12
Quy tắc trong việc học Effortless English Quy tắc 1: Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh một cách riêng lẻ. Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học Tiếng Anh bằng cách nhớ các từ riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ riêng biệt. Khi tìm thấy một từ mới, chúng ta không học riêng mình nó, không ghi chép lại chỉ một mình từ mới đó. Ta ghi lại cả câu, hoặc cả cụm chữ chứa nó. Với việc làm như trên, ta cảm nhận được vai trò của từ này trong câu, thấy được mối tương quan giữa nó và các thành phần khác. Mặt khác, việc ghi nhớ cả câu giúp ta dễ dàng xây dựng trí nhớ hình ảnh, dẫn tới việc dễ dàng hình dung được ý nghĩa của từ. Một điều ích lợi nữa là ta học được cả văn phạm. Ta thấy được cách chia thì, chia thể của từ mới ấy trong ngữ cảnh của câu hay cụm chữ đó. Thí dụ: ta học được chữ “hate” (ghét) trong câu “She hates ice-cream”. Khi ghi nhớ cả câu văn này, ta có được một hình ảnh rõ ràng về ý nghĩa, vai trò của chữ “hate”. Ta cũng nhớ được cách chia của nó với chủ từ “he”. Lần sau, khi cần dùng tới, ta biết ngay là “She hates” chớ không phải “He hate” như khi học qua tự điển. Quy tắc 2: Không học ngữ pháp Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên – không phải NGHĨ. Nhược điểm của người Việt Nam hiện nay là quá chú trọng vào ngữ pháp. Dẫn đến bạn rất khó giao tiếp một cách tự nhiên đơn giản bạn chỉ sợ sai ngữ pháp. Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói Tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN. Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất – Học bằng tai, không phải bằng mắt

Phuong phap hoc efforenglish

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuong phap hoc efforenglish

Quy tắc trong việc học Effortless English

Quy tắc 1: Dừng ngay lại việc học các từ Tiếng Anh một cách riêng lẻ.

Đúng thế, đừng ghi nhớ các từ. Người bản ngữ không học Tiếng Anh bằng cách nhớ các từ

riêng biệt. Người bản ngữ học cách nói cả Nhóm từ. Nghiên cứu của Tiến sỹ Dr. James Asher

chứng minh rằng học bằng các nhóm từ, cả câu sẽ làm việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần các từ

riêng biệt. Khi tìm thấy một từ mới, chúng ta không học riêng mình nó, không ghi chép lại chỉ

một mình từ mới đó. Ta ghi lại cả câu, hoặc cả cụm chữ chứa nó. Với việc làm như trên, ta

cảm nhận được vai trò của từ này trong câu, thấy được mối tương quan giữa nó và các thành

phần khác. Mặt khác, việc ghi nhớ cả câu giúp ta dễ dàng xây dựng trí nhớ hình ảnh, dẫn tới

việc dễ dàng hình dung được ý nghĩa của từ. Một điều ích lợi nữa là ta học được cả văn phạm.

Ta thấy được cách chia thì, chia thể của từ mới ấy trong ngữ cảnh của câu hay cụm chữ đó.

Thí dụ: ta học được chữ “hate” (ghét) trong câu “She hates ice-cream”. Khi ghi nhớ cả câu văn

này, ta có được một hình ảnh rõ ràng về ý nghĩa, vai trò của chữ “hate”. Ta cũng nhớ được

cách chia của nó với chủ từ “he”. Lần sau, khi cần dùng tới, ta biết ngay là “She hates” chớ

không phải “He hate” như khi học qua tự điển.

Quy tắc 2: Không học ngữ pháp

Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ

TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên – không phải NGHĨ. Nhược

điểm của người Việt Nam hiện nay là quá chú trọng vào ngữ pháp. Dẫn đến bạn rất khó giao

tiếp một cách tự nhiên đơn giản bạn chỉ sợ sai ngữ pháp.

Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của

bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói Tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.

Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất – Học bằng tai, không phải bằng mắt

Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ Tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe

Tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe Tiếng Anh. Điều này thật đơn giản.

Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, bắt đầu Nghe hàng ngày. Bạn

nhìn lại trẻ em khi chúng tập nói thì chúng chỉ nghe, nghe và nghe. Học với Tai của bạn, Không

phải Mắt của bạn.

Tại hầu hết các trường, bạn học Tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học

các nguyên tắc ngữ pháp.. Nhưng bây giờ bạn phải học Tiếng Anh với Tai của bạn, không phải

Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó

là chìa khóa cho việc nói tốt Tiếng Anh.

Quy tắc 4: Học chậm mà chắc

Page 2: Phuong phap hoc efforenglish

Khi chúng ta học Anh Ngữ ở trường, người ta thường đặt chúng ta trong một học trình.

Thường thì chúng ta phải hoàn tất một giáo trình hay một tập sách trong thời gian ngắn ngủi.

Luôn có áp lực bắt ta phải lướt qua các đề mục liên tiếp nhau. Tuần này ta học thời quá khứ,

bước sang tuần kế tiếp dù chưa thông thời quá khứ ta đã phải học thời hiện tại hoàn thành. Ta

không có dịp để thuần thục những gì đã học. Chúng ta cần học để hiểu kỹ và nhớ lâu, chứ

không phải học thật nhanh. Do đó, khi đọc hay nghe một bài Anh Ngữ, hãy lặp đi lặp lại nhiều

lần. Với một bài luyện nghe, ta nghe một lần không đủ. Năm lần không đủ. Mười lần vẫn chưa

chắc đủ. Ta cần phải nghe năm mươi lần, một trăm lần hoặc hơn. Chừng nào chúng ta còn

chưa nắm vững được nội dung của bài đàm thoại, chưa hiểu được ý nghĩa của tự vựng trong

bài một cách tức thì mà không cần nỗ lực, chừng ấy ta còn phải nghe lại. Một điều nữa cũng

khá quan trọng, là không bao giờ ngừng nghỉ. Hôm nay luyện, ngày mai tiếp tục luyện. Từ Thứ

Hai tới Chủ Nhật, tuần này sang tuần khác. Chép bài đàm thoại vào điện thoại hay máy nghe

MP3 và luyện nghe bất cứ lúc nào có thời gian.

Quy tắc 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn

Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách

hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp Tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ

pháp bằng cách nghe Tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua

“thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai. Point of View Stories là

những câu chuyện được kể lại nhiều lần qua những khía cạnh khác nhau. Sự khác biệt này có

thể là khác về thì, về thể, về dạng, .v.v. tùy theo yêu cầu. Thí dụ, cùng một câu chuyện được

kể đi kể lại bốn lần trong bốn thời điểm khác nhau: hiện tại, năm trước, năm sau, từ trước tới

nay. Ở mỗi phiên bản, nội dung được giữ nguyên nhưng văn phạm thì thay đổi. Việc chúng ta

cần làm là luyện nghe các câu chuyện đó theo quy luật số 4. Chúng ta cần chú trọng nội dung

của nó và không đặt nặng về văn phạm. Ta không nên suy nghĩ và nhắc nhở chính mình rằng

phiên bản này dùng thì hiện tại, phiên bản nọ dùng thì quá khứ, .v.v. Chúng ta chỉ cần biết rằng

ở lần này người ta nói “this year”, lần sau họ nói “last year”, lần sau nữa là “next year” và sau

cùng họ nói “since last year”. Đấy là bí mật để học Ngữ pháp Tiếng Anh. Bạn phải học cái thứ

Tiếng Anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ Tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội

thoại thực thụ bằng Tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải

lắng nghe người bản ngữ nói thứ Tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học Tiếng Anh hội thoại thực

thụ. Bạn học Tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng

Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng Tiếng Anh, phim ảnh, các

chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng Tiếng

Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.

Quy tắc thứ 6: Chỉ sử dụng Tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ

Page 3: Phuong phap hoc efforenglish

Bạn có thể học Tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một

cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các

sách nghe. Hãy tìm các nguồn hội thoại Tiếng Anh thực thụ . Đọc và Nghe hàng ngày.

Quy tắc thứ 7: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại.

Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời. Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể

kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các

câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng.

Tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động. Việc kết hợp 7 quy tắc này, cùng với trọn bộ đĩa

Effortless English và áp dụng phương pháp học effortless English sẽ khiến bạn hoàn toàn bất

ngờ về hiệu quả mà phương pháp effortless English này mang lại, sau 6 tháng bạn sẽ giao tiếp

tiếng anh tự nhiên như người bản địa. Điều đó đã được kiểm chứng bởi hơn 5 triệu người trên

thế giới.

Hướng dẫn chung cho việc học

Bạn mở bài học bằng máy mp3 hoặc máy điện thoại có hỗ trợ chức năng nghe mp3, gặp từ

nào nghe không hiểu thì bạn mở text file ra xem. Những bài đầu rất dễ, bạn sẽ không cần phải

mở text file xem nhiều, từ từ sẽ bài học khó dần lên thì khả năng nghe của bạn cũng tăng và ít

phải mở text file hơn.

Bạn nên in các file text trong máy tính ra giấy để việc học được thuận lợi, khi từ nào nghe

không hiểu thì mở sách xem được ngay, nhiều bạn đã học tài liệu này không thành công vì

ngại mở ebook trên máy tính, sau một vài lần như vậy thì đã trở nên ngại học và dừng lại

không học nữa.

Một ngày bạn nghe khoảng 1h – 3h và chia làm 3 lần (thời lượng không hạn chế, nghe càng

nhiều càng tốt), mỗi lần 30 phút vào những lúc rảnh như sáng, trưa và trước lúc đi ngủ tối, bạn

có thể học vào những giờ bạn rảnh rỗi vì phuơng pháp học chính là nghe mà không cần sách.

Tôi khuyến cáo bạn không được học nhanh, ít nhất 1 tuần một bài, có thể lên 1 tháng 1 bài học

cũng tốt. Tôi đã kiểm chứng lại qua thực tế, một số bạn học tốc độ quá nhanh đã cho một kết

quả không khả quan, trong khi những học viên khác học 1 tuần 1 bài thì chỉ 6 tháng đã có khả

năng giao tiếp tốt và rất tự nhiên.

1. Đầu tiên, đọc bài viết văn bản. Tìm hiểu và xem xét nó, không “học” nó. Đừng cố gắng ghi

nhớ nó.

2. Nghe nhiều lần Audio.

3. Nghe các Bài học từ vựng – Vocabulary một vài lần.

4. Nghe các – Mini Story nhiều lần.

5. Nghe Point of View Mini-Stories (nếu có) một vài lần.

Page 4: Phuong phap hoc efforenglish

6. Lắng nghe Commentaries (nếu có, và nếu bạn có thể hiểu nó).

Hướng dẫn chi tiết cho việc học

1. NGÀY THỨ NHẤT: Luyện đọc bài và hiểu nội dung bài học.

Bạn học một nhóm các bài học cùng tên trong vòng một tuần hoặc hơn, ví dụ bài học đầu tiên

sẽ là : A Day of the Dead, A Day of the Dead Vocabulary, A Day of the Dead Mini- Story.

- Đầu tiên, bạn mở các file audio nghe và mở sách Effortless English để luyện đọc theo

A.J.Hoge. Thứ tự bài học bạn nên nghe đó là: Article Audio, Vocabulary Audio, Mini-Story

Audio, Point of View Audio (nếu có). Bạn luyện đọc cho đến khi bạn có thể tự đọc bài mà

không cần phải nghe audio: khoảng 1-3 lần.

- Bạn có thể vừa luyện đọc vừa kết hợp tra từ điển nghĩa các từ vựng bạn chưa biết (sử dụng

nút bấm ngừng Pause) hoặc bạn có thể vào website http://translate.google.com.vnvà gõ vào

đây nội dung cả câu để trang web dịch sang tiếng Việt. (sau này khi quen và có vốn từ khá

hơn, bạn hãy dùng từ điển Anh – Anh)

Phân tích :

Việc vừa nghe vừa đọc cùng lúc sẽ rất hiệu quả. Trong khi bạn nghe thì bạn kết hợp đọc nội

dung bài nghe. Điều này sẽ giúp kỹ năng phát âm của bạn được cải thiện.

Trong quá trình đọc bài, nếu gặp từ vựng nào bạn chưa biết thì bạn có thể bấm nút ngừng

Pause và tra từ điển nghĩa của từ vựng đó. Việc tra nghĩa từ điển là một là một bước rất quan

trọng để giúp bạn nghe hiểu nội dung bài học.

Qua khảo sát những bạn đang học Effortless English, tôi được biết hầu hết các bạn chỉ tập

trung nghe và đoán nghĩa từ vựng nên càng học các bạn càng không hiểu tác giả nói gì. Các

bạn cảm thấy học tiếng anh không dễ dàng chút nào. Nhiều bạn đã nản lòng và bỏ cuộc chỉ

sau 1-2 bài học.

Tại sao vậy ? Theo “Key to Excellent Speaking –A.J.Hoge “, nếu bạn không hiểu, bạn sẽ không

học được gì và bạn cũng không thể tiến bộ. Đó là lý do tại sao xem các chương trình truyền

hình nói bằng tiếng Anh nhiều nhưng không giúp bạn giỏi tiếng Anh. Bạn hầu như không hiểu

gì trong khi xem. Nó quá khó và quá nhanh đối với bạn.

Vì vậy, các tài liệu luyện nghe hay thì trước tiên phải dễ hiểu đối với mọi người, sử dụng các

nhóm từ vựng và mẫu câu phổ biến. Do đó, bạn chỉ nên nghe nhiều những bài học tiếng Anh

dễ hiểu. Hầu hết sinh viên nghe những bài học Tiếng Anh quá khó. Họ không thể hiểu hết bài

học, vì thế họ học rất chậm chạp. Nhưng khi họ nghe những bài học tiếng Anh dễ hiểu hơn thì

khả năng nói tiếng Anh của họ cũng mau tiến bộ hơn .

Tác giả A.J.Hoge khi thiết kế bài học cho chương trình Effortless English ông rất hiểu vấn đề

này, vì vậy ông tự tay mà không chọn một giáo trình tiếng anh có sẵn. Các bài học trong

Page 5: Phuong phap hoc efforenglish

Effortless English vừa ngắn gọn, nội dung dí dỏm, từ vựng rất gần gũi với cuộc sống hàng

ngày. Khi bạn học các bài học của A.J.Hoge, bạn sẽ cảm thấy rất một điều rất bất ngờ đó là:

A.J.Hoge nói những vấn đề tưởng như rất phức tạp chỉ bằng những từ vựng rất đơn giản mà

bạn nghe hàng ngày.

2. NGÀY THỨ HAI: Nghe hiểu

Nghe hiểu tức là khả năng nghe hiểu nội dung bài học audio mà không cần nhìn sách.

Ở đây tôi sử dụng phương pháp “5 bước chuyển bài học vào trong trí nhớ” của Giáo sư Lê

Khánh Bằng và phương pháp “Học tiếng anh theo cách của trẻ ” để giúp bạn có thể đạt nghe

hiểu nhanh và khắc sâu bài học vào trí nhớ :

Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, bạn đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ

điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng

tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng

chứ chưa cần đọc nhanh.

Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần

hoặc hơn.

Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ

nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch

tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm

thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong

óc. Đọc như thế 3-5 lần.

Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Mở file audio nghe nhiều lần cho đến khi không

cần nhìn text trong sách Effortless English mà vẫn có thể nghe hiểu. Tiếp theo, (nếu có thời

gian) bạn tiếp tục lần lượt mở các bài audio và nghe càng nhiều càng tốt. Bạn chỉ cần tập trung

nghe hiểu và không nói gì cả. Mục đích của việc này là giúp bạn chuẩn hóa phát âm của bạn ở

trong đầu, để khi bạn nói thì phát âm và ngữ điệu của bạn sẽ giống như phát âm A.J.Hoge.

Điều này cũng như bạn nghe một bản nhạc rất nhiều lần, và khi bạn cất lời thì bạn sẽ bắt đúng

cung, đúng nhịp điệu bài hát một cách tự động. Đây chính là cách mà các trẻ em bản xứ học

nói tiếng Anh, trong 2 năm đầu tiên (từ 0-2t) tai của chúng mở ra, mắt nhìn chăm chú và miệng

của chúng ngậm lại.

3. CÁC NGÀY TIẾP THEO (≥5 ngày)

Sau khi bạn có thể nghe hiểu các bài học âm thanh trong một NHÓM mà không cần phải nhìn

text, thì bạn có thể lập một kế hoạch học tập phù hợp với thời gian biểu của bạn hằng ngày.

Lưu ý: bạn học một NHÓM các bài học cùng tên ít nhất một tuần hoặc nhiều

Page 6: Phuong phap hoc efforenglish

hơn.

Kế Hoạch Học Effortless English Trong Một Ngày

Buổi sáng:

1. Hãy lắng nghe một vài bài nhạc có tiết tấu mạnh mẽ. Đứng thẳng và giữ ngực thẳng lên.

CƯỜI và nhún nhảy theo điệu nhạc.

2. NÓI TO lên niềm tin của bạn: “ Tôi là một người nói tiếng Anh tuyệt vời”, “ Tiếng Anh là dễ

dàng”. Cố gắng sử dụng toàn thân trong khi bạn NÓI TO (2 phút)

3. Hình dung bạn đang nói tiếng Anh giống như người nước ngoài. Bạn nói tiếng Anh rất nhanh

và rất dễ dàng. Nhìn thấy bạn đang mỉm cười và đầy tự tin.

4. Nghe bài Vocabulary Lesson và bài Mini-story Lesson. Thực hiện CHUYỂN ĐỘNG CƠ THỂ

với các ĐỘNG TÁC GIÚP BẠN GHI NHỚ khi bạn gặp từ/nhóm từ khó. CƯỜI TƯƠI và luôn tạo

TƯ THẾ MẠNH MẼ. Nói to câu trả lời của bạn cho tất cả các câu hỏi (20-30 phút).

Trên Đường Đi Làm (hoặc khoảng Giữa Buổi Sáng)

1. Nghe bài Mini-Story lesson. Nếu bạn đang đi trên xe hoặc ở nhà, NÓI TO câu trả lời của

bạn! Thực hiện CHUYỂN ĐỘNG hay các ĐỘNG TÁC để ghi nhớ khi bạn gặp từ/nhóm từ khó

(20 phút)

2. Nghe bài Point of View(POV CƯỜI TƯƠI và GIỮ TƯ THẾMẠNH MẼ.

Buổi Trưa

Nghe và đọc (đọc nhẩm) bài Main Article Audio Lesson nhiều lần. Nhớ CƯỜI TƯƠI và GIỮ

TƯ THẾ MẠNH MẼ. Thực hiện CHUYỂN ĐỘNG hay các ĐỘNG TÁC ghi nhớ khi bạn gặp

từ/nhóm từ khó.

Trên Đường Đi Về Nhà (hoặc Buổi tối)

1. Nghe bài Mini-Story vài lần. NÓI TO câu trả lời của bạn.

2. Nghe bài Point of View nhiều lần. CƯỜI TƯƠI . Thực hiện các CHUYỂN ĐỘNG hay ĐỘNG

TÁC ghi nhớ khi bạn gặp từ/nhóm từ khó. GIỮ TƯ THẾ MẠNH MẼ.

Trước Khi Đi Ngủ

Nghe và đọc (đọc nhẩm trong miệng hoặc trong trí não) bài Main Article Audio 3 lần. CƯỜI

TƯƠI. Thực hiện CHUYỂN ĐỘNG/ĐỘNG TÁC ghi nhớ khi bạn gặp từ/nhóm từ khó. TƯ THẾ

MẠNH MẼ

4. BÍ MẬT ĐỂ NÓI TIẾNG ANH KIỆT XUẤT

1. Luôn cười trong khi học.

2. Giữ đúng tư thế trong khi học đó là giữ đầu-ngực-lưng thẳng.

Page 7: Phuong phap hoc efforenglish

3. Thực hiện các chuyển động hoặc động tác cử chỉ để ghi nhớ các từ khó và câu khó.

4. Xây dựng niềm tin tích cực bằng cách nói to “Tôi là người nói tiếng anh giỏi”, “Học tiếng anh

là dễ dàng”.

5. Phải hiểu nội dung bài học. Bạn chỉ nên chọn các tài liệu luyện nghe có nội dung dễ hiểu và

sử dụng từ điển để tra nghĩa các từ vựng mới (hoặc vào website http://translate.google.com.vn

để dịch cả đoạn văn sang tiếng Việt.

6. Hiểu nội dung chỉ mới đạt 50% mà còn phải nghe lặp lại nhiều lần. Vì vậy bạn phải tập trung

hầu hết thời gian nghe bài Mini-Story để có thể nói tiếng Anh trôi trảy.

7. Khi bạn nói tiếng Anh, bạn không có thời gian để nghĩ về các quy luật văn phạm vì vậy bạn

phải dùng văn phạm tự động. Bài học Point of View sẽ dạy bạn làm sao để có văn phạm tự

động.

8. Học một NHÓM các bài học cùng tên ít nhất một tuần hoặc nhiều hơn. Thời điểm được xem

là hoàn tất một NHÓM bài học đó là bạn có thể trả lời tự động tất cả các câu hỏi trong bài Mini-

Story mà không cần phải suy nghĩ.

9. Đừng ghi nhớ bất kỳ phải ghi nhớ từ vựng, các câu hỏi và câu trả lời, hay bạn học thuộc bài

Point of View. Bạn chỉ cần tập trung nghe tất cả các bài học và trả lời thật nhanh câu hỏi bài

Mini-Story. Việc ghi nhớ sẽ được trí não thực hiện một cách tự động.

Tôi phân tích thêm về vấn đề này để bạn hiểu rõ hơn. Efforltess English là một phương pháp

mô phỏng cách học ngôn ngữ của trẻ con. A.J.Hoge quan sát trẻ con và nhận thấy: trẻ con học

ngôn ngữ mẹ đẻ không bao giờ cố gắng ghi nhớ, trong thời gian từ 1-2 tuổi trẻ em không nói

mà chỉ nhìn chăm chú và nghe người lớn nói. Từ 2-3 t, trẻ em mới bắt đầu tập nói, và chúng

nói những câu khiến bạn bất ngờ, vì bạn chưa bao giờ dạy chúng nói điều đó. Cho đến khi trẻ

khoảng 5t, chúng nói rất nhiều và hiểu hầu hết những gì cha mẹ nói với chúng. Thực tế cho

thấy dù chúng ta không cố gắng ghi nhớ, nhưng trí não của chúng ta vẫn tự động ghi nhớ

những gì quen thuộc lặp lại hàng ngày. Đó là cách học ngôn ngữ của trẻ em, và bây giờ cũng

là cách học ngôn ngữ của bạn.

10. Chia thời gian học nhiều lần trong ngày tốt hơn học nhiều thời gian trong một lần. Các

nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi chúng ta ngừng học thì bộ não thực hiện chuyển thông tin vào

bộ nhớ sâu bên trong.

11. Ôn tập lại bài đã học sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng để khắc sâu kiến thức vào bộ

não tạo vùng ngoại ngữ trong đầu.

Bạn cần có những gì?

1. Lòng tin: bạn phải tin rằng bạn làm được và sẽ làm tốt, luôn suy nghĩ tích cực.

Page 8: Phuong phap hoc efforenglish

2. Kiên trì: tuân theo phương pháp học và học cho đến khi bạn nắm được bài học cho dù ban

đầu không hiểu gì. Nếu bạn học nhanh qua loa thì sẽ chẳng thu được kết quả gì hết.

3. Quyết tâm: học cho bằng được, học theo hướng dẫn.

Mỗi bài học sẽ gồm những gì?

1. Phần Text: là Listening Script mà bạn dùng để xem trên máy tính hoặc in ra giấy.

2. Phần Audio: số lượng file audio có thể khác nhau ở từng bài học. Lấy ví dụ một bài học ở

DVD 2 có tên là “Assisted Living” thì sẽ có 4 file audio như sau:

* Assisted Living Conversation.mp3: là file đọc nội dung bài text.

* Assisted Living MS.mp3: Đây là file audio quan trọng và hay nhất, ở đây A.J.Hoge sẽ đọc

tách ra từng câu trong bài text và đọc lên, tác giả đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau mà chỉ

hỏi nội dung của câu vừa đọc nhằm giúp người học có khả năng đặt câu hỏi một cách linh

động đồng thời tăng mức độ phản xạ trong khi nghe (cùng một nội dung mà biết đăt câu hỏi

bằng nhiều cách).

Nhiệm vụ của bạn sau mỗi câu hỏi là bấm pause trên máy MP3 để ngừng bài nghe lại và trả lời

thiệt nhanh câu hỏi. A.J.Hoge yêu cầu người học phải trả lời thiệt nhanh mà không nhất thiết

phải chính xác, câu trả lời chỉ cần 1 đến 3 từ là đủ. Sau khi bạn trả lời xong thì bấm phím

pause cho máy MP3 chạy để bạn kiểm tra câu trả lời của bạn với câu trả lời của giáo viên

A.J.Hoge , bạn sẽ thấy câu đầu tiên giáo viên trả lời rất ngắn, câu tiếp theo thì A.J.Hoge trả lời

kiểu đầy đủ.

Chỉ sau vài ngày học thì khả năng nghe hiểu của bạn tăng lên, khi đó bạn có khả năng phản xạ

trả lời câu hỏi cực nhanh mà không cần phải bấm phím pause nữa.

* Assisted Living POV.mp3: đây là một file audio đọc nội dung bài text được viết lại ở các thời

điểm khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, tương lại hoàn thành). Mục đích của bài học này,

tác giả muốn giúp người học tự xây dựng được một khả năng nói tiếng Anh theo đúng văn

phạm hoàn toàn tự động giống như người bản xứ vậy. Nhiệm vụ của người học ở đây là nghe

cho đến khi nào có khả năng tự kể lại nội dung bài text một cách nhuần nhuyễn ở các thời

điểm khác nhau.

* Assisted Living Vocabulary.mp3: Đây là file mp3 giải thich nghĩa từ vựng trong bài text bằng

những từ đơn giản và bằng ví dụ