171
Bộ Giáo dục và đào tạo Trường Đại học Ngoại thương Khoa Kinh tế Ngoại thương ======== Khoá luận tốt nghiệp Đề tài Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hồng Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Hương Lớp : Trung 2 - K38F - ĐHNT

Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Citation preview

Page 1: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Bộ Giáo dục và đào tạo

Trường Đại học Ngoại thương

Khoa Kinh tế Ngoại thương

========

Khoá luận tốt nghiệp

Đề tài

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc

của các doanh nghiệp Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hồng

Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Hương

Lớp : Trung 2 - K38F - ĐHNT

Hà Nội năm 2003

Page 2: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Lời cám ơn-----=o0o=-----

Em xin cám ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại

thương - những người đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức quý

báu trong suốt bốn năm học qua. Em cũng xin cám ơn Khoa Kinh tế

ngoại thương - trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho em

hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Và đặc biệt, em chân thành cám

ơn thầy giáo - tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng vì sự hướng dẫn tận tình của

thầy từ lúc hình thành ý tưởng cho đến lúc em hoàn thành bài khoá

luận tốt nghiệp này.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam1

Page 3: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Mục lục

Lời nói đầu

Chương 1: Thị trường Anh.....................................................................................1

I. Một số nét về đất nước Anh.........................................................................1

1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người........................................................1

1.1: Điều kiện tự nhiên............................................................................................1

1.2: Sơ lược lịch sử .................................................................................................1

1.3: Con người.........................................................................................................2

2. Chính trị và xã hội.............................................................................................2

2.1: Chính trị............................................................................................................2

2.1.1: Bộ máy chính quyền......................................................................................2

2.1.2: Hệ thống luật pháp........................................................................................3

2.2. Xã hội...............................................................................................................4

2.2.1. Gia đình.........................................................................................................4

2.2.2. Tầng lớp xã hội..............................................................................................4

2.2.3: Giới tính.........................................................................................................5

2.2.4. Chủng tộc.......................................................................................................5

2.2.5. Tôn giáo.........................................................................................................6

3. Văn hóa và lối sống............................................................................................6

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam2

Page 4: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

II. Khái quát kinh tế Vương quốc Anh..........................................................6

1. Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế..............................................6

1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế......................................................................6

1.2. Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây..............................8

2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu....................................................................12

2.1: Ngành công nghiệp...........................................................................................13

2.2: Ngành nông nghiệp .........................................................................................14

2.3: Ngành dịch vụ..................................................................................................14

III. Đặc điểm thị trường Anh............................................................................15

1. Hệ thống phân phối...........................................................................................15

1.1. Hệ thống bán buôn............................................................................................15

1.2. Hệ thống bán lẻ.................................................................................................17

2. Hệ thống dịch vụ................................................................................................18

3. Đặc điểm thị trường Anh..................................................................................20

3.1: Mức thu nhập và sức mua................................................................................20

3.2. Tập quán và thị hiều tiêu dùng.........................................................................21

3.3. Những thay đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân.................22

3.3.1. Tuổi thọ.........................................................................................................22

3.3.2. Cơ cấu gia đình..............................................................................................23

3.3.3: Trách nhiệm xã hội........................................................................................23

4. Tập quán kinh doanh........................................................................................24

4.1. Thiết lập quan hệ trực tiếp................................................................................24

4.2. Thông tin liên lạc..............................................................................................25

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam3

Page 5: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

IV. Ngoại thương nước Anh............................................................................26

1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh......................................26

2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh..............................................27

3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây...................28

3.1. Tình hình xuất khẩu..........................................................................................28

3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu .................................................................................29

3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu..........................................................................29

3.2. Tình hình nhập khẩu.........................................................................................29

3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu.................................................................................30

3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu.........................................................................30

Chương 2: Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt

Nam.........................................................................................................................31

I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.........31

1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam...31

2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc....................................33

2.1: Tiêu chuẩn hóa.................................................................................................34

2.2. Sức khoẻ...........................................................................................................35

2.2.1. Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp...................................................35

2.2.2. Hệ thống HACCP đối với thực phẩm chế biến.............................................35

2.2.3. Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP..................................................................36

2.3. Môi trường........................................................................................................37

3. Chế độ ưu đãi phổ cập - GSP...........................................................................37

II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam39

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam4

Page 6: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một

số lý thuyết về lợi ích ngoại thương.....................................................................39

1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo...............................................39

1.2. Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin..............................................41

2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm

gần đây....................................................................................................................43

3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam............46

3.1. Nhóm hàng chế biến chính...............................................................................47

3.1.1. Sản phẩm giày dép.........................................................................................47

3.1.2. Sản phẩm dệt may.........................................................................................49

3.1.3. Sản phẩm gỗ..................................................................................................52

3.1.4. Sản phẩm gốm sứ..........................................................................................53

3.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản chính........................................................................54

III. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Anh Quốc................59

1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam - Anh Quốc...................................59

2. Tình hình ngoại thương Việt Nam - Anh Quốc trong những năm gần đây.61

2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh..................................................62

2.2. Tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam....................................................64

2.2.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng..................................................................64

2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu..................................................................................65

3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc.................66

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp

Việt Nam xuất khẩu sang Anh.................................................................................71

I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc.....69

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam5

Page 7: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới.........71

III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh

.................................................................................................................................75

1. Giải pháp về phía nhà nước..............................................................................76

1.1. Những chính sách chung..................................................................................76

1.2. Về quan hệ song phương..................................................................................76

1.3. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại..........................................................................77

1.4.Về hỗ trợ tài chính.............................................................................................79

2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp.................................................................80

2.1. Tìm hiểu thị trường...........................................................................................80

2.2. Tạo nguồn hàng................................................................................................81

2.3. Lựa chọn kênh phân phối.................................................................................81

2.4. Tiến hành giao dịch..........................................................................................83

3. Giải pháp đối với ngành hàng..........................................................................84

Kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm

2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là

24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công

nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam6

Page 8: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò

quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối.

Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy

nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm

đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh

Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93

triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía

Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP.

Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm

nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh

đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt

Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh

Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh.

Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết

những điều kiện này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần

rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung

ít có sự thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu chỉ tập trung vào hai mặt hàng chính là

giày dép và may mặc. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt

Nam sang thị trường Anh chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá trị thu

về là không đáng kể. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ

còn tăng lên rất nhiều. Anh còn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh

nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam7

Page 9: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Với lý do trên, đề tài "Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của

các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu những nét cơ bản về nền kinh tế Anh,

nghiên cứu thị trường Anh, thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời

gian qua. Từ đó đánh giá những triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh và giải

pháp để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết này bao gồm ba

chương như sau:

*Chương 1: Thị trường Anh.

*Chương 2: Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh

nghiệp Việt Nam.

*Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu

sang Anh

Bài viết được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có kết hợp với phương pháp so sánh, phân

tích, tổng hợp, thống kê.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu thu thập, bài viết này

khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Người viết kính mong nhận được sự

thông cảm và chỉ dẫn của các thầy cô giáo ở trường cũng như những ý kiến đóng

góp của độc giả.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam8

Page 10: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Chương 1 Thị trường Anh

I. Một số nét về đất nước Anh

1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người:

1.1. Điều kiện tự nhiên:

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Vương quốc Anh hay

nước Anh) là một quốc đảo thuộc quần đảo Britain và bán đảo Ailen. Vương quốc

Anh nằm ở phía tây bắc Châu Âu, giáp với Cộng hoà Ailen, biển Bắc, biển Manche,

eo Saint George và Đại Tây Dương.

Với diện tích tự nhiên là 244.046 km2, phần lớn lãnh thổ Anh quốc có địa

hình khá bằng phẳng. Chỉ có một số vùng, đặc biệt là Scotland và xứ Wales, có

nhiều đồi núi. Nước Anh có đường bờ biển không đồng đều, tạo ra nhiều hải cảng

có giá trị kinh tế.

Nước Anh nằm trong vành đai ôn đới, được hưởng khí hậu hải dương, ấm do

có dòng hải lưu nóng Gulf bao quanh toàn bộ quần đảo; nhiệt độ trung bình tháng

giêng là 4,5 0C, tháng bảy là 18 0C; lượng mưa trung bình hàng năm là 600mm, đất

đai rất màu mỡ, phì nhiêu.

1.2: Sơ lược lịch sử Vương quốc Anh

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen là một nhà nước nhất thể và tập

trung. Anh là khu vực lãnh thổ lớn nhất của Vương quốc. Anh đã ra đời cách đây

hơn 1000 năm, lâu hơn nhiều so với bất kỳ một quốc gia nào ở châu Âu. Đến thế kỷ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam9

Page 11: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thứ 16, xứ Wales sáp nhập vào hệ thống chính quyền và luật pháp của Anh. Vào thế

kỷ thứ 17, khi vương quốc cổ Scotland và Anh hợp nhất dưới triều vua James đệ

nhất thì Vương quốc Anh mới chính thức ra đời với tư cách là một thực thể chính

trị. Năm 1801, sau hai thế kỷ nằm dưới sự thống trị của Anh, Ailen đã giải tán quốc

hội của mình và chính thức trở thành một phần của Vương quốc Anh. Năm 1921,

Ailen chỉ giành được độc lập ở miền Nam còn miền Bắc vẫn thuộc Vương quốc

Anh.

Vì vậy, Vương quốc Anh ngày nay bao gồm bốn khu vực lãnh thổ là Anh,

Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen.

1.3: Con người:

Dân số Vương quốc Anh năm 2002 là 60,2 triệu người với mật độ dân số là

247 người/km2, là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao ở châu Âu. Mức

độ tăng dân số ở Anh ổn định ở khoảng 0,4%/ năm. Khoảng 85% dân số sống ở

thành thị. Một số thành phố lớn của Anh có số dân đông như: thủ đô London có

khoảng 7 triệu dân, tiếp đến là thành phố Birmingham với số dân khoảng 1,1 triệu

người, thành phố Liverpool khoảng 600 ngàn người, Manchester khoảng 500 ngàn

người. Tuy nhiên, những người dân thành phố ở Anh đều có xu hướng muốn sống ở

những vùng ngoại ô.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của người Anh, ngoài ra nhiều người Celtic ở

xứ Wales, Bắc Ailen và Scotland còn nói tiếng Galic với nhau. Vương quốc Anh là

một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc bao gồm dân nhập cư từ nhiều vùng trên thế

giới. Vì vậy, ngoài tiếng Anh và tiếng Galic, nước Anh còn có nhiều ngôn ngữ của

những dân tộc khác nhau.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam10

Page 12: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

2. Chính trị và xã hội

2.1: Chính trị:

2.1.1: Bộ máy chính quyền:

Vương quốc Anh là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Đứng đầu

Nhà nước là vua, nhưng vua chỉ có vai trò tượng trưng. Vua hiện nay của Vương

quốc Anh là Nữ hoàng Elizabeth II, lên ngôi năm 1953. Quyền lập pháp thuộc về

vua và Quốc hội gồm hai viện: Viện Nguyên lão (Thượng nghị viện) gồm các nhà

quý tộc tham gia theo chế độ cha truyền con nối và theo chức tước do vua phong;

Viện dân biểu (Hạ nghị viện) gồm 650 nghị sĩ do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quyền

hành pháp trên danh nghĩa thuộc về nhà vua nhưng thực tế nằm trong tay Chính

phủ. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng là thủ lĩnh của đảng

chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện. Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Anh

là ông Tony Blair, thủ lĩnh của Công đảng, lên cầm quyền từ năm 1997.

2.1.2: Hệ thống luật pháp:

a) Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales:

Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales là một hệ thống riêng biệt với

Scotland và Bắc Ailen. Hệ thống này bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản là hệ

thống luật của Quốc hội hay còn gọi là hệ thống luật thành văn (Statute Law) và hệ

thống luật án lệ hay còn gọi là Thông luật (Common Law). Thông luật được hình

thành từ thời Anglo - Saxon cách đây khoảng 1000 năm. Đây là hệ thống luật dựa

trên những phán quyết và án lệ đã có trong quá khứ mà không có văn bản luật cụ

thể. Còn hệ thống luật Quốc hội được ban hành thành văn bản từ thế kỷ thứ 13, theo

đó những phán quyết phải được thi hành theo đúng như văn bản luật đã quy định.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam11

Page 13: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Ngày nay, ở Anh và xứ Wales, luật hình sự nằm trong hệ thống luật của Quốc hội

trong khi phần lớn luật dân sự vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống luật án lệ.

Luật Cộng đồng châu Âu cũng được áp dụng bởi Anh là một quốc gia thành

viên của Liên minh châu Âu và luật này được áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia.

b) Hệ thống luật của Scotland và Bắc Ailen:

Hệ thống luật của Scotland chịu nhiều ảnh hưởng của luật La mã giống như

nhiều hệ thống luật ở châu Âu lục địa. Hệ thống toà án bao gồm Toà Hình sự địa

phương và Toà Đại hình. Toà Đại hình gồm Tòa sơ thẩm và Toà phúc thẩm. Những

vụ án dân sự và hình sự nhỏ sẽ được xét xử ở Toà án hình sự địa phương, những vụ

án nghiêm trọng hơn được xét xử ở Toà đại hình.

2.2: Xã hội:

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, cơ cấu dân cư của Anh bắt đầu có sự thay

đổi nhanh chóng về độ tuổi và kết cấu, điều này có ảnh hưởng lớn tới y tế, giáo dục

và việc làm của người dân nước này. Anh Quốc hiện là một trong những quốc gia

có dân số già nhất trên thế giới với tuổi thọ bình quân là 77,7 năm (2000). Nước

Anh cũng là quốc gia có thứ hạng cao trên thế giới về chỉ số HDI (chỉ số phát triển

con người). Hiện Anh đang xếp vị trí 18 trên tổng số 173 quốc gia về HDI. Ngày

nay xã hội Anh có mức độ bình đẳng cao giữa nam và nữ. Anh đứng vị trí thứ 10

trên tổng số 146 quốc gia về chỉ số GDI (chỉ số phát triển giới). Bên cạnh đó xã hội

Anh còn rất đa dạng với nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau.

2.2.1: Gia đình:

Khác với cơ cấu gia đình ở những nước thuộc vùng Địa Trung Hải, cơ cấu

gia đình ở Anh thường là những hộ gia đình ít người còn gọi là cơ cấu gia đình hạt

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam12

Page 14: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

nhân bao gồm một cặp vợ chồng với một hoặc hai con. Có khoảng 40% dân số Anh

sống trong các gia đình hạt nhân.

Anh là quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất ở châu Âu. 38% các cuộc hôn nhân ở

Anh kết thúc bằng thủ tục ly hôn. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những cặp vợ

chồng có thu nhập thấp hoặc kết hôn khi còn quá trẻ. Đây là một vấn đề đáng quan

tâm trong xã hội Anh hiện nay.

2.2.2: Tầng lớp xã hội:

ở Anh, người dân có nhận thức rất sâu sắc về địa vị xã hội. Xã hội Anh được

phân hoá làm ba tầng lớp chủ yếu là thượng lưu, trung lưu và tầng lớp lao động.

Tầng lớp thượng lưu có hai đặc trưng nổi bật là của cải và quyền lực. Tầng lớp

trung lưu bao gồm những người trí thức, lao động trí óc như: luật sư, bác sĩ, những

công chức cao cấp cho tới nhân viên văn phòng. Số còn lại là tầng lớp lao động

nghèo, làm việc vất vả và thu nhập thấp.

2.2.3: Giới tính:

Mặc dù quan niệm của xã hội về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi sau

những cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng của phụ nữ khởi đầu từ những năm 60,

phụ nữ vẫn bị yếu thế hơn: họ giành được ít quyền lực và của cải hơn so với nam

giới. Tuy nhiên, tình hình ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực trong

xã hội Anh hiện đại. Năm 1971, có khoảng 52% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 44

tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Năm 1995, con số này đã tăng lên 75%.

Địa vị xã hội của phụ nữ so với nam giới cũng được cải thiện, họ ngày càng nắm

giữ những chức vụ quan trong trong các cơ quan nhà nước. Năm 1979, chỉ có 19 nữ

nghị sĩ trong Quốc hội, đến năm 1997 đã tăng lên 120. Tỷ lệ phụ nữ giữ các chức

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam13

Page 15: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

vụ cao cấp trong các cơ quan của chính phủ tăng từ 5% năm 1984 lên 13% năm

2000. Hiện nay Anh đứng thứ 10 trong 146 quốc gia về chỉ số phát triển giới.

2.2.4: Chủng tộc:

Vương quốc Anh là một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau.

Ngoài người Anh chiếm đa số còn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Người Anh hầu

hết là người Anglo – Saxon và một số nhỏ những người di cư sang Anh từ lục địa

châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XX. Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Anh rất đa dạng,

chiếm khoảng 7% tổng số dân, bao gồm người ấn Độ, người Pakistan, Bangladesh,

dân nhập cư từ các nước vùng Caribe, châu Phi, Trung Quốc....Cộng đồng dân tộc

thiểu số ở Anh thường sống tập trung lại ở những khu vực khác nhau trên khắp đất

nước: người Caribe sống tập trung nhiều ở London, ngưòi gốc ấn tập trung nhiều ở

Leicester trong khi người gốc Pakistan lại tập trung ở miền trung đất nước...Tuy

nhiên, thủ đô London vẫn là thành phố tập trung nhiều nhất dân tộc thiểu số với tỷ

lệ 20% tổng số người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số vào năm 1997 và sẽ tăng lên

28% vào năm 2011.

2.2.5: Tôn giáo:

Hiện nay Anh có mặt hầu hết tất cả các cộng đồng tôn giáo.Trong đó Thiên

chúa giáo chiếm phần đông, tới 50% dân số Anh. Tiếp đến là cộng đồng Hồi giáo

với khoảng 1,5 triệu người, phần lớn là người gốc Pakistan và Bangladesh, tập

trung nhiều ở London, Liverpool, Manchester, Leicester, Bradford. Các cộng đồng

nhỏ hơn bao gồm khoảng 450.000 tín đồ đạo Sikhs (một nhánh của ấn Độ giáo) chủ

yếu là người gốc ấn, tập trung ở London, Manchester và Birmingham; 320.000 tín

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam14

Page 16: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

đồ Hindu sống chủ yếu ở Leicester, London, Manchester. Ngoài ra còn có đạo Phật,

đạo Jana, đạo Baha....

3. Văn hoá và lối sống:

Anh có một nền văn hoá hoàn toàn khác với các nước châu Âu lục địa. Bất

cứ ai cũng có thể nhận ra người Anh chính gốc qua dáng vẻ lãnh đạm và ý thức

đẳng cấp sâu sắc. Một nhà xã hội học ở Anh đã từng nói "Sự kiêu ngạo khắc sâu

trong từng giọng nói của từng đứa trẻ Anh". Cách ăn mặc của người Anh cũng rất

giản dị. Họ không quá cầu kỳ về thời trang, họ mặc những gì họ muốn. Ví dụ như

tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu có xu hướng ăn mặc theo phong thái cổ

điển.

Anh là một trong những nước có di sản văn hoá và nghệ thuật lớn nhất trên

thế giới. Nguồn gốc văn hoá Anh có thể tìm thấy từ thời trung cổ. Anh còn là nước

tập trung nhiều di sản văn hoá và tác phẩm nghệ thuật của nhiều nước trên thế giới.

Vì vậy, có thể nói Anh là một quốc gia có nền văn hoá rất đa dạng và phong phú.

II. Khái quát kinh tế vương quốc Anh

1.Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế:

1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế:

Nước Anh chính là cái nôi của chủ nghĩa tư bản. Vào thế kỷ XIX, nhờ vào

cuộc Cách mạng công nghiệp mà Anh trở thành "công xưởng của thế giới". Đến

năm 1848, sản lượng công nghiệp của cả nước bằng 45% tổng giá trị sản lượng

công nghiệp của toàn thế giới. Nước Anh còn là "Người thương nghiệp quốc tế".

Năm 1870, mức chu chuyển hàng hoá của toàn thế giới tư bản là 37,5 tỷ Mác thì

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam15

Page 17: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

riêng nước Anh và thuộc địa của Anh chiếm 14 tỷ Mác. Với những khoản dự trữ

khổng lồ, Anh còn là “chủ nợ, trung tâm cho vay của thế giới tư bản”. Cho nên thế

kỷ XIX được xem là thế kỷ của nước Anh. Đến cuối thế kỷ XIX, xã hội loài người

bước vào thời đại điện khí hoá, nước Mỹ và nhiều nước khác đã bứt lên và nước

Anh không còn giữ được vị trí trước kia của mình.

Vào thế kỷ XX, nền kinh tế Anh trải qua nhiều biến động. Đầu tiên là những

tổn hại nặng nề do hai cuộc chiến tranh thế giới và những cuộc khủng hoảng kinh tế

với quy mô toàn cầu vào các năm 1913-1914, 1929-1933...dẫn đến ưu thế kinh tế

của Anh bị suy giảm trong những thập niên đầu sau chiến tranh và mức phát triển

kinh tế thua hẳn Đức, Mỹ và Pháp. Vào những năm 70, 80, trước tình trạng lạm

phát và thất nghiệp gia tăng, nước Anh đã đưa ra chính sách tự do cực đoan trong

cạnh tranh kinh tế để chống lạm phát và thất nghiệp. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư

ra nước ngoài của người Anh tăng vọt đã làm cho chính sách trên không phát huy

hiệu quả, ngược lại làm cho tỷ lệ lạm phát và tình trạng thất nghiệp trở nên trầm

trọng hơn. Kết quả là Anh vẫn không đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế như

phần lớn các nước khác của Cộng đồng châu Âu.

Sau đợt suy thoái cuối những năm 70 và đầu 80, nền kinh tế Anh bắt đầu

bước sang giai đoạn phục hồi khá chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ

1981 đến 1989 đạt xấp xỉ 3%. Sang đầu thập kỷ 90, cũng như nhiều nước khác ở

châu Âu, nước Anh lại lâm vào đợt suy thoái mới. Mức tăng trưởng kinh tế năm

1990 chỉ đạt 0,6%, hai năm 1991-1992 giảm xuống còn 0,3%. Bắt đầu năm 1993,

kinh tế Anh có dấu hiệu phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng 1,9%, năm 1994 đạt 3,3%.

Sau khi phục hồi, nền kinh tế Anh vẫn phát triển chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng

chậm cùng với những biến động phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế đã đặt

nước Anh trước nhiều vấn đề nan giải như: sức mua trong nước giảm, thị trường có

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam16

Page 18: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

xu hướng thu hẹp, sức đầu tư trong nước yếu, đầu tư cố định giảm, khả năng cạnh

tranh kinh tế yếu, bội chi ngân sách lớn, đồng Bảng Anh trượt giá...Tuy nhiên, đến

năm 1997, chính phủ Đảng Lao động Anh lên cầm quyền và chỉ một năm ở ghế thủ

tướng, ông Tony Blair đã đưa nền kinh tế Anh ngẩng đầu dậy: đồng Bảng Anh tăng

giá và tỷ lệ thất nghiệp giảm đi rõ rệt. Trong khi đó các nước khác trong Liên minh

châu Âu như Pháp, Đức đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng

tăng.

Trải qua một thế kỷ với nhiều thăng trầm, nền kinh tế Anh đã có nhiều lúc

lâm vào các cuộc suy thoái trầm trọng, tuy nhiên cho đến nay nó đã đạt được sự

phát triển tốt và được đánh giá là thời kỳ phát triển nhất trong thế kỷ XX, tạo đà cho

nền kinh tế Anh bước sang thế kỷ XXI

1.2: Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây:

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến động

dẫn tới những biến động sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu như trong năm

2000, nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong

hơn một thập kỷ thì đến năm 2001, kinh tế thế giới rơi vào đợt suy giảm mạnh sau

vụ tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố của

Mỹ ở Apganistan. Tiếp sau đó là hai năm kinh tế phục hồi một cách chậm chạp.

Những biến động đó trong nền kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng đến tất cả các quốc

gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các

nước thuộc EU. Là một quốc gia phát triển trong EU, tuy có chịu ảnh hưởng ít

nhiều, nhưng nền kinh tế Anh quốc vẫn tỏ ra khá vững vàng trước những biến động

khôn lường từ bên ngoài. Ta có thể thấy rõ điều này qua một số chỉ tiêu kinh tế của

Anh trong những năm qua.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam17

Page 19: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế của Anh quốc giai đoạn 1999-2003

Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003*

GDP tỷ USD 1387,3 1430,3 1462,48 1491 1527

Tăng trưởng GDP % 1,1 3,1 2,25 2,0 2,4

GDPBQ đầu người USD 24228,5 24379,6 24483,5 24500 24885,8

*Dự báoNguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại

Năm 2001- năm sụt giảm mạnh nhất của nền kinh tế thế giới - kinh tế Anh có

mức độ tăng trưởng là 2,25% giảm 0,85% so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn mức

chung của toàn thế giới (1,3%) và của EU (1,8%). Đây cũng là năm mà lần đầu tiên

kể từ năm 1986 Anh là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhóm G7

và trong nhóm các nước lớn ở khu vực EU. Sang năm 2002, mức tăng trưởng của

Anh có giảm nhẹ nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn EU. So sánh

mức tăng trưởng GDP của Anh với một số nước lớn trong EU và với mức chung

của toàn EU theo biểu đồ sau, ta thấy tốc độ tăng trưởng của Anh tương đối ổn định

và thường ở mức cao hơn.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam18

Page 20: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

2.1

3.4

1.8

1.1 1.1

3.1

2.252

1.4

2.9

0.75

0.2

2.9

3.5

2

1.2 1.2

3.1

1.8

0.7

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

EU Anh § øc Ph¸p Italia

Tèc ®é t ng tr ëng GDP cña EU

1999

2000

2001

2002

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002

Trong khi tăng trưởng kinh tế chậm gây khó khăn cho thị trường việc làm ở

EU thì thị trường lao động ở Anh lại khá ổn định với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so

với mức trung bình của EU. Ta có thể thấy rõ điều này ở bảng 2.

Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Anh và EUĐơn vị: %

Tỷ lệ thất nghiệp 1999 2000 2001 2002Anh 5 3.6 5.8 5.1EU 9.6 8.8 9.2 7.7

Nguồn: Vụ Âu Mỹ- Bộ Thương mại

Tỷ lệ lạm phát ở Anh cũng tương đối ổn định và ở mức vừa phải, trung bình

trên dưới 3% kể từ năm 1995 đến nay (bảng 3). Mức độ lạm phát luôn nằm trong

tầm kiểm soát trong nhiều năm như vậy là do chính phủ Anh đã có những chính

sách lãi suất hợp lý cùng với sự ổn định của đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam19

Page 21: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

quốc tế. Thêm vào đó, Anh chưa gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (EMU)

nên ít phải chịu những ảnh hưởng từ khu vực này.

Bảng 3: Tỷ lệ lạm phát của Anh giai đoạn 1995-2002

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Lạm phát 3,2 2,6 3,1 3 2,6 1,4 2,5 2,3

Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại

Anh còn là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì Anh

có nhiều lợi thế như: là trung tâm tài chính tiền tệ của thế giới, cơ sở hạ tầng phát

triển, thuế thấp hơn so với các nước EU khác, đội ngũ lao động lành nghề với giá

nhân công tương đối thấp so với các nước phát triển. Hiện nay, Anh là nước thu hút

vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong khu vực EU. Năm 2001, Anh chiếm

30% FDI vào EU và chiếm 9,3% FDI của toàn thế giới. Theo dự báo, trong 10 địa

chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu trên thế giới giai đoạn 2001-2005, Anh đứng ở vị trí

thứ 2 sau Mỹ với lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm ước khoảng 82,5 tỷ

USD. Anh cũng là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất khối EU. Thời kỳ 1995-

2000, trung bình mỗi năm vốn đầu tư của Anh ra nước ngoài lên tới 119,4 tỷ USD,

riêng năm 2000 vốn đầu tư này lên tới gần 250 tỷ USD.

Trong lĩnh vực tài chính, Anh cũng mạnh hơn nhiều so với nhiều nước châu

Âu lục địa. London vẫn là một trung tâm dịch vụ tài chính, bảo hiểm quốc tế lâu

đời, có tầm cỡ hơn hẳn Pari và Frankfurt, chỉ đứng sau Mỹ. Theo thống kê gần đây,

London đang có một đội ngũ tài chính - tiền tệ lên đến hơn 60 vạn người, chiếm tỷ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam20

Page 22: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

lệ rất lớn trong nền kinh tế Anh và có tác dụng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh

tế, tạo việc làm trong nước.

Về GDP bình quân đầu người hàng năm, Anh đứng ở vị trí khá cao. Tính

theo ngang giá sức mua, Anh đứng vào hàng thứ năm trong nhóm G7 sau Mỹ,

Canada, Nhật, Đức, đứng thứ 17 trên 29 thành viên của tổ chức Hợp tác và phát

triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 20 tên toàn thế giới. Tính GDP bình quân đầu

người theo giá thực tế thì Anh đứng thứ 12 trên toàn thế giới năm 2002.

Trong năm 2002, Anh đã vượt Pháp vươn lên đứng thứ hai trong EU về tổng

sản phẩm trong nước.

GDP cña c¸ c n í c t hµnh viªn EU n¨ m 2002

18871491

13271094

572374.6

237.8233.5

195.5164.7

122.5114106

96.819

0 500 1000 1500 2000

§ øcAnhPh pItalia

T©y Ban NhaHµ Lan

BØThôy § iÓn

¸o§ an M¹chPhÇn Lan

Hi L¹pBå § µo Nha

IrelandLuxembourg

§ ¬n vÞ:tû USD

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2002 của World Bank

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam21

Page 23: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Qua những chỉ tiêu kinh tế trên, ta có thể thấy nền kinh tế Anh phát triển một

cách khá vững chắc và Anh vẫn là một nền kinh tế chủ đạo, đóng vai trò quyết định

trong Liên minh châu Âu - một trong ba cực kinh tế phát triển của thế giới.

2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu:

Nền kinh tế Anh là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa nền công nghiệp, dịch

vụ phát triển cao và nền nông nghiệp thâm canh. Cơ cấu kinh tế của Anh do công

nghiệp và dịch vụ quyết định. Từ năm 1950 đến nay, cơ cấu các ngành kinh tế chủ

yếu của nước Anh đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu trong những năm 1950 tỷ trọng

ngành dịch vụ chỉ chiếm 50% GDP thì trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ

có tăng trưởng cao nhất và chiếm tới khoảng 2/3 GDP, trong khi nông nghiệp chỉ

chiếm một phần nhỏ trong GDP còn tỷ trọng công nghiệp thì ngày càng giảm.

Bảng 4: Tỷ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước

(GDP) tính theo giá thực tế của nước Anh giai đoạn 1985 - 2002

Đơn vị:%

Năm 1985 1991 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Nông nghiệp 1,7 1,6 1,8 1,5 1,3 1,2 1,0 1,0 1,0

Công nghiệp 35,6 29,6 30,4 30,7 29,3 28,6 28,8 25,6 25

Dịch vụ 62,7 68,8 67,7 67,8 69,4 70,2 70,2 73,4 74

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.1: Ngành công nghiệp:

Anh quốc là một nước có nền công nghiệp phát triển lâu đời. Sức mạnh của

nền công nghiệp Anh được thiết lập từ những ngành công nghiệp truyền thống xuất

hiện ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XIX như

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam22

Page 24: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

ngành dệt, khai thác than, luyện thép, chế tạo máy, đóng tàu, chế biến thực phẩm.

Ngày nay, với trình độ công nghệ cao, nước Anh mở rộng phát triển nhiều ngành

công nghiệp hiện đại như phương tiện vận tải, sản xuất máy bay, năng lượng hạt

nhân, thiết bị viễn thông, điện tử, chế tạo các dụng cụ dùng trong các ngành khoa

học khác nhau, hoá chất, khai thác dầu khí…

Hiện nay công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong nền kinh tế Anh

và thu hút khoảng 26,2% lực lượng lao động. Nhiều ngành công nghiệp ở Anh hiện

nay đang trong tình trạng phát triển chậm chạp, sản lượng giảm. Trong năm 2002,

công nghiệp chế tạo đã giảm 122.000 việc làm. Công nghiệp nhẹ cũng đang trong

tình trạng trì trệ và ít có dấu hiệu phục hồi nhanh trong thời gian tới do đồng Bảng

Anh quá mạnh trong những năm qua dẫn tới nhập khẩu tăng vọt. Bù lại sự suy giảm

của các ngành công nghiệp này là thành công của ngành điện tử và máy tính. Tốc

độ tăng trưởng của ngành này trong những năm gần đây tăng nhanh do nhu cầu

ngày càng mở rộng về công nghệ thông tin và dự báo trong thời gian tới ngành này

sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí cũng phát

triển trên cơ sở tài nguyên sẵn có ở khu vực biển Bắc và đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài của Anh.

2.2: Ngành nông nghiệp

Nền nông nghiệp nước Anh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP, trong những

năm gần đây thường chiếm ở mức 1% GDP. Ngành nông nghiệp của nước Anh chỉ

thu hút khoảng 2,2% lực lượng lao động nhưng cung cấp được khoảng 2/3 nhu cầu

về lương thực thực phẩm cho người dân. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là ngũ cốc

như lúa mì, lúa mạch, yến mạch; rau các loại và củ cải đường. Ngành chăn nuôi

gồm nuôi gia cầm, gia súc, đặc biệt là chăn nuôi cừu.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam23

Page 25: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Trong những năm gần đây sản lượng lương thực đạt 18 - 20 triệu tấn/năm.

Sản lượng gỗ khai thác là 7 triệu m3/năm, sản lượng cá đánh bắt được là 920.000

tấn/năm.

Do tác động đồng bộ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nên

năng suất cây trồng, vật nuôi của Anh vào loại cao nhất thế giới. Về trồng trọt, mặc

dù diện tích các cây trồng hiện nay đều giảm so với những năm 70 nhưng do tăng

năng suất nên sản lượng trồng trọt đều tăng lên. Ví dụ như năm 1970, sản lượng

ngũ cốc là 18.840 nghìn tấn thì năm 2001 tăng lên 22.160 tấn với năng suất là 7.165

kg/ha (đứng thứ 3 thế giới). Về chăn nuôi, từ thế kỷ 18, nước Anh đã đạt trình độ

cao so với các nước khác ở châu Âu. Nông dân Anh đã chọn được nhiều giống bò,

ngựa, lợn, cừu tốt làm cho chất lượng gia súc ngày càng được nâng cao

2.3: Ngành dịch vụ:

Từ lâu Anh quốc đã nổi tiếng về các lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc

dân như dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ viễn thông. Ngành dịch vụ là

ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của nước Anh và có xu hướng ngày càng

tăng. Tăng trưởng GDP của Anh quốc trong giai đoạn gần đây được sự hỗ trợ bởi

tăng trưởng mạnh trong khu vực dịch vụ.

Số người làm trong lĩnh vực dịch vụ tăng lên 13% và chiếm 75% số người

trong độ tuổi lao động (17,6 triệu người) vào năm 2002 so với 55% (13 triệu người)

so với 10 năm trước đó. Trong khoảng 1985 đến 2002, tỷ trọng ngành dịch vụ trong

GDP tăng từ 62,7% lên 74%. Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng cho thấy có sự

phân phối lại tổng vốn đầu tư trong nền kinh tế quốc dân theo xu hướng có lợi cho

ngành dịch vụ. Rõ ràng là Anh đang đẩy mạnh quá trình phân phối lại lao động xã

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam24

Page 26: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

hội, giảm tỷ trọng ngành sản xuất vật chất, nâng tỷ trọng của ngành dịch vụ và thay

đổi vai trò của ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.

III. Đặc điểm thị trường Anh

1. Hệ thống phân phối:

Cũng như nhiều quốc gia khác, hệ thống phân phối của Anh quốc bao gồm

mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ, tham gia vào hệ thống là các công ty

xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập.

1.1: Hệ thống bán buôn:

Trong lĩnh vực thương nghiệp bán buôn năm 2002 có khoảng 106 hãng với

lực lượng lao động khoảng 750.000 người và doanh thu là 351.558 triệu Bảng Anh.

Sau đây là số liệu về doanh thu bán buôn của một số ngành ở Anh năm 2002

(bảng 5)

Bảng 5: Tình hình bán buôn tại Anh năm 2002

Chỉ tiêu Số

doanh nghiệp

Doanh thu

(triệu GBP)

Nguyên vật liệu nông nghiệp và động vật sống 2.659 9.215

Thực phẩm - Đồ uống và thuốc lá 13.914 60.493

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam25

Page 27: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Đồ gia dụng 26.124 54.915

Sản phẩm phi nông nghiệp 20.813 140.153

Thiết bị máy móc 13.681 50.795

Những sản phẩm khác 29.589 35.987

Tổng 106.780 351.558

Nguồn: Britain 2002 - Official Yearbook

Ta có thể thấy số doanh nghiệp bán buôn trong lĩnh vực đồ gia dụng là lớn

nhất, tiếp đó là trong lĩnh vực sản phẩm phi nông nghiệp và thiết bị máy móc. Đây

đều là những sản phẩm đòi hỏi phải có một hệ thống phân phối đầy đủ.

Trong những năm qua số lượng doanh nghiệp bán buôn trên thị trường Anh

giảm. Xu hướng này còn tiếp tục do một loạt các nguyên nhân. Thứ nhất, các nhà

bán lẻ lớn, đặc biệt trong ngành lương thực đã bỏ qua khâu bán buôn. Họ đã tạo ra

cơ sở bán buôn riêng và ký hợp đồng trực tiếp với nhà sản xuất. Thứ hai, khách

hàng chính của các nhà bán buôn thường là các thương nhân nhỏ và trung bình

đóng vai trò là các hiệp hội thu mua "tự nguyện" hoặc "hình thức" để nâng cao khả

năng cạnh tranh. Hiện nay ở Anh có hơn 200 hiệp hội thu mua "tự nguyện" và số

lượng hiệp hội này ngày càng giảm. Thứ ba là xu hướng sáp nhập và tổ chức lại của

các công ty xuyên quốc gia với hệ thống phân phối riêng của mình.

Với tư cách là một chủ thể quan trọng trong hệ thống thương mại, số lượng

các công ty xuyên quốc gia tham gia vào mạng lưới bán buôn trên thị trường Anh

ngày càng lớn. Những công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ.

Họ chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho

mạng lưới bán lẻ. Họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà xuất khẩu nước ngoài, các

nhà sản xuất ở trong nước để bảo đảm nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam26

Page 28: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

với mạng lưới bán lẻ. Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới phân phối của

mình theo hai hình thức: Kênh phân phối theo tập đoàn và kênh phân phối không

theo tập đoàn.

* Kênh phân phối theo tập đoàn:

Là kênh phân phối mà các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập

đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn

mình mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác

Tiêu biểu cho hình thức phân phối này là các tập đoàn thương mại và siêu thị.

Anh quốc là nước có rất nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị hàng đầu thế giới.

Các tập đoàn này đều có các hệ thống bán lẻ của mình trên khắp nước Anh và thế

giới. Trong số đó có thể kể đến các tập đoàn kinh doanh siêu thị khổng lồ của Anh

như Sainbury với hàng loạt các siêu thị ở Anh và Mỹ, có ngân hàng riêng là

Sainbury's Bank, 90% doanh thu đạt được chủ yếu ở trong nước; tập đoàn Tesco

với gần 600 cửa hàng bán lẻ ở Anh quốc, 76 ở Cộng hoà Ailen, 41 ở Hungary, 32 ở

Ba Lan, 6 ở Cộng hoà Séc, 7 ở Xlovakia; Tập đoàn kinh doanh cửa hàng bách hoá

Mark & Spencer với gần 690 vị trí bán hàng ở khắp châu Âu, Hồng Kông, Canada,

Mỹ, Nhật, 85% doanh thu đạt được từ trong nước.

Ngược lại với kênh phân phối theo tập đoàn là kênh phân phối không theo

tập đoàn.

* Kênh phân phối không theo tập đoàn:

Là kênh phân phối mà các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này

ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp

hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam27

Page 29: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Các công ty xuyên quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào mạng lưới bán

buôn. Đây là xu hướng phát triển chủ yếu của hệ thống phân phối trên thị trường

Anh hiện nay.

1.2: Hệ thống bán lẻ:

Trong thương nghiệp bán lẻ năm 2002 có trên 300.000 công ty (năm 1994 có

206.964 công ty, năm 1999 có 290.000 công ty) với lực lượng lao động là 2,4 triệu

người. Doanh số bán lẻ trong những năm qua tăng nhanh hơn do năng suất lao động

trong ngành tăng khi cơ giới hoá và tự động hóa các giao dịch thương mại, ứng

dụng thương mại điện tử, thành lập các cửa hàng, siêu thị lớn; mở rộng mạng lưới

cửa hàng, các phương thức phục vụ khách hàng đa dạng.

Trong những năm qua, tốc độ tăng sản lượng sản xuất thường tăng chậm hơn

so với tốc độ tăng khối lượng hàng bán lẻ. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu

hàng hoá cung cấp cho hệ thống bán lẻ tăng nhanh. Trong đó phải kể đến mạng lưới

nhập khẩu và phân phối bán lẻ rộng lớn của các tập đoàn siêu thị khổng lồ.

Mạng lưới phân phối bán buôn và bán lẻ ở Anh phát triển theo xu hướng

ngày càng đa dạng, chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn với sự tham gia ngày càng nhiều

của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là những nhân tố thúc đẩy sự lưu thông của

hệ thống lưu chuyển hàng hoá trên thị trường Anh.

2. Hệ thống dịch vụ:

Hệ thống dịch vụ phục vụ thương mại của Anh bao gồm: dịch vụ viễn thông,

dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm,...) và vận tải. Theo

thống kê trong năm 2002 thì trong năm ngành phát triển nhanh nhất ở Anh hiện nay

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam28

Page 30: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thì có mặt cả bốn ngành dịch vụ trên. Trong đó, ngành dịch vụ viễn thông là ngành

có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lượng người sử dụng Internet và thị trường truyền

số liệu tăng với tốc độ nhanh chóng.

Hệ thống dịch vụ thương mại ngành dịch vụ lớn nhất. Đây là ngành rất quan

trọng trong nền kinh tế bởi chức năng của ngành này là giúp cho các sản phẩm công

nghiệp và hàng hoá đến với người tiêu dùng cuối cùng, kèm theo đó là các hoạt

động như hướng dẫn tiêu dùng, chăm sóc khách hàng,...Dịch vụ thương mại còn

bao gồm cả các ngành như du lịch, khách sạn...Anh là thị trường tràn ngập các tư

liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, vì vậy đòi hỏi phải có các hình thức và biện pháp

dịch vụ thương mại mới. Hiện nay Anh có khoảng 18% dân số trong độ tuổi lao

động làm việc trong ngành thương mại, thu hút hơn 10% vốn đầu tư cho nền kinh tế

và chiếm tỷ trọng 10 đến 16% GDP.

Tài chính là hệ thống huyết mạch của bất cứ nền kinh tế nào. Nó xác định

tình hình và vị trí của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới. Anh quốc có hệ thống

dịch vụ tài chính đặc biệt phát triển. Nguồn cung cấp tài chính là các ngân hàng,

hiệp hội xây dựng, các công ty bảo hiểm và thương mại bách hoá tổng hợp, quỹ tiết

kiệm, công ty tín dụng, công ty cho thuê tài chính và các dạng môi giới trung gian.

Tăng trưởng của lĩnh vực tài chính trong mấy thập kỷ qua song hành với những

thay đổi về cơ cấu, trong đó có sự huỷ bỏ về chế độ kiểm soát tiền tệ vào năm 1979

theo đó các hiệp hội xây dựng, các hiệp hội tín dụng tương hỗ được đa dạng hoá

những hoạt động của mình trong lĩnh vực tài chính. Trong những năm qua, những

khác biệt giữa các thể chế tài chính đã trở nên mờ nhạt. Số hãng phi tài chính tham

gia cung ứng dịch vụ tài chính đã tăng lên (như các công ty công nghiệp, các cửa

hàng lớn, trung tâm giải trí, công ty du lịch).

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam29

Page 31: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Ngành vận tải của Anh cũng rất phát triển và có đóng góp đáng kể giúp cho

thương mại trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Tuy là một quốc đảo, nằm

tách biệt với lục địa châu Âu nhưng Anh có một mạng lưới giao thông thuận tiện và

dễ tiếp cận. Giao thông đường biển nước Anh rất phát triển với hàng loạt cảng biển

hiện đại và đội tàu buôn lớn mạnh. Theo ước tính khoảng 95% khối lượng hàng hoá

giao dịch buôn bán ngoại thương của Anh được chuyên chở bằng đường biển. Hàng

hoá sau khi cập cảng có thể được chuyển tải bằng các phương tiện giao thông khác

một cách nhanh chóng. Hệ thống giao thông chất lượng cao được kết nối bởi đường

không, đường sắt và đường bộ. Các hãng hàng không ở Anh hoàn toàn do tư nhân

sở hữu. Sân bay ở thủ đô London là một trong những sân bay chính phục vụ việc

đưa hàng vào Liên minh châu Âu. Hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không

thường có giá trị lớn, hiện nay tổng giá trị thường vào khoảng 75.300 triệu Bảng

Anh. Mạng lưới giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện cho việc chuyên chở hàng

hoá không chỉ trong nước Anh mà còn với cả châu Âu lục địa. Đường hầm English

Channel qua eo biển Manche nối liền Anh với Pháp đã giúp cho thời gian vận

chuyển giữa quốc đảo này với lục địa châu Âu được rút ngắn. Khối lượng hàng hoá

chuyên chở bằng đường bộ cũng tăng mạnh: trong khoảng từ 1990 - 2000 tăng tới

45%.

Hệ thống dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đồng bộ như trên là một nhân tố cơ

bản giúp cho thị trường Anh trở thành một trong những thị trường năng động nhất

thế giới.

3. Đặc điểm thị trường Anh:

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam30

Page 32: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Trong số các nước thành viên của Liên minh châu Âu, Anh luôn là một thị

trường đầy tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Với số dân thuộc loại

đông nhất EU, Anh là một thị trường có lượng cầu lớn và đa dạng.

3.1: Mức thu nhập và sức mua:

Là một quốc gia phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người của Anh

thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Năm 2002, Anh đứng thứ 12 trên thế giới về GDP

bình quân đầu người theo giá thực tế. Thu nhập bình quân đầu người của Anh tăng

đều qua các năm. Điều này thể hiện rõ qua bảng 6.

Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người của Anh giai đoạn 1999 – 2003

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003*

GDPBQ đầu người 23.828 24.179 24.283 24.500 24.756

* Dự báo Nguồn: Vụ Âu Mỹ – Bộ Thương mại

Anh là một thị trường tiêu thụ lớn. Tiêu dùng cá nhân luôn chiếm một tỷ lệ

khá cao trong tổng sản phẩm trong nước và là nhân tố chính hỗ trợ cho tăng trưởng

GDP của Anh trong những năm gần đây. Trong Liên minh châu Âu, Anh là nước có

tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng và chi tiêu hộ gia đình lớn nhất EU. (xem bảng 7 và so

sánh với EU ở phụ lục 1)

Bảng 7: Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP của Anh giai đoạn 1990-2002

Đơn vị: %

1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

62.5 63.3 64.6 64.5 64.9 65.6 65.8 65.9 66

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam31

Page 33: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ tiêu dùng lớn là đặc trưng của thị trường Anh Quốc. Tuy nhiên, thị

trường Anh còn có một đặc điểm nổi bật là mức chênh lệch trong thu nhập ngày

càng có xu hướng tăng cao so với các quốc gia công nghiệp phát triển khác. Theo

báo cáo của Uỷ ban Quỹ tiền tệ Anh, vào đầu thập niên 70 có khoảng 6% dân Anh

có mức thu nhập chỉ bằng một nửa thu nhập bình quân của cả nước. Tỷ lệ này trong

những năm đầu thế kỷ XXI là 20% cao gấp hai lần các nước công nghiệp phát triển.

Hiện nay, Anh là quốc gia có hệ số Gini (hệ số đo lượng mức độ bất bình đẳng

trong thu nhập) cao nhất EU (Xem bảng phụ lục 1). Nhóm dân cư có thu nhập trung

bình và thấp thường rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế. Vì vậy sức

mua của nhóm này thường không ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân

làm cho sức mua ở thị trường Anh gia tăng chậm và chưa ổn định. Ta có thể theo

dõi tốc độ gia tăng sức mua của Anh từ năm 1990 đến nay qua bảng 8:

Bảng 8: Tốc độ gia tăng sức mua ở Anh giai đoạn 1990-2002Đơn vị: %

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002

0.6 3.1 0.2 2.1 3.3 1.9 2.1 2.2 2.7 1.5 2.0 1.9 2.2

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu châu Âu

Mức chênh lệch trong thu nhập một mặt làm cho sức mua trên thị trường Anh

không ổn định nhưng mặt khác cũng tạo cho thị trường Anh đặc tính đa dạng và

phong phú, thích hợp cho việc tiêu thụ các chủng loại hàng hoá khác nhau từ hàng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam32

Page 34: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

xa xỉ cao cấp cho người có thu nhập cao đến những hàng hoá bình dân cho người có

thu nhập thấp.

Tỷ lệ tiêu dùng lớn, nhu cầu thị trường đa dạng là những nhân tố hấp dẫn thu

hút các nhà xuất khẩu nước ngoài đến với thị trường Anh.

3.2: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng:

ở Anh, người dân rất chăm lo đến những vẫn đề mang tính chất riêng tư như

gia đình và cuộc sống cá nhân. Vì vậy họ sẵn sàng chi một phần lớn thu nhập vào

nhà cửa, trang thiết bị nội thất, đồ gia dụng, du lịch, giải trí và y tế. Bên cạnh đó,

người Anh ngày càng tăng cường áp dụng lối sống thể hiện sự quan tâm đến sức

khoẻ và môi trường nên họ rất ưa chuộng hàng hoá có nguồn gốc tự nhiên và lành

mạnh. Tiêu chuẩn thân thiện với môi trường của sản phẩm phải được thể hiện từ

khâu sản xuất như giảm sử dụng hoá chất, tránh gây ô nhiễm đến khâu đóng gói,

lưu thông và phân phối. Thị hiếu này được thể hiện rõ nhất đối với sản phẩm lương

thực thực phẩm. Người tiêu dùng Anh ngày nay ưa dùng các loại thức ăn “nhẹ” là

những thức ăn ít calo, ít đường, ít chất béo; các sản phẩm tươi sống; rau quả tươi;

các loại gia vị có nguồn gốc thực vật. Các loại thực phẩm được sản xuất theo

phương pháp hữu cơ được coi là sản phẩm an toàn và lành mạnh. Nếu như trước

đây những thực phẩm được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ chỉ có thể tìm thấy

tại các cửa hàng nhỏ chuyên bán các mặt hàng này thì ngày nay, các sản phẩm này

đã được bày bán rộng rãi tại các siêu thị với những nhãn mác hấp dẫn. Trong khâu

đóng gói, việc thay thế bao bì sử dụng một lần bằng loại có thể tái sử dụng ngày

càng trở nên quan trọng.

Trong tiêu dùng hàng hoá nói chung, chất lượng hàng hoá luôn là yếu tố quan

trọng hàng đầu trong quyết định mua hàng của người dân Anh. Tiếp theo đó mới là

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam33

Page 35: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

vẫn đề mẫu mã, chủng loại và giá cả. Người tiêu dùng Anh sẵn sàng chấp nhận giá

cao miễn là hàng đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý họ.

3.3: Những thay đổi về mặt xã hội ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng cá

nhân:

Xã hội Anh hiện đại ngày càng có nhiều thay đổi và những thay đổi này đã

có những tác động tới xu hướng tiêu dùng của người dân Anh và tạo ra những mảng

thị trường khác nhau.

3.3.1: Tuổi thọ:

Dân số Anh có xu hướng ngày càng bị lão hoá nhanh. Vào cuối thập kỷ 90,

số người về hưu bắt đầu tăng nhanh, lực lượng lao động giảm đi. Dự báo năm 2020,

số người 85 tuổi sẽ tăng gấp đôi so với năm 1990.

Những người ở độ tuổi già tạo thành một mảng thị trường hấp dẫn không

phải chỉ bởi sự gia tăng về mặt số lượng mà còn vì khả năng chi tiêu khá lớn của họ

cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm bổ dưỡng, quần áo và các vật dụng cá

nhân, sản phẩm tiện dụng. Điều chú ý là nhu cầu đặc biệt của những người cao tuổi

về những mặt hàng này là có tính đặc thù.

3.3.2: Cơ cấu gia đình:

Những động thái của xã hội thay đổi nhanh chóng đã ảnh hưởng tới quan

niệm của người dân về cuộc sống gia đình. Người dân có xu hướng cá nhân và sống

độc thân. Những người trẻ tuổi sớm rời bỏ tổ ấm gia đình của họ để sống một cuộc

sống riêng khi họ tham gia vào bậc đào tạo cao hơn, còn những người già thì không

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam34

Page 36: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

dễ dàng chấp nhận cuộc sống chung với con cháu họ. Do đó trong nhiều trường hợp

họ sống độc thân ngay cả khi đã già. Con số những người sống độc thân đã tăng lên

một cách đáng kể từ 10% dân số vào năm 1951 đến trên 25% vào năm 1991 và 33%

vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Rõ ràng nước Anh đã trở thành một quốc gia

"độc thân" do chính quan niệm sống của người dân nước này. Hiện tượng này đã

dẫn đến kết quả là gia tăng các hộ gia đình nhỏ và hệ quả của nó là sự gia tăng nhu

cầu về các sản phẩm dùng trong gia đình như nội thất, các đồ gia dụng, các sản

phẩm tiện dụng như thực phẩm đã chế biến, các sản phẩm để nấu bằng lò vi sóng,

các sản phẩm được đóng gói với số lượng nhỏ cho một hoặc hai người. Bên cạnh

đó, tỷ lệ ly hôn cao trong xã hội Anh cũng sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản

phẩm tiện dụng hơn trong cuộc sống gia đình.

3.3.3: Trách nhiệm xã hội:

Trong xã hội Anh hiện đại, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và

các hoạt động xã hội ngày càng nhiều dẫn đến sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Nếu

như trước đây, những người phụ nữ chỉ làm việc nội trợ có thói quen mua thực

phẩm tươi hàng ngày tại các chợ trời thì ngày nay họ có thói quen mua các sản

phẩm tiện lợi tại các siêu thị và thường mua dùng cho cả tháng. Vì vậy các loại thực

phẩm nấu sẵn, đã sơ chế, sử dụng cho lò vi sóng được tiêu thụ mạnh.

ý thức về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng Anh rất cao. Những thương

hiệu khẳng định hàng hoá được sản xuất với đầu vào sạch, điều kiện lao động thích

hợp và không sử dụng lao động trẻ em cũng ngày càng trở nên quan trọng với người

tiêu dùng Anh.

Với cường độ công việc ngày càng tăng nên việc sử dụng thời gian ngoài giờ

làm việc để thư giãn và thoả mãn sở thích cá nhân ngày càng được coi trọng ở Anh.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam35

Page 37: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Từ ý muốn thư giãn thông qua làm công việc chân tay trong một nền kinh tế mà

khu vực dịch vụ đã phát triển mạnh, xu hướng tự phục vụ trong thời gian rỗi rãi như

làm vườn và các công việc nhỏ xung quanh ngôi nhà đã xuất hiện. Vì vậy các sản

phẩm phục vụ cho nhu cầu này ngày càng được tiêu thụ mạnh như vật liệu xây

dựng, dụng cụ làm vườn, các vật dụng trang trí...

Tóm lại, các yếu tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng tiêu dùng của

người dân Anh, vì vậy ngoài tìm hiểu tập quán và thị hiếu tiêu dùng thì việc nghiên

cứu những thay đổi của xã hội sẽ giúp cho các nhà sản xuất xác định được kỳ vọng

của người tiêu dùng trong tương lai.

4. Tập quán kinh doanh của người Anh:

Anh là một thị trường tiêu thụ lớn, mức độ tự do cạnh tranh cao do đó thu hút

được rất nhiều nhà xuất khẩu. Với tư cách là người xuất khẩu, để có thể tiếp cận

thành công với các nhà nhập khẩu Anh, các doanh nghiệp cần phải chú ý tới những

tập quán trong kinh doanh của người Anh. Sau đây là một số tập quán kinh doanh

điển hình của người Anh.

4.1: Thiết lập quan hệ trực tiếp:

Các doanh nhân Anh là những người chú trọng đến lợi ích của thương vụ. Họ

có thể hợp tác với những đối tác hoàn toàn xa lạ, miễn là thu được lợi nhuận. Do

đó, sau khi tiến hành các bước lên kế hoạch xuất khẩu, lựa chọn được các đối tác

thương mại có triển vọng, các doanh nghiệp xuất khẩu nên tiến hành liên hệ trực

tiếp. Điều này có nghĩa là gửi thư và đơn chào hàng trực tiếp cho các đại lý, các nhà

nhập khẩu bán buôn hoặc cho các khách hàng cùng lĩnh vực.

Anh là một trung tâm thương mại của thế giới, nhiều giao dịch lớn được thực

hiện tại đây. Do đó, các nhà nhập khẩu Anh rất nhạy cảm với những thay đổi của

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam36

Page 38: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

giá cả trên thị trường. Vì vậy, khi cung cấp các thông tin về giá cả trong thư chào

hàng, không nên ấn định một mức giá cho một khoảng thời gian nào đó mà phải gắn

mức giá với một thời điểm và một tỷ giá hối đoái cụ thể. Bên cạnh đó, khi chào

hàng, các doanh nghiệp nên chào hàng bằng đồng Bảng Anh.

4.2: Thông tin liên lạc:

Thông tin liên lạc đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh,

đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Mặc dù thương mại điện tử rất phát triển,

cách thức liên lạc thông qua mạng ngày càng trở nên phổ biến nhưng khi thiết lập

mối quan hệ với các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu Anh vẫn ưa

dùng cách thức liên lạc thông qua thư tín, điện thoại hay fax.

Là những người trọng nghi thức nên việc liên lạc bằng các phương tiện trên,

đặc biệt là bằng thư tín luôn được các thương nhân Anh coi trọng. Họ coi thư tín là

thể diện của doanh nghiệp, thư tín càng đúng đắn, chính xác và rõ ràng càng tốt. Tư

liệu về doanh nghiệp, về các sản phẩm của doanh nghiệp, sự phân tích kỹ thuật về

chất lượng sản phẩm nên được giới thiệu chi tiết bằng tiếng Anh. Sau một đợt gửi

thư, các doanh nghiệp nên gọi điện thoại hoặc fax để xác nhận.

Thư điện tử cũng được các doanh nhân Anh sử dụng nhưng chỉ sau khi đã có

những mối quan hệ chắc chắn.

Có thể nói các doanh nhân Anh có nhiều điểm không giống với những doanh

nhân ở những nước châu Âu khác. Nghiên cứu tập quán kinh doanh của người Anh

để có những chuẩn bị thích hợp cho hoạt động thương mại có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc thâm nhập thị trường Anh Quốc.

IV. Ngoại thương nước Anh

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam37

Page 39: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và đa dạng, ngoài việc kích

thích sản xuất trong nước thì ngoại thương luôn đóng vai trò thiết yếu đối với nền

kinh tế của Vương quốc Anh. Mặc dù dân số chỉ chiếm gần 1% dân số thế giới,

song Anh đứng thứ năm trên thế giới về ngoại thương, chiếm khoảng 5% buôn bán

hàng hoá và dịch vụ của cả thế giới.

1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh:

Dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, chính sách thương

mại quốc tế của Anh trong những năm gần đây đã có những điều chỉnh theo xu

hướng tích cực tham gia vào thương mại quốc tế thông qua các chương trình hợp

tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật dưới sự bảo hộ của EU, WTO, OECD

với phương hướng là bằng mọi cách kích thích phát triển thương mại quốc tế, tận

dụng tối đa những thuận lợi về kinh tế để tăng cường vị trí của Anh trong nền

thương mại thế giới.

Chiến lược chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại đến năm 2010 do chính

phủ Bảo thủ Anh đưa ra. Và những chính sách này về cơ bản cũng đã trở thành

những chính sách được Anh thực thi theo, cho dù đảng phái nào lên nắm quyền.

Chính sách đã nhấn mạnh những nhiệm vụ của Anh trong lĩnh vực thương mại quốc

tế là đến năm 2010 thành lập hệ thống thương mại tự do quốc tế, thủ tiêu mọi hạn

chế trong quá trình chuyển dịch vốn đầu tư.

Để giải quyết được những nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ Anh đã đưa

ra những phương hướng hoạt động như: tích cực tham gia vào các hoạt động của

EU; mở rộng hợp tác xuyên Đại Tây Dương mà nhiệm vụ trước hết là thành lập

Khu vực mậu dịch tự do EU - Mỹ (Trans Atlantic Free Trade Agreement -

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam38

Page 40: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

TAFTA); phát triển hợp tác kinh tế khu vực; hỗ trợ củng cố kinh tế các nước đang

phát triển; tích cực tham gia vào các cơ cấu quốc tế, trước tiên là trong nhóm G8,

Liên hợp quốc, NATO, WTO, IMF và WB. Đáng chú ý là trong việc thực hiện

chiến lược phát triển thương mại quốc tế, Chính phủ Anh đã có sáng kiến thu hút

các nhà lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn của Anh tham gia vào các hoạt động

kinh tế đối ngoại. Các thủ lĩnh Công đảng Anh nhấn mạnh rằng đây sẽ là lực lượng

hướng đạo xứng đáng cho ý tưởng mở rộng hoạt động thương mại quốc tế của Anh.

Trong việc buôn bán với một nước ngoài EU, chính sách ngoại thương của

Anh thống nhất với chính sách ngoại thương chung của EU. Đó là thực hiện chính

sách tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng,

áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá. Tự do

thương mại thực hiện bằng việc giảm thuế, chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi

thuế quan phổ cập (GSP).

Chiến lược phát triển thương mại quốc tế ngày càng rộng mở sẽ là liệu pháp

hữu hiệu trong việc kích thích sự tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh. Thực tế

cho thấy, việc thực thi chiến lược đã phần nào góp phần ngăn chặn sự suy giảm

kinh tế của Anh trong bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế thế giới hiện nay.

2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh:

Các đối tác thương mại hàng đầu của Anh từ trước đến nay vẫn là các nước

thành viên trong EU với tỷ trọng chiếm 55% toàn bộ xuất khẩu. Các bạn hàng

thương mại chính của Anh trong khối nước này vẫn là Đức, Pháp và Hà Lan.

ở khu vực châu Mỹ, kim ngạch mậu dịch của Anh với Mỹ năm 2002 tăng

7,9%, đạt 46 tỷ GBP, trong đó xuất khẩu của Anh tăng 5,7%, nhập khẩu tăng 9,7%.

Tổng quan trong giai đoạn 1995-2002 thì tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Anh

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam39

Page 41: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

sang Mỹ đạt 13,4% và tăng trưởng nhập khẩu trung bình đạt 16,3%. Mức nhập khẩu

tăng đáng kể trước hết là do nhu cầu tăng mua máy móc, phương tiện vận tải và cả

bán thành phẩm đã làm tăng thâm hụt cán cân thương mại của Anh với Mỹ trong

giai đoạn này. Trong số các bạn hàng thương mại của Anh có mức tổng kim ngạch

mậu dịch hai chiều tăng trưởng khá là Brazil, Achentina và Mexico.

Khối lượng mậu dịch của Anh với các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thường

xuyên đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định, chủ yếu do xuất khẩu của Anh tăng,

giai đoạn 1995 - 2002 tăng bình quân đạt hơn 20%. Các bạn hàng thương mại chính

trong nhóm nước này là Saudi arabia, Indonesia, Tiểu vương quốc arập, Brunei.

Tuy có cuộc khủng hoảng châu á năm 1997, song chính phủ Anh vẫn coi các

nước trong khu vực châu á là một đối tác thương mại chính của mình. Trong đó

chính phủ Công đảng và các nhà lãnh đạo giới kinh doanh Anh cũng đã chú ý nhiều

đến việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, úc và các nước

trong khối ASEAN

3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây:

Trong hơn một thập kỷ qua, cán cân thương mại của Anh luôn ở mức âm.

Đây là những ảnh hưởng mang tính cơ cấu, không tác động xấu tới tình hình ngoại

thương của Anh. Sau đây là những số liệu cụ thể về tình hình xuất nhập khẩu và cán

cân thương mại của Anh trong hơn một thập kỷ qua (Bảng 9)

Bảng 9: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Anh giai đoạn 1990-2002

Đơn vị:Tỷ USD

Năm 1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

XK 185,27 242,01 262,2 281,06 271,84 268,21 281,44 267,35 280,06

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam40

Page 42: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

NK 224,41 265,29 287,43 306,59 314,03 317,98 334,34 320,98 331,67

CCTM -39,14 -23,29 -25,33 -25,52 -42,18 -49,75 -52,90 -53,62 -51,61

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.1: Tình hình xuất khẩu:

Qua bảng 9 ta thấy, từ sau đợt suy thoái vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,

tình hình xuất khẩu của Anh đã có sự tăng trưởng khá mạnh tuy nhiên đến năm

1999, kim ngạch xuất khẩu có giảm nhẹ do cuộc khủng hoảng tài chính châu á làm

ảnh hưởng đến khả năng nhập khẩu của một số bạn hàng của Anh tại châu á. Sang

năm 2000, cùng với sự khởi sắc của thương mại thế giới, kim ngạch xuất khẩu của

Anh cũng có sự tăng vọt. Tuy nhiên đến năm 2001, do tình trạng suy giảm toàn cầu,

tăng trưởng xuất khẩu của Anh quốc có sự sụt giảm với doanh thu giảm ở tất cả các

nước trên thế giới, đặc biệt là tại Nga và các nước ở Trung và Đông Âu. Sang năm

2002, tình hình xuất khẩu dần được khôi phục do hàng loạt những nỗ lực của chính

phủ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ Anh đã thiết lập một hệ thống các ban

xúc tiến xuất khẩu như Uỷ ban thương mại hải ngoại (OTS), Văn phòng thương mại

và Công nghiệp (DTI). Các ban này sẽ giúp cho các doanh nghiệp của Anh thu thập

được một cách chính xác các thông tin về sự biến động thị trường, giá cả, thiết lập

được mạng lưới buôn bán xuyên quốc gia.

3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Anh vẫn là máy móc và phương tiện

vận tải (chiếm 41,8%), các sản phẩm hoá chất (12,4%), bán thành phẩm, thép, gang,

kim loại màu và các chế phẩm từ kim loại. Một mặt hàng quan trọng trong cơ cấu

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam41

Page 43: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

hàng xuất khẩu của Anh là sản phẩm dầu mỏ, chiếm hơn 20%, với thị trường tiêu

thụ chính là Mỹ, Ba Lan và Canada.

3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Vương quốc Anh chủ yếu xuất khẩu sang các nước phát triển khác. Năm

2002, những nước trong tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chiếm 80%

tổng xuất khẩu của Anh. Riêng các nước thành viên trong EU đã chiếm tới 55%

toàn bộ xuất khẩu. Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Anh sang một số nước

châu á tăng đáng kể trong đó có Nhật Bản tăng 13%, Thái Lan tăng 17%, Hàn Quốc

tăng 13%, Hồng Kông tăng 10%

3.2: Tình hình nhập khẩu:

Qua bảng 9 ta thấy, tình hình nhập khẩu của Anh tăng đều qua các năm, chỉ

có sự giảm nhẹ vào năm 2001 do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới. Kim ngạch

nhập khẩu của Anh luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu gây ra tình trạng Anh luôn là

nước nhập siêu. Mức độ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng cho thấy nhu

cầu nhập khẩu của Anh là rất lớn

3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu:

Trong mấy thập kỷ vừa qua, hàng chế tạo ngày càng chiếm thị phần cao hơn

trên thị trường Anh. Trong giai đoạn từ 1970 đến 2002, tỷ lệ hàng hoá chế tạo trong

tổng số nhập khẩu tăng từ 25% lên đến 60%, trong khi nhập khẩu nguyên liệu cơ

bản giảm từ 15% xuống còn 6%. Tỷ lệ lương thực, đồ uống và thuốc lá trong tổng

số nhập khẩu liên tục giảm từ 20% từ những năm 1950 xuống còn 10% năm 2002.

Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu hàng nhập

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam42

Page 44: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

khẩu của Anh trong những năm gần đây cũng có sự tăng trưởng do chi phí sản xuất

trong nước tăng cao.

3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu:

Hiện nay, trung bình khoảng 55% hàng nhập khẩu vào Anh là từ các nước

thành viên EU, khoảng 17% là từ các nước châu á và châu Đại Dương, 16% từ Bắc

Mỹ, tiếp đến là từ khối Thịnh vương chung và từ các nước Nics châu á. Trong 10

thị trường cung cấp hàng hoá nhiều nhất vào Anh năm 2002 thì các nước trong khối

EU chiếm tới 7 nước. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu từ châu á

ngày càng tăng.

Tình hình xuất nhập khẩu của Anh tuy có những biến động nhưng luôn có sự

phục hồi một cách nhanh chóng. Đó là kết quả của chính sách thương mại quốc tế

ngày càng rộng mở, sự phát triển ngày càng đa dạng những đối tác thương mại

chiến lược, nền kinh tế ổn định và những nỗ lực của chính phủ trong việc kích thích

phát triển thương mại quốc tế. Đây sẽ là một môi trường tốt cho các hoạt động

thương mại. Với môi trường như vậy, Anh sẽ là một thị trường đầy triển vọng đối

với hoạt động xuất khẩu của một nước đang phát triển như Việt Nam.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam43

Page 45: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Chương 2

Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp việt nam

I. Thị trường Anh đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam44

Page 46: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của

Việt Nam

Một trong những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam

cho thời kỳ 2001- 2010 đã được Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra là “Chủ động và tích

cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế

giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ

hội mở thị trường mới”. Như vậy có thể nói thị trường các trung tâm kinh tế thế

giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam.

Liên minh châu Âu, trong đó có Anh Quốc, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn

mà ngoại thương Việt Nam cần phải chú trọng.

Liên minh châu Âu gồm 15 nước là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai

trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, quy mô của nền kinh tế EU đứng thứ

hai thế giới. Với số dân khoảng 370 triệu dân, EU chiếm tới 20% GDP của toàn thế

giới và 20% giá trị thương mại thế giới. Kinh tế EU không chỉ lớn về quy mô mà

còn vững mạnh về cơ cấu (cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ). Kể từ khi

bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu (EC) vào ngày 22-10-

1990 và ký Hiệp định hợp tác với EU vào 17-7-1995, quan hệ thương mại Việt

Nam – EU ngày càng được củng cố và phát triển. Với vị thế là một liên minh kinh

tế và tiền tệ lớn, một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, EU đã, đang và sẽ có ảnh

hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam. Hiện nay, EU

là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.

Việc quan hệ thương mại với EU trên danh nghĩa tuy là quan hệ với một khối

thị trường thống nhất nhưng trên thực tế là chúng ta phải tiến hành hoạt động

thương mại với từng nước thành viên của EU. Trong 15 nước thành viên của EU,

Anh Quốc là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có ảnh hưởng nhất định đến toàn

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam45

Page 47: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

khối. Trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Anh Quốc, Anh không

phải là một bạn hàng truyền thống của Việt Nam bởi quan hệ kinh tế - thương mại

giữa hai nước được thiết lập trong khoảng thời gian chưa phải là dài. Tuy nhiên, với

tiềm năng to lớn về kinh tế cũng như vị thế của nước Anh như hiện nay thì đây là

thị trường mà chúng ta không thể lơ là. Hiện nay, Anh là bạn hàng thương mại lớn

thứ ba của Việt Nam trong khối EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trung

bình chiếm khoảng 12,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và

EU, sau Đức (28,5%) và Pháp (20,7%). Tỷ trọng này tuy đã tăng lên nhiều so với

những năm trước đây nhưng vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng của Việt Nam và

Anh.

Trong thời gian tới chúng ta cần dành cho thị trường Anh sự quan tâm thích

đáng hơn nữa và cần phải xác định rằng Anh là một trong những đối tác quan trọng

của Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế thương mại chung với khu vực EU.

Xét về phương diện xuất khẩu, với định hướng “chú trọng thị trường các

trung tâm kinh tế” và mục tiêu “đẩy mạnh xuất khẩu” mà Đảng ta đã đề ra, thì Việt

Nam cần coi Anh là một thị trường xuất khẩu trọng điểm trong khối EU vì:

Thứ nhất, Anh là quốc gia có số dân và tổng thu nhập quốc dân lớn thứ hai

EU (sau Đức), thu nhập bình quân đầu người của Anh tuy chỉ đứng thứ tám trong

EU nhưng lại là quốc gia có tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng và chi tiêu hộ gia đình lớn

nhất EU (xem bảng phụ lục 1). Nhu cầu nhập khẩu hàng năm khoảng 170-180 tỷ

GBP, Anh có nhu cầu lớn về những sản phẩm mà Việt Nam có thể cung cấp được

như các sản phẩm công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng, các sản

phẩm nông lâm thuỷ sản. Có thể nói Anh Quốc là một thị trường đầy tiềm năng đối

với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam46

Page 48: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Thứ hai, Anh Quốc là một trong những thị trường trung tâm của EU và thế

giới. Các giao dịch buôn bán lớn thường được tiến hành trên thị trường này. Giá cả

trên thị trường London thường được lấy làm thước đo giá quốc tế. Ngoài ra, Anh

còn là thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Thâm nhập và đứng vững trên thị

trường Anh sẽ khẳng định được uy tín và phẩm cấp của hàng hoá, từ đó sẽ tạo được

những điều kiện thuận lợi để thâm nhập được các thị trường khác trong EU. Tuy

nhiên, để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần

phải nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Như vậy, dù không phải là thị trường truyền thống nhưng Anh là một đối tác

rất quan trọng của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương. Với tư cách là một quốc

gia thành viên của EU, Anh cần được coi là thị trường trọng điểm của Việt Nam.

Trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai

nước sao cho đúng với tiềm năng sẵn có của cả hai bên.

2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc:

Tự do hoá thương mại trên quy mô toàn cầu được xúc tiến bởi những cam kết

xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm hàng rào thuế quan. Tại các hội nghị của

Tổ chức thương mại thế giới, các nước phát triển luôn cam kết mở rộng thị trường

hơn nữa cho các nước đang phát triển xuất khẩu hàng hoá vào thị trường mình theo

tinh thần tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc thâm

nhập thị trường các nước phát triển của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát

triển sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong thực tế, việc tiếp cận thị trường có thể trở nên

khó khăn hơn bởi sự gia tăng các chế định và đòi hỏi của thị trường liên quan đến

nhiều vấn đề khác nhau.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam47

Page 49: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Anh Quốc là quốc gia công nghiệp phát triển. Với nền kinh tế phát triển,

người tiêu dùng có thu nhập và mức sống cao, thị trường Anh ngày càng gia tăng

các chế định và đòi hỏi có liên quan đến các vấn đề an toàn, sức khoẻ, chất lượng,

môi trường và các vấn đề xã hội khác. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm

nhập thị trường Anh phải đảm bảo ít nhất ba vấn đề sau: Tiêu chuẩn hóa, sức khoẻ

và môi trường. Là một nước thành viên Liên minh châu Âu, khi nhập khẩu hàng

hoá từ một nước ngoài EU, Anh sẽ áp dụng quy định của Liên minh châu Âu về các

vấn đề trên.

2.1: Tiêu chuẩn hoá:

Tiêu chuẩn là các thoả thuận bằng văn bản nêu lên những đặc trưng kỹ thuật

hoặc thông số chính xác khác, được sử dụng một cách cố định như các quy tắc,

hướng dẫn hay định nghĩa để đảm bảo rằng nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình sản

xuất hay dịch vụ được sử dụng để triển khai theo đúng mục đích.

Bản thân việc tiêu chuẩn hoá các sản phẩm hàng hoá không phải là một hiện

tượng mới lạ. Tiêu chuẩn đã được sử dụng để mô tả chất lượng, đặc tính của hàng

hoá và dịch vụ và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác của EU, việc xuất

khẩu hàng hoá vào thị trường Anh phải tuân theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá của các tổ

chức được Uỷ ban châu Âu công nhận. Uỷ ban châu Âu có thể yêu cầu các cơ quan

ban hành tiêu chuẩn xây dựng những tiêu chuẩn để thi hành luật pháp của Liên

minh.

Uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá (Cen), Uỷ ban châu Âu về kỹ thuật điện

(Cenelec) và Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (etsi) là ba tổ chức tiêu chuẩn

hoá của châu Âu được công nhận là có đủ năng lực trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá kỹ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam48

Page 50: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thuật. Ba tổ chức này phối hợp xây dựng các bộ tiêu chuẩn châu Âu cho các lĩnh

vực riêng biệt và tạo thành "Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu". Để thâm nhập thành

công thị trường Anh nói riêng và thị trường EU nói chung thì việc đáp ứng các tiêu

chuẩn do các tổ chức trên đưa ra đã trở thành điều kiện quan trọng.

Tiêu chuẩn hoá dẫn đến sự thúc bách phải có ký hiệu, nhãn hiệu và giấy

chứng nhận. Các ký hiệu, nhãn hiệu và giấy chứng nhận này chứng tỏ sản phẩm đã

tuân thủ các tiêu chuẩn. Do đó, để sản phẩm được chấp nhận trên thị trường Anh -

một thành viên của EU - các ký hiệu, nhãn hiệu và giấy chứng nhận tiêu chuẩn phải

tuân theo quy định của "Hệ thống tiêu chuẩn châu Âu".

2.2: Sức khoẻ:

Vấn đề sức khoẻ và an toàn ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với từng cá

nhân ở Anh. Các vấn đề này ngày càng ảnh hưởng mạnh hơn đến việc xây dựng

chính sách của cả chính phủ và giới kinh doanh. Nhiều biện pháp đã và đang được

thi hành nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Muốn đẩy mạnh

xuất khẩu và mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh các

doanh nghiệp Việt Nam cần biết phải biết những quy định của EU về vấn đề này.

Dưới đây là một số quy định về sức khoẻ và an toàn mà EU đặt ra đối với các nhà

xuất khẩu của các nước đang phát triển như Việt Nam.

2.2.1: Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp:

Mục đích của ký hiệu CE (european Conformity) là yêu cầu các nhà sản xuất

chỉ giới thiệu những sản phẩm an toàn với thị trường EU. Ký hiệu CE có thể được

xem như một dạng giấy thông hành cho phép các nhà sản xuất lưu thông các sản

phẩm công nghiệp một cách tự do trong thị trường EU. Ký hiệu CE không phải áp

dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp. Ký hiệu CE không được sử dụng với các

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam49

Page 51: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

sản phẩm như đồ nội thất,hàng may mặc và các sản phẩm da, mặc dù bắt buộc đối

với sản phẩm đồ chơi, quần áo bảo hộ, ghế văn phòng có sử dụng hệ thống thuỷ lực,

thiết bị điện, sản phẩm xây dựng, thiết bị và hệ thống phòng chống cháy nổ, thiết bị

dùng cho giải trí. Ký hiệu CE cho biết sản phẩm đã tuân theo những yêu cầu pháp

lý của châu Âu về an toàn, sức khoẻ, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng.

2.2.2: Hệ thống haccp đối với thực phẩm chế biến:

Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn (haccp) được áp dụng

cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Hệ thống haccp được áp dụng đối với các

công ty tham gia chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối hoặc kinh doanh

thực phẩm. Các công ty này buộc phải hiểu và hành động sao cho tránh được những

rủi ro có thể xảy ra đối với thực phẩm trong tất cả các công đoạn sản xuất thực

phẩm, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất và phân phối, cho đến khẩu tiêu thụ. Công

việc này bao gồm phải tính đến những vấn đề như sâu bọ, vi sinh (vi rút, vi khuẩn,

nấm mốc), chất độc (nhiếm thuốc trừ sâu) hoặc các rủi ro có thể nhìn bằng mắt

thường mang tính vật chất như lẫn gỗ, sắt, thuỷ tinh, nhựa hoặc sợi).

Nguyên tắc haccp là rất cần thiết đối với các nhà xuất khẩu của các nước

đang phát triển như Việt Nam, bởi vì các nhà nhập khẩu thực phẩm của Anh Quốc

cũng như của EU sẽ bị những ràng buộc về mặt pháp lý.

Đối với hàng thủy sản - mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam - các

nhà xuất khẩu bắt buộc phải tuân theo Hướng dẫn 91/493/EEC và Hướng dẫn

91/482/EEC mới được xuất khẩu vào thị trường EU. Những hướng dẫn này cũng

đều khuyên các nhà cung cấp thuỷ sản phải áp dụng hệ thống haccp. Một đoàn

thanh tra của Uỷ ban châu Âu sẽ thanh tra quá trình sản xuất của các công ty. Chỉ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam50

Page 52: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

khi công ty nào vượt qua được đợt thanh tra này họ mới được công nhận thuộc danh

sách các công ty được xuất khẩu vào thị trường EU.

2.2.3: Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP:

Người tiêu dùng Anh và các nước châu Âu rất quan tâm tới ảnh hưởng của

nông nghiệp đối với an toàn thực phẩm và môi trường. Để đảm bảo những vấn đề

mà người tiêu dùng quan tâm, EU đã xây dựng hệ thống những chỉ dẫn canh tác

(GAP) trong sản xuất nông nghiệp. GAP bao gồm các tiêu chuẩn về chăm sóc đất

trồng, sử dụng phân bón, theo dõi sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, thu hoạch, sau thu

hoạch, sức khoẻ và sự an toàn đối với người sản xuất. Trong những năm tới, các

nhà sản xuất rau quả tươi muốn cung cấp hàng cho các siêu thị ở EU sẽ phải chứng

minh được rằng các sản phẩm của họ được sản xuất theo tiêu chuẩn của GAP. Các

nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần có sự chuẩn bị nghiêm túc để có thể kịp

thời áp dụng những tiêu chuẩn của GAP.

2.3: Môi trường:

Người tiêu dùng ở các nước phát triển như Anh và châu Âu ngày càng quan

tâm tới sản phẩm và dịch vụ ở góc độ môi trường. Do đó, những sản phẩm được sản

xuất trong điều kiện không đảm bảo môi trường đã và đang mất dần cơ hội trên thị

trường.

Sự gia tăng mối quan tâm đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường đã thúc

ép EU phải thiết lập những tiêu chuẩn mới trong lính vực này. Riêng ở Anh, bảo vệ

môi trường đã được quy định trong luật pháp và những thoả thuận tự nguyện giữa

các nhà sản xuất và chính phủ. Những thoả thuận này không chỉ áp dụng đối với sản

phẩm mà còn áp dụng đối với cả bao bì. Các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam51

Page 53: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

triển như Việt Nam cần phải tuân thủ những quy định về môi trường mới có thể

xuất khẩu sản phẩm vào Anh quốc nói riêng và EU nói chung. Các nhà nhập khẩu ở

đây đang ngày càng chịu nhiều đòi hỏi hơn liên quan đến môi trường và họ sẽ

chuyển những đòi hỏi này sang các nhà xuất khẩu.

Hiện nay, tiêu chuẩn quản lý môi trường quan trọng nhất cho các nhà xuất

khẩu ở các nước đang phát triển là ISO 14001.

Trên đây là những chế định của thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu từ

các nước đang phát triển thường gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Anh quốc

nói riêng và EU nói chung. Có thể nói đây là thách thức không nhỏ đối với các

doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được

điều này. Các nguyên tắc về quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn của

EU như haccp và ISO 14001...đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Đây là một tín hiệu

tốt đánh dấu những triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị

trường EU nói chung và thị trường Anh Quốc nói riêng.

3. Chế độ ưu đãi phổ cập (GSP)

Chế độ ưu đãi phổ cập mà EU dành cho Việt Nam là một thuận lợi lớn đối

với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh.

GSP (Generalized System of Preferences) - Hệ thống ưu đãi phổ cập của

Liên minh châu Âu (EU) thực chất là một công cụ truyền thống của các chính sách

thương mại, chính sách thuế quan nhằm tạo ra một sự ưu đãi cho các nước đang và

chậm phát triển so với các nước công nghiệp, giúp hàng hoá của các nước này thâm

nhập dễ dàng hơn vào thị trường EU. Vấn đề cốt lõi của GSP là giảm bớt biểu thuế

và xoá bỏ biểu thuế cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển khi xuất

khẩu vào thị trường này. Chế độ GSP ra đời từ 1/7/1971 và cứ 10 năm thì xem xét

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam52

Page 54: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

lại một lần. Chế độ GSP được sửa đổi lần đầu tiên vào 1/1/1981 và lần sửa đổi thứ

hai vào ngày 1/1/1986 (xem xét giữa kỳ). Chế độ GSP mới lần này được đưa ra với

hai loại sản phẩm: công nghiệp và nông nghiệp.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đang phát triển được hưởng chế

độ GSP của EU. Ngoại trừ hàng dệt may, tất cả các hàng hoá của Việt Nam xuất

khẩu vào EU đều được hưởng GSP. Chế độ GSP hiện hành sẽ giúp Việt Nam cải

thiện tình hình xuất khẩu vào EU bởi một cải cách cơ bản của nó là rút bỏ chế độ

GSP với các nước phát triển, có khả năng cạnh tranh cao, từ đó tăng ưu đãi cho các

nước đang phát triển như Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là chế độ GSP mới được

áp dụng trong toàn bộ thời gian có hiệu lực và không hạn chế về số lượng. Như vậy,

vấn đề hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU lâu nay bị hạn chế bởi hạn

ngạch cũng sẽ được xem xét lại. Có thể nói, chế độ GSP mới được xem xét lại sẽ

mở ra một con đường sáng sủa, dễ đi hơn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt

Nam khi xâm nhập thị trường EU. Đây là thời cơ hết sức thuận lợi cho các doanh

nghiệp đã, đang và sẽ xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Anh Quốc.

Chế độ GSP mới chia ra làm bốn loại sản phẩm với bốn mức thuế ưu đãi

khác nhau: Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao thì mức thuế ưu đãi bằng

85% so với mức thuế quan chung. Tiếp theo là loại sản phẩm nhạy cảm có mức

thuế ưu đãi bằng 70% mức thuế quan chung. Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm

chịu thuế bằng 30% mức thuế quan chung và cuối cùng là loại không nhạy cảm

được miễn thuế hoàn toàn (0%). Khi xem xét danh mục những mặt hàng ưu đãi về

nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu vào EU thì Việt Nam có lợi thế về một số

mặt hàng nông sản và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam

cũng phải chú ý rằng quy chế GSP được xây dựng theo ý tưởng thúc đẩy quá trình

công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển chứ không phải là việc xuất khẩu các

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam53

Page 55: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

sản phẩm sơ khai. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa cho

quá trình chế biến các sản phẩm là nguyên liệu và nông sản thô, nhanh chóng

chuyển sang xuất hàng tinh chế. Như vậy, chế độ GSP của EU dành cho Việt Nam

không chỉ đơn thuần là tạo ra những ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của

Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, mà còn có tác dụng đẩy

nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Anh là một thị trường có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất EU. Đối với các

doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này, chế độ GSP của EU còn tác dụng lớn

hơn rất nhiều. Nó không chỉ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp từ một nước đang phát

triển như Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn mà còn tạo

điều kiện cho hàng hóa có thể cạnh tranh được với hàng hoá đến từ các nước phát

triển khác trong môi trường đầy cạnh tranh.

II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh

của hàng hoá Việt Nam

1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt

Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương.

1.1: Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo:

David Ricardo (1772 – 1823), kinh tế gia cổ điển người Anh trong tác phẩm

nổi tiếng “Các nguyên tắc kinh tế chính trị và việc đánh thuế” xuất bản 1817 đã

đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh hay còn gọi là lợi thế tương đối. Trong lý thuyết

này, D. Ricardo đã đưa ra khái niệm về chi phí tương đối hay so sánh như là nền

tảng cho mậu dịch quốc tế và nhằm vào chi phí lao động hơn là các yếu tố khác

trong sản xuất như đất đai, vốn.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam54

Page 56: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Lý thuyết “Lợi thế tương đối” xác định rằng “Những nước có lợi thế tuyệt

đối hoàn toàn hơn nước khác hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác

trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao

động quốc tế. Bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng

và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng”. Nói cách khác, các nước nên tập trung

nguồn lực để sản xuất những sản phẩm có hiệu quả hơn nếu so với các nước khác

và xuất khẩu những sản phẩm này. Sau đó, họ sẽ nhập khẩu những sản phẩm mà họ

đã từ bỏ không sản xuất, từ các nước mà việc sản xuất ra chúng ít tốn kém hơn.

Theo lý thuyết trên thì mặc dù Anh Quốc là một quốc gia phát triển, có lợi

thế tuyệt đối hơn so với Việt Nam trong các lĩnh vực nhưng việc tiến hành hoạt

động trao đổi hàng hoá giữa hai nước vẫn có lợi cho cả hai bên. Bên cạnh nền công

nghiệp, dịch vụ phát triển, nền nông nghiệp Anh tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé

nhưng cũng là ngành kinh tế rất phát triển. Tuy nhiên, với tiềm lực về khoa học

công nghệ, việc Anh tập trung vào sản xuất nông nghiệp để xuất khẩu sẽ không có

hiệu quả bằng tập trung vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam là nước

nông nghiệp đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa. Việc sản xuất sản

phẩm nông nghiệp để xuất khẩu ở Việt Nam sẽ có hiệu quả hơn là tập trung vào sản

xuất công nghiệp để xuất khẩu. Như vậy, Anh Quốc có lợi thế so sánh về các sản

phẩm công nghiệp, Việt Nam có lợi thế so sánh về các sản phẩm nông nghiệp. So

với Anh, ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều kém hơn. Tuy

nhiên, Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu sang thị trường Anh các sản phẩm nông

nghiệp. Anh sẽ xuất khẩu sang Việt Nam những thiết bị máy móc, công nghệ. Việc

trao đổi buôn bán này sẽ giúp Anh mở rộng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp

thông qua nhập khẩu các sản phẩm này với giá rẻ hơn từ Việt Nam. Còn Việt Nam

sẽ có những máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam55

Page 57: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

mà không phải đầu tư quá mức vào việc sản xuất những sản phẩm này ở trong

nước.

Lý thuyết của David Ricardo đã chứng minh được lợi ích của mậu dịch quốc

tế là lợi thế tương đối của mỗi quốc gia, cho thấy những nước có nền sản xuất còn

kém phát triển như Việt Nam vẫn có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, vẫn

có thể tiến hành các hoạt động thương mại song phương với những cường quốc

phát triển như Anh Quốc. Tuy nhiên, lý thuyết của David Ricardo mới chỉ phân tích

lợi thế tương đối dựa trên một nhân tố biến thiên là chi phí lao động chứ chưa tính

đến các yếu tố khác trong sản xuất như đất đai, vốn. Ngoài ra, lý thuyết trên không

giúp cho thấy một loại sản phẩm mà một nước có lợi thế nhất nếu sản xuất nó. Hơn

một thế kỷ sau, một lý thuyết mới ra đời đã bổ sung đầy đủ hơn cho lý thuyết của

David Ricardo. Đó là lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher và Ohlin.

1.2: Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin:

Trong tác phẩm "Thương mại liên khu vực và quốc tế" xuất bản năm 1933,

hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (1879 - 1952) và Bertil Ohlin

(1899 - 1979) đã phát triển học thuyết "Tỷ lệ yếu tố" (Factor Proportions). Lý

thuyết Heckscher - Ohlin cho rằng "Trong tiến trình sản xuất người ta phải phối

hợp nhiều yếu tố theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau ở các nước về mối tương

quan giữa lao động với đất đai hay vốn có thể giải thích sự khác biệt về chi phí các

yếu tố. Nếu lao động dồi dào (dư thừa) so với đất đai và vốn thì chi phí lao động sẽ

thấp, còn chi phí đất đai, tiền vốn sẽ cao. Nếu lao động khan hiếm thì giá lao động

sẽ cao so với giá đất và tiền vốn. Những chi phí này sẽ giúp các nước có sở trường

sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dùng yếu tố sản xuất dư thừa nên sẽ có giá rẻ

hơn."

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam56

Page 58: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Bằng những dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ giữa đất đai và lao động, giữa

vốn và lao động, lý thuyết Heckscher - Ohlin đã đi đến kết luận "Các nước nên xuất

khẩu những sản phẩm có số lượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú sẵn có của

bản thân và nhập khẩu những sản phẩm bao hàm phần lớn các nhân tố sản xuất

trong nước khan hiếm."

Trong trường hợp Việt Nam là nước xuất khẩu, Anh là nước nhập khẩu, căn

cứ vào lý thuyết Heckscher - Ohlin ta có thể xác định được loại sản phẩm mà Việt

Nam có lợi thế nhất khi sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Anh. Việt Nam và

Anh Quốc là hai quốc gia có cơ cấu kinh tế rất khác biệt. Anh là quốc gia công

nghiệp phát triển, có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP tương

ứng là 1 - 25 - 74. Còn Việt Nam là nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp

hóa, có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 23,3 - 37,75 - 38,95. Số

người làm trong lĩnh vực nông nghiệp của Anh chiếm khoảng 2% lực lượng lao

động còn số người làm trong nông nghiệp của Việt Nam chiếm tới gần 80% lực

lượng lao động. Rõ ràng là ngành nông nghiệp của nước Anh không những chiếm

một tỷ trọng nhỏ bé trong GDP mà còn có lực lượng lao động rất ít ỏi. Trong khi

đó, diện tích đất dùng cho nông nghiệp của Anh chiếm tới 29% diện tích đất tự

nhiên. Điều này sẽ dẫn tới chi phí cho lao động trong ngành nông nghiệp của Anh

cao hơn so với giá đất và tiền vốn. Ngược lại với Anh, ngành nông nghiệp của Việt

Nam không chỉ có một lực lượng lao động dồi dào mà còn có đóng góp đáng kể vào

GDP. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có diện tích đất canh tác màu mỡ, rộng lớn. Với

những lợi thế sẵn có về đất đai, lao động và lượng vốn ít ỏi, Việt Nam nên sản xuất

hàng nông lâm sản chế biến và xuất khẩu sang Anh - nơi có yếu tố lao động khan

hiếm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam57

Page 59: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Trong lĩnh vực công nghiệp, là một quốc gia công nghiệp phát triển, với lợi

thế về công nghệ, bí quyết kỹ thuật, vốn, Anh tập trung vào ngành công nghiệp chế

tạo và năng lượng và phần nào giảm bớt nguồn lực vào công nghiệp nhẹ và thủ

công nghiệp vốn là những ngành cần nhiều lao động. Còn ở Việt Nam, do yếu tố

lao động dư thừa so với vốn dẫn đến giá lao động rẻ. Vì vậy Việt Nam nên tận dụng

yếu tố lao động rẻ, có tay nghề để tập trung vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp

nhẹ và thủ công nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm này.

Như vậy, xét ở góc độ các lý thuyết về lợi ích ngoại thương ta có thể thấy

tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam là rất lớn, đặc biệt

là mặt hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Trên thực tế,

để phát huy được hết những tiềm năng đó, hàng hoá Việt Nam còn phải trải qua rất

nhiều thử thách trên thị trường rất khó tính như thị trường Anh. Để xác định rõ hơn

triển vọng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường Anh - một thị trường

quan trọng của EU - người viết sẽ phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu, khả năng cạnh

tranh và tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh.

2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong

những năm gần đây:

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh nhìn chung ít thay đổi, trong

đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là giày dép và may mặc. Sau đây là danh

sách các mặt hàng có kim ngạch lớn, ổn định và mặt hàng có tiềm năng phát triển

thương mại (Phân tích theo nhóm hàng, giá trị các năm 1999 đến 2002).

Bảng 10 : Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Anh Quốc

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam58

Page 60: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

giai đoạn 1999 - 2002

Đơn vị: Nghìn GBP

Nhóm

hàng

Tên hàng 1999 2000 2001 2002

A. Nhóm

hàng

nguyên

liệu

thô

sơ chế

I. Khoáng sản 9.594 7.831 8.511 9.462

1. Thiếc 4.621 5.225 5.574 6.187

2. Than đá 5.973 2.606 2.937 3.275

II. Nông lâm thuỷ sản chính 47.180 52.535 45.923 50.967

1. Cà phê hạt 24.908 26.685 20.944 23.352

2. Gạo 7.565 8.602 6.979 7.781

3. Thuỷ sản các loại 6.331 7.299 8.445 9.394

4. Hạt điều nhân 5.443 6.190 5.689 6343

5. Mây, tre, cói, lá 1.532 1.860 1984 2012

6. Cao su 843 1.057 996 1110

7. Hạt tiêu 249 328 349 386

8. Chè 159 327 342 381

9. Rau hoa quả 150 187 195 208

Tổng 56.774 60.366 54.434 60.429

B. Nhóm

hàng

chế

biến

chính

1. Giày dép các loại 112.713 158.379 244.673 296.600

2. Dệt may 37.934 51.253 49.396 53.212

3. Sản phẩm gỗ 14.069 19.700 25.015 34.000

4. Gốm sứ 6.798 8.614 9.189 13.523

5. Đồ chơi trẻ em 8.374 8.540 9.110 10.157

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam59

Page 61: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

6. Sản phẩm chế biến từ

ngũ cốc, bột, tinh bột, sữa

197 223 245 268

Tổng 180.085 246.709 337.628 407.760

C. Nhóm

hàng chế

biến cao

1. Linh kiện điện tử và

tivi, máy tính và linh kiện

máy tính

3.066 4.708 3.085 3.439

Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại

Qua 18 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 3 nhóm hàng xuất khẩu ở bảng 10,

ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của ta sang thị trường Anh khá hợp lý, bao gồm

các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công

nghiệp và bước đầu đã xuất khẩu các sản phẩm chế biến cao. Nhóm hàng chế biến

chính là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và có tốc độ tăng trường đều

đặn. Trong khi đó, kim ngạch của nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế thường lên

xuống không ổn định. Về nhóm hàng chế biến cao, ta mới chỉ xuất khẩu mặt hàng

linh kiện điện tử, tivi, máy tính và linh kiện máy tính với kim ngạch còn rất thấp và

chưa ổn định.

Đối với nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế, đây là nhóm hàng có hàm

lượng chế biến rất ít, thường phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan

như tự nhiên, giá cả quốc tế...Do đó, mặc dù lượng xuất khẩu tăng đều nhưng giá trị

xuất khẩu lại lúc tăng lúc giảm. Trong nhóm khoáng sản, ta thường xuất khẩu sang

Anh hai mặt hàng chủ yếu là thiếc và than đá. Tuy nhiên chỉ có mặt hàng thiếc có

kim ngạch tăng. Do là một nước cũng có nguồn tài nguyên than đá khá lớn nên

lượng than đá mà Anh nhập khẩu từ Việt Nam thường phụ thuộc vào lượng khai

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam60

Page 62: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thác trong nước, dẫn đến kim ngạch không ổn định. Trong tương lai, những mặt

hàng thuộc loại khoáng sản sẽ giảm lượng nhập khẩu sang Anh. Nguyên nhân là do

chủ trương giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu của

Việt Nam. Mặt khác Anh không chỉ là nước có nhiều tài nguyên mà còn có một thị

trường nhập khẩu khoáng sản lớn, đó là thị trường các nước nằm trong khối Thịnh

vượng chung.

Chín mặt hàng trong nhóm nông lâm thuỷ sản đều là những mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây đều là những mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu

sang thị trường Anh. Là một nước nằm ở Tây Bắc của châu Âu với khí hậu ôn đới

nên những mặt hàng nông lâm thuỷ sản nhiệt đới rất được người tiêu dùng Anh ưa

chuộng. Tuy nhiên, những mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường

Anh không chỉ thấp mà còn rất bấp bênh. Điển hình như mặt hàng cà phê. Mặc dù

lượng xuất khẩu của năm 2001, 2002 tăng so với năm 2000 nhưng giá trị kim ngạch

xuất khẩu của năm 2001, 2002 lại thấp hơn so với năm 2000 rất nhiều. Mặt hàng

gạo, hạt điều, cao su cũng ở tình trạng tương tự. Những mặt hàng này tuy không

phải chịu nhiều rào cản khắt khe của thị trường Anh như các mặt hàng nông sản

khác nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng của những nhân tố khách quan khác như giá

cả quốc tế, điều kiện tự nhiên...Các mặt hàng mây tre cói, hạt tiêu, chè, rau quả tuy

tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và lượng kim ngạch còn thấp. Chỉ có

mặt hàng thuỷ sản là tăng khá qua các năm nhưng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu

sang thị trường Anh còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam (trung bình chỉ chiếm khoảng 0,68%).

Nhóm hàng chế biến chính bao gồm các sản phẩm công nghiệp nhẹ và thủ

công nghiệp là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và tăng trưởng khá

nhất. Đây là nhóm hàng được hưởng chế độ Ưu đãi phổ cập GSP của EU với mức

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam61

Page 63: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

ưu đãi hơn so với các mặt hàng nông sản. Trong số các mặt hàng thuộc nhóm này,

mặt hàng giày dép có kim ngạch lớn nhất, thường chiếm tới hơn 1/2 tổng kim ngạch

xuất khẩu của nhóm hàng chế biến chính. Thị trường Anh cũng là một trong những

thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam (chiếm khoảng 14% tổng kim

ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam). Tuy nhiên phần lớn sản phẩm giày dép

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh phải xuất qua trung gian là các nước

châu á khác như Đài Loan, Malaisia...Các sản phẩm gỗ và gốm sứ là hai mặt hàng

mới có sức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là sản phẩm gỗ,

đây là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh vì Anh là một trong

những thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, đồ

chơi là những mặt hàng hoàn toàn có khả năng đẩy nhanh xuất khẩu vào thị trường

Anh. Tuy nhiên, do là hàng thực phẩm và hàng mang tính chất giáo dục nên những

mặt hàng này đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm rất khắt khe của các cơ quan

chức năng Anh.

Trong nhóm hàng chế biến cao, ta mới chỉ xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện

tử, tivi, máy tính và linh kiện máy tính. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa

ổn định và còn ở mức thấp do khả năng cạnh tranh của Việt Nam về mặt hàng này

còn kém.

Qua một số nhận xét trên ta có thể thấy sản phẩm có triển vọng xuất khẩu vào

thị trường Anh lớn nhất vẫn là các sản phẩm thuộc nhóm hàng chế biến chính. Kế

tiếp là nhóm sản phẩm nguyên liệu thô và nông lâm thuỷ sản. So với nhóm chế biến

chính nhóm này sẽ gặp một số khó khăn hơn khi xuất khẩu sang thị trường Anh.

Sau cùng là nhóm chế biến cao. Đây là nhóm hàng mới thâm nhập thị trường Anh

nên còn gặp rất nhiều trở ngại khi thâm nhập thị trường này. Sau đây là những phân

tích rõ hơn về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh Quốc.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam62

Page 64: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt

Nam:

Có thể nói thị trường Anh là thị trường rất thích hợp đối với xuất khẩu của

Việt Nam. Điều này không còn chỉ thể hiện ở lý thuyết mà còn thể hiện ở tình hình

cơ cấu hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Anh trong những năm qua. Trong

tương lai, triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam là rất

lớn. Sau đây là những phân tích rõ hơn về tiềm năng xuất khẩu của một số nhóm

hàng chính căn cứ theo dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

2001 - 2010 (xem bảng phụ lục 4).

3.1: Nhóm hàng chế biến chính:

Trong bản tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010

của Bộ Thương mại, những mặt hàng chủ yếu trong nhóm hàng chế biến chính bao

gồm: Thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hoá

phẩm tiêu dùng, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí - điện, vật liệu xây dựng. Căn cứ

vào các tiêu chí: tăng trưởng xuất khẩu, nhu cầu thị trường, nguồn cung và khả

năng cạnh tranh, các ưu tiên thì nhóm sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất

khẩu sang thị trường Anh nhất là giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm

gỗ.

3.1.1. Sản phẩm giày dép:

Về nhu cầu thị trường, Anh là một thị trường có sức tiêu thụ lớn các sản

phẩm giày dép. Nhu cầu tiêu thụ giày dép tại thị trường Anh hàng năm rất lớn so

với nhiều nước khác thuộc EU. Theo dự báo của các chuyên gia thị trường, tổng chi

cho các mặt hàng giày dép của Anh từ nay đến năm 2006 sẽ tăng từ 2% đến 3% mỗi

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam63

Page 65: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

năm trong khi chi tiêu cho sản phẩm này ở các thị trường lớn trong EU hầu như

không tăng. Xu hướng tiêu dùng giày dép ở Anh chuyển biến mạnh từ hình thức

sang sự tiện lợi. Giày dép vải bạt và giày thể thao, giày không thấm nước đang trở

nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Đáng chú ý là nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào

các loại giày dép thông thường, nhẹ và đề cao tính tiện ích. Ngoài ra, thời trang giày

không còn do nhà thiết kế đề xuất nữa mà do nhu cầu tiện dụng và đặc tính cá nhân

quyết định. Thời trang giày ngoài việc dựa trên mẫu cơ bản còn phải đáp ứng những

nhu cầu về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, độ cao, trang trí...Thêm một đặc điểm rất

quan trọng của thị trường Anh là số người tiêu dùng cao tuổi gia tăng. Do đó nhu

cầu về giày chất lượng cao, vừa chân hơn cũng tăng đáng kể.

Về tăng trưởng xuất khẩu, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày

dép của Việt Nam sang thị trường Anh có mức tăng trưởng rất cao. Trung bình mỗi

năm tăng trưởng khoảng 25%. Giày dép cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu

lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. Trong

năm 2002, chỉ riêng nhóm hàng giày và giày vải thể thao đã chiếm tới 48% tổng

kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh và tăng 22,3% so với năm 2001.

Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Ngành giày dép của Việt Nam là

ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm 2000 sản xuất được

245 triệu đôi giày (tăng 30% so với năm 1999). Năm 2001, ngành da giày đạt kim

ngạch xuất khẩu là 1.520 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu

của cả nước. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 20%, đạt 1.828 tỷ

USD và sơ bộ 10 tháng đầu năm 2003, kim ngạch đã đạt 2.100 tỷ USD. Giày dép

Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang châu Âu với tỷ trọng tăng từ 19% năm 1997

lên tới trên 70% năm 2002. Tỷ lệ xuất khẩu sang châu á giảm dần trong khi tỷ lệ

xuất khẩu sang các thị trường khó tính hơn đang tăng lên. Hiện nay Việt Nam đứng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam64

Page 66: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thứ ba châu á về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc và Indonesia). Ngành da giày

Việt Nam là ngành có khả năng cạnh tranh. Những điểm mạnh của ngành này là:

Thứ nhất, giá lao động rẻ, tay nghề công nhân khá. Theo thống kê, giá nhân công

trong ngành da giày của Việt Nam vào khoảng 42 - 47 USD/tháng, trong khi đó ở

Malaisia là 50 USD, Thái Lan - 135 USD, Philippin - 130 USD, Hồng Kông - 750

USD, Đài Loan - 870 USD, Trung Quốc - 80 USD. Thứ hai, chất lượng giày dép,

đồ da đã được khách hàng quốc tế chấp nhận. Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu

Anh Quốc, sản phẩm giày dép của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được các yêu

cầu của thị trường này. Thứ ba, ngành giày da của Việt Nam đã thu hút được các

nhà đầu tư thuộc các nước NIC, tạo điều kiện cho hàng da giày Việt Nam thay thế

sản phẩm trước đây của họ xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ, Đông á. Tuy

nhiên, cũng theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Anh, sản phẩm giày dép của Việt

Nam chưa tạo được ấn tượng về thương hiệu cho người tiêu dùng Anh do sản phẩm

chưa được quảng bá mạnh mẽ. Sản phẩm giày da của Việt Nam còn gặp phải sự

cạnh tranh rất quyết liệt từ phía Trung Quốc. Đây là những vấn đề mà nhà xuất

khẩu giày dép của Việt Nam cần phải chú ý khi xuất khẩu sang thị trường Anh.

Về các ưu đãi: Hiện nay, sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường Anh được hưởng chế độ Ưu đãi phổ cập (GSP) của EU. Với mức thuế ưu

đãi bằng 70% mức thuế thông thường, tức bằng 11,9% giá nhập khẩu, nên xuất

khẩu cũng bớt khó khăn hơn. Ngày 11/10/2000, Hiệp định hàng Dệt may và giày

dép giữa Việt Nam và EU được ký kết đã hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho xuất khẩu giày

dép của ta sang thị trường Anh, đặc biệt là giúp cho cả hai phía ngăn ngừa được các

gian lận thương mại trong mậu dịch giày dép.

Tuy nhiên, chúng ta còn gặp nhiều hạn chế trong khâu thiết kế mẫu mã và

phát triển sản phẩm. Xuất khẩu giày dép của ta sang thị trường Anh phần nhiều lại

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam65

Page 67: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

xuất khẩu qua trung gian, mạng lưới tiêu thụ lại phụ thuộc nặng nề vào các đối tác

liên doanh. Tại thời điểm này, ngành giày dép nên chú trọng sản xuất sản phẩm có

giá trị cao, mẫu mã đẹp thay vì nâng số lượng xuất khẩu vào Anh. Nếu các doanh

nghiệp Việt Nam biết khai thác và xúc tiến có hiệu quả thì Anh sẽ trở thành thị

trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép Việt Nam trong tương lai gần.

3.1.2: Sản phẩm dệt may:

Về nhu cầu thị trường: Như người dân EU nói chung, mức tiêu dùng hàng

dệt may của người dân Anh vào loại cao hàng đầu thế giới với khoảng 17

kg/người/năm. Tuy nhiên, khác với phần lớn các nước khác trong EU, thị trường

dệt may của Anh có sự phân biệt khác rõ ràng. Do Anh là đất nước có sự phân hoá

tầng lớp xã hội rõ rệt nên khi thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp cần chú ý

tới nhu cầu ăn mặc của mỗi tầng lớp. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong

tình hình hiện tại hàng dệt may của Việt Nam phù hợp với người dân có mức sống

trung bình. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý nhiều tới nhóm tiêu

dùng này trên thị trường Anh. Nhóm này chiếm tỷ lệ khá đông trong xã hội Anh

hiện nay (khoảng 65% - 70% dân số) bao gồm những người trung lưu cấp trung cho

đến tầng lớp lao động. Nhu cầu của nhóm này tuy không quá khắt khe nhưng cũng

có những đòi hỏi nhất định về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Xu hướng tiêu

dùng hiện nay đang có sự thay đổi từ hàng bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn

ngày, rẻ hơn chút ít với chất liệu tự nhiên như dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi

tổng hợp...Nhìn chung, người tiêu dùng Anh tỏ ra khó tính hơn nhiều so với người

tiêu dùng ở thị trường EU nói chung trong việc ăn mặc. Do đó, các doanh nghiệp

dệt may Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường Anh trước khi xuất khẩu.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam66

Page 68: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Về tăng trưởng xuất khẩu: Nhóm hàng dệt may là một trong những nhóm

hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sang thị trường Anh, trung bình tăng

khoảng 15%/năm. Hiện nay, nhóm hàng dệt may chiếm khoảng 10% tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. Trong số các nước EU, Anh là

nước nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ tư của Việt Nam với tỷ lệ 9% trên tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU, sau Đức (40%), Pháp (13%) và

Hà Lan (10%). Các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh

chủ yếu là quần áo thể thao, áo jacket, áo sơ mi. Ngoài những mặt hàng này, các

mặt hàng khác như áo len và áo dệt kim, quần áo bảo hộ lao động, quần dệt kim, áo

khoác nam cũng có tiềm năng lớn xuất khẩu sang Anh.

Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ

lực thứ hai của Việt Nam sau dầu thô. Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may Việt

Nam trung bình mỗi năm sản xuất được khoảng 85.000 tấn sợi, 304 triệu m2 vải và

lụa, 400 triệu sản phẩm may với doanh thu xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD. Việt Nam

có khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang một thị trường cạnh tranh dữ

dội và khó tính nhưng có khả năng tiêu thụ lớn như thị trường Anh Quốc. So với

các nước ASEAN, ngành dệt may nước ta có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, khéo

léo và có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến. Giá nhân công lao động

trong ngành dệt may Việt Nam chỉ khoảng 0,24 USD/giờ, trong khi của Indonesia

là 0,32 USD; Trung Quốc là 0,34 USD; Thái Lan là 0,87 USD; Malaisia là 1,13

USD; Singapore là 3,16 USD và Đài Loan là 5 USD/giờ. Tuy nhiên, trên thị trường

Anh hiện nay, dệt may Việt Nam vấn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía Trung

Quốc. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam do chủng loại hàng may mặc

của Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau. Trung Quốc chiếm khoảng 18,5% thị

phần hàng dệt may trên thị trường EU, trên thị trường Anh tỷ lệ này cao hơn với

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam67

Page 69: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

mức 20%. Đây là một thách thức lớn đối với dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang

thị trường Anh.

Về các ưu đãi: Việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Anh phải tuân

thủ những biện pháp quản lý dệt may của EU. Dệt may hiện là mặt hàng được EU

quản lý bằng hạn ngạch. Đây là một hạn chế đáng kể đối với các doanh nghiệp Việt

Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có

thuận lợi là Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định song phương về buôn bán hàng

dệt may. Trên cơ sở đó, cứ sau một khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm, bản Hiệp định

được EU bổ sung với việc tăng một mức hạn ngạch nhất định cho Việt Nam. Cho

đến nay, EU đã ba lần bổ sung tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam vào các năm

1998, 2001 và thỏa thuận mới vào 15/2/2003. Về phía Việt Nam, Chính phủ đã phê

duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010, chiến lược hành động

"tận dụng thời cơ, tăng tốc phát triển" với nhiều biện pháp và ưu đãi nhằm thúc đẩy

xuất khẩu sản phẩm dệt may.

Với những yếu tố trên, Việt Nam không chỉ duy trì tốt mức kim ngạch và tốc

độ xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Anh như hiện nay mà còn có khả năng

đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này. Để đạt được mục tiêu của mình,

ngay từ bây giờ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có những bước đi hợp lý

nhằm phát huy tích cực những lợi thế mà ngành này đã có sẵn, tăng cường công tác

nghiên cứu thị trường, nắm bắt tâm lý tiêu dùng và các thông tin kinh tế về thị

trường Anh.

3.1.3: Sản phẩm gỗ:

Về nhu cầu thị trường: Anh là một nước có mức tiêu thụ sản phẩm gỗ rất

lớn, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm được tạo ra từ các kỹ thuật thủ công và

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam68

Page 70: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

kiểu dáng thiết kế như đồ nội thất. Anh là một trong những nước nhập khẩu đồ gỗ

nội thất quan trọng của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Anh năm

2002 chỉ đứng thứ hai trong EU (sau Đức). Tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ nội

thất của Anh năm 2002 đạt 4.125 triệu USD, tăng 25% so với năm trước và chủ yếu

là nhập từ các nước châu Âu. Mặt hàng đồ gỗ nội thất mà thị trường Anh tiêu thụ

mạnh là đồ nội thất có kèm phụ liệu (phụ liệu chủ yếu là sậy, tre), tiếp đến là ghế.

Hai sản phẩm này đều có sự tăng trưởng nhập khẩu mạnh, năm 2002 tăng lần lượt

là 28% và 40% so với năm 2001. Ngoài đồ gỗ nội thất, các sản phẩm gỗ dùng cho

phòng làm việc và gia đình, có thể tháo lắp với kiểu dáng đẹp cũng đang được

người tiêu dùng Anh rất quan tâm.

Về tăng trưởng xuất khẩu: Trong những năm gần đây, sản phẩm gỗ của Việt

Nam là mặt hàng có mức tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong số các mặt hàng mà

Việt Nam xuất khẩu sang Anh. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 34%. Năm 2002,

kim ngạch sản phẩm gỗ mà Việt Nam xuất khẩu sang Anh lớn thứ ba sau kim ngạch

hàng giày dép và hàng dệt may. Hiện nay, Anh là thị trường lớn nhất trong khối EU

và lớn thứ ba trên toàn thế giới đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Năm

2002, Anh chiếm tỷ trọng 10,4% trên tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của

Việt Nam. Theo thống kê sáu tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm

gỗ của Việt Nam sang Anh đã là 22 triệu GBP, tăng 29% so với cùng kỳ.

Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Việt Nam có lợi thế là sử dụng

nguồn nguyên liệu có quy hoạch trong nước và nguyên liệu gỗ nhập khẩu dồi dào từ

các quốc gia khác như Lào và các nước trong vùng. Đối với đồ gỗ nội thất, Việt

Nam vốn có truyền thống về ngành này, lại có thời gian dài tiếp xúc và thu nạp

những cái hay, nét mới trong phong cách của đồ nội thất châu Âu. Ngoài ra, đội ngũ

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam69

Page 71: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

công nhân có tay nghề cao cũng là ưu thế nổi bật của đồ gỗ nội thất Việt Nam bởi

cho dù có áp dụng hệ thống tự động hoá thì lĩnh vực hàng gỗ nội thất cao cấp vẫn

có đến 75% sản phẩm phải làm thủ công. Trên thị trường Anh, đồ gỗ nội thất của

Việt Nam phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh là các nước châu Âu khác và

đặc biệt là các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà nhập khẩu Anh thì đồ gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh

tranh được với đồ gỗ Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

3.1.4: Sản phẩm gốm sứ:

Về nhu cầu thị trường: Sản phẩm gốm sứ rất được người tiêu dùng Anh ưa

chuộng, đặc biệt là dùng để trang trí và làm quà tặng. Sản phẩm gốm sứ thuộc thể

loại này phổ biến ở Anh hơn các nước EU khác. Đối với gốm sứ dùng trong trang

trí nội thất, người Anh chuộng lọ và trang trí có hoa với nhiều loại sản phẩm. Riêng

đối với đồ gốm những trang trí phải được vẽ bằng tay. Xu hướng đáng chú ý hiện

nay đối với sản phẩm gốm sứ trang trí trên thị trường Anh là việc kết hợp đồ cổ với

những sản phẩm hiện đại. Đồ cổ thường là những bản sao chép các lọ hay tượng

của các nền văn hoá châu Âu. Hiện nay, nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Anh cao

thứ hai trong EU với tổng giá trị khoảng 400 triệu GBP trong năm 2002, khoảng 1/2

trong số này là nhập từ các nước đang phát triển.

Về tăng trưởng xuất khẩu: Gốm sứ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh

là mặt hàng có mức tăng trưởng khá. Từ năm 1999 trở lại đây mặt hàng trung bình

tăng trưởng khoảng 14%/năm. Trong năm 2002, nhóm hàng gốm sứ đứng thứ năm

với trị giá 13,5 triệu GBP và nằm trong danh sách các mặt hàng, nhóm hàng có kim

ngạch xuất khẩu lớn vào Anh.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam70

Page 72: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Gốm sứ là một sản phẩm thủ công

truyền thống của Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam đã đạt đến độ tinh xảo

và đã có uy tín trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có những thương hiệu nổi

tiếng về gốm sứ cao cấp như gốm Bát Tràng, ....Ngoài những doanh nghiệp sản xuất

mặt hàng gốm sứ, Việt Nam còn có những làng gốm thủ công nổi tiếng với những

nghệ nhân và đội ngũ nhân công tay nghề cao. Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam

hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như

Trung Quốc, Nhật Bản. Gốm sứ là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, đặc

biệt là xuất khẩu sang thị trường ưa chuộng đồ gốm sứ và có mức tiêu thụ lớn mặt

hàng này như thị trường Anh Quốc.

Cũng như đồ gốm sứ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như thêu,

ren,...cũng có triển vọng rất lớn xuất khẩu vào thị trường Anh. Nhưng kim ngạch

xuất khẩu mặt hàng này vào Anh của Việt Nam trong những năm qua còn rất nhỏ,

chưa tương xứng với nhu cầu trên thị trường Anh và khả năng đáp ứng của Việt

Nam. Người Anh vẫn nổi tiếng là những người thích trang hoàng nhà cửa do đó các

sản phẩm thủ công mỹ nghệ dùng để trang trí có sức tiêu thụ rất lớn trên thị trường

này. Còn về phía Việt Nam, với khoảng 14.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản

xuất các mặt hàng trị giá 2,8 tỷ USD mỗi năm và sử dụng tới 10 triệu nhân công,

sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng và có khả năng cạnh tranh

cao. Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt

Nam nên coi thị trường Anh là thị trường điểm cho mặt hàng này.

Những nhóm hàng trên là những nhóm có triển vọng xuất khẩu sang thị

trường Anh nhất. Trên thị trường Anh, cả bốn nhóm đều là những nhóm hàng có

mức tiêu thụ lớn. ở Việt Nam, cả bốn nhóm đều được xếp vào danh sách nhóm

hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đối với những

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam71

Page 73: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng trong nhóm này thì thị

trường Anh được coi là một thị trường xuất khẩu quan trọng cần phải được chú ý

hơn nữa. Nhóm sản phẩm may mặc và da giày, mặc dù có lượng nhập khẩu tăng

nhanh nhưng lại chủ yếu là xuất qua trung gian và gia công nên giá trị gia tăng là

không đáng kể. Các doanh nghiệp dệt may và da giày nên chú ý hơn tới việc xuất

khẩu trực tiếp nhóm hàng đầy tiềm năng này sang thị trường Anh. Nhóm đồ gỗ,

gốm sứ và thủ công mỹ nghệ là những nhóm hàng mới, tiềm năng xuất khẩu của

nhóm này sang thị trường Anh sẽ được phát huy mạnh mẽ trong những năm tới.

3.2: Nhóm nông lâm thuỷ sản chính:

Nhóm nông lâm thuỷ sản chính nằm trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chủ

yếu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 bao gồm: Lạc nhân, cao su và cao su chế

biến, cà phê và cà phê chế biến, chè, gạo, rau quả, thủy sản, nhân điều, hạt tiêu (Phụ

lục 4)

Trên thị trường Anh, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao nhất trong nhóm

trên là chè, cao su, cà phê, thuỷ sản và rau quả.

Về mặt hàng cà phê, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Anh vào

khoảng 2,24 kg/người/năm. So với mức tiêu thụ cà phê của EU, đây chưa phải là

mức cao. Nhưng do có số dân đông nên nhu cầu nhập khẩu cà phê hàng năm của

Anh khá lớn, trung bình Anh nhập khoảng 120 nghìn tấn cà phê mỗi năm với đủ các

chủng loại.

Về mặt hàng thuỷ sản, nhu cầu của Anh chủ yếu là thuỷ sản đông lạnh. Giá

trị nhập khẩu thuỷ sản của Anh trung bình hàng năm vào khoảng 400 GBP tương

đương với 600 triệu USD. Trong đó tôm đông lạnh là mặt hàng có nhu cầu cao nhất

với khoảng 200 triệu USD/năm.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam72

Page 74: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Về mặt hàng chè, người Anh vẫn nổi tiếng là những người thích uống trà. So

với cà phê, mức tiêu thụ chè của người Anh lớn hơn nhiều. Nếu như Anh chỉ đứng

ở mức trung bình của EU về tiêu thụ cà phê bình quân đầu người thì mức tiêu thụ

chè của họ được xếp vào loại cao nhất. Nhu cầu nhập khẩu chè của Anh hàng năm

vào khoảng 190 nghìn tấn với giá trị khoảng 300 triệu GBP tương đương với

khoảng 450 USD mỗi năm. Hiện nay, Anh nhập khẩu chè từ những nước cung cấp

chính là ấn Độ, Indonesia, Kênia với chủng loại chè đen là chủ yếu.

Về mặt hàng rau quả, sức tiêu thụ mặt hàng này của người Anh khá lớn, đặc

biệt là hoa quả tươi. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm vào khoảng 35 triệu GBP tương

đương với khoảng 50 triệu USD. Tuy nhiên, do có liên quan trực tiếp tới sức khoẻ

và môi trường nên người tiêu dùng Anh rất cẩn trọng trong việc lựa chọn rau quả

tươi. Hiện nay Anh chủ yếu nhập khẩu rau quả tươi từ EU và New Zealand. Để có

thể tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải

đảm bảo rau quả hoàn toàn sạch với điều kiện bảo quản tối ưu.

Cao su tự nhiên là nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành sản xuất ở Anh.

Đây là mặt hàng mà Anh phải nhập khẩu toàn bộ do điều kiện tự nhiên, đất đai ở

Anh không thể trồng được cây cao su. Hàng năm, Anh nhập khẩu khoảng trên 32

nghìn tấn cao su tự nhiên từ những nước cung cấp chính là ấn Độ, Nigeria,

Indonesia.

Ngoài ra, những mặt hàng như lạc nhân, nhân điều, hạt tiêu cũng được tiêu

thụ mạnh tại thị trường Anh.

Đối với Việt Nam, với những ưu thế về khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác,

năng suất, giá nhân công thì khả năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng trên

của Việt Nam là rất lớn.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam73

Page 75: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Về cà phê, hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới và thứ nhất trong khu vực

về sản lượng cà phê. Việt Nam xuất khẩu 90-95% sản lượng cà phê. Năm 2000,

Việt Nam xuất khẩu 733 nghìn tấn thu về 501 triệu USD. Năm 2001, xuất khẩu đạt

911 nghìn tấn, nhưng chỉ thu về 385 triệu USD do ảnh hưởng của giá cà phê sụt

giảm trong năm đó. Năm 2002, xuất khẩu khoảng 741 nghìn tấn, thu về khoảng 376

USD. Trong niên vụ 2001-2002, cà phê của Việt Nam được xuất khẩu sang 52 nước

và vùng lãnh thổ. Cà phê Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Khả năng này là do

Việt Nam có những ưu thế như: Điều kiện tự nhiên phù hợp. Hương vị tự nhiên của

cà phê Việt Nam ngon. Năng suất sản xuất cà phê của Việt Nam cao. Năng suất

bình quân của thế giới là 0,55 tạ/ha, châu á là 0,77tạ/ha, Việt Nam là 12-13 tạ/ha.

Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cà phê của Việt Nam thấp hơn các nước trồng cà phê

khác. Chi phí sản xuất cà phê bình quân của ta vào khoảng 650-700 USD/tấn cà phê

nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là

750-800 USD. Trong khi chi phí sản xuất (gồm cả khấu hao cơ bản) của ấn Độ là

1.412 USD/tấn cà phê chè, 926,9 USD/tấn cà phê vối; Côlômbia là 2.118 USD/tấn

cà phê chè; Indonesia là 921,9 USD/tấn cà phê vối.

Mục tiêu của chúng ta đến năm 2005, diện tích trồng cà phê đạt 430 nghìn ha,

sản lượng vào khoảng 600-650 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 700 triệu

USD (với mức giá hiện tại).

Về thuỷ sản, đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Tổng sản lượng thủy sản tăng từ 679 nghìn tấn năm 1990 lên 2.486 nghìn tấn vào

năm 2002. Trong đó sản lượng khai thác đạt 1.607 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng

và khai thác nội địa đạt 879 nghìn tấn. Diện tích nuôi trồng tăng từ 492 nghìn ha

năm 1990 lên mức 867 nghìn ha năm 2002. Triển vọng khai thác và nuôi trồng hải

sản còn khá lớn, có thể tăng sản lượng lên tới 1,67 triệu tấn/năm mà không ảnh

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam74

Page 76: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

hưởng đến nguồn lợi. Về chế biến thuỷ sản, cả nước hiện có trên 160 cơ sở chế biến

thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu, với tổng công suất 760 tấn sản phẩm/ngày, tương

đương 130.000 tấn sản phẩm/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của

thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua là 20%/năm. Năm 2002, giá trị xuất khẩu

thuỷ sản của Việt Nam đã vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Thuỷ sản Việt Nam đã được xuất

khẩu sang 45 nước, trong đó EU chiếm 25%. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là

có hệ thống xuất khẩu hải sản khá phát triển với tiêu chuẩn chất lượng cao.

Chè, rau quả đều là những nông sản phổ biến ở Việt Nam, đóng vai trò quan

trọng trong xuất khẩu. Với điều kiện thời tiết đa dạng, biến đổi từ Bắc vào Nam,

Việt Nam có các chủng loại rau quả rất đa dạng với diện tích trồng lớn. Từ năm

1998 đến năm 2002, lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng lên đáng kể từ

53 triệu USD năm 1998 đến 200 triệu USD vào năm 2002. Dự kiến đến năm 2010,

rau quả tươi và chế biến xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 1,6 tỷ USD.

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể trồng được cây cao su

và xuất khẩu cao su tự nhiên. Cùng với cao su đã qua chế biến, cao su tự nhiên

cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Năm 2002, Việt Nam xuất

khẩu được 444 nghìn tấn cao su thiên nhiên.

Điều, hạt tiêu cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có thể cạnh tranh. Việt

Nam đang là nước đứng thứ tư về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu nhân điều trên

thế giới. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu 41 nghìn tấn điều thu về 144 triệu USD,

năm 2002 xuất khẩu tăng lên 63 nghìn tấn thu về 230 triệu USD. Chất lượng điều

của Việt Nam cao và rất được ưa chuộng. Hiện nhân điều của Việt Nam được xuất

sang 21 nước trong đó châu âu chiếm 10%. Việt Nam là nước đứng thứ sáu thế giới

về xuất khẩu hạt tiêu. Năm 2001, xuất khẩu 56 nghìn tấn thu về 90 triệu USD. Năm

2002 xuất khẩu 77 nghìn tấn thu về 100 triệu USD.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam75

Page 77: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Như vậy, so sánh nhu cầu thị trường Anh với khả năng sản xuất - xuất khẩu

của Việt Nam có đối chiếu với thực tế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh

trong những năm qua, ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng trên của

ta sang Anh còn khá khiêm tốn. Trên thị trường Anh, trừ mặt hàng cà phê có thị

phần khá (15%), các mặt hàng nông lâm thủy sản khác của Việt Nam đều có thị

phần nhỏ bé, thường chỉ chiếm từ 2% - 3%. Đặc biệt, mặt hàng chè chỉ chiếm 0,5%,

cao su tự nhiên chiếm 0,8%. Không những vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những

mặt hàng này qua các năm còn chậm. Trong vòng bốn năm qua (từ 1999 đến 2002)

thuỷ sản tăng trung bình 14%, chè tăng 13,9%, hạt tiêu tăng 16,2%, cao su tăng

10,3%, rau quả tăng 11,8%, nhân điều tăng 5,7%. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn

đến tình trạng này:

Thứ nhất, nhìn chung chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản của ta chưa

đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi rất cao của thị trường Anh. Công nghệ, hệ thống chế

biến của chúng ta còn lạc hậu dẫn đến các sản phẩm sản xuất ra chưa phù hợp với

thị trường. Ví dụ như mặt hàng rau quả, ngành rau quả của ta có hệ thống vận

chuyển và giao hàng sau thu hoạch chưa đạt mức yêu cầu của thế giới, thiếu cơ sở

vật chất trong việc bảo quản và công nghệ thì thuộc thế hệ những năm 70 của thế kỷ

trước. Hay một ngành phát triển như thuỷ sản vẫn còn những hạn chế lớn như khả

năng phòng bệnh kém, những ảnh hưởng tới môi trường do sự phát triển vô tổ chức

của ngành đánh bắt hải sản.

Thứ hai, mặc dù Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi phổ cập GSP của EU

khi xuất khẩu sang Anh nhưng so với ưu đãi chung đối với các sản phẩm công

nghiệp thì mức ưu đãi đối với các sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế hơn. Bởi vì,

chủ trương của GSP là thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát

triển chứ không phải là việc xuất khẩu các sản phẩm sơ khai. Tuy nhiên, đây cũng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam76

Page 78: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

là một cơ hội để Việt Nam nhanh chóng chuyển sang sản xuất và xuất khẩu hàng

tinh chế.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Nam. Do khoảng cách địa lý xa xôi cộng với sự thiếu hiểu biết về thị trường Anh

nên các doanh nghiệp Việt Nam còn ngại xuất khẩu sang thị trường này. Nếu xuất

khẩu thì thường xuất khẩu thông qua một nước thứ ba, việc xuất khẩu trực tiếp còn

rất hạn chế. Tình trạng này không chỉ có ở các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm

thuỷ sản mà còn ở cả các doanh nghiệp xuất khẩu hàng chế biến chính vốn được coi

là thế mạnh của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu da giày, may mặc xuất

khẩu sang Anh chủ yếu dưới hình thức gia công và xuất khẩu gián tiếp. Điều này

không chỉ dẫn đến kết quả là giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh

thấp mà còn cản trở việc phát huy tiềm năng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang

thị trường Anh, một thị trường quan trọng trong EU.

Tóm lại, thị trường Anh sẽ là thị trường đầy triển vọng đối với các doanh

nghiệp Việt Nam, tiềm năng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường này

là rất lớn. Để phát huy được những tiềm năng này, vấn đề đặt ra là ở chính các

doanh nghiệp Việt Nam trong việc nỗ lực tìm hiểu thị trường, nâng cao năng lực

cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

III. Quan hệ thương mại song phương

Việt nam – anh quốc

1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam – Anh quốc

Việt Nam và Vương quốc Anh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ở cấp

đại sứ vào ngày 1-9-1973, tạo nền tảng cho quan hệ giữa hai nước không chỉ về

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam77

Page 79: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

ngoại giao mà còn cả về các lĩnh vực khác trong đó có lĩnh vực thương mại. Tuy

nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên

kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến đầu thập kỷ 90 chưa được chú trọng

phát triển.

Ngày 22-10-1990, Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng

đồng châu Âu (EC) (tiền thân của Liên minh châu Âu – EU). Sự kiện này đã tạo

điều kiện thuận lợi cho Việt Nam bình thường hoá và mở rộng quan hệ với các

nước thành viên của Cộng đồng châu Âu, trong đó có Anh.

Ngày 15-12-1992, Hiệp định buôn bán hàng Dệt may đã được Việt Nam và

Liên minh châu Âu ký kết. Bản Hiệp định này đã mở đường cho hàng dệt may- một

mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh – thâm nhập thị trường EU rộng lớn. Đồng thời

Hiệp định buôn bán hàng dệt may cũng tạo nền tảng cho quan hệ buôn bán song

phương giữa Việt Nam và Anh Quốc nói riêng và các nước thành viên khác của EU

nói chung.

Năm 1993, Chính phủ Anh tháo gỡ tín dụng xuất khẩu đối với Việt Nam sau

12 năm bị gián đoạn, theo đó hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh sẽ

được hưởng những ưu đãi về thuế quan như các nước đang phát triển khác. Đây là

sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình thúc đẩy quan hệ thương mại

Việt Nam – Anh Quốc.

Ngày 17-7-1995, Việt Nam và EU đã cùng nhau ký bản Hiệp định hợp tác

giữa hai bên. Đây là cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định

giữa EU và Việt Nam cũng như giữa các quốc gia thành viên EU với Việt Nam.

Hiệp định Hợp tác đề cập đến nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau, theo đó về thương

mại, hai bên dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và cam kết mở cửa

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam78

Page 80: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thị trường cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của

mỗi bên. Trong bản Hiệp định Hợp tác, EU còn cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ

từ Việt Nam chương trình ưu đãi Thuế quan phổ cập (GSP). Trên cơ sở Hiệp định

hợp tác giữa Việt Nam và EU, Anh Quốc cũng đã ký Hiệp định thương mại và thoả

thuận Tối huệ quốc với Việt Nam. Đây được coi là mốc quan trọng đưa quan hệ

thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Tháng 12-1999, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và

Tổng Lãnh sự quán Anh ở thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Chương

trình hợp tác Việt Nam – Anh Quốc với sự tham gia của 60 doanh nghiệp Anh và

60 doanh nghiệp Việt Nam. Đây được coi là cuộc gặp gỡ lớn nhất giữa các doanh

nghiệp vừa và nhỏ hai nước với mục đích trao đổi, hợp tác kinh doanh, tạo nên

những nét khởi sắc mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

Anh không ngững tăng trưởng thể hiện qua tổng giá trị kim ngạch hai chiều qua các

năm. Chính phủ và doanh nghiệp hai nước đều thể hiện mong muốn quan hệ thương

mại giữa hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

2. Tình hình ngoại thương Việt Nam – Anh Quốc trong những

năm gần đây

Trong khoảng thời gian từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) cho đến

đầu thập kỷ 90, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và Anh Quốc chưa được chú trọng phát triển. Trong giai đoạn này kim ngạch

xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm có 4,08% trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cộng đồng châu Âu lúc đó. Bước vào thập

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam79

Page 81: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

niên 90, quan hệ thương mại giữa hai nước mới bắt đầu có sự khởi sắc. Kim ngạch

xuất nhập khẩu hai chiều tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm

1991 đến 612,93 triệu GBP năm 2002. Từ năm 1991, Việt Nam liên tục xuất siêu và

mức độ xuất siêu ngày càng lớn.

Năm 1995, việc Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu (EU)

đã tạo cơ hội cho sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với từng nước thành viên của

EU. Đây cũng được coi là mốc thời gian quan trọng để đánh giá tình hình ngoại

thương giữa Việt Nam và Anh Quốc trong giai đoạn hiện nay.

2.1: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh:

Giai đoạn 1995 – 2002, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang Anh rất cao, trung bình đạt khoảng 49,1%/năm, kim ngạch xuất khẩu của

năm 2002 gấp 10 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 1995. Tình hình xuất khẩu cụ

thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh

giai đoạn 1995 – 2002

Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Kim ngạch triệu USD 74,6 125 265 335 421 479 511 570

Tốc độ % 80,6 67,6 112 30,9 25,7 13,7 6,68 11,5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng 11 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh qua các

năm đều tăng với tốc độ cao. Giai đoạn từ 1995 đến 1997 là giai đoạn tăng trưởng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam80

Page 82: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

mạnh nhất. Đặc biệt năm 1997, kim ngạch tăng hơn gấp đôi so với năm trước. Đây

là giai đoạn ngay sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định hợp tác. Như vậy có thể nói

bản Hiệp định này đã phát huy tác dụng một cách tích cực.

Sang giai đoạn từ năm 1998 đến 2000, tốc độ tăng trưởng giảm xuống,

thường dao động ở mức trên dưới 30%. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ chỉ ở khoảng

11% đến 13%. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là giai đoạn Việt Nam mở rộng xuất

khẩu sang các thị trường khác trong khu vực EU nên lượng xuất khẩu sang các khu

vực lớn có phần bị thu hẹp.

Cá biệt là vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 6,68% so với năm

trước đó. Đây là mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Lý giải cho hiện tượng này

là tình trạng ảm đạm của nền kinh tế thế giới trong năm 2001 do nạn khủng bố.

Tình trạng này đã kéo theo sự suy giảm mạnh của thương mại quốc tế. Tình hình

xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong năm này cũng không nằm ngoài tình trạng

đó. Tuy nhiên chỉ một năm sau, kim ngạch xuất khẩu đã có sự hồi phục một cách

nhanh chóng, tăng 11,5%.

Trong năm 2003, dự tính xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ có sự tăng

mạnh bởi theo thống kê thì kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm của ta sang thị

trường Anh đã là 405,870 triệu USD tăng 121,9% so với cùng kỳ năm 2002.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh không chỉ tăng về kim ngạch và tốc độ

mà còn tăng tỷ trọng trong EU. Tỷ trọng trung bình kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang Anh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn

1995 – 2002 chiếm khoảng 15,25%, tăng hơn 3 lần so với giai đoạn trước những

năm 90. Tỷ trọng cụ thể qua các năm như sau:

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam81

Page 83: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh so với EU

giai đoạn 1995 - 2002

Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Kim ngạch XK sang

Anh

triệu USD 74,6 125 265 335 421 479 511 570

Tỷ trọng Anh/EU % 10,4 13,9 16,4 16,2 16,9 16,8 17 18,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong tổng kim ngạch

xuất khẩu của Việt Nam trong EU nhìn chung là tăng dần qua các năm. Tuy nhiên

mức tăng này còn khá chậm chạp. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam sang các thị trường khác trong EU đã tăng lên đáng kể như thị trường Italia,

Bỉ, Tây Ban Nha (xem phụ lục 2).

Cùng với Đức, Pháp, Hà Lan, Anh là một trong bốn thị trường lớn của EU.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang bốn thị trường này thường chiếm một tỷ

trọng khá lớn trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. So

với các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan thì xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong

thời gian đầu còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

tỷ trọng xuất khẩu sang Anh trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng

tăng, trong khi tỷ trọng sang Đức, Pháp, Hà Lan ngày càng giảm. Điều này cho thấy

có sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của ta sang EU theo hướng cân

bằng giữa các thị trường trọng điểm, giảm sự tập trung quá mức vào thị trường

Đức, Pháp như trong thời gian đầu. Ta có thể theo dõi xu hướng này qua bảng sau:

Bảng 13: XK của Việt Nam sang một số nước trong EU trên tổng XK của

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam82

Page 84: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Việt Nam sang EU (giai đoạn 1995 – 2002) và so với Anh

Đơn vị: %

Nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Anh 10,4 13,9 16,4 16,2 16,9 16,8 17 18,1

Đức 32,8 25,3 25,5 26,6 26 25,7 24 22,9

Pháp 25,4 16,1 14,7 14,2 14,1 13,4 15,6 13,9

Hà Lan 12 16,4 16,5 14,6 13,6 13,7 12,1 12,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh là rất khả

quan và có chiều hướng tốt đẹp. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thường ở mức

cao. Nếu do những nguyên nhân khách quan làm giảm tốc độ này thì sự phục hồi

thường là rất nhanh chóng. Thêm vào đó, thị trường Anh nổi lên với tư cách là đối

trọng của các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan. Xuất khẩu của Việt Nam sang Anh

ngày càng tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.

2.2: Tình hình xuất khẩu của Anh vàoViệt Nam:

2.2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng:

Kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Việt Nam trong 8 năm qua luôn nhỏ hơn

so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh. Giá trị xuất khẩu của Anh

sang Việt Nam được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 14: Giá trị xuất khẩu của Anh vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002

Năm Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Kim ngạch triệu

USD

50,7 83,7 103,9 96,4 109 149,9 171,6 166,6

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam83

Page 85: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Tốc độ tăng % -18,6 65 24 -7,2 13 37,5 14,5 -2,9

Tỷ trọng Anh/EU % 7,64 7,33 7,92 7,68 9,08 11,9 11 9,04

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua bảng trên ta thấy, tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam giai đoạn

1995 – 2002 rất không ổn định, tốc độ tăng giảm không đều. Tỷ trọng kim ngạch

nhập khẩu từ Anh trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam còn nhỏ. Có

nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên. Về phía Anh, là nước đứng thứ năm

trên thế giới về ngoại thương, nước Anh tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước

ngoài nhưng chủ yếu là xuất khẩu sang các nước phát triển khác. Thị trường các

nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và thị trường EU là thị

trường xuất khẩu chủ yếu của Anh. Về phía Việt Nam, trong những năm qua do vấn

đề giá cả, tỷ giá...mà chúng ta chưa thực sự chú ý tới việc nhập khẩu từ thị trường

Anh. Mặc dù Anh là trung tâm công nghệ nguồn của châu Âu nhưng chúng ta ít có

cơ hội nhập khẩu trực tiếp những dây chuyền công nghệ hiện đại từ thị trường này.

Trong tương lai việc nhập khẩu từ thị trường Anh cần phải được chú ý nhiều hơn

nữa. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc

đẩy mạnh nhập khẩu còn có tác dụng là đòn bẩy đối với hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường Anh.

2.2.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu:

Sau đây là danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Anh sang Việt

Nam từ năm 2000 đến 2002:

Bảng 15: Các mặt hàng xuất khẩu của Anh vào Việt Nam

Đơn vị: nghìn USD

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam84

Page 86: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

STT Mặt hàng 2000 2001 2002

1 Xe ô tô vận tải và phụ tùng 27.482 28.548 28.922

2 Máy và phụ tùng hàng hải 6.954 7.324 8.493

3 Máy điện và phụ tùng 4.981 5.562 6.231

4 Máy và phụ tùng hàng không 6.872 6.943 8.549

5 Thuốc thú y 5.974 6.125 6.326

6 Hoá chất 5.126 5.542 6.241

7 Giấy và bìa 3.243 3.467 4.120

8 Hàng dệt 2.415 2.450 2.674

9 Máy, phụ tùng, vật liệu XD 2.680 3.264 3.946

10 Thuốc trừ sâu 1.478 1.524 1.497

11 Máy và phụ tùng SX thuốc lá 982 986 940

12 Máy và y cụ 845 963 1005

13 Văn phòng phẩm 510 554 623

Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại

Nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Anh sang Việt Nam ít có sự thay

đổi và kim ngạch không tăng nhiều qua các năm. Qua bảng trên ta thấy, hàng hoá

mà Việt Nam nhập khẩu từ Anh chủ yếu là các thiết bị rời và phụ tùng chứ không

phải là những dây chuyền công nghệ đồng bộ phục vụ cho quá trình sản xuất hàng

hoá xuất khẩu. Anh là một trung tâm công nghệ nguồn của châu Âu nhưng Việt

Nam còn chưa tiếp cận và nhập khẩu được nhiều những công nghệ này phục vụ cho

công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam – Anh Quốc

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam85

Page 87: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Trong nhiều năm qua, tuy hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam

và Anh quốc liên tục được cải thiện, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng với tốc độ cao

nhưng thực tế cho thấy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn tồn tại

một số vấn đề như sau.

Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may

mặc, cà phê, thủ công mỹ nghệ, chè, hạt tiêu... đều đã có mặt trên thị trường Anh

nhưng tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít

thay đổi trong nhiều năm. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh thường tập trung

cao độ vào một số ít mặt hàng. Trong năm 2002, chỉ riêng hai mặt hàng giày dép và

dệt may đã chiếm tới 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Anh, trong đó giày dép chiếm 48%. Sự tập trung cao độ này dễ gây ra nguy cơ tiềm

tàng cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là khả năng dễ bị tổn thương do những

thay đổi không dự tính được trong điều kiện cung cấp cho khách hàng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết những

khả năng của mình đối với việc xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản - vốn là

những sản phẩm rất có triển vọng đối với thị trường Anh. Kim ngạch xuất khẩu các

sản phẩm nông lâm thuỷ sản của ta sang Anh còn khá khiêm tốn so với nhu cầu

nhập khẩu của Anh và khả năng sản xuất - xuất khẩu của Việt Nam. Là một nước

nông nghiệp, khí hậu, đất đai phù hợp với cả sản xuất nông sản nhiệt đới cũng như

ôn đới, kỹ thuật canh tác tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhưng nhóm nông

lâm thuỷ sản của ta chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường Anh. Thị phần của

Việt Nam về nhóm hàng này trên thị trường Anh trung bình thường dao động ở

mức 4% đến 6%. Tỷ lệ này không chỉ thấp so với một số nước lớn như ấn Độ,

Trung Quốc mà còn thấp so với những nước có tiềm năng tương đương thậm chí

còn kém Việt Nam như Pakistan, Bangladesh, Srilanca. Đây đều là những nước

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam86

Page 88: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

cung cấp chính các sản phẩm nông lâm thuỷ sản cho thị trường Anh, đồng thời cũng

là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Mặc dù Anh là một quốc gia công nghiệp phát triển trong EU- một trong ba

trung tâm công nghệ nguồn của thế giới- nhưng chúng ta vẫn chưa nhập khẩu được

nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại từ thị trường này mà mới chủ yếu nhập các

máy móc và thiết bị lẻ. Quy mô nhập khẩu còn quá nhỏ bé và cơ cấu hàng chưa thật

phù hợp nên hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Anh chưa đóng được vai trò tích

cực là đòn bẩy đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Nhập khẩu chưa thật gắn liền với xuất khẩu, chưa tạo được tiền đề để thay đổi cơ

cấu hàng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Anh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa thực sự chủ động tìm hiểu thị

trường Anh và tìm cách thâm nhập trực tiếp sang thị trường này. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp của Việt Nam còn làm ăn tuỳ tiện, manh mún với một phong cách

chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Anh.

Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, chưa có sự

gắn kết chặt chẽ giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam với hệ

thống các kênh phân phối trên thị trường Anh.

Tình trạng xuất khẩu gián tiếp sang thị trường Anh của các doanh nghiệp

Việt Nam còn phổ biến. Theo thống kê, có đến 60% số hàng xuất khẩu của Việt

Nam sang Anh theo kênh gia công và qua trung gian. Tình trạng này đặc biệt phổ

biến trong lĩnh vực xuất khẩu giày dép và dệt may - hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

của Việt Nam sang Anh. Do có quan hệ thương mại truyền thống với Anh Quốc nên

nhiều nước châu á như Singapore, Malaysia, Indonesia là chiếc cầu nối cho các sản

phẩm dệt may và giày dép của Việt Nam với thị trường Anh. Hàng hoá sau khi

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam87

Page 89: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

được nhập về từ Việt Nam sẽ bị bóc nhãn, thay nhãn mác mới rồi được tái xuất

sang thị trường Anh với giá cao gấp 3 đến 5 lần so với giá nhập từ Việt Nam. Việc

buôn bán qua trung gian đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam

cũng như doanh nghiệp Anh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, lợi nhuận nhận

được chỉ trên dưới 30% so với sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Thiệt hại hơn nữa là

các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có cơ hội để khẳng định thương hiệu của

mình trên thị trường Anh. Còn đối với các doanh nghiệp Anh, họ sẽ phải mua hàng

với giá cao hơn giá thực tế.

Những tồn tại trên đây đã gây những trở ngại đáng kể trong quan hệ thương

mại Việt Nam – Anh quốc trong giai đoạn hiện nay. Những biến động phức tạp và

sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương

mại, đòi hỏi cả Việt Nam và Anh cần phải có những nỗ lực hơn nữa nhằm tháo gỡ

những khó khăn, giải quyết những tồn tại để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại

phát triển vì lợi ích của cả hai bên.

Chương 3

Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp việt nam xuất khẩu sang

anh

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam88

Page 90: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại

Việt Nam – Anh quốc

Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh quốc hiện tại tuy còn tồn tại một số vấn

đề nhưng trong tương lai khả năng mở rộng và phát triển quan hệ này là rất lớn.

Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở bởi một số lý do sau.

Thứ nhất, về lý thuyết, thị trường hai nước Việt Nam và Anh có những đặc

điểm cơ bản có thể bổ sung cho nhau hay nói một cách khác cả hai nước đều có

điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của mình. Việt Nam là một nước đang phát

triển, đang trong quá trình công nghiệp hoá đất nước nên nhu cầu nhập khẩu máy

móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ nguồn là rất

lớn. Trong khi Anh quốc là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển nhất

thế giới và là một trong những trung tâm công nghệ nguồn của EU, có thể đáp ứng

nhu cầu nhập khẩu của những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá như Việt

Nam. Ngược lại, nền nông nghiệp và công nghiệp nhẹ của Anh tuy phát triển nhưng

nếu sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn nhiều so với nhập khẩu từ các nước đang phát

triển. Do đó nhu cầu nhập khẩu những sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

của Anh là rất lớn . Mà những sản phẩm này lại là thế mạnh của Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam và Anh Quốc đều nằm trong khu vực thương mại năng

động nhất thế giới. Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam á (ASEAN). Anh là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Đây

đều là những tổ chức có mối quan hệ hợp tác gắn bó.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam89

Page 91: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Thứ ba, thực tế cho thấy hoạt động thương mại giữa hai nước liên tục được

cải thiện, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng với tốc độ cao và hứa hẹn sẽ tăng mạnh

hơn nữa trong tương lai.

Thứ tư, châu Âu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thị

trường xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam xác định châu Âu sẽ chiếm khoảng 25%

trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, trong đó thị trường EU sẽ chiếm

khoảng 17%. Anh được coi là một trong bốn thị trường chính mà Việt Nam hướng

tới trong EU. Ngược lại, sự phát triển ổn định của nền kinh tế xã hội Việt Nam

trong những năm qua đã thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của các doanh

nghiệp Anh. Hiện nay, tổ chức Hiệp hội thương mại Anh ở Việt Nam đã có 210

thành viên tham gia và ngoài ra còn có hơn 100 văn phòng đại diện và các công ty

liên doanh của Anh ở Việt Nam.

Thứ năm, Chính phủ hai nước đều có những nỗ lực nhằm thúc đẩy mối quan

hệ thương mại song phương. Về phía Anh, hiện tại Chính phủ Anh có cho đặt

Phòng Thương mại Anh tại Việt Nam (Trade Partners UK), một văn phòng ở thành

phố Hồ Chí Minh và một ở Đại sứ quán Anh tại Hà Nội. Phòng Thương mại có

nhiệm vụ xúc tiến hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh tại thị

trường Anh quốc và tư vấn cho họ về nhu cầu cũng như nguồn sản phẩm ở thị

trường này. Bên cạnh đó, phía Anh cũng phối hợp với Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI) để giúp đỡ các công ty Anh muốn đầu tư vào thị trường

Việt Nam. Trong năm 2003, Chính phủ Anh đã hỗ trợ tám đoàn doanh nghiệp Anh

sang thăm và tìm hiểu thị trường Việt Nam để xúc tiến đầu tư. Về phía Việt Nam,

Tham tán thương mại Sứ quán Việt Nam tại Anh đã làm rất tốt trong việc giúp đỡ

các công ty của Việt Nam tìm hiểu thị trường Anh cũng như tư vấn, hướng dẫn cho

các doanh nghiệp Anh Quốc nghiên cứu tìm hiểu thị trường Việt Nam. Ngoài ra,

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam90

Page 92: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Thương vụ còn phối hợp với

Bộ Công thương Anh, Phòng Thương mại và Công nghiệp London, Hiệp hội các

doanh nghiệp Việt Anh tổ chức các cuộc hội thảo về cơ hội buôn bán đầu tư giữa

hai nước. Trong thời gian tới, Chính phủ hai nước đều chủ trương tăng cường quan

hệ thương mại hơn nữa bao gồm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp

hai nước, Chính phủ Anh giúp phía Việt Nam mở các lớp đào tạo về kỹ năng quản

lý, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường hai nước.

Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam – Anh Quốc có đầy đủ cơ sở chủ

quan cũng như khách quan để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây sẽ là tiền đề để các

doanh nghiệp của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh

trong thời gian tới

Để có được những dự báo về khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Anh trong thời gian tới, trước hết ta cần phải căn cứ vào định hướng phát

triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Sau đây là bảng cơ cấu thị trường xuất

khẩu của Việt Nam và hướng phát triển đến năm 2010:

Bảng 16 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010

Đơn vị:%

Nước 1991-1995 2000 2010

Nhật Bản 28,5 12 11

ASEAN 18 13 11

EU 12 15 17

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam91

Page 93: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Mỹ 1 8 17

Trung Quốc 7,4 8 9

SNG và Đông Âu 2,2 3 4

Các nước khác 30,9 41 31

Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại

Qua bảng 16 ta thấy, đến năm 2010, chúng ta chuyển dần hướng xuất khẩu

sang châu Âu và Mỹ. Chủ trương của Việt Nam là đến năm 2010, xuất khẩu sang

châu Âu sẽ chiếm 25% trên tổng lượng xuất khẩu, trong đó riêng EU sẽ chiếm 17%.

Mặc dù, đến năm 2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 thành viên mới nhưng Việt Nam xác

định cùng với Đức, Pháp, Hà Lan, Anh vẫn sẽ là bạn hàng lớn nhất của mình trong

EU. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang thị

trường Anh sẽ chiếm khoảng 20% trong EU. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang

thị trường này sẽ là giày da, may mặc, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, nông lâm

thuỷ sản tinh chế và dầu thô. Để có thể đưa ra những dự đoán về xuất khẩu của Việt

Nam sang Anh, ngoài căn cứ vào hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhu cầu

nhập khẩu của Anh, còn cần phải căn cứ vào những dự báo về thị trường xuất khẩu

những mặt hàng chính của Việt Nam mà Bộ Thương mại đưa ra.

Bảng 17: Dự báo thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam

Đơn vị: Lượng : nghìn tấn Giá trị:Triệu USD

Mặt

hàng

Thực hiện

2000

Kế hoạch

2005

Kế hoạch

2010

Cơ cấu

thị trường

Lượn

g

Giá trị Lượn

g

Giá trị Lượn

g

Giá trị

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam92

Page 94: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Dệt may 1.950 5.000 7.500 Mỹ: 57,1%; EU: 18,6%; Nhật:

15,7%;

Các thị trường khác : 8,6%

Giày dép 1.650 4.000 7.000 EU: 67,4%; Mỹ: 12,2%;

Nhật: 3,9%;

Các thị trường khác :16,5%

Thuỷ sản 1.200 2.500 3.000 Mỹ: 35%; Nhật: 26%;

EU: 10%; Trung Quốc:13%;

Hàn Quốc: 5%;

Singapore:2%; úc: 2%;

Các thị trường khác: 7%

Dầu thô 16.800 3.200 11.800 2.400 8.000 1.600 Mỹ: 25%, Trung Quốc:24%;

Singapore: 19%; Nhật: 18%;

Anh: 7%;

Các thị trường khác: 8,6%

Cà phê 630 500 700 700 750 850 EU: 65%; Mỹ: 17%;

Nhật: 6%; Singapore: 3%;

Các thị trường khác: 9%

Cao su 245 153 300 250 500 500 Trung Quốc: 35%; EU:15%;

Singapore:10%;

Đài Loan:8%; Hàn Quốc:8%

Nga: 7%; Malaisia: 5%;

Các thị trường khác: 12%

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam93

Page 95: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Rau quả 180 800 1.600 Trung Quốc: 50%;

ĐàiLoan:10%; Hàn Quốc:

8%; Nhật: 7%; EU: 5%;

Các thị trường khác: 16%

Nguồn:Báo cáo về hướng thị trường xuất khẩu những mặt hàng chính của Việt Nam Vụ Xuất Nhập khẩu - Bộ Thương mại

Bảng dự báo trên cho thấy EU vẫn luôn là thị trường quan trọng đối với các

mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với vị trí quan trọng trong EU và tiềm

năng nhập khẩu lớn, thị trường Anh sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong việc nhập khẩu

những mặt hàng này của Việt Nam.

Dệt may và giày dép vẫn sẽ là những mặt hàng đóng góp lớn vào kim ngạch

xuất khẩu từ nay đến năm 2010. Hai mặt hàng này sẽ vẫn có sự tăng trưởng đều đặn

sang thị trường Anh. Đặc biệt là mặt hàng giày dép, Anh sẽ là thị trường xuất khẩu

giày dép lớn nhất của Việt Nam với hai mặt hàng được thị trường Anh ưa chuộng là

giày da và giày thể thao.

Cà phê cũng là mặt hàng sẽ có sự tăng trưởng mạnh vào thị trường Anh. Với

chính sách khuyến khích phát triển giống cà phê arabica - giống cà phê được ưa

chuộng trên thế giới - cà phê của Việt Nam sẽ cạnh tranh được với cà phê của các

nước hiện đang là bạn hàng cung cấp cà phê lớn cho Anh như ấn Độ và Colombia.

Hiện nay chính phủ đang cố gắng đưa diện tích cà phê arabica lên 100 nghìn ha với

hy vọng đạt sản lượng từ 150 nghìn tấn đến 200 nghìn tấn vào năm 2010. Xuất khẩu

cà phê sang EU sẽ chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt

Nam vào 2005 và 2010. Trong đó dự đoán xuất khẩu sang Anh sẽ chiếm khoảng

10%.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam94

Page 96: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Thuỷ sản dự báo cũng sẽ có sự tăng trưởng khi xuất khẩu vào Anh. Tuy

nhiên, mức tăng trưởng này vẫn được duy trì như trước do việc xuất khẩu thuỷ sản

vào EU không phải là dễ dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là mặt hàng

có sự kiểm tra chặt chẽ nhất khi xuất khẩu sang EU. Muốn có sự tăng trưởng đột

phá đòi hỏi các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam phải có sự đầu tư và nỗ lực rất lớn

trong mọi khâu sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt mặt hàng dầu thô sẽ là mặt hàng mới được xuất khẩu sang thị trường

Anh và dự đoán sẽ có xu hướng tăng mạnh. Anh là nước có ngành công nghiệp hóa

dầu phát triển. Các vùng khai thác dầu của Anh chủ yếu là ở khu vực Biển Bắc và

vùng Alasca. Tuy nhiên, dầu đã được khai thác ở những vùng này trong thời gian

rất dài. Để đảm bảo cho nguồn cung cấp xăng dầu trong tương lai, bên cạnh việc

các công ty dầu khí đẩy mạnh đầu tư khai thác ở nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu

dầu thô của Anh phục vụ cho công nghiệp năng lượng trong nước là rất lớn. Điển

hình là vào năm 2003, ba công ty dầu khí lớn của Anh là Shell. UK. Ltd, esso

exploration và Production UK. Ltd đã ký kết thoả thuận với công ty dầu mỏ Statoil

ASA của Nauy về việc cung cấp xăng dầu từ Nauy sang Anh với khối lượng lớn

đảm bảo cho nhu cầu về xăng dầu của Anh trong tương lai. Tuy nhiên, thoả thuận

chỉ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2017. Đây sẽ là cơ hội cho dầu thô của Việt Nam

xuất khẩu sang Anh nhưng chỉ trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Bởi sau khi

những nhà máy lọc dầu của Việt Nam được hoàn thành và đưa vào hoạt động thì

việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sẽ không được khuyến khích.

Rau quả tuy là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu mạnh của Việt Nam sang thị

trường Anh nhưng chỉ sau một khoảng thời gian dài khi các doanh nghiệp xuất khẩu

rau quả Việt Nam tạo được uy tín tốt về chất lượng với các nhà nhập khẩu Anh

Quốc. Vì vậy trong thời gian trước mắt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng vẫn sẽ tăng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam95

Page 97: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

không đáng kể. Các nước cung cấp chính mặt hàng này cho thị trường Anh là EU

và New Zealand là những nước có khả năng cạnh tranh rất mạnh.

Các mặt hàng khác như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ vẫn sẽ là những mặt hàng

có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

Anh. Bên cạnh việc gia tăng nhu cầu về những mặt hàng này trên thị trường Anh,

các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng đã có những đầu tư lớn, có

thể đáp ứng những hợp đồng lớn từ phía nhà nhập khẩu.

Về cao su tự nhiên, do là mặt hàng nhập khẩu thiết yếu của thị trường Anh

nên nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này vẫn ổn định và sẽ có kim ngạch tăng trưởng

đều qua các năm.

III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam

xuất khẩu sang Anh

Xuất phát từ những phân tích về thị trường Anh, kinh tế Anh, quan hệ thương

mại Việt Anh trong thời gian qua và những dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang

Anh trong thời gian tới, ta có thể thấy triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của

các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Để những triển vọng và dự đoán thành hiện

thực, Việt Nam cần phải có những biện pháp đồng bộ từ phía nhà nước và các

doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước có những giải pháp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy

mối quan hệ thương mại song phương giữa hai nước, đưa ra những chính sách hỗ

trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội

tiếp xúc với đối tác Anh thông qua những chuyến thăm ngoại giao từ đó thiết lập

quan hệ hợp tác thương mại lâu dài. Bản thân doanh nghiệp phải năng động tìm

hiểu thị trường Anh, đối tác Anh, áp dụng những biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam96

Page 98: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

một cách tích cực. Đồng thời phải nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh

nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Cụ thể, nhà nước và doanh nghiệp cần có những giải

pháp sau.

1. Giải pháp về phía nhà nước:

Anh quốc tuy không phải là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng

luôn là một đối tác quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Vì vậy,

để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam phải có những giải pháp từ

phía nhà nước một cách tổng thể, trên mọi khía cạnh.

1.1: Những chính sách chung:

Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nói chung.

Trước hết là luật Thương mại, luật Đầu tư nước ngoài, luật Thuế...Đồng thời phải

tiếp tục đổi mới và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu,nhất là

thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai hàng tính thuế.

Hoàn thiện quản lý các chiến lược cấp quốc gia về phát triển các ngành hàng

xuất khẩu. Trong đó xác định rõ các thị trường mục tiêu, tỷ trọng cơ cấu thị trường;

chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến

khuyếch trương; tổ chức thực hiện và kiểm soát các chiến lược này cho từng ngành

hàng xuất khẩu. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải đảm bảo hiệu lực thống nhất

và đồng bộ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược ở tất cả các ngành, các cấp cũng

như tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, các ngành sản xuất,các cơ

quan khoa học và các doanh nghiệp của Việt Nam.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam97

Page 99: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Tăng cường chất lượng hàng xuất khẩu từ phía nhà nước. Nghiêm túc mở

rộng các chương trình về quản lý chất lượng như ISO, TQM...Đưa chất lượng thành

quốc sách hàng đầu để thâm nhập thị trường, nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất

khẩu tương xứng với tiềm năng.

1.2: Về quan hệ song phương:

Tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Mặt khác, do

Anh quốc là một thành viên trong Liên minh châu Âu, vì vậy việc mở rộng quan hệ

hợp tác kinh tế thương mại với EU là nền tảng cần thiết để mở rộng quan hệ thương

mại giữa Việt Nam và Anh. Trước mắt, để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang Anh

quốc, trong điều kiện chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt

Nam cần chuẩn bị đàm phán kéo dài chế độ GSP với EU. Ngoài ra, Bộ Thương mại

chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan tiến hành đàm phán và thoả thuận với EU

về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU như: phối hợp

với EU trong việc kiểm soát lượng giầy dép mang xuất xứ Việt Nam xuất khẩu vào

EU, tránh nguy cơ EU áp đặt hạn ngạch cho Việt Nam; Đề nghị EU sớm cùng ta

xem xét lại Hiệp định Dệt may để nâng mức hạn ngạch lên từ 30% đến 50% cho

từng chủng loại.

Có định hướng cơ cấu hàng vào EU nói chung và Anh quốc nói riêng. Nâng

cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực. Phát triển mặt hàng mới với

công nghệ mới.

Giải quyết trong quan hệ song phương giữa hai Chính phủ, tạo thuận lợi cho

việc tăng cường khả năng thâm nhập của hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường

Anh về các vấn đề như thoả thuận về thủ tục kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, thoả

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam98

Page 100: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

thuận về thanh toán. Phía Việt Nam cũng nên đàm phán với phía Anh về việc cho

phép thành lập kho ngoại quan của Việt Nam tại Anh để giảm bớt các rủi ro kinh

doanh.

1.3: Về hỗ trợ xúc tiến thương mại:

Chính phủ nên cho phép thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại Việt

Nam tại Anh. Hiện nay luật thương mại Anh đã cho phép thành lập các trung tâm

thương mại của nước ngoài trên đất nước Anh. Các trung tâm xúc tiến thương mại

Việt Nam tại Anh sẽ giới thiệu, quảng bá hàng hoá của Việt Nam, đồng thời thực

hiện cung ứng các dịch vụ trợ giúp miễn phí hoặc phí thấp cho các nhà kinh doanh

và đầu tư khi tiếp cận và thâm nhập thị trường Anh. Mặt khác, trung tâm có thể sẽ

thu hút các công ty Việt Kiều, cộng đồng người Việt tại Anh tới giới thiệu, bán

hàng, giao dịch mua hàng tại Anh, tạo đầu mối, xúc tiến cho các công ty, doanh

nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các các doanh nghiệp Anh.

Bộ Thương mại cần chủ động tổ chức triển lãm định kỳ hàng xuất khẩu Việt

Nam tại Anh. Tăng cường hoạt động quảng cáo hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

trên thị trường Anh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,

truyền hình, kể cả thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, giới thiệu

hàng mẫu được tổ chức tại Anh. Có thể lựa chọn một số mặt hàng có khả năng tiêu

thụ mạnh nhất trên thị trường trong từng thời kỳ để tập trung quảng cáo. Ngoài ra,

để người tiêu dùng Anh biết tới hàng hoá Việt Nam nhiều hơn thì ngoài việc quảng

cáo sản phẩm của Việt Nam, Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan như Ngoại

giao, Du lịch, Phát thanh, Truyền hình...cần hợp tác trong việc phát hành các tài

liệu, catalogue, băng, đĩa để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên đất

nước Anh.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam99

Page 101: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Tổ chức các phái đoàn thương mại của Chính phủ đi khảo sát thị trường, trao

đổi thông tin và xúc tiến các cơ hội kinh doanh, đầu tư mới tại thị trường Anh.

Tổ chức cung cấp thông tin về thị trường Anh cho các doanh nghiệp Việt

Nam. Để làm tốt hơn việc này, Bộ Thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Anh

cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường Anh. Đây

sẽ là những dịp để các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thông tin về

chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu của Anh, hệ thống thuế quan, thủ tục

xuất nhập khẩu và các tư liệu cần thiết khác về thị trường và mặt hàng mà các

doanh nghiệp quan tâm, giúp cho các doanh nghiệp của Việt Nam có sự chuẩn bị tốt

trước khi xuất khẩu vào thị trường Anh.

Tăng cường vai trò của thương vụ trong việc xúc tiến thương mại. Thương vụ

Việt Nam tại Anh giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tìm đối tác tin

cậy, ngân hàng có uy tín ở Anh. Thương vụ cũng phải thực hiện vai trò cầu nối của

mình, đó là thoả mãn những nhu cầu thông tin vè hàng hoá, về đối tác Việt Nam

cho các doanh nghiệp Anh khi họ có nhu cầu buôn bán với Việt Nam và ngược lại

cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về các đối tác Anh khi họ có

yêu cầu. Thương vụ cũng phải thường xuyên báo cáo về Bộ Thương mại từng diễn

biến chung trên thị trường Anh như luật lệ, cơ chế chính sách, tỷ giá hối đoái, lạm

phát, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, xu hướng thương mại...đến những

diễn biến cho từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh như dự báo cung

cầu, vấn đề cạnh tranh, giá cả, thị hiếu, kênh phân phối, cách tiếp cận thị trường.

Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cần phải giúp đỡ doanh nghiệp trong công

tác nghiên cứu dự báo thị trường. Đây là công tác quan trọng và cần thiết đối với

hoạt động xuất nhập khẩu mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực

hiện. Anh là một thị trường tự do với những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam100

Page 102: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

lượng. Vì vậy công tác dự báo thị trường càng có vai trò quan trọng, góp phần định

hướng hoạt động xuất khẩu, giảm bớt các rủi ro khi xuất khẩu.

1.4: Về hỗ trợ tài chính:

Chính phủ cần có những chính sách nhằm hỗ trợ cho liên minh các doanh

nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu vào Anh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc

biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc buôn bán với các đối tác Anh thường

gặp nhiều khó khăn như khoảng cách địa lý giữa hai nước xa xôi nên cước phí vận

chuyển cao, rủi ro lớn. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách tín dụng ưu đãi cho

các doanh nghiệp xuất khẩu sang Anh như hỗ trợ vốn hoặc hỗ trợ lãi suất cho vay

để doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá, đề phòng

những rủi ro có thể xảy ra. Đối với các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu những

mặt hàng mới sang thị trường Anh thì cần có biện pháp khuyến khích như miễn

giảm thuế. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều sản phẩm thì cần có chính

sách thưởng xuất khẩu.

Anh là một thị trường khó tính và mức độ cạnh tranh hết sức khốc liệt. Hàng

hoá của Việt Nam thường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá cùng chủng

loại từ các nước đang phát triển khác trên thị trường này. Do đó, để khuyến khích

các doanh nghiệp xuất khẩu sang Anh, Chính phủ cần có sự trợ giá trong thời gian

đầu khi các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường. Từ đó các doanh nghiệp mới

có cơ hội đứng vững trên thị trường và có thể cạnh tranh được với hàng hóa của các

nước khác.

Sử dụng có hiệu quả Quỹ tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần hoàn

thiện môi trường kinh doanh trong nước để thuận lợi hoá cho các hoạt động kinh

doanh và đầu tư của các doanh nghiệp.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam101

Page 103: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp:

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh, ngoài những chính sách hỗ trợ

cần thiết từ phía nhà nước còn cần có sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Chính các

doanh nghiệp là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công bởi doanh nghiệp

là chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Để thâm nhập và đứng vững

trên thị trường Anh – một thị trường tự do cạnh tranh - đòi hỏi các nhà xuất khẩu

hàng hoá của Việt Nam phải có những giải pháp cụ thể từ khâu nghiên cứu thị

trường đến khâu giao dịch.

2.1: Tìm hiểu thị trường:

Thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh doanh là phải hiểu thị trường họ sẽ

làm ăn và phải hiểu tâm lý cũng như nhu cầu khách hàng. Thị trường Anh là một thị

trường khó tính, do vậy đòi hỏi các nhà xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phải tìm

hiểu nghiên cứu bài bản và chuyên nghiệp về nhu cầu cũng như thị hiếu của thị

trường này trước khi đặt mối quan hệ kinh doanh thì mới có thể thành công.

Để tiếp cận thị trường Anh các doanh nghiệp nên tận dụng những hỗ trợ về

xúc tiến thương mại từ phía Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Doanh nghiệp có

thể tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường Anh, tham gia các cuộc hội

chợ triển lãm hay thông qua Thương vụ Việt Nam tại Anh để tìm kiếm những thông

tin về thị trường và những đối tác tin cậy. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể

cung cấp cho Thương vụ các hàng mẫu, catalogue hoặc giới thiệu quảng cáo để

Thương vụ có điều kiện giới thiệu với khách hàng.

2.2: Tạo nguồn hàng:

Nguồn hàng thích hợp với thị trường Anh là nguồn hàng đa dạng, phong phú

về chủng loại, khối lượng lớn, cung ổn định, thoả mãn thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam102

Page 104: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

tốt nhất năm tiêu chuẩn của sản phẩm là chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho

người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động

Đối với các doanh nghiệp thương mại chuyên làm xuất nhập khẩu, do không

phải là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên các doanh nghiệp này cần chủ

trọng đến khâu tìm nhà sản xuất trong nước có uy tín, hàng hoá đáp ứng yêu cầu về

chất lượng. Từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài để tạo nguồn cung cấp hàng ổn

định. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại phải thường xuyên cập nhật những thay

đổi trong thị hiếu tiêu dùng để điều chỉnh những thay đổi trong sản xuất nhằm tạo ra

những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính.

Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, muốn tạo ra được

nguồn hàng thích hợp với thị trường có nhiều đòi hỏi cao về chất lượng như thị

trường Anh, các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý. Nếu

một doanh nghiệp chú trọng đầu tư vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản

xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất

lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng và vượt được rào cản kỹ thuật

của bất kỳ thị trường nào cho dù khó tính nhất. Tại thời điểm này, khi các doanh

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đang hướng vào thị trường EU nói

chung và thị trường Anh nói riêng, không còn cách nào khác là phải tăng cường áp

dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Đây đều là những hệ

thống quản lý mà việc áp dụng gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh

nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường này.

2.3: Lựa chọn kênh phân phối:

Hệ thống phân phối của Anh quốc đã hình thành nên tổ hợp rất chặt chẽ và có

nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận được với hệ thống phân phối này không phải là dễ đối

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam103

Page 105: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hiện nay, các nhà xuất khẩu của ta muốn tiếp cận

các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Anh quốc thì cần phải tiếp cận được với

các nhà nhập khẩu Anh. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các nhà

nhập khẩu Anh theo hai hướng sau:

Thứ nhất, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thông qua Thương vụ của Việt

Nam tại Anh, Phòng Thương mại Anh tại Việt Nam (Trade Partners UK) để tìm đối

tác và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Anh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp của

Việt Nam thường ở trong tình trạng phải xuất khẩu qua trung gian để vào được thị

trường Anh. Có tình trạng này một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa tích

cực trong việc tìm những thông tin thị trường. Để khắc phục tình trạng này, các nhà

xuất khẩu Việt Nam cần chủ động trong việc tìm đối tác thông qua các cơ quan xúc

tiến thương mại của Chính phủ. Trước mắt, việc tiến hành xuất khẩu trực tiếp còn

gặp nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam khẳng định

được uy tín và chất lượng của mình trên một thị trường khó tính như thị trường

Anh. Việc tìm đối tác tin cậy và xuất khẩu hàng hoá trực tiếp sang một thị trường

có dung lượng lớn, ổn định, hàm lượng công nghệ cao như thị trường Anh quốc là

một hướng đi đúng đắn cả trước mặt và lâu dài.

Thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên

doanh với các công ty xuyên quốc gia của Anh để trở thành công ty con. Bằng cách

này, các doanh nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo

trên thị trường Anh vì các công ty xuyên quốc gia Anh luôn đóng vai trò chủ chốt

trong các kênh phân phối này. Các nhà nhập khẩu (các công ty thương mại) thuộc

các công ty xuyên quốc gia thường nhập hàng từ các xí nghiệp, nhà máy thuộc tập

đoàn của mình. Sau đó đưa hàng vào mạng lưới tiêu thụ (hệ thống các siêu thị, cửa

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam104

Page 106: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

hàng, công ty bán lẻ độc lập...). Nếu trở thành một công ty con của tập đoàn thì

đương nhiên hàng sản xuất ra sẽ được đưa vào kênh tiêu thụ của tập đoàn.

Việt Nam đang thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy

trong tương lai hàng xuất khẩu chủ lực của ta sẽ là hàng điện tử – tin học, thực

phẩm chế biến và các mặt hàng chế tạo có hàm lượng công nghệ cao. Những mặt

hàng này rất khó thâm nhập vào thị trường phát triển như thị trường Anh. Do vậy,

ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức thích hợp, chủ động

và tích cực thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường này. Bên cạnh đó,

việc thâm nhập thành công và có chỗ đứng trên thị trường Anh sẽ là chìa khoá quan

trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác

của EU.

2.4: Tiến hành giao dịch:

Với tư cách là nhà xuất khẩu, khi tiến hành giao dịch với các nhà nhập khẩu

Anh Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ văn hóa của đối tác để

có phương án chuẩn bị thích hợp, bởi các tập quán kinh doanh của người Anh và

người Việt Nam rất khác nhau.

Các doanh nhân Anh là những người rất coi trọng lợi ích của thương vụ, họ

có thể tiến hành hợp tác với những đối tác hoàn toàn xa lạ. Do ít hiểu biết về đối tác

nên các nhà kinh doanh Anh thường thích các hợp đồng bằng văn bản dài và chi tiết

để tránh các vấn đề phát sinh. Họ sẽ xem xét rất kỹ từng điều khoản của hợp đồng

trước khi ký và sẽ không thay đổi ý kiến một khi hợp đồng đã được ký kết. Các nhà

xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý tới vấn đề quan trọng này bởi các thương nhân

Việt Nam thường tin vào các mối quan hệ hơn vào văn bản nên thường thích các

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam105

Page 107: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

hợp đồng ngắn gọn, chỉ bao gồm các điều khoản chủ yếu. Phần còn lại của hợp

đồng sẽ tuân theo những lần giao hàng trước hoặc thoả thuận thêm sau này.

Khi ký kết hợp đồng với các nhà nhập khẩu Anh Quốc, các nhà xuất khẩu

Việt Nam nên nhớ rằng một hợp đồng chi tiết đã được ký kết, nếu gặp rắc rối trong

việc thực hiện họ không nên trông đợi vào sự thông cảm của đối tác để yêu cầu sửa

đổi hợp đồng. Đây là điều khác biệt so với các bạn hàng truyền thống của Việt

Nam. Vì vậy, trước khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

phải nghiên cứu thật kỹ mọi điều khoản, thời gian và khả năng thực hiện hợp đồng

của mình để tránh những rắc rối xảy ra sau này.

Một điều quan trọng nữa mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý đến

là các nhà nhập khẩu Anh, nhất là những nhà nhập khẩu lớn, thường rất thận trọng

trong việc lựa chọn các nhà cung cấp. Họ không chỉ nghiên cứu kỹ các sản phẩm

chào bán mà có thể còn tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất của nhà cung cấp. Do

đó các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị trước về vần

đề này.

3. Giải pháp đối với ngành hàng:

Việc thúc đẩy xuất khẩu đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể từ phía Nhà nước

và doanh nghiệp. Đây là những giải pháp đối với chủ thể của hoạt động xuất khẩu.

ở một khía cạnh khác, chúng ta còn cần phải có giải pháp đối với bản thân hàng hóa

- đối tượng trực tiếp của hoạt động xuất khẩu.

ở vị thế như Việt Nam hiện nay trong thương mại quốc tế, việc nâng cao khả

năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu là giải pháp mấu chốt để các doanh nghiệp

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam106

Page 108: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Anh - thị trường trọng điểm trong khu vực EU và có mức độ cạnh tranh gay gắt

nhất trong EU - thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng.

Giải pháp chung để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt

Nam bao gồm những giải pháp về chất lượng và giá cả.

Về chất lượng của hàng hoá:

Đầu tiên là phải tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường Anh, đáp ứng những chế định và đòi hỏi của thị trường,

xây dựng chiến lược sản phẩm cho từng loại hàng hoá xuất khẩu.

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ giao hàng đúng mẫu và đúng chất lượng đã

thoả thuận. Để làm tốt việc này, cần có sự hoạt động tích cực và hiệu quả của các

cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu ở các cửa khẩu, trong trường hợp cần

thiết cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giám định hàng hoá có uy tín quốc

tế.

Thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã, đóng gói, bao bì, nhãn hiệu của

hàng hoá, góp phần nâng cao chất lượng, độ hấp dẫn của hàng hoá Việt Nam, nhất

là đối với hàng may mặc và giày dép cần phải theo kịp thời trang và thị hiếu của

người tiêu dùng trên thị trường.

Về giá cả

Phấn đấu hạ giá thành sản xuất, giảm bớt chi phí trung gian, xử lý tham số

vận tải trong giá để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường

Anh.

Thực hiện một cách linh hoạt những chính sách về tỷ giá hối đoái, đáp ứng sự

thay đổi nhanh chóng về tỷ giá trên thị trường Việt Nam và thị trường Anh Quốc.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam107

Page 109: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Dự báo trước những biến động về tỷ giá để đưa ra một mức giá chào bán hợp lý,

vừa thu được lợi nhuận vừa có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ khác.

Trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho mọi

chủng loại hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số mặt hàng tuy

Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Anh nhưng kim ngạch vẫn chưa

tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, ngoài những giải pháp

về chất lượng và giá cả, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá còn cần

những giải pháp khác.

Như đã phân tích ở chương hai, đối với một nước có nền nông nghiệp nhỏ bé

và công nghiệp nhẹ ít được chú trọng như Anh thì những mặt hàng có tiềm năng

xuất khẩu sang thị trường này vẫn là những mặt hàng nông lâm thuỷ sản và công

nghiệp nhẹ. Đây đều là những mặt hàng xuẩt khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong số

đó có những mặt hàng như thuỷ sản, trái cây đặc sản, nhân điều, hạt tiêu, cà phê,

may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, gốm sứ được xếp vào danh sách nhóm

hàng có khả năng cạnh tranh. Đối với nhóm hàng này, giải pháp khác nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu là tăng cường quảng bá thương hiệu.

Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Anh bởi những người

tiêu dùng Anh rất coi trọng thương hiệu khi lựa chọn hàng hóa.

Để tiến hành quảng bá thương hiệu cho hàng hoá của mình trên một thị

trường nước ngoài thì doanh nghiệp phải chú trọng thực hiện đầy đủ bốn bước cơ

bản là: Xây dựng chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược xác định khu vực thị

phần, đối tượng khách hàng; nghiên cứu kỹ càng đối thủ cạnh tranh; xây dựng cách

thức quảng bá sản phẩm trên thị trường; xác định một chiến lược kinh doanh riêng

cho mình. Đồng thời, doanh nghiệp phải đầu tư cho kế hoạch xây dựng hình ảnh

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam108

Page 110: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

công ty. Song song với chiến lược quảng bá hiệu quả cần phải ổn định chất lượng

hàng xuất khẩu để đảm bảo uy tín cho thương hiệu.

Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang một thị trường có những đòi hỏi rất cao

và cạnh tranh gay gắt như thị trường Anh thì giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng

cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn phải tạo

cho mình một thương hiệu riêng, gắn liền với chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với

các nhà nhập khẩu Anh Quốc.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam109

Page 111: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Kết luận

Anh Quốc là một thành viên chủ chốt trong Liên minh châu Âu - một đối tác

rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Triển vọng xuất khẩu

sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Nếu có điều kiện

hiểu biết tốt về thị trường này, xác định được những tiềm năng và nhu cầu nhập

khẩu, đồng thời có giải pháp khai thác hợp lý, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang Anh sẽ tăng mạnh và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Điều này không chỉ có ý

nghĩa đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ

hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh nói riêng và với

Liên minh châu Âu nói chung.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam110

Page 112: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Tài liệu tham khảo

1. GS .TS. NGƯT. Bùi Xuân Lưu (ĐHNT): Giáo trình “Kinh tế Ngoại

thương” – NXB Giáo Dục

2. Dương Hữu Hạnh: Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” – NXB Tài Chính

3. Ths. Nguyễn Hoàng ánh (ĐHNT): "Vai trò của văn hoá trong đàm phán

thương mại quốc tế" - Kỷ yếu hội nghị khoa học năm 2000 - Đại học

Ngoại thương

4. David McDowall: Sách “Britain in close-up” – NXB Trẻ – 2002.

5. Nguyễn Tâm Tình: Sách “100 Tập đoàn kinh tế hàng đầu châu Âu” –

NXB Thế Giới – 2001.

6. TS. Nguyễn Quán: Sách “217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới” – NXB

Thống kê - 2003.

7. Sách "Britain 2002 - The official Yearbook" - Văn phòng Thống kê quốc

gia Anh - 2003.

8. Sách "Britain's Economy" - Trung tâm in ấn - 2002.

9. Sách “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” – NXB Thống kê

và Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam.

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam111

Page 113: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

10.Tài liệu “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới” của Bộ

Thương mại và Trung tâm tư vấn - đào tạo kinh tế thương mại.

11. Tài liệu của Vụ Âu Mỹ, Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại.

12.Báo cáo phát triển thế giới các năm 2002, 2003 của World Bank

13. “Kỷ yếu xuất khẩu 2001” – Saigon Time.

14. “Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam” – NXB Thống kê 2002

15. Niên giám thống kê các năm 2000, 2001, 2002 – NXB Thống kê

16. Kinh tế Việt Nam và Thế giới các năm 1999, 2000, 2001, 2002 - Thời báo

kinh tế Việt Nam.

17. Tạp chí Nghiên cứu châu Âu các số năm 2001, 2002, 2003.

18. Tạp chí Ngoại thương các số năm 2003.

19. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số 2, 4 năm 2003

20. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 44 năm 2002.

21. Tạp chí Thương mại số 26 năm 2003.

22. Thời báo kinh tế Sài Gòn các số 11, 34 năm 2003.

23. Báo Diễn đàn doanh nghiệp số 59 năm 2003.

24. Báo Đầu tư các số 115, 116, 120 năm 2003.

25. Báo Thị trường - Tin nhanh hàng ngày các số 225, 228 năm 2003.

26. www. tradepartners.gov.uk.

27. www. britishcouncil.org.vn

28. www. uk-vietnam.org

29. www. statistics.gov.uk/themes/economy/

30. www. europages.com

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam112

Page 114: Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam

Khóa luận tốt nghiệp Đào Thị Mai Hương - T2 K38F

Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc của cỏc doanh nghiệp Việt Nam113