12
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐỨC THẮNG QUẢN LÝ THIẾT BDẠY HỌC TẠI HỌC VIỆN HẬU CẦN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY. LUẬN VĂN THC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16330/1/V_L0_02561.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI HỌC VIỆN HẬU CẦN

TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY.

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI HỌC VIỆN HẬU CẦN

TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số : 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Đặng Xuân Hải

Hà Nội - 2009

MỞ Đ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lý luận Sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là nhiệm vụ quan trọng đặt lên

hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng phát triển của đất nước. Đồng thời, giáo dục Việt Nam

trong thời đại mới cũng đã xác định nhất quán mục tiêu là đổi mới toàn diện để đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới

xây dựng nền kinh tế tri thức trong tương lai. Để thực hiện mục tiêu này, việc đầu tư cho giáo

dục đã và đang được quan tâm, chú trọng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình thực hiện

những chính sách giáo dục của từng giai đoạn.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (TBDH) có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình

giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), là yếu tố phản ánh tiềm lực đào tạo, đồng thời là một tiêu chí quan

trọng đánh giá chất lượng đào tạo của các nhà trường.

Cùng với việc đổi mới mục tiêu, quy trình, chương trình, nội dung và phương pháp dạy

học, trang thiết bị đào tạo là một khâu không thể thiếu để thực hiện nguyên lý giáo dục "học đi

đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn".

Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nhấn mạnh tới việc phải ưu tiên đầu tư về

trường sở, trang TBDH cho các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Luật Giáo dục 2005 quy định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu

tiên đầu tư cho giáo dục”…

Nghị quyết 93/ĐUQSTƯ về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên

môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy cũng đã xác định rõ: Đầu tư cơ sở vật chất,

trang bị, phương tiện dạy học và nghiên cứu khoa học cho các học viện, trường sĩ quan. Thường

xuyên điều động bổ sung những trang thiết bị kỹ thuật mới cần thiết cho các trường, bảo đảm

trang bị cho công tác GD - ĐT tại các trường không lạc hậu mà còn đi trước đơn vị và tương

ứng với các trường ngoài quân đội.

Nghị quyết 86/ĐUQSTƯ về công tác GD-ĐT trong tình hình mới đã xác định: Tập trung

đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các nhà trường về cơ sở vật chất, đáp ứng lưu lượng và yêu

cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Đầu tư xây dựng sở chỉ huy diễn tập của một số học viện,

trường; tập trung đầu tư nâng cấp thao trường, bãi tập, trung tâm huấn luyện dã ngoại, thư viện

phòng học chuyên ngành, cơ sỏ thực hành. Ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm công nghệ cao cho

một số ngành mũi nhọn phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, thực hành và sản xuất, sử dụng tốt các

trang bị hiện có, mua sắm, điều động vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới cho nhà trường.

Điều lệ công tác nhà trường QĐNDVN đã quy định cụ thể: Bộ Quốc phòng dành ưu tiên

cho việc bố trí ngân sách nhà trường và đầu tư cho việc nâng cấp trang TBDH, biên soạn giáo

trình và xây dựng trường học, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cấp quản lý trường, cơ

quan, đơn vị đầu tư cho công tác nhà trường quân đội. Người chỉ huy các tổng cục, quân chủng,

quân khu, bộ đội Biên phòng, quân đoàn, binh đoàn có trách nhiệm bảo đảm, huy động nguồn

đầu tư, phát triển, quản lý cơ sở vật chất, ngân sách nhà trường, điều động trang bị kỹ thuật tiên

tiến, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp đào tạo và công tác

nghiên cứu khoa học của trường thuộc quyền.

Do đặc điểm đào tạo trong nhà trường quân đội là đào tạo theo chức vụ, có học vấn tương

ứng; đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật có tay nghề thực hành cao; gắn đào tạo với nghiên

cứu khoa học; gắn nhà trường với đơn vị; học đi đôi với hành..., nên càng đòi hỏi cơ sở vật chất,

trang thiết bị phải đáp ứng đủ số lượng, thường xuyên đổi mới, bổ sung cho phù hợp. Bởi vậy,

những năm qua Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất,

ngân sách cho công tác nhà trường quân đội. Đến nay, các học viện, nhà trường quân đội đã xây

dựng được một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm cho dạy và học thực

hành, bước đầu đáp ứng được mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của các nhà trường. Các

trường trong toàn quân đã quy hoạch lại các phòng học, xưởng thực hành; nâng cấp hệ thống

phòng thí nghiệm, phòng điều hành, thư viện và các trang TBDH dùng chung.

Trước yêu cầu về tăng cường sức mạnh quốc phòng và xây dựng quân đội nhân dân cách

mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ,

nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong các nhà trường quân đội đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách.

Việc đổi mới công tác GD-ĐT về quy trình, chương trình nội dung đào tạo cán bộ, nhân viên

chuyên môn kỹ thuật các cấp trong quân đội càng đặt ra yêu cầu phải tăng cường cơ sở vật chất,

trang TBDH trong các nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Để đáp ứng

yêu cầu đó, đòi hỏi phải có nhận thức mới trên nhiều mặt.

Như vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý TBDH, nhằm góp phần nâng cao chất lượng

đào tạo của các nhà trường quân đội trong giai đoạn phát triển hiện nay là việc làm quan trọng

và rất cần thiết.

1.2. Cơ sở thực tế Học viện Hậu cần thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1951 tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương,

tỉnh Thái Nguyên. Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã đào tạo cho

quân đội hơn 4 vạn sỹ quan và nhân viên chuyên môn kỹ thuật hậu cần các cấp, hoàn thành hàng

ngàn công trình, đề tài khoa học có giá trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhiệm vụ chiến đấu

và xây dựng của lực lượng vũ trang. Hiện nay, Học viện là một trong số các trường của quân đội

đào tạo đa cấp, đa ngành: đào tạo cán bộ, nhân viên ngành hậu cần quân đội có trình độ sau đại

học (thạc sĩ, tiến sĩ); đại học; trung cấp.

Trong những năm qua, Học viện đã từng bước trang bị những TBDH hiện đại phục vụ

giảng dạy và học tập, để thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng

đào tạo. Tuy nhiên tình hình chuyển biến còn chậm. Vì vậy cần phải nghiên cứu tìm các biện

pháp quản lý TBDH, phát huy tối đa hiệu quả các thiết bị hiện có nhằm tăng cường áp dụng các

phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của Học viện. Đã

có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý TBDH nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về

quản lý TBDH tại Học viện Hậu cần.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lí TBDH tại

Học viện Hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay". Với mong muốn được đóng góp một

phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý TBDH của

Học viện nhằm nâng cao chất lượng công tác GD-ĐT theo yêu cầu nhiệm vụ Bộ Quốc phòng

giao.

2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý TBDH tại Học viện Hậu cần, từ đó đề xuất các

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo ở Học viện Hậu cần.

3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Công tác quản lý TBDH tại Học viện Hậu cần.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2009.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về TBDH và công tác quản lý TBDH.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý TBDH tại Học viện Hậu cần.

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH, góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo của Học viện Hậu cần trong giai đoạn phát triển hiện nay.

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: TBDH ở các nhà trường quân đội.

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý đối với công tác quản lý TBDH tại Học

viện Hậu cần.

6. Giả thuyế t nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên đây, tác giả sơ bộ đưa ra một số giả thiết sau:

- Một trong các yêu cầu đổi mới có ý nghĩa quan trọng để mở rộng quy mô và nâng cao

chất lượng GD-ĐT là phải gắn với đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống nhà

trường quân đội.

- Theo yêu cầu phát triển khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là đổi mới công tác GD-

ĐT và thực tế đặt ra thì hệ thống trang TBDH của Học viện Hậu cần hiện nay còn nhiều bất cập.

- Nếu tìm được biện pháp quản lý có tính khả thi, đồng bộ, có luận cứ khoa học và thực

tiễn rõ ràng, thì công tác quản lý TBDH sẽ được đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học

ở Học viện Hậu cần.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu, báo cáo khoa học có

liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế,

phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê.

8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo nội dung luận

văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học của trường đại học trong quân đội

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học tại Học viện Hậu cần.

Chương 3: Biện pháp nâng cao hoạt động quản lý thiết bị dạy học tại Học viện Hậu cần

trong giai đoạn phát triển hiện nay

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA TRƢỜNG Đ ẠI

HỌC TRONG QUÂN Đ ỘI

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.Quản lý

1.1.1.1. Khái niệm quản lý Nói về phạm trù này, Các Mác cũng đã từng khẳng định “Quản lý là một chức năng

đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động” [17, tr. 29-30]. Ông mô tả hoạt

động quản lý qua cách diễn đạt hình tượng hóa rất sinh động: “Tất cả mọi lao động xã hội trực

tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến

một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát

sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc

lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần

phải có nhạc trưởng.” [18, tr. 400]

Vì vậy, khi phân tích phạm trù quản lý, người viết xem xét nó dưới những khía cạnh sau:

khái niệm, đặc điểm, bản chất và chức năng của nó trong cộng đồng, xã hội để có cái nhìn cơ

bản đầy đủ.

Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng: quan hệ quản lý là một bộ phận đa dạng, phức

tạp của quan hệ xã hội. Nhìn nhận quản lý dưới từng góc độ khác nhau, chúng ta lại đưa ra

được những khái niệm quản lý riêng biệt.

Cách hiểu thông thường nhất về quản lý theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là việc tổ chức,

điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.” [16, tr.800]

Đồng thời, chúng ta có thể kể đến những định nghĩa tiêu biểu của các nhà khoa học trong

và ngoài nước về quản lý như sau:

Quan niệm của các tác giả nước ngoài về quản lý

Theo Afanaxev: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi,

công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, để những cái đó

có lợi cho cả tập thể và cá nhân, thúc đẩy sự tiến bộ của cả xã hội lẫn cá nhân.”

Theo Henry Faybol, Max Webber: “Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc

đẩy sự phát triển xã hội.”

Theo Harold Koontz và Heinz Weihrich: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa

nỗ lực của các cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công

sức, tài lực, vật lực ít nhất đạt được kết quả cao nhất.”

Quan niệm của các nhà khoa học Việt Nam về quản lý

GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của

chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục

đích nhất định.”

GS. Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách

thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.”

PGS.TS Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều

khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt được mục

đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.”

Nguyễn Bá Dương: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ

thể quản lý và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh

tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng hoàn thành những mục

tiêu nhất định của tập thể và xã hội.”

Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước: “Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy,

điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến

mục đích, đúng ý chí, và phù hợp với quy luật khách quan.”[19, tr.61]

Có thể nói, các quan niệm về quản lý trên đây, tuy được diễn đạt theo những cách thức

khác nhau nhưng chúng đều nhấn mạnh vào ba đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý. Đó là:

Thứ nhất, hoạt động quản lý luôn được tiến hành trong một không gian xác định là tổ

chức, luôn phải tính đến môi trường với những hoàn cảnh đặc trưng, xác định của nó.

Thứ hai, hoạt động quản lý là tập hợp những tác động có sự phối hợp, nỗ lực của các cá

nhân trong tập thể để nhằm thực hiện những mục tiêu của tổ chức. Quan hệ này luôn có sự xuất

hiện của hai loại chủ thể là chủ thể quản lý (bên tạo ra những sự tác động có định hướng đến đối

tượng trong tổ chức) và đối tượng bị quản lý (bên tiếp nhận sự tác động và thực hiện theo sự tác

động để đạt được mục tiêu của tổ chức).

Thứ ba, hoạt động quản lý bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu xác định và được thực

hiện theo một quá trình, quỹ đạo có sự sắp đặt và kế hoạch trước. Mục tiêu này chính là căn cứ

để chủ thể quản lý bằng phương pháp quản lý đã tạo ra những chuỗi tác động cụ thể lên đối

tượng bị quản lý và hướng những đối tượng này theo ý muốn. Bởi vậy, tính mục đích luôn là

thuộc tính cơ bản, hữu cơ của hoạt động quản lý.

Thực chất, suy cho cùng, xét dưới góc độ tổ chức – kỹ thuật, bản chất của quản lý là hoạt

động tạo ra sự kết hợp mọi nỗ lực chung của con người trong tổ chức để sử dụng tốt của cải vật

chất thuộc phạm vi sở hữu của tổ chức, để vừa đạt tới mục tiêu chung của tổ chức, vừa đảm bảo

mục tiêu riêng của từng cá nhân một cách hài hòa nhất.

Vì vậy, theo quan điểm người viết, quản lý có thể được định nghĩa như sau:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn kiện - văn bản pháp luật

1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về giáo dục đào tạo.

3. Bộ Chính trị. Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242-TB/TW ngày 15/04/2009 về

tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và

đào tạo đến năm 2020.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

5. Luật giáo dục 2005.

6. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản

và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

7. Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo

ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy.

8. Bộ Quốc phòng. Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.

9. Quyết định số 712/QĐ-BQP ngày 21/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phê

duyệt Đề án đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật các

cấp trong quân đội.

10. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào

tạo về ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

11. Quyết định số 24/QĐ-BQP ngày 29/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về ban hành

Quy chế quản lý đầu tư, sử dụng trang thiết bị đào tạo trong nhà trường quân đội.

12. Quyết định số 118/2007/QĐ-BQP ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về

việc phân cấp, uỷ quyền quyết định dự án đầu tư và xây dựng trong Bộ Quốc phòng.

13. Nghị quyết số 93/NQ-ĐUQSTW ngày 01/06/1994 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về

tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường

chính quy.

14. Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTU ngày 29/03/2007 của Đảng uỷ quân sự Trung ương về

công tác giáo dục trong tình hình mới.

15. Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 16/11/2009 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.

Sách tham khảo

16. Viện ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Đà

Nẵng – Hà Nội, 2006.

17. C.Mác. Tư bản, quyển I, tập 2, NXb Sự thật, Hà Nội, 1960.

18. C.Mác và Ph. Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Tập 23.

19. Học viện hành chính quốc gia. Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, (dùng cho

công chức cao cấp), Hà Nội, 1998.

20. Harold Koontz, Cyril Odounell và Heinz Weirrich. Những vấn đề cốt

yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, H.1994.

21. Omar Aktouf, Gatan Morin éditeur. Quản lý giữa truyền thống và đổi

mới (Management entre tradition et renouvellêmnt), 1994.

22. Bùi Minh Hiền (chủ biên). Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà

Nội, 2006.

23. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong qủn lý giáo dục, quản lý nhà

trường, bài giảng cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà

Nội.

24. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng-xã hội trong quản lý giáo dục và đào tạo, Đề

cương bài giảng cho cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

2006.

25. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục

và đào tạo, Hà Nội, 1997.

26. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường, quan điểm và chiến lược phát triển, (Tổng thuật

và biên tập). Hà NôI, 2005.

27. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, bài giảng cao học

chuyên ngành quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1996/2004.

28. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện đại, bài

giảng cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội,

2001/2003.

29. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng cao học chuyên ngành quản lý

giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.

Tài liệu thực tiễn

30. Báo cáo thống kê của Phòng Đào tạo.

31. Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009.

32. Báo cáo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Học viện Hậu cần giai đoạn 2010-

2020.