103

Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014
Page 2: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

2

Mục lụcLỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................2

BÁO CÁO TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2014..............................................3

KẾT QUẢ CUỘC THI “Ý TƯỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN S – IDEAS” NĂM 2014.............8

GIẢI NHẤT.................................................................................................................................9

GIẢI NHẤT...............................................................................................................................10

GIẢI NHÌ...................................................................................................................................11

GIẢI BA.....................................................................................................................................12

GIẢI KHÁN GIẢ YÊU THÍCH:...............................................................................................13

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014..................................................................................................15

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC.............................................................15

LĨNH VỰC TOÁN TIN – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...........................................................28

LĨNH VỰC HÓA HỌC.............................................................................................................35

LĨNH VỰC VẬT LÝ – VLKT – ĐTVT....................................................................................41

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG............................................................................50

LĨNH VỰC KHOA HỌC VẬT LIỆU – VẬT LÝ ỨNG DỤNG..............................................56

CHƯƠNG TRÌNH SV NCKH NĂM 2015...................................................................................65

Page 3: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

3

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động học thuật của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) trong

những năm gần đây không ngừng phát triển. Trong đó, chương trình Sinh viên Nghiên

cứu Khoa học (SVNCKH) luôn được xem là hoạt động trọng tâm để thu hút các sinh viên

đam mê sáng tạo, tích cực trong NCKH trong trường.

Chương trình SVNCKH năm 2014 của Trường ĐH KHTN tiếp tục đẩy mạnh 2

hoạt động chính là Giải thưởng SVNCKH và cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-

IDEAS dành cho nhiều đối tượng sinh viên khác nhau. Bên cạnh đó, BTC chương trình

cũng tổ chức các hoạt động đồng hành cùng sinh viên học tốt – tích cực nghiên cứu khoa

học như các lớp kỹ năng hướng dẫn phương pháp phát triển ý tưởng sáng tạo, kỹ năng

phương pháp NCKH, đẩy mạnh các hoạt động thi đua sáng tạo của các CLB học thuật,

tìm các nguồn học bổng hỗ trợ hay liên hệ các thầy cô hướng dẫn sinh viên thực hiện ý

tưởng, đề tài SVNCKH.

Nối tiếp thành công của chương trình SVNCKH năm 2014, BTC rất mong những

năm tiếp theo sẽ có thêm nhiều sinh viên tham gia NCKH, áp dụng lý thuyết học được

trên giảng đường vào nghiên cứu và thực tế, nhằm tích lũy kiến thức làm hành trang trên

con đường trở thành những nhà khoa học chân chính.

Xin chúc mừng các tác giả đã có đề tài đạt giải trong chương trình SVNCKH năm

2014. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn sinh viên để các bạn có

thể biết, có thể hiểu thế nào là NCKH và tìm thấy niềm say mê trong sự nghiệp vinh

quang ấy.

Trân trọng.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2014

Page 4: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

4

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CHƯƠNG TRÌNH “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

Năm 2014

Là trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản, bên cạnh việc đầu tư phát triển các đề

tài nghiên cứu trọng điểm, Trường ĐH KHTN luôn quan tâm phát triển phong trào

NCKH trong sinh viên. Tiếp nối thành công từ các năm trước, chương trình SVNCKH

năm 2014 được xây dựng với hai nội dung lớn nhằm hướng tới những đối tượng khác

nhau. Đó là cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-IDEAS” tạo cơ hội cho sinh viên tự

do phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phát triển một ý tưởng khoa học. Đó là

Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” dành cho sinh viên giới thiệu công trình

nghiên cứu với kết quả có tính khoa học và ứng dụng cao. Với nhiều giải pháp hiệu quả

và quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo của sinh viên, chương trình

SVNCKH năm 2014 đã đạt được những kết quả tốt, như sau:

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

1. Cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-IDEAS” – Lần VII, năm 2014

Qua 6 lần tổ chức, cuộc thi “Ý tưởng Sáng tạo Sinh viên S-IDEAS” đã thật sự trở

thành “thương hiệu” của sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên. BTC đã đầu tư nhiều

giải pháp nhằm khuyến khích sinh viên mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo và ham tìm tòi,

khám phá bản thân. Năm 2014, BTC đã tiếp tực thực hiện mô hình “San y tương”, là

một hình thức vòng loại của cuộc thi (bên cạnh hình thức truyền thống là nộp bài viết).

Tại Sàn ý tưởng, ngay từ vòng đầu, các bạn đã có sự tương tác trực tiếp với những thầy

cô có kinh nghiệm. Điều này hỗ trợ tốt cho việc hình thành phương pháp luận để có thể

phát triển ý tưởng của sinh viên.

Page 5: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

5

STT CƠ SỞ SỐ Ý TƯỞNGSỐ SINH

VIÊNSỐ Ý TƯỞNG

VÀO CK

1 Sinh học 29 28 5

2 Môi trường 10 8 3

3 CNTT 21 15 1

4 VL-VLKT 5 4 0

5 ĐTVT 3 3 0

6 Địa chất 14 15 0

7 CĐTH 6 3 0

8 KHVL 5 6 0

9 Hóa học 6 5 2

10 Toán – Tin học 2 1 0

TỔNG CỘNG 110 88 11

Từ 110 ý tưởng tham gia cuộc thi (tăng 70% so với 65 ý tưởng năm 2013). Trải

qua vòng loại với 2 hình thức là Sàn ý tưởng và nộp bài viết, 09 ý tưởng xuất sắc nhất đã

được chọn vào vòng chung kết.

Kết quả đề tài “Dụng cụ tự động nâng bệ bồn cầu” của bạn Lê Trung Nghĩa -

khoa Sinh học cùng với đề tài “Mặt nạ han điện AHT” của bạn Phan Phạm Anh Thư -

khoa Hóa học và Lê Huỳnh Trúc Ly - khoa Môi trường đã xuất sắc giành giải Nhất của

cuộc thi.

2. Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” – Năm 2014

Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” tiếp tục là sân chơi học thuật quen

thuộc nhưng cũng đầy thử thách với các bạn sinh viên. Với 132 đề tài (tăng 74% so với

năm 2013) tham gia giải thưởng ở 6 lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Sinh học, Tin học

Page 6: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

6

– Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý – Vật lý kỹ thuật – Điện tử viễn thông, Khoa

học vật liệu – Vật lý ứng dụng, Tài nguyên – Môi trường, hội đồng khoa học của các

lĩnh vực đã chọn được 6 giải nhất, 6 giải nhì, 4 giải ba và 23 giải khuyến khích.

Số lượng đề tài tham gia cụ thể từng khoa như sau:

STT Khoa Số lượng đề tài Số sinh viên

1 Sinh học 31 34

2 Công nghệ thông tin 27 41

3 Môi trường 7 8

4 Hóa học 13 18

5 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 25 37

6 Điện tử viễn thông 4 10

7 Địa chất 3 3

8 Toán tin học 5 17

9 Khoa học vật liệu 17 17

Tổng 132 185

Từ những đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường, BTC chương trình cũng đã

giới thiệu 76 đề tài (tăng 13,4% so với năm 2013) tham gia giải thưởng SVNCKH cấp

thành - Euréka 2014 và kết quả đã có 19 đề tài lọt vào vòng chung kết Euréka cấp Thành

và là đơn vị dẫn đầu số lượng các đề tài vào Vòng chung kết giải thưởng Euréka cấp

Thành.

Danh sách đề tài lọt vào vòng chung kết Euréka theo khoa:

STT Khoa Số lượng đề tài Số sinh viên

1 Sinh học 7 7

2 Công nghệ thông tin 3 6

Page 7: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

7

3 Môi trường 2 2

4 Vật lý – Vật lý kỹ thuật 3 5

5 Điện tử viễn thông 2 4

6 Địa chất 1 1

7 Khoa học vật liệu 1 1

Tổng 19 26

Nhằm khuyến khích động viên sinh viên đến với nghiên cứu khoa học, BTC cũng

trao 08 suất học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học” với tổng trị giá

19.000.000 đồng .

II. NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

Với nhiều sự đầu tư trong công tác tổ chức và tuyên truyền cho chương trình. Năm

nay tất cả các khoa trong trường đều có đề tài tham gia SVNCKH và cuộc thi “Ý tưởng

Sáng tạo Sinh viên S-IDEAS”. Bên cạnh số lượng đề tài không ngừng được tăng cao, qua

cuộc thi đã có nhiều đề tài được đánh giá rất cao ở những cuộc thi học thuật cấp cao hơn.

Qua đó phát hiện phát hiện và phát huy được nhiều nhân tố nổi bật trong học tập sáng tạo

cũng như nghiên cứu khoa học. Từ những kết quả đã đạt được ta thấy được chương trình

ngày càng phát triển nếu khơi gợi sự năng động, tính sáng tạo của sinh viên, tranh thủ sự

hỗ trợ nhiều đối tượng Đoàn cơ sở- Liên chi hội, Chi đoàn cán bộ trẻ, Đoàn khối cán bộ

trẻ và Chi ủy – Ban chủ nhiệm các khoa.

Tuy nhiên, sự tham gia chưa đồng đều giữa các khoa cho thấy sự thiếu quan tâm

tại một số cơ sở. Các cơ sở Đoàn – cơ sở Hội, CLB Học thuật các khoa cần chủ động

nắm bắt thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích sinh viên tham gia phong

trào nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu truyền đạt

kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, các lớp rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng, kỹ năng

báo cáo,…

Page 8: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

8

Từ thành công của chương trình SVNCKH năm 2014, BTC mong đó sẽ là nền

tảng để hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên phát triển mạnh mẽ trong những

năm tiếp theo.

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2014

Page 9: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

9

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

KẾT QUẢ

CUỘC THI “Ý TƯỞNG SÁNG TẠO SINH VIÊN S – IDEAS”

LẦN VI, NĂM 2014

TT TÊN Ý TƯỞNG TÊN TÁC GiẢ MSSV

KHOA KẾT QUẢ

1 Dụng cụ tự động nâng bệ bồn cầu Lê Trung Nghĩa Sinh học

GIẢINHẤT

Ý TƯỞNG ĐƯỢC YÊU THÍCH

NHẤT

2 Mặt nạ hàn điện AHTPhan Phạm Anh

ThưLê Huỳnh Trúc Ly

Hóa họcMôi trường

GIẢINHẤT

3 Game kĩ năng sống

Dương Quý ĐăngHồ Xuân VinhTrần Thy Thy

Nguyễn Hữu Phước

Hóa họcCông nghệ thông tin

Công nghệ thông tinSinh học

GIẢI NHÌ

4 Tín hiệu kết nối Xe bus- Hành khách

Nguyễn Quốc Thuận

Phan Thị SonPhạm Thị Bích Sơn

Sinh họcSinh họcSinh học

GIẢI BA

5 Thư viện ký gửi Ngô Đình Phương Ngân Sinh học

Ý TƯỞNG YÊU THÍCH SÀN Ý

TƯỞNG

6 Hy vọng xanh từ khói thuốc lá

Nguyễn Xuân QuýPhạm Tất Đạt

Sinh họcSinh học

Ý TƯỞNG YÊU THÍCH SÀN Ý

TƯỞNG

BTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH NĂM 2014

Page 10: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

10

GIẢI NHẤT – Ý TƯỞNG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT

Ý tưởng: DỤNG CỤ TỰ ĐỘNG NÂNG BỆ BỒN CẦUTác giả: Lê Trung Nghĩa

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Đa số các trường học, công sở,

bệnh viện ngày nay đều được trang bị hệ

thống nhà vệ sinh tương đối hiện đại.

Nhưng với lượng người sử dụng hằng

ngày rất nhiều, bồn cầu trong các nhà vệ

sinh này thường rất mất vệ sinh, chủ yếu

là do ý thức sử dụng kém của mọi người.

Một giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng trên là tạo ra một dụng cụ, có

chức năng tự động nâng bệ ngồi bồn cầu lên, để giảm thiểu các bệ ngồi này bị bẩn. Điều

này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi người dùng không sử dụng, bệ ngồi sẽ không bị

bẩn. Và khi không bị bẩn thì người dùng sẽ sử dụng bồn cầu một cách hợp vệ sinh. Ngoài

ra, sử dụng dụng cụ này cũng giúp cho người sử dụng không cần dùng tay để nâng bệ

ngồi lên, giảm chi phí và công sức dọn dẹp vệ sinh cho các bồn cầu này.

Một sản phầm đơn giản nhưng ý nghĩa và thiết thực, chắc chắn sẽ là một trong những sản

phẩm mà các doanh nghiệp mong muốn để tạo ra lợi ích cho mình và người sử dụng.

Page 11: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

11

1.1. GIẢI NHẤT:

Ý tưởng: MẶT NẠ HÀN ĐIỆN AHT

Tác giả:

Phan Phạm Anh ThưLê Huỳnh Trúc LyEmail: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Với nhiều ưu thế vượt trội, hàn hồ quang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng

trong công nghiệp hiện đại, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy.

Nhưng bên cạnh đó, quá trình hàn hồ quang sản sinh nhiều yếu tố độc hại, ảnh

hưởng nghiêm trọng sức khỏe người lao động.

Vấn đề bảo hộ lao động hiện đã được lưu tâm với nhiều dòng sản phẩm mặt nạ

hàn chuyên dụng. Tuy nhiên, mặt nạ hàn điện “AHT” với cấu tạo đặc biệt, mới mẻ không

chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe mà còn khắc phục được những khuyết điểm ở các

thiết bị hiện hành.

Page 12: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

12

GIẢI NHÌ:

Ý tưởng: GAME KĨ NĂNG SỐNG

Tác giả:

Dương Quý Đăng

Hồ Xuân Vinh

Trần Thy Thy

Nguyễn Hữu Phước

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Mục đích – ý nghĩa của ý tưởng- Tạo nên một hệ thống huấn luyện kĩ năng mềm với giá thành cực thấp và hiệu

quả cao hơn rất nhiều so với các khóa học. Có thể tự do về mặt thời gian và khám phá

được bản thân của mình.

- Hướng nghiệp và rèn luyện đạo đức một cách hấp dẫn, không gò bó lại thiết

thực, không nặng tính học thuật.

- Phát triển một mô hình game lành mạnh và tính tương tác cao.

- Mô hình gần gũi, đơn giản và sáng tạo mang lại nhiều niềm vui và cảm xúc sâu

lắng cho giới trẻ.

- Gắn liền với thực tế, tạo sức hút ngay với các bí ẩn ngay trong thành phố đang

sống.

Nội dung thực hiện ý tưởng

Page 13: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

13

- Tiến hành xây dựng một cốt truyện game gắn liền với cuộc sống hằng ngày.

- Thiết lập thành phố với các địa điểm y như đời thực.

- Hệ thống nhiệm vụ đa dạng, thú vị và tinh tế giúp người chơi gầy dựng thói quen

tốt, cách suy nghĩ phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, rèn luyện kĩ năng.

- Cung cấp thông tin, kiến thức thường thức qua đối tượng game.

- Hình thức chơi đa dạng trong mỗi nhiệm vụ.

GIẢI BA:

Ý tưởng: Tín hiệu kết nối Xe buýt – Hành kháchTác giả:

Nguyễn Quốc ThuậnPhan Thị SonPhạm Thị Bích SơnEmail: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Ý tưởng Tín hiệu kết nối

xe buýt-hành khách được đưa

ra với mục đích hướng tới hệ

thống xe buýt công cộng văn minh, tiện lợi và an toàn hơn.

Xe buýt là phương tiệnrẻ, tiện lợi và giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là

phương tiện di chuyển thân thuộc của nhiều người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên,

công nhân.Đối với một bộ hành khách vì thị lực kém, người lớn tuổi hoặc là người

khuyết tật, khiếm thị, việc trông rõ số xe và đón đúng tuyến buýt lại trở thành một trở

ngại, gây không ít phiền hà.

Hệ thống tín hiệu kết nối xe buýt- hành khách là hệ thống tương tác động giữa

hành khách với lái xe. Người đi xe buýt chỉ cần nhấn nút thông báo tuyến xe cần và ngồi

chờ xe dừng trạm, không cần phải bồn chồn, thấp thỏm đứng ngóng từng chuyến xe qua,

lo sợ việc nhỡ chuyến. Hơn nữa, việc hệ thống được đưa vào sử dụng cũng sẽ giúp cho

Page 14: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

14

người khuyết tật, người già không còn tâm lý e ngại khi phải đón xe. Bên cạnh đó, hệ

thống này cũng giúp các bác tài có thể chủ động hơn khi dừng đỗ, tránh các bất cập khi

đón trả khách.

Hệ thống được vận hành với các nguyên lí đơn giản, trực quang, dễ sử dụng đối

với người dân. Nguồn vật liệu cơ bản, phổ biến trên thị trường nên có thể áp dụng đưa hệ

thống đi vào đại trà.

Đề tài Tín hiệu kết nối xe buýt-hành khách mang tính thiết thực, cần thiết.

Chúng tôi mong rằng hệ thống này sẽ được đưa vào sử dụng để hệ thống xe buýt công

cộng trở nên hiện đại,tiện lợi, mở rộng số lượng, thành phần người đi buýt, góp phần vào

sự văn minh của Thành phố.

GIẢI Ý TƯỞNG YÊU THÍCH SÀN Ý TƯỞNG:

Ý tưởng: Thư viện ký gửiTác giả:

Ngô Đình Phương Ngân

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Thư Viện Ký Gửi là nơi để mọi người có thể

đem sách của mình đến để gửi nhờ bảo quản cũng

như chia sẻ sách của mình mà vẫn là chủ sở hữu

sách. Đồng thời, bạn đọc có thể tiếp cận được nhiều

nguồn sách, thể loại sách với không gian thoải mái

hơn so với các thư viện truyền thống.

Sách mang đến thư viện được quản lý bằng hệ thống mã vạch.

Người sử dụng (bao gồm người ký gửi và bạn đọc) được quản lý qua thẻ cá nhân.

Tư trang cá nhân được mang vào dễ dàng với túi cá nhân riêng, quản lý xuất

nhập chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

Đến với Thư Viện Ký Gửi, sách của bạn luôn là của bạn.

Page 15: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

15

GIẢI Ý TƯỞNG YÊU THÍCH SÀN Ý TƯỞNG:

Ý tưởng: Hy vọng xanh tư khói thuốc láTác giả:

Nguyễn Xuân Quý

Phạm Tất Đạt

Email: [email protected]

Tóm tắt ý tưởng:

Mục đích – ý nghĩa của ý tưởng

Giúp giảm độ độc hại và

mùi hôi của thuốc lá đối với người hút và người xung quanh.

Biến những đầu lọc thuốc lá gây ô nhiễm môi trường thành môi trường để phát

triển hạt giống cây.

Nội dung thực hiện ý tưởng

Tẩm vào đầu lọc thuốc lá và giấy bao thuốc các loại dược phẩm hoặc hóa chất

không gây hại cho người hút. Dược phẩm này có tác dụng kết hợp với các chất có trong

khói thuốc làm giảm tác hại của các chất này và mùi hôi của khói thuốc.

Bên cạnh đó, thêm vào đầu lọc thuốc hạt giống hoa hoặc cỏ dễ mọc trong các môi

trường khác nhau. Khi các đầu lọc thuốc lá bị vứt ra môi trường mà không được thu gom,

các hạt giống này sẽ mọc thành cây con. Các cây con này sẽ phần nào hấp thụ bớt các

chất độc hại còn lại trong đầu lọc thuốc và giúp môi trường trờ nên xanh đẹp hơn, bớt ô

nhiễm.

Page 16: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

16

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1 Tạo dòng và thu nhận chọn lọc kháng thể đa dòng kháng tế bào Jurkat T

TS.Trần Văn HiếuCN.Trịnh Minh Thượng

Huỳnh Thị Xuân Mai

2

Khảo sát tác dụng bảo vệ gan của sâm Việt Nam trồng (Panax vietnamensís Ha et GruSHv.) trên thực nghiệm gây tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng cyclophosphamid và ethanol

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Thị Thanh Hồng

3

Sử dụng cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylium để chế tạo vật liệu nhựa composite trên nền nhựa polyvinyl alcohol

TS.Lương Thị Mỹ Ngân Phan Thị Thu Hồng

4

Đặc điểm dinh dưỡng của lưỡng cư trưởng thành theo các dạnh sống tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

TS.Trần Thị Anh Đào Trương Văn Hoàng

5

Đặc điểm hình thái, môi trường sống và dinh dưỡng của nòng nọc giống Leptobrachium ở Vườn quốc gia Bidoup - núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

ThS.Lê Thị Thùy Dương

Trần Thị Cẩm Loan

6

Đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc trung mô máu dây rốn trên mô hình chuột xơ gan bằng CCI4

ThS.Trương Hải Nhung Lê Văn Trình

7 Khảo sát quy trình chuyển gene trên cây cải xoăn kiểng Brasica oleracea

ThS.Cung Hoàng Phi Phượng

Nguyễn Thị Thanh Hiếu

Page 17: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

17

var. acephala bằng phương pháp gián tiếp qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

8

Thiết lập quy trình trữ lạnh mô buồng trứng bò bằng phương pháp hạ nhiệt độ chậm (Slow Freezing)

ThS.Nguyễn Thị Thu Lan

Nguyễn Minh Tài Lộc

9

Khảo sát ảnh hưởng của methyl jasmonate (MeA) đối với sự thoát ra tinh dầu ở gừng Zingiber oficinale và khai thác cơ sở dữ liệu AREST (Aromatic Rhizome EST) hướng đến tìm hiểu cơ sở phân tử của sự sinh tổng hợp terpene ở gừng

TS.Nguyễn Thị Hồng Thương

La Ngọc Thùy Vân

10

Tạo dòng và biểu hiện hGM-CSF (Human Granulocyte-Macrophage Colony-stimulating factor) tái tổ hợp trên tế bào CHO K1

TS.Trần Văn Hiếu ThS.Ngô Thị Kim Hằng

Trương Hoàng Phụng

11

Phân lập và đánh giá tính an toàn của tế bào gốc trung mô thu nhận từ mô mỡ

ThS.Vũ Bích Ngọc Võ Lê Hoàng Triều

Page 18: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

18

Tên đề tài: Tạo và thu nhận chọn lọc kháng thể đa dòng kháng tế

bào Jurkat Họ và tên: HUỲNH THỊ XUÂN MAI

MSSV: 1018228

Chuyên ngành: CNSH Công nghiệp

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Thành tích học tập: tốt nghiệp ngành CNSH trường Đại

học KHTN loại Giỏi

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, vật ghép chống chủ (GvHD) vẫn là rào cản lớn nhất trong ứng dụng

ghép tủy dị cá thể để điều trị các căn bệnh về máu, đặc biệt là ung thư máu. Vật ghép

chống chủ được gây ra do tế bào lympho T trưởng thành của người cho tấn công mô và

cơ quan người nhận. Vậy nên, loại bỏ tế bào lympho T bằng hạt từ miễn dịch là một trong

những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục GvHD. Trong nghiên cứu này kháng thể

đa dòng kháng tế bào Jurkat T được tạo ra nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho việc tạo hạt

từ miễn dịch. Đầu tiên, màng tế bào Jurkat T được thu nhận bằng phương pháp ly trích

điểm sương sử dụng Triton X-114. Tiếp theo, phân đoạn màng được sử dụng để kích

thích đáp ứng miễn dịch ở thỏ với lượng 50 μg ở lần đầu tiên và 25 μg ở ba lần nhắc sau.

Huyết thanh thu nhận ở lần tiêm nhắc cuối được tủa trong muối ammonium sulfate bão

hòa 50% để thu lấy kháng thể. Kháng thể đa dòng thu nhận được tinh sạch bằng sắc kí cột

ái lực protein A và phân tích độ tinh sạch bằng điện di SDS-PAGE. Kháng thể đa dòng

sau tinh sạch được kiểm tra khả năng nhận diện tế bào Jurkat T và chọn lọc âm với tế bào

TF-1, dòng tế bào gốc tạo máu, nhằm thu nhận được kháng thể đa dòng kháng tế bào

Jurkat T và không kháng tế bào gốc tạo máu. Kết quả cho thấy kháng thể đa dòng thu

được có khả năng nhận diện yếu tế bào TF-1 và nhận diện mạnh tế bào Jurkat T.

Page 19: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

19

Tên đề tài: Khảo sát tác dụng bảo vệ gan của sâm Việt Nam trồng

(Panax Vietnamensis ha et grushv.) trên thực nghiệm gây tổn thương

gan bằng cyclophosphamid và ethanol

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH HỒNG

MSSV: 1015132

Chuyên ngành: Sinh học Động vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Tổn thương gan do sử dụng rượu hay do tác

dụng phụ của thuốc ngày càng phổ biến. Việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên

trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan đang là mối quan tâm hàng đầu.

Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) hoang dại là dược liệu có giá

trị và đặc hữu của nước ta đang dần cạn kiệt; thay vào đó nguồn sâm được sử dụng chủ

yếu từ nguồn trồng trọt. Sâm Việt Nam trồng có thành phần hóa học tương tự như sâm

hoang dại nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu hệ thống về tác dụng dược lý. Do đó, đề tài

được tiến hành với mục đích nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan theo hướng chống oxy hóa

của sâm Việt Nam trồng trên thực nghiệm gây tổn thương gan bằng cyclophosphamid và

ethanol; dựa trên các chỉ tiêu khảo sát định lượng: hoạt độ men AST (aspartate

aminotransferase), men ALT (alanine aminotransferase), hàm lượng malonyl dialdehyd

(MDA), hàm lượng glutathion (GSH).

Nguyên liệu nghiên cứu: Thân rễ và rễ củ của Sâm Việt Nam (SVN) trồng 6 năm

tuổi được thu hái vào tháng 10/2012 tại trại Dược liệu Trà Linh, tỉnh Quảng Nam được

chiết theo phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 45% thu được cao toàn phần.

Page 20: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

20

Kết quả nghiên cứu:

Các chất chuyển hóa tại gan của thuốc hóa trị ung thư cyclophosphamid hay

ethanol gây tổn thương gan theo cơ chế peroxy hóa lipid. Nghiên cứu thực nghiệm gây

tổn thương gan chuột nhắt trắng bằng cyclophosphamid hay ethanol cho thấy hàm lượng

MDA trong gan, một sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid tăng và hàm lượng chất

chống oxy hóa nội sinh GSH giảm. Cao toàn phần SVN liều uống 100-200 mg/kg thể

hiện tác dụng làm giảm sự gia tăng hàm lượng MDA và tăng hàm lượng GSH trong gan;

đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Cao toàn phần SVN liều uống 100-200 mg/kg còn

làm giảm hàm lượng men AST trong thực nghiệm gây tổn thương gan bằng ethanol.

Kết luận: Sâm Việt Nam trồng có tác dụng chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan

trên chuột nhắt trắng bị gây tổn thương oxy hóa bằng cyclophosphamid và ethanol.

Tên đề tài: Sử dụng cellulose tư vi khuẩn acetobacter xylinum để chế

tạo vật liệu nhựa composite trên nền nhựa polyvinyl alcohol

Họ và tên: PHAN THỊ THU HỒNG

MSSV: 101815

Chuyên ngành: Sinh học – CNSH

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Cellulose vi khuẩn (BC) đặc trưng bởi

nhiều tính chất độc đáo như độ tinh khiết cao, độ bền cơ học lớn, không có độc tính và

không gây dị ứng. Với những đặc tính đó, BC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như

màng che phủ sinh học, giấy, dệt, điện tử và đặc biệt là trong lĩnh vực y sinh. Mục đích

của đề tài là chế tạo vật liệu tổng hợp mới có những đặc tính tốt hơn về độ bền nhiệt và

độ bền cơ học trên cơ sở phối trộn BC được tổng hợp từ Acetobacter xylinum và hai loại

Page 21: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

21

polyvinyl alcohol (PVA 217 và PVA Kuraray). Đóng vai trò là một vật liệu phụ gia

masterbatch, hỗn hợp BC/PVA 217 được trộn với PVA Kuraray và được cho vào máy

trộn gia nhiệt Haake ở nhiệt độ 170C, 80 vòng/phút trong 15 phút để PVA tan chảy hoàn

toàn. Sau đó, hỗn hợp được ép khuôn bởi máy ép thủy lực. Đánh giá cấu trúc của sản

phẩm thu được bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ hồng ngoại (FT-IR). Tính ổn

định nhiệt được phân tích bởi máy phân tích nhiệt trọng lượng (TGA), và tính chất cơ lý

của vật liệu cũng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng BC và PVA có độ tương hợp

tốt do hình thành liên kết hydrogen giữa các phân tử với nhau. Vật liệu có độ bền nhiệt

cao hơn so với PVA ban đầu, và tính chất cơ lý của vật liệu cũng được cải thiện. Các kết

quả cho thấy composite được chế tạo từ cellulose vi khuẩn và PVA là ứng viên tiềm

năng, có thể thay thế cho vật liệu nhựa truyền thống không có khả năng bị phân hủy sinh

học.

Tên đề tài: Đặc điểm hình thái, môi trường sống và dinh dưỡng

của nòng nọc giống Leptobrachium ở vườn quốc gia Bidoup – Núi

Bà, tỉnh Lâm Đồng

Họ tên: TRẦN THỊ CẨM LOAN

MSSV: 1015737

Khoa: Sinh học – CN Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Nòng nọc là giai đoạn quan trọng trong vòng đời

của các loài lưỡng cư. Thông tin về chế độ dinh dưỡng của

nòng nọc có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn nhóm sinh vật đang bị đe dọa bởi những

thay đổi môi trường này. Đề tài đã phân tích đặc điểm hình thái qua từng giai đoạn phát

triển, tìm hiểu đặc điểm môi trường sống và thành phần thức ăn của hai loài nòng nọc

Page 22: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

22

Leptobrachium. cf. leucops và Leptobrachium pullum thuộc giống Leptobrachium (họ

Megophryidae) ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả đã ghi nhận

được hai loài nòng nọc này có các đặc điểm hình thái thích nghi với đời sống bám đáy,

sống môi trường nước chảy chậm hay nước đứng. Thành phần thức ăn loài L. cf. leucop

gồm 16 loài thuộc ngành khuê tảo (Bacillariophyta); 1 loài ngành tảo lục (Chlorophyta);

1 loài ngành tảo đỏ (Rhodophyta); 6 loài protozoa; 3 loài trong lớp Rotifera. Thành phần

thức ăn loài L. pullum gồm 13 loài thuộc ngành khuê tảo (Bacillariophyta); 1 loài ngành

Rhodophyta; 5 loài protozoa. Thức ăn chủ yếu của nòng nọc hai loài L. cf. leucops và L.

pullum là tảo, trong đó ciếm ưu thế nhất là giống Eunotia.

Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị của tế bào gốc trung mô máu dây rốn trên mô hình chuột xơ gan bằng CCL4

Họ tên: LÊ VĂN TRÌNH

MSSV: 1015903

Chuyên ngành: Sinh học động vật

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Liệu pháp tế bào gốc là liệu pháp mới và tiềm năng trong điều trị bệnh xơ gan,

trên thế giới liệu pháp đang áp dụng ở giai đoạn lâm sàng. Ở nước ta, gây tạo được mô

hình chuột xơ gan bằng CCl4 phục vụ cho nghiên cứu và có những nghiên cứu sử dụng tế

bào gốc trung mô từ tủy xương, mô mỡ trong điều trị xơ gan trên mô hình chuột. Để đánh

giá nguồn tế bào hiệu quả cho điều trị bệnh xơ gan trên mô hình chuột tôi tiến hành

nghiên cứu sử dụng tế bào gốc trung mô máu dây rốn. Chuột thí nghiệm được gây tạo mô

hình xơ gan bằng CCl4. Tiến hành ghép 106 tế bào/ 150 µl PBS- thông qua tĩnh mạch cửa

gan chuột, ở nhóm đối chứng ghép PBS-. Sau 21 ngày chuột được đánh giá các chỉ tiêu

liên quan đến xơ gan từ sinh hóa, mức độ biểu hiện gen, tới mô học. Kết quả thu được

Page 23: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

23

cho thấy chuột điều trị với tế bào cải thiện các chỉ tiêu: sinh hóa như AST, Billirubin

nhóm điều trị giảm về mức bình thường, trong khi đó nhóm đối chứng vẫn còn cao. Mức

độ biểu hiện gen liên quan tới xơ hóa như procollagen, integrin, TGFβ, Nt5e, fibronectin

của nhóm điều trị giảm biểu hiện nhiều lần so với nhóm chứng. Cấu trúc mô học nhóm

điều trị phục hồi tốt hơn so với nhóm chứng. Do đó có thể nói tế bào gốc trung mô máu

dây rốn là một nguồn tế bào tiềm năng trong điều trị bệnh xơ gan trên mô hình chuột.

Tên đề tài: Khảo sát quy trình chuyển gene trên cây cải xoăn kiểng Brasica oleracea var. acephala bằng phương pháp gián tiếp qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

Họ tên: NGUYỄN THỊ THANH HIẾU

MSSV: 1018120

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Nông nghiệp

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong nghiên cứu này, hạt cải xoăn kiểng giống Mỹ

được khử trùng bằng Javel ở nồng độ 20% sau 7 ngày nảy

mầm, tiến hành khảo sát khả năng tái sinh chồi của 3 bộ phận: lá mầm, cuống lá mầm, trụ

hạ diệp trên các môi trường khác nhau. Kết quả thu được là: Trụ hạ diệp là loại mô cảm

ứng tạo chồi tối ưu của cải xoăn kiểng. Môi trường MS có AgNO3 (0,5 mg/L), bổ sung

BA (5 mg/L) là môi trường cảm ứng tạo chồi tối ưu ở trụ hạ diệp cây cải xoăn kiểng

Brassica oleracea var. acephala (tỷ lệ mẫu tạo chồi đạt 78,81% ± 2,03%).

Tiến hành khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển gene trên trụ hạ

diệp của cây cải xoăn kiểng bằng phương pháp sử dụng Agrobacterium tumefaciens thu

được kết quả:

Page 24: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

24

Nuôi khuẩn trên môi trường AB, ủ tối 28oC, 72 giờ; khi chuyển gene, hòa sinh

khối khuẩn vào dung dịch môi trường tái sinh tối ưu, sao cho chỉ số OD600 = 0,2 – 0,3.

Không ủ mẫu với dịch khuẩn (chỉ dùng mũi dao cấy thấm vào dịch khuẩn trước mỗi lần

cắt, sau đó cắt mẫu và đặt lên môi trường tái sinh tối ưu), bổ sung AS nồng độ 80 µM vào

dung dịch tiền chuyển gene, đồng nuôi cấy 5 ngày. Mẫu sau thời gian đồng nuôi cấy

được đặt lên môi trường tái sinh tối ưu nuôi ở 32oC, 24 giờ trong tối mang lại hiệu quả

chuyển gene giả định cao hơn so cách chuẩn bị khuẩn trên môi trường YEP (tỷ lệ chuyển

gene giả định là 5,48%) . Sau đó rửa mẫu với cefotaxime ở nồng độ 300 mg/L 1 lần (30

giây), rửa nước cất vô trùng 3 lần, rửa lại với kháng sinh 1 lần (30 giây), đặt lên môi

trường tái sinh tối ưu bổ sung cefotaxime nồng độ 100 mg/L là quy trình chuyển gene

thích hợp ở mô trụ hạ diệp cải xoăn kiểng Brassica oleracea var. acephala bằng phương

pháp gián tiếp sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.

Tên đề tài: Thiết lập quy trình trữ lạnh mô buồng trứng bò bằng phương pháp hạ nhiệt độ chậm (Slow Freezing)

Họ tên: NGUYỄN MINH TÀI LỘC

MSSV: 1018220

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Mục tiêu: thiết lập qui trình trữ lạnh mô buồng trứng trên mô hình bò để ứng dụng

trên người tại Việt Nam.

Phương pháp: buồng trứng bò được thu nhận từ lò mổ và bảo quản ở 4oC tối đa

12 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm. Phần vỏ mô buồng trứng được xử lý để thu nhận

Page 25: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

25

các mảnh mô với kích thước 10x10x1mm. Các mảnh vỏ mô buồng trứng được chia ngẫu

nhiên thành 2 nhóm: (1) mẫu mô trước đông lạnh (đối chứng), và (2) mẫu mô được đông

lạnh bằng phương pháp đông lạnh chậm (nhóm thí nghiệm). Sau đó, các mảnh mô buồng

trứng được xử lý với men Collagenase Ia để phân lập nang noãn và nhuộm với Neutral

Red. Tỉ lệ nang noãn sống sau đông lạnh - rã đông mô buồng trứng so với tỉ lệ nang sống

trong mẫu đối chứng được sử dụng làm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của qui trình đông

lạnh.

Kết quả: qua 10 lô thí nghiệm, tỉ lệ nang noãn sống trung bình sau đông lạnh – rã

đông so với nhóm chứng là 72,46 ± 6,11%.

Kết luận: Nghiên cứu đã thiết lập thành công quy trình trữ lạnh mô buồng trứng

đầu tiên trên mô hình bò tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình này cần cải tiến hơn nữa để

có thể ứng dụng điều trị ở người trong tương lai.

Tên đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của methyl jasmonate (MeJA) đối với sự thoát ra tinh dầu ở gưng Zingiber officinale và khai thác cơ sở dữ liệu ArREST (Aromatic Rhizome EST) hướng đến tìm hiểu cơ sở phân tử của sự sinh tổng hợp terpene ở gưng

Họ tên: LA NGỌC THÙY VÂN

MSSV: 1018531

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Thành tích về học tập: điểm trung bình tốt nghiệp 7.71

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Page 26: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

26

Gừng Zingiber officinale là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, có nhiều ứng dụng

rộng rãi trong công nghiệp và y dược cũng như đã được thương mại hóa thành nhiều dạng

sản phẩm khác nhau. Với nguồn tinh dầu đa dạng về thành phần lẫn chức năng, gừng

mang những gen quý cho phép chúng ta phân lập các gen mã hóa cho hai họ enzyme

prenyl transferase (PT) và terpene synthase (TPS) tham gia vào sự sinh tổng hợp những

hợp chất tinh dầu trong gừng, tạo nguồn vật liệu di truyền để đưa tính trạng mùi hương

mới và tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện stress và tác nhân gây bị thương

vào một số loài thực vật khác nhau và tạo tiền đề cho việc mở rộng các nghiên cứu ứng

dụng enzyme PT và TPS trong công nghệ tổng hợp, tinh chế các đơn hương nhằm nâng

cao giá trị của tinh dầu. Để bước đầu đánh giá về cơ chế sinh tổng hợp terpene ở gừng

Zingiber officinale, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của Methyl Jasmonate

(MeJA) – một hormone đã được chứng minh hiện diện khi cây bị thương và có liên quan

đến sự tổng hợp các hợp chất thứ cấp của thực vật – đối với sự thoát ra các hợp chất bay

hơi ở gừng. Để xác định thành phần những hợp chất bay hơi thoát ra trực tiếp từ mẫu

gừng tác giả đã thiết kế mô hình thí nghiệm mới sử dụng phương pháp vi chiết trên pha

rắn kết hợp với sắc ký khí ghép khối khổ (SPME/GC–MS). Kết quả cho thấy xử lý MeJA

trên củ hay lá đều làm gia tăng hàm lượng một số hợp chất monoterpene và dẫn xuất

monoterpenoid của gừng, trong khi đó, sesquiterpene thoát ra từ mô củ và mô lá tương tự

nhau dù tiến hành xử lý MeJA ở củ hay ở lá gừng. Song song đó, chúng tôi cũng đã xác

định được 13 EST mã hóa cho các protein enzyme họ PT và 58 EST mã hóa cho các

protein enzyme họ TPS từ cơ sở dữ liệu ArREST (Aromatic Rhizome EST) và NCBI

bằng các công cụ và phần mềm tin sinh học. Với kết quả khảo sát này, một nghiên cứu

sâu hơn về ảnh hưởng của MeJA đối với sự biểu hiện của các gen PT và TPS được mã

hóa bởi các cDNA/EST ở trên đang được tiến hành nhằm đánh giá mối liên hệ giữa sự

thoát ra các hợp chất bay hơi ở gừng với sự biểu hiện các gen mã hóa cho enzyme PT và

TPS (cùng được cảm ứng hoặc cùng bị ức chế bởi MeJA) làm cơ sở cho việc dự đoán cơ

chất của protein enzyme được mã hóa bởi các trình tự cDNA/EST trên, hỗ trợ việc phân

lập và khảo sát chức năng của các enzyme PT và TPS mới từ gừng.

Page 27: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

27

Tên đề tài: TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN hGM-CSF (Human Granulucyte-Macrophage Colony Stimulating Factor) TÁI TỔ HỢP TRÊN TẾ BÀO CHO-K1

Họ tên: TRƯƠNG HOÀNG PHỤNG

MSSV: 1018315

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Thành tích về học tập: 8,04

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

hGM-CSF là nhân tố kích thích tạo cụm bạch cầu hạt và đại

thực bào. Cytokine này có phổ tác dụng rộng trong cơ thể, từ các tế bào tiền thân tạo

máu, tế bào tua, đến tế bào cơ trơn, tế bào biểu mô và cả một số tế bào thần kinh. Sự

glycosyl hóa, dù không đóng vai trò trong tương tác với thụ thể của glycoprotein này

nhưng có tác dụng làm tăng độ bền của hGM-CSF ở điều kiện in vivo. Những sản phẩm

hGM-CSF tái tổ hợp sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu được sản xuất từ Echerichia coli

và Saccharomyces cerevisiae, những loại tế bào chủ không có bộ máy biến đổi sau dịch

mã giống người. Trong nghiên cứu này, gene hgm-csf mã hóa cho protein hGM-CSF

được chuyển vào trong tế bào buồng trứng chuột hamster Trung Quốc (CHO-K1 cells) và

đánh giá khả năng biểu hiện protein này. Trước tiên, gene được chèn vào plasmid

pcDNA3.1+ ngay sau promoter CMV. Vector tái tổ hợp được sáng lọc bằng PCR khuẩn

lạc với cặp mồi đặc hiệu, cắt hạn chế và giải trình tự. Vector tái tổ hợp sau quá trình kiểm

tra được đặt tên pcDNA-hGM. Sau đó, vector tái tổ hợp đưa vào tế bào CHO K1 bằng

phương pháp biến nạp sử dụng cationic lipid và nuôi chọn lọc bằng kháng sinh Geneticin.

Kết quả cho thấy gene hgm-csf đã được dòng hoá vào vector pcDNA3.1+ tại vị trí EcoRI

và XhoI. Môi trường nuôi tế bào CHO-K1/pcDNA-hGM kích thích sự tăng sinh của dòng

tế bào TF-1, dòng tế bào sống phụ thuộc hGM-CSF. Như vậy, vector tái tổ hợp pcDNA-

Page 28: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

28

hGM đã được cấu trúc thành công và dòng tế bào mang gene tái tổ hợp

CHO-K1/pcDNA-hGM biểu hiện protein hGM-CSF có hoạt tính. Đây là cơ sở cho bước

khảo sát các điều kiện thu nhận và tinh chế hGM-CSF tiếp sau.

Tên đề tài: Phân lập và đánh giá tính an toàn của tế bào gốc trung mô thu nhận tư mô mỡ

Họ tên: VÕ LÊ HOÀNG TRIỀU

MSSV: 1015900

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Khoa: Sinh học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Ghép tế bào gốc là một lựa chọn mới trong điều trị

lâm sàng đối với các tổn thương mô. Mô mỡ với những người béo phì trở thành một kết

cấu dư thừa, cần loại bỏ, nhưng đối với y học tái tạo, đây là cơ quan chứa nguồn tế bào

gốc phong phú, có tiềm năng cao trong điều trị nhiều loại bệnh. Hiện nay, các ứng dụng

lâm sàng sử dụng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ (ADSC) trong điều trị bệnh đang được

quan tâm rộng rãi trên thế giới. Ở VN, việc ứng dụng còn mới mẻ, chưa đồng bộ và chưa

có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh cho khả năng ứng dụng cũng như tính an toàn

của nó ở cả mức độ in vitro lẫn in vivo. Trong nhiên cứu này, chúng tôi thực hiện đánh

giá khả năng phân lập và tính an toàn của tế bào gốc mô mỡ ở mức độ in vitro và thử

nghiệm ở mức in vivo tiền lâm sàng. Kết quả thu được là tiền đề để chúng tôi cũng như

các nhà khoa học và các bác sĩ lâm sàng có cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn hướng

tới chữa bệnh cho con người, đồng thời góp phần làm giàu cơ sở dữ liệu cho các nghiên

cứu trong y học tái tạo.

Page 29: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

29

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾTGIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC TOÁN TIN – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1Một số phương pháp tương tác đối tượng ảo trong không gian 3 chiều TS.Trần Minh Triết Nguyễn Minh Sang

Trần Quang Tánh

2Xây dựng thử nghiệm chương trình nhận diện Malware dựa trên tập ngữ nghĩa và kĩ thuật so khớp

Thầy Cao Đăng TânThS.Mai Xuân Phú

Võ Thị Yến NhiNguyễn Văn Nhương

3Nhận dạng nét vẽ dựa trên mã thưa đa mức và ứng dụng tương tác thông minh bằng nét vẽ

TS.Trần Minh TriếtTrần Gia Lạc

Lê Minh Trí Tuệ

4Xử lý bóng đổ của các đối tượng di chuyển trong camera giám sát TS Trần Minh Triết Trần Công Nguyên

5Tìm hiểu và xây dựng hệ thống tư vấn du lịch theo ngữ cảnh với giải pháp tích hợp cơ sở dữ liệu đa chiều

ThS.Hồ Thị Hoàng VyThS.Lê Nguyễn

Hoàng Nam

Nguyễn Nhật DuyMai Nhật Vinh

6Không gian con thống kê cho nhận dạng mặt người có cảm xúc

PGS. TS Lê Hoàng TháiThS.Trương Phước

HưngLê Tấn Đăng Khoa

7Tìm kiếm trên dữ liệu đã mã hóa và ứng dụng

ThS Đặng Hải VânPGS.TS Nguyễn Đình

Thúc

Trịnh Thị Bình YênLê Minh

8Mô hình dự đoán đột biến protein màng trên virus cúm A kí sinh ở người, được phát hiện tại Việt Nam

PGS.TS.Phạm Thế BảoTS.Lê Thị Lý

Trần Tuấn Anh

9

Xây dựng mô hình tối ưu gene sử dụng thuật giải di truyền kết hợp mạng neuron nhân tạo, phương pháp phân cụm và phương trình vi phân

PGS.TS Phạm Thế BảoTS Nguyễn Đức Hoàng

ThS.Võ Trí Nam

Trần Tuấn AnhTrương Võ Hữu Thiên

Huỳnh Tân

Page 30: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

30

Tên đề tài: Một số phương pháp tương tác đối tượng ảo trong không gian 3 chiều

Họ tên: NGUYỄN MINH SANG - TRẦN QUANG TÁNH

MSSV: 1012349 - 1012367

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Tên đề tài: Xây dựng thử nghiệm chương trình nhận diện Malware dựa trên tập ngữ nghĩa và kĩ thuật so khớp

Họ tên: VÕ THỊ YẾN NHI - NGUYỄN VĂN NHƯƠNG

MSSV: 1012283 - 1012284

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Tên đề tài: Nhận dạng nét vẽ dựa trên mã thưa đa mức và ứng dụng tương tác thông minh bằng nét vẽ

Họ tên: TRẦN GIA LẠC - LÊ MINH TRÍ TUỆ

MSSV: 1012209 - 1012506

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm vì nó quyết định trực

tiếp đến sự thịnh vượng của mỗi quốc gia trong tương lai. Để cải thiện chất lượng giáo

dục, những nhà giáo dục học luôn cố gắng tìm ra những cách giảng dạy giúp cho việc tiếp

Page 31: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

31

thu kiến thức trở nên dễ dàng và tự nhiên. Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực từ máy móc,

việc dạy và học trở diễn ra thuận lợi bởi các công cụ như slide, video hay dụng cụ thí

nghiệm.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những con đường mới trong việc làm mới cách thức

giáo dục, khiến nó sinh động và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của

lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin đã mang đến những sự thay đối tích cực cho cuộc sống

con người. Minh chứng rõ nhất chính là sự ra đời của các dòng thiết bị cảm ứng hay máy

móc hiểu được ý nghĩ con người thông qua âm thanh và hình ảnh-một bước đột phá mới

trong việc mở rộng cách thức tương tác giữa người và máy. Về mặt tự nhiên, cử động

chạm, lời nói hay cử chỉ là những phương thức truyền đạt thông tin hiệu quả nhất nên, tất

nhiên, những ứng dụng tương tác người máy sẽ tập trung vào những phương thức này.

Tuy nhiên, con người vẫn còn những phương thức truyền đạt thông tin hiệu quả khác

nhưng chưa được chú ý và khai thác. Điển hình đó là nét vẽ-một phương thức truyền đạt

thông tin hiệu quả đã được con người sử dụng từ thời xa xưa.

Với nhận định trên, chúng em đã nghiên cứu về thể thức tương tác người máy

bằng nét vẽ. Ngoài ra, nhằm góp phần làm cho việc dạy và học trở nên sinh động hơn,

những thành quả nghiên cứu trên sẽ được vận dụng vào việc xây dựng các ứng dụng giáo

dục. Cụ thể hơn, trong luận văn này, chúng em sẽ tiến hành nghiên cứu và xây dựng một

môi trường tương tác thông minh dựa trên nét vẽ-một dạng dữ liệu tuy đơn giản nhưng lại

mang nhiều ngữ nghĩa và cũng thu hút được sự chú ý của con người.

Tên đề tài: Xử lý bóng đổ của các đối tượng di chuyển trong camera giám sát

Họ tên: TRẦN CÔNG NGUYÊN

MSSV: 1012263

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Page 32: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

32

Tên đề tài: Tìm hiểu và xây dựng hệ thống tư vấn du lịch theo ngữ cảnh với giải pháp tích hợp cơ sở dữ liệu đa chiều

Họ tên: MAI NHẬT VINH - NGUYỄN NHẬT DUY

MSSV: 1012531 - 1012561

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected] [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Các kỹ thuật tư vấn truyền thống chỉ tập trung vào đặc điểm của user và item mà

không xem xét các thông tin ngữ cảnh trong quá trình tư vấn. Cơ sở dữ liệu đa chiều là

một trong những hướng giải quyết phù hợp cho việc tích hợp thông tin ngữ cảnh vào hệ

thống tư vấn. Hơn nữa, khi cơ sở dữ liệu đa chiều được biểu diễn dưới dạng khối dữ liệu

đa chiều thì các phép toán tổng hợp OLAP được thực thi thuận lợi hơn. Từ đó, chúng tôi

đề xuất thể hiện công thức ước tính rating của một hệ tư vấn theo ngữ cảnh dưới dạng các

phép toán OLAP trên khối dữ liệu đa chiều.

Trong công thức được chúng tôi đề xuất bằng các phép toán OLAP, chúng tôi

cũng giải quyết vấn đề đang tồn tại hệ thống tư vấn theo ngữ cảnh như “tư vấn cho người

dùng mới”, “tư vấn về sản phẩm mới”. Cụ thể, vấn đề trên được chúng tôi giải quyết

bằng cách kết hợp cả hai phương pháp truyền thống là tư vấn dựa trên nội dung và tư vấn

lọc cộng tác dưới dạng các phép toán OLAP và tích hợp vào trong cùng một công thức .

Để tăng độ chính xác trong tư vấn, giải pháp của chúng tôi chỉ sử dụng những rating của

những người dùng trong ngữ cảnh tư vấn đang xét để tính toán tư vấn. Do đó khi dữ liệu

thưa thì rating ước lượng được có thể không chính xác. Đó là vấn đề “dữ liệu thưa” trong

hệ tư vấn theo ngữ cảnh. Với vấn đề này, chúng tôi đề xuất hướng giải quyết bằng cách

ước tính rating trong một ngữ cảnh tương đồng với ngữ cảnh hiện tại bởi phép toán roll-

up trên chiều ngữ cảnh.

Page 33: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

33

Chúng tôi phát triển một hệ thống tư vấn tour du lịch có tích hợp ngữ cảnh với

hướng tiếp cận đề xuất. Trong hệ thống xây dựng, các thông tin về ngữ cảnh du lịch,

khách du lịch và địa điểm du lịch được chúng tôi xác định bằng cách khảo sát và phân

loại các tiêu chí ảnh hưởng tới việc quyết định địa điểm du lịch trong các nghiên cứu liên

quan. Độ chính xác của hệ tư vấn xây dựng là 80.4762 %. Chúng tôi thực hiện thử

nghiệm để đo thời gian thực thi của hệ thống và so sánh thời gian thực thi dưới hai mô

hình biểu diễn của cơ sở dữ liệu đa chiều là mô hình dữ liệu quan hệ và mô hình khối dữ

liệu đa chiều. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng cơ sở dữ liệu đa chiều dưới dạng khối dữ

liệu thì thích hợp hơn trong việc tích hợp vào xây dựng hệ thống tư vấn theo ngữ cảnh.

Tên đề tài: Không gian con thống kê cho nhận dạng mặt người có cảm xúc

Họ tên: LÊ TẤN ĐĂNG KHOA

MSSV: 1112144

Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Các đặc trưng sinh trắc học đóng vai trò quan trọng trong

khắp các lĩnh vực của cuộc sống: bảo mật, giải trí, thương mại điện tử … Điển hình như

nhận dạng vân tay trên laptop, thiết bị di động, các thiết bị nhận dạng khuôn mặt được sử

dụng trong hải quan, hàng không, trong các thiết bị giải trí điện tử như Kinect. Với các

ứng dụng triển khai thực tế, yêu cầu về độ chính xác cao, xử lý các tác vụ với tốc độ thời

gian thực là một thách thức lớn. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung phát triển các

thuật toán mới nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết trên.

Trong số đó, bài toán về biểu diễn ảnh sinh trắc học được quan tâm nhiều vì tầm

quan trọng của quá trình này trong hệ thống nhận dạng cũng như trong các hệ thống khác.

Page 34: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

34

Đề tài nhắm đến các phương pháp biểu diễn các ảnh đặc trưng sinh trắc học. Trong đó, đề

tài tập trung vào đặc trưng dựa trên không gian con thống kê. Các mô hình đề xuất và

thực nghiệm được tiến hành trên bài toán: Sử dụng đặc trưng không gian con thống kê

trong bài toán phân lớp khuôn mặt có cảm xúc.

Các thực nghiệm cho thấy phương pháp biểu diễn đặc trưng không gian con thống

kê cho kết quả cao hơn so với các phương pháp trước đây. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm

còn đánh giá sự hiệu quả của các tham số như số chiều của không gian con, mật độ dày

đặc của các giá trị điểm ảnh. Cách tiếp cận được trình bày ở trên đã chỉ ra tính hiệu quả

của kỹ thuật không gian con thống kê trong các mô hình đề xuất.

Tên đề tài: Tìm kiếm trên dữ liệu đã mã hóa và ứng dụng

Họ tên: TRỊNH THỊ BÌNH YÊN - LÊ MINH

MSSV: 1012549 - 1012237

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected][email protected]

Tên đề tài: Mô hình dự đoán đột biến protein màng trên virus cúm A kí sinh ở người, được phát hiện tại Việt Nam

Họ tên: TRẦN TUẤN ANH

MSSV: 1011003

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Page 35: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

35

Tên đề tài: Xây dựng mô hình tối ưu gene sử dụng thuật giải di truyền kết hợp mạng neuron nhân tạo, phương pháp phân cụm và phương trình vi phân

Họ tên: TRẦN TUẤN ANH - TRƯƠNG VÕ HỮU THIÊN - HUỲNH TÂN

MSSV: 1011003 - 1011391 - 1018373

Khoa: Công nghệ thông tin

Email: [email protected]

Page 36: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

36

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾTGIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC HÓA HỌC

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1Phân lập triterpen và sesquiterpen từ vỏ trái bòn bon (Lansium domesticum)

PGS. TS Nguyễn Diệu Liên Hoa Cao Thị Kiều Trang

2Tổng hợp nano TiO2 dạng ống pha tạp Nitơ và ứng dụng trong pin mặt trời chất màu nhạy quang (DSCs)

TS Nguyễn Tuyết Phương

TS Lê Thị Sở Như

Trần Anh VyTrương Thịnh Triều

3Chế tạo bộ hấp phụ và giải hấp nhiệt - ứng dụng phân tích các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

TS Nguyễn Ánh MaiThS Huỳnh Minh Châu

Trần Thị Ngọc Trâm

Nguyễn Quốc Dũng

4

Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tụy của củ Ngãi bún (Boesenbergia pandurata Roxb. Schltr.)

PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai

Cao Lê Anh KiệtNguyễn Hồng Cẩm

5 Tổng hợp phụ gia chống cháy cho vải cotton

TS Nguyễn Công Tránh Nguyễn Kim Hưng

Page 37: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

37

Tên đề tài: Phân lập triterpen và sesquiterpen tư vỏ trái bòn bon (Lansium domesticum)

Họ tên: CAO THỊ KIỀU TRANG

MSSV: 1014223

Chuyên ngành: Hữu cơ

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Hai hợp chất triterpen có khung onoceran là acid lansionic, acid lansic và một hợp

chất sesquiterpen có khung eudesman là 6α,9β-dihydroxyeudesma-4(15)-en đã được phân

lập từ vỏ trái bòn bon (Lansium domesticum). Trong đó, acid lansionic và acid lansic đã

được tìm thấy trước đây, có hoạt tính gây độc nhẹ với tôm nước mặn Artemia salina ở

nồng độ 100 µg/ml, còn 6α,9β-dihydroxyeudesma-4(15)-en là một hợp chất tự nhiên mới.

Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa vào các kết quả phân tích phổ 1H NMR, 13C

NMR, DEPT, HSQC, HMBC và COSY.

Tên đề tài: Tổng hợp nano TiO2 dạng ống pha tạp Nitơ và ứng dụng trong pin mặt trời chất màu nhạy quang (DSCs)

Họ tên: TRẦN ANH VY - TRƯƠNG THỊNH TRIỀU

MSSV: 1014270 - 1014234

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Page 38: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

38

Tên đề tài: Chế tạo bộ hấp phụ và giải hấp nhiệt - ứng dụng phân tích các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

Họ tên: Trần Thị Ngọc Trâm – Nguyễn Quốc Dũng

MSSV: 1014231 - 1014038

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Bộ giải hấp nhiệt tự chế tạo hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nhiệt độ để giải

hấp các chất phân tích ra khỏi ống hấp phụ và nhờ dòng khí mang lôi cuốn hơi chất phân

tích vào máy sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ (GC/MS) để định lượng với hiệu suất thu

hồi cao (trên 80%). Kết hợp sử dụng mô hình quy hoạch thực nghiệm (DOE) khảo sát sự

ảnh hưởng tương hổ giữa các yếu tố nhiệt độ giải hấp (Temp), thời gian giải hấp (Time1)

và thời gian chuyển mẫu (Time2) đến hiệu suất thu hồi. Kết quả cho thấy khi tăng nhiệt

độ giải hấp hay thời gian chuyển mẫu thì hiệu suất thu hồi tăng, nhưng tăng thời gian giải

hấp thì hiệu suất thu hồi giảm. Từ đó, xác định được điều kiện tối ưu của các yếu tố trên

(Temp = 220oC, Time1 = 3 phút, Time2 = 1.5 phút) mà thiết bị hoạt động ổn định, có

hiệu quả.

Vật liệu hấp phụ được sử dụng nhồi vào các ống hấp phụ làm bằng thủy tinh để

lấy mẫu các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluene, xylene, ethylbenzene…tồn tại ở

hàm lượng vết trong không khí là vật liệu polymer poly(styrene-co-divinylbenzene) siêu

khâu mạng tự tổng hợp theo phương pháp hóa nhũ cho diện tích bề mặt lớn (440 m2 g-1)

với kích thước hạt đồng đều (giá trị trung vị 150 µm).

Hơn nữa, còn chế tạo bộ tạo chuẩn dạng hơi đế chuyển chất phân tích ở thể lỏng

sang hơi hấp phụ lên vật liệu polymer với hiệu suất thu hồi khá cao (trên 85%).

Ngoài ra, để đánh giá đúng khả năng làm việc của bộ giải hấp nhiệt thì cần phải

hạn chế mất mẫu do quá trình chuyển mẫu chất phân tích ở dạng lỏng sang hơi cũng như

Page 39: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

39

quá trình chuyển cấu tử hơi chất phân tích từ bộ giải hấp nhiệt vào buồng tiêm GC/MS,

bằng cách tiêm trực tiếp chuẩn lỏng vào đầu ống hấp phụ và cấu tử hơi chất phân tích sau

giải hấp được hấp phụ vào lại dung môi methanol và tiêm vào máy GC/MS.

Tên đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào

ung thư tuyến tụy của củ ngãi bún (boesenbergia pandurata roxb.

schltr.)

Họ tên: CAO LÊ ANH KIỆT - NGUYỄN HỒNG CẨM TÚ

MSSV: 1014097 - 1014254

Chuyên ngành: Hóa Phân Tích

Khoa: Hóa học

Email: [email protected] - [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Từ phân đoạn cao chloroform của củ Ngãi bún, tiến hành sắc ký cột kết hợp với

sắc ký bản mỏng điều chế đã phân lập được 10 hợp chất tinh khiết là flavokawain B (1),

2',4',4-trihydroxy-6'-methoxydihydrochalcone (2), dihydropinosylvin (3), pinocembrin

(4), pinostrobin (5), tectochrysin (6), panduratin A (7), isopanduratin A1 (8),

isopanduratin A (9) và hợp chất mới (10) lần đầu tiên cô lập được trên thế giới.

Page 40: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

40

Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư tuyến tụy cho thấy cao chloroform có

hoạt tính mạnh trên dòng tế bào PANC-1 trong môi trường thiếu dinh dưỡng (NDM) với

giá trị PC50 là 3.2 μg mL-1. Bên cạnh đó, tham khảo kết quả nghiên cứu trước đây cho

thấy các hợp chất 4, 7 – 9 có khả năng gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư tuyến tụy

PANC-1 trong môi trường thiếu dinh dưỡng (NDM), mạnh hơn các hợp chất còn lại và

mạnh hơn chất đối chứng dương paclitaxel, đặc biệt là hợp chất panduratin A (7) có hoạt

tính mạnh nhất với giá trị PC100 là 2.5 μM. Ngoài ra, các hợp chất trên còn có khả năng

gây độc với nhiều dòng tế bào ung thư khác như HL-60, MCF-7, SK-BR-3, HT-29, PC-3

và Colo-320DM.

Đây là nghiên cứu mới lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, là một kết quả khoa

học rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thành phần hóa học của củ Ngãi bún, góp phần

làm sáng tỏ khả năng chữa trị một số căn bệnh như hạ sốt, giảm đau, tiêu chảy,… đặc biệt

là bệnh ung thư. Kết quả còn là tiền đề cho nhiều nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa

học cũng như hoạt tính sinh học của củ Ngãi bún để tìm ra những hoạt chất mới có khả

năng kháng nhiều dòng tế bào ung thư nhằm hướng đến mục tiêu ứng dụng củ Ngãi bún

làm thuốc, thực phẩm đa chức năng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư mà

không cần sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Đây thực sự là một hướng mới đầy triển

vọng trong việc ứng dụng các sản phẩm tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống con người.

Tên đề tài: Tổng hợp phụ gia chống cháy cho vải cotton

Họ tên: Nguyễn Kim Hưng

MSSV: 1014081

Chuyên ngành: Polyme

Khoa: Hóa học

Email: [email protected]

Page 41: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

41

Tóm tắt đề tài:

Cotton là một trong những polyme tự nhiên có nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc

sống hằng ngày của chúng ta. Nhu cầu sử dụng sản phẩm với yêu cầu khả năng kháng

cháy cao từ cotton như quần áo dùng trong lĩnh vực chống cháy, màn che, thảm trải, vỏ

bọc ghế… đã trở nên không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày. Với nhiều nỗ lực

nghiên cứu tìm chất chống cháy không chứa halogen thân thiện môi trường, hợp chất

kháng cháy mới bis((acryloyloxy)methyl)phosphinic acid (BAMP) đã được tổng hợp và

khảo sát khả năng kháng cháy trên vải cotton. Cấu trúc BAMP được nhận danh thông qua

phân tích phổ hồng ngoại (FTIR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR). Vải cotton

qua xử lý chống cháy được khảo sát độ bền nhiệt, độ bền giặt và khả năng kháng cháy.

Vải cotton có tẩm 10% BAMP cho hiệu quả chống cháy đạt chuẩn DIN 53906 và chất

chống cháy giữ tốt trên vải sau 20 lần giặt. Cơ chế kháng cháy của BAMP trên nền cotton

cũng được đề nghị và chứng minh. BAMP xúc tiến quá trình tạo tro và góp phần giảm

thải phát khí trong quá trình cotton cháy.

Page 42: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

42

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾTGIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC VẬT LÝ – VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1Nhận diện đặc trưng sinh trắc học lòng bàn tay palmprint trên nền tảng di động

CN.Trần Hoàng Đạt Nguyễn Duy ThiênNguyễn Văn Kiên

2 Nhận diện đa vật thể dựa trên nền tảng Arfiticial Neural Network

CN.Hoàng Trọng ThứcLưu Bảo Trân

Nguyễn Chí Tâm

3Xây dựng hệ đo quan trắc phóng xạ môi trường sử dụng đầu đo suất liều ínpector và hệ điện tử FPGA

TS.Võ Hồng HảiĐoàn Thị Thanh

Nhàn

4Ảnh hưởng của ánh sáng LED đến kích thước của tinh thể nano Ag tam giác

ThS.Huỳnh Chí Cường Võ Thị Kim Tài

5Ứng dụng công nghệ Gis xây dựng bản đồ quản lý dữ liệu ra đa xuyên đất trong khu vực TP.HCM

TS.Trần Thái Bình Dương Thành Việt

6

Nghiên cứu, chế tạo thiết bị điện tử đo nồng độ ozon trong không khí sử dụng các nguồn cực tím và thử nghiệm ứng dụng trong khảo sát môi trường

PGS.TS.Nguyễn Văn Hiếu

Nguyễn Thị Huyền Trang

7Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử cấu trúc lõi vỏ CdSe/ZnS và biến tính bề mặt bằng MPA

ThS.Võ Thị Ngọc Thủy Nguyễn Hữu Hoàng

8 Hệ thống chân robot trợ lực ThS.Phạm Xuân HiểnPhan Xuân Triều

Nguyễn Minh Quân

Page 43: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

43

Tên đề tài: Nhận diện đặc trưng sinh trắc học long bàn tay palmprint trên nền tảng di động

Họ tên: NGUYỄN DUY THIÊN - NGUYỄN VĂN KIÊN

MSSV: 1020214 - 1120081

Chuyên ngành: Máy Tính - Hệ Thống Nhúng

Khoa: Điện Tử - Viễn Thông

Email: [email protected] - [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Chứng thực cá nhân trong các tổ chức chính phủ và dân sự để đảm bảo an ninh

hiện nay đang có nhu cầu rất cao. Có nhiều phương pháp để chứng thực cá nhân như mật

khẩu, chữ ký, v.v… nhưng các phương pháp này yêu cầu người dùng phải nhớ hoặc phải

đảm bảo không được để sao chép lại nội dụng chứng thực. Vì những nhược điểm trên nên

việc chứng thực bằng những phương pháp này là không ổn định và dễ bị người xấu lợi

dụng. Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh trắc học vào cuộc sống là điều

quan trọng và có thực tiễn cao.

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả trình bày thuật toán nhận dạng đặc trưng

sinh trắc học lòng bàn tay trên nền tảng di động. Có nhiều đặc trưng sinh trắc học có thể

sử dụng được cho việc chứng thực cá nhân, trong đó có Palmprint là một đặc trưng sinh

trắc học mới được nhiều tổ chức trên thế giới chấp nhận, đặc trưng này có tính ổn định

cao theo thời gian và không dễ bị yếu tố vật lý bên ngoài tác động, bên cạnh đó đặc trưng

này có tính phân biệt cao. Vì vậy tác giả đã chọn đặc trưng này để thực hiện thuật toán.

Thuật toán này bao gồm các bước : lấy mẫu, xử lý ảnh, rút trích đặc trưng, đối sánh đặc

trưng.

Page 44: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

44

Ảnh đầu vào là một ảnh màu, qua các bước tiền xử lý cơ bản sẽ chuyển ảnh về

một giá trị ảnh màu xám và làm mờ ảnh. Sau đó, dựa vào thuật toán tiền xử lý ta sẽ xác

định được vùng quan tâm (ROI). Tiếp theo ảnh chứa vùng quan tâm (ROI) sẽ được xử lý

bởi bộ lọc Gabor, sau đó sẽ mã hóa ảnh được lọc bởi bộ lọc Gabor thành các ma trận đặc

trưng. Cuối cùng là các ma trận đặc trưng sẽ đối sánh với nhau và so sánh kết quả với thế

ngưỡng để xác định kết quả xác nhận cá nhân đúng hay sai.

Thuật toán nhận dạng đặc trưng sinh trắc học lòng bàn tay do tác giả thực hiện

được kiểm tra trên máy tính Dell Inspiron N5110 và điện thoại HTC JOne.

Tên đề tài: Nhận diện đa vật thể dựa trên nền tảng Arfiticial Neutral Network

Họ tên: LƯU BẢO TRÂN - NGUYỄN CHÍ TÂM

MSSV: 1020237 - 1120149

Chuyên ngành: Máy tính hệ thống nhúng

Khoa: Điện tử viễn thông

Email: [email protected] - [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong công trình dự thi này, tác giả trình bày Thuật toán nhận dạng đa vật thể dựa

trên nền tảng ANN - Artificial Neural Networks. Thuật toán này được xem xét như là

bước xử lý cuối cùng cho các hệ thống cần nhận dạng các vật thể trong một hình ảnh đầu

vào để nhận biết từng vật thể (như Hệ thống nhận dạng vật thể dựa vào đặc trưng trong

lõi PCNN, hệ thống nhận dạng dựa vào ảnh nhị phân,…), hoặc nhận dạng chữ viết tay,

biển số xe, nhận dạng các tế bào bệnh…

Page 45: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

45

Thuật toán dựa trên nền tảng ANN, Artificial Neural Networks, là sự tái tạo bằng

kỹ thuật những chức năng của hệ thần kinh con người với vô số các neural được liên kết

truyền thông với nhau qua mạng. Giống như con người, ANN được học bởi kinh nghiệm,

lưu những kinh nghiệm đó và sử dụng trong những tình huống phù hợp. Việc áp dụng

nền tảng này giúp cho quá trình xử lý của thuật toán trở nên có hiệu quả hơn về độ chính

xác của thuật toán so với các thuật toán nhận dạng truyền thống như: Thuật toán

Kmeans, MSE, threshold…

Với ảnh đầu vào là một ảnh màu, từ những bước tiền xử lý cơ bản để chuyển ảnh

về một giá trị ảnh màu xám và làm mờ ảnh. Dựa vào thuật toán LEGION, ta xác định

được các vật thể nằm chồng lấp lên nhau, hoặc những vật thể có những mức độ

màu khác, thì dựa vào những công thức và giá trị thực nghiệm, thu được các vật

thể được khoanh vùng riêng biệt. Mỗi ảnh ngõ vào đều có một vector đặc trưng riêng

biệt. Tuy nhiên với hai ảnh chứa cùng một kiểu vật thể thì vector đặc trưng giữa chúng sẽ

tương đồng với nhau. Phương pháp ANN đã được sử dụng để nhận ra các vector

đặc trưng dựa vào tập mẫu đã được huấn luyện từ trước. Từ đó, hoàn toàn có thể nhận

dạng được vật thể trong ảnh ngõ vào thông qua vector đặc trưng của nó.

Tên đề tài: xây dựng hệ đo quan trắc phóng xạ môi trường sử dụng đầu dò suất liều inspector và hệ điện tử FPGA

Họ tên: ĐOÀN THỊ THANH NHÀN

MSSV: 1013117

Chuyên ngành: Vật lý Hạt nhân

Khoa: Vật lý- Vật lý Kĩ thuật

Email: [email protected]

Page 46: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

46

Tóm tắt đề tài:

Trong đề tài này, chúng tôi phát triển thiết lập hệ đo quan trắc phóng xạ môi

trường bao gồm: đầu dò đo liều phóng xạ Inspector+, bộ xử lý điện tử FPGA, và chương

trình giao tiếp LabVIEW. Ở bộ xử lý điện tử FPGA, chương trình nhúng VHDL được

xây dựng để giúp board mạch FPGA ghi nhận xung tín hiệu nhận từ Inspector+, hình

thành số đếm tích lũy theo thời gian, và truyền số liệu lên máy tính. Trên máy tính

chương trình giao tiếp LabVIEW được thiết kế để ghi nhận và hiển thị và lưu dữ liệu

nhận được từ board mạch FPGA, cũng như điều khiển quá trình hoạt động của board

mạch. Hệ đo có độ đáp ứng lên tới 9000Hz với sai số không quá 0,01%. Hệ đo được đưa

vào khảo sát phông phóng xạ tại bộ môn vật lý hạt nhân, trường đại học Khoa học Tự

nhiên, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được cho thấy mức phóng xạ tại đây là an

toàn.

Tên đề tài: Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng LED Đến kích Thước Của Tinh Thể Nano Ag Tam Giác

Họ tên: VÕ THỊ KIM TÀI

MSSV: 1013294

Chuyên ngành: Vật Lý Ứng Dụng

Khoa: Vật Lý – Vật Lý Kỹ Thuật

Thành tích học tập: 7.95

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Chúng tôi báo cáo sự phát triển của một phương pháp kích thích ánh sáng để tổng

hợp nano bạc (Ag) dạng tam giác. Quá trình tổng hợp của chúng tôi sử dụng polyvinyl

pirrolidone (PVP) và citrate (Na3C6H5O7) đóng vai trò là tác nhân khử tạo điều kiện cho

sự hình thành của các cấu trúc nano Ag với kích thước và hình thái đồng nhất cao. Các

Page 47: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

47

hạt nano hấp thụ bước sóng của ánh sáng kích thích trong vùng khả kiến do sự kích thích

tập thể của các phần tử nano dẫn thông qua vị trí cộng hưởng plasmon bề mặt (LSPR).

Nghiên cứu hiện tại và tương lai bao gồm khảo sát kỹ cơ chế tổng hợp bằng ánh sáng

kích thích sử dụng kỹ thuật điện hóa cũng như sử dụng ánh sáng phân cực để điều khiển

sự phát triển của cấu trúc nano Ag gắn vào nền graphene.

Bằng cách điều chỉnh bước sóng của ánh sáng kích thích, thì kích thước và hình

dạng hạt nano Ag có thể được điều khiển. Trong giới hạn luận văn này, quá trình tổng

hợp của chúng tôi liên quan đến tổng hợp nhiệt tạo ra hạt nano bạc dạng tấm đầu tiên, và

sau đó kích thích chúng với dãi hẹp ánh sáng khả kiến để điều khiển kích thước và hình

thái cuối cùng của các hạt. Và hình thái hạt ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc

tổng hợp hạt nano bạc từ hầu hết các phương pháp điều chế.

Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý dữ liệu ra đa xuyên đất trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Họ tên: DƯƠNG THÀNH VIỆT

MSSV: 1013216

Khoa: Vật Lý – Vật Lý Kỹ Thuật

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, trước khi tiến hành thi công các công

trình ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị thi

công đều bắt buộc phải khảo sát bằng Ra đa xuyên đất. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập bằng

Ra đa xuyên đất ngày càng nhiều, số liệu rời rạc gây khó khăn cho việc so sánh, đối chiếu

với các dữ liệu cũ. Như vậy, công việc xây dựng một ứng dụng quản lý dữ liệu Ra đa

xuyên đất là điều cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin địa lý (GIS) có khả năng hiển

thị dữ liệu bằng bản đồ thuận tiện cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu về lâu dài theo thời

Page 48: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

48

gian. Với những tính năng ưu việt của công nghệ GIS, các dữ liệu Ra đa xuyên đất có khả

năng được lưu trữ, sắp xếp một cách hệ thống, đồng thời có khả năng hiển thị được trên

bản đồ. Qua đó, người dùng có thể phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định thi công đối

với các công trình lớn đã được khảo sát từ trước.

Tên đề tài: Nghiên cứu, chế tạo thiết bị điện tử đo nồng độ ozon

trong không khí sử dụng các nguồn cực tím và thử nghiệm ứng

dụng trong khảo sát môi trườngHọ tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

MSSV: 1013316

Chuyên ngành: Vật lý và Điện tử

Khoa: Vật lý và Vật lý Kỹ thuật

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Giới thiệu: Ozon hiện nay có rất nhiều ứng

dụng trong đời sống. Khi sử dụng Ozon cần phải chú ý đến nồng độ vì liều lượng quá

nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Vì vậy đề tài này tập trung

nghiên cứu và xây dựng hệ đo nồng độ Ozon đơn giản.

Phương pháp thực hiện:

- Tham khảo máy phân tích Ozon.

- Dựa trên cơ chế hấp thụ tia cực tím của Ozon và định luật Beer-Lambert tính

nồng độ Ozon để thiết lập hệ đo.

Các kết quả chính đạt được:

- Xậy dựng được hệ đo nồng độ Ozon đơn giản.

Page 49: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

49

- Thiết kế giao diện vẽ biểu đô từ dữ liệu hệ đo

Lĩnh vực ứng dụng, nghiên cứu, thực hiện:

Lĩnh vực đời sống, công nghiệp, y tế, nuôi tôm…

Hướng phát triển của đề tài:

Nghiên cứu trên UVLED với nhiều tính năng tối ưu hơn so với đèn

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo chấm lượng tử cấu trúc lõi/vỏ CdSe/ZnS và biến tính bề mặt bằng MPA.

Họ tên: NGUYỄN HỮU HOÀNG

MSSV: 1013059

Chuyên ngành: Vật Lý Ứng Dụng

Khoa: Vật Lý- Vật Lý Kỹ Thuật

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Chấm lượng tử là những hạt nano bán dẫn với

nhũng tính chất quang-điện đặc biệt so với vật liệu khối, đang rất được quan tâm nghiêm

cứu trong nhiều lĩnh vực như pin mặt trời, màng hình tivi và nhất là nhãn huỳnh quang và

càm biến trong y-sinh hoc... Với khả năng huỳnh quang tốt chấm lượng tử có thể ứng

dụng tốt làm cảm biến sinh học dụng để phát hiên tế bào vi rút, ung thư hoặc xét nghiệm

sinh học cho kết quả nhanh chóng ít tốn kém hơn. Chấm lượng tử CdSe với độ rộng vùng

cấm thấp có khả năng hấp thu và huỳnh quang tốt trong vùng ánh sáng khả kiến có thể

ứng dụng làm cảm biến sinh học tốt. Tuy nhiên, CdSe là mật chất có đọc tính cao và do

hiệu ưng bề mặt làm giảm khả năng phát quang cho nên chấm lượng tử CdSe cần được

bọc bởi ZnS để ổn định và nâng cao tính chất huỳnh quang và giảm độc tính. Để ứng

dụng được trong sinh học thì chấm lượng tử cần được biến tính bề mặt nằng mô hình

Page 50: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

50

carboxyl hóa với mercaptopropionic (MPA) chuyển từ kị nước sang ưu nước để có thể

khuếch tán trong môi trường sinh hoc tạo tiền đề để gắn kết với Avidin+Anti body trở

thành cảm biến sinh học.

Tên đề tài: Hệ thống chân robot trợ lực

Họ tên: NGUYỄN MINH QUÂN - PHAN XUÂN TRIỀU

MSSV: 101342 - 101396

Chuyên ngành: Vật Lý Điện Tử

Khoa: Vật Lý – Vật Lý Kỹ Thuật

Email: [email protected] - [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Tổng quan: Nhằm tạo nên một chương trình hoàn toàn mới cho sự di chuyển,

giúp cho người liệt hai chi dưới có thể rời bỏ xe lăn, đứng lên và đi lại. Hệ thống chân

robot trợ lục đã được thiết kế thực hiện.

Phương pháp thực hiện: Thiết kế và mô phỏng hệ thống 3D trên SolidWorks, từ

SolidWorks in thành các bản vẽ 2D để gia công. Từ cử chỉ hành động đi của con người

để lập trình cho hệ thông.

Các kết quả chính đạt được: Hệ thống đã hoàn thành, hoạt động ổn định, đúng

với yêu cầu đã đề ra ban đầu.

Lĩnh vực ứng dụng, nghiên cứu, thực hiện: Cơ - điện tử

Hướng phát triển của đề tài: Thiết kế là lắp đặt thêm các cảm biến song não,

cảm biến điện cơ để hệ thống hoạt động tốt hơn.

Page 51: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

51

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾTGIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1

Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định các thông số vỉa giếng khoan X, mỏ XY, bồn trũng Cửu Long

ThS.Đào Văn TùngThS.Nguyễn Văn Hoàng Võ Hùng Cường

2Xây dựng bản đồ đồng mức khu vực lô A thuộc bồn trũng sông Hồng bằng tài liệu địa chẩn

ThS.Đào Thanh Tùng Nguyễn Ngọc Tường Trí

3

Đánh giá phát thải các hợp chất Carbonyl từ máy phát điện động cơ Diesel có tải sử dụng nhiên liệu Biodiesel

TS.Tô Thị Hiền Từ Minh Khang

4Nghiên cứu chế tạo bộ lọc nước bằng đất sét nung nhằm xử lý nước ngầm nhiễm phèn sắt

TS.Tô Thị HiềnThS.Nguyễn Lý Sỹ Phú

Nguyễn Thị Thùy Trang

5Định giá dịch vụ cung cấp và điều tiết nước của hệ sinh thái cao su lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước

ThS.Nguyễn Trường Ngân

Nguyễn Thị Hà Trang

Page 52: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

52

Tên đề tài: Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định các thông số vỉa giếng khoan X, mỏ XY, bồn trũng Cửu long

Họ tên: VÕ HÙNG CƯỜNG

MSSV: 1016053

Chuyên ngành: Địa chất dầu khí

Khoa: Địa chất

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Sau khi minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan

của giếng khoan X bằng phần mềm IP và so sánh, phân tích kết quả bằng tài liệu phân

tích mẫu lõi và tài liệu Mud logging thì nhận thấy kết quả minh giải bằng phần mềm IP

có độ chính xác cao, các thông số độ rỗng, độ bão hòa phù hợp với tài liệu mẫu lõi. Vỉa

chứa sản phẩm, vỉa chứa nước đều phù hợp với tài liệu Mud logging.

Dựa vào kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan của giếng khoan X (Bảng 3.6)

bằng phần mềm IP, rút ra được một số kết luận sau:

1. Hầu như không có sản phẩm trong 3 tập X1, X2, X3. Vỉa chứa ở đây có độ rỗng

tốt, hàm lượng sét thấp. Tổng bề dày vỉa chứa khoảng 249.23m nhưng chỉ đạt 8.23m vỉa

chứa sản phẩm.

2. Vỉa chứa sản phẩm chủ yếu trong trầm tích cát - sét với tổng bề dày vỉa chứa đạt

528.04m hiện diện từ tập vỉa X4 đến X7. Các vỉa chứa có độ rỗng trung bình - tốt (16.8 -

19.3%). Trong đó vỉa chứa sản phẩm có độ rỗng tốt - rất tốt (19.7 -21.9%).

3. Dưới đây trình bày một số đặc trưng chứa của các tập vỉa chứa sản phẩm chính

của giếng khoan X:

Page 53: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

53

Tập vỉa X4 (2461.31- 2794.74mTVDSS) gồm 2 vỉa chứa chính là vỉa X4.1 và

X4.2 với tổng bề dày vỉa chứa sản phẩm là 88.77m, độ bão hòa nước trung bình SW =

46.7%.

Tập vỉa X5 (2794.74 - 2889.68mTVDSS) gồm 3 vỉa chứa chính. Trong đó 2 vỉa

X5.1 và X5.3 là vỉa chứa nước. Vỉa X5.2 là vỉa chứa hydrocacbon có tổng bề dày là

9.60m, và độ bão hòa nước trung bình (SW = 53.1%).

Tập vỉa X6 (2889.68 - 3073.77mTVDSS) gồm 2 vỉa chứa chính là vỉa X6.1 và

X6.2 với tổng bề dày vỉa chứa sản phẩm là 36.73m, độ bão hòa nước trung bình SW=

53.2%.

Tập vỉa X7 (3073.77 - 3363.15mTVDSS): Vỉa chứa sản phẩm có tổng bề dày

39.47mTVDSS, nằm rải rác khắp vỉa.

Tên đề tài: Xây dựng bản đồ đồng mức khu vực lô A thuộc bồn trũng sông Hồng bằng tài liệu địa chấn

Họ tên: NGUYỄN NGỌC TƯỜNG TRÍ

MSSV: 1016401

Chuyên ngành: Địa Chất Dầu Khí

Khoa: Địa Chất

Thành tích học tập:

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam đã và đang được

đẩy mạnh. Không những các công ty Việt Nam tiến hành tìm kiếm kĩ càng ở vùng nội địa

mà còn đầu tư để tham gia vào ngành dầu khí thế giới, thể hiện ngành dầu khí Việt đang

ngày càng lớn mạnh. Để có những kết quả chính xác về công tác tìm kiếm, thăm dò và

khai thác thì các phương pháp hỗ trợ phải được đầu tư thích đáng. Trong số đó các

Page 54: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

54

phương pháp địa vật lý giữ vai trò càng ngày càng quan trọng, nhất là phương pháp địa

chấn.

Với mục đích tìm hiểu về phương pháp địa chấn và dựa vào tài liệu địa chấn để

xây dựng các loại bản đồ đồng mức nhằm phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai

thác dầu khí, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng bản đồ đồng mức khu vực

Lô A thuộc bồn trũng Sông Hồng bằng tài liệu địa chấn”.

Tên đề tài: Đánh giá phát thải các hợp chất Carbonyl tư máy phát điện động cơ Diesel có tải sử dụng nhiên liệu Biodiesel

Họ tên: TỪ MINH KHANG

MSSV: 1022133

Chuyên ngành: Công nghệ môi trưởng không khí và chất thải rắn

Khoa: Môi Trường

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu này thực hiện việc đo đạc và đánh giá hệ số phát thải bụi và các hợp chất

carbonyl từ máy phát điện sử dụng nhiên liệu diesel và biodiesel dầu cọ. Việc khảo sát thực hiện

ở chế độ tải 1.5 kW với các tỉ lệ phối trộn khác nhau của nhiên liệu diesel và biodiesel dầu cọ

(0%, 10%, 20%, 30%, 50%, 75% và 100% ứng với B0, B10, B20, B50, B75 và B100). Kết quả

cho thấy nồng độ bụi phát thải từ động cơ giảm khi tăng tỉ lệ biodiesel từ 0% đến 20% và tăng

khi tỉ lệ biodiesel tăng từ 20% đến 100% do nồng độ các chất hữu cơ hòa tan trong bụi tăng khi tỉ

lệ biodiesel trong nhiên liệu tăng dần. Với tất cả các loại nhiên liệu, các hợp chất carbonyl có

nồng độ cao là formaldehyde, acetaldehyde và acetone. Tổng nồng độ của 3 hợp chất này chiếm

76% tổng phát thải carbonyl, còn các hợp chất còn lại chiếm 24% tổng phát thải carbonyl. Kết

Page 55: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

55

quả nghiên cứu cho thấy nồng độ phát thải carbonyl tăng dần từ B0 đến B30, giảm đột ngột tại

B50 và tăng trở lại tại B75 và B100, cụ thể mức tăng của B10, B20, B30, B50, B75, B100 so với

B0 lần lượt là 21.61%, 37.98%, 40.56%, -8.40%, 42.46%, 42.54%. Kết quả tính toán về hệ số

phát thải carbonyl (EFCCs) cho thấy hệ số phát thải carbonyl tăng dần từ B0 và đạt cực đại B30

rồi đột ngột giảm xuống tại B50 và tiếp tục tăng trở lại tại B75 và B100. Sử dụng hệ số “gia tăng

phản ứng tối đa” (Maximum Increament Reactivity – MIR) để tính toán và đánh giá tiềm năng

hình thành ozone của các hợp chất carbonyl. Tiềm năng hình thành ozone tăng dần khi tăng tỉ lệ

phối trộn biodiesel. Nghiên cứu đề xuất tỉ lệ phối trộn biodiesel tối ưu là 50%.

Tên đề tài: Nghiên cứu chế tạo bộ lọc nước bằng đất sét nung nhằm xử lý nước ngầm nhiễm phèn sắt

Họ tên: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

MSSV: 1022312

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Nghiên cứu chế tạo bộ lọc nước từ vật liệu đất

sét và mùn cưa nhằm xử lý nước ngầm nhiễm phèn sắt.

Bộ lọc được chế tạo với quy mô phòng thí nghiệm, thể

tích mỗi bộ lọc 300 cm3. Các bộ lọc được chế tạo bằng cách trộn đất sét (kích thước hạt trung

bình 850 µm) và mùn cưa (kích thước hạt trung bình 2 mm). Mùn cưa được trộn với đất sét theo

các tỉ lệ thể tích khác nhau, sau đó đem nung ở các mức nhiệt độ từ 600oC đến 1100oC. Kết quả

bộ lọc có tỉ lệ đất sét : mùn cưa (4:6) nung ở 1000oC có độ bền cơ học tốt nhất và hiệu quả xử lý

sắt trên 90% đối với mẫu nước tự tạo trong phòng thí nghiệm (nồng độ đầu vào 19 mg L -1) và

98.92% đối với mẫu nước ngầm được lấy tại huyện Bình Chánh (nồng độ đầu vào 20.48 mg L -1).

Hiệu suất xử lý arsen trên 80% đối với bộ lọc đã qua rửa giải, pH tối ưu cho quá trình lọc là 4.5.

Từ những kết quả đạt được cho thấy bộ lọc có những đặc điểm nổi bật là tiện lợi, dễ sử dụng, dễ

chế tạo từ vật liệu có sẵn và hiệu quả lọc cao. Bộ lọc có tính khả thi để xử lý nước ngầm nhiễm

Page 56: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

56

phèn quy mô hộ gia đình ở các quận ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà nước

ngầm vẫn là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu.

Tên đề tài: Định giá dịch vụ cung cấp và điều tiết nước của hệ sinh thái cao su lưu vực suối Rạt tỉnh Bình phước

Họ tên: NGUYỄN THỊ HÀ TRANG

MSSV: 1017298

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Khoa: Môi trường

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Những phúc lợi mà con người nhận được đều bắt

nguồn từ dịch vụ cung cấp và điều tiết nước. Hệ sinh thái cao su đóng vai trò như một hồ chứa để

lưu giữ và điều tiết nước cho các mục đích khác nhau trong và ngoài lưu vực. Nghiên cứu này đã

kết hợp các kỹ thuật GIS để xác định chỉ số ẩm trung bình (Curve Number) cho lưu vực Suối

Rạt. Kết quả tính được giá trị CN là 51,53 và thời gian trễ (t lag) là 575,79 phút. Bằng sự hỗ trợ

của mô hình HEC – HMS, nghiên cứu đã định lượng được lượng nước mà hệ sinh thái cao su

của lưu vực lưu giữ là 2.561 m3/ha/năm. Sau cùng, bằng phương pháp Chi phí thay thế giá trị

dịch vụ lưu giữ nước của lưu vực Suối Rạt là 20.856,04 tỷ VNĐ/năm và gấp 557 lần dịch vụ

cung cấp nước. Kết quả này sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực ở các khía

cạnh: định giá hệ sinh thái nông nghiệp, chính sách sử dụng nước, quy hoạch và chuyển đổi mục

đích đất nông nghiệp.

Page 57: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

57

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊNBTC CHƯƠNG TRÌNH SVNCKH 2014

*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀO VÒNG CHUNG KẾTGIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NĂM 2014

LĨNH VỰC KHOA HỌC VẬT LIỆU – VẬT LÝ ỨNG DỤNG

STT Tên công trình Cán bộ hướng dẫn Họ và tên sinh viên

1Ảnh hưởng của độ dày lên cấu trúc, tính chất quang và quá trình đảo điện trở thuận nghịch của màng Ôxít Crôm

ThS.Phạm Kim Ngọc Nguyễn Thị Cẩm Nhã

2

Chức năng hóa bề mặt hạt nano Fe3O4 trong ứng dụng phân tách tế bào nhằm phục vụ cho công tác chuẩn đoán sớm và điều trị bệnh ung thư

ThS.Tạ Thị Kiều HạnhNguyễn Thị Kim Châu

3Chế tạo hạt nano Chitosan-TPP tải Insulin hướng tới sử dụng cho đường uống

ThS.Nguyễn Đức HảoĐinh Thị

Huyền Trang

4Bước đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa có tính năng khử khuẩn

PGS.TS.Lê Văn Hiếu Nguyễn Hoàng Lộc

5

Chế tạo vật liệu composite sinh học từ nhựa nền poly (methyl methacrylate) và pha gia cường cellulose từ sợi dừa nước biến tính bằng anhydride maleic

ThS.Nguyễn Tường VyNguyễn Văn Chung

Nguyễn Thị Thương Thương

6Chế tạo sứ zirconia pha tạp yttria bằng phương pháp phản ứng pha rắn nhằm ứng dụng trong nha khoa

TS.Trần Thị Thanh VânNguyễn Bá Ngọc Linh

Nguyễn Thái Bình

7Chế tạo và nghiên cứu tính chất của tổ hợp lai Graphene với nano Au/Pt ứng dụng trong lĩnh vực nhạy khí NH3

ThS.Huỳnh Trần Mỹ Hòa

Nguyễn Ngọc ThắmBùi Thị

Tuyết NhungÔn Thị

Thanh Trang

Page 58: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

58

8Nghiên cứu và chế tạo lớp tiếp xúc dị thể n-IZO/i-MgZnO/p-Si bằng phương pháp phún xạ Magnetron DC

TS.Lê Vũ Tuấn HùngThS.Đào Anh Tuấn

Hồ Thị Thanh Nga

Tên đề tài: Ảnh hưởng của độ dày lên cấu trúc, tính chất quang và quá trình đảo điện trở thuận nghịch của màng Ôxít Crôm

Họ tên: NGUYỂN THỊ CẨM NHÃ

MSSV: 1019269

Chuyên ngành: Vật liệu Nano và Màng mỏng

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong công trình này, lớp điện môi CrxOy được chế tạo ở các độ dày khác nhau là

30nm, 100nm, 300nm và 500nm bằng phương pháp phún xạ magnetron DC sử dụng bia

Crôm trong hỗn hợp khí argon và ôxy ở nhiệt độ phòng. Sau đó, lớp điện môi này sẽ

được khảo sát về cấu trúc, tính chất quang và quá trình đảo điện trở thuận nghịch theo sự

ảnh hưởng của độ dày màng. Cấu trúc và liên kết xuất hiện trong màng mỏng CrxOy được

khảo sát thông qua phổ nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-

IR). Kết quả cho thấy màng mỏng CrxOy có cấu trúc vô định hình, tuy nhiên bên trong

cấu trúc đã xuất hiện dao động của liên kết Cr-O, chứng tỏ đã hình pha CrxOy. Khi tăng

độ dày, bề mặt màng mỏng CrxOy có xu hướng xếp chặt hơn và độ xốp giảm dần, điều

này được quan sát qua ảnh chụp bởi kính hiển vi điện tử quét (SEM). Đồng thời, sự thay

đổi tính chất quang được thể hiện rõ ở phổ truyền qua và độ rộng vùng cấm quang cũng

được ngoại suy từ phổ truyền qua. Độ truyền qua cũng như năng lượng vùng cấm Eg

giảm dần theo thứ tự 30nm, 100nm, 300nm và 500nm. Đặc biệt, để khảo sát sự ảnh

hưởng của độ dày lên quá trình đảo điện trở thuận nghịch của lớp vật liệu CrxOy, hướng

ứng dụng đến quá trình đảo điện trở trong RRAM, cấu trúc Ag/CrxOy /FTO được chế tạo,

sau đó tiến hành đo đặc trưng I-V của cấu trúc theo cơ chế lưỡng cực với lớp điện môi

Page 59: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

59

CrxOy thay đổi lần lượt là 30nm, 100nm, 300nm và 500nm. Có thể nhận thấy mẫu 100nm

có tỷ số Roff/Ron cao nhất và ổn định nhất về thế, dòng và điện trở sau 100 lần lặp nên quá

trình đảo điện trở của mẫu 100nm là tốt nhất. Từ các kết quả trên cho thấy vật liệu ôxít

crôm có tiềm năng lớn được ứng dụng vào bộ nhớ đảo điện trở RRAM. Dựa trên các kết

quả của nghiên cứu này, các cơ chế truyền dẫn điện tích và cơ chế đảo điện trở thuận

nghịch sẽ được đề xuất và nghiên cứu tiếp theo.

Tên đề tài: Chức năng hóa bề mặt hạt nano Fe3O4 trong ứng dụng phân tách tế bào nhằm phục vụ cho công tác chuẩn đoán sớm và điều trị bệnh ung thư

Họ tên: NGUYỄN THỊ KIM CHÂU

MSSV: 1019017

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Hiện nay, hạt nanô ôxít sắt

Fe3O4 được dùng để dẫn truyền thuốc

hay tăng hiệu ứng cộng hưởng MRI,

ngoài ra hạt nanô ôxít sắt Fe3O4 còn

ứng dụng trong phân tách tế bào.

Phân tách tế bào là phương pháp phân tách các tế bào mục tiêu ra khỏi các tế bào

khác. Để đạt được mục tiêu này hạt nanô ôxít sắt là phải gắn đặc hiệu với kháng thể để

bắt giữ được các tế bào mục tiêu, sau đó sử dụng một nam châm từ trường tách và lôi

chúng ra, đem giải hấp thụ để có được tế bào mục tiêu. Phương pháp này có thể giúp

chuẩn đoán phát hiện sớm các căn bệnh ung thư và được áp dụng cho phương pháp cấy

ghép tủy trong điều trị ung thư máu.

Page 60: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

60

Với mục tiêu gắn kết đặc hiệu với kháng thể nhằm ứng dụng trong phân tách tế

bào thì đòi hỏi hạt nanô ôxít sắt phải đạt tính siêu thuận từ và có từ tính mạnh. Hơn hết,

chúng phải được chức năng hóa bề mặt để có những tính năng đặc biệt đáp ứng được mục

tiêu ứng dụng đã đề ra.

Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành tổng hợp hạt nanô ôxít Fe3O4 bằng phương

pháp đồng kết tủa trong môi trường khí trơ, sau đó bao phủ chúng với lớp vỏ SiO2 bằng

phương pháp Stober, chức năng hóa bằng CDI (1,1’-Carbonyldiimidazole) thông qua cầu

nối GPS (3-Glycidyloxypropyl imethoxysilane), cuối cùng là thử nghiệm gắn kết với

prôtêin BSA (Albumin huyết thanh bò).

Bên cạnh đó chúng tôi đã sử dụng các phép phân tích sau: nhiễu xạ tia X (XRD)

đã xác định hạt nanô mà chúng tôi tổng hợp được thuộc pha tinh thể magnetite Fe3O4, từ

kế mẫu rung (VSM) cho kết quả siêu thuận từ với độ từ hóa cực đại đạt 69.753 emu/g đối

với mẫu hạt Fe3O4và 27.094 emu/g đối với mẫu Fe3O4 @ SiO2 , phổ hấp thụ hồng ngoại

(FT-IR) thể hiện các thành phần liên kết hữu cơ và vô cơ, kính hiển vi truyền qua (TEM)

cho thấy hạt Fe3O4 có đường kính khoảng 10-13 nm, hạt Fe3O4 @ SiO2 đạt cấu trúc lõi vỏ

với đường kính 100-150 nm và khả năng bắt giữ prôtêin BSA của hạt nanô ôxít sắt đã

chức năng hóa bề mặt đạt 13.072 µg BSA/ml hạt bằng phương pháp đo mật độ quang

(OD). Đề tài là một trong những hướng nghiên cứu đầy triển vọng mới nhất của trường

ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung được bộ môn

Vật Liệu Từ và Y Sinh phối hợp với bộ môn Công nghệ Sinh học Phân tử và Môi Trường

đang triển khai, hứa hẹn một tương lai không xa sẽ đạt được những kết quả tối ưu nhất

nhằm phục vụ cho công tác chuẩn đoán sớm và điều trị các căn bệnh ung thư.

Page 61: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

61

Tên đề tài: Chế tạo hạt nano chitosan-tpp tải insulin hướng tới sử dụng cho đường uống

Họ tên: ĐINH THỊ HUYỀN TRANG

MSSV: 1019304

Chuyên ngành: Vật Liệu Từ - Y Sinh

Khoa: Khoa Học Vật Liệu

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Trong đề tài này, việc chế tạo hạt nano

Chitosan tải Insulin thực hiện bằng phương pháp tạo gel ion hóa sử dụng tác nhân tạo liên

kết ngang Sodium Tripolyphosphate. Để thu được kết quả chế tạo hạt nano tốt nhất có

thể, đề tài thực hiện tái Deacetyl hóa Chitosan ban đầu có độ Deacetyl hóa (DD) khoảng

75% và thu được Chitosan sau tái Deacetyl hóa có DD khoảng 85 – 90%, DD được xác

định bằng phương pháp FTIR. Từ Chitosan tái Deacetyl hóa này thực hiện khảo sát tạo

hạt ở các điều kiện pH khác nhau (pH = 2; 3,5; 5), tại các nồng độ Chitosan khác nhau

(0,5; 1; 2; 4mg/ml)và các tỉ lệ giữa Chitosan và tác nhân liên kết ngang khác nhau (2:1;

4:1; 6:1; 8:1 tính theo khối lượng), nhờ những khảo sát này để rút ra một bộ thông số phù

hợp nhất về kích thước và phân bố kích thước hạt. Thông qua đó, hạt nano Chitosan-TPP

tải Insulin được chế tạo có hiệu suất tải thuốc 91.6% tại môi trường có pH = 3,5; nồng độ

Chitosan đạt 1 mg/ml; tỉ lệ khối lượng giữa Chitosan và tác nhân liên kết ngang là 4:1,

hình ảnh TEM đã cho thấy hạt có kích thước nhỏ hơn 100 nm, hình dạng khá tròn. Khi

thực hiện kiểm tra bằng phổ FTIR có thể chứng minh được những liên kết cơ bản giữa

Chitosan và tác nhân liện kết ngang tạo hạt. Dựa vào cả phân tích phổ FTIR và xác định

hiệu suất bao gói để xác định đã chế tạo thành công hạt nano Chitosan-TPP tải Insulin

làm nguyên liệu đầu tiên cho những khảo sát sâu hơn nữa nhằm mang hạt nano Chitosan

vào ứng dụng thực tiễn.

Page 62: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

62

Tên đề tài: Bước đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa có tính năng khử khuẩn

Họ tên: NGUYỄN HOÀNG LỘC

MSSV: 1019304

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Vật liệu diệt khuẩn là một vật liệu mới đang được quan tâm phát triển bởi con

người nay đã nhận ra và muốn ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của vi khuẩn. Trong

công trình này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp vật liệu nanocomposite polypropylene/TiO2

– nano Ag bằng phương pháp trộn kín. Sau đó, khảo sát khả năng diệt khuẩn của vật liệu.

Với kết quả phân tích nhiệt vi sai (DSC) và phương pháp đo uốn cho thấy vật liệu

composite polypropylene/TiO2 – nano Ag có tính chất cơ lý tăng so với nhựa

polypropylene nguyên chất. Đồng thời, vật liệu này có khả năng diệt khuẩn khá tốt (hiệu

suất diệt vi khuẩn E.coli đạt 99,9% sau thời gian tiếp xúc 24h).

Tên đề tài: Chế tạo vật liệu composite sinh học tư nhựa nền poly (methyl methacrylate) và pha gia cường cellulose tư sợi dưa nước biến tính bằng anhydride maleic

Họ tên: NGUYỄN THỊ THƯƠNG THƯƠNG - NGUYỄN VĂN CHUNG

MSSV: 1019167 - 1018051

Chuyên ngành: Vật liệu Polymer & Composite - Công nghệ sinh học

Khoa: Khoa học vật liệu

Page 63: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

63

Email: [email protected] - [email protected]

Tóm tắt đề tài:

Poly (methyl methacrylate) (PMMA) được biết đến như một trong những loại

nhựa kĩ thuật được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và gần đây được nghiên cứu nhiều

trong lĩnh vực sinh học. Tuy nhiên, PMMA có giá thành khá cao, kỵ nước và không có

khả năng phân hủy sinh học. Việc cải thiện những tính chất của vật liệu PMMA là một

những vấn để đang rất được quan tâm hiện nay. Trong đề tài này bằng việc đưa thành

phần tự nhiên vi sợi cellulose đã biến tính với anhydride maleic (MA) vào nhựa nền

PMMA tạo vật liệu composite được biết đến như một phương pháp không chỉ cải thiện

khả năng phân hủy sinh học mà còn làm tăng một số tính chất như độ bền nhiệt, độ cứng,

độ đàn hồi của nhựa nền PMMA.

Tên đề tài: Chế tạo sứ irconia pha tạp yttria bằng phương pháp phản ứng pha rắn nhằm ứng dụng trong nha khoa

Họ tên: NGUYỄN THÁI BÌNH - NGUYỄN BÁ NGỌC LINH

MSSV: 1019012 - 1019253

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: balí[email protected]

Tóm tắt đề tài:

Ngày nay, trong lĩnh vực nha khoa,

việc phục hồi những răng bị mất hoặc

răng bẩm sinh bị xấu là rất cần thiết. Để

đáp ứng nhu cầu trên, nhiều loại răng sứ đã được nghiên cứu và ứng dụng như răng sứ

bằng kim loại, titan, kim loại quý. Tuy nhiên, những loại răng sứ trên lại mắc phải những

nhược điểm đáng kể về nhu cầu thẩm mĩ: màu sắc không tự nhiên và gây đen cổ răng sau

Page 64: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

64

một thời gian dài sử dụng. Đầu thế kỉ 20, sự ra đời của sứ công nghệ cao zirconia đã khắc

phục được các nhược điểm nhưng giá thành còn cao.

Zirconia (ZrO2) là oxide của kim loại zirconium (Zr) được ứng dụng rộng rãi trong

nha khoa là do đặc tính tương hợp sinh học, màu trắng, rất cứng, có khả năng chống đứt

gãy và khả năng chống mài mòn cao tốt. Zirconia tồn tại ba pha tinh thể: monoclinic,

tetragonal và cubic tùy theo điều kiện chế tạo và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

Trong đó chỉ có pha tetragonal và cubic có những đáp ứng được các đặc tính cần thiết của

sứ nha khoa. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng zirconia sẽ chuyển từ pha tetragonal thành pha

monoclinic. Do đó để lưu giữ pha tetragonal như mong muốn ở nhiệt độ phòng chúng tôi

tiến hành pha tạp yttria (Y2O3).

Trong nghiên cứ này, chúng tôi tiến hành chế tạo sứ zirconia pha tạp yttria bằng

phương pháp phản ứng pha rắn. Ảnh hưởng của hàm lượng pha tạp chất ổn định Y 2O3 lên

đặc tính cấu trúc và đặc tính cơ học sẽ được nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi sử dụng phổ

hấp thu hồng ngoại (FT-IR), phổ Raman và nhiễu xạ tia X (XRD) để khảo sát cấu trúc

của sứ. Kết quả cho thấy tồn tại pha tetragonal và pha khác ở 5% wt yttria và khi hàm

lượng pha tạp tăng thì tỉ lệ pha tetragonal tăng. Độ thấm nước của mẫu là 0.32%, độ xốp

rất nhỏ và không đáng kể, độ co của các mẫu thay đổi theo phần trăm pha tạp. Độ cứng

của mẫu khoảng 12GPa gần bằng với giá trị mẫu thương phẩm.

Tên đề tài: Chế tạo và nghiên cứu tính chất của tổ hợp lai Graphene với nano Au/Pt ứng dụng trong lĩnh vực nhạy khí NH3

Họ tên: NGUYỄN NGỌC THẮM - BÙI THỊ TUYẾT NHUNG - ÔN THỊ THANH TRANG

MSSV: 0913291 - 1013276 - 1013317

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: [email protected]

Page 65: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

65

Tên đề tài: Nghiên cứu và chế tạo lớp tiếp xúc dị thể n-IZO/i-MgZnO/p-Si bằng phương pháp phún xạ Magnetron DC

Họ tên: HỒ THỊ THANH NGA

MSSV: 1013267

Khoa: Khoa học vật liệu

Email: [email protected]

Page 66: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

66

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN

***Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2014

CHƯƠNG TRÌNH“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2015

I. Mục đích- Nhằm phát hiện, kích thích bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh viên về khoa

học công nghệ, qua đó công nhận các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn của sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của

mình trong lĩnh vực nghiên cứu sáng tạo và góp phần tạo cầu nối quan trọng giữa giảng đường và thực tiễn đời sống.- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham dự các hội thi, giải thưởng cấp ĐHQG, thành

phố và cấp Quốc gia.

II. Nội dung – Hình thức thực hiện1. Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS” năm 2015

Có 2 bảng dự thi: bảng Ý tưởng Sáng tạo Khoa học và bảng Ý tưởng khởi nghiệp

- Đối tượng tham dự: Sinh viên năm 1, 2, 3 đang học tại Trường ĐH KHTN và học sinh trường PTNK có quyền tham gia theo 02 hình thức cá nhân hoặc tập thể (một tập thể không quá 03 sinh viên)

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có ý tưởng khoa học hay một kế hoạch kinh doanh có liên quan đến các ngành học được đào tạo trong trường. Đăng ký tham gia vòng loại theo một trong ba hình thức: nộp bản trình bày ý tưởng (không quá 10 trang A4); trình bày trực tiếp tại “Sàn ý tưởng”; đăng ký ý tưởng tại địa chỉ http://tinyurl.com/S-IDEAS 2015 , sau đó Ban tổ chức sẽ tiến hành quay videoclip ý tưởng để Hội đồng BGK đánh giá và được các bạn sinh viên đánh giá trực tuyến trên fanpage Ban học tập Đoàn trường. Ý tưởng được chọn vào vòng chung kết sẽ tiếp tục phát triển và trình bày trước hội đồng khoa học.

Page 67: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

67

- Tiêu chí đánh giá: Vòng loại: Tính mới và sáng tạo (40%); tính thực tiễn, khả thi (30%), có cơ sở khoa học (30%). Vòng chung kết: Tính mới và sáng tạo (40%); Tính thực tiễn, khả thi (30%); Có đề xuất phương pháp thực hiện khoa học (20%); Hình thức trình bày (10%).

- Tiến độ thực hiện:Sàn ý tưởng đợt I: tháng 12/2014.Sàn ý tưởng đợt II: tháng 3/2015.Hạn chót nộp bài viết ý tưởng: 06/4/2015.Thành lập các hội đồng chấm vòng loại theo từng lĩnh vực: 06/4/2015 – 13/4/2015Chung kết và trao giải: tháng 05/2015

- Giải thương mỗi bảng:Giải Đặc biệt: 3.000.000đ/giải và giấy khen của Hiệu trưởng nhà trườngGiải nhất: 2.000.000 đồng/giải và giấy khen Hiệu trưởng nhà trườngGiải nhì: 1.000.000 đồng/giải và giấy khen Hiệu trưởng nhà trườngGiải ba: 500.000 đồng/giải và giấy khen Hiệu trưởng nhà trườngTổng giải thưởng 13.000.000 đồng

2. Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2015- Đối tượng tham dự: Sinh viên trường ĐH KHTN đang theo học các hệ đào tạo

chính quy (ĐH, CĐ), hoàn chỉnh đại học có quyền tham gia theo 02 hình thức: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 03 sinh viên)

- Lĩnh vực nghiên cứu: đăng ký tham gia một trong 09 lĩnh vực: Sinh học – Công nghệ Sinh học, Tin học – Công nghệ thông tin, Hóa học, Vật lý- Vật lý Kỹ thuật, Điện tử viễn thông, Môi trường, Toán học, Khoa học vật liệu, Địa chất.

- Nội dung – Hình thức tham dự: (Nhóm) tác giả phải có công trình nghiên cứu có kết quả hoàn chỉnh và được trình bày theo mẫu quy định (xem chi tiết trong “Thể lệ Giải thưởng SV NCKH 2015”). Các công trình được đánh giá cao sẽ tiếp tục tham gia vào vòng chung kết và báo cáo trước Hội đồng khoa học theo từng lĩnh vực.

- Thời hạn tham gia:Đăng ký và nộp đề tài hoàn chỉnh: Hạn chót 30/8/2015Chấm vòng loại: 03/9/2015 – 21/9/2015Báo cáo vòng chung kết: 07 - 10/10/2015Thời gian công bố kết quả: tháng 11/2015

Page 68: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

68

- Cơ cấu giải thương: gồm giải nhất, nhì, ba, khuyến khích với giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường và các mức thưởng lần lượt: 3.000.000đ, 2.000.000đ, 1.500.000đ, 1.000.000đ. Số lượng giải tùy thuộc vào số lượng và chất lượng đề tài theo từng lĩnh vực.

3. Học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học”- Đối với sinh viên đang thực hiện công trình nghiên cứu khoa học:

Số lượng: 05 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.Thời gian trao học bổng: tháng 5/2015.Yêu cầu: Có giấy xác nhận đang thực hiện nghiên cứu khoa học. Có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, các hoạt động học thuật của khoa, trường.

- Đối với sinh viên tham gia cuộc thi “Ý tương sáng tạo sinh viên S-IDEAS”:Số lượng: 04 suất, trị giá 2.000.000 đồng / suất.Thời gian trao học bổng: tháng 11/2015.Yêu cầu: Là thí sinh tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên S-IDEAS”. Có đề cương chi tiết về việc triển khai thực hiện ý tưởng. Đề cương chi tiết sẽ do hội đồng khoa học thẩm định.

1. Chuỗi hoạt động “Đồng hành cùng sinh viên học tốt tích cực NCKH”- Tổ chức các buổi tập huấn phương pháp học tập hiệu quả bậc đại học, phương pháp

phát triển ý tưởng khoa học cho sinh viên, phương pháp NCKH các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và NCKH của sinh viên, phương pháp kỹ năng khởi nghiệp trong Sinh viên.

- Phối hợp với CLB ĐHQG-HCM tổ chức khóa đào tạo Kỹ năng làm việc theo phương pháp SmartLearning cho sinh viên.

III. Biện pháp thực hiện- Tổ chức lễ phát động và triển khai chương trình, thể lệ giải thưởng đến sinh viên

thông qua các khoa, Đoàn cơ sở; tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên – Năm 2015 và Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học – Năm 2015”.

- Giới thiệu các đề tài xuất sắc tham gia giải thưởng SV NCKH các cấp cao hơn.

Page 69: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

69

- Thành lập thư viện đề tài nghiên cứu khoa học và ý tưởng sáng tạo sinh viên; thành lập góc trao đổi kinh nghiệm trên website Đoàn trường. Hỗ trợ các Đoàn cơ sở chủ động tổ chức các lớp kỹ năng về phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Thường xuyên triển lãm, giới thiệu các đề tài, ý tưởng đạt giải cao trong chương trình đến các bạn sinh viên; chủ động tìm nguồn học bổng hỗ trợ, khuyến khích niềm say mê nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Page 70: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

70

- Liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để giới thiệu, hỗ trợ các tác giả triển khai thực hiện ý tưởng, đề tài.

IV. Thành lập Ban tổ chức chương trình:

1. PGS.TS. Châu Văn Tạo Phó Hiệu trưởng nhà trường Trưởng ban2. TS. Lâm Quang Vinh Trưởng phòng KHCN Phó ban3. ThS. Nguyễn Thái Hà Bí thư Đoàn trường Phó ban TT4 Th.S Lê Mai Hương Xuân UVTV Đoàn trường Thành viên TT5. Lê Ngụy Hoàng Linh UVTV Đoàn trường Thành viên 6. Đỗ Lê Phương Dung UVBTK Hội Sinh viên trường Thành viên7. Th.S Nguyễn Hữu Trương Bí thư Đoàn khối CBT Thành viên8. Nguyễn Vũ Linh Bí thư Chi đoàn CBT ĐTVT Thành viên9. Đỗ Thị Cẩm Chuyên trách Đoàn Thành viên

V. Tiến độ thực hiện- 13/11/2014: trình và xin ý kiến Đảng ủy – BGH Nhà trường- 15/11/2014: triển khai trong Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2014- 01/12/2014 – 05/5/2015: tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên” năm 2015- 30/8/2015 – 11/2015: tổ chức Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” năm

2015- Tháng 11/2015: tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình SV NCKH năm 2015, trao

học bổng “Thắp sáng ước mơ nghiên cứu khoa học” năm 2015.- 22/11/2015: họp rút kinh nghiệm.

Nơi nhận:- BGH nhà trường (báo cáo);- Phòng KHCN (thực hiện);- Đoàn trường (thực hiện);

TM. BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNHTRƯỞNG BAN

PGS.TS. Châu Văn Tạo ( Phó Hiệu trưởng )

Page 71: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

71

- Lưu,

Page 72: Kỷ yếu Chương trình Sinh viên Nghiên cứu Khoa học 2014

KỶ YẾUSINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM 2014

“Không có con đường bằng phẳng nào cho khoa học. Chỉ có những ai không ngại khó nhọc trong khi trèo trên những con đường dốc của khoa học mới có cơ hội đạt được những đỉnh cao xán lạn của nó” (Karl Marx)

72