180
MÔN TIẾNG ANH CẤP THCS (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội, tháng 7/ 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

MÔN TIẾNG ANH

CẤP THCS

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán)

Hà Nội, tháng 7/ 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Page 2: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU................................................................................................2PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................4

Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG...................4

I. Mục tiêu tập huấn:...................................................................................................41. Về kiến thức..........................................................................................................42. Về kĩ năng.............................................................................................................43. Về thái độ..............................................................................................................4

II. Nội dung tập huấn................................................................................................5III. Giới thiệu tài liệu tập huấn..................................................................................5

Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.................................................................................................................................5

I. Lý do và mục đích biên soạn tài liệu......................................................................5II. Cấu trúc tài liệu....................................................................................................6III. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu........................................................................6

Nội dung 1.3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................7I. Giới thiệu về Chuẩn.................................................................................................7

1. Khái niệm..............................................................................................................72. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn.......................................................................73. Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục..................................................................74. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.................8

II. Giới thiệu về phương pháp dạy học..................................................................10III. Giới thiệu về đánh giá........................................................................................18

PHẦN HAI: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG..............27I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực............................................27

1.1. Nguyên tắc chung....................................................................................................271.2. Đối với từng cấp học, lớp học.................................................................................28

II. Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS.............................291. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương trình GDPT môn Tiếng Anh........................................................................................................................292. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy........................303. Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.................................304. Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học...............................31

III. Kiểm tra, Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng..................................................33PHẦN BA: DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.........................................................................................................36

I. Đặc trưng của dạy học tích cực.....................................................................................36II. Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực........................................................................36

2.1. Dạy và học tích cực thể hiện điều gì?......................................................................362.2. Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực................................................................36

1. Không khí và các mối quan hệ nhóm.......................................................................362. Sự phù hợp với trình độ phát triển...........................................................................37

1

Page 3: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3. Gần gũi với thực tế...................................................................................................374. Mức độ hoạt động....................................................................................................375. Tự do sáng tạo..........................................................................................................38

III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực................................................................................39IV. Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp................................................................................................................61

5. 1. Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tiếp nhận (receptive skills): nghe và đọc...........................................................................................................615.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tạo ngôn (productive skills): nói và viết.............................................................................................................66

PHẦN BỐN: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG...........................................................................................................73PHỤ LỤC...........................................................................................................75

2

Page 4: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện quyết định của Bộ GDĐT về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên

cốt cán cấp THCS về thực hiện dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng của

chương trình giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT với sự

phối hợp của Chương trình phát triển giáo dục trung học, các tác giả sách và tài

liệu, cán bộ chỉ đạo, GV giỏi có nhiều kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy môn

Tiếng Anh THCS để biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và

kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT- KN chương trình GDPT môn Tiếng Anh.

Tài liệu gồm các phần :

Phần một: Những vấn đề chung

1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện

dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT, KN của chương trình GDPT môn

Tiếng Anh.

2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT, KN của

chương trình GDPT.

Phần hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực

1. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong có

thể vận dụng vào dạy học môn Tiếng Anh.

2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương

pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

3. Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Phần ba: Dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy học tích cực.

Phần bốn: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương.

Những vấn đề trình bày trong Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện

dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

giáo dục phổ thông thể hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, định hướng cho mỗi giáo

viên thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện

cụ thể của việc dạy học ở địa phương. Điều quan trọng là phải thực hiện có kết

3

Page 5: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

quả việc thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình

giáo dục phổ thông, vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một

cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở

vật chất ở địa phương khắc phục thiếu sót làm hạn chế, giảm sút chất lượng giáo

dục bộ môn. Việc đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường phổ thông, đặc biệt việc

vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “Một cuộc cách mạng”

trong dạy và học đòi hỏi GV, cỏn bộ QLGD phát huy những bài học, kinh

nghiệm để việc dạy học bộ môn thực sự bám sát chuẩn KT- KN

Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ còn phát hiện được những sai sót,

rất mong sự đóng góp của các thầy các cô giáo để tài liệu được hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn,

Các tác giả

4

Page 6: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP

HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM

TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ

NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG

I. Mục tiêu tập huấn:

Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:

1. Về kiến thức

a) Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn;

b) Biết chọn lựa nội dung trong sách giáo khoa, những ví dụ thực tiễn

để diễn tả rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng;

c) Thực hiện được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến

thức, kỹ năng (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra);

d) Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy

học và đổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện chuẩn KT-KN (tự

xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra)

e) Hiểu rõ vai trò quan trọng việc dạy học phân hóa phù hợp với năng

lực, trình độ học sinh, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh (tự

xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra).

2. Về kĩ năng

a) Hoàn thành các biểu mẫu, phiếu học tập và tự thiết kế được các biểu

mẫu, phiếu học tập theo yêu câu của giảng viên;

b) Phát triển năng lực lập luận để bảo vệ những ý kiến đúng đắn trong

khi thảo luận, tranh luận, đồng thời không bảo thủ, biết lắng nghe để

sẵn sàng tiếp thu đổi mới theo hướng tích cực, tiến bộ;

c) Tổ chức được các hoạt động học tập, thảo luận, báo cáo để có thể

tham gia làm báo cáo viên trong các đợt tập huấn giáo viên của địa

phương.

5

Page 7: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3. Về thái độ

Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu đặt ra đối với công tác tập huấn

bồi dưỡng giáo viên cũng như chủ trương dạy học, kiểm tra, đánh

giá theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT);

II. Nội dung tập huấn

1. Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học

qua áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực.

3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương.

III.Giới thiệu tài liệu tập huấn

1. Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo

dục phổ thông;

2. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông;

3. Các tài liệu tham khảo về dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến

thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CHƯƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

I. Lý do và mục đích biên soạn tài liệu

Ngày 05/05/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông

(CTGDPT).

Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT-KN) được thể hiện, cụ thể

hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng

được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Điểm mới của CTGDPT lần này là đưa Chuẩn KT-KN vào thành phần của

CTGDPT, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN

6

Page 8: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải

trong giảng dạy, học tập; hạn chế dạy thêm, học thêm.

Việc làm rõ điểm mới của CTGDPT giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà

giáo hiểu đúng và làm đúng là hết sức cần thiết.

Một thực tế nữa là các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng

được Chuẩn KT-KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần phải được tiếp tục

quan tâm, chú trọng hơn nữa.

Từ lí do và mục đích trên, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Hướng

dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN của CTGDPT” cho các môn học, nhằm giúp các

cán bộ quản lý giáo dục, các cán bộ chuyên môn, giáo viên, học sinh nắm vững

và thực hiện đúng theo Chuẩn KT-KN.

II. Cấu trúc tài liệu

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của

Chương trình giáo dục phổ thông

Phần thứ nhất có hai nội dung chủ yếu:

1. Giới thiệu chung về Chuẩn và Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương

trình giáo dục phổ thông

2. Hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Các phần tiếp theo: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng

môn học

Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN môn học biên soạn theo hướng chi tiết,

tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của Chuẩn KT-KN từng

đơn vị kiến thức bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa tạo điều kiện

thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh thực hiện trong quá trình giảng dạy,

học tập; kiểm tra, đánh giá.

III.Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu

1. Nghiên cứu thật kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu;

2. Vận dụng được trong dạy học và kiểm tra, đánh giá;

7

Page 9: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3. Chia sẻ thông tin với đồng nghiệp thông qua các đợt bồi dưỡng, tập

huấn, hội thảo cũng như các sinh hoạt chuyên môn sau này;

4. Đóng góp thông tin:

Trong quá trình học tập, làm giảng viên và sử dụng tài liệu vào dạy học,

kiểm tra, đánh giá, mỗi giáo viên cần nghiên cứu sâu để góp ý cho tài

liệu, bình luận, đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu, giúp các

tác giả chỉnh sửa, nâng cao chất lượng tài liệu;

5. Phát triển tài liệu:

Trên cơ sở tài liệu của Bộ, giáo viên có thể phát triển tài liệu phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương, phù hợp với năng lực,

trình độ của giáo viên, học sinh.

Nội dung 1. 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ KHÁI NIỆM

I. Giới thiệu về Chuẩn

1. Khái niệm

Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu

chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá

hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầu

của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công

việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh, chuẩn chỉ ra những căn cứ để

đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện.

2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn

2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào quan điểm hay thái

độ chủ quan của người sử dụng chuẩn;

2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng;

2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được;

2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng.

2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực

hoặc những lĩnh vực có liên quan.

3. Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục

8

Page 10: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3.1. Chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là Chuẩn) là mức độ yêu

cầu và điều kiện đối tượng giáo dục được đánh giá phải đáp ứng để được công

nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn bao gồm các yêu

cầu, tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (gọi tắt là tiêu chí).

Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là đối tượng)

chủ yếu là: Chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; Cơ sở giáo dục;

Cán bộ quản lý và Nhà giáo; Học sinh.

3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là tiêu chí) là

mức độ yêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của

mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục.

3.3. Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục (sau đây gọi tắt là chỉ số) là mức

độ yêu cầu mà đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.

4. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông

Trong CTGDPT, Chuẩn KT-KN được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của

chương trình môn học, theo từng lớp học; đồng thời cũng được thể hiện ở phần

cuối của chương trình mỗi cấp học.

Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ

thể hóa thành Chuẩn KT-KN của chương trình môn học, chương trình cấp học.

4.1. Chuẩn KT-KN của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối

thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt

được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun).

Chuẩn KT-KN của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về

kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt

được.

Yêu cầu về KT-KN thể hiện mức độ cần đạt về KT-KN.

Mỗi yêu cầu về KT-KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về

kiến thức, kỹ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể

hiện được cả nội dung KT-KN và mức độ cần đạt về KT-KN.

9

Page 11: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

4.2. Chuẩn KT-KN của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối

thiểu về KT-KN của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau

từng giai đoạn học tập trong cấp học.

4.3. Chuẩn KT-KN là căn cứ để:

a. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra,

đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

b. Chỉ đạo, quản lí, thanh, kiểm tra thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá,

sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.

c. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm

bảo chất lượng giáo dục.

d. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi;

đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

4.4. Các mức độ về KT-KN

KT-KN phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức

độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận

thức.

a. Các mức độ về kiến thức

Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong

chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển

năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết,

thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo

- Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là

có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu,

từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.

- Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái

niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được.

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu.

- Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn

cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt

10

Page 12: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng

phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông

tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ

phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

- Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận

định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một

phương pháp.

- Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai

thác, bổ sung thông tin từ các nguốn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.

Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 3 mức độ đầu. Các mức độ

còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học

sinh.

b. Các mức độ về kỹ năng

Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải

bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,...

Thông thường kỹ năng được xác định theo 3 mức độ:

- Thực hiện được

- Thực hiện thành thạo

- Thực hiện sáng tạo

Tuy nhiên, trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu; mức độ còn

lại chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường, năng lực sáng tạo của học sinh.

II. Giới thiệu về phương pháp dạy học

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số

16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc

trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi

dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng

vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,

hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

11

Page 13: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

1. Quan điểm dạy học

(QĐDH) là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp (PP),

trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, cơ sở lý

thuyết của lý luận dạy học, những điều kiện, hình thức tổ chức dạy học, những

định hướng về vai trò của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong quá trình dạy

học (DH).

2. Phương pháp dạy học (PPDH) là những hình thức và cách thức hoạt

động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích

dạy học.

3. Kỹ thuật dạy học (KTDH) là những động tác, cách thức hành động của

của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và

điều khiển quá trình dạy học.

Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các phương

pháp dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra các mô

hình hoạt động. Kỹ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất thực hiện các tình

huống cụ thể của hoạt động.

4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội

dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ

chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, đổi mới kỹ

thuật dạy, học với định hướng:

4.1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông;

4.2. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể;

4.3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh;

4.4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường;

4.5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học;

4.6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các

phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực

của các phương pháp dạy học truyền thống;

12

Page 14: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

4.7. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc

biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

5. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay

đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học

tích cực” (PPDHTC) với các kỹ thuật dạy, học tích cực nhằm giúp học sinh phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng

tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống

khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú

trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá,

phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng

lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc

sống. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân

lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác) dạy phương

pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu

cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho

bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.

PPDHTC, được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt

động, thụ động. Kỹ thuật dạy, học tích cực là “hạt nhân” của PPDHTC,

hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng

vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào

việc phát huy tính tích cực của người dạy.

5.1.Các yếu tố tác động trong các PPDHTC

a. Phương tiện vật chất luôn là yếu tố cần thiết, nếu được sử dụng hợp lí có

thể dẫn đến biến đổi sâu sắc quan hệ giáo dục. Công nghệ thông tin, thiết bị dạy

học được sử dụng đúng liều lượng sẽ thích hợp với hứng thú và mục tiêu học

tập.

b. Trong PPDHTC, GV có vai trò kích thích HS hoạt động. Tuỳ theo yêu

cầu GV có thể là người thúc giục, hoặc trung gian, hoà giải, cố vấn. Phân biệt

PPDHTC với phương pháp cổ truyền là ở chỗ GV là chất xúc tác, không đảm

nhận một hành động trực tiếp nào; GV là người kích thích nhằm thường xuyên

13

Page 15: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

thức tỉnh một số khuynh hướng, một số quy trình bổ sung cần thiết cho sự thăng

bằng nhân cách.

c. Dạy học cần xuất phát từ những gì ta hiểu về trẻ em để tiến tới những gì

trẻ em phải đạt được. HS không có năng lực giống nhau, dạy học cần thích ứng

với trình độ, sự thông minh của các em. Đánh giá trẻ em trên cơ sở năng lực của

chính trẻ em.

5.2.Thuận lợi và khó khăn của PPDHTC

a. Thuận lợi :

- PPDHTC có hiệu quả hơn các phương pháp áp đặt vì huy động được HS

tham gia vào quá trình nhận thức ;

- Nếu được rèn luyện bởi PPDHTC, HS dần dần có những phẩm chất và

năng lực thích ứng với thời đại; ý thức được mục đích việc học, tự nguyện, tự

giác học tập; có ý thức và trách nhiệm trong học tập; biết học mọi lúc, mọi nơi,

tiến tới biết tự học, tự đánh giá, có nhu cầu và hứng thú học tập suốt đời.

b. Một số khó khăn :

- PPDHTC không thể bao quát toàn bộ lĩnh vực giáo dục có những kiến

thức không thể do HS phát hiện được mặc dù cung cấp cho HS bất cứ phương

tiện nào. Cũng không phải mọi HS đều sẵn sàng tham gia vào hoạt động tích

cực;

- Trong nhiều trường hợp, nếu cho phép người học phát hiện, giải quyết,

chiếm lĩnh tri thức thì mất rất nhiều thời gian. Từ đó có thể thấy không thể áp

dụng máy móc PPDHTC cho toàn bộ các bài học, các nội dung dạy học ;

- PPDHTC đòi hỏi một số điều kiện như GV, HS, phương tiện, tài liệu.

Thực tiễn cho thấy còn có những vùng HS chưa thích nghi với PPDHTC. Tập

quán lạc hậu của một số địa phương cũng cản trở PPDHTC ;

- Nếu quá thiên về PPDHTC có thể có ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lí

của trẻ, chẳng hạn: phủ nhận vai trò của môi trường; hoặc do đề cao quá vai trò

người học có thể dẫn đến coi nhẹ vai trò của người dạy và HS có thể tự mãn;

- PPTC chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: nếu

chỉ thiên về những kĩ năng, thành tựu đơn giản thì những HS xuất sắc bị thiệt

14

Page 16: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho HS chậm phát

triển, kém thông minh.

6. Đặc trưng cơ bản của PPDHTC

6.1. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo

thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh

Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm.

Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng

thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do

giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo

viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực

tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy

nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương

pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có,

được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Dạy theo cách này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn

hướng dẫn hành động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho từng

học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của

cộng đồng, thực hiện thày chủ đạo, trò chủ động.

“Hoạt động với kỹ thuật dạy học tích cực, làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng

là sự ồn ào sôi động, hiệu quả”

6.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học

của học sinh

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh

không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu

dạy học.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa

học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu

óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều.

Trong các phương pháp học tập thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn

luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ

15

Page 17: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả

học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt

động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ

động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ

thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự

hướng dẫn của giáo viên.

6.3. Dạy học phân hoá kết hợp với hợp tác

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể

đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải

chấp nhận sự phân hoá về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học

tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp

dụng phương pháp dạy học tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này

càng lớn.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được

hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao

tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con

đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập

thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học

nâng mình lên một trình độ mới. Bài học phải tận dụng được vốn hiểu biết, kinh

nghiệm sống cũng như những trải nghiệm phong phú của thầy giáo.

Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,

tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác

trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất

là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu thực sự cần

phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hoạt động nhóm làm

cho từng thành viên bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình ; được tập thể

uốn nắn, điều chỉnh; phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, tạo niềm vui, hứng

khởi trong học tập, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần tương

trợ, hợp tác,... Hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ tránh được hiện tượng ỷ lại; tính

cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, các em sẽ năng động, tự tin hơn.

Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành

viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.

16

Page 18: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia,

liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà

trường phải chuẩn bị cho học sinh.

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng

vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết

kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh

tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ

năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là

chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên

đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới

có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố

vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi

của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có năng lực sư

phạm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi

diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

7. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà

phải vận dụng một cách hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học

tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.

7.1. Yêu cầu chung

a. Căn cứ Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học

nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo

không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu

KT-KN trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

b. Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự

giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự

học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự

tin trong học tập cho học sinh.

c. Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa

học sinh với học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập

17

Page 19: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo

nhóm.

d. Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động,

vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn

cuộc sống.

e. Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị

dạy học được trang bị hoặc các do giáo viên, học sinh tự làm; quan tâm ứng

dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

f. Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ

của học sinh trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức

đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

7.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục

a. Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước.

Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn

bản chỉ đạo của ngành, trong CT-SGK, PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy

học, hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.

b. Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong

CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, động viên, khuyến

khích giáo viên tích cực đổi mới PPDH.

c. Có biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong

nhà trường một cách hiệu quả; thường xuyên, kiểm tra, đánh giá các hoạt động

dạy, học theo định hướng dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời

với tích cực đổi mới PPDH.

d. Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả

đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH,

dạy quá tải do không bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.

7.3. Yêu cầu đối với giáo viên

a. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng: mục tiêu của bài

giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy

không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; việc khai thác sâu

kiến thức, kỹ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

18

Page 20: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

b. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập

với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài

học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và

địa phương.

c. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được

tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát

hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm,

kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái

độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực,

tiềm năng của bản thân.

d. Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát

triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có

hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến

thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

e. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí,

hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính

chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện

dạy học cụ thể của trường, địa phương.

7.4. Yêu cầu đối với học sinh

a. Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám

phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng

đắn.

b. Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực

hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình

huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học

tập phù hợp với khả năng và điều kiện.

c. Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo

luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thày, cho bạn.

d. Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt

động học tập của bản thân và bạn bè.

III.Giới thiệu về đánh giá

19

Page 21: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

1. Quan niệm về đánh giá

Đánh giá là khả năng xác định giá trị của thông tin, xác định mức độ đạt

được về thực hiện mục tiêu.

Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện

mục tiêu. Kiểm tra là công cụ của đánh giá, đồng thời kiểm tra, đánh giá là hai

khâu trong một quy trình thống nhất xác định kết quả thực hiện mục tiêu. Trong

nhiều trường hợp, khi nói đánh giá, nghĩa là đã bao gồm cả kiểm tra.

2. Hai chức năng cơ bản của đánh giá

2.1. Chức năng xác định:

a. Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu;

b. Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.

2.2. Chức năng điều khiển:

a. Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định

nguyên nhân;

b. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng,

nâng cao chất lượng, hiệu quả.

3. Chất lượng giáo dục phổ thông (gọi tắt là chất lượng giáo dục hoặc

chất lượng) và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông (gọi tắt là

đánh giá chất lượng giáo dục; đánh giá chất lượng hoặc đánh giá)

3.1. Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục

được quy định tại Luật Giáo dục.

3.2. Đánh giá chất lượng là hoạt động đánh giá các đối tượng của giáo dục

(gọi tắt là đối tượng) về mức độ đáp ứng các Quy định về chuẩn đánh giá chất

lượng giáo dục đối với từng đối tượng do Bộ GDĐT ban hành.

Đánh giá là một thành tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình

giáo dục. Đánh giá thường ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và

sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao

hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.

Những đối tượng được đánh giá chủ yếu trong giáo dục phổ thông là:

Chương trình, sách giáo khoa, tài liệu; Cơ sở giáo dục phổ thông; Cán bộ quản

20

Page 22: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

lý, Nhà giáo; Học sinh. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ đề cập đến đánh giá học

sinh.

4. Mục đích đánh giá chất lượng

4.1. Đánh giá chất lượng giáo dục nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu

giáo dục trong từng giai đoạn của đối tượng được đánh giá nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội

về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận

đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

4.2. Kết quả đánh giá chất lượng:

a. Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của

chương trình; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ

đó điều chỉnh PPHT; phát triển kỹ năng tự đánh giá;

b. Giúp giáo viên nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ

học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng

HS giỏi; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH;

c. Giúp cán bộ quản lý giáo dục đề ra giải pháp quản lý phù hợp để nâng

cao chất lượng giáo dục;

d. Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS,

từng lớp và của cả cơ sở giáo dục.

5. Quy trình đánh giá chất lượng

5.1. Đối tượng tự đánh giá;

5.2. Đánh giá ngoài;

5.3. Công nhận đối tượng đạt chuẩn chất lượng giáo dục.

Tự đánh giá là hoạt động tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của đối tượng căn

cứ vào chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GGĐT ban hành để chỉ ra các

điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp

thực hiện nhằm đáp ứng chuẩn chất lượng giáo dục.

Đánh giá ngoài đối với đối tượng được đánh giá là hoạt động đánh giá của

một tổ chức đánh giá ngoài (không bao gồm đối tượng được đánh giá) nhằm xác

21

Page 23: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

định mức độ đối tượng thực hiện chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ

GDĐT ban hành.

6. Yêu cầu đánh giá

6.1. Đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn KT-KN của từng môn học ở từng lớp;

các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT-KN của học sinh sau mỗi giai đoạn,

mỗi lớp, mỗi cấp học.

6.2. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học

tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường

xuyên, định kỳ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ

chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không

gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo hướng vừa đánh giá

được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao; kiểm tra

kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì

chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức.

6.3. Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương

đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra,

thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt;

phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

6.4. Đánh giá chính xác, đúng thực trạng: đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt

tiêu động lực phấn đấu vươn lên, ngược lại đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái

độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm trí tuệ, giảm

vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

6.5. Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của

học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri

thức của học sinh, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và

làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp; quan tâm

tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp

thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm.

6.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh

không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều

kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với

22

Page 24: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng

vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp; có nhiều hình

thức và độ phân hoá cao trong đánh giá.

6.7. Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của

học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình

dạy học. Chú trọng phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để

đánh giá quá trình dạy học.

6.8. Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng: Căn cứ vào

đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, qui

định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hay đánh giá bằng

nhận xét, xếp loại của giáo viên.

6.9. Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài

Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hòa

giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài:

a. Tự đánh giá của HS với đánh giá ngoài của bạn học, của GV, của cơ sở

giáo dục, của gia đình và cộng đồng.

b. Tự đánh giá của GV với đánh giá ngoài của đồng nghiệp, của học sinh,

gia đình học sinh, của các cơ quan quản lý giáo dục và của cộng đồng.

c. Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá ngoài của các cơ quan quản

lý giáo dục và của cộng đồng.

d. Tự đánh giá của ngành giáo dục với đánh giá ngoài ngành (đánh giá

trong nước và đánh giá quốc tế).

6.10.Kết hợp đánh giá theo Mẫu và đánh giá theo Chuẩn.

a. Đối với đánh giá theo Mẫu:

- Tăng cường chất lượng công cụ đánh giá: sử dụng hệ thống câu hỏi mở

thay vì những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc;

- Điều chỉnh mục tiêu đánh giá: Không chỉ đánh giá việc nắm KT-KN của

học sinh, mà phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng các KT-KN; khả năng

phân tích, lý giải, truyền đạt thuyết phục khi xem xét và giải quyết các vấn đề.

b. Đối với đánh giá theo Chuẩn:

23

Page 25: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Xây dựng Chuẩn đầu ra;

- Tổ chức đánh giá đúng quy trình theo Chuẩn đầu ra.

6.11.Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH: Đổi mới PPDH và đổi mới

kiểm tra, đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố

quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học.

7. Việt Nam tham gia PISA 2012

7.1. Lịch sử ra đời

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về các dữ liệu đều kỳ và tin

cậy về kiến thức và kỹ năng của học sinh cũng như việc thực hiện của các hệ

thống giáo dục, OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới -

Organization for Economic Cooperation and Development) đã bắt đầu chuẩn bị

PISA vào khoảng giữa thập kỷ 90. Năm 1997 PISA đã chính thức được triển

khai. Cuộc khảo sát đầu tiên diễn ra trong năm 2000, các cuộc tiếp theo vào các

năm 2003; 2006; 2009 và kế hoạch sẽ là các cuộc điều tra trong các năm 2012,

2015 và những năm tiếp theo.

7.2. PISA là gì ?

PISA là chữ viết tắt của "Programme for International Student Assessment -

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do OECD khởi xướng và chỉ đạo.

Chương trình PISA mang định hướng trọng tâm về chính sách, được thiết kế

và áp dụng các phương pháp cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút

ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

7.3. Đặc điểm của PISA

PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ. Hiện đã có hơn 60 quốc

gia tham gia vào cuộc khảo sát có chu kỳ 3 năm 1 lần này để theo dõi tiến bộ

của mình trong phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.

a. Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức

và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu

hết các quốc gia.

b. Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và

đánh giá:

24

Page 26: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các hiệu trưởng, giáo

viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà

trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những

thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng phải một

số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi

khác?” và “Nhà trường học có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có

gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn?”.

- Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các

chương trình giáo dục cụ thể PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các

kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn cơ bản và khả năng phân

tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải

quyết các vấn đề.

- Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi

thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu

quả thanh niên không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn cả ý thức về

lý do và cách học. PISA không những đo cả việc thực hiện của học sinh về đọc

hiểu, toán và khoa học mà còn hỏi học sinh cả về động cơ, niềm tin về bản thân

cũng như các chiến lược học tập.

7.4. Mục tiêu của PISA

Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết

thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách

thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến

thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các

chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực

phổ thông” (literacy).

Để làm được việc đó PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ

liệu có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc

gia về trình độ đọc, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15.

7.5. Các lĩnh vực năng lực phổ thông (literacy domain) được đánh giá trong

PISA

25

Page 27: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Khái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm quan

trọng trong việc xác định nội dung đánh giá của PISA. Việc xác định khái niệm

này xuất phát từ sự quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo

dục cơ sở cần biết, trân trọng, và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết

chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ

thông về làm toán, về khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong PISA.

Năng lực làm toán phổ thông (mathematic literacy): Năng lực của một cá

nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào

toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được

các nhu cầu của đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối

quan tâm và có tính xây dựng. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và

truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra,

hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh

khác nhau.

Trong khuôn khổ của PISA, năng lực làm toán phổ thông được định nghĩa là

năng lực của một cá nhân:

a. Có thể xác định và hiểu được vai trò của toán học trong thế giới;

b. Có khả năng lập luận toán học tốt;

c. Biết học toán, vận dụng toán theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống

hiện tại và tương lai của cá nhân như một công dân sáng tạo, có trách nhiệm và

nhạy bén”.

Bởi vậy, năng lực làm toán phổ thông không đồng nhất với nội dung của

một chương trình toán nhà trường (phổ thông) truyền thống mà điều cần nhấn

mạnh đó là kiến thức toán học được sử dụng như thế nào để tạo ra khả năng suy

xét, lập luận và phát hiện được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các

tình huống, các sự kiện.

Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá

nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích,

nâng cao kiến thức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã

hội. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và

26

Page 28: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

thấu hiểu tư liệu: bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin

với nhiều mục đích khác nhau.

d. Theo PISA, định nghĩa về đọc và biết đọc có sự thay đổi theo thời gian

và điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời

đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc biết đọc.

e. Biết đọc không chỉ còn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong

nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng

trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi

cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình

huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả

cộng đồng rộng lớn.

Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá

nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận

dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và thông

qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên. Cụ thể là

:

f. Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi,

chiếm lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên

cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan tới khoa học.

g. Hiểu những đặc tính của khoa học như là một dạng tri thức của loài

người và một hoạt động tìm tòi khám phá của con người.

h. Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình

thành môi trường văn hóa, tinh thần, vật chất.

i. Sẵn sàng tham gia – như là một công dân tích cực - vận dụng hiểu biết

khoa học, vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học.

Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving): Khả năng sử dụng kiến thức

của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết thực tế. Bằng những

tình huống rèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng phối hợp các

lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học mới đưa ra được giải pháp.

7.6. Đối tượng đánh giá

27

Page 29: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng

tới 16 tuổi 2 tháng) đang theo học trong các nhà trường trung học. Một tỷ lệ học

sinh chọn theo mẫu ngẫu nhiên, không phân biệt đang học lớp nào, sẽ được

chọn để cho tiến hành đánh giá, tuy nhiên các quốc gia tham gia có thể chọn

một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung của PISA nếu thấy cần có các phân tích chi tiết

hơn về tình hình giáo dục trong nước.

7.7. Những quốc gia đã tham gia PISA

Tất cả các nước thành viên OECD, cùng với một số quốc gia đối tác (partner

countries) khác. Kỳ đánh giá năm 2000 có 43 nước tham gia, năm 2003 có 41

nước, năm 2006 là 57 nước và 2009 có 67 nước. Các quốc gia và vùng lãnh thổ

tham gia PISA chiếm tới hơn 90% dân số toàn thế giới.

28

Page 30: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHẦN HAI: DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

I. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực

1.1. Nguyên tắc chung

1.1.1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất

định được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm

của lĩnh vực nào đó. Chuẩn phải có tính khách quan, không lệ thuộc vào

quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn. Chuẩn phải có

hiệu lực ổn định vè cả phạm và thời gian áp dụng. Chuẩn phải đảm bảo

tính khả thi, điều này có nghĩa Chuẩn có thể đạt được, có sự dung hoà

hợp lý giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn so với những thực tiễn đang

diễn ra. Chuẩn phải đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng

định lượng. Chuẩn cần đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác

trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực khác liên quan.

Chuẩn có tác động ở nhiều mức độ, từ cấp trường tới các cấp cao hơn, và

nhìeu thành phần như học sinh, giáo viên, các cấp quản lý, phụ huynh học

sinh. Điều này là do Chuẩn làm rõ những kết quả mong đợi học sinh cần

đạt và làm được cũng như chỉ rõ mục tiêu dạy học cho các giáo viên đồng

thời hỗ trợ việc chỉ đạo cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng

như giảng dạy. Điều này có thể được thể hiện như sau:

Đối với người học: Chuẩn đặt các mong đợi cụ thể cho người học, giúp

người học hiểu những gì cần làm để đạt được chuẩn.

Đối với người dạy: Chuẩn giúp cho giáo viên thiết kế bài giảng, tổ chức

việc học tập, kiểm tra và đánh giá tập trung vào các chuẩn cần đạt. Khi

giáo viên làm được điều này, việc học tập và giảng dạy sẽ có định hướng

hơn so với trước.

Đối với các cấp quản lý: Chuẩn cung cấp cho các cấp quản lý công cụ để

giám sát, quản lý, chỉ đạo việc dạy và học có hiệu quả hơn, tập trung

được nguồn lực vào những yêu cầu trọng tâm. Đảm bảo được việc dạy và

học thống nhất trên toàn quốc

29

Page 31: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

1.1.2. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu

cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải

và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm).

Mỗi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng có thể được chi tiết hơn bằng những

yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể hơn, tường minh hơn; có thể được

minh chứng bằng các ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kỹ năng

và mức độ cần đạt về kiến thức kỹ năng tương ứng.

1.1.3. Các mức độ về kiến thức, kỹ năng

Các mức độ về kiến thức, kỹ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến

thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục Phổ thông.

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến

thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng để có thể

phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Về kỹ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải

bài tập, làm thực hành, thực hiện các hoạt động giao tiếp.

Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ hcọ

sinh ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp; bao hàm các mức độ khác

nhau của nhận thức.

Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ theo phân loại

tư duy của Bloom, tuy nhiên ở THCS mới chỉ áp dụng tới mức vận dụng.

1.2. Đối với từng cấp học, lớp học

Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương tình cấp học là các yêu cầu cơ bản,

tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có

thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong từng cấp học.

Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các chương trình cấp học thể

hiện kết quả mong đợi ở người học sau mỗi cấp học và đáp ứng cho công

tác quản lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong

chương trình cấp học là các chuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ

thể mà học sinh cần đạt được ở cuối cấp học. Điều này thể hiện tầm nhìn

30

Page 32: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

về sự phát triển của học sinh sau mỗi cấp học, đối chiếu với những mục

tiêu đề ra của cấp học.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ

thể, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng. Chuẩn kiến thức, kỹ năng có tính tối

thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu

cầu cụ thể này.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ

thông. Trong Chương trình Giáo dục Phổ thông, Chuẩn kiến thức, kỹ

năng và yêu cầu về thái độ của người học được thể hiện, cụ thể hoá ở các

chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp; đồng thời, Chuẩn kiến

thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của

chương trình mỗi cấp học.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng được sử dụng để đáp ứng việc thống nhất công

tác chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá; hạn chế tình trạng dạy học quá tải,

đưa thêm nội dung cao hơn so với yêu cầu so với chuẩn kiến thức, kỹ

năng vào dạy học và kiểm tra đánh giá; góp phần hạn chế dạy thêm, học

thêm; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học

tập, kiểm tra, đánh giá và thi thống nhất theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

II. Tổ chức dạy học theo Chuẩn KTKN của môn học đối với cấp THCS

1. Quan hệ giữa Chuẩn kiến thức, kỹ năng, SGK và Chương trình

GDPT môn Tiếng Anh.

Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình

Giáo dục Phổ thông bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, tính phù hợp

của Chương trình đồng thời bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình

giáo dục.

Do Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để:

1.1. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra,

đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

1.2. Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra,

đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và

giáo viên.

31

Page 33: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học,

đảm bảo chất lượng giáo dục.

1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài

thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng được biên soạn

theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng

của Chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo

khoa. Giáo viên cần bám sát Chuẩn để thực hiện công việc giảng dạy

hang ngày.

2. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu tiết dạy.

Căn cứ Chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú

trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức kỹ

năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo

khoa; mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù

hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Giáo viên cần có sáng tạo về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính

chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn phương pháp tư

duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành

động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.

Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, học

sinh và học sinh; việc dạy học được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt

động học tập của học sinh; kết hợp giữa các hoạt động cá nhân với tập thể, độc

lập với hợp tác, phối hợp theo nhóm, theo cặp.

Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần chú trọng tới việc rèn luyện

các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và

gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

Việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị dạy học được trang bị hoặc

tự làm cần được chú trọng trong các hoạt động dạy và học, đặc biệt là tính hiệu

quả. Việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin vào dạy học nhằm

nâng cao chất lượng cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc dạy học theo

Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

32

Page 34: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Học sinh cần được động viên, khuyến khích kịp thời trong quá trình học

tập nhằm giúp các em tiến bộ. Các nội dung, hình thức đánh giá, cách thức đánh

giá cần được đa dạng nhằm nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá quá

trình học tập.

3. Lựa chọn kiến thức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

Giáo viên cần bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng với

mục tiêu đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng nhằm dạy

học không quá tải và không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Việc khai thác sâu

các kiến thức, kỹ năng cần phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh

trong từng trường hợp cụ thể.

Giáo viên cần thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt

động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với

đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của

lớp, trường và đại phương.

Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia

một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề

xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng

đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin

trông học tập cho học sinh; giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng

của bản thân.

Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát

triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học, công

nghệ thông tin; tổ chức hiệu quả các giờ dạy thực hành; hướng dẫn học sinh có

thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Giáo viên cũng cần sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học,

môn học, lớp học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học

sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường và địa

phương.

4. Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học

33

Page 35: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

1. Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để xác định kiến thức bám sát

chuẩn kiến thức, kỹ năng để:

+ Hiểu chính xác đầy đủ nội dung bài học

+ Xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và

phát triển ở HS

+ Xác định trật tự lôgic bài học

2. Xác định được khả năng đáp ứng và các nhiệm vụ nhận thức của HS:

+ Xác định được khả năng kiến thức HS đã có và cần có.

+ Dự kiến những khó khăn, tình huống có thể xảy ra và các phương án giải

quyết.

3. Lựa chọn phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức

dạy học và cách thức đánh giá cho phù hợp giúp HS chủ động sáng tạo, phát

triển năng lực tự học.

- Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Các mục tiêu được biểu hiện bằng các động từ :

* Mục tiêu kiến thức gồm 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân

tích, đánh giá, sáng tạo. Tuy nhiên đối với HS phổ thông thường chỉ sử dụng

với 3 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

* Mục tiêu về kỹ năng

Gồm hai mức độ làm được và thông thạo

* Mục tiêu thái độ

Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con

người toàn diện theo mục tiêu.

4. Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xây

dựng các hoạt động lên lớp

Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ,

cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của

GV và học của HS.

a. Cấu trúc của một kế hoạch bài học

+ Mục tiêu bài học

34

Page 36: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

+ Chuẩn bị của GV và HS:

- GV chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phương tiện cần thiết.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, tài liệu, đồ

dùng dạy học,...).

c. Tổ chức các hoạt động dạy học

Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy-học cụ thể. Với mỗi

hoạt động cần chỉ rõ:

- Tên của hoạt động

- Mục tiêu hoạt động

- Cách tiến hành hoạt động

- Thời lượng để thực hiện hoạt động

- Kết luận của GV về : kiến thức, kỹ năng, thái độ, những sai sót thường

gặp,...

d. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp

Xác định cho HS những việc cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để

củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng kiến thức,...

III. Kiểm tra, Đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng

1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học

( Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân)

Với những thế mạnh của bộ SGK Tiếng Anh từ THCS đến THPT và

những đặc thù của bộ môn, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng

Anh của HS đã có những ưu điểm sau:

- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá

- Đảm bảo tính thường xuyên

Tuy nhiên việc đánh giá kết quả học tập còn nhiều bất cập như:

- Cũng do ảnh hưởng của thi trắc nghiệm nên các kĩ năng nói và nghe ở

nhiều trường không được đầu tư về cơ sở vật chất như băng máy,... để dạy và

học được hiệu quả.

- Chưa đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và phát triển.

35

Page 37: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học

- Bám sát các yêu cầu về KT- KN của chuẩn KT-KN môn học,

- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào các kĩ năng giao tiếp hơn

là kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ.

- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học

ở từng cấp, lớp.

- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường

các hình thức đánh giá theo kết quả đầu ra.

3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của

môn học

- Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung của môn

Tiếng Anh ở từng lớp.

- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS,

giúp học sinh sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân hoá trong

đánh giá phải cao; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học

sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết

học tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng mới.

- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học

sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy

học. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và

làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Chú trọng

phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình

dạy học.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh

không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Tạo điều

kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với

yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng

vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

- Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, thi đảm bảo vừa đánh giá được đúng

chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới ra đề kiểm

tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm tra kiến thức, kỹ

36

Page 38: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung

chương trình, thời gian quy định.

- Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm

phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN (xác định mục

đích kiểm tra đánh giá; biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra; tổ chức kiểm tra;

xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá).

4.1 Để bảo đảm thực hiện chức năng của KTĐG, cần thực hiện các yêu

cầu sau trước khi biên soạn đề kiểm tra:

Xác định rõ mục đích KTĐG:

- Kiểm tra phân loại để đánh giá trình độ xuất phát của người học.

- Kiểm tra thường xuyên

Xây dựng tiêu chí đánh giá:

- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng

- Đảm bảo độ tin cậy

- Đảm bảo tính khả thi

- Đảm bảo yêu cầu phân hoá

Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần KTĐG,

- Xây dựng ma trận nội dung KT cần kiểm tra: đơn vị bài, cụm đơn vị

bài, cuối học kì,...

4.2. Lưu ý khi biên soạn đề kiểm tra:

- Hình thức bài kiểm tra

- Cấu trúc bài kiểm tra

- Xác định mức độ cần đạt được về kiến thức, có thể xác định theo 6 mức

độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá (Bloom). Tuy

nhiên, đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức

đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko

gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức

cao).

4.3. Một số đề kiểm tra tham khảo. Xem phần Phụ lục.

37

Page 39: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHẦN BA: DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC

TÍCH CỰC

I. Đặc trưng của dạy học tích cực

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.

Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác;

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

Dạy và học tích cực nhấn mạnh:

- Tính hoạt động cao của người học

- Tính nhân văn cao của giáo dục

Bản chất của dạy và học tích cực là :

- Khai thác động lực học tập của người học để phát triển chính họ.

- Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học,đảm bảo cho họ

thích ứng với đời sống xã hội.

II. Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực

2.1. Dạy và học tích cực thể hiện điều gì?

Tạo ra tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn.

Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực

Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS

Thử thách và tạo động cơ cho HS

Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết

Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức

Khai thác, tư duy, liên hệ

Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước

2.2. Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực

1. Không khí và các mối quan hệ nhóm

• Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên

tường, cách sắpxếp không gian lớp học…).

• Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần.

38

Page 40: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực.

• Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia

sẻ kinh nghiệm,.. và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập.

• Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời,

không gây phiền nhiễu.

• Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, đùa giỡn trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Sự phù hợp với trình độ phát triển

• Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các học sinh khác nhau.

• Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của học sinh.

• Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận)

• Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa.

• Cho phép học sinh giúp đỡ lẫn nhau.

• Quan sát trẻ học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng

em.

• Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu trẻ động não và hỗ trợ từng học

sinh.

• Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với trẻ (vòng tròn đánh giá).

3. Gần gũi với thực tế

• Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của trẻ và thế

giới thực tại xung quanh.

• Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực.

• Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để

“mang” học sinh lại gần đời sống thực tế.

• Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với trẻ, và là những nhiệm vụ vận dụng

môn học.

• Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của cácmôn học riêng

rẽ.

4. Mức độ hoạt động

39

Page 41: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi.

• Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực.

• Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục.

• Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập.

• Tăng cường các trải nghiệm thành công.

• Tăng cường sự tham gia tích cực.

• Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ thày cô).

• Đảm bảo đủ thời gian thực hành.

Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS

Hỗ trợ

Nhu cầu Nhiều Ít Không có

NhiềuCân bằng

Tương tác

tích cực

Thiếu thốn

(bị bỏ rơi)

ÍtNhàm chán Cân bằng

Tương tác

tích cực

Không có Tương tác

tiêu cựcNhàm chán Cân bằng

5. Tự do sáng tạo

Nếu những câu hỏi sau đây có thể được trả lời thỏa đáng:

1. Trẻ có thường xuyên được lựa chọn hoạt động hay không?

2. Trẻ có được lên kế hoạch/đánh giá bài học, nhiệm vụ và hoạt động hay

không?

3. Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, trẻ có được tự do xác định

quá trình thực hiện và bản chất sản phẩm hay không?

4. Trẻ có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn nhà trường và thực tế

nhóm hay không?

Từ đó:

• Động viên khuyến khích trẻ tự mình giải quyết vấn đề.

40

Page 42: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận - thay vì các câu hỏi đóng mang tính

nhắc lại (cho phép trẻ đào sâu suy nghĩ sáng tạo).

• Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ tham gia.

Học tích cực tạo điều kiện cho học sinh tự do sáng tạo và phát huy được

tiềm năng của các em.

III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

1. Lí do áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực

Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

Tăng cường hiệu quả học tập

Tăng cường trách nhiệm cá nhân

Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau

Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm

2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

1. Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động

cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

41

Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề

1Viết ý kiến cá nhân

4Viết ý kiến cá nhân

2Viết ý kiến cá nhân

3Viết ý kiến cá nhân

Page 43: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

a. Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”

• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).

• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây.

• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).

• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và

những điều bạn không thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài

phút.

• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.

• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.

• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu.

b. Các nhiệm vụ trong nhóm

* Người quản gia:

• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những

tài liệu đó ở đâu.

• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm

việc

• Trong quá trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài

liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó.

• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hoàn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo

viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu.

* Người cổ vũ:

• Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ

“Nào các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”

• Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví

dụ như “Hãy cố gắng lên, tôi biết bạn có thể làm được”.

• Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng

những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để

tìm ra cách làm”

42

Page 44: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

* Người giữ trật tự:

• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm không thảo luận quá

to.

• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể yêu cầu họ

nói một cách nhẹ nhàng hơn.

• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại

diện yêu cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.

* Người giám sát về thời gian:

• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của

nhóm.

• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời

gian cho phép.

• Khi nhóm dành quá nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo

với các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi

khác thôi, nếu không toàn bộ bài tập sẽ không thể hoàn thành được”.

• Trong quá trình thảo luận, bạn có thể thông báo về thời gian còn lại.

• Khi thời gian cho phép gần hết, bạn cần thông báo với nhóm để hoàn

thành bài tập.

* Thư ký:

• Bạn sẽ chuẩn bị bút và giấy trong quá trình làm việc.

• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cNn

thận và rõ ràng.

* Người phụ trách chung:

• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm.

• Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề không có trong

bài tập, bạn phải yêu cầu họ quay trở lại nội dung làm việc.

• Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các

thành viên còn lại chú ý lắng nghe.

• Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và

tham gia.

43

Page 45: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục.

2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa

các nhóm nhằm:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

- Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá

nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn

phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

a. Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

Vòng 1:

• Hoạt động theo nhóm 3 người

• Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm

2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C).

• Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi

trong nhiệm vụ được giao.

• Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.

Vòng 2:

• Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và

1 người từ nhóm 3).

1

1 2 3

Vòng 1

Vòng 2

1 1

1 1

2 2

2 2

3 33

3 3

2

44

Page 46: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới

chia sẻ đầy đủ với nhau.

• Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.

• Lời giải được ghi rõ trên bảng.

b. Bốn yếu tố chủ đạo trong kĩ thuật

• Sự phụ thuộc tích cực.

• Trách nhiệm cá nhân.

• Tương tác trực tiếp.

• Nhiệm vụ yêu cầu động não.

c. Ra nhiệm vụ “Mảnh ghép” như thế nào?

• Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.

• Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực

hiện ở vòng 2).

• Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến

thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược).

• Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các

yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành thành công vòng 2.

d. Vai trò – nhiệm vụ trong nhóm (ví dụ)

Trưởng nhóm: Phân công nhiệm vụ.

Thư kí: Ghi chép kết quả.

Phản biện: Đặt các câu hỏi phản biện.

Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết.

Liên lạc với nhóm khác: Liên hệ với các nhóm khác.

Liên lạc với thày cô: Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp.

45

Page 47: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

CHỦ ĐỘNGTÍCH CỰC

e. Vùng hợp tác và các kĩ năng hợp tác:

f. Tình huống gặp phải

46

Đọ sức - vạch ranh giới – yêucầu – tin tưởng vào quan điểmbản thân - chỉ trích

Lãnh đạo-tổ chức-thuyết phục khuyên nhủ-quan tâm-khuyến khích-cảm thông

Thể hiện sự thất vọng &không hài lòng-im lặng – rút lui - đứng bên lề-thu mình

Cởi mở-chấp nhận ý kiến phê bình-lắng nghe-giữ đúng lời đợi chờ-mềm dẻo

PHẢN ĐỐI HỢP TÁC

THỤ ĐỘNG

Liên tục đả kích đàn áp người khác Hách dịch

Liên tục chỉ trích

Kẻ cảGiảm thiểu vai trò của ngườiKhác

Quá phục tùng

Tự biến mình thành người vô hìnhThờ ơ

Page 48: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3. Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy

3.1. Sơ đồ KWL

Sơ đồ KWL

Chủ đề: …………………………………………………………………….

Họ tên: ………………………………………………………………………

Ngày: ……………………………………………………………………….

K(Điều đã biết) W(Điều muốn biết) L(Điều học được)

3.2. Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để

mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh

trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các

nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các

nhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh,

ta có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các

nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát

được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý tưởng thông thường

không thể làm được.

Ghi lại những điều bạn học được

Tìm ra điều bạn đã biết về một chủ đề

Tìm ra điều bạn muốn biết về một chủ đề

Thực hiện nghiên cứu và học tập

47

Page 49: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Là một công cụ tổ chức tư duy.

- Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa

thông tin ra ngoài bộ não.

- Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:

+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng

+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.

Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?

- Sáng tạo hơn

- Tiết kiệm thời gian

- Ghi nhớ tốt hơn

- Nhìn thấy bức tranh tổng thể

- Tổ chức và phân loại

- ...

Cách tiến hành

- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.

- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.

Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với

nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một

cách đầy đủ và rõ ràng

4. Học theo góc

Vấn đề liên quan

Vấn đề liên quan

Chủ đề

Vấn đề liên quan

Vấn đề liên quan

Vấn đề liên quan

48

Page 50: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

4.1. Học theo góc là gì?

Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các

nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học.

Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định, cụ thể

Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động

Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động

Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua

mỗi hoạt động

Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo

các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập

khác nhau.

4.2. Cơ hội cho HS

- HS được lựa chọn hoạt động.

- Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau: Khám phá, Thực hành, Hành

động, …:

- Mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới,…).

- Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV.

- Cá nhân tự áp dụng.

-Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.

Đọc tài liệu

Xem băng

Làm thí nghiệm

Áp dụng

(Trải nghiệm) (Quan sát)

(Phân tích)(Áp dụng)

49

Page 51: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

4.3. Ưu điểm của học theo góc

Kích thích HS tích cực học tập thông qua hoạt động.

Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở

HS.

Học sâu & hiệu quả bền vững.

Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò.

Hạn chế tình trạng học sinh phải chờ đợi.

Cho phép điều chỉnh HĐ dạy học sao cho phù hợp với trình độ và

nhịp độ học tập của HS (thuận lợi đối với HS).

Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích

cực.

Nhiều khả năng lựa chọn hơn.

Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn.

Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập.

4.4. Các bước dạy học theo góc

Bước 1 : Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.

Bước 2 : Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.

Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm

phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản

hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,…).

Bước 4 : Tổ chức thực hiện học theo góc.

- HS được lựa chọn góc theo sở thích.

- HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ -

15’ tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu.

Bước 5 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt).

4.5. Tiêu chí học theo góc

1. Tính phù hợp.

Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để

đạt mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức.

50

Page 52: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với

HS.

2. Sự tham gia.

Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ

cao. HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực.

Biết áp dụng kiến thức vào thực tế.

3. Tương tác và sự đa dạng.

Tương tác giữa GV và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức.

Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có.

4.6. Một số lưu ý.

Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc.

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập mỗi

góc.

Đảm bảo cho HS thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc (Học sâu và

học thoải mái).

5. Động não

Khái niệm

Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ,

độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được

cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn

lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên

một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.

Quy tắc của động não

• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành

viên;

• Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;

• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;

• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.

Các bước tiến hành

• Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;

51

Page 53: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không

đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;

• Kết thúc việc đưa ra ý kiến;

• Đánh giá:

• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng

- Có thể ứng dụng trực tiếp;

- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;

- Không có khả năng ứng dụng.

• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn

• Rút ra kết luận hành động.

Ứng dụng

• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;

• Tìm các phương án giải quyết vấn đề;

• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.

Ưu điểm

• Dễ thực hiện;

• Không tốn kém;

• Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;

• Huy động được nhiều ý kiến;

• Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.

Nhược điểm

• Có thể đi lạc đề, tản mạn;

• Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;

• Có thể có một số HS „quá tích cực", số khác thụ động.

Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật

khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động

não.

Một số dạng khác của động não:

5.1. Động não viết

Khái niệm

Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì

những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia

52

Page 54: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.

Trong động não viết , các HS sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các HS đặt

trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc

ở giữa tờ giấy. Các HS thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó,

trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các HS xem các dòng ghi của nhau và

cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu

chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể

thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản

phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.

Cách thực hiện

• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;

• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;

• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để

tiếp tục phát triển ý nghĩ;

• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.

Ưu điểm

• Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS

trong nhóm;

• Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;

• Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày

những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc

nói chuyện bình thường bằng miệng;

• Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách

đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt;

• Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy

nghĩ đặc biệt kỹ.

Nhược điểm

• Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề;

• Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.

5.2. Động não không công khai

53

Page 55: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Động não không công khai cũng là một hình thức của động não viết. Mỗi một

thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa

công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát

triển.

• Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không

bị ảnh hưởng bởi các ý kiến khác.

• Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong

việc viết ý kiến riêng.

6. Kỹ thuật XYZ

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận

nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút

dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:

• Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút

về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;

• Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể

lặp lại vòng khác;

• Con số X-Y-Z có thể thay đổi;

• Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.

7. Kỹ thuật "bể cá"

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS

ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung

quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo

luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia

nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví

dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc

thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp

thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người

thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá

trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai

trò với nhau.

54

Page 56: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Bảng câu hỏi cho những người quan sát

• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ?

• Họ có nói một cách dễ hiểu không ?

• Họ có để những người khác nói hay không ?

• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ?

• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ?

• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ?

• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ?

8. Kỹ thuật "ổ bi"

Kỹ thuật "ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia

thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và

đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các

HS ở nhóm khác.

Cách thực hiện:

• Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài,

đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;

• Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo

chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm

đối tác mới.

9. Tranh luận ủng hộ – phản đối

Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong

thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến

khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem

xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải là

nhằm "đánh bại" ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương

diện khác nhau.

Cách thực hiện:

• Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau

về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu

nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ

hay phản đối.

• Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập

55

Page 57: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.

• Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện

của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra

một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ

tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà

mọi thành viên có thể trình bày lập luận.

• Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và

đánh giá, kết luận thảo luận.

10. Kỹ thuật tia chớp

Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối

với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình

trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành

viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình

về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

Quy tắc thực hiện:

• Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và

đề nghị;

• Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận,

ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?

• Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;

• Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.

11. Kỹ thuật "3 lần 3"

Kỹ thuật "3 lần 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự

tham gia tích cực của HS. Cách làm như sau:

• HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung

buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...).

• Mỗi người cần viết ra:

- 3 điều tốt;

- 3 điều chưa tốt;

- 3 đề nghị cải tiến.

56

Page 58: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

• Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

12. Kỹ năng đặt câu hỏi

1. 10 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho

học sinh

1.1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi

Mục tiêu :

- Tích cực hoá suy nghĩ của tất cả HS

- Đưa ra các câu hỏi tốt hơn, hoàn chỉnh hơn

Tác dụng đối với HS :

- Dành thời gian cho HS suy nghĩ để tìm ra lời giải

Cách thức dạy học :

- Sử dụng “thời gian chờ đợi” (3-5giây) sau khi đưa ra câu hỏi

- Chỉ định một HS đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”

1.2. Phản ứng với câu trả lời sai

Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng câu trả lời của HS

- Tạo ra sự tương tác cới mở

- Khuyến khích sự trao đổi

Tác dụng đối với HS :

Khi GV phản ứng với câu trả lời sai của HS có thể xảy ra hai tình huống

sau :

- Phản ứng tiêu cực : Phản ứng về mặt tình cảm, HS tránh không tham gia

vào hoạt động.

- Phản ứng tích cực : HS cảm thấy mình được tôn trọng, được kích thích

phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.

Cách thức dạy học :

- Quan sát các phản ứng của HS khi bạn mình trả lời sai (sự khác nhau của

từng cá nhân)

57

Page 59: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Tạo cơ hội lần thứ hai cho HS trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích

hoặc phạt để gây ức chế tư duy của các em.

- Sử dụng một phần câu trả lời của HS để khuyến khích HS tiếp tục thực

hiện .

1.3. Tích cực hoá với tất cả HS

Mục tiêu :

- Tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập

- Tạo sự công bằng trong lớp học

Tác dụng đối với HS :

- Phát triển được ở HS những cảm tưởng tích cực như HS cảm thấy “những

việc làm đó dành cho mình”

- Kích thích được các HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập

Cách thức dạy học :

- GV chuẩn bị trước bảng các câu hỏi, và nói với HS : tất cả các em sẽ được

gọi để trả lời câu hỏi

- Gọi HS mạnh dạn và HS nhút nhát phát biểu

- Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ

- Có thể gọi cùng một HS vài lần khác nhau

1.4. Phân phối câu hỏi cho cả lớp

Mục tiêu :

- Tăng cường sự tham gia của HS

- Giảm “thời gian nói của GV”

- Thay đổi khuôn mẫu “hỏi-trả lời”

Tác dụng đối với HS :

- Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau

- Phản ứng với câu trả lời của nhau

- HS tập trung chú ý thamgia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của GV

Cách thức dạy học :

58

Page 60: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- GV cần chuẩn bị trước và đưa ra những câu hỏi tốt (là câu hỏi mở, có

nhiều cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau ; câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu,

xúc tích). Giọng nói của GV: phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.

- Khi hỏi HS, trong trường hợp là câu hỏi khó nên đưa ra những gợi ý nhỏ.

- Khi gọi HS có thể sử dụng cả cử chỉ

- GV cố gắng hỏi nhiều HS cần chú ý hỏi những HS thụ động và các HS

ngồi khuất phía dưới lớp.

1.5. Tập trung vào trọng tâm

Mục tiêu :

- Giúp HS hiểu được trọng tâm của bài học thông qua việc trả lời câu hỏi

- Cải thiện tình trạng HS đưa ra câu trả lời “Em không biết” hoặc câu trả lời

không đúng.

Tác dụng đối với HS :

- HS phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến

thức.

- Có cơ hội tiến bộ.

- Học theo cách khám phá “từng bước một”.

Cách thức dạy học :

- GV chuẩn bị trước và đưa ra cho HS những câu hỏi cụ thể, phù hợp với

những nội dung chính của bài học.

- Đối với các câu hỏi khó, có thể đưa ra cả những gợi ý nhỏ cho các câu trả

lời.

- Trường hợp nhiều HS không trả lời được, GV nên tổ chức cho HS thảo

luận nhóm.

- GV củng cố một cách tích cực câu trả lời của HS để giúp họ xây dựng

kiến thức của bàimột cách logic. GV phát hiện và cho phép “loại bỏ” các quan

niệm, định nghĩa,...sai (kiểm tra và sửa sai).

- GV dựa ào một phần nào đó câu trả lời của HS để đặt tiếp câu hỏi. Tuy

nhiên cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, không có chất lượng.

1.6. Giải thích

59

Page 61: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Mục tiêu :

- Nâng cao chất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh

Tác dụng đối với HS :

- Đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn

- Hiểu được ý nghĩa của câu trả lời, từ đó hiểu được bài

Cách thức dạy học :

GV có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS đưa thêm thông tin.

Ví dụ :

+ “Tốt, nhưng em có thể đưa thêm một số lí do khác không ?”

+ “Em có thể giải thích theo cách khác được không, cô chưa hiểu ý của

em ?”....

1.7. Liên hệ

Mục tiêu :

- Nâng cao chất lượng cho các của câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi

kiến thức của bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy.

Tác dụng đối với HS :

- Giúp HS có thể hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến

thức khác.

Cách thức dạy học :

Yêu cầu HS liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học

của môn học và những môn học có liên quan.

1.8. Không nhắc lại câu hỏi của mình

Mục tiêu :

- Giảm “thời gian GV nói”

- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS

Tác dụng đối với HS :

- HS chú ý nghe lời GV nói hơn.

- Có nhiều thời gian để HS trả lời hơn.

- Tham gia tích cực hơn vào các hoạt động thảo luận.

60

Page 62: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Cách thức dạy học :

Chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng xúc tích, áp dụng tổng hợp

các kĩ năng nhỏ đã nêu trên.

1.9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.

Mục tiêu :

- Tăng cường sự tham gia của HS.

- Hạn chế sự tham gia của GV.

Tác dụng đối với HS :

- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như suy nghĩ để giải bài

tập, thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức,...

- Thúc đẩy sự tương tác HS với GV, HS với HS.

Cách thức dạy :

- Tạo ra sự tương tác giữa GV với HS làm cho giờ học không bị đơn điệu.

Nếu có HS nào đó chưa rõ câu hỏi, GV cần chỉ định một HS khác nhắc lại câu

hỏi.

- Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ HS, với nội dung kiến thức bài

học. Đối với các câu hỏi yêu cầu HS trả lời về những kiến thức mới thì những

kiến thức đó phải có mối liên hệ với với những kiến thức cũ mà HS đã được học

hoặc thu được từ thực tế cuộc sống.

1.10. Tránh nhắc lại câu trả lời của HS

Mục tiêu :

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS, tăng cường tính độc

lập của HS.

- Giảm thời gian nói của GV.

Tác dụng đối với HS :

- Phát triển khả năng tham gia vào hoạt động thảo luận và nhận xét các câu

trả lời của nhau.

- Thúc đẩy HS tự tìm rs câu trả lời hoàn chỉnh.

Cách thức dạy học :

61

Page 63: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Để đánh giá được câu trả lời của HS đúng hay chưa đúng, GV nên chỉ

định các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó GV kết luận.

2. Mô tả các kĩ năng nhỏ trong kĩ năng đặt câu hỏi.

(6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống

phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom)

1. Câu hỏi “biết”

Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số

liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...

Tác dụng đối với HS : Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.

Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm

từ sau đây : Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....;

Hãy mô tả ...; Hãy kể lại....

2. Câu hỏi “hiểu”

Mục tiêu : Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ

kiện, số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin.

Tác dụng đối với HS :

- Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.

- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện ... trong bài học

Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ

sau đây : Hãy so sánh ...; Hãy liên hệ....; Vì sao ...? Giải thích....?

3. Câu hỏi “Áp dụng”

Mục tiêu: Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông

tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới.

Tác dụng đối với HS :

- Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.

- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc

sống.

Cách thức dạy học :

- Khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ,

giúp HS vận dụng các kiến thức đã học.

62

Page 64: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời

đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.

4. Câu hỏi “Phân tích”

Mục tiêu : Câu hỏi “phân tích” nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung

vấn đề, từ đó tìmramối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết

luận.

Tác dụng đối với HS : Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối

quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó

phát triển được tư duy logic.

Cách thức dạy học :

- Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời : Tại sao ? (khi giải thích

nguyên nhân). Em có nhận xét gì ? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như

thế nào ? (khi chứng minhluận điểm).

- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.

5. Câu hỏi “Tổng hợp”

Mục tiêu : Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa

ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.

Tác dụng đối với HS : Kích thích sự sáng tạo của HS hướng các em tìm ra

nhân tố mới,...

Cách thức dạy học :

- GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đoán,

có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.

- Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.

6. Câu hỏi “Đánh giá”

Mục tiêu : Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự

phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện

tượng,... dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.

Tác dụng đối với HS : Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị của

HS.

63

Page 65: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Cách thức dạy học : GV có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng

các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó thế nào ? Việc làm đó có thành

công không ? Tại sao ?

IV. Vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật dạy học tích cực để xây

dựng các hoạt động lên lớp

5. 1. Các kĩ thuật dạy học tich cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tiếp nhận

(receptive skills): nghe và đọc

Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông tin là: trước khi

nghe/đọc; trong khi nghe (đọc); sau khi nghe (đọc). Ở mỗi giai đoạn, GV có thể

sử dụng những kĩ thuật khác nhau. Có một số thủ thuật có thể sử dụng ở các giai

đoạn

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 1: trước khi nghe /đọc - the pre- stage

Thông thường, các hoạt động trước nghe/đọc được thiết kế nhằm tạo tâm thế

nghe /đọc bằng cách cuốn hút HS vào nội dung hoặc chủ đề của bài nghe /đọc;

gây hứng thú cho HS đối với bài sắp nghe/ đọc; động viên kiến thức có sẵn của

HS về chủ đề bài nghe /đọc, giúp họ có thể sử dụng kiến thức đó để nghe /đọc

hiểu dễ dàng hơn; tạo điều kiện cho HS giúp đỡ nhau trong bài học.

Đối với HS trung binh GV cần đặt trọng tâm chính cho giai đoạn này là giải

quyết trước một số khó khăn mà HS có thể gặp phải trong bài nghe /đọc như

khó khăn về kiến thức văn hoá nền, hoặc về ngôn ngữ như từ, cấu trúc, âm khó,

v.v.

GV gợi mở cho HS chia sẻ với nhau hoặc GV cung cấp cho HS một số kiến

thức văn hóa nền, dạy trước một số từ, cấu trúc hoặc cách phát âm khó, v.v.

Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn này bao gồm:

● Hoạt động tiên đoán tự do (open prediction): GV chỉ nêu lên chủ đề của bài

nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán xem nội dung của bài đọc sẽ như thế

64

Page 66: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

nào. Thí dụ GV nói "Today you are going to read a text about ways of

socializing. Now make some guesses about the text." và để HS đoán xem họ sẽ

được đọc về những cách thức giao tiếp nào, v.v. Để gây hứng thú cho HS, GV

có thể giới thiệu chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v.

● Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai (true/false statements

prediction): GV đưa ra một số nhận định về nội dung chính của của bài, trong

đó có một số câu đúng, một số câu sai. HS đoán xem câu nào đúng, câu nào sai

(có thể thảo luận nhóm/cặp, so sánh câu trả lời).

● Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ (ordering): GV cho HS xem một số bức

tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu họ sắp xếp chúng theo trật tự đúng. Hoạt

động này thường dùng khi bài nghe /đọc là một câu chuyện, hoặc về kết quả và

nguyên nhân, hay về một quy trình nào đó, v.v.

● Trả lời câu hỏi (pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe

/đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của mình để trả lời các câu hỏi đó.

● Bài tập từ vựng : gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên quan đến chủ

đề sắp nghe /đọc. Gợi mở để giúp HS xây dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan

đến chủ đề bài nghe/ đọc, trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong

bài nghe /đọc. Để gây hứng thú cho HS, GV nên sử dụng một số thủ thuật ôn

luyện từ vựng như ô vuông từ vựng (word square), hay noughts and crosses,

wordstorm, cross word, puzzle words, word chain: v.v... giúp HS hiểu các khái

niệm khó hoặc kiến thức văn hoá (nếu có trong bài). Chú ý: GV nên có những

câu hỏi gợi mở, dẫn dắt giúp HS suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời.

Một số điều GV cần lưu ý:

● Để tạo câu khí sôi nổi khi bắt đầu bài học, nên cho HS làm việc theo

nhóm/cặp, sau đó so sánh câu trả lời, hoặc dùng hoạt động ‘động não’

(brainstorming) với cả lớp.

● Trong tất cả các hoạt động trước đọc, GV nên tăng cường khuyến khích, gợi

mở cho HS suy đoán và thực hiện yêu cầu bài tập chứ không đưa ra câu trả lời

đúng. HS sẽ phải tìm câu trả lời đúng khi nghe /đọc bài.

65

Page 67: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

● Có thể sử dụng một hoặc hai thủ thuật trong một bài học, nên thay đổi các thủ

thuật trong các bài

khác nhau để cho bài học hấp dẫn hơn, tránh lối mòn, nhàm chán.

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 2: trong khi nghe /đọc - the

while/through- stage

Trong giai đoạn này HS nghe hoặc đọc và thực hiện một số yêu cầu bài tập

nhằm luyện tập những tiểu kỹ năng nghe /đọc nhất định như nghe /đọc lấy nội

dung chính, lấy thông tin chi tiết, hiểu được ý định, thái độ, quan điểm của tác

giả, đọc và sử dụng ngữ cảnh đoán nghĩa từ mới, hiểu được cấu trúc bài nghe

/đọc, v.v. các bài tập thông thường gồm trả lời câu hỏi, sắp xếp trật tự câu hoặc

ý, xác định câu đúng / sai, lựa chọn câu trả lời đúng, v.v.

GV nên hướng dẫn HS cách thức làm các bài tập từ đó phát triển các kỹ năng

nghe/đọc chứ câu chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng của bài tập nghe/đọc. Cụ

thể là GV hướng dẫn HS các bước làm để đạt đến kết quả cuối cùng của bài tập

như phân tích yêu cầu bài tập, tìm các từ chính (key words) trong câu hỏi, vận

dụng các kiến thức sẵn có để xử lý yêu cầu bài tập, v.v.

Các dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn 2 bao

gồm:

- Đúng/sai (True/ False): GV chuẩn bị các phiếu học tập (hand-outs) bao gồm

một số câu có thông tin đúng hoặc sai với thông tin trong bài đọc/ nghe. HS

thảo luận theo cặp và xác định câu nào đúng, câu nào sai và sai ở thông tin nào

rồi sửa lại cho chính xác.

- Đa lựa chọn (Multiple Choice): GV chuẩn bị câu hỏi với ba hoặc bốn lựa chọn

để HS chọn đáp án đúng.

- Điền vào chỗ trống (Gaps-Fill)

- Biểu bảng (Grids)

66

Page 68: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Hoàn thành câu (Sentence Completion)

- Tìm ý chính (Main Idea)

- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)

- Khớp câu hoặc ý (Matching)

- v.v...

Nên để một khoảng thời gian xác định cho HS hoàn thành bài tập, sau đó có thể

cho HS so sánh đáp án. GV đi quanh, nếu thấy đa số HS trả lời đúng thì gọi một

vài HS lên kiểm tra và xác định câu trả lời đúng; nếu thấy đa số HS chưa trả lời

được thì hướng dẫn họ nghe /đọc lại, tập trung vào những đoạn hoặc câu có

chứa câu trả lời, gợi ý cho HS tìm câu trả lời đúng.

- Một kỹ thuật đọc quan trọng mà GV cần phải rèn luyện cho HS là kỹ năng

đoán nghĩa của từ mới thông qua ngữ cảnh. Muốn làm được như vậy GV cần

khuyến khích HS tiếp tục đọc, không dừng lại khi gặp một từ mới mà đọc lui lại

một vài câu và đọc tiếp một vài câu để đoán nghĩa, sử dụng một số kiến thức

ngữ pháp như tiền tố, hậu tố để xác định loại từ và sau đó bằng lòng với việc chỉ

đoán ra nghĩa khái quát của từ đó. Khi soạn bài GV nên chọn ra những từ nhất

định để cho HS tập đoán nghĩa, những từ nào quá khó thì nên dạy trước ở giai

đoạn 1, nếu bài có nhiều từ mới không nên để HS phải đoán nghĩa tất cả các từ

đó, dễ gây hoang mang, lúng túng cho HS.

Nghe khác với đọc ở chỗ từng cá nhân HS có thể điều chỉnh tốc độ đọc của mình:

có đoạn nào không hiểu họ có thể đọc chậm lại hoặc quay lại đọc lại đoạn đó. Nh-

ưng với nghe, HS phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ của băng cassette hoặc GV. Vì

vậy, kỹ năng nghe thường được coi là khó hơn. Lần thứ nhất, thứ hai nên cho HS

nghe cả bài để họ nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó

nếu HS thấy khó thì mới cho nghe lại từng đoạn, dừng lại sau những chỗ khó. Nên

hạn chế cho HS nghe từng câu một, vì làm như vậy sẽ khiến HS có thói quen

không tốt là phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe.

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn 3: sau khi nghe /đọc - the post- stage

67

Page 69: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Trong giai đoạn này HS sử dụng những thông tin đã đọc được hoặc nghe được

để làm một việc gì đó có nghĩa với thông tin đó. Thông thường giai đoạn này

yêu cầu HS phải sử dụng các kỹ năng sản sinh (receptive skills) như nói hoặc

viết để đưa ra tóm tắt, tổng kết các thông tin hoặc vấn đề vừa nghe hay đọc

được, nêu quan điểm của mình về các vấn đề đó, hoặc kể về những kinh nghiệm

bản thân tương tự với những điều vừa nghe hoặc đọc được.

- Tóm tắt bài nghe /đọc (summarizing): Đây là hoạt động phổ biến sau đọc,

vừa củng cố việc hiểu nghĩa của bài vừa giúp HS luyện tập sử dụng những kiến

thức và ngôn ngữ vừa học được trong bài. câu nên chỉ đưa ra yêu cầu ‘Now

summarize the text’ chung chung mà cần hướng dẫn tỉ mỉ. Có thể đưa ra một số

từ gợi ý để HS dùng những từ đó mà viết tóm tắt; hoặc viết các từ đầu câu để

HS chỉ việc hoàn thành các câu đó; hoặc cho một số câu hỏi về những ý chính

trong bài, HS viết tóm tắt bằng cách trả lời các câu hỏi đó, v.v. hoạt động tóm

tắt cũng có thể thực hiện qua nói.

- Thảo luận (discussing): HS khá hơn thì có thể dùng hình thức thảo luận

nhóm, trao đổivề cảm tưởng, ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề vừa nghe

/đọc, hoặc yêu cầu HS viết hoặc nói về một vấn đề tương tự nhưng về bản thân

hoặc những hoàn cảnh tương tự như trong bài nghe /đọc.

- Đối với HS các lớp yếu, GV nên thiết kế lại các nhiệm vụ bài học cho vừa

sức, tăng cường trợ giúp như cung cấp các từ gợi ý, cho trước khung mẫu, đặt

câu hỏi gợi mở dạng trả lời có/không (yes/no question), v.v.

5.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong dạy các kỹ năng tạo ngôn

(productive skills): nói và viết

Vì đây là hai kỹ năng tái tạo ngôn ngữ – HS luyện tập để có thể dùng ngoại ngữ

để diễn đạt ý của mình nên các bước trong bài dạy kỹ năng nói và viết không

giống với bài dạy nghe và đọc. Ở một số khía cạnh, dạy hai kỹ năng này gần

giống dạy các kiến thức ngôn ngữ như từ vựng hoặc ngữ pháp: HS phải được

cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu đó và cuối cùng là sử dụng các

ngữ liệu đó để diễn đạt ý tưởng của mình một cách tự do hơn. Mặt khác vì đây

là bài luyện tập kỹ năng nên bài dạy nói / viết cũng có những hoạt động đặc thù.

68

Page 70: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Có thể chia bài dạy nói / viết thành ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị nói / viết;

giai đoạn luyện nói / viết có kiểm soát và cuối cùng là giai đoạn nói / viết tự do.

Để bài luyện nói / viết đạt hiệu quả cao các hoạt động luyện tập cần phải thú vị,

hấp dẫn và có ý nghĩa, sát thực với đời sống và hoàn cảnh của HS. Bên cạnh đó

cũng nên thiết kế các hoạt động có tính thách thức cao hoặc tạo khí thế thi đua

giữa các cá nhân, các cặp hay nhóm HS bằng cách tính điểm, có giải thưởng hay

phần thưởng cho những bài nói khá nhất, v.v.

Các kĩ thuật sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị nói:

Giai đoạn này có thể sử dụng một số kĩ thuật sau:

- Wordstorm

- Cross word/ puzzle words

- Word chain

- Guessing games

- Memory game

- Situation response

- Mind map

- Information gaps (Grid)

- Describe and draw/guess (Miêu tả và vẽ / đoán)

- Yes/ no contest

- …..

- Khai thác bài nói mẫu: tuỳ theo mục tiêu bài nói mà bài mẫu có thể là những

phát ngôn đơn lẻ, một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn. GV sử dụng

một số thủ thuật khi khai thác bài mẫu như:

+ Đọc to bài mẫu một lần, chú ý cách phát âm, trọng âm, ngắt giọng phù hợp,

HS lắng nghe.

+ Đọc mẫu lần thứ hai, cho HS đọc theo.

69

Page 71: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Dùng câu hỏi gợi mở (open questions) để HS tự rút ra cách sử dụng từ, cấu

trúc cũng như ý nghĩa trong bài mẫu.

- Làm việc theo cặp/ nhóm (Pair-work / group-work): Cho HS luyện đọc bài mẫu

cho thành thạo theo cặp/nhóm. Trong phần này GV cần chú trọng nhiều đến độ

chính xác trong lời nói của HS và nên kịp thời sửa các lỗi sai về phát âm, ngữ

pháp, từ vựng.

- Dạy trước một số từ vựng hoặc ngữ pháp cần thiết cho việc thực hiện bài tập

nói (sử dụng các thủ thuật dạy từ vựng/ngữ pháp)

- Gợi mở để HS đóng góp những ý tưởng chung cho bài nói (có thể sử dụng

hoạt động ‘động não’ (brainstorming) cho cả lớp hoặc cho HS làm việc theo

nhóm, thảo luận và liệt kê các ý tưởng, sau đó đóng góp với cả lớp.

Đưa ra yêu cầu và hướng dẫn cách thực hiện yêu cầu bài nói. Lưu ý một số kĩ

thuật như:

- Nếu bài nói có nhiều yêu cầu, nên dùng cách đưa yêu cầu theo từng bước

(‘step by step intruction’).

- Không chỉ đưa ra yêu cầu mà còn phải làm mẫu cho HS thấy cách làm của

từng bài như thế nào. Tuy nhiên, GV không nên trực tiếp làm mẫu mà giúp các

HS khá giỏi trong lớp làm mẫu.

- Hỏi một vài câu hỏi để kiểm tra xem HS đã thực sự hiểu cách làm và yêu cầu

của bài tập hay không.

GV sử dụng một số kĩ thuật sau đây để giúp HS luyện nói theo yêu cầu và sử

dụng những ý hoặc từ vựng, cấu trúc cho trước.

- Kĩ thuật tổ chức luyện tập: nên tổ chức cho HS làm việc theo cặp / nhóm để

tiết kiệm thời gian và luyện tập nói được nhiều nhất. Lưu ý: GV nên cho HS

thay đổi thường xuyên các cặp, nhóm để HS có thể luyện được với nhiều đối

tượng khác nhau và học được nhiều hơn. Có thể sử dụng các kĩ thuật chia nhóm

thật nhanh:

+ Chia theo vần tên A, B, C

70

Page 72: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

+ Chia theo màu áo

+ Chia theo độ dài của tóc, chiều cao...

- Vai trò của GV: một số GV quan niệm rằng sau khi đã làm mẫu và hướng dẫn

đầy đủ cho HS là GV có thể ngồi nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Điều đó hoàn

toàn không đúng, ở giai đoạn này GV đóng vai trò là người giám sát, giúp đỡ,

điều phối. Trong khi HS làm việc theo cặp/nhóm, GV đi quanh các nhóm giám

sát, nhắc nhở sao cho họ không sử dụng quá nhiều tiếng mẹ đẻ trong khi luyện

tập ngoại ngữ, không có ai trong nhóm nói quá nhiều hoặc quá ít, nếu HS có

vướng mắc gì về ngôn ngữ thì GV giúp HS giải quyết ngay.

- Kĩ thuật sửa lỗi: ở giai đoạn này GV không nên trực tiếp sửa lỗi cho HS mà

nên bỏ qua các lỗi không quan trọng. Đối với các lỗi lặp đi lặp lại và phổ biến

thì nên ghi chép lại, sau đó sửa chung ở trước cả lớp. GV nên chỉ nêu câu có lỗi

ra ở trước lớp, sau đó khuyến khích HS tự tìm ra lỗi và tự sửa các lỗi đó.

Dạy kĩ năng viết

Trong dạy viết ngoại ngữ người ta thường phân biệt ba loại hoạt động luyện viết

khác nhau: viết có kiểm soát (controlled writing), viết có hướng dẫn (guided

writing) và viết tự do (free writing). chương trình Tiếng Anh THCS tập trung

vào các hoạt động viết có kiểm soát và mở rộng ra viết có hướng dẫn.

- Trả lời câu hỏi (sử dụng kĩ thuật ‘Five questions’) GV đặt các câu hỏi, HS

trả lời các câu hỏi đó và sau đó ghép vào thành bài viết. nếu kết hợp luyện cả

cấu trúc đoạn thì không để các câu hỏi theo trật tự. HS sẽ trả lời các câu hỏi

riêng rẽ, sau đó sắp xếp các câu trả lời theo đúng trật tự một đoạn văn.

- Dùng từ cho sẵn để viết thành câu hoặc bài liền ý (sử dụng kĩ thuật

‘Ordering): cho trước một số từ cơ bản trong câu, HS phải sử dụng các từ đó để

viết thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. bài tập loại này có thể có mức độ khó dễ

khác nhau. để tăng độ khó thì yêu cầu HS phải biến đổi nhiều từ loại trong câu,

thêm nhiều từ phụ như mạo từ, giới từ, v.v. và đảo lộn trật tự từ trong câu.

71

Page 73: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Dạy kiến thức ngôn ngữ

a) Dạy ngữ âm

Chương trình tiếng Anh THCS bắt đầu đưa phần ngữ âm vào dạy chính thức

thông qua các bài luyện tập thiết thực với HS chứ không đi vào các vấn đề lý

thuyết ngữ âm. Trong phần luyện âm, vai trò hướng dẫn của GV là rất quan

trọng. GV cần tìm hiểu và chuẩn bị kĩ để làm mẫu cho HS.

Một số kĩ thuật sử dụng dạy ngữ âm

- Same or different (đúng hay sai)

- Domino (trò chơi Domino)

- Tongue twist ( Trò chơi uốn lưỡi)

- Find the difference

- Odd one out

b) Dạy từ vựng

Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái

niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng. nghĩa của một từ và cách chúng được

dùng như thế nào là hai vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu

tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song câu phải như vậy là HS

học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất

nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với

môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có

thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà

người bản ngữ đã sử dụng.

Chọn từ để dạy

Thông thường, trong một bài học luôn xuất hiện từ mới. Song không phải từ

mới nào cũng được dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần dạy, cần xem xét những

vấn đề từ chủ động - từ bị động (active and passive vocabulary)

● Từ chủ động là những từ HS hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp

nói và viết.

72

Page 74: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

● Từ bị động là những từ HS chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.

Cách dạy và giới thiệu hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến

cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập

nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, có thể chỉ cần dừng lại ở

mức nhận biết, không cần thực hiện các hoạt động ứng dụng. GV cần biết lựa

chọn và quyết định xem từ nào là từ chủ động và từ nào là từ bị động.

Kĩ thuật dạy nghĩa từ

A.Dùng giáo cụ trực quan (real objects)

GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh, ảnh,

biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành

động, cử chỉ, điệu bộ. bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà

nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

B.Dùng tình huống ( situations)

GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa

của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý

nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.

C.Dùng ngôn ngữ lời nói:

GV có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có

thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngữ cảnh, sử dụng các từ đồng

nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch. Sau khi chỉ ra ý nghĩa của từ mới, GV có thể thực

hiện một số các kĩ thuật sau để trình bày hình thức của từ đó.

- Vẽ tranh lên bảng để chỉ ra ý nghĩa của từ.

- Nói 1 hoặc 2 câu có chứa từ đó.

- Yêu cầu cả lớp lặp lại từ và cả câu đồng thanh 2 hoặc 3 lần.

- Viết từ hoặc câu đó lên bảng nếu cần thiết.

- Yêu cầu HS dịch câu đó sang tiếng việt.

- Đặt thêm ví dụ để củng cố từ.

- Đặt câu hỏi để HS trả lời trong đó có chứa từ vừa học.

73

Page 75: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Yêu cầu HS chép từ vào vở.

Các kĩ thuật sử dụng khi dạy từ

Một số dạng bài tập và kĩ thuật được dùng khi luyện tập từ mới:

- Matching

- Odd-man-out

- Cross word/ puzzle words

- Domino

- Quizz

- Grouping

- Arranging/ Ordering

- Blank-filling

- Substitution

- Replacement

- Sentence-building.

- …

Dạy ngữ pháp

Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách

chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp

một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ. sau đó

HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một

loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự

gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của

cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV.

Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ pháp

Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài

tập sau đây:

- Repetition

- Substitution

- Conversion or transformation

74

Page 76: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Matching

- Ordering/ rearranging

- Five questions

- Grid (completion)

75

Page 77: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHẦN BỐN: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA

PHƯƠNG

`- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ

GD&ĐT đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.

- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng

- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số

lượng, yêu cầu)

- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu

thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…

- Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều kiện

cho tất cả GV đều được tham gia hoạt động tích cực

- Kết quả mong đợi là GV nắm vững nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thực

hành để dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn. Cụ thể là:

1. Đối với cán bộ quản lý.

- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước;

nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn

bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện,

thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong

chương trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.

- Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường

xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học

bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.

- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả, tích

cực đổi mới PPDH.

2. Đối với giáo viên

- Nghiên cứu kĩ Chương trình, SGV và tài liệu Hướng dẫn thực hiện

chuẩn KT, KN để xác định mục tiêu theo từng bài, thiết kế bài giảng nhằm đạt

được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN. Không quá lệ thuộc hoàn toàn

vào SGV.

76

Page 78: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Dựa trên cơ sở yêu cầu về KT, KN trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương

pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác

học tập của HS.

-Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp GV cần linh hoạt hơn, tổ

chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng HS của mình.

- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm

nắm vững, hiểu được những yêu về KT, KN.

- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho

HS qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn KT, KN của Chương trình

GDPT.

- Trong việc dạy học theo Chuẩn KT, KN cần chú trọng việc sử dụng

hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học một cách hợp lí.

1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng

2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn ( thời gian, địa điểm,

số lượng, yêu cầu)

3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu

phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…

77

Page 79: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHỤ LỤC

I. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn

PHIẾU HỌC TẬP 1 (Kĩ năng đọc)

Nhiệm vụ 1: Hãy chọn một bài đọc trong SGK lớp 7 hoặc 8, 9 và trả lời các

câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô True / False ; nếu sai, hãy sửa

cho đúng.

Trước khi đọc

T F

1 Tranh được thiết kế để thiết lập chủ điểm của bài.

2 Các câu hỏi như sự gợi ý.

3 Các bài tập được sử dụng để dạy từ mới.

Trong khi đọc

T F

4 Nhiệm vụ 1 nhằm dạy học sinh đoán ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh.

5 Nhiệm vụ 2 là hoạt động dạy đọc lướt.

6 Nhiệm vụ 3 kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh.

7 Câu hỏi đọc hiểu có thể là khó nhất đối với học sinh vì nó yêu

cầu học sinh tái tạo ngôn ngữ.

Sau khi đọc

T F

8 Bài tập “ Sau khi đọc” được dùng cho học sinh thực hành nói

về trải nghiệm của họ.

9 Bài tập “ Sau khi đọc” được dùng cho học sinh thực hành viết

về trải nghiệm của họ.

Toàn bài

T F

10 Chủ điểm của bài này thú vị đối với học sinh.

11 Chủ điểm của bài này phù hợp với trải nghiệm của học sinh.

12 Chủ điểm của bài này phù hợp với nhu cầu giao tiếp của học

sinh.

78

Page 80: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

13 Học sinh của tôi có đủ kiến thức nền về chủ điểm của bài.

14 Các nhiệm vụ trong bài cung cấp đủ cơ hội cho học sinh của tôi

thực hành kỹ năng đọc.

15 Các nhiệm vụ trong bài không quá khó hoặc quá dễ đối với học

sinh của tôi.

Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một bài. Đọc bài cẩn thận và viết

vào cột đầu tiên tên loại nhiệm vụ trong bài. Thảo luận và quyết định xem

bạn sẽ điều chỉnh từng nhiệm vụ trong bài như thế nào cho phù hợp với đối

tượng HS của mình và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như thế nào để HS

tham gia tích cực và tiết học có hiệu quả nhất.

TIẾNG ANH …….: BÀI …

NHIỆM VỤ/ BÀI

TẬP

TÔI ĐIỀU CHỈNH BÀI

TẬP ĐÓ NHƯ THẾ

NÀO

TÔI SỬ DỤNG KĨ

THUẬT DẠY HỌC

TÍCH CỰC NÀO

Trư

ớc

kh

i đọc

Bài tập 1:

Bài tập 2:

79

Page 81: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Tro

ng

kh

i đọc

Nhiệm vụ 1:

Nhiệm vụ 2:

Nhiệm vụ 3:

Sau

kh

i đọc

80

Page 82: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHIẾU HỌC TẬP 2 (Kĩ năng nói)

Nhiệm vụ 1: Hãy chọn một bài nói trong SGK lớp 8 hoặc 9 và trả lời các

câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô True / False ; nếu sai, hãy sửa

cho đúng hoặc điền tiếp vào câu cho sẵn.

Trước khi nói

T F

1 Tranh được thiết kế để thiết lập chủ điểm của bài.

2 Các câu hỏi như sự gợi ý.

3 Các bài tập được sử dụng để thực hành nói.

Trong khi nói

4 Nhiệm vụ 1 nhằm ….

5 Nhiệm vụ 2 là …

6 Nhiệm vụ 3 là ….

Sau khi nói

T F

7 Nhiệm vụ 1 được dùng cho học sinh thực hành nói về

trải nghiệm của họ.

8 Nhiệm vụ 2 được dùng cho học sinh thực hành liên hệ nói về

cuộc sống thực của HS.

Toàn bài

T F

9 Chủ điểm của bài này thú vị đối với học sinh.

10 Chủ điểm của bài này phù hợp với trải nghiệm của học sinh tôi.

11 Chủ điểm của bài này phù hợp với nhu cầu giao tiếp của học

sinh tôi.

12 Học sinh của tôi có đủ kiến thức nền về chủ điểm của bài.

13 Các nhiệm vụ trong bài cung cấp đủ cơ hội cho học sinh của tôi

thực hành kỹ năng nói.

14 Các nhiệm vụ trong bài không quá khó hoặc quá dễ đối với học

81

Page 83: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

sinh của tôi.

Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một bài. Đọc bài cẩn thận và viết

vào cột đầu tiên tên loại nhiệm vụ trong bài. Thảo luận và quyết định xem

bạn sẽ điều chỉnh từng nhiệm vụ trong bài như thế nào cho phù hợp với đối

tượng HS của mình và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như thế nào để HS

tham gia tích cực và tiết học có hiệu quả nhất.

TIẾNG ANH …….: BÀI …

NHIỆM VỤ/ BÀI

TẬP

TÔI ĐIỀU CHỈNH BÀI

TẬP ĐÓ NHƯ THẾ

NÀO

TÔI SỬ DỤNG

KĨ THUẬT DẠY

HỌC TÍCH CỰC

NÀO

Trư

ớc

kh

i nói

Bài tập 1:

Bài tập 2:

Nhiệm vụ 1:

82

Page 84: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Tro

ng

kh

i nói

Nhiệm vụ 2:

Nhiệm vụ 3:

Sau

kh

i nói

83

Page 85: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHIẾU HỌC TẬP 3 (Kĩ năng nghe)

Nhiệm vụ 1: Hãy chọn một bài nghe trong SGK lớp 8/9 và trả lời các câu

hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô True / False . Nếu sai, hãy sửa cho

đúng.

Trước khi nghe

T F

1 Tranh được thiết kế để thiết lập chủ điểm của bài.

2 Các câu hỏi như sự gợi ý.

3 Các bài tập được sử dụng để dạy từ mới.

Trong khi nghe

T F

4 Nhiệm vụ 1 nhằm dạy học sinh đoán ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh.

5 Nhiệm vụ 2 là hoạt động dạy HS nghe để chọn thông tin chính.

6 Nhiệm vụ 3 kiểm tra khả năng nghe hiểu của học sinh.

7 Bài tập nghe hiểu có thể là khó nhất đối với học sinh vì nó yêu

cầu học sinh ghi nhớ thông tin và sử dụng chính xác ngôn ngữ

để trả lời câu hỏi.

Sau khi nghe

T F

8 Bài tập “ Sau khi nghe” được dùng cho học sinh thực hành nói

về trải nghiệm của họ.

9 Bài tập “ Sau khi nghe” được dùng cho học sinh thực hành liên

hệ với thực tế của HS.

Toàn bài

T F

10 Chủ điểm của bài này thú vị đối với học sinh.

11 Chủ điểm của bài này phù hợp với trải nghiệm của học sinh tôi.

12 Chủ điểm của bài này phù hợp với nhu cầu giao tiếp của học

sinh tôi.

84

Page 86: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

13 Học sinh của tôi có đủ kiến thức nền về chủ điểm của bài.

14 Các nhiệm vụ trong bài cung cấp đủ cơ hội cho học sinh của tôi

thực hành kỹ năng nghe.

15 Các nhiệm vụ trong bài không quá khó hoặc quá dễ đối với học

sinh của tôi.

Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một bài. Đọc bài cẩn thận và viết

vào cột đầu tiên tên loại nhiệm vụ trong bài. Thảo luận và quyết định xem

bạn sẽ điều chỉnh từng nhiệm vụ trong bài như thế nào cho phù hợp với đối

tượng HS của mình và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như thế nào để HS

tham gia tích cực và tiết học có hiệu quả nhất.

TIẾNG ANH …….: BÀI …

NHIỆM VỤ/ BÀI

TẬP

TÔI ĐIỀU CHỈNH BÀI

TẬP ĐÓ NHƯ THẾ

NÀO

TÔI SỬ DỤNG KĨ

THUẬT DẠY HỌC

TÍCH CỰC NÀO

Trư

ớc

kh

i ngh

e

Bài tập 1:

Bài tập 2:

85

Page 87: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Tro

ng

kh

i ngh

e

Nhiệm vụ 1:

Nhiệm vụ 2:

Nhiệm vụ 3:

Sau

kh

i ngh

e

86

Page 88: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

PHIẾU HỌC TẬP 4 (Kĩ năng viết)

Nhiệm vụ 1: Hãy chọn một bài viết trong SGK lớp 7/8/9 và trả lời các câu

hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào ô True / False . Nếu sai, hãy sửa cho

đúng hoặc điền tiếp vào câu cho sẵn.

Trước khi viết

T F

1 Biểu bảng/ tranh được thiết kế để thiết lập chủ điểm của bài.

2 Các câu hỏi chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi viết.

3 Các bài tập được sử dụng để giúp HS luyện viết theo mục tiêu

đề ra.

Trong khi viết

4 Nhiệm vụ 1 nhằm ….

5 Nhiệm vụ 2 là …

6 Nhiệm vụ 3 là ….

Sau khi viết

T F

8 Bài tập “ Sau khi viết” được dùng cho học sinh thực hành viết

về trải nghiệm của họ.

9 Bài tập “ Sau khi viết” được dùng cho học sinh thực hành viết

hữu ích và có thể áp dụng trong thực tế.

Toàn bài

T F

10 Chủ điểm của bài này thú vị đối với học sinh.

11 Chủ điểm của bài này phù hợp với trải nghiệm của học sinh.

12 Chủ điểm của bài phù hợp với nhu cầu giao tiếp của học sinh.

13 Học sinh của tôi có đủ kiến thức nền về chủ điểm của bài.

14 Các nhiệm vụ trong bài cung cấp đủ cơ hội cho học sinh của tôi

thực hành kỹ năng viết.

15 Các nhiệm vụ trong bài không quá khó hoặc quá dễ đối với học

87

Page 89: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

sinh của tôi.

Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một bài. Đọc bài cẩn thận và viết

vào cột đầu tiên tên loại nhiệm vụ trong bài. Thảo luận và quyết định xem

bạn sẽ điều chỉnh từng nhiệm vụ trong bài như thế nào cho phù hợp với đối

tượng HS của mình và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực như thế nào để HS

tham gia tích cực và tiết học có hiệu quả nhất.

TIẾNG ANH …….: BÀI …

NHIỆM VỤ/ BÀI

TẬP

TÔI ĐIỀU CHỈNH BÀI

TẬP ĐÓ NHƯ THẾ

NÀO

TÔI SỬ DỤNG KĨ

THUẬT DẠY HỌC

TÍCH CỰC NÀO

Trư

ớc

kh

i viế

t

Bài tập 1:

Bài tập 2:

Nhiệm vụ 1:

88

Page 90: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Tro

ng

kh

i viế

t Nhiệm vụ 2:

Nhiệm vụ 3:

Sau

kh

i viế

t

89

Page 91: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

II. Kế hoạch tập huấn

Ngày, buổi Nội dung

Ngày

thứ

nhất

Sáng

- Khai mạc

- Tổ chức lớp

- Những vấn đề chung về đợt tập huấn

- Giới thiệu về lí do, ý nghĩa của việc ban hành tài liệu

Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN.

Chiề

u

- Dạy học tích cực

- Áp dụng kĩ thuật DHTC

Ngày

thứ

hai

Sáng

- DHTC theo chuẩn KT-KN.

- Soạn giáo án dạy học theo chuẩn KT-KN.

- Trao đổi góp ý giáo án

Chiề

u

- Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ

năng.

- Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra dạy học theo

chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Ngày

thứ

ba

Sáng

- Trao đổi câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra dạy học theo chuẩn

kiến thức, kĩ năng .

- Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại địa phương.

Chiề

u - Giải đáp thắc mắc, tổng kết đợt tập huấn.

* Lưu ý : trên đây là dự kiến, kế hoạch tập huấn có thể thay đổi tùy theo tình

hình cụ thể.

90

Page 92: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

III. Bài tập trắc nghiệm

(thời gian làm bài: 15 phút)

- Ngày làm bài lần 1 : ngày đầu tiên của khoá tập huấn

- Ngày làm bài lần 2 : ngày kết thúc của khoá tập huấn

- Hướng dẫn làm bài :

+ ghi dấu + vào những câu bạn đồng ý

+ ghi dấu – vào những câu bạn không đồng ý

+ để trống nếu còn lưỡng lự

Chú ý : tuỳ từng câu hỏi, có thể đồng ý với 1 hoặc nhiều câu trả lời.

Câu 1. Phương pháp dạy học là gì ?

a. Cách GV dạy và cách HS học.

b. Con đường HS chiếm lĩnh nội dung học tập.

c. Cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của HS

nhằm đạt mục tiêu dạy học.

d. Quy định những mô hình hành động của GV và HS.

Câu 2. Quan hệ giữa dạy và học trong đổi mới phương pháp dạy học?

a. GV phân tích, và biến đổi mục tiêu thành các nội dung, đảm bảo cho

việc học đạt được các mục tiêu; HS là trung tâm của quá trình dạy học.

b. Cách dạy phải thích ứng với cách học.

c. GV soạn thảo các vấn đề thích hợp, tổ chức quá trình tự xây dùngkiến

thức cho HS; người học chủ động xây dùngkiến thức cho mình.

d. Trong hoạt động dạy học, GV giữ vai trò chỉ đạo, HS có vai trò chủ

động.

Câu 3. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải có những điều kiện gì?

a. thiết bị dạy học hiện đại.

b. Trình độ và kinh nghiệm của GV.

c. Thay đổi cách thi cử.

d. Thay đổi cách viết SGK

Câu 4. Bản chất của dạy và học tích cực ?

91

Page 93: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS.

b. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

d. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Câu 5. Một số dấu hiệu biểu hiện tính tích cực của HS trong hoạt động học

tập?

a. Hăng hái phát biểu ý kiến.

b. Hay nêu thắc mắc.

c. Đi học chuyên cần, làm bài đầy đủ.

d. Kiên trì làm cho xong các bài tập, không nản trước các bài tập khó.

e. Dấu hiệu khác (xin ghi rõ)

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Câu 6. Quan hệ giữa tích cực và hứng thú của HS trong hoạt động học tập?

a. Phong cách học tập tạo ra hứng thú.

b. Hứng thú là tiền đề của học tập tích cực.

c. Học tập tích cực đòi hỏi cố gắng nhiều nên làm giảm hứng thú.

d. Không khí vui vẻ của lớp học tạo ra hứng thú chứ không phải là những

hoạt động học tập đòi hỏi cố gắng.

Câu 7. Quan hệ giữa tích cực và sáng tạo của HS trong hoạt động học tập?

a. Thói quen suy nghĩ của HS dẫn đến sáng tạo.

b. Sáng tạo là kết quả những liên tưởng bất ngờ.

c. Sáng tạo là tiềm năng bẩm sinh của một số người.

d. Sáng tạo là kết quả rèn luyện theo cách học tập tích cực.

Câu 8. Những dấu hiệu của trí sáng tạo của HS trong hoạt động học tập?

a. Sản sinh những ý tưởng mới, độc đáo.

b. áp dụng nguyên vẹn những mẫu hành động đã đạt được.

92

Page 94: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

c. Suy nghĩ độc lập tự tin.

d. Trước cùng một tình huống có thể đề xuất nhiều giải pháp.

Câu 9. Những chức năng mới của người GV trong dạy học tích cực ?

a. Truyền đạt kiến thức tinh giản, vững chắc.

b. Thiết kế, tổ chức các hoạt động của HS.

c. Gợi mở hướng dẫn HS trong các hoạt động tìm tòi.

d. Sử dụng các thiết bị nghe nhìn.

Câu 10. Hoạt động nào của GV trên lớp có tác dụng phát huy tính tích cực học

tập của HS?

a. Đưa ra những câu hỏi, những bài tập tạo có hội cho HS tìm tòi và phát hiện

kiến thức mới

b. Khuyến khích sự tham gia của tất cả HS đặc biệt là HS nhút nhát bằng

lời nói và bằng ngôn ngữ cử chỉ

c. Lời giảng của GV hấp dẫn

d. Dành nhiều thời gian để HS được thực hành

e. Hoạt động khác (xin ghi rõ)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………................................

Câu 11. Bạn đồng tình với quan điểm nào sau đây về mục tiêu bài học theo

hướng dạy học tích cực?

a. Mục tiêu là cái đích GV phải đạt trong khi dạy.

b. Mục tiêu là cái đích HS phải đạt sau khi học.

c. Mục tiêu xác định các kiến thức trọng tâm của bài học.

d. Mục tiêu phải là căn cứ để đánh giá kết quả bài học.

Câu 12. Để dạy học tích cực cần có thay đổi gì trong cách viết mục tiêu bài

học ?

a. Mục tiêu được viết cho người dạy, bảo đảm người dạy hoàn thành bài

dạy.

93

Page 95: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

b. Mục tiêu được viết cho người học, do người học thực hiện.

c. Mục tiêu được viết cụ thể, đủ làm căn cứ đánh giá kết quả bài học.

d. Bên cạnh mục tiêu chung cho cả lớp cần tính đến mục tiêu riêng cho những

HS đặc biệt.

Câu 13. Dạy học tích cực cần chú ý nhất đến mặt nào trong mục tiêu ?

a. Phát triển năng lực nhận thức.

b. Kiến thức.

c. Tư tưởng.

d. Khai thác hợp lí giữa dạy kiến thức với dạy phương pháp suy nghĩ và

hành động

Câu 14. Quan niệm nào dưới đây về kế hoạch bài học phù hợp với dạy học

tích cực ?

a. Kế hoạch bài học là bản thiết kế các hoạt động của GV trong bài lên

lớp.

b. Kế hoạch bài học là bản thiết kế các hoạt động của HS trong tiết học.

c. Phối hợp a và b, trên cơ sở a mà thiết kế b.

d. Phối hợp a và b, trên cơ sở thiết kế b mà xác định a.

Câu 15. Để thiết kế thành công kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính

tích cực của người học, cần tuân thủ những điều nào dưới đây ?

a. Xác định đúng trọng tâm bài học.

b. Lựa chọn nội dung có vấn đề để suy nghĩ.

c. Nắm vững trình độ, kiến thức, tư duy của HS.

d. Xây dựng hứng thú học tập cho HS.

Câu 16. Dạy học tích cực đòi hỏi có những thay đổi gì trong khâu đánh giá kết

quả học tập?

a. Hướng dẫn HS thói quen và kĩ năng tự đánh giá.

b. Khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo.

c. Tăng cường kiểm tra.

94

Page 96: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

d. Coi trọng nhận xét, đánh giá bài làm của HS và hướng dẫn sửa chưa

thiếu sót.

95

Page 97: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

IV – Một số giáo án, đề thi và bài tập tham khảo

(Tư liệu phục vụ cho đợt bồi dưỡng)

A. GIÁO ÁN

Unit 12 GRADE 6: Sports and PastimesLesson 4: B 4-5: Free time

Aims: By the end of the lesson, students will be able to use “How often” questions and answers “once/ twice/ three times ….a week/ month….” To talk about frequency of activities.Teaching aids: text books, cards, worksheets, cassette, projector.Warm up

- Give two jumbled words and students guess: EREF EIET (free time)

- Ask students to talk about “ free time: (What it means in English, what they do in their free time, ……..)

Revision: Maching A4 (page 128):

- Ss will listen to the tape and match the names with the right pictures “What do they do in their free time?

- Answer key: Tan: a ; Minh and Nam: e ; Lien: f ; Lan and Mai: b

- Students practise talking about these people’s activites.+ Tan reads in his free time.+ Minh and Nam play video games in their free time.+ Lien watches TV in her free time+ Lan and Mai listen to music in their free time.

I. Presentation 1. Pre- teach vocabulary:- a diary: (picture/ definition) : nhËt ký.( a book you can

write everything you do each day)- once : mét lÇn- twice : hai lÇn- three times: ba lÇn

a. Matching

96

Page 98: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Once a weekTwice a weekThree times a week

Mon Tues

Weds

Thu Fri Sat Sun

x xx x x

x- How often: bao l©u mét lÇn

Check: teacher uses cards to check students understanding new words:

-1/ a week once a week. - 4/ a year four times a year.-2/ a week twice a week - 1/ 2 weeks. every two weeks-3/ a month three times a month. - 1/ 6 months every six months.

2. Set the scence: Mai and Liªn are talking about her friend’s free time activities. Listen and give out (fill in the table ):

What Ly does in her freee time

How often

goes jogging Once a weeklistens to music Twice a weekreads Three times a week.

- Listen for the second time and rebuild the dialogue basing on the table.

- Students practise the dialogue in pairs

Model sentences: How often does Lien go jogging?She goes jogging once a week.

II. Practice

97

Page 99: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

- Asks the students to practice asking and answering about Ly’s activities (Ly’s diary. Page 129) (pair work) some pairs speak in front of the class.

- Has the students to practise with their partners to talk about their free time activities using “What?” and “How often?”Eg: S1:What do you do in your free time?

98

Page 100: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

S2: I go to the movies.S1: How often do you go to the movies?

S2: I go to the movies twice a week.

III. Production: games

1. Find Someone Who: Divides the class into groups of four, five or six to find someone who ……

Find Someone Who......................in free time Name How often.......plays soccer.......listens to music.......watches TV ......goes fishing......reads books……goes jogging in the park

- One student from each group reports about their groups

Eg: In my group, Nam plays soccer in his free time, He plays 4 times a week………….

2. Information transmitting: 4 students from each team take part in the game. They wishper the sentences given by the teacher to one another, from the first student to the fourth one.The fourth student has to write the sentences he heard on the board. Who finishes first is the winner.

*Homework: 1. Study the new words and model senteces.2. Wrtie reports about your groups3. Do part B in your workbooks.

99

Page 101: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

UNIT 4 GRADE 8 - OUR PASTReading comprehension: The Lost Shoe

A. AIMS:- To talk about past events.- To teach words and phrases related to a folktale.- To help Ss develop their reading skill.

B. OBJECTIVES:By the end of the lesson Ss will be able to tell a traditional story "The Lost Shoe" and find out its moral lesson. They'll be able to use the simple past tense skillfully to talk about past events.

C. LANGUAGE FOCUS: 1) Vocabulary:

(n) rags(adj) cruel, excited, upset(adv) magically

2) Grammar:- Past simple tense- Used to

D. TEACHING AIDS:- M.S. power point.- Mini projector. - Computer. - Posters.- Cassette player.

* Working way: - Group work - Team work- Pair work.- Individual work.

* Anticipated problems: Ss may have difficulties in using past simple form of both regular and irregular verbs.Solution: Ss revise simple past form of irregular verbs while trying crosswords.

E. PROCEDURE:* Warm up: (5 minutes)

+ Greetings + Taking attendance + Revision: Crosswords

100

Page 102: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Ss review simple past form of some irregular verbs (group work).

f o u n d

t o l d

l o s t

t o o k

w e n t

h a d

f e l l

m a d e

+ Lead in : Open prediction.Ss write in their notebooks the titles of 5 folktales they know (either in Vietnamese or English).+T. introduces the new lesson:

101

1. find

2. tell

3. lose

4. take

5. go

6. have

7. fall

8. make

Page 103: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Sample lesson plans Grade 9

Unit 1 A visit from a pen pal Period2- Lesson 1: - Getting started (page 6) - Listen and read (page 7)I. Aim : Reading the text for details.II. Objective : By the end of the lesson, student will be able to know

about some places Lan went to with a foreign and some activities they took part in together.

III. Teaching aids : Textbook, picturesIV. Procedure:

Stage Steps/ ActivitiesWork

ArrangementWarm up(7m.)

Pre-reading(10m.)

*Chatting:- Do you heve any pen pals?- Where does she/he live?- Has she/he visited your city?- What activities would you do during the visit? Possible answers- I think I’ ll take our friends to temples and churches.- I’ll take them to the beach.- I’ll take them to the mountains.- I’ll take them to the theaters,restaurants.Pre- teach vocabulary-to correspond (explanation: if two people correspend, they regularly write to each other) : trao ®æi- a mosque (picture): - be impressed by (explanation:admiring someone or something very much):cã Ên tîng- to pray (mime): cÇu nguyÖn, cÇu khÊn*Checking vocabulary: Rub out and remember-Each time you rub out an English word,

T-wholeClass

Whole class

Whole class

Individual

102

Page 104: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

While-reading(8m.)

Post-reading(18m.)

point to the Vietnamese translation and ask “what’s this in English?”- When all the English words are rubbed out, go through the Vietnamese list and get students to call the English words.- If there is time, get students to come to the board and write the English wordsagain.

Open predictionLan’s Malaysian pen pal came to visit her in Hanoi. Can you guess where she went and What she did during her stay?- Give feedback to the whole class to the open prediction.-Ask students to read the text to check their prediction and add some more information.-Ask students to read the text again to choose the correct option to complete the sentences on page 7 (work in pairs)*Answers:1.Lan and Maryam usually write to one another every two week2.Maryam was impressed because Hanoi people were friendly.3.The girls went to see famous places in Hanoi, areas for recreation, a place of worship.4.Maryam wanted to invite Lan to Kuala Lumpur.*Speaking- Ask students to recommend places of interest in their city.-Ask the to discucss where they should take their friends to and what activities they should do.Cues: LangCo beach-> swimming/ beach in Hue

Pairwork

Pairwork

Pairwork

103

Page 105: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Homework(2m.)

BachMa National Park-> mountain climbing/Ecological tourLinh Mu Pagoda,TuDuc Tomb -> sightseeing// beautiful sightUsing the patternsS1: I think we should take our friends to DongBa market. We can do shopping or I’ll just introduse them a Vietnamese market.S2: Good ideas! I believe they will be Interested in it.- Ask students to write a short paragraph about what they have just discussed with their partner.

Unit 2 Clothing

Period 8 Lesson 2: -Speak (Page 14, 15)I. Aim: To ask and respond to questions on personal

referencesII. Objective: By the end of the lesson students will be able to ask and

respond to questions on personal references.III. Teaching aids : Textbook, picturesIV. Procedure:

Stage Steps/Activities Workarrangement

104

Page 106: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Warm up(10m.)

Activity1(10m.)

*Word square:A T P L A I N B D FC R G H T Z L P W QP I O I K O Y A M XL H U E U J R N V LA S H S W E A T E RI A E H I N G S J SD H M O B A G G Y LT S T R I P E D J OF I W T J E A N S TU K B S K I R T B E-Stick the poster on the board.-Ask students to find 8 nouns and 4 adjectives about clothing in the word square.-Get students work in pairs to find the words.-Divide the class into two teams, students from each team go to the board and circle the words they have found then write them down in the column of their team.-the team which has more words will win the game.*Answers:sweater, jeans, skirt, striped, baggy, plainblouse suit plaid, shorts, pants, shirt-Ask students to look at the pictures and match them with the phrases.*Answers:a)a colorful T-shirtb)a sleeveless sweaterc)a striped shirtd)a plain suite)a faded jeansf)a short- sleeved blouseg)a baggy pantsh)a plaid skirti)blue shorts*Check the vocabulary: Kim’ s gameAsk students to remember the phrases on page 14, 15 in 30 seconds. Then let their books closed.Divide the class into four groupsStudents from each group take turn to go to the

T- wholeclass

Pair work

Group work

Pair work

Group work

105

Page 107: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

106

Page 108: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

B. Một số bài tập và đề thi tham khảo

15 MINUTE TEST - GRADE 6Number 2- after unit 4

I. Write the time in two ways: (2pts) 1. 1.5 _________________________________________________2. 3.15_________________________________________________3. 5.30_________________________________________________4. 20.40________________________________________________

II. Fill the blank with a suitable word: (3pts) 1. Every day, Lan …..…..to school in the morning and

…….….her homework in the afternoon.2. Lan ……….books and ……..….television in the evening.3. …….four p.m, we ……..….volleyball and soccer.4. …..…these books interesting? Yes, they ….……5. ……...you know what her name …...?6. We often ………….lunch at half ………..eleven.

III. Make questions for the underlined parts: (3pts) 1. Our classroom is on the third floor.

_____________________________________________________2. Mr. and Mrs. Brown have two children.

_____________________________________________________3. My sister is in grade 9.

_____________________________________________________4. Nam gets up at 5.30

_____________________________________________________5. I often do my homework before going to bed.

_____________________________________________________6. Yes , they are difficult exercises .

_____________________________________________________IV. Put the jumbled words in the right order: (2pts)

1. interesting / that/ is /story /? ____________________________________________________2. have/ English / you / many / books / do / ? ____________________________________________________3. 7.00/ I / be / for / it’s / want/ to / late / school / don’t /. ____________________________________________________4. I / in / am / 6A /and / class / my / classroom / on / first / the / floor.

107

Page 109: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

____________________________________________________BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ SỐ 1 – HỌC KỲ I

A written test for the first term – grade 6I. Odd one out: (1p)

1. helps gets travels walks2. house shower flower country3. beches teaches washes goes4. class lake game table

II. Match the answer in B with the questions in A: (1.5p)A B Answers:

1. Is there a bookstore on your street?

a. Yes, they are. 1.

2. How many boys are there? b. It’s my new computer

2.

3. Are these your fountain pens? c. No, there isn’t 3. 4. How is your teacher? d. Yes, it is. 4. 5. What is on the table? e. Fourteen 5. 6. Is Lan’s house in the city? f. She is very nice. 6.III. Fill in the blank with one suitable word: (1.5p)

1. …….…..does your brother live? – He ..………..….on Phuong Mai street.

2. There ………… a hundred ……..…. in a century3. A …………….….works on the farm4. My mother ...............not go to work on Saturdays.

IV. Make up sentences using the given words: (1.5p) 1. There / two books / couch

_________________________________________________

2. The telephone / not / on / chair /. / It / table.

_______________________________________________

3. Mr Hung and Mr Minh / engineers?

_____________________________________________________?

4. How many / teachers / your school?

_____________________________________________________?

5. How / you / spell / name?

______________________________________________________?

108

Page 110: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

6. My sister / not / like / reading comic books.-

_______________________________________________

V. Make questions for the underlined parts: (1.5p)

1. My grandfather is ninety years old.

_____________________________________________________?

2. There are two tall trees near my house.

_____________________________________________________?

109

Page 111: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

3. My mother is well today. Thanks.

______________________________________________________?

4. My mother is a doctor.

______________________________________________________?

5. There is a clock on the wall.

_____________________________________________________?

6. We learn at Dong Da Secondary school.

_____________________________________________________?

VI. Read the text and write T(True) or F (false) for the sentences below (1p)I am Betty and I’m twelve years old. I live in London. There are five peoole in my family.: my dad, my mom, my sister – Lucy,my brother – John and I. My dad and mom are doctors. My sister, my brother and I are pupils. We go to school every day.

1. Betty lives in London _____2. Betty is the only child in her family _____3. Betty has three brothers and sisters _____4. Betty’s parents are both doctors. _____

VII. Listen and fill in the table the information you hear: (2pts)Name Age school job hobby Phone

numberLan (1) Quang Trung student (2) 8574593Hoa twelve (3) (4) Watching TV (5)

Quân eleven (6) student (7) (8)

110

Page 112: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

LỚP 8A. Speaking skill

Answer the questions:

1. What does 3R mean?

2. What does "Reduce" mean? Give some examples.

3. What things can we reuse?

4. What does "recycle" mean?

5. Do you think that 3R program is necessary? Explain why or why not.

Complete the following dialogue:

Son: - Which group do clothes belong to?

Mom: - (1) .............................................................................................................................

Son: - What can we do with those clothes?

Mom: - (2) .............................................................................................................................

Son: - Is fruit "vegetable matter"?

Mon: - (3) .............................................................................................................................

Son: - (4) ...........................................................................................................................?

Mom: - We make it into compost and fertilize our field.

Put these things in the correct group:

Paper Glass Plastic MetalVegetable

matterLeather

glasses, books, sandals, plastic bags, used newspapers, card board boxes, jars, tins, food cans,

mirrors, bottles, plastic clothes, drinking cans, plastic combs, plastic wares, paper flowers,

fruit peels, vegetables, shoes, school bags.

Test 1 (15 minutes)

I. Change these sentences into passive voice (10 points)

1. She cleans the floor every morning.

...........................................................................................................................................

2. We recycle many things.

111

Page 113: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

...........................................................................................................................................

3. I saw a stranger in the garden last night.

...........................................................................................................................................

4. We have collected a lot of used paper

...........................................................................................................................................

5. People throw away billions of cans every year.

................. ..........................................................................................................................

II. Choose the correct answer (A, B, C, D) to complete the passage (10 points)

About 50 or so kinds of modern plastic are made from oil, gas, or coal - non-renewable

natural resources. We (1) ............ well over three million tones of the stuff in Japan each year

and, sooner or later, most of it is thrown away. A high (2) ............ of our annual consumption

is in the (3) ............ of packaging and this (4) ............ about seven percent by weight, of our

domestic (5) ............ . Almost all of it can be recycled, but very little of it is, though the

plastic recycling (6)............ is growing fast.

The plastics themselves are extremely energy-rich - they have a higher calorific

(7) ............ than coal and one (8) ............ of "recovery" strongly (9)........... by plastic

manufacturers is the (10) ........... of waste plastic into a fuel.

1. A. import B. remove C. consume D. consign

2. A. rate B. proportion C. portion D. amount

3. A. kind B. way C. type D. form

4. A. constitutes B. carries C. takes D. makes

5. A. goods B. refuse C. rubble D. requirements

6. A. plant B. manufacture C. industry D. factory

7. A. value B. degree c. effect D. demand

8. A. mechanism B. measure C. medium D. method

9. A. argued B. favored C. desired D. presented

10. A. melting B. change C. conversion D. replacement

Test 2 (15 minutes)

I. Change these sentences into passive voice (10 points)

1. Farmers have recycled their waste for thousands of years.

...............................................................................................................................................

112

Page 114: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

2. People break up, melt and make glass into new glassware.

...............................................................................................................................................

3. Farmers use the dung for fertilizing their fields.

...............................................................................................................................................

4. We brought milk to class yesterday.

...............................................................................................................................................

5. I collected 100 used cans last month.

...............................................................................................................................................

II. Choose the best answer: (10 points)

In the UK we each use about two hundred steel food and drink cans every year. Steel

cans are popular because they are convenient, easy to store and unbreakable. But when you

have finished with a can what do you do with it? Do you throw it away and forget all about

it? Probably! But behind the scenes there are people whose job it is to make sure that the steel

is never wasted. In fact, recycling or re-using steel cans is so successful that every day of the

year more than five million cans start new lives in new steel products.

After you have thrown away your can, what happens? Well, first of all it is collected by

the men who empty your dustbin each week and taken to a tip, together with all the other

household rubbish. Then the rubbish is stored and the steel can are taken separately to a

special factory which find its way back into your home in the form of knives and forks,

garden equipment and, of course, food and drink cans.

So the next time you open your fizzy drink just remember where your can may have

been!

Question

1. What is the writer trying to do in the text?

A. advertise canned drinks

B. describe the steel industry

C. provide some information

D. describe rubbish collection

2. Why would somebody read the text?

A. to discover what happens to old cans

B. to find out more about how steel is made

C. to understand how rubbish is collected

113

Page 115: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

D. to learn about the soft drink industry

3. How do we know that re-using steel is very successful?

A. Every person uses 5000 cans a year.

B. Over 5,000,000 cans are recycled daily.

C. All cans and tins are now made from steel.

D. It reduces the amount of waste to collect.

4. After being taken to the tip, empty steel cans

A. are turned into high quality steel

B. are washed and sent back to our homes.

C. are separated from rubbish and sent to a special factory to be recycled.

D. are made into knives, forks and garden equipment.

5. What does the writer suggest about our attitude to old cans?

A. We are not interested what happens to them.

B. We are making things difficult for the dustbin men.

C. We could help by sending them to the factory.

D. We should be more careful where we throw them...

III. Writing skill:

Test 1 (15 minutes)

Use the words and phrases given to make sentences (20 points)

1. Soak / old newspaper / bucket / water / overnight.

...............................................................................................................................................

2. Use / wooden spoon / mash / paper.

...............................................................................................................................................

3. Mix / mashed paper / water / another bucket.

...............................................................................................................................................

4. Place / wire mesh / mixture / then / pull out.

...............................................................................................................................................

5. Put / mesh / mixture / cloth / press down / firmly.

...............................................................................................................................................

6. Take / mesh / off / clothes.

...............................................................................................................................................

114

Page 116: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

7. Wrap / heavy books / plastic bag / put / on / cloth.

...............................................................................................................................................

8. Wait / 5 / minutes.

...............................................................................................................................................

9. Put / books / away.

...............................................................................................................................................

10. Take / paper / out / cloth / dry / sunlight.

...............................................................................................................................................

Test 1 (15 minutes)

I. Find the word that has the underlined part pronounced differently.

1. A. recycle B. dry C. sky D. bicycle

2. A. take B. paper C. wrap D. place

3. A. compost B. most C. respond D. boss

4. A. sun B. put C. just D. instruction

5. A. heap B. instead C. spread D. dead

II. Supply the correct tense and form of the verbs in active or passive voice (10 points)

1. My grand father was a builder. He (build) ____________ this house in 1931.

2. this villa is quite old. It (build) ____________ a long time ago.

3. Many accidents (cause) ____________ by careless drivers.

4. Something must (do) ____________ before it's too late.

5. This big company (employ) ____________ three hundred people.

Test 2 (15 minutes)

I. Write sentences with it and an adjective followed by a to-inf (10 points)

1. Using the computer is very simple.

...............................................................................................................................................

2. You are very kind. You did my shopping for me.

...............................................................................................................................................

3. Jane is careless. She has broken ten cups this week.

...............................................................................................................................................

4. I found it difficult to open this door.

...............................................................................................................................................

5. Don’t stand on that chair. It's not safe.

115

Page 117: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

...............................................................................................................................................

II. Complete the sentences using the simple present passive of the verbs given.

use play destroy made export

1. Bread ____________ from wheat.

2. Soccer ____________ all over the world.

3. Millions of trees ____________ by pollution every year.

4. A compass ____________ for showing directions.

5. Million of cars ____________ from Japan every year.

45 minute tests

Test 1 (45 minutes)

I. Choose the word that has a different sound in each group (8 points)

1. A. right B. feeling C. plastic D. give

2. A. compost B. cloth C. product D. bottle

3. A. shared B. delighted C. trained D. recycled

4. A. around B. how C. bought D. found

5. A. comprise B. divide C. primary D. religion

6. A. tourism B. house C. pronounced D. sound

7. A. polite B. little C. decide D. site

8. A. fabric B. glassware C. metal D. contact

II. Choose the best option (A, B, C or D) to complete each sentence (8 points)

1. Our environment is _______ by people's bad behaviors.

A. destroying B. destroyed C. destroy D. destroys

2. The animals and plants _______ in the zoo.

A. are protected B. protect C. being protected D. protected

3. Whales are in danger _______ the increase in the number of hunters.

A. because B. in spite of C. of D. because of

4. _______ air is a serious problem we have to solve.

A. Pure B. Fresh C. Polluted D. Pollution

5. Compost is a wonderful _______ fertilizer.

A. natural B. nature C. naturally D. native

6. Glass is broken up, melted and made _______ new glassware.

A. up to B. in C. to D. into

116

Page 118: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

7. Share your _______ story with our readers!

A. recycle B. recycling D. recycles D. recycled

8. Wash the glass with a detergent _______

a. liquid B. water C. chemistry D. mixture

III. Rearrange the words to make a meaningful sentence (8 points)

1. Melt / becomes / the / until / it / a / mixture / liquid.

...............................................................................................................................................

2. It's / about / to / talk / to / you / school / interesting / life.

...............................................................................................................................................

3. can / I / am / that / you / come / pleased.

...............................................................................................................................................

4. Tim / mother / is / that / his / punish / worried / him / may.

...............................................................................................................................................

5. He / was / a / his / bicycle / on / given / birthday.

...............................................................................................................................................

6. She / her / is / that / will / give / her / a / delighted / birthday / parents / present.

...............................................................................................................................................

7. and / aren't / Glasses / they / bottles / are / vases / glassware.

...............................................................................................................................................

8. in / it's / jungle / go / dangerous / camping / the / to.

...............................................................................................................................................

IV. Complete the sentences with the correct form of the words in parentheses (8 points)

1. Remove dead leaves to encourage new (grow) ______________

2. ______________ (environment) pollution is a big problem in large cities.

3. John speaks English (fluent) ______________ than I do.

4. People on the Earth can't live (with) ______________ water.

5. Contact an (organize) ______________ like "Friends of the Earth".

6. Reduce means not buying products which are (package) ______________

7. I am (delight) ______________ that you passed your exam.

8. In the future, (man) ______________ might live on the moon.

V. Complete the conversation. Make sentences from the notes in brackets: (8 points)

- Are you going to Mike's party?

- Yes, I am (it / sure / be / a good party).

117

Page 119: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

...............................................................................................................................................

- Will there be a lot of people there?

- Yes, (it / likely / be / pretty crowded)

...............................................................................................................................................

- Has Rita been invited, do you know?

- Oh (she / certain / be / there)

...............................................................................................................................................

- I don’t know that part of town. Is the house easy to find?

- No, it isn't. Take a map or (you / unlikely / find / it)

...............................................................................................................................................

VI. Read the following passage. Write T (true) or F (false) for each of the sentences

bellow according to the information given. If the information is not given, put a

question mark (?) (10 points)

A combination of sewage, salt, air pollution, sun, and wind may destroy the huge statue

on the outskirt of Cairo. This statue of the Sungod has the body of a lion and the face of a

human being. It is five thousand years old, but it is too badly damaged to be completely

saved.

The statue has been dug out of the sand three times. However, the latest problems are

much more serious. First there are no proper drains and water pipes in the neighborhood and

the underground passages round the statue have become blocked. Too much water has been

running into the stone statue for several years. As a result, tiny pieces of salt have been left on

the stone and have damaged it.

Secondly, air pollution from the increasing amount of traffic in Cairo is also destroying

the ancient statue. The air is also full of poisonous gases that is making the stone crumble and

decay ever faster.

Thirdly, the statue is being damaged by extremes of temperature. For example, although

the air is very cool at night, during the day the stone of the statue becomes very hot under the

strong sun. Other natural forces such as severe sandstorms also attack the statue. Finally, the

tourists who visit the statue everyday also cause a lot of damage.

........... 1. The statue of the Sun God was built for religious reasons.

........... 2. The statue is in the centre of Cairo.

........... 3. Part of the statue looks like a lion and part like a person.

........... 4. The statue was built 5,000 years ago.

118

Page 120: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

........... 5. The underground passages round the statue are full of water.

........... 6. High temperatures damage stone far more than low temperature.

........... 7. People have used the statue to hide from their attackers in the past.

........... 8. Fortunately, little damage is caused by visitors to the statue.

Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 để lập sơ đồ tư duy

1. Cài đặt phần mềm

- http://www.download.com.vn/timkiem/Mindjet+MindManager+Pro

+7/index.aspx

- http://www.mediafire.com/?robnzy44dmp

4.2. Sử dụng phần mềm

Sau khi khởi động, màn hình làm việc của Mindjet MindManager Pro 7

như sau (hình 5).

Hình 5. Màn hình làm việc của Mindjet MindManager Pro 7

Với giao diện được thiết kế đẹp và tiện dụng tương tự Office 2007, truy cập

nhanh chóng bằng các phím chức năng, người dùng có thể dễ dàng thực hành vẽ

sơ đồ tư duy mà không gặp nhiều trở ngại. Nếu người dùng đã quen thuộc với

Microsoft Office Word 2007 thì việc sử dụng phần mềm này sẽ không quá khó

Vùng cửa sổ làm việc

Thanh công cụ

Thanh cuốn

Thanh trạng tháiThanh

menu

119

Page 121: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

khăn. Nếu chưa làm quen với Word 2007 thì các phím chức năng có thể giúp đỡ

người dùng nhanh chóng sử dụng được phần mềm này.

4.3. Ưu điểm của phần mềm

Phần mềm MindManager Pro 7 có những ưu điểm sau:

- Có kho thư viện hình ảnh lớn nên hỗ trợ học sinh một cách có hiệu quả

trong việc thiết lập các sơ đồ tư duy về lập kế hoạch và báo cáo dự án.

- Thao tác đơn giản do chủ yếu sử dụng các phím chức năng.

- Dễ dàng chèn hình ảnh từ thư viện có sẵn hoặc từ tệp tin bên ngoài nên

phù hợp với những bài trình bày đa phương tiện.

- Khi trình diễn, có thể phóng to hay thu nhỏ hình ảnh trên các nhánh, tạo

thuận lợi cho sự theo dõi của thính giả.

- Có thể kết nối với nhiều chương trình ứng dụng khác nhau: Word, Exel,

Power Point,...tạo thuận lợi cho việc trình bày những dữ liệu, bảng biểu, đồ

thị,...

- Có thể xuất tệp tin dưới nhiều định dạng khác nhau: Pdf, Image, Web,

Power Point, Word, hoặc gửi tới địa chỉ hộp thư điện tử,...

- Phím Brainstorming cho phép nhóm tiến hành kĩ thuật công não - một kĩ

thuật rất hiệu quả trong thảo luận nhóm.

- Cho phép đính kèm tệp tin hoặc tạo ra liên kết giữa một đối tượng trên sơ

đồ với đối tượng khác ở trong hoặc ở ngoài sơ đồ.

- Có thể tạo ra nhiều dạng sơ đồ khác nhau: sơ đồ thông thường, sơ đồ tổ

chức, sơ đồ cây, sơ đồ xương cá,...phù hợp với những mục đích khác nhau.

BLOOM'S TAXONOMY

Bloom's Taxonomy is a classification of learning objectives within education.

It refers to a classification of the different objectives that educators set for

students (learning objectives). The taxonomy was first presented in 1956

through the publication The Taxonomy of Educational Objectives, The

Classification of Educational Goals, Handbook I: Cognitive Domain, by

Benjamin Bloom (editor), M. D. Englehart, E. J. Furst, W. H. Hill, and David

Krathwohl. It is considered to be a foundational and essential element within the

120

Page 122: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

education community as evidenced in the 1981 survey Significant writings that

have influenced the curriculum: 1906-1981, by H. G. Shane and the 1994

yearbook of the National Society for the Study of Education.

A great mythology has grown around the taxonomy, possibly due to

many people learning about the taxonomy through second hand information.

Bloom himself considered the Handbook, "one of the most widely cited yet

least read books in American education".

DomainsKey to understanding the taxonomy and its revisions, variations, and

addenda over the years is an understanding that the original Handbook was

intended only to focus on one of the three domains (as indicated in the domain

specification in title), but there was expectation that additional material would

be generated for the other domains (as indicated in the numbering of the

handbook in the title). Bloom also considered the initial effort to be a starting

point, as evidenced in a memorandum from 1971 in which he said, "Ideally each

major field should have its own taxonomy in its own language - more detailed,

closer to the special language and thinking of its experts, reflecting its own

appropriate sub-divisions and levels of education, with possible new categories,

combinations of categories and omitting categories as appropriate."

Bloom's Taxonomy divides educational objectives into three "domains:"

Affective, Psychomotor, and Cognitive. Within the taxonomy learning at the

higher levels is dependent on having attained prerequisite knowledge and skills

at lower levels (Orlich, et al. 2004). A goal of Bloom's Taxonomy is to motivate

educators to focus on all three domains, creating a more holistic form of

education.

AffectiveSkills in the affective domain describe the way people react emotionally

and their ability to feel another living thing's pain or joy. Affective objectives

typically target the awareness and growth in attitudes, emotion, and feelings.

There are five levels in the affective domain moving through the lowest order

processes to the highest:

Receiving

121

Page 123: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

The lowest level; the student passively pays attention. Without this level

no learning can occur.

Responding

The student actively participates in the learning process, not only attends

to a stimulus; the student also reacts in some way.

Valuing

The student attaches a value to an object, phenomenon, or piece of

information.

Organizing

The student can put together different values, information, and ideas and

accommodate them within his/her own schema; comparing, relating and

elaborating on what has been learned.

Characterizing

The student holds a particular value or belief that now exerts influence on

his/her behaviour so that it becomes a characteristic.

PsychomotorSkills in the psychomotor domain describe the ability to physically

manipulate a tool or instrument like a hand or a hammer. Psychomotor

objectives usually focus on change and/or development in behavior and/or

skills.

Bloom and his colleagues never created subcategories for skills in the

psychomotor domain, but since then other educators have created their own

psychomotor taxonomies.

Cognitive

122

Page 124: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Categori

es in the cognitive domain of Bloom's Taxonomy (Anderson & Krathwohl,

2001)

Skills in the cognitive domain revolve around knowledge,

comprehension, and critical thinking of a particular topic. Traditional education

tends to emphasize the skills in this domain, particularly the lower-order

objectives.

There are six levels in the taxonomy, moving through the lowest order

processes to the highest:

Knowledge

Exhibit memory of previously-learned materials by recalling facts, terms,

basic concepts and answers

Knowledge of specifics - terminology, specific facts

Knowledge of ways and means of dealing with specifics -

conventions, trends and sequences, classifications and categories,

criteria, methodology

Knowledge of the universals and abstractions in a field - principles

and generalizations, theories and structures

Questions like: What are the health benefits of eating apples?

Comprehension

123

Page 125: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Demonstrative understanding of facts and ideas by organizing,

comparing, translating, interpreting, giving descriptions, and stating main

ideas

Translation

Interpretation

Extrapolation

Questions like: Compare the health benefits of eating apples vs. oranges.

Application

Using new knowledge. Solve problems to new situations by applying

acquired knowledge, facts, techniques and rules in a different way

Questions like: Which kinds of apples are best for baking a pie, and why?

Analysis

Examine and break information into parts by identifying motives or

causes. Make inferences and find evidence to support generalizations

Analysis of elements

Analysis of relationships

Analysis of organizational principles

Questions like: List four ways of serving foods made with apples and explain

which ones have the highest health benefits. Provide references to support your

statements.

Synthesis

Compile information together in a different way by combining elements

in a new pattern or proposing alternative solutions

Production of a unique communication

Production of a plan, or proposed set of operations

Derivation of a set of abstract relations

Questions like: Convert an "unhealthy" recipe for apple pie to a "healthy" recipe

by replacing your choice of ingredients. Explain the health benefits of using the

124

Page 126: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

ingredients you chose vs. the original ones.

Evaluation

Present and defend opinions by making judgments about information,

validity of ideas or quality of work based on a set of criteria

Judgments in terms of internal evidence

Judgments in terms of external criteria

Questions like: Do you feel that serving apple pie for an after school snack for

children is healthy? Why or why not?

125

Page 127: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Bloom’s Taxonomy – Lateral

Bloom’s Taxonomy – Vertical

126

Page 128: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Bloom’s Taxonomy – Affective Domain

Bloom’s Taxonomy – Psychomotor

127

Page 129: Tai Lieu Chuan Kien Thuc Ky Nang Tieng Anh THCS Boiduong GV Cot Can

Danh mục các chữ viết tắt

KTĐG Kiểm tra, đánh giá

DHTC Phương pháp dạy học

KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá

KT, KN Kiến thức, kĩ năng

THCS Trung học Cơ sở

SGK Sách giáo khoa

HS Học sinh

GV Giáo viên

SGV Sách giáo viên

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

PPCT Phân phối chương trình

128