184
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC ... KHOA ... Báo cáo tt nghip Đề tài: LP DÁN ĐẦU TƯ XÂY DNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...

KHOA ...

Báo cáo tốt nghiệp

Đề tài: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

Page 2: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

1

MỞ ĐẦU

I. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị thì cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong toàn nền kinh tế quốc dân luôn được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động Đầu tư xây dựng giữ vai trò quan trọng thể hiện ở các nội dung :

- Đầu tư xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, tài sản cố định phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội.

- Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động trực tiếp góp phần làm tăng trưởng kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân.

- Hoạt động đầu tư xây dựng chiếm hoặc sử dụng một nguồn lực rất lớn của quốc gia trong đó chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên … Do đó, nếu quản lý và sử dụng kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát vô cùng lớn.

- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm dịch vụ xã hội, cải thiện điều kiện lao động, môi trường.

- Hoạt động đầu tư xây dựng mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là sản phẩm mang tính tổng hợp, đầy đủ các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, xã hội, khía cạnh môi trường, an ninh quốc phòng.

- Hoạt động đầu tư xây dựng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, làm xuất hiện các ngành sản xuất mới.

- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần phân công lao động xã hội một cách hợp lý, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

- Qua đầu tư xây dựng cho phép giải quyết hài hoà các mối quan hệ nảy sinh trong nền kinh tế và trong xã hội như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triển kinh tế giữa trung ương và địa phương, phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa.

Dự án là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học có cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế- xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.

Page 3: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

2

Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình là một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ, bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).

Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Những chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến.

Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng.

Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Đồ án tốt nghiệp là môn học kết thúc quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên

trên ghế nhà trường đại học. Thông qua đồ án tốt nghiệp, sinh viên tổng kết lại các kiến thức đã học và phát triền nó, hệ thống hóa để áp dụng vào công việc thực tiễn (nhiệm vụ đồ án là một công trình có thật). Kết quả của đồ án cũng đánh giá quá trình làm việc của sinh viên.

Lập dự án đầu tư là một mảng đề tài quan trọng, là chuyên môn chính của một kỹ sư kinh tế xây dựng sau khi ra trường. Tư duy về dự án là một yếu tố tiên quyết cần phải có ở một nhà quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Với sự đam mê, tìm tòi trong quá trình học tập về dự án đầu tư, sinh viên đã lựa chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp là “Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa”. Công trình có các yếu tố tính chất quy mô phù hợp với khả năng của sinh viên để thực hiện đồ án tốt nghiệp.

III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

- Tên công trình: Nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa. - Địa điểm xây dựng: thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh,

tỉnh Khánh Hoà.

Page 4: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

3

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xi măng và vật liệu xây dựng Đà Nẵng

- Tư vấn thiết kế :Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1

- Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ và hiện đại

- Ban quản lý: BQL dự án xây dựng nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa

- Quy mô công suất: phân xưởng nguyên nhiên liệu, phân xưởng nghiền xi măng, phân xưởng đóng bao, trạm biến áp tổng và khu hành chính đời sống.

- Diện tích chiếm đất: 6ha

- Tổng vốn đầu tư: dự kiến khoảng 1400 tỷ

- Sản phầm sau khi đi vào vận hành: xi măng PC30 và PC 40 và một số loại sản phẩm phụ trợ khác.

Nhà máy được đầu tư với công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, thân thiện với môi trường, hoàn toàn đáp ứng quan điểm phát triển của đảng và nhà nước ta hiện nay.

Page 5: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU

TƯ ............................................................................................................................... 9 I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án ......................................... 9

1. Xuất xứ hình thành dự án ..................................................................... 9 2. Chủ đầu tư .......................................................................................... 10 3. Các căn cứ pháp lý hình thành dự án.................................................. 10

II. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án ................... 12 1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải

Nam trung bộ(Nam trung bộ) ........................................................................... 12 2. Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: ....................................................... 14

III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án ............................. 15

1. Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2050 ..................................................................................... 15

2. Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án ....................... 21 IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ................................................................. 23

1. Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp ........ 23 2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm ..................................... 25 3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn .............. 26

V. Mục tiêu của dự án ................................................................................. 27

CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ -QUY MÔ CÔNG SUẤT .............. 2828 I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN .......... 28

1. Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng ....................... 28 2. Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án

29 3. Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án ............................. 29 4. Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án ................................................. 29

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN ...................... 30 1. Cơ sở lựa chọn .................................................................................... 30 2. So sánh các phương án ....................................................................... 31

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ....................... 35 I. Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý ............................. 35

1. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm ................................................................. 35

Page 6: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

5

2. Lịch trình vận hành khai thác ............................................................. 35 II. Kế hoạch sản xuất hàng năm .................................................................. 36 III. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng ............................................ 39 IV. Phương thức cung cấp nguyên vật liệu .................................................. 43 V. Phương án vận tải ................................................................................... 45

1. Nhu cầu và khối lượng vận tải ............................................................ 45 2. Lựa chọn phương thức vận tải ............................................................ 45

VI. Các hạng mục và giải pháp kể cấu hạ tầng cho dự án............................ 47

CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GPMB ......................................................................................................... 50

I. Các phương án địa điểm ............................................................................ 50 1. Giới thiệu địa đểm, địa danh hành chính ............................................ 50 2. Các phương án địa điểm và so sánh lựa chọn: ................................... 50

II. So sánh và lựa chọn địa điểm ................................................................. 51 1. Cơ sở lựa chọn: ................................................................................... 51 2. Phân tích lựa chọn địa điểm ............................................................... 51 3. Lựa chọn địa điểm đầu tư: .................................................................. 55

III. Các điều kiện tự nhiên xã hội liên quan đến dự án tại địa điểm đã lựa chọn…… ............................................................................................................... 55

1. Các điều kiện cơ bản về điều kiện tự nhiên của địa điểm đầu tư ....... 55 2. Điều kiện hạ tầng cơ sở: ..................................................................... 60

IV. Phương án GPMB của dự án .................................................................. 61 1. Lựa chọn so sánh phương án trả bồi thường GPMB .......................... 61 2. Tính toán chi phí cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định

cư……… ........................................................................................................ ..62

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ............................................... 64 I. Đặc điểm chung và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản ........................... 64

1. Cơ sở lựa chọn công nghệ và các thiết bị chính ................................. 64 2. Giới thiệu dây chuyền sản xuất .......................................................... 64 3. Tự động hóa ........................................................................................ 65 4. Bảo vệ môi trường .............................................................................. 65 5. Xuất xứ thiết bị ................................................................................... 66 6. Một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản .......................................................... 66

II. Tính toán lựa chọn công nghệ ................................................................ 66 1. Sản lượng của Dự án .......................................................................... 66 2. Nguyên liệu ........................................................................................ 67 3. Tỷ lệ phối liệu ..................................................................................... 67

Page 7: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

6

4. Tỷ lệ và phương thức xuất sản phẩm: ................................................ 68 5. Thời gian làm việc và năng suất đặt của các thiết bị chính ................ 68 6. Tính toán lựa chọn kho chứa .............................................................. 69 7. Mức tiêu hao nguyên liệu chính ......................................................... 70

III. Lựa chọn thiết bị chính ........................................................................... 71 1. Công đoạn tiếp nhận và xếp kho ........................................................ 71 2. Công đoạn nghiền xi măng: ................................................................ 72 3. Công đoạn đóng bao, xuất sản phẩm: ................................................. 72

IV. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính ......................................... 73 1. Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu: ................................................... 73 2. Tồn trữ và rút nguyên liệu: ................................................................. 73 3. Định lượng và nghiền xi măng ........................................................... 74 4. Chứa, đóng bao và xuất xi măng ........................................................ 74

V. Các hạng mục phụ trợ ............................................................................ 75 VI. Tiêu chuẩn thiết kế ................................................................................. 75

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG................................................................................................................. 77

I. Các phương án tổng mặt bằng và lựa chọn phương án hợp lý .................. 77 1. Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng trong dự án : ...................... 77 2. Các phương án lựa chọn ..................................................................... 78

II. Xác định tiêu chuẩn cấp hạng công trình ............................................... 80 1. Tiêu chuẩn thiết kế ............................................................................. 80 2. Cấp công trình, cấp động đất, áp lực gió ............................................ 81

III. Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu ....................................................... 81 1. Giải pháp kiến trúc ............................................................................. 81 2. Giải pháp xử lý nền, móng ................................................................. 83 3. Giải pháp kết cấu cho các hạng mục công trình chính. ...................... 83 4. Danh mục về hạng mục công trình và đặc điểm kế cấu kiến trúc ...... 84

IV. Tác động môi trường và các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn .... 84 1. Tác động môi trường .......................................................................... 84 2. Các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng ......................................... 85

V. Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc ........................................................ 87 VI. Giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động ................................ 87 VII. Phương án tổ chức thi công xây lắp ................................................... 89

1. Mặt bằng tổ chức thi công .................................................................. 89 2. Nguồn vật liệu cho xây dựng .............................................................. 90 3. Phương tiện thiết bị thi công xây lắp .................................................. 90

Page 8: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

7

4. Biện pháp thi công .............................................................................. 91

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC- VẬN HÀNH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH ................................................................... 94

I. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác ............................................................. 94 1. Tổ chức các bộ phận sản xuất ............................................................. 94 2. Tổ chức mặng lưới tiêu thu sản phẩm của dự án ................................ 95 3. Các chính sách quản lý, khuyến khích lao động, đào tạo ................... 95

II. Tiền lương và chế độ bảo hiểm, công đoàn của nhà máy ...................... 96 1. Chi phí tiền lương hằng năm .............................................................. 96 2. Chi phí bảo hiểm, công đoàn phí ........................................................ 96

CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN ......................... 97 I. Phân tích nguồn vốn huy động cho dự án .................................................. 97

1. Các biện pháp thu hút vốn .................................................................. 97 2. Xác định quy mô vốn cho dự án ......................................................... 97

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................... 124 I. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KÌ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI

THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC............................................................................ 124 1. Hiệu quả trong dự án đầu tư xây dựng công trình ............................ 124 2. Nội dung đánh giá, phân tích hiệu quả tài chính của dự án ............. 124 3. Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính của dự án........................... 126

II. LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO, THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .. 127 III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM ........................................................................................................ 130 1. Chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất .................................................. 130 2. Chi phí tiền lương, bảo hiểm, công đoàn phí ................................... 130 3. Chi phí trả lãi vay, chi phí sử dụng đất............................................. 133 4. Một số chi phí sản xuất kinh doanh khác ......................................... 135 5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh ............................................. 136

IV. DỰ TRÙ DOANH THU ...................................................................... 136 V. PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI

CHÍNH 137 VI. XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN VÀ TÍNH NPV, IRR ................................. 138

1. Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được ................................ 138 VII. PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..................... 141

1. Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao ..................................................................................... 141

2. Hệ số có khả năng trả nợ .................................................................. 142

Page 9: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

8

3. Thời hạn có khả năng trả nợ ............................................................. 142 4. Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích điểm hòa vốn ............ 142

VIII. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..................... 145 IX. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ............. 146 X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 149

1. Kết luận............................................................................................. 149 2. Kiến nghị .......................................................................................... 149

Page 10: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

9

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án

1. Xuất xứ hình thành dự án

Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định số 164/2002/QQĐ-TTg ngày 18 tháng 11

năm 2002 phê duyệt Qui hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt

Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó các Tổng Công ty Nhà

nước sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà máy sản xuất xi măng, với

công suất tối ưu tại các địa điểm có thuận lợi về nguồn nguyên liệu, như các dự án

xi măng Tam Điệp, Sông Gianh, Bình Phước, Hạ Long, Thăng Long, Bút Sơn 2,

Hoàng Thạch 3, Bỉm Sơn 2, Thái nguyên, Đồng Lâm ...

Các Dự án xi măng lớn kể trên, khi đi vào sản xuất, sẽ cùng với các nhà máy và

trạm nghiền xi măng hiện có góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất 33,8 triệu tấn xi

măng của Việt Nam vào năm 2010.

Tuy nhiên, do thực tế phân bố tài nguyên không đồng đều, có tới 79% năng lực

sản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc Việt Nam, từ Nghệ An trở ra.Trong khi đó,

mức tiêu thụ xi măng ở miền Bắc chỉ chiếm khoảng 45% nhu cầu cả nước. Điều này

thể hiện năng lực sản xuất xi măng dư thừa lớn ở Miền Bắc và thiếu hụt tại miền

Trung và miền Nam.

Vì vậy, về lâu dài biện pháp nhằm cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường

trên phạm vi cả nước, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xi

măng là phải tập trung điều tiết clinker và xi măng từ miền Bắc vào miền Trung và

miền Nam với qui mô ngày càng tăng,.

Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong Qui hoạch hệ thống các trạm

nghiền xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, phù hợp với qui hoạch phát

triển tổng thể Ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2000-2020, với nhiệm vụ góp

phần cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường xi măng khu vực Nam Trung Bộ,

Tây Nguyên cũng như trên phạm vi cả nước.

Page 11: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

10

Nhà máy sau khi được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ tiếp nhận nguồn clinker

PC50 từ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã được mở rộng, nghiền với nguồn phụ

gia tại chỗ, sản xuất và cung ứng kịp thời các chủng loại xi măng cho thị trường các

tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

2. Chủ đầu tư

Trong những năm qua, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã có rất nhiều nổ lực để thực hiện cung ứng đầy đủ nhu cầu xi măng trên cả nước do đó Công ty đã và đang thực hiện các dự án nhằm tăng sản lượng xi măng bình ổn giá cả thị trường thực hiện theo chủ trương của chính phủ.

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển thị trường Công ty đã đầu tư nhiều trạm nghiền và nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong định hướng mở rộng đầu tư của Tổng Công ty xi măng Việt Nam

Công ty xi măng- vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng là thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại 13-16 Lê Hồng Phong, thành phố Đà Nẵng. Từ nhiều năm qua Công ty là nhà cung cấp và phân phối chủ yếu là các mặt hàng xi măng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận. Ngoài ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, gạch lát nền, vỉa hè, gạch lò tuynen, đá xây dựng, đá xẻ và sản xuất vỏ bao xi măng...

Theo chủ trương đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng nói chung và định hướng tăng sản lượng xi măng trong khu vực Nam Trung Bộ nói riêng sẽ phát triển ngành công nghiệp xi măng từ nay cho đến 2020 của nhà nước, Bộ xây dựng, Tổng Công ty xi măng Việt Nam và kế hoạch đầu tư phát triển Công ty xi măng – vật liệu xây dựng là xây lắp Đà Nẵng trong thời gian tới công ty sẽ làm chủ đầu tư dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy - Cam Ranh – Khánh Hoà.

3. Các căn cứ pháp lý hình thành dự án

• Căn cứ pháp luật - Luật Xây dựng - Luật Đầu tư - Luật Môi trường - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/9/2009 của Chính phủ về lập và quản lý

dự án đầu tư xây dựng. -Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất

lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về lập và quản

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Page 12: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

11

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điểm trong luật đầu tư.

-Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh, được lập dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

Quyết định số 2005/QĐ-TTG ngày 16 tháng 5năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Văn bản số 2022/BXD-VLXD ngày 13/12/2005 của Bộ xây dựng về việc: danh mục các trạm nghiền dự kiến đầu tư của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Văn bản số 2271/XMVN-HĐQT ngày 21/12/2007 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc: Giao Công ty xi măng VLXD - XL Đà Nẵng làm Chủ đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.

Văn bản số 3016/UB ngày 31/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đồng ý thoả thuận cho đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.

Văn bản số 708/UB ngày 03/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc thoả thuận địa điểm đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.

Văn bản số 252/CV-QK ngày 21/5/2009 của Bộ Tư lệnh Quân khu V về việc: Đồng ý cho Công ty xi măng VLXD-XL Đà Nẵng được khảo sát xây dựng cầu cảng chuyên dùng và Nhà máy xi măng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Văn bản số 1263/UB ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc: Đồng ý cho lập Dự án đầu tư xây dựng cầu cảng chuyên dùng và Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.

Văn bản số 795/CV-TDDV1 ngày 24/3/2009 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về việc thu xếp vốn cho dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy.

Biên bản ghi nhớ ngày 16/4/2009, giữa Chi nhánh Ngân hàng ĐTPT Khánh Hoà, Chi nhánh Ngân hàng NNPT nông thôn Khánh Hoà và Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Nha Trang, về việc đồng tài trợ dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy Cam Ranh Khánh Hoà.

Văn bản số 624/TCKT ngày 22/4/2009 của Công ty XMVLXD Đà Nẵng về việc phân bổ cơ cấu nguồn vốn cho BCNCKT dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh.

Hợp đồng số 01 CTĐT/HĐKT-2002 ngày 24/8/2009 giữa Công ty xi măng VLXD-XL Đà Nẵng và Công ty Tư vấn đầu tư phát triển xi măng về việc lập Báo cáo NCKT Trạm nghiền xi măng Cam Ranh.

• Chủ trương đầu tư, quy hoạch kiến trúc, số liệu kỹ thuật, thỏa thuận thiết kế, các văn bản liên quan.

Page 13: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

12

Báo cáo khảo sát địa hình khu vực mặt bằng và các công trình giao thông Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập tháng 9/2009.

Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ hải văn Dự án Nhà máy xi măng tại Cam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập tháng 11/2009.

Báo cáo khảo sát địa chất công trình Dự án Nhà máy xi măng tại Cam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ, 12/2009.

Báo cáo NCKT vận tải ngoài Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập tháng 12/2009.

Văn bản số 21 EVN/ĐL 3-2, ngày 02/10/2010của Công ty điện lực 3 - Tổng Công ty điện lực Việt Nam về việc Cấp điện cho Nhà máy xi măng Cam Ranh.

Phương án cấp điện dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh- Khánh hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng điện 4, tháng 12/2009.

Văn bản số 15/CV.CT ngày 17/01/2010 của Công ty công trình đô thị Cam Ranh về việc Đồng ý cung cấp nước cho Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh.

Phương án cấp nước cho Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, Công ty Công trình đô thị Cam Ranh, tháng 12/2009.

Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.

Quyết định số 2457/QĐ-UB ngày 17/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư trong nước tại tỉnh Khánh Hoà.

II. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án

1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải Nam trung bộ(Nam trung bộ)

• Vị trí địa lý: Khu vực duyên hải Nam trung bộvới diện tích trải rộng từ Đà Nẵng đến Bình

Thuận, dọc các tỉnh ven biển Đông. Là khu vực có vị trí cầu nối giữa các vùng miền trên cả nước: phía bắc là khu vực Bắc trung bộ, phía tây là Tây nguyên, phía nam là Nam bộ, phía đông tiếp giáp với một vùng biển Đông rộng lớn và 2 quần đảo lớn của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa.

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam trung bộcủa Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông. Diện tích tự

Page 14: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

13

nhiên của tỉnh là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo), với hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng lớn, có 4 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Mỗi vịnh mõi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km2, có núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới; vịnh Vân Phong với độ sâu trung bình 20-27m, kín gió với 4 mặt bao quanh là núi, được xem là nơi lý tưởng nhất Việt Nam để xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế.

• Địa hình, địa chất thủy văn: -Địa hình: Vùng Nam trung bộvà tỉnh Khánh Hòa có điều kiện địa hình tương

đối giống nhau. Phía tây có núi đá thấp, đâm ra biển từ dãy Trường Sơn nam xen lẫn là các rìa cao nguyên thấp từ vùng Tây Nguyên trải rộng ra. Dọc bờ biển phía đông là các đồng bằng nhỏ, hẹp ở cửa các sông nhỏ mở ra biển. Các dãy núi ăn ra biển tạo các đồi cát ven biển đặc trưng của vùng. Bờ biển mấp mô, nhiều bán đảo, đảo nhỏ nên có nhiều vịnh kín, thuận lợi cho neo giữ tàu biển: Cam Ranh, Vân phong, Quy Nhơn, Xuân Đài…

-Địa chất: chủ yếu là đá núi xâm nhập Krê- Kainôzôi, vùng đồng bằng là đất feralit trên nền đá cổ, xen lẫn đất phù sa sông, đất cát ven biển.

-Thủy văn: sông trong vùng chủ yếu là các sông nhỏ, chảy theo hướng đông- tây, thường bắt nguồn từ núi cao phía tây và chảy ra biển nên độ dốc lớn. Các sông chính là: sông Cái, sông Ba, sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ, sông Trà Khúc, Trà Bồng…Các sông này thường thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nhưng lại dâng nhanh vào mùa mưa gây lũ lụt thường xuyên cho vùng.

• Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Trong một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa

và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Tuy nhiên mùa mưa ở Nam trung bộ, lượng mưa ít, không kéo dài. Mùa khô thường diễn ra gay gắt hơn, hạn hán trầm trọng hơn so với các vùng khác. Nguyên nhân chủ yếu do kiểu khí hậu tương đối giống Địa trung hải khô nóng, mưa ít, hệ thống sông ngòi thưa thớt làm cho nước bốc hơi nhanh, đồi cát ngày càng phát triển.

Vị trí ven biển cũng làm cho khu vực này thường xuyên phải chịu những cơn bảo từ biển Đông tràn vào, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, gây nhiều tổn thất cho nhân dân.

• Tài nguyên thiên nhiên

Page 15: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

14

Khu vực Nam trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng có lượng tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú:

-Tài nguyên về biển: đây là thế mạnh đặc biệt của vùng. Với thềm lục địa kéo dài, cực kỳ thuận lợi cho phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Nước biển ấm mang đến cho vùng biển ở đây hệ động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm: san hô, hải sâm, các loài tôm, cá, rùa biển, chim biển…

-Tài nguyên đất: Diện tích rừng còn khoảng 40% so với diện tích tự nhiên, hơn 45.000km2. Với khí hậu và đất đai riêng nên có thể canh tác nhiều loại cây- con đặc thù, cho chất lượng và sản lượng tốt như: nho, thanh long, dê, bò…

-Tài nguyên khoáng sản: tương đối phong phú với các mỏ quặng sắt, bô xít, quặng đồng, vàng, than đá, đá vôi, đất sét, nước khoáng, cát trắng quý hiếm…

Kết luân: các điều địa lý đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Khánh Hòa và khu vực NTB, tuy nhiên các khó khăn về thiên nhiên và thời tiết cũng tác động ngược lại, ảnh hưởng đến đời sông xã hội và tốc độ phát triển.

Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa và khu vực Nam trung bộ trong những năm vừa qua

2. Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: - Tình hình dân cư: Dân số: 1.159.700 người, diện tích tự nhiên là 5217.6 km2, mật độ dân số là 222

người/km2. (tổng cục thống kê năm 2009) Dân cư chủ yếu là người dân tộc Kinh. Cơ cấu lao động chủ yếu làm nông lâm

thủy sản (hơn 40% dân số). - Kinh tế: Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển

và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh được thuận lợi nhờ tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26. Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Các đơn vị hành chính của Tỉnh gồm: một thành phố thuộc tỉnh - Nha Trang, một thị xã - Cam Ranh, và bảy huyện gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Có thành phần dân tộc đa dạng với các dân tộc chính gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho, t'Rin.

Cơ sở giáo dục gồm có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang là đại học duy nhất cả nước đào tạo chuyên về Thủy sản, còn có cơ sở đào tạo ở miền Bắc

Page 16: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

15

(Bắc Ninh) và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như Học viện Hải quân, trường Sỹ quan không quân, trường Sỹ quan thông tin. Các trường Cao Đẳng: Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật du lịch, Cao đẳng dạy nghề Nha Trang.

Với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, Mộ Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà, Sông Lô, Dốc Lết. Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm, Hòn Mun, Hòn Ông… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du khách… Thiên nhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển, đảo.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, con người đã tạo cho Khánh Hoà lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế trong đó có kinh tế biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch...là mũi nhọn.

Ngoài ra tỉnh còn đang quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho phát triển các khu kinh tế lớn như Vân Phong, các khu công nghiệp Cam Ranh, khu công nghiệp Ninh Thủy, Vạn Thắng… Đây đều là các chế suất với quy mô lớn, chủ yếu sản xuất công nghiệp nặng, điện tử, cơ khí đóng tàu và may mặc. Trong tương lai sẽ là điểm tựa cho phát triển công nghiệp trong vùng và cả nước. Lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đạt giá trị cao.

Kết luận: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa nằm trong thuận lợi chung của khu vực. Tuy nhiên với các yếu tố lịch sử địa lý riêng, tỉnh có nhiều điều kiện hơn để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải.

III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án

1. Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2050

• Du lịch:

Page 17: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

16

Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản phẩm du lịch chính:

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi - Du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển. - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa - Du lịch bơi thuyền, lặn biển, lướt ván - Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi... Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần

thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh.

• Dịch vụ: Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân

hàng, du lịch, xây dựng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông ...) đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Thương mại: Phát triển thương mại, xây dựng các Trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại

Nha Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại đại phương, đồng thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng.

Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và tri thức thấp. Đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 1000 – 1100 triệu USD, đến năm 2020 khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD.

• Công nghiệp: Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm

công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên

Page 18: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

17

liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền … phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

• Thủy sản: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩy

mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khai thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản. Đẩy mạnh tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề các của tỉnh:

dự án chợ thủy sản Nam trung bộ, dự án nuôi tôm công nghiệp tại Vạn Ninh và Cam Ranh, dự án Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc (Ninh Hòa), dự án Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (Cam Ranh), dự án Cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề các Bắc Hòn Ông (Nha Trang).

• Văn hóa – xã hội: Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển hệ thống trường dạy nghề, ưu

tiên các ngành nghề phục vụ quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật trong những ngành kinh tế chủ lực và ngành nghề các doanh nghiệp có nhu cầu.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở phòng chữa bệnh đồng bộ, hiện đại để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế.

Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2010- 2020)

Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm có công nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung sức hoàn thành các dự án công nghiệp lớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụ lớn... để tạo sức bật cho nền kinh tế.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi thế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước. Tập trung nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển

Page 19: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

18

coniner quốc tế Vân Phong để phát triển mạnh dịch vụ hàng không và hàng hải; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong; triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính - thương mại... Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch… Tăng cường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước, khuyến mãi thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Tích cực, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.

Tạo môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.

Tăng cường các giải pháp để tạo nguồn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh triển khai công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, khu vực Cam Ranh, khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong ở thành phố Nha Trang và các dự án trọng điểm khác. Đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Quan tâm xây dựng các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng kịp thời để tạo điều kiện triển khai các dự án lớn, công trình trọng điểm trên địa bàn; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án hệ thống công trình thủy lợi như: hồ chứa nước Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền, Sồng Chò… để giải quyết vấn đề trọng tâm về nước phục vụ cho phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.

Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm gắn với vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư hợp lý phát triển các đô thị huyện lỵ; tăng tỷ lệ đô thị hóa gắn với xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện công tác đô thị hóa, tiến hành nâng cấp và mở rộng các đô thị,

Page 20: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

19

công nhận đô thị đối với các khu vực đã hội đủ điều kiện theo quy định, nâng cấp thị xã Cam Ranh lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp huyện Ninh Hòa lên thành thị xã. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc di dời trung tâm hành chính của tỉnh, tạo quỹ đất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng kè và đường dọc sông Cái - Nha Trang; Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang, nhằm chỉnh trang, giải quyết môi trường; Dự án xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí... phục vụ cho đời sống của nhân dân trong tỉnh và du khách. Huy động tối đa nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giáo dục và đào tạo; nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất và trang thiết bị; xây dựng mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông…Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu vực nông thôn, miền núi, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy lợi thế của trung tâm văn hóa du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng môi trường, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc, có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư thích đáng, có trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng. Xây dựng Nha Trang thực sự là đô thị “xanh - sạch - đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện” và trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện quốc gia và quốc tế.

Tăng cường đầu tư, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở từng cấp học, ngành học; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo; tiếp tục phát triển quy mô giáo dục; thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cho thanh niên trong độ tuổi, đi đôi với đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế, nhất là

Page 21: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

20

tuyến cơ sở gắn với mở rộng việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao; triển khai thực hiện đề án thành lập trường đại học y dược tại tỉnh; hoàn thiện cơ chế, chính sách khám, chữa bệnh cho đối tượng chính sách, bệnh nhân nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc tốt sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng, khống chế không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn, giảm số mắc bệnh và tử vong do các bệnh dịch nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não…), thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và bệnh phong, ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh lao, HIV/AIDS.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng, ngành nghề, tư liệu sản xuất, vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để xóa nghèo một cách bền vững, đặc biệt quan tâm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ, đối tượng có công với cách mạng… Tiếp tục chăm lo và thực hiện tốt các chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, quan tâm đến người già neo đơn, tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Kết luận: dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển hạ tầng và công nghiệp trong giai đoạn 10 năm tới. Phù hợp hợp quy hoạch các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh Khánh Hòa. Dự án còn tăng năng lực thu hút đầu tư vào hạ tầng và công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa theo chỉ số PCI Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam

(PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số PCI đo lượng chất lượng điều hành kinh tế và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. PCI là một công cụ hữu ích trong điều hành kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới các năm 2008 -2009, PCI không chỉ giúp lãnh đạo các tỉnh thành phố có những biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm mà còn giúp các doanh nghiệp có định hướng kế hoạch phát triển tốt, nhà đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư đúng đắn…

Năm 2010, tỉnh Khánh Hòa đã vươn lên xếp thứ 30/ 63 tỉnh thành toàn quốc với số điểm là 56.75/100 sau nhiều năm đứng ở vị trí thấp.

Page 22: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

21

Trong khu vực Nam trung bộ, Khánh Hòa xếp thứ 4.

Hình 1.1 Bảng so sánh xếp hạng năng lực cạnh tranh PCI các tỉnh Nam trung

bộ(nguồn: pcivietnam.com.vn) Đây là ghi nhận cho sự cố gắng của Khánh Hòa để thu hút các nhà đầu tư cũng

như sự quan tâm của chính quyền tỉnh đến phát triển công nghiệp và hạ tầng.

2. Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng

chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với một số nội dung chính như sau:

- Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập.

- Quan điểm phát triển.

+Về đầu tư: Đầu tư các dự án xi măng phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư mở rộng, các dự án mới tại khu vực miền Nam và miền Trung, các dự án

Page 23: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

22

thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng, các trạm nghiền độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clanhke trong nước.

+Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá ở mức cao, lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và sản phẩm đa dạng. Tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản và năng lượng trong sản xuất xi măng. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất xi măng trong đó có sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp khác, bảo đảm các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quy định. Chuyển đổi dần công nghệ lò đứng sang lò quay và tiến tới loại bỏ công nghệ xi măng lò đứng trước năm 2020.

+Về quy mô công suất: Ưu tiên phát triển các nhà máy quy mô công suất lớn; lựa chọn quy mô công suất phù hợp đối với các dự án ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay có thể áp dụng quy mô công suất vừa và nhỏ, nhưng không nhỏ hơn 1.000 tấn clanhke/ngày.

+Về bố trí quy hoạch: Các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào khu vực có triển vọng sản xuất clanhke, xi măng. Tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất clanhke quy mô công suất lớn tại các khu vực có tài nguyên, có điều kiện giao thông đường thuỷ thuận tiện cho việc vận chuyển clanhke vào miền Nam.

Đối với khu vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc chủ yếu xây dựng các nhà máy quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại chỗ và vùng lân cận.

- Các chỉ tiêu quy hoạch: theo công suất toàn quốc, công suất theo vùng. - Về nguồn vốn đầu tư: Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn tín dụng, trái

phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn góp liên doanh, ... để đầu tư xi măng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần.

Nhà nước có hỗ trợ thích hợp đối với những dự án phát triển xi măng ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thông qua các cơ chế, chính sách hiện hành.

- Về phối hợp liên ngành: Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnh

vực liên quan như : cơ khí, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng..., để đáp ứng tốt nhất cho phát triển

Page 24: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

23

ngành công nghiệp xi măng, đồng thời tạo điều kiện để các ngành khác cùng phát triển.

Kết luận: dự án thực hiện theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng và kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đóng góp nguồn cung cho thị trường trong nước đang tăng trưởng mạnh.

IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1. Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp

• Nhu cầu xi măng trên thị trường Bảng 1.1 Nhu cầu xi măng trên toàn quốc các năm

Đơn vị :triệu tấn Năm Mức dao động Mức trung bình 2005 27,5 - 30,5 29 2010 42,2 - 51,4 46,8 2015 59,5 - 65,6 62,5 2020 68 – 70

Bảng 1.2 Nhu cầu xi măng các vùng theo các năm Đơn vị :triệu tấn

Vùng kinh tế Nhu cầu xi măng các năm 2005 2010 2015

Tây Bắc 0,43 0,7 0,94 Đông Bắc 2,41 3,98 5,32

Đồng bằng sông Hồng 7,95 13,10 17,5 Bắc Trung Bộ 2,98 4,92 6,56 Nam trung bộ 2,27 3,74 5,0 Tây Nguyên 0,72 1,17 1,56 Đông Nam Bộ 7,78 12,17 16,25

Đồng bằng sông Cửu Long 4,46 7,02 9,37

(Nguồn: Tổng cục thống kê- 2008) Như đã phân tích về quy hoạch phát triển, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

phải đáp ứng được nhu cầu không những về sản lượng mà còn về chất lượng, công nghệ, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Dựa trên tình hình sản xuất xi măng hiện tại, nhà nước vẫn đang phải nhập khẩu xi măng từ Trung Quốc và các nước lân cận. Một số nhà nhập khẩu đang đệ trình xin giảm thuế nhập khẩu để giảm giá cho xi măng. Dự án với sản phẩm xi măng hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu hiện tại của thị trường xi măng Việt Nam.

Hiện nay nguồn cung cấp xi măng chủ yếu cho thị trường Việt Nam được huy động từ các nhà máy của Tổng công ty xi măng Việt Nam, các công ty xi măng liên

Page 25: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

24

doanh, các nhà máy xi măng lò đứng, các trạm nghiền xi măng và một phần xi măng nhập khẩu.

Từ năm 1995 đến nay do các cơ sở sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên Nhà nước thường xuyên phải nhập khẩu xi măng và clinker, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, do điều kiện tự nhiên không có nhiều nguồn nguyên liệu, do vậy hàng năm khu vực này phải nhập clinker và xi măng từ miền Bắc và nhập khẩu từ các nước trong khu vực.

Giai đoạn dự báo 2005 đến 2020 cho nhu cầu xi măng( tấn) khu vực Nam trung bộ

Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015

Bình Định 490,13 546,59 603,1 659,5 716 772,4 1054,7

Phú Yên 218,1984 235,7952 253,4 271 288,6 306,2 394,17

Khánh Hoà 506,0754 556,5384 607 657,5 707,9 758,4 1010,7

Ninh Thuận 173,05 195,75 218,5 241,2 263,9 286,6 400,05

Gia Lai-Kon Tum

290,676 304,824 319 333,1 347,3 361,4 432,16

Đắc Lắc 285,516 299,764 314 328,3 342,5 356,8 428

Tổng 1963,6458 2139,2616 2315 2490 2666 2842 3719,8 Qua số liệu trên cho thấy Khánh Hoà là tỉnh có khối lượng tiêu thụ xi măng lớn

nhất trong khu vực. Ngoài ra hai tỉnh Bình Định và Đắc Lắc cũng là hai thị trường tiêu thụ xi măng tương đối lớn, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên với chính sách phát triển miền núi và chiến lược khai thác lợi thế thuỷ điện của Chính Phủ, vùng Tây Nguyên trong tương lai sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành xây dựng phát triển.

Kết luận: nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của dự án là khá lớn, đảm bảo khả năng tiêu thụ cho nhà máy trong thời điểm hiện tại khi đi vào vận hành.

• Dự báo nhu cầu trong tương lai

Trong tương lai, thông qua quy hoạch phát triển ngành xi măng và phân tích thị trường chung. Với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6-7% trong cả thời kỳ 2010-2020, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10-11%, có thể thấy rằng nhu cầu là ngày càng tăng lên. Tốc độ phát triển kinh tế và yêu cầu hiện đại hóa, mở rộng cơ sở hạ tầng ngày càng cấp thiết (như đã phân tích trong mục tiêu phát triển chủ yếu của địa phương và ngành). Cộng với đời sống xã hội không ngừng tăng dẫn đến việc đầu tư cho hạ tầng, công trình cũng không ngừng tăng theo. Với các sản phẩm là xi măng nhu cầu của thị trường cho sản phẩm

Page 26: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

25

dự án trong tương lai là cực kỳ khả quan, đảm bảo yếu tố tăng trưởng tốt và bền vững.

• Phân tích năng lực đáp ứng hiện tại Năng lực của thị trường cung cấp - Năng lực đáp ứng của thị trường xi măng trong nước Từ dự báo nhu cầu xi măng và năng lực dưới đây, có thể thấy nguồn cung xi

măng trong ngắn hạn đang cân bằng với cầu.

Hình 1. 1 Sản lượng cung cấp xi măng cho thị trường và doanh thu của Tổng công

ty công nghiệp xi măng Việt Nam (nguồn: Vicem.vn) • Phân tích khối lượng sản phẩm trong tương lai

Trong tương lai, với quỹ đất dự kiến dành cho phát triển cùng với triển vọng doanh số sản phẩm tốt thì việc mở rộng sản xuất và cung ứng là hoàn toàn khả thi, dựa trên nền tảng kinh nghiệm quản lý cũng như vận hành hệ thống sẵn có.

2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm Thứ nhất: dự án có vị trí trung tâm của khu vực duyên hải Nam trung bộ, có

nhiều thuận lợi về mặt vận chuyển ( một yếu tố cực kì quan trọng của ngành sản xuất và cung ứng vật liệu)- lại có cảng chuyên dụng ngay tại nhà máy nên rất thuận tiện cũng như giảm giá thành sản phẩm.

Thứ hai: với chất lượng được đảm bảo bởi Tổng công ty xi măng Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý và vận hành.

Thứ ba, trong khu vực có rất ít nhà máy cung ứng sản phẩm cho thị trường. Hầu hết là vận chuyển từ phía Bắc vào.

Page 27: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

26

Dự kiến thị trường tiêu thụ của dự án sẽ là các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng. (Bản đồ khu vực tiêu thụ trang bên)

Các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi cũng là những thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhưng do cự ly vận chuyển bằng đường bộ và đường biển đều khá xa, việc tiêu thụ xi măng tại đó sẽ không hiệu quả. Hơn nữa tại các tỉnh này đã có một số trạm nghiền và xi măng lò đứng đang hoạt động ổn định.

Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh sẽ sử dụng nguồn clinker từ miền Bắc chuyển vào bằng đường biển, điều đó cho phép khai thác các phương tiện vận tải biển sẵn có mà không phải đầu tư lớn, giảm chi phí vận chuyển, thời gian bốc dỡ, tỷ lệ hao hụt so với xi măng bao và do đó sẽ giảm được giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Kết luân: sản phẩm của dự án có tính cạnh tranh cao trên thị trường, hứa hẹn đem lại doanh số bán hàng tốt khi đi vào vận hành.

3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn

• Thuận lợi của dự án: Hiện nay thị trường sản phẩm đầu ra của dự án tăng trưởng ổn định, không có

nhiều biến động lớn về giá. Dự kiến trong tương lai, sau khi thoát hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ, xây dựng bất động sản sẽ tăng nhanh, kéo theo nhu cầu về sản phẩm cũng tăng. Triển vọng thu lợi nhuận cao khá sáng sủa. Ngoài ra các sản phẩm còn mang nhiều yếu tố cạnh tranh và yếu tố ưu đãi từ phía nhà nước cho dự án. Các yếu tố vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa cũng là một thuận lợi không hề nhỏ của dự án. Trong tương lai, khả năng mở rộng của dự án là rất khả quan.

• Một số khó khăn của dự án: Dự án có nguồn vốn khá lớn. Diện tích đất sử dụng cho dự án khá lớn nên khó

tránh khỏi vướng mắc khó khăn khi triển khai. Khối lượng xây dựng rất lớn; công nghệ có nhiều điểm phức tạp; tiến độ có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khu vực Nam trung bộ còn thường xuyên chịu các thiên tai bão lũ hàng năm, đây cũng là một khó khăn tương đối lớn của dự án.

• Kết luận Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Nam trung

bộvà tỉnh Khánh Hòa, tình hình một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án thấy rằng: nguồn cung về xi măng tại khu vực này còn thiếu.

Page 28: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

27

Tổng công ty xi măng Việt Nam là đơn vị tiên phong và giàu kinh nghiêm trong nhiều dự án của ngành xi măng Việt Nam. Dự án được đặt vị trí quan trọng trong chiến lược của Tổng công ty. Nó đáp ứng nhu cầu cho xây dựng và phát triển vùng. Vì những lý do trên, dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Cam Ranh là hết sức cần thiết vừa đem lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, cho địa phương tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam trung bộ.

Có thể kết luận rằng việc đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh tại Cam Ranh - Khánh Hoà là hết sức cần thiết và cấp bách. Nhằm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nghiền và phân phối xi măng trên thị trường các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty, thực hiện nhiệm vụ giữ vững và phát triển thị phần của Tổng Công ty, góp phần thực hiện chức năng cân đối cung cầu và bình ổn giá cả xi măng trên thị trường khu vực và cả nước.

V. Mục tiêu của dự án Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Cam Ranh Khánh Hòa có các mục tiêu

sau: Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh được đầu tư với mục tiêu là một trạm đầu

mối, có chức năng tiếp nhận clinker PC50 từ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, sử dụng nguồn phụ gia tại chỗ, chế tạo ra xi măng thương phẩm PCB30 và PCB40, phân phối tiêu thụ tại thị trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ngoài ra, để khai thác ưu thế về cảng biển, Nhà máy còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thị trường các tỉnh ven biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty, góp phần thực hiện chức năng điều tiết, cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường xi măng trong phạm vi cả nước của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Đáp ứng thị trường thiếu hụt cho khu vực trong thời gian sắp tới, Đảm bảo tính

chủ động trong sản xuất kinh doanh góp phần điều tiết thị trường bình ổn giá cả xi măng khẳn định ưu thế cạnh tranh cua xi măng Việt Nam và nâng cao nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch trên thị trường Quốc tế.

.

Page 29: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

28

CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ -

QUY MÔ CÔNG SUẤT

I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN

1. Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng Để dễ quản lý, đầu tư phải được phân loại theo các giác độ khác nhau. Có các

cách phân loại chính sau : • Phân loại theo đối tượng đầu tư :

Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau : - Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư loại này có thể phục vụ cho sản xuất kinh

doanh và dịch vụ, hoặc phục vụ cho các mục đích xã hội. - Đầu tư tài chính : Bao gồm các hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay

lấy lãi, gửi tiết kiệm. • Phân loại theo chủ đầu tư :

Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau : - Chủ đầu tư là nhà nước : Đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh

tế và xã hội do vốn ngân sách nhà nước cấp. - Chủ đầu tư là các doanh nghiệp ( quốc doanh và ngoài quốc doanh, độc lập và

liên kết, trong nước và nước ngoài ). - Chủ đầu tư là các tập thể trong xã hội : Đầu tư để xây dựng các công trình do

vốn góp của các tập thể và dùng để phục vụ trực tiếp cho tập thể góp vốn. - Chủ đầu tư là các cá nhân : Vốn đầu tư được lấy từ ngân sách của các hộ gia

đình. - Các loại chủ đầu tư khác.

• Phân loại theo cơ cấu đầu tư : Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau : - Đầu tư theo các ngành kinh tế. - Đầu tư theo các vùng lãnh thổ và các địa phương. - Đầu tư theo các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. - Đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và phi hạ tầng. - Đầu tư theo cơ cấu hợp tác quốc tế.

• Phân loại theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định Theo giác độ này gồm các loại đầu tư sau : - Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng, mua sắm thiết bị máy móc loại mới.

Page 30: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

29

- Đầu tư lại, bao gồm các đầu tư để thay thế các loại tài sản cố định đã hết tuổi thọ quy định, cải tạo và hiện đại hoá các tài sản cố định hiện có đã lạc hậu.

- Đầu tư kết hợp hai loại trên. • Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư. Dự án quan trọng quốc gia Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội. Phụ lục nghị định số 12/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể phân nhóm dự án.

Theo đó thì dự án thuộc loại đầu tư công trình công nghiệp với TMĐT hơn 1500 tỷ đồng nên được xếp vào nhóm A.

2. Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án Doanh nghiệp khai thác dự án trực tiếp là Công ty cổ phần Xi măng vật liệu xây

dựng Đà Nẵng. Đây là doanh nghiệp cổ phần 51% sở hữu nhà nước; là thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại 13-16 Lê Hồng Phong, thành phố Đà Nẵng. Từ nhiều năm qua Công ty là nhà cung cấp và phân phối chủ yếu là các mặt hàng xi măng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận. Ngoài ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, gạch lát nền, vỉa hè, gạch lò tuynen, đá xây dựng, đá xẻ và sản xuất vỏ bao xi măng...

3. Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án Theo hình thức nguồn vốn đầu tư cho dự án, thấy dự án được đầu tư từ nguồn

vốn tự có của doanh nghiệp (35%), phần còn lại được vay tín dụng từ ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam dưới sự bảo lãnh của nhà nước và một số điều khoản ưu đãi khác khi vay vốn.

4. Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án Theo các cách phân loại hình thức đầu tư dự án kể trên, lựa chọn hình thức đầu

tư dự án như sau: -Theo đối tượng đầu tư: dự án này có đối tượng đầu tư là cơ sở vật chất, đầu tư

xây dựng mới, đồng bộ, hoàn chỉnh. -Theo chủ đầu tư: Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Xi măng vật liệu xây

dựng Đà Nẵng (Doanh nghiệp 51% vốn nhà nước) -Theo giác độ tái sản xuất tài sản cố định: dự án đầu tư xây dựng mới. -Theo thời đoạn kế hoạch: đầu tư dài hạn -Theo nguồn vốn: sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư và vay thương mại. -Theo tính chất và quy mô của dự án (được nêu ở phần tiếp theo). -Theo hình thức quản lý đầu tư: chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.

Page 31: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

30

II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN

1. Cơ sở lựa chọn Qui mô đầu tư của Dự án được xác định trên cơ sở nhu cầu thị trường khu vực,

khả năng điều phối clinker trong Tổng Công ty, khả năng cung cấp phụ gia puzzolan hoạt tính từ khu vực Phú Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu, thạch cao nhập khẩu từ Thái Lan, hoặc nguồn khác với chất lượng và giá cả tương đương.

Ngoài ra, qui mô của Dự án còn được xác định dựa trên các cơ sở sau: Các phân tích và dự báo thị trường xi măng Việt Nam, đặc biệt là thị trường các

tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2020

và định hướng đến năm 2030. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cung cấp nguyên liệu, năng

lượng cũng như các dịch vụ cần thiết khác, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và lưu thông sản phẩm trên thị trường của địa điểm đầu tư.

Khả năng mở rộng của Dự án, khả năng huy động vốn cho Dự án. Dựa vào quy mô đầu tư và khả năng mở rộng của dự án phương án vận chuyển

vật liệu bằng dây chuyển tự động hay bằng vận chuyển ôtô thông thường cũng được xem xét nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho dự án

Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy phần lớn bằng đường thủy và cập cảng tại cảng Ba Ngòi với khả năg vận chuyển và bóc dỡ từ cảng Bà Ngòi là 1.000.000 tấn/năm cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải < 30.000DWT.

Page 32: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

31

2. So sánh các phương án

TT Tên hàng Khối lượng vận

chuyển (T/n)

Đặc điểm vận chuyển từ cảng xuất

Vận chuyển bằng ôtô 15(T) Vận chuyển bằng băng chuyền 500T/h

1 - Clinker - Thạch

cao (W ≤ 5%)

- Xi măng xuất 30-40% (sản lượng) đường thuỷ

790.000 Clinker vận chuyển từ cảng xuất bằng đường biển sau đó đến cảng Ba Ngòi

Thạch cao nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Trung Quốc bằng đường biển sau đó nhập tại cảng Ba Ngòi

- Ưu điểm: do cự ly ngắn nên có thể tiết kiệm chi phí xây dựng băng tải.

+ vận chuyển xuất xi măng bao 80-90%%

- Nhược điểm: + Khối lượng vận chuyển

lớn cần nhiều chuyến ôtô hoặc nhiều ôtô phục vụ cho năng suất của cầu ngoạm.

+ Không vận chuyển được thường xuyên điều đó sẽ làm cho năng suất của dây chuyền sản xuất không mở rộng sản lượng của nhà máy

+ Thích hợp cho nhà máy có công suất nhỏ hơn vận chuyển clinker khoảng 395.000(T/n)

Ưu điểm: Khối lượng vận chuyển được lớn Thường xuyên cung cấp nguyên vật

liệu cho sây chuyền Phù hợp với nhà máy có công suất

lớn và định hướng mở rông quy mô sản xuất nấng cao sản lượng của công ty, trên cơ sở trang thiết bị của cảng nhập có thể xuất xi măng bao từ băng tải đến tàu hệ thống liên tục vận hành cho sản lượng lớn

Tận dụng đuợc cơ sở hạ tầng sản có của cảng Ba Ngòi

Nhược điểm: tốn kếm chi phí xây dựng và lắp đặt hệ thống băng tải

Cự ly 1,2km nên khó quả lý vận hành

Page 33: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

32

2 Phụ gia (W ≤ 8%)

183.600 Vận chuyển từ Phú Yên bằng đuờng bộ

Vận chuyển từ Bà Rịa –Vũng Tàu bằng đường thuỷ

Ưu điểm: Với nguồn phụ gia được

cung cấp từ Phú Yên do nằm trên tuyến đuờng bộ nên trạm tiếp nhận dẽ dàng không cần tốn chi phí xây dựng

Nhược điểm: Với nguồn phụ gia từ Ba Rịa-Vũng Tàu vận chuyển đến kho bằng đuờng ôtô phải xây dựng đuờng giao thông

ưu điểm: có thể tận dụng được vị trí cảng Ba Ngòi

Nhược điểm Do nguồn cung cấp ở gần nên không

kinh tê nếu vận chuyển phụ gia bằng tàu biển

Page 34: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

33

Qua phân tích và so sánh ưu, nhược điểm của hai phương thức vận chuyển từ cảng Ba Ngòi đến xi lô và kho chứa các nguyên vật liệu ta thấy :

Vận chuyển bằng ô tô sẽ không hiệu quả so với phương án xây dựng băng chuyền nhập hàng tự động từ cảng nhập bằng cầu ngoặm sau đó được chuyển tải trực tiếp đến kho vật liệu, điều này tăng tính tự động hoá của dây chuyền sẩn xuất đồng thời sẽ tiết kiệm được thòi gian và giảm chi phí nhân công bóc dỡ Ở phương án này mức đầu tư ban đầu cho chi phí cố định sẽ cao hơn, đồng thời

cự ly vận chuyển sẽ làm tăng chi phí quản lý vận hành. Tuy nhiên với sản lượng dự kiến sẽ sản xuất của nhà máy thì cần 1 phương tiện vận chuyển đáp ứng đuợc liên tục vừa nhập nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất đồng thời xuất xi măng bao thành phẩm lên tàu. Do đó để tăng năng suất cho định hướng tương lai của Tổng Công ty xi măng Việt Nam thực hiện mục tiêu bình ổn giá cả thị trương xi măng trong cả nước, thì việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy là điều tát yếu do đó phương án xây dựng một băng chuyền từ cảng Ba Ngòi đến xi lô và kho vật liệu là hợp lý.

2.2. Các phương án công suất dự kiến Từ cơ sở lựa chọn trên ta sẽ có 2 phương án về sản lượng sẽ được lựa chọn thông

qua bảng phân tích tài chính sau : Phương án 1: Sản lượng 1.000.000T/ năm: Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất: Clinker : Khoảng 800.000T/năm. Puzzolan (độ ẩm ≤ 8%): Khoảng185.000T/năm. Thạch cao (độ ẩm ≤ 5%): Khoảng 42.000T/năm. Phương án 2: Tiếp nhận và chứa clinker: Khoảng 400.000 T/năm. Tiếp nhận phụ gia (độ ẩm ≤ 8%): Khoảng 92.000 T/năm. Tiếp nhận thạc cao (độ ẩm ≤ 5%): Khoảng 21.000 T/năm. Nghiền, đóng bao và xuất xi măng: 500.000 T/năm. Sản phẩm của dự án chủ yếu là xi măng thương phẩm PCB30, PCB40 theo

TCVN 6260 – 1997, đươc xuất ở hai dạng xi măng bao (80 -90%) và xi măng rời (10-20%)

Qua phân tích về phương án vận chuyển và phương án về sản lượng của dự án ta chọn phương án 1 để tính toán, chi tiêt phương án 2 ở phụ lục kèm theo

2.3. Công suất lựa chọn

Page 35: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

34

Căn cứ vào các cơ sở nghiên cứu trên, Công suất lựa chọn của dự án là sản xuất xi măng với sản lượng 1tr.T/năm

Tiếp nhận và chứa clinker : Khoảng 800.000T/năm. Tiếp nhận puzzolan (độ ẩm ≤ 8%): Khoảng 185.000T/năm. Tiếp nhận thạch cao (độ ẩm ≤ 5%): Khoảng 42.000T/năm. Nghiền, đóng bao và xuất xi măng: 1.000.000T/năm Sản phẩm của Dự án chủ yếu là xi măng thương phẩm PCB30, PCB40 theo

TCVN 6260 - 1997, được xuất ở hai dạng xi măng bao (80 - 90%) và xi măng rời (10-20%).

Ngoài ra, sản phẩm có thể là xi măng PC50 theo nhu cầu thị trường.

Page 36: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

35

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

I. Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý

1. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm

Hiện nay trên thị trường địa bàn vùng Nam Trung bộ gồm có các nhà máy sản

xuất xi măng với cơ cấu sản phẩm đối với xi măng các loại như sau

- Xi măng PCB40: Xi măng Hà Tiên 1, xi măng liên doanh Holcim, xi măng

Nghi Sơn, xi măng Hoàng Thạch cung cấp từ miền Bắc

- Xi măng PCB30: xi măng Hoàng Thạch

- Xi măng cotec

- Xi măng trắng từ Thái Lan

Xi măng Hoàng Thạch cung ứng cho vùng Nam Trung Bộ được vận chuyển từ

miền Bắc vào, dự án xi măng Cam Ranh lấy nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch với

công suất 1 triệu tấn/năm, sản phẩm là các loại xi măng thông dụng dược sản xuất

theo tiêu chuẩn Việt Nam, ngoài ra để mở rộng da dạng hoá sản phẩm nhà máy còn

sản xuất các lọai xi măng khác theo yêu cầu của thị trường

Sản phẩm của dự án được xác định chủ yếu là PCB30 và PCB40 theo TCVN

6260-1997.

Cơ cấu sản phẩm

- Sản lượng xi măng PCB40 là 500.000T/năm, chiếm 50% công suất thiết kế

- Sản lượng xi măng PCB30 là 500.000T/năm, chiểm 50% công suất thiết kế

Dạng sản phẩm xuất xưởng dự kiến:

- Xi măng bao chiếm 80 -90% trong tổng số sản lượng của dự án, phân phối

bằng đường bộ chiểm 70-80% và đuờng thuỷ chiếm 20-30%

- Xi măng rời chiếm 10-20% trong tổng số sản lượng của dự án, được phân

phối bằng đường bộ.

2. Lịch trình vận hành khai thác

Dự kiến chương trình sản xuất của Dự án như sau:

- Xây dựng, lắp đặt từ tháng 6 - 2011 đến tháng 9 - 2013.

Page 37: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

36

- Chạy thử nghiệm thu từ tháng 7 - 2013 đến tháng 12- 2007.

- Khai thác 80% CSTK từ tháng 01 - 2014 đến tháng 12 - 2014.

- Khai thác 90% CSTK từ tháng 01 - 2015 đến tháng 12 - 2015.

- Khai thác 100% CSTK từ năm 2016 trở đi.

II. Kế hoạch sản xuất hàng năm • Kế hoạch khai thác công suất, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

- Số lượng sản phẩm:

+ Năm 1: Hệ số khai thác công suất thiết kế 80%, số lượng sản xuât và tiêu thụ

800.000 T/năm trong đó gồm có

Xi măng PCB40: 400.000T/năm

Xi măng PCB30: 400.000T/năm

+ Năm 2: Hệ số khai thác công suất thiết kế 90%, số lượng sản xuất và tiêu thụ

900.000T/năm trong đó

Xi măng PCB40: 450.000T/năm

Xi măng PCB30: 450.000T/năm

+ Năm 3 trở đi: hệ số khai thac công suất 100%, số lương sản xuất hàng năm là

1triêu tấn/ năm trong đó

Xi măng PCB40: 500.000T/năm

Xi măng PCB30: 500.000t/năm

• Thị truờng tiêu thụ và chiến lược giá cả của dự án

Tổng quan về nhãn hiệu và thị trường tiêu của xi măng Cam Ranh: dự kiến nhãn

hiệu hàng hóa thương mại của sản phẩm xi măng Cam Ranh trên thị trường theo

tiêu chuẩn chất lượng và bộ nhận diện sản phẩm của xi măng Hoàng Thạch. ( có sự

thỏa thuận từ 2 doanh nghiệp dưới sự quản lý của Tổng công ty Xi măng Việt

Nam).

Khả năng cạnh tranh của xi măng Cam Ranh trên thị trường với nhãn hiệu xi

măng Hoàng Thạch sẽ có nhiều thuận lợi cho dự án. Là một doanh nghiệp hàng đầu

của ngành xi măng, đang chiếm thị phần khá, lợi nhận cao, giá cả có khả năng cạnh

tranh, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất với công nghệ

Page 38: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

37

mới, tiến tiến, để tăng nhanh sản lượng xi măng chất lượng cao, giá thành hạ, cung

ứng cho khách hàng. Công ty Xi măng Hoàng thạch hiện có 2 dây chuyền sản xuất

theo công nghệ lò quay vào loại tiên tiến và hiện đại của Châu Âu, với tổng công

suất thiết kế 3,3 triệu tấn xi măng thành phẩm/năm. với công nghệ đó cùng với đội

ngũ giàu kinh nghiệm của công ty thì vấn đề về sản phẩm của dự án sẻ được đảm

bảo đúng theo tiêu chuẩn 6260-1997 TCVN

Nhãn hiệu: Trải qua canh tranh quyết liệt trên thương trường. Công ty Xi măng

Hoàng Thạch đã vượt lên dẫn đầu ngành xi măng Việt Nam về năng suất, chất

lượng, hiệu quả, khả năng hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.

Năm 2009, Công ty cũng sản xuất và tiêu thụ đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay

với 4.006.542 tấn sản phẩm chất lượng tốt, tăng hơn mức thực hiện năm 2008 là

823.134 tấn, hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và lãi 522,124

tỷ đồng.

Những thành tựu đạt đuợc của xi măng Hoàng Thạch trong thòi gian qua đã

khẳng định rằng đầu tư sản xuất xi măng tại Hoàng Thạch đã đem lại hiệu quả cao

về nhiều mặt. Chỉ tính trong 3 năm qua, công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà

nước trên 1636,249 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hàng năm 2009 của cán bộ, công

nhân viên chức trong toàn Công ty đạt 5.498.000 đồng/người/tháng. Ðến thời điểm

này, Công ty là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam có khả

năng tiếp tục, phát triển ổn định, vững chắc khi đất nước hội nhập một cách đầy đủ

thị trường khu vực và thế giới. Công ty xi măng Hoàng Thạch cũng đã thực hiện tốt

các quy trình, quy phạm về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá theo

tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000

theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO

14000. Thị trường tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch và chiến lược kinh doanh sắp tới

của công ty.

Nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch đã trở nên quen thuộc của mọi miền đât nước.

Công ty có các đại lý phân phối rộng khắp cả nước ngoài ra chiến lược sắp tới, công

ty chú trong làm tốt công tác đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ

thuật, năng lực quản lý, khả năng tiếp cận thị trường và coi công tác tiêu thụ sản

phẩm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công ty thường xuyên rút kinh nghiệm về

Page 39: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

38

phương thức tiêu thụ xi măng, tăng cường khảo sát điều tra nhu cầu thị trường trên

từng địa bàn, nắm chắc các hộ kinh doanh xi măng và tích cực liên hệ trực tiếp với

các khách hàng có nhu cầu lơn để có biện pháp thích hợp cung ứng hàng hoá kịp

thời. Công ty đã củng cố và mở rộng mạng lưới bán xi măng Hoàng Thạch ở hầu

khắp các địa phương trong nước.Công ty còn có biện pháp tiêu thụ thích ứng với

từng thời gian tại các chi nhánh phù hợp với cơ chế để giữ vững và mở rộng thị

trường như: Giao cho các chi nhánh ký kết với các đại lý hoa hồng, khoán gọn chi

phí vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi xuất hàng. Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng xi

măng, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về hướng dẫn sử dụng xi

măng hoặc những vướng mắc về chất lượng thị hiếu.

Thường xuyên nắm bắt thị trường về nhu cầu, giá cả và thị hiếu. Trên cơ sở đó,

Công ty tìm cách cải tiến mẫu mã và chất lượng vỏ bao ngày một tốt hơn, đẹp hơn

để tăngk khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, năm 2002, sản

phẩm tiêu thụ tăng 29% so với kế hoạch dự kiến và lượng hàng tồn kho không đáng

kể.( số liệu theo Nhịp sống trẻ)

Mặt khác công ty vẫn giữ được giá cả ổn định từ trước đến nay là do một mặt

Tổng công ty Xi măng Việt Nam đầu tư trạm nghiền ở Hòn Quy Cam Ranh mặt

khác ở phía Bắc Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã trình Chính phủ báo cáo

nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền 3 xi măng Hoàng Thạch làm

chủ đầu tư. Dây chuyền 3 này có công suất 3.300 tấn Clinker/ngày, mỗi năm cung

ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn Clinker PC50 và 775.000

tấn xi măng hỗn hợp PCB 40 theo tiêu chuẩn TCVN 6260-1997 với tổng số dự toán

đầu tư 71,8 triệu USD và 480,9 tỷ đồng.Dự án này do tận dụng được các cơ sở hạ

tâng hiện có tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, nên suất đầu tư bình quan cho công

suất một tấn Clinker chỉ hết 96,2 USD, thấp nhất so với mức đầu tư sản xuất trong

cả nước. Dây chuyền xi măng số 3 Hoàng Thạch có đủ nguồn nguyên liệu chính và

năng lượng tại chỗ như đá vôi, đất sét, điện, nước và hệ thống cảng nhập nguyên

liệu, xuất sản phẩm...Công ty Xi măng Hoàng Thạch hiện có 2.614 cán bộ, công

nhân đã trải qua hàng chục năm quản lý, vận hành an toàn, hiệu quả 2 dây chuyền

sản xuất xi măng công nghệ hiện đại của Bắc Âu, giàu kinh nghiệm có đủ khả năng

Page 40: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

39

tiếp quản, vận hành dây chuyền sản xuất mới này, chỉ cần tuyển thêm 167 thợ trẻ đã

qua đào tạo.Theo nghiên cứu khả thi, nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự

án này sẽ chính thức đi vào hoạt động sau 3 năm triển khai thi công, xây lắp hoàn

chỉnh đồng bộ hệ thống thiết bị, công nghệ. Dây chuyền xi măng 3 Hoàng Thạch đi

vào sản xuất, không những đảm bảo cung ứng thêm cho xã hội hơn một triệu tấn

sản phẩm (Clinker và xi măng) chất lượng cao mỗi năm.(Số liệu theo Thương Mại

và kỹ thuật Việt Nam VCCI)

Dự án xây dựng nhà máy Xi măng Cam Ranh lấy nguồn cung cấp clinker do nhà

máy xi măng Hoàng Thạch cung cấp với sản lượng cung ứng clinker hiện nay và

sắp tới của công ty xi măng Hoàng Thạch, để đáp ứng đầy đủ cho trạm nghiền Hòn

Quy Cam Ranh là vấn đề trở thành đơn giản hơn khi định hướng phát triển công ty

xi măng Hoàng Thạch cũng chú trọng đến sản xuất clinker để phân phối. Điều này

đã làm cho dự án xi măng Cam Ranh sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên

vật liệu đầu vào từ xi măng Hoàng Thạch.

III. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng • Các nguyên vật liệu đầu vào

a. Clinker PC50

b. Phụ gia puzzolan(bazan hoạt tính)

c. Thạch cao

d. Điện

e. Nước

f. Các vật tư khác

• Nguyên vật liệu và khả năng cung ứng

- Clinker PC50

Nguồn clinker PC50 được cung cấp từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch.

Phương tiện vận tải clinker là tàu biển có trọng tải ≤20.000DWT. Khối lượng vận

chuyển hàng năm đáp ứng công suất thiết kế 1tr.TXM/năm, khoảng 800.000T/năm.

Trong trường hợp cần thiết và cấp bách, nguồn clinker có thể được mua từ các nhà

máy sản xuất xi măng khác, hoặc nhập khẩu trực tiếp từ các nước trong khu vực,

Page 41: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

40

nhằm đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá cả

xi măng của thị trường.

- Phụ gia puzzolan(bazan hoạt tính)

Nhu cầu phụ gia puzzolan cho dự án khoảng 200.000tấn/năm, được cung cấp chủ

yếu từ nguồn puzzolan khu vực Phú Yên, hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu với chất lượng,

cỡ hạt và độ ẩm theo qui định.

Phương thức cung ứng bằng ôtô tự đổ (nguồn Phú Yên) hoặc tàu biển 3.000 –

5.000T (nguồn Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ngoài ra, nhà máy sẽ khai thác các nguồn phụ gia đầy tại địa phương nhằm giảm

giá thành và chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

• Sơ lược về nguồn puzzolan Phú Yên

Phía Bắc thị xã Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên tồn tại các núi đá có nguồn gốc tro núi lửa

ở dạng badan và tuff badan, với tiềm năng trữ lượng rất lớn.

Mỏ Chín Nghĩa đã được Bộ Công nghiệp cấp phép khai thác và đi vào hoạt động

từ năm 1997 tới nay, với trữ lượng khoáng sản được phép khai thác: 1.227.691m3,

công suất khai thác: 25.000 m3/năm, cung cấp phụ gia cho Nhà máy xi măng Phú

Yên và Trạm nghiền xi măng Qui Nhơn.

Thành phần hoá học và chất lượng của badan và tuff badan Chín Nghĩa đã được

phân tích và kiểm định tại Trung tâm thí nghiệm và kiểm định VLXD Miền Trung.

Thành phần hoá học của badan và tuff badan Chín Nghĩa nêu trong bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Trị số

MKN % 5,55 – 11,73

SiO2 % 46,75 – 48,91

Fe2O3 % 14,87 – 18,41

Al2O3 % 17,20 – 20,23

CaO % 1,50 – 3,36

MgO % 2,15 – 3,12

SO3 % 0,08 – 0,21

Page 42: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

41

Độ hút vôi của badan và tuff badan Chín Nghĩa phổ biến nằm trong khoảng

99,89 - 120,96 mg CaO/g phụ gia.

Qua số liệu phân tích và thực tế sản xuất tại Nhà máy xi măng Phú Yên và

Trạm nghiền xi măng Quy Nhơn, có thể thấy rằng badan và tuff badan khu vực

Chín Nghĩa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sử dụng làm phụ gia hoạt tính cho xi

măng.

Khoảng cách vận chuyển bằng đường bộ từ khu vực mỏ tới Cam Ranh khoảng

180km, theo Quốc lộ 1A, rất thuận lợi về giao thông vận tải.

Khu vực núi Mái Nhà (xã Sơn Thành, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) có nguồn

phụ gia badan được phát hiện năm 1986, trữ lượng cấp P là 7 triệu tấn. Mỏ có

nguồn gôc macma phún trào mafic trong vùng phân bố badan. Đá badan bọt phân

bố ở phần cao miệng núi lửa, trông giống như mái nhà. Diện phân bố badan bọt

300.000m2, bề dày 40 – 50m. Đá badan có màu xám tro, xám nâu, rất nhẹ, xốp, tỷ lệ

lỗ hổng khoảng 90%, nằm dưới badan bọt là badan đặc xít, vết vỡ xù xì, giòn, màu

xanh đen, phong hoá vỡ vụn, bóp vỡ.

Thành phần hoá (%):

MKN: 18,75 SiO2: 43,51 Fe2O3: 2,0

CaO: 16,23 MgO: 1,15

Phụ gia của mỏ này được nhận định đảm bảo yêu cầu chất lượng làm phụ gia

trong công nghiệp xi măng.

Như vậy, có thể thấy rằng khu vực Phú Yên có tiềm năng rất lớn về trữ lượng

nguồn phụ gia xi măng, chất lượng phụ gia đã được phân tích, kiểm nghiệm và sử

dụng trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu làm phụ gia hoạt tính thuỷ lực cho công

nghiệp xi măng.

• Sơ lược về nguồn puzzolan Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ Bà Rịa qua Đồng Nai tới Bình Dương, Bình Phước tồn tại lớp phun trào badan

được phân bố gần như liên tục, kéo dài 70 - 80 km, rộng 30 - 50 km, đất đá hầu như

đã bị phong hoá mạnh thành đất đỏ với chiều dày khá lớn. Một đôi nơi trên các địa

hình dạng đồi do chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình xâm thực trẻ, một phần badan

gốc rắn chắc chưa phong hoá bị lộ ra (núi Chứa Chan). Trên các dạng địa hình nhô

Page 43: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

42

cao trong vùng, một số là những miệng núi lửa cổ, phần lớn vật liệu tại các núi này

còn lưu vết bọt đá, mảnh vụn và tro bụi phún trào nên được xem như chúng có tuổi

địa chất tương đối mới hơn các lớp chảy tràn.

Việc nghiên cứu và sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này làm phụ gia thuỷ

trong công nghiệp xi măng đã được triển khai ngay từ những năm 1976-1977, với

việc đưa mỏ puzzolan Gia Qui thuộc xã Long Thạnh, huyện Long Đất tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu vào khai thác cung cấp phụ gia cho Nhà máy Liên hợp Xi măng Hà Tiên.

Phụ gia Bà Rịa - Vũng Tàu đã được khẳng định về chất lượng và trữ lượng

trong nhiều năm qua, hoàn toàn đáp ứng yêu cầu là nguồn cung cấp phụ gia lâu dài

và ổn định, khoảng cách vận chuyển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến khu vực Cam Ranh

khoảng 400km theo đường biển.

• Thạch cao

Nhu cầu thạch cao cho dự án khoảng 42.000T/năm, dự kiến được nhập khẩu từ

Thái Lan, vận chuyển bằng tầu biển ≤5.000DWT về cảng nhập và được bốc dỡ vận

chuyển vào kho chứa.

Chất lượng trung bình của thạch cao Thái Lan được nêu trong bảng sau:

Chỉ tiêu SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3

Hàm lượng (%) 1,0-4,6 0,1-0,8 0,1-0,5 27,2-30,5 0,3-3,4 36-41 Thạch cao cũng có thể được cung cấp từ các nguồn khác với chất lượng, kích

thước, độ ẩm theo yêu cầu và giá cả tương đương.

• Điện Nhu cầu điện năng cho dự án khoảng 42.000.000kWh/năm với máy biến áp

110/6kV công suất 16MVA.

Theo phương án cấp điện cho dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh do Công ty tư

vấn xây dựng điện 4 lập tháng 12/2002.

Để cấp điện cho trạm biến áp mới của Nhà máy xi măng sử dụng nguồn điện của

tuyến đường dây 110kV Cam Ranh - Tháp Chàm hiện hữu, xây dựng một tuyến dây

mạch kép dài khoảng 1,5km về phía đông từ khoảng cột 269 - 270 đến vị trí đặt

trạm biến áp 110/6kV của nhà máy. Như vậy TBA của nhà máy được cấp điện

110kV từ 2 phía nên đảm bảo an toàn cấp điện.

Page 44: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

43

• Nước Nhu cầu nước cho dự án khoảng 480m3/ngày. Theo phương án cấp nước, do Công ty công trình đô thị Cam Ranh lập tháng 12

năm 2002, nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt sẽ được lấy từ mạng cấp nước của Thị xã Cam Ranh.

Nhà máy nước Nam thị xã Cam Ranh có công suất 3.000m3/ngày đêm, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong khu vực 6 phường nội thị và 2 xã lân cận. Do nhu cầu tiêu thụ nước của thị xã tăng, nên Công ty Công trình đô thị Cam Ranh đã lập dự án mở rộng nâng công suất của nhà máy lên 6.000m3/ngày đêm, bằng nguồn vốn vay và được UBND Tỉnh Khánh Hoà cho phép thu đóng góp để trả nợ. Dự án đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn đấu thầu thi công xây lắp, đảm bảo đến cuối năm 2003 sẽ nâng công suất nhà máy lên 6.000m3/ngày đêm và đến cuối 2004 sẽ hoàn thành toàn bộ mạng cung cấp nước của Dự án, khi hoàn thành nguồn nước này đảm bảo khả năng cung cấp nước cho Nhà máy. Để cấp nước cho nhà máy xi măng, theo thoả thuận của Công ty công trình đô thị

Cam Ranh (công văn số 15/CV.CT ngày 17/01/2003) và phương án cấp nước cho dự án sẽ phải đầu tư tuyến cấp nước mới, điểm đầu của tuyến đấu nối, được lấy tại điểm 161 của tuyến ống D300, trên tỉnh lộ 9, cách quốc lộ IA là 800m, áp lực điểm đầu là 2kg/cm2 (tương đương 20m), tổng chiều dài toàn tuyến là 5,92km, đường kính ống D150 -D200, áp lực nước cuối nguồn đảm bảo > 5m. • Các vật tư khác

Các phụ tùng, vật tư kỹ thuật mua từ các cơ sở trong nước hoặc nhập khẩu. Xăng, dầu mỡ mua của các công ty chuyên doanh thuộc Petrolimex. Vỏ bao được cung cấp từ Xí nghiệp vỏ bao thuộc Công ty tại Đà Nẵng.

IV. Phương thức cung cấp nguyên vật liệu

• Clinker PC50 được vận chuyển từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch vào theo phương thức chuyển tải từ sà lan sang tàu biển 10.000 - 15.000DWT hoặc được vận chuyển trực tiếp bằng tàu biển 5.000 - 10.000DWT từ cảng xuất của các nhà máy xi măng khác. Tại cảng nhập của nhà máy, clinker PC50 được bốc dỡ bằng cẩu chuyên dùng, vận chuyển bằng băng tải vào si lô chứa.

Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu thị trường và bình ổn giá cả xi măng, nguồn clinker có thể được nhập khẩu từ các nước trong khu vực bằng tàu biển tải trọng ≤ 20.000DWT.

• Phụ gia puzzolan hoạt tính được cung cấp chủ yếu từ khu vực Phú Yên (hoặc nguồn phụ gia đầy tại địa phương), phụ gia sẽ được cung cấp với chất lượng, kích

Page 45: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

44

thước, độ ẩm yêu cầu, vận chuyển bằng đường bộ, tiếp nhận và vận chuyển vào kho chứa qua hệ thống phễu tiếp nhận, băng tải và cầu rải liệu.

Trong trường hợp sử dụng nguồn từ khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, phụ gia vận chuyển bằng sà lan hoặc tàu biển tới cảng nhập. Tại cảng nhập, phụ gia được bốc dỡ bằng cẩu chuyên dùng, vận chuyển bằng băng tải vào kho chứa.

• Thạch cao cung ứng cho sản xuất được nhập khẩu từ Thái Lan (hoặc Trung Quốc) với chất lượng, độ ẩm, kích thước theo yêu cầu, vận chuyển bằng tàu biển. Tại cảng nhập, thạch cao được bốc dỡ bằng cẩu chuyên dùng, vận chuyển bằng hệ thống băng tải vào kho chứa.

• Vỏ bao xi măng mua từ Xí nghiệp sản xuất vỏ bao trực thuộc Công ty XM - VLXD - XL Đà Nẵng, vận chuyển bằng đường bộ.

• Xăng, dầu diezen, dầu mỡ bôi trơn mua của các đơn vị thuộc Petrolimex. • Phụ tùng thay thế mua của các cơ sở sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu thông

qua các công ty xuất nhập khẩu hoặc văn phòng đại diện của hãng sản xuất tại Việt Nam.

• Điện năng mua của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam • Nước mua của đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch thị xã Cam Ranh.

3.4.4. Cân đối nguyên vật liệu cho sản xuất Với công suất 1 triệu tấn xi măng/năm và cơ cấu sản phẩm là hai chủng loại xi

măng thương phẩm PCB30 và PCB40 theo tỷ lệ 50/50, hàng năm nhà máy cần khối lượng nguyên vật liệu cung cấp như sau:

Bảng: Bảng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu

TT Danh mục Nguồn cấp Mức tiêu hao trung bình

Nhu cầu năm

1 Clinker PC 50 Xi măng Hoàng Thạch (các nhà máy XM phía Bắc hoặc nhập khẩu)

0,79T/TXM 790.000T

2 Phụ gia puzzolan hoạt tính (độ ẩm ≤8%)

- khu vực Phú Yên - khu vực B.Rịa – Vũng Tàu

0,17T/TXM 183.600T

3 Thạch cao (độ ẩm ≤5%)

Thái Lan, Trung Quốc 0,04T/TXM 42.000T

4 Điện Điện lưới quốc gia 42 42.000.000kW

Page 46: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

45

kWh/TXM h

5 Nước Mạng cấp nước thị xã 0,10 m3/T 100.000 m3

6 Vỏ bao xi măng (đóng bao 100%)

XN sản xuất vỏ bao của Công ty

20,02 c/TXM 20.020.000 cái

7 Bi đạn + tấm lót

Các cơ sở sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu

0,1 kg/T 100.000 kg

8 Dầu mỡ bôi trơn

TCT Petrolimex 0,05 kg/TSP 50.000kg

V. Phương án vận tải

1. Nhu cầu và khối lượng vận tải

Nhà máy có công suất 1.000.000TXM/năm.

Nhu cầu vận tải hàng năm lúc này như sau:

Tổng cộng khối lượng vận tải vào: Khoảng 1.020.000T (bao gồm nguyên vật liệu,

kể cả ẩm, vật tư phụ tùng, vỏ bao).

Tổng cộng khối lượng vận tải ra: Khoảng 1.000.000T.

- Vận tải hàng vào: Nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, do

các Nhà cung cấp vận chuyển đến, giao hàng tại nhà máy.

- Vận tải hàng ra:

+ Xi măng bao (80-90%).

Trong đó: đường bộ 60 - 70%, đường thuỷ 30 - 40%.

+ Xi măng rời (từ 10-20%), đường bộ.

2. Lựa chọn phương thức vận tải

Cơ sở so sánh lựa chọn loại hình vận tải có chi phí vận chuyển thấp nhất, theo

cự ly từ nguồn cung cấp tới địa điểm tiêu thụ, được nêu ra trong bảng sau:

Bảng: Phương thức thích hợp có chi phí thấp nhất theo cự ly vận tải

Phương thức vận chuyển

Nếu có đường sắt, sông

Nếu có đường sắt không có đường sông

Nếu không có đường sắt

Page 47: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

46

Đường bộ < 75 km < 75 km < 87 km

Đường sắt 75 ÷ 155 km 75 ÷ 360 km -

Sông cấp 1+2 155 ÷ 360 km - > 87 ÷ 100 km

Sông cấp 3 - - > 200 km

Biển > 360 km > 360 km > 360 km

(Tổng kết RAMBOLL trên cơ sở tính toán vận tải xi măng 1995). Phương thức vận tải được lựa chọn như sau:

TT Tên hàng

K.lượng (T/n)

Nguồn hàng

Chân hàng

Cự ly (km) Phương tiện Bộ Biển

1 Clinker PC50

790.000 XM Hoàng Thạch

Cam Ranh

- 1.100 Tàu thông thường ≤ 20.000T

2

Phụ gia (W≤8)

183.600 - Phú Yên - BR-VT

Cam Ranh

180 -

- 400

ôtô tàu thông thường

3 Thạch cao (W≤5)

42.000 Thái Lan, T.Quốc

Cam Ranh

- 1.200 Tàu thông thường ≤5.000T

4 Xi măng PCB30, PCB40

1.000.000

Cam Ranh Nam trung bộ và T.Nguyên

Ôtô, tàu biển.

Phương án vận tải clinker từ phía Bắc vào a. Cảng xuất Nhà máy xi măng Hoàng Thạch có hệ thống xuất clinker cho sà lan, năng suất

300T/h. Việc chuyển clinker từ cảng xuất của Hoàng Thạch vào nhà máy xi măng

Hà Tiên 1 và các cơ sở nghiền xi măng dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, đã được Công

ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện thuận lợi trong những năm vừa qua, bằng

chuyển tải clinker từ sà lan sang tàu biển tải trọng ≤ 10.000T.

Tại Nhà máy xi măng Hải Phòng mới, cảng xuất clinker có dạng bến nhô, cầu tầu

có kết cấu bê tông cốt thép, bệ cọc cao, kích thước bến, cao trình đỉnh bến, cao trình

Page 48: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

47

đáy bến đủ cho tàu 5.000DWT vào nhận hàng. Hệ thống máng xuất clinker là loại

cố định được lắp đặt tại cảng có năng suất 600T/h.

Với tàu ≤ 20.000T, clinker được chuyển tải từ sà lan sang tàu biển tại Trà Báu.

b. Tuyến luồng khai thác dự kiến

- Từ cảng xuất của các nhà máy phía Bắc đến Nam Triệu khoảng 30 - 50 Km.

- Đường biển từ Nam Triệu đến Vịnh Cam Ranh khoảng 1.050 Km.

Tổng cự ly vận chuyển khoảng 1.100 Km.

c. Cảng nhập của nhà máy

Cảng nhập của nhà máy xi măng Cam Ranh là loại cảng xa bờ, cho phép tiếp nhận

tàu có trọng tải ≤ 20.000DWT.

Thiết bị dỡ tải tại cảng là loại cẩu bốc dỡ kiểu thuỷ lực cố định, được lắp đặt cùng

với phễu tiếp nhận không bụi và hệ thống băng tải vận chuyển, tạo thành một hệ

thống đồng bộ.

Năng suất bốc dỡ của hệ thống sẽ phải đầu tư đảm bảo năng suất bốc dỡ là

500T/h, đáp ứng yêu cầu giải phóng tàu nhanh, tránh dôi nhật tàu khi nhập nguyên

liệu, xuất sản phẩm, đồng thời dự phòng cho khả năng mở rộng nâng công suất

trong tương lai.

VI. Các hạng mục và giải pháp kể cấu hạ tầng cho dự án Căn cứ vào qui mô nêu trên, các thiết bị cần thiết để sản xuất ta đầu tư giải pháp

bao che kết hợp với mặt bằng và điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến đầu tư, có

tính đến việc mở rộng nâng công suất trong tương lai, phạm vi đầu tư của Dự án là

một dây chuyền đồng bộ từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu, chứa, nghiền, đóng bao

và xuất sản phẩm với công suất 1.000.000 tấn xi măng/năm tính theo PCB 30 và

PCB 40.

Phạm vi đầu tư của Dự án bao gồm:

- Toàn bộ thiết bị cơ, điện thuộc tuyến công nghệ của dây chuyền sản xuất

chính, từ khâu tiếp nhận, bốc dỡ nguyên liệu đến khâu xuất sản phẩm.

- Cảng chuyên dùng, có khả năng tiếp nhận tàu biển ≤ 20.000DWT.

- Tuyến băng tải dài từ cảng vào mặt bằng.

Page 49: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

48

- Si lô chứa clinker.

- Phễu tiếp nhận nguyên liệu đường bộ.

- Kho thạch cao, phụ gia.

- Nhà định lượng.

- Nhà nghiền xi măng.

- Si lô xi măng bột.

- Nhà đóng bao và xuất sản phẩm đường bộ.

- Tuyến băng tải xuất xi măng bao đường thuỷ.

- Các công trình phụ trợ như trạm điện phân xưởng, xưởng sửa chữa, kho vật tư,

hành chính, thí nghiệm, điều hành, nhà ăn ca, bảo vệ, đường bãi, tường rào, cây

xanh, ...

- Hệ thống cung cấp nước trong và ngoài hàng rào. Hệ thống xử lý và thoát

nước trong hàng rào.

- Đoạn đường nối từ mặt bằng tới quốc lộ IA.

- Khu văn phòng giao dịch.

- Khu nhà và đất ở cho CBCNV, kế bên khu văn phòng.

Căn cứ qui mô và phạm vi đầu tư, các hạng mục chính của dự án bao gồm:

+ Các hạng mục công trình trong hàng rào

TT Công trình

1 Cảng chuyên dùng, có khả năng tiếp nhận tàu ≤ 20.000DWT

2 Tuyến băng tải từ cảng vào mặt bằng

3 Silô chứa clinker: 1 si lô

4 Trạm tiếp nhận phụ gia

5 Kho chứa thạch cao, phụ gia

6 Trạm định lượng

7 Nhà nghiền xi măng

8 Silô chứa xi măng: 02 silô

9 Xưởng đóng bao và xuất ôtô

Page 50: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

49

10 Trạm cân xe

11 Trạm biến áp chính (Do ngành điện đầu tư, không thuộc phạm vi của Dự án)

12 Nhà điều hành sản xuất,

13 Nhà ăn ca

14 Xưởng sửa chữa + kho phụ tùng

15 Nhà điều khiển trung tâm – thí nghiệm

16 Trạm cung cấp nước (bể và trạm bơm tăng áp)

17 Nhà bảo vệ

18 Trạm xử lý nước thải:

19 Nhà tắm rửa, thay quần áo

20 Trạm điện nghiền xi măng

21 Trạm điện xưởng đóng bao

22 Trạm điện công đoạn tồn trữ và rút nguyên liệu

23 Trạm phát điện dự phòng

24 Trạm trung chuyển

25 Trạm nước tuần hoàn:

26 Nhà để xe

27 Nhà chờ + WC

28 Kho thành phẩm

29 Kho vỏ bao xi măng

+ Hạng mục công trình ngoài hàng rào

TT Qui mô công trình

1 Đường giao thông nối mặt bằng với quốc lộ IA

2 Tuyến cấp nước ngoài hàng rào Kích thước: L5,92km; D150-200

3 Khu văn phòng

4 Khu nhà và đất ở cho CBCNV

Page 51: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

50

CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GPMB

I. Các phương án địa điểm

1. Giới thiệu địa đểm, địa danh hành chính

Cơ sở lựa chọn địa điểm - Căn cứ vào phân tích

nghiên cứ thị trường ở trên vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bao gồm các tỉnh và thành phố Quảng Nam, Đà Nẵng.

- Với sự chuyển hóa mạnh mẻ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, trên địa bàn vùng sẽ hình thành 2 cực phát triển Liên Chiểu - Đà Nẵng - Dung Quất ở phía Bắc và Văn Phong - Nha Trang - Diên Khánh - Cam Ranh ở phía Nam, thực sự trở thành các cực thu hút công nghiệp và dịch vụ, kỹ thuật và công nghệ cao. Để thực hiện các mục tiêu phát triển với khối lượng vốn đầu tư đã nêu, nhu cầu vật liệu xây dựng cho toàn vùng là rất lớn đòi hỏi ngành sản xuất VLXD phải phát triển nhanh, đồng bộ mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.

- Định hướng kpháp triển của tỉnh Khánh Hòa là đẩy mạnh các khu công nghiệp và đô thị như KCN Suối Dầu, Ninh Thủy, hệ thống đô thị Cam Ranh. Diên Khánh .. do dó trong tương lai Khánh Hòa sẽ là tỉnh trọng đểm về kinh tế xã hội của vùng Nam trung bộ

- Theo quy hoạch của tỉnh tại Thị xã Cam Ranh với nhiều đầu mối giao thông và cơ sở hạ tầng đã xây dựng Cam Ranh nhanh chóng trở thành đầu mối thông thương và trọng đểm để phát triển công nghiệp Khánh Hòa

2. Các phương án địa điểm và so sánh lựa chọn: Căn cứ vào các cơ sở và yếu tố nêu trên, kết hợp với ý kiến thoả thuận của các cơ

quan chức năng tỉnh Khánh Hoà, có ba vị trí đã được tiến hành khảo sát lựa chọn: Vị trí tại cảng Ba Ngòi. Vị trí tại khu vực Cam Lập - thị xã Cam Ranh. Vị trí tại khu vực Hòn Quy - thị xã Cam Ranh.

Page 52: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

51

Sau khi khảo sát, vị trí tại khu vực Cam Lập - thị xã Cam Ranh có khả năng thiết lập cảng, nhưng mặt bằng chật hẹp, không đủ diện tích xây dựng, nên không được xem xét tiếp.

II. So sánh và lựa chọn địa điểm

1. Cơ sở lựa chọn: Để đảm bảo các điều kiện cho một nhà máy nghiền xi măng công suất lớn, hoạt

động đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh, vị trí đầu tư xây dựng cần đáp ứng các điều kiện sau:

• Phù hợp với qui hoạch phát triển ngành. • Gần thị trường tiêu thụ. • Gần tuyến đường giao thông chính. • Có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. • Gần nguồn phụ gia có chất lượng tốt và trữ lượng dồi dào. Ngoài ra, việc xác định vị trí còn được xem xét với các yếu tố: • Được sự ủng hộ nhất trí của các sở, ban, ngành địa phương. • Đủ diện tích để xây dựng và mở rộng. • Có điều kiện thiết lập cảng chuyên dùng. • Hạn chế ảnh hưởng tới đời sống dân cư khu vực.

2. Phân tích lựa chọn địa điểm

a. phân tích so sánh các điêu kiện cơ bản So sánh các điều kiện chủ yếu của vị trí tại cảng Ba Ngòi và vị trí tại Hòn Quy được nêu ra trong bảng sau :

So sánh các điều kiện chủ yếu của vị trí tại cảng Ba Ngòi và vị trí tại Hòn Quy

TT Điều kiện Vị trí tại cảng Ba Ngòi Vị trí tại Hòn Quy

1

Vị trí địa lý

Mặt bằng dự kiến nằm trong địa phận cảng Ba Ngòi, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Mặt bằng dự kiến thuộc địa phận thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Page 53: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

52

2

Mặt bằng + Ưu điểm: Diện tích khu đất khoảng 6ha, đủ để xây dựng nhà máy. + Nhược điểm: - Không có nhiều khả năng lựa chọn để bố trí dây chuyền công nghệ tối ưu. - Không có khả năng mở rộng khi cần thiết. - Mặt bằng nằm trên bãi bồi, chủ yếu là bùn tràn sang khi lấp khu đất liền kề, khi xây dựng phải xử lý.

+ Ưu điểm: - Diện tích khu đất rộng rãi, đủ để xây dựng và mở rộng khi cần thiết. Có nhiều khả năng bố trí lựa chọn dây chuyền công nghệ phù hợp nhất. + Nhược điểm: - Trên mặt bằng có một số đầm nuôi tôm của dân địa phương, cần phải đền bù khi xây dựng.

3

Tuyến luồng và cảng biển

+Ưu điểm: - Đã có tuyến luồng và cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu đến 30.000DWT. - Không phải nạo vét luồng vào cảng, có thể tận dụng một số cơ sở hạ tầng của cảng Ba Ngòi. +Nhược điểm: - Phải đầu tư xây dựng mở rộng cảng và nạo vét khu nước trước bến, sử dụng chung một số hạng mục công trình với cảng hiện có, hạn chế cho việc chủ động điều hành sản xuất kinh doanh.

+ Ưu điểm: - Có thể xây dựng cảng nước sâu chuyên dùng cho tàu 15.000 – 20.000DWT. - Có thể sử dụng cảng độc lập, chủ động trong sản xuất kinh doanh. + Nhược điểm: - Chi phí đầu tư xây dựng cảng và nạo vét tuyến luồng cao hơn. - Tuyến cầu dẫn băng tải dài khoảng 1.200m.

Page 54: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

53

4

Cơ sở hạ tầng

+ Ưu điểm: - Có thể sử dụng một số cơ sở hạ tầng sẵn có của cảng Ba Ngòi (cấp điện, cấp nước cho thi công). Mới có tuyến điện 35KV. - Đã có tuyến đường bê tông nhựa rộng 7m, dài 2,8km nối với quốc lộ IA. + Nhược điểm: - Các nguồn cấp điện, cấp nước không đủ cung cấp cho trạm hoạt động, phải đầu tư mới tuyến cấp điện dài khoảng 2,5km, tuyến ống cấp nước cũng phải đầu tư mới. - Phải đầu tư mới khoảng 1km nối từ mặt bằng đến tuyến đường chính của thị xã. - Đường xe lửa nối từ ga Ngã Ba ra cảng đã lâu không sử dụng.

+ Ưu điểm: - Nằm gần quốc lộ IA (khoảng 1km) và đường sắt Bắc – Nam, cách ga gần nhất khoảng 3km. - Tuyến điện 110KV chạy song song với quốc lộ IA. - Tuyến cấp nước chính cho thị xã ∅150 cách mặt bằng khoảng 2km. + Nhược điểm: - Cơ sở hạ tầng chưa có gì, phải đầu tư mới toàn bộ - Phải đầu tư khoảng 1km đường nối từ mặt bằng đến quốc lộ IA. - Phải đầu tư mới tuyến cấp điện 110KV. - Phải đầu tư mới tuyến ống cấp nước dài khoảng 2km.

5

Môi trường – xã hội

+ Nhược điểm: - Nằm gần khu dân cư của thị trấn Ba Ngòi. - Toàn bộ các tuyến giao thông, tuyến cấp điện, cấp nước đầu tư mới đều phải đi qua khu dân cư, phải đền bù giải toả khi xây dựng. - Khi đi vào hoạt động, lưu lượng xe ra vào lớn và phải đi qua khu dân cư gây ồn, bụi và tăng mật độ giao thông. Đây là điểm mà UBND Tỉnh và các sở, ban ngành của Tỉnh còn cân nhắc trước khi quyết định đồng ý cho đặt tại vị trí này.

+ Ưu điểm: - Không nằm trong khu vực có dân cư sinh sống. - Các tuyến đường giao thông, cấp điện, cấp nước không đi qua khu dân cư, ít phải đền bù, giải toả khi thi công xây dựng.

Page 55: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

54

Phân tích so sánh kinh tế địa điểm

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương án

tại Ba Ngòi

Phương án tại Hòn

Quy Ghi chú

1 Diện tích đất xây dựng

ha 6 9,775

2 Chi phí đất đ/m2 100.000 100.000 Đơn giá đất UBND Khánh Hòa

3

*) Khả năng tận dụng HTGT

Km

Đường thủy DWT 30,000 Đã xây dựng tiếp nhận tàu

Đường sắt tuyến 0 Bắc -Nam

Đường bộ km 2,8 Tuyến bê tông nhựa nối với quốc lộ IA

*) Nhu cầu cần đáp ứng

Km

Đường thủy 1,2 Xây tuyến cầu dẫn băng băng chuyền

Đường sắt tuyến Ga Ngã

Ba - Cảng

Đường bộ Km 1 1 Nối đến quốc lộ IA

4

Khả năng tận dụng cung cấp điện nước

Điện KV 35 Phục vụ cho thi công

Nước Đương ống

Page 56: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

55

Nhu cầu cần đáp ứng

Điện Km 2,5 1 Tuyến cấp điện cho nhà máy

Nước Km 2,5 2 Tuyến cấp nước

5 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

0

Tại Ba Ngòi đi qua khu dân cư nên chi phí đền bù rất lớn

6 Xử lý môi trường

Phương án tại Ba Ngòi có chi phí xử lý môi trường lớn

7 Cự ly vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ

km 202 200 Cự ly vận chuyể đến nơi xa nhất

Tổng hợp Phương án tại Ba Ngòi: Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí đền bù và xử lý

cao, tuy nhiên tận dụng được khá nhiều điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có. Thời gian xây dựng có thể sẽ giảm xuống

Phương án tại Hòn Quy: Chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng chi phí đền bù giải tỏa và xử lý thấp, tuy nhiên tổng mức đầu tư lớn hơn phương án tại Ba Ngòi, thời gian xây dựng đầu tư chắc chắn dài hơn.

3. Lựa chọn địa điểm đầu tư: Từ các phân tích so sánh trên, có thể thấy rằng vị trí tại Hòn Quy có nhiều ưu

điểm và có tính chủ động cao hơn so với vị trí tại cảng Ba Ngòi. Vì vậy trong dự án vị trí này được lựa chọn để đầu tư xây dựng Nhà máy xi

măng Cam Ranh.

III. Các điều kiện tự nhiên xã hội liên quan đến dự án tại địa điểm đã lựa chọn

1. Các điều kiện cơ bản về điều kiện tự nhiên của địa điểm đầu tư Vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh nằm ngay dưới chân núi

Hòn Quy, cách đường quốc lộ IA khoảng 1km về phía Đông, thuộc địa phận thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

Page 57: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

56

Khu vực xây dựng cảng của nhà máy, nằm trong khu vực vịnh Cam Ranh, cách cảng Ba Ngòi khoảng 2km theo đường chim bay, nằm trong vịnh kín, vùng nước sâu và tương đối ổn định.

a. Đặc điểm địa hình: Theo Báo cáo khảo sát địa hình do Công ty TVXD Cảng - Đường thuỷ lập tháng

9 - 2002, địa hình khu vực Dự án như sau (Hệ cao độ hải đồ khu vực):

b. Khu vực đường vào: Khu vực từ đường quốc lộ IA vào mặt bằng dài khoảng 1km, từ phía ngoài vào là

ruộng muối, bãi sú vẹt và đầm nuôi tôm của nhân dân địa phương.

Địa hình dốc dần về phía biển, với cao độ biến thiên từ 0.0 ÷ 1.7m. c. Khu vực Nhà máy và tuyến băng tải: Khu vực xây dựng nhà máy nằm ngay sát chân núi, địa hình tương đối bằng

phẳng, cao độ tự nhiên trung bình ±0.0m. Khu vực này chủ yếu là đầm nuôi tôm của nhân dân địa phương.

Khu vực tuyến băng tải ra cảng, địa hình thoải dần ra biển, cao độ biến thiên từ -1.0 ÷ -5.0m.

d. Khu vực bến cảng và khu nước trước bến: Khu vực xây dựng bến khá bằng phẳng, cao độ biến thiên ít, từ -5.0 ÷ -6.0m,

không có đá ngầm.

e. Khu vực luồng tàu: Luồng tàu vào cảng, từ vị trí bến ra đến phao số O (khu vực làm thủ tục Hải quan

vào cảng Ba Ngòi), dài khoảng 3km. Cao độ địa hình biến thiên từ -6.5 ÷ -11.0m, có bãi đá ngầm ở phía Bắc, tại vị trí

chân cột đèn.

f. Đặc điểm khí tượng, thuỷ hải văn: Theo Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ hải văn do Công ty Tư vấn xây

dựng Cảng đường thuỷ cung cấp tháng 11/2002, khu vực Cam Ranh có các đặc điểm khí tượng, thuỷ hải văn như sau:

g. Nhiệt độ không khí: Theo tài liệu quan trắc từ năm 1977 đến 1995: Nhiệt độ trung bình năm tại Nha Trang là 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 6 là 2806. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 2308. Nhiệt độ không khí cao nhất quan trắc được được là 3704 (tháng 6/1992).

Page 58: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

57

Nhiệt độ không khí thấp nhất quan trắc được là 1508 (tháng 01/1984).

h. Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 79%. Độ ẩm tương đối thấp nhất nhiều năm là 33%.

i. Gió: Theo tài liệu gió từ năm 1996 đến 2000 vẽ hoa gió tổng hợp nhiều năm cho thấy

gió ở Nha Trang có nhiều hướng, hướng gió thịnh hành nhất là Đông Bắc (NE) và Bắc Tây Bắc (NNW).

Tần suất gió hướng Đông Bắc chiếm 7,29%, hướng Bắc Tây Bắc chiếm 5,71%. Tần suất gió lặng chiếm khá lớn 47,69%. Các tháng 1, 2, 3, 4 gió thịnh hành nhất là hướng Bắc và hướng Đông Bắc. Các tháng 5, 6, 7, 8 gió thịnh hành hướng Đông Nam. Tháng 9 gió chuyển tiếp giữa hai mùa. Các tháng 11, 12 gió thịnh hành hướng Bắc Tây Bắc. Tháng 7 và tháng 8 là tháng có gió lặng chiếm 63,87%. Số liệu gió cực đại quan trắc từ năm 1977 đến năm 2000 cho thấy tốc độ gió lớn

nhất qua trắc được là 30m/s theo hướng ENR (3/1981).

j. Bão: Thống kê số liệu bão và áp thấp nhiệt đới từ năm 1978 đến năm 2000 cho thấy

bão ảnh hưởng đến Nha Trang thường xảy ra vào tháng 10 và tháng 11, có khi xảy ra vào tháng12.

Tốc độ gió lớn nhất (gió giật) trong thời gian bão là 40m/s (9/12/1993). Áp suất không khí nhỏ nhất trong bão là 930mb (SARAH 28/9/1979).

k. Lượng mưa: Từ năm 1977 đến 1995 lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc được là 348,7mm vào

ngày 2/12/1986. Lượng mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12. Tháng 10 là tháng có số ngày mưa nhiều nhất là 18,2 ngày. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1224,9mm. Số ngày mưa trung bình năm là 117,6 ngày. Tổng lượng mưa năm lớn nhất là 2551,5mm (năm 1981). Tổng lượng mưa trung bình tháng 11 lớn nhất là 311,1mm.

l. Áp suất không khí: Áp suất không khí trung bình nhiều năm là 1009,5mb. Áp suất không khí cao nhất là 1021,4mb.

Page 59: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

58

Áp suất không khí thấp nhất là 996,2mb.

m. Tầm nhìn xa: Hầu hết các ngày trong năm có tầm nhìn từ 10 - 50km (358 ngày). n. Đặc điểm thuỷ hải văn - Mực nước: Thuỷ triều tại Nha Trang mang tính chất triều hỗn hợp, nhưng thiên về nhật triều

không đều, trong tháng nhật triều chiếm khoảng 18 đến 20 ngày, biên độ nhật triều khoảng 1,5 đến 2,0m.

Do không có mực nước quan trắc tại Hòn Quy, nên sử dụng tương quan mực nước giữa trạm cảng Ba Ngòi và trạm mực nước Cầu Đá (Nha Trang) để tính toán mực nước, phục vụ cho các công việc liên quan của Nhà máy nghiền xi măng (Trạm mực nước cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh, cách Hòn Quy khoảng 2km).

Dựa vào mực nước giờ từ năm 1994 đến 1998 để tính và vẽ đường tần suất luỹ tích mực nước giờ, đỉnh triều, chân triều tại Trạm mực nước Cầu Đá.

Mực nước ứng với các tần suất luỹ tích tại trạm Cầu Đá - Nha Trang

P% H (cm)

1 3 5 10 20 50 70 95 97 99

Hgiờ 203 190 183 172 157 127 108 68 58 42

Hđỉnh 222 214 210 202 193 175 162 137 132 127

Hchân 127 117 113 106 97 82 71 36 30 19 Dựa vào tài liệu mực nước giờ quan trắc tại Cảng Ba Ngòi từ 31/5/1999 đến

15/6/1999, để xây dựng tương quan mực nước cùng thời gian tại Trạm mực nước Cầu Đá - Nha Trang với trạm mực nước cảng Ba Ngòi (theo hệ cao độ Hải đồ khu vực).

Dựa vào mực nước đỉnh triều và chân triều của hai trạm tại Cảng Ba Ngòi và Cầu Đá - Nha Trang từ 31/5/1999 đến 15/6/1999, xây dựng tương quan mực nước đỉnh triều và chân triều.

Từ các căn cứ trên, tính toán mực nước tại Cảng Ba Ngòi, với tần suất luỹ tích.

P% H (cm)

1 3 5 10 20 50 70 95 97 99

Hgiờ 208 195 188 176 161 130 111 70 59 43

Hđỉnh 225 217 213 205 197 179 166 142 137 132

Hchân 136 125 120 112 102 86 73 34 28 15

Page 60: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

59

Mực nước cao nhất từ năm 1975 đến 1998 tại trạm mực nước Cầu Đá - Nha Trang là 240cm (12/1981), mực nước thấp nhất là 0cm (1979, 1983 và 1991) theo hệ cao độ Hải đồ khu vực, tương ứng ta có mực nước cao nhất tại Ba Ngòi là 242cm; mực nước thấp nhất tại Ba Ngòi là -6cm.

Trạm mực nước cảng Ba Ngòi nằm trong vịnh Cam Ranh, cách Hòn Quy khoảng 2km. Do đó các số liệu về mực nước cao nhất, mực nước thấp nhất tại Ba Ngòi được sử dụng làm mực nước tính toán thiết kế cho các công trình của Nhà máy xi măng Cam Ranh.

o. Địa chất công trình: Theo Báo cáo khảo sát địa chất công trình, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng

đường thuỷ lập tháng 12/2002, đã có 10 lỗ khoan khảo sát được thực hiện tại khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy, cảng và tuyến băng tải (các lỗ khoan LK2, LK3, LK4 thuộc khu vực mặt bằng nhà máy; các lỗ khoan LK7, LK8, LK10 thuộc khu vực bến cảng; các lỗ khoan LK1, LK5 thuộc khu vực tuyến đường vào mặt bằng; các lỗ khoan LK6 và LK9 thuộc khu vực tuyến băng tải và tuyến luồng vào bến), có 4 mặt cắt địa chất công trình được thiết lập. Địa tầng khu vực khảo sát phân thành các lớp, phụ lớp từ trên xuống dưới:

Lớp 1: Đất đắp (san hô tảng, cục, cành lẫn cát, vỏ sò) màu xám, chiều dày trung bình của lớp là 1,6m.

Lớp 2: đây là lớp đất rời, Tuỳ theo thành phần, chia thành 2 phụ lớp như sau: Phụ lớp 2a: San hô tảng, cục, cành, cát lẫ vỏ sò màu xám, chặt vừa, bão hoà

nước. Phụ lớp có chiều dày thay đổi từ 1,9m (LK3) đến 3,1m (LK4), trung bình 2,6m.

Phụ lớp 2b: Cát bụi lẫn vỏ sò, hến, san hô cành, màu xám đen, chặt vừà. Chiều dày của phụ lớp 2b thay đổi từ 1,1m (LK4), dày nhất 2,2m (LK2).

Lớp 3: Bùn sét lẫn vỏ sò hến, màu xám xanh. Lớp 3 bắt gặp ở tất cả các lỗ khoan, với chiều dày thay đổi mạnh, từ 0,6m (LK4) đế 9,7m (LK7), trung bình 4,8m.lớp nằm phủ ngay trên mặt địa hình.

Lớp 4: Sét pha lẫn dăm, sạn, sỏi màu nâu, nâu vàng, dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp 4 có phân bố rộng (chỉ có lỗ khoan Lk9 có độ sâu 5m là chưa gặp lớp này), sự biến thiên chiều dày của lớp 4 khá lớn, từ 0,5m (LK5) đến 9,8m (LK8). Cao độ mặt lớp từ -1,4m (LK5) đến -15,9m (LK7).

Lớp 5: Đá cát/bột kết màu xám nâu đến xám đen, nứt nẻ cứng chắc. Trừ lỗ khoan LK9 thuộc khu vực luồng, chưa khoan tới lớp này, các lỗ khoan còn lại đều khoan vào ít nhất là 2,0m (LK1, LK5, LK7). Tại khu vực lỗ khoan LK5, lớp nổi cao, mặt lớp nằm ở cao độ -1,9m.

Page 61: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

60

Ngoài các lớp đất trên, trong khu vực khảo sát còn bắt gặp 02 thấu kính: Thấu kính 1 (TK1): San hô cành, cục lẫn bùn sét, cát. Thấu kính này chỉ gặp ở lỗ

khoan LK5, có chiều dày 1,2m, nằm kẹp giữa lớp số 3 và lớp số 4. Thấu kính 2 (TK2): Cát hạt trung, màu xám, chặt vừa. Thấu kính 2 gặp ở hai lỗ

khoan LK8 và LK10, nằm kẹp trong lớp số 4 với chiều dày rất nhỏ (0,4m ở LK10 và 0,5m ở LK8).

Từ các mặt cắt địa chất công trình và các phân tích ở trên, có thể kết luận: Mặc dù có sự tồn tại của 2 thấu kính mỏng TK1 và TK2, cấu trúc địa tầng

trongkhu vực khảo sát là khá đơn giản. Lớp đất số 2 gồm phụ lớp 2a (san hô tảng, cục, cành lẫn cát) và 2b (cát bụi), vì

vậy đây là lớp không ổn định. Lớp đất số 3 là lớp đất yếu. Các lớp đất số 4 và 5 là những lớp có khả năng chịu tải cao. Móng của công trình

có thể đặt vào các lớp đất này.

2. Điều kiện hạ tầng cơ sở:

a. Giao thông: • Đường biển: Tỉnh Khánh Hoà có vị trí địa lý rất thuận lợi về giao thông đường biển, nằm

gần tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Khu vực Nam Trung Bộ có hệ thống các cảng biển quốc tế và nội địa như cảng Đà Nẵng, cảng Qui Nhơn, cảng Đầm Môn, cảng Hòn Khói, cảng Nha Trang, cụm cảng bán đảo Cam Ranh,...

Khu vực dự kiến xây dựng cảng của nhà máy cách cảng Ba Ngòi khoảng 2km theo đường chim bay, nằm trong vịnh kín, vùng nước sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho tàu ra vào, neo cập và làm hàng. Luồng tàu vào cảng đi theo hướng vào cảng Ba Ngòi, đảm bảo cho tàu có trọng tải tới 30.000DWT mà không phải nạo vét.

• Đường bộ: Tỉnh Khánh Hoà có 10 tuyến đường tỉnh lộ và quốc lộ đi qua, đóng vai trò

quan trọng trong giao lưu vận chuyển hàng hoá giữa Khánh Hoà với các tỉnh lân cận, cũng như giữa các địa phương trong tỉnh.

Các tuyến đường chính bao gồm QL1A, QL1C, QL26, QL27B, ĐT1, ĐT1B, ĐT2, ĐT8, ĐT8B, ĐT9. Toàn bộ các tuyếnđường này đều được trải nhựa hoặc bê tông nhựa, với bề rộng mặt đường từ 3,5m đến 23m.

Page 62: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

61

Vị trí Nhà máy xi măng Cam Ranh nằm sát chân núi Hòn Quy thuộc địa phận xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh cách đường quốc lộ IA khoảng 1km về phía Đông, rất thuận lợi về giao thông đường bộ.

• Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua Khánh Hoà với chiều dài khoảng 158km,

có nhà ga Nha Trang nằm cách vị trí xây dựng Nhà máy khoảng 54km. Hiện nay tỉnh Khánh Hoà đã có qui hoạch phát triển giao thông, trong đó sẽ xây

dựng tuyến đường sắt nối từ cảng Ba Ngòi tới ga Nha Trang. Do vậy, việc vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt từ Nhà máy đến ga Nha Trang đi các tỉnh khác trong khu vực sẽ rất thuận tiện.

• Đường không: Phía Đông vịnh Cam Ranh có 1 sân bay quân sự, có khả năng tiếp nhận các

máy bay cỡ lớn. Hiện nay tỉnh Khánh Hoà đang có chủ trương chuyển sân bay này thành sân bay dân sự, phục vụ các tuyến bay nội địa và quốc tê.

Phía Bắc vịnh Cam Ranh là sân bay quốc tế Nha Trang.

b. Cấp điện: Hiện tại lưới trung áp Cam Ranh tồn tại 3 cấp điện áp trung áp 15kV và 22kV,

35kV. Tuyến đường dây cấp điện cho xã Cam Thịnh Đông dùng dây AC-95 đủ khả năng cung cấp điện khi hình thành trạm biến áp trung áp 15(22)/0.4-400kVA cấp điện cho thi công.

c. Cấp nước: Nhà máy nước Nam thị xã Cam Ranh, được đưa vào sử dụng năm 1997, có công

suất 3.000m3/ngày đêm, cùng với hệ thống cấp nước mới xây dựng, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Do nhu cầu tiêu thụ nước tăng, nên Công ty Công trình đô thị Cam Ranh đã lập dự án mở rộng nâng công suất của nhà máy lên 6.000m3/ngày đêm bằng nguồn vốn vay và được UBND Tỉnh Khánh Hoà cho phép thu đóng góp để trả nợ. Dự án đã được phê duyệt và đang trong giai đoạn đấu thầu thi công xây lắp, đảm bảo đến cuối năm 2003 sẽ nâng công suất nhà máy lên 6.000m3/ngày đêm và đến cuối 2004 sẽ hoàn thành toàn bộ mạng cung cấp nước.

IV. Phương án GPMB của dự án

1. Lựa chọn so sánh phương án trả bồi thường GPMB Trong ranh giới dự án đã chọn tại địa điểm tại khu vực cảng Ba Ngòi với diện

tích cần giải tỏa là khoảng 6ha với ranh giới theo QH 1/500 đã được phê duyệt sau khi đã so sánh các phương án địa điểm. Tuy nhiên, trước khi GPMB thì phải có

Page 63: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

62

phương án sử dụng đất cũng như phương án bồi thường và hỗ trợ cho người dân cũng như trả tiền sử dụng đất cho địa phương.

Căn cứ nghị định 69/2009/NĐ-CP của chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ quyết định số 101/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh khánh Hòa;

Căn cứ quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa về quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2011;

Một số văn bản khác có liên quan. Theo quy định, có thế xem xét 2 phương án chi phí đề sử dụng đất: - Bồi thường giá trị sử dụng đất và tài sản trên đất, chi phí hỗ trợ để được xin

giao đất trong 50 năm hoặc dài hơn. - Chi phí hỗ trợ và thuê đất: thuê đất trả tiền hàng năm trong vòng 50 năm.

Ban đầu nộp tiền trong 20 năm, cộng chi phí hỗ trợ tái định cư. Sau đó xem xét để đóng 1 lần số còn lại hoặc đóng tiếp từng năm.

Nếu chọn phương án xin giao đất lâu dài, thì chi phí bồi thường ban đầu sẽ lớn; ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn; nhưng các năm sau thì chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế đất cho ngân sách.

Nếu chọn phương án thuê đất thì chi phí ban đầu bỏ ra sẽ thấp hơn, tuy nhiên hàng năm phải mất thêm khoản phí trả tiền thuê đất; số tiền này dự kiến sẽ lũy tiến theo khung giá đất mà tỉnh công bố. Như vậy; nếu xét tổng số tiền chi phí phải bỏ ra thì phương án này sẽ nhiều hơn so với xin giao đất. Nhưng chi phí dàn trải nên thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.

Xem xét quy mô dự án, số vốn dự kiến bỏ ra để xây dựng và mua sắm thiết bị cũng như công suất sản phẩm; thấy phương án GPMB và xin giao đất khả tối ưu hơn. Vì đây là dự án công nghiệp sản xuất vật liệu, các hạng mục đầu tư về cơ sở hạ tầng rất lớn, có thể thời gian khai thác dài. Hơn nữa, chính sách về đất và thị trường BDS có thể có những biến động bất lợi. Như vậy, lựa chọn phương án bồi thường giá trị sử dụng đất để xin giao đất lâu dài, thực hiện đầu tư cho dự án.

2. Tính toán chi phí cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư Trong diện tích của dự án, chủ yếu là hai loại đất cơ bản sau: Đất thổ cư trong khu vực dân cư sinh sống. Chủ yếu là của dân cư nuôi trồng thủ

hải sản xen lẫn một số hộ kinh doanh thương nghiệp. Diện tích này không nhiều, khoảng 0.3 ha.

Page 64: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

63

Loại đất thứ 2 là đất ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản của . Chủ yếu là các đầm, đìa, phá nuôi tôm cá. Diện tích này chiếm phần lớn đất thực hiện dự án. Ta tạm ước tính toàn bộ phần đất cần GPMB là loại đất nông nghiệp đầm ao nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, căn cứ theo QD 101 /2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa, chi phí bồi thường và hỗ trợ có thể được tính như sau:

- Bồi thường giá trị sử dụng đất cho diện tích đất ở và đất nông nghiệp bị thu hồi

- Hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ di chuyển đối với đất ở - Hỗ trợ ổn đinh đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp đối với đất nông nghiệp Đối với trường hợp dự án nhà máy xi măng Cam Ranh, chủ đầu tư dự kiến chủ động thỏa thuận với phía địa phương để có thể cùng phối hợp đưa ra phương án và tổ chức GPMB. Căn cứ theo một số điều ( từ 22 đến 24) của nghị định 69/2009/ND-CP và quyết định 101/2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa thì có thể áp dụng hình thức hỗ trợ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp với mức hỗ trợ bằng 5 lần giá đất cộng với khoản bồi thường theo giá đất mà tỉnh ban hành. Đây cũng là mức có thể thỏa thuận với các hộ nông dân để được chấp thuận bàn giao đất tại các dự án tương tự đã triển khai. Nội dung chi phí như sau:

đơn vị tính 1000 đ CHI PHÍ GPMB- bồi thường hỗ trợ tái định cư (đơn vị tính 1000 đ) NỘI DUNG CHI PHÍ DIỆN TÍCH ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN

Bồi thường đất và tài sản trên đất 60000 30 5.400.000

Hỗ trợ ổn định sản xuất 200% giá

đất 10.800.000

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 300% giá

đất 16.200.000 TỔNG CỘNG 6 lần giá đất 32.400.000

Page 65: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

64

CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

I. Đặc điểm chung và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản

1. Cơ sở lựa chọn công nghệ và các thiết bị chính Để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghiệp xi măng thế giới, tăng tính

cạnh tranh của sản phẩm, đủ khả năng cung cấp các chủng loại xi măng có chất lượng cao và ổn định theo yêu cầu khách hàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường, công nghệ và thiết bị của Dự án được lựa chọn dựa trên các cơ sở chủ yếu sau:

- Công nghệ sản xuất và thiết bị phải hiện đại, tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Giải pháp công nghệ phải đảm bảo cho vận hành, bảo dưỡng dễ dàng thuận tiện, nâng cao thời gian hoạt động hữu ích của thiết bị.

- Lựa chọn công nghệ phải phù hợp với điều kiện mặt bằng cho phép, nhằm giảm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất.

- Lựa chọn công nghệ và bố trí thiết bị không ảnh hưởng tới môi trường khu vực. Các chỉ tiêu về nồng độ bụi, tiếng ồn, chất thải,... nằm trong giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn hiện hành.

- Công nghệ áp dụng nhằm tiết kiệm tối đa nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ, dễ dàng chuyển đổi các nguồn nguyên liệu sử dụng khi cần thiết hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất khi có nhu cầu.

2. Giới thiệu dây chuyền sản xuất Nhà máy xi măng Cam Ranh được đầu tư ở mức độ tiên tiến, hiện đại, xi măng

được sản xuất chủ yếu từ nguồn clinker của nhà máy xi măng Hoàng Thạch, với sản lượng 1.000.000T/năm, có dự kiến mở rộng nâng công suất trong tương lai.

Bố trí thiết bị công nghệ của Nhà máy cho phép sử dụng đa dạng các nguồn nguyên liệu clinker, phụ gia giúp chủ động trong quá trình sản xuất.

Kết hợp với việc áp dụng hệ thống đo lường, điều khiển tự động Nhà máy có đủ khả năng cung cấp các chủng loại xi măng có chất lượng cao và ổn định, đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Khâu tiếp nhận vận chuyển nguyên liệu được cơ giới hoá hoàn toàn. - Kho thạch cao, phụ gia là loại kho dài có bao che, thiết bị rải kho là loại cầu

rải một bên, có khả năng nâng hạ cần, nhằm hạn chế phát sinh bụi. - Clinker và xi măng bột được tồn trữ trong các silô bê tông cốt thép kín, nhằm đảm bảo và ổn định chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm.

Page 66: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

65

- Dự án lựa chọn phương thức nghiền xi măng trong hệ thống nghiền chu trình kín, bao gồm máy nghiền bi với phân ly hiệu suất cao nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản hơn so với các phương thức nghiền khác (nghiền bi kết hợp với máy nghiền sơ bộ, nghiền con lăn đứng,..).

- Đóng bao xi măng được thực hiện nhờ các máy đóng bao 8 vòi, kiểu quay, cân điện tử với độ chính xác 50 ± 0,25kg/bao, có thiết bị cấp vỏ bao và hệ thống làm sạch, đóng số lô tự động.

- Hệ thống xuất xi măng bao đường bộ được trang bị các máng xuất bao di động cho cả ôtô có mui và không mui.

- Hệ thống xuất xi măng bao đường thuỷ được bố trí luân phiên, kết hợp với tuyến băng tải đảo chiều vận chuyển nguyên liệu từ cảng về. Xi măng được chất xuống tàu thuỷ bằng thiết bị máng xoắn.

- Các thiết bị vận chuyển được lựa chọn phù hợp với tính chất công việc, loại vật liệu cần vận chuyển và cự ly vận chuyển nhằm giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm năng lượng, an toàn trong vận hành, bảo dưỡng thuận lợi.

3. Tự động hóa Nhà máy được trang bị hệ thống tự động hóa các khâu kiểm tra, đo lường xử lý

thông tin, điều chỉnh và điều khiển hoạt động toàn bộ dây chuyền, nhằm tối ưu hóa quá trình công nghệ sản xuất, bao gồm các mức sau:

- Mức 1: Bao gồm các cơ cấu chấp hành: Động cơ, van, van tiết lưu, các thiết bị đo lường, thiết bị biến đổi tín hiệu, thiết bị ghép nối I/O, các bộ điều khiển cho từng cụm máy.

- Mức 2: Hệ thống điều khiển quá trình sản xuất bao gồm các máy tính vận hành, các bộ điều khiển lôgic lập trình PLC, các máy tính vận hành cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất chính.

4. Bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường gây ra chủ yếu là bụi, tiếng ồn và độ rung. Do đó việc khử

bụi ở các công đoạn sẽ được giải quyết bằng các thiết bị khử bụi phù hợp. Tại các vị trí chuyển đổ nguyên liệu cuối băng tải, gầu nâng, silô .v.v. đều có thiết bị lọc bụi tay áo kiểu mới hiệu suất cao, phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Khí thải hệ thống máy nghiền xi măng được khử bụi bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất tới 99,99% đảm bảo nồng độ bụi trong khí thải ≤ 30mg/Nm3. Các thiết bị nghiền, phân ly tạo nhiều bụi hoặc các thiết bị vận chuyển, két tiếp nhận .v.v. đều được làm kín để tránh tỏa bụi ra xung quanh.

Các thiết bị gây ồn như máy nghiền bi, quạt,... được bố trí trong nhà bao che kín, đảm bảo độ rung, tiếng ồn trong phạm vi cho phép theo các tiêu chuẩn hiện hành.

Page 67: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

66

5. Xuất xứ thiết bị Để đảm bảo thiết bị trong nhà máy hoạt động đồng bộ ổn định với năng suất cao,

giảm tiêu hao năng lượng, đồng thời có mức đầu tư hợp lý, việc lựa chọn nguồn cung ứng và xuất xứ thiết bị tuân thủ các yêu cầu sau:

- Các thiết bị cơ, công nghệ chính có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chịu tải trọng lớn, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt hoặc có độ chính xác cao và các thiết bị điện, đo lường, tự động hóa có xuất xứ từ các nước thuộc khối G7 và EU.

- Các bộ phận thiết bị có độ chính xác không cao sẽ được chế tạo tại Việt Nam theo thiết kế và chịu sự giám sát của nhà cung cấp thiết bị.

6. Một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản

TT Chỉ tiêu Đơn vị Trị số

1

Sản lượng xi măng - PCB40 - PCB 30

T/năm T/năm

500.000 500.000

2 Độ mịn xi măng cm2/gr 3.500

3 Tiêu hao điện năng kWh/TXM 42

4 Bảo vệ môi trường Nồng độ bụi của khí thải qua ống khói ra môi trường

mg/Nm3

≤ 30

5 Năng suất các thiết bị chính - Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu - Hệ thống nghiền xi măng - Hệ thống đóng bao

T/h

500 160 3 x 100

II. Tính toán lựa chọn công nghệ

1. Sản lượng của Dự án Mục tiêu của Dự án là sản xuất xi măng PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260 -

1997 trên nền clinker PC50, phụ gia hoạt tính từ Phú Yên hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu, thạch cao nhập từ Thái Lan, Trung Quốc.

Sản lượng của Dự án được xác định: 1.000.000 tấn xi măng/ năm. Trong đó:

+ Xi măng PCB40 : 500.000 tấn/năm. + Xi măng PCB30 : 500.000 tấn/năm.

Page 68: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

67

2. Nguyên liệu

2.1. Clinker: Clinker cung cấp từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch đảm bảo đáp ứng yêu cầu để

sản xuất xi măng PC50 theo TCVN 2682 - 1999. Clinker có các thông số kỹ thuật nằm trong dải sau:

- Hệ số clinker:

LSF = 94 I 98

SM = 2,2 I 2,5

AM = 1,4 I 1,6

- Cường độ kháng nén R 28 (khi chế tạo xi măng PC50): á 50N/mm2. - Kích thước hạt: ≤ 30mm. - Độ ẩm: < 1%

2.2. Phụ gia hoạt tính: Phụ gia hoạt tính Phú Yên hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu, có các thông số sau: - Kích thước hạt: ≤ 30mm. - Độ ẩm: ≤ 8%. - Độ hút vôi: ≥ 80 mg CaO/g phụ gia.

2.3. Thạch cao: Thạch cao nhập khẩu từ Thái Lan, có thông số kỹ thuật sau: - Kích thước hạt: ≤ 30mm. - Độ ẩm: ≤ 5%. - Hàm lượng SO3: 36,0 4 41,0%

3. Tỷ lệ phối liệu

Căn cứ vào chất lượng và đặc tính của clinker, phụ gia hoạt tính và thạch cao nêu trên, tỷ lệ thành phần của sản phẩm (% nguyên liệu khô) như sau:

Clinker (%) Phụ gia (%) Thạch cao (%)

Xi măng PCB40 84,0 12,0 4,0

Xi măng PCB30 74,0 22,0 4,0

Nhu cầu nguyên liệu và sản lượng hàng năm: Xi măng PCB40

Page 69: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

68

Clinker (T)

Phụ gia (T) Thạch cao (T) Xi măng (T)

Khô 420.000 60.000 20.000 500.000

ẩm - 64.800 21.000 -

Xi măng PCB30

Clinker (T)

Phụ gia (T) Thạch cao (T) Xi măng (T)

Khô 370.000 110.000 20.000 500.000

ẩm - 118.800 21.000 -

Ghi chú : Thạch cao: W ≤ 5%; Phụ gia : W ≤ 8% - Tổng lượng clinker yêu cầu : 790.000 tấn/năm - Tổng lượng thạch cao yêu cầu : 42.000 tấn/năm - Tổng lượng phụ gia yêu cầu : 183.600 tấn/năm

4. Tỷ lệ và phương thức xuất sản phẩm:

Tỷ lệ và phương thức xuất sản phẩm được dự kiến như sau: - Xi măng bao: 80I90% (thiết bị chọn 100%); đường bộ 70-80%; thuỷ 20-

30%. - Xi măng rời: 10-20% (thiết bị chọn 20%); đường bộ 100%.

5. Thời gian làm việc và năng suất đặt của các thiết bị chính

Căn cứ vào các yếu tố: - Phân tích cân bằng vật liệu của các công đoạn sản xuất. - Dự án có tính đến mở rộng nâng công suất trong tương lai. - Yêu cầu giải phóng tàu nhanh, giảm thiểu phí lưu tàu tại cảng. - Đáp ứng yêu cầu xuất sản phẩm tập trung theo mùa của thị trường. Thời gian làm việc và năng suất các thiết bị chính được xác định như sau:

TT

Công đoạn/

nhóm thiết bị

Thời gian hoạt động Nhu cầu (T/năm)

Năng suất (T/h)

Hệ số dư

năng suất

Ghi chú Ngày

/năm Giờ/ ngày

Giờ/ năm

Yêu cầu

Đặt

1 Nhập nguyên liệu

180 21 3.780

832.000 220,1 500 2,27 Clinker và thạch

cao

Page 70: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

69

2 Nghiền xi măng

320 21 6.720

1.000.000

148,8 160 1,07 Sản lượng xi măng/năm

3 Đóng bao và xuất

320 14 4.480

1.000.000

223,2 300 1,34

6. Tính toán lựa chọn kho chứa

Các số liệu cơ sở của vật liệu để tính toán năng lực kho chứa và và lựa chọn thiết bị liên quan được xác định như sau:

Vật liệu Cỡ hạt max (mm)

Dung trọng vận chuyển (T/m3)

Dung trọng tồn trữ (T/m3)

Góc chảy

(Độ)

Thạch cao Puzzolan Clinker Xi măng bột

30 30 30

3.500 (Blaine)

1,2 1,2 1,2

0,9 -1,1

1,4 1,4 1,4 1,4

37 37 30 20

a/ Chứa thạch cao, puzzolan: Kho có nhiệm vụ tiếp nhận thạch cao, puzzolan từ phương tiện tàu biển, vận

chuyển vào kho bằng băng tải. Ngoài ra puzzolan còn có thể được vận chuyển bằng đường bộ qua phễu tiếp nhận, chuyển vào kho bằng băng tải

Thiết bị rải kho là loại cầu rải một bên cho đống dọc (side stacker), có khả năng nâng hạ cần, năng suất 500T/h. Để đơn giản và chủ động trong quá trình sản xuất, việc rút kho được thực hiện

nhờ xe xúc bánh lốp thông qua các két tiếp nhận riêng và hệ thống băng tải để luân phiên vận chuyển thạch cao và phụ gia tới két định lượng.

Nhu cầu sử dụng thạch cao, phụ gia trung bình hàng ngày: Thạch cao = 42.000:320 = 131,25T/ ngày Puzzolan = 183.000:320 = 571,9T/ ngày Dự kiến kết cấu là loại kho dài có bao che kích thước B46 x L132m (chiều rộng

chân đống 27m) Sức chứa : Thạch cao : 5.000T. Thời gian dự trữ 38,1 ngày. Puzzolan : 10.000T. Thời gian dự trữ 17,5 ngày. b/ Chứa clinker

Page 71: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

70

Kho có nhiệm vụ tiếp nhận và tồn trữ clinker được bốc dỡ từ phương tiện tàu biển bằng gầu ngoạm thuỷ lực, vận chuyển về kho bằng băng tải cao su.

Năng suất của hệ thống bốcdỡ, vận chuyển là 500T/h. Nhu cầu clinker trung bình cần sử dụng: 2.468,8T/ngày. Dự kiến sử dụng kho có kết cấu là loại silô bê tông cốt thép, kích thước

Φ32xH50m, sức chứa 40.000T, đáp ứng cho 15,1 ngày hoạt động bình thường. c/ Chứa xi măng bột: Kho có nhiệm vụ tiếp nhận và tồn trữ xi măng bột từ hệ thống nghiền xi măng

bằng các máng khí động và gầu nâng. Năng suất hệ thống vận chuyển phù hợp với năng suất máy nghiền xi măng. Nhu cầu xi măng bột trung bình cần chứa: 3.360T/ngày. Dự kiến sử dụng kho kết cấu silô bê tông cốt thép, kích thước Φ22 x H47m, sức

chứa 2 x 15.000T, đáp ứng cho 8,9 ngày hoạt động. Tổng hợp số liệu các kho chứa được thể hiện trong bảng sau:

TT Vật liệu Nhu cầu (T/ngày)

Sức chứa (T)

Thời gian (ngày sản xuất)

Kết cấu kho

1 Thạch cao Phụ gia

131,25 571,2

5.000 10.000

38,1 17,5

Kho dài có mái che, K.thước B46xL132m.

2 Clinker 2.654,4 1 x 40.000 15,1 Silô bêtông. K.thước Φ32xH50m

3 Xi măng bột 3.360 2 x 15.000 8,9 Si lô bêtông. K.thước Φ22xH47m

7. Mức tiêu hao nguyên liệu chính

Căn cứ vào chất lượng sản phẩm yêu cầu của Dự án, xi măng xuất xưởng là hai chủng loại PCB30 và PCB40 theo TCVN 6260-1997, với nguồn clinker có chất lượng đảm bảo sản xuất xi măng PC50 theo TCVN 2682-1999 và nguồn phụ gia hoạt tính, thạch cao như trên.

Kết hợp với công nghệ sản xuất, bố trí dây chuyền đã lựa chọn, mức tiêu hao nguyên vật liệu được xác định như sau:

Page 72: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

71

TT Nguyên vật liệu Mức tiêu hao trung bình

Đơn vị tính Trị số

I Sản xuất xi măng PCB40

1 Clinker PC 50 T/TXM 0,84

2 Thạch cao T/TXM 0,04

3 Phụ gia T/TXM 0,12

4 Điện (kể cả đóng bao, phụ trợ)

kWh/TXM 42,0

5 Dầu mỡ bôi trơn kg/TXM 0,05

6 Vật liệu nghiền kg/TXM 0,10

7 Nước m3/TXM 0,10

8 Vỏ bao bao/TXM 20,02

II Sản xuất XM PCB 30

1 Clinker PC 50 T/TXM 0,74

2 Thạch cao T/TXM 0,04

3 Phụ gia T/TXM 0,22

4 Điện (kể cả đóng bao, phụ trợ)

kWh/TXM 42,0

5 Dầu mỡ bôi trơn kg/TXM 0,05

6 Vật liệu nghiền kg/TXM 0,10

7 Nước m3/TXM 0,10

8 Vỏ bao bao/TXM 20,02

III. Lựa chọn thiết bị chính

1. Công đoạn tiếp nhận và xếp kho

a/ Thiết bị bốc dỡ Yêu cầu kỹ thuật : - Nguyên liệu: Hàng rời gồm Clinker, puzzolan, thạch cao. - Độ ẩm: ≤ 8%.

Page 73: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

72

- Cỡ hạt: ≤30mm. - Phương tiện vận tải: Tàu biển có tải trọng ≤ 20.000DWT.

Dự kiến thiết bị : Sử dụng cẩu bốc dỡ thuỷ lực kiểu cố định với két tiếp nhận chống bụi và hệ thống

băng tải cao su để tiếp nhận nguyên liệu, năng suất 500T/h. b/ Thiết bị rải kho Yêu cầu kỹ thuật: - Nguyên liệu: puzzolan, thạch cao. - Độ ẩm: ≤ 8%. - Cỡ hạt: ≤ 30mm.

Dự kiến thiết bị: Sử dụng loại cầu rải một bên, có khả năng nâng hạ chiều cao, hạn chế phát sinh

bụi, phương pháp rải kho theo đống dọc (Chevron). Năng suất rải đống 500T/h phù hợp với năng suất thiết bị bốc dỡ tại cảng. 2. Công đoạn nghiền xi măng:

a/ Yêu cầu kỹ thuật : - Nguyên liệu :

Độ ẩm: Clinker: <1%; Thạch cao: ≤ 5%; Phụ gia: ≤ 8% Cỡ hạt vào: ≤ 30mm - Sản phẩm:

Độ mịn: ≥ 3500 cm2/gr

b/ Dự kiến thiết bị : Sử dụng công nghệ nghiền chu trình kín, bao gồm máy nghiền bi với phân ly hiệu

suất cao. Năng suất hệ thống 160T/h. Dùng lọc bụi tĩnh điện kết hợp với lọc bụi túi để khử bụi thông gió máy nghiền và khử bụi phân ly.

3. Công đoạn đóng bao, xuất sản phẩm: Sử dụng 03 máy đóng bao kiểu quay 8 vòi, cân điện tử cho loại bao 50kg, năng

suất mỗi thiết bị 100T/h (max120t/h), có thiết bị đặt bao, đếm bao và đóng số lô tự động kết hợp với 05 thiết bị xuất bao cho ô tô (có và không có mui xe). Xuất xi măng bao ra phương tiện vận tải thuỷ với năng suất 100T/h nhờ hệ thống băng tải kết hợp với băng đảo chiều từ cảng về.

Sử dụng 01 thiết bị xuất xi măng rời dạng telescopic, năng suất 150T/h

Page 74: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

73

IV. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính

Dây chuyền sản xuất được phân thành các công đoạn chính như sau: 1. Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu – CĐ.01. 2. Tồn trữ và rút nguyên liệu - CĐ.02 3. Định lượng và nghiền xi măng - CĐ.03 4. Chứa, đóng bao và xuất xi măng - CĐ.04

1. Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu:

Clinker, thạch cao (puzolan) được tàu biển tải trọng ≤ 20.000DWT vận chuyển tới cảng của nhà máy.

Tại cảng, nhờ cẩu bốc thuỷ lực kiểu cố định có năng suất 500T/h luân phiên bốc dỡ nguyên liệu lên két tiếp nhận chống bụi.

Từ két này, nhờ tuyến băng tải, các vật liệu được vận chuyển về si lô hoặc kho chứa tương ứng. Hệ thống vận chuyển có năng suất phù hợp với thiết bị bốc dỡ tại cảng, trên tuyến vận chuyển được bố trí một thiết bị cân băng để xác định khối lượng nguyên liệu nhập.

Puzzolan vận chuyển bằng ôtô được dỡ tải xuống phễu tiếp nhận, sau đó theo băng tải vào kho.

2. Tồn trữ và rút nguyên liệu: Thạch cao, puzolan được chứa trong kho dài có bao che, kích thước B46m x

L132m, với sức chứa: + Thạch cao : 5.000T - đáp ứng cho 38,1 ngày sản xuất + Puzolan : 10.000T - đáp ứng cho 17,5 ngày sản xuất Thiết bị rải kho là loại cầu rải một bên, có khả năng nâng hạ cần, năng suất á

500T/h. Thiết bị có nhiệm vụ rải luân phiên thạch cao và phụ gia theo các đống riêng với phương thức rải kho theo đống dọc (Chevron).

Việc rút kho được thực hiện nhờ các xe xúc bánh lốp thông qua các két tiếp nhận đặt trong kho và hệ thống băng tải vận chuyển có năng suất 100T/h, kết hợp với một băng tải đảo chiều, thạch cao và phụ gia sẽ được chuyển tới các két chứa tương ứng tại trạm định lượng.

Clinker được tồn trữ trong silô bê tông cốt thép, kích thước Φ32xH50m, sức chứa 40.000T, đảm bảo cho sản xuất ổn định khoảng 15,1 ngày.

Silô được trang bị 7 cửa tháo, kết hợp với hệ thống băng tải, có khả năng rút và vận chuyển clinker tới két chứa tại trạm định lượng với năng suất 250T/h.

Page 75: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

74

3. Định lượng và nghiền xi măng Từ 03 két chứa nguyên liệu tại trạm định lượng, có sức chứa 250T cho clinker,

150T cho puzolan và 100T cho thạch cao, nhờ các cân băng định lượng có năng suất phù hợp, sai số đo ±1%, các nguyên liệu được chuyển vào máy nghiền một cách đều đặn với tỷ lệ đáp ứng yêu cầu.

Hỗn hợp nguyên liệu được nghiền mịn trong hệ thống nghiền chu trình kín, bao gồm máy nghiền bi kết hợp với phân ly hiệu suất cao và các thiết bị vận chuyển thích hợp như gầu nâng, máng khí động.v.v... Hệ thống được trang bị đồng bộ đảm bảo năng suất đạt 160T/h, sản phẩm có độ mịn ≥ 3.500cm2/g.

Thông gió máy nghiền và khử bụi sau phân ly được thực hiện theo phương thức kết hợp giữa lọc bụi túi và lọc bụi tĩnh điện.

Xi măng nghiền thu hồi tại các cyclon lắng và hệ thống lọc bụi sẽ được chuyển tới các silô chứa nhờ các máng khí động và gầu nâng.

4. Chứa, đóng bao và xuất xi măng Việc tồn trữ xi măng bột được thực hiện nhờ hai silô bê tông cốt thép, kích thước

Φ22xH45m, sức chứa 2 x 15.000T đảm bảo dự trữ cho 8,9 ngày sản xuất. Xi măng được rút khỏi silô và chuyển tới nhà đóng bao nhờ hệ thống máng khí

động và gầu nâng với năng suất cho mỗi tuyến là 400T/h. Việc bố trí tháo chéo giữa hai silô và 2 tuyến xuất tạo khả năng linh hoạt trong

quá trình điều hành sản xuất. Ba máy đóng bao với năng suất 100T/h (max.120T/h) được trang bị trong nhà

đóng bao. Đây là hệ thống đóng bao tự động, kiểu quay 8 vòi, cân bao điện tử và cấp bao tự động cho loại bao 50kg. Sau máy đóng bao có bố trí thiết bị kiểm tra trọng lượng, bẫy bao vỡ, làm sạch và đóng số lô tự động trước khi xuất lên phương tiện.

Tại nhà đóng bao bố trí 5 tuyến xuất xi măng bao với các thiết bị xuất di động cho ôtô có mui và ôtô không mui, năng suất mỗi tuyến 100T/h (max 120T/h). Với việc bố trí thiết bị gạt bao cho phép từ một máy đóng bao có thể xuất cho cả 5 tuyến, taọ khả năng phát huy tối đa năng suất của hệ thống đóng bao.

Một tuyến xuất xi măng bao cho phương tiện vận tải thuỷ, năng suất 100T/h, được bố trí với các băng tải cao su và máng xoắn. Để tiết kiệm trong quá trình đầu tư, lựa chọn băng tải ra cảng là loại đảo chiều để

có thể kết hợp vừa nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm.

Page 76: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

75

Ngoài ra trên cùng máng khí động vận chuyển xi măng rời tới két chứa của máy đóng bao, bố trí một thiết bị xuất xi măng rời cho ôtô chuyên dụng dạng Telescopic không bụi với năng suất 150T/h.

Toàn bộ các điểm có khả năng phát sinh bụi trên toàn tuyến công nghệ trong dây chuyền sản xuất đều được trang bị các lọc bụi túi kiểu rũ bụi xung khí (jet pulsse) với năng suất phù hợp, đảm bảo nồng bụi trong khí thải ≤ 30mg/Nm3.

Bố trí một trạm cân ôtô để xác định khối lượng hàng hoá nhập và xuất.

V. Các hạng mục phụ trợ

VI. Tiêu chuẩn thiết kế

Công nghệ cũng như toàn bộ thiết bị chính và phụ trợ đều được thiết kế theo hệ mét (SI), phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất như: ISO;DIN;BS;JIS;ASTM;AFNOR…

Ngoài ra, trong quá trình thiết kế thiết bị cần phải quan tâm xem xét đầy đủ đến các điều kiện thực tế ở Việt Nam như nhiệt độ, độ ẩm cao, vùng gần biển, vùng động đất, tốc độ gió và các điều kiện hiện trường nhằm nâng cao tuổi thọ làm việc, năng suất và hiệu quả hoạt động của thiết bị. Để giảm bớt số lượng phụ tùng dự phòng cần thiết cho sản xuất sau này, thiết bị

cơ được thiết kế, lựa chọn có kích thước và công suất đã được tiêu chuẩn hoá ở từng bộ phận của dây chuyền, đặc biệt đối với các thiết bị có số lượng nhiều như:

• Thiết bị vận chuyển như: băng tải, vít tải, gầu nâng, băng tấm... • Thiết bị bảo vệ môi trường: lọc bụi túi. • Các hộp giảm tốc...

Tất cả các thiết bị thiết kế phải được nhiệt đới hoá. Chuẩn mực thiết kế chấp thuận đối với thiết bị thuộc dây chuyền là tiêu chuẩn

thiết kế của ngành công nghiệp nặng, hoạt động trong môi trường chịu mài mòn, môi trường bụi và nhiệt cao. Đồng thời, tiêu chuẩn thiết kế cũng được lựa chọn trên cơ sở loại trừ tối đa các sự cố bất thường xẩy ra trong quá trình hoạt động vận chuyển và chứa các loại nguyên vật liệu.

Các thiết bị được thiết kế với khả năng hoạt động liên tục trong điều kiện mang tải lớn nhất mà không gây trở ngại cho việc bảo dưỡng thiết bị và làm ùn tắc các dòng nguyên vật liệu theo các yêu cầu cơ bản sau:

• Toàn bộ các phễu tiếp nhận nguyên vật liệu đều được thiết kế với kết cấu vững chắc, các góc chảy phù hợp cho từng vật liệu cụ thể, đồng thời có trang bị kết cấu chống dính đối với các vật liệu ẩm dễ gây dính bết, tắc nghễn.

Page 77: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

76

• Ngay từ khâu thiết kế, các thiết bị của dây chuyền được chú ý đặc biệt đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Hoàn toàn không có bất cứ thiết bị nào thuộc dây chuyền liên quan đến sự sai phạm so với các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường. Toàn bộ lượng nguyên vật liệu rò rỉ trong quá trình hoạt động sản xuất đều được hoàn lại dây chuyền.

• Các trang thiết bị bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ đều được trang bị đầy đủ cho tất cả các thiết bị máy móc cần thiết. Các hệ thống này đều có kết cấu vững chắc và dễ dàng tháo lắp thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa.

Tất cả các thiết bị thuộc dây chuyền đều được thiết kế với đầy đủ rào chắn tại các lối ra vào và phần động của thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho người vận hành. Đồng thời, các hành lang vào để kiểm tra hoặc bôi trơn đều được thiết kế hoặc bố trí tại các vị trí an toàn cho con người. Chiều cao và chiều rộng tối thiểu đối với hành lang là 2,0 x 0,8 m và khoảng không gian xung quanh thiết bị tới các vật cản cố định gần nhất không dưới 1,0 m.

Tại các bộ phận truyền chuyển động của mỗi thiết bị, cần quan sát đều có thiết kế lưới bảo vệ để ngăn ngừa sự mất an toàn có khả năng xẩy ra cho người như các bộ dẫn động bằng dây đai, xích tải. Đối với các thiết bị có độ ồn hoạt động lớn đều được thiết kế có bao che sao cho

mức ồn cực đại không quá 85 dB tại nơi làm việc (vị trí cách thiết bị 1m). Đối với các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ có khả năng xuất hiện trạng thái nhiệt

độ điểm sương, đều được thiết kế có bảo ôn, cách nhiệt với độ dày phù hợp. Đối với các thiết bị hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, liên tục, thời gian

dừng sửa chữa lâu và chưa chế tạo được trong nước thì cần phải có bố trí dự phòng như các quạt thổi (Blower), máy nén khí, bơm dầu bôi trơn giảm tốc và các gối đỡ máy nghiền..

Tất cả các thiết bị thuộc dây chuyền đều được thiết kế với công nghệ lắp đặt phù hợp với các điều kiện hiện trường, đồng thời vẫn đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu.

Page 78: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

77

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Các phương án tổng mặt bằng và lựa chọn phương án hợp lý

1. Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng trong dự án :

1.1. Vị trí, hiện trạng khu đất sẽ xây dựng Vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy tại thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã

Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Khu đất dự kiến xây dựng nằm sát chân núi Hòn Qui, cách đường quốc lộ 1A

khoảng 1 km về phía Đông. Địa hình khu đất hiện trạng không phức tạp, tương đối bằng phẳng, cao độ địa

hình thay đổi từ -0,2 đến +0,3m, phần lớn là đìa tôm, ruộng muối. Ưu điểm của mặt bằng là nằm sát biển, thuận lợi để xây dựng cảng biển cho tàu

lớn, hệ thống vận chuyển vào mặt bằng tương đối ngắn, gần đường quốc lộ 1A, thuận tiện trong giao thông đường bộ. Điểm bất lợi là nền đất tự nhiên thấp cần san lấp tới cao độ ≥ +3,4m và kè bờ

chống sạt lở. 1.2. Cơ sở lựa chọn Thiết kế mặt bằng chung tạo thành 1 quần thể kiến trúc phong phú hài hòa thỏa

mãn những yêu cầu sau: - Bố trí tổng mặt bằng phù hợp vói dây chuyền công nghệ - Bảođảm tốt dây chuyền sản xuất - Tiết kiệm vốn đầu tư kinh doanh - Thao tác thuận lợi, năng suất cao sản phẩm tốt - Quản lý xi nghiệp thuận lợi - Tổ hợp kiến trúc trong quần thể tốt - Hình khối công trình phải đáp ứng công trình công nghiệp - Căn cứ vào dây chuyền công nghệ và điều kiện địa hình để bố trí tố các công

trình kiến trúc - Chọn và bố trí hệ thống giao thông trong và ngoài nhà máy cũng như luồng

người luồnng hàng - Bố trí đường ống kỹ thuật vệ sinh hợp lý với yêu cầu công nghệ và địa hình khu đất

- Bố trí cây xanh và vườn hoa

Page 79: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

78

- Tiết kiệm đất xây dựng - Khoảng cách giữa các công trình thông thoáng, đảm bảo an toàn. - Tổ chức luồng người luồng hàng phải tách bạch không chồng chéo - Dây chuyền sản phẩm phải liên tục, mạng kưới giao thông vận chuyển phải ngắn

nhất không giao nhau - Luồng người và hàng không ảnh hưởng lẫn nhau - Bảo đảm sự mở rộng trong tương lai mà không ít ảnh hưởng đến dây chuyền sản

xuất - Ô nhiểm và biện pháp các ly - Bố trí mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và các dải cây xanh hợp lý. - Mỗi xi nghiệp đều có một đặc điểm vệ sinh rieng và mức độ dộc hại khác nhau

căn cứ vào tính chất độc hại vệ sinh người ta chia thành 5 cấp trong đó dự án nhà máy xi măng Cam Ranh có công suất 1 trT/năm/150.000T/ Năm thì yêu cầu cách ly vệ sinh 1.000m

- Đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy giữa các công trình.

2. Các phương án lựa chọn Trong quá trình tìm hiểu về dây chuyền công nghệ và công năng của các hạng

mục phục vụ có liên quan dự án đã đưa ra hai giải pháp về tổng mặt bằng: - Cùng diện tích xây dựng - Đáp ứng dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy - Hình khối công trình đáp ứng công trình sản xuất công nghiệp Xem chi tiết bản vẽ So sánh hai phương án lựa chọn

TT Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2

1

Tổ chức luồng người luống hàng

Luồng người luồng hàng tách bạch khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu là ngắn nhất. thuận tiện cho sản xuất và an toàn cho con người

Tổ chức luồng hàng và luồng người chồng chéo cắt nhau như khu nhà phục vụ đến nơi sản xuất . tổ chức luồng người không hợp lý Đường đi của nguyên vật liệu từ kho chứa đến nhà sản xuất chnhs khá xa vòng vèo tốn kém chi phí đầu tư băng tải

2 Đường xuất kho

Đi theo một trình tự nhất định các hướng vận chuyển không giao nhau

Phức tạp đường xuất thành phâm bằng đường thủy, đường băng tải của thành phẩm sẻ giao với đường

Page 80: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

79

băng tải nhập clinker vào silô

3 Biện pháp cách ly

Bố trí hợp lý khu hành chính cách ly với khu sản xuất một khoảng cách thích hợp, trồng cây xanh giảm bụi và tiếng ồn

Khu nhà nghĩ ngơi gần kho thạch cao và phụ gia cho nên không đảm bảo vệ sinh môi trường Kho thạch cao phụ gia nằm trước hướng gió so voiứ khu phục vụ

4

Khả năng thay đổi dây chuyền

Đáp ứng khi mở rộng sản xuất vào giai đoạn 2. Bố trí hợp lý luông người luồng hàng sản sàng mở rộng quy mô khi có nhu cầu

Hướng vận chuyển của các thiết bị ở kho tổng hợp và vật liệu sẻ chồng chéo với nhau và cản trở bởi luồng di chuyển người và hàng xuất kho

Tổng hợp: Qua so sánh trên ta thấy phương án 2 không hợp lý nên phương án lựa chọn là

phương án 1 (chi tiết hình vẽ) Mặt tổng thể nhà máy sẽ xây dựng:

• Mặt bằng nhà máy Khu sản xuất bắt đầu từ cảng nhập nguyên liệu trên biển tới si lô clinker, kho phụ

gia, nhà nghiền, nhà đóng bao và xuất xi măng, được bố trí phù hợp với yêu cầu của dây chuyền công nghệ. Dây chuyền sản xuất chính bố trí theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, theo chiều dài khu đất.

Khu điều hành, dịch vụ được bố trí về phía Tây Nam (gần chính hướng Nam), giáp với cổng ra vào nhà máy, nằm ở phần giữa dây chuyền, thuận tiện cho công tác quản lý, điều hành.

Các hạng mục phụ trợ được bố trí xen kẽ giữa khu hành chính và khu sản xuất. Các hạng mục kỹ thuật hạ tầng được bố trí thành hệ thống. Giao thông nội bộ

gồm 2 tuyến chính dọc theo dây chuyền, đảm bảo hợp lý, không chồng chéo. Hệ thống thoát nước bố trí dọc tuyến giao thông, hướng thoát nước ra biển. Nước thải được xử lý tại trạm xử lý nước thải trước khi đổ ra biển. Các dải cây xanh cách ly ven tường rào, giữa các khu chức năng sản xuất, phụ

trợ, hành chính. Trong khu hành chính có vườn hoa, thảm cỏ tạo cảnh quan, cải tạo vi khí hậu.

Các chỉ tiêu xây dựng chủ yếu : (Phương án lựa chọn)

- Diện tích khu đất: 115.000 m2 - Diện tích chiếm đất trong hàng rào: 97.750 m2 - Diện tích xây dựng (kể cả phần mở rộng): 35.063 m2 - Diện tích đường, bãi: 24.900 m2

Page 81: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

80

- Diện tích cây xanh: 20.000 m2 - Diện tích các loại đất khác: 17.787 m2 - Hệ số xây dựng: 35,9 % • Mặt bằng khu hành chính: Khu hành chính được bố trí trên tuyến đường nối từ mặt bằng nhà máy đến quốc

lộ 1A, thuận lợi cho việc giao dịch và điều hành sản xuất. Các chỉ tiêu xây dựng chủ yếu : - Diện tích khu đất: 10.000 m2 - Diện tích chiếm đất trong hàng rào: 6.300m2 - Diện tích xây dựng công trình: 745 m2 - Diện tích đường, bãi: 2.588m2 - Diện tích cây xanh + các loại đất khác: 2.967 m2 - Hệ số xây dựng: 11,8 % • Mặt bằng khu nhà và đất ở của CBCNV Khu nhà và đất ở của CBCNV nằm cạnh khu hành chính. Các chỉ tiêu xây dựng chủ yếu : - Diện tích khu đất: 12.000 m2 - Diện tích đất trong hàng rào: 9.280m2 - Diện tích nhà và đất ở: 5.625 m2 - Diện tích đường, bãi: 575m2 - Diện tích cây xanh + đất khác: 2.080 m2 Hệ số xây dựng: 60,6 %

II. Xác định tiêu chuẩn cấp hạng công trình

1. Tiêu chuẩn thiết kế

a/ Các hạng mục thuộc dây chuyền SX chính được thiết kế theo các tiêu chuẩn: ACI, ASTM, UBC : Tiêu chuẩn Mỹ BS : Tiêu chuẩn Anh DIN : Tiêu chuẩn Đức JIS, ASS : Tiêu chuẩn Nhật TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam Hoặc tiêu chuẩn các nước công nghiệp phát triển tương đương được chấp thuận. b/ Các công trình phụ trợ, hành chính dịch vụ và hạ tầng được thiết kế theo các

tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương ứng.

Page 82: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

81

2. Cấp công trình, cấp động đất, áp lực gió

2.1. Cấp công trình. Căn cứ vào nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về

công trình sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng với sản lương 1-2 tr.T/năm thuộc công trình cấp II

Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, quy mô, thời gian tồn tại của công trình và căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748-78, các hạng mục công trình nhà máy được thiết kế với cấp công trình như sau:

Các công trình thuộc dây chuyền sản xuất chính như : Cảng nhập, bến xuất, si lô Clinker, si lô xi măng, nhà nghiền...

Các công trình phụ trợ như : nhà xưởng, nhà kho, trạm điện ... công trình cấp III Bậc chịu lửa: Căn cứ vào đặc điểm của các công trình công nghiệp xi măng và tiêu chuẩn

TCVN 2622-1978 về phòng chống cháy cho nhà và công trình thì các công trình như nhà nghiền xi măng, nhà đóng bao và xuất xi măng, si lô Clinker, si lô Xi măng v.v... được thiết kế bậc chịu lửa cấp II.

2.2. Cấp động đất. Theo bản đồ phân vùng chấn động với tần suất lập lại B1≥ 0,002, chu kỳ T1< 500

năm (Xác suất xuất hiện chấn động P ≥ 0,1 trong khoảng thời gian 50 năm) của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Trang 82) thì khu vực xây dựng nằm trong vùng chấn động cấp 6 (Theo thang MSK-64)

2.3. Tải trọng áp lực gió. Theo bản đồ phân vùng áp lực gió trong tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-1995 thì thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà nằm trong vùng IIA với giá trị áp lực gió Wo = 83 daN/m2

III. Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu

1. Giải pháp kiến trúc

Căn cứ vào yêu cầu của dây chuyền công nghệ, điều kiện khí hậu, địa hình, nguồn cung cấp và chủng loại vật tư, để tạo được vẻ đẹp công nghiệp, hài hoà với cảnh quan, giải pháp kiến trúc của công trình lựa chọn như sau:

1. Các hạng mục công trình sản xuất chính : a/ Kho thạch cao, phụ gia: Nhà 1 tầng khung thép, xây gạch bao che xung

quanh đến cao độ khoảng 3m, trên tấm lợp kim loại kết hợp với tấm nhựa trong mờ lấy ánh sáng, mái lợp tấm lợp kim loại mầu.

b/ Nhà nghiền, đóng bao, xuất xi măng: là nhà công nghiệp hình khối, khung cột bê tông cốt thép đổ tại chỗ nhiều tầng sàn, nhiều nhịp với khẩu độ, bước cột khác

Page 83: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

82

nhau, sàn bê tông cốt thép kết hợp với sàn thép, mái bê tông cốt thép hoặc lợp tấm kim loại màu, cầu thang và cửa thép, bao che bằng tường xây, tấm lợp kim loại màu và tấm nhựa trong mờ lấy ánh sáng.

c/ Các silô clinker, si lô xi măng: là khối hình trụ, thân bao che bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ, thi công theo phương pháp trượt. Mái silô bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

d/ Cảng nhập, xuất: Cảng dạng bến nhô, đài cọc cao. 2. Các công trình phụ trợ : a/ Trạm điện: Nhà bê tông 2 tầng, tầng 1 cao 1,8m sâu dưới đất 1m, tầng 2 cao

4,5m; tường gạch bao che, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió: cửa thép, thép kính.

b/ Kho + xưởng sửa chữa : Nhà 1 tầng khung thép, xây gạch bao che xung quanh đến cao độ 3m, trên bao che bằng tấm lợp kim loại kết hợp với tấm nhựa trong mờ lấy ánh sáng, mái lợp tấm lợp kim loại mầu.

c/ Trạm bơm bể nước, trạm xử lý nước , trạm cân: 3. Các công trình hành chính, dịch vụ : a/ Nhà điều hành: là nhà dân dụng 2 tầng, khung bê tông, mái bằng, trên có

tầng chống nóng, lợp tấm kim loại màu, tường xây gạch, lát nền gạch men, cửa đi, cửa sổ gỗ kính, kính khung nhôm.

b/ Nhà hành chính: là nhà dân dụng 2 tầng, khung bê tông, mái bằng trên có lớp chống nóng, tường xây gạch, lát nền gạch men, cửa đi, cửa sổ gỗ kính, kính khung nhôm.

c/ Nhà ăn, nhà bảo vệ : là nhà dân dụng 1 tầng, khung bê tông, mái bằng, tường xây gạch, lát ốp gạch men, cửa kính khung nhôm.

d/ Nhà để xe : nhà 1 tầng khung thép, mái lợp tấm lợp kim loại màu, tường xây gạch, cửa sắt.

4. Các hạng mục công trình hạ tầng : a/ Đường bãi: đường bãi bê tông xi măng b/ Thoát nước : do điều kiện địa hình thấp, mặt bằng san nền phẳng và bị ảnh

hưởng thường xuyên của thuỷ triều, vì vậy hệ thống thoát nước mưa là mương bê tông nắp đan và cống hộp qua đường để hạn chế độ sâu chôn cống, thuận tiện trong quản lý và thoát nước tốt trong trường hợp bị chảy ngập. Độ dốc mương 0.001 thoát ra hướng Biển.

Thoát nước thải là hệ thống đường ống đi chìm thu nước về trạm xử lý nước để xử lý bước 1 rồi đổ vào hệ thống thoát nước dẫn về khu xử lý tập trung.

c/ Cổng, tường rào: Hàng rào song sắt thoáng, móng bê tông, trụ gạch.

Page 84: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

83

d/ Vườn hoa, cây xanh : dải cây xanh cách ly giáp hàng rào, dải cây xanh ngăn bụi giữa khu hành chính và sản xuất, vườn hoa trong khu hành chính.

2. Giải pháp xử lý nền, móng

a/ Giải pháp xử lý nền Mặt bằng hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng trạm nghiền có cao độ trung bình

nền đất tự nhiên là (-0,2) đến 0,3 m. Mặt bằng sẽ được san lấp tới cao độ +3,4m (theo hệ Hải đồ). Vật liệu san lấp dùng cát sông. Độ đầm chặt nền đắp K≥0,9. Trước khi san lấp cần dọn dẹp mặt bằng, cây cỏ, vét bùn, xây dựng bờ bao để giữ đất và không làm ảnh hưởng tới khu vực chung quanh.

Do địa tầng các lớp đất ở dưới yếu cho đến khi gặp lớp đá cát/bột kết mầu xám nâu đến xám đen, nứt nẻ cứng chắc. Vì vậy đòi hỏi phải xử lý nền đất yếu cho đường bãi nội bộ nhà máy và khu phụ trợ với mục đích: Đảm bảo độ lún cho phép đồng thời giữ cho các công trình hạ tầng được an toàn khi sử dụng.

Nền cho các hạng mục công trình lớn sẽ được xử lý cục bộ bằng các giải pháp thích hợp cùng với kết cấu móng công trình. Cao độ nền công trình ≥ +3,4.

b/ Giải pháp xử lý móng cho công trình. Căn cứ vào điều kiện địa chất theo báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công

ty Tư vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ (TEDIport) lập tháng 12/2002 và đặc điểm tải trọng của các hạng mục công trình, giải pháp xử lý móng cho các hạng mục công trình được dự kiến như sau:

1. Đối với các hạng mục công trình nhỏ, tải trọng không lớn như các trạm điện, trạm cân, nhà ăn, nhà để xe v.v... sử dụng kết cấu móng băng, đặt trực tiếp trên nền hoặc hệ cọc đóng BTCT .

2. Đối với công trình chịu tải trọng dưới chân cột tương đối lớn như: móng cầu băng tải, nhà kho, xưởng sửa chữa, nhà văn phòng v.v... sử dụng cọc đóng bê tông cốt thép mác 300, độ sâu cọc trung bình 20m.

3. Đối với công trình tải trọng đặc biệt lớn như: nhà nghiền xi măng, đóng bao, silo clinker, si lô xi măng... sử dụng móng cọc đóng bê tông cốt thép mác 300, độ sâu cọc trung bình 20m.

3. Giải pháp kết cấu cho các hạng mục công trình chính.

a/ Các hạng mục công trình sản xuất chính : + Các hạng mục công trình nhà nghiền xi măng, đóng bao và xuất xi măng

v.v... kết cấu chính: Móng cọc bê tông cốt thépkhung, sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ, có thể kết hợp với kết cấu thép ở những vị trí cần thiết. Cầu thang giao thông giữa các tầng, sàn thao tác, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị - kết cấu thép

Page 85: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

84

+ Các công trình silo xi măng, si lô clinker : Tường bê tông cốt thép ứng suất trước, thi công theo phương pháp trượt, dầm, sàn đáy, phễu, cột trong silô, mái - kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ mác 300. Cầu thang thép.

+ Kho phụ gia, thạch cao: Khung cột dầm kết cấu thép, tường xây bao che kết hợp với tấm lợp kim loại mầu và tấm nhựa trong mờ lấy ánh sáng.

b/ Các công trình phụ trợ : + Trạm điện: Nhà 1 tầng, tường gạch bao che, cột, dầm, mái BTCT đổ tại chỗ. + Kho phụ tùng, xưởng sửa chữa: Nhà 1 tầng khung cột, dầm kèo thép định hình,

xây gạch bao che xung quanh, trên bao che bằng tấm lợp kim loại kết hợp với tấm nhựa trong mờ lấy ánh sáng, mái lợp tấm lợp kim loại mầu.

+ Trạm bơm bể nước, trạm xử lý nước, trạm cân: Kết cấu bê tông M300, tường xây gạch.

c/ Các công trình hành chính, dịch vụ : + Nhà văn phòng, Nhà điều hành : là nhà dân dụng 2 tầng, khung bê tông, mái

bằng bê tông M200, tường xây gạch + Nhà ăn, nhà bảo vệ: là nhà dân dụng 1 tầng, khung bê tông, mái bằng bê tông

M200, tường xây gạch, + Nhà để xe : nhà 1 tầng khung thép định hình, mái lợp tấm lợp kim loại màu,

tường xây gạch. d/ Các hạng mục công trình hạ tầng : + Đường bãi : đường bãi bê tông xi măng M300 + Thoát nước : mương bê tông nắp đan và cống hộp bê tông M300 + Cổng, tường rào : móng bê tông, trụ gạch, hàng rào song sắt

4. Danh mục về hạng mục công trình và đặc điểm kế cấu kiến trúc Xem bảng phụ lục số 1

IV. Tác động môi trường và các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn

1. Tác động môi trường

1.1. Hiện trạng môi trường Khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh thuộc địa phận thôn Hoà

Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Khu vực này nằm cách thành phố Nha Trang 50 km về phía đông năm và cách xa khu dân cư nhằm quy hoạch để xây dựng khu công nghiệp của tỉnh

Page 86: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

85

Phần cảng bốc dỡ và tuyến băng tải vận chuyển từ cảng vào mặt bằng nhà máy nằm trong vịnh Cam Ranh, là vùng ảnh hưởng thuỷ triều với biên độ triều trung bình.

Phần mặt bằng nhà máy nằm tiếp giáp với quốc lộ IA, địa hình chủ yếu là các đầm nuôi thuỷ sản, ruộng làm muối, đôi chỗ có bãi sú vẹt thưa.

1.2. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường 1. Giai đoạn thi công xây lắp Trong thời kỳ đầu của Dự án, các công tác san lấp mặt bằng, đào móng, làm đường, xây lắp các hạng mục công trình sẽ có các nguồn gây ô nhiễm:

- Bụi trong quá trình thi công - Nhiệt do khí thải của thiết bị thi công và phương tiện vận tải. - Nước thải của quá trình thi công và nước thải sinh hoạt. - Nguồn chất thải rắn, do sinh hoạt đông người hàng ngày phát sinh. Tuy nhiên thời gian này không dài, chỉ diễn ra trong khoảng 16 ÷ 18 tháng. 2. Giai đoạn sản xuất Khi đi vào sản xuất khai thác dự án, sẽ có các yếu tố gây ô nhiễm sau: - Bụi phát sinh tại các điểm đổ nguyên liệu, két chứa, các điểm chuyển băng,

các điểm tháo liệu, máy nghiền xi măng, máy đóng bao. - Nước thải công nghiệp, có chứa cặn váng dầu, và nước thải sinh hoạt. - Tiếng ồn từ các thiết bị nén khí, quạt cao áp và xe máy hoạt động. - Chất thải rắn do sinh hoạt hàng ngày phát sinh.

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng Để dự án hoạt động và phát triển bền vững, các tác động tiêu cực từ dự án đến

môi trường cần được giảm thiểu bằng những giải pháp quản lý và công nghệ thích hợp.

2.1. Trong giai đoạn thiết kế Trong giai đoạn thiết kế của Dự án, các biện pháp sau sẽ được áp dụng để giảm

thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường:

- Bố trí tổng mặt bằng hợp lý, có tính đến các hướng gió chủ đạo của khu vực. - Bố trí các dải cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa đảm bảo vệ sinh môi trường và

cảnh quan khu vực. - Thiết kế hệ thống thoát nước mặt, xử lý nước thải hợp lý. - Thiết kế nhà xưởng, công trình tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế về vệ sinh an

toàn lao động đối với công trình công nghiệp. Các hạng mục công trình phát sinh

Page 87: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

86

bụi đều được bao che kín và có thiết kế các hệ thống hút xử lý bụi triệt để bằng các hệ thống lọc bụi túi hoặc lọc bụi điện.

- Khu vực có phát sinh tiếng ồn phải thiết kế có vỏ cách âm thiết bị, chống rung xuống nền, kết hợp với hệ thống tường ngăn bao che kín.

2.2. Trong giai đoạn thi công xây lắp Trong giai đoạn thi công xây lắp, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được áp dụng

như sau: - Bố trí mặt bằng thi công và tổ chức thi công hợp lý. - Không sử dụng máy, thiết bị thi công quá cũ. - Bố trí phun nước những ngày hanh khô. - Có biện pháp thu gom và xử lý chất thải thuộc từng cụm công trình, theo quy định chung, đảm bảo vệ sinh môi trường.

2.3. Trong giai đoạn vận hành khai thác dự án a/ Chống bụi Để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo qui định, lựa chọn thiết bị và công nghệ

cho nhà máy thuộc dạng công nghệ khép kín với các thiết bị tiên tiến, mức độ điều khiển tự động hoá cao, bao gồm công nghệ và thiết bị chính như sau:

- Hệ thống cảng nhập nguyên vật liệu được trang bị thiết bị bốc dỡ thuỷ lực cân bằng (Balance Crane) với gầu ngoạm dạng kín khít, hạn chế phát sinh bụi. Phễu tiếp nhận là loại không bụi (Unloading Hoppe, Dust Free) với thiết kế bao kín xung quanh, có một màng chắn bụi mềm ngăn bụi phía trên mặt phễu, đặc biệt phễu có thiết kế hệ thống hút khí tạo áp suất âm phía bên trong phễu, đảm bảo bụi không phát tán ra môi trường xung quanh.

- Máy nghiền xi măng hoạt động theo chu trình kín, kết hợp với phân ly hiệu suất cao và được bố trí hệ thống lọc bụi tĩnh điện, đảm bảo khử bụi cho hệ thống thông gió máy nghiền.

- Tất cả những điểm phát sinh bụi trên tuyến công nghệ, được trang bị lọc bụi túi phù hợp. Toàn bộ các lọc bụi túi và lọc bụi điện đảm bảo yêu cầu khí thải có nồng độ bụi ≤ 30mg/Nm3.

- Các công trình chính như silô clinker, kho dự trữ thạch cao phụ gia, nhà nghiền xi măng, silô xi măng và nhà đóng bao, đều được bao che kín.

- Các tuyến băng tải được bao che kín. - Các tuyến giao thông được bê tông hoá. - Có kế hoạch quét dọn thường xuyên. - Bố trí phun nước những ngày hanh khô. b/ Chống ồn

Page 88: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

87

Việc xử lý chống ồn được đề ra từ khâu thiết kế chế tạo đảm bảo cho thiết bị không bị rung động, ở những bộ phận cần thiết phải có bộ phận giảm thanh.

Khu vực nhà nghiền xi măng: Tiếng ồn được khống chế bằng tường bao che thiết bị đảm bảo khống chế phát sinh tiếng ồn không quá 70 dB tại khu vực làm việc.

Khu vực máy nén khí: Tiếng ồn được khống chế ngay từ khâu thiết kế thiết bị, kết hợp với lớp vỏ bao che thiết bị và tường bao che đảm bảo khống chế phát sinh tiếng ồn không quá 85 dB tại khu vực làm việc và không làm tăng mức ồn nền quá 5dB.

c/ Xử lý nước thải Nước thải chỉ phát sinh trong quá trình tách cặn, váng dầu định kỳ, cùng với

nước thải sinh hoạt, được thu gom và dẫn theo tuyến ống riêng, qua trạm xử lý đảm bảo đạt được các giá trị giới hạn qui định ở cột B - TCVN 5945 - 1995 trước khi thoát ra biển.

d/ Xử lý chất thải rắn Chất thải rắn trong sản xuất, sinh hoạt được thu gom vào nơi quy định. Hàng ngày sẽ được các đơn vị chức năng của địa phương đến thu gom và vận

chuyển đến khu xử lý rác thải của thị xã.

V. Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc

Bao gồm các thiết bị chuyên dụng thi công công trình dân dụng, nhà công nghiệp và các máy móc đặc biệt thi công các xilo, clinke, các công trình cầu cảng bốc xếp nguyên liệu… (được nêu trong hồ sơ mời thầu xây lắp)

VI. Giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động Phòng cháy chữa cháy lấy theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy TCVN. Nguồn

nước chữa cháy lấy từ đài nước. Tại các nút giao thông thông đều trang bị bình chữa cháy.

- Công trình có yêu cầu cao về việc đảm bảo phòng chống cháy nổ do có nhiều yếu tố nguy cơ gây cháy nổ trong khi vận hành sản xuất của các phân xưởng.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam, tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn, tính chất hiện đại, có tính đến khả năng mở rộng cho tương lai, phải đảm bảo độ an toàn về Phòng cháy cháy chữa cháy rất cao cho công trình.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải phát hiện nhanh đám cháy khi nó mới xuất hiện và chưa phát triển thành đám cháy lớn.

Page 89: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

88

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đã phát triển thành đám cháy lớn.

- Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng tiêu chuẩn Việt Nam. - Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản.

dễ bảo quản, bảo dưỡng. - Bậc chịu lửa của công trình là cấp II - Số vòi phun hoạt động đồng thời là 2 vòi lưu lượng mỗi vòi 2,5l/s cho mỗi

phân xưởng và khu hành chính của nhà máy. * Các tiêu chuẩn qui phạm áp dụng: - Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. - Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của chính phủ về

việc quy định chi tiết thi hành một số điều cảu luật Phòng cháy chữa cháy. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:1989 (ISO3941:1997) Nhóm T phân loại

cháy. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động -Yêu

cầu kỹ thuật. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và

công trình – Yêu cầu thiết kế. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa

cháy – Yêu cầu kỹ thuật. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy

chữa cháy – Bình chữa cháy xách y và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy hệ thống

Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn

thiết kế. * Mô tả hệ thống Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho dự án bao gồm hệ thống báo cháy, kiểm

soát đám cháy, chữa cháy bằng nước và chữa cháy bằng bình chữa cháy, với thành phần cơ bản sau:

- Hệ thống báo cháy tự động địa chỉ: + Gồm 1 trung tâm báo cháy tự động loại địa chỉ, 04 tủ hiển thị phụ. Tủ trung

tâm báo cháy tự động và các tủ hiển thị phụ được đặt ở các phòng trực an ninh bảo

Page 90: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

89

vệ của công trình. Các đầu báo cháy được trang bị ở văn phòng và các vị trí trọng yếu của phân xưởng.

+ Hệ thống này được trang bị các module để giám sát và điều khiển các thành phần

+ Sử dụng các đầu báo cháy quang và nhiệt - Hệ thống chữa cháy vách tường tích hợp chung với hệ thống cấp nước của hệ

thống Sprinkler. - Hệ thống các bình chữa cháy tại chỗ cho công trình. Hệ thống cấp nước chữa cháy độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt có đặc

điểm sau: - Trạm bơm chữa cháy phải đáp ứng nhu cầu cấp nước chữa cháy cho 2 hệ

thống đồng thời. + Hệ thống chữa cháy Sprinkler, có cường độ phun tính toán là 0,24 l/s.m2. Diện

tích giả định của đám cháy tính toán là 240m2. Lưu lượng của hệ thống là: 0,24 x 240 = 57,6 l/s. Đánh giá tác động môi trường của dự án và các giải pháp bảo vệ môi trường.

Các căn cứ đánh giá tác động và các biện pháp đảm bảo môi trường: - Luật bảo vệ môi trường - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP v/v qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật bảo vệ môi trường - Các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng đã được Bộ Khoa học, Công nghệ

và Môi trường ban hành theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002.

VII. Phương án tổ chức thi công xây lắp

1. Mặt bằng tổ chức thi công Diện tích khu đất 115.000m2, mật độ xây dựng các hạng mục công trình không

lớn, diện tích đường bãi vườn hoa, cây xanh chiếm tỷ lệ lớn, nên rất thuận tiện cho việc bố trí mặt bằng tổ chức thi công ngay trong khu đất. Ngay sau khi san lấp mặt bằng tới cao độ thiết kế và kè bờ, có thể triển khai ngay công tác thi công đường bãi, hệ thống mương thoát nước, tường rào. Mặt bằng tổ chức thi công bao gồm nhà điều hành, trạm trộn bê tông, xưởng gia công, kho bãi tập kết vật tư...sẽ được quy hoạch tập trung tại các dải đất trống không có các hạng mục công trình, gần khu các hạng mục công trình sản xuất chính. Mặt bằng dùng phục vụ cho công tác lắp máy, tổ hợp kết cấu thép bố trí tại bãi quay xe gần nhà đóng bao và xuất xi măng.

Page 91: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

90

Để đáp đáp ứng yêu cầu tiến độ và khối lượng thi công, phục vụ công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị cần có 1 số công trình phục vụ thi công như sau:

a/ Trạm trộn bê tông tự động công suất từ 90m3/h đến 120m3/h số lượng 1 trạm. b/ Các nhà xưởng gia công cốt thép, kết cấu thép, sơn, sàn phóng dạng. c/ Các kho, bãi tập kết vật tư, thiết bị d/ Bể nước, trạm bơm nước thi công Một bể chứa nước thô 50m3 được xây dựng để các Nhà thầu có nước phục vụ thi

công, lấy từ hệ thống cung cấp nước của Thị Xã tại điểm gần mặt bằng nhất. e/ Trạm biến áp thi công, nguồn điện lấy từ tuyến đường dây 22(15)kV cấp

điện cho xã Cam Thịnh Đông. g/ Nhà điều hành, lán trại

2. Nguồn vật liệu cho xây dựng Để đảm vật tư, vật liệu xây dựng cung cấp đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng,

công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu từ các nguồn cung cấp tại địa phương hoặc các cơ sở sản xuất trong tỉnh Khánh Hoà và vùng lân cận.

- Đá dăm, đá hộc: Từ các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trong tỉnh. - Cát xây dựng: từ các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trong tỉnh. - Gạch xây, gạch ốp, lát: từ các đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng trong tỉnh. - Xi măng: xi măng Hoàng Thạch, Nghi Sơn. - Tấm lợp: Tấm lợp kim loại của các liên doanh tại khu vực Tỉnh Khánh Hoà. - Thép xây dựng: thép tròn, thép hình của Tổng Công ty thép Việt Nam. Riêng các vật tư, vật liệu đặc chủng như thép hình cường độ cao, tiết diện lớn,

thép gai đường kính lớn , cáp kéo căng ... nhập ngoại thông qua Nhà thầu cung cấp thiết bị hoặc Tổng công ty thép Việt Nam.

3. Phương tiện thiết bị thi công xây lắp Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kết cấu các hạng mục công trình và tiến

độ thi công công trình, các nhà thầu xây lắp phải có đủ các phương tiện thiết bị, máy thi công chính cần thiết như:

Thiết bị phương tiện phục vụ công tác vận chuyển vật tư, thiết bị : tàu kéo, sà lan chuyên dụng, cần cẩu bốc dỡ, đầu kéo, Trailer, xe tải 8-20 tấn...

Thiết bị, máy phục vụ công tác nền móng: Tàu hút, máy bơm cát, máy xúc, máy ủi, máy đầm, máy khoan cọc nhồi, máy đóng cọc...

Thiết bị, máy phục vụ công tác bê tông, xây trát: Trạm trộn tự động 90m3/h, máy bơm bê tông 60m3/h; H=60m, máy bơm vữa, ô tô chuyên dụng vận chuyển bê tông tươi, máy trộn vữa di động, đầm dùi, đầm bàn, cốp pha thép, cốp pha trượt, giàn giáo kim loại ...

Page 92: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

91

Thiết bị, máy phục vụ công tác gia công cốt thép, kết cấu thép : máy cắt, máy uốn, máy hàn, máy nén khí, thiết bị làm sạch, thiết bị phun sơn

Thiết bị, máy phục vụ công tác lắp kết cấu thép, thiết bị : Cần cẩu tháp, cần cẩu tự hành sức nâng từ 12T- 100T, chiều cao nâng tới 60m

Thiết bị, máy phục vụ công tác trượt, luồn và kéo căng cáp.

4. Biện pháp thi công Với đặc điểm kiến trúc, kết cấu các hạng mục công trình của nhà máy, ngoài các

biện pháp kỹ thuật thi công thông thường đòi hỏi một số biện pháp kỹ thuật thi công có tính đặc thù riêng như :

4.1.Biện pháp thi công nền móng : Biện pháp thi công cọc : Cọc đóng: Trước khi tiến hành thi công cọc cần lập quy trình kỹ thuật thi công

theo các phương tiện thiết bị sẵn có nhằm đáp ứng yêu cầu thiết kế, chuẩn bị mặt bằng thi công, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục công trình.

Công tác thi công cọc được thực hiện theo các bước sau : kiểm tra chất lượng cọc - lắp dựng cọc vào giá đỡ và định hướng- định vị cọc, kiểm tra độ thẳng đứng- đóng cọc bằng búa đóng cọc thích hợp, liên tục cho đến lúc đạt độ chối hoặc chiều dài cọc quy định - cắt đầu cọc.

Quá trình thi công cọc, kiểm tra chất lượng công tác đóng cọc cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, tiêu chuẩn TCXD 190 : 1996.

Trước khi đóng cọc đại trà, nhất thiết cần đóng thử cọc và thí nghiệm cọc bằng tải trọng độnghoặc tải trọng tĩnh để thiết lập quy trình đóng cọc thích hợp.

Nền : thi công và nghiệm thu công tác san nền, xử lý nền, nền móng phải tuân thủ yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn TCVN 4447 : 1997 và TCXD 79 : 1980.

4.2. Biện pháp thi công nhà cao tầng: (nhà nghiền, đóng bao và xuất xi măng). Biện pháp thi công nhà cao tầng cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn

TCXD 202 : 1997 và các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan. Ván khuôn dùng cho các cấu kiện được sử dụng ván khuôn thép định hình. Thép các cấu kiện được gia công và khuyếch đại dưới mặt đất, cẩu lắp vào vị trí

bằng cần trục. Vận chuyển bê tông từ trạm trộn bằng xe chuyên dụng, vận chuyển lên cao bằng

bơm bê tông hoặc cần trục. Vận chuyển các vật liệu khác lên cao bằng cần trục hoặc vận thăng. Hệ thống giáo dùng giáo PAL. Giàn giáo sử dụng phải đảm bảo tiện lợi, dễ thao

tác lắp dựng và cần kể đến độ ổn định dưới tải trọng làm việc và tải trọng gió.

Page 93: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

92

Các chi tiết bu lông, bản mã chôn sẵn trong các cấu kiện phải thi công theo đúng yêu cầu thiết kế.

Phải tuân thủ đúng trình tự thi công theo tầng, các mạch ngừng thi công, các điểm nối giữa dầm, cột, sàn phải đảm bảo tính liền khối.

4.3. Biện pháp thi công trượt và kéo căng si lô: (Si lô Clinker, Si lô xi măng). Phần tường si lô thường được thiết kế bằng bê tông ứng suất trước (căng sau) và

thi công bằng phương pháp trượt. Đặt trước ống luồn cáp cùng với cốt thép tường. Cốp pha được nâng trượt dần lên bằng hệ thống tời hoặc kích theo tốc độ đổ bê tông đã được tính toán, thông thường một ngày đêm đạt được 2,5 ÷3m chiều cao. Bê tông được vận chuyển lên cao bằng bơm hoặc cần trục tháp.

Kéo căng cáp được thi công sau phần sàn mái, khi bê tông đạt được cường độ thiết kế. Công tác luồn cáp, neo cáp, kéo căng, bơm vữa bảo vệ cáp được thực hiện và kiểm soát bằng các thiết bị chuyên dụng theo quy trình của thiết kế. Sàn công tác phục vụ cho công tác kéo căng sử dụng sàn di động trên toàn bộ chiều cao si lô, được nâng hạ bằng hệ thống cáp treo, tời điện liên kết với các mỏ neo đựơc đặt sẵn trên thành tường si lô.

4.4. Biện pháp thi công kết cấu thép : (Kho phụ gia thạch cao, cầu băng tải) Công tác gia công, lắp ráp và nghiệm thu kết cấu thép phải tuân theo yêu cầu của

tiêu chuẩn TCXD 170 : 1989. Gia công tổ hợp kết cấu thép : Căn cứ vào thiết kế chi tiết, lập quy trình công nghệ cụ thể cho việc gia công các

chi tiết cột, dầm kèo, các hệ giằng... Tổ hợp các khung theo mặt phẳng trên sàn phóng dạng. Kiểm tra các thông số

hình học, tu sửa các sai số. Hàn tổ hợp theo quy trình hàn chống co ngót biến dạng. Làm sạch bề mặt, sơn kết cấu thép : Bề mặt kết cấu được làm sạch theo tiêu chuẩn ISO bằng thiết bị phun hạt mài. Công tác sơn đựơc thực hiện bằng thiết bị phun sơn, con lăn, chổi quét sơn trong

nhà xưởng để tránh ảnh hưởng của thời tiết. Kỹ thuật sơn phải tuân thủ theo yêu cầu của Nhà thiết kế về vật liệu sơn, quy

trình công nghệ sơn, thiết bị sơn, môi trường và điều kiện thời tiết sơn, v.v... Lắp dựng : Trước khi lắp dựng cần lập biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công : trình tự lắp, bố

trí mặt bằng xếp, tổ hợp cấu kiện, chọn thiết bị cẩu lắp và tuyến di chuyển. Lắp đặt hệ khung cột, giằng gian đầu hồi và các gian có hệ giằng đứng cột trước,

sử dụng các chi tiết neo giữ, điều chỉnh cột, hàn, bắt bu lông tạo khung cứng ổn định. Sử dụng cần trục tự hành lắp theo hai tuyến.

Page 94: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

93

Tiến hành lắp cột, giằng các gian tiếp theo theo tuyến lắp dựng. kiểm tra điều chỉnh tất cả các cột đã lắp theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện các bước tiếp theo theo quy trình lắp.

Page 95: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

94

CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC- VẬN HÀNH TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

I. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác

1. Tổ chức các bộ phận sản xuất Tổ chức của Nhà máy xi măng Cam Ranh là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong

sản xuất kinh doanh, thuộc Công ty xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng, nằm trong hệ thống tổ chức kinh doanh chung của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, với trách nhiệm là cầu nối giữa đơn vị sản xuất ở Miền Bắc và các đơn vị kinh doanh xi măng tại khu vực Nam Trung bộ.

Tổ chức của Nhà máy phải đảm bảo hai chức năng cơ bản sau: - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực thiết bị, lao động, tài chính thực hiện

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Thường xuyên tiếp cận với thông tin tiến bộ kỹ thuật, nhu cầu thị trường để

phát huy tối đa năng lực sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên, giúp Nhà máy kinh doanh hiệu quả, liên tục phát triển, mở rộng thị trường, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn góp phần cùng Tổng Công ty hoàn thành trách nhiệm là công cụ chủyếu của Nhà nước trong việc cân đối và bình ổn giá cả thị trường xi măng trên phạm vi cả nước. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

GIÁM ĐỐC

P.GD KINH DOANH

P. HC-TH P. TC-KT

P.GD SẢN XUẤT

P. VẬT TƯ- KH

Xưởng Thí nghiệm và Nghiền nguyên liệu

Xưởng Đóng bao và Xuất XM

Xưởng SC cơ điện và phụ trợ

Page 96: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

95

2. Tổ chức mặng lưới tiêu thu sản phẩm của dự án

Mạng lưới tiêu thu của dự án; Thị trường tiêu thụ gồm có các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và các tỉnh

tây Nguyên. Tổ chức bộ phận tiêu thụ của dự án : Dự án nhà máy xi măng Cam Ranh mang nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch được

cung cấp tại các đại lý xi măng của Tổng công ty trong cả nước; đến các công trình trọng điểm của quốc gia. Một số dự án thủy điện và giao thông lớn trong vùng cũng được khuyến nghị sử dụng để đảm chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí cho công trình.

3. Các chính sách quản lý, khuyến khích lao động, đào tạo

Việc định hướng cưng ững xi măng cho các công trình có tầm cở và tham gia thầu các công trình trong nước có vốn đầu tư nước ngoài yêu cầu đội ngũ nhân lực công ty phải có khả năng và chất lượng làm việc đạt trình độ quốc tế. Việc đào tạo một đội ngũ nhân viên có năng lực là một nhiệm vụ quan trọng của Công Ty. Tuy nhiên với đội ngũ ban lãnh đạo Công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động trong quản lý, Công ty đã có những kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân lực có năng lực nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh yêu cầu mức độ chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

Page 97: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

96

II. Tiền lương và chế độ bảo hiểm, công đoàn của nhà máy

1. Chi phí tiền lương hằng năm CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG đơn vị tính 1000 đ

STT CHỨC VỤ SỐ

LƯỢNG LƯƠNG THÁNG

CHI PHÍ HÀNG NĂM

A Bộ phận quản lý BAN GIÁM ĐỐC

1 Giám đốc 1 15.000 180.000 2 Phó giám đốc 2 10.000 240.000 3 Trợ lý giám đốc 1 7.000 84.000

I PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ 0 1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 2 6.000 144.000 3 Nhân viên 15 5.000 900.000

II PHÒNG TC- KẾ TOÁN 0 1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 1 6.000 72.000 3 Nhân viên 4 5.000 240.000

III PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP 0

1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 1 6.000 72.000 3 Nhân viên 10 4.500 540.000

B Bộ phận sản xuất 0 IV PX NGUYÊN LIỆU VÀ NGHIỀN 0

1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 10 5.500 660.000 3 Công nhân 30 4.000 1.440.000

V PX ĐÓNG BAO VÀ XUẤT 0 1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 5 5.500 330.000 3 Công nhân 30 4.000 1.440.000

VI PX SỬA CHỮA+ CƠ ĐIỆN 0 1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 8 5.500 528.000 3 Công nhân 15 4.000 720.000

TỔNG CỘNG 141 139.500 8.148.000

2. Chi phí bảo hiểm, công đoàn phí Được tính bằng 22% trên mức lương cơ bản ( 80% quỹ lương) bao gồm: bảo

hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn phí. ( chi tiết tính toán xem thêm chương IX)

Page 98: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

97

CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN

I. Phân tích nguồn vốn huy động cho dự án

1. Các biện pháp thu hút vốn

2. Xác định quy mô vốn cho dự án a. Các căn cứ xác định - Đơn giá xây dựng cơ bản của Tỉnh Khánh Hòa. - Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng số

1776/2007/QĐ-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ xây dựng. - Công bố theo quyết định số 778/2008/QĐ- BXD ngày 28/08/2010 của Bộ Xây

dựng về việc công bố chỉ số giá xây dựng Quý I, II năm 2010. - Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính Phủ về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Công văn số 411/BXD-VP ngày 31/03/2010 của Bộ Xây Dựng về việc công bố

suất vốn đầu tư xây dựng công trình (năm 2009). - Công văn số 1599/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng về việc công

bố Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng. - Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn

lập và quản lý chi phí DA đầu tư XDCT. - Công văn 957/BXD-VP ngày về việc Công bố Định mức chi phí quản lý dự án

và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư số 33/2007/TT-BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn quyết toán vốn

đầu tư. - Giá trang, thiết bị tạm tính theo kinh nghiệm các công trình tương tự và theo

báo Thị trường - giá cả vật tư, báo giá của các Công ty Kinh doanh trang thiết bị chuyên ngành.

- Văn bản 109/2000/BTC về chế độ thu nộp và sử dụng lệ phí thẩm định dự án đầu tư.

- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. - Các thông tư văn bản, chính sách hiện hành khác của nhà nước có liên quan. b. Tổng mức đầu tư dự án đầu tư Theo thông tư 04/2010/TT-BXD thì nội dung của tổng mức đầo tư bao gồm: - Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng

mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong

Page 99: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

98

quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

- Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.

- Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

Tổng mức đầu tư theo thiết kế cơ sở kết hợp với các phương pháp khác được xác định như sau: Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó: + V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. + GXD: Chi phí xây dựng của dự án. + GTB: Chi phí thiết bị của dự án. + GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư. + GQLDA: Chi phí quản lý dự án. + GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. + GK: Chi phí khác của dự án. + GDP: Chi phí dự phòng. Các chi phí trên được tính toán như sau:

v Xác định chi phí xây dựng *Căn cứ xác định - Danh mục công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được thể hiện trong

thiết kế cơ sở. - Quy mô xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án ( m2 xây

dựng, m dài; m2 nhà xưởng....).

Page 100: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

99

BẢNG TỔNG HỢP CÁC HẠNG MỤC VÀ DIỄN GIẢI KẾT CẤU CHÍNH

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

m m m m2

1 2 3 4 5 6 7

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH

I TIẾP NHẬN CLINKER, THẠCH CAO, PHỤ GIA

1,1 Cảng nhập + Xuất 60 20 1200 Bến nhô, cọc nhồi , đài cao, dầm sàn BTCT

1,2 Nhà điều hành + chuyển hướng trên cảng 6 12 12 72 Khung: kết cấu thép. Bao che: bằng tôn kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

1,3 Trạm điện cảng 10 7 4,5 70 Kết cấu dầm sàn, cột bằng BTCT. Tường xây gạch.

1,4 Móng băng tải v/c từ cảng nhập về trạm trung chuyển (phần đất liền)

Đài cọc nhồi dạng trụ đỡ.

1,5 Trạm trung chuyển 18 10 9,7 180 Móng kết cấu BTCT mác 300#; kết cấu phần thân bằng kết cấu thép.

1,6 Móng băng tải v/c từ trạm trung chuyển đến si lô clinker 81 3 243

Móng: kết cấu BTCT

Page 101: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

100

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

1,7 Si lô clinker D32 50 803,84

Móng cọc BTCT 500x500, dài 20m mác 300#. Tường: kết cấu BTCT ứng suất trước, thi công theo phương pháp trượt. Tường, sàn đáy, mái: kết cấu BTCT mác 300. Cầu thang lên si lô cầu thang thép

1,80 Móng băng tải v/c từ trạm trung chuyển đến kho thạch cao, phụ gia 10 3 30

Móng: kết cấu BTCT

1,90 Phễu tiếp nhận đường bộ 13 6 7 78 Phễu kết cấu BTCT mác 300#, phần thân bằng kết cấu thép, bao che bằng tôn kim loại

1,10 Móng băng tải v/c từ phễu tiếp nhận về kho 52 3 156 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài 20m mác, đài móng BTCT

1,11 Kho thạch cao, phụ gia 132 46 22,3 6072

Móng, móng máy: kết cấu BTCT, móng cọc: cọc BTCT 300x300, dài 20m. Khung: kết cấu thép. Bao che: xây gạch cao 2,5m, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

1,12 Móng băng tải v/c từ silô clinker đến trạm định lượng 81 3 243 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài

20m mác, đài móng BTCT

1,13 Móng băng tải v/c từ kho thạch cao, phụ gia đến trạm định lượng 103 3 309 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài

20m mác, đài móng BTCT

II ĐỊNH LƯỢNG VÀ NGHIỀN XI MĂNG

Page 102: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

101

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

2,1 Trạm định lượng 19,2 8 18,5 153,6

Móng cọc BTCT, cọc BTCT 400x400, dài 20m. Khung, cột dầm, sàn: kết cấu BTCT đổ tại chỗ. Bao che: xây gạch, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

2,2 Móng băng tải v/c từ trạm định lượng đến nghiền liệu 22,8 3 68,4 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài

20m mác, đài móng BTCT

2,3 Nhà nghiền xi măng 45 14 39,5 630

Móng cọc BTCT, cọc BTCT 400x400, dài 20m. Khung: khung kết cấu BTCT mác 300; từ cốt +24.40 khung bằng kết cấu thép. Bao che: xây gạch, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

2,4 Bệ quạt + Bệ ống khói 10 5 50 Móng: kết cấu BTCT

2,5 Móng tuyến v/c xi măng sang silô xi măng (máng khí) Hệ thống Móng: kết cấu BTCT, liên kết các kết

cấu dàn thép.

III CHỨA, ĐÓNG BAO VÀ XUẤT XI MĂNG

3,1 Silô xi măng (2 cái) 2D22 47 759,88

Móng cọc BTCT 500x500, dài 20m. Tường: kết cấu BTCT ứng trước, đổ tại chỗ, thi công theo phưng pháp trượt. Tường, sàn đáy, phễu, sàn mái: BTCT đổ tại chỗ mác 300 Mpa. Cầu thang lên si lô cầu thang thép

Page 103: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

102

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

3,2 Đóng bao và xuất xi măng 29 26-45 27,9 1733

Móng: móng cọc BTCT 400x400, dài 20m; đài cọc BTCT đổ tại chỗ. Khung, cột, dầm, sàn, mái: BTCT đổ tại chỗ. Bao che bằng gạch xây+ tấm lợp kim loại màu. Cầu thang sắt.

3,3 Móng tuyến băng tải V/c xi măng từ nhà đóng bao đến tram trung chuyển 356 3 1068

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

IV CẤP KHÍ NÉN (NẰM TRONG CÁC CÔNG ĐOẠN)

V CẤP, XỬ LÝ NƯỚC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

5,1 Bể nước tuần hoàn + tháp làm lạnh + trạm bơm + bể nước 22.5+6+25 22.5+4.5+16 3+3 933,25

Trạm bơm: móng BTCT, tường xây, mái bằng BTCT, bể chứa : BTCT toàn khối đổ tại chỗ

5,2 Mạng cấp nước sản xuất trong nhà máy Hệ thống ống gang D15 - D200

5,3 Mạng cấp nước cứu hoả Hệ thống

5,4 Mạng cấp nước sinh hoạt Hệ thống

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Page 104: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

103

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

5,4 Mạng thoát nước mặt 2731 Hệ thống thoát nước gồm: ống, mương và cống; Mương xây gạch, đáy mương bằng bê tông; Cồng bằng BTCT có D500-D700;

5,5 Thoát nước thải công nghiệp 336m ống thoát bằng gang D50-D200

5,6 Thoát nước thải sinh hoạt 250m ống thoát bằng ống nhựa PVC; được đưa ra hệ thống thoát chung của nhà máy

5,7 Trạm xử lý nước thải 10 6 4,5 60 Trạm bơm: móng BTCT, tường xây, mái bằng BTCT, bể chứa : BTCT toàn khối đổ tại chỗ

VI HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

6,1 Trạm điện phân xưởng (LS -4cái) 8+10+10+7 10+24+16+10 4,5 550

Móng cọc BTCT, hầm BTCT chống thấmCột, dầm, sàn thiết bị, mái : kết cấu BTCT đổ tại chỗ. Tường xây gạch bao che Có thiết kế đặt máy điều hoà nhiệt độ, cửa gió, cửa ra vào bằng sắt.

6,2 Hầm cáp, mương cáp 368 2,5 920 Đáy, thành, nắp bê tông cốt thép chống thấm, xử lý nền bằng lớp đệm cát.Hai bên thành lắp máng cáp thép có lối đi ở giữa

6,3 Nhà điều khiển trung tâm - Phòng thí nghiệm 17 15 10 255 Móng cọc BTCT Cột, dầm, sàn thiết bị, mái : kết cấu BTCT đổ tại chỗ.Tường xây gạch bao che Có thiết kế đặt máy điều hoà nhiệt độ, cửa gió.

Page 105: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

104

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

VII KHO, XƯỞNG

7,1 Kho vật tư tổng hợp + Xưởng cơ điện 84,34 15 12,805 1265,1

Móng cọc đóng, móng BTCT đổ tại chỗ. Thân : khung thép hình, bao che bằng tường gạch cao 1,5m, phần trên tấm lợp kim loại màu. Mái lợp tấm lợp kim loại màu.

VIII CÁC CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH

8,1 Nhà điều hành 28,8 9 8,655 259,2 Nhà khung, móng cọc BTCT kích thước cọc 250x250 dài 20m, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

8,2 Nhà ăn ca 25,2 14,4 5,2 362,88 Nhà khung, móng cọc BTCT,sàn mái BTCT+vì kèo, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm, mái lợp tôn có trần chống nóng

8,3 Trạm cân 17 7 65 Móng BTCT, nhà xây mái bằng, cửa kính khung nhôm

8,4 Nhà để xe 21 8 4,5 168 Nhà khung thép định hình, mái tôn, tường xây, cửa thép

8,5 Bảo vệ 5 4 3 20 Nhà xây gạch, mái bằng BTCT, cửa gỗ panô kính

8,6 Nhà tắm rửa thay quần áo 21,6 4,5 3,3 97,2 Nhà khung, móng BTCT, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

Page 106: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

105

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

8,7 Nhà chờ và WC 21,6 4,5 3,3 97,2 Nhà khung, móng BTCT, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

IX CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG

9,1 San nền 391 250 97750 San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. nền được xử lý cọc bấc thấm cho đường bãi và khu phụ trợ.

9,2 Kè bờ thoát nước Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 300, mái dốc 1: 3.Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

9,3 Đường bãi nội bộ trong nhà máy 24900 Bê tông xi măng, dốc 2 bên.

9,4 Đường ngoài hàng rào nhà máy

9,5 Cổng tường rào 1260 2 2520

Hàng rào thoáng: giằng móng BTCT, trụ xây 330,tường 220 cao 0,8m, trên là khung hoa sắt 12x12.Hàng rào đặc: giằng móng BTCT, trụ 330, tường xây 220. Cổng: khung ống thép ?50, bịt tôn 2 mặt cao 0,8 m , trên là hoa sắt 15 x15

9,6 Vườn hoa cây xanh

X KHU VĂN PHÒNG 90 70 6300

Page 107: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

106

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

10,1 Nhà văn phòng 33,2 8.5-15.52 8,7 332,744 Nhà khung, móng cọc BTCT kích thước cọc 250x250 dài 20m, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

10,2 Nhà bảo vệ 5 4 3 20 Nhà xây gạch, mái bằng BTCT, cửa gỗ panô kính

10,3 Cổng hàng rào 320 0,7 2,2 224

Hàng rào thoáng:giằng móng BTCT, trụ xây 330,tường 220 cao 0,8m, trên là khung hoa sắt 12x12.Hàng rào đặc: giằng móng BTCT, trụ 330, tường xây 220. Cống: khung ống thép ?50, bịt tôn 2 mặt cao 0,8 m , trên là hoa sắt 15 x15

10,4 Nhà để xe 21 8 4,5 168 Nhà khung thép định hình, mái tôn, tường xây, cửa thép

10,5 San nền+Kè thoát nước

San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. nền được xử lý cọc bấc thấm cho đường bãi và khu phụ trợ. Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 150, mái dốc 1: 3.

10,6 Đường bãi, cây xanh 5723,256 Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

10,7 Hệ thống cấp và thoát nước bề mặt và sinh hoạt

XI Khu ở của cán bộ 145 64 9280

Page 108: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

107

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

11,1 Nhà ở CBVNV 5625

11,2 San nền +kè

San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 150, mái dốc 1: 3. Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

11,3 Đường bãi cây xanh 5143 Đường bê tông xi măng, dốc 2 bên.

11,4 Hệ thống cấp và thoát nước bề mặt và sinh hoạt

11,5 Cổng hàng rào 478 0,7 2,2 334,6

Page 109: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

108

- Suất chi phí đầu tư tính cho một đơn vị quy mô của dự án ( theo văn bản số

1781, 2194 về chỉ số giá xây dựng, văn bản 1600 về công bố suất vốn đầu tư các quý năm 2009, 2010) và phần dự toán tạm tính theo thiết kế cơ sở.

- Thuế GTGT (VAT) theo quy định hiện hành ( ứng với công tác xây dựng thuế VAT= 10%* Chi phí xây dựng trước thuế).

* Chi phí xây dựng (Gxd) Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công

trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau: GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + ... + GXDCTn Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau

)1(*)*(1

XDGTGT

m

jQXDKjXDjXDCT TGZQG −

=

++= ∑

Trong đó: + m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng

mục công trình thuộc dự án. + j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của công trình,

hạng mục công trình thuộc dự án (j =1-m). + QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu chính thứ j

của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. + Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết cấu

chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết cấu của công trình.

+ GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.

+ TGTGT: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. Đối với phần xây dựng và thiết bị được tính chung cho tất cả các hạng mục sau

đó tính suất vốn chung cho diện tính, để thông qua đó tính riêng cho từng phần cho thuê và bán căn hộ (tính trong phần khấu hao tài sản cố định)

Chi tiết tính toán trong bảng chi phí xây dựng sau:

Page 110: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

109

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG ( đơn vị tính 1000 đ)

NỘI DUNG Diện tích

Suất vốn

GIÁ TRỊ XL CHƯA CÓ VAT THUẾ VAT

GIÁ TRỊ ĐÃ CÓ VAT

I CẢNG TIẾP NHẬN CLINKE, THẠCH CAO PHỤ GIA

1 Cảng tiếp nhận clinke 1200 176000 211,366,000 21,137,000 232,503,000

2 Băng tải chuyền về kho 234 tạm tính 84,000 8,000 92,000

II NHÀ SẢN XUẤT- ĐM KL 1 Xưởng nghiển xi măng 630 24000 15,019,000 1,502,000 16,521,000 2 Trạm định lượng 153 29000 4,496,000 450,000 4,946,000 3 Trạm trung chuyển 68 6000 427,000 43,000 469,000 III HẠNG MỤC KHO CHỨA 1 Kho phụ gia thạch cao 6072 5000 32,365,000 3,237,000 35,602,000 2 Kho xưởng cơ điện 1265 5000 6,743,000 674,000 7,418,000 3 Kho thành phẩm,vỏ bao xi măng 1733 4000 7,196,000 720,000 7,915,000 IV HẠNG MỤC NHÀ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG 1 Nhà điều hành thí nghiệm 255 20000 5,166,000 517,000 5,683,000 2 Nhà hành chính văn phòng 322 21000 6,632,000 663,000 7,295,000 3 Nhà ăn ca 362 20000 7,233,000 723,000 7,956,000 4 Trạm cân 65 20000 1,296,000 130,000 1,425,000 5 Nhà bảo vệ 20 20000 399,000 40,000 438,000 6 Nhà tắm rửa, thay quần áo, nhà chờ; WC 97 20000 1,937,000 194,000 2,131,000 7 Nhà ở cán bộ CNV 9280 11000 99,658,000 9,966,000 109,624,000 V CẤP THOÁT NƯỚC

1 Hệ thống cấp nước hệ

thống 1,360,000 136,000 1,497,000 2 Hệ thống thoát nước hệ 1,957,000 196,000 2,152,000

Page 111: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

110

thống

VI HẠ TẦNG

San nền 97750 42,787,000 4,279,000 47,066,000

Kè bờ tạm tính 6,970,000 697,000 7,667,000

Đường bãi, vườn hoa cây xanh 5143 4000 22,519,000 2,252,000 24,771,000 Cổng tường rào 334 5000 1,545,000 155,000 1,700,000

VII Trạm cấp nước và xử lý nước tạm tính 1,918,000 192,000 2,110,000

VIII HỆ THỐNG ĐIỆN tạm tính 12,341,000 1,234,000 13,575,000

TỔNG CỘNG 491,413,000 49,141,000 540,554,000 v Xác định chi phí thiết bị

Chi phi phí thiết bị bao gồm các thiết bị được nhập khẩu và thiết bị mua tại Việt Nam. Do các thiết bị nhập khẩu thuộc danh mục trang thiết bị trong nước không thể sản xuất và lắp ráp nên nằm trong danh mục được miễn thuế theo luật thuế GTGT số 13 QH 12/ 2008.

Các phần thiết bị mua trong nước tính mức thuế suất 10% với tỳ giá Đô la/ VNĐ là 21.000. Chi phí lắp đặt được tính dựa trên khối lương thiết bị đã mua sắm. Đơn giá và khối lượng cụ thể trong bảng tính. Một số thiết bị nhỏ được

không đưa chi tiết tính toán, tạm tính giá trị khoảng 5% giá trị lắp đặt các thiết bị lớn đã thực hiện. Danh mục thiết bị căn cứ theo thiết kế đã chọn về công nghệ cho nhà máy. Cụ thể chi phí thiết bị như sau:

Page 112: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

111

CHI PHÍ MUA SẮM THIẾT BỊ CỦA DỤ ÁN đơn vị tính 1000 đ

TT TÊN THIẾT BỊ NHẬP KHẨU

(USD) QUY ĐỔI

VNĐ THUẾ GTGT

CHI PHÍ ĐÃ CÓ VAT

A Thiết bị cơ 13.469.638 294.097.398 1.123.500 295.220.898

1 Công đoạn tiếp nhận clinker, phụ gia, thạch cao 2.996.100 62.918.100 0% 62.918.100

2 Công đoạn tồn trữ clinker, phụ gia, thạch cao 1.128.500 23.698.500 0% 23.698.500

3 Công đoạn nghiền xi măng 5.369.550 112.760.550 0% 112.760.550

4 Công đoạn chứa, đóng bao, xuất xi măng 3.165.488 66.475.248 0% 66.475.248

5 Phòng thí nghiệm 220.000 4.620.000 0% 4.620.000 6 Xưởng sửa chữa cơ điện 250.000 5.250.000 0% 5.250.000 7 Cầu cân 60.000 1.260.000 0% 1.260.000 8 Trạm khí nén 280.000 5.880.000 0% 5.880.000 9 Cấp và xử lý nước 6.930.000 693.000 7.623.000

10 Thiết bị cứu hoả 2.520.000 252.000 2.772.000

Page 113: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

112

11 Kho phụ tùng 420.000 42.000 462.000 12 Xe xúc bánh lốp 1.365.000 136.500 1.501.500 B Thiết bị điện 3.530.598 93.899.568 1.975.701 95.875.269 C Các phần khác 66.824.226 6.682.423 73.506.649 1 Vật tư cho chế tạo 30.202.641 3.020.264 33.222.905 2 Chi phí cho chế tạo 17.221.743 1.722.174 18.943.917 3 Phụ tùng dự phòng 19.399.842 1.939.984 21.339.826 D Tổng cộng 17.000.236 454.821.192 9.781.624 464.602.816

Chi phí lắp đặt tính theo trọng lượng (tấn) của thiết bị cần lắp đặt. Một số chi tiết thiết bị nhỏ, tính vào khoản 5% chi phí các thiết bị lớn đã

lắp đặt.

CHI PHÍ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

TT DANH MỤC KL LẮP ĐẶT (T)

ĐƠN GIÁ (đ/T)

Thành tiền (1000đ)

Thuế GTGT

Giá trị đã có VAT

I Thiết bị cơ 3713 9.597.958 959.796 10.557.754

Thiêt bị vận chuyển đến các hạng mục

1 Tiếp nhận và vận chuyển 379 2.196.000 832.284 83.228 915.512 2 Tồn trữ clinker, thạch cao và phụ gia 125 2.196.000 274.500 27.450 301.950 3 Nghiền xi măng 732 3.547.500 2.596.770 259.677 2.856.447 4 Chứa, đóng bao và xuất xi măng 318 2.179.026 692.930 69.293 762.223

Page 114: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

113

5 Thiết bị thí nghiệm 8 1.982.186 15.857 1.586 17.443 6 Xưởng cơ điện 65 1.982.186 128.842 12.884 141.726 7 Cầu cân ôtô 1 3.000.000 3.000 300 3.300 8 Trạm nén khí 35 1.959.329 68.577 6.858 75.434 9 Bảo ôn 10 1.895.676 18.957 1.896 20.852

Thiết bị tại các hạng mục 0 0 1 Tiếp nhận và vận chuyển 674 3.079.832 2.075.807 207.581 2.283.387 2 Tồn trữ clinker, thạch cao và phụ gia 217 2.066.542 448.440 44.844 493.284 3 Nghiền xi măng 744 2.066.542 1.537.507 153.751 1.691.258 4 Chứa, đóng bao và xuất xi măng 322 2.066.542 665.427 66.543 731.969 5 Thiết bị thí nghiệm 3 2.066.542 6.200 620 6.820 6 Xưởng cơ điện 12 2.066.542 24.799 2.480 27.278 7 Cầu cân ôtô 2 2.066.542 4.133 413 4.546 8 Cung cấp nước và tuần hoàn nước 42 3.012.609 126.530 12.653 139.183 9 Thiết bị cứu hoả 15 3.224.988 48.375 4.837 53.212

10 Kho phụ tùng 9 3.224.988 29.025 2.902 31.927 II Thiết bị điện 500 2672200 267220 2939420 Thiết bị điện 318 6.400.000 2.035.200 203.520 2.238.720 Thiết bị điện 182 3.500.000 637.000 63.700 700.700

III Không tính hết 5%(các thiết bị khác) 613.508 61.351 674.859

IV Đào tạo và chuyển giao công nghệ tạm tính 1% TB 4.548.212 97.816 4.646.028 Tổng cộng 17.431.878 1.386.183 18.818.060 Chi phí mua sắm 454.821.192 9.781.624 464.602.816 Tổng hợp chi phí thiết bị 472.253.070 11.167.806 483.420.876

Page 115: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

114

v Chi phí sử dụng đất : bồi thường- hỗ trợ và tái định cư Căn cứ tính toán chi phí GPMB- bồi thường của dự án: - 44/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND Tỉnh Khánh Hòa về quy định

giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh

- 101/2009/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh khánh Hòa.

( phần tính chi phí trong chương IV đã trình bày) đơn vị tính 1000 đ

CHI PHÍ GPMB hồ trợ và tái định cư (đơn vị tính 1000 đ) NỘI DUNG CHI PHÍ DIỆN TÍCH ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN

Bồi thường đất và tài sản trên đất 60000 30 5.400.000

Hỗ trợ ổn định sản xuất 200% giá

đất 10.800.000

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 300% giá

đất 16.200.000 TỔNG CỘNG 6 lần giá đất 32.400.000

v Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) 1+TGTGT (2.5) Trong đó : - T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án; - GXDtt : chi phí xây dựng chưa có thuế VAT. - GTBtt : chi phí thiết bị chưa có thuế VAT.

v Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

( ) ( )∑∑=

=

− +×++×=m

j

TVGTGTjj

n

i

TVGTGTiiTV TDTCG

1111

Trong đó: - Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1-n); - Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1-m); - TVGTGT

iT − : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với

khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ; - TVGTGT

jT − : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với

khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán. v Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

( ) ( ) ∑∑∑==

=

− ++×++×=l

kK

m

j

KGTGTjj

n

i

KGTGTiiK ETDTCG

11111

Trong đó : - Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1-n); - Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j=1-m);

Page 116: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

115

- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k=1-l); - KGTGT

iT − : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với

khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ; - KGTGT

jT − : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành đối với

khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán. Các định mức tỷ lệ được căn cứ như sau: - Đối với chi phí tư vấn quản lý dự án, tra định mức tỷ lệ theo quyết định

957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành. - Chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xác định theo

Thông tư số 19/2011/TT-BTC ban hành ngày 1 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

Page 117: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

116

đơn vị tính 1000 đ CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN

STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH ĐMTL

GIA TRỊ CHƯA CÓ

VAT THUẾ VAT GIÁ TRỊ ĐÃ

CÓ VAT

1 Chi phí quản lý dự án (XD+TB) x ĐM 1,116% 10.320.444 1.032.044 11.352.489

2 Khởi công, khánh thành, nghiệm thu, bàn giao, quảng cáo tạm tính 320.000 32.000 352.000

TỔNG CỘNG 10.640.444,13 1.064.044,41 11.704.488,54 đơn vị tính 1000 đ CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH ĐMTL

GIA TRỊ CHƯA CÓ

VAT THUẾ VAT GIÁ TRỊ ĐÃ

CÓ VAT

1 Chi phí lập dự án đầu tư (XD+TB) x ĐM 0,306% 2.829.799 282.980 3.112.779

2 Đo vẽ hiện trạng phục vụ thiết kế tạm tính 103.000 10.300 113.300

3 Chi phí khảo sát địa chất tạm tính 1.580.000 158.000 1.738.000 4 Chi phí thiết kế XD x ĐM 2,234% 10.078.283 1.007.828 11.086.111

5 Chi phí thẩm tra hiệu quả DAĐT (XD+TB) x ĐM 0,037% 342.165 34.217 376.382

6 Chi phí thẩm tra thiết kế XD x ĐM 0,076% 342.860 34.286 377.146 7 Chi phí thẩm tra dự toán XD x ĐM 0,072% 324.815 32.481 357.296 8 Chi phí lập HSMT xây lắp XD x ĐM 0,056% 252.634 25.263 277.897 9 Chi phí lập HSMT thiết bị TB+ĐM 0,102% 483.112 48.311 531.423

10 Giám sát thi công xây lắp XD x ĐM 1,106% 4.989.517 498.952 5.488.469 11 Giám sát lắp đặt thiết bị TB+ĐM 0,351% 1.662.474 166.247 1.828.721

12 Chi phí kiểm định sự phù hợp chất lượng công trình GSXD 35,000% 1.746.331 174.633 1.920.964

TỔNG CỘNG 24.734.989,58 2.473.498,96 27.208.488,53 đơn vị tính 1000 đ CHI PHÍ KHÁC CHƯA BAO GỒM VỐN LD BAN ĐẦU VÀ LÃI VAY TRONG THỜI GIAN XD

STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH ĐMTL

GIA TRỊ CHƯA CÓ

VAT THUẾ VAT GIÁ TRỊ ĐÃ

CÓ VAT 1 Rà phá bom mìn tạm tính 2.560.300 256.030 2.816.330

2 Thẩm định phê duyệt quyết toán (XD+TB) x ĐM

0,04% *50% 210.447 0 210.447

3 Chi phí kiểm toán (XD+TB) x ĐM 3,00% 315.670 31.567 347.237

4 Chi phí bảo hiểm công trình XD x ĐM 1,00% 4.511.317 451.132 4.962.449 TỔNG CỘNG 7.597.735 738.729 8.336.463

v Vốn lưu động ban đầu

Page 118: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

117

Vốn lưu động ban đầu tạm tính bằng 20% nhu cầu vốn để vận hành dự án của năm đầu tiên đi vào sản xuất. Với giả thiết dòng tiền lưu động có số vòng quay trong năm là 5 lần. ( cụ thể chi phí vốn lưu động được tính toán trong chương tiếp theo). Tỷ lệ vốn lưu động ban đầu này tính toán dựa trên các công trình công nghiệp vật liệu ( xi măng, thép…) đã triển khai.

Ta có tiến độ thực hiện của dự án và kế hoạch sử dung, huy động vốn như sau:

Page 119: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

118

QUÍ 1/2011

QUÍ 3/2021

QUÍ 3/2011

QUÍ 4/2011

QUÍ 1/2012

QUÍ 2/2012

QUÍ 3/2012

QUÍ 4/2012

QUÍ 1/2013

QUÍ 2/2013

QUÍ 3/2013

QUÍ 4/2013

I Chuẩn bị đầu tư1 Đo vẽ lập bản đồ hiện trạng 2 Lập dự án đầu tư 3 Thẩm tra hiệu quả DADT

II Thực hiện đầu tư dự án1 Rà phá bom mìn

2 Khảo sát địa chất3 Bồi thường GPMB

4 Thiết kế

5 Thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán

6 Lập HSMT và đánh giá HSDT xây lắp

7 Lập HSMT và đánh giá HSDT thiết bị8 Thi công xây dựng 9 Mua sắm và lắp đăt thiết bị

10 Giám sát thi công 11 Giám sát lắp đặt12 Quản lý dự án13 Bảo hiểm công trình

14Nghiệm thu bàn giao, kiểm định chất lượng công trình

15 Kiểm toán16 Khởi công, khánh thành17 Thẩm định, phê duyệt quyết toán

STT Nội dung công việcTHỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH

Page 120: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

119

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VỐN CHƯA CÓ VAT đơn vị tính 1000 đ

STT Nội dung công việc THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

QUÍ 1/2011

QUÍ 3/2021

QUÍ 3/2011

QUÍ 4/2011

QUÍ 1/2012

QUÍ 2/2012 QUÍ 3/2012 QUÍ 4/2012 QUÍ 1/2013 QUÍ 2/2013 QUÍ 3/2013

QUÍ 4/2013

I Chuẩn bị đầu tư 1 Đo vẽ lập bản đồ hiện trạng 103,000 2 Lập dự án đầu tư 1,414,900 1,414,900 3 Thẩm tra hiệu quả DADT 342,165

II Thực hiện đầu tư dự án 1 Rà phá bom mìn 2,560,300 2 Khảo sát địa chất 1,580,000 3 Bồi thường GPMB 32,400,000 4 Thiết kế 10,078,283

5 Thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán 667,675

6 Lập HSMT và đánh giá HSDT xây lắp 252,634 7 Lập HSMT và đánh giá HSDT thiết bị 483,112 8 Thi công xây dựng 81,902,167 81,902,167 81,902,167 81,902,167 81,902,167 81,902,167 9 Mua sắm và lắp đăt thiết bị 118,063,267 118,063,267 118,063,267 118,063,267

10 Giám sát thi công 831,586 831,586 831,586 831,586 831,586 831,586 11 Giám sát lắp đặt 554,158 554,158 554,158 12 Quản lý dự án 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037 860,037

13 Bảo hiểm công trình 4,511,317

14 Nghiệm thu bàn giao, kiểm định chất lượng công trình 873,165 873,165

15 Kiểm toán 315,670 16 Khởi công, khánh thành 160,000 160,000 17 Thẩm định, phê duyệt quyết toán 210,447

LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG TRONG QUÝ 2,377,937 6,757,402 33,260,037 10,938,320 2,263,458 88,265,107 83,593,790 201,657,057 202,211,215 202,211,215 203,084,381 2,419,320

Page 121: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

120

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VỐN ĐÃ CÓ VAT đơn vị tính 1000 đ

STT Nội dung công việc THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

QUÍ 1/2011 QUÍ 3/2021 QUÍ 3/2011 QUÍ 4/2011 QUÍ 1/2012 QUÍ 2/2012 QUÍ 3/2012 QUÍ 4/2012 QUÍ 1/2013 QUÍ 2/2013 QUÍ 3/2013 QUÍ

4/2013 I Chuẩn bị đầu tư

1 Đo vẽ lập bản đồ hiện trạng 113,300 2 Lập dự án đầu tư 1,556,390 1,556,390 3 Thẩm tra hiệu quả DADT 376,382

II Thực hiện đầu tư dự án 1 Rà phá bom mìn 2,816,330 2 Khảo sát địa chất 1,738,000 3 Bồi thường GPMB 32,400,000 4 Thiết kế 11,086,111 5 Thẩm tra thiết kế và thẩm tra dự toán 734,442 6 Lập HSMT và đánh giá HSDT xây lắp 277,897

7 Lập HSMT và đánh giá HSDT thiết bị 531,423 8 Thi công xây dựng 90,092,333 90,092,333 90,092,333 90,092,333 90,092,333 90,092,333 9 Mua sắm và lắp đăt thiết bị 120,855,219 120,855,219 120,855,219 120,855,219

10 Giám sát thi công 914,745 914,745 914,745 914,745 914,745 914,745 11 Giám sát lắp đặt 609,574 609,574 609,574 12 Quản lý dự án 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 946,041 13 Bảo hiểm công trình 4,962,449

14 Nghiệm thu bàn giao, kiểm định chất lượng công trình 960,482 960,482

15 Kiểm toán 347,237 16 Khởi công, khánh thành 176,000 176,000 17 Thẩm định, phê duyệt quyết toán 210,447

LƯỢNG VỐN HUY ĐỘNG TRONG QUÝ 2,615,730 7,433,142 33,346,041 12,032,152 2,489,804 97,091,568 91,953,119 212,808,338 213,417,912 213,417,912 214,378,394 2,640,207 2 TỔNG LƯỢNG VỐN SỬ DỤNG 1,103,624,316 3 LƯỢNG VỐN TỰ CÓ 386,268,511 4 VỐN ĐI VAY THƯƠNG MẠI 717,355,806 5 VỐN TỰ CÓ CÒN LẠI SAU QUÝ 383,652,780 376,219,638 342,873,598 330,841,446 328,351,642 231,260,075 139,306,956 -73,501,382 6 ĐI VAY THƯƠNG MẠI 73,501,382 213,417,912 213,417,912 214,378,394 2,640,207 7 CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG BÌNH QUÂN 1.000 1.021 1.043 1.065 1.088 1.111 1.135 1.159 1.184 1.209 1.235 1.261 8 DỰ PHÒNG TRƯỢT GIÁ 0 158,482 1,437,101 786,138 219,228 10,801,324 12,408,317 33,866,292 39,237,716 44,624,588 50,351,905 689,629

CỘNG DỰ PHÒNG TRƯỢT GIÁ 194,580,721

Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân theo công bố chỉ số giá xây dựng của bộ xây dựng ban hành trước thời điểm khởi công 3 quý liên tiếp. Từ kế hoạch huy động vốn ta thấy: lượng vốn tự có (35%) đến quý 8 là hết. Do vậy từ quý 8 bắt đầu phải vay vốn ngân hàng cho thục hiện các công tác. Ta có bảng tính tiền lãi trong thời gian xây dựng như sau:

Page 122: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

121

Cách tính tiền lãi vay:

STT Néi dung QUÝ 4/2012 QUÝ 1/2013 QUÝ2/2013

QUÝ 3/2013

QUÝ 4/2013

1 Vèn vay trong quý

a b c d e

2 TÝch lòy vèn gèc cuèi c¸c quý

A1=a A2=a+b A3=a+b+c A4=a+b+c+d

A5=a+b+c+d+e

3 TÝch lòy vèn ®Õn cuèi quý (gèc+ l·i)

B1=axr+a B2=(B1+A2)xr+A2

B3=(B2+A3)xr+A3

B4=(B3+A4)xr+A

4

B5= (A4+A5) xr +A5

4 L·i vay tÝch lòy cuèi quý

L1= B1- A1

L2= B2- A2

L3= B3- A3 L4= B4- A4

L5= B5- A5

Lãi vay trong thời gian xây dựng: LÃI VAY TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG (đơn vị tính 1000 đ)

STT NÔI DUNG QUÝ

4/2012 QUÝ 1/2013 QUÝ2/2013 QUÝ 3/2013 QUÝ 4/2013 1 VỐN VAY TRONG QUÝ 73,501,382 213,417,912 213,417,912 214,378,394 2,640,207

2 TÍCH LŨY VỐN GỐC

CUỐI CÁC QUÝ 73,501,382 286,919,294 500,337,205 714,715,599 717,355,806

3 TÍCH LŨY VỖN ĐẾN

CUỐI QUÝ 76,114,950 299,828,093 528,789,544 758,932,249 769,849,769

4 LÃI VAY TÍCH LŨY

CUỐI QUÝ 2,613,568 12,908,799 28,452,339 44,216,651 52,493,963 LÃI SUẤT NĂM 15.00% LÃI SUẤT THEO QUÝ 3.56% Dự phòng phí cho dự án được tính theo hướng dẫn của thông tư 04/2010. Trích nội dung thông tư 04/2010/TT-BXD về cách tính dự phòng phí như sau:

Chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: - GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác

định theo công thức: GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps Kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%. - GDP2 : chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá . Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau: T

Page 123: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

122

GDP2 = ∑ (Vt - LVayt)[1 + (IXDCTbq XDCTI∆± )]t - 1 t=1

Trong đó: - Vt là tổng mức đầu tư công trình trước chi phí dự phòng, không bao gồm lãi

vay. - T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm); - t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1÷T) ; - Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;chưa có chi phí dự phòng - LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t. - IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây

dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 kỳ hoặc 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);

XDCTI∆± : mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính. Đối với đồ án, giả thiết mức biến động là 0.

Trong đồ án, tính IXDCTbq cho 3 quý cuốicủa năm 2010. Có IXDCT đã được công bố của quý I, II, III,IV năm 2010 như sau:

Với các chỉ số giá liên hoàn đã tính được cho 3 quí liên tiếp, tính được chỉ số giá

liên hoàn bình quân cho từng hạng mục. Công thức tính như sau:

Ilhbq= 3

201032010220101

201042010320102

−−−

−−−

××××

IIIIII

Hạng mục

Các phân xưởng chính Nhà hành chính- VP HT kỹ thuật Ixdct Ixdlh Ixdct Ixdlh Ixdct Ixdlh

Quý 1/2010 137,5 208 220

Quý 2/2010 140,5 102 159.33 104 172 103

Quý 3/2010 141,67 102.19 164.6 103.31 174 101.16

Quý 4/2010

144,94 101.19 167.86 100.77 174.8 100.46

Ibqxd 1.019 1.024 1.02 Itbchung 1.021

Page 124: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

123

Các giá trị Ilh lấy theo trọng số chia trung bình cộng được giá trị Ilhbqchung của cả dự án để tính toán cho DPP2:

IXDCTbq = Ilhbqchung -1=1,021 -1= 0,021 Gọi giá trị của biểu thức : [1 + (IXDCTbq XDCTI∆± )]t từ công thức tính DPP2 là mức

trượt giá so với quý gốc - thời điểm bắt đầu thực hiện dự án. Theo công thức tính toán ban đầu, được chi phí dự phòng cho trượt giá. Kết quả

như bảng kế hoạch huy động vốn ở trên. v Tổng hợp tổng mức đầu tư chưa có lãi vay và chi phí dự phòng TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHƯA BAO GỒM DỰ PHÒNG, LÃI VAY STT NỘI DUNG CHI PHÍ CHƯA CÓ VAT THUẾ VAT ĐÃ CÓ VAT

1 Chi phí xây dựng 491,413,000 49,141,000 540,554,000 2 Chi phí thiết bị 472,253,070 11,167,806 483,420,876 3 Chi phí GPMB 32,400,000 0 32,400,000 4 Chi phí quản lý dự án 10,640,444 1,064,044 11,704,489 5 chi phí tư vấn 24,734,990 2,473,499 27,208,489 6 chi phí khác 24,734,990 2,473,499 27,208,489 7 Vốn lưu động ban đầu 23,150,042 0 23,150,042

TỔNG CỘNG 1,079,326,535 66,319,849 1,145,646,384

v Tổng hợp tổng mức đầu tư của dự án

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN đơn vị tính 1000 đ STT NỘI DUNG CHI PHÍ CHƯA CÓ VAT THUẾ VAT ĐÃ CÓ VAT

1 Chi phí xây dựng 491,413,000 49,141,000 540,554,000 2 Chi phí thiết bị 472,253,070 11,167,806 483,420,876 3 Chi phí GPMB 32,400,000 0 32,400,000 4 Chi phí quản lý dự án 10,640,444 1,064,044 11,704,489 5 Chi phí tư vấn 24,734,990 2,473,499 27,208,489 6 Chi phí khác 7,597,735 738,729 8,336,463 7 Chi phí dự phòng

7.1 Dự phòng khối lượng 103144150.3 6384635 109528785.3 7.2 Dự phòng trượt giá 176891564.2 17,689,156 194,580,721

8 Chi phí trả lãi vay xd 52,493,963 0 52,493,963 9 Vốn lưu động ban đầu 23,150,042 0 23,150,042

TỔNG CỘNG 1,394,718,958 88,658,870 1,483,377,828

Page 125: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

124

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

I. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KÌ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC

1. Hiệu quả trong dự án đầu tư xây dựng công trình Hiệu quả đầu tư được thể hiện ở các mục tiêu đầu tư đặt ra của dự án về các mặt

tài chính, kinh tế, xã hội… Mức độ hiệu quả cao hay thấp được thể hiện ở mức độ thoả mãn các mục tiêu đề ra. Hiệu quả đầu tư thường được đặc trương bởi các chỉ tiêu hiệu quả định tính và các chỉ tiêu hiệu quả định lượng.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả định tính thể hiện các chủng loại mà dự án đạt được như: Lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích của quốc gia và xã hội, lợi ích của tổ chức tài trợ cho dự án, lợi ích của dân cư địa phương nơi đặt dự án đầu tư. Đối với các chủ đầu tư, việc phân tích đánh giá dự án đầu tư phải xuất phát trước hết từ lợi ích trực tiếp của họ, tuy nhiên lợi ích này phải nằm trong khuôn khổ lợi ích chung của quốc gia và cộng đồng. Với nhà nước, việc phân tích đánh giá dự án lại xuất phát từ lợi ích tổng thể của quốc gia và xã hội, từ đường lối chung phát triển đất nước và phải xem xét toàn diện các mặt kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, để phân tích đánh giá một dự án đầu tư phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu về kĩ thuật, công nghệ, tài chính, kinh tế và xã hội.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả định lượng thể hiện bằng các con số cụ thể, thường phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu vè với chi phí bỏ ra: Quan hệ dạng hiệu số, tỷ số, tỷ lệ %.

Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án là một trong những phần quan trọng nhất của quá trình lập dự án đầu tư, nó đảm bảo tính khả thi của dự án, là căn cứ để nhà nước phê duyệt đầu tư và để thu hút đầu tư vào dự án

2. Nội dung đánh giá, phân tích hiệu quả tài chính của dự án Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư có thể dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh

hoặc nhóm chỉ tiêu động, trong đó chọn một chỉ tiêu nào đó là chủ yếu có thể kết hợp với một vài chỉ tiêu khác để lựa chọn phương án cuối cùng v Chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi(NPV)

( )∑

+

−=

=

n

0t ttt

r1CB

NPV (1)

Page 126: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

125

Trong đó - t: thời đoạn (năm) - n: là tuổi thọ hoặc thời kỳ phân tích dự án - Bt: là dòng thu mà dự án thu về ở năm t gồm: Doanh thu bán hàng; Doanh thu bất thường (thu hồi tài sản khi thanh lý…); Thu

hồi giá trị tài sản chưa khấu hao hết ở cuối thời kỳ phân tích; Thu hồi vốn lưu động ở cuối thời kỳ phân tích

- Ct: là chi phí mà dự án phải chi ra ở năm t (đây chỉ là những chi phí thực sự mà dự án phải chi ra và không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định) bao gồm các chi phí như sau:

Vốn đầu tư (đầu tư ban đầu không bao gồm lãi vay và dự phòng trượt giá; chi phí đầu tư thay thế); Chi phí vận hành dự án (nguyên liệu, năng lượng, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, lương thợ và tiền lương của người lao động, quản lý); Chi phí sử dụng đất (thuê đất, thuê mặt bằng); Thuế thu nhập doanh nghiệp

- r: lãi suất tối thiểu chấp nhận được đóng vai trò là ngưỡng hiệu quả của đồng vốn.

Dự án xem xét trên giác độ hiệu quả vốn chung nên không đưa phần chi phí sử dụng vốn (lãi vay trong vận hành) vào dòng chi phí Ct, phần lãi suất tối thiểu chấp nhận được sẽ được tính trung bình giữa ngưỡng hiệu quả đồng vốn do chủ đầu tư đặt ra với lãi suất vay vốn của ngân hàng. Có tính đến các yếu tố chi phí thành phần liên quan đến dự án. Công thức như sau:

r = rV

xRV

n

ii

ii

n

i ∆+

=

=

1

1)(

(2)

Giải thích công thức: - Vi : là khối lượng vốn của nguồn i ( vốn tự có; vốn đi vay thương mại) - Ri: lãi suất của nguồn i - ∆r: phần lãi suất kể đến những yếu tố rủi ro ( lấy theo kinh nghiệm an toàn từ

các biến động trên thị trường) Đối với dự án độc lập đang xét, chỉ đánh giá thông qua chỉ tiêu của NPV: nếu

NPV ≥ 0 thì Dự án đáng giá và NPV < 0 thì Dự án không đáng giá v Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR (hệ số thu hồi vốn nội bộ) Là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo kết số còn lại của vốn

đầu tư ở đầu các thời đoạn (năm) của dòng tiền tệ, với giả thiết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem ra đầu tư ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội tại (IRR) của dự án đang cần tìm.

Page 127: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

126

Về mặt toán học suất thu lợi nội tại là một loại suất thu lợi đặc biệt mà khi dùng nó để tính chỉ tiêu hiện giá của hiệu số thu chi NPW thì chỉ tiêu này sẽ bằng 0, chỉ tiêu suất thu lợi nội tại là suất thu lợi (IRR) của dự án lớn nhất có thể cỏ do đó khi xét sự đáng giá của dự án, phương án đáng giá khi IRR>r

( )∑= +

−=

n

tt

tt

IRRCB

NPV0 1

= 0

Giải phương trình NPV = 0 với IRR là ẩn số theo phương pháp thử dần gần đúng Bước 1: thiết lập công thức tính NPV của dự án với IRR là ẩn số Bước 2: gán 1 trị số IRR1 để tính ra NPV1 thử dần sao cho NPV1 >0 và tiến tới

càng gần 0 càng tốt. Bước 3: gán 1 trị số IRR2 (với IRR2 > IRR1)để tính ra NPV2 thử dần sao cho

NPV2 < 0 càng gần 0 càng tốt. Bước 4: tính IRR bằng phương pháp gần đúng như sau

21

1121 *)(

NPVNPVNPV

IRRIRRIRRIRR+

−+=

Cần tính toán cả hai chỉ số NPV và IRR để đưa ra đánh giá chung cho tính đáng giá của dự án. NPV là chỉ số hiệu quả xét trên giá trị tuyệt đối, còn IRR xét trên giá trị tương đối. Nếu NPV< 0 thì không cần xét IRR mà đánh giá dự án không hiệu quả ngay. Nếu NPV> 0 xem xét tiếp đến IRR và đưa ra kết luận..

3. Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính của dự án Phân tích trên quan điểm hiệu quả vốn chung, thời điểm hiện tại là thời điểm bắt

đầu vận hành: - Dòng lợi ích bao gồm: doanh thu bán sản phẩm; giá trị thanh lý tài sản; giá trị

tài sản chưa khấu hao hết ; thu hồi vốn lưu động và các khoản thu khác nếu có. - Dòng chi phí bao gồm: + Chi phí đầu tư ban đầu: toàn bộ chi phí ban đầu được tính tích lũy theo lãi suất

tối thiểu chấp nhận được về thời điểm bắt đầu vận hành. Lưu ý trong chi phí đầu tư không bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng; có dự phòng khối lượng nhưng không có dự phòng trượt giá do đã tính dòng tiền có hệ số chiết khấu trong thời gian xây dựng về thời điểm vận hành.

+ Chi phí đầu tư thay thế. + Chi phí vận hành hàng năm, chi phí sử dụng đất hàng năm ( nếu có), thuế thu

nhập doanh nghiệp và các thếu khác đánh trực tiếp vào doanh nghiệp. Thời gian phân tích dự án là 15 năm.

Page 128: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

127

II. LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO, THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Căn cứ theo thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao

tài sản cố định. Căn cứ vào nội dung các phụ lục của thông tư về quy định cách khấu hao và thời gian tối thiểu, tối đa cho phép để khấu hao các TSCĐ. Một số tài sản kiến trúc và máy móc được tính thời gian khấu hao trong 5 năm nên trong thời gian vận hành cần thay thế 2 lần. Các tài sản vật kiến trúc được lấy thời gian khấu hao trong 15 năm.

CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH đơn vị tính 1000 đ

STT NỘI DUNG TÀI SẢN THỜI GIAN

K/H NGUYÊN

GIÁ GIÁ TRỊ K/H 5 năm đầu

GIÁ TRỊ K/H từ năm thứ6

GIÁ TRỊ THANH LÝ

GIÁ TRỊ THAY THẾ TÀI SẢN

GIÁ TRỊ THANH LÍ NĂM THỨ 5-

10 1 2 3 4=3/2 5=3X5% 6

I VẬT KIẾN TRÚC- CÔNG TRÌNH 1 Cảng tiếp nhận clinke 15 211.365.977 14.091.065 14.091.065 2 Băng tải chuyền về kho 5 83.631 16.726 16.726 83.631 3 Xưởng nghiển xi măng 15 15.018.701 1.001.247 1.001.247 4 Trạm định lượng 15 4.496.368 299.758 299.758 5 Trạm trung chuyển 5 426.518 85.304 85.304 426.518 6 Kho phụ gia thạch cao 15 32.365.108 2.157.674 2.157.674 7 Kho xưởng cơ điện 15 6.743.264 449.551 449.551 8 Kho thành phẩm,vỏ bao xi măng 15 7.195.800 479.720 479.720 9 Nhà điều hành thí nghiệm 15 5.166.281 344.419 344.419

10 Nhà hành chính văn phòng 15 6.632.134 442.142 442.142 11 Nhà ăn ca 15 7.232.794 482.186 482.186 12 Trạm cân 5 1.295.557 259.111 259.111 1.295.557 13 Nhà bảo vệ 15 398.633 26.576 26.576

Page 129: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

128

CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH đơn vị tính 1000 đ

STT NỘI DUNG TÀI SẢN THỜI GIAN

K/H NGUYÊN

GIÁ GIÁ TRỊ K/H 5 năm đầu

GIÁ TRỊ K/H từ năm thứ6

GIÁ TRỊ THANH LÝ

GIÁ TRỊ THAY THẾ TÀI SẢN

GIÁ TRỊ THANH LÍ NĂM THỨ 5-

10

14 Nhà tắm rửa, thay quần áo, nhà

chờ; WC 15 1.937.355 129.157 129.157 15 Nhà ở cán bộ CNV 15 99.658.200 6.643.880 6.643.880 16 Hệ thống cấp nước 15 1.360.464 90.698 90.698 17 Hệ thống thoát nước 15 1.956.585 130.439 130.439 18 San nền 15 42.787.365 2.852.491 2.852.491 19 Kè bờ 15 6.969.977 464.665 464.665

20 Đường bãi, vườn hoa cây xanh 15 22.518.961 1.501.264 1.501.264 21 Cổng tường rào 5 1.545.051 309.010 309.010 1.545.051 22 Trạm cấp nước và xử lý nước 15 1.917.753 127.850 127.850

Hệ thống điện 15 12.340.699 822.713 822.713 II THIẾT BỊ SẢN XUẤT- PHỤ TRỢ

1 Công đoạn tiếp nhận clinker, phụ gia, thạch cao 15 62.918.100 4.194.540 4.194.540 3.145.905

2 Công đoạn tồn trữ clinker, phụ gia, thạch cao 15 23.698.500 1.579.900 1.579.900 1.184.925

3 Công đoạn nghiền xi măng 15 112.760.550 7.517.370 7.517.370 5.638.028

4 Công đoạn chứa, đóng bao, xuất xi măng 15 66.475.248 4.431.683 4.431.683 3.323.762

5 Phòng thí nghiệm 15 4.620.000 308.000 308.000 231.000 6 Xưởng sửa chữa cơ điện 15 5.250.000 350.000 350.000 262.500 7 Cầu cân 5 1.260.000 252.000 252.000 63.000 1.260.000 63.000

Page 130: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

129

CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH đơn vị tính 1000 đ

STT NỘI DUNG TÀI SẢN THỜI GIAN

K/H NGUYÊN

GIÁ GIÁ TRỊ K/H 5 năm đầu

GIÁ TRỊ K/H từ năm thứ6

GIÁ TRỊ THANH LÝ

GIÁ TRỊ THAY THẾ TÀI SẢN

GIÁ TRỊ THANH LÍ NĂM THỨ 5-

10 8 Trạm khí nén 15 5.880.000 392.000 392.000 294.000 5.880.000 294.000 9 Cấp và xử lý nước 15 6.930.000 462.000 462.000 346.500

10 Thiết bị cứu hoả 15 2.520.000 168.000 168.000 126.000

11 Kho phụ tùng 5 420.000 84.000 84.000 21.000

kho phụ tùng không thay thế

12 Xe xúc bánh lốp 15 1.365.000 91.000 91.000 68.250 13 Thiết bị điện 15 93.899.568 6.259.971 6.259.971 4.694.978 14 Các phần khác 15 66.824.226 4.454.948 4.454.948 3.341.211 15 Vật tư cho chế tạo 15 30.202.641 2.013.509 2.013.509 1.510.132 16 Chi phí cho chế tạo 15 17.221.743 1.148.116 1.148.116 861.087 17 Phụ tùng dự phòng 15 19.399.842 1.293.323 1.293.323 969.992 969.992

III CÁC KHOẢN TRỪ DẦN 1 Chi phí quản lý dự án 5 10.640.444 2.128.089 2 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3 Chi phí khác 4 Chi phí GPMB 5 0 5 Chi phí trả lãi trong thời gian xd 5 52.551.514 10.510.303

TỔNG CỘNG 80.846.399 68.208.007 26.082.271 10.490.757 1.326.992

Page 131: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

130

III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất Nguyên liệu sản xuât được cung cấp và vận chuyển như đã trình bày trong

chương về các yếu tố đầu vào. Khối lượng cần thiết cũng như tỉ trọng cho sản phẩm được lấy theo tính toán của các chuyên gia về vật liệu. Giá cả được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và bên cung ứng theo các văn bản ghi nhơ, hợp đồng. Giá trị

dựa trên thị trường cung ứng trong nước và vùng để xác định sao cho hợp lý nhất với cả 2 bên; được tổng hợp ở bảng dưới đây:

BẢNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Đơn vị tính: 1.000 đồng.

STT Mục Đơn vị

Định mức

Đơn giá (Không

thuế GTGT)

Thành tiền

A Xi măng PCB30 674,16 1 Clinker T/tấn XM 0,71 720 511,2 2 Thạch cao T/tấn XM 0,05 400 20 3 Phụ gia T/tấn XM 0,25 150 37,5 4 Điện năng kWh/tấn XM 42 1 42 5 Vật liệu nghiền kg/tấn XM 0,1 15 1,5 6 Dầu mỡ bôi trơn kg/tấn XM 0,05 28 1,4 7 Nước m3/tấn XM 0,1 5 0,5 8 Vỏ bao Cái/tấn XM 20,02 3 60,06 B Xi măng PCB40 731,16 1 Clinker T/tấn XM 0,81 720 583,2 2 Thạch cao T/tấn XM 0,05 400 20 3 Phụ gia T/tấn XM 0,15 150 22,5 4 Điện năng kWh/tấn XM 42 1 42 5 Vật liệu nghiền kg/tấn XM 0,1 15 1,5 6 Dầu mỡ bôi trơn kg/tấn XM 0,05 28 1,4 7 Nước m3/tấn XM 0,1 5 0,5 8 Vỏ bao Cái/tấn XM 20,02 3 60,06 TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU ( 100% C/S) đơn vị tính 1000 đ

STT TÊN ĐƠN GIÁ CÔNG SUẤT CHI PHÍ A XI MĂNG PCB30 674,16 500.000 337.080.000

B XI MĂNG PCB

40 731,16 500.000 365.580.000

2. Chi phí tiền lương, bảo hiểm, công đoàn phí Chi phí tiền lương đã được nêu căn cứ trong trương khai thác vận hành dự án, Giá trị cụ thể như sau:

Page 132: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

131

CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG đơn vị tính 1000 đ

STT CHỨC VỤ SỐ

LƯỢNG LƯƠNG THÁNG

CHI PHÍ HÀNG NĂM

A Bộ phận quản lý BAN GIÁM ĐỐC

1 Giám đốc 1 15.000 180.000 2 Phó giám đốc 2 10.000 240.000 3 Trợ lý giám đốc 1 7.000 84.000

I PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ 0 1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 2 6.000 144.000 3 Nhân viên 15 5.000 900.000

II PHÒNG TC- KẾ TOÁN 0 1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 1 6.000 72.000 3 Nhân viên 4 5.000 240.000

III PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP 0

1 Trưởng phòng 1 8.000 96.000 2 Phó phòng 1 6.000 72.000 3 Nhân viên 10 4.500 540.000

B Bộ phận sản xuất 0 IV PX NGUYÊN LIỆU VÀ NGHIỀN 0

1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 10 5.500 660.000 3 Công nhân 30 4.000 1.440.000

V PX ĐÓNG BAO VÀ XUẤT 0 1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 5 5.500 330.000 3 Công nhân 30 4.000 1.440.000

VI PX SỬA CHỮA+ CƠ ĐIỆN 0 1 Quản đốc 1 7.500 90.000 2 Kỹ thuật 8 5.500 528.000 3 Công nhân 15 4.000 720.000

TỔNG CỘNG 141 8.148.000 v Bảo hiểm xã hội Theo Điều 92 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người

sử dụng lao động. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng

bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2%

để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

Page 133: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

132

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần

đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. Vậy từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền

công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%. v Chi phí bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức

khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.

Theo Luật BHYT thì mức trích lập tối đa của quỹ BHYT là 6% tiền lương tiền công hàng tháng của người lao động, trong đó người lao động chịu 1/3 (tối đa là 2%) và người sử dụng lao động chịu 2/3 (tối đa là 4%).

Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích lập BHYT từ 1/1/2010 như sau:

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%.

Vậy đối với dự án chọn tỷ lệ trích nộp BHYT là 3% tiền công hằng tháng của người lao động do doanh nghiệp đóng. v Chi phí Bảo hiểm thất nghiệp Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối

tượng lao động và người sử dụng lao động như sau: - Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc

theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức

Page 134: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

133

khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau: - Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất

nghiệp. - Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng

bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công

tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí. v Công đoàn phí Tỷ lệ trích lập của khoản này không thay đổi, vẫn là 2% trên tổng thu nhập của

người lao động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Như vậy, các khoản trích tỷ theo lương được tính vào chi phí của doanh nghiệp

bao gồm: -16% Cho chi phí đóng BHXH - 3% cho chi phí đóng BHYT - 1% cho đóng BHTN - 2 % công đoàn phí Dự án lấy quỹ lương là tổng số tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hàng

tháng và năm để tính chi phí nộp bảo hiểm và công đoàn phí. Cụ thể như sau:

CHI PHÍ BẢO HIỂM, CÔNG ĐOÀN PHÍ đơn vị tính 1000

đ

NỘI DUNG TỶ LỆ TRÍCH %

TL CHI PHÍ 1 CHI PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ 3% 195552 2 CHI PHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI 16% 1042944 3 CHI PHÍ CÔNG ĐOÀN 2% 130368 4 CHI PHÍ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1% 65184

TỔNG CỘNG 22% 1792560

3. Chi phí trả lãi vay, chi phí sử dụng đất a. Chi phí sử dụng đất Dự án trả tiền giao đất một lần, đầu tư hạ tầng đường và bến cảng nên được ưu

đãi của địa phương không phải đóng thuế đất trong thời gian vận hành.

Page 135: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

134

b. Chi phí trả lãi vay Dự kiến trả vốn vay và lãi trong thời gian xây dựng trong vòng 5 năm. Cách tính

toán theo công thức : Với A là khoản tổng số phải trả gồm lãi và gốc theo phương pháp dòng tiền san

đều hàng năm. r là lãi suất vay ngân hàng. n là số năm trả cả gốc lẫn lãi. Tính lãi phải trả cho số dư nợ đầu năm sau đó lấy số A phải trả trừ lãi này để tính

ra tiền gốc phải trả trong năm. Lãi suất vay dài hạn vẫn là 15%/năm và ngắn hạn là 14%/năm.

1)1()1(−+

+= n

n

rrrPA

Page 136: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

135

CHI PHÍ TRẢ LÃI VAY TRONG VẬN HÀNH đơn vị tính 1000 đ

STT Nội dung Cách tính Thời gian vận hành

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2027 I vay đầu tư dài hạn

1.1 Số nợ đầu năm Vn 769,849,769 655,669,075 524,361,277 373,357,310 199,702,747 1.2 Trả lãi trong năm Lvi=Vn*i 115,477,465 98,350,361 78,654,192 56,003,596 29,955,412

1.3 Tổng số phải trả trong năm

229,658,159 229,658,159 229,658,159 229,658,159 229,658,159

1.4 Trả nợ gốc trong năm Lg=An-Lvi 114,180,694 131,307,798 151,003,968 173,654,563 199,702,747 1.5 Số nợ cuối năm Vci=Vn-Lg 655,669,075 524,361,277 373,357,310 199,702,747 0 II Vay vốn lưu động

2.1 Vốn lưu động trong năm Vốn lưu động 23,150,042 25,990,382 28,834,022 28,834,022 28,834,022 28,834,022 28,834,022

2.2 Tiền lãi phải trả trong năm 3,241,006 3,638,654 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,763

III Tổng tiền lãi phải trả 118,718,471 101,989,015 82,690,955 60,040,360 33,992,175 4,036,763 4,036,763 lãi suất vốn vay dài hạn 15% 15.00%

4. Một số chi phí sản xuất kinh doanh khác Một số chi phí khác như bảo dưỡng, quảng cáo, điện thoại, internet đã được tính toán theo hệ số kinh nghiệm từ một số dự án về sản

xuất vật liệu tương tự. Cụ thể như sau: CHI PHÍ KHÁC đơn vị tính 1000 dd

STT NỘI DUNG CHI PHÍ CÁCH TÍNH TỶ LỆ CHI PHÍ TẠI NĂM VẬN HÀNH 100%

CS 1 Chí phí quảng cáo- Kinh doanh % theo doanh thu 0,30% 3.300.000 2 Chi phí internet- điện thoại % theo doanh thu 0,05% 550.000 3 Chi phí quản lý chung % theo doanh thu 0,10% 1.100.000 4 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng % theo doanh thu 0,30% 3.300.000 TỔNG CỘNG 0,75% 8.250.000

1)1(*)1(*−+

+= n

n

iiiVnAn

Page 137: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

136

5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD đơn vị tính 1000 đ

STT

NỘI DUNG

CÔNG SUÂT

NĂM VẬN HÀNH NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 15 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100%

1 CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG 8,148,000 8,148,000 8,148,000 8,148,000 8,148,000 8,148,000 8,148,000 2 CHI PHÍ BẢO HIỂM+ CD 1,792,560 1,792,560 1,792,560 1,792,560 1,792,560 1,792,560 1,792,560 3 CHI PHÍ NGUYÊN NHIÊN LIỆU 562,128,000 632,394,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000

4 CHI PHÍ KHÁC THEO DOANH THU 6,682,500 7,425,000 8,250,000 8,250,000 8,250,000 8,250,000 8,250,000

6 TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬN HÀNH 578,751,060 649,759,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 7 CHI PHÍ KHẤU HAO 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 68,208,228 68,208,228 8 CHI PHÍ TRẢ LÃI VAY 118,718,471 101,989,015 82,690,955 60,040,360 33,992,175 4,036,763 4,036,763

TỔNG CỘNG 778,304,641 832,583,684 884,376,624 861,726,029 835,677,845 793,095,551 793,095,551

SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG 5

NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG 115,750,212 129,951,912 144,170,112 144,170,112 144,170,112 144,170,112 144,170,112 NHU CẦU VAY VỐN BAN ĐẦU 23,150,042 25,990,382 28,834,022 28,834,022 28,834,022 28,834,022 28,834,022

IV. DỰ TRÙ DOANH THU Theo công suât vận hành trong các năm của dự án, có bảng dự trù doanh thu .Đơn giá sản phẩm là 1.100.000 đồng/ tấn xi măng PC 30

quy đổi. DOANH THU SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN đơn vị tính 1000 đ

TT KHOẢN MỤC Năm vận hành/ công suất

1 2 3 15 80% 90% 100% 100%

1 Sản lượng Tấn/năm 800.000 900.000 1.000.000 1.000.000 2 Đơn giá 1.100 đ/ tấn 1.100 3 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.000 đ 880.000.000 990.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000

Page 138: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

137

V. PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH a. Phân tích lỗ lãi Tuế suất thuế TNDN là 25%, 3 năm đầu vận hành được miễn đóng thuế, theo ưu đãi của tỉnh Khánh Hòa. Căn cứ tính toán dựa trên các

quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước ban hành. DỰ TRÙ LỖ LÃI CỦA DỰ ÁN đơn vị tính 1000 đ

STT Nội dung NĂM VẬN HÀNH Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 10 Năm 15

1 Doanh thu hàng năm 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,101,326,992 1,100,000,000 1,101,326,992 1,110,492,000

1.1 Doanh thu từ sản phẩm 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000

1.2 Doanh thu bất thường 1,326,992 1,326,992 10,492,000

2 Chi phí sản xuất kinh doanh 778,304,641 832,583,684 884,376,624 861,726,029 835,677,845 793,095,551 793,095,551 793,095,551

3 Lợi nhuận trước thuế 101,695,359 157,416,316 215,623,376 238,273,971 265,649,148 306,904,449 308,231,441 317,396,449

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 59,568,493 66,412,287 76,726,112 77,057,860 79,349,112

5 Lợi nhuận ròng 101,695,359 157,416,316 215,623,376 178,705,478 199,236,861 230,178,337 231,173,581 238,047,337

6 Lợi nhuận cộng dồn 101,695,359 259,111,675 474,735,051 653,440,529 852,677,390 1,082,855,727 2,004,564,318 3,163,325,002 7 Lợi nhuận bình quân 210,888,333

b. Một số chỉ tiêu tài chính khác: v Chỉ tiêu chi phí cho một sản phẩm

Chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm ( tấn xi măng) được tính bằng tổng chi phí trên tổng sản phẩm: Cđ= CPXSKD/ TSP= 778 tỷ / 1000.000= 778.000 đồng / tấn xi măng

Page 139: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

138

v Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một sản phẩm Lđ= P - Cđ = 1.100.000 – 778.000 = 232.000 đồng/ tấn xi măng. trong đó P là giá thành bán sản phẩm và Cđ là chi phí sản phẩm. v Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư

ML= VLN =

8281,483,377,210888333

= 0,189

Với LN là lợi nhuận bình quân các năm. V là tổng vốn đầu tư ban đầu có VAT.

VI. XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN VÀ TÍNH NPV, IRR

1. Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được Suất thu lợi tối thiểu của dự án được xác định trên cơ sở lãi suất bình quân gia

quyền của 2 nguồn vốn là: Trên cơ sở đó lựa chọn mức lãi suất như sau: Vốn của chủ đầu tư với lãi suất tiền gửi theo quy định của ngân hàng và được gọi

là giá sử dụng vốn với: r1 = 14%. Tỷ lệ số vốn chủ sở hữu là 35% trong tổng mức đầu tư dự án.

Vốn vay thương mại với lãi suất là: r2 = 15% . Tỷ lệ vốn vay là 65% trong tổng mức đầu tư của dự án.

Từ đó tính theo bình quân gia quyền để tính lãi suất tối thiểu chấp nhận được xác định theo công thức (2) đã nêu

r = rV

xRV

n

ii

ii

n

i ∆+

=

=

1

1)(

= %2.1%100

%)65%15%35%14+

+× = 16%

Trong đó : - Vi : là lượng vốn của nguồn i - Ri: lãi suất của nguồn i - ∆r: phần lãi suất kể đến những yếu tố rủi ro lấy là 1,2 % Thay số vào có: r =16 % Chọn gốc tính toán bắt đầu vận hành dự án như đã nêu ở mục I. Ta tính giá trị

quy đổi về thời điểm giá ban đầu khi mới đầu tư. Lấy suất chiết khấu bằng lãi suất tối thiếu chấp nhận được. Phần giá trị này lớn hơn dự kiến trượt giá nên vốn đầu tư ban đầu trong dòng tiền ta bỏ dự phòng trượt giá.

Page 140: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

139

Bảng tính giá trị vốn quy đổi về thời điểm vận hành ( gốc 0 của dự án) GIÁ TRỊ QUY ĐỔI VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU VỀ THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU VẬN HÀNH lãi suất tối thiểu chấp nhận được theo năm: 16% theo quý: 3.780% vốn thực hiện tại các quý 2,377,937 6,757,402 33,260,037 10,938,320 2,263,458 88,265,107 83,593,790 201,657,057 202,211,215 202,211,215 203,084,381 2,419,320 1,039,039,238 giá trị quy đổi theo từng quý: 3,576,512 9,793,202 46,446,523 14,718,603 2,934,769 110,274,738 100,634,409 233,922,186 226,020,968 217,788,144 210,761,373 2,419,320 1,179,290,748 dự phòng khối lượng 103,903,924 quý 1 quý 2 quý 3 quý 4 quý 5 quý 6 quý 7 quý 8 quý 9 quý 10 quý 11 quý 12 1,283,194,672

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,101,326,992 1,100,000,000 1,100,000,000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1,326,9923 Thu hồi vốn lưu động

II Dòng chi phí Ct 1,283,194,672 578,751,060 649,759,560 720,850,560 780,419,053 797,754,847 797,576,672 797,576,6721 Đầu tư ban đầu 1,283,194,6722 Chi phí vận hành dự án 578,751,060 649,759,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10,492,0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 59,568,493 66,412,287 76,726,112 76,726,112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1,283,194,672 301,248,940 340,240,440 379,149,440 319,580,947 303,572,145 302,423,328 302,423,328IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 1.000 0.862 0.743 0.641 0.552 0.476 0.410 0.354V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu -1,283,194,672 259,697,362 252,854,073 242,904,998 176,501,712 144,534,649 124,127,313 107,006,304

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu -1,283,194,672 -1,023,497,310 -770,643,238 -527,738,239 -351,236,527 -206,701,878 -82,574,565 24,431,739

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁNđơn vị tính 1000đ

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1,100,000,000 1,100,000,000 1,101,326,992 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,133,642,042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1,326,992 10,492,0003 Thu hồi vốn lưu động 23,150,042

II Dòng chi phí Ct 797,576,672 797,576,672 808,400,420 797,576,672 797,576,672 797,576,672 797,576,672 800,199,6721 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10,492,0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76,726,112 76,726,112 77,057,860 76,726,112 76,726,112 76,726,112 76,726,112 79,349,112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 302,423,328 302,423,328 292,926,572 302,423,328 302,423,328 302,423,328 302,423,328 333,442,370IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 0.305 0.263 0.227 0.195 0.168 0.145 0.125 0.108V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu 92,246,814 79,523,115 66,401,651 59,098,629 50,947,094 43,919,909 37,861,990 35,987,439

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu 116,678,552 196,201,668 262,603,318 321,701,948 372,649,042 416,568,950 454,430,940 490,418,380

NỘI DUNG

đơn vị tính 1000đ

STT

Ta có giá trị dòng tiền cộng dồn có hệ số chiết khấu là 490.481.380.000 đồng > ngưỡng hiệu quả 0 của dự án.

Page 141: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

140

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,101,326,992 1,100,000,000 1,100,000,000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1,326,9923 Thu hồi vốn lưu động 0

II Dòng chi phí Ct 1,283,194,672 578,751,060 649,759,560 720,850,560 780,419,053 797,754,847 797,576,672 797,576,6721 Đầu tư ban đầu 1,283,194,6722 Chi phí vận hành dự án 0 578,751,060 649,759,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10,492,0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 59,568,493 66,412,287 76,726,112 76,726,112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1,283,194,672 301,248,940 340,240,440 379,149,440 319,580,947 303,572,145 302,423,328 302,423,328IV Hệ số chiết khấu IRR1 1.000 0.807 0.651 0.526 0.424 0.342 0.276 0.223V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 -1,283,194,672 243,138,773 221,637,539 199,340,939 135,611,230 103,969,364 83,596,376 67,470,844

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -1,283,194,672 -1,040,055,899 -818,418,360 -619,077,421 -483,466,191 -379,496,827 -295,900,452 -228,429,608IV Hệ số chiết khấu IRR2 1.000 0.806 0.650 0.524 0.423 0.341 0.275 0.222V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 -1283194672 242942693.5 221280202.9 198859051.4 135174303 103550808.4 83192691.85 67090880.53VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -1283194672 -1040251979 -818971775.7 -620112724.3 -484938421.2 -381387612.8 -298194920.9 -231104040.4

NĂM TÍNH TOÁNSTT NỘI DUNG

đơn vị tính 1000đ

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1,100,000,000 1,100,000,000 1,101,326,992 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,133,642,042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1,326,992 10,492,0003 Thu hồi vốn lưu động 0 23,150,042

II Dòng chi phí Ct 797,576,672 797,576,672 808,400,420 797,576,672 797,576,672 797,576,672 797,576,672 800,199,6721 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,560 720,850,5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10,492,0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76,726,112 76,726,112 77,057,860 76,726,112 76,726,112 76,726,112 76,726,112 79,349,112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 302,423,328 302,423,328 292,926,572 302,423,328 302,423,328 302,423,328 302,423,328 333,442,370IV Hệ số chiết khấu IRR1 0.180 0.145 0.117 0.095 0.076 0.062 0.050 0.040V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 54,455,887 43,951,483 34,359,411 28,630,631 23,107,854 18,650,407 15,052,790 13,395,261

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -173,973,720 -130,022,238 -95,662,827 -67,032,196 -43,924,342 -25,273,936 -10,221,146 3,174,115IV Hệ số chiết khấu IRR2 0.179 0.144 0.116 0.094 0.076 0.061 0.049 0.040V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 54105548.81 43633507.11 34083321.99 28377671.11 22885218.64 18455821.48 14883727 13234133.37VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -176998491.6 -133364984.5 -99281662.51 -70903991.4 -48018772.75 -29562951.27 -14679224.27 -1445090.901

STT NỘI DUNG

1/(1+r)^t IRR IRR1 23.900% 0.8071025 23.969% IRR2 24.000% 0.80645161

Ta có IRR có giá trị 23.969%> lãi suất tối thiểu chấp nhận được nên có thể đánh giá về tài chính, dự án có hiệu quả.

Page 142: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

141

21

1121 *)(

NPVNPVNPV

IRRIRRIRRIRR+

−+=

=23.9%+(24%-23.9%)x (23.9%/(31741158+1445090901) Ta có giá trị IRR là 23,969% > 16% là lãi suất tối thiểu chấp nhận được. Vậy kết

luận dự án đáng giá đầu tư. Ta cần tính toán về độ an toàn tài chính để tăng sức thuyết phục về hiệu quả cho dự án cũng như có các phương án trong các trường hợp biến động bất lợi cho dự án.

VII. PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN

1. Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao

THỜI HẠN HOÀN VỐN NHỜ LỢI NHUẬN VÀ KHẤU HAO đơn vị tính 1000 đ

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 61 Vốn đầu tư ở đầu năm 1,283,194,672 1,100,664,203 862,412,778 565,954,293 306,413,705 26,341,7352 Lợi nhuận 101,695,359 157,416,316 215,623,376 178,705,478 199,236,861 230,178,3373 Khấu hao 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 68,208,2284 Cộng LN và khấu hao 182,530,469 238,251,425 296,458,485 259,540,588 280,071,970 298,386,565

5

Vốn đầu tư còn lại cuối

năm 1,100,664,203 862,412,778 565,954,293 306,413,705 26,341,735 -272,044,829thời hạn hoàn vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao là 6 năm 1.06 tháng

STT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH

Từ hình biểu đồ ta tính toán được thời gian hoàn vốn của dự án thông qua chỉ

tiêu lợi nhuận và khấu hao là 6 năm 1 tháng. Thời gian hoàn vốn này được tính toán trên quan điểm tĩnh( tức là không tính

đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền) Với quan điểm động, ta tính được thời gian này thông qua dòng tiền chiết khấu

NPV chuyển từ âm qua dương. Kết quả trong bảng tổng hợp chỉ tiêu của dự án

Năm thứ 5 0

Năm thứ 6

-272044829

Thời điểm hoàn vốn

26341735

Page 143: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

142

2. Hệ số có khả năng trả nợ HỆ SỐ CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5

1Lợi nhuận trong năm

101,695,359 157,416,316 215,623,376 178,705,478 199,236,861

2Khấu hao trong năm

80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109

3Lãi phải trả trong năm

118,718,471 101,989,015 82,690,955 60,040,360 33,992,175

4 Nguồn trả nợ 301,248,940 340,240,440 379,149,440 319,580,947 314,064,145

5Tổng số nợ phải trả trong năm

232,899,165 233,296,813 233,694,922 233,694,922 233,694,922

6Hệ số khả năng trả nợ

1.29 1.46 1.62 1.37 1.34

STT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH

3. Thời hạn có khả năng trả nợ THỜI HẠN CÓ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ đơn vị 1000đ

Năm vận hànhNăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

1 Số nợ đầu năm 769,849,769.02 587,319,300.31 349,067,875.13 52,609,389.872 Lợi nhuận và khấu hao trong năm 182,530,468.71 238,251,425.18 296,458,485.26 259,540,587.643 Cân đối nợ cuối năm 587,319,300.31 349,067,875.13 52,609,389.87 -206,931,197.77

thời hạn có khả năng trả nợ 4 năm 2.432423708

STT Nội dung

Thời hạn có khả năng trả nợ của dự án là 4 năm 2 tháng.

4. Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích điểm hòa vốn Công thức tính mức hoạt động hòa vốn và doanh thu hòa vốn như

sau:i

đi

ih

PGVC

FCD)1(

3

1−

=

∑= 28.67%

Trong đó phần FC là chi phí cố định VC là chi phí biến đổi theo công suất. D là doanh thu của dư án tại năm tính toán hòa vốn, G là giá sản phẩm tương

đương. Các mức hoạt động đạt doanh thu hòa vốn này giảm dần và khá thấp, khả năng vượt mức hòa vốn là hoàn toàn khả thi trong thời gian vận hành.

Page 144: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

143

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ BIẾN ĐỔI VÀ CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 10 năm 11 năm 15II Chi phí cố định

1 50% chi phí sửa chữa BD 1,320,000 1,485,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,0002 Khấu hao tài sản cố định 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 68,208,228 68,208,228 68,208,228 68,208,2283 Trả lãi vay xây dựng 115,477,465 98,350,361 78,654,192 56,003,596 29,955,412 0 0 0 04 50% Chi phí tiền lương 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,0005 50% Chi phí bảo hiểm và

công đoàn phí896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280

6 50% chi phí quản lý chung 440,000 495,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,000TỔNG CỘNG 203,042,855 186,135,751 166,659,581 144,008,986 117,960,801 75,378,508 75,378,508 75,378,508 75,378,508

II Chi phí biến đổi1 50% chi phí sửa chữa BD 1,320,000 1,485,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,000 1,650,0002 Chi phí nguyên nhiên liệu 562,128,000 632,394,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,0003 50% Chi phí tiền lương 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,000 4,074,0004 50% Chi phí bảo hiểm và

công đoàn phí896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280 896,280

5 Trả lãi vay vốn lưu động 3,241,006 3,638,654 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,763 4,036,7636 50% chi phí quản lý chung 440,000 495,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,000 550,0007 Chi phí quảng cáo và điện

thoại3,080,000 3,465,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000

TỔNG CỘNG 575,179,286 646,447,934 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043

đơn vị 1000đ đơn vị 1000đTT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH

Page 145: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

144

DOANH THU VÀ MỨC HOẠT ĐỘNG HÒA VỐN

Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5 Năm6 Năm10 Năm151 Doanh thu 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,0002 Chi phí cố định 203,042,855 186,135,751 166,659,581 144,008,986 117,960,801 75,378,508 75,378,508 75,378,5083 Chi phí biến đổi 575,179,286 646,447,934 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043 717,717,043

4Doanh thu hòa vốn

586,173,130 536,379,813 479,554,570 414,378,621 339,426,279 216,897,869 216,897,869 216,897,869

5 Mức hoạt động hòa vốn % 66.61% 54.18% 43.60% 37.67% 30.86% 19.72% 19.72% 19.72%Mức hòa vốn trung bình 28.67%doanh thu hòa vốn TB 150829704

đơn vị 1000đSTT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH

Các mức hoạt động đạt doanh thu hòa vốn này giảm dần và khá thấp, khả năng vượt mức hòa vốn là hoàn toàn khả thi trong thời gian vận hành. Mức hoạt động hòa vốn trung bình là 28.67%.

Page 146: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

145

VIII. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Có nhiều phương pháp phân tích độ nhạy về tài chính, thông qua các thuật toán

hoặc có thể dùng phần mềm hỗ trợ để cho kết quả về sự thay đổi các chỉ tiêu doanh lợi của dự án khi có biến động ở đầu vào. Mỗi yếu tố đầu vào được coi như một biến số và thay đổi trong khoảng dự kiến có khả năng xảy ra (không tính đến các yếu tố bất thường với xác xuất nhỏ, ví dụ: biến động tăng giá vật liệu năm 2008).

Dự án chỉ xét theo trường hợp có một số chỉ tiêu biến động. Giảm giá doanh thu tức là giảm giá bán sản phẩm vì có thể trong tương lai thị trường các sản phẩm có đối thủ cạnh tranh, cung vượt quá cầu nên cần phải giảm doanh thu để cạnh tranh. Tăng chi phí giới hạn việc tăng chi phí vận hành (chi phí điện, chi phí nước…) vì tăng chi phí thông qua khấu hao ít xẩy ra. Độ nhạy của dự án là mức biến động của các chỉ tiêu hiệu quả như lợi nhuận, hiện giá thu chi hay suất thu lợi nội tại khi biến đổi các chỉ tiêu tính toán có mặt trong dòng tiền tệ so với tình trạng bình thường ban đầu. Dự án xét độ nhạy theo 3 trường hợp biến động xấu đi: khi doanh thu giảm 5% hay chi phí tăng 5% để xem xét dự án còn đáng giá hay không. Thông qua đánh giá độ nhạy cho biết thay đổi của hiệu quả dự án trước những biến động của thị trường, có phương pháp trong quản lý vận hành để dự án luôn có hiệu quả. ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT LỢI

Nội dung NPV IRR mức biến động % NPV

mức biên động %IRR (1000 đồng) (%)

Giá trị theo thông số ban đầu

490,418,380 23.969% 0 0

Giá trị khi doanh thu giảm 5%

197,338,445 19.325% 59.76% 19.37%

Giá trị khi tăng chi phí 5%

298,231,433 21.0% 39.19% 12.56%

Khi doanh thu và chi phí cùng bất lợi 5,151,499 16.089% 98.95% 32.87%

Ta thấy trong trường hợp doanh thu và chi phí cùng bất lợi thì mức hiệu số thu chi gặp bất lợi rất lớn. Tuy nhiên trong thị trường như đã phân tích trong chương I, việc doanh thu giảm là rất khó xảy ra khi mà giá xi măng cũng như các vật liệu xây dựng khác vẫn luôn tăng trưởng. Đặc biệt là tỷ suất thu lợi nội tại vẫn ổn định, trong khoảng cho phép ( lớn hơn lãi suất tối thiểu). Tuy vậy, vẫn phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi do môi trường mang đến: quảng cáo, tiếp thị, tiết kiệm, tiếp cận công nghệ mới….

( các bảng biểu tính độ nhạy của dự án xem Phụ lục số 3)

Page 147: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

146

IX. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI PHÍ ĐẦU VÀO VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM GIA TĂNG

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 10 Năm 15I Doanh thu 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000II Chi phí đầu vào vật chất 648,683,109 719,664,109 790,645,109 790,645,109 790,645,109 778,018,228 778,018,228 778,018,228

1 Chi phí nguyên nhiên liệu 562,128,000 632,394,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,0002 Chi phí bảo dưỡng 2,640,000 2,970,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,0003 Chi phí khấu hao 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 68,208,228 68,208,228 68,208,2284 Chi phí quảng cáo và điện thoại 3,080,000 3,465,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000

III Giá trị sản phẩm gia tăng 231,316,891 270,335,891 309,354,891 309,354,891 309,354,891 321,981,772 321,981,772 321,981,772

IV Giá trị sản phẩm gia tăng cộng dồn

231,316,891 501,652,781 811,007,672 1,120,362,563 1,429,717,453 1,751,699,225 3,039,626,314 4,649,535,175

gtsp gia tăng bình quân 309969011.6

đơn vị 1000đ đơn vị 1000đSTT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH NĂM VẬN HÀNH

CHI PHÍ ĐẦU VÀO VÀ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM GIA TĂNG

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 10 Năm 15I Doanh thu 880,000,000 990,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000 1,100,000,000II Chi phí đầu vào vật chất 648,683,109 719,664,109 790,645,109 790,645,109 790,645,109 778,018,228 778,018,228 778,018,228

1 Chi phí nguyên nhiên liệu 562,128,000 632,394,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,000 702,660,0002 Chi phí bảo dưỡng 2,640,000 2,970,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,000 3,300,0003 Chi phí khấu hao 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 80,835,109 68,208,228 68,208,228 68,208,2284 Chi phí quảng cáo và điện thoại 3,080,000 3,465,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000 3,850,000

III Giá trị sản phẩm gia tăng 231,316,891 270,335,891 309,354,891 309,354,891 309,354,891 321,981,772 321,981,772 321,981,772

IV Giá trị sản phẩm gia tăng cộng dồn

231,316,891 501,652,781 811,007,672 1,120,362,563 1,429,717,453 1,751,699,225 3,039,626,314 4,649,535,175

gtsp gia tăng bình quân 309969011.6

đơn vị 1000đ đơn vị 1000đSTT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH NĂM VẬN HÀNH

Page 148: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

147

CÁC KHOẢN NỘP NGÂN SÁCH

năm 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm 6 năm 10 năm 151 Thuế môn bài 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,0002 Thuế thu nhập doanh nghiệp

0 0 0 59,568,493 66,412,287 76,726,112 77,057,860 79,349,1123 Thuế giá trị gia tăng 31,215,200 35,117,100 39,019,000 39,019,000 39,019,000 39,019,000 39,019,000 39,019,000

Tổng các khỏan đóng góp ngân sách 31,218,200 35,120,100 39,022,000 98,590,493 105,434,287 115,748,112 116,079,860 118,371,112

bình quân các khoản đóng

góp ngân sách hàng năm 97,988,063tổng giá trị đóng góp 1469820950

đơn vị 1000đSTT NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH

Page 149: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

148

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN STT Các chỉ tiêu Đơn vị Trị số

I Chỉ tiêu về giá trị sử dụng và công năng 1 Diện tích đất ha 6 2 Diện tích xây dựng m2 11,000 3 Diện tích sàn m2 16,000 4 Tuổi thọ công trình năm 15-25*

II Chỉ tiêu về vốn 1 Tổng vốn đầu tư 1000 đ 1,483,377,828 2 Vốn cố định 1000 đ 1,460,227,786 3 Vốn lưu động ban đầu 1000 đ 23,150,042

III Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính 1 Doanh thu bình quân 1000 đ 1,078,000,000 2 Tổng lợi nhuận ròng 1000 đ 3,163,325,002 3 Lợi nhuận bình quân 1000 đ 210,888,333 4 Mức doanh lợi đồng vốn 0.144 5 Lãi suất tối thiểu chấp nhận được % 16.00% 6 Hiệu số thu chi NPV ròng 1000 đ 490,418,380 7 Suất thu lợi nội tại IRR % 23.97% 8 Thời hạn thu hồi vốn theo NPV năm 7 năm 9 tháng

IV Chỉ tiêu đánh giá độ an toàn tài chính 1 Thời hạn có khả năng trả nợ nhờ LN và KH năm 6 năm 1 tháng 2 Hệ số có khả năng trả nợ 1.37 3 Mức hoạt động hòa vốn bình quân % 28.67% 4 Doanh thu hòa vốn 1000 đ 150,829,704

V Chỉ tiêu đánh giá độ nhạy tài chính 1 Mức biến động của NPV khi doanh thu giảm 5% % 59.76%

2 Mức biến động của IRR khi doanh thu giảm 5% % 19.37% 3 Mức biến động của NPV khi chi phí tăng 5% % 39.19% 4 Mức biến động của IRR khi chi phí tăng 5% % 12.56%

VI Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án

1 Tổng giá trị sản phẩm gia tăng 1000 đ 4,649,535,175

2 GTSP gia tăng bình quân 1000 đ/năm 309,969,012

3 Tổng giá trị đóng góp cho ngân sách 1000 đ 1,469,820,950

4 Mức đóng góp bình quân cho ngân sách 1000 đ/năm 97,988,063

5 Số lao động làm việc người 141 6 Mức lương bình quân tháng 1000 đ 4,816 7 Tỷ lệ nộp ngân sách/ vốn dự án 0.066

* 25 năm với các hạng mục nhà văn phòng, phụ trợ

Page 150: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

149

X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận Công ty Xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà nẵng là một trong những thành

viên chủ chốt của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Công ty đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển bền vững của Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh, trước hết là trạm đầu mối, tiếp nhận nguồn clinker từ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, sử dụng nguồn phụ gia sẵn có tại chỗ để nghiền và tiêu thụ xi măng tại thị trường các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Với thương hiệu sản phẩm xi măng Hoàng Thạch đã quen thuộc và có uy tín, sản phẩm của Dự án sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh và phát triển thị phần xi măng của Tổng Công ty trên thị trường khu vực.

Dự án sẽ tiếp nhận lượng clinker dư thừa từ nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nghiền với nguồn phụ gia tại chỗ, tiêu thụ tại địa bàn khu vực, nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty, thực hiện chức năng điều tiết cung - cầu, bình ổn giá cả thị trường xi măng khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, góp phần cùng Tổng Công ty trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả xi măng trên phạm vi cả nước, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xi măng Việt Nam trong nền kinh tế thị trường khi Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại tự do ASEAN (AFTA).

Dự án có qui mô đầu tư và công suất sản phẩm (giai đoạn I) là 1,0 triệu tấn xi măng/năm. Địa điểm đầu tư tại thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh

Khánh Hoà, với diện tích chiếm đất của mặt bằng Nhà máy là 6 ha, có dự phòng cho mở rộng nâng công suất trong tương lai.

Ngoài hiệu quả kinh tế trên, khi Dự án được thực hiện sẽ giải quyết việc làm trực tiếp cho 141 cán bộ công nhân viên và gián tiếp tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong khu vực Cam Ranh và tỉnh Khánh Hoà.

2. Kiến nghị Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh sớm được thực hiện sẽ tạo đà cho sản

phẩm có khả năng cạnh tranh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp xi măng trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới

Page 151: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

150

Vời tầm quan trọng của dự án trong định hướng phát triển xi măng của tổng công ty việc đưa ra các giải pháp phù hợp là rất quan trọng. Sau đây là một số đề xuất về các giải pháp kinh tế kỷ thuật cho dự án:

Phương án tăng công suất dự kiến là 1trT/năm để khai thác triệt để công suất và quy mô đầu tư tận đồng thời đáp ứng nhu hiện tại của thị trường. Phương án công suất 1trT/năm đem lại hiệu quả kinh tế như phân tích ở trên

Phương án vận chuyển bằng băng chuyền, dự án sẽ xây dựng băng chuyển 1,2 km thay thế cho vận chuyển bẳng ô tô sẽ đem lại hiệu quả về mặt thời gian và kinh tế cho dự án Đề xuất phương án bố trí mặt phù hợp với dây chyền sản xuất và bảo đảm vệ

sinh môi trường an toàn lao động Đề xuất lựa chọn phương án địa điểm tối ưu để chi phí đền bù giải phóng và vệ

sinh môi trường là kinh tế nhất như đã phân tích ở trên Đề xuất thời gian tổ chức thực hiện dự án phù hợp theo tiến trình quy luật các

công việc sẽ thực hiện cho đến khi đưa dự án vào khai thác sản xuất.

Page 152: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

1

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP CÁC HẠNG MỤC VÀ DIỄN GIẢI KẾT CẤU CHÍNH

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

m m m m2

1 2 3 4 5 6 7

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÍNH

I TIẾP NHẬN CLINKER, THẠCH CAO, PHỤ GIA

1,1 Cảng nhập + Xuất 60 20 1200 Bến nhô, cọc nhồi , đài cao, dầm sàn BTCT

1,2 Nhà điều hành + chuyển hướng trên cảng 6 12 12 72

Khung: kết cấu thép. Bao che: bằng tôn kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

1,3 Trạm điện cảng 10 7 4,5 70 Kết cấu dầm sàn, cột bằng BTCT. Tường xây gạch.

1,4 Móng băng tải v/c từ cảng nhập về trạm trung chuyển (phần đất liền)

Đài cọc nhồi dạng trụ đỡ.

1,5 Trạm trung chuyển 18 10 9,7 180 Móng kết cấu BTCT mác 300#; kết cấu phần thân bằng kết cấu thép.

1,6 Móng băng tải v/c từ trạm trung chuyển đến si lô clinker 81 3 243

Móng: kết cấu BTCT

Page 153: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

2

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

1,7 Si lô clinker D32 50 803,84 Móng cọc BTCT 500x500, dài 20m mác 300#. Tường: kết cấu BTCT ứng suất trước, thi công theo phương pháp trượt. Tường, sàn đáy, mái: kết cấu BTCT mác 300. Cầu thang lên si lô cầu thang thép

1,80 Móng băng tải v/c từ trạm trung chuyển đến kho thạch cao, phụ gia 10 3 30

Móng: kết cấu BTCT

1,90 Phễu tiếp nhận đường bộ 13 6 7 78 Phễu kết cấu BTCT mác 300#, phần thân bằng kết cấu thép, bao che bằng tôn kim loại

1,10 Móng băng tải v/c từ phễu tiếp nhận về kho 52 3 156 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài 20m

mác, đài móng BTCT

1,11 Kho thạch cao, phụ gia 132 46 22,3 6072 Móng, móng máy: kết cấu BTCT, móng cọc: cọc BTCT 300x300, dài 20m. Khung: kết cấu thép. Bao che: xây gạch cao 2,5m, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

1,12 Móng băng tải v/c từ silô clinker đến trạm định lượng 81 3 243 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài 20m

mác, đài móng BTCT

1,13 Móng băng tải v/c từ kho thạch cao, phụ gia đến trạm định lượng 103 3 309 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài 20m

mác, đài móng BTCT

II ĐỊNH LƯỢNG VÀ NGHIỀN XI MĂNG

Page 154: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

3

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

2,1 Trạm định lượng 19,2 8 18,5 153,6

Móng cọc BTCT, cọc BTCT 400x400, dài 20m. Khung, cột dầm, sàn: kết cấu BTCT đổ tại chỗ. Bao che: xây gạch, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

2,2 Móng băng tải v/c từ trạm định lượng đến nghiền liệu 22,8 3 68,4 Móng: Móng cọc BTCT 300x300, dài 20m

mác, đài móng BTCT

2,3 Nhà nghiền xi măng 45 14 39,5 630

Móng cọc BTCT, cọc BTCT 400x400, dài 20m. Khung: khung kết cấu BTCT mác 300; từ cốt +24.40 khung bằng kết cấu thép. Bao che: xây gạch, trên lợp tấm lợp kim loại màu + tấm nhựa trong mờ. Mái lợp tấm kim loại màu

2,4 Bệ quạt + Bệ ống khói 10 5 50 Móng: kết cấu BTCT

2,5 Móng tuyến v/c xi măng sang silô xi măng (máng khí)

III CHỨA, ĐÓNG BAO VÀ XUẤT XI MĂNG

3,1 Silô xi măng (2 cái) 2D22 47 759,88

Móng cọc BTCT 500x500, dài 20m. Tường: kết cấu BTCT ứng trước, đổ tại chỗ, thi công theo phưng pháp trượt. Tường, sàn đáy, phễu, sàn mái: BTCT đổ tại chỗ mác 300 Mpa. Cầu thang lên si lô cầu thang thép

Page 155: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

4

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

3,2 Đóng bao và xuất xi măng 21-50 26-45 27,9 1733

Móng: móng cọc BTCT 400x400, dài 20m; đài cọc BTCT đổ tại chỗ. Khung, cột, dầm, sàn, mái: BTCT đổ tại chỗ. Bao che bằng gạch xây+ tấm lợp kim loại màu. Cầu thang sắt.

3,3 Móng tuyến băng tải V/c xi măng từ nhà đóng bao đến tram trung chuyển 356 3 1068

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

IV CẤP KHÍ NÉN (NẰM TRONG CÁC CÔNG ĐOẠN)

V CẤP, XỬ LÝ NƯỚC HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

5,1 Bể nước tuần hoàn + tháp làm lạnh + trạm bơm + bể nước 22.5+6+25 22.5+4.5+16 3+3 933,25

Trạm bơm: móng BTCT, tường xây, mái bằng BTCT, bể chứa : BTCT toàn khối đổ tại chỗ

5,2 Mạng cấp nước sản xuất trong nhà máy ống gang D15 - D200

5,3 Mạng cấp nước cứu hoả

5,4 Mạng cấp nước sinh hoạt

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Page 156: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

5

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

5,4 Mạng thoát nước mặt 2731 Hệ thống thoát nước gồm: ống, mương và cống; Mương xây gạch, đáy mương bằng bê tông; Cồng bằng BTCT có D500-D700;

5,5 Thoát nước thải công nghiệp 336m ống thoát bằng gang D50-D200

5,6 Thoát nước thải sinh hoạt 250m ống thoát bằng ống nhựa PVC; được đưa ra hệ thống thoát chung của nhà máy

5,7 Trạm xử lý nước thải 10 6 4,5 60 Trạm bơm: móng BTCT, tường xây, mái bằng BTCT, bể chứa : BTCT toàn khối đổ tại chỗ

VI HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

6,1 Trạm điện phân xưởng (LS -4cái) 8+10+10+7 10+24+16+10 4,5 550

Móng cọc BTCT, hầm BTCT chống thấmCột, dầm, sàn thiết bị, mái : kết cấu BTCT đổ tại chỗ. Tường xây gạch bao che Có thiết kế đặt máy điều hoà nhiệt độ, cửa gió, cửa ra vào bằng sắt.

6,2 Hầm cáp, mương cáp 368 2,5 920 Đáy, thành, nắp bê tông cốt thép chống thấm, xử lý nền bằng lớp đệm cát.Hai bên thành lắp máng cáp thép có lối đi ở giữa

6,3 Nhà điều khiển trung tâm - Phòng thí nghiệm 17 15 10 255

Móng cọc BTCT Cột, dầm, sàn thiết bị, mái : kết cấu BTCT đổ tại chỗ.Tường xây gạch bao che Có thiết kế đặt máy điều hoà nhiệt độ, cửa gió.

Page 157: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

6

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

VII KHO, XƯỞNG

7,1 Kho vật tư tổng hợp + Xưởng cơ điện 84,34 15 12,805 1265,1

Móng cọc đóng, móng BTCT đổ tại chỗ. Thân : khung thép hình, bao che bằng tường gạch cao 1,5m, phần trên tấm lợp kim loại màu. Mái lợp tấm lợp kim loại màu.

VIII CÁC CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH

8,1 Nhà điều hành 28,8 9 8,655 259,2 Nhà khung, móng cọc BTCT kích thước cọc 250x250 dài 20m, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

8,2 Nhà ăn ca 25,2 14,4 5,2 362,88 Nhà khung, móng cọc BTCT,sàn mái BTCT+vì kèo, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm, mái lợp tôn có trần chống nóng

8,3 Trạm cân 14+3 4+3 65 Móng BTCT, nhà xây mái bằng, cửa kính khung nhôm

8,4 Nhà để xe 21 8 4,5 168 Nhà khung thép định hình, mái tôn, tường xây, cửa thép

8,5 Bảo vệ 5 4 3 20 Nhà xây gạch, mái bằng BTCT, cửa gỗ panô kính

8,6 Nhà tắm rửa thay quần áo 21,6 4,5 3,3 97,2 Nhà khung, móng BTCT, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

Page 158: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

7

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

8,7 Nhà chờ và WC 21,6 4,5 3,3 97,2 Nhà khung, móng BTCT, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

IX CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG

9,1 San nền 391 250 97750 San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. nền được xử lý cọc bấc thấm cho đường bãi và khu phụ trợ.

9,2 Kè bờ thoát nước Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 300, mái dốc 1: 3.Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

9,3 Đường bãi nội bộ trong nhà máy 24900 Bê tông xi măng, dốc 2 bên.

9,4 Đường ngoài hàng rào nhà máy

9,5 Cổng tường rào 1260 2 2520

Hàng rào thoáng: giằng móng BTCT, trụ xây 330,tường 220 cao 0,8m, trên là khung hoa sắt 12x12.Hàng rào đặc: giằng móng BTCT, trụ 330, tường xây 220. Cổng: khung ống thép ?50, bịt tôn 2 mặt cao 0,8 m , trên là hoa sắt 15 x15

9,6 Vườn hoa cây xanh

X KHU VĂN PHÒNG 90 70 6300

Page 159: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

8

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

10,1 Nhà văn phòng 33,2 8.5-15.52 8,7 332,744 Nhà khung, móng cọc BTCT kích thước cọc 250x250 dài 20m, mái bằng BTCT, tường xây gạch, cửa gỗ, cửa kính khung nhôm

10,2 Nhà bảo vệ 5 4 3 20 Nhà xây gạch, mái bằng BTCT, cửa gỗ panô kính

10,3 Cổng hàng rào 320 0,7 2,2 224

Hàng rào thoáng:giằng móng BTCT, trụ xây 330,tường 220 cao 0,8m, trên là khung hoa sắt 12x12.Hàng rào đặc: giằng móng BTCT, trụ 330, tường xây 220. Cống: khung ống thép ?50, bịt tôn 2 mặt cao 0,8 m , trên là hoa sắt 15 x15

10,4 Nhà để xe 21 8 4,5 168 Nhà khung thép định hình, mái tôn, tường xây, cửa thép

10,5 San nền+Kè thoát nước

San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. nền được xử lý cọc bấc thấm cho đường bãi và khu phụ trợ. Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 150, mái dốc 1: 3.

10,6 Đường bãi, cây xanh 5723,256 Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

10,7 Hệ thống cấp và thoát nước bề mặt và sinh hoạt

XI Khu ở của cán bộ 145 64 9280

11,1 Nhà ở CBVNV 5625

Page 160: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

9

STT Hạng mục Qui mô công trình (theotrục) Diện

tích Giải pháp kết cấu chính Dài Rộng Cao

11,2 San nền +kè

San bằng cát, đầm chặt k=0.9; san nền đến cốt +3.4. Kè đá hộc xây khan dày 300, trên lớp đệm đá dăm hỗn hợp dày 150, mái dốc 1: 3. Mương bê tông CT đậy tấm đan, cống hộp qua đường.

11,3 Đường bãi cây xanh 5143 Đường bê tông xi măng, dốc 2 bên.

11,4 Hệ thống cấp và thoát nước bề mặt và sinh hoạt

11,5 Cổng hàng rào 478 0,7 2,2 334,6

XII Các công trình phục vụ thi công

12,1 Đường dây và trạm điện thi công

12,2 Đường ống và bể nước thi công

12,3 Đường thi công

12,4 Sân bãi thi công

12,5 Kho, xưởng tạm

12,6 Hàng rào tạm, lán trại tạm

Page 161: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

10

PHỤ LUC SỐ 2: CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ

1. Hệ thống cung cấp điện và điều khiển

1.1. Hiện trạng nguồn và lưới điện khu vực 1. Nguồn và lưới điện cao thế 110kV: Khu vực thị xã Cam Ranh và vùng lân cận hiện có 3 trạm biến áp trung gian

110/35/22kV gồm trạm biến áp Cam Ranh với công suất 2x25MVA, trạm biến áp Tháp Chàm với công suất 2x16MVA và trạm biến áp Suối Dầu với công suất 1x25MVA. Các trạm biến áp này được cấp điện từ 2 nguồn trạm biến áp 220/110kV của nhà máy thuỷ điện Đa Nhim với công suất 2x63MVA và trạm biến áp 220/110kV Nha Trang với công suất 2x125MVA.

Lưới điện 110kV: Khu vực Cam Ranh có 3 tuyến đường dây 110kV là các tuyến Nha Trang – Cam Ranh, Cam Ranh - Đa Nhim, Tháp Chàm – Cam Ranh. Hiện tại tuyến đường dây 110kV Tháp Chàm – Cam Ranh sử dụng dây dẫn ACSR 185/29 vẫn còn non tải, đảm bảo đủ khả năng tải cho phụ tải Nhà máy xi măng.

2. Nguồn và lưới điện trung thế : Khu vực thị xã Cam Ranh hiện có 3 trạm biến áp 35kV gồm trạm F8B Cam Hải

35/22/15kV công suất 4000kVA, trạm F8 Mỹ Ca 35/15kV công suất 5600kVA và trạm F9 Cam Ranh 35/15kV công suất 2x4000kVA.

Với nhu cầu sử dụng điện phục vụ thi công không lớn (400kVA), lưới điện trung áp gần khu vực xây dựng có thể đảm bảo cấp điện thi công cho Dự án.

1.2 Hệ thống cung cấp điện. 1. Nhu cầu phụ tải Căn cứ vào quy mô của dây chuyền công nghệ và công suất đặt của thiết bị cơ khí,

sơ bộ nhu cầu phụ tải điện được xác định như sau: a/ Công suất đặt của thiết bị: Công suất đặt của phụ tải 6kV Pd1 = 6.580 kW Công suất đặt của phụ tải 400V Pd2 = 2830 kW Công suất chiếu sáng và phụ trợ Pd3 = 500 kW b/ Các hệ số tính toán: Từ thực tế tại các nhà máy xi măng, các hệ số tính toán được chọn như sau :

• Hệ số phụ tải Kft: - Cho động cơ 6kV: 0,9.

Page 162: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

11

- Cho động cơ hạ áp 400V : 0,75. • Hệ số đồng thời Kđt: - Cho động cơ 6kV: 1,0. - Cho động cơ hạ áp 400V: 0,85. • Hiệu suất eta (η): - Cho động cơ 6kV: 0,95. - Cho động cơ hạ áp 400V: 0,85. • Hệ số công suất cosϕ: 0,9. c/ Công suất tính toán + Ptt1 (cho phụ tải 6 kV): Ptt1 = (Pđ1 x Kft x Kđt) / η = (6580 x 0,9 x 1,0) / 0,95 = 6234 kW + Ptt2 (cho phụ tải 400V): Ptt2 = (Pđ2 x Kft x Kđt) / η = (2830 x 0.75 x 0.85) / 0.85 = 2123 kW + Ptt3 (cho chiếu sáng và phụ trợ) = Pđ3 = 500 kW Công suất biểu kiến tính toán Stt : Stt = (Ptt1 + Ptt2 + Ptt3) / cos ϕ = (6234 + 2123 + 500) / 0.9 = 9840 kVA Công suất tiêu thụ tính toán cho dây chuyền (20% công suất dự phòng): Sbatt= 1,2 × Stt = 1,2 × 9840 KVA= 10 627 kVA Chọn máy biến áp 110/6 KV công suất 16.000kVA. 2. Các tiêu chuẩn áp dụng

a/ Điện áp và tần số : Cấp điện áp sử dụng trong Nhà máy được áp dụng theo tiêu chuẩn điện áp công

nghiệp của Việt Nam. - Điện áp phân phối trung áp: 6.3kV, 50Hz, 3 pha. - Điện áp hạ áp: 400V, 50Hz, 3 pha. - Điện áp chiếu sáng: 230V, 50Hz, 1 pha. - Điện áp điều khiển: 230V, 50Hz, 1 pha ; 24/48VDC. - Điện áp đo lường: 24VDC b/. Giá trị dao động điện áp và tần số cho phép - Dao động điện áp: • Mạch cấp nguồn cho động cơ: ±5%. • Mạch cấp nguồn cho thiết bị chiếu sáng: ± 2,5%. - Dao động tần số trong khoảng : ± 2%. 3. Nguồn điện

Page 163: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

12

Phương án cấp điện cho Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh do Công ty tư vấn điện IV thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam lập tháng 12/2002.

Tóm tắt phương án cấp điện như sau: a/ Nguồn điện cho sản xuất Nguồn điện cho sản xuất dự kiến sẽ được cấp từ tuyến dây 110kV – ACSR-

185/29 Tháp Chàm - Cam Ranh. Cần xây dựng tuyến đường dây nhánh rẽ mạch kép 110KV từ điểm đấu nối đến trạm biến áp chính 110/6kV đặt tại Nhà máy. Tại điểm đấu nối sẽ tách đôi đường dây 110kV Tháp Chàm – Cam Ranh hiện có và đấu nối vào đường dây mạch kép mới xây dựng. Như vậy trạm biến áp của Nhà máy sẽ được cấp điện từ 2 phía nên đảm bảo an toàn cấp điện.

Các thông số chính của đường dây nhánh rẽ 110kV và trạm biến áp 110/6kV Nhà máy xi măng như sau:

• Đường dây rẽ nhánh 110kV: - Số mạch : 02 mạch - Điểm đầu: Đấu nối tại khoảng cột 269 - 270 tuyến 110kV Tháp Chàm –

Cam Ranh. - Điểm cuối : Thanh cái 110kV Trạm điện chính của Nhà máy xi

măng. - Chiều dài tuyến: 1500 m - Dây dẫn : ACSR 185/29 cho 2 mạch Dây chống sét : Dùng 02 dây chống sét TK-50. - Nối đất : Dùng loại cọc kết hợp tia nối đất. - Cách điện : Cách điện thuỷ tinh U70-BS và U120-B hoặc tương đương - Cột : Cột thép mạ kẽm. - Móng cột : Bê tông cốt thép đúc tại chỗ. • Trạm biến áp 110/6kV: Giai đoạn I trạm biến áp chính 110/6kV được thiết kế với một máy biến áp công

suất 16 000kVA. Diện tích trạm được dự phòng cho giai đoạn 2 sẽ mở rộng thành 2x16 000kVA. Các thiết bị điện phía cao thế 110kV của trạm điện chính sẽ được lắp ngoài trời, các thiết bị điện phía trung áp 6kV và các thiết bị đo lường điều khiển được lắp đặt trong nhà có trang bị điều hoà và thông gió.

- Thiết bị phía cao áp 110kV bao gồm: Chống sét van, dao cách ly, máy cắt, các thiết bị đo lường (I, U, kW, kVAr, cos ϕ, Hz), thiết bị bảo vệ (quá dòng điện, cắt nhanh, chạm đất, quá áp, tự động đóng lặp lại…)

Page 164: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

13

- Máy biến áp 110/6.3kV công suất 16 000kVA, loại đặt ngoài trời, 2 cuộn dây, ngâm trong dầu và làm mát tự nhiên (ONAN), có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải.

- Thiết bị phía 6kV : Sơ đồ thanh cái đơn có phân đoạn, bao gồm các tủ máy cắt hợp bộ 6KV- 630 ÷ 1250A, máy biến áp tự dùng 6/0,4KV và tủ phân phối tự dùng 0,4/0,23KV, các thiết bị đo lường (I, U, kWh, kVArh, cos ϕ, Hz), thiết bị bảo vệ (quá dòng điện, chạm đất, quá áp).

b// Nguồn điện thi công Nguồn điện phục vụ cho thi công nhà máy sẽ được lấy từ tuyến đường dây 15kV

– AC95 cấp điện cho xã Cam Thịnh Đông đi gần mặt bằng nhà máy. Hiện tại đường dây này đang vận hành cấp điện áp 15kV, trong vòng một vài năm tới sẽ vận hành cấp điện áp 22kV. Cần xây dựng mới nhánh rẽ từ điểm đấu nối tới trạm biến áp thi công 22(15) /0,4kV – 400kVA đặt trong mặt bằng Nhà máy. Các thông số chính của đường dây và trạm điện thi công như sau:

• Đường dây nhánh rẽ 15kV (xây dựng cấp điện áp 22kV vận hành tạm ở cấp điện áp 15kV) :

- Số mạch : 01 mạch - Điểm đầu: Đấu tại cột số 103 tuyến đường dây 15kV cấp điện cho xã Cam

Thịnh Đông. - Điểm cuối : Trạm biến áp thi công của Nhà máy xi măng. - Chiều dài tuyến: 1100 m - Dây dẫn : AC-50 - Cách điện : Sứ đứng SĐ-22 và sứ chuỗi U70-BS. - Nối đất : Dùng loại cọc kết hợp tia nối đất. - Cột : Cột bê tông ly tâm 10 – 12m. - Móng cột : Bê tông cốt thép đúc tại chỗ. • Trạm biến áp thi công 22(15)/0.4kV: - Điện áp : Phía sơ cấp có 2 cấp 22kV và 15kV , phía thứ cấp 0,4kV - Công suất : 400kVA - Thiết bị phía trung áp : Chống sét van, cầu chì tự rơi. - Thiết bị phía hạ áp : tủ phân phối trọn bộ 500V gồm 1 áp tô mát tổng, 3 áp tô

mát nhánh, các dụng cụ đo lường V, A, kWh . 4. Hệ thống cung cấp điện. Sơ đồ cung cấp điện Sơ đồ cung cấp điện từ thanh cái 6kV của trạm biến áp chính 110/6kV đến các

trạm biến áp phân xưởng và các phụ tải khác được thiết kế theo sơ đồ hình tia.

Page 165: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

14

- Chọn số lượng và công suất các trạm biến áp phân xưởng : Các trạm điện phân xưởng được bố trí sát các phân xưởng nhằm giảm thiểu số

lượng cáp các loại cũng như đảm bảo độ sụt áp cho phép. Căn cứ vào nhu cầu phụ tải điện của thiết bị công nghệ, vị trí bố trí các công đoạn sản xuất và các công trình phụ trợ, sơ bộ chọn vị trí đặt và dung lượng trạm như sau :

TT Ký

hiệu Trạm điện

Phụ tải 6kV

(KW)

Phụ tải 0.4kV (kW)

Công suất MBA 6/0.4kV

(kVA)

1 LS1 Công đoạn nhập nguyên liệu, xuất xi măng tại cảng

750 1000

2 LS2 Công đoạn tồn trữ và rút NL

309 560

3 LS3 Công đoạn ĐL và nghiền XM

6580 852 1250

4 LS4 Công đoạn ĐB và xuất XM

920 1250

5 LS5 Công trình phụ trợ 500 560 Sơ đồ nguyên lý cung cấp điện được thể hiện trên bản vẽ Đ - 01 Mặt bằng bố trí vị trí các trạm biến áp được thể hiện trên bản vẽ Đ - 03 5. Mô tả các thiết bị điện chính Các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện phải thoả mãn các tiêu chuẩn áp dụng

quy định tại mục 5.4.1.2 và một số yêu cầu cơ bản dưới đây. a. Các thiết bị tại trạm điện chính (MS): Các thiết bị trạm điện chính bao gồm

các thiết bị đóng cắt 110kV, máy biến thế chính 110/6,3kV, các thiết bị đóng cắt 6kV, thiết bị điều khiển, đo lường và bảo vệ, v.v ... sẽ do ngành điện đầu tư. Đặc tính kỹ thuật các thiết bị chính sẽ như sau:

* Thiết bị 110kV - Chống sét van: Trang bị 02 bộ 3 pha cho bảo vệ phía 110kV và 6kV. Điện áp danh định: 96/9kV Dòng phóng điện định mức : 50kA Vật liệu vỏ : Thép hoặc sứ - Dao cách ly 110kV (truyền động bằng động cơ): Trang bị 03 bộ cho lộ đầu vào

và 2 bộ liên lạc. Điện áp danh định / điện áp làm việc : 123 /110kV Dòng điện danh định : 1250 A

Page 166: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

15

Dòng chịu ngắn mạch danh định : 25 kA, 3s Cơ cấu đóng cắt : Bằng động cơ, ngoài ra còn có cơ cấu đóng cắt bằng tay trong

trường hợp cần thiết. - Máy cắt 110kV-SF6: Trang bị 02 bộ: 1 bộ cho đầu vào máy biến áp chính và 1

bộ cho dây chuyền 2. Điện áp danh định / điện áp làm việc : 123 / 110 kV Dòng điện danh định : 1250 A Dòng cắt ngắn mạch danh định : 25 kA, 3s Cơ cấu đóng cắt : Bằng động cơ, ngoài ra còn có cơ cấu đóng cắt bằng tay trong

trường hợp cần thiết. - Biến áp đo lường : Loại : Pha đơn lắp trên cột thép có vỏ sứ cách điện Điện áp danh định : 123 kV Điện áp làm việc sơ cấp: 110 kV Điện áp thứ cấp : 100 V/√3 Cấp chính xác: 0.5/3P - Biến dòng đo lường : Loại : Pha đơn lắp trên cột thép ngâm trong dầu. Điện áp danh định/ điện áp làm việc : 123/110kV Dòng điện sơ cấp: 100A Dòng điện thứ cấp: 1A Cấp chính xác : 5P20/0.5 - Máy biến áp 110/ 6.3 kV Máy biến áp 110/6.3 kV công suất 16 000kVA, loại đặt ngoài trời, 3 pha 2 cuộn

dây, ngâm trong dầu và làm mát tự nhiên (ONAN), có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và sẽ được trang bị đầy đủ các phụ kiện như thiết bị bảo vệ so lệch, đồng hồ chỉ thị mức dầu, lỗ thông hơi, sứ cách điện, đo nhiệt độ dầu có kèm công tắc ngắt, rơ le áp suất dầu cho khoang bộ điều chỉnh điện áp dưới tải, rơ le hơi van xả dầu, hộp điều khiển truyền động bộ điều chỉnh điện áp, điện trở nối điểm trung tính và phụ kiện, hộp nối cáp v.v...

Biến áp sẽ được thiết kế với 20% công suất dự phòng. Các thông số chính : + Công suất : 16 000 kVA + Điện áp sơ cấp : 115 kV + Điện áp thứ cấp : 6.3kV

Page 167: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

16

+ Tổ đấu dây : Ynd11 + Làm mát : Bằng dầu + Tổn hao không tải : 0,1 % + Bộ điều chỉnh điện áp : Lắp ở mạch sơ cấp, tự động điều chỉnh, dải điều chỉnh

± 9x1,78% kèm theo thiết bị chỉ thị. - Tủ điều khiển, bảo vệ và đo lường : Trang bị 1 tủ điều khiển và 1 tủ bảo vệ máy biến áp và các thiết bị cao áp đặt ở

trong nhà trạm điện. Tủ điều khiển, bảo vệ sẽ bao gồm các công tắc chuyển mạch, các liên động an toàn, nút ấn thao tác, đèn chỉ thị trạng thái hoạt động của thiết bị và trạng thái bảo vệ các rơ le... Hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hiện đại với các rơ le số có thiết bị vi xử lý, có sơ đồ mimic gắn trên mặt tủ. Các thông tin như trạng thái của các thiết bị đóng cắt, tình trạng máy biến áp, các tín hiệu đo lường (dòng điện, điện áp, công suất, điện năng… ) từ hệ thống điều khiển, đo lường trạm biến áp được truyền tới phòng điều khiển trung tâm của Nhà máy.

Thiết bị phía 6KV - 01 Máy cắt tổng đầu vào : 7,2kV - 2500A, Icđm 25kA, 1s. - 01 tủ máy cắt phân đoạn: 7,2kV – 2500A, 25kA, 1s - 02 Máy cắt lộ ra 7,2kV – 1250 A, Icđm 40kA : 1 lộ cấp điện cho trạm điện

LS3 - Công đoạn định lượng và nghiền xi măng, 1 lộ dự phòng. - 04 Máy cắt lộ ra 7,2kV – 630 A, Icđm 40kA cấp điện cho các phụ tải sau: + Trạm điện LS1 - Công đoạn nhập nguyên liệu, xuất xi măng tại cảng. + Trạm điện LS2 - Công đoạn tồn trữ và rút nguyên vật liệu. + Trạm điện LS3 - Công đoạn định lượng và nghiền xi măng. + Trạm điện LS4 - Công đoạn đóng bao và xuất xi măng đường bộ. + Trạm điện LS5 – cấp điện cho các công trình phụ trợ. Các máy cắt là loại tủ kim loại đứng, lắp trong nhà, cách điện SF6. Các tủ máy

cắt được bố trí thành dãy và có thể mở rộng lắp thêm các ngăn tủ ở đầu cuối. Hệ thống đo lường và bảo vệ sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hiện đại với các rơ le có thiết bị vi xử lý. Các đồng hồ chỉ thị thông số đo nói chung sẽ sử dụng cơ cấu đo và chỉ thị hiển thị số điện tử để truyền thông đến phòng điều khiển trung tâm thông qua thiết bị PLC. Hệ thống bảo vệ được phối hợp giữa phía cao áp 110 kV và trung áp 6kV bao gồm : các liên động an toàn, bảo vệ quá áp, quá dòng, sụt áp, bảo vệ dòng điện dò chạm đất, bảo vệ so lệch, bảo vệ tự động đóng lặp lại, thứ tự pha…

- Tủ ắc qui 110VDC cùng bộ nạp cấp nguồn điều khiển cho các máy cắt. - Máy biến áp tự dùng 50 kVA – 6/0.4kV.

Page 168: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

17

- Tủ phân phối 0.4KV cho điều hoà, thông gió, chiếu sáng… trạm điện chính. b. Thiết bị trạm điện phân xưởng

* Thiết bị đóng cắt trung thế 6kV Tại các tủ đóng cắt trung thế trong trạm điện phân xưởng, cầu dao phụ tải lắp tại

ngăn đầu vào sẽ được dùng để đóng cắt khi sửa chữa/bảo dưỡng tủ, các máy cắt SF6 cho lộ đầu ra sẽ được dùng cho đóng cắt các phụ tải trung thế có công suất định mức lớn hơn 2000 KW hoặc tụ bù có dung lượng lớn hơn 4000 kVA. Các phụ tải trung thế còn lại sẽ được đóng cắt bằng công tắc tơ chân không (VCS).

Thiết bị đóng cắt trung thế là loại tủ kim loại đứng, lắp trong nhà. Các tủ được bố trí thành dãy và có thể mở rộng lắp thêm các ngăn tủ ở đầu cuối. Hệ thống đo lường và bảo vệ sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hiện đại với các rơ le có thiết bị vi xử lý. Các đồng hồ chỉ thị thông số đo nói chung sẽ sử dụng cơ cấu đo và chỉ thị hiển thị số điện tử để truyền thông đến phòng điều khiển trung tâm của Trạm nghiền thông qua thiết bị PLC.

* Biến áp phân phối 6/0,4kV Các máy biến áp phân phối 6/0,4kV cấp điện cho các thiết bị động lực, điều

khiển và biến áp chiếu sáng được đặt trong nhà hoặc ngoài trời liền kề với các trạm điện phân xưởng. Biến áp sẽ là loại ngâm dầu và làm mát tự nhiên (ONAN) có bộ điều chỉnh điện áp không tải và được trang bị đầy đủ các phụ kiện như đồng hồ đo mức dầu, lỗ thông hơi, sứ cách điện, đo nhiệt độ dầu có kèm công tắc ngắt, van xả dầu, hộp nối cáp,v.v ... Biến áp sẽ được thiết kế với 20% công suất dự phòng.

* Tủ phân phối điện hạ thế (MDB) Các tủ phân phối hạ thế MDB sẽ được cấp điện từ phía thứ cấp của các biến áp

động lực 6/0,4kV, thực hiện cấp nguồn cho các tủ điều khiển động cơ (MCC), các thiết bị điều khiển, khu vực không sản xuất, v.v... Kết cấu của các tủ sẽ là loại tủ kín, cấp bảo vệ IP41, có các thanh cái dọc và ngang ba pha - trung tính - đất (L1, L2, L3, PE-N). Mỗi tủ đều được trang bị bộ chống sét van hạ thế 0,4kV. Ngăn cấp điện đầu vào sẽ bao gồm máy cắt không khí cùng với các thiết bị đo lường (dòng điện, điện áp, công suất tiêu thụ) và bảo vệ (quá tải và ngắn mạch). Các MCCB đầu ra sẽ thực hiện cấp điện tới các phụ tải.

Các phụ tải sử dụng điện 230V sẽ được cấp qua biến áp nhỏ 400/230V và tủ phân phối điện 230V đặt ngay trong tủ MDB hoặc đặt riêng bên ngoài.

* Trung tâm điều khiển động cơ MCC Các tủ MCC sẽ được bố trí trong các trạm điện phân xưởng, kết cấu vỏ tủ bằng

kim loại kiểu kín, cấp bảo vệ IP41 thực hiện cấp điện cho các động cơ hạ áp trong phân xưởng.

Page 169: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

18

Tủ MCC sử dụng là loại MCC “thông minh”. Ngăn đầu vào tủ MCC sẽ gồm 01 máy cắt không khí cùng với các dụng cụ đo lường (dòng điện, điện áp, công suất tiêu thụ) và bảo vệ (quá tải và ngắn mạch). Các ngăn cấp điện cho động cơ sẽ là loại ngăn kiểu “kéo ra”, mỗi ngăn gồm MCCB, công tắc tơ và bộ rơ le bảo vệ điện tử, khoá liên động kiểu núm xoay, các nút ấn vv... Mặt trước của mỗi ngăn cấp điện động cơ sẽ được trang bị các thiết bị chỉ thị trạng thái đóng, ngắt và sự cố của từng ngăn.

* Tủ nguồn 110 VDC cho điều khiển máy cắt Hệ thống ắc quy cùng bộ nạp tự động sẽ được trang bị để cấp nguồn một chiều

(110 VDC) liên tục cho điều khiển thiết bị đóng cắt trung thế tại các trạm điện phân xưởng.

c.Các tủ tụ bù Gồm các tụ bù cấp điện áp 6kV và 0,4kV. Các tụ bù 6kV được trang bị theo các

động cơ 6kV, được nối song song và đóng cắt tự động cùng động cơ 6KV tương ứng. Các tụ bù cấp điện áp 0,4kV được trang bị cho mỗi trạm điện phân xưởng, có thiết bị tự động điều chỉnh dung lượng bù, đảm bảo duy trì hệ số cosϕ trung bình của toàn nhà máy không thấp hơn 0,9.

1.3. Truyền động điện 1. Yêu cầu chung Động cơ nói chung sẽ được cung cấp cùng với thiết bị cơ khí và thiết kế theo tiêu

chuẩn IEC34 hoặc tương đương, làm việc ở chế độ liên tục dài hạn, cho phép khởi động ít nhất 3 lần liên tục trong điều kiện lạnh và 2 lần liên tục trong điều kiện nóng.

2. Động cơ cao áp 6KV Các động cơ điện có công suất lớn hơn hoặc bằng 200kW sẽ sử dụng cấp điện áp

6kV, khởi động bằng phương pháp thay đổi điện trở rôto. Động cơ cao áp sẽ có cách điện cấp F, bảo vệ cấp IP55 và được trang bị các cảm biến để giám sát nhiệt độ cuộn dây stato và ổ đỡ.

3. Động cơ hạ áp Các động cơ điện có công suất dưới 200kW chủ yếu sử dụng loại động cơ không

đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc, cấp điện áp 400/230V, cách điện cấp B hoặc F, cấp bảo vệ IP55.

4. Động cơ hạ áp có điều chỉnh tốc độ

Page 170: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

19

Các động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc của một số thiết bị yêu cầu cần điều chỉnh tốc độ (cân băng, phân ly…) sẽ được điều chỉnh tốc độ bằng bộ biến tần Thyristor/Tranzitor .

1.4. Hệ thống đo lường và tự động hoá 1.Yêu cầu chung: Hệ thống điều khiển tự động được trang bị đảm bảo yêu cầu cơ bản sau đây: - Điều khiển toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tập trung từ phòng điều khiển trung tâm.

- Giám sát các thông số vận hành để bảo vệ an toàn cho thiết bị. - Quản lý và in ra các báo cáo về tình trạng hoạt động của thiết bị, các thông

số sản xuất trong toàn bộ nhà máy, các báo động của quá trình và thiết bị. - Bảo vệ an toàn cho người vận hành và thiết bị. 2. Hệ thống điều khiển tự động

a. Cấu trúc hệ thống điều khiển: Sử dụng hệ thống điều khiển phân bố DCS để điều khiển vận hành toàn bộ trạm

nghiền từ các PLC đến bàn vận hành (OP) tại phòng điều khiển trung tâm (CCR).

b. Phân nhóm hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển của toàn bộ Nhà máy được chia làm các nhóm như sau: - Thực hiện giám sát trạm điện 110/6KV qua tủ PLC1 đặt tại phòng điều khiển

trạm điện chính. - Thực hiện giám sát và điều khiển công đoạn bốc dỡ nguyên liệu từ cảng nhập

tới kho chứa và silô clinker qua PLC2 đặt tại trạm điện LS2. - Thực hiện giám sát, điều khiển công đoạn rút và vận chuyển clinker, thạch cao,

phụ gia tới các két máy nghiền, toàn bộ dây chuyền định lượng và nghiền xi măng, vận chuyển xi măng rời đổ vào các si lô xi măng, trạm xử lý nước qua tủ PLC3 đặt tại trạm điện LS3.

- Thực hiện giám sát và điều khiển công đoạn rút xi măng rời từ các si lô xi măng, đóng bao và xuất xi măng tới các phương tiện vận chuyển (đường bộ và đường thuỷ) qua tủ PLC4 đặt tại trạm LS4.

c) Bàn điều khiển-vận hành: - Phòng vận hành trung tâm : Trang bị 01 máy tính chủ, 02 máy tính vận hành và

01 máy tính thiết kế làm nhiệm vụ vận hành, giám sát công đoạn nghiền đồng thời giám sát hoạt động của các công đoạn khác. Trang bị 03 máy in để in các báo cáo khi cần thiết, 01 máy tính lập trình kiểu xách tay.

Page 171: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

20

Trạm điện công đoạn đóng bao và xuất xi măng : Trang bị 01 máy tính vận hành và 01 máy in.

Các máy tính, tủ điều khiển PLC, máy in của các công đoạn trên được nối trên cùng một mạng điều khiển để có thể dễ dàng truy cập.

Sơ đồ cấu hình hệ thống điều khiển thể hiện trên bản vẽ số: Đ - 02. d) Các chế độ vận hành Gồm 2 chế độ vận hành cơ bản: chế độ vận hành tại chỗ và chế độ vận hành trung

tâm. - Chế độ vận hành tại chỗ: Chỉ thực hiện thao tác Chạy/Dừng tại chỗ bằng các bộ

nút ấn lắp tại hộp điều khiển đặt gần thiết bị (dùng cho sửa chữa, chạy thử). - Chế độ vận hành trung tâm: Là chế độ vận hành cơ bản- thường trực của Trạm

nghiền, sử dụng bộ điều khiển lôgic lập trình (PLC) để điều khiển trình tự khởi động/dừng/liên động và bảo vệ cho toàn bộ thiết bị theo yêu cầu công nghệ. Người vận hành sẽ thực hiện thao tác điều khiển - giám sát - kiểm tra tại bàn vận hành tại phòng điều khiển trung tâm của Trạm nghiền.

e) Nguồn điện cung cấp điện liên tục (UPS) Trang bị các bộ nguồn liên tục kiểu on-line (ắc qui Ni-Cd) cấp điện cho các tủ

PLC, hệ thống máy tính và các thiết bị chiếu sáng khẩn cấp. Để đảm bảo duy trì sự ổn định của hệ thống trên tại 100% tải, các UPS sẽ được nạp điện tự động từ máy phát khi xảy ra sự cố mất điện lưới. Số lượng bộ UPS dự kiến:

01 bộ UPS - 10 kVA trang bị cho Phòng điều khiển vận hành nghiền. 05 bộ UPS - 2 kVA trang bị cho các phòng điều khiển : tại cảng, công đoạn tồn

trữ và rút nguyên liệu, xưởng đóng bao, trạm biến áp chính, cầu cân. 3 Hệ thống đo lường - Các đơn vị đo lường cơ bản: Theo hệ SI - Thiết bị đo lường và bảo vệ: Các thiết bị đo lường (số hoặc tương tự) bao gồm các đầu đo đặt tại các điểm cần

đo theo yêu cầu công nghệ và điều khiển, các bộ biến đổi sẽ chuyển các thông số cần đo thành tín hiệu chuẩn 4-20 mA hoặc 0-10 V, chuyển tới các thiết bị chỉ thị và các PLC điều khiển quá trình nhằm theo dõi các giá trị đo, giám sát quá trình, xử lý các báo động và liên động.

Các tín hiệu đo lường cơ bản sẽ gồm: Nhiệt độ (oC), đo mức (m, %), áp suất (bar, mbar), lưu lượng (T/h, m3/h), tốc độ (vòng/phút), khối lượng (T,m3), năng suất (T/h, m3/h), độ mở / góc mở van (%), dòng điện (A, kA), điện áp (V, kV), công suất (kW), điện năng (kWh)...

Page 172: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

21

Các thiết bị bảo vệ như công tắc giám sát lệch băng, công tắc dây kéo, công tắc báo mức, đầu dò khói/nhiệt vv... sẽ được lắp tại các băng tải, silô, két chứa và các trạm điện với mục đích đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

4. Hệ thống camera giám sát Bố trí một hệ thống giám sát từ xa đặt tại phòng điều khiển trung tâm để quan sát

theo dõi khung cảnh làm việc của các khu vực quan trọng trong nhà máy. Các camera được bố trí tại các vị trí sau : Cảng bốc xếp nguyên liệu, định lượng nghiền xi măng, máy nghiền xi măng, máy đóng bao, khu vực xuất xi măng đường bộ.

5. Các vật tư, thiết bị điện khác

Dây dẫn và cáp điện Ngoài hàng rào nhà máy có tuyến đường dây trên không 110kV đấu nối từ lưới

điện quốc gia đến TBA 110/6.3 kV của nhà máy (do ngành điện đầu tư). Trong hàng rào nhà máy toàn bộ hệ thống cáp động lực cũng như cáp điều khiển,

đo lường sẽ là loại cáp lõi đồng, tiết diện được lựa chọn hợp lý thoả mãn giới hạn sụt áp cho phép.

- Cáp 6kV (cách điện XLPE, vỏ PVC có 01 lớp vỏ bảo vệ bằng kim loại): Cấp điện từ trạm điện chính tới các trạm phân xưởng (LS2 ÷ LS4) đi theo hầm cáp, từ trạm điện chính đến LS5 đoạn đầu đi theo hầm cáp sau đó luồn trong ống PVC đi ngầm trong đất, từ trạm điện chính đến trạm LS1 đoạn đầu đi theo hầm cáp sau đó đi dọc theo băng tải ra cảng. Cáp từ tủ cao thế của xưởng nghiền tới các động cơ 6kV đi trên thang/máng cáp dọc theo kết cấu công trình.

- Cáp hạ áp (cách điện XLPE, vỏ PVC): bao gồm cáp động lực, cáp điều khiển và cáp truyền thông được đi trên các thang /máng cáp, dọc theo các băng tải, hoặc luồn trong các ống PVC, ống thép tới thiết bị.

2. Máy phát dự phòng Trang bị 01 máy phát điện dự phòng nhằm mục đích cấp điện liên tục cho một số

phụ tải quan trọng khi mất điện lưới, bao gồm các phụ tải sau:

- Các bộ nguồn UPS: 20kW - Động cơ phụ quay chậm máy nghiền : 75kW - Bơm dầu bệ đỡ và hộp giảm tốc máy nghiền: 14kW - Đóng bao và xuất xi măng: 150kW - Máy nén khí: 75kW - Chiếu sáng thoát hiểm : 80kW Tổng công suất yêu cầu: 417kW Máy phát điện sẽ sử dụng động cơ Diezel, công suất 600kVA - 415VAC, 50Hz,

Page 173: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

22

cosϕ=0.8, có trang bị thiết bị tự động điều chỉnh điện áp, tần số và bộ chuyển nguồn tự động (ATS).

3. Chiếu sáng và nguồn điện phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng a) Mức chiếu sáng Mức chiếu sáng phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng ngoài trời và

chiếu sáng trong các công trình công nghiệp.

Phòng điều hành trung tâm/phòng thí nghiệm: 300 lux Trạm điện và văn phòng: 200 lux Các xưởng sản xuất: 150 lux Hành lang băng tải, lối đi trong nhà, nhà kho: 50 lux Đường đi ngoài trời, kho bãi: 20 lux. Hàng rào: 10 lux. b) Thiết bị chiếu sáng Các đèn chiếu sáng ngoài trời dùng đèn thuỷ ngân/sodium cao áp 230V-

125/250W lắp trên các cột cao 9m hoặc gắn trên tường bê tông, có trang bị thiết bị đóng cắt tự động bằng tế bào quang điện hoặc rơ le thời gian. Chiếu sáng trong nhà dùng đèn thuỷ ngân/sodium cao áp 80 - 400W và đèn neon 2x40W. Đèn chiếu sáng khẩn cấp dùng ắcqui sẽ được lắp tại những vị trí như cửa ra vào các tầng của các phân xưởng, các trạm điện, hầm cáp ... để thoát hiểm khi điện lưới gặp sự cố.

c) Nguồn điện chiếu sáng Nguồn điện cho chiếu sáng sẽ được lấy từ tủ phân phối chiếu sáng của trạm điện

phân xưởng tương ứng.

Nguồn điện cho sửa chữa bảo dưỡng: Trang bị các hộp ổ cắm điện đặt tại một số vị trí thích hợp trong phân xưởng để cấp nguồn 400VAC - 3pha và 230VAC - 1 pha cho sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường.

4. Hệ thống điều hoà nhiệt độ, thông gió - Hệ thống điều hoà và các quạt thông gió được trang bị cho các phòng sau nhằm

đảm bảo sức khoẻ cho người vận hành và sự hoạt động tin cậy của các thiết bị điện tử :

+ Phòng thí nghiệm và CCR: ≤ 25oC Trang bị điều hoà + Các trạm điện: ≤ 25oC Trang bị điều hoà + thông gió

5. Hệ thống báo cháy Trang bị 1 tủ báo cháy tại phòng điều khiển trung tâm và các panel cục bộ lắp tại

các trạm đIện phân xưởng. Các đầu dò nhiệt và khói được bố trí tại những điểm cần thiết trong dây chuyền và các trạm điện, đưa tín hiệu về tủ báo cháy.

Page 174: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

23

6. Hệ thống tiếp đất và chống sét a. Hệ thống tiếp đất: Hệ thống tiếp đất bao gồm các cọc thép bọc đồng đóng chìm 0.7m dưới cốt

+0.00 hàn với dây cáp đồng bằng mối hàn Cadweld tạo thành hệ thống mạng tiếp địa tại mỗi công trình. Các mạng tiếp đất được nối đẳng thế với nhau. Điện trở tiếp đất tại trạm điện 110KV phải đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 0,5Ω.

b.Hệ thống chống sét: - Hệ thống chống sét trực tiếp: Sử dụng các kim thu sét kiểu truyền thống Franklin hoặc các bộ phóng điện

sớm được lắp tại các phần cao nhất của công trình như nóc Silô Clinker, nóc Silô xi măng, vv... Kim được nối với dây thoát sét của hệ thống mạng tiếp địa bằng cáp đồng.

- Hệ thống chống sét lan truyền từ ngoài vào : Trang bị hệ thống chống sét lan truyền trên đường nguồn cung cấp điện và

đường truyền tín hiệu nhằm giảm tốc độ biến thiên điện áp sét xuống mức thích hợp và giới hạn mức điện áp ra phù hợp với yêu cầu của tải, bảo vệ cho các thiết bị điều khiển, hệ thống mạng máy tính hoạt động ổn định.

- Điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét phải đảm bảo tiêu chuẩn: Rtđ ≤ 4 Ω.

7. Hệ thống thông tin liên lạc Trang bị hệ thống điện thoại nội bộ với 01 tổng đài trung kế cỡ nhỏ 80 - 100 số

gồm 03 đường liên lạc thẳng với tổng đài khu vực và các máy liên lạc nội bộ, 02 máy FAX và 8 máy bộ đàm vô tuyến liên lạc trong nội bộ nhà máy.

2. Hệ thống cấp thoát nước

2.1. Nhu cầu cấp nước Nước cấp cho sinh hoạt : 5 m3/h Nước cấp bù cho sản xuất và làm mát : 15 m3/h Nước cấp cho chữa cháy : 120 m3

Tổng lượng nước yêu cầu hằng ngày: 480 m3/ngày 2.2. Phuơng án cấp nước Năm 1997 Thị xã Cam Ranh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống cấp

nước có công suất 3000 m3/ng.đ. Hiện nay do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất tăng cao, nên Thị xã đã đầu tư nâng công suất của hệ thống này lên 6000 m3/ng.đ dự kiến đến cuối năm 2004 sẽ hoàn thành. Như vậy khi nhà máy đi vào hoạt động thì hệ thống cấp nước đã được nâng cấp hoàn chỉnh, đáp ứng đủ yêu cầu về lưu lượng và áp lực nước.

Page 175: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

24

Nước cấp cho nhà máy được lấy từ mạng cấp nước sạch của Thị xã. Để đảm bảo cung cấp nước liên tục, ổn định cần đầu tư mới tuyến ống dẫn đấu nối với đường ống cấp nước chính D300 của Thị xã, tại điểm 161 trên tỉnh lộ 9, cáh quốc lộ 1A là 800m, áp lực điểm đầu là 2kg/cm2 (tương đương 20 m cột nước), tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6km, đường kính ống D150 - D200, áp lực cuối nguồn đảm bảo trên 5m, để dẫn nước về nhà máy. Đầu tư xây dựng bể chứa trung gian với dung tích 1000m3, đặt tại vị trí sát hàng

rào phía Tây - Bắc nhà máy, chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Trạm bơm cấp II bố trí: - 02 máy bơm (1 dự phòng), công suất 20m3/h, cột áp 30m, cấp nước sinh hoạt

cho các công trình. - 02 máy bơm (1 dự phòng), công suất 15m3/h, cột áp 10m, cấp nước bổ xung

cho bể nước tuần hoàn. Trạm tuần hoàn nước gồm: - Bể chứa dung tích 300m3 chứa nước sản xuất và chữa cháy. - 02 máy bơm (1 dự phòng), công suất 50m3/h, cột áp 50m, cấp nước cho sản

xuất. - 02 máy bơm (gồm 1 máy bơm điện và 1 máy bơm Diezel đề phòng mất điện khi

có cháy), công suất 120m3/h, cột áp 10m, cấp cho hệ thống nước chữa cháy. - 01 máy bơm, công suất 2m3/h, cột áp 10m, tạo áp cho hệ thống ống cấp nước

cứu hoả. - 02 cụm thiết bị làm mát, công suất 20m3/h. - 02 máy bơm (1 dự phòng), công suất 20m3/h, cột áp 10m, bơm nước nóng lên

tháp làm mát. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cấp nước trong nhà máy như sau: Nước từ bể

chứa 1000 m3 được trạm bơm cấp II bơm cấp cho sinh hoạt và bơm cấp bù cho bể tuần hoàn. Từ bể tuần hoàn, nước sản xuất được máy bơm trong trạm tuần hoàn bơm vào mạng cấp nước sản xuất. Nước làm mát trong quá trình sản xuất được thu hồi về ngăn nước nóng trong bể tuần hoàn, tách dầu mỡ theo phương pháp tuyển nổi cưỡng bức, sau đó được bơm lên tháp làm mát và thu về ngăn lạnh trong bể để tái sử dụng.

Nước cấp cho nhà máy với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt đô thị của Việt Nam theo tiêu chuẩn TCVN 5995 - 1995.

2.3. Thoát nước Hệ thống thoát nước của nhà máy là hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa được

thu vào hệ thống mương kín có nắp đậy để thoát ra biển.

Page 176: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

25

Nước thu hồi trong quá trình sản xuất làm mát thiết bị, đưa về trạm tuần hoàn, tách dầu mỡ, làm mát và tái sử dụng lại. Phần nước chứa dầu mỡ được đưa về trạm xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt tách riêng khỏi hai hệ thống trên đưa về trạm xử lý nước thải sau đó qua xử lý trước khi thoát ra biển.

3. Hệ thống cung cấp khí nén: Khí nén cung cấp để đảm bảo cho hoạt động của các thiết bị điều khiển bằng khí

nén, máy đóng bao, rũ bụi các lọc bụi túi, vệ sinh đường ống, két đóng bao với tổng nhu cầu theo sơ bộ tính toán vào khoảng 1.800 m3/h.

Dự kiến bố trí một trạm nén khí trung tâm để cung cấp khí nén cho các hộ tiêu thụ với 2 máy nén khí có tổng lưu lượng lắp đặt là: 2 x 950 m3/h và 1 máy dự phòng, áp lực khí nén cung cấp là 7,5 bar.

Từ trạm nén khí trung tâm, khí nén được cung cấp đến các hộ tiêu thụ bằng hệ thống đường ống và van phân phối. Để cung cấp khí nén cho các thiết bị hoạt động tại cảng, bố trí một máy nén khí

có lưu lượng lắp đặt 60m3/h, áp lực khí cung cấp 7,5bar. Trừ trường hợp đặc biệt, các máy nén khí là loại làm mát bằng không khí, kiểu

trục vít vô tận, có giảm thanh và lọc khí cửa hút. Khí nén ra khỏi máy nén khí sẽ được tách dầu bôi trơn, làm mát và tách nước. Khí nén cung cấp cho các lọc bụi tay áo sẽ được làm khô để đảm bảo tuổi thọ của các túi lọc. Các máy nén khí được thiết kế đảm bảo độ ồn cho phép.

Việc cung cấp khí có áp lực làm việc <1 bar để sục đáy silô xi măng, đáy két đóng bao và đáy két xuất xi măng rời do các quạt roots đặt tại chỗ đảm nhiệm.

4. Phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm được trang bị đồng bộ để tiến hành gia công mẫu, thí nghiệm

các mẫu cơ lý và phân tích thành phần hoá các nguyên liệu cần thiết.

a/ Bộ thiết bị, dụng cụ thử cơ lý: - Các thiết bị gia công mẫu - Bộ thiết bị tạo mẫu thử cơ lý theo TCVN/ASTM - Các thiết bị thử nén, uốn, kéo mẫu. - Các thiết bị liên quan đến dưỡng hộ mẫu. - Các dụng cụ xác định tính chất cơ lý khác như thời gian ninh kết, độ mịn, tỷ

diện, tỷ trọng, độ dãn nở, nhiệt thuỷ hoá vv...

b/ Bộ thiết bị phân tích hoá:

Page 177: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

26

- Các thiết bị, dụng cụ, hoá chất đáp ứng yêu cầu phân tích hoá toàn phần và hàm lượng SO3.

- Các thiết bị xác định hoạt tính (độ hút vôi) phụ gia...

5. Thiết bị xưởng cơ điện:

Xưởng điện được trang bị đủ để thực hiện các chức năng sau: - Bảo dưỡng và sửa chữa các động cơ hạ thế - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện trong phạm vi nhà máy. - Bảo dưỡng dụng cụ đo lường theo hướng dẫn của nhà chế tạo. - Bảo dưỡng và sử lý sự cố hệ thống tự động hoá.

Xưởng cơ được trang bị máy công cụ và dụng cụ để thực hiện những nhiệm vụ sửa chữa cơ khí chung như sau:

- Tiểu tu và sửa chữa định kỳ các thiết bị - Xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất hàng ngày - Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng xe máy.

Ngoài các máy công cụ và dụng cụ cơ khí thông thường, xưởng còn cần trang bị các máy và dụng cụ chuyên dùng như :

- Máy dán băng tải - Máy nén khí di động v.v ...

Page 178: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

27

PHỤ LỤC SỐ 3: BẢNG TÍNH NPV VÀ IRR TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT LỢI

PHÂN TÍCH RỦI DO KHI DOANH THU GIẢM 5%

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 578.751.060 649.759.560 720.850.560 780.419.053 797.754.847 797.576.672 797.576.6721 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 578.751.060 649.759.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 257.248.940 290.740.440 324.149.440 264.580.947 248.572.145 247.423.328 247.423.328IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 1,000 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu -1.283.194.672 221.766.328 216.067.509 207.668.826 146.125.702 118.348.434 101.552.988 87.545.680

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-1.283.194.672 -1.061.428.345 -845.360.836 -637.692.009 -491.566.308 -373.217.874 -271.664.886 -184.119.206

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁN

PHÂN TÍCH RỦI DO KHI DOANH THU GIẢM 5%

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.078.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 797.576.672 797.576.672 808.400.420 797.576.672 797.576.672 797.576.672 797.576.672 800.199.6721 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 247.423.328 247.423.328 237.926.572 247.423.328 247.423.328 247.423.328 247.423.328 278.442.370IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 0,305 0,263 0,227 0,195 0,168 0,145 0,125 0,108V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu 75.470.414 65.060.701 53.934.053 48.350.700 41.681.638 35.932.446 30.976.247 30.051.454

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-108.648.792 -43.588.091 10.345.962 58.696.661 100.378.299 136.310.745 167.286.992 197.338.445

STT NỘI DUNG

đơn vị tính 1000đ

Page 179: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

28

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động 0

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 578.751.060 649.759.560 720.850.560 780.419.053 797.754.847 797.576.672 797.576.6721 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 0 578.751.060 649.759.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 257.248.940 290.740.440 324.149.440 264.580.947 248.572.145 247.423.328 247.423.328IV Hệ số chiết khấu IRR1 1,000 0,838 0,703 0,589 0,494 0,414 0,347 0,291V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 -1.283.194.672 215.631.970 204.279.392 190.907.919 130.616.124 102.860.882 85.821.872 71.937.864

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -1.283.194.672 -1.067.562.702 -863.283.311 -672.375.391 -541.759.267 -438.898.385 -353.076.514 -281.138.650IV Hệ số chiết khấu IRR2 1,000 0,838 0,701 0,587 0,492 0,412 0,345 0,289V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 -1283194672 215451373,5 203937358,5 190428652,9 130179098,5 102430861,7 85391507,95 71517175,84VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -1283194672 -1067743299 -863805940,1 -673377287,2 -543198188,6 -440767326,9 -355375818,9 -283858643,1

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁN

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.078.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 0 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 797.576.672 797.576.672 808.400.420 797.576.672 797.576.672 797.576.672 797.576.672 800.199.6721 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.560 720.850.5603 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 247.423.328 247.423.328 237.926.572 247.423.328 247.423.328 247.423.328 247.423.328 278.442.370IV Hệ số chiết khấu IRR1 0,244 0,204 0,171 0,144 0,120 0,101 0,085 0,071V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 60.299.970 50.544.820 40.741.640 35.513.687 29.768.388 24.952.547 20.915.798 19.730.072

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -220.838.680 -170.293.861 -129.552.220 -94.038.533 -64.270.145 -39.317.598 -18.401.801 1.328.271IV Hệ số chiết khấu IRR2 0,242 0,203 0,170 0,142 0,119 0,100 0,084 0,070V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 59897132,19 50165102,34 40401703,69 35187875,68 29470582,65 24682230,03 20671884,44 19483654,51VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -223961510,9 -173796408,6 -133394704,9 -98206829,2 -68736246,56 -44054016,53 -23382132,09 -3898477,574

NĂM TÍNH TOÁNSTT NỘI DUNG

1/(1+r)^t IRR

IRR1 19,300% 0,83822297 19,325% IRR2 19,400% 0,83752094

Page 180: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

29

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY KHI CHI PHÍ TANG 5%

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 880.000.000 990.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.101.326.992 1.100.000.000 1.100.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 880.000.000 990.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 607.688.613 682.247.538 756.893.088 816.461.581 833.797.375 833.619.200 833.619.2001 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 607.688.613 682.247.538 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 272.311.387 307.752.462 343.106.912 283.538.419 267.529.617 266.380.800 266.380.800IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 1,000 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu -1.283.194.672 234.751.196 228.710.213 219.814.076 156.595.745 127.374.333 109.333.936 94.253.393

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-1.283.194.672 -1.048.443.476 -819.733.264 -599.919.188 -443.323.443 -315.949.110 -206.615.174 -112.361.781

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁNđơn vị tính 1000đ

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY KHI CHI PHÍ TANG 5%

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.100.000.000 1.100.000.000 1.101.326.992 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.133.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 833.619.200 833.619.200 844.442.948 833.619.200 833.619.200 833.619.200 833.619.200 836.242.2001 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 266.380.800 266.380.800 256.884.044 266.380.800 266.380.800 266.380.800 266.380.800 297.399.842IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 0,305 0,263 0,227 0,195 0,168 0,145 0,125 0,108V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu 81.252.925 70.045.625 58.231.401 52.055.310 44.875.267 38.685.575 33.349.634 32.097.477

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-31.108.856 38.936.769 97.168.170 149.223.480 194.098.747 232.784.322 266.133.956 298.231.433

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG

Page 181: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

30

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 880.000.000 990.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.101.326.992 1.100.000.000 1.100.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 880.000.000 990.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động 0

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 607.688.613 682.247.538 756.893.088 816.461.581 833.797.375 833.619.200 833.619.2001 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 0 607.688.613 682.247.538 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 272.311.387 307.752.462 343.106.912 283.538.419 267.529.617 266.380.800 266.380.800IV Hệ số chiết khấu IRR1 1,000 0,827 0,684 0,566 0,468 0,387 0,320 0,265V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 -1.283.194.672 225.236.879 210.546.940 194.155.888 132.710.935 103.571.523 85.299.230 70.553.541

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -1.283.194.672 -1.057.957.793 -847.410.853 -653.254.965 -520.544.030 -416.972.506 -331.673.276 -261.119.735IV Hệ số chiết khấu IRR2 1,000 0,826 0,683 0,564 0,467 0,386 0,319 0,263V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 -1283194672 225050733,1 210199072,5 193674907 132272765,1 103144248,6 84877132,05 70146390,12VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -1283194672 -1058143939 -847944866,6 -654269959,5 -521997194,4 -418852945,8 -333975813,7 -263829423,6

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁN

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.100.000.000 1.100.000.000 1.101.326.992 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.133.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 0 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 833.619.200 833.619.200 844.442.948 833.619.200 833.619.200 833.619.200 833.619.200 836.242.2001 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 266.380.800 266.380.800 256.884.044 266.380.800 266.380.800 266.380.800 266.380.800 297.399.842IV Hệ số chiết khấu IRR1 0,219 0,181 0,150 0,124 0,103 0,085 0,070 0,058V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 58.356.940 48.268.768 38.501.187 33.022.778 27.314.126 22.592.329 18.686.790 17.256.242

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -202.762.795 -154.494.028 -115.992.841 -82.970.062 -55.655.936 -33.063.607 -14.376.817 2.879.425IV Hệ số chiết khấu IRR2 0,218 0,180 0,149 0,123 0,102 0,084 0,069 0,057V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 57972223,24 47910928,3 38184176,26 32723808,69 27044469,99 22350801,64 18471736,9 17043554,71VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -205857200,3 -157946272 -119762095,8 -87038287,1 -59993817,11 -37643015,47 -19171278,57 -2127723,867

NĂM TÍNH TOÁNSTT NỘI DUNG

1/(1+r)^t IRR

IRR1 20,900% 0,82712986 20,958% IRR2 21,000% 0,82644628

Page 182: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

31

KHI DOANH THU VÀ CHI PHÍ BẤT LỢI

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 607.688.613 682.247.538 756.893.088 816.461.581 833.797.375 833.619.200 833.619.2001 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 607.688.613 682.247.538 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 228.311.387 258.252.462 288.106.912 228.538.419 212.529.617 211.380.800 211.380.800IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 1,000 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu -1.283.194.672 196.820.161 191.923.649 184.577.904 126.219.734 101.188.117 86.759.612 74.792.769

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-1.283.194.672 -1.086.374.511 -894.450.862 -709.872.958 -583.653.224 -482.465.107 -395.705.495 -320.912.726

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁN

KHI DOANH THU VÀ CHI PHÍ BẤT LỢI

BẢNG PHÂN TÍCH NPV

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.078.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 833.619.200 833.619.200 844.442.948 833.619.200 833.619.200 833.619.200 833.619.200 836.242.2001 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 211.380.800 211.380.800 201.884.044 211.380.800 211.380.800 211.380.800 211.380.800 242.399.842IV Hệ số chiết khấu 1/(1+r)^t 0,305 0,263 0,227 0,195 0,168 0,145 0,125 0,108V Dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu 64.476.525 55.583.211 45.763.803 41.307.381 35.609.811 30.698.113 26.463.890 26.161.491

VI

Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi chiết khấu-256.436.201 -200.852.989 -155.089.187 -113.781.806 -78.171.996 -47.473.883 -21.009.993 5.151.499

đơn vị tính 1000đ

STT NỘI DUNG

Page 183: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

32

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7I Dòng lợi ích Bt 0 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 836.000.000 940.500.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.9923 Thu hồi vốn lưu động 0

II Dòng chi phí Ct 1.283.194.672 607.688.613 682.247.538 756.893.088 816.461.581 833.797.375 833.619.200 833.619.2001 Đầu tư ban đầu 1.283.194.6722 Chi phí vận hành dự án 0 607.688.613 682.247.538 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 59.568.493 66.412.287 76.726.112 76.726.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) -1.283.194.672 228.311.387 258.252.462 288.106.912 228.538.419 212.529.617 211.380.800 211.380.800IV Hệ số chiết khấu IRR1 1,000 0,862 0,743 0,641 0,552 0,476 0,410 0,354V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 -1.283.194.672 196.820.161 191.923.649 184.577.904 126.219.734 101.188.117 86.759.612 74.792.769

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -1.283.194.672 -1.086.374.511 -894.450.862 -709.872.958 -583.653.224 -482.465.107 -395.705.495 -320.912.726IV Hệ số chiết khấu IRR2 1,000 0,861 0,742 0,639 0,550 0,474 0,408 0,352V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 -1283194672 196650634,8 191593173,5 184101369,2 125785430,4 100753087 86312206,33 74342985,64VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -1283194672 -1086544037 -894950863,8 -710849494,7 -585064064,2 -484310977,3 -397998771 -323655785,3

STT NỘI DUNG NĂM TÍNH TOÁNđơn vị tính 1000đ

BẢNG PHÂN TÍCH IRR

Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15I Dòng lợi ích Bt 1.045.000.000 1.045.000.000 1.046.326.992 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.078.642.042

1 Doanh thu từ bán sản phẩm 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.000 1.045.000.0002 Thu hồi thanh lý tài sản 1.326.992 10.492.0003 Thu hồi vốn lưu động 0 23.150.042

II Dòng chi phí Ct 833.619.200 833.619.200 844.442.948 833.619.200 833.619.200 833.619.200 833.619.200 836.242.2001 Đầu tư ban đầu2 Chi phí vận hành dự án 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.088 756.893.0883 Chi phí đầu tư thay thế tài sản 10.492.0004 Thuế thu nhập doanh nghiệp 76.726.112 76.726.112 77.057.860 76.726.112 76.726.112 76.726.112 76.726.112 79.349.112

III Dòng tiền hiệu số thu chi (Bt- Ct) 211.380.800 211.380.800 201.884.044 211.380.800 211.380.800 211.380.800 211.380.800 242.399.842IV Hệ số chiết khấu IRR1 0,305 0,263 0,227 0,195 0,168 0,145 0,125 0,108V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR1 64.476.525 55.583.211 45.763.803 41.307.381 35.609.811 30.698.113 26.463.890 26.161.491

VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR1 -256.436.201 -200.852.989 -155.089.187 -113.781.806 -78.171.996 -47.473.883 -21.009.993 5.151.499IV Hệ số chiết khấu IRR2 0,303 0,261 0,225 0,194 0,167 0,144 0,124 0,107V Dòng tiền hiệu số thu chi theo IRR2 64033579,36 55153815,13 45371151,11 40917691,12 35243489,33 30356149,3 26146554,09 25825517,73VI Cộng dồn dòng tiền hiệu số thu chi IRR2 -259622205,9 -204468390,8 -159097239,7 -118179548,6 -82936059,26 -52579909,96 -26433355,87 -607838,1447

NĂM TÍNH TOÁNSTT NỘI DUNG

1/(1+r)^t IRR

IRR1 16,000% 0,86206897 16,089% IRR2 16,100% 0,86132644

Page 184: đồ án lập và thẩm đinh dự án đầu tư

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA - PHỤ LỤC

33

PHỤ LỤC 4 : BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ CHÍNH CỦA DỰ ÁN