229
Mây rực rỡ huy hoàng như thần hiện Từ Long Hương lộng lẫy đến Cù Mi Vượt Tà Zôn ngã sóng bạc Cà Ty Và dừng lại Phan Thiết thành, Bình Thuận Để lắng nghe bài ca mừng Ngân Khánh Ngày lịch sử của Giáo Phận thân yêu …………. Ởnơi đây ơn Chúa đọng thật nhiều Thánh Gía mọc trên xương rồng cát trắng Ở nơi đây lắm vàng rơi ngọc rụng Mẹ Thiên Chúa tuôn xuống mỗi ngày đêm Trong tiếng khóc vẫn đẹp tiếng đàn êm

KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Mây rực rỡ huy hoàng như thần hiệnTừ Long Hương lộng lẫy đến Cù MiVượt Tà Zôn ngã sóng bạc Cà TyVà dừng lại Phan Thiết thành, Bình ThuậnĐể lắng nghe bài ca mừng Ngân KhánhNgày lịch sử của Giáo Phận thân yêu………….Ởnơi đây ơn Chúa đọng thật nhiềuThánh Gía mọc trên xương rồng cát trắngỞ nơi đây lắm vàng rơi ngọc rụngMẹ Thiên Chúa tuôn xuống mỗi ngày đêmTrong tiếng khóc vẫn đẹp tiếng đàn êmVì nguồn sống dạt dào từ Đức Mến…………Phan Thiết thành, một biển trời lưu luyếnChuông Tin Mừng sáng tối mãi ngân ngaĐẹp Quê Hương, Giáo Hội Chúa an hòaLà mùa xuân của Thiên Niên kỷ mới.…………

Xuân Ly Băng

Page 2: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

2

1. Các văn kiện Tòa Thánh032. Lời của Đức Giám Mục063. Tiểu sử Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi104. Một thoáng lịch sử Giáo Phận Phan Thiết 115. Cơ cấu tổ chức nhân sự196. Linh Mục Đoàn của Giáo Phận217. Chủng Viện giáo phận Phan Thiết 278. Các Giáo Hạt và Các Giáo Xứ289. Giáo Hạt Bắc Tuy

(do lm. Giuse Trần Đức Dậu biên tập)28

10. Giáo Hạt Phan Thiết (do lm. Anrê Lương Vĩnh Phú biên tập)

4011. Giáo Hạt Hàm Thuận Nam

(do lm. Fx. Đinh Tiên Đường biên tập)70

12. Giáo Hạt Hàm Tân (do lm. Pet. Hoàng Vĩnh Linh biên tập)

8813. Giáo Hạt Đức Tánh

(do lm.Pet Nguyễn Thiên Cung biên tập)124

14. Các Giáo họ trong giáo phận 14015. Các Hội Dòng trong Giáo Phận15616. Các Đoàn thể trong Giáo phận163

1. Các văn kiện Tòa Thánh032. Lời của Đức Giám Mục063. Tiểu sử Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi104. Một thoáng lịch sử Giáo Phận Phan Thiết 115. Cơ cấu tổ chức nhân sự196. Linh Mục Đoàn của Giáo Phận217. Chủng Viện giáo phận Phan Thiết 278. Các Giáo Hạt và Các Giáo Xứ289. Giáo Hạt Bắc Tuy

(do lm. Giuse Trần Đức Dậu biên tập)28

10. Giáo Hạt Phan Thiết (do lm. Anrê Lương Vĩnh Phú biên tập)

4011. Giáo Hạt Hàm Thuận Nam

(do lm. Fx. Đinh Tiên Đường biên tập)70

12. Giáo Hạt Hàm Tân (do lm. Pet. Hoàng Vĩnh Linh biên tập)

8813. Giáo Hạt Đức Tánh

(do lm.Pet Nguyễn Thiên Cung biên tập)124

14. Các Giáo họ trong giáo phận 14015. Các Hội Dòng trong Giáo Phận15616. Các Đoàn thể trong Giáo phận163

Page 3: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

3

lieân quan ñeán

Prot. N. 1538/75

THÁNH BỘ PHÚC ÂM HÓA CÁC DÂN TỘC

QUYẾT ĐỊNH

Đức cha Phao lô Nguyên Văn Hòa, Giám mục được chọn Giáo Phận Phan Thiết bị cản trở không đến nhận chức giáo phận mới được, Thánh Bộ Phúc âm Hóa Các Dân Tộc hoặc Truyền Bá Phúc âm. Với nguyện vọng cung cấp sự chăm sóc thiêng liêng cho giáo phận này, và sau khi được sự đồng tình của Đức Cha Henri Lemaitre, Tổng Giám mục Hiệu tòa Tungeren, và khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, chiếu những năng quyền được Đức Thánh Cha PHAOLÔ VI, do Chúa Quan Phòng đặt làm Giáo Hoàng ban cho.

Quyết định nàyĐề bạt và bổ nhiệm

Đức Cha Nicolas HUỲNH VĂN NGHI,Giám mục Hiệu tòa SELSEA

Làm Giám Quản Tông Tòa - trực thuộc Tòa Thánh - với mọi nghĩa vụ, quyền lợi, năng quyền và đặc ân dành cho Giám Mục Chính Tòa, theo quy định của Bộ Giáo Luật và chỉ thị riêng của Thánh Bộ này.

Làm tại Roma,cạnh Trụ sở của Thánh Bộ Phúc âm Hóa Các Dân Tộchay Truyền Bá Đức Tin, ngày 29 tháng 03 năm 1975.

Hồng Y Agnelo RossiTổng Trưởng

Page 4: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

4

TÔNG SẮC THÀNH LẬP GIÁO PHẬN PHAN THIẾTCỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAOLÔ VI

ngày 30.01.1975

PHAOLÔ, Giám Mục, Tôi tớ các tôi tớ Chúa.Để ghi nhớ muôn đời - theo sự khôn ngoan và ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa,

được đặt làm đầu Giáo Hội, Giáo Hội mà Đức Kitô đã cứu chuộc nhờ Máu của Người (Cv. 20,28).

Nơi Người, Ta đặt mọi sự cần mẫn, lòng nhiệt thành và sự lo lắng để phục vụ lợi ích và quyền lợi của Giáo Hội đó. Được huy động và thúc đẩy mạnh mẽ không những bởi Lời của Đấng Cứu Thế nói với Phêrô “Hãy chăn các chiên con,... chăn các chiên mẹ của Ta”(Ga 21,15-17), mà còn bởi mẫu gương nhân đức của chính Người là Thầy và bởi các thánh Tông đồ cho đàn chiên, những Đấng mà Ta đang cố gắng hết sức dõi theo ánh sáng.

Vì thế, khi các hiền huynh đáng kính của Ta là các Hồng Y đứng đầu Thánh Bộ Phúc âm Hóa Các Dân Tộc. Sau khi đã tham khảo ý kiến của hiền huynh đáng mến của Ta, là Đức Cha Henri Lemaitre, Tổng Giám mục Hiệu tòa Tongeren và là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Cộng Hòa Việt Nam, cũng như các Giám mục Bản Quyền liên hệ, khi các ngài nghĩ là có thể thiết lập một giáo phận mới trên một lãnh thổ rút ra từ Giáo Phận Nha Trang.

Ta, sau khi xem xét cẩn thận vấn đề, nay Ta quyết định và truyền dạy cắt một phần đất phía nam, thuộc Giáo Phận Nha Trang bao gồm tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận - với hai tỉnh đó - Ta thiết lập một giáo phận mới, được mang tên thành phố chính là lãnh thổ Phan Thiết và thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn - ngôi Tòa đặt trong Nhà Thờ Chính thuộc thành phố nầy, với những quyền lợi được liên hệ.

Những điều khác liên quan đến tài nguyên của giáo phận, đến việc quản trị và điều hành, đến việc chọn Vị nhiếp chính khi trống ngôi và những việc khác, cứ chiếu quy định của Bộ Giáo Luật.

Còn Ban Kinh Sĩ, nếu trong hoàn cảnh hiện nay không thiết lập được, thì nên thay thế bằng việc cho một Ban Tư Vấn, để các ngài sẽ giúp đỡ Giám mục bằng lòng cố vấn và hành động. Hơn nữa, những điều Ta truyền dạy, Hiền Huynh đánh kính của Ta là Đức Cha Henri Lemaitre, sẽ đưa ra thực hành, hoặc do người được ủy quyền, với những năng quyền cần thiết.

Tông Thư nầy có giá trị bây giờ, hoặc sau nầy, bất chấp những gì nghịch lại.

Làm tại Roma, cạnh Tòa Thánh Phêrô,Ngày 30 tháng 01 năm 1975,

Năm thứ hai của Triều đại Ta.

Hoàng Y Gian Villot Quốc Vụ Khanh

Hoàng Y Agnelo RossiTổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm Hóa Các Dân Tộc

Page 5: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

5

TÔNG SẮC BỔ NHIỆM

ĐỨC CHA NICOLAS HUỲNH VĂN NGHI

GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

GIOAN PHAOLÔ GIÁM MỤC, TÔI TỚ CỦA CÁC TÔI TỚ CHÚA

Thân gởi Hiền đệ khả kính Nicolas HUỲNH VĂN NGHI, Giám mục Hiệu tòa SELSEA, tới nay là Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết, nay được cử làm Giám Mục Chính Tòa tiên khởi Giáo phận này : lời chào và Phép lành Tòa Thánh.

Hiền đệ khả kính, Giáo Phận Phan Thiết được thành lập mới đây, sau gần 5 năm được Vị Giám Quản Tông Tòa, tức là Hiền đệ, quản trị một cách hữu ích và hiệu năng, hôm nay đã đáng có Vị Chủ chăn tiên khởi riêng và Vị Giám mục bền vững, để từ nay ngài chuyên tâm xây dựng, dạy dỗ và khôn khéo phát triển đoàn chiên yêu quí đó, vì danh dự và sự thịnh vượng của toàn thể Hội Thánh. Vì vậy, bởi Hiền đệ đến nay đã điều khiển các công việc mục vụ trong giáo phận bằng một bàn tay khéo léo như thế, nên Ta không ngần nhại, tin tưởng trao cho Hiền đệ trọn quyền cai quản giáo phận ấy. Do đó, chấp thuận ý kiến của Thánh Bộ Phúc âm Hoá Các Dân Tộc, Ta định giải tỏa cho Hiền đệ mọi ràng buộc đối với Hiệu Tòa SELSEA cùng các nhiệm vụ của vị Giám Quản Tông Tòa, và lấy quyền Giáo Hoàng của Ta mà đặt Hiền đệ làm Giám mục Phan Thiết, đồng thời ban cho Hiền đệ mọi năng quyền và trao cho Hiền đệ mọi nhiệm vụ gắn liền với chức vụ ấy.

Tuy Hiền đệ không cần phải đọc lại Bản Tuyên xưng Đức Tin, nhưng Ta muốn Hiền đệ tuyên hứa sẽ trung thành tới Ta, với các Đấng Kế vị Ta. Đàng khác, Ta dạy phải công bố bức Tông Thư này cho hàng giáo sĩ và giáo dân khi họ họp mặt tại Nhà thờ Chính Tòa của Giáo Phận một ngày lễ buộc nào đó. Ngay bây giờ, Ta khuyên tất cả các giáo sĩ cũng như giáo dân Giáo Phận Phan Thiết, hãy không những nhận Hiền đệ cách vui vẻ và yêu thương làm vị chủ chăn chính thức của mình, mà còn hoan hỉ và mau mắn nghe Hiền đệ chỉ dạy những điều lợi ích, và thực hiện những sự chỉ dạy của Hiền đệ cách thành tín. Ngoài ra, Hiền đệ đáng kính, Ta cầu xin Thiên Chúa cao cả nhân lành củng cố Hiền đệ trong hành động bằng ân sủng của Người, và rộng ban cho những việc mục vụ của Hiền đệ sự dồi dào những hoa trái rất hoan lạc từ trời.

Ban hành tại Rôma, cạnh Đền Thánh Phêrô,Ngày 06 tháng 12 năm 1979,

Năm thứ hai Triều đại Giáo Hoàng của Ta.

Hồng Y Augustinô CasaroliQuốc Vụ Khanh

Page 6: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Anh chị em thân mến,

Năm nay, Giáo phận Phan Thiết chúng ta được tròn 25 tuổi. Một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Khó khăn và gian khổ vẫn có, nhưng ân huệ và an ủi của Thiên Chúa vẫn nhiều hơn. Nhìn lại quá khứ, chúng ta phải nhận thấy là từ “nguồn sung mãn của Chúa Kitô, chúng ta đã lãnh nhận ơn này đến ơn khác”(Ga 1,16), và “Thiên Chúa đã làm cho mọi sự đều sinh ích cho những kẻ Người yêu thương”(Rm 8,28). Chúng ta đã cảm nghiệm và xác tín điều đó.

Tin tưởng nơi tình thương của Người, chúng ta quyết tâm xây dựng và tiếp tục xây dựng Giáo phận chúng ta theo mô hình của Giáo Hội được Người thiết lập. Đó là một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Duy nhất.

Chúa Giêsu đã thiết lập một Giáo Hội. Người đã chết “không chỉ thay cho dân mà còn để qui tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” (Ga11,52). Giáo Hội này được coi như là “Thân Thể của Người” (Ep 1,23). Trong Thân Thể đó, chỉ có “một Thiên Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4,5.6). Vì thế, Giáo Hội phải là duy nhất, và như những chi thể trong Thân Thể, các tín hữu phải hiệp nhất với nhau. Chúa Giêsu đã cầu xin sự hiệp nhất này, để thế gian tin theo Người (x. Ga 17,23). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp Đấng Cứu Chuộc:

“Chúng ta phải tìm kiếm sự hiệp nhất mà không ngã lòng trước những khó khăn có thể xảy đến, hoặc chồng chất doc theo con đường này; nếu không làm như thế, chúng ta sẽ không trung thành với Lời Chúa Kitô. Chúng ta sẽ không thi hành lời trăn trối của Người”(số 6).

Vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải làm hết sức mình để bảo vệ và củng cố sự hiệp nhất trong gia đình, trong giáo xứ và toàn giáo phận. Hiệp nhất giữa anh chị em trong giáo xứ với cha xứ, giữa các linh mục với nhau, và giữa cộng đồng dân Chúa trong giáo phận với Đức Giám mục. Hãy cầu nguyện sốt sắng hơn cho “Giáo Hội được bình an và hiệp nhất như ý Chúa muốn” (kinh nguyện Thánh Thể).

Thánh Thiện.

Tất cả mọi tín hữu trong Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh. Chúa Giêsu đã dạy: “Anh chị em hãy nên trọn lành như Cha anh chị em trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Công đồng Vatincan II đã viết: “Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người” (GH số 11). Trước tiên, sự trọn lành thánh thiện đòi hỏi nỗ lực của mọi người để diệt trừ tội lỗi và các tính hư tật xấu, cá nhân cũng như xã hội. Đồng thời, chúng ta phải cố gắng thực hành thánh ý Chúa và sống liên lỉ kết hợp với Người.

Vậy chúng ta hãy tận dụng những phương tiện Chúa ban để nên thánh như: sự cầu nguyện, những hy sinh chịu khó, việc lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích: Hòa giải và Thánh Thể, sống Lời Chúa và làm việc tông đồ. Giáo xứ, giáo phận của chúng ta phải coi sự nên thánh như là mục đích tối hậu của mình.

Công giáo.

6

Page 7: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Công giáo có nghĩa là chung cho mọi người, sẵn sàng đón nhận mọi người và trong đó mọi người đều được đối xử bình đẳng và đồng trách nhiệm. Do đó, như thánh Phaolô đã dạy: “Không còn phải phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có một Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người” (Cl 3,11). Giáo phận và giáo xứ chúng ta gồm có những giáo dân, trước kia thuộc nhiều nơi, nhiều miền, nhưng hôm nay chỉ là một. Anh em linh mục, tu sĩ và giáo dân, tất cả đều là dân Chúa trong giáo phận này. Hãy xóa bỏ óc bè phái, địa phương, sự loại trừ, để xây dựng một giáo phận đại đồng và hiệp nhất. Hãy yêu thương và đoàn kết với nhau, để thế gian nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa (x. Ga 13,35). Giáo phận Phan Thiết chỉ là một ! Cộng đồng Dân Chúa Phan Thiết chỉ là một !

Tông Truyền.

Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các Tông Đồ, mà Chúa Kitô là viên đá gốc. Như cộng đoàn các tín hữu buổi sơ khai “chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy và luôn luôn hiệp thông với nhau”(Cv 2,42). Giáo phận của chúng ta cũng được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ và những người kế vị. Chính nhờ các ngài, mà giáo phận được nối kết với Chúa Kitô, là viên Đá Gốc- và cũng chính nhờ nghe lời giáo huấn của các ngài, mà chúng ta được nghe Chúa dạy dỗ. “Ai nghe anh em là nghe Thầy, ai khước từ anh em là khước từ Thầy, mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy”(Lc 10,16). Giáo phận chúng ta phải là một giáo phận tông truyền, gắn bó và hiệp nhất với giám mục. Ngoài ra, tông truyền còn có ngĩa là được sai đi: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16,15). Giáo phận và giáo xứ chúng ta phải coi việc truyền giáo như là ơn riêng, là ơn gọi và là lẽ sống của mình. Công đồng Vatican đã định nghĩa ơn gọi làm Kitô hữu, tự bản chất, cũng là ơn gọi làm tông đồ, làm thừa sai, làm nhà truyền giáo. Chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, dành nhiều nhân lực và thời giờ nhiều hơn, cố gắng và hy sinh nhiều hơn cho công cuộc truyền giáo. Không gì biện hộ cho sự bê trễ, hay chểnh mảng trong sứ vụ khẩn thiết này. Hãy đặt việc loan Tin Mừng trước mọi công việc khác trong chương trình và đường hướng mục vụ. Nếu không còn truyền giáo, Giáo Hội sẽ đánh mất bản chất và sứ vụ của mình. Giáo phận Phan Thiết phải mãi mãi là một giáo phận truyền giáo.

Duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó là bản chất, là sứ vụ, là đường hướng mục vụ và là cung cách hiện diện của giáo phận chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

7

Page 8: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

8

ÑÖÙC GIAÙO HOAØNG PHAOLOÂ VI

Kyù Toâng Saéc Thaønh Laäp Giaùo PhaänNgaøy 30.01.1975

ÑÖÙC CHA FX. NGUYEÃN VAÊN

THUAÄN

Ñeà nghò phaân chia giaùo phaän Nha Trangthaønh 2 giaùo phaän:

Nha Trang vaø Phan Thieát

ÑÖÙC GIAÙO HOAØNGGIOAN-

PHAOLOÂ II

Page 9: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

9

Page 10: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

TIỂU SỬ ĐỨC CHA NICOLAS HUỲNH VĂN NGHI

GIÁM MỤC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (1)

1. Thiếu thời:

Xuất thân trong một gia đình công nhân hỏa xa, Công giáo, đông con (12 người con), Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi là người con thứ 7. Thân phụ Ngài là cụ Phêrô Huỳnh Văn Độ (1893-1979), một công nhân hỏa xa hỳ cựu tại Sài Gòn (hơn 40 năm), quê ở Tân Thới Nhì- Hóc Môn (tức 18 thôn Vườn Trầu) và thân mẫu là cụ Anna Nguyễn Thị Nên (1898-1976, quê tại Tân Qúi Đông…

Ngài sinh ngày 01.05.1927, tại Quận Nhì, Sài Gòn và được rửa tội ngày 15.05.1927 tại nhà thờ Cầu Kho. Tuổi thơ của Ngài có thể nói là đã gắn chặt với khuôn viên nhà thờ Vĩnh Hội…

2. Chủng sinh:

Ngày 10.08.1939, hạt giống của các chị nữ tu Mến Thánh Gía đã gieo và chăm bón trên mảnh đất Nicolas ở Vĩnh Hội nay đã nảy mầm khi cửa Chủng viện Thánh Giuse mở ra đón Ngài. Một cuộc sống mới bắt đầu: đó là cuộc đời hiến dâng.

Nhưng, con đường đến với Chúa luôn là con đường đẹp. Biến cố Mùa Thu 1945 đã lật sang một trang sử mới trong lịch sử Đất nước. Chủng viện tạm đóng cửa. Ngài trở về gia đình, hòa vào cuộc sống đang khó khăn từng ngày của thời cuộc.

Hai năm sau, 1947, Ngài được gọi lại Đại chủng viện và học triết, và năm 1950 được bề trên chọn gửi đi du học tại Pháp (Chủng viện Issy les Moulineaux)…

3. Linh mục:

Sau 3 năm học thần học tại Pháp, ngày 25.06.1953, Ngài được lãnh nhận Thừa tác vụ Linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Paris. Và, ngay sau đó, Ngài được bề trên gọi về nước:

a. Giáo sư tại Chủng viện: 1953-1961b. Chánh xứ Gò Vấp: 1961-1965c. Chánh xứ Tân Định: 1965-1974

Trong suốt 21 năm hoạt động trong Thừa tác vụ Linh mục, mặc dù phạm vi giới hạn trong nội thành Sài Gòn, nhưng các mặt công tác thì quả thật phong phú và đa dạng: từ việc chuyên môn đào tạo ở chủng viện đến việc chăm lo cho các em cô nhi, trẻ em bị bỏ rơi, bụi đời…; đặc biệt trong 9 năm làm chánh xứ Tân Định, một trong những giáo xứ lớn nhất nằm ở trung tâm Sài Gòn, Ngài đã chứng tỏ được mình như là một mục tử tài ba, lỗi lạc, một nhà ngoại giao đàm phán khéo léo và tinh tế… (2)

1 Baøi cuûa linh muïc Giuse Traàn Ñöùc Daäu.2 Xem tieáp trang 17

10

Page 11: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

(3) Ngày 30.1.1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI ký Tông Sắc thành lập Giáo Phận Phan Thiết (4) bao gồm toàn bộ lãnh thổ mà ngày nay là tỉnh Bình Thuận (trước 1975, Bình Thuận được chia thành : Bình Thuận và Bình Tuy) với diện tích 7936Km2. Từ

đầu đến ngày thành lập, Bình Thuận là thành phần của các Giáo Phận : Đàng Trong (1659-1844), Đông Đàng Trong hay Qui Nhơn (1844-1905), Tây Đàng Trong hay Sài gòn(1905-1957), Nha Trang (1957-1975). Như vậy đến nay, Giáo Phận Phan Thiết vừa tròn 25 tuổi.

Tuy nhiên phải nói ngay rằng để có thể nở ra nụ hoa xương rồng đó, thời kỳ thai nghén đã kéo dài 310 năm (1665-1975), đầy gian khổ hy sinh, đầy mồ hôi nước mắt, thậm chí cả máu đào…Vì thế, như công trình xây dụng và bảo vệ Giáo Hội là sự nghiệp chung của nhiều người và nhiều thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử, một chút thoáng qua nhìn lại quá khứ, sẽ giúp chúng ta rút ra được bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai, đặc biệt nhân dịp mừng Ngân Khánh Giáo Phận năm nay.

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ

Cho đến tiền bán thế kỷ XVIII (1748), Bình Thuận vẫn là vùng đất hoang sơ theo như miêu tả của Đức Cha phụ tá Emond Bennetat :

“Chiều dài của Vương quốc Chămpa (Bao gồm Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang) từ phía Nam lên phía Bắc khoảng 6 ngày đường, có nơi chỉ vài tiếng đồng hồ, có nơi thậm chí hầu như chẳng hao công tốn sức gì cả. Nhưng dù là chiều dài hay chiều rộng, thì vương quốc đó bát ngát là những rừng cây trùng trùng điệp điệp, mà phần lớn lãnh thổ chẳng có dân cư nào khác hơn ngoài cọp, voi và những loài thú dữ đại loại như thế. Trên toàn lãnh thổ Chămpa có 6 ngôi Nhà Thờ và một ngôi nhà Nhà Nguyện” (Memorial Indochinois N0 25.tr.761).

Chính trên vùng đất có thể nói gần như là hoang mạt này, vào những năm 1665, dù lúc đó còn là lãnh thổ Vương Quốc Chămpa, hạt giống Tin Mừng đã được gieo xuống : tại Phan Rí đầu năm 1665, người ta đã ghi nhận một cộng đoàn tín hữu rất nhiệt thành với hơn 400 giáo dân, chưa kể 22 tân tòng, đã có mặt (x. Chappoule. Aux Origines d’une Eglise, Roma et les Missions d’Indochine au XVIIe siecle, T.I, Paris 1943, tr.181-182)

Phan Rí trong những năm 1665-1697, trở thành cửa ngỏ ra vào và trạm dừng chân của các nhà thừa sai, trước khi đi vào lãnh địa của các Chúa Nguyễn. Ngày 03.02.1665, ba Linh Mục dòng Tên là Pedro Marquez (1613-1679), Ignace Baudet (1618-1679) và Domenico Fuciti (1625-1696), ghé thăm cộng đoàn 400 giáo dân nói trên. Tháng 10.1665 hai linh mục thuộc Hội thừa sai Paris là Louis Chevreuil (1627-1693) và Antoin Hainquez (1639-1670), trước khi đi vào Đàng Trong, đã ghé Phan Rí như trạm dừng chân (x. Nguyễn Văn Trinh, Lược sử Giáo hội Việt Nam, xb.1990. tr.109). Ngày 01.09.1671, trước khi vào vương quốc Đàng Trong, Đức Cha Lambert de la Motte cũng đã phải đi qua cửa ngõ Phan Rí (x Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam,t2,tr.33 ; x. Nguyễn Văn Trinh, sđd, tr.117). Năm 1685, người Kitô hữu hầu như đã có mặt trên khắp Bình Thuận : Phan Rí 100 giáo dân, Phan Thiết 1500 và Lagi với 300 giáo dân (x.Kỷ Yếu đ.p Nha Trang, xb. 1972. Tr.7) “Đây chính là địa bàn truyền giáo cực nhọc nhất. Cực nhọc không phải vì con số nhiều Kitô hữu, bởi vì đây chỉ có 7 hoặc 8 cộng đoàn nhỏ bé thôi, mà là vì những khoảng cách xa xôi. Và bởi vì trên đường đi chẳng có làng mạc, chẳng có chỗ nghỉ chân, nên phải nằm ngủ ngay bên ngoài trời, trên cát, và trong suốt cuộc hành trình, ngoài những

3 Baøi cuûa Lm. Pheâroâ Nguyeãn Thieân Cung4 Xem trích daãn trang 5

11

Page 12: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

đồ trang trí cho nhà thờ còn phải mang theo tất cả mọi thứ cần thiết cho cả cuộc sống, ngay cả nước uống và nước nấu cơm…” (x.MI, N0 25, tr. 716)

Đến năm 1748, còn khoảng 5, hay 6 cộng đoàn, với khoảng 4 ngôi nhà thờ và một nhà nguyện. Ngôi nhà thờ thứ nhất gần cảng Phan Thiết, với khoảng 100 giáo dân, có lẽ tương ứng với Giáo xứ Lạc Đạo ngày nay (x. Monographie deschretientes de Binh Thuan. Bản đánh máy tại Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn, tr.1) Ngôi nhà thờ thứ hai tọa lạc gần Phú Hài, nằm trong khu vực làng Ô-Xâng, có lẽ tương ứng với Kim Ngọc ngày nay, nằm mạng bắc sông Phú Long (MCBT,tr.1). và trực thuộc ngôi nhà thờ số 2 này có lẽ còn một cộng đoàn nữa mà chúng tôi phỏng đoán là cộng đoàn Tầm Hưng, cả 2 với khoảng 300 giáo dân (MCBT tr.8). Ngôi nhà thờ 3 tọa lạc bên kia sông, đối diện với thành Phan Rí trên khu đất có tên Hà Bạc, với khoảng 400 giáo dân (x.MCBT tr.34). Ngôi nhà thờ 4 với khoảng 120 giáo dân có lẽ là cộng đoàn Ma Ó, ngày nay gọi là Hoà Thuận (x. MCBT tr.40). Ngôi nhà nguyện có lẽ là cộng đoàn Sông Lũy (x.MCBT tr.47). Trong thư đề ngày 13.06.1832, cha Thánh Tử đạo Giuse Marchand (Du) ghi nhận Bình Thuận lúc đó có tới 25 cộng đoàn với khoảng 7000 giáo dân…

Trong những năm 1833 đến 1890, mặc dù những cuộc bách hại tại Bình Thuận không gắt gao và đẫm máu như những miền khác trên đất nước Việt Nam, tuy nhiên những cộng đoàn nhỏ bé trung kiên và anh dũng Kim Ngọc, Tầm Hưng, Ma Ó (Hoà Thuận), Sông Luỹ quả thực đã trải qua những cuộc lửa thử vàng thực sự : lúc đầu chỉ là các kỳ mục có uy tín trong cộng đoàn, về sau tất cả các tín hữu không phân biệt, nếu bị bắt, đều bị giải về giam giữ trong 3 gian nhà tù quá đỗi chật hẹp tại Phan Rí, thiếu không khí, liên tục bị canh chừng bởi những toán lính hung bạo, bị bỏ đói, ăn mặc rách rưới, tự mình phải tìm cách để nuôi thân… và một số không nhỏ trong những người này đã chết vì đói khát và những đối xử tàn tệ trong tù (x.MCBT, tr.10-11MI, N0 25, tr.717-729). Từ đầu năm 1884, lại một cơn bão táp khủng khiếp nữa, do phong trào Văn Thân ở vùng này gây ra, có nguy cơ quét sạch hầu như tất cả các cộng đoàn nhỏ bé ở vùng này. Bốn cộng đoàn Kim Ngọc, Tầm Hưng, Ma Ó và Sông Luỹ sau biến cố này phải bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng, tất cả tài sản vật chất đều bị cướp bóc và đốt phá. (x.MCBT,tr16-16.40.47)

Khoảng thời gian từ 1890 đến 1954 tình hình tương đối yên tĩnh, sự có mặt của ông Đốc Phủ Nghiêm, thừa sai Archimbaud, linh mục Giuse Huỳnh Ngọc Aån đã giúp cho các cộng đoàn ở đây vừa củng cố vừa sinh sôi thêm những cộng đoàn mới và nòng cốt là hai cộng đoàng Kim Ngọc và Tầm Hưng (x.MCBT tr.8) tạo ra một phong trào tòng giáo ồ ạt mạnh mẽ. Cho đến năm 1911, vùng Bình Thuận có đến 16 cộng đoàn, với khoảng 3081 giáo dân, đó là các cộng đoàn Kim Ngọc, Tầm Hưng, Ma Ó(Hoà Thuận), Lagi (Tân Lý), Phan Rí, Phố Hài, Lạc Đạo, Phú Lâm, Phú Hội, Sông Luỹ, Hoà Lượng(Lương Sơn) Phan Thanh, Đồng Mới, Cù Mi, Cù Mi Cửa, Mũi Né Rạng. Năm 1954, chỉ còn 14 cộng đoàn (ba cộng đoàn Phan Thanh, Đồng Mới, Cù Mi Cửa bị xoá sồ, thêm một cộng đoàn mới là Long Hương). Phong trào tòng giáo ồ ạt như những năm 1890 chấm dứt với sự ra đi của ông Đốc Phủ Nghiêm và thừa sai Archimbaud. Thời kỳ này sự tăng triển của giáo dân chủ yếu qua con đường sinh sản và hôn nhân…

Từ 1955, trong số 650.000 giáo dân miền Bắc di cư vào Nam, có khoảng 20.500 định cư tại Bình Thuận (15.000 gốc Vinh, 2-500 gốc Thanh Hoá và 3000 gốc Hải Phòng) đã cùng chen vai sát cánh với các cộng đoàn địa phương, tạo ra một dung mạo mới, một khí thế mới cho Giáo Hội vùng này. Tiếp đến, trong những năm 1957-1963 trên cơ sở chính sách dinh điền, một làn sóng dân mới từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Hố Nai, Phước Long… tràn vào Bình Tuy, tỉnh vừa mới tách ra từ tỉnh Bình Thuận theo Nghị định 29.06.1957, và trong thời gian này dấy lên một phong trào tòng giáo mạnh mẽ và rộng lớn hầu như khắp Miền Nam.

Năm 1964, cả Bình Thuận đã có đến 35 Giáo xứ, qui tụ quanh hai Giáo hạt (Phan Thiết và Thanh Hải ) với 49.773 giáo dân, đó là các Giáo xứ : Phan thiết, Vinh Lưu, Thọ Ninh (Thọ Tràng), Thuận Nghĩa, Tân Lý, Tân Lập, Vinh Tân, Thanh Xuân, Hiệp Nghĩa, Cù Mi, Huy Khiêm, Võ Đắt, Tư Tề, Võ Xu, Mepu-Thuận Đức, Duy Cần (Gia An) Chính Tâm 1 (Chính Tâm), Chính Tâm 2 (Thánh Tâm), Long Hương, Phan Rí Cửa, Long Lễ (Long Hà), Sông Mao,

12

Page 13: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Ma Ó (Hoà Thuận), Lương Sơn, Kim Ngọc, Tầm Hưng, Ma Lâm, Mũi Né, Sao Biển (Rạng), Phú Hài, Thanh Hải, Vinh Thủy, Vinh Phú, Đông Hải (x. Niên Giám 1964.tr.249-250). Trong những năm 1964-1975 xuất hiên thêm 17 cộng đoàn, đó là các Giáo xứ : Hiệp An, Long Hoa, Thánh Tâm(Quân đội) Phước An, Tánh Linh, Vinh Thanh, Đồng Tiến, Bình An, Vinh An, Hoà Vinh, Hiệp Đức, Tân Châu, Gio Linh, Tin Mừng, Phục Sinh, Thánh Linh, Đông Hà.

Chính đà phát triển mạnh mẽ đó, từ năm 1970, Đức Cha F.X. Nguyễn Văn Thuận đã có ý định phân chia Giáo Phận Nha Trang thành hai Giáo Phận : Nha Trang và Phan Thiết. Công việc chuẩn bị được khẩn trương tiến hành : nhân sự và cơ sở vật chất.

Thế là ngày 30.01.1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI ký Tông Sắc phân đôi Giáo Phận Nha Trang, lấy hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lập thành Giáo Phận Phan Thiết. Đó là đứa con thứ 25 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

25 NĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

Như nụ hoa xương rồng trên vùng cát nóng bỏng, Giáo Phận Phan Thiết đã được cưu mang ròng rã suốt 310 năm (1665-1975), và đến khi chào đời được sinh ra trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, tế nhị và khó khăn : Cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn mới, với những dấu hiệu cho thấy một cuộc chuyển giao quyền hành chinh trị sắp diễn ra ở Miền Nam Việt Nam.

Cùng với Tông Sắc thành lập Giáo Phận Phan Thiết được Đức Thánh Cha Phaolô VI ký ngày 31.01.1975, với Quyết Định số 1538/75 ký ngày 29.3.1975 của Toà Thánh và Quyết Định của Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre ký ngày 30.3.1975, ngày 17.4.1975, trong tin yêu phó thác và bom đạn, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã về nhận nhiệm sở mới là Giáo Phận Phan Thiết với tư cách là Giám Quản Tông Toà. Và ngày 6.12.1979, với Tông Sắc được ký cùng ngày của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Cha Nicolas trở thành Giám Mục Chính Toà tiên khởi của Giáo Phận Phan Thiết. Với những định hướng rõ rệt ngay từ đầu, trong suốt 25 năm qua, Vị Chủ Chăn của Giáo Phận đã xây dựng Giáo Phận theo mẫu Vị Hiền Thê và Thân Thể của Đức Kitô là Hội Thánh, nghĩa là xây dựng :

1. Một Giáo Phận duy nhất và hiệp nhất : hiệp nhất giữa giáo dân với nhau, giữa linh mục với nhau, giữa giáo dân và linh mục, và giữa mọi thành phần dân Chúa với Giám mục của mình…

2. Một Giáo Hội thánh thiện : thành một cộng đoàn Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến để nên phượng tiện cứu độ cho mọi người…

3. Một Giáo Phận Công Giáo : nghĩa là chung cho mọi người, sẵn sàng đón nhận mọi người, và trong đó mọi người đều được đối xử bình đẳng và đồng trách nhiệm, loại trừ óc bè phái cục bộ địa phương…

4. Một Giáo Phận Tông Truyền : như các cộng đoàn tín hữu thuở sơ khai “ Chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, và luôn hiệp nhất với nhau”(Cv2,42), nghĩa là trên nền tảng các Tông Đồ và người kế vị các ngài là các Giám Mục, Tông Truyền còn có nghĩa là được “sai đi loan báo Tin Mừng”, vì thế Giáo Phận coi việc truyền giáo như là ơn riêng, là ơn gọi, là lẽ sống, là bản chất và là căn tính của mình … (lời của Đức Giám Mục)

* GIAI ĐOẠN 1975-1986

Đặc điểm của thời kỳ này là dè dặt và thận trọng. Việc đi lại của Giám Mục và Linh mục không thuận lợi, một số sinh hoạt tôn giáo bình thường (dạy và học giáo lý, tập hát…) sinh hoạt ở mức tối thiểu, một số nhà thờ bị tạm ngưng hoạt động : Vinh Thủy, Tư Tề (1978), Vinh Phú, Vinh An (1979), Long Hương, Thanh Hải (1980), Tánh Linh (1983), một số linh mục đi học tập cải tạo : 7 Linh Mục (1976), 3 Linh Mục (1978), 3 Linh Mục 1979-1980… Đó là những điều có

13

Page 14: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

thể hiểu được trong thời hậu chiến ở một số quốc gia trên thế giới, và là hậu quả của một quá khứ trong bối cảnh đặc thù tại Việt Nam.

Về phía Giáo Hội, đây có thể nói là thời kỳ mà những đặt tính Duy nhất, Thánh Thiện, Công giáo và Tông Truyền được biểu lộ rõ nét nhất và mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ giữa các thành phần dân Chúa trong Giáo Phận. Trong điều kiện đi lại khó khăn, những tập Giáo Huấn của Đức Giám Mục (bắt đầu từ năm 1979), ngắn gọn nhưng rất xúc tích và cụ thể, được vang lên hàng tuần trong các Giáo xứ đã khiến cho người chủ chăn khiêm tốn của Giáo Phận “hiện diện cách hữu hình giữa đoàn chiên thân yêu của mình”(x. Giáo huấn 1979, lời ngỏ) và đã trở thành như là công cụ đào tạo và huấn luyện cho cộng đoàn dân Chúa một cách rất hữu hiệu. Đàng khác, trong nỗ lực xây dựng và bảo vệ đức tin và các cộng đoàn, việc giảng dạy giáo lý được đặt lên ưu tiên hành đầu.

* GIAI ĐOẠN 1986-2000

Đặc điểm thời kỳ này là cố gắng đối thoại và hiểu biết nhau hơn… Trong bầu khí đó, các mâu thuẫn khó khăn từ từ được tháo gỡ. Một số Linh mục học tập cải tạo được trở về. Một số lớn nhà thờ bị tạm ngưng hoạt động được sinh hoạt lại bình thườn; việc giảng dạy giáo lý cần được thực hiện đều khắp trong Giáo Phận, song hành với việc huấn luyện các Giáo Lý Viên cách bài bản. Một số thiện hội cũng được thành lập đã trở thành phương tiện sống đức tin và truyền bá Tin Mừng (như Bà Mẹ, Gia Trưởng, Legio…)

Đặc biệt trong thời gian khoảng 9 năm (1991-2000), 45 ngôi nhà thờ và nhà nguyện trong Giáo Phận đã được xây mới (1991 : 7 nhà thờ, 1992 : 8 nhà thờ, 1993 : 2 nhà thờ, 1994 : 1 nhà thờ, 1995 : 7 nhà thờ, 1996 : 1 nhà thờ, 1997 : 5 nhà thờ, 1998 : 7 nhà thờ, 1999 : 7 nhà thờ ). Trong đó có 4 ngôi nhà nguyện được xây dựng ở những địa điểm hoàn toàn mới, như : Hàm Minh, Tân Minh, Tà Mon, Hồng Liêm. Ngoài ra phần lớn Giáo xứ đã xây dựng hoặc tu sửa lại nhà xứ, nhà giáo lý. Các cộng đoàn tu sĩ mở nhà trẻ nhà nội trú, lớp mẫu giáo, lớp tình thương nhằm phục vụ giới nghèo. Ngoài ra, Giáo Phận đã thực hiện nhiều công trình xã hội, từ thiện và phát triển như : đập nước, cầu cống, đường sá, giếng nước, nhà tình thương, cho vay vốn nuôi bò, mua giống, xoá đói giảm nghèo… (x. Thư mục vụ 01.02.2000)

Những nỗ lực truyền giáo và tái truyền giáo trực tiếp và gián tiếp đã tạo ra được một phong trào tòng giáo và tái tòng giáo rất mạnh mẽ trong Giáo Phận, khiến con số từ 68.110 năm 1975 đến nay năm 2000 đã lên tới 132.716 người, rải rác trong 5 giáo hạt, 49 giáo xứ và 37 giáo họ, đồng thời chúng củng cố thêm đức tin các tín hữu và tạo thêm uy tín cho Giáo Hội đối với nhiều người.

Về mặt nhân sự, con số linh mục, đại chủng sinh, tu sĩ cũng gia tăng đáng kể : Năm 1975 : linh mục 52, đại chủng sinh 18, dự tu 0, nam tu sĩ 13, nữ tu sĩ 104 ; năm 2000 : linh mục 66, đại chủng sinh 30, dự tu 86, nam tu sĩ 45, nữ tu sĩ 198. Trong thư mục vụ ngày 01.02.2000 kỷ niệm 25 năm Giáo phận Phan Thiết, Đức Giám Mục Giáo Phận đã viết :

“Là một hạt cải nhỏ bé lúc ban đầu, Giáo Phận chúng ta đã nẩy mầm và mọc lên thành cây. Chúng ta hết lòng cảm tạ Thiên Chúa vì đã giữ gìn và hỗ trợ Giáo Phận tăng trưởng như ý Chúa muốn. Chúng ta sẽ cố gắng sống tốt để đáp lại Tình yêu của Người”

Trong tâm tình đó, Giáo Phận hướng về tương lai với tràn đầy Tình yêu, niềm tin và hy vọng.

HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Nếu tạm lấy mốc hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên mảnh đất Bình Thuận khô cằn và cát bỏng này, thì đến nay đã 335 năm trôi qua (1665-2000) và một thoáng lịch sử trên đây đủ cho phép chúng ta đưa ra một số nhận định khách quan và một số bài học lịch sử quan trọng và hữu ích cho hiện tại và tương lai :

14

Page 15: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

1. Công cuộc truyền giáo sẽ đạt được những hiệu quả cao nhất và tạo ra một phong trào mạnh mẽ, khi Giáo Hội chứng tỏ được mình mang trong mình sức mạnh của Tình yêu và trở thành chỗ nương tựa, nơi ẩn náu cho những người nghèo, bấùt hạnh bị áp bức cả tinh thần lẫn vật chất, hay nói cách khác, Giáo Hội thực hiện 3 chức năng (tư tế, ngôn sứ và phục vụ) của mình cách triệt để.

2. Về nhân sự, cần có những con người quan tâm, tha thiết và hăng say với công cuộc truyền giáo (Giám mục, Linh Mục, Tu sĩ và giáo dân), nhất là những con người biết phối hợp việc rao giảng với chứng từ của đời sống, vì như Đức Phaolô VI đã viết trong Tông Huấn Loan Tin Mừng là: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy hoặc nếu có nghe những thầy dạy, thì bởi vì chính thầy cũng là những nhân chứng” (số 41).

3. Tính tổ chức và tính đồng bộ là điều thiết yếu cho công cuộc truyền giáo đạt được những hiệu quả cao và rộng khắp : đó là điều đã được thể hiện phần nào trong phong trào tòng giáo và tái tòng giáo trong giai đoạn 1986-2000.

4. Vấn đề tiền và hậu tòng giáo, tình trạng bội giáo gần như đồng loạt sau những đợt tòng giáo ồ ạt của hai đợt đầu(1890-1900 và 1945-1963) nguyên nhân là do các tân tòng không được trang bị về mặt giáo lý trước và sau tòng giáo. Điều đáng mừng là trong suốt 25 năm qua, Giáo Phận đã đặt vấn đề dạy giáo lý (tổng quát, hôn nhân và tân tòng) lên một trong những ưu tư hàng đầu của mình.

Chính nhờ tiếp thu của những kinh nghiệm quá khứ đó, cùng với những nỗ lực vừa học vừa làm và tinh thần hiệp nhất của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận, trong 25 năm qua, Giáo Phận đã không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về chất lẫn về lượng.

Trên cơ sở đó, Giáo Phận có thể ngẩng cao đầu hướng về tương lai, tràn đầy niềm hy vọng. Giáo Phận Phan Thiết quả như một nụ xương rồng vàng óng, vẫn lung linh khoe sắc, dù dưới nắng mặt trời đốt cháy trên vùng đất khô cằn và nóng bỏng này, khiêm tốn nép mình bên vệ đường như một bông hoa dại gây sững sờ cho không biết bao nhiêu du khách qua đường.

Tiếp theo trang 11, TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC …

4.Giám Mục:

“Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,8b): đó là giám hiệu của Ngài, bắt đầu từ ngày lễ tấn phong long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn ngày 11.08.1974, do Đức Hồng Y Agnelo Rossi, Tổng trưởng Thánh bộ Truyền bá Phúc Âm chủ phong.

Làm giám mục phụ tá tại Sài Gòn chưa đầy một năm, ngày 17.04.1975, Ngài đã vâng lời bề trên ra nhận làm Giám quản Tông toà tại giáo phận mới Phan Thiết theo quyết định của Thánh bộ Phúc Âm hóa các dân tộc do Đức Hồng Y Tổng trưởng Agnelo Rossi ký ngày 29.03.1975 (5).

Ngày 06.12.1979, Ngài trở thành Giám mục Chánh tòa tiên khởi của Giáo phận Phan Thiết, do Tông sắc ngày 06.12.1979 của Đức Gioan Phaolô II Giáo Hoàng (6).

Với quyết định số 3677/93 ngày 08.08.1993, Ngài trở thành vừa Giám mục Chánh Tòa Phan Thiết, vừa Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Sài Gòn…

Trong hơn 25 năm trong chức vụ giám mục, giám hiệu “Thiên Chúa là tình yêu” đã trở thành như là nguyên lý, phương tiện và cùng đích của những tư tưởng và hành động của Ngài.

5 Xem trích daãn trang 46 Xem trích daãn trang 6

15

Page 16: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Và Ngài quả thực là một trong những chứng tá đích thực của Tình yêu Thiên Chúa ở giữa loài người…

16

Page 17: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

17

Page 18: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

18

ÑÒA CHÆ LIEÂN HEÄ: Toaø Giaùm Muïc Phan Thieát

326 Traàn Höng Ñaïotel. 062.819560- fax: 062.819389E-mail:

Page 19: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Bút hiệu: Xuân Ly Băng- Sinh ngày: 23.04.1926 (Bính Dần) tại giáo họ Hiệu Lân, giáo xứ Xuân Phong, giáo phận

Vinh, làng Phú Trung, xã Cao Xá, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Thân phụ mẫu: Paul. Lê Nghi (1872-1929)- Anna Nguyễn Thị Hường (1890-1945).

- 1938: Trường tập Xuân Phong- 1943: Chủng viện Xã Đoài- 1949: Hiệu Trưởng trường Sao Mai

Đồng Tháp- 1953: Chủng viện Xuân Bích Hà Nội- 1954: Chủng viện Xuân Bích Vĩnh

Long- 1955: Chủng viện Vinh Sài Gòn- 1956: Học viện Lê Bảo Tịnh Gia Định- 24.09.1957: Nhập hàng giáo sĩ và

bốn chức nhỏ, Gia Định- 30.10.1958: Phó tế, Gài gòn- 19-07-1959: Linh mục, Gia Định- 1959: Chủng viện Chân Phước Tự, Thủ Đức- 1963: Chánh xứ Vinh Hưng, Phan Thiết

- 1964: Chủng viện Sao Biển Nha Trang.- 1965: Chánh xứ Vinh Thủy, Phan Thiết - 1972: Chánh xứ Thanh Xuân, Bình Tuy- 1972: Quản Hạt Bình Tuy- 1975: Đại diện Giám mục Hạt Bình Tuy- 1986: Tổng đại diện Giáo phận Phan

Thiết- 25.01.1998: Giám chức danh dự của

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô.II Thành viên nhóm Phụng vụ giờ kinh Tác gỉa 22 tập thơ: Tôn giáo- giáo dục-

Quê hương- nghệ thuật. Phiên dịch: Thánh Vịnh- Lịch sử dân Thiên Chúa- Nữ Vương Trên Trời- Thơ Pháp- Thơ Đường.

19

Page 20: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

20

Page 21: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

1. Tòa Giám Mục

Địa chỉ: 326 Trần Hưng Đạo- thành phố Phan Thiết- tỉnh Bình ThuậnTel: 062.819560- Fax: 062.819389Quản lý: Linh mục Anrê Lương Vĩnh PhúThư ký: Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh

2. GIÁO PHỦ

Tòa án Hôn Phối- Chánh án: Linh mục Jos. Nguyễn Tiến Huynh- Chưởng lý, Bảo vệ: Linh mục Jos. Trần Đức Dậu- Lục sự: Linh mục Fx. Nguyễn Quang Minh- Chưởng ấn: Linh mục Ant. Vũ Ngọc Đăng

Hội Đồng Tư Vấn (nhiệm kỳ 1999-2004)1. Đức Ông JB. Lê Xuân Hoa: Tổng Đại Diện2. Linh mục JB. Vũ Đình Hiên: Hạt Trưởng Phan Thiết3. Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan: Hạt Trưởng Hàm Tân4. Linh mục Phêrô Nguyễn Viết Hiền: Hạt Trưởng Bắc Tuy5. Linh mục Fx. Phạm Quyền: Hạt Trưởng Đức Tánh6. Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Nhường: Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam7. Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh: Thư Ký Tòa Giám Mục

Hội Đồng Linh Mục (nhiệm kỳ 1999-2004)1. Đức Ông JB. Lê Xuân Hoa: Tổng Đại Diện2. Linh mục JB. Vũ Đình Hiên: Hạt Trưởng Phan Thiết3. Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan: Hạt Trưởng Hàm Tân4. Linh mục Phêrô Nguyễn Viết Hiền: Hạt Trưởng Bắc Tuy5. Linh mục Fx. Phạm Quyền: Hạt Trưởng Đức Tánh6. Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Nhường: Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam7. Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh: Thư Ký 8. Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng: Phụ trách Ơn gọi9. Linh mục JB. Trương Văn Hiếu: Cha sở Chánh Tòa10. Linh mục Jos. Nguyễn Tiến Huynh: Cha sở Vinh Phú11. Linh mục Giuse Bùi Ngọc Báu: Cha sở Vinh Tân12. Linh mục Phêrô Phạm Tiến Hành: Cha sở Tân Lập13. Linh mục Stêphanô Lê Công Mỹ: Cha sở Tân Châu14. Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung: Cha sở Gia An15. Linh mục Phaolô Hoàng Kim Tốt: Cha sở Long Hương16. Linh mục Augustinô Nguyễn Đức Lợi: Cha phó Hiệp Nghĩa

Ban Giáo Lý:- Trưởng ban: Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh- Phó ban: Linh mục Stêphanô Lê Công Mỹ- Thư ký: Linh mục Giuse Hồ Sĩ Hữu- Thủ qũi: Linh mục Giuse Nguyễn Kim Anh

21

Page 22: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

- Ủy viên: Linh mục Giuse Trần Đức DậuLinh mục Giuse Nguyễn Văn LừngLinh mục Phêrô Phan Ngọc Cẩm

Ban phụ trách ơn gọi: Linh mục Antôn Vũ Ngọc ĐăngLinh mục JB. Hoàng Văn Khanh

Ban giáo dân:- Trưởng ban: Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan- Phó ban: Linh mục Giuse Bùi Ngọc Báu- Thư ký: Linh mục Phêrô Hoàng Vĩnh Linh

Ban lịch sử:- Trưởng ban: Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung- Phó ban: Linh mục Giuse Trần Đức Dậu- Thư ký: Linh mục Phêrô Hoàng Vĩnh Linh- Ủy viên: Linh mục Fx. Đinh Tiên Đường

Linh mục Anrê Lương Vĩnh Phú

Tiếp theo trang 28, CHỦNG VIỆN …Song song với việc huấn luyện Dự tu, Chủng viện còn tổ chức giảng dạy bổ túc thần học

cho các Đại Chủng sinh lớn tuổi đã từng học tập tại các ĐCV trước năm 1975.

Số các Dự tu hiện nay:a. Chờ vào ĐCV (đang giúp xứ): 13 thầyb. Đang theo đại học tại Sài Gòn: 57c. Đang theo khóa huấn luyện tại TGM. PT: 21

Những thành quả đó đã góp thêm sự khởi sắc trong giáo phận, tuy nhiên vẫn chưa cung ứng kịp số “thợ gặt” cần thiết cho cánh đồng truyền giáo ngày một mở rộng. Vì vậy, Chủng viện luôn cần sự quan tâm cộng tác của mọi thành phần dân Chúa khắp nơi.

22

Page 23: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

23

Paul. Tröông Coâng Giaùo

11.07.191107.06.1941

Fx. Hoaøng Kim Ñieàn

05.06.192131.05.1954

JB. Vuõ Vaên Tieán

03.01.192531.05.1954

Pet. Ñaëng Ñình Chaån

24.11.192421.12.1955

Ben. Nguyeãn Vaên Maàu

24.12.192408.01.1956

JB. Tröông Vaên Hieáu

10.11.192230.05.1956

Jos. Leâ Ñöùc Trung

19.09.192219.06.1957

JB. Vuõ Ñình Hieân

23.12.192020.06.1957

Page 24: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

24

Pet. Nguyeãn Vaên Hoïc

05.02.192719.07.1959

Pet. Nguyeãn Höõu Ñaêng29.12.193031.05.1960

Pet. Phaïm Tieán Haønh

18.11.193031.05.1960

JB. Cao Vónh Phan18.04.192731.05.1963

Pet. Nguyeãn Duy Hoaøn

06.06.192729.06.1957

Jos. Nguyeãn Tieán Huynh

30.08.193028.06.1958

JB. Traàn Xuaân Long

17.11.192629.06.1958

JB. Leâ Xuaân Hoa23.04.192619.07.1959

Fx. Leâ Quang Dieãn

10.12.193331.05.1964

Paul. Nguyeãn Thanh Hoan11.11.193929.04.1965

Pet. Leâ Troïng Phan

21.03.193504.06.1965

Dm. Nguyeãn Ñình Caåm

15.09.193626.06.1965

Page 25: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

25

Fx. Phaïm Quyeàn16.05.194317.12.1972

Pet. Nguyeãn Höõu Nhöôøng

01.07.194517.12.1972

Jos. Traàn Ñöùc Daäu

10.12.194517.12.1972

Pet. Traàn Minh Tröông

25.12.194723.05.1973

Fx. Nguyeãn Vaân Nam

15.05.193719.06.1969

Pet. Döông Ñình Thieän

12.08.194528.11.1970

Step. Leâ Coâng Myõ

15.06.194221.12.1971

Jn. Nguyeãn Vaên Haûo

15.03.194412.05.1972

Pet. Nguyeãn Vieát Hieàn12.05.193831.05.1966

Jos. Buøi Ngoïc Baùu10.05.193726.05.1967

Ant. Vuõ Ngoïc Ñaêng

01.09.193726.05.1967

JB. Hoaøng Thanh Hueâ

13.12.193616.10.1968

Page 26: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

26

Jos. Nguyeãn Vaên Löøng28.11.195031.05.1990

Jos. Nguyeãn Vieät Huy

15.02.194901.06.1990

Paul. Leâ Quang Luaân

09.12.194307.06.1990

Jos. Hoà Só Höõu01.11.194915.08.1991

Alp. Nguyeãn Coâng Vinh13.01.194715.04.1975

Pet. Nguyeãn Thieân Cung14.01.194704.05.1975

JB. Hoaøng Vaên Khanh

03.08.194724.06.1975

Jos. Ñinh Vó Ñaïi15.12.194921.11.1975

Jos. Nguyeãn Vaên Chöõ05.07.194612.05.1974

Aug. Nguyeãn Vaên Laïc

10.01.194712.05.1974

Pet. Nguyeãn Vaên Tieán15.03.194519.12.1974

Fx. Ñinh Tieân Ñöôøng

13.11.194615.04.1975

Page 27: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

27

Pet. Nguyeãn Huy Hoàng

23.04.194617.03.1994

Jos. Hoà Vaên Thieän

07.03.194917.03.1994

Dom. Nguyeãn Vaên Hoaøng

05.03.196817.03.1994

Ant. Leâ Minh Tuaán

18.10.196517.03.1994

F.A. Nguyeãn Ñöùc Quang

04.11.195329.09.1992

Jos. Nguyeãn Kim Anh

14.02.195429.09.1992

Pet. Ñinh Ñình Chieán

10.02.195017.03.1994

Pet. Phan Ngoïc Caåm

20.07.194617.03.1994

JB. Traàn Vaên Thuyeát

16.01.195315.08.1991

Paul. Nguyeãn Vaên Nguï16.06.194915.08.1991

Pet. Nguyeãn Ñình Saùng

05.05.195429.09.1992

Paul. Hoaøng Kim Toát

05.11.195729.09.1992

Page 28: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

28

Anreâ Löông Vónh Phuù

25.12.196627.08.1998

Ant. Nguyeãn Kieán Tuù

17.08.196127.08.1998

Jos. Nguyeãn Ñöùc Khaån10.08.195319.02.1998

Aug.Nguyeãn Ñöùc Lôïi

17.06.196627.08.1998

Jos. Phaïm Thoï15.03.196027.08.1998

Fx. Nguyeãn Quang Minh

06.10.196627.08.1998

Barn. Leâ Xuaân AÙnh

15.11.195329.09.1994

Pet. Hoaøng Vónh Linh

10.06.194902.05.1996

Pet. Hoà Vaên Höôûng

01.11.194902.05.1996

Pet. Hoaøng Vaên Thinh

05.06.194902.05.1996

Page 29: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Bất cứ giáo phận nào trong Hội Thánh cũng cần có nhiều Giáo sĩ để phục vụ dân Chúa. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, ngay từ khi bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc thành lập Giáo Phận Phan Thiết, một tiểu Chủng viện đã được tổ chức, đó là Chủng viện Tinh Hoa, do Cha Phạm Tiến Hành điều khiển, đã tuyển sinh khóa đầu tiên vào mùa hè 1971. Và đến năm học 1974-1975, số chủng sinh đã lên trên 100. Cuộc chiến mùa hè năm 1975 đã khiến Chủng viện phải giải tán, để chờ thời thuận tiện lại tập trung. Thời thuận tiện đã đến: năm 1986, khi Nhà nước Việt Nam đổi mới tư duy, chấp thuận cho mở 6 Đại Chủng viện trên toàn quốc. Giáo phận Phan Thiết đã mau mắn âm thầm tổ chức lại tiểu Chủng viện dưới dạng các Khóa Dự tu để huấn luyện ứng sinh tiền ĐCV. Công tác này được chuyển giao cho linh mục Vũ Ngọc Đăng từ 1994, có sự cộng tác của ban giảng huấn gồm 6 linh mục và 4 giáo dân thiện nguyện.

Cho tới nay, Chủng viện đã tuyển và huấn luyện được 6 khóa Dự tu, với sĩ số trung bình là 20 học viên/ 1 khóa. Chương trình huấn luyện được chia ra làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Huấn luyện Tu đức, Nhân bản và Kinh Thánh.Giai đoạn 2: Theo Đại học để có trình độ kiến thức nhất định.Giai đoạn 3: Huấn luyện mục vụ tông đồ.Giai đoạn 4: Đi thực tập (giúp xứ) để chờ ngày vào ĐCV. (7)

7 Xem tieáp trang 21

29

Page 30: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

30

Page 31: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Long Hương- Tuy Phong- Bình ThuậnTel: 062.850123

Năm thành lập: 1954 Số giáo dân hiện nay: (1900) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô (29-06)

31

Page 32: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ LONG HƯƠNG

Giáo xứ Long Hương, còn có tên là Hòa Bình, được thành hình vào năm 1954 với thánh hiệu Phêrô, lễ mừng ngày 29/6. Ngày nay, Long Hương là Giáo xứ cực Bắc của Giáo Phận Phan Thiết, giáp ranh Cà Nà thuộc Giáo Phận Nha Trang. Nhà thờ Giáo xứ tọa lạc trong địa bàn thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Diện tích khuôn viên nhà thờ nay chỉ còn 4.310 m2 (so với lúc đầu là 8000 m2). Ranh giới Giáo xứ bao gồm thị trấn Liên Hương và các xã lân cận như: Bình Thạnh, Phước Thể, Lạc Trị, Phong Phú, Phan Dũng và Vĩnh Hảo.

Phần đông giáo dân trong cứ từ Quảng Bình và Hà Tĩnh vào lập nghiệp trong những năm 1937-1954. Trước năm 1975, số giáo dân ước tính khoảng 1500. Sau biến cố 1975, chỉ còn độ 600 do phong trào di dân và một số tạm ngưng sinh hoạt đạo.

Từ khi thành lập vào năm 1954, Giáo xứ liên tục có Linh mục coi sóc. Quản xứ tiên khởi là Cha Giuse Hoàng Quang Tuyên (1954-1956). Sau đó là các Cha: Giuse Trần Quang Chiểu (1956-1959), Cha Giuse Nguyễn Quan Dung (1959-1961), Cha Phêrô Nguyễn Đăng Khoa (1961-1969) và Cha Bênêđictô Nguyễn Văn Mầu (1969-1975). Ngày 10/7/1975, Cha Phêrô Nguyễn Văn Tiến được cử về thay thế Cha Mầu, nhưng chỉ chưa đầy 2 tháng, ngày 31.8.1975, Ngài bị chính quyền bắt đi cải tạo và được trả tự do vào ngày 08/01/1977. Nhưng đến ngày 12/9/1978, Ngài lại bị bắt đi cải tạo lần thứ hai và Giáo xứ vắng Chủ chăn trong vòng 10 năm, cho đến khi Cha Bênêđictô Mầu được cử về coi sóc Giáo xứ lần thứ hai (1988). Bốn năm sau, vào ngày 29/11/1992, Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt được bổ nhiệm làm Quản xứ cho đến ngày nay (2002).

Về cơ sở vật chất, ngay từ năm 1954, khi được thành lập, Giáo xứ đã tạo lập được một ngôi nhà thờ nhỏ, tường xây lợp tôn, rộng 200 m2, nằm ven biển. Năm 1958, dưới thời Cha Giuse Chiểu, một ngôi nhà thờ mới, khang trang hơn, được xây dựng trên một nỗng cát cao ráo thay thế ngôi nhà thờ cũ, diện tích tổng cộng là 303 m2. Cũng trong thời gian này, khu nhà xứ được xây dựng và còn sử dụng cho đến ngày nay. Năm 1962, Cha Phêrô Nguyễn Đặng Khoa cho dựng một trường Tiểu học, tường xây lợp ngói, gồm 4 phòng, để dạy dỗ các con em lương giáo trong Giáo xứ. Sau biến cố 1975, nhà nước mượn ngôi trường này. Ngoài ra, năm 1992 chính quyền còn mượn đất để nới rộng 3 lớp học nữa – làm thành trường Tiểu Học Liên Hương 5 và hiện đang còn sử dụng. Năm 1991, Cha Bênêđictô Mầu đại tu nhà thờ ngay trên nền cũ, đúc trụ bêtông và nâng cao đỉnh mái. Những cơ sở khác được lần lượt xây dựng qua dòng thời gian: hang đá (1974), tháp chuông (1978), nhà hội và các phòng giáo lý (1994), nhà trẻ và nhà Nữ tu (1995), tu sửa và bài trí trong, ngoài nhà thờ (1997), tượng đài Thánh Phêrô Quan Thầy Giáo xứ trên tiền sảnh nhà thờ (1998), và khu nhà xứ mới được xây dựng (2001).

Số giáo dân cũng lần lượt gia tăng đáng kể, tính đến năm 2001 đã sít soát con số 2200 trên tổng số dân cư là 60.000, chiếm tỷ lệ 4%. Đại đa số giáo dân sống tập trung vùng ven biển, xung quanh khu vực nhà thờ, chỉ 10% thuộc xã Vĩnh Hảo, và 10% phân tán trong những làng xã lân cận. (8)

8 Xem tieáp trang 40

32

Page 33: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Phan Rí Cửa- Tuy Phong- Bình ThuậnTel: 062.854862

Năm thánh lập: (1665) Số giáo dân hiện nay: (1947) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Chúa Giêsu Kitô Vua (CN XXXIV TN)

33

Page 34: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ PHAN RÍ CỬA

Chiếu theo lịch sử, Giáo xứ Phan Rí Cửa được lập vào khoảng năm 1665 do các Thừa sai ngoại quốc. Tọa lạc trên một khu đất rộng, sát bờ biển, bên hữu cảng Phan Rí Cửa, nay là xã Hòa Phú; đây là trạm dừng chân đến và đi của các nhà truyền giáo. Số giáo dân lúc ấy có khoảng 400 người, sống nghề biển. Họ đã xây cất được một nhà thờ và sống đạo với một đức tin mạnh mẽ.

Năm 1945 Nhà thờ bị tàn phá bình địa, giáo dân phải chạy sang sinh sống bên tả cảng, nay là Thị Trấn Phan Rí Cửa. Ban đầu họ thuê một căn nhà người lương để làm nhà thờ tạm.

Năm 1954, cùng với sự trợ giúp của các linh mục, họ đã xây dựng một nhà thờ mới, một nhà xứ và một trường Tiểu học do các Tu sĩ Dòng Đồng Công điều khiển, đời sống tôn giáo trở nên sinh động hơn. Giáo xứ đã thành lập các hội đoàn như Liên minh Thánh tâm, Đạo Binh Đức Mẹ, Thiếu Nhi Thánh Thể…

Các Linh mục phục vụ trong Giáo xứ từ năm 1954 là:- Phaolô Phan Tòng Lộc 1954-1955- Roger Delsuc 1955-1962- Hilariô Trần Khắc Hỷ 1962-1975

Năm 1975, bị giao động bởi đời sống mới, nhiều giáo dân vì thiếu hiểu biết, đâm ra sợ sệt hoang mang, đức tin bị lung lay. Nhờ sự hướng dẫn kiên trì của các Linh mục Phêrô Nguyễn Viết Hiền (1975-1992) và Vũ Văn Tiến (1992…), nhiều người đã trở lại sống đạo bình thường. Để việc sinh hoạt tôn giáo được dễ dàng và hiệu quả, giáo dân đã bỏ nhà thờ cũ, tạm lấy trường cấp I nói trên làm thành nhà thờ, tu sửa nhà xứ to lớn hơn (1989), xây cất thêm một nhà nuôi trẻ do Hội Dòng MTG Quy Nhơn đảm nhiệm. Và năm 1998, họ đã chung sức xây dựng một ngôi thánh đường mới để làm nơi thờ phượng và trả lại nhà trường về công dụng xưa của nó.

Hiện nay số giáo dân là 2005 người và đang hoạt động trong các phong trào truyền giáo. Nhờ các phong trào đó, mấy năm qua đã có hơn 200 người trở lại. Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 03 Nữ tu.

Về mặt văn hóa, trình độ trung bình của giáo dân là Tiểu học. Trong công tác xã hội, Giáo xứ đã mở sáu lớp tình thương, giúp xóa nạn mù chữ và giáo dục trẻ em bụi đời. Giáo xứ vẫn lưu ý nâng đỡ những người nghèo khó, già cả, neo đơn, bệnh tật.

Là một Giáo xứ 90% giáo dân sống nghề biển, mà biển càng ngày càng khó làm ăn, vì vậy nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn.

Về mặt tôn giáo, Giáo xứ cảm thấy có nhiệm vụ phải tái truyền giáo cho những người rối rắm hay lạc đạo do điều kiện sinh sống. Thị trấn Phan Rí Cửa có tới 40.000 người, đa số là Phật giáo. Giáo xứ cần sống hòa đồng và hội nhập với tôn giáo bạn.

34

Page 35: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Phan Rí Thành- Bắc Bình- Tuy PhongTel: 062.862530

Năm thành lập: 1954 Số giáo dân hiện nay: (1947) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Antôn Pađua (13.06)

35

Page 36: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ LONG HÀ

Vào khoảng năm 1954, Linh mục Giuse Đào Thanh Hương đưa một số giáo dân gốc Trà Cổ và Đầm Hà vào Nam, định cư tại vùng đất Long Hà thuộc Phủ Hòa Đa. Long Hà đất rộng người thưa, cuộc sống tương đối dễ chịu, nên Cha xứ cùng với giáo dân lập thành xứ đạo mới. Nhà thờ được xây cất trên một khu đất hơn 6000 m2. Đa số giáo dân phân bố dọc hai bên đường quốc lộ 1A.

Trước năm 1975, đời sống kinh tế của giáo dân lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn do phải xây dựng từ hai bàn tay trắng, tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng trở nên dễ chịu hơn do điều kiện ưu đãi của thiên nhiên cũng như của xã hội. Song song với mặt kinh tế, đời sống tinh thần cũng tương đối ổn định, xứ luôn luôn có Cha quản xứ, có nhà thờ, và càng ngày càng bộc lộ nhiều ưu điểm thiêng liêng.

Sau biến cố 1975 giáo dân chạy tứ tán khắp nơi vì sợ, làm cho cuộc sống của Giáo xứ thay đổi hẳn, số giáo dân còn lại sống trong lo âu sợ sệt, Giáo xứ không có Cha quản nhiệm, nhiều người đã không sống đức tin… Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn luôn quan phòng, lo lắng cho con cái mình có mục tử để chăn dắt, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn. Trong thời gian từ 1975 đến nay Giáo xứ đã có các linh mục săn sóc:

- Cha Phêrô Nguyễn Viết Hiền Chánh xứ Phan Rí Cửa kiêm luôn Giáo xứ Long Hà cho đến năm 1983.

- Cha Benedicto Nguyễn Văn Mầu Chánh xứ Lương Sơn thường lui tới làm lễ và sinh hoạt mục vụ từ 1983 – 1988.

- Cha Giuse Trần Đức Dậu Chánh xứ Lương Sơn kiêm luôn Giáo xứ Long Hà khoảng 08 tháng.

- Cha F.X Hoàng Kim Điền Chánh xứ Hòa Thuận, kiêm nhiệm luôn Giáo xứ Long Hà cho đến khi Ngài được đổi về Giáo xứ Thánh Mẫu.

- Cha Vũ Văn Tiến Chánh xứ Phan Rí Cử a, có một thời gian coi luôn cả Long Hà.

- Cha Nguyễn Viết Hiền Chánh xứ Hòa Thuận, đến giúp đỡ Giáo xứ từ 1990 – 1992.

- Cha Benedicto Nguyễn Văn Mầu 1992………

Cho đến nay, Giáo xứ có 389 người với 85 gia đình đa số hoạt động trong các đoàn thể như BMCG, Giới Trẻ, Giáo Lý Viên, Hội Đức Mẹ… tuy họ chưa được xuất sắc so với những Giáo xứ khác, nhưng đó cũng là một bước chuyển biến lớn lao. Đặc biệt là HĐMV luôn cộng tác với Cha xứ, giúp Ngài thực hiện nhiều sáng kiến trong mục vụ cũng như trong công tác xã hội của Ngài. (9)

9 Xem tieáp trang 40

36

Page 37: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Chợ Lầu- Bắc Bình- Bình ThuậnTel: 062.880055

Năm thành lập: (1659) Số giáo dân hiện nay: (1356) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Mân Côi (07-10)

37

Page 38: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ HÒA THUẬN

Giáo xứ Hòa Thuận (trước năm 1975 có tên là Ma-Ó, tiếng Chăm: ma là vùng đất: Ó (Oït) là cây xoài, là một trong những họ đạo nhà quê lâu đời nhất vùng địa đầu Giáo Phận Phan Thiết, cách Tòa Giám Mục 67,6 Km về hướng Đông Bắc, Giáo xứ nằm trong thôn Hòa Thuận nửa lương nửa giáo, thuộc Thị Trần Chợ Lầu, Huyện Bắc Bình, là địa bàn chung sống hòa bình của 18 sắc tộc phân bố trong 16 Xã và một Thị Trấn: Người Kinh chiếm 66,35%, phần còn lại là các sắc tộc khác. Người Kinh theo Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài; tuyệt đại đa số người Chăm theo Balamôn giáo (Bà Ni) hoặc Hồi giáo (Bà Chăm); người Hoa, Nùng thờ Phật Bà Quan Âm, các sắc tộc khác thờ thần linh riêng của mình (x. Bắc Bình, truyền thống đấu tranh cách mạng, 1930 – 1975).

Hiện không còn một tư liệu nào khẳng định chính xác tông tích tổ tiên thời gian người công giáo có mặt ở vùng này mà người K’Ho và Rắc-lây là dân bản địa. Có thể có người công giáo trà trộn trong số di dân tự do đợt 01 gốc Việt từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế bởi cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn chạy nạn vào đây lập làng, xã, tổng, để đến năm 1693 Chúa Nguyễn Phúc Chu lập Trấn Thuận Thành và năm 1697 lập Phủ Bình Thuận với 02 huyện Hòa Đa và Yên Phước (Sđđ. Tr 20-21).

Cứ cho rằng Họ Đạo Ma Ó có tên tuổi từ năm thiết lập 02 Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài (09.9.1659) thì tính đến năm 1975 đã trải qua 316 năm, được chia làm 04 thời kỳ:

- Thời kỳ Địa Phận Đàng Trong (1659-1844)- Thời kỳ Địa Phận Quy Nhơn (1844-1905)- Thời kỳ Địa Phận Sài Gòn (1905-1957) và- Thời kỳ Địa Phận Nha Trang (1957-1975)

Cũng như mọi Giáo xứ khác, Giáo xứ Hòa Thuận như hạt cải tí ti gieo xuống đất vườn, không ngừng âm thầm tiệm tiến. Lúc đầu chỉ có 50 giáo dân được các linh mục người nước ngoài chăm sóc, tá túc tại Phan Rí Chàm. Sau đó, họ dời cư lên dải đất chạy dài ven sông Lũy, dọc theo Quốc lộ 1, từ bến Thanh Tu đến ngã ba sông Mao, định cư thành Gò Đạo, bị Văn Thân, Cần Vương (1873-1888) sát hại phải chạy tị nạn vào rừng núi Ba-ghe. Qua cơn khói lửa, họ mới về định cư lâu dài bên bờ Đông sông Ma Ó chảy qua vùng đất Hòa Thuận hiện nay.

Qua 04 thời ký mức tăng trưởng tiệm tiến, chủ yếu là mộ dân Bình Định, tậu ruộng. Trong thời kỳ thuộc Địa Phận Quy Nhơn có các Cha Aån, Đức, Lộc, Chung; thời kỳ thuộc Địa Phận Sài Gòn có các Cha Lễ, Lý (Cha Aån làm nhà thờ năm 1850 bên xóm cũ, sau đó Cha Lý xây lại nhà thờ năm 1929 tại địa điểm hiện nay là xóm mới). Giáo dân lúc bấy giờ tuyệt đối nghe lời Cha xứ nên việc đạo đức được nâng cao. Thời kỳ Quy Nhơn có 07 Linh mục làm Quản xứ và 15 vị trong thời kỳ Sài Gòn và Nha Trang. Đặc biệt trong thời Cha Nguyễn Thông Lý (1922-1944) ngoài việc tậu ruộng, xây cất Nhà thờ, Ngài đã cổ võ được 02 ơn gọi, là Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Lục và Nữ tu Anna Trần Thị Lời. Kế đến là Cha Phạm Văn Nguyện (1957-1967), Ngài đại tu lại Nhà thờ, xây trường Tiểu Học Hòa Thuận và Trung Học Đaminh Hải Ninh, nhà xứ, đường cống Êchim, cầu ông Cố nối liền Xóm Cũ và Xóm Mới. (10)

10 Xem tieáp trang 68

38

Page 39: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Lương Sơn- Bắc Bình- Bình ThuậnTel: 062.873102

Năm thành lập: 1975 Số giáo dân hiện nay: (1356) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Vô Nhiễm (08-12)

39

Page 40: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ LƯƠNG SƠN

Giáo xứ Lương Sơn (tên cũ là Hòa Lương) đã tồn tại từ rất lâu, cùng thời với Ma Ó, Phan Rí Cửa, như là một Giáo họ hay Giáo điểm. Chỉ từ năm 1975, Lương Sơn mới thực sư là một Giáo xứ, có Cha xứ thường xuyên. Lúc đầu, đa số giáo dân gốc Quảng Bình và một số ít là giáo dân địa phương. Cho đến năm 1975, giáo dân chỉ có khoảng 300 người và đến năm 1999, con số đã tăng lên 1000 người.

Khoảng từ năm 1958, trên 40 năm, Giáo xứ đã có các Linh mục phục vụ:

- Dominico Hoàng Ngọc Thất 1958-1962- Phêrô Nguyễn Quốc Bồng 1962-1963- Giuse Nguyễn Thăng Long 1964-1965- Augustino Phạm Văn Nguyện 1966-1967- Phaolô Phạm Hùng Tịnh 1968-1975- Benedicto Nguyễn Văn Mầu 1975-1988- Giuse Trần Đức Dậu 1988…………

Cơ sở vật chất của Giáo xứ không nhiều. Ngôi nhà thờ do Cha Thất xây từ năm 1961, được sửa chữa vài lần và đến nay vẫn còn sử dụng. Nhà xứ do Cha Tịnh xây năm 1972, trường mẫu giáo do Cha Bồng làm đến nay vẫn còn hoạt động. Những năm gần đây Giáo xứ có thêm tháp chuông, đài Đức Mẹ, nhà vòm, tường thành và sân thể thao 600 m2.

Là một cộng đồng Dân Chúa sống giữa lương dân, lại quá xa các Giáo xứ bạn (hơn 20Km) nên Giáo xứ Lương Sơn có nhiều cặp hôn nhân dị giáo hay bất hợp pháp. Mỗi năm có khoảng 10 đôi cần hợp thức hóa hoặc nhờ đến phép chuẩn, và tình trạng còn kéo dài. Tuy nhiên, Giáo xứ cũng đã cống hiến cho Giáo hội 02 Nữ tu. Cuộc sống tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con cái; đến nay Giáo xứ đã có nhiều học sinh cấp II, III và sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng.

Về những hoạt động trong Giáo xứ, có những tổ chức, những hội đoàn và đặc biệt là HĐMV luôn luôn cộng tác với Cha xứ, giúp Ngài thực hiện nhiều sáng kiến trong mục vụ. Nhờ thế, giáo dân có nhiều biến chuyển khả quan, tuy nhiên giới trẻ còn lơ là nhiều và đây là mối quan tâm và ray rứt của Giáo xứ. Ngoài ra Giáo xứ còn lưu ý đến các người già cả, neo đơn, nghèo túng…

Giáo dân đa số làm nông nghiệp, chủ yếu làm dưa lấy hạt, tùy thuộc vào thời tiết nên ít khi trúng mùa. Vì vậy đời sống kinh tế của giáo dân chưa được sáng sủa lắm. Tuy nhiên trong những dự án của phí Nhà nước nếu thành sự thực (biến Lương Sơn thành Thị Trấn và bắc cầu qua sông Lũy) thì có lẽ giáo dân Lương sơn sẽ có đời sống vật chất khá hơn.

Hy vọng, điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần, và cũng hy vọng khi đã “có thực” tạm đủ, thì việc “vực đạo” cũng dễ dàng hơn trong Giáo xứ Núi Lành (Lương Sơn) như núi Bát Phúc vậy.

Giáo xứ Lương sơn còn có 02 họ nhánh là Suối Nhum và Sông Lũy. Hai giáo họ này vẫn có thánh lễ các ngày Chúa Nhật và giáo dân vẫn hăng say hoạt động tông đồ.

40

Page 41: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Tiếp theo trang 31, GIÁO XỨ LONG HƯƠNG …

Ngoài Ban Thường Vụ và Ban Giáp thường xuyên cộng tác điều hành mục vụ trong xứ, sinh hoạt của những đoàn thể như: BMCG, Giáo Lý Viên, Đạo Binh Đức Mẹ, Ca Đoàn, Lễ Sinh… cũng góp phần làm bộ mặt Giáo xứ ngày càng thay da đổi thịt. Từ 1993, Giáo xứ cũng đã tiếp nhận một cộng đoàn các Nữ Tu Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, Dòng Đức Bà Truyền Giáo và các Đại Chủng Sinh về cộng tác phục vụ…

Là Giáo xứ thuộc vùng đất truyền giáo và cách xa trung tâm Giáo Phận, cộng với điều kiện văn hóa xã hội không mấy thuận lợi, Long Hương đã bước đi những bước chân chậm chạp so với một số Giáo xứ bạn. Tuy nhiên, cũng có những điểm son đáng mừng: Đức tin nơi con người ngư dân bình dị mộc mạc được diễn tả một cách chân thành và không kém sống động; Lòng hiếu khách tương trợ và gắn bó đoàn kết chung quanh Chủ chăn, chung sống hiền hòa và gương mẫu với lương dân… Tất cả tạo nên một bầu khí truyền giáo thuận lợi, giúp Giáo xứ ngày càng thêm nhiều anh chị em tân tòng. Lòng đạo chân thành giản dị có sức vang xa như tiếng chuông nhà thờ ngân vang sớm tối, thức tỉnh lòng người giữa biển trời Tuy Phong lộng gió.

Bước vào thế kỷ 21, một cơ hội mới để Giáo xứ hướng về một tương lai tốt đẹp hơn. Tin tưởng vào sự trợ giúp của Ơn Chúa, Đức Mẹ, sự cầu bầu của Thánh Phêrô Quan Thầy, sự yêu thương chăm sóc của Giáo Hội, lòng quảng đại nhiệt thành của các Chủ chăn, tinh thần hiệp nhất và cầu tiến của giáo dân, Giáo xứ Long Hương dám quyết tâm đồng tiến với các Giáo xứ bạn, nỗ lực hơn nữa để sống sứ vụ truyền giảng Tin Mừng: người người nhà nhà muốn dấn thân để trở thành chứng nhân tích cực trong môi trường sống, góp phần đưa Giáo xứ và vùng biển Tuy Phong ngày thêm thăng tiến về cả đạo lẫn đời.

Tiếp theo trang 35, GIÁO XỨ LONG HÀ

Về cơ sở tôn giáo: Ngôi Nhà thờ xây từ năm 1958 đến nay đã xuống cấp, nhà Mục vụ do Đức Cha bảo trợ hoàn toàn, Nhà xứ cũng được sửa chữa và nâng cấp, bên cạnh nhà thờ có hòn giả sơn Đức Mẹ là nguồn an ủi của Giáo xứ. Giáo xứ Long Hà còn có một họ lẻ là Giáo họ Thánh Giuse ở Hòa Đa do Cha Nguyễn Đắc Cầu thành lập năm 1951 và đã có một ngôi Nhà Nguyện, sau đó Cha Đào Thanh Hương xây lại với diện tích 200 m2, đến năm 1988 Đức Cha Nicolas đã cho xây lại ngôi nhà nguyện này trên nền đất cũ nhưng rộng và kiên cố hơn.

Về kinh tế: Giáo dân làm đủ nghề để sinh sống, chăn nuôi gia súc, nuôi tôm, buôn bán, làm ruộng… tuy có nhiều thành phần như vậy, nhưng đời sống kinh tế của giáo dân cũng rất bấp bênh, có lẽ do trình độ học thức của giáo dân còn thấp. Bên cạnh đó đời sống tinh thần của giáo dân cũng từ đó mà đi xuống, một phần vì không có Cha quản xứ đã lâu, một phần vì kế sinh nhai.

Hướng đến tương lai, Giáo xứ Long Hà quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần, cần phải canh tân và đổi mới bằng con đường tái truyền giáo, thành lập những hội đoàn mới có lợi cho hoạt động tông đồ của Giáo xứ. Ngoài ra, Giáo xứ còn lưu tâm để ý đến những người nghèo khổ, neo đơn, già cả… và quan tâm đến việc học hành của con em trong xứ để tạo điều kiện cho việc phát triển Giáo xứ. Ngoài ra, Giáo xứ Long Hà cố gắng sống cách hòa đồng với những anh em chung quanh không cùng tín ngưỡng để đem Chúa đến cho anh em.

41

Page 42: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

42

Page 43: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Thắng- Hàm Thuận Bắc- Bình ThuậnTel: 062.866167

Năm thành lập: ( khoảng năm 1783) Số giáo dân hiện nay: (1979) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Vô Nhiễm (08-12)

43

Page 44: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ: KIM NGỌC

Theo báo cáo của Đức Cha Bennetat, Giám quản Tông tòa Đàng Trong, năm 1748:"Dưới thời vua Chàm ... cách cửa biển Phan Thiết về phía Bắc chừng hai giờ đi đường có một nhà thờ ... nơi làng Ô-xâng". Cha Giuse Bổn (mất 1911) cho nhà thờ đó là Kim Ngọc, vì tại Kim Ngọc có địa danh Ô-xâng", nơi từ lâu đã có tín hữu. Cũng theo Đức Cha Bennetat, năm 1783, Kim Ngọc đã có 3000 tín hữu và một nhà nguyện.

Mặc dầu chưa rõ danh xưng "Kim Ngọc" có từ bao giờ nhưng trong địa bạ triều Nguyễn thì "Kim Ngọc " xã có 05 thôn người Kinh và 03 thôn người Chàm.

Khi Đức Cha Pigneau de Béhaine tháp tùng vua Gia Long đến Phan Thiết, vua muốn gặp cộng đoàn Tầm Hưng và Kim Ngọc, nhưng Đức Cha từ chối. Thời Minh Mạng, nhà nguyện bị phá, nhưng giáo dân vẫn đọc kinh tại nhà ông trùm Yên và ông trùm Xiên. Thời Thiệu Trị, nhà thờ được xây lại tại vườn Xoài Rậm nay thuộc Xóm Gò, giáo họ Gioan. Thời Tự Đức khoảng 100 người Tầm Hưng và Kim Ngọc bị bắt giải ra Phan Rang, cùng với 11 phụ nữ tử đạo có một giáo dân Kim Ngọc tử đạo là ông Quới ( cha Ô.biện Núi, sinh ra ông nội của Lm Trương Trãi). Nhờ cha Tho và Cha Khâm can thiệp nên cuộc bách hại lắng dịu. Sau thời Phân Tháp, cha Tho tái lập các họ đạo. Tại Kim Ngọc, Ngài mua nếp nhà của biện Nhuận về cất nhà thờ trên đất ông trùm Xiên. Vì thường xuyên bị xách nhiễu, các làng công giáo được tách ra khỏi làng lương dân gọi là Bạch Hộ (các hộ công giáo này phải đóng thuế đặc biệt bằng bông vải). Cha Vân xây nhà thờ bằng gạch và vôi tại Xóm Gò (hiện nay là khu nhà ông Ngô Ve). Thời Văn Thân, năm 1884, dự án Văn Thân gây bạo loạn giết người công giáo nhưng không thành, sau đó tiếp tục tàn phá khắp nơi khiến giáo dân Kim Ngọc và Tầm Hưng phải chạy vào Bà Rịa và Sài gòn một năm rưỡi. Giáo xứ bị tàn phá bình địa, nhà thờ tạm sau đó được cất ở địa điểm sau nhà bà Ngô thị Kết (giáo họ Matthêu hiện nay). Nhờ Đốc Phủ Nghiêm, các cộng đoàn công giáo ở Phan Thiết đã ổn định dần. Sau hòa ước 1884, có nhiều người thuộc phong trào Văn Thân trở lại công giáo, các linh mục thừa sai và bản xứ cùng làm việc trên toàn khu vực Phan Thiết, cha quản xứ Kim Ngọc thường kiêm luôn các xứ họ lân cận và đã có các nữ tu giúp. Di tích qúy giá còn lại của thời kỳ này là hai trụ cổng vào đất Thánh Kim Ngọc, được xây gạch và vôi trên đỉnh trụ là hình búp sen chứng tỏ sự hòa nhập văn hóa.

Nhà thờ thứ tư hiện tại cất vào năm 1915 - 1918 do cha Phao lô Nguyễn thông Lý. Giáo dân rất tích cực và đoàn kết, người lương cũng cộng tác trong lúc xây nhà thờ. Thập niên bốn mươi chiến tranh Việt-Pháp, các linh mục bản xứ hầu hết có tinh thần dân tộc, yêu nước, che chở cho những người yêu nước hoặc bị hiếp đáp, oan ức. Sau hiệp định Genève, sinh hoạt giáo xứ khởi sắc, có các nữ tu MTG Thủ Thiêm hoạt động, các đoàn thể CGTH được lập lại, nhà thờ kinh lễ đông người. Năm mậu thân (1968), nhà thờ, nhà dòng và 60 nhà bị đánh sập, 07 người chết. Năm 1972, cha Nguyễn văn Học đến, ngài cho ủi phá các tàn tích chiến tranh quanh nhà thờ, sửa lại nhà xứ, chỉnh trang khuôn viên, dẹp các tệ nạn.

Danh sách linh mục ở Kim Ngọc thế kỷ 19: cha Khâm, cha Tho, cha Trang, cha Vân, cha Quêno, cha Bovin, cha Archimband và cha Bảy Aån. (11)

11 Xem tieáp trang 65

44

Page 45: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Ma Lâm- Hàm Thuận Bắc- Bình ThuậnTel: 062.865032

Năm thành lập: Rất lâu đời (khoảng năm 1650-1680) Số giáo dân hiện nay: (3071) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Kitô Vua

45

Page 46: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ: TẦM HƯNG

Giáo xứ Tầm Hưng nằm cách thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận về phía Bắc 14 km theo quốc lộ 1A, thuộc xã Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc.

Vào khoảng năm 1650-1680, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vãi trên mảnh đất Tầm Hưng. Và theo cha J.Masser, Hội Thừa Sai Paris, trong bản tường trình đề ngày 1-9-1910, ngài viết như sau : "Nguồn gốc của 2 giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng khá xa xưa, không thể xác định được ngày tháng hình thành. Tuy nhiên, ta biết chắc chắn rằng vào thế kỷ XVIII đã có 2 giáo xứ này, do các cha Dòng Tên ... Niên lịch đầu tiên mà người ta có thể xác định là năm 1783, Đức Cha Bennetat đã có nói về giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng ... nguồn gốc của 2 xứ này thật xa xưa. Mặt khác, nếu trong tỉnh Bình Thuận có các tín hữu đã rửa tội được 2 thế hệ, thì đó là 2 giáo xứ Kim Ngọc và Tầm Hưng.

Những tín hữu đầu tiên đến đây là dân : Bình Định, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Bắc Ninh... Vì kế sinh nhai đã đến đây lập nghiệp. Đến năm 1955, thì có thêm người Hải Phòng và Nghệ An về cùng chung sống.

Theo dòng thời gian, cùng với Giáo Hội Việt Nam, giáo xứ tầm Hưng đã trải qua bao thăng trầm:

Dưới thời của Đức Cha Adran, đời sống đạo an bình và có một sinh lực mới.

Dưới thời vua Minh Mạng : lệnh bắt đạo được thực hiện triệt để, tất cả các kỳ mục đều bị bắt giải về Phan Rí, cầm tù, tra tấn như ông trùm Chiến, trưởng viên chức Tầm Hưng. Các cơ quan tịch biên nhà thờ Tầm Hưng, biến thành nhà nuôi tằm, dệt tơ...

Nhưng với lòng đạo đức, giáo dân vẫn tiếp tục hội họp trong nhà của các ông trùm như: ông Thu Thi, ông Thu Liêm, ông Mai... để đọc kinh, cầu nguyện.

Đến thời vua Tự Đức : vị vua bắt đạo khét tiếng, cơn bão táp đã giáng xuống trên 2 giáo xứ này. Lần này không chỉ có các viên chức, mà cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già... khoảng 100 người bị bắt giải về Phan Rí. Nhóm người này bị nhốt vào 3 nhà tù chật chội, thiếu không khí, dưới sự giám sát tàn bạo của một đội lính canh. Bà con đói, khát, áo quần rách nát... khiến một số đã chết sau một thời gian bị thiếu thốn và bị ngược đãi

Đến thời Văn Thân: họ rảo khắp làng mạc, tàn sát các tín hữu. Trong tình thế vắng chủ chăn, các tín hữu như rắn không đầu, nên có một số đông băng rừng trốn vào Bà Rịa, cũng là vùng đất đầy máu lửa thời bấy giờ. Nhà thờ và nhà dân đều bị cướp bóc và đốt phá.

Sau một thời gian lắng dịu, các linh mục, như cha An, lại tìm cách đưa các tín hữu về quê. Khi về, cha An ngụ tại nhà ông Sử ; ngài cho xẻ gỗ làm nhà thờ lớn, vì số tín hữu gia tăng.

Về cơ sở vật chất : giáo xứ đã có 2 ngôi nhà thờ thời Tự Đức và phòng trào Văn Thân. Đến năm 1926-1929, ngôi nhà thờ kiên cố được xây dựng có thể do cha F. Nhơn hay cha Gioan Baotixita Bạch và sử dựng cho đến ngày 31-3-1997. Và ngôi nhà thờ mới hiện nay được khánh thành ngày 31-3-1999, do Đức Giám Mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi. (12)

12 Xem tieáp trang 66

46

Page 47: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Ma Lâm- Hàm Thuận Bắc- Bình ThuậnTel: 062.865112

Năm thành lập: 1954 Số giáo dân hiện nay: (4700) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Mân Côi (07-10)

47

Page 48: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ: MA LÂM

Giáo xứ Ma Lâm, thuộc Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 16 Km phía Tây Bắc trên quốc lộ 28 nối liền Phan Thiết - Di Linh.

Trước 1954, khu vực này có khoảng 20 gia đình giáo dân vốn là họ lẻ của Tầm Hưng với tên gọi Ma Lâm, là tên của một xóm cư dân sống xung quanh ga xe lửa có cùng tên. Tháng 12 năm 1954, một số gia đình binh sĩ Pháp từ Hải Phòng đã đến cư trú và kéo theo bà con thân thuộc từ Hưng Yên di cư, lập thành ấp Phương Lạc.

Trước 1976, an ninh bị đe dọa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thường xuyên gặp khó khăn, làm cho xứ đạo Ma Lâm tưởng chừng như phải di dời. Nhưng sau 1975, nhờ nguồn nước Hồ sông Quao (cách Ma Lâm 10 Km), nông nghiệp ổn định, giáo xứ đang cùng phát triển với Thị trấn Ma Lâm (thành lập năm 1999). Ma Lâm đã trải qua 4 đời cha xứ: cha Giuse Hoàng Công Độ, OP (12.1954 - 12.1955), cha Isodore Bùi Thái Học (12.1955 - 03.1975), cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (5.1975 - 10.1994), cha Gioan NguyễnVăn Hảo (10.1994...).

Ma Lâm đã góp cho Giáo hội 2 linh mục, 1 chủng sinh và 2 nữ tu.

Năm 1975, số giáo dân Ma Lâm khoảng 700 người (KYNT.1 973). Cuối 1979, phong trào kinh tế mới làm cho vùng bắc Ma Lâm, với tình trạng vốn đất rộng người thưa, phải tiếp nhận rất đông đồng bào từ nhiều nơi đến lập nghiệp. Chủ yếu làm ruộng rẫy tại các xã Thuận Minh, Hàm Phú, Hàm Trí, Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm, Đông Tiến, Đông Giang và La Dạ, hầu hết là các xã miền núi; giáp với khu vực Bàu Sen thuộc huyện Bắc Bình (cách Ma Lâm gần 80 Km phía Tây Bắc)

Đặc biệt khu vực Đami (thuộc xã La Dạ), nơi đang xây dựng đập thủy điện Đami - Hàm Thuận có tầm cỡ lớn nhất nước, đã thu hút giáo dân từ Đồng Nai, Nam Định... đến làm ăn sinh sống với trên 200 gia đình giáo dân.

Với tổng số giáo dân hiện nay khoảng 4700 người, trên một địa bàn quá rộng lớn, lại phải trãi qua một thời gian ít được quan tâm, giáo xứ Ma Lâm đang đứng trước trách nhiệm nặng nề về tái truyền giáo và tái ổn định.

Khu vực trung tâm với giáo họ Phương Lạc. Nơi đây, ngôi nhà thờ thứ tư đã được hoàn chỉnh vào năm 1993, qua năm 1995, nhà xứ, nhà giáo lý, khuôn viên nhà thờ được quy hoạch lại cho phù hợp với các sinh hoạt của một khu vực trung tâm.

Tại đây, các cơ cấu giáo xứ đã hoàn chỉnh gồm lực lượng nhân sự với 6 vị Hội đồng Mục vụ giáo xứ, các đoàn thể như : Legio, các Bà Mẹ, Gia Trưởng, Thiếu Nhi,...

Ngoài ra, giáo họ Hồng Liêm đã hoàn tất việc xây dựng nhà nguyện với sự hiện diện thường xuyên của thầy Gioan Baotixita Bùi Đình Thân, nơi đây có sẵn 1200 giáo dân, một địa bàn truyền giáo lớn với giáo xứ Long Hoa cũ (đã quên mình là người có đạo) và một số lượng lương dân đông đảo. (13)

13 Xem tieáp trang 68

48

Page 49: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Mũi Né- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.848145

Năm thành lập: 1890 Số giáo dân hiện nay: (1527) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô-Phaolô (29-06)

49

Page 50: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ MŨI NÉ

Về lược sử giáo xứ Mũi Né, xin được lược trích từ tập kỷ yếu của Giáo phận Nha trang, năm 1972 như sau :

Họ Mũi Né được thành lập vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIX, chừng năm 1890. Đầu tiên, để tránh nạn Văn Thân và vì lý do kinh tế, một số người gốc Bình Định và Quảng Bình đã đến đây định cư sinh sống. Do nhu cầu đức tin, một nhà thờ nhỏ bằng tranh được dựng lên tại Xóm Lở (Khánh Thiện). Năm 1913 một hoả hoạn bất ngờ đã tiêu hủy nhà thờ Thánh Antôn này. Năm 1921-1925 cố Thơm cho xây cất một ngôi nhà thờ nhỏ tại ấp Long Linh thay thế ngôi Nhà thờ Xóm Lở bị cháy. Trong thời gian (1910-1950) các cha sở Kim Ngọc kiêm nhiệm Họ Mũi Né. Đời Cha Hớn (1938...) ngài đã cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới. Năm 1951, Đức Cha bổ nhiệm Cha Huỳnh Kim Đức về làm cha sở Mũi Né. Năm 1953, Cha Hồ Thiện Tri về thay Cha Đức. Năm 1957, Cha Trần Đa Minh được cử đến làm Cha sở Mũi Né. Ngài đã tu bổ khu Thánh Đường, vì số giáo dân, kể cả Rạng lên tới hơn 700, Ngài đã nối dài, lợp và sơn phết lại nhà cùng xây thành chung quanh. Để thúc đẩy giáo dân thêm lòng tôn kính Đức Mẹ, ngài đã khởi công xây dựng núi Đức Mẹ Lộ Đức. Tháng 07 năm 1971 vì tuổi già sức yếu Cha Trần Đa Minh được phép Đức Giám Mục cho về hưu và linh mục GB. Vũ Văn Tiến được bổ nhiệm về thay thế. Sau đó là cha GB. Cao Vĩnh Phan rồi đến cha Phêrô Đinh Đình Chiến. Hiện nay linh mục quản xứ là Cha Phaolô Nguyễn Văn Ngụ.

Mũi Né thuở nào còn là một miền đất hẻo lánh, đi lại khó khăn, giờ đây lại là điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách tới đây nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh. Mũi né không còn là nơi xa lạ nữa mà đã trở nên thân quen với biết bao người muốn về đây làm bạn với cát biển gió trăng.

Thể hiện tinh thần mục tử, Đức Cha Nicôla vẫn luôn quan tâm tới nhu cầu mục vụ cho du khách tại đây. Ước mơ với một tương lai gần, Họ Rạng sẽ là điểm hẹn cho những ai muốn được bồi dưỡng cả thể xác lẫn tinh thần.

Tiếp theo trang 55, GIÁO XỨ VINH THỦY …

Với một địa bàn rộng lớn, số giáo dân chỉ chiếm 3,65% dân số, nên công tác truyền giáo được đặt lên hàng đầu. Hằng năm số người dự tòng càng tăng, điều đáng khích lệ là có nhiều hộ gia đình xin tòng giáo hoàn toàn.

Về văn hóa, khoảng 30 em đã tốt nghiệp hoặc đang theo học đại học, 98% các em đều được cha mẹ ý thức cho đến trường.

Chăm sóc người nghèo, già cả neo đơn cũng là một mục tiêu của giáo xứ, hằng năm vẫn duy trì thăm hỏi, ủy lạo bệnh nhân tại bệnh viện trong các dịp đại lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, năm vừa qua đã cộng tác với Tòa Giám Mục thực hiện được 18 ngôi nhà tình thương cho những gia đình nghèo, không phân biệt lương giáo.

Hướng về tương lai, giáo xứ vẫn đặt hai trọng tâm là chăm sóc người nghèo và công tác truyền giáo qua đời sống chứng tá và việc làm cụ thể. Về văn hóa vẫn duy trì khích lệ cổ vũ việc mở mang kiến thức cho con em như trước đây đã thực hiện là phát thưởng cho những em có thành tích cao trong học tập vào mỗi cuối niên học. Hy vọng rằng thế hệ trẻ được quan tâm chăm sóc chu đáo hôm nay, là đôi cánh đưa giáo xứ vươn lên vững mạnh hơn trong ngày mai.

50

Page 51: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Phú Hài- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.811642

Năm thành lập: (1890) Số giáo dân hiện nay: (730) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô (29-06)

51

Page 52: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ PHÚ HÀI

Theo tài liệu của Đức Cha Bennetat đã ghi lại trong cuốn Nam Kỳ Địa Phận năm 1972: họ đạo Phú Hài (còn gọi Phó Hài) được thành lập với họ Phan Thiết (Lạc Đạo) vào năm 1890 do linh mục Thừa Sai Paris là Archimbaud. Đa số là giáo dân Quảng Bình tới lập cư chuyên nghề chài lưới và làm nước mắm. Vào năm 1910, số giáo dân Phú Hài là 200 người.

Từ năm 1890- 1955, các linh mục trực tiếp cai quản : cha Archimbaud (1890), cha Phêrô Nguyễn Văn Ngôn (1922) (tên ngài còn khắc trên quả chuông), cha Giuse Nguyễn Văn Thơ (đã qua đời, được chôn cất tại Phú Hài). Kể từ 1955-1996 : họ Phú Hài trực thuộc giáo xứ Thanh Hải do các linh mục chánh xứ, phó xứ thay phiên đảm trách.

Về cơ sở vật chất : 1890, nhà thờ xây dựng tạm bằng lá, cột cây, vách bùn... Đến năm 1922, nhà thờ được xây lại vững chắc hơn, kèm theo nhà xứ, nhà trường có Dì Phước dạy học.

Đến 1954, các cơ sở bị thiêu huỷ vì chiến tranh. Giáo dân họ Phú Hài gánh chịu đau thương, dìu dắt nhau đến họ Kim Ngọc hoặc Lạc Đạo để tham dự thánh lễ. Vào năm 1955, họ đạo trùng tu lại một nhà nguyện lợp tôn, tường gạch, để làm nơi thờ phượng cho giáo dân là 300.

Năm 1975, Đất Nước thống nhất, nhà nguyện bị niêm phong cho đến 1985 mới được sinh hoạt tôn giáo bình thường.

Năm 1991, trước tình hình đổi mới của Đất Nước. Họ đạo Phú Hài khởi công xây dựng nhà thờ mới ngày 29-7-1991, và đã được Đức Cha Nicolas bổ nhiệm cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc chánh thức quản xứ Phú Hài với số giáo dân 510 người. Cha xứ cùng với giáo dân, đặt trọng tâm vào các gia đình chưa hợp thức hoá hôn phối, qui tụ Gia trưởng, Bà mẹ, Giới trẻ, Thiếu nhi để củng cố đức tin và lành mạnh hoá môi trường xã hội. Kết quả từ 1997-2000, 30 đôi được hợp thức hoá hôn phối và rửa tội cho số người lớn, trẻ em được 220 người. Số giáo dân hiện nay là 730 người. Giáo xứ Phú Hài đã đóp góp cho Giáo Hội 2 tu sĩ.

Riêng về mặt văn hoá, lâu nay trình độ trung bình chỉ ở cấp tiểu học, những năm gần đây, số học sinh cấp trung học gia tăng.

Đối với công tác xã hội, giáo xứ thường xuyên quan tâm giúp đỡ người già yếu, tật nguyền, neo đơn...

Về phương diện kinh tế : một giáo xứ ven biển sinh sống chủ yếu bằng lao động biển, làm muối, làm nước mắm và các nghề phụ buôn bán nhỏ. Mức sống tạm ổn...

Hướng về tương lai : giáo xứ Phú Hài nỗ lực đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, vì địa bàn giáo xứ rộng từ cầu Ké đến đá ông Địa, dân số ước chừng 10.000 người, mà số người tin Chúa còn quá ít.

Phương thức truyền giáo : mỗi giáo dân là một chứng nhân mẫu về đức tin giữa lòng đời.

"Phú Hài soi bóng biển xanhMẹ ơi gìn giữ ủi an chiên lành ".

52

Page 53: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Thanh Hải- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.811501

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: (5936) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

53

Page 54: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THANH HẢI

Sau hiệp định Giơnevơ, theo dòng người vào Nam, người dân Ba Làng, Sầm Sơn (Thanh Hóa) cùng với một số người gốc An Bình (Quảng Bình) và Đông Xuyên (Kiến An) đã đến định cư lập nghiệp tại vùng Xóm Đầm, lập nên giáo xứ Thanh Hải, Phan Thiết.

Ban đầu có 60 gia đình An Bình và 30 gia đình Sầm Sơn, họ về đây cùng với Cha Phaolô Phạm Ngọc (nguyên Cha xứ Sầm Sơn Thanh Hóa). Ngài đến đây để giúp họ dâng thánh lễ và ban các bí tích. Nhưng khi lập nên trại định cư Xóm Đầm là Cha Augustinô Phạm Ngọc Oanh và khi lập xứ thì Cha Augustinô làm cha chính xứ tiên khởi (1955-1971).

Phó xứ và phụ tá cho Ngài có các Cha:Cha Fx. Hoàng Kim Điền 1955-1961Cha Giuse Nguyễn Văn Trọng 1955-1957Cha Rôcô Đinh Tuấn Ngạn 1956-1958Cha Rôcô Đinh Hữu Phương 1958-1967Cha Giuse Trịnh Quang Cảnh 1961-1967Cha Gioan Vũ Anh Tuấn 1962-1967Cha Giuse Nguyễn Quang Huy 1967-1969Cha Giuse Bùi Ngọc Báu 1967-1969Cha Giuse Mai Nghị Luận 1969-1970Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng 1970-1971Cha Phêrô Trần Hữu Thành 1971-1973Năm 1971, Cha Augustinô về xứ Thánh MẫuCha Nguyễn Quang Huy về làm chính xứ (1971-1975) và Cha Phêrô Trần Văn Tiến làm

phụ tá.Tháng 03.1975, Cha Rôcô Vũ Đình Hoạt làm chính xứ.

Thời gian này là lúc phát triển và xây dựng giáo xứ về nhiều mặt: Thánh Đường, trường học, nhà Hội quán, dòng Mến Thánh Gía, nhà xứ. Thánh đường tường xây, mái lợp tole, rộng rãi, thoáng mát. Nhà trường có hai dãy, tường gạch, lợp tole có các lớp từ mẫu giáo đến lớp 9. Năm 1974 được mở thêm cấp III, số học sinh trên 1500 em. Nhà hội quán rộng rãi, khang trang là nơi sinh hoạt cho các đoàn thể và các giới. Thời gian này việc học giáo lý, kinh bổn rất được các Cha quan tâm, ngoài ra các ngài còn hướng dẫn giáo dân thêm về ngư nghiệp.

Sau năm 1975, giáo xứ gặp nhiều khó khăn, nhất là về mặt nhân sự: số khá đông ra nước ngoài, một số đi kinh tế mới, một số chuyển nơi ở. Lúc này, các Cha đã cố gắng rất nhiều để duy trì sinh hoạt tôn giáo gồm có các Cha:

Antôn Vũ Ngọc Đăng 1975-1980Và cha phó Anphong Nguyễn Công Vinh 1975-1980

Năm 1980, Cha Đăng bị đem đi cải tạo, nhà thờ Thanh Hải bị đóng cửa (1980-1988). Cha quyền chính xứ Nguyễn Công Vinh chỉ được cử hành Thánh lễ ở nhà thờ Vinh Thủy (cách đó khoảng 1Km). Giáo dân phải tham dự Thánh lễ Chúa nhật tại nhà thờ Chánh Tòa vì nhà thờ Vinh Thủy quá nhỏ hẹp. Và tới năm 1988, nhà thờ được phép mở cửa lại. (14)

14 Xem tieáp trang 66

54

Page 55: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Phú Thủy- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.822728

Năn thành lập: 1955 Số giáo dân hiện nay: (780) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Mân Côi (07- 10)

55

Page 56: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ: VINH THỦY

Giáo xứ Vinh Thủy tước hiệu Mẹ Mân Côi được hình thành từ tháng 08.1955, với khoảng 3000 giáo dân gốc giáo phận Vinh thuộc các giáo xứ: Mành Sơn, Vĩnh Yên, Tân Lập, Thuận Nghĩa, Tân Vinh, Tân Lộc (Nghệ An), và một số giáo dân tỉnh Quảng Bình di dân vào Nam sau hiệp định Geneve.

Vì kế sinh nhai, nên những năm sau đó phần lớn giáo dân lại dời đi nơi khác để làm ăn sinh sống. Đến năm 1967, gần 1000 giáo dân xứ Vinh Hưng đến tạm cư vì chiến tranh, được giáo quyền xác nhập vào giáo xứ. Từng phục vụ: cố linh mục Phanxicô Xaviê Lê Trọng Khiêm (08.1955 - 11.1965), cố linh mục Hồ Ngọc Cai (1956), cố linh mục Nguyễn Quyền (1957), linh mục Trịnh Quang Cảnh (1960); linh mục Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa (11.1965 - 8.1973), linh mục Gioan Baotixiata Vũ Đình Hiên (8.1973- 5.1975).

Về cơ sở vật chất, song song với công tác định cư, cha xứ và giáo dân đã tiến hành làm một nhà thờ bằng gỗ, một nhà xứ và nhà trường cũng bằng các vật liệu nhẹ, tất cả đều tọa lạc trên đồi cát cao gần bờ biển. Năm 1965, được tái thiết toàn bộ bằng vật liệu nặng (khu vực này hiện nay đã bị Nhà Nước trưng dụng xây dựng khách sạn Novotel. Năm 1964, trước khi về hưu dưỡng, cố Lm. Lê Trọng Khiêm đã xây thêm một nhà thờ mới nằm sát tỉnh lộ 9 (đường Phan Thiết - Mũi Né). Từ năm 1978, nhà thờ này trở thành trung tâm sinh hoạt phụng vụ của giáo xứ.

Về tinh thần, nhờ vào lòng đạo đức căn bản lâu đời của người giáo dân, cùng với sự lãnh đạo nghiêm khắc về luân lý của các vị chủ chăn, đời sống đức tin ngày càng vững mạnh, từ đó công việc truyền giáo được triển nở một cách tốt đẹp.

Sau biến cố 1975, giáo dân tản mác với nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, số giáo dân có lúc chỉ còn hơn 200 người. Nhờ vào công tác truyền giáo tích cực, thêm vào đó giáo dân các nơi đến định cư sinh sống, hiện nay số giáo dân đã lên đến 565 người nằm trong địa bàn rộng vào bậc nhất trong thành phố Phan Thiết. Mặc dầu số giáo dân thật khiêm tốn, nhưng với bất cứ hoàn cảnh nào, luôn luôn duy trì một Hội đồng Mục vụ 5 thành viên điều hành các hoạt động trong giáo xứ. Hiện nay, các đoàn thể như Phan Sinh Tại Thế, Các Bà Mẹ Công Giáo, Tông đồ Thiếu Nhi, cũng dần đi vào nề nếp và có chiều hướng khởi sắc, nhờ vào sự lãnh đạo của các linh mục trực tiếp cũng như gián tiếp: cha Gioan Baotixita Hoàng Văn Khanh (7.1975 - 8.1975), cha Giuse Đinh Vĩ Đại (8.1975 - 10.1978). Từ 1978 không có chủ chăn chính thức, giáo xứ được bề trên gởi giao cho cha Phó xứ Thanh Hải An phong Nguyễn Công Vinh kiêm nhiệm, đến 02.1988 cha Quản lý Tòa Giám Mục Phanxicô Xaviê Đinh Tiên Đường đặc trách, cha Giuse Nguyễn Kim Anh (11.1992 - 6.1994), cha Phêrô Nguyễn Văn Học (12.6.1994 -31.05.2002), cha JB. Hoàng Văn Khanh (01.06.2002- …).

Về cơ sở vật chất: nhà thờ được tu sửa mặt tiền, cung thánh, đồng thời xây dựng mới một nhà xứ và hội trường 2 phòng trong những năm 1991 - 1992. (15)

15 Xem tieáp trang 49

56

Page 57: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hưng Long- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.821068

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: (1478) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô- Phaolô (29-06)

57

Page 58: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VINH PHÚ

Hiệp định Genève 20-7-1974 : trong lớp người di cư vào Nam, có một đoàn người đa số gốc giáo xứ Tân Yên, Nghệ An, trôi dạt đến bờ biển Thương Chánh (Phan Thết)... Giáo xứ Vinh Phú hình thành tại đó, trong bối cảnh hoang mang của lịch sử. Cộng đoàn Vinh Phú quây quần dưới sự chăm sóc của cha Thái Quang Nhàn, chính xứ đầu tiên (1954).

Số giáo dân lúc đó khoảng 2000. Từ ngày thành lập 1954 đến 1975, giáo xứ phải trải qua bao khó khăn do kinh tế yếu kém, dân chúng đại đa số sống bằng nghề biển. Tuy nhiên, đức tin thì nồng nàn như muối mặn. Dưới bóng tháp chuông cao vời vợi, đã in bóng các vị chủ chăn : cha Thái Quang Nhàn (1954-1956), cha Hồ Ngọc Cai (1957-1968), cha Vũ Đình Hoạt (1960-1961), cha Trần Phúc Định (1962-1964), cha Nguyễn Văn Học (1968-1972), cha Nguyễn Sơn Ngà (1970-1972), cha Hoàng Thái Ân (1972-1973), cha Nguyễn Huy Quyền (1973-1975), cha Thái Quang Nhàn (1975-1979), cha Hoàng Văn Khanh (1988-1996), cha Nguyễn Tiến Huynh (1997...)

Về cơ sở vật chất, lúc khai sinh giáo xứ, nhà thờ chỉ là một dãy nhà lợp tôn, vừa nóng lại vừa ẩm thấp, lặng lẽ trên cát trắng. Năm 1956, khởi công xây dựng nhà thờ mới bằng vật liệu tự chế, lấy vỏ nghêu sò trộn ximăng mà đúc khuôn. Nhà thờ và tháp chuông đều mang dáng dấp nhà thờ tháp chuông của Tân Yên, như gợi nhớ về giáo xứ quê Mẹ.

Biến cố lịch sử 30-4-1975, một số giáo dân Vinh Phú lần lượt vượt biển ra sống ở nước ngoài, số giáo dân ở lại còn khoảng 1400. Nhà cửa của những người vượt biển di cư để trống đều được Nhà Nước giao cho cán bộ công nhân viên và bà con sử dụng, tất cả đều bên lương. Làm cho bà con lương và giáo sinh sống xen lẫn nhau, cận kề nhau, mà không có sự đoàn kết.

Thế rồi, một biến cố đau thương làm bà con Vinh Phú rụng rời : tối ngày 27-4-1979 Nhà thờ Vinh Phú bị chính quyền ra lệnh đóng cửa, và cha xứ Thái Quang Nhàn bị tạm giữ ! Đoàn chiên mất chủ, sửng sờ chen lẫn buồn tủi đau thương, phải xin nấp bóng cha Đặng Đình Chẩn và nhà thờ giáo xứ Đông Hải, còn Nhà thờ Vinh Phú chịu cảnh hoang vắng lạnh lùng...

Mãi đến tháng 2/1988 Vinh Phú mới có cha xứ mới : cha Hoàng Văn Khanh, nhưng vì nhà thờ chưa được mở cửa lại, nên cha Hoàng Văn Khanh phải ở tại nhà xứ Đồng Hải. Tháng 4/1990 chẳng những nhà thờ được mở cửa, mà Nhà Nước còn cho phép đại trùng tu, cha Hoàng Văn Khanh đã đại tu mới theo kiểu kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét phảng phất hoài hương quê Mẹ Tân Yên. Nhà xứ cũng được trùng tu, và còn xây mới một nhà văn hoá rộng rãi xinh xắn.

Từ đây, cùng với thời đổi mới, đời sống đạo - đời Vinh Phú có chiều phát triển mạnh: các hội đoàn Công Giáo Tiến Hành được lập lại và phát triển, Legio, Gia trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Giới trẻ, Thiếu nhi Thánh Thể...

Kinh qua 46 năm phát triển, khi thuận lợi lúc khó khăn, giáo xứ Vinh Phú đã cống hiến cho Hội Thánh 7 linh mục, trong số có 2 cho giáo phận nhà, 6 nữ tu, và một ít dự tu nam nữ. Trình độ văn hoá được nâng lên trông thấy : hiện có 13 tốt nghiệp đại học, 32 đang học đại học và 87 học sinh cấp 3.

Là một giáo xứ nằm trên hành lang du lịch của Phan Thiết, Vinh Phú đang quyết tâm phát triển đa dạng Đạo - Đời, hầu làm sáng danh Chúa, và để đem lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách tham quan.

58

Page 59: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hưng Long- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.822711

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: (958) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (26-11)

59

Page 60: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ ĐÔNG HẢI

Vào năm 1955 trong hoàn cảnh phân chia đất nước theo hiệp định Genève, cha Đaminh Vũ quang Đô đã hướng dẫn khoảng 800 giáo dân giáo xứ Đông Xuyên (thuộc giáo phận Hải Phòng, Việt Nam) đến định cư lập nghiệp tại cồn cát Hưng Long, thị xã Phan Thiết.

Sau khi tạm ổn định chỗ ở, cha con đã vội dựng một nhà thờ tạm bằng vật liệu nhẹ, và từ đây giáo xứ Đông Hải được hình thành, gồm 02 giáo họ: Đông Hải (họ nhà xứ) với giáo dân gốc Đông Xuyên Bắc Việt nói trên, và giáo họ Xóm Dừa với hơn 400 giáo dân tại chỗ, gốc từ các Tỉnh Miền Trung (Q.Bình, Q.Nam, Q.Ngãi ...) vào làm ăn sinh sống từ những năm 1925 - 1930, được tách khỏi giáo xứ Lạc Đạo (nay là giáo xứ Chính Tòa Phan Thiết). Cũng từ đây, bắt đầu có một số tổ chức, như Ban Giúp Việc, Ban Hát, Đoàn Thiếu Nhi Công Giáo.... ., nhưng cũng là cho giáo họ Đông Hải thôi, còn Xóm Dừa thì vẫn cảnh "Ăn cơm nguội nằm nhà ngoài " thôi...

Vào khoảng 1961 - 1962, khi đời sống vật chất đã khấm khá, một nhà xứ, rồi nhà thờ mới, được xây dựng bằng vật liệu nặng: có tường bằng gạch Bloc, mái lợp ngói đỏ, có tháp chuông cao 15-16m... Trước đó, một hai năm giáo họ Xóm Dừa cũng đã có một nhà nguyện, tường xây bằng gạch thẻ, mái lợp bằng tôn Ciment ... Nhưng vấn đề học hành, nhất là về giáo lý, thì chưa được mấy lưu tâm để ý.

Sau biến cố 04/1975, sẵn có ghe Cầu Kiều lớn, hầu hết số gia đình gốc Đông Hải - Hải Phòng, đều đi di tản: đi Vũng Tàu, đi Phước Tỉnh, cũng có một số khá đi ra nước ngoài..., Cha xứ lúc đó là cha Đaminh Nguyễn Trung Thành cũng đi theo dân ... Vì thế, sau một thời gian vắn về nhận giáo phận, Đức Giám Mục Nicolas đã bổ nhiệm cha Phêrô Đặng đình Chẩn, nguyên hiệu trưởng trường Chính Tâm, về coi xứ Đông Hải khi ấy còn khoảng 600-700 giáo dân, kiêm thêm giáo xứ Vinh Phú... Đây là thời kỳ quân quản, bao cấp, giáo xứ không có hoạt động gì nhiều, ngoài giờ lễ sáng, kinh chiều.

Tháng 02/1988 cha Chẩn được điều đi coi giáo xứ Thọ Tràng và cha JB Hoàng văn Khanh về thay, để đồng thời lo việc mở cửa và trùng tu nhà thờ Vinh Phú...Trong thời gian lo thủ tục giấy tờ về nhà thờ Vinh Phú, cha Khanh có sửa chữa ít nhiều cả nhà thờ Đông Hải lẫn nhà nguyện Xóm Dừa...Và sau khi giáo xứ Vinh Phú được phục hồi, với nhà xứ, nhà thờ khang trang, cha Khanh dọn hẳn về Vinh Phú ở, và Đông Hải, Xóm Dừa biến thành 02 họ lẽ của giáo xứ Vinh Phú... Vào cuối năm 1991, có 2 nữ tu MTG Tân Bình về ngụ tại nhà xứ Đông Hải, nhưng để làm việc cho Vinh Phú...

Tháng 04/1992, Đông Hải và Xóm Dừa được tách khỏi Vinh Phú để trở thành vị trí cũ, với cha xứ mới là JB Vũ đình Hiên, và có khoảng 800 giáo dân ở rải rác trong 6 khu dân phố. của phường Hưng Long và mươi lăm gia đình cắt từ Vinh Phú sang... Quang cảnh nhà xứ Đông Hải lúc ấy thật đúng là "vườn không nhà trống ", mặc cho mọi người lấn chiếm và đi ngang về tắt... (16)

16 Xem tieáp trang 67

60

Page 61: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: 2B Hàn Thuyên- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.821945 - 817350

Năm thành lập: (1890) Số giáo dân hiện nay: (3301) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Tâm Chúa Giêsu (11-06)

61

Page 62: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ CHÍNH TÒA

Vào khoảng 1875 - 1880, có một vị thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Paris là cố Đức (tên Việt), đến Phan Thiết với một số giáo dân, gốc Bình Định và Quảng Bình thuộc giáo xứ Tân Thành, Mỹ Hòa hạt Bình Chính, địa phận Vinh để sinh sống. Thoạt đầu cố Đức và giáo dân dựng lên một ngôi nhà nguyện thô sơ, mái lá, vách tre, trên một khu đất nhỏ thuộc làng Lạc Đạo. Năm 1890, cố Sáng (tên Việt) xây dựng một thánh đường, xây bằng gạch lợp ngói rộng rãi hơn, để đáp ứng nhu cầu số giáo dân mỗi ngày một tăng. Tiếp theo là cố Mossard, cố Masseron, xây dựng nhà xứ để làm nơi ở cho các vị thừa sai. Các vị thừa sai lần lượt đến làm chính xứ là cố Henrisson, cố Hiền (tên Việt), cố Ba (tên Việt), cố Báu (Brugidou). Thời cố Báu có cha Việt nam là cha Phao lô Võ văn Chánh. Linh mục Việt Nam đầu tiên làm chính xứ là cha Giuse Nguyễn minh Chiếu.

Khi cố Thơm (Thommeret) làm chính xứ, Ngài mở rộng thánh đường và làm nhà xứ mới. Phụ tá cho cố Thơm là cha Louis Lê Văn Sinh. Sau cố Thơm là cố Năng (Victor Caillon)- vị thừa sai cuối cùng của giáo xứ. Thời cố Năng có các cha phụ tá là cha Phao lô Trần Bích Sơn, cha Giuse Nguyễn Thanh Vân, cha An tôn Vũ Ngọc Đăng. Tiếp theo là cha Giuse Phạm Dương Thái làm chính xứ. Các cha phụ tá lần lượt là cha Phaolô Bùi Duy Nghiệp, cha Phanxicô Xavie Nguyễn Cao Cầu. Cha Giuse Nguyễn Viết Cư làm chính xứ năm 1972 đến 1986. Các cha phụ tá lần lượt là Augustino Nguyễn Văn Lạc, cha Gioan Nguyễn Văn Hảo, cha Phanxico Xavie Đinh Tiên Đường.

Ngày 17/01/1975, địa phận Phan Thiết được thành lập đặt dưới quyền cai quản của Đức Giám Mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi và giáo xứ Lạc Đạo được nâng lên thành giáo xứ Chính Tòa.

Ngày 30/03/1986, cha chính xứ Giuse Nguyễn viết Cư qua đời, cha phụ tá Phanxico Xavie Đinh tiên Đường tạm thời coi sóc giáo xứ.

Ngày 14/02/1988 cha Giuse Nguyễn tiến Huynh được bổ nhiệm quản xứ Chính Tòa. Năm 1992 cha Huynh xây lại thánh đường cùng với ngôi nhà giáo lý, trường học giáo lý mới như hiện nay. Cha Phaolô Hoàng văn Thinh làm phụ tá từ ngày 15/07/1996 đến tháng 06/1998.

Ngày 08/02/1997 cha Huynh rời xứ Chính Toà sang làm chính xứ Vinh Phú.

Ngày 25/02/1997 cha JB Trương văn Hiếu, nguyên chính xứ Hòa Vinh được bổ nhiệm làm Chính xứ Chính Tòa thay cha Huynh.

Ngày 26/09/1998 cha Phaolô Hoàng văn Thinh rời giáo xứ Chính Tòa đến làm quản xứ giáo xứ Chính Tâm (Trà Tân 2).

- Ngày 04/10/1998 cha Phanxicô Xavie Nguyễn quang Minh được bổ nhiệm làm phó xứ Chính Tòa.

Hiện nay giáo xứ có được sự cộng tác của hai cộng đoàn nữ tu thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình (Nha Trang) và Phan Thiết. (17)

17 Xem tieáp trang 69

62

Page 63: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Phú Trinh- Phan Thiết- Bình ThuậnTel: 062.825572

Năm thành lập: (1975) Số giáo dân hiện nay: (724) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên trời (15-08)

63

Page 64: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THÁNH MẪU

Vào năm 1967, mảnh đất ở giữa bệnh viện Phan Thiết và sân vận động là một khu đầm lầy nước đọng. Ông Nguyễn Quốc Hoàng, có công bồi đắp mặt bằng, Cha Caillon và Cha Phạm Ngọc Oanh xuất qũi xây cất một nhà thờ cho giáo dân và bệnh nhân bệnh viện. Công trình được hoàn thành ngày 19.06.1963.

Linh mục Lê Văn Phiên được Cha Caillon mời về phụ trách giáo điểm vừa được thành lập.

Tết Mậu Thân 1968, chiến cuộc tàn phá hầu như hoàn toàn. Tháng 08/1970, linh mục Nguyễn Quang Huy được Tòa Giám Mục chỉ định đứng ra xây cất lại như cũ. Ngài còn xây thêm một trường mẫu giáo giao cho các nữ tu phụ trách.

Từ hè 1971 - 1975, cha Augustinô Phạm Ngọc Oanh - Hạt trưởng Bình Thuận kiêm linh mục phụ trách Bệnh viện. Mùa xuân 1975, chiến cuộc tràn tới, cha phụ trách và đa số các nữ tu đề sơ tán. Tòa Giám Mục ủy quyền cho một nữ tu ở lại trông coi, đó là nữ tu Trần thị Vịnh.

Ngày 22.05.1975, linh mục Gioan Baotixia Cao Vĩnh Phan đến thì gặp các anh lính giải phóng đang kiểm kê đồ đạt để tịch thu, lý do: đây là tài sản của quân đội Sài gòn. Cha Cao Vĩnh Phan đến tạm trú tại nhà thờ. Thời gian này giáo xứ sống thầm lặng. Dầu khó khăn thiếu thốn, Cha Cao Vĩnh Phan vẫn kiên trì bền bỉ đi đến tận vùng sâu, vùng xa, ban bí tích, khuyên bảo giáo dân, và đã có 40 gia đình công giáo với khoảng 250 giáo hữu trở về từ các phường xã: Bình Hưng, Phú Trinh, Phong Nẫm, Hàm Liêm, Hồng Liêm.

Ngày 10.03.1977, Đức Giám Mục Phan Thiết ra quyết định công nhận giáo xứ Thánh Mẫu, lấy nhà thờ hiện có làm nhà thờ xứ, với một họ nhánh là họ Xóm Mới.

Ngày Cha Gioan Baotixita Cao vĩnh Phan rời xứ (27.12.1991 ) đã có 63 gia đình với khoảng 400 giáo hữu.

Ngày 02.01.1992, cha Phanxicô Xaviê Hoàng Kim Điền về nhận xứ, ngài tiếp tục và hoàn bị các khâu tổ chức, thành lập các hội đoàn: Legio, Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu nhi Thánh Thể. Ngài bị bệnh và về hưu ngày 01.10.1998. Bấy giờ giáo xứ đã có 121 gia đình với 529 giáo dân.

Hiện nay, Cha Giacôbê Lê Đức Trung quản xứ, việc sinh hoạt và truyền giáo diễn ra đều đặn, tích cực. Giáo xứ hiện có Hội đồng Mục vụ gồm 18 thành viên, 03 giáo họ là Phêrô (thuộc phường Bình Hưng), Văn Thánh (ở xã Phong Nẫm) và Yên Khang (ở xã Hàm Liêm) 04 giáo xóm, 166 gia đình và 720 giáo dân, 1 nữ tu và 1 linh mục. Về công tác xã hội, giáo xứ đã thực hiện được 18 ngôi nhà tình thương. Việc truyền giáo và bác ái, giáo xứ chú trọng đặc biệt đến khu Văn Thánh và Yên Khang là 02 họ đạo mới thành lập, nghèo, lại ở xa nhà xứ. Về văn hóa, giáo xứ hiện có 77 học sinh cấp 3 và 23 em đang học Đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

Nhờ ơn Chúa, từ giáo xứ Thánh Tâm đã chết đi, để cho mầm non là giáo xứ Thánh Mẫu trỗi dậy vươn lên và tỏa sáng hứa hẹn mùa bội thu. Ý Chúa nhiệm mầu, loài người làm sao hiểu thấu.

64

Page 65: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Hiệp- Hàm Thuận Bắc- Bình ThuậnTel: 062.866617

Năm thành lập: (1975) Số giáo dân hiện nay: (485) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Giuse (19-03)

65

Page 66: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ PHÚ HỘI

Trước ngày 30-04-1975, giáo xứ Phú Hội chỉ là một Giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Lạc Đạo, Phan Thiết. Vì phải đối mặt liên tục với chiến tranh, nên giáo dân tản mác làm ăn… số còn lại chưa đến 100 người.

Cơ sở vật chất còn lại là một ngôi thánh đường nhỏ bé, theo kiến trúc cổ, được xây dựng vào năm đầu của thế kỷ 20 và một nhà xứ gồm 8 phòng, cũng được xây dựng không lâu sau đó. Cả hai công trình trên hư hỏng dần theo thời gian, tuy rằng đã có vài lần nâng cấp, tu sửa trong nỗ lực bảo vệ di sản của người xưa, nhưng kiểu mẫu kiến trúc không còn nguyên vẹn. Lần tu sửa cuối cùng vào năm 1990.

Linh mục Giuse Trần Chính Cư là Cha xứ tiên khởi, từ khi Phú Hội được nâng lên hàng Giáo xứ vào tháng 04.1975. Năm 1994, Cha Giuse Trần Chính Cư nghỉ hưu, linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hồng được cử về thay thế. Với tuổi trẻ, Cha Phêrô, cùng với sự cộng tác của Hội Đồng Mục vụ, giáo dân và nhất là được sự quan tâm giúp đỡ của Đức Giám Mục giáo phận, vào năm 1994 đã sửa mới ngôi nhà xứ, và năm 1998 xây dựng nhà sinh hoạt cho thanh thiếu niên. Trong thời gian này, một số giáo dân đã phân tán, lưu lạc nay trở về. Sinh hoạt đạo đức được sắp xếp đi vào nề nếp. Những người thờ ơ nguội lạnh được giáo xứ quan tâm giúp đỡ mời gọi trở về, những người già yếu bệnh tật cũng không bị bỏ quên.

Giáo xứ hiện có 127 gia đình và 544 tín hữu, các hội đoàn đang tồn tại và hoạt động tương đối hiệu quả gồm: Bà Mẹ Công Giáo. Legio Mariae, Thiếu nhi… Giáo xứ tuy nhỏ bé, nhưng đã đóng góp cho giáo phận 01 linh mục, 2 chủng sinh, 01 nữ tu dòng Mến Thánh Gía và 01 đệ tử. Mặc dù mức sống chưa cao nhưng việc học vấn đều được mọi gia đình quan tâm, nên không có người mù chữ, trình độ trung bình trên cấp I, cấp II. Từ tháng 10.1999, Cha Phêrô Nguyễn Huy Hồng được Đức Giám Mục cử về làm chánh xứ Thuận Nghĩa. Ngày 13.04.2000, Cha Phêrô NguyễnVăn Tiến được thuyên chuyển về làm chánh xứ Phú Hội.

Là một giáo xứ nông nghiệp, nhưng với ý chí và quyết tâm nâng cao đời sống cả hai mặt: vật chất và tinh thần, giáo xứ Phú Hội hy vọng sẽ tiến đến một đời sống sung túc và tốt đẹp hơn, nhằm nỗ lực phấn đấu để trở thành một giáo xứ có học vấn, có đạo đức, góp phần nhiều hơn cho hoạt động rao giảng Tin mừng và phục vụ mọi người.

Giáo xứ đang xây dựng lại Thánh đường.

Tiếp theo trang 43, GIÁO XỨ KIM NGỌC …

Các linh mục quản xứ thế kỷ 20: cha JB Điện, cha Xứ, cha Giuse Bổn, cha Baré, cha Lực, cha P.Nguyễn Thông Lý, cha R.Thommeret, cha Pet. Ngôn, cha JB. Đồng, cha Pet. Nguyễn Văn Truyền, cha Pet Nguyễn Văn Long, cha Chiếu, cha Giuse Hiếu, cha Nguễn Văn Nghị, cha Nguyễn Đạo Quán, cha Michel Gervier, cha Jos Viot, cha R. Delsuc và cha Pet Nguyễn Văn Học (1972 - 1994). Cha sở hiện nay là Giuse Nguyễn Kim Anh (1994).

Từ 1975 đến nay: Sau khi đất nước thống nhất, dân chúng hầu hết làm nghề nông. Khuôn viên nhà thờ bị chiếm dụng gần 50%, ngày 20.12.1999 mới trao lại hết (trừ nhà trường). Tuy thế, đời sống đức tin vẫn vững vàng, năm 1990 nới rộng nhà thờ. Từ năm 1994, các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành được lập như Legio, Các Bà Mẹ Công Giáo, Chia Sẻ Lời Chúa, Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Trưởng, Thanh Niên...Về mặt xã hội, mở nhiều đường mới, đào giếng, sửa trường, diệt các tệ nạn xã hội, khuyến học, làm nhà bác ái. Về cơ sở tôn giáo, xây dựng hội trường, phòng giáo lý, chỉnh trang đồi Đức Mẹ, sân nhà thờ, công viên. Về việc quan hệ với người lương dân và các tôn giáo bạn được cải thiện. Ngày Tết, đại diện giáo dân đến các nhà tự lớn trong vùng chúc tết, thắp nhang, đại diện các nhà tự cũng đến nhà thờ giáo xứ để tham dự nghi lễ kính nhớ ông Bà Tổ Tiên. Kim Ngọc đóng góp cho Hội Thánh 01 linh mục, 01 chủng sinh, 01 nam tu, 05 nữ tu và 02 đệ tử. Số giáo lý viên: 50, Hội Đồng Mục Vụ: 19. Giáo xứ chia

66

Page 67: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

làm 05 giáo họ: Matthêu, Máccô, Luca, Gioan và Phaolô. Mọi giới đều học giáo lý; mỗi tuần có 03 giờ chầu Mình Thánh Chúa. Số tân tòng hằng năm: 10-15 người. Văn hóa còn thấp, sinh viên: 0,5%. Kinh tế các gia đình tạm đủ ăn, chủ yếu làm nông kèm theo buôn bán nhỏ v.v... Tỉ lệ giáo dân công giáo là 8%.

Hiện nay, số giáo dân là 1850, trong 430 gia đình, 1/4 gốc tân tòng. Giáo xứ đang chuẩn bị xây lại nhà thờ, bắc cầu qua giáo họ Phaolô. Kim Ngọc đang nỗ lực vươn lên mọi mặt, sống hài hòa, làm anh em của mọi người, qua đó loan báo Đức Ki tô cho họ.

Tiếp theo trang 45, GIÁO XỨ TẦM HƯNG…

Cùng với giáo dân, các linh mục đã gắn bó với giáo xứ Tầm Hưng : cha Tho, cha Trang, cha Vân, cha Ẩn... (trước đó không rõ). Rồi đến các cha: cha Phêrô Sứ (30.0l.1908), cha Gioan Baotixita Bổn (l0.05.1909), cha J. Masseron (04.04.1911), cha Henri Barré (25.04.1911), cha A.f. Luật (21.04.1912), cha Phêrô Ngôn (21.03.1915), cha Jn . Friend (12.03.1917), cha Phêrô Cảnh (04.09.1919), cha J. Khánh (23.02.1922), cha F. Nhơn (30.l0.1926), cha Gioan Baotixita Bạch (14.04.1929), cha Anrê Nuôi (28.02.1932), cha J. Sinh (04.05.1936), cha Thomas Vạn (28.03.1938), cha Phaolô Tiên (28.l0.1944), cha Phaolô Bộ (06.02.1945), cha Anrê Đại, cha Phanxicô Khâm, cha Sébatien Chánh (27.03.1948), cha Gioankim Nghị (1950), cha Phêrô Nhàn (1957), cha Phêrô Hành (1962), cha Phêrô Hiền (1968), cha Giuse Cư (1972), cha Phêrô Nhường (1975), cha Giuse Chữ (1988...).

Hiện nay, giáo xứ Tầm Hưng có 3218 người, gồm 692 gia đình trong 6 giáo họ.

Cuộc sống kinh tế của bà con giáo dân, nói chung còn nhiều khó khăn, vì mỗi gia đình chỉ có vài sào ruộng, không có nghề gì khác.

Cuộc sống đạo tuy âm thầm, nhưng cũng đã biết hướng cuộc sống đức tin vào đời sống nội tâm, cũng như biết sống chan hoà với bà con lương dân chung quanh.

Ngoài ra còn có nhà thờ họ Vinh Hưng được xây mới năm 1992, nhà giáo lý hoàn tất cùng thời nhà thờ : tháng 11.1999.

Về đời sống ơn gọi tu trì thì hiếm hoi. Tuy nhiên, đã đóng góp cho Giáo hội 2 linh mục: cha Phanxicô Assisi Nguyễn Cao Cầu và Augustinô Nguyễn Văn Lạc.

Tiếp theo trang 53, GIÁO XỨ THANH HẢI …

Cha JB. Vũ Đình Hiên 1988-1992Cha phó Phêrô Nguyễn Văn Tiến 1988-1991Cha phó JB. Trần Văn Thuyết 15.08.1991-1992

Thời gian này các ngài lo sửa chữa lại Thánh đường đã quá mục nát, vận động để xây lại Thánh đường mới, củng cố lại các ngành, các giới và thêm một giáo họ nữa ra đời là Thanh Tân.

Ngày 18.08.1992, cha Thuyết là Quyền Chính xứ cho xây móng nhà thờ mới và tới ngày 09.08.1993, nhà thờ được thánh hiến bởi Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, đồng tế với ngài có Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, giáo phận Đà Lạt. Nhà xứ, nhà hội quán cũng được sửa chữa lại sau đó vài tháng.

Cha F.Assisi Nguyễn Đức Quang 1999…Và cha phó Antôn Pađua Nguyễn Kiến Tú 1998…

Về ơn gọi, hơn 40 năm qua giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 16 linh mục, 4 thầy giảng, 5 chủng sinh, 17 nữ tu và 10 em tập sinh.

67

Page 68: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Hiện nay giáo xứ có 8 giáo họ với số giáo dân là 5936, đa số tham gia trong các Hội đoàn: Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, thanh niên, thiếu nhi, Giáo lý viên, Legio, Phan sinh. Cùng cộng tác với cha xứ có HĐMV. Gồm 40 vị. Giáo xứ thường xuyên có lớp dự tòng và có lớp dự bị hôn nhân được tổ chức hằng năm. Ngoài ra còn có một ban khuyến học gồm 5 người, số học sinh hiện nay khoảng 3000 em ở mọi trình độ từ mẫu giáo cho tới đại học.

Về mặt xã hội, giáo dân Thanh Hải luôn cộng tác với chính quyền, nỗ lực xây dựng phường Thanh Hải (gồm 90 % là giáo dân) ngày một tốt đẹp hơn. Hằng năm vào dịp Noel và Tết Nguyên đán, HĐMV thường đi ủy lạo và thăm viếng những gia đình nghèo khó, neo đơn, bệnh tật…

Với 45 tuổi đời, Thanh Hải là giáo xứ có nhiều tiềm năng về nhân lực và cơ sở, hy vọng giáo xứ Thanh Hải sẽ tiến mạnh trên đường phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, hầu làm sáng danh Chúa và góp phần tích cực xây dựng giáo phận ngày một tốt đẹp hơn.

Tiếp theo trang 59, GIÁO XỨ ĐÔNG HẢI …

Vì thế việc đầu tiên của cha xứ mới là tìm cách xây bờ tường xung quanh khu vực nhà thờ, nhà xứ... (vào cuối năm 1992). Công việc của năm 1993 là xây dựng mấy gian nhà hội, để vừa làm nơi hội họp, vừa dạy giáo lý, và cũng từ đây bắt đầu mở các lớp học tình thương và nhà trẻ... rất được hoan nghênh...Công tác ưu tiên của năm 1994 là xây lại nhà xứ vì đã qúa bệ rạc, không ai còn dám trú ngụ, những ngày có mưa to gió lớn.

Vào đầu năm 1995, Đức Giám Mục đặt vấn đề nhà thờ giáo xứ: ý ngài muốn trùng tu theo lối nhà thờ Vinh Phú, nhưng vì địa thế qúa chật và thấp, vách tường và sườn mái đã nhiều chỗ hư hỏng, nên đành phải xây mới với 02 tầng, trên thờ Chúa dưới phục vụ con người ... Sau đúng một năm trao đi đổi lại mới được Chính quyền Tỉnh cấp giấy phép và rồi vào dịp chầu lượt 1996, trong buổi chầu bế mạc, Đức Giám Mục đã làm phép viên đá tượng trưng, để rồi vào đầu tháng 11.1996 bắt đầu dở củ xây mới, đến ngày 11.12.1997 thì cung hiến với tước hiệu đền Thánh Tử Đạo Việt Nam (tháp chuông thì mãi tháng 05.1998 mới xong). Như vậy, dầu không tốt đẹp gì, thì việc xây dựng cơ sở vật chất kể như hoàn thành, để chú tâm vào việc xây dựng tinh thần và thiêng liêng...

Hướng về tương lai, từ cuối năm 1994, giáo xứ đã có một số tổ chức: Legio Mariae, Bà Mẹ Công Giáo, Huynh Trưởng, Thiếu Nhi Công Giáo, nhưng cũng chỉ hoạt động chừng mực…Với năm Thánh 2000 công việc ưu tiên là đẩy mạnh giới phụ huynh, gia trưởng, đặc biệt vào dịp tháng 03, ngày lễ Thánh Giuse 20/03 với Mùa Chay 2000, vì cho tới nay, nói chung về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội đều khó khăn, cho nên vấn đề tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ... Có thể nói, Đông Hải là một địa điểm tái truyền giáo quan trọng, cần được đầu tư nhiều sức người sức của ... Tại địa phương, thì mãi đến nay mới có được 2 chủng sinh.

Tếp theo trang 37, GIÁO XỨ HÒA THUẬN …

Hiện nay số giáo dân là 1369 người với 294 gia đình (02 giáo họ Mông Triệu và Vô Nhiễm). Ngoài ra còn có Họ Sông Mao 265 người và Đồng Mới 205 người (trước năm 1975, Đồng Mới có một nhà thờ nhánh. Hiện nay, giáo dân vẫn tập hợp nhau cầu nguyện, và đang xin xây dựng lại Nhà thờ). Kể từ năm 1975 Giáo xứ đã được 02 Linh mục chăn dắt:

- Cha F.X Hoàng Kim Điền (1975-1992), tuy là thời kỳ khó khăn, nhưng Ngài vẫn duy trì được những hoạt động mục vụ cũng như xã hội trong Giáo xứ và đã có 03 ơn gọi trong thời của Ngài.

- Cha Nguyễn Viết Hiền (1992 …………), đây là thời kỳ thuận tiện cho cả đạo lẫn đời: có Thầy xứ, có cộng đoàn Nữ tu MTG Nha Trang, có HĐMV gồm 12 vị cùng với việc làm ăn khấm

68

Page 69: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

khá của giáo dân, lại được Đức Giám Mục quan tâm giúp đỡ. Nhờ vậy số giáo dân càng ngày càng tăng, khai sinh Hội đoàn BMCG, lập ban mai táng Tobia, đào tạo Giáo Lý Viên, Gia Trưởng, Hội Đức Mẹ và các lớp giáo lý.

Ngoài ra, xây nhà cho các Nữ tu (1995), xây lại Nhà thờ (1998), sửa 04 phòng học giáo lý, xây tường thành cho khuôn viên Nhà thờ (1999), và đang còn chuẩn bị xây nhà trẻ Hòa Thuận, nhà truyền thống và đại tu lại nhà xứ.

Tất cả những thành tựu đạt được đó chỉ là bề ngoài, Giáo xứ mong muốn và quan tâm nhất là xây dựng được nếp sống đạo đức văn minh, gia đình công giáo gương mẫu theo gương Thánh Gia Nazareth. Song song là cổ võ việc học: tuy có tăng thêm số học sinh, vinh viên và giáo viên, nhưng trình độ học vấn của giáo dân chỉ ở mức tiểu học. Và ơn gọi chỉ được 03 nam và 01 nữ… quá khiêm tốn.Hướng tới: đời sống vật chất sẽ được tăng tiến thêm nhờ nhiều điều kiện từ xã hội. Chỉ đáng lo ngại là không có tỉ lệ thuận giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Vì thế, tái truyền giáo là mối quan tâm hàng đầu của Giáo xứ để đạo đời đều tốt, đều đẹp, đều vững. Tất cả xin phó thác trong tay Đức Mẹ Mân Côi là Bổn mạng của Giáo xứ.

Tiếp theo trang 47, GIÁO XỨ MA LÂM …

Giáo họ Cà Tang đang xin phép xây dựng nhà nguyện, với số giáo dân khoảng 700 người mà công tác truyền giáo và tái truyền giáo rất nặng nề.

Khu vực Đami (cách Ma Lâm 50km) - Hàm Thuận (cách Ma Lâm 77km) vừa được phát hiện với số giáo dân có sẵn trên 2000 người, đây là một địa bàn truyền giáo rộng lớn, trong đó người dân tộc K'Ho. Raglây chiếm đa số, một số trong đó vốn là giáo dân từ giáo phận Đà Lạt đến lập nghiệp.

Giáo xứ Ma Lâm trên bình diện tổng thể đang đứng trước nhiều đòi hỏi của việc đầu tư xây dựng: từ các phương tiện vật chất đến lực lượng nhân sự cho việc mở mang nước Chúa. Hy vọng với ân sủng của Năm Thánh 2000, mọi thành phần dân Chúa trong địa bàn giáo xứ quá rộng lớn này sẽ ý thức hơn vai trò truyền giáo và sống chứng tá của mình cũng như sự hỗ trợ của nhiều thành phần dân Chúa khắp nơi và của mọi cấp Hữu Quan sẽ là nguồn sinh lực mới cho vùng đất tiếp giáp của 3 giáo hạt (Phan Thiết - Đức Tánh – Bắc Tuy) và của 2 giáo phận (Đà Lạt và Phan Thiết).

Tiếp theo trang 61, GIÁO XỨ CHÁNH TÒA

Một vài nhận định và số liệu

1. Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ gồm 21 người .

2. Giáo xứ Chính Tòa hiện nay gồm 7 giáo họ (Bình Hải 01, Bình Hải 02, Đức Long, Tam Hiệp, Thánh Đường, Tiến Lợi, Tiến Thành), sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau.

- Nghề nông: 27 hộ thuộc giáo họ Tiến Lợi, cách xa nhà thờ 5km, hầu hết là nghèo.- Buôn bán: khá nhiều, tập trung vào họ Tam Hiệp, Thánh Đường và rải rác trong các họ khác.- Làm biển: nhiều nhất trong các ngành nghề, tập trung vào các họ Bình Hải 01, Bình Hải 02.- Công nhân viên, nghề tự do: số ít, rải rác trong các giáo họ.- Họ Tiến Thành quả xa nhà thờ: 20km, gồm 33 hộ, 326 người, chủ yếu sống bằng nghề biển.- Tổng số trong toàn giáo xứ là 738 hộ gồm 3364 khẩu. Đa số là nghèo.

3. Văn hóa: bình quân ở trình độ tiểu và trung học. Một số trẻ em và người lớn còn mù chữ.

Hiện có 02 lớp tình thương cấp I ban ngày và 02 lớp xóa mù chữ ban đêm.

69

Page 70: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

4. Một thiểu số sinh hoạt trong các đoàn thể như: Gia Trưởng, Các Bà Mẹ Công Giáo, Phan Sinh Tại Thế, Legio, Giới Trẻ, Têrêxa, Thiếu Nhi Thánh Thể .... Mỗi đoàn thể đều có sinh hoạt hằng tuần và cố gắng huấn luyện hội viên thành những Kitô hữu đạo đức, có tinh thần tông đồ. Nhất là Hội Legio, trực tiếp đi truyền giáo hằng tuần. Số người lương trở lại ngày càng đông qua các khóa giáo lý tân tòng và hợp thức hóa hôn nhân.

Tháng 06/1997, giáo xứ Chính Tòa chính thức cho ra mắt một bản "Đường Hướng Mục Vụ” , nhằm xây dựng và phát triển giáo xứ về mọi phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo trên chủ đề "Yêu Thương và Phục Vụ " nhằm đem lại cho mọi cá nhân, mọi gia đình cuộc sống ấm no, văn minh, đạo đức và hạnh phúc. Bản Đường Hướng Mục Vụ gồm 05 điểm:

1. Xây dựng đời sống ấm no:

Muốn ấm no trước hết phải bài trừ các tệ đoan xã hội như rượu chè, cờ bạc, dâm ô, xì ke ma túy vì lý do là nguyên nhân sinh ra đói nghèo lạc hậu. Sinh đẻ phải có trách nhiệm: sinh đẻ bừa bãi sinh ra nghèo đói.

2. Xây dựng cuộc sống trên căn bản:

Cần, kiệm, liêm, chính, công bằng, bác ái, đoàn kết, tương thân tương ái. Phải lo cho có công ăn việt làm, tránh sự ở nhưng. Lập thùng tiết kiệm.

3.Mở mang văn hóa:

Lo cho con cái được học hành đến nơi đến chốn, ít nhất là hết cấp 03. Lập Hội Khuyến Học, vận động xin học bổng, nâng cao dân trí bằng việc học hỏi, đọc sách báo, mở phòng đọc sách.

4.Củng cố đời sống đức tin:

Học hỏi Lời Chúa, học hỏi giáo lý: tin vào Chúa Giêsu là tình yêu Thiên Chúa. Yêu thương nhau, đoàn kết xây dựng, mở mang nước Chúa bằng việc hoạt động tông đồ, bằng đời sống gương mẫu. Yêu mến Thánh Lễ, rước lễ, tôn sùng Thánh Tâm Chúa, tôn sùng Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi. Các đoàn thể thay phiên chầu Thánh Thể mỗi ngày ít nhất là một giờ. Cộng chung cả tuần là 9 tiếng đồng hồ.

5.Xây dựng đời sống văn minh.:

Gia đình văn hóa, cổ võ ơn Thiên Triệu đi tu làm linh mục, tu sĩ, hợp tức hóa các gia đình rối. Thực hiện được Đường Hướng Mục Vụ trên hy vọng giáo xứ Chính Toà sẽ một ngày một thăng tiến về mọi mặt và trở thành một giáo xứ xứng danh.

Tiếp theo trang 87, GIÁO XỨ HIỆP NGHĨA …

Về công tác xã hội, nhờ sự động viên giúp đỡ của Đức giám mục giáo phận, giáo xứ cũng đã tập trung lo lắng cho người nghèo khổ, già yếu, neo đơn… ngoài ra còn một số đường xá, cầu cống.

Hiệp Nghĩa ngày mai.

Hiệp Nghĩa – nơi qui tụ những con người nghĩa hiệp. Vâng! Tuy cuộc sống còn khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên không ưu đãi lắm, nhưng chúng tôi tin rằng với tinh thần cần cù chăm chỉ, với lòng tin sắt son, Hiệp Nghĩa ngày mai có hy vọng và tin tưởng một tương lai xán lạn về mặt kinh tế, một vụ mùa bội thu trong cuộc sống đức tin. Ngoài ra giáo xứ còn có thêm một điểm truyền giáo ở Cửa Cạn.

70

Page 71: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Tiếp theo trang 83, GIÁO XỨ HIỆP ĐỨC …

Hướng về tương lai.

Bước vào năm Thánh 2000 và thiên niên kỉ mới, giáo xứ phải khắc phục nhiều khó khăn để ổn định công ăn vịêc làm, hy vọng nhờ vào lế hoạch trồng cây ăn trái, cây công nghịêp. Giáo xứ luôn chú trọng việc phát triển các đoàn thể với công việc truyền giáo, vì con số 5000 giáo dân đang sống giữa và với hơn 20000 lương dân và các tôn giáo khác.

Ngoài ra Hiệp Đức còn phải phục vụ một giáo họ Tà Mon và giáo họ Thánh Tâm, cùng 2 giáo điểm truyền giáo dọc theo quốc lộ 1, hơn nữa giáo dân mới ngày một gia tăng.

71

Page 72: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

72

Page 73: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Mỹ- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062.898604

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: (2329) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

73

Page 74: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VINH LƯU

Giáo xứ Vinh Lưu nằm giữa tỉnh lộ số 11 nối liền TP. Phan Thiết – xã Mương Mán.

Theo lược sử ghi lại, vào hạ tuần tháng 12. 1955, cha Phêrô Nguyễn Linh lãnh đạo gần 4000giáo dân, đa phần gốc xứ Lưu Mỹ, xứ thuận Nghĩa và một số bà con gốc Bảo Nham, Trang Nứa, Bột Đà, Mẫu Lâm, Thạch Tân, đến cắm dùi trên vùng rừng hoang, thuộc xã Phú Lâm tỉnh Bình Thuận (nay thuộc xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Cộng tác với ngài có cha Phêrô Nguyễn Đình Phương (1955 – 1958). Sau đó ít lâu, vì lợi ích của Giáo Hội, cha linh hướng dẫn một số giáo dân gốc Thuận Nghĩa tới định cư tại cây số 11, và lập thành giáo xứ Thuận Nghĩa ngày nay. Cha Phương được bổ nhiệm làm chánh xứ (10.2.1956). Ngài ra tay kiến thiết nhà thờ, trường học, với sự cộng tác của quý cha phụ tá: cha Phêrô Nguyễn Duy Hoàn (1957– 1959), cha Nguyễn Văn Học (1959 – 1961). Sau khi nhà thờ được hoàn thành vào cuối năm 1961, cha Học được sai đi nhận nhiệm sở mới, cha xứ một mình lèo lái con thuyền giáo xứ suốt thời gian 12 năm. Tháng 9.1968, cha tân chánh xứ Hồ Ngọc Cai tiếp nối công trình của quý cha tiền nhịêm.

Giữa lúc sinh hoạt giáo xứ đang trên đà phát triển, thì biến cố lịch sử 1975 như một cơn lốc ào tới bốc cha Cai về Đà Nẵng nghỉ hưu. Tưởng chừng như giáo dân bơ vơ như chiên không có người chăn dắt, nhưng Chúa lại thương tiếp tục gởi cha Phêrô Hoàng Thái Ân (4. 1975 – 7. 1975), cha Giuse Nguyễn Văn Chữ (1975 – 1988), cha Anphong Nguyễn Công Vinh (1988 – 1996). Các ngài là những tông đồ nhiệt tình hăng say, năng nỗ và nhiệt tình chia sẻ mọi sướng khổ với dân, ra sức xây dựng nhà xứ mới, kiến thiết tượng đài Đức Mẹ, phòng giáo lý. Sinh hoạt giáo xứ thật vui vẻ và sôi động.

Tuy nhiên, theo ý bề trên, các ngài lại ra đi nhận nhiệm sở mới. Ngày 21.6.1996, cha Phêrô Nguyễn Hữu Nhường làm chánh xứ và tiếp tục công việc của các vị tiền nhiệm trong tinh thần cầu nguyện và khiêm tốn, từng bước đào tạo cán bộ, canh tân cuộc sống và con người. Giáo xứ Vinh Lưu với sự góp sức của 2000 giáo dân và với sự bầu cử của Mẹ Hồn Xác Lên Trời rất nhiều triển vọng và hy vọng một tương lai tươi sáng.

Tiếp theo trang 95, GIÁO XỨ TÂN LÝ …

Về cơ sở vật chất, năm 1996, xây nhà cho các Nữ tu và 02 phòng học mẫu giáo và giáo lý. Năm 1999, xây thêm 04 phòng học giáo lý. Ngày 30-12-1999, khánh thành nhà thờ mới. Và ngày 10-1-2000, khởi công xây nhà xứ mới.

Nhờ ơn Chúa và tinh thần truyền giáo của đoàn thể, nhiều người đã trở về với Giáo Hội. Giáo dân ngày càng gia tăng do hợp thức hóa các đôi hôn phối và một số giáo dân ở các xứ lân cận đến lập nghiệp.

Về mặt văn hóa, trình độ trung bình của người lớn ở cấp Tiểu học, của giới trẻ ở cấp Trung học và một số rất ít ở cấp Đại học.

Về kinh tế xã hội, hầu hết giáo dân sống nghề nông, một số ít làm nghề biển và buôn bán. Hướng về tương lai, Giáo xứ củng cố các hội đoàn và lưu tâm đến các học sinh nghèo.

74

Page 75: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Mỹ- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062. 898659

Năm thành lập: (1930) Số giáo dân hiện nay: (575) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Vô Nhiễm (08-12)

75

Page 76: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ PHÚ LÂM

Vào khoảng năm 1930, các nhà truyền giáo thừa sai Paris, quen gọi là Hội MEP, đã tập hợp khoảng mười gia đình, lương giáo lẫn lộn, từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, lâïp thành xóm đạo mang tên “Xóm Hộ”.

Từ đó, cha chánh xứ Lạc Đạo (nay là Chánh Tòa Phan Thiết) kiêm nhiệm Xóm Hộ. Ngài đã dựng tạm một ngôi nhà bằng tranh để làm nơi cầu kinh và học giáo lý. Hàng tuần ngài cũng đến dâng lễ vào ngày Chúa Nhật.

Về sau nhà nguyện đã bị chiến tranh tàn phá. Năm 1945, số giáo dân tăng lên, nhu cầu tôn giáo trở nên bức thiết, khiến cha xứ Lạc Đạo phải dựng một ngôi nhà nguyện khác mang tính tạm thời. Tuy nhiên, chẳng được bao lâu, nhà nguyện này bị bom đạn tàn phá.

Mãi đến năm 1971, cha Phêrô Phạm Dương Thái xây dựng một ngôi nhà thờ mới, tường gạch, kèo bằng gỗ, mái lợp tôn. Hiện nay ngôi nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang và hùng dũng. Từ đó giáo họ mang tên giáo xứ Phú Lâm. Số giáo dân từ các nơi, kể cả một số từ miền Bắc đến đây làm ăn sinh sống. Nên cộng đoàn giáo xứ Phú Lâm ngày càng đông đúc. Sinh hoạt tôn giáo, nhất là các đoàn thể, các lớp giáo lý trở nên nhộn nhịp, sinh động. Lần lượt các chủ chăn được sai đến mảnh đất Phú Lâm để hướng dẫn và coi sóc đoàn chiên nhỏ bé, nhưng rất đạo đức và hiền hoà. Giáo dân rất quý mến, kính trọng và biết ơn các chủ chăn: cha Phêrô Phạm Dương Thái(quản nhiệm), cha Phaolô Hồ Ngọc Cai(chánh xứ), cha Đôminicô Vũ Quang Đô(chánh xứ), cha Giuse Nguyễn Văn Chữ(quản nhiệm), cha Phêrô Hoàng Thái Ân(đặc trách), cha Anphong Nguyễn Công Vinh(quản nhiệm), cha Phêrô Nguyễn Duy Hoàn (chánh xứ và nhận nhiệm sở từ 4.1.1993).

Số giáo dân hịên nay là 575 người. Tất cả các cộng đoàn được đặt dưới sự che chở đặc biệt của Đức Mẹ Vô Nhiễm, bổn mạng giáo xứ được mừng kính trọng thể vào ngày 8 – 12 hàng năm.

Đa số giáo dân làm nghề nông, thu nhập hàng năm rất thấp, nên chỉ sống đắp đổi qua ngày, một số gia đình thường xuyên lâm cảnh túng thiếu. Do đó trình độ văn hoá rất thấp, trình độ văn hoá trung bình ở cấp tiểu học.

Nguyện vọng tha thiết của giáo dân hiện nay là được thấy giáo xứ ngày một vươn lên về phần chất cũng như về số lượng, nhờ vào những hoạt dộng tông đồ truyền giáo của mọi thành phần dân Chúa.

Tiếp theo trang 77, GIÁO XỨ THỌ TRÀNG …

Hướng về tương lai: giáo xứ có triển vọng phát triển về mọi mặt: kinh tế, văn hoá, tông đồ …nếu nay mai, khi nhà nguyện Ba Bàu được xây dựng thì việc sinh hoạt tôn giáo cũng như truyền giáo sẽ phát triển mạnh.

Giáo dân Thọ Tràng cũng đã làm được một cây cầu bêtông cốt sắt thay cây cầu cũ, bắc ngang con suối nối Thọ Ninh và Đông Tràngï, kinh phí lên đến trên năm trăm triệu.

76

Page 77: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Mương Mán-Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062. 868805

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: (1980) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Giuse thợ (01.05)

77

Page 78: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THỌ TRÀNG

Giáo xứ Thọ Tràng gồm 3 xã: Mường Mán, Hàm Cường, Hàm Cần thuộc huyện Hàm Thuận Nam, trung tâm ở tại thôn Văn Phong xã Mương Mán, cách thành phố Phan Thiết 15km và ga Mương Mán 1km. Giáo xứ được hình thành vào năm 1955, khoảng trên 2000 giáo dân gốc Thọ Ninh, Đông Tràng, Kẻ Mui thuộc giáo phận Vinh, dưới sự lãnh đạo của cố linh mục Giuse Hoàng Phượng đến lập nghiệp. Năm 1958, ngài cho xây một nhà thờ kiên cố và khang trang.

Thời gian đầu, giáo dân lên tới 2700, nhưng sau đó vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn và bất an ninh, nên một số giáo dân rời xứ đi nơi khác lập nghiệp. Đến năm 1975, số giáo dân giảm xuống còn 1200. Thế nhưng, sau cuộc chính biến, một số gia đình lại trở về giáo xứ cùng với một số giáo dân thuộc các xã: Tầm Hưng, Phú Hội, Phú Lâm và Đông Tràng hưởng ứng phong trào đi xây dựng kinh tế mới, do đó lập nên họ Ba Bàu, cách nhà thờ 10km, với khoảng 400 gi áo dân. Vì thế, số giáo dân của giáo xứ gia tăng, nay đã 2000 người.

Giáo xứ có các đoàn thể: Legio, BMCG, thanh niên, thiếu nhi Thánh Thể …. Và HĐMV 30 người cùng 2 nữ tu thuộc dòng Khiết Tâm Nha Trang.

Cha xứ tiên khởi là cố linh mục Giuse Hoàng Phượng (1955 – 1964), các vị kế nhiệm ngài là cha G.B Trần Xuân Long ( 1964 – 1975), cha G.B Vũ Đình Hiên ( 1975 – 1987), cha Phêrô Đặng Đình Chẩn ( 1987 – 1994) và cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm (1994 – 2000).

Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 6 linh mục, 11 tu sỹ, 4 chủng sinh và 17 đệ tử. Giáo xứ vẫn cổ động được quỹ hổ trợ ơn gọi.

Cơ sở vật chất: ngôi nhà thờ cũ xây dựng năm 1958, nay đã được xây mới vào năm 1996, một nhà xứ, nhà giáo lý, đài Đức Mẹ, đài thánh Giuse. Tất cả đều được tu sửa mới hoàn toàn. Ngoài ra, tại giáo họ Đông Tràng có một nhà nguyện và một phòng hội.

Về mặt đức tin: đức tin của giáo dân tại hai họ chính : Đông Tràng và Thọ Ninh khá vững vàng. Còn 3 giáo họ lẻ: Mương Mán, Hàm Thạnh, Ba Bàu vì sống lẫn lộn với lương dân, xa nhà thờ nên nhiều gia đình bị rối. Nhưng những năm gần đây cha xứ đã hợp thức hoá được khá nhiều, nguyên năm 1999, rửa tội được 100 người cả người lớn lẫn trẻ em.

Về mặt văn hoá: trình độ văn hoá trung bình: một nửa ở cấp tiểu học, một nửa ở bậc trung học phổ thông và số còn lại là trung học cấp 3, 35 người trình độ đại học và cao đẳng. Có rất ít người mù chữ.

Về mặt xã hội: nhờ sự tài trợ của ân nhân trong và ngoài nước, cùng với sự đóng góp của giáo dân trong xứ, hằng năm nhân dịp Noel và Tết, giáo xứ có tổ chức giúp đỡ các đối tượng: người nghèo, già cả, neo đơn, bịnh hoạn, dân tộc thiểu số … không kể lương hay giáo.

Về mặt kinh tế: từ năm 1955 - 1992 , vì làm ruộng rẫy tuỳ thuộc nước trời nên đời sống tạm đủ ăn, nhưng từ 1992 đến nay, nhờ trồng cây thanh long nên kinh tế đang phát triển mạnh. (18)

18 Xem tieáp trang 75

78

Page 79: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Kiệm- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062. 898649

Năm thành lập: (1956) Số giáo dân hiện nay: (1856) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa (24-11)

79

Page 80: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THUẬN NGHĨA

Giáo xứ Thuận Nghĩa nằm dọc theo quốc lộ 1A tại km 11, do cha Phêrô Nguyễn Văn Linh thành lập năm 1956, với số giáo dân lúc ban đầu là 450 người, đa số gốc Nghệ An, giáo phận Vinh, vào nam lập nghiệp năm 1954.

Năm 1961, cha xứ tiên khởi Phêrô Nguyễn Văn Linh (1956 – 1961) ra đi nhận nhiệm sở mới. Kế nghiệp ngài là quý cha Phêrô Nguyễn văn Học và cha Pherô Trần phúc Định (1961 – 1912), cha Phêrô Thái quang Nhàn (1962 – 1967), cha Giuse Hoàng Phượng (1967 – 1972), cha Giuse Nguyễn Trọng Báu và hai cha phụ tá J.B Đặng Đình Hoàng, J.B Hoàng văn Khanh (1972 – 1991), cha Phêrô Nguyễn văn Tiến (1991 – 1999) và cha đương nhiệm Phêrô Nguyễn Huy Hồng (1999 …). Từ ngày thành lập đến nay, giáo xứ may mắn luôn có các chủ chăn bên cạnh để an ủi, nâng đỡ và hướng dẫn dân Chúa vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiến nhanh, tiến mạnh và trở thành một giáo xứ phát triển như hiện nay.

Từ năm 1956 – 1993, cơ sở vật chất của giáo xứ tương đối đầy đủ: một ngôi nhà thờ tường gạch, mái tôn, một nhà xứ, một hội trường và một tượng đài Đức Mẹ. Năm 1993, cha Phêrô Nguyễn Văn Tiến, cùng với cộng đoàn giáo xứ gồm 1684 người đã khởi công xây dựng một ngôi nhà thờ mới. Nhờ sự giúp đỡ rất nhiệt tình và quảng đại của Đức Cha Nicolas và của quý vị ân nhân xa gần, ngôi nhà thờ mới hoàn thành và đã được thánh hiến ngày 31.8.1995, giáo xứ rất hân hoan, phấn khởi trước công trình kiến thiết này. Giáo xứ cũng xây dựng mới 1 hội trường, 2 tượng đài Đức Mẹ và nâng cấp nhà xứ và hội trường cũ.

Hàng năm, giáo xứ mừng kính thánh bổn mạng Phêrô Vũ Đăng Khoa, vào ngày 24/ 11.

Với sự che chở, phù hộ của cha thánh, giáo xứ luôn được bình an và không ngừng phát triển.

Tình yêu thương đoàn kết, tương thân tương ái luôn được củng cố. Sinh hoạt của HĐMV giáo xứ gồm 17 người và các đoàn thể: Gia trưởng, BMCG, Lêgio, thanh niên, thiếu nhi, Phan sinh, vẫn tiếp diễn đều đặn và mang lại kết quả tốt đẹp. Đặc biệt trong năm thánh 2000, các đoàn thể, các giới quyết tâm sống tinh thần sám hối, canh tân hoà giải, đồng thời nỗ lực hăng say hoạt động tông đồ, nhất là việc truyền giáo.

Giáo xứ cũng rất quan tâm đến việc học hành của con em. Đa số con em được đến trường và có 14 em đã vào đại học.

Đa số làm nghề nông cho nên cuộc sống còn nhiều khó khăn; vì kinh tế còn nhiều thiếu hụt nên giáo dân phải sống và phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nhất là về đạo đức và văn hoá. Với lòng tin yêu phó thác và sự quan phòng của Thiên Chúa, đồng thời hy vọng vào nguồn nước của đập Ba Bàu tưới mát, Thuận Nghĩa quyết tâm tiến về phía trước. Giáo xứ rất tự hào và hãnh diện vì đã dâng hiến cho Giáo Hội 02 linh mục, 11 tu sỹ nam nữ và 5 chủng sinh. Cộng đoàn tiếp tục cổ vũ ơn Thiên triệu.

80

Page 81: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Hàm Cường- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062.895506

Năm thành lập: (1972) Số giáo dân hiện nay: (1050) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Giuse (01-05)

81

Page 82: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VINH AN

Giáo xứ Vinh An được thành lập trong thời kì chiến tranh 1972, giữa vùng rừng núi hoang vu, đất cằn suối cạn. Giáo xứ thuộc xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Diện tích cư trú và sinh hoạt mục vụ khoảng 4 km2. Giáo dân hiện có 1060 người, đủ mọi thành phần Bắc Trung Nam, trên tổng số 7000 dân của xã Hàm Cường.

Đa phần giáo dân sống bằng nghề nông, với cây trồng chủ yếu: lúa, đậu, dưa lấy hạt, mè và thanh long. Nhưng vì điều kiện khí hậu không thuận lợi, đất xấu, thiếu nước, nên thu nhập hằng năm rất thấp, khiến cho nhiều gia đình lâm cảnh nghèo, thiếu ăn.

Giáo xứ được đặt dưới sự bảo trợ của thánh quan thầy Giuse, mừng kính hằng năm vào ngày 1 tháng 5, cùng với sự hướng dẫn coi sóc của linh mục tiên khởi là cha Phêrô Hoàng Thái Ân (1972 – 1975) và các cha quản xứ kế nhiệm ngài: cha J.B Hoàng văn Khanh (1975– 1988) cha Phêrô Nguyễn Hữu Nhường (1988 – 1996) và cha F.x Đinh Tiên Đường (1996…).

Trình độ văn hóa của giáo dân trong giáo xứ tương đối thấp. Hiện nay, trên địa bàn giáo xứ có một trường trung học cơ sở, một trường tiểu học, một trường mẫu giáo (cả 3 đều do nhà nước quản lý) và một nhà trẻ do cộng đoàn nữ tu dòng MTG Nha Trang đảm trách. Hầu hết con em đều được đến trường.

Năm 1974, giáo xứ đã xây tạm một nhà thờ thô sơ, tường gạch lợp tôn ximăng để làm nơi thờ phượng. Nay đã có một ngôi nhà thờ mới khang trang, thoáng mát, với diện tích 610m2, đã được cung hiến ngày 7.2.1998. Các cơ sở khác như nhà xứ, hội trường, phòng giáo lý, nhà khách … tương đối đầy đủ. Đặc biệt hơn cả là công viên nhà thờ, rộng rãi, xinh đẹp, có hồ nước, đài Đức Mẹ, cùng các lối đi xung quanh nhà thờ, tạo nên một khung cảnh nên thơ, với hương vị đồng quê.

Về đời sống đạo đức và truyền giáo, phải nhìn nhận rằng: cộng đoàn thường xuyên được nhắc đến về tinh thần đoàn kết, yêu thương và hiệp nhất, nên bầu khí giáo xứ rất bình an, vui tươi và thắm tình huynh đệ. HĐMV giáo xứ, các giới, các đoàn thể, ban ngành luôn tích cực, hăng say, nhiệt tình tham gia mọi công tác, sinh hoạt mục vụ, tông đồ. Mọi người đều cố gắng thể hiện tinh thần cởi mở, hiền hoà, hiếu khách, hoà đồng, không phân biệt lương hay giáo. Nhờ đó mà bà con lương dân rất cảm phục và có thiện cảm cới cha xứ. Quý nữ tu và cộng đoàn giáo xứ. Giáo xứ có 34 nữ tu, 2 chủng sinh và 3 đệ tử.

Với quyết tâm sống tốt đạo đẹp đời, cộng đoàn giáo dân Vinh An cố gắng khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, mãi mãi nỗ lực vươn lên về mọi phương dịên, xứng đáng với tên gọi của mình: vinh quang và bình an.

Ngoài ra, Vinh An còn có một họ Phaolô(km 23) số giáo dân ngày càng đông. Hoạt động tông đồ, truyền giáo ngày càng phát triển, giáo họ may mắn có một cộng đoàn nữ tu MTG phục vụ và một thầy phó tế thường trú phục vụ. Nhà xứ, phòng áo và hành lang phía đông đã được xây dựng mới, giáo dân mong ước một nhà giáo lý làm cơ sở cho giới trẻ học tập và người lớn hoạt động văn hoá, xã hội và tông đồ.

82

Page 83: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Lập- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062. 867131

Năm thành lập: (1973) Số giáo dân hiện nay: ( 4439) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ( 15-08)

83

Page 84: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ HIỆP ĐỨC

Hoàn cảnh hình thành.

Tháng 10 năm 1973, nhờ một số giáo dân thuộc giáo phận Quy Nhơn đến lập cư tại khu Ba Tuy, thụôc tỉnh Bình Tuy, một giáo xứ mới đã hình thành với tên gọi Hiệp Đức, dưới sự lãnh đạo của linh mục Stêphanô Nguyễn Văn Bích.

Quá trình thành lập từ khi hình thành đến năm 1975.

Từ năm 1973 – 1975, một số giáo dân từ 1600 đến hơn 2000, vì có một số giáo dân thuộc giáo phận Đà Nẵng, Nha Trang đến định cư. Linh mục Stêphanô đã cho xây một ngôi nhà thờ tạm, bằng gỗ, mái lợp tôn vào tháng 03. 1974 và một nhà nguyện Thánh Tâm tháng 08.1975.

Đa số giáo dân gốc của địa phận Qui Nhơn, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn vì phải ra công biến rừng rãy, nhưng đời sống đức tin của họ rất cao, sinh hoạt mục vụ rất đếu đặn. Giáo xứ có HĐMV, và 2 cộng đoàn nữ tu thuộc dòng MTG Qui Nhơn và dòng thánh Phaolô Đà Nẵng.

Tình hình phát triển 25 năm qua.

Sau biến cố 1975, giáo xứ không có linh mục coi sóc. Linh mục J. B Trương văn Hiếu, chánh xứ Hoà Vinh phải kiêm nhiệm. Ngày 30.08.1982, linh mục F.x Lê Quang Diễn được Đức Cha Nicolas bổ nhiệm làm chánh xứ, với số giáo dân hơn 3000, sống dọc theo quốc lộ 1A, từ km 18 – 44, kể cả một số giáo dân vùng kinh tế mới Tà Mon, nay là giáo họ Vô Nhiễm. Ngài ổn định cơ cấu HĐMV, cùng các đoàn thể: Legio, BMCG, thiếu nhi Thánh Thể, thanh niên, nhắm đến việc truyền giáo. Số giáo dân hiện tại đã 5000 người, được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, được mừng kính vào ngày 15.08 hằng năm.

Về cơ sở vật chất, ngày 28.12.1990 khởi công xây dựng thánh đường Andre Kim Thông, và kết thúc công trình với lễ cung hiến và khánh thành vào ngày 23.04.1992. Sau đó, lại xây dựng nhà xứ, đài Đức Mẹ, nhà giáo lý.

Về địa giới, năm 1993, Đức Giám Mục cắt chia từ km 18 đến km28 về giáo xứ Vinh An, như vậy, địa giới của giáo xứ Hịêp Đức chỉ còn lại từ km 28 đến km 44.

Về ơn gọi, hoa trái đầu mùa của giáo xứ là cha Phaolô Hoàng Kim Tốt. Hiện có 2 nữ tu, 2 chủng sinh và một số đệ tử thuộc các dòng: MTG Qui Nhơn, MTG Phan Thiết, MTG Nha Trang…

Về văn hoá, nhờ sự cỗ vũ của cha xứ, các gia đình đều lo cho con em học hành. Có 24 người đã tốt nghiệp đại học và 40 sinh viên đang theo học các trường cao đẳng, đại học.

Về công tác xã hội, giáo xứ đặc bịêt lưu tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hơn 30 gia đình thiểu số gốc K’ho. (19)

19 Xem tieáp trang 70

84

Page 85: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Thị Trấn Thuận Nam- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062.867131

Năm thành lập: (1973) Số giáo dân hiện nay: (3380) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Mân Côi (07-10)

85

Page 86: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ HOÀ VINH

Giáo xứ Hoà Vinh được hình thành vào năm 1973, sau cuộc chiến ác liệt năm 1972. Đa số giáo dân gốc địa phận Vinh ở vùng Bình Long, An Lộc thuộc giáo phận Phú Cường, bị chiến tranh tàn phá. Dưới sự hướng dẫn của cha J.B Trương Văn Hiếu, ngày 28.03.1973, họ chọn đất giáp ranh tỉnh Bình Tuy, họ đã lập thành giáo xứ Hoà Vinh.

Năm 1974, có thêm một số gia đình từ Chơn Thành, Bình Long xin gia nhập, và cuối năm ấy số giáo dân là 750 người, gồm 150 gia đình.

Từ khi thành lập đến năm 1975, với sự giúp đỡ của thầy Giuse Nguyễn Đình Phùng và Phêrô Nguyễn Văn Đình, giáo xứ được chăm lo đời sống đức tin, tinh thần và vật chất.

Về cơ sở, giáo xứ có một ngôi nhà thờ tạm, và một trường tiểu học cho con em đến trường, một trạm xá để chăm lo sức khoẻ cho dân.

Hiện nay số giáo dân là 3380 người, gồm 611 gia đình, được chia làm 8 họ, sinh hoạt trong các đoàn thể: Gia trưởng, BMCG, thanh niên, Thiếu nhi, Lêgio, Têrêxa.

Với sự hướng dẫn của quý cha: J.B Trương Văn Hiếu(1975 – 1977), Cha Phêrô Trần Minh Trương (1977…) và với sự cộng tác của quý thầy: Giuse Hồ văn Thiện, F. x Đinh văn Hùng, cộng đoàn MTG Nha Trang, cùng với HĐMV gồm 21 người, giáo xứ Hoà Vinh đã đứng vững và trưởng thành.

Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 03 linh mục, 02 thầy, 04 nữ tu, 09 đệ tử.

Về cơ sở vật chất, năm 1991 với nỗ lực của cha xứ và giáo dân, ngôi nhà thờ mới được hoàn thành, tiếp theo là đài Đức Mẹ. Năm 1994, nhà xứ được xây dựng, năm 1998, đổ sỏi 5000m đường liên xóm và 1200m2 sân nhà thờ, nhà xứ được cán ximăng. Năm 1999, đã xây một hội trường, nhà giáo lý, đúc bê tông đài Đức Mẹ, đúc cầu bêtông dài 30m, rộng 3,2m bắc qua sông Đợt, huyết mạch sinh sống của dân trong vùng, đào hơn 5000m2 đất, uốn dòng sông Đợt cho nước chảy thẳng, để phòng lũ lụt, đổ 2000m đường sỏi từ cầu đến nhà nguyện xóm 7.

Về tinh thần, nhờ ơn Chúa, qua sự dẫn dắt của các linh mục quản xứ, dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng đức tin vẫn trung thành với Chúa và Giáo Hội. Bổn mạng giáo xứ là Đức Mẹ Mân Côi, mừng kính vào ngày 7/ 10 hằng năm.

Năm 1998, một số giáo dân gốc địa phận Vinh vào lập nghiệp, ở bên kia sông Đợt, hiện có 1075 người, gồm 167 gia đình, lập thành giáo họ xóm 7 và có nhà nguyện riêng.

Về văn hoá, trình độ trung bình của giáo dân chỉ ở cấp tiểu học, một số cấp trung học cơ sở.

Về công tác xã hội, giáo xứ lưu ý đến những hoàn cảnh: khó khăn, nghèo, neo đơn, già cả…

Là một giáo xứ nông nghiệp, địa hình phức tạp, mùa màng chỉ nhờ vào nước trời, nên gặp nhiều khó khăn. Hàng năm thường bị lũ lụt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Nhìn chung, đời sống đức tin, luân lý và nhân bản từng bước được khắc phục, đi vào ổn định hơn. Giới trẻ được khích lệ, nâng đỡ để học vấn được nâng cao.

Nỗi lo nhất hiện nay là tìm cách khắc phục thiên nhiên, và tìm con đường sống để tồn tại.

86

Page 87: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Thuận- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062. 881054

Năm thành lập: (1961) Số giáo dân hiện nay: ( 4900) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Vô Nhiễm (08.12)

GIÁO XỨ HIỆP NGHĨA

Hịêp Nghĩa hôm qua, hôm nay.

87

Page 88: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Nói đến giáo xứ Hiệp Nghiã, những ai đã một lần đến đây, không thể không nói đến tượng đài Đức Mẹ trên núi cao. Nơi đây nhắc đến không chỉ như một nơi thánh thiêng, một niềm tự hào về đức tin kiên cường của người dân Hiệp Nghĩa, mà nó còn được nhắc đến, bởi lẽ nó gắn liền với một sự kiện trọng đại của giáo xứ. Thật vậy, chính vào ngày 08.12.1961, những người công giáo gốc Hà Nam Ninh, ở Ba Ngòi, Phan Thiết cùng với nhiều vị quan khách khắp nơi cùng với đức cha Marcel Piquet, các linh mục đồng tế dâng thánh lễ khánh thành tượng đài Đức Mẹ núi Hiệp Nghĩa. Đó cũng chính là ngày thành lập của giáo xứ Hiệp Nghĩa, giáo phận.

Từ đó cho đến nay, 39 năm kiên cường bám trụ, hạt giống đức tin đã được những chuyên viên gieo vãi. Cha Gerard Moussay ( 1960 – 1969), vị tiền nhiệm của giáo xứ. Cùng với ngài và nối tiếp ngài, cha Nédélec (1962 – 1968), cha J.B Cao Vĩnh Phan ( 1963 – 1964) cha René Gantier (1964 – 1966) cha Jean Mais ( 1967 – 1968), cha Benoit Nguyễn Văn Mầu (1968 – 1969), cha F.x Lê Quang Diễn ( 1969 – 1974), cha Gioan Nguyễn Văn Hảo (1974 – 1990), cha F.x Đinh Tân Thời ( 1994 – 1999) ( RIP 27.07.1999), cha Augtinô Nguyễn Đức Lợi ( 1998 ….). Nhờ ơn Chúa giúp , nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm, nhờ sự cộng tác của mọi thàn phần dân Chúa qua các thế hệ, hạt giống đức tin của các bậc tiền bối đã đâm rễ sâu, thân cây lớn đâm bông và trỗ hạt. Từ con số 17 gia đình buổi ban đầu với khoảng 100 giáo dân, đến nay đã có gần 500 gia đình với số giáo dân khoảng 2500. Không chỉ là số lượng giáo xứ còn đóng góp cho Giáo Hội 01 đan viện phụ, 07 linh mục, 10 tu sỹ nam nữ và 22 đệ tử. Các sinh hoạt trong giáo xứ cũng phát triển vững mạnh, nhờ sự nỗ lực cố gắng của 25 thành viên trong HĐMV giáo xứ, các đoàn thể: Legio, BMCG, Thiếu Nhi Thánh Thể, Thanh niên, Gia trưởng và đặc biệt các nhóm chia sẽ lời Chúa vẫn thường xuyên hoạt động càng làm cho đời sống tâm linh càng vững mạnh hơn. Giáo xứ còn được 01 cộng đoàn nữ tu MTG giáo phận đến phục vụ.

Về vật chất, giáo xứ còn thiếu thốn, ngoài ngôi nhà thờ được xây dựng năm 1974 đã xuống cấp, ngôi nhà xứ cũng đã xây dựng khá lâu. Chỉ mãi đến tháng 12.1999, giáo xứ mới có 01 ngôi nhà hội khang trang, và cuối năm 2001, có thêm một nhà trẻ do các nữ tu điều hành.

Về tinh thần, dù sống trong khó khăn về mặt kinh tế, vật chất, bà con giáo dân tin một cách anh dũng và nỗ lực đem Lời Chúa đến cho mọi người bằng đời sống chứng tá yêu thương của mình.

Về văn hoá, nhìn chung trình độ văn hoá thấp vì trường học quá xa xôi, dân nghèo. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là các gia đình đều ngày một ý thức việc học của con em. Cộng với vịêc Đức giám mục trợ giúp một khu nhà trọ cho sinh viên.

Trong những năm gần đây, công tác truyền giáo và tái truyền giáo được đẩy mạnh và thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp. Cụ thể, những người sống xa Chúa, xa Giáo Hội quay về ngày một đông. (20)

Tiếp theo trang 115, GIÁO XỨ CÙ MI …

Có các hội đoàn: Bà Mẹ Công Giáo, Legio, Thiếu nhi Thánh Thể, Têrêxa. Cha Huê rời Cù Mi, cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Nam thay thế, ngài xây đài Đức Mẹ, lễ đài, hội trường, nhà xứ mới. Đến tháng 10.1998, cha Giuse Phạm Thọ về làm phó xứ.

Từ năm 1975, ngoài 5 khu địa phương, giáo dân từ Bắc, Trung, Nam đến lập nghiệp, làm thành các giáo họ, mỗi giáo họ trên dưới 1000 người… giáo họ Antôn, Mân Côi, Phêrô đã có nhà nguyện từ những năm 1985-1997. Từ ngày 01.12.1999, giáo họ Giuse bắt đầu xây nhà nguyện mới, với diện tích 200 m2, do Tòa Giám Mục tài trợ và đã hoàn thành vào đầu tháng 05.2000.

Đa số giáo dân Cù Mi làm ruộng, làm rừng, làm biển, một số ít buôn bán nhỏ, và làm nghề thủ công. Tòa Giám Mục đã giúp xây 2 đập đưa nước vào tưới cho cánh đồng, để làm 2 vụ, có nơi được 3 vụ. Số giáo dân hiện nay trên 6000 người.20 Xem tieáp trang 70

88

Page 89: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Về văn hóa: trước 1975, đa số mù chữ, số còn lại trình độ từ lớp 3 đến lớp 6,7. Từ năm 1990, số học sinh tăng nhiều. Niên khóa 1999-2000, cấp I: 1450 học sinh, cấp II: 570 học sinh, cấp III: 56 học sinh và 16 sinh viên đại học. Từ 1994, Giáo xứ đã có chừng 15-20 người xin theo đạo.

Hướng về tương lai: đẩy mạnh việc truyền giáo và tái truyền giáo cho những gia đình “nguội lạnh”, ước mong xây dựng một trạm phát thuốc miễn phí, mua xe làm xe cứu thương, để đưa người đau ốm và bị tai nạn đến bệnh viện. Ngoài ra, còn phải nâng cấp con đường chính, từ QL. 55 vào nhà thờ, vì thấp và thường bị ngập vào mùa mưa, và ước mơ lớn nhất của giáo dân là thấy ngôi nhà thờ mới được hình thành.

Tiếp theo trang 117, GIÁO XỨ CHÂU THỦY …Giáo xứ cũng đã đóng góp cho Giáo Phận 2 Nữ tu Dòng MTG. Phan Thiết, 2 Nữ tu Dòng

Trinh Vương Mân Côi và một Chủng Sinh.

Về văn hóa, trình độ trung bình của giáo dân chỉ ở cấp tiểu học. Giáo xứ có một trường tình thương xóa mù chữ, do các chị nhóm Thừa Sai Bác Aùi phụ trách, một lớp mẫu giáo dân lập do các Nữ tu dòng MTG. Phan Thiết phụ trách.

Kết hợp với học đường và phụ huynh, Giáo xứ xin thêm học bổng để động viên và giúp đỡ con em trong Giáo xứ học tập tốt, trau dồi kiến thức cho con em trong Giáo xứ ngày một tăng lên.

Về đời sống kinh tế, Giáo xứ sống trong một vùng nông nghiệp, đất sản xuất đồi núi bạc màu, nên việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do đó, Giáo xứ khuyến khích chăn nuôi đàn bò, các loại gia súc khác để phát triển kinh tế, khuyến khích lớp trẻ học các ngành nghề.

Giáo xứ luôn luôn tìm cách giúp đỡ những gia đình giáo dân còn đang đói nghèo, già cả, neo đơn, bệnh tật, để họ vượt cảnh nghèo.

Hướng về tương lai, Giáo xứ đang chú trọng huấn luyện cán bộ Giáo Lý viên, HĐMV, các đoàn thể luôn tích cực đẩy mạnh công tác truyền giáo, bằng đời sống chứng tá: sống bác ái yêu thương và khiêm tốn phục vụ trong tinh thần sám hối, canh tân hòa giải, trong Năm Đại Toàn Xá 2000.

89

Page 90: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

90

Page 91: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Thị Trấn Lagi- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 843328

Năm thành lập: (1955) Số giáo dân hiện nay: ( 4661) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Tổng Lãnh Thiên Thần Micae (29-09)

91

Page 92: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THANH XUÂN

Thanh Xuân hiện nay là một trong ba Giáo xứ thuộc thị trấn Lagi, Hàm Tân, Bình Thuận, có 4.600 giáo dân, Đức Ông J.B. Lê Xuân Hoa làm chánh xứ, Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn phó xứ.

Năm 1955, một số giáo dân gốc Thanh Dã, Yên Đại, Giáo phận Vinh theo hai Cha già Phêrô Cao Hữu Hân và Phêrô Cao Hữu Tạo, từ Xoài Minh đến trại định cư Lagi B, thành lập Họ đạo thuộc Giáo xứ Vinh Tân do Cha J.B. Trần Ngọc Thủy làm chánh xứ. Sau đó một số giáo dân gốc Thuận Nghĩa cũng đến đây lập nghiệp. Mãi tới năm 1957, Họ đạo mới xây được nhà thờ và nhà xứ.

Năm 1960, Đức Cha Piquet Lợi, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang nâng Họ đạo Thanh Xuân lên hàng Giáo xứ và đặt Cha J.B. Vũ Đình Hiên làm Cha xứ tiên khởi (1960-1972), với số giáo dân là 1.200 người, trong ba giáo họ Lavang, Lộ Đức, Fatima. Mọi người chăm lo xây dựng Giáo xứ, các công trình phụ dần dần được hoàn thành: Đài Đức Mẹ, Công trường Kitô Vua, Hội trường, lớp học, tháp chuông… Lòng đạo nhiệt thành sốt sắng: Các Hội đoàn Công Giáo Tiến Hành hoạt động sôi nổi, hăng say, nhiều khóa huấn luyện Cursillos, Công lý hòa bình được tổ chức. Số ơn gọi phát triển mạnh, nhóm In Mundo quy tụ trên 70 thành viên. Từ sau ngày 02.7.1972, Cha J.B. Lê Xuân Hoa về làm chánh xứ mới, kiêm Hạt Trưởng Hạt Bình Tuy, Thanh Xuân trở thành xứ Hạt, lại có Cha phó mới F.X. Phạm Quyền (1973-1975), mọi sinh hoạt tiếp tục khởi sắc, có thêm nhà xứ mới, lớp mẫu giáo, phòng giáo lý, các hội đoàn mới… như Liên Minh Thánh Tâm, Hội con Đức Mẹ, đưa lòng đạo đi vào chiều sâu.

Ngày 17.4.1975, Giáo Phận Phan Thiết được thành lập, Giáo xứ có Cha Phêrô Phạm Tiến Hành (1975-1990), Cựu Giám đốc Tiểu Chủng Viện Tinh Hoa về làm phụ tá, sinh hoạt đạo chuyển sang một bước ngoặc mới trong đời sống cầu nguyện. Phong trào đọc kinh trong gia đình, các nhóm chia sẻ Lời Chúa được hình thành, các Hội cầu nguyện như Lêgiô, Têrêxa… được chú tâm duy trì và phát triển. Giáo lý được tiếp tục trong nhà thờ nhờ hình thức thơ vè bình dân, đến năm 1990 mới mở lớp Giáo lý theo tuổi cho thiếu nhi và hoàn chỉnh dần theo chương trình của Giáo Phận. Đáng chú ý trong thời gian này là ngôi thánh đường mới được khởi công xây dựng ngày 19.8.1991 và cung hiến khánh thành ngày 24.6.1992. Đây là một trong những nhà thờ đầu tiên được xây dựng lại trong Giáo Phận Phan Thiết. Sau đó một loạt các công trình khác cũng được hoàn thành như: Hội trường, 04 phòng học mới, nhà xứ được nâng cấp và một phần được xây mới… Các Hội đoàn sinh hoạt trở lại với khí thế mới, như Thiếu nhi Thánh Thể, Liên Minh Thánh Tâm, con Đức Mẹ, Hội Bà Mẹ Công Giáo, Phụ Huynh là những đoàn thể hoạt động có hiệu quả được nhiều người tham gia.

25 năm phát triển cùng với Giáo phận, Giáo xứ Thanh Xuân tương đối ổn định về cơ sở vật chất, nhân sự, tinh thần để hướng về phía trước. (21)

21 Xem tieáp trang 123

92

Page 93: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Thị Trấn Lagi- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 844134

Năm thành lập: (1957) Số giáo dân hiện nay: ( 4389) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô (29-06)

93

Page 94: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VINH TÂN

Sau Hiệp định Genève 20.07.1954 chia đôi đất nước, tháng 03.1955, Linh mục J.B. Trần Ngọc Thủy (1901-1973) đã đưa 32 gia đình gốc Tân Yên, Thanh Dạ thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, đang tạm trú tại Phú Thọ Sài Gòn, đến Hàm Tân lập họ đạo đầu tiên tại Lagi với tên giao duyên là Vinh Tân (Giáo Phận Vinh, Hàm Tân).

Lagi-Hàm Tân đất rộng người thưa, cuộc sống dễ dàng, có ruộng có biển, nên giáo dân đến ngày càng đông làm thành Giáo xứ Vinh Tân với 03 giáo họ: Vinh Tân, Thanh Xuân và Vinh Thanh. Sau khi hai giáo họ trở thành Giáo xứ là Thanh Xuân (1960) và Vinh Thanh (1965), thì Vinh Tân vẫn còn là Giáo xứ lớn với 3105 người.

Từ ngày thành lập đến 1975, Giáo xứ đã được các Linh mục phục vụ như sau:

Linh mục Chánh xứ:- Cha J.B. Trần Ngọc Thủy 1955-1965- Cha Phêrô Nguyễn Văn Hảo 1965-1972- Cha J.B. Cao Vĩnh Phan 1972-1975

Linh mục Phó xứ:- Cha Giuse Nguyễn Trọng Báu 1957-1961- Cha J.B. Trần Xuân Long 1959-1968- Cha Giuse Đặng Đình Hoàng 1961-1964- Cha F.X Lê Quang Diễn 1964-1965- Cha Phêrô Dương Đình Thiện 1971-1972- Cha Phêrô Nguyễn Hữu Nhường 1972-1975

Về cở sở vật chất, năm 1957, Giáo xứ đã thay thế nhà thờ tạm đầu tiên lợp lá bằng nhà thờ lợp ngói, với diện tích 40m x 96m, đến năm 1959 thì thay vách ván bằng tường xây, và đến năm 1962, xây lại mặt tiền nhà thờ với tượng thánh Bổn mạng Phêrô ở giữa.

Về giáo dục, Giáo xứ đã mua đất (1ha) lập trường Vinh Tân. Từ đầu năm 1956-1957, trường Vinh Tân đã có cấp II, năm 1966 trường có cấp III. Trường Trung – Tiểu học Vinh Tân là nơi đào tạo văn hóa và ươm mầm đức tin cho hầu hết con em các xứ đạo vùng Hàm Tân – Bình Tuy từ năm 1955-1975. Năm 1976, Nhà Nước đã tiếp quản trường Vinh Tân và làm cơ sở giáo dục cho Thị Trấn Lagi.

Từ năm 1975, Giáo xứ đã được các Linh mục phục vụ:

Linh mục Chánh xứ:- Cha F.X Phạm Quyền 1975-1990- Cha Phêrô Phạm Tiến Hành 1990-1999- Cha Giuse Bùi Ngọc Báu 1999 ………… (22)

22 Xem tieáp trang 124

94

Page 95: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Bình- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 843160

Năm thành lập: (1885) Số giáo dân hiện nay: ( 4124) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Giuse (19-03)

95

Page 96: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TÂN LÝ

Bối cảnh hình thành Giáo xứ

Vào khoảng năm 1685, đã có 300 giáo dân hiện diện tại Hàm Tân, nhưng gần 200 năm sau, không còn tài liệu nào nói đến số tín hữu này. Đến năm 1885, Cha Phêrô Huỳnh Công Aån dẫn một số giáo dân gốc Quảng Nam, Bình Định vào Tam Tân lập nghiệp. Dưới thời Thành Thái, ngày 04.09.1895, năm Ất Tỵ, về phương diện hành chánh xã hội, một thôn mới được thiết lập có tên gọi là Tân Lý. Tuy nhiên về phía giáo quyền, họ đạo có tên gọi là Lagi.

Quá trình phát triển từ khi thành lập đến năm 1975

Từ năm 1905, họ đạo Lagi thuộc địa phận Tây Đàng Trong (Saigon). Từ khi thành lập cho tới năm 1975, các linh mục từng phục vụ giáo xứ gồm: Phêrô Huỳnh Công Aån (1885), Pierre Archimbaub (1885), Guégend (1909-1912), David (1912), Feré (1913-1915), Pierre Tuyên (1915-1916), Giuse Trần Hiếu Lễ (1916-1929), Micae Nguyễn Văn Giàu (1929-1947), Nguyễn Bá Luật (1948), Troger (1954-1955), Phaolô Phan Tùng Lộc (1955-1957), Joseph Viot (1957-1959), Gégard Moussay (1960), Jean Hirigoyen (1961-1962), Charles Nédelec (1962), Carôlo Vũ Đình Hoạt (1962-1963), Roger Delsuc (1963), Phêrô Nguyễn Văn Hảo (1963-1965), Phanxicô Xavie Lê Quang Diễn (1965-1967), Phêrô Thái Quang Nhàn (1967-1972), Phêrô Hoàng Phượng (1972-1994), Phanxicô Assisi Nguyễn Cao Cầu (1974-1976).

Về cơ sở vật chất, nhà thờ đầu tiên được dựng lên tại đất “Giếng Đụt”, nay là chùa Tân Long. Năm 1916, Cha Giuse Trần Hiếu Lễ khởi công xây dựng nhà thờ mới trên phần đất hiện nay. Ngày 1.12.1918, Đức Giám Mục Quinton đã long trọng làm phép nhà thờ mới này, nhận thánh Giuse làm bổn mạng của họ đạo. Tuy nhiên, vào cuối thời chiến tranh Pháp thuộc, nhà thờ bị đốt sập. Tháng 10/1954, tên gọi họ đạo Lagi được thay thế: Giáo xứ Tân Lý. Tháng 07.1955, Cha Phaolô Phan Tùng Lộc khởi công trùng tu nhà thờ. Tháng 11.1957, Cha Joseph Viot tiếp tục công trình còn dở dang và hoàn thành vào năm 1958.

Giáo dân hầu hết gốc Quảng Nam, Bình Định. Từ năm 1954, có thêm một số giáo dân di cư gốc địa phận Vinh. Vào thời điểm này, số giáo dân khoảng chừng 400 người.

Tình hình phát triển từ năm 1975 cho tới nay.

Từ năm 1976 đến năm 1990, Giáo xứ không có Linh mục quản xứ. Công tác mục vụ thường xuyên do Cha Giacôbê Lê Đức Trung, quản xứ Bình An, đảm trách. Ngày 09.09.1990, Cha Giuse Nguyễn Viết Huy chính thức về Tân Lý làm quản xứ.

Số giáo dân hiện nay là 4.179 người. Hầu hết giáo dân sinh hoạt trong các đoàn thể: Thiếu nhi Thánh Thể, Thanh niên, Bà Mẹ Công Giáo, Legio, Têrêxa, Hội Đồng Mục Vụ gồm 22 người, cộng tác với Cha xứ điều hành công việc. Ngoài ra, một cộng đoàn Dòng MTG. Phan Thiết sinh hoạt và phục vụ. Hiện nay, Giáo xứ có 02 Đại Chủng Sinh, 04 Nữ tu và 07 Đệ tử. (23)

23 Xem tieáp trang 70

96

Page 97: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Thị Trấn Lagi- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 843682

Năm thành lập: (1965) Số giáo dân hiện nay: ( 2651) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Anrê (30-11)

97

Page 98: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VINH THANH

Lịch sử:

Giáo xứ Vinh Thanh được hình thành do cao trào di cư năm 1954. Năm 1954, Cha già Thủy và cha già Bang đem một số giáo dân gốc Vinh đến vùng Lagi, Tỉnh Bình Thuận và lập 3 trại định cư: Vinh Tân, Vinh Thanh và Thanh Xuân. Sau đó, Cha già Bang thấy đất cát khó sống nên đem một số dân nhà nông lên Buôn Mê Thuột lập trại Trung Hòa. Số còn lại làm nghề biển lập thành một họ lẻ Vinh Thanh, thuộc xứ Vinh Tân.

Đến năm 1965, số giáo dân khá đông, 1200 nhân danh và có cơ sở đầy đủ nên Đức Cha Piquet Lợi đã cho thành lập Giáo xứ.

Các Linh mục phụ trách Giáo xứ:- Phêrô Nguyễn Viết Khai 1965-1971- F.X Trần Xuân Lại 03.1972-04.1972- Malakia Dương Văn Minh 12.1973-01.1974- Philipphê Lê Trọng Phan 1975-1994- J.B. Trần Xuân Long 1994…………

Cơ sở vật chất:

Ngay từ khi thành lập, Giáo xứ đã có một nhà thờ xây (1963) và sau này được trùng tu (1991). Một trường học gồm 03 phòng, một nhà xứ lợp tole, một phòng hội (nay biến thành nhà kho), một công trường Anrê có đặt tượng Thánh Quan Thầy Xứ Anrê, một Đài Đức Mẹ ở họ Maria và một nghĩa trang. Năm 1996, Nhà xứ đã được xây lại hai tầng lầu bêtông kiên cố. Nhà trường cũng được lên lầu để có thêm phòng học.

Giáo xứ hiện có 01 Linh mục, 02 Tu sĩ nam, 05 Tu sĩ nữ và 06 Thỉnh sinh.

Giáo xứ đa số là đạo gốc, nên đời sống đức tin khá vững. Tuy nhiên cũng có một số liệt vào hạng khô đạo, một số lớn, nhất là những người cao tuổi, thường giữ đạo hơn là sống đạo.

Văn hóa:

Vì là dân biển và nông, lại nghèo nên trình độ văn hóa vào hạng Tiểu học. Tuy nhiên sau năm 1975, nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống hằng ngày, các bậc cha mẹ đã quan tâm nhiều hơn đến việc học của con cái vì vậy trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao nhất là ở giới trẻ.

Nghề nông và nghề biển tùy thuộc nhiều vào may mắn, rủi ro và ngày càng khó làm ăn. Hàng năm Giáo xứ có lịch trình ủy lạo người nghèo và bệnh tật trong xứ vào dịp tết và các lễ lớn. Giáo xứ cũng rất lưu tâm giúp đỡ các học sinh nghèo.

Tông đồ và truyền giáo

Giáo xứ Vinh Thanh là một xứ không toàn tòng (trung bình một nhà đạo, hai nhà lương). Vì thế, việc truyền giáo là rất quan trọng và cần thiết. Trong xứ cũng đã lập được 08 đoàn thể và thiện hội để giúp việc xứ và lo việc truyền giáo. Tuy nhiên, việc truyền giáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì định kiến và gương xấu. Hằng năm có chừng mươi người trở lại, nhưng đa phần là để lập gia đình.

98

Page 99: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân An- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870464

Năm thành lập: (1968) Số giáo dân hiện nay: (1406) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24-11)

99

Page 100: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ ĐỒNG TIẾN

Đồng Tiến, cái tên thật êm ã dễ nghe, nhưng lịch sử của nó thì không đơn giản. Trước năm 1960, Đồng Tiến chỉ là một vùng dân cư sống thưa thớt trên cát trắng, và chỉ có một cụm gia đình công giáo thuộc về Giáo xứ Tân Lập. Cơ sở vật chất lúc đó rất sơ sài, mấy nhà trường nhỏ che vách ván, lợp tole. Đến năm 1967, Cha Giuse Đặng Đình Hoàng đã quy tụ giáo dân ở rải rác chung quanh để lập thành xứ đạo, và khởi công xây cất ngôi Thánh Đường như ngày nay.

Năm 1968, Giáo xứ được chính thức thành lập trên một địa giới hơn một cây số vuông, bao gồm các cơ sở hành chánh, quân sự, các khu gia cư, với tổng số dân trên 3000, trong đó công giáo khoảng trên dưới 1000 người. Đến ngày 22.9.1969, ngôi Thánh Đường hiện nay đã được khánh thành với chiều dài 30m, rộng 12m, cùng với một tháp chuông cao 21m dưới quyền chủ tọa của 2 vị Giám Mục: Đức Cha Giuse Lê Văn Aán và Đức Cha F.X Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang.

Năm 1969, một ngôi trường đã được hình thành với 08 lớp tiểu học, thu nhận trên 400 học sinh dạy miễn phí. Đến năm 1972, số học sinh lên tới 700 em. Song song với vệc phổ cập văn hóa, một lớp hướng nghiệp cắt may đã được mở miễn phí. Cuối năm 1972, lớp may này đã mở được hai khóa và có trên 500 học viên được cấp bằng tốt nghiệp. Không dừng lại ở đó, một dãy trường lầu đã hoàn thành vào năm 1973 với chiều dài 40m, rộng 12m gồm 13 phòng học và ở. Từ đây với nhiều lớp Ký nhi viện với đầy đủ tiện nghi được ra đời. Số giáo dân trước năm 1975 là 1.160 người (156 gia đình).

Hiện nay, là 1.436 người (322 gia đình), hầu hết nằm trong các đoàn thể: Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Legio, Têrêxa, Thanh Niên và Thiếu Nhi.

Từ năm 1975, Giáo xứ đã được 04 Linh mục coi sóc:- Cha J.B Trần Xuân Long 1975-1994- Cha Giacôbê Lê Đức Trung 1994-1998- Cha Phêrô Hồ Văn Hưởng 1996-1999- Cha Phêrô Dương Đình Thiện 1999…………

Cùng cộng tác với Cha xứ có một cộng đoàn Nữ tu thuộc Hội Dòng MTG. Nha Trang và 15 vị trong Hội Đồng Mục Vụ. Hơn nữa, Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội một Thầy (1996), 02 Nữ tu và 02 Thỉnh sinh.

Năm 1996, nhờ sự nỗ lực của Cha Giacôbê Lê Đức Trung và giáo dân trong xứ cùng với ân nhân ngoài nước, ngôi Thánh Đường đã được đại tu gian cung thánh, xây mới Đài Đức Mẹ, nhất là vào năm 1999, với sự quan tâm của Đức Giám Mục Giáo Phận, sự nỗ lực của Cha Phêrô Hồ Văn Hưởng cùng bà con giáo dân, Giáo xứ đã trùng tu dãy lầu nhà trường, xây mới hòn non bộ, chỉnh trang khuôn viên Thánh Đường, xây mới 300m hàng rào nghĩa trang. (24)

24 Xem tieáp trang 156

100

Page 101: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân An- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870891

Năm thành lập: (1965) Số giáo dân hiện nay: (1440) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

101

Page 102: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ PHƯỚC AN

Năm 1965, cha Gian Baotixita Trần Ngọc Thủy dẫn dắt 1 số bà con giáo dân di cư gốc Vinh đến thành lập giáo xứ Phước An. Đa số gốc Lưu Mỹ, còn lại là Yên Đại, Bột Đồ, Quy Hậu, Ba Làng... nghề chủ yếu là làm nông.

Ban đầu có khoảng 200 gia đình với gần 1000 giáo dân, do cha Giuse Đặng Đình Hoàng coi sóc (1965-1968), tiếp theo là các cha Giuse Nguyễn Quốc Công (1968-1974), cha Phêrô Hoàng Thái Ân (1969-1972), cha F.A Nguyễn Cao Cầu (1972-1974), cha Fx. Lê Quang Diễn (1974-1976). Buổi đầu với muôn vàn khó khăn, nhưng giáo xứ đã xây dựng được một ngôi thánh đường (1968) và một nhà xứ (1970). Các hội đoàn : Legio Mariae, thanh niên, thiếu nhi Thánh Thể... được thành lập và sinh hoạt đều đặn, cùng với ơn gọi được phát triển mạnh trong giai đoạn này.

Sau năm 1975, giáo xứ đã trải qua những ngày tháng khó khăn, thử thách! Kể từ năm 1976, giáo xứ không có linh mục coi sóc. Mọi sinh hoạt của giáo xứ trầm hẳn xuống. Từ năm 1978, một số gia đình đi kinh tế mới Bắc Ruộng và năm 1980, một số khác vào Xuân Sơn - Bà Rịa để lập nghiệp. Cơ sở vật chất dần dần xuống cấp, đường xá, cầu cống hư hỏng nặng. May mắn là trong giai đoạn này giáo xứ còn có 2 thầy để duy trì những sinh hoạt trong giáo xứ.

Ngày 26.11.1992, cha Phanxicô Assisi Nguyễn Đức Quang về làm quản xứ, giáo xứ đón nhận vị mục tử mới sau hơn 16 năm thiếu bóng chủ chăn. Bằng sự năng nỗ và hoạt động không mệt mỏi, ngài đã cùng bà con nỗ lực xây dựng và tái thiết giáo xứ : hoàn thiện đường xá, cầu cống, xây mới nhà xứ, trường mẫu giáo, trùng tu nhà thờ, nâng cao đời sống kinh tế của bà con bằng việc áp dụng kỹ thuật mới vào trong nông nghiệp.

Các hội đoàn trong xứ : các Bà Mẹ Công Giáo, Têrêxa, Legio, gia trưởng, thanh niên, ... đ ược củng cố và phát triển. Dân trí được nâng cao. Một số bà con lương dân trong xứ cũng đã gia nhập vào cộng đoàn giáo xứ. Tuy vậy, công việc truyền giáo chưa được phát triển lắm. Về mặt công tác xã hội, giáo xứ đặc biệt lưu ý đến một số bà con có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, và đã xây dựng được một số "nhà tình thương".

Giáo xứ hiện do cha Phêrô Hồ Văn Hưởng coi sóc. Cùng cộng tác với ngài có các chị thuộc dòng Mến Thánh Giá Nha Trang và Hội đồng Mục vụ 20 người. Số giáo dân hiện nay khoảng 1400. Tuy là một xứ nhỏ, nhưng giáo xứ cũng đã đóng góp cho Giáo Hội 5 linh mục, 3 thầy, 5 nữ tu và 14 tu sinh.

Hướng về tương lai, cha xứ cùng bà con giáo dân đang nỗ lực để hoàn thiện cơ sở vật chất. Trước mắt là xây dựng tháp chuông nhà thờ, khuyên khích việc học hành của con em trong xứ, cỗ vũ ơn thiên triệu, khắc phục hậu quả của cơn lũ quét 29.07.1999, ổn định đời sống kinh tế.

102

Page 103: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Bình- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870864

Năm thành lập: (1969) Số giáo dân hiện nay: (2100) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Antôn Pađua (13-06)

103

Page 104: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ BÌNH AN

Giáo xứ Bình An được hình thành vào năm 1961, khi Cha Trần Chính Cư giới thiệu khoảng 40 gia đình công giáo di cư, gốc Quảng Ninh (Móng cái, Trà Cổ, Đầm Hà) từ Phan Rí về lập nghiệp tại khu rừng dọc theo liên tỉnh lộ 23, nay là đường 709. Sau này, nhiều gia đình từ các Giáo xứ Tân Lập, Tân Lý, Hiệp Nghĩa, đặc biệt là năm 1970, hơn 200 gia đình, trong cũng như ngoài đạo từ Campuchia đến định cư.

Từ khi hình thành cho đến khi thành lập Giáo xứ (năm 1969 với vọn vẹn 350 giáo dân) cho đến 1969 giáo dân liên tục được các Linh mục láng giềng phục vụ:

- Cha Moussay, Hội Thừa Sai Paris 1961-1963- Cha Vũ Đình Hoạt 1963- Cha Delsuc, Hội Thừa Sai Paris 1963-1964- Cha Nguyễn Văn Hảo 1964- Cha Cao Vĩnh Phan 1964-1968- Cha Hoàng Thái Aân 1968-1969Năm 1969, Giáo xứ được thành lập- Cha Nguyễn Quốc Công 1969-1974 (là Chánh xứ tiên khởi)- Cha Nguyễn Cao Cầu 1974-1975- Cha Lê Đức Trung 1975-1994- Cha Nguyễn Đình Cẩm 1994 …………

Về cơ sở vật chất, Cha Moussay và giáo dân đã dựng được một ngôi nhà nguyện nho nhỏ. Năm 1965, Cha Cao Vĩnh Phan động viên giáo dân xây dựng một nhà nguyện kiên cố (26m x 9m) vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Từ năm 1969, Cha Nguyễn Quốc Công đã xây dựng một Ký nhi viện khang trang, phục vụ con em ở địa phương, không phân biệt tôn giáo. Từ 1989, Cha Lê Đức Trung đã xây nhà xứ, có lầu, phòng ăn, hai phòng giáo lý, một tháp chuông, tượng đài Đức Mẹ mặc quốc phục, gọi là Mẹ Bình An. Cha Nguyễn Đình Cẩm nới rộng nhà xứ, xây bức tường thành với chu vi gần 700 m2, phục hồi Ký nhi viện đã sụp đổ theo thời gian do Cha Nguyễn Quốc Công để lại, làm thành 04 lớp mẫu giáo.

Về đời sống đạo, vì lâu ngày không có Cha xứ hiện diện thường xuyên, đặc biệt đối với bà con Việt Kiều Campuchia, hiếm khi được gặp linh mục tại Campuchia, nên tình trạng “rối” gây khá nhiều xáo trộn, và còn vương vấn cho đến bây giờ.

Giáo dân không ngừng tăng do nhiều bà con từ Lagi về phá hoang sinh sống, từ bên kia sông Bến Hải vào lập nghiệp. Hiện nay, số giáo dân là 1814 người trên 3900 dân số. Năm 1994 đến nay, Cha Nguyễn Đình Cẩm kế thừa mục vụ của Cha Lê Đức Trung, với sự giúp đỡ của Hội Đồng Mục Vụ gồm 24 người. Giáo xứ cũng đã cống hiến cho Giáo Hội 02 Nữ tu (Dòng MTG. Phan Thiết, Dòng Phaolô thành Chartes). Dù còn nhiều khó khăn, các Gia Trưởng, các Bà Mẹ Công Giáo, Lêgiô Marie, Thanh thiếu niên, Têrêxa luôn phục vụ bà con, không phân biệt tín ngưỡng. Nhờ sự hòa đồng này khiến có trên 100 người xin nhập đạo, đa số để lập gia đình. (25)

25 Xem tieáp trang 113

104

Page 105: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Hải- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 874564

Năm thành lập: (1963) Số giáo dân hiện nay: (2100) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô (29-06)

105

Page 106: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ HIỆP AN

Giáo xứ Hiệp An được thành lập vào tháng 02/1962 do Cha P. Gérard Moussay. Lúc đó, miền đất này chỉ là cánh rừng xanh mênh mông rậm rạp, nhiều thú dữ! Người địa phương còn gọi nơi này là “Bàu Dòi”.

Hiệp An khởi đầu chỉ có 07 gia đình công giáo, sống chung với khoảng 30 gia đình người địa phương và người Chàm. Ít lâu sau nhờ lời kêu gọi của Cha Moussay, nhiều người thuộc Giáo xứ Vinh Thủy, Phan Thiết hưởng ứng đến đây lập nghiệp, đa số gốc Quảng Bình, số khác thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh.

Số giáo dân năm 1964 là 150 người, được tăng lên vào năm 1975 (800 người).

Từ ngày thành lập, Giáo xứ luôn có quý Cha phục vụ:

- Cha P. Gérard Moussay 1962-1964- Cha J.B. Cao Vĩnh Phan 1964-1967- Và giai đoạn sau có các Cha ở Tiểu Chủng Viện Tinh Hoa đến quản xứ 1968-1972- Cha Phêrô Hoàng Thái Aân 1967-1968- Cha Phêrô Dương Đình Thiện 1972-1999

Từ ngày thành lập, Giáo xứ đã có ngôi nhà thờ tạm, thô sơ, lợp tôn. Năm 1965, xây lại ngôi nhà thờ khác kiên cố hơn, lợp ngói và một nhà xứ khá rộng.

Còn đời sống đức tin, đa số giáo dân là đạo gốc, nên đời sống đạo ổn định, tốt lành, gây ảnh hưởng nhiều trong việc truyền giáo, nhờ đó lôi cuối được một số anh chị em lương dân.

Sau năm 1975, vì kinh tế khó khăn, khoảng 4.000 người từ các nơi Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Thanh Hóa đến đây lập nghiệp. Do vậy, số giáo dân hiện nay (năm 2000) là 4.884 người, đa số tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể: Gia Trưởng, BMCG, Thanh Niên, Thiếu Nhi, Giáo Lý Viên, Legio, Têrêxa, Carmêlô… dưới sự hướng dẫn của Cha J.B. Trần Văn Thuyết, quản xứ từ ngày 20.10.1999, cùng với sự cộng tác của Hội Đồng Mục Vụ hơn 40 vị.

Về cơ sở vật chất, vào năm 1994, Giáo xứ đã xây dựng được ngôi thánh đường mới rộng rãi, khang trang trên nền nhà xứ cũ; còn ngôi nhà thờ cũ được sửa chữa thành nhà xứ. Ngoài ra, Giáo xứ còn có 04 Nhà nguyện: Tinh Hoa (có cộng đoàn Nữ tu dòng MTG. Phan Thiết phục vụ), Thánh Gia, Tân Vinh, Truyền Tin.

Đời sống đạo ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc quy tụ sinh hoạt các đoàn thể còn khó khăn vì đây là Giáo xứ vùng xa, địa bàn rộng rãi, các gia đình ở rải rác, đường đi lại phức tạp.

Riêng với trình độ học vấn, thường chỉ học hết cấp I. Số học sinh cấp II, III nhiều em bỏ dở vì trường xa.

Hướng về tương lai, Giáo xứ đang phát triển thêm các cơ sở: xây hội quán, phòng học giáo lý, chỉnh đốn khuôn viên Thánh Đường, nâng cao trình độ dân trí, động viên các em tới trường học hết cấp II, III, giúp đỡ người nghèo, và cuối cùng, truyền giáo cho anh chị em lương dân.

106

Page 107: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân An- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870663

Năm thành lập: (1957) Số giáo dân hiện nay: (1822) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

107

Page 108: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TÂN TẠO

Giáo xứ Tân Tạo được hình thành khoảng giữa năm 1957, cùng với sự ra đời 1 khu định cư mới của tỉnh Bình Tuy. Đa số dân lúc đầu có gốc địa phận Vinh, từ các trại định cư Bình giã và Phan Thiết về đây lập nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Cha J.B. Trần Ngọc Thủy và Cha Giuse Nguyễn Trọng Báu.

Năm 1957, với 36 gia đình và đến năm 1959, Cha Trần Chính Cư cùng với 40 gia đình gốc địa phận Vinh từ trại Lương Sơn, Nha Trang vào lập nghiệp, đã nâng tổng số gia đình lên 76. Từ khi thành lập cho đến năm 1975, Giáo xứ luôn có các linh mục phục vụ: Cha J.B. Trần Ngọc Thủy (1957-1960 và 1968-1970), Cha Giuse Trần Chính Cư (1961-1965), Cha Vincente Nguyễn Đạo Quán (1966-1968), Cha Philiphê Lê Trọng Phan (1972), Cha Phêrô Lê Trọng Nghĩa (1972-1974), Cha Phêrô Trần Minh Trương (1974-1997). Từ 28-02-1997 đến nay là Cha Giuse Hồ Văn Thiện.

Về cơ sở vật chất, nhà nguyện đầu tiên được xây dựng lên bằng cây rừng, lợp lá vào năm 1957, đến năm 1965, đã xây dựng thành nhà thờ sườn gỗ, vách xây lợp ngói và1 nhà xứ; năm 1968, xây thêm 1 hội trường, năm 1970 nối rộng thêm nhà thờ và xây tháp mặt tiền nhà thờ.

Về đời sống đức tin, vì đa số giáo dân là đạo gốc, nên công việc truyền giáo và đời sống đạo đức phát triển mạnh.

Hiện nay, số gia đình công giáo đã lên đến 367, với 1822 giáo dân, tất cả đều tham gia sinh hoạt trong các hội đoàn: Gia trưởng, Thanh niên, Thiếu niên, các Bà Mẹ Công Giáo và Lêgiô. Dưới sự hướng dẫn của quý Cha, cùng với sự cộng tác của hội dòng MTG. Phan Thiết và Hội Đồng Mục Vụ gồm 18 người. Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 2 linh mục, 15 tu sĩ, 6 chủng sinh.

Từ năm 1992, Cha Phêrô Trần Minh Trương đã phát động phong trào tiết kiệm để chuẩn bị xây dựng nhà Chúa. Đến tháng 2/1997, Cha Giuse Hồ Văn Thiện về nhận xứ, ngài đã bắt đầu khởi công xây dựng ngôi thánh đường mới, khang trang, đẹp đẽ và 1 nhà xứ thoáng mát, và đến cuối năm 1999 lại xây thêm 1 hội trường 4 phòng.

Riêng về mặt văn hóa, hiện nay không còn trường hợp nào mù chữ. Giáo xứ thường xuyên quan tâm chăm sóc các gia đình nghèo, neo đơn, bệnh hoạn. Năm 1999, Giáo xứ đã đổ sỏi được các con đường trong làng. Là một Giáo xứ thuộc vùng cát trắng bạc màu, kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công ăn việc làm, Giáo xứ Tân Tạo hy vọng sẽ khá lên trong tương lai.

108

Page 109: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Thiện- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870653

Năm thành lập: (1960) Số giáo dân hiện nay: (1669) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Antôn Pađua (13-06)

109

Page 110: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TÂN LẬP

Cuối năm 1958, một số gia đình công giáo gốc Đầm Hà, Trà Cổ (Giáo Phận Hải Phòng) và gốc Nghệ An (Giáo Phận Vinh), di cư đến lập trại định cư Xuyên Mộc dưới sự bảo trợ của Cha J.B. Trần Ngọc Thủy, chính xứ Vinh Tân. Tân lập được cất lên hàng Giáo xứ ngày 05.01.1960, chính là ngày Đức Giám Mục Giáo phận Nha Trang Marcel Piquet cử cha Giuse Trần Chính Cư về làm chính xứ.

Lúc đầu Giáo xứ gồm ba họ: Xuyên Mộc (nay là Giáo xứ Tân Lập) là họ chính, Cây số 05 (nay là Giáo xứ Tân Tạo) và Công Chánh (nay là Giáo xứ Đồng Tiến) là hai họ lẻ. Họ chính Tân Lập lúc đó khoảng hơn 50 gia đình, với hơn 400 giáo dân. Dần dần dân kéo về một tăng thêm. Sau khi đã cắt hai xứ Tân Tạo và Đồng Tiến, năm 1972, Tân Lập có 165 gia đình với 1.023 giáo dân. Ngày 14.7.1973, Cha Giuse Bùi Ngọc Báu về thay Cha già Giuse Trần Chính Cư.

Nhà thờ và nhà xứ đầu tiên được xây dựng vào năm 1959 bằng vật liệu cây, lá, tre, mây sẵn có. Năm 1961, Nhà thờ làm lại với vật liệu nhẹ, nền gạch, mái tôn, vách ván. Nhà xứ được xây bằng gạch đá kiên cố hơn. Năm 1968, trường Trung Học Hy Vọng ra đời với 04 lớp học cho cấp II. Năm 1974, Cha Giuse Bùi Ngọc Báu xây dựng lại Nhà thờ đang có hiện nay.

Giáo dân đa số là đạo gốc, nên đời sống đức tin tương đối vững chắc. Tuy nhiên, vì là di dân thuộc nhiều thành phần, nhiều địa phương khác nhau nên có nhiều dị biệt. Nhưng nhờ ơn Chúa và có sự chỉ dẫn của các Cha nên vượt qua được các khó khăn, bà con biết đoàn kết, yêu thương nhau, gây ảnh hưởng tốt đến bà con lương dân chung quanh.

Hiện nay Giáo xứ gồm 362 gia đình với 1.701 giáo dân, các Hội đoàn gồm: Bà Mẹ Công Giáo, Lêgiô Marie, Têrêxa, Giáo Lý Viên, Gia Trưởng, Thanh Niên và Thiếu Niên. Dưới sự hướng dẫn của Cha Phêrô Phạm Tiến Hành vừa đảm nhiệm Linh mục Chánh xứ ngày 26.10.1999, cùng cộng tác với ngài có Hội Đồng Mục Vụ (26 người) gồm Ban điều hành của 4 giáo họ và Ban trị sự các đoàn thể. Ngoài ra, trong Giáo xứ còn có 02 cộng đoàn Nữ tu Dòng MTG. Phan Thiết: một phụ trách trạm xá và trường mẫu giáo (14 chị), một phụ trách trường câm điếc (05 chị). Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 03 Linh mục, 03 Chủng sinh, và 22 Nữ tu.

Về cơ sở vật chất, sau năm 1975, tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng Giáo xứ cũng đã cố gắng xây dựng được một số cơ sở: Hội trường (1997), sửa trường Hy vọng làm nơi dạy giáo lý (1996), xây trường Mẫu giáo gồm 08 phòng (1996), làm trường Câm Điếc do sửa lại nhà của Cha già Phượng (1998) và xây mới một dãy 05 phòng (1999). Ngoài ra còn xây dựng công viên Đài Đức Mẹ, Thánh Quan Thầy Antôn (1997).

Về đời sống tinh thần, sau năm 1975, giáo dân càng đoàn kết yêu thương nhau, tích cực lao động sản xuất, cố gắng hòa đồng, tạo ấn tượng tốt với Chính Quyền và bà con lương dân. Việc truyền giáo gặp nhiều hạn chế, chỉ đưa được 22 người về với Giáo Hội. (26)

26 Xem tieáp trang 111

110

Page 111: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Thiện- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870227

Năm thành lập: (1973) Số giáo dân hiện nay: (1500) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Chúa Hài Đồng (25-12)

111

Page 112: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TIN MỪNG

Ngày 07.12.1973, đoàn xe đầu tiên của những người tỵ nạn chiến tranh gốc quận Cam Lộ, Quảng Trị rời Đà Nẵng vào định cư ở Hàm Tân, Bình Tuy. Ngay tối hôm đó, có điện thoại từ Tòa Tổng Giám Mục Huế nhắn Cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm đang ở Sài Gòn về Bình Tuy gấp để đón một số giáo dân Công giáo trong đoàn xe vì không có linh mục nào đi theo.

Chiều ngày 8.12.1973, Cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm đã đón đoàn xe tại nơi gọi là Động Đền, trên tỉnh lộ 23 (quốc lộ 55). Và thánh lễ đầu tiên được dâng tại Động Đền vào ngày Chúa Nhật 9.12.1973, Đức Giám Mục F.X. Nguyễn Văn Thuận đột xuất đến thăm trại tỵ nạn, đặt Cha Đaminh Cẩm làm chánh xứ với tên gọi là Tin Mừng – Phục Sinh. Sau đó, Ngài đem cha Đaminh Cẩm về Lagi giới thiệu cho Cha Hạt trưởng J.B. Lê Xuân Hoa.

Chúa Nhật 15.9.1974, Đức Giám Mục Nha Trang cử Cha Hạt J.B. Lê Xuân Hoa lên đặt viên đá đầu tiên cho nhà thờ Phục Sinh. Và sáng Chúa Nhật 8.12.1974, thánh lễ đầu tiên được cử hành ở nhà thờ này, tuy đang xây cất dở dang (năm 1999, nhà thờ được khánh thành).

Còn nhà thờ đầu tiên của Tin Mừng được làm bằng gỗ tròn, lợp lá kè. Sau ngày giải phóng mới làm lại và lợp tôn. Cũng sau ngày giải phóng 9 Nữ tu Thừa Sai Truyền giáo (nay là Dòng MTG. Phan Thiết) về giúp Giáo xứ: 5 chị ở Phục Sinh, 4 chị ở Tin Mừng.

Những đợt đi kinh tế mới đã làm giảm số giáo dân xuống còn khoảng 1000. Năm 1976, Cha Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm vắng mặt. Bề trên địa phận đã sắp xếp nhờ Cha F.X. Nguyễn Văn Nam xuống giúp đỡ mục vụ. Cho đến năm 1981, Cha Đaminh Cẩm mới trở lại.

Ngày 11.6.1974, Cha J.B. Hoàng Thanh Huê đến thay Cha Đaminh Cẩm quản xứ. Còn Cha Đaminh Cẩm đến nhận xứ Bình An.

Giáo xứ hiện nay có 275 gia đình (1322 người), và đang trên đà phát triển về nhiều mặt.

Tiếp theo trang 109, GIÁO XỨ TÂN LẬP …

Về văn hóa, đa số các bậc cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của việc học nên con em trong xứ đa số đều được học hành đầy đủ. Hiện nay có hơn 70 người học trên cấp III. Trình độ văn hóa trung bình ở cấp II.

Đối với công tác xã hội, Giáo xứ đã xây dựng hỗ trợ đề thành hình trường Câm Điếc với 40 em khuyết tật đang được dạy dỗ. Giáo xứ cũng quan tâm đến những người nghèo khổ, bệnh tật, ốm đau, đặc biệt đối với lương dân.

Hướng về tương lai, Giáo xứ chủ trương khuyến khích bà con áp dụng kỷ thuật vào trong sản xuất, chuyển đổi giống thích hợp với đất khô cằn bạc màu. Phát triển chăn nuôi và tìm thêm nghề mới. Kết hợp công, nông, thương vì đất đai bạc màu và quá ít. Đặt nặng vấn đề xây dựng đời sống đức tin. Đưa đạo vào đời. Khuyến khích thanh thiếu niên cố gắng học hành, để khi ra đời có thể làm chứng nhân cho Tin Mừng. Gây phong trào đoàn kết lương giáo, đẩy mạnh công tác truyền giáo tại các điểm đã chọn.

112

Page 113: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Xuân Mỹ- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870227

Năm thành lập: (1974) Số giáo dân hiện nay: (1462) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Lễ Chúa Ba Ngôi.

113

Page 114: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ GIO LINH

Tên cũ của Giáo xứ Gio Linh là Quáng Ngang (tên của một Giáo xứ gần Bến Hải, Quảng Trị). Mùa “hè đỏ lửa” 1972, Linh mục Phaolô Trương Công Giáo theo Giáo xứ Quán Ngang (gồm các giáo họ: Nam Tây, An Hòa, Nam Đông, Vạn Kim Quảng Xá) vào tạm trú tại trại tị nạn Hòa Khánh, Đà Nẵng, và sau đó vào định cư ở Động Đền, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy.

Năm 1974, Giáo xứ được thành lập lấy tên là Gio Linh (tên của một quận ở phía nam Bến Hải). Linh mục Phaolô Trương Công Giáo làm chánh xứ tiên khởi, Linh mục F.X. Nguyễn Văn Nam làm phó xứ, đặc trách tư thục Thanh-Linh. Quan thầy của Giáo xứ là Lễ Chúa Ba Ngôi. Lúc này giáo dân gần 4000 người. Sau giải phóng 30.04.1975, những đợt đi kinh tế mới làm số giáo dân giảm đi rất nhiều!

Năm 1983, Cha già Phaolô Trương Công Giáo xin Đức Giám Mục về hưu, Cha F.X. Nguyễn Văn Nam lên thay thế làm quản xứ từ năm 1983 đến năm 1994. Sau đó, Cha F.X. Nguyễn Văn Nam được bổ nhiệm làm chánh xứ Cù Mi, và thay ngài là Cha Philipphê Lê Trọng Phan (1994 đến nay).

Nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1974, sửa chữa lại vào năm 1989-1992.

Sau khi Cha Philipphê Lê Trọng Phan về nhận xứ 2 tháng, giáo họ Phục Sinh (trước kia thuộc xứ Tin Mừng) được giao cho Giáo xứ. Năm 1999, nhà thờ Phục Sinh đã được Đức Giám Mục Giáo phận khánh thành. Giáo xứ còn một giáo họ nữa là Phước Sa. Giáo dân của Gio Linh hiện nay là 1200 người.

Tiếp theo trang 103, GIÁO XỨ BÌNH AN …

Về công tác xã hội, giáo dân đã là nòng cốt trong việc xây đắp gần 2000m đường chỉ có đổ sỏi trên đất cát khô cằn, nhưng chừng đó thấm vào đâu. Giáo xứ đặc biệt quan tâm đến các trường hợp neo đơn, tuổi tác, bệnh hoạn, cháy nhà, lụt lội. Riêng về văn hóa, dù đã có nhiều nỗ lực mở lớp tình thương, giúp tìm kiếm học bổng… trình độ giáo dân vẫn ở mức tiểu học.

Tương lai còn đòi hỏi nhiều phấn đấu: về kinh tế, Bình An thuộc vùng nông nghiệp, mà lại nơi cát trắng bạc màu, thủy lợi là nước trời, thế mà mưa đến lại có những vùng đất bị úng. Ngăn đập điều hòa nước là cấp bách, nhưng còn nhiều ý kiến và quyền lợi cá nhân đối chọi nhau. Ước mong khi thủy lợi và điện gia dụng được giải quyết, tương lai sẽ sáng sủa hơn. Về văn hóa còn phải cố gắng nhiều. Còn nữa, giáo dân ai cũng ước mong có một Thánh đường mới để thay thế Nhà nguyện cũ từ năm 1965 đang có nguy cơ sập đổ. Giáo xứ đang ráo riết động viên những giáo dân có chút vốn học vấn và tinh thần tông đồ tham gia công tác truyền giáo, bằng đời sống cá nhân và đoàn thể, để làm chứng cho Tin Mừng.

Ngoài ra, Giáo xứ Bình An còn phụ trách giáo họ: Đá dựng và Đức Bà. Mỗi giáo họ đều có nhà thờ và cha xứ đến dâng Thánh lễ cho giáo dân các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.

114

Page 115: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Thắng- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 875041

Năm thành lập: (1887) Số giáo dân hiện nay: (4481) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

115

Page 116: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ CÙ MI

Giáo xứ Cù Mi hiện thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Thoạt đầu có Cù Mi “Hộ” (giáo xứ) và Cù Mi “Cửa” (giáo họ ở Bình Châu). Giáo xứ Cù Mi do cha Huỳnh Công Ẩn thành lập năm 1885, thời Đức Cha Hân (Prancois Xavier Van Camelboke) cai quản địa phận Quy Nhơn. Giáo dân lúc đó gồm 8 gia đình từ Bình Định, Phú Yên, Nha Trang… Vì số giáo dân tăng thêm, nên cha Huỳnh Công Aån lập thêm làng Hàm Thắng (bây giờ là thôn 2, xã Tân Thắng). Quan thầy của Giáo xứ: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mừng kính vào ngày 15-8 hằng năm.

Về cơ sở vật chất: có nhà thờ tạm, làm bằng vật liệu thô sơ. Sau đó cha Boivin làm nhà thờ bằng gỗ cho Cù Mi “Hộ” và Cù Mi “Cửa”.

Năm 1890, Cù Mi nhập địa phận Sài Gòn – cha Micae Giàu làm quản xứ. Năm 1934, xây nhà thờ có tháp cao 30m; nhà thờ này này bị đốt cháy vào năm 1947. Sau đó được cha Nhơn (Viot) tu bổ, đến năm 1965, bị bom tàn phá tất cả.

Cha Micae Giàu làm quản xứ 25 năm, ngài coi luôn giáo xứ Tân Lý. Ngoài nhà thờ tháp cao 30m, ngài còn xây nhà xứ, nhà trường, nhà các Nữ tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, tất cả đều bằng gỗ.

Từ năm 1885-1975, Cù Mi có 24 cha làm quản xứ, có 6 cha coi xứ từ 10 đến 25 năm: cha Guégnand, cha Lefèbvre, cha Tiên, cha Lễ.

Năm 1957, Cù Mi thuộc địa phận Nha Trang dưới thời Đức Cha Lợi (Piquet). Năm 1963, cha Vincente Nguyễn Đạo Quán làm quản xứ, ngài tiếp tục tu bổ nhà thờ, đã được cha Nhơn làm lại sau khi bị đốt. Ngài còn xây nhà xứ trên bằng gạch phía sau đài Đức Mẹ hiện tại. Sau đó, xây trường học và đặt tượng Mẹ trước nhà thờ.

Nhà thờ này lại bị bom phá sập tan tành vào năm 1965, giáo dân phải rời Cù Mi về tạm trú tại Tân An, phía sau Nhà thờ Đồng Tiến. Lúc này, số giáo dân ước chừng 1500 người. Có các hội đoàn: Lêgiô, con Đức Mẹ, Nghĩa binh Thánh Thể. Đời sống đạo phát triển khá mạnh.

Năm 1975, Cù Mi thuộc giáo phận Phan Thiết, dưới sự cai quản của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi. Một biến cố đáng ghi nhớ vào sử Cù Mi: ngày 25-4-1975, sau buổi kinh sáng ngày Chúa Nhật, giáo dân Cù Mi (đang tạm trú tại Tân An, Bình Tuy) đã đón tiếp Đức Cha Nicolas đến thăm, trong lúc vắng cha quản xứ, vì cha Sáng (Roger Delsuc) đã mất vì bệnh ung thư. Cha J.B. Lê Xuân Hoa, Hạt trưởng, đưa Đức Cha đến bằng xe Honđa, ông Trùm Đông, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ đại diện giáo dân mừng Đức Cha và phái đoàn tháp tùng.

Ngày 20-5-1975, cha J.B. Hoàng Thanh Huê, được bổ nhiệm làm quản xứ, ngài dời nhà thờ bằng gỗ, từ Tân An về làm nhà thờ tạm trên nền nhà thờ bị tàn phá.

Năm 1976-1978, xây dựng nhà thờ mới, lợp tôn, tường gạch, 12 cột tròn bằng gỗ. Làm nhà xứ phía sau nhà thờ, xây trường học, xây nhà cho cộng đoàn MTG. Phan Thiết. (27)

27 Xem tieáp trang 88

116

Page 117: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Xuân- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 870712

Năm thành lập: (1976) Số giáo dân hiện nay: (1293) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Gioan Tẩy Giả (24-06)

117

Page 118: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ CHÂU THỦY

Giáo xứ Châu Thủy từ năm 1968-1975 là một địa điểm truyền giáo Đá Mài thuộc xã Bà Giêng (Tân Xuân), do cố linh mục J.B. Trần Ngọc Thủy, chánh xứ Tân Tạo sáng lập. Ngài đã xây một ngôi nhà nguyện 12m x 6m. Vào những ngày lễ lớn, các Nữ tu của Dòng MTG. Phan Thiết dẫn các em của cô nhi viện lên sinh hoạt, đọc kinh, cùng với sự cộng tác của các Đan sĩ Dòng Xitô Châu Thủy. Lúc bấy giờ họ đạo Châu Thủy chỉ có 1 gia đình công giáo và 3 gia đình chưa hoàn toàn công giáo.

Sau biến cố 1975, dân chúng từ các nơi đến lập nghiệp, số giáo dân tăng lên khoảng 50 gia đình, cùng với số tân tòng của họ đạo khoảng 100 gia đình. Năm 1976, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Giám mục Giáo Phận đã ký văn thư nâng họ đạo Châu Thủy thành Giáo xứ.

Giáo xứ Châu Thủy được đặt dưới sự coi sóc của các Linh mục dòng Xitô Châu Thủy:

- Cha Malachia Dương Văn Minh 1973-1974- Cha Gabriel Nguyễn Thái Sơn 1974-1975- Cha Clemente Phạm Sĩ Aân 1976-1977- Cha Grégoire Phan Thanh Quảng 1977-1992- Cha J. Berchmans Nguyễn Văn Thảo1993-1997- Cha Barnabê Lê Xuân Aùnh 1997….

Cơ sở vật chất:

Một Nhà nguyện, một Trường học gồm 06 phòng, một Ký nhi viện do các cha dòng xây cất cho Giáo xứ và giao cho các Nữ tu dòng MTG. Phan Thiết điều khiển để nâng cao trình độ văn hóa cho con em trong xứ cũng như xã nhà. Số giáo dân mỗi ngày một tăng nhanh, nên năm 1992 Cha Nguyễn Văn Thảo, Bề trên Đan Viện Châu Thủy đã cho xây mới ngôi Nhà thờ, trùng tu một số phòng học giáo lý, xây thêm một nhà cho các Nữ tu ở. Ngoài ra Cha già cố J.B Nguyễn Văn Thảo còn xây được 14 căn nhà tình thương cho những gia đình nghèo và neo đơn (1997-1998). Năm 1999 trong trận lũ lụt 29.7, Đức Giám Mục Giáo Phận đã giúp xây dựng lại 14 căn nhà của giáo dân bị thiệt hại 100% và 40 gia đình được Đức Giám Mục nâng đỡ để tu bổ lại nhà cửa.

Số giáo dân hiện nay đã lên tới 1300 người. Các đoàn thể, Công Giáo Tiến Hành cũng được phát triển mạnh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Minh Thánh Tâm, Legio, Bà Mẹ Công Giáo, Têrêxa, Thanh Niên. Tất cả đặt dưới sự quản trị của linh mục quản xứ Barnabê Lê Xuân Aùnh cùng với sự cộng tác của Hội Đồng Mục Vụ gồm 20 thành viên, thêm vào đó là hai cộng đoàn của Hội Dòng MTG. Phan Thiết, một nhóm Thừa Sai Bác Aùi phụ giúp về mặt xã hội, văn hóa và giáo lý. Các Nữ tu giúp dạy giáo lý vỡ lòng, thêm sức và kinh bổn cho thiếu nhi và dự tòng. Hằng năm, vào các dịp lễ lớn, Giáo xứ vui mừng được nhận thêm anh chị em gia nhập đạo, nhất là từ năm 1990 về sau. Nhờ sự hoạt động này mà từ 10 năm qua có khoảng 200 người được nhập đạo. (28)

28 Xem tieáp trang 88

118

Page 119: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Hà- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 877759

Năm thành lập: (1974) Số giáo dân hiện nay: (825) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Phêrô – Phaolô (29-06)

119

Page 120: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ ĐÔNG HÀ

Sau biến cố đau thương của “Mùa hè đỏ lửa”, phần lớn giáo dân xứ Đông Hà, Quảng Trị, địa phận Huế, được cha J.B. Etcharren đưa vào xã Bà Giêng (nay xã Tân Xuân), Hàm Tân, Bình Tuy để an cư lạc nghiệp. Giáo xứ Đông Hà được hình thành từ đó (3-1974). Số giáo dân lúc bấy giờ khoảng 4000 người, có thể là đông nhất Hạt Hàm Tân?

Vừa định cư, Giáo xứ đã làm được ngôi nhà thờ tạm. Nhưng sau đó 5 tháng, vì quá gần đường, xe cộ rộn ràng qua lại, nên nhà thờ đã được dời vào phía trong khoảng 200m (chỗ hiện nay).

Cha J.B. Etcharren làm quản xứ 9 tháng thì được điều về Sài Gòn làm Bề Trên tỉnh Dòng Thừa Sai ở Việt Nam, cha phó Stêphanô Lê Công Mỹ thay ngài làm chánh xứ. Ngài đã dựng lại ngôi nhà thờ khá chắc chắn vào năm 1977.

Tuy mới định cư, nhưng sinh hoạt tôn giáo của Giáo xứ rất năng động, vì nhân sự nhiều, cán bộ có khả năng…

Sau năm 1975, 3 đợt đi kinh tế mới đã làm số giáo dân giảm sút nhanh chóng! Cho đến năm 1985, chỉ còn 189 người (44) gia đình! Gần 4 năm sau (1989), một số giáo dân ở Nghệ An (Phi Lộc) vào lập nghiệp. Con số này tăng nhanh, khi đập nước Tân Hà được xây dựng. Do đó, giáo dân bây giờ lên đến 852 người (168 gia đình).

Sau 16 năm làm quản xứ, cha Stêphanô Lê Công Mỹ được thuyên chuyển. Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, quản xứ Thánh Linh, đến quản nhiệm Giáo xứ từ ngày 16.09.1990. Trong thời gian này, ngài đã xây dựng đập nước Tân Hà. Sau 6 năm vắng bóng chủ chăn trực tiếp coi sóc, ngày 04.06.1996, Đức Giám Mục đã bổ nhiệm cha Phêrô Hoàng Vĩnh Linh đến đặc trách Giáo xứ, và ngày 07.05.1998, được đặt làm chánh xứ. Thời gian này, ngài xây mới ngôi thánh đường đã xuống cấp trầm trọng. Một nhà mẫu giáo và một nhà giáo lý 4 phòng cũng được tiếp tục xây dựng.

Nhờ ơn Chúa, cùng với sự cộng tác đắc lực của các chị Hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, nhóm Thiện Chí Thừa Sai, 17 anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ và toàn thể giáo dân, Giáo xứ ngày một phát triển. Các hội đoàn Lêgiô, Têrêxa, Hội các Bà Mẹ, Thiếu nhi Thánh Thể rất nhiệt thành trong việc tự thánh hóa bản thân và rao truyền Tin Mừng cho anh chị em lương dân (xóm dâu tằm, dân tộc Raglai).

Tuy mới được thành lập, Lêgiô và Têrêxa giúp làm mới lại được 8 ngôi nhà cho người nghèo, neo đơn…

Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo xứ được 1 linh mục (đang phục vụ tại Xuân Lộc), 1 tu sĩ dòng Đồng Công, 1 nữ tu dòng Clara và hy vọng còn được đóng góp nhiều hơn.

Về học vấn, tuy xứ đã cố gắng tìm kiếm được chút ít học bổng, nhưng xem ra không thấm vào đâu! Nhiều gia đình quá khó khăn, nên việc học của con em đành bỏ dở! Kinh tế thì ngày càng xuống dốc, nên việc học là mối lo lắng của toàn Giáo xứ. Hy vọng những dự án học bổng dài hạn được các cơ quan sớm chấp nhận, để việc học của con em trong Giáo xứ được nâng lên!

Trước mắt, Giáo xứ đang chuẩn bị cho những khóa huấn luyện cán bộ, đặc biệt là giáo lý viên, các hội đoàn, để mong rằng, trong những thập niên tới, Giáo xứ sẽ gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, không những về mặt thiêng liêng mà còn cả vật chất nữa? Mong thay?

120

Page 121: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Hà- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 876693

Năm thành lập: (1978) Số giáo dân hiện nay: (1162) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

121

Page 122: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ THÁNH LINH

Giáo xứ Thánh Linh (tên cũ là Bồ Câu Trắng) gồm những người tỵ nạn chiến tranh từ Quảng Trị chạy đến Bình Tuy vào năm 1973. Ban đầu Giáo xứ có 2 đơn vị độc lập: Giáo xứ Phong Lĩnh khoảng 1500 người, gốc Đông Hà, Quảng Trị cùng với vị lãnh đạo tinh thần là cha Phạm Bá Viên; Cô nhi viện Bồ Câu Trắng cũng từ Đông Hà vào cuối năm 1973 do Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan hướng dẫn.

Cả 2 nơi chỉ có một ít cơ sở để tạm thời hoạt động: xứ Phong Lĩnh có một nhà nguyện nhỏ. Cô nhi viện đã xây được một trường trung học cấp II và cấp III (trường Đắc Lộ) vào năm 1974, để phục vụ tức thời cho trên 1000 học sinh lương giáo.

Sau năm 1975, vì cha xứ Phong Lĩnh đi tỵ nạn không về, nên cha Nguyễn Thanh Hoan, nguyên là giám đốc cô nhi viện Bồ Câu Trắng, quản nhiệm giáo xứ. Các sinh hoạt tôn giáo đều tập trung ở cô nhi viện.

Từ năm 1975-1978, ⅔ giáo dân hưởng ứng phong trào đi kinh tế mới, nên số giáo dân giảm đi rất nhiều.

Năm 1978, cô nhi viện phải bàn giao lại cho Sở Thương Binh Xã Hội Thuận Hải, nên sinh hoạt tôn giáo phải dời về địa điểm hiện nay. Một nhà thờ tạm được dựng lên cấp tốc với vật liệu nhẹ, gom lại từ nhà nguyện Phong Lĩnh và cô nhi viện Bồ Câu Trắng.

Hiện nay, số giáo dân của Giáo xứ là 1152 người (217 gia đình). Có 5 giáo họ và Hội Đồng Mục Vụ gồm 16 người. Đoàn thể gồm có Lêgiô, Thiếu nhi Thánh Thể, các Bà Mẹ Công Giáo. Giáo xứ đóng góp cho Giáo hội 1 nữ tu dòng Chúa Quan Phòng, 6 tu sinh MTG. Phan Thiết, cùng với 1 cộng đoàn MTG. Phan Thiết đang phục vụ tại Giáo xứ.

Năm 1990, nhà thờ và nhà xứ được xây mới lại. Năm 1992, xây 2 lớp mẫu giáo và 1 nhà trẻ. Năm 1998-1999, mở rộng các cơ sở nhà xứ và xây thêm được 3 phòng giáo lý.

Để cổ vũ ơn gọi và trực tiếp loan báo Tin Mừng, trong giáo xứ còn có Tu hội Nữ Thừa Sai Bác Aùi và 1 chi sở phục vụ người cùi dân tộc.

Về văn hóa, trình độ trung bình của người lớn ở mức Tiểu học. Các em đang tuổi đến trường đều đi học hết cấp I, 50% cấp II, 10% cấp III. Số vào đại học rất hiếm.

Hoạt động xã hội rất sôi nổi: xây dựng đập nước Tân Hà, săn sóc người cùi, phát triển vùng dân tộc, xây đường xá, cầu cống, xóa đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi và giải quyết đầu ra cho người sản xuất nông nghiệp, các trẻ em nghèo vẫn tiếp tục được giúp đỡ để có thể theo đuổi việc học.

Về xã hội, sẽ lập Trung tâm khuyết tật. Tổ chức nồi cháo cho bệnh nhân cô đơn ở bệnh viện Hàm Tân.

Về việc truyền giáo, sẽ dạy giáo lý cho khoảng 100 người dự tòng. Và trực tiếp đem Lời Chúa cho anh em lương dân.

122

Page 123: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tân Nghĩa- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062. 876685

Năm thành lập: (1973) Số giáo dân hiện nay: (3788) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (15-08)

123

Page 124: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TÂN CHÂU

Giáo xứ Tân Châu quy tụ một số giáo dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc các Giáo xứ Trung Tín, Trung Thành, Trung Hậu, Trung Chánh, Long Giang, An Điềm, Mỹ Long, Tân Phước, Bình Liên Châu Ổ… cùng một ít giáo dân từ nơi khác đến.

Vì chiến tranh và đất đai khô cằn, các cha dòng Chúa Cứu Thế (Châu Xuân Báu và Hoàng Thanh Huê) đã đưa 235 gia đình thuộc các giáo xứ trên vào định cư ở mảnh đất hiện nay vào ngày 22.2.1973. Cũng năm đó, một ngôi nhà thờ tạm bằng gỗ lợp tôn (18,5m x 26m) được cha Châu Xuân Báu cho xây dựng. Sau giải phóng cha Châu Xuân Báu ra nước ngoài, cha Dominicô Đỗ Văn Thừa (DCCT) được Đức Giám Mục bổ nhiệm làm quản xứ Tân Châu. Các sinh hoạt tôn giáo từ 1975 – 1990 bị hạn chế, tuy nhiên cha xứ vẫn cố gắng củng cố đức tin giáo dân. Tháng 9.1990, vì tuổi già sức yếu và bệnh tật, cha xứ đã xin Đức Cha nghỉ hưu. Đức Cha đã gởi cha Stêphanô Lê Công Mỹ đến Tân Châu thay thế.

Từ năm 1990 đến nay, các sinh hoạt tôn giáo, kinh tế và xã hội được dễ dàng hơn, nên Giáo xứ Tân Châu đã và đang phát triển về nhiều mặt.

Tháng 11.1997, Giáo xứ đã khởi công xây dựng lại nhà thờ mới. Và ngày 10.6.1999, ĐGM Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã đến dâng Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến cách long trọng. Giáo dân hiện nay là 2565 người (535 gia đình).

Vào năm 1990, một giáo họ của Giáo xứ được thành lập, lấy tên là giáo họ Mẹ Thiên Chúa. Và ngôi nhà nguyện rộng 300 m2 đã được khánh thành năm 1995. Giáo dân hiện nay là 1574 người.

Giáo họ Mẹ Thiên Chúa đang dần dần đi vào nề nếp (vì là dân tứ xứ đi kinh tế mới đến đây). Hy vọng mùa xuân sẽ chiếu soi nơi “đất lành chim đậu” này.

Tiếp theo trang 91, GIÁO XỨ THANH XUÂN …

Đẩy mạnh việc truyền giáo và sống chứng tá. Giáo xứ tăng cường tổ chức đơn vị Giáo khóm, tuyển chọn thêm nhiều cán bộ, nâng số thành viên trẻ trong Hội Đồng Mục Vụ lên 31 người, thường xuyên được huấn luyện. Mở thêm các địa điểm truyền giáo mới về phía lương dân. Các đoàn thể được khuyến khích tham gia công tác từ thiện, bác ái, đặc biệt Thanh Xuân là nôi của nhóm Têrêxa làm việc tông đồ với người khuyết tật, phong trào được nhân rộng tới nhiều Giáo xứ. Với đội ngũ Giáo Lý viên 41 người, với sự cộng tác của các Nữ tu Dòng MTG Nha Trang, 21 lớp Giáo lý thiếu nhi, 01 lớp vào đời, Dự tòng, Hôn Phối được duy trì thường xuyên liên tục. Chăm sóc cho các cháu nhỏ, Thanh Xuân có 2 nhà trẻ mẫu giáo. Một lớp học tình thương được mở đều đặn giúp các em thiếu nhi cá biệt được học hành. Đội ngũ trí thức, giáo chức sinh viên đã tốt nghiệp, sinh viên các trường Đại học và Trung học được quan tâm đặc biệt, có nhóm báo tường để quy tụ tài năng Văn Nghệ. Nhóm Phaolô dành cho tân tòng mỗi năm có hai đợt sinh hoạt. Về mục vụ ơn gọi, Thanh Xuân có 12 linh mục, 07 Đại Chủng Sinh, 05 Tu sĩ nam, 18 Nữ tu. Ngoài ra có lớp dự tu 70 em sinh hoạt hàng tuần.

Bước vào năm 2000, năm ngân khánh của Giáo Phận, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn Lagi, Giáo xứ Thanh Xuân quả đang hướng về một tương lai đầy hy vọng.

Tiếp theo trang 93, GIÁO XỨ VINH TÂN …

Linh mục Phó xứ:- Cha Giuse Hồ Văn Thiện 1994-1997- Cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn 1998 …………

124

Page 125: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Cùng với sự cộng tác của một cộng đoàn Nữ tu thuộc Hội Dòng MTG. Phan Thiết và Hội Đồng Mục Vụ đương nhiệm gồ 21 người.

Hiện nay, Giáo xứ gồm 04 Giáo họ với 4289 người trong 920 hộ gia đình, và sinh hoạt trong các đoàn thể như Phụ Huynh, Bà Mẹ Công Giáo, Giới Trẻ, Thiếu Niên và Lêgiô Marie.

Với số giáo dân ngày càng đông, Thánh đường cũ làm năm 1957 không đủ chỗ cho việc phụng vụ, nên Giáo xứ đã làm Nhà thờ mới. Ngày 17.06.1994, Lễ Đặt Viên Đá đầu tiên, sau 13 tháng 09 ngày, ngày 26.07.1995, Thánh đường đã được khánh thành và cung hiến, với diện tích 1000 m2 (50mx20m), nóc cao 18m, tháp chuông 25m.

Qua 45 năm thành lập, Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo hội một số cán bộ truyền giáo: 12 Linh mục (05 Lm. Triều; 07 Lm. Dòng); 06 thầy Đại Chủng Sinh; 01 Thầy Dòng; 08 Nữ tu.

Bề ngoài, Vinh Tân có vẻ như là một Giáo xứ sầm uất phồn vinh, nhưng thật ra vẫn còn nhiều gia đình khó khăn túng thiếu. Giáo dân làm đủ nghề, nhưng nghề chính vẫn là nghề biển với khoảng 110 chiếc ghe lớn nhỏ (trong tổng số 1000 chiếc của Thị Trấn Lagi). Tinh thần sống đạo và việc rao giảng Tin Mừng rất khởi sắc. Hằng năm số tân tòng khoảng từ 20-30 người.

Về văn hóa, ngày nay Vinh Tân đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học. Trình độ văn hóa trung bình của người giáo dân khoảng cấp II, vì trước đây giáo dân rất ít để ý đến việc học của con cái, hằng năm Giáo xứ đều có học bổng cho các em nghèo khó, cũng như quỹ xóa đói giảm nghèo cho những gia đình khó khăn.

Là Giáo xứ Mẹ, Giáo xứ lớn vùng Hàm Tân, Vinh Tân luôn luôn phấn đấu để bản thân ngày càng phồn vinh về kinh tế, có nếp sống văn hóa gương mẫu, đức tin ngày càng được củng cố, giáo dân Vinh Tân muốn là men, là muối, là ánh sáng cho những người chung quanh.

Có như thế Vinh Tân mới cùng với các Giáo xứ bạn làm cho Giáo Phận Phan Thiết ngày càng vững mạnh.

125

Page 126: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Đức Tánh

126

Page 127: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Đức Tài- Đức Linh- Bình ThuậnTel: 062. 883333

Năm thành lập: (1960) Số giáo dân hiện nay: (14.428) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Giuse (19-03)

127

Page 128: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ VÕ ĐẮT

Võ Đắt là vùng đất cuối cùng phía Tây- Nam thuộc huyện Hàm Thuận tỉnh Bình Thuận cho tới 1957, từ 1957-1964 thuộc huyên Tánh Linh, từ 1964-1975 thuộc huyện Hoài Đức tỉnh Bình Tuy, từ 1975-1992 thuộc huyện Đức Linh tỉnh Thuận hải, từ 1992 đến nay thuộc huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận. Từ Sài gòn ra miền Trung theo quốc lộ 1 A, qua khỏi Long khánh khoảng 25 km thì gặp núi Chứa Chan phía trái, dưới chân núi là ngã ba Ông Đồn, thị trấn Gia Rây. Từ ngã ba này, rẽ trái vào 30 km theo tỉnh lộ 713 thì đến Võ Đắt.

Cuối năm 1959 theo chương trình Dinh Điền của Chính Phủ đương thời, đồng bào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bắt đầu di chuyển đến Võ Đắt sinh sống. Tiếp đến giáo dân gốc Quảng Bình đã di cư vào Lăng Cô, Huế từ 1954, đến đây định cư. Trong buổi sơ khai, cha GB. Trần Xuân Long từ Duy Cần nay là Gia An đến dâng lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Lúc bấy giờ có 6 chi họ : Nghĩa Đức, Nghĩa Sơn, Phú Xuân ( gốc Quảng Nam, Quảng Ngãi), Thanh Bồ, Ngoại Hải, Hà Văn ( gốc Quảng Bình) với số giáo dân khoảng 2000.

Đầu năm 1960 Võ Đắt được công nhận là Giáo Xứ thuộc Giáo Hạt Phan Thiết, giáo phận Nha Trang, chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng, dưới thời ĐGH. Gioan XXIII, Đức Cha Mácxenlô Piquet Lợi, Giám Mục Nha Trang bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Quốc Công làm cha xứ tiên khởi.

Đầu năm 1961 giáo dân gốc Quảng Trị đã di cư vào Pleiku từ 1954 lại đến Võ Đắt định cư lập thành một giáo họ mới là Phú Mỹ.

Năm 1964 khởi công xây dựng nhà thờ đầu tiên trên nền nhà thờ hiện tại, dài 40m rộng 15m, thay thế cho ngôi nhà thờ tạm ban đầu.

Cuối năm 1965, vì cuộc chiến tàn khốc, đồng bào gốc Quảng Trị, Quảng Nam ở Thận Đức nay là Mêpu lại tản cư về Vỏ Đắt lập thành một giáo họ mới là Đắc lộ.

Năm 1968 Đức Cha Ph.X. Nguyễn Văn Thuận chia thêm giáo hạt Bình Tuy, Võ Đắt thuộc giáo hạt mới thành lập này. Cũng trong năm này cha Bênêđíctô Nguyễn Công Phú được bổ nhiệm làm Chánh xứ đến năm 1973. Trong thời gian này có các cha Giuse Trần Văn Láng và cha Stêphanô Nguyễn Sơn Ngà làm cha phó. Các cha đã cùng với giáo dân xây thêm hai cánh nhà thờ, trường Trung Tiểu học Hùng Dũng, Ký nhi viện, nhà cho các nữ tu Mến Thánh Giá Huế.

Năm 1973 Cha Phêrô Bùi Minh Huy được bổ nhiệm làm Chánh xứ đến 1975 cùng với các cha phó là Phêrô Trần Minh Trương, Phêrô Nguyễn Văn Chữ, Clêmentê Trần Thế Minh.

Đầu năm 1975 cha Bùi Minh Huy rời giáo xứ về Sài gòn, cha Trần Thế Minh bị bắt đi học tập cải tạo. Sau 30-4-1975, nhà thờ bị trưng dụng làm nơi học tập cải tạo, trường trung tiểu học Hùng Dũng, ký nhi viện, nhà các nữ tu, 2 mẫu ruộng bị trưng dụng, 22 căn nhà trước nhà thờ bị các tư nhân đang thuê chiếm đoạt. Tháng 6-1975 các cha Phêrô Nguyễn Văn Chữ, Phêrô Nguyễn Văn Tiến, Phêrô Phạm Tiến Hành được bổ nhiệm về phục vụ giáo xứ, nhưng chỉ ở được hơn một tháng thì bị trục xuất. Cuối năm 1975 cha Trần Thế Minh được thả về làm chánh xứ và nhà thờ được trả lại nhưng chỉ được mở cửa mỗi tuần 2 tiếng đồng hồ vào sáng mỗi Chúa nhật. Năm 1976 thầy Phó Tế Phaolô Lê Quang Luân đến giúp xứ. (29)

29 Xem tieáp trang 140

128

Page 129: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Gia An- Tánh Linh- Bình ThuậnTel: 062. 881808

Năm thành lập: (1957) Số giáo dân hiện nay: (3606) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

129

Page 130: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ GIA AN

Giáo xứ Gia An ( còn xó tên là Duy Cần) được hình thành cuối năm 1957, cùng với sự ra đời của một dinh điền mang tên Duy Cần. Đa số dân cư lúc ban đầu có gốc từ Quảng Ngãi (Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức) với một số rất ít gia đình công giáo, về sau thêm một số khá đông giáo dân di cư gốc Bắc Ninh, Thái Bình từ Hố Nai ra lập nghiệp, dưới sự lãnh đạo của linh mục Giuse – Maria Phạm Trọng Kim.

Số giáo dân vào năm 1964 là 1162. Từ khi thành lập cho tới năm 1975, giáo xứ luôn luôn có các linh mục phục vụ: Giuse- Maria Phạm Trọng Kim (1957 – 1958); G.B Trần Xuân Long (1958 – 194); Phaolô Nguyễn Lập Huệ (1964 – 1965); Antôn Mai Khắc Cảnh (1965– 1966); Giuse Nguyễn Thanh Vân (1968 – 1973) và Vinhsơn Nguyễn Đạo Quán (1973 – 1975).

Về cơ sở vật chất, giáo xứ đã có một nhà thờ tạm, lợp tôn và một nhà xứ lợp tranh (trước 1973); nhưng ngày 28.01.l973 đã bị bom tàn phá bình địa. Đến năm 1974, một ngôi nhà thờ mới được khởi công xây dựng. Đến nắm 1975, chỉ mới hoàn thành phần móng và các cột bê tông.

Về đời sống đức tin, vì đa số giáo dân Gia An đều là tân tòng trở lại trong phong trào tòng giáo ồ ạt của những năm 1958 – 1962, nên nền tảng không vững chắc, vì thế trong hai biến cố 1963 và 1975 có khá nhiều gia đình bỏ đạo.

Hịên nay số giáo dân là 3606, đa số ở trong các đoàn thể: Gia trưởng, BMCG, thanh niên và thiếu niên… dưới sự hướng dẫn của quý cha: F.x Đinh Tân Thời(1975 – 1994) và Phêrô Nguyễn Thiên Cung (từ 1994 đến nay) cùng với sự cộng tác của một cộng đoàn nữ tu thuộc hội dòng MTG Phan Thiết và HĐMV (khoảng 18 người). Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo phận 1 linh mục (năm 1998) và 02 đệ tử dòng MTG Phan Thiết.

Về cơ sở vật chất, vào cuối năm 1991, nhờ sự nỗ lực của cha xứ và giáo dân, ngôi nhà thờ đang dở dang trước đây đã được hoàn thành, và xây mới một ngôi nhà giáo lý. Năm 1998, giáo xứ xây thêm một ngôi nhà xứ mới. Rồi năm 1999 lại xây thêm một dãy nhà phụ, gồm 5 phòng.

Về tinh thần, nhờ ơn Chúa, dù hoàn cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng giáo dân đã dần dần trở về với Giáo Hội. Thêm vào đó, một số giáo dân ở các nơi đến lập nghịêp, nên tinh thần của giáo xứ ngày càng đi lên. Đặc bịêt từ năm 1994 mở ra một phong trào truyền giáo mạnh mẽ, hiệu quả có khoảng 300 người trở lại.

Về mặt văn hoá, trình độ văn hoá trung bình của giáo dân là ở cấp Tiểu học.

Đối với công tác xã hội, giáo xứ lưu ý đến những đối tượng như: nghèo khổ, già cả, neo đơn, dân tộc thiểu số…

Là một giáo xứ thuộc vùng nông nghiệp, thủy lợi hoàn toàn dựa vào nước trời, nên hiện tại đa số vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng hy vọng sau khi công trình thuỷ lợi Tà Pao được hoàn thành, giáo xứ Gia An sẽ có một tương lai phát triển sáng lạn hơn về mặt kinh tế. Ước mong đời sống văn hoá và giáo dục sẽ phát triển theo.

Đặc biệt hướng tới tương lai, giáo xứ đang chú ý đến khía cạnh huấn luyện cán bộ và đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng đời sống chứng tá của mình.

130

Page 131: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Lạc tánh- Tánh Linh- Bình ThuậnTel: 062. 880179

Năm thành lập: (1965) Số giáo dân hiện nay: (2264) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Gioan Tẩy Gỉa (24-06)

131

Page 132: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TÁNH LINH

1. Giáo xứ Tánh Linh được thành lập năm 1965. Đa số giáo dân là người gốc Quảng Nam (Tam Kỳ, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc). Do cuộc chiến tranh, đồng bào hai dinh điền Quan Hà, Huy Khiêm tản cư về quận lỵ Tánh Linh, cộng thêm 7 gia đình tại quận lỵ gốc Thừa Thiên Huế. Lúc ấy cha F.x Hoàng Kim Điền xứ Huy Khiêm trở thành quản xứ.

2. Lúc đầu mới thành lập, số giáo dân độ khoảng 500. Cha F.x Hoàng Kim Điền phục vụ đầu tiên (1965– 1973). Cha Giuse Nguyễn Quốc Hải (1973– 1975). Đầu năm 1975 cha Hải ra đi. Cha Vinhsơn Nguyễn Đạo Quán (1975– 10.1983), cũng ra đi. Từ tháng 10.1983– 1990 thiếu linh mục, nhà thờ bị đóng cửa. Năm 1987 nhà thờ được mở cửa trở laị, hàng tuần có cha F.x Đinh Tân Thời, quản xứ Gia An đến cử hành thánh lễ. Năm 1990 cha Giuse Nguyễn Văn Lừng về nhận xứ (1990 – 1992). Cha Phaolô Nguyễn Văn Ngụ (1992 – 1998). Nay cha Phêrô Đinh Đình Chiến đang là quản xứ.

Về cơ sở vật chất, vì lợi ích cho việc truyền giáo và ao ước của một số giáo dân vùng Tánh Linh. Ngày 24.06.1958, ngôi nhà thờ đầu tiên được mọc lên do cha J.B Trần Ngọc Thủy chánh xứ Vinh Tân và cha phó Giuse Nguyễn Trọng Báu. Đến 1962, cha J.B Trần Xuân Long quản xứ Gia An xây dựng lại và chọn thánh quan thầy là Gioan Baotixita, mừng kính vào ngày 24.06 cho đến ngày nay.

3. Đa số giáo dân trong xứ là từ các nơi đến lập nghiệp, làm ăn. Trong biến cố 1975 và nhà thờ bị đóng cửa, một số bỏ đi, một số bỏ đạo. Năm 1987, nhà thờ được mở cửa lại và có cha xứ (1990), mọi sinh hoạt trở lại bình thường, giáo dân ngày càng tăng, do số đến lập nghịêp, hoặc số gia đình trở lại và số người ăn năn trở về. Hiện nay, giáo dân là 2212 người, trên 500 gia đình. Vì nhu cầu giáo dân tăng hơn gấp đôi, dưới sự lãnh đạo điều hành khéo léo của cha Phaolô Nguyễn Văn Ngụ và sự nỗ lực tích cực của giáo dân, ngôi nhà thờ mới kiên cố được xây dựng cùng với nhà xứ (1996) và một nhà giáo lý tạm thời (bằng gỗ).

Về sinh hoạt giáo xứ, địa bàn trải dài trên 50 Km, nên các sinh hoạt trong xứ gặp rất nhiều khó khăn, các Hội đoàn chưa có, HĐMV khoảng 20 người, giáo xứ đóng góp nhỏ bé cho Giáo Hội 01 thầy đại chủng viện, 02 nữ tu, 02 tập sinh MTG, một số dự tu.

4. Văn hoá xã hội, trình độ trung bình của giáo dân ở bậc tiểu học. Giáo xứ luôn quan tâm đến các gia đình gặp khó khăn, nghèo đói, già cả …Đặc biệt các gia đình có đời sống đức tin quá khô khan. Giáo dân Tánh Linh đại đa số sống bằng nghề nông, thu nhập còn thấp kém, đời sống rất khó khăn. Hướng về tương lai, với đà phát triển của xã hội trong thiên niên kỉ thứ ba, giáo xứ quyết tâm canh tân đời sống đức tin của chính mình, để công việc truyền giáo được lan rộng.

132

Page 133: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Đức Tân- Tánh Linh- Bình ThuậnTel: 062. 891619

Năm thành lập: (1992) Số giáo dân hiện nay: (5012) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Nicola (06-12)

133

Page 134: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ ĐỨC TÂN

Tuy, về mặt giáo luật, được thành lập năm 1992, nhưng giáo xứ Đức Tân bao gồm một số cộng đoàn đã có mặt tại mạn bắc sông La Ngà từ những năm 1958 như Huy Khiêm ( đa số gốc Quảng Nam) hoặc Nghị Đức (cũng gốc Quảng Nam) mà một thời (1958– 1965) đã là những giáo xứ lớn ở vùng này; ngoài ra, sau 1975, lại thêm một số giáo dân đi kinh tế mới từ Thanh Hải (Phan Thiết) lên lập nghiệp hình thành cộng đoàn Đức Phú, từ Hàm Tân lên hình thành cộng đoàn Đức Tân, Đồng Kho…

Số giáo dân thời kỳ thành lập lên tới 4893 người.

Từ 1975 đến 1991, không nhà thờ, không có linh mục trực tiếp coi sóc, các cộng đoàn ở đây được sự giúp đỡ tinh thần của quý cha: Vinh sơn Nguyễn Đạo Quán, quản xứ Tánh Linh, cha F.x Đinh Tấn Thời, quản xứ Gia An (Duy Cần), và thầy Giuse Maria Nguyễn Đức Hoàng Trung.

Năm 1991, một ngôi nhà thờ mới, kiên cố đầu tiên được xây dựng ở mạn bắc sông La Ngà, trên địa bàn xã Đức Tân, huyện Tánh Linh.

Ngày 10.06.1992, linh mục Giuse Nguyễn Văn Lừng được cử làm quản xứ tiên khởi Đức Tân.

Năm 1994, linh mục Antôn – Luca Lê Minh Tuấn được bổ nhiệm làm phụ tá quản xứ Đức Tân, tiếp đó hai ngôi nhà thờ mới nữa được xây dựng, tuy nhỏ bé, nhưng khang trang và kiên cố, một ở cộng đoàn Huy Khiêm (1997), một ở cộng đoàn Nghị Đức (1998). Năm 1999, cộng đoàn Nghị Đức lại hoàn thành một ngôi nhà xứ mới.

Ngày 01.08.1999, thầy phó tế Phêrô Trần Thanh Tú được cử về giúp xứ Đức Tân.

Tất cả những điều đó nói lên sự quan tâm đặc bịêt của giáo phận đối với vùng này, đồng thời cho thấy rõ tiềm năng truyền giáo rất to lớn của vùng Đức Tân. Quả thật công cuộc truyền giáo đã đạt kết quả khả quan, đều đặn (trung bình 8 tân tòng thuần tuý/ năm). Cùng với quý cha và quý thầy, các đoàn thể Legio Mariae, BMCG, thiếu nhi Thánh Thể, các HĐMV đã cộng tác rất đắc lực trong công cuộc truyền giáo.

Giáo xứ Đức Tân đã cống hiến cho Giáo Hội: 07 nữ tu, 04 tập sinh, 06 tu sỹ nam (dòng, triều).

Trình độ văn hoá trung bình của giáo xứ Đức Tân là 4/12.

Đa số giáo dân Đức Tân sống bằng nghề nông (ruộng, rẫy), thu nhập vẫn còn thấp, nên cuộc sống chưa hoàn toàn ổn định. Hy vọng phong trào trồng tiêu sẽ tạo ra được một bước đột phá phát triển kinh tế trong vùng.

Trên những cơ sở tinh thần, vật chất và nhân sự đó, cùng với phong trào tòng giáo và tái tòng giáo ở trong vùng, giáo xứ Đức Tân hướng về tương lai với tràn trề hy vọng.

134

Page 135: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Tư Tề- Đức Linh- Bình ThuậnTel: 062. 883623

Năm thành lập: (1961) Số giáo dân hiện nay: (1915) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15-08)

135

Page 136: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ TƯ TỀ

Giáo xứ Tư Tề (hay Võ Đắt II), đựơc hình thành từ năm 1961, đa số giáo dân lúc ban đầu gốc Bắc Ninh di cư ( khoảng 1000). Quản xứ tiên khởi là linh mục Giuse- Maria Trịnh Quang Cảnh.

Từ năm 1965, sau khi linh mục Giuse Maria Trịnh Quang Cảnh, vì hoàn cảnh chiến tranh, rời bỏ Tư Tề, một số đông giáo dân lần lượt ra đi. Từ 1966 đến 1972, vì chỉ còn khoảng 40 gia đình, nên Tư Tề trực thuộc Võ Đắt.

Từ 1972 đến 1975, có thêm một số giáo dân từ Long Khánh, Biên Hoà, Thủ Đức ra lập nghiệp, linh mục Phêrô Thái Quang Nhàn được bổ nhiệm làm quản xứ Tư Tề.

Sau 1975, lại có thêm một số giáo dân từ miền bắc vào lập nghiệp.

Tuy nhiên số phận của Tư Tề vẫn chưa hết lận đận. Từ 1979 đến 1988, sau khi linh mục Aug. Nguyễn Văn Lạc ra đi (quản xứ từ 1975- 1978), nhà thờ bị đóng cửa. Sau đó nhà thờ được mở lại (20.10.1988), từ 1989 đến 1992 linh mục Clêmentê Trần Thế Minh được cử làm quản xứ. Sau khi linh mục Clêmentê Trần Thế Minh ra đi, từ 1992 đến 1994, Tư Tề lệ thuộc lúc thì giáo xứ Võ Đắt, lúc thì giáo xứ Chính Tâm. Từ 16.10.1994 đến nay, linh mục Phêrô Lê Quang Luân là quản xứ.

Số giáo dân Tư Tề hiện nay là 1967 người. Đa phần ở trong các hội đoàn, đoàn thể như: Gia trưởng, BMCG, Giới trẻ và thiếu nhi.

Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 3 nữ tu, 3 tập sinh và một chủng sinh.

Về cơ sở vật chất: ngôi nhà thờ hiện nay, vốn được xây dựng từ 1963, sau 1975, được tu bổ và đóng trần, tuy chưa kiên cố nhưng có thể nói khá khang trang.

Về tinh thần, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng được linh mục quản xứ, các nữ tu và HĐMV quan tâm hun đúc xây dựng đời sống đức tin cho cộng đoàn, gỡ rối và hợp thức hoá các gia đình rối, mở lớp giáo lý dự tòng… Về văn hoá, trình độ văn hoá trung bình lớp 5/12.

Là một giáo xứ thuộc vùng núi, sống bằng nghề nông, kinh tế còn thấp kém. Nhưng hy vọng sau khi đường giao thông nông thôn phát triển, với tiềm năng kinh tế sẵn có, Tư Tề sẽ có một tương lai sáng lạn hơn. Đặc biệt, hướng về tương lai, giáo xứ đang chú ý đến việc đưa Lời Chúa đến từng người, từng gia đình, huấn luyện cán bộ giáo lý và đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng đời sống chứng tá của mình…

136

Page 137: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Trà Tân- Đức Linh- Bình ThuậnTel: 062. 884063

Năm thành lập: (1960) Số giáo dân hiện nay: (6032) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Đức Mẹ Mân Côi (07-10)

137

Page 138: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

GIÁO XỨ CHÍNH TÂM

Giáo xứ Chính Tâm (còn gọi Trà Tân I), được hình thành năm 1960. Đa số giáo dân lúc ban đầu gốc Bắc Ninh di cư, được linh mục Đaminh Nguyễn Đức Nghi đưa ra lập nghiệp.

Năm 1965, vì hoàn cảnh chiến tranh, bà con giáo dân cùng linh mục quản xứ bỏ Chính Tâm về tạm cư tại Hố Nai. Từ 1965 đến 1972, Chính Tâm vắng bóng người trở thành vùng rừng hoang vu.

Từ 1972, một số gia đình gốc Bắc Ninh từ Hố Nai hồi cư. Lần lượt Chính Tâm đón nhận thêm một số giáo dân từ nhiều nơi khác như Sài Gòn, Hố Nai…về lập nghiệp. Năm 1973, linh mục F.x Hoàng Kim Điền được cử làm quản xứ Chính Tâm. Cơ sở vật chất (nhà xứ, trường học, nhà thờ…) lần lượt mọc lên. Trong những năm 1974– 1975, vì hoàn cảnh chiến tranh, lại một lần nữa, một số bà con giáo dân lại bỏ đi, chỉ còn lại một số gia đình nghèo chẳng biết đi đâu, về đâu… Các cơ sở vật chất của giáo xứ bị tàn phá bình địa.

Từ 1975 đến 1991, tuy không có linh mục, không có nhà thờ, giáo dân ở đây vẫn kiên trì giữ vững đức tin, âm thầm sống đạo, làm việc tông đồ… Từ 1975 đến 1989, hình như Chính Tâm chẳng thuộc về giáo xứ nào cả: bà con giáo dân, lúc thì dự lễ tại Võ Đắt (thuộc Phan Thiết), lúc thi dự lễ tại Tân Hữu (thuộc Xuân Lộc). Năm 1989, linh mục Clêmentê Trần Thế Minh, quản xứ Tư Tề, được trao phó đặc trách Chính Tâm.

Năm 1991, ngôi nhà thờ mới của giáo xứ được xây dựng, và sau đó, các cơ sở vật chất khác được mọc lên, mở ra một thời kỳ phát triển mới có thể nói là “thần kỳ” của giáo xứ Chính Tâm, đặc biệt từ lúc có linh mục quản xứ coi sóc: linh mục Phaolô Lê Quang Luân (1992 – 1994), linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng (1994 đến nay).

Số giáo dân hiện nay 6032 người, đa số nằm trong các giới và đoàn thể như: Gia trưởng, BMCG, Giới trẻ, Legio Mariae, truyền giáo… Sinh hoạt quy cũ và sôi nổi, đặc biệt trong công tác truyền giáo, nhờ đó đã tạo ra được những phong trào tòng giáo và tái tòng giáo ồ ạt ở vùng này (trên 700 tân tòng, cùng với 50 gia đình bà con thiểu số Châuro).

Giáo xứ đã cống hiến cho Giáo Hội: 2 tu sĩ, 3 dự tu, 1 tập sinh dòng Gioan Tiền Sứ, 3 tập sinh và 30 tiền đệ tử thuộc các Hội dòng nữ trong và ngoài Giáo phận.

Trình độ văn hoá trung bình của giáo dân là cấp Tiểu học.

Về mặt kinh tế, đa số giáo dân làm nghề nông, thu nhập vẫn còn thấp. Đang chuyển dần sang đầu tư cho cây công nghiệp, cây ăn trái, áp dụng kỹ thuật mới, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho giáo xứ.

Hướng về tương lai, giáo xứ Chính Tâm tiếp tục phát huy các truyền thống, các thành quả đạt được, đặc biệt: truyền giáo (các khu kinh tế mới và bà con dân tộc thiểu số); nâng cao dân trí, cổ võ ơn gọi; hoàn thiện nếp sống, nhất là đời sống gia đình…

138

Page 139: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Địa chỉ liên hệ: Trà Tân 2- Đức Linh- Bình ThuậnTel: 062. 884684

Năm thành lập: (1961) Số giáo dân hiện nay: (2906) Bổn mạng và ngày lễ mừng: Thánh Tâm Chúa Giêsu (07-06)

139

Page 140: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ THÁNH TÂM

Giáo xứ Chính Tâm (còn được gọi Trà Tân II), được hình thành cuối năm 1961. Giáo dân lúc ban đầu khoảng 1500 người hầu hết gốc bắc di cư sau khi tạm cư tại Trảng Lớn (Tây Ninh), Xóm Mới (Gò Vấp, Sài Gòn), Hố Nai … được linh mục Đaminh Nguyễn Đức Nghi đưa về đây lập nghiệp.

Năm 1962, trong tinh thần chia sẽ gánh nặng mục vụ với linh mục Đaminh Nguyễn Đức Nghi, một mình trông coi 2 cộng đoàn Trà Tân I và Trà Tân II, linh mục Phêrô Nguyễn văn Học được bổ nhiệm quản xứ Thánh Tâm. Vừa nhận chức xong, linh mục Phêrô Nguyễn văn Học cùng với giáo dân tiến hành xây dựng ngôi nhà thờ khá kiên cố cho giáo xứ, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, vẫn còn dở dang. Sau biến cố chính trị năm 1963 ở miền Nam, bà con giáo dân lần lượt bỏ ra đi. Từ năm 1964 đến 1973, Thánh Tâm vắng bóng người, trở thành cánh rừng hoang dã, chỉ còn mặt tiền ngôi nhà thờ xây dựng dỡ dang, vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Từ 1973, một số giáo dân từ nhiều nơi lại quy tụ về đây lập nghiệp. Linh mục F.X Hoàng Kim Điền, quản xứ Chính Tâm được cử kiêm nhiệm đặc trách Thánh Tâm. Từ năm 1974 – 1975, linh mục G. B Hoàng Thanh Huê, chính thức quản xứ Thánh Tâm.

Sau 1975, một số giáo dân từ nhiều nơi, kể cả miền bắc, lại quy tụ về đây, khiến số giáo dân ngày càng tăng, hiện nay đã lên tới 3000 người. Có thể nói trong quá trình hình thành và phát triển của mình, hai xứ Chính Tâm và Thánh Tâm có số phận thăng trầm khá giống nhau. Từ 1992- 1998, giáo xứ Thánh Tâm, lần lượt được các linh mục quản xứ là linh mục Phaolô Lê Quang Luân và Phêrô Nguyễn Đình Sáng kiêm nhiệm đặc trách. Từ 1998 đến nay, linh mục Phêrô Hoàng Văn Thinh là quản xứ Thánh Tâm. Đa số giáo dân đều cộng tác tông đồ trong các giới và hội đoàn như: Gia trưởng, BMCG, Giới trẻ, Thiếu nhi Thánh Thể, Legio Mariae, chi hội Têrêxa…

Giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội : 1 đại chủng sinh, 4 tu sĩ dòng Đồng Công, 1 nữ tu Naza và hai đệ tử Dòng MTG Quy Nhơn.

Về cơ sở vật chất, giáo xứ phải bắt đầu lại từ đầu. Ngày 08.12.1999, công trình xây dựng ngôi nhà thờ mới kiên cố được khởi công, hy vọng sẽ trở thành biểu tượng của sự hiệp nhất trong giáo xứ.

Trình độ văn hoá của giáo dân trong giáo xứ Thánh Tâm là lớp 5/12.

Là giáo xứ thuộc vùng nông nghiệp nước trời, nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bà con ở đây đang có kế hoạch đổi hướng bằng cách lập vườn cây ăn trái, trồng tiêu, trồng nhãn, với hy vọng sẽ tạo ra một bước phát triển mới. Hướng về tương lai, giáo xứ đang chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, khuyến khích việc học tập, mở lớp ơn gọi đồng thời đẩy mạnh công tác truyền giáo bằng đời sống chứng tá của mình…

140

Page 141: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Tiếp theo trang 127, GIÁO XỨ VÕ ĐẮT …Ngày 10-3-1990 cha Ph.X. PhạmQuyền được bổ nhiệm làm chánh xứ. Sau 15 năm sinh

hoạt giáo xứ bị hạn chế tới mức tối thiểu, nay từng bước được hồi sinh. Ngày 10-6-1990 thầy Luân thụ phong Linh Mục tại nhà thờ giáo xứ và ở lại phục vụ đến đầu năm 1991. Cuối năm 1992 thầy Phó Tế Đaminh Nguyễn Văn Hoàng về giúp xứ, ngày 17-3-1994 thụ phong Linh Mục làm cha Phó xứ.

Ngày 19-02-1993 khởi công xây dựng nhà thờ thứ ba của giáo xứ đến 19-01-1995 cung hiến và khánh thành. Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất giáo phận với diện tích 1.400 m2. Sau khi khánh thành nhà thờ thì xây hội trường và nhà giáo lý.

Các cộng đoàn Đức Chính, Nam Chính, Võ Xu, Mêpu, Sùng nhơn, trước đây có nhà thờ, nhà xứ, nhà trường và có các cha coi sóc. Nhưng sau 1975 các cơ sở tôn giáo của họ bi trưng dụng, không còn Linh Mục nào được phép đến phục vụ, sinh hoạt tôn giáo hầu như bị gián đoạn hẳn. Từ năm 1978 các cộng đoàn này đón nhận thêm một số giáo dân từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà nẵng, Hàm tân đến vùng kinh tế mới này. Từ năm 1990 anh chị em giáo dân từ Bùi Chu, Thanh Hóa và miền tây đến lập nghiệp ở Đakai. Từ năm 1995 các cộng đoàn này dần dần được quy tụ lại thành những giáo họ thuộc giáo xứ Võ Đắt. Tại Nam Chính, Võ Xu, Mêpu có Thánh lễ Chúa nhật trong các nhà tư. Năm 2002 Võ Xu dược phép xây nhà thờ.

Năm 1996 xây lễ đài tại nghĩa trang. Năm 1997 xây nhà bác ái cung cấp chỗ trọ cho những người già yếu bệnh tật không có nơi nương tựa. Trong năm 2001 xây dựng nhà sinh hoạt 220m2, đồi Đức Mẹ, đền kính các thánh Tử Đạo Việt Nam.

Giáo xứ bước vào ngàn năm thứ ba vơiù số giáo dân là 14.428 người trong 16 giáo họ:

1. Giáo họ Giuse: thị trấn Đức Tài và xã Đức Hạnh, 2.250 giáo dân2. Giáo họ Phêrô: xã Đức Hạnh, có nhà thờ, nhà xứ, 1.586 giáo dân3. Giáo họ Phaolô: thị trấn Đức Tài và xã Đức Hạnh, 1.570 giáo dân4. Giáo họ Đaminh: thị trấn Đức Tài, 1.048 giáo dân5. Giáo họ Kitô Vua: xã Đức Hạnh, 846 giáo dân6. Giáo họ Phanxicô Xaviê: thị trấn Đức Tài, 816 giáo dân7. Giáo họ Mông Triệu: xã Đức Hạnh, 797 giáo dân8. Giáo họ Antôn: thị trấn Đức tài, 695 giáo dân9. Giáo họ Thánh Mẫu: xã Đức Hạnh, 413 giáo dân10. Giáo họ Máctinô; xã Đức Chính, 178 giáo dân11. Giáo họ Phanxicô Aùtxidi: xã Nam Chính, 672 giáo dân12. Giáo họ Võ xu: thị trấn Võ Xu, 435 giáo dân13. Giáo họTêrêxa: xã Mêpu,

515 giáo dân14. Giáo họ Mêpu II: xã Mêpu, 812 giáo dân15. Giáo họ Sùng Nhơn: xã Sùng Nhơn, 625 giáo dân16. Giáo họ Mân Côi, xã Đakai, 1.650 giáo dânĐa số giáo dân sống bằng nghề nông : làm ruộng rẫy, một ít buôn bán, kinh doanh nhỏ.

Các đoàn thể đang hoạt động là Gia trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Ca Đoàn, Bác Aùi Vinh Sơn, Têrêxa.

Hai cộng đoàn nữ tu đang phục vụ tại giáo xứ là Mến Thánh Giá Phan Thiết và Thừa Sai Bác Aùi.

Giáo xứ có 01 Linh mục, 1 đan sĩ phó tế, 2 nam tu sĩ đã khấn, 2 chủng sinh đang học Đại chủng viện Vinh và Sài gòn, 4 dự tu chủng sinh, 34 nữ tu đã khấn, 1 nam đệ tử, 28 nữ đệ tử.

141

Page 142: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

142

Nhaø nguyeän Vónh Haûo ñöôïc xaây döïng naêm 1997.

Soá giaùo daân trong giaùo hoï: 200. Ñaây laø moät giaùo ñieåm nôi tuyeán ñaàu cuûa giaùo phaän.

“Haõy tieán leân, Chuùa ñaõ goïi con !” (Is 3,8)

Nhaø thôø Soâng Mao ñöôïc xaây döïng tröôùc naêm 1975. Hieän ñang chôø ñôïi ñöôïc hoaøn traû cho Daân Chuùa.

Soá giaùo daân hieän nay: 365

Nhaø thôø Hoøa Ña ñöôïc xaây döïng laïi naêm 1999. Moät giaùo hoï ít ngöôøi , naèm treân quoác loä 1A, laø bieåu töôïng cho Daân Chuùa, nhoû beù nhöng söù maïng thì lôùn lao nhö naém men trong thuùng boät (x.Mt 12,33)

Soá giaùo daân hieän nay: 100

Page 143: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

143

Nhaø nguyeän Ñoàng Môùi ñöôïc döïng taïm naêm 1997. Ñaây laø moät nhaø nguyeän keá thöøa cuûa giaùo xöù Ñoàng Môùi hieän höõu treân baûn ñoà naêm 1909 cuûa giaùo phaän. Naêm 1976, nhaø thôø bò tröng thu, 2 coäng ñoaøn nam vaø nöõ phuï traùch bò truïc xuaát. Hy

Nhaø nguyeän xaây döïng naêm 1955, sau ñoù ñöôïc döïng laïi khoaûng naêm 1997. Ngoâi Thaùnh ñöôøng taïm beân caïnh moät tieàn ñöôøng cuûa ngoâi nhaø thôø cuõ bò chieán tranh taøn phaù vaø ñang mong

Xaây döïng naêm 1988. Ngoâi nhaø thôø Soâng Luõy ñaõ ñöôïc di dôøi xa ñoaïn ñöôøng saét ñeå baø con ñöôïc yeân tònh caàu nguyeän, nhöng vaãn mong ñöôïc xaây laïi môùi nhö caùc baïn ñoàng haønh.

Page 144: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

144

Nhaø thôø xaây döïng laïi naêm 1994, Vinh Höng tröôùc kia laø moät giaùo xöù ñoâng ngöôøi, nhöng vì sinh keá, nhieàu gia ñình ñaõ taûn maùc ñi nôi khaùc. Hieän nay, giaùo daân vaãn coù Thaùnh leã haèng tuaàn.

Nhaø Thôø ñöôïc xaây döïng vaø khaùnh thaønh vaøo ngaøy 19.12.1997. Naèm leû loi giöõa caùnh ñoàng bao la, baùt ngaùt, Hoàng Lieâm laø ngoïn haûi ñaêng treân baõi caùt meânh moâng, phuïc vuï gaàn moät chuïc xaõ trong vuøng. Soá giaùo daân hieän

Nhaø thôø ñöôïc xaây döïng vaø khaùnh thaønh ngaøy 15.08.1005, vôùi söï trôï giuùp cuûa nhoùm linh muïc giaùo phaän Verona, YÙ quoác. Du khaùch thöôøng ñeán döï leã caùc ngaøy Chuùa Nhaät trong naêm. Soá giaùo daân hieän nay laø 497.

Page 145: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

145

Nhaø thôø xaây döïng naêm 2002 do giaùo daân trong giaùo hoï töï löïc laøm neân ñeå laøm nôi daïy- hoïc giaùo lyù, ñoïc kinh vaø soáng tình huynh ñeä ñoàng höông, trong coäng ñoàng Daân Chuùa.

Soá giaùo daân

Nhaø nguyeän Ñoâng Xuyeân Thanh Haûi ñöôïc xaây döïng naêm 1957 vaø söûa laïi naêm 1995, laø bieåu töôïng cuûa tính naêng ñoäng vaø tinh thaàn hieäp nhaát cuûa giaùo daân. Duø xa maët nhöng khoâng

Nhaø nguyeän Ngoaïi Haûi ñöôïc xaây döïng naêm 1998, vôùi söï daâng cuùng cuûa baø con ñoàng höông trong vaø ngoaøi nöôùc. Ñaây laø lôøi môøi goïi ñoaøn keát ñeå xaây döïng töông lai cho theá heä mai sau. Soá giaùo daân trong giaùo hoï laø

Page 146: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

146

Xoùm Döøa laø hoï nhaùnh cuûa giaùo xöù Ñoâng Haûi. Nhaø thôø ñöôïc xaây döïng naêm 1974, tröôùc ngaøy Ñaát nöôùc thoáng nhaát. Hieän ñang chôø ñöôïc xaây laïi.

Nhaø thôø ñöôïc xaây döïng treân neàn moät nhaø nguyeän nhoû vaø khaùnh thaønh ngaøy 11.06.1995. Ñöùc Thaéng laø teân cuûa moät phöôøng thuoäc thaønh phoá Phan Thieát. Caùc cha ôû Toøa Giaùm Muïc thöôøng xuyeân phuï traùch, vôùi 494 giaùo daân raát naêng noã vaø tích cöïïc.

Xoùm Môùi laø moät hoï leû cuûa giaùo xöù Thaùnh Maãu. Nhaø nguyeän ñöôïc tu söûa laïi vaøo 30.06.1991. Soá daân khoaûng 50.

Page 147: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

147

Nhaø thôø Ñoâng Traøng ñöôïc xaây ñaõ laâu, naêm 1967, soá giaùo daân khaù ñoâng (650) ña soá goác xöù Ñoâng Traøng ñaõ cuøng vôùi giaùo daân goác Thoï Ninh (beân naøy soâng) hieäp nhaát thaønh giaùo xöù Thoï Traøng. Öu

Nhaø thôø Phaoloâ ñöôïc xaây döïng naêm 1993 sau khi traûi qua nhieàu giai ñoaïn khoù khaên. Ñaây laø moät giaùo hoï môùi thieát laäp sau chieán tranh vaø phaûi kinh qua töø leùn luùt ñeán baùn coâng, di dôøi töø beân naøy sang beân kia ñöôøng. Giaùo daân (khoaûng

Nhaø thôø xaây naêm 1985Soá giaùo daân 1100Nhaø thôø xaây

naêm 1998Soá giaùo daân khoaûng 600

Nhaø thôø Thaùnh Taâm cuõng ñaõ töøng vöôït qua nhieàu gian khoå ñeå hình thaønh vaø vöõng böôùc. Tuy nhoû vaø ngheøo, nhöng gaàn guõi vôùi giaùo daân (khoaûng 1100 ngöôøi), nhö “Thieân Chuùa giöõa Daân Ngöôøi”.

Page 148: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

148

Nhaø thôø cuõ ñöôïc xaây döïng vaøo nhöõng naêm ñaàu thaäp nieân 90 ñaõ trôû thaønh quaù heïp neân giaùo daân (khoaûng1100, töø nhieàu nôi ñeán laäp cö) ñaõ ñeä ñôn xin xaây laïi. Vì söï chaäm treã cuûa nhaø caàm quyeàn, hoï ñaõ ra quaân xaây ñöïng naêm 2001. trong voøng 2 thaùng röôõi,

Nhaø nguyeän ñöôïc döïng leân naêm 1995, laáy Thaùnh Pheâroâ laøm boån maïng.

Soá giaùo daân hieän nay laø 400

Nhaø thôø ñöôïc xaây môùi naêm 1998 naèm ngay giöõa moät vuøng ñaát môùi vaø ñöôïc chính thöùc thieát laäp cuøng naêm.

Soá giaùo daân laø 600, coù phaùt trieån, nhöng chaäm.

Nhaø nguyeän Cöûa Caïn ñöôïc döïng leân vaøo naêm 1995, laáy thaùnh Pheâroâ laøm boån maïng. Ñaây laø nôi taäp trung cuûa ñoàng baøo laøm ngö nghieäp. Sau nhieàu naêm trôøi vaát vaû treân loä trình ñi döï leã, baø con ñaõ töï taïo ñöôïc moät nhaø nguyeän nhoû laøm nôi thôø töï. Haøng

Page 149: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

149

Nhaø thôø Taân Long ñaõ coù töø naêm 1970. sau bieán coá 1975, nhaø thôø ñaõ bò tröng duïng laøm tröôøng maãu giaùo. Sau nhieàu naêm khoâng nôi thôø töï, giaùo daân Taân Long (khoaûng 350) ñaõ xin laïi vaø tu söûa nhaø thôø. Giaùo hoï hieän höõu giöõa khu daân cö ña soá laø löông daân.

Hoï Ñaù Döïng laø hoï ñaïo thöù 2 cuûa giaùo xöù Taân Lyù. Ñaát heïp ngöôøi thöa, anh chò em giaùo höõu (khoaûng 200) ñaõ yù thöùc vieäc truyeàn giaùo haêng say hôn ñeå Nöôùc Chuùa trò ñeán. Nhaø nguyeän ñöôïc

Nhaø nguyeän ñöôïc döïng leânnaêm 1986Soá giaùo daân laø 300

Giaùo hoï Ñöùc Baø laø moät giaùo hoï môùi thaønh laäp vaøo cuoái thaäp nieân 80. Nhaø thôø ñöôïc döïng leân raát thoâ sô (1986). Giaùo daân goàm ngöôøi töù xöù (khoaûng 300) nhöng loøng nhieät thaønh

Page 150: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

150

Nhaø nguyeän ñöôïc xaây döïng khoaûng naêm 1968 vaø ñöôïc tu söûa ngaøy 31.12.1989, ñang chôø ñöôïc xaây môùi vì soá giaùo daân gia taêng(hieän laø 300).

Tinh Hoa tröôùc kia cuõng nhö hieän nay laø moät giaùo ñieåm truyeàn giaùo. Ñoàng baøo beân löông coù

Nhaø nguyeän ñöôïc döïng taïm vaøo naêm 1989. Soá giaùo daân hieän laø 1050 ngöôøi.

Nhaø nguyeän cuûa giaùo hoï Thaùnh Gia ñöôïc döïng leân vaøo naêm 1986. Giaùo daân leân

Page 151: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

151

Nhaø thôø ñöôïc xaây döïng dôû dang sau cuoäc di daân naêm 1970, ñöôïc ñaïi tu vaø khaùnh thaønh ngaøy 03.10.1999. Vì caûnh chieán tranh loaïn laïc, thaùnh ñöôøng ñaõ bò boû hoang trong moät thôøi gian

Thaùnh ñöôøng vaø hoïc ñöôøng chung soáng moät nôi. Giaùo daân ñaõ phaûi vaát vaû tö beà ñeå duy trì vieäc phuïng töï taïi choã. Nhaø nguyeän ñöôïc döïng leân vaøo ngaøy 10.08.1990. Hieän giaùo daân vaãn coù Thaùnh leã 2 tuaàn moät laàn

Giaùo hoï Truyeàn Tin ñöôïc qui tuï vaø döïng taïm moät Nguyeän Ñöôøng vaøo naêm 1986 vôùi soá giaùo daân vaøo khoaûng 439.

Page 152: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

152

Naèm cuoái phía Taây-Nam cuûa giaùo phaän, nhaø thôø Thaùnh Giuse- Cuø Mi laø ngoâi thaùnh ñöôøng thöù 48 ñöôïc xaây döïng (naêm 2000) töø naêm 1991 ñeán nay. Soá giaùo daân hieän nay (khoaûng 673) ñaõ gia taêng gaáp ñoâi so vôùi

Nhaø nguyeän ñöôïc caát baèng goã (naêm 1991), ñaát ñai chaät choäi, giaùo daân taûn maùc (hieän nay khoaûng 700). Nhôø loøng nhieät thaønh cuûa caùc cha xöù Cuø Mi, nhaø nguyeän ñöôïc nôùi roäng vaø tu söûa, khuoân vieân Thaùnh ñöôøng

Khôûi ñaàu (khoaûng naêm 1996) laø ngoâi nhaø ñöôïc xaây laøm lôùp maãu giaùo cho con em trong xoùm nhöõng ngöôøi nuoâi toâm, treân bôø bieån Ñoâng thuoäc Cuø Mi. Nay giaùo hoï ñöôïc hình thaønh roõ neùt. Baø con thöôøng xuyeân lui tôùi (khoaûng

Page 153: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

153

Nhaø thôø ñöôïc xaây döïng vaø khaùnh thaønh ngaøy 19.09.1995. Laø giaùo hoï naèm toïa laïc nôi “coång Taây” cuûa giaùo phaän, treân quoác loä 1A, giaùo hoï Meï Thieân Chuùa töø ngaøy thaønh laäp ñeán nay khoâng ngöøng phaùt trieån. Ñòa baøn truyeàn giaùo khaù roäng, giaùo daân Taân Minh (khoaûng 1424)

Giaùo hoï An Toân do baø con khai quang laøm raãy döïng leân ñeå laøm nôi ñoïc kinh vaø daïy giaùo lyù. Sinh hoaït luùc ñaàu khoù khaên, töø töø, coù phaàn nôùi môû. Nhôø söï giuùp ñôõ cuûa moät aân nhaân, baø con ñaõ truøng tu vaø nôùi roäng

Ñöôïc thieát laäp sau bieán coá naêm 1975, giaùo hoï Pheâroâ goàm ña soá laø baø con goác giaùo phaän Vinh vaøo Nam laäp nghieäp. Tuy ngheøo veà vaät chaát, nhöng khoâng ngheøo veà ñöùc tin vaø loøng moä ñaïo. Giaùo hoï ñang quyeát taâm ñi leân veà moïi phöông dieän:

Page 154: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Thánh đường Võ Xu (xây năm 1960) đã bị tịch thu sau năm 1975 và biến thành Nhà văn hóa xã. Bà con giáo dân tản mác khắp nơi và không còn nơi thờ tự. Sau nhiều lần xin lại Thánh đường nhưng không kết quả, bà con giáo dân đã tự động đến chiếm đóng và ngăn cản đội thi công xây dựng đã đơn phương kéo đến triệt hạ Nhà Thờ để xây Nhà văn hóa (17.11.1999). Chính quyền Tỉnh- đứng ra giải quyết- đã chấp thuận cấp đất và cho phép giáo dân xây dựng một ngôi thánh đường mới ở một nơi khác. Giáo dân (hiện khoảng 345) đang chờ hoàn thành thủ tục để bắt tay xây dựng nguyện đường.

154

Giaùo hoï coøn coù teân goïi laø Haø Vaên. Nhaø thôø ñaõ hieän dieän tröôùc naêm 1975 (khoaûng 1970). Vì hoaøn caûnh Ñaát Nöôùc ñoåi thay, Nhaø Thôø ñaõ bò boû hoang, giaùo daân khoâng ñöôïc pheùp söû duïng. Cho ñeán naêm 1990, Nhaø thôø môùi coù leã Chuùa Nhaät khi cha Fx. Phaïm Quyeàn nhaän xöù Voõ Ñaét . Vaø ñeán naêm 1995, sinh hoaït toân giaùo môùi trôû laïi bình thöôøng. Soá giaùo daân hieän ñaõ leân tôùi

Page 155: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Di dân từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vào Nam sau năm 1975, bà con giáo dân đã đến lập nghiệp tại Đức Linh. Một xã mới đã được thiết lập , nay được gọi là xã Vũ Hòa. Việc đầu tiên của giáo dân là thiết lập nơi thờ phượng. Họ đã tự tìm đất, cất nhà và từ từ tổ chức việc thờ phượng. Họ đã kiến thiết được 2 nhà nguyện (năm 1988), được tụ tập đọc kinh, học giáo lý và nay đã có Thánh lễ hàng tuần. Giáo họ (khoảng 1200 người) đang chờ giấy phép của Chính quyền để xây lại một Thánh đường khang trang hơn.

Giáo xứ Huy Khiêm đã phải di dời nhiều nơi trong chiến tranh,nền nhà thờ bị xâm chiếm. Trong thời gian chưa có Nhà thờ, bà con phải mượn nơi nầy nơi khác để cử hành phụng vụ. Cuối cùng, khoảng năm 1990, giáo dân đã mua được đất và một ngôi nhà. Năm 1997, ngôi Thánh đường mới đã được khánh thành. Giáo dân vui mừng khôn tả. Hiện nay số giáo dân đã là 1050 người.

Giáo dân Nghị Đức cũng đã trải qua những giai đoạn không nơi thờ tự cho đến ngày 08.12.1998 mới có một Nhà thờ kiên cố và xinh xắn. Nhà thờ nằm ở mặt tiền công lộ, thuận tiện cho việc đi lễ cho hơn 1100 giáo dân. Nhà xứ và nhà giáo lý cũng được xây chung quanh sau đó. Hiện nay, Nghị Đức thường xuyên có linh mục coi sóc.

Giáo họ Đức Phú cũng đã trải qua một buổi đầu thật khó khăn, nhưng nhờ lòng dũng cảm của giáo dân, ngôi Thánh đường đã được dựng lên năm 1989. Giáo dân từ nhiều nơi xa thường về dự lễ. Giáo dân trong họ hiện nay là 720.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của giáo dân,

155

Page 156: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

đa số từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, cha xứ Thánh Tâm đã mua nhà, lập nơi phượng tự cho họ. Nhà nguyện Nam Hà đã được thiết lập khoảng năm 1996, rồi tuần tự nới rộng, để đạt đến ngày hôm nay. Số giáo dân nơi đây đã tới 400.

Giáo họ Vô Nhiễm đã được thiết lập đầu thập niên 90. Nhưng mãi đến năm 1997, nhà thờ mới được xây dựng, nhờ công lao của các Bà Mẹ Công Giáo. Nhà thờ xây dựng trong lúc cấp bách, hôm nay đã xuống cấp. Giáo dân (khoảng 1500) đang nỗ lực truyền giáo với lòng can đảm và đức tin vững vàng.

Thôn 5 là một trong những giáo điểm nghèo nhất trong xã. Tiến trình xây dựng nhà nguyện

(năm 1998) rất ư là khó khăn. Nhờ sự kiên nhẫn và đoàn kết của giáo dân, mọi thứ đã được vượt qua. Hôm nay, giáo dân (khoảng 500) đã có một nơi thờ phượng và một nhà trẻ.

Tiếp theo trang 99, GIÁO XỨ ĐỒNG TIẾN …Điểm tâm đắc của Giáo xứ là “Chương Trình Mái Aám Tình Thương” của cộng đoàn

MTG. Nha Trang, đã thể hiện rõ nét sự đùm bọc chia sẻ, bác ái với những người anh em nghèo khổ, neo đơn không phân biệt lương giáo hay địa phương, tính đến năm 2000 đã làm được 189 ngôi nhà tình thương.

Để phát huy truyền thống của Cố Linh mục Giuse Đặng Đình Hoàng, Giáo xứ đã hình thành một lớp cắt may miễn phí. Từ năm 1991 đến nay đã tổ chức được 08 khóa, mỗi khóa khoảng 30 em học viên tham gia, đối tượng là con em nhà nghèo trong toàn Giáo hạt, không phân biệt lương giáo.

Về mặt văn hóa, trình độ trung bình của giáo dân là cấp II. Cộng đoàn Nữ tu đã xây dựng và dạy một lớp học tình thương khoảng 35 em. Năm 1994 – 1997, Giáo xứ tổ chức ký túc xá cho các em ở các xứ xa đến học.

Hướng về tương lai, Giáo xứ cố gắng tổ chức lại Ký túc xá để giúp các em ở xa trường có điều kiện đi học, cũng như để phát triển ơn gọi. Phối hợp với cộng đoàn MTG. Nha Trang làm tốt hơn nữa chương trình “Mái Aám Tình Thương” và tập trung truyền giáo để đem Tin Mừng Đức Kitô đến cho mọi người trong Thiên Niên Kỷ mới.

Tiếp theo trang 157, ĐAN VIỆN CHÂU THỦY …

I. Hoạt động:1. Tại Đan viện, các sinh hoạt xoay quanh ba việc chính:

- Phụng vụ- Học hành- hướng tới giáo dục văn hóa, nghề nghiệp cho các học sinh nghèo địa

phương.- Lao động để mưu sinh và giúp đỡ người nghèo.

156

Page 157: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

2. Phụ trách Giáo xứ Châu Thủy (1300 giáo dân)3. Giúp mục vụ cho các giáo xứ khi các cha sở yêu cầu.4. Giúp đoàn thể và cá nhân tĩnh tâm tại Đan Viện.

II. Nhân sự hiện thời: 6 linh mục, 10 đan sĩ khấn trọn, 13 tu sinh khấn tạm, 2 tập sinh, 14 thỉnh sinh.

ĐÔI NÉT VỀ ĐAN VIỆN CHÂU THỦY

III. Nguồn gốc:Đan Viện Châu Thủy thuộc Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Do cha Henri Denis (cố

Thuận), linh mục Thừa Sai Balê, thành lập tại Phước sơn, Vĩnh Linh- Quảng Trị, vào năm 1918. Và được gia nhập vào Dòng Xitô trên thế giới năm 1930.

IV. Khai sinh:Sau khi đã được sự tán thành và khuyến khích của Đức Cha FX. Nguyễn Văn Thuận,

Giám mục Giáo Phận Nha Trang ngày 20.09.1970 và sự thịnh tình đón tiếp giúp đỡ của qúi linh mục và giáo dân Giáo hạt Bình Tuy (lúc đó thuộc Giáo phận Nha trang) và sau cùng vào ngày 15.04.1971 được sự đồng ý của Hội Đồng Quản trị Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam. Ngày 02.07.1971, Đức Viện Phụ Stêphanô Trần Ngọc Hoàng và qúi cha anh nhà mẹ Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn- Đơn Dương- Lâm Đồng, đến địa điểm xã Tân Xuân (Láng Gòn cũ) huyện Hàm Tân, dâng Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Đi Viếng, cùng với sự hiện diện đông đảo của qúi Cha, qúi Tu sĩ, Giáo dân tham dự, để khai sinh nhà con Châu Thủy, lấy danh hiệu là Đan Viện Thánh Mẫu Châu Thủy.

V. Địa chỉ:Đan viện Thánh Mẫu Châu Thủy, đội 4, thôn 2, Tân Xuân, Hàm Tân, Bình Thuận.

157

Page 158: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

HT.002 Hàm Tân, Bình Thuận. Tel: 062.870756 (30)

30 xem tieáp trang 156

158

Page 159: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Theo giòng người đi di tản trong biến cố 1975, một nhóm nữ tu Mến Thánh Gía Huế đã dừng chân tại Cô Nhi Viện Trinh Nữ thuộc giáo xứ Tân Tạo. Sau ngày hòa bình, nhóm nữ tu này quyết định ở lại Bình Tuy nhưng vẫn được điều hành dưới quyền Nhà Mẹ Huế.

Năm 1983, do quyết định số 5105/83 ngày 29.10.1983 của Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, Đức Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã chính thức nhận nhóm nữ tu này làm dòng nữ của Giáo Phận với tên gọi là Hội Dòng Mến Thánh Gía Phan Thiết.

- Nhân sự: Tính từ khi chính thức là Hội Dòng Mến Thánh Gía Phan Thiết, tu viện đã có 3 Bề trên Tổng phụ trách:

1. Chị Catharina Hồ Thị Khánh2. Chị Anê Nguyễn Thị Qúi3. Chị Mađalêna Nguyễn Thị Thái

Số nhân sự khởi đầu với con số 40 nữ tu khấn trọn và tăng dần theo thời gian. Hiện tại Hội dòng đã có:

57 nữ tu khấn trọn, 42 nữ tu khấn tạm, 27 tập sinh

- Địa chỉ liên hệ: Tân Tạo- Hàm Tân- Bình ThuậnTel: 062.870660 ; HT. 05- Hàm Tân

159

Page 160: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Các nữ tu Hội dòng MTG.Nha Trang có mặt tại Phan Thiết từ năm 1955.Yù thức về ơn gọi và bản chất của dòng MTG. là Hội dòng vừa chiêm niệm vừa hoạt

động tông đồ theo tôn chỉ của Đấng sáng lập: Đức Cha Lambert de la Motte, chị em gắn bó với Giáo Hội địa phương nhằm hỗ trợ sứ vụ của hàng giáo sĩ. Phục vụ hầu như trên toàn giáo phận trừ hạt Đức Tánh.

Sinh hoạt mục vụ:A. Trước năm 1975: chị em đảm trách các lớp ở trường Tiểu học, ký nhi, trạm xá…

Sinh hoạt các Hội đoàn thanh thiếu niên, phục vụ phòng thánh, ca đoàn, dạy giáo lý…B. Sau năm 1975: chị em vẫn tiếp tục phụ trách các công tác mục vụ như trên. Thay

vì dạy học tại các trường, chị em dạy các lớp tình thương, cộng tác với xã hội xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, xây dựng những mái nhà tình thương.

- Phụ trách các nhà trẻ tư thục tại các cộng đoàn.- Chăm sóc bệnh nhân và thăm viếng những những người già yếu, neo đơn.- Đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.- Cử hành phụng vụ Lời Chúa khi thiếu vắng linh mục.

160

Page 161: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Chị em dòng Thánh Phaolô thành Chartres thuộc tỉnh dòng Đà Nẵng đã có mặt tại giáo xứ Hiệp Đức ngày 15.09.1974. Đây là cộng đoàn duy nhất dòng Thánh Phaolô thành Chartres có mặt tại giáo phận Phan Thiết. Bấy giờ có 3 chị: chị Lucie, chị Antoine và chị Marie Antoine.

Hơn 25 năm phục vụ, cộng đoàn chị em đã theo gương thánh Phaolô để cho tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, đã vượt qua mọi gian khổ và tích cực gắn bó với giáo xứ, hầu góp phần xây dựng giáo xứ ngày càng tươi đẹp hơn trong các công việc như: phục vụ phòng thánh, ca đoàn, dạy giáo lý, dạy học (các em nghèo) và nuôi dạy trẻ…

- Địa chỉ liên hệ:Giáo xứ Hiệp Đức, Tân Lập- Hàm Thuận Nam- Bình ThuậnTel: 062.867156

161

Page 162: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Hiện nay có 4 cộng đoàn thuộc hội dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang phục vụ tại giáo phận Phan Thiết.

* Cộng đoàn giáo xứ Thánh Mẫu: thành lập năm 1963* Cộng đoàn giáo xứ Vinh Thủy: thành lập năm 1991* Cộng đoàn giáo xứ Thọ Tràng: thành lập năm 1992* Cộng đoàn giáo xứ Long Hương: thành lập năm 1993

162

Địa chỉ các cộng đoàn: Thánh Mẫu: Nhà thờ

Thánh Mẫu- Phan Thiết- Bình Thuận. Tel: 062.823131

Vinh Thủy: Nhà thờ Vinh Thủy- Phan Thiết- Bình Thuận. Tel: 062.824082

Thọ Tràng: Nhà thờ Thọ Tràng- Mương Mán- Hàm Thuận Nam- Phan Thiết- Bình Thuận. Tel:062.868806

Page 163: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Vào năm 1956, theo nguyện vọng của cha xứ và giáo dân, chị em thuộc Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt (Thanh Hóa) đã đến lập chi nhánh tại giáo xứ Thanh Hải, Phan Thiết. Đây là cộng đoàn MTG. Đà Lạt duy nhất có mặt tại giáo phận Phan Thiết.

Gọi là MTG. Đà Lạt- Thanh Hóa bởi vì cộng đoàn này có Nhà Mẹ tại giáo phận Đà Lạt nhưng lại xuất xứ từ giáo phận Thanh Hoá. Hội dòng này có tên là MTG. Thanh Hóa từ năm 1935 và có tên là MTG. Đà Lạt từ năm 1960, sau khi giáo phận Đà Lạt được thành lập.

Hiện nay, chi nhánh này mang tên: “Cộng đoàn MTG. Đà Lạt (Thanh Hóa) Thanh Hải- Phan Thiết”.

Địa chỉ liên hệ: Cộng đoàn MTG. Đà Lạt- Thanh Hải- Phan Thiết- Bình Thuận.Tel: 062.811235

163

Page 164: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Cộng đoàn Mến Thánh Giá Qui Nhơn tại Phan Rí được thành lập ngày 13. 10. 1993, với 2 nữ tu đầu tiên là các chị Benigxa Bùi Thị Vàng và Anna Assumpta Huỳnh Thị Tài.

Với số nhân sự ít ỏi nhưng chị em phải đảm trách nhiều công tác mục vụ, tông đồ, văn hóa và xã hội, như: dạy giáo lý trẻ em, tân tòng; phụ trách ca đoàn; lo phòng thánh; đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. Chị em cũng cố gắng phân chia đi thăm viếng người già nua, bệnh tật, chia sẻ tinh thần, vật chất. Ngoài ra chị em còn nhận nuôi dạy trẻ, chăm sóc, dạy dỗ chuẩn bị cho các em ra trường, đồng thời cũng lo xóa mù cho một số em nghèo thất học.

164

Page 165: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Một trong những sinh hoạt trọng yếu của Hội Thánh là Loan báo Tin Mừng, trong đó Giáo Lý chiếm một vị trí đặc biệt. Sinh hoạt Giáo lý được Nhà Nước công nhận và khuyến khích, vì Giáo lý góp phần cải tạo đời sống tâm linh, góp phần vào việc cỗ võ và duy trì nếp sống luân lý trong xã hội.

Đức Giám Mục đã quan tâm nhiều đến việc Huấn giáo trong Giáo phận. Để đáp ứng nhu cầu, ngoài các linh mục và tu sĩ, giáo dân cũng được mời gọi tham gia vào việc dạy giáo lý cho giới trẻ, cho người trưởng thành, cho các dự tòng… Con số hưởng ứng cộng tác lên đến trên 2000 gồm đủ các lứa tuổi và thành phần.

Vì còn thiếu điều kiện nên các Giáo lý viên chỉ được Cha xứ chỉ dẫn tại giáo xứ theo chương trình học của Giáo Phận và sau thời gian học tập, Giáo Phận kiểm tra.

Đây là ân huệ Chúa ban và các Giáo lý viên đã góp phần đáng kể trong công tác Giáo lý, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Linh mục Nguyễn CôngVinh phụ trách hướng dẫn cho các Giáo lý viên.

Một trong những giới đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt của gia đình, xã hội và giáo phận, đó là các Bà Mẹ Công Giáo, có thể xác quyết rằng: tương lai của nhân loại tùy thuộc vào các người mẹ.

Nhận thức được tầm quan trọng này, Đức Giám Mục Giáo phận đã khuyến khích và nâng đỡ Giới Bà Mẹ Công Giáo noi gương Đức Mẹ và Thánh nữ Mônica để:

Thăng tiến bản thân Xây dựng gia đình hạnh phúc thánh thiện Phát triển tinh thần Tông đồ Giáo dân

165

Page 166: KỶ YẾU 25 NĂM GP - Copy

Các Bà Mẹ Công Giáo tại các giáo xứ đã nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám Mục cố gắng thực hiện các mục tiêu nêu trên. Ngoài ra, các Bà Mẹ còn tham gia, chia sẻ với các Cha xứ nhiều công tác mục vụ, tông đồ.

Hằng năm, các Bà Mẹ Công Giáo chọn ngày 27.08 , ngày lễ kính Thánh Mônica làm ngày cầu nguyện chung.

Linh mục Anphong Nguyễn Công Vinh phụ trách hướng dẫn tinh thần cho các Bà.

166