14
- 1- Đánh giá các điền kin tnhiên, kinh tế - xã hi bng hthống thông tin địa lý phc vdphòng bnh st rét lãnh thtnh Gia Lai :Luận án TS. Địa lý tnhiên: / Nguyễn Đức Tu1. Tính cp thiết: Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tuy có vtrí đặc bit quan trng vchính tr, kinh tế, xã hi, an ninh, quc phòng, nhưng là địa bàn rng, địa hình phc tp, cơ shtng kém, dân trí thp, nhiu phong tc tp quán lc hu. Bnh st rét Gia Lai vn còn din biến phc tp và dai dng. Năm 2007 toàn tnh có 2 trường hp tvong, năm 2008 tng sngười mc st rét trên địa bàn tnh gim, nhưng sca tvong lên đến 5 trường hp. Ch3 tháng đầu năm 2009, sngười mc tăng 15,18%, KSTSR tăng 45,90% so vi cùng knăm 2008, đã có 2 trường hp tvong. Bnh st rét chu nh hưởng bi các điu kin môi trường, có tính địa phương, phát sinh và phát trin theo mùa. Vì vy, nghiên cu, đánh giá các điu kin tnhiên, kinh tế xã hi lãnh thGia Lai làm cơ skhoa hc phc vcho mc đích bo v, sdng hp lý ngun tài nguyên nói chung và tchc công tác y tế dphòng bnh st rét nói riêng là vn đề cn thiết, cp bách. Xut phát tnhu cu thc tin trên, chúng tôi chn đề tài “Đánh giá các điu kin tnhiên, kinh tế - xã hi bng hthng thông tin địa lý phc vdphòng bnh st rét lãnh thtnh Gia Lai". 2. Mc tiêu và nhim v: Đánh giá các điu kin tnhiên, kinh tế - xã hi nh hưởng trc tiếp đến khnăng phát sinh và lan truyn dch bnh st rét trên cơ sng dng GIS, nhm mc tiêu xây dng các chtiêu đánh giá; Dbáo nguy cơ st rét tnhiên và nguy cơ st rét thc

Đánh giá các điền kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội bằ ệ ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/38489/1/Microsoft Word...- xã hội ảnh hưởng

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

- 1-

Đánh giá các điền kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội bằng hệ thống thông tin địa lý phục vụ dự phòng bệnh sốt rét ở lãnh thổ tỉnh Gia Lai :Luận án TS. Địa lý tự nhiên: / Nguyễn Đức Tuệ

1. Tính cấp thiết: Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, tuy

có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc

phòng, nhưng là địa bàn rộng, địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém,

dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Bệnh sốt rét ở Gia Lai

vẫn còn diễn biến phức tạp và dai dẳng. Năm 2007 toàn tỉnh có 2

trường hợp tử vong, năm 2008 tổng số người mắc sốt rét trên địa bàn

tỉnh giảm, nhưng số ca tử vong lên đến 5 trường hợp. Chỉ 3 tháng đầu

năm 2009, số người mắc tăng 15,18%, KSTSR tăng 45,90% so với

cùng kỳ năm 2008, đã có 2 trường hợp tử vong.

Bệnh sốt rét chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường, có tính

địa phương, phát sinh và phát triển theo mùa. Vì vậy, nghiên cứu, đánh

giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở lãnh thổ Gia Lai làm cơ sở

khoa học phục vụ cho mục đích bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên nói chung và tổ chức công tác y tế dự phòng bệnh sốt rét nói

riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Đánh

giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội bằng hệ thống thông tin

địa lý phục vụ dự phòng bệnh sốt rét ở lãnh thổ tỉnh Gia Lai".

2. Mục tiêu và nhiệm vụ: Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát sinh và lan truyền dịch

bệnh sốt rét trên cơ sở ứng dụng GIS, nhằm mục tiêu xây dựng các chỉ

tiêu đánh giá; Dự báo nguy cơ sốt rét tự nhiên và nguy cơ sốt rét thực

- 2-

tế ở Gia Lai, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác y tế

dự phòng. Nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra gồm 1) Tổng quan cơ sở

lý luận, phương pháp nghiên cứu nguyên nhân và môi trường lan

truyền bệnh sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam; 2) Nghiên cứu hiện

trạng các yếu tố môi trường, điều kiện dịch tễ ảnh hưởng trực tiếp tới

nguyên nhân phát sinh và lan truyền bệnh sốt rét ở Gia Lai; 3) Đề xuất

các giải pháp quy hoạch, tổ chức công tác y tế dự phòng dịch bệnh sốt

rét nói riêng, dịch bệnh truyền nhiễm nói chung.

3. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian được giới hạn trong lãnh thổ

tỉnh Gia Lai. Về khoa học: Xây dựng các chỉ tiêu về nguyên nhân phát

sinh và cơ chế lan truyền bệnh dịch sốt rét ở Gia Lai; Dự báo nguy cơ

sốt rét và đề xuất một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh sốt rét trên

cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh thổ, các điều kiện địa lý và

công tác y tế dự phòng dịch bệnh sốt rét.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về ý nghĩa khoa học: Mở rộng

khả năng ứng dụng phương pháp nghiên cứu địa lý với việc hỗ trợ ra

quyết định bằng GIS giải quyết các vấn đề cấp bách mang tính chất xã

hội, trong đó có dịch bệnh sốt rét. Ý nghĩa thực tiễn: 1) Xây dựng tập

bản đồ chuyên đề về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện

dịch tễ và cơ sở dữ liệu tỉnh Gia Lai phục vụ quản lý, quy hoạch sử

dụng hợp lý lãnh thổ; 2) Đề xuất giải pháp và tăng cường công tác bảo

đảm y tế dự phòng trong điều kiện cụ thể ở Gia Lai nhằm phòng,

chống dịch bệnh sốt rét nói riêng, dịch bệnh truyền nhiễm nói chung,

từ đó, có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu này vào các mục lĩnh

vực khác.

5. Những điểm mới của luận án: 1) Đã xác lập được tiêu chuẩn

đánh giá nguy cơ sốt rét tự nhiên và nguy cơ sốt rét thực tế ở Gia Lai;

2) Đã xây dựng tập bản đồ chuyên đề và cơ sở dữ liệu địa lý trên cơ sở

áp dụng Quy chuẩn thông tin địa lý quốc gia, phục vụ công tác phòng

- 3-

chống dịch bệnh sốt rét của Gia Lai; 3) Dự báo nguy cơ tự nhiên và

thực tế bệnh sốt rét ở Gia Lai với sự hỗ trợ của GIS và phương pháp

toán; 4) Điều chỉnh một số giải pháp thích hợp phòng chống bệnh sốt

rét trên quan điểm địa lý y học.

6. Những luận điểm bảo vệ

-Luận điểm 1: Trên quan điểm Địa lý y học, dịch bệnh sốt rét

được coi là một loại hình tai biến tự nhiên - nhân sinh, có tính địa

phương, phát sinh và phát triển theo mùa, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ

cộng đồng, có nguy cơ phát triển mạnh ở vùng núi, cao nguyên tỉnh

Gia Lai.

-Luận điểm 2: Ứng dụng hệ thông tin địa lý và các phương pháp

toán định lượng trong quản lý và dự báo nguy cơ dịch bệnh sốt rét ở

Gia Lai rất hiệu quả, có độ tin cậy cao, là cơ sở khoa học đề xuất các

giải pháp quy hoạch và tăng cường công tác y tế dự phòng dịch bệnh

sốt rét ở Gia Lai.

7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án

gồm 04 chương được trình bày trong 142 trang đánh máy, có sử dụng

30 bảng, 42 hình, biểu đồ, bản đồ và 05 phụ lục để minh họa.

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

DỊCH BỆNH SỐT RÉT THEO QUAN ĐIỂM ĐỊA LÝ Y HỌC

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét

- Bệnh và dịch bệnh sốt rét: Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm

lan truyền từ người bệnh qua người khác thông qua muỗi Anopheles

cái mang KST, là một bệnh xã hội tồn tại dưới trạng thái thông thường

là SRLH địa phương và trạng thái đột biến là dịch sốt rét. Dịch sốt rét

xuất hiện khi ở nơi đó số ca mắc mới tăng đột ngột so với diễn biến

- 4-

bình thường, có lây truyền tại chỗ, trong một quần thể di cư, tối thiểu

là cụm dân cư, một thôn, bản, buôn.

- Tác nhân gây bệnh: Triệu chứng lâm sàng của bệnh đã được mô

tả từ thế kỷ 5 trước Công nguyên. Phải đến năm 1880, Laveran mới

phát hiện được mầm bệnh trong máu của bệnh nhân, gọi là ký sinh

trùng sốt rét (KSTSR). Người ta đã xác định có 4 loài KSTSR gây

bệnh cho người là P.falciparum, P.vivax, P.malariae và P.ovale. Ngoài

ra, có thêm các á chủng: P.vivax hibernans, P.vivax St Elizabeth... Sự

phân bố các loài KSTSR chi phối đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét ở từng

khu vực. Ở Việt Nam, đã tìm thấy cả 4 loài KSTSR với cơ cấu:

P.falciparum (80-85%), P.vivax (15-20%), P.malariae (1-2%) và hiếm

gặp P.ovale.

- Nguồn gây bệnh: Nguồn nhiễm là bệnh nhân sốt rét và người

mang KSTSR lạnh (người khoẻ mang KSTSR, hoặc mang KSTSR,

nhưng không có triệu chứng của bệnh).

- Vectơ truyền bệnh sốt rét: Muỗi Anopheles cái là vectơ duy nhất

truyền bệnh sốt rét. Điều kiện để có vectơ là KSTSR sống trong cơ thể

muỗi; muỗi sống đủ thời gian để KSTSR hoàn thiện chu kỳ thoa trùng

và muỗi cái đốt người hút máu, hình thành chu trình lây truyền bệnh.

Hiện nay, người ta đã xác định được trên 600 loài Anopheles, khoảng

70 loài có khả năng truyền bệnh sốt rét và 40 loài là vectơ chính.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh sốt rét: Có nhiều yếu tố

khác nhau tác động, nhưng có thể thu gọn lại thành hai nhóm nhân tố

chính: các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế-xã hội (hình 1.1).

Sự tồn tại và phát triển của bệnh, dịch sốt rét dựa trên sinh cảnh

của 3 nhân tố chính là con người, vectơ và ký sinh trùng. Nguy cơ phát

sinh tập trung vào 4 nhân tố tự nhiên chính là khí hậu, độ che phủ thực

vật, địa hình và thuỷ văn.

Môi trường tự nhiên và sinh học: Sinh địa cảnh, độ cao

tuyệt đối, nhiệt độ, độ ẩm...thực vật, côn trùng.

- 25-

các quy mô lớn hơn với các tỉnh, khu vực có những điều kiện tự nhiên,

kinh tế – xã hội tương đồng, cũng như đối với các loại dịch bệnh khác.

Như vậy vấn đề quản lý dịch bệnh sẽ chặt chẽ và đồng bộ hơn ở các

cấp. Việc tạo lập một cơ sở dữ liệu y tế đầy đủ, logic cần được tiếp tục

quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.

3. Hệ thống thông tin địa lý là một công cụ đắc lực trong nghiên

cứu sốt rét nói riêng và lĩnh vực y tế cộng đồng nói chung. Kết hợp

GIS với viễn thám, định vị vệ tinh và các công nghệ tin học khác (nhất

là Hệ chuyên gia) cho thấy vấn đề cốt lõi ở đây lại chính là sự phân

hoá, phân bố nguy cơ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội của lãnh thổ nghiên cứu, loại bệnh chịu sự tác động bởi các yếu tố

tự nhiên - nhân sinh, có tính mùa và tính địa phương rõ rệt. Đây chính

là định hướng quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

- 24-

nguy cơ tự nhiên thấp (độ cao địa hình dưới 100m, lượng nhiệt ẩm

thấp, thực phủ ở mức độ trung bình), như Krông Pa, Chư Sê, Chư

Prông...lại có nguy cơ sốt rét thực tế khá cao, do đây là các vùng canh

tác nông, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng kém, nhận thức của người dân đối

với công cuộc phòng, chống dịch bệnh chưa cao, biến động dân số qua

biên giới lớn... Phương pháp luận và mô hình khái niệm nghiên cứu

mà đề tài đã xây dựng là hướng ứng dụng hiệu quả, độ tin cậy cao, có

thể được áp dụng để nghiên cứu dự báo sốt rét và một số bệnh dịch do

thể truyền theo quy mô khác nhau, như cấp huyện, tỉnh, khu vực…

Đồng thời, có thể lựa chọn những loại dữ liệu, thông số khác nhau phù

hợp với tỷ lệ nghiên cứu. Theo dõi diễn biến bệnh theo mùa và dự báo

dịch dựa trên sự biến động của các yếu tố môi trường tự nhiên và xã

hội sẽ là một biện pháp tốt giúp ngăn ngừa dịch xảy ra.

3. Trên cơ sở ứng dụng Hệ thông tin địa lý và các phương pháp

toán định lượng nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng

phát sinh và lan truyền dịch bệnh, làm cơ sở khoa học cho việc dự báo

nguy cơ tự nhiên và nguy cơ trên thực tế. Với sáu nhóm giải pháp mà

đề tài đưa ra nhằm nâng cao năng lực của công tác y tế dự phòng ở Gia

Lai, trong đó vấn đề quy hoạch mạng lưới y tế công cộng là quan

trọng, lâu dài và cơ bản nhất. Trước mắt, phải ưu tiên giải pháp phát

triển nguồn nhân lực tại chỗ, tăng cường công tác giáo dục, truyền

thông, vận động người dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh

này có hiệu quả.

Kiến nghị

1. Ở Gia Lai, nguy cơ xảy ra dịch còn rất lớn, khu vực có nguy cơ

cao chiếm phần lớn diện tích tỉnh. Do đó, cần có sự quan tâm hơn nữa

đến công tác phòng, chống sốt rét như phun hoá chất, tẩm màn, phát

thuốc, tuyên truyền, giáo dục về sức khoẻ…Đồng thời, cũng cần có

chính sách và đầu tư nâng cao đời sống, trình độ dân trí của cộng đồng.

2. Dựa vào kết quả của công trình này, có thể nhân rộng mô hình ra

- 5-

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh sốt rét (Vũ Thị Phan, 1996)

Các điều kiện kinh tế xã hội, tập quán có ảnh hưởng đến sự lan

truyền của dịch bệnh: kiến thức và thái độ của cộng đồng về sức khoẻ

và vệ sinh phòng dịch, yếu tố quy hoạch kinh tế xã hội, mức sống và

tập quán, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí ...

- Mùa sốt rét: Bệnh sốt rét lây truyền quanh năm và có 1 đến 2

đỉnh cao. Nếu vectơ chính là An.minimus: sốt rét có hai đỉnh cao vào

đầu và cuối mùa mưa. Nếu vectơ chính là An.dirus thì chỉ có 1 đỉnh

cao vào giữa mùa mưa. Nếu có cả hai loại vectơ An.minimus và

An.dirus thì đỉnh cao kéo dài suốt mùa mưa.

1.1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam

- Sốt rét trên thế giới: Theo WHO, năm 1993 dân số thế giới là 5

tỷ 540 triệu người thì có đến 2 tỷ 20 triệu người (chiếm 36%) sống

trong vùng sốt rét lưu hành (SRLH), 9% dân số sống trong vùng SRLH

nặng. Hàng năm, khoảng 300-500 triệu người mắc bệnh, từ 5- 6 triệu

ca sốt rét có KSTSR, thực thế con số này ước tính lớn hơn gấp 4-5 lần.

- Sốt rét ở Việt Nam: Trước năm 1945, SRLH rộng rãi không chỉ ở

các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái mà còn lan về các tỉnh đồng

bằng gây nên những vụ dịch ở Hà Đông, Bắc Ninh...Giai đoạn 1958-

1964, Miền Bắc thực hiện chiến lược tiêu diệt bệnh sốt rét và giành

Bệnh nhân sốt rét Người mang KST lạnh

Muỗi Anopheles cái

Cá thể, tập thể cảm thụ

Môi trường kinh tế – xã hội: Hoạt động kinh tế, trình độ xã hội, nghề nghiệp, phong tục tập quán...

- 6-

được thành tựu to lớn. Giai đoạn 1985-1992, do khủng hoảng kinh tế

và biến động xã hội lớn sau chiến tranh, nguồn lực cho phòng, chống

sốt rét cạn kiệt, dịch sốt rét quay trở lại trong phạm vi cả nước, đỉnh

cao vào năm 1991, với hơn 1 triệu người mắc, 144 vụ dịch và 4.646

người chết. Những năm gần đây nguy cơ dịch trở lại rất lớn, khi các

biện pháp phòng, chống thiếu tích cực, không còn hiệu quả.

1.1.3. Phân vùng dịch tễ sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam

- Trên thế giới: Gilles (1938) phân vùng dịch tễ sốt rét theo khí

hậu. Lysenko và Samaschko (1968) phân chia theo vùng địa lý và các

tiểu vùng theo những loại hình sốt rét khác nhau. WHO dựa vào chỉ số

lách (CSL) và phân thành 4 vùng dịch tễ sốt rét: Vùng sốt rét lưu hành

(SRLH) nhẹ: CSL < 10%, SRLH vừa (11-50%), SRLH nặng (>50%)

và SRLH rất nặng (trên 75%). Đến năm 1979, WHO lại chia theo các

loại hình sốt rét: Sốt rét ở vùng bìa rừng; Vùng kinh tế khai hoang;

Cộng đồng kinh tế du canh, du cư; Vùng trồng bông; Sốt rét ở những

vùng chính trị, xã hội không ổn định.

- Ở Việt Nam: Đã có 4 lần phân vùng dịch tễ sốt rét và 1 lần điều

chỉnh phân vùng. Giai đoạn 1931-1936: Các tác giả người Pháp phân

chia thành các vùng: Vùng ven biển nước lợ, Vùng đồng bằng nước

ngọt (không có SRLH), Vùng đồi quá độ, đồi thấp, đồng cỏ hoặc rừng

thưa (có SRLH nhẹ), Vùng đồi cao, núi đá thấp, độ cao từ 200-500m,

nước chảy (SRLH nặng), Vùng núi rừng Tây Nguyên (SRLH rất nặng),

Vùng cao từ 1100-1200m (không có SRLH). Giai đoạn Tiêu diệt sốt

rét (1958-1964): Đặng Văn Ngữ phân thành 7 vùng sốt rét theo sinh

cảnh: Vùng đồng bằng, độ cao từ 0-50m (không có SRLH), Vùng nước

chảy núi đồi thấp, 100-200m (có SRLH nhẹ), Vùng nước chảy, núi đồi,

200-400m (có SRLH vừa), Vùng nước chảy, núi rừng, 400-800m

(SRLH nặng), Vùng cao nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, có

khe suối, khí hậu lạnh (SRLH ở mức độ vừa và nhẹ), Vùng núi cao trên

- 23-

đồ hóa các ổ sinh thái của muỗi Anopheles, dự báo được mật độ vectơ

và từ đó đưa ra bản đồ dự báo nguy cơ dịch bệnh sốt rét. Qua nghiên

cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai, có

thể đưa ra một số kết luận như sau:

1. Bệnh sốt rét được coi là một loại hình tai biến tự nhiên - nhân

sinh, có tính địa phương, phát sinh và phát triển theo mùa, ảnh hưởng

tới sức khoẻ cộng đồng. Gia Lai là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế –

xã hội của vùng miền núi cao nguyên, luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và

lan truyền dịch sốt rét. Đề tài đã xác lập được các tiêu chuẩn và đánh giá

các điều kiện ảnh hưởng , theo phương trình tổng quát Hàm phân bố

mật độ muỗi ở Gia Lai:

Mật độ muỗi = - 8,6982.10-6xLượng mưa + 0,00032xĐộ cao-

0,00049xMật độ thuỷ văn + 0,00089xThực phủ - 0,0010xĐộ ẩm -

0,0038xNhiệt độ

2. Bệnh sốt rét phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế –

xã hội, đặc biệt là điều kiện kinh tế, mức sống, cơ sở hạ tầng và phong

tục tập quán, nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đối với dịch

bệnh. Việc xây dựng CSDL địa lý tỉnh Gia Lai tổng hợp, khoa học, cập

nhật sẽ là nguồn thông tin đầy đủ và chính xác nhằm xác định tiêu

chuẩn đối với các yếu tố gây bệnh. Các chỉ số thu được từ cơ sở dữ liệu

hệ thông tin địa lý và số liệu điều tra thu thập tại thực địa khác là

những chỉ thị quan trọng nhằm xây dựng hệ thống cảnh báo sốt rét sớm

trên địa bàn tỉnh Gia Lai và phụ cận.

Ở Gia Lai, những vùng thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, độ cao từ

400m đến 800m, thực phủ có độ che phủ cao (chỉ số thực vật từ 0,4

đến 0,8), lượng mưa trung bình lớn (từ 1500mm-2500mm) với mật độ

sông suối khá dày đặc là môi trường thuận lợi cho các loại ký sinh

trùng sốt rét tồn tại và phát triển gây dịch sốt rét. Nguy cơ sốt rét tự

nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, các huyện

như K’Bang, Chư Pảh, Ia Grai. Tuy nhiên, trên thực tế một số vùng có

- 22-

đầu tư cơ sở vật chất và trang bị y tế, xây dựng và bổ sung năng lực đội

ngũ cán bộ, tăng cường công tác chăm sóc và khám chữa bệnh cho

người nghèo, vùng sâu, vùng xa, thực hiện tốt các chương trình y tế

quốc gia, nhất là đối với các dự án phòng chống sốt rét... đồng thời đẩy

mạnh và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xã hội hoá y

tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, nhất là tuyến cơ sở; Hai là,

Phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo cán bộ y tế, bác sĩ là

người dân tộc thiểu số theo hình thức cử tuyển. Đảm bảo cơ cấu hợp lý

về nhân viên y tế giữa các tuyến tỉnh, huyện, xã; giữa trình độ và

chuyên môn được đào tạo về y dược; Ba là, Truyền thông, giáo dục

sức khoẻ: là khâu then chốt để mỗi người, mỗi gia đình có thể chủ

động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, rèn luyện thân thể,

tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức

khỏe cho cộng đồng; Bốn là, Giải pháp về quản lý: Phát huy tối đa

tính năng động, sáng tạo trong việc huy động, quản lý và sử dụng hiệu

quả các nguồn lực; Năm là, Xã hội hoá công tác y tế: Phát triển bảo

hiểm y tế, khuyến khích mở bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia

đình. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước hoạt động từ

thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và khám chữa bệnh và Sáu là,

Giải pháp về tài chính y tế: Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính

y tế theo hướng tăng tỷ trọng nguồn tài chính y tế công, giảm nguồn tài

chính từ việc thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nghiên cứu diễn biến và dự báo dịch sốt rét bằng công nghệ Hệ

thông tin địa lý có thể mang lại hiệu quả cao và có khả năng ứng dụng

lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, dự báo bệnh sốt rét nói riêng và sức

khoẻ cộng đồng nói chung. Những kết quả của đề tài cho thấy rằng,

GIS đã cung cấp một công cụ đắc lực cho việc phân tích, thống kê, bản

- 7-

800-1500m, khe suối ít, nước chảy thành thác, khí hậu lạnh quanh năm

(không có SRLH), Vùng đồng bằng ven biển nước lợ (có SRLH nhẹ).

Sau năm 1975: Vũ Thị Phan đã phân vùng dịch tễ sốt rét trên cả nước

thành 5 vùng dịch tễ và thực hành, kế thừa sự phân vùng của Đặng Văn

Ngữ khi dựa vào các yếu tố như: Yếu tố tự nhiên; Mầm bệnh; Yếu tố

về kinh tế – xã hội; Mạng lưới y tế và chuyên khoa sốt rét...

Hiện nay, do đặc điểm địa hình, sinh cảnh, vai trò của An.minimus

và An.dirus, điều kiện kinh tế xã hội và mạng lưới y tế cơ sở, khu vực

Miền Trung - Tây Nguyên được chia theo 5 vùng dịch tễ sốt rét sau:

1) Vùng sốt rét tản phát; 2) vùng SRLH nhẹ; 3) vùng SRLH vừa; 4)

vùng SRLH nặng và 5) vùng SRLH rất nặng.

1.1.4. Phòng, chống dịch bệnh sốt rét trên thế giới và ở Việt

Nam: Trên thế giới: Chiến lược tiêu diệt bệnh sốt rét bắt đầu từ năm

1955 với 4 giai đoạn: Chuẩn bị, tấn công, củng cố và bảo vệ thành quả.

Đến năm 1970-1978, tình hình tiêu diệt sốt rét trên thế giới càng trở

nên khó khăn hơn vì nhiều loại muỗi Anopheles kháng hoá chất, hoặc

trú ẩn ngoài nhà tăng lên. Năm 1979, WHO ra nghị quyết chuyển hẳn

từ chiến lược tiêu diệt sốt rét sang chiến lược phòng chống sốt rét. Năm

1998, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra sáng kiến “Đẩy

lùi sốt rét”, tập trung vào hai nội dung quan trọng: Chẩn đoán, điều trị

sớm sốt rét và phát triển các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững.

Ở Việt Nam: Chương trình tiêu diệt sốt rét ở Miền Bắc nước ta bắt

đầu từ năm 1958. Ngày 10/8/1961,Uỷ ban trung ương và các địa

phương về tiêu diệt sốt rét được thành lập. Đến 2/1991 phòng chống

sốt rét chuyển từ giai đoạn thanh toán sốt rét không hạn định sang

chiến lược phòng chống sốt rét. Đến nay, chương trình thực hiện chiến

lược PCSR đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song ở những vùng sốt

rét lưu hành nặng vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ sốt rét quay lại.

1.1.5. Các công trình nghiên cứu, điều tra cơ bản tỉnh Gia Lai

- 8-

- Nhóm các công trình nghiên cứu các hợp phần tự nhiên: Đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng của Tây

Nguyên phục vụ cho mục đích quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ,

nhưng trước tiên phải kể tới công trình điều tra tổng hợp do Nguyễn

Văn Chiển (chủ biên, 1985 -1986) đề cập một cách tổng hợp, toàn diện

về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tây Nguyên, vẫn còn nguyên giá

trị cho tới tận ngày nay. Ngoài ra, Về địa chất, địa mạo có các công

trình của Blondel.F, Burret.R, Fromaget.J, Jacob.Ch, Hoffet J.H... được

biên vẽ thành bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 và Bản đồ Địa chất Đông

Dương tỷ lệ 1/2.000.000; Về khí hậu, thủy văn và tài nguyên nước mặt,

với công trình nghiên cứu về dòng chảy ở Tây Nguyên của Ngô Đình

Tuấn, khí hậu Tây Nguyên của Nguyễn Đức Ngữ; Về địa chất thủy văn

và tài nguyên nước dưới đất có đề tài “Nước dưới đất Tây Nguyên”

của Nguyễn Thượng Hùng và của Ngô Tuấn Tú... phục vụ công tác

điều tra, nghiên cứu tài nguyên nước ở cao nguyên Pleiku; Đất Tây

Nguyên cũng đã được khảo sát, xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 với

mức độ phân loại khá chi tiết. Ngoài ra, còn điều tra xây dựng các bản

đồ đất tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 cho một số vùng chuyên canh và nông

trường cao su, cà phê, chè; Về thực vật, có các công trình nghiên cứu

của M.Schmid, Nguyễn Văn Chiển, Đại học Quốc gia Hà Nội...đánh

giá khả năng phát triển nông, lâm nghiệp của Tây Nguyên.

- Nhóm các công trình nghiên cứu điều kiện dịch tễ: Vũ Thị

Phan (1980), Lê Khánh Thuận (1981) nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt

rét; các nghiên cứu mùa bệnh sốt rét Tây Nguyên của Trần Quốc Tuý,

Võ Văn Nhẫn, Nguyễn Đức Mạnh (1980), nghiên cứu đặc điểm sinh

thái dịch học và một số biện pháp phòng chống rốt rét ở các cụm nông

trường cao su Đức Cơ. Nguyễn Võ Hinh (2002) đưa ra các biện pháp

về tổ chức, kỹ thuật nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc, tử vong do sốt rét.

Nguyễn Đắc Thành (2002) xây dựng mô hình giám sát với 10 biện

pháp, thu được nhiều kết quả sau 2 năm thực hiện... Tóm lại, có rất

- 21-

triển của muỗi, hạ tầng cơ sở, mức sống của người dân thấp, thái độ

phòng, chống bệnh dịch chưa tốt, biến động dân số qua biên giới cũng

rất nhiều, rất khó quản lý được nguồn lây truyền.

4.3. Một số giải pháp tăng cường công tác y tế dự phòng dịch

bệnh sốt rét ở Gia Lai

4.3.1. Hiện trạng mạng lưới y tế: Hệ thống mạng lưới y tế của Gia

Lai những năm gần đây từng bước cải thiện và được nâng lên về mặt

chất lượng. Tuy nhiên, về tổng thể còn nhiều yếu kém và lạc hậu. Hiện

Gia Lai chỉ có 5 bệnh viện tuyến tỉnh và 2 bệnh viện đa khoa khu vực,

11/209 trạm y tế xã, phường có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn

của Bộ Y tế. Toàn tỉnh, thiếu hơn 300 bác sỹ, cán bộ chuyên khoa cho

cả hệ dự phòng và điều trị. Chế độ, chính sách và phụ cấp cho y tế thôn

bản còn rất thấp, không khuyến khích và động viên được nhân viên y tế

tham gia các hoạt động đảm nhận. Công tác khám chữa bệnh cho

người nghèo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh

còn rất hạn chế. Chính sách xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ

nhân dân chưa đồng bộ, chưa khuyến khích được các thành phần kinh

tế tham gia, công tác quản lý y dược tư nhân còn nhiều yếu kém.

4.3.2. Nhiệm vụ: Xây dựng, phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo

hướng tăng cường công tác xã hội hóa, trong đó y tế công lập đóng vai

trò chủ đạo; Củng cố phát triển hệ thống y tế dự phòng, nâng cao năng

lực giám sát và phòng chống dịch bệnh, phòng chống dịch chủ động,

triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia; Hình

thành mạng lưới khám chữa bệnh theo tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao,

bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn.

4.3.3. Giải pháp: Có 6 nhóm giải pháp chính, Một là, Quy hoạch

mạng lưới y tế cơ sở: Mặc dù hệ thống y tế của Gia Lai đã và đang

được củng cố, ngày càng hoàn thiện, song vẫn còn thiếu thốn và tỷ lệ

đạt chuẩn còn thấp, cần tập trung đầu tư và phát triển các lĩnh vực như:

- 20-

Nguy cơ cao nhất là các vùng thuộc kiểu địa hình đồi núi thấp, độ

cao từ 500-800m, độ phủ thực vật ở mức khá cao (NDVI: 0,4 -0,6), khí

hậu khô nóng, nhiệt độ trung bình 250C, mật độ thủy văn ở mức cao

(0,5-2km/km2). Vùng không có nguy cơ, nơi có địa hình thấp, độ cao

100m, trồng màu, khí hậu khô nóng hoặc ấm, lượng mưa trung bình

dưới 1000mm/năm, mật độ thủy văn ở mức trung bình và thấp, phân

bố ở phía Nam và Tây Nam của tỉnh thuộc các huyện: KrôngPa, Ayun

Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Prông, phía Tây Đức Cơ và Ia Grai.

4.2.3. Dự báo nguy cơ sốt rét thực tế (Hình 4.3): Trên cơ sở dự

báo nguy cơ tự nhiên, kết hợp với các thông tin, đánh giá của các yếu

tố kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề trình độ dân trí, phong tục tập quán,

nhận thức và hành vi của người dân, cũng như mạng lưới cơ sở hạ tầng

y tế... để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ sốt rét thực tế. Kết

quả thống kê cho thấy nguy cơ sốt rét thực tế ở Gia Lai khá phù hợp

với bản đồ phân vùng dịch tễ. Một số khu vực như thị xã Pleiku, thị xã

An Khê hay huyện Phú Thiện có mức nguy cơ tự nhiên là SRLH vừa

và cao, nhưng tình hình phòng, chống sốt rét rất thuận lợi.

Bảng 4.2: Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ thực tế dịch bệnh sốt rét

Ngược lại, một số khu vực có nguy cơ tự nhiên thấp, nhưng nguy

cơ thực tế lại khá cao, như các huyện phía Tây và Tây Nam của tỉnh,

gần biên giới, nguyên nhân ở đây có điều kiện thuận lợi cho sự phát

- 9-

nhiều công trình nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh dịch sốt rét ở Tây

Nguyên, tuy nhiên sự đánh giá, phân tích chủ yếu trên khía cạnh lâm

sàng bệnh học, ít chú ý tới sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường - là

các yếu tố phát sinh, luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh sốt rét tiềm tàng.

1.1.6. Ứng dụng hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu Địa lý y

học: Trong các nghiên cứu về dịch bệnh và sức khoẻ, GIS đã được sử

dụng để quản lý các ổ dịch bệnh, mô phỏng sự lan truyền bệnh tật. Đối

với bệnh sốt rét, một dạng bệnh liên quan chặt chẽ với môi trường địa

lý, việc sử dụng GIS để nghiên cứu, quản lý các dữ liệu về sốt rét và

phân tích tình hình dịch bệnh rất khả thi và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Các nước có trình độ công nghệ GIS cao (Mỹ, Pháp, Canada, Thái

Lan...) đã áp dụng rất thành công các "Hệ thống cảnh báo sớm dịch

bệnh sốt rét" bằng việc sử dụng các chương trình máy tính kết hợp với

các nghiên cứu về khí hậu, thời tiết...dự đoán đúng đến 85% số vụ dịch

trong suốt thời gian sau những năm có dịch sốt rét lan truyền.

Những năm gần đây, Bộ Y tế nước ta và Tổ chức Y tế thế giới đã

mở một số lớp đào tạo sử dụng các phần mềm GIS trong nghiên cứu và

quản lý dịch bệnh, đặc biệt trong các dự án quốc tế về chăm sóc sức

khoẻ cộng đồng đều có ứng dụng công nghệ GIS. Trong dự án EU về

giám sát mức độ kháng hoá chất bảo vệ thực vật và thành lập bản đồ

phân bố vectơ sốt rét ở vùng Đông Nam Á, GIS đã được sử dụng như

một công nghệ để thành lập và quản lý sự phân bố các vectơ truyền

bệnh sốt rét ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Một số công

trình khác kết hợp viễn thám và GIS trong nghiên cứu và dự báo nguy

cơ bệnh sốt rét (Nguyễn Ngọc Thạch, Lê Xuân Hùng, Phạm Văn Cự...)

nhằm xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố môi trường có ảnh hưởng

trực tiếp tới nguyên nhân phát sinh và khả năng bùng phát dịch dựa

trên những phần mềm GIS sẵn có như ArcGIS, IlLiws. Tuy nhiên, với

quy mô nghiên cứu cấp tỉnh, hoặc lớn hơn, ứng dụng viễn thám sẽ

- 10-

không thật sự hiệu quả khi phân tích chỉ số thực vật, các nguồn nước

nhỏ cũng như là trình độ văn hoá, nhận thức của cư dân...

1.2. Hệ phương pháp nghiên cứu

+ Quan điểm nghiên cứu: Trên quan điểm hệ thống và tổng hợp

nhằm phân tích, đánh giá nguy cơ hay thực trạng bệnh sốt rét qua tác

động tương hỗ của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan,

để rút ra các kết luận chính xác, khách quan. Đồng thời tiếp cận quan

điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu bản chất, nguồn gốc của

bệnh tật, những nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm dịch tễ, điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ, từ đó tìm ra được quy luật phân

bố, dự báo và đề xuất các giải pháp quy hoạch, cải tạo môi trường theo

chiều hướng có lợi cho sức khoẻ con người mà không ảnh hưởng tới

cân bằng về sinh thái, tính bền vững về mặt xã hội - đây chính là cái

gốc trong nghiên cứu địa lý ứng dụng.

+ Mô hình khái niệm nghiên cứu: Đánh giá, phân tích các điều

kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và điều kiện dịch tễ, xác lập mối liên hệ

giữa các yếu tố môi trường với khả năng phát sinh và lan truyền bệnh.

Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu, xác định các tiêu chuẩn đánh giá,

tích hợp kết quả phân tích hồi quy theo từng cặp chuyên đề liên quan,

nội suy và trình bày bằng bản đồ, mô tả phạm vi và đặc điểm phân bố,

dự báo, đề xuất giải pháp tăng cường công tác y tế dự phòng ở Gia Lai.

Các yếu tố Tự nhiên: - Nhiệt độ, độ ẩm,

lượng mưa, thực phủ...

Các yếu tố KT-XH: - Dân số, lao động,

phong tục tập quán...

Các yếu tố Sinh học: - Côn trùng, động vật...

Quy hoạch: - Sử dụng đất, mạng

lưới, cơ sở y tế.

Nguồn truyền nhiễm: - Bệnh nhân SR, người mang KSTSR lạnh...

Vectơ truyền bệnh: - Muỗi Anopheles

Khối cảm thụ: - Cộng đồng dân cư tại

chỗ, người từ vùng khác, Bộ đội...

Mô hình dự báo: - Hệ PT tương quan giữa các điều kiện môi trường và mật độ muỗi. - Tập bản đồ chuyên đề: + Bản đồ mật độ Anopheles. + Bản đồ sinh khí hậu. + Bản đồ phân vùng dịch tễ. + Bản đồ phân tầng độ cao với An. + Bản đồ mật độ thủy văn.... - Tích hợp thông tin. - Dự báo nguy cơ sốt rét tự nhiên.

CSDL Gia Lai - CSDL nền 1/50.000

- 19-

YĐa = 46.0317071 - 1.704235095.Đa + 0.020882491.Đa2 - 8.451.10-5.Đa3

YĐc= 6.480.10-5 + 0.000670032.Đc - 1.8899.10-6.Đc2 + 1.4654.10-9.Đc3

YTp= 0.00351302 + 0.820002456.Tp – 2.670329007.Tp2 + 2.16038217.Tp3

YTv= 2.9556.10-6 + 0.001511966.Tv – 3.9204.10-6.Tv2 + 2.6398.10-9.Tv3

Và trọng số được tính theo công thức sau:

Y= k1 (Nd) + k2 (Lm) + k3 (Da) + k4 (Tp) + k5 (Dc) + k6 (Tv).

Sử dụng 06 điểm kiểm tra (trong tổng số 22 điểm mẫu), kết hợp đo

đạc định vị GPS (nơi có các số liệu khí tượng, thuỷ văn...liên quan),

kết quả tính trọng số là: k1=-0.0038; k2=-8.6982.10-6; k3=0.0010;

k4=0.00089; k5 = 0.00032; k6 = -0.00049. Vì vậy, Hàm tương quan tổng

quát các điều kiện môi trường với mật độ muỗi Anopheles là: Mật độ

muỗi = - 0,0038xNhiệt độ - 8,6982.10-6x Lượng mưa - 0,0010xĐộ ẩm +

0,00089xĐộ che phủ + 0,00032xĐộ cao - 0,00049xMật độ thuỷ văn.

4.2.2. Dự báo nguy cơ sốt rét tự nhiên (Hình 4.2): Tích hợp kết

quả phân tích hồi quy tuyến tính trên với mô hình cơ sở dữ liệu GIS

Gia Lai, phân loại kết quả theo tiêu chuẩn đánh giá, thống kê mức độ

nguy hiểm, trình bày bằng bản đồ nguy cơ sốt rét tự nhiên. Kết quả

phân tích cho thấy: Vùng có nguy cơ sốt rét tự nhiên tập trung chủ

yếu tại khu vực phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh, thuộc huyện K’Bang,

Đăk Đoa, Chư Pảh, Măng Yang và phía Tây huyện Krông Pa.

Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ tự nhiên dịch bệnh sốt rét

- 18-

§ Cơ sở dữ liệu chuyên đề: Các điều kiện tự nhiên: thảm thực vật,

phân vùng khí hậu, thủy hệ, phân tầng độ cao... Các điều kiện kinh tế –

xã hội: hành chính, dân số, dân tộc, giao thông, mạng lưới y tế và điều

kiện dịch tễ bệnh sốt rét...

4.1.2. Kỹ thuật phân tích và xử lý dữ liệu: Để nghiên cứu, đánh

giá các yếu tố phát sinh và lan truyền dịch bệnh, cần lựa chọn tổng hợp

nhiều yếu tố liên quan, thay vì xây dựng bản đồ sinh địa cảnh của muỗi

Anopheles như các phương pháp truyền thống trước đây, GIS cho phép

phân tích, so sánh, tích hợp và triết xuất kết quả theo từng cặp thông

tin, dữ liệu chuyên đề, hoặc một nhóm điều kiện đã xác định thông qua

các công cụ phân tích không gian (chồng xếp, tổ hợp, buffer...) để phân

tích thông tin và lựa chọn kết quả. Các tiêu chuẩn và kiến thức chuyên

gia là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình dự báo.

4.2. Dự báo dịch bệnh sốt rét ở Gia Lai

4.2.1. Mô hình dự báo: Giả sử nguy cơ bệnh sốt rét tỷ lệ thuận với

số lượng muỗi và mật độ vectơ là một hàm số của các thông số môi

trường, ta có hệ phương trình sau:

i

m

iii xADcdLmcDabNdaxfY å

=

=++++==1

...****)(

Trong đó: f là hàm đa biến (hàm tương quan đa biến) cần xác

định,

Y là mật độ vectơ trung bình tại một điểm xác định, Nd, Da, Lm, Tp,

Tv, Dc: Hàm tương quan của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,

độ che phủ thực vật, mật độ thuỷ văn, độ cao địa hình với bệnh sốt rét;

a, b, c, d, e: hệ số của phương trình, xi là tập hợp các giá trị hay hàm

tương quan của mỗi yếu tố môi trường đến khả năng lan truyền sốt rét.

Với phương pháp Hồi quy, xác định được các hàm tương quan

sau:

YNd= -507.36 + 68.5650058.Nd -3.0794654.Nd2 + 0.04598009.Nd3

YLm = -0.077482 + 0.001695597.Lm - 7.01507.10-6.Lm2 + 7.499.10-9.Lm3

- 11-

Hình 1.2: Mô hình khái niệm nghiên cứu

+ Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp

Bản đồ và GIS để thu thập, cập nhật, quản lý, tích hợp dữ liệu, mô hình

hoá, triết xuất thông tin, trình bày bản đồ và lập báo cáo, làm cơ sở xây

dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong bảo đảm y tế lãnh thổ Gia

Lai; Phương pháp toán định lượng (phân tích hồi quy): khi sử dụng

chuỗi số liệu thống kê về các điều kiện môi trường, dịch tễ, dịch bệnh...

thiết lập các hàm tương quan. Sử dụng Phương pháp viễn thám phân

tích chỉ số thực vật (NDVI), khu trú các ổ sinh thái muỗi, phân tích

biến động bằng nguồn dữ liệu đa phổ, đa tỷ lệ và đa thời gian; Phương

pháp thu thập, nghiên cứu, tổ chức và đánh giá tư liệu ngoài thực địa...

để bổ sung, phân tích làm chính xác hoá kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH

HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT SINH VÀ LAN TRUYỀN DỊCH BỆNH SỐT

RÉT Ở GIA LAI

2.1. Vị trí địa lý: Gia Lai là một tỉnh miền núi, biên giới, diện tích

tự nhiên là 15.536,9km2, dân số đến năm 2007 có 1.188.000 người. Gia

Lai có 13 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố với 205 xã, phường, thị trấn.

2.2. Các yếu tố tự nhiên

- Yếu tố khí hậu: Gia Lai

có đặc điểm khí hậu nhiệt đới

gió mùa và mang tính chất khí

hậu vùng Tây Nguyên, có hai

mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng

4 đến tháng 11) và mùa khô

(từ tháng 12 đến tháng 3),với

Đề xuất các giải pháp

- 12-

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 80-83%. Nền nhiệt

ẩm như vậy với mùa mưa kéo dài 7 tháng sẽ là điều kiện rất thuận lợi

cho sự phát triển của muỗi và ký sinh trùng sốt rét.

- Yếu tố địa hình: Độ cao trung bình của địa hình Gia Lai là 800-

900m, quy định chế độ nhiệt ẩm và lớp thảm thực vật ở Gia Lai, cao

nhất là đỉnh Kon Ka Kinh (1.748m), thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba

(100m), phổ biến ở kiểu địa hình đồi (200-500m), có SRLH ở mức

vừa; kiểu địa hình núi thấp (500- 800m), sinh cảnh phù hợp với sự phát

triển của muỗi Anopheles nên SRLH nặng; kiểu địa hình núi (800-

1500m) là vùng có SRLH vừa và nhẹ do môi trường ở đây không thích

nghi với khả năng truyền bệnh của muỗi Anopheles.

- Thuỷ văn: Với hai sông chính là sông Ba và Sê San, mạng lưới

sông suối nhỏ khá dày và đều, ngắn và dốc, mật độ trung bình khoảng

0,2-0,5km/km2. Vào mùa khô những con suối cạn nước là môi trường

tốt cho muỗi Anopheles sinh trưởng. Còn vào mùa mưa, lượng nước

trong sông suối lớn, nhiệt ẩm tăng, muỗi Anopheles phát triển rất

mạnh, làm gia tăng nguy cơ phát sinh bệnh sốt rét.

- Thực vật: Lớp phủ thực vật ở Gia Lai gồm hai kiểu rõ rệt nhất là

cây trồng nông, công nghiệp ở phía Đông và Nam của tỉnh. Rừng tự

nhiên và rừng trồng ở khu vực phía Bắc và biên giới phía Tây, Tây

Tỉnh Gia Lai

Hình 2.1: Gia Lai trong lãnh thổ Việt Nam

- 17-

Hình 3.2: Phân bố bệnh nhân sốt rét ở Gia Lai (2000-2005)

Chương 4. DỰ BÁO NGUY CƠ SỐT RÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI

PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG DỊCH BỆNH

SỐT RÉT Ở GIA LAI TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG

TIN ĐỊA LÝ

4.1. Ứng dụng hệ thông tin địa lý và phương pháp toán trong

dự báo nguy cơ sốt rét ở Gia Lai

4.1.1. Xây dựng CSDL địa lý tỉnh Gia Lai

- Thiết kế và xây dựng dữ liệu địa lý: Cơ sở dữ liệu địa lý Gia Lai

được thiết kế và xây dựng theo Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia,

được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008, gồm: Quy

chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý; Mô hình khái niệm không gian,

thời gian; Trình bày dữ liệu địa lý và uy chuẩn mã hóa trong trao đổi

dữ liệu địa lý... Theo đó, CSDL GIS Gia Lai được thiết kế và xây dựng

theo các yêu cầu kỹ thuật sau:

§ Cơ sở dữ liệu địa lý nền: Được chia làm 8 nhóm cơ bản (Cơ sở

đo đạc; Địa hình; Địa giới hành chính; Hạ tầng kỹ thuật; Hạ tầng dân

cư; Giao thông; Thuỷ hệ và Phủ bề mặt).

D÷ liÖu chuyªn ®Ò vÒ dÞch tÔ: mËt ®é muçi, KSTSR.

D÷ liÖu chuyªn ®Ò c¬ së h¹ tÇng: giao th«ng, y tÕ...

D÷ liÖu vÒ hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt, rõng

D÷ liÖu vÒ tæ chøc hµnh chÝnh: tØnh, huyÖn, x·.

D÷ liÖu vÒ m¹ng l­íi thñy v¨n: s«ng, suèi, hå, ao...

D÷ liÖu vÒ ®Þa h×nh: ®é cao vµ d¹ng ®Þa h×nh.

D÷ liÖu vÒ ph©n vïng khÝ hËu: nhiÖt ®é, ®é Èm, l. m­a.

D÷ liÖu vÒ ¶nh nÒn: ¶nh vÖ tinh, b¶n ®å quÐt.

Hình 4.1: Mô hình CSDL địa lý tỉnh Gia Lai

- 16-

Hình 3.1: Mùa phát triển của An.minimus và An.dirus ở Gia Lai

3.3. Mùa truyền bệnh sốt rét ở Gia Lai: An.minimus và An.dirus

là hai loại gây sốt rét ác tính chủ yếu luôn duy trì tồn tại. An.minimus

phát triển quanh năm nhưng mật độ thấp dần về mùa khô (tháng 2 - 5)

và phát triển mạnh, tạo thành đỉnh caovào mùa mưa (tháng 8 -11).

An.dirus có sự phân bố ưu thế ở sinh cảnh rừng rậm, bìa rừng, quan hệ

chặt chẽ với sự phát triển, lưu hành dai dẳng của bệnh sốt rét ở Gia Lai.

3.4. Phân bố bệnh nhân sốt rét ở Gia Lai: Những năm gần đây,

số bệnh nhân mắc bệnh sốt rét trong toàn tỉnh giảm mạnh từ 18.667

(năm 2000) còn 3.919 (2005) do có các biện pháp can thiệp chủ động.

Tuy nhiên, vẫn còn các địa phương có nhiều bệnh nhân sốt rét là Chư

Prông, Chư Sê, Đức Cơ, K' Bang và Iagrai. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét

chung đối với các nhóm dân tộc ở Gia Lai là 5,06%, Ê Đê chiếm thấp

nhất (1,5%), cao nhất là Ba Na (11,96%).

- 0

500

1000

1500

2000

2500

3000

An Kh ª

Ayunpa

Ch­P ah

Ch­P r«ng

Ch ­ Sª

§ø c C¬

K' Bang

Kr«n g P

a

K.Chro

h

Mang Y

ang

P leiku

Iagra

i

§¾ c §oa

§¾ c P¬

Ia P

a

BV. TØn h

CN-N

T-XN

TT PC S R

2000

2001

2002

2003

2004

2005

- 13-

Nam. Trên địa hình núi cao và trung bình, có các khe suối và hợp thuỷ,

thực vật nhiều tầng, thảm mục dày, đất tơi xốp và ẩm là điều kiện

thuận lợi cho sự tồn tại và sinh sản của An.dirus. Rừng non tái sinh và

cây bụi trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau có độ che phủ

thấp, rất thích hợp cho sự phát triển của An.minimus.

2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội - Dân số, dân tộc: Dân số Gia Lai khoảng 1.188.000 người, trên

30 dân tộc, Kinh chiếm 55,4%; Jarai 30,4%; Banar 12,5%; dân tộc

khác 1,7%. Mật độ trung bình 65,8 người/ km2, tỷ lệ tăng tự nhiên

1,85%. Phần lớn các dân tộc ít người sống du canh, du cư, trình độ văn

hoá thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhiều hạn chế. Đặc biệt tỷ lệ mù

chữ còn cao, khoảng 26,24% sống bằng nghề nương rẫy và nghề rừng,

thường ở lại trên nương rẫy và trong rừng, ít có thói quen ngủ màn. Từ

1996 - 2000 có hơn 4.200 hộ di cư tự do đến địa bàn, khá phức tạp

trong giải quyết đời sống, bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý

các nguồn bệnh lây nhiễm, trong đó có dịch bệnh sốt rét. - Yếu tố kinh tế, mức sống: Do đặc điểm có nhiều dân tộc ít người

nên dân trí và mức sống còn thấp, số hộ nghèo chiếm 16,8%, đa số

người dân (khoảng 57,4%) vẫn chưa hiểu biết nhiều về sốt rét và cách

phòng chống. Mức sống thấp, hạ tầng cơ sở kém phát triển tác động

đến nhận thức và phong tục tập quán, hành vi khám chữa bệnh của

người dân, làm gia tăng tỷ lệ mắc và lan truyền bệnh sốt rét.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế: Toàn tỉnh có 5 bệnh viện đa khoa,

Y học dân tộc, bệnh viện điều dưỡng và 2 bệnh viện đa khoa khu vực,

06 Trung tâm y tế dự phòng, Trường trung học y tế và Trung tâm Giám

định y khoa. Chỉ có 5,2% số trạm y tế xã có cơ sở vật chất, trang thiết

bị đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, thấp hơn rất nhiều so với khu

vực Tây Nguyên (15%) và cả nước (35,7%).

- Giáo dục, truyền thông: Tỷ lệ người dân nhận được những thông

tin về bệnh sốt rét và kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch bệnh sốt

- 14-

rét ở tất cả các kênh thông tin còn thấp. Số người trả lời biết các thông

tin về bệnh sốt rét qua đài phát thanh là 24,4%, sách báo 18,2%, tranh

ảnh 30%, loa truyền thanh công cộng 6,4% và qua giáo viên là 11,3%,

điều này có tác động rất lớn tới thái độ và hành vi phòng, chống dịch

bệnh nói chung, bệnh sốt rét nói riêng.

- Nhận thức, thái độ và hành vi về phòng chống, bệnh sốt rét:

Phần lớn người dân sống trong các vùng cây công nghiệp (cao su, cà

phê, điều...) đều cho rằng muỗi là nguyên nhân lan truyền bệnh sốt rét

(85,89% - 87,01%) và tin tưởng rằng ngủ màn có thể phòng chống

được bệnh sốt rét (>89%), bệnh sốt rét có thể phòng, chống được

(>85%). Ngược lại, người dân nông thôn ở Gia Lai lại có nhận thức rất

kém, khi 19,2% trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh, 63,15% trả lời

đúng nguyên nhân lan truyền, 13% không biết và có tới 19% số người

cho rằng không thể phòng, chống được. Tuy nhiên, cán bộ y tế cơ sở ít

tiếp cận để chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng (61,08-66,23%).Về hành

vi và thái độ phòng, chống sốt rét, thì có tới 52,6% số người được

phỏng vấn trả lời, trong gia đình có người bị sốt rét đã đến khám và

điều trị ở trạm y tế, 13,5% đến bệnh viện, 14,7% tự điều trị, 8,8% mua

thuốc của tư nhân, 6,3% chữa ở y tế tư nhân, 1,4% đến thầy cúng, bói. Chương 3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT RÉT Ở GIA LAI

3.1. Thành phần loài muỗi Anopheles ở Gia Lai: Phát hiện thấy

26 loài Anopheles, trong đó: Phân giống Anopheles Meigen, 1818 là 9

loài, có vectơ truyền bệnh phụ là Anopheles sinensis; Phân giống

Anopheles Cellia Theobald, 1902 là 17 loài, có mặt đầy đủ các loài

muỗi truyền bệnh chính được xác định: An.dirus, An.minimus và các

loài phụ như An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus, An.vagus.

3.2. Phân bố muỗi Anopheles ở Gia Lai

- Theo vùng địa lý tự nhiên: Theo 3 vùng đặc trưng: vùng 1, thuộc

phía Đông của tỉnh, gồm huyện K'Bang, Konchro, thị xã An Khê, độ

cao 700-800m, địa hình nhấp nhô, độ dốc lớn, nhiều rừng rậm kiểu

- 15-

rừng kín thường xanh, nhiều khe suối, mùa mưa kéo dài: phát hiện 18

loài; vùng 2, thuộc phía Tây của tỉnh, gồm huyện Đức Cơ, Chư Prông,

độ cao 500-600m, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều khe suối, nước

chảy chậm quanh các chỗ trũng, thảm thực vật thuộc kiểu rừng thứ

sinh nhân tạo, sa van trảng cỏ: 22 loài; vùng 3, thuộc vùng trũng thị xã

Ayunpa, huyện Krôngpa, Đức Thiện, độ cao thấp dần từ 300m-150m,

nhiều savan trảng cỏ xen lẫn với rừng thưa: 23 loài được phát hiện.

- Theo sinh cảnh: Với sinh cảnh bìa rừng: Thành phần loài phong

phú (23 loài), tỷ lệ 88,46% trên tổng số loài Anopheles, mật độ 1,525

con/giờ/người, điển hình như An.minimus (mật độ 0,044

con/giờ/người), ngoài ra còn các loài muỗi rừng rậm An.dirus,

An.maculatus, vùng đồi savan An.vagus, vùng đồng bằng An.sinensis;

Bảng 3.1: Phân bố muỗi theo các dạng sinh cảnh

Sinh cảnh rừng rậm có tán: Thành phần loài ít nhất: 14 loài

(53,84%), loài đặc trưng: An.dirus (mật độ: 0,010, tỷ lệ 0,81%),

An.maculatus (mật độ: 0,113, tỷ lệ 8,78%), An.minimus (mật độ: 0,025,

tỷ lệ 1,96%); Sinh cảnh savan, trảng cỏ: 19 loài (chiếm 73,07%), loài

chiếm ưu thế An.philippinensis (tỷ lệ 11,35%), An.vagus (41,13%),

An.sinensis (7,20%)... sinh cảnh savan trảng cỏ là vùng phân bố rộng

của An.minimus (tỷ lệ 1,46%, mật độ 0,020). Tỷ lệ các loài muỗi

truyền bệnh chính và phụ là 19,23%.

6 0

7 0

8 0

9 0

1 0 0

0 . 4

0 . 5

0 . 6