14
PHÒNG GD & ĐT TP LONG XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING NĂM HỌC 2016 – 2017 Tên thiết bị dạy học tự làm : Bài giảng E - LEARNING Môn : Âm nhạc Lớp : Lớp 5 Tiết 9: Học hát bài mới NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA Tác giả : ĐẶNG THANH TOÀN Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú Địa chỉ : Mỹ Thạnh - Long Xuyên – An Giang Điện thoại : 0949449087 Email : [email protected] I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING: Để chất lượng giáo dục ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa, thì việc đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu trong việc giảng dạy là hết sức cần thiết. Đứng ở góc độ là một giáo viên chuyên môn Âm nhạc bậc tiểu học, tôi nhận thấy rằng, để giảng dạy môn Âm nhạc thật sự có hiệu quả, thì không chỉ phương pháp giảng dạy truyền thống của người giáo viên đóng vai trò quan trọng mà các dụng cụ trực quan, các thiết bị dạy học, các đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh cũng có vai trò không kém trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học, ngoài ra việc hỗ trợ và giúp đỡ cho các em trong việc tự học ở nhà bằng các bài giảng trực tuyến ( bài giảng E-Learning ) cũng quan trọng thật sự cần thiết. Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như vậy thì không chỉ đảm bảo được việc truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, mà còn phát triển được tính tư duy sáng tạo, khả năng khám phá tìm tòi ở học sinh và nâng cao kỹ năng sư phạm, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên. Nhưng để đáp ứng việc học tập của các em học sinh một cách đầy đủ và rộng khắp mọi lúc mọi nơi thì nó thật sự là một vấn đề khó khăn cho cả giáo viên, học sinh và cả ngành giáo dục. Đối với học sinh đôi lúc thời gian ngồi trên ghế nhà trường và

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

PHÒNG GD & ĐT TP LONG XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG E-LEARNING NĂM HỌC 2016 – 2017

Tên thiết bị dạy học tự làm : Bài giảng E - LEARNING Môn : Âm nhạc

Lớp : Lớp 5

Tiết 9: Học hát bài mới NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA

Tác giả : ĐẶNG THANH TOÀN Giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú

Địa chỉ : Mỹ Thạnh - Long Xuyên – An Giang

Điện thoại : 0949449087

Email : [email protected]

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING: Để chất lượng giáo dục ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa, thì việc đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu trong việc giảng dạy là hết sức cần thiết. Đứng ở góc độ là một giáo viên chuyên môn Âm nhạc bậc tiểu học, tôi nhận thấy rằng, để giảng dạy môn Âm nhạc thật sự có hiệu quả, thì không chỉ phương pháp giảng dạy truyền thống của người giáo viên đóng vai trò quan trọng mà các dụng cụ trực quan, các thiết bị dạy học, các đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh cũng có vai trò không kém trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học, ngoài ra việc hỗ trợ và giúp đỡ cho các em trong việc tự học ở nhà bằng các bài giảng trực tuyến ( bài giảng E-Learning ) cũng quan trọng thật sự cần thiết. Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như vậy thì không chỉ đảm bảo được việc truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, mà còn phát triển được tính tư duy sáng tạo, khả năng khám phá tìm tòi ở học sinh và nâng cao kỹ năng sư phạm, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên.

Nhưng để đáp ứng việc học tập của các em học sinh một cách đầy đủ và rộng khắp mọi lúc mọi nơi thì nó thật sự là một vấn đề khó khăn cho cả giáo viên, học sinh và cả ngành giáo dục. Đối với học sinh đôi lúc thời gian ngồi trên ghế nhà trường và lượng kiến thức tiếp thu được trên lớp đôi lúc vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu học tập của các em, chính vì vậy tình hình học thêm vẫn tiếp tục tiếp diễn. Qua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh ở nhà là rất quan trọng, học sinh muốn tự bồi dưỡng kiến thức, tự tìm tòi học hỏi, khám phá thêm đối với những phân môn mà học sinh yêu thích, do thời gian học trên lớp chưa đáp ứng đủ và đôi khi kiến thức các em chưa lĩnh hội kịp. Vì thế cho nên giải pháp giúp học sinh có thể tự học ở nhà mà không cần phải đi học thêm, không cần đến trường mà vẫn được chính người thầy của mình dạy lại bài giảng ấy ngay trên mạng Internet thông qua bài giảng E-learning là rất cần thiết. Đó là bài giảng trực tuyến E-Learning, với bài giảng này các em có thể tự học lại bài cũ hoặc học trước bài mới mà không cần phải đi học thêm, ngoài ra các em còn có thể tương tác trực tiếp với bài để tự kiểm tra khả năng tiếp thu bài của bản thân thông qua các bài tập tương tác dưới dạng trả lời các câu hỏi. E – Learning là một giải pháp tuyệt vời để tôi có thể giải quyết các vấn đề nêu trên, và đó là lý do tại sao tôi quyết định thực hiện Đồ dùng dạy học bài giảng E- learning này.

Đứng trước tình hình đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế kĩ thuật, kéo theo sự phát triển ồ ạc của Công nghệ thông tin thì việc cần phải vận dụng những ứng dụng của Công nghệ

Page 2: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

thông tin vào việc giảng dạy là rất cần thiết, nhất là để nâng cao kĩ năng, tay nghề của giáo viên; hai là để chất lượng học tập được đảm bảo. Để việc ứng dụng Công nghệ thông tin có hiệu quả cao nhất trong việc giảng dạy và đáp ứng nhu cầu tự học ở nhà đối với môn Âm nhạc, thì việc lựa chọn bài giảng E-Learning là phù hợp nhất.

Nếu thiết kế tốt một bài giảng E-learning Âm nhạc, học sinh có thể học tập bất cứ đâu bất cứ lúc nào, không cần phòng chuyên Âm nhạc, đến trường học hoặc thầy giáo, học sinh vẫn có thể tự học được. Nhưng hiệu quả quan trọng là qua bài giảng E-Learning bạn sẽ kích thích được tính tự học của học sinh, phát triển tư duy, khả năng khám phá về thế giới bên ngoài, mở mang được nhiều kiến thức và lĩnh hội đầy đủ kiến thức do chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra, và qua đó có thể phát triển được tay nghề giảng dạy, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên.

Page 3: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

II.TÍNH KHOA HỌC:A. Thực trạng ban đầu khi chưa sử dụng bài giảng E-Learning:

Khi chưa sử dụng bài giảng E-Learning âm nhạc, việc giải quyết nhu cầu tự học của học sinh gặp rất nhiều khó khăn vì đôi khi trên lớp học các em chưa kịp lĩnh hội hết kiến thức, hoặc chưa thực hiện tốt yêu cầu của bài ví dụ như: Khi học hát các em muốn hát nhiều lần nữa cho lưu lóat nhưng vì lý do thời gian nên giáo viên chỉ có thể cho một vài em là được hát một lần, hoặc khi học sinh muốn nghe lại giai điệu của một đoạn nhạc cho nắm chắc giai điệu thì cũng vì lý do thời gian mà thầy giáo phải lướt qua để đảm bảo nội dung tiết học. Vì thế học sinh chưa lĩnh hội hết những kiến thức của bài, chưa mở mang được tư duy từ tiết học và chưa thực hiện tốt quá trình tập hát làm cho các em có nhu cầu phải tự học ở nhà bằng bài giảng E-Learning để thật sự lĩnh hội hết nội dung của bài, để thỏa niềm đam mê được hát, và khi đó các em sẽ tự tin hơn ở tiết học sau. Vì thế việc đáp ứng nhu cầu tự học ở nhà của học sinh bằng bài giảng E-Learning là hết sức cần thiết.

B. Nội dung, biện pháp và quá trình thực hiện:

1. Cơ sở lí luận

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước. E-Learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong việc giảng dạy hiện nay đáp ứng yêu cầu xã hội. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục, yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, người học tham gia học tập mà không cần đến trường. Sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy tìm thông tin bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.

Thuật ngữ E-Learing đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập niên gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và truyền thông, các phương thức giáo dục ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấn luyện và đào tạo của các nước trên thế giới, được chứng minh qua sự thành công của hệ thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning của nhiều quốc gia như Mĩ, Anh, Nhật…

Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự thể hiện các nội dung học thông qua việc sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể tương tác và giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…

Dựa trên Công nghệ thông tin và truyền thông: cụ thể là công nghệ mạng kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

2. Tiến trình thực hiện :

Bài giảng E-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn HTML5, SCROM, AICC

Page 4: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

Bài giảng E-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.

2.a/ Khâu chuẩn bị.

Để thiết kế một bài giảng E-Learning ta cần một số phần mềm để xây dựng và thiết kế nên một bài giảng cụ thể như sau:

Adobe Presenter.

Adobe Audition 3.0

Adobe flash player ActiveX.

Trình duyệt wedsite Firefox .

Phần mềm cắt dán video.

Phần mềm microsoft offiec 10.

Hệ điều hành window 7.

Giới thiệu sơ lược về các tính năng của Adobe Presenter - Chèn Flash lên bài giảng - Ghi âm thanh, hình ảnh và lồng ghép âm thanh, hình ảnh vào các nội dung trình chiếu trong bài giảng. - Chèn các câu hỏi tương tác (interactive questions) lên bài giảng. - Đóng gói và xuất bản bài giảng ra nhiều loại định dạng khác nhau (flash, website), tuân thủ các tiêu chuẩn về E-Learning phổ biến (như là HTML5, AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004). Bài giảng có thể được đưa lên mạng Internet phục vụ việc dạy - học trực tuyến, đáp ứng nhu cầu học bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.

2.b/ Các bước tiến hành thiết kế bài giảng E-Learning.

Trước tiên ta cần chuẩn bị các dữ liệu như đã nêu trên sau đó tiến hành cài đặt các phần mềm hỗ trợ vào máy.

Chuẩn bị các tư liệu nguồn cần thiết như: file âm thanh, video, hình ảnh, flas……

Thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên chương trình giảng dạy Âm nhạc Tiểu học và chuẩn kiến thức kỹ năng để xây dựng một tiết học trực tuyến.

Dựa vào giáo án trên ta tiến hành thiết kế bài giảng điện tử (powerpoint).

Dựa trên tiến trình dạy và nội dung của bài học theo chuẩn kiến thức Âm nhạc tiểu học kết hợp với kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ tiến hành thiết kế một bài giảng E-Learning bằng phần mềm Adobe Presenter .

Để sử dụng Presenter xây dựng một bài giảng trực tuyến, cần tiến hành theo 3 công đoạn như sau: - Công đoạn 1: Thiết kế bài giảng trên Powerpoint. - Công đoạn 2: Sử dụng các tính năng của Presenter để hoàn thiện nội dung bài giảng. Trên cơ sở bài giảng đã được thiết kế ở Công đoạn 1, giáo viên sẽ tiếp tục sử dụng các chức năng của Presenter trong Công đoạn 2 này để hoàn thiện nội dung bài giảng. Các công việc thực hiện trong Công đoạn 2 có thể là: + Chèn Flash lên bài trình chiếu. + Ghi âm và đồng bộ âm thanh vào bài trình chiếu. + Ghi hình và đồng bộ hình ảnh vào bài trình chiếu. + Soạn và quản lý câu hỏi trắc nghiệm. + Đưa video vào bài giảng.

Page 5: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

+ Việt hóa một số thông báo. + Chèn các câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) vào bài giảng. + Thiết lập các thông tin về tác giả bài giảng. - Công đoạn 3: Xuất bản bài giảng  Công đoạn này giúp thực hiện những thao tác cần thiết để đóng gói bài giảng trước khi mang ra sử dụng cho việc trình chiếu dạy học. Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng. Toàn bộ các nội dung trình bày nêu trên là giới thiệu và hướng dẫn thiết kế một bài giảng E-learning. Để có thể sử dụng bài giảng đã được thiết kế để dạy và tự học, ta cần phải xuất bản bài giảng thành bài giảng đóng gói E-Learning.

2.c/ Cách vận hành

Vì lý do bài giảng E-Learning còn rất mới mẻ và xa lạ đối với nền Công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng nên việc vận hành được bài giảng E-Learning ở dạng file gốc cũng đòi hỏi phải có khâu chuẩn bị trước đó là: một bộ máy tính hoặc claptop có cài hệ điều hành Window 7, trình duyệt weds Firefox, Phần mềm microsoft office 10, Adobe flash player ActiveX, và tất nhiên là nó có thể chạy trên tất cả các thiết bị công nghệ như máy tính, claptop, điện thoại, máy tính bảng… khi được update trên wedsite.

Để mở bài giảng E-Learning trên file trong máy tính ta tiến hành như sau:

- Vào thư mục BAIDUTHI.

Page 6: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

- Click vào file index firefox

- Bài dạy sẽ hiện lên dưới dạng wedsite.

- Click ok

Page 7: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

Để mở bài giảng E-Learning trên mạng Internet ta tiến hành như sau:

- Đầu tiên ta vào trình duyệt Internet – tiếp đó ta vào trang Violet e-learning, trang wesd sẽ hiện lên.

Page 8: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

- Khi đã vào được trang Violet e-learning ta chọn mục Tiểu học – Lớp 5 – môn Âm nhạc.

- Sau khi vào mục Âm nhạc của lớp 5 bài giảng môn Âm nhạc lớp 5 sẽ xuất hiện, ta click vào bài cần học.

Page 9: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

- Khi bài giảng hiện lên ta click vào mục trình chiếu trực tuyến.

- Sau khi đăng nhập bài giảng E-learning sẽ hoạt động.

- Đường clink dẫn đến bài giảng :

http://hoctructuyen.violet.vn/present/list/cat_id/7765451

C. Hiệu quả:

Sau khi sử dụng bài giảng E-Learning để tự học ở nhà thì các em học sinh được đáp ứng nhu cầu tự học nhiều hơn, các em tự tin hơn khi biểu diễn trước lớp, bài tập về nhà các em hoàn thành tốt hơn, khâu chuẩn bị ở nhà các em chuẩn bị chu đáo hơn, đối với các em vắng học sẽ không còn lo sợ vì các em vẫn có thể tự học tại nhà với bài giảng E-Learning mà bản thân tôi đã đăng tải lên mạng trước đó, các em ngày càng hứng thú hơn trong học tập, phát huy tính tích cực trong học tập, phát triển khả năng tư duy, nâng cao kiến thức, phát triển trí tuệ. Kích thích sự tìm tòi kiến thức cho học sinh. Về phần thường thức âm nhạc các em hiểu nhiều hơn về các

Page 10: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

nhạc sĩ và các thể loại âm nhạc hoặc nhạc cụ. Khi chưa ứng dụng bài giảng E-Learning tỉ lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao là 92%; chưa hoàn thành 8%. Nhưng khi đưa một số bài giảng E-Learning vào hoạt động thì tỉ lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao tăng lên đáng kể 100% và chưa hoàn thành là 0% trên mỗi tiết dạy.

Ngoài ra việc giảng dạy bằng bài giảng E giúp cho giáo viên ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên, công tác giảng dạy gặp nhiều thuận lợi hơn.

III. TÍNH THỰC TIỂN: Học sinh khi được học bằng bài giảng E-Learning ngày càng hứng thú trong tiết học âm nhạc hơn phát huy tính tích cực trong học tập, phát triển khả năng tư duy, nâng cao kiến thức, phát triển trí tuệ.

Đảm bảo tiếng trình tiết dạy, chủ động về thời gian.

Sau khi sử dụng bài giảng E-Learning thì ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên, gặp nhiều thuận lợi trong giảng dạy.

Có thể sử dụng cho ngành và toàn trường.

Dễ làm, dễ sử dụng, các giáo viên khác đều có thể sử dụng được, thiết thực trong dạy học và đời sống, chất lượng dạy học được nâng lên.

Ưu điểm của bài giảng E-Learning là có thể ứng dụng rộng khắp rộng khắp cho tất cả các môn học, cấp học, lâu dài và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Qua việc soạn giảng và sử dụng bài giảng E-Learning trong môn Âm nhạc tôi nhận thấy rằng hiệu quả của nó mang lại là rất cao. Nhưng khi soạn giảng bài giảng E-Learning không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho các em không tập trung nội dung của bài học, nên sử dụng hình ảnh trực quan đúng nơi, đúng lúc có như thế mới phát huy hết khả năng của bài giảng.

IV. KẾT LUẬN: Việc ứng dụng bài giảng E-learning vào việc giảng dạy là một bước tiến lâu dài và bền vững nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ với nhiều thầy cô, đặc biệt là các thầy cô đã lớn tuổi hoặc các trường nông thôn thiếu điều kiện. Bài giảng E-Learning lại càng mới mẻ hơn đối với các bộ môn chuyên ở bậc tiểu học, chúng ta cần phải phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy do tính tích cực và tính hiệu quả của nó.

Bài giảng E-Learning môn Âm nhạc là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, nhằm phát huy hết khả năng truyền thụ kiến thức theo chuẩn kiến thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát huy tính tích cực trong việc tự học của học sinh, phát triển khả năng tư duy, nâng cao kiến thức, phát triển trí tuệ cho học sinh, ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên.

Việc đưa bài giảng E-Learning vào việc giảng dạy môn Âm nhạc là một bước tiến lớn của bộ môn Âm nhạc vì nó thật sự mới mẽ đối với học sinh và cả giáo viên, hiệu quả mà nó mang lại thật sự không nhỏ trong việc tạo hứng thú mạnh mẽ cho học sinh khi học Âm nhạc, mở mang kiến thức cho học sinh, nâng cao tay nghề và tạo sự thuận lợi cho giáo viên khi giảng dạy.

Ý kiến của HĐ chấm chọn của đơn vị : Mỹ thạnh , ngày 11 tháng 12 năm 2016

…………………………………………. Người thực hiện

…………………………………………..

………………………………………….

Page 11: BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT KEM THEO THIẾT BỊ …angiang.edu.vn/upload/19228/20180511/5_thuyet_m_0_.doc · Web viewQua đó cho ta thấy nhu cầu tự học của học sinh

………………………………………….

………………………………………….

…………………………………………..

Xếp loại :………………………………. ĐẶNG THANH TOÀN