21
MarketIntello 1 Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2016 Triển vọng 2017 Chuẩn bị bởi MarketIntello Báo cáo cập nhật 16/02/2017

Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 1

Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2016 và

Triển vọng 2017Chuẩn bị bởi MarketIntello

Báo cáo cập nhật

16/02/2017

Page 2: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 2

Nội dung

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô 2016 và xu hướng chính năm 2017

Trao đổi mở

Page 3: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 3

Về MarketIntello

MarketIntello là một công ty nghiên cứu thị trường của Việt Nam thành lập năm 2011, chuyên nghiên cứu về các xu hướng phát triển ngành hàng và hành vi người tiêu dùng Việt Nam dựa trên các công cụ phân tích và phương pháp thu thập số liệu hiện đại.

MarketIntello

Tầm nhìn

Cung cấp thông thị

trường cập nhật nhất

và giải pháp tin cậy

nhất cho khách hàng.

Trở thành công ty nghiên

cứu và tư vấn thị trường

hàng đầu, dựa trên các

nguyên tắc khoa học

nghiêm ngặt, kỹ thuật

phân tích nâng cao, và

thông tin cập nhật để

phục vụ khách hàng tốt

nhất.

Sứ mệnh

Page 4: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 4

Báo cáo vĩ mô hàng tháng của MarketIntello Báo cáo vĩ mô là sản phẩm được nhóm nghiên cứu của MarketIntello thực hiện hàng tháng nhằm cung

cấp miễn phí cho khách hàng và đối tác của MarketIntello những thông tin và đánh giá cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi cung cấp dự báo về các chỉ tiêu kinh tế lớn sử dụng mô hình kinh tế lượng nâng cao và phương pháp chuyên gia.

Báo cáo được thực hiện bởi chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, giám đốc điều hành công ty MarketIntello.

Page 5: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 5

Kế hoạch công bố báo cáo vĩ mô

Báo cáo được công bố từ ngày 04 – 07 hàng tháng. Tổ chức buổi gặp mặt với báo chí hàng tháng. Đối với báo cáo quý, tổ chức sự kiện công bố:

– Nội dung sẽ đa dạng hơn bên cạnh Báo cáo kinh tế vĩ mô.– Có sự góp mặt của các chuyên gia tham gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề kinh tế

lớn trong quý.– Có thể có sự phối hợp với một đơn vị khác và một cơ quan truyền thông.– Định hướng theo một số chủ đề nhất định, dự định như sau:

• Quí 1 – đầu tháng 4/2017: định hướng xuất khẩu• Quí 2 – đầu tháng 7/2017: Phát triển kinh tế tư nhân• Quí 3 – đầu tháng 10/2017: Tài chính-tiền tệ• Quí 4 – đầu tháng 1/2018: định hướng năm 2018

Page 6: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 6

Nội dung

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô 2016 và xu hướng chính năm 2017

Trao đổi mở

Page 7: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 7

BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI

Page 8: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 8

Kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động trong năm 2016

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm trong nửa đầu năm 2016 nhưng đã tăng tốc trở lại trong nửa cuối của năm. Đa số các chỉ báo lớn đều cho thấy triển vọng tích cực của nền kinh tế trong năm tới.

Donald Trump được người dân Mỹ bầu vào vị trí Tổng thống và đưa ra nhiều thông điệp chính sách kinh tế theo đuổi chiều hướng gia tăng thâm hụt tài khóa và kích thích kinh tế Mỹ.

Fed đã tăng lãi suất trong tháng 12 và dự kiến 3 đợt tăng tiếp theo trong năm 2017. Người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU trong bối cảnh đà hồi phục kinh tế của Eurozone

chững lại. Tuy nhiên gói nới lỏng tiền tệ đã đem đến nhiều tín hiệu tích cực cho kinh tế Eurozone trong năm 2016, đặc biệt ở khu vực sản xuất và thị trường lao động.

Kinh tế Trung Quốc duy trì ổn định ở mức tăng trưởng vừa phải là 6,7% và là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 25 năm trở lại đây.

Trung Quốc đã phải liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn đà giảm giá đồng nhân dân tệ trong năm 2016, đưa dự trữ ngoại hối xuống mức thấp tương đương năm 2011.

Page 9: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 9

Thảo luận về triển vọng kinh tế thế giới 2017

Kinh tế thế giới có hồi phục mạnh mẽ trong năm 2017? Triển vọng của nền kinh tế Mỹ sẽ ra sao trong nhiệm kỳ của tổng thống

Donald Trump? Thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước định hướng

chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump? Liệu Trung Quốc có thay thế Mỹ trở thành đầu tàu của xu hướng toàn cầu

hóa sau khi Mỹ quyết định rút khỏi TPP? Nền kinh tế châu Âu và Anh sẽ bị ảnh hưởng ra sao sau khi Anh kích hoạt

điều khoản 50 vào tháng 3/2017? Giá trị các đồng tiền trên thế giới sẽ diễn biến ra sao trước triển vọng kinh

tế thế giới hiện nay?

?

Page 10: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 10

KINH TẾ VIỆT NAM

Page 11: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 11

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại

Tăng trưởng kinh tế đạt 6,21% (YoY), thấp hơn so với 2015 và mục tiêu đầu năm 6,7%. Nguyên nhân chủ yếu của tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ là sự suy giảm của nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng.

Tuy nhiên sức khỏe của khu vực sản xuất vẫn tương đối tốt. Chỉ số PMI đã liên tục đạt trên 50 điểm trong cả năm 2016 nhưng thực sự cao vào cuối năm, đặc biệt là tháng 11 khi đạt 54 điểm

Tăng trưởng GDP theo giá so sánh 2010, % (YTD, YoY)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu năm 2016

Page 12: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 12

Xuất khẩu tăng chậm và không đạt mục tiêu

Xuất khẩu tăng trưởng chậm và không đạt mục tiêu tăng 10% so với 2015 do ảnh hưởng từ giá thành sản phẩm trên thế giới. Nếu loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá thì xuất khẩu năm 2016 tăng 10,6% (trên mức mục tiêu đầu năm).

Xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi khu vực này chiếm tới trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo khu vực kinh tế, %

Xuất khẩu ngày càng phụ thuộc vào khu vực nước ngoài

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, %YoY

Xuất khẩu không đạt mục tiêu, nhập khẩu tăng chậm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 13: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 13

Thu hút FDI gặp nhiều khó khăn vào cuối năm 2016 Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có 3 quý đầu năm thành công nhưng về cuối năm gặp nhiều khó

khăn. Vốn FDI đăng ký mới tính đến cuối năm giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Nhiều khả năng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và triển vọng không tốt của TPP đã khiến nhiều nhà

đầu tư không còn thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn. Nếu điều này là đúng thì lượng vốn giải ngân, tuy vẫn tăng đều trong năm 2016 (tăng 9% YoY) sẽ có ít động lực trong năm 2017.

Vai trò của vốn FDI không thực sự lớn. Tỷ lệ FDI trên GDP chỉ duy trì quanh mức 6 - 7% trong 5 năm gần nhất.

Tỷ lệ vốn đầu tư FDI trên GDP, %

Vai trò của vốn FDI chưa thực sự lớn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thu hút FDI gặp khó khăn về cuối nămSố dự án và vốn FDI của Việt Nam

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Page 14: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 14

Kỷ luật tài khóa lỏng lẻo, nợ công tiến sát trần 65% Bội chi NSNN năm 2016 đạt 5,52% GDP và vượt xa mục tiêu đặt ra là 4,95% GDP. Tình trạng ngân

sách phải bù cho nhiều địa phương không cân đối được thu – chi diễn ra tràn lan. Nợ công cuối năm 2016 đạt 64,7% GDP, tiến sát trần 65% và tăng trung bình với tốc độ

18,4%/năm trong 5 năm trở lại đây. Khả năng quản lý lỏng lẻo của Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công chính là điều đáng lo ngại

Trước tình trạng khó khăn trên, Quốc hội đã phải quyết định điều chỉnh tỷ lệ phân chia nguồn thu từ các sắc thuế giữa trung ương và địa phương dù gặp nhiều phản đối từ các tỉnh và thành phố lớn.

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam, %

Nợ công tiến sát trần 65% GDP

Nguồn: Bộ Tài chính

Kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ thu ngân sách giữ lại gặp nhiều phản đốiTỷ lệ thu ngân sách được giữ lại của một số địa phương

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Hà Nội TP. HCM Đà Nẵng Bình Dương

42%

23%

85%

40%

28%

18%

68%

36%

Hiện tại

Dự kiến điều chỉnh

Page 15: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 15

Chính sách tiền tệ mở rộng của NHNN chưa thể hiện sức ảnh hưởng

Cung tiền M2 tăng 20% (YoY) trong tháng 11 và là tháng thứ 7 liên tiếp duy trì trên 19%. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục nằm dưới tăng trưởng cung tiền. Vì vậy tuy thanh khoản

trong hệ thống ngân hàng vô cùng dồi dào, giúp giữ lãi suất ở mức ổn định nhưng vốn không đi vào sản xuất kinh doanh để thúc đẩy kinh tế

Mở rộng cung tiền cũng chưa thể hiện ảnh hưởng lên lạm phát trong năm 2016. Giá nhiên liệu thế giới giảm mạnh đã góp phần vào kiềm chế thành công lạm phát dưới 5%.

Tăng trưởng cung tiền M2 và tín dụng ở Việt Nam, %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Mở rộng cung tiền chưa giúp đẩy mạnh tín dụng

Tốc độ tăng CPI và lạm phát lõi của Việt Nam, % yoy

Nguồn: Tổng cục thống kê

Lạm phát được kiềm chế trong ngưỡng mục tiêu

Page 16: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 16

Chính phủ thể hiện quyết tâm xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại

Theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được xem như là một động lực quan trọng nền kinh tế.

Chính phủ cũng đã quyết định thoái vốn tại một loạt các DNNN lớn và xem xét mô hình Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp

Nhờ những nỗ lực trong hỗ trợ doanh nghiệp và cắt giảm thủ tục hành chính, Việt Nam đã tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015 – 2016 (đứng thứ 56/140).

Những biện pháp trên cần được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư.

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tại Việt Nam, %

Cơ cấu vốn đầu tư phát triển không có nhiều thay đổi

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 17: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 17

Một số rủi ro và thách thức

Thách thức chủ yếu trong năm 2017 sẽ là khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân

Lạm phát khó kiểm soát được dưới ngưỡng mục tiêu 4% trong năm 2017

Xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi các rủi ro quốc tế.• Sự kiện Brexit kể từ sau tháng 3/2017 sẽ bắt đầu định hình rõ ràng ảnh hưởng • Chính sách thương mại không rõ ràng của tổng thống Donald Trump • Nguồn vốn ngoại chững lại trước thông tin TPP không được Mỹ thông qua sẽ khiến xuất khẩu khó

tăng mạnh hơn khi khu vực FDI vẫn là động lực chính của xuất khẩu ở Việt Nam

• Giá lương thực thực phẩm có thể sẽ tiếp đà tăng trong năm sau do thời tiết nắng nóng cuối năm 2016.

• Giá nhiên liệu thế giới nhiều khả năng sẽ hồi phục tạo áp lực tăng giá nhiên liệu trong nước.• NHNN chịu sức ép mở rộng chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng và gây thêm áp lực tăng chỉ số

giá cả.

• Việt Nam sẽ tiếp tục giảm dần nhận vốn ưu đãi ODA, WB sẽ ngừng cho Việt Nam vay ODA ưu đãi kể từ tháng 7/2017.

• Xu hướng suy giảm của dòng vốn ngoại.=> Đề duy trì tốc độ tăng trưởng cần dựa vào huy động vốn từ khu vực kinh tế tư nhân.

Page 18: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 18

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: duy trì tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 kỳ vọng đạt mức 6,3%. Lĩnh vực nông nghiệp sẽ hồi phục nhẹ nhưng đóng góp không nhiều bằng công nghiệp và dịch vụ vào tăng trưởng cao hơn của năm 2017.

Lạm phát cả năm dự báo sẽ đạt mức khoảng 4,3-4,5%. Chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò quyết định trong mức tăng giá cả của năm 2017. Nếu NHNN không quyết liệt kiểm soát việc mở rộng cung tiền thì lạm phát có thể còn cao hơn.

Page 19: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 19

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2017: duy trì tốc độ tăng trưởng

Mặt bằng lãi suất ngang với năm 2016. + Tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ duy trì ở mức 17 – 18% trong năm 2017 do nền kinh tế còn yếu. + Lạm phát kỳ vọng sẽ được kiểm soát ở mức 4,3-4,5%.

Tỷ giá tăng khoảng 1,5-2%. Tỷ giá năm 2017 sẽ chịu nhiều lực đẩy từ diễn biến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, VND sẽ không bị mất giá đáng kể nhờ cán cân thương mại tiếp tục cân bằng trong khi cán cân vốn đạt thặng dư và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.

Page 20: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 20

Nội dung

Giới thiệu về MarketIntello

Kinh tế vĩ mô 2016 và xu hướng chính năm 2017

Trao đổi mở

Page 21: Kinh tế Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017

MarketIntello 21

PHIÊN TRAO ĐỔI MỞ