63
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------- VŨ THỊ HƯƠNG SẮC ƯỚC LƯỢNG CHO MÔ HÌNH ĐỘ BIẾN ĐỘNG NGẪU NHIÊN CÓ BƯỚC NHẢY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội-2013

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

VŨ THỊ HƯƠNG SẮC

ƯỚC LƯỢNG CHO MÔ HÌNH ĐỘ BIẾN ĐỘNG NGẪU NHIÊN CÓ BƯỚC NHẢY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội-2013

Page 2: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

VŨ THỊ HƯƠNG SẮC

ƯỚC LƯỢNG CHO MÔ HÌNH ĐỘ BIẾN ĐỘNG NGẪU NHIÊN CÓ BƯỚC NHẢY

Chuyên ngành: Lý thuyết xác suất và thống kê Toán học

Mã số: 60 46 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊNH

Hà Nội-2013

Page 3: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

3

Mục lục Giới thiệu ............................................................................................................ 5

Kiến thức chuẩn bị .............................................................................................. 7

1.1 Các quá trình ngẫu nhiên và toán tài chính ................................................ 7

1.2 Một số quá trình ngẫu nhiên ...................................................................... 9

1.2.1 Quá trình Markov ............................................................................... 9

1.2.2 Martingale ........................................................................................ 10

1.3 Các hàm đặc trưng và các tham số đặc trưng .......................................... 10

1.3.1 Các hàm đặc trưng ............................................................................ 10

1.3.2 Các tham số đặc trưng ...................................................................... 12

1.4 Chuyển động Brown ................................................................................ 14

1.4.1 Phân bố chuẩn .................................................................................. 14

1.4.2 Chuyển động Brown ......................................................................... 15

1.5 Tích phân ngẫu nhiên (tích phân Itô) ................................................... 18

1.5.1 Bổ đề Itô ........................................................................................... 18

1.5.2 Chuyển động Brown hình học ........................................................... 19

Chương 2 .......................................................................................................... 22

Mô hình Black – Scholes và các hạn chế ........................................................... 22

2.1 Mô hình Black – Scholes ......................................................................... 22

2.2 Các hạn chế của mô hình Black – Scholes ............................................... 23

2.2.1 Độ biến động nụ cười ....................................................................... 23

2.2.2 Tính không đầy đủ của các thị trường ............................................... 24

Chương 3 .......................................................................................................... 26

Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy ............................................... 26

3.1 Các mô hình độ biến động ngẫu nhiên ..................................................... 26

3.2 Các quá trình bước nhảy .......................................................................... 28

3.3 Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy ...................................... 32

3.3.1 Các khuếch tán bước nhảy log chuẩn ................................................ 32

Page 4: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

4

3.2.2 Các khuếch tán bước nhảy với độ biến động ngẫu nhiên ................... 33

3.2.3 Các khuếch tán bước nhảy với độ biến động ngẫu nhiên và cường độ

nhảy .......................................................................................................... 33

Chương 4 .......................................................................................................... 34

Ước lượng cho mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy ....................... 34

4.1 Chuyển động hình học Brown.............................................................. 34

4.2 Chuyển động hình học Brown cộng thêm bước nhảy ........................... 40

4.3 Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy .................................. 43

Kết luận ............................................................................................................ 59

Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 60

Phụ lục .............................................................................................................. 62

Page 5: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

5

Giới thiệu

Từ khi Black và Scholes công bố bài báo của họ về định giá quyền chọn vào năm

1973, nó đã trở thành một phát kiến bùng nổ về lý thuyết và thực nghiệm trên

vấn đề tài chính này. Tuy nhiên, qua hơn ba mươi năm trở lại đây, một số lượng

lớn các mô hình khác đã được đưa ra để thay thế cho tiếp cận cổ điển của Black –

Scholes, cách tiếp cận mà ta phải giả định cổ phiếu có phân bố log – chuẩn với

độ biến động không đổi và càng ngày nó càng thể hiện nhiều thiếu sót trong thực

tiễn.

Do đó, các mở rộng để hiệu chỉnh mô hình Black – Scholes trong đó độ biến

động là ngẫu nhiên và mô hình có bước nhảy là hết sức cần thiết.

Luận văn “Ước lượng cho mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy”

trình bày về việc điều chỉnh mô hình Black – Scholes thành những mô hình ước

lượng tham số chính xác hơn, gồm 4 chương:

Chương 1: Trình bày các kiến thức quan trọng về các quá trình ngẫu nhiên,

chuyển động Brown.

Chương 2: Trình bày về mô hình Black – Scholes và các hạn chế, từ đó cần thiết

phải đưa ra các mô hình độ biến động ngẫu nhiên và độ biến động ngẫu nhiên có

bước nhảy được trình bày trong chương 3.

Chương 4: Ước lượng cho các mô hình GBM, GBM có thêm bước nhảy và mô

hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy và so sánh các kết quả bằng bảng

ước lượng các tham số qua hai ví dụ thực nghiệm.

Hoàn thành được luận văn trên, trước tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

đến Tiến sĩ Nguyễn Thịnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt

quá trình tôi thực hiện luận văn.

Page 6: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

6

Tôi cũng muốn được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Toán – Cơ tin

học, Phòng Đào tạo, Phòng Sau đại học trường ĐHKHTN – ĐHQGHN và các

thầy cô từ Viện Toán học đã giảng dạy và hết lòng chỉ bảo tôi trong thời gian

được đào tạo tại trường.

Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự hướng

dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, sự hợp tác của các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2013

Học viên

Vũ Thị Hương Sắc

Page 7: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

7

Chương 1

Kiến thức chuẩn bị

1.1 Các quá trình ngẫu nhiên và toán tài chính

Định nghĩa 1.1 (Đại số) Cho là tập không rỗng và cho F bao gồm các tập

con của . Ta nói rằng F là một đại số thỏa mãn:

(i) F và 0 F ,

(ii) \cA A A F F ,

(iii) ,A B A B F F .

Định nghĩa 2 ( - đại số) Một đại số F của các tập con của được gọi là một

- đại số trên nếu với bất kỳ dãy n nA

F , ta có

1n

n

A

F .

Mỗi một cặp , F như vậy được gọi là một không gian đo được.

Do đó, một - đại số sinh bởi tập tất cả các tập con mở của được gọi là -

đại số Borel: EB .

Định nghĩa 1.3 (Xác suất) Cho là một tập không rỗng, và cho F là một -

đại số các tập con của . Một độ đo xác suất là một hàm số sao cho đối với

mỗi tập AF xác định một số trong đoạn [0,1]được gọi là xác suất của A và

viết là A . Trong đó các tính chất sau phải thỏa mãn:

(i) 1 ,

(ii) (tính cộng tính đếm được) với 1 2, ,...A A là dãy các tập rời nhau trong

F thì

11

n nnn

A A

(1.1)

Page 8: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

8

, , F được gọi là một không gian xác suất.

Một không gian xác suất là đầy đủ nếu với mỗi B A F sao cho 0A ,

ta có BF .

Trong tình huống khi mà thời gian biến đổi, nhiều thông tin được tiếp nhận hơn,

ta phải thêm thành phần phụ thuộc thời gian vào không gian xác suất , , F .

Định nghĩa 1.4 (Lọc) Một lọc (hay dòng thông tin) trên , , F là một họ tăng

các - đại số [0, ]t t T

F :

s t T F F F Fvới 0 s t T .

tF biểu diễn thông tin nhận được tại thời gian t, và lọc [0, ]t t T

F biểu diễn dòng

thông tin diễn tiến theo thời gian.

Một không gian xác suất , , F trang bị một lọc được gọi là không gian xác

suất lọc [0, ], , , t t T

F F .

Định nghĩa 1.5 (Các điều kiện thông thường) Ta nói rằng một không gian xác

suất lọc [0, ], , , t t T

F F thỏa mãn các “điều kiện thông thường” nếu:

(i) F là - đầy đủ.

(ii) 0F chứa tất cả các tập - không của . Nghĩa là ta biết biến cố nào là

có thể và biến cố nào là không.

(iii) [0, ]t t T

F là liên tục phải, tức là t t s t s F F F .

Định nghĩa 1.6 (Các quá trình ngẫu nhiên)Một quá trình ngẫu nhiên [0, ]t t T

X

là một họ các biến ngẫu nhiên được đặt chỉ số theo thời gian, xác định trên

không gian xác suất lọc [0, ], , , t t T

F F .

Page 9: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

9

Tham số thời gian t có thể hoặc là rời rạc hoặc là liên tục. Với mỗi biễn ngẫu

nhiên w , quỹ đạo : tX w t X w xác định một hàm số của thời gian gọi là

quỹ đạo mẫu của quá trình. Do đó các quá trình ngẫu nhiên có thể cũng được

hiểu như là các hàm số ngẫu nhiên.

Định nghĩa 1.7 (Các quá trình tương thích) Một quá trình ngẫu nhiên

[0, ]t t T

X

được gọi là tF - tương thích (hay không đoán trước được theo cấu trúc

thông tin [0, ]t t T

F ) nếu với mỗi [0, ]t T , giá trị của tX là được xác định tại thời

gian t: biến ngẫu nhiên tX là tF - đo được.

Định nghĩa 1.8 (Thời gian dừng) Một thời gian ngẫu nhiên là biến ngẫu nhiên

dương T 0 biểu diễn thời gian mà tại đó biến cố nào đó là đang xảy ra. Nếu

cho trước dòng thông tin tF thì ta có thể xác định liệu biến cố có xảy ra t

hay không t , thời gian ngẫu nhiên được gọi là thời gian dừng (hay thời

gian ngẫu nhiên không đoán trước). Nói cách khác, là thời gian ngẫu nhiên

không đoán trước ( tF - thời gian dừng) nếu 0, tt t F .

1.2 Một số quá trình ngẫu nhiên

1.2.1 Quá trình Markov

Một quá trình Markov là một dạng quá trình ngẫu nhiên trong đó chỉ giá trị hiện

tại của biến là thích hợp để dự đoán tương lai. Quá khứ của biến và cách thức mà

hiện tại xuất hiện từ quá khứ là không liên quan (nôm na là quá khứ được hợp

nhất trong giá trị hiện tại).

Định nghĩa 1.9 (quá trình Markov) Cho , , F là một không gian xác suất,

cho T là một số dương xác định, và cho [0, ]t t T

F là một lọc. Xét một quá trình

tương thích [0, ]t t T

X

. Nếu với hàm Borel – đo được

: | |t s t sf E f X E f X X F (1.2)

Page 10: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

10

quá trình [0, ]t t T

X

được gọi là quá trình Markov.

1.2.2 Martingale

Định nghĩa 1.10 (Martingale) Một quá trình ngẫu nhiên [0, ]t t T

X X

được gọi

là martingale theo , t F nếu

(i) X là tF - tương thích,

(ii) tE X với mọi [0, ]t T ,

(iii) s t , |t s sE X XF (1.3)

X là martingale trên nếu (iii) được thay bởi

|t s sE X XF , s t (1.4)

X là martingale dưới nếu (iii) được thay bởi

|t s sE X XF , s t (1.5)

Nói cách khác, dự báo tốt nhất cho giá trị tương lai của martingale là giá trị hiện

tại của nó. Martingale biểu diễn các tình huống mà trong đó không có độ lệch

hay xu hướng, mặc dù có thể có rất nhiều tính chất ngẫu nhiên. Trong thống kê ta

có dữ liệu = dấu hiệu + nhiễu (data = signal + noise), martingale được sử dụng

để mô hình thành phần nhiễu.

Một ví dụ gần gũi của martingale là quá trình Weiner tW .

1.3 Các hàm đặc trưng và các tham số đặc trưng

1.3.1 Các hàm đặc trưng

Hàm đặc trưng của một biến ngẫu nhiên là một biến đổi Fourier của phân bố của

nó. Nhiều tính chất xác suất của các biến ngẫu nhiên dựa vào các tính chất giải

tích của các hàm đặc trưng, khiến cho khái niệm này rất hữu ích trong việc

nghiên cứu các biến ngẫu nhiên.

Page 11: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

11

Định nghĩa 1.11 (Hàm đặc trưng) Hàm đặc trưng của biến ngẫu nhiên X là

hàm : dX xác định bởi

cos iE sinitXX t E e E tX tX (1.6)

Cho XF là hàm phân bố xác suất của X . Khi đó

itX itxX t E e e dF x

(1.7)

do đó là một biến đổi Fourier của F , nhưng không nhân với hằng số như

1/2

2

như thường được dùng trong phân tích Fourier.

Hàm đặc trưng của biến ngẫu nhiên xác định phân phối xác suất: hai biến với

cùng hàm đặc trưng là có cùng phân phối. Một hàm đặc trưng thì luôn luôn liên

tục và thỏa mãn

0 1X , 1X t , aXitb

b Xt e at .

Định lý 1.12 Nếu X là khả tích thì X có hàm mật độ được cho bởi

1

2iux

X Xf x e u du

.

Ví dụ 1.13 ( Hàm đặc trưng Gauss) Đối với phân bố chuẩn 2,N , ta có thể

định nghĩa hàm mật độ xác suất và hàm đặc trưng như sau:

2

2

1

21

2

x

f x e

, 2 21

2i z z

X z e

(1.8)

Ví dụ 1.14 ( Hàm đặc trưng Poisson) Đối với phân bố Poisson P , ta có thể

định nghĩa hàm mật độ xác suất và hàm đặc trưng như sau:

!

kef k X k

k

, 1 ize

X z e

(1.9)

Page 12: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

12

1.3.2 Các tham số đặc trưng

Các tham số đặc trưng là những thông tin cô đọng phản ánh từng phần về biến

ngẫu nhiên.

Kỳ vọng toán (Expected Value)

Giả sử biến ngẫu nhiên rời rạc X nhận một trong các giá trị có thể có 1 2, ,..., nx x x

với các xác suất tương ứng 1 2, ,..., np p p . Kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên rời rạc

X ký hiệu là E X là tổng các tích giữa các giá trị có thể có của biến ngẫu nhiên

với các xác suất tương ứng:

1

n

i ii

E X x p

. (1.10)

Nếu X là biến ngẫu nhiên liên tục với hàm mật độ xác suất f x thì kỳ vọng

toán E X được xác định bằng biểu thức

E X xf x dx

. (1.11)

Kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên gần bằng giá trị trung bình (Mean)

1

1 n

ii

x xn

của các giá trị quan sát của biến ngẫu nhiên. Nó phản ánh giá trị trung

tâm của phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên.

Các tính chất của kỳ vọng

1. Kỳ vọng toán của một hằng số bằng chính hằng số đó E C C .

2. Kỳ vọng toán của tích một hằng số với một biến ngẫu nhiên bằng tích của

hằng số với kỳ vọng của biến ngẫu nhiên đó E CX CE X .

3. Kỳ vọng toán của tổng hai biến ngẫu nhiên bằng tổng các kỳ vọng toán

thành phần E X Y E X E Y .

Page 13: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

13

Phương sai (Variance)

Phương sai của biến ngẫu nhiên X , ký hiệu là arV X là kỳ vọng toán của bình

phương sai lệch của biến ngẫu nhiên so với kỳ vọng toán của nó

2

arV X E X E X . (1.12)

Có thể thấy, phương sai chính là trung bình số học của bình phương các sai lệch

giữa các giá trị có thể có của biến ngẫu nhiên so với giá trị trung bình của các giá

trị đó. Do đó nó phản ánh mức độ phân tán của các giá trị của biến ngẫu nhiên

xung quanh giá trị trung bình của nó là kỳ vọng toán.

Các tính chất của phương sai

1. Phương sai của hằng số bằng 0: ar 0V C

2. Phương sai của tích giữa một hằng số và một biến ngẫu nhiên:

2ar arV CX C V X .

3. Phương sai của tổng các biến ngẫu nhiên độc lập bằng tổng các phương

sai thành phần: ar ar arV X Y V X V Y .

Độ lệch chuẩn (Standard deviation – Std)

Độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên X ký hiệu là X , là căn bậc hai của phương

sai arX V X , dùng để đánh giá mức độ phân tán của biến ngẫu nhiên theo

đơn vị đo của nó.

Hệ số bất đối xứng - Skewness

Mức độ đối xứng của một phân phối có thể quan sát qua đồ thị của nó, song để

đo lường mức độ bất đối xứng người ta dùng hệ số bất đối xứng

3

3Skewness

(1.13)

Page 14: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

14

trong đó 3

3 E X E X và 3 là lập phương của độ lệch chuẩn. Giá trị

Skewness cho ta các kết luận sau

- Nếu 0Skewness thì phân phối là bất đối xứng và độ thị sẽ xuôi về bên trái

nhiều hơn.

- Nếu 0Skewness thì phân phối là đối xứng.

- Nếu 0Skewness thì phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên phải

nhiều hơn.

Hệ số nhọn – Kurtosis

Hệ số nhọn cho phép nhận xét về dạng của một phân phối và bổ sung thêm thông

tin về phương sai. Phương sai của biến ngẫu nhiên có thể được xem là nhỏ, lớn,

hay trung bình. Lúc đó đồ thị của phân phối sẽ rất tập trung, ít tập trung hay tập

trung ở mức bình thường. Hệ số nhọn được xác định bằng công thức sau

44

Kurtosis

(1.14)

trong đó 4

4 E X E X và 4 là bình phương của phương sai.

Khi phân phối xác suất được tập trung ở mức chuẩn thì 3Kurtosis . Phân phối

xác suất sẽ có độ thị càng nhọn nếu Kurtosis càng lớn hơn 3, và đồ thị sẽ càng

bẹt nếu Kurtosis càng nhỏ hơn 3.

1.4 Chuyển động Brown

1.4.1 Phân bố chuẩn

Phân bố chuẩn 2,N là một trong nhưng phân bố xác suất quan trọng nhất.

Như đã trình bày ở trên, hàm đặc trưng của phân bố chuẩn được cho bởi công

thức sau:

Page 15: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

15

2 21

2 2or ; ,

i z z

N mal z e

(1.15)

Và hàm mật độ xác suất như sau:

2

2

1

2or

1; ,

2

x

N malf x e

(1.16)

Tính chất chuẩn theo định nghĩa là tính đối xứng quanh giá trị trung bình, có độ

lệch (skewness) bằng 0 và độ nhọn (kurtosis) bằng 3.

1.4.2 Chuyển động Brown

Chuyển động Brown là bản sao biến động từng phần – tức là – tại mỗi nơi mà ta

làm việc với tiến trình theo thời gian – thì phân bố đều là chuẩn. Chuyển động

Brown bắt đầu được mô tả lần đầu bởi nhà thực vật học Robert Brown vào năm

1828. Nó được giới thiệu lần đầu tiên đến giới tài chính bởi Louis Bachelier vào

năm 1900, và được phát triển trong vật lý bởi Albert Einstein vào năm 1905.

Chuyển động Brown lần đầu tiên được chứng minh bằng công thức toán học bởi

Norbert Weiner vào năm 1923. Để ghi nhớ công sức của Weiner, chuyển động

Brown cũng được gọi là quá trình Weiner.

Định nghĩa 1.15 (Chuyển động Brown) Một quá trình ngẫu nhiên 0t t

X X

chuyển động Brown chuẩn (một chiều) W trên không gian xác suất , , F nếu

(i) 0 0X hầu khắp nơi,

(ii) X có số gia độc lập: X t u X t là độc lập của :X s s t

với 0u ,

(iii) X có số gia dừng: quy luật của X t u X t chỉ phụ thuộc vào u

,

(iv) X có số gia Gauss: X t u X t có phân bố chuẩn với trung bình

0 và phương sai u , tức là 0,X t u X t N u ,

Page 16: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

16

(v) X có các quỹ đạo liên tục: X t là hàm liên tục của t , tức là

,t X t là liên tục theo t với mọi .

Lọc đối với chuyển động Brown

Định nghĩa 1.16 Cho , , F là không gian xác suất trên đó xác định chuyển

động Brown , 0tW t . Một lọc đối với chuyển động Brown là một tập hợp các

- đại số , 0t t F thỏa mãn:

(i) (tính tích tụ thông tin) Với 0 s t , mỗi tập trong sF cũng nằm trong

tF . Nói cách khác, có ít nhất là những thông tin tại thời điểm sau tF

như là tại thời điểm sF trước đó.

(ii) (tính tương thích) Với mỗi 0t , chuyển động Brown tW tại thời điểm

t là tF đo được. Nói cách khác, thông tin tại thời gian t là đủ để ước

lượng chuyển động Brown tW tại thời điểm đó.

(iii) (tính độc lập của các số gia tương lai) Với 0 t u , số gia u tW W

là độc lập theo tF . Nói cách khác, bất kỳ số gia nào của chuyển động

Brown sau thời điểm t đều độc lập với thông tin sẵn có tại thời điểm t .

Để hình dung rõ hơn về chuyển động Brown, ta xét ví dụ sau:

Ví dụ Đồ thị quỹ đạo mẫu của chuyển động Brown chuẩn

Page 17: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

17

Hình 1.1 Quỹ đạo mẫu của chuyển động Brown chuẩn

Các tính chất của chuyển động Brown

Định nghĩa 1.17 (Tính chất martingale) Chuyển động Brown là một

martingale.

| |

| |

t s t s s s

t s s s s

t s s

s

E W E W W W

E W W E W

E W W W

W

F F

F F (1.17)

Mệnh đề 1.18 (các tính chất của quỹ đạo) Chuyển động Brown có các quỹ

đạo liên tục, tức là tW là hàm liên tục của t . Tuy nhiên, các quỹ đạo của

chuyển động Brown rất bất thường; chúng không khả vi tại bất cứ đâu. Các

quỹ đạo của chuyển động Brown cũng biến thiên vô hạn, tức là biến thiên của

chúng là vô hạn trên mỗi đoạn.

Định nghĩa 1.19 (cân đối chuyển động Brown)

Nếu tW là một chuyển động Brown, với bất kỳ 0c ,

Page 18: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

18

2

~

/t

t cW cW , 0t (1.18)

cũng là một chuyển động Brown.

Định nghĩa 1.20 (Các martingale chuyển động Brown) Mỗi quá trình sau

là một martingale liên tục theo lọc chuyển động Brown chuẩn:

1. t tX W

2. 2t tX W t

3. 21

2tW t

tX e

1.5 Tích phân ngẫu nhiên (tích phân Itô)

Tích phân ngẫu nhiên được đưa ra vào năm 1944 bởi K.Itô, do đó mang tên là

tích phân Itô. Tích phân này có công thức là 0

t

t tX dY trong đó quá trình ngẫu

nhiên , 0tX X t và , 0tY Y t là hàm lấy tích phân và biến lấy tích

phân. Vì ta sẽ lấy các quá trình biến tích phân có biến thiên vô hạn (không bị

chặn) trên mọi đoạn (ví dụ chuyển động Brown, t tY W ), tích phân ngẫu

nhiên có thể khá khác so với các tích phân xác định thông thường.

1.5.1 Bổ đề Itô

Giả sử rằng b là tương thích và khả tích địa phương ( 0

t

b s ds được định

nghĩa như tích phân ban đầu), và là tương thích và đo được sao cho

0

t

s dW s được xác định như tích phân ngẫu nhiên. Khi đó

0 0 0

t t

X t x b s ds s dW s (1.19)

xác định một quá trình ngẫu nhiên (hay quá trình Itô) X với 00X x . Ta

thường biểu diễn dưới dạng phương trình vi phân ngẫu nhiên

0, 0t tdX b t dt s dW X x (1.20)

Page 19: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

19

Giả sử 2:f là một hàm số, khả vi liên tục bậc một trong argument

đầu tiên (ký hiệu thời gian) và bậc hai trong thành phần thứ hai (không gian):

1,2f C . Vấn đề đặt ra là tìm hiểu ý nghĩa của vi phân ngẫu nhiên tdf X

của quá trình tf X và tìm nó.

Định lý 1.21 (Bổ đề Itô) Nếu quá trình ngẫu nhiên X t có vi phân ngẫu

nhiên được cho bởi t tdX b t dt t dW , thì , tf f t X có vi phân

ngẫu nhiên

2

2

1

2t t t

f f fdf dt dX dX dX

t x x

(1.21)

hay rút gọn thành biểu diễn theo dt và tdW

22

2

1

2t

f f f fdf b dt dW

t x x x

(1.22)

vì t tdW dW dt và 0dtdt . Hay với 00,f x là giá trị ban đầu của f

2

20 20 0

10,

2

t t

t

f f f ff f x b dt dW

t x x x

(1.23)

Mệnh đề 1.22

2

20 20

1, 0,

2

t

t

f f fE f t X f x E b dt

t x x

(1.24)

1.5.2 Chuyển động Brown hình học

Giờ ta làm việc với cả chuyển động Brown và Bổ đề Itô, chúng ta sẽ trình bày

một quá trình ngẫu nhiên rất quan trọng – chuyển động Brown hình học.

Giả sử ta muốn mô hình hóa tiến trình theo thời gian của giá cổ phiếu S t .

Xem xét việc làm thế nào mà S biến đổi trong khoảng thời gian nhỏ nào đó

Page 20: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

20

từ thời điểm hiện tại t tới thời điểm t dt trong thời gian gần. Ta viết dS t

đối với sự thay đổi S t dt S t trong S , hay lợi tức của S trong khoảng

này là

dS t

S t. Để dễ cho phân tích kinh tế, ta sẽ chia lợi tức này thành hai

phần, một phần hệ thống và một phần ngẫu nhiên.Phần hệ thống có thể được

mô hình bởi dt trong đó là tham số nào đó thể hiện tốc độ trung bình của

lợi tức của cổ phiếu.Phần ngẫu nhiên có thể được mô hình bởi dW t trong

đó dW t biểu diễn phần nhiễu làm cho giá cổ phiếu biến động, và là

tham số thứ hai cho biết nhiễu ảnh hưởng thế nào (do đó được gọi là độ

biến động của cổ phiếu).

Kết hợp lại ta có phương trình vi phân ngẫu nhiên

, 0 0t t tdS S dt dW S (1.25)

Phương trình vi phân này có nghiệm duy nhất

21

20tt dW

tS S e

(1.26)

Giá tài sản tS có tốc độ trung bình tức thời của lợi tức t và độ biến động

t . Cả tốc độ trung bình của lợi tức và độ biến động đều cho phép biến đổi

theo thời gian và ngẫu nhiên. Ví dụ này bao gồm tất cả các mô hình dương

của một quá trình giá tài sản luôn luôn dương, không có bước nhảy và có xu

thế theo chuyển động Brown đơn giản. Mặc dù mô hình là mang xu thế

chuyển động Brown, phân bố của S t không cần là dạng log – chuẩn vì

t và t có thể biến đổi theo thời gian và ngẫu nhiên.

Nếu và là hằng số, ta có mô hình chuyển động Brown hình học thông

thường t t tdS S dt dW và phân bố của tS là log – chuẩn

Page 21: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

21

210 exp

2t tS S t W

(1.27)

Page 22: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

22

Chương 2

Mô hình Black – Scholes và các hạn chế

2.1 Mô hình Black – Scholes

Lý thuyết toán tài chính bắt đầu từ năm 1900 khi nhà toán học người Pháp

Louis Bachelier, trong luận văn của ông Théorie de la spéculation (Lý thuyết

đầu cơ), đề xuất mô hình sau nhằm mô tả giá S của một tài sản tại Paris

Bourse:

0t tS S W

trong đó tW là chuyển động Brown.

Tuy nhiên, mô hình này có nhiều khiếm khuyết, bao gồm, ví dụ, giá cổ phiếu

có thể âm. Một mô hình phù hợp hơn được đề xuất bởi Samuelson vào năm

1965: chuyển động Brown hình học trong đó log – giá tuân theo chuyển động

Brown.

Vào năm 1973, Black, Scholes và Merton, trong các bài báo nổi tiếng của

mình, đã giải thích làm thế nào để định giá một cuộc gọi kiểu châu Âu dựa

trên mô hình này. Thật vậy, họ giả sử giá cổ phiếu tuân theo chuyển động

Brown hình học và đưa ra một số điều kiện để nhận được công thức định giá

quyền chọn:

1. Không có chi phí hay thuế, thương mại diễn ra liên tục theo thời gian và

được phép vay và bán khống (thị trường là không có ma sát).

2. Lãi suất ngắn hạn (lãi suất không rủi ro r ) đã biết và là hằng số trong suốt

thời gian tính toán.

3. Cổ phiếu không phải trả lãi cổ phần trong suốt thời gian của quyền chọn.

4. Quyền chọn kiểu châu Âu (chỉ có thể thực hiện tại thời điểm đáo hạn).

Page 23: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

23

5. Giá cổ phiếu tuân theo chuyển động Brown hình học trong suốt thời gian

đưa ra phân phối log – chuẩn đối với giá cổ phiếu giữa hai điểm bất kỳ

theo thời gian.

6. Độ biến động là hằng số đối với bất kỳ giá thực thi và kỳ hạn nào.

Người ta đã chỉ ra rằng mô hình có thể được sửa đổi dễ dàng khi lãi suất là

ngẫu nhiên hay là một hàm của t , khi cổ phiếu trả lãi cổ phần hay khi quyền

chọn theo kiểu Mỹ.

Nhờ tính đơn giản và tính độc lập của phát minh về việc định giá tài sản

tương lai mà công thức Black – Scholes được sử dụng rộng rãi trong thực

hành để định giá và bảo hộ các quyền chọn.

Trong công thức Black – Scholes, giá cổ phiếu S tuân theo chuyển động

Brown hình học,

t t t tdS S dt S dW (2.1)

trong đó và là các hằng số chưa biết, tW là chuyển động Brown chuẩn.

Có thể chỉ ra rằng nghiệm của phương trình vi phân này là

21

20

tt W

tS S e

(2.2)

2.2 Các hạn chế của mô hình Black – Scholes

2.2.1 Độ biến động nụ cười

Mặc dù công thức Black – Scholes là rất mạnh để định giá cổ phiếu và dễ

dàng sử dụng, rất nhiều các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng nó có thể định

giá không đúng một cách hệ thống nhiều giá cổ phiếu. Hiện tượng được biết

đến nhiều nhất liên quan đến các sai chệch của mô hình Black – Scholes được

gọi là độ biến động nụ cười hay hiệu ứng nụ cười bắt nguồn từ các độ biến

động tiềm ẩn.

Page 24: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

24

Biến động tiềm ẩn là biến động được sử dụng trong mô hình Black – Scholes

như giá thị trường được quan sát của quyền chọn bằng giá mô hình

arBS m ketc c (2.3)

Để sử dụng mô hình Black – Scholes, ta mong đợi rằng các biến động tiềm ẩn

là đồng nhất vì biến động hằng số là một trong những giả thiết của mô hình

Black – Scholes. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không xảy ra trong thực tế.

Hầu hết các thị trường đều biểu lộ các biến động không là hằng số. Trong một

số thị trường, các biến động tiềm ẩn tạo thành một dạng hình chữ U nên được

gọi là biến động nụ cười hay hiệu ứng nụ cười. Nói chung, hình dáng của biến

động nụ cười là không đối xứng mà là đường cong chữ U thường bị lệch về

một phía nhiều hơn. Thông thường, hình dáng nụ cười sẽ rõ ràng hơn đối với

các quyền chọn kỳ hạn ngắn và trở nên bẹt/phẳng đối với các quyền chọn kỳ

hạn dài.

Hình 2.1 Độ biến động nụ cười. Các biến động tiềm ẩn đối với giá cổ phiếu

Hiển nhiên, hiện tượng độ biến động nụ cười là không phù hợp với mô hình

Black – Scholes.

2.2.2 Tính không đầy đủ của các thị trường

Mô hình Black – Scholes giả sử rằng thị trường là đầy đủ, tức là bất kỳ quyền

phái sinh nào cũng cho phép một danh mục đầu tư đáp ứng, do đó nó có thể

Page 25: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

25

được bảo hộ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các mô hình ngẫu nhiên

sử dụng trong định giá quyền chọn là không chênh lệch thị giá, chỉ một số ít

là đầy đủ. Chúng ta đều biết rằng bảo hộ hoàn toàn không thể tồn tại trong

thực tế: tất cả các rủi ro không thể bị giới hạn. Thị trường “không ma sát”

(không có chi phí, lợi suất thương mại có thể diễn ra liên tục, …) có vẻ như

không phải là một khái niệm chặt chẽ trong thực tế nhưng đặc tính này chỉ thể

hiện một phần nhỏ của rủi ro mà người ta không chấp nhận với mô hình

khuếch tán. Động cơ thúc đẩy việc sử dụng các bước nhảy trong mô hình là

các thị trường chứng khoán phá sản và trong suốt một phá sản không có một

cơ hội nào để thực hiện một bảo hộ Delta thay đổi liên tục. Hệ quả của điều

này là tính không khả thi của bảo hộ hoàn toàn: tại một thời gian cho trước

giá chứng khoán có thể tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ hoặc rơi giá rất nhiều. Nó

không thể được bảo hộ chống lại tất cả rủi ro một cách đồng thời.Tính không

khả thi của bảo hộ hoàn toàn có nghĩa là thị trường là không đầy đủ, tức là

không phải mọi quyền chọn đều có thể tự đáp ứng bởi một danh mục đầu tư

tự tài trợ. Do đó, nó khiến cho việc dùng các mô hình thị trường không đầy

đủ có ý nghĩa hơn, trong đó rủi ro của bảo hộ có thể được định lượng hơn là

gắn vào các mô hình thị trường đầy đủ trong đó rủi ro của bảo hộ theo định

nghĩa bằng không.

Page 26: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

26

Chương 3

Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

3.1 Các mô hình độ biến động ngẫu nhiên

Thực nghiệm chỉ ra rằng phương sai của lợi suất là không dừng. Vì thế mô

hình độ biến động hằng số là không đủ để giải thích các hiện tượng và đưa ra

tham số dự báo. Do đó cần thiết phải xây dựng các mô hình độ biến động

ngẫu nhiên – SV (Stochastic Volatility). Đ ối với mô hình độ biến động ngẫu

nhiên, ta thay biến động không đổi bằng hàm t mô hình hóa phương sai

của tS . Hàm phương sai này cũng được mô hình như chuyển động Brown, và

dạng của t phụ thuộc vào mô hình độ biến động ngẫu nhiên SV cụ thể mà ta

nghiên cứu.

, ,

t t t t t

t S t S t t

dS S dt S dW

d dt dZ

(3.1)

trong đó ,S t và ,S t là các phương trình nào đó của còn tdZ là một quá

trình Gauss chuẩn khác tương quan với tdW với nhân tử tương quan hằng số

.

Mô hình độ biến động ngẫu nhiên tổng quát này chứa nhiều mô hình nổi

tiếng, ta đưa ra ba ví dụ:

1. Heston – Heston (1993) giả sử rằng tY tuân theo quá trình Cox-Ingersoll-

Ross (CIR),

t t t tdY Y dt Y dZ (3.2)

và f y y . là phương sai dài hạn, là tốc độ trở về trung bình,

được gọi là độ biến động của độ biến động. tY là dương chặt k

Page 27: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

27

hi 22 và không âm khi 20 2 . Mô hình này là rất quan trọng

vì nó đưa ra một công thức gần với dạng cho quyền chọn kiểu châu Âu và

có thể là một số khác không.

2. Mô hình độ co giãn phương sai không đổi

Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa độ biến động và giá, giới thiệu độ

biến động ngẫu nhiên:

t t t tdS S dt S dW (3.3)

Một cách trực quan, trong một số thị trường độ biến động tăng khi giá

tăng (ví dụ các loại hàng hóa), do đó 1 . Trong các thị trường khác, độ

biến động có xu hướng tăng khi giá giảm, được mô hình với 1 .

Có một vướng mắc nào đó ở đây, là vì mô hình độ co giãn không đổi của

phương sai không kết hợp chặt chẽ quá trình độ ngẫu nhiên đối với độ

biến động của chính nó cho nên nó không chính xác là mô hình độ biến

động ngẫu nhiên. Vì thế người ta gọi mô hình này là mô hình độ biến

động địa phương.

3. Mô hình độ biến động ngẫu nhiên an-pha, bêta, rô – hay mô hình

SABR (Stochastic Alpha, Beta, Rho volatility model)

Mô hình SABR mô tả một diễn tiến đơn F (theo bất kỳ một tài sản nào

như một chỉ số, lãi suất, trái phiếu, tiền tệ hoặc cổ phần) với độ biến động

ngẫu nhiên :

,t t t t

t t t

dF F dW

d dZ

(3.4)

Giá trị ban đầu 0F và 0 là giá diễn tiến và độ biến động hiện tại, trong

khi tW và tZ là hai quá trình Weiner tương quan (tức là các chuyển động

Brown) với hệ số tương quan 1 1 . Các tham số hằng số , thỏa

mãn 0 1, 0 .

4. Mô hình GARCH

Page 28: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

28

(Generalized Autoregressive Conditional Heteroskedasticity)

Mô hình GARCH là một mô hình phổ biến khác nữa để ước lượng độ biến

động ngẫu nhiên. Mô hình giả sử rằng tính ngẫu nhiên của quá trình

phương sai khác nhau với phương sai, đối lập với căn bậc hai của phương

sai như là trong mô hình Heston. Mô hình chuẩn GARCH(1,1) có dạng

sau đối với vi phân phương sai:

t t t td dt v dB (3.5)

5. Mô hình 3/2

Mô hình 3/2 giống với mô hình Heston, nhưng giả sử rằng tính ngẫu nhiên

của quá trình phương sai khác với 3/2t . Dạng của vi phân phương sai là:

3/2t t t t td dt dB (3.6)

Tuy nhiên ý nghĩa của các tham số thì khác với mô hình Heston. Trong

mô hình này, cả sự trở về trung bình và độ biến động của các tham số

phương sai là các đại lượng ngẫu nhiên được cho tương ứng bởi t và

t .

6. Mô hình Chen

Trong các mô hình lãi suất, Lin Chen vào năm 1994 đã phát triển mô hình

trung bình ngẫu nhiên và độ biến động ngẫu nhiên đầu tiên, được gọi là

mô hình Chen. Cụ thể, các động lực của lãi suất tức thời được cho bởi các

phương trình vi phân ngẫu nhiên sau:

,

,

.

t t t t t t

t t t t t

t t t t t t

dr dt r dW

d dt dW

d dt dW

(3.7)

3.2 Các quá trình bước nhảy

Cuối cùng, một yếu tố quan trọng khác trong các mô hình định giá quyền

chọn là mô hình giá cổ phiếu với bước nhảy. Các quá trình bước nhảy

(Lévy) đã trở nên ngày càng phổ biến trong toán tài chính vì chúng có thể

mô tả thực tế được quan sát của các thị trường tài chính theo cách chính

Page 29: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

29

xác hơn là các mô hình khuếch tán cơ bản dựa trên chuyển động Brown.

Trong thực tế, ta quan sát các quá trình giá tài sản có bước nhảy và đưa

chúng vào tính toán. Hình (2.4) biểu diễn giá chỉ số Standard and Poors

vào 7-28 tháng ba năm 2008, là một ví dụ điển hình cho bước nhảy trong

giá cổ phiếu.

Hình 3.1 Giá Standard and Poors 28/7/2008

Merton vào năm 1976 đã thêm các bước nhảy ngẫu nhiên vào chuyển

động Brown hình học. Quá trình ngẫu nhiên đối với giá cổ phiếu là

dS

k dt dW dpS

(3.8)

trong đó là số trung bình các bước nhảy trong một khoảng, k là cỡ

bước nhảy trung bình, dp là quá trình Poisson tạo thành từ các bước nhảy.

Mô hình khuếch tán có bước nhảy rất hữu dụng khi giá tài sản có những

thay đổi lớn, vì các mô hình thời gian liên tục không thể nắm bắt được

tính chất này.

Một số nhà nghiên cứu khác thậm chí đã mô hình giá cổ phiếu như là một

quá trình hoàn toàn là quá trình bước nhảy.Họ cũng kết hợp độ biến động

ngẫu nhiên và bước nhảy (Bates, 1996). Ta sẽ tập trung vào các quá trình

bước nhảy trong các phần tiếp theo.

Page 30: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

30

Quá trình bước nhảy thuần túy cơ bản là quá trình Poisson.Tất cả các bước

nhảy của quá trình Poisson có cỡ là một.Quá trình Poisson phức hợp giống

như quá trình Poisson trừ các bước nhảy là có cỡ ngẫu nhiên.

Theo cách mà chuyển động Brown được xây dựng cho các quá trình quỹ

đạo liên tục, quá trình Poisson là bước khởi đầu dành cho quá trình bước

nhảy.

Các biến ngẫu nhiên mũ

Ta nói rằng biến dương là tuân theo phân phối mũ với tham số 0

nếu nó có hàm mật độ xác suất như sau

01t te (3.9)

và giá trị kỳ vọng của là 1

E

.

Hàm phân phối được cho bởi

0, 1 tt F t t e (3.10)

Phân phối mũ có một tính chất quan trọng được gọi là tính mất trí nhớ:

, 0, |t s T t s T t T s (3.11)

Phân phối Poisson

Một biến ngẫu nhiên N được gọi là tuân theo phân phối Poisson với tham

số nếu

, =e !

n

n N nn

(3.12)

Quá trình Poisson

Page 31: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

31

Để xây dựng quá trình Poisson, ta bắt đầu với dãy 1 2, ,... các biến ngẫu

nhiên mũ độc lập, tất cả với cùng trung bình 1

. Ta sẽ xây dựng một mô

hình trong đó một biến cố, tra gọi là một “bước nhảy”, xuất hiện theo thời

gian. Bước nhảy đầu tiên xuất hiện tại thời gian 1 , bước nhảy thứ hai

xuất hiện sau 2 đơn vị thời gian sau bước nhảy thứ nhất, bước nhảy thứ

ba xuất hiện 3 đơn vị thời gian sau bước nhảy thứ hai, …Các biến ngẫu

nhiên k được gọi là các thời gian lặp lại (interarrival times). Các thời

gian đến là: 1

n

n kk

S

(3.13)

(tức là nS là thời gian của bước nhảy thứ n ). Quá trình Poisson tN đếm

số các bước nhảy xuất hiện tại hoặc trước thời gian t

1

1nt t T

n

N

(3.14)

Quá trình Poisson do đó được định nghĩa như là quá trình đếm.

Các quỹ đạo mẫu tt N là càdlàg. tN có các số gia độc lập, và các số gia

này là đồng nhất. tN có tính chất Markov

| , | ,t u t sE f N N u s E f N N t s . Tuy nhiên, quá trình

Poisson không là martingale. Hàm đặc trưng của tN được cho bởi

1,

iu

t

t

t eiuN

N u E e e u

(3.15)

Page 32: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

32

Hình 3.1 Quá trình Poisson

3.3 Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

Để đạt được các mô hình thực tế hơn, các nhà nghiên cứu đã thêm các bước nhảy

vào mô hình Black – Scholes. Merton (1976) đã đề xuất rằng các biến động giá

tài sản có thể được mô hình như là quá trình nhảy khuếch tán và quá trình các lợi

tức của một tài sản có thể được tách thành ba phần, một phần trượt tuyến tính,

một chuyển động Brown biểu diễn các biến động chuẩn, và quá trình Poisson

phức hợp sinh ra một thay đổi không chuẩn (nhảy) trong các giá của tài sản theo

thông tin. Tầm quan trọng của bước nhảy được xác định bởi sự lấy mẫu từ một

biến ngẫu nhiên phân bố độc lập và đồng nhất (iid). Merton đã giả sử rằng các

bước nhảy là có phân phối log chuẩn. Trường hợp đặc biệt này làm cho ước

lượng và kiểm định giả thiết được dễ dàng và trở thành biểu diễn quan trọng nhất

của quá trình nhảy khuếch tán. Hơn nữa, bằng cách thêm các bước nhảy không

liên tục vào mô hình Black – Scholes và chọn các tham số thích hợp của quá

trình nhảy, các mô hình bước nhảy log chuẩn sinh ra biến động nụ cười hay biến

động lệch như được nói đến trong phần 2.1.2. Cụ thể, bằng cách đặt trung bình

của quá trình bước nhảy là âm, các độ lệch ngắn hạn sẽ dễ dàng được nắm bắt.

3.3.1 Các khuếch tán bước nhảy log chuẩn

Merton (1976) đã thêm các bước nhảy Poisson vào quá trình chuyển động Brown

hình học chuẩn để xấp xỉ sự chuyển động của giá cổ phiếu thỉnh thoảng bị không

liên tục

Page 33: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

33

t

dSdt dW kdq

S (3.16)

trong đó dq là đếm Poisson với cường độ , tức là 1P dq dt và k là một

kéo theo từ phân bố chuẩn, đặt logy k , loga của cỡ bước nhảy có phân bố

chuẩn:

2

22

1exp

22

yg y

(3.17)

trong đó y là loga của cỡ bước nhảy, là trung bình của phân phối loga cỡ

bước nhảy, là độ lệch chuẩn của phân phối loga cỡ bước nhảy.

3.2.2 Các khuếch tán bước nhảy với độ biến động ngẫu nhiên

Bate (1996) đã thêm một phần bước nhảy vào các mô hình độ biến động ngẫu

nhiên này để làm cho chúng có tính thực tiễn hơn:

1 , 0 ;

, 0 .

s Jf

v

dS t r d S t dt V t S t dW t e S t dN t S S

dV t V t dt V t dW t V V

(3.18)

trong đó N t là quá trình Poisson với cường độ không đổi , là tần số của

các bước nhảy trên năm, J là biên độ bước nhảy (thường được gọi là cỡ bước

nhảy), m là trung bình biên độ bước nhảy.

3.2.3 Các khuếch tán bước nhảy với độ biến động ngẫu nhiên và cường độ

nhảy

Dựa trên mô hình của Bates, Fang (2000) đề xuất một mô hình với tốc độ cường

độ bước nhảy ngẫu nhiên:

Page 34: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

34

1 , 0 ;

, 0 ;

, 0 .

s Jf

v

dS t r d S t dt V t S t dW t e S t dN t S S

dV t V t dt V t dW t V V

d t t dt V t dW t

(3.19)

trong đó là tốc độ trở về trung bình, là cường độ dài hạn, là độ biến

động của cường độ nhảy, và quá trình Weiner W t là độc lập với sW t và

vW t . Đây là một mô hình rất nhiều tham vọng và phức tạp, nhưng nó sẽ bị

tránh trong thực hành.

Chương 4

Ước lượng cho mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

Phần này trình bày các ước lượng từ ba quá trình xác định phổ biến trong tài

chính: chuyển động hình học Brown, chuyển động hình học Brown cộng thêm

một quá trình nhảy, và một biến động ngẫu nhiên cộng thêm một quá trình nhảy.

Mục đích là để tìm ra một xấp xỉ thích hợp cho dữ liệu với biểu diễn cụ thể nhất.

Số liệu thực nghiệm mà luận văn sử dụng để phân tích là tỉ giá USD/Việt Nam

đồng (http://www.bankofcanada.ca/rates/exchange/10-year-converter/)

và NOK/GBP (Krone Na Uy/ Bảng Anh) (http://www.norges-bank.no/en/price-

stability/exchange-rates/).

4.1 Chuyển động hình học Brown

Chuyển động hình học Brown là đơn giản nhất và có lẽ là quá trình xác định phổ

biến nhất trong các mô hình tài chính. Mô hình Black-Scholes giả định dựa theo

giả thiết của chuyển động hình học Brown. Chuyển động hình học Brown khẳng

Page 35: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

35

định rằng phần trăm tức thời thay đổi trong tỷ giá có độ lệch hằng số B , và biến

động B

tB B

t

dSdt dW

S (4.1)

Sai số dW là quá trình Weiner chuẩn. Để ước lượng các tham số của GBM, ta sử

dụng phương pháp hợp lý cực đại, để ngắn gọn ta tạm ký hiệu , ,B B .

Ta thực hiện các biến đổi như sau:

2

2

2

1ln

2

,

1ln

2

ln2

~ 0,

tt

t

t t

t t

t

t

dSdt dW

S

d S dt dW

S t W

S t

W N t

(4.2)

Hàm log – hợp lý được xây dựng như sau:

21

2

1 2 1 2

2

1

2

1

2

1

1

2

, ,..., ...

1 1exp

22

1ln ln 2

2 2

1ln 2

2 2

~ 0;

Wt

T T

T

tt

Tt

t

T

tt

t

g W et

g W W W g W g W g W

Wtt

WL t

t

TL t W

t

W N t Var W t

Page 36: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

36

Phần ln 22

Tt

không đóng vai trò gì trong việc tìm cực trị nên ta bỏ qua.

Ta xét hàm 2

1

1ln

2

T

tt

L Wt

hay

22

1

ln21

ln ,2

t

Tt t

t

St

SL

Để cực đại hàm này, ta giải hệ phương trình đạo hàm riêng theo và bằng 0,

kết quả được 2

1

1ln

2

Tt

t t t

S

T S

; và

2

2

02

1

2

0

1

lnln ln1 1

ln ln1

=

t

Tt t T

t

t T

Tt t

t

S

S S S

T t T T

S S

S St

T t T

Phân tích số liệu thực nghiệm

Áp dụng phân tích thực nghiệm trên số liệu tỷ giá ngoại tệ VND/USD trong 10

năm từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2013 bằng phần mềm Stata, ta được

các kết quả sau:

Ước lượng tỉ giá ngoại tệ Việt Nam đồng/USD

Page 37: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

37

Hình 4.1 Chuỗi thời gian của tỷ giá VND/USD

Đây là biểu đồ thô về dãy số liệu tỷ giá VND/USD theo thời gian, cho thấy sự

biến đổi về tỷ giá, các biến động và các bước nhảy rõ ràng.

Hình 4.2 Biểu đồ chuỗi thời gian của lợi suất VND/USD

Biểu đồ ở hình 4.2 thể hiện dãy lợi suất theo thời gian, đây là quá trình trở lại

trung bình, trong đó sự biến động và các bước nhảy cũng rất rõ.

14

00

01

60

00

18

00

02

00

00

22

00

0ty

gia

0 500 1000 1500 2000 2500t

-20

0-1

00

01

00

20

0r

0 500 1000 1500 2000 2500t

Page 38: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

38

Hình 4.3 Biểu đồ mật độ của lợi suất VND/USD so với chuẩn

Biểu đồ này cho thấy ước lượng mật độ được so sánh với đường mật độ chuẩn,

đường mật độ các giá trị quan sát của lợi suất nhọn hơn rất nhiều so với đường

chuẩn. Như vậy dãy số liệu không có phân bố log chuẩn.

Các biểu đồ sau cho thấy tự tương quan khác không của dãy lợi suất và dãy lợi

suất bình phương:

0.0

2.0

4.0

6.0

8D

en

sity

-200 -100 0 100 200r

Kernel density estimate

Normal density

kernel = epanechnikov, bandwidth = 0.9778

Kernel density estimate

Page 39: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

39

Hình 4.4 Biểu đồ về sự tự tương quan

Tự tương quan trong các bình phương lợi suất – đọ tin cậy 95%

Tự tương quan trong các lợi suất – độ tin cậy 95%

0.0

00.2

00

.40

0.6

0A

uto

co

rre

latio

ns o

f r2

0 10 20 30 40Lag

Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands

-0.4

0-0

.20

0.0

0A

uto

co

rre

latio

ns o

f r

0 10 20 30 40Lag

Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands

Page 40: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

40

Phân tích dãy số liệu trên Stata, cho ta bảng các tham số đặc trưng của dãy lợi

suất như sau (quý vị quan tâm có thể xem thêm Stata Code cho các bảng/ biểu/

phân tích trong phần phụ lục):

Bảng 4.1 Ước lượng tham số với moment không điều kiện

Mean Variance Skewness Kurtosis

Estimate .1211918 9.99492 .7503242 10.62211

Std.Err .0850827 .1923287 .0771408 .1923301

Hệ số Skewness=.75, cho thấy phân phối của lợi suất là bị lệch; hệ số

Kurtosis=10.62 lớn, do đó phân phối sẽ rất nhọn, không có gì ngạc nhiên vì điều

này đã có thể thấy rất rõ ràng qua đồ thị.

Ước lượng các tham số cho quá trình chuyển động Brown hình học được trình

bày trong bảng kết quả sau:

Bảng 4.2 Ước lượng tham số GBM

B B Skewness Kurtosis

Estimate .1211918 3.0331502 0 3

Std.Err .0850827 .0187753

4.2 Chuyển động hình học Brown cộng thêm bước nhảy

Merton (1976) đã cộng thêm các bước nhảy Poisson vào quá trình chuyển động

hình học Brown để xấp xỉ sự biến động của giá cổ phiếu với giả thiết các bước

nhảy là hoàn toàn ngẫu nhiên

W B B

dSdt d kdq

S

(4.4)

Page 41: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

41

Ở đây dq là quá trình đếm Poisson với cường độ , tức là P(dq=1)= dt, và k

được suy ra từ phân bố chuẩn 2( , ) J Jk N

Quá trình bước nhảy là có kurtosis dương và có thể lệch.

Loga lợi suất đối với ngày bất kỳ chứa hai thành phần

1 11 2

, 0ln lnS

... , 1t t tQ

x QS y

x k k k Q

(4.5)

quá trình chuyển động Brown, x, cộng thêm các kéo theo k1, k2, … từ quá trình

bước nhảy. Một kéo theo từ quá trình Poisson xác định số các kéo theo từ quá

trình bước nhảy, k, mỗi ngày

P( = )=( )!

qeQ q

q

(4.6)

Ta đã ước lượng các tham số của quá trình bước nhảy phương pháp hợp lý cực

đại. Hàm hợp lý cực đại là

21

2 22 20 0

1 ( )( , ) ln[ ]exp( )

! 2( )2 ( )

qQTt B J

t q B JB J

e y ql y

q qq

,

tổng của các loga của các tổng hàm mũ xác định bởi các xác suất Poisson. Các

kết quả là các hàm không tuyến tính của các tham số chưa biết, {Nói chung vô

hạn các bước nhảy có thể xuất hiện trong suốt ngày lợi suất. Ta đặt số các bước

nhảy lớn nhất trong một ngày là Q, lớn đến 10. Jorian (1988) chứng minh được

rằng 10 là đủ.}. Để ước lượng các tham số làm cực đại hàm hợp lý, ta viết

chương trình nhập hàm hợp lý và sử dụng gói lệnh ML trong Stata (xem phụ lục

về Stata code ước lượng hợp lý cực đại cho VND/USD), kết quả được trình bày

trong bảng sau:

Page 42: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

42

Bảng 4.3 Các tham số ước lượng quá trình nhảy

B B J J

estimate .2497801 1.5783967 -.1340483 2.792051 .15467626

Mô hình bước nhảy lồng trong nó sự xác định chuyển động hình học Brown. Nó

thích hợp với dữ liệu hơn là mô hình đơn giản hơn.

Các moment

Trung bình không điều kiện của quá trình bước nhảy bằng

.22904601B J

trung bình của quá trình chuyển động hình học Brown cộng thêm trung bình của

quá trình bước nhảy nhân với xác suất của bước nhảy.

Variance của quá trình bước nhảy có hai thành phần: phần biến động thông

thường của chuyển động hình học Brown, cộng thêm phần bước nhảy

2 2 2 2( ) 3.6999018B J J

nhỏ hơn phương sai ước lượng ban đầu là 9.9.

Mô hình bước nhảy có thể đã, nhưng không sinh ra độ lệch,

Độ lệch Skewness3 3

2 2 2 3/2

( 3 )( ) [ ]=-.09960413

( )J J J

B J J

y

Ước lượng tự nhiên của độ lệch trong mẫu là dương, 0.75, và đáng kể.

Mô hình bước nhảy sinh ra kurtosis mẫu được ước lượng

4 2 2 4

2 2 2 2

( 6 3 )( ) 3 [ ]=5.0566308

( )J J J J

B J J

Kurtosis y

Page 43: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

43

nhỏ thua hơn nhiều so với 10.62.

Ta so sánh các kết quả ước lượng moment không điều kiện, ước lượng sử dụng

mô hình GBM và ước lượng sử dụng mô hình GBM cộng thêm bước nhảy bằng

bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.4 So sánh các đặc trưng ước lượng moment không điều kiện, GBM và

GBM cộng thêm bước nhảy

Mean - Variance - 2 Skewness Kurtosis

Unconditional

moment

.1211918

9.99492

.7503242

10.62211

GBM .1211918 9.5933992 0 3

GMB+Jump .2290460 3.6999018 -.09960413 5.0566308

Nhìn vào bảng so sánh, có thể dễ dàng nhận thấy rằng ước lượng moment không

điều kiện và ước lượng sử dụng mô hình GBM không phải là các ước lượng tốt

cho dãy số liệu; các tham số ước lượng sử dụng mô hình GBM cộng thêm bước

nhảy đã cải tiến đáng kể, phương sai rơi từ 9.6 xuống còn 3.7, Skewness=-.01, âm

và tương đối gần không, hệ số nhọn giảm nhiều từ trên 10 xuống còn 5.1. Liệu

rằng các tham số ước lượng còn tốt hơn được nữa hay không, ta xét mô hình

quan trọng sau đây: mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy.

4.3 Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

4.3.1 Mô hình

Biến động tụ là một đặc tính quan trọng của dữ liệu. Biến động ngẫu nhiên là

một mở rộng tự nhiên của các mô hình được áp dụng một cách rộng rãi trong các

tài liệu định giá tài sản. Chúng ta mở rộng sự xác định chuyển động hình học

Brown truyền thống bằng cách tạo ra biến động ngẫu nhiên. Chúng ta thêm biến

động ngẫu nhiên vào mô hình bước nhảy.

Page 44: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

44

2 2 2

2

W

ln ( ln ) ln

( , )

B

h

J J

dSdt hd kdq

S

d h b h dt cdZ adt b h dt cdZ

k N

(4.7)

Ở đây logarit của variance, 2h , suy ra một quá trình trở lại trung bình với một sai

số Weiner độc lập dZ.

Kỹ thuật ước lượng

Ước lượng mô hình quá trình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy xuất hiện

hai thách thức

(1) Mô hình là trong thời gian liên tục và không có dạng biểu thức gần gũi tồn tại

đối với biểu diễn rời rạc.

(2) Biến động ngẫu nhiên là biến ngầm ẩn và không có dạng công thức biểu diễn

gần gũi đối với hàm hợp lý.

4.3.2 Ước lượng dựa trên mô phỏng

Ta ước lượng một quá trình độ biến động ngẫu nhiên bước nhảy khuếch tán sử

dụng kỹ thuật dựa trên mô phỏng đã được giới thiệu bởi McFadden (1989) và

Pakes và Pollard (1989). Ý tưởng đằng sau sự ước lượng dựa trên mô phỏng là

rất đơn giản và cực kỳ mạnh. Các kỹ thuật hợp lý cực đại giả định một hàm mật

độ xác suất đối với quá trình sinh dữ liệu và chọn các tham số của mật độ làm

cực đại hàm hợp lý của mẫu được quan sát. Các phương pháp dựa trên mô phỏng

giả định rằng mô hình là quá trình sinh dữ liệu. Các phương trình 4.3.1 hoàn toàn

xác định các mật độ chung và có điều kiện đối với các lợi suất và biến động. Với

một tập các tham số { , , , , , , }i i i i i i i iJ J a b c , ta có thể làm sinh ra một

mẫu tương tự-mẫu mô phỏng ( )s iy .Chọn vector tham số sao cho mẫu mô

phỏng “phù hợp” với mẫu được quan sát, đưa ra các ước lượng tham số của quá

trình sinh dữ liệu.

Page 45: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

45

Phương pháp moment hiệu quả

Định nghĩa thế nào là “phù hợp” với dữ liệu mẫu xác định cách thức ước lượng.

Ta sử dụng cách ước lượng được gọi là “Phương pháp moment hiệu quả” bởi

Gallant và Tauchen (1996) hay “suy luận gián tiếp” bởi Gourieroux và Monfort

(1996) để chọn các tham số. Giả thiết không có hiệu lực là dữ liệu mẫu được

quan sát ( )ty , được vẽ nên từ quá trình sinh dữ liệu trong phương trình 4.1.1

được tham số hóa bởi vector tham số chưa biết .

Phương pháp suy luận gián tiếp lựa chọn một mô hình “bổ trợ”. Mô hình bổ trợ

là thống kê mô tả, ví như, một thuật toán hồi quy, phải nắm được các đặc tính

chìa khóa của dữ liệu. Cho

1

( ( ); ) log ( ( ); )T T

at t

t t

l y f y

ký hiệu hàm hợp lý giả loga với mô hình bổ trợ. là các tham số của mô hình

bổ trợ

1

log ( ( ); )( ( ); ) 0

aT Tt

tt t

f yl y

được đánh giá tại các ước lượng hợp lý cực đại giả định, ˆT , sử dụng dữ liệu

mẫu được quan sát bằng không bởi sự cực đại hóa.

Kỹ thuật của Gallant và Tauchen là lựa chọn một vector tham số ˆNT , làm cho

các mục tiêu của mô hình bổ trợ được đánh giá với dữ liệu được mô phỏng tại

ước lượng hợp lý cực đại giả định ˆT , gần nhất có thể tới không. Tức là, lựa

chọn một tập các tham số sao cho các mẫu được mô phỏng phù hợp với dữ liệu

được quan sát. Họ chỉ ra rằng, dưới các điều kiện thông thường, các ước lượng là

vững, và dưới các điều kiện chặt hơn, là có hiệu quả.

Page 46: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

46

Đặc biệt, mô phỏng mô hình, phương trình 4.1.1, với vector tham số cho trước

i , để sinh ra một mẫu sty , t=1,.., T. Khi đó, đánh giá các kết quả sử dụng dữ

liệu mô phỏng và các ước lượng khả năng cực đại từ mô hình bổ trợ,

1

ˆ( ( ); )T

st T

t

l y

Nếu các tham số i là các tham số của quá trình sinh dữ liệu và không có sai số

mẫu, thì các kết quả sẽ bằng không. Tăng cỡ mẫu làm giảm sai số mẫu. Do đó

làm tăng cỡ mẫu bằng cách vẽ thêm nhiều mẫu, N,

1 1

ˆ( ( ); )N T

st T

s t

l y

Sau đó tìm vector tham số tốt nhất .

Phương pháp ước lượng các moment hiệu quả lựa chọn vector tham số làm

cho trung bình có trọng của các kết quả là gần không nhất có thể

10 0

1 1 1 1

ˆ ˆ ˆ( ) arg min [ ( ( ); )]' [ ( ( ); )]N T N T

s sNT t T t T

s t s t

I l y I l y

(4.8)

trong đó 0I là ma trận thông tin đối với mô hình bổ trợ.

Ma trận thông tin 0I có thể được ước lượng phù hợp với thủ tục kiểu GMM hai -

chặng. Trong chặng đầu tiên sử dụng một ma trận có trọng xác định dương bất kỳ

0I , trong 4.3.2 và các ước lượng tham số là vững nhưng chưa hiệu quả . Sau

đó, sử dụng các ước lượng vững để ước lượng ma trận thông tin,

01 1

1 ˆ ˆˆ [ ( ( ); ), ( ( ); ) ']N T

s st T t T

s t

I l y l yNT

Page 47: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

47

Trong chặng thứ hai sử dụng ước lượng của ma trận có trọng “tối ưu” 0I trong

hàm chi phí 4.3.2.

Phân bố tiệm cận

Gallant và Tauchen (1996) và Gourieroux và Monfort đưa ra phân bố tiệm cận

của các ước lượng,

0 0 0

10 0

ˆ( ( ) ) (0,W( , ))

1W( , ) (1 ) '

NTT I N N I

N I D I DN

(4.9)

trong đó 2

0 0[ , ]l

D

là các đạo hàm từng phần đối với vector tham số . D có thể được tính toán thành

số cụ thể.

4.3.3 Các ước lượng mẫu mô phỏng của quá trình biến động ngẫu nhiên có

bước nhảy (SVJD)

Một bước then chốt trong việc ứng dụng là việc lựa chọn một mô hình bổ trợ

thích hợp. Mô hình bổ trợ phải nắm được các đặc tính quan trọng của dữ liệu

hoặc là nó sẽ không đồng nhất các tham số của quá trình sinh dữ liệu. Và nó phải

dễ ước lượng hoặc là bài toán trở nên không thể tính được dù sử dụng máy tính.

Mô hình bổ trợ

Trong ứng dụng, chúng ta chỉ quan sát quá trình lợi suất tỷ giá chứng khoán.

Chúng ta chọn một hỗn hợp các chuẩn để biểu diễn quá trình bước nhảy và tự hồi

quy của bình phương các số dư từ quá trình này để nắm được sự tụ biến động.

Mô hình bổ trợ không có biến ngầm ẩn.

Hỗn hợp các chuẩn

Page 48: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

48

Quá trình bước nhảy là một quá trình chuyển động hình học Brown với các bước

nhảy rời rạc xuất hiện tại các khoảng thời gian phân bố Poisson. Các bước nhảy

được phân bố chuẩn. Ta đơn giản hóa quá trình bằng cách chỉ cho phép từng

bước nhảy mỗi ngày. Quá trình được đơn giản hóa có thể được viết như một hỗn

hợp của hai chuẩn với một phân bố. Hàm loga lợp lý là

2 21 2

2 21 1 21 2

1 ( ) 1 ( )log exp (1 ) exp

2 22 2

Tt t

t

y yp p

trong đó p là xác suất đồng thời và 2, , 1,2ii i là các tham số của các phân

bố chuẩn. Hỗn hợp của hai chuẩn được phân bố iid. Nó không nắm được tính tụ

biến động.

Hồi quy

Để nắm được tính tụ biến động ta chạy một hồi quy trên bình phương các số dư

từ quá trình hỗn hợp. Cho u ký hiệu phần dư từ mô hình hỗn hợp các chuẩn.

Công thức hồi quy

102 2

01

ln lnt i t i ti

u b b u e

tìm được một số tụ biến động.

Mô hình mô phỏng

Phiên bản rời rạc của quá trình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy là,

1

1 1 1

21 2

12

ln w 1/

ln ln +cz 1 /

j dj j j

j

j

j j

j

Sh kq

S

h a bh

h

(4.10)

Page 49: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

49

trong đó w và z là nhiễu trắng Gauss không tương quan với variance đơn vị, và q

là quá trình đếm Poisson bằng một với xác suất / . Ở đây 1/ là xấp xỉ cho

dt. Quá trình rời rạc, phương trình 4.3.5, có phân bố tiến tới quá trình liên tục,

phương trình 4.3.1, khi 1 / tiến tới không tại tốc độ vừa đủ.

Các lợi suất hàng ngày

Như trước, định nghĩa,

11 ln ; 1,2,...,t

t

t

Sy t T

S

là các lợi suất ngày được quan sát. Trong mẫu được mô phỏng lợi suất hàng ngày

/

1 1/ 2/ 1/ / ( 1)/1/

(ln ln ) (ln ln ) ... (ln ln )t

s s s s s s s st j t t t t t t

t

y y S S S S S S

tổng tích lũy của các lợi suất được thực hiện trong khoảng [ 1 / , / ]t t .

Ta đã sử dụng 5 (5 ngày làm việc trong tuần), do đó lợi suất “hàng ngày”

bằng tổng của 5 kéo theo từ quá trình thời gian tốt hơn.

Thuật toán

Mô hình bổ trợ

1. Đạt được vector của các ước lượng 1,ˆ

T từ việc cực đại loga hàm hợp lý

của hỗn hợp các chuẩn, mô hình bổ trợ sử dụng dữ liệu được quan sát.

2. Tính toán và bình phương các số dư.

3. Ước lượng vector của các tham số của AR(10) mô hình bổ trợ 2,ˆ

T và ghi

nhận các kết quả.

Các mô phỏng

Page 50: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

50

1. Giả sử N T là số các biến ngẫu nhiên được sử dụng trong các tính

toán tiếp sau.

2. Chọn: (i) các giá trị ban đầu đối với vector của các tham số của mô

hình, và (ii) một ma trận có trọng tùy ý 0I .

Chặng đầu tiên

1. Sử dụng các biến ngẫu nhiên và để ước lượng các kết quả.

2. Tìm một giá trị mới i làm cho giá trị của hàm mục tiêu nhỏ hơn.

3. Lặp lại 1 và 2 ở trên cho đến khi giá trị của kết quả gần không nhất có thể,

tức là cho đến khi tiêu chuẩn hội tụ. Điều này đưa ra các ước lượng tham

số vững .

Ước lượng ma trận có trọng tối ưu

Sử dụng các ước lượng tham số vững để ước lượng ma trận có trọng tối ưu

0I .

Chặng thứ hai

1. Sử dụng các biến ngẫu nhiên và các ước lượng vững để ước lượng các

kết quả.

2. Tìm một giá trị mới i làm giá trị của hàm mục tiêu nhỏ hơn với ma trận

có trọng tối ưu nhỏ hơn.

3. Lặp lại 1 và 2 cho đến khi giá trị của kết quả là gần không nhất có thể, tức

là cho đến khi tiêu chuẩn hội tụ. Điều này đưa ra các ước lượng tham số

tối ưu .

Các kết quả ước lượng trên số liệu tỷ giá đồng Krone Nauy với đồng

Bảng Anh từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 8 năm 1998

(Số liệu lấy từ http://www.norges-bank.no/en/price-stability/exchange-rates/)

Page 51: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

51

Phân tích số liệu trên Stata, ta được bảng tóm tắt các đặc trưng của dãy tỷ giá

như sau (các biểu đồ và bảng 4.3 có thể xem phụ lục Stata Code)

Bảng 4.5 Mô tả về số liệu mẫu

Obs Mean Std. Dev. Variance Skewness Kurtosis

2183

10.9547

.7595726

.5769505 .3088797

2.549906

Hình 4.5 Biểu đồ chuỗi thời gian của tỷ giá NOK/GBP 1990-1998

10

11

12

13

14

rate

0 500 1000 1500 2000t

Page 52: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

52

Hình 4.6 Biểu đồ hàm mật độ đối với lợi suất NOK/GBP so với chuẩn

Hình 4.7 Biểu đồ loga lợi suất NOK/GBP

0.0

5.1

.15

Density

-50 0 50r

Kernel density estimate

Normal density

kernel = epanechnikov, bandwidth = 0.6460

Kernel density estimate

-50

05

0r

0 500 1000 1500 2000t

Page 53: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

53

Hình 4.6 Các tự tương quan

Tự tương quan trong các bình phương lợi suất – độ tin cậy 95%

Tự tương quan trong các lợi suất – độ tin cậy 95%

-0.1

00.0

00.1

00.2

00.3

0A

uto

corr

ela

tions o

f r2

0 10 20 30 40Lag

Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands

-0.0

50.0

00.0

5A

uto

co

rrela

tio

ns o

f r

0 10 20 30 40Lag

Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands

Page 54: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

54

Phần này trình bày các kết quả ước lượng được đưa ra bởi Roger Craine, Lars

A.Lochstoer và Knut Syrtveit (Jan-2000).[17]

Họ đã ước lượng quá trình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy cho các lợi

suất, giả sử sử dụng chuỗi mô phỏng có độ dài 2183 – 2183 quan sát, sử dụng

hệ số 5 . Thủ tục ước lượng đòi hỏi rất nhiều tính toán trên máy tính.

Việc ước lượng phần biến động ngẫu nhiên có vẻ khá thô vì thủ tục ước

lượng cùng dẫn đến các ước lượng giống như các ước lượng đối với các giá

trị bắt đầu khác. Ước lượng của trung bình cũng vững đối với các giá trị ban

đầu khác nhau. Các tham số nhảy , ,J J thường xuyên hội tụ đến các giá

trị khác nhau đối với các giá trị bắt đầu khác nhau. Các bước nhảy xuất hiện

không thường xuyên và khó nhận biết. Sự lựa chọn của chúng ta về các giá trị

bắt đầu cho các tham số nhảy được dựa trên tính chất định tính trên số lượng

và kích cỡ các bước nhảy và cũng trên kích cỡ của hàm chi phí. Việc ước

lượng của quá trình này cần các giá trị bắt đầu tốt để bảo đảm sự hội tụ đến

cực tiểu toàn cục.

Chúng ta đã biểu diễn một số các ước lượng với các giá trị ban đầu khác nhau

để tìm một cực tiểu toàn cục. Các kết quả của ước lượng được tổng hợp trong

bảng 4.6

Bảng 4.6 Ước lượng các tham số moment không điều kiện

Mean Variance Skewness Kurtosis

Estimate .0402 4.8633 .8178 13.8507

Std.Err .0472 .1041 .0175 .2967

Page 55: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

55

Ước lượng các tham số quá trình GBM

B B Skewness Kurtosis

Estimate .0402 2.2047 0 3

Std.Err .0472 .0334

Ước lượng các tham số của quá trình GBM có bước nhảy

B B J J

estimate .0702 1.2747 -.0897 2.9815 .3354

Ước lượng các tham số của quá trình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

T=2180,N=20 A b C J J

estimate .0333 .0377 .2635 .0680 -.5805 8.3802 .0098

Ta so sánh với các kết quả ước lượng:

Các moment

Bốn moment không điều kiện đầu tiên của quá trình biến động ngẫu nhiên có

bước nhảy SVJD có thể được tính toán từ các tham số mô hình được ước

lượng và được so sánh với các moment mẫu.

Trung bình của quá trình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

0.062J

lớn hơn trung bình mẫu là 0.04, nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong hai khoảng

tin cậy độ lệch chuẩn.

Page 56: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

56

Variance không điều kiện bằng variance ngẫu nhiên kỳ vọng cộng thêm phần

đóng góp của bước nhảy

2 2 2 2( )JJEh

Trung bình sự xác định trở lại đối với biến động ngẫu nhiên trong phương

trình 4.3.1 suy ra rằng log của 2h có phân bố chuẩn,

2

22

lnln ( , )

2h

ch N

b

Do đó giá trị được kỳ vọng của variance ngẫu nhiên là

2

22

ln3.98

4h

cEh

b

Và variance của quá trình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy SVJD là

2 4.66

nằm trong hai đầu khoảng tin cậy độ lệch chuẩn đối với variance không điều

kiện mẫu, 4.86.

Độ lệch được tính từ mô hình biến động ngẫu nhiên có bước nhảy SVJD

Skewness = -0.12,

là không thật gần với độ lệch mẫu 0.82.

Mô hình SVJD sinh ra 90% kurtosis mẫu,

kurtosis = 9.72,

Nhưng, nó vẫn còn dưới hai đầu khoảng tin cậy độ lệch chuẩn đối với ước

lượng không điều kiện trong bảng 4.5.

Page 57: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

57

Bảng 4.7 So sánh các ước lượng tham số của moment không điều kiện, GBM,

GBM cộng thêm bước nhảy và độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy

Mean Variance Skewness Kurtosis

Unconditional

moment

.0402 4.8633 .8178 13.8507

GBM .0402 2.2047 0 3

GBM +Jump .04011462 4.6036468 -.0811 6.75

Stochastic

Volatility +

Jump

.062 4.66 -0.12 9.72

Kiểm định

Gallant và Tauchen (1996) và Gourieroux, Monfort, và Renault (1993) chỉ ra

rằng dưới giả thiết bằng không (vô hiệu –null) rằng mô hình cơ bản là xác

định đúng giá trị cân bằng của hàm mục tiêu

10

1 1 1 1

ˆ ˆmin [ ( ( ); )]' [ ( ( ); )]N T N T

s st T t T

s t s t

T l y I l y

(4.11)

được phân bố một cách tiệm cận 2 ( )p q . Ở đây q=dim( ) là số các tham

số trong mô hình bổ trợ, và p=dim( ) là số các tham số trong mô hình cơ

bản.

Mô hình SVJD không bị bác bỏ tại các mức tin cậy chuẩn sử dụng kiểm định

khi bình phương. Giá trị cực tiểu cân bằng của chi phí là 13.71 . Mô hình

bổ trợ của chúng ta có 17 tham số và mô hình cơ bản SVJD có 7 tham số, bỏ

Page 58: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

58

đi 10 bậc tự do. Giá trị P cho cdf, 2 (13.7,10) 0.81 , chỉ ra rằng hầu hết hai

mươi phần trăm thời gian các lợi suất xuất hiện ngẫu nhiên.

Page 59: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

59

Kết luận

Số liệu về các lợi suất tài chính tần số cao biểu diễn các bước nhảy ngầm ẩn,

tính tụ biến động, độ lệch và độ nhọn. Ta cần phải tìm ra mô hình tham số

hóa nhằm mục đích nắm bắt được các đặc tính thiết yếu trong dữ liệu. Các kết

quả chính của luận văn là: (1) Đưa ra một xác định nắm bắt được các đặc tính

này trong đó có cả các bước nhảy và độ biến động ngẫu nhiên. (2) Chỉ ra rằng

xác định mà chỉ cho phép các bước nhảy biểu diễn không tốt dữ liệu. Và (3)

chỉ ra các ước lượng chính xác hợp lý của các tham số của phân bố bước nhảy

yêu cầu một mẫu rất lớn.

Luận văn trình bày kỹ thuật ước lượng được sử dụng là kỹ thuật ước lượng

dựa trên mô phỏng (Monte Carlo) để ước lượng mô hình độ biến động ngẫu

nhiên có bước nhảy của tỷ giá NOK/GBP. Ước lượng dựa trên mô phỏng là

kỹ thuật ước lượng tương đối mới, mềm dẻo và tổng quan, nhưng nặng nề về

tính toán. Ta cũng ước lượng chuyển động Brown hình học và chuyển động

Brown hình học cộng thêm bước nhảy Poisson bằng phương pháp ước lượng

hợp lý cực đại (VND/USD và NOK/GBP).

Luận văn cũng đã phân tích các kết quả bằng cách giải thích các mô hình đã

phù hợp thế nào với bốn moment không điều kiện đầu tiên của dữ liệu và

phân tích kỹ thuật Monte Carlo thực nghiệm. Xác định GBM phân phối chuẩn

iid, không có độ lệch và độ nhọn. GBM cộng thêm bước nhảy cũng có phân

phối iid nhưng có thể lệch và nhọn. Các phân phối iid không phù hợp với đặc

tính tụ biến động. Mô hình độ biến động ngẫu nhiên có bước nhảy có thể thỏa

mãn tốt các đặc tính của dữ liệu và do đó mô hình độ biến động ngẫu nhiên có

bước nhảy là cải tiến tốt nhất để thực hành.

Page 60: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

60

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh, Giáo trình kinh tế lượng, Nxb

ĐHKTQD, 2012.

2. Đào Hữu Hồ, Nguyễn Văn Hữu, Hoàng Hữu Như: Thống kê toán học,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

3. Trần Trọng Nguyên: Giáo trình “Cơ sở toán tài chính”, ĐHKTQD

4. Trần Hùng Thao: Nhập môn Toán học tài chính, Nxb. Khoa học và Kỹ

thuật, 2004.

5. Nguyễn Duy Tiến: Các mô hình xác suất và ứng dụng, Nxb ĐHQGHN,

2005.

6. Bjorn Eraker, Michael Johannes, Nicholas Polson, The impact of jumps

in volatility and returns, The Jornal of Finance, Vol. LVIII, No.3, June

2003.

7. Christopher F Baum, ARCH and MGARCH models, EC 823: Applied

Econometrics, Boston College, Spring 2013.

8. Clayton Scott, Robert Nowak, Maximum likelihood estimation, The

conexions Project and licensed under the Creative commons Atribution

License, 2004.

9. David M. Drukker, Generalized method of moments (GMM) estimation

in Stata 11, Encuentro de Usarios de Stata en M´exico 2010

10. Davide Raggi, Silvano Bordignon, Sequential Monte Carlo Methods for

Stochastic V olatility Models with Jumps, Financial support from the

MIUR under grant PRIN 2005 Prot. N. 2005132539 and Prot. N.

2002135473, 2006.

11. Dr. Keshab Bhattarai, Generalised Method of Moments, Business

School, University of Hull, HU6 7RX, Hull, UK, 2010.

12. Glenn W. Harrison, Maximum Likelihood Estimation of Utility

Functions Using Stata, Working Paper 06-12, Department of

Page 61: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

61

Economics, College of Business Administration, University of Central

Florida, 2006.

13. Kim Hartelius Henriksen, Volatility prediction and out-of-sample tests

for Emerging Markets, Copenhagen Business School, 2011.

14. Marco R. Steenbergen, Maximum Likelihood Programming in Stata,

University of North Carolina, Chapel Hill, August 2003.

15. Mark B. Garman and Michael J. Klass, On the Estimation of Security

Price Volatility from Historical Data, University of California, Berkeley.

16. Michael Johannes, Nicholas Polson, Jonathan Stroud, Sequential

Parameter Estimation in Stochastic Volatility Models with Jumps, 2006.

17. Roelf Skypkens, Risk properties and parameters estimation on mean

and reversion on mean reversion and GARCH model,University of

South Africa, 2010.

18. Roger Craine, Lars A. Lochstoer, Knut Syrtveit, Estimation of a

Stochastic-Volatility Jump-Diffusion Model, University of California at

Berkeley, 2000.

19. Yacine Aı¨t-Sahalia, Robert Kimmel, Maximum likelihood estimation of

stochastic volatility models, Journal of Financial Economics 83 (2007)

413–452.

20. Yi-Yu Liang, Demand Modeling withthe Geometric Brownian Motion

Process, Technical Report NTU-IE-Chou-2003-T001.

21. http://www.norges-bank.no/en/price-stability/exchange-rates/

22. http://www.bankofcanada.ca/rates/exchange/10-year-converter/

23. http://en.wikipedia.org/wiki/Stochastic_volatility

Page 62: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

62

Phụ lục

Stata Code

VND/USD

. use "C:\Users\Windows 7\Desktop\VND-USD.dta", clear

. gen t=_n

. tsset t

. gen l=ln(S)

. gen r=D.l

. replace r=r*1000

. sum r, detail

(*Các biểu đồ*)

. line S t

. line r t

. kdensity r,norm

. gen r2=r^2

. ac r

. ac r2

. arch r, arch(1) garch(1)

(*VND/USD MLE*)

. gen Q=10

. program define vnus

1. args lnf theta1 theta2 theta3 theta4 theta5

2. temvar q

3. quietly gen double q=rn(Q)

Page 63: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

63

4 . quietly replace `lnf'=ln(rpoisson(`theta5'))-

.5*ln(2*_pi)+ln(`theta2'^2+exp(q*`th

> eta4'^2)-.5* (($ML_y1-`theta1'-q*`theta3')^2)/(`theta2'^2+q*`theta4'^2))

5. end

. ml model lf vnus (reg: r=)

. ml max

(*NOK/GBP analysis*)

. use "C:\Users\Windows 7\Desktop\NOK GBP.dta", clear

. gen t=_n

. tsset t

. gen l=ln(S)

. gen r=D.l

. replace r=r*1000

. sum r, detail

(*Các biểu đồ*)

. line S t

. line r t

. kdensity r,norm

. gen r2=r^2

. ac r

. ac r2