm dần từ 5 636 700 năm 2008 xuống 5 279 700 năm 2009 và 5 270 400 năm 2010.

Để thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, Hoa Kì đã kí kết 1 số thỏa thuận đầu tư quốc tế bao gồm hiệp ước đầu tư song phương (BITs) và hiệp ước đánh thuế 2 lần (DTTs). Tổng số BITs được Hoa Kì kí kết cho đến 1-6-2012 là 48 và DTTs cho đến 1-6-2011 là 164. Trong hơn 70 năm, Hoa Kì đã đàm phán hiệp ước thuế song phương với các đối tác thương mại để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư giữa các đối tác, xóa bỏ đánh thuế 2 lần và cung cấp khung pháp lí chắc chắn cho những người đóng thuế để tránh sự chồng chéo về quyền pháp lí dẫn đến sự lộn xộn, nhầm lần. Trọng tâm chính của các hiệp ước này là để cung cấp luật lệ rõ ràng về quyền hành. Ngoài ra những nét đặc trưng khác của các hiệp ước là ngăn chặn trốn thuế thu nhập , tránh đánh thuế 2 lần, giảm bớt các hàng rào để tạo điều kiện đầu tư qua biên giới và tránh phân biệt đối xử về đánh thuế.

Trang 21

Page 24: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Hơn 5 đến 10 năm qua, các cơ quan phát triển kinh tế địa phương và bang đã dùng internet để thiết lập các công cụ tìm kiếm và cơ sở dữ liệu để cung cấp các thông tin hữu ích đến các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài về các vấn đề như kinh doanh, cấu trúc thuế cá nhân, cơ sở hạ tầng , lực lượng lao động , dân số, nhân khẩu học, chương trình khuyến khích tài chính,… Các cơ quan phát triển bang có những hình thức khuyến khích tài chính như cho vay lãi suất thấp, trợ cấp cho cải thiện cơ sở vật chất,…

“SelectUSA” được thành lập bởi tổng thống, đại diện cho sự nỗ lực của chính phủ Hoa Kì trong việc khuyến khích, tạo điều kiện và thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh ở Hoa Kì, cả các công ty nội địa lẫn ngoại quốc. Đó như là 1 công cụ chính để tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển. Chương trình khuyến khích đầu tư SelectUSA của bộ Thương Mại Mỹ sẽ tập trung vào 32 thị trường chính chiếm tới hơn 90% lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ. Một trong các chiến lược thu hút vốn đầu tư là điều chỉnh lại các quy định của liên bang và các bang nhằm giảm bớt tệ quan liêu gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây như một phần trong sáng kiến quy mô lớn nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế yếu và chậm cộng với sự bế tắc của nền chính trị, sự bất ổn định trong chính sách công và nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng tài khóa đã khiến các công ty nước ngoài dần rút khỏi thị trường Mỹ.

Theo báo cáo của Nhà Trắng công bố ngày 31/10, Mỹ vẫn là quốc gia số một thế giới về đầu tư nước ngoài, thu hút hơn 166 tỷ USD năm 2012. Tuy nhiên con số này thấp hơn mức 230 tỷ USD năm 2011 và 206 tỷ USD năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây thấp hơn so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008 với số vốn FDI đổ vào Mỹ là 310 tỷ USD. 

Dòng vốn FDI vào Mỹ dự kiến trong năm 2013 có thể tiếp tục giảm do chính phủ liên bang phải đóng cửa hơn 2 tuần hồi tháng 10 vừa qua, làm gia tăng những mối lo ngại về khả năng của chính phủ Mỹ trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế, có thể dẫn tới những xáo trộn trên thị trường tài chính toàn cầu, cũng như làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp trong nước.

Để đảo ngược xu hướng FDI giảm sút này, Tổng thống Obama đã phác thảo một loạt các biện pháp ở tầm cỡ quốc gia nhằm lôi kéo các công ty nước ngoài đầu tư, tạo việc làm tại Mỹ. Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành một nhiệm vụ ưu tiên của các

sứ quán và các nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài. Lâu nay, các sứ mạng thu hút đầu tư nước ngoài vẫn thường dành cho các thống đốc bang và các thị trường thành phố

Trang 22

Page 25: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

lớn của Mỹ. Nhà Trắng cho biết trọng điểm đầu tiên sẽ là 32 thị trường khu vực chủ chốt vốn đã chiếm 90% đầu tư nước ngoài ở Mỹ.

Thứ hai, nếu như trước đây các quan chức chính phủ vẫn thường nhấn mạnh đến các công ty nước ngoài riêng lẻ, kế hoạch mới này đề nghị một sự phối hợp của các giới chức cấp cao gồm cả Tổng thống.

Thứ ba, các công ty muốn đầu tư vào Mỹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ quan liên bang nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và chi phí trung gian. Cuối cùng, chính quyền sẽ giúp các bang, các thành phố và các vùng trên khắp nước Mỹ kết nối trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

5. Thách thức đến từ thu hút đầu tư:

Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào nước Mỹ khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở mức thấp.

Mặc dù nước Mỹ đã phát triển thịnh vượng, song người lao động vẫn có mức nợ hộ gia đình cao và đang có xu hướng tăng lên. Theo thống kê chính thức, một số lãi suất tiết kiệm đang ở trạng thái dương đã chuyển sang trạng thái âm trong một vài năm kể từ năm 2000. Lần đầu tiên kể từ Cuộc Đại suy thoái năm 1930, các hộ gia đình Mỹ đang chi tiêu nhiều hơn so với số tiền họ kiếm được sau khi đã trừ đi thuế thu nhập cá nhân.“Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”, Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định như vậy. Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ. Vào năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gần 1,8 nghìn tỷ đô-la vào nền kinh tế Mỹ, khoảng 184 tỷ đô-la trong số đó là đầu tư trực tiếp, phần còn lại là đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Với các cách tính toán khác nhau thì tổng lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ trong năm 2005 là từ 1,6 nghìn tỷ đến 2,8 nghìn tỷ đô-la Mỹ.Các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn một nửa chứng khoán kho bạc của Mỹ. Trong năm 2006, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ sở hữu dài hạn cao nhất các chứng khoán kho bạc, khoảng 644 tỷ đô-la, sau đó là Trung Quốc với khoảng 350 tỷ đô-la. Nhiều ngành công nghiệp Mỹ và các đại diện của họ trong Quốc hội khẳng định rằng các ngân hàng trung ương ở Đông Á đang sử dụng chứng khoán kho bạc Mỹ để thao túng tỷ giá hối đoái, làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu vào thị trường Mỹ. “Đồng thời, các chính phủ nước ngoài đang thực hiện hoạt động thôn tính, thông qua phối hợp hoặc hành động riêng lẻ, nhằm tác động lên tỷ giá hối đoái của đồng đô-la”, CRS

Trang 23

Page 26: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

nhận định. Nhiều chuyên gia e sợ rằng việc các chính phủ nước ngoài nhanh chóng nhượng lại tài sản đầu tư trên nước Mỹ của họ sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Các chính phủ thù địch nước ngoài có thể lôi kéo và vận động rút tiền hàng loạt ra khỏi các thị trường chứng khoán tại Mỹ nhằm gây bất ổn cho nền kinh tế Mỹ. Hoặc các chính phủ nước ngoài có thể quyết định đầu tư tiền của họ vào nơi khác khi mà giá trị tài sản của họ tại Mỹ bắt đầu suy giảm. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Mỹ còn làm cho lãi suất và giá cả tại Mỹ thấp hơn mức thông thường, gây ra một làn sóng tiêu dùng hàng hóa một cách ồ ạt, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu. Ngoại trừ năm 1991, thâm hụt tài khoản thanh toán vãng lai của Mỹ đã tăng dần từ khoảng 12 tỷ đô-la năm 1982 lên 856,7 tỷ đô-la năm 2006. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới: “Thâm hụt tài khoản thanh toán vãng lai của nước Mỹ được thanh toán chủ yếu từ thặng dư tài khoản thanh toán vãng lai của Trung Quốc và mức tăng đầu tư từ các nhà xuất khẩu dầu mỏ chính”. Vào cuối năm 2005, các nhà đầu tư Mỹ có khoảng 9,6 nghìn tỷ đô-la tài sản ở nước ngoài, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có khoảng 12,5 nghìn tỷ đô-la tài sản ở Mỹ. Như vậy, có thể thấy tài sản đầu tư quốc tế ròng của Mỹ trong năm 2005 đạt âm 2,8 nghìn tỷ đô-la. Trong năm 2006, lần đầu tiên kể từ khi đầu tư quốc tế ròng của Mỹ âm vào năm 1986, các nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận nhiều hơn trên đất Mỹ so với lợi nhuận mà các nhà đầu tư Mỹ kiếm được ở nước ngoài.

Theo như Hội đồng Cạnh tranh đã tổng kết: “Để vấn đề trở nên đơn giản, các khoản tiết kiệm nước ngoài được dùng để chi trả cho tiêu dùng của Mỹ khiến cho xuất khẩu nước ngoài tăng lên. Trong ngắn hạn, tình hình này có lợi cho cả hai bên nhưng ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng về khủng hoảng tài chính toàn cầu”

IV) Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:

Đầu tư trực tiếp ra nc ngoài của Mỹ đã phát triển mạnh mẽ từ giữa những năm 1990, đã đặt ra một câu hỏi liệu rằng tác động của hình thức đầu tư này như thế nào lên nền kinh tế Mỹ. Câu hỏi này hoàn toàn phù hợp khi mà các tập đoàn đa quốc gia Hoa kỳ mất dần cổ phần ở thị trường trong nc Mỹ. GDP và việc làm trong nước giảm dần mãi đên giữa những ănm 1990. Đẩy mạnh những hoạt động kinh tế ở nc ngoài đồng nghĩa vs việc tăng liên kết việc làm vs 1 vài quốc gia khác, điển hình trong ngành chế biến và sản xuất. Các nhà phê bình cho rằng những công ty này có thể bỏ rơi thị trường Mỹ khi họ chỉ thành công trong việc xuất khẩu lao động và mọi hoạt động vận hành trong nc và quốc tế đều phải điều chỉnh thông qua chính sách về thuế, thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những công ty đa quốc gia Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh hiệu quả sẽ giữ vị trí cải tổ lại tăng trưởng cho nên kinh tế Mỹ. Các công ty này sẽ xoay chuyển tình thế thiếu hụt việc làm trong nc bằng cách thuê nhiều người lao động trong nc hơn dựa vào sức khỏe, nhiệt huyết và khả năng cạnh tranh vượt trội trong nền minh tế toàn cầu.

1. Mục tiêu:

Trang 24

Page 27: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, tránh được hàng rào bảo hộ thương mại Tăng khả năng thu lợi nhuận cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ thông qua:

o Khai thác lợi thế về nguồn lực của nước tiếp nhận FDI (năng lượng, lao động, công nghệ,…)

o Chuyển giao công nghệ đã chuẩn hóa ra nước ngoài

Góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mang tính toàn cầu.

2. Nội dung chính sách:

Lĩnh vực đầu tư: Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài CN chế tạo, CN lắp ráp, ngân hàng tài chính…

Khu vực đầu tư: Chú trọng đầu tư vào các nước công nghiệp phát triển Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh,.. Biện pháp hỗ trợ: Chủ yếu thực hiện bởi các cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại

OPIC và Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa biên thuộc WB: MIGA. Hoa Kỳ đã kí hiệp định về hoạt động của OPIC với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh

thổ. Việt Nam – Hoa Kỳ kí hiệp định về hoạt động của OPIC tại Việt Nam ngày

26/3/1998 Chính phủ kí kết các hiệp định đối tác song phương và đa phương: kí hiệp định

song phương với khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, kí hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 60 quốc gia.

Pháp luật Hoa Kỳ nghiêm cấm các cá nhân và doanh nghiệp có các hành vi tham nhũng hoặc hối lộ ở nước ngoài.

Vai trò của OPIC:

Hỗ trợ về vốn: thông qua hình thức cung cấp vốn tín dụng và bảo lãnh vốn vay cho các cty Mỹ khi ĐT ra nước ngoài với tỷ lệ góp từ 70% trở lên.

Hỗ trợ thông qua bảo hiểm rủi ro:o Bảo hiểm rủi ro đầu tư liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ khi các cty MỸ thực

hiện ĐT ra nước ngoài do có sự biến động TGHĐ và cs quản lý ngoại hối của nước tiếp nhận

o Bảo hiểm tước đoạt: khi các nhà ĐT Mỹ có tài sản bị sung công hoặc quốc hữu hóa ở nước ngoài. Mức độ bồi thường từ 80%-100% tài sản.

o Bảo hiểm rủi ro chính trị: áp dụng khi nước tiếp nhận đầu tư xảy ra tình trạng đảo chính, nội chiến, đình công kéo dài. Rủi ro được bồi thường với múc độ cao nhất tỷ lệ bồi thường từ 90% trở lên và bảo hiểm có thể kéo dài tới 20 năm.

Trang 25

Page 28: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

05,000

10,00015,00020,00025,000

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011US

dolla

rs,in

billi

ons

Figure 1. Outward World FDI stock vs. US FDI stock, 2000-2011

WorldUnitedStates

Hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư: có thể cung cấp nhưng thông tin tương đối đầy đủ và cập nhật về môi trường đầu tư của hơn 160 nước trên TG

Tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường nước ngoài cho các công ty Hoa Kỳ Trợ giúp các doanh nghiệp thương lượng với chính quyền nước tiếp nhận

Vai trò của MIGA:

Hỗ trợ về vốn thông qua việc thực hiện cùng góp vốn để tăng khả năng tài chính cho việc triển khai dự án ở nước ngoài

Cung cấp các thông tin và tư vấn về đầu tư, đặc biệt đối với các công ty vừa và nhỏ

Bảo lãnh cho các nhà đầu tư ra nước ngoài khi gặp rủi ro phi thương mại (do bị quốc hữu hóa hoặc chiến tranh)

Giới hạn bảo lãnh của MIGA đến 90% giá trị vốn đầu tư, giới hạn mức bảo lãnh là 50 triệu USD/ dự án

Tiến hành giải quyết các tranh chấp về đầu tư giữa các bên

3. Tình hình cổ phiếu FDI đầu tư ra nước ngoài:

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ cũng giữ 1 vị trí vững chắc trên thị trường đâu tư quốc tế đầy những cơ hội, rủi ro và cả thách thức. Trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế, tài chính toàn cầu, cổ phiếu đầu tư cảu Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới đã giảm đáng kể.

Bảng 1 miêu tả cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ so vs thế giới. Số cổ phiểu đầu tư ra nước ngoài của thế giới giảm trong những năm 2007-2008 từ 19.273 tỉ USD xuống còn 16,343 tỉ, bắt đầu tăng từ 2009-1010, đạt 21,169 tỉ USD vào năm 2011. Xu hướng cổ phiếu đầu tư nước ngoài của thế giới cũng ảnh hưởng đến lượng cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ.

( Figure: Outward World FDI stock vs. US FDI stock, 2000-2011)

Trang 26

Page 29: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Giữa những năm 2007-2008, cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giảm 41%, từ 5,27 USD còn 3,102 tỉ và tăng lên 4,500 tỉ trong năm 2011. Xét đến tỉ trọng trong GNP thì ượng cổ phiếu này giảm từ 37% (2007) xuống 21% (2008) và tăng lên 29% (2011), bàng 1. Trong năm 2011, cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh cho đến thời điểm hiện nay là do việc đầu tư vào những nước lớn trong khối liên minh châu Âu như Anh (1,731 tỉ USD) , Đức (1,442 tỉ USD), Pháp (1,373 tỉ USD) và 1 số nước khác như Hồng Kông (1.046 tỉ USD), Nhật ( 962 tỉ USD) và Canada (670 tỉ USD).

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 World 7,953 7,719 7,786 9,917 11,695 12,465 15,697 19,273 16,343 19,326 20,8

65 21,169

United States

2,694 2,315 2,023 2,729 3,363 3,638 4,470 5,275 3,102 4,287 4,767

4,500

Comparator economiesCanada 238 251 276 319 373 388 445 522 524 602 639 670 Hong Kong

388 352 310 340 403 472 677 1,011 762 832 936 1,046

Germany 542 618 696 831 925 928 1,081 1,332 1,327 1,412 1,437

1,442

France 926 798 639 947 1,154 1,232 1,610 1,795 1,268 1,583 1,580

1,373

Japan 278 300 304 336 371 387 450 543 680 741 831 962 United Kingdom

898 870 994 1,187 1,247 1,199 1,455 1,836 1,531 1,674 1,627

1,731

(Table : Outward U.S. and Global FDI Stock, 2000-2011 (US$ billions))

4. Tình hình dòng vốn FDI ra nước ngoài:

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, dòng vốn FDI chảy ra nc ngoài của Mỹ giảm 22%, từ 394 tỉ USD xuống 308 tỉ trong năm 2008, tiếp tục giảm mạnh tới 267 tỉ trong năm 2009 và tăng dần trong năm 2010 tới 304 tỉ và đạt ngưỡng 397 tỉ USD trong 2011, trở thành nhà đầu tư nc ngoài lớn nhất trên thế giới so vs các nc đang phát triển là 384 tỉ USD, nước phát triền là trong khi đó, các nước châu Âu vẫn chưa khôi phục lại mức trước cuộc khủng hoảng.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011World 1,227 748 529 571 926 889 1,415 2,198 1,969 1,175 1,451 1,694

Trang 27

Page 30: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

United States

143 125 135 129 295 15 224 394 308 267 304 397

Comparator economies

United Kingdom

233 59 50 62 91 81 86 272 161 44 40 107

France 178 87 50 53 57 115 111 164 155 107 77 90Hong Kong 59 11 18 5 46 27 45 62 51 64 95 82Germany 57 40 19 6 21 76 119 171 73 75 109 54Canada 45 36 27 23 43 28 46 58 80 42 39 50Japan 32 38 32 29 31 46 50 74 128 75 56 114

(Table: Outward U.S. and Global FDI flows, 2000-2011 (U.S.$ billions)

Trong suốt quãng thời gian phân tích và nghiên cứu, cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ luôn lớn hơn lượng cổ phiếu đầu tư Mỹ nhận được và từ năm 2007,dòng vốn đầu tư ra nước ngoài cũng cao hơn dòng vốn đầu tư vào Hoa Kỳ.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011InwardUS FDI

flow314 159 75 53 136 105 237 216 306 153 198 227

InwardUS FDI

stock2,783 2,560 2,022 2,455 2,717 2,818 3,293 3,551 2,486 3,027 3,451 3,509

OutwardUS FDI

flow143 125 135 129 295 15 224 394 308 267 304 397

OutwardUS FDI

stock2,694 2,315 2,023 2,729 3,363 3,638 4,470 5,275 3,102 4,287 4,767 4,500

Trang 28

Page 31: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

5. Dòng chảy đầu tư ra nước ngoài phân chia theo ngành:

Ngành dịch vụ là ngành nhận đc nhiều vốn đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ nhất, chiếm khoảng trên 76% trong các năm 2000-2011, theo sau là ngành công nghiệp sản xuất 19% và các ngành khác 5%.

Trong 2 năm 2010 và 2011, dịch vụ tài chính tăng từ 25 tỉ USD lên 37 tỉ.cũng trong giai đoạn đó, đầu từ vào thương mại bán buôn tăng gấp đôitừ 12 tỉ USD đến 24 tỉ. Ngành sản xuất tăng từ 43 tỉ USD năm 2000 đạt đỉnh tại mức 72 tỉ USD năm 2007 sau đó xụt giảm còn 36 tỉ do khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011All sectors 143 125 135 129 295 15 224 394 308 267 304 397 ServicesHolding companies 30.1 45.2 45.9 50.3 117.2 -66.4 97.5 153.6 118.6 140.3 175.7 207.6

Services Other then holding 60.4 36.7 43.9 44.2 106.4 28.9 68.4 164.1 131.4 69.7 70.6 99.1

Finance 22 3 38 20 51 13 26 82 58 47 25 37 Wholesale trade 12 16 3 12 19 13 15 13 32 13 12 24 Information 17 -3 -1 4 -0.36 3 4 9 8 9 8 12 Real estate -1 0.88 7 -3 9 9 11 18 4 6 9 12 Manufacturing 43 26 32 31 63 28 42 72 36 39 46 59 Mining 2.2 15.6 6.7 3.8 18.2 12 21.8 19.9 25.6 12.1 13 24.8 Other industries 17.7 21.32 3.4 10.9 17.96 3.4 6.7 26.5 25.8 0.6 15.3 20.6

6. Dòng chảy đầu tư ra nước ngoài phân chia theo thị trường:

Table: United States: geographical distribution of outward FDI flows, 2000-2011(US$, in billions)

Economy 2000 2001 2002 2003

2004 2005

2006 2007 2008

2009 2010 2011

All Countries Total

143 125 135 129 295 15 224 394 308 267 304 397

North America 17 17 15 17 24 14 -2 22 12 10 28 40 Europe 78 66 80 88 137 -29 148 240 178 159 187 224 Latin America 23 26 15 4 32 0.07 36 55 63 61 45 85

Trang 29

Page 32: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Africa 0.71 2 -0.58 3 2 3 5 5 4 9 9 5 Middle East 1 1 3 1 3 4 6 4 4 5 -0.28 0.85 Asia and Pacific 23 13 23 17 97 24 32 68 47 23 36 41

(Source: United States Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis, FDI database, available at: www.bea.gov/international.)

Table: United States: geographical distribution of outward FDI flows, 2000-2011

(% of total)

Economy 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 All Countries Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 North America 12 14 11 13 8 93 -1 6 4 4 9 10 Europe 55 53 59 68 46 -193 66 61 58 60 62 56 Latin America 16 21 11 3 11 0 16 14 20 23 15 21 Africa 0.5 1.6 -0.4 2 0.7 20 2 1 1 3 3 1 Middle East 1 0.8 2 0.8 1 27 3 1 1 2 -0.1 0.2 Asia and Pacific 16 10 17 13 33 160 14 17 15 9 12 10

(Source: U.S. Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis, FDI database, available at: www.bea.gov/international.)

Châu Âu, nơi tập trung phần lớn các nước công nghiệp phát triển, là thị trường FDI lớn nhất của Hoa Kỳ.Trong giai đoạn 2000 - 2011, hơn một nửa lượng FDI của nước này đó đổ vào đây. Ngoài ra, chỉ riêng nước láng giềng Canada, cũng là một quốc gia phát triển, đó thu hỳt 10% FDI của Hoa Kỳ (năm 2011). Đó là chưa kể đến thị phần của các nước phát triển khác nằm rải rác ở những khu vực còn lại trên thế giới. Trong số những “khách hàng nhỏ”, các nước Mỹ Latinh, vốn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là những địa chỉ hấp dẫn hơn cả đối với nguồn FDI của Hoa Kỳ. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự vươn lên đầy năng động của các nước châu Á - Thái Bỡnh Dương, mà đa số là các quốc gia đang phát triển, trong việc thu hút FDI.

7. Cấu trúc tài chính của dòng FDI ra nước ngoài của Hoa Kỳ:

Trang 30

Page 33: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Dòng FDI bao gồm vốn đc cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp có liên qua bằng hình thức đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp này. Những dòng vốn này có 3 thành tố: vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tư và các khoản vay nội bộ. Vốn chủ sở hữa của Hoa Kỳ trong suốt giai đoạn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã bắt đầu giảm từ 201 tỉ USD trong năm 2007 tới 127 tỉ năm 2008 và chỉ còn18 tỉ năm 2009. Dòng vốn này bắt đầu có xu hướng tăng lên từ năm 2010 với 41 tỉ USD và 53 tỉ năm 2011. Dòng vốn chủ sở hữu cho những dự án đầu tư mới đã chứng kiến 1 sự sụt giảm mạnh mẽ, hoàn toàn trùng khớp với sự giảm sút 40% trong hoạt động sáp nhập và nhượng lại.Cổ phiếu của lợi nhuận tái đầu tư có xu hướng tăng trong năm 2008, điều này cho thấy các công ty mẹ vẫn lựa chọn đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài thay vì chuyển lợi nhuận của họ về nước Mỹ.Mặc dù tình hình kinh tế khi ấy có nhiều khó khăn do khủng hoảng, các tập đoàn đa quốc gia Mỹ vẫn tiếp tục mở rộng sự đầu tư của họ vào các thị trường mới nổi với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế tiên tiến. dòng lợi nhuận tái đầu tư FDI ra nước ngoài giảm trong 2 năm 2008 và 2009 từ 212 tỉ USD xuống 207 tỉ và tăng vượt mức trước khủng hoảng là 292 tỉ USD năm 2010, và tiếp tục tăng lên 326 tỉ trong năm 2011. Tái đầu tư không chỉ khác nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay nội bộ khi xét đến phần đóng góp của nó vào tổng vốn FDI ra nước ngoài của Mỹ, mà nó còn là thành tố duy nhất bắt nguồn từ nước chủ nhà và vì thế không bao gồm việc chuyển giao tiền vốn qua biên giới lãnh thổ.

Dòng vốn vay nợ nội bộ là khoản nợ giữa công ty mẹ và các chi nhánh con, tạo nên 1 bộ phận nhỏ của dòng vốn FDI ra nước ngoài, quay vòng thường xuyên vì những khoản nợ này thường dành cho mục đích hỗ trợ tài chính trong ngắn hạn cho các giao dịch nội bộ công ty, có xu hướng đc trả nhanh chóng.

Table: The structure of outward US FDI flow by financial components (2000 – 2010), US$ billions

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Capital outflows 143 125 135 129 295 15 224 394 308 267 304 397

Equity 78 61 43 35 133 62 49 201 127 18 41 53

Intercompany debt -12 12 26 -7 20 -15 -22 -17 -31 42 -29 18

Reinvested earnings

77 52 66 101 142 -32 197 210 212 207 292 326

Direct investment income

134 110 125 165 228 272 304 350 393 335 421 458

Trang 31

Page 34: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

(Source: United States Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis, FDI database, available at www.bea.gov/international)

8. Thực trạng FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam: a. Nhịp độ đầu tư:

Stt NgànhKể cả qua nước thứ 3 Không kể qua nước thứ 3

SDA VĐK VTH SDA VĐK VTHI Công nghiệp 33 2,681 2,259 246 1,252 484

CN dầu khí 4 661 1,376 5 85 169

CN nặng 15 1,206 181 129 746 254

CN nhẹ 5 92 62 79 265 22

CN thực phẩm 5 605 517 18 68 11

Xây dựng 4 114 120 15 86 25

II Nông, lâm nghiệp 3 90 29 36 175 61

Nông-lâm nghiệp 3 90 29 30 153 48

Thủy sản 6 21 12

III Dịch vụ 27 725 169 114 2,703 199

Dịch vụ 7 7 5 62 70 20

GTVT-Bưu điện 2 22 14 9 189 24

Khách sạn- 6 201 18

Du lịch 13 2,161 74

Tài chính- 7 48 65

Ngân hàng 9 150 38

Văn hóa - y 2 74 8 20 113 35

Trang 32

Page 35: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

tế - giáo dục

XD văn phòng – 3 371 56 1 16 7

căn hộ

Tổng số 63 3,479 2,457 396 4,130 746

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- BộKếhoạch và Đầu tư (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Qua bảng ta thấy phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các công ty con củaHoa Kỳ tại nước ngoài. Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ vào Việt Nam chỉ chiếm 16% số lượng dự án nhưng chiếm tới 84% lượng vốn đăng ký và gấp 3 lần vốn thực hiện của tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.b. FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư:

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- BộKếhoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiều lực)

Qua đồ thị trên cho thấy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì hình thức 100% vốn nước ngoài tới 74% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tiếp theo là hình thức liên doanh chiếm 20%.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4% đáng chú ý là mọi khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ về dầu khí được thực hiện

Trang 33

Page 36: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức duy nhất được phép cho hoạt động khai thác dầu khí.Công ty cổ phần chiếm 3%c. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương:

Đơn vị: Triệu USDSTT Kể cả qua nước thứ 3 Không kể qua nước thứ 3

Tỉnh thành SDA TVĐT ĐTTH SDA TVĐT ĐTTH1 Bà Rịa-Vũng Tàu 11 1,796 16 3 82 572 TP Hồ Chí Minh 136 556 75 18 1,633 6003 Đồng Nai 34 341 109 5 139 914 Bình Dương 68 311 47 7 205 1605 Bình Định 1 250 656 Hà Nội 46 163 55 9 111 687 Đà Nẵng 5 135 2 4 438 18 Quảng Ninh 4 121 39 Hải Dương 3 113 14810 Dầu khí 5 85 169 3 124 1,377

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- BộKếhoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiều lực)

Gần một nửa vốn đầu tư trực tiếp được thực hiện liên quan đến Hoa Kỳ theo báo cáo là trong lĩnh vực dầu khí, không phân biệt theo tỉnh. Ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí thì đa phần đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ được thực hiện ở 5 tỉnh thành sau: Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định, Hà Nội chiếm 80% tổng vốn đầu tư qua nước thứ 3, 62% nếu tính không qua nước thứ 3.d. FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 theo đối tác:

Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam không qua nước thứ 3 là 4,1 tỷ USD còn nếu qua nước thứ 3 là 4,5 tỷ USD.

Đơn vị: Triệu USDSTT Đối tác Số dự án TVĐT ĐTTH

1 Hồng Kông 7 1,116 742 BritishVirginIslands 11 950 333 Singapore 13 588 6414 Hà Lan 6 318 6775 Cayman Islands 3 136 466 Bermuda 3 80 1377 Mauritius 1 65 7948 Thụy Sỹ 2 60 0,69 Cook Islands 2 55 -10 Saint Kitts & Nevis 1 40 1111 Đài Loan 4 35 1012 Vương Quốc Anh 2 31 20

Trang 34

Page 37: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

13 Ukraina 1 16 1214 Hoa Kỳ 4 6 -15 Australia 1 1 -16 Thái Lan 1 0,4 0,717 Canada 1 0,3 0,1Tổng số 63 3,498 2,457

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- BộKếhoạch và Đầu tư (chỉ tính dự án còn hiệu lực)Đầu tư của Hoa Kỳ từ các công ty con đặt tại một nước thứ 3 chủ yếu là từ các nước có chế độ thuế rất ưu đãi như: Bermuda, Cayman Islands, Mauritius. Hoặc là những nước là đại bản doanh tại khu vực cho các công ty đa quốc gia như: Hồng Kông, Singapo, những nước khác như Hà Lan là những quốc gia có các hiệp định thuế có hiệu lực với Việt Nam. Một phần không đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ được xuất phát từ Đài Loan, Thái Lan. Đã có nhiều dự án FDI của doanh nghiệp Hoa Kỳ được đầu tư trực tiếp từ các công ty ở đất nước Hoa Kỳ như: Ford, Citibank, Cargill, Colgate, Unocal.e.

C.KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. FDI cũng được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của toàn nền kinh tế.

Thành tựu:

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong các lĩnh vực: dầu khí, giao thông, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, dệt may - giầy dép đã đạt được một số kết quả bước đầu. Thông qua FDI, trình độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ trước đây. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới như: bưu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường

Đồng thời, trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.Từ việc thu hút được nhiều công nghệ mới, tiên tiến, Việt Nam đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm mới mà trước đây trong nước chưa có. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng

Trang 35

Page 38: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông….

Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo… Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trường nước ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử, như Công ty TNHH Nidec Tosok, Muto, Nissei… Có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu - phát triển như Công ty TNHH Renesas Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng cho IC bán dẫn (mạch tích hợp)… Mặt khác, nhiều doanh nghiệp trong nước, do sức ép của thị trường cạnh tranh ngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập các thiết bị và công nghệ mới. Qua đó, cũng đã sản xuất được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với một giá cả hợp lý, được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩm may mặc, giầy da, thực phẩm...

Những thành tựu đạt được nêu trên đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với thu hút FDI, cũng như chính sách khuyến khích, thu hút công nghệ của nước ngoài để đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.

Hạn chế:

Hoạt động chuyển giao công nghệ vẫn còn có một số tồn tại cần sớm khắc phục như: Định hướng thu hút công nghệ cao, công nghệ khuyến khích đầu tư chưa đạt mục tiêu đặt ra. Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Những công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp vẫn còn nặng về thành tích lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chưa chú trọng vào việc thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới.

Công tác thẩm định công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư để sinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về nội dung công nghệ.Năng lực thẩm định của các Sở Khoa học và Công nghệ còn hạn chế.Việc tiếp nhận, học hỏi công nghệ thông qua FDI còn nhiều yếu kém.

Trang 36

Page 39: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

Với các liên doanh, Việt Nam lại chưa chú trọng việc tuyển chọn, đãi ngộ cán bộ, công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để bố trí vào các công đoạn sản xuất quan trọng. Việc đào tạo kỹ thuật vẫn còn nặng về lý thuyết, ít thực hành nên khi được tuyển dụng vào làm việc thường phải đào tạo bổ sung. Với những doanh nghiệp đòi hỏi lao động kỹ thuật với số lượng lớn thì lại không tuyển dụng được lao động đáp ứng đủ số lượng và chất lượng. Như trường hợp dự án của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam hiện đang rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động (theo kế hoạch đến năm 2015 cần 28.000 lao động trực tiếp khi đạt doanh thu xuất khẩu 16,5 tỷ USD).

Mới có số lượng rất ít dự án FDI được đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Hoạt động R&D (nghiên cứu và triển khai) ở các doanh nghiệp FDI mới chỉ ở những công nghệ nhỏ, đơn giản hoặc nghiên cứu để cải tiến thích nghi phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhìn chung, việc khai thác, học hỏi công nghệ thông qua FDI chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Bài học kinh nghiệm cho VN

* Cần xây dựng chiến lược đầu tư quốc tế phù hợp với nhu cầu phát triển của từng thời kỳ.

* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Cải cách cơ chế quản lí theo hướng đơn giản gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế, giảm bớt sự rườm rà trong thủ tục hành chính.

* Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động trong cả lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế.

* Cần thu hút FDI hơn nữa vào những ngành Việt Nam có lợi thế như nông – lâm - thủy sản… tạo cơ hội cho những ngành đó phát triển hơn.

* Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài ở các ngành mà thị trường mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

* Tiếp tục tham gia ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương

* Nâng cao ngành bảo hiểm rủi ro trong đầu tư

* Nâng cao công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư để đảm bảo các dự án triển khai có hiệu quả

* Cần cải thiện cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư nước ngoài phát huy hiệu quả.

Trang 37

Page 40: Chính Sách Đầu Tư Quốc Tế Hoa Kỳ Hoàn Chỉnh

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các hoạt động đầu tư ngày càng phát triển sôi động ở phạm vi cả trong nước và trên thế giới. Trong đó, hoạt động quốc tế nổi lên như một xu thế chung của các quốc gia, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực ở nước tiếp nhận, tránh hàng rào bảo hộ và tận dụng các chính sách ưu đãi của nước sở tại,….Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Để có thể đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc còn tồn tại, củng cố và phát huy kết quả đã đạt được, thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế hiệu quả hơn trong thời gian tới, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích và rút ra kinh nghiệm từ chính sách đầu tư quốc tế của các quốc gia đã áp dụng thành công trên thế giới – điển hình trong đó là Hoa Kỳ, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn.

Trang 38