6
Kế hoạch bài dạy: Giải Mã Bí Ẩn Tự Nhiên Người soạn Tên họ Nhóm 3 Khoa Vật lí Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM Thành phố HCM Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Giải mã bí ẩn tự nhiên Tóm tắt bài dạy Mô tả: Trường THPT Gia Định mới mở 1 phòng thí nghiệm Vật lý đại cương lớp 11. Phòng thiết bị thí nghiệm tổ chức cuộc thi “ Xây dựn g phòng thí nghiệm” nhằm lựa chọn ra các thí nghiệm đơn giản, phù hợp với chương trình 11 để phục vụ cho phòng thí nghiệm. HS lớp 11A1 sẽ tìm hiểu, nghiên cứu và làm thí nghiệm về chương khúc xạ ánh sáng. Lớp học được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: HS đóng vai là người tiến hành thí nghiệm. Nhóm 2: HS đóng vai thuyết trình viên để giới thiệu về poster và giải thích hiện tượng.liên qua đến kiến thức. Nhóm 3: HS đóng vai là BGK để chấm điểm, nhận xét, đặt câu hỏi thắc mắc. Bài dạy nằm trong Chương VI: Khúc xạ ánh sáng Mục tiêu đạt được sau bài dạy: HS hiểu được kiến thức mới về sự khúc xạ và phản xạ toàn phần của ánh sáng, từ đó vận dụng làm thí nghiệm kiểm chứng và giải thích các hiện tượng liên quan đến kiến thức trong thực tế. Trên cơ sở kiến thức thu thập được, HS làm bài trình chiếu giải thích các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến kiến thức. Lĩnh vực bài dạy Quang học Cấp / lớp Lớp 11 THPT Thời gian dự kiến Thời gian chuẩn bị: 2 tuần Thời gian trình bày : 1 tiết Chuẩn kiến thức cơ bản Chuẩn nội dung và quy chuẩn CHUẨN KIẾN THỨC Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng

Kế hoạch bài dạy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy:

Giải Mã Bí Ẩn Tự Nhiên

Người soạn

Tên họ Nhóm 3

Khoa Vật lí

Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM

Thành phố HCM

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạyGiải mã bí ẩn tự nhiênTóm tắt bài dạy

Mô tả:

Trường THPT Gia Định mới mở 1 phòng thí nghiệm Vật lý đại cương lớp 11. Phòng thiết bị thí nghiệm tổ chức cuộc thi “ Xây dựng phòng thí nghiệm” nhằm lựa chọn ra các thí nghiệm đơn giản, phù hợp với chương trình 11 để phục vụ cho phòng thí nghiệm. HS lớp 11A1 sẽ tìm hiểu, nghiên cứu và làm thí nghiệm về chương khúc xạ ánh sáng.Lớp học được chia làm 3 nhóm:Nhóm 1: HS đóng vai là người tiến hành thí nghiệm.Nhóm 2: HS đóng vai thuyết trình viên để giới thiệu về poster và giải thích hiện tượng.liên qua đến kiến thức.Nhóm 3: HS đóng vai là BGK để chấm điểm, nhận xét, đặt câu hỏi thắc mắc.

Bài dạy nằm trong Chương VI: Khúc xạ ánh sáng

Mục tiêu đạt được sau bài dạy: HS hiểu được kiến thức mới về sự khúc xạ và phản xạ toàn phần của ánh sáng, từ đó vận dụng làm thí nghiệm kiểm chứng và giải thích các hiện tượng liên quan đến kiến thức trong thực tế.

Trên cơ sở kiến thức thu thập được, HS làm bài trình chiếu giải thích các hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến kiến thức.

Lĩnh vực bài dạy

Quang học

Cấp / lớp

Lớp 11 THPT

Thời gian dự kiến

Thời gian chuẩn bị: 2 tuần

Thời gian trình bày : 1 tiết

Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩnCHUẨN KIẾN THỨC

Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng Nêu được khái niệm chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Mô tả được hiện tượng PXTP và điều kiện xảy ra PXTP

CHUẨN KỸ NĂNG Thực hiện được các thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần. Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần để giải thích các hiện

tượng liên quan đến kiến thức này trong cuộc sống. Hình thành kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kĩ năng sử dụng các phương tiện thông

Page 2: Kế hoạch bài dạy

tin, công nghệ để hỗ trợ.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập HS phát biểu định luật KXAS, phân biệt được chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. HS nêu được hiện tượng PXTP và điều kiện xảy ra hiện tượng PXTP. HS vận dụng sáng tạo kiến thức nhằm đưa ra những lý lẽ vững chắc để giải thích các hiện

tượng có liên quan trong cuộc sống. HS sẽ tìm kiếm, thu thập và chọn lọc thông tin trên internet để tạo ra bài trình chiếu báo cáo

kết quả về lý thuyết và ứng dụng của hiện tượng KXAS và PXTP. HS xây dựng và trình diễn thí nghiệm liên quan đến kiến thức bài học. HS có kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm. Học sinh có thái độ tích cực học tập, tìm hiểu, tích cực trao đổi thông tin, có tinh thần trách

nhiệm cao trong công việc

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

- Ánh sáng có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người?

Câu hỏi bài học

- Khi đi qua mặt phân cách 2 môi trường, tia sáng sẽ truyền đi như thế nào?- Các hiện tượng nào trong cuộc sống liên quan đến khúc xạ ánh sáng?- Để phân biệt các môi trường khác nhau, người ta dựa vào những đặc trưng nào?- Hiện tượng PXTP được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?- Tại sao lại có hiện tượng ảo ảnh trong sa mạc?- Điều gì khiến kim cương có nhiều màu sắc lấp lánh ?

Câu hỏi nội dung

- Khúc xạ ánh sáng là gì? Nêu định luật KXAS- Phân biệt chiết suất tỉ đối và chiết suất tương đối.- Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cho biết điều gì về đường đi tia sáng qua mặt lưỡng chất?- Phản xạ toàn phần là gì? Điều kiện xảy ra hiện tượng PXTP- So sánh PXTP và phản xạ thông thường.

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

Tìm hiểu nhu cầu HS

- Đặt câu hỏi- Sổ ghi chép- Biểu đồ K – W – L- Kế hoạch dự án

Khuyến khích tự định hướng và hợp tác

- Kế hoạch dự án- Tài liệu tham khảo- Sổ ghi chép

Khuyến khích tự định hướng và hợp tác

- Quan sát các nhóm làm việc bằng ghi chép, bảng kiểm mục- Đặt câu hỏi không chính thức

Kiểm tra sự tiếp thu và thúc đẩy siêu nhận thức

- Tự đánh giá và phản hồi- Sổ ghi chép-Phỏng vấn và quan sát

Kiểm tra mức độ hiểu

- Các sản phẩm- Sự thể hiện- Bài thu hoạch- Kiểm tra thử- Bảng tiêu chí bản tin

Công cụ đánh giá

Đánh giá Tiến trình đánh giá

Page 3: Kế hoạch bài dạy

Đặt câu hỏi Sử dụng chiến lược đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu của HS cũng như các kiến thức của các em. Đặt câu hỏi trong suốt quá trình làm dự án để kích thích khả năng tư duy của HS.

Biểu đồ K – W - L Học sinh hoàn thiện sơ đồ Know (đã biết) – Wonder (muốn biết) – Learn (học) của lớp và cá nhân về những kiến thức của chương Khúc xạánh sáng, từ đó HS sẽ đưa ra ý kiến phản hồi của bản thân.

Sổ ghi chép HS quan sát và ghi chép vào sổ ghi chép của mình những kiến thức về chương Khúc xạ ánh sáng, những thắc mắc cần sự hỗ trợ của giáo viên, những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình thực hiện dự án…Dựa vào đó HS đánh giá kiến thức bản thân sau khi kết thúc dự án.

Bản đánh giá nhóm và tự đánh giá

HS đánh giá nhóm và bản thân có hoàn thành dự án và nhiệm vụ được giao hay không thông qua bảng đánh giá của giáo viên.

Bài viết thu hoạch Thông qua dự án học sinh biết gì về khúc xạ ánh sáng, có khả năng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến kiến thức hay không, HS đã tiếp thu được những kỹ năng thế kỷ 21 nào.

Phản hồi của HS Giúp giáo viên có những thay đổi phù hợp cho dự án thông qua những câu hỏi gợi mở của giáo viên.

Tóm tắt đánh giá

- Đánh giá cụ thể theo từng giai đoạn của dự án

- Đánh giá dựa trên bảng kiểm mục và tự đánh giá.

- GV thống kê và tạo 1 biểu đồ cho biết mức độ biết của HS về kiến thức cũng như nhu cầu của các em trong dự án này.

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

- Kỹ năng làm việc nhóm- Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.- Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm tư liệu, trao đổi thông tin, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, trình bày ý tưởng.- Kỹ năng thuyết trình..

Các bước tiến hành bài dạy

Hai tuần trước khi tiến hành bài dạy:Cho HS tiến hành làm bài “Khảo sát nhu cầu HS về kiến thức, kỹ năng”. Sau đó GV sẽ tổng hợp, đánh giá và hoàn thiện dự án.Một tuần trước khi tiến hành bài dạy:Dựa trên kết quả đánh giá bài khảo sát, chia lớp thành 3 nhóm:Nhóm 1: HS đóng vai là người tiến hành thí nghiệm.Nhóm 2: HS đóng vai thuyết trình viên để giới thiệu về poster và giải thích hiện tượng.liên qua đến kiến thức.Nhóm 3: HS đóng vai là BGK để chấm điểm, nhận xét, đặt câu hỏi thắc mắc.Phân công công việc cụ thể cho các nhóm:Nhóm 1:- Xây dựng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Quan sát hiện tượng và nhận xét.- Từ thí nghiệm trên đưa ra định nghĩa về Khúc xạ ánh sáng và Phản xạ toàn phần, điều kiện xảy ra các hiện tượng trên.Nhóm 2:- Nghiên cứu kiến thức bài học.- Làm poster và bài trình chiếu để giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến kiến thức bài học.Nhóm 3:- Tìm hiểu kĩ kiến thức bài học- Quan sát tiến độ thực hiện công việc của 2 nhóm trên, nhận xét và đặt câu hỏi thắc mắc.Tiến hành bài dạy:

Page 4: Kế hoạch bài dạy

- HS từng nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và khả năng trình bày ý tưởng của HS.- Các nhóm tự nhận xét và đóng góp ý kiến cho các nhóm khác.- Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa bổ sung và tóm tắt lại kiến thức cho HS.Sau bài dạy:- Cho HS làm 1 bài kiểm tra nhanh ngay lại lớp để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS.- Cho HS làm bảng tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu

chậm

Hướng dẫn học sinh cụ thể hơn về: nội dung công việc cần thực hiện, những kiến thức cần có trước khi thực hiện dự án, cách tìm và chọn lọc tài liệu, các nguồn tài liệu dễ dàng tìm kím…

Giảm công việc hoặc tăng thêm thời gian thực hiện dự án để học sinh co thể hoàn thành tốt dự án

Tăng cường đánh giá thường xuyên để theo dõi tiến độ cũng như giải đáp kịp thời các thắc mắc cũng như khó khăn của học sinh

Về sản phẩm : học sinh được tự lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng ( powerpoint , thí nghiệm ….)

Học sinh yếu về công nghệ

Soạn ra một bản hướng dẫn chi tiết học sinh sử dụng một đa phương tiện thông dụng , cho phép học sinh dễ dàng việc thực hiện nhóm thông qua mạng mà không cần phải gặp trực tiếp, linh động trong thời gian và chỉnh sửa dễ dàng , giáo viên cũng dễ dàng kiểm soát tiến độ

Cung cấp một số công cụ hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet, trong việc chia sẻ tài liệu với người khác , và trong việc thể hiện sản phẩm

Học sinh năng khiếu

Cung cấp những nguồn tài liệu mở rộng , nâng cao cho học sinh Đưa ra những vần đề , câu hỏi khó hơn đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức

đã học , suy nghĩ logic để nâng cao thêm tư duy của các em Về sản phẩm : đòi hỏi ở các em cao hơn , chuyên sau hơn về vấn đề trong dự

án , sáng tạo, ứng dụng vào đời sống. gắn liền thực tế

Học sinh có phong cách học tập khác

nhau

Giáo viên tích hợp nhiều phương pháp trong bài dạy: bên cạnh ngôn ngữ, bài

dạy có nhiều hình ảnh, âm thanh, video clip, biểu đồ, sơ đồ tư duy…

Cho học sinh làm bài kiểm tra về các loại hình trí thông minh, từ đó học sinh có

thể xác định phong cách học tập hiệu quả cho mình.

Chia nhóm cho học sinh hoặc cho học sinh tự chọn nhóm khi làm dự án tùy theo

phong cách học tập và thế mạnh của học sinh.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Page 5: Kế hoạch bài dạy

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Đầu đĩa DVD

Kết nối Internet

Đĩa Laser

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

TiVi

Đầu máy VCR

Máy quay phim

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

Tư liệu in- Sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao

- Chương trình dạy học cơ bản của Intel

Hỗ trợ Bộ dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu…