90
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Hà Linh CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Hà Linh

CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Nguyễn Hà Linh

CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC QUANG, HÀ GIANG

Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng

Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Lƣu Đức Hải

Hà Nội – 2013

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lƣu Đức Hải giảng

viên khoa Môi trƣờng trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình hƣớng dẫn và

giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trƣờng, các thầy cô trong

bộ môn Quản lý Môi trƣờng đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trƣờng và

kiến thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong

quá trình học tập và công tác sau này.

Để hoàn thành khoá luận này em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của

đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè.

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

Nguyễn Hà Linh

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... 4

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 6

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 8

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN –

KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG ....................................................................... 3

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu ............................................................................. 3

1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu ........................................................................... 3

1.1.2. Tác động của BĐKH ......................................................................................... 9

1.2. Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang ........................................................... 11

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 11

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 14

1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 18

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................ 20

NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 20

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................................................... 20

2.2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 20

2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 20

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP ỨNG

PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ

GIANG ...................................................................................................................... 23

3.1. Xu hƣớng biến đổi của các yếu tố khí hậu ......................................................... 25

3.1.1. Nhiệt độ ........................................................................................................... 25

3.1.2. Lƣợng mƣa và chỉ số khô hạn ......................................................................... 27

3.1.3. Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng ................................................................ 34

3.2. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang ................ 37

3.2.1. Các ảnh hƣởng của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên; .................................... 38

3.3.2. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đời sống; ........................................ 41

3.3.3. Ảnh hƣởng của BĐKH đến kinh tế - hoạt động sản xuất ............................... 48

3.3. Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH trên địa bàn huyện Bắc Quang; ........................ 56

3.3.1. Xu thế diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang. .......... 56

3.3.2. Dự báo ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên ................................................... 58

3.3.3. Dự báo ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội ......................... 60

3.3.4. Dự báo ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - hoạt động sản xuất ..... 63

3.3.5. Dự báo các tác động khác ............................................................................... 65

3.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................ 67

3.4.1. Các giải pháp chung ........................................................................................ 67

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

3.4.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với môi trƣờng tự nhiên .................. 69

3.4.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế ............................ 70

3.4.4. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong đời sống xã hội .................... 75

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 80

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các

vùng khí hậu của Việt Nam ......................................................................................... 6

Bảng 3.1. Xu hƣớng biến đổi nền nhiệt độ tại huyện Bắc Quang............................. 25

Bảng 3.2. Số liệu tổng lƣợng mƣa từ năm 1991- 2012 tại huyện Bắc Quang .......... 28

Bảng 3.3. Số liệu tổng hợp lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các năm ......................... 30

Bảng 3.4: Chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 đến năm 2012 .......... 33

Bảng 3.5. Thống kê số trận lũ từ năm 2004 đến năm 2011 ...................................... 34

Bảng 3.6. Thống kê số điểm sạt, trƣợt, lở từ năm 2004 đến năm 2011 .................... 35

Bảng 3.7. Một số trận lũ quét điển hình xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Quang. ...... 36

Bảng 3.8 . Đặc trƣng lƣợng mƣa tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012 ........... 39

Bảng 3.9. Chiều dài đƣờng bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét, trƣợt, sạt lở trên địa bàn

nghiên cứu năm 2010 - 2012 ..................................................................................... 45

Bảng 3.10. Sự thay đổi diện tích rừng trồng ............................................................. 53

Bảng 3.11. Tác động của BĐKH đến các tiểu khu vực tại huyện Bắc Quang ......... 54

Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời

kỳ 1980 - 1999 trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ............... 56

Bảng 3.13. Chênh lệch nhiệt độ tối cao tại các mốc của thế kỷ 21 so với thời kỳ

1961-1990 của trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) .......... 56

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các kịch bản về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đến năm 2100 5

Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000 .......................... 6

Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến

năm 2010 ..................................................................................................................... 8

Hình1.4. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 .... 8

Hình 1.5. Biến động lƣợng mƣa tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 ....... 9

Hình 1.6. Địa giới hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ............................ 12

Hình 3.1. Mô hình DPSIR về BĐKH tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. ........... 24

Hình 3.2. Diễn biến xu hƣớng biến đổi nhiệt độ từ năm 1991 - 2012 ..................... 26

Hình 3.3. Diễn biến nền nhiệt độ trung bình từ năm 1991 – 2012 tại huyện Bắc

Quang ........................................................................................................................ 27

Hình 3.4. Xu hƣớng biến đổi lƣợng mƣa huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012 .... 30

Hình 3.5. Diễn biến lƣợng mƣa ngày lớn nhất từ năm 1991 – 2012 ........................ 32

tại huyện Bắc Quang ................................................................................................. 32

Hình 3.6. Diễn biến số ngày có mƣa từ năm 1991 – 2012 ........................................ 32

Hình 3.7. Diễn biến chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 – năm 2012

................................................................................................................................... 34

Hình 3.8. Dân số các các dân tộc sinh sống tại huyện Bắc Quang ........................... 41

Hình 3.9. Tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bắc Quang ............................... 48

Hình 3.10. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang . 58

Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang .. 59

Hình 3.12. Dự báo nguy cơ xảy ra khả năng xói mòn, rửa trôi đất năm 2020.......... 60

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đối khí hậu

KNK Khí nhà kính

IPCC Uy ban Liên chính phủ về Biến đối Khí hậu

GIS Hệ thống thông tin địa lý

TNN Tài nguyên nƣớc

UBND Ủy ban nhân dân

TN Tài nguyên

KTXH Kinh tế xã hội

DPSIR Mô hình Động lực-Phát triển-Áp lực-Hiện

trạng- Tác động

BC Báo cáo

QĐ Quyết định

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 1

MỞ ĐẦU

BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng tự nhiên

và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hƣởng lớn

đến chất lƣợng cuộc sống con ngƣời, đặc biệt là cộng đồng dân cƣ nghèo. Đánh giá

tác động của BĐKH và nghiên cứu đƣa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH là một

trong những việc làm cấp bách cần thực hiện.

Việt Nam là một trong các nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí

hậu. Vốn là một nƣớc đang phát triển, tiềm năng về kinh tế và khoa học công nghệ

chƣa đủ mạnh để đối mặt với biến đổi khí hậu do vậy kịch bản biến đổi khí hậu

đƣợc xây dựng chủ yếu trên cơ sở thích nghi với biến đổi khí hậu.

Là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Hà Giang đã và đang chịu các tác

động do biến đổi khí hậu. Biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu tại Hà Giang là

sự thay đổi nền nhiệt độ và gia tăng các thiên tai nhƣ lũ lụt, bão, mƣa đá,… Công

văn số 142/BC - UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Xây

dựng kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chƣơng trình Quốc gia

ứng phó với BĐKH đã cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền về vấn đề

BĐKH tại địa phƣơng. Nhận thức đúng tầm quan trọng của biến đổi khí hậu để đƣa

ra những chính sách, kế hoạch thích ứng, nhằm giảm nhẹ các tác động bất lợi, sử

dụng những ƣu điểm của BĐKH để phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng là nhiệm vụ

cần thiết của tỉnh Hà Giang nói chung và của huyện Bắc Quang nói riêng.

Việc nghiên cứu các căn cứ cụ thể và các biểu hiện trên thực tế để có cơ sở

khoa học đƣa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết. Đề

tài “Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang,

Hà Giang” đƣợc thực hiện với mục tiêu đƣa ra cơ sở khoa học của các giải pháp

ứng phó với BĐKH mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa phƣơng, hỗ

trợ việc ra quyết định. Đề tài cũng đƣa ra những đề xuất ban đầu làm tiền đề để ứng

dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về BĐKH

tại địa phƣơng và cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

Các kết quả cụ thể của luận văn này có đƣợc nhờ quá trình điều tra thực tế,

thu thập số liệu và phân tích, đánh giá của chính tác giả tại địa bàn huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 2

Cấu trúc của luận văn bao gồm:

Mở đầu: đƣa ra vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu và các điều kiện kinh tế xã hội

huyện Bắc Quang.

Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3: Phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với biến đổi

khí hậu huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Kết luận, kiến nghị.

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ

NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu

1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu

a) Định nghĩa:

Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng

nhà kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có

trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con ngƣời

thải vào khí quyển đang có xu hƣớng tăng lên.

Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái

Đất, hiện tƣợng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con

ngƣời gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu đƣợc gọi là BĐKH

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc định nghĩa là sự biến đổi trạng thái của khí

hậu so với trung bình và hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời

gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá

trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con

ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển. Bao gồm cả khai thác trong sử dụng

đất [6].

b) Khái quát tình hình, xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên thế giới

và Việt Nam

BĐKH có hai nguyên nhân chính: do quá trình tự nhiên và do con ngƣời.

Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự biến động của cƣờng độ bức xạ mặt trời

chiếu xuống Trái đất, sự thay đổi góc nghiêng của trục trái đất, sự biến động của các

quá trình nội sinh nhƣ núi lửa phun trào, sự dịch chuyển của các lục địa…

Tuy nhiên phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng, hoạt động của

con ngƣời đã và đang làm BĐKH toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng

từ năm 1750), do con ngƣời đã sử dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu xuất

phát từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào Khí

quyển ngày càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ CO2, CH4, N2O,

CFCs, HCFCs. Sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong Khí quyển dẫn đến tăng

hiệu ứng nhà kính.

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 4

Vai trò của khí nhà kính đối với BĐKH và những đặc trƣng của chúng chỉ có

ý nghĩa khi xét trên qui mô toàn cầu. Vì vậy, những kết quả đo đạc thƣờng là những

đặc trƣng mang tính toàn cầu. Các kết quả đo đạc đƣợc cho thấy nhiều loại khí nhà

kính chiếm tỷ lệ thấp có xu thế tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Những

nghiên cứu chỉ rõ, có mối liên quan giữa sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất với

sự tăng lên nồng độ của một số loại khí nhà kính trong Khí quyển nhƣ CO2 và CH4.

Những số liệu về hàm lƣợng khí CO2 trong Khí quyển đƣợc xác định từ các

lõi băng đƣợc khoan từ Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà

và gian băng (khoảng 18 nghìn năm trƣớc), hàm lƣợng khí CO2 trong Khí quyển chỉ

khoảng 180-200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền

công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1800, hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên,

vƣợt con số 300ppm, và đạt 385ppm vào năm 2008 (vƣợt qua mức an toàn là

350ppm) nghĩa là tăng khoảng 38% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức

khí CO2 tự nhiên trong 650.000 năm qua. Ngày 9/5/2013, nồng độ CO2 ngƣng đọng

trong bầu khí quyển Trái đất đã đạt mức kỷ lục - 400 phần triệu (ppm). Mỗi năm

con ngƣời thải vào Khí quyển 30 tỷ tấn CO2 do đốt năng lƣợng hóa thạch, trong đó

việc đốt, phá rừng và sản xuất nông nghiệp đóng khoảng 3 đến 10 tỷ tấn.

Hàm lƣợng các khí nhà kính khác nhau nhƣ: Khí metan (CH4), oxit nito

(N2O) cũng tăng lần lƣợt từ 715 ppb (phần tỷ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công

nghiệp lên 1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí

chlorofluoro cacbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn

cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozôn bình lƣu, chỉ mới có

trong Khí quyển do con ngƣời sản xuất kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ

phẩm phát triển.

Theo số liệu IPCC cho thấy, việc tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa

thạch trong các ngành sản xuất năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây

dựng vv… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng

nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa

chất (CFCs, HCFCs) khoảng 24%, còn lại (3%) là các hoạt động khác [11].

c) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu trên Thế giới

Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nƣớc cho thấy, Trái Đất đang nóng lên

với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nƣớc biển; băng và tuyết

đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực

thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao.

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 5

Theo kết quả nghiên cứu của IPCC năm 2010, đến cuối thế kỷ XXI hàm

lƣợng CO2 trong khí quyển vào năm 2100 có khả năng đạt 540 – 970 ppm.

Nguồn: Kịch bản SRES của IPCC-2010

Hình 1.1. Các kịch bản về sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển đến năm 2100

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nhệt độ trung

bình toàn cầu và mực nƣớc biển tăng trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong 25

năm gần đây.[8].

Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dƣơng, nhiệt độ có xu thể tăng

rõ rệt. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,240C, sai khác lớn nhất

giữa hai năm liên tiếp là 0,290C (giữa năm 1976 và năm 1977), sự gia tăng nhiệt độ

thế kỷ 20 là 0,750C, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử kể từ thế kỷ 11 đến

nay [6].

Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt độ tăng 0,640C ± 0,130C, gấp đôi

mức tăng trung bình thế kỷ 20. Rõ ràng xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng rõ ràng

và nhanh hơn.

Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) đƣợc xếp vào danh sách 12 năm

nhiệt độ cao nhất trong lịch sử quan trắc. [6].

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 6

Nguồn: Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000

Kết quả phân tích cho thấy, nói chung trong phạm vi 300 - 85

0 vĩ Bắc, mƣa

trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhƣng trong phạm vi 100 vĩ Nam đến 30

0 vĩ Bắc

thì mƣa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100 - 30° vĩ Bắc, có dấu

hiệu mƣa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhƣng giảm từ khoảng

sau năm 1970 [7]. Những trận mƣa lớn sẽ xuất hiện thƣờng xuyên hơn. Cƣờng độ

những trận mƣa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi

lƣợng mƣa bình quân tăng; nhƣng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa,

dẫn đến nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực

nhiệt đới và vĩ độ cao, mƣa dài ngày sẽ tăng nhiều hơn so với mƣa có số ngày trung

bình. [2].

d) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 –

0,70C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng El Nino, La Nina cùng lúc

tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu đã làm cho những thiên tai đặc biệt nhƣ bão, lũ

và hạn hán ngày càng trở nên khốc liệt đƣợc thể hiện tại bảng 1.1 [2].

Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các

vùng khí hậu của Việt Nam

Vùng khí hậu

Nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (%)

Tháng

I

Tháng

VII Năm

Thời kỳ

XI-IV

Thời kỳ

V-X Năm

Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2

Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 7

Vùng khí hậu

Nhiệt độ (oC) Lƣợng mƣa (%)

Tháng

I

Tháng

VII Năm

Thời kỳ

XI-IV

Thời kỳ

V-X Năm

Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11

Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3

Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20

Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11

Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, (VNCC10)

Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng

sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông,

nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc

Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 -

0,9 0C/50 năm). Tính trung bình cho cả nƣớc, nhiệt độ mùa đông ở nƣớc ta đã tăng

lên 1,2 0C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5

0C/50 năm trên

tất cả các vùng khí hậu của nƣớc ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 - 0,6 0C/50

năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và

Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào

khoảng 0,3 0C/50 năm [7].

Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhƣng với mức

độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện

tƣợng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nƣớc, đặc biệt là

ở Trung Bộ và Nam Bộ.

e) Xu thế, diễn biến của biến đổi khí hậu tại Hà Giang

Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt

độ và lƣợng mƣa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lƣợng mƣa trung bình

năm có xu hƣớng tăng. Dƣới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lƣợng

mƣa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tƣợng tỉnh Hà Giang.

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 8

Diễn biến của nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang.

Tháng Iy = -0.0172x + 50.601

13.0

14.0

15.0

16.0

17.0

18.0

1990 1995 2000 2005 2010

Năm

T

Tháng VII

y = 0.0185x - 9.1579

26.0

26.5

27.0

27.5

28.0

28.5

29.0

1990 1995 2000 2005 2010

Năm

T

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII tại trạm Hà Giang

từ năm 1991 đến năm 2010

Trung bình

(1991-2010) y = 0.0185x - 9.1579

27.00

27.50

28.00

28.50

29.00

1990 1995 2000 2005 2010

Năm

T

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình1.4. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm

2010

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 9

Diễn biến lƣợng mƣa tại tỉnh Hà Giang từ năm 1991-2010

Mùa khôy = -3.1586x + 6687.7

100.0

200.0

300.0

400.0

500.0

600.0

1990 1995 2000 2005 2010

Năm

R

Mùa mƣay = 23.062x - 44070

1000.0

1500.0

2000.0

2500.0

1990 1995 2000 2005 2010

Năm

R

Tổng lƣợng mƣa

(1991-2010)

y = 19.904x - 37382

1000.0

1500.0

2000.0

2500.0

3000.0

1990 1995 2000 2005 2010Năm

R

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 1.5. Biến động lượng mưa tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010

Xu thế, diễn biến của các yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

ngày càng phức tạp. Dự báo trong thời gian tới BĐKH còn gây ra những hậu quả

nghiêm trọng và tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nƣớc đang

phát triển nhƣ Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề của

BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hƣởng nhƣ

tỉnh Hà Giang.

1.1.2. Tác động của BĐKH

a) Trên Thế giới

Tác động của BĐKH là tác động mang tính chất toàn cầu, với diện tác động

lớn, quy mô rộng, có tầm ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong

thời kỳ 1901 – 2005, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa rất khác nhau giữa các khu vực

và giữa các tiểu khu trên từng khu vực. Ở Bắc Mỹ, mƣa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là

ở Bắc Canada nhƣng lại giảm đi ở Tây Nam nƣớc Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán

đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ gây ra hạn hán trong nhiều năm

gần đây.

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 10

Mặc dù Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ra đời đã

đƣợc 20 năm, Nghị định thƣ Kyoto có hiệu lực đã đƣợc 7 năm, nhƣng kết quả đạt

đƣợc vẫn còn hạn chế, mục tiêu giảm 5,2% so với mức phát thải năm 1990 trong

giai đoạn 2008-2012 không những không đạt đƣợc mà theo đánh giá sơ bộ của Cơ

quan năng lƣợng quốc tế (IAEA) công bố tháng 5/2012, phát thải khí nhà kính đã

đạt mức cao kỷ lục lên đến 31,6 tỉ tấn trong năm 2011, gấp gần 1,5 lần so với năm

1990, tăng 3,2% so với năm 2010. Điều đó có nghĩa là biến đổi khí hậu sẽ diễn ra

mạnh hơn so với các cảnh báo trƣớc đây.

Từ năm 1970 đến nay có thể do tác động của biến đổi về nhiệt độ toàn cầu đã

gây nên một số biến đổi nhƣ sau:

Gia tăng và mở rộng các hồ băng, gia tăng phần đất nền trên các khu vực

băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi bên cạnh đó các sông, hồ nóng lên do đó

thay đổi cơ chế nhiệt và chất lƣợng nƣớc. Nồng độ CO2 trong Khí quyển tăng lên

dẫn đến độ axit hóa của đại dƣơng tăng lên, độ pH trung bình của nƣớc biển gần

giảm đi 0,1% đơn vị kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Việc tăng nền nhiệt độ đã ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nông – lâm

nghiệp ở các vĩ độ cao và các vấn đề chăm sóc y tế ở tất cả các châu lục.

b) Tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc đánh giá là chịu ảnh hƣởng

nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng

bằng trên Thế giới chịu tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng, bên cạnh đồng bằng

sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh).

Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lƣơng thực và phát triển

nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở

đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng

ven biển bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất

cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh

hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc,

gia cầm. Gia tăng hiện tƣợng khô hạn, thiếu nƣớc ở các tỉnh miền núi, các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều với phạm vi và mức độ tác động

mạnh mẽ.

Trong những năm qua, dƣới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cƣờng

độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về ngƣời, tài sản, các cơ

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 11

sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trƣờng. Chỉ tính trong

15 năm trở lại đây, các loại thiên tai nhƣ: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn

hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về ngƣời và tài

sản, làm chết và mất tích hơn 10.711 ngƣời, thiệt hại về tài sản ƣớc tính chiếm

khoảng 1,5% GDP/năm.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình

năm ở nƣớc ta tăng khoảng 2-30C, tổng lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa mùa tăng

trong khi lƣợng mƣa mùa khô lại giảm. Tác động của BĐKH đến nƣớc ta là rất

nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc

thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc [2].

c) Tại Hà Giang

Cũng nhƣ trên các địa bàn khác của vùng Tây Bắc, tỉnh Hà Giang nói chung

và huyện Bắc Quang nói riêng đã chịu những ảnh hƣởng chung do biến đổi khí hậu

gây ra.

Theo các số liệu thống kê trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang cho thấy trong

những năm gần đây các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng đang gia tăng về số lƣợng

cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng.

Với sự thay đổi bất thƣờng của các yếu tố khí hậu dịch bệnh, thiên tai xảy ra

nhiều hơn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con ngƣời và sự phát

triển của xã hội.

1.2. Điều kiện TN- KTXH huyện Bắc Quang

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Bắc Quang là huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà

Giang có toạ độ địa lý từ 1040

43’ đến 105

0 07

’ kinh độ Đông và từ 22

0 10

’ đến 22

0

36’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện là thị trấn Việt Quang, cách thành phố Hà Giang

khoảng 60km. Huyện có địa giới hành chính đƣợc thể hiện tại hình 1.2.

- Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và huyện Hoàng Su Phì.

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 12

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang

Hình 1.6. Địa giới hành chính huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Bắc Quang là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hà Giang, tiếp giáp với tỉnh

Tuyên Quang và Yên Bái. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 2 là tuyến giao thông

huyết mạch nằm trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung

Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây chính là một trong các tiềm lực phát

triển to lớn, cần đƣợc phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 13

b) Địa hình, địa mạo

Huyện Bắc Quang có địa hình tƣơng đối phức tạp, toàn huyện có thể chia

thành 3 dạng địa hình chính nhƣ sau:

- Địa hình núi cao trung bình: Tập chung nhiều ở các xã Tân Lập, Liên Hiệp,

Đức Xuân với độ cao từ 700 – 1500m. Phần lớn địa hình này có độ dốc trên 250,

thành phần đá chủ yếu là đá granit, đá vôi và phiến thạch mica. Địa hình chia cắt

mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau, thuận lợi cho việc

phát triển nông nghiệp đa canh.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 – 700m, phân bố ở tất cả các

xã, kể cả các xã vùng cao nhƣ xã Tân Lập. Địa hình chủ yếu ở dạng đồi bát úp hoặc

lƣợn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Địa hình thung lũng: Gồm các loại đất bằng thoải hoặc lƣợn sóng ven sông

Lô, sông Con, sông Sảo và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này đƣợc hình thành

từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng, có điều kiện

giữ nƣớc và tƣới nƣớc nên hầu hết các đất đã đƣợc khai thác trồng lúa, các loại cây

hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Với điều kiện địa hình phân hóa tƣơng đối phức tạp, huyện Bắc Quang cần

chú trọng những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội đặc trƣng theo từng vùng trên

địa bàn huyện.

c) Khí hậu

Bắc Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của

chế độ gió mùa, nhƣng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hƣởng của mƣa bão trong

mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém hơn các nơi khác thuộc vùng Đông

Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện

nhƣ sau:

Nhiệt độ bình quân hàng năm của huyện là 22,5 0C. Nền nhiệt độ phân hóa

theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 0C (từ

tháng Mƣời hai đến tháng Tƣ năm sau). Tổng tích ôn đạt trên 8.200 0C.

Bắc Quang là một trong những khu vực có lƣợng mƣa cao nhất ở nƣớc ta.

Lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 4.665mm, nhƣng phân bố không đồng đều. Mùa

mƣa từ tháng V đến tháng XI hàng năm, chiếm khoảng 90% tổng lƣợng mƣa cả

năm, đặc biệt tập chung vào các tháng VII, VIII, IX nên thƣờng gây úng ngập cục

bộ ở các vùng thấp trũng.

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 14

Lƣợng bốc hơi nƣớc bình quân của huyện bằng 63,8% lƣợng mƣa trung bình

hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau lƣợng bốc hơi

nƣớc hàng tháng cao hơn lƣợng mƣa từ 2 - 4 lần, gây ra khô hạn cho vụ đông xuân.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô

độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%.

Sƣơng muối và mƣa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ảnh hƣởng đến sản xuất và

sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2012 kinh tế của huyện phát triển với tốc độ gia tăng

giá trị sản xuất bình quân 11,56 % năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ sản

xuất nông_lâm nghiệp sang phát triển thƣơng mại – dịch vụ. Sản xuất nông_lâm

nghiệp vẫn là lĩnh vực chính và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện

Bắc Quang.

b) Hiện trạng phát triển xã hội

- Dân số:

Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Bắc Quang, cho đến cuối năm 2011

đầu năm 2012 dân số của huyện có 105.828 ngƣời với tổng số hộ là 21.710 hộ, tuy

nhiên mật độ dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện; Toàn huyện Bắc

Quang có khoảng 19 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân

tộc Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng; các dân tộc khác có khoảng 3.890 ngƣời, chiếm

3,68 % dân số toàn huyện.

Dân số của huyện tập chung nhiều nhất ở thị trấn Việt Quang (11.459 ngƣời)

và các xã Hùng An (9.220 ngƣời), Quang Minh (8.886 ngƣời). Tốc độ tăng dân số

tự nhiên của Bắc Quang năm 2012 là 1,45 %, giảm 0,05 % so với năm 2011. Năm

2012 dân số nông thôn của huyện có 89.312 ngƣời, chiếm 84,39 % dân số toàn

huyện, cƣ trú ở 207 thôn, xóm và các điểm dân cƣ. Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm

duy trì ở mức độ ổn định 1,35 %. Tỷ lệ dân cƣ nông thôn cao, dân trí của ngƣời dân

còn thấp, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

- Lao động và việc làm

Lao động trong độ tuổi của huyện năm 2010 là 46.758 ngƣời, chiếm 44,18 %

tổng dân số và khoảng 15 % tổng số lao động toàn tỉnh, trong đó lao động hoạt

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 15

động trong ngành kinh tế nông lâm nghiệp là 43.485 ngƣời, chiếm 93 % tổng số lao

động.

- Giao thông:

Hiện trạng một số tuyến giao thông chính của huyện nhƣ sau:

Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch, chạy dọc theo hƣớng Bắc – Nam

từ Tân Thành đến Vĩnh Tuy, đoạn đi qua huyện dài khoảng 45 km. Đƣờng mới

đƣợc nâng cấp, chất lƣợng vẫn còn tốt.

Quốc lộ 279 là tuyến đƣờng trục nối từ Tây sang Đông, chạy qua các xã

Liên Hiệp, Bằng Hành, Kim Ngọc, Quang Minh, Việt Vinh thị trấn Việt Quang

và sang huyện Quang Bình. Tuyến đƣờng này đã đƣợc nâng cấp giải nhựa.

Ngoài giao thông đƣờng bộ, huyện còn có thể khai thác giao thông đƣờng

thủy trên các sông nhƣ sông Lô, sông Con bằng phƣơng tiện vận tải thủy loại vừa

và nhỏ,...

- Thủy lợi:

Toàn huyện có gần 300 công trình trung và tiểu thủy nông đã đƣợc xây dựng

kiên cố và bán kiên cố, ngoài ra còn có một số công trình tạm. Các công trình do

xây dựng đã lâu nên bị hƣ hại nhiều, năng lực tƣới thấp so với thiết kế. Trong giai

đoạn từ 206 – 2010 huyện đã đầu tƣ xây dựng một số công trình thủy nông và cụm

thủy nông phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, trong đó có 32 đập đá

xây, 6 đập đất, 1,9 km kênh đất và 47,97 km kênh kiên cố.

- Giáo dục - Đào tạo:

Đến nay huyện đã có 74 trƣờng học các cấp và 01 Trung tâm Giáo dục

thƣờng xuyên. Các loại hình đào tạo đa dạng và phong phú hơn bao gồm: quốc lập,

dân lập, bán công, dân tộc nội trú,... với 32.626 học sinh ở tất cả các cấp học. Việc

đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc tập chung chỉ đạo ở tát cả các xã, thị trấn.

Tình trạng lớp học 3 ca đã đƣợc xóa bỏ.

- Y tế:

Đội ngũ cán bộ y tế đƣợc tằng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng; toàn

huyện đạt 2,38 bác sỹ/vạn dân tăng 0,53 bác sỹ/vạn dân so với năm 2006; 65 %

trạm y tế có bác sỹ. Trung tâm y tế huyện tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp cả về cơ sở

vật chất và trang thiết bị. Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực, tỷ

lệ phát triển dân số hàng năm duy trì ở mức độ ổn định 1,35 %.

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 16

- Văn hóa – Thông tin:

Năm 2010, có 60 % số làng, thôn, bản, khu phố đƣợc công nhận làng văn

hóa, 78 % hộ gia đình đƣợc công nhận gia đình văn hóa. Đã khánh thành và đƣa vào

sử dụng 2 trạm phát lại truyền hình ở 2 xã Tân Lập và Đức Xuân, đƣa tỷ lệ phủ sóng

truyền hình trên địa bàn huyện lên 95 %.

- Định hƣớng quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Quang đến năm

2015 và đinh hƣớng đến năm 2020

Theo nghị quyết đã đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà

Giang lần thứ XV họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010, 19 chỉ tiêu phát

triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 của huyện

Bắc Quang đã đƣợc đại hội nhất trí thông qua. Bao gồm:

Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%. Trong đó:

các ngành dịch vụ tăng 17,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; nông - lâm

nghiệp tăng 5,5%.

Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm 39,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%;

nông - lâm nghiệp chiếm 26,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 15 triệu đồng

trở lên; trồng rừng: Độ che phủ rừng đạt 60%;

Giáo dục đào tạo: Trẻ 0-2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; Trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo

đạt 98%; Trẻ 6-14 tuổi đến trƣờng đạt trên 98%; Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn

1,24%;

Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn

văn hoá 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 15.000

ngƣời; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%; Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc sử

dụng điện đạt 92%; Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình

92%; Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 300 hộ

dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống tập

trung tại các thôn, bản; Đến năm 2015, 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông

thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh;

Để thực hiện đƣợc 19 chỉ tiêu đã đề ra, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ

rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phƣơng cần phải thực

hiện nghiêm túc bao gồm:

Tạo bƣớc phát triển mạnh, tích cực trong tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hƣớng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và bền vững.

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 17

Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và

nâng cao chất lƣợng các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá

trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.

Phấn đấu tăng trƣởng nhóm ngành dịch vụ bình quân năm đạt 17,5%; tổng

mức lƣu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 800 tỷ đồng; tổng dƣ nợ của các tổ

chức tín dụng tăng bình quân trên 20%/năm.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu

Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao

chất lƣợng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng,

siêu thị.

Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển

các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã đƣợc quy hoạch, xây dựng thƣơng hiệu, điểm

nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc

đặc trƣng.

Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá

trị sản xuất công nghiệp năm 2015.

Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn

với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê

10%/năm; đàn lợn 8%/năm.

Mở rộng diện tích cây đậu tƣơng lên 5.000 ha, lạc 2.000 ha, trồng cỏ 6.000

ha vv... Tập trung trồng trên 9.000 ha rừng sản xuất tạo thành vùng nguyên liệu ổn

định cho công nghiệp chế biến. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển

rừng ở 06 huyện vùng cao; nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các

huyện phía Bắc bằng các loại cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm

ngặt các khu vực rừng đầu nguồn nƣớc.

Ƣu tiên đầu tƣ phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ

bản nƣớc sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Quy tụ số hộ sống rải rác và

trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn.

Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30 của Chính

phủ, các chƣơng trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi

và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, xây

dựng thêm nhiều hồ chứa nƣớc ở 04 xã vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán.

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 18

1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên nƣớc

Nguồn nƣớc mặt của huyện chủ yếu đƣợc cung cấp bởi hệ thống sông Lô,

sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các suối nhỏ nằm ở các khe núi,

ao, hồ khác. Do nằm trên địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và có độ dốc lớn nên

việc khai thác và sử dụng nguồn nƣớc mặt cũng có nhiều hạn chế.

Nhìn chung, tài nguyên nƣớc của huyện khá dồi dào nhƣng do địa hình dốc

nên việc khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất khó khăn nhƣng khá thuận lợi cho

đầu tƣ khai thác thủy điện.

b) Tài nguyên đất

Đất đai của Bắc Quang đƣợc hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất

hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do

đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): có diện tích chiếm khoảng 4% tổng diện tích tự

nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các sông suối. Lƣợng lân và

kali tổng số trung bình nhƣng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động

phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các

cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lƣơng thực.

- Nhóm đất Gley (Gleysols): có diện tích chiếm khoảng 2,4% diện tích tự

nhiên, phân bố ở khu vực các xã có địa hình thấp trũng, khó thoát nƣớc. Đất có

phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là

trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nƣớc, đất thƣờng chặt, bí,

quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.

- Nhóm đất than bùn (Histosols): Nhóm đất này có diện tích không đáng kể (36

ha), tập trung ở xã Vô Điếm. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lƣợng mùn, đạm và lân

tổng số rất cao. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm đến

90,8% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng

chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa

hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp

trồng cây lâu năm.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã

Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 19

đất chua hoặc ít chua; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn

chung có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày

và dài ngày.

Nhìn chung tài nguyên đất tại huyện Bắc Quang tƣơng đối phù hợp đề phát

triển ngành nông_lâm nghiệp, nhóm đất ít có khả năng sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ.

c) Tài nguyên rừng

Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật khá phong phú, đa dạng

chủng loại cây đƣợc phân bố đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại

một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ nhƣ: Pơ mu, Ngọc am...

Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chƣa sử

dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 79.600 ha,

chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của huyện là 79.104,93 ha, trong

đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng

nguyên liệu giấy.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 20

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Cơ sở khoa học của các biện pháp ứng phó với BĐKH trên địa bàn huyện

Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Cụ thể xác lập đƣợc hiện trạng, xu hƣớng BĐKH đến

năm 2020 từ đó dự báo các tác động đến địa bàn và đề xuất các giải pháp giảm

thiểu.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích đƣợc diễn biến của các yếu tố khí tƣợng chính từ năm 1991 đến

năm 2012.

- Phân tích, đánh giá đƣợc ảnh hƣởng sự thay đổi của các yếu tố khí tƣợng đến

môi trƣờng tự nhiên và hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội đặc trƣng tại địa phƣơng.

- Đƣa ra cơ sở giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện

đặc trƣng trên địa bàn huyện Bắc Quang đến năm 2020.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Diễn biến thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết trên địa bàn huyện Bắc

Quang trong 20 năm gần đây.

- Ảnh hƣởng thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết đến hoạt động kinh tế xã

hội của huyện đến năm 2020.

- Dự báo diễn biến thay đổi khí hậu, thời tiết và đánh giá các ảnh hƣởng đó

đến môi trƣờng tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020.

- Đề xuất giải pháp thích ứng với các tác động BĐKH tại huyện Bắc Quang

đến năm 2020.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

a) Phƣơng pháp mô hình DPSIR:

Phƣơng pháp luận: Mô hình DPSIR: Bằng cách áp dụng mô hình DPSIR mô

tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi

khí hậu khu vực) – Áp lực – P (thay đổi khí hậu, điều kiện môi trƣờng, nguồn nƣớc)

– Hiện trạng – S (hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng) – Tác động – I (tác động của

BĐKH và ô nhiễm môi trƣờng đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 21

kinh tế - xã hội, môi trƣờng) – Đáp ứng – R (các giải pháp thích ứng với BĐKH,

bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững kinh tế xã hội).

b) Phƣơng pháp phỏng vấn

Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận

văn là phƣơng pháp phỏng vấn sâu.

Luận văn sử dụng loại câu hỏi kết hợp: Kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi

mở. Đối tƣợng điểu tra bằng bảng hỏi là UBND xã, phƣờng thị trấn, ngƣời dân, và

các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Bắc Quang.

Các số liệu thu thập, khảo sát là cơ sở để đánh giá tác động của BĐKH và xây

dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội tại địa

phƣơng.

c) Phƣơng pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan

Các số liệu liên quan đến biến đối khí hậu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn ( tại

địa phƣơng và trung ƣơng), sau khi thu thập đƣợc phân loại để đánh giá sự thay đổi

môi trƣờng khí hậu, xu hƣớng, diễn biến khí hậu, thời tiết huyện Bắc Quang cũng

nhƣ phân tích mối quan hệ của chúng và các dạng thiên tai (nhƣ bão, lũ, xói sạt

trƣợt lở…) tại địa phƣơng.

d) Phƣơng pháp tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố

Các dữ liệu đƣợc sử dụng tổng hợp từ dự án dự án “Điều tra ảnh hƣởng của

BĐKH đến KT-XH tại địa bàn các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và

thành phố Hà Giang” trong năm 2011 do Sở Tài nguyên Môi trƣờng Hà Giang làm

cơ quan chủ quản. Ngoài ra các số liệu khác của luận văn đƣợc thu thập từ các sở

ban ngành cấp, huyện, xã, trạm khí tƣợng thủy văn tỉnh Hà Giang, Viện Khoa học

khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng .

e) Phƣơng pháp đánh giá tác động của BĐKH

Phƣơng pháp đánh giá tác động của BĐKH đƣợc thực theo hƣớng dẫn của

Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng [4], cụ thể quy trình đánh giá tác

động đã đƣợc chúng tôi tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1 : Xác định các kịch bản BĐKH

Bƣớc 2: Xác định các kịch bản phát triển

Bƣớc 3 : Xác định các ngành và đối tƣợng ƣu tiên và phạm vi đánh giá

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 22

Bƣớc 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH

Bƣớc 5 : Đánh giá tác động do BĐKH

Đánh giá tác động đến môi trƣờng tự nhiên

Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

Bƣớc 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH

Bƣớc 7 : Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn

thƣơng

Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để đánh giá tác động của

BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên, đời sống xã hội và các hoạt động sản xuất của

ngƣời dân trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Các bƣớc thực hiện bao gồm:

Bƣớc 1: Xác định các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Hà Giang. Kịch bản

BĐKH tỉnh Hà Giang đƣợc xây dựng năm 2011. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học cho

việc đánh giá tác động của BĐKH trên địa bàn nghiên cứu.

Bƣớc 2: Xác định kịch bản phát triển. Kịch bản phát triển kinh tế đƣợc sử

dụng là kịch bản phát thải trung bình B2.

Bƣớc 3 : Xác định các ngành và đối tƣợng ƣu tiên và phạm vi đánh giá. Đối

tƣợng ƣu tiên bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, sản xuất nông lâm nghiệp

đây là những đối tƣợng trực tiếp chịu tác động của BĐKH và ảnh hƣởng lớn nhất

đời sống xã hội ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu.

Bƣớc 4: Công cụ đƣợc sử dụng là mô hình DPSIR.

Bƣớc 5: Do kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang đƣợc tính theo kịch bản phát thải

trung bình B2 nên những đánh giá tác động trên địa bàn nghiên cứu cũng đƣợc thực

hiện theo kịch bản phát thải trung bình B2.

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 23

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP

ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN TẠI HUYỆN BẮC QUANG,

TỈNH HÀ GIANG

Để phân tích, đƣa ra cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với BĐKH

huyện Bắc Quang, đề tài sử dụng mô hình DPSIR.

Bằng cách áp dụng mô hình DPSIR mô tả mối quan hệ tƣơng hỗ giữa Động

lực – D (phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu khu vực) – Áp lực – P (thay

đổi khí hậu, điều kiện môi trƣờng, nguồn nƣớc) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất

lƣợng môi trƣờng) – Tác động – I (tác động của BĐKH và ô nhiễm môi trƣờng đối

với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trƣờng) – Đáp

ứng – R (các giải pháp thích ứng với BĐKH, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền

vững kinh tế xã hội).

Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp DPSIR do tổ chức môi trƣờng châu Âu EEA

xây dựng năm 1999.

g

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 24

Hình 3.1. Mô hình DPSIR về BĐKH tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

ĐỘNG LỰC

- Gia tăng dân số

- Phát triển kinh tế,

công, nông nghiệp

- Chặt phá rừng

- Gia tăng khí nhà

kính

ÁP LỰC

- Thay đổi các yếu tố

khí hậu nhƣ nhiệt độ,

lƣợng mƣa,...

- Gia tăng các hiện

tƣợng thời tiết cực đoan

và thiên tai nhƣ bão, lũ,

hạn hán, lốc xoáy,…

- Thay đổi các điều kiện

môi trƣờng

HIỆN TRẠNG

- Nhận diện đƣợc

mức độ phức tạp và

gia tăng về số lƣợng

của các hiện tƣợng

thời tiết bất thƣờng.

- Nhiệt độ có xu

hƣớng tăng trong

vòng 20 năm gần đây

- Chất lƣợng môi

trƣờng suy giảm

TÁC ĐỘNG

- Xói mòn, sạt lở tài

nguyên đất, ô nhiễm,

suy giảm tài nguyên

nƣớc

- Đời sống xã hội

ngƣời dân

- Phát triển kinh tế xã

hội tại đia phƣơng

ĐÁP ỨNG

- Các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đối với từng lĩnh vực

- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính

- Tăng cƣờng công tác quản lý, xây dựng chƣơng trình hành động và các kế hoạch ứng phó với BĐKH

Đ

Á

P

N

G

- C

á

c

b

i

n

p

h

á

p

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 25 25

Cũng nhƣ các địa bàn khác trên cả nƣớc huyện Bắc Quang hiện đang chịu áp

lực do việc thay đổi các yếu tố khí hậu và gia tăng các hiện tƣợng thời tiết bất

thƣờng. Sự thay đổi nền nhiệt độ, lƣợng mƣa, các thiên tai nhƣ lũ lụt, mƣa đá, sạt lở

đất, suy giảm nguồn nƣớc là những biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất về hiện trạng

khí hậu, môi trƣờng tại địa phƣơng.

3.1. Xu hƣớng biến đổi của các yếu tố khí hậu

3.1.1. Nhiệt độ

Số liệu quan trắc đƣợc tại trạm khí tƣợng huyện Bắc Quang cho thấy sự thay

đổi và xu hƣớng biến đổi của nền nhiệt độ khu vực nghiên cứu.

Trong thời gian từ năm 1991 đến 2012 xu hƣớng biến đổi nhiệt độ tại huyện

Bắc Quang đƣợc thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Xu hƣớng biến đổi nền nhiệt độ tại huyện Bắc Quang

Năm Tổng Trung bình Min Ngày Tháng Max Ngày Tháng

1991 8623,1 23,6 10,7 28 XII 36,6 24 V

1992 8340,1 22,8 6,9 2 XII 36,9 1 IX

1993 8382,5 23,0 4,1 28 XII 37,5 28 VI

1994 8489,6 23,3 8,2 1 I 40,4 3 V

1995 8306,7 22,8 4,2 31 XII 37,9 20 V

1996 8280,5 22,6 4,3 1 I 38,4 6 V

1997 8507,6 23,3 11,4 9 I 38,6 9 VI

1998 8669,8 23,8 8,9 18 XII 37,8 24 IV

1999 8476,4 23,2 2,9 25 XII 38,0 6 VI

2000 8494,6 23,2 8,5 31 I 37,9 23 VIII

2001 8556,4 23,4 5,1 25 XII 38,0 6 VII

2002 8446,8 23,1 8,8 6 I 37,7 21 V

2003 8514,6 23,4 8,4 22 XII 38,7 7 V

2004 8323,7 22,7 7,5 10 II 38,0 1 VII

2005 8427,0 23,1 5,6 3 I 37,6 13 V

2006 8730,8 24,0 7,6 24 XII 37,5 6 VI

2007 8516,1 23,3 7,1 29 I 38,2 24 V

2008 8238,5 22,5 6,8 3 I 37,3 30 VII

2009 8558,7 23,4 6,8 12 I 38,4 9 VIII

2010 8673,9 23,8 9,2 18 XII 38,3 18 VI

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 26 26

Năm Tổng Trung bình Min Ngày Tháng Max Ngày Tháng

2011 8,173,1 20,8 7,7 27 XII 36,8 1 IX

2012 8567,8 23,4 9,9 5 I 39,3 1 V

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh hà Giang

Trong giai đoạn 1991-2011 nhiệt độ trung bình năm tại huyện Bắc Quang có

sự biến đổi tăng nhẹ. Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 20,80C –

24,0oC, trong đó ngày có nhiệt độ thấp nhất là 2,9

oC rơi vào ngày 25 tháng 12 năm

1999, nhiệt độ cao nhất trong khu vực đo đƣợc vào ngày 3 tháng 5 là 40,4 o

C. Biên

độ giao động nền nhiệt độ tại Bắc Quang có xu hƣớng tăng dần theo thời gian từ

năm 1991 đến năm 2012, đặc biệt các năm từ 2010 – 2012 có biên độ dao động lớn

nhất.

Nhiệt độ xuống thấp nhất rơi vào tháng 12 đến tháng 2 và giao động trong

khoảng từ 2,90C đến 11,4

0C, nhiệt độ lên cao nhất vào các tháng từ tháng 5 đến

tháng 9 và giao động trong khoảng từ 36,6 0C đến 40,4

0C. Giao lƣu giữa hai mùa

nóng lạnh là thời kỳ chuyển tiếp có xen kẽ các tiết mƣa, nắng, nóng, lạnh.

Diễn biến, xu hƣớng biến đổi nhiệt độ theo thời gian tại huyện Bắc Quang,

tỉnh Hà Giang đƣợc trình bày tại hình 3.2.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh hà Giang

Hình 3.2. Diễn biến xu hướng biến đổi nhiệt độ từ năm 1991 - 2012

Qua biểu đồ hình 3.1 có thể thấy hiện nay tổng nhiệt độ tại huyện Bắc Quang

đang có sự biến động, tăng nhẹ theo thời gian. Trong đó theo số liệu thống kê thu

thập từ trung tâm khí tƣợng thủy văn huyện Bắc Quang cho thấy tổng tích ôn nhiệt

độ tại huyện Bắc Quang khoảng 8.280,5 o

C - 8730,8oC; số giờ nắng trung bình cả

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 27 27

năm là 1.312 giờ. Thời kỳ ít nắng là những tháng mùa đông, từ tháng 11 đến tháng

2 năm sau, số giờ nắng chỉ vào khoảng 100-130 giờ mỗi tháng. Thời kỳ nhiều nắng

từ tháng 5 đến tháng 9, số giờ nắng mỗi tháng từ 190-240 giờ.

Diễn biến nền nhiệt độ trung bình từ năm 1991 đến năm 2012 tại huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang đƣợc trình bày tại hình 3.3

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh hà Giang

Hình 3.3. Diễn biến nền nhiệt độ trung bình từ năm 1991 – 2012 tại huyện Bắc

Quang

Diễn biến nền nhiệt độ trung bình tại huyện Bắc Quang dao động mạnh trong

các khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012, trong thời gian từ năm 2000 đến

năm 2004 nền nhiệt độ trung bình tại huyện Bắc Quang dao động ít và tƣơng đối ổn

định.

Sự thay đổi nhiệt độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến

đổi khí hậu. Xu thế diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình của tháng 1 (Ttb_I:

tháng đặc trƣng cho mùa đông), tháng 7 (Ttb_VII : tháng đặc trƣng cho mùa hè) và

cả năm (Ttb_năm) giai đoạn 1991-2012 đã đƣợc xét đến để phân tích cho sự biến

đổi này, kết quả cho thấy, tại huyện Bắc Quang, xu thế của cả 3 trị số này đều tăng

nhẹ trong 21 năm qua.

3.1.2. Lượng mưa và chỉ số khô hạn

Bắc Quang là một huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, thuộc vùng Đông

Bắc, do đó, xu thế diễn biến lƣợng mƣa của huyện Bắc Quang mang đầy đủ tính

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 28 28

chất, đặc điểm của xu thế diễn biến lƣợng mƣa vùng Đông Bắc theo kịch bản biến

đổi khí hậu của Việt Nam.

a) Chế độ mƣa

Tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.158,2mm đến 6.184,7mm

và phân bố không đều theo thời gian: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau, lƣợng mƣa chỉ chiếm 10-15% lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng

1, 2; Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa tập trung chiếm 85-90% lƣợng

mƣa cả năm, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 7, 8, 9 có lƣợng mƣa từ 188,9 -

427,0mm/tháng, số ngày mƣa 15-19 ngày/tháng, mùa này thƣờng kèm theo gió bão

và gây ngập cục bộ tại các vùng thấp trũng.

b) Lƣợng mƣa:

Theo số liệu thu thập lƣợng mƣa phân bố không đồng đều trên địa bàn toàn

tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Quang là điểm rốn mƣa của vùng do vậy lƣợng mƣa

hàng năm luôn cao, chỉ số khô hạn thấp. Lƣợng mƣa trong vùng phụ thuộc nhiều

vào các yếu tố khí tƣợng nhƣ gió, độ bốc hơi, địa hình…. do vậy gây nên hiện

tƣợng phân bố không đồng đều ở các phân khu khác nhau trên địa bàn toàn huyện,

số liệu quan trắc thu thập đƣợc tổng hợp tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số liệu tổng lƣợng mƣa từ năm 1991- 2012 tại huyện Bắc Quang

Trạm Bắc Quang

Năm Lƣợng mƣa (mm) Lƣợng bốc hơi

(mm)

Chỉ số khô

hạn H

N1991 4802,5 900,2 0,19

N1992 4506,2 831,2 0,18

N1993 5961,0 682,4 0,11

N1994 3327,6 627,5 0,19

N1995 5374,0 643,1 0,12

N1996 4712,9 683,6 0,15

N1997 5978,6 558,0 0,09

N1998 5758,4 648,0 0,11

N1999 6184,7 595,2 0,10

N2000 4520,4 572,9 0,13

N2001 4243,8 541,2 0,13

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 29 29

Trạm Bắc Quang

Năm Lƣợng mƣa (mm) Lƣợng bốc hơi

(mm)

Chỉ số khô

hạn H

N2002 5502,5 541,8 0,10

N2003 5275,3 602,2 0,11

N2004 3428,6 633,9 0,18

N2005 3672,1 666,3 0,18

N2006 5023,3 648,1 0,13

N2007 2722,5 690,8 0,25

N2008 4411,3 613,2 0,14

N2009 4218,0 701,4 0,17

N2010 3871,8 711,1 0,18

N2011 3.181,5 721,2 0,17

N2012 2.158,2 734,2 0,18

Nguồn. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Các số liệu đo đạc tại huyện Bắc Quang đƣợc thống kê qua các năm tính từ

năm 1991 đến năm 2012 và đƣợc thể hiện qua biểu đồ hình 3.4:

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 30 30

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh hà Giang

Hình 3.4. Xu hướng biến đổi lượng mưa huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012

Lƣợng mƣa tại huyện Bắc Quang luôn giao động ở mức cao từ 2.158,2mm tại

năm 2012 đến 6.184,7mm tại năm 2007. Sự chênh lệch về lƣợng mƣa theo mùa là

rất lớn, hiện nay 85-90% tổng lƣợng mƣa năm tập trung vào những tháng mùa mƣa,

trong khi 15-10% tổng lƣợng mƣa năm còn lại tập trung vào mùa khô, sự chênh

lệch này sẽ trở nên lớn hơn khi mùa khô trở nên khắc nghiệt hơn tạo nên sự mất cân

đối trong việc phân bổ nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và địa bàn

huyện Bắc Quang nói riêng. Xu thế diễn biến lƣợng mƣa trên địa bàn huyện Bắc

quang hiện đang giảm mạnh, đồng thời chỉ số khô hạn trên địa bàn hiện đang có xu

hƣớng tăng. Số liệu tổng hợp lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các năm đƣợc thể hiện

tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số liệu tổng hợp lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các năm

Năm Tổng Số ngày mƣa Max Ngày Tháng

1991 4802,5 224 292,6 13 X

1992 4506,2 191 203,5 13 VI

1993 5961,0 225 232,5 15 VI

1994 3327,6 258 404,5 20 IX

1995 5374,0 237 235,0 6 VI

1996 4712,9 200 347,6 5 X

1997 5978,6 246 275,5 30 VI

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 31 31

Năm Tổng Số ngày mƣa Max Ngày Tháng

1998 5758,4 201 351,2 14 VII

1999 6184,7 214 427,0 29 VI

2000 4520,4 207 351,6 7 VI

2001 4243,8 202 246,6 8 X

2002 5502,5 217 375,5 19 VI

2003 5275,3 202 319,5 27 V

2004 3428,6 199 188,9 18 V

2005 3672,1 197 300,1 25 V

2006 5023,3 198 411,6 8 IX

2007 2722,5 178 253,0 1 VI

2008 4411,3 208 204,5 30 VIII

2009 4218,0 194 205,8 4 VII

2010 3871,8 203 218,5 21 VII

2011 3.181,5 216 244,8 6 VII

2012 2.158,2 168 271,9 23 VI

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Theo số liệu thống kê thu thập từ bảng 3.3, số ngày có mƣa và lƣợng mƣa

ngày lớn nhất qua các năm có xu hƣớng giảm tuy nhiên có thể thấy biên độ dao

động giữa lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các năm tƣơng đối lớn, lƣợng mƣa ngày

lớn nhất vào năm 2004 chỉ có 188,9 mm tuy nhiên lƣợng mƣa ngày lớn nhất vào

năm 1999 lên đến 427,0 mm. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất là một trong những thông

số ghi lại các hiện tƣợng thời thiết cực đoan trong năm. Với lƣợng mƣa lớn tập

trung vào thời điểm ngắn dễ gây ngập úng, lũ và sạt lở tại địa phƣơng, ảnh hƣởng

đến đời sống của cộng đồng dân cƣ. Diễn biến lƣợng mƣa ngày lớn nhất qua các

năm đƣợc thể hiện tại hình 3.5.

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 32 32

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 3.5. Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất từ năm 1991 – 2012

tại huyện Bắc Quang

Diễn biến số ngày có mƣa trên địa bàn huyện Bắc Quang đƣợc thể hiện tại

biểu đồ hình 3.5 Số ngày có mƣa trong năm hiện đang có xu hƣớng giảm dần trong

20 năm trở lại đây. Số ngày có mƣa lớn nhất tập trung vào năm 1994, số ngày mƣa

ít nhất rơi vào 1992 với 191 ngày. Số ngày mƣa trong năm là một trong những yếu

tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức khô hạn của địa phƣơng.

y = -1,8007x + 3812,5

R² = 0,3188

0

100

200

300

1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009 2012

mm

Năm

Diễn biến số ngày có mƣa từ năm 1991 -

2012

Diễn biến số ngày

có mƣa qua các năm

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 3.6. Diễn biến số ngày có mưa từ năm 1991 – 2012

f) Chỉ số khô hạn

Một trong những thông số chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ lƣợng mƣa trong năm

là chỉ số khô hạn. Chỉ số khô hạn thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện để phát triển các

hoạt động nông lâm nghiệp, chỉ số khô hạn cao dễ dẫn đến các hiện tƣợng nhƣ hạn

hán, đất đai khô cằn, cháy rừng, thiếu nƣớc canh tác và sản xuất…

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 33 33

Chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang đƣợc tính theo công thức:

Trong đó: Kt: chỉ số khô hạn tháng (năm).

Pt: Lƣợng bốc hơi theo Piche tháng (năm).

Rt: Lƣợng mƣa tháng (năm).

Chỉ số khô hạn từ năm 1991 đến năm 2012 đƣợc tính toán theo công thức và

trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 đến năm 2012

Năm Chỉ số khô hạn

1991 0,19

1992 0,18

1993 0,11

1994 0,19

1995 0,12

1996 0,15

1997 0,09

1998 0,11

1999 0,10

2000 0,13

2001 0,13

2002 0,10

2003 0,11

2004 0,18

2005 0,18

2006 0,13

2007 0,25

2008 0,14

2009 0,17

2010 0,18

2011 0,17

2012 0,18

Chỉ số khô hạn trên địa bàn huyện Bắc Quang có xu hƣớng tăng nhẹ, biên độ

giao động lớn trong khoảng từ năm 2006 – 2009. Tuy Bắc Quang là địa bàn có

lƣợng mƣa bình quân tƣơng đối lớn, hiện tƣợng khô hạn xảy ra ít hơn so với các

huyện lân cận nhƣng cũng cần đề phòng và có biện pháp thích nghi nhất là trong xu

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 34 34

thế biến đổi hiện nay. Diễn biến chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang đƣơc thể hiện

rõ tại hình 3.7.

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang

Hình 3.7. Diễn biến chỉ số khô hạn tại huyện Bắc Quang

từ năm 1991 – năm 2012

3.1.3. Các hiện tượng thời tiết bất thường

Sự thay đổi các thông số khí hậu một cách bất bình thƣờng (cao hoặc thấp

hơn các thông số đo đƣợc tại khu vực) đƣợc gọi là các hiện tƣợng thời tiết bất

thƣờng. Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng dễ dẫn đến các thiên tai nhƣ mƣa đá, lũ

lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…. Tần xuất xảy ra thiên tai trên địa bàn huyện Bắc

Quang hiện có xu hƣớng gia tăng, thiệt hại hàng năm gây ảnh hƣởng mạnh mẽ đến

sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

Theo các số liệu thống kê đo đạc tại huyện Bắc Quang cho thấy trong những

năm gần đây các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng đang gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ

mức độ ảnh hƣởng. Với sự thay đổi bất thƣờng của các yếu tố khí hậu dịch bệnh,

thiên tai xảy ra nhiều hơn gây ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân và sự phát triển

của xã hội. Ngƣời già, trẻ em, những ngƣời mắc bệnh tim mạch và đƣờng hô hấp là

những đối tƣợng chịu tác động lớn do các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng gây nên.

Cụ thể theo các tài liệu thu thập đƣợc trong nhiều năm gần đây ảnh hƣởng

của các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng trên địa bàn đƣơc ghi lại tại bảng 3.5 và

bàng 3.6:

Bảng 3.5. Thống kê số trận lũ từ năm 2004 đến năm 2011

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 35 35

TT Tên trận lũ Thôn Xã, phƣờng

Số trận

(Trận)

Trận lớn

nhất vào

năm

1 Lũ quét thôn Ngòi Cả Ngòi Cả Thị trấn Vĩnh

Tuy 2 2011

2 Lũ quét thôn Tân Thành Tân Thành Đông Thành 2 2010

3 Lũ quét thôn Bƣa Bƣa Đồng Yên 4 2007

4 Lũ quét thôn Thống Nhất Thống Nhất Vĩnh Hảo 5 2011

5 Lũ quét thôn Vĩnh Bang Vĩnh Bang Vĩnh Phúc 5 2009

6 Lũ quét thôn Tân Thành Tân Thành Tân Quang 8 2008

7 Lũ quét thôn Xuân Thành Xuân Thành Đức Xuân 6 2008

8 Lũ quét thôn Tân Thành 2 Tân Thành 2 Liên Hiệp 2 2008

9 Lũ quét thôn Tân Tiến Tân Tiến Việt Vinh

2008

10 Lũ quét thôn Tân Tiến Tân Tiến Tân Thành 1 2004

11 Lũ quét thôn Minh Khai Minh Khai Kim Ngọc 1 2008

Nguồn: Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Quang

Bảng 3.6. Thống kê số điểm sạt, trƣợt, lở từ năm 2004 đến năm 2011

TT Điểm trƣợt, lở Thôn Xã,

phƣờng

Số trận

trƣợt,

sạt lở

(Trận)

Trận lớn

nhất vào

năm

1 Điểm trƣợt lở Tổ 14 Thị trấn

Việt Quang 1 2008

2 Điểm trƣợt, lở thôn Tân Lập Tân Lập Thị trấn

Vĩnh Tuy 4 2009

3 Điểm trƣợt, lở thôn Tân Thành Tân Thành Tân Quang 6 2009

4 Điểm trƣợt, lở thôn Xuân Minh Xuân Minh Đức Xuân 13 2008

5 Điểm trƣợt, lở thôn Ba Hồng Ba Hồng Liên Hiệp 2 2008

6 Điểm trƣợt, lở thôn Nâm Buông Nâm Buông Việt Vinh 3 2008

7 Điểm trƣợt, lở thôn Ngần Trung Ngần Trung Tân Thành 40 2008

8 Điểm trƣợt, lở thôn Khuổi

Thuối

Khuổi

Thuối Đồng Tâm 1 2004

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang

Trong vòng những năm trở lại đây, hiện tƣợng lũ ống, lũ quét và trƣợt sạt lở

đất diễn ra thƣờng xuyên và có nguy cơ tăng tiến về số lƣợng cũng nhƣ cƣờng độ tại

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 36 36

một số khu vực trọng điểm trên địa bàn huyện Bắc Quang. Lƣợng mƣa lớn và tập

trung vào mùa mƣa là nguyên nhân gây ra các trận lũ quét và trƣợt lở đất. Thống kê

một số trận lũ quét điển hình xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Quang đƣợc thể hiện tại

bảng 3.7.

Bảng 3.7. Một số trận lũ quét điển hình xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Quang.

TT

Thời gian

xuất hiện lũ

quét

Địa điểm xuất hiện

lũ quét Mức độ thiệt hại

Xã Huyện

1 12/7/1997 Đồng Yên Bắc Quang 235 triệu đồng

3 29/6/2006

- Yên

Minh, Yên

Thành (Bắc

Quang)

Bắc Quang

Thiệt hại 32,1 ha: trong đó 28,76

ha lúa, 3,34 ha hoa màu; thiệt hại

1430 kg giống mạ; 3 cồng trình

thủy lợi; 6000 m2 ao cá, sạt lở các

tuyến đƣờng Quốc lộ 279.

4 2 – 3/9/2007 Đồng Yên Bắc Quang Ngập 39 nhà ở ven suối và hơn 40

ha lúa

5 23/10/2008

Bình, thôn

Tùng

Mừng – xã

Đồng Yên,

xã Đông

Thành –

huyện Bắc

Quang

Bắc Quang

Cuốn trôi 2 ngôi nhà, 7 căn hộ tập

thể, ngập 120 ngôi nhà, cuốn trôi

11 tấn thóc, 56 ha lúa

Nguồn: Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Quang

Các khu vực bị ảnh hƣởng và thiệt hại lớn do lũ quét trên địa bàn là đoạn

Sông Lô đoạn chảy qua huyện Bắc Quang. Trong các khu vực trên, khu vực sản

xuất lúa hai bên dòng chảy sông Con và sông Lô là vùng chịu các ảnh hƣởng lớn do

lũ lụt hàng năm tại các vùng thấp, vùng trũng. Các khu vực chịu thiệt hại lớn bao

gồm xã Hùng An, xã Quang Minh, xã Việt Lâm và Nông Trƣờng Việt Lâm, xã Đạo

Đức. Các xã có diện tích cây lúa, hoa màu chịu ảnh hƣởng lớn do ngập lũ ở lƣu vực

này bao gồm:Yên Bình, Tân Bắc, Tân Trịnh, Tiên Kiều.

Ngoài các hiện tƣợng thiên tai nhƣ mƣa lũ, sạt trƣợt lở, trên địa bàn huyện

Bắc Quang còn xảy ra các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ nắng nóng, mƣa đá.

Theo thống kê từ năm 2004-2012 nắng nóng bất thƣờng đã xảy ra tại các xã: Tiên

Kiều, Tân Quang, Liên Hiệp, Việt Vinh và thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang.

Mƣa đá xảy ra tại các xã Việt Hồng, Tân Quang, Đức Xuân và Liên Hiệp huyện

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 37 37

Bắc Quang. Các hiện tƣợng trên tuy xảy ra với cƣờng độ ít tuy nhiên cũng gây ảnh

hƣởng đến điều kiện sống, và sinh hoạt của ngƣời dân đia phƣơng.

3.2. Các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang

Một số tác động chính của BĐKH liên quan đến huyện Bắc Quang có thể

nêu ra nhƣ sau:

- Tác động của BĐKH đối với thiên tai, con ngƣời, cây trồng và vật nuôi, nhƣ

làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời

tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc... các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mƣa nhƣ

thời tiết khô nóng, rét đậm rét hại, lũ quét, hạn hán, các dịch bệnh trên ngƣời, trên

gia súc, gia cầm và trên cây trồng.

- Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nƣớc, nhƣ chế độ mƣa thay đổi có

thể gây lũ quét, trƣợt sạt lở đất nghiêm trọng vào mùa mƣa và hạn hán vào mùa

khô, gây khó khăn cho việc cấp nƣớc.

- Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, nhƣ tác

động đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây

lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia

cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ

thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát

triển sâu bệnh, dịch bệnh...

- Tác động của BĐKH đối với giao thông vận tải nhƣ hiện tƣợng sạt lở đất làm

vùi lấp, xói lở các tuyến đƣờng giao thông, mƣa lũ lớn làm cuốn trôi các cầu cống

và công trình giao thông khác.

- Tác động của BĐKH đối với công nghiệp và xây dựng nhƣ phải đối mặt

nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nƣớc ở các đô thị. Đối

mặt với các nguy cơ mƣa lũ cuốn trôi các công trình xây dựng…

- Tác động của BĐKH đối với sức khỏe con ngƣời nhƣ nhiệt độ tăng, tác động

tiêu cực đối với sức khỏe con ngƣời, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi

già, ngƣời mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh; Làm tăng khả năng xảy ra một số

bệnh nhiệt đới nhƣ sốt rét, sốt xuất huyết, số lƣợng ngƣời bị bệnh nhiễm khuẩn dễ

lây lan. Làm tăng số ngƣời chết do thiên tai; Tăng nghèo đói do giảm thu nhập, mất

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 38 38

nhà cửa. Những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là những nông dân nghèo, các dân

tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, ngƣời già, trẻ em và phụ nữ.

- Tác động lớn đến đời sống dân cƣ, xã hội. Biến đổi khí hậu làm gia tăng các

trận lũ quét, sạt lở đất dẫn đến việc di dân khỏi vùng bị thiên tai theo đó cuộc sống

của ngƣời dân sẽ gặp nhiều xáo trộn.

3.2.1. Các ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường tự nhiên;

Với đặc thù là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Hà Giang, địa hình phân

hóa không đồng đều, tổng lƣợng mƣa hàng năm lớn nhất trong toàn vùng, hai yếu tố

chính chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu là môi trƣờng nƣớc và môi trƣờng đất.

a) Ảnh hƣởng của BĐKH liên quan đến tài nguyên đất

Là địa phƣơng mang tính đặc thù bởi các ngành kinh tế nông lâm nghiệp nhƣ

huyện Bắc Quang thì tài nguyên đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biến đổi khí

hậu đã và đang gây ra những nguy cơ tác động lên môi trƣờng nói chung và tài

nguyên đất trên địa bàn nói riêng.

Theo số liệu thu thập cho thấy biên độ nhiệt trong các năm lớn dần, sự gia

tăng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan qua các giai đoạn làm xuất hiện những

hiện tƣợng nhƣ khô héo, cháy rừng, sạt, trƣợt lở, xói mòn… Nắng nóng làm tăng

lƣợng bốc hơi nƣớc của đất đặc biệt là đất không có che phủ. Chất lƣợng đất bị suy

giảm sẽ kéo theo một phần diện tích không thể sản xuất đƣợc trở thành đất hoang

hóa. Trong hầu hết các loại đất nông nghiệp bị ảnh hƣởng, đất chuyên canh cây

lúa, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả là những đối tƣợng

bị mất diện tích đất nhiều nhất. Theo số liệu quan trắc thu thập cho thấy lƣợng mƣa

trên địa bàn hiện đang có xu hƣớng giảm tuy nhiên cƣờng độ và diễn biến phức tạp

của các trận mƣa lớn hiện đang gia tăng.

Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa lớn, lũ quét, lũ ống sẽ ảnh hƣởng

mạnh mẽ đến tài nguyên đất, gây xói mòn bề mặt đất, rửa trôi các chất dinh dƣỡng

có trong đất, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, lớp đất bề mặt bị xói mòn sẽ làm

đất trở nên khô cằn, khả năng thấm hút và giữ nƣớc của đất kém làm mất môi

trƣờng sống của các sinh vật trong đất từ đó làm giảm độ tơi xốp của đất. Xói mòn

đất là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 39 39

Với đặc thù là huyện miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh và có nhiều diện

tích đất trống đồi núi trọc, nên tình trạng đất bị rửa trôi xói mòn xảy ra phổ biến trên

địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

b) Ảnh hƣởng của BĐKH liên quan đến tài nguyên nƣớc

Hiện nay ngoài những tác động trực tiếp do biến đổi khí hậu gây ra, sự tăng

trƣởng về dân số, sự phát triển kinh tế, canh tác và sản xuất nông lâm nghiệp cũng

nhƣ các vấn đề về môi trƣờng tạo nên áp lực lớn cho nguồn cung cấp nƣớc. Trong

mối quan hệ diễn phức tạp của các vấn đề môi trƣờng và xã hội, biến đổi khí hậu là

một tác nhân xúc tác làm vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ngoài việc

cân bằng giữa phát triển và tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời phải chịu tác động

trực tiếp từ các hệ quả do biến đổi khí hậu gây nên. Nƣớc ngọt vốn là một trong

những tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất là đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu

vùng xa hiện nay nguồn nƣớc ngọt cung cấp đang có nguy cơ bị ô nhiễm, cạn kiệt,

một số sông, suối bị thay đổi chế độ dòng chảy và chất lƣợng nƣớc dẫn đến nguy cơ

thiếu nƣớc đối với nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nƣớc là một trong những

yếu tố cần thiết cho sự sống của con ngƣời và sinh vật, nguồn cung cấp nƣớc bị hạn

chế dẫn đến việc ngƣời dân phải di cƣ để tìm nguồn nƣớc mới, phục vụ cho cuộc

sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cƣ.

Trong 20 năm quan trắc số liệu, cho thấy: Tổng lƣợng mƣa hàng năm có xu

hƣớng giảm ở huyện Bắc Quang. Lƣợng mƣa lớn nhất trong 20 năm qua đo đƣợc tại

Bắc Quang vào năm 1999, có lƣợng mƣa lớn nhất là 6.184,7 mm (năm 1999). Số

ngày mƣa tại Bắc Quang lại có sự tăng lên và giảm xuống không đồng đều trong

giai đoạn 1991-2011. Số liệu đƣợc thể hiện tại bảng 3.8.

Bảng 3.8 . Đặc trƣng lƣợng mƣa tại huyện Bắc Quang từ năm 1991 - 2012

Năm Lƣợng mƣa

(mm) Số ngày mƣa Max Ngày Tháng

N1991 4.802,5 224 292,6 13 X

N1992 4.506,2 191 203,5 13 VI

N1993 5.961,0 225 232,5 15 VI

N1994 3.327,6 258 404,5 20 IX

N1995 5.374,0 237 235,0 6 VI

N1996 4.712,9 200 347,6 5 X

N1997 5.978,6 246 275,5 30 VI

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 40 40

Năm Lƣợng mƣa

(mm) Số ngày mƣa Max Ngày Tháng

N1998 5.758,4 201 351,2 14 VII

N1999 6.184,7 214 427,0 29 VI

N2000 4.520,4 207 351,6 7 VI

N2001 4.243,8 202 246,6 8 X

N2002 5.502,5 217 375,5 19 VI

N2003 5.275,3 202 319,5 27 V

N2004 3.428,6 199 188,9 18 V

N2005 3.672,1 197 300,1 25 V

N2006 5.023,3 198 411,6 8 IX

N2007 2.722,5 178 253,0 1 VI

N2008 4.411,3 208 204,5 30 VIII

N2009 4.218,0 194 205,8 4 VII

N2010 3.871,8 203 218,5 21 VII

N2011 3.181,5 189 270,8 11 IX

N2012 2.158,2 168 271,9 23 VI

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Bắc Quang

Với sự phân bố không đồng đều của lƣu lƣợng nƣớc, gia tăng các hiện tƣợng

thời tiết cực đoan làm ảnh hƣởng đến cả chất lƣợng và trữ lƣợng tài nguyên nƣớc

trên địa bàn.

Nhiệt độ tăng có thể làm thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình tuần

hoàn Khí quyển, chu trình tuần hoàn nƣớc, chế độ thủy văn và các chu trình vật lý

khác ảnh hƣởng trực tiếp đến dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm. Làm tăng nguy cơ

ô nhiễm nguồn nƣớc thông qua sự thay đổi tính chất của các lớp trầm tích, chất dinh

dƣỡng, sự thủy phân các bon hữu cơ tăng. Nguy cơ đầm lầy hóa các lƣu vực và phát

sinh các loại khí độc do tảo trong nƣớc tăng nhanh.

Sự thay đổi chế độ nƣớc gây ra lũ lụt và ảnh hƣởng nghiêm trọng ở nhiều địa

phƣơng trong vùng. Chất lƣợng nƣớc sau lũ là một trong số những vấn đề đáng

quan tâm. Với đặc thù tại địa phƣơng là sử dụng nƣớc tự nhiên, số hộ đƣợc sử dụng

nƣớc máy còn ít, chỉ tập trung tại trung tâm huyện, thị trấn nơi có kinh tế và chất

lƣợng cuộc sống phát triển tại khu vực, sau lũ lụt chất lƣợng nƣớc trên địa bàn bị ô

nhiễm nặng do rác thải, chất rắn lơ lửng, bùn đất và vi khuẩn. Việc khắc phục hậu

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 41 41

quả, xử lý chất lƣợng nƣớc sau lũ, đảm bảo chất lƣợng nƣớc cho ngƣời dân sử dụng

gặp rất nhiều khó khăn.

3.3.2. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống;

a) Ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân

Với đặc điểm vị trí địa lý là vùng núi cao, nơi tập trung đa dạng các dân tộc

thiểu số vùng núi phía Bắc đang sinh sống, Bắc Quang là một trong những huyện

mang nhiều nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Tỷ lệ các dân tộc hiện

đang sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Quang đƣợc thể hiện tại hình 3.8.

Nguồn. Phòng thống kê huyện Bắc Quang

Hình 3.8. Dân số các các dân tộc sinh sống tại huyện Bắc Quang

Hiện nay dân tộc Kinh và dân tộc Tày trên địa bàn chiếm đa số, và phân bố

hầu hết tại trung tâm huyện thị. Các dân tộc ít ngƣời với tỷ lệ phân bố nhỏ, địa bàn

sinh sống chủ yếu tại các xã vùng sâu, tập tục sinh hoạt gắn liền với rừng, khai thác

và sử dụng tài nguyên từ rừng. Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Bắc Quang,

cho đến cuối năm 2011 đầu năm 2012 dân số của huyện có 105.828 ngƣời. Toàn

huyện có khoảng 19 dân tộc sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân

tộc Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng; các dân tộc khác có khoảng 3.890 ngƣời, chiếm

3,68 % dân số toàn huyện.

Đối với tất cả các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta nói chung, ở địa bàn nghiên cứu

nói riêng, tự nhiên chính là nền tảng quan trọng nhất để hình thành nên không gian

văn hóa xã hội của tộc ngƣời. Mọi hoạt động kinh tế truyền thống của ngƣời dân

đều đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở của các đặc điểm môi trƣờng tự nhiên

nơi họ cƣ trú. Họ luôn cố gắng tìm hiểu để có giải pháp thích ứng, khai thác các

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 42 42

nguồn lực tự nhiên. Quá trình đó đƣợc lặp đi lặp lại hàng năm theo chu kỳ đắp đổi

mùa vụ của thời tiết khí hậu.

Hiện nay các dân tộc trên địa bàn sinh sống chủ yếu dựa vào các ngành nông,

lâm ngƣ nghiệp. Với tổng số lao động chiếm đến 46.758 ngƣời giá trị sản xuất nông

nghiệp luôn đứng đầu so với các ngành khác trên địa bàn. Theo niên giám thống kê

năm 2012 của từng huyện thì thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện Bắc Quang

đạt 10,4 triệu đồng/ngƣời/năm, mức thu nhập của ngƣời dân còn thấp. Hình thức

canh tác của các dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Quang hầu nhƣ là canh tác thủ

công, sử dụng sức lao động tại chỗ và công cụ thô sơ. Các máy móc thiết bị công

nghiệp hiện đại chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng nhiều trên thực tế.

Trong những năm gần đây các tác động ngoại cảnh nảy sinh tƣơng đối nhiều,

điển hình là hiện tƣợng thay đổi thất thƣờng của thời tiết, thay đổi nền nhiệt độ, gia

tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất

nông, lâm phƣơng thức canh tác và phong tục tập quán của ngƣời dân trên địa bàn.

Các thiệt hại điển hình nhƣ:

- Năm 2006 mƣa lũ đã làm mất đi 28,76 ha lúa, 3,34 ha hoa màu trên địa bàn

huyện Bắc Quang.

- Đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm 2011 càn qua vùng trồng cao

su, khiến gần nhƣ toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn huyện Bắc Quang bị xoá sổ

(97% số cây cao su chết).

Với đặc điểm canh tác và sinh sống dựa vào rừng núi, khai thác tài nguyên

thiên nhiên từ rừng thì sự tác động gián tiếp của biến đổi của khí hậu đến tài nguyên

rừng nhƣ cháy rừng, lũ lụt, lũ quét, xói lở làm giảm đi lƣợng tài nguyên cung cấp từ

rừng, giảm đi các loại lƣơng thực, thực phẩm, dƣợc liệu vốn đƣợc cung cấp từ rừng,

vốn là nguồn cung cấp tƣơng đối lớn với ngƣời dân vùng núi do vậy thói quen canh

tác, sử dụng tài nguyên của ngƣời dân cũng có những thay đổi rõ rệt nhƣ:

- Không chỉ khai thác ven rừng và các khu vực rừng trồng, ngƣời dân tiến sâu

vào các khu vực rừng già, nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên để khai thác

lƣơng thực thực phẩm và dƣợc liệu.

- Thiếu nƣớc canh tác nông nghiệp, diện tích đất hiện đang sử dụng để canh

tác bị sạt lở, mƣa xói lở làm giảm chất lƣợng đất khiến một bộ phận dân cƣ phải

thay đổi địa điểm canh tác, chuyển sang vùng canh tác mới.

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 43 43

Những biến động về môi trƣờng và sự gia tăng của các hiện tƣợng thời tiết

cực đoan gây nên biến động tâm lý cho nhóm cộng đồng các dân tộc ít ngƣời. Là

nhóm cộng đồng dân cƣ nhạy cảm, có đời sống tâm linh phong phú, trình độ học

vấn còn kém mặt khác chƣa đƣợc tiếp xúc nhiều với công công nghệ thông tin do

vậy việc biến động môi trƣờng sống có tác động rất lớn đến tâm lý cộng đồng các

dân tộc ít ngƣời. Sự nhận thức về vấn đề khác nhau sẽ dẫn đến những cách thức giải

quyết vấn đề khác nhau, một trong những cách giải quyết vấn đề là sử dụng các yếu

tố mang tính chất tâm linh nhƣ cúng bái, tế lễ. Các yếu tố tâm linh chỉ mang tính

chất ổn định về mặt tâm lý của ngƣời dân nhƣng không có tác dụng trong việc giải

quyết các vấn đề về kinh tế và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong thời điểm

hiện tại do vậy để thay đổi cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của nhóm cộng

đồng các dân tộc ít ngƣời là một trong những khó khăn hiện nay đối với chính

quyền địa phƣơng.

Nhóm ngƣời dân tộc thiểu số vùng cao chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả

nƣớc. Đa số cộng đồng này sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp nhƣng họ dễ bị

ảnh hƣởng của nguy cơ thiểu đất canh tác, thiên tai, công nghệ lạc hậu. Thu nhập từ

sản xuất là nguồn thu nhập chính mặt khác họ lại không đủ khả năng tiếp cận các

dịch vụ cơ bản, dễ bị tác động bởi các yếu tố về mặt tâm linh. Không chỉ bị tác động

bởi các yếu tố bên ngoài, cộng đồng dân cƣ các dân tộc thiểu số huyện Bắc Quang

còn chịu áp lực từ đói nghèo và áp lực từ chính hạn chế về mặt nhận thức. Có thể

thấy nhóm các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu là một trong những đối

tƣợng nhạy cảm, bị tác động nhiều trƣớc sự biến đổi khí hậu.

b) Ảnh hƣởng thu nhập và mức sống của ngƣời dân

Thu nhập và mức sống của ngƣời dân phụ thuộc và sự phát triển kinh tế xã

hội tại mỗi địa phƣơng. Kinh tế phát triển, thu nhập tăng, việc tiếp cận các dịch vụ

của ngƣời dân nhƣ y tế, giáo dục, phúc lợi, bảo hiểm…. đƣợc đáp ứng đầy đủ, mức

sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Hầu hết tại các khu vực phát triển nhƣ

trung tâm thị trấn, thị tứ thu nhập và mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn rõ

rệt so vơi các khu vực nông thôn miền núi.

Đối với huyện Bắc Quang nói riêng thu nhập và mức sống của ngƣời dân

phân hoá không đồng đều, hiện nay nông lâm nghiệp là ngành phát triển kinh tế chủ

yếu trên địa bàn. Công nghiệp trên địa bàn chủ yếu phân bố tại thị trấn tập trung chủ

yếu ở những nơi có điều kiện giao thông, mặt bằng thuận lợi, gần nguồn nguyên

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 44 44

liệu và nguồn nhân lực với các sản phẩm công nghiệp nhƣ: Vật liệu xây dựng, khai

thác khoáng sản, công nghiệp chế biến. Các sản phẩm có tốc độ tăng trƣởng cao:

Gạch nung, đá khai thác, điện thƣơng phẩm, quặng các loại.

Thu nhập và mức sống của ngƣời dân có quan hệ mật thiết với phát triển

kinh tế, do vậy một cách gián tiếp biến đổi khí hậu cũng có những ảnh hƣởng nhất

định đối với thu nhập và mức sống của ngƣời dân. Biến đổi khí hậu đã tác động đến

tất cả các ngành kinh tế tại khu vực nhƣ nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tuy

nhiên nông lâm nghiệp là ngành bị tác động nhiều nhất trong số các ngành kinh tế.

Vốn là ngành chịu tác động trực tiếp từ sự biến đổi của thời tiết, nông lâm nghiệp là

ngành phát triển kinh tế rất dễ bị tổn thƣơng bởi các tác động bên ngoài nhƣ nhiệt

độ, hạn hán, lũ lụt, mƣa bão, thay đổi độ ẩm.... Nền nông nghiệp trên địa bàn hiện

nay chỉ chủ yếu là lao động thủ công, chƣa công nghiệp hoá hiện đại hoá trong canh

tác và sản xuất mặt khác lao động nông lâm nghiệp phần lớn là lao động phổ thông,

trình độ thấp, do vậy tác động đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chính là tác

động gián tiếp đến kinh tế và đời sống của ngƣời dân. Theo điều tra tại địa bàn có

thể thấy nông _ lâm nghiệp là mang lại thu nhập chính của đa số hộ gia đình trên địa

bàn. Tổng sản lƣợng hàng năm tại địa phƣơng vẫn tăng theo chu kỳ tuy nhiên

những thiệt hại về nông lâm nghiệp sau các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng là không

hề nhỏ. Kinh tế và thu nhập của ngƣời lao động ngành nông lâm nghiệp là không

cao, do vậy tác động dù nhỏ nhƣng cũng làm ảnh hƣởng lớn đến mức sống và thu

nhập của ngƣời lao động nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và các hộ

nghèo, những ngƣời hiện có thu nhập trực tiếp từ hoạt động canh tác nông_lâm

nghiệp.

c) Ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con ngƣời diễn ra rất phức tạp.

Có những ảnh hƣởng trực tiếp thông qua quá trình trao đổi hằng ngày của con ngƣời

với các yếu tố môi trƣờng xung quanh cơ thể. Có những ảnh hƣởng gián tiếp, thông

qua các nhân tố khác nhau nhƣ thực phẩm, nhà ở, côn trùng và các vật gây bệnh…

Sự thay đổi về chế độ nhiệt, các đợt nóng (lạnh) kéo dài làm tăng nguy cơ

bệnh tật và tử vong đối với những ngƣời làm việc ngoài trời, ngƣời già, ngƣời bệnh,

ngƣời bị tiểu đƣờng, ngƣời bị tim mạch, trẻ em và trẻ sơ sinh, ngƣời nghèo. Nhiệt

độ tăng cao có nguy cơ xảy ra các dịch bệnh cao hơn đặc biệt là các bệnh mùa hè

nhƣ bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh sốt xuất huyết, cúm,…

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 45 45

BĐKH còn góp phần làm tăng 9 bệnh truyền nhiễm: Cúm A/H1N1, cúm

A/H5N1, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tả, thƣơng hàn, tiêu chảy, viêm não do vius,

viêm đƣờng hô hấp cấp tính do vius (SARS).

Các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng làm ảnh hƣởng đến đƣờng xá, cầu cống,

giao thông đi lại của ngƣời dân. Với mật độ các cơ sở y tế lớn là không nhiều, giao

thông bị cản trở, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế trên địa bàn của ngƣời dân gặp

rất nhiều khó khăn. Hiện nay trên hầu hết các các xã đều có trạm y tế nhƣng cơ sở

vật chất và đội ngũ y bác sỹ hiện có vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa

bệnh của ngƣời dân nhất là đối với các bệnh mới, cần có sự can thiệp của khoa học

kỹ thuật hiện đại. Sức khỏe cộng đồng là một trong những lĩnh vực bị ảnh hƣởng

nặng nề nhất do BĐKH. Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan gây ra các

thảm hoạ về môi trƣờng, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, làm đảo

lộn đời sống dân cƣ.

d) Ảnh hƣởng hoạt động giao thông.

Bão, lũ lụt, mƣa lớn đều là các hiện tƣợng cực đoan ảnh hƣởng mạnh đến

hoạt động giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Với sự gia tăng các hiện tƣợng

thời tiết cực đoan làm nhiều đoạn đƣờng sắt, quốc lộ, đƣờng giao thông nội bị phá

hủy, vùi lấp. Xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đƣờng, nhất là ở vùng núi, các

công trình giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt cũng nhƣ đƣờng ống. Thống kê thiệt hại

cơ sở hạ tầng giao thông do các hiện tƣợng cực đoan trong 3 năm vừa qua đƣợc ghi

lại tại bảng 3.9 dƣới đây.

Bảng 3.9. Chiều dài đƣờng bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét, trƣợt, sạt lở trên địa bàn

nghiên cứu năm 2010 - 2012

Huyện Xã

Chiều

dài

đƣờng

bị hƣ

hại (m)

Ƣớc tính

thiệt hại

(Triệu

đồng)

Nguyên nhân

Bắc Quang

Tiên Kiều 4.000

Lũ quét

Vĩnh Tuy 100 100 Trƣợt sạt lở

Đông Thành 1.000 500 Lũ quét

Đồng Yên 1.000 700 Lũ quét

Vĩnh Hảo 1.000 800 Lũ quét

Vĩnh Phúc 500 300 Lũ quét

Tân Quang 184 420 Lũ quét

Việt Vinh 1.000 349 Lũ quét, trƣợt sạt lở

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 46 46

Huyện Xã

Chiều

dài

đƣờng

bị hƣ

hại (m)

Ƣớc tính

thiệt hại

(Triệu

đồng)

Nguyên nhân

Tân Thành 1.500 2.000 Lũ quét

Đồng Tâm 25.000 270 Lũ quét

Quang Minh 100 150 Lũ quét, trƣợt sạt lở

Kim Ngọc 1.000 1.500 Trƣợt sạt lở

(Nguồn: Ban phòng chống lụt bão huyện Bắc Quang)

Các hiện tƣợng cực đoan trên làm gia tăng sự thoái hóa và hƣ hại của các

công trình giao thông vận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và

phƣơng tiện giao thông vận tải.

Tăng nguy cơ rủi ro đối với giao thông vận tải, ảnh hƣởng đến nhiều hoạt

động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ và phƣơng tiện. Tăng chi phí điều hòa

nhiệt độ, nhất là trong vận chuyển hành khách. Ngoài ra hiện tƣợng thời tiết bất lợi

cộng với địa hình hiểm trở tại địa bàn là nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao

thông, gây ra nhiều thiệt hại về ngƣời và của trên địa bàn.

e) Ảnh hƣởng đến phát triển giáo dục đào tạo

Không chỉ gây ra những thiệt hại đáng kể về ngƣời và của mà biến đổi khí

hậu còn gây gián đoạn hoạt động giáo dục, làm chậm lại quá trình xã hội hoá giáo

dục tại địa phƣơng. Dƣới tác động của thiên tai, lũ quét, số trƣờng học, cơ sở vật

chất ngành giáo dục đã bị thiệt hại tƣơng đối nhiều. Theo thống kê năm 2010 tại

huyện Bắc Quang có 8 điểm trƣờng bị thiệt hại do thiên tai, năm 2011 có 11 điểm

trƣờng bị thiệt hại, và năm 2012 có 19 điểm trƣờng bị thiệt hại sau thiên tai, số điểm

trƣờng bị thiệt hại đang có dấu hiện gia tăng. Vốn là một trong những địa phƣơng

gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hoá giáo dục, những thiệt hại về cơ sở vật

chất ngành giáo dục lại làm khó khăn chồng chất khó khăn. Trƣờng học bị phá huỷ

do thiên tai, cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy ngày càng nghèo nàn, kinh tế

kém, dich bệnh lây lan nhanh làm số lƣợng trẻ đến trƣờng sau thiên tai thƣờng giảm

sút. Tại địa bàn huyện trung tâm số lƣợng thiệt hại ít, lƣợng học sinh tái nghỉ học ít,

tỷ lệ thiệt hại và tái nghỉ học tăng lên rất nhiều đối với các xã vùng sâu vùng xa.

f) Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến phân bố dân cƣ

Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Bắc Quang, cho đến cuối năm 2011

đầu năm 2012 dân số của huyện có 105.828 ngƣời. Toàn huyện có khoảng 19 dân

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 47 47

tộc sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Mông,

Nùng; các dân tộc khác có khoảng 3.890 ngƣời, chiếm 3,68 % dân số toàn huyện.

Mật độ dân số vào loại thƣa, bình quân toàn huyện hiện nay là 98 ngƣời/km2. Dân

số huyện phân bố không đồng đều, dân cƣ tập trung đông tại thị trấn Việt Yên và thị

trấn Vĩnh Tuy trong khi mật độ dân lại thƣa thớt tại các xã vùng cao của huyện.

Sự phân bố dân cƣ tỷ lệ thuận với chênh lệch mức sống của ngƣời dân. Tại

các khu vực dân cƣ tập trung đông đúc (tại các trung tâm huyện lỵ, thị trấn, thị

xã…) chất lƣợng cuộc sống dân cƣ đƣợc nâng cao, các dịch vụ cấp điện, cấp nƣớc,

giáo dục y tế đƣợc đẩy mạnh, mức sống, nhận thức và thu nhập cá nhân của ngƣời

dân đƣợc nâng cao, đối với các khu vực vùng sâu vùng xa cơ sở hạ tầng còn thấp

kém, các dịch vụ cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc xây dựng thì mức sống, nhận thức và thu

nhập của ngƣời dân còn rất thấp. Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các khu vực

dân cƣ trên địa bàn tuy nhiên đối với các nhóm dân tộc ít ngƣời, đặc biệt là nhóm

cộng đồng dân cƣ sinh sống tại các khu vực các xã vùng sâu vùng xa lại càng bị tổn

thƣơng nhiều hơn.

Với sự phân bố dân cƣ không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý

và phát triển kinh tế xã hội mặt khác còn tạo áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, môi

trƣờng nhƣ làm tăng áp lực tiêu thụ tài nguyên tại các khu đông dân cƣ, tăng số

lƣợng chất thải và giảm sự tiếp nhận, chứa đựng của môi trƣờng sống. Đây không

chỉ là vấn đề của huyện Bắc Quang mà còn là một vấn đề của toàn tỉnh Hà Giang

hiện nay do vậy trong thời gian tới, cần có những biện pháp cụ thể để giảm sự

chênh lệch về tỷ lệ dân số giữa các vùng, tạo điều kiện để phát triển đồng thời kinh

tế, xã hội, môi trƣờng ở các địa phƣơng.

Trên thực tế cộng đồng dân cƣ thƣờng có xu hƣớng di chuyển địa điểm sống,

tới những địa bàn sinh sống thuận lợi, nhiều tài nguyên thiên nhiên, dễ khai thác và

ít chịu tác động của thiên tai. Vấn đề di cƣ mang đến rất nhiều hệ quả, ngoài việc

tìm ra đƣợc những không gian sống phù hợp di cƣ còn tạo điều kiện để các dân tộc

giao lƣu văn hoá, phong tục tập quán nhƣng những tác động của làn sóng di dân đến

môi trƣờng cũng không nhỏ.

Với tập tục sinh hoạt lâu đời của ngƣời dân đồng bào miền núi là du canh du

cƣ, cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng các thiên tai, lụt lội, xói

lở, làm thay đổi và ô nhiễm nguồn nƣớc dẫn đến việc đồng bào các dân tộc thiểu số

cần phải di chuyển nơi sống để tìm địa bàn có điều kiện sống thích hợp hơn.

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 48 48

Việc di dân dẫn đến nhiều hậu quả về mặt môi trƣờng nhƣ phá huỷ môi

trƣờng để lấy tài nguyên thiên nhiên, đốt nƣơng làm rẫy, gây tác động xấu đến bảo

vệ môi trƣờng sinh thái và ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của địa phƣơng. Trên thực tế di dân có thể là một trong những điều kiện để giao lƣu

văn hoá, để các dân tộc tiếp thu những kinh nghiệm và tinh hoa trong sản xuất, xây

dựng nhƣng bên cạnh đó có thể xảy ra những xung đột về văn hoá, xã hội, sử dụng

tài nguyên thiên nhiên….

Dự kiến số lƣợng dân di cƣ trên toàn địa bàn sẽ tăng theo thời gian và số

lƣợng thiên tai.

3.3.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến kinh tế - hoạt động sản xuất

Biến đổi khí hậu đã tác động lên tất cả các lĩnh vực kinh tế, sản xuất bao gồm

nông_lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp.

Sự thay đổi của nền nhiệt độ, lƣợng mƣa và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan

đã tác động không nhỏ, gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế

tại huyện Bắc Quang và tác động lớn nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (theo

bảng 3.10). Bắc Quang là một trong số những huyện có điều kiện thuận lợi để phát

triển nông_lâm nghiệp tại tỉnh Hà Giang, đặc biệt trong lĩnh vực trồng lúa và hoa

màu. Theo số liệu thống kê tại phòng kinh tế huyện Bắc Quang ( hình 3.9) cho thấy

nông_lâm nghiệp là ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế tại

địa phƣơng.

Nguồn. Phòng Kinh tế huyện Bắc Quang

Hình 3.9. Tỷ lệ cơ cấu các ngành kinh tế tại huyện Bắc Quang

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 49 49

a) Ảnh hƣởng đến nông nghiệp

- Suy giảm diện tích và chất lƣợng đất canh tác

Diện tích và chất lƣợng đất canh tác nông nghiệp bị suy giảm chủ yếu do các

hiện tƣợng chính nhƣ nắng nóng gây hạn hạn, mƣa nhiều kéo dài gây xói mòn, lũ

quét vùng núi cao và trƣợt sạt lở đất. Nhiệt độ và sự chênh lệch nhiệt độ trong năm

tăng dần qua các giai đoạn làm xuất hiện các hiện tƣợng khô hạn kéo dài, cháy

rừng, suy giảm chất lƣợng đất sản xuất nông nghiệp… Nắng nóng làm tăng lƣợng

bốc hơi nƣớc của đất đặc biệt là đất không có thảm thực vật che phủ. Các xã trong

huyện có khả năng xảy ra hiện tƣợng khô hạn, suy giảm chất lƣợng đất nông nghiệp

bao gồm Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hữu Sản, Đức Xuân … do có lƣợng

mƣa thấp (dƣới 2.000 mm/năm), nhiệt độ trung bình hàng năm tƣơng đối cao. Chất

lƣợng đất bị suy giảm sẽ kéo theo một phần diện tích không thể sản xuất đƣợc trở

thành đất hoang hóa. Các khu vực địa hình dốc, dòng chảy sông suối không ổn định

là những vị trí có khả năng giảm diện tích và chất lƣợng đất nông nghiệp với tỷ lệ

lớn. Tại Bắc Quang, vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh, hàng năm diện tích lúa

Mùa bị mất do khô hạn, sâu bệnh khoảng gần 25% chƣa kể rất nhiều diện tích bị

ảnh hƣởng ở các mức độ khác nhau. Trong những năm tới, diện tích khô hạn sẽ còn

tiếp tục tăng lên nếu không bố trí, xây dựng thêm công trình thủy lợi đảm bảo

nguồn nƣớc cung cấp cho khu vực.

Ngoài hạn hán, hiện tƣợng lũ quét và trƣợt lở đất cũng diễn ra với số lƣợng

ngày một nhiều, cƣờng độ ngày càng lớn. Trong những năm trở lại đây, hiện tƣợng

lũ ống, lũ quét và trƣợt sạt lở đất diễn ra thƣờng xuyên và có nguy cơ tăng về số

lƣợng cũng nhƣ cƣờng độ tại một số xã trọng điểm nhƣ: xã Liên Hiệp, xã Việt Vinh,

xã Tân Thành,… Lƣợng mƣa lớn và tập trung vào mùa mƣa là nguyên nhân gây ra

các trận lũ quét và trƣợt lở đất. Lũ quét làm cuốn trôi hoặc xói lở các khu đất nông

nghiệp dọc theo bờ sông suối. Diện tích đất nông nghiệp bị mất do lũ quét và trƣợt

lở tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với đất nông nghiệp nhƣng hầu hết là các khu vực có giá

trị sản xuất cao vì chúng phân bố ở các vị trí có thể chủ động đƣợc nguồn nƣớc tƣới.

Các khu vực bị ảnh hƣởng và thiệt hại lớn do lũ quét trên địa bàn huyện là đoạn

chảy qua huyện Bắc Quang. Trong các khu vực trên, khu vực sản xuất lúa hai bên

dòng chảy sông Con và sông Lô là vùng chịu các ảnh hƣởng lớn do lũ lụt hàng năm

tại các vùng thấp, vùng trũng. Các khu vực chịu thiệt hại lớn bao gồm xã Hùng An,

xã Quang Minh, xã Việt Lâm và Nông Trƣờng Việt Lâm, xã Đạo Đức.

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 50 50

- Tác động đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

BĐKH dẫn tới các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều hơn, với

cƣờng độ cao và bất thƣờng hơn. Sự thay đổi các yếu tố về khí hậu nhƣ nhiệt độ, độ

ẩm và bức xạ mặt trời làm thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm, sâu bệnh lạ phát

triển. Gây suy giảm năng suất và chất lƣợng cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn

BĐKH, sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến hiện tƣợng thời tiết quá nóng vào mùa hè và

quá lạnh vào mùa đông. Mùa hè, do nhiệt độ tăng cao làm cây trồng mất nƣớc, khô

héo và chết. Mùa đông, thời tiết quá lạnh, khô hanh, cộng với đó là hiện tƣợng

sƣơng muối làm cây không thoát đƣợc hơi nƣớc, quá trình trao đổi chất bị hạn chế

gây ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng vật nuôi.

- Trong lĩnh vực trồng trọt

Hạn hán ở Bắc Quang xuất hiện bắt đầu từ thời điểm tháng 1, thời điểm này,

gió hanh khô đầu năm kéo dài ảnh hƣởng lớn đến tiến độ làm đất, đổ ải, gieo mạ

của hoạt động sản xuất trồng lúa. Ngoài ra, lƣợng nƣớc ít đã làm cho hàng loạt diện

tích gieo cấy Đông - Xuân của ngƣời dân trong tỉnh thiếu nƣớc tƣới, hàng ngàn ha

ngô, đậu tƣơng, lạc Xuân bị khô hạn, kém phát triển. Toàn huyện Bắc Quang - vùng

trọng điểm lúa của tỉnh phải chi hàng tỷ đồng để tập trung máy bơm, nhân lực

chống hạn cứu lúa. Một số xã vùng cao nhƣ Việt Hồng, Hƣơng Sơn, Tân Lập... đã

phải chuyển một phần diện tích ngô, lúa trồng sớm vì thiếu nƣớc, không phát triển

đƣợc, chuyển sang trồng xen cây ngắn ngày nhƣ ngô C919 hoặc bỏ trống để trồng

mùa sớm, xen canh cây Thu - Đông.

Khi nhiệt độ giảm mạnh, tình trạng rét đậm, rét hại tác động trên địa bàn toàn

tỉnh và kéo dài trong nhiều năm. Vụ Đông - Xuân năm 2007-2008, trận rét lịch sử

46 ngày nhiệt độ dƣới 13oC đã làm cho ngành nông nghiệp Bắc Quang bị ảnh

hƣởng nghiêm trọng. Cũng năm 2007-2008, lúa Xuân, mạ Xuân bị chết rét và cây

trồng khác bị thiệt hại do rét đậm, rét hại kéo dài. Đợt rét hại cũng đã làm chết hơn

1.368 ha lúa đã cấy trƣớc Tết Nguyên đán, hơn 1.200 kg giống mạ, gần 400 ha ngô,

hơn 70 ha lạc. Đầu năm 2011, tính đến cuối tháng 1, do thời tiết rét đậm rét hại kéo

dài, trong tổng số 281,2 tấn thóc giống đã đƣợc bà con nông dân trong tỉnh gieo đã

bị chết rét mất gần 67,2 tấn, chƣa kể số diện tích hàng trăm ha lúa bà con cấy sớm

cũng bị chết rét, trong đó huyện bị thiệt hại nặng nhất là huyện Bắc Quang 34 tấn.

Bắc Quang là một trong những huyện đƣợc tỉnh quy hoạch trồng 10 nghìn ha

cây cao su vào năm 2011. Tuy nhiên, đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 51 51

2011 càn qua vùng trồng cao su, khiến gần nhƣ toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn

huyện Bắc Quang đã bị xoá sổ (97% số cây cao su chết). Thiệt hại do thiên tai gây

ra đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cao su là rất nghiêm trọng.

Năng suất cây trồng bị hạn chế do thay đổi về nhu cầu nƣớc và chế độ nhiệt

trong từng thời điểm của cây trồng. Mặt khác nhiệt độ thay đổi cũng là nguyên nhân

làm cho tình trạng dịch bệnh phát triển thành dịch và bùng phát trên quy mô rộng.

BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật dẫn đến tình trạng

biến mất của một số loài và ngƣợc lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại sâu bệnh

có hại. Những năm gần đây với trình độ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật

về giống mới, gắn với trình độ thâm canh tăng vụ đã đƣợc bà con nhân dân áp dụng

vào sản xuất ngày càng phát triển mở rộng. Song đồng thời cũng làm xuất hiện dịch

hại sâu bệnh phát sinh đa dạng và trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt trên nhiều loại

cây trồng và xuất hiện nhiều lần trên một vụ. Tình hình dịch bệnh gia tăng, sâu bệnh

kéo dài nhƣ: dịch rầy nâu, rầy trắng, vàng lùn, lùn xoắn lá… Ngoài dịch trên cây

lúa, cây ngô thì dịch bệnh trên các loại cây nhƣ cây đậu tƣơng, cây cam, cây chè là

những loại cây trồng trọng tâm của tỉnh hiện cũng đã bắt đầu xuất hiện sâu bệnh ở

ngƣỡng thấp, tình trạng sâu bệnh xảy ra cục bộ ở một số nơi. Những năm gần đây

điều kiện khí hậu, thời tiết có sự biến đổi phức tạp, đây cũng là một trong những

nguyên nhân làm cho một số loại cây trồng chính của tỉnh có nguy cơ phát sinh dịch

bệnh, trong khi đó trên thực tế nhận thức về biện pháp phòng chống dịch hại trên

cây trồng của bà con nông dân trong tỉnh thực sự chƣa cao.

Về tác động lâu dài, sự suy giảm chất lƣợng đất sản xuất nông nghiệp do các

quá trình rửa trôi, xói mòn do mƣa lũ, quá trình hoang hóa, giảm lƣợng nƣớc trong

đất do hạn hán… làm giảm độ phì, giảm khả năng cung cấp nƣớc, chất dinh dƣỡng

cho cây trồng từ đó ảnh hƣởng tới năng suất sau thu hoạch.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ảnh hƣởng của giá rét kéo dài là nguyên nhân gây

ra rất nhiều thiệt hại cho ngành trong giai đoạn BĐKH, đặc biệt là các năm gần đây.

Các xã vùng thấp thuộc huyện Bắc Quang là những nơi có trâu, bò chết rét nhiều

nhất. Nguyên nhân là do ở các huyện vùng thấp này đã nhiều năm qua không chịu

đợt rét đậm, rét hại kéo dài do đó không có biện pháp chống rét cho trâu, bò hiệu

quả. Hiện tƣợng trâu bò chết hàng loạt về mùa lạnh ngày càng xuất hiện nhiều nơi

đặc biệt là các khu vực có địa hình cao nhƣ các xã Tân Thành, Tân Lập, Hữu Sản...

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 52 52

Nền nhiệt độ và độ ẩm biến đổi thất thƣờng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ

về dịch bệnh nhƣ dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng hay dịch cúm H5N1

gây thiệt hại nghiêm trọng về ngƣời và tài sản. Các loại côn trùng gây hại và dịch

bệnh đang di chuyển đến nhiều vùng mới, khi nhiệt độ tăng sẽ thúc đẩy cho việc lan

truyền mầm bệnh đến những vùng lạnh hơn, cả những hệ thống chăn nuôi ở vùng

cao (nhƣ bệnh tụ huyết trùng) hoặc đến những vùng có khí hậu ôn hòa hơn. Thay

đổi lƣợng mƣa cũng có thể ảnh hƣởng rộng đến sự di chuyển dịch bệnh trong những

năm ẩm ƣớt. Trong khi đó ngƣời nghèo sống ở vùng cao không có khả năng tiếp

cận đƣợc với các dịch vụ thú y dẫn đến bùng nổ dịch bệnh trên vật nuôi và kết quả

tăng tỷ lệ chết gia súc, gia cầm. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến dịch lở mồm long

móng bùng phát. Tại Bắc Quang, chỉ riêng giai đoạn 2006÷2010 số gia súc mắc

bệnh đã gần 2.000 con và bị chết do bệnh lên đến gần 900 con; số gia cầm dịch

bệnh ít xảy ra hơn, nhƣng bình quân hàng năm cũng có hàng nghìn con bị gia cầm

các loại bị ốm chết. Đầu năm 2011 dịch hoành hành khiến hơn 78 con trâu, bò ốm

và hàng chục con chết. Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các ổ dịch cũ. Ngoài ra,

thời tiết khắc nghiệt khiến sức đề kháng của trâu bò rất kém.

Khi lƣợng mƣa gia tăng và kéo dài sẽ gây ảnh hƣởng đến diện tích đất

chuồng trại chăn nuôi và diện tích thảm cỏ, tác động tới cả nguồn thức ăn đầu vào

cho chăn nuôi, tác động đến sức khỏe, sự tăng trƣởng của vật nuôi.

- Tác động đến cơ sở hạ tầng sản xuất.

Hai yếu tố chính của BĐKH tác động đến các hiện tƣợng thiên nhiên khác

trong khu vực là nhiệt độ và lƣợng mƣa. Theo kịch bản BĐKH B2, lƣợng mƣa trên

địa bàn tỉnh có xu hƣớng tăng lên đồng thời sự chênh lệch lƣợng mƣa giữa mùa

mƣa và mùa khô ngày càng lớn. Nhƣ vậy, mùa khô sẽ khô hạn hơn trong khi đó

mùa mƣa sẽ có một lƣợng mƣa rất lớn đổ lên toàn bộ khu vực. Qua thực tiễn điều

tra khảo sát cho thấy, lƣợng mƣa lớn là tác nhân chủ yếu làm xuất hiện các đợt lũ

ống, lũ quét ngày càng nhiều về số lƣợng và cƣờng độ. Hiện tƣợng lũ quét đã phá

hủy rất nhiều công trình phục vụ dân sinh và sản xuất của ngƣời dân và cơ sở hạ

tầng chăn nuôi nhƣ chuồng trại, ao hồ cho sản xuất nông nghiệp.

Số trận lũ ống - lũ quét hàng năm trên địa bàn huyện có tần suất và mức độ

thiệt hại ngày càng gia tăng. Hàng năm xuất hiện khoảng 4-5 trận, các công trình

thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ nông nghiệp và rất nhiều khu vực đƣờng giao thông

bị hƣ hại, cản trở các hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Trọng điểm là những đợt lũ

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 53 53

năm 1993, 2004, 2008 và nhiều nhất vào năm 2010. Các loại hình thiên tai trên đã

gây thiệt hại cho tỉnh ƣớc tính trên 27 tỷ đồng. Mƣa lớn kéo dài cũng là nguyên

nhân chính hình thành các điểm sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến cuộc sống ngƣời dân,

đặc biệt những hộ gia đình sống trên và ven các sƣờn đồi, các lƣu vực sông suối

lớn.

b) Ảnh hƣởng đến lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện Bắc Quang hiện tƣợng hạn hán đã xảy ra cục bộ trên địa

bàn theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2011 của kiểm lâm huyện

Bắc Quang thì tổng diện tích cháy rừng lên đến 518 ha với tổng số vụ cháy là 48 vụ.

Ngoài các yếu có về con ngƣời do đốt nƣơng làm rẫy thì hiện tƣợng khô hạn cũng là

nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng trên địa bàn.

Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực

đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng

khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lƣợng, tăng

nguy cơ rủi ro đối với lâm nghiệp. Có nhiều loài sâu, bệnh hại rừng nhƣ: Bệnh khô

xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh

vàng lá sa mộc… đã ảnh hƣởng nghiêm trọng hàng trăm ha rừng và ảnh hƣởng đến

sản xuất lâm nghiệp của huyện Bắc Quang.

BĐKH làm tăng nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành

cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp, song có thể coi là tác

động lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp. Diện tích và chất lƣợng đất canh tác lâm

nghiệp bị suy giảm chủ yếu do các hiện tƣợng chính nhƣ nắng nóng gây hạn hán,

mƣa nhiều kéo dài gây xói mòn, lũ quét vùng núi cao và trƣợt sạt lở đất.

Bảng 3.10. Sự thay đổi diện tích rừng trồng

Huyện Bắc quang

2002

(ha)

2011

(ha)

Thay đổi

(%)

31.408,18 1.361,80 -95,66

Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang

Nhiệt độ và sự chênh lệch nhiệt độ trong năm tăng dần qua các giai đoạn

làm xuất hiện các hiện tƣợng khô hạn, cháy rừng, suy giảm chất lƣợng đất sản xuất

lâm nghiệp… Nắng nóng làm tăng lƣợng bốc hơi nƣớc của đất đặc biệt là đất không

có thảm thực vật che phủ. Những vùng có nguy cơ bị hạn hán thiếu nƣớc nghiêm

trọng thƣờng có các đặc điểm: Địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 54 54

nhanh; đất đá có khả năng chứa nƣớc kém và không đều, lƣợng mƣa nhỏ và lƣợng

bốc hơi rất lớn hoặc nguồn nƣớc đang bị khai thác quá mức. Xã Liên Hiệp – Huyện

Bắc Quang là khu vực vùng cao có khả năng bị ảnh hƣởng hạn hán trên địa bàn.

Khí hậu ấm lên và hậu quả là mùa hè trở nên khô hanh hơn, là một trong

những yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng diễn ra trên diện rộng.

Tại huyện Bắc Quang, đã xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã Vĩnh Phúc, Liên

Hiệp, Đức Xuân (với tổng diện tích cháy 15 ha). Trong năm 2012, ngày 1/5 vụ cháy

rừng trên đỉnh núi thôn Lâm, xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang đã thiêu trụi hơn 12 ha

rừng. Số liệu thống kê về tài nguyên rừng cho thấy trong những năm gần đây diện

tích rừng tăng lên, nhƣng chất lƣợng rừng lại có chiều hƣớng suy giảm, nguy cơ

cháy rừng ngày càng tăng lên.

Bảng 3.11. Tác động của BĐKH đến các tiểu khu vực tại huyện Bắc Quang

Thành

phần bị

tác động

Tác nhân Tác động

Mức

độ tác

động

Khu vực tác động điển hình

Trồng

lúa

Mƣa lũ

- Ngập úng

- Trƣợt lở vùi lấp

ruộng

Lớn Các xã: Quang Minh, Việt

Lâm

Hạn hán - Thiếu nƣớc Lớn Liên Hiệp, Đức Xuân, Hữu

Sản (Bắc Quang),

Nhiệt độ

tăng

- Tăng năng suất

trồng trọt, giảm hiện

tƣợng sƣơng muối.

Tăng

năng

suất

Vùng núi đất phía Tây của

huyện Bắc Quang

Sâu bệnh - Ảnh hƣởng đến sự

phát triển của cây Lớn Huyện Bắc Quang

Trồng

ngô

Hạn hán - Thiếu nƣớc Lớn Xã Tiên Kiều, Vĩnh Phúc

Sƣơng

muối

- Ảnh hƣởng đến sinh

lý của cây Nhỏ

Xã Hữu Sản, Đức Xuân.

Gió và lốc

xoáy - Làm đổ, gãy cây

Trung

bình Xã Đồng Tiến, Thƣợng Bình

Sâu bệnh - Hạn chế sự phát

triển của cây

Trung

bình

Toàn bộ diện tích đất trồng

trọt

Trồng

cây ăn

quả

Hạn hán - Thiếu nƣớc Trung

bình

Xã Hùng An, Vĩnh Tuy, Vĩnh

Hảo

Ngập lụt - Úng rễ Trung

bình

Thị trấn Vĩnh Tuy, Đông

Thành

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 55 55

Thành

phần bị

tác động

Tác nhân Tác động

Mức

độ tác

động

Khu vực tác động điển hình

Gió và lốc

xoáy

- Đổ, gãy và rơi cành,

quả.. Lớn

Thị trấn Vĩnh Tuy, xã Vĩnh

Hảo, Hồng An

Trồng

cây công

nghiệp

Hạn hán

và cháy

rừng

- Hạn chế sự phát

triển

- Giảm năng suất

Nhỏ Xã Tân Thành

Rửa trôi,

xói mòn

đất dốc

- Suy thoái đất Trung

bình

Toàn bộ diện tích trồng trọt

đặc biệt là khu địa hình dốc

Tăng nền

nhiệt độ

trung bình

- Tăng năng suất sinh

khối Lớn Toàn bộ diện tích cây trồng

Rét đậm,

sƣơng

muối

- Hạn chế sự phát

triển, chết cây Lớn

97% diện tích cây cao su trên

đại bàn bị chết

Nguồn. Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Quang

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 56 56

3.3. Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH trên địa bàn huyện Bắc Quang;

3.3.1. Xu thế diễn biến của biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang.

a) Nhiệt độ

- Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Việc xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu về nhiệt độ tại tỉnh Hà Giang đƣợc

tính toán và phân tích dựa trên số liệu và vị trí không gian của các trạm quan trắc

khí tƣợng. Mức tăng nhiệt độ ứng với kịch bản phát thải trung bình B2 đƣợc thể

hiện tại bảng 3.12 và bảng 3.13.

Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời

kỳ 1980 - 1999 trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Các mốc thời

gian của TK21

Các thời kỳ trong năm

XII - II III – V VI – VIII IX - XI Năm

2020 0.58 0.46 0.40 0.50 0.48

2030 0.85 0.69 0.57 0.74 0.71

2040 1.18 0.96 0.81 1.03 1.00

2050 1.53 1.24 1.04 1.33 1.29

2060 1.86 1.51 1.27 1.62 1.56

2070 2.17 1.76 1.48 1.89 1.82

2080 2.44 1.98 1.67 2.13 2.06

2090 2.70 2.18 1.84 2.35 2.27

2100 2.92 2.37 1.99 2.55 2.46

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán tại kịch bản biến đổi B2 cho thấy, nhìn chung nhiệt độ

trung bình năm tăng lên trên toàn miền. Tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa xuân cao

nhất, tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa hè thấp nhất và mức độ tăng nhiêt độ mùa thu và

mùa xuân tƣơng đối bằng nhau. Tại khu vực trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình

tăng tăng 0.480C vào năm 2020.

- Mức chênh lệch nhiệt độ cực trị theo kịch bản biến đổi khí hậu B2

Bảng 3.13. Chênh lệch nhiệt độ tối cao tại các mốc của thế kỷ 21 so với thời kỳ

1961-1990 của trạm Bắc Quang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2)

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 57 57

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

2020 0.6 0.5 0.6 0.6 0.6 0.5 0.5 0.6 0.6 0.5 0.5 0.5 0.5

2030 0.8 0.7 0.8 0.8 0.8 0.7 0.7 0.8 0.8 0.7 0.7 0.7 0.7

2040 1.0 0.9 1.0 1.0 1.0 0.9 0.9 1.0 1.0 0.9 0.9 0.9 0.9

2050 1.2 1.1 1.2 1.2 1.2 1.1 1.1 1.2 1.2 1.1 1.1 1.1 1.1

2060 1.4 1.3 1.4 1.4 1.4 1.3 1.3 1.4 1.4 1.3 1.3 1.3 1.4

2070 1.7 1.5 1.7 1.7 1.7 1.5 1.5 1.7 1.7 1.5 1.5 1.5 1.6

2080 1.9 1.7 1.9 1.9 1.9 1.7 1.7 1.9 1.9 1.7 1.7 1.7 1.8

2090 2.1 1.9 2.1 2.1 2.1 1.9 1.9 2.1 2.1 1.9 1.9 1.9 2.0

2100 2.3 2.1 2.3 2.3 2.3 2.1 2.1 2.3 2.3 2.1 2.1 2.1 2.2

(Nguồn: Kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang)

Kết quả tính toán nhiệt độ tối cao và tối thấp tại các trạm trên các huyện cho

thấy, hầu hết nhiệt độ tối cao và tối thấp của các trạm đều tăng:

Nhiệt độ tối cao tại huyện Bắc Quang tăng 0,5 o

C vào năm 2020 lên tới 1,1

oC vào năm 2050.

Nhiệt độ tối thấp tại huyện Bắc Quang tăng 0,5oC vào năm 2020.

b) Lƣợng mƣa

Kết quả xây dựng kịch bản biến đổi về lƣợng mƣa tại tỉnh Hà Giang cho

thấy, lƣợng mƣa tăng trên toàn miền từ năm 2020 đến năm 2100. Lƣợng mƣa tăng

mạnh về chủ yếu tập trung tại huyện Quang Bình, tiếp đến là các huyện Bắc Quang,

huyện Vị Xuyên và Thành phố Hà Giang. Cụ thể nhƣ sau:Vào năm 2020, mức độ

tăng lƣợng mƣa của Bắc Quang tƣơng ứng là 2.311 mm. Vào mùa khô (tháng 5-10),

năm 2020 lƣợng mƣa giảm nhẹ so với thời kỳ 1980-1999 cụ thể tại huyện Bắc

Quang giảm xuống là 394,8 mm.

Kết quả mô phỏng lƣợng mƣa mùa lũ theo kịch bản cũng cho thấy, lƣợng

mƣa tại các huyện tăng trong các năm của thế kỷ 21, mức tăng chủ yếu tại khu vực

huyện Bắc Quang và Quang Bình. Vào năm 2020, lƣợng mƣa của huyện Bắc Quang

tƣơng ứng là: 3.867,3 mm.

Nhƣ vậy: Lƣợng mƣa trung bình năm và lƣợng mƣa mùa lũ theo kịch bản

biến đổi khí hậu thì có xu hƣớng tăng lên nhiều so với thời kỳ 1980-1999. Lƣợng

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 58 58

mƣa có xu hƣớng giảm đi vào mùa khô so với thời kỳ 1980-1999. Chúng ta có thể

thấy xu hƣớng thiếu nƣớc vào mùa khô, dƣ thừa nƣớc vào mùa mƣa chính là

nguyên nhân dẫn đến thời tiết thiên tai nhƣ hạn hán, mƣa lũ kéo dài. Do đó, kéo

theo của kiểu thời tiết hạn hán, lũ lụt là những thiệt hại cả về ngƣời và của.

3.3.2. Dự báo ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên

a) Dự báo ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc

Lƣu lƣợng dòng chảy quy định lƣợng nƣớc trên các sông, đó là yếu tố quyết

định trong việc xảy ra hạn hán do lƣợng nƣớc ít đi cả vào mùa khô, hay lũ lụt, trƣợt

sạt lở vào mùa mƣa do lƣợng nƣớc dƣ thừa trên các sông. Theo kịch bản BĐKH B2

tại Hà Giang, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ tại các huyện thuộc tỉnh Hà

Giang đƣợc trình bày tại hình 3.10 và hình 3.11.

Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang

Hình 3.10. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 59 59

Nguồn: Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang

Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các kịch bản tính toán B2 tỉnh Hà Giang

Kết quả về sự thay đổi dòng chảy tại các huyện theo kịch bản biến đổi khí

hậu B2 cho thấy:

- Dòng chảy năm có sự tăng lên tại huyện Bắc Quang.

- Dòng chảy mùa lũ tất cả các huyện đều tăng, và có sự tăng mạnh ở huyện

Bắc Quang.

Dự báo với sự thay đổi nhƣ trên, có thể thấy Bắc Quang là một trong những

huyện chịu nhiều tác động bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, lũ quét.

Việc lƣu tốc dòng chảy tăng nhanh vào mùa mƣa nếu không có biện pháp phòng

tránh thì rất dễ để xảy ra thiệt hại về ngƣời và của.

Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra nhiều hơn, sự thiếu hụt nƣớc

trong mùa khô và mƣa lũ lớn vào mùa mƣa sẽ tiếp tục ảnh hƣởng đến chất lƣợng,

trữ lƣợng tài nguyên nƣớc trên địa bàn huyện.

b) Dự báo ảnh hƣởng đến tài nguyên đất

Theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 cho thấy hiện tƣợng thời tiết nắng nóng sẽ

tăng dần, nền nhiệt độ trung bình tại khu vực tăng, cộng thêm với biên độ dao động

nhiệt lớn kết hợp với địa hình đặc trƣng vùng lòng chảo sông Lô sẽ tác động đến

các hình thái thời tiết tại khu vực trong đó có Bắc Quang. Hiện tƣợng khô hạn vào

khô tập trung tại các xã Việt Hồng, Hùng An, Vô Điếm, Đức Xuân, Quang Minh sẽ

chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi hiện tƣợng khô hạn vào mùa khô.

Ngƣợc lại vào mùa mƣa, một số xã thuộc huyện Bắc Quang nằm trong vùng

núi đất thấp, với địa hình phân cắt mạnh và theo kịch bản B2 thì lƣợng mƣa vào

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 60 60

mùa mƣa có xu hƣớng tăng nhƣ Tân Thành, Tân Lập, Tân Quang, Việt Vinh, Việt

Quang, Việt Hồng trong đó đặc biệt là xã Tân Thành sẽ chịu ảnh hƣởng bởi hiện

tƣợng xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt làm giảm diện tích canh tác và năng suất cây

trồng. Nguy cơ xảy ra xói mòn tại huyện Bắc Quang đƣợc thể hiện qua bản đồ hình

3.12.

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Hà Giang

Hình 3.12. Dự báo nguy cơ xảy ra khả năng xói mòn, rửa trôi đất năm 2020

3.3.3. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội

a) Dự báo tác động đến đời sống, phong tục tập quán và sinh kế của cộng

đồng dân cƣ

BĐKH tác động đến tài sản, sinh kế của ngƣời dân tại tỉnh Bắc Quang bao

gồm nhà cửa, nguồn nƣớc, sức khỏe cộng đồng, hạ tầng kỹ thuật, sản lƣợng cây

trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp… Khi những yếu tố môi trƣờng, môi

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 61 61

trƣờng sống, cơ cấu sản xuất bị thay đổi theo chiều hƣớng tiêu cực. Từ đó kéo theo

tập quán canh tác của ngƣời dân, tình hình quy hoạch cũng bị thay đổi theo chiều

hƣớng không có lợi. Đồng thời, những tác động này có thể làm suy giảm khả năng

của con ngƣời trong việc đảm bảo cuộc sống, vƣợt qua đói nghèo.

Biến đổi khí hậu sẽ tác động đến tất cả đời sống ngƣời dân huyện Bắc

Quang, đặc biệt là những ngƣời nghèo khu vực nông thôn miền núi…, họ chính là

một trong những nhân tố luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc đối phó

và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, tỷ lệ

đói nghèo còn trên 27%. Sinh kế của họ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến của thời

tiết và nguồn nƣớc tự nhiên, phƣơng thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu

nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình thƣờng là những hoạt động sinh kế có

liên quan tới môi trƣờng tự nhiên và những ngƣời nghèo ở đây chủ yếu canh tác

nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp quy mô nhỏ. Do đó, họ là đối tƣợng bị ảnh hƣởng

nặng nề khi BĐKH. Khi môi trƣờng bị xuống cấp, đa dạng sinh học bị mất đi, hoặc

khả năng tiếp cận của họ tới những nguồn tài sản chung đó bị hạn chế, làm giảm cơ

hội tạo thu nhập và sẽ giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, gia tăng đói nghèo.

Tại huyện Bắc Quang, nông lâm là thế mạnh của huyện, thành phần phát

triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp. Đời sống của một bộ phận dân cƣ

nông thôn trong huyện đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng bào

ngƣời Nùng, ngƣời Dao, sản xuất còn mang nặng tính thủ công, chƣa đa dạng hóa

cây trồng vật nuôi,... là những tác nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến cuộc sống của

ngƣời dân dƣới tác động của BĐKH gây ra.

b) Dự báo tác động đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

BĐKH đã và đang tác động đến sức khoẻ của ngƣời dân. Trong đó các bệnh

bị tác động là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Ảnh hƣởng tới bệnh

truyền nhiễm là rõ rệt hơn.

Sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm làm gia tăng các bệnh do ký sinh trùng, gia

tăng và lan truyền dịch bệnh do sự lây nhiễm giữa ngƣời - ngƣời, động vật - ngƣời

nhƣ cúm.

Gia tăng các bệnh liên quan đến đƣờng tiêu hóa do nhiệt độ và độ ẩm tăng là

điều kiện thuận lợi cho các loài nấm mốc phát triển đặc biệt ở ngƣời nghèo, ngƣời

sống ở vùng có thu nhập thấp và trẻ em.

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 62 62

Dự báo khu vực các xã Tân Thành, Hữu Sản và Đức Xuân ngƣời dân sẽ chịu

tác động của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng dân cƣ nhiều nhất do hạn chế về phát

triển kinh tế, giao thông đi lại khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn trong

những năm tới.

c) Dự báo ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động giao thông

Trong những năm vừa qua, BĐKH (sự gia tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa) đã gây

nên các hiện tƣợng thiên tai, thời thiết bất thƣờng nhƣ: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

đã ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đƣờng giao thông trên địa bàn

huyện. Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang (B2). Lƣợng mƣa trung bình năm đến

năm 2020, 2030,… 2100 đều thay đổi theo chiều hƣớng tăng. Tuy nhiên, việc thay

đổi lƣợng mƣa giữa các mùa lại có chiều hƣớng trái ngƣợc nhau, về mùa khô lƣợng

mƣa có chiều hƣớng giảm và về mùa mƣa lƣợng có chiều hƣớng tăng. Do vậy,

lƣợng mƣa chủ yếu tập trung vào mùa mƣa, đây là nguyên nhân làm tăng cƣờng độ

và mật độ các hiện tƣợng thời tiết thiên tai và là nguyên nhân làm hƣ hại hệ thống

giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đối với từng vùng khác nhau, có các điều kiện địa hình, địa chất và sự thay

đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa khác nhau, BĐKH sẽ có các tác động khác nhau đến

lĩnh vực Giao thông vận tải. Cụ thể:

- Đối với vùng cao núi đất phía Tây (bao gồm các xã: Việt Hồng, Hƣơng Sơn,

Tân Lập, Tân Thành).

Đây là vùng núi đất, có địa hình dốc và là vùng có lƣợng mƣa tăng lớn nhất

(Theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang), làm tăng cƣờng độ các hiện tƣợng thiên tai

nhƣ lũ quét, sạt lở đất. Do đó, đây là vùng có hệ thống giao thông vận tải chịu tác

động lớn nhất của BĐKH. Các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực giao thông

vận tải tại khu vực này trong tƣơng lai bao gồm:

Gia tăng hiện tƣợng trƣợt, sạt lở các tuyến đƣờng trong khu vực. Các cầu,

cống, hệ thống đƣờng giao thông trong khu vực bị cuốn trôi, xói lở do cƣờng độ và

mật độ của các trận lũ quét, lũ ống tăng.

- Đối với vùng núi thấp(các xã, thị trấn còn lại của huyện)

Đây là khu vực có địa hình tƣơng đối thấp và là khu vực tập trung dân cƣ,

các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, các tác động chính của BĐKH đến lĩnh vực

giao thông vận tải trên địa bàn khu vực gồm:

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 63 63

Gây ngập một số tuyến đƣờng trong khu vực. Đây là tác động chính của

BĐKH đối với lĩnh vực giao thông vận tải vào mùa mƣa.

Nhiệt độ tăng kết hợp với sự hoạt động của số lƣợng lớn các phƣơng tiện

giao thông vận tải trong khu vực sẽ làm giảm chất lƣợng mặt đƣờng và làm hƣ hại

đến hệ thống đƣờng giao thông trong khu vực.

3.3.4. Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế - hoạt động sản

xuất

a) Dự báo tác động đến nông nghiệp

Bắc Quang là huyện thuộc vùng đất thấp, đây là khu vực có điều kiện thuận

lợi phát triển kinh tế xã hội trong các vùng của tỉnh Hà Giang. Do có địa hình thấp

và bằng phẳng, có lƣợng nƣớc tƣới ổn định hơn, hoạt động sản xuất nông nghiệp

của Bắc Quang phát triển mạnh về cây lƣơng thực và cây ăn quả.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020, lƣợng mƣa trong khu vực

tăng khá mạnh (2 – 2,3%). Lƣợng mƣa hàng năm tăng cung cấp thêm lƣợng nƣớc

đầu vào dồi dào cho khu vực. Tuy nhiên, hầu hết trong toàn khu vực lƣợng mƣa chỉ

tăng vào mùa mƣa, thời gian xuất hiện mùa mƣa lại có xu hƣớng ngắn tạo ra các

nguy cơ rất lớn về lũ lụt trong mùa mƣa. Trong giai đoạn này, các trận mƣa với

cƣờng độ lớn xuất hiện thƣờng xuyên hơn, lũ lụt hàng năm sẽ là nguyên nhân làm

giảm năng suất trồng trọt lớn nhất trong khu vực. Khu vực vùng cao núi đất phía

Tây bao gồm các xã Việt Vịnh, Việt Quang, Hữu Sản, Đông Thành, Tân Lập, Tân

Thành là vùng phát triển cây công nghiệp (chè, đậu tƣơng). Đây là vùng hay sạt lở,

đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích toàn huyện.

Các khu vực trồng lúa, hoa màu của khu vực tập trung dọc theo các dòng

sông, các khu vực bồi lắng sẽ là nơi bị ảnh hƣởng nhiều nhất đặc biệt là dọc theo

lƣu vực sông Lô. Các vị trí cao hơn so với các bờ sông, suối trong trƣờng hợp mƣa

lớn, lƣợng nƣớc chảy bề mặt tăng lên sẽ làm xói lở, phá hủy cây trồng.

Mặc dù lƣợng mƣa nhiều hơn, địa hình thấp hơn so với khu vực khác song

do mùa mƣa có xu hƣớng ngắn lại, mùa khô dài ra, hiện tƣợng hạn hán vẫn sẽ xuất

hiện ở nhiều nơi trong khu vực nhƣ các xã Quang Minh, Đức Xuân.

Đối với cây có múi (cây cam, quýt), hiện tƣợng khô hạn kéo dài ảnh hƣởng

xấu đến quá trình ra hoa, kết quả của cây. Thời gian thụ phấn trùng với mùa khô của

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 64 64

khu vực tạo điều kiện cho khả năng đậu quả cao tuy nhiên sự thiếu nƣớc trong giai

đoạn này là nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng quả chƣa cao.

Nhiệt độ trung bình tăng dẫn tới quá trình hô hấp vào ban đêm của các cây

trồng, đặc biệt là cây lƣơng thực tăng lên. Quá trình này sẽ tiêu tốn năng lƣợng

đồng hóa của cây, năng suất sinh khối sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm. Với đặc

trƣng địa hình kết hợp với sự tăng lên của nền nhiệt độ khu vực đặc biệt là trong

mùa hè khu vực này rất dễ xảy ra các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ tố, lốc,

mƣa đá gây thiệt hại cho hoa màu và cây trồng trong khu vực.

Ngoài ra, vào mùa đông, hiện tƣợng băng giá xuất hiện cũng làm thiệt hại

đến gia súc gia cầm trên địa bàn huyện. Đối với các xã miền núi thuộc huyện phải

hết sức lƣu ý hiện tƣợng thời tiết này.

Theo kịch bản BĐKH, đến năm 2020 và các năm tiếp theo khu vực này sẽ bị

tác động lớn nhất là hiện tƣợng lũ lụt và ngập úng cục bộ, tác động này sẽ ảnh

hƣởng đến năng suất của cây trồng.

b) Dự báo tác động đến lâm nghiệp

Bắc Quang là khu vực mật độ che phủ rừng lớn tuy nhiên việc thay đổi nhiệt

độ theo chiều hƣớng tăng trong những năm tới (theo kịch bản BĐKH tỉnh Hà

Giang) sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng và tăng nguy cơ phát triển các loại sâu bệnh.

Đây là những tác động quan trọng nhất của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng khu

vực vùng thấp thuộc huyện Bắc Quang.

Điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển tốt, có quốc lộ 2, quốc lộ 34 đi qua, đã tạo

điều kiện thuận lợi trong việc giao lƣu hàng hoá giữa vùng với các tỉnh trong vùng

Đông bắc và Trung Quốc. Với định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu

vực vùng thấp trong đó có Bắc Quang, tập trung phát triển cây lƣơng thực của toàn

tỉnh, trồng các cây có múi và chăn nuôi hàng hoá. Phát triển nguyên liệu giấy và

công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả, vật liệu xây

dựng và thƣơng mại, dịch vụ du lịch. Do đó việc kiểm soát hiện tƣợng cháy rừng là

việc hết sức quan trọng.

Theo kịch bản BĐKH B2 đến năm 2020, các khu vực có nguy cơ xảy ra hiện

tƣợng hạn hán tại huyện Bắc Quang là các xã Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên,

Hữu Sản, Đức Xuân.

Page 73: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 65 65

3.3.5. Dự báo các tác động khác

a) An ninh xã hội

Bắc Quang là huyện miền núi, nền kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp khi

BĐKH xảy ra nó tác động xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ mất mùa, giảm

năng suất, dẫn đến tăng giá các sản phẩm thiết yếu, là yếu tố quan trọng nhất đến

các gia đình nghèo trên địa bàn. Từ đó gia tăng đói nghèo, mất ổn định xã hội, tạo

ra tác động tiêu cực dây chuyền tới môi trƣờng, xã hội và chính trị.

b) Xung đột về nguồn nƣớc

Đứng trƣớc các tác động của BĐKH tới tài nguyên nƣớc, cùng với hoạt động

làm ô nhiễm nguồn nƣớc của con ngƣời. Sự thiếu hụt nguồn nƣớc sẽ tác động trực

tiếp tới ngƣời dân trên địa bàn, trong đó phải kể đến: Hoạt động sinh hoạt, hoạt

động sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, hoạt động năng lƣợng thuỷ điện.

Tình trạng hạn hán liên tục xảy ra trên địa bàn một số huyện trong những

năm tới, hiện tƣợng thiếu nƣớc sinh hoạt, nƣớc cho sản xuất nông nghiệp có thể làm

phát sinh các xung đột về tài nguyên nƣớc.

c) Các nhóm dễ bị tổn thƣơng

Sự thiếu nguồn thu nhập, tài sản và tiền bạc là một trong những nhân tố

quyết định tính dễ bị tổn thƣơng về kinh tế xã hội của ngƣời đồng bào thiểu số. Đối

với nền nông nghiệp tự cung tự cấp với nguồn thu nhập thấp thì ngƣời đồng bào dân

tộc thiểu số thƣờng gia tăng thu nhập của họ bằng cách khai thác các tài nguyên từ

rừng, do đó mà đời sống của họ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. BĐKH

đem lại các hiểm họa có thể gây tổn hại cho đời sống và sinh kế của ngƣời đồng bào

dân tộc thiểu số.

Các cộng đồng có điều kiện y tế kém và thiếu dinh dƣỡng sẽ dễ bị tổn

thƣơng hơn bởi tác động của BĐKH và có khả năng thích ứng thấp hơn so với các

cộng đồng có điều kiện tốt hơn. Nhiều ngƣời dân đồng bào dân tộc thiểu số sống

trong các hệ sinh thái tự nhiên và do đó nguy cơ chịu các hiểm họa là rất lớn. Hơn

nữa, do sự nghèo đói và bị cô lập, các cộng đồng này thƣờng ít đƣợc tiếp cận với

các dịch vụ y tế, phòng bệnh.

BĐKH đang làm cho phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe

nhƣ gia tăng các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, cúm H1N1...). Vấn đề thiếu

Page 74: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 66 66

nƣớc do bị hạn hán và ô nhiễm nƣớc sau lũ cũng là một trong những nguyên nhân

gây ra các bệnh tật ở trẻ em và phụ nữ.

Mặt khác, phụ nữ thƣờng gặp phải những rào cản về tiếp cận với dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ do thiếu khả năng kinh tế; và do cả những cản trở văn hoá, hạn

chế việc đi lại nên cũng khiến cho họ khó khăn hơn trong tìm kiếm dịch vụ khám

chữa, chăm sóc sức khoẻ.

Tình trạng dễ tổn thƣơng với biến đổi khí hậu của cộng đồng các dân tộc

thiểu số đƣợc đánh giá là khác nhau. Trên thực các dân tộc thiểu số ít ngƣời thƣờng

có địa bàn sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế, hạ

tầng tại khu vực còn kém, thu nhập của ngƣời dân thấp do vậy phần lớn nhóm cộng

đồng dân tộc ít ngƣời nhƣ Cao Lan, Sán Chỉ, Cơ Lao, Tà Phèn, là nhóm dân cƣ rất

dễ bị tổn thƣơng khi có những tác động ngoại cảnh bên ngoài, đặc biệt là dƣới tác

động của biến đổi khí hậu.

Page 75: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 67 67

3.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng với biến đổi khí hậu là một chiến lƣợc cần thiết ở tất cả các quy

mô, nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Thích ứng với biến đổi khí hậu

có khả năng tiềm tàng trong việc làm giảm những tác động bất lợi và làm tăng

những tác động có lợi của biến đổi khí hậu. Trên thực tế không thể ngăn chặn mọi

ảnh hƣởng xấu do biến đổi khí hậu gây nên tuy nhiên có thể phối hợp tổng thể các

biện pháp để thích ứng, giảm nhẹ các ảnh hƣởng của các hiện tƣợng thời tiết cực

đoan trong xu hƣớng biến đổi chung của khí hậu hiện nay.

3.4.1. Các giải pháp chung

Trên cơ sở các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu chung của tỉnh Hà

Giang, huyện Bắc Quang cần có định hƣớng linh hoạt và thực hiện những biện pháp

ứng phó phù hợp nhất với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội tại địa phƣơng.

a) Các biện pháp của đơn vị quản lý

Thực hiện quyết định 883/QĐ-UBND ngày 6 tháng 4 năm 2007 về phê duyệt

đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cƣ nông thôn tỉnh Hà Giang

đến năm 2020.

- Quy hoạch mạng lƣới đô thị: Đô thị cấp tỉnh, hệ thống đô thị chuyên ngành;

hệ thống đô thị cấp huyện; các thị trấn trung tâm huyện lỵ; các thị trấn biên giới; các

thị tứ.

- Lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH với mục tiêu phát triển KTXH, xóa

đói giảm nghèo.

Các cơ quan quản lý cần có các biện pháp để đƣa mục tiêu ứng phó với

BĐKH vào trong các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Các chƣơng

trình dự án có thể lồng ghép các mục tiêu ứng phó với BĐKH gồm:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng.

- Quy hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc.

- Quy hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng của các địa phƣơng.

Page 76: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 68 68

Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng theo xu hƣớng phát triển

chung của tỉnh Hà Giang, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện theo hƣớng bền

vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.

b) Biện pháp của ngƣời dân

Việc ứng phó với BĐKH và thảm họa thiên tai đòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng

đồng. Trên thực tế, ngƣời dân là đối tƣợng phải đối mặt trực tiếp với sự thay đổi

thất thƣờng của thời tiết, tƣơng tác của các yếu tố môi trƣờng. Với đặc thù là một

huyện miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cần vận dụng

triệt để những kinh nghiệm, hiểu biết vốn có của đồng bào để đƣa ra những biện

pháp phù hợp với thực tế tại địa phƣơng. Một số biện pháp cần đƣợc ngƣời dân thực

hiện để ứng phó với BĐKH:

- Tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe:

Hiện nay biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, đã và đang

ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội, đặc biệt là ngƣời già và trẻ em. Do vậy,

ngƣời dân địa phƣơng phải có những biện pháp để đảm bảo sức khỏe, chế độ ăn

uống của mỗi gia đình, cá nhân.

- Sử dụng và vận dụng các kiến thức bản địa trong việc chống sạt lở đất và xói

mòn, giảm thiểu khả năng gây lũ

Các dân tộc thiểu số thuộc sống ở các khu vực vùng núi cao, khu vực dọc

theo các hệ thống sông suối thuộc huyện Bắc Quang cần có các biện pháp chống xói

mòn và sạt lở đất cụ thể nhƣ: Trồng các loại cây họ tre, trúc xung quanh bản

mƣờng, quanh các đám ruộng gần dòng chảy, hai bên bờ các dòng sông, suối; xếp

đá quanh nhà hoặc nƣơng để chống rửa trôi…

Một số loại cây trồng khuyến khích lựa chọn đó là cây keo và cây sa nhân.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, “Loài Sa nhân quan trọng với ngƣời dân

vùng cao, các sản phẩm từ thu đƣợc nhƣ hoa, quả Sa nhân dùng để điều trị các

chứng đau bụng, ăn uống không tiêu. Hạt Sa nhân thu bán phục vụ các nhu cầu cần

thiết của ngƣời dân. Sa nhân có thể trồng dƣới tán rừng, trên nƣơng rẫy, trồng xen

với các loại cây ăn quả. Khả năng phát triển của loài này lớn do có thị trƣờng tiêu

thụ, có nhiều diện tích đất thích hợp với cây Sa nhân. Sa nhân trồng dƣới tán rừng

tự nhiên, rừng trồng làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tƣơi, tăng khả năng hấp

thụ CO2, làm giảm thiểu BĐKH”.

Page 77: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 69 69

- Vận dụng kiến thức của ngƣời dân trong việc khai thác và bảo vệ nguồn

nƣớc.

Giải pháp đƣa ra là ngƣời dân sẽ tự sử dụng kiến thức của họ để thi công,

bảo dƣỡng công trình của mình. Đây là một giải pháp phân quyền quản lý trên cơ sở

nghiên cứu năng lực của ngƣời dân trong thực hiện xây dựng cơ bản đối với các

công trình hạ tầng nông thôn.

3.4.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với môi trường tự nhiên

a) Tài nguyên nƣớc

- Cơ sở của các giải pháp:

Đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân toàn huyện đặc biệt là

các xã vùng cao vào mùa khô.

Thiết lập các biện pháp phòng tránh lũ quét, lũ ống hiệu quả, nhất là đối với

các khu vực trọng điểm sạt lở của huyện nhƣ Đức Xuân, Việt Vinh,…

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

Để đảm bảo đủ nguồn nƣớc cung cấp cho ngƣời dân giúp thoát khỏi tình

trạng hạn hán, thiếu nƣớc nghiêm trọng, đối với khu vực núi đá cao phía Bắc cần

thực hiện các giải pháp:

Tiếp tục xây dựng hệ thống hồ treo đảm bảo cung cấp đủ nƣớc sinh hoạt trên

địa bàn 04 xã núi đá vùng cao Tân Lập, Tân Thành, Hữu Sản,..

Có chế độ quan trắc, quy hoạch tổng thể nguồn nƣớc, xây dựng các công

trình đập trữ nƣớc, cân bằng nguồn nƣớc. Việc tính toán cân bằng nguồn nƣớc có

tính đến ảnh hƣởng của việc xây dựng các đập thuỷ điện và các tác động tiêu cực

xuyên biên giới.

Xây dựng quy hoạch và quản lý, bảo vệ nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt.

Tăng cƣờng công tác quản lý công trình thuỷ lợi nhất là các công trình đã xây dựng.

Tăng cƣờng công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

Xây dựng nguyên tắc dùng nƣớc và tuyên truyền thay đổi thói quen dùng

nƣớc, nâng cao nhận thức ngƣời dân về tiết kiệm nƣớc.

Biện pháp sơ tán, di chuyển công trình và cộng đồng dân cƣ ra khỏi khu vực

nguy hiểm. Tiếp tục triển khai theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc

Page 78: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 70 70

triển khai di dời 200 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở lớn đã đƣợc UBND tỉnh

phê duyệt.

b) Tài nguyên đất

- Xác định cơ sở của các giải pháp:

Thiết lập các biện pháp phòng tránh sạt trƣợt lở tập trung chủ yếu tại các xã

vùng núi phía Tây, khu vực ven sông Con và sông Lô.

Hạn chế hiện tƣợng xói mòn, và suy giảm chất lƣợng đất tại các vùng đất

trống đồi núi trọc, độ dốc cao trên địa bàn toàn huyện.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

Làm nƣơng ruộng bậc thang kết hợp đào mƣơng chống xói mòn trên địa bàn

đất dốc

Che phủ cho đất bằng vật sống và thực vật không sống giảm thiểu hiện tƣợng

sói mòn

Duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp, giữ đất canh tác.

Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất đai,

hạn chế đất trống.

Thực hiện công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc theo đúng phƣơng hƣớng,

nhiệm vụ phát triển của huyện Bắc Quang đến năm 2015.

3.4.3. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế

a) Nông nghiệp

Với đặc thù là một huyện vùng núi thấp thuộc tỉnh Hà Giang, lƣợng mƣa

nhiều, điều kiện thủy văn thủy lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, là

nguồn cung cấp lƣơng thực thực phẩm lớn cho toàn tỉnh, huyện Bắc Quang cần tập

trung các biện pháp phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là trong

lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Cơ sở của các giải pháp:

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phải đáp ứng đƣợc các vấn đề sau:

Hạn chế ảnh hƣởng do hạn hán, lũ lụt; hạn chế ảnh hƣởng do các loài sâu bệnh. Do

vậy, cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp đồng bộ.

Sử dụng lợi thế sẵn có của địa phƣơng, phát triển các cây trồng đặc trƣng

nhƣ ngô, lúa nƣơng, cam, quýt, các loại gỗ nguyên liệu để phát triển sản xuất.

Page 79: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 71 71

Lợi dụng điều kiện địa hình và khí hậu đặc trƣng của vùng núi phía Bắc, phát

triển các loại cây trồng chịu lạnh tốt, thích hợp với địa hình cao.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ:

Trên cơ sở lấy con ngƣời làm trung tâm, các giải pháp cần phải thực hiện

công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Đẩy

mạnh công tác giống cây trồng, vật nuôi, đầu tƣ hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch sản

xuất phù hợp với công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp và chế biến

nông, lâm sản phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế

biến.

Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động. Nghiên cứu, ứng dụng

khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cƣờng khả năng ứng

phó với sự biến đổi của khí hậu;

- Trồng trọt:

Hiện tại diện tích đất chƣa sử dụng còn lớn là 310.064 ha, chiếm 39,32%. Do

đó cần khai thác triệt để và sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất đai, duy trì và bảo vệ

đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý

trong sử dụng đất đai, góp phần làm giàu và bảo vệ môi trƣờng đất đai để sử dụng

ổn định lâu dài.

Quản lý và sử dụng nƣớc: UBND các xã cần có sự tu bổ, bổ sung mới hệ

thống thủy lợi để đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu cũng nhƣ đảm bảo không bị thiếu

nƣớc vào mùa khô hạn.

Định hƣớng quy hoạch thủy lợi: Về mùa lũ do mƣa lớn địa hình dốc nên ở

giai đoạn sông có địa chất yếu rất dễ gây xói lở bờ, làm thay đổi hình thái hiện có

của sông suối, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các khu dân cƣ.

Vì thế cần xây dựng các công trình kè bảo vệ bờ tránh ảnh hƣởng đến diện tích đất

nông nghiệp cũng nhƣ các khu dân cƣ.

Thực hiện dịch chuyển mùa vụ kết hợp với thay đổi giống cây trồng để tránh

khô hạn.

Xây dựng, cải tạo các công trình trữ nƣớc để phục vụ tƣới chống hạn vào

mùa khô: Các hồ quy mô trung bình đƣợc đào ở nhiều nơi, có lót chống thấm để thu

nƣớc chảy theo các sƣờn dốc.

Page 80: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 72 72

Lựa chọn các giống ngô có thời gian sinh trƣởng ngắn, khả năng chịu hạn

cao để tránh hạn.

Ngoài cây ngô ra, tiến hành đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây trồng thích

nghi và giá trị kinh tế cao trong đó nghiên cứu khả năng phát triển của cây, tìm

kiếm thị trƣờng bao tiêu sản phẩm này ổn định.

Tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng

để hạn chế các thiệt hại do các hiện tƣợng thời tiết gây ra:

Thực hiện quy hoạch, khoanh vùng các khu vực trồng trọt phù hợp với các

biến đổi mới của thời tiết.

Tăng cƣờng hiệu quả công tác quy hoạch ngành trồng trọt, xác định các vùng

thâm canh tập trung. Từ quy hoạch nông nghiệp xác định các giống lúa phù hợp cho

các kiểu địa hình bao gồm: giống lúa phù hợp với khu bãi bồi, giống lúa chịu hạn

tốt cho khu vực đất dốc…

Xây dựng bổ sung hoặc mở rộng quy mô các công trình chứa nƣớc phục vụ

cho nông nghiệp, sinh hoạt và sản xuất nói chung trong điều kiện khô hạn lâu dài.

Nghiên cứu các mô hình trồng trọt mới phù hợp với sự biến đổi khí hậu,

trong đó xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, bền vững và có giá trị kinh tế cao.

Nâng cao nhận thức ngƣời dân về tác động của BĐKH và các giải pháp thích

ứng.

Tăng cƣờng các giải pháp phòng tránh và xử lý các dịch bệnh. Giai đoạn

cuối mùa khô (đầu mùa hè) sẽ có sự thay đổi mạnh về thời tiết, cần có các chƣơng

trình truyền thông phổ biến cho ngƣời dân các biện pháp chăm sóc gia súc, các

chƣơng trình phòng chống dịch bệnh để hạn chế sự bùng phát cũng nhƣ hạn chế sự

thiệt hại cho ngƣời dân.

Chọn giống lúa ngắn ngày có năng xuất thấp, chất lƣợng cao, lựa chọn giải

pháp gieo thẳng thay cho biện pháp cấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng độc canh lúa

sang canh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu.

Canh tác trang trại trên địa bàn huyện huyện Bắc Quang, nơi có nhiều điều

kiện thuận lợi phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm

nghiệp. Thử nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao

và bền vững, phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng nhƣ trồng Măng Bát

Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu… tạo sinh kế cho

Page 81: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 73 73

cộng đồng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp trên toàn địa bàn điều

tra. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển trồng chè và hoa màu nhƣ lạc, sắn,

ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả nhƣ cam, quýt đặc biệt trên địa bàn huyện

Bắc Quang nơi có lƣợng mƣa lớn, thuận lợi phát triển sản xuất. Cần kết hợp các loại

hoa màu dƣới tán rừng trƣớc giai đoạn rừng khép tán, tạo ra thu nhập trƣớc mắt góp

phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho ngƣời dân tránh phụ thuộc vào rừng trong giai

đoạn trồng rừng kéo dài.

- Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi chịu thiệt hại lớn nhất chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gia

súc (trâu, bò, ngựa), do đây là loài gia súc đƣợc chăn thả phổ biến. Để hạn chế thiệt

hại cho ngành này do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, cần thực hiện các biện pháp:

Tuyên truyền cho ngƣời dân thấy những tác động của biến đổi khí hậu trong giai

đoạn hiện nay; Đảm bảo đủ ấm cho gia súc về mùa rét; Theo dõi, khoanh vùng và

dập tắt dịch bệnh trên gia súc khi phát hiện, hạn chế tối đa sự bùng phát trên diện

rộng.

b) Lâm nghiệp

- Cơ sở của giải pháp

Đối với địa bàn vùng núi thấp nhƣ huyện Bắc Quang do đặc thù về địa hình

và khí hậu, các biện pháp đƣa ra nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động của

hiện tƣợng cháy rừng và sự phát triển của sâu bệnh.

- Giải pháp thích ứng

Đối với rừng đặc dụng: Cần khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hạn chế

trồng lại rừng, cơ cấu cây trồng là các loài cây bản địa.

Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn gồm các loài nhƣ Mỡ, Quế, Kháo, các loài

Trám, Sa mộc,… trồng rừng phòng hộ môi trƣơng sinh thái, cảnh quan gồm các

loài: Sa mộc, thông, Xà cừ, Long não, bằng lăng…

Trồng rừng sản xuất bằng các loài cây: Keo, Bồ Đề, Thông, Tre luồng

(nguyên liệu giấy), Trám Hồng, Vạng trứng, Thông Tếch (nguyên liệu ván nhân

tạo), Quế, Trầm Hƣơng, Song Mây (Cây đặc sản), Pơ mu, Lát Hoa, Chò chỉ

(nguyên liệu gỗ lớn).

Diện tích rừng sản xuất tại huyện Bắc Quang có điều kiện tự nhiên thuận lợi

để trồng cây nguyên liệu giấy. Các xã nhƣ Tân Thành, Bạch Ngọc, Vĩnh Hảo có thể

Page 82: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 74 74

đầu tƣ trồng rừng nguyên liệu giấy bằng các loại Keo chịu hạn, Keo chịu lạnh.

Ngoài ra có thể thực hiện các dự án trồng cây nguyên liệu khác nhƣ trồng Măng Bát

Độ, trồng Mây nếp làm nguyên liệu hàng mỹ nghệ xuất khẩu…

Ƣu tiên trồng rừng trên các khu vực đất trống, đồi núi trọc, các khu vực lâm

phận rừng phòng hộ xung yếu, trên các khu rừng mới cháy hoặc xúc tiến tái sinh tự

nhiên với mật độ sinh khối tƣơng xứng, phù hợp với mục tiêu của từng dự án để

tiến hành ƣu tiên trồng mới, phát triển rừng. Cần ƣu tiên trồng bổ sung bằng các loài

cây bản địa nhƣ: Lát Hoa, Pơ Mu, Trám, Mỡ, … trên địa bàn các xã Tân Thành,

Thƣợng Sơn, khu vực thủy điện Nậm Pu, nơi có diện tích lớn rừng đều thuộc cấp

xung yếu và rất xung yếu (Phân cấp phòng hộ). Tiến hành trồng các loài cây Trầm

Hƣơng, Dẻ ăn quả, Trám ghép để tìm loài phù hợp nhằm chuyển đổi cơ cấu cây

trồng. Ngoài ra có thể trồng Thông ở những nơi có độ dốc cao, đất đai xấu vừa có

khả năng lấy nhựa, vừa cung cấp gỗ.

Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp bền vững: Canh tác trang trại

phục vụ mục đích sản xuất cho cả các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Thử

nghiệm các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững,

phù hợp với bối cảnh mới trong từng tiểu vùng; tạo sinh kế cho cộng đồng canh tác

nông nghiệp, chăn nuôi, và lâm nghiệp. Ngoài trồng rừng cần tập trung phát triển

trồng chè và hoa màu nhƣ lạc, sắn, ngô và một số cây đặc sản, cây ăn quả nhƣ cam,

quýt. Trồng kết hợp các loại hoa màu dƣới tán rừng trƣớc giai đoạn rừng khép tán,

tạo ra thu nhập trƣớc mắt góp phần đảm bảo nhu cầu sinh kế cho ngƣời dân tránh

phụ thuộc vào rừng trong giai đoạn trồng rừng kéo dài.

Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, tập trung nguồn lực để phát triển vốn rừng, đẩy

mạnh trồng cây phân tán, nâng cao độ che phủ rừng của huyện đến năm 2020 đạt

trên 60%; giảm thiểu tai biến trƣợt lở, lũ bùn, lũ quét, phục vụ phát triển kinh tế xã

hội, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với

BĐKH;

Tăng cƣờng công tác quản lý rừng, củng cố, kiện toàn các tổ đội quần chúng

bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, chống chặt phá rừng trái phép ngay từ cơ sở,

đặc biệt hạn chế khai thác rừng tự nhiên, thu hoạch phải có lựa chọn; sử dụng sản

phẩm phụ làm nhiên liệu và các sản phẩm phụ khác; tăng hiệu quả chuyển đổi sử

dụng đất, áp dụng công nghệ cao, phòng chống cháy rừng, tăng cƣờng công tác vệ

Page 83: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 75 75

sinh rừng, hạn chế vật liệu cháy sâu bệnh hại rừng. Rà soát, quy hoạch ổn định các

lâm phận rừng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH.

3.4.4. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong đời sống xã hội

a) Nâng cao cơ sở hạ tầng

Đối với một huyện miền núi nhƣ huyện Bắc Quang, việc hỗ trợ xây dựng cơ

sở hạ tầng ở nông thôn trên địa bàn huyện là điều vô cùng quan trọng.

- Cơ sở của giải pháp

Nâng cao cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần để phát triển kinh

tế xã hội tại địa phƣơng.

Huyện Bắc Quang cần chú trọng đầu tƣ xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng

hiện còn yếu kém để đáp ứng các nhu cầu phát triển hiện tại của địa phƣơng và tạo

tiền để để phát triển các loại hình kinh tế _ dịch vụ, nâng cao đời sống xã hội.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

Đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng giao thông đến trung tâm các xã, các thôn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Quang còn một số xã chƣa có hệ thống đƣờng

nhựa đến trung tâm xã nhƣ xã Tân Thành, xã Tân Lập, xã Đồng Tiến do đó cần thiết

phải đầu tƣ xây dựng để đảm bảo việc đi lại của ngƣời dân, đặc biệt là trong mùa

mƣa lũ.

Đầu tƣ xây dựng hệ thống lƣới điện đến địa bàn các xã, các thôn đảm bảo

thích ứng tốt với các tác động của BĐKH nhƣ mƣa lũ.

Cần đầu tƣ xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế cấp xã

nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, đặc biệt là trong

mùa mƣa bão. Cần tập trung đầu tƣ vào các xã vùng sâu, vùng xa với điều kiện đi

lại khó khăn.

Chủ động trong việc khắc phục các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với các

hạ tầng cơ sở. Đối với các tuyến đƣờng thƣờng xuyên xảy ra trƣợt, cần có biện pháp

đầu tƣ xây dựng hệ thống kè, rọ đá, chuẩn bị các loại máy móc, vật tƣ, vật liệu để

sẵn sàng cho việc khắc phục các hậu quả của BĐKH gây ra. Cần coi trọng nhiệm vụ

khắc phục các cơ sở hạ tầng nhƣ trƣờng học, trạm y tế, nhà công vụ… bị hƣ hại bởi

các tác động của BĐKH nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân trong

khu vực.

Page 84: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 76 76

b) Giao thông

- Cơ sở của các giải pháp

Đảm bảo giao thông thông suốt, giảm thiểu tình trạng ùn tắc do thiên tai.

Giảm thiểu các thiệt hại, hƣ hại đƣờng giao thông do thiên tai bất thƣờng gây

ra nhƣ trƣợt lở, lũ quét… tập trung tại các điểm sạt lở vào mùa mƣa bão.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

Mở rộng khẩu độ cầu cống: Mở rộng khẩu độ cầu cống là biện pháp tình thế

hiện nay. Nó đặc biệt cần thiết đối với các đoạn đƣờng qua sông, suối nằm ngay cửa

núi, điểm gãy của địa hình mà lũ quét tập trung mạnh mẽ nhất.

Không cấp phép cũng nhƣ nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác khoáng sản,

các công trình xây dựng, các điểm dân cƣ nằm trong hành lang bảo vệ của tuyến

đƣờng trong khu vực.

Xây dựng hệ thống biển báo cách tối thiểu là 500 m ở hai đầu các đoạn có

nguy cơ tai biến trƣợt, sạt lở đất cao để các phƣơng tiện giao thông đƣợc biết. Đối

với các điểm nứt đất mặt đƣờng, các điểm trƣợt lở đất xảy ra nhƣng chƣa đƣợc khắc

phục cần xây dựng rào chắn và cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Thành lập các đội cứu hộ để ứng cứu, xử lý, khắc phục hậu quả do tai biến

thiên nhiên gây ra.

Gia cố đất đá bằng công trình chắn đỡ và neo giữ: Xây dựng công trình chắn

đỡ có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của các khối đất đá. Về mặt kết cấu, công

trình chắn đỡ là công trình tƣờng chắn, bệ phin áp, trụ cọc, chốt chống trƣợt, gia cố

bằng cọc neo…

Ứng dụng vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp tăng cƣờng ổn định mái dốc: Thời

gian gần đây trong công nghệ gia cố mái dốc, vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp

(geosynthetics) đã và đang đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi. Đây là loại vật liệu

dễ ứng dụng, đem lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trƣờng.

Điều tiết dòng mặt bằng cách san bằng bề mặt khối trƣợt và lãnh thổ kế cận

nó; Xây dựng hệ thống dẫn nƣớc mặt; Công tác cải tạo đất bằng trồng cây.

Page 85: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 77 77

c) Quy hoạch sử dụng đất

- Cơ sở của các giải pháp

Bảo đảm quy hoạch sử dụng đất đáp ứng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã

hội, an ninh quốc phòng và thích ứng với BĐKH trên địa bàn huyện. Làm cơ sở cho

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất xã, phƣờng, thị trấn; quy hoạch sử dụng

đất chuyên ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, các dự án đầu tƣ phát triển các loại cây

trồng, vật nuôi,...

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

Bố trí tối ƣu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã đƣợc xác định

trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực có

tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội.

Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình quản lý, điều hành

phù hợp với kế hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện tại và tƣơng lai của các

ngành trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích

ứng với BĐKH. Tích cực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp đặc thù của

huyện Bắc Quang. Giữ vững lợi thế về sản xuất lƣơng thực nghiệp đồng thời đảm

bảo sản xuất an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện BĐKH.

Ƣu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm

mở rộng diện tích đất nông nghiệp và đầu tƣ thâm canh tăng vụ, tăng năng suất,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Quy hoạch ổn định đất trồng lúa đảm bảo an ninh lƣơng thực của huyện Bắc

Quang nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.

Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho các đô thị, khu vực dân cƣ

ở vùng núi đặc biệt là những nơi có nguy cơ bị ảnh hƣởng của lũ lụt, sạt lở đất.

Bố trí quy hoạch thành các tiểu vùng gắn với yêu cầu đầu tƣ thuỷ lợi để sản

xuất, các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông sản hàng hoá, vừa đảm bảo tiêu thụ

nội địa vừa đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Nâng dần giá trị sản xuất bình quân trên 01

ha đất nông nghiệp đồng thời với nâng cao hệ số sử dụng đất.

Đầu tƣ quỹ đất, hỗ trợ kinh phí để giải quyết dứt điểm việc di dân ra khỏi các

vùng có nguy cơ cao về lũ quét, lũ ống và trƣợt, sạt lở đất.

Page 86: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 78 78

d) Y tế, sức khoẻ cộng đồng

- Cơ sở của giải pháp

Với nhân lực và cơ sở vật chất hiện có tại địa phƣơng, tăng cƣờng năng lực

của hệ thống y tế dự phòng và cứu trợ nhằm ứng phó một cách nhanh nhất và có

hiệu quả khi xảy ra các hiện tƣợng thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn hán, trƣợt, sạt lở đất…

Bổ sung trang thiết bị y tế cũng nhƣ đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn về

đến tận các xã, nhất là các xã vùng sâu vùng xa của huyện.

- Giải pháp thích ứng, giảm nhẹ

Thực hiện tốt quy hoạch phát triển mạng lƣới y tế đến năm 2020 và những

năm tiếp theo. Phát hiện và khống chế dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực

phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, ngƣời cao tuổi và các hoạt động điều trị,

chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng thƣờng xuyên

bị ảnh hƣởng của thiên tai, bão lụt và BĐKH.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ y tế, khuyến khích các thành

phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ y tế theo hƣớng đa dạng hóa về khám chữa

bệnh chất lƣợng cao.

Tăng cƣờng năng lực của hệ thống y tế địa phƣơng trong trƣờng hợp xảy ra

thiên tai, dịch bệnh.

Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về những tổn hại đến sức khỏe do

tác động của BĐKH và biện pháp phòng tránh. Nâng cao nhận thức cộng đồng từ sự

thay đổi nhiệt và các đợt nắng nóng/lạnh để hạn chế các bệnh liên quan đến nhiệt

độ.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa.

Hình thức tuyên truyền đa dạng, có chiều sâu và đƣợc phổ biến đến tận ngƣời dân ở

mọi địa bàn trong tỉnh.

Cập nhật phổ biến thông tin về y tế, chăm sóc sức khoẻ trên các phƣơng tiện

truyền thông. Xây dựng và phổ biến các hƣớng dẫn dấu hiệu và triệu chứng của

bệnh tật của ngƣời dân thông qua báo, đài và hệ thống thông tin truyền thông của

địa phƣơng.

Page 87: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 79 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

a) Kết luận

Qua nghiên cứu cơ sở khoa học của các giải pháp ứng phó với biến đổi khí

hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đề tài đã thu đƣợc một số kết quả

nhƣ sau:

- Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu:

Thay đổi về nhiệt độ: Kết quả tính toán cho thấy, nhiệt độ trung bình năm

tăng lên trên toàn huyện. Tốc độ tăng nhiệt độ vào mùa xuân cao nhất, tốc độ tăng

nhiệt độ vào mùa hè thấp nhất và mức độ tăng nhiệt độ mùa thu và mùa xuân tƣơng

đối bằng nhau. Dự báo tại khu vực trạm Bắc Quang, nhiệt độ trung bình tăng tăng

0,48oC vào năm 2020.

Thay đổi về lƣợng mƣa: Theo số liệu thống kê trong 20 năm, tổng lƣợng

mƣa trên trạm đo tại Bắc Quang đều giảm. Tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không

đều giữa hai mùa chính là mùa mƣa và mùa khô. Theo kịch bản BĐKH thì lƣợng

mƣa phân bố cho mùa khô cơ bản không biến động nhiều, nhƣng vào mùa mƣa thì

tăng từ 1,5% năm 2020.

Sự thay đổi các yếu tố khí hậu, gia tăng các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng

đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên môi trƣờng, các lĩnh vực kinh tế xã hội tại địa

phƣơng trong đó đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là ngƣời già, trẻ em và đồng bào

các dân tộc thiểu số tại địa phƣơng.

- Dự báo tác động của BĐKH đến các lĩnh vực trọng điểm của Bắc Quang:

Nông nghiệp

Sự phân bố không đều giữa lƣợng mƣa và biến động nhiệt độ giữa 2 mùa dẫn

đến các tác động đến lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi tập trung

ở các xã Tân Thành, Tân Lập, Tân Quang, Việt Vinh, Việt Quang, Việt Hồng.

Ngoài ra với biên độ dao động nhiệt lớn kết hợp với địa hình đặc trƣng vùng lòng

chảo sông Lô sẽ dẫn đến hiện tƣợng khô hạn vào mùa khô tập trung tại các xã Việt

Hồng, Hùng An, Vô Điếm, Đức Xuân.

Lâm nghiệp

Bắc Quang là khu vực có mật độ che phủ rừng lớn và việc sự thay đổi nhiệt

độ theo chiều hƣớng tăng trong những năm tới nhất là vào mùa khô (theo kịch bản

Page 88: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 80 80

BĐKH B2 tỉnh Hà Giang) sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng và tăng nguy cơ phát triển

các loại sâu bệnh. Đây là những tác động quan trọng nhất của BĐKH đối với hệ

sinh thái rừng khu vực vùng thấp thuộc huyện Bắc Quang. Khu vực chịu tác động

nhiều nhất là các xã Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hữu Sản, Đức Xuân.

b) Khuyến nghị

Để duy trì sự ổn định của tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc

Quang cần lƣu tâm đến một số vấn đề sau:

Tăng cƣờng trồng và bảo vệ rừng để giảm thiểu tối đa tác động của BĐKH

đến môi trƣờng sống của ngƣời dân địa phƣơng, bảo vệ nguồn nƣớc, hạn chế xói

mòn, tăng cƣờng trồng và bảo vệ rừng.

Chú ý quan tâm đến sự thay đổi các giống cây trồng và vật nuôi, phù hợp với

xu hƣớng thay đổi khí hậu: Các giống cây trồng chịu hạn, chuyển từ chuyên canh

lúa sang luân canh lúa và hoa màu, chuyển từ chăn nuôi không tập trung sang chăn

nuôi tập trung có sử dụng khoa học kỹ thuật.

Chủ động tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣời dân có biện pháp ứng phó với sự

thay đổi của các yếu tố khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

Page 89: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 81 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tài liệu tiếng việt

1. Chi cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hà

Giang 2011.

2. Quyết định số: 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12, năm 2012 của Thủ tƣớng

Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về BĐKH.

3. Lê Văn Khoa (2012) Giáo dục ứng phó với BĐKH, Nhà xuất bản giáo

dục.

4. Nguyễn Văn Thắng (2010), Biến đổi khí hậu và Tác động ở Việt Nam,

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng.

5. Trần Thục và nnk (2011), Tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc Việt

Nam, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, Hà Nội.

6. Trung tâm khí tƣợng thủy văn tỉnh Hà Giang, số liệu khí tƣợng thống kê

từ năm 1991 – 2012.

7. Viện chiến lƣợc và chính sách mt, (2011) Tài liệu Biến đổi khí hậu Việt

Nam.

8. Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (2010), Sổ tay biến đổi

khí hậu.

9. Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (2010), Tài liệu hƣớng

dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng,

Nhà xuất bản tài nguyên - Môi trƣờng và bản đồ Việt Nam.

10. Nguyễn Trọng Yêm (2006), Nghiên cứu đánh giá trƣợt - lở, lũ quét - lũ

bùn đá một số vùng nguy hiểm ở miền núi Bắc Bộ, kiến nghị các giải pháp phòng

tránh, giảm nhẹ thiệt hại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Tài liệu tiếng anh

11. IPCC (2007), Climate Change 2007: Synthesis Report – Summary for

Policymakers, assessment of Working Groups I, II and III to the Third assessment

Report of the IPCC, Cambridge University Press.

12. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2007, “Climate change &

human development in Vietnam: a case study”, tr11.

Page 90: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (108).p… · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ nhiÊn----- nguyễn

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hà Linh_KHMT

Khoa môi trường _Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 82 82

- Tài liệu Wed

1. http://biendoikhihau.gov.vn/vi/trang-chu.html

2. http://duanlamnghiep.gov.vn/Ban-can-biet_0028800006/Ba-mo-hinh-

giam-nhe-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau_1236.html

3. http://www.baohagiang.vn/index.html

4. http://www.hagiang.gov.vn/Pages/home.aspx