108
Gia Đình Pht TVit Nam Ti Canada KYếu 25 năm sinh hot (1986 - 2011) GĐPT Chánh Kiến PL 2555

Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Kỷ yếu 25 năm sinh hoạt Gia Đình Phật Tử Chánh Kiến tại Canada

Citation preview

Page 1: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Canada

Kỷ Yếu

25 năm sinh hoạt (1986 - 2011)

GĐPT Chánh Kiến

PL 2555

Page 2: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

Copyright © 2011 by Chanh Kien Buddhist Youth Association (GĐPT Chánh Kiến). All rights reserved. 2nd Edition - Last updated: 06/08/2011 - Ấn bản lần thứ 2, cập nhật ngày 06/08/2011

17 Roland Tremblay, Gatineau, QC J8T 1S2 (819) 243-9194 [email protected]

Page 3: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

Mục Lục Lời nói đầu ......................................................................................................................................................2 Vài nét về GĐPT Chánh Kiến ........................................................................................................................3 Tri Ân .............................................................................................................................................................8 25 years worth of smiles .................................................................................................................................9 Ban Huynh Trưởng .......................................................................................................................................10 Kỷ niệm chu niên ..........................................................................................................................................11 Tường trình một năm sinh hoạt ....................................................................................................................12 Chân dung GĐPT Chánh Kiến .....................................................................................................................14 Giáo dục tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại ......................................................................................................18 Hiện tượng 2012 qua cách nhìn của người học Phật ....................................................................................23 Hãy sống trong thế giới biết ơn / Living in a grateful world .........................................................................26 Gia đình em đi phóng sinh cá .......................................................................................................................27 Breathe in, breath out ....................................................................................................................................29 Tình thương của cha mẹ ...............................................................................................................................30 Bài học từ một em Oanh vũ ..........................................................................................................................31 Your religion is not important ......................................................................................................................32 Bóng thời gian ..............................................................................................................................................33 The trophy ....................................................................................................................................................35 17 năm gắn bó với màu áo Lam ...................................................................................................................37 Kỷ niệm ban đầu ...........................................................................................................................................38 Journey to become a Huynh trưởng ..............................................................................................................39 My memorable times ....................................................................................................................................41 Hữu duyên tương ngộ ..................................................................................................................................43 Comparing .....................................................................................................................................................45 Sự tích cái mõ ................................................................................................................................................46 Ký ức tuổi thơ ...............................................................................................................................................47 Tản mạn mùa xuân .......................................................................................................................................48 A GĐPT Tale: the CK kid ............................................................................................................................51 My Story .......................................................................................................................................................52 My GĐPT experience ...................................................................................................................................54 Deceptions and choices ................................................................................................................................55 Journey through my childhood at GĐPT ......................................................................................................56 Kỷ niệm vui nhất ..........................................................................................................................................57 Growing up ...................................................................................................................................................58 Chuyện vui: “Làm mõ”..................................................................................................................................60 First impressions of GĐPT ..........................................................................................................................61 The five-dollar bill ........................................................................................................................................62 Chánh Kiến (Poem) ......................................................................................................................................62 Fundraiser dinner Tình Thương ....................................................................................................................63 Our game ......................................................................................................................................................64 Museum lion dance .......................................................................................................................................65 5 ways to help yourself and others ................................................................................................................66 Dancing with the girls ...................................................................................................................................67 Chuyện bây giờ mới kể .................................................................................................................................68 First ever rookie day .....................................................................................................................................71 Kỷ niệm với GĐPT .......................................................................................................................................71 Trại hè 2009 ..................................................................................................................................................72 Thế nào là Thượng Tọa ................................................................................................................................73 Journey to the west .......................................................................................................................................74 Tuyết Liên winter camp ................................................................................................................................79 Những cái nhất của GĐPT Chánh Kiến / The Best of GĐPT Chánh Kiến....................................................81 Hình ảnh sinh hoạt ........................................................................................................................................82 Họa sĩ tí hon ................................................................................................................................................102 Chân thành cảm tạ ......................................................................................................................................103 Những con số / By the numbers ..................................................................................................................104 Cùng về Chánh Kiến ...................................................................................................................................105 Lưu bút .......................................................................................................................................................106

Page 4: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

T hấm thoát mà nay GĐPT Chánh Kiến đã tròn 25 tuổi. Hai mươi lăm năm, một chặng đường gầy dựng, duy trì và phát triển với nhiều cung bậc thăng trầm, một khoảng thời gian đủ dài để lưu

lại trong lòng người bao suy nghĩ, cảm xúc, yêu thương gắn bó, đáng nhớ và đáng ghi nhận.

Nhằm giáo dục thanh thiếu đồng niên thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, GĐPT Chánh Kiến luôn cố gắng linh động để thích ứng với xu thế phát triển của xã hội, hầu tạo điều kiện thuận lợi để các em tiếp thu Phật Pháp một cách hiệu quả. Tuy còn rất khiêm tốn, nhưng những thành quả mà GĐPT Chánh Kiến đạt được là kết quả đóng góp kiên trì, bền bỉ của các tầng lớp huynh trưởng; sự giáo dưỡng của quý thầy cô; lòng nhiệt tâm ủng hộ của quý vị phụ huynh và các đạo hữu xa gần; cùng sự nỗ lực phấn đấu của mỗi đoàn sinh.

Mừng chu niên lần thứ 25, toàn thể GĐPT Chánh Kiến xin mượn quyển kỷ yếu này để ghi lại một số cảm tưởng, hồi ký của một thời sinh hoạt cũng như để hướng vọng đến tương lai. Các bài viết trong quyển kỷ yếu này, tuy lời văn mộc mạc, cách diễn đạt giản dị, không trau chuốt, nhưng đó là những cảm xúc chân thành của những đoàn viên đã từng gắn bó với GĐPT Chánh Kiến trong suốt 25 năm qua.

Nhân đây chúng tôi cũng xin gởi lòng tri ơn sâu sắc đến quý vị ân nhân, quý vị phụ huynh đã từng kề vai sát cánh cùng chúng tôi trong thời gian qua. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ của quý vị là yếu tố làm thăng hoa tổ chức GĐPT. Chúng tôi nguyện cố gắng hết sức mình theo châm ngôn Bi-Trí-Dũng để hướng dẫn, đào luyện thanh thiếu đồng niên thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Tuy nhiên do khả năng hạn hẹp, chúng tôi không tránh khỏi những sơ sót ngoài ý muốn; chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đón nhận những đóng góp của quý vị để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sinh hoạt ngày một tốt hơn.

Những mong quyển kỷ yếu này sẽ mang lại cho người đọc những giây phút thoải mái. Đó cũng là niềm hạnh phúc của toàn thể các anh chị em GĐPT Chánh Kiến.

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu

Page 5: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 3

Vài nét về GĐPT Chánh Kiến S au tháng 4 năm 1975, nhiều anh chị em áo Lam từ các trại tị nạn Đông Nam Á hoặc xuất

cảnh từ Việt Nam đã được định cư, lập nghiệp tại các nước Tây phương, từ đó hội nhập vào cộng đồng Phật giáo ở địa phương. Nhưng phải qua thập niên 1980, anh chị em mới có đủ thuận duyên tiếp nối “sứ mệnh người Huynh trưởng” gầy dựng tổ chức GĐPT VN nơi xứ người. GĐPT Từ Ân tại thủ đô Ottawa là một trong số 9 đơn vị hình thành đầu tiên trong thời gian đó, sau đổi danh hiệu thành GĐPT Chánh Kiến. Kể từ khi thành lập (1986), đến nay đã được 25 năm, có quá nhiều kỷ niệm sinh hoạt trong 25 năm nhưng chúng tôi chỉ điểm qua những chi tiết nổi bật. Cốt là ý, nhẹ về hình thức.

Nhân Duyên Hình Thành

Chùa Từ Ân trước đó là một căn nhà được cải gia thành tự, nằm trên đường Bayview và được Hội Phật Giáo Việt Nam Ottawa – Hull tạo mãi. Hội được Hòa Thượng Thích Tâm Châu (Thượng thủ GHPG VN /TG) lãnh đạo tinh thần và đạo hữu Thẩm Đình Quán giữ chức vụ Hội Trưởng kiêm nhiệm Trưởng Ban Trị Sự (BTS) chùa. Sau này chùa Từ Ân di chuyển từ đường Bayview đến đường Albion.

♦ Rằm tháng tư năm 1986, do sự tiếp xúc tình cờ với Huynh trưởng Minh Chơn, Đạo hữu Quán đã bày tỏ ý định thành lập GĐPT, thông qua bút tích của Hòa Thượng Thích Tâm Châu ghi trên trang đầu của tập sách Phật Pháp 4 bậc ngành Thiếu Niên và Lịch sử GĐPT VN của Huynh trưởng Kiêm Đạt.

♦ Sau ba buổi họp giữa các thành viên BTS và các đạo hữu thanh niên thường hay đến chùa về nhu cầu thành lập GĐPT, một số đạo hữu trẻ này đã phát tâm trở thành Huynh trưởng tập sự và hợp tác với Huynh trưởng Minh Chơn gầy dựng một đơn vị GĐPT.

♦ Chủ nhật 20/7/1986 là buổi sinh hoạt đầu tiên, dành riêng cho các anh chị Huynh trưởng tập sự theo “Dự án tổ chức thành lập GĐPT” do Huynh trưởng Minh Chơn soạn thảo.

♦ Đại lễ Vu Lan PL 2530, ngày 24/8/1986 (13/7 âm lịch), tại chánh điện của chùa Từ Ân đường Bayview, trước sự chứng kiến của 50-60 đạo hữu Phật tử, Đạo hữu Thẩm Đình Quán (Trưởng BTS) công bố: “GĐPT Từ Ân chính thức ra mắt”, với 12 em nam nữ đoàn sinh của 3 đoàn Thanh Niên, Thiếu Niên, Oanh Vũ và trao GĐPT kỳ cho đại diện Ban Huynh Trưởng (BHT) lâm thời.

Những gương mặt đầu tiên của gia đình năm 1986

Page 6: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

4 Kỷ Yếu 25 Năm

Khởi Sự Sinh Hoạt — năm đầu tiên ♦ Ngày 2/9/1986, toàn thể Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự chuyến hành hương mùa Vu Lan

PL 2530 thăm viếng 3 ngôi chùa Từ Quang, Quan Âm, Liên Hoa tại thành phố Montréal, do BTS chùa Từ Ân tổ chức. Đây là cơ hội cho các em tăng trưởng đức tin Tam Bảo lúc mới vừa bước đi trên đường đạo. Cũng là lần đầu tiên kết thân với GĐPT Quan Âm.

♦ Mùa đông đầu tiên 1986, do thời tiết khắc nghiệt đoàn sinh vắng mặt thường xuyên, các anh chị Huynh trưởng thì bận rộn sinh kế, học hành. BHT quyết định chuyển đổi thời gian sinh hoạt từ buổi sáng qua buổi chiều chủ nhật. Cứ hai tuần thì sinh hoạt một ngày (một tuần sinh hoạt một tuần nghỉ).

♦ Tháng 4, 1987, tiết mùa xuân mát mẻ, GĐPT Từ Ân sinh hoạt hàng tuần, công quả Phật sự, trình diễn văn nghệ, tranh giải bóng đá v.v… Kể từ thời gian đó, GĐPT Từ Ân đã được nhiều người chú ý, nhìn nhận như là một đoàn thể giáo dục Thanh Thiếu Đồng Niên theo chơn tinh thần Phật giáo, hữu ích đối với con em của họ. Sỉ số đoàn sinh đoàn Thanh niên tăng từ 4 lên 12 em.

♦ Vào ngày 16-18/5/1987 tại chùa Hoa Nghiêm, Toronto, BHT GĐPT Từ Ân dự Đại Hội Huynh trưởng toàn quốc kỳ I.

♦ Vòng dây thân ái huynh đệ áo Lam thắt chặt và nối tiếp mỗi năm qua các kỳ họp mặt như: thăm viếng, cắm trại, huấn luyện, hội thảo và đại hội v.v…

♦ Mùa báo hiếu Vu Lan PL 2531, bên cạnh ngôi chùa Từ Ân, sau giờ cử hành lễ, 21 Huynh trưởng, đoàn sinh và toàn thể quí đạo hữu chào mừng GĐPT Từ Ân vừa tròn 1 tuổi đạo.

Sinh Hoạt Thăng Trầm —10 năm sau

♦ Chu niên vừa xong thì số lượng đoàn sinh của 3 đoàn Thanh, Thiếu, Oanh vũ đều có tăng lên, nhưng số lượng BHT thì lại giảm từ 7 xuống còn 5.

♦ Nhân dịp Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Canada sắp tổ chức trại Lộc Uyển, huấn luyện Huynh trưởng sơ cấp vào các ngày 1-3/4/1988 tại chùa Quan Âm, Montréal, GĐPT Từ Ân cử 3 Huynh trưởng và 8 đoàn sinh ngành Thanh đi tham dự trại.

♦ Cách 2 tháng sau, vào ngày 28-30/6/1988, trại A Dục 1, huấn luyện huynh trưởng cấp 1 được tổ chức tại chùa Từ Ân. Các anh chị em vừa trúng cách trại Lộc Uyển được đề cử tham dự trại để bổ sung cho nhu cầu của BHT đang bị khiếm khuyết. Sự sinh hoạt của GĐPT Từ Ân tương đối nề nếp, anh chị Huynh trưởng biểu hiện rõ “bổn phận và nhiệm vụ”, toàn thể đoàn sinh sinh hoạt “hoà hợp khắng khít.”

♦ Mùa hè năm 1988, tổ chức trại Thiện Minh (họp bạn áo Lam miền Đông Canada), tại Gatineau Park vào các ngày 12-14/8 tác động tinh thần đoàn sinh hăng hái sinh hoạt trong 3 đơn vị GĐPT Quan Âm, GĐPT Từ Ân, GĐPT Long Hoa. Cứ như thế, mỗi năm BHT đều chú ý về việc tham dự trại họp bạn hoặc tự tổ chức trại, picnic v.v…

♦ Nhận thấy ngôi chùa Từ Ân đường Bayview thành lập được 10 năm (1979-1989) nhưng chưa có chư Tăng Ni trụ trì mà chỉ có một vài vị Đại Đức, Thượng Toạ, Hoà Thượng trên đường hoằng pháp Bắc Mỹ ghé lại. Biết được Đại Đức Thích Bổn Đạt (nay là Thượng Toạ) đang ở trại tị nạn Paula Bidong, huynh trưởng Minh Chơn đã đề nghị Đạo hữu Lê Quảng Trị (Quyền Hội

Văn nghệ mừng đệ nhất chu niên, 1987

Page 7: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 5

Trưởng và Quyền Trưởng BTS) xin BTS chùa Từ Ân bảo lãnh thầy. ♦ Năm 1990, GĐPT Từ Ân đã được Đại Đức Thích Bổn Đạt làm Cố Vấn Giáo Hạnh, cùng với sự

góp sức của Huynh trưởng Chiếu Lực vừa dời cư từ Edmonton về Ottawa. ♦ Năm 1991, số lượng đoàn sinh lên xuống ở mức 25-30 em nam nữ. BHT quyết định phân chia

thành 5 Đoàn là Đoàn Thanh Nam, Đoàn Thiếu Nam, Đoàn Thiếu Nữ, Đoàn Oanh Vũ Nam, Đoàn Oanh Vũ Nữ. Huynh trưởng Chiếu Lực là Liên đoàn trưởng. Huynh trưởng Minh Chơn là Gia trưởng.

♦ Đầu mùa thu 1992, chùa Từ Ân, dời từ ở đường Bayview đến đường Albion. Ba năm công quả, từ lúc ban đầu chưa xây cất cho đến khi hoàn thành ngôi chánh điện chùa, GĐPT sinh hoạt ngoài sân chùa vào mùa xuân và mùa hè rất thoải mái, số lượng đoàn sinh họp đoàn tu học đầy đủ. Giữa mùa thu và đông, anh chị Huynh trưởng phải dùng xe đón rước các em ở vùng trung tâm phố chợ Somerset để duy trì sỉ số.

♦ Chương trình sinh hoạt hàng tuần diễn tiến đều đặn. Trong thời gian này, Đại Đức Thích Tịnh Trí về thường trú tại chùa sau đó làm giáo thọ cho GĐPT Từ Ân.

♦ 1994 - Qua các sự thay đổi của chùa Từ Ân, sự sinh hoạt của GĐPT Từ Ân cũng bị ảnh hưởng. Đoàn sinh sút giảm từ 39 em (tháng 5/1994) còn lại 16 em (tháng 10/1994) và số huynh trưởng giảm một nửa.

♦ BHT quyết định di chuyển đoàn quán về chùa Phổ Đà sinh hoạt. Chùa Phổ Đà nằm trên đường Somerset chợ Á Đông, là một căn nhà dài cũ kỹ trước là quán cà phê đã đóng cửa lâu ngày. Thầy, các đạo hữu và Huynh trưởng, Đoàn sinh Thanh Thiếu phải hợp sức sửa chữa chỉnh trang thành đạo tràng thứ hai của Cộng đồng Phật tử người Việt Ot-tawa-Hull.

♦ Ngày 6/11/1994, buổi lễ Ra Mắt GĐPT Chánh Kiến thay thế danh hiệu GĐPT Từ Ân và trình diện BHT gồm có 7 nam nữ huynh trưởng với 36 đoàn sinh.

♦ Một năm sau, 1995, BHT GĐPT Chánh Kiến thành lập trở lại 2 đoàn Thanh Nam, Thanh Nữ và phân chia ra 2 liên đoàn. Liên đoàn trưởng ngành nam là Huynh trưởng Chiếu Lực, Liên đoàn trưởng ngành nữ là Huynh trưởng Viên Nguyệt. Mỗi liên đoàn có 3 đoàn: Thanh, Thiếu, Oanh Vũ. Sinh hoạt thường xuyên vào mỗi buổi chiều chủ nhật từ 13 giờ đến 17 giờ.

♦ Đến ngày 25/8/1996, GĐPT Chánh Kiến ngưng sinh hoạt tại chùa Phổ Đà.

Duy Trì Sinh Hoạt —15 năm qua

McNabb là trung tâm cộng đồng của người bản xứ, tọa lạc tại góc đường Bronson và Gladstone, gần xa lộ 417 và gần phố chợ Á Đông đường Somerset. Bên ngoài, phía trước có bãi đậu xe, phía sau có sân chơi cho trẻ em. Bên trong rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, có hội trường, phòng thể thao, phòng học tập v.v... thuận tiện cho BHT và đạo hữu đưa con em đi sinh hoạt. Bàn thờ Phật được trưng dọn hàng tuần nhưng không kém phần trang nghiêm và GĐPT Chánh Kiến đã duy trì sinh hoạt tại đây đều đặn từ tháng 9/1996 đến nay.

BHT vẫn tiếp tục hướng dẫn các em tu học theo chương từng bậc với các bộ môn Phật Pháp, tiếng Việt và hoạt động thanh niên (chuyên môn). Các em được lên bậc phải qua "kỳ thi vượt bậc" do BHT tổ chức mỗi năm. Riêng Huynh trưởng cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức về giáo

Ban Huynh Trưởng trong ngày lễ Vu Lan 1995

Page 8: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

6 Kỷ Yếu 25 Năm

lý Phật Pháp, tu dưỡng thân tâm, tô bồi thân giáo và luyện tập khả năng chuyên môn bằng cách tự học, hội học trong các khóa hay trại huấn luyện Huynh trưởng GĐPTVN.

♦ BHT đã di chuyển đoàn quán từ chùa Phổ Đà sang McNabb và bắt đầu buổi sinh hoạt đầu tiên tại địa điểm mới ngày 8/9/1996.

♦ Thời gian qua, BHT đã giới thiệu anh chi Huynh trưởng tham dự trại huấn luyện Huynh trưởng do BHD Canada, BHD miền Thiện Hoa, Hoa Kỳ và BHD Hải Ngoại tổ chức như trại Lộc Uyển (1996, 1999, 2006), huấn luyện Huynh trưởng sơ cấp gồm có 19 Huynh trưởng; trại A Dục (1996, 1999) huấn luyện Huynh trưởng cấp 1, gồm có 5 Huynh trưởng; và trại Vạn Hạnh (2008) huấn luyện Huynh trưởng cấp 3 gồm có 1 Huynh trưởng.

♦ Các buổi lễ dành riêng cho đoàn sinh vẫn được BHT tổ chức thường xuyên như: Lễ Phát Nguyện công nhận đoàn sinh chính thức, Lễ Trao Bậc Hiệu cho đoàn sinh vượt bậc và Lễ Lên Đoàn từ ngành Oanh Vũ lên ngành Thiếu Niên. Để đức tin nơi Tam Bảo của tất cả đoàn sinh

luôn luôn tăng trưởng, các ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan v.v... đều được BHT tổ chức hoặc đưa các em đến chùa tham dự. ♦ 15 năm qua, mỗi lần Vu Lan đến, GĐPT Chánh Kiến đều tổ chức Lễ Chu Niên. ♦ BHT vẫn tiếp tục duy trì "Hộp Tình Lam"; dùng phương tiện này khuyến khích đoàn sinh dành dụm tiền lẻ nhằm trợ giúp các viện mồ côi ở Việt Nam, huynh đệ áo Lam gặp hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ nạn nhân thiên tai trong và ngoài nước v.v... Kể từ lần phát động đầu tiên năm 1995 đến nay đã mở hộp 24 lần. Tổng số tiền góp được là $10,382. Tổng số

chi trong 15 năm qua cho các hoạt động kể trên là $8,470. Ngoài ra còn vài hoạt động xã hội nữa như: chương trình lạc quyên giúp đồng bào bão lụt mùa hè 1998, phụ giúp trong bữa ăn “Tình Thương” gây quỹ cho chương trình "Mắt thương nhìn cuộc đời" (2010).

♦ Trong thời gian qua, đã có nhiều sinh hoạt ngoài trời (picnic và cắm trại) không thể nào kể hết. Những buổi họp mặt đáng nhớ là: ∗ Trại họp bạn GĐPT toàn quốc Canada do BHD/Canada tổ chức, Tâm Minh 1 (1992) tại Ot-

tawa, Tâm Minh 2 (1996), tại Christina Lake, BC ∗ Trại Tình Lam họp bạn miền Đông Canada vào các năm 1991, 1993, 1995, 1997, 1998,

2002 ∗ Trại Thiền do Thiền Sư Nhất

Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn tại tu viện Thanh Sơn, Vermont, Hoa Kỳ vào các năm 1998, 1999

∗ Trại họp bạn GĐPT miền Đông Bắc Hoa Kỳ (1999, 2000)

∗ Trại mùa đông 2003 (với GĐPT Vạn Hạnh, Toronto), 2008, & 2011 (với GĐPT Quan Âm, Montréal)

∗ Du ngoạn miền Tây Canada (hè 2010) – Edmonton, Vancouver

Mô hình cổng tam quan chùa, Hội Chợ Tết 1997

Hộp Tình Lam đầu tiên, 1995

Page 9: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 7

♦ Năm 1996, GĐPT Chánh Kiến cộng tác trở lại với Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Ottawa về lãnh vực xã hội và văn hóa. Tham gia Hội Chợ Tết Nguyên Đán, đóng góp tiết mục: múa lân khai mạc, trình diễn vài điệu múa dân tộc, dự Tết Trung Thu (múa lân, rước đèn, trình diễn văn nghệ, dạy thiếu nhi làm lồng đèn). Đáng nhớ là Hội Chợ Tết năm 1997 và 1999, GĐPT Chánh Kiến đã có các gian hàng nổi bật: gian hàng triển lãm có cổng chùa (1997) và cổng chợ Bến Thành (1999); gian hàng trò chơi có thưởng; và gian hàng bán thức ăn.

♦ GĐPT Chánh Kiến cũng tham dự "Ngày Văn Hóa sắc tộc". Thỉnh thoảng cũng múa lân giúp vui cho Viện Bảo tàng Văn hóa, Sở Cảnh sát Ottawa và các nơi khác.

♦ Gần cuối năm 2000, các em Thiếu Nam, Thiếu Nữ thường xuyên vắng mặt. Một thời gian sau hai đoàn Thiếu không còn nữa. Sang mùa xuân năm 2001, một số Oanh Vũ cồ được chuyển ngành, hai đoàn Thiếu Niên được tái lập. Lúc này, tổng số Thiếu Niên nam nữ chỉ có 8 em và được tăng dần mỗi năm do các em Oanh Vũ khác tiếp tục chuyển ngành. Tháng 5, 2001, BHT tham dự Hội Thảo Huynh Trưởng GĐPT miền Đông Canada.

♦ 2003 - 2008, Thượng Tọa Thích Minh Giác trụ trì chùa Xá Lợi Toronto đã đứng ra tổ chức Ban Vận động Thành lập chùa ở Ottawa với mục đích tạo dựng ngôi đạo tràng giáo dưỡng GĐPT Chánh Kiến nhưng vì chưa đủ duyên nên công trình phải ngưng lại.

♦ Đến năm 2006, đào tạo thêm được 4 tân Huynh trưởng qua tham dự trại Lộc Uyển ở Detroit, Hoa Kỳ.

♦ Từ năm 2009 đến nay, Huynh trưởng Minh Nguyện là liên đoàn trưởng, kiêm nhiệm đoàn trưởng Thiếu Nam.

Trong thời gian qua GĐPT Chánh Kiến đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Ban Bảo Trợ và quý phụ huynh đoàn sinh. Nhờ có sự bảo trợ mạnh mẽ đó, BHT GĐPT Chánh Kiến mới vững tâm bền chí duy trì tổ chức. Cao cả hơn là sự sách tấn của quí chư Tôn Đức gần xa. Có vị chủ lễ trong

các ngày lễ trọng đại, có vị trên đường hoằng pháp ghé thăm, có vị còn hoan hỷ đến dạy giáo lý trong một thời gian.

Trải qua 25 năm (Vu Lan PL 2530 – Vu Lan PL 2555), kể từ ngày khai sáng đến nay, đơn vị GĐPT Chánh Kiến đã sinh hoạt liên tục không ngừng cho dù ở bên trong hay bên ngoài chùa, vẫn luôn luôn giữ gìn "bản thể và bản chất" một đoàn thể thanh thiếu đồng niên của Phật giáo. GĐPT Chánh Kiến cùng chung trong hệ thống GĐPT VN Thế Giới – Hải Ngoại – Canada, ứng dụng theo Nội Quy, Quy Chế Huynh Trưởng và phương pháp giáo dục của tổ chức đề ra. Thời gian 25 năm qua, sinh hoạt có nhiều thăng trầm. Khi bận rộn, lúc rảnh rỗi, nhưng BHT lúc nào cũng cố gắng để duy trì và phát triển GĐPT Chánh Kiến để không phụ lòng kỳ vọng của quí vị ân nhân.

BAN HUYNH TRƯỞNG GĐPT CHÁNH KIẾN

Thượng Tọa Thích Giác Điệp và các bác Ban Bảo Trợ ghé thăm gia đình vào dịp lễ Trao Bậc Hiệu và Lên Đoàn, 12/09/2010

Page 10: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

8 Kỷ Yếu 25 Năm

TRI ÂN GĐPT Chánh Kiến thành kính tri ân Chư Tôn Đức Tăng Ni đã sách tấn chúng

con trong suốt 25 năm qua, từ hướng dẫn Phật Pháp cho đến hoan hỷ chứng minh và chủ lễ các buổi lễ Phật Đản, Vu Lan hoặc ghé thăm viếng ban đạo từ cho chúng con. Nguyện cầu Tam Bảo thùy từ gia hộ cho quý ân sư pháp thể an khang, chúng sanh dị độ. Hòa Thượng Thích Giác Nhiên

Hòa Thượng Thích Giác Chí Hòa Thượng Thích Như Điển, cùng

Tăng chúng chùa Viên Giác, Đức quốc Thượng Tọa Thích Bổn Đạt Thượng Tọa Thích Giác Điệp Thượng Tọa Thích Tịnh Trí Thượng Tọa Thích Quảng Duệ Thượng Tọa Thích Phật Đạo Thượng Tọa Thích Minh Đạo Thượng Toạ Thích Thông Trí Thượng Tọa Thích Minh Giác Đại Đức Thích Minh Đạt Đại Đức Thích Nhật Tấn

Đại Đức Thích Chân Tuệ Đại Đức Thích Thông Giới Đại Đức Thích Pháp Duệ & Phái

đoàn Tăng Ni tu viện Bích Nham, New York, Hoa Kỳ

Ni Sư Thích Nữ Việt Liên Sư Cô Thích Nữ Chân Đức Sư Cô Thích Nữ Chân Giải Nghiêm Sư Cô Thích Nữ Chân Hoa Nghiêm Sư Cô Thích Nữ Chân Thành Sư Cô Thích Nữ Chân Phương Sư Cô Thích Nữ Như Hương Ni Cô Thích Nữ Chân Huệ Ni Cô Thích Nữ Phúc Hải

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý vị ân nhân, Ban Bảo Trợ đã ủng hộ tinh thần và vật chất cho GĐPT Chánh Kiến trong suốt 25 năm qua. Kính chúc quý vị cùng gia quyến sức khỏe dồi dào, vạn sự cát tường.

ĐH TUỆ QUANG Thẩm Đình Quán ĐH MINH NGỘ Trần Thành Đô ĐH DIỆU TÂM Nguyễn Thị Như ĐH THANH LIÊN Lâm Cúc ĐH Nguyễn Đình Tuyết ĐH DIỆU NGUYÊN Lê Thị Thêm ĐH DIỆU HÒA Huỳnh Thị Thuận ĐH DIỆU HƯƠNG Lý Thị Lài ĐH TÂM HẢI Trương T. Thanh Xuyên ĐH TỊNH HẠNH Huỳnh Kim Thôn ĐH DIỆU MINH Nguyễn Thị Nhiên ĐH DIỆU BẢO Trần T. Túy Ngọc ĐH TRÍ MINH Lê Quảng Trị ĐH Trương Công Hiếu ĐH Trần Thị Long ĐH GIÁC LIÊN Nguyễn Thị Huệ ĐH Bạch Kim Quy ĐH MINH TRỰC Nguyễn Hồng ĐH DIỆU TRANG Lâm Xuân Cúc ĐH Lê Thị Lũy ĐH THỊ HẠNH Nguyễn T. Ngọc Dung ĐH Trần Văn Oanh ĐH GIÁC TƯỜNG Phạm Tường Vân ĐH TRỊNH CHƠN Lâm Toàn ĐH Huỳnh Trí Quang ĐH Nguyễn Hùng ĐH HUỆ THÔNG Lê Văn Pha ĐH HIỀN NGỌC Quách Tuyết Nga ĐH TÂM HIẾN Lê Trâm

ĐH LỆ CHÍ Ôn Liêm ĐH TÂM CHÁNH KHIÊM Tiêu Tài Quai ĐH Nguyễn Văn Nhiều ĐH Huỳnh Trang ĐH Lê Thị Minh Nguyệt ĐH Chúc ĐH Tú ĐH DIỆU THANH Trần Thị Hường Cựu HTr TÂM GIANG Hoàng Thị Thùy Nhung ĐH Giang Thuận Ý Kenny Cựu HTr GIÁC TẤN Lê Quốc Sơn Cựu HTr DIỆU TRÍ Bạch Hồng Cựu HTr MINH CỬU Lê Bồng ĐH Trương Mỹ Hiền ĐH Lê Trường Sơn

Cựu ĐS Trần Hồng Khén Cựu ĐS Huỳnh Khán Cựu ĐS Trần Hồng Ngân Cựu ĐS Trần Hồng Ken

Page 11: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 9

25 Reasons to Smile Smile because you’re happy Smile because you’re you Smile because you’re living in A world where skies are blue. Smile at the butterflies Smile at the sun Smile at your friends who make Living so much fun. Smile in the sunshine Smile in the rain Smile in evening ‘cause Tomorrow will come again. Smile while laughing Smile while you sing Smile while remembering The fun that friendships bring. Smile for your family Smile for fondue Smile, for you never know When fairytales come true.

Smile throughout the morning Smile throughout the night Smile throughout the seasons ‘cause In life, you can’t rewrite. Smile with the shooting stars Smile with the moon Smile without fearing that Contentment will end soon. Fill your days with smiles From the ceiling to the ground Fill your days with smiles Because true love can be found. Don’t forget to smile and Hope will stay in sight Don’t forget to smile and You’ll dream sweet dreams tonight.

Dương Trần Mỹ An (Titi)

(Đoàn Thiếu Nữ)

25 Years Worth of Smiles Smiles. They start friendships, conversations, relationships. They build trust, courage, and confidence. A simple smile, a quick flash of the teeth, can do so much. Here at GĐPT CK, we’ve had so many smiles that they’re countless, innumerable, almost infinite. Yet somehow, we’ve managed to cram them all into 25 years.

Page 12: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

10 Kỷ Yếu 25 Năm

Ban Huynh Trưởng từ GĐPT Từ Ân đến GĐPT Chánh Kiến

(1986 – 1994 – 2011) Gia trưởng 1986 – 2011 Minh Chơn Nguyễn Văn Chính Liên đoàn trưởng 1986 – 1991 Minh Chơn Nguyễn Văn Chính 1991 - 1994 Chiếu Lực Ngô Quốc Dũng 1994 - 1995 Minh Chơn Nguyễn Văn Chính 1995 - 2001 Chiếu Lực Ngô Quốc Dũng (LĐT Nam) 1995 - 2001 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga (LĐT Nữ) 2001 - 2009 Minh Chơn Nguyễn Văn Chính 2009 - 2011 Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ Liên đoàn phó 1986 - 1989 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng 1990 - 1991 Trí Tín Từ Hoàng Hoa Kim Thư ký 1986 - 1988 Trí Tín Từ Hoàng Hoa Kim 1988 Giác Thanh Hoàng Sĩ Liêm 1988 - 1993 Giác Trí Lê Nam Lai 1994 - 1996 Huệ Hạnh Huỳnh Thị Thảo 1996 - 1997 Minh Đức Lý Minh Phước 1998 - 2001 Giác Trí Lê Nam Lai 2001 - 2011 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng Thủ quỹ 1986 - 1987 Diệu Hiền Lê Thu Hà 1987 - 1988 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng 1988 - 1990 Diệu Trí Bạch Hồng 1990 - 1999 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng 1999 - 2011 Giác Nhân Nguyễn Đức Đoàn trưởng Thanh Niên 1987 - 1988 Tâm Giang Hoàng T. Thùy Nhung 1988 Trí Tín Từ Hoàng Hoa Kim

Đoàn phó Thanh Niên 1987 - 1988 Giác Hoà Lê Nam Bình 1988 Lê Nam Nam Đoàn trưởng Thanh Nam 1988 - 1991 Trí Tín Từ Hoàng Hoa Kim 1991 - 1992 Chiếu Lực Ngô Quốc Dũng 1992 - 1994 Ngọc Hoà Tạ Văn Phước 1994 - 1996 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng 1996 - 1997 Giác Tấn Lê Quốc Sơn 1997 - 1998 Nguyên Ẩn Hồ Quốc Khanh Đoàn phó Thanh Nam 1991 - 1992 Giác Thanh Hoàng Sĩ Liêm 1992 - 1996 khuyết 1996 - 1997 Nguyên Ẩn Hồ Quốc Khanh Đoàn trưởng Thanh Nữ 1994 - 1996 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga Đoàn trưởng Thiếu Niên 1986 - 1988 Trí Tín Từ Hoàng Hoa Kim 1988 Diệu Trí Bạch Hồng Đoàn phó Thiếu Niên 1986 - 1987 Quảng Chí Vương Minh Tâm 1987 - 1988 Lê T. Hà Quyên 1987 - 1988 Nguyên Đạt Nguyễn Quốc Tuấn Đoàn trưởng Thiếu Nam 1988 - 1990 Giác Thanh Hoàng Sĩ Liêm 1990 - 1993 Giác Hải Trần Mậu Hồ 1993 - 1994 Giác Tánh Phan Hữu Quý 1994 - 1998 Tuệ Quang Lê Văn Hoàng 1998 - 2001 Giác Trí Lê Nam Lai 2001 - 2003 Tâm Dũng Hoàng Trọng Phổ 2003 - 2011 Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ Đoàn phó Thiếu Nam 1997 - 1999 Giác Nhân Nguyễn Đức 1999 - 2001 Tâm Dũng Hoàng Trọng Phổ 2001 - 2006 khuyết 2006 - 2009 Minh Điền Nguyễn Văn Dinh 2009 - 2011 khuyết Đoàn trưởng Thiếu Nữ 1987 - 1988 Hiền Ngọc Lê Thị Mỹ Dung

Page 13: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 11

KỶ NIỆM CHU NIÊN

Đẹp làm sao ngôi nhà Lam CHÁNH KIẾN Hai mươi lăm năm tình nặng nghĩa sâu Áo chị áo anh nay đã bạc mầu Em Oanh Vũ nét hồn nhiên tươi trẻ Hai mươi lăm năm chặng đường gian khổ Áo Lam hiền CHÁNH KIẾN vẫn vươn lên Tay nắm chặt tay hành trình lý tưởng Dũng mãnh kiên trì vượt mọi gian nan Luôn vững tiến xây Gia Đình thân ái Tiếp bước đàn anh mở đường khai lối Đoàn kết một lòng hát khúc vườn xanh Để sen trắng tỏa hương về muôn dặm Cho lý tưởng một tình Lam sâu đậm Mỗi chặng đường là mỗi bước thử thách Trong giông bão vẫn giữ lòng son sắt Vui biết mấy ngày CHU NIÊN họp mặt Anh chị em mình vững chắc niềm tin Mừng tủi nước mắt đong đầy kỷ niệm Thương quá là thương tình lam CHÁNH

KIẾN Hai mươi lăm năm mới có một ngày Hội ngộ bao người vui đẹp quá thay Mừng sen nở muôn lòng ngát hương bay.

Tâm Trực Huỳnh Văn Trung

Thân tặng GĐPT CHÁNH KIẾN Nhân kỷ niệm chu niên lần thứ 25

1989 - 1991 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga 1991 - 1992 Từ Nghiêm Tư Đồ Khánh Trang 1992 - 1995 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga 1995 - 2001 Diệu Liên Hồ Thị Huỳnh Hoa 2001 - 2005 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga 2005 - 2011 Diệu Hiển Nguyễn Việt Châu Đoàn phó Thiếu Nữ 1991 - 1992 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga 1992 - 1995 khuyết 1995 - 1996 Giác Liên Lưu Kim Hồng 1996 - 2006 khuyết 2006 - 2011 Kim Ngọc Lê T. Phụng Tiên Đoàn trưởng Oanh Vũ 1986 - 1987 Tâm Giang Hoàng T. Thùy Nhung 1987 - 1988 Quảng Chí Vương Minh Tâm 1988 Hiền Ngọc Lê T. Mỹ Dung Đoàn phó Oanh Vũ 1986 - 1988 Diệu Trí Bạch Hồng 1988 Nguyên Đạt Nguyễn Quốc Tuấn Đoàn trưởng Oanh Vũ Nam 1989 - 1990 Nguyên Tịnh Phạm Xuân Quang 1991 - 1992 Giác Tánh Phan Hữu Quý 1992 - 1996 Minh Cửu Lê Bồng 1997 - 2001 Giác Tấn Lê Quốc Sơn 2001 - 2003 Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ 2003 - 2011 Giác Nhân Nguyễn Đức Đoàn phó Oanh Vũ Nam 1989 - 1990 Giác Đức Tô Xuân Thịnh 1990 - 1994 khuyết 1994 - 1996 Giác Nhân Nguyễn Đức 1997 - 2001 Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ 2001 - 2006 khuyết 2006 - 2009 Giác Từ Nhan Phan Thanh Tâm 2009 - 2011 Giác Hỷ Nguyễn T. Hồng Anh Đoàn trưởng Oanh Vũ Nữ 1988 - 1992 Diệu Trí Bạch Hồng 1992 - 1994 Diệu Liên Hồ Thị Huỳnh Hoa 1994 - 1999 Nguyên Hương Lê T. Phương Mai 1999 - 2005 Viên Liễu Nguyễn T. Hoàng Oanh 2005 - 2011 Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga

Đoàn phó Oanh Vũ Nữ 1993 - 1995 Diệu Thành Mai Anh Vạn Lý 1995 - 1996 Huệ Hạnh Huỳnh Thị Thảo 1996 - 1998 khuyết 1998 - 1999 Viên Liễu Nguyễn T. Hoàng Oanh 1999 - 2001 Giác Lộc Trần Ngọc Thúy Uyên 2001 - 2006 khuyết 2006 - 2009 Giác Hỷ Nguyễn T. Hồng Anh 2009 - 2011 Gia Bình Ôn Gia Điền

Page 14: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

12 Kỷ Yếu 25 Năm

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI CANADA

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI CANADA

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ CHÁNH KIẾN

PL. 2555, Ottawa, ngày 30 tháng 6 năm 2011

TƯỜNG TRÌNH

MỘT NĂM SINH HOẠT CỦA GĐPT CHÁNH KIẾN (VU LAN PL. 2554 – 2555) **********************

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch: CHƯ TÔN ĐỨC Kính thưa: QUÝ ĐẠO HỮU BẢO TRỢ

QUÝ PHỤ HUYNH QUÝ ANH CHỊ CỰU HUYNH TRƯỞNG, CỰU ĐOÀN SINH

Thấm thoát một năm trôi qua thật mau. GĐPT Chánh Kiến vừa được chu toàn một năm sinh hoạt. Tính đến nay GĐPT Chánh Kiến sinh hoạt được 25 năm. Dưới đây là thành quả sinh hoạt của GĐPT Chánh Kiến từ Vu Lan PL. 2554 đến Vu Lan PL. 2555:

1. VỀ SỈ SỐ ĐOÀN VIÊN VÀ HỆ THỐNG:

• Ban Huynh Trưởng gồm có 09 Anh Chị. Hầu hết các HTr. điều được phân công đảm nhiệm các chức vụ từ Gia Trưởng, Thư Ký, Thủ Quỹ, Liên Đoàn Trưởng, Đoàn Trưởng, Đoàn Phó. Cùng chủ nhiệm công việc giảng dạy, hướng dẫn ĐS tu học.

• Tổng số ĐS hiện có là 45 em, lứa tuổi từ 06 đến 18 tuổi. Tổng số ĐS được chia thành 4 Đoàn (2 Đ. Oanh Vũ Nam & Nữ, 2 Đ. Thiếu Niên Nam & Nữ).

2. VỀ SINH HOẠT THƯỜNG XUYÊN HÀNG TUẦN:

• Mỗi tuần vào buổi chiều chủ nhật, tại Trung Tâm McNabb (của Canada), từ 12 giờ đến 16 giờ. Anh chị em HTr. cùng ĐS, đến nơi đây sinh hoạt theo chương trình ấn định gồm có:

− Thiền Tập − Lễ Phật − Chào Cờ Sen Trắng của GĐPT − Họp Đoàn − Tu Học: Phật Pháp, Việt Ngữ, HĐTN & Nữ Công Gia Chánh − Sinh Hoạt Chung: ca hát, trò chơi, ăn uống thân mật

• Sự tu học hàng tuần của toàn thể các em được xếp thành 09 bậc: Sơ Sanh, Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay, Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện và Chánh Thiện. Theo thông lệ, năm qua BHT cũng đã tổ chức được kỳ thi vượt bậc khóa XVI vào ngày 18/07/ 2010.

3. VỀ SINH HOẠT NGOÀI TRỜI:

• Sự sống gần gũi thiên nhiên cũng rất cần thiết là môi trường dùng để huân tập các em chịu đựng mưa nắng với phương tiện đơn giản và rèn luyện tín tự chủ năng động.

• Vào mùa hè mỗi năm BHT cố gắng tổ chức cắm trại hoặc picnic v.v... như năm vừa qua BHT đã tổ chức picnic tại Beauchamp Park, Gatineau vào ngày 4/7/2010 và hai đoàn Thiếu niên đi du ngoạn miền Tây từ ngày 6/8 đến 21/8/2010.

Page 15: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 13

• Mùa đông vừa qua BHT cũng đã hướng dẫn toàn thể ĐS tham dự trò chơi ngoài trời với người bản xứ vào ngày 13/02/2011 tại Jacques Cartier Park, Gatineau. Từ ngày 25-27/02/ 2011, tại Arundel, QC Ngành Thiếu Niên của 2 đơn vị GĐPT Quan Âm và GĐPT Chánh Kiến đã tổ chức cắm trại họp bạn lấy tên trại là “Tuyết Liên”.

4. VỀ TƯƠNG TẾ XÃ HỘI: • Là người Phật Tử phải huân tập hạnh Từ Bi của Chư Phật Chư Bồ Tát bên cạnh đời

sống theo “Bát Chánh Đạo”. GĐPT Chánh Kiến vẫn luôn luôn chú ý đến những công quả từ thiện để toàn thể ĐS thể hiện tình thương. Vì vậy “Hộp Tình Lam” vẫn được duy trì, số tịnh tài mở hộp sau 6 tháng một lần sẽ dùng vào việc trợ giúp những người bị thiên tai, anh chị em áo Lam ở quê nhà gặp cảnh khốn cùng.

• Trong năm qua Huynh Trưởng, Đoàn Sinh và Phụ Huynh đã thực hiện các công tác từ thiện như:

− Vào ngày 24/07/2010 tại Sandy Hill Community Centre, BHT và ĐS ngành Thiếu niên đã phụ giúp Ban Tổ Chức bữa cơm Tình Thương gây quỹ, ủng hộ cho chương trình “Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời” và đóng góp $500 Gia kim

− Ngày 04/11/2010 quí Phụ Huynh, quý Đạo Hữu đóng góp với Ngân Quỹ Xã Hội của GĐPT Chánh Kiến số tiền là $1750 Gia kim và đã gởi về Hội Từ Thiện Chùa Quang Minh, Phú Nhuận, VN để cứu trợ đồng bào miền Trung VN bị bão lụt.

− Ngày 29/04/2011, quý Phụ Huynh quý Đạo Hữu đóng góp với Ngân Quỹ Xã Hội của GĐPT Chánh Kiến số tiền là $900 và gởi đến Toà Đại Sứ Nhật tại Ottawa, Canada, cứu trợ các nạn nhân bị động đất và sóng thần ở Nhật.

5. VỀ SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG: • GĐPT Chánh Kiến luôn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết với cộng đồng người bản xứ,

cũng như cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô Ottawa bằng “Vô Phân Biệt Trí”. Năm qua, GĐPT Chánh Kiến đã tham dự Hội Chợ Tết Tân Mão như: múa Lân, phụ diễn văn nghệ Trung Thu. Đoàn Thiếu Nam múa Lân cho trường Cambridge.

6. VỀ LỄ LƯỢC: • Lễ lược cũng là phương cách vun bồi đức tin người Phật tử của các em. Năm vừa qua

GĐPT đã tổ chức: − Ngày thứ bảy 10/07/2010 cùng với BHD/CND và GĐPT Quan Âm, GĐPT

Chánh Kiến đã tham dự lễ cúng dường Trai Tăng nhân ngày An Cư Kiết Hạ của quí Chư Tôn Đức tại chùa Quan Âm, Montreal.

− Ngày 29/08/2010 tổ chức đại lễ Vu Lan PL. 2554 tại địa điểm GĐPT Chánh Kiến đang sinh hoạt.

− Ngày 03 - 05/09/2010 BHT GĐPT Chánh Kiến tham dự Đại Hội HTr. toàn quốc Canada kỳ VIII tại chùa Quan Âm, Montreal.

− Ngày 15/05/2011 tổ chức đại lễ Phật Đản PL. 2555 tại địa điểm GĐPT Chánh Kiến đang sinh hoạt.

− Hàng năm BHT thường tổ chức lễ Chu Niên, lễ Phát Nguyện, lễ Lên Đoàn và lễ Trao Bậc Hiệu.

Trong năm qua sự chuyên cần sinh hoạt của toàn thể HTr. và ĐS GĐPT Chánh Kiến đạt được những thành quả như đã nêu trên, là nhờ sự giáo dưỡng của quý Chư Tôn Đức cùng với sự thương yêu bảo trợ của quý Đạo hữu, quý Phụ Huynh, quý anh chị em cựu HTr, cựu ĐS. BHT chân thành tri ân quý Chư Tôn Đức và toàn thể quí Đạo Hữu. Trân trọng cám ơn và kính chào.

Page 16: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

14 Kỷ Yếu 25 Năm

Chân Dung Gia Đình Phật Tử Chánh Kiến

Ban Huynh Trưởng

Gia Trưởng - Minh Chơn Nguyễn Văn Chính Gia nhập GĐPT: 1960 Liên Đoàn Trưởng kiêm Đoàn Trưởng Thiếu Nam Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ Gia nhập GĐPT: 1986 Thư Ký - Tuệ Quang Lê Văn Hoàng Gia nhập GĐPT: 1986

Thiện Nguyện Viên

Đoàn Trưởng Oanh Vũ Nữ - Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga Gia nhập GĐPT: 1989 Đoàn Trưởng Thiếu Nữ - Diệu Hiển Nguyễn Việt Châu Gia nhập GĐPT: 1991 Thủ Quỹ kiêm Đoàn Trưởng Oanh Vũ Nam - Giác Nhân Nguyễn Đức Gia nhập GĐPT: 1994

Đoàn Phó Thiếu Nữ - Kim Ngọc Lê T. Phụng Tiên Gia nhập GĐPT: 1997 Đoàn Phó Oanh Vũ Nam Giác Hỷ Nguyễn T. Hồng Anh (Linda) Gia nhập GĐPT: 1997 Đoàn Phó Oanh Vũ Nữ - Gia Bình Ôn Gia Điền Gia nhập GĐPT: 2008

Giáo Viên Phật Pháp - Vạn Duyên Võ Hồng Hạnh Tình nguyện từ: 2009 Nhiếp Ảnh Gia - Dorin Sandu Tình nguyện từ: 2010

Page 17: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 15

Đoàn Sinh

• Dương Trần Mỹ An (Titi) • Nguyên Từ - Giang Quế Loan

(Kaitlyn) • Lê Ngọc Diệp • Lê Kiều Trinh (Jessica)

• Mỹ Phượng - Lê Thị Kim Phụng • Minh Hiếu - Lương Nguyễn

Ngọc Linh (Mary) • Nguyễn Kiều Anh (Shirley) • Nguyên Quảng - Trương Ngọc

Phương (Cindy)

• Bùi Steven • Nguyên Giới - Hoàng An (Andy) • Nguyên Thiện - Giang Kristo-

pher • Nguyên Định - Lê Vĩnh Andy

• Nguyễn Khang (Anthony) • Trần Vĩnh Khang (Jessy) • Minh Đạt - Nguyễn Tony • Nguyên Tuệ - Nguyễn Tony Bảo

• Nguyên Lượng - Nguyễn Xuân Sang

• Nguyên Đức - Phan Minh Trí

Page 18: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

16 Kỷ Yếu 25 Năm

• Bùi Mimi • Giác Tiến - Bùi Tú Uyên • Nguyên Tường - Giang Kelsey • Nguyên Tịnh - Hoàng Thục An

(Anessa)

• Giác Tấn - Bùi Huy Tiến • Đinh Bình • Đinh Vũ • Giang Kyle

• Phạm Châu Anh • Phạm Ngọc Lam • Trần Diễm Thy • Võ Tống Linh

• Minh Thảo - Lương Nguyễn Minh Châu

• Nguyễn Quỳnh Vy • Nguyên Cát - Nguyễn Vivian • Nguyễn Selina

• Lê Nam Sơn • Lê Tuấn Kiệt (Brandon) • Nguyễn Phi Long (Brian) • Nguyên Tấn - Nguyễn Kevin

• Trần Đăng Khoa • Trịnh Trần Quốc Văn (Donovan) • Võ Quang • Võ Vinh

Page 19: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 17

Như Mới Ngày Hôm Qua… Mời các bạn đoán xem những khuôn mặt này là ai ...

Page 20: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

18 Kỷ Yếu 25 Năm

Giáo Dục Tuổi Trẻ Việt Nam Tại Hải Ngoại

T ừ khi con người có mặt trên quả địa cầu nầy, dưới

một hình thức nào đó, ở bản thể tự nhiên, con người đã sinh sống trong cuộc đời này ở hai dạng thức khác nhau. Đó là đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Dưới cái nhìn của một nhà triết học nó khác với nhà tôn giáo học. Nhà tôn giáo học phải có cái nhìn về cuộc đời khác hơn nhà chính trị học, phân tâm học v.v… Nhưng dẫu cho ở một thể loại nào đó, con người cũng không thể chỉ sống đơn thuần bằng sự lớn khôn của gạo cơm rau nước, mà còn phải có sự lớn mạnh của tinh thần nữa. Do vậy Phật Giáo định nghĩa là trong cái này nó có cái kia và trong cái kia có tồn tại cái này. Nghĩa là ngoài vật chất sẽ không có sự tồn tại của tinh thần và ngoài tinh thần, vật chất không thể tồn tại đơn điệu được. Trong phạm trù này vấn đề giáo dục giữ một vị trí rất quan trọng. Vậy giáo dục là gì?

Chữ Giáo ở đây có nghĩa là dạy dỗ, chỉ bày. Chữ Dục có nghĩa là mong muốn, để trở thành. Định nghĩa chung lại chữ giáo dục có nghĩa là: chỉ bày cho ai đó (một điều gì) và (mong người đó) trở thành (người hữu dụng) cho đời, cho đạo. Đó gọi là giáo dục.

Có mấy loại giáo dục như thế? Thật ra phải trả lời rằng có vô số hình thức giáo dục. Ví

dụ như giáo dục nhi đồng, giáo dục thiếu niên, giáo dục thanh niên, giáo dục người lớn, giáo dục tâm lý học, giáo dục học đường, giáo dục xã hội, giáo dục luân lý, giáo dục luận lý, giáo dục sinh lý, giáo dục thống kê, giáo dục hành chánh, giáo dục tài chánh v.v... và cứ thế mỗi một loại giáo dục sẽ có một chuyên đề khác nhau. Ở

đây người viết chỉ muốn đề cập đến một số vấn đề có liên quan đối với tuổi trẻ Việt Nam đang sống và lớn lên tại hải ngoại ngày nay.

Hoàn cảnh giáo dục

Nói đúng hơn và cho đủ nghĩa là môi trường giáo dục. Ở các xã hội Á châu ta ngày xưa và

ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, người học trò chỉ cần học những cái gì từ Thầy giáo dạy mình là đủ. Người học trò chỉ có bổn phận học thuộc lòng sau đó trả bài cho Thầy, thế là xong bổn phận. Trong khi đó tại ngoại quốc ngày nay, bối cảnh ở đây hẳn nhiên khác biệt; người học trò không những chỉ học những điều của Thầy giáo truyền trao, chỉ bày mà còn phát triển thêm phần năng khiếu của mình thông qua các trò chơi, máy tính (computer) hay thư từ giao dịch và các loại hình khác.v.v... tầm hiểu biết của trẻ con ngày nay tiến rất xa so với một thế hệ đi trước; nghĩa là cách nhau chỉ hai mươi năm mà mọi hoàn cảnh đều được đổi thay.

Thường thì những nước nông nghiệp phát triển về giáo dục rất chậm. Vì lẽ thông tin không cập nhật hoá hằng ngày, hẳn nhiên trong đó có Việt Nam của chúng ta và các nước chậm tiến khác trên thế giới. Trong khi đó tại các xứ phát triển về kỹ nghệ, con người có khả năng dùng thời giờ nhanh hơn, nhiều hơn và bén nhạy hơn. Có lẽ do hoàn cảnh và môi trường chung quanh, mà sự giáo dục được phát triển thuận chiều như thế.

Đứa trẻ tại Á châu nhìn cha mẹ và thầy giáo gần như một vị Thần. Do vậy, đứa trẻ chỉ sợ

Page 21: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 19

ông Thần kia hành hạ, chứ ít có sự liên hệ mật thiết giữa cha mẹ và thầy trò. Ngược lại, ở các xã hội Âu Mỹ ngày nay, vị thầy giáo ở học đường hay cha mẹ tại nhà, đứa trẻ rất thân thiện và tự tin và dưới cái nhìn của nó là một người bạn chứ không phải là một vị Thần mà nó thường phải nơm nớp lo sợ khi vào lớp. Ở đấy người ta dạy cho chúng tự tin hơn, để khi lớn khôn lên khi chúng đứng trước bạn bè cử toạ, chúng sử dụng hết năng khiếu của mình và khả năng tự chủ của chúng; vì được huấn luyện thực tập từ nhỏ nên rất dạn dĩ, tự nhiên. Còn con em Việt Nam chúng ta thì sao?

Nếu nói hoàn toàn ngược lại thì cũng không đúng hẳn. Vì cũng có nhiều người có lối biện tài vô ngại trước một số cử toạ đông đảo; nhưng số này rất tiếc lại không có nhiều. Trong khi đó đa phần đều bị động. Khi nào kêu đến tên mình thì phát biểu ý kiến; nhưng không phải tự đáy lòng, chỉ nói thoáng qua, nội dung không sâu sắc lắm. Thế mà có những câu chuyện bên lề, ngoài lớp học, chốn ngao du sơn thủy lại “nổ dòn hơn bắp rang„. Có phải hoàn cảnh và môi trường giáo dục của con em Việt Nam chúng ta ứng dụng vào thực tế không đúng lúc, đúng thời chăng?

Nói về Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức đã có mặt hơn 50 năm tại quốc nội và hơn 25 năm tại ngoại quốc. Tuy số đoàn sinh có đông đó; nhưng những nhà giáo dục của Gia Đình Phật Tử hay nói đúng

hơn là những anh chị Huynh Trưởng vẫn còn rập khuôn giống như hoàn cảnh của Việt Nam trước đây 50 năm. Do vậy mà phải thành thật nói thẳng: Tuy có hiệu quả đó nhưng không nhiều. Đất nước của Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp; không phải là một đất nước kỹ nghệ và hoàn toàn dân chủ như Hoa Kỳ, kể từ khi lập quốc đến nay hơn 200 năm chưa có một vị Vua nào thống trị tại đó, mà chỉ toàn là Tổng Thống. Do vậy vấn đề giáo dục cho thanh thiếu niên của Gia Đình Phật Tử phải được cập nhật hoá lại qua sự đóng góp của các Huynh Trưởng đã qua các đại học sư phạm hoặc giáo dục. Nếu không, tiếng vọng ấy chỉ một chiều và khó còn có tiếng hoà âm để phát triển trong một không gian bao la vô tận và đầy hứa hẹn ấy.

Phương pháp giáo dục

Các người Mẹ Á châu của chúng ta thể hiện sự thương con của mình bằng cách khi nào con khóc thì liền cho bú, hoặc dỗ ngọt; nhưng xét ở một góc độ nào đó thì điều ấy không có lợi. Vì lẽ chỉ để làm thoả mãn cái tự ngã của đứa bé mà thôi. Chẳng lợi ích gì cho nó cả. Nếu có, đó là lợi cho người lớn. Vì lẽ, để người lớn có nhiều thì giờ hơn để đi làm việc khác khi biết rằng đứa bé đã được ngủ yên. Như thế là một sự giáo dục không cân bằng. Ở Âu Mỹ nầy khi đứa bé khóc, hãy để cho nó tự khóc và tự nín. Điều này mới nhìn vào thấy bà Mẹ có vẻ nhẫn tâm thế,

nhưng điều ấy rất hay cho thế tự chủ của đứa bé, cứ khóc cho đã, sau đó ắt phải nín thôi.

Người Á châu chúng ta khi thấy con mình té; điều trước tiên là chạy lại đỡ liền; nhưng ở Âu Mỹ lại không; hãy để cho đứa trẻ tự đứng dậy để nó sẽ tự lập cho cuộc đời của chính nó về sau nầy. Người Á châu của chúng ta khi đi thi thường hay xem lén bài của người bên cạnh; nhưng ở Nhật và ở các xứ Âu Mỹ ngày nay hầu như không có. Vì sao vậy? Vì chép được kết quả của kẻ khác để thi đậu đó không phải là tự lực về sự phát triển năng khiếu của chính mình.

Người Mẹ Á châu ít khi hỏi ý kiến chồng hay con cái trong nhà là thứ hai mẹ sẽ nấu món gì, thứ ba, thứ tư mẹ nấu món gì? Con có thích không? Mà Mẹ cứ nấu món của Mẹ thích; còn con có ăn không là chuyện của con chứ không còn là chuyện của Mẹ nữa. Ở đây người ta khác hoàn toàn, vào mỗi cuối tuần cả gia đình có buổi họp mặt để bàn luận với nhau về những sinh hoạt của gia đình trong tuần tới và kiểm điểm những ưu khuyết trong tuần rồi. Thế mà đa phần gia đình Việt Nam ít có tổ chức được như vậy.

Ở Gia Đình Phật Tử cũng thế, có nhiều Huynh Trưởng không tốt nghiệp những khoa tâm lý học của tuổi trẻ và quần chúng mà ra cầm đoàn là hỏng. Vì chỉ làm theo những gì cổ xưa trong sách vở, chứ không có sáng kiến. Nếu ai đó có hỏi thì bảo rằng: Đây là nội quy của Gia Đình Phật Tử Việt

Page 22: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

20 Kỷ Yếu 25 Năm

Nam. Trả lời như vậy không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Vì lẽ nội quy do một tập thể soạn ra thì mấy mươi năm sau một tập thể khác cũng có quyền sửa đổi kia mà. Đâu phải là một định luật, như định luật vô thường mà phải sợ nhân quả của nó.

Như ta thấy hiến pháp của một nước còn có thể sửa đổi được, nếu phải thông qua quốc hội hoặc trưng cầu dân ý. Ngay cả giới luật của người tu, trước khi tịch Niết bàn, Đức Thế Tôn còn căn dặn Ngài A Nan rằng: Những giới luật nào không cần thiết cũng cần nên loại bỏ. Đó là những điều căn bản. Tuy nhiên có nhiều Huynh Trưởng và nhiều Tăng Sĩ cứ khư khư giữ cái cũ như giữ vàng bạc, đá quý không chịu thay đổi phương pháp giáo dục để hợp với hoàn cảnh ở ngoại quốc ngày nay. Trong khi các anh chị Trưởng trung niên hoặc lão niên mới chỉ tốt nghiệp trung học hoặc đại học mà các em của ngành thanh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay tại hải ngoại đang tốt nghiệp tiến sĩ, cao học v.v... vì vậy phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử cũng cần phải nghiên cứu lại. Có nhiều em than với tôi rằng: Bạch thầy sao con thấy vào Gia Đình Phật Tử giống như đi lính quá! Tôi trả lời rằng: Thì một tổ chức phải có kỷ cương chứ sao. Nhưng câu trả lời ấy có lẽ không giải đáp được thắc mắc của các em thanh thiếu niên nầy. Vì có lẽ nơi tự thâm tâm của các em tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức phải tự do hơn, cởi mở

hơn; không có những người không có kinh nghiệm về tâm lý mà đi hướng dẫn về tâm lý.

Tuy Gia Đình Phật Tử Việt Nam chúng ta có các cấp Tập, Tín, Tấn và Dũng để định vị cho kết quả của mình qua các khoá huấn luyện và các kỳ trại; nhưng phải thành thật mà nói các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ở hải ngoại ngày nay đòi hỏi các anh chị Trưởng ấy phải trải qua sự huấn luyện của giáo dục để hội nhập với đời sống cũng như văn hoá tại xứ người, mới có thể hướng dẫn các thế hệ đi sau, làm cho họ tin tưởng và có vui thú để lui tới sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử.

Cây Bồ đề nếu mọc tại các xứ Á châu nhiệt đới không cần tưới nước và trồng ở bất cứ nơi nào ngoài trời nó cũng có thể sống được. Nhưng ở Âu Mỹ và các xứ lạnh thì ngược lại. Phải trồng nó trong nhà có sưởi ấm; nếu không cây Bồ đề ấy không có lá mà cũng chẳng có cành.

Đây là phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử Việt Nam và ngay cả giáo dục cho Tăng Ni sinh, các thế hệ trẻ ngày nay tại hải ngoại mà các bậc Tôn Túc cũng như các anh chị Trưởng cần phải lưu tâm đến.

Giáo dục quần chúng

Khi bảo một người Nhật hát một bài dân ca, họ có thể hát từ đầu đến cuối một cách thông suốt dịu dàng hay ho và đúng theo nhịp điệu. Bảo mười người họ cũng hát như thế và một trăm người họ cũng ca bằng một nhịp điệu như thế. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta thì khác hẳn. Trong quần chúng có rất ít người thuộc trọn vẹn một bài dân ca. Mỗi người hát mỗi vẻ và kẻ thuộc đoạn nầy lại quên đoạn kia và nhiều khi bỏ dở nửa chừng và để được an ủi xen vào đó là những tràng pháo tay tán thưởng không trọn vẹn.

Ngay cả những tổ chức Phật

Page 23: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 21

Giáo thuần thành tại hải ngoại ngày nay khi hát quốc ca còn tương đối được; nhưng khi hát đến Phật Giáo ca thì rất ít khi thấy đươc sự trang nghiêm nhịp điệu. Đây là hậu quả của giáo dục quần chúng không nghiêm chỉnh vậy. Đó là chưa nói những buổi tụng kinh tập thể của Gia Đình Phật Tử hoặc của các Đạo Hữu tại các chùa, ngay cả các chùa có các thầy trụ trì. Thầy hoặc Huynh Trưởng mới bắt chữ “Nam“ là ở dưới đại chúng đã hoà theo chữ “Mô“ rồi; nhưng Nam Mô gì tiếp theo, làm sao ông chủ lễ có thể cưỡng giọng lại được của đại chúng bên dưới lớn hơn; trong khi ông ta muốn tụng là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chứ không phải là Nam Mô A Di Đà Phật.

Người Âu Mỹ khi đi vào nơi tôn nghiêm rất lịch sự, cử chỉ trang trọng thành kính. Người Việt Nam mình cũng không thiếu những người như thế; nhưng chưa được quần chúng hoá. Ví dụ như khi đi đám tang, người mình chưa mặc được một loại đồng phục, khi vào nơi tôn nghiêm hoặc nơi thuyết pháp, hoặc khi sinh hoạt Đoàn vẫn cứ nói chuyện riêng, gây nên rất nhiều phiền hà cho những người bên cạnh, chính mình đã không được lợi ích gì, mà người khác cũng bị ảnh hưởng lây. Khi vào nơi trang nghiêm đôi khi lại hút thuốc, cười giỡn, không lưu ý những lời kinh hoặc những lời giảng của các vị Thầy v.v… Đây là một lối giáo dục quần chúng có tính cách đại trà, khó khăn vô cùng. Một người

không thể tạo nên một cảnh giới thanh tịnh được, mà mọi người phải tự tạo nên hoàn cảnh tốt thì hoàn cảnh mới đổi thay. Điều ấy do chính con người phải thay đổi hoàn cảnh; chứ hoàn cảnh tuyệt nhiên không thể thay đổi con người được.

Giáo dục tu học

Đây có thể là một đề tài mới do chính tôi đặt ra. Theo tôi nghĩ cũng có thể áp dụng cho cả Tăng sĩ và Cư sĩ, trong đó có Gia Đình Phật Tử. Tôi cũng thường hay nói với Tăng chúng của chùa Viên Giác tại Đức rằng: Sự học không làm cho con người ta tự giải thoát được; nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia không thể thiếu sự tu và sự học được. Vậy phải biết rằng mục đích

chính là sự giải thoát, mà muốn giải thoát thì phải có tu và có học. Có người chỉ có học mà không tu. Có kẻ lại có tu mà chẳng học. Do vậy nó không có sự bổ sung cho nhau. Nếu muốn cho một con tàu chạy nhanh, không những chỉ cần một đầu máy tốt, mà toa tàu cũng không phải là vấn đề không quan trọng. Làm sao để

đảm bảo được chuyến tàu tốc hành về Tây phương Cực lạc, người Huynh Trưởng phải tự trang nghiêm mình bằng lời nói và việc làm, chứ không phải chỉ lý thuyết không.

Ngày nay tại Âu châu này, có nhiều đoàn sinh Gia Đình Phật Tử đã thọ Bồ Tát giới tại gia, ăn chay trường, có bằng cấp như Kỹ sư, Bác sĩ, tham gia rất đều đặn trong các khoá tu học Phật Pháp Âu châu cho đến nay đã 13 kỳ, mỗi kỳ tổ chức 10 ngày tại mỗi quốc gia vào mỗi năm khi hè đến và nhiều người đã tham dự các khóa tu gieo duyên 14 ngày tại Úc châu, Âu châu hay Mỹ châu. Trong khi đó thì nhiều anh chị Trưởng về trình độ Phật Pháp còn rất giới hạn, chỉ còn nằm trong chương trình Phật Pháp của Gia Đình Phật

Tử chứ chưa làm quen với các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Đại Bát Niết Bàn v.v… Gần đây trong nước Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã cố gắng soạn ra một bộ sách về Phật Pháp tương đối cao hơn; nhưng cũng chỉ mới nằm ở ngưỡng cửa Đại học chứ chưa vào sâu nơi Hậu Đại Học. Cũng mới chỉ là lý thuyết chứ

Hòa Thượng Thích Như Điển ghé thăm gia đình, 2007

Page 24: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

22 Kỷ Yếu 25 Năm

chưa phải là thực hành. Về mặt nổi của Gia Đình

Phật Tử có nhiều ưu điểm là đồng phục, kỷ cương; nhưng về mặt sâu thẳm của nội tâm và sự tu học, Gia Đình Phật Tử cần phải hoà nhập vào với các khoá tu khác của các Chùa và các Giáo Hội khác tổ chức, chứ không phải chỉ khư khư giữ kỹ nội dung huấn luyện của 50 năm trước mà không có một sự uyển chuyển nào đối với sự tiến bộ của thế giới ngày nay. Sự tu học cũng giống như một dòng nước chảy, không tiến ắt phải bị vật cản khác chi phối. Do vậy phải tự trang bị cho chính mình một sự tu học chín chắn hơn để phục vụ cho lý tưởng của một người Huynh Trưởng Phật Tử, đồng thời mình phải là một nhà mô phạm cho các em trong cả sự tu lẫn sự học.

Ngày nay người ngoại quốc tìm hiểu và theo Phật Giáo rất nhiều. Vì họ biết rằng chỉ có giáo lý của đức Phật mới có thể giải phóng họ ra khỏi những giáo điều cứng nhắc và vô ý vị của các tôn giáo khác. Nói như nhà bác học Albert Eintein đã từng nói: Một tôn

giáo trong tương lai thích hợp và hướng dẫn cho khoa học, không tôn giáo nào khác hơn là Phật Giáo. Phật học cao cả như thế mà một người Huynh Trưởng không thông thạo giáo lý, một vị Tăng Sĩ chỉ thực hành giáo lý một chiều, thì không cách nào mà mang đạo vào đời được và nhất là mang chuông đi đánh

xứ người, tiếng chuông ấy phải thanh, phải vang vọng vào lòng người, chứ không thể và nhất định là đạo đời hai ngã khác nhau được. Muốn như vậy người Huynh Trưởng, người Tăng Sĩ lãnh đạo đó phải rành ngoại ngữ và phải tu học nghiêm chỉnh để trang nghiêm cho tự thân mình thì mới có thể trả lời thông suốt những câu hỏi mà người ngoại quốc đã đặt ra và hỏi mình.

Nhân việc Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ thuộc miền Quảng Đức muốn ra một lưu tập có liên quan đến vấn đề giáo dục tuổi trẻ Việt Nam và anh Quảng Pháp Trần Minh Triết có nhờ tôi viết bài nầy và tôi chỉ viết trong 4 phạm trù đã nêu trên. Nếu có được lợi lạc nào thì xin trang trải cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại ngày nay mà các anh chị trưởng lãnh phần trách nhiệm chính. Nếu không, nó cũng chỉ là một đóng góp khiêm nhường của một người Tăng sĩ Việt Nam đã sống tại ngoại quốc hơn 30 năm nay, đã trải qua các đại học danh tiếng tại Nhật và tại Đức về ngành giáo dục tâm lý học quần chúng mà nhiều khi

sự giáo dục đó nó chỉ thích hợp cho người ngoại quốc, chứ không phải cho người Việt Nam thì đây chỉ là một đề tài để tham khảo mà thôi.

Trong cương vị là Điều hợp cũng như liên lạc viên của các Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại cũng như quốc nội, ngày hôm nay tôi rất hãnh diện để nói lên những quan tâm của mình cho tuổi trẻ mà chính thời kỳ niên thiếu của tôi cách đây gần 40 năm về trước khi đi xuất gia, nếu không có sự hiện hữu của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại một làng quê xứ Quảng, thì ngày nay tôi đã không có cơ hội để gởi gắm những tư tưởng của mình cho các thế hệ đàn anh và các thế hệ chuyển tiếp về sau.

Mỗi một thế hệ chỉ có thể bắc được một nhịp cầu từ quá khứ đến hiện tại mà thôi. Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được. Nếu cố bắc, cũng sẽ bị hụt hẫng. Vì mỗi một con người chỉ làm được một số công việc nhất định mà thôi.

Cầu nguyện cho tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước luôn luôn dũng mãnh tinh tấn và tiến bước dưới ánh sáng nhiệm mầu của chư Phật.

Mong lắm thay!

Thích Như Điển Từ Đức quốc xa xôi khi

mùa xuân đã đến. Munich, ngày 18.04.2002

Page 25: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 23

T rong cuộc sống đôi khi ta tự hỏi: Ai đã tạo ra thế

gian này? Ta từ đâu đến? Vì sao đến đây? Điều gì là quan trọng nhất với ta? Khi chết rồi ta sẽ đi về đâu? Ai là người chia sẻ với ta những giây phút cuối đời? Ta sẽ ra đi trong thanh thản, bình an hay trong hoảng loạn, hận thù?... Tùy vào đức tin, sự trải nghiệm và quan niệm sống của bản thân mà mỗi người sẽ có những câu trả lời tương ứng.

Hiện tượng 2012 - Nỗi lo âu về thiên tai, nhân họa

Những năm gần đây, có một số người tin rằng ngày tận thế của nhân loại sẽ là ngày 21 tháng 12 năm 2012. Niềm tin này dựa vào ngày cuối cùng theo cổ lịch của người Maya, một dân tộc từng sống ở Trung Mỹ vào thời cổ đại. Nền văn minh Maya là một nền văn minh đặc sắc và tiên tiến trải rộng trên nhiều lãnh vực. Người Maya hiểu biết sâu sắc về thiên văn và toán học, họ đã sáng tạo ra một hệ thống lịch khá chuẩn xác, hoàn hảo. Theo tính toán của người Maya thì ngày 21 tháng 12 năm 2012 là một ngày đặc biệt. Vào thời điểm này, mặt trời sẽ di chuyển về trung tâm của dải ngân hà; các hành tinh trong hệ mặt trời ở

vào vị trí thẳng hàng với trung tâm thiên hà. Hiện tượng này xảy ra vào mỗi chu kỳ dài 26000 năm. Sự sắp xếp đặc biệt này sẽ làm cho lực hấp dẫn tác động mạnh lên mặt trời, khiến nguồn nhiệt từ mặt

trời phóng ra cao hơn bình thường gây ảnh hưởng mạnh đến trái đất.

Lấy cảm hứng từ đề tài này, năm 2009, đạo diễn Roland Emmerich cho ra đời bộ phim giả tưởng 2012 mô tả về ngày định mệnh đó. Dưới bàn tay phù phép và trí tưởng tượng phong phú của Roland Em-merich, phim “Năm đại họa 2012” đã tạo dấu ấn với những hình ảnh sống động mô tả cảnh

tượng thế giới bị nhấn chìm bởi động đất, sóng thần, núi lửa dồn dập. Bên cạnh đó, bộ phim cũng đề cập đến cuộc đấu tranh sinh tồn của con người trước thảm họa thiên nhiên mang đậm tính nhân văn đầy cao cả. Trong thời điểm quyết định sự sống còn của bản thân, nhiều người đã bỏ mặc, giẫm đạp lên sinh mạng của người khác để giành lấy cơ hội sống còn; song cũng có không ít người hy sinh mạng sống của chính mình để cứu giúp kẻ khác. Trong thời khắc thế giới bị đảo lộn thì lòng yêu thương, tình người lại đơm hoa kết trái. Những con người trước đây xa lạ, nay xích gần lại nhau hơn khi họ biết ban tặng cho nhau tình thương không phân biệt thân sơ, sang hèn. Qua những hình ảnh hy sinh cao thượng và cảm động trên, bộ phim đề cao lòng nhân đạo, sự thức tỉnh của lương tâm nhân loại; tình người cuối cùng đã chiến thắng lòng vị kỷ, phân biệt cá nhân.

Thời gian gần đây những hiểm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, mây phóng xạ, gió lốc, lụt lội, hạn hán xuất hiện khắp nơi. Những tai họa thiên nhiên này diễn ra hàng loạt, phức tạp, hung dữ và mãnh liệt hơn; sức tàn phá của chúng đạt mức kỷ lục. Bên

Hiện Tượng 2012

Qua Cách Nhìn Của Người Học Phật

Page 26: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

24 Kỷ Yếu 25 Năm

cạnh những hiểm họa đến từ thiên nhiên, thế giới ngày càng trở nên bất ổn bởi chính con người qua những việc làm hủy hoại môi trường, những xung đột, tranh chấp, chiến tranh, khủng bố gay gắt và ác liệt. Quanh ta giá trị đạo đức tuột dốc, nhiều người chạy theo các giá trị vật chất, danh vọng, quyền lực; sống thờ ơ, buông thả, thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Những diễn tiến này vẽ lên một bức tranh tương lai đầy u ám khiến nhiều người càng lo lắng, hoảng hốt và tin tưởng là ngày thảm họa xảy ra đã gần kề.

Vạn vật vô thường

Vô thường là đặc tính chung của mọi sự vật trên đời, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Vô thường nghĩa là “biến đổi”, “không trường tồn”, “không mãi mãi tồn tại trong một trạng thái nhất định”.

Từ khi chào đời, mỗi ngày sống là một bước đi đưa chúng ta tiến dần về điểm kết. Ngày tận thế chỉ là giả thiết, nhưng sự sanh diệt của tất cả sự vật là thật. Có sinh thì có tử; thọ mạng của con người có giới hạn, đâu chỉ chờ đến ngày “tận thế”. Trong môi trường sống bình an nhất, sanh-diệt, thành-hoại, hợp-tan, được-mất, thịnh-suy vẫn xảy ra liên tục trong vạn vật vạn loài. Tất cả các sự vật, hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, nương tựa vào nhau mà tồn tại. Vạn vật luôn biến hóa, dịch chuyển liên tục trong từng phút từng giây. Phật giáo chia quá trình sinh diệt thành 4 giai đoạn: Thành -

Trụ - Hoại - Không. Từ “không” mà sinh ra “có”. Giai đoạn “có” lại chia thành 3 giai đoạn là Thành, Trụ, Hoại. Kết quả của “hoại” là quy về “không”. Trong giai đoạn “thành”, các yếu tố vật chất dần dần ngưng đọng hình thành nên tứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa. Sau khi tứ đại được định hình rồi, thì thế giới dần dần được phát triển. Nhưng rồi thế giới cũng tự chín muồi và đi đến chỗ “suy” và “hoại”. Thế giới bước vào giai đoạn "hoại" là hiện tượng tự nhiên, do cộng nghiệp của chúng sanh ở thế giới này dẫn tới. Đến lúc “hoại” hoàn toàn thì khối vật chất của thế giới bị tan rã, và trở về giai đoạn “không”. Sau đó nghiệp cảm của chúng sinh sẽ tích tụ lại, hình thành một thế giới mới. Thế giới sinh diệt là do nghiệp cảm của chúng sinh mà có. Một khi thế giới này không còn điều kiện để cư trú nữa thì chúng sinh tùy theo nghiệp lực của mình mà tái sinh sang các thế giới khác.

Để tăng thêm sức mạnh vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, chúng ta cần nhận

ra tính vô thường của mọi vật. Quán chiếu vô thường giúp ta giữ tâm an nhiên, tự tại, bình tĩnh trước mọi đổi thay bất ngờ. Quán chiếu vô thường có công năng diệt trừ tham ái, si mê. Uy lực của quán chiếu vô thường rất mạnh mẽ. Nó không làm ta chán ghét mọi vật, mà giúp ta xả bỏ thái độ tham đắm, vướng mắc, vọng tưởng, phiền não, chấp trước. Hiểu được tự tánh vô thường, con người mới mạnh dạn từ bỏ sự bám víu vào tính chất "tạm thời" của sự vật; mới chán ngán với những thú vui tạm bợ, giả tạo; mới chuyển sự hào phóng cho tư lợi cá nhân thành lòng nhiệt thành góp tài, góp sức vào những việc nghĩa.

Thuyết Nhân Quả

Thuyết nhân quả không phải do một cá nhân hay tổ chức nào tự đặt ra, và không chỉ có giá trị giới hạn trong một vài tập thể nào đó. Luật nhân quả là quy luật tự nhiên trong trời đất; một luật rất công bằng, đúng đắn, chi phối mọi sự vật trong vũ trụ. Ví dụ như khi ta chạm tay vào lửa thì ta sẽ bị phỏng; ngược lại khi chạm tay vào nước đá thì ta sẽ bị lạnh. Người không nóng giận thường được sống cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm, bạn bè gần gũi quí mến; người không bị vật chất trói buộc thì tâm trí được thảnh thơi. Nhân ác tích lũy đến lúc chín muồi sẽ sinh ra tai nạn. Kiếp nạn xảy ra trên quy mô lớn nhỏ tùy theo số lượng người tạo nghiệp nhiều hay ít, nghiệp nặng hay nhẹ. Đời này tạo nghiệp không

Page 27: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 25

hẳn là đời này chịu quả báo. Những người tạo ra những nghiệp nhân giống nhau thì ở đời sau sẽ gánh chịu quả báo giống nhau trong cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm. Đó chính là cộng nghiệp.

Chúng sinh biết sợ quả khổ, cầu xin được tiêu trừ tai họa nhưng lại không tích cực tránh nhân ác, tích cực hành thiện và thành tâm sám hối. Sám hối nghĩa là ăn năn, hối hận, hổ thẹn vì những lỗi lầm đã phạm, quyết tâm sửa đổi và nguyện dứt tuyệt không tái phạm nữa. Cũng giống như kẻ phạm tội, khi đem ra phán xử, mà biết thành khẩn nhận tội và ăn năn hối lỗi thì khi luận tội còn có cơ may được giảm án. Đó là thí dụ tuy có nhân phạm tội, nhưng quả chịu tội được chuyển biến. Mặc khác, kẻ bị hại cũng nên thực hành pháp xả bỏ để hóa giải xung đột; bằng không thì đời đời kiếp kiếp oan gia đối đầu, đôi bên đều chịu khổ. Nhờ pháp sám hối và xả bỏ, con người có thể cải hóa lòng mình tốt đẹp hơn, đời sống cá nhân được hạnh phúc hơn, và xã hội được hòa bình, an lạc hơn. Rõ ràng là quả báo đến thì phải chịu, thế nhưng khi phát tâm sám hối và xả bỏ, thì quả báo chưa sinh khởi có thể biến chuyển. Nếu tất cả chúng sanh cùng nhau phát lòng sám hối, bỏ ác, tu thiện thì có thể có được cơ may hoá giải thiên tai và nhân họa.

Lý Nhân Duyên Sanh và sự chuyển hóa Tâm

Nhân là phần chính có năng

lực phát sanh; Duyên là phần phụ, hỗ trợ cho nhân phát sanh ra sự vật. Khi nhân duyên hòa hợp, thì sự vật được hình thành; khi nhân duyên không thuận hoặc chưa đầy đủ, thì sự vật không thể hình thành; khi nhân duyên hết, thì sự vật đã hình thành sẽ tan rã.

Hết thảy vạn vật chuyển biến theo tâm tánh của chúng ta. Đức Phật dạy: Tất cả các pháp đều từ tâm tưởng sanh. Khi chúng ta còn bị tâm tham-sân-si chi phối, tạo điều kiện cho độc tố hấp thụ và phát triển, thì tâm ta sẽ còn bị nhiễm độc; ngược lại nếu ta loại bỏ tham-sân-si, giữ tâm trong sạch thì độc tố không thể xâm nhập. Tâm là nhân, còn ngoại cảnh là duyên. Tâm ác gặp duyên ác tạo ra nghiệp ác; tâm thiện gặp duyên thiện tạo ra quả thiện. Khi tâm ta đã hoàn toàn thanh tịnh như mặt nước phẳng lặng trong suốt rồi thì tự nhiên tất cả vật dưới đáy hồ sẽ hiện lên rất rõ ràng. Chân tướng càng hiện rõ bao nhiêu thì vô minh càng giảm bấy nhiêu; vô minh càng giảm thì trí tuệ càng tăng.

Tứ Diệu Đế, chìa khóa mở cánh cửa lớn để bước vào căn nhà giác ngộ

Chúng ta ai cũng muốn được hạnh phúc, không ai muốn khổ đau. Thế nhưng, những khoảng khắc thức tỉnh của chúng ta quá ít và thường quá ngắn ngủi; trong khi thời lượng tiêu tốn để thỏa mãn những ham muốn thường tình, vô bổ lại chiếm quá nhiều. Trên thực tế, hạnh phúc càng nhiều, càng

kéo dài thì đau khổ càng nhân lên khi hạnh phúc không còn nữa. Là Phật tử chân chính, chúng ta không đắm say trong lạc thú trước mắt, mong cầu phước báo cõi người, cõi trời. Đạo Phật ra đời là để giúp chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, bỏ mê khai ngộ. Các pháp môn và mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy. Trong Tứ Diệu Đế, đức Phật chỉ rõ: Nếu muốn hoàn thành nguyện vọng thoát khổ điều trước tiên cần nhận thức được khổ; tiếp đến tìm hiểu nguyên nhân đưa đến đau khổ; nhận biết khả năng chấm dứt khổ; cuối cùng xác định con đường, phương pháp dẫn đến sự thoát khổ. Vì vậy, người học Phật nhất định phải diệt trừ vô minh để bứt vòng sanh tử, thoát khỏi luân hồi.

Tu mau kẻo trễ

Đức Thế Tôn đã hết lời giáo huấn, nhắc nhở chúng ta phải nhận rõ chân tướng sự thật; thì nay, ta nên nắm chắc cơ duyên hy hữu này, hiểu rõ việc lớn sinh tử trong đời người. Quán tưởng về cái chết không thể làm cho ta chán đời nếu chúng ta biết vận dụng một cách tích cực. Đừng chờ đến lúc khát nước rồi mới đi đào giếng, như vậy thì quá trễ. Thay vì lãng phí thì giờ vào những hoạt động vô nghĩa, ta nên làm ngay những điều tốt đẹp cần làm, tạo nhiều công đức, tạo ít nghiệp xấu, bồi dưỡng phát huy thiện căn, tinh tấn tu hành thì chắc chắn ta sẽ không lo ngại, vướng mắc gì lúc ra đi.

Hạnh phúc không trường

Page 28: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

26 Kỷ Yếu 25 Năm

tồn và sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu Ở phần kết, bộ phim 2012 khởi lên niềm hi vọng: “Sự kết thúc là một sự khởi đầu”. Hình ảnh một vị sư Tây Tạng điềm tĩnh đánh lên những hồi chuông hùng hồn; tương phản với cảnh tượng hỗn độn, hoảng loạn, sợ hãi xung quanh chứng tỏ sức mạnh phi thường của tâm an định. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Trong hung có kiết, trong kiết có họa, tất cả tùy duyên mà ứng biến. Khi gặp phải đại họa vô phương tránh đỡ, chúng ta hãy nương dựa vào năng lực của tự tâm và đại nguyện rộng lớn của chư Phật mười phương, đức Phật A Di

Ðà, bồ tát Quán Thế Âm để vượt qua biển khổ.

Tóm lại, sự vật vốn dĩ vô thường, nếu ta biết cách chuyển hóa thì tình trạng sẽ cải thiện. Thấy được tự tánh vô thường của vạn vật, chúng ta sẽ dứt trừ được tham ái, giữ được tâm không xáo động, bình thản trước mọi hoàn cảnh đổi thay bất ngờ. Thế giới của chúng ta chỉ là một tinh cầu bé nhỏ trong vũ trụ bao la. Thế giới này nếu một mai bị hoại diệt, không có nghĩa là cả nhân loại rơi vào bước đường cùng. Chúng sanh tùy theo thiện căn mà chuyển sinh sang một thế giới mới tương ứng với nhân duyên của mình. Nếu nghiệp

lực sâu dày, đức tin mạnh mẽ kiên cố, chí nguyện thiết tha và chuyên tâm hành trì chúng ta có thể vãng sinh về cõi Phật hòa bình và an lạc. Chúng ta không thể cậy người tu giúp hay chờ ai ban ân giáng họa; chỉ có thực hành mới biến lý thuyết thành hiện thực. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, chúng ta hãy xác định cho mình con đường nào phải đi, nơi nào sẽ đến; và nếu đã xác định được rồi thì nên kiên định với lộ trình ấy; đừng lãng phí thời gian mà hãy vững bước tiến lên.

Vạn Duyên tổng hợp

Hãy Sống Trong Thế Giới Biết Ơn

Hãy biết ơn những người khiển trách ta vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ. Hãy biết ơn những người làm ta vấp

ngã vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn. Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta vì

họ đã dạy cho ta biết tự lập. Hãy biết ơn những người đánh đập

ta vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta. Hãy biết ơn những người lường gạt

ta vì họ tăng tiến kiến thức cho ta. Hãy biết ơn những người làm hại ta

vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta. Hãy biết ơn tất cả những người

khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.

Trích những lời khai thị quí báu của Tịnh Không Pháp Sư

Living in a Grateful World

Be grateful to those who have hurt or harmed you for they have reinforced your determination Be grateful to those who have made you

stumble for they have strengthened your ability Be grateful to those who have abandoned

you for they have taught you to be inde-pendent Be grateful to those who have hit you for

they have reduced your karmic obstacles. Be grateful to those who have deceived

you for they have deepened your insight. Be grateful to those who have denounced

you for they have increased your wisdom and concentration Be grateful to those who have made you

FIRM & RESOLUTE and Help in your Achievement.

From the precious teaching of Master

Ching Kung

Page 29: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 27

H àng tuần vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật, gia đình em cùng nhau đi phóng sinh cá. Mỗi lần phóng sinh khoảng 9 hoặc 10 con. Gia đình em đi đến phố Tàu, mua cá ở tiệm Hạ Long. Người bán cá cho cá vào xô mà em đã mang từ nhà đến. Sau đó, ba mẹ em mang

xô để phía sau xe. Cả nhà em cùng niệm Phật “A Di Đà” trong suốt quãng đường lái xe đến nơi phóng sinh - Dick Bell Park. Khi đến nơi, chúng em bỏ xô lên xe đẩy, rồi ba em đẩy xe đến bờ sông. Sau đó, gia đình em làm nghi lễ phóng sinh như sau:

1. Niệm Chú Đại Bi 2. Đọc tam tự quy y cho cá 3. Sám Hối 4. Tụng Bát Nhã Tâm Kinh 5. Hồi Hướng Nghi lễ xong thì mình thả cá. Em thả 3 con cá, Huy Tiến thả 3 con, mẹ em thả số cá còn lại. Phóng sinh xong em cảm thấy vui lắm vì em đã cứu những con vật này khỏi bị giết. Giác Tiến Bùi Tú Uyên & Giác Tấn Bùi Huy Tiến

(Đoàn Oanh Vũ Nữ & Oanh Vũ Nam)

Gia đình em đi phóng sinh cá

Page 30: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

28 Kỷ Yếu 25 Năm

Breathe in… Breathe out…

E very week, before we start our activities, a “huynh

trưởng” will lead us to do group meditation. You are asked to sit down, cross your legs, straighten your back, face forward, rest your hands on your laps, close our eyes. You are asked to keep silent.

How do you like the 10 minutes meditation time at the beginning of every Sunday? I bet that the 10 minutes seem to last forever. You can’t talk. You can’t do anything else. But you just can’t hold it. You turn to one side, you see a friend also looking at you, smiling and trying to whisper something that you can’t really hear. You turn to the other side, somebody else is scratch-ing their back and moving im-patiently. Yet, most of the other people are sitting quietly as if nothing can interrupt them from enjoying this pleasant

moment. It makes you wonder how they could like it at all while it seems so boring to you.

I have to admit it is not easy, neither for you nor for the seniors. However, if we set our minds to it, with time, it will become easier and easier. We will eventually be able to find enjoyment in the present moment and thus experience the benefit of meditation.

Meditation is a time to rest our body and mind. When our body is fully resting and we are breathing evenly and regu-larly, we can totally relax. It is easier for us to work out solu-tions to problems we may be having at home, school, or with friends.

One way to make medita-tion more fun is to use your imagination, allow yourself to explore your own creativity… For example, you can imagine

there are a bunch of flat bal-loons nearby. You pick one and blow your stress into it. The balloon is getting bigger and bigger. It gets so big that it eventually explodes. Then you pick another balloon and re-peat the same process blowing your stress to a balloon and watching all worries and an-gers pop, one by one. Your body, now without any stress, becomes so relaxed and com-fortable; nothing is weighing it down anymore. It becomes so light that you feel yourself floating. Mr. Wind comes and carries you away. You are brought to a new land you have never seen before. There, a new episode of your discov-ery journey begins…

There are never ending pos-sibilities to your stories. You can draw some inspiration from Guided Meditation such as light meditation, flower meditation, water meditation and so on at Buddhanet web-s i t e , h t t p : / /w w w . b u d d h a n e t . n e t / e -learning/buddhism/meditate/guide.htm. Allow your imagi-nation to make the possibilities limitless.

Ok, now close your eyes! Breathe in… Breathe out… Breathe in… Breathe out… Happy meditating, little ones!

Page 31: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 29

This picture is dedicated to all my Oanh Vũ Nữ’s…

I would like to ask you not to bother trying to figure out which character in the picture is you. Any of us can always connect with any character in the picture. There is always time that we are good and time that we are not as good, including chị Điền. So don’t

worry! You are all exceptional ones to me. I believe you will all grow up to be good per-sons. Thanks for the wonderful memories that you have given me!

I love the time we spent drawing together.

I love it when you asked me who is that person I was drawing. I love it that you told me you are not the bad examples.

I love it when you pointed at a good one and said that it was you. I love it when you insisted me to draw another person who would be good and sitting in

the front row. I love it when I teased you that you were the bad one and you said “Aw…” in agreement.

Gia Bình Ôn Gia Điền

Page 32: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

30 Kỷ Yếu 25 Năm

Tình thương của cha mẹ

M ùa Vu Lan, chúng ta ai cũng liên tưởng đến

tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Theo bản năng tự nhiên, hầu hết các cha mẹ trên thế gian này đều thương con vô bờ bến. Cho dù những đứa con mình đẹp đẽ, khỏe mạnh hay ốm o, bệnh hoạn; có thành công hay thất bại trên đường đời thì cha mẹ vẫn luôn luôn bên mình. Tình thương của cha mẹ bao la và có nhiều khía cạnh không thể kể hết được, nhưng chỉ xin nêu ra ba điểm chính nơi đây: Đó là sự lo lắng, sự thông hiểu và sự hy sinh của cha mẹ.

Nói về sự lo lắng thì cha mẹ nào cũng lo cho con mình, có khi còn hơn cả cho chính bản thân mình nữa. Bé thì lo cho từng miếng cơm, manh áo, thuốc thang khi bệnh tật. Lớn hơn nữa thì lo cho con học hành nên người có kiến thức. Ngay cả khi con đã lập gia đình, cha mẹ cũng vẫn tiếp tục lo cho con, cho cháu. “Của đau, con xót.” Khi con đứt tay, trầy chân, hay bị tai nạn u đầu xước trán, cha mẹ cũng đau xót như con. Khi con đi thi, con có thể lo một nhưng cha mẹ lo đến gấp mấy lần. Khi con đi đâu về khuya, cha mẹ thường thao thức chờ con về. Có khi vì không muốn cho con biết, cha

mẹ chỉ nằm yên trong phòng như là đã ngủ, nhưng lúc nào cũng chập chờn chờ tiếng mở cửa của con. Mỗi khi con đi đâu xa, cha mẹ lại lo lắng cho con. Mong cho đi đến nơi về đến chốn, mọi sự được bình an. Tất cả những nỗi lo lắng của cha mẹ không có điểm dừng. Cho dù con có bao nhiêu tuổi thì trong lòng cha mẹ; con vẫn là những đứa con còn thơ dại; lúc nào cũng cần sự bảo bọc, chăm sóc.

Kể từ lúc cấn thai đến khi khai hoa nở nhụy; từ khi còn bé cho tới lúc lớn khôn; không có thời kỳ nào con lại không cần sự nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ. Vì gần gũi nên cha mẹ thường là những người hiểu con mình hơn hết. Cha mẹ có thể cảm nhận sự vui buồn của con, mặc dù con có muốn dấu cũng khó có thể qua mắt được.

Cha mẹ còn có thể biết trong lòng con đang muốn gì, đang suy nghĩ chi hay còn bận tâm về điều gì chưa dứt được. Vì vậy cha mẹ có thể chiều con nếu thấy điều đó có thể chấp nhận được, thông cảm với con những điều ngoài tầm khả năng, hay cố gắng uốn nắn con đến những mục đích cao cả hơn mà cha mẹ hằng mong mỏi.

Tình thương lớn nhất của cha mẹ dành cho con chính là sự hy sinh. Cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu vắng lòng hy sinh, và trên thế gian này có cha mẹ nào lại không hy sinh cho con cái. Cho dù gia đình có thiếu hụt, nhưng cha mẹ luôn dành cho con có được những điều kiện thuận lợi và đầy đủ nhất. Các bạn có bao giờ để ý tại sao các bà mẹ thường thích ăn cơm nguội hay không? Đó chính là sự nhường nhịn kín đáo của người mẹ khi bảo với con là mình thích ăn cơm nguội; âu cũng là muốn dành cơm mới nấu cho con mình thôi. Sự hy sinh không dừng ở vật chất, nhiều bậc cha mẹ còn hy sinh nhiều hơn thế nữa, có khi kể cả tính mạng. Nhớ khi xưa, lúc đời sống ở Việt Nam vô cùng khó khăn, nhiều gia đình đã phải bán hết tài sản để bỏ nước ra đi. Có gia

“Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Page 33: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 31

N gày nay, nhiều người khá kỹ lưỡng trong việc ăn uống. Họ

luôn đọc qua nhãn hiệu để tìm hiểu về nơi sản xuất, thành phần chế biến và hàm lượng dinh dưỡng trước khi mua hay dùng. Còn tôi rất hiếm khi lưu ý bảng liệt kê chất liệu của các mặt hàng thực phẩm. Chỉ khi nào mua một món đồ chế biến sẵn chưa từng dùng qua, tôi mới đọc qua thành phần vật liệu sử dụng để chọn lựa ra hiệu ưng ý nhất giữa những sản phẩm tương tự.

Hàng tuần, cứ tới cuối buổi sinh hoạt là giờ ăn nhẹ. Thức ăn có thể là rau quả, đồ nấu ở nhà hay thực phẩm chế biến sẵn, nhưng tất cả phải là đồ chay. Đây là mục mà đa số các em đều thích và luôn được các em háo hức mong đợi. Vậy mà có một hôm, gần hết giờ ăn tôi để ý thấy một hộp yogurt vẫn còn nguyên trước mặt một em Oanh vũ. Ngạc nhiên, tôi đến gần hỏi tại sao em chưa ăn. Em trả lời, “Cái này không

phải đồ chay, nó có gelatin đó chị!” Tôi tự hỏi sao em lại để ý chi tiết đến vậy? Cầm hộp yogurt lên để đọc thì quả như lời em nói, “gelatin” được liệt kê trong danh sách thành phần vật liệu. Em còn cho biết, chỉ có một loại yogurt là không dùng gelatin mà thôi. Tôi nghĩ thầm, lần sau đi chợ chắc phải cầm từng hộp yogurt của mỗi hiệu lên đọc để tìm xem hiệu nào là hiệu mà em đã nói đến. Quả nhiên, khi đi chợ tôi thử đọc thành phần chế biến của tất cả các hiệu yogurt trong tiệm thì chỉ có hiệu Astro là người ta dùng rong biển (agar) làm chất đông đặc, còn tất cả các hiệu khác đều dùng gelatin (chất làm đông chế từ xương hoặc da thú vật).

Đứng lớp dạy các em về ăn chay nhiều năm rồi, mà tôi vẫn cần phải học thêm từ một em Oanh vũ. Từ đó, tôi cẩn thận hơn mỗi khi mua đồ ăn, nhất là khi mua đồ ăn chay, vì nhiều thứ mình cứ tưởng là chay nhưng thật sự lại không

phải vậy. Tôi cảm thấy vui là các em sẵn sàng phát biểu ý kiến và mình cũng có thể nhận từ các em nhiều điều giá trị. Kiến thức không chỉ tìm thấy ở trường lớp, nhiều khi mình vẫn học được từ những người xung quanh qua những sinh hoạt hàng ngày. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Thế giới xung quanh luôn ẩn chứa nhiều điều cho chúng ta tìm hiểu và học hỏi. Càng tiếp cận nhiều với thế giới bên ngoài chúng ta càng có nhiều cơ hội để mở rộng tầm nhìn và nâng cao tri thức trong cuộc sống.

Diệu Hiển Nguyễn Việt Châu

đình thoát được, cũng có gia đình bị vào tù ra khám, cũng có người phải hy sinh tính mạng trên biển cả nhưng họ vẫn không chùn bước cũng chỉ vì mưu cầu một cơ hội tốt hơn cho con cái.

Tình thương của cha mẹ dành cho con quả là vĩ đại, mênh mông như biển rộng

sông dài không bao giờ cạn kiệt. Tình thương đó tuy không thể diễn đạt đầy đủ bằng lời, nhưng sự lo lắng, sự hiểu biết về con và sự hy sinh của cha mẹ như nước tuôn thành dòng, sông ra biển lớn, ngày này qua ngày khác như quy luật thiên nhiên, không bao giờ ngừng nghỉ. Nhân mùa Vu Lan, xin

được kính cẩn nghiêng mình trước các bậc cha mẹ. Xin cầu chúc cho các bậc cha mẹ hiện tiền luôn được an vui và hạnh phúc.

Minh Nguyện Nguyễn

Hoàng Vũ

Bài học từ một em Oanh vũ

Page 34: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

32 Kỷ Yếu 25 Năm

Dialogue Between The Dalai Lama and Dr Leonardo Boff.

♦ The Dalai Lama, a Nobel Peace Prize Laureate is a great spiritual and Buddhist Leader ♦ Leonardo Boff, a Brazilian Theologist is one of the renovators of the Theology of Freedom At recess in a round table discussion about religion and freedom in which Dalai Lama and Leonardo were participating, maliciously and also with interest, I asked him: “Your holiness, what is the best religion?” I thought he would say: “The Tibetan Buddhism” or “The oriental religions, much older than

Chritianity.” Dalai Lama paused, smiled and looked me in the eyes… which surprised me because I knew of the malice contained in my question. He answered:

“The best religion is the one that gets you closest to God. It is the one that makes you a better person.” To get out of my embarrassment with such a wise answer, I asked:

“What is it that makes me better?” He responded:

“Whatever makes you more compassionate, more sensible, more detached, more loving, more humanitarian, more responsible, more ethical.”

“The religion that will do that for you is the best religion” I was silent for a moment, marvelling and even today thinking of his wise and irrefutable response:

“I am not interested, my friend, about your religion or if you are religious or not. What really is important to me is your behaviour in front of your peers, family, work, community, and in front of the world.”

“Remember, the universe is the echo of our actions and our thoughts.” “The law of action and reaction is not exclusively for physics. It is also of human relations. If I

act with goodness, I will receive goodness. If I act with eviI, I will get evil.” “What our grandparents told us is the pure truth. You will always have what you desire for oth-

ers. Being happy is not a matter of destiny. It is a matter of options.” Finally he said:

“Take care of your Thoughts because they become Words. Take care of your Words because they will become Actions. Take care of your Actions because they will become Habits. Take care of your Habits because they will form your Character. Take care of your Character because it will form your Destiny, and your Destiny will be your Life.” … and … “There is no religion higher than the Truth.”

YOUR RELIGION IS NOT IMPORTANT

Page 35: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 33

Dòng thời gian C òn vài tuần nữa là mừng

Chu niên GĐPT Chánh Kiến lần thứ 25 (tính từ GĐPT Từ Ân nối tiếp), các em Thiếu nam, Thiếu nữ nô nức đến nhà anh Vũ (Liên đoàn trưởng) phụ làm kỷ yếu. Nào là Andy Lê, Tony Bảo, Sang, Vĩnh Khang, Cindy, Kaitlyn, Shirley v.v... Đặc biệt các em có mặt nơi đây em nào cũng từ Oanh vũ lên nên tinh thần làm việc rất cao.

Các em may mắn có được cha mẹ hiểu biết đạo Phật và đưa các em đến với đạo pháp sớm. Nhớ lúc mới vào GĐPT các em là những Oanh vũ nhút nhát, nũng nịu, rụt rè... được các anh chị thương yêu săn sóc dạy dỗ mà nay các em trở thành những Thiếu niên xinh tươi ngoan giỏi của gia đình. Còn tôi biết đạo trễ nên bước vào GĐPT ở tuổi trung niên, tài hèn sức mọn, việc gì với khả năng làm được tôi không từ nan, chỉ mong góp một bàn tay phụ dựng xây tổ chức và tôi đã trở thành Huynh trưởng chánh thức sau khi tham dự các trại huấn luyện Lộc Uyển và A Dục.

Là Đoàn trưởng Oanh vũ nữ, mới nghe anh chị em sẽ hình dung một chị tươi trẻ duyên dáng để tung tăng với các em nhỏ xinh xắn hồn nhiên... Riêng GĐPT Chánh Kiến vào thời điểm này thì

ngược lại. Tôi, một chị trưởng già nhất trong số Huynh trưởng nữ của gia đình mà coi đoàn Oanh vũ nữ mới vui chứ. Tuổi tôi hơn tuổi các em gần 2 thế hệ, vậy mà chị em vẫn hòa hợp vui đùa, ca hát tự nhiên. Ban Huynh Trưởng tùy theo nhu cầu của đơn vị mà sắp xếp

miễn sao giữ vững được gia đình. Tôi thương các em, đáp lại các em cũng thương tôi không ít. Oanh vũ nữ ngoan hiền trong bộ đồng phục xinh xinh thật dễ thương. Tôi dạy các em nhiều bài ca sinh hoạt trong đó có bài "Em là Oanh vũ" mà chị em đều thích. Lời ca chan chứa sự liên hệ yêu thương không thể tách rời trong một gia đình đang phát triển và các em hát rất hay mỗi khi họp đoàn.

Cứ thế tuần này qua tuần

khác, năm này sang năm khác, tôi sinh hoạt với GĐPT Chánh Kiến thấm thoát đã hơn 20 năm. Biết bao kỷ niệm vui buồn trong đời Huynh trưởng nhưng với tôi buồn ít vui nhiều. Tôi sống đơn giản lấy tâm từ bi làm nền tảng nên ít phiền não. Hằng tuần đến với

gia đình sinh hoạt nhìn các em im lặng ngồi tịnh tâm, trang nghiêm lễ Phật, tươi vui học tập, chăm chú lắng nghe anh chị kể chuyện tiền thân Đức Phật Thích Ca, những mẩu chuyện đạo, các em thích thú hăng say chơi trong vòng tròn, ăn ngon cuối giờ sinh hoạt, chừng ấy cũng đủ làm tôi vui dấn thân phụng sự. Cho tới một ngày tôi nhận ra rằng mình đã học được nhiều điều quí báu ở tổ chức GĐPT mà không thể có được ở nơi học

Page 36: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

34 Kỷ Yếu 25 Năm

đường. Tôi học được từ quí Ân Sư đạo cao đức trọng cho tới các anh chị Huynh trưởng trong và ngoài nước có một bề dầy thâm niên sinh hoạt. Anh chị đã hy sinh phụng sự và

cống hiến đời mình cho tổ chức áo Lam, cho đạo pháp. Cao cả thay anh chị, là những tấm gương sáng ngời cho đàn em nối gót. Càng trải nghiệm cuộc sống, tôi càng thấy Phật Pháp thật nhiệm mầu.

Tôi thương lắm những anh chị trưởng có mặt từ khi GĐPT Từ Ân mới thành lập mà giờ này vẫn còn đây. Có những em Oanh vũ xưa kia hiện nay là Huynh trưởng tiếp nối đàn anh đàn chị ra tay chèo chống một lòng sắt son trung kiên với tổ chức. Có những Huynh trưởng, Đoàn sinh đã sinh hoạt 20 năm, 10 năm, 5 năm, 1 năm hay vài tháng, dù mới đến hay đã nhiều năm, dù đã hay đang sinh hoạt tất cả anh chị em chúng ta, đều góp sức, góp

công dựng xây GĐPT Chánh Kiến vững bền cho đến ngày hôm nay.

Kỷ niệm rất nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là những năm 1992-1996. Lúc đó tôi là Đoàn

trưởng đoàn Thiếu nữ, các em Thanh Thiếu nam nữ đã làm nổi bật GĐPT Chánh Kiến một thời. Thanh Thiếu nam chơi thể thao bộ môn đá banh và bóng chuyền thật tài tình. Trong đoàn có các em Ngân, Được, Khén, Phong, Bửu, Trường Vũ, Hiển, Hoàng Vũ, Huy, Nguyên v.v... Các em thi đấu với GĐPT bạn trong các trại hè và đã đem về cho GĐPT Chánh Kiến nhiều giải thưởng vẻ vang còn lưu giữ đến bây giờ. Đoàn Thiếu nữ có các em Kim Hồng, Vạn Lý, Thủy Tiên, Hoàng Oanh, Thanh Huệ, Bích Hồng, Thu Hà, Thu Hường, Thu Vân, Thu Sương, Thanh Thúy, Bích Vân v.v... với tài dạy múa của Kim Hoàng đã đưa gia đình lên một

cây văn nghệ. Rồi các em lớn lên theo dòng đời vì sự học, vì hoàn cảnh gia đình các em phải xa rời tổ chức. Ban Huynh Trưởng chúng tôi ví như ông lái đò đưa khách qua sông, hết đợt Đoàn sinh này tới đợt Đoàn sinh khác. Thời gian cứ êm đềm trôi, lâu lắm tôi mới gặp lại một vài em. Các em giờ đây đã lớn khôn. Tôi mừng cho các em thành danh, thành nhân góp phần hữu ích cho xã hội. Các em tâm sự là các em vẫn luôn nhớ đến GĐPT, cái nôi đạo đức mà các em đã một thời an vui tu học, hấp thụ giáo lý Phật Đà. Phật Pháp ít nhiều đã giúp các em vượt qua những cám dỗ, những trở ngại trước danh lợi và thành bại của trường đời.

Tình Lam trong anh chị em chúng ta như thế đó; không lợi, không danh mà sẵn sàng hi sinh phụng sự mới tuyệt vời. Anh chị em GĐPT chúng tôi thương nhau không thể tách rời. Tôi nguyện làm theo tinh thần "tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn". Còn sức khỏe, còn điều kiện tôi không bỏ lỡ thời gian và cơ hội sát cánh cùng anh chị em, gánh vác cho nhau, vượt mọi trở ngại để tổ chức tôn giáo đạo đức này ngày càng phát triển.

Chiều nay, từng đàn vịt trời ung dung tự tại bay lượn trên nền trời xanh có vài cụm mây trắng. Chúng thong thả bay dọc rồi bay ngang, đổi từ đội hình này sang đội hình khác, khoảng cách mỗi con đều nhau; đội hình nào cũng có một con đầu đàn dẫn đàn trông rất đẹp mắt. Chợt tôi liên

Page 37: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 35

tưởng tới đàn ngỗng trời của hơn 2500 năm về trước nơi thành Ca Tỳ La Vệ xứ Ấn Độ mà anh Huynh trưởng Võ Đình Cường viết trong quyển Ánh Đạo Vàng: "Hôm nay cánh con đã lành mạnh giữa bầu trời quang tạnh... thôi con hãy tung cánh lên đi." Thương ôi! lòng từ bi, yêu thương muôn loài của thái tử Tất Đạt Đa. Loài vịt trời xứ Canada này có nhiều đặc điểm rất hay mà tôi cần phải học. Vì sự sinh tồn nên chúng yêu thương đoàn kết để đủ sức mạnh bảo vệ cho nhau, vượt đường dài hàng ngàn cây

số với đôi cánh mỏng manh nhưng thật dẻo dai, bay về phương nam trú lạnh mỗi khi đông đến. Chúng dừng chân ngừng nghỉ ở những nơi an toàn, nếu trong đàn có bạn không khỏe, chúng sẽ ở lại chờ bạn bình phục rồi tiếp tục cuộc hành trình. Loài cầm thú này có nhiều đức tính tốt góp phần làm đẹp giang sơn cẩm tú này nên chính phủ Canada rất bảo vệ chúng.

Tôi ước mong anh chị em chúng ta tiếp tục đoàn kết, yêu thương, cùng nhau tu học, giữ gìn giới luật để tô bồi thân

giáo, tạo sức mạnh niềm tin cho thế hệ đàn em tiếp nối theo dòng Lam sử như sứ mệnh người áo Lam đã được truyền trao trong đêm "Truyền đăng tục diệm" thật linh thiêng và nhiệm mầu. Nguyện cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng từ bi gia hộ cho tổ chức GĐPTVN được trường tồn để phụng sự đạo pháp và dân tộc.

Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga

F rom all of the sport games in GĐPT camps that I’ve

attended, there was one volley-ball match that stood above and beyond every other camps. The battle was at trại Tình Lam 3 (TL3) in 1995, between the Thiếu Nam’s of GĐPT Quan Âm (QÂ) & GĐPT Chánh Kiến (CK). Before this trại TL3, at trại TL1 (1991), trại Tâm Minh 1 (1992), and trại TL2 (1993), Thiếu Nam GĐPT QÂ had captured 3 champion trophies in a row. Not only was their Thiếu Nam great but so was their Thiếu Nữ. We Thiếu Nam CK came in 2nd behind them 3 years in a row, but this volleyball match in trại TL3 will never be for-gotten for those who were

there and witness the triumph victory.

It was a Saturday afternoon. The weather was beyond per-fect, no wind and not too hot. It was the best out of 5 sets. At the time we were still playing by the old rules with the points

up to 21. Spectators from the two gia đình were wild, cheer-ing like crazy whenever there was a point gain. We used wa-ter buckets, pots, pan covers and whatever else we could find in the kitchen tent to make noise – we were banging it like

The Trophy

Page 38: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

36 Kỷ Yếu 25 Năm

crazy!!! I remember all six Thiếu Nam players that day; they were: anh Ngân (captain), anh Trường Vũ (setter), anh Khén, anh Được, Huy & Phong. GĐPT QÂ won the 1st & 2nd set and the 3rd set was under way.

Leading with two sets, their cheers “Ôlê…ôlê…ôlê…“ were so loud along with the banging kitchen instruments, even the referee (anh Quốc of GĐPT Thiên Hương) couldn’t hear his own whistle. We were down on the 3rd set, and knowing we were going to loose, so we gave everything we had. With those thoughts at the back of our mind, we felt less pressure but still we did not want to just give up. Even-tually we were able to catch up and tied straight to the very end. This 3rd set went into ex-tra points with a dead lock tied with 21 points. For every points gain was from a served. On the back row anh Khén was serving, Huy was center and Phong cover the back. On the attack line was anh Được, anh Trường Vũ (setter) and

anh Ngân. T h e y knew anh Được was powerful s p i k e r and, every time the ball was given to him to e x e c u t e , t h e y w o u l d

double block him anyway they can. Meanwhile, anh Ngân was a left handed spiker, not as fearful compared to anh Được but eventually both of them got us the points to be alive in the match moving to the 4th set.

While this match was hap-pening, chị Nga & chị Thảo made “hột é lười ươi” drink for the entire gia đình, in case the game ended, but that wasn’t the case. Everyone tired from cheering so a time out was given to get a break and have a drink then off to the 4th set. Perhaps the drink or the mo-mentum that we won from the 3rd set gave us the energy to take the 4th set with a huge lead. Now we are tied, down to the 5th set, and this was it. We never been this closed to a vic-tory. The time schedule for the all camp activities was affected by this game. I guess Ban Quản Trại did not expect this to happen. So the game had to continue, and the champ was to be crowned the end of camp.

Playing with caution in the 5th set got them into the lead. At the 11 points mark, they

lead us 11 to 8 where we had to switch sides. The funny part was everyone who were stand-ing and sitting on their team side also had to pick up their noise banging kitchen instru-ments and move too. Out of nowhere, anh Dũng (our GĐPT CK’s liên đoàn trưởng), came out and saw that we were down a few points, he quickly called a time out and straighten what we did wrong. He was coaching from the sideline and slowly we took the lead. Now it was our turn to make noise, we cheered like crazy. The whole entire gia đình CK came out knowing this is it. It’s now game point. Phong served and they were able to start up a set, and they hit it long and out. GAME OVER…Everyone ran into the court hugging each other and players, but that celebration came to sudden stop with a long sound of whistle. The referee called eve-ryone to back off, he demand all the CK’s players to do 20 push up right at the spot, due to the fact we didn’t shake hands with our opponents.

Perhaps there was never an event that brought us so much joy, loving and united like this one. It was not just a victory that I’ve remembered the most, but the spirit in this match where all the CK members put in their effort either by playing their best or cheering for the game.

Minh Nguyện Nguyễn

Hoàng Vũ

Page 39: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 37

Đ ã bao năm tháng trôi qua, nhưng Giác Nhân vẫn

chưa quên được cảm xúc lần đầu tiên đặt chân đến mái nhà Lam vào mùa Vu Lan Phật Lịch 2538 (1994). Tiếng tụng kinh hòa vào tiếng chuông mõ nhịp nhàng gợi nhớ lại cảm giác lần đầu tiên Giác Nhân đến chùa khi còn ở trại tị nạn. Hành lễ xong, Giác Nhân lúng túng và lo lắng khi đứng chung với các bạn trong đoàn, vì Giác Nhân không biết tư thế nghiêm và tư thế sẵn thì phải đứng như thế nào. Khi nào hô khẩu hiệu đoàn và khi nào hô khẩu hiệu gia đình, v.v…

Sau 3 tháng sinh hoạt, Giác Nhân được làm Lễ Phát Nguyện cài huy hiệu hoa sen trắng lên chiếc áo Lam. Đây cũng là ngày đánh dấu Giác Nhân trở thành đoàn sinh chính thức của GĐPT Việt Nam. Vài tháng sau đó, một vài anh chị huynh trưởng xin phép tạm ngưng sinh hoạt nên gia đình thiếu huynh trưởng để coi đoàn. Giác Nhân nhớ lúc đó bác gia trưởng đề nghị giải tán đoàn Thanh nam, để 5 em đoàn Thanh làm tập sự huynh trưởng. Khoảng thời gian đó Giác Nhân được giao làm đoàn phó II của đoàn Thiếu nam. Giác Nhân thật sự không ngờ mình từ một đoàn sinh không biết gì hết, nay được đứng trước anh chị huynh trưởng và

các em tập làm chủ lễ, tụng kinh, sau đó còn đứng lớp Việt ngữ hướng dẫn các em Oanh vũ. Trong số 5 huynh trưởng tập sự, Giác Nhân là người nhút nhát và hay mắc cỡ nhất. Nhưng nhờ các anh chị huynh trưởng lớn tận tình giúp đỡ và chỉ bảo, Giác Nhân ngày càng tự tin hơn.

Hơn 1 năm sau, Giác Nhân chuyển sang làm đoàn phó của đoàn Oanh vũ nam kiêm luôn thủ quỹ của GĐPT Chánh Kiến. Cũng may công việc đoàn phó không mấy bận rộn, chỉ ngồi sinh hoạt chung với các em và đoàn trưởng, nên Giác Nhân có thời gian làm sổ sách. Cứ mỗi 3 tháng họp định kỳ, Giác Nhân phải tổng kết sổ sách để báo cáo lên Ban Huynh Trưởng số chi thu trong 3 tháng qua. Vài năm sau, một

số anh chị bận việc gia đình xin nghỉ, thế là Giác Nhân được giao làm đoàn trưởng Oanh vũ nam. Lúc này đã quen với công việc của thủ quỹ, nên Giác Nhân có thể chuyên tâm lo cho đoàn hơn.

17 năm sinh hoạt gắn bó với màu áo Lam lưu lại trong Giác Nhân biết bao niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Tuy có lúc buồn nhưng vui vẫn nhiều hơn vì Giác Nhân có anh chị huynh trưởng giúp đỡ và chỉ dạy Giác Nhân nhiều điều. Là huynh trưởng Giác Nhân nghĩ đó không chỉ đơn thuần là một công việc, mà còn là cơ hội cho Giác Nhân tự nhắc nhở chính bản thân và có ý thức trách nhiệm hơn thông qua việc hướng dẫn các em.

Nhân dịp phát hành quyển kỷ yếu đánh dấu 25 năm thành lập và sinh hoạt của GĐPT Chánh Kiến, Giác Nhân xin gởi gắm đôi lời tâm sự tới các anh chị huynh trưởng và các em đoàn sinh. Giác Nhân tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu không ngừng để luôn là huynh trưởng tốt, không phụ lòng kỳ vọng của các anh chị huynh trưởng.

Giác Nhân thành thật tri ân và cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho các anh chị huynh trưởng cũng như các em đoàn sinh thân tâm thường an lạc.

Giác Nhân Nguyễn Đức

17 Năm Gắn Bó Với Màu Áo Lam

Page 40: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

38 Kỷ Yếu 25 Năm

T háng 9 năm 1997, tôi nhận được việc làm co-op

ở Ottawa. Ngày thứ bảy đầu tiên, tôi đi chợ phố Tàu thì tình cờ gặp được các anh chị em trong GĐPT Chánh Kiến đang múa lân dọc theo đường Som-erset. Tôi mừng thầm, mình mới đến thành phố này mà đã sớm có duyên gặp gỡ GĐPT rồi. Chủ nhật hôm sau, tôi ghé thăm chỗ sinh hoạt của GĐPT Chánh Kiến và được các anh chị huynh trưởng cho tham dự buổi hội ý của Ban Huynh

Trưởng. Sau giờ sinh hoạt, các anh chị còn rủ tôi đi Montréal để mua lồng đèn cho các em chơi trong dịp Trung Thu. Tôi rất ngạc nhiên, sao các anh chị lại chịu khó đến thế, sinh hoạt cả ngày rồi mà còn có sức đi Montréal nữa. Thật ra, chúng tôi không cần đi chợ mua lồng đèn mà chỉ ghé nhà một anh cựu huynh trưởng của GĐPT Quan Âm, anh đã mua sẵn

lồng đèn chờ chúng tôi đến lấy. Nhiệt tình hơn nữa, anh còn đãi chúng tôi một nồi cháo nóng, thật ấm lòng.

Kể từ đó, hàng tuần tôi đến sinh hoạt chung với các anh chị em GĐPT Chánh Kiến trong suốt bốn tháng làm việc ở Ottawa. Trong ký ức tôi, hình ảnh sinh hoạt của những ngày tháng ngắn ngủi đầu tiên ấy vẫn hiện về rõ nét như mới tựa hôm nào. Với tôi, năm 1997 khá đặc biệt, vì đó là lần đầu tiên tôi thấy mình được coi

như là một huynh trưởng thực thụ, dù rằng tôi đã là huynh trưởng tập sự từ 3 năm nay. Đến với G Đ P T Chánh Kiến, các anh chị đối xử với tôi như một

huynh trưởng bình thường, tuy là có xí xóa cho tôi phần nấu ăn trong các kỳ trực vì lúc đó tôi đang ở trọ, nồi niêu dùng chung với chủ nhà nên không tiện nấu nhiều thức ăn. Đó là trường hợp “miễn trừ” duy nhất mà tôi nhận được. Còn các công việc còn lại như phụ coi đoàn, đứng lớp giảng dạy và tham gia vào các buổi họp huynh trưởng, thì tôi vẫn có

trách nhiệm giống như tất cả các anh chị khác. Lúc đó đúng vào dịp khai giảng khóa học mới, tôi được phân công phụ trách bậc Sơ Thiện chung với anh Liên đoàn trưởng. Anh giao cho tôi một số đề tài giảng dạy, riêng anh thì phụ trách một số đề tài khác. Nhìn cách anh soạn bài Phật Pháp và tiếng Việt rất công phu, làm tôi cũng phải ráng chu đáo, không dám lơ là khi soạn bài cho chính mình. Anh còn thâu băng, giả giọng làm xướng ngôn viên đài phát thanh để các em tập nghe tiếng Việt cho thêm phần sinh động. Anh đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để soạn ra những bài giảng thật giá trị Tôi rất khâm phục anh về điểm này.

Nay tôi trở lại sinh hoạt với GĐPT Chánh Kiến. Một số em từ Oanh vũ đã thành huynh trưởng đang cùng sinh hoạt với tôi ở đây. Tôi đặt lòng tin vào các em và hi vọng có thể truyền cho các em ngọn lửa nhiệt huyết và niềm say mê mà tôi đã có được ngày nào. Bây giờ, 14 năm sau, một số anh chị huynh trưởng năm xưa của GĐPT Chánh Kiến không còn sinh hoạt nữa, nhưng những kỷ niệm đẹp thời ấy vẫn còn mãi trong tôi.

Diệu Hiển Nguyễn Việt

Châu

Kỷ niệm ban đầu

Page 41: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 39

E very Sunday, I dedicated my time to go sinh hoạt. I

was in Đoàn Thiếu Nữ at that time with my other sister. My little sister was in Đoàn Oanh Vũ Nữ, and my brother in Đoàn Thiếu Nam. Chị Châu had just moved to Ottawa and had started to sinh hoạt with us. Besides learning Vietnam-ese and Phật Pháp, I went to sinh hoạt to meet up with friends and play. I participated in the dances at first to get my community hours for high school, and bonded a lot with the Thiếu Nữ. As I danced, I got better and started to enjoy dancing a lot. It wasn't just for the hours anymore, it was to have fun with the other Thiếu Nữ! I also did very well in all my Phật Pháp classes. I re-member always looking for-

ward to the time of the day when every Đoàn would get together and the Huynh trưởng that was in charge for that day had to prepare games for us. I actually enjoyed playing the games a lot because I got to bond with every đoàn and had lots of fun! Every Sunday was like any other, the usual rou-tine, until one day, I was given some really big news...

I was to drop the Phật Pháp class that I was learning, and prepare to become a Huynh trưởng. HUH!? Me? A Huynh trưởng? Now? I thought I might become a Huynh trưởng one day, but I didn't think it was that soon. I was only 18 and just graduating from high school. All the Huynh trưởng are so much older compared to me, so how can I match up to

them! Will the kids listen to me? I wasn't sure I was ready, I didn't even get to be in Đoàn Thanh Nữ yet! I thought you had to learn all the Phật Pháp classes before you become Huynh trưởng! So many thoughts were rushing through my head. But I wasn't alone, I had friends who were going to become Huynh trưởng like me. My heart lightened. Besides, I had great Huynh trưởng’s guiding me all the way. Every single one, bác Chính, chị Nga, anh Hoàng, anh Đức, chị Châu and anh Vũ guided and taught me everything and any-thing I needed to know. And so the journey to become a Huynh trưởng began...

Now, instead of learning some of the usual Phật Pháp, I had to prepare for a camp in the states called Trại Lộc Uyển. It's the first level of Huynh trưởng training. You must pass the exams and tests there in order to be a qualified Huynh trưởng. The Huynh trưởng’s taught me everything I needed to know. I had to fin-ish all assignments by the time of the camp. After many months of hard work and prep-ping, I was finally ready. Anh Vũ was so kind to drive us there, and chị Châu and bác Chính put in their time to come along and support us. I saw so

Journey to become a Huynh Trưởng

Dance Ơn nghĩa Sinh Thành, Diệu Không Temple, Vu Lan, 2008

Page 42: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

40 Kỷ Yếu 25 Năm

many đoàn sinh who were young, maybe even younger than me there! We had to at-tend seminars to learn about different things regarding on how to become a good Huynh trưởng, and even write an exam at the end! But of course it’s just a little work, when you get to have so much fun like playing mini games and trò chơi lớn! Making some new friends and learning new things are all part of the ex-perience too. You can't just have all the fun and no work right? The final day of camp, we were brought to a room where the initiation of becom-ing Huynh trưởng happens. It was an exciting but nerve rack-ing moment because on that day and onwards, I vowed to be the best that I can be as a Huynh trưởng. But could I?

Coming back to sinh hoạt was now different. Instead of being within the Thiếu Nữ I had to help chị Châu lead

them. It was awkward at first, but they treat me the same so it wasn't weird at all. I still dance with them and hang out with them just like before. I also get to stand behind with the other Huynh trưởng’s which was kinda cool because when I use to stand in my đoàn Thiếu Nữ line, I had always looked back and wondered when I would ever stand in that special row. One of the scariest things I would say when I started to be Huynh trưởng was the day I was in charge (trực) for that sinh hoạt. I would have to stand in front of the entire GĐPT Chánh Kiến and take charge! Now if you know me, public speaking is my worst enemy. So standing in front of everyone was so nerve wreck-ing! I was so nervous the first time I had to do the morning pray (chủ lễ). All the other Huynh trưởng’s were so good at it, and I wish I could be as good as them. But it's ok, as

long as I try my best. If I do bad or make a mistake I'll learn from it and try again next time when I'm in charge. If you don't keep trying, you won't get better right? I also had to help teach the little Oanh Vũ some Phật Pháp and some Vietnamese. I would say I am a pretty impatient person, so I knew that I would have a very hard time teaching because some of them don't pay atten-tion or understand. But I took the challenge. I learnt to be patient, and every time my teaching got through to them and they could remember and understand the things I taught, I felt very happy that they could learn the wonderful things of Phật Pháp. Another thing is attending meetings! Every three months, the Huynh trưởng’s would have a meeting to discuss the activities we would be doing with the đoàn sinh in the following months. Sitting there planning all these events with the other Huynh trưởng’s made me realise that there is so much work and ef-fort in putting together every-thing each time for the đoàn sinh. We have to dedicate our time and commitment into making all these events possi-ble. When I was a đoàn sinh, whenever we go somewhere like camp I just follow, when-ever we play games like trò chơi lớn I just play. I never thought about all the work and steps into planning all these activities! So whenever I help plan these events I always make it special because I put

Trại huấn luyện huynh trưởng, Lộc Uyển, Detroit, 2006

Page 43: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 41

My Memorable Times H i, my name is Linda

Nguyễn and I’ve been with GĐPT Chánh Kiến for 14 years. I am currently a huynh trưởng teaching the kindergar-ten class and I help to take care of the Oanh Vũ Nam. Being a huynh trưởng definitely has its rewards but looking at my Oanh Vũ kids, sometimes wish I was an Oanh Vũ again.

I chose "My Memorable Times" as the title because I am going to share some of my precious memories in hopes that you will be able to look back one day and find your precious memories or to en-courage you to make some really great ones now.

Back then, when I was still young, our GĐPT family was very big. It was always really loud and rowdy and we always

got ourselves into trouble. You can say we were always a very energetic group but eve-ryone there was very strong. Somehow the big family al-ways made it very lively and, for the majority of the times, it was a lot of fun. Now that some time passed, our family has had its share of changes. We lost some family members through the years but we also gained many new ones as well. Either way, a lot hap-pens here in GĐPT.

I still remember back in the days when it was me being taught how to dance (múa) and

not the other way around as it is now. Today, when I have trouble getting my little girls to concentrate and focus on our dance instead of the big girls’ dance, I remember back when I was their age, the girls and I were exactly the same. We must have driven chị Oanh (our dance instructor and đoàn trưởng) crazy. We always complained about wanting

myself into the đoàn sinh's shoes and think about the fun things they would like.

I think being a Huynh trưởng is a lot of work and re-sponsibility, which makes me miss being a đoàn sinh a lot. But it is also rewarding each time I see a đoàn sinh happy because of the efforts I put in. All the Huynh trưởng’s have worked so hard from the past until now to take care of our GĐPT Chánh Kiến. It's my turn to help out and give back and share the experiences I've

gained until now. I don't think my Huynh trưởng journey is going to be over anytime soon, as I continue on my journey to find the inner compassion, wis-dom and bravery in me.

I would like to extend my thanks to bác Chính, chị Nga, anh Đức, chị Châu, and anh Vũ for guiding me and helping me become a better Huynh trưởng; to my uncle, anh Hoàng, not only for guiding me but also for driving me every week to sinh hoạt; to Linda, Dinh, Tâm and Leanne

for making all my experience more fun :); to all my lovely Thiếu Nữ Yến, Amanda, Helen, Janel, Denise, Trang, Mai, Kaitlyn, Kimmy, Cindy T, Jenny, Shirley, Mary, Cindy L, and Jessica; to chị Oanh for teaching me dance when I was little; to pandan for helping me design things for Chánh Kiến :)

Kim Ngọc Lê T. Phụng

Tiên

Page 44: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

42 Kỷ Yếu 25 Năm

complained about wanting more breaks and water breaks and we always complained about being tired all the time. So I want to say thank you for being so patient with us, chị Oanh. We were a handful, weren't we? But thanks to you, I’ll always have these great dance memories because I’ve really enjoyed dancing with everyone.

Then there was class. It was not always the most interesting but until I’ve started to teach myself, I realize how hard it is to teach so know that your teacher is working hard. What I’ve enjoyed most about class was when I got to learn about Đức Phật's stories. I really en-joyed hearing these stories, like the story about the tiger who loved religion, the mango story about a monkey who bravely helped his friends cross the river and sacrificed his safety for the safety of the other monkeys, and the story of an old lady who even though poor, was able to keep her candle lit the longest.

I also remember the stress from all the tests and exams

and our last minute cramming before these tests. If I have any advice for you it is do not pro-crastinate, it will help you a lot. Everyone in my class pan-icked and no one thought that they would pass but lucky enough everything worked out in the end.

Another memory I have is from one of my tests written by anh Vũ. (Thank you for be-ing such a fun teacher, anh Vũ) It was the last question of that test and it had something to do with eating onions and not eat-ing them in chùa. If I remem-ber correctly anh Vũ asked, will you still eat onions know-ing we are not suppose to eat them in chùa and knowing at the same time they have good health benefits? So what I wrote to answer the question was no, I would not eat onions because if you needed them for health benefits then you could drink medicine instead. I think I got full marks for that ques-tion and I’m sure anh Vũ got a good laugh after reading my answer just as thinking back about it gives me a good laugh.

Then there was camp. We would set up our tents and never throughout any camp feel like there was enough time to do anything! I like how we always had a campfire night and everyone divided into groups and had to think of a skit to present to everyone. We always had a lot of good laughs and we always had very good instant noodles to eat every morning. The last thing I will mention about camp is Trò Chơi Lớn, I always really en-joyed it. The games were al-ways fun to play and I enjoyed most always looking for mật thư even though some of them took forever to solve. It was so nice having everyone work together.

I’ve talked a little about my past when I was an Oanh Vũ so to wrap things up, I’ll show you a little bit of how things are now and there’s no better way to show you than to draw you a picture.

Giác Hỷ Nguyễn T. Hồng

Anh (Linda)  

Page 45: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 43

Hữu Duyên Tương Ngộ

L úc nhỏ tôi rất sợ ma nhưng lại thích nghe kể

chuyện ma. Có đêm nằm thấy ác mộng, rồi giựt mình tỉnh dậy, đầu óc tưởng tượng lung tung một lúc sau mới ngủ lại được. Ngày đó chừng tám chín tuổi, một hôm đang dung dăng

dung dẻ đi chơi, tôi được ai đó tặng cho bức hình Bồ tát Quán Thế Âm. Cầm ảnh trên tay tôi nhẩm đọc dòng chữ "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” chỉ vài lần đã thuộc lòng. Nhìn vẻ mặt hiền từ, y phục thanh thoát của Bồ tát tôi thấy lòng mình bình an lạ thường. Nhiều năm trôi qua, ký ức mờ nhạt thành ra có nhiều chi tiết nhớ nhớ quên quên… Chỉ nhớ là tối hôm đó, tôi lấy kim băng cài tấm hình ấy lên gối với hy vọng từ nay sẽ không còn

mộng mị linh tinh nữa. Hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm và hạnh nguyện của ngài đến với tâm hồn thơ dại của tôi một cách tự nhiên, nhẹ nhàng như thế đó. Ngài cho tôi cảm giác bình yên và dòng chữ trên tấm ảnh ấy đã là chiếc phao giúp tôi vượt qua những nỗi sợ hãi ngày còn bé.

Lớn hơn, tôi bắt đầu theo bà nội đến chùa vào những dịp lễ lớn hay vào những ngày cúng sao giải hạn. Chùa đông lắm, ai cũng bận rộn cúng bái chuyện trò, chẳng mấy ai để ý đến con bé con như tôi. Những ngày như thế, người lớn thường được ưu tiên ngồi trước, con nít lăng xăng không biết gì thì được xếp ngồi sau... Vì không bị ràng buộc, tôi thường đi loanh quanh viếng cảnh chùa. Chùa Việt Nam thường có bài trí tựa như nhau: trước là chánh điện sau là hậu tổ, cũng trống cũng chuông, trong ngoài có tượng Phật, cây kiểng, hoa quả, nhang đèn… Nói chung cảnh trí hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên, gắn liền với sinh hoạt của người dân Việt. Mỗi lần như vậy, tôi thường rảo bước khắp các nơi, lễ hết các tượng Phật và Bồ tát trong ngoài dù không hoàn toàn hiểu được các hình tượng đó là của ai, hạnh nguyện của ngài là gì; thành kính thì có đấy nhưng cảm xúc (do thiếu

hiểu biết) thì không nhiều. Vào thập niên 80, phong

trào vượt biển tìm tự do phát triển cao độ, xuôi dòng chảy ấy, gia đình tôi cũng cố gắng tìm đường ra đi. Hơn mười năm, trải qua bao thất bại cuối cùng chúng tôi cũng đến được bến bờ tự do, ngưỡng cửa tình người. Đồng hành với gia đình chúng tôi trong nhưng chuyến phiêu lưu gian khổ đó chính là bài chú Đại Bi mà cả nhà tôi thường tụng vào những buổi chiều về, mong cầu một chuyến ra đi bình an suôn sẻ.

Những năm tháng đầu tại Canada, vì bận rộn đi học, đi làm, ổn định cuộc sống, tôi chưa có được duyên lành để tiếp thụ Phật Pháp. Sau khi tốt nghiệp, nhẹ bớt gánh mưu sinh, duyên lành đưa đến, tôi bắt đầu dự vài buổi thuyết pháp của quí thầy. Dần dần tôi nhận ra mình đi chùa lễ Phật từ bé nhưng hiểu biết về Phật Pháp vẫn còn nông cạn. Khoảng giữa năm 2000, tôi được quy y và chánh thức trở thành đệ tử đức Phật.

Cách đây khoảng hai năm (2009), cơ duyên đưa đẩy tôi hân hạnh được hướng dẫn lớp Phật Pháp bậc Trung Thiện ở GĐPT Chánh Kiến, chỉ một giờ vào Chủ nhật mỗi tuần. Kể cũng hơi lo không biết mình có cáng đáng nổi không vì tôi không phải là huynh trưởng

Page 46: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

44 Kỷ Yếu 25 Năm

GĐPT và cũng chưa từng qua một khóa huấn luyện chuyên môn nào. Ngôn ngữ có lẽ là trở ngại lớn nhất khi phải dạy Phật Pháp cho bậc Thiếu niên; mình và các em khả năng còn nhiều giới hạn trong khi Phật Pháp thì rộng lớn vô biên. Nếu mình giảng bằng tiếng Việt thì nói mười các em có khi hiểu không được một; còn nếu giảng bằng tiếng Anh thì cũng sẽ gặp trở ngại, vì từ ngữ chuyên môn về Phật học rất khó, nhiều khi lúng túng vừa thuyết trình vừa tìm cách chuyển ngữ điều mình muốn truyền đạt sao cho có hiệu quả, rõ ràng, thuyết phục. Buổi giảng đầu tiên tôi đã chọn tiếng Việt để thử trình độ các em trước, nhưng không đầy năm phút một em giơ tay đề nghị “English please”. Tôi nhận ra vốn tiếng Việt ít ỏi của các em và chắc chắn là các em chưa đủ khả năng nghe hiểu rành rẽ bài vở ở trình độ này. Với tôi thì ngược lại, vốn liếng tiếng Anh của mình cũng còn hạn chế nhất là về từ ngữ Phật học, nhưng tôi biết rằng mình phải giảng bằng tiếng Anh thì các em mới hiểu và từ nay mình cần phải bỏ nhiều công sức hơn nếu muốn các em tiếp thụ được nhiều hơn. Ít nhất là chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi hay tranh luận một điều gì.

Riết rồi cũng quen, hàng tuần tôi chuẩn bị bài kỹ lưỡng để giảng cho các em. Tôi cũng luôn khuyến khích các em đặt câu hỏi xung quanh các đề tài giảng dạy. Nhiều câu hỏi hồn nhiên nhưng không kém phần

lắt léo và thú vị như: “Có người bảo em mập, mà em đáp lại là em không mập thì có mắc tội nói dối không?”, “Anh ABC là anh của em, điều này tồn tại vĩnh viễn, không bị chi phối bởi vô thường?”, “Nếu một người đang kiếm đồ ăn trong tủ lạnh bỗng dưng ngã ra chết thì có vì lòng tham ăn trong lúc đó mà chết thành quỷ đói không?” “Lấy gì bảo đảm sáu cảnh giới luân hồi là có thật?” Vì yêu công việc và các em tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong phương cách giảng dạy. Chẳng hạn có một hôm, một em hào hứng cho biết là tuần rồi em làm bài đạt điểm rất tốt và hồ hởi bàn về vấn đề này, tôi liền vẽ xuống một mô hình bắt đầu với kết quả là ‘đạt điểm cao’ rồi hỏi các em: Các bạn cùng lớp đều nghe giảng bài như nhau, bài được chấm bởi cùng một thầy nhưng tại sao các em lại có điểm số khác nhau? Các em trả lời là vì ‘nỗ lực’ khác nhau. Tôi thêm ‘nỗ lực’ vào mô hình và hỏi tiếp: Tại sao có bạn nói là chỉ tốn có vài giờ thì làm

xong và cũng đạt được điểm tốt trong khi bạn khác lại phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn mới có thể đạt được kết quả tương tự? Câu trả lời là tuỳ thuộc vào ‘khả năng’. Thế là trên mô hình chúng tôi lại thêm vào ‘khả năng’. Tôi lại tiếp tục hỏi thêm các em xem còn có yếu tố nào khác có thể làm ảnh hưởng đến điểm số của các em không thì các em bắt đầu bí... Tôi liền gợi ý và bên cạnh nhân ‘khả năng’ và ‘nỗ lực’, trong mô hình bắt đầu xuất hiện vài nghịch duyên và thuận duyên có thể ảnh hưởng đến điểm số mà các em đạt được. Tôi nhận thấy khi gợi ý cho các em nói ra những điều mà các em quan tâm, rồi dùng Phật Pháp để phân tích, lý giải thì các em sẽ hứng thú theo dõi và bài giảng dễ dàng đi vào lòng các em hơn. Với phương châm 'thất bại là mẹ thành công', tôi luôn luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách để ngày một hoàn thiện hơn.

Bên cạnh việc học tập Phật Pháp hàng tuần, các em còn được giáo dục qua phương

Page 47: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 45

pháp huân tập. Theo tôi, chính sự gương mẫu, tận tụy hy sinh của các anh chị huynh trưởng, cùng những sinh hoạt tập thể là những yếu tố giáo dục tích cực góp phần hình thành nhân cách các em. Tôi đã có nhiều dịp đi chơi cùng các em và thấy điều đó. Nhớ chuyến du ngoạn miền Tây mùa hè 2010, trên đường trở lại Edmonton chúng tôi để quên bao gạo ở một trạm dừng chân, lúc phát hiện ra thì đã đi quá xa không tiện quay lại để lấy, thêm vào đó quán xá dọc đường cũng không nhiều nên chúng tôi đổi thực đơn cho buổi tối từ cơm sang món khác. Tuy là xoay sở được và đủ để mọi người ăn no, nhưng khi nghe tôi thông báo đoàn để quên gạo thì một em ngồi cùng xe nhận sẽ là người ăn cuối cùng. Một lần khác, trong bữa cơm gây quỹ từ thiện, các em đoàn sinh được phân công phục vụ và dọn dẹp các bàn ăn. Đến gần cuối buổi tiệc, tôi tiện tay thu dọn bàn ăn của mình thì một em đoàn sinh liền ngăn lại và nói là việc của em để em

làm. Ngầm khen em, tôi đáp lại vì công việc nhẹ nhàng mà lại tích được công đức nên chị cũng phải lẹ tay xí cho mình một ít... Qua những biểu hiện trên, các em tỏ ra biết hy sinh lợi ích cá nhân và có tinh thần trách nhiệm.

Đạo Phật tuy hay nhưng không phải dễ tiếp nhận và còn tùy vào căn cơ mà mức độ lãnh ngộ của các em có khác nhau. Các em còn trẻ, ăn chưa no, lo chưa tới, cuộc sống vật chất khá đầy đủ lại ít va chạm nên các em cần nhiều thời gian để thấm nhuần Phật Pháp cũng là điều đương nhiên nhưng tôi tin rằng hạt giống Bồ đề đang nảy mầm trong tâm thức các em qua sinh hoạt hàng tuần, được nghe Phật Pháp, hòa đồng lễ Phật, thệ nguyện quy y tam bảo... sẽ ngày một phát triển. Tôi cũng tin rằng, mai này dù có ra sao thì chủng tử Phật vun trồng hôm nay sẽ là chiếc la bàn giúp các em định hướng xa lìa bờ mê quay về bờ giác.

Gần hai năm trôi qua, ngoảnh đầu nhìn lại tôi thấy

mình có những tiến bộ rõ rệt trên con đường tu học. Giả như không dạy Phật Pháp cho các em, chắc tôi sẽ không có dịp để học hỏi, nói pháp, củng cố niềm tin. Các em thân mến, từ nhỏ chị đã hằng ngưỡng mộ đức Quán Thế Âm Bồ tát, nhưng phải đến mấy chục năm sau mới có đủ thuận duyên để quy y, phát tâm giúp người cùng nhau tu học theo chánh pháp nên dù bận rộn chị rất trân quý công việc này. Đây là một công việc lợi mình, lợi người, chị sẽ cố gắng làm tốt công việc của mình và chị mong các em cũng sẽ là những Phật tử chân chánh. Cầu mong ánh sáng trí tuệ của chư Phật chư Bồ tát luôn soi đường dẫn lối chúng con trên hành trình cứu mình giúp người, bỏ mê khai ngộ.

Vạn Duyên Võ Hồng Hạnh

E veryone is their own per-son. Why do people com-

pare others to see who is bet-ter? You don't even know whether that person has a prob-lem that makes them that way. People always compare whose house is bigger, or who's taller, or who has more money. In this world everything and eve-rybody is compared and that is

part of our human nature. You can do nothing to stop it. Yet comparing can also be a good thing sometimes. If you are being compared and they make you sound inferior should you just sit there and be depressed? No, you try harder and try to catch up to their level. The other person is at the top of the mountain and you are on the

bottom. You climb you way up there and try to do your best because, if you try, you will always get better, but if you don’t even give it a shot you won’t get anywhere.

Nguyên Lượng Nguyễn

Xuân Sang (Đoàn Thiếu Nam)

Comparing

Page 48: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

46 Kỷ Yếu 25 Năm

SỰ TÍCH CÁI MÕ

N gày xưa, có một vị Hoà Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần

bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang.

Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng 7, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn cầu siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sông nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa Thượng kia. Nhưng Hoà Thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.

Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: “Hỡi hành khách ở trên đò! – Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác Tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? – Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe

khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá kình, đi tới đâu thì ồ ạc tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả”.

Nghe cá nói xong, Sư cụ liền mỉm cười mà đáp rằng:

“Này nghiệt súc! – Nhà ngươi nói thế mới là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Đạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? - Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tính mông lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Đã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đổ lỗi cho người.- Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có

hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia !!!”

Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá kình kia cũng lặn chìm xuống đáy nước.

Kế đó, sau 7 ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá kình trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân chùa, nằm dài một đóng và hướng vào trong chùa mà nói rằng: “Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sinh lên cõi Trời Dục giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biến nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thân tâm, nghiêm trì giới luật.”

Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.

– Sưu Tầm

Page 49: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 47

Ký Ức Tuổi Thơ T ôi không thể nào quên

được cảm giác ngày hôm ấy, một cảm giác hết sức kỳ lạ không thể nào diễn tả được, khi tôi được cha mẹ cho phép đến với Gia Đình Phật Tử, trong lòng tôi dâng lên nỗi vui mừng vô hạn. Ngày ấy tôi còn nhớ rất rõ, ngày đản sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, năm 1956, cũng là ngày kỷ niệm Chu niên lần thứ Tư Gia Đình Phật Tử Diên Bỉnh mà tiền thân là Gia Đình Phật Tử Hải Thiện nơi tôi sinh hoạt. Vì là ngày lễ trọng đại nên các đạo hữu tham dự rất đông, lễ đài được thiết kế trước sân chùa, xung quanh khuôn viên chùa trang hoàng rất lộng lẫy. Gia Đình Phật Tử tổ chức cắm trại có chương trình văn nghệ cúng dường Phật Đản và mừng Chu niên cùng nhiều trò chơi rất vui nhộn.

Mặc bộ đồng phục mới với quần soọc có dây treo và cái áo Lam hiền xinh tươi, tôi cứ ngắm đi ngắm lại nhiều lần, bởi đây là niềm mơ ước của tôi bấy lâu nay qua bao lần xin Cha Mẹ đi sinh hoạt nhưng lần nào cũng bị từ chối. Có thể sợ tôi còn nhỏ chưa ý thức đến với Gia Đình ham vui mà quên đi chuyện học hành, nên cứ “hoãn binh” với lý do là con cố gắng học hành một thời gian rồi sẽ…

Ngày ấy quê tôi thật sự

thanh bình, cảnh làng quê, người dân sống rất thanh thản. Mỗi gia đình hầu hết đều có vườn cây trái, những ngôi nhà ẩn mình dưới những hàng cây xanh mát. Bao cảnh đẹp làng quê có con sông nước trong xanh hiền hòa, núi rừng biển

cả bao la bát ngát, lũy tre làng chạy dài theo con đường liên xã với ruộng đồng trăng sao. Đến mùa lúa chín là mùa sen nở, lúa vàng đưa hương khắp mọi nẻo đồng quê hòa quyện cùng hương sen nhẹ nhàng thanh khiết, cùng tiếng chuông chùa đồng vọng ngân vang mỗi sớm mỗi chiều thấm sâu vào tâm hồn mọi người dân, là những hình ảnh thanh bình ấm no hạnh phúc, là niềm tự hào chung của cả quê hương chứ không phải riêng của người

Phật tử. Đây không phải là lần đầu

tiên tôi đến với Gia Đình Phật Tử. Trước đây cứ mỗi cuối tuần tôi đều đến đây để học bài, được ngồi dưới gốc cây Bồ đề trước sân chùa dim mát, được ngắm xem sinh hoạt của các đoàn Oanh vũ, Thiếu niên. Những trò chơi tôi vô cùng thích thú như quay vòng tròn, nắm tay nhau với bài hát “Nào chúng mình cùng nhau kéo đến đây mà hát xướng, nghe tiếng còi cùng…” và nhiều động tác của anh chị quản trò vô cùng hấp dẫn làm nhiều người khách đi đường cũng phải dừng chân và bản thân tôi nhiều lần quên cả bữa cơm chiều làm phiền lòng Cha Mẹ phải để phần. Nhờ thâm nhập cách hướng dẫn sinh hoạt và điều khiển trò chơi từ trước, nên khi được nhận vào Đoàn tôi đã hòa nhập với các bạn, nhập vai một cách dễ dàng.

Những đoàn sinh Oanh vũ cùng lứa tưổi với tôi hồi đó nay đã quá lục tuần, mỗi khi có dịp gặp nhau cố nhắc lại chuyện xưa cái thuở “Ngồi quay quần quanh đây xem thiếu ai, có em đây, có em đây…” cái thời hoang nghịch “dễ ghét” lại ngoan ngoãn dễ khóc thì không ai bằng ấy.

Đối với tôi ngoài tình yêu quê hương, còn một ước mơ được đến với Gia Đình Phật

Page 50: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

48 Kỷ Yếu 25 Năm

Tử, được mặc bộ đồng phục áo Lam cùng với mấy người bạn thân đã sinh hoạt trước mình. Được anh chị Trưởng hướng dẫn trò chơi. Được đi cắm trại, học giáo lý. Được nghe kể các mẩu chuyện đạo như: “Cặp mắt Thái Tử Câu Na La, Lòng hiếu thảo của chim Oanh Vũ v.v…”

Thời gian trôi qua nhanh thật, mới đó mà đã hơn năm mươi năm rồi. Ngôi chùa làng ẩn mình dưới những tàng cây cổ thụ, hồ sen ngát hương vương vấn sương chiều khói tỏa tà dương còn đó, tiếng chuông chùa làng vẫn mỗi sáng mỗi chiều ngân vang, lũy tre xanh dòng sông xưa và bao

cảnh vật còn đó. Nhưng cảm nhận của con người trước cảnh vật nay đã khác. Những “Oanh Cồ” ngày ấy nay mỗi người một phương, người vì hoàn cảnh tha phương tìm cuộc sống, kẻ do vị thế trong xã hội không còn được nắm tay nhau quay vòng “Dây thân ái”, người có đủ nhân duyên nghị lực tiếp bước hành trình lý tưởng. Trong đó không ít người mỏi gối chùn chân quên đi lý tưởng tổ chức Gia Đình Phật Tử đã từng một thời sắt son gắn bó. Cũng có những anh chị đã vĩnh viễn đi xa, Cha Mẹ kính yêu của tôi cũng bỏ tôi mà đi, tôi không còn được sự yêu thương che chở như

thuở nào, tôi bỗng cảm nhận sâu sắc lý vô thường nghiệt ngã của vạn pháp.

Hôm nay ghi lại ký ức tuổi thơ và đời hoạt động Gia Đình Phật Tử có nhiều khó khăn gian khổ. Nhưng cũng không có gì đẹp và vui tươi bằng nhiều kỷ niệm khó quên và những tình cảm không thể nào phai nhạt. Vì khi đã là đoàn sinh Gia Đình Phật Tử thì xem nhau như anh em ruột thịt một nhà vậy.

Tâm Trực Huỳnh Văn

Trung Mạnh Xuân 2011

Tản mạn đầu Xuân

Đ úng là cuộc sống thuở nào cũng nhiều nghịch

lý, nhưng hình như thời này hơi nhiều. Vật chất càng nhiều, khoa học càng tiến bộ thì nghịch lý cũng theo đóm ăn tàn mà tăng lên? Nói nghịch lý thì mất công phải lý giải dài dòng, nhưng nói là nhiều điều cần suy nghĩ lại có lẽ nhẹ nhàng, dễ hiểu hơn; ví như ta định lại giá trị của một món hàng vậy. Ngày xưa mình có học môn tự chọn là Kinh tế; ông thầy giảng về nguyên lý cung cầu (demand, supply) đủ cả đồ thị lẫn ngôn từ, khoa học lắm. Từ đó suy ra, cái gì cần thiết cho đời sống thì tự nó có

giá trị và đưa ra 1 nghịch lý (paradox) giữa vàng và nước như sau. Đố ai sống mà thiếu nước, đố ai đói mà gặm vàng cho no; mà sao người ta tích trữ vàng; mà sao giá trị của nước bị xem thường. Thằng cu nhà mình mỗi ngày kéo cần nước cầu tiêu mấy lần, con chị nó sơ sơ cũng tốn ngần ấy nước, rồi nấu nướng tắm giặt cái gì cũng cần có nước. Tưởng tượng ngày nào đó, cúp nước vài tuần thì có mà loạn. Thế mà chẳng ai yêu nước. Chuyện kể; quê nội nhà mình gần sông, mọi sinh hoạt đều đem ra sông giải quyết. Kẻ tắm, người giặt, thôi thì đủ các

thứ trên đời tương ra đây và cũng dòng sông ấy, người ta lại gánh nước về rửa rau, nấu nướng vô tư. Nhiều chuyện cười ra nước mắt… Ông thầy giảng ở trên, mình say giấc nồng bên dưới, chẳng hiểu ông giải thích về cái paradox đó sao, chỉ biết là cuối năm mình gặt được con C mà mừng quá sức, thề không thèm thọc sâu

Page 51: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 49

cái ngành này… Ngày đó trẻ người non dạ, có mấy khi lắng đọng tâm hồn để tâm suy nghĩ về cái paradox này đâu. Bây giờ cũng hiểu ra nhiều nhưng đã lỡ thề không thọc sâu rồi. Chém gió một tý nhe, hôm nào rảnh mình bàn ngang về sự mất cân bằng gây ra giá trị ảo; rồi sau đó lan man khuyến khích chuyện bảo vệ môi trường mà bắt đầu thiết thực nhất chính là tiết kiệm.

Hôm nọ, nhân ngày nắng ấm, sao chẳng chở gia đình đi chơi; nữa là đang độ xuân thì, mưa có thể đổ bất chợt, nắng nhẹ, gió nhiều, nhiệt độ có thể đổi từ hai mươi mấy xuống vài độ như chơi… Ừ thì đi chơi. Hôm nay chủ nhật sẵn chở bếp nhà đi sinh hoạt GĐPT, sau đó đi chợ T&T mua đồ chơi Poke-mon cho thằng nhỏ. Thế là một công đôi ba chuyện, bếp nhà vui, các nhi đồng kính yêu cũng có chút sinh hoạt ngoài trời, còn mình thì được dịp chơi bóng rổ (chẳng phải là lấy le, cốt là binh binh trái bóng cho khỏe người chứ mình chơi thì ẹ lắm), cũng là để lấy thêm

vitamin D. Mục này cũng lý thú sẽ viết khi thuận tiện để quảng cáo ánh nắng trời cho, tẩy chay sự lạm dụng kem chống nắng trong một dịp khác…

Thằng cu nhà mình hiếu động, tót một cái là ra cái cầu tuột, leo trèo, í ới con chị ra chơi cùng. Con chị gái thì khác hẳn, đằm tính hơn, đâu ra thể đang dở cái game Nintendo DS từ lúc ở nhà, lên xe vẫn cứ cầm, giờ thì lê la trên bệ xi măng ngăn giữa công viên và sân chơi bóng rổ để chơi tiếp. Con chị chẳng nói chẳng rằng, của ta cứ chơi, kệ thằng em í ới. Người ta thường nói. Giầu khoe của, nghèo khoe con. Mình khoe đủ cả hai nhé… Hai nhi đồng nhà mình được tiếng hiền lành (hơi đù là khác); dĩ nhiên dưới mắt mẹ thì chúng dễ thương, ai cũng bắt nạt được… Cha mẹ chiều con nên nhà cái gì cũng có, không nhiều nhưng cứ theo trào lưu (hồi bé mình hay gọi là theo mùa) thế nào thì bếp nhà cũng sắm cho một hai cái gọi là có với chúng bạn. Hôm

nay cái DS nó làm khổ bố. Rảo bước ra sân bóng rổ đã

thấy một người đẹp đang nhồi banh cùng với một bé gái. Nghĩ thầm trong bụng sao mẹ tóc đen mà con lại tóc vàng; sau mới biết nàng thì còn teen chưa hề làm mẹ, chắc là cư dân gần đây ra chơi giống mình. Con bé gái tóc vàng kia tên Joey, thấy ở đâu vui thì ghé vào chơi ké. Con bé tên Joey. Mình thì liên tưởng tới Jose-phine, một cái tên nhiều ấn tượng. Joey, so với con mình thì ốm hơn nhiều, mấy cái răng cửa hàm dưới rụng vài cái; nói về tuổi tác thì chắc khoảng thằng cu nhà mình nhưng nhanh nhẹn như con sóc. Nó khôn lắm. Phải nhìn nhận rằng Tây con lanh thật, nhất là con gái. Nó nói liền miệng, hết chụp banh bên này lại xoay sang bên kia giành banh với mình. Giành xong lại còn bảo mình cùng phe nhé (you’re in my team). Thật là lanh quá sức. Nhớ bảo thằng cu nhà mình: Mai sau chớ nghe lời con gái nói… Con bé hôm nay mặc cái quần thun đen, đốm trắng y hệt như cái quần ở nhà của con gái mình nên mình dán mắt vào nó cũng chẳng có gì lạ. Nhớ ngày con gái rượu khoảng 4, 5 tuổi gì đó, mình chở vợ con đi Omega Park chơi. Hôm đó trời nóng quá, đang lững thững đi vừa trông con, vừa quay phim làm kỷ niệm thì thấy con bé khác cũng mặc áo y như cái của con mình đang mặc. Thế là dính với nó như hình với bóng; lúc tỉnh ra mới hốt hoảng tìm con, làm bếp nhà cằn nhằn rát cả tai…

Page 52: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

50 Kỷ Yếu 25 Năm

Thì ra từ cái áo, cái quần hay cái gì gần gũi với mình cũng dễ gây ấn tượng sâu sắc. Mình thảy trái banh cho nó chơi, đứng nghỉ mệt và… ngắm cái quần đen đốm trắng. Được một lúc, bỗng nó thảy trái banh xuống đất chạy ra chỗ bệ xi măng, ngồi thụp xuống cạnh con gái nhà mình. À! banh không còn hấp dẫn nữa; nó đã khám phá cái gì thú vị hơn. Hai đứa nói gì không biết, chỉ thấy Joey giằng cái DS, còn con bé nhà mình nhún vai ra bộ không thích. Con bé nhà mình hiền thật; mình tính ra lấy lại lẽ phải cho con thì mẹ Joey đã chạy tới trước. Có lẽ mẹ nó đã thấy sự ngang ngược của con gái (Joey) và ngăn cản. Mình đến gần, thằng cu em cũng bỏ cuộc chơi để nghe ngóng. Hai mẹ con Joey bắt đầu gây lộn đại ý là: Cái máy game này không phải của con, con phải trả lại. Trong khi Joey thì cãi là nó đã hỏi mượn và con mình thì nhún vai ra chiều không đúng. Tình hình càng lúc càng nóng lên khi Joey khóc lóc và nói lời vô lễ, trong khi mẹ thì nhất định lấy lại cái máy (con gái mình vẫn không nói gì). Cuối cùng thì mẹ nó cũng lấy lại được và con mình tiếp tục chơi game. Bây giờ mới thực sự căng thẳng. Joey dữ quá; nó lồng lộn lên, miệng hét lên. Đưa cái máy cho tôi (give me the DS). Mẹ nó phải bế xốc nó ra chỗ khác để ngăn không cho nó lăn xả vào. Thấy tình hình không yên, mình lấy lại cái máy game nhét vào túi áo khoác ngoài và bảo hai nhi đồng nhà mình đi chơi cầu tuột

đi. Con không thể yên với Joey đâu nếu con tiếp tục chơi game. Joey bây giờ quay sang tấn công mình. Nó lục túi để lấy cái DS. Mình xoay người tránh không để nó chạm vào và nói dối là đã đem ra xe (phải cẩn thận kẻo dính về vấn đề pháp lý chứ không cố ý nói dối). Joey chạy ngược chạy xuôi miệng la hét, cơn giận mỗi lúc một tăng lên làm lòng mình càng thêm phần ái ngại; mấy lần đã tính mang cái máy ra cho nó mượn. Có đáng gì đâu mà giữ, chỉ bực là sao con nít gì mà hư quá. Con mình mà hư như thế thì phải biết tay, nhất định không có trường hợp này xảy ra… Con nít chóng quên, khoảng 10 phút sau thì mọi sự đã tạm ổn. Joey không đòi DS nữa nhưng luôn miệng mắng mẹ và chạy quanh công viên không chịu về. Mẹ nó đuổi theo muốn hụt hơi mới bắt được, hăm dọa, rồi lại buông ra cho chơi. Con bé thoát vòng tay mẹ lại nổi chứng hỗn hào, rồi lại chạy, lại đuổi, lại hụt hơi… Mẹ nó gầy, có cái vẻ nhếch nhác của một single mother. Quần áo đơn giản có nét bụi đời; quần xễ rốn, tóc rễ tre. Nói tóm lại là

tương phản với tầng lớp phụ nữ luống tuổi thường gặp và thoạt nhìn có thể sẽ đoán ngay là một phụ nữ không sang trọng. Sau một hồi rượt đuổi với Joey, bà mồi điếu thuốc tới gần mình phân bua xả stress. Tôi là single mother. Tôi nghèo lắm. Làm sao tôi có thể mua cho nó một cái máy Nin-tendo DS hay một cái iPod. Làm sao tôi có thể mua một cái máy computer. Tôi làm với mức lương tối thiểu mà. Cuộc sống vô cùng khó khăn … Bà nói nhiều lắm, đầy cảm xúc, nghe có ý phân trần, lại có ý trách móc như tự dưng mình lại đem điều phiền não ra đây để cho Joey ganh tỵ; đây là công viên mà… Ôi muối xát lòng ai! Hãy nhìn xuống chân để thấy nhiều người khốn khó hơn mình. Mấy món này nhà tôi có hầu hết trừ iPod. Có ai nói giúp với con tôi là chúng đang vô cùng sung sướng! Khó lắm, có khi con phải như Joey hoặc phải có sự trải nghiệm của cuộc sống mới ngộ ra cũng nên.

Mất hứng, chẳng buồn chơi banh nữa, lòng liên tưởng đến chuyện ngày xưa còn bé. Ừ, ngày xưa khốn khó thế mà sao con nít lễ phép và ngoan thế. Ngày xưa cả xóm chỉ có vài nhà có TV mà sao vui thế. Hôm nào có cải lương thì chật nhà, nhiều khi chưa tới giờ chiếu đã đầy đàn bà con nít thập thò ngoài cửa, vui ơi là vui… Bao giờ cho đến ngàn xưa nhỉ!

Giác Tấn Lê Quốc Sơn

Page 53: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 51

A GĐPT TALE: THE CK KID EPISODE 1: INTRO: TALE OF A NOVICE

A t the beginning of every life, we start off as a

mere child, born into the world without a clue of what is around us. As a young child, I wanted to grow to be some-body, but I did not understand how the world worked. My parents, being the good nurtur-ing parents they are, let me join GĐPT CK; a Buddhist youth group they were once part of themselves. This was where I began my journey for knowledge, to choose a path I would follow on my own to fulfill my destiny.

EPISODE 2: ENTER THE OANH VŨ: TRẦN VĨNH-KHANG, JESSY

I took my first steps through the doors of McNabb Commu-nity Center, a small, shy child I was. It makes me laugh to re-member how easily I cried back then. After taking my first step into that room, I looked around and I saw a fa-miliar face, my uncle Ken. I remember there were a lot of people, or at least it seemed that way due to my small size. There were a lot of Oanh Vũ Nam boys, and all the Thiếu Nam guys looked like adults to me. I knew someday I would

be one of them. A lot of the memories from when I was an Oanh Vũ revolved around playing and making crafts. I was never allowed to go camp-ing though, because my par-ents would not allow me, even though my uncle was going.

As time moved forward, so did we. A lot of the older boys in Thiếu Nam left because of their busy lives. I was eleven at the time, and was the oldest in Oanh Vũ Nam. All of the older Oanh Vũ boys moved on to becoming Thiếu, and there was no one to lead the Oanh Vũ lines. I was appointed to lead the red line, standing beside

me was my friend Tony Nguyễn leading the blue line. It was a fun and a great learn-ing experience. One of the things I’ve come to realize is how GĐPT shaped my charac-ter in becoming a better person in society.

In the GĐPT cycle, when a boy turns twelve he moves up to Thiếu Nam. I was the oldest boy in Oanh Vũ, so I was the only guy to move up that year. It felt very lonely being the only guy in the ceremony but it was okay, I was proud to be growing up and being more mature. However… one day I started to feel like I didn’t be-long anymore. Maybe it was because of the influence of the people I hung out with outside of GĐPT, or the sense of be-longing in GĐPT was gone. I didn’t feel like being a part of the family anymore, and de-cided to leave and go down my own path.

EPISODE 3: RETURN OF THE EX CK MEMBERS

During the four years I was on my own without the support of CK, I had my ups and downs. However, every now and then, in the back of my head I had ideas of returning but I never did. It was not until I ran into Kaitlyn Giang, a

Page 54: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

52 Kỷ Yếu 25 Năm

friend I had since I started my studies as an Oanh Vũ. After talking to her a few times, and hanging out with some of the CK members, I finally decided to return. It was not until after the Mid-Autumn Festival did my “god brother” Khôi Nguyễn and I decided it was time for us to be part of the CK Family once again.

I did not have a lot of good memories as a child, but re-turning to the CK Family was an unforgettable memory, fol-lowed by endless memories. It was good timing for my Ex

CK comrade and I to rejoin. A few of the current Oanh Vũ boys and girls had just become Thiếu Rookies, and Rookie day was being held. Chị Châu held an Amazing Race event where we were split up into teams and ran all around downtown finding and deciphering clues. It was an amazing race, and of course my team won. It was the first time I took part in an event with GĐPT.

A lot of bonding time took place after that, with the boys going to see movies, and eat-ing out. Lion dancing was al-

ways a fun experience at the Vietnamese Lunar New Year festival and Mid-Autumn festi-val. Not only did we have fun while we were at GĐPT, but outside of it too at our Secret Santa Christmas party we held, and other hang outs we had for birthdays, going karaoke. It makes me happy to be a part of GĐPT and I will always be a part of it.

Trần Vĩnh Khang (Jessy) (Đoàn Thiếu Nam)

My Story I first joined GĐPT Chánh

Kiến when I was 3 years old. I do not remember want-ing to join because it was about 12 years ago but my par-ents told me that I really wanted to join because my older sister was in it. “Huynh trưởng” hesitated in letting me join because of my age, so they put me through a rather odd test. They tested to see if I was able to go to the bathroom all by myself. I was able to do most of the process but I failed in trying to clip my pants with the suspenders. However they accepted me into the group anyways. Because they had never done this before, I was the youngest child to ever join GĐPT Chánh Kiến. That is how I became a member of the

group. My parents put me into the

group for the sole purpose of having me learn Vietnamese; a goal which, even after 12 years, I have not achieved. It was not in their plans for me to learn Buddhism and make new friends. Although it wasn’t their intention, learning Bud-dhism and making new friends seemed to be a greater accom-plishment. I learn most of my Viet from V i e t n a m -ese menus anyways so most of my ability to speak this l a n g u a g e

involves talking about food. Throughout my years in

GĐPT Chánh Kiến, I have gained 3 very close friends around my age group in which I have grown up with for most of my CK years. When I had first met each of them, I had no idea of how important they would become in my life, ex-cept for Andy. When I met Andy, I knew right away that

Page 55: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 53

we were going to be great friends. I was right, we had many experiences together. The most memorable one that still lives strong in my mind was this time when Andy and I were asked to perform a little dance. The abnormality of this performance was that we were to perform dressed as ducks. I remember that that was proba-bly my first performance for CK. Performances were simple back then, no pressure, no thoughts in our little heads, ignoring the fact that a lot of people were watching me. It just came naturally as I did whatever I did and in that case, danced or should I say, wad-dled my little heart out. That was definitely a time when our friendship grew stronger. Andy was my best friend in GĐPT Chánh Kiến, and I’ve grown up to be good friends with him even until now.

Another one of the friends I’ve gained sometime during the years was Cindy. I had first met Cindy when we both went to the same school. We were always teasing each other back then way more than we do now because we hated each other. There was no particular reason why I disliked her so much. I figured it was just because she was a girl and she had girl germs, otherwise known as “cooties”. One day when I walked into our room in McNabb, there she was… my enemy! We were both befud-dled yet at the same time angry because we were in a same group. It took me at least a

year to forget about her and treat her as if she was just an-other random member of the group. It took even more years for us to forget about our play-ground battles and become friends which we are now.

The last member of our friend group growing up in CK is Jenny. I didn’t talk to her much until years later because she was a girl and let’s face it, cooties were disgusting. I be-came her friend before I be-came Cindy’s because I met her first and it wasn’t as hard to befriend her since there was no battle going on between us. There isn’t a lot to write about Jenny since I never really had many good memorable experi-ences with her (except for the Vancouver trip). Either way she’s still a great friend who grew up with me over the years.

The “Thiếu Nam” boys have at least 2 days annually where we perform lion dance. The first time I ever performed while in the lion was during a lantern festival. The only rea-son I was in it was because there was a problem with one of the original lion dancers so I had to be a replacement even though I didn’t know what to do. Of course being a beginner, I was only the tail, or as I like to call it, “the butt” because looking from the outside, all you see is the lion head and the butt bouncing and shaking around. As the years passed, I upgraded my skills and was promoted to being the lion head where I learned from “the

Kevin” and Anh Dinh. At lion dance practices, I remember trying cool fancy stuff to per-form. It was fun but I failed miserably so I stick to what I was taught. In the end, I’d like to thank the ex-CK boys for teaching me how to lion dance.

As a member of GĐPT Chánh Kiến, I try to fit in, get along with others, and do what I’m told but there are times when people take things too seriously. Sometimes they just need to lighten up. Maybe it could just be that I never take things seriously when I’m sup-posed to or maybe it’s because of my mind. Anh Vũ says my mind is special but I’m not so sure if I should take that as a compliment or an insult be-cause he’s saying I don’t think like the others. It’s alright since I know Anh Vũ, he does-n’t mean to hurt feelings.

I don’t remember too much about my childhood in CK but I’m told that I was a very happy, weird, and energetic boy, but calm when I had to be. Now I’ve grown and am obviously not weird and ener-getic anymore. Now I have my little brother Kyle who’s there to replace me as the little “Giang” kid. Even though my time in GĐPT Chánh Kiến will not last forever, it will forever rest deep in my heart where I’ll never forget it because of all the experiences I’ve had grow-ing up with all the new friends.

Nguyên Thiện Giang Kris (Đoàn Thiếu Nam)

Page 56: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

54 Kỷ Yếu 25 Năm

W hen I was young, I first joined in the year 2002.

I had no idea where I was go-ing but my mother made me dress up nicely. My first thought was, “Maybe we’re going to meet someone impor-tant”, turned out that she was bringing me to GĐPT. At that time I didn’t really know any-body there, luckily everyone was very welcoming and nice to me.

When you’re a child you don’t realize what you have is good. Back in those days, I didn’t want to go, it was like going to school on Sundays and I didn’t really like going to school, plus on Sunday’s you’re supposed to relax and enjoy yourself. Lucky for me, my mom made me go every Sunday, if she hadn’t made me go then I wouldn’t be here writing this. My mother told me that it was very crucial that I attend every Sunday. When I asked her why, she told me that if I didn’t go then I would end up like one of those ‘bad kids’, she said that she doesn’t want me to be like them. I really love my mom because in my opinion she’s the best mother in the whole world, so at the time I continued going

for my mom. At that point I started to en-

joy GĐPT more. As I aged my experience began to be greater, and when Sunday came I couldn’t wait to go. While I was Blue leader of Oanh Vũ Nam, my leadership skills weren’t that great but as time went by my skills would gradually raise. Every week I knew I had to come for my group, or else nobody would be leading the group. Leading the Blue group was my respon-sibility for Sundays. My role as leader would last from 2003 to 2006.

Towards September of 2006, I joined Thiếu Nam. Sang, Khôi and I, were really excited at the time because we knew that we would participate in a lot of activities during GĐPT and outside of GĐPT. We three were dubbed as Rookies, since it was our first time being Thiếu and we were the youngest in the team. Every time I looked at the Oanh Vũ Nam’s I remember having good times, but I missed being leader, my little brother was an Oanh Vũ, he was in the blue group just like me. My responsibility was not only to lead the Blue group,

but I had a personal one too, be an excellent role model for my brother. Sundays were the per-fect time for us to bond with each other, I would always watch over him. It was like a normal duty for me and an en-joyable one too. But once I be-came Thiếu I knew that this role for me was gone, and my new role was being a rookie.

Despite missing Oanh Vũ, the times with the older guys made me love GĐPT even more. Every Sunday, we would play hockey during our second hour, it was really en-joyable and gave us exercise. The game was really amusing to me because I was good at it and loved playing it. Our Thiếu Nam really bonded, lion danc-ing also made us bond even more! We would perform at places such as museums and festivals. All of the guys would help and participate in the lion dance, we were a very good team, and we were just teenag-ers. It’s amazing to me how all of the guys were very under-standing and respectful to-wards each other. Every time that we lion danced we always would get a reward. Our re-ward was a Thiếu Nam chill day, during these days outside

My GĐPT Experience

Page 57: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 55

Deception and choices

of Sundays we would have many activities and all of the boys would show up, they

knew that days like these were very im-portant. Over the years the older guys would withdraw from GĐPT, they were too busy to come. Sang and I became the new leaders of Thiếu Nam. This was like back in the days of the past when Sang and I were also leaders of Oanh Vũ. This time the two of

us were more mature and were more knowledgeable. I don’t know about Sang, but being

leader of Thiếu Nam is really important to me, I learn new things about everyone every day but at the same time my intelligence and wisdom ex-pand. I really love it here at GĐPT Chánh Kiến. Though there have been good times and bad times, I have many good memories from GĐPT. I am very happy to be participat-ing in GĐPT Chánh Kiến 25th Anniversary. I know GĐPT will forever always be in my heart.

Nguyên Tuệ Nguyễn Tony

Bảo (Đoàn Thiếu Nam)

T he way we look at things and the way we

perceive them are different de-pending on who told us. Do we trust the one that told us? Maybe, but there also is the fact that we don't believe them. It's because there is no absolute truth in us. We are always de-ceived by our 5 senses. People like to believe what is good for them and they usually put themselves before others. We all are selfish to a certain ex-tent. We make our own choices whether good or bad. We all make mistakes, and the choices we make affect us in the long run. Our choices will change with time. The older and younger generations have

to appeal to each other to get a decent decision, but everyone

is making a choice because their own selfishness. Every-one wants things to flow their way but even so our decisions

have to be accepted because our greediness is like that. They pull the strings and de-ceive others to get what they want, but there are people out there that don't use others like that. They make some good choices to help others but they'll make bad choices as well. Forgiving someone for deceiving you is a lot better than holding a grudge. Just think upon your actions and see what you've done. Are you hurt? Are you hurting others? Did you make the right choices? That's for you to fig-ure out.

Nguyên Lượng Nguyễn Xuân Sang

(Đoàn Thiếu Nam)

Page 58: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

56 Kỷ Yếu 25 Năm

A t the beginning of my adventure at GĐPT, I

was a very shy little girl. Being a quiet six year old and being put into an environment where nothing was familiar to me, I felt uncomfortable being in an unknown place with a room full of strangers that spoke a different language than I did. But as the years passed, I broke out of my shy shell and became really good friends with those people who were once strangers. They are FAM-ILY now.

***

I used to cry every week at the entrance to McNabb, hold-ing my mom’s hand tightly and not wanting to let go. But

every week, I got to know the other kids a little bit better and become more and more at ease. I have come to make some really good friends. This might sound kind of weird but I remember Mai and I becom-ing good friends after she started lending me her new cool crayons – becoming friends the old school kinder-garten way. Mai, Linda Đ, De-nise, Jessy and Tony Sr. and I were around the same age so we played together a lot. I re-member one year when we had Anh Đức as our Phật Pháp

teacher – we had the best time. Anh Đức would draw pic-tures on the board to try to explain the lesson, and for some reason we found it h y s t e r i c a l and laughed every time.

We had all thought he was such a cool teacher because he would let us run outside and play on the swings and at the

play structure a few minutes before class ended.

*** I also remember this one

Huynh trưởng that Mai and I laughed a lot at because of his BRIGHT NEON BLUE pants! It was so funny to us at the time – we laughed until tears came out of our eyes! From what I can remember, he was a pretty cool guy.

*** A few years later, in 2004, I

went to my first summer camp. It was the one where the two GĐPT’s from Toronto came too. This was my first time camping so I was really ex-cited.

I remember the mosquitoes were HUGE! Linda Đ, Denise, Mai and I were together in one tent; we sprayed inside and out at least three times with bug spray. But then it smelled really bad so I took my Fe-breze out and we sprayed the tents over again.

For the big scavenger hunt game, there was this really smart girl from the Toronto family and she sped us through the game and we ended up winning! We had such a great time crawling under ropes and

Journey through my childhood at GĐPT

Page 59: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 57

doing relays and solving puz-zles. From then on, I really en-joyed and looked forward to these games.

At night in the tent, we got hungry and found some chips and some seaweed that we had brought along. For some strange reason, someone got the idea that we should wrap the seaweed around the chips and eat it like that. It actually tasted pretty good! Or maybe I just thought it tasted good be-cause I was so hungry. We stayed up pretty late talking that night – I remember so much laughter. It was the first time that I truly felt comfort-able and that I belonged there.

*** In grade 7, I officially be-

came a Thiếu nữ. It was really exciting because ever since I joined, I wanted to stand at the front of the line like the nice and pretty chị I used to stand behind. The week after I be-came Thiếu, I was nervous go-

ing to McNabb in my new uni-form. I entered the room and saw Mai and Linda there al-ready. We all stood there in our new uniform with pants and no straps, thinking it was so weird not being in skirts anymore. But it was still excit-ing, being in the Thiếu nữ line and having to say five điều luật instead on just three. I felt so grown up.

*** The most memorable lesson

I learned from my years at GĐPT was “Ân Cha Mẹ”. It made me realize all the hard work my parents went through to make me and my siblings’ lives as luxurious as possible. It made me appreciate them and all they do for me. Even now, I remember that lesson from time to time and it en-courages me to help out and give something in return. Not long after I learned that Phật Pháp lesson, it was Mother’s day. I wrote “I will always nhớ

công ơn cha mẹ” in the card I gave to my mom and she was so happy. Out of all the deep lessons I learned through the years, this was definitely the most memorable. I love you mommy! ♥

*** May 22, 2011 was the day a bunch of us gathered at Anh Vũ and Chị Châu’s house to put together the yearbook. Everyone was working to-gether and having a good time thinking back to all the good times we had together. We looked through so many pic-tures, reminiscing about the past and finding people in all the old pictures. I can’t believe I’ve experienced almost 12 years of GĐPT history – that’s almost half of the whole time! It was cool seeing how much we’ve grown and how far we’ve come as a family.

Nguyên Từ Giang Quế Loan (Kaitlyn)

(Đoàn Thiếu Nữ)

K ỷ niệm vui nhất của em là được đi cắm trại và được kết bạn với những Gia Đình Phật Tử khác. Em thích các trò chơi và được đi khắp nơi. Lửa trại rất đẹp và ấm cúng. Ca

nhạc và hài kịch, không có chỗ nào chê. Mọi người rất vui tươi. Buồn nhất là khi chia tay, vừa hát vừa cầm tay nhau. Hèn chi người ta đặt bài hát này là "Kết dây thân ái". Các anh chị em từ khắp mọi nơi tay trong tay kết nối với nhau nói lên tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng dù sắp tạm chia tay. Hẹn nhau mùa hè năm sau.

Trần Thị Loan — Cựu đoàn sinh

Page 60: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

58 Kỷ Yếu 25 Năm

Growing Up

Chapter 1 – Beginnings

W hen my parents dropped us off at

McNabb, I didn’t want to go in. They said it would be fun and that it’ll make me a better person. At that time I could not

imagine GĐPT Chánh Kiến would change me forever… I was 6 at the time first joined and I didn’t know any better. I was always selfish and greedy and I wanted everything to be my way. Because of that, I couldn't make friends with anyone; I always scared eve-rybody off because I was so short tempered. Months went by, GĐPT hasn’t changed me.

One of the first events I went to was the trại họp bạn Ca Tỳ La in 2004. There were two campsites side by side (GĐPT & the parents). It was to my advantage, I took the easy way out, I hid myself from GĐPT because I didn’t want to take part in any activi-

ties that they did. Perhaps that was my biggest mistake. As older people moved up to Thiếu, I eventually became the leader of the red group (Đàn chim đỏ) of Oanh Vũ Nam. Years went by I am now one of the Đội trưởng of Thiếu Nam,

so it begins my strug-gle and passion for GĐPT Chánh Kiến.

Chapter 2 – Les-son learned

I was a Đầu Đàn chim đỏ in grade 3. It was so difficult as I didn’t know my responsibili-

ties as leader; however, I had the ability to make others listen to me. It was sad; I got no trust from most of them.

That summer I went to Vietnam for the first time and visited the part of my family I’ve never met before. One day, I got burnt on my right leg and was surprised at how much concern the family had for me. I had a fuzzy feeling inside but I didn’t know that so many people cared about me. As we left my family in Huế I started to realize what love and compassion were.

When we came back to Canada I wanted to change who I was but that wouldn’t be an easy task. I wanted to be-

friend those that I had bullied. That couldn’t be done as easily as I thought. Some came to neglect me for who I was. They didn’t want to be in-volved with me anymore so I became angry and sad. I didn’t know what to do anymore. I became restless, I tried to do good deeds to be noticed but that’s wrong. You should do good deeds for the sake of do-ing them not for being noticed I didn’t know that until later….

As time passed a few kids started to forgive me. Some of them I have grown up with, we became pretty good friends yet only a few haven’t forgiven me for what I have done and this might never change. I started to become a better leader, I wasn’t the best but I was ok. I was always hesitant to take action and made many mis-takes along the way. I realized that the challenge of being a leader is great but thanks to anh Vũ, my leadership and personal skills have improved over the years.

Chapter 3 – Become a new Thiếu Nam

I was looking forward to be a Thiếu Nam along with Tony and Khôi. The three of us has been in GĐPT CK for awhile. When I entered the Thiếu Nam

Page 61: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 59

I found the atmosphere was different, the role model along with responsibility of being one of a big brother in Thiếu Nam.

I was a young Thiếu Nam, I did not understand at the time and I wasn’t prepared for the mature world but thanks to all the big Thiếu Nam (Michael, Minh, Justin, Albert, Din, Tâm, Lee, Dưỡng and An-thony) who helped me a lot in making me who I am today. In those days, Anh Vũ had two assistants, Anh Din and Anh Tâm. They were great. We had contracts for lion dance coming up and we trained really hard. They taught me how to do tail. They told me I should take action and be less shy. We worked ourselves to earn enough money to buy a new drum and another lion head. We did a few lion dances at the Museum of Civilization; those ones were killers; they tested our endurance: 6 lion

dances in 2 days. With every-one’s help I was able to put some of the missing pieces of my life together.

Chapter 4 – Turning The Page

The following year, most of the big Thiếu Nam left for Uni-versity and our Thiếu Nam numbers started to drop. We started to lose our spirits and this made me sad. I couldn’t do anything and I was quite angry because some people said it wasn’t going to be fun anymore. They were too de-pendent on the old guys. At the time we were still lucky to have anh Din and anh Tâm around to help, but soon they had left as well…

Tết Trung Thu 2009 was a turning point for our Thiếu Nam. It was the day I met Khôi and Jessy (x-CK members). I’ve talked to them a bit and recruited them to join back in

Thiếu Nam. A few weeks later Jessy, Khôi and a new face I met that night joined our CK family. Our mood and spirit was up, perhaps it was the turning point in Thiếu Nam. I wasn’t the person I use to be, I began to help others and taken a bigger role as a Thiếu Nam leader.

Chapter 5 – Bonding with the New Thiếu

New people had joined, I remember Shirley, Mary, and Steven. There were also some addition of young Thiếu Nam from Oanh Vũ Trí, Anthony, and Tony Jr. We’ve created a few friends that year. During that December, my sister and Cindy planned out a secret Santa. At first, I didn’t want to be a part of this, so I ended up being the one that handed out people the gifts. We had a few problems with our location. We originally planed it at someone’s house but a few problems occurred. We had no choice but to ask H. Andy’s dad if we could use his house for Secret Santa. He allowed us to use his house so we all were grateful. That year ended with a blast we made a huge recovery for our Đoàn. The following Tết, we began train-ing our new Thiếu Nam to lion dance and Steven became our official Ông địa.

Chapter 6 – Hanging Out

I finally took initiative and began to organize events where our GĐPT guys and girls could go out for sushi,

Page 62: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

60 Kỷ Yếu 25 Năm

karaoke, bubble tea, movies or to just hang out. I invited a bunch of GĐPT kids over to my house and later we went to the movies. Later in May 2010 I moved houses and I invited the GĐPT Thiếu’s for a BBQ. They came and chilled while I BBQ for them.

Chapter 7 - 7 years return

February 2011 I went back to Vietnam. When we visited my dad’s family, they talked about how much I grown in 7 years and how different I was. I was once a kid that wanted things his way, now I’m a guy who cares for others before himself. What I did when I was a kid has all been forgiven so I was really happy. As the days passed, everything felt like normal life except I was eating bún bò Huế and phở everyday. I also thought about my GĐPT and how some of them would do for 2 weeks.

Chapter 8 - Conclusion

For me, our GĐPT is more

than just a place to be with, it has become a place that I'm comfortable with, almost eve-ryone there is like family to me. I’m now a leader of the Thiếu Nam, but my role is more than just that. Since Đoàn Thiếu is the role model for entire Gia Đình, I must be a responsible role model for the entire Gia Đình as well. Whoever needs help we’ll try to be there for you. We have our failures and achievements, like how I was a spoiled brat

but now that I have changed; I am more understanding. Even if I help out and I don't like to burden others, people can't change who you are. You are yourself and let it be that way. They don't know what you have been through. They only see what they see now. If you can see past that and care for one another that would be bet-ter; if you can push yourself that much more to help every-one, that's all good. Care for those that you love and don't let them go. Climb through the struggles on the way. Pursue your dream and don't let others interfere. Your dream is your choice, not what others make for you. Stand up for yourself. When you say you'll do some-thing, do it! GĐPT CK is like a home for me, I don't want them to be troubled by me. We try to accomplish our goals. Never give up and try your best!

Nguyên Lượng Nguyễn

Xuân Sang (Đoàn Thiếu Nam)

Chuyện vui sinh hoạt “Làm mõ”

M ột hôm mới sáng sớm chủ nhật, một em Oanh Vũ Nam nói với ba mẹ “Ba mẹ ơi, hôm nay mình đi sinh hoạt sớm nha… Hôm nay con không đi trễ được đâu!” Khi

ba mẹ hỏi tại sao em nhất định không thể đi trễ hôm nay thì em cho biết: “Tại vì hôm nay đoàn con trực, con phải vô sớm để làm mõ!” Mẹ của em ấy thắc mắc không hiểu làm mõ là làm cái chi. Đến khi vào chỗ sinh hoạt, em lại chỗ bàn thờ, lấy dùi mõ ra làm điệu bộ gõ vào cái mõ và giải thích cho ba mẹ, “Làm mõ là làm thế này này!”. Lúc đó ba mẹ mới hiểu ra là ý em muốn nói là em có nhiệm vụ “thỉnh mõ”!

Page 63: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 61

The first time

M y aunt and uncle intro-duced my mom to a

group called GĐPT. They told my mom a lot of stuff about GĐPT, things like studying Vietnamese and Phật Pháp and she decided to sign me up. She wanted me to learn how to read and write Viet-namese. That is how I came to GĐPT and at first it didn't sound so great to me. I wasn't interested in any of this stuff; it never crossed my mind being a Bud-dhist was fun – I was a kid so I thought everything I do should be fun. I started going with my cousins, Andy and his little sister Mimi Hoang, Andy's dad drove us. After we had arrived, I met a lot of new people, I got so scared and shy that I de-cided not to talk to anyone – I tried to avoid being noticed but that plan failed because they announced my name right after the praying ceremony was done. I was 11 years old, and under 12 so they had to put me in the Oanh Vũ Nam group, Andy was in that group too. He

is a year older than me, so he was 12 years old at the time. Since that year had not fin-ished, Andy wasn't one of the Thiếu Nam yet.

New years

After two months of attending GĐPT, they gave me a uni-form with straps, the uniform repre-sented us as Oanh Vũ Nam. Áo lam is what they call uni-form in Vietnam-ese. Andy had moved on and went up to the level Thiếu Nam, where he could remove

the straps. He was so lucky! I didn't like the straps because they were attached from my back side of the pants to the front side. They fell too tight, but I managed to get over this by simply leaning forward. Anthony Nguyen and I became the new leaders of the Oanh Vũ Nam after the old leaders moved up a level. I didn't really understand the concept of being a leader, so I just fol-lowed Anthony's lead. I did what I thought was right, made some mistakes in the begin-ning, but I learned fast. After two more months of attending GĐPT, I received the Hoa Sen.

Two of us received the Hoa Sen at the same time. At the ceremony, I tried to follow the other person and, at the time when we were supposed to say our names, I copied her and said her name instead of mine. Many people laughed and I felt embarrassed. We had to do it three times so I got it right the next two times.

Lion dance

The first time I did the lion dance was when we were re-quested to perform at Sports-plex for Tết Trung Thu. I was playing the tail and I thought the job was pretty easy since you only had to swing the tail back and forth and follow the feet in front of you, the person playing the "the head". I found the whole event exciting, I was all psyched up with the sparkly pants, the lion head and the drums too. Then Anh Vũ told me that he thinks that I had potential to carry the head when we do lion dances and I did. My first time doing the head of the lion was in Cam-bridge, a school for elementary kids. We went to eat some noodles after the performance as a reward for our accom-plishment and to strengthen our bond.

Minh Đạt Nguyễn Tony (Đoàn Thiếu Nam)

First Impressions of GĐPT

Page 64: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

62 Kỷ Yếu 25 Năm

The five-dollar bill I t all started with an old ugly

ripped bill being thrown away. One of Anh Vũ’s Thiếu Nam just thrown away a five-dollar bill because it was old and ugly. Anh Vũ became up-set when he realized what hap-pened, explained the value of money and how hard it was to earn, and tried to make him pick up the money. Being stub-born, the Thiếu Nam said that he did not really care and that he could always ask his parents for more. This led to a back and forth debate between Anh Vũ and this Thiếu Nam. In the end the Thiếu Nam did not pick up the money and Anh Vũ had to pick the five-dollar bill up himself. It was shortly after that Anh Vũ announced they were going to start a treasury and assigned Tâm as treasurer.

When the treasury was cre-ated, it was decided that every-one should contribute $1 a week – this money would buy the lion head, food, and other necessary things for the Thiếu Nam. Other opportunities to contribute money to the fund arose.

During that winter, there was a snowstorm and that snowstorm led to an idea to earn money for the Thiếu Nam. Using a few of Tâm’s shovels six guys went around a neighbourhood to offer a ser-

vice to shovel the driveway. Finding people to work for was hard and so the the guys were not that excited but then the owner of the house at the cor-ner of the street agreed to use their service. At first the 6 guys thought that they were only shovelling the driveway but the owner then asked if they could do the balcony too. So two guys went up to the balcony to shovel the snow off and in the snow they thought they saw sticks. While they where shovelling the snow off, Quang had gone under the fal-ling snow. At first he thought the black things falling were sticks too but once he had looked closely, he saw that it was not really sticks but frozen dog poop! He quickly yelled out and then the rest of the guys started laughing like crazy. At the end of the hard work the owner paid twenty dollars to the guys, their very first twenty dollars that they had worked for.

Making money is not easy; it requires a lot of hard work and patients to obtain. That is why it is thanks to the first generation Thiếu Nam for their hard work and perhaps of the ugly old five-dollar bill that made us Thiếu Nam rich today.

I’m the third generation treasurer of the Thiếu Nam and

this will be my second year in being the treasurer. Our first treasurer was Anh Tâm and then the role was passed down to Minh, our second treasurer. After Minh the role was finally passed down to me. The Thiếu Nam treasury has grown over the years through working hard at earning money from lion dancing at festivals, and from the contributions of the Thiếu Nam.

Nguyên Định Lê Vĩnh Andy

(Đoàn Thiếu Nam)

CHÁNH KIẾN Compassionate leaders Honing their skills diligently Aiming to promote Buddhism Nurturing the youth to Help build a better society Keen on bringing happiness Into everyone’s lives while Embarking on a great and Never ending journey.

Kim Ngọc Lê T. Phụng Tiên

Page 65: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 63

O n Saturday, July 24, 2010, the “Thiếu” of our

GĐPT got together and volun-teered for the biggest fund-raiser that we have ever par-ticipated in. It was a fundraiser dinner held by an organization

called “Eyes of Compassion” to help out the suffering and less fortunate communities in our home country, Vietnam. We are so lucky here in Can-ada, it was nice giving back to our community.

The Thiếu Nam were all suited up in white dress shirts and black dress pants, all dressed up to be waiters for the event. The Thiếu Nữ all wore colourful Áo Dài and helped by selling raffles tickets. Eve-ryone looked so cute all dressed up!

The dinner was vegetarian

and traditional Vietnamese Cuisine and it was delicious. After serving their food first, we helped ourselves to the food in the kitchen. Along with the food, many local artists came to perform as entertain-

ment. From singers to musi-

cians, everyone was very tal-ented and made the night even more enjoyable. The Thiếu Nữ even performed a dance at the event. Although the stage was small, we made it through and had a blast performing.

Overall, the event was really successful; the food was scrumptious, the entertainment was enjoyable and the atmos-phere was happy. We were glad to help out for a good cause and had lots of fun doing it. Hopefully we can attend many more fundraiser events in the future.

Nguyên Từ Giang Quế

Loan (Kaitlyn) (Đoàn Thiếu Nữ)

Fundraiser Dinner “Tình Thương”

Page 66: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

64 Kỷ Yếu 25 Năm

Our game D o you know what our

Thiếu Nam CK’s favorite sport is? If you are a CK mem-ber then you should know the answer. It’s Hockey. We are living in Canada so our summers are very short and hockey is played during the long winters. How-ever, here in CK, it doesn’t matter the season, we make room and time for it any-time we can.

Playing as regular players, we only need hockey sticks and a ball. But playing goalie is more expen-sive, we need more equipment, the pads, blockers, and gloves. This is where our Đoàn Thiếu Nam’s money kicks in. How did our Thiếu Nam CK get the money for this equipment? Be-fore I became a Thiếu Nam, the older generation had bought everything. Anh Vũ and the old Ck boys worked really hard by doing lion dances, craft sales and lots of other fund-raising events. Little by little they saved up, looked out for equip-ment sales then bought them one by one.

We sometimes play ball hockey after our Phật Pháp class is done. We all help put

away the tables & chairs then set up the nets and the goalies put on the protection gear. Once done, we have a few practice shots and stretch our-

selves to prevent any injuries. Other times we organize games separately and often, after we play, we go out as a group and eat before heading home.

I was in Oanh Vũ Nam when I first started GĐPT Chánh Kiến. l always won-dered why the Thiếu Nam boys were never around after Phật Pháp class, then at snack time they always came into the room sweating and tired. So one day, little Kevin (Tony’s little brother) and I decided to go downstairs and looked around then we found the big boys and Anh Vũ were playing hockey. Anh Vũ saw us and told us to come over and watch them play. Then later he asked

Kevin and I if we wanted to play with them. Given this op-portunity we were excited and of course answered “Yes”. So, the Sunday after, we brought our hockey sticks and both Kevin and I played offense. It was really fun because this was my second time playing hockey and I had scored a hat trick. Meanwhile little Kevin had blocked some shots to help the goalie. About 5 minutes left before it was time to go upstairs and eat, the boys had asked me to try out goalie so I gave it a try. They started to test me out by doing some hockey moves. I let in only a few shots, which everyone thought was pretty good, so now I play goalie all the times we play hockey as a big group.

Even though all the big Thiếu Nam eventually left for universities or colleges we still keep in touch with them. We don’t play hockey as much as we did 2 years ago but, every now and then when we get to-gether and play outside of McNabb, we invite them to play with us. Nothing is better than playing hockey to have some fun, get some exercise, and bond with one another.

Nguyên Giới Hoàng Andy (Đoàn Thiếu Nam)

Page 67: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 65

Museum Lion Dance A fter two years in a row

we performed at the Mu-seum of Civilization (children section, during the moon festi-val), we were invited for a third time, but this time was the biggest time of all. They had a mystic creatures exhibi-tion, and our two lions were part of these mystic creatures. The past two times we per-formed were easy, but this time we were on stage, sur-rounded by an audience of over a thousand people.

We were in the basement given a room where we pre-pared and stretched, getting ready for the battle. Our first show was at 10:30 with a few people waiting for us to per-form. The show went very well, our moral was high and we were very loose. “This wasn’t so bad, it was pretty

easy!” We were all high in spirit. Chị Châu watched our first show, and was about to leave. As she began to leave, she came back in a rush telling us “The audience is packed! Upper floor, lower floor, sur-rounds the stages people were everywhere!” So we decided to take a little peek. To our sur-prise, she was right! The whole hall was filled with people as far as the eyes can see. Out of nowhere a sudden feeling of panic came over us. Never be-fore have we been watched by so many people. We were in our lion dance uniform and everyone was watching knew who we were. We somewhat felt like celebrities. Cameras flashing everywhere, people asking us questions. This must have been what Hollywood is like. It was getting overwhelm-

ing so Anh Vũ had to bring us back to our room. We had to adjust our performance to top notch... but at the same time... we were shivering in our shoes!

Five minutes left, it was time to perform the second show! We wheeled our drum to the back of the stage, two guys carrying the lion head and the other wheeled the drum cart. Everyone was in silence, walking in a straight line. As usual before every perform-ance we huddled together, wishing each other luck. Out of all of us, only one was the most relaxed was the Ông Địa (how ironic). He was very loose, and ready to perform. “What do you want me to do?” he asked Anh Vũ. His moral booster could have been what saved our performance. A breathe of relief blew through us when we saw our Ông Địa (played by Justin Mai) playing around with the audience high fiving and fooling around with the audience, which was fun to see the parents and kids were involved.

The instruments (Anh Vũ, and the two Andy’s) were the first to come out onto stage. Three gong hits were sounded, the performance had begun. As the instruments began to play, everyone in the audience

Page 68: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

66 Kỷ Yếu 25 Năm

turned to the stage. The pres-sure was on. Out of the small door way, each lion exited one after the other, making their way on to the stage. Still, eve-ryone was nervous beyond imaginable thought. Every-one’s mood swung from being nervous to being pumped up. This was truly a Step Up mo-ment. We were giving it every-thing we got. Instruments beats was played hard and loud. Everyone was rallied up, the fire of the performance was

getting hotter and hotter, burn-ing up the floor. Our two lions went into beast mode, doing jumps, rolls, lifts, tricks that weren’t even planed. With every trick the audience went even crazier and crazier. The whole entire audience was standing on the tips of their toes, screaming and yelling so loud that the instruments could not hear themselves play. At this moment, was a feeling that we could never forget. Finally, we were nearing the end. With

the last three bows completed, the crowed was cheering their hearts out. It was the most suc-cessful performance we’ve ever had. No mistakes were made, and we performed with diligence and perfection within eleven minutes, the time flew by too fast for us to even put thought in to it. It was truly an amazing experience.

The Voices of Thiếu Nam

T h e f i v e

v i r t u e s are in our everyday life. If you were able to grasp all five and

stay that way you would be a good person.

Virtue one: Diligence - Never give up, you must al-ways strive to achieve your goal. Yet, to be Diligent, you must follow the 4 other Vir-tues. To be Pure, Forgiving, Wise and Compassionate.

Virtue two: Forgiveness - Be happy and forgive others. Be able to forgive those that hurt you. Those that are fortu-nate, don’t envy them, hate them, or be upset; yet rather be grateful for them. Be able to be happy and be able to forgive.

Help those that need it. They might need your help more than you think. Be able to sac-rifice yourself for others happi-ness. Always be bright, never sad, and encourage others and be able to forgive.

Virtue three: Purity – Have pure words, thoughts, and body. You mustn’t tell lies, always speak the truth. You have to use your words for good not for hurting others. To be pure you can’t be Greedy, Angry, or Ignorant. No matter how hard it is not to be one of these three you can always limit yourself and con-trol them. Keep pure thoughts and take care of your body.

Virtue four: Wisdom - Be able to understand others with-out any misunderstandings. Those misunderstandings will lead you down the wrong path. You have to be able to under-stand those who are suffering

and those who are happy. You have to be able to make the right decisions.

Virtue five: Compassion – Be able to make others happy and take away their sadness. Be compassionate and help those who are suffering. Suf-fering comes in many forms and some might not realize they’re suffering on the inside. Be able to do selfless acts to help others, and to show un-conditional love.

In the end you only need to take these in. You don’t need to be a Buddha or to master all 5 rather take them in, think about them, and use them. Be-come a better person and help others. Use your Diligence, Forgiveness, Purity, Wisdom, and Compassion to help all those that need it.

Nguyên Lượng Nguyễn Xuân Sang

(Đoàn Thiếu Nam)

5 ways to help yourself and others

Page 69: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 67

Dancing With The Girls M ost people think of

dancing as easy and not challenging; what they don't know is all the time we put into it. To create the perfect dance we have to: be commit-ted, concentrate and unite. Many times we have some challenges, like some girls not having enough time or not be-ing committed. There are al-ways challenges but we work together to overcome them.

You often see us messing around, having fun and laugh-ing, but when it's practice time, we give it our all. No matter what, we work together to cre-ate a dance that we're proud of. Sometimes we have some doubts about whether we're good enough or whether we have enough time, but we know we have to work through it no matter what. Even when we have doubts, we know we'll make it through if we work

together and concentrate.

When we practice, we don't care if we mess up, but when we're about to per-form we start to doubt ourselves. We always get through it though, we have some tricks to get our nerves to calm down. The thrill it gives you when you are about to per-form is amazing. Something just takes over your body and it just feels so natural and, when the crowd cheers you on, it's the most amazing thing you've ever imagined. We know we may not be perfect but nobody's perfect. We all make mistakes, but we don't blame each other because we know sooner or later we our-selves will be making a mis-take.

Dancing isn't just about dancing or performing, it's about learning from our mis-takes and improving ourselves. We bond as a team, as a fam-ily. We help each other get through whatever it is that is blocking our path because we lean on each other for support and understanding. There is nothing we can't do as long as we set our mind to it.

Nguyên Quảng Trương

Ngọc Phương (Cindy) (Đoàn Thiếu Nữ)

Page 70: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

68 Kỷ Yếu 25 Năm

Chuyện bây giờ mới kể T rong những năm sinh hoạt

với GĐPT Chánh Kiến, tôi có rất nhiều kỷ niệm, nhưng kỷ niệm khó quên nhất có lẽ là trại Thử Thách, trại mùa đông đầu tiên của Gia Đình vào hai ngày 27-28 tháng 12, 2008.

Vì năm đó không có trại mùa hè nên chúng tôi đã quyết định tổ chức trại mùa đông. Mục đích chính của trại mùa đông là cho các em tập thích nghi với thời tiết, để không chỉ thích mùa hè mà còn phải biết “thưởng thức” mùa đông. Ngoài ra, trại mùa đông còn có thêm vài mục đích nho nhỏ khác là tập cho các em sống tự lập và chịu đựng được với gian khổ... Vì các lý do nêu trên, mọi người đã đồng ý chọn tên trại là “Thử Thách” một cách nhanh chóng. Nào ngờ đây là một trại mùa đông đúng nghĩa “thử thách” cho mỗi chúng tôi.

Chúng tôi, bảy anh chị em trong Ban Quản Trại (BQT), họp hai lần để bàn việc trong không khí rất thân mật, hoan hỷ. Chúng tôi đều trẻ, không câu nệ các nguyên tắc phiền hà, cứng nhắc. Cứ tùy duyên mà làm... Lần đầu tiên chúng tôi không có, cũng chẳng cần, trại trưởng, trại phó gì hết mà mọi việc vẫn tiến hành êm xuôi tốt đẹp. Thường thì mỗi trại đều có tiếng reo, ví dụ như “tiến” hay “dũng” gì đó, nhưng nếu quý vị biết được tiếng reo

của trại này là “CHUYỆN NHỎ” sẽ tưởng tượng ra được cách làm việc của chúng tôi ngay. Cái gì cũng là “chuyện nhỏ”. Việc gì cũng giải quyết được hết. Chúng tôi làm việc trên tinh thần tất cả vì các trại sinh, không câu nệ hình thức bên ngoài. Lành thay, chúng tôi đã thấy được tinh thần của các trại sinh thật sự: Cả hai đoàn Thiếu nam và Thiếu nữ đều đi tham dự trại đông đủ với tổng số trại sinh là 19 em. Đã đi trại nhiều lần nhưng

chưa bao giờ tôi thấy ở trại nào mà các em có tinh thần cao như vậy.

Nhớ lại... Một tuần trước khi đi trại, chủ nhật đó trời đổ tuyết mù mịt, Ban Huynh Trưởng đã phải bàn xem có

nên cho các em nghỉ sinh hoạt không. Chung cuộc chúng tôi quyết định vẫn cho ngành Thiếu sinh hoạt trong khi ngành Oanh thì nghỉ. Thế là chúng tôi phải gọi điện thoại lại cho tất cả các em Thiếu có em trong Oanh vũ biết về sự thay đổi đột ngột này vì các anh chị đoàn trưởng ngành Oanh đã thông báo cho các em nghỉ rồi. Vậy mà kỳ lạ thay, đa số các em thiếu niên đều tinh tấn, đi sinh hoạt đông đủ. Buổi sinh hoạt hôm đó không thiếu

phần trang nghiêm. Chúng tôi vẫn theo chương trình sinh hoạt hàng tuần và trong câu chuyện dưới cờ hôm đó, chúng tôi đã khen ngợi tinh thần tinh tấn của các em. Các em đã không ngại trời tuyết, vẫn đi

Page 71: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 69

sinh hoạt, thể hiện tinh thần trại, xứng đáng để được tham dự trại mùa đông!

Đếm từng ngày, rồi ngày ấy cũng đến. Đã nhiều năm rồi các em mới được đi xe buýt chung với nhau đến đất trại, nên ai cũng nôn nao, hớn hở,

nói chuyện rỉ rả suốt hành trình; trong khi đó vài anh chị huynh trưởng vẫn phải lo soạn nốt những câu hỏi cho trò chơi đố vui.

Ngày đầu tiên, các em được chia thành đội và được chơi nào là xây thành liệng tuyết, nào là kéo xe tuyết, nào là thi làm quả cầu tuyết to nhất v.v. Cho đến những câu đố vui tương tự như các trò chơi trên truyền hình. Các em còn được phát tiền của trại để tự đi chợ nấu ăn. Các đội thi đua trong nhà hay ngoài trời đều vô cùng hào hứng. Đến phần văn nghệ lửa trại mới thật đặc sắc. Có những anh chị em bình thường rất nhút nhát vậy mà đêm văn nghệ lại đóng kịch thật tuyệt vời, không thể ngờ được. Sau phần văn nghệ vui nhộn là phần tâm tình quanh lửa. Sau cả ngày vui chơi thân thiết bên nhau, đến phần tâm tình, các em lần lượt kể ra những kỷ niệm sinh hoạt không chút ngại

ngùng. Có những em tâm sự những điều thật riêng tư về hoàn cảnh gia đình mà nhiều người chưa hề biết đến... Có những giọt nước mắt chảy dài sau những lời tâm sự cảm động. Có những tràng pháo tay giòn giã và tiếng cười nắc nẻ sau những lời tâm sự ngây ngô. Chưa bao giờ anh chị em chúng tôi lại cảm thấy gần gũi với nhau như thế... Đêm đã khuya rồi mà chẳng ai muốn chia tay. Chúng tôi vẫn ngồi đó, lắng nghe tâm sự của từng anh chị em cho tới hết mới hát bài ca “Tàn lửa”.

Ngày thứ hai, sau giờ lễ Phật là chương trình mọi người hằng mong đợi: trò chơi lớn.

Kỳ này, trò chơi được phỏng theo câu chuyện “Tây Du Ký” thật hấp dẫn. Các đội đã thay nhau hóa trang thành bốn thầy trò Đường Tăng để lên đường thỉnh kinh. Trạm đầu tiên gặp Tôn Ngộ Không bị kẹt dưới tảng đá. Anh huynh trưởng đứng trạm không ngại tuyết lạnh, đã lấy những cành cây thông đắp lên mình nằm chờ các em đến. Các em đến phải đọc thần chú Phật dạy để cứu

người nhưng chẳng mấy em đọc được hết toàn bộ bài kinh. Thế là phải chạy về lấy kinh để đọc lại. Mệt lắm, nhưng các em vẫn vui vẻ cố gắng làm theo... Trong khi các em đang chơi vui vẻ thì trời bỗng nổi gió. Lúc ấy đang ở trong rừng, nên các em không cảm thấy gió mạnh gì mấy, nhưng BQT cũng quyết định ngừng chơi để các em quay lại nhà nghỉ. Thực ra gió lớn lắm, gió như điên cuồng làm bay tứ tán cả các thùng đựng rác và cả một cái nhà tiền chế nhỏ. Vào trong nhà mới biết bị cúp điện. Chuyện nhỏ. Bây giờ là ban ngày, và cũng chỉ còn mấy tiếng nữa là đến giờ về rồi nên

cũng không cần thiết phải có điện lắm. Chúng tôi tiếp tục các trò chơi lớn ở trong nhà cho các em. Một lúc sau, một em phát hiện ra chúng ta cũng bị cúp luôn cả nước. Chuyện nhỏ. Ngay lập tức chúng tôi thông báo cho các em biết để không giật nước bồn cầu, và chỉ giật khi ... không chịu nổi. Các em vẫn sinh hoạt bình thường, không tỏ vẻ lo lắng. Trong khi đó, BQT phải có

Page 72: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

70 Kỷ Yếu 25 Năm

quyết định hợp lý về bữa trưa ngày hôm nay... Đồ ăn thì ta còn từ buổi tối hôm qua, nên không phải nấu, nhưng đồ ăn để trong tủ lạnh, không hâm lại thì cũng khó ăn lắm. Đành thế thôi, BQT quyết định vẫn cho các em ăn bữa trưa dù nghĩ rằng sẽ có em không chịu ăn hoặc ăn không vô. Thức ăn dọn ra, chúng tôi cùng niệm hồng danh Phật ba lần, và ăn trong chánh niệm trong khoảng năm phút như thường lệ. Nhìn quanh, các em vẫn ăn, không có thái độ than phiền. Năm phút yên lặng trôi qua, các em bắt đầu chuyền đồ ăn, hỏi thăm nhau, nhường nhịn nhau, chia nhau từng món một làm chúng tôi, tất cả các anh chị trong BQT nhìn nhau mỉm cười, hài lòng, sung sướng. Các em đang sống trong tinh thần Lục Hòa đúng nghĩa. Đối với riêng tôi, đây là thử thách lớn nhất mà chúng tôi đã

phải trải qua trong kỳ trại này; thử thách cho chính mình và cả cho các em; xem có chịu đựng được như mình mong mỏi hay không. Sau này, có anh chị trưởng thổ lộ là chính mình đang không muốn ăn, mà thấy các em ăn trong vui vẻ, làm mình cũng cảm thấy xấu hổ và ăn một cách dũng cảm luôn! Ăn xong phải rửa chén. Phần này mới là gay go vì lấy đâu ra nước. Còn một chút nước sót lại trong thau và vòi nước thì nhỏ giọt rất chậm. Chúng tôi quyết định sẽ rửa chén thay cho các em và chúng tôi sẽ rửa

sao cho tiết kiệm nước nhất. Vét cho sạch các chén đĩa, rồi rửa xà bông, sau đó tráng nước

trong thau... Chúng tôi phải làm trong bóng tối chập choạng vì nhà bếp ở dưới tầng hầm, chỉ có một cái cửa sổ nhỏ. Cái khó ló cái khôn, trong lúc rửa chén, một em có sáng kiến ra ngoài hứng nước từ máng xối, vì lúc này thời tiết ấm dần và tuyết đang tan, chảy xuống. Thế là các em tự động làm thành một dây chuyền khác hứng nước từ trên nhà, mang từng thau nhỏ xuống cho chúng tôi rửa chén. Lần đầu tiên tôi thấy các em có tinh thần tự giác cao độ như vậy. Các em dọn dẹp trong thời gian kỷ lục. Tất cả đã gọn ghẽ, sạch sẽ sau khi bế mạc trại mà vẫn chưa tới giờ về, vậy thì ta tiếp tục chơi. Bây giờ là lúc các em tha hồ sáng tạo ra các trò chơi mới, nào là đoán người qua hành động, qua điệu bộ v.v. Trại đã bế mạc rồi không còn phải chơi theo đội nữa, các em chơi tự do, thoải mái, hồn nhiên như thế giới này của riêng ta vậy, cũng chẳng còn nhớ đến những khó khăn vừa qua.

Dọc đường về, chúng tôi thấy biết bao là cây đổ ngã mới biết mình vừa trải qua một trận cuồng phong lớn hơn mình tưởng tượng rất nhiều. Trại này chắc chắn đã để lại một dấu ấn khó phai nhạt trong lòng mỗi anh chị em chúng tôi. Thật là đúng ý nghĩa “Thử Thách” cho mỗi trại sinh và huynh trưởng. Hi vọng mỗi chúng ta mãi giữ được tinh thần Tinh Tấn của trại này.

Phóng viên trại

Page 73: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 71

E m đã có rất nhiều kỷ niệm với GĐPT Chánh Kiến mà trong bài viết này em không thể nói hết ra được.

Trong thời gian sinh hoạt với GĐPT, em nhớ nhất là những ngày đi cắm trại cùng các anh chị em. Những trò chơi đố vui, đi kiếm thái tử, thi đua đá bóng và nấu ăn. Rồi những buổi tập múa để chuẩn bị cho những dịp lễ lớn. Em còn nhớ cái hộp Tình Lam mà ngày nào em cũng cho 1 hay vài cent vào. Bây giờ 1 cent không đáng là bao nhiêu, nhưng hồi đó mỗi khi đến lúc mở hộp Tình Lam, em thật không ngờ mình cũng để dành được khá nhiều. Trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã đóng góp được chút ít vào công quỹ. Có lần GĐPT chúng ta còn tổ chức lên Montréal để dự lễ Vu Lan, rồi đi hái hành. Anh chị em nào cũng toát nhiều mồ hôi vì nóng. Ai cũng bị chảy nước mắt vì hành cay quá. Đến lúc đi về ăn phở, nhìn thấy hành ai cũng sợ vì ai cũng được ăn hành cả ngày hôm đó rồi hihi.

Đối với em, thời gian được sinh hoạt với GĐPT là thời gian rất ý nghĩa vì em đã học được rất nhiều điều hay lẽ phải, có được một tuổi thơ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Em rất cám ơn GĐPT đã tạo điều kiện cho lớp trẻ chúng em có được một sân chơi thật lành mạnh và ý nghĩa.

Giác Hương Trần Thị Giang — cựu đoàn sinh

T he first rookie day in GĐPT Chánh Kiến’s his-

tory was a great experience. It was great since there was no other one before. We had the rookie day because Jenny, Kris, Andy Lê and I were go-ing up from being rookies to become juniors and many new- comers were going to become rookies. We wanted to have a day where we all could do something together before be-coming juniors. We thought this was going to be an easy going day, but little did we know it would be quite chal-lenging.

To start off the day, we went to go eat at the Vietnam Noodle House restaurant. We had a good time eating there and some people made us laugh. After we finished eat-ing, our game started. We got split up into three teams of four. Our first challenge was to race on the buses to get to Par-liament. My team was stuck at this part of the race because nobody told us that there was no clue at Parliament, so we were behind from the start. Even though we were behind, we didn’t give up, we tried our best and had fun while doing

it! I think this event gave us a chance to bond all together and separately within our groups.

In the end, even though my group lost, we won too. This created a great opportunity for us to bond and unite as a team. Most of the other teams just wanted to win, but my group we wanted more, we wanted a better prize, the prize of friend-ships and memories. And that will always be the greatest prize of all.

Nguyên Quảng Trương

Ngọc Phương (Cindy) (Đoàn Thiếu Nữ)

First Ever Rookie Day

Page 74: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

72 Kỷ Yếu 25 Năm

Trại hè 2009 C hào các bạn, mình là

Lynn. Mình gặp các bạn và các anh chị lần đầu tại trại hè 2009. Mình thật sự ngạc nhiên và thích thú với những điều mà mình đã được học và những người mình đã được gặp tại trại hè năm đó. Nó mang lại một bầu không khí Việt Nam rất ấm áp và gần gũi, giúp mình học thêm nhiều lễ nghi Phật giáo thú vị và ý nghĩa.

Mình cảm nhận được bầu không khí Việt Nam qua sự thân thiện và gần gũi của mọi người, và qua các trò chơi dân gian. Sự thân thiện của anh Vũ, chị Châu, các anh chị lớn và các bạn làm mình quên đi sự e dè lúc đầu. Mình được làm quen với mọi người hơn qua các trò chơi và những cuộc thi. Để lại cho mình nhiều ấn

tượng nhất là cuộc thi nấu ăn. Nhớ nhất là đội màu xanh với món gỏi trộn đẹp mắt và ngon

miệng (cái này mình nghe mấy anh chị ăn rồi kể lại). Nói đến phần thi của đội mình, đội màu đen, tuy là món xào không được chín lắm, món canh bị hao đi một ít, nhưng mà mọi người đã có những khoảng thời gian thật vui vẻ, và một bữa cơm chay tạm được, thú vị nhất là do tự mình nấu. Tiếp theo là cuộc thi ăn dưa hấu, mình thật ngạc nhiên khi các bạn sinh ra ở Canada mà vẫn rất hào hứng và nhiệt

tình tham gia một trò chơi dân dã như vậy. Chơi xong, mặt ai cũng lấm lem dưa hấu, nhưng ai nấy cũng cười tươi rói. Sau một đêm lửa trại ấm cúng với bắp nướng, kẹo

nướng và những vở kịch vui nhộn; mọi người háo hức chuẩn bị cho trò chơi lớn vào

sáng hôm sau. In đậm nhất trong trí nhớ

của mình là những lần chào cờ. Các anh chị, các bạn, và cả các em đều rất nghiêm túc. Mình cảm thấy thật thú vị từ lúc điểm danh, đến lúc chào cờ, rồi hát Phật ca; bởi vì ngay cả khi nhà mình theo đạo Phật, mình cũng chưa được thực hành những nghi thức trang nghiêm như vậy. Càng đặc biệt hơn khi một buổi lễ như vậy lại diễn ra ở một đất nước khác không phải ở Việt Nam.

Mặc dù đã gần hai năm, nhưng mình vẫn nhớ mãi những kỷ niệm đáng quý của trại hè 2009 cùng GĐPT Chánh Kiến. Mong rằng các anh chị và các bạn trong GĐPT sẽ còn có nhiều chuyến đi thật ý nghĩa và sôi động như vậy nữa. Phan Hoàng Lan (Lynn) (Bạn đoàn)

Page 75: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 73

T huở ấy, Đức Đạo Sư đang ngự ở Tịnh xá Kỳ Viên, có mười vị Tỳ Kheo từ Câu Thi Na đến yết

kiến Ngài. Lúc mới vào Tịnh xá nhóm Sa Môn này gặp một chú Tiểu ra vái chào. Sau khi đảnh lễ Đức Đạo Sư xong, đoàn Sa Môn lui ngồi một bên. Phật hỏi họ:

Sáng giờ các Thầy có gặp một vị Thượng Tọa vừa rời khỏi nơi đây không? Các Thầy Sa Môn đồng thưa: Bạch Thế Tôn không ạ! Các Thầy không gặp ai cả sao? Thưa, chúng con có gặp một chú Tiểu chưa đến hai mươi… Này các Tỳ Kheo! Vị ấy không phải là một chú Tiểu…Đó chính là bậc Thượng Tọa mà ta muốn

nói. Nhưng… chú ấy còn trẻ quá. Bạch Thế Tôn. Này các vị Tỳ Kheo! Ta không gọi ai là Thượng Tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước

hay đã xuất thân từ dòng danh giá vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt Chánh Pháp, cư xử tốt với mọi người, Ta mới gọi vị ấy là Thượng Tọa.

Dù tuổi cao mày bạc Không tịnh hạnh tu trì Tôn xưng là Hòa Thượng Danh suông chớ ích chi (Kinh Pháp Cú câu 260) * Những ai thấy Chánh Pháp Tự điều phục thân tâm Thanh tịnh không não hại Mới đáng gọi là Thượng Nhơn (Kinh Pháp Cú câu 261)

Page 76: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

74 Kỷ Yếu 25 Năm

Journey to the West

I n August 2010, ten thiếu nam, four thiếu nữ, four

huynh trưởng, Anh Sơn & Chị Hạnh’s family and Dorin trav-elled to Western Canada for two weeks. The purpose of this trip was to visit the GĐPT in Edmonton and Vancouver and also to learn to live independ-ently without our parents. – Shirley Nguyễn

Anh Vũ, our brother, our

leader, had a crazy idea to travel across Western Canada to visit two other GĐPT fami-lies. At first I was a bit scepti-cal that we were ACTUALLY going to travel across the coun-try, not by plane, but by bus and car. The bus ride was long and hard, but it was a good bonding time. At every bus stop we would go play hacky

sack to stretch our legs, and eventually we got pretty good. – Jessy Trần

The bus ride to Edmonton is where one of my most memo-rable moments occurred. Dur-ing the ride we did many things; we slept, we ate, we took lots of pictures, we played pranks (we drew on peoples

faces, tied the washroom close...), we discussed, and we played games. What I really

enjoyed was the card games we played on the bus. We played Uno, War, Crazy Eights, and best of all, Tiến Lên. Whoever fin-ished last had to stuff their mouths with grapes or mas-sage the winner’s back. Whenever the bus stopped, we played đá cầu lông

to stretch our legs. All these games and fun made our bus ride feel shorter... NOT!! It still felt like a two day trip. – Andy Lê

We got to Edmonton at

During the bus ride home from Montréal in April 2009, after coming back from the re-opening ceremony of GĐPT Quan Âm, a former CK member asked me about other GĐPT across Canada. When she found out there are only 2 others: in Edmonton and in Vancouver, she suggested that we organize a trip to visit them as well. This brought back memories from the 1996 trip to Vancouver. I thought “how would I be able to bring the CK family to the west?” – I knew this would not be easy, especially when money is not an easily accessible resource. Later that year, we were lucky with the biggest lion dance contract we ever got, to perform at the Museum of Civilization. Then it seemed more achievable. However, this was not enough. We had to do garage sales, collect beer bottles, perform traditional Vietnamese dances and even perform more lion dances to put in the reserve funds for the Vancouver trip. In the end, we didn't need to use all the money we raised, but it was a good safeguard for us to have extra room just in case. Here are some of the stories written by those who went on this trip from August 6 to August 21, 2010. – Anh Vũ

A bus stop-over in Yorkton, SK

Page 77: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 75

around 5am. I couldn’t believe that we finally made it to our destination. It was crazy since we had spent our two previous days on the bus. Most of us were tired since we just woke up we had to start unpacking

our belongings from the bus and bring them to Chị Siêu’s car. The boys had to walk to the temple since there wasn’t enough room for us in the car. The girls were lucky to get rides to the temple. When we all finally got to the temple, we were all pretty exhausted. I remember most of us were just sitting down to get some rest because we knew we had a long day ahead of us. After two long days, we finally could take a shower. When done, we had to move our bags into another room to get ready for the day. As the day went along we got to discover the gigantic temple they had. The temple had one of the biggest

praying rooms that I ever saw – it was amazing. We got to meet GĐPT Thiện Tâm, every-one was really nice and we had a great Sunday afternoon with them. That day was a great way to start off our journey to

the west. – Tony (Sr) Nguyễn The temple was soooo big. I

was surprised and amazed at the large Buddha statue they had there. We were asked to set up the mats for those that were going to come in and lis-ten to the monks lecture. After setting everything up, people started to come in and we had to listen to the lecture, luckily there was an English translator. The monk praised us for trav-eling this far and how we were able to pull the energy together to come there and stay awake. – Sang Nguyễn

For the first time in my life,

I sinh hoạt in a temple. The

GĐPT family there (Thiện Tâm) was a bit different from ours, and it was when I learned that every family had their own style. We made some good friends there, and had a lot of fun playing with their very en-ergetic Oanh Vũ kids. After spending a day at the temple we said our goodbye and headed out to Vancouver. – Jessy Trần

During the 2010 Vancouver

trip, after we had reached Ed-monton we rented 2 vans and 1 car from Budget. In my car, we had Chị Hanh, Anh Tâm, An-thony, Andy Lê, and myself. We had spent a great deal of hours in the car. Our cars were covered in insects and many other things that we could not identify. Unlike the other cars, the one I was in had the most luggage space and this enabled us to move freely around with-out feeling cramped. We took pictures, played simple card games, and enjoyed the trip. – Trí Phan and Andy Lê

We later travelled to the

temple outside of Edmonton. This temple owned sooo much land. We entered and looked around for a bit. I like how one of the rooms had a bed on top of the door, it was pretty cool. When we entered the main hall, we did our prayers and took pictures. On our way out we just hung around. Anh Tâm, Jessy, Kris, Tony Sr and I jumped in the air while pic-tures were being taken. It was fun – Sang Nguyễn

Setting up the sitting mats at Trúc Lâm Monastery

Page 78: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

76 Kỷ Yếu 25 Năm

On our way to Jasper we

saw some beautiful mountains and we used the walkie talkies to tell each other to stop. We took a few photos as well – Sang Nguyễn

The long car rides weren’t

so bad once we hit the beauti-ful Rockies. Our first stop was the delightful campsite of Jas-per. Surrounded by the Sky-scraper Mountains, and air freshener scent forests, it was a sight not to forget compared to the other campsites we visited. We stayed in Jasper for two days to enjoy the scenery and the town, and got a chance to head up Jasper mountain. This was by far the most memorable moment of my life, not just as a part of the time I had with GĐPT, but my entire life. Go-ing up Jasper mountain was so

amazing that words could not describe it. The heavy feeling you get in your feet, and the alluring scenery of the endless

mountains was almost nostal-gic. When taking the time to soak up the surroundings, it was like we were close to reaching nirvana. It was not until we reached the top did we realize what an unforgettable thing we achieved. One of us came up with the great idea of writing our names on rocks to leave it there as a mark of us being there. This was a mo-ment I will never forget, the day our generation had achieved something that other GĐPT families would never think to achieve. – Jessy Trần

The first night in Jasper we

slept with our groups in the tents. The next morning I woke up at 6 and saw no one was up yet. I quietly made my way outside to see it really foggy. I attempted to start the fire and it worked. When everybody

woke up we went on a small hike and we headed to up the mountain with the gondola. Then we had breakfast and

started our hike up mount Whistler. When the entire group had worked their way to the top, we all took a rock and drew on it. This was all thanks to Anthony. It was his idea and he had a marker as well. We all had a rock and put it in a place for our next return. If our rocks were there, it would bring our old memories back – Sang Nguyễn

Jessy, Trí, Anthony, Khôi

and I were getting ready to sleep. In our tent we had our sleeping bags right beside each other so that no one’s feet was in anybody’s face. Suddenly one of us noticed an earwig on the tent wall and that we all freaked out. We debated among ourselves on who was going to throw it out the tent. Trí was reaching out to grab the earwig with a napkin, but Jessy took the napkin and did it himself. What Jessy didn’t know was that the door was closed after Trí came in. Once Jessy had the earwig he started screaming at us to open the door but we started laughing at his reaction. He started screaming at each of us to open the tent but we just kept on laughing. Finally Jessy opened the tent door himself to throw the earwig away. After all the commotion we turned off the light and all began ly-ing down to fall sleep. Just we were going to sleep I asked why earwigs were called ear-wigs. Then I suggested that they crawl into the ears of peo-ple, saying that caused Jessy to

On the top of Mount Whistler, Jasper

Page 79: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 77

once again freak out. To me this has been one of the most memorable memories I have of the Vancouver trip and I’ll never forget it. ;) – Andy Lê and Trí Phan

The next day, we went to

West Edmonton Mall, the big-gest mall in North America! We also caught up with Kathy who we met the day before and she toured us around. The mall was huge. They had a water park, a skating rink, China-town, and so much more. – Shirley Nguyễn

It took us another day until

we reached Vancouver. We stayed at another temple where we met Anh Vũ’s favourite monk. I was amazed by how interesting this monk was com-pared to other monks I have met. He had a good sense of humour, and when he talked it was like he was luring you into conversation. Undeniably, he is one monk I would never for-

get. – Jessy Trần The next morning we went

to the aquarium. We were split into groups. Our group went to see some fishes, some birds and then we met up with other groups. We were going to watch a SpongeBob 4D movie and then headed to the gift shop. Afterward, Chị Tâm Hạnh, from GĐPT Huyền Quang, told us to go to the beach for a BBQ. On our way there, As we walked our way there, we took photos. I saw some beautiful scenes along the way – Sang Nguyễn

For the a m a z i n g race we were di-vided into three teams. My team consisted of K a i t l y n , S h i r l e y , me, H. A n d y , Khôi, and our helpers, Anh Tâm and Anh Tụy. We

started the race with some Morse code and then we had to take pictures with five tourist attractions, 1 picture per area. We then had to find the statue on the $20 bill. After that we went to the Japanese garden. There they gave us a sheet of paper and it had 6 different pictures of monuments in the garden and we had to find and

take pictures with them. We then realized there was a mis-take, since some of the monu-ments had been changed so we could not find them, but we moved on. – Sang Nguyễn

GĐPT Huyền Quang was

fun, they took us around Van-couver to some beaches, and we had an amazing race at UBC (University of BC). All this couldn’t compare to the huge night market we went to. To us it was something new because we had never seen anything like it before, being surrounded by stalls of mer-chandise of our favourite Asian characters such as Domo or Hello Kitty, and foods which we couldn’t get in Ot-tawa. None of us wanted to leave so soon, but we didn’t have a choice because it was getting late. – Jessy Trần

During our car ride around

the national parks (Banff and Jasper) we took many pictures of our surroundings. We had taken hundreds of photos of mountains and the nature around us. The photos we had taken in the car will always remind us of the places we have gone to. The whole ride across Canada we thought of two games to pass our time in the car, the dilemma game, and the silent game. In the di-lemma game we told a di-lemma to each other and we would each ask each other what we would do in the situa-tion. An example of a dilemma given during our car ride was

Japanese Garden at University of BC, Vancouver

Page 80: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

78 Kỷ Yếu 25 Năm

that, if there were two starving people, an old man and a young boy, and you only had enough food to feed one, which person will you feed? For the silent game we tried to see who could stay silent the longest. Both of these games had helped us pass some time on our long car rides to and away from Vancouver. – Trí Phan and Andy Lê

Going home was also as

exciting as the journey to our destination. At Banff, our final campsite, we had our most in-teresting encounter. Upon

reaching our campsite, we saw a shocking sight. There were bear claw marks all over the trees! Of course we were scared, and none of us were ready to become a bears din-ner. This lead to us having to use teamwork in order to cre-ate our Anti-Bear Fort. There was a little open cabin for

cooking and eating, which we took and turned into our little fort. We took out all the tables and chairs to create a barricade at the door. Obviously this wouldn’t stop a bear but it would slow it down a little bit. Our anti-bear weapon was our cars which we parked to sur-round the entrance of our fort just in case there was a bear, so that we can set off the alarm and scare it away. It was an interesting experience, and was more fun than scary. – Jessy Trần

The next day, we went to a

small town called Camrose and there we spent the night in a church. The only day through-out the two weeks we had a home-cooked meal: spaghetti! And all this thanks to Chị Châu’s friends. We did a cou-ple things throughout the after-noon/night, including swim-ming and watching a movie. –

Shirley Nguyễn Meeting new people was

not the only reason for the trip. It was also a time for family bonding. A time when us older CK kids were to strengthen our relationships with each other. Gradually, we got more and more sick of each other and didn’t even feel like seeing each other too often but it somewhat helped because it helped us learn how to deal with each other when we’re at our worst. Aside from thinking of this trip as one which must have a purpose, we had a lot of fun. – Kris Giang

As time passed the trip be-

came a memory of the great time we had. Everything be-came casual later. Except some of us came back closer to one another; we weren’t as distant anymore. And some of us ma-tured on the way this trip af-fected each one of us positive or negative it is still a memory you can't erase – Sang Nguyễn

To be honest, I wasn’t that

excited to go on this trip. I did-n’t talk much with the other Thiếu’s prior to this trip, so it was a big step for me to take. In the end, I wasn’t looking forward to coming back to Ot-tawa. I wanted the trip to be a little longer. All-in-all, I was glad to have shared this experi-ence with everyone. I got to know everyone better than I did before. I would consider everyone some of my best friends now. – Shirley Nguyễn

Enjoy nature at Banff

Page 81: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 79

Tuyết Liên Winter Camp With GĐPT Quan Âm - 25-27/02/2011

B efore the day of the trip I packed my stuff. Everyone met up at

McNabb and was preparing to go. We arrived to our destina-tion; we unpacked everything, boys in one cabin and girls in the other. After we unpacked we met up at the main cabin. Outside was an amazing site for me since it was my first time to be in a winter camp trip or any camp and using the cabin and all those other fun stuff. – Tony Jr.

When we got to the camp it was already night time and, even though no one had dinner yet, we had to wait until we introduced ourselves to every-one. The camp leaders gave us a name tag and we had to go around to find the person (GĐPT Quan Âm, Montréal was with us too so it was a mix) with our name tag, intro-duce ourselves and find out about shared hobbies. – Lê Kim-Phụng

When we arrived, the cab-

ins looked pretty big. We set-tled down and got our beds first for the guys we had a split GĐPT Chánh Kiến guys on

one half and GĐPT Quan Âm on the other plus Dorin. I don't know why but I ended up sick again. We did a name game and I had Chị Oanh. I didn't know who she was, but then I heard someone say her name so I started to talk to her. I knew Dorin had me so we talked and I gave him some info about me. – Sang Nguyễn

It was our team’s turn to set

the table for breakfast and then put eve-rything into the kitchen for the o t h e r team to w a s h . F o r b r e a k -fast we had ce-r e a l , j a m , bread, milk, juice. – Lê Kim-Phụng

Meeting the Montréal peo-

ple was a lot fun. After the first night it was like we were all childhood friends. During win-ter camp, there was a whole lot

of singing. The moment that I never want to forget is when we made a campfire out of candles. It was the moment of joy. We all sat together in a circle, side by side, singing, performing, laughing. – Mimi

We did our fair share of ac-

tivities that day such as Mont-real style trivia, capture the flag, cooking, skits, and CK style campfire/ reflection. We cooked that day and, oh man, I

was mixing cake mix in the biggest pot ever. It was so hard to make the cake but everyone said it was good. Later that evening during the skits I felt that the Montréal guys had tal-ent if they showed it like An-drea. Andrea was really good

Page 82: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

80 Kỷ Yếu 25 Năm

at guitar and singing. – Sang Nguyễn

After we had finished figur-

ing out what the Morse code meant, we went and told the leader what the code was say-ing and we were right. My group had moved on to the next test. We rushed and went into the woods and saw the next test. We were given a piece of paper with letters to figure out what it was saying. All we tried were pretty much useless until, about 5 or 7 min-utes later, our captain had deci-phered it. We read what it said and the leaders told us it was right and what it meant and where to go next. The next challenge was pretty much the same with the piece of paper and letters, although it was harder. We came in 3rd place overall, we had fun trying to work together and bond with each other trying to help one another, it wasn't that fun los-ing though. – Tony Jr.

My favourite part at winter

camp was the baking contest. Even though it took a lot of work, it took a lot of team work. It was funny because our team (team blue) was craving for bananas and our subject to bake was banana bread. Then we all started to laugh. – Mimi

The second day each team

had to make a pie or some type of pastry. My team had to make a peach cobbler. We had decided to make each part of the cobbler one by one, doing

this however got us in a bad position because we were out of flour so we had to improvise the ingredients of the cobbler. In the end we made a mean peach cobbler. Each group then had to think of a play to represent the name of our team. We then all went to a distant cabin and sat in a circle performing our plays. After all groups presented we ate each group’s cake or pie. – Trí Phan

In the final day we had a

type of quiz for all 4 teams on 4 subjects movies, hockey, Phật Pháp, and GĐPT. Getting answers right would reward each team points for the treas-ure hunt. There was one game during the treasure hunt that I remember most fondly. Each group had to create a snowman or anything made out of snow. Most groups had taken a small amount of time to make their

objects. We decided to take our time to make a large snow turtle. When we had finished, team red (my team) had the most points. Everyone got candy, but the 1st place winner team each received a $10 gift card to the Cineplex. And the

2nd place team got $5 gift card to Tim Horton. – Trí Phan

We completed all our chal-lenges until we reached the cabin where we had to pray. No one knew how to do it so I took the lead we did pretty well but with a few mistakes but it was the final station. That day at the end was when I got to know a few people. When everyone came back we headed to do the closing cere-mony. Tony's team won and was praised. The ex CK mem-bers were praised and got a prize as well. Later we packed and took some group photos then said goodbyes. I stayed contact with a few from Mon-tréal. – Sang Nguyễn

And so my overall experi-

ence was the best and I hope next year we can do it again! :) – Lê Kim-Phụng

By the time I came off the bus, the first thing I saw was a man with a big smile and his arms open to hug me, my dad. Even though I was happy to see my dad again, I still

wish that I could have stayed at Québec a little longer. Noth-ing else can ever compare to sleeping on top of the bunk bed next to a great friend, es-pecially passing notes during the night. I hope that one day we can do it again! – Mimi

Page 83: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 81

Những Cái Nhất của GĐPT Chánh Kiến The Best of GĐPT Chánh Kiến

Dễ thương nhất - Cutest Có hoa tay nhất - Most artistic Ngăn nắp nhất - Most organized

Tài hoa nhất - Most talented Tốt bụng nhất - Kindest Hiếu thắng nhất - Most competitive

Mạnh nhất - Strongest Hiếu động nhất - Most active Lễ phép nhất - Most polite

Page 84: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

82 Kỷ Yếu 25 Năm

1986-2.jpg

Đoàn Oanh Vũ Nam, 1987 Đoàn Oanh Vũ Nữ, 1987

Trại Thiện Minh, Họp Bạn miền Đông Canada, 1988 Văn nghệ trại Thiện Minh, 1988

Sinh hoạt vòng tròn, 1986

Hình Ảnh Sinh Hoạt

Page 85: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 83

Kịch “Tây Du Ký”, 1989

Trại Quảng Đức, họp bạn miền Đông Canada, 1989 Trại Thiện Minh, 1988

Chu niên 1989

Múa “Em Đến Chùa”, Phật Đản 1990 Múa “Hận Đồ Bàn”, Hội Chợ Tết 1990

Không phải vì nói nhiều, Là thọ trì chánh pháp.

Người nghe ít diệu pháp, Nhưng trực nhận viên dung,

Chánh pháp không buông lung, Là thọ trì chánh pháp.

Kinh Pháp Cú, câu 258

One is not thereby a learned man merely because one speaks much. He who is secure, without hate, and fearless is called "learned".

Dhammapada, verse 258

Page 86: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

84 Kỷ Yếu 25 Năm

Đoàn Oanh Vũ Nữ, Phật Đản 1991 Trại Tình Lam 1, Họp bạn miền Đông Canada, 1991

Bông hồng cài áo, Vu Lan 1990 Văn nghệ Phật Đản, 1990

Ban Nhạc Tí Xíu, Hội Chợ Tết, 1990

Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ, tạo tác.

Nếu nói hay hành động, Với tâm niệm bất tịnh, Khổ não liền theo sau,

Như xe theo bò vậy.

Kinh Pháp Cú, câu 1

Mind is the forerunner of (all evil) states. Mind is chief; mind-made are they.

If one speaks or acts with wicked mind, because of that, suffering follows one,

even as the wheel follows the hoof of the draught-ox.

Dhammapada, verse 1

Page 87: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 85

Trại Tâm Minh 1, họp bạn toàn quốc, 1992 Đệ ngũ chu niên, 1991

Trại Tâm Minh 1, họp bạn toàn quốc, 1992

Trại Tâm Minh 1, Giải chung kết bóng chuyền nữ, 1992

Trại Tâm Minh 1, 1992

Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ, tạo tác.

Nếu nói hay hành động, Với tâm niệm thanh tịnh,

An lạc liền theo sau, Như bóng chẳng rời hình.

Kinh Pháp Cú, câu 2

Mind is the forerunner of (all good). Mind is chief; mind-made are they.

If one speaks or acts with pure mind, because of that, happiness follows one, even as one's shadow that never leaves.

Dhammapada, verse 2

Page 88: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

86 Kỷ Yếu 25 Năm

Múa Hát Mừng Hoa Vô Ưu Nở, 1995

Trại Tình Lam 2, 1993

Trò chơi cổ truyền, trại Tình Lam 2, 1993 Ngồi ca hát chờ đợi đi trại, 1993

Lửa nào bằng lửa tham.

Ác nào bằng ác hận. Khổ nào bằng khổ thân. Vui nào bằng Tịch tịnh.

Kinh Pháp Cú, câu 202

There is no fire like lust,

no crime like hate. There is no ill like the body,

no bliss higher than Peace (Nibbaana).

Dhammapada, verse 202

Page 89: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 87

Múa Hát Mừng Hoa Vô Ưu Nở, 1995 Hòn Vọng Phu, 1995

Phật Đản, 1995 Ban Huynh Trưởng đóng kịch, Vu Lan, 1995

Hòn Vọng Phu, 1995 Múa đèn Xóm Đêm, 1995

Lành thay gặp thánh nhân, Phúc thay được kết thân, Không gặp kẻ ngu muội, Thực an lạc muôn phần.

Kinh Pháp Cú, câu 206

Good is the sight of the Ariyas: their company is ever happy.

Not seeing the foolish, one may ever be happy.

Dhammapada, verse 206

Page 90: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

88 Kỷ Yếu 25 Năm

Trại hè gia đình, Mục Kiền Liên, 1995

Múa “Sáng Rừng”, hội chợ Tết, Hull, 1996 Múa “Chiếc Đèn Cù”, hội chợ Tết, Hull, 1996

Đi nhổ hành gây quỹ, 1996 Trại hè gia đình, Mục Kiền Liên, 1995

Page 91: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 89

Picnic với GĐPT Quan Âm tại Ottawa, 1996

Trại Tâm Minh 2, Họp bạn toàn quốc tại Vancouver, 1996

Đệ Thập Chu Niên, 1996 Đệ Thập Chu Niên, 1996

Page 92: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

90 Kỷ Yếu 25 Năm

Đi chơi Mont Cascades, 1996

Trại hè gia đình, Tất Đạt Đa, 1997

Trại Niềm Tin, chu niên 15 GĐPT Vạn Hạnh, 1996 Trượt nước ở Mont Cascades, 1996

Page 93: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 91

Trại Tình Lam 4, 1997

Trại Thiền, Vermont, 1998

Trại Mục Kiền Liên 4, chu niên 17 GĐPT Vạn Hạnh, 1998

Page 94: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

92 Kỷ Yếu 25 Năm

Trại Tình Lam 5, 1998

Winterlude, 1999

Trại hè gia đình Tất Đạt Đa 2, 1999

Trại Tình Lam 5, 1998

Hội chợ Tết, 1999

Page 95: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 93

Trại Linh Sơn, Michigan, 1999

Trại Lục Hòa, họp bạn, New Jersey, 2000

Lễ Phật đầu năm, chùa Từ Ân, 2000

Phật Đản 2000

Page 96: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

94 Kỷ Yếu 25 Năm

Hội chợ Tết, 2002 Chu niên 15, 2001

Chu niên 18, 2004 Trại mùa đông với GĐPT Vạn Hạnh, 2003

Halloween, 2005 Phật Đản 2005

Đoàn sinh xuất sắc, 2006 Chu niên 20 năm, 2006

Page 97: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 95

Văn nghệ Phật Đản 2006

Trại hè gia đình, Lục Hòa, 2007

Trại hè gia đình, Lục Hòa, 2007

Trại hè gia đình, Lục Hòa, 2007

Trại hè gia đình, Lục Hòa, 2007

Page 98: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

96 Kỷ Yếu 25 Năm

Hội Chợ Tết, 2008

Thi nặn tượng, Hình Đức Phật Thích Ca, Beauchamp Park, Gatineau, 2007

Múa “Khúc Nhạc Vui”, Hội Chợ Tết, 2008

Thi nặn tượng, Beauchamp Park, Gatineau, hạng 3 nghiệp dư, 2007

“Non Nước Hữu Tình”, Tết, 2006

Hội Chợ Tết, 2006 Trại huấn luyện Huynh Trưởng, Detroit, 2006

Page 99: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 97

Lễ Quy Y, chùa Diệu Không, 2008 Lễ Quy Y, chùa Diệu Không, 2008

Chu niên 22, 2008

Trại ngành Thiếu, Thử Thách, mùa đông 2008

Phật Đản 2008 tại chùa Diệu Không

Page 100: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

98 Kỷ Yếu 25 Năm

Trại gia đình, Mục Kiền Liên, hè 2009

Tết Trung Thu, 2009

Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Từ Ân, 2009 Múa dâng hoa, Phật Đản 2009, chùa Hiếu Giang

Lễ Phục Hoạt, GĐPT Quan Âm, Montreal, 2009

Từ bi thắng sân hận. Hiền thiện thắng hung tàn.

Bố thí thắng xan tham. Chân thật thắng hư ngụy.

Kinh Pháp Cú, câu 223

Conquer anger by love. Conquer evil by good.

Conquer the stingy by giving. Conquer the liar by truth.

Dhammapada, verse 223

Page 101: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 99

Winterlude 2010 Winterlude 2010

Thi nặn tượng, hạng 2 nghiệp dư, Gatineau, 2010 Picnic, Lake Beauchamp Park, Gatineau, 2010

Chu niên 24, 2010

Hãy nói lời chân thật. Bố thí, chớ giận hờn. Làm được ba điều ấy,

Ðạt đến cảnh thiên chơn.

Kinh Pháp Cú, câu 224

One should utter the truth. One should not be angry. One should give even from a scanty store to him who

asks. Along these three paths one may go

to the presence of the gods.

Dhammapada, verse 224

Page 102: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

100 Kỷ Yếu 25 Năm

Tu viện Hoa Nghiêm, Langley, BC

Tu viện Tây Thiên, Westlock, AB

Sinh hoạt với GĐPT Huyền Quang, Vancouver Sinh hoạt với GĐPT Thiện Tâm, Edmonton

Tu viện Trúc Lâm, Edmonton

Chụp với Thầy Tịnh Trí, chùa Lâm Tỳ Ni, Surrey, BC

Chuyến du ngoạn miền Tây của ngành Thiếu,

6-21/8/2010

Page 103: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 101

Ngành Thiếu bán đồ để gây quỹ cho trại mùa đông, 2010

Hội chợ Tết 2011

Trại Tuyết Liên với GĐPT Quan Âm, mùa đông 2011

Đi chùa lễ Phật đầu xuân (2011), chùa Hiếu Giang

Trò chơi tất niên, 2010

Page 104: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

102 Kỷ Yếu 25 Năm

Họa Sĩ Tí Hon

Page 105: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 103

CHÂN THÀNH CẢM TẠ Chúng tôi chân thành cảm tạ quý vị mạnh thường quân đã ủng hộ tài chánh cho quyển

kỷ yếu kỷ niệm 25 năm thành lập GĐPT Chánh Kiến được hoàn thành tốt đẹp. Chúc quý vị thân tâm thường an lạc, mọi sự thành tựu như ý.

ĐH Nguyễn Phanh, PH ĐS Anthony Nguyễn Khang $50.00 ĐH Vũ Minh, PH ĐS Đinh Vũ, Bình $100.00 ĐH Dương T. Mỹ Hoà, PH ĐS Dương Trần Mỹ An $400.00 ĐH Hồ Kim Chưởng PH ĐS Nguyễn Xuân Sang, Nhược Lam $100.00 ĐH Trương Ngọc Huy, PH ĐS Phạm Ngọc Lam, Châu Anh $50.00 ĐH Nguyễn Ngọc, PH ĐS Nguyễn Bảo Tony, Vivian, Kevin $100.00 ĐH Trần Mỹ Hen, PH ĐS Trương Ngọc Phương $50.00 Cựu HTr Diệu Trí Bạch Hồng $300.00 ĐH Võ Hà Tri, PH ĐS Võ Tống Linh $30.00 ĐH Bùi Huy Đào, PH ĐS Bùi Tú Uyên, Huy Tiến $100.00 ĐH Nguyễn Thị Thanh Lệ, PH ĐS Nguyễn Tony $50.00 ĐS Lương Nguyễn Ngọc Linh $10.00 ĐH Phan T. Ngọc Dung, PH ĐS Nguyễn Quỳnh Vy $110.00 HTr Minh Chơn Nguyễn Văn Chính $50.00 HTr Viên Nguyệt Tiêu Thị Nga $50.00 HTr Tuệ Quang Lê Văn Hoàng $50.00 HTr Giác Nhân Nguyễn Đức $50.00 HTr Minh Nguyện Nguyễn Hoàng Vũ $50.00 HTr Diệu Hiển Nguyễn Việt Châu $50.00 HTr Diệu Thảo Dương Thị Hạnh $100.00 Cựu HTr Viên Liễu Nguyễn T. Hoàng Oanh $50.00 Đoàn Thiếu Nam $100.00 ĐH Nguyễn Hương PH ĐS Lê Kiều Trinh, Tuấn Kiệt $50.00 Cựu HTr Giác Tấn Lê Quốc Sơn $100.00 Cựu HTr Giác Trí Lê Nam Lai $100.00 Cựu HTr Minh Đức Lý Minh Phước $100.00 ĐH Diệu Thanh Trần T. Thu Nga $50.00 Ẩn danh $50.00 Cựu ĐS Giác Hương Trần Thị Giang $100.00 Cựu HTr Nguyên Hương Lê T. Phương Mai $100.00 ĐH Hoàng Minh PH ĐS Hoàng Andy, Thục An $50.00

ĐS Lê Vĩnh Andy $50.00

ĐH Giang Kenny, PH ĐS Giang Kaitlyn, Kris, Kelsey, Kyle $100.00

Page 106: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

104 Kỷ Yếu 25 Năm

By the numbers

1. This is our 1st memory book.

2. Since the beginning, we have had 2 names.

3. We have attended 3 winter camps.

4. We have had 4 Liên Đoàn Trưởng.

5. The youngest Oanh Vũ is 5 years old.

6. In the past, we have had 6 đoàn.

7. The largest Phật Pháp class has 7 students.

8. We currently have 8 levels of Phật Pháp for Oanh Vũ and Thiếu Niên.

9. Ban Huynh Trưởng currently has 9 people.

10.Đoàn Thiếu Nữ currently has 10 members.

11.Đoàn Thiếu Nam currently has 11 members.

12.The longest a Đoàn sinh’s attendance (so far) is 12 years.

13.Đoàn Oanh Vũ Nam currently has 13 mem-bers.

14.Đoàn Oanh Vũ Nữ currently has 14 mem-bers.

15.We have been at McNabb for 15 years.

16.We have organized 16 examinations.

17.There are 17 Đoàn sinh who have partici-pated since Oanh Vũ and now have become Thiếu.

18.In the summer 2010, 18 members travelled to Western Canada.

19.In our most active year (2009), we had 19 special activities & events.

20.The performance with the most participants is the skit Hòn Vọng Phu, with 20 performers.

Những con số

1. Đây là quyển kỷ yếu đầu tiên của GĐPT Chánh Kiến.

2. Từ ngày thành lập đến nay gia đình có 2 tên gọi chính thức.

3. GĐPT Chánh Kiến đã tham dự 3 trại mùa đông.

4. Tính đến nay GĐPT Chánh Kiến đã có 4 anh chị đảm nhận chức vụ Liên Đoàn Trưởng.

5. Em Oanh Vũ nhỏ nhất đang sinh hoạt được 5 tuổi.

6. GĐPT Chánh Kiến từng có nhiều nhất là 6 đoàn.

7. Lớp Phật Pháp đông nhất hiện nay có 7 em.

8. GĐPT Chánh Kiến hiện có 8 bậc Phật Pháp cho 2 ngành Oanh Vũ và Thiếu Niên.

9. Ban Huynh Trưởng hiện có 9 anh chị.

10.Đoàn Thiếu Nữ hiện có 10 em.

11.Đoàn Thiếu Nam hiện có 11 em.

12.Đoàn sinh có thâm niên sinh hoạt lâu nhất là 12 năm.

13.Đoàn Oanh Vũ Nam hiện có 13 em.

14.Đoàn Oanh Vũ Nữ hiện có 14 em.

15.GĐPT Chánh Kiến sinh hoạt ở trung tâm McNabb đã được 15 năm.

16.GĐPT Chánh Kiến đã tổ chức được 16 kỳ thi vượt bậc.

17.GĐPT Chánh Kiến có 17 em hiện đang sinh hoạt ngành Thiếu đi từ Oanh Vũ lên.

18.Mùa hè năm 2010, 18 anh chị em Chánh Kiến tham gia chuyến đi du ngoạn miền Tây Canada.

Page 107: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

GĐPT Chánh Kiến 105

19.Trong năm sinh hoạt sôi nổi nhất, (2009), GĐPT Chánh Kiến có 19 hoạt động đặc biệt.

20.Tiết mục văn nghệ có đông người tham gia nhất là hoạt cảnh ‘Hòn Vọng Phu’ với sự tham gia của 20 thành viên trong gia đình.

21.Huynh trưởng nữ sinh hoạt lâu nhất ở Chánh Kiến được 21 năm.

22.Huynh trưởng trẻ tuổi nhất của GĐPT Chánh Kiến hiện nay 22 tuổi.

23.GĐPT Chánh Kiến đã tham dự 23 trại hè.

24.GĐPT Chánh Kiến đã mở Hộp Tình Lam được 24 lần.

25.Vu Lan năm nay GĐPT Chánh Kiến tròn 25 tuổi.

21.The longest participating female leader has been here for 21 years.

22.The youngest Huynh trưởng is 22 years old.

23.We have attended 23 summer camps.

24.We have opened the Hộp Tình Lam (donation box) 24 times.

25.This year is our 25th anniversary.

Page 108: Kỷ Yếu 25 Năm Sinh Hoat GĐPT Chánh Kiến

106 Kỷ Yếu 25 Năm

Lưu Bút