16
1 TRƯỜNG ĐẠI HC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: FIN301 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lp – Tdo – Hnh phúc TP. HChí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2018 BẢN MÔ TẢ MÔN HỌC MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIN TDành cho chuyên ngành Tài chính A. THÔNG TIN CHUNG: 1. Môn học: Lý thuyết tài chính tiền tệ 2. Đối tượng: Sinh viên đại học chính quy năm 2 3. Stín chỉ: 3 tín chỉ (45 tiết), trong đó: - Lý thuyết : 2,5 tín chỉ - Thảo luận và bài tập : 0,5 tín chỉ - Tiểu luận : 0 tín chỉ - Hoạt động khác (cụ th) : Tự học, bài luận cá nhân và nhóm. 4. Phân bthời gian - Trên lớp: 45 tiết - Khác: đọc tài liệu, bài tập về nhà, tiểu luận cá nhân và nhóm chiếm ít nhất 2 lần thời gian làm việc trên lớp. 5. Môn học trước Kinh tế học vĩ mô 6. Mô tả môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, bao gồm 14 chương, nhằm hướng đến các mục tiêu giúp sinh viên: hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về tiền ththống tài chính; hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng, vai trò của hệ thống định chế tài chính trung gian, trong đó tập trung vào ngân hàng thương mại; hiểu được những lý luận cơ bản về lưu thông tiền tnhư: ngân hàng trung ương, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tiền t. Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung của môn học đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính - tiền tệ như: tổng quan về tài chính - tiền tệ, ngân sách nhà nước; những vấn đề cơ bản về tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính; các lý luận về cung cầu tiền tệ, lãi suất, lạm phát và chính sách tiền tệ ... Đây là những kiến thức cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng. 7. Mục tiêu và chuẩn đầu ra 7.1. Mục tiêu Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của chương trình được trình bày bên dưới:

BẢN MÔ TẢ MÔN HỌC - khoatc.buh.edu.vnkhoatc.buh.edu.vn/DATA/KhoaTaiChinh/DOCUMENT/2019/03/Ban mo ta mon hoc... · Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH

Mã môn học: FIN301

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2018

BẢN MÔ TẢ MÔN HỌC MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Dành cho chuyên ngành Tài chính A. THÔNG TIN CHUNG: 1. Môn học: Lý thuyết tài chính tiền tệ 2. Đối tượng: Sinh viên đại học chính quy năm 2 3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (45 tiết), trong đó:

- Lý thuyết : 2,5 tín chỉ - Thảo luận và bài tập : 0,5 tín chỉ - Tiểu luận : 0 tín chỉ - Hoạt động khác (cụ thể) : Tự học, bài luận cá nhân và nhóm.

4. Phân bổ thời gian - Trên lớp: 45 tiết - Khác: đọc tài liệu, bài tập về nhà, tiểu luận cá nhân và nhóm chiếm ít nhất 2 lần thời gian

làm việc trên lớp. 5. Môn học trước

Kinh tế học vĩ mô 6. Mô tả môn học

Lý thuyết tài chính tiền tệ là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, bao gồm 14 chương, nhằm hướng đến các mục tiêu giúp sinh viên: hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản về tiền tệ và hệ thống tài chính; hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng, vai trò của hệ thống định chế tài chính trung gian, trong đó tập trung vào ngân hàng thương mại; hiểu được những lý luận cơ bản về lưu thông tiền tệ như: ngân hàng trung ương, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tiền tệ.

Để đạt được các mục tiêu trên, nội dung của môn học đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính - tiền tệ như: tổng quan về tài chính - tiền tệ, ngân sách nhà nước; những vấn đề cơ bản về tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính; các lý luận về cung cầu tiền tệ, lãi suất, lạm phát và chính sách tiền tệ ... Đây là những kiến thức cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng. 7. Mục tiêu và chuẩn đầu ra

7.1. Mục tiêu Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của chương trình được trình bày bên dưới:

2

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BỔ CHO MÔN HỌC1

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Mức độ theo

thang đo

[1]. Kiến thức2 [1.2]. Kinh tế, kinh doanh và quản lý

[1.2.4]. Hiểu biết các nguyên lý về tài chính tiền tệ, tài chính công, tổ chức tài chính và thị trường

3

[2]. Kỹ năng3 [2.2]. Kỹ năng nghề nghiệp

[2.2.2]. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực tài chính

4

[3]. Thái độ và phẩm chất nghề nghiệp4

[3.1]. Thái độ và phẩm chất nghề nghiệp

[3.1.1]. Cẩn trọng, trung thực, tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ý thức cộng đồng

3

[4]. Năng lực thực hành nghề nghiệp5

[4.1]. Năng lực thực hành nghề nghiệp

[4.1.1]. Đánh giá được thị trường tài chính

4

Sự phù hợp của mục tiêu môn học với chuẩn đầu ra của chương trình:

Mục tiêu

Mô tả Mức độ theo

thang đo CĐR của

chương trình

G1

Giải thích được các lý luận cơ bản về tiền tệ, tài chính, chính sách tài khóa, tín dụng, lãi suất, thị trường tài chính và các định chế tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tiền tệ, và tài chính tiền tệ quốc tế.

3 [1.2.4]

G2

Phối hợp được tác động của các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vĩ mô, lượng hóa được quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng, thiết lập được cơ chế tác động cần có của lãi suất, lạm phát đối với nền kinh tế.

4 [2.2.2]

G3 Cẩn trọng và trung thực trong thu thập và xử lý các dữ liệu vĩ mô phục vụ cho hoạt động phân tích và đánh giá chính sách.

3 [3.1.1]

G4 Có khả năng thu thập dữ liệu và nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

4 [4.1.1]

1 Các đề mục được sử dụng trong ngoặc vuông […] sử dụng theo đề mục của Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo 2018 đã mã hóa. 2 Theo thang đo Bloom (2001) 3 Thang đo Dave (1975) 4 Thang đo Krathwohl (1973) 5 Thang đo của MIT theo CDIO (1972)

3

7.2. Chuẩn đầu ra môn học CĐR của môn học

Miêu tả CĐR của

chương trình

G1.1; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về sự ra đời và phát triển, bản chất, các hình thái, chức năng, vai trò của tiền tệ và các chế độ tiền tệ; khái niệm và sự hình thành, bản chất, chức năng, vai trò của tài chính, hệ thống tài chính và chính sách tài chính quốc gia.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.2; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn và tài sản, doanh thu và chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.3; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về tài chính công, ngân sách nhà nước và kho bạc nhà nước.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.4; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, mục tiêu, công cụ, phân loại và tác động của chính sách tài khóa. - Phân tích được sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.5; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về cơ sở hình thành và phát triển, bản chất, các loại hình và vai trò của tín dụng.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.6; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm và bản chất, vai trò, phương pháp tính lãi, phân loại, các nhân tố ảnh hưởng, tác động, cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. - Tính toán được lãi đơn và lãi kép của khoản tín dụng, khảo sát được sự thay đổi cấu trúc rủi ro của lãi suất, tính toán được lãi suất ngắn hạn dự tính và lãi suất dài hạn của các công cụ nợ, phân tích được hình dáng của đường cong lãi suất.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.7; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về cơ sở hình thành và phát triển, chức năng, cấu trúc, các chủ thể tham gia, hàng hóa và vai trò của thị trường tài chính.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.8; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm và vai trò của định chế tài chính trung gian, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.9; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, chức năng, phân loại, các nghiệp vụ và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại. - Tính toán được lượng tiền gửi mở rộng và tạo thêm, hệ số mở rộng tiền gửi và hệ số tạo tiền của hệ thống NHTM.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

4

G1.10; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, vị trí pháp lý và chức năng của ngân hàng trung ương.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.11; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về cầu tiền tệ, cung tiền tệ và quan hệ cung cầu tiền tệ. - Xác định được mức thay đổi của cung tiền trong các trường hợp, lượng cung tiền hoặc tiền mặt mà ngân hàng trung ương cần thay đổi trong các thời kỳ.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.12; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, phương pháp đo lường, phân loại, nguyên nhân, tác động và biện pháp để kiểm soát lạm phát. - Tính toán được tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế theo phương pháp chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.13; G2; G3; G4

- Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, phân loại, mục tiêu, cơ chế truyền dẫn và các công cụ của chính sách tiền tệ. - Phân tích được sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

[1.2.4]; [2.2.2]; [3.1.1]; [4.1.1]

G1.14; G3; G4 - Giải thích được các lý luận cơ bản về tiền tệ quốc tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, các định chế tài chính quốc tế.

[1.2.4]; [3.1.1]; [4.1.1]

8. Đánh giá môn học 8.1. Kiểm tra và đánh giá trình độ

Chuẩn đầu ra Mức độ thành thạo được đánh giá bởi [1.2.4]. Giải thích được các lý luận cơ bản về tiền tệ, tài chính, chính sách tài khóa, tín dụng, lãi suất, thị trường tài chính và các định chế tài chính, ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, cung cầu tiền tệ, lạm phát, chính sách tiền tệ, và tài chính tiền tệ quốc tế.

Thảo luận và bài tập nhóm, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ.

[2.2.2]. Phối hợp được tác động của các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vĩ mô, lượng hóa được quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng, thiết lập được cơ chế tác động cần có của lãi suất, lạm phát đối với nền kinh tế.

Thảo luận và bài tập nhóm, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ.

[3.1.1]. Cẩn trọng và trung thực trong thu thập và xử lý các dữ liệu vĩ mô phục vụ cho hoạt động phân tích và đánh giá chính sách.

Thảo luận và bài tập nhóm, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ.

[4.1.1]. Có khả năng thu thập dữ liệu và nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Thảo luận và bài tập nhóm, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ.

5

8.2. Cách tính điểm môn học: Trên thang điểm 1 - 10 Nội dung tính điểm Trọng số

Thảo luận và bài tập nhóm 20% Kiểm tra giữa kỳ 20% Kiểm tra cuối kỳ 60%

Tổng 100% Phương pháp đánh giá:

8.2.1. Thảo luận và bài tập nhóm: được giảng viên gọi sinh viên trả lời/ làm bài (hoặc sinh viên tự giác phát biểu), được giảng viên kiểm tra quá trình làm bài/ xử lý tình huống nêu ra trong lớp theo những yêu cầu của giảng viên.

Bảng hướng dẫn chi tiết chấm Thảo luận và bài tập nhóm

Tiêu chí Trọng số Điểm

Dưới 4 4 - 6 7 - 8 9 - 10

Nội dung trả lời

60%

Trả lời được ít hơn ½ số câu hỏi

Trả lời được nhiều hơn ½ số câu hỏi, hầu hết các câu trả lời đều logic và chấp nhận được

Trả lời được tất cả các câu hỏi, hầu hết các câu trả lời đều logic và chấp nhận được

Trả lời được tất cả các câu hỏi, tất cả các câu trả lời đều logic và chấp nhận được

Tài liệu và cách thức trình bày

40%

Tài liệu không tốt, trình bày kém, đặt câu hỏi kém và trả lời không khớp

Tài liệu tốt, trình bày khá rõ ràng, đặt câu hỏi kém và trả lời không khớp

Tài liệu tốt, trình bày rõ ràng, đặt câu hỏi tốt và trả lời khớp

Tài liệu tốt, trình bày rõ ràng, đặt câu hỏi rất tốt và trả lời khớp

8.2.2. Kiểm tra giữa kỳ Bài kiểm tra tự luận từng cá nhân thực hiện và được sử dụng tài liệu. Không được phép sử

dụng máy tính xách tay và các thiết bị điện tử. Kiểm tra giữa kỳ là nhằm đánh giá kiến thức của sinh viên sau khi hoàn thành được 2/3 nội dung môn học. Thời gian làm bài là 45 phút.

Thang điểm: được chi tiết hóa trong từng câu hỏi kiểm tra với khung danh mục như sau: Danh mục Tỷ trọng

Giải quyết vấn đề và nêu lý do 40% Sử dụng thông tin dạng nhớ và hiểu 20%

Tính toán 20% Giải thích, so sánh 20%

8.2.3. Kiểm tra cuối kỳ Kiểm tra tự luận từng cá nhân làm bài, được sử dụng tài liệu. Không được phép sử dụng

máy tính xách tay và các thiết bị điện tử. Đề kiểm tra bao gồm 3 - 4 câu hỏi. Các câu hỏi bao quát cơ bản các chương với tỷ lệ tương đương số tiết phân bổ cho từng

chương trong tổng nội dung.

6

Thời gian làm bài: 75 phút Bảng hướng dẫn chi tiết chấm Kiểm tra giữa kỳ, Kiểm tra cuối kỳ

Tiêu chí Trọng số Điểm

Dưới 4 4 - 6 7 - 8 9 - 10

Nội dung trả lời các câu hỏi lý

thuyết

60%

Trả lời được ít hơn ½ số câu hỏi

Trả lời được nhiều hơn ½ số câu hỏi, hầu hết các câu trả lời đều logic và chấp nhận được

Trả lời được tất cả các câu hỏi, hầu hết các câu trả lời đều logic và chấp nhận được

Trả lời được tất cả các câu hỏi, tất cả các câu trả lời đều logic và chính xác

Vận dụng công thức

và tính toán 20%

Không trình bày được công thức hoặc trình bày không chính xác

Trình bày được công thức nhưng kết quả tính toán không chính xác

Trình bày được công thức, kết quả tính toán gần như chính xác

Trình bày được công thức, kết quả tính toán hoàn toàn chính xác

Liên hệ thực tiễn

20%

Hoàn toàn không liên hệ thực tiễn hoặc liên hệ không khớp với vấn đề lý thuyết

Liên hệ sơ sài, không khớp với vấn đề lý thuyết

Liên hệ tương đối tốt, logic và chấp nhận được

Liên hệ rất tốt, logic và hợp lý

Cách thức trình bày câu trả lời

10% Trình bày sơ sài, cẩu thả

Trình bày tương đối rõ ràng

Trình bày rõ ràng

Trình bày rất rõ ràng và sạch đẹp

9. Phương pháp dạy và học Phương pháp “Người học là trung tâm” sẽ được sử dụng trong môn học để giúp sinh viên

tham gia tích cực. Kết quả học tập dự kiến sẽ đạt được thông qua một loạt các hoạt động học tập ở trường và ở nhà.

Sinh viên phải chuẩn bị bài, đọc trước các slides bài giảng, nghiên cứu tài liệu trước ở nhà để nắm bắt được bài giảng trên lớp và để có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động trên lớp.

Trên lớp sinh viên tham gia vào bài giảng bằng cách đặt các câu hỏi, trả lời các câu hỏi của giảng viên, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trong bài giảng, tham gia thảo luận nhóm về các chủ đề mà giảng viên đặt ra, thảo luận 2 chiều giữa sinh viên và giảng viên, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết của mình về các vấn đề có liên quan đến bài học…

Trong một số buổi học, sinh viên hoặc một nhóm sinh viên sẽ được yêu cầu nghiên cứu, và thảo luận trước lớp về bài học của buổi hôm đó. Sinh viên hoặc nhóm sinh viên đó sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của các sinh viên khác cũng như của giảng viên để làm rõ các vấn đề của bài học. Giảng

7

viên sẽ chốt lại các vấn đề chính, liên hệ với các sự kiện có tính thời sự liên quan và đặt ra hướng nghiên cứu sâu hơn cho sinh viên.

Lớp học sẽ được tổ chức theo hướng tự học và tự tìm tòi nghiên cứu; cụ thể, các câu hỏi của sinh viên hoặc các vấn đề sinh viên còn thắc mắc, trước tiên giảng viên sẽ cung cấp tài liệu hoặc các nguồn thông tin (internet, sách, báo chí,…) có liên quan để sinh viên nghiên cứu tự mình tìm ra đáp án. 10. Yêu cầu môn học

Tham gia các buổi học trên lớp (ít nhất 80%), chuẩn bị bài học, bài thuyết trình, bài tập trước khi lên lớp theo yêu cầu của giảng viên. 11. Tài liệu môn học

- Giáo trình chính [1] Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn Dân (2017), Lý Thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nhà xuất bản

kinh tế TP.HCM. Giáo trình là một tài liệu chuyên khảo, trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, thị trường tài chính, về các quy luật kinh tế trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng ... làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu và tiếp thu những vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng. Giáo trình do tập thể giảng viên Bộ môn Tài chính tiền tệ, Khoa Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM biên soạn gắn liền với đề cương môn học Lý thuyết tài chính - tiền tệ theo chương trình đào tạo của trường. Sinh viên có thể tiếp cận với giáo trình thông qua các kênh như: Văn phòng Khoa Tài chính, thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, các thư viện sách kinh tế, nhà sách kinh tế.

- Tài liệu tham khảo: [2] Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản

Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Đây là tài liệu trang bị những kiến thức hiện đại, có hệ thống về lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng. Sách này không chỉ dùng trong trường Đại học Columbia (Mỹ) mà còn dùng cho nhiều trường đại học ở nhiều nước trên thế giới. Đối với sinh viên nó không chỉ dừng lại trong khuôn khổ cuốn sách giáo trình, mà còn là cẩm nang về lý luận cơ bản trên thị trường tài chính - tiền tệ sau khi tốt nghiệp. Đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách tài chính - tiền tệ nó là tài liệu cung cấp nhiều tri thức về lý thuyết cho việc hoạch định và chỉ đạo chính sách tài chính - tiền tệ trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế. Sinh viên có thể tiếp cận với giáo trình này thông qua các kênh như: Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, các thư viện sách kinh tế, nhà sách kinh tế.

[3] Hệ thống văn bản pháp luật: Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi bổ sung năm 2010; Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung 2010; các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan; các trang web, tạp chí chuyên ngành có liên quan ... B. NỘI DUNG MÔN HỌC: CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

8

Giải thích được các lý luận cơ bản về sự ra đời và phát triển, bản chất, các hình thái, chức năng, vai trò của tiền tệ và các chế độ tiền tệ; khái niệm và sự hình thành, bản chất, chức năng, vai trò của tài chính, hệ thống tài chính và chính sách tài chính quốc gia. Nội dung chi tiết:

1.1. Đại cương tiền tệ 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ 1.1.2. Bản chất tiền tệ 1.1.3. Các hình thái tiền tệ 1.1.4. Chức năng của tiền tệ 1.1.5. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế 1.1.6. Chế độ tiền tệ

1.2. Đại cương tài chính 1.2.1. Khái niệm và sự hình thành của tài chính 1.2.2. Bản chất của tài chính 1.2.3. Chức năng của tài chính 1.2.4. Vai trò của tài chính 1.2.5. Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường 1.2.6. Chính sách tài chính quốc gia

CHƯƠNG 2: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, nguồn vốn và

tài sản, doanh thu và chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Nội dung chi tiết:

2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp

2.2. Khái niệm và vai trò của tài chính doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 2.2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

2.3. Nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp 2.3.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp 2.3.2. Tài sản của doanh nghiệp

2.4. Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp 2.4.1. Doanh thu của doanh nghiệp 2.4.2. Chi phí của doanh nghiệp 2.4.3. Giá thành sản phẩm

2.5. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 2.5.1. Lợi nhuận 2.5.2. Phân phối lợi nhuận

9

CHƯƠNG 3: TÀI CHÍNH CÔNG Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về tài chính công, ngân sách nhà nước và kho bạc nhà

nước. Nội dung chi tiết:

3.1. Tổng quan về tài chính công 3.1.1. Khái niệm tài chính công 3.1.2. Đặc điểm của tài chính công 3.1.3. Vai trò của tài chính công

3.2. Ngân sách nhà nước 3.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước 3.2.2. Thu ngân sách nhà nước 3.2.3. Chi ngân sách nhà nước 3.2.4. Trạng thái của ngân sách nhà nước 3.2.5. Thâm hụt ngân sách nhà nước và nguồn tài trợ 3.2.6. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 3.2.7. Chu trình ngân sách nhà nước

3.3. Kho bạc nhà nước 3.3.1. Khái niệm kho bạc nhà nước 3.3.2. Mô hình tổ chức kho bạc nhà nước 3.3.3. Chức năng của kho bạc nhà nước

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, mục tiêu, công cụ, phân loại và tác động

của chính sách tài khóa. Phân tích được sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh

tế vĩ mô. Nội dung chi tiết:

4.1. Khái niệm chính sách tài khóa 4.2. Mục tiêu của chính sách tài khóa 4.3. Công cụ của chính sách tài khóa

4.3.1. Chính sách thu ngân sách 4.3.2. Chính sách chi ngân sách 4.3.3. Chính sách cân đối ngân sách

4.4. Phân loại chính sách tài khóa 4.4.1. Chính sách tài khóa cân bằng, mở rộng và thắt chặt 4.4.2. Chính sách tài khóa cùng chiều và ngược chiều 4.4.3. Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và nghịch chu kỳ

10

4.5. Tác động của chính sách tài khóa 4.5.1. Chính sách tài khóa và thu nhập 4.5.2. Chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế 4.5.3. Chính sách tài khóa và lạm phát 4.5.4. Chính sách tài khóa và nợ công 4.5.5. Chính sách tài khóa và chu kỳ kinh doanh

CHƯƠNG 5: TÍN DỤNG Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về cơ sở hình thành và phát triển, bản chất, các loại hình

và vai trò của tín dụng. Nội dung chi tiết:

5.1. Cơ sở hình thành và phát triển tín dụng 5.1.1. Khái niệm tín dụng 5.1.2. Cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển của tín dụng

5.2. Bản chất của tín dụng 5.3. Các loại hình tín dụng

5.3.1. Tín dụng thương mại 5.3.2. Tín dụng ngân hàng 5.3.3. Tín dụng nhà nước 5.3.4. Các loại hình tín dụng khác

5.4. Vai trò của tín dụng 5.4.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội 5.4.2. Tín dụng là kênh truyền tải ảnh hưởng của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô 5.4.3. Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước

CHƯƠNG 6: LÃI SUẤT Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm và bản chất, vai trò, phương pháp tính lãi,

phân loại, các nhân tố ảnh hưởng, tác động, cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Tính toán được lãi đơn và lãi kép của khoản tín dụng, khảo sát được sự thay đổi cấu trúc rủi

ro của lãi suất, tính toán được lãi suất ngắn hạn dự tính và lãi suất dài hạn của các công cụ nợ, phân tích được hình dáng của đường cong lãi suất. Nội dung chi tiết:

6.1. Khái niệm và bản chất của lãi suất 6.2. Vai trò của lãi suất

6.2.1. Lãi suất là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

6.2.2. Lãi suất là công cụ kích thích đầu tư phát triển kinh tế 6.2.3. Lãi suất là đòn bẩy kích thích sử dụng vốn hiệu quả

11

6.2.4. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế 6.3. Phương pháp tính lãi

6.3.1. Phương pháp lãi suất đơn 6.3.2. Phương pháp lãi suất kép

6.4. Phân loại lãi suất 6.4.1. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi 6.4.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 6.4.3. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất 6.4.4. Căn cứ vào phương pháp trả lãi 6.4.5. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

6.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 6.5.1. Nhân tố trực tiếp 6.5.2. Nhân tố gián tiếp

6.6. Tác động của chuyển động lãi suất 6.6.1. Lãi suất và đầu tư 6.6.2. Lãi suất và chi tiêu tiêu dùng 6.6.3. Lãi suất và xuất khẩu ròng 6.6.4. Lãi suất và lạm phát

6.7. Cấu trúc rủi ro của lãi suất 6.7.1. Khái niệm cấu trúc rủi ro của lãi suất 6.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc rủi ro của lãi suất

6.8. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất 6.8.1. Khái niệm 6.8.2. Lý thuyết dự tính 6.8.3. Lý thuyết thị trường phân cách 6.8.4. Lý thuyết môi trường ưu tiên

CHƯƠNG 7: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về cơ sở hình thành và phát triển, chức năng, cấu trúc,

các chủ thể tham gia, hàng hóa và vai trò của thị trường tài chính. Nội dung chi tiết:

7.1. Cơ sở khách quan hình thành và phát triển thị trường tài chính 7.1.1. Sự hình thành cung cầu vốn trong nền kinh tế 7.1.2. Sự xuất hiện quan hệ mua bán các tài sản tài chính

7.2. Chức năng của thị trường tài chính 7.2.1. Khái niệm thị trường tài chính 7.2.2. Chức năng của thị trường tài chính

7.3. Cấu trúc của thị trường tài chính 7.3.1. Thị trường sơ cấp và thứ cấp

12

7.3.2. Thị trường ngắn hạn và dài hạn 7.3.3. Thị trường nợ, vốn cổ phần và phái sinh 7.3.4. Thị trường nội tệ và ngoại tệ

7.4. Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính 7.4.1. Chủ thể cung vốn 7.4.2. Chủ thể cầu vốn 7.4.3. Các định chế tài chính 7.4.4. Nhà nước - với chức năng quản lý và giám sát

7.5. Hàng hóa của thị trường tài chính 7.5.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản tài chính 7.5.2. Các loại tài sản tài chính

7.6. Vai trò của thị trường tài chính 7.6.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tài chính 7.6.2. Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế 7.6.3. Tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể 7.6.4. Kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lành mạnh, có hiệu quả

CHƯƠNG 8: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm và vai trò của định chế tài chính

trung gian, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Nội dung chi tiết:

8.1. Khái niệm và các đặc điểm của định chế tài chính trung gian 8.1.1. Khái niệm 8.1.2. Đặc điểm của định chế tài chính trung gian

8.2. Định chế tài chính ngân hàng 8.2.1. Ngân hàng thương mại 8.2.2. Ngân hàng đặc biệt

8.3. Định chế tài chính phi ngân hàng 8.3.1. Công ty bảo hiểm 8.3.2. Quỹ trợ cấp 8.3.3. Quỹ đầu tư 8.3.4. Công ty tài chính 8.3.5. Công ty cho thuê tài chính

8.4. Vai trò của các định chế tài chính trung gian 8.4.1. Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm trong nền kinh tế 8.4.2. Tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư nhỏ và vừa 8.4.3. Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và cải tiến sáng tạo trong lĩnh vực tài chính 8.4.4. Hạn chế rủi ro trong đầu tư tài chính 8.4.5. Kích thích sự phát triển của thị trường tài chính

13

CHƯƠNG 9: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, chức năng,

phân loại, các nghiệp vụ và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại. Tính toán được lượng tiền gửi mở rộng và tạo thêm, hệ số mở rộng tiền gửi và hệ số tạo tiền

của hệ thống ngân hàng thương mại. Nội dung chi tiết:

9.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng 9.1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng 9.1.2. Các giai đoạn phát triển của ngân hàng 9.1.3. Hệ thống ngân hàng

9.2. Khái niệm ngân hàng thương mại 9.3. Chức năng của ngân hàng thương mại

9.3.1. Chức năng quản lý tiền gửi 9.3.2. Chức năng trung gian thanh toán 9.3.3. Chức năng trung gian tín dụng

9.4. Phân loại ngân hàng thương mại 9.4.1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động 9.4.2. Căn cứ vào hình thức sở hữu

9.5. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 9.5.1. Nghiệp vụ tài sản nợ 9.5.2. Nghiệp vụ tài sản có 9.5.3. Nghiệp vụ trung gian hoa hồng

9.6. Ngân hàng thương mại tạo tiền 9.6.1. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 9.6.2. Điều kiện tạo bút tệ tối đa

CHƯƠNG 10: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, vị trí pháp lý và chức năng của ngân hàng

trung ương. Nội dung chi tiết:

10.1. Khái niệm ngân hàng trung ương 10.2. Mô hình vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương

10.2.1. Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ 10.2.2. Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ

10.3. Chức năng của ngân hàng trung ương 10.3.1. Chức năng độc quyền phát hành tiền 10.3.2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

14

10.3.3. Chức năng ngân hàng của nhà nước 10.3.4. Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng

CHƯƠNG 11: CUNG CẦU TIỀN TỆ Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về cầu tiền tệ, cung tiền tệ và quan hệ cung cầu tiền tệ. Xác định được mức thay đổi của cung tiền trong các trường hợp, lượng cung tiền hoặc tiền

mặt mà ngân hàng trung ương cần thay đổi trong các thời kỳ. Nội dung chi tiết:

11.1. Cầu tiền tệ 11.1.1. Khái niệm mức cầu tiền tệ 11.1.2. Các học thuyết về cầu tiền tệ 11.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ

11.2. Cung tiền tệ 11.2.3. Khái niệm mức cung tiền tệ 11.2.2. Các phép đo mức cung tiền tệ 11.2.3. Quá trình cung ứng tiền tệ 11.2.4. Mô hình định lượng cung tiền 11.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ

11.3. Quan hệ cung cầu tiền tệ 11.3.1. Tổng cầu tiền tệ 11.3.2. Tổng cung tiền tệ 11.3.3. Cân bằng cung cầu tiền tệ 11.3.4. Sử dụng tiền tệ để kích thích, điều tiết hoạt động kinh tế

CHƯƠNG 12: LẠM PHÁT Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm, phương pháp đo lường, phân loại, nguyên

nhân, tác động và biện pháp để kiểm soát lạm phát. Tính toán được tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế theo phương pháp chỉ số giá tiêu dùng và chỉ

số điều chỉnh GDP. Nội dung chi tiết:

12.1. Các quan điểm về lạm phát 12.2. Phép đo lường lạm phát

12.2.1. Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng 12.2.2. Chỉ số giá sản xuất 12.2.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội

12.3. Các loại lạm phát 12.3.1. Lạm phát vừa phải 12.3.2. Lạm phát phi mã

15

12.3.3. Lạm phát siêu tốc 12.4. Nguyên nhân lạm phát

12.4.1. Nguyên nhân về phía cầu 12.4.2. Nguyên nhân về phía cung

12.5. Hiệu ứng của các chuyển động lạm phát 12.5.1. Lạm phát và lãi suất 12.5.2. Lạm phát và thu nhập 12.5.3. Lạm phát và đầu tư 12.5.4. Lạm phát và thất nghiệp

12.6. Các biện pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát 12.6.1. Biện pháp thắt chặt cung tiền tệ 12.6.2. Biện pháp mở rộng cầu tiền tệ

CHƯƠNG 13: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Giải thích được các lý luận cơ bản về khái niệm và phân loại, mục tiêu, cơ chế truyền dẫn và

các công cụ của chính sách tiền tệ. Phân tích được sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh

tế vĩ mô. Nội dung chi tiết:

13.1. Khái niệm và phân loại chính sách tiền tệ 13.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ 13.1.2. Phân loại chính sách tiền tệ

13.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 13.2.1. Mục tiêu cuối cùng 13.2.2. Mục tiêu trung gian 13.2.3. Mục tiêu hoạt động

13.3. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 13.3.1. Khái niệm cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ 13.3.2. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ

13.4. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ 13.4.1. Dự trữ bắt buộc 13.4.2. Tái cấp vốn 13.4.3. Nghiệp vụ thị trường mở 13.4.4. Hạn mức tín dụng 13.4.5. Quy định khung lãi suất

CHƯƠNG 14: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ Kết quả học tập mong đợi:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

16

Giải thích được các lý luận cơ bản về tiền tệ quốc tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, các định chế tài chính quốc tế. Nội dung chi tiết:

14.1. Tổng quan về tiền tệ quốc tế 14.1.1. Tiền quốc gia và tiền quốc tế 14.1.2. Khả năng để một đồng tiền quốc gia trở thành đồng tiền quốc tế

14.2. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái 14.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối 14.2.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối 14.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường 14.2.4. Vai trò của thị trường ngoại hối 14.2.5. Tỷ giá hối đoái

14.3. Cán cân thanh toán quốc tế 14.3.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 14.3.2. Phân loại cán cân thanh toán quốc tế 14.3.3. Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế 14.3.4. Tác động của cán cân thanh toán quốc tế

14.4. Quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế 14.4.1. Quan hệ thanh toán quốc tế 14.4.2. Quan hệ tín dụng quốc tế

14.5. Các định chế tài chính quốc tế 14.5.1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 14.5.2. Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) 14.5.3. Các ngân hàng phát triển khu vực 14.5.4. Vài nét về quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế

TRƯỞNG BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

(Đã ký)

PGS.TS. ĐẶNG VĂN DÂN

NGƯỜI BIÊN SOẠN

(Đã ký)

ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

TRƯỞNG KHOA (Quản lý môn học)

(Đã ký)

TS. LÊ THẨM DƯƠNG

TRƯỞNG KHOA

(Quản lý chuyên ngành)

(Đã ký)

TS. LÊ THẨM DƯƠNG