58
0 KYU SINH VIÊN NGHIÊN CU KHOA HC NĂM 2012 Một người trên con đường nghiên cu khoa học đi đường vòng, phm sai lm hoàn toàn không phi là vic xu, càng không phải là điều gì snhc, phải dũng cm tha nhn và sa cha sai lm trong thc tế-Romain Rolland-

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

0

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

1

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

LỜI MỞ ĐẦU

Qua nhiều lần tổ chức, Chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường

Đại học Khoa học Tự nhiên đã trở thành điểm đến của những ai yêu thích nghiên cứu

sáng tạo. Chương trình luôn được xem là trọng tâm và nhận được nhiều sự quan tâm đặc

biệt từ Đảng ủy – Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và đông đảo các bạn sinh viên.

Chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2012 của Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên tiếp tục đẩy mạnh 2 hoạt động chính phục vụ cho các mục tiêu khác nhau

trong việc đưa sinh viên đến với nghiên cứu khoa học: Giải thưởng Sinh viên NCKH và

cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS. Bên cạnh đó, BTC chương trình cũng tổ

chức các hoạt động đồng hành cùng sinh viên học tốt – tích cực nghiên cứu khoa học như

các lớp kỹ năng hướng dẫn phương pháp phát triển ý tưởng, đẩy mạnh các hoạt động thi

đua sáng tạo của các CLB học thuật, tìm các nguồn học bổng hỗ trợ hay liên hệ các thầy

cô hướng dẫn sinh viên thực hiện ý tưởng.

Nối tiếp thành công của chương trình SV NCKH năm 2012, BTC rất mong những

năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng lý

thuyết học được trên giảng đường vào nghiên cứu và thực tế, nhằm tích lũy kiến thức làm

hành trang trên con đường trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SV NCKH năm

2012.

Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có

thể biết, có thể hiểu thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh

quang ấy.

Trân trọng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2012

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

2

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2012

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2012

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Chương trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2012

Là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bên cạnh việc đầu tư phát triển các đề tài

nghiên cứu trọng điểm, trường ĐH Khoa học Tự nhiên luôn quan tâm phát triển phong

trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Tiếp nối thành công từ các năm trước, chương

trình Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2012 được xây dựng với hai nội dung lớn nhằm

hướng tới những đối tượng khác nhau. Đó là cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-

IDEAS” tạo cơ hội cho sinh viên tự do phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phát

triển một ý tưởng khoa học. Đó là Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học dành cho

sinh viên giới thiệu công trình nghiên cứu với kết quả có tính khoa học và ứng dụng cao.

Với nhiều giải pháp hiệu quả và quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo

của sinh viên, chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2012 đã đạt được những

kết quả tốt, như sau:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” – Lần V, năm 2012

Qua 5 lần tổ chức, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” đã thật sự trở

thành “thương hiệu” của sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên. BTC đã đầu tư nhiều

giải pháp nhằm khuyến khích sinh viên mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo và ham tìm tòi,

khám phá bản thân. Năm 2012, BTC đã chính thức thư nghiệm mô hình “San y tương”,

là một hình thức vòng loại của cuộc thi (bên cạnh hình thức truyền thống là nộp bài viết).

Tại Sàn ý tưởng, ngay từ vong đầu, các bạn đã có sự tương tác trực tiếp với những thầy

cô có kinh nghiệm. Điều này hỗ trợ tốt cho việc hình thành phương pháp luận để có thể

phát triển ý tưởng của sinh viên. Với thư nghiệm mới, số lượng các ý tưởng tham gia

cuộc thi đã có sự tăng lên đáng kể (được 73 ý tưởng, tăng 82.5% so với năm trước). Các

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

3

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

ý tưởng đa dạng về lĩnh vực như kỹ thuật – công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh tế - xã

hội.

STT Khoa Số ý tưởng

tham gia Số sinh viên Vào chung kết

1 Sinh học 25 32 3

2 Môi trường 16 15 2

3 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 9 7

4 Điện tư viễn thông 7 14 2

5 Cao đẳng tin học 7 10

6 Địa chất 5 5

7 Công nghệ thông tin 3 5 3

8 Khoa học vật liệu 1 3

Tổng 73 91 10

Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng các ý tưởng cũng được đánh giá cao bởi

tính sáng tạo, khoa học và thực tiễn. Kết quả, ý tưởng “Phương pháp nấu bánh chưng

tiết kiệm chi phí và nhiên liệu đốt” của sinh viên Nguyễn Văn Long đã xuất sắc đạt giải

Đặc biệt của cuộc thi. Ý tưởng này cũng đã được một cơ sở sản xuất bánh chưng mua

quyền sư dụng trong vong 5 năm. Ngoài ra, ý tưởng đạt giải nhất “Những chiếc bánh

cookie hạ huyết áp và điều hòa lượng cholesterol trong máu” của sinh viên Trần Vi

Ngân cũng đang trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, BTC chương trình cũng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm tổ chức cuộc thi.

Tại buổi Lễ các bạn sinh viên đã có dịp gặp lại tác giả có ý tưởng đạt giải cao ở những

năm trước, các thầy cô, anh chị có nhiều gắn bó và hỗ trợ cho cuộc thi; qua đó có cơ hội

giao lưu, trao đổi với các bạn sinh viên về kinh nghiệm phát triển ý tưởng, học tập,

nghiên cứu hiệu quả. Nhìn lại quá trình 5 năm hình thành và phát triển, cuộc thi “Ý tưởng

sáng tạo sinh viên S-IDEAS” đã đóng góp cho ngân hàng ý tưởng của trường 212 ý

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

4

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

tưởng sáng tạo, độc đáo, ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao. BTC cũng đã có những bước

chuyển nhằm nâng cao chất lượng cuộc thi, đưa cuộc thi ngày càng đến gần hơn với các

bạn sinh viên và có những hỗ trợ kịp thời cho các tác giả trong quá trình phát triển và

thực hiện ý tưởng.

2. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2012

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” tiếp tục là sân chơi học thuật quen

thuộc nhưng cũng đầy thư thách với các bạn sinh viên. 52 đề tài đã trải qua vòng loại với

hình thức mỗi đề tài gưi 02 người có chuyên môn phản biện, BTC đã chọn được 30 đề tài

vào vòng chung kết và chia thành 5 hội đồng: Sinh học – Công nghệ Sinh học, Tin học –

Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý ứng dụng – Điện tư viễn thông, Tài nguyên – Môi

trường. Kết quả: 5 giải nhất, 5 giải nhì, 3 giải ba, 17 giải khuyến khích

Số lượng đề tài tham gia cụ thể từng khoa như sau:

STT Khoa Số lượng đề tài Số sinh viên

1 Sinh học 20 25

2 Hóa học 8 8

3 Công nghệ thông tin 6 11

4 Môi trường 6 6

5 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 6 8

6 Địa chất 4 6

7 Điện tư viễn thông 2 2

Tổng 52 66

Từ kết quả đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường, BTC cũng đề cư 38 đề tài

tham gia Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka 2012 do Thành Đoàn tổ

chức và 02 đề tài tham gia Giải luận văn xuất sắc. Đối với giải thưởng sinh viên nghiên

cứu khoa học cấp Bộ “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”, BTC đã giới thiệu 06 đề tài

tham gia.

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

5

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Nhằm khuyến khích động viên sinh viên đến với nghiên cứu khoa học, BTC cũng

trao 01 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học”.

II. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Với nhiều đầu tư và đổi mới, xác định đúng phương pháp thực hiện là tăng cường

khơi gợi sự năng động, tính sáng tạo của sinh viên, tác động đồng bộ đến nhiều đối tượng

như sinh viên, cán bộ trẻ và ban chủ nhiệm các khoa nên chương trình Sinh viên nghiên

cứu khoa học năm 2012 đã đạt được những tín hiệu khởi sắc.

Tuy nhiên, sự tham gia chưa đồng đều giữa các khoa cho thấy sự thiếu quan tâm tại

một số cơ sở. Các cơ sở Đoàn – cơ sở Hội, CLB Học thuật các khoa cần chủ động nắm

bắt thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia phong trào

nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu truyền đạt kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học, các lớp rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng, kỹ năng báo

cáo,…

Từ thành công của chương trình Sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2012, BTC

mong đó sẽ là nền tảng để hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phát triển

mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2012

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

6

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

KẾT QUẢ

CUỘC THI “Ý TƯỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN S – IDEAS”

LẦN V, NĂM 2012

STT TÊN Ý TƯỞNG TÊN TÁC GiẢ MSSV

KHOA KẾT QUẢ

1 Phương pháp nấu bánh chưng tiết

kiệm chi phí và nhiên liệu đốt Nguyễn Văn Long

Sinh

học ĐẶC

BIỆT

2 Những chiếc bánh Cookie hạ huyết

áp và điều hoa lượng cholesterol

trong máu

Trần Vi Ngân Sinh

học GiẢI

NHẤT

3 Bộ lọc khói thuốc di động Lê Minh Hoàng Môi

trường GiẢI NHÌ

4 Thiết bị chống mất cắp laptop Lê Quốc Hưng CNTT GiẢI BA

5 Sản xuất máu nhân tạo từ

Escherichia coli P678-54

Trịnh Minh Thượng

Bùi Thị Thảo Vy

Sinh

học

KHÁN

GiẢ BÌNH

CHỌN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2012

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

7

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

GIẢI ĐẶC BIỆT:

Ýtưởng: Phương pháp nấu bánh chưng

tiết kiệm chi phí và nhiên liệu đốt

Tác giả: Nguyễn Văn Long MSSV: 0918261

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Mục tiêu: Cải tiến phương pháp nấu bánh chưng truyền

thống. Nêu ra tính hiệu quả về kinh tế, tính bảo vệ môi

trường.

Hướng thực hiện: quy trình cải cách trong quá trình

nấu bánh chưng: đun sôi bánh, tính từ lúc bánh bắt đầu sôi

đun 1 giờ, tắt lưa và để nguội đến khi nước ấm (40-50°C),

tiếp tục đun sôi và nấu bánh trong 1 giờ.

Cơ sơ khoa học: Dựa vào 4 đặc tính quan trọng của tinh bột: Sự trương nở. Sự hồ hóa

(độ dẻo, độ nhớt của sản phẩm). Sự tạo màng (khả năng tạo gel và thay đổi cấu trúc của tinh

bột). Sự thủy phân tinh bột.

Tính khả thi: Thời gian nấu bánh chưng giảm đi rất nhiều. Tiết kiệm nhiên liệu đốt,

góp phần làm giảm lượng khói thải độc hại vào môi trường. Tính hiệu quả kinh tế cao, giúp

người kinh doanh bánh chưng giảm đi một phần về chi phí nhiên liệu.

GIẢI NHẤT:

Ý tường: Những chiếc bánh Cookie hạ huyết

áp và điều hòa lượng cholesterol trong máu

Tác giả: Trần Vi Ngân MSSV: 1015768

Email: [email protected]

Khoa: Sinh học

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

8

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tóm tắt ý tưởng:

Hình thức sản phẩm: Bánh cookie làm từ bột sắn dây (thay thế 40-50% lượng bột mì

trong bánh), bổ sung chitosan (1%).

Công dụng: Sản phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp, kiểm soát lượng cholesterol trong

máu. Bánh có thể sư dụng thường xuyên, lâu dài nhằm phong ngừa các nguy cơ gây bệnh

mà vẫn an toàn, không gây độc hại.

Tính khả thi: Sản phẩm phù hợp với tất cả mọi người (trẻ em, người lớn tuổi…).

Những chiếc bánh cookie không chỉ có công dụng tốt cho sức khỏe, mà con mang đến cho

mọi người sự tiện lợi, thích thú với hương vị thơm ngon, lạ mắt.

GIẢI NHÌ:

Ý tưởng: Bộ lọc khói thuốc di động

Tác giả: Lê Minh Hoàng MSSV:1122100

Email: [email protected]

Khoa: Môi trường

Tóm tắt ý tưởng:

Đây là một thiết bị dựa trên một thực tế đáng buồn

hiện nay: “Người hút thuốc thụ động phải chịu lượng độc tố

vào trong cơ thể gấp đôi người hút thuốc”. Ở Việt Nam hiện

nay do chế tài pháp luật và ý thức của người dân con chưa

cao nên việc hút thốc nơi công cộng trở nên phổ biến và khó kiểm soát. Do vậy số người hút

thuốc thụ động ở Việt Nam rất lớn. Vì thế, tôi đưa ra ý tưởng sáng chế bộ lọc thuốc lá di

động.

Nhìn chung, đây là sản phẩm giúp những người tiếp xúc trực tiếp nhưng thụ đông với

khói thuốc lá có thể hít thở bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi chất độc. Hơn nữa, nó

con được thiết kế để người đang hút thuốc không nhận ra người đang giao tiếp với mình sư

dụng sản phẩm. Cấu tạo thiết bị sư dụng các chất liệu dùng trong ngành sản xuất mặt nạ

phong độc như than hoạt tính, glixerin, vôi…Vỏ bên ngoài thiết kế tạo sự thoải mái cho

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

9

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

người sư dụng cũng như người đối diện.Với cách sư dụng đơn giản, gọn nhẹ, dễ mang theo

và giá thành không quá cao, tôi tin rằng sản phẩm này có thể ứng dụng vào thực tế nếu được

nghiên cứu và phát triển.

GIẢI BA:

Ý tưởng: Thiết bị chống mất cắp laptop

Tác giả: Lê Quốc Hưng MSSV: 1112125

Email: [email protected]

Khoa: Công nghệ thông tin

Tóm tắt ý tưởng:

Mục tiêu: Tạo ra một thiết bị chống mất cắp

laptop để giúp cho mọi người phần nào an tâm hơn khi mang laptop của mình vào trường

hoặc các nơi khác để phục vụ cho công việc, học tập, giải trí…

Hướng thực hiện: Thiết bị đươc kết nối với laptop bằng dây khóa. Một phần mềm

được lập trình để có thể chạy trên hệ điều hành RIM hoặc trên nền J2ME được cài đặt vào

bo mạch chủ BlackBerry 8100 hỗ trợ công nghệ định vị kết hợp Cell-ID và A-GPS sẽ được

tích hợp vào bên trong thiết bị kết nối với cảm biến nghiêng, chuông và nguồn. Điện thoại

chủ nhân sẽ được cài phần mềm trên (yêu cầu có điện thoại có hỗ trợ JavaScript).Khi có xảy

ra mất cắp hay bị dịch chuyển thì sẽ báo động bằng chuông và qua điện thoại bằng hình thức

gọi điện và gưi thông tin địa điểm qua tin nhắn SMS.

Tính khả thi: Khả năng áp dụng cao do phối hợp 2 công nghệ định vị có độ chính

xác ngày càng tăng. Các linh kiện có thể tìm thấy trên thị trường với giá thành hợp lý.Phần

mềm có thể tự lập trình.Vì vậy sản phẩm sẽ có giá từ 300,000 đồng đến 500,000 đồng.

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

10

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

GIẢI KHÁN GIẢ YÊU THÍCH:

Ý tưởng: Sản xuất máu nhân tạo từ Escherichia coli

P678-54

Nhóm tác giả:

Trịnh Minh Thượng MSSV: 0918493

Bùi Thị Thảo Vy MSSV:

0918619

Email: [email protected]

[email protected]

Khoa: Sinh học

Tóm tắt ý tưởng:

Mục tiêu: Sản xuất ra được máu nhân

tạo tinh sạch có chức năng vận chuyển oxygene như máu bình thường từ chủng Escherichia

coli P678-54

Hướng thực hiện: Dùng cơ chế tiềm tan của phage lambda để tinh sạch máu nhân

tạo tái tổ hợp từ E. coli P678-54. Phage vector lambda tái tổ hợp mang gene H và gene

Cloacin dùng để phân giải màng tế bào chủ Escherichia coli P678-54.Từ đó, trong máu nhân

tạo sẽ không còn Escherichia coli P678-54 gây nguy hiểm cho người nhận máu.

Tính khả thi:Escherichia coli P678-54 tái tổ hợp sản xuất ở khâu 1 có thể sản xuất

được hemoglobin hoàn toàn có chức năng như trong máu bình thường và đã được nghiên

cứu qua nhiều bài báo. Hơn nữa, Phage vector lambda gtZAP có khả năng mang được đoạn

gene từ 0-9kb mà vẫn đảm bảo độ dài bộ gene của phage từ 78-105% để có thể đóng gói.

Đồng thời, ta hoàn toàn có thể sư dụng nhiệt độ để kích hoạt cơ chế tiềm tan của Phage

thông qua việc nuôi cấy Escherichia coli P678-54 đã nhiễm phage ở nhiệt độ môi trường

khác nhau.

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

11

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2012

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TT Tên công trình Họ và tên sinh viên Cán bộ hướng dẫn

1

Khảo sát sự phát sinh hình

thái ở ớt Capsicum frutescens

và bước đầu kiểm tra các gen

bất thụ bằng marker phân tư

Nguyễn Đặng Ngọc Hà ThS. Cung Hoàng Phi

Phượng

2

Xây dựng quy trình phát hiện

protein E7 của Human

Papillomavirus type 16 bằng

phương pháp immuno

polymerase chain reaction

Lâm Thái Thành ThS. Bùi Hoàng Bảo Ngọc

3

Đặc điểm hình thái ấu trùng

của các loài lưỡng cư thu

được tại Vườn Quốc Gia

Bidoup - Núi Bà Tỉnh Lâm

Đồng

Trần Trọng Ngân ThS. Trần Thị Anh Đào

ThS. Lê Thị Thùy Dương

4 Hệ thống phân phối dược

phẩm bằng hạt nano tơ tằm Lương Bảo Duy TS. Trần Lê Bảo Hà

5

Nghiên cứu chức năng của

gen uch-11 trong bệnh ung

thư bằng phương pháp

knockdown gen trên mô hình

ruồi giấm

Trần Hoàng Hiệp TS. Đặng Thị Phương Thảo

6

Đa dạng thành phần loài cá

sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre,

Giai đoạn giao mùa từ tháng

3-6/2012

Nguyễn Đặng Hoàng Vũ PGS.TS. Hoàng Đức Đạt

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

12

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

7

Khảo sát và xây dựng mô

hình chuột nhắt trắng (Mus

musculus var. Albino) xơ gan

bằng hóa chất CCl4

Nguyễn Hải Nam ThS. Trương Hải Nhung

8

Khảo sát ảnh hưởng của Nitơ

trong nuôi trồng thủy canh

cây rau muống (Ipomoea

aquatica forsk.) có bổ sung

ánh sáng đèn

Lê Viết Hoa PGS.TS. Võ Thị Bạch Mai

9

Khảo sát hệ thống biểu hiện

trên Bacillus subtillis sư dụng

protein chỉ thị β-galactosidase

Lê Thái Na TS. Phan Thị Phượng

Trang

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

13

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Khảo sát sự phát sinh hình thái ở ớt Capsicum fretescens

và bước đầu kiểm tra kiểu gen bất thụ bằng marker phân tử.

Họ và tên: NGUYỄN ĐẶNG NGỌC HÀ

MSSV: 0818072

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát sự phát

sinh hình thái ở các vật liệu có nguồn gốc từ các mô khác

nhau của cây ớt Capsicum frutescens làm tiền đề cho các

nghiên cứu sau, nhằm xây dựng một quy trình vi nhân giống hiệu quả cho cây ớt Việt

Nam, đồng thời kiểm tra độ đặc hiệu của các marker phân tư của tính trạng bất thụ đực có

phù hợp cho việc kiểm tra nhanh và chính xác kiểu gen của tính trạng này. Thân, lá, quả,

hạt của cây ớt Capsicum frutescens thuộc giống ớt sừng vàng và ớt sừng đỏ được khảo

sát để tìm ra nguồn vật liệu cho hiệu quả khư mẫu cao nhất. Kết quả thu được là quả với

tỷ lệ mẫu sạch là 100% và tỷ lệ cây mới thu được trên tổng số mẫu sạch là 92.5%. Trụ hạ

diệp, cặp lá thứ nhất và đốt thân của hai giống ớt sừng vàng và ớt sừng đỏ được sư dụng

để khảo sát sự phát sinh hình thái trong các môi trường khác nhau. Kết quả từ các thí

nghiệm cho thấy mô sẹo đặc thu được từ trụ hạ diệp nhiều nhất khi môi trường MS được

bổ sung 2mg/l kinetin và 1mg/l 2,4 Dichlorophenoxyacetic acid. Trong trường hợp vật

liệu là lá, việc bổ sung 80g/l đường sucrose, 0.1 mg/l axit nicotinic, 0.25mg/l CuSO4

cùng với 3mg/l benzyladenine và 2mg/l 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid cho tỷ lệ mẫu

phát sinh mô sẹo cao nhất. Vật liệu là đốt thân hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay

đổi nồng độ benzyladenine từ 3mg/l đến 5mg/l trong sự kết hợp với 1mg/l kinetin.Tính

đặc hiệu của các marker phân tư cho các gen liên quan đến tính trạng bất thụ đực ở ớt

được kiểm tra trên các dòng ớt bất thụ, phục hồi, duy trì và cây lai F1 thuộc giống ớt sừng

vàng Việt Nam (Capsicum frutescens). Về các đột biến trong bộ gen ty thể đặc trưng cho

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

14

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

tính trạng bất thụ đực,sau khi kiểm tra các marker phân tư được thiết kế bởi Dong Hwan

Kim và cộng sự năm 2005 bộ mồi coxII-SCAR-F, coxII-SCAR-R cho gen coxII cho

thấy tính đặc hiệu cao hơn bộ mồi atp6-SCAR-F, atp6-SCAR-R cho gen atp6. Về gen

phục hồi tính hữu thụ Rf nằm trong nhân, bộ mồi CRF3-S và CRF1-S cho thấy tính đặc

hiệu cao đúng như mô tả trong nghiên cứu của Yanagawa năm 1996.

Tên đề tài: Xây dựng quy trình phát hiện protein E7 của Human

Papillomavirus type 16 bằng phương pháp Immuno Polymerase

Chain Reaction

Họ và tên: LÂM THÁI THÀNH MSSV: 0818925

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: thủ khoa ngành CNSH khóa 2008,

giải nhì S-Ideas 2011, học bổng Vallet 2012.

Trên toàn thế giới, mỗi năm có hơn 500.000 ca mắc ung thư cổ tư cung (UTCTC),

với tỉ lệ tư vong lên đến 52 %, tỉ lệ này cao hơn đối với các nước đang phát triển. Ở Việt

Nam, UTCTC là một trong những dạng ung thư mắc phải hàng đầu ở phụ nữ.

Trong nhiều tác nhân được cho là có liên quan đến UTCTC thì human

papillomavirus (HPV) được chứng minh là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Nhiều

nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa việc bị nhiễm các type HPV nguy cơ cao,

như HPV 16 và HPV 18, với sự phát triển của bệnh ung thư. Gần 99 % trường hợp mắc

UTCTC có sự hiện diện của HPV nguy cơ cao.

Một trong những biện pháp then chốt trong cuộc chiến chống lại UTCTC là xác

định sớm việc mắc bệnh, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp. Dựa trên mối liên hệ

giữa UTCTC và HPV, các phương pháp phát hiện HPV như enzyme-linked

immunosorbent assay (ELISA), polymerase chain reaction (PCR) đã được xây dựng để

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

15

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

chẩn đoán sớm khả năng mắc UTCTC. Tuy nhiên, các phương pháp trước đây thường có

độ nhạy không cao hoặc không chuyên biệt.

Để khắc phục được nhược điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng quy

trình phát hiện protein E7 của HPV type 16 bằng phương pháp immuno polymerase chain

reaction (IPCR).IPCR là một phương pháp giúp phát hiện kháng nguyên mục tiêu một

cách linh hoạt đồng thời có độ nhạy cao. Đây là một phương pháp tiềm năng có thể được

sư dụng trong chẩn đoán lâm sàng với hiệu quả cao.

Tên đề tài: Nghiên cứu chức năng của gen uch-l1 trong bệnh ung thư

bằng phương pháp knockdown gen trên mô hình ruồi giấm

Họ và: TRẦN HOÀNG HIỆP

MSSV: 0818104

Chuyên ngành: CNSH Y Dược

Khoa: Sinh Học

Email: [email protected]

Ung thư là một “bài toán khó” cho y học hiện đại. Suốt hơn bốn thập kỷ qua, cuộc

chiến giữa con người và ung thư vẫn chưa kết thúc. Nếu như trước đây các phương pháp

loại bỏ và tiêu diệt các tế bào ung thư được chú trọng phát triển thì hiện nay xu hướng

nghiên cơ chế phân tư bệnh từ đó phát triển các phương pháp chẩn đoán sớm và liệu pháp

mục tiêu ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2003, dự án bộ gen người hoàn thành mở ra

một hướng đi mới trong việc ứng dụng các nghiên cứu về gen phục vụ cho các mục đích

y học đặc biệt là cơ chế phân tư bệnh. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong các

tế bào ung thư có sự biểu hiện bất thường của gen uch-l1 nhưng mối liên hệ này vẫn chưa

rõ ràng gây khó khăn cho việc tìm hiểu cơ chế cũng như phát triển các phương pháp chẩn

đoán và điều trị hiệu quả. Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ chức năng của

gen uch-l1 trong các cơ chế sống thông qua việc nghiên cứu chức năng của gen duch –

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

16

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

gen của ruồi giấm tương đồng với uch-l1 ở người. Với những ưu điểm vượt trội, ruồi

giấm chuyển gen được sư dụng làm mô hình động vật với mục đích sàng lọc nhanh một

số lượng lớn các gen có liên quan với duch. Đồng thời, nghiên cứu cũng ứng dụng kỹ

thuật RNAi (Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 2006), hệ thống GAL4/UAS (hệ thống

điều hoà biểu hiện gen có nguồn gốc từ nấm men) cùng với promoter định hướng mô để

knockdown gen duch chuyên biệt tại mô mắt của ruồi giấm nhằm nghiên cứu chức năng

của gen này trong điều kiện in vivo. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa

gen duch và quá trình apoptosis cũng như sự tác động của nhân tố DIAP1 lên quá trình

apoptosis gây ra bởi sự knockdown của gen duch. Như vậy, những kết quả này làm nền

tảng vững chắc cho việc định hướng nghiên cứu tác động của gen duch lên các thành

phần trong con đường truyền tín hiệu của quá trình apoptosis nhằm hướng tới ứng dụng

trong việc phát triển các liệu pháp mục tiêu và phương pháp chẩn đoán sớm bệnh ung

thư.

Tên đề tài: Khảo sát và xây dựng mô hình chuột nhắt trắng(Mus

musculus var. Albino)xơ gan bằng CCl4

Họ và tên tác giả: NGUYỄN HẢI NAM

MSSV: 0815434

Chuyên ngành: Sinh Học Động Vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Học bổng khuyến khích 2009,

2010, 2011. Học bổng VinaSun 2010, 2011. Học

bổng vượt khó 2010, 2011.

Các bệnh mạn tính về gan hiện nay là một trong những nguyên nhân gây tư vong

hàng đầu trên thế giới và đang có xu hướng gia tăng, trong đó xơ gan là một căn bệnh

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

17

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

nguy hiểm. Giải pháp tối ưu cho những bệnh nhân xơ gan là ghép gan, tuy nhiên chi phí

cho một ca ghép gan trong thời điểm hiện tại là rất đắt, nguồn gan hiến tặng rất ít và ngay

cả khi bệnh nhận được ghép gan thì nguy cơ thải loại sau ghép vẫn là một cản trở

lớn.Việc tìm ra các liệu pháp điều trị xơ gan mới hiệu quả hơn đang là một vấn đề cấp

thiết. Để nghiên cứu những liệu pháp mới này, các thí nghiệm cận lâm sàng là một bước

rất quan trọng và mô hình động vật xơ gan là một sự hỗ trợ tích cực cho các thí nghiệm

cận lâm sàng. Công trình này được tiến hành nhằm khảo sát khả năng gây xơ gan ở các

nồng độ hóa chất CCl4 khác nhau, thông qua phương pháp cho chuột uống các liều CCl4

có nồng độ khác nhau trong thời gian 8 tuần nhằm tìm ra nồng độ tối ưu cho mô hình

chuột nhắt trắng xơ gan. Mức độ tổn thương của gan và thành công của mô hình được

đánh giá thông qua các chỉ tiêu: hoạt độ các men AST, ALT trong huyết tương chuột, sự

biểu hiện các gen liên quan đến sự xơ hóa procollagen α1(I), fibronectin, ecto-5’-

nucleotidase ở mức phiên mã, hình thái giải phẩu gan, cấu trúc mô học gan. Toàn bộ

nghiên cứu được thực hiện trên chuột nhắt trắng (Mus musculus var. Albino) đực khối

lượng 25g đến 32g và đã cho kết quả quan.

Tên đề tài: Đặc điểm hình thái ấu trùng của các loài lưỡng cư thu

được tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Họ và tên: TRẦN TRỌNG NGÂN

MSSV: 0815455

Chuyên ngành: Sinh thái – Tài nguyên sinh vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Công trình đã mô tả hình thái ấu trùng của 4 loài lưỡng cư thuộc 2 họ: Bufonidae

(Duttaphrynusmelanostictus (Schneider, 1799)) và Megophryidae (Leptobrachium sp.,

Brachytarsophrys sp. và Xenophrys sp.) thu được ở VQG Bidoup-Núi Bà trong tháng

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

18

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

3/2012. Về hình thái, ấu trùng của 4 loài này thuộc 2 dạng khác biệt. Ấu trùng loài

Duttaphrynusmelanostictus và ấu trùng loài Leptobrachium sp. có thân hình bầu dục, dẹp

theo hướng lưng bụng, mắt nằm ở mặt lưng, cấu trúc miệng bình thường với gai thịt

quanh mép, răng sừng và bao hàm. Công thức hàng răng của 2 loài lần lượt là 2(2)/3 và

7/7 hoặc 7/6. Ấu trùng loài Brachytarsophrys sp. và Xenophrys sp. có thân thuôn dài, mắt

nằm ở mặt bên, ống thở nằm bên trái, lỗ huyệt nằm giữa, cơ đuôi khỏe, miệng kéo dài

thành hình phễu, không có gai thịt quanh mép, không có răng sừng và không có vỏ bao

hàm.

Về môi trường sống và kiểu dinh dưỡng, ấu trùng của bốn loài này chia làm hai

dạng chính: dạng sống dưới bề mặt đáy và ăn các chất trên nền đáy (ấu trùng

Duttaphrynusmelanostictus và ấu trùng Leptobrachium sp.), dạng sống lơ lưng và ăn các

chất hoàn tan trong nước (ấu trùng Brachytarsophrys sp. và ấu trùng Xenophrys sp.).

Những ghi nhận trong quá trình khảo sát và phân tích mẫu cho thấy đặc điểm cấu trúc

miệng là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt các loài và hình thái miệng của mỗi loài

tương ứng với đặc điểm vi môi trường sống và kiểu dinh dưỡng riêng của chúng.

Tên đề tài: Khảo sát hệ thống biểu hiện trên Bacillus subillis sử dụng

protein chỉ thị β-galactosidase

Họ và tên: LÊ THÁI NA

MSSV: 0818192

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Công nghiệ

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Sự thành bại của việc phát triển sản xuất protein tái tổ hợp gắn liền với sự lựa

chọn hệ thống biểu hiện bao gồm chủng chủ và vector biểu hiện.Đề tài này là một phần

quan trọng trong một công trình lớn hướng đến việc phát triển vector biểu hiện cho

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

19

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Bacillus subtilis. Đề tài thực hiện khảo sát sự biểu hiện của các vector pHT01, pHT01-

bgaB (mang promoter Pgrac), pHT100 (mang promoter Pgrac100), pHT212 (mang promoter

Pgrac212) trên hai chủng B. subtilis là B. subtilis 1012 (có khả năng biểu hiện protease

ngoại bào) và B. subtilis WB800N (không biểu hiện protease ngoại bào) thông qua gen

chỉ thị bgaB mã hóa emzyme β-galactosidase (BgaB) có nguồn gốc từ Bacillus

stearothermophilus, trong đó pHT01 được sư dụng làm chứng âm và pHT01-bgaB là

chứng dương. Các khảo sát này được thực hiện với việc đánh giá hai thông số, đó là mức

độ biểu hiện β-galactosidase và hệ số cảm ứng.

Nội dung chính của công trình gồm những vấn đề sau:

- Biến nạp các plasmid vào B. subtilis 1012 và WB800N.

- Khảo sát mức độ biểu hiện gen bgaB trong B. subtilis 1012 và WB800N:

+ Khảo sát hoạt tính β-galactosidase trên môi trường thạch.

+ Đánh giá mức độ biểu hiện thông qua điện di SDS-PAGE.

+ Khảo sát hoạt tính β-galactosidase trên đĩa 96 giếng.

- Đánh giá hiệu quả của promoter thông qua mức độ biểu hiện và hệ số cảm ứng.

Với các kết quả đạt được, chúng tôi kết luận plasmid pHT100 và pHT212 có khả

năng biểu hiện tốt trên cả hai chủng B. subtilis 1012 và WB800N, có tiềm năng ứng dụng

trong quy mô lớn. Kết quả này cũng một phần định hướng cho việc phát triển tiếp các

plasmid pHT để biểu hiện protein tái tổ hợp.Trong khi công trình này được gưi đi dự thi

thì các plasmid biểu hiện có mang promoter Pgrac100 cũng đã bắt đầu được phân phối trên

thị trường thế giới.Công trình này có giá trị trong việc cung cấp thêm các đặc tính của

promoter Pgrac100 cũng như định hướng trong việc đưa các plasmid mang promoter Pgrac212

thành sản phẩm thương mại.

Tên đề tài: Đa dạng thành phần loài cá sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre

giai đoạn giao mùa từ tháng 3-6/2012

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

20

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Họ và tên: Nguyễn Đặng Hoàng Vũ

MSSV: 0815857

Chuyên ngành: Sinh

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành phần loài cá sông Ba Lai tỉnh Bến Tre khá

đa dạng. Qua 4 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ 10 ngày kéo dài

từ tháng 3-6 năm 2012 đã khảo sát được 114 loài, 86

giống, 48 họ và 13 bộ khác nhau. Ưu thế nhất là bộ cá

Vược (Perciformes) có 62 loài (chiếm 54%), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 14 loài (chiếm

12%), bộ cá Trích (Clupeiformes) có 8 loài (chiếm 7%), bộ cá Chép (Cypriniformes) có 8

loài (chiếm 7%), bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có 6 loài (chiếm 5%), bộ Chình

(Anguiliformes) có 5 loài và bộ cá Đối (Mugiliformes) có 4 loài cùng chiếm 4%; bộ cá

Nhái (Beloniformes) có 2 loài chiếm 2%; con lại các bộ Aulopiformes,

Batrachoidiformes, Scorpaeniformes, Sybranchiformes, Syngnathiformes mỗi bộ có 1 họ,

1 loài (chiếm 1%). Sự ưu thế về thành phần loài của bộ cá Vược trong khu hệ thể hiện

tính chất lợ của khu hệ sông Ba Lai. Trong tổng số 114 loài cá của khu hệ có 18 loài có

giá trị kinh tế đang được khai thác và 3 loài cá quí hiếm có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam

(bậc CR và VU).

Tên đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của Nitrogen trong điều kiện thủy

canh rau muống Ipomoea aquatica Forsk. có bổ sung ánh sáng đèn

Họ và tên: LÊ VIẾT HOA MSSV: 0815222

Chuyên ngành: Sinh lý thực vật Khoa: Sinh học

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

21

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Email: [email protected]

Vào mùa mưa, trên các đảo chìm thuộc

quần đảo Trường Sa thiếu rau xanh. Đề tài khảo

sát ảnh hưởng của nitơ trong điều kiện nuôi

trồng thủy canh cây rau muống có bổ sung ánh

sáng đèn. Mục đích tìm ra một mô hình trồng

rau thích hợp để áp dụng trên đảo. Phương pháp

sư dụng: đo hàm lượng diệp lục tố, hàm lượng

cellulose, hàm lượng nitrat, đo cường độ quang

hợp, cường độ hô hấp, xác định hoạt tính chất điều hoa tăng trưởng thực vật trên các môi

trường bổ sung nitơ khác nhau. Môi trường MS¼ có bổ sung 0,25g/l amoni nitrat giúp

cây rau muống tăng trưởng tốt nhất và hàm lượng nitrat tích lũy thấp. Tháng 6 năm 2012

đã triển khai thực tế mô hình trồng rau xanh dưới ánh sáng đèn huỳnh quang trên đảo Tốc

Tan, Đá Đông và Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Tên đề tài: Hệ thống phân phối dược phâm bằng hạt nano tơ tằm

Họ và tên: LƯƠNG BẢO DUY

MSSV: 0818050

Chuyên ngành: CÔNG NGHÊ SINH HỌC

Khoa: SINH HỌC

Email: [email protected]

Protein tơ tằm - fibroin có ưu điểm dễ khư trùng,

có khả năng tự phân hủy, độ bền cao và ít gây đáp ứng

miễn dịch. Được thu nhận từ tự nhiên, qua quá trình xư

lý thích hợp, nó có thể được biến đổi thành các dạng khác nhau, tùy mục đích sư dụng mà

vẫn giữ được cấu trúc vi mô và những thuộc tính ưu việt sẵn có. Chất liệu tuyệt vời này

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

22

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

vô cùng thích hợp để ứng dụng trong hệ thống phân phối dược phẩm bằng các hạt mang

dược phẩm nano. Các hạt nano fibroin được tạo thành bằng phương pháp loại muối dung

dịch fibroin với potassium phosphate. Các hạt fibroin sau khi tạo thành sẽ được thu hồi

bằng phương pháp ly tâm. Qua các khảo sát về điều kiện ly tâm, kết quả cho thấy các hạt

chỉ có thể thu được nếu tốc độ ly tâm lớn hơn 15000 rpm và thời gian ly tâm kéo dài 10

phút. Các hạt sau khi thu hoạch sẽ được xư lý khư trùng bằng phường pháp nhiệt auto-

clave. Đã có một kiểm tra về cấu trúc các hạt bằng phương pháp phổ hồng ngoại FTIR để

chứng minh rằng sau khi trả qua quá trình xư lý với nhiệt các hạt vẫn giữ được cấu trúc

gần như toàn vẹn so với ban đầu. Phương pháp phổ FTIR con cho biết trong cấu trúc bật

hai của các hạt tồn tại dạng cấu trúc phiến gấp β điều này thể hiện các hạt fibroin có độ

bền cơ học cao. Thông qua Phương pháp chụp SEM, ta có thể khảo sát được kích thước

các hạt cũng như dạng cấu hình hông gian của các hạt fibroin.Kết quả cho thấy các hạt có

dạng hình cầu và kích thước dao động từ 500 nm đến 2000 nm. Sau khi các hạt fibroin vô

trùng đã được tạo thành, chúng sẽ được dùng để thư nghiệm khả năng hấp phụ và khả

năng tiết dược phẩm. Kết quả là các hạt fibroin có khả năng hấp phụ protein khá cao đến

99.3% và nó cũng có khả năng giải phóng protein.

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

23

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2012

LĨNH VỰC TIN HỌC – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

STT Tên công trình Họ và tên sinh viên Cán bộ hướng dẫn

1 Môi trường tương tác thông

minh với thực tại tăng cường

Lê Trung Nghĩa

Bùi Quốc Minh

TS. Trần Minh Triết

CN. Nguyễn Vinh Tiệp

2

Phân loại văn bản dựa trên mô

hình kết hợp giữa nội dung và

thông tin liên kết giữa các văn

bản

Lê Đỗ Hoàng Nam TS. Trần Thái Sơn

TS. Trần Minh Triết

3

Hệ thống thiết kế cảnh 3D với

bề mặt tương tác sư dụng

Kinect

Lê Phú Khánh

Tô Ứng Vũ TS. Trần Minh Triết

4

Nghiên cứu, phát triển hệ

thống thiết kế và trình diễn

cảnh 3D

Trần Trọng Khiêm

Trần Thiện Văn ThS. Đặng Bình Phương

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

24

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Môi Trường Tương Tác Thông Minh Với Thực Tại Tăng

Cường

Nhóm tác giả:

LÊ TRUNG NGHĨA MSSV: 0812332

BÙI QUỐC MINH MSSV: 0812303

Chuyên ngành: Cư Nhân Tài Năng

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Email: [email protected]

[email protected]

Thành tích về học tập: Giải thưởng Vườn ươm

Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 và

2011, giải nhất Hackathon 2012, giải nhì Thách

Thức 2012, có một số công trình khoa học được

công bố ở các hội nghị khoa học quốc tế (RIVF,

PACIS, IHMSC, SoICT).

Thực tại tăng cường, thực tại ảo hay thực tại giao thoa đều là sự kết hợp giữa thông tin

thực tế như hình ảnh, âm thanh được ghi nhận trực tiếp từ thế giới thực với những thông tin

do máy tính phát sinh ra dưới nhiều dạng khác nhau như video, audio, mô hình 3D, văn

bản… Trong đề tài này, mục tiêu của chúng tôi không chỉ hướng đến việc tạo ra những

hình ảnh hay thông tin tăng cường mà con hướng đến khả năng tương tác được với cả

những đối tượng thông tin tăng cường đó.

Trong đề tài này chúng tôi đã tìm hiểu về các hình thức tương tác sư dụng thực tại ảo

cũng như là thực tại giao thoa, lý thuyết của đặc trưng cục bộ trong việc phát hiện các đối

tượng. Dựa trên những lý thuyết trong lĩnh vực thực tại tăng cường và sư dụng đặc trưng

cục bộ, chúng tôi đã đề xuất 3 hệ thống tương tác, bao gồm:

- Hệ thống Smart Shopping Assistant: cho phép người dùng sư dụng các thiết bị di

động (smart phone) để tra cứu và tìm thông tin cần thiết về các sản phẩm khi đi các siêu thị

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

25

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

truyền thống. Đặc trưng mà chúng tôi sư dụng là đặc trưng tự nhiên vốn có của sản phẩm

nên tạo cảm giác thân thiện hơn đối với người sư dụng

- Hệ thống Smart Interactive Board: cho phép người trình bày có thể sư dụng các

thông tin tăng cường để minh họa cho ý tưởng. Với cách trình bày mới này, người trình

bày sẽ thu hút sự chú ý của người nghe hơn là những cách làm truyền thống khô khan.

- Hệ thống Smart Interactive Book: ngoài nội dung vốn có của cuốn sách, người

đọc sẽ được cung cấp thêm những thông tin liên quan một cách sinh động và trực quan

hơn. Ngoài ra ứng dụng con cho phép người dùng tương tác trực tiếp lên cuốn sách bằng

các thao tác chạm lên các hình ảnh của cuốn sách.

Tên đề tài: Phân loại văn bản dựa trên mô hình kết hợp giữa nội

dung và thông tin liên kết giữa các văn bản

Họ và tên tác giả: LÊ ĐỖ HOÀNG NAM

MSSV: 0812323

Chuyên ngành: Cư nhân tài năng

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Thành tích học tập: Giải nhì ACM/ICPC khu vực châu

Á, 2 bài báo khoa học quốc tế, giải nhì Olympic tin học

sinh viên toàn quốc.

Phân loại văn bản là một trong những bài toán lớn của máy học và khai thác dữ

liệu. Đặc biệt với sự bùng nổ thông tin từ internet mà văn bản là dạng thể hiện chính,

phân loại văn bản đóng vai tro quan trọng trong các ứng dụng như tổ chức lưu trữ văn

bản, xác định văn bản rác,… Ngoài nội dung của văn bản, một văn bản còn có thể có

những mối quan hệ với các văn bản khác như quan hệ siêu liên kết, quan hệ trích dẫn, …

được gọi là liên kết giữa các văn bản. Đề tài đề xuất một phương pháp thể hiện liên kết

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

26

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

giữa hai văn bản gọi là mô hình đơn liên kết. Mô hình đơn liên kết không chỉ sư dụng

thông tin của phân lớp đại diện mà còn thông tin nội dung của cả chính hai văn bản tham

gia vào liên kết. Mục tiêu của mô hình mới này nhằm thỏa mãn các yếu tố sau:

- Khả năng thể hiện liên kết: khả năng sư dụng tối đa các thông tin của hai văn

bản tham gia vào liên kết, từ đó mỗi liên kết sẽ có tính chất và đóng góp khác nhau trong

quá trình phân lớp.

- Cải thiện kết quả phân lớp: việc sư dụng mô hình đơn liên kết giúp tăng độ

chính xác của quá trình phân lớp so với việc phân lớp chỉ sư dụng phương pháp truyền

thống với nội dung cục bộ của văn bản cũng như là khi so sánh với các phương pháp đã

có trước đó.

Với mô hình đơn liên kết dựa trên nội dung, kết quả đạt được cho thấy mô hình

này giúp tăng kết quả của các phương pháp hiện có. Ngoài ra khi sư dụng làm ảnh hưởng

trực tiếp, kết quả cho được cao hơn so với tất cả các phương pháp khác. Phương pháp

mở rộng mô hình đơn liên kết trên nội dung chung cũng cho thấy kết quả lạc quan tuy

nhiên còn một số vấn đề về chi phí và độ chính xác khi kết hợp với các phương pháp đã

có.

Tên đề tài: Hệ thống thiết kế cảnh 3D với bề mặt tương tác sử dụng

Kinect

Nhóm tác giả:

LÊ PHÚ KHÁNH MSSV: 0812219

TÔ ỨNG VŨ MSSV: 0812634

Chuyên ngành: Cư Nhân Tài Năng

Khoa: Công Nghệ Thông Tin

Email: [email protected]

[email protected]

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

27

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tương tác với cảnh vật 3D luôn là một trong những đề tài có độ khó cao, việc tạo

ra một hệ thống đơn giản để phục vụ cho con người tương tác trong không gian 3D là quá

trình triển khai nghiên cứu. Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu thiết bị Kinect của

Microsoft, các phương pháp nhận dạng dữ liệu bàn tay, các phương pháp nhận dạng hành

động. Bên cạnh đó, tìm hiểu cách lập trình thể hiện cảnh 3D với Microsoft XNA, các

phương pháp thể hiện cảnh 3D trên thực tế lên máy tính. Từ đó chúng tôi xây dựng hệ

thống thiết kế cảnh 3D với bề mặt tương tác sư dụng Kinect. Đề tài đã xây dựng hệ thống

tương tác “người – máy” thông minh và tiện ích: thiết kế cảnh game 3D, hệ thống chơi

game tương tác, hệ thống trình chiếu cảnh 3D,… trên bề mặt phẳng bất kỳ. Việc xây

dựng hệ thống đồng nghĩa với việc bước đầu xây dựng một framework hỗ trợ các chức

năng nhận dạng, thiết kế, tương tác với kiến trúc linh hoạt, khả chuyển, có tính mở rộng

và ứng dụng cao. Đề tài không chỉ ứng dụng tổng hợp các thành phần mà còn có thể ứng

dụng riêng lẻ với các thành phần khác bên ngoài hệ thống. Đây chính là một trong những

điểm mạnh của việc nghiên cứu và phát triển hệ thống.

Tên đề tài: Nghiên cứu, phát triển hệ thống thiết kế và trình diễn

cảnh 3D

Nhóm tác giả:

TRẦN TRỌNG KHIÊM MSSV: 0812226

TRẦN THIỆN VĂN MSSV: 0812605

Chuyên ngành: CNTN Khoa: CNTT

Email: [email protected]

[email protected]

Với sự xuất hiện mạnh mẽ và phổ biến của nhiều

phương pháp xư lý ảnh, các ứng dụng trình diễn ảnh ra đời ngày càng nhiều.Từ đó, nhu

cầu thưởng thức của người dùng cũng ngày càng nâng cao, đoi hỏi xem nhiều hơn những

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

28

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

hình ảnh gói gọn trong một bức ảnh thuần túy như trước. Do nhu cầu cao như vậy nên

các nghiên cứu về phương pháp trình diễn cảnh đa dạng về góc nhìn. Trên thực tế, một số

ứng dụng đã cho phép người dùng xem cảnh với nhiều góc nhìn khác nhau.Tuy nhiên,

các ứng dụng này vẫn còn một số hạn chế về chất lượng hình ảnh trình diễn. Do đó mục

tiêu của đề tài này nhằm nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến trình diễn ảnh và các

phương pháp xư lý ảnh và video để xây dựng một ứng dụng thiết kế và trình diễn cảnh

3D.

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

29

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2012

LĨNH VỰC VẬT LÝ ỨNG DỤNG – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

STT Tên công trình Họ và tên sinh viên Cán bộ hướng dẫn

1

Tìm hàm tương quan giữa vận

tốc gió bão cực đại Vmax với

độ giảm áp ΔP và mô hình

đơn giản của trường gió trong

bão ở Biển Đông

Lê Tấn Đạt CN. Lưu Trí Anh

2 Xây dựng hệ thống nhúng

dùng trong nhận dạng cư chỉ Nguyễn Lâm Hoài Phong TS. Bùi Trọng Tú

3

Thiết kế và thư nghiệm thiết

bị quản lý trẻ nhỏ ứng dụng

RF

Lê Phú Đông TS. Lê Hữu Phúc

4 Ứng dụng kiểm soát nhiễu

trong tai nghe cá nhân

Nguyễn Vương Thùy Ngân

Trần Đức Long TS. Huỳnh Văn Tuấn

5

Tính toán vận chuyển bùn sét

và dự báo sự thay đổi đường

bờ tại rừng ngập mặn Nàng

Hai, Cần Giờ, TP HCM

Lâm Văn Hạo TS. Võ Lương Hồng

Phước

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

30

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Tìm hàm tương quan giữa vân tốc gio bao cực đại Vmax

với độ giảm áp ∆P và mô hình đơn giản của trường gio trong bao ở

Biển Đông

Họ và tên: LÊ TẤN ĐẠT MSSV: 0821005

Chuyên ngành: Khí tượng

Khoa: Vật lý-Vật lý kĩ thuật

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: đạt được học bổng Dongbu năm

2012

Công trình được thực hiện với mục đích tìm hàm

tương quan của vận tốc gió bão cực đại và độ chênh lệch

áp suất giữa tâm bão với không khí bên ngoài cơn bão, để suy ra giá trị này từ giá trị kia

khi không có số liệu quan trắc. Mô hình của công trình mô phỏng lại trường gió trong các

cơn bão đi vào Biển Đông, kết quả tính toán có thể dùng làm số liệu đầu vào cho mô hình

tính sóng hoặc mô hình tính nước dâng do bão.

Các tính toán của công trình được lập trình bằng Fortran 90, số liệu áp suất tâm bão

và vận tốc gió bão cực đại tương ứng của các cơn bão đi vào Biển Đông được lọc ra từ

tập tin lưu trữ số liệu bão của trung tâm RSMC, Nhật Bản. Từ đó hàm tương quan giữa

hai đại lượng này được tính theo dạng hàm lấy từ phương trình Fletcher, hàm tương quan

này ở Biển Đông trước đây chưa từng có. Công trình có trình bày lý thuyết của phương

pháp tính tương quan được sư dụng, dẫn giải chi tiết quá trình hình thành phương trình

Fletcher. Vì bão xuất hiện vào các thời điểm trong năm khác nhau có tính chất khác nhau

nên công trình cũng tìm ra các hàm tương quan theo thời gian trong năm.

Chương trình tính hàm tương quan cho bất kì vùng biển nào thuộc Tây Bắc Thái

Bình Dương. Trên thế giới có 6 trung tâm RSMC, Nhật Bản là một trong số đó. Nếu dữ

liệu lưu trữ ở các trung tâm khác có định dạng tương tự với Nhật Bản thì chương trình có

thể tính hàm tương quan cho bất kì vùng biển nào có bão được ghi nhận. Chương trình

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

31

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

thống kê bão về số lượng và cường độ, thống kê bão đổ bộ vào đất liền theo từng khoảng

thời gian tùy ý cho bất kì vùng biển nào thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương.

Mô hình gió bão của công trình dựa theo mô hình SLOSH (từ NOAA-National

Oceanic and Atmospheric Administration-Hoa Kỳ) và một phần phân bố gió trong bão

của tác giả Callaghan. Nếu kết quả của mô hình này đúng thì kết quả của Jelesnianski

(1992) đã sai. Để áp dụng công thức hiệu chỉnh trường gió sau cùng theo mô hình

SLOSH, công trình cũng có một phần tính toán hình học quy tất cả các véctơ so với

hướng Bắc.

Tên đề tài: Xây dựng hệ thống nhúng dùng trong nhân dạng cử chỉ

Họ và tên: NGUYỄN LÂM HOÀI PHONG MSSV: 0820114

Chuyên ngành: Máy tính và hệ thống nhúng Khoa: Điện tư viễn thông

Email: [email protected]

Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống nhận dạng cư chỉ có khả năng hoạt

động đáp ứng thời gian thực. Do thời gian thực hiện đề tài ngắn cùng với mục tiêu là tập

trung vào giải thuật, nên đề tài chọn thực hiện trên nền tảng bộ xư lý tín hiệu số (Digital

Signal Processor - DSP). Bộ xư lý tín hiệu số DSP được lựa chọn bởi khả năng xư lý tín

hiệu số rất mạnh cùng khả năng tái lập trình đơn giản.

Đề tài xây dựng khối nhận dạng cư chỉ dựa trên phương pháp được đề xuất bởi

Viola và Jones. Ngoài ra, đề tài còn xây dựng khối phân vùng màu da và khối theo dõi

bàn tay nhằm làm tăng hiệu suất, giảm thời gian tìm kiếm cư chỉ giúp hệ thống đáp ứng

thời gian thực.

Hệ thống nhận dạng cư chỉ trong đề tài này là một hệ thống có khả năng nhận dạng và

phân loại 4 cư chỉ ứng với 4 mệnh lệnh.Hệ thống nhận dạng cư chỉ không những phải

chính xác mà còn phải đáp ứng được thời gian thực.Yêu cầu về tính chính xác luôn là khó

khăn của bất cứ một bài toán nhận dạng nào. Để có thể đạt độ chính xác cao, trước hết hệ

thống phải có các đặc trưng (feature) tốt. Hệ thống phải biết chọn đặc trưng như thế nào

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

32

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

để có thể biểu diễn tốt được thông tin đối tượng cần nhận dạng. Đồng thời đặc trưng phải

được tính toán nhanh để không làm chậm việc nhận dạng.

Tên đề tài: Thiết kế và thử nghiệm thiết bị quản lý trẻ nhỏ nơi đông

người ứng dụng RF (Radio Frequency)

Họ và tên: LÊ PHÚ ĐÔNG MSSV: 0820041

Chuyên ngành: Viễn thông & Mạng

Khoa: Điện tư Viễn thông

Email: [email protected]

Thành tích về học tập:

- Giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo Sinh viên

ĐHQG TP.HCM” lần I năm 2010

- Thanh niên tiêu biểu làm theo lời Bác lĩnh vực NCKH ĐH KHTN năm 2011

- Sinh viên 5 Tốt ĐH KHTN năm 2011

- Giải Nhất học thuật Elabs Khoa Điện tư Viễn thông năm 2010

Đề tài Thiết kế và thử nghiệm thiết bị quản lý trẻ nhỏ nơi đông người ứng dụng RF

(Radio Frequency) là quá trình nghiên cứu tiếp nối nhằm hiện thực hóa ý tưởng Thiết bị

quản lý trẻ nhỏ đã đạt giải Nhất tại cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo Sinh viên ĐHQG

TP.HCM” lần I năm 2010.

Hằng năm số lượng trẻ em thất lạc cũng như các tệ nạn liên quan đến bắt cóc trẻ em

ngày càng gia tăng. Các khu vui chơi mua sắm, hội chợ lớn hình thành ngày càng nhiều

theo nhịp phát triển của xã hội khiến tình trạng trên càng đáng báo động. Ai đã từng xem

“Như chưa hề có cuộc chia ly” trên VTV chắc sẽ thấy quí giá như thế nào khi được sống

bên người thân và chỉ cần bất cần trong tích tắc thì có thể chia lìa vài chục năm và có thể

là mãi mãi. Đề tài Thiết kế và thử nghiệm thiết bị quản lý trẻ nhỏ ra đời với mong muốn

góp phần giải quyết những vấn đề “mắt thấy, tai nghe” đặt ra hằng ngày như trên, sư

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

33

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

dụng những kiến thức đã học được đem áp dụng vào thực tế giúp cuộc sống thật an toàn –

tiện lợi.

Thiết bị quản lý trẻ có tác dụng cảnh báo thất lạc trẻ có nguyên tắc hoạt động như

sau: Một bộ thiết bị gồm hai thiết bị nhỏ, một dành cho phụ huynh mang trên người gọi là

máy mẹ và một dành cho bé gọi là máy con. Mỗi thiết bị có khả năng thu và nhận tín hiệu

không dây RF (Radio Frequency) có nguyên tắc hoạt động như sau: khi hai thiết bị cách

xa nhau một khoảng cách nhất định chẳng hạn như 12.5m được gọi là khoảng cách an

toàn. Nếu bé (máy con) ra khỏi khoản cách an toàn đó thì bộ phận cảnh báo trên máy mẹ

báo động cho người mẹ biết để tránh thất lạc bé bằng tiếp bíp hoặc rung.

Ngoài ra thiết bị còn có thể sư dụng cho người già trí nhớ giảm hay đi lạc. Hướng

mở rộng nghiên cứu như đo nhịp tim, theo dõi trẻ từ xa qua kết nối internet… đầy hứa

hẹn.

Thiết bị thi công không phức tạp, sư dụng ít linh kiện với chi phí rẻ và có sẵn trên

thị trường Việt Nam.Các sản phẩm có kỹ thuật tương tự vẫn chưa thấy xuất hiện trên thị

trường. Sản phẩm với chi phí sản xuất thấp, dễ thi công, “Made in Vietnam” sẽ phù hợp

với người Việt, nếu được sản xuất sẽ giải quyết được thực trạng thất lạc và bắc cóc trẻ

đang được đặt ra và có thể nghiên cứu thêm nhiều ứng dụng đi kèm.

Tên đề tài: Ứng dụng kiểm soát nhiễu trong tai nghe cá nhân

Nhóm tác giả:

NGUYỄN VƯƠNG THUỲ NGÂN MSSV: 1013110

TRẦN ĐỨC LONG MSSV: 1013093

Chuyên ngành: Vật lý tin học Khoa: Vật lý

Email: [email protected]

[email protected]

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

34

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu về ứng dụng kiểm soát nhiễu trong tai nghe

cá nhân dùng phương pháp hồi tiếp thích nghi. Đầu tiên, chúng tôi thực hiện các mô

phỏng trên phần mềm Matlab để minh hoạ hiệu quả của việc kiểm soát các nguồn nhiễu

có tính chất tuần hoàn. Tiếp theo, chúng tôi xây dựng mô hình kiểm soát nhiễu thời gian

thực sư dụng kit DSP TMS320C6713 trên thực tế để khư nhiễu trong tai nghe cá nhân.

Các kết quả mô phỏng và thực nghiệm khá phù hợp, hệ thống kiểm soát nhiễu trong tai

nghe cá nhân hoạt động hiệu quả.

Kết quả của việc kiểm soát và triệt nhiễu với các hệ thống đơn kênh và đa kênh tốt,

các tín hiệu ngõ ra đáp ứng tốt. Đề tài có thể ứng dụng trong việc triệt nhiễu tiếng ồn

trong các tai nghe cá nhân với môi trường ngoài.

Tên đề tài: Tính toán vân chuyển bùn sét và

dự báo sự thay đổi đường bờ tại rừng ngâp

mặn Nàng Hai, Cần Giờ, TP HCM

Họ và tên: LÂM VĂN HẠO MSSV: 0821007

Chuyên ngành: Hải dương học

Khoa: Vật lý – Vật lý kỹ thuật

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Sinh viên 5 tốt tiêu biểu cấp

trường năm học 2010 – 2011

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

35

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Rừng ngập mặn ven biển luôn được xem là chắn an toàn để bảo vệ và che đỡ người

dân và hệ sinh thái vùng ven biển. Rừng ngập mặn được đánh giá rất cao trong việc bảo

vệ bờ biển. Đề tài nghiên cứu “Tính toán vận chuyển bùn sét và dự báo sự thay đổi đường

bờ tại rừng ngập mặn Nàng Hai, Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh” nhằm phân tích, đánh giá sự

xói lở - bồi tụ tại khu vực rừng ngập mặn vùng cưa sông Đồng Tranh, Cần Giờ, Tp. Hồ

Chí Minh, đây là nơi đang bị xói lở nghiêm trọng. Trong công trình này có hai vấn đề

chính cần đặt ra đó là: tìm hiểu về cơ chế vận chuyển bùn sét có chịu ảnh hưởng của triều

và sóng, dự báo xu thế biến đổi tại mép rừng. Do đặc điểm vùng cưa sông Đồng Tranh

thành phần trầm tích chủ yếu là bùn sét pha cát và chịu ảnh hưởng mạnh của sóng và

dong triều nên bài toán vận chuyển bùn sét sẽ được tính toán theo các công thức của Van

Rijn (2005). Kết quả phản ánh rõ được vai tro của động lực sóng và triều trong chuyển

vận trầm tích cố kết. Bên cạnh đó, để dự báo được xu thế xói lở - bồi tụ tại vùng rừng

ngập mặn Nàng Hai, lần đầu tiên mô hình GENESIS được thư nghiệm ứng dụng trong đó

một số giá trị hiệu chỉnh được thực hiện để phù hợp với số liệu đo thực tế. Kết quả cũng

chứng tỏ cho thấy xu thế tiếp tục xói tại vùng rừng ngập mặn Nàng Hai và xu thế bồi tụ

tại vùng cưa sông Hà Thanh. Kết quả này phù hợp với xu thế xói lở - bồi tụ hiện nay.

Nghiên cứu vận chuyển bùn sét và biến đổi đường bờ có ý nghĩa thực tiễn khoa học

lẫn xã hội.Tìm hiểu được chúng sẽ rất có ích trong việc bảo vệ bờ biển, vấn đề cấp bách

hiện nay đối với nước ta, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội.

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

36

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

ơ

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2012

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

STT Tên công trình Họ và tên sinh viên Cán bộ hướng dẫn

1

Đặc điểm cường độ và biến

dạng của đất dạng hoàng thổ

và cấu trúc nền đại học quốc

gia Thủ Đức TP HCM

Nguyễn Xuân Xinh ThS. Trương Minh Hoàng

2

Nghiên cứu hiệu quả xư lý

màu và chất hữu cơ trong

nước thải mực in bằng hệ oxy

hóa bậc cao UV/O3

Trần Thị Nhung TS. Tô Thị Hiền

3

Ứng dụng chỉ số BEHI dự báo

xói lở bờ sông Đồng Nai đoạn

từ Tân Uyên đến cầu Hóa An

Phạm Sĩ Thái TS. Trần Tuấn Tú

4

Nghiên cứu và đánh giá giá trị

của thảm cỏ biển trong đầm

thủy triều, tỉnh Khánh Hoa

Lê Thị Kim Qui PGS.TS. Nguyễn Hữu Đại

5

Khảo sát ranh giới nước mặn -

ngọt trong đụn cát ven biển

Thành phố Tuy Hòa mùa khô

tháng 4 năm 2012

Lê Nguyễn Đoan Trinh ThS. Nguyễn Phát Minh

6

Nghiên cứu tính toán lượng

nước rỉ rác bằng mô hình

HELP áp dụng cho bãi chôn

lấp Go Cát

Lê Minh Kỳ ThS. Đào Nguyên Khôi

7

Đặc điểm thạch học, nguồn

gốc và chất lượng Opal -

Chalcedony ở núi Chứa Chan,

Xuân Lộc, Đồng Nai

Vũ Thị Hảo

Nguyễn Thành Long

Bùi Minh Tiến

ThS. Trương Chí Cường

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

37

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Nghiên cứu tính toán lượng nước rỉ rác bằng mô hình

HELP áp dụng cho bai chôn lấp Gò Cát

Họ và tên: LÊ MINH KỲ MSSV: 0817179

Chuyên ngành: Tin học môi trường

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Nước ta hiện nay vẫn chỉ sư dụng phương pháp cân

bằng nước đơn giản để tính toán lượng nước rỉ rác phát sinh

từ các bãi chôn lấp, nhưng độ chính xác của kết quả tính toán từ phương pháp này chỉ

mang tính tương đối. Đề tài này được thực hiện với mục đích giới thiệu một mô hình có

thể tính toán lượng nước rỉ rác phát sinh theo thời gian với độ chính xác cao hơn và áp

dụng vào tính toán cho các bãi chôn lấp ở Việt Nam. Mô hình này được nghiên cứu là mô

hình HELP, điểm nổi trội của mô hình HELP so với phương pháp cân bằng nước là nó có

thêm các quá trình tính toán cho tốc độ di chuyển của nước rác qua từng lớp trong một

bãi chôn lấp. Kết quả đầu tiên đạt được của đề tài này là: đã phát triển được mô hình

HELP 3.07vn mà có thể áp dụng tính toán cho những bãi chôn lấp có số lượng lớp lên

đến 40 lớp. Sau đó tiến hành hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình HELP 3.07vn cho BCL Gò

Cát trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2010. Bộ thông số sau khi hiệu chỉnh mô hình

cho kết quả với sai số so với dữ liệu thực đo có thể chấp nhận được và có thể sư dụng bộ

thông số này để áp dụng tính toán lượng nước rỉ rác phát sinh từ BCL Go Cát trong tương

lai theo các kịch bản khí hậu.

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

38

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Nghiên cứu và đánh giá giá trị thảm cỏ biển trong đầm

Thủy Triều tỉnh Khánh Hòa

Họ và tên: LÊ THỊ KIM QUI MSSV: 0817324

Chuyên ngành: Môi trường và tài nguyên Biển

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Công trình được tiến hành với hai mục tiêu chính:

Mục tiêu thứ nhất: nghiên cứu cấu trúc quần xã cỏ biển

trong đầm về: mật độ, sinh lượng và thành phần loài.

Phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng để giải quyết mục tiêu này. Khảo sát

thực địa, mỗi tháng tác giả tiến hành khảo sát thực địa thu mẫu một đợt, mỗi đợt từ 4 5

ngày, tiến hành trong hai tháng (tháng 4 và 5/2012). Sư dụng phương pháp mặt cắt để

khảo sát cấu trúc quần xã, mật độ, sinh lượng các loài cỏ biển. Kết quả ghi nhận được có

4 loài trong khu vực khảo sát của tác giả: loài Halophila beccarii, loài Halophila ovalis,

loài Halophila minor, loàiEnhalus acoroides. Đối với thảm cỏ Enhalus acoroides có diện

phân bố chiếm 3% diện tích mặt nước toàn đầm, có sự suy giảm về sinh lượng và mật độ

so với trước đây.

Mục tiêu thứ hai: đánh giá một số giá trị của thảm cỏ biển trong đầm Thủy Triều

đối với môi trường trong đầm và người dân sống xung quanh đầm.

Tác giả giải quyết mục tiêu này bằng phương pháp điều tra trong nhân dân thông

qua phiếu khảo sát. Tác giả tiến hành khảo sát với 300 phiếu trên 4 xã: Cam Đức, Cam

Hải Tây, Cam Hải Đông và Cam Thành Bắc. Kết quả thu được từ việc khảo sát trên: thứ

nhất: hầu hết người dân nhận thức được vai trò của cỏ biển trong đầm đối với môi trường

nước và sản lượng khai thác của họ. Thứ hai: có sự suy giảm về diện tích cỏ biển so với

10 năm trước. Thứ ba: có sự khác biệt về sản lượng khai thác đối với trong và ngoài thảm

cỏ.

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

39

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Nghiên cứu trên là cơ sở để tác giả đưa ra kiến nghị về việc phục hồi và bảo tồn

thảm cỏ biển trong đầm Thủy Triều. Ngoài ra cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn

để định giá được tổng giá trị kinh tế của thảm cỏ biển trong đầm nói riêng và ở Việt Nam

nói chung. Mục đích của hành động trên là giữ lấy những thảm cỏ biển ở Việt Nam trước

khi chúng biến mất hoàn toàn vì những hoạt động phát triển không bền vững của con

người.

Tên đề tài: Ứng dụng chỉ số BEHI dự báo xói lở bờ sông Đồng Nai

đoạn từ Tân Uyên đế cầu Hóa An

Họ và tên: PHẠM SĨ THÁI MSSV: 0817360

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Xói lở bờ là một quy luật tất yếu của dòng

chảy, khi xói lở vợt qua khỏi một giới hạn thông

thường nó trở thành những tai biến xói lở. Khi xói lở

xẩy ra kéo theo nhiều tác động nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tài sản và tính mạng

của dân cư ven sông. Sông Đồng Nai đoạn từ Tân Uyên đến cầu Hóa An là đoạn sông

cong uốn khúc tạo các cù lao và dòng chảy bị tác động mạnh bởi các hoạt động nhân sinh

và xói lở tại khu vực này diễn biến có nhiều phức tạp.

Bằng chỉ số dự báo Nguy cơ xói lở đường bờ BEHI (Bank erosion hazard index:

Rosgen 2001) đánh giá định lượng từ 6 nhân tố đặc điểm bờ: Tỉ lệ chiều cao bờ, tỉ lệ

chiều sâu rễ, mật độ rễ, góc dốc bờ, mức độ bảo bờ và vật liệu bờ và kết hợp với tổng hợp

phân tích tài liệu, đo đạc khảo sát thực địa đánh giá đưa ra dự báo mức độ xói lở bờ sông.

Và những kết quả dự báo được xây dựng thành bản đồ phân đoạn mức độ xói lở với các

mức độ từ Rất thấp, Thấp, Trung bình, Cao và Rất cao. Kết quả dự báo phần lớn các đoạn

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

40

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

bờ xói lở ở mức Thấp và Trung bình, phân bố theo quy luật dòng chảy và bờ sông đang

có xu hướng ổn định dần. Những kết quả này tương đối phù hợp với xu hướng biến đổi

và kết quả đánh giá của các nghiên cứu trước đây tại khu vực.

Kết quả dự báo xói lở có ý nghĩa lớn trong việc quy hoạch, phát triển kinh tế, xã

hội ven sông. Bên cạnh đó, dự báo mức độ xói lở đường bờ đoạn sông Đồng Nai từ Tân

Uyên đến cầu Hóa Anlà cơ sở cho việc mở rộng ứng dụng chỉ số BEHI, một phương

pháp mới, trong nghiên cứu xói lở cho các lưu vực sông khác tại Việt Nam.

Tên đề tài: Nghiên cứu hiệu quả xử lý màu và chất hữu cơ trong

nước thải mực in bằng hệ oxy hóa bâc cao UV/O3

Họ và tên: TRẦN THỊ NHUNG

MSSV: 0817284

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG 2011

Nước thải của ngành sản xuất mực in là một

trong những loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu

cơ và độ màu cao rất khó xư lý.Các phương pháp thông thường như keo tụ tạo bông, hấp

phụ, sinh học… đã được ứng dụng để xư lý loại nước thải này tuy nhiên chưa thể xư lý

triệt để. Nghiên cứu này ứng dụng quá trình oxy hóa bậc cao UV/O3 để xư lý độ màu và

chất hữu cơ trong nước thải mực in sau khi đã được xư lý bằng keo tụ tạo bông, thực hiện

nghiên cứu điển hình cho nước thải nhà máy sản xuất mực in Tân Đông Dương - Khu

công nghiệp Biên Hòa 1 - Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình phòng thí

nghiệm cho thấy, quá trình UV/O3 có khả năng loại bỏ 83.4% độ màu và 54.3% chất hữu

cơ có trong nước thải tại các điều kiện tối ưu: pH = 9, hàm lượng O3 cung cấp là 43.20

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

41

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

mg/h, thời gian xư lý 80 phút và đèn UV có bước sóng 254 nm. Sau xư lý bằng quá trình

AOP này, độ màu nước thải đạt loại A - QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về nước thải công nghiệp còn giá trị COD đạt quy chuẩn này loại B. Đồng thời,

nghiên cứu cũng đã khảo sát ảnh hưởng của các anion vô cơ đến hiệu quả của quá trình

xư lý. Kết quả cho thấy, các anion như Cl-, SO42-, HCO3

- (với lượng 2.5 g/L) làm giảm

đáng kể hiệu quả của quá trình AOP này.

Tên đề tài: Đặc điểm thạch học, nguồn gốc và chất lượng Opal -

Chalcedony ở núi Chứa Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai

Nhóm tác giả:

VŨ THỊ HẢO MSSV: 0916112

NGUYỄN THÀNH LONG MSSV: 0916190

BÙI MINH TIẾN MSSV: 0916342

Chuyên ngành: Khoáng Sản

Khoa: Địa Chất

Email: [email protected]

[email protected]

[email protected]

Hiện nay, đá quý và đá bán quý là một trong những thị trường được quan tâm không

chỉ trong nước mà trên toàn thế giới.Song song với việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,

thì việc nghiên cứu về nguồn gốc hình thành cũng như chất lượng của đá là một trong

những nhu cầu cần thiết.Opal và Chalcedony là hai loại đá bán quý rất được ưa chuộng

trên thị trường và được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta. Với điểm mỏ khoáng nhỏ

Opal - Chalcedony ở khu vực Xuân Lộc - Đồng Nai, chúng em xin thực hiện đề tài

nghiên cứu “Đặc điểm thạch học, nguồn gốc và chất lượng Opal - Chalcedony ở núi

Chứa Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai”.

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

42

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: thu tập tài liệu, bản đồ; lộ trình tìm kiếm;

phương pháp nghiên cứu thạch học, lát mỏng. Với những phương pháp này mục đích của

đề tài muốn đạt tới là tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và khả năng sư dụng của Opal –

Chalcedony trong khu vực núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Opal – Chalcedony trong khu vực được hiện ra trong khu vực khai thác củ có quy

mô nhỏ không có tính quy hoạch. Màu sắc và kích thước của Opal – Chalcedony thay đổi

theo độ sâu của khu vực. Hiện diện bên trên vùng khai thác là các mạch Opal –

Chalcedony có kích thước 3-7mm cắt ngang qua khối đá Granit.Đặc biệt sau khi soi lát

mỏng đá Basalt trong khu vực ta thấy sự suất hiện của các ổ hạnh nhân có chứa Opal –

Chalcedony, cho ta những bằng chứng về nguồn gốc của Opal – Chalcedony trong khu

vực này.

Tên đề tài: Đặc điểm cường độ và biến dạng của đất dạng hoàng thổ

và cấu trúc nền đại học quốc gia Thủ Đức TP HCM

Họ và tên: NGUYỄN XUÂN XINH

MSSV: 0816603

Chuyên ngành: Địa chất công trình – Địa chất thuỷ văn

Khoa: Địa chất

Email: [email protected]

Khảo sát đặc điểm cường độ, biến dạng, lún sụp

của lớp đất mặt.Thảo luận nền đất thông qua mô hình cấu trúc.Ứng dụng cho quy hoạch,

tính toán thiết kế và xư lý nền móng công trình trong khu Đại học Quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh.Thực hiện thí nghiệm xác định các thuộc tính cơ học cơ bản và các thí nghiệm

đặc biệt như nén hiện trường và nén oedometer với trạng thái chưa bão hoa và bão hoa;

theo dõi sự biến dạng, và biến đổi của lực dính, C (kgf/cm2), góc ma sát, φ (độ), trong các

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

43

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

trạng thái khác nhau theo thời gian. Phân tích cấu trúc dưới kính hiển vi. Xây dựng mô

hình dựa trên tài liệu khảo sát.

Tên đề tài: Khảo sát ranh giới nước mặn – ngọt trong đụn cát ven

biển TP.Tuy Hòa mùa khô tháng 4 năm 2012

Họ và tên: LÊ NGUYỄN ĐOAN TRINH

MSSV: 0816523

Chuyên ngành: Địa chất công trình – thủy văn

Khoa: Địa chất

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Giải nhất cuộc thi học thuật

“Chất đông Pangaea lần 8”, điểm tích lũy 7.66

Thành phố Tuy Hoa đang từng bước chuyển mình và đã đạt được những thành tựu

đáng kể về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, chính trị…Đi đôi với quá trình phát triển kinh

tế thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu về nước –

nước cần cung cấp cho sinh hoạt, nước cần cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh tế.

Là con em của tỉnh nhà, em vẫn luôn khao khát làm được một việc gì đó phục vụ cho quê

hương. Qua tìm hiểu em được biết nguồn nước dưới đất khai thác sư dụng chính ở Tuy

hoa là nước đụn cát. Tuy nhiên, nguồn nước này đang có những dấu hiệu bị mặn xâm

nhập sâu không những theo phương thẳng đứng mà còn cả theo diện.

Quá trình xâm nhập mặn đang ngày càng lấn sâu vào nội đồng, đặc biệt là vào

mùa khô. Do đó, tác giả đã mạnh dạn nhận đề tài “Khảo sát ranh giới nước mặn – ngọt

trong đụn cát ven biển TP.Tuy Hoa mùa khô tháng 4 năm 2012” nhằm đánh giá mức độ

xâm nhập mặn nguồn nước quan trọng này của thành phố Tuy Hòa.

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

44

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC chương trình SVNCKH 2012

***

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2012

LĨNH VỰC HÓA HỌC

STT Tên công trình Họ và tên sinh viên Cán bộ hướng dẫn

1

Tổng hợp Benzoat Benzil, xúc

tác chất lỏng ION [CMIM]

HSO4

Nguyễn Thị Phượng GS.TS. Lê Ngọc Thạch

2

Tổng hợp vật liệu sulfonate

siêu khâu mạng và ứng dụng

làm giàu kim loại nặng trong

nước

Huỳnh Minh Châu TS. Nguyễn Ánh Mai

3

Tổng hợp một số chất lỏng ion

dùng trong hệ điện ly của pin

mặt trời nhạy màu

Phạm Thanh Thủy GS. TS. Lê Ngọc Thạch

4

Tổng hợp p-toluensulfonat 1-

mrtilimidazolium xúc tác phản

ứng biginelli

Lý Thị Minh Tâm GS. TS. Lê Ngọc Thạch

5

Tổng hợp vật liệu polysturene

ứng dụng vào chiết pha rắn và

hấp thụ khí

Phạm Thị Thùy Dung TS. Nguyễn Ánh Mai

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

45

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Tổng hợp benzoat benzil, xúc tác chất lỏng ion

[CMI]HSO4

Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

MSSV: 0814165

Chuyên ngành: Hữu cơ

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Một thế giới không hóa chất và không công nghiệp hóa học có lẽ sẽ đỡ bị ô nhiễm

hơn, nhưng như thế cũng có nghĩa là một thế giới không thuốc men, không ô -tô, xe đạp

(do thiếu xăng hoặc bánh xe…), không giấy cũng không mực, không vật liệu tổng hợp,

tức là không điện thoại, không máy tính, cũng chẳng phim ảnh (vì không có nhựa…).

Danh sách sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Vì vậy, đã từ khá lâu rồi, người ta nuôi tham vọng gìn giữ hoặc phát triển những

yếu tốtích cực nhất của ngành hóa học trong khi tìm cách giảm dần hoặc loại bỏ những

yếu tố “tiêu cực” của nó.

Theo phương hướng đó, vào cuối những năm chín mươi, nhà hóa học Mỹ Paul

Anastas đã đề xuất 12 nguyên tắc chính của công nghiệp hóa học “xanh” green chemistry

mà ngày nay được cả thế giới biết đến.

Với số lượng cực kỳ lớn, nhiều tính chất và ứng dụng độc đáo, thân thiện môi

trường, chất lỏng ion thực sự góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của hóa học

xanh. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, trải qua nhiều thế hệ, chất lỏng ion ngày

càng khẳng định điều đó.

Hòa nhịp chung vào xu hướng này, chúng tôi sư dụng phương pháp chiếu xạ vi

song để điều chế hidrogen sulfat 1-carboximetil-3-metilimidazolium ([CMIM]HSO4)- là

chất lỏng ion acid Bronsted thuộc thế hệ thứ ba của chất lỏng ion (task-specific ionic

liquids, TSIL) và sư dụng nó làm xúc tác cho phản ứng ester hóa ưới sự chiếu xạ vi sóng

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

46

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

trong điều kiện không dung môi. Kết quả cho thấy hiệu suất ester khả quan, trong thời

gian ngắn, chất lỏng ion dễ dàng thu hồi và tái sư dụng nhiều lần mà không mất hoạt tính

ngoài ra chất lỏng ion không bay hơi, dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. Điều này

chứng tỏ ưu điểm của chất lỏng ion kết hợp với vi sóng, xứng đáng là thành phần tích cực

của hóa học xanh.

Nội dung thực hiện của đề tài là điều chế chất lỏng ion [CMIM]HSO4 để sư dụng

làm xúc tác cho phản ứng ester hóa giữa alcol benzil và acid benzoic. Phản ứng ester

được tối ưu hóa ưới chiếu xạ vi sóng và so sánh với phương pháp khuấy từ truyền thống.

Tên đề tài: Tổng hợp vât liệu sulfonate siêu khâu mạng và ứng dụng

làm giàu kim loại nặng trong nước

Họ và tên: HUỲNH MINH CHÂU

MSSV: 0814019

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Thành tích về học tập: Sinh viên 5 tốt cấp thành

2011

Trong suốt chiều dài lịch sư, nước là yếu tố

quan trọng tác động mạnh mẽ lên sự phát triển loài người.Nước phục vụ các nhu cầu thiết

yếu của cuộc sống, là nguồn nước uống, sinh hoạt, tưới tiêu, phát triển các ngành công

nông nghiệp, thủy hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm nước đặc biệt là kim loại nặng

ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển xã hội nên cần được quan

tâm. Tuy nhiên hàm lượng kim loại nặng trong nước khá thấp so với giới hạn phát hiện

của các phương pháp phân tích hiện nay.

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

47

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Có nhiều kỹ thuật được sư dụng để làm giàu mẫu kim loại nhưng chiết pha rắn là

phương pháp cho hiệu quả cao. Kỹ thuật chiết pha rắn ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ

vào sự đa dạng của các loại pha tĩnh. Trong đó vật liệu siêu khâu mạng poly(styrene-co-

divinylbenzene-co-vinylbenzyl chloride) chiếm vị trí quan trọng nhờ diện tích bề mặt lớn,

khoảng pH làm việc rộng, khả năng kháng hóa chất tốt và dễ dàng biến tính bề mặt. Mặc

dù có nhiều đặc điểm ưu việt, nhưng ứng dụng của vật liệu này vẫn còn hạn chế. Điều

này là do vật liệu có bề mặt rất kỵ nước nên khó hấp phụ các chất ưa nước, vì vậy một số

phản ứng đã được ứng dụng để biến tính bề mặt vật liệu. Trong đó thông dụng nhất là

phản ứng sulfonate hóa nhằm đưa lên bề mặt vật liệu các nhóm sulfonate. Acid

chlorosulfonic được sư dụng làm tác chất cho phản ứng nên sản phẩm thu được có hai

nhóm chức trên bề mặt: sulfonate và sulfonyl chloride. Sau đó nhóm sulfonyl chloride

được thủy phân trong môi trường bazơ để chuyển hóa thành nhóm sulfonate. Các điều

kiện phản ứng như thỉ lệ tác chất so chất nền polymer, thời gian phản ứng được khảo sát

nhằm thu được sản phẩm có dung lượng cao. Vật liệu sulfonate siêu khâu mạng tự tổng

hợp được ứng dụng làm pha tĩnh cho cột chiết SPE với dung lượng tĩnh (10.0 eqv/g) và

động (3.8 meqv/g) cao, tốc độ cân bằng cột nhanh và hệ số làm giàu mẫu lớn.

Vì vậy, đề tài “Tổng hợp vật liệu sulfonate siêu khâu mạng và ứng dụng làm giàu

kim loại nặng trong nước” được nghiên cứu và phát triển nhằm tổng hợp vật liệu trao đổi

cation mạnh, ứng dụng làm cột chiết SPE làm giàu và làm sạch mẫu nước xác định các

ion kim loại nặng tiêu biểu là Pb2+, qua đó tiến tới tự sản xuất các loại cột chiết SPE phục

vụ cho các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường học.

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

48

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Tên đề tài: Tổng hợp một số chất lỏng ion dùng trong hệ điện ly của

pin mặt trời nhạy-màu

Họ và tên: PHẠM THANH THỦY

MSSV: 0814214

Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ

Khoa: Hoá học

Email: [email protected]

Đề tài được thực hiện nhằm tổng hợp và khảo sát tính chất điện hóa của một số chất

lỏng ion có độ nhớt thấp để dùng trong hệ điện ly của pin mặt trời nhạy-màu.

Giai đoạn 1: tổng hợp một số chất lỏng ion có độ nhớt thấp như:

Chất lỏng ion iodur 1-alil-3-metilimidazolium ([AMI]I).

Chất lỏng ion iodur 1-metil-3-metilimidazolium ([EMI]I).

Chất lỏng ion bis(trifluorometansulfonil)imidur 1-alil-3-metilimidazolium

([AMI]TFSI]).

Giai đoạn 2: khảo sát tính chất điện hóa của một số hệ điện ly sư dụng các chất

lỏng ion đã được tổng hợp ở giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: khảo sát độ bền nhiệt của hệ điện ly.

Các kết quả thu được như sau:

Các chất lỏng ion đã được tổng hợp với hiệu suất cao trong điều kiện Hóa học

Xanh, không dung môi, tiết kiệm thời gian do đó rất thân thiện với môi trường.

Chất lỏng ion [AMI]I được tổng hợp bằng phương pháp kích hoạt siêu âm, không

dung môi, 45 oC, thời gian 20 phút và hiệu suất thu được là 88%.

Chất lỏng ion [EMI]I được tổng hợp bằng phương pháp kích hoạt siêu âm, không

dung môi, 40 oC, thời gian 35 phút và hiệu suất thu được là 85%.

Chất lỏng ion [AMI]TFSI được tổng hợp bằng phương pháp kích hoạt siêu âm,

dung môi nước, 45 oC, thời gian 05 phút và hiệu suất thu được là 80%.

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

49

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Chất lỏng ion [AMI]TFSI có độ nhớt rất thấp so với các chất lỏng ion khác.

Hệ điện ly [AMI]I:I2 với tỉ lệ 30:1 có kết quả về hệ số khuếch tán và điện trở

chuyển điện tích của I3- tốt hơn TLTK (sư dụng chất lỏng ion là [PMI]I).

Khi thêm [AMI]TFSI vào tạo hệ điện ly [AMI]I:I2:[AMI]TFSI theo tỉ lệ 30:1:15,

điện trở chuyển điện tích của hệ điện ly giảm và hệ số khuếch tán của I3- tăng.

Hệ điện ly [AMI]I:I2 với tỉ lệ 30:1 không bị thay đổi tính chất điện hóa khi ủ nhiệt

ở 80 oC trong 168 giờ.

Các chất lỏng ion tổng hợp được có khả năng ứng dụng rất tốt cho hệ điện ly của

pin mặt trời nhạy-màu.

Tên đề tài: Tổng hợp p-toluensulfonat 1-metilimidazolium xúc tác

phản ứng Biginelli

Họ và tên: LÝ THỊ MINH TÂM

MSSV: 0814185

Chuyên ngành: Hóa học Hữu cơ

Khoa: Hóa học.

Email: [email protected]

Giai đoạn 1: Tổng hợp chất lỏng ion proton p-

toluensulfonat 1-metilimidazolium ([HMI]TsO).

Giai đoạn 2: Sư dụng chất lỏng ion proton tổng hợp được ở trên ứng dụng xúc tác

cho phản ứng Biginelli để tổng hợp hai hợp chất có hoạt tính sinh học là 5-etoxicarbonil-

6-metil-4-phenil-3,4-dihidropirimidin-2-on (DHPM (O)) và 5-Etoxicarbonil-6-metil-4-

phenil-3,4-

dihidropirimidin-2-tion (DHPM (S)).

Giai đoạn 3: Tiến hành thu hồi và tái sư dụng chất lỏng ion proton.

Tất cả các quá trình thực hiện đều phù hợp với tiêu chí của Hóa học Xanh:

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

50

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

- Phản ứng không dung môi.

- Áp dụng các phương pháp kích hoạt “xanh”: chiếu xạ siêu âm và chiếu xạ vi

sóng.

Kết quả thu được như sau:

- Tổng hợp [HMI]TsO bằng phương pháp chiếu xạ siêu âm đạt được hiệu suất là

90% trong 25 phút.

- Phản ứng Biginelli được xúc tác bằng [HMI]TsO dưới điều kiện chiếu xạ vi

sóng:

- Hiệu suất tổng hợp DHPM (O) là 72% trong thời gian 40 phút tại nhiệt độ

90oC với tỉlệ mol tác chất benzaldehid : etil acetoacetat : ure là 1 : 1 : 1.5

- Hiệu suất tổng hợp DHPM (S) là 70% trong thời gian 5 phút tại nhiệt độ 130oC

với tỉlệ mol tác chất benzaldehid : etil acetoacetat : tioure là 1 : 1 : 1.5

Tên đề tài: Tổng hợp vât liệu polysturene ứng dụng vào chiết pha

rắn và hấp thụ khí

Họ và tên: PHẠM THỊ THÙY DUNG

MSSV: 0814033

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Hiện nay, chiết pha rắn (SPE) là một trong những kỹ thuật rất quan trọng trong

quy trình xư lý mẫu, nhất là đối với những mẫu phân tích có nền phức tạp hoặc chất phân

tích ở hàm lượng vết. Kỹ thuật này ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự đa dạng về

tính chất của pha tĩnh. Có hai loại vật liệu nền pha tĩnh thông dụng là silica và polymer.

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

51

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

Poly (styrene-co-divinylbenzene) có độ kết mạng rất cao (siêu khâu mạng -

hypercrosslinked) là loại vật liệu mới được quan tâm nghiên cứu vì có diện tích bề mặt

lớn và có thể sư dụng trong khoảng pH rộng (1-14) hơn nhiều so với silica (2-8). Tuy

nhiên, vật liệu PS-DVB có bề mặt rất kỵ nước, vì vậy chúng được sư dụng nhiều trong

sắc ký pha đảo cũng như vật liệu hấp phụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hương phương.

Mục tiêu của đề tài này là điều chế vật liệu siêu khâu mạng có kích cỡ đồng đều, diện

tích bề mặt lớn và ứng dụng loại vật liệu mới này làm pha tĩnh cho cột chiết pha rắn

(SPE) theo cơ chế pha đảo.

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

52

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2012

CHƯƠNG TRÌNH

“Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2013

I. Mục đích

- Nhằm phát hiện, kích thích bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa

học công nghệ, qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực

tiễn của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của

mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng

đường và thực tiễn đời sống.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp ĐHQG, thành

phố và cấp Quốc gia.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện

1. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” năm 2013

- Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học

sinh trường PTNK có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một

tập thể không quá 03 sinh viên)

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có ý tưởng khoa học hay một

kế hoạch kinh doanh có liên quan đến các ngành học được đào tạo trong trường.

Đăng ký tham gia vong loại theo một trong hai hình thức: nộp bản trình bày ý tưởng

(không quá 10 trang A4) hoặc trình bày trực tiếp tại “Sàn ý tưởng”. Ý tưởng được

chọn vào vòng chung kết sẽ tiếp tục phát triển và trình bày trước hội đồng khoa học.

- Tiêu chí đánh giá: Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi

(30%), có cơ sở khoa học (30%). Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%);

Tính thực tiễn, khả thi (30%); Có đề xuất phương pháp thực hiện khoa học (20%);

Hình thức trình bày (10%).

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

53

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

- Tiến độ thực hiện:

Sàn ý tưởng đợt I: 21-24/11/2012.

Sàn ý tưởng đợt II: 19-23/3/2013.

Hạn chót nộp bài viết ý tưởng: 30/3/2013.

Thành lập các hội đồng chấm vòng loại theo từng lĩnh vực: 01/4/2013 – 13/4/2013

Chung kết và trao giải: 01/5/2013 – 05/5/2013

- Giải thương:

Giải Đặc biệt: 8.000.000đ và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường

Giải nhất: 2.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải nhì: 1.500.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

Giải ba: 1.000.000 đồng và giấy khen Đoàn trường

2. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2013

- Đối tượng tham dự: Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo

chính quy (ĐH, CĐ), hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức: cá

nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên)

- Lĩnh vực nghiên cứu: đăng ký tham gia một trong 07 lĩnh vực: Sinh học – Công

nghệ Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý lý thuyết, Vật lý

ứng dụng – Điện tư viễn thông, Tài nguyên – Môi trường, Toán học.

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có

kết quả hoàn chỉnh và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ

Giải thưởng SV NCKH 2013”). Các công trình được đánh giá cao sẽ tiếp tục tham

gia vào vòng chung kết và báo cáo trước Hội đồng khoa học theo từng lĩnh vực.

- Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 16/8/2013

Chấm vòng loại: 03/9/2013 – 21/9/2013

Báo cáo vòng chung kết: 07 - 10/10/2013

Thời gian công bố kết quả: 19/10/2013

- Cơ cấu giải thương: gồm giải nhất, nhì, ba, khuyến khích với giấy khen của Hiệu

trưởng Nhà trường và các mức thưởng lần lượt: 3.000.000đ, 2.000.000đ,

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

54

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

1.500.000đ, 1.000.000đ. Số lượng giải tùy thuộc vào số lượng và chất lượng đề tài

theo từng lĩnh vực.

3. Học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học”

- Đối với sinh viên đang thực hiện công trình nghiên cứu khoa học:

Số lượng: 05 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.

Thời gian trao học bổng: tháng 5/2013.

Yêu cầu: Có giấy xác nhận đang thực hiện nghiên cứu khoa học. Có hoàn cảnh gia

đình khó khăn. Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, các hoạt động học

thuật của khoa, trường.

- Đối với sinh viên tham gia cuộc thi “Ý tương sáng tạo sinh viên S-IDEAS”:

Số lượng: 03 suất, trị giá 3.000.000 đồng / suất.

Thời gian trao học bổng: tháng 5 hoặc tháng 10/2013.

Yêu cầu: Là thí sinh tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS”. Có

đề cương chi tiết về việc triển khai thực hiện ý tưởng. Đề cương chi tiết sẽ do hội

đồng khoa học thẩm định.

III. Biện pháp thực hiện

- Tổ chức lễ phát động và triển khai chương trình, thể lệ giải thưởng đến sinh viên

thông qua các khoa, Đoàn cơ sở; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tổ chức cuộc thi

“Ý tưởng sáng tạo sinh viên – Năm 2013” và Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu

khoa học – Năm 2013”.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham gia giải thưởng SV NCKH các cấp cao hơn.

- Thành lập thư viện đề tài nghiên cứu khoa học và ý tưởng sáng tạo sinh viên; thành

lập góc trao đổi kinh nghiệm trên website Đoàn trường. Hỗ trợ các Đoàn cơ sở chủ

động tổ chức các lớp kỹ năng về phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Thường xuyên triển lãm, giới thiệu các đề tài, ý tưởng đạt giải cao trong chương

trình đến các bạn sinh viên; chủ động tìm nguồn học bổng hỗ trợ, khuyến khích

niềm say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để giới thiệu, hỗ trợ các tác giả triển khai

thực hiện ý tưởng, đề tài.

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

55

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

IV. Tiến độ thực hiện

- 11/10/2012: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trường

- 20/10/2012: triển khai trong Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2012

- 01/11/2012 – 05/5/2013: tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên” năm 2013

- 5/2013: trao học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học” năm 2013

- 8/2013 – 10/2013: tổ chức Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2013

- 19/10/2013: tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2013

- 21/10/2013: họp rút kinh nghiệm.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH 2013

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

56

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-

MỤC LỤC

Lời mở đầu .......................................................................................................................... 1

Tổng kết chương trình Sinh viên NCKH năm 2012 ........................................................... 2

Kết quả cuộc thi Ý tưởng sang tạo sinh viên năm 2012 ..................................................... 6

Các ý tưởng đạt giải tại cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên năm 2012 ............................ 7

Các đề tài vào chung kết SV NCKH năm 2012 ............................................................... 11

Lĩnh vực Sinh học – Công nghệ sinh học .................................................................. 11

Lĩnh vực Tin học – Công nghệ thông tin ................................................................... 23

Lĩnh vực Vật lý ứng dụng – Điện tư viễn thông ........................................................ 29

Lĩnh vực Tài nguyên – Môi trường ........................................................................... 36

Lĩnh vực Hóa học ...................................................................................................... 44

Chương trình Sinh viên NCKH năm 2013 ........................................................................ 52

Mục lục ............................................................................................................................. 56

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2012

57

[Type text] KỶ YẾU

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2012

“Một người trên con đường nghiên cứu khoa học đi đường vòng, phạm sai lầm

hoàn toàn không phải là việc xấu, càng không phải là điều gì sỉ nhục, phải dũng

cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm trong thực tế” -Romain Rolland-