134
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN PHƢỚC THỌ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN ĐÔ THỊ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGẬP LỤT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LuanVan_NguyenPhuocTho.… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

NGUYỄN PHƢỚC THỌ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN ĐÔ THỊ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

NGẬP LỤT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

NGUYỄN PHƢỚC THỌ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN ĐÔ THỊ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

NGẬP LỤT TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN Ý NHƢ

Hà Nội – Năm 2019

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ khoa học”Ứng dụng Mô hình Thủy văn Đô thị đánh giá

mức độ ngập lụt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ trong bối cảnh Biến đổi

khí hậu”.

Trước hết, Tác giả xin chân thành cám ơn đến TS. Nguyễn Quang Hưng và

TS. Nguyễn Ý Như là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn

thành luận văn này.

Tác giả xin chân thành cám ơn TS. Cấn Thu Văn, trường Đại học Tài nguyên

và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp Đài Khí tượng

Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, đã tạo điều kiện tốt nhất

trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý Thầy, Cô giáo trong khoa Khí

tượng Thủy văn và Hải dương học nói riêng và trường ĐH Khoa học Tự nhiên -

ĐHQGHN nói chung đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện

tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.

Trong khuôn khổ luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả mong

nhận được các ý kiến đóng góp từ phía độc giả và các bạn đồng nghiệp.

Trân trọng.

Tác giả

Nguyễn Phƣớc Thọ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực

hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ý Nhƣ, không sao chép các công

trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực và

chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình khoa học của ngƣời khác. Các

thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy

đủ, trung thực và đúng quy cách.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản luận văn của

mình.

TÁC GIẢ

Nguyễn Phƣớc Thọ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................ 1

2. Mục tiêu của luận văn:................................................................................... 1

3. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................................. 2

5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu: ........................................................................ 3

CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH

PHỐ CẦN THƠ .......................................................................................................... 4

1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 4

1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 4

1.1.2. Đặc điểm địa hình. ................................................................................... 6

1.1.3. Đặc điểm khí hậu ..................................................................................... 7

1.1.4. Đặc điểm hệ thống sông ngòi và đặc điểm thủy văn, thủy triều ........... 11

1.1.5. Điều kiện kinh tế và xã hội. ................................................................... 20

1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG THOÁT NƢỚC CẦN THƠ ...................... 21

1.2.1. Hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải và xử lý nƣớc thải. ...................... 21

1.2.2. Tình hình ngập và nguyên nhân gây ngập ở khu vực TP. Cần Thơ. ..... 22

1.3. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............. 29

1.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng toàn cầu ................. 29

1.3.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................................. 29

1.3.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ .................................. 29

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ........ 33

2.1. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN ......................................................................... 33

2.2. LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ............................................................................. 344

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CŨ SỬ DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG NGẬP LỤT

ĐÔ THỊ ................................................................................................................. 39

2.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 39

2.3.2. Trong nƣớc .............................................................................................. 44

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN ĐÔ THỊ ĐÁNH GIÁ MỨC

ĐỘ NGẬP LỤT QUẬN NINH KIỀU TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

................................................................................................................................... 48

3.1. TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................ 48

3.1.1 Số liệu hệ thống khu vực nghiên cứu ....................................................... 48

3.1.2 Dữ liệu địa hình ........................................................................................ 48

3.1.3. Số liệu biên đầu vào ................................................................................ 49

3.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH MIKE URBAN CHO HỆ THỐNG THOÁT

NƢỚC QUẬN NINH KIỀU ................................................................................. 49

3.2.1 Xây dựng mô hình toán ......................................................................... 49

3.2.2 Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình ............................................................. 55

3.3. THIẾT LẬP MÔ PHỎNG TRẬN NGẬP DO MƢA NGÀY 28/01/2018

VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ....................................................... 68

3.3.1. Kết quả mô phỏng theo kịch bản hiện trạng ngày 28/01/2018 .............. 70

3.3.2. Kết quả mô phỏng theo kịch bản thấp giai đoạn đầu thế kỉ ................. 72

3.3.3. Kết quả mô phỏng theo kịch bản cao giai đoạn đầu thế kỉ ................... 73

3.3.4. Kết quả mô phỏng giả định trƣờng hợp mƣa (28/01/2018) và triều

(09/10/2018) ...................................................................................................... 75

3.4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 76

3.4.1 Nguyên nhân ngập.................................................................................... 76

3.4.2 Giải pháp. ................................................................................................. 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 86

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 868

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1. Bản đồ hình chính Tp Cần Thơ .................................................................. 4

Hình 1-2. Bản đồ hành chính quận Ninh Kiều ............................................................ 5

Hình 1-3. Bản đồ cao độ Thành phố Cần Thơ ............................................................ 6

Hình 1-4. Bản đồ đẳng trị mƣa năm ĐBSCL .............................................................. 8

Hình 1-5. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình tháng tại Cần Thơ .................................... 10

Hình 1-6. Bản đồ hệ thống sông ngòi Cần Thơ ........................................................ 11

Hình 1-7. Hệ thống trạm thuỷ văn khảo sát điều tra mùa lũ khu vực ĐBSCL ......... 13

Hình 1-8. Biểu diễn biến mực nƣớc hàng năm trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ ..... 14

Hình 1-9. Biểu đồ lƣu lƣợng trung bình tháng trên sông Hậu tại Cần Thơ .............. 15

Hình 1-10. Hệ thống thoát nƣớc quận Ninh kiều ...................................................... 22

Hình 1-11. Biểu đồ các yếu tố thủy văn đặc trƣng tháng tại trạm Thủy văn Cần Thơ

................................................................................................................................... 24

Hình 1-12. Bản đồ ngập thành phố Cần Thơ ............................................................ 27

Hình 1-13. Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm tại Cần thơ .......................................... 30

Hình 1-14. Biểu đồ diễn biến tổng lƣợng mƣa năm tại Cần Thơ (1981-2000) ........ 30

Hình 1-15. Biểu đồ diễn biến tổng lƣợng mƣa năm tại Cần Thơ (2001-2017) ........ 30

Hình 1-16. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc cao nhất, thấp nhất, trung bình năm ......... 31

Hình 1-17. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc cao nhất năm............................................. 32

Hình 1-18. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc trung bình năm ......................................... 32

Hình 1-19. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc thấp nhất năm ........................................... 32

Hình 2-1. Sơ đồ tính toán .......................................................................................... 33

Hình 2-2. Sơ đồ tính toán mƣa – dòng chảy ............................................................. 34

Hình 2-3. Sơ đồ tính toán dòng chảy trong hệ thống thoát nƣớc 1 chiều ................. 37

Hình 2-4. Sơ đồ kết hợp mô hình 1 chiều và 2 chiều ................................................ 39

Hình 2-5. Quy hoạch thoát nƣớc khu vực nội thành Hà Nội (JICA, 1995) .............. 45

Hình 3-1. Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu ............................................................ 49

Hình 3-2. Thiết lập node trong mô hình MIKE URBAN ......................................... 50

Hình 3-3. Hình ảnh nhập Link trong MIKE URBAN............................................... 50

Hình 3-4. Trắc dọc tuyến cống .................................................................................. 51

Hình 3-5. Nhập số liệu lƣu vực trong MIKE URBAN ............................................. 52

Hình 3-6. Thiết lập các thông số lƣu vực trong MIKE URBAN .............................. 52

Hình 3-7. Sơ đồ mạng lƣới tính toán trong MIKE URBAN ..................................... 53

Hình 3-8. Bản đồ DEM sau khi biên tập lại .............................................................. 53

Hình 3-9. Thiết lập lƣới 2D ....................................................................................... 54

Hình 3-10. Độ sâu ngập lớn nhất trận 11 – 13/9/2018 .............................................. 56

Hình 3-11. Trắc dọc tuyến đƣờng 30/4 từ giao đƣờng Mậu Thân đến giao đƣờng

Quang Trung ............................................................................................................. 56

Hình 3-12. Kết quả ngập trên Google Earth trận ngày 12/9/2018 ............................ 58

Hình 3-13. Trắc dọc tuyến đƣờng Mậu Thân từ đoạn giao với đƣờng 30/4 đến cửa

xả (node 157) ............................................................................................................. 60

Hình 3-14. Độ sâu ngập lớn nhất trận 9 – 11/10/2018 .............................................. 60

Hình 3-15. Trắc dọc tuyến đƣờng Quang Trung ....................................................... 61

Hình 3-16. Kết quả ngập trên Google Earth và một số vị trí kiểm định trận

10/10/2018 .............................................................................................................. 655

Hình 3-17. Trắc dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo ................................................... 65

Hình 3-18. Độ sâu ngập lớn nhất trận 3 – 5/10/2018 ................................................ 66

Hình 3-19. Kết quả ngập trên Google Earth và một số vị trí kiểm định trận ngập

ngày 4/10/2018 .......................................................................................................... 67

Hình 3-20. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018 ....................................... 68

Hình 3-21. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018 theo kịch bản thấp năm

2030 ........................................................................................................................... 69

Hình 3-22. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018 theo kịch bản cao năm

2030 ........................................................................................................................... 69

Hình 3-23. Biểu đồ mực nƣớc triều hiện trạng ngày 9-10-11 tháng 10 năm 2018 ... 70

Hình 3-24. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018 .................................... 70

Hình 3-25. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân ...... 71

Hình 3-26. Tuyến đƣờng Mậu thân bị ngập trong trận mƣa ngày 28/01/2018 ......... 71

Hình 3-27. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản thấp năm

2030 ........................................................................................................................... 72

Hình 3-28. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân theo

kịch bản thấp năm 2030 ............................................................................................ 73

Hình 3-29. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản cao năm

2030 ........................................................................................................................... 73

Hình 3-30. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân theo

kịch bản cao năm 2030 .............................................................................................. 74

Hình 3-31. Độ sâu ngập lớn nhất do tổ hợp mƣa ngày 28/01/2018 và triều ngày

09/10/2018 ................................................................................................................. 75

Hình 3-32. Vị trí thiết lập các cống ngăn triều trên hệ thống thoát nƣớc quận Ninh

Kiều ........................................................................................................................... 77

Hình 3-33. Thiết lập các cống ngăn triều bằng cơ chế hoạt động RTC .................... 78

Hình 3-34. Thiết lập các vị trí cảm biến ................................................................... 79

Hình 3-35. Thiết lập cơ chế điều khiển ..................................................................... 79

Hình 3-36. Xác định các thông số PID parameter sets ............................................. 80

Hình 3-37. Thiết lập chức năng điều chỉnh ............................................................... 80

Hình 3-38. Chạy mô phỏng RTC .............................................................................. 81

Hình 3-39. Kết quả mô phỏng trƣớc và sau khi có cống ngăn triều: ........................ 81

Hình 3-40. Vị trí thiết lập thêm cống và hầm ga cho khu vực đoạn P. Thới Bình và

P. Cái Khế ................................................................................................................. 82

Hình 3-41. Kết quả mô phỏng trƣớc và sau khi lắp đặt 2 tuyến cống và nâng cao độ

mặt đƣờng. ................................................................................................................. 83

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1. Phân bố diện tích theo cao độ ..................................................................... 7

Bảng 1-2. Các đặc trƣng khí tƣợng trung bình tại Tp. Cần Thơ ................................ 9

Bảng 1-3. Các đặc trƣng khí tƣợng trung bình tại Tp. Cần Thơ .............................. 10

Bảng 1-4. Kết quả tính toán lƣợng mƣa thời đoạn (mm) ứng với tần suất .............. 11

Bảng 1-5. Lƣu lƣợng bình quân tháng (m3/s) tại các trạm thủy văn ........................ 14

Bảng 1-6. Đặc trƣng mực nƣớc hàng tháng tại Tp. Cần Thơ ................................... 15

Bảng 1-7. Đặc trƣng mực nƣớc năm tại trạm Thủy văn Cần Thơ ........................... 15

Bảng 1-8. Mực nƣớc đỉnh lũ lớn (năm 2000, 2001, 2002, 2011) tại một số trạm ... 17

Bảng 1-9. Mực nƣớc và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các trạm dọc sông Hậu..... 17

Bảng 1-10. Mực nƣớc, lƣu lƣợng và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại Cần Thơ....... 18

Bảng 1-11. Lƣu lƣợng trung bình (m3/s) Tân Châu – Châu Đốc, Vàm Nao, Mỹ

Thuận, Cần Thơ ......................................................................................................... 19

Bảng 1-12. Mực nƣớc cao nhất năm từ 2000-2017 tại trạm Cần Thơ ...................... 24

Bảng 1-13. Thống kê mực nƣớc những năm có lũ tại Tân Châu và Châu Đốc ........ 25

Bảng 1-14. Hiện trạng ngập úng thành phố Cần Thơ qua một số năm ..................... 27

Bảng 3-1. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập

12/9/2018 ................................................................................................................... 57

Bảng 3-2. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập

10/10/2018 ................................................................................................................. 61

Bảng 3-3. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập

4/10/2018 ................................................................................................................... 66

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TP : Thành phố

ĐH : Đại học

ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội

GIS (Geographic Information System) : Hệ thống thông tin địa lý

Time-Lag : Mô hình thủy văn tất định

SWMM : Storm Water Management Model

RCP4.5 : Representative Concentration Pathways

RCP8.5 : Representative Concentration Pathways

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

BĐKH : Biến đổi khí hậu

KTTV : Khí tƣợng Thủy văn

NCKH : Nghiên cứu Khoa Học

DEM (Digital Elevation Model) : Mô hình số địa hình

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cần Thơ là thành phố lớn thứ tƣ của cả nƣớc, cũng là thành phố hiện đại và lớn

nhất của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông, có tổng diện tích tự nhiên là 1.409 km² với

dân số vào khoảng 1.603.543 ngƣời, trong đó dân thành thị là 1.108.000 ngƣời, dân số

vùng nông thôn là 478.543 ngƣời, mật độ dân số tính đến năm 2016 là 1138

ngƣời/km². Thành phố là đầu tàu kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL) với tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm là 10%, và đang dần trở thành trung

tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm và

xuất khẩu. Phát triển kinh tế và những thay đổi trong hệ thống tự nhiên đã tạo áp lực

cho hệ thống ĐBSCL, làm gia tăng các rủi ro về thảm hoạ thiên tai ngày nay, bao gồm

ngập lụt, hạn hán, bão, sụt lún đất và xâm nhập mặn. Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm

trọng thêm các rủi ro này.

Ngập lụt là mối nguy dễ thấy nhất ở thành phố Cần Thơ, gây thiệt hại về tài sản

và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, chủ yếu ở khu vực lõi đô thị. Theo phân tích

của thành phố, lũ lụt đô thị gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp lên đến hơn 300 triệu đô la

Mỹ trong vòng 5 năm qua. Một nghiên cứu gần đây của Viện Quốc tế về Môi trƣờng

và Phát triển đã ƣớc tính thiệt hại kinh tế hàng năm (trực tiếp và gián tiếp) do lũ lụt

gây nên ở mức 642 đô la Mỹ mỗi hộ, chiếm 11% thu nhập hàng năm của hộ gia đình.

Các yếu tố gây ra ngập lụt bao gồm lƣợng mƣa lớn, nƣớc sông dâng cao, thủy

triều gia tăng, thoát nƣớc kém ở các đô thị và sụt lún đất. Việc đô thị hóa nhanh chóng

và không kiểm soát đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm nhiều kênh tự nhiên, làm giảm đi

đáng kể khả năng thoát nƣớc của hệ thống thoát nƣớc thành phố. Luận văn với đề tài

“Ứng dụng mô hình thủy văn đô thị đánh giá mức độ ngập lụt tại quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ trong bối cảnh BĐKH” nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu đến ngập lụt thành phố Cần Thơ, xây dựng các kịch bản ngập lụt điển hình cho

quận Ninh Kiều, từ đó đề xuất các giải pháp chống ngập cục bộ cho quận Ninh Kiều.

2. Mục tiêu của luận văn

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của BĐKH đến diễn biến ngập lụt đô thị ở

quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Mục tiêu cụ thể:

2

- Tính toán mô phỏng hiện trạng ngập lụt đô thị ở quận Ninh Kiều thành phố

Cần Thơ.

- Xác định nguyên nhân ngập úng cho các khu vực của quận Ninh Kiều

- Xây dựng các giải pháp chống ngập lụt ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần

Thơ trong bối cảnh BĐKH.

3. Phạm vi nghiên cứu

Khu vực quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ bao gồm các phƣờng: An Bình, An

Cƣ, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hƣng Lợi,

Tân An, Thới Bình và Xuân Khánh.

Đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào nƣớc mƣa và nƣớc triều dâng, nƣớc thải sinh

hoạt đô thị đƣợc tạm tính dựa trên phần trăm nƣớc cấp sinh hoạt.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1 Phƣơng pháp thống kê, thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thủy văn (mƣa, lũ, mực nƣớc) phục vụ mô hình thủy lực

(MIKE 11 VÀ MIKE Urban). Số liệu thủy văn đƣợc thu thập từ các trạm đo trên lƣu

vực, số liệu ngập lụt đƣợc điều tra trực tiếp trong thời gian ngập và các vết ngập tại

hiện trƣờng.

- Thống kê: Dùng thực hiện tính toán các đặc trƣng lũ, mƣa, ngập.

4.2 Phƣơng pháp mô hình: Dùng tính toán mô hình thủy lực (Mike 11, Mike 21),

mô hình thủy văn đô thị (MIKE Urban).

4.3 Phƣơng pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS): Đƣợc áp dụng để truy xuất các

thông tin từ bản đồ và xây dựng các bản đồ từ kết quả tính toán kết quả ngập lụt trên

khu vực nghiên cứu.

4.4 Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo, tƣ vấn các chuyên gia trong việc đánh

giá kết quả mô phỏng, xây dựng các kịch bản tính toán và các biện pháp phòng chống

ngập lụt cho khu vực nghiên cứu.

4.5 Phƣơng pháp điều tra thực địa: Xác định, kiểm tra cao độ các hệ thống thoát

nƣớc đô thị ở khu vực nghiên cứu, điều tra khảo sát các vết ngập, vận hành của các

công trình đơn vị trên hệ thống thoát nƣớc của khu vực nghiên cứu.

3

5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Mở đầu: Đặt vấn đề, xác định mục tiêu nghiên cứu

Chƣơng 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Chƣơng 2: Phƣơng pháp tiếp cận và lý thuyết mô hình.

Chƣơng 3: Ứng dụng mô hình thủy văn đô thị đánh giá mức độ ngập lụt quận

Ninh Kiều trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Kết luận: Trình bày một số kết quả của luận văn đạt đƣợc

Kiến nghị: Kiến nghị một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Tài liệu tham khảo: Thống kê các tài liệu đã đƣợc tác giả tham khảo trong quá

trình thực hiện luận văn

4

CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ và các quận, huyện trực thuộc đƣợc thành lập trên cơ sở

tách từ tỉnh Cần Thơ, theo Nghị định số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc

hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) và Nghị định số

05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ; Năm 2008, TP. Cần Thơ đƣợc

công nhận là thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là

điểm giao nhau của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc

sông Tiền và vùng trọng điểm phía Nam. Thành phố Cần Thơ 4 mặt đều không giáp

biển, hầu nhƣ không có rừng tự nhiên. Đƣợc xem là trung tâm kinh tế, văn hóa và

chính trị của ĐBSCL, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lƣu sông

Mê Kông.

Hình 1-1. Bản đồ hình chính Tp Cần Thơ

5

Thành phố nằm giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cách biển

Đông 80 km, cách thủ đô Hà Nội 1.800 km và cách TP.Hồ Chí Minh 170 km (theo

đƣờng bộ). có vị trí địa lý:

Tọa độ địa lý: 9o55’08” – 10

o19’38” vĩ Bắc;

105o13’38” – 105

o50’35” kinh Đông,

- Phía Bắc giáp An Giang;

- Phía Nam giáp Hậu Giang;

- Phía Tây giáp Kiên Giang;

- Phía Đông giáp 02 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

Hình 1-2. Bản đồ hành chính quận Ninh Kiều

Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng,

Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới

Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phƣờng).

Ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg

Thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ƣơng là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và

6

tỉnh Cà Mau nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng

và từng bƣớc phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

thành một trong những vùng phát triển lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và

chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nƣớc. Trong

đó, thành phố Cần Thơ là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ

sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, nằm ở ngã ba sông Cần

Thơ và sông Hậu, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp huyện Phong Điền,

phía nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng, phía bắc giáp quận Bình Thủy.

Toàn quận có 13 phƣờng: An Bình, An Cƣ, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An

Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hƣng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh.

1.1.2. Đặc điểm địa hình.

Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao từ Đông Bắc

thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng, rất đặc trƣng

cho dạng địa hình châu thổ.

Hình 1-3. Bản đồ cao độ Thành phố Cần Thơ

7

Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt đất

phổ biến từ 0,6 – 0.8 m so với mực nƣớc biển (mốc quốc gia Hòn Dấu). Vùng nội ô

gồm các Quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Thốt Nốt đất đai tƣơng đối cao có

cao độ từ 1,4 đến 2,5m, trong khi các huyện ngoại thành Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới

Lai, Phong Điền cao độ khu dân cƣ khoảng 1,0 - 1,5m và đồng ruộng 0,4 – 0,8m. Cần

Thơ có 4 cù lao với diện tích 2.681ha (Tân Lộc 2.086ha, Cồn Sơn 69ha, Cồn Khƣơng

280ha, Cồn Ấu 81ha) cao độ địa hình phổ biến 0,7 – 0,9m. Vùng ven sông khá thuận

lợi cho việc lợi dụng thủy triều tƣới tiêu tự chảy, vùng xa sông tƣới tiêu và cải tạo đất

khó khăn hơn.

Bảng 1-1. Phân bố diện tích theo cao độ

TT Cao độ

(m)

Diện

tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 >2,00 575 0,4

2 1,5 -2 ,0 3.633 2,6

3 1,0 - 1,5 24.873 17,7

4 0,5 - 1,0 93.295 66,6

5 <0,5 12.276 8,8

6 Sông Rạch 5.508 3,9

Cộng 140.160 100

Phân bố diện tích theo cao độ

Phân bố diện tích theo cao độ (%

>2,00

1,5 -2 ,0

1,0 - 1,5

0,5 - 1,0

<0,5

Sông Rạch

1.1.3. Đặc điểm khí hậu

a. Cơ chế khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mƣa: từ tháng 5 đến tháng 11, chịu tác động chính của gió mùa tây nam,

lƣợng mƣa tƣơng đối lớn > 100mm/tháng. Tổng lƣợng mƣa mùa này thƣờng chiếm ≥

90% tổng lƣợng mƣa năm. Phân bố lƣợng mƣa theo không gian cho thấy, lƣợng mƣa

trung bình nhiều năm khu vực Cần thơ vảo khoảng 1500-2000 mm.

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4, chịu tác động của gió mùa đông bắc, lƣợng

mƣa rất nhỏ, thậm chí có tháng không có mƣa.

Nhiệt độ hàng năm cao, thay đổi từ 26,5-27,4 OC. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ

bình quân tháng biến đổi từ 27,6-28,6 OC, nhiệt độ bình quân cao nhất biến đổi từ

35,7÷38 OC. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,9-25,2

OC, nhiệt độ bình quân

8

thấp nhất biến đổi từ 17,0-19, O

C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

khoảng 2,9-3,4OC.

(Nguồn: Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và biến đổi khí hậu)

Hình 1-4. Bản đồ đẳng trị mƣa năm ĐBSCL

Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm thay đổi từ 81÷85%. Trong năm, tháng

IX và X độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất (86÷89%). Tháng I và II độ ẩm tƣơng

đối trung bình đạt giá trị thấp nhất 75÷80%.

Lƣợng bốc hơi trung bình năm xảy ra trên toàn Đông Bằng từ 900÷1300 mm

(Piche) thấp hơn nhiều so với lƣợng mƣa trung bình năm. Thông thƣờng, những nơi có

lƣợng mƣa năm lớn thì lƣợng bốc hơi năm nhỏ và ngƣợc lại đó là trở ngại rất lớn đối

với những nơi còn lệ thuộc nhiều vào lƣợng nƣớc mƣa hàng năm.

9

Số giờ nắng bình quân cả năm 6,8-7,5 giờ/ngày. Tháng II - IV, số giờ nắng cao

nhất (trung bình 8-10 giờ/ngày). Tháng VIII-X, số giờ nắng thấp nhất (trung bình 5-6

giờ/ngày). Tổng giờ nắng trung bình năm quan trắc là 2.400 – 2.500 giờ/năm. Số giờ

nắng cao nhất tập trung vào các tháng mùa khô với trong thời kỳ tháng 2 - 4 có số giờ

nắng đạt 8 - 10 giờ/ngày, tổng số giờ nắng trung bình 210 giờ/tháng, tƣơng đƣơng với

7 giờ/ ngày. Tháng 3 có tổng giờ nắng trung bình cao nhất năm 282 giờ/tháng. Trong

các tháng mùa mƣa tổng giờ nắng trung bình là 200 giờ/ngày, tƣơng đƣơng với 6-7

giờ/ngày.

Lƣợng bức xạ tổng cộng đạt cực đại vào tháng 4, cực tiểu vào tháng 11, 12.

Lƣợng bức xạ tăng lên nhanh chóng sau ngày đông chí, tháng 1 cao hơn các tháng nửa

sau hè, kể cả tháng 7, 8 và có thể đạt cực đại ngày vào tháng 3, tháng 4

Bảng 1-2. Các đặc trƣng khí tƣợng trung bình tại Tp. Cần Thơ

Đặc trƣng Trị số trung bình tháng (mm)

Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ (OC) 25,3 25,8 27,1 28,3 27,8 27,1 26,8 26,6 26,5 26,6 26,4 25,2 293,1

Số giờ nắng 253 240 282 257 210 174 179 170 164 157 188 212 2486

Bức xạ

(kcal/cm2) 11,2 13,4 15,4 18,3 14,0 13,0 12,9 12,9 12,5 11,8 10,7 10,3 156,4

Bốc hơi (mm) 90 87 106 102 82 73 74 82 76 74 84 89 1019

Độ ẩm (%) 82 81 79 81 85 88 88 88 90 89 86 83 1020

Tốc độ gió

(m/s) 1,6 1,8 1,5 1,2 1,0 1,5 1,4 1,8 1,1 0,9 1,1 1,2 16.1

b. Đặc điểm mƣa

Chế độ gió mùa đã đem lại cho vùng này một mùa mƣa và một mùa khô tƣơng

phản sâu sắc. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến hết tháng XI, trùng với thời

kỳ gió mùa Tây Nam, mùa khô bắt đầu từ tháng XII và kết thúc tháng IV năm sau,

trùng với thời kỳ gió mùa Đông bắc.

Về lƣợng mƣa phân bố không đều các tháng trong năm mà chỉ tập trung vào các

tháng mùa mƣa. Lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm trên 80% lƣợng mƣa cả năm. Trạm

Cần Thơ lƣợng mƣa tháng VII là 223mm, tháng IX là 252mm, tháng X là 275mm ,

tháng XI là 150 mm cũng trùng với thời kỳ lũ lớn nhất xảy ra ở sông Hậu (khu vực

10

Cần Thơ là cuối tháng IX, tháng X). Chính vì tổ hợp bất lợi này gây ra hiện tƣợng

ngập úng TPCT và thêm khó khăn cho vấn đề chống ngập úng TP Cần Thơ.

Hình 1-5. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình tháng tại Cần Thơ

Bảng 1-3. Các đặc trƣng khí tƣợng trung bình tại Tp. Cần Thơ

Đặc trƣng Trị số trung bình tháng

Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số ngày mƣa 2 1 2 4 15 17 18 18 19 17 12 6 131

Lƣợng mƣa

(mm) 6 2 13 37 168 223 239 231 252 275 150 40 1636

Qua phân tích tài liệu thống kê mƣa thời đoạn thì mƣa tại Cần Thơ thƣờng là

những trận mƣa thời đọan ngắn, chủ yếu xảy ra những trận mƣa thƣờng kéo dài là 30’;

45’ hay 60’, 90’; rất ít khi mƣa kéo dài tới 180’ hay 240’.

Theo kết quả điều tra hiện trạng ngập TP Cần Thơ thì với những trận mƣa

cƣờng độ lớn thƣờng tập trung vào khoảng 30’ hay 45’ làm hệ thống tiêu thoát không

kịp, nƣớc triều lên cao, gây úng ngập tại những vùng có địa hình thấp và nhất là khu

vực thiếu hệ thống cống tiêu thoát.

11

Bảng 1-4. Kết quả tính toán lƣợng mƣa thời đoạn (mm) ứng với tần suất

Trạm Phút Số Đặc trƣng tần suất Lƣợng mƣa thời đoạn ứng với tần suất (%)

Năm Cv Cs Xbq 0,5 1 2 5 10 20 50 75

Cần

Thơ

15 26 0,234 0,442 25 42 40 38 35 32 29 24 21

30 26 0,233 0,778 40 72 68 63 58 53 48 39 34

45 26 0,211 0,478 51 84 80 76 70 65 60 50 43

60 26 0,219 0,738 60 103 97 92 84 77 70 58 50

90 26 0,226 0,623 66 115 106 102 95 86 78 65 56

120 26 0,229 0,581 71 123 116 110 101 93 85 70 60

180 26 0,249 0,600 78 139 132 124 113 104 93 76 64

240 26 0,248 0,285 83 142 135 128 118 110 100 82 69

360 26 0,259 0,385 86 152 144 136 125 115 104 85 70

720 26 0,267 0,500 87 158 149 141 128 118 106 85 70

1440 26 0,251 0,328 93 161 153 145 134 124 112 92 77

1.1.4. Đặc điểm hệ thống sông ngòi và đặc điểm thủy văn, thủy triều

a. Đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch

Hình 1-6. Bản đồ hệ thống sông ngòi Cần Thơ

Mật độ sông rạch tại TP.Cần Thơ khá lớn khoảng 1,8 km/km2, với hơn 158

sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua

thành phố nối thành mạng đƣờng thủy. Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm:

12

- Sông rạch tự nhiên

Sông Hậu: Là ranh giới phía Đông Bắc của thành phố. Đoạn thuộc thành phố

Cần Thơ dài gần 60 km, mặt sông rộng bình quân từ 1.500 đến 2.000m, sâu từ 14 đến

18m. Sông có nguồn nƣớc ngọt phong phú quanh năm, chất lƣợng nƣớc khá tốt, là

nguồn nƣớc chính, đóng vai trò chủ đạo trong việc cấp nƣớc tƣới, sinh hoạt, công

nghiệp... cho Thành phố Cần Thơ. Sông đồng thời cũng là trục tiêu chính, có nhiệm vụ

tiêu nƣớc mƣa và lũ cho thành phố. Lƣu lƣợng mùa lũ trên sông từ 1800 đến 2.000

m3/s; vào các tháng kiệt nhất còn khoảng 300 đến 400 m

3/s.

Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô

môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến

Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong

mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông

Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả

năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt.

Các rạch lớn tự nhiên hình thành do quá trình vận chuyển nƣớc mƣa, lũ và vận

động của thủy triều đƣợc nối với sông Hậu gồm: rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn,

Cái Củi, Cái Dầu; các rạch này có cửa rộng từ 50 đến 300m, cao độ đáy từ -4,0 đến -

10,0m; tổng chiều dài sông rạch tự nhiên trong vùng khoảng 310 km. Các rạch này

cùng với sông Hậu, sông Cần Thơ tạo thành một mạng lƣới quan trọng trong việc phân

phối, cấp/tiêu thoát nƣớc cũng nhƣ giao thông thủy của thành phố.

- Hệ thống kênh trục/kênh cấp I

Hệ thống kênh trục phân bố khá đều ở thành phố Cần Thơ, trung bình khoảng

4-5 km có một kênh. Theo thứ tự từ phía Bắc xuống có các kênh sau: Rạch Giá - Long

Xuyên, Kênh Tròn, Cái Sắn, KH1, KH3, Thốt Nốt, Thơm Rơm, KH5, Ô Môn, Thị

Đội, KH7, KH8, KH9, Xà No. Ngoài ra còn có một số kênh nhƣ kênh Đứng, kênh Ven

Lộ... Các kênh này có chiều dài khoảng từ 30 đến 60 km, bề rộng từ 10 đến 30 m, độ

sâu đáy khoảng từ -2,0 đến -5,0m. Mỗi kênh trục có hàng chục kênh nhánh nối vào.

Tổng chiều dài hệ thống kênh trục khoảng trên 300 km.

Hệ thống kênh cấp I nối với các kênh rạch chính hiện có trên 60 kênh với tổng

chiều dài khoảng 350 km. Mặt kênh rộng từ 14m đến 16 m, cao độ đáy phổ biến từ -

1,0 đến -2,0m, hệ thống kênh cấp I có nhiệm vụ dẫn nƣớc tƣới từ kênh trục tới kênh

cấp II và mặt ruộng, nhận nƣớc tiêu từ mặt ruộng và kênh cấp II tới kênh rạch chính.

13

- Hệ thống kênh cấp II

Theo thống kê, thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 800 km kênh cấp II, mật độ

trung bình khoảng 11m/ha. Mặt kênh cấp II thƣờng rộng từ 6 đến 8m, cao độ đáy từ

0,0 đến – 2,0m. Chiều dài mỗi kênh chỉ từ 1,5 ÷ 5 km;

- Hệ thống kênh cấp III

Là hệ thống kênh gắn liền với mặt ruộng, hàng năm đƣợc nhân dân tự duy tu,

nạo vét. Toàn tỉnh có khoảng 750 kênh cấp II, với chiều dài khoảng 1000 km, mật độ

trung bình khoảng 8 m/ha. Mặt kênh rộng 2÷3m, cao độ đáy từ 0,0 đến -0,5m.

(Nguồn: Đài KTTV khu vực Nam Bộ)

Hình 1-7. Hệ thống trạm thuỷ văn khảo sát điều tra mùa lũ khu vực ĐBSCL

b. Đặc điểm Thủy văn.

Với số liệu của trạm Thủy văn Cần Thơ cung cấp, của chuỗi tài liệu trong 42

năm liên tục gần nhất từ năm 1976 – 2017.

+ Mực nƣớc cao nhất năm (1976 – 2017) thƣờng xuất hiện vào tháng 9 -12

hàng năm, dao động từ giá trị thấp nhất 147cm vào ngày 23/XI/1976, đến giá trị cao

nhất 215cm vào ngày 27/X/2011(2). Mực nƣớc thấp nhất năm (1976 – 2017 ) thƣờng

xuất hiện vào tháng 5 - 6 hàng năm, dao động từ giá trị cao nhất -106cm vào ngày

22/VI/2017, đến giá trị thấp nhất -175cm vào ngày 18/V/1986.

14

Mùa lũ vào ĐBSCL từ tháng 7 đến tháng 11 trùng với mùa mƣa bão trên lƣu

vực, chiếm đến 90% tổng lƣợng nƣớc hàng năm, trong đó tháng 9 có lƣu lƣợng lớn

nhất trên dòng chính Mê Công (khoảng 25.991 m3/s) và mùa kiệt từ tháng 12 đến

tháng 5 năm sau trùng với mùa khô trên lƣu vực sông Mê Công, lƣợng dòng chảy

chiếm 10% tổng lƣợng nƣớc còn lại của năm, trong đó tháng 4 cho lƣu lƣợng kiệt nhất

(khoảng 2.590 m3/s). Lƣu lƣợng trung bình nhiều năm chảy qua Tân Châu vả Châu

Đốc là 12.662 m3/s, trong đó Tân Châu là 10.075 m

3/s và Châu Đốc 2.587 m

3/s.

Bảng 1-5. Lƣu lƣợng bình quân tháng (m3/s) tại các trạm thủy văn

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Kratie 3620 2842 2471 2580 4167 9328 19788 33167 33914 21626 10771 5743

Châu Đốc 1373 778 485 417 633 1397 2846 4820 5850 5796 4139 2511

Tân Châu 6335 4110 2563 2174 3249 6954 12389 18449 20142 19214 15093 10225

Q (TC+CĐ) 7708 4889 3048 2590 3882 8351 15235 23269 25991 25010 19232 12736

Mỹ Thuận 3594 2133 1386 1276 2072 4121 7123 11233 13530 13636 10369 6338

Cần Thơ 4256 2650 1629 1318 1793 3414 6117 10473 12936 13240 10787 6641

DIỄN BIẾN MỰC NƢỚC HÀNG NĂM TRẠM CẦN THƠ

Hệ cao độ: Hòn Dấu

-200

-150

-100

-50

0

50

100

150

200

250

1978 1980 1982 1984 1986 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2006 2008

Năm

H(c

m)

Max Min Ave

Hình 1-8. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc hàng năm trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ

15

Hình 1-9. Biểu đồ lƣu lƣợng trung bình tháng trên sông Hậu tại Cần Thơ

Bảng 1-6. Đặc trƣng mực nƣớc hàng tháng tại Tp. Cần Thơ

Đặc

trƣng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hbqmax 137 130 124 116 111 113 126 145 164 172 165 148

Hmax 156 162 161 157 175 164 152 176 193 195 186 175

Hbqmin -88 -111 -123 -127 -134 -128 -104 -75 -34 0 -18 -64

Hmin -121 -134 -143 -153 -161 -156 -147 -107 -75 -45 -63 -95

Hbq 49 35 25 13 7 10 30 49 71 91 85 66

Bảng 1-7. Đặc trƣng mực nƣớc năm tại trạm Thủy văn Cần Thơ

Trạm: Cần

Thơ Sông Hậu Hệ độ cao: Nhà Nƣớc

STT Năm

Mực

nƣớc

TB (cm)

Mực nƣớc cao nhất

(cm)

Mực nƣớc thấp nhất

(cm)

Trị

số Ngày xuất hiện Trị số Ngày xuất hiện

1 1976 147 23/XI -167 VI

2 1977 11 154 14/X -175 V

3 1978 25 166 17/X -159 V

4 1979 22 165 7/X -162 V

5 1980 20 163 25/IX -169 V

6 1981 30 157 13/XI -150 V

7 1982 20 160 18/X -162 V

8 1983 17 160 4/XI -170 VI

9 1984 28 166 26/X -158 3/V

16

Trạm: Cần

Thơ Sông Hậu Hệ độ cao: Nhà Nƣớc

STT Năm

Mực

nƣớc

TB (cm)

Mực nƣớc cao nhất

(cm)

Mực nƣớc thấp nhất

(cm)

10 1985 27 154 13/IX -166 10/VI

11 1986 27 159 2/XI -175 18/V

12 1987 20 157 9/X -158 14/VI

13 1988 21 150 25/X -160 24/V

14 1989 24 169 17/X -160 22/V

15 1990 28 153 7/X -147 25/III

16 1991 30 158 26/X -146 12/VI

17 1992 22 166 28/IX -150 17/VI

18 1993 24 164 17/X -146 8/VI

19 1994 32 176 6/X -151 17/V

20 1995 33 167 25/X -142 21/V

21 1996 38 173 29/IX -135 9/V

22 1997 37 184 2/XI -135 23/V

23 1998 28 167 7/X -133 26/VI

24 1999 42 179 26/X -136 25/IV

25 2000 49 179 30/IX -122 1/IV

26 2001 47 190 18/X -131 11/V

27 2002 46 195 9/X -130 22/V

28 2003 38 183 28/IX -130 13/IV

29 2004 36 193 29/IX -142 25/V

30 2005 39 195 18/X -140 9/VI

31 2006 43 199 6/XI -137 13/VI

32 2007 42 203 27/X -125 2/VI

33 2008 50 200 16/X -125 10/V

34 2009 47 193 04/IV -121 20/IV

35 2010 43 194 07/XI -128 29/V

36 2011 57 215 27/X -125 11/V

37 2012 47 207 17/X -124 21/VI

38 2013 53 215 20/X -121 27/V

39 2014 54 208 10/X -117 13/VI

40 2015 39 194 28/X -127 24/V

41 2016 45 203 17/X -116 10/VI

42 2017 59 209 8/X -106 22/IV

43 2018 57 223 10/X -107 25/IV

- Chế độ thủy văn mùa lũ

Hàng năm vào mùa mƣa, nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về nhiều làm cho mực nƣớc

sông tăng nhanh, thông thƣờng bắt đầu từ tháng 7. Trong khoảng thời gian từ giữa

tháng 7 đến tháng 8 mực nƣớc sông trên ĐBSCL lên rất nhanh, mực nƣớc tại Tân

17

Châu thƣờng đạt trên 3.5 m, Châu Đốc thƣờng trên 3.0 m và Cần Thơ thƣờng đạt

1.6m. Mực nƣớc cao nhất của lũ thƣờng đạt vào khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến

tháng 10, với tần xuất xảy ra nhiều nhất vào khoảng thời gian tháng 10 (từ 01 -10/10).

Bảng 1-8. Mực nƣớc đỉnh lũ lớn (năm 2000, 2001, 2002, 2011) tại một số trạm

T

T Trạm Sông

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2011

Hmax Ngày Hmax Ngày Hmax Ngày Hmax Ngày

1 Tân Châu Sông Tiền 506 23/9 478 20/9 482 30/9 479 30/9

2 Mỹ Thuận Sông Tiền 177 30/9 184 18/10 191 10/10 203 27/10

3 Châu Đốc Sông Hậu 490 23/9 448 23/9 442 01/10 423 12/10

4 Long

Xuyên Sông Hậu 263 29/9 245 20/9 254 08/10

5 Cần Thơ Sông Hậu 179 30/9 186 18/10 189 10/10 215 27/10

Trên hạ lƣu vực sông Mê Công thời gian đỉnh lũ xuất hiện lui dần từ các trạm

thủy văn đầu nguồn về phía hạ lƣu. Đỉnh lũ tại Kratie xuất hiện cuối tháng 8 đầu tháng

9, khi đến Tân Châu, Châu Đốc, đỉnh lũ xuất hiện vào giữa tháng 9 và khi về đến Mỹ

Thuận và Cần Thơ, đỉnh lũ xuất hiện vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10.

Bảng 1-9. Mực nƣớc và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các trạm dọc sông Hậu

Vị trí Đặc trƣng Năm

1961 1978 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Tân Châu Hmax (cm) 512 477 423 413 487 418 281 420

Ngày x.hiện 11/X 9/X 03/X 26/IX 5/X 4/X 7/X 5/X

Châu Đốc Hmax (cm) 477 432 450 392 437 379 254 384

Ngày x.hiện 13/X 9/X 3/X 28/IX 6-7/X 10/X 7/X 8/X

Lg. Xuyên Hmax (cm) 267 257 249 226 260 230 185

Ngày x.hiện 27/X 16/X 8/X 27/IX 14/X 17/X 7/X

Cần Thơ Hmax (cm) 192 180 182 167 190 178 167 179

Ngày x.hiện 25/IX 18/X 6/X 25/X 29/IX 17/X 7/X 26/X

18

Bảng 1-9. Mực nƣớc và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các trạm dọc sông Hậu (tt)

Vị trí Đặc trƣng Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008

Tân Châu Hmax (cm) 506 478 482 406 440 417 408 378

Ngày x.hiện 17/IX 20/IX 30/IX 28/IX 27/IX 17/X 23/X 1-2/X

Châu Đốc Hmax (cm) 490 448 442 350 401 371 356 320

Ngày x.hiện 17/IX 23/IX 01/X 29/IX 28/IX 21/X 24/X 1-2/X

Lg. Xuyên Hmax (cm) 263 245 254 220 241 234 246 234

Ngày x.hiện 27/IX 20/IX 8/X 29/X 29/IX 23/X 26/X 16/X

Cần Thơ Hmax (cm) 179 190 195 183 193 199 203 200

Ngày x.hiện 30/IX 18/X 9/X 29/IX 29/IX 6/XI 27/X 16/X

Bảng 1-10. Mực nƣớc, lƣu lƣợng và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại Cần Thơ

Năm Mực nƣớc (cm) Lƣu lƣợng (m3/s)

Năm Ngày xuất

hiện

Hmax

(cm)

Ngày xuất

hiện

Qmax

(m3/s)

2000 30/9 179 24/9 24.000

2001 18/10 190 16/11 20.400

2002 9/10 195 11/9 22.500

2003 28/9 183 9/10 20.200

2004 29/9 193 30/9 21.500

2005 18/10 195 25/8 23.200

2006 6/11 199 9/10 21.900

2007 27/10 203 13/10 22.100

2008 16/10 200 29/9 20.400

2009 4/11 193 17/10 22.000

2010 7/11 194 24/10 23.000

2011 27/X 215 29/X 24.300

2012 17/X 207 19/IX 21.400

2013 20/X 215 08/X 24.300

19

2014 10/X 208 17/VIII 23.800

2015 28/X 194 31/VIII 20.200

2016 17/X 203 17/X 20.700

2017 08/X 209 09/X 21.000

2018 10/X 223 13/IX 24500

Bảng 1-11. Lƣu lƣợng trung bình (m3/s) Tân Châu – Châu Đốc, Vàm Nao, Mỹ Thuận,

Cần Thơ

Tháng Tân Châu Châu Đốc Tổng Vàm Nao Mỹ Thuận Cần Thơ

1 3.339 1.364 7.703 2.528 3.811 3.892

2 4.113 772 4.885 1.631 2.482 2.403

3 2.572 4.83 3.055 1.078 1.494 1.561

4 2.190 389 2.579 900 1.290 1.289

5 3.371 573 3.844 1.325 2.046 1.898

6 7.209 1.440 8.649 2.725 4.484 4.165

7 12.389 2.846 15.235 4.824 7.565 7.670

8 18.449 4.856 23.305 7.102 11.347 11.958

9 20.142 5.855 25.997 8.355 12.848 13.149

10 19.214 5.755 24.969 7.773 12.356 12.613

11 15.093 4.060 19.154 5.852 9.241 9.912

12 10.225 2.511 12.736 3.956 6.269 6.467

c. Chế độ thủy triều

Triều biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, trung bình 24 giờ 47 phút,

có hai lần triều lên (nƣớc lớn) và hai lần triều xuống (nƣớc ròng), biên độ triều lớn 300

- 350 cm vào thời kỳ triều cƣờng và từ 180÷200 cm vào thời kỳ triều kém. Biên độ

triều cực đại lên tới 375 cm. Mực nuớc chân triều dao động nhiều (160 - 300 cm),

trong khi đó mực nƣớc đỉnh triều dao động nhỏ (80 - 100 cm), kết quả là khoảng thời

gian duy trì mực nƣớc cao dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nƣớc thấp và đƣờng

mực nƣớc bình quân ngày nằm gần với đƣờng mực nƣớc đỉnh triều.

Một chu kỳ triều trung bình 15 ngày trong đó có 1 kỳ triều cƣờng và 1 kỳ triều

kém. Thời kỳ triều cƣờng thƣờng xảy vào các ngày 1 và 15 tháng âm lịch (hoặc trƣớc

20

hay sau 1 hoặc vài ngày); và kỳ triều kém vào các ngày 7, và 23 tháng âm lịch (hoặc

trƣớc hay sau 1 hoặc vài ngày). Trong năm có 1 thời kỳ triều kém (tháng VI-VII) và 1

thời kỳ triều cƣờng (tháng XII-I).

Thủy triều biển Đông: Có biên độ dao động từ 3.5 – 4.0m, lên xuống mỗi ngày

2 lần với 2 đỉnh xấp xỉ nhau và 2 chân chênh nhau khá lớn. Thƣờng thì thời gian giữa

2 chân và 2 đỉnh vào khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 phút. Trong 1 tháng có 2 lần triều

cƣờng và 2 lần triều kém cũng khác nhau. Trong 1 năm đỉnh triều cao thƣờng xuất

hiện từ tháng IX đến tháng II năm sau, đỉnh triều thấp thƣờng xuất hiện từ tháng V đến

tháng VIII.

Ven biển Đông mức nƣớc đỉnh triều trung bình vào khoảng 1.2 – 1.3 m, các

đỉnh cao có thể đạt đến 1.5 – 1.6 m và mức nƣớc chân triều trung bình từ -2.6 m đến -

2.8 m, các chân triều thấp có thể đạt -3.0 m.

Triều biển Đông truyền rất sâu vào các kênh rạch ĐBSCL ảnh hƣởng vƣợt qua

Tân Châu và Châu Đốc (mùa kiệt) và lan truyền vào tất cả các kênh rạch ở Cần Thơ cả

các tháng đầu và cuối mùa lũ. Tuy năng lƣợng triều giảm dần theo chiều dài dọc sông

nhƣng vẫn giữ đƣợc một số tính chất cơ bản của triều biển Đông. Cũng chú ý rằng khi

triều truyền vào các sông kênh rạch do tổn thất năng lƣợng nên đỉnh triều thƣờng bị hạ

thấp xuống và chân triều đƣợc nâng cao thêm, dẫn đến biên độ triều giảm đi.

Do TP. Cần Thơ nằm cạnh sông Hậu, cách không xa nguồn triều từ Biển Đông

(khoảng 80 km), nên thuỷ triều ảnh hƣởng rất mạnh, đặc biệt trong mùa khô với biên

độ triều lớn nhất 2,5-3,0 m. Trong mùa mƣa, tuy biên độ triều giảm còn khoảng 1.5 -

2.0 m nhƣng trùng với thới gian mùa nƣớc lũ trên sông Mekong và nhất là vào những

ngày có triều cƣờng gây ngập cho nhiều vùng và gián tiếp làm tăng mực nƣớc lũ.

1.1.5. Điều kiện kinh tế và xã hội

Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là

1.409 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố Cần Thơ bao gồm 5 quận và

4 huyện: Quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, Thốt Nốt,

các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và Thới Lai. Dân số đến năm 2014 là

1.242.269 ngƣời mật độ dân số khoảng là 850 ngƣời/km². Trong đó nam giới chiếm

khoảng 617.646 ngƣời, chiếm 49,72% và nữ khoảng 624.623 ngƣời chiếm 50,28%.

Phần lớn dân số Cần Thơ thuộc dân tộc Kinh (96,89%), các dân tộc khác chiếm tỷ lệ

21

không đáng kể (Hoa 1,4%, Khơme 1,7%, khác 0,05%). Dân TP. Cần Thơ nhìn chung

thuộc diện trẻ, trên 62% dƣới tuổi 60. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,42%. Lực lƣợng

lao động của thành phố năm 2014 là 929.556 ngƣời, trong đó ở khu vực 1 (Nông

nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản): 252.327 ngƣời, khu vực 2 (Công nghiệp khai thác

mỏ, Công nghiệp chế biến, sản xuất Điện nƣớc, Xây dựng): 145.539 ngƣời, khu vực 3

(Dịch vụ và các ngành khác): 282.745 ngƣời và lao động dự trữ là 248.945 ngƣời.

Trong lực lƣợng lao động dự trữ, vấn đề cần đƣợc quan tâm là có đến 61.923 ngƣời

(6,66%) hiện đang bị thất nghiệp và không có nhu cầu làm việc trong độ tuổi lao động.

Tổng sản phẩm (GDP) bình quân đầu ngƣời/năm thời điểm năm 2014 tại TP. Cần Thơ

đạt 3.415 USD tăng 399 USD so với năm 2013. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lĩnh vực

họat động mà ngƣời dân có GDP khác nhau.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời tính theo giá thực tế tăng từ 1.540 USD năm

2010 lên 2.784 USD năm 2014. Điều đó cho thấy mức thu nhập bình quân đầu ngƣời

tăng khá nhanh, mức chênh lệch giữa ngƣời thành thị và nông thôn gấp 1,5 lần.

1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC CẦN THƠ

1.2.1. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải

Hệ thống tạo nguồn/trục tiêu thoát: TP Cần Thơ hiện có một hệ thống sông,

kênh tạo nguồn/trục tiêu thoát khá đầy đủ. Ngoài sông Hậu, sông Cần Thơ, còn có hệ

thống kênh trục và kênh cấp I với cao trình đáy từ -5.0 ÷ -1.0 m và chiều rộng dao

động từ 5÷50 m; kênh cấp II với cao trình đáy từ -2.0m ÷ -0.5m và chiều rộng trung

bình từ 6÷8 m; kênh cấp III với cao trình đáy từ -0.5 ÷ 0 m và chiều rộng trung bình từ

2÷2.5 m.

Hiện nay nƣớc mƣa và nƣớc thải đƣợc thu gom vào các tuyến cống đặt theo các

tuyến đƣờng trong khu vực và xả ra các rạch nội thị nhƣ rạch Cái Khế, rạch Ngỗng, ...

sau đó thoát ra sông chính hoặc trực tiếp đổ ra các sông chính nhƣ sông Hậu, sông Cần

Thơ. Lƣu vực có địa hình hiện trạng thấp, phần lớn < +2.00, hầu hết các cống ngầm

hiện hữu đều đặt ở độ sâu dƣới mực nƣớc cao nhất, cao độ của các cửa xả thấp nên

thƣờng ngập trong nƣớc, hiệu quả thoát nƣớc không cao.

22

Hình 1-10. Hệ thống thoát nƣớc quận Ninh Kiều

Hệ thống đƣờng cống thoát nƣớc trong khu vực lõi của quận Ninh Kiều, Bình

Thủy và Cái Răng đƣợc xây dựng từ lâu đời, đa số đƣờng cống xây dựng trƣớc năm

1975 nhằm thu gom nƣớc mƣa và nƣớc thải của khu vực. Thời gian qua, Dự án

VUUP1 và Dự án VUUP2 đã đầu tƣ xây dựng, cải tạo một phần đƣờng cống thoát

nƣớc cũ và nạo vét, cải tạo các sông rạch trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy,

Cái Răng, Ô Môn và Dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải TPCT đã xây dựng Hệ thống

thu gom nƣớc thải với một nhà máy xử lý nƣớc thải có công suất 30.000 m3/ngày bằng

nguồn vốn của KfW (NMXLNT đang trong giai đoạn vận hành chạy thử), giúp cải

thiện tình trạng vệ sinh môi trƣờng trong khu vực đông dân cƣ nhất của thành phố.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, hệ thống thoát nƣớc của các quận này vẫn còn nhiều hạn

chế, thiếu đồng bộ và chƣa giải quyết triệt để vấn đề thoát nƣớc và ngập úng đô thị

trong khu vực lõi trung tâm của thành phố.

1.2.2. Tình hình ngập và nguyên nhân gây ngập ở khu vực TP. Cần Thơ

1.2.2.1. Hiện trạng ngập lụt

- Có 3 nguồn nƣớc có khả năng gây ngập tự nhiên cho Cần Thơ là: Nƣớc mƣa

tại chỗ; nƣớc mùa lũ của sông Mekong chảy về và nƣớc thủy triều biển đông. Nƣớc

thủy triều là nguyên nhân chính gây ngập tự nhiên cho thành phố Cần Thơ, do Cần

23

Thơ nằm trong vùng đất thấp (96% có độ cao < 1.5m) và sông Hậu (Mekong) là nguồn

nƣớc mặt chính.

Hàng năm, vào mùa mƣa, do nƣớc lũ từ thƣợng nguồn sông Mê Kông đổ về và

mƣa nội đồng, ĐBSCL bị ngập với một diện tích lớn ở phía Bắc. Thực trạng diễn biến

ngập trên địa bàn TP. Cần Thơ ngày càng tăng cả về diện tích và mức ngập, mức ngập

0.25 – 2.0 m không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho khu vực sản xuất nông nghiệp mà

còn ảnh hƣởng lớn đến một số tuyến đƣờng, khu vực đô thị của thành phố, đặc biệt là

tại quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Trong vòng 10 năm trở lại đây tại khu vực nội đô

trung tâm thành phố, tình trạng ngập lụt diễn ra trong những thời điểm triều cƣờng lớn

ngày càng tăng, kể cả về số lƣợng tuyến đƣờng và phạm vi ngập.

Tại thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây, ngập lụt ảnh hƣởng lên một

khu vực rộng lớn với diện tích trung bình 2.000 ha (khoảng 69% tổng diện tích đô thị

lõi) và hơn 200.000 ngƣời bị ảnh hƣởng (bao gồm cả ngƣời nghèo) mỗi năm. Theo báo

cáo Quy hoạch thoát nƣớc thành phố Cần Thơ, ngập lụt đô thị gây ra thiệt hại kinh tế

trực tiếp hơn 300 triệu USD trong 5 năm qua. Một nghiên cứu gần đây của Viện Quốc

tế về Môi trƣờng và Phát triển ƣớc tính tổng thiệt hại kinh tế hàng năm (trực tiếp và

gián tiếp) do ngập lụt là 642 đô-la Mỹ/hộ gia đình/năm (chiếm 11% thu nhập), tƣơng

đƣơng với thiệt hại 130-190 triệu đô la Mỹ mỗi năm toàn thành phố.

Thành phố Cần Thơ có gần 79,1%11 diện tích có cao độ thấp hơn 1,0m so với

mực nƣớc biển. Cần Thơ đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về ngập lụt

trong mùa mƣa kéo dài từ tháng 6 tới tháng 11 và trong các chu kỳ đỉnh triều từ tháng

9 đến tháng 12 hàng năm. Lũ theo mùa thƣờng ảnh hƣởng 30% diện tích thành phố,

nhƣng gần đây đã tăng lên đến 50%. Với mực nƣớc tối đa đạt khoảng 2.15 m, trong

một đợt ngập lớn năm 2011 đã gây ngập 88% diện tích và tại khu vực đô thị trung tâm

ngập từ 20-50 cm (Ninh Kiều và Bình Thủy là 2 quận trung tâm và hiện đại nhất của

TP với dân số gần khoảng 360.000 ngƣời, 02 quận này cũng là trung tâm hành chính,

kinh tế và văn hóa của TP. Cần Thơ). Ngập lụt đã ảnh hƣởng đáng kể sự phát triển

kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ và toàn khu vực ĐBSCL.

+ Mùa mƣa trùng với mùa nƣớc nổi và là thời gian có mực nƣớc cao nhất trong

năm

24

Hình 1-11. Biểu đồ các yếu tố thủy văn đặc trƣng tháng tại trạm Thủy văn Cần Thơ

+ Quy định về mức báo động lũ tại Cần Thơ (Cảnh báo lũ theo quyết định số:

632 / QĐ-TTg ngày 10/05/2010 của Thủ tƣớng)

NO Sông

(River)

Trạm

(Station) Mực nƣớc (Water level) (m)

6 Hậu Cần Thơ

Báo động I

(Warning I)

Báo động II

(Warning II)

Báo động III

(Warning III)

1.7 1.8 1.9

Bảng 1-12. Mực nƣớc cao nhất năm từ 2000-2017 tại trạm Cần Thơ

Năm

Mực nƣớc cao nhất

Năm

Mực nƣớc cao nhất

Trị số

(cm)

Ngày xuất

hiện

Trị số

(cm)

Ngày xuất

hiện

2000 179 30/IX 2009 193 4/XI

2001 190 18/X 2010 194 7/XI

2002 195 9/X 2011 215 27/X

2003 183 28/IX 2012 207 17/X

2004 193 29/IX 2013 215 20/X

2005 195 18/X 2014 208 10/X

2006 199 6/XI 2015 194 28/X

25

2007 203 27/X 2016 203 17/X

2008 200 16/X 2017 209 08/X

+ Theo số liệu thống kê đƣợc: Từ năm 1900 – 2017 (117 năm) có 15 con lũ

• 50 năm đầu có 4 năm có lũ

• 67 năm sau có 11 năm có lũ

+ Diễn biến mực nƣớc tại Cần Thơ rất bất thƣờng trong đó năm 2011, 2013,

2018 là có mực nƣớc cao nhất

- Những ngày mực nƣớc cao nhất lại không mƣa hay rất ít mƣa.

Năm

Mực nƣớc

cao nhất

(cm)

Ngày xuất

hiện

Mƣa cùng

ngày (mm)

Tổng lƣợng mƣa 3

ngày trƣớc (mm)

2011 215 27/10 2,2 2,4

2012 193 19/10 0 0

2013 213 20/10 0,3 10,6

2014 208 10/10 22 24

- Lũ Mekong chỉ góp phần gây ngập tự nhiên

Bảng 1-13. Thống kê mực nƣớc những năm có lũ tại Tân Châu và Châu Đốc

Stt Năm có lũ Mực nƣớc (cm)

Châu Đốc Tân Châu Cần Thơ

1 1961 490 512

2 1966 484 511

3 1978 446 478 166

4 1984 437 481 166

5 1991 * 480 158

6 1994 423 453 176

7 1996 454 487 173

8 2000 490 506 179

9 2001 448 478 190

10 2002 442 482 195

26

11 2011 427 486 215

12** 2013 325 401 213

13** 2014 268 396 208

** Năm không có lũ

Năm

có lũ

Mực nƣớc cao nhất

(cm)

Thời gian xuất hiện Q tại Cần Thơ (m3/s)

T.Châu C.Đốc C.Thơ T.Châu C.Đốc C.Thơ

TB

ngày

có lũ

Cao nhất

tháng có lũ

2000 506 490 179 23/9 24/9 30/09 13.000 (23/09)17.700

2011 486 427 215 30/9 14/10 27/10 16.100 (05/10)19.600

2013 401 325 213 3/10 8/10 20/10 12.290 (30/10)18.180

2014 396 268 208 9/8 12/8 10/10 - -

2. Nguyên nhân gâp ngập úng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Các nguyên nhân gây ngập tại thành phố Cần Thơ đã đƣợc đề cập đến trong các

quy hoạch, các dự án và một vài nghiên cứu của các chuyên gia. Theo đó, nguyên

nhân gây ngập chính bao gồm:

- (i). Mƣa, triều cƣờng, lũ sông: Theo đánh giá của

các chuyên gia trong 5 năm trở lại đây, ngập do

mƣa và triều cƣờng chiếm 60%, ngập do mƣa

chiếm 30% và do lũ là 10%.

- (ii). Hệ thống thoát nƣớc bị xuống cấp, không đủ

công suất theo thiết kế, trong khi việc đầu tƣ

nâng cấp hệ thống thoát nƣớc chƣa theo kịp tốc độ phát triển của đô thị hóa,

kèm theo đó hiện tƣợng lún đất do khai thác nƣớc ngầm, do tải trọng các công

trình xây dựng cũng có thể là nguyên nhân gây ra ngập lụt.

Hệ thống thoát nƣớc hiện tại của thành phố trong những năm qua tuy đã đƣợc

đầu tƣ, nâng cấp cải tạo nhƣng vẫn chƣa đủ khả năng để ngăn ngừa nƣớc tràn từ sông

vào, đặc biệt là trong mùa mƣa lũ. Thêm vào đó, hệ thống tiêu thoát nƣớc nhìn chung

đã cũ, không đủ khả năng đối phó với các cơn mƣa lớn và triều cƣờng, nhiều khu vực

27

của thành phố vẫn chƣa có hệ thống thoát nƣớc. Cùng với việc đô thị hóa tăng nhanh,

công tác quản lý xây dựng đô thị còn lỏng lẻo, không kiểm soát dẫn đến việc lấn chiếm

rất nhiều kênh rạch tự nhiên, giảm thiểu đáng kể khả năng thoát nƣớc của hệ thống

thoát nƣớc tự nhiên. Hệ quả là việc ngập lụt trong đô thị đã trở nên thƣờng xuyên hơn

và mức độ ngập gia tăng nhiều hơn.

Hình 1-12. Bản đồ ngập thành phố Cần Thơ

Bảng 1-14. Hiện trạng ngập úng thành phố Cần Thơ qua một số năm

TT Thời gian Nguyên nhân Tình trạng ngập Hmax

(cm)

Ngày

tháng

1 12/10/2002 Lũ Bắt đầu ngập 195 9/10

2 5/10/2004 Lũ + triều 6/8 huyện 193 29/9

3 19/10/2005 Lũ + Triều 195 18/10

4 8/10/2006 Lũ + Triều Ngập trên 50cm 199 6/11

5 28/10/2007 Mƣa + triều

cƣờng

20 tuyến, ngập 30-

50cm, 80% đƣờng

ngập

203 27/10

6 17/10/2008 Lũ + Triều

cƣờng 21/81 tuyến, 30cm 200 16/10

28

7 5-10/2009 Mƣa + triều

cƣờng

80% đƣờng ngập 20 -

30cm 193 4/11

Trong năm 2008, TP Cần Thơ có 21/81 tuyến đƣờng tại trung tâm TP bị ngập

lụt do triều cƣờng, trên 10 tuyến đƣờng ngập do nghẹt nƣớc mƣa, trong đó có nơi ngập

sâu trên 30 cm. Hầu hết các quận đều bị ngập khi triều cƣờng hoặc mƣa thời đoạn lớn.

Nhiều con đƣờng chính tại trung tâm TP nhƣ đại lộ Hòa Bình, Nguyễn Trãi, Lý Tự

Trọng, Ngô Hữu Hạnh, Ngô Quyền, Xô Viết Nghệ Tĩnh... thƣờng xuyên “biến thành

sông” khi mƣa lớn hoặc lúc triều cƣờng dâng cao. Không chỉ tại các đƣờng phố chính,

hàng trăm con hẻm ở TP Cần Thơ cũng đang chịu cảnh ngập, nghẹt kéo dài.

Quận Ninh Kiều: hầu hết các phƣờng của quận đều bị hiện tƣợng ngập úng, độ

ngập phổ biến từ 30 – 40 cm, kéo dài vài giờ, đặc biệt 1 số khu vực có độ ngập 40 – 50

cm nhƣ đƣờng Lý Tự Trọng (P.An Cƣ), đoạn Cầu Đƣờng (P.An Khánh), hẻm 232

đƣờng 30/4 (P.Hƣng Lợi)... thời gian ngập kéo dài 2 – 3 giờ, riêng hẻm 232 đƣờng

30/4 ngập từ 2 – 3 ngày.

Quận Bình Thủy: Hiện tƣợng ngập úng đã diễn ra từ rất lâu, nhƣng mức độ

ngập không nghiêm trọng bằng quận Ninh Kiều. Độ ngập phổ biến từ 20 – 30 cm

trong thời gian 2 – 3 giờ. Khu vực ngập sâu trên 40 cm là QL91 (đoạn qua P.Trà Nóc,

40 – 50 cm), lộ 918 (P. Bình Thủy, 50 – 60 cm), đƣờng Trần Quang Diệu (P.An Thới,

50 – 60 cm) với thời gian ngập trên dƣới 1 ngày. Ở khu vực đất nông nghiệp nhiều nơi

ngập 1,0 – 1,1 m gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Quận Cái Răng: độ ngập phổ biến 20 – 40 cm, thời gian 2– 3 giờ. Nơi ngập sâu

nhất là đoạn gầm cầu Quang Trung (P.Hƣng Phú) 40 – 50cm. Trên các khu ruộng

thuộc P.Tân Phú nƣớc ngập 70 – 80 cm.

Quận Ô Môn: độ ngập phổ biến ở các phƣờng 20 – 30 cm. Nƣớc rút ngay sau

mƣa khoảng 1 – 3 giờ. Các khu ruộng sản xuất nông nghiệp có độ ngập 70 – 80 cm, có

nơi 1 – 1,2 m, thời gian ngập 1 – 2 tháng ở những năm lũ lớn.

Huyện Phong Điền: mức độ ngập trong khu dân cƣ không đáng kể, sâu nhất

khoảng 15 – 20 cm, mƣa tạnh là nƣớc rút từ từ. Ở các khu vực nông nghiệp ngập do lũ

vào tháng X, tháng XI hàng năm, độ ngập trên ruộng 0,7 – 1,1 m.

29

1.3. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thành phố Cần Thơ thuộc vùng đất phù sa hạ lƣu sông Mekong chịu ảnh hƣởng

nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu bởi các dấu hiệu chính là nhiệt độ tăng, lƣợng mƣa

tại một số khu vực tăng và nƣớc biển dâng.

1.3.1. iểu hiện của iến đ i khí hậu và nước iển âng toàn cầu

Các biểu hiện chính của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng toàn cầu thì:

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,890C và có xu hƣớng tăng nhanh

trong vài thập kỷ gần đây. Mức tăng trung bình giai đoạn 1951 - 2002 là 0,120C/10

năm;

- Kể từ năm 1901, lƣợng mƣa có xu thế tăng ở trên lục địa có vĩ độ trung bình

thuộc bắc bán cầu. Số ngày và số đêm lạnh giảm, trong khi đó số đêm nóng cùng với

hiện tƣợng nắng nóng tăng trên qui mô toàn cầu, rõ rệt nhất từ khoảng năm 1950. Mƣa

lớn tăng trên nhiều khu vực và lại giảm ở một số khu vực khác;

- Giai đoạn 1901 - 2010, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu tăng khoảng 19cm,

tốc độ tăng trung bình là 1,7mm/năm và tăng 3,2mm/năm trong giai đoạn 1993 - 2010.

1.3.2. iểu hiện iến đ i khí hậu ở Việt Nam

- Nhiệt độ trung bình tăng 0,620C trong thời kỳ 1958 - 2014, trong khoảng 20

năm gần đây tăng 0,380C;

- Lƣợng mƣa năm giảm ở phía bắc và tăng ở phía nam;

- Mực nƣớc biển dâng trung bình 2,45mm/năm giai đoạn 1940 - 2014; dâng

3,34mm/năm giai đoạn 1993 - 2014. Theo số liệu vệ tinh thì mực nƣớc biển dâng

3,5mm/năm giai đoạn 1993 - 2014.

1.3.3. iểu hiện iến đ i khí hậu ở thành phố Cần Thơ

Theo báo cáo của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng, thành phố Cần Thơ chịu

nhiều tác động của biến đổi khí hậu, biểu hiện ngày càng rõ ở mức tăng nhiệt độ không

khí, lƣợng mƣa, mức độ ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và một số thiên tai khác.

Nhiệt độ: Số liệu thực tế tại trạm khí tƣợng Cần Thơ thống kê và số liệu mô

hình dự báo đều cho thấy nhiệt độ không khí trung bình năm của thành phố Cần Thơ

từ năm 1981 đến 2015 có xu hƣớng tăng khoảng 0,7-0,8oC, trung bình khoảng 27,3

oC.

Điều này gây bất lợi cho sức khoẻ cộng đồng và làm giảm năng suất cây trồng nếu

mức tăng nhiệt bị quá ngƣỡng. Khi nhiệt độ không khí tăng thì đồng nghĩa với nhiệt độ

nƣớc, đất và mọi vật có liên quan không khí sẽ bị tăng theo gây ảnh hƣởng đến các

30

lĩnh vực khác nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, năng lƣợng, giao thông vận tải, công nghiệp,

xây dựng, du lịch, thƣơng mại,.. liên quan đến chi phí tăng thêm cho việc làm mát,

thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phƣơng tiện, sức bền vật liệu.

Hình 1-13. Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm tại Cần thơ

Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm của thành phố Cần Thơ có xu thế tăng

Hình 1-14. Biểu đồ diễn biến tổng lƣợng mƣa năm tại Cần Thơ (1981-2000)

Theo số liệu trạm Khí tƣợng Cần Thơ từ năm 1981 đến năm 2000 thì lƣợng

mƣa năm tăng 17,3%.

Hình 1-15. Biểu đồ diễn biến tổng lƣợng mƣa năm tại Cần Thơ (2001-2017)

Từ năm 2001 đến năm 2017 lƣợng mƣa tăng khoảng 15,1%

31

- Trong khi đó lƣợng mƣa từ tháng 1 đến tháng 3 có xu thế giảm làm hạn hán

và tình trạng xâm nhập mặn tăng cao.

- Nƣớc biển dâng: Giai đoạn 2011 đến 2015, thành phố Cần Thơ xuất hiện một

đợt lũ lớn vào năm 2011. Mực nƣớc cao nhất đứng hàng thứ hai trong lịch sử ngập lụt

của thành phố Cần Thơ, cao 215 cm, trên mức báo động III là 25 cm. Tuy nhiên, đến

năm 2013, mặc dù mực nƣớc ở trạm Tân Châu ở thƣợng nguồn chƣa đến mức báo

động II thì mực nƣớc tại trạm Cần Thơ lại trên mức báo động III (cao 215 cm). Từ

năm 2011, ngập do thủy triều xuất hiện ở nội ô thành phố khi con nƣớc lên, các quận

trung tâm chịu ảnh hƣởng nhiều nhất bởi dạng ngập do thủy triều là Ninh Kiều, Bình

Thủy, Cái Răng. Các ghi nhận thực tế trong những năm gần đây cho thấy, mực nƣớc

cao nhất tại Trạm Cần Thơ liên tục tăng (hơn 50 cm trong 30 năm). Một số nơi thuộc

khu vực quận Ninh Kiều dù đã nâng nền lên vẫn bị ngập. Năm 2011, chỉ tính riêng

Quận Ninh Kiều đã có 22 điểm ngập do mƣa, 56 điểm ngập do triều cƣờng (đỉnh triều

2.15m) và 43 điểm ngập khi mƣa lớn kết hợp với triều cƣờng (mƣa 80mm - triều

1.87m).

Hình 1-16. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc cao nhất, thấp nhất, trung bình năm

Qua biểu đồ trên ta thấy mực nƣớc tại Cần Thơ có xu thế tăng dần.

Mực nƣớc cao nhất tăng từ 147cm lên 215cm (tăng 68cm), gai đoạn tăng mạnh

nhất là từ năm 2001 đến nay thƣờng vƣợt báo động III.

32

Hình 1-17. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc cao nhất năm

Mực nƣớc trung bình tăng từ 11cm lên 59cm (tăng 48cm), gai đoạn tăng mạnh

nhất là từ năm 2000 đến nay.

Hình 1-18. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc trung bình năm

Mực nƣớc thấp nhất tăng từ -175cm lên -106cm (tăng 69cm), giai đoạn tăng

mạnh nhất là từ năm 2007 đến nay.

Hình 1-19. Biểu đồ diễn biến mực nƣớc thấp nhất năm

33

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH

2.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Hình 2-1. Sơ đồ tính toán

Nghiên cứu ngập lụt đô thị cần đánh giá chế độ thủy lực, thủy văn khu vực

nghiên cứu kết hợp các công trình thủy lợi (đê, cống ngăn triều, lũ) và sử dụng các số

liệu mƣa (kịch bản BĐKH) để tính toán ngập đô thị đầy đủ hơn. Kết hợp với cập nhật

dữ liệu cao độ địa hình (bản đồ số độ cao – sở Tài nguyên Môi trƣờng) để có kết quả

ngày tốt hơn.

34

2.2. LÝ THUYẾT MÔ HÌNH

MIKE URBAN kết hợp 20 năm truyền thống của DHI trong kỹ thuật mô phỏng

với công cụ chủ đạo là kỹ thuật GIS của ESRI. Kết quả là một phần mềm tiêu chuẩn

công nghiệp mới về công nghiệp và mô hình hóa phân bổ nguồn nƣớc và mạng lƣới

thoát nƣớc.[9]

Trong mô hình có sự kết hợp giữa mô hình thủy văn và mô hình mô phỏng hệ

thống thoát nƣớc 1 chiều với mô hình mô phỏng dòng chảy bề mặt 2 chiều.

a) Mô hình thủy văn (Catchment Hydrology model)

Mô hình này mô phỏng dựa trên các phƣơng trình thủy văn, dòng chảy đƣợc

tính toán từ mƣa dựa trên các đặc điểm của lƣu vực. Khái quát quá trình mô phỏng

mƣa – dòng chảy của mô hình này thể hiện nhƣ hình….

Hình 2-2. Sơ đồ tính toán mƣa – dòng chảy

Tính toán các dòng chảy bề mặt khác nhau trong mô hình thủy văn đƣợc thể hiện ở

bốn mô hình dòng chảy khác nhau:

- Model A – Mô hình thời gian – diện tích: mô hình này tính toán dòng

chảy bề mặt bằng phƣơng pháp thời gian – diện tích. Hình dạng của lƣu vực và thời

gian tập trung bị ảnh hƣởng trên dòng chảy định tuyến của lƣu vực. Lƣu vực đƣợc chia

thành các tiểu lƣu vực và vận tốc dòng chảy đƣợc giả sử là không thay đổi cho mỗi

tiểu lƣu vực. Quá trình liên tục đƣợc tính gần đúng bằng phép tính toán bƣớc thời gian,

do đó số lƣợng tiểu lƣu vực bằng:

35

t

tn c

(1)

Trong đó: N: số tiểu lƣu vực

tc: thời gian tập trung

:bƣớc thời gian tính toán

- Model B - Phƣơng pháp hồ chứa không tuyến tính: mô hình này sử dụng

các phƣơng trình động học để giải quyết các dòng chảy bề mặt. Lƣợng mƣa hiệu quả là

lƣợng mƣa rơi xuống trừ đi lƣợng tổn thất và đƣợc tính theo công thức sau:

)t(Q)t(Q)t(Q)t(Q)t(R)t(I SIwEeff (2)

Trong đó: Ieff(t): lƣợng mƣa hiệu quả

R(t): lƣợng mƣa thực tế tại thời điểm t

QE(t): bốc hơi tại thời điểm t

Qw(t): tổn thất do làm ƣớt bề mặt tại thời điểm t

QI(t): tổn thất do thấm tại thời điểm t

QS(t): tổn thất do điền trũng tại thời điểm t

Giá trị 0 đƣợc sử dụng khi lƣợng mƣa hiệu quả âm. Khi giá trị của Ieff lớn hơn 0 thì

dòng chảy bắt đầu. Mô hình này giả sử các điều kiện của dòng chảy là thống nhất trên

toàn bộ bề mặt, các phƣơng trình động học sẽ đƣợc áp dụng để tính toán thủy lực và

dòng chảy bề mặt tại thời điểm t đƣợc tính nhƣ sau:

3

5

2

1

)t(yIBM)t(Q (3)

Trong đó:

M: hệ số nhám Manning

B: chiều rộng của dòng chảy

I: độ dốc lƣu vực

y(t): độ sâu tính toán tại thời điểm t

Độ sâu y đƣợc tính toán bằng phƣơng trình liên tục:

A

dt

dy)t(QA)t(Ieff

(4)

Trong đó: Ieff(t): mƣa hiệu quả

36

A: diện tích lƣu vực

dt: vi phân thời gian

dy: vi phân độ sâu

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách sắp xếp các phƣơng trình mực nƣớc và

vận tốc dòng chảy đƣợc xác định ngầm trên các bƣớc thời gian tiếp theo.

- Model C - Phƣơng pháp hồ chứa tuyến tính, trong hai tiểu biến thể:

+ Model C1 – Dutch runoff model: mô hình dòng chảy của Hà Lan

+ Model C2 – Frech runoff model: mô hình dòng chảy của Pháp

Trong mô hình này, lƣu vực đƣợc coi là một hồ chứa và mối quan hệ giữa lƣu

trữ S và lƣu lƣợng Q đƣợc thể hiện bởi:

)Q(fS (5)

Phƣơng trình liên tục:

Qr

dt

dS

(6)

Trong đó:

r: cƣờng độ mƣa

pKQS : phƣơng trình này chỉ sự giảm theo hàm mũ của lƣợng trữ nƣớc

ngầm. K và p là các hệ số động lực. giải phƣơng trình trên ta có:

p1Q)Qr(Kp

1

dt

dQ

(7)

- UHM – Mô hình thủy văn: RDII…[12].

Với biên mƣa đầu vào là số liệu thực đo tại các trạm khí tƣợng cơ bản và điểm

đo mƣa, dựa trên đặc điểm tiểu lƣu vực (khu vực đƣợc chia thành các tiểu lƣu vực

bằng công cụ phân chia tiểu lƣu vực của MIKE URBAN dựa vào vị trí phân bổ hố ga

thu nƣớc), kết hợp với điều tra khảo sát thực địa xác định đƣợc biên mƣa ảnh

hƣởng tới từng khu vực.

Số liệu mƣa kết hợp với hình dạng lƣu vực ảnh hƣởng của trạm mƣa đó, mô

hình dựa vào các phƣơng trình thủy văn cơ bản sẽ mô phỏng quá trình dòng chảy trên

lƣu vực đó.

Hầu hết các mô hình thủy văn là mô hình khái niệm, dựa trên tập hợp các thông

số thực nghiệm mà cần phải đƣợc hiệu chỉnh từ các phép đo thực địa. Mô hình dòng

chảy bề mặt đô thị không cho phép ngƣời sử dụng thiết lập mô phỏng thủy động lực

37

học dòng chảy; về cơ bản mô hình này đƣợc sử dụng làm đầu vào cho mô hình mạng

lƣới thoát nƣớc.

b) Mô hình 1D: Mô hình hệ thống thoát nước 1 chiều (Drainage Network ID

model )

Đây là mô hình giải quyết bài toán dòng chảy một chiều sử dụng phƣơng trình

Saint-Venant để mô phỏng các quá trình dòng chảy trong mạng lƣới đƣờng ống thoát

nƣớc, bao gồm cả các thiết bị phức tạp nhƣ máy bơm, cửa, đập tràn, van... Chất lƣợng

của các mô hình này phụ thuộc vào chất lƣợng của dữ liệu đầu vào và quá trình hiệu

chỉnh. Mô hình 1 chiều thƣờng xử lý dòng chảy có áp và tự do. Biên sử dụng trong mô

hình thƣờng là dòng chảy lƣu vực hoặc dòng chảy mùa khô tại các biên thu nƣớc và

mực nƣớc tại các cửa ra.

Hình 2-3. Sơ đồ tính toán dòng chảy trong hệ thống thoát nƣớc 1 chiều

Sử dụng MIKE URBAN để tính toán số liệu từ mô hình dòng chảy bề mặt và

kết nối với hệ thống mạng lƣới thoát nƣớc. Mô hình hệ thống thoát nƣớc 1 chiều mô

phỏng định tuyến lũ bề mặt, cộng với mực nƣớc đƣợc tính trong việc lƣu trữ ảo không

liên quan đến thực tế của nƣớc tràn.

Tuy nhiên, mô hình mô phỏng nhƣ trên không phù hợp để mô phỏng các hiện

tƣợng dòng chảy tràn trên hệ thống thoát nƣớc. Do đó để có thể mô phỏng quá trình

dòng chảy tràn trên bề mặt, phải có sự kết hợp mô hình mô phỏng hệ thống thoát nƣớc

1 chiều với mô hình mô phỏng dòng chảy bề mặt 2 chiều để thiết lập mô phỏng quá

trình dòng chảy tràn trên bề mặt khi có mƣa lớn.

* Phương trình cơ ản MIKE UR AN

Phƣơng trình liên tục: bảo tồn của khối lƣợng.

38

Phƣơng trình đà: bảo tồn của động lƣợng.

Trong đó:

Q = lƣu lƣợng xả, [m3/s].

A = diện tích dòng chảy, [m2].

y = độ sâu dòng chảy, [m].

g = gia tốc trọng trƣờng, [m/s2].

x = khoảng cách theo hƣớng dòng chảy, [m].

t = thời gian, [s].

α = hệ số vận tốc phân phối.

I0= Độ dốc đáy.

If= Độ dốc ma sát.

c) Mô hình 1D-2D: Kết hợp mô hình mô phỏng hệ thống thoát nước 1 chiều

với mô hình mô phỏng dòng chảy bề mặt 2 chiều

Đây là mô hình kết hợp đã đƣợc sử dụng trong một số nghiên cứu và bây giờ đã

có sẵn trong các gói phần mềm thƣơng mại nhƣ INFOWORKS và MIKE FLOOD.

Dòng chảy hệ thống thoát nƣớc vẫn đƣợc mô phỏng trong mô hình 1chiều nhƣng dòng

chảy bề mặt đƣợc tính bằng giải phƣơng trình Saint-Venant cho dòng chảy 2 chiều.

Mô hình 2 chiều đƣợc sử dụng để mô phỏng chính xác địa hình bề mặt đô thị, bao gồm

các tòa nhà, ao, các công trình kiến trúc khác. Tính toán thủy động lực học dòng chảy

sử dụng mô hình bề mặt 2 chiều cho phép tính toán nhƣ dòng chảy với vận tốc 2

hƣớng thành phần.

Việc trao đổi nƣớc giữa mạng 1 chiều và mạng 2 chiều sẽ đƣợc xử lý thông qua

các liên kết nối, thƣờng nằm ở hố ga, các nút của mạng lƣới hệ thống thu nƣớc 1D sẽ

đƣợc kết nối với ô lƣới của mô hình bề mặt 2D. Nhƣ vậy, kết quả của mô hình 1D -

2D phụ thuộc nhiều vào độ chính xác và mức phân giải của dữ liệu địa hình (mật độ &

độ cao, các tòa nhà ...) tạo lƣới trong mô hình bề mặt 2D. Kích thƣớc lƣới khuyến

khích dùng cho mô hình bề mặt 2D đô thị thƣờng là 1m đến 5m. Trên thực tế, sử dụng

GIS trong quá trình tiền xử lý số liệu thƣờng đƣợc yêu cầu để đảm bảo các đặc điểm

địa hình chính sẽ đƣợc cung cấp đẩy đủ vào mô hình 2D.

39

Hình 2-4. Sơ đồ kết hợp mô hình 1 chiều và 2 chiều

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CŨ SỬ DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG NGẬP LỤT

ĐÔ THỊ

2.3.1. Trên thế giới

Có thể nói rằng việc giải quyết vấn đề tiêu thoát nƣớc cho đô thị có từ ngàn

năm trƣớc. Đến những năm 1850 ở các thành phố của Anh đã có những công trình cống

tiêu thoát nƣớc rất lớn nhƣ Bazalgette ở Luân Đôn. Khoảng những năm 1950-1960 có

bƣớc tiến về kỹ thuật công trình là hệ thống phân tách nƣớc mƣa và nƣớc thải sinh

hoạt và công nghiệp. Từ những năm 1970 đã hình thành các cơ quan quản lý nhà nƣớc

về tiêu thoát nƣớc đô thị và thành lập những tổ chức nghiên cứu kỹ thuật công trình

tiêu thoát nƣớc đô thị nhƣ UDFCD của thành phố Denver bang Colorado thành lập

năm 1969, cơ quan quản lý của Anh và Wale thành lập năm 1974.

Đến những năm 1980 nhờ phát triển công nghệ phần cứng, phần mềm vi tính

mô phỏng hệ thống tiêu thoát nƣớc đã làm tăng hiệu quả kinh tế của các công trình tiêu

thoát nƣớc và sáng tỏ nhiều vấn đề kỹ thuật. Đến những năm 1990 thì vấn đề quản lý

chất lƣợng nƣớc thải đƣợc quan tâm giải quyết và cơ cấu tổ chức ngành nƣớc và môi

trƣờng nƣớc ở nhiều nơi đƣợc cải tổ.

Dƣới đây là một số nghiên cứu mô phỏng ngập lụt trên thế giới:

1. Danish Hydraulic Institute, Agern Allé 5, 2970 Hørsholm, Đan Mạch.

Surface Water Modelling Center, Nhà 15A, Rd 35, Gulshan, Dhaka, Bangladesh - Ole

40

Mark - Terry van Kalken - K. Rabbi - Jesper Kjelds: A MOUSE GIS study of the

Drainage in Dhaka city&:[16]

Hệ thống thoát nƣớc thành phố Dhaka bao gồm sự kết hợp của ống dẫn khép

kín, cống hộp và các kênh mở. Các máy bơm với công suất 2,55 m3/s bắt đầu hoạt

động khi mực nƣớc ở trong lƣu vực đạt 3,8m và dừng lại khi mức nƣớc đạt 1,4m. Cửa

cống đƣợc đóng cửa khi mực nƣớc trong hệ thống sông vẫn còn cao hơn so với mực

nƣớc ở phía thành phố.

Dữ liệu mƣa lịch sử tháng IX năm 1996 đã đƣợc sử dụng làm đầu vào mô hình

MOUSE. Mực nƣớc liên tục 4 - 5m trên sông ở phía hạ lƣu của các cửa cống đã đƣợc

giả định, mức độ đƣợc dựa trên kinh nghiệm thu đƣợc từ nghiên cứu trƣớc đây. Cửa

cống đã đƣợc giả định vẫn mở khi mực nƣớc bên trong khu vực thoát nƣớc cao hơn

mực nƣớc trong sông. Mực nƣớc bên trong khu vực mô hình ban đầu tại các cửa cống

đƣợc giả định là 1,5m.

Một mô hình mô phỏng đƣợc thực hiện cho sự kiện mƣa bão tháng X năm 1996

để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy bơm lũ tại Shantinagar. Năm máy bơm đã

đƣợc giả định sẽ đƣợc cung cấp tại địa điểm. Trong thực tế không có hồ / ao trong khu

vực, nơi mà nƣớc bơm có thể đƣợc lƣu trữ. Kết quả cho thấy tác động của bơm tại chỗ

là chính. Sử dụng máy bơm tại Shantinagar Crossing sẽ làm giảm thời gian lũ lụt từ 24

giờ đến 7 giờ tại Crossing Shantinagar. Mô phỏng đƣợc thực hiện cho mƣa bão tháng

X năm 1996. Kết quả chỉ ra rằng nạo vét trong những địa điểm chƣa hoàn thành cống

hộp sẽ làm giảm thời gian lũ lụt tại Shantinagar Crossing từ 24 giờ đến 18 giờ và chiều

sâu tối đa của lũ lụt từ 75 cm đến 65 cm.

2. V. Vidyapriya and Dr. M. Ramalingam - Research Scholar, Director,

Institute of Remote Sensing, Anna University, Chennai-25, Tamil Nadu, India: Flood

Modelling using MIKE URBAN Software: An Application to Jafferkhanpet watershed.

Mô hình đƣợc ứng dụng tại Chennai theo các điều kiện 5 năm, 10 năm, 20 năm

và thiết kế 50 năm. Xác nhận của mô hình đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng mực

nƣớc lũ quan sát thông qua cuộc khảo sát, hỏi thăm. Trong nghiên cứu này, mô hình

dòng chảy MOUSE đƣợc xây dựng theo mô Model A. Nó đƣợc giả định: dòng chảy

chỉ đƣợc tạo ra từ các khu vực không thấm nƣớc, đƣợc mô tả bằng các tỷ lệ phần trăm

của tổng số lƣu vực trong mô hình. Dòng chảy thoát nƣớc và dòng chảy kênh đƣợc mô

41

hình hóa dựa trên mặt cắt ngang trung bình, phƣơng trình Saint Venant mô tả sự phát

triển về chiều sâu nƣớc và lƣu lƣợng.

Khu vực nghiên cứu nằm ở phần phía Nam của thành phố Chennai và có diện

tích khoảng 2,94 sq.km. Thời tiết ở khu vực này chủ yếu là khí hậu lục địa gió mùa,

lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa từ tháng X - XII. Các dữ liệu khí tƣợng đƣợc cung

cấp bởi máy đo mƣa tự ghi trong vùng lân cận của khu vực nghiên cứu Zheng năm

2006. Trong tất cả, bốn cơn bão khác nhau 5 năm, 10 năm, 20 năm và thời gian quay

trở lại 50 năm đƣợc xác định. Để mô phỏng càng chính xác, độ phân giải cao 3m của

mô hình số độ cao (DEM) đƣợc thành lập cho khu vực. DEM bao gồm các mức độ

khác biệt của đƣờng phố cắt ngang, vị trí và chiều cao của các hố ga, vỉa hè đƣờng

phố. Khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 150 đơn vị lƣu vực, trong đó có 146 kết nối

với hố ga tƣơng ứng và 4 kết nối với kênh. Yếu tố thủy văn đƣợc sử dụng làm điều

kiện biên đầu vào. Đối với các biên dƣới, mực nƣớc quan sát đƣợc thực hiện tại đầu ra

của kênh đã đƣợc xác định. Tất cả các cấu trúc thủy lực đƣợc giả định tại các điều kiện

ban đầu. Thời gian mô phỏng là 7 giờ với bƣớc thời gian 1 phút.

Hai kịch bản đƣợc xem xét để phân tích lũ lụt. Một là cống đƣợc xây dựng từ

năm 1980 và cống mới đƣợc dự kiến trong năm 2009. Theo các cơn bão 5 năm, không

có lũ lụt tại các nút của các vùng đầu nguồn Jafferkhanpet, Chennai. Tuy nhiên, theo

các cơn bão 10 năm: lũ lụt tối thiểu là 0,6 m và lũ lụt tối đa là 1,34 m. Một lần nữa

theo các cơn bão 25 năm: lũ lụt tối thiểu là 0,55 m và lũ lụt tối đa là 2,51 m. Và theo

những cơn bão 50 năm: lũ lụt tối thiểu là 0,57 m và lũ lụt tối đa là 2,63 m. Trong thời

gian mô phỏng là 13 giờ, lũ lụt tại các nút tự động tăng lên và sau đó dần dần rút đi sau

24 giờ. Kết quả mô phỏng đƣợc so sánh với các câu hỏi từ cuộc khảo sát. Nói chung,

mực nƣớc lũ mô phỏng lớn hơn so với mực nƣớc lũ quan sát. Vì vậy, các kết quả mô

phỏng cho thấy những cải tiến của thiết kế hệ thống thoát nƣớc là cần thiết.

3. Chusit Apirumanekul & Ole Mark (2001), Proceeding of 4th DHI Software

Conference “Modelling of Urban Flooding in Dhaka City - Bangladesh”.

Thành phố Dhaka đang chịu vấn đề ngập úng đô thị nghiêm trọng. Thành phố

có hệ thống đê vành đai chống lũ trên sông. Vào mùa mƣa lũ nƣớc sông cao hơn mặt

đất đô thị làm cho việc tiêu thoát nƣớc khó khăn. Nhóm tác giả ứng dụng mô hình toán

MOUSE mô phỏng hệ thống cống ngầm tiêu nƣớc liên kết với tính toán dòng chảy bề

42

mặt. Mô hình dùng để mô phỏng hiện trạng ngập úng và một số phƣơng án chống

ngập.

Khi mô hình MOUSE tính toán mực nƣớc trong hố ga cao hơn mặt đất sẽ xảy ra

hiện tƣợng úng ngập bề mặt.

Mô phỏng ngập úng năm 1996: Hệ thống tiêu nƣớc thời kỳ năm 1996 khi chƣa

hoàn thành tuyến cống hộp quan trọng nên các hệ thống tiêu nƣớc còn khó khăn để thu

gom nƣớc vào kênh tiêu.

Mô phỏng hiện trạng hệ thống tiêu nước: Với hệ thống công trình tiêu thoát

nƣớc năm 1996 và hiện trạng đều cho thấy ngập úng cục bộ trên đƣờng phố

Shantinagar với độ sâu ngập 55 cm trong vòng 16 giờ. Nguyên nhân ngập đƣợc khẳng

đinh là do hệ thống cống ngầm và hố ga thoát nƣớc chƣa đủ khả năng tiêu thoát nƣớc

mƣa.

Giải pháp chống ngập: Kết quả mô hình cho thấy hệ thống cống ngầm thoát

nƣớc chƣa hợp lý, xảy ra hiện tƣợng thắt cổ chai ở khu vực thoát nƣớc làm ngập úng

bề mặt đô thị. Biện pháp cải tạo đƣờng ống thoát nƣớc hợp lý giảm đƣợc úng ngập ở

khu vực nghiên cứu.

4. Justine Hénonin, Beniamino Russo, David Suner Roqueta, Rafael Sanchez –

Diezma, Nina Donna Sto. Domingo, Franz Thomsen, Ole Mark, “Urban flood real-

time forecasting and modelling: A state-of-the-art review”, MIKE by DHI conference

– Copenhagen.

Nghiên cứu đã phân tích hệ thống cảnh báo ngập lụt đô thị thời gian thực cho

một số thành phố nhƣ: Thành phố Hvidovre (Đan Mạch), Nîmes (Pháp), Bangkok

(Thái Lan) và Barcelona (Tây Ban Nha).

- Tại Hvidovre (Đan Mạch): Cảnh báo ngập lụt thời gian thực sử dụng radar có

độ phân giải cao.

Một hệ thống cảnh báo trực tuyến thời gian thực đã đƣợc thiết lập để cung cấp

thông tin về nguy cơ ngập lụt của tầng hầm. Hệ thống đƣợc dựa trên radar thời tiết của

khu vực dự báo (LAWR) modul ghi chép lƣợng mƣa và mực nƣớc cho 22 lƣu vực đô

thị. Những hình ảnh radar có độ phân giải cao đƣợc lấy ra 5 phút một lần để xây dựng

và cập nhật số liệu dự báo cho các giờ tiếp theo. Số liệu dự báo này đƣợc sử dụng bởi

các hệ thống (DSS) cùng với các dữ liệu lịch sử để tính toán lƣợng mƣa tích lũy cho

43

từng tiểu lƣu vực và phát hành một cảnh báo nếu bất kỳ mức quan trọng đƣợc xác định

trƣớc vƣợt mức cảnh báo. Ngƣời dân Hvidovre có thể nhận đƣợc tin cảnh báo tự động

bởi DSS, bằng tin nhắn SMS và e-mail, hoặc truy cập vào các trang web.

- Tại Nîmes (Pháp): Cảnh báo ngập lụt đô thị sử dụng lƣợng mƣa dự báo và mô

hình dự báo thủy văn thời gian thực.

Hệ thống Espada dựa trên lƣợng mƣa dự báo tại khu vực từ radar (độ phân giải

1 km2) và một mạng lƣới đo 10 điểm đo mƣa và 11 điểm đo mực nƣớc. Dữ liệu đƣợc

gửi cách 15 phút đến hệ thống trung tâm, làm đầu vào cho các mô hình lƣợng mƣa-

dòng chảy để dự báo lƣu lƣợng dự kiến trong khu vực đô thị với một bản cập nhật cách

30 phút.. Mỗi kịch bản đƣợc liên kết với một mức độ cảnh báo với tổng số 4 cấp, từ

cảnh giác (cấp 1) đến ngập lụt cục bộ gây rủi ro cho ngƣời dân (cấp 4). Tùy thuộc vào

dự báo và các kịch bản đƣợc lựa chọn, mức cảnh báo đƣợc ban hành để khởi động tập

hợp các hành động (kế hoạch phòng ngừa, các cuộc gọi điện thoại tự động ...).

- Tại Bangkok (Thái Lan): Hệ thống dự báo ngập lụt sử dụng mô hình hệ thống

thoát nƣớc đô thị thời gian thực.

Các hệ thống thoát nƣớc đô thị của Bangkok đƣợc mô phỏng với mô hình 1D -

1D mô tả các đƣờng phố và các hệ thống đƣờng ống và tƣơng tác của chúng. Mô hình

này đƣợc xây dựng với MOUSE và kết nối với lƣợng mƣa dự báo theo thời gian thực,

đƣợc sử dụng làm đầu vào, thông qua một cơ sở dữ liệu thời gian thực DIMS.

Một cảnh báo nguy cơ ngập lụt có thể đƣợc phát hành qua internet và điện thoại

di động WAP. Một điểm thú vị của hệ thống Bangkok này là lời cảnh báo là không chỉ

dựa trên các kết quả từ các mô hình mà còn về kinh nghiệm địa phƣơng.

- Tại Barcelona (Tây Ban Nha): Hệ thống dự báo ngập lụt dựa vào radar và mô

hình mạng lƣới thời gian thực.

Lƣợng mƣa đƣợc lấy từ một radar với độ phân giải 1 km2 và 7 điểm đo mƣa.

Lƣợng mƣa dự báo trong 2 giờ tới. Các dữ liệu radar đƣợc hiệu chuẩn với các số liệu

đo mƣa. Hệ thống này cũng bao gồm dữ liệu từ 10 cảm biến mực nƣớc. Các bƣớc thời

gian để thu thập dữ liệu radar là 6 phút trong khi nó là 5 phút cho đồng hồ đo và cảm

biến dữ liệu.

44

Tự động cảnh báo trên màn hình và trên cuộc gọi khi cấp độ của hệ thống vƣợt

ngƣỡng trong các cảm biến dự báo lƣợng mƣa hoặc mực nƣớc cảm biến tràn mô phỏng

trong mô hình thoát nƣớc, hoặc sƣ cố của hệ thống dự báo. Các cuộc gọi cảnh báo

ATTELNET đã đƣợc phát triển bởi CLABSA nhƣ một công cụ độc lập để thích ứng

với các loại hệ thống cảnh báo khác nhau.

2.3.2. Trong nước

Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển phải thƣờng xuyên đối

mặt với các đợt lũ lụt nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi mƣa gió mùa, bão nhiệt đới và

triều cƣờng; mức độ xảy ra khá thƣờng xuyên tại các thành phố nhƣ Hà Nội, TP Hồ

Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Dƣới đây là một số nghiên cứu về ngập lụt ở Việt Nam.

1. Quy hoạch thoát nƣớc JICA

Năm 1995 quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nƣớc Hà Nội do Cơ quan hợp tác

quốc tế Nhật Bản (JICA) lập chỉ gói gọn trong 4 quận là: Hoàn Kiếm; Đống Đa; Hai

Bà Trƣng, Ba Đình và một phần của quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hoàng

Mai trên diện tích 135,4km2 thuộc lƣu vực sông Tô Lịch. Khả năng thoát nƣớc hiện

trạng của sông Tô Lịch chỉ vào khoảng 30-35m3/s trong khi công suất yêu cầu để thoát

cho trận mƣa có chu kỳ 10 năm là 170m3/s. Đây có thể nói là một trong những nguyên

nhân chính gây ra tình trạng ngập úng cho thành phố Hà Nội.

Hiện nay, tiêu thoát nƣớc ở các khu vực đồng bằng chủ yếu bằng bơm. Các

công trình này có thể bơm trực tiếp ra sông Đáy, sông Hồng,... hoặc bơm trực tiếp vào

các trục tiêu nội đồng nhƣ sông Nhuệ, sông Tích, sông Mỹ Hà... Ngoài ra còn có hàng

loạt các cống dƣới đê sông Đáy, sông Tích... cũng tiêu thoát ra các sông trục bằng tự

chảy khi có điều kiện.

Công trình đầu mối tiêu của toàn thành phố hiện có 723 công trình (diện tích

tiêu thiết kế là 237.245 ha, diện tích cần tiêu là 209.028 ha) nhƣng khả năng thực tế

các công trình tiêu này chỉ đạt 80% so với diện tích cần tiêu. Tuy nhiên toàn bộ hệ

thống tiêu ứng với năm có tần suất mƣa và mực nƣớc 10% chỉ đạt 60-70%.

Thành phố Hà Nội đã đầu tƣ thực hiện dự án thoát nƣớc giai đoạn I: xây dựng

trạm bơm Yên Sở và kênh dẫn, cải tạo 04 con sông thoát nƣớc chính trong Thành phố,

cải tạo các hồ điều hòa, cải tạo 07 cửa xả lũ và cửa điều tiết. Dự án đã nâng cao năng

45

lực quản lý hệ thống thoát nƣớc, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và

trang bị cho Công ty TNHHNN Một thành viên Thoát nƣớc Hà Nội dàn thiết bị nạo

vét cơ giới góp phần nâng cao hiệu quả công tác duy trì hệ thống, giải quyết cơ bản

thoát nƣớc trong khu vực nội thành Hà Nội cũ gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình,

Đống Đa, Hai Bà Trƣng đáp ứng trận mƣa thiết kế 172mm/2ngày.

Hình 2-5. Quy hoạch thoát nƣớc khu vực nội thành Hà Nội (JICA, 1995)

Thành phố cũng đang thực hiện dự án thoát nƣớc giai đoạn II (bao gồm các khu

vực thuộc lƣu vực sông Tô Lịch diện tích 77,7 km2 và một phần các khu vực lân cận):

chống úng cho Thành phố trong phạm vi dự án và vùng lân cận khi có mƣa với chu kì

10 năm ứng với lƣợng mƣa 310mm/2ngày đối với sông và mƣơng thoát nƣớc, chu kỳ

5 năm đối với hệ thống cống với lƣợng mƣa 70mm/h; cải thiện môi trƣờng cho lƣu

vực sông Tô Lịch.

2. Phạm Mạnh Cổn – Luận án tiến sĩ, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại

học Quốc gia Hà Nội: “Nghiên cứu cơ sở khoa học mô phỏng hệ thống cân

bằng nước mặt trong úng ngập khu vực nội thành Hà Nội”

46

Nghiên cứu đã ứng dụng MIKE FLOOD kết hợp từ các mô đun MIKE

URBAN, MIKE 11 và MIKE 21 thiết lập hệ thống thoát nƣớc khu vực nội đô Hà Nội

bao gồm toàn bộ lƣu vực sông Tô Lịch theo quy hoạch thoát nƣớc giai đoạn 1 của JICA.

Lƣu vực sông Tô Lịch có 4 con sông có cùng chức năng thoát nƣớc thải và

nƣớc mƣa chính cho toàn bộ khu vực nội đô: + Lƣu vực sông Tô Lịch, lấy sông Tô

Lịch có chiều dài 7.036m làm chủ thể, diện tích khoảng 7759 ha đƣợc chia thành 7 tiểu

lƣu vực nhỏ là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngƣu, Hoàng Liệt, Yên Sở và hồ Tây gồm toàn

bộ các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, một phần các quận Thanh

Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy.

Sử dụng 2 trận mƣa từ ngày 31/10-1/11/2008 và từ ngày 8-9/8/2013 để hiệu

chỉnh và kiểm định hệ thống thoát nƣớc trên.

Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc tình trạng mất cân bằng cục bộ trong hệ thống là

nguyên nhân gây nên úng ngập cho khu vực nội đô Hà Nội. Từ việc xác định đƣợc

nguyên nhân của úng ngập, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật tác động lên các

nút mất cân bằng chủ đạo của hệ thống cân bằng nƣớc mặt, nhằm cải thiện tình trạng úng

ngập cho khu vực nội đô. Các kết quả mô phỏng đã chỉ ra tính khả thi của giải pháp này;

từ đó dẫn đến kết luận rằng giải pháp đề xuất có thể đƣợc ứng dụng trong thực tiễn phòng

chống úng ngập hiện tại, cũng nhƣ góp phần vào công tác quản lý môi trƣờng nƣớc và dự

báo úng ngập đối với nội đô Hà Nội trong tƣơng lai.[2]

3. Trong nghiên cứu “TP. HCM thích ứng với BĐKH” do ICEM (2009) thực

hiện có đƣa ra một đánh giá định lƣợng chi tiết về tác dụng của hệ thống đê bao bờ

Tây sông Sài Gòn đối với việc bảo vệ thành phố trƣớc rủi ro ngập lụt. Báo cáo mô tả

hệ thống đê bao sẽ kiên cố hóa và bê tông hóa bờ sông và dần dần sẽ phá hủy khả năng

lọc nƣớc của hệ thống tự nhiên trong vùng. Bản báo cáo cảnh báo một hiện tƣợng đang

ngày càng trở nên rõ ràng là "BĐKH cục bộ do nguyên nhân địa phƣơng gây ra". Báo

cáo đặt ra một câu hỏi đối với hiệu quả của hệ thống đê bao: "Nếu nhƣ sự gia tăng mực

nƣớc sông và thủy triều tại khu vực TP. HCM là do những thay đổi về sử dụng đất, thì

hệ thống đê bao quy mô lớn có thể gia tăng rủi ro ngập lụt" và "không có những nâng

cấp đáng kể hệ thống thoát nƣớc, thì hệ thống đê bao ngăn triều chỉ có vai trò không

đáng kể trong việc cải thiện tình trạng ngập lụt tại TP. HCM, nhất là dƣới áp lực gia

tăng lƣợng mƣa cục bộ".

Nguyễn Đỗ Dũng (2010) nghiên cứu hƣớng tiếp cận mềm trong giải quyết bài

toán thoát nƣớc và ngập lụt ở TP. HCM, tác giả đã chỉ ra rằng 75% các điểm ngập tại

thành phố có cao độ lớn hơn 2,5 m và 70% các điểm bị ngập khi lƣợng mƣa chỉ 40

mm và bất chấp mực nƣớc ở Phú An thấp hay cao. Điều này có nghĩa rằng phần lớn

47

các điểm ngập hiện nay bị ngập không vì lý do địa hình thấp hay mực nƣớc của sông

Sài Gòn lên cao mà gắn với các lý do địa phƣơng.

Trong giai đoạn 2010-2013, Trung tâm điều hành chƣơng trình chống ngập

nƣớc thành phố HCM đã phối hợp với chính phủ Hà Lan thực hiện “Dự án hỗ trợ kỹ

thuật chống ngập nƣớc khu vực thành phố HCM”. Kết quả của dự án đã lập chiến lƣợc

tổng thể và kế hoạch thực hiện nhằm chống ngập cho thành phố HCM và các khu vực

có liên quan đồng thời xây dựng các chƣơng trình cộng tác và thiết lập các nguồn kinh

phí để thực thi các dự án. Đồng thời dự án đã đề xuất các giải pháp đồng bộ trên cơ sở

gắn chặt các yếu tố mƣa, triều, lũ và sinh thái thành một hệ thống nhất nhắm đƣa ra

một quy trình quản lý nƣớc đô thị bền vững, có hiệu quả và thân thiện với môi trƣờng

cho Thành phố HCM.

4. Trần Tuấn Hoàng và cs, 2015, đã ứng dụng mô hình MIKE Flood thực hiện

“Nghiên cứu tính toán ngập lụt lưu vực Quận 12 – Thành phố HCM”. Nhóm nghiên

cứu đã thực hiện tính toán ngập lƣu vực Quận 12 với nhiều phƣơng án khác nhau trong

điều kiện hiện tại và lƣợng mƣa gia tăng trong tƣơng lai với tần suất 5 năm. Đề tài đã

tính toán những khu vực ngập Quận 12 và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ngập

và gia tăng khả năng thoát nƣớc của hệ thống thoát nƣớc lƣu vực Quận 12.

5. “Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của

đô thị”, tháng 5/2015. Đơn vị tƣ vấn: Viện khoa học Thủy lợi miền Nam – Viện Khoa

học Thủy lợi Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của dự án đã đƣa ra các đề xuất kiểm soát

ngập lụt nhƣ sau: i/ Hệ thống kè sông Cần Thơ (đoạn từ đƣờng Ngô Đức Kế đến Rạch

Cái Sơn) chiều dài khoảng 5.5km ; ii/. Di dời các hộ dân sống lấn chiếm, ô nhiễm cặp

sông Cần Thơ và nâng cấp, cải tạo đƣờng giao thông sau kè ; iii/. Xây dựng van / cống

triều và (có hoặc không âu thuyền), hệ thống bơm tiêu nƣớc (nếu cần) cho khu vực

trung tâm ; iv/. Cải tạo các kênh rạch trong khu vực trung tâm, nạo vét, nâng cấp cải

tạo kè bờ bảo vệ, đƣờng giao thông, di dời các hộ dân lấn chiếm kênh rạch, bổ sung

các hồ phục vụ điều tiết nƣớc nhanh, chống ngập tại quận Bình Thủy, bổ sung kết nối

đƣờng bộ hệ thống kênh rạch và hồ đã cải tạo ở 2 dự án nâng cấp đô thị đã thực hiện

với hệ thống mới ; v/. Kè chống sạt lở sông Ô Môn, cải tạo rạch Ranh và kênh Thủy

Lợi ở quận Cái Răng trên cơ sở tính bức thiết về sự an toàn cho ngƣời dân đi lại và cải

thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng.

48

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN ĐÔ THỊ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ NGẬP LỤT QUẬN NINH KIỀU TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU

3.1. TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU

3.1.1. Số liệu hệ thống khu vực nghiên cứu

+ Số liệu về hố ga, cửa cống, hồ chứa, điểm xả, đƣờng ống tròn, kênh mƣơng

hở, cống hộp: Số liệu về 184 hố ga, 11 điểm xả, 173 lƣu vực và 234 cống, đƣợc kế

thừa từ dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố Cần Thơ thuộc dự án thoát nƣớc

tại các tỉnh thành - Chƣơng trình miền Nam: Sóc Trăng, Cần Thơ và Trà Vinh.

+ Hệ thống thoát nƣớc của khu vực bao gồm các thông số chi tiết cho từng lƣu

vực của từng nhánh trong hệ thống thoát nƣớc, chế độ vận hành của các trạm bơm, cửa

cống, chế độ thủy triều, mực nƣớc sông.

+ Mặt cắt tuyến cống với đầy đủ cao độ, vị trí hố ga.

+ Hệ thống ao hồ trong thành phố, mực nƣớc sông, mực thủy triều

+ Sơ đồ quản lý, vận hành của hệ thống thoát nƣớc cùng với các chức năng

khác của các cơ quan có liên quan.

+ Các bản vẽ thiết kế hệ thống thoát nƣớc thải và thoát nƣớc mƣa, cao độ của

toàn khu vực, mô hình thiết kế của hệ thống thoát nƣớc mƣa và thoát nƣớc thải.

3.1.2. Dữ liệu địa hình

+ Bản đồ số độ cao khu vực nghiên cứu có tỉ lệ 10x10m phục vụ liên kết với

mô hình thủy văn đô thị để xây dựng bản độ ngập lụt đƣợc thu thập từ sở khoa học

công nghệ Cần Thơ.

+ Bản đồ cao trình của khu vực, các thông tin của lƣu vực nhƣ hệ số thấm, hệ

số dòng chảy bề mặt, thời gian tập trung nƣớc, mật độ dân cƣ trung bình trong các khu

vực.

+ Hiện trạng sử dụng đất (khu công nghiệp, khu dân cƣ, khu thƣơng mại...).

Để sử dụng đƣợc bản đồ cao độ trong Mike Urban cần phải sang dạng raster.

Ngoài ra để chạy và tính toán dòng chảy tràn trên bề mặt, cần phải có bản đồ có lớp

bản đồ kết hợp giữa độ cao của nhà và độ cao bề mặt đất. Tác giả đã sử dụng công cụ

Mosaic trên phần mềm ArcGIS để kết hợp lại thành một lớp bản đồ hoàn chỉnh.

49

Hình 3-1. Bản đồ DEM khu vực nghiên cứu

3.1.3. Số liệu iên đầu vào

+ Số liệu mƣa giờ, mực nƣớc triều một số năm tại trạm Cần Thơ

3.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH MIKE URBAN CHO HỆ THỐNG THOÁT

NƢỚC QUẬN NINH KIỀU

3.2.1 Xây ựng mô hình toán

Với những số liệu thu thập đƣợc, sử dụng MIKE URBAN để mô phỏng tính

toán quá trình mƣa – dòng chảy, hệ thống cống và hố ga thu nƣớc, sau đó kết nối kết

quả thu đƣợc với lƣới cấu trúc tạo trên nền DEM để xây dựng bản đồ cảnh báo úng

ngập cho khu vực nghiên cứu.

Tạo nút tính toán

Các dữ liệu mô tả nút tính toán bao gồm: Vị trí nút (tọa độ x, y), loại nút (giếng

thăm, hồ chứa, miệng xả...), cốt mặt đất, độ sâu chôn cống, loại cống và kích thƣớc

của nút.

Dữ liệu mô tả đƣờng ống trong mô hình thể hiện loại cống (hộp, có áp, hình

trứng), vật liệu làm cống (xi măng, ống gang thép..), cao độ của mối nối cống, kích

thƣớc cống.

50

Hình 3-2. Thiết lập node trong mô hình MIKE URBAN

Link các nút

Các nút đƣợc kết nối với nhau bởi các đƣờng cống. Số liệu mô tả cống bao

gồm: kích thƣớc cống (loại cống, độ dài, rộng hoặc đƣờng kính của cống,…), độ dốc,

kết nối từ nút nào đến nút nào hay từ nút ra các trạm bơm, cửa xả.

Hình 3-3. Hình ảnh nhập Link trong MIKE URBAN

51

Hình 3-4. Trắc dọc tuyến cống

Catchment (lƣu vực)

Về mặt lý thuyết các lƣu vực bộ phận đƣợc phân chia theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào diễn biến cao độ các điểm trên bản đồ địa hình. Bản đồ có tỷ

lệ càng lớn, mức độ tin cậy càng lớn. Ví dụ, với đô thị đồng bằng tỷ lệ bản đồ tối thiếu

là 1:10.000 (chênh lệch đuƣòng đồng mức 2,5 m), 1: 5.000 (1,25 m),

- Căn cứ vào phân nhánh của hệ thống sông, kênh, cống,

- Căn cứ vào hệ thống đƣờng giao thông,

- Căn cứ điều tra hƣớng chảy lũ trong các trận lũ thực,

- Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu cũ.

- Kết hợp bản đồ địa hình, bản đồ phân chia địa giới hành chính, bản đồ

địa chính, bản đồ giao thông, bản đồ sử dụng đất để xác định đƣờng phân chia lƣu vực

sao cho lƣu vực bộ phận đảm bảo diện tích cần thiết cho tính toán, tƣơng đối đồng nhất

về địa hình, độ dốc, hƣớng dòng chảy, diện tích có lớp phủ cứng, diện tích tự nhiên, độ

nhám, điều kiện đô thị . . .

Trên thực tế MIKE URBAN đã xây dựng công cụ phân chia tiểu lƣu vực dựa

trên những tiêu chí cơ bản đó, giúp cho việc phân chia lƣu vực bộ phận chính xác và

nhanh chóng hơn.

52

Hình 3-5. Nhập số liệu lƣu vực trong MIKE URBAN

Lƣu vực Ninh Kiều đƣợc tính toán với hệ số thấm (phụ thuộc vào tính chất bề

mặt của lƣu vực, cƣờng độ bê tông hóa, mục đích sử dụng đất) là 70%. Thời gian tập

trung nƣớc và hệ số giảm thiểu đƣợc thiết lập riêng cho từng lƣu vực.

Hình 3-6. Thiết lập các thông số lƣu vực trong MIKE URBAN

Mặt bằng của hệ thống thoát nƣớc đƣợc thể hiện trong mô phỏng nhƣ hình:

53

Hình 3-7. Sơ đồ mạng lƣới tính toán trong MIKE URBAN

Thiết lập mô hình số độ cao

Hình 3-8. Bản đồ DEM sau khi biên tập lại

54

Thiết lập tính toán dòng chảy 2D overland

Sử dụng MIKE FLOOD để kết nối DEM với hệ thống cống và tính toán dòng

chảy 2D trên bề mặt.

Hình 3-9. Thiết lập lƣới 2D

Điều kiện biên

Khu vực quận Ninh Kiều là khu vực độc lập, ba mặt bao bọc với các đê, do đó

không có biên mở 2 chiều trên bề mặt, chỉ có biên mực nƣớc triều đƣợc trích xuất từ

trạm đo Cần Thơ và các số liệu từ bộ mô hình Mike 11 để tạo các biên sông bao xung

quanh khu vực. Các biên sông này đƣợc liên kết với mô hình thông qua các chế độ

mực nƣớc sông tại cửa xả cả mô hình.

55

3.2.2 Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình

3.2.2.1 Hiệu chỉnh mô hình

Sử dụng mạng lƣới tính toán đã thiết lập nhƣ trên kết hợp với biên đầu vào là số

liệu năm 2018 (ngày 11-13/9/2018) và bản đồ DEM 10×10m để hiệu chỉnh mô hình.

Thực tế đã chỉ ra rằng lƣợng và phân bố thời gian của quá trình lƣu lƣợng chủ

yếu phụ thuộc vào quá trình chảy tràn ở các lƣu vực bộ phận và chảy tập trung trong

hệ thống tiêu. Do vậy việc hiệu chỉnh thông số mô hình tổng hợp tập trung vào các

thông số biểu thị trạng thái mặt đệm và lòng dẫn, gồm:

+ Hệ số đô thị hoá, (tỷ lệ phần không thấm trên diện tích chung),

+ Tổn thất thấm ƣớt và điền trũng,

+ Hằng số tích cho phần diện tích kênh hoá K1,

+ Hệ số dòng chảy cho phần diện tích kênh hoá ,

+ Hệ số nhám bề mặt và hệ số nhám lòng dẫn,

+ Dung tích trữ nƣớc ảo trên các nút thu nƣớc.

Tính biến đổi của các thông số này biểu thị rõ nét ảnh hƣởng của điều kiện vào

đến đƣờng quá trình lƣu lƣợng, mực nƣớc tính toán. Thực tế hiệu chỉnh cho trận mƣa -

dòng chảy cho thấy, lƣợng và đỉnh dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào hệ số dòng chảy

của phần diện tích kênh hoá và hệ số đô thị hoá trong các lƣu vực bộ phận. Đồng

thời, các thông số K1 và K2 (hằng số tích tƣơng ứng cho phần diện tích kênh hoá tự

nhiên) không chỉ có ảnh hƣởng đến đỉnh và lƣợng dòng chảy mà còn là nhân tố ảnh

hƣởng rõ nhất đến dạng và độ dịch chuyển của quá trình lƣu lƣợng tính toán. Các

thông số biểu thị tổn thất ban đầu nhƣ tổn thất điền trũng, thấm ƣớt tuỳ mức độ có ảnh

hƣởng đến thời điểm bắt đầu tăng (nhánh lên) của đƣờng quá trình lƣu lƣợng. Áp dụng

phƣơng pháp thử dần, trong đó nhiều thông số đƣợc thử riêng rẽ theo phân tích thứ tự

ảnh hƣởng nhƣ đã nêu, đã đạt đƣợc sự phù hợp giữa mức ngập tính toán và thực đo

(vết lũ điều tra).

Khi sử dụng hệ số không thấm nƣớc của mô hình mặc định thì gần nhƣ không

xuất hiện lƣu lƣợng lớp nƣớc mƣa trên bề mặt lƣu vực trong suốt quá trình mƣa. Điều

này làm cho mô hình thủy lực không hoạt động vì không có đủ lƣợng nƣớc tải vào.

Tiến hành hiệu chỉnh lại hệ số không thấm nƣớc theo phân bố của đƣờng giao thông và

nhà ở là 70%.

56

Chạy mô hình với trận năm 2018 cho kết quả dƣới đây:

Hình 3-10. Độ sâu ngập lớn nhất trận 11 – 13/9/2018

Hình 3-11. Trắc dọc tuyến đƣờng 30/4 từ giao đƣờng Mậu Thân đến giao đƣờng

Quang Trung

57

Bảng 3-1. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập 12/9/2018

STT TUYẾN

ĐƢỜNG VỊ TRÍ

H thực

đo (m)

H tính

toán (m)

ΔH

(m)

1

Mậu Thân

Giao đƣờng Mậu Thân với đƣờng

Nguyễn Việt Hồng 0.2 0.13 0.07

2 Giao đƣờng Mậu Thân với đƣờng

Trần Hƣng Đạo 0.2 0.18 0.02

3 Giao đƣờng Mậu Thân với đƣờng

Nguyễn Văn Trỗi 0.2 0.3 0.1

4 Giao đƣờng Mậu Thân với đƣờng

3 tháng 2 0.2 0.3 0.1

5

Đƣờng 30 tháng

4 Giao với đƣờng Mậu Thân 0.1 0.05 0.05

6 Trần Hƣng Đạo Giao với đƣờng Trần Bình Trọng 0.1 0.1 0

7 Phạm Ngũ Lão Giao với đƣờng Trần Việt Châu 0.3 0.25 0.05

8

Nguyễn Văn Cừ

Giao với đƣờng CMT8 0.2 0.14 0.06

9 Giao với hẻm 188 0.1 0.12 0.02

10 CMT8 Giao với đƣờng Trần Phú 0.15 0.13 0.02

11 Quang Trung Giao với đƣờng 30 tháng 4 0.45 0.3 0.15

12

Hai Bà Trƣng

Giao với đƣờng Ngô Gia Tự 0.2 0.21 0.01

13 Giao với đƣờng Ngô Quyền 0.1 0.04 0.06

14 Giao với đƣờng Châu Văn Liêm 0.2 0.18 0.02

15 Giao với đƣờng Trần Quốc Toản 0.2 0.3 0.1

16 Giao với đƣờng Nguyễn An Ninh 0.1 0.04 0.06

17 Giao với đƣờng Hải Thƣợng Lãn Ông 0.2 0.29 0.09

58

18 Nguyễn Văn

Trỗi

Từ giao đƣờng Mậu Thân 0.15 0.3 0.15

19 Giao với đƣờng Nguyễn Cƣ Trinh 0.15 0.11 0.04

20 Nguyễn Cƣ

Trinh Giao với đƣờng Cao Thắng 0.15 0.15 0

21 Đinh Công

Tráng Giao với đƣờng Nguyễn Văn Trỗi 0.1 0.1 0

22 Đƣờng 3 tháng 2 Giao với đƣờng Mậu Thân 0.2 0.3 0.1

23 Cao Thắng Giao với đƣờng Mậu Thân 0.15 0.14 0.01

24

Nguyễn Ngọc

Trai Giao với đƣờng Mậu Thân 0.15 0.12 0.03

25

Nguyễn Thị

Minh Khai Giao với đƣờng Quang Trung 0.2 0.1 0.1

26 Ung Văn Khiêm Giao với đƣờng Nguyễn Bỉnh Khiêm 0.2 0.11 0.09

Hình 3-12. Kết quả ngập trên Google Earth trận ngày 12/9/2018

Bảng 3-1 trên đánh giá mức độ chênh lệch giữa giá trị thực đo với giá trị mô

hình tính toán đƣợc tại 16 tuyến đƣờng ngập lụt do trận ngập ngày 12/9/2018 gây ra.

59

Độ chênh lệch mực nƣớc ∆H = 0 ÷ 0.15 m. Kết quả giữa thực đo và tính toán tƣơng

đối phù hợp về trị số, độ chênh lệch mực nƣớc nằm trong phạm vi cho phép.

Tại tuyến đƣờng 30 tháng 4, đƣờng Hòa Bình, đƣờng Nguyễn An Ninh, đƣờng

Châu Văn Liêm, tuyến đƣờng Mậu Thân xuất hiện những vùng ngập nặng, có nơi ngập

0.45m. Nhiều tuyến đƣờng khác cũng bị ảnh hƣởng, có nhiều đoạn ngập tới 0.6m. Hệ

thống tiêu thoát nƣớc còn nhiều hạn chế nên khi có triều cƣờng kết hợp cùng với mƣa

sẽ gây ra ngập úng nghiêm trọng tại nhiều tuyến đƣờng.

Sau khi tính toán hiệu chỉnh mô hình Mike Urban trận ngày 11 – 13/09/2018

cho quận Ninh Kiều, thu đƣợc kết quả khá phù hợp với số liệu đo thực tế. Vì vậy có

thể sử dụng bộ thông số để kiểm định mô hình thông qua việc mô phỏng trận ngập

diễn ra ngày 9-11/10/2018 cho quận Ninh Kiều.

3.2.2.2 Kiểm định mô hình

Tiến hành các bƣớc tƣơng tự nhƣ việc mô phỏng trận hiệu chỉnh. Tuy nhiên

trƣớc khi sử dụng trận 9 – 11/10/2018 và trận 3 – 5/10/2018 để kiểm định mô hình cần

thực hiện các bƣớc sau:

- Cập nhật tình trạng mới nhất của hệ thống hố ga thu nƣớc và mạng cống thoát

nƣớc thuộc phạm vi nghiên cứu:

- Thiết lập biên mƣa, biên cửa xả với số liệu thực đo ngày 3 – 5/10/2018 và 9 –

11/10/2018.

- Thu thập khảo sát vết lũ gây ra bởi trận ngập này để có kết quả đánh giá giữa

mô hình mô phỏng với giá trị thực đo.

a. Sử dụng bộ thông số đã tìm đƣợc tiến hành chạy mô hình tƣơng ứng trận 9 –

11/10/2018. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

60

Hình 3-13. Trắc dọc tuyến đƣờng Mậu Thân từ đoạn giao với đƣờng 30/4 đến cửa xả

(node 157)

Hình 3-14. Độ sâu ngập lớn nhất trận 9 – 11/10/2018

61

Hình 3-15. Trắc dọc tuyến đƣờng Quang Trung

Bảng 3-2. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập

10/10/2018

STT TUYẾN

ĐƢỜNG VỊ TRÍ

H thực

đo (m)

H

tính

toán

(m)

ΔH

(m)

1

Mậu Thân

Giao đƣờng 30 Tháng 4 0.2 0.19 0.01

2 Giao đƣờng Trần Hƣng Đạo 0.3 0.32 0.02

3 Giao đƣờng Nguyễn Văn Trỗi 0.35 0.38 0.03

4 Giao đƣờng Huỳnh Thúc Kháng 0.35 0.36 0.01

5

Đƣờng 30 tháng 4

Giao đƣờng Phan Văn Trị 0.2 0.18 0.02

6 Giao đƣờng Quang Trung 0.25 0.28 0.03

7 Giao đƣờng Châu Văn Liêm (dãy

nhà số lẻ) 0.1 0.18 0.08

8 Trần Hƣng Đạo Giao với Trần Bình Trọng 0.25 0.23 0.02

62

9 Giao với Lý Tự Trọng 0.35 0.27 0.08

10

Nguyễn Văn Cừ

Giao đƣờng CMT8 (phƣờng Cái

Khế)

- 2 bên đƣờng

0.25 0.17 0.08

11 Giao đƣờng Võ Văn Kiệt (phƣờng

An Hòa) - 2 bên đƣờng 0.35 0.31 0.04

12 Châu Văn Liêm Giao đƣờng Hai Bà Trƣng 0.35 0.43 0.08

13

Nguyễn An Ninh

Giao đƣờng Hòa Bình 0.30 0.35 0.05

14 Giao đƣờng Hai Bà Trƣng 0.35 0.4 0.05

15

Quang Trung

Từ số nhà 6A đến số nhà 22 P. An

Lạc 0.65 0.56 0.09

16

Hẻm 50 đến giao đƣờng 30 Tháng

4

(2 bên đƣờng)

0.1 -

0.2

0.1 -

0.28

17 Nguyễn Thị Minh

Khai Giao đƣờng Quang Trung 0.35 0.34 0.01

18 Hai Bà Trƣng Suốt tuyến 0.25 -

0.35

0.1 -

0.45

19

Lý Tự Trọng

Từ giao đƣờng Hòa Bình đến giao

đƣờng Trƣơng Định

0.2 -

0.35

0.2 -

0.5

20

Từ giao đƣờng Trƣơng Định đến

giao

đƣờng Trần Hƣng Đạo

0.25 -

0.35

0.2 -

0.5

21 Đề Thám Từ số nhà 80 đến giao đƣờng

Huỳnh Cƣơng

0.2 -

0.3

0.1 -

0.36

63

22 Ngô Quyền Suốt tuyến 0.25 -

0.4

0.1 -

0.6

23 Trƣơng Định Từ số nhà 10 đến giao đƣờng Ngô

Hữu Hạnh 0.20

0.1 -

0.3

24 Xô Viết Nghệ Tĩnh Suốt tuyến 0.15 -

0.25

0.1 -

0.4

25 Nguyễn Đình Chiểu Suốt tuyến 0.1 -

0.2

0.04 -

0.25

26

Ngô Gia Tự

Từ giao đƣờng Võ Thị Sáu đến

giao đƣờng Hòa Bình

0.2 -

0.3

0.04 -

0.25

27 Giao đƣờng Hai Bà Trƣng 0.20 0.22 0.02

28 Lý Thƣờng Kiệt Suốt tuyến 0.3 -

0.4

0.15 -

0.36

29 Nguyễn Thái Học Từ giao đƣờng Hai Bà Trƣng đến

giao đƣờng Hòa Bình

0.1 -

0.2

0.06 -

0.38

30 Ngô Văn Sở Suốt tuyến 0.35 0.1 -

0.5

31 Ngô Đức Kế Suốt tuyến 0.35 0.1 -

0.4

32 Cao Thắng Giao với đƣờng Mậu Thân 0.35 0.36 0.01

33 Nguyễn Ngọc Trai Giao với đƣờng Mậu Thân 0.35 0.48 0.13

34

Nguyễn Văn Trỗi

Từ giao đƣờng Mậu Thân 0.35 0.38 0.03

35 Giao với đƣờng Nguyễn Cƣ Trinh 0.35 0.43 0.08

64

36

Đinh Công Tráng

Giao với đƣờng Nguyễn Văn Trỗi 0.3 0.45 0.15

37 Giao với đƣờng Cao Thắng 0.3 0.37 0.07

38 Phạm Ngũ Lão Từ giao đƣờng CMT8 đến giao

đƣờng Trần Việt Châu 0.45

0.2 -

0.5

39

CMT8

Từ giao đƣờng Trần Phú đến số

nhà 58 P. Cái Khế (2 bên đƣờng)

0.2 -

0.3

0.1 -

0.3

40

Từ số nhà 68 P. Cái Khế đến giao

đƣờng Nguyễn Văn Cừ (2 bên

đƣờng)

0.25 -

0.35

0.1 -

0.3

41 Phan Đình Phùng Từ giao đƣờng Hòa Bình đến giao

đƣờng Võ Văn Tần 0.20

0.1 -

0.3

42 Châu Văn Liêm Giao đƣờng 30 Tháng 4 0.30 0.46 0.16

Bảng trên đánh giá mức độ chênh lệch giữa giá trị thực đo với giá trị mô hình

tính toán đƣợc tại 27 tuyến đƣờng ngập lụt do trận ngập ngày 10/10/2018 gây ra. Độ

chênh lệch mực nƣớc ∆H = 0.01 ÷ 0.16 m. Kết quả giữa thực đo và tính toán tƣơng đối

phù hợp về trị số, độ chênh lệch mực nƣớc nằm trong phạm vi cho phép.

65

Hình 3-16. Kết quả ngập trên Google Earth và một số vị trí kiểm định trận 10/10/2018

Với trận ngập ngày 10/10/2018, xuất hiện nhiều tuyến đƣờng ngập hơn, độ sâu

ngập cũng lớn hơn. Các tuyến đƣờng Mậu Thân, đƣờng 30 tháng 4, đƣờng Hòa Bình,

Quang Trung, Châu Văn Liêm, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Trần Hƣng Đạo,

Trân Bình Trọng...xuất hiện nhiều vùng ngập nặng, có vị trí ngập tới 0.7 – 0.8m. Đồng

thời xuất hiện thêm nhiều tuyến đƣờng ngập mới.

b. Kết quả chạy trận ngày 3 – 5/10/2018

Hình 3-17. Trắc dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo

66

Hình 3-18. Độ sâu ngập lớn nhất trận 3 – 5/10/2018

Bảng 3-3. Kết quả độ sâu ngập lớn nhất tại một số vị trí điển hình trận ngập 4/10/2018

STT TUYẾN

ĐƢỜNG VỊ TRÍ

H thực

đo (m)

H tính

toán (m)

Δ

H

(m)

1 Trần Hƣng

Đạo

Giao với đƣờng Mậu Thân 0.1 0.18 0

.08

2 Giao với đƣờng Trần Bình Trọng 0.15 0.14 0

.01

3 Nguyễn

Trãi

Đoạn từ đƣờng Trần Phú đến

đƣờng Trần Văn Khéo 0.1 0.03 - 0.15

4 Phạm Ngũ

Lão

Đoạn từ giao đƣờng CMT8

đến giao đƣờng Trần Việt Châu 0.2 0.03 - 0.15

67

Bảng trên đánh giá mức độ chênh lệch giữa giá trị thực đo với giá trị mô hình

tính toán đƣợc tại 4 vị trí trên 3 tuyến đƣờng ngập lụt do trận ngập ngày 4/10/2018 gây

ra. Độ chênh lệch mực nƣớc ∆H = 0.01 ÷ 0.08 m. Kết quả giữa thực đo và tính toán

tƣơng đối phù hợp về trị số, độ chênh lệch mực nƣớc nằm trong phạm vi cho phép.

Hình 3-19. Kết quả ngập trên Google Earth và một số vị trí kiểm định trận ngập ngày

4/10/2018

Với trận ngập ngày 4/10/2018, xuất hiện ít tuyến đƣờng ngập hơn, tuy nhiên

xuất hiện một số điểm ngập cục bộ. Các tuyến đƣờng 30 tháng 4, đƣờng Hòa Bình,

Châu Văn Liêm, Nguyễn Thái Học, Trần Hƣng Đạo, Trân Bình Trọng, Nguyễn Trãi,

Phạm Ngũ Lão...xuất hiện thêm một số vị trí ngập mới.

Từ kết quả trực quan (hình ảnh ngập trên Google Earth) kết hợp với bảng thống

kê chi tiết mức độ ngập của 3 trận ngập năm 2018, có thể nhận thấy những năm gần

đây Ninh Kiều hay xảy ra những trận ngập úng do triều cƣờng. Mô hình MIKE

URBAN mô phỏng tƣơng đối chính xác ảnh hƣởng của những trận triều cƣờng đến

khu vực nghiên cứu.

Với kết quả trên có thể dùng mô hình MIKE URBAN để mô phỏng và đánh giá

khả năng hoạt động của hệ thống thoát nƣớc trong các kịch bản khác.

68

3.3. THIẾT LẬP MÔ PHỎNG TRẬN NGẬP DO MƯA NGÀY 28/01/2018 VÀ

CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Từ các thông số trên tiến hành thành lập các kịch bản mƣa bao gồm hiện trạng trận

mƣa ngày 28/01/2018 và kịch bản thấp năm 2030 và kịch bản cao năm 2030 từ trận

mƣa hiện trạng theo kịch bản tăng lƣợng mƣa và kịch bản nƣớc biển dâng do biến đổi

khí hậu, kịch bản cuối cùng là kịch bản giả định tổ hợp mƣa và triều, lấy số liệu thực

đo của trận mƣa ngày 28/01/2018 và số liệu thực đo triều cƣờng vào ngày 09/10/2018

để tiến hành mô phỏng từ đó đƣa đánh giá giả khả năng thoát nƣớc của hệ thống thoát

nƣớc quận Ninh Kiều trong điều kiện bất lợi nhất cũng nhƣ trong ảnh hƣởng của biến

đổi khí hậu.

Hình 3-20. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018

69

Hình 3-21. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018 theo kịch bản thấp năm 2030

Hình 3-22. Biểu đồ trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018 theo kịch bản cao năm 2030

70

Hình 3-23. Biểu đồ mực nƣớc triều hiện trạng ngày 9-10-11 tháng 10 năm 2018

3.3.1. Kết quả mô phỏng theo kịch ản hiện trạng ngày 28/01/2018

Hình 3-24. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018

71

Kết quả mô phỏng ngập trận mƣa ngày 28/01/2018 ở khu vực quận Ninh Kiều

các khu vực bị ngập diện rộng bao gồm đoạn ngã tƣ Trần Phú và Cách mạng tháng 8,

Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ khu vực có độ sâu ngập

phổ biến khoảng 0.12m. Đặc biệt là đoạn đƣờng Ba tháng hai về ngã tƣ đƣờng Mậu

Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ sâu ngập trong khoảng

0.12 đến 0.54m.

Hình 3-25. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân

Ban đầu tuyến cống tuyến đƣờng Mậu Thân thoát nƣớc khá tốt, nƣớc lên và rút

xuống đều nhƣng khi lƣợng mƣa tăng và thời gian mƣa kéo dài, lƣu lƣợng bắt đầu tăng

nhanh và rút chậm đến 20h30 nƣớc mới rút gần hết, một phần là do độ nhám của cống

cao làm ảnh hƣởng đến quá trình thoát nƣớc.

Hình 3-26. Tuyến đƣờng Mậu thân bị ngập trong trận mƣa ngày 28/01/2018

72

3.3.2. Kết quả mô phỏng theo kịch ản thấp giai đoạn đầu thế kỉ (RCP4.5

2030)

Hình 3-27. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản thấp năm

2030

Kết quả mô phỏng ngập trận mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản thấp giai đoạn

năm 2030 ở khu vực quận Ninh Kiều các khu vực bị ngập bao gồm đoạn ngã tƣ Trần

Phú và Cách mạng tháng 8, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ

khu vực có độ sâu ngập phổ biến khoảng 0.15m. Đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai

về ngã tƣ đƣờng Mậu Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ

sâu ngập trong khoảng 0.12 đến 0.60m.

73

Hình 3-28. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân theo

kịch bản thấp năm 2030

Lƣu lƣợng tăng đáng kể so với kịch bản hiện trạng trận mƣa ngày 28/1/2018

tăng từ 0.42m3/s lên tới 0.7m

3/s và tuyến cống ở đƣờng Mậu Thân đoạn giao với

đƣờng ba tháng hai vẫn thoát nƣớc kém, nƣớc tập trung nhanh gặp đỉnh mƣa chƣa kịp

rút nƣớc đã bị ùn ứ và nƣớc bắt đầu rút chậm. Điều này cho thấy tuyến cống này cần

đƣợc di tu nạo vét để làm giảm maning giúp cho việc thoát nƣớc dễ dàng hơn.

3.3.3. Kết quả mô phỏng theo kịch ản cao giai đoạn đầu thế kỉ (RCP8.5 2030)

Hình 3-29. Độ sâu ngập lớn nhất do mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản cao năm

2030

74

Kết quả mô phỏng ngập trận mƣa ngày 28/01/2018 theo kịch bản cao giai đoạn

năm 2030 ở khu vực quận Ninh Kiều các khu vực bị ngập bao gồm đoạn ngã tƣ Trần

Phú và Cách mạng tháng 8, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ

khu vực có độ sâu ngập phổ biến khoảng 0.2m. Đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai

về ngã tƣ đƣờng Mậu Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ

sâu ngập trong khoảng 0.13 đến 0.66m.

Hình 3-30. Diễn biến lƣu lƣợng mực nƣớc trong tuyến cống đƣờng Mậu Thân theo

kịch bản cao năm 2030

Lƣu lƣợng tăng đáng kể so với kịch bản hiện trạng trận mƣa ngày 28/01/2018

tăng từ 0.42m3/s lên tới 0.9m

3/s và tuyến cống ở đƣờng Mậu Thân đoạn giao với

đƣờng ba tháng hai vẫn thoát nƣớc kém, nƣớc tập trung nhanh và rút chậm.

75

3.3.4. Kết quả mô phỏng giả định trường hợp mưa (28/01/2018) và triều

(09/10/2018)

Hình 3-31. Độ sâu ngập lớn nhất do tổ hợp mƣa ngày 28/01/2018 và triều ngày

09/10/2018

Kết quả mô phỏng ngập do tổ hợp mƣa ngày 28/01/2018 và triều ngày

09/10/2018 ở khu vực quận Ninh Kiều các khu vực bị ngập bao gồm đoạn ngã tƣ Trần

Phú và Cách mạng tháng 8, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ

khu vực có độ sâu ngập phổ biến khoảng 0.22m. Đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai

về ngã tƣ đƣờng Mậu Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ

sâu ngập trong khoảng 0.14 đến 0.80m. Bên cạnh đó do tổ hợp mƣa và triều nên nhiều

tuyến đƣờng khác cũng bị ảnh hƣởng ngập nhƣ đƣờng Nguyễn Thái Học, Ngô Văn Sở,

Nam Kì Khởi Nghĩa, Đại lộ Hòa Bình và Nguyễn An Ninh có độ sâu ngập từ 0.42 đến

0.74m.

76

3.4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.4.1 Nguyên nhân ngập

Khu vực quận Ninh Kiều không chỉ bị ngập trong mùa mƣa mà còn bị ngập

trong những đợt triều cƣờng nhiều lần trong năm. Có thể nêu ra một vài nguyên nhân

chính nhƣ sau:

Ngập do sản xuất nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên rộng gần 489.000 ha

thuộc địa bàn tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ. Theo thống kê của Viện

Khoa học Thủy lợi Việt Nam, năm 2016 đã có tới 60.000 ha lúa vụ 3 với cao trình bao

đê trên 3 m. Với xu thế tiếp tục tăng diện tích sản xuất lúa vụ 3, vùng trữ nƣớc ở Tứ

giác Long Xuyên sẽ giảm đi và độ sâu ngập ở các vùng trũng thấp khác sẽ tăng lên,

trong đó có TP Cần Thơ.

Ngập do phát triển đô thị, những năm gần đây, TP Cần Thơ có tốc độ phát triển

hạ tầng cơ sở, đô thị hóa nhanh, phát triển mạnh các khu công nghiệp nhƣng hệ thống

tiêu thoát nƣớc của thành phố đƣợc xây dựng từ lâu đời, đa số đƣờng cống xây dựng

trƣớc năm 1975, thời gian gần đây có cải tạo một số tuyến đƣờng cống thoát nƣớc cũ

nhƣng chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ. Hiện nay nƣớc mƣa và nƣớc thải sử dụng chung

hệ thống thoát nƣớc, kích thƣớc cống nhỏ, hố thu nƣớc hẹp, hầu hết các cống ngầm

hiện hữu đều đặt ở độ sâu dƣới mực nƣớc cao nhất, cao độ của các cửa xả thấp nên

thƣờng ngập trong nƣớc, hiệu quả thoát nƣớc không cao, chƣa có hệ thống thu gom và

xử lý nƣớc thải công suất lớn, công tác quản lý xây dựng đô thị còn lỏng lẻo, ý thức

ngƣời dân chƣa cao dẫn đến làm giảm khả năng tiêu thoát nƣớc của hệ thống. Hệ quả

là việc ngập lụt trong đô thị đã trở nên thƣờng xuyên hơn và mức độ ngập gia tăng

nhiều hơn.

Ngập do sụt lún của ĐBSCL, theo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt

Nam, kết quả quan trắc lún ở một số TP lớn và ĐBSCL năm 2015 đã phát hiện hơn

70% số điểm mốc độ cao bị lún từ 5 cm trở lên so với thời điểm năm 2005, trong số

đó, số mốc bị lún trên 10 cm chiếm hơn 20%. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài

nguyên nƣớc miền Nam đã nghiên cứu mức độ sụt lún tại nhiều địa điểm, khẳng định

ĐBSCL từ một khu vực ổn định đã rơi vào tình trạng sụt lún nhanh chỉ trong vòng 25

năm. Thêm vào đó, việc sử dụng nƣớc ngầm quá mức đang đẩy nhanh quá trình lún ở

TP Cần Thơ và Vĩnh Long.

Ngập do các trận mƣa cực đoạn xuất hiện ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu

và không chỉ trong mùa mƣa.

Ngập do mặt đƣờng trũng thấp, do mƣa lớn kết hợp cùng triều cƣờng. Đồng

thời một số cửa xả bị ngƣời dân lấn chiếm làm hẹp dòng nƣớc chảy nƣớc thoát, nên

nƣớc thoát không kịp, gây ngập cục bộ.

77

Nhiều đoạn cống thoát cửa xả có đƣờng kính cống nhỏ hơn đƣờng kính cống

của tuyến đƣờng, do đó thoát nƣớc không kịp, gây ngập cục bộ.

Nhiều tuyến đƣờng có chiều dài đƣờng thoát nƣớc khá xa nên khi mƣa với lƣu

lƣợng lớn hệ thống chuyền tải không kịp, nƣớc thoát chậm.

3.4.2 Giải pháp

Việc trữ nƣớc và quản lý nguồn nƣớc cần phải đƣợc chú ý và cẩn thận.

Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thoát nƣớc phù hợp với quá trình phát

triển đô thị.

Gia tăng kiên cố cốt nền cho công trình, việc xây dựng đê bao, cống ngăn triều

và các hồ điều tiết phải đặt lên hàng đầu trong việc chống ngập cho quận Ninh Kiều

nói riêng và TP. Cần Thơ nói chung.

Giải pháp giảm ngập do triều cƣờng trên địa bàn quận Ninh Kiều

Cụ thể là với số liệu ngập do triều đã hiệu chỉnh mô hình ở trên trong trận triều

cƣờng 10 /10/2018 luận văn đã tiến hành thiết lập hệ thống cống ngăn triều ở các vị trí

bị ngập nặng do triều cƣờng nhƣ sau:

Hình 3-32. Vị trí thiết lập các cống ngăn triều trên hệ thống thoát nƣớc quận Ninh

Kiều

78

Vị trí 1: đoạn cống nằm trên đƣờng Nguyễn Trãi hƣớng ra rạch Cái Khế

Vị trí 2: đoạn cống nằm trên đƣờng Hùng Vƣơng hƣớng ra rạch Cái Khế

Vị trí 3: đoạn cống nằm trên đƣờng Mậu Thân hƣớng ra rạch Cái Khế (Cầu

Rạch Ngỗng)

Vị trí 4: đoạn cống nằm trên đƣờng Mậu Thân hƣớng ra sông Cần Thơ

Nguyên lí hoạt động: làm giảm mực nƣớc trong hệ thống cống để giảm bớt

ngập lụt. Bài toán đƣợc thiết lập bằng cách sử dụng công cụ MOUSE → Control (lệnh

RTC) trong mô hình.

Hình 3-33. Thiết lập các cống ngăn triều bằng cơ chế hoạt động RTC

Xác định cảm biến tại các vị trí cửa xả để điều khiển cống dựa trên mực nƣớc

triều

79

Hình 3-34. Thiết lập các vị trí cảm biến

Hình 3-35. Thiết lập cơ chế điều khiển

80

Hình 3-36. Xác định các thông số PID parameter sets

Hình 3-37. Thiết lập chức năng điều chỉnh

Chạy mô phỏng với những thay đổi đã thực hiện: khi hộp thoại quá trình mô

phỏng xuất hiện, lựa chọn Network Parameters và tích chọn RTC

81

Hình 3-38. Chạy mô phỏng RTC

Việc thiết lập cống ngăn triều giúp hệ thống cải thiện đáng kể

Hiện trạng (chƣa có cống ngăn triều) Giải pháp (đã có cống ngăn triều)

Hình ảnh ngập do triều ngày

10/10/2018 khi chƣa có cống ngăn

triều

Hình ảnh ngập do triều ngày

10/10/2018 khi đã có cống ngăn triều

Hình 3-39. Kết quả mô phỏng trƣớc và sau khi có cống ngăn triều

82

Tại các vị trí có thiết lập cống ngăn triều đã giảm ngập đáng kể cả về diện tích

ngập lẫn độ sâu ngập. Đồng thời cũng đã giảm tại nhiều vị trí trên hệ thống thoát nƣớc.

Tuy nhiên trên hệ thống có tới 11 cửa xả, trong luận văn mới dừng lại ở việc đề xuất

thiết lập 4 vị trí cống ngăn triều, nên còn nhiều vị trí vẫn xảy ra ngập cục bộ

Giải pháp giảm ngập do mƣa trên địa bàn quận Ninh Kiều

Cụ thể là với số liệu ngập do mƣa đã trình bày ở trên trong trận mƣa ngày

28/1/2018 luận văn đã tiến hành thiết lập thêm các hố ga và cống thoát nƣớc ở các vị

trị bị ngập nặng do mƣa nhƣ sau:

Hình 3-40. Vị trí thiết lập thêm cống và hầm ga cho khu vực đoạn P. Thới Bình và P.

Cái Khế

Vị trí 1: đoạn cống nằm trên đƣờng Trần Phú hƣớng về phía sông Hậu với

đƣờng kính cống d=1.0m và hầm ga có đƣờng kính d=1.27m

Vị trí 2: đoạn cống nằm trên đƣờng Phạm Ngũ Lão gần công ty gas Petrolimex

với đƣờng kính cống d=1.0m và hầm ga có đƣờng kính d=1.27m

83

Nhận thấy khu vực này bị ngập bởi trận mƣa ngày 28/01/2018 do trận mƣa có

cƣờng độ lớn nên đã tiến hành lắp đặt thêm 2 tuyến cống nhằm phục vụ tốt cho việc

thoát nƣớc.

Hiện trạng Giải pháp

Hình ảnh ngập do mƣa ngày

28/01/2018 khi chƣa có 2 tuyến cống

Hình ảnh ngập do mƣa ngày

28/01/2018 khi đã có tuyến cống mới

Hình 3-41. Kết quả mô phỏng trƣớc và sau khi lắp đặt 2 tuyến cống và nâng cao độ

mặt đƣờng.

Khi lắp đặt thêm cống ở 2 vị trí 1 và 2 thì tuyến đƣờng Trần Phú và Phạm Ngũ

Lão diện tích ngập đã giảm đáng kể.

84

KẾT LUẬN

Luận văn đã tiến hành mô phỏng ngập trong trận triều cƣờng lịch sử vào ngày

09 tháng 10 làm đầu vào để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, cho kết quả ngập rất sát

với thực tế độ chênh lệch mực nƣớc ∆H = 0 ÷ 0.15 m. Kết quả giữa thực đo và tính

toán tƣơng đối phù hợp về trị số, độ chênh lệch mực nƣớc nằm trong phạm vi cho

phép.

Các kịch bản dùng để mô phỏng và đánh giá khả năng thoát nƣớc của khu vực

nghiên cứu bao gồm trận mƣa hiện trạng ngày 28/01/2018, ứng với đó là 2 kịch bản

biến đổi khí hậu cho năm 2030 với lƣợng mƣa tăng lên 10.5% cho kịch bản thấp và

tăng 10.7% cho kịch bản cao ứng với thông số của kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên

và môi trƣờng tính toán năm 2016 cho toàn bộ các tỉnh ở Việt Nam. Bên cạnh đó là

kịch bản giả định kết hợp mƣa và triều. Trên thực tế ở Cần Thơ ít khi xảy ra trƣờng

hợp ngập do cả mƣa và triều cƣờng cùng lúc nhƣng trong tƣơng lai khi và việc BĐKH

ngày càng có diễn biến phực tạp thì việc mô phỏng trận ngập với tổ hợp mƣa và triều

là điều cần thiết.

Ở kịch bản hiện trạng trận mƣa ngày 28/01/2018 trận mƣa kéo dài hơn 5 tiếng,

bắt đầu từ 16h đến 23h đã gây ảnh hƣởng đến quá trình lƣu thông của ngƣời dân, các

tuyến đƣờng Trần Phú và Cách mạng tháng 8, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm

Ngũ Lão và toàn bộ khu vực có độ sâu ngập phổ biến khoảng 0.12m, đặc biết là đoạn

đƣờng Ba tháng hai về ngã tƣ đƣờng Mậu Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng

Mậu Thân có độ sâu ngập trong khoảng 0.12 đến 0.54m với tổng diện tích ngập là

1696m2.

Ở kịch bản thấp năm 2030 các tuyến đƣờng Trần Phú và Cách mạng tháng 8,

Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ khu vực có độ sâu ngập

phổ biến khoảng 0.15m, đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai về ngã tƣ đƣờng Mậu

Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ sâu ngập trong khoảng

0.12 đến 0.60m. Với tổng diện tích ngập là 1936m2.

Ở kịch bản cao năm 2030 các tuyến đƣờng Trần Phú và Cách mạng tháng 8,

Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ khu vực có độ sâu ngập

phổ biến khoảng 0.2m, đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai về ngã tƣ đƣờng Mậu

Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ sâu ngập trong khoảng

0.13 đến 0.66m. Với tổng diện tích ngập là 1997m2.

85

Ở kịch bản giả định tổ hợp mƣa và triều các tuyến đƣờng Trần Phú và Cách

mạng tháng 8, Nguyễn Văn Cừ, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão và toàn bộ khu vực có

độ sâu ngập phổ biến khoảng 0.22m. Đặc biết là đoạn đƣờng Ba tháng hai về ngã tƣ

đƣờng Mậu Thân và đƣờng 30 tháng tƣ hƣớng về đƣờng Mậu Thân có độ sâu ngập

trong khoảng 0.14 đến 0.80m. Bên cạnh đó do tổ hợp mƣa và triều nên nhiều tuyến

đƣờng khác cũng bị ảnh hƣởng ngập nhƣ đƣờng Nguyễn Thái Học, Ngô Văn Sở, Nam

Kì Khởi Nghĩa, Đại lộ Hòa Bình và Nguyễn An Ninh có độ sâu ngập từ 0.42 đến

0.74m. Tăng về cả diện tích và độ sâu ngập so với kịch bản hiện trạng mƣa, các tuyến

đƣờng ven sông đều ngập nặng, với tổng diện tích ngập là 3336m2.

Từ kết quả mô phỏng trên khu vực quận Ninh Kiều chủ yếu bị ngập nặng do

mƣa và triều cƣờng, kết quả mô phỏng ngập theo 2 kịch bản cao và thấp giai đoạn năm

2030 cho thấy diện tích và độ sâu ngập tăng đáng kể ở kịch bản thấp diện tích ngâp

tăng thêm gần 240m2 và ở kịch bản cao tăng gần 300m

2 so với hiện trạng ngày

28/1/2018. Ở kịch bản giả định mƣa và triều kết hợp cho diện tích ngập tăng gần gấp

đôi so với kịch bản hiện trạng.

Luận văn cũng đƣa ra 2 giải pháp tức thời cho trƣờng hợp ngập do mƣa (trận

mƣa ngày 28/01/2018) và ngập do triều (10/10/2018) trên thực tế địa bàn quận Ninh

Kiều rất ít khi gánh chịu tổ hợp mƣa triều nên luận văn tiến hành đánh giá các phƣơng

án giảm ngập của 2 trƣờng hợp, kết quả cho thấy đối với trƣờng hợp ngập do triều thì

tiến hành sử dụng cống ngăn triều cho trƣờng hợp này, và đối với trƣờng hợp ngập do

mƣa thì tiến hành xây dựng thêm tuyến cống mới và cả 2 đều giảm ngập nhƣng đây

chỉ là phƣơng án tức thời, cần có các biện pháp lâu dài và để ứng phó với các trƣờng

hợp cực đoan nhƣ mƣa kết hợp với triều cƣờng…

Từ những kết quả trên cho thấy mô hình Mike Urban đã khẳng định khả năng

ứng dụng tính toán mô phỏng đƣợc hệ thống thoát nƣớc trong điều kiện có ảnh hƣởng

của triều, cụ thể đã đƣợc hiệu chỉnh kiểm định với khu vực nghiên cứu quận Ninh

Kiều thành phố Cần Thơ với 3 trận mƣa khá điển hình trong năm 2018.

Bằng việc sử dụng mô hình, quá trình diễn biến ngập lụt đƣợc mô phỏng lại chi

tiết, sẽ giúp cho các nhà quản lý cũng nhƣ các chuyên gia kỹ thuật tìm hiểu phân tích

đƣợc rõ ràng nguyên nhân gây ngập úng cho khu vực nghiên cứu.

Kết quả cho thấy định hƣớng sử dụng mô hình toán 2 chiều đã mang lại tính

chính xác và chi tiết.

86

KIẾN NGHỊ

Theo thời gian các tuyến cống không còn phù hợp với tốc độ đô thị hóa, cộng

thêm việc đƣờng cống và các hầm ga bị xuống cấp, nhƣ tình trạng hƣ hỏng, bùn cát và

rác ùn ứ làm cản trờ và tăng độ nhám dẫn đến việc thoát nƣớc gặp khó khăn.

Cần xây dựng các hồ điều tiết và cống ngăn triều phục vụ cho công tác chống

ngập. Cần di tu và nạo vét cống và hố ga thƣờng xuyênục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. “Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng Thành Phố Cần Thơ” của Viện quy

hoạch thủy lợi Miền Nam.

2. Phạm Mạnh Cổn (2015), “Nghiên cứu cơ sở khoa học mô phỏng hệ thống cân

bằng nước mặt trong úng ngập khu vực nội thành Hà Nội”, Luận án tiến sĩ cấp

Đại học Quốc Gia.

3. Nguyễn Văn Đại (2015),” Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt cho Quận Ninh

Kiều, Thành phố Cần Thơ”, Luận Văn Thạc Sĩ.

4. Kỹ Quang Vinh (2015),“ ngập nƣớc tại Cần Thơ, nguyên nhân và giải pháp”.

5. Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cƣờng khả nằn thích ứng của đô thị

”Hợp phần 1: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trƣờng”

6. https://news.zing.vn/mua-lon-nhieu-tuyen-duong-can-tho-ngap-nang-

post462706.html

Tiếng Anh

7. Chusit Apirumanekul & Ole Mark (2001), “Modelling of Urban Flooding in

Dhaka City-Bangladesh”, Proceeding of 4th DHI Software Conference, 2001.

8. DHI (2014), MIKE OPERATIONS User Guide, Denmark.

9. DHI (2014), MIKE URBAN User Guide, Denmark.

10. DHI (2014), MIKE URBAN MIKE URBAN TUTORIALS, Denmark.

11. DHI (2014), MIKE URBAN COLLECTION SYSTEM, Denmark.

12. DHI (2014), MOUSE Runoff Reference Manual.

13. DHI (2014), MOUSE Pipe Flow Reference Manual.

87

14. Justine Hénonin, Beniamino Russo, David Suner Roqueta, Rafael Sanchez –

Diezma, Nina Donna Sto. Domingo, Franz Thomsen, Ole Mark (87010),

“Urban flood real-time forecasting and modelling: A state-of-the-art review”,

MIKE by DHI conference – Copenhagen.

15. Mc Graw, “APPLIED HYDROLOGY”.

16. Ole Mark, Terry van Kalken, K. Rabbi, Jesper Kjelds (2001), A MOUSE GIS

study of the Drainage in Dhaka city.

17. V. Vidyapriya and Dr. M. Ramalingam - Research Scholar, Director, Institute

of Remote Sensing, Anna University, Chennai-25, Tamil Nadu, India, Flood

Modelling using MIKE URBAN Software: An Application to Jafferkhanpet

watershed.

88

PHỤ LỤC

1. Thu thập số liệu ngập (nguồn từ Xí nghiệp Xây lắp Cấp thoát nƣớc Cần Thơ)

1.1 Số liệu điều tra ngập do mƣa từ 16 giờ đến 17 giờ 20 phút ngày

28/01/2018, tổng lƣợng mƣa đo đƣợc là 58.6mm nhƣ sau:

1.1.1 Đƣờng 30 Tháng 4

+ Đoạn từ giao đường Mậu Thân đến giao đường Trần Văn Hoài ( ãy

nhà số chẵn, số lẻ)

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,15m-0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 4 đến 6m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 16h30 đến 18h00, sau khi hết mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

+ Đoạn từ giao đường Trần Văn Hoài đến giao đường Nguyễn Văn

Linh ( ãy nhà số chẵn, số lẻ):

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,15m - 0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 4 đến 6m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 16h30 đến 17h35, sau khi hết mƣa, khoảng 15 phút

sau nƣớc thoát hết.

+ Đoạn từ giao đường Nguyễn Văn Linh đến U ND phường Hưng Lợi

( ãy nhà số chẵn):

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,15m - 0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 6 đến 8m.

- Thời gian ngập: từ 16h30 đến 18h00. Sau khi hết mƣa, khoảng 45 phút

sau nƣớc thoát hết.

1.1.2. Đƣờng Trần Văn Hoài:

+ Giới hạn tuyến: suốt tuyến.

- Đoạn cống trên thoát nƣớc về tuyến cống đƣờng 30 Tháng 4 và tuyến

cống đƣờng 3 Tháng 2.

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,25 - 0,35m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 10m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 17h30 đến 19h00. Sau khi hết mƣa, khoảng1 giờ 20

phút sau nƣớc thoát hết.

89

1.2 Số liệu điều tra ngập do triều cƣờng lúc 6 giờ ngày 11/9/2018 H=1.99m

STT TUYẾN

ĐƢỜNG GIỚI HẠN TUYẾN

MỨC ĐỘ NGẬP

DÀI

(M)

RỘNG

(M)

SÂU

(M)

1 Mậu Thân

Từ giao đƣờng Nguyễn Việt

Hồng đến giao đƣờng Trần

Hƣng Đạo

150 2,0-3,0 0,10-

0,20

Từ giao đƣờng Trần Hƣng

Đạo đến giao đƣờng Nguyễn

Văn Trỗi P. An Nghiệp

600 2,0-3,0 0,10-

0,20

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Trỗi P. Xuân Khánh đến giao

đƣờng 3 Tháng 2

600 2,0-3,0 0,10-

0,20

Từ số nhà 38 đến số nhà 102

P. An Hòa 300 8,0-10,0

0,30-

0,40

Từ số nhà 83 đến số nhà 29

P. An Hòa 300 8,0-10,0

0,30-

0,40

2 Cao Thắng Suốt tuyến 300 6,0 0,10-

0,15

3 Nguyễn Ngoc

Trai Suốt tuyến 150 6,0

0,10-

0,15

4 Nguyễn Văn Trỗi

Từ giao đƣờng Mậu Thân

đến số nhà 16 P. Xuân Khánh 150 6,0 0,15

Từ giao đƣờng Mậu Thân

đến giao đƣờng Nguyễn Cƣ

Trinh

80 6,0 0,15

5 Nguyễn Cƣ

Trinh Suốt tuyến 200 6,0

0,10-

0,15

6 Đinh Công Tráng Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Trỗi đến số nhà 13 150 1,0-2,0 0,10

7 Đƣờng 3 Tháng

2

Từ số nhà 94 đến hẻm 76 P.

Xuân Khánh 50 4,0-6,0 0,20

Từ số nhà 58 đến số nhà 44

P. Xuân Khánh 30 4,0-6,0 0,20

90

Đoạn Trƣờng Đại học Cần

Thơ 150 1,5-2,0 0,10

8 Trần Văn Hoài

Từ số nhà 146Q đến giao

đƣờng 3 Tháng 2 150 6,0-8,0

0,10-

0,20

Từ Báo Lao Động đến quán

café Ngân Nhi 100 6,0-8,0

0,10-

0,20

9 Đƣờng 30 Tháng

4

Từ KDC 318 P. Xuân Khánh

đến giao đƣờng Trần Ngọc

Quế

150 6,0-8,0 0,15-

0,25

Từ giao đƣờng Trần Ngọc

Quế đến giao đƣờng Nguyễn

Văn Linh

150 1,0-2,0 0,10

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Linh đến số nhà 728 P. Hƣng

Lợi

600 2,0-4,0 0,10-

0,15

Từ số nhà 573 P. Hƣng Lợi

đến số nhà 479 300 1,0-2,0

0,10-

0,15

Từ số nhà 479 P. Hƣng Lợi

đến giao đƣờng Trần Hoàng

Na

50 4,0-6,0 0,15-

0,25

Từ giao đƣờng Trần Hoàng

Na đến cổng Trƣờng Cao

Đẳng Cần Thơ

200 1,0-2,0 0,10

Từ số nhà 409 (đài Truyền

hình VN) đến giao đƣờng

Nguyễn Văn Linh

200 2,0-4,0 0,10-

0,15

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Linh đến giao đƣờng Trần

Ngọc Quế

200 2,0-4,0 0,10-

0,15

Từ giao đƣờng Trần Ngọc

Quế (số nhà 337 P. Xuân

Khánh) đến Hẻm 275 P.

Xuân Khánh

200 10-12 0.25-

0.30

Từ Hẻm 275 P. Xuân Khánh

đến số nhà 229 150 4,0-6,0

0,15-

0,25

91

Đoạn Trung tâm thƣơng mại

Vincom 50 10,0-12,0 0,35

10 Trần Hƣng Đạo

Từ Hẻm 218 P. An Nghiệp

đến giao đƣờng Mậu Thân 150 1,0-1,5 0,10

Từ giao đƣờng Mậu Thân

đến giao đƣờng Trần Bình

Trọng

150 2,0-3,0 0,10

11 Nguyễn Văn Cừ

Đoạn từ 2 bên cầu Cồn

Khƣơng đến giao đƣờng

CMT8 (phƣờng Cái Khế)

150 4,0-6,0 0,10-

0,20

Đoạn từ giao đƣờng Bế Văn

Đàn đến Hẻm 188 (phƣờng

An Hòa)

70 2,0-3,0 0,10

Đoạn từ số nhà 132B P. An

Khánh cầu Rạch Ngỗng 2 P.

An Khánh (phƣờng An

Khánh)

150 1,5-2,5 0,10-

0,15

Đoạn từ giao đƣờng Nguyễn

Văn Linh đến Cầu Rạch Đầu

Sấu (phƣờng An Khánh)

100 6,0-8,0 0,15-

0,20

12 Phạm Ngũ Lão

Từ giao đƣờng CMT8 đến

giao đƣờng Trần Việt Châu 80 8,0 0,30

Từ hẻm 85-87 đến số nhà

167 300 8,0 0,35

13 CMT8

Từ giao đƣờng Trần Phú đến

số nhà 58 P. Cái Khế 80 1,0-1,5 0,10

Từ số nhà 80 đến Bệnh viện

Phụ sản Cần Thơ 200 2,0-3,0 0,10

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Cừ đến giao đƣờng Phạm

Ngũ Lão

300 4,0-6,0 0,10-

0,15

14 Tôn Thất Tùng Suốt tuyến 300 8,0 0,20-

0,30

15 Nguyễn Trãi Từ số nhà 36 đến Nhà hàng

Đoàn 30 200 1,0-2,0

0,10-

0,15

92

16 Huỳnh Cƣơng

Từ số nhà 132 đến đầu hẻm

151 50 6,0 0,10

Từ số nhà 152 đến số nhà

230 150 6,0 0,15

17 Lƣơng Định Của Suốt tuyến 500 8,0 0,20-

0,25

18 Trần Đại Nghĩa Suốt tuyến 400 8,0 0,10-

0,15

19 Ung Văn Khiêm

Từ giao đƣờng Trần Quang

Khải đến giao đƣờng Trần

Phú

150 8,0 0,15-

0,20

20 Nguyễn Đức

Cảnh

Từ số nhà 52 đến đối diện số

nhà 88A2 100 7,0

0,15-

0,20

21 Hồ Tùng Mậu

Từ giao đƣờng Trần Quang

Khải đến số nhà 97 50 2,0 0,10

Từ số nhà 107 đến giao

đƣờng Nguyễn Bình 40 2,0 0,10

22 Nguyễn Bình

Từ giao đƣờng Hồ Tùng Mậu

đến giao đƣờng Ung Văn

Khiêm

90 7,0 0,10-

0,20

23 Trần Quang Khải

Từ giao đƣờng Ung Văn

Khiêm đến giao đƣờng Hồ

Tùng Mậu

80 8,0 0,20

24 Phan Đình Phùng

Từ số nhà 209 P. Tân An đến

số nhà 109 150 4,0 0,15

Từ hẻm 158 P. An Lạc đến

giao đƣờng Nguyễn Thị

Minh Khai

150 2,0-3,0 0,10

25 Quang Trung Từ số nhà 6A đến số nhà 22

P. An Lạc 80 6,0 0,45

26 Đƣờng Nguyễn

Thị Minh Khai

Từ giao đƣờng Phan Đình

Phùng đến giao đƣờng Quang

Trung

600 6,0 0,10-

0,15

27 Hai Bà Trƣng

Công viên Ninh Kiều (từ bến

tàu cũ đến đối diện Khách

sạn TTC)

150 2,0 0,10

93

Bến phà Xóm Chài 8 6,0 0,10-

0,20

28 Nguyễn Hữu Cầu Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Cừ đến Cầu Mƣời Ân 400 12,0 0,20

29 Trần Văn Giàu

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Cừ đến Cầu Linh Thành 100 12,0 0,30

Từ Cầu Linh Thành đến quán

Café An Gia 100 12,0 0,20

30 Võ Văn Kiệt

Từ giao đƣờng Nguyễn Văn

Cừ đến giao đƣờng Nguyễn

Đệ (2 bên đƣờng)

600 4,0-5,0 0,10-

0,15

1.3 Số liệu điều tra ngập do mƣa từ 13 giờ 30 phút đến 19 giờ ngày 04/10/2018,

tổng lƣợng mƣa đo đƣợc là 36.6mm nhƣ sau:

1.3.1 Đƣờng 30 Tháng 4:

Đoạn từ giao đường Mậu Thân đến giao đường Trần Văn Hoài (dãy nhà

số chẵn)

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 2 đến 4m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

+ Đoạn từ Trung tâm Thương mại Vincom ( ãy nhà số lẻ):

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 2 đến 4m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

+ Đoạn từ giao đường Trần Văn Hoài đến giao đường Nguyễn Văn

Linh ( ãy nhà số chẵn, số lẻ):

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,10m - 0,15m.

- Chiều rộng ngập khoảng: Từ 2 đến 4m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

94

1.3.2. Đƣờng Trần Văn Hoài:

+ Đoạn từ số nhà 146H1 đến giao đường 3 Tháng 2 (2 ên đường).

- Chiều sâu ngập khoảng: Từ 0,15-0,20m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6 đến 8m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h30, sau khi bớt mƣa, khoảng 45 phút

sau nƣớc thoát hết.

1.3.3. Đƣờng Trần Hƣng Đạo:

+ Đoạn từ Hẻm 218 đến giao đường Mậu Thân phường An Nghiệp

( ãy nhà số chẵn):

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: từ 2 đến 3m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

+ Đoạn từ giao đường Trần ình Trọng đến giao đường Mậu Thân

( ãy nhà số lẻ):

- Đoạn cống trên thoát nƣớc về tuyến cống đƣờng Lý Tự Trọng và cửa xả

Rạch Bần đƣờng Mậu Thân.

- Chiều sâu ngập khoảng: từ 0,10 đến 0,15m.

- Chiều rộng ngập khoảng: từ khoảng 2 đến 4m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

1.3.4. Đƣờng Lý Tự Trọng:

+ Đoạn từ giao đường Trần Hưng Đạo đến giao đường Trần ình

Trọng ( ãy nhà số lẻ):

- Đoạn cống trên thoát nƣớc về Hẻm 64 ra Hồ Xáng Thổi.

- Chiều sâu ngập khoảng: từ 0,10 đến 0,15m.

- Chiều rộng ngập khoảng: từ 2 đến 4m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

95

1.3.5. Đƣờng Nguyễn Trãi:

+ Đoạn từ đường Trần Phú đến đường Trần Văn Khéo ( ãy nhà số

chẵn, số lẻ):

- Đoạn cống trên thoát ra cửa xả cầu Cái Khế.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: từ 2 đến 4m (mỗi bên).

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

1.3.6. Đƣờng Phạm Ngũ Lão:

+ Đoạn từ giao đường CMT8 đến giao đường Trần Việt Châu

- Đoạn cống trên thoát nƣớc về cống hộp Cầu Chùa, sau đó thoát ra Rạch

Ngỗng.

- Chiều sâu ngập khoảng: từ 0,20m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 8m.

- Thời gian ngập: từ 14h30 đến 15h00, sau khi bớt mƣa, khoảng 30 phút

sau nƣớc thoát hết.

1.3.7. Đƣờng B8 Khu dân cƣ 91B:

+ Đoạn từ số nhà 23 đến giao đường 12:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

1.3.8. Đƣờng B9 Khu dân cƣ 91B:

+ Đoạn từ số nhà 31 đến giao đường 12:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

96

1.3.9. Đƣờng B10 Khu dân cƣ 91B:

+ Đoạn từ số nhà 25 đến giao đường 12:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,25m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

1.3.10. Đƣờng B11 Khu dân cƣ 91B:

+ Đoạn từ số nhà 02 đến số nhà 18:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

1.3.11. Đƣờng B12 Khu dân cƣ 91B:

+ Đoạn từ giao đường 8 giao đường 9:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

+ Đoạn từ số nhà 69 đến số nhà 75:

- Đoạn cống này thoát về cửa xả tuyến đƣờng A3.

- Chiều sâu ngập khoảng: 0,10m.

- Chiều rộng ngập khoảng: 6m.

- Thời gian ngập: từ 14h00 đến 19h00.

97

1.4 Số liệu điều tra ngập do triều cƣờng lúc 5 giờ 30 ngày 11/9/2018 H=1.99m

STT TUYẾN

ĐƢỜNG

GIỚI HẠN

TUYẾN

MỨC ĐỘ NGẬP

DÀI (M) RỘNG

(M) SÂU (M)

1 Mậu Thân

Từ giao đƣờng 30

Tháng 4 đến giao

đƣờng Trần Hƣng

Đạo

600 6,0-8,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Trần Hƣng Đạo

đến giao đƣờng

Nguyễn Văn Trỗi

(2 bên đƣờng)

600 17,0 0,25-0,35

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Trỗi

đến đƣờng Huỳnh

Thúc Kháng

200 8,0 0,35

Từ số nhà 38 đến

số nhà 102 P. An

Hòa

300 12,0-14,0 0,40-0,60

Từ số nhà 83 đến

số nhà 29 P. An

Hòa

300 12,0-14,0 0,40-0,60

2 Cao Thắng Suốt tuyến 300 7,0 0,35

3 Nguyễn

Ngoc Trai Suốt tuyến 150 7,0 0,35

4 Nguyễn Văn

Trỗi

Từ giao đƣờng

Mậu Thân đến số

nhà 16 P. Xuân

150 7,0 0,35

98

Khánh

Từ giao đƣờng

Mậu Thân đến giao

đƣờng Nguyễn Cƣ

Trinh

80 7,0 0,35

5 Nguyễn Cƣ

Trinh Suốt tuyến 350 7,0 0,35

6 Đinh Công

Tráng Suốt tuyến 350 7,0 0,30

7 Đƣờng 3

Tháng 2

Từ số nhà 94 đến

hẻm 76 P. Xuân

Khánh

50 6,0-8,0 0,20-0,25

Từ số nhà 58 đến

số nhà 44 P. Xuân

Khánh

30 6,0-8,0 0,20-0,25

Đoạn Trƣờng Đại

học Cần Thơ 250 6,0-8,0 0,20-0,25

8 Trần Văn

Hoài

Từ số nhà 146Q

đến giao đƣờng 3

Tháng 2

150 12,0 0,20-0,30

Từ Báo Lao Động

đến quán cafe Lan

Linh (cạnh số nhà

2J)

120 12,0 0,20-0,30

9 Đƣờng 30

Tháng 4

Từ giao đƣờng

Phan Văn Trị đến

giao đƣờng Mậu

Thân (dãy nhà số

chẵn)

550 10,0-12,0 0,10-0,20

99

Từ giao đƣờng

Mậu Thân đến giao

đƣờng Trần Văn

Hoài (dãy nhà số

chẵn)

280 10,0-12,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Trần Văn Hoài đến

giao đƣờng Trần

Ngọc Quế (dãy nhà

số chẵn)

450 10,0-12,0 0,25-0,35

Từ giao đƣờng

Trần Ngọc Quế

đến giao đƣờng

Nguyễn Văn Linh

(dãy nhà số chẵn)

300 8,0-10,0 0,10-0,20

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Linh

đến giao KDC 532

(dãy nhà số chẵn)

350 8,0-10,0 0,10-0,20

Từ giao số nhà 542

đến số nhà 610

(dãy nhà số chẵn)

470 6,0-8,0 0,10-0,20

Từ giao số nhà 624

đến số nhà 748

(dãy nhà số chẵn)

500 8,0-10,0 0,10-0,20

Từ số nhà 573 P.

Hƣng Lợi đến

KDC 515 (dãy nhà

số lẻ)

230 6,0-8,0 0,10-0,20

Từ KDC 515 đến

cổng Trƣờng Cao

Đẳng Cần Thơ

300 8,0-10,0 0,20-0,25

100

(dãy nhà số lẻ)

Từ cổng Trƣờng

Đại học Cần Thơ

đến giao đƣờng

Nguyễn Văn Linh

(dãy nhà số lẻ)

470 6,0-8,0 0,10-0,20

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Linh

đến Trần Ngọc

Quế (dãy nhà số lẻ)

470 8,0-10,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Trần Ngọc Quế (số

nhà 337 P. Xuân

Khánh) đến Hẻm

275 P. Xuân

Khánh

450 10,0-12,0 0,30-0,40

Đoạn Trung tâm

thƣơng mại

Vincom

130 12,0 0,40-0,45

Đoạn từ Trung tâm

thƣơng mại

Vincom đến Chợ

Xuân Khánh

300 10,0-12,0 0,20-0,30

Đoạn từ giao

đƣờng Mậu Thân

đến giao đƣờng

Quang Trung P.

Xuân Khánh (dãy

nhà số lẻ)

370 10,0-12,0 0,15-0,25

101

Đoạn từ giao

đƣờng Quang

Trung đến giao

đƣờng Châu Văn

Liêm (dãy nhà số

lẻ)

300 10,0-12,0 0,10

10 Trần Hƣng

Đạo Suốt tuyến 850 12,0 0,25-0,35

11 Nguyễn Văn

Cừ

Đoạn từ cầu Cồn

Khƣơng đến giao

đƣờng CMT8

(phƣờng Cái Khế)

- 2 bên đƣờng

300 24,0 0,25-0,35

Đoạn từ giao

đƣờng CMT8 đến

giao đƣờng Võ

Văn Kiệt (phƣờng

An Hòa) - 2 bên

đƣờng

1200 24,0 0,20-0,35

Đoạn từ cầu Rạch

Ngỗng 2 đến giao

đƣờng Nguyễn

Văn Linh (phƣờng

An Khánh) - 2 bên

đƣờng

1700 24,0 0,20-0,30

Đoạn từ giao

đƣờng Nguyễn

Văn Linh đến Cầu

Rạch Đầu Sấu

(phƣờng An

Khánh) - 2 bên

đƣờng

100 24,0 0,30-0,40

102

Đoạn từ Cầu Đầu

Sấu đến giao

đƣờng Hoàng

Quốc Việt - 2 bên

đƣờng

1200 24,0 0,20-0,30

12 Phạm Ngũ

Lão

Từ giao đƣờng

CMT8 đến giao

đƣờng Trần Việt

Châu

80 8,0 0,45

Từ hẻm 85-87 đến

số nhà 167 300 8,0 0,35

13 CMT8

Từ giao đƣờng

Trần Phú đến số

nhà 58 P. Cái Khế

(2 bên đƣờng)

100 12,0 0,20-0,30

Từ số nhà 68 P.

Cái Khế đến giao

đƣờng Nguyễn

Văn Cừ (2 bên

đƣờng)

500 12,0 0,25-0,35

14 Tôn Thất

Tùng Suốt tuyến 300 8,0 0,35-0,45

15 Nguyễn Trãi

Từ giao đƣờng

Hùng Vƣơng đến

Hẻm 1 P. Thới

Bình (2 bên đƣờng

400 8,0-12,0 0,15-0,25

Từ đầu hẻm 18 đến

số nhà 80A (2 bên

đƣờng)

300 8,0-12,0 0,20-0,35

16 Huỳnh

Cƣơng

Từ số nhà 30 đến

số nhà 92 300 6,0 0,20

103

Từ số nhà 134 đến

số nhà 230 200 6,0 0,20

Từ số nhà 247 đến

số nhà 137 250 6,0 0,20

Từ số nhà 139 đến

số nhà 25 200 3.0 0,10-0,15

17 Lƣơng Định

Của Suốt tuyến 500 8,0 0,35-0,45

18 Trần Đại

Nghĩa Suốt tuyến 400 8,0 0,20-0,30

19 Ung Văn

Khiêm

Từ giao đƣờng

Trần Quang Khải

đến giao đƣờng

Trần Phú

150 8,0 0,20-0,30

20 Nguyễn Đức

Cảnh

Từ số nhà 52 đến

đối diện số nhà

88A2

100 8,0 0,35-0,45

21 Hồ Tùng

Mậu

Từ giao đƣờng

Trần Quang Khải

đến số nhà 97

50 8,0 0,20-0,30

Từ số nhà 107 đến

giao đƣờng

Nguyễn Bình

40 8,0 0,25

22 Nguyễn

Bình

Từ giao đƣờng Hồ

Tùng Mậu đến

giao đƣờng Ung

Văn Khiêm

90 10,0 0,20-0,30

23 Trần Quang

Khải

Từ giao đƣờng

Ung Văn Khiêm

đến giao đƣờng Hồ

80 8,0 0,30

104

Tùng Mậu

24 Phan Đình

Phùng

Từ giao đƣờng

Hòa Bình đến giao

đƣờng Võ Văn Tần

370 8,0 0,20

Từ giao đƣờng Võ

Văn Tần đến giao

đƣờng Châu Văn

Liêm

130 8,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Châu Văn Liêm

đến giao đƣờng

Nguyễn Thị Minh

Khai

430 7,0 0,30-0,40

25 Quang

Trung

Từ số nhà 6A đến

số nhà 22 P. An

Lạc

80 8,0 0,65

Hẻm 50 đến giao

đƣờng 30 Tháng 4

(2 bên đƣờng)

250 24,0 0,10-0,20

26

Đƣờng

Nguyễn Thị

Minh Khai

Từ giao đƣờng

Phan Đình Phùng

đến giao đƣờng

Quang Trung

600 8,0 0,35-0,45

27 Đƣờng Hai

Bà Trƣng Suốt tuyến 1100 12,0 0,25-0,35

28 Nguyễn Hữu

Cầu

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Cừ

đến Cầu Mƣời Ân

400 12,0 0,45

105

29 Trần Văn

Giàu

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Cừ

đến Cầu Linh

Thành

100 12,0 0,50

Từ Cầu Linh

Thành đến quán

Café An Gia

100 12,0 0,40

30 Võ Văn Kiệt

Từ giao đƣờng

Nguyễn Văn Cừ

đến giao đƣờng

Nguyễn Đệ (2 bên

đƣờng)

600 24,0 0,25-0,35

31

Nguyễn Tri

Phƣơng

KDC An

Khánh

Từ số nhà 22 đến

số nhà 96 (2 bên

đƣờng)

200 16,0 0,20-0,25

32

KDC 318

đƣờng 30

Tháng 4

Từ đƣờng 30

Tháng 4 đến số nhà

5/10

70 5,0 0,20-0,30

Từ số nhà 5/8 đến

số nhà 5/3 20 5.0 0,30

33 Hoàng Văn

Thụ

Từ cầu Huỳnh

Cƣơng đến đƣờng

Hoàng Văn Thụ

350 6,0 0,20-0,30

34 Lý Tự Trọng

Từ giao đƣờng

Hòa Bình đến giao

đƣờng Trƣơng

Định

350 12,0 0,20

Từ giao đƣờng

Trƣơng Định đến

giao đƣờng Trần

550 20,0 0,25-0,35

106

Hƣng Đạo

35 Phan Văn

Trị

Từ giao đƣờng Lý

Tự Trọng đến giao

đƣờng Hòa Bình

350 12,0 0,20

36 Lê Lai Suốt tuyến 500 6,0 0,10-0,20

37 Nguyễn Việt

Hồng Suốt tuyến 550 7,0 0,15-0,25

38 Đề Thám

Từ số nhà 80 đến

giao đƣờng Huỳnh

Cƣơng

150 8,0 0,20-0,30

39 Ngô Quyền Suốt tuyến 630 16,0 0,25-0,40

40 Trƣơng Định

Từ số nhà 10 đến

giao đƣờng Ngô

Hữu Hạnh

70 7,0 0,20

41 Xô Viết

Nghệ Tĩnh Suốt tuyến 800 7,0 0,15-0,25

42 Võ Thị Sáu

Từ giao đƣờng

Ngô Quyền đến số

nhà 35

300 7,0 0,15-0,25

43 Nguyễn

Đình Chiểu Suốt tuyến 190 7,0 0,10-0,20

44 Ngô Gia Tự

Từ giao đƣờng Võ

Thị Sáu đến giao

đƣờng Hòa Bình

150 5,0-7,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Hòa Bình đến giao

đƣờng Hai Bà

Trƣng

200 9,0 0,20

107

45 Phạm Hồng

Thái Suốt tuyến 100 6,0 0,25-0,35

46 Lý Thƣờng

Kiệt Suốt tuyến 190 7,0 0,30-0,40

47 Lê Thánh

Tôn Suốt tuyến 180 7,0 0,30-0,40

48 Trần Quốc

Toản Suốt tuyến 270 7,0 0,20-0,30

49 Thủ Khoa

Huân Suốt tuyến 180 7,0 0,20-0,30

50 Tân Trào Suốt tuyến 140 7,0 0,20-0,30

51 Nguyễn Thái

Học

Từ giao đƣờng Hai

Bà Trƣng đến giao

đƣờng Hòa Bình

440 4,0-6,0 0,10-0,20

52 Võ Văn Tần

Từ giao đƣờng Hai

Bà Trƣng đến giao

đƣờng Hòa Bình

440 4,0-6,0 0,10-0,20

53 Nam Kỳ

Khởi Nghĩa Suốt tuyến 380 10,0 0,25-0,35

54 Châu Văn

Liêm

Từ giao đƣờng 30

Tháng 4 đến giao

đƣờng Phan Đình

Phùng

490 16,0 0,20-0,30

Từ giao đƣờng

Phan Đình Phùng

đến giao đƣờng

Hai Bà Trƣng

140 16,0 0,25-0,35

55 Nguyễn An

Ninh

Từ giao đƣờng

Hòa Bình đến giao 450 16,0 0,20-0,30

108

đƣờng Phan Đình

Phùng

Từ giao đƣờng

Phan Đình Phùng

đến giao đƣờng

Hai Bà Trƣng

140 16,0 0,25-0,35

56 Ngô Văn Sở Suốt tuyến 200 8,0 0,35

57 Đồng Khởi Suốt tuyến 450 6,0 0,25-0,35

58 Điện Biên

Phủ Suốt tuyến 350 6.0 0,25-0,35

59 Ngô Đức Kế Suốt tuyến 130 9,0 0,35

60 Cao Bá Quát Suốt tuyến 110 7,0 0,25-0,35

61 Hòa Bình

Từ giao đƣờng

Ngô Gia Tự đến số

nhà 32

400 12,0 0,10-0,15

Từ giao đƣờng Đề

Thám đến giao

đƣờng Phan Văn

Trị

340 12,0 0,10-0,15

Từ giao đƣờng

Nguyễn An Ninh

đến giao đƣờng Võ

Văn Tần

150 12,0 0,10-0,15

Từ giao đƣờng

Nguyễn Thái Học

đến giao đƣờng

Ngô Gia Tự

500 12,0 0,10-0,20

109

2. Thu thập số liệu mƣa trận ngày 28/01/2018 (nguồn Đài KTTV Cần Thơ)

Mƣa hiện trạng Mƣa KB Thấp Mƣa KB cao

Ngày/giờ Lượng mưa (mm)

Ngày/giờ Lượng mưa

(mm) Ngày/giờ

Lượng mưa (mm)

28/1/2018 15:40 0.23 28/1/2018 16:00 0.22 28/1/2018 16:00 0.23

28/1/2018 15:50 4.06 28/1/2018 16:10 3.98 28/1/2018 16:10 4.06

28/1/2018 16:00 11.04 28/1/2018 16:20 10.83 28/1/2018 16:20 11.04

28/1/2018 16:10 2.25 28/1/2018 16:30 2.21 28/1/2018 16:30 2.25

28/1/2018 16:20 2.25 28/1/2018 16:40 2.21 28/1/2018 16:40 2.25

28/1/2018 16:30 0.45 28/1/2018 16:50 0.44 28/1/2018 16:50 0.45

28/1/2018 16:40 0.23 28/1/2018 17:00 0.22 28/1/2018 17:00 0.23

28/1/2018 16:50 4.51 28/1/2018 17:10 4.42 28/1/2018 17:10 4.51

28/1/2018 17:00 9.69 28/1/2018 17:20 9.5 28/1/2018 17:20 9.69

28/1/2018 17:10 20.74 28/1/2018 17:30 20.33 28/1/2018 17:30 20.74

28/1/2018 17:20 6.31 28/1/2018 17:40 6.19 28/1/2018 17:40 6.31

28/1/2018 17:30 13.07 28/1/2018 17:50 12.82 28/1/2018 17:50 13.07

28/1/2018 17:40 20.74 28/1/2018 18:00 20.33 28/1/2018 18:00 20.74

28/1/2018 17:50 15.55 28/1/2018 18:10 15.25 28/1/2018 18:10 15.55

28/1/2018 18:00 6.31 28/1/2018 18:20 6.19 28/1/2018 18:20 6.31

28/1/2018 18:10 2.93 28/1/2018 18:30 2.87 28/1/2018 18:30 2.93

28/1/2018 18:20 0.45 28/1/2018 18:40 0.44 28/1/2018 18:40 0.45

28/1/2018 18:30 0.23 28/1/2018 18:50 0.22 28/1/2018 18:50 0.23

28/1/2018 18:40 0.23 28/1/2018 19:00 0.22 28/1/2018 19:00 0.23

28/1/2018 18:50 4.51 28/1/2018 19:10 4.42 28/1/2018 19:10 4.51

28/1/2018 19:00 8.57 28/1/2018 19:20 8.4 28/1/2018 19:20 8.57

28/1/2018 19:10 0 28/1/2018 19:30 0 28/1/2018 19:30 0

28/1/2018 19:20 20.06 28/1/2018 19:40 19.67 28/1/2018 19:40 20.06

28/1/2018 19:30 2.7 28/1/2018 19:50 2.65 28/1/2018 19:50 2.7

28/1/2018 19:40 6.99 28/1/2018 20:00 6.85 28/1/2018 20:00 6.99

28/1/2018 19:50 3.38 28/1/2018 20:10 3.32 28/1/2018 20:10 3.38

28/1/2018 20:00 1.58 28/1/2018 20:20 1.55 28/1/2018 20:20 1.58

28/1/2018 20:10 4.06 28/1/2018 20:30 3.98 28/1/2018 20:30 4.06

28/1/2018 20:20 0.23 28/1/2018 20:40 0.22 28/1/2018 20:40 0.23

28/1/2018 20:30 0.23 28/1/2018 20:50 0.22 28/1/2018 20:50 0.23

28/1/2018 20:40 0 28/1/2018 21:00 0 28/1/2018 21:00 0

28/1/2018 20:50 0 28/1/2018 21:10 0 28/1/2018 21:10 0

28/1/2018 21:00 0.23 28/1/2018 21:20 0.22 28/1/2018 21:20 0.23

28/1/2018 21:10 0 28/1/2018 21:30 0 28/1/2018 21:30 0

28/1/2018 21:20 0 28/1/2018 21:40 0 28/1/2018 21:40 0

28/1/2018 21:30 0 28/1/2018 21:50 0 28/1/2018 21:50 0

110

3. Một số hình ảnh ngập lụt ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Ảnh chụp lúc 8g ngày 14/8/2018, H = 180cm, Đƣờng Ung Văn Khiêm (TTTM Cái

Khế)

Ảnh chụp lúc 8g ngày 14/8/2018, H = 180cm, Đƣờng Trần Quang Khải, Nguyễn Đức

Cảnh (TTTM Cái Khế)

111

Ảnh chụp lúc 8g ngày 14/8/2018, H = 180cm, Đƣờng Nguyễn Bình, Hồ Tùng Mậu

(TTTM Cái Khế)

112

Ảnh chụp lúc 6g13’ ngày 11/10/2018, H = 220cm, Đƣờng Cách Mạng Tháng 8,

Nguyễn Văn Cừ

113

Ảnh chụp lúc 6g15’ ngày 11/10/2018, H = 220cm, Đƣờng Cách Mạng Tháng 8 (tại

bệnh viện Phụ sản Tp Cần Thơ)

114

Ảnh chụp lúc 6g20’ ngày 11/10/2018, H = 220cm, Đƣờng Trần Phú (gần bến phà Cần

Thơ củ), ngập sâu 35cm, ngập cao hơn vĩa hè 17cm

115

Ảnh chụp lúc 6g30’ ngày 11/10/2018, H = 210cm, Đƣờng Phạm Hồng Thái (Ngập sâu

32cm, ngập cao hơn vĩa hè 16cm)

Ảnh chụp lúc 6g35’ ngày 11/10/2018, H = 210cm, Đƣờng Ngô Gia Tự, Lý Thƣờng

Kiệt (Ngập sâu 32cm, ngập cao hơn vĩa hè 16cm)

116

Ảnh chụp lúc 6g38’ ngày 11/10/2018, H = 210cm, Đƣờng Trần Quốc Toản, Hai Bà

Trƣng (Ngập sâu 37cm, ngập cao hơn vĩa hè 13cm)

117

Ảnh chụp lúc 6g39’ ngày 11/10/2018, H = 210cm, Đƣờng Ngô Quyền (Ngập sâu

35cm, ngập cao hơn vĩa hè 25cm)

Ảnh chụp lúc 6g39’ ngày 11/10/2018, H = 210cm, Đƣờng Ngô Quyền (Ngập sâu

35cm, ngập cao hơn vĩa hè 25cm)

118

Ảnh chụp lúc 6g53’ ngày 11/10/2018, H = 200cm, Đƣờng Châu Văn Liêm (Chợ An

Lạc). Ngập sâu 40cm, ngập cao hơn vĩa hè 15cm)

Ảnh chụp lúc 6g58’ ngày 11/10/2018, H = 200cm, Đƣờng Hai Bà Trƣng

119

Ảnh chụp lúc 6g58’ ngày 11/10/2018, H = 200cm, Đƣờng Nguyễn An Ninh

Ảnh chụp lúc 7g25’ ngày 11/10/2018, H = 180cm, Đƣờng Mậu Thân (giáp với đƣờng

3/2) Ngập sâu 16cm, ngập cao hơn vĩa hè 5cm

120

Ảnh chụp lúc 7g48’ ngày 12/10/2018, H = 185cm, Đƣờng Mậu Thân (gần cầu rạch

Ngỗng) Ngập sâu 35cm, ngập cao hơn vĩa hè 15cm

Ảnh chụp lúc 7g53’ ngày 12/10/2018, H = 185cm, Đƣờng Mậu Thân, nơi ngập sâu

nhất (gần cầu rạch Ngỗng) Ngập sâu 50cm, ngập cao hơn vĩa hè 35cm

121

Ảnh chụp lúc 7g54’ ngày 12/10/2018, H = 185cm, Đƣờng Mậu Thân

Ảnh chụp lúc 7g29’ ngày 11/10/2018, H = 180cm, Đƣờng Nguyễn Văn Cừ (giáp với

đƣờng Mậu Thân) Ngập sâu 25cm, ngập cao hơn vĩa hè 15cm

122

Ảnh chụp lúc 7g29’ ngày 11/10/2018, H = 180cm, Đƣờng Nguyễn Văn Cừ (giáp với

đƣờng Mậu Thân) Ngập sâu 25cm, ngập cao hơn vĩa hè 15cm

Ảnh chụp lúc 7g29’ ngày 11/10/2018, H = 180cm, Đƣờng Nguyễn Văn Cừ (giáp với

đƣờng Mậu Thân) Ngập sâu 25cm, ngập cao hơn vĩa hè 15cm

123

Ảnh chụp lúc 7g33’ ngày 12/10/2018, H = 195cm, Bến Ninh Kiều, Ngập sâu 15cm