88
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- NGUYỄN HOÀNG MINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội, 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

NGUYỄN HOÀNG MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN

NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2013

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

NGUYỄN HOÀNG MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN

NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 60440224

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hồng Thái

Hà Nội, 2013

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................... 1

DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................................... 3

DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................................... 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................... 6

A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 7

1. TÍNH CẤP THIẾT ................................................................................................................ 7 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................................ 7 3. CÁCH TIẾP CẬN ................................................................................................................ 8 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 8 5. PHẠM VI THỰC HIỆN ....................................................................................................... 9

B. NỘI DUNG LUẬN VĂN ...................................................................................................... 10

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG LÔ ... 10

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ................................................................................................. 10

1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 10

1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ..................................................................................... 10

1.1.3. Đặc điểm địa chất ..................................................................................................... 12

1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật ..................................................................................... 13

1.1.5. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................................... 14

1.1.6. Đặc điểm thủy văn, chế độ thủy văn ......................................................................... 18 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................................... 21

1.2.1. Đặc điểm dân cư – lao động ..................................................................................... 21

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong lưu vực sông Lô ......................... 22

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ

HẬU CHO LƯU VỰC SÔNG LÔ ............................................................................................. 23

2.1. Tổng quan về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam .......................................................... 23

2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới .............................................................. 23

2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .............................................................. 25

2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam ................................................................... 25

2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô .......... 26

2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Lô .................................................... 26

2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô ........................................................ 28

CHƯƠNG III: CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ ....................................... 38

3.1. Mô hình thủy văn ............................................................................................................ 38

3.1.1. Khái quát về mô hình NAM ...................................................................................... 38

3.1.2. Các thông số cơ bản của mô hình NAM ................................................................... 39

3.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả mô hình ................................................... 39

3.1.4. Dữ liệu đầu vào ........................................................................................................ 41

3.1.5. Dữ liệu đầu ra của mô hình ...................................................................................... 42

3.1.6. Phân chia lưu vực ..................................................................................................... 42

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

2

3.1.7. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ............................................................................. 42 3.2. Mô hình thủy lực ............................................................................................................. 47

3.2.1. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 ............................................................................ 47

3.2.2. Yêu cầu số liệu đầu vào ............................................................................................ 50

3.2.3. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực ................................................................... 52

3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực cho mùa lũ ................................... 52 3.3. Mô hình cân bằng nước ................................................................................................... 54

3.3.1. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN ............................................................................. 54

3.3.2. Phân khu sử dụng nước ............................................................................................ 55

3.3.3. Số liệu đầu vào mô hình ........................................................................................... 55

3.3.4. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình ................................................................................. 56

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN

NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ .................................................................................................... 60

4.1. Tác động của BĐKH đến chế độ dòng chảy ................................................................... 60

4.1.1. Dòng chảy năm ......................................................................................................... 60

4.1.2. Dòng chảy mùa ......................................................................................................... 61 4.2. Tác động của BĐKH đến cân bằng nước hệ thống ......................................................... 63

4.2.1. Sự thay đổi nhu cầu sử dụng nước ........................................................................... 63

4.2.2. Cân bằng nước hệ thống .......................................................................................... 64 4.3. Tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ ........................................................................... 68

4.3.1. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế ........................................................................................ 68

4.3.2. Sự thay đổi của mực nước đỉnh lũ ............................................................................ 70

4.4. Tác động của BĐKH đến hạn hán ................................................................................... 71

4.4.1. Phương pháp tính toán hạn hán ............................................................................... 72

4.4.2. Tính toán hệ số Khạn cho giai đoạn 1980 – 1999 ...................................................... 73

4.4.3. Tính toán hệ số Khạn cho lưu vực sông Lô theo các kịch bản BĐKH ....................... 76

C. KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 80

PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 81

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

3

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Lô ................................................................................................. 10 Hình 2: Bản đồ địa hình lưu vực sông Lô .................................................................................... 12 Hình 3: Bản đồ địa chất lưu vực sông Lô .................................................................................... 13 Hình 4: Bản đồ mạng lưới trạm KTTV lưu vực sông Lô ............................................................. 21 Hình 5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu ........................................................... 23

Hình 6: Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới ....................................... 24 Hình 7: Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu ........................................... 24 Hình 8: Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại một số trạm trên lưu vực sông Lô ............................ 27 Hình 9: Sự thay đổi của yếu tố lượng mưa tại một số trạm trên lưu vực sông Lô ........................ 28 Hình 10: Giao diện phần mềm SDSM ......................................................................................... 29

Hình 11: Giao diện phần mềm SIMCLIM ................................................................................... 30 Hình 12: Hệ thống Earth Simulator và mô tả kịch bản BĐKH của mô hình AGCM/MRI .......... 32 Hình 13: Mô tả vị trí của mô hình PRECIS và giao diện mô hình ............................................... 32

Hình 14: Sự thay đổi của nhiệt độ theo các kịch bản BĐKH A2, B2, B1 tại các trạm ................. 35 Hình 15: Sự thay đổi của lượng mưa theo các kịch bản BĐKH A2, B2, B1 tại các trạm.......... 36 Hình 16: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Bảo Yên ............................................................ 43 Hình 17: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Chiêm Hóa ........................................................ 43

Hình 18: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Đạo Đức ............................................................ 44 Hình 19: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Hàm Yên ........................................................... 44

Hình 20: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Ghềnh Gà .......................................................... 44 Hình 21: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Vụ Quang .......................................................... 45

Hình 22: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Bảo Yên ............................................................. 45 Hình 23: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Chiêm Hóa ........................................................ 45 Hình 24: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Đạo Đức ............................................................ 46

Hình 25: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Hàm Yên ........................................................... 46 Hình 26: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Ghềnh Gà .......................................................... 46

Hình 27: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Vụ Quang .......................................................... 47 Hình 28: Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott ................................................................... 48

Hình 29: Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phằng x~t ................................. 48 Hình 30: Nhánh sông và các điểm lưới xen kẽ ........................................................................... 49

Hình 31: Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu ..................................................... 49 Hình 32: Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng .................................................................... 49 Hình 33: Mạng lưới sông trên mô hình MIKE 11 ...................................................................... 51

Hình 34: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình ......................................................... 52 Hình 35: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Vụ Quang – VII/1996 ....... 53

Hình 36: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Vụ Quang – VIII/2002 ...... 53 Hình 37: Sơ đồ mô hình MIKE BASIN ...................................................................................... 55 Hình 38: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Hàm Yên ............................................................ 57

Hình 39: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Chiêm Hóa .......................................................... 57

Hình 40: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Ghềnh Gà ............................................................ 57 Hình 41: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Vụ Quang ........................................................... 58 Hình 42: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Hàm Yên ............................................................. 58

Hình 43: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Chiêm Hóa .......................................................... 58 Hình 44: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Ghềnh Gà ............................................................ 59 Hình 45: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Vụ Quang ............................................................ 59 Hình 46: Xu thế lưu lượng trung bình năm các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản ........ 61 Hình 47: Xu thế lưu lượng mùa lũ tại các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản ................. 62 Hình 48: Xu thế lưu lượng mùa kiệt tại các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản .............. 63

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

4

Hình 49: Sự thay đổi của nhu cầu nước trên lưu vực sông Lô qua các thời kỳ theo các KB

BĐKH ......................................................................................................................................... 64

Hình 50: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản A2 .............. 65 Hình 51: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản B2 .............. 66 Hình 52: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản B1 .............. 68

Hình 53: Bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô ................................................................. 75 Hình 54: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 11/1992 ...................................................... 76 Hình 55: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 3/1993 ...................................................... 76 Hình 56: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 11/2052 .................................................... 77 Hình 57: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô – Tháng 3/2053 ...................................................... 77

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

5

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô ........................... 15 Bảng 2: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô ...................... 16 Bảng 3: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ nền tại các trạm ..................... 34 Bảng 4: Sự thay đổi của lượng mưa năm tại các trạm trên sông Lô so với thời kỳ nền............. 35 Bảng 5: Các thông số của mô hình NAM ................................................................................... 39

Bảng 6: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trong mô hình NAM ....................................... 42 Bảng 7: Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình NAM tại các trạm chính trên sông Lô ........... 43 Bảng 8: Phân chia khu sử dụng nước trên lưu vực sông Lô ....................................................... 56 Bảng 9: Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thông qua chỉ số NASH ................................. 59 Bảng 10: Nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Lô theo các kịch bản BĐKH ..................... 63

Bảng 11: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản A2 ................................... 64 Bảng 12: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản B2 ................................... 66 Bảng 13: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản B1 ................................... 67

Bảng 14: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm thủy

văn chính trên lưu vực sông Lô – KB A2 ................................................................................... 68 Bảng 15: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm thủy

văn chính trên lưu vực sông Lô – KB B2 ................................................................................... 69

Bảng 16: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm thủy

văn chính trên lưu vực sông Lô – KB B1 ................................................................................... 69

Bảng 17: Sự thay đổi của mực nước lớn nhất tại trạm Vụ Quang theo các KB BĐKH ............ 71 Bảng 18: Chỉ tiêu phân cấp mức độ hạn ..................................................................................... 73

Bảng 19: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trên sông Lô .................................................. 74 Bảng 20: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1992/1993 ...................... 75 Bảng 21: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB A2 ...... 76

Bảng 22: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB B2 ....... 76 Bảng 23: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB B1 ....... 77

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

KTTV Khí tượng thủy văn

KB Kịch bản

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

ĐN Hướng Đông Nam

Đ Hướng Đông

A2 Kịch bản phát thải khí nhà kính cao

B2 Kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình

B1 Kịch bản phát thải khí nhà kính thấp

SRES Special Report on Emission Scenarios

PCMDI Program for Cliamte Model Diagnosis and Intercomparision

NTDB Nhân tố dự báo

DBHD Dự báo hạn dài

GCM Mô hình khí hậu toàn cầu

JMA Japan Meteorology Agency

JAMSTEC Agency for Marine – Earth Science and Technology

PRECIS Providing Regional Climates to Impacts Studies

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

7

A. MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT

Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước

biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên

thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng và đang là mối lo

ngại của các quốc gia trên thế giới. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường

(MONRE, 2012), ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng

khoảng 0,5 đến 0,7°C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El-Nino, La-

Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho

thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình ở Việt

Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100.

Từ số liệu quan trắc cho thấy, các thành phần của chu trình thủy văn đã có sự

biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển; mưa

thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường độ và cực trị mưa; độ ẩm đất và dòng chảy

thay đổi.

Tài nguyên nước bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu và do

đó gây nên những hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Theo Ủy ban

Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), vào giữa thế kỷ 21, do biến đổi khí hậu

nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao và một

vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm ở vĩ độ vừa và khu vực

nhiệt đới khô.

Lưu vực sông Lô là lưu vực có nguồn tài nguyên nước dồi dào đã, đang và có thể

phải hứng chịu những tác động của biến đổi khí hậu, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến

kinh tế xã hội và đa dạng sinh học trên lưu vực. Do đó, cần phải có những nghiên cứu,

đánh giá định lượng, từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Nội dung của luận văn

sẽ đề cập đến vấn đề: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu

vực sông Lô”.

2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN

a. Mục tiêu tổng quát

Đưa ra các đánh giá định lượng về sự thay đổi của các đặc trưng của tài nguyên

nước mặt dưới tác động của biến đổi khí hậu.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đến các đặc trưng của tài nguyên

nước mặt như: dòng chảy đến, nhu cầu nước, cân bằng nước hệ thống, lưu lượng đỉnh lũ,

hạn hán.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

8

- Đánh giá xu thế thay đổi của tài nguyên nước mặt theo các kịch bản BĐKH.

3. CÁCH TIẾP CẬN

Luận văn áp dụng các cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận theo không gian và thời gian: BĐKH gây ra các hiện tượng thời tiết cực

đoan, tăng tần suất thiên tai và mực nước biển dâng, xâm nhập mặn. Các ảnh hưởng của

sự thay đổi này thường diễn ra trên diện rộng, mức độ và phạm vi ảnh hưởng thay đổi

theo không gian và thời gian. Do đó để nhận định quy mô ảnh hưởng của BĐKH đến tài

nguyên nước cần tiếp cận theo không gian và thời gian.

- Tiếp cận hệ thống:

+ Chúng ta xem xét tác động của BĐKH, các đối tượng chịu tác động và sự điều

chỉnh các chính sách, các quy hoạch là một hệ thống nhất tự nhiên - kinh tế - xã hội (khí

hậu - hệ thống tài nguyên - môi trường - sinh thái – kinh tế - xã hội), trong đó mọi thành

phần của hệ thống này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi biến động của từng thành phần

trong hệ thống đều có tác động đến các thành phần khác. Hiện trạng tài nguyên môi

trường, phát triển kinh tế - xã hội liên quan rất chặt chẽ với nhau và phụ thuộc mạnh mẽ

vào các điều kiện tự nhiên nói chung, khí tượng-khí hậu nói riêng. Do đó, xu thế BĐKH

gây nên những tác động có tính chất quyết định tới các cấu phần còn lại của hệ thống.

+ Theo cách tiếp cận này, việc nghiên cứu, điều tra đánh giá ảnh hưởng của BĐKH

tới các chính sách, quy hoạch phát triển tổng thể và phát triển ngành phải được tiến hành

đồng bộ, hệ thống, toàn diện. Việc xây dựng, chỉnh sửa các chính sách, quy hoạch tài

nguyên nước trong khu vực nghiên cứu cần được thực hiện trong mối quan hệ không chỉ

của đơn lẻ từng yếu tố, hoặc chỉ tính đến các yếu tố nội địa, mà phải xem xét trong mối

quan hệ, tác động tổng hợp của các cấu thành thuộc hệ thống nội tại và các yếu tố ảnh

hưởng từ bên ngoài.

- Tiếp cận tích hợp, liên ngành: Việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách, quy

hoạch tài nguyên nước trên lưu vực cần được xem xét trong mối quan hệ tổng thể về điều

kiện tự nhiên (khí hậu, địa chất, địa hình, địa mạo), điều kiện kinh tế - xã hội.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu:

+ Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các

nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá

chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

+ Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến

hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án

đã được thực hiện có liên quan. Đồng thời, thống kê, thu thập các số liệu đo đạc, khảo sát

ngoài thực địa, tính toán trên bản đồ.

+ Các tài liệu cần thu thập:

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

9

Số liệu nhiệt độ, lượng mưa, bốc hơi, lưu lượng, mực nước tại các trạm khí

tượng thủy văn trên lưu vực sông Lô.

Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ, lượng mưa cho lưu vực sông Lô.

Tài liệu niên giám thống kê năm 2011, tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã

hội đến năm 2020, tài liệu quy hoạch thủy lợi của các tỉnh có diện tích tự nhiên

nằm trong lưu vực sông Lô.

Các đặc trưng của 2 hồ chứa Thác Bà và Tuyên Quang.

- Phương pháp mô hình toán: Các mô hình được sử dụng trong luận văn: Mô hình

NAM, mô hình MIKE 11, mô hình MIKE BASIN.

- Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng phục vụ

việc đánh giá phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu.

5. PHẠM VI THỰC HIỆN

Luận văn không nghiên cứu xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu. Luận văn chỉ

thu thập, tổng quan các kịch bản dựa trên các nghiên cứu đã và đang được tiến hành.

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu đến các đối

tượng của tài nguyên nước mặt theo quy mô không gian và thời gian.

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

10

B. NỘI DUNG LUẬN VĂN

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC

SÔNG LÔ

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Lưu vực sông Lô là phần lãnh thổ thuộc hai quốc gia: Việt Nam và Trung Quốc. Hệ

thống sông Lô được hình thành từ 4 con sông chính đó là dòng chính sông Lô, sông

Chảy, sông Gâm và sông Phó Đáy với tổng diện tích lưu vực là 37.878 km2, trong đó

diện tích nằm trong địa phận Trung Quốc là 15.249 km2 chiếm 40,26% diện tích của toàn

lưu vực. Bản đồ lưu vực sông Lô được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1: Bản đồ lưu vực sông Lô

1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình phân bố trên lưu vực sông Lô có thể kể: cao nguyên Bắc Hà với đỉnh cao

nhất là 2267m, khối tinh thạch cổ thượng nguồn sông Chảy có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao

2431m, về phía Đông Nam là cao nguyên đá vôi và diệp thạch: Quảng Bạ, Pu Tha Ca và

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

11

Đồng Văn.Vùng núi cánh cung khu trung tâm phía Đông Bắc, cánh cung Ngân Sơn và

cánh cung sông Gâm với các đỉnh cao nhất: Pia Ya 1980m, Pia uac 1930m, Pia Bioc

1587m. Khối núi Tam Đảo ở Đông Nam có đỉnh cao nhất tới 1591m. Đồi núi thấp là

dạng địa hình chủ yếu trong lưu vực sông Lô.Trong lưu vực sông Lô các dãy núi lớn đều

quy tụ về phía Nam và mở rộng vệ phía Bắc. Vì vậy nan quạt có thể đặc trưng cho hình

dạng của lưu vực sông Lô. Các đơn vị địa mạo trên đây phản ánh khá rõ sự phân bố của

nham thạch trên lưu vực.

Đoạn từ nguồn tới Hà Giang chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, thung lũng

sông Lô ở đây rất hẹp có nơi chỉ khoảng 4- 5m các bờ núi xung quanh cao từ 1000-

1500m, từ Hà Giang tới Bắc Quang sông đổi hướng thành gần Bắc Nam, lòng sông rất

nhiều thác ghềnh: chỉ kể từ biên giới về tới Vĩnh Tuy đã có tới 60 ghềnh, thác và bãi nổi.

Tới Hà Giang sông Miện ra nhập vào sông Lô ở bờ phải.

Độ sâu trung bình về mùa cạn của sông Lô thuộc thượng lưu phía Việt Nam khoảng

0,6- 1,5m và sông rộng trung bình 40- 50 m( thượng lưu sông Lô ở phái Trung Quốc có

tên là Bàn Long).

Trung lưu sông Lô có thể kể từ Bắc Quang tới Tuyên Quang dài 180km. Độ dốc

đáy sông giảm xuống còn 0.25m/km và thung lũng sông đã mở rộng.

Sông rộng trung bình là 140m, hẹp nhất là 26m, sâu trung bình từ 1- 1.5m trong

mùa cạn có khoảng 30 bãi, thác và ghềnh, trong đó có thác Cái ở dưới Vĩnh Tuy là khá

nguy hiểm. Tại Vĩnh Tuy sông Lô gặp sông con chảy từ vùng núi thượng nguồn sông

Chảy xuống, cũng từ Vĩnh Tuy sông Lô bắt đàu chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam

cho tới Tuyên Quang, taị đây sông Lô chảy qua một vùng đồng bằng đệ tam khá rộng.

Phía trên Tuyên Quang, tại khe Lau sông Lô nhận sông Gâm là phụ lưu lớn nhất lưu vực.

Hạ lưu sông Lô có thể kể từ Tuyên Quang tới Việt Trì, thung lũng sông mở rộng,

lòng sông rộng, ngay trong mùa cạn lòng sông cũng rộng tới 200m và sâu tới 1,5- 3m.

Tới Đoan Hùng có sông Chảy ra nhập vào bờ phải sông Lô và trước khi đổ vào sông

Hồng ở Việt Trì, sông Lô còn nhập thêm một phụ lưu lớn nũa là sông Phó Đáy, chảy từ

phía Chự Đồn xuống.

Trên đoạn hạ lưu tàu thuyền đi lại thuận lợi, thác ghềnh không còn chỉ có những bãi

nổi. Tất cả có tới 12 bãi nổi trên đoạn này. Tới Phan Lương, sông Lô lại cắt qua một cánh

đồng bằng đệ tam nữa, lòng sông mở rộng, độ dốc nhỏ.

Phần thuộc nước ta độ dốc trung bình của đáy sông là 0,26‰. Riêng các phụ lưu thì

dốc hơi nhiều, độ dốc trung bình của sông con tới 6,18‰. Sự dao động về độ cao tương

đối đã tạo ra những thung lũng sâu và hẹp, độ dốc sườn lớn 38- 400. Địa hình núi đồi

chiếm 80% diện tích lưu vực. Trên một số phụ lưu diện tích có độ cao từ 600m trở nên

chiếm tỷ lệ lớn. Độ cao lớn hơn 600m chiếm tới 90% diện tích của hồ Thanh Thủy . Tại

Nậm Ma chiếm trên 70%.

Do điều kiện khí hậu và địa hình lên phần lớn diện tích lưu vực sông Lô phân bố

cấp mật độ lưới sông tượng đối dầy đến rất dầy 0.5 đến 1.94km/ km2. Vùng có lượng

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

12

mưa nhiều địa hình đồi núi và nền là diệp thạch phân phiến và diệp thạch silic, xâm thực

chia cắt diễn ra mạnh mẽ, mật độ sông suối dầy đặc 1.5 đến 1.94km/ km2, đó là các vùng

sông Con, Ngoi Xảo, Nậm Ma…

Bản đồ địa hình lưu vực sông Lô được thể hiện trong Hình 2.

Hình 2: Bản đồ địa hình lưu vực sông Lô

1.1.3. Đặc điểm địa chất

Các đới cấu trúc chính trong lưu vực sông Lô:

Đới cấu trúc Sông Hồng: thể hiện dưới dạng là một phức nếp lồi lớn kéo dài

theo phương tây bắc-đông nam, nằm ở vùng rìa phía tây lưu vực sông Chảy và ngăn cách

với đới cấu trúc sông Lô bằng đứt gãy sâu Sông Chảy. Trong đới này là các thành tạo

biến chất cao Protezozoi hệ tầng Sông Hồng được nâng lên mạnh mẽ dạng địa luỹ.

Đới cấu trúc Sông Lô: về phía bắc nối tiếp với vùng trồi Mã Quan (Trung

Quốc), ranh giới phía tây là đứt gãy Sông Chảy, ranh giới phía đông là đứt gãy Sông Phó

Đáy. Đới có dạng đẳng thước và là vùng nâng uốn nếp từ Protezozoi muộn. Thành phần

trầm tích trong đới được đặc trưng bởi nhóm thành hệ nguồn lục nguyên-cacbonat

Cambri, Silua, Devon

Đới cấu trúc Sông Gâm: Phân bố ở lưu vực sông Gâm, nằm liền kề với đới

Sông Lô. Ranh giới phía tây là đứt gãy Sông Phó Đáy, ranh giới phía đông là đứt gãy

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

13

Yên Minh-Phú Lương. Đới Sông Gâm là vùng chìm tương đối so với đới Sông Lô. Đới

được nâng lên hoàn toàn vào cuối hexin. Thành phần trầm tích trong đới được đặc trưng

bởi nhóm thành hệ nguồn lục nguyên-cacbonat Cambri, Ocdovic, Silua, Devon.

Hoạt động magma trong đới cấu trúc này không nhiều, chủ yếu tạo thành những thể

nhỏ, xuyên cắt các trầm tích trên.. Về địa hình đới cấu trúc Sông Gâm được đặc trưng bởi

các khối núi cao, phân cắt mạnh và thấp dần về phía Đông nam.

Đới cấu trúc Mezozoi Sông Hiến: thể hiện dưới dạng kéo dài theo phương tây

bắc - đông nam trên 200 km, hơi cong về phía đông. Ranh giới phía tây là đứt gãy Yên

Minh - Phú Lương, ranh giới phía đông là đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên (ở lưu vực sông

Lô, sông Chảy là rìa đông vùng nghiên cứu). Đới này được nâng vào cuối hexin. Trong

kiến trúc hiện đại đới Sông Hiến ứng với một miền phức nếp lõm.

Bản đồ địa chất lưu vực sông Lô được thể hiện trong Hình 3.

Hình 3: Bản đồ địa chất lưu vực sông Lô

1.1.4. Đặc điểm thảm phủ thực vật

Thảm phủ thực vật trên lưu vực sông Lô có các kiểu thảm phủ thực vật sau:

Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm: Có cấu trúc nhiều tầng ưu thế

cây lá rộng có độ che phủ kín phân bố hạn chế ở độ cao dưới 600 m ở các khu vực Bắc

Kạn, Na Hang, Bắc Mê, Quảng Ngần, Xín Mần.

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

14

Rừng tre nứa thứ sinh nhiệt đới ẩm: Phân bố rộng khắp ở độ cao dưới 600 m.

Trảng cây bụi cỏ thứ sinh nhiệt đới ẩm : Phân bố đan xen với rừng tre nứa thứ

sinh và phát triển rộng khắp.

Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên đá vôi : Khá thưa, cây lá

rộng, diện phân bố còn ít.

Trảng cây bụi cỏ thứ sinh nhiệt đới ẩm trên đá vôi: Phổ biến trên đá vôi ở độ cao

dưới 600 m.

Rừng kín cây lá rộng (có thể xen lẫn cây lá kim ở các đỉnh núi) thường xanh á

nhiệt đới: Phân bố rải rác ở độ cao từ 600 - 1600 m như Tây Côn Lĩnh, bắc Hoàng Xu

Phì, Xín Mần, Phia Oắc, có cấu trúc ít tầng (2 tầng), che phủ kín.

Rừng tre nứa thứ sinh á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao 600 - 1600 m, không phổ

biến, độ phủ kín, cấu trúc 1 tầng.

Trảng cây bụi cỏ thứ sinh á nhiệt đới: Phân bố trên vùng núi, có cấu trúc thưa,

thấp.

Rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới: Có diện tích không lớn, phân bố

trên đá vôi, xen giữa cây lá rộng và lá kim.

Trảng cây bụi cỏ thứ sinh á nhiệt đới trên đá vôi: Cây thấp, thưa, xen với đá lộ.

Rừng kín cây lá rộng thường xanh hoặc hỗn giao cây lá kim ôn đới ẩm: Phân bố

hạn chế ở độ cao trên 1600 m, độ che phủ tốt.

Trảng cây bụi cỏ thứ sinh ôn đới ẩm: Phân bố hạn chế ở độ cao trên 1600 m, độ

che phủ thưa, cấu trúc 1 tầng.

1.1.5. Đặc điểm khí hậu

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực sông Lô - Chảy, kể cả những vùng núi cao

Tây Côn Lĩnh chưa có số liệu quan trắc, vào khoảng 12 – 23,3ºC, chênh lệch giữa nơi

nóng nhất và nơi lạnh nhất lên tới 12,5ºC. Nhiệt độ quan trắc được ở Việt Trì là 23,3ºC

nhiệt độ ước lượng cho độ cao 2419 m của Tây Côn Lĩnh là 12ºC dựa trên quy luật nhiệt

độ giảm dần theo độ với gradien 0,5ºC/100 m.

Do sự giảm dần nhiệt độ theo độ cao trên lưu vực sông Lô - Chảy nhiệt độ ở phía

Bắc thấp hơn hẳn nhiệt độ ở phía Nam.

Tổng nhiệt độ năm trên lưu vực, tính cho cả những vùng núi chưa quan trắc nhiệt

độ, vào khoảng 4400 – 8450ºC. Chênh lệch giữa nơi có tài nguyên nhiệt độ phong phú

nhất và nơi có ít tài nguyên nhiệt độ nhất vượt 4000ºC.

b. Chế độ mưa

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

15

Theo số liệu quan trắc được trên lưới trạm khí tượng và đo mưa, lượng mưa trung

bình năm của lưu vực phổ biến là 1600 - 2400 mm. Lượng mưa trung bình tính cho 14

trạm quan trắc là 1993 mm (Bảng 1).

Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô

Đơn vị: mm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Phó Bảng 21,4 23,6 38,3 93,2 184,3 301,7 379,4 317,8 178,9 114,0 65,7 26,3 1744,6

Bảo Lạc 12,6 23,7 41,3 77,0 160,3 214,5 233,8 254,3 106,6 77,6 55,0 19,3 1276,0

Hà Giang 38,5 41,6 62,4 110,1 310,6 448,0 519,8 408,7 250,0 171,1 91,1 40,5 2491,4

Hoàng Su Phì 19,6 21,5 42,6 84,9 197,1 297,1 331,2 331,6 187,2 105,1 56,3 17,8 1692,0

Bắc Mê 24,1 25,2 43,9 100,3 232,5 297,6 338,5 285,8 136,6 101,2 58,1 22,3 1666,1

Bắc Hà 18,1 30,4 42,7 120,6 165,4 259,9 328,8 362,6 237,5 124,7 64,2 19,1 1774,0

Bắc Quang 74,4 69,9 88,4 249,7 766,0 923,0 958,4 666,5 427,7 408,1 150,9 82,9 4865,9

Chợ Rã 10,9 23,7 34,6 91,6 190,5 241,6 243,1 268,7 144,6 73,8 38,7 16,5 1378,3

Na Hang 25,6 28,1 54,4 123,8 275,6 316,9 314,0 287,1 174,0 105,3 54,4 33,2 1792,4

Chợ Đồn 24,2 37,0 59,4 122,2 208,9 311,7 373,6 345,8 207,5 100,7 44,3 23,5 1858,8

Chiêm Hoá 26,7 33,5 52,3 130,7 209,8 276,3 278,6 325,6 175,9 111,1 57,4 21,7 1699,7

Lục Yên 31,2 45,0 61,7 138,9 202,8 300,6 372,6 419,6 287,1 167,2 66,8 32,6 2126,1

Hàm Yên 26,7 38,5 55,9 127,3 211,5 310,5 331,8 355,3 219,9 125,0 50,4 22,7 1875,5

Tuyên Quang 23,0 29,1 53,2 114,6 219,9 280,4 277,6 298,1 178,8 132,4 49,0 17,5 1662,0

Phú Hộ 32,1 37,1 52,2 109,7 219,4 257,7 281,5 280,0 200,3 156,3 57,7 22,3 1701,1

Việt Trì 23,5 29,8 38,9 98,3 189,7 243,4 288,8 312,4 224,0 144,6 53,9 15,7 1663,0

Trung bình toàn lưu vực 1993

Trên lưu vực sông Lô - Chảy lượng mưa ngày lớn nhất tương đối lớn ở Bắc Quang

và một số trạm phía Nam, tương đối bé ở các núi vừa, núi cao và trung tâm mưa ít Bảo

Lạc - Chợ Rã.

Trên cùng địa điểm lượng mưa ngày lớn nhất phụ thuộc vào biến trình mưa. Nhìn

chung, trị số của đặc trưng này tương đối lớn vào mùa mưa (lớn nhất vào các tháng cao

điểm VI, VII, VIII), tương đối bé vào các tháng mùa khô, bé nhất vào các tháng ít mưa

nhất (XII - I).

Từ tháng XII đến tháng III hầu như không có ngày mưa trên 100mm. Duy nhất ở

Bắc Quang có lượng mưa 102.5mm vào ngày 16/II/1993. Từ tháng V đến tháng XI, trị số

của đặc trưng này phổ biến là 100 - 300mm. Kỷ lục về lượng mưa ngày ở nhiều nơi chỉ

trên dưới 150mm. Đặc biệt ở Phú Hộ quan trắc được lượng mưa 701.2mm vào ngày

24/VII/1980. Ngoài ra, ở Bắc Quang đã nhiều lần có lượng mưa ngày trên 400mm, lớn

nhất là 427mm, xẩy ra vào ngày 29/VI/1999.

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

16

c. Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm trên lưu vực sông Lô - Chảy, kể các vùng núi chưa

có quan trắc khí tượng, vào khoảng 500 - 1000mm, trung bình lưu vực là 765 mm. Ở phía

Bắc, Bắc Hà có lượng bốc hơi chỉ 578mm trở thành tâm bốc hơi bé nhất của khu vực.

Bên cạnh đó vùng núi vừa phía trước Tây Côn Lĩnh - Hoàng Xu Phì lại có lượng bốc hơi

956mm. Ở phía Nam, các huyện phía Nam tỉnh Tuyên Quang có lượng bốc hơi 543mm

trong khi lượng bốc hơi ở Phú Thọ lên tới 977mm.

Trên lưu vực này, chỉ vào thời kỳ từ tháng V đến tháng VII mới có tháng có lượng

bốc hơi trung bình trên 100mm. Chi tiết về lượng bốc hơi các trạm trên lưu vực sông Lô

được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm các trạm trên lưu vực sông Lô

Đơn vị: mm

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Phó Bảng 48,1 52,6 71,3 78,6 79,0 61,5 55,6 58,2 60,9 62,3 50,6 50,4 729,1

Bảo Lạc 53,2 63,2 92,6 103,3 106,8 78,7 74,8 65,9 66,0 60,7 51,9 50,9 868,0

Hà Giang 49,1 54,3 74,4 86,4 102,9 80,8 74,7 72,1 77,7 77,5 62,5 54,6 867,0

Hoàng Su Phì 61,1 68,5 97,7 106,0 111,7 86,6 81,2 71,8 72,8 73,0 64,0 61,8 956,2

Bắc Mê 48,5 56,8 73,5 82,8 88,3 68,3 65,3 62,7 63,2 60,4 50,7 51,0 771,5

Bắc Hà 31,2 32,9 47,7 56,7 70,4 58,3 56,4 49,2 49,3 50,0 39,3 36,3 577,7

Bắc Quang 33,8 37,9 49,3 55,7 70,7 60,5 61,6 59,4 59,0 54,8 44,5 39,6 626,8

Chợ Rã 51,1 57,3 71,4 76,5 86,0 69,3 66,1 59,6 62,2 57,8 50,5 50,7 758,5

Chiêm Hoá 41,9 43,1 53,0 62,6 83,2 70,2 66,1 55,9 58,9 57,0 48,0 46,4 686,3

Lục Yên 38,0 40,2 49,7 58,6 81,9 72,5 73,1 66,4 63,3 61,3 51,0 44,2 700,2

Hàm Yên 32,2 32,0 37,6 43,6 62,5 55,8 55,9 49,1 49,5 47,5 40,1 37,6 543,4

Tuyên Quang 48,8 47,2 55,2 66,4 90,7 76,1 78,6 62,9 62,5 62,0 55,0 54,9 760,3

Phú Hộ 55,2 49,9 54,7 70,7 101,2 95,4 94,2 74,3 75,3 81,3 71,7 64,6 888,5

Việt Trì 63,9 55,9 65,7 75,1 110,2 100,6 101,0 80,7 82,7 88,1 78,3 75,1 977,3

Trung bình 765

d. Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối trung bình năm trên lưu vực sông Lô - Chảy xê dịch trong khoảng

80 - 87%, tương đối thấp ở các núi cao thượng nguồn sông Chảy, trung tâm mưa nhiều

Bắc Quang và các vùng phụ cận phía Nam của tâm mưa này, tương đối thấp ở Bảo Lạc

phía Đông Bắc, Việt Trì ở phía Nam. Ngoài ra, vùng núi vừa Hoàng Su Phì cũng có độ

ẩm tương đối thấp.

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

17

Độ ẩm tương đối biến đổi với biên độ năm khoảng 4 - 8%, rất bé so với các lưu vực

khác và do đó sự khác nhau về độ ẩm giữa các mùa và các tháng không đáng kể.

Không ít trường hợp độ ẩm tương đối đạt mức 100%. Ngược lại, độ ẩm tương đối

có thể xuống dưới 20%, thậm chí dưới 10%, nhất là trong mùa đông.

e. Chế độ gió

Trên lưu vực sông Lô - Chảy, hướng gió không phản ánh đầy đủ đặc điểm của điều

kiện hoàn lưu và diễn biến chủ yếu của hoàn lưu qua các mùa.

Tổng tần suất gió của hướng Đông nam (ĐN) và hướng Đông (Đ) lên tới 20 - 30%

trong thời kỳ từ tháng VIII đến tháng I và chiếm 35 - 55% trong thời kỳ từ tháng II đến

tháng VII. Lưu ý rằng tần suất lặng gió các tháng lên đến 30 - 60% và do đó, tần suất gió

các hướng không thuộc hướng thịnh hành hầu như không đáng kể.

Lưu vực nghiên cứu có tốc độ gió trung bình vào loại bé nhất so với các khu vực

khác trên cả nước. Tốc độ gió trung bình năm phổ biến khoảng 1,0 - 1,5 m/s, có nơi chỉ

0,9 m/s và có nơi lên đến 1,8 m/s. Thông thường gió trong tháng III, tháng IV mạnh hơn

các tháng khác.

Tốc độ gió mạnh nhất ở nhiều nơi lên đến 34 - 35 m/s, có nơi trên 35 m/s như ở Bắc

Mê. Tốc độ gió mạnh nhất ước lượng cho chu kỳ 50 năm ở nhiều nơi đến

34 - 35 m/s, thậm chí trên 50 m/s. Rõ ràng là, gió mạnh nhất ở lưu vực sông Lô -

Chảy không thua kém mấy so với Tây bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

f. Bức xạ mặt trời

Lưu vực sông Lô - Chảy có chế độ bức xạ của một vùng núi nằm sát chí tuyến Bắc.

Hàng năm, hai lần mặt trời qua thiên đỉnh: lần thứ nhất vào hạ tuần tháng V - trung tuần

tháng VI (29 - V ở điểm cực Nam và 17 - VI ở điểm cực Bắc) và lần thứ hai vào hạ tuần

tháng VI - trung tuần tháng VII (27 - VI ở điểm cực Bắc và 16 - VII ở điểm cực Nam), do

ở sát chí tuyến Bắc, hai lần mặt trời qua thiên đỉnh chỉ cách nhau 10 ngày ở điểm cực Bắc

và 48 ngày ở điểm cực Nam.

Độ cao mặt trời giữa trưa lên đến 800 hoặc hơn nữa trong các tháng lân cận hạ chí

(V, VI, VII, VIII) và dưới 600 trong các tháng lân cận Đông chí (XI, XII, I, II). Vào

Đông chí, độ cao mặt trời giữa trưa ở điểm cực Bắc chỉ còn 43011 và ở điểm cực Nam là

45013. Thời gian chiếu sáng ngày 15 hàng tháng lên đến 12,4 - 13,2 giờ trong các tháng

lân cận hạ chí và 10,3 - 11,2 trong các tháng lân cận đông chí. Giữa mùa Đông và mùa

Hè có sự khác nhau đáng kể về độ cao mặt trời cũng như thời gian chiếu sáng.

Lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm ở Phú Hộ là 118,9 kcal/cm2.

g. Số giờ nắng

Số giờ nắng trung bình năm trên lưu vực sông Lô - Chảy phổ biến là

1500 - 1600. Có số giờ nắng dưới 1500 là phần lớn cao nguyên Đồng Văn - Quản

Bạ, các núi thượng nguồn sông Chảy, hầu hết vùng thấp thuộc tỉnh Hà Giang và phần

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

18

phía Đông của Yên Bái. Có số giờ nắng trên 1600 là Hoàng Su Phì cùng với vùng núi kế

cận ở phía Tây bắc của Hà Giang. Ngoài ra các huyện Tam Dương, thành phố Việt Trì

của Phú Thọ ở phía Nam cũng có trên 1500 giờ nắng hàng năm.

1.1.6. Đặc điểm thủy văn, chế độ thủy văn

Mạng lưới sông suối: Mật độ sông suối lưu vực sông Lô không đồng nhất giữa

các vùng từ cấp mật độ rất thưa đến dày ( 0,46- 1,94 km/km2). Phía tây và Tây Bắc lưu

vực phân bố cấp mật độ dày đến rất dày là vùng núi cao và mưa nhiều nhất lưu vực. Phía

Đông và Đông Bắc lưu vực với sa diệp thạch là chủ yếu, lượng mưa ít lên sông suối thưa

thớt. Có 162 sông với diện tích lưu vực dưới 100 km2 và 44 sông có diện tích 100 – 500

km2, chỉ có 10 sông có diện tích trên 500 km

2.

Các phụ lưu chính:

Sông Gâm:

Sông Gâm( L= 297km, F= 17.200km2 ). Là phụ lưu lớn cấp 1 của sông Lô, chiếm

khoảng 44,1% diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô, các phụ lưu của sông Gâm phân bố

tương đối đều dọc theon hai bên dọc sông.

Giới hạn về phía Đông Và Đông Nam lưu vực sông Gâm là cánh cung Ngân Sơn và

cánh cung sông Gâm, là đường phân nước lớn nhất trong khu vục Đông Bắc, đường giới

hạn nay cao trung bình 500- 1000m, riêng các đỉnh cao trên 1000m,cao nhất là đỉnh Pia

Uao 1930m

Mật độ sông suối trung bình trên lưu vực sông Gâm từ dưới 0,5 đến 1,5 km/km2.

Phía thượng lưu sông Gâm mật độ sông suối ít hơn cả, từ dưới 0,5 đến 1 km/km2, tại đây

mưa ít và đá vôi nhiều nhất so với các vùng khác trong lưu vực.

Sông Chảy:

Sông Chảy(L= 319km, F = 6.500 km2) là phụ lưu lớn thứ 2 trong lưu vực sông Lô

bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh cao nhất khu Đông Bắc 2419m.

Diện tích sông chảy chiếm khoảng 16,7% diện tích toàn bộ lưu vực sông Lô. Lưu

vực sông chảy được giới hạn khá rõ. Phía Bắc là vùng núi cao 1500m, đường phân nước

giữa sông chảy và sông Bàn Long( Sông Lô). Dẫy núi con voi kéo dài từ Tây Bắc xuống

Tây Nam phân cách giữa hai sông Chảy và sông Thao. Phía Đông và Đông Nam là

đường sống núi của dãy Tây Côn Lĩnh và dãy núi thấp phân chia giữa hai lưu vực sông

Chảy và dòng chính sông Lô ở phía trung lưu.

Độ dốc bình quân sông Chảy tới 24%, độ cao bình quân cũng lớn khoảng 858m.

Diện tích có độ cao từ 400m trở xuống chiếm 40% diện tích toàn lưu vực. mạng lưới

sông suối phát triển rất mạnh trên 1,5 km/ km2. Vùng có mật độ sông suối tương đối dầy

từ 0.7km/ km2 đến 1 km/ km

2 , phân bố ở thượng lưu nơi có lượng mưa ít và địa hình

thấp.

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

19

Dòng chính sông Chảy uốn khúc quanh co, hệ số uốn khúc lớn 2.32, độ rộng bình

quân lưu vực nhỏ 26 km, hệ số không cân bằng của lưới sông nhỏ hơn 1, các phụ lưu

nhập vào sông chính tương đối đều theo hai bên bờ sông chính.

Sông Phó Đáy:

Sông Phó Đáy cũng là một sông nhánh tương đối lớn của sông Lô. Bắt nguồn từ

vùng núi Tam Tao, cao trên 1100m, ở tỉnh Bắc Kạn, sườn phía Đông nam cánh cung

Ngân Sơn, chảy theo hướng Đông bắc - Tây nam vào địa phận tỉnh Tuyên Quang (huyện

Yên Sơn, Sơn Dương), qua thị trấn Sơn Dương đổi hướng Tây bắc - Đông nam chảy vào

địa phận tỉnh Vĩnh Phúc (các huyện Lập Thạch, Tam Dương) rồi đổ vào sông Lô tại xã

Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cách cửa sông Lô 2km về phía thượng

lưu. Sông Phó Đáy dài 170 km, diện tích lưu vực 1610 km2 có một số sông nhánh tương

đối lớn như sông Lương Quang (F =138 km2), Ngòi Le (F =106 km

2).

Sông Miện

Sông miện có( L= 124km, F= 1935 km2), bắt nguồn từ vùng Trờ Pâng Trung Quốc

chảy vào theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới Việt Nam sông chuyển hướng theo

hướng gần Bắc- Nam, sông Miện xả qua cao nguyên đá vôi diệp thạch Quân Ba và đổ

vào sông Lô ở bờ trái tại thị xã Hà Giang cách cửa sông Lô 258km.

Nằm trong vùng đồi núi cao nguyên trên 1000m, do đó độ dốc bình quân lưu vực

lớn 976m và độ dốc lưu vực thuộc loại trung bình 24,5% và hệ số uốn khúc lớn 1,98.

Tổng lượng nước của sông Miện là 1,62km3 ứng với lượng bình quân năm 51,4

m3/s và mô đun dòng chảy năm 26,6 l/skm

2 thuộc loại tương đối ít nước trên lưu vực

sông Lô.

Sông Con

Sông Con có ( L= 76km, F= 1368 km2), bắt nguồn từ phía Đông Nam của khối núi

cao thượng nguồn sông Chảy. Sông Con chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam và nhập

vào sông Lô ở Vĩnh Tuy thuộc bờ phải, cách cửa sông Lô 176km. Độ cao bình quân lưu

vực đạt 430m, độ dốc trung bình lưu vực cũng đạt tới 23,6%, độ dốc đáy sông tới 6,18‰.

Mật độ sông suối tại đây phát triển nhất trongn lưu vực sông Lô, phù hợp với vùng

núi cao, dốc nhiều, nham thạch mềm và lượng mưa nhiều. Do đó dòng chảy của lưu vực

sông Con cũng phong phú nhất trong lưu vực sông Lô. Tổng lượng nước bình quân nhiều

năm là 2.06km3 ứng với lượng mưa bình quan năm 65,3 m

3/s và mô đun dòng chảy năm

là 47,7 l/s.km2.

So với sông Miện tuy diện tích sông Con nhỏ hơn nhưng lại nhiều nước hơn.

Chế độ thủy văn:

Do khí hậu của vùng tương đối ẩm ướt với lượng mưa cao nên dòng chảy sông ngòi

tương đối phong phú. Trong điều kiện lớp vỏ phong hoá dày, khả năng điều tiết nước lớn

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

20

nhất là đối với các sông nhỏ nên mặc dù các sông cắt xẻ không sâu nhưng các sông

không bị khô cạn vào mùa khô.

Môđun dòng chảy trung bình năm của vùng từ 20 - 30 l/s/km2. Nơi có môđun dòng

chảy lớn nhất là thượng lưu sông Lô 40 - 50 l/s/km2. Phù hợp với khí hậu, chế độ thuỷ

văn chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn.

Mùa lũ ở lưu vực sông Lô - Chảy tới sớm hơn vùng Tây Bắc một tháng, nghĩa là từ

tháng V đến tháng X, có những năm lũ bắt đầu ngay từ tháng IV và chấm dứt vào tháng

XI. Số trận lũ xảy ra liên tiếp nhiều nhất vào các tháng VI, VII, VIII, IX nhất là các tháng

VI, VII, VIII. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào các tháng VII, VIII. Ở phía Bắc của vùng,

trên các sông nhỏ lũ lớn nhất tập trung vào tháng VI, liên quan tới thời tiết mưa dông do

đối lưu nhiệt, hội tụ kinh tuyến, front lạnh... trên các sông lớn chậm đi 1 tháng do khả

năng tích nước của lòng sông.

Dòng chảy mùa lũ của vùng lớn, nhưng dòng chảy cực đại nhỏ chứng tỏ phân phối

dòng chảy mùa lũ khá điều hoà ảnh hưởng của bão yếu và nhân tố gây mưa lũ phong phú.

Bắt đầu từ tháng XI các sông bước vào mùa kiệt. Giai đoạn đầu lưu lượng kiệt còn

khá lớn do ảnh hưởng của mưa cuối mùa nóng và nhất là lượng nước kiệt giảm đi liên tục

và đạt tới trị số cực tiểu tháng, lúc này nguồn cung cấp của sông hoàn toàn là nước ngầm.

Thời kỳ thứ ba lưu lượng kiệt bắt đầu lên liên quan với mưa cuối mùa lạnh. Tháng kiệt

nhất tới sớm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Lô vào tháng III. Ở phần còn lại

tháng kiệt nhất là tháng IV.

Trị số dòng chảy kiệt tháng dao động từ 2 - 20 l/s/km2, trị số dòng chảy kiệt ngày từ

1 - 15 l/s/km2.

Lưu vực dòng chính sông Lô có lượng nước trung bình nhiều năm lớn nhất so với

các sông khác trong lưu vực môđun dòng chảy bình quân đạt 30,2 l/s/km2. Mùa lũ kéo dài

4 tháng (VI - IX). Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 74,6% dòng chảy cả năm. Vùng

thượng lưu sông Lô có môđun dòng chảy rất lớn ứng với trung tâm mưa Bắc Quang, trị

số này có thể đạt tới 50 - 70,2 l/s/km2. So với sông Lô, sông Gâm ít nước hơn tuy diện

tích lớn hơn dòng chính sông Lô. Do lượng mưa thấp nên môđun dòng chảy chỉ đạt 20,52

l/s/km2.

Mùa lũ trên toàn bộ lưu vực kéo dài trong 4 tháng (VI - IX), chiếm từ 62 - 73%

lượng dòng chảy năm. So với mưa dòng chảy ít tập trung hơn do khả năng điều tiết của

lưu vực, nổi rõ nhất là tác dụng của đá vôi và rừng. Tuy nhiên, do mật độ sông suối thưa

thớt và dòng chảy thất thoát xuống các hang động đá vôi nên cây trồng và đất canh tác

thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô trên khu vực thượng lưu sông Gâm.

Sông Chảy cũng là sông có nhiều nước. Lưu vực sông Chảy có môđun dòng chảy

năm 31,52 l/s/km2. Mùa lũ kéo dài 4 tháng (VI - IX), chiếm 72,6% lượng dòng chảy năm.

Các sông Phó Đáy có lưu vực nằm trong vùng mưa ít nên môđun dòng chảy năm

chỉ đạt 22 - 23,2 l/s/km2. Suối Nậm Mu có lưu vực nằm ở trung tâm mưa Hoàng Liên Sơn

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

21

nên có mođun dòng chảy lớn, trung bình 36,22 l/s/km2, vùng đầu nguồn có thể lên tới 50

- 70,2 l/s/km2.

Do lưu vực của các sông trong vùng lưu vực sông Lô - Chảy có độ dốc cao, lượng

mưa lớn, mùa mưa lũ dài và cường độ lũ lớn trong điều kiện lớp vỏ phong hoá dày, hoạt

động xâm thực của các sông khá mạnh mẽ. Hệ số xâm thực của lưu vực sông Hồng ở

trạm Yên Bái là 722 tấn/km2/năm, lưu vực sông Lô ở Hà Giang 600 tấn/km

2/năm, lưu

vực sông Gâm ở Chiêm Hoá 145,8 tấn/km2/năm, sông Chảy ở Thác Bà 433 tấn/km

2/năm.

Hình 4: Bản đồ mạng lưới trạm KTTV lưu vực sông Lô

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.1. Đặc điểm dân cư – lao động

Lưu vực sông Lô - Chảy (phần Việt Nam) có tổng diện tích tự nhiên là 22.629 km2,

chiếm 6,84% diện tích cả nước, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc với dân số 2.346.937

người (chiếm gần 2.86% dân số cả nước). Do đặc điểm cấu tạo địa hình, sự phân nhánh

của hệ thống sông nên lưu vực sông nghiên cứu không theo địa giới hành chính theo tỉnh,

huyện, xã.

Do vậy lưu vực sông Lô - Chảy bao gồm địa giới hành chính của 8 tỉnh: trong đó

toàn bộ hai tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, một phần diện tích các tỉnh Lào Cai, Cao

Bằng, Yên Bái, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

22

Mật độ dân số của lãnh thổ nghiên cứu hiện nay là 104 người/km2, vào loại thấp so

với mật độ dân số chung của cả nước (249người/km2) và các vùng khác (thấp nhất là Tây

Bắc: 68người/km2, Đông Bắc: 145người/km

2).

Kết cấu dân số: Tỷ lệ dân số phân theo giới tính không có sự chênh lệch nhiều

(49,5% nam và 50,5% nữ). Sự chênh lệch về phân bố dân cư thể hiện rõ nét ở sự phân bố

dân cư thành thị (11,8%) và nông thôn (88,2%).

Nguồn lao động: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2000 - 2003

dân số trong độ tuổi lao động các tỉnh lưu vực sông Lô, sông Chảy đã tăng từ 1,3 lên 1,50

triệu người, chiếm khoảng 3,1% lao động cả nước.

Đến cuối năm 2003, lao động nông nghiệp các tỉnh lưu vực sông Lô, sông Chảy

chiếm 78,5% tổng số lao động. Khu vực công nghiệp chỉ chiếm 8,2% và lao động dịch vụ

chiếm 13,3%. Cũng như các tỉnh miền núi khác của nước ta, chất lượng của lực lượng lao

động lưu vực sông Lô - Chảy còn có những hạn chế nhất định so với các vùng đồng bằng,

thành thị. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của lưu vực.

1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trong lưu vực sông Lô

Mặc dù GDP hàng năm đều tăng nhưng mức tăng trưởng GDP của các tỉnh trong

lưu vực đạt thấp hơn mức tăng của toàn quốc. Trong 3 khu vực I, II, III theo phân vùng

kinh tế ở các tỉnh miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì chỉ có khu vực I có mức

GDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Khu vực II, gồm các vùng đệm giữa các khu vực đô thị và vùng sâu, vùng xa, vùng

cao, GDP bình quân đầu người đạt 70% mức bình quân cả nước.

Khu vực III, là khu vực khó khăn nhất, hiện chiếm 85% diện tích tự nhiên và 60%

dân số của các tỉnh và huyện miền núi, gồm khu vực vùng cao, vùng sâu, GDP bình quân

đầu người chỉ đạt bằng 31% mức trung bình cả nước.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả thấp, chỉ đạt 8 - 9 triệu

đồng/ha/năm, thiếu vững chắc. Diện tích đất trồng lúa nước hai vụ chỉ chiếm gần 50%

diện tích canh tác. Cây công nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thâm canh thấp,

phương hướng phát triển sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn còn nhiều lúng túng.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém so với các lưu vực khác, chưa đủ sức tạo điều

kiện cho kinh tế lưu vực phát triển nhanh, hiệu quả.

Nạn di cư tự do chưa được giải quyết triệt để, còn nhiều người chưa ổn định định

canh, định cư. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút tồn tại ở nhiều tộc người. Hiện tượng

vượt biên, buôn bán trái phép, mê tín dị đoan và hủ tục còn tồn tại.

Hiện nay, tình trạng kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp còn tồn tại nhiều ở các địa bàn

vùng sâu, vùng xa, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá,... ) còn thấp do đặc điểm kinh tế - xã hội

truyền thống còn tác động ở nhiều vùng dân tộc thiểu số trên lưu vực.

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

23

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU CHO LƯU VỰC SÔNG LÔ

2.1. Tổng quan về BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam

2.1.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới

Sự nóng lên của hệ thống khí hậu toàn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự tăng nhiệt

độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực nước biển trung

bình toàn cầu.

Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ

độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng

khoảng 0,74°C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm

trước đó. Diễn biến chuẩn sai của nhiệt độ trung bình toàn cầu được thể hiện trong Hình

5.

Hình 5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu

Nguồn: IPCC/2007

Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30° thời kỳ

1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu vực nhiệt

đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–

2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc

Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á (Hình 6). Tần số mưa lớn tăng lên trên

nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC, 2007).

Sự nóng lên của hệ thống khí hậu được minh chứng bởi số liệu quan trắc ghi nhận

sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy

nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu (IPCC,

2007).

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

24

Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, đại dương

đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc toàn cầu

cho thấy, mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc

độ 1,8 ÷ 0,5 mm/năm, trong đó, đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ÷ 0,12 mm/năm

và tan băng khoảng 0,70 ÷ 0,50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng

tốc độ dâng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 mm/năm (Hình 7).

Hình 6: Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới

Nguồn: IPCC/2007

Hình 7: Xu thế biến động mực nước biển tại các trạm trên toàn cầu

Nguồn: IPCC/2007

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

25

2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa rất khác nhau trên các vùng

trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5°C trên phạm vi cả nước và

lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh thổ.

Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng VII (tháng đặc

trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm

qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu

trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông, nhiệt độ

tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

(khoảng 1,3 – 1,5°C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng

I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6-0,9°C/50 năm). Tính

trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2°C trong 50 năm qua.

Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3-0,5°C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước

ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6°C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng

bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, mức tăng nhiệt độ trung bình năm

ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3°C/50 năm.

Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở

các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm

qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V-X) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích

phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm

qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa,

tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam

Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với

các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua.

Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm

không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven biển Việt Nam,

mặc dù ở hầu hết các trạm mực nước trung bình năm có xu hướng tăng, tuy nhiên, ở một

số trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Mức biến đổi trung bình của mực nước biển dọc

bờ biển Việt Nam khoảng 2.8 mm/năm.

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng

mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế

tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung

Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển

Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm.

2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

Kịch bản BĐKH tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở các kịch bản phát thải

khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), bao gồm kịch bản phát

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

26

thải cao (A2), kịch bản phát thải thấp (B1) và kịch bản phát thải trung bình (B2). Sự biến

đổi của nhiệt độ và lượng mưa được tính toán cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam là Tây

Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam

Bộ. Thời kỳ cơ sở để so sánh là 1980 - 1999.

Theo các kịch bản, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng từ 1.2

đến lớn hơn 3,7°C trên phần lớn diện tích nước ta. Lượng mưa có thể tăng từ 1-10%.

2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô

2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Lô

Để đánh giá xu thế diễn biến khí hậu trong những năm qua của lưu vực sông Lô,

luận văn đã sử dụng chuỗi số liệu lượng mưa và nhiệt độ của các trạm khí tượng trên lưu

vực.

a. Nhiệt độ

Trong 40 năm qua (1970-2010), nhiệt độ trung bình năm của các trạm trên lưu vực

sông Lô có xu hướng tăng lên, khoảng 0,95ºC. Nhiệt độ tại các trạm tăng không đồng đều

vào các mùa trong năm mà có xu hướng tăng nhanh vào mùa khô và tăng chậm hơn vào

mùa mưa. Xu thế tăng của nhiệt độ tại các trạm được trình bày trong Hình 8.

22.0

22.5

23.0

23.5

24.0

24.5

1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010

Nhiệt độ ( C

)

Năm

XU THẾ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM PHÚ HỘ

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

27

22.5

23.0

23.5

24.0

24.5

25.0

1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010

Nhiệt độ ( C

)

Năm

XU THẾ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM VIỆT TRÌ

21.5

22

22.5

23

23.5

24

1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010

Nhiệt độ ( C

)

Năm

XU THẾ NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM HÀ GIANG

Hình 8: Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại một số trạm trên lưu vực sông Lô

b. Lượng mưa

Trong thời kỳ 1970 – 2010, lượng mưa năm trên toàn bộ lưu vực sông Lô có xu

hướng giảm, khoảng 18,46%. Phân bố lượng mưa không đều vào các mùa trong năm,

lượng mưa thường tập trung vào 6 tháng mùa mưa (80 – 85% lượng mưa năm) trong khi

lượng mưa các tháng mùa khô chỉ chiếm khoảng 15 – 20% lượng mưa năm. Tháng có

lượng mưa thấp nhất thường rơi vào khoảng tháng I, III. Xu thế thay đổi của lượng mưa

được trình bày trong Hình 9.

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1960 1970 1980 1990 2000 2010

Lượng m

ưa (m

m)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM

TRẠM PHÚ HỘ

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

28

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

1960 1970 1980 1990 2000 2010

Lượng m

ưa (m

m)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM

TRẠM VIỆT TRÌ

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

1960 1970 1980 1990 2000 2010

Lượng m

ưa (m

m)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA NĂM

TRẠM HÀ GIANG

Hình 9: Sự thay đổi của yếu tố lượng mưa tại một số trạm trên lưu vực sông Lô

2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô

a. Các kịch bản phát thải khí nhà kính

Như đã biết, nguyên nhân gây ra BĐKH mà cốt lõi là sự nóng lên toàn cầu chính là

do sự tăng lên không ngừng của lượng “khí nhà kính” nhân tạo, phát thải từ nhiều nguồn

khác nhau như công nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng,…do sự tăng dân số thế giới,

tốc độ phát triển kinh tế, hiệu suất sử dụng và nguồn năng lượng toàn cầu cũng như tình

trạng triệt phá rừng. Tình hình trên do con người tạo ra nên tất yếu sẽ phụ thuộc cả vào

chính sách chung của loài người. Đứng ở góc độ của bài toán dự báo thì những đặc trưng

trên chính là thông số đầu vào đóng vai trò của nhân tố dự báo mà đối tượng dự báo là

mức độ biến đổi khí hậu, tiêu biểu là trường chuẩn sai nhiệt độ và lượng mưa cho các

thời kỳ dự báo khác nhau. Đó chính là các kịch bản BĐKH ta cần xây dựng. Từ lần đánh

giá lần thứ nhất (FAR) người ta đã đưa ra nhiều phương án khác nhau, trong đó có

phương án cực đoan là giả thiết không có sự can thiệp của con người nhằm giảm bớt tốc

độ phát thải khí nhà kính. Ở lần đánh giá lần thứ hai (SAR), các phương án đã được bổ

sung và hệ thống lại phong phú và đầy đủ hơn.

Trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC, các kịch bản về phát thải khí nhà kính

được phát triển khá đa dạng, được trình bày chi tiết trong tài liệu “Thông báo đặc biệt về

các kịch bản phát thải khí nhà kính” thuộc công trình “Thông báo đặc biệt của IPCC về

BĐKH”. Các kịch bản lấy k ý hiệu chung là SRES (Special Report on Emission

Scenarios). Trong đó đã đưa ra tập hợp tới 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả năng

phát thải khí nhà kính có thể xảy ra trong thế kỷ 21, được tổ hợp lại thành 4 kịch bản gốc

(storyline scenarios) là A1, A2, B1, B2. Ứng với mỗi kịch bản gốc lại là một họ các kịch

bản tương ứng. Ở đây chỉ đề cập đến 3 kịch bản A2, B1, B2 là 3 kịch bản có khả năng

xẩy ra nhất.

- Kịch bản gốc A2 và họ của nó mô phỏng một thế giới rất không đồng nhất. Chủ

đề chính là mối liên hệ và sự bảo toàn tính đồng nhất theo vùng. Mô hình phát triển giữa

các vùng hội tụ chậm, kết quả là tốc độ tăng dân số cao. Phát triển kinh tế theo vùng, tốc

độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người và sự thay đổi kỹ thuật chậm và phân tán hơn

các kịch bản gốc khác.

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

29

- Kịch bản gốc B1 và họ của nó mô phỏng một thế giới hội tụ với tốc độ tăng dân số

thấp như kịch bản gốc A1 nhưng cấu trúc kinh tế thay đổi nhanh tiến tới một nền kinh tế

thông tin và phục vụ với cường độ tiêu hao vật tư giảm; nền kỹ thuật sạch và khai thác

hiệu quả tài nguyên được thiết lập. Vấn đề quan trọng là tính bền vững đối với các giải

pháp kinh tế, xã hội và môi trường, bảo đảm sự cân bằng nhưng không làm thay đổi khí

hậu.

- Kịch bản gốc B2 và họ của nó mô phỏng một thế giới trong đó nhấn mạnh các giải

pháp kinh tế, xã hội và môi trường bảo đảm tính bền vững. Đó là một thế giới có sự tăng

dân số vừa phải, mức độ phát triển kinh tế trung bình và một sự thay đổi kỹ thuật không

nhanh bằng và đa dạng hơn so với B1 và A1. Trong đó kịch bản cũng hướng tới sự bảo

vệ môi trường và công bằng xã hội nhưng là ở mức vùng và địa phương.

b. Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH

Hàng loạt phương pháp đã được sử dụng nhằm xây dựng kịch bản BĐKH cho cho

quy mô nhỏ như ứng dụng các phần mềm SDSM, SIMCLIM, ứng dụng phương pháp chi

tiết hoá thống kê, khai thác sản phẩm của các mô hình động lực toàn cầu, khu vực,… Sau

đây sẽ giới thiệu sơ lược về các phưong pháp cũng như sản phẩm mang tính minh hoạ.

Ứng dụng phần mềm SDSM

SDSM là một công cụ hỗ trợ, đánh giá sự thay đổi khí hậu ở quy mô địa phương

bằng cách sử dụng kỹ thuật downscaling thống kê.

Cấu trúc hoạt động của SDSM như sau:

- Kiểm soát chất lượng và chuyển đổi dữ liệu thống kê;

- Kiểm tra các nhân tố dự báo;

- Hiệu chỉnh mô hình;

- Tổ hợp các dữ liệu hiện tại bằng các nhân tố trong quan trắc;

- Đưa đầu ra của mô hình lên công cụ đồ họa;

- Tổ hợp các dự tính khí hậu tương lai (kịch bản BĐKH).

Hình 10: Giao diện phần mềm SDSM

Ứng dụng phần mềm SIMCLIM

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

30

SIMCLIM có 2 chức năng chính đó là chức năng tạo các kịch bản (Scenarios

Generation) và chức năng đánh giá tác động (Impact model).

Chức năng tạo kịch bản: dựa trên sản phẩm của các mô hình toàn cầu (GCM) theo

từng kịch bản và chuỗi số liệu của các yếu tố khí hậu, mực nước biển dâng ở các địa

phương, phần mềm SIMCLIM có thể tạo các kịch bản về các yếu tố khí hậu và mực nước

biển dâng cho các địa phương đó. Phương pháp chính được sử dụng là thống kê kết hợp

với các công cụ đồ họa. Các yếu tố khí hậu bao gồm: lượng mưa, nhiệt độ (trung bình,

cực trị) và các yếu tố khác như độ ẩm, gió,…

Hình 11: Giao diện phần mềm SIMCLIM

Sản phẩm của 21 mô hình hoàn lưu chung khí quyển được tích hợp trong mô hình

SIMCLIM và có sẵn trong cơ sở dữ liệu của tổ chức PCMDI (http://www-

pcmdi.llnl.gov/).

Chức năng đánh giá tác động bao gồm:

Đánh giá tác động lên môi trường nước: được thể hiện thông qua các tính toán

cân bằng nước. Mô hình tính toán sự khác nhau giữa lượng mưa và bốc hơi tiềm năng.

Đầu vào của mô hình là nhiệt độ trung bình, lượng mưa và bức xạ mặt trời,… và đầu ra là

giá trị cân bằng nước.

Đánh giá tác động lên nông nghiệp: sử dụng các tính toán nhiệt – ngày (degree -

day) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp.

Đánh giá tác động xói lở bờ và tổng lượng nước.

Phương pháp chi tiết hóa thống kê

Downscaling là một phương pháp để thu thập những thông tin khí hậu hoặc BĐKH

phân giải cao từ mô hình khí hậu toàn cầu (GCMs) có độ phân giải tương đối thô. Mặc dù

GCM ngày càng được hoàn thiện trên phạm vi không gian và thời gian, tuy nhiên vẫn

chưa đảm bảo để đánh giá tác động của BĐKH cho một khu vực nhỏ, có sự khác nhau

quan trọng giữa thực tế với mô phỏng của các mô hình GCM như điều kiện quy mô nhỏ

như địa hình, mặt đệm có ảnh hưởng lớn đến khí hậu địa phương nhưng ít được thể hiện

trong GCM.

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

31

Chi tiết hóa thống kê (Statistical Downscaling) là công cụ phát triển mối quan hệ

định lượng giữa các biến khí quyển quy mô lớn, đóng vai trò là các nhân tố dự báo

(NTDB) và các biến lớp bề mặt của địa phương - đối tượng dự báo (ĐTDB). Cho đến nay

chi tiết hóa thống kê đã phát triển khá mạnh trong dự báo nói chung, dự báo hạn dài

(DBHD) nói riêng. Ứng dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê vào xây dựng các kịch

bản về BĐKH được coi như một trường hợp đặc biệt trong dự báo hạn dài. Phát triển

phương pháp chi tiết hóa thống kê trong lĩnh vực xây dựng các kịch bản BĐKH đang

được sự quan tâm ở nhiều nước trong những năm gần đây. Có 3 phương pháp được nêu

ra trong phương pháp chi tiết hóa thống kê:

Các mô hình hồi quy (Regression models);

Các sơ đồ phân loại thời tiết (Weather Classification schemes hoặc Weather

Typing);

Các "máy" tạo thời tiết (Weather Generators);

Trong các nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nói chung, xây dựng các kịch bản

BĐKH nói riêng, có 2 phương pháp tiếp cận được sử dụng:

Phương pháp "Thống kê từ đầu ra của mô hình" (Model Output Statistics -

MOS). Phương pháp này sử dụng đầu ra của mô hình trong quá khứ kết hợp với số liệu

quan trắc tương ứng của các trạm để xây dựng mô hình hồi quy, chuyển các kịch bản có

được từ các mô hình này cho tương lai về các khu vực nghiên cứu.

Phương pháp Perfect Prognosis. Phương pháp này sử dụng số liệu "Phân tích lại"

kết hợp với nguồn số liệu quan trắc tương ứng để thiết lập mô hình. Do nguồn số liệu tái

phân tích được coi là nguồn số liệu gần thực tế tương tự như số liệu quan trắc nên mối

quan hệ tạo ra giữa chúng gần với quan hệ thực. Dùng mối liên hệ này để chuyển tải các

kết quả dự báo trong tương lai là không thật tương thích. Vì thế phải giả thiết rằng kết

quả được dự báo sau này là hoàn hảo (perfect) tương tự như số liệu "Tái phân tích". Đó là

lý do gọi phương pháp này là "Dự báo hoàn hảo". Trong thực tế, khi chỉ có số liệu dự báo

hay ở đây là các kịch bản BĐKH cho tương lai, mà không có được các kết quả đã tích luỹ

hay mô phỏng cho quá khứ thì PP là phương pháp tất yếu phải dùng.

Khi xây dựng và lựa chọn hàm chuyển cần đánh giá mức độ tin cậy và tiêu chí để

lựa chọn. Tùy theo độ dài và đặc điểm của các chuỗi số liệu tham gia vào quá trình phát

triển mô hình để chọn phương pháp tạo và kiểm chứng mô hình thích hợp.

Ứng dụng sản phẩm của mô hình AGCM/MRI (Nhật Bản)

Mô hình AGCM/MRI được Viện Nghiên cứu Khí tượng Nhật Bản và Cục Khí

tượng Nhật Bản (JMA) phát triển. Mô hình này là sự kết hợp giữa mô hình dự báo thời

tiết thời đoạn ngắn với mô hình khí hậu thế hệ mới mô phỏng khí hậu thời gian dài tại

MRI.

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

32

Mô hình độ phân giải 20km và 60km được chạy bằng hệ thống mô phỏng trái đất

(Earth Simulator) tại Cục Công nghệ và khoa học Trái đất - Đại dương, Nhật Bản (Japan

Agency for Marine-Earth Science and Technology (JAMSTEC)). Earth Simulator là siêu

máy tính tốc độ nhanh nhất trên thế giới từ năm 2002-2004 với dung lượng 35,86.

Hình 12: Hệ thống Earth Simulator và mô tả kịch bản BĐKH của mô hình AGCM/MRI

Mô hình AGCM/MRI dùng số liệu 25 năm từ năm 1979 - 2003 để mô phỏng khí

hậu quá khứ nhằm tính toán các đặc trưng khí hậu cho thời kỳ cơ sở. Tương lai gần được

mô tả từ 2015 đến 2039 (25 năm) và tương lai xa được mô phỏng từ 2075 đến 2099 (25

năm). Sản phẩm của mô hình gồm khoảng 70 yếu tố khí hậu theo kịch bản phát thải trung

bình A1B.

Ứng dụng mô hình PRECIS của Trung tâm Hadley – Vương quốc Anh

PRECIS (Providing Regional Climates for Impacts Studies) là mô hình động lực

khí hậu khu vực, được xây dựng bởi Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Toàn cầu Hadley và

có thể chạy trên máy tính cá nhân (PC) nhằm phục vụ việc xây dựng các kịch bản biến

đổi khí hậu cho khu vực nhỏ. Tiền thân của mô hình PRECIS là mô hình HadRM3P xây

dựng từ năm 1991 và được phát triển, cải tiến để dự tính biến đổi khí hậu. Vị trí của mô

hình PRECIS trong bài toán chi tiết hóa động lực được mô tả ở hình dưới.

Hình 13: Mô tả vị trí của mô hình PRECIS và giao diện mô hình

Mô hình sử dụng hệ tọa độ Lai (Hybrid, η) gồm 19 mực thẳng đứng với mỗi mực η,

k (k = 1, ..., 19) xác định bởi sự kết hợp tuyến tính giữa độ cao địa hình và các mực khí

áp. Lưới ngang của mô hình là lưới xen kẽ, các biến vô hướng như nhiệt độ, khí áp, độ

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

33

ẩm được xác định tại tâm ô lưới còn các thành phần gió được xác định tại các điểm nút

lưới. PRECIS sử dụng phép chiếu cực quay, đảm bảo cho sự ổn định mô hình mà không

cần tới phép lọc phi vật lí.

Hệ phương trình trong mô hình được giải bằng phương pháp số 3 chiều. Mô hình

mô phỏng các biến riêng biệt, khoảng cách giữa các lưới và thời gian là như nhau. Sự

thay đổi của áp suất, gió, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác tuân theo 3 định luật bảo

toàn chính: định luật bảo toàn mô men động lượng, bảo toàn khối lượng và định luật bảo

toàn năng lượng. Chuyển động thẳng đứng còn chịu ảnh hưởng của lực gradient khí áp và

lực trọng trường. Tuy nhiên trong mô phỏng của PRECIS vận tốc và gia tốc thẳng đứng

của các yếu tố là rất nhỏ, do đó được bỏ qua.

Các sơ đồ tham số hóa vật lí trong mô hình bao gồm: sơ đồ mây và giáng thủy; Sơ

đồ bức xạ; Sơ đồ sol khí; Sơ đồ lớp biên; Sơ đồ bề mặt đất; Sơ đồ sóng trọng trường.

Điều kiện biên xung quanh được lấy từ mô hình toàn cầu hoặc dữ liệu phân tích,

bao gồm gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất bề mặt,… Có khoảng hơn 100 biến khí tượng có

thể khai thác từ sản phẩm của mô hình, trong đó nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất

bề mặt và lượng mưa theo ngày, tháng, năm được đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng các

kịch bản BĐKH.

Miền tính cho Việt Nam được xây dựng với phạm vi không gian trong khoảng: 4N-

36ºN, 93-120ºE, độ phân giải ngang 25x25km. Kích thước lưới tính: 140x160 nút lưới.

Mô hình được thiết kế chạy cho 2 thời kỳ: 1) Thời kỳ cơ sở (baseline), được lựa

chọn theo 2 phương án là 1961-1990 và 1980-1999, và 2) Thời kỳ tương lai, được lựa

chọn là thời kỳ 2000-2100 đối với các kịch bản phát thải trung bình và cao. Các mốc thời

gian trong tương lai được xác định theo khoảng 20 năm một: 2000-2019, 2020-2039,

2040-2059, 2060-2079 và 2080-2100. Ở đây, các tính toán được thực hiện trung bình cho

các thời kỳ này và so sánh với kết quả mô phỏng trong thời kỳ cơ sở của mô hình để thu

được các mức thay đổi của các yếu tố khí hậu trong tương lai.

Như đã nêu ở trên, trong phương pháp chi tiết hóa thống kê sự phù hợp của các

hàm chuyển được nhận định thông qua độ lớn của hệ số tương quan tuyến tính giữa nhiệt

độ, lượng mưa mô phỏng, phân tích bằng mô hình toàn cầu và quan trắc ở Việt Nam. Kết

quả khảo sát cho thấy mối quan hệ của nhiệt độ trung bình tháng giữa số liệu quan trắc và

số liệu tái phân tích tại cùng một trạm khá chặt chẽ. Hầu hết các tháng có hệ số tương

quan > 0,6. Với mối quan hệ này ta có thể sử dụng một cách đơn giản hàm hồi quy tuyến

tính 1 biến làm hàm chuyển. Tuy nhiên, đối với lượng mưa thì phương trình hàm chuyển

không đủ tin cậy, do vậy, biến đổi lượng mưa của mô hình toàn cầu được sử dụng trực

tiếp không thông qua hàm chuyển.

c. Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ ở tất cả các trạm trên lưu vực sông Lô đều có xu hướng tăng lên ở cả 3

kịch bản biến đổi khí hậu.

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

34

Theo kịch bản A2, trong giai đoạn từ 2020 đến 2099 nhiệt độ trung bình năm tăng

so với thời kỳ nền trung bình 2,8ºC, nhiệt độ trung bình mùa mưa tăng 3,0ºC trong khi

nhiệt độ trung bình mùa khô tăng 2,5ºC.

Theo kịch bản B1, nhiệt độ trung bình năm ở thời kỳ 2080-2099 tăng trung bình

1,7ºC so với thời kỳ nền; mùa mưa tăng khoảng 1,8ºC; mùa khô tăng trung bình 1,5ºC.

Theo kịch bản B2, xu thế của nhiệt độ cũng tương tự như kịch bản A2 và B1, tuy

nhiên không tăng mạnh như kịch bản A2 nhưng tăng nhiều hơn kịch bản B1. So giai đoạn

2080-2099 với thời kỳ nền ở nhiệt độ trung bình năm, trung bình mùa mưa và trung bình

mùa khô cho thấy mức tăng lần lượt như sau: 2,3ºC, 2,5ºC và 2,1ºC. Chi tiết về sự thay

đổi của nhiệt độ trung bình năm tại các trạm trên sông Lô được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ nền tại các trạm

Đơn vị: ºC

Kịch bản Giai đoạn Chiêm Hóa Hàm Yên Tuyên Quang Phú Hộ Việt Trì Hà Giang

A2

2030-2039 0,8 0,9 0,8 0,9 0,9 0,8

2040-2059 1,3 1,4 1,4 1,5 1,4 1,2

2060-2079 1,9 2 2,0 2,2 2,1 1,8

2080-2099 2,6 2,8 2,7 3,0 3,0 2,5

B2

2030-2039 0,7 0,7 0,7 0,8 0,8 0,7

2040-2059 1,3 1,3 1,3 1,4 1,4 1,2

2060-2079 1,8 1,9 1,9 2,,0 2,0 1,7

2080-2099 2,2 2,2 2,3 2,6 2,5 2,1

B1

2030-2039 0,7 0,7 0,7 0,8 0,7 0,7

2040-2059 1,1 1,2 1,2 1,3 1,3 1,1

2060-2079 1,5 1,5 1,5 1,7 1,6 1,4

2080-2099 1,6 1,6 1,6 1,8 1,8 1,5

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM CHIÊM HÓA

A2

B2

B1

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM HÀM YÊN

A2

B2

B1

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

35

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM TUYÊN QUANG

A2

B2

B1

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM PHÚ HỘ

A2

B2

B1

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

4.00

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM VIỆT TRÌ

A2

B2

B1

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100Nhiệt độ (ºC

)Năm

XU THẾ TĂNG CỦA NHIỆT ĐỘ Ở

TRẠM HÀ GIANG

A2

B2

B1

Hình 14: Sự thay đổi của nhiệt độ theo các kịch bản BĐKH A2, B2, B1 tại các trạm

d. Kịch bản BĐKH đối với lượng mưa

Lượng mưa năm tại tất cả các trạm đều có xu hướng tăng lên ở cả 3 kịch bản A2,

B1, B2. Tuy nhiên, lượng mưa không tăng đều ở tất cả các tháng mà có xu hướng tăng

lên rất mạnh vào mùa mưa và giảm vào mùa khô.

Về lượng mưa mùa khô, lượng mưa giảm mạnh vào các tháng I (giảm so với thời

kỳ nền trung bình 18,7% ở kịch bản A2, 17,5% ở kịch bản B2 và 15,8% ở kịch bản B1),

tháng III (giảm trung bình so với thời kỳ nền 8,8% ở kịch bản A2, 8,0% ở kịch bản B2 và

4,9% ở kịch bản B1), giảm nhẹ vào tháng IV (so với thời kỳ nền lượng mưa giảm trung

bình theo các kịch bản A2, B2, B1 lần lượt vào khoảng 3,3%, 3,1% và 2,9%). Tuy nhiên,

vào các tháng đầu và cuối mùa khô (V,XI,XII) lại có xu hướng tăng lên, vào tháng XI

tăng trung bình 6,7%, 6,3% và 6,2% so với thời kỳ nền ở các kịch bản A2, B2 và B1;

tháng XII tăng khá mạnh vào khoảng trung bình 20,8%, 19,3% và 15,9% ở các kịch bản

A2, B2, B1; tương tự như vậy, tháng V có lượng mưa tăng nhẹ ở các kịch bản A2, B2, B1

vào khoảng 1,3%, 1,2% và 1,1%.

Về mùa mưa, lượng mưa có xu hướng tăng ở hầu hết các tháng mùa mưa, đặc biệt

tăng mạnh vào tháng VII, VIII, nhưng giảm đi vào giai đoạn cuối của mùa mưa (tháng

X). Chi tiết về sự thay đổi của lượng mưa tại các trạm trên lưu vực sông Lô được trình

bày trong Bảng 4.

Bảng 4: Sự thay đổi của lượng mưa năm tại các trạm trên sông Lô so với thời kỳ nền

Đơn vị: %

Kịch bản Giai đoạn Chiêm Hóa Hàm Yên Tuyên Quang Phú Hộ Việt Trì Hà Giang

A2 2030-2039 1,3 1,4 1,6 0,6 1,3 2,5

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

36

2040-2059 2,3 2,4 2,7 0,9 2,2 4,0

2060-2079 3,3 3,5 3,9 1,3 3,1 6,0

2080-2099 4,6 4,9 5,3 1,9 4,3 8,6

B2

2030-2039 1,2 1,3 1,4 0,5 1,2 2,3

2040-2059 2,2 2,3 2,5 0,9 2,0 4,0

2060-2079 3,1 3,3 3,6 1,2 2,9 5,8

2080-2099 3,9 4,1 4,4 1,5 3,6 7,2

B1

2030-2039 1,2 1,2 1,3 0,5 1,1 2,2

2040-2059 2,0 2,1 2,3 0,8 1,9 3,8

2060-2079 2,5 2,7 2,9 1,0 2,3 4,8

2080-2099 2,7 2,9 3,1 1,1 2,5 5,1

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM CHIÊM HÓA

A2

B2

B1

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM HÀM YÊN

A2

B2

B1

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM TUYÊN QUANG

A2

B2

B1

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Lượng m

ưa (%

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM PHÚ HỘ

A2

B2

B1

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Lượng m

ưa (%

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM VIỆT TRÌ

A2

B2

B1

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

10.0

2020-0239 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Nhiệt độ (ºC

)

Năm

XU THẾ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA Ở

TRẠM HÀ GIANG

A2

B2

B1

Hình 15: Sự thay đổi của lượng mưa theo các kịch bản BĐKH A2, B2, B1 tại các trạm

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

37

Xét lượng mưa trung bình năm từng thời kỳ, so với giai đoạn nền, lượng mưa trung

bình năm các giai đoạn trong tương lai có xu hướng tăng lên rõ rệt, giai đoạn sau tăng

nhanh hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn 2020-2059, sự khác biệt giữa các kịch bản là

không nhiều, kịch bản A2 tăng so với giai đoạn nền là 2,4%, kịch bản B2 là 2,3% và B1

là 2,3%; đến giai đoạn 2060-2099, kịch bản A2 có sự gia tăng mạnh mẽ hơn so với kịch

bản B1 và B2 với lượng tăng trung bình là 4,9%, trong khi kịch bản B2 và B1 tương ứng

là 4,1% và 2,9%.

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

38

CHƯƠNG III: CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ

3.1. Mô hình thủy văn

Để phục vụ cho tính toán, phân tích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên tài

nguyên nước trên lưu vực sông Lô theo các kịch bản biến đổi khí hậu, luận văn đã sử

dụng mô hình mưa dòng chảy để tính toán dòng chảy đến trên toàn bộ lưu vực nhằm làm

cung cấp tài liệu đầu vào cho các mô hình khác. Mô hình NAM đã được lựa chọn mô

phỏng dòng chảy trên lưu vực.

3.1.1. Khái quát về mô hình NAM

Mô hình NAM được xây dựng tại Khoa Thuỷ văn Viện Kỹ thuật Thuỷ động lực và

Thuỷ lực thuộc Đại học Kỹ thuật Đan Mạch năm 1982. NAM là chữ viết tắt của cụm từ

tiếng Đan Mạch “Nedbør - Afstrømnings - Models” có nghĩa là mô hình mưa rào dòng

chảy. Trong mô hình NAM, mỗi lưu vực được xem là một đơn vị xử lý, do đó các thông

số và các biến là đại diện cho các giá trị được trung bình hóa trên toàn lưu vực. Mô hình

tính quá trình mưa-dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lượng ẩm trong năm bể chứa

riêng biệt có tương tác lẫn nhau.

Cấu trúc mô hình NAM được xây dựng trên nguyên tắc các hồ chứa theo chiều

thẳng đứng và các hồ chứa tuyến tính, gồm có 5 bể chứa theo chiều thẳng đứng:

Bể chứa tuyết tan: được kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt độ. Đối với điều kiện

khí hậu nhiệt đới ở nước ta thì không xét đến bể chứa này;

Bể chứa mặt: lượng nước ở bể chứa này bao gồm lượng nước mưa do lớp phủ thực

vật chặn lại, lượng nước đọng lại trong các chỗ trũng và lượng nước trong tầng sát mặt.

Giới hạn trên của bể chứa này được ký hiệu bằng Umax;

Bể chứa tầng dưới: là vùng đất có rễ cây nên cây cối có thể hút nước cho bốc,

thoát hơi. Giới hạn trên của lượng nước trong bể chứa này được ký hiệu là Lmax, lượng

nước hiện tại được ký hiệu là L và tỷ số L/Lmax biểu thị trạng thái ẩm của bể chứa;

Bể chứa nước ngầm tầng trên.

Bể chứa nước ngầm tầng dưới.

Mưa hoặc tuyết tan đều đi vào bể chứa mặt. Lượng nước (U) trong bể chứa mặt liên

tục cung cấp cho bốc hơi và thấm ngang thành dòng chảy sát mặt. Khi U đạt đến Umax,

lượng nước thừa là dòng chảy tràn trực tiếp ra sông và một phần còn lại sẽ thấm xuống

các bể chứa tầng dưới và bể chứa ngầm.

Nước trong bể chứa tầng dưới liên tục cung cấp cho bốc thoát hơi và thấm xuống bể

chứa ngầm. Lượng cấp nước ngầm được phân chia thành hai bể chứa: tầng trên và tầng

dưới, hoạt động như các hồ chứa tuyến tính với các hằng số thời gian khác nhau. Hai bể

chứa này liên tục chảy ra sông tạo thành dòng chảy cơ bản.

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

39

Dòng chảy tràn và dòng chảy sát mặt được diễn toán qua một hồ chứa tuyến tính

thứ nhất, sau đó các thành phần dòng chảy được cộng lại và diễn toán qua hồ chứa tuyến

tính thứ hai. Cuối cùng cũng thu được dòng chảy tổng cộng tại cửa ra.

3.1.2. Các thông số cơ bản của mô hình NAM

Mô hình có các thông số cơ bản sau:

Bảng 5: Các thông số của mô hình NAM

Thông số mô hình Mô tả

Lmax

Lượng nước tối đa trong bể chứa tầng rễ cây. Lmax có thể gọi là

lượng ẩm tối đa của tầng rễ cây để thực vật có thể hút để thoát hơi

nước.

Umax

Lượng nước tối đa trong bể chứa mặt. Lượng trữ này có thể gọi là

lượng nước để điền trũng, rơi trên mặt thực vật, vàchứa trong vài

cm của bề mặt của đất.

CQOF Hệ số dòng chảy mặt (0 ≤ CQOF ≤ 1). CQOF quyết định sự phân phối

của mưahiệu quả cho dòng chảy ngầm và thấm.

TOF Giá trị ngưỡng của dòng chảy mặt (0 ≤ TOF ≤ 1). Dòng chảymặt chỉ

hình thành khi lượng ẩm tương đối của đất ở tầng rễcây lớn hơn TOF.

TIF

Giá trị ngưỡng của dòng chảy sát mặt (0 ≤ TOF ≤ 1). Dòng chảy sát

mặt chỉ được hình thành khi chỉ số ẩm tương đối củatầng rễ cây lớn

hơn TIF.

TG

Giá trị ngưỡng của lượng nước bổ sung cho dòng chảy ngầm (0 ≤

TOF ≤ 1).Lượng nước bổ sung cho bể chứa ngầm chỉ được hình

thành khi chỉ số ẩm tương đối của tầng rễ cây lớn hơn TG.

CKIF

Hằng số thời gian của dòng chảy sát mặt. CKIF cùng với Umax quyết

định dòng chảy sát mặt. Nó chi phối thông số diễn toán dòng chảy

sát mặt CKIF >> CK12.

CK12

Hằng số thời gian cho diễn toán dòng chảy mặt và sát mặt.Dòng chảy

mặt và dòng chảy sát mặt được diễn toán theo cácbể chứa tuyến tính

theo chuỗi với cùng một hằng số thời gian CK12.

CKBF

Hằng số thời gian dòng chảy ngầm. Dòng chảy ngầm từ bể chứa

ngầm được tạo ra sử dụng mô hình bể chứa tuyến tínhvới hằng số

thời gian CKBF.

3.1.3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả mô hình

Lượng trữ bề mặt

Lượng ẩm bị giữ lại bởi thực vật cũng như được trữ trong các chỗ trũng trên tầng

trên cùng của bề mặt đất được coi là lượng trữ bề mặt. Umax biểu thị giới hạn trên của

tổng lượng nước trong lượng trữ bề mặt. Tổng lượng nước U trong lượng trữ bề mặt liên

tục bị giảm do bốc hơi cũng như do thấm ngang. Khi lượng trữ bề mặt đạt đến mức tối

đa, một lượng nước thừa PN sẽ gia nhập vào sông với vai trò là dòng chảy tràn trong khi

lượng còn lại sẽ thấm vào tầng thấp bên dưới và tầng ngầm.

Lượng trữ tầng thấp hay lượng trữ tầng rễ cây

Độ ẩm trong tầng rễ cây, lớp đất bên dưới bề mặt đất, tại đó thực vật có thể hút

nước để bốc thoát hơi đặc trưng cho lượng trữ tầng thấp. Lmax biểu thị giới hạn trên của

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

40

tổng lượng nước trữ trong tầng này. Độ ẩm trong lượng trữ tầng thấp cung cấp cho bốc

thoát hơi thực vật. Độ ẩm trong tầng này điều chỉnh tổng lượng nước gia nhập vào lượng

trữ tầng ngầm, thành phần dòng chảy mặt, dòng sát mặt và lượng gia nhập lại.

Bốc thoát hơi nước

Nhu cầu bốc thoát hơi đầu tiên được thoả mãn từ lượng trữ bề mặt với tốc độ tiềm

năng. Nếu lượng ẩm U trong lượng trữ bề mặt nhỏ hơn yêu cầu (U < Ep) thì phần còn

thiếu được coi rằng là do các hoạt động của rễ cây rút ra từ lượng trữ tầng thấp theo tốc

độ thực tế Ea. Ea tương ứng với lượng bốc hơi tiềm năng và biến đổi tuyến tính theo quan

hệ lượng trữ ẩm trong đất, L/Lmax, của lượng trữ ẩm tầng thấp.

max

( )a p

LE E U

L

Dòng chảy mặt

Khi lượng trữ bề mặt vượt qua giới hạn trên của bể chứa mặt, U > Umax, thì lượng

nước thừa PN sẽ gia nhập vào thành phần dòng chảy mặt. Thông số QOF đặc trưng cho

phần nước thừa PN đóng góp vào dòng chảy mặt. Nó được giả thiết là tương ứng với PN

và biến đổi tuyến tính theo quan hệ lượng trữ ẩm đất, L/Lmax, của lượng trữ ẩm tầng thấp.

maxax

ax

/Õu /

1

0 Õu /

OF

OF N m OF

OFOF

m OF

L L TCQ P n L L T

TQ

n L L T

Trong đó: CQOF: hệ số dòng chảy tràn trên mặt đất (0 ≤ CQOF ≤ 1),

TOF : giá trị ngưỡng của dòng chảy tràn (0 ≤ TOF ≤ 1).

Phần lượng nước thừa PN không tham gia vào thành phần dòng chảy tràn sẽ thấm

xuống lượng trữ tầng thấp. Một phần trong đó, ∆L, của nước có sẵn cho thấm, (PN-

QOF), được giả thiết sẽ làm tăng lượng ẩm L trong lượng trữ ẩm tầng thấp. Lượng ẩm

còn lại, G, được giả thiết sẽ thấm sâu hơn và gia nhập lại vào lượng trữ tầng ngầm.

Dòng chảy sát mặt

Sự đóng góp của dòng chảy sát mặt, QIF, được giả thiết là tương ứng với U và biến

đổi tuyến tính theo quan hệ lượng chứa ẩm của lượng trữ tầng thấp.

1 maxax

ax

/( ) Õu /

1

0 Õu /

IFIF m IF

IFIF

m IF

L L TCK U n L L T

TQ

n L L T

Trong đó CKIF là hằng số thời gian dòng chảy sát mặt và TIF là giá trị ngưỡng tầng

rễ cây của dòng sát mặt (0 ≤ TIF ≤ 1).

Diễn toán dòng chảy mặt và dòng sát mặt:

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

41

Dòng sát mặt được diễn toán qua chuỗi hai hồ chứa tuyến tính với cùng một hằng

số thời gian CK12. Diễn toán dòng chảy mặt cũng dựa trên khái niệm hồ chứa tuyến tính

nhưng với hằng số thời gian có thể biến đổi.

12 min

12 min

min

Õu OF <

Õu OF <

CK n OF

CK OFCK n OF

OF

Trong đó OF là dòng chảy tràn (mm/giờ) OFmin là giới hạn trên của diễn toán

tuyến tính (= 0,4mm/giờ), và β = 0,4. Hằng số β = 0,4 tương ứng với việc sử dụng công

thức Manning để mô phỏng dòng chảy mặt.

Theo phương trình trên, diễn toán dòng chảy mặt được tính bằng phương pháp sóng

động học, và dòng chảy sát mặt được tính theo mô hình NAM như dòng chảy mặt (trong

lưu vực không có thành phần dòng chảy mặt) được diễn toán như một hồ chứa tuyến tính.

Lượng gia nhập nước ngầm

Tổng lượng nước thấm G gia nhập vào lượng trữ nước ngầm phụ thuộc vào độ ẩm

chứa trong đất trong tầng rễ cây.

maxmax

max

/( ) Õu /

1

0 Õu /

G

N OF G

G

G

L L TP Q n L L T

TG

n L L T

Trong đó TG là giá trị ngưỡng của tầng rễ cây đối với lượng gia nhập nước ngầm (0

≤ TG ≤ 1).

Độ ẩm chứa trong đất

Lượng trữ tầng thấp biểu thị lượng nước chứa trong tầng rễ cây. Sau khi phân chia

mưa giữa dòng chảy mặt và dòng thấm xuống tầng ngầm, lượng nước mưa còn lại sẽ

đóng góp vào lượng chứa ẩm (L) trong lượng trữ tầng thấp một lượng ∆L.

N OF

L P Q G

Dòng chảy cơ bản

Dòng chảy cơ bản BF từ lượng trữ tầng ngầm được tính toán như dòng chảy ra từ

một hồ chứa tuyến tính với hằng số thời gian CKBF.

3.1.4. Dữ liệu đầu vào

Số liệu khí tượng: Bao gồm số liệu bốc hơi tiềm năng và số liệu mưa ngày.

Số liệu thủy văn: Tất cả số liệu lưu lượng trung bình ngày đến năm 2000 của 7 trạm

thủy văn chính trên hệ thống sông được thu thập để làm cơ sở cho hiệu chỉnh và kiểm

định mô hình.

Chuỗi số liệu quan trắc KTTV trên hệ thống sông Lô thu thập được khá đồng bộ từ

1980- 2000 với số liệu của 16 trạm khí tượng.

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

42

Bảng 6: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trong mô hình NAM

STT Trạm Vĩ độ Kinh độ

Độ

cao Thời kỳ

quan trắc Độ Phút Độ Phút (m)

1 Bảo Lạc 22 57 105 40 258 1961-2012

2 Hà Giang 22 49 104 59 118 1957-2012

3 Hoàng Su Phì 22 45 104 40 553 1961-2012

4 Bắc Mê 22 44 105 22 74 1964-2012

5 Bắc Hà 22 32 104 17 957 1961-2012

6 Bắc Quang 22 29 104 52 74 1961-2012

7 Chợ Rã 22 27 105 43 210 1961-2012

8 Chiêm Hoá 22 09 105 16 50 1961-2012

9 Lục Yên 22 05 104 43 4 1961-2012

10 Hàm Yên 22 04 105 02 47 1961-2012

11 Tuyên Quang 21 49 105 13 42 1960-2012

12 Phú Hộ 21 27 105 14 36 1962-2012

13 Việt Trì 21 18 105 25 17 1961-2012

14 Lào Cai 22 30 103 57 99 1955-2012

15 Sa Pa 22 20 103 50 1570 1957-2012

16 Yên Bái 21 42 104 52 56 1956-2012

3.1.5. Dữ liệu đầu ra của mô hình

Dữ liệu đầu ra của mô hình bao gồm giá trị lưu lượng trung bình ngày tại các trạm

thủy văn chính trên lưu vực, các tiểu vùng cân bằng nước và một số hồ chứa chính trên

lưu vực phục vụ tính toán cân bằng nước và tính toán thủy lực.

3.1.6. Phân chia lưu vực

Căn cứ vào mạng lưới trạm thủy văn, bản đồ sử dụng nước và bản đồ địa hình

DEM, toàn bộ lưu vực sông Lô được chia làm 7 tiểu lưu vực như sau:

• Lưu vực 1: Lưu vực sông Lô đến trạm thủy văn Đạo Đức;

• Lưu vực 2: Từ trạm thủy văn Đạo Đức đến trạm Hàm Yên;

• Lưu vực 3: Lưu vực sông Gâm đến trạm thủy văn Chiêm Hóa;

• Lưu vực 4: Khu giữa từ trạm Hàm Yên và Chiêm Hóa tới trạm Ghềnh Gà;

• Lưu vực 5: Lưu vực sông Chảy đến trạm thủy văn Bảo Yên;

• Lưu vực 6: Khu giữa từ trạm Bảo Yên đến trạm Thác Bà;

• Lưu vực 7: Khu giữa từ trạm Ghềnh Gà và Thác Bà tới trạm Vụ Quang

3.1.7. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

Đối với các trạm thủy văn trên sông chính, số liệu khí tượng thủy văn được chia

thành 2 chuỗi: chuỗi từ 1980 đến 1990 lấy làm thời đoạn hiệu chỉnh thông số của mô

hình và từ 1991-2000 lấy làm số liệu kiểm định mô hình. Trạm Bảo Yên trên sông Chảy

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

43

sử dụng chuỗi số liệu từ 1982 đến 1990 để hiệu chỉnh và từ 1991 đến 2000 để kiểm định

thông số mô hình.

Các thông số mô hình được xác định theo phương pháp thử sai.

Bảng 7: Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình NAM tại các trạm chính trên sông Lô

TT Trạm Thời kỳ NASH

Hiệu chỉnh Kiểm định Hiệu chỉnh Kiểm định

1 Bảo Yên 1982-1990 1991-2000 0,76 0,70

2 Chiêm Hóa 1980-1990 1991-2000 0,85 0,83

3 Đạo Đức 1980-1990 1991-2000 0,82 0,90

4 Hàm Yên 1980-1990 1991-2000 0,74 0,93

5 Ghềnh Gà 1980-1990 1991-2000 0,86 0,84

6 Vụ Quang 1980-1990 1991-2000 0,90 0,85

Các kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình tại các trạm thủy văn chính trên Sông

Lô đểu đạt mức cho phép (NASH > 0,7). Vì vậy, có thể sử dụng bộ thông số tìm được từ

hiệu chỉnh và kiểm định mô hình để tính toán dòng chảy trên lưu vực sông Lô theo các

kịch bản BĐKH.

a. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM

Hình 16: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Bảo Yên

Hình 17: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Chiêm Hóa

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

44

Hình 18: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Đạo Đức

Hình 19: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Hàm Yên

Hình 20: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Ghềnh Gà

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

45

Hình 21: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Vụ Quang

b. Kết quả kiểm định mô hình NAM

Hình 22: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Bảo Yên

Hình 23: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Chiêm Hóa

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

46

Hình 24: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Đạo Đức

Hình 25: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Hàm Yên

Hình 26: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Ghềnh Gà

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

47

Hình 27: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Vụ Quang

Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho thấy, mô hình NAM mô phỏng khá

tốt quá trình hình thành dòng chảy từ mưa trên lưu vực sông Lô. Vì vậy, có thể sử dụng

bộ thông số tìm được từ quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình để mô phỏng dòng

chảy từ mưa theo các kịch bản BĐKH.

3.2. Mô hình thủy lực

Để mô phỏng thủy lực trên lưu vực sông Lô, mô hình MIKE 11 đã được sử dụng.

3.2.1. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11

a. Hệ phương trình Saint – Venant

Mô hình MIKE 11 là mô hình tính toán mạng sông dựa trên việc giải hệ phương

trình một chiều Saint –Venant, với các giả thiết cơ bản sau đây:

- Chất lỏng (nước) là không nén được và đồng nhất (xem như không có sự khác biệt

về trọng lượng riêng của nước)

- Độ dốc đáy sông (kênh) là tương đối nhỏ

- Chiều dài sóng là tương đối dài so với độ sâu dòng chảy (điều kiện nước nông –

xem rằng tại mọi điểm trong hệ thống, véc-tơ lưu tốc luôn song song với đáy kênh và

không có sự biến đổi của lưu tốc theo phương thẳng đứng, từ đó có thể áp dụng giả thiết

áp suất thủy tĩnh trong kênh)

- Dòng chảy trong hệ thống là dòng chảy êm (có số Froude lớn hơn 1)

Hệ phương trình Saint-Venant bao gồm hai phương trình:

- Phương trình liên tục:

qt

A

x

Q

- Phương trình chuyển động:

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

48

02

2

ARC

QgQ

x

hgA

x

A

Q

t

Q

trong đó: A là diện tích mặt cắt ngang (m2); t là thời gian (s); Q là lưu lượng nước

(m3/s); x là biến không gian; q là lưu lượng gia nhập dọc theo một đơn vị chiều dài sông

(m2/s); g là gia tốc trọng trường (m/s

2); ρ là mật độ của nước (kg/m

3); h là độ sâu dòng

nước (m); R là bán kính thủy lực (m), α là hệ số động lượng, C là hệ số Chezy yR

nC

1

theo Manning y = 1/6.

b. Phương pháp giải

Hệ phương trình Saint – Venant về nguyên lý là không giải được bằng các phương

pháp giải tích, vì thế trong thực tế tính toán người ta phải giải gần đúng bằng cách rời rạc

hóa hệ phương trình. Có nhiều phương pháp rời rạc hóa hệ phương trình, và trong mô

hình MIKE 11, các tác giả đã sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott.

Hình 28 và Hình 29 dưới đây mô tả các cách bố trí sơ đồ Abbott 6 điểm với các phương

trình và các biến trong mặt phẳng x~t.

Hình 28: Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott

Hình 29: Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phằng x~t

Trong phương pháp này, mực nước và lưu lượng dọc theo các nhánh sông được tính

trong hệ thống các điểm lưới xen kẽ như dưới đây (Hình 30).

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

49

Hình 30: Nhánh sông và các điểm lưới xen kẽ

Đối với mạng lưới sông phức tạp, mô hình cho phép giải hệ phương trình cho nhiều

nhánh sông và các điểm tại các phân lưu/nhập lưu. Cấu trúc của các nút lưới ở nhập lưu,

tại đó ba nhánh gặp nhau, thể hiện trong hình sau (Hình 31):

Hình 31: Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu

Hình 32: Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng

Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng được thể hiện trong Hình 32. Tại một điểm

lưới, mối quan hệ giữa biến số Zj (cả mực nước hj và lưu lượng Qj) tại chính điểm đó và

tại các điểm lân cận được thể hiện bằng phương trình tuyến tính sau:

j

n

jj

n

jj

n

jj ZZZ

1

1

11

1

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

50

Từ giờ trở đi ta quy ước các chỉ số dưới của các thành phần trong phương trình biểu

thị vị trí dọc theo nhánh, và chỉ số trên chỉ khoảng thời gian. Các hệ số α, β, γ và δ trong

phương trình trên tại các điểm h và tại các điểm Q được tính bằng sai phân hiện đối với

phương trình liên tục và với phương trình động lượng.

Tất cả các điểm lưới theo phương trình trên được thiết lập. Giả sử một nhánh có n

điểm lưới; nếu n là số lẻ, điểm đầu và cuối trong một nhánh luôn luôn là điểm h. Điều

này làm cho n phương trình tuyến tính có n+2 ẩn số. Hai ẩn số chưa biết là do các

phương trình được đặt tại điểm đầu và điểm cuối h, tại đó Zj-1 và Zj+1 là mực nước, theo

đó phần đầu/cuối của nhánh phân/nhập lưu được liên kết với nhau.

c. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu

Hệ phương trình Saint – Venant khi được rời rạc theo không gian và thời gian sẽ

gồm có số lượng phương trình luôn ít hơn số biến số, vì thế để khép kín hệ phương trình

này cần phải có các điều kiện biên và điều kiện ban đầu.

Trong mô hình MIKE 11, điều kiện biên của mô hình khá linh hoạt, có thể là điều

kiện biên hở hoặc điều kiện biên kín. Điều kiện biên kín là điều kiện tại biên đó không có

trao đổi nước với bên ngoài. Điều kiện biên hở có thể là đường quá trình của mực nước

theo thời gian hoặc của lưu lượng theo thời gian, hoặc có thể là hằng số.

Các điều kiện ban đầu bao gồm mực nước và lưu lượng trên khu vực nghiên cứu.

Thường lấy lưu lượng xấp xỉ bằng 0 còn mực nước lấy bằng mực nước trung bình.

d. Điều kiện ổn định

Để sơ đồ sai phân hữu hạn ổn định và chính xác, cần tuân thủ các điều kiện sau:

Địa hình phải đủ tốt để mực nước và lưu lượng được giải một cách thoả đáng. Giá

trị tối đa cho phép đối với ∆x phải được chọn trên cơ sở này.

Điều kiện Courant dưới đây có thể dùng như một hướng dẫn để chọn bước thời gian

sao cho đồng thời thoả mãn được các điều kiện trên. Điển hình, giá trị của Cr là 10 đến

15, nhưng các giá trị lớn hơn (lên đến 100) đã được sử dụng:

x

gyVtCr

)(

Với V là vận tốc.

Cr thể hiện tốc độ nhiễu động sóng tại nước nông (biên độ nhỏ). Số Courant biểu thị

số các điểm lưới trong một bước sóng phát sinh từ một nhiễu động di chuyển trong một

bước thời gian. Sơ đồ sai phân hữu hạn dùng trong MIKE 11 (sơ đồ 6 điểm Abbott), cho

phép số Courant từ 10- 20 nếu dòng chảy dưới phân giới (số Froude nhỏ hơn 1).

3.2.2. Yêu cầu số liệu đầu vào

a. Mạng lưới sông

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

51

Sơ đồ mạng lưới sông của lưu vực sông Lô được mô phỏng trên mô hình MIKE 11

có giao diện như trên Hình 33

Hình 33: Mạng lưới sông trên mô hình MIKE 11

b. Điều kiện biên

- Biên trên: là quá trình lưu lượng giờ thực đo tại các trạm thuỷ văn khống chế bao

gồm: trạm Thác Bà (Sông Chảy), trạm Hàm Yên (sông Lô), trạm Chiêm Hoá (sông

Gâm), trạm Quảng Cư (sông Phó Đáy).

- Biên dưới: là quá trình mực nước thực đo giờ tại trạm Việt Trì.

c. Tài liệu địa hình lòng dẫn

Tài liệu địa hình được sử dụng trong tính toán là tài liệu thực đo trong khoảng thời

gian từ 1998 – 2000 do Viện Quy hoạch Thuỷ Lợi và Đoàn Khảo sát toàn bộ sông Hồng

(sông Lô là một nhánh của sông Hồng) đo đạc bao gồm 182 mặt cắt. Hệ số nhám được

tính riêng cho từng mặt cắt tuỳ theo điều kiện thực tế của từng mặt cắt theo công thức

kinh nghiệm và thường dao động trong khoảng 0,018-0,045. Trong quá trình hiệu chỉnh

mô hình kết hợp tham khảo thông tin điều tra thực địa.

d. Tài liệu khí tượng thủy văn

Để mô phỏng lũ trên lưu vực sông Lô, số liệu lưu lượng, mực nước các trạm trên

lưu vực các tháng VIII các năm 1996 và 2002 được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định

mô hình.

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

52

Để mô phỏng các trận lũ trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khí hậu, các trận

lũ được thu phóng từ trận lũ lịch sử năm 1996.

3.2.3. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực

Việc hiệu chỉnh thông số mô hình được tiến hành bằng cách điều chỉnh các thông số

mô hình bằng phương pháp thử-sai. Trong trường hợp dòng chảy lũ có hiện tượng tràn

bãi thì trên mỗi mặt cắt còn chia ra nhám lòng dẫn và nhám bãi..

Hình 34: Sơ đồ quá trình hiệu chỉnh bộ thông số mô hình

Quá trình hiệu chỉnh có thể tóm tắt thành các bước sau đây:

Bước 1: Giả thiết bộ thông số, điều kiện ban đầu.

Bước 2: Sau khi đã có bộ thông số giả thiết, tiến hành chạy mô hình.

Bước 3: So sánh kết quả tính toán với số liệu thực đo tại các trạm có số liệu đo đạc

lưu lượng và mực nước.

Việc so sánh này có thể tiến hành bằng trực quan (so sánh hai đường quá trình tính

toán và thực đo trên biểu đồ), đồng thời kết hợp chỉ tiêu NASH để kiểm tra.

2

2

,

,,1

XoiXo

iXsiXoNASH

Xo,i: Giá trị thực đo

Xs,i: Giá trị tính toán hoặc mô phỏng.

Xo : Giá trị thực đo trung bình

Bước 4: Nếu kết quả so sánh tốt thì dừng hiệu chỉnh và lưu bộ thông số. Nếu kết

quả không đạt, tiến hành phân tích đánh giá sai lệch, sau đó tiếp tục hiệu chỉnh lại bộ

thông số.

3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thủy lực cho mùa lũ

a. Kết quả hiệu chỉnh mô hình

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

53

Mô hình được hiệu chỉnh theo số liệu thực đo của trận lũ VIII/1996. Các bước hiệu

chỉnh mô hình được thực hiện như trên Hình 34.

Kết quả hiệu chỉnh thông số của mô hình mô phỏng dòng chảy lũ trên lưu vực sông

Lô được thể hiện như trên Hình 35.

Hình 35: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Vụ Quang – VII/1996

Kết quả hiệu chỉnh tại trạm Vụ Quang (NASH = 0,93) cho thấy với bộ thông số tìm

được, mô hình đã mô phỏng khá tốt dòng chảy lũ trên lưu vực sông Lô.

b. Kết quả kiểm định mô hình

Bộ thông số mô phỏng dòng chảy lũ tìm được trong bước hiệu chỉnh cần được kiểm

tra đối với trận lũ ở thời khoảng khác để xác định độ tin cậy của nó. Trận lũ năm

VIII/2002 được lựa chọn để kiểm định bộ thông số đã tìm được ở bước hiệu chỉnh mô

hình.

Hình 36: Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Vụ Quang – VIII/2002

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

54

Kết quả kiểm định cho thấy có thể sử dụng bộ thông số tìm được để mô phỏng các

trận lũ khác trên lưu vực sông Lô. Chỉ tiêu đánh giá NASH tại trạm Vụ Quang là khá cao

(NASH = 0.92). Đường quá trình thực đo và tính toán được thể hiện như trong Hình 36

cũng cho thấy mô hình bắt khá tốt đường quá trình lũ cũng như giá trị đỉnh lũ và thời gian

xuất hiện đỉnh lũ.

Từ kết quả hiệu chỉnh và kiểm định với kết quả mô phỏng đạt mức tin cậy trong bài

toán thuỷ lực, mô hình MIKE 11 được tiếp tục áp dụng cho bài toán tính toán dòng chảy

lũ cho lưu vực sông Lô theo các kịch bản biển đổi khí hậu.

3.3. Mô hình cân bằng nước

3.3.1. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN

Việc đánh giá tài nguyên nước trong tương lai trên một lưu vực sông cần phải có sự

phân tích tổng hợp và kết quả tính toán cân bằng nước. MIKE BASIN là một công cụ

quản lý tài nguyên nước, hay nói đúng hơn MIKE BASIN là một công cụ tính toán cân

bằng giữa nhu cầu về nước và nước có sẵn theo cách tối ưu nhất, nó hỗ trợ các nhà quản

lý trong việc lựa chọn các kịch bản phát triển, khai thác và bảo vệ nguồn nước phù hợp

trong tương lai.

Tính toán cân bằng nước của lưu vực sông Hồng - Thái Bình dựa trên mô hình

MIKEBASIN trong đó có sử dụng đến mô hình NAM để tính toán dòng chảy đến. Sau

đây chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ về mô hình này.

Có thể đưa ra các kiểu sơ đồ sau đây:

Kết hợp các sông nhỏ vào một nhánh duy nhất ở thượng lưu một điểm lấy nước.

Kết hợp các diện tích tưới nhỏ vào một hệ thống tưới duy nhất với một điểm lấy

nước.

Kết hợp cấp nước thành phố và cấp nước công nghiệp làm một.

Việc lập sơ đồ biểu diễn các hoạt động phát triển ở các mức độ chi tiết mong muốn,

đồng thời kết hợp các nhu cầu nước giống nhau và các nguồn nước nào không cần có sự

phân biệt trong tính toán sau này.

Sơ đồ lưu vực thường có dạng như sau :

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

55

Hình 37: Sơ đồ mô hình MIKE BASIN

Kết quả của mô hình sẽ cho ta thông tin về hoạt động của các hồ chứa và các hộ

dùng nước trong toàn bộ thời gian mô phỏng bao gồm cả mức độ thiếu nước và thời gian

thiếu nước. Hơn nữa liệt dòng chảy tháng tại tất cả các nút cũng được đưa ra cho phép ta

xác định và đánh giá được ảnh hưởng tổng hợp của các công trình cũng như các khu tưới

đối với dòng chảy trong sông.

Kết quả có thể được xem như là chuỗi thời gian tại mỗi nút hoặc chụp nhanh trong

thời gian như tổng quan của một khu vực mô hình toàn bộ trong ArcView. Người sử

dụng có thể tạo một sự mô phỏng hình hoạt và xem hình ảnh địa lý của kết quả đặc biệt

phát triển như thế nào.

3.3.2. Phân khu sử dụng nước

Dựa trên các tài liệu quy hoạch thủy lợi, toàn bộ lưu vực sông Lô được chia thành

15 khu. Chi tiết phân khu được trình bầy trong Phụ lục 1.

3.3.3. Số liệu đầu vào mô hình

a. Sơ đồ hệ thống

Hệ thống sông Lô có 4 khu lớn đó là: Lưu vực sông Chảy, Lô, Gâm và Phó Đáy đi

qua địa bàn 7 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc

Cạn, Vĩnh Phúc.

1. Sông Chảy: bao gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xí Mần (Hà Giang), Bắc Hà,

Mường Khương, Bảo Yên (Lào Cai), Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), 12 xã thuộc

huyện Đoan Hùng (Phú Thọ).

2. Sông Lô: bao gồm các huyện Quản Bạ, Vị Xuyên, TX Hà Giang, Bắc Quang (Hà

Giang), Hàm Yên, 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang).

3. Sông Gâm: bao gồm huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, 13 xã thuộc huyện

Bắc Mê, 1 xã thuộc huyện Vị Xuyên (Hà Giang), Bảo Lâm, Bảo Lạc 3 xã huyện

Nguyên Bình (Cao Bằng), huyện Sơn Dương, Yên Sơn,10 xã thuộc huyện Na

Hang, 26 xã thuộc huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), 14 xã thuộc huyện Đoan

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

56

Hùng, 16 xã thuộc huyện Phong Châu, Tp. Việt Trì (Phú Thọ), huyện Ba Bể, Pắc

Nặm và 3 xã thuộc huyện Ngân Sơn, 3 xã thuộc huyện Chợ Đồn, (Bắc Cạn), 16

xã thuộc huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

4. Sông Phó Đáy: bao gồm 10 xã thuộc huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), 4 xã thuộc

huyện Yên Sơn, 17 xã thuộc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), 22 xã thuộc

huyện Lập Thạch, 8 xã thuộc huyện Tam Đảo, 6 xã thuộc huyện Vĩnh Tường

(Vĩnh Phúc).

Bảng 8: Phân chia khu sử dụng nước trên lưu vực sông Lô

TT Khu Diện tích (km2)

1 Sông Chảy 4612

2 Sông Lô 4133

3 Sông Gâm 10191

4 Sông Phó Đáy 1553

Tổng 20489

Đối với các hồ chứa hiện có trong vùng nghiên cứu, theo nguyên lý mô phỏng của

mô hình MKE BASIN có thể kết hợp các hồ chứa nhỏ vào làm một, như vậy trong sơ đồ

cân bằng nước lưu vực sông Lô giai đoạn hiện trạng sẽ bao gồm có 2 hồ chứa lớn: Tuyên

Quang và Thác Bà. Các hồ chứa nhỏ được gộp lại thành một hồ chứa lớn với các số liệu

về đường đặc tính và dung tích tượng trưng.

b. Số liệu đầu vào

Số liệu khí tượng thủy văn:bao gồm số liệu mưa và bốc hơi tại các trạm trên lưu

vực. Lưu lượng đầu vào cho các khu cân bằng là quá trình dòng chảy thời đoạn từ 1980 -

2000.

Số liệu nhu cầu nước: Nhu cầu nước của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,

công nghiệp, dịch vụ du lịch, sinh hoạt.

Số liệu về hoạt động của hồ chứa: 2 hồ chứa lớn được đưa vào mô hình mô phỏng:

hồ chứa Tuyên Quang và hồ chứa Thác Bà.

3.3.4. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình

Với dòng chảy được tính toán từ mưa thông qua mô hình NAM và số liệu nhu cầu

nước thực tế năm 1995-2000. Luận văn đã tiến hành hiệu chỉnh mô hình năm 1995-1997

và kiểm định mô hình MIKEBASIN với liệt năm 1998-2000.

Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thể hiện qua đường quá trình lưu lượng

tính toán và lưu lượng thực đo tại một số nút kiểm tra có trạm đo đạc. Qua kết quả tính

toán ta thấy quá trình hiệu chỉnh kiểm định mô hình tương đối tốt và được thể hiện như

trong Hình 38 đến Hình 45. Liệt dòng chảy mô phỏng và liệt dòng chảy thực đo tại các

nút kiểm tra tương đối trùng khớp.

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

57

Kết quả hiệu chỉnh trạm Hàm Yên

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

Jan-95

Apr-95

Jul-95

Oct-95

Jan-96

Apr-96

Jul-96

Oct-96

Jan-97

Apr-97

Jul-97

Oct-97

Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

Tính toán

.

Hình 38: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Hàm Yên

Kết quả hiệu chỉnh trạm Chiêm Hoá

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

Jan-95

Mar-9

5

May-9

5

Jul-95

Sep-95

Nov-95

Jan-96

Mar-9

6

May-9

6

Jul-96

Sep-96

Nov-96

Jan-97

Mar-9

7

May-9

7

Jul-97

Sep-97

Nov-97

Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 39: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Chiêm Hóa

Kết quả hiệu chỉnh trạm Ghềnh Gà

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

Jan-95

Apr-95

Jul-95

Oct-95

Jan-96

Apr-96

Jul-96

Oct-96

Jan-97

Apr-97

Jul-97

Oct-97 Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 40: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Ghềnh Gà

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

58

Kết quả hiệu chỉnh trạm Vụ Quang

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Jan-95

Mar-9

5

May-9

5

Jul-95

Sep-95

Nov-95

Jan-96

Mar-9

6

May-9

6

Jul-96

Sep-96

Nov-96

Jan-97

Mar-9

7

May-9

7

Jul-97

Sep-97

Nov-97

Thời gian

Q(m

3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 41: Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Vụ Quang

Kết quả kiểm định trạm Hàm Yên

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

Jan-98

Apr-98

Jul-98

Oct-98

Jan-99

Apr-99

Jul-99

Oct-99

Jan-00

Apr-00

Jul-00

Oct-00

Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 42: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Hàm Yên

Kết quả kiểm định trạm Chiêm Hoá

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2000

Jan-98

Mar-9

8

May-9

8

Jul-98

Sep-98

Nov-98

Jan-99

Mar-9

9

May-9

9

Jul-99

Sep-99

Nov-99

Jan-00

Mar-0

0

May-0

0

Jul-00

Sep-00

Nov-00

Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 43: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Chiêm Hóa

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

59

Kết quả kiểm định trạm Ghềnh Gà

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

Jan-98

Apr-98

Jul-98

Oct-98

Jan-99

Apr-99

Jul-99

Oct-99

Jan-00

Apr-00

Jul-00

Oct-00

Thời gian

Q(m3/s)

Thực đo

TÍnh toán

Hình 44: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Ghềnh Gà

Kết quả kiểm định trạm Vụ Quang

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

Jan-98

Mar-9

8

May-9

8

Jul-98

Sep-98

Nov-98

Jan-99

Mar-9

9

May-9

9

Jul-99

Sep-99

Nov-99

Jan-00

Mar-0

0

May-0

0

Jul-00

Sep-00

Nov-00

Thời gian

Q(m

3/s)

Thực đo

Tính toán

Hình 45: Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Vụ Quang

Bảng 9: Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình thông qua chỉ số NASH

Trạm Hiệu chỉnh Kiểm định

Hàm Yên 0,98 0,95

Chiêm Hóa 0,95 0,92

Ghềnh Gà 0,90 0,93

Vụ Quang 0,94 0,91

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

60

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI

NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LÔ

4.1. Tác động của BĐKH đến chế độ dòng chảy

Dòng chảy đến các trạm thủy văn và các lưu vực bộ phận trên sông Lô được tính

theo 3 kịch bản biến đổi khí hậu A1, B1, B2 và mỗi kịch bản được tính cho các thời kỳ:

nền1980 -1999, 2020 – 2039, 2040 – 2059, 2060 – 2079, 2080 – 2099. Lượng mưa và

bốc hơi tiềm năng được tính theo tỉ lệ % thay đổi lượng mưa và nhiệt độ tháng theo các

kịch bản.

4.1.1. Dòng chảy năm

Tổng dòng chảy năm trên toàn hệ thống sông Lô có xu hướng tăng ở cả 3 kịch bản.

Tuy nhiên sự biến đổi dòng chảy năm trên từng nhánh sông có sự khác biệt.

Thời kỳ 2030 – 2039: theo kết quả tính toán mô hình cho thấy mức độ biến đổi lưu

lượng trung bình nhiều năm giữa các kịch bản phát thải cao A2, trung bình B2 và thấp B1

so với thời kỳ nền không khác nhau nhiều. Tại trạm Chiêm Hóa trên sông Gâm, dòng

chảy trung bình năm tăng khoảng 5 đến 6 m3/s (tương đương 1,29 -1,35%); tại trạm Hàm

Yên trên sông Lô, tăng chỉ từ 1 đến 2 m3/s (khoảng 0,2 đến 0,4%); tại trạm Ghềnh Gà

trên sông Lô, tăng khoảng khoảng 3 – 5m3/s tương đương 0,4-0,6%; tại trạm Vụ Quang,

dòng chảy trung bình tăng khoảng 0,3 đến 0,5% so với thời kỳ nền.

Thời kỳ 2080 – 2099, lưu lượng trung bình tại trạm Chiêm Hóa tăng từ 7,9 - 15,5

m3/s (khoảng 3 đến 4% so với thời kỳ nền); tại trạm Hàm Yên tăng từ 5,3-12,4 m

3/s (1,4

– 2,9%); tại trạm Ghềnh Gà, dòng chảy trung bình tăng từ 12,5 – 25,3m3/s so với thời kỳ

nền (khoảng 1,6 đến 3,2%); dòng chảy trung bình tại trạm Vụ Quang tăng từ 1,41 – 3%

so với thời kỳ nền (14,1 – 30,5 m3/s). Kết quả dòng chảy năm giảm dần theo các kịch bản

A2, B2, B1.

Lưu vực sông Lô là sự tập hợp của nhiều sông khác nhau, sự biến thiên dòng chảy

trên các lưu vực là khác nhau theo từng kịch bản biến đổi khí hậu. Nhưng có thể nhận

thấy rằng, xu thế của dòng chảy trung bình năm là tăng lên so với thời kỳ nền và thời kỳ

sau lớn hơn thời kỳ trước phù hợp với sự thay đổi của lượng mưa và bốc hơi trên lưu vực

theo các kịch bản khác nhau. Đặc biệt, sự khác biệt đó thể hiện rõ nhất trong giai đoạn

2080-2099.

380

385

390

395

400

405

410

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM CHIÊM HÓA

A2

B2

B1

368

370

372

374

376

378

380

382

384

386

388

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM HÀM YÊN

A2

B2

B1

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

61

770

775

780

785

790

795

800

805

810

815

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM GHỀNH GÀ

A2

B2

B1

985

990

995

1000

1005

1010

1015

1020

1025

1030

1035

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH NĂM

TRẠM VỤ QUANG

A2

B2

B1

Hình 46: Xu thế lưu lượng trung bình năm các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản

4.1.2. Dòng chảy mùa

a. Dòng chảy mùa lũ

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, dòng chảy mùa lũ trên lưu vực sông Lô có xu

hướng tăng lên. Nhìn chung, dòng chảy lũ theo kịch bản A2 có mức độ gia tăng lớn nhất

so với thời kỳ nền. Trong khi đó, dòng chảy lũ được tính toán cho kịch bản B1 cho thấy

mức độ tăng thấp nhất trong 3 kịch bản.

Thời kỳ 2020 – 2039: So với thời kỳ nền, dòng chảy lũ tính toán tại các trạm tăng

lên trong khoảng từ 1 đến xấp xỉ 2%. Lưu lượng trung bình mùa lũ tại trạm Hàm Yên

theo kịch bản A2 là 698 m3/s, tăng 1,5% so với thời kỳ nền; tại trạm Chiêm Hóa là 686

m3/s, tăng 1,7%; tại trạm Ghềnh Gà là 1409 m

3/s, tăng 1,5%; tại trạm Vụ Quang là 1769

tăng 1,5%. Mức tăng của dòng chảy lũ tương ứng với kịch bản B2 tại 4 trạm Hàm Yên,

Chiêm Hóa, Ghềnh Gà và Vụ Quang lần lượt là 1,3%, 1,5%, 1,4% và 1,3%; đối vối kịch

bản B1 là 1,2 %, 1,3 %, 1,2% và 1,1%. Thời kỳ này cho thấy, mức tăng của dòng chảy

theo các kịch bản không có sự chênh lệch lớn. Kịch bản A2 lại cho kết quả dòng chảy lũ

tăng nhanh nhất.

Thời kỳ 2080 – 2099: Lưu lượng dòng chảy lũ tăng khá rõ rệt so với thời kỳ nền

cũng như sự khác biệt lớn trong kết quả tính toán theo các kịch bản. Theo đó, kịch bản

A2 cho dòng chảy lũ tăng nhanh nhất. Lưu lượng mùa lũ tại các trạm Hàm Yên, Chiêm

Hóa, Ghềnh Gà và Vụ Quang lần lượt là 735 m3/s ( tăng 6,9%), 719 m

3/s (tăng 6,6%) ,

1484 m3/s (tăng 6,9%) và 1872 m

3/s (tăng 7,1%). Kịch bản B2 cho kết quả tính toán dòng

chảy lũ thấp hơn với mức tăng so với thời kỳ nền lần lượt là 5.4% tại Hàm Yên, 5.2 % tại

trạm Chiêm Hóa, 5,4% tại trạm Ghềnh Gà và 5,2% tại trạm Vụ Quang. Với kịch bản B1

mức tăng tương ứng là 3,9%, 3,4%, 3,5% và 3,3%.

Xét về phân phối dòng chảy trong năm, dòng chảy mùa lũ có xu hướng giảm vào

tháng đầu mùa (tháng VI), nhưng sau đó gia tăng mạnh vào các tháng giữa mùa lũ (tháng

VII, VIII, IX).

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

62

650

660

670

680

690

700

710

720

730

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA LŨ

TRẠM CHIÊM HÓA

A2

B2

B1

660

670

680

690

700

710

720

730

740

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA LŨ

TRẠM HÀM YÊN

A2

B2

B1

1320

1340

1360

1380

1400

1420

1440

1460

1480

1500

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA LŨ

TRẠM GHỀNH GÀ

A2

B2

B1

1680

1700

1720

1740

1760

1780

1800

1820

1840

1860

1880

1900

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA LŨ

TRẠM VỤ QUANG

A2

B2

B1

Hình 47: Xu thế lưu lượng mùa lũ tại các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản

b. Dòng chảy mùa kiệt

Nhìn chung, tổng lưu lượng trung bình mùa cạn trên toàn bộ hệ thống đều giảm dần

theo thời gian.

Thời kỳ 2020 – 2039: Theo kịch bản A2, lưu lượng trung bình mùa cạn tính tại trạm

Hàm Yên là 147 m3/s, giảm 2,2% so với thời kỳ nền; tại trạm Chiêm Hóa là 185 m

3/s,

giảm 0,6%; tại trạm Ghềnh Gà là 344 m3/s, giảm 2,1%; tại trạm Vụ Quang là 457 m

3/s,

giảm 2%. Mức giảm tương ứng theo kịch bản B2 là 2% tại trạm Hàm Yên; 0,4% tại trạm

Chiêm Hóa; 1,9% tại trạm Ghềnh Gà và 1,7% tại trạm Vụ Quang. Mức giảm theo kịch

bản B1 lần lượt là 1,6%; 0,3%; 1,7% và 1,5%.

Thời kỳ 2080 – 2099: Theo kịch bản A2, dòng chảy cạn tại Hàm Yên là 134 m3/s ,

giảm 11% so với thời kỳ nền; tại Chiêm Hóa là 180%, giảm 3,3%; tại Ghềnh Gà là 330

m3/s, giảm 6% và tại trạm Vụ Quang là 443 m

3/s, giảm 5,1%. Mức giảm tương ứng tại

các trạm theo các kịch bản B2 là 8,6%; 2,5%; 5,1% và 4,6%, theo kịch bản B1 lần lượt là

6,6%; 1,6%; 3,8% và 3,7%.

Theo kết quả tính toán, trong thời kỳ 2020-2039 dòng chảy mùa cạn trên các lưu

vực sông thuộc lưu vực sông Lô theo kịch bản A2 giảm mạnh nhất và theo kịch bản B1 là

giảm ít nhất. Đến giai đoạn 2080-2099, trên phần lớn các lưu vực thuộc hệ thống sông Lô

dòng chảy mùa cạn theo các kịch bản đều giảm mạnh so với các thời kỳ trước.

Dòng chảy mùa kiệt, có xu hướng chung là giảm dần từ giữa mùa kiệt đến cuối mùa

kiệt, giảm mạnh nhất vào các tháng cuối (tháng III,V,V), các tháng đầu mùa lũ có sự

giảm nhẹ không đáng kể.

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

63

176

177

178

179

180

181

182

183

184

185

186

187

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA KIỆT

TRẠM CHIÊM HÓA

A2

B2

B1

125

130

135

140

145

150

155

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA KIỆT

TRẠM HÀM YÊN

A2

B2

B1

315

320

325

330

335

340

345

350

355

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA KIỆT

TRẠM GHỀNH GÀ

A2

B2

B1

430

435

440

445

450

455

460

465

470

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Lưu lượng (m

3/s)

Năm

XU THẾ LƯU LƯỢNG MÙA KIỆT

TRẠM VỤ QUANG

A2

B2

B1

Hình 48: Xu thế lưu lượng mùa kiệt tại các trạm chính trên sông Lô theo các kịch bản

4.2. Tác động của BĐKH đến cân bằng nước hệ thống

4.2.1. Sự thay đổi nhu cầu sử dụng nước

Dựa trên số liệu mưa, nhiệt độ, bốc hơi theo kịch bản B2, tài liệu niên giám thống

kê năm 2010 và tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 24 tỉnh Bắc Bộ, luận văn

đã tính toán được lượng nhu cầu dùng nước trong tương lai của lưu vực sông Lô theo các

kịch bản BĐKH A2, B2 và B1. Nhu cầu dùng nước trên lưu vực theo 3 kịch bản BĐKH

đều tăng dần qua các giai đoạn, lượng tăng chủ yếu là do nhu cầu nước cho cây trồng và

nuôi trồng thủy sản tăng, nhu cầu dùng nước của các ngành khác cũng tăng nhưng so với

2 ngành có nhu cầu lớn nhất là không đáng kể. Thêm vào đó lượng mưa vào mùa kiệt có

xu hướng giảm đi dẫn đến nhu cầu dùng nước vào mùa kiệt ngày càng tăng. Kết quả tính

toán nhu cầu dùng nước theo các kịch bản được thể hiện ở Bảng 10 và Hình 49.

Bảng 10: Nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Lô theo các kịch bản BĐKH

Đơn vị: 109m

3

Giai đoạn Kịch bản

A2 B2 B1

1980-1999 2,13 2,13 2,13

2020-2039 2,17 2,16 2,15

2040-2059 2,21 2,20 2,19

2060-2079 2,24 2,23 2,21

2080-2099 2,28 2,26 2,22

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

64

2.05

2.1

2.15

2.2

2.25

2.3

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Nhu cầu nước (tỷ m

3)

Giai đoạn

NHU CẦU NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG

LÔ THEO CÁC KỊCH BẢN

A2

B2

B1

Hình 49: Sự thay đổi của nhu cầu nước trên lưu vực sông Lô qua các thời kỳ theo các

KB BĐKH

4.2.2. Cân bằng nước hệ thống

a. Kịch bản A2

Toàn bộ lưu vực sông Lô bao gồm 4 khu lớn: lưu vực sông Chảy, Lô, Gâm, và Phó

Đáy. Các lưu vực này được phân thành 15 khu tưới nhỏ để tính toán cân bằng.

Số năm thiếu nước của từng khu tưới giai đoạn hiện trạng và các giai đoạn theo kịch

bản A2 được nêu chi tiết ở Bảng 11.

Bảng 11: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản A2

Đơn vị: 106m

3/năm

TT Tên Khu 1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Chảy

1 A301 8 6,0 11 7,0 12 7,5 13 8,5 15 9,1

2 A302 9 6,9 11 7,5 12 8,0 12 9,1 15 9,8

3 A303 18 45,0 20 55,5 20 57,8 20 61,0 19 63,5

4 A304 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

1 L301 17 11,5 19 18,3 19 19,1 20 20,2 19 21,4

2 L302 0 0,0 3 0,2 4 0,2 5 0,2 2 0,1

3 L303 17 2,7 16 2,0 16 2,2 16 2,4 15 2,5

Gâm

1 L304 15 6,7 15 4,9 15 5,3 14 5,7 14 6,6

2 L305 12 5,5 12 1,6 14 1,7 16 2,3 15 2,3

3 L306 18 11,4 16 8,6 16 8,8 17 9,8 15 10,3

4 L307 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

5 L308 20 6,4 19 6,8 20 7,5 20 7,9 19 8,1

6 L309 0 0,0 11 0,8 14 1,0 16 1,2 13 1,3

7 L310 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

65

TT Tên Khu 1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

8 L311 20 37,4 20 44,2 20 46,0 20 48,4 19 50,2

Phó Đáy

1 L313 6 68,1 20 75,6 20 79,3 20 81,8 19 82,5

Toàn lưu vực 207,6 233 244,4 258,5 267,7

189.8

233.0244.5

258.5 267.5

0

50

100

150

200

250

300

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

106 m³/năm

giai đoạn

Độ thiếu hụt trên lưu vực sông Lô _ KB A2

Hình 50: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản A2

b. Kịch bản B2

Kết quả tính cân bằng nước cho mỗi khu dùng nước có xu thế khác nhau, kết quả cụ

thể trên từng lưu vực như sau:

Lưu vực sông Chảy: Trong giai đoạn hiện trạng có 3/4 khu thiếu nước, khu A303

thuộc Yên Bình và Lục Yên có 18/20 năm thiếu nước lượng thiếu hụt khá lớn khoảng

25,2 triệu m³/năm, khu A304 thuộc huyện Đoan Hùng (sử dụng nước phía sau hồ Thác

Bà) thiếu nước tới 12/20 năm với tổng lượng nước thiếu không lớn lắm 1,4x106 m³/năm.

Nhu cầu nước theo các giai đoạn trong kịch bản B2 tăng dần qua các giai đoạn so với nhu

cầu nước hiện trạng 1980-1999. Song độ tăng không lớn do chỉ xét ảnh hưởng chính của

biến đổi khí hậu lên nhu cầu nước. Độ thiếu hụt trong tương lai hầu như tăng, chỉ có khu

A304 không còn tình trạng thiếu hụt nước so với giai đoạn hiện trạng.

Lưu vực sông Lô: Giai đoạn hiện trạng khu L303(Hàm Yên),khu L301 thiếu nước

tới 17/20 năm. Trong các giai đoạn kịch bản B2 sự thiếu nước vẫn tập trung chủ yếu tại

hai khu này. Tuy nhiên khu còn lại L302 cũng xuất hiện năm thiếu nước, song lượng

nước thiếu không đáng kể.

Lưu vực sông Gâm: Lưu vực này có 8 khu dùng nước, giai đoạn hiện trạng 4/8 khu

thiếu nước, trong đó khu L311 (Đoan Hùng, Vụ Quang, Lập Thạch, Việt Trì và Sơn

Dương), khu L308 năm nào cũng thiếu nước. Theo các giai đoạn kịch bản B2 các khu bị

thiếu nước trong giai đoạn hiện trạng vẫn tiếp tục thiếu nước, số năm và số lượng nước

thiếu dao động không lớn lắm. Tình trạng thiếu nước xuất hiện rộng hơn trên lưu vực

này.

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

66

Lưu vực sông Phó Đáy: Giai đoạn hiện trạng thiếu nước 6/20 năm, trong kịch bản

tương lai hầu như năm nào cũng thiếu nước, tổng lượng nước thiếu tăng vọt, khu thiếu

nước chủ yếu tập trung tại Lập Thạch, Yên Sơn, Chợ Đồn và Tam Dương.

Số năm thiếu nước của từng khu tưới giai đoạn hiện trạng và các giai đoạn theo kịch

bản B2 được nêu chi tiết ở Bảng 12.

Bảng 12: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản B2

Đơn vị: 106m

3/năm

TT Tên Khu 1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Số

năm Vthiếu

Chảy

1 A301 8 6,0 11 7,0 12 7,5 13 8,4 13 8,8

2 A302 9 6,9 11 7,5 12 8,1 12 9,0 14 9,4

3 A303 18 45,0 20 55,0 20 57,5 20 60,1 19 61,2

4 A304 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

1 L301 17 11,5 19 18,3 19 19,2 19 19,9 18 20,8

2 L302 0 0,0 3 0,2 4 0,2 5 0,2 4 0,2

3 L303 17 2,7 16 2,0 16 2,1 16 2,4 15 2,5

Gâm

1 L304 15 6,7 15 4,9 15 5,4 14 5,6 14 5,6

2 L305 12 5,5 13 1,6 14 1,7 16 2,2 15 2,4

3 L306 18 11,4 16 8,6 16 8,8 16 9,7 16 9,6

4 L307 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

5 L308 20 6,4 19 6,8 20 7,4 20 7,8 18 7,8

6 L309 0 0,0 11 0,8 16 1,0 16 1,1 14 1,2

7 L310 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

8 L311 20 37,4 20 44,2 20 46,2 20 48,0 19 48,9

Phó Đáy

1 L313 6 68,1 20 75,7 20 79,4 20 81,5 19 82,3

Toàn lưu vực 207,6 232,6 244,5 255,9 260,7

201.7

232.6 244.5 255.8 260.7

0

50

100

150

200

250

300

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

106 m³/năm

giai đoạn

Độ thiếu hụt trên lưu vực sông Lô _ KB B2

Hình 51: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản B2

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

67

c. Kịch bản B1

- Lưu vực sông Chảy: Trong 4 khu thuộc lưu vực này, khu A304 không còn thiếu

nước, khu A301, A302 thiếu nước khoảng 12/20 năm. Tổng lượng nước thiếu hiện trạng

khoảng 26,6 triệu m³/năm nhưng trong tương lai tổng lượng nước thiếu tăng hơn 2 lần.

- Lưu vực sông Lô: Các khu thuộc lưu vực sông Lô cũng có kết quả cân bằng nước

tương tự các khu trong lưu vực sông Chảy. Sự chuyển dịch số năm và lượng nước thiếu

xảy ra khác nhau tại mỗi khu, trong tương lai các khu đều xuất hiện năm thiếu nước. Tuy

nhiên lượng nước thiếu vẫn tập trung tại hai khu L301 và L303 như giai đoạn hiện trạng.

- Lưu vực sông Gâm: Tình trạng thiếu nước trên lưu vực sông Gâm thay đổi không

nhiều so với hiện trạng.

- Lưu vực sông Phó Đáy: Tương tự kết quả kịch bản B2, lượng nước thiếu tại lưu

vực sông Phó Đáy tăng mạnh từ 3,1 triệu m³/năm lên gần 80 triệu m³/năm và hầu như

năm nào cũng xảy ra tình trạng thiếu nước.

Số năm thiếu nước của từng khu tưới giai đoạn hiện trạng và các giai đoạn theo kịch

bản B1 được nêu chi tiết ở Bảng 13.

Bảng 13: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô theo kịch bản B1

Đơn vị: 106m

3/năm

TT Tên khu 1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Số

năm

V

thiếu

Số

năm

V

thiếu

Số

năm

V

thiếu

Số

năm

V

thiếu

Số

năm

V

thiếu

Chảy

1 A301 8 6,0 11 6,9 12 7,4 13 8,0 12 8,0

2 A302 9 6,9 11 7,5 12 8,0 12 8,5 11 8,6

3 A303 18 45,0 20 55,6 20 57,5 20 59,1 19 59,6

4 A304 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

1 L301 17 11,5 19 18,3 19 19,1 19 19,5 18 19,4

2 L302 0 0,0 3 0,2 4 0,2 5 0,2 4 0,2

3 L303 17 2,7 16 2,1 16 2,1 16 2,3 15 2,3

Gâm

1 L304 15 6,7 15 5,0 15 5,2 14 5,5 14 5,6

2 L305 12 5,5 13 1,6 13 1,7 16 2,0 15 2,0

3 L306 18 11,4 16 8,7 16 8,7 16 9,0 15 9,6

4 L307 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

5 L308 20 6,4 19 7,1 20 7,4 20 7,7 19 7,7

6 L309 0 0,0 12 0,9 15 1,0 15 1,0 14 1,0

7 L310 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0

8 L311 20 37,4 20 44,4 20 46,0 20 47,1 19 47,2

Phó Đáy

1 L313 6 68,1 20 76,1 20 79,3 20 80,4 19 80,9

Toàn lưu vực 207,6 234,4 243,6 250,3 252,1

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

68

189.8

234.5 243.8 250.2 252.1

0

50

100

150

200

250

300

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

106 m³/năm

giai đoạn

Độ thiếu hụt trên lưu vực sông Lô _ KB B1

Hình 52: Lượng nước thiếu hụt trên lưu vực sông Lô qua các giai đoạn – kịch bản B1

4.3. Tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ

4.3.1. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế được xác định theo phương pháp tần suất dựa trên kết

quả của mô hình NAM. Các Bảng 14 đến Bảng 16 thống kê lưu lượng đỉnh lũ thiết kế

ứng với tần suất 1% và 5% tại các trạm thủy văn chính trên lưu vực sông Lô.

Mức biến đổi của lưu lượng đỉnh lũ đều cho thấy có xu hướng tăng lên tại tất cả các

kịch bản. Càng về các giai đoạn cuối, độ biến đổi so với thời kỳ trước đó càng lớn.

Bảng 14: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm

thủy văn chính trên lưu vực sông Lô – KB A2

Trạm Sông Thời kỳ

Lưu lượng trung bình ngày lớn

nhất Lưu lượng tức thời lớn nhất

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% 5%

Hàm

Yên Lô

1980- 1999 5970 4727 0,00 0,00 6601 5161 0,00 0,00

2020- 2039 6148 4856 3,00 2,75 6773 5286 2,61 2,42

2040- 2059 6347 5003 6,32 5,85 6964 5427 5,50 5,16

2060- 2079 6584 5160 10,29 9,16 7193 5578 8,96 8,08

2080- 2099 6920 5397 15,93 14,19 7517 5807 13,87 12,52

Bảo

Yên Chảy

1980- 1999 3357 2447 0,00 0,00 3594 2726 0,00 0,00

2020- 2039 3536 2559 5,33 4,56 3770 2836 4,90 4,03

2040- 2059 3674 2639 9,45 7,85 3906 2915 8,69 6,94

2060- 2079 3862 2766 15,03 13,03 4091 3040 13,82 11,51

2080- 2099 4081 2897 21,56 18,37 4307 3169 19,82 16,23

Chiêm

Hóa Gâm

1980- 1999 5273 4536 0,00 0,00 7014 5755 0,00 0,00

2020- 2039 5453 4693 3,41 3,47 7193 5912 2,55 2,72

2040- 2059 5640 4848 6,95 6,88 7379 6066 5,21 5,40

2060- 2079 5982 5117 13,44 12,82 7720 6334 10,07 10,06

2080- 2099 6417 5460 21,69 20,38 8153 6676 16,25 16,00

Vụ

Quang Lô

1980- 1999 8163 7293 0,00 0,00 12549 9270 0,00 0,00

2020- 2039 8836 7793 8,25 6,86 13211 9762 5,28 5,30

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

69

Trạm Sông Thời kỳ

Lưu lượng trung bình ngày lớn

nhất Lưu lượng tức thời lớn nhất

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% 5%

2040- 2059 9500 8182 16,38 12,19 13864 10144 10,48 9,43

2060- 2079 10473 8800 28,29 20,66 14820 10752 18,09 15,98

2080- 2099 11663 9569 42,87 31,21 15989 11508 27,41 24,14

Bảng 15: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm

thủy văn chính trên lưu vực sông Lô – KB B2

Trạm Sông Thời kỳ

Lưu lượng trung bình Lưu lượng tức thời lớn nhất

ngày lớn nhất

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% 5%

Hàm

Yên Lô

1980- 1999 5970 4727 0,00 0,00 6601 5161 0,00 0,00

2020- 2039 6147 4856 2,98 2,73 6772 5285 2,59 2,41

2040- 2059 6359 5012 6,52 6,05 6976 5436 5,68 5,33

2060- 2079 6568 5144 10,03 8,83 7178 5563 8,74 7,78

2080- 2099 6744 5251 12,97 11,10 7347 5667 11,30 9,79

Bảo

Yên Chảy

1980- 1999 3357 2447 0,00 0,00 3594 2726 0,00 0,00

2020- 2039 3531 2559 5,17 4,57 3765 2837 4,75 4,04

2040- 2059 3687 2644 9,83 8,05 3919 2920 9,03 7,11

2060- 2079 3846 2755 14,56 12,57 4075 3029 13,39 11,11

2080- 2099 3969 2812 18,24 14,91 4197 3085 16,76 13,17

Chiêm

Hóa Gâm

1980- 1999 5273 4536 0,00 0,00 7014 5755 0,00 0,00

2020- 2039 5446 4690 3,27 3,39 7185 5908 2,45 2,66

2040- 2059 5729 4913 8,66 8,32 7468 6131 6,48 6,53

2060- 2079 5952 5091 12,87 12,25 7690 6308 9,64 9,61

2080- 2099 6162 5255 16,86 15,85 7899 6471 12,63 12,44

Vụ

Quang Lô

1980- 1999 8163 7293 0,00 0,00 12549 9270 0,00 0,00

2020- 2039 8803 7780 7,84 6,68 13178 9749 5,01 5,17

2040- 2059 9569 8217 17,23 12,66 13931 10178 11,01 9,79

2060- 2079 10401 8744 27,41 19,90 14749 10697 17,53 15,39

2080- 2099 11123 9230 36,26 26,56 15459 11174 23,19 20,54

Bảng 16: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kết 1%, 5% trung bình ngày và tức thời tại một số trạm

thủy văn chính trên lưu vực sông Lô – KB B1

Trạm Sông Thời kỳ

Lưu lượng trung bình ngày lớn

nhất Lưu lượng tức thời lớn nhất

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% 5%

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

70

Trạm Sông Thời kỳ

Lưu lượng trung bình ngày lớn

nhất Lưu lượng tức thời lớn nhất

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

Tương ứng với

tần suất(m3/s)

Mức biển đổi

(%)

1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% 5%

Hàm

Yên Lô

1980- 1999 5970 4727 0,00 0,00 6601 5161 0,00 0,00

2020- 2039 6181 4877 3,55 3,17 6805 5306 3,09 2,80

2040- 2059 6350 5003 6,38 5,85 6968 5427 5,56 5,16

2060- 2079 6457 5072 8,17 7,31 7071 5494 7,12 6,45

2080- 2099 6516 5103 9,16 7,96 7128 5524 7,97 7,02

Bảo

Yên Lô

1980- 1999 3357 2447 0,00 0,00 3594 2726 0,00 0,00

2020- 2039 3557 2567 5,95 4,92 3791 2845 5,47 4,34

2040- 2059 3678 2637 9,55 7,78 3910 2914 8,78 6,87

2060- 2079 3763 2693 12,11 10,04 3994 2968 11,13 8,87

2080- 2099 3799 2705 13,17 10,53 4029 2980 12,11 9,30

Chiêm

Hóa Lô

1980- 1999 5273 4536 0,00 0,00 7014 5755 0,00 0,00

2020- 2039 5479 4716 3,91 3,98 7219 5935 2,93 3,12

2040- 2059 5649 4850 7,13 6,93 7388 6068 5,34 5,44

2060- 2079 5833 4991 10,62 10,03 7571 6208 7,95 7,88

2080- 2099 5888 5033 11,66 10,95 7626 6250 8,73 8,60

Vụ

Quang Lô

1980- 1999 8163 7293 0,00 0,00 12549 9270 0,00 0,00

2020- 2039 8933 7856 9,44 7,72 13306 9823 6,03 5,97

2040- 2059 9522 8180 16,65 12,17 13885 10142 10,65 9,41

2060- 2079 10000 8513 22,50 16,73 14355 10469 14,39 12,93

2080- 2099 10200 8609 24,95 18,04 14551 10564 15,96 13,95

4.3.2. Sự thay đổi của mực nước đỉnh lũ

Trên lưu vực sông Lô có một hệ thống đê đồ sộ bảo vệ các vùng dân sinh kinh tế

phía trong sông. Hệ thống đê này ngày càng được bồi đắp và kiên cố hóa, nay đã thành

biện pháp chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt ở hạ du. Tất cả các biện pháp nhằm

tăng cường khả năng phòng chống lũ cho hạ du hệ thống sông Hồng-Thái Bình đều phải

xem xét tới hệ thống đê này.

a. Tính toán dòng chảy đến tại các biên trên mô hình thủy lực

Sử dụng trận lũ lịch sử năm 1996 trên sông Lô và kết quả dòng chảy theo các kịch

bản BĐKH từ mô hình MIKE NAM, luận văn đã tính toán được các trận lũ trong tương

lai dưới tác động của BĐKH tại các biên trên của mô hình thủy lực: Trạm Chiêm Hóa

trên sông Gâm, trạm Hàm Yên trên sông Lô, trạm Thác Bà trên sông Chảy (vào hồ Thác

Bà).

Hệ thống các hồ chứa được mô phỏng để điều tiết lũ cho hạ du lưu vực sông Lô là

hồ chứa Tuyên Quang và hồ chứa Thác Bà. Các hồ chứa này kết hợp với hệ thống đê trên

lưu vực sẽ góp phần tích cực giảm nguy cơ lũ lụt trên lưu vực.

Page 73: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

71

b. Sự thay đổi của mực nước lớn nhất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mực nước lũ trên các sông có xu hướng tăng

lên. Sự thay đổi của mực nước lớn nhất tại trạm Vụ Quang theo các kịch bản biến đổi khí

hậu được thể hiện như trong Bảng 17.

Bảng 17: Sự thay đổi của mực nước lớn nhất tại trạm Vụ Quang theo các KB BĐKH

Trạm Sông Kịch

bản

Hmax (m)

1980-1999 2020-2039 2040-2059 2060-2079 2080-2099

Vụ

Quang Lô

A2 15,85 15,99 16,07 16,19 16,36

B2 15,85 15,97 16,06 16,18 16,24

B1 15,85 15,96 16,04 16,06 16,09

Kết quả tính toán cho thấy, mực nước lớn nhất tại trạm Vụ Quang theo các kịch bản

biến đổi khí hậu đều có xu hướng tăng dần. Sự gia tăng lớn nhất là theo kịch bản A2, tiếp

theo là kịch bản B2, kịch bản B1 là nhỏ nhất.

Cũng theo kết quả tính toán, khi 2 hồ chứa tham gia điều tiết lũ cho hạ du thì mực

nước lớn nhất tại các trạm đều giảm rõ rệt (so với mực nước không có sự điều tiết của hồ

chứa). Mực nước lớn nhất tại trạm Vụ Quang theo kịch bản A2 giai đoạn 2080-2099 là

16,36m, tăng 0,51m; kịch bản B2 là 16,24m, tăng 0,39m; kịch bản B1 là 16,09m, tăng

0,24m.

4.4. Tác động của BĐKH đến hạn hán

Trong những năm gần đây, thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của những điều

kiện tự nhiên gia tăng. Nhiều nước trên thế giới đã phải chịu những tổn thất rất lớn do

thiên tai gây ra. Cùng với lũ lụt và bão tố, hạn hán là một trong ba thiên tai liên quan đến

khí hậu và mang tính thường xuyên đối với con người.

Việt Nam nằm ở vành đai phía Tây của Thái Bình Dương, một trong những nước

chịu nhiều ảnh hưởng của hiện tượng El-Ninô và La-Nina. Vào các năm 1982,1983,1992-

1993 và gần đây nhất là cuối năm 1997 đầu năm 1998, hiện tượng El-Ninô và La-Nina

tác động rất mạnh đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến khí hậu ở nhiều nơi trên trái đất

trong đó có nước ta.

Ở nước ta, ảnh hưởng của thiên tai hạn hán đến nền kinh tế - xã hội và môi trường

đã xảy ra từ rất lâu. Đất nước với gần 80% dân số sống ở nông thôn và thu nhập chủ yếu

từ sản xuất nông nghiệp, do vậy mỗi khi hạn há xảy ra đều tác động nhiều mặt đến đời

sống kinh tế, xã hội và môi trường không chỉ tại các vùng bị hạn mà còn ảnh hưởng đến

các vùng lân cận cũng như cả nước.

Hạn hán là một thiên tai gây tác hại nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của nhân

dân ta, mang đến thiệt hại lớn về tài sản và sinh mạng, chỉ đứng sau lũ lụt và bão tố.

Trước đây, hạn hán đã từng làm mất mùa, gây ra nạn đói trầm trọng và ngày nay, trong

quá trình phát triển, mặc dù có sự quan tâm đến vấn đề môi trường và tuy có hệ thống

Page 74: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

72

thuỷ nông khá hoàn chỉnh, nhưng hạn hán vẫn thường xẩy ra gây khó khăn rất lớn cho

đời sống kinh tế - xã hội, môi sinh.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hạn hán ở lưu vực sông Lô hầu như xảy ra từ

tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau.

4.4.1. Phương pháp tính toán hạn hán

Có nhiều nguyên nhân gây ra hạn hán và mức độ hạn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào

nhiều yếu tố. Do vậy, vấn đề xác định (chỉ tiêu – chỉ số) khô hạn là rất phức tạp. Các nhà

khoa học đã đưa ra nhiều loại chỉ số khô hạn, nhưng cho đến nay cũng chưa có một chỉ số

chung nào đều được mọi người thừa nhận và do đó cũng chưa có sự thống nhất. Mỗi chỉ

số hạn cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về hạn khác nhau.

Để có thể đưa ra các biện pháp có hiệu quả phòng chống và giảm thiểu tác hạn do

hạn hán gây ra trên lưu vực sông Lô ứng với các mức độ ảnh hưởng khác nhau, luận văn

đã tiến hành phân vùng hạn hán thông qua việc tính toán hệ số hạn (Khạn ) dựa trên việc

tính toán hệ số khô (Kkhô) và hệ số cạn nước sông (Kcạn). Trong trường hợp vừa khô vừa

cạn mới có khả năng sinh hạn.

a. Hệ số khô (Kkhô)

Hệ số khô được đặc trưng bởi sự thiếu hụt nước do quá trình mất cân bằng giữa

lượng mưa và bốc hơi, do sự thiếu hụt lượng mưa và do trạng thái ít mưa trong một thời

gian dài. Ngoài lượng mưa và bốc hơi, hạn khí tượng còn chịu tác động với các nhân tố

khí quyển khác như tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí và cường độ ánh sáng mặt

trời.

Quan niệm hạn hán lâu nay chủ yếu phân định theo trạng thái không bình thường về

mưa, các nhà khí hậu Việt Nam đã đúc kết các phương pháp và chỉ tiêu thống kê hạn,

thử nghiệm các chỉ tiêu và phân tích các ưu cũng như khuyết điểm của chúng và từ đó

lựa chọn xác định các chỉ số hạn. Qua quá trình tính toán, so sánh và đối chiếu với thực

tế hạn hán tại địa phương, báo cáo này chúng tôi nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng

khô hạn, xem xét trên cơ sở hạn khí tượng trong quá trình tính chỉ số khô hạn theo chỉ số

cán cân nước Kkhô của Đào Xuân Học . Chỉ số tính toán khô Kkhô được tính theo công

thức:

Trong đó: X và Z lần lượt là lượng mưa và bốc hơi của thời đoạn tính toán

Nếu lượng mưa vừa đủ để cấp nước cho quá trình bốc thoát trong thời đoạn X= Z

dẫn đến Kkhô= 0 được ấn định chưa khô.

Khi Kkhô = 1 là lúc khô nhất có khả năng sinh hạn.

Trường hợp Kkhô<0 là không khô, không thể nảy sinh hạn.

Page 75: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

73

Tỷ số độ khô biến đổi từ 0 đến 1,0. Trong đó thể hiện tương tác hợp thành của hai

yếu tố chính là mưa và tiềm năng bốc thoát hơi nước.

b. Hệ số cạn nước sông (Kcạn)

Hệ số cạn nước sông được đặc trưng bởi sự thiếu hụt nguồn nước do quá trình mất

cân bằng giữa việc dự trữ nước bề mặt và nước ngầm, chủ yếu chịu sự tác động của các

yếu tố thủy văn khác nhau như lượng nước chảy bề mặt, mực nước ngầm tầng sâu…

Mức độ hạn thủy văn không chỉ phụ thuộc vào trạng thái khô mà còn phụ thuộc vào

mức độ cạn nước trong các sông.

Hệ số Kcạn được tính toán theo công thức:

an

0

1j

c

i

QK

Q Q

Trong đó:

Qj – lưu lượng nước sông trung bình trong thời kỳ thứ j;

Qi – Lưu lượng nước sông trung bình năm thứ i;

Q0 – Lưu lượng trung bình nhiều năm của nước sông.

c. Hệ số hạn (Khạn)

Như trên đã nêu, trong trường hợp vừa khô vừa hạn mới có khả năng sinh hạn. Hệ

số Khạn được tính toán theo công thức:

han ô ankh cK K K

Hệ số Khạn là hệ số biểu thị mức độ hạn cho thời điểm xuất hiện và nơi sinh hạn cụ

thể. Hệ số hạn được tính toán cho từng trạm khí hậu nằm trong lưu vực hoặc lân cận với

lưu vực sông. Khạn được xác định khi đồng thời Kkhô và Kcạn là dương.

Bảng 18: Chỉ tiêu phân cấp mức độ hạn

Khạn Mức độ hạn

Khạn = 0,5 Dấu hiệu sinh hạn

0,5 < Khạn ≤ 0,6 Hạn nhẹ

0,6 < Khạn ≤ 0,8 Hạn vừa

0,8 < Khạn ≤ 0,95 Hạn nặng

0,95 < Khạn ≤ 1 Hạn đặc biệt

4.4.2. Tính toán hệ số Khạn cho giai đoạn 1980 – 1999

Theo tài liệu khí tượng thủy văn từ 30 – 40 năm trở lại đây, hạn hán xảy ra ở lưu

vực sông Lô ít khắc nghiệt và ít nghiêm trọng, phổ biến hàng năm có hạn nhẹ và vài năm

có hạn vừa cục bộ ở một số nơi. Ít khi có hạn xảy ra 2 năm liên tiếp, chu kỳ xuất hiện hạn

hán khoảng 20 đến 22 năm. Từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 5 đợt hạn đáng kể là các đợt

hạn từ cuối năm 1982 đến đầu năm 1983; cuối năm 1986 đến đầu năm 1987; cuối năm

1991 đến đầu năm 1992; cuối năm 1992 đến đầu năm 1993; cuối năm 1997 đến đầu năm

Page 76: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

74

1998. Trong phạm vi báo cáo này chúng tôi đã áp dụng phương pháp xác định hệ số hạn

để tính toán cho đợt hạn cuối năm 1992 đầu năm 1993. Đây là năm xảy ra hạn nặng trên

diện rộng vào vụ đông xuân 1992/1993 với ảnh hưởng lớn của hiện tượng El-Ninô hoạt

động mạnh từ tháng II/1993 đến tháng VIII/1993 làm cho nhiều vùng bị hạn hán nghiêm

trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.

a. Số liệu khí tượng thủy văn sử dụng

- Số liệu khí tượng: bao gồm số liệu lượng mưa và bốc hơi tiềm năng ngày từ năm

1980 đến năm 1999 của 16 trạm khí tượng.

Bảng 19: Danh sách các trạm khí tượng sử dụng trên sông Lô

STT Tên trạm STT Tên trạm STT Tên trạm STT Tên trạm

1 Hoàng Su Phì 5 Hà Giang 9 Bắc Mê 13 Chợ Đồn

2 Bắc Hà 6 Yên Minh 10 Bắc Quang 14 Đoan Hùng

3 Cốc Ly 7 Chiêm Hóa 11 Hàm Yên 15 Việt Trì

4 Phố Ràng 8 Bảo Lạc 12 Tuyên Quang 16 Vĩnh Yên

- Số liệu thủy văn: bao gồm số liệu lưu lượng trung bình ngày của 6 trạm thủy văn:

Bảo Yên, Đạo Đức, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Ghềnh Gà, Vụ Quang. Trong đó, hầu hết các

trạm đều có đủ số liệu từ 1980 đến 2000, chỉ có trạm Bảo Yên và trạm Vụ Quang thiếu số

liệu, trạm Bảo Yên thiếu 2 năm 1980 và 1981; trạm Vụ Quang thiếu năm 1986. Luận văn

đã sử dụng mô hình NAM để khôi phục số liệu lưu lượng trung bình ngày cho các năm

còn thiếu của 2 trạm này.

b. Phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

Căn cứ vào mạng lưới trạm thủy văn và bản đồ số hóa theo độ cao (DEM), toàn bộ

lưu vực sông Lô được chia làm 6 lưu vực như sau:

Lưu vực 1: Lưu vực đến trạm thủy văn Bảo Yên. Các trạm khí tượng có trên lưu

vực này gồm: Hoàng Su Phì, Bắc Hà, Cốc Ly, Phố Ràng.

Lưu vực 2: Lưu vực đến trạm thủy văn Đạo Đức. Các trạm khí tượng có trên lưu

vực này bao gồm: Hà Giang, Yên Minh

Lưu vực 3: Lưu vực đến trạm thủy văn Chiêm Hóa. Các trạm khí tượng có trên lưu

vực gồm: Chiêm Hóa, Bảo Lạc, Bắc Mê.

Lưu vực 4: Lưu vực đến trạm thủy văn Hàm Yên. Phần lưu vực này chỉ có trạm

khí tượng Hàm Yên.

Lưu vực 5: Lưu vực đến trạm thủy văn Ghềnh Gà chịu sự ảnh hưởng của 2 trạm

khí tượng Hàm Yên và Bắc Quang

Lưu vực 6: Lưu vực đến trạm thủy văn Vụ Quang. Các trạm khí tượng có trên lưu

vực bao gồm: Tuyên Quang, Chợ Đồn, Đoan Hùng, Việt Trì và Vĩnh Yên.

Page 77: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

75

Hình 53: Bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

c. Kết quả tính toán hệ số hạn và bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Lô

Báo cáo đã sử dụng phương pháp đa giác Theissen để tính lượng mưa bình quân

cho toàn bộ lưu vực sông Lô, qua đó xác định được hệ số hạn cho mỗi lưu vực theo các

công thức ở phần trên. Kết quả tính hệ số hạn và phân vùng hạn ở lưu vực sông Lô cho

mùa khô năm 1992/1993 được trình bày ở Bảng 20, Hình 54 và Hình 55.

Bảng 20: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1992/1993

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

11/1992 0,51 0,76 0,94 0,69 0,72 0,73

12/1992 0,13 0,47 0,54 0,38 0,17 0,62

1/1993 0,50 0,62 0,50 0,64 0,00 0,80

2/1993 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,15

3/1993 0,61 0,78 0,94 0,62 0,52 0,66

4/1993 0,00 0,27 0,41 0,56 0,00 0,55

Kết quả tính toán cho thấy, vào mùa khô 1992/1993, lưu vực sông Lô đã có một đợt

hạn khá nặng cả về không gian, thời gian lẫn quy mô. Tháng 11-1992 và tháng 3-1993 là

2 tháng đỉnh điểm trong đợt hạn, vào 2 tháng này toàn bộ lưu vực sông Lô đều xẩy ra

hạn, trong đó lưu vực trạm Chiêm Hóa đã xẩy ra hạn nặng. Vùng lưu vực trạm thủy văn

Ghềnh Gà khống chế có hệ số hạn thấp nhất (0,52 vào tháng III năm 1993); vùng lưu vực

trạm thủy văn Chiêm Hóa khống chế có hệ số hạn lớn nhất (0,94).

Page 78: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

76

Hình 54: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô –

Tháng 11/1992

Hình 55: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô –

Tháng 3/1993

4.4.3. Tính toán hệ số Khạn cho lưu vực sông Lô theo các kịch bản BĐKH

Trong phạm vi của luận văn, người thực hiện đã dựa theo kịch bản thay đổi lượng

mưa và bốc hơi của 3 kịch bản để tính toán dòng chảy đến qua đó xác định được Kkhô,

Kcạn, Khạn cho lưu vực sông Lô. Kết quả tính toán hệ số hạn cho các lưu vực theo 3 kịch

bản A2, B2, B1 được trình bày trong Bảng 21 Bảng 22 và Bảng 23.

Bảng 21: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB A2

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

11/2052 0,55 0,81 0,96 0,75 0,80 0,78

12/2052 0,33 0,52 0,68 0,51 0,35 0,69

1/2053 0,58 0,73 0,63 0,68 0,00 0,88

2/2053 0,25 0,00 0,00 0,00 0,00 0,41

3/2053 0,75 0,82 0,97 0,64 0,56 0,69

4/2053 0,00 0,46 0,50 0,60 0,00 0,60

Bảng 22: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB B2

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

11/2052 0,53 0,80 0,95 0,72 0,77 0,76

12/2052 0,32 0,51 0,65 0,48 0,33 0,67

Page 79: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

77

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

1/2053 0,57 0,69 0,57 0,65 0,00 0,85

2/2053 0,24 0,00 0,00 0,00 0,00 0,39

3/2053 0,71 0,81 0,95 0,62 0,54 0,67

4/2053 0,00 0,44 0,49 0,58 0,00 0,57

Bảng 23: Kết quả tính hệ số hạn cho lưu vực sông Lô mùa khô năm 1952/1953 – KB B1

Trạm Bảo Yên Hà Giang Chiêm Hóa Hàm Yên Ghềnh Gà Vụ Quang

11/2052 0,51 0,77 0,94 0,69 0,71 0,70

12/2052 0,32 0,50 0,62 0,46 0,29 0,64

1/2053 0,56 0,66 0,55 0,61 0,00 0,81

2/2053 0,22 0,00 0,00 0,00 0,00 0,36

3/2053 0,70 0,75 0,95 0,59 0,53 0,66

4/2053 0,00 0,43 0,48 0,56 0,00 0,53

Dựa trên kết quả tính toán hệ số hạn, luận văn đã xây dựng được bản đồ hạn hán

cho các tháng mùa khô từ cuối năm 2052 đến đầu năm 2053.

Hình 56: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô –

Tháng 11/2052

Hình 57: Bản đồ hạn hán lưu vực sông Lô –

Tháng 3/2053

Dựa trên kết quả tính toán hệ số hạn, luận văn đã xây dựng được bản đồ phân vùng

hạn hán cho các tháng mùa khô từ cuối năm 2052 đến đầu năm 2053 được thể hiện trên

Hình 56 và Hình 57, kết quả cho thấy, trong tương lai, sự khắc nghiệt của hạn hán ở lưu

Page 80: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

78

vực sông Lô có xu hướng tăng lên, vùng có hạn nặng mở rộng hơn so với giai đoạn 1980

- 1999. Sự chênh lệch của Khạn giữa các kịch bản không lớn.

Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng chảy,

tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán. Trong tương lai tháng III vẫn là

tháng nguy cơ hạn hán ở mức độ nặng nhất, toàn bộ lưu vực có nguy cơ xảy ra hạn, đặc

biệt là lưu vực đến trạm Chiêm Hóa sẽ chuyển từ hạn nặng thành hạn đặc biệt và lưu vực

đến trạm thủy văn Đạo Đức sẽ chuyển từ hạn vừa thành hạn nặng. Đây là thời kỳ nhu cầu

nước cho tưới là lớn nhất trong năm trong khi lại là tháng giữa mùa khô nên khả năng

sinh hạn là rất lớn.

Nhìn chung, giá trị của Khạn tháng III (tháng có mức hạn cao nhất) dao động trong

khoảng 0,52 – 0,97. Hạn hán ở lưu vực sông Lô xuất hiện chủ yếu vào tháng XI đến

tháng III năm sau và mức độ có xu hướng tăng ở tất cả các tháng mùa khô trong tương

lai.

Page 81: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

79

C. KẾT LUẬN

Các kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Lô trong thế kỷ 21 đã được xây

dựng thống nhất với các lưu vực khác tại Việt Nam bao gồm: kịch bản phát thải cao,

trung bình và thấp. Các kịch bản BĐKH được lựu chọn mang tính đại diện để đánh giá

được biến đổi tài nguyên nước và tác động của biến đổi tài nguyên nước trên toàn lưu

vực.

Tác động của BĐKH lên dòng chảy khiến tổng lượng dòng chảy năm trên toàn lưu

vực tăng. Dòng chảy đến tăng về mùa lũ và giảm về mùa kiệt. Tuy nhiên sự biến thiên

không lớn, song xu thế dòng chảy ảnh hưởng tới việc đánh giá tác động của biến đổi khí

hậu khi tính cân bằng nước và hạn hán.

Theo tính toán, nhu cầu dùng nước trong giai đoạn 2020 đến 2100 khoảng 2,12 đến

2,28 tỷ m3/năm. Từ đó xác định xu thế lượng nước thiếu hụt trên mỗi lưu vực con và toàn

lưu vực. Việc đánh giá lượng thiếu hụt đã được xét tới khi có sự tham gia điều tiết của hồ

chứa và thủy điện trên toàn hệ thống. Lượng thiếu hụt tăng dần từ giai đoạn hiện trạng tới

các giai đoạn trong tương lai theo kịch bản BĐKH.

Về mùa lũ, dòng chảy lũ tăng lên theo các kịch bản biến đổi khí hậu làm mực nước

sông ở hạ lưu sông Lô tăng lên ở tất cả các kịch bản BĐKH. Sự gia tăng lớn nhất là theo

kịch bản A2, tiếp theo là kịch bản B2, kịch bản B1 là nhỏ nhất. Trên lưu vực sông Lô, do

có hệ thống đê bảo vệ và hệ thống hồ chứa cắt lũ nên hạ lưu không bị ngập lụt do nước

sông tràn vào.

Về mùa kiệt, do dòng chảy đến mùa kiệt và lượng mưa vào mùa khô có xu thế giảm

dẫn đến mức độ hạn hán tăng lên so với giai đoạn hiện trạng, đặc biệt là lưu vực đến trạm

thủy văn Chiêm Hóa sẽ tăng mức hạn từ hạn nặng thành hạn đặc biệt.

Page 82: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi trường. 1995. Quy hoạch phòng chống lũ lụt

vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 – 2010.

2. Bộ tài nguyên và môi trường. 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam.

3. Bộ xây dựng. 1998. Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020. Nhà

xuất bản xây dựng.

4. Bộ xây dựng. 1987. TCVN 4454-87.

5. Bộ xây dựng, 1987. TCVN 4449-1987.

6. Tổng cục thống kê. 2006. Tư liệu kinh tế- xã hội Việt Nam 671 huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh.

7. Tổng cục thống kê. 2012. Niên giám thống kê 2012.

8. Trần Thanh Xuân. 2007. Đặc điểm Thủy Văn và Nguồn nước sông Việt Nam.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

9. Trường đại học Thủy Lợi. 2007. Phân tích ảnh hưởng của hồ chứa Hòa Bình và

Thác Bà đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông Hồng.

10. Viện Quy hoạch Thủy lợi. 2005. Sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông

Hồng-Thái Bình.

11. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường. 1985. Đặc trưng hình thái

lưu vực sông Việt Nam.

12. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường. 2003. Tài nguyên nước

Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

13. Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường. 2006. Nghiên cứu ứng

dụng mô hình toán trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Chảy.

14. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. 2009. Quy hoạch tài nguyên

nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

15. Trần Thanh Xuân. 2011. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước

Việt Nam. NXB Khoa học – Kỹ Thuật

16. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. 2010. Biến đổi khí hậu và tác

động ở Việt Nam.

17. Đào Xuân Học. 2007. Hạn hán và những giải pháp giảm thiệt hại – NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

18. IPCC. 2007. IPCC Special Report on Climate Change. Cambridge University

Press.

Page 83: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

81

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phân khu sử dụng nước lưu vực sông Lô

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

1 A301 Hà Giang Hoàng Su Phì Tất cả các xã

Xí Mần Tất cả các xã

2 A302 Lào Cai

Bắc Hà Tất cả các xã

Mường Khương Tất cả các xã

Bảo Yên Tất cả các xã

3 A303 Yên Bái Yên Bình Tất cả các xã

Lục Yên Tất cả các xã

4 A304, A305 Phú Thọ Đoan Hùng

Đông Khê

Nghinh Xuyên

Phương Trung

Hùng Quân

Vân Du

Phong Phú

TT. Đoan Hùng

Bằng Luân

Quế Lâm

Tây Cốc

Phúc Lai

Bằng Doãn

Minh Lương

5 L301 Hà Giang

Quản Bạ Tất cả các xã

Vị Xuyên Tất cả các xã (trừ Tùng Bá)

TX. Hà Giang Tất cả các xã

6 L302

Hà Giang Bắc Quang Tất cả các xã

Tuyên Quang Hàm Yên

Yên Thuận

Bach Xa

Minh Khương

Minh Dân

Phù Lưu

Yên Hương

Tân Thành

TT. Tân Yên

Nhân Mục

Bằng Cốc

7 L303 Tuyên Quang

Hàm Yên

Thái Sơn

Thành Long

Thái Hòa

Đức Ninh

Hùng Đức

Minh Hương

Bình Xá

Chiêm Hóa Hòa Phú

Yên Nguyên

8 L304 Hà Giang

Đồng Văn Tất cả các xã

Mèo Vạc Tất cả các xã

Yên Minh Tất cả các xã

Page 84: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

82

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

Cao Bằng Bảo Lâm, Bảo Lạc Tất cả các xã

9 L305 Hà Giang

Bắc Mê

Minh Sơn

Giáp Trung

Yên Phú

Yên Phong

Phú Nam

Đường Âm

Đường Hồng

Yên Cường

Phiêng Luông

Thượng Tân

Minh Ngọc

Yên Định

Lạc Nông

Na Hang

Thúy Loa

Phúc Yên

Khuôn Hà

Xuân Lập

Lăng Can

Thượng Lâm

Trùng Khánh

Năng Khả

Vị Xuyên Tùng Bá

10 L306

Tuyên Quang Na Hang

Đức Xuân

Sinh Long

Thượng Nông

Côn Lôn

Yên Hoa

Hồng Thái

Đà Vị

Khau Tinh

Sơn Phú

Công Bằng

Bắc Cạn

Ba Bể, Pắc Nặm Tất cả các xã

Ngân Sơn

Trung Hòa

TT Nà Pặc

Lãng Ngâm

Cao Bằng Nguyên Bình

Ca Thành

Mai Long

Phan Thanh

11 L307 Tuyên Quang Chiêm Hóa

Bình An

Hồng Quang

Thổ Bình

Minh Quang

Phúc Sơn

Trung Hà

Hà Lang

Tân Mỹ

Hùng Mý

Page 85: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

83

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

Xuân Quang

Yên Lập

Tân An

Tân Thịnh

Phúc Thịnh

Trung Hóa

Ngọc Hồi

Phú Bình

Kiên Đài

Bình Phú

Chợ Đồn

Bản Thi

Yên Thịnh

Yên Thượng

Na Hang Thanh Tương

Vĩnh Yên

L308 Tuyên Quang

Chiêm Hóa

Hòa An

Nhân Lý

Vĩnh Quang

Bình Nhân

Kim Bình

Thi Phú

Linh Phú

Yên Sơn

Quý Quân

Lực Hành

Chiêu Yên

Phúc Ninh

Xuân Vân

Trung Trực

Kiến Thiết

12 L309, L309h Tuyên Quang

TX. Tuyên Quang Tất cả các xã

Yên Sơn

Tân Long

Tân Tiến

Đạo Viên

Công Đa

Tiến Bộ

Thái Bình

Phú Thịnh

13 L310 Tuyên Quang Sơn Dương

Tứ Quân

Thắng Quân

Lang Quán

Trung Môn

Chân Sơn

Kim Phú

Phú Lâm

Mỹ Bằng

An Khê

Đội Bình

TT. Tân Bình

Đội Cấn

Page 86: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

84

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

Hoàng Khai

Thái Long

An Tường

Lương Vượng

An Khang

14 L311h, L311

Phú Thọ Đoan Hùng

Ngọc Quan

Sóc Đăng

Yên Kiện

Hùng Long

Vân Đồn

Tiêu Sơn

Minh Tiến

Chí Đám

Hữu Đô

Đại Nghĩa

Phú Thứ

Vụ Quang

Minh Phú

Chân Mộng

Tuyên Quang Sơn Dương

Đồng Quý

Vân Sơn

Văn Phú

Tân Trào

Chi Thiết

Đông Lợi

Hào Phú

Sầm Dương

Lâm Xuyên

Tam Đa

Phú Lương

Phú Thọ Phong Châu

Phú Mỹ

Liên Hoa

Trị Quận

Bảo Thanh

Hạ Giáp

Tiên Du

Gia Thanh

Phú Lộc

Phú Nham

An Đạo

Bình Bộ

Tử Đà

Phù Ninh

Kim Đức

Vĩnh Phú

Hùng Lô

Việt Trì Tất cả các xã

Vĩnh Phúc Lập Thạch Bạch Lưu

Quang Yên

Page 87: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

85

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

Hải Lựu

Lãng Công

Nhân Đạo

Phương Khoan

Đồng Quế

Đôn Nhân

Tam Sơn

Nhạo Sơn

Như Thụy

Yên Thạch

Tứ Yên

Đồng Thịnh

Đức Bác

Cao Phong

15 L313, L313h

Bắc Cạn Chợ Đồn

Ngọc Phái

Bằng Lùng

Bằng Lãng

Đại Xảo

Lương Bằng

Nghĩa Tá

Phong Huân

Yên Mỹ

Yên Nhuận

Bình Trung

Tuyên Quang

Yên Sơn

Trung Minh

Hủng Lợi

Trung Sơn

Kim Quan

Sơn Dương

Trung Yên

Minh Thanh

Tân Trào

Bình Yên

Lương Thiện

Tú Thịnh

Sơn Dương

Hợp Thành

Phúc Ứng

Hợp Hòa

Kháng Nhật

Thành Phát

Tuấn Lộ

Thiện Kế

Ninh Lai

Sơn Nam

Đại Phú

Vĩnh Phúc Lập Thạch

Đạo Trủ

Yên Dương

Bồ Lý

Quang Sơn

Page 88: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (300).pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn ----- nguyỄn

86

TT Tên khu tưới Tỉnh Huyện Xã

Hợp Lý

Ngọc Mỹ

Bắc Bỉnh

Thái Hòa

Liễn Sơn

Xuân Hòa

Vân Trục

Tân Lập

Liên Hòa

Bản Giản

Tử Du

Xuân Lôi

Tiên Lữ

Đồng Ích

Văn Quán

ĐỈnh Chu

Triệu Để

Sơn Đông

Tam Đảo

Đại Đỉnh

Tam Quan

Đồng Tĩnh

Hoàng Hoa

Hợp Hòa

An Hòa

Hoàng Đan

Hoàng Lâu

Vĩnh Tường

Kim Xá

Yên Bỉnh

Chấn Hưng

Nghĩa Hưng

Yên Lập

Việt Xuân