22
I. Giới thiệu công ty PEPSICO Công ty Nước Giải khát Quốc tế PEPSICO Việt Nam được thành lập theo quyết định số 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư. Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray - Singapore. PepsiCo Việt Nam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001- 2004 đối với nước giải khát có ga và trở thành công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với tổng số lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào danh sách chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị trường được xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển. Công ty có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyển lon và chai, công suất 220 triệu lít/năm), Điện Bàn (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống vô chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra

bài hoàn chỉnh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bài hoàn chỉnh

I. Giới thiệu công ty PEPSICO

Công ty Nước Giải khát Quốc tế PEPSICO Việt Nam được thành lập theo quyết

định số 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư.

Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray -

Singapore.

PepsiCo Việt Nam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với

các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình

quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001-2004 đối với nước

giải khát có ga và trở thành công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt

Nam với tổng số lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào

danh sách chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3

thị trường được xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển.

Công ty có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyển lon và chai, công suất 220 triệu

lít/năm), Điện Bàn (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống vô

chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thực

phẩm đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm của PepsiCo Vietnam với các

nhãn hiệu Pepsi, 7-up, Mirinda, Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn

quốc tế và thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

II. Phân tích thị trường của Pepsico Việt Nam

1.Thị trường mục tiêu

1.1. Theo độ tuổi:

Là giới trẻ độ tuổi từ 16-24. Là những người năng động, khám phá những

điều mới lạ, thích thể hiện bản thân.

Page 2: bài hoàn chỉnh

Có thể nhận thấy thiết kế sản phẩm, quảng cáo, nhân vật đại diện thương hiệu

đều tạo sự trẻ trung năng động.

1.2. Theo địa lý

Pepsico VIỆT NAM phát triển trên cả nước trong đó tập trung phát triển ở

các thành phố lớn (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội,..) nơi dân cư đông đúc, môi

trường năng động, hệ thống phân phối dày đặc,…

1.3.Theo thu nhập

Pepsico có nhiều dòng sản phẩm, hướng đến cả người có thu nhập trung bình

và cao.

2. Các đặc điểm của thị trường

2.1. Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học:

a) Dân số Việt Nam:

Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới với

mức độ gia tăng khoảng 1 triệu người mỗi năm. Dân số phân bố trên khắp mọi

miền tổ quốc nhưng chủ yếu tập trung tại 2 thành phố lớn cũng là 2 trung tâm kiinh

tế là: Hà Nội và TP HCM.

Đây là một thị trường tiềm năng rộng lớn với Pepsi. Vấn đề marketing đặt ra là

phải xác định chiến lược quảng cáo, và đặc biệt là hoạt động phân phối vừa rộng

khắp nhưng cũng có trọng tâm, trọng điểm. Đó là việc hình thành mạng lưới đại

lý trên khắp cả nước nhưng mật độ các đại lý phụ thuộc vào mật độ dân cư.

b) Kết cấu dân số:

Page 3: bài hoàn chỉnh

Nước ta đang ở trong thời kỳ dân số vàng. Điều này thể hiện ở việc nhóm dân số

trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm độ tuổi phụ thuộc.

Dân số trẻ, họ là những người năng động, tiếp thu nhanh văn hóa phương tây. Văn

hóa phương tây ảnh hưởng đến giới trẻ về lối sống, nếp suy nghĩ và cách thức tiêu

dùng, ăn uống.Sản phẩm FMCG là 1 đặc trưng của Vh phương tây và bh đang

xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ VIỆT NAM do đó những sản phẩm của Pepsi sẽ

thỏa mãn đối tượng này.

Những người trẻ là đối tượng thường sử dụng đồ ăn nhanh và đồ uống có gas

c) Khả năng chi tiêu

Năm 2010, thu nhập bình quân của nười Việt nam là $1200/ năm. Dự đoán đến

năm 2012 thu nhập có thể đạt khoảng $1400. Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu của

người dân cũng tăng, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Đó là cơ hội

để Pepsi đưa ra thông tin các sản phẩm với mẫu mã, giá cả đa dạng hơn.

Tuy nhiên hiện tại nền kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu người tiêu

dùng chịu ảnh hưởng nhiều về biến giá. Họ sẵn sàng chuyển sang tiêu dùng một sản

phẩm khác giá thấp hơn nếu chất lượng 2 sp không chênh lệch nhiều. Đấy cũng chính

là nguyên nhân thất bại của Pepsico khi thử nghiệm xâm nhập thị trường sữa Việt

Nam với sản phẩm sữa đậu nành chất lượng cao, được sản xuất theo dây chuyền hiện

đại triệt khuẩn hoàn toàn nhưng chi phí cao khiến Pepsico phải đặt giá cao. Ước

chừng giá cao hơn Vinamilk 2.2000đ-3.000đ. Pepsico đã nhanh chóng phải rút sp

khỏi thị trường để giảm thua lỗ và ảnh hưởng đến danh tiếng công ty.

2.2 Môi trường Văn hóa

a. Thói quen ăn uống của người Việt có nhiều thay đổi. Do cuộc sống công nghiệp

bận rộn nên các bữa ăn nhanh ngày càng thông dụng và phổ biến ở các công sở.

Page 4: bài hoàn chỉnh

Trong combo của các hãng đồ ăn nhanh ko thể thiếu nc uống có ga => nhu cầu về

sản phẩm đồ uống có ga của Pepsi sẽ gia tăng do sự phổ biến của lối sống hiện đại

b. Do đối tượng kh chính của Pepsi là những người trẻ, mà ở Việt Nam đa số thanh

thiếu niên đều yêu thích thể thao và có tham gia luyện tập, chơi 1 or nhiều môn thể

thao=> cầu về các loại sp nước tăng lực vừa mang tính chất hồi sức vừa mang tính

chất giải khát là rất lớn (sting, revive)

c. Hoạt động giải trí ở VIỆT NAM ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó, các dịch

vụ ăn uống đi kèm như đồ ăn nhẹ,nước giải khát (cả có và ko có ga) rất cần thiết

=> tăng cầu .

d. Theo khảo sát, trung bình mỗi năm, một người Việt Nam uống khoảng 3(l) nước

giải khát đóng chai ko cồn. Và hiện nay thị trường trong nước chỉ đáp ứng khoảng

70%=> cầu sản phẩm đồ uống ko cồn vẫn còn khá lớn.

III.Cách thức Pepsi áp dụng những hiểu biết về nhu cầu thị trường và năng

lực doanh nghiệp:

A. Nguồn lực doanh nghiệp

1) Hệ thống sản xuất và sản phẩm:

a. Sản xuất

Từ năm 2005, Pepsico Việt Nam trở thành công ty 100% vốn nước ngoài

Pepsico có hệ thống sx lớn, và outsource nhiều nhà máy lớn để sản xuất chai lọ,

bao bì,.. còn nhân lực chính của Pepsi sẽ tập trung vào nghiên cứu thị trường, thiết

kế bao bì, kiểu dáng chai lọ,.. và phân phối sp.

Hiện tại, công ty có 6 nhà máy ở: Cần Thơ, Bình Dương, TP HCM, Quảng Nam,

Hưng Yên và Bắc Ninh. Công ty có khoảng hơn 1000 quản lý và nhân viên trong

đó có đến 99% là người Việt.

Page 5: bài hoàn chỉnh

Đầu năm 2010, Nhà máy sản xuất nước giải khát PepsiCo Cần Thơ được khánh

thành và chính thức đi vào hoạt động. Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn

nhất Đồng bằng sông Cửu Long được trang bị công nghệ hiện đại, bao gồm 4 dây

chuyền có tổng công suất 12 triệu két thùng.

b. Nguồn nhân lực

Pepsi xâm nhập thị trường Việt Nam rất sớm, thu hút nhiều nhân lực giỏi, có kinh

nghiệm và am hiểu thói quen, phong tục tập quán người Việt. Đồng thời hằng năm

Pepsi thường có các chương trình tuyển dụng ở các trường đại học danh tiếng như

Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Ngoại Thương, bổ sung vào nguồn nhân lực

chất lượng cao của họ.

c. Sản phẩm.

Pepsico Việt Nam có khả năng tận dụng được những sản phẩm đã có thương hiệu

từ tập đoàn Pepsi với các nhãn hiệu nổi tiếng như Pepsi, 7up, Mirinda, Lipton Ice,

Aquafina,..

Đồ uống có ga:

Hai sản phẩm đầu tiên đc đưa vào thị trường Việt Nam là: Pepsi và 7up: Đây là sản

phẩm đồ uống có ga phổ biến trên thế giới với hương vị đặc trưng. Sản phẩm này

đáp ứng nhu cầu đồ uống đi kèm với các combo fast food và là đồ uống trong các

hoạt động giải trí, vui chơi, dã ngoại….

Tiếp theo thành công của 2 sp đầu tiên, năm 2007, Pepsi tiếp tục đưa ra sp nước

cam có ga Mirinda. Cùng với Pepsi, 7up, Mirinda làm phong phú thêm hương vị

nc giải khát có ga, thỏa mãn mọi sở thích của người tiêu dùng Việt Nam.

Page 6: bài hoàn chỉnh

Đồ uống ko cồn: nhằm phục vụ đối tượng khách hàng …………………… Pepsi

đưa ra các sp đồ uống ko cồn có lợi cho sức khỏe: aquafina, twister và lipton ice

tea.

Nước tăng lực: Sting thích hợp cho những người luyện tập thể thao cần nhiều năng

lượng

Đồ ăn nhẹ: Poca

2) Tình hình tài chính

Tài chính lớn

Sau 15 năm hoạt động, từ chỗ là một đối tác trong liên doanh, PepsiCo Việt

Nam đã mua lại phần hùn của các bên để trở chủ sở hữu 100% vốn. Quy mô vốn

của công ti nay đã tăng gấp 20 lần, từ 5 triệu USD lúc ban đầu lên đến 130.000.000

USD, vốn pháp định 90.000.000 USD, vốn đầu tư thực hiện 85.000.000 USD. Tính

đến năm 2002, doanh thu đạt đến con số khổng lồ 31.352.266 USD.

Năm 2003, sản lượng tiêu thụ tăng hơn 10 lần, với vận tốc trung bình trong 3

năm qua đạt hơn 21%. Trong vòng 3 năm trở lại, công ti đã hoạt động có lãi với

doanh số đạt trên 100 triệu USD/năm, mức tăng trưởng của PepsiCo Việt Nam đạt

trên mức 20%, tăng gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành

công nghiệp nước giải khát trong nước. Năm 2004, Pepsi dẫn đầu ở thị trường

nước giải khát Việt Nam.

Ngoài ra Pepsico Việt Nam được hậu thuẫn bởi nguồn lực tài chính rất lớn

từ từ tập đoàn Pepsi

Ngoài sức mạnh thương hiệu – một tên tuổi lớn trong ngành giải khát thế giới,

PepsiCo còn mang theo hành trang là nguồn vốn khổng lồ.

Page 7: bài hoàn chỉnh

Chính vì điều đó, khi bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, Pepsi không ngần

ngại giảm giá trên toàn mặt trận để chiếm lĩnh thị trường. Nguồn vốn mạnh mẽ

giúp sản phẩm Pepsi-Cola dễ dàng thực hiện chiến lược này và “đè bẹp” các hãng

nước ngọt địa phương trong vòng chưa đầy một tháng. Ngày nay, nguồn tài chính

vẫn là một điểm mạnh cho việc phát triển sản phẩm và chiến lược của Pepsi.

3) Trình độ công nghệ:

Công ti có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyền lon và chai, công suất 220 triệu

lít/năm), Quảng Nam (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống

vô chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thực

phẩm đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Đầu năm 2010, Nhà máy sản xuất nước

giải khát PepsiCo Cần Thơ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Đây

là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long được trang

bị công nghệ hiện đại, bao gồm 4 dây chuyền có tổng công suất 12 triệu két thùng.

Với năng lực sx hiện nay, Pepsi hoàn toàn có thế đáp ứng đc nhu cầu của

thị trường FMCG Việt Nam.

B. Triết lý marketing

Điều đó được thể hiện trong chính sách marketing của DN.

Triết lý marketing của Pepsico Việt Nam

Chìa khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm ở việc xác định nhu cầu và

mong muốn của các thị trường mục tiêu, đồng thời phân phối những sự thỏa mãn

một cách có kết quả và hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất: Theo triết lý này không một công ty nào có thể kinh doanh trên mọi

thị trường và thỏa mãn ưu thế hơn mọi đối thủ cạnh tranh về mọi nhu cầu, mong

Page 8: bài hoàn chỉnh

muốn của khách hàng. Do đó công ty cần xác định 1 thị trường mục tiêu phù

hợp với năng lực của công ty để có ưu thế cạnh tranh.

Thứ hai: cần phải hiểu biết chính xác nhu cầu mong muốn, khách hàng ,

theo sát sự biến đổi trong nhu cầu để mang lại sự thỏa mãn đó 1 cách có ưu

thế so với đối thủ cạnh tranh

Thứ ba: Cần phối hợp các công cụ marketing (4P) một cách linh hoạt chứ

không chỉ sử dụng duy nhất 1 công cụ nào.

Thứ tư: kinh doanh nhằm thu lợi nhuận,nhưng lợi nhuận sinh ra phải trên sự

thỏa mãn của khách hàng.

Ví dụ:

Khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhu cầu thị trường lớn, người dân k

quan trọng nhiều đến chất lượng mà chỉ quan trọng về giá và có sp để sử

dụng, trong khi năng lực sản xuất của các nhà sx trong nước còn hạn

chế .DN tập trung vào sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, hạ chi phí và đặt

giá thấp hơn giá thị trường ,thỏa mãn đc nhu cầu thị trường đồng thời chiếm

đc thị phần lớn.

Trong vài năn vừa qua Pepsico lại tập trung nghiên cứu thay đổi trong nhu cầu,

mong muốn người tiêu dùng để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Đơn cử là sự

xuất hiện các sản phẩm mới thành công như Sting, Snack,..Và mới đây là revive

nước giải khát có muối nhằm xâm nhập vào thị trường ngách dành cho người chơi

thể thao. Hay những hàng loạt chương trình quảng cáo “Đã quá Pepsi ơi” với

những ca sĩ, cầu thủ trẻ đang được yêu thích Hà Anh Tuấn, Kasim Hoang Vũ,

Messi,..

1. Product – Chính sách sản phẩm

Pepsico Việt Nam mang những nhãn hiệu có sẵn trên thế giới phù hợp với nhu

cầu người tiêu dùng xâm nhập vào thị trường VIỆT NAM

Page 9: bài hoàn chỉnh

Lợi ích cốt lõi của khách hàng khi mua sản phẩm

Sản phẩm Pepsi-Cola phát triển trong bối cảnh xã hội công nghiệp mọi

người ăn thịt mỡ và fast food rất nhiều nên Pepsi rất phù hợp. Sản phẩm tiện

dụng, bật nắp là có thể thưởng thức ngay, giải khát tốt, giúp tiêu hóa tốt, chống

đói, chống lại cảm giác thịt mỡ thừa trong miệng... mà lại không gây nghiện như

rượu bia. 

Chất lượng, độ bền sản phẩm

Pepsi tuân theo một tiêu chuẩn chất lượng trên toàn cầu: tất cả các sản phẩm

luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái. Các thành phần của sản phẩm từ

nước, hương vị, đường, CO2,… đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ

thống phân phối của từng địa phương cũng được sắp xếp một cách hoàn chỉnh

Chiến lược sản phẩm:

Thiết kế bao bì:

Các sp của Pepsi ngày càng được đóng gói từ bao bì, chai lọ thân thiện với

môi trường đồng thời thuận tiện cho người tiêu dùng.

Sự cải tiến ấn tượng đó là các sản phẩm đồ uống được đóng bằng chai nhựa

thay vì chai thủy tinh, kích thước vừa phải, dễ mở nắp, thuận tiện cho giới trẻ

mang theo bên mình khi đi học, đi chơi,…

Chiến lược phát triển sản phẩm

Với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì việc PepsiCo phát triển sản

phẩm là tất yếu. Bộ phận R&D của PepsiCo Việt Nam đã cho ra các sản phẩm

Pepsi-Cola mẫu, sau đó mang các mẫu này đi thử nghiệm ở khách hàng để xem

Page 10: bài hoàn chỉnh

xét mức độ đạt yêu cầu của sản phẩm. Đó là thành tố quan trọng cho việc phát

triển sản phẩm thích ứng với thị trường Việt Nam.

2. Price – Chính sách giá

Hiện nay Pepsi đang nhắm tới đối tượng giới trẻ, họ ít quan tâm nhiều về

giá sản phẩm thay vào đó là thương hiệu và đẳng cấp khi sử dụng sp. Pepsi

có nhiều dòng sản phẩm có mức giá từ trung bình đến cao..

M tìm ví dụ giá của 1 số sp nha. So sánh với đối thủ

3. Place – Phân phối

Pepsi tận dụng được nguồn tài chính lớn và thương hiệu mạnh thiết lập

kênh phân phối rộng khắp

Các sản phẩm của Pepsi tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua

các trung gian pp. Dù là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực

mạnh mẽ về tài chính nhưng PepsiCo không trực tiếp mang sản phẩm của mình

đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp.

Mạng lưới này bao gồm: các đại lý, nhà bán lẻ và chuỗi nhà hàng ăn nhanh

(BBQ, KFC….).

Tạo sự thuận tiện cho người tiêu dùng ( không những có sản phẩm mình

muốn mà còn có lúc mình cần)

4. Promotion – Xúc tiến thương mại

Quảng cáo

Hàng năm, Pepsi chi ra một số tiền tương đương chi phí sản xuất cho hoạt

động quảng cáo. Các quảng cáo của Pepsi thường mang tính thể thao, khỏe

khoắn, phù hợp với việc tiếp cận khách hàng mục tiêu là giới trẻ Việt

Page 11: bài hoàn chỉnh

Nam.PepsiCo còn đến với khách hàng qua các phương tiện như phiếu thưởng, kì

thi có thưởng, những cuộc triển lãm thương mại và các hoạt động khuyến mãi

khác….Trong nhiều năm, Pepsi còn tiến hành “Lời mời Pepsi” một kiểu quảng

cáo về khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi-Cola để so sánh với Coca

Cola. Khách hàng đã bị thu hút bởi những trò phiếu thưởng, sổ xố của

PepsiCo…

Quan hệ với công chúng

Pepsi thường xuyên tài trợ cho các quỹ học bổng, quỹ tình thương, tổ chức các

sân chơi cho giới trẻ,…

Pepsi rất am hiểu tâm lý của Người Việt, vì vậy chiến lược “công nghệ tiếp

thị” của họ luôn rất thành công. Cũng nhờ vậy mà Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt

“phản công” giành giật thị trường nào của các hãng cạnh tranh trong thị trường

nước giải khát.

Một ví dụ điển hình đó là việc “đánh” vào tâm lý yêu thích bóng đá và tâm

lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua

show quảng cáo trên truyền hình, với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được

yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng

đầu thế giới. Khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam

vươn ra đấu trường quốc tế” cùng show quảng cáo lập tức khiến doanh số bán ra

của Pepsi “tăng vọt” , đồng thời chiếm cảm tình của người tiêu dùng.

Với tình hình cạnh tranh trên, Pepsico cũng đẩy nhanh chiến lược bằng việc

sử dụng hình ảnh những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi

chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê…

Page 12: bài hoàn chỉnh

I. Đánh giá:

ĐIỂM MẠNH

Du nhập vào Việt Nam vào năm 1991, Pepsi mang theo những điểm mạnh vốn có

của mình trên trường thế giới, đồng thời phát triển thêm những nét mới ở Việt

Nam. Đây chính là một vũ khí mạnh mẽ giúp Pepsi nhanh chóng chiếm lĩnh thị

phần ngay khi bước vào thị trường và vượt qua cả đối thủ lớn nhất của mình là

Coca Cola.

Sức mạnh thương hiệu

Thành lập vào năm 1898, Pepsi đã trải qua gần một thế kỉ phát triển trước khi vào

Việt Nam. Cho đến khi gia nhập thị trường nước ta năm 1991, sản phẩm Pepsi-

Cola đã mang tầm vóc là một sản phẩm của thế giới.

Bước vào thị trường mới, tiếp xúc với khách hàng mới với thị hiếu và sở thích tiêu

dùng cũng rất mới, thương hiệu chính là vốn mạnh nhất của PepsiCo, song song

với lượng vốn tài chính của họ.

Lượng vốn lớn

Ngoài sức mạnh thương hiệu – một tên tuổi lớn trong ngành giải khát thế giới,

PepsiCo còn mang theo hành trang là nguồn vốn khổng lồ.

Chính vì điều đó, khi bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, Pepsi không ngần

ngại giảm giá trên toàn mặt trận để chiếm lĩnh thị trường. Nguồn vốn mạnh mẽ

giúp sản phẩm Pepsi-Cola dễ dàng thực hiện chiến lược này và “đè bẹp” các hãng

Page 13: bài hoàn chỉnh

nước ngọt địa phương trong vòng chưa đầy một tháng. Ngày nay, nguồn tài chính

vẫn là một điểm mạnh cho việc phát triển sản phẩm và chiến lược của Pepsi.

Đội ngũ tổ chức người Việt am hiểu con người quê hương mình

Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, một điểm mạnh mà Pepsi luôn phát huy

chính là: không chỉ biết nắm bắt sở thích, thị hiếu của khách hàng Việt mà còn biết

khai thác nguồn lực lao động nội địa. Người Việt Nam được tiếp xúc, được làm

việc cho một thương hiệu lớn vào loại hàng đầu thế giới, họ mang niềm tự hào, sự

đam mê và cả những hiểu biết về quê hương mình vào PepsiCo, góp phần giúp

thương hiệu gần gũi và thích hợp hơn với người Việt Nam.

ĐIỂM YẾU

Nước giải khát Pepsi-Cola, trong những năm qua đã chiếm được thị phần lớn và ổn

định tại thị trường Việt Nam nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung. Tuy

nhiên, bản thân sản phẩm này vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết

triệt để.

Cách thức phân phối hạn chế

Chuỗi cửa hàng phân phối của Pepsi chủ yếu là những cửa hàng thức ăn nhanh, các

tiệm coffe, hệ thống bán lẻ tại siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi. Thế nhưng, Pepsi

lại bỏ qua hình thức bán dạo, đưa sản phẩm mình đến từng ngõ hẻm, ngóc ngách

trong các khu phố, như đối thủ Coca Cola đã áp dụng.

Đặc thù Việt Nam ta thì hình thức bán dạo khá phổ biến và tiếp cận cực tốt với đủ

loại thành phần, tầng lớp người trong xã hội. Vẫn biết phân phối sản phẩm như thế

Page 14: bài hoàn chỉnh

không phải là thế mạnh mà Pepsi hướng tới, tuy nhiên, thị phần của Pepsi đã giảm

rất nhiều khi không quan tâm đến hình thức bán dạo này.

Giá cả không linh hoạt

Pepsi là thương hiệu nước giải khát đã tạo được uy tín nhất định với người tiêu

dùng. Tuy nhiên, giá cả cho một sản phẩm đến tay người dân Việt Nam cũng chưa

hẳn hoàn toàn phù hợp với thu nhập bình quân như hiện nay.

Trong khi ấy, ngày càng nhiều loại sản phẩm, thức uống có hương vị và chất lượng

tốt xuất hiện với tần suất cao tại Việt Nam chỉ bằng mức giá ngang hoặc thấp hơn

Pepsi (Dr Thanh, C2, V-fresh,…). Tuy đã có sự điều chỉnh giá theo từng mẫu mã,

hình thức đóng chai hay lon khác nhau, nhưng có lẽ Pepsi cần linh hoạt hơn với

bảng giá của mình để tiếp tục tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường màu mỡ

nhưng lại không kém phần khắc nghiệt như Việt Nam.

Sức mạnh thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm

Một lưu ý đặc biệt: Nếu chịu khó tìm hiểu về Pepsi-Cola thì tên gọi và slogan

quảng cáo cho sản phẩm này thường cố định và áp dụng cho mọi quốc gia mà mình

đặt chân đến.

Có lẽ Pepsi quyết giữ thương hiệu, tên gọi của mình để tạo nét riêng cho tất cả

người tiêu dùng trên toàn thế giới. Điều đó vô hình chung lại tạo ra hạn chế cho

Pepsi trong quá trình quảng cáo và quảng bá thương hiệu mình đến từng quốc gia

riêng biệt. Mỗi quốc gia lại có đặc thù văn hóa, truyền thống xã hội khác nhau. Từ

đấy, quá trình tiếp cận sản phẩm đến với khách hàng cũng ít nhiều có phần khó

khăn.

Page 15: bài hoàn chỉnh