37
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy, để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn đinh và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay… mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Sun Industry”. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại công ty, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà biện pháp đối phó thích hợp. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

5 bài hoàn chỉnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 5 bài hoàn chỉnh

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất

định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của

doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên

cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy, để

kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân

tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời

gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính

sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ

và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính.

Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn đinh và tăng cường tình hình tài chính.

Phân tích tình hình tài chính là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà

đầu tư, nhà cho vay… mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ

khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình

hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản

lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì

tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH

Sun Industry”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại công ty,

để từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đồng thời giúp doanh nghiệp

nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có

biện pháp đối phó thích hợp.

3. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

Page 2: 5 bài hoàn chỉnh

Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Sun Industry qua bảng CĐKT,

bảng báo cáo KQHĐKD và phân tích các chỉ số tài chính.

Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho

doanh nghiệp

4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu:

Từ các báo cáo tài chính của công ty như: BCĐKT, Báo cáo KQHĐKD, sẽ tiến

hành tổng hợp, phân tích so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty TNHH Sun Industry trong

những năm 2008, 2009 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh của công ty trong năm 2008, 2009.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu từ công ty.

- Phương pháp được được dùng để phân tích số liệu:

+Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng phương pháp liên hệ cân

đối để phân tích.

Page 3: 5 bài hoàn chỉnh

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.1 Bản chất tài chính và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính:

1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc

hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước.

Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:

Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường

Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông

qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quỹ

kinh tế. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế

độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên

hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính.

1.1.2 Ý nghĩa việc phân tích tình hình tài chính:

Đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn

và nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề

ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính còn

là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài

chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính

của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…

1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu của phân tích tình hình tài chính:

1.2.1 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính:

Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng

trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với doanh

nghiệp tiêu biểu cùng ngành và các chỉ tiêu bình quân ngành, chỉ ra những thế mạnh và

Page 4: 5 bài hoàn chỉnh

tình trạng bất ổn nhằm đề xuất các biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để

phát huy hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao nhất.

1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính:

– Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến

hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài

chính của doanh nghiệp.

– Định hướng các quyết định của Ban Tổng Giám Đốc cũng như giám đốc tài

chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…

– Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt…

– Cuối cùng, phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

1.3 Tài liệu, phương pháp phân tích:

1.3.1 Tài liệu phân tích:

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là những bộ phận

chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

1.3.2 Phương pháp phân tích:

Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài

chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách

dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)

Phương pháp liên hệ cân đối :

Phương pháp cân đối được sử dụng để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về

lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh. trên cơ sở đó có thể

xác định ảnh hưởng của các yếu tố.

1.4 Nội dung phân tích:

1.4.1 Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán:

Page 5: 5 bài hoàn chỉnh

Bảng CĐKT là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ảnh tổng quát tình hình tài

liệu hiện có và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng CĐKT ta

sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, kết cấu của tài sản. nguồn vốn

hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn. BCĐKT là một báo cáo tài chính

của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định.

1.4.1.1 Phân tích tài sản:

Phân tích tài sản nhằm để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài sản ta so sánh số vốn giữa các năm, các kỳ với

nhau, đồng thời xem xét tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số tài sản là cao hay

thấp. Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất

phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp

thương mại phải có lượng hàng hóa đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới.

1.4.1.2 Phân tích nguồn vốn :

Phân tích nguồn vốn để biết được khả năng tự tài trợ tài chính, mức độ tự chủ,

những khó khăn của doanh nghiệp. Cũng như so sánh từng loại nguồn vốn giữa các

năm, các kỳ với nhau, xem xét tỷ trọng của từng khoản nguồn vốn trong tổng số vốn là

cao hay thấp. Qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.

1.4.1.3 Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn :

Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản

lưu động và tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu

doanh nghiệp. Trên lý thuyết quan hệ cân đối được thể hiện bởi công thức :

TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

( Vế trái ) ( Vế phải)

Nhưng trong thực tế thì thường xảy ra hai trường hợp :

VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI

Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu vốn trong việc trang trải tài sản. Vì

vậy doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn

thông qua việc mua trả chậm.

Page 6: 5 bài hoàn chỉnh

VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI

Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp đang thừa vốn để bù đắp tài sản. Trong

trường hợp này vốn của doanh nghiệp thường sẽ bị chiếm dụng bởi các doanh nghiệp

hoặc các đối tượng khác thông qua bán chịu, ứng trước tiền, thế chấp, ký quỹ, cược

quỹ…..

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán tổng số tiền tài sản luôn luôn bằng

tổng số tiền phần nguồn vốn, nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ như sau :

TSLĐ&ĐTNH +TSCĐ&ĐTDH = NỢ PHẢI TRẢ +VỐN CHỦ SỞ HỮU

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :

1.4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu - chi phí:

–Doanh thu: đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất

kinh doanh. Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ. Đây là một trong

những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường.

–Giá vốn hàng bán: đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng

hoá, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá trị là yếu tố lớn quyết định

khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp

có vấn đề đối với giá vốn hàng bán, thì ta phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của

nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, năng lượng…

–Các loại chi phí gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí

tài chính… Là các khoản danh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động kinh doanh.

1.4.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận :

– Lãi gộp: là doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này tiến triển phụ thuộc

vào cách biến đổi của các thành phần của nó. Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu trên,

doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này.

Page 7: 5 bài hoàn chỉnh

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : Chỉ tiêu tổng hợp này là kết quả của tất

cả các chỉ tiêu trên. Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự tiến triển của chỉ

tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hóa lợi nhuận .

– Tổng lợi nhuận trước và sau thuế : Là chỉ tiêu tổng hợp tóm tắt bảng báo cáo

kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Vì lợi nhuận là mục đích của các nghiệp trong kinh tế thị trường, nên chỉ tiêu ngày

dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp của ban lãnh đạo .

1.4.3 Phân tích các chỉ số tài chính :

1.4.3.1 Tỉ số về khả năng thanh toán :

• Khả năng thanh toán hiện thời (K):

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp.

đồng thời nó chỉ ra phạm vi ,qui mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trải

bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ .

Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán = hiện thời Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2(>=2) chứng tỏ sự bình thường trong

hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khi giá trị tỷ số này giảm chứng tỏ khả năng

thanh toán của doanh nghiệp đã giảm. Tuy nhiên khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có

nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động là việc quản trị tài sản lưu

động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều

nợ phải đòi. Do đó có thể làm giảm bớt lợi nhuận của doanh nghiệp.

• Tỉ số thanh toán nhanh (Kn):

Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp sau khi đã

trừ đi hàng tồn kho vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp.

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Page 8: 5 bài hoàn chỉnh

Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, tỷ số

này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều về vốn

bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu. Có thể không hiệu quả.

1.4.3.2 Tỉ số về đòn bẩy:

• Hệ số nợ

Tổng số nợ Hệ số nợ =

Tổng số vốn

Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Hệ số

nợ càng thấp món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trường hợp doanh nghiệp

bị phá sản. Khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ

trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.

• Hệ số thanh toán lãi vay :

Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để

đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số thanh toán = lãi vay Lãi vay

1.4.3.3 Tỉ số về hoạt động :

• Số vòng quay tồn kho Doanh thu thuần

Số vòng quay = tồn kho Trị giá hàng hóa tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho càng cao càng chứng tỏ (số ngày cho 01 vòng ngắn) hàng

hóa cung ứng tốt, ít bị ứ động; tuy nhiên với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc

trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây

mất uy tín doanh nghiệp.

• Kỳ thu tiền

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờ

đợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà doanh thu tiêu

Page 9: 5 bài hoàn chỉnh

thụ bị dồn dưới hình thức khoản phải thu. Chỉ số này dùng để đo lường khả năng thu

hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán.

Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = x 360

Doanh thu

• Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp tăng được mấy

vòng hay một đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu .

Doanh thu thuần Số vòng quay =toàn bộ tài sản Tổng tài sản bình quân

1.4.3.4 Tỉ số về doanh lợi :

• Doanh lợi tiêu thụ :

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi

nhuận

Lợi nhuận thuần Doanh lợi tiêu thụ = x 100

Doanh thu thuần

• Doanh lợi tài sản :

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả

của tài sản được đầu tư hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư .

Lợi nhuận thuần Doanh lợi tài sản = x 100

Tổng tài sản

• Doanh lợi vốn tự có :

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức

sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận thuần Doanh lợi vốn tự có = x 100

Vốn tự có bình quân

Page 10: 5 bài hoàn chỉnh
Page 11: 5 bài hoàn chỉnh

Chương II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

TNHH SUN INDUSTRY

2.1 Giới thiệu khái quát công ty TNHH Sun Industry:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

– Công ty TNHH Sun Industry được thành lập vào năm 2005 chuyên cung cấp các

loại bồn chứa gas, ống dẫn gas và lắp đặt sửa chữa hệ thống gas với vốn chủ sở hữu là

10 tỷ VND. Năm 2006, sau một năm hoạt động với nhiều nổ lực trong kinh doanh,

công ty tiếp tục khai trương chi nhánh ở Hà Nội để mở rộng thị trường tiêu thụ và tìm

kiếm cơ hội kinh doanh mới. Năm 2008, lạm phát tăng cùng với khủng hoảng kinh tế

thế giới làm cho việc kinh doanh của các công ty rất khó khăn. Tuy nhiên, do các mặt

hàng của công ty là loại hàng ít thay thế và sự nhạy cảm với giá thấp nên ảnh hưởng

của lạm phát đến công ty là không nghiêm trọng. Cùng với việc quản lý tốt chi phí kinh

doanh đã giúp công ty vượt qua khó khăn mà vẫn có lợi nhuận. Đến năm 2009, tình

hình kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và đi vào phát triển. Hiện nay công ty

đang có dự án xây dựng một nhà máy chế tạo bồn chứa, ống dãn để tự mình sản xuất

hàng cung cấp cho thị trường, mặt khác tiến tới xuất khẩu trong tương lai.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban:

( Nguồn từ sơ đồ tổ chức của công ty)

Hội Đồng Thành Viên

Ban Kiểm Soát

Ban Giám Đốc

PhòngKỹ Thuật

PhòngKinh Doanh

PhòngHành Chính

PhòngKế Toán

Chi nhánh Hà Nội

Page 12: 5 bài hoàn chỉnh

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Sun Industry :

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán :

2.2.1.1 Phân tích tài sản :

BẢNG 1 : BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN

BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢNĐơn vị VND

Tài sản Năm 2008 Năm 2009Giá trị % trên

tổng tài

sản

Giá trị % trên

tổng tài

sảnA.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ

NGẮN HẠN

34.058.670.530 80,63 46.998.586.334 74,45

I Tiền 2.107.526.521 4,99 1.988.373.980 3,151. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 114.437.749 0,27 105.803.360 0,172. Tiền gửi ngân hàng 1.993.088.772 4,72 1.882.570.620 2,98III Các khoản phải thu 8.015.904.392 18,98 8.613.391.661 13,861. Phải thu của khách hàng 7.957.640.915 18,84 8.566.301.170 13,792. Trả trước cho người bán 4.613.000 0,01 4.500.000 0,0073. Phải thu nội bộ 46.151.836 0,11 35.001.850 0,0564. Các khoản phải thu khác 7.498.641 0,02 7.498.641 0,012IV Hàng tồn kho 19.246.052.648 45,56 29.863.201.595 48,071. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 1.670.611.305 3,96 2.901.560.700 4,672. Công cụ dụng cụ trong kho 206.177.424 0,49 402.188.523 0,653. Hàng hóa tồn kho 16.359.802.448 38,73 24.850.802.170 40,004. Hàng gởi đi bán 1.009.461.471 2,39 1.708.650.102 2,75V Tài sản lưu động khác 4.689.186.969 11,10 6.533.619.098 10,511. Tạm ứng 4.076.841.157 9,65 6.057.809.123 9,752. Chi phí trả trước 612.345.812 1,45 475.809.975 0,76B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 8.181.028.354 19,37 16.124.523.098 25,961. Tài sản cố định hữu hình 8.181.028.354 19,37 16.124.523.098 28,12- Nguyên giá 9.047.400.086 21,42 17.467.154.998 28,12- Giá trị hao mòn lũy kế (866.371.732) 2,05 (1.342.631.900) 2,16TỔNG CỘNG TÀI SẢN 42.239.698.884 100,00 63.123.109.422 100,00

( Nguồn: Báo cáo thường niên)

Như vậy ta thấy tổng tài sản năm 2009 đã tăng 49,55% so với năm 2008, cụ thể

tăng 20.883.410.548 VND. Để hiểu rõ thêm tình hình biến động tài sản ta đi vào phân

tích từng khoản mục.

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn TSLĐ&ĐTNH)

Đầu tiên ta thấy TSLĐ&ĐTNH chiếm tỷ lệ lớn hơn TSCĐ&ĐTDH. Năm 2008

TSLĐ&ĐTNH là 34.508.670.530 VND chiếm tỷ trọng 80,63%, sang năm 2009 TSLĐ

Page 13: 5 bài hoàn chỉnh

tăng thành 46.998.586.334 VND, nhưng tỷ trọng thì giảm còn 74,45% do

TSCĐ&ĐTDH tăng. Như vậy TSLĐ&ĐTNH năm 2009 tăng so với năm 2008, tăng

12.489.915.804 VND hay tăng 36,19%.

Trong đó biến động từng khoản mục như sau :

– Tiền chiếm tỷ trọng tương đối do đặc điểm công ty là kinh doanh, lắp đặt, sửa

chữa nên lượng tiền mặt cần thiết là rất lớn, năm 2008 chiếm tỷ trọng 4,99% nhưng

chủ yếu là tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng 4,72% sang năm 2009 lượng tiền của

công ty giảm, tiền gửi ngân hàng chỉ còn chiếm tỷ trọng 3,15% còn tiền mặt thì chiếm

tỷ trọng 0,17%.

– Các khoản phải thu, phải thu khách hàng năm 2008 là 7.957.640.915 VND chiếm

tỷ trọng khá cao 18,84% điều này cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều, sang

năm 2009 khoản phải thu khách hàng tăng nhẹ 608.660.255 VND hay 7,56% thành

8.566.301.170 VND nhưng tỷ trọng thì giảm khá nhiều chỉ còn 13,79% so với tổng tài

sản. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa thu hồi được các khoản bị chiếm dụng mà các

khoản này còn tăng lên, còn tỷ trọng giảm là do tổng tài sản tăng nhanh hơn so với các

khoản phải thu khách hàng. Mặt khác các khoản phải thu nội bộ, do chi nhánh mới

thành lập năm 2006 hoạt động chưa ổn định lắm nên các khoản hỗ trợ cho chi nhánh

năm 2008 là 46.151.836 VND sang năm 2009 hoạt động của chỉ nhánh đã tốt hơn nên

việc hỗ trợ cho chi nhánh giảm xuống, các khoản phải thu nội bộ cũng giảm còn

35.001.850 VND hay giảm 24,16%. Các khoản trả trước cho người bán năm 2008 là

4.613.000 VND và năm 2009 giảm còn 4.500.000 VND. Các khoản phải thu khác, chủ

yếu là các khoản mà công ty hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó vay

để giải quyết những công việc riêng, sẽ được trừ vào lương hàng tháng nên sẽ thu hồi

dần trong năm 2008 và năm 2009 không có sự biến động vẫn là 7.498.641 VND nghĩa

là công ty vẫn chưa thu hồi được các khoản này nhưng không có sự gia tăng nào đối

với các khoản phải thu khác.

Page 14: 5 bài hoàn chỉnh

– Hàng tồn kho năm 2008 của công ty là 19.246.052.648 VND chiếm tỷ trọng sang

2009 hàng tồn kho của công ty tăng thành 29.863.201.595 VND, cụ thể tăng

10.617.148.957 VND hay tăng 55,16%. Hầu như các khoản trong hàng tồn kho như

nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đều tăng. Nhưng chủ yếu hàng tồn

kho tăng là do hàng hóa tồn kho tăng vì công ty là doanh nghiệp kinh doanh mà năm

2009 kinh tế lạm phát khiến việc kinh doanh khó khăn và việc quản trị hàng tồn kho

cũng chưa tốt nên lượng hàng hóa tồn kho tăng 51,91%. Nguyên liệu vật liệu tồn kho

cũng tăng nhanh 73,68%. Nhưng việc để hàng tồn kho tồn nhiều như vậy sẽ không tốt

cho công ty vì vậy công ty cần có những biện pháp phát triển để giảm bớt lượng hàng

hóa tồn kho.

– TSLĐ khác năm 2009 tài sản lưu động khác tăng 1.844.432.129 VND hay tăng

39,33% so với năm 2008, nhưng tỷ trọng trên tổng tài sản thì giảm còn 10,51% (năm

2008 tỷ trọng là 11,10%), chủ yếu tài sản lưu động tăng do các khoản tạm ứng tăng

(tăng 48,59% so với năm 2008). Công ty nên giảm bớt khoản tạm ứng này đến mức

thấp nhất để giảm bớt nguồn vốn bị chiếm dụng.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: ( TSCĐ&ĐTDH)

– TSCĐ&ĐTDH năm 2009 là 16.124.523.098 VND tăng rất nhanh so với năm

2008 là 8.181.028.354VND. Cụ thể tăng 7.943.494.736 VND hay tăng 97,09%.

Qua phân tích ta thấy năm 2009 kết cấu tài sản có sự biến động khá rõ nét.

TSLĐ&ĐTNH tăng lên rất nhiều nhưng tỷ trọng lại giảm so sự gia tăng mạnh mẽ

của TSCĐ&ĐTDH . Tiền và các khoản phải thu giảm nhưng hàng tồn kho và tạm

ứng thì tăng nhanh.

2.2.1.2 Phân tích nguồn vốn :

BẢNG 2 : BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN

BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐNĐơn vị VND

Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009

Page 15: 5 bài hoàn chỉnh

Giá trị % trên

tổng

nguồn

vốn

Giá trị % trển

tổng

nguồn

vốnA NỢ PHẢI TRẢ 10.779.449.158 25,52 17.394.460.725 29,37I. Nợ ngắn hạn 9.415.724.951 22,29 15.870.735.810 26,761. Vay ngắn hạn2. Nợ dài hạn đến hạn trả3. Phải trả cho người bán 9.309.780.784 22,04 15.760.893.018 26,584. Người mua trả tiền trước 13.064.480 0,03 12.901.080 0,025. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 92.429.687 0,22 96.941.720 0,16II Nợ dài hạnIII Nợ khác 1.363.724.207 3,23 1.523.724.905 2,571. Chi phí phải trả 1.363.724.207 3,23 523.724.905 2,57B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 31.460.249.726 74,48 41.886.867.651 70,63I Nguồn vốn – Qũy 30.443.085.690 72,07 40.454.309.809 68,221. Nguồn vốn kinh doanh 10.000.000.000 23,67 10.000.000.000 16,862. Qũy đầu tư phát triển 3.656.511.009 8,66 5.849.873.903 9,863. Qũy dự phòng tài chính 11.117.826.951 26,32 17.875.843.345 30,154. Lọi nhuận chưa phân phối 5.668.747.730 13,42 6.728.592.557 11,35II Nguồn kinh phí 1.017.164.036 2,41 1.432.557.852 2,411. Qũy khen thưởng và phúc lợi 1.017.164.036 2,41 1.432.557.852 2,41TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 42.239.698.884 100,00 59.281.328.376 100,00

( Nguồn: Báo cáo thường niên)

– Theo bảng kết cấu nguồn vốn thì ta thấy nợ phải trả (chỉ bao gồm nợ ngắn hạn)

của năm 2009 là 17.394.460.725 VND, nhiều hơn năm 2008 là 6.615.011.570 VND,

tăng 61,37%. Như vậy, công ty trong 2 năm hoàn toàn không vay ngắn hạn và dài hạn.

Năm 2009 nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn tăng lên so với năm 2008 là 6.455.010.859

VND chủ yếu là tăng do nợ phải trả người bán tăng nghĩa là năm 2009 công ty chiếm

dụng vốn nhiều hơn năm 2008, ngoài ra còn có sự gia tăng của các khoản như người

mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước và nợ khác nhưng ít hoặc tăng

không nhiều so với phải trả người bán.

– Năm 2008 nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 31.460.249.726 VND sang năm

2009 là 41.886.867.651 VND, như vậy nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu tăng

10.426.617.935 VND hay tăng 33,14 %, chủ yếu vốn tăng do lợi nhuận chưa phân phối

và các quỹ tăng. Tuy nhiên tỷ trọng chủ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thì giảm

Page 16: 5 bài hoàn chỉnh

chỉ còn 70,63% so với năm 2008 là 74,48% do vốn chủ sở hữu tăng nhưng tăng không

nhanh bằng nợ phải trả tăng đến 61,37% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 33,14%.

Qua việc phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm

2008 và biến động chủ yếu là từ nợ phải trả do công ty đi chiếm dụng vốn của người

bán.

2.2.1.3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn :

Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được

cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

BẢNG 3: MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

Đơn vị VNDTài sản Nguồn vốn Chêch lệch

Năm 2008 34.223.794.492 42.239.698.884 8.015.904.390Năm 2009 54.509.717.761 59.281.328.376 4.771.610.610

( Nguồn : Báo cáo thường niên)

Trong đó :

Phần tài sản gồm :

– Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu.

– Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Phần nguồn vốn gồm :

– Nguồn vốn chủ sở hữu

– Nợ phải trả

Phần chênh lệch : Nguồn vốn – tài sản

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2008 vốn công ty dư ra 8.015.904.390 VND để trang

trải cho hoạt động của công ty. Nhưng như đã biết trong quan hệ kinh doanh thường

xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ

Page 17: 5 bài hoàn chỉnh

của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn trong quá trình hoạt động để tạo quan hệ lâu dài các

doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng.

Ta xét năm 2009, theo bảng số liệu ta thấy công ty thừa vốn, nhưng thật tế như phân

tích ở trên, ban đầu công ty thiếu vốn để trang trải kinh doanh do đó công ty đã đi

chiếm dụng vốn của công ty khác (khoản phải trả người bán tăng) để trang trải hoạt

động kinh doanh. Như vậy ban đầu công ty thiếu vốn nên đi chiếm dụng và sau đó mới

thừa vốn.

Như vậy trong BCĐKT lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài

sản .Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở : Tài sản nào cũng được hình

thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh

nghiệp.

2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh :

2.2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu – chi phí

BẢNG 4 : BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHĐơn vị tính : VNĐ

Tên Năm 2009 Năm 2008Số tiền % trên

Doanh thu

Số tiền % trên Doanh

thuDoanh thu bán hàng – bồn chứa ống dẫn HCM 31.766.885.158 62,02 36.595.727.652 60,56Doanh thu bán hàng – bồn chứa ống dẫn HN 5.049.691.384 9,86 7.826.881.915 12,95Doanh thu lắp đặt sửa chữa HCM 12.867.299.988 25,12 14.881.172.160 24,63Doanh thu lắp đặt sửa chữa HN 1.594.707.280 3,11 1,173.756.043 1,94Hàng bị trả lại HCM (57.113.672) (0,11) (41.185.027) (0,07)Hàng bị trả lại HN (4.708.800) (6.199.575) (0,01)Tổng cộng 51.216.761.338 100,00 60.430.153.168 100,00Giá vốn hàng bán – bồn chứa ống dẫn HCM 17.423.185.158 34,02 18.761.018.775 31,05Giá vốn hàng bán – bồn chứa ống dẫn HN 2.666.919.535 5,21 3.902.780.321 6,46Giá vốn lắp đặt sửa chữa HCM 8.515.383.323 16,63 8.920.785.281 14,76Giá vốn lắp đặt sửa chữa HN 1.041.678.151 2,03 613.423.223 1,02Tổng cộng 29.674.166.167 57,89 32.198.007.600 53,28Lãi gộp 21.569.595.171 42,11 28.232.145.569 46,72Chi phí quản lý doanh nghiệp – bốn chứa 6.542.430.525 12,77 6.732.962.182 11,14Chi phí quản lý doanh nghiệp - ống dẫn 1.585.739.961 3,10 2.237.731.191 3,70Chi phí quản lý doanh nghiệp – lắp đặt 2.558.570.683 5,00 2.955.304.655 4,89Chi phí quản lý doanh nghiệp – sửa chữa 559.227.551 1,09 516.866.711 0,86

Page 18: 5 bài hoàn chỉnh

Tổng cộng 11.245.968.675 21,96 12.442.864.739 20,59Lãi từ hoạt động kinh doanh 10.323.626.496 20,16 15.789.280.830 26,13Doanh thu tài chính – bốn chứa ống dẫn HCM 51.905.409 0,10 26.163.514 0,04Doanh thu tài chính – bốn chứa ống dẫn HN 2.526.147 2.717.611Thu nhập khác – bốn chứa ống dẫn HCM 888.232.544 1,73 1.728.468.622 2,86Thu nhập khác – bốn chứa ống dẫn HN 16.548.505 0,03 10.394.269 0,02Thu nhập khác – lắp đặt sửa chữa HCM 190.142.572 0,37 365.761.145 0,61Thu nhập khác – lắp đặt sửa chữa HN 1.812.965 2.566.520Tổng cộng 1.151.168.142 2,25 2.136.071.681 3,53Chi phí khác – bồn chứa ống dẫn HCM 349.634.435 0,68 28.664.294 0,05Chi phí khác – bồn chứa ống dẫn HN 57.570.506 0,11 2.540.294Chi phí khác – lắp đặt sửa chữa HCM 306.884.582 0,60 4.129.403 0,01Chi phí khác – lắp đặt sửa chữa HN 47.105.921 0,09 28.451Tổng cộng 761.195.444 1,49 35.362.442 0,06Lợi nhuận trước thuế 10.713.599.194 20,92 17.889.990.068 29,60Thuế TNDN 2.999.807.774 5,86 5.009.197.219 8,29Lợi nhuận sau thuế 7.713.791420 15,06 12.880.792.849 21,31

( Nguồn : Báo cáo thường niên)

Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008, cụ thể tăng 11.144.484.413 VND

tốc độ tăng là 21,76%. Xét cụ thể các khoản doanh thu ta thấy doanh thu từ bán hàng

và lắp đặt sửa chữa năm 2009 ở HCM và HN đều tăng so với năm 2008, nhưng tốc độ

tăng của doanh thu lắp đặt sửa chữa không nhanh bằng doanh thu bán hàng. Điều này

thể hiện rõ ở tỷ trọng vì tỷ trọng của doanh thu lắp đặt sửa chữa trong tổng doanh thu

đã giảm (năm 2009 tỷ trọng doanh thu lắp đặt sửa chữa lần lượt là 22,31% và 2,98% so

với năm 2008 lần lượt là 25,12% và 3,11%), lượng hàng hóa bị trả về ở HCM tăng

(tăng 11,68%), còn ở HN thì có sự gia tăng đột biến (343,13%). Như vậy mặc dù năm

2009, nước ta vừa thoát khỏi lạm phát tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn còn một, vì vậy

giá bán hàng hóa tăng làm hàng hóa khó tiêu thụ nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng

do các mặt hàng của công ty là bồn chứa, ống dẫn thuộc loại hàng ít thay thế có độ

nhạy cảm giá thấp nên thực tế ảnh hưởng của lạm phát có nhưng không nghiêm trọng.

Giá vốn hàng bán – lắp đặt sửa chữa năm 2009 tăng là 6.133.105.120 VND hay

tăng 20,67% so với năm 2008 .Ta thấy tất cả các loại giá vốn đều tăng do hoạt động

kinh doanh tăng (thể hiện ở việc doanh thu tăng).

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng 3.296.971.190 VND hay tăng

29,32% so với năm 2008. Tỷ trọng trên doanh thu của chi phí quản lý doanh nghiệp

Page 19: 5 bài hoàn chỉnh

năm 2009 cũng tăng 23,32% so với 21,96% năm 2008. Nguyên nhân là do việc kinh

doanh của công ty phát triển kéo theo sự gia tăng của chi phí quản lý kinh doanh.

Nhưng việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng như vậy là không tốt vì sẽ ảnh hưởng

đến lợi nhuận của công ty, công ty cần có biện pháp để giảm chi phí quản lý doanh

nghiệp.

Doanh thu tài chính năm 2009 tăng 6.123.440 VND hay tăng 11,25% so với

năm 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên doanh thu (năm 2009 tỷ trọng là

0.09%). Các khoản thu nhập khác cũng tăng, tăng đáng kể nhất là ở HCM.

Chi phí khác năm 2009 tăng nhanh so với năm 2008, cụ thể tăng 479.760.856

VND hay tăng 63,03%, tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu (63,03% so với

21,76%). Như vậy các khoản chi phí khác năm 2009 phát sinh nhiều, điều này sẽ ảnh

hưởng đến lợi nhuận đạt được của công ty.

2.2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận :

BẢNG 5: BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH TÓM TẮT

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÓM TẮTĐơn vị tính : VNĐ

Tên Năm 2007 Năm 2008Số tiền % trên

Doanh thu

Số tiền % trên Doanh

thuDoanh thu tổng cộng 42.733.879.994 100,00 51.216.761.338 100,00Giá vốn hàng bán lắp đặt sửa chữa tổng cộng 25.219.899.108 59,02 29.674.166.167 57,89Lãi gộp 17.513.980.886 40,98 21.569.595.171 42,11Chi phí quản lý kinh doanh tổng cộng 7.674.400.023 17,96 11.245.968.675 21,96Lãi từ hoạt động kinh doanh 9.839.580.863 23,03 10.323.626.496 20,16Thu nhập khác tổng cộng 286.968.065 0,67 1.151.168.142 2,25Chi phí khác tổng cộng 170.527.352 0,40 761.195.444 1,49Lợi nhuận trước thuế 9.956.021.577 23,30 10.713.599.194 20,92Thuế TNDN 2.787.686.042 6,53 2.999.807.774 5,86Lợi nhuận sau thuế 7.168.335.535 16,77 7.713.791.420 15,06

( Nguồn : Báo cáo thường niên)

Do lạm phát của năm 2008 gây ra cũng ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, bước qua năm 2009 thì tình hình làm ăn của công ty có chiều

hướng phát triển hơn, doanh thu của công ty vẫn tăng, cùng với việc quản lý tốt chi phí

Page 20: 5 bài hoàn chỉnh

kinh doanh làm tỷ trọng giá vốn hàng bán – lắp đặt sửa chữa giảm dẫn đến lãi gộp của

công ty tăng 5.014.759.390 VND hay tăng 23,25%, tỷ trọng trên doanh thu cũng có sự

thay đổi năm 2009 là 42,58% so với năm 2008 là 42,11%.

Lãi từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 1.571.226.600 VND hay tăng

15,22% so với năm 2008. Ta thấy lãi từ hoạt động kinh doanh đã giảm so với lãi gộp,

tốc độ tăng cũng không nhanh so với lãi gộp, điều này là do chi phí quản lý doanh

nghiệp tăng (tăng 29,32%). Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận công ty cần tìm cách giảm

chi phí quản lý doanh nghiệp xuống.

Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt được năm 2008 là 10.713.626.496 VND

và năm 2009 là 12.895.795.384 VND, tăng 2.812.168.908 VND hay tăng 20,36% so

với năm 2008, như vậy lãi trước thuế đã có sự cải thiện so với lãi từ hoạt động kinh

doanh nhờ sự gia tăng của các khoản thu nhập khác và doanh thu tài chính, nhưng thực

tế lợi nhuận trước thuế đạt được vẫn chưa tối ưu do các khoản chi phí khác tăng nhanh

( tăng đến 63,02%).

Sự phát triển trong việc quản lý chi phí kinh doanh và tuy chi phí quản lý doanh

nghiệp cùng các khoản chi phí khác tăng nhưng đồng thời cũng có sự bù đắp từ doanh

thu tài chính và các khoản thu nhập khác nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009

tăng 1.050.565.363 VND hay tăng 13,62% so với năm 2008.

2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính :

2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán :

Khả năng thanh toán hiện thời :

Năm 2008 : 34.058.670.530 Tỷ số thanh toán hiện thời = = 3,62 lần

9.415.724.951

Năm 2009 : 46.998.586.334 Tỷ số thanh toán hiện thời = = 2,96 lần

15.870.735.810

Năm Chỉ tiêu

2008 2008

Page 21: 5 bài hoàn chỉnh

Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 3,62 2,96 Tỷ số thanh toán hiện thời cả hai năm đều lớn hơn 2, chứng tỏ sự bình thường trong

hoạt động tài chính của công ty. Không hề có dấu hiệu khó khăn về tài chính cũng

không có quá nhiều tiền nhàn rỗi, chứng tỏ công ty quản trị tài sản lưu động rất tốt.

Khả năng thanh toán nhanh .

Năm 2008 : 34.958.670.530 – 19.246.052.648Tỷ số thanh toán nhanh = = 1,57 lần

9.415.724.951 Năm 2009:

46.998.586.334 - 29.863.201.595Tỷ số thanh toán nhanh = = 1,08 lần

15.870.735.810

NămChỉ tiêu

2008 2009

Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 1,57 1,08

Tỷ số thanh toán nhanh năm 2008 giảm 0,49 lần do hàng tồn kho tăng

10.617.148.957 VND hay tăng 55,16 %, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản

lưu động (tăng 38%).

Như vậy thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2008 tốt hơn năm 2009 do năm

2009 hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của tài sản lưu

động. Tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

2.2.3.2 Phân tích các tỷ số hoạt động:

Số vòng quay hàng tồn kho:

Năm 2008: 10.144.308.102 +19.246.052.648Hàng tồn kho = =14.695.180.375 VND

bình quân 2 51.216.761.338

Vòng quay = = 3,49 vòng hàng tồn kho 14.695.180.375

Thời gian tồn kho bình quân = 360 / 3,49 = 103,15 ngày

Năm 2009 19.246.052.648 + 29.863.201.595

Page 22: 5 bài hoàn chỉnh

Hàng tồn kho = = 24.554.627.125 VND bình quân 2

62.361.245.741Vòng quay = = 2,54 vòng

hàng tồn kho 24.554.627.125

Thời gian tồn kho bình quân = 360 / 2,54 = 141.75 ngày

Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm so với năm 2008 (giảm 95 vòng), thời gian

tồn kho năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 (tăng 38,60 ngày). Nhìn chung số

vòng quay hàng tồn kho của cả hai năm đều thấp, thời gian tồn kho bình quân cao. Như

vậy, hàng tồn kho còn tồn nhiều ở năm 2008 và tiếp tục tăng ở năm 2009, dù năm 2009

công ty kinh doanh tốt doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng

hàng tồn kho (21,76% so với 55,16%). Công ty cần phải có biện pháp để giảm bớt

hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn kho lên.

Kỳ thu tiền bình quân:

Các khoản phải thu của công ty chủ yếu gồm : phải thu của khách hàng. phải thu

nội bộ. phải thu khác . Ta có công thức sau :

Năm 2008 8.015.904.392Kỳ thu tiền = x 360 = 56,34 ngày bình quân 51.216.761.338

Năm 2009 8.613.391.661Kỳ thu tiền = x 360 = 49,72 ngày bình quân 62.361.245.741

NămChỉ tiêu

2008 2009

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 56,34 49,72

NămChỉ tiêu

2008 2009

Hàng tồn kho bình quân (VND) 14.695.180.375 24.554.627.125Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3,49 2,54

Thời gian tồn kho bình quân (ngày) 103,15 141,75

Page 23: 5 bài hoàn chỉnh

Kỳ thu tiền bình quân năm 2009 giảm 6,62 ngày so với năm 2008, nguyên nhân là do

doanh thu tăng nhanh hơn các khoản phải thu (tăng 21,76% so với 7,45%) và một mặt

là do các khoản phải thu nội bộ và trả trước người bán giảm. Nhưng nhìn chung kỳ thu

tiền bình quân cả 2 năm còn cao nghĩa là việc quản lý các khoản phải thu chưa được

thực hiện hợp lý làm nguồn vốn bị chiếm dụng.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản :

Năm 2008 : 24.721.548.044 + 42.239.698.884 Tổng tài sản = = 33.480.623.464 VND Bình quân 2

51.216.761.338Hiệu suất sử dụng = = 1,53 toàn bộ tài sản 33.480.623.464

Năm 2009 : 42.239.698.884 + 59.281.328.376

Tổng tài sản = = 50.760.513.635 VND Bình quân 2

62.361.245.741Hiệu suất sử dụng = = 1,23 toàn bộ tài sản 50.760.513.635

Như vậy năm 2009 hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đã giảm 0,3 lần so với năm

2008. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2009 tạo ra doanh thu ít

hơn so với năm 2008 là 0,3 đồng. Do năm 2009, tổng tài sản bình quân tăng

17.279.890.171VND tương đương 51,61% trong khi doanh thu thuần tăng:

11.144.484.414 VND tương đương 21,76%, như vậy tốc độ tăng doanh thu năm 2009

không bằng tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân.

2.2.3.3 Phân tích chỉ số về đòn bẩy :

Hệ số nợ :

NămChỉ tiêu

2008 2009

Tổng tài sản bình quân (VND) 33.480.623.464 50.760.513.635Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 1.53 1.23

Page 24: 5 bài hoàn chỉnh

Năm 2008 : 10.779.499.158Hệ số nợ = x 100% = 25,52 %

42.239.698.884 Năm 2009 : 17.394.460.725

Hệ số nợ = x 100% = 27,56 % 63.123.109.422

NămChỉ tiêu

2008 2009

Hệ số nợ (%) 25,52 27,56

Hệ số nợ cả hai năm của công ty là rất thấp. Các khoản nợ của công ty luôn chiếm tỷ

trọng nhỏ hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Điều này rất có lợi

cho việc huy động vốn của công ty khi cần thiết. Hệ số nợ thấp, đảm bảo hoạt động của

công ty, các chủ nợ, các nhà đầu tư sẽ rất hài lòng với tỷ số nợ này, cũng như yên tâm

về tình hình tài chính của công ty, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động

vốn sau này của công ty, đây có thể là chính sách của công ty. Tuy nhiên, các nhà kinh

doanh ai cũng muốn mình bỏ ra ít vốn nhưng lại thu được lợi nhuận cao, bằng cách sử

dụng vốn của người khác một cách tối đa. Vì vậy, với tỷ số nợ này doanh nghiệp có thể

nâng cao lên một chút nữa để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn.

Hệ số thanh toán lãi vay :

Công ty không có lãi vay nên ta không xét hệ số này.

2.2.3.4 Phân tích chỉ số về lợi nhuận :

Doanh lợi tiêu thụ :

Năm 2008 : 7.713.791.420 Doanh lợi tiêu thụ = x 100% = 15,06 %

51.216.761.338Năm 2009 : 8.764.356.783

Doanh lợi tiêu thụ = x 100% = 14,05 % 62.361.245.741

Page 25: 5 bài hoàn chỉnh

Như vậy, trong 100 đồng doanh thu thuần thì doanh lợi tiêu thụ năm 2009 giảm so

với năm 2008 là: 1,01 đồng lợi nhuận thuần. Nguyên nhân là các khoản chi phí quản lý

doanh nghiệp và chi phí khác tăng làm lợi nhuận thuần tăng chậm hơn doanh thu

(13,62% so với 21,76%). Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm các khoản chi

phí trên để cải thiện lợi nhuận thuần qua đó làm tăng doanh lợi tiêu thụ.

Doanh lợi tài sản :

Năm 2008 : 7.713.791.420 Doanh lợi tài sản = x 100% = 18,26%

42.239.698.884Năm 2009 : 8.764.356.783

Doanh lợi tài sản = x 100% = 14,78 % 59.281.328.376

NămChỉ tiêu

2008 2009

Doanh lợi tài sản (%) 18,26 14,78

Năm 2009 doanh lợi tài sản là 14,78% trong khi năm 2008 là 18,26%, như vậy khả

năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản năm 2009 giảm 3,48 %. Nguyên nhân là do tổng tài

sản tăng nhanh hơn so với lợi nhuận thuần (49,44% so với 13,62%) và chi phí quản lý

doanh nghiệp, chi phí khác phát sinh quá nhiều làm giảm đáng kể lợi nhuận thuần.

Doanh lợi vốn tự có:

Năm 2008 : 20.047.622.240 + 30.443.085.690

Vốn chủ sở hữu bình quân = = 25.245.353.965 VND 2

7.713.791.420Doanh lợi vốn tự có = x 100% = 30,56 %

25.245.353.965Năm 2009 : 30.443.085.690 + 40.454.309.809 Vốn chủ sở hữu bình quân = = 35.448.697.755VND

NămChỉ tiêu

2008 2009

Doanh lợi tiêu thụ (%) 15,06 14,05

Page 26: 5 bài hoàn chỉnh

2 8.764.356.783

Doanh lợi vốn tự có = x 100% = 24,72 % 35.448.697.755

Năm 2009 doanh lợi vốn tự có đã giảm 5,84% so với năm 2008, tuy mức đầu tư vẫn

còn khá cao là 35.448.697.755 VND nhưng năm 2009 doanh nghiệp đã sử dụng vốn

chủ sở hữu kém hiệu quả hơn năm 2008. Nguyên nhân là lợi nhuận tăng không đồng

đều so với mức tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (13,62% so với 40,41%) do áp lực

của chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.

Kết luận :

Từ những phân tích trên cho thấy:

– Khả năng thanh toán của công ty khá tốt, đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.

Số vòng hàng tồn kho còn thấp, thời gian tồn kho bình quân cao do hàng tồn kho tăng

nhanh hơn so với doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân cao, khả năng thu nợ thấp, công ty

cần có những cải thiện để khắc phục nhằm giảm việc bị chiếm dụng vốn.

– Hiệu quả sử dụng TSLĐ, tổng tài sản nhìn chung năm 2009 đều giảm so với

năm 2008 do doanh thu tăng không nhanh bằng mức tăng của tài sản vì vậy công ty

cần phải có những biện pháp cụ thể để năm 2010 tăng được hiệu quả sử dụng lên

– Doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi trên tổng tài sản, doanh lợi vốn tự có của công ty

nhìn chung năm 2009 đều giảm so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận

tăng chậm hơn so với doanh thu, tài sản cũng như vốn chủ sở hữu bình quân do áp lực

của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Công ty cần có biện pháp để giảm các

loại chi phí này nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

NămChỉ tiêu

2007 2008

Vốn chủ sở hữu bình quân (VND) 25.245.353.965 35.448.697.755 Doanh lợi vốn tự có 30,56 24,72

Page 27: 5 bài hoàn chỉnh

Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG

CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SUN

INDUSTRY

3.1 Giải pháp:

3.1.1 Việc sử dụng nguồn nhân lực:

Từ khi thành lập công ty TNHH Sun Industry đã không ngừng gia tăng số lượng

công nhân, đến nay số lượng công nhân đang làm việc tại công ty đã tăng lên đến 500

người, đây là nguồn lực không nhỏ cần phải tổ chức phân công sao cho hợp lý thì mới

có hiệu quả hay nói cách khác cần phải có khả năng quản lý nguồn nhân lực một cách

hiệu quả ở cả 4 khâu:

Lập kế hoạch và tuyển dụng.

Đào tạo và phát triển.

Duy trì và quản lý.

Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực.

Không những thế, công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc:

Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ.

Xác định những vấn đề nẩy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.

Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho các cá nhân để vừa cung cấp

kỹ năng cho các công việc hiện tại vừa tạo cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai.

3.1.2 Nâng cao khả năng sinh lời của công ty:

Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu

và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.

- Để nâng cao lợi nhuận thì nhất thiết phải tác động vào hai nhân tố: doanh thu

và chi phí. Phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

Hiện nay doanh thu chưa cao nên việc tiết kiệm chi phí là vấn đề cần đáng quan tâm

nhất hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đầu đều phát sinh

Page 28: 5 bài hoàn chỉnh

những chi phí không đáng. Công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các

phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi công nhân trong toàn công ty để làm

đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy mạnh lợi nhuận lên.

- Doanh thu công ty hiện nay không cao nhưng có thể sẽ tăng vào những kỳ

sau, bởi lẽ những máy móc thiết bị tiên tiến đã được vào quá trình sản xuất, do đó năng

lực cạnh tranh của công ty đã được nâng cao đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu phức

tạp của khách hàng mới. Như vậy, để tăng doanh thu của công ty nên tăng cường giới

thiệu về công ty, công ty có thể tạo một trang web để quảng bá thương hiệu. Mặc khác,

công ty phải không ngừng tìm nhiều khách hàng mới, sẵn sàng chấp nhận những khoản

chi phí cho việc giao tiếp với khách hàng, và có thể áp dụng chính sách hoa hồng cho

những ai tìm kiếm được khách hàng mới trung thành, đem lại lợi ích thiết thực cho

công ty.

- Khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh có thể gia tăng bằng cách giảm vốn

sản xuất kinh doanh hoặc cố gắng tăng lợi nhuận. Nhưng trong giai đoạn hiện nay,

công ty đã mở rộng quy mô tăng cường sản xuất thì việc giảm vốn kinh doanh rõ ràng

là không hợp lý, cho nên để tăng cường khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh chỉ có

biện pháp là tăng lợi nhuận thật nhiều sao cho tốc độ tăng lợi nhuận hơn tốc độ tăng

vốn.

3.1.3 Xây dựng phương thức thanh toán hiệu quả:

Trong quá trình xuất và nhập khẩu luôn phát sinh những hình thức thanh toán

khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương nhiều mặt của khách hàng. Nếu phương

thức thanh toán không phù hợp, bất lợi cho công ty sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn

không đáng có hoặc phải tốn nhiều chi phí hơn so với yêu cầu… vì thế xây dựng

phương thức thanh toán hợp lý, hiệu quả là việc rất cần thiết có tác động tích cực đến

tình hình tài chính doanh nghiệp.

Phương thức thanh toán: nên sử dụng phương thức chuyển khoản

hoặc L/C vì dễ theo dõi và an toàn, dễ hoạch toán.

Page 29: 5 bài hoàn chỉnh

Thời gian thanh toán: công ty nên lập kế hoạch khi bán sản phẩm,

chuẩn bị những khoản chị chiếm dụng cho những thời gian phù hợp nhất. Thông

thường công ty nên áp dụng chính sách bán trả chậm sẽ tạo mối quan hệ lâu dài, tuy

nhiên qua phân tích chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân thì thời gian bán trả chậm quá lâu, do

đó công ty nên cân nhắc để có chính sách phù hợp nhất.

Thủ tục, địa điểm thanh toán: tuỳ theo khách hàng mà công ty

chọn thủ tục và địa điểm sao cho phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình thanh toán sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết,

đòi hỏi bộ phận kinh doanh của công ty nên chú trọng và có những quy định đúng đắn.

Chẳng hạn có thể dùng chính sách huê hồng, khuyến mãi… trong thanh toán.

3.1.4 Phương pháp sử dụng vốn:

Năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn cũng như khả năng sinh lời của công ty giảm.

Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của công ty.

Muốn nâng cao khả năng sinh lời ta phải nâng cao lợi nhuận và để cải thiện hiệu quả sử

dụng vốn ta sẽ tăng doanh thu :

– Để nâng cao lợi nhuận nhất thiết phải tác động vào hai nhân tố : Doanh thu và

chi phí. Phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Hiện

doanh thu của công ty vẫn tăng qua từng năm nhưng tăng chưa phải là tối ưu vì lượng

hàng tồn kho còn cao. Công ty cần mở rộng thì trường, tìm kiếm thêm khách hàng, cần

thiết có thể lập thêm chi nhánh ở các tỉnh thành. Song song với việc mở rộng thị

trường, tìm kiếm khách hàng là nâng cao uy tín thương hiệu của công ty trên thị

trường.

– Mặt khác, tiết kiệm chi phí cũng là một điều đáng quan tâm. Công ty cần tiết

kiệm chi phí tối đa, sử dụng vật liệu tiết kiệm, sử dụng công cụ dụng cụ hiệu quả, cải

thiện hoạt động quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, để tăng doanh thu công ty cần phải

năng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách giảm vốn sản xuất kinh doanh hoặc tăng lợi

nhuận. Hiện nay công ty vẫn chưa vay tín dụng ngắn và dài hạn, công ty có thể xem xét

Page 30: 5 bài hoàn chỉnh

vay để tăng nguồn vốn hoặc là tăng chiếm dụng vốn của người bán qua đó tăng khả

năng kinh doanh, tăng lợi nhuận.

3.1.5 Quản trị tài chính :

Quản trị tiền mặt :

Do tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài chính nên ít được quan tâm

trong vấn đề cải thiện tình hình tài chính, tuy nhiên tiền mặt thiếu hụt sẽ gây những trở

ngại không nhỏ trong quá trình hoạt động, làm mất tính linh hoạt trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Do đó quản trị tiền mặt, xác định mức tiền mặt hợp lý là điều cần

thiết hiện nay. Công ty nên lập lịch trình theo dõi sự luân chuyển của tiền mặt mà có

biện pháp điều chỉnh hợp lý, thực hiện các chính sách khuyến khích trả tiền mặt để

nhanh chóng đưa tiền vào quá trình kinh doanh.

Quản trị hàng tồn kho :

Hàng tồn kho là loại tài sản có tình thanh khoản thấp, chính vì thế mà các doanh

nghiệp thường muốn bán được hàng và ghi nhận các khoản phải thu hơn là ở tồn kho,

hơn nữa lợi nhuận khả dĩ thu được trong việc bán chịu sản phẩm vẫn nặng hơn sự gia

tăng rủi ro trong việc thu tiền bán chịu. Vì thế kiểm soát đầu tư tồn kho là điều không

thể thiếu đối với công ty. Muốn được vậy, công ty cần phải :

– Xác định tính chất từng loại sản phẩm mà công ty sẽ gia công. Đồng thời công

ty cũng phải căn cứ vào thời vụ để tiến hành tăng dự trữ tồn kho.

– Quản trị chi phí tồn kho. Công ty phải xem xét các chi phí liên quan đến tồn trữ,

bảo quản hàng tồn kho ; nhưng quan trọng hơn là chi phí cơ hội, đó là chi phí bỏ ra nếu

không thực hiện hợp đồng … để có những biện pháp giảm chi phí hiệu quả.

Quản trị đối với vốn cố định :

– Cần phải lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư thêm tài sản cố định để tránh tình

trạng lãng phí. Nếu cần công ty nên giảm bớt tỷ trọng tài sản cố định không dùng trong

Page 31: 5 bài hoàn chỉnh

hoạt động, thanh toán tài sản cố định thừa. Có như thế mới phát huy được hiệu suất sử

dụng tài sản cố định.

– Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho các công nhân. Lập

kế hoạch sửa chữa kịp thời.

3.1.6 Chiến lược tận dụng cơ hội và đối phó thách thức :

– Để đối phó với những thách thức từ các đối thủ cạnh tranh cũng như tận dụng

cơ hội nhu cầu gas tăng làm tăng nhu cầu bồn chứa, ống dẫn, lắp đặt, sửa chữa, công ty

có thể áp dụng 4P trong Marketing như sản phẩm, chiêu thị, giá, phân phối với các

chiến lược như nâng cao chất lượng, quảng cáo, PR, tổ chức hội nghị…. Cùng với việc

nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu của công ty.

– Về việc xây dựng nhà máy để tự sản xuất, đây là một cơ hội và cũng là một

thách thức đối với công ty, vì vậy các nhà quản trị phải có những chiến lược phù hợp

như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào thích hợp giá rẻ, tổ chức sản xuất khoa học,

ứng dụng công nghệ phù hợp với trình độ nhân viên không quá lỗi thời cũng không quá

tân tiến gây khó khăn cho người sử dụng, nếu như cải thiện công nghệ thì phải đi đôi

với cải thiện trình độ người sử dụng, tìm hiểu thị trường để sản xuất các mặt hàng có

chất lượng phù hợp, vận dụng kinh nghiệm kinh doanh hàng hóa bồn chứa, ống dẫn

của công ty vào sản xuất….

– Năm 2009, nhà nước thực hiện kích thích đầu tư bằng việc giảm lãi suất căn

bản, giảm thuế TNDN còn 25%, đây là một cơ hội để công ty phát triển bằng việc vay

vốn để tăng cường vốn kinh doanh, đầu tư vào sản xuất nhất là khi công ty đang có dự

án xây dựng nhà máy nên sẽ cần rất nhiều vốn. Nhưng cũng cần phải có những chiến

lược để sử dụng vốn có hiệu quả đem lại được lợi nhuận cho công ty.

3.1.7 Xây dựng thương hiệu cho công ty :

– Điểm cốt yếu trong sản xuất kinh doanh là chất lượng sản phẩm, do đó muốn

tạo uy tín trên thương trường, công ty phải không ngừng nâng cao trình độ công nhân,

ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới vào sản xuất…

Page 32: 5 bài hoàn chỉnh

– Công ty phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mới

có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh. Đồng thời phải quan tâm đến yêu cầu, đòi hỏi

của khách hàng để có những giải pháp thích hợp.

3.2 Kiến nghị :

Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã tạo ra bước phát triển mới

trong đời sống vật chất của con người, nhu cầu về đời sống của người dân cũng được

nâng dần theo tiến trình xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp mới lần lượt ra đời…

nhưng gắn liền với nền kinh tế phồn vinh luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh

nghiệp, nó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã, chất

lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình hoạt động, thay đổi

cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới… Muốn đạt được những điều đó,

các doanh nghiệp phải có chủ trương đường lối đúng đắn ngay từ đầu và trên hết phải

biết xử lý vốn có sao cho có hiệu quả nhất.

Công ty TNHH Sun Industry được thành lập hoàn toàn phù hợp với tiến trình xã

hội, suốt quá trình hoạt động công ty đã không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình

hình mới. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động của công ty đã gặp không ít khó

khăn, trở ngại làm tổn thương không nhỏ đến khả năng tài chính, công ty phải nổ lực

tìm kiếm nguồn tài trợ để phù hợp với quy mô hoạt động của mình. Chính vì thế, phân

tích và tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả tài chính là điều không thể thiếu

đối với công ty hiện nay.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế về tình hình hoạt động của công ty TNHH Sun

Industry, bản thân xét thấy Công ty muốn đứng vững trên thương trường xuất khẩu đầy

thách thức, muốn phát triển mạnh và đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì công ty

cần xem xét những yếu kém của công ty dấp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất.

Sau đây là một số kiến nghị mà công ty cần xem xét :

Page 33: 5 bài hoàn chỉnh

Công ty nên xem vấn đề sử dụng lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu

quả hoạt động của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn

về giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty nên xem

xét các vấn đề sau :

– Công ty nên tạo hộp thư góp ý, để những người lao động có thể phản ánh những

điều mình chưa hài lòng, nhờ đó công ty sẽ biết cách xử lý cho phù hợp.

– Quản lý chặt hơn trong khâu sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiết, gây lãng

phí. Công ty nên phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ sản xuất, quy định

trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng nếu sản phẩm hư hỏng, và sẵn sàng khen thưởng

nếu họ làm tốt so với yêu cầu.

– Thực hiện những chương trình khuyến khích người lao động như : thưởng cho

chuyên cần, thưởng cho sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất…

– Xem xét sắp xếp lại lao động trong công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng

lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán

bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học

kỹ thuật giỏi có khả năng tốt trong tiếp cận làm chủ các thiết bị mới cũng như vận

dụng tốt những quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường đã có cạnh tranh.

Do thời gian qua công ty đã yếu kém trong khâu tài chính, do đó thực hiện tiết kiệm

chi phí trong sản xuất, quản lý hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là đều quan tâm thường

xuyên.

Cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sỡ hữu bằng cách huy động thêm từ các thành

viên cũ. Nếu làm được điều này thì tình tự chủ của công ty sẽ tăng đáng kể, làm giảm

áp lực về lãi vay của công ty.

Mở rộng sản xuất về các tỉnh để tận dụng nguồn lao động dư thừa với giá rẻ, chi phí

mặt bằng lại thấp.

Page 34: 5 bài hoàn chỉnh

Tăng cường quảng cáo về chất lượng sản phẩm của công ty, tao dựng một Web

riêng để giới thiệu về công ty để thu hút khách hàng cũng như có thể tìm nhân viên phù

hợp.

Tăng cường hiện đại hoá trong khâu thiết kế sản phẩm

Định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt

mạnh cũng như những mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, vai trò của hoạt động tài chính

cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh

của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi

mô trong từng doanh nghiệp thì phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa

rất là quan trọng.

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Sun Industry thông qua

một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích chính xác sẽ mang đến

doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Qua bài

phân tích tài chính này ta thấy được tình hình, sự biến động tài sản – nguồn vốn cũng

như tình hình kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 và 2009. Qua đó thấy được

những điểm yếu cần khắc phục để có thể đạt được sự ổn định về tài sản và nguồn vốn

cũng như đạt được doanh thu vượt bậc và trên hết là lợi nhuận tối ưu nhất. Mặt khác

qua phân tich tình hình tài chính ta thấy được khả năng của công ty về thanh toán cũng

như trả nợ, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời để có những biện pháp tận dụng

khả năng tốt và hạn chế những điểm yếu.

Cuối cùng việc phân tích tình hình tài chính đưa ra những cơ hội và thách thức

trong tương lai, công ty sẽ có những chiến lược và phương hướng phù hợp để phát

Page 35: 5 bài hoàn chỉnh

triển, khẳng định mình trong thị trường hiện tại và vươn xa hơn trong những thị trường

khác.

Page 36: 5 bài hoàn chỉnh
Page 37: 5 bài hoàn chỉnh