94

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015
Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

1 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4

BÁO CÁO TỔNG KẾT Chương trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2015

........................................................................................................................................ 5

KẾT QUẢ CUỘC THI “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S – IDEAS” lần VIII năm 2015

...................................................................................................................................... 10

Ý tưởng: Quy trình xử lý vỏ trấu tạo silica thân thiện môi trường ....................... 12

Ý tưởng: Trích ly và khảo sát hoạt tính sinh học của phẩm màu Annatto ............ 13

Ý tưởng: Truyền tải thông tin qua hình nền máy tính .......................................... 14

Ý tưởng: Thiết bị giám sát và cảnh báo đột quỵ .................................................. 15

Ý tưởng: Van nước dùng chân ............................................................................ 16

Ý tưởng: Nước mắm thanh sạch .......................................................................... 17

Ý tưởng: Đi xe buýt, không phải chờ! ................................................................. 18

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÒNG CHUNG KẾT Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa

học” năm 2015 ............................................................................................................. 19

Đề tài: Phương pháp xác thực mống mắt thật theo thời gian thực thông qua chuyển

động mắt trên thiết bị quét mống mắt ............................................................................. 24

Đề tài: Chứng thực với thiết bị di động cho môi trường tương tác thông minh .... 26

Đề tài: Môi trường thực tại ảo với tương tác tự nhiên .......................................... 29

Đề tài: Hệ thống theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe và dự báo chiều cao kết hợp

chế độ dinh dưỡng ......................................................................................................... 31

Đề tài: Khảo sát quy trình tách chiết β-glucan từ nấm men hồng Rhodosporidium

sp. trên môi trường rỉ đường .......................................................................................... 33

Đề tài: Đánh giá mối tương quan về sự phân mảnh DNA tinh trùng người giữa hai

phương pháp Sperm Chromatin Dispersion Test (SCD) và Singlecell Gell Electrophoresis

Test (COMET) .............................................................................................................. 35

Đề tài: Bước đầu tạo hạt nano từ tính kháng CD3 và thử khả năng ứng dụng ...... 36

Đề tài: Nghiên cứu khả năng chuyển hóa selenit (Na2SeO3) trong sinh khối nấm

đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis .......................................................................... 38

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

2 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Phân lập gene mã hóa enzyme methylketone synthase 2 từ đậu nành Glycine

max (GmMKS2) và khảo sát hoạt tính enzyme GmMKS2 trong Escherichia coli ......... 40

Đề tài: Đánh giá tính tương hợp in vitro và in vivo của màng ngoài tim lợn vô bào

hướng tới ứng dụng làm miếng vá mạch máu ................................................................ 42

Đề tài: Đánh giá hiệu quả phục hồi một số đặc điểm sinh lý bằng việc ghép tế bào

gốc từ mô mỡ người lên mô hình chuột thiếu máu cục bộ chi ........................................ 44

Đề tài: Tạo dòng, biểu hiện và tinh chế peptide gắn định hướng tế bào M (Co1) dung

hợp GFP ........................................................................................................................ 46

Đề tài: Khảo sát tác động của cao chiết lá lược vàng Callisia Fragrans trên mô hình

ruồi giấm Drosophila melanogaster mang kiểu hình ung thư do biểu hiện vượt mức gen

yorkie S168A................................................................................................................. 48

Đề tài: Sử dụng bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylinum kết hợp với

bacteriocin từ vi khuẩn lactic làm màng bao bọc thực phẩm .......................................... 50

Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của rễ cây Xáo tam phân ... 52

Đề tài: Tổng hợp và khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu điện cực Li4Ti5O12 . 54

Đề tài: Tìm hiểu ảnh hưởng chất đồng hấp phụ họ pyridine đến hoạt động của pin

mặt trời chất màu nhạy quang (DSC) ............................................................................. 56

Đề tài: Xây dựng hệ thống trình chiếu bằng Board Raspberry Pi điều khiển trên

Android ......................................................................................................................... 58

Đề tài: Hệ thống Equalizer rời có tích hợp ký âm tự động trên nền tảng nhúng ... 60

Đề tài: Sử dụng sóng não để điều khiển robot robarmar ...................................... 62

Đề tài: Điều khiển xe Robot bằng tín hiệu sóng não ............................................ 64

Đề tài: Xác định khuyết tật hình trụ tròn bên trong các khối bê tông bằng phương

pháp gamma tán xạ ngược ............................................................................................. 65

Đề tài: Đặc điểm thạch học trầm tích và khả năng chứa dầu khí của hệ tầng Trà Cú,

tuổi Oligocene sớm tại mỏ X, bể Cửu Long ................................................................... 67

Đề tài: Đặc điểm địa chất, thạch học - khoáng vật và khả năng sử dụng đá phun trào

khu vực Tây Bắc Trắng, Bắc Bình, Bình Thuận ............................................................. 69

Đề tài: Đặc điểm chất lượng nước trong mô hình tôm sinh thái xã Tam Giang, huyện

Năm Căn, tỉnh Cà Mau .................................................................................................. 71

Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa với

điện cực sắt hình trụ ....................................................................................................... 73

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

3 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Ứng dụng viễn thám và cơ sở dữ liệu không gian trong việc lưu trữ và thành

lập bản đồ sinh khối/ CO2 hấp thụ tại rừng ngập mặn Cần Giờ ...................................... 75

Đề tài: Điều chế nano bạc với tác nhân khử từ dịch chiết lá trà nhằm tổng hợp

composite TiO2/Ag ứng dụng trong nhựa diệt khuẩn ..................................................... 77

Đề tài: Tăng độ nhạy cho cảm biến E - DNA bằng đầu dò được thiết kế theo cơ chế

signal-on ........................................................................................................................ 79

Đề tài: Tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nano bạc

dạng lăng trụ tam giác.................................................................................................... 81

Đề tài: Khảo sát sự ảnh hưởng của khí H2 lên việc tăng độ linh động điện từ trong

màng mỏng ZnO : Al được chế tạo bằng phương pháp Magnetron DC .......................... 82

Đề tài: Chế tạo ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt, khảo sát ảnh hưởng

của quá trình xử lý sau thủy nhiệt lên cấu trúc hình thái, tính chất quang xúc tác của ống

nano TiO2 và nghiên cứu chế tạo ống nano TiO2 biến tính Ag bằng phương pháp thủy nhiệt

kết hợp với phương pháp quang khử .............................................................................. 84

CHƯƠNG TRÌNH “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” – Năm 2016 ......................... 86

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG ....................................................................... 91

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

4 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động học thuật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) trong

những năm gần đây không ngừng phát triển. Trong đó, chương trình Sinh viên Nghiên cứu

Khoa học (SV NCKH) luôn được xem là hoạt động trọng tâm để thu hút các sinh viên đam

mê sáng tạo, tích cực NCKH trong trường.

Chương trình SV NCKH năm 2015 của Trường ĐH KHTN tiếp tục đẩy mạnh hai

hoạt động chính là Giải thưởng SV NCKH và cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S –

IDEAS dành cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau. Bên cạnh đó, BTC chương trình

cũng tổ chức các hoạt động đồng hành cùng sinh viên học tốt – tích cực nghiên cứu khoa

học như các lớp kỹ năng hướng dẫn phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo, kỹ năng

phương pháp NCKH, đẩy mạnh các hoạt động thi đua sáng tạo của các CLB học thuật, tìm

các nguồn học bổng hỗ trợ hay liên hệ các thầy cô hướng dẫn sinh viên thực hiện ý tưởng,

đề tài NCKH.

Nối tiếp thành công của chương trình SV NCKH năm 2015, BTC rất mong những

năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia NCKH, áp dụng lý thuyết học được trên

giảng đường vào nghiên cứu và thực tế, nhằm tích lũy kiến thức làm hành trang trên con

đường trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SV NCKH năm

2015. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có

thể biết, có thể hiểu thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh quang

ấy.

Trân trọng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2015

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

5 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Chương trình “Sinh viên nghiên cứu khoa học” – Năm 2015

Là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bên cạnh việc đầu tư phát triển các đề tài

nghiên cứu trọng điểm, Trường ĐH KHTN luôn quan tâm phát triển phong trào NCKH

trong sinh viên. Tiếp nối thành công từ các năm trước, chương trình SV NCKH năm 2015

được xây dựng với hai nội dung lớn nhằm hướng tới những đối tượng khác nhau. Đó là

cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS” tạo cơ hội cho sinh viên tự do phát triển

tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phát triển một ý tưởng khoa học. Đó là Giải thưởng

“Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” dành cho sinh viên giới thiệu công trình nghiên cứu với

kết quả có tính khoa học và ứng dụng cao. Với nhiều giải pháp hiệu quả và quyết tâm đẩy

mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo của sinh viên, chương trình SV NCKH năm 2015

đã đạt được những kết quả tốt, như sau:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS” – Lần VIII năm 2015

Qua 8 lần tổ chức, cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS” đã thật sự trở

thành “thương hiệu” của sinh viên trường ĐH KHTN. BTC đã đầu tư nhiều giải pháp nhằm

khuyến khích sinh viên mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo và ham tìm tòi, khám phá bản thân.

Năm 2015, BTC đã tiếp tục thực hiện mô hình “San y tương”, là một hình thức vòng loại

của cuộc thi (bên cạnh hình thức truyền thống là nộp bài viết). Tại Sàn ý tưởng, ngay từ

vòng đầu, các bạn đã có sự tương tác trực tiếp với những thầy cô có kinh nghiệm. Điều này

hỗ trợ tốt cho việc hình thành phương pháp luận để có thể phát triển ý tưởng của sinh viên.

TT Cơ sở Số ý tưởng Số sinh viên/

Học sinh

Số ý tưởng vào

chung kết

1 Sinh học – Công nghệ

Sinh học

19 34 3

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

6 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

2 Điện tử Viễn thông 5 9 2

3 Cao đẳng Công nghệ

Thông tin

5 7 -

4 Hóa học 5 5 1

5 Môi trường 5 5 -

6 Công nghệ thông tin 4 7 1

7 Địa chất 3 3 -

8 Khoa học Vật liệu 3 4 1

9 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 3 3 -

10 Phổ thông Năng khiếu 2 3 1

11 Toán – Tin học 1 1 -

TỔNG CỘNG 55 81 9

Từ ý tưởng tham gia cuộc thi. Trải qua vòng loại với hai hình thức là Sàn ý tưởng

và nộp bài viết, 9 ý tưởng xuất sắc nhất đã được chọn vào vòng chung kết.

Kết quả đề tài “Quy trình xử lý vỏ trấu tạo silica thân thiện môi trường” của bạn

Phạm Văn Phát - khoa Khoa học Vật liệu đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi.

2. Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” – Năm 2015

Tiếp nối những thành công của năm 2014, với 19 đề tài được chọn vào vòng chung

kết Giải thưởng Euréka cấp Thành, Trường ĐH KHTN đã xuất sắc có được 01 đề tài ở lĩnh

vực Công nghệ thông tin được trao giải Đặc biệt - giải thưởng cao nhất của Euréka. Bên

cạnh đó, Trường còn đạt được 02 giải Nhất (lĩnh vực Công nghệ Sinh – Y sinh và Kỹ

thuật), 03 giải Nhì (lĩnh vực Công nghệ Sinh – Y sinh, Kỹ thuật và Công nghệ thông tin),

04 giải Ba (lĩnh vực Công nghệ Sinh – Y sinh, Tài nguyên Môi trường, Nông – Lâm – Ngư

Nghiệp và Kỹ thuật), 05 giải Khuyến khích (lĩnh vực Công nghệ Hóa dược – 01 đề tài,

Công nghệ thông tin – 01 đề tài và Kỹ thuật – 03 đề tài). Cụ thể:

Giải Đặc biệt:

“Xây dựng hệ thống tóm tắt video dựa vao các phương pháp phân tích

ảnh hai chiều” của Nguyễn Duy Cường và Nguyễn Thành Gô – khoa Công

nghệ Thông tin; đề tài do TS. Trần Thái Sơn hướng dẫn.

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

7 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Giải Nhất:

“Ảnh hương của độ dày lên cấu trúc, tính chất quang va quá trình đảo

điện trơ thuận nghịch của mang Ôxít Crôm” của Nguyễn Thị Cẩm Nhã –

khoa Khoa học Vật liệu; giảng viên hướng dẫn là Th.S Phạm Kim Ngọc.

“Đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc trung mô máu dây rốn trên

mô hình chuột xơ gan bằng CCl4” của Lê Văn Trình – khoa Sinh học do Th.S

Trương Hải Nhung hướng dẫn đề tài.

Giải Nhì:

“Khảo sát một số đặc tính cấu trúc của HIV-1 protease bằng phương

pháp metadynamics” của Huỳnh Minh Trung – khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật;

đề tài được hướng dẫn bởi TS. Nguyễn Hà Hùng Chương.

“Xây dựng thử nghiệm chương trình nhận diện Malware dựa trên tập

ngữ nghĩa va kĩ thuật số khớp” của Võ Thị Yến Nhi và Nguyễn Văn Nhương

– khoa Công nghệ Thông tin; giảng viên Cao Đăng Tân và ThS. Mai Xuân Phú

hướng dẫn đề tài.

“Tạo và thu nhận chọn lọc kháng thể đa dòng kháng tế bao Jurkat T”

của Huỳnh Thị Xuân Mai – khoa Sinh học; đề tài do TS. Trần Văn Hiếu hướng

dẫn và giảng viên Trịnh Minh Thượng hướng dẫn.

Giải Ba:

“Định giá dịch vụ cung cấp va điều tiết nước của hệ sinh thái cao su

lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước” của Nguyễn Thị Hà Trang – khoa Môi

trường do Th.S Nguyễn Trường Ngân hướng dẫn đề tài.

“Chế tạo và nghiên cứu tính chất của tổ hợp lai Graphene với nano

Au/Pt ứng dụng trong lĩnh vực nhạy khí NH3” của Nguyễn Ngọc Thắm, Bùi

Thị Tuyết Nhung và Ôn Thị Thanh Trang – khoa Vật lý - Vật lý Kỹ thuật; đề

tài được Th.S Huỳnh Trần Mỹ Hòa hướng dẫn.

“Khảo sát quy trình chuyển gene trên cây cải xoăn kiểng Brasica

oleracea var. acephala bằng phương pháp gián tiếp qua vi khuẩn

Agrobacterium tumefaciens” của Nguyễn Thị Thanh Hiếu – khoa Sinh học;

do Th.S Cung Hoàng Phi Phương hướng dẫn.

“Xây dựng quy trình nuôi cấy nang trứng từ mô buồng trứng đông lạnh

trên chuột nhắt trắng Mus Musculus Var. Albino” của Đặng Trường Sơn –

khoa Sinh học; đề tài được hướng dẫn bởi Th.S Phan Kim Ngọc.

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

8 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Chuyển giao 02 công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao cho Trung

tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ TP.HCM để triển khai trong thực tế, gồm các

đề tài: “Xây dựng hệ thống tóm tắt video dựa vao các phương pháp phân tích ảnh hai

chiều” của Nguyễn Duy Cường và Nguyễn Thành Gô (Trường ĐH KHTN) – Giải Đặc

biệt; “Xây dựng thuật toán nhận diện đặc trưng sinh trắc học lòng bàn tay palmprint

trên nền tảng di động” của Nguyễn Duy Thiên (Trường ĐH KHTN) – Giải Khuyến khích.

Năm 2015 Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” tiếp tục là sân chơi học

thuật quen thuộc nhưng cũng đầy thử thách với các bạn sinh viên. Với 98 đề tài tham gia

giải thưởng ở 6 lĩnh vực: Tin học – Công nghệ thông tin, Sinh học – Công nghệ Sinh học,

Hóa học, Vật lý kỹ thuật – Điện tử viễn thông, Vật liệu mới, Tài nguyên – Môi trường, hội

đồng khoa học của các lĩnh vực đã chọn được 06 giải Nhất, 04 giải Nhì, 06 giải Ba và 16

giải Khuyến khích.

Số lượng đề tài tham gia cụ thể từng khoa như sau:

TT Khoa Số lượng đề tài Số sinh viên

1 Sinh học – Công nghệ Sinh học 37 42

2 Công nghệ thông tin 4 7

3 Môi trường 6 7

4 Hóa học 9 11

5 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 16 19

6 Điện tử viễn thông 7 9

7 Địa chất 6 8

8 Toán – Tin học 4 6

9 Khoa học vật liệu 9 9

TỔNG CỘNG 98 118

Từ những đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường, BTC chương trình cũng đã

giới thiệu 66 đề tài tham gia Giải thưởng SV NCKH cấp thành - Euréka 2015 và kết quả

đã có 14 đề tài lọt vào vòng chung kết Euréka cấp Thành và là đơn vị dẫn đầu số lượng các

đề tài vào Vòng chung kết Giải thưởng Euréka cấp Thành.

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

9 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Nhằm khuyến khích động viên sinh viên đến với nghiên cứu khoa học, BTC cũng

trao 08 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học” với tổng trị giá 19.000.000

đồng.

II. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Với nhiều sự đầu tư trong công tác tổ chức và tuyên truyền cho chương trình năm

nay, tất cả các khoa trong trường đều có đề tài tham gia SV NCKH và cuộc thi “Ý tưởng

Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS”. Bên cạnh số lượng đề tài không ngừng được tăng cao, qua

cuộc thi đã có nhiều đề tài được đánh giá rất cao ở những cuộc thi học thuật cấp cao hơn.

Qua đó phát hiện phát hiện và phát huy được nhiều nhân tố nổi bật trong học tập sáng tạo

cũng như nghiên cứu khoa học. Từ những kết quả đã đạt được ta thấy được chương trình

ngày càng phát triển nếu khơi gợi sự năng động, tính sáng tạo của sinh viên, tranh thủ sự

hỗ trợ nhiều đối tượng Đoàn cơ sở – Liên chi hội, Chi đoàn cán bộ trẻ, Đoàn khối cán bộ

trẻ và Chi ủy – Ban chủ nhiệm các khoa.

Tuy nhiên, sự tham gia chưa đồng đều giữa các khoa cho thấy sự thiếu quan tâm tại

một số cơ sở. Các cơ sở Đoàn – cơ sở Hội, CLB Học thuật các khoa cần chủ động nắm bắt

thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia phong trào

nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu truyền đạt kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học, các lớp rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng, kỹ năng báo

cáo,…

Từ thành công của chương trình SV NCKH năm 2015, BTC mong đó sẽ là nền tảng

để hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phát triển mạnh mẽ trong những năm

tiếp theo.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2015

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

10 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2015

KẾT QUẢ CUỘC THI

“Ý tưởng sáng tạo sinh viên S – IDEAS” lần VIII năm 2015

TT Tên ý tưởng (Nhóm) tác

giả Đơn vị Giải thưởng

1

Quy trình xử lý vỏ trấu

tạo silica thân thiện môi

trường

Phạm Văn

Phát

Khoa Khoa học

Vật liệu

Giải Nhất

Giải Ý tưởng khởi

nghiệp

2

Trích ly và khảo sát hoạt

tính sinh học của phẩm

màu Annatto

Trương Tấn

Sang

Phạm Thị

Hồng Giang

Trường Phổ

thông Năng

khiếu

Giải Nhì

Giải Ý tưởng được

yêu thích nhất

Giải Ý tưởng được

yêu thích nhất tại

Sàn ý tưởng

3 Truyền tải thông tin qua

hình nền máy tính

Võ Thành

Long

Khoa Sinh học –

Công nghệ Sinh

học

Giải Nhì

4 Thiết bị giám sát và

cảnh báo đột quỵ

Tăng Diệu

Khánh

Lê Trọng

Nghĩa

Khoa Điện tử

Viễn thông Giải Ba

5 Van nước dùng chân Nguyễn Văn

Khoa Vật lý -

Vật lý kỹ thuật

Giải Ý tưởng được

yêu thích nhất tại

Sàn ý tưởng

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

11 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

6 Nước mắm thanh sạch Nguyễn Thị

Cẩm Quỳnh

Khoa Sinh học –

Công nghệ Sinh

học

Giải Ý tưởng được

yêu thích nhất tại

Sàn ý tưởng

7 Đi xe buýt, không phải

chờ!

Trần Kim

Yến

Khoa Điện tử

Viễn thông

Giải Ý tưởng được

yêu thích nhất tại

Sàn ý tưởng

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2015

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

12 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Quy trình xử lý vỏ trấu tạo silica thân thiện môi trường

Họ tên: PHẠM VĂN PHÁT

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Đây là ý tưởng trình bày kết quả nghiên cứu về quy trình tách silica từ vỏ

trấu. Để thực hiện công nghiệp hóa sản phẩm silica được tách từ vỏ trấu, một mẫu

lò nung kiểu mới được thiết kế với nguyên tắc đơn giản là sử dụng nhiệt lượng từ

việc đốt vỏ trấu để nung tro trấu. Không chỉ vậy, hệ thống lò nung còn được tích

hợp thêm một hệ thống sấy sản phẩm silica đến dạng tinh thể vô định hình để tận

dụng triệt để lượng nhiệt thoát ra từ bề mặt phía trên lò nung.

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

13 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Trích ly và khảo sát hoạt tính sinh học của phẩm màu

Annatto

Họ tên: TRƯƠNG TẤN SANG; PHẠM THỊ HỒNG GIANG

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Thị trường phẩm màu ở nước ta rất phức tạp. Những năm gần đây rộ lên

nhiều loại phẩm màu công nghiệp, có khả năng gây ung thư, được sử dụng tràn lan

trong các loại thực phẩm làm nhiều người tiêu dùng hoang mang lo lắng và trở nên

ít nhiều e dè với các loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ.

Việc đưa ra quy trình chiết tách thành công một loại phẩm màu tự nhiên

không gây độc hại mà lại còn có một số tác dụng sinh học tích cực cho sức khoẻ

con người là một nhiệm vô cùng quan trọng cần thiết và rất được quan tâm. Loại

phẩm màu mà đề tài nghiên cứu là phẩm màu Annatto, có màu đỏ và được trích ly

từ cây điều nhuộm.

Bên cạnh quy trình trích ly, nhóm tác giả còn quan tâm tới một số công dụng

khác ngoài việc làm thực phẩm của phẩm màu. Với đề tài này, nhóm tác giả mong

muốn giải quyết được một phần nhỏ trong nhu cầu thị trường phẩm màu trong nước

và đưa ra một số ứng dụng khác của phẩm màu Annatto.

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

14 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Truyền tải thông tin qua hình nền máy tính

Họ tên: VÕ THÀNH LONG

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Máy tính càng lúc trở thành một phương tiện cần thiết cho mỗi người. Tuy

nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi những thứ cơ bản trên chiếc máy tính, những thứ

mang lại nhiều tác dụng tiềm ẩn to lớn.

Tận dụng các tiềm năng ẩn này, tiêu biểu như hình nền của một chiếc máy

tính chỉ cần qua một vài biến đổi nho nhỏ có thể trở thành công cụ cung cấp thông

tin một cách tuyệt vời.

Qua việc thiết kế một phần mềm ứng dụng điện toán đám mây, các hình nền

mang những thông tin tùy thuộc vào nhu cầu của bạn sẽ xuất hiện, đẹp mắt, hợp lý

và đầy những thông tin thú vị.

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

15 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Thiết bị giám sát và cảnh báo đột quỵ

Họ tên: TĂNG DIỆU KHÁNH; LÊ TRỌNG NGHĨA

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Thiết bị giám sát và cảnh báo đột quỵ là một thiết bị có dạng vòng tay, được

dùng để theo dõi sức khỏe của người đã từng hoặc đang có dấu hiệu đột quỵ.

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) là một loại bệnh rất nguy hiểm có thể gây

tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Bằng cách theo dõi các thông số về nhịp

tim, điện tâm đồ, mà ta có thể đưa ra các cảnh báo về điện thoại của người thân, để

có thể kịp thời đưa đi cứu chữa, giúp giảm nguy cơ tử vong.

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

16 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Van nước dùng chân

Họ tên: NGUYỄN VĂN TÚ

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Tiết kiệm nguồn nước sạch ở các bồn rửa tay, rửa mặt hàng ngày của chúng

ta, mỗi lần mở van nước để sử dụng, chúng ta đã vô tình làm lãng phí nguồn nước

sạch, tại vì ở bồn rửa tay mỗi lần sử dụng thì chúng ta đều dùng 2 tay nên sẽ rất bất

tiện mỗi lần đóng mở để tiết kiệm nước và sẽ dẫn đến sự lãng phí nước sạch.

Vậy nên thay vì để van nước trên bồn rửa thì ta có thể cho nó xuống phía

dưới nền và chuyển thành loại van đơn giản chỉ cần dùng chân đạp nhẹ lên để mở

và nhả ra để tắt, như vậy chúng ta có thể chủ động hơn trong việc đóng mở nước để

có thể bảo vệ nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm.

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

17 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Nước mắm thanh sạch

Họ tên: NGUYỄN THỊ CẨM QUỲNH

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Văn hóa sống của người Việt Nam dường như được thay đổi theo những cột

mốc phát triển kinh tế. Trong thời của kinh tế hội nhập chính là “ăn chay sống xanh”.

Việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích thiết thực đồng thời làm ẩm thực chay Việt Nam

cũng phong phú đa dạng để phục vụ nhu cầu đó, giúp con người quen dần với ăn

chay bỏ ăn mặn một cách dễ dàng nhất là những người khó tính.

Ý tưởng “Nước mắm thanh sạch” nói về cách sản xuất nước mắm chay từ

trái điều, một loại thực vật mà con người cho là loại phế phẩm chưa có giải pháp để

sử dụng hiệu quả chúng.

Khi dùng loại sản phẩm này mang lại giá trị cảm quan tốt cho người sử dụng,

tận dụng nguồn phế phẩm ít tốn chi phí, không tốn nhiều thời gian đồng thời không

sử dụng hóa chất trong sản phẩm nên mang lại hương vị đặc trưng và có thể bảo

quản được lâu.

Trong xu hướng phát triển xanh của Việt Nam, “Nước mắm thanh sạch” là

một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích, an toàn vệ sinh cho các doanh nghiêp và người

sử dụng, có thể sẽ được phổ rộng trên quy mô công nghiệp.

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

18 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Ý tưởng: Đi xe buýt, không phải chờ!

Họ tên: TRẦN KIM YẾN

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Tiết kiệm thời gian đợi xe buýt. Tránh trường hợp phải chờ xe buýt trong

khoảng thời gian dài vô ích. Chủ động hơn với quỹ thời gian của hành khách. Không

còn trường hợp trễ nãi công việc do mất thời gian trong việc chờ xe.

Dữ liệu về xe buýt như vận tốc và quãng đường đến trạm A (trạm hành khách

cần đón xe) sẽ được truyền về máy chủ. Từ đó máy chủ sẽ tổng hợp dữ liệu và trả

về thời gian cần thiết dự kiến để xe buýt đến trạm A và tính ra thời gian thực mà xe

sẽ đến trạm A. Hành khách sẽ sử dụng thiết bị có thể kết nối internet truy cập vào

trang web http://mapbus.ebms.vn/routeoftrunk.aspx. Click vào tuyến xe và hướng

cần đi. Trên đó sẽ hiển thị thời gian gần nhất có tuyến xe buýt hành khách cần.

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

19 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BTC CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 10 năm 2015

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÒNG CHUNG KẾT

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2015

TT Tên công trình (Nhóm) tác giả GVHD

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

8 Khảo sát quy trình tách chiết β-glucan từ

nấm men hồng Rhodosporidium sp. trên

môi trường rỉ đường

Nguyễn Thiên

Chương

PGS.TS Ngô

Đại Nghiệp

ThS. Trần

Quang Vinh

9 Đánh giá mối tương quan về sự phân mảnh

DNA tinh trùng người giữa hai phương

pháp Sperm Chromatin Dispersion Test

(SCD) và Singlecell Gell Electrophoresis

Test (COMET)

Hồ Thị Mỹ

Trang

TS. Nguyễn Ấn

Bình

10 Bước đầu tạo hạt nano từ tính kháng CD3

và thử khả năng ứng dụng

Hoàng Việt Hà TS. Trần Văn

Hiếu

CN. Trịnh Minh

Thượng

11 Nghiên cứu khả năng chuyển hóa selenit

(Na2SeO3) trong sinh khối nấm đông trùng

hạ thảo Cordyceps Sinensis

Nguyễn Tài

Hoàng

TS. Đinh Minh

Hiệp

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

20 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

12 Phân lập gene mã hóa enzyme

methylketone synthase 2 từ đậu nành

Glycine max (GmMKS2) và khảo sát hoạt

tính enzyme GmMKS2 trong Escherichia

coli

Trần Thị Diễm

Hương

TS Nguyễn Thị

Hồng Thương

ThS. Khuất Lê

Uyên Vy

13 Đánh giá tính tương hợp in vitro và in vivo

của màng ngoài tim lợn vô bào hướng tới

ứng dụng làm miếng vá mạch máu

Nguyễn Trường

An

PGS.TS Trần Lê

Bảo Hà

CN. Nguyễn Thị

Ngọc Mỹ

14 Đánh giá hiệu quả phục hồi một số đặc

điểm sinh lý bằng việc ghép tế bào gốc từ

mô mỡ người lên mô hình chuột thiếu máu

cục bộ chi

Nguyễn Thị Lan

Hương

ThS. Phí Thị

Lan

15 Tạo dòng, biểu hiện và tinh chế peptide gắn

định hướng tế bào M (Co1) dung hợp GFP

Nguyễn Hoàng

An

TS. Trần Văn

Hiếu

ThS. Đặng Tất

Trường

16 Khảo sát tác động của cao chiết lá lược

vàng Callisia Fragrans trên mô hình ruồi

giấm Drosophila melanogaster mang kiểu

hình ung thư do biểu hiện vượt mức gen

yorkie S168A

Vưu Mỹ Dung PGS.TS. Đặng

Thị Phương

Thảo

17 Sử dụng bacterial cellulose từ vi khuẩn

Acetobacter xylinum kết hợp với bacteriocin

từ vi khuẩn lactic làm màng bao bọc thực

phẩm

Phạm Bích

Ngọc

TS. Lương Thị

Mỹ Ngân

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

21 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LĨNH VỰC HÓA HỌC

18 Khảo sát thành phần hóa học cao

chloroform của rễ cây Xáo tam phân

Nguyễn Thị Tình ThS. Đặng Hoàng

Phú

19 Tổng hợp và khảo sát tính chất điện

hóa của vật liệu điện cực Li4Ti5O12

Hà Cẩm Thanh Duy TS. Lê Mỹ Loan

Phụng

20 Tìm hiểu ảnh hưởng chất đồng hấp

phụ họ pyridine đến hoạt động của

pin mặt trời chất màu nhạy quang

(DSC)

Phan Phạm Anh

Thư

TS. Nguyễn Tuyết

Phương

LĨNH VỰC VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

21 Xây dựng hệ thống trình chiếu bằng

Board Raspberry Pi điều khiển trên

Android

Nguyễn Văn Kiên

Nguyễn Chí Tâm

Phạm Thế Nam

CN. Hoàng Trọng

Thức

22 Hệ thống Equalizer rời có tích hợp

ký âm tự động trên nền tảng nhúng

Đàm Quang Linh TS. Lê Đức Hùng

23 Sử dụng sóng não để điều khiển

robot robarmar

Mai Nguyễn Thùy

Trang

TS. Huỳnh Văn

Tuấn

24 Điều khiển xe Robot bằng tín hiệu

sóng não

Trần Minh Tuấn TS. Huỳnh Văn

Tuấn

CN. Nguyễn Vương

Thùy Ngân

25 Xác định khuyết tật hình trụ tròn

bên trong các khối bê tông bằng

phương pháp gamma tán xạ ngược

Bùi Phương Nam

Đào Chí Khương

TS. Trần Thiện

Thanh

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

22 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LĨNH VỰC TIN HỌC – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

26 Phương pháp xác thực mống mắt thật

theo thời gian thực thông qua chuyển

động mắt trên thiết bị quét mống mắt

Nguyễn Hải Dương

Ung Quang Huy

PGS.TS. Phạm Thế

Bảo

27 Chứng thực với thiết bị di động cho

môi trường tương tác thông minh

Phan Dương Tiển

Nguyễn Minh Phúc

PGS.TS. Trần Minh

Triết

28 Môi trường thực tại ảo với tương tác

tự nhiên

Võ Lâm Khánh Duy

Nguyễn Xuân

Giềng

PGS.TS. Trần Minh

Triết

29 Hệ thống theo dõi, đánh giá tình

trạng sức khỏe và dự báo chiều cao

kết hợp chế độ dinh dưỡng

Thái Văn Phát

Nguyễn Kim Ngân

Tôn Nữ Hoàng Vi

PGS.TS. Phạm Thế

Bảo

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

30 Đặc điểm thạch học trầm tích và khả

năng chứa dầu khí của hệ tầng Trà

Cú, tuổi Oligocene sớm tại mỏ X, bể

Cửu Long

Nguyễn Tiến Hoàng

Lân

Nguyễn Minh Tài

Lê Văn Sự

ThS. Ngô Trần

Thiện Quý

ThS. Nguyễn Văn

Dũng

31 Đặc điểm địa chất, thạch học -

khoáng vật và khả năng sử dụng đá

phun trào khu vực Tây Bắc Trắng,

Bắc Bình, Bình Thuận

Nguyễn Thị Hồng

Ân

TS. Nguyễn Kim

Hoàng

32 Đặc điểm chất lượng nước trong mô

hình tôm sinh thái xã Tam Giang,

huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Nguyễn Thị Huế

Chi

TS. Nguyễn Thọ

33 Nghiên cứu xử lý nước thải xi mạ

bằng phương pháp keo tụ điện hóa

với điện cực sắt hình trụ

Lê Minh Hoàng

Nguyễn Thị Phương

Thảo

TS. Tô Thị Hiền

ThS. Nguyễn Lý Sỹ

Phú

34 Ứng dụng viễn thám và cơ sở dữ liệu

không gian trong việc lưu trữ và

thành lập bản đồ sinh khối/ CO2 hấp

thụ tại rừng ngập mặn Cần Giờ

Trần Nhữ Phương TS. Dương Thị Thúy

Nga

TS. Trần Tuấn Tú

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

23 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

LĨNH VỰC VẬT LIỆU MỚI

35 Điều chế nano bạc với tác nhân khử

từ dịch chiết lá trà nhằm tổng hợp

composite TiO2/Ag ứng dụng trong

nhựa diệt khuẩn

Nguyễn Ngọc Ánh

Phượng

ThS. Nguyễn Phước

Trung Hòa

36 Tăng độ nhạy cho cảm biến E - DNA

bằng đầu dò được thiết kế theo cơ

chế signal-on

Nguyễn Ngọc Anh

Thư

ThS. Cao Hữu Tiến

37 Tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình tổng hợp nano

bạc dạng lăng trụ tam giác

Trần Mai Thoa

PGS.TS Lê Văn

Hiếu

ThS. Huỳnh Nguyễn

Thanh Luận

38 Khảo sát sự ảnh hưởng của khí H2

lên việc tăng độ linh động điện từ

trong màng mỏng ZnO : Al được chế

tạo bằng phương pháp Magnetron

DC

Nguyễn Duy Khánh TS. Trần Cao Vinh

39 Chế tạo ống nano TiO2 bằng phương

pháp thủy nhiệt, khảo sát ảnh hưởng

của quá trình xử lý sau thủy nhiệt lên

cấu trúc hình thái, tính chất quang

xúc tác của ống nano TiO2 và nghiên

cứu chế tạo ống nano TiO2 biến tính

Ag bằng phương pháp thủy nhiệt kết

hợp với phương pháp quang khử

Trần Ngọc Phương

Uyên

Lại Thịnh Vượng

PGS.TS. Vũ Thị

Hạnh Thu

BTC CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2015

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

24 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Phương pháp xác thực mống mắt thật theo thời gian thực

thông qua chuyển động mắt trên thiết bị quét mống mắt

Họ tên: NGUYỄN HẢI DƯƠNG; UNG QUANG HUY

Khoa: Toán – Tin học

Chuyên ngành: Phương pháp toán trong tin học

Email: [email protected], [email protected]

Thành tích (của Nguyễn Hải Dương):

Bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế tại Hàn Quốc.

Hai Duong, Ung Quang Huy, Pham The Bao, and Jin Young Kim, “A

Method for Selecting the Most Informative Iris Image from Real Time Video

Stream”, Journal of KIIT. Vol. 12, No. 9, pp. 61-67, Sep. 30, 2014

Nhận tài trợ từ chính phủ Nhật Bản trong chương trình “SAKURA

Exchange Program in Science” và tham gia nghiên cứu tại Japan Advanced

Institute of Science and Technology (từ 22/02 đến 14/3/2015)

Nhận học bổng Odon Vallet năm 2015 dành cho sinh viên có thành tích

nghiên cứu xuất sắc

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

25 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Thành tích (của Ung Quang Huy):

Nhận học bổng “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học

giai đoạn 2010 đến 2020”

Tóm tắt đề tài:

Sinh trắc học là công nghệ sử dụng những đặc điểm sinh học riêng biệt của

mỗi cá nhân để nhận dạng. Ngày nay, công nghệ này dần thay thế những phương

pháp bảo mật cổ điển như mật khẩu, mã PIN,... trong các hệ thống bảo mật cũng

như thiết bị cầm tay. Mống mắt là một trong những đặc điểm sinh học đã và đang

được quan tâm với những điểm mạnh so với các đặc điểm sinh học khác: tính duy

nhất, tính ổn định vì được bảo vệ gần như hoàn toàn và tự mất đi khi con người qua

đời. Xác thực mống mắt thật là một bước tiền xử lý quan trọng trong bảo mật sử

dụng mống mắt nhằm nâng cao độ chính xác của hệ thống.

Trong đề tài này, chúng tôi xây dựng phương pháp xác thực mống mắt thật

dựa trên chuyển động mắt theo thời gian thực trên thiết bị quét mống mắt IriShield-

USB MK 2120U1 của Iritech, Inc. Phương pháp này gồm ba bước chính:

1. Phát hiện mắt trong ảnh số.

Chúng tôi sử dụng phương pháp so khớp dựa trên mối tương quan để phát

hiện mắt trong một ảnh cho trước. Điều này đảm bảo những ảnh được chấp nhận

cho những bước xử lý tiếp theo luôn là ảnh mắt. Hơn nữa, bước này đảm bảo phương

pháp chúng tôi xử lý cách tự động mà không cần sự hợp tác từ người dùng.

2. Theo vết chuyển động mắt trên những ảnh có được ơ bước 1.

3. Phân loại dãy các ảnh mắt thu được.

Chúng tôi sử dụng Gaussian mixing model để mô hình dữ liệu thu được ở

bước 2 và phân loại chúng vào một trong hai lớp: mắt thật hoặc mắt giả.

Phương pháp của chúng tôi được kiểm thử trên hai tập dữ liệu do chúng tôi

thu thập: tập dữ liệu mắt thật và tập dữ liệu mắt giả với độ chính xác lần lượt là

94,286% và 95,122%. Ngoài ra, chúng tôi cũng kiểm thử trên tập dữ liệu gồm 10

bộ ảnh mắt giả do Iritech, Inc. cung cấp với độ chính xác 100,000%.

Với kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần

nâng cao tính bảo mật cũng như khả năng tự động hóa của sinh trắc học mống mắt,

đây là những yêu cầu quan trọng đối với sinh trắc học nói chung và sinh trắc học

mống mắt nói riêng.

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

26 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Chứng thực với thiết bị di động cho môi trường tương tác

thông minh

Họ tên: PHAN DƯƠNG TIỂN; NGUYỄN MINH PHÚC

Khoa: Công nghệ Thông tin

Chuyên ngành: Khoa học Máy tính, Công nghệ phần mềm

Email: [email protected], [email protected]

Thành tích (của nhóm):

Giải Nhì cuộc thi học thuật “Thách Thức” năm 2015

Tác giả chính của hai công trình khoa học được công bố ở hai hội nghị

khoa học quốc tế HCI năm 2015:

Duong-Tien Phan, Nhan Dam, Minh-Phuc Nguyen, Minh-Triet Tran,

Toan-Thinh Truong, “Smart Kiosk with Gait-based Continuous

Authentication”, Proceedings of The 17 th International Conference on Human-

Computer Interaction (HCI), Los Angeles, California, USA, August 2-7, 2015,

Lecture Notes in Computer Science (LNCS) Volume 9189, p. 188-200, Springer

2015.

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

27 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Duong-Tien Phan, Toan-Thinh Truong, Minh-Triet Tran, Anh-Duc

Duong, “Two-way Biometrics-based Authentication Scheme on Mobile

Devices”, Proceedings of The 1 st International Conference on Future Data and

Security Engineering, November 19-21, 2014, Lecture Notes in Computer

Science (LNCS) Vol 8860, p. 117-130, Springer 2014.

Thành tích (của Phan Dương Tiển):

Tốt nghiệp thủ khoa khoa Công nghệ Thông tin, loại Xuất sắc

Bảng vàng thành tích năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014

Khen thưởng cấp trường về xuất sắc trong hoạt động học thuật và Nghiên

cứu khoa học năm học 2014 – 2015

Giải Nhất khối chuyên tin trong kỳ thi lập trình ACM-ICPC cá nhân -

khoa Công nghệ Thông tin, tháng 4/2015

Tham gia chương trình thực tập nghiên cứu khoa học “Mitacs Globalink

Research Internship Award”, mùa hè năm 2015, đại học Dalhousie, Canada và

Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản – JAIST, mùa xuân năm 2015,

Nhật Bản (Lĩnh vực nghiên cứu: An toàn thông tin)

Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm (loại B) cấp Đại học

Quốc gia, chủ đề “Chứng thực an toàn với thiết bị di động và thiết bị đeo”

Thành tích (của Nguyễn Minh Phúc):

Khen thưởng cấp trường về xuất sắc trong hoạt động Nghiên cứu khoa

học năm học 2014 – 2015

Bảng vàng thành tích khoa Công nghệ Thông tin năm học 2013 – 2014

Giải nhất Mobile Hackathon năm 2013

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

28 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng người dùng sở hữu điện thoại thông

minh, nhu cầu truy cập thông tin, dịch vụ ở mọi nơi, mọi lúc ngày càng trở nên phổ

biến. Nhiều hệ thống tương tác được xây dựng như Microsoft PixelSense hay bảng

tương tác thông minh (SMART BoardTM 800 series) của hãng SMART

Technologies để tạo môi trường làm việc thuận tiện và tạo trải nghiệm mới cho

người dùng. Tuy vậy, các hệ thống này chỉ dừng lại ở việc tương tác với người dùng

một cách trực quan, chưa thể phân biệt hay chứng thực người dùng. Do đó không

thể tương tác một cách thông minh hay cung cấp các dịch vụ tùy theo từng người

dùng.

Xuất phát từ nhu cầu xây dựng một hệ thống vừa có khả năng tương tác thông

minh, vừa có thể cho phép người dùng truy cập các thông tin, dịch vụ trực tuyến

không giới hạn về mặt thời gian và vị trí địa lý, nhóm đề xuất kết hợp quy trình

chứng thực định danh an toàn và hệ thống quản lý định danh trên thiết bị di động

cùng với khả năng tương tác với người dùng của máy tính để xây dựng một hệ thống

tương tác thông minh.

Hệ thống tương tác thông minh cần phải quản lý nhiều thông tin định danh

của người dùng để truy cập các dịch vụ trực tuyến khác nhau nên nảy sinh nhu cầu

phát triển một hệ thống quản lý các thông tin này một cách an toàn và hiệu quả. Do

đó, nhóm đã khảo sát và phân tích các kiến trúc, quy trình cũng như ngữ cảnh sử

dụng của một số hệ thống quản lý định danh để đề xuất hệ thống quản lý định danh

trên thiết bị di động nhằm quản lý thông tin đăng nhập của người dùng trong hệ

thống tương tác thông minh.

Nội dung của đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển hệ thống

tương tác thông minh sử dụng quy trình chứng thực an toàn trên thiết bị di động.

Ngoài việc nghiên cứu các quy trình chứng thực và hệ thống quản lý định danh, đề

tài còn tập trung vào xây dựng các phân hệ tương tác và rút trích thông tin từ các

dịch vụ trực tuyến như Facebook, Skype, Yahoo Messenger, Flickr, Dropbox.

Các kết của của công trình đã được nhóm công bố trong hai công trình khoa

học ở hội nghị khoa học quốc tế HCI 2015 và FDSE 2014.

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

29 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Môi trường thực tại ảo với tương tác tự nhiên

Họ tên: VÕ LÂM KHÁNH DUY; NGUYỄN XUÂN GIỀNG

Khoa: Công nghệ Thông tin

Chuyên ngành: Cử nhân Tài năng

Email: [email protected], [email protected]

Thành tích (của Võ Lâm Khánh Duy):

Giải Nhất Tin học trẻ thành phố năm 2015

Giải Nhất cuộc thi học thuật “Thách Thức” năm 2013

Thành tích (của Nguyễn Xuân Giềng):

YES Challenge Korea 2014, 1st Prize; National Imagine Cup 2014, 1st

prize; Vietnam Hackademics 2015, Great Idea Award; Fostering ASEAN Future

Leaders Programme 2014 scholarship for 20 best ASEAN students

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

30 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Đứng đầu danh sách trong những công nghệ chiến lược từ năm 2009 cho tới

nay – năm 2015, thế giới đang dốc hết sức để phát triển thực tại ảo bởi những ứng

dụng rộng rãi của công nghệ này vào đời sống con người. Ngoài những lĩnh vực

như giáo dục và đào tạo, y tế, nghiên cứu và công nghiệp, thực tại ảo còn được ứng

dụng trong kinh tế, giải trí và kể cả quân sự. Song song, với sự hỗ trợ đắc lực của

những thiết bị số công nghệ cao ngày càng phát triển và hoàn thiện, thực tại ảo thật

sự là công nghệ mũi nhọn trong tương lai, mang đến cho con người những trải

nghiệm hoàn toàn mới và thú vị.

Nội dung đề tài chúng em tập trung vào việc nghiên cứu công nghệ thực tại

ảo và ứng dụng của công nghệ này trong các hệ thống thông minh trên toàn thế giới.

Qua đó phục vụ cho việc phát triển các hệ thống thông minh ứng dụng công nghệ

thực tại ảo. Cụ thể, với việc sử dụng nền tảng Unity vượt trội trong công nghệ 3

chiều, chúng em đã xây dựng được trình biên tập cảnh ảo đơn giản, sử dụng cho

người dùng không chuyên. Ngoài ra, chúng em còn xây dựng thành công các hệ

thống ứng dụng công nghệ thực tại ảo như khám phá khu rừng huyền bí, khám phá

vũ trụ, khám phá các bộ phận bên trong con người và khám phá các địa danh cổ đại

nổi tiếng. Tất cả hệ thống chủ yếu hướng về lĩnh vực giáo dục, với mục đích mang

khoa học lại gần với học sinh, sinh viên Việt Nam; nội dung bài học sẽ trở nên sinh

động, mang lại nguồn hứng khởi mới, kích thích trí tưởng tượng và học tập bằng

tương tác tự nhiên. Không dừng lại ở đó, chúng em còn tìm hiểu cách phát triển các

hệ thống sao cho có thể thích nghi, phù hợp với nhiều ngữ cảnh sử dụng khác nhau,

hệ thống phải có khả năng tiến hoá, dễ dàng nâng cấp, thay đổi để trở nên hấp dẫn

và phong phú hơn trong tương lai.

Kết quả đã xây dựng được 4 hệ thống và 1 trình biên tập 3D đơn giản gồm:

Hệ thống Virtual Forest – khám phá khu rừng ảo; Hệ thống Virtual Universe – khám

phá vũ trụ; Hệ thống Virtual Anatomy – khám phá chi tiết các bộ phận trên cơ thể

người; Hệ thống Virtual Tour – khám phá và chụp hình với những địa danh cổ.

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

31 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Hệ thống theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe và dự báo

chiều cao kết hợp chế độ dinh dưỡng

Họ tên: THÁI VĂN PHÁT; NGUYỄN KIM NGÂN;

TÔN NỮ HOÀNG VI

Khoa: Toán – Tin học trường ĐH. Khoa học Tự nhiên, Toán Ứng dụng trường ĐH.

Sài Gòn

Chuyên ngành: Phương pháp toán trong tính toán, Toán Ứng dụng

Email: [email protected], [email protected],

[email protected]

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

32 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Ngày nay, các bậc cha mẹ không chỉ lo lắng đầy đủ từ vật chất đến tinh thần

mà còn quan tâm rất nhiều đến tình hình sức khỏe của con. Hiểu được điều này, với

mục đích nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể theo dõi tình trạng sức khỏe con em

mình, đồng thời đưa ra các dự đoán về chiều cao tương lai kết hợp những lời khuyên

dinh dưỡng hỗ trợ các bậc phụ huynh theo dõi và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp

lí để trẻ có thể đạt được tầm vóc mong muốn.

Trong đề tài này, chúng tôi giải quyết bài toán dự báo thời điểm dậy thì và dự

báo chiều cao tối đa. Đồng thời, đề xuất mức dinh dưỡng cần thiết cho tháng hiện

tại để trẻ đạt được tình trạng dinh dưỡng tốt nhất.

Chúng tôi chia làm hai giai đoạn khảo sát, trước dậy thì và sau dậy thì. Ở mỗi

giai đoạn chúng tôi đều thực hiện dự đoán chiều cao tương lai gần (trong 3 tháng)

và tương lai xa (1 năm) bằng phương pháp hồi quy. Nếu dữ liệu không liên tục,

chúng tôi sử dụng phương pháp nội suy để tìm dữ liệu các tháng còn thiếu và thực

hiện việc vẽ biểu đồ theo dõi sự phát triển chiều cao và cân nặng, chúng tôi kết hợp

logic mờ và hệ thống mờ để xác định tình trạng dinh dưỡng và đề xuất mức năng

lượng cần thiết. Đến giai đoạn dậy thì, chúng tôi dự đoán thời điểm bắt đầu dậy thì

thời điểm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất và dự đoán chiều cao tối đa trong tương

lai.

Mục đích của đề tài là xây dựng một phương tiện khoa học giúp các bậc phụ

huynh kiểm soát và chăm sóc sức khỏe con cái một cách phù hợp và toàn diện.

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

33 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Khảo sát quy trình tách chiết β-glucan từ nấm men hồng

Rhodosporidium sp. trên môi trường rỉ đường

Họ tên: NGUYỄN THIÊN CHƯƠNG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Sinh hóa

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Đặt vấn đề

β-glucan là một polysaccharide rất được chú ý bởi những đặc tính sinh học

của nó như có hiệu quả mạnh trong hoạt động miễn dịch, có đặc điểm kháng khối u

mạnh, kháng virus và kháng khuẩn, và kháng viêm.

Chủng nấm men Rhodosporidium sp. đã được phân lập và nghiên cứu có

lượng astaxanthin cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Sau khi tách chiết astaxanthin,

thành tế bào còn lại có thể tách chiết tiếp tục được β-glucan từ thành tế bào. Việc áp

dụng môi trường nuôi cấy bằng rỉ đường lên quy mô pilot để thu nhận sinh khối sẽ

nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và có thể thu được 2 sản phẩm cùng

một lúc.

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

34 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Với những giá trị kể trên nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Khảo sát quy

trình tách chiết β-glucan từ nấm men hồng Rhodosporidium sp. trên môi trường rỉ

đường”

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp định lượng các chỉ tiêu sinh hóa cơ bản.

Phương pháp dùng trong các thí nghiệm nuôi cấy vi sinh vật.

Phương pháp định lượng Astaxanthin theo quy trình Kelly-Harmon.

Phương pháp định lượng β-glucan bằng bộ KIT Megazyme K-YBGL 07/11.

Phương pháp xác định cấu trúc bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Kết quả đạt được

Với những giá trị kể trên nên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình

tách chiết β-glucan từ nấm men hồng Rhodosporidium sp. trên môi trường rỉ đường”

đã thu được các kết quả:

Hoàn thiện quy trình nuôi cấy chủng nấm men Rhodosporidium sp. theo quy

mô pilot bằng hệ thống nuôi cấy dung tích 4 l trên môi trường rỉ đường đã xử lý có

thể áp dụng lên quy mô sản xuất công nghiệp.

Chuẩn hóa quy trình ly trích β-glucan trên thành tế bào nấm men hồng sau

khi thu nhận astaxanthin. Với quy trình đã được khảo sát điều kiện ly trích, sản

phẩm có mặt β-glucan trong chất tạo thành và đạt hàm lượng β-glucan cao với độ

tinh sạch cao phù hợp để nâng lên quy mô công nghiệp.

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

35 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đánh giá mối tương quan về sự phân mảnh DNA tinh trùng

người giữa hai phương pháp Sperm Chromatin Dispersion Test

(SCD) và Singlecell Gell Electrophoresis Test (COMET)

Họ tên: HỒ THỊ MỸ TRANG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Y dược

Email: [email protected]

Thành tích: Tốt nghiệp đạt loại Giỏi.

Tóm tắt đề tài:

Trong những năm gần đây việc đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng đã trở

thành một tiêu chí quan trọng trong quy trình kiểm tra chất lượng tinh dịch để chẩn

đoán vô sinh nam. Sau khi xây dựng thành công hai quy trình đánh giá sự phân

mảnh DNA tinh trùng người là Sperm chromatin dispersion (SCD) và Single cell

gel electrophoresis (COMET) (gồm COMET kiềm, COMET trung tính), tại Trung

tâm Nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe Sinh Sản.

Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan về sự phân mảnh

DNA tinh trùng người giữa hai phương pháp nêu trên, để áp dụng thay thế lẫn nhau

trong các ứng dụng lâm sàng. Chúng tôi đã tìm thấy có mối tương quan dương trung

bình giữa kỹ thuật SCD với kỹ thuật COMET trung tính (r = 0.794, p < 0.001) và

không có mối tương quan nào được tìm thấy giữa kỹ thuật SCD với kỹ thuật

COMET kiềm.

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

36 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Bước đầu tạo hạt nano từ tính kháng CD3 và thử khả năng

ứng dụng

Họ tên: HOÀNG VIỆT HÀ

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Vi sinh

Email: [email protected]

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

37 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Kỹ thuật phân tách tế bào T sử dụng hạt từ miễn dịch kháng tế bào CD3+ khi

cấy ghép tủy xương đã được ứng dụng hiệu quả để chống lại vật ghép chống chủ.

Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam do hạn chế

về nguồn hạt từ miễn dịch và hệ thống máy móc thiết bị. Do đó để chủ động trong

nguồn hạt từ và hướng đến việc phân tách tế bào đơn giản, đề tài nghiên cứu tạo

thành hạt từ có khả năng đính kháng thể lên bề mặt nhằm bắt đặc hiệu tế bào mục

tiêu và có thể thu nhận chúng lại bằng nam châm vĩnh cửu.

Đầu tiên, hạt sắt từ bọc SiO2 có gốc chức CDI trên bề mặt (Fe3O4@SiO2-CDI)

là nguyên liệu tạo hạt từ miễn dịch được chứng minh ảnh hưởng trong mức cho phép

đối với tế bào gốc tạo máu TF-1 ở điều kiện 4oC và 37oC trong 30 phút và 60 phút.

Sau đó hạt từ Fe3O4@SiO2-CDI được gắn protein A/G (Fe3O4@SiO2-A/G) nhằm

tăng cường khả năng gắn định hướng kháng thể lên bề mặt hạt từ với lượng gắn xấp

xỉ 22,4 g protein/mg hạt. Hạt Fe3O4@SiO2-A/G vừa tạo thành được gắn kháng thể

với lượng gắn được là 9,6 g kháng thể/mg hạt và hạt từ này được chứng minh có

khả năng tái sử dụng ba lần. Hạt từ miễn dịch kháng tế bào CD3+ sau khi tạo thành

được thử nghiệm khả năng phân tách từ tính tế bào Jurkat T (CD3+) với hiệu quả

phận tách đạt được 43,5%.

Như vậy với những kết quả ban đầu, đề tài về cơ bản đã tạo được hạt từ miễn

dịch kháng tế bào CD3+ có khả năng tách từ tính tế bào Jurkat T.

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

38 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Nghiên cứu khả năng chuyển hóa selenit (Na2SeO3) trong

sinh khối nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis

Họ tên: NGUYỄN TÀI HOÀNG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Công nghiệp

Email: [email protected]

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

39 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Cordyceps sinensis là một loại nấm kí sinh trên ấu trùng của loài sâu bướm

thuộc bộ Lepidotera. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, C. sinensis có tác dụng tốt đến

một số hệ thống trong cơ thể người bao gồm cả tuần hoàn, miễn dịch, tim mạch, hô

hấp và các tuyến nội tiết. Bên cạnh đó, Selen (Se) là nguyên tố vi lượng có hàm

lượng rất nhỏ trong cơ thể người nhưng vô cùng quan trọng. Nó cấu thành nên

selenoprotein và một số loại enzyme như glutathione peroxidase (GSH-Px),

iodothyronin deiodinase,... và các nghiên cứu cho thấy có hiệu quả trong điều trị

ung thư, tim mạch, tăng cường miễn dịch, ức chế HIV. Do vậy, nuôi cấy sinh khối

sợi nấm C. sinensis có bổ sung Se vô cơ để chuyển hóa thành dạng hữu cơ có khả

dụng sinh học cao hơn được xem là một chiến lược quan trọng, nhằm tăng cường

hoạt tính sinh học của sinh khối C. sinensis cũng như tạo nguồn cung cấp Se thiết

yếu cho cơ thể.

Trong nghiên cứu này, đã tiến hành khảo sát sự thích nghi của nấm trên môi

trường PGA và môi trường lỏng (khoai tây, saccharose, cao nấm men, pepton) có

bổ sung Na2SeO3 lần lượt là 5, 10, 15, 20, 25 (ppm). Sau thời gian nuôi cấy, tiến

hành thu sinh khối nấm và dịch nuôi cấy được đem phân tích bằng phương pháp

quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Kết quả khảo sát trên môi trường PGA cho thấy có sự thích nghi của nấm và

đường kính giảm dần khi tăng nồng độ Se. Đường kính tại 5, 10, 15, 20, 25 (ppm)

lần lượt là 78,42 ± 4,12, 69,88 ± 1,17, 47,30 ± 3,27, 36,52 ± 3,63, 34,36 ± 2,91,

27,50 ± 2,55 (mm). Kết quả khảo sát trên môi trường lỏng cũng cho thấy hàm lượng

sinh khối khô có xu hướng giảm dần do ở nồng độ Se cao sẽ gây độc và ảnh hưởng

đến sự tăng trưởng của nấm. Sinh khối thu được tại nồng độ 5, 10, 15, 20, 25 (ppm)

lần lượt 12,90 g/L, 11,45 g/L, 12,1 g/L 8,95 g/L và 8,65 g/L, đối chứng là 13,97 g/L.

Kết quả phân tích dịch nuôi cấy cho thấy khả năng chuyển hóa selen vào sinh

khối tại các nồng độ lần lượt là 69,01%, 56,78%, 48,08%, 37,31%, 69,73% (RSD =

0,6–4,9%). Ở 5 ppm, C. sinensis đạt hàm lượng sinh khối lớn nhất 12,9 g/L và khả

năng chuyển hóa Se vào sinh khối cũng rất tốt đạt 69,01%. Ở 25 ppm, khả năng

chuyển hóa Se vào sinh khối đạt mức cao nhất 69,74%. Lượng Se chuyển hóa vào

sinh khối cao hơn các nhóm nấm khác như P. ostreatus, S. cerevisiae, P.

versicolor,... Do đó, làm giàu Se trong C. sinensis là hướng nghiên cứu có tiềm năng

lớn.

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

40 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Phân lập gene mã hóa enzyme methylketone synthase 2 từ

đậu nành Glycine max (GmMKS2) và khảo sát hoạt tính enzyme

GmMKS2 trong Escherichia coli

Họ tên: TRẦN THỊ DIỄM HƯƠNG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Sinh hóa

Email: [email protected]

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

41 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Các 2-methylketone hiện diện ở thực vật chủ yếu có vai trò giúp cây trồng

kháng lại sâu hại. Gần đây, methylketone còn được xem là nguồn nguyên liệu tiềm

năng cho sản xuất năng lương sinh học. Hai enzyme chính tham gia trong sự sinh

tổng hợp methylketone đã được xác định đầu tiên ở loài cà chua hoang dại Solanum

habrochaites bao gồm methylketone synthase 1 (ShMKS1) và methylketone

synthase 2 (ShMKS2). ShMKS2 thủy phân liên kết thioester của 3-ketoacyl-ACP

tạo thành 3-ketoacid và ShMKS1 xúc tác sự decarboxyl hóa các 3-ketoacid tạo thành

methylketone. Tùy thuộc vào chiều dài chuỗi carbon trong phân tử, methylketone

có vai trò và ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc đa dạng hóa

nguồn gene mã hóa enzyme MKS2 với hoạt tính xúc tác mới là cần thiết.

Trong đề tài này, với sự hỗ trợ của các công cụ tin-sinh học kết hợp với kỹ

thuật sinh học phân tử chúng tôi đã phân lập được một gene MKS2 ở loài đậu nành

Glycine max và đặt tên là GmMKS2. Gene này mã hóa protein có trình tự tương

đồng với ShMKS2 hơn 50%.

Kết quả phân tích dịch môi trường nuôi cấy vi khuẩn E. coli C41(DE3) biểu

hiện tái tổ hợp gene GmMKS2 bằng kỹ thuật sắc ký khí với đầu dò FID (GC-FID)

cho thấy có sự hiện diện của các methylketone tương ứng là 2-heptanone, 2-

nonanone, 2-undecanone và 2-tridecanone.

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

42 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đánh giá tính tương hợp in vitro và in vivo của màng ngoài

tim lợn vô bào hướng tới ứng dụng làm miếng vá mạch máu

Họ tên: NGUYỄN TRƯỜNG AN

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Vật liệu sinh học

Email: [email protected]

Thành tích:

Thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lý học

và Công nghệ Sinh học Động vật

Ủy viên BCH chi hội 11CSH nhiệm kì 2013 – 2015

Giấy khen Thành đoàn chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2013

Chiến sĩ giỏi Mùa hè xanh năm 2014

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

43 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Các vật liệu sử dụng trong lĩnh vực y sinh học chủ yếu có nguồn gốc nhân

tạo. Tuy nhiên, các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên lại cho thấy nhiều ưu điểm nổi

bật đang được quan tâm nghiên cứu và có tiềm năng ứng dụng lớn trong tương lai.

Trong đó màng ngoài tim có nguồn gốc từ động vật đã được nghiên cứu và ứng

dụng đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch như là làm mảnh vá mạch máu.

Trong đề tài này, màng ngoài tim lợn vô bào được tạo ra bằng cách xử lý với

hóa chất Tris-HCl và SDS. Màng tim vô bào sau đó được khử trùng bằng hai phương

pháp chiếu xạ và glutaraldehyde. Hai loại màng này được đánh giá cấu trúc khuôn

nền ngoại bào, độ bền cơ học và khả năng giữ dịch huyết tương.

Tính tương hợp in vitro của hai loại màng ngoài tim lợn vô bào được xác

định thông qua đánh giá độc tính với nguyên bào sợi và khả năng hỗ trợ sự bám

dính của tế bào. Tính tương hợp in vivo được đánh giá thông qua đáp ứng viêm cục

bộ của hai loại màng ngoài tim lợn vô bào khi cấy ghép trên chuột thí nghiệm.

Kết quả nhận được cho thấy sau khi loại tế bào màng ngoài tim lợn bảo toàn

được cấu trúc khuôn nền ngoại bào. Màng ngoài tim lợn vô bào khử trùng chiếu xạ

cho thấy có khả năng chịu lực tốt hơn, có khả năng giữ dịch tốt hơn, trong khi đó

màng ngoài tim xử lý glutaraldehyde lại có độ biến dạng cao hơn. Cả hai loại màng

tim đều không gây độc đối với nguyên bào sợi, có khả năng hỗ trợ sự bám dính của

tế bào EPC, hADSC và không gây đáp ứng viêm cục bộ sau 30 ngày ghép trên chuột

thí nghiệm.

Do đó từ những kết quả bước đầu đạt được, màng ngoài tim lợn vô bào cho

thấy có tính tương hợp tốt, có tính chất cơ lý phù hợp, có tiềm năng ứng dụng làm

mảnh vá mạch máu, đặc biệt là màng ngoài tim lợn vô bào khử trùng bằng phương

pháp chiếu xạ. Ngoài ra màng sinh học tạo từ màng ngoài tim lợn còn cho thấy tiềm

năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực y sinh học.

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

44 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đánh giá hiệu quả phục hồi một số đặc điểm sinh lý bằng

việc ghép tế bào gốc từ mô mỡ người lên mô hình chuột thiếu máu

cục bộ chi

Họ tên: NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Y dược

Email: [email protected]

Thành tích: Điểm trung bình toàn khóa 8,28

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

45 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, sử dụng liệu pháp tế bào gốc từ mô mỡ trong việc điều trị các bệnh

động mạch ngoại biên đang được quan tâm nhờ khả năng biệt hóa và tiết các nhân

tố tạo mạch, góp phần phục hồi các vùng mạch máu bị tổn thương, phát triển hệ

mạch máu mới. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá hiệu quả phục hồi một số đặc

điểm sinh lý của chuột bị thiếu máu cục bộ chi được điều trị bằng nguồn tế bào gốc

từ mô mỡ người.

Chuột nhắt trắng Mus Musculus var Albino từ 6 – 12 tháng tuổi được gây mô

hình thiếu máu cục bộ chi bằng cách cắt động mạch và tĩnh mạch đùi. Chuột mô

hình được thử nghiệm điều trị bằng tế bào gốc từ mô mỡ thông qua phương pháp

tiêm tại chỗ với liều 106 tế bào, ở nhóm đối chứng, chuột được ghép PBS- để so sánh

kết quả và rút ra kết luận. Sự phục hồi các đặc điểm sinh lý của chuột được theo dõi

đến ngày thứ 28 với các chỉ tiêu: mức độ hoại tử chi, khả năng vận động, độ phù nề,

sự phục hồi cấu trúc mô học, khả năng thấm mạch và sự xuất hiện của những mạch

máu mới tại vùng chi thiếu máu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ chuột phục hồi tổn thương ở mức hình thái

sau khi được ghép tế bào đạt 27,78% trong khi ở lô đối chứng là 22,22%. Chuột

được ghép tế bào có sự giảm độ phù nề, phục hồi khả năng vận động gần bằng với

chuột bình thường. Có sự phục hồi về cấu trúc mô học ở những chuột phục hồi về

hình thái chi bị tổn thương. Sau 7 ngày điều trị, tính thấm thành mạch của những

chuột được điều trị bằng tế bào cao hơn so với chuột đối chứng và đến ngày thứ 14,

quan sát có sự xuất hiện các mạch máu mới tại vùng cắt mạch ở chuột được điều trị

bằng tế bào nhiều hơn so với chuột đối chứng.

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

46 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Tạo dòng, biểu hiện và tinh chế peptide gắn định hướng tế

bào M (Co1) dung hợp GFP

Họ tên: NGUYỄN HOÀNG AN

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích:

Thành viên CLB học thuật khoa Sinh học năm học 2013 – 2014

Tham gia cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – Ideas năm 2014

Tham gia Mùa hè xanh mặt trận Ong nghiên cứu năm 2013

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

47 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Số liệu thống kê cho thấy các vi sinh vật xâm nhiễm thông qua bề mặt niêm

mạc đường ruột gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con

người. Điều đó đặt ra yêu cầu phát triển các loại vaccine uống nhằm tạo được đáp

ứng miễn dịch hiệu quả ở đường ruột. Nhưng thực tế số lượng vaccine uống hiện

nay là rất hạn chế, vì đặc điểm của đường ruột khiến kháng nguyên trong vaccine

khó tiếp cận đến các cơ quan miễn dịch niêm mạc. Để giải quyết vấn đề, các nghiên

cứu hiện nay tập trung vào việc định hướng kháng nguyên trong vaccine đến tế bào

M (một loại tế bào ở ruột có chức năng vận chuyển kháng nguyên cho cơ quan miễn

dịch niêm mạc). Với mục tiêu đó, đề tài tiến hành tạo protein dung hợp từ một

peptide tiềm năng – Co1 và GFP, thông qua đặc tính phát huỳnh quang của GFP để

đánh giá khả năng bám tế bào M của peptide Co1.

Quy trình tiến hành, plasmid pGFP chứa trình tự gene gfp được dùng làm

khuôn cho phản ứng PCR với cặp mồi co1F/gfpR (mồi co1F mang trình tự mã hóa

cho peptide Co1) để tạo gene dung hợp co1-gfp. Gene dung hợp co1-gfp gồm gene

co1 ở phía thượng nguồn của gene gfp và trình tự cắt giới hạn của enzyme NdeI ở

đầu 5’, XhoI ở đầu 3’. Song song đó tiến hành xử lý tạo đầu dính plasmid pET22b

với cặp enzyme cắt giới hạn XhoI/NdeI. Tiếp theo, gene co1-gfp được nối với

plasmid pET22b bằng enzyme T4 ligase. Sản phẩm nối được biến nạp vào vi khuẩn

E. coli DH5α rồi sàng lọc bằng PCR với cặp mồi co1F/gfpR. Khuẩn lạc dương tính

được tách plasmid để xác nhận bằng phản ứng cắt giới hạn với cặp enzyme

NdeI/XhoI và giải trình tự. Sau khi có được dòng vi khuẩn E. coli DH5α mang

plasmid pET22b-co1-gfp, plasmid được biến nạp vào vi khuẩn E. coli BL21(DE3)

để biểu hiện protein dung hợp Co1-GFP. Dịch protein được kiểm tra bằng SDS-

PAGE và Western blot để xác nhận sự hiện diện của protein Co1-GFP. Sau đó tinh

chế bằng phương pháp sắc ký ái lực ion Ni2+ thông qua His tag nằm trên protein

Co1-GFP.

Kết quả, đã cấu trúc được plasmid pET22b-co1-gfp mã hoá cho protein

Co1-GFP cũng như tinh chế thành công protein Co1-GFP. Đồng thời protein Co1-

GFP giữ được khả năng phát huỳnh quang.

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

48 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Khảo sát tác động của cao chiết lá lược vàng Callisia

Fragrans trên mô hình ruồi giấm Drosophila melanogaster mang

kiểu hình ung thư do biểu hiện vượt mức gen yorkie S168A

Họ tên: VƯU MỸ DUNG

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Y dược

Email: [email protected]

Thành tích: Giải nhì cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – Ideas năm 2013

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

49 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, nhiều mô hình đã được phát triển và ứng dụng để thử nghiệm và

phát hiện thuốc kháng ung thư. Trong hơn một thập niên gần đây, mô hình ruồi giấm

Drosophila melanogaster chuyển gen nổi lên như một công cụ sàng lọc và thử hoạt

tính thuốc trong các nghiên cứu phát triển thuốc. Sự bảo tồn về gen và các con đường

tín hiệu liên quan đến ung thư giữa ruồi giấm và con người là ưu điểm nổi bật của

mô hình này.

Trong các nghiên cứu trước, mô hình ruồi giấm biểu hiện vượt mức Yorkie

S168A đã được chứng minh là một mô hình phù hợp trong ứng dụng sàng lọc hợp

chất tự nhiên có hoạt tính kháng ung thư. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, khi ứng

dụng mô hình ruồi biểu hiện vượt mức Yorkie S168A để khảo sát hoạt tính kháng

ung thư của cây lược vàng Callisia fragrans, chúng tôi đã quan sát được một số kết

quả khả quan.

Dịch chiết cây lược vàng có tác dụng cải thiện kiểu hình mắt và làm giảm

tăng sinh tế bào ở đĩa mắt của dòng ruồi hiện vượt mức Yorkie S168A được quan

sát bằng phương pháp nhuộm miễn dịch huỳnh quang với kháng thể kháng PH3.

Ngoài ra, khi thử nghiệm độc tính trên tế bào, cây lược vàng cũng có tác dụng

ức chế yếu trên ba dòng tế bào ung thư B16, Hela và MCF7. Từ những kết quả trên

có thể thấy mô hình ruồi giấm biểu hiện vượt mức Yorkie S168A là một mô hình

sàng lọc thuốc kháng ung thư tiềm năng và cây lược vàng cũng là một cây thuốc

tiềm năng cho việc chữa trị bệnh ung thư.

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

50 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Sử dụng bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylinum

kết hợp với bacteriocin từ vi khuẩn lactic làm màng bao bọc thực

phẩm

Họ tên: PHẠM BÍCH NGỌC

Khoa: Sinh học – Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Công nghiệp

Email: [email protected]

Thành tích:

Phó Ban truyền thông Đoàn trường.

Chiến sĩ giỏi Mùa hè xanh năm 2013, 2014

Giấy khen Đoàn trường về đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn

và phong trào thanh niên năm học 2013 – 2014.

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

51 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Bacteriocin từ vi khuẩn lactic (Lactic Acid Bacteria – LAB) có phổ ức chế

khá rộng, có nhiều tiềm năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm. Sử dụng LAB-

bacteriocin trong công nghiệp thực phẩm giúp hạn chế việc bổ sung các hóa chất

bảo quản, nhờ đó, thực phẩm được bảo quản một cách tự nhiên, giàu tính cảm quan

và dinh dưỡng hơn.

Cellulose vi khuẩn (BC) đặc trưng bởi nhiều tính chất độc đáo, có nguồn gốc

tự nhiên, độ bền cao, tinh khiết, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực từ thực phẩm tới y

sinh. Mục đích của đề tài nhằm phân lập các chủng vi khuẩn lactic có khả năng tạo

bacteriocin (LAB-bacteriocin) và sử dụng màng BC làm vật liệu mang LAB-

bacteriocin để tạo màng bao thực phẩm. Họat tính kháng khuẩn của LAB-

bacteriocin được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch, và

phương pháp pha loãng hai lần liên tiếp. Dịch tủa LAB-bacteriocin được cố định

lên chất mang BC bằng phương pháp bẫy-hấp phụ trong các khoảng thời gian khác

nhau, khả năng bảo quản thực phẩm của màng BC mang LAB-bacteriocin được

đánh giá thông qua chỉ tiêu coliform.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 11 chủng LAB phân lập, chỉ có chủng

LAB 8 có khả năng tổng hợp bacteriocin trong dịch đồng nuôi cấy của chủng này

với Bacillus subtilis, hoạt tính bacteriocin đạt 80 AU/ml. Màng BC mang LAB8-

bacteriocin không bị nhiễm coliforms sau 24 giờ phơi nhiễm trong không khí. Từ

kết quả này cho thấy tiềm năng ứng dụng của chế phẩm trong việc bảo quản thực

phẩm là rất lớn.

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

52 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của rễ cây Xáo

tam phân

Họ tên: NGUYỄN THỊ TÌNH

Khoa: Hóa học

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ

Email: [email protected]

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

53 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Năm 2012, ở nước ta, thông tin về cây Xáo tam phân chữa khỏi bệnh ung thư

trở nên rầm rộ, dẫn đến tình trạng cạn kiệt và giá cả ngày càng tăng. Các nghiên cứu

về loài cây này rất ít, nên mục tiêu đặt ra là cô lập và xác định cấu trúc của các hợp

chất trong cây để tiến hành thử hoạt tính sinh học. Đề tài được thực hiện trên cao

chloroform của rễ cây Xáo tam phân để góp phần hoàn thiện hơn việc nghiên cứu

thành phần hóa học của cây ở Việt Nam.

Đề tài này khảo sát thành phần hóa học của cao chloroform được ly trích từ

rễ cây Xáo tam phân, được thu hái tại rừng Hòn Hèo, Ninh Hòa – Khánh Hòa, vào

tháng 2 năm 2013. Mẫu rễ cây khô được xay nhỏ, trích nóng với MeOH, cô quay

thu hồi dung môi thu được cao MeOH. Từ cao MeOH, điều chế các loại cao khác

theo độ phân cực tăng dần (cao petroleum ether, cao chloroform, cao ethyl acetate

và cao nước) bằng phương pháp chiết lỏng-lỏng. Sắc ký cột cao chloroform trên

silica gel với hệ dung môi thích hợp, kết hợp với sắc ký lớp mỏng silica gel pha

thuận, pha đảo và sắc ký điều chế chúng tôi đã phân lập được 3 hợp chất. Bằng

phương pháp phổ (1H-NMR, 13C-NMR, HMBC, HSQC và HR-ESI-MS) kết hợp so

sánh với tài liệu tham khảo, cấu trúc các hợp chất này đã được xác định là

citrusinine-I (AN1), ostruthin (AN3) và 7-(2’-hydroxy-6’-methylhept-5’-en-2’-

yl)dihydrofuranocoumarin (AN5).

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

54 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Tổng hợp và khảo sát tính chất điện hóa của vật liệu điện

cực Li4Ti5O12

Họ tên: HÀ CẨM THANH DUY

Khoa: Hóa học

Chuyên ngành: Hóa Lý

Email: [email protected]

Thành tích:

Đạt học bổng khuyến khích học tập học kì I năm học 2014 – 2015

Ủy viên BCH Chi hội 11HOH

Đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

55 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Trong các thiết bị tích trữ năng lượng thì pin sạc Li - ion có được mật độ

năng lượng cao nhưng công suất là khá thấp. Do đó, trong đề tài này nghiên cứu vật

liệu Spinel Lithium Titanates (Li4Ti5O12) góp phần cải thiện mật độ công suất của

pin Li - ion và mật độ năng lượng của hệ tụ lai pin có thể ứng dụng vào các thiết bị.

Spinel Li4Ti5O12 được tổng hợp trong pha dung dịch chỉ với tiền chất ban đầu

là Ti(OBu)4 và LiOH.H2O. Sản phẩm spinel Li4Ti5O12 thu được là đơn pha tinh thể,

có độ tinh khiết cao có tính chất điện hóa tốt ứng dụng trong pin sac và siêu tụ điện

hóa. Vật liệu spinel LTO có tính chất thích hợp được ứng dụng làm vật liệu điện

cực cho hệ pin phóng - sạc tốc độ cao và siêu tụ tích hợp để thỏa mãn yêu cầu về

công suất và năng lượng.

Vật liệu Li4Ti5O12 (LTO) được đánh giá hình thái và thành phần bằng phương

pháp nhiễu xạ tia X bột (XRD), hình dạng và kích thước hạt thông qua kính hiển vi

điện tử quét (SEM) và nghiên cứu cấu trúc tinh thể thông qua phổ dao động

(Raman). Kết quả cho thấy sự hình thành của pha spinel LTO tinh khiết có kích

thước hạt nhỏ cỡ nano mét.

Tính chất điện hóa của vật liệu được được khảo sát trong hệ Swagelok, điện

cực âm là lithium kim loại trong chất điện giải LiPF6 1M trong EC : DMC tỉ lệ 2 :

1. Kết quả quét thế vòng tuần hoàn ở tốc độ 0.05 mV.s-1 cho thấy ở thế khoảng 1.55

V vs Li+/Li xuất hiện mũi oxi hóa khử của Ti4+ và Ti3+ và khi đo phóng sạc ở điều

kiện tốc độ C/10 thì dung lượng đạt được 173.5 mAh.g-1 tương đương với dung

lượng lý thuyết của vật liệu Li4Ti5O12 là 175 mAh.g-1. Khi khảo sát ở các tốc độ

phóng sạc thay đổi (1C, 2C, 5C, 10C) thì dung lượng đạt được tương ứng 98, 77, 66

và 60 mAh.g-1, hiệu suất coulomb ~ 100% cho thấy tính chất điện hóa tốt của vật

liệu và tiềm năng ứng dụng thực tế. Hơn nữa, vật liệu LTO còn kết hợp trong hệ tụ

lai với carbon (Vulcan, Trà Bắc) cho kết quả đáng khích lệ 6.2, 1.7 F.g-1 ở điều kiện

0.1, 1 A.g-1 (Trà Bắc) và 9 F.g-1 ở điều kiện 0.01 A.g-1 (Vulcan), hiệu suất coulomb

đạt được từ 75 – 95%.

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

56 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Tìm hiểu ảnh hưởng chất đồng hấp phụ họ pyridine đến

hoạt động của pin mặt trời chất màu nhạy quang (DSC)

Họ tên: PHAN PHẠM ANH THƯ

Khoa: Hóa học

Chuyên ngành: Hóa Vô cơ và Ứng dụng

Email: [email protected]

Thành tích:

Điểm trung bình học tập 7,75/10

Giải Nhất đồng đội cuộc thi Báo cáo viên xuất sắc năm 2012

Giải Nhất đồng đội Olympic Tiếng Anh không chuyên năm 2013

Giải Nhì cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – Ideas năm 2013

Giải Nhất cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S – Ideas năm 2014

Tham gia Learning Express năm 2013 , 2014

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

57 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Một trong những hướng cải thiện hiệu suất và độ bền của pin mặt trời chất

màu nhạy quang (Dye-sensitized Solar Cells, DSC) là ứng dụng chất đồng hấp phụ

lên bề mặt điện cực anode Titanium dioxide (TiO2). Các chất đồng hấp phụ phổ biến

được nghiên cứu ứng dụng bao gồm các hợp chất họ carboxyl, phosphonyl và

pyridine. Công trình này nghiên cứu trên hai chất đồng hấp phụ họ pyridine là 4-

tert-butylpyridine (4TBP) và 2,2’-bipyridine (bipy). Trong đó, 4TBP đã và đang

được ứng dụng rộng rãi với vai trò là chất phụ gia trong dung dịch điện ly của pin

DSC nhằm làm tăng thế mạch hở của pin. Để giải thích cho vấn đề này, một số

nghiên cứu đã chỉ ra rằng, do 4TBP hấp phụ lên bề mặt TiO2 làm dịch chuyển mức

năng lượng Fermi nên tăng thế mạch hở của pin. Tuy nhiên, chưa có một nghiên

cứu thực nghiệm nào khảo sát các đặc tính hóa học của phản ứng hấp phụ 4TBP

trên bề mặt TiO2 cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động của pin DSC.

Do đó, mục tiêu của công trình này là khảo sát khả năng hấp phụ của 4TBP

lên bề mặt TiO2 và những ảnh hưởng của nó đến nồng độ hấp phụ của chất màu

nhạy quang, các thông số hoạt động của pin, nhằm mục đích mở rộng phạm vị ứng

dụng của 4TBP như một chất đồng hấp phụ trong pin DSC. Đồng thời, chúng tôi đề

xuất thêm một chất đồng hấp phụ mới là bipy và khảo sát tương tự như 4TBP.

Page 59: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

58 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Xây dựng hệ thống trình chiếu bằng Board Raspberry Pi điều

khiển trên Android

Họ tên: NGUYỄN VĂN KIÊN; NGUYỄN CHÍ TÂM;

PHẠM THẾ NAM

Khoa: Điện tử Viễn thông

Chuyên ngành: Máy tính – Hệ thống nhúng

Email: [email protected], [email protected],

[email protected]

Thành tích (của Nguyễn Văn Kiên):

Giải Nhì Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp trường năm

2014

Đội trưởng đội Sinh viên tình nguyện nhiệm kì 2013 – 2014

Thành tích (của Nguyễn Chí Tâm):

Sinh viên 5 tốt cấp trường năm 2014

Giải khuyến khích Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka

cấp thành năm 2014

Page 60: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

59 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Trong vài năm trở lại, hệ điều hành Android đã xuất hiện như một điểm sáng

rồi dần trở thành vầng sao lớn trong lĩnh vực hệ điều hành cho thiết bị cầm tay thông

minh khi chiếm đến 78,1% thị phần (Theo IDC, Q4/2013) so với iOS và Windows

Phone. Nhờ đặc điểm mã nguồn mở của Linux tối ưu cho hoạt động của thiết bị cầm

tay thông minh, Android cho phép người dùng và các nhà phát triển phát triển các

ứng dụng linh hoạt hướng đến sự tiện lợi đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Google còn cung cấp các nền tảng phát triển cho phép bên thứ 3 tham gia phát triển

các ứng dụng mới và tùy biến hệ điều hành một cách linh hoạt. Vì vậy đã cho phép

các bên thứ 3 phát triển rất nhiều ứng dụng theo nhiều định hướng để góp phần làm

phong phú hơn các kho ứng dụng.

Ngoài ra, hiện nay việc trình chiếu các bài giảng trước giảng đường hay trong

các cuộc họp đều rất cần thiết vì nó giúp người trình bày thể hiện rõ được ý mình

nói trước đám đông. Việc sử dụng laptop cho việc trình chiếu làm cho công việc trở

nên khó khăn hơn trong việc trình bày như sang trang, mở một tập tin, người khác

muốn trình chiếu đề tài của họ đều phải dùng USB hay lấy chính laptop họ ra để mở

tập tin. Như vậy rất rừm rà và rất mất thời gian trong việc chuyển đổi hay giao tiếp

trong một cuộc họp lớn.

Giao tiếp không dây của các thiết bị thông minh ngày càng đa dạng và tiện

dụng hơn, có rất nhiều chuẩn giao tiếp rất tiện lợi như: giao tiếp USB, giao tiếp

NFC, Bluetooth, WiFi…Và đặc biệt giao tiếp không dây phổ biến và linh hoạt như

WiFi cho phép các thiết bị dễ dàng kết nối trao đổi dữ liệu trong khoảng cách xa.

Kết hợp những yếu tố trên, việc xây dựng một hệ thống trình chiếu trên board

nhúng và điều khiển nó bằng Smartphone Android thông qua giao tiếp WiFi là trọng

tâm của đề tài nghiên cứu này để hướng đến một cuộc sống tiện nghi, hiện đại trong

giảng đường hay cuộc họp.

Page 61: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

60 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Hệ thống Equalizer rời có tích hợp ký âm tự động trên nền

tảng nhúng

Họ tên: ĐÀM QUANG LINH

Khoa: Điện tử Viễn thông

Chuyên ngành: Máy tính – Hệ thống nhúng

Email: [email protected]

Thành tích: Bài báo khoa học ECIT-2014, Posco Scholarship, Sunflower Mission

Scholarship, Vigilant Scholarship

Page 62: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

61 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Đề tài được xây dựng với mục đích tạo ra một sản phẩm âm nhạc thông minh

có thể giúp cho người chơi nhạc cụ thuận tiện hơn trong quá trình chơi nhạc bằng

cách tích hợp các ứng dụng cần thiết cơ bản như: Bộ đếm nhịp (Metronome) – Giúp

giữ nhịp trong một ca khúc, Bộ lên dây (Tuner) – Đồng bộ về cao độ cho một band

nhạc và Equalizer (Chỉnh âm) – Điều chỉnh Treb, Mid, Bass. Ngoài các ứng dụng

trên, hệ thống của tác giả tập trung vào xây dựng 3 hệ thống mới:

Điểm quan trọng thứ nhất của sản phẩm là khả năng “rời”, chỉ cần dán bộ

nhận dao động thạch anh (Pickup) vào bất cứ đâu ta cũng có thể thu được âm thanh

cực kỳ trung thực. Khả năng này phát huy tốt tính mộc của nhạc cụ với giá thành rẻ

nhưng cho chất lượng âm thanh cực kỳ hiệu quả. Sản phẩm đã được ứng dụng cho

Cajon (một loại bộ gõ trong dàn nhạc) và được thương mại cho một số nhóm nhạc

có nhu cầu.

Điểm quan trọng thứ hai của đề tài là tạo ra một thiết bị có thể ký âm real-

time trong quá trình chơi nhạc của nhạc công giúp cho việc đồng bộ trong một band

nhạc được dễ dàng hơn cũng như phục vụ cho quá trình giảng dạy âm nhạc trong

trường học giúp tiết kiệm thời gian hơn trong việc ký âm. Bộ ký âm chỉ đạt được

khoảng 80% so với kết quả mong muốn vì sự chi phối về nhịp điệu của người chơi,

tuy nhiên nó tiết kiệm khá nhiều thời gian để soạn thảo một bản nhạc. Nhóm tác giả

sẽ tập trung phát huy tính năng Edit trong thời gian sắp tới để giúp người chơi nhạc

có thể chỉnh sửa theo mong muốn.

Cuối cùng là một bộ quản lý Automatical Equalizer thông minh quản lý các

Volume điều khiển âm thanh (treb, mid, bass) một cách tự động bằng StepMotor và

đặc biệt không là mất đi tính tương tự hay tác giả còn gọi với cái tên “Số điều khiển

tương tự”. Người chơi nhạc sẽ không cần vừa chỉnh vừa đánh trong quá trình chơi

nhạc, họ chỉ cần lưu các chế độ có sẵn, các motor sẽ xoay các Volume đến vị trí

mong muốn. Hệ thống Automatical Equalizer này có khả năng ứng dụng cao trong

các dàn âm thanh lớn những chương trình đòi hỏi một sự lưu trữ chính xác về các

chế độ âm thanh.

Page 63: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

62 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Sử dụng sóng não để điều khiển robot robarmar

Họ tên: MAI NGUYỄN THÙY TRANG

Khoa: Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

Chuyên ngành: Vật lý Điện tử

Email: [email protected]

Thành tích học tập, hoạt động:

Giải Nhất cấp quốc gia lĩnh vực Vật Lý – cuộc thi Intel ISEF Vietnam

năm 2010

Giải thưởng của Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Yale – cuộc thi Intel ISEF

Vietnam năm 2010

Ủy viên BCH LCH khoa VL-VLKT năm học 2011 – 2012

Liên chi hội phó khoa VL-VLKT năm học 2013 – 2014

Phó BTC cuộc thi “Đồng hành cùng khóa luận tốt nghiệp” lần 1 năm

2014

Page 64: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

63 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Trong vòng vài thập niên trở lại đây việc phân tích sóng não và phát triển

ứng dụng điều khiển sử dụng sóng não đã trở thành vấn đề hấp dẫn đối với rất nhiều

các nhà khoa học trên thế giới không chỉ vì vì tính mới mẻ mà còn vì tính ứng dụng

ngày càng cao của nó. Tuy nhiên ở Việt Nam lĩnh vực này vẫn còn khá xa lạ.

Thông qua những tìm hiểu về thiết bị cũng như các hệ thống sử dụng sóng

não, mục tiêu của đề tài là: Giao tiếp và xử lý dữ liệu từ thiết bị Emotiv Epoc – một

hệ thống BCI di động; Xây dựng robot Robarmar – một loại robot bán tự động gồm

hai phần chính là xe và cánh tay robot, được điều khiển bằng sóng thông qua kết nối

TCP/IP từ phần mềm giao diện điều khiển LabVIEW (chạy trên window, laptop)

với Raspberry Pi và Arduino; Thiết kế hệ thống phần mềm điều khiển được xe và

cánh tay robot hoạt động sử dụng các tín hiệu từ thiết bị Emotiv Epoc.

Đề tài đã giải quyết: Thuật toán xử lý và phân loại hành động từ dữ liệu cảm

biến Gyro Position; Phương pháp liên kết điều khiển robot kết hợp dữ liệu cảm biến

Gyro Positon và tín hiệu sóng não Emoevent; Thuật toán điều khiển cánh tay robot.

Sử dụng phương pháp hình học để xác định tọa độ tay gắp khi biết trước góc quay

các cánh tay đòn (bài toán thuận), xác định góc cánh tay đòn khi biết trước tọa độ

tay gắp (bài toán ngược); Thuật toán xử lý hình ảnh để tìm kiếm và xác định khoảng

cách của vật thể.

Kết quả của đề tài phù hợp với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên tính ứng dụng của

hệ thống phần mềm còn cần được phát triển và hoàn thiện thêm. Đề tài mang lại ý

nghĩa lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên chưa có tính ứng dụng cao trong

cuộc sống. Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo của đề tài, tôi hướng đến xây dựng

hình thức điều khiển thông qua mạng internet, sử dụng tín hiệu thô để xây dựng

phương pháp xử lý trực tiếp, mở rộng khả năng và hình thức điều khiển cho mô

hình. Phát triển thêm các thiết bị điều khiển sử dụng sóng não, nâng cao tính ứng

dụng của các thiết bị này vào cuộc sống của con người.

Page 65: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

64 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Điều khiển xe Robot bằng tín hiệu sóng não

Họ tên: TRẦN MINH TUẤN

Khoa: Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

Chuyên ngành: Vật lý Tin học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Mục tiêu công trình hướng tới là giúp những người mất khả năng hoạt động

các chi nhưng còn khả năng hoạt động chí não có thể di chuyển cũng như hoạt động

bình thường mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Với mục tiêu đó cùng với ý tưởng điều khiển thiết bị từ xa bằng những tín

hiệu điện não, mà cụ thể là suy nghĩ và các cử chỉ hay biểu hiện của khuôn mặt.

Chúng tôi sử dụng thiết bị Emotiv EPOC, để thu thập tín hiệu sóng điện não ứng

với các đặc trưng suy nghĩ của người dùng. Từ đó chúng tôi có ý tưởng sử dụng

thiết bị này kết hợp với chương trình chúng tôi viết ra để điều khiển thiết bị bằng

sóng não, mà cụ thể trong đề tài này chúng tôi dùng thiết bị Emotiv EPOC để điều

khiển chiếc xe robot. Người dùng chỉ cần đội thiết bị EPOC và suy nghĩ trạng thái

điều khiển. Xe robot sẽ được đáp ứng các trạng thái đó như khi người dùng đang

điều khiển một phần cơ thể của mình.

Xa hơn trong tương lai chúng ta có thể áp dụng chúng vào thực tiễn, giúp

cho những người tàn tật có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Page 66: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

65 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Xác định khuyết tật hình trụ tròn bên trong các khối bê tông

bằng phương pháp gamma tán xạ ngược

Họ tên: BÙI PHƯƠNG NAM; ĐÀO CHÍ KHƯƠNG

Khoa: Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

Chuyên ngành: Vật lý hạt nhân

Email: [email protected], [email protected]

Thành tích:

Giải Ba cuộc thi học thuật Hóa học và tôi năm học 2012 – 2013

Sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2014 – 2015

Page 67: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

66 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Ngày nay, hầu hết các công trình xây dựng đều được xây dựng bằng bê tông

cốt thép. Các công trình kiến trúc lớn như nhà cao tầng hay những công trình phải

chịu áp lực lớn như cầu vượt sông, cầu vượt đường bộ,... đòi hỏi bê tông phải có độ

bền và khả năng chịu lực tốt. Sự tồn tại các lỗ rỗng hay các vết nứt sẽ làm giảm độ

chịu nén của bê tông, dễ gây vỡ bê tông và tạo điều kiện cho các yếu tố xâm thực

bên ngoài đi vào phía trong ăn mòn cốt thép bên trong. Bê tông mật độ không đúng

theo tiêu chuẩn, có độ rỗng cao cũng sẽ đẩy nhanh quá trình cacbonac hóa gây tổn

hại nghiêm trọng đến cốt thép trong bê tông, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm ở Việt

Nam thì quá trình này càng diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Điều đó ảnh hưởng xấu

đến công trình và thậm chí có thể gây ra tai nạn không mong muốn.

Trong công trình này, chúng tôi sử dụng phương pháp gamma tán xạ để thực

nghiệm trên vật liệu bê tông dạng hình hộp chữ nhật kích thước 40 cm x 20 cm x 10

cm với các lỗ rỗng hình trụ tròn kích thước khác nhau nằm ở các vị trí khác nhau,

sử dụng nguồn phóng xạ 137Cs có hoạt độ 5 mCi, và đầu dò nhấp nháy NaI(Tl) 7,62

cm x 7,62 cm tại góc tán xạ 120o. Bề dày bão hòa của bia bê tông đặc cũng được

ước tính bằng chương trình mô phỏng Monte Carlo để xác định ngưỡng phát hiện

khuyết tật bên trong bia bê tông.

Kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm đã xác định được vị trí các

khuyết tật hình trụ tròn bên trong khối bê tông đồng thời khảo sát khả năng phát

hiện khuyết tật theo kích thước, vị trí các khuyết tật bên trong bia bê tông. Chứng

tỏ sự phụ thuộc của cường độ tán xạ vào mật độ electron bên trong thể tích tán xạ

đối với một hệ đo cố định. Với những kết quả đạt được có thể xem xét khi thiết kế

hệ đo ngoài hiện trường. Từ đó, có thể phát triển một hệ đo tự động nhằm phát hiện

sớm các khuyết tật của các công trình xây dựng đảm bảo an toàn người sử dụng và

tiết kiệm thời gian kiểm tra bảo dưỡng công trình.

Page 68: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

67 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đặc điểm thạch học trầm tích và khả năng chứa dầu khí của

hệ tầng Trà Cú, tuổi Oligocene sớm tại mỏ X, bể Cửu Long

Họ tên: NGUYỄN TIẾN HOÀNG LÂN; NGUYỄN MINH TÀI;

LÊ VĂN SỰ

Khoa: Địa chất

Chuyên ngành: Địa chất dầu khí

Email: [email protected], [email protected],

[email protected]

Thành tích (của Nguyễn Tiến Hoàng Lân): Ủy viên Ban Điều Hành SPE HCMUS

Chapter

Thành tích (của Nguyễn Minh Tài):

Học bổng khuyến khích học kì 2 năm học 2012 – 2013

Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường cho Ban đại diện lớp năm học

2012 – 2013

Ủy viên Ban chấp hành Chi Đoàn 12DCH.

Page 69: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

68 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Tiềm năng dầu khí của bồn trũng Cửu Long cho đến ngày nay được đánh giá

là khá lớn. Số lượng các mỏ dầu khí được phát hiện và đi vào khai thác tiếp tục

tăng dần về số lượng theo thời gian.

Với các tài liệu thu thập thập được trong quá trình kiến tập tại Trung tâm Kỹ

thuật – Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Việt Nam, sinh viên mong muốn

đánh giá được đặc điểm thạch học trầm tích của hệ tầng Trà Cú qua số liệu ba giếng

khoan A, B, C tại mỏ X thuộc Đông Bắc bồn trũng Cửu Long. Các đánh giá của đề

tài dựa trên số liệu địa vật lý giếng khoan, đặc điểm thạch học và vi cổ sinh. Qua

các đánh giá thu được, nhóm sinh viên mong muốn xác định được môi trường trầm

tích và các biến đổi sau trầm tích của hệ tầng Trà Cú tại khu vực mỏ X. Mục đích

cuối cùng nhằm xác định khả năng chứa của các tầng cát kết tại đây.

Các tập cát kết trong khoảng Nội tập E20 – Nóc E20 thường có bề dày lớn,

từ 34 – 50 m và thường được phủ trên bởi các tập bao gồm cát kết và sét kết xen kẽ.

Sự có mặt của các lớp sét kết phủ phía trên đóng vai trò như một tầng chắn mang

tính địa phương, giúp dầu được bảo tồn tốt trong tập cát kết nằm bên dưới.

Do quá trình biến đổi sau trầm tích của đá chỉ mới ở trong giai đoạn đầu và

giữa. Nên đá bị xi măng hóa và nén ép yếu, thêm vào đó là quá trình hòa tan rửa lũa

diễn ra mạnh. Điều đó chứng tỏ tính thông thương của các lỗ rỗng tương đối được

bảo toàn và có phần tăng cường nhờ các lỗ rỗng thứ sinh hình thành từ quá trình rửa

lũa, hoà tan. Do đó, độ rỗng và độ thấm của đá tuy có chịu những ảnh hưởng gây

suy giảm nhưng không lớn.

Dựa vào số liệu phân tích thạch học, ta thấy lỗ rỗng giữa các hạt thường trong

khoảng từ 8,4 – 18%, trung bình khoảng 12,8%. Độ lỗ rỗng thứ sinh thường từ 1,6

– 2,8% và trung bình khoảng 2,1%. Kết quả phân tích thạch học cũng cho thấy, lỗ

rỗng của đá có tính liên thông tốt.

Vì vậy tầng chứa trong khoảng nội tập E20 đến nóc E20 được đánh giá ở

mức trung bình cho tới tốt.

Page 70: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

69 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đặc điểm địa chất, thạch học - khoáng vật và khả năng sử

dụng đá phun trào khu vực Tây Bắc Trắng, Bắc Bình, Bình Thuận

Họ tên: NGUYỄN THỊ HỒNG ÂN

Khoa: Địa chất

Chuyên ngành: Địa chất Khoáng sản

Email: [email protected]

Thành tích:

Điểm trung bình năm học 2014 – 2015: 9,06

Ủy viên BCH Đoàn khoa khoa Địa chất,

BTC cuộc thi Chấn động Pangeae,

Giấy khen cấp trường Hoàn thành tốt công tác Đoàn thanh niên

Page 71: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

70 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Với đà phát triển kinh tế xã hội của các thành phố nói riêng và cả nước nói

chung, tại các đô thị lớn nhiều công trình được xây dựng nhằm đáp ứng sự nghiệp

hiện đại hóa – công nghiệp hóa đất nước. Việc sử dụng đất đá để làm vật liệu xây

dựng và trang trí nội thất là một nhu cầu đòi hỏi cấp thiết. Đá ốp lát tự nhiên là vật

liệu được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng cũng như kiến trúc trang

trí nội ngoại thất, bởi tính bền và thẩm mỹ cao nên chúng ngày càng được nhiều

người ưa chuộng sử dụng. Trong điều kiện hiện nay, ý nghĩa kinh tế của đá tự nhiên

ngày càng tăng, đặc biệt là đá ốp lát; một trong những loại khoáng sản ngày càng

được khai thác với khối lượng lớn. Với tính chất trang trí không những phụ thuộc

vào màu sắc, hoa văn mà còn phụ thuộc vào kích thước và độ bền của chúng; trong

khi đó, nguồn đá tự nhiên là hữu hạn.

Trên cơ sở kế thừa các tài liệu có trước và qua khảo sát thực tế, lấy mẫu, phân

tích mẫu, lập biểu bản, vẽ bản đồ và nghiên cứu. Sinh viên đã nêu được cơ bản về

đặc điểm cấu trúc địa chất, quy mô và đặc điểm phân bố của thân đá phun trào

rhyolit có cấu tạo dòng chảy và kiến trúc spherolit. Trên cơ sở đó, sinh viên đã

khoanh định diện phân bố, đánh giá chất lượng, khả năng sử dụng và triển vọng của

thân đá phun trào này.

Các thành tạo phun trào rhyolit khu vực tây Bàu Trắng có màu sắc xám tro,

nâu phớt hồng cùng cấu tạo dòng chảy với vân hoa cầu tỏa tia spherolit khá đặc biệt

tạo cho đá có tính thẩm mỹ cao cả về màu sắc lẫn hoa văn. Mẫu đánh bóng có độ

bóng lớn hơn 70% và đều trên toàn mẫu với độ cứng trong khoảng 6 đến 7. Đá có

dạng khối rắn chắc, ít bị nứt nẻ. Hàm lượng chất có hại rất thấp và các nguyên tố

kim loại quý, hiếm, phân tán không có khả năng tạo mỏ. Độ an toàn cho sức khỏe

người sử dụng được đảm bảo do hàm lượng sunfua có hại thấp hơn hạn định. Hoạt

độ phóng xạ hầu như không phát hiện. Từ những đặt tính trên đá có thể đáp ứng

được yêu cầu trong xây dựng như: ốp lát, trang trí nội ngoại thất và tạc thành đá mỹ

nghệ.

Với những tính chất, đặc điểm chất lượng mà đề tài nghiên cứu cho thấy được

tiềm năng khai thác các thành tạo phun trào khu vực Tây Bàu Trắng không những

đạt được giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt nhu cầu thẩm mỹ; cần sớm được

đưa vào quy hoạch khai thác hợp lý tránh lãng phí tài nguyên để phục cho nhu cầu

xã hội.

Page 72: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

71 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Đặc điểm chất lượng nước trong mô hình tôm sinh thái xã

Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Họ tên: NGUYỄN THỊ HUẾ CHI

Khoa: Địa chất

Chuyên ngành: Địa chất Môi trường

Email: [email protected]

Thành tích:

Điểm tích lũy 8,00

Giải Khuyến khích Bản lĩnh sinh viên Địa Chất năm 2013

Giải Khuyến khích cuộc thi Chấn động Pangaea lần X năm 2013

Giải Ba cuộc thi Chấn động Pangaea lần XI năm 2014

Tham gia Tiếp sức mùa thi cấp Thành, Giờ Trái Đất Xanh, Green Talk

Page 73: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

72 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Mô hình tôm sú được nuôi trong các kênh xen với các băng rừng ngập mặn

đã được quốc tế công nhận từ năm 2001 tại xã Tam Giang (tỉnh Cà Mau). Đây là

mô hình nuôi tôm duy nhất trên cả nước, được công nhận đạt chuẩn tôm sinh thái

về tiêu chuẩn Naturland (Đức) và xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Vì lẽ đó, người

dân nuôi tôm phải được tập huấn cách nuôi, chọn con giống hết sức kỹ càng. Bên

cạnh những ưu điểm, mô hình này còn phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm: dịch bệnh, chất lượng nước đầu vào chưa được kiểm soát, tình trạng

ô nhiễm trong vùng nuôi chưa được xử lý triệt để. Chính vì thế, nghiên cứu được

thực hiện nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm môi trường nước, làm cơ sở đề xuất các

giải pháp ổn định, nâng cao năng suất tôm trong mô hình tôm sinh thái đồng thời

bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Báo cáo này đánh giá đặc trưng của môi trường nước ao nuôi trong mùa khô

năm 2015 thông qua các phương pháp tiền thực địa (phương pháp điều tra, khảo sát,

thu thập tài liệu), phương pháp thực địa (đo đạc tại hiện trường, thu và bảo quản

mẫu), phương pháp sau thực địa (phân tích mẫu, phương pháp xửa lý thống kê,

phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá chất lượng nước).

Kết quả nghiên cứu tại 8 vuông tôm sinh thái cho thấy nhiệt độ, độ mặn, pH,

độ đục, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ kiềm, độ cứng và COD đều nằm trong giới

hạn cho phép của nước nuôi tôm. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) nhìn chung ở mức

cho phép ngoại trừ tình trạng quá bão hòa oxy (>6,5 mg/l) tại một số điểm có thể

gây ức chế cho tôm nuôi. Hàm lượng các dạng Nitơ (NH4-N, NO2-N, NO3-N) và

Phospho (PO43-) đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước nuôi tôm. H2S, một

khí độc phổ biến trong môi trường rừng ngập mặn có thể gây hại cho tôm cũng

không vượt quá giới hạn cho phép (<0,05 mg/l). Hàm lượng Fe2+ (0,03-0,06 mg/l)

và Fe3+ (0,18-0,54 mg/l) cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Trừ một số

trường hợp có hàm lượng sắt cao và tình trạng quá bão hòa oxy, nhìn chung môi

trường nước trong mô hình tôm sinh thái là tương đối phù hợp cho hoạt động nuôi

tôm.

Page 74: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

73 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ

điện hóa với điện cực sắt hình trụ

Họ tên: LÊ MINH HOÀNG; NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Khoa: Môi trường

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường

Email: [email protected], [email protected]

Thành tích của Lê Minh Hoàng: Sinh viên 5 tốt tiêu biểu nhất trường năm học 2012

– 2013, 2013 – 2014

Thành tích của Nguyễn Thị Phương Thảo:

Sinh viên 5 tốt 2014

Chiến sĩ chiến dịch Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh năm 2012.

Page 75: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

74 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu này nhằm loại mục đích xử lý kim loại nặng có trong nước thải

xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa. Nước thải xi mạ chưa qua xử lý được lấy

từ nhà máy xi mạ với nồng độ cao các kim loại Crom, Niken, Kẽm, Đồng (riêng với

Crom, nồng độ lên đến 350 ppm).

Mô hình bể thí nghiệm có thể tích 2L. Điện cực sắt hình trụ được sử dụng

trong thí nghiệm, quá trình vận hành được sục khí oxy nguyên chất 99% nhằm tăng

hiệu quả xử lý. Kết quả cho thấy rằng pH, cường độ dòng điện, và thời gian xử lý

ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý của phương pháp keo tụ điện hoá. Hiệu suất xử

lý đạt hơn 99,9% đối với tất cả các kim loại nặng trong nước thải khi vận hành mô

hình với mật độ dòng điện 9,4 mA/cm2, thời gian 30 phút tại pH dung dịch 5.

Kết quả tối ưu bằng RSM gần như tương đương với kết quả tối ưu bằng thực

nghiệm với mật độ dòng điện 8,79 mA/cm2, thời gian xử lý 30,01 phút và pH 4,95.

Ngoài ra, phương pháp này có khả năng xử lý tốt kim loại nặng ở nhiều khoảng

nồng độ. Điện cực trong quá trình sử dụng bị ăn mòn không đáng kể qua khảo sát

quét thế tuần hoàn.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Với hiệu quả

xử lý cao, cách vận hành đơn giản, không cần tiêu tốn hóa chất, lượng điện tiêu thụ

chỉ 10 kWh/m3, đây là phương pháp triển vọng có thể áp dụng trong việc xử lý nước

thải xi mạ trong thực tế.

Page 76: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

75 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Ứng dụng viễn thám và cơ sở dữ liệu không gian trong việc

lưu trữ và thành lập bản đồ sinh khối/ CO2 hấp thụ tại rừng ngập

mặn Cần Giờ

Họ tên: TRẦN NHỮ PHƯƠNG

Khoa: Môi trường

Chuyên ngành: Tin học Môi trường

Email: [email protected]

Thành tích:

Điểm trung bình năm học 2014 – 2015: 9,09

Điểm rèn luyện năm học 2014 – 2015: 94

Giải Nhì cuộc thi học thuật Sống Xanh năm 2013

Giải Ba cuộc thi học thuật Sống Xanh năm 2014

Giải Ba cuộc thi Môi Trường và Con Người năm 2014

Tình nguyện viên Giờ Trái Đất Xanh năm 2015

Page 77: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

76 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn biến rõ rệt với tần

suất ngày càng thường xuyên hơn. Điều đó khiến cho các vấn đề liên quan đến biến

đổi khí hậu luôn là chủ đề nóng bỏng và thu hút được nhiều sự quan tâm. Một trong

những cách giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu đó là việc thực hiện dự án UN-

REDD và REDD+ nhằm giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng.

Để thực hiện UN-REDD và REDD+ cần có dữ liệu và thông tin đầy đủ về

trữ lượng carbon rừng. Nhờ tác dụng thu nhận phổ phản xạ của các đối tượng trên

mặt đất, đặc biệt là thực vật, viễn thám đang là công nghệ hàng đầu có khả năng

nhận dạng, ước tính các đặc điểm thực vật như sinh khối (SK) và hàm lượng CO2

hấp thụ.

Tuy nhiên, công nghệ viễn thám ngày càng phát triển với những sản phẩm

mới luôn đòi hỏi bộ dữ liệu và khả năng lưu trữ ảnh rất lớn. Chính vì vậy, việc lưu

trữ, sử dụng và phân tích ảnh viễn thám dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu không gian

(CSDLKG) là điều cần được quan tâm nghiên cứu.

Từ những lý do trên, nghiên cứu được thực hiện với mục đích: (1) khảo sát

mức độ tương quan giữa lượng SK và CO2 hấp thụ của rừng trồng với các chỉ số

thực vật từ ảnh Landsat 8 gồm chỉ số NDVI (Normalized Difference Vegetation

Index) và RVI (Ratio Vegetation Index) (2) xây dựng bản đồ SK và CO2 hấp thụ

cho rừng ngập mặn Cần Giờ. (3) Xây dựng CSDL không gian về SK và trữ lượng

CO2 hấp thụ cho tất cả các tiểu khu tại rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm phục vụ cho

tra cứu, giám sát và điều tra rừng một cách đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm tài

nguyên thông tin.

Với những mục đích đó, nghiên cứu đã chọn được phương trình tương quan

giữa chỉ số thực vật NDVI với SK và CO2 hấp thụ để thành lập bản đồ SK và CO2

hấp thụ tại Cần Giờ. SK trung bình của tiểu khu 10A đạt mức 419,78 (tấn/ha), CO2

hấp thụ đạt 879.4 (tấn/ha). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xây dựng được tỉ lệ

nén ảnh viễn thám Landsat 8 vào hệ quản trị CSDLKG PostgreSQL là 50 x 50 cùng

với những cấu trúc truy vấn trên những kênh ảnh cần thiết để tính toán SK.

Page 78: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

77 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Điều chế nano bạc với tác nhân khử từ dịch chiết lá trà nhằm

tổng hợp composite TiO2/Ag ứng dụng trong nhựa diệt khuẩn

Họ tên: NGUYỄN NGỌC ÁNH PHƯỢNG

Khoa: Khoa học Vật liệu

Chuyên ngành: Vật liệu Từ và Y sinh

Email: [email protected]

Thành tích:

Điểm trung bình tích lũy 8,33

Điểm khóa luận tốt nghiệp: 9,5

Sinh viên 5 tốt cấp Đại học Quốc gia năm 2012

Sinh viên 5 tốt tiêu biểu cấp trường năm 2012, 2013, 2014

Giấy khen Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên “Đạt thành

tích xuất sắc trong chiến dịch tình nguyện Tiếp sức mùa thi năm 2012” của.

Giấy khen Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên “Hoàn thành

xuất sắc Ban đại diện lớp năm học 2012 – 2013”

Giấy khen Hội sinh viên Thành phố “Hoàn thành tốt công tác Hội và

phong trào sinh viên Thành phố năm học 2013 – 2014”

Page 79: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

78 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Giấy khen Ban cán sự Đoàn Đại học Quốc gia TP. HCM “Đã có thành

tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đại học Quốc gia –

Hồ Chí Minh năm học 2013 – 2014”

Danh hiệu “Chiến sĩ làm theo lời Bác” Mùa hè xanh năm 2014

Tóm tắt đề tài:

Chúng tôi tiến hành tổng hợp dung dịch nano bạc với tiền chất là bạc nitrat

và tác nhân khử là dịch chiết lá trà. Đồng thời, chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của

tỉ lệ các chất phản ứng để tìm ra điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp. Sản phẩm

được đánh giá qua phân tích ảnh TEM, XRD và phổ UV-Vis. Hạt nano bạc có kích

thước trung bình khoảng 13nm.

Hạt nano được tổng hợp vào vật liệu nền TiO2 dạng cầu và dạng ống. Qua

phân tích ảnh TEM cho thấy hạt nano bạc đã gắn trên bề mặt các hạt cầu và ống

TiO2. Sau đó chúng tôi tiến hành phối trộn composite TiO2/Ag vào pha nền nhựa

polypropylene. Sản phẩm được thử nghiệm diệt khuẩn trên hai đối tượng vi khuẩn

E. coli và S. aureus. Khả năng diệt khuẩn cao với độ diệt khuẩn 92.22% đối với E.

coli và 59.37% đối với vi khuẩn S. aureus chứng tỏ vật liệu PP/TiO2/Ag là vật liệu

tiềm năng cho ứng dụng diệt khuẩn thân thiện với con người và môi trường.

Page 80: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

79 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Tăng độ nhạy cho cảm biến E - DNA bằng đầu dò được thiết

kế theo cơ chế signal-on

Họ tên: NGUYỄN NGỌC ANH THƯ

Khoa: Khoa học Vật liệu

Chuyên ngành: Vật liệu Từ và Y sinh

Email: [email protected]

Thành tích:

Sinh viên 5 tốt cấp trường năm 2014

Điểm học trung bình tích lũy 7,75

Giấy khen Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên “Đạt thành

tích xuất sắc trong chiến dịch tình nguyện Tiếp sức mùa thi năm 2012”

Giấy khen Hội sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên “Hoàn thành

tốt công tác Hội và phong trào sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm

học 2012 – 2013”

Chiến sĩ Giỏi Mùa hè xanh năm 2014

Page 81: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

80 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Với mục tiêu tăng độ nhạy cho cảm biến điện hóa DNA nhằm phát hiện chỉ

tố sinh học dạng cytokine Iterleukin-8 (một trong các chỉ tố sinh học của bệnh ung

thư hốc miệng). Chúng tôi tiến hành thiết kế đầu dò có cấu trúc hairpin, gắn lên bề

mặt điện cực vàng có cấu trúc nanowire của cảm biến điện hóa. Nhằm phát hiện

mục tiêu là sản phẩm của phản ứng phiên mã ngược RT-PCR từ mRNA của

Iterleukin-8 của mẫu bệnh phẩm bệnh nhân ung thư hốc miệng. Đầu dò được gắn

trên bề mặt điện cực vàng (Au).

Cấu trúc đầu dò haripin là một cấu trúc đặc biệt, hoạt động theo cơ chế tín

hiệu thay đổi signal-on. Cấu trúc đầu dò ban đầu không cho phép sự trao đổi điện

tử giữa phân tử tín hiệu với bề mặt điện cực, tuy nhiên khi có sự lai hóa với mục

tiêu giữa đầu dò và mục tiêu thì cấu trúc đầu dò ban đầu sẽ bị phá hủy, làm cho phân

tử tín hiệu tự do trao đổi điện tử với bề mặt điện cực dẫn đến tín hiệu điện hóa thu

được tăng lên. Dựa vào sự thay đổi tín hiệu điện hóa thu được từ quá trình điện hóa

để xác định sự tồn tại của mục tiêu trong dung dịch mẫu.

Để biết được hiệu quả gắn đầu dò lên bề mặt điện cực vàng, cũng như khảo

sát giới hạn phát hiện của cảm biến E-DNA, kỹ thuật đo điện hóa được sử dụng là

phương pháp quét thế vòng tuần hoàn CV (Cyclic Voltammetry) trong dung dịch

K3(FeCN)6.

Tiến hành khảo sát CV trước khi lai hóa và sau khi lai hóa với các nồng độ

mục tiêu khác nhau để sát định hiệu quả lai hóa và giới hạn phát hiện của cảm biến

khảo sát. Kết quả cho thấy với đầu dò hairpin hoạt động theo cơ chế tín hiệu thay

đổi signal-on cảm biến đạt được giới hạn phát hiện là 25pM.

Với giới hạn phát hiện là 25pM, cho thấy cảm biến E-DNA có đầu dò hoạt

động theo cơ chế signal-on có độ nhạy tăng đáng kể so giới hạn phát hiện 200pM

của cảm biến E-DNA sử dụng đầu dò stem-loop hoạt động theo cơ chế thay đổi tín

hiệu signal-off.

Page 82: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

81 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

tổng hợp nano bạc dạng lăng trụ tam giác

Họ tên: TRẦN MAI THOA

Khoa: Khoa học Vật liệu

Chuyên ngành:

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong đề tài này, chúng tôi trình bày về qui trình tổng hợp nano bạc dang

lăng trụ tam giác bằng phương pháp khử hóa học từ tiền chất bạc nitrate (AgNO3)

với chất khử sodium borohydrite (NaBH4).

Theo hướng nghiên cứu này các hạt nano bạc sẽ được tạo ra trong dưới tác

dụng chất khử được làm lạnh, cùng với các thành phần tham gia hydrogen peroxide

(H2O2), trisodium citrate (Na3C6H5O7) góp phần hình thành nên hình dạng lăng trụ.

Trong suốt quá trình phản ứng xảy ra, hình dạng các hạt nano luôn có sự thay

đổi, để đạt được hiệu quả, chúng tôi đồng thời khảo sát khả năng kiểm soát kích

thước thông qua ảnh hưởng chất tham gia khi thay đổi nồng độ, đồng thời thực hiện

phương pháp quang hóa góp phần chuyển đổi hạt nano dạng cầu sang hình dạng

lăng trụ. Phương pháp quang hóa phụ thuộc chủ yếu vào thời gian chiếu sáng, nguồn

sáng sử dụng, chính ánh sáng giúp kiểm soát tốt hình dạng.

Dựa trên cơ sở lý thuyết song song với thực nghiệm chúng tôi tiến hành khá

thành công, trong việc quan sát, đưa ra cùng nhận định với nhiều nhóm tác giả trước

đó. Những kết quả chúng tôi đạt được giúp định hướng khả năng diệt khuẩn hiệu

quả hơn.

Page 83: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

82 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Khảo sát sự ảnh hưởng của khí H2 lên việc tăng độ linh động

điện từ trong màng mỏng ZnO : Al được chế tạo bằng phương pháp

Magnetron DC

Họ tên: NGUYỄN DUY KHÁNH

Khoa: Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

Chuyên ngành: Vật lý Ứng dụng

Email: [email protected]

Page 84: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

83 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Màng mỏng ZnO đồng pha tạp nhôm (Al) và hyđrô (H2) được chế tạo bằng

phương pháp phún xạ Magnetron DC từ bia gốm AZO (0.75 wt% Al2O3) trên đế

thủy tinh trong môi trường hỗn hợp khí Argon và Hyđrô nhằm tạo ra màng cho độ

linh động điện tử cao trong khi vẫn duy trì nồng độ hạt tải ở một giá trị phù hợp và

khi đó màng tạo thành sẽ cho điện trở suất thấp đồng thời có độ truyền qua cao trong

vùng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại gần.

Trong đề tài này, màng mỏng AZO pha tạp H2 được chế tạo ở những nhiệt

độ đế khác nhau, từ nhiệt độ phòng đến 3000C đồng thời với sự thay đổi tỷ lệ phần

trăm áp suất riêng phần khí Hyđrô đưa vào trong hỗn hợp khí phún xạ Argon và

Hyđrô [H2/(H2 + Ar)] từ 0% đến 6.81%. Sau khi chế tạo màng, tất cả các mẫu được

tiến hành đo các thông số tính chất điện bằng phép đo Hall, đo độ truyền qua trong

vùng khả kiến và hồng ngoại gần,…

Kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm cho thấy, khi tăng tỷ lệ phần trăm

áp suất riêng phần khí H2 thì độ linh động tăng đến một giá trị cực đại rồi giảm; cụ

thể là mẫu AZH3 ở nhiệt độ đế 2000C, tại tỷ lệ khí H2 là 1.7% cho giá trị độ linh

động cao nhất μ = 60.2 cm2/Vs, tương ứng với nồng độ hạt tải n = 4.1x1020 cm-3,

điện trở suất ρ = 2.5x10-4 Ωcm, điện trở mặt RS = 2.5 Ω/ và độ truyền qua trung

bình trong vùng từ khả kiến đến hồng ngoại gần là trên 80%. Điều này có thể được

giải thích là do H2 đưa vào thụ động hóa các sai hỏng, làm giảm các bẫy điện tử,

chính vì thế làm tăng độ linh động điện tử trong màng, để màng tạo ra vừa có điện

trở suất thấp vừa có độ truyền qua cao trong vùng từ khả kiến đến hồng ngoại gần.

Như vậy, việc chế tạo màng có độ linh động điện tử cao góp phần làm giảm

điện trở suất, tăng độ truyền qua, điều này đóng vai trò rất quan trọng trong các thiết

bị quang điện tử, đặc biệt giúp cải thiện hiệu suất khi ứng dụng làm điện cực trong

suốt trong pin mặt trời.

Page 85: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

84 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Đề tài: Chế tạo ống nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt, khảo

sát ảnh hưởng của quá trình xử lý sau thủy nhiệt lên cấu trúc hình

thái, tính chất quang xúc tác của ống nano TiO2 và nghiên cứu chế

tạo ống nano TiO2 biến tính Ag bằng phương pháp thủy nhiệt kết

hợp với phương pháp quang khử

Họ tên: TRẦN NGỌC PHƯƠNG UYÊN; LẠI THỊNH VƯỢNG

Khoa: Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

Chuyên ngành: Vật lý Ứng dụng

Email: [email protected], [email protected]

Page 86: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

85 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu chế tạo vật liệu ống nano TiO2 có khả năng quang xúc tác dưới

ánh sáng Mặt trời để mở rộng phạm vi ứng dụng về quang xúc tác xử lý chất hữu

cơ trong nước.

Cấu trúc ống nano TiO2 (TNTs) được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt

trong dung môi NaOH, đồng thời sử dụng nhiều phương pháp loại bỏ tạp chất trong

mẫu sau khi thủy nhiệt khác nhau để sản phẩm tạo thành có độ tinh khiết cao nhất,

sau đó mẫu chế tạo với độ tinh khiết được lựa chọn để biến tính Ag bằng phương

pháp quang khử tạo thành các ống nano Ag-TNTs.

Cấu trúc, hình thái, thành phần hóa học, khả năng quang xúc tác của ống

nano TiO2 biến tính Ag (Ag-TNTs) và ống nano TiO2 được xác định bởi giản đồ

nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phổ tán sắc năng

lượng tia X (EDX) và phổ hấp thụ của dung dịch Methylene blue (MB). Kết quả

nhận được từ ảnh TEM cho thấy, ống nano Ag-TiO2 có độ dài khá đồng đều với các

hạt nano Ag bám trên thành ống, đồng thời xuất hiện đỉnh phổ đặc trưng Ag bên

cạnh pha anatase của TiO2 khi phân tích giản đồ XRD, đồng thời giản đổ XRD cũng

cho thấy với các phương pháp rửa loại bỏ tạp chất khác nhau cho thấy sự khác nhau

về nồng độ tạp chất còn lại trong các mẫu tạo thành.

Kết quả cho thấy khi xử lý mẫu sau thủy nhiệt với axit cho lượng tạp chất

thấp hơn là khi chỉ dùng với nước DI. So sánh khả năng quang xúc tác của Ag-TNTs

với ống TNTs cho thấy, khả năng phân hủy dung dịch MB của Ag-TNTs không cao

so với TNTs khi được chiếu dưới điều kiện ánh sáng UVA, tuy nhiên trong vùng

ánh sáng khả kiến, kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng quang xúc tác của ống

Ag-TNTs cao hơn rất nhiều so với ống TNTs chưa được biến tính Ag.

Từ đó cho thấy quá trình xử lý sau thùy nhiệt ảnh hưởng đến lượng tạp chất

trong TNTs (cụ thể là khi xử lý sau thủy nhiệt với axit cho TNTs có lượng tạp chất

khi xử lý chỉ với nước cất), và TNTs biến tính Ag cải thiện khả năng quang xúc tác

trong điều kiện ánh sáng khả kiến so với TNTs.

Page 87: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

86 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015

CHƯƠNG TRÌNH

“Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” – Năm 2016

I. Mục đích

Nhằm phát hiện, kích thích bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa

học công nghệ, qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực

tiễn của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của

mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng

đường và thực tiễn đời sống.

Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp ĐHQG, thành

phố và cấp Quốc gia.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện

1. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” năm 2016

Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học

sinh trường PTNK có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể

không quá 03 sinh viên)

Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả có ý tưởng khoa học hay một kế

hoạch kinh doanh liên quan đến các ngành học được đào tạo trong trường. Đăng ký tham

gia vòng loại theo một trong hai hình thức: nộp bản trình bày ý tưởng (không quá 10 trang

A4); đăng ký ý tưởng tại địa chỉ http://doantn.hcmus.edu.vn/S-IDEAS và trình bày trực

tiếp tại “Sàn ý tưởng”. Ý tưởng được chọn vào vòng chung kết sẽ được tiếp tục phát triển

và trình bày trước hội đồng khoa học.

Page 88: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

87 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Tiêu chí đánh giá:

Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); Tính thực tiễn và khả thi (30%),

Có cơ sở khoa học (30%).

Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%); Tính thực tiễn và khả thi

(30%); Có đề xuất phương pháp thực hiện khoa học (20%); Hình thức trình bày

(10%).

Tiến độ thực hiện:

Sàn ý tưởng đợt I: tháng 11/2015.

Sàn ý tưởng đợt II: tháng 12/2015.

Sàn ý tưởng đợt III: tháng 3/2016.

Sàn ý tưởng đợt IV: tháng 4/2016.

Hạn chót nộp bài viết ý tưởng: 04/4/2016.

Thành lập các hội đồng chấm vòng loại theo từng lĩnh vực: 04/4/2016 –

15/4/2016.

Chung kết và trao giải: tháng 05/2016.

Giải thương:

Giải Đặc biệt: 4.000.000đ/giải và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường

Giải nhất: 2.000.000 đồng/giải và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường

Giải nhì: 1.500.000 đồng/giải và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường

Giải ba: 1.000.000 đồng/giải và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường

Giải ý tưởng khởi nghiệp: 2.000.000 đồng/giải

2. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2015

Đối tượng tham dự: Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo

chính quy (ĐH, CĐ), hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức: cá nhân

hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên)

Lĩnh vực nghiên cứu: đăng ký tham gia một trong 09 lĩnh vực: Sinh học – Công

nghệ Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý – Vật lý Kỹ thuật, Điện tử

viễn thông, Môi trường, Toán học, Khoa học vật liệu, Địa chất.

Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có

kết quả hoàn chỉnh và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ Giải

Page 89: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

88 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

thưởng SV NCKH 2016”). Các công trình được đánh giá cao sẽ tiếp tục tham gia vào vòng

chung kết và báo cáo trước Hội đồng khoa học theo từng lĩnh vực.

Thời hạn tham gia:

Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 15/8/2016

Chấm vòng loại: 03/9/2016 – 21/9/2016

Báo cáo vòng chung kết: 07 – 10/10/2016

Thời gian công bố kết quả: tháng 11/2016

Cơ cấu giải thương: gồm giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích và giấy khen của Hiệu

trưởng Nhà trường với các mức thưởng lần lượt: 3.000.000đ, 2.000.000đ, 1.500.000đ,

1.000.000đ. Số lượng giải tùy thuộc vào số lượng và chất lượng đề tài theo từng lĩnh vực.

3. Học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học”

Đối với sinh viên đang thực hiện công trình nghiên cứu khoa học:

Số lượng: 05 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.

Thời gian trao học bổng: tháng 5/2016.

Yêu cầu: Có giấy xác nhận đang thực hiện nghiên cứu khoa học. Có hoàn

cảnh gia đình khó khăn. Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, các hoạt

động học thuật của khoa, trường.

Đối với sinh viên tham gia cuộc thi “Ý tương Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS”:

Số lượng: 04 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.

Thời gian trao học bổng: tháng 11/2016.

Yêu cầu: Là thí sinh tham gia cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S –

IDEAS”. Có đề cương chi tiết về việc triển khai thực hiện ý tưởng. Đề cương

chi tiết sẽ do hội đồng khoa học thẩm định.

4. Chuỗi hoạt động “Đồng hành cùng sinh viên học tốt – tích cực NCKH”

Tổ chức các buổi tập huấn phương pháp học tập hiệu quả bậc đại học, phương pháp

phát triển ý tưởng khoa học cho sinh viên, phương pháp NCKH các kỹ năng cần thiết trong

quá trình học tập và NCKH của sinh viên, phương pháp kỹ năng khởi nghiệp trong Sinh

viên.

Page 90: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

89 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Phối hợp với CLB ĐHQG-HCM tổ chức khóa đào tạo Kỹ năng làm việc theo

phương pháp Smart Learning cho sinh viên.

III. Biện pháp thực hiện

Tổ chức lễ phát động và triển khai chương trình, thể lệ giải thưởng đến sinh viên

thông qua các khoa, Đoàn cơ sở; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng

Sáng tạo Sinh viên S – IDEAS” – Năm 2016 và Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa

học” – Năm 2016.

Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham gia giải thưởng SV NCKH các cấp cao hơn.

Thành lập thư viện đề tài nghiên cứu khoa học và ý tưởng sáng tạo sinh viên; thành

lập góc trao đổi kinh nghiệm trên website Đoàn trường. Hỗ trợ các Đoàn cơ sở chủ động

tổ chức các lớp kỹ năng về phương pháp nghiên cứu khoa học.

Thường xuyên triển lãm, giới thiệu các đề tài, ý tưởng đạt giải cao trong chương

trình đến các bạn sinh viên; chủ động tìm nguồn học bổng hỗ trợ, khuyến khích niềm say

mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để giới thiệu, hỗ trợ các tác giả triển khai thực

hiện ý tưởng, đề tài.

IV. Thành lập Ban tổ chức chương trình:

1. PGS.TS. Châu Văn Tạo Phó Hiệu trưởng nhà trường Trưởng ban

2. CN. Trần Vũ Phó Bí thư Đoàn trường Phó ban TT

3. TS. Lâm Quang Vinh Trưởng phòng KHCN Phó ban

4. Th.S Nguyễn Hữu Trương Bí thư Đoàn khối CBT Thành viên TT

5. Lê Ngụy Hoàng Linh UVTV Đoàn trường Thành viên

6. Lê Tấn Lực UVBTK Hội Sinh viên trường Thành viên

7. Th.S Ngô Chánh Đức Phó Bí thư Đoàn khối CBT Thành viên

8. Nguyễn Vũ Linh Bí thư Chi đoàn CBT ĐTVT Thành viên

9. Trịnh Mỹ Lan Chuyên trách Đoàn Thành viên

Page 91: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

90 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

V. Tiến độ thực hiện

25/10/2015: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trường

29/10/2015: triển khai trong Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2015

01/12/2015 – 05/5/2016: tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên” năm 2016

15/8/2016 – 11/2016: tổ chức Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm

2016

Tháng 11/2016: tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2016, trao

học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học” năm 2016.

22/11/2016: họp rút kinh nghiệm.

Nơi nhận:

BGH nhà trường (báo cáo);

Phòng KHCN (thực hiện);

Đoàn trường (thực hiện);

Lưu.

TM. BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

TRƯỞNG BAN

PGS.TS. Châu Văn Tạo

(Phó Hiệu trưởng)

Page 92: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

91 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Chú thích:

1. Fanpage Tự nhiên học

2. Hội nghị tổng kết Chương trình Sinh

viên Nghiên cứu Khoa học năm 2014

3. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu

Khoa học Euréka cấp thành năm 2014

4. Lớp phương pháp Tư duy Sáng tạo

5. Sàn ý tưởng

6. Gameshow “Tự nhiên học”

Page 93: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015

92 KỶ YẾU CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2015

Chú thích:

7. Chợ phiên khoa học

8. 9. 10. Chung kết cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-Ideas” năm 2015

10. Lớp phương pháp Nghiên cứu Khoa học

11. Vòng chung kết “Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” năm 2015

Page 94: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học năm 2015