32
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Nguồn: - Internet Capital budgeting Cập nhật: 08/03/2017 – V0

Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nguồn:

- Internet

Capital budgeting

Cập nhật: 08/03/2017 – V0

Page 2: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 2www.facebook.com/F4managers

- Khi có ý tưởng đầu tư & lập dự án để đầu tư

- Khi có đầu ra cho sản phẩm/dịch vụ

- Khi có nguồn vốn để đầu tư

- Câu hỏi đặt ra: Liệu dự án có hiệu quả không? Hiệu quả tới mức nào, có nên đầu tư không ?

Page 3: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 3www.facebook.com/F4managers

Tại sao lỗ mà không lo lắng? Đơn giản khoản lỗ này đã được tính toán cẩn thận, lỗ theo kế hoạch, và việc này đã được thực hiện qua cái gọi là “thẩm định dự án đầu tư”

Page 4: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 4www.facebook.com/F4managers

Tại sao phải thẩm địnhDự án tạo ra tiền Xay tiền

1. Nếu không tính toán cẩn thận thì rất khóxác định chính xác hiệu quả, đặc biệt vớicác dự án có tỉ lệ lợi nhuận thấp.

2. Thẩm định để loại bỏ các dự án ngay từđầu đã rõ ràng là không hiệu quả, chưa cầnthực hiện cũng đã biết, tránh các thiệt hạikhông cần thiết.

3. Thẩm định là cơ sở để lựa chọn dự án phùhợp nhất để đầu tư khi có nhiều lựa chọnkhác nhau và nguồn lực có hạn.

4. Thẩm định là một thủ tục bắt buộc đối vớicác dự án phải vay vốn từ các tổ chức tíndụng.

HAY

Page 5: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 5www.facebook.com/F4managers

Nguyên lý chung

Tiền vào+

Tiền vào+

Tiền vào+

Tiền vào+

Tiền vào-

Dòng tiền vào-

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Kết thúc dự ánBắt đầu dự ánTiền thu về, có tính đến yếu tố thời điểm

Tiền đầu tư ban đầu cho dự án, có thể giải ngân nhiều năm

Mục tiêu:Tiền thu về so với khoảnđầu tư phải lớn hơn vớimột tỉ lệ lợi nhuận nào đó

Những năm đầu dòng tiền có thể bị âm khi trong giai đoạn lắp đặt, chạy thử

Page 6: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 6www.facebook.com/F4managers

Tại sao dùngdòng tiền thayvì lợi nhuận ?

Diễn giải Lợi nhuận Dòng tiền Ghi chú

Doanh thu 100,000 60,000 Cho khách hàng nợ 40,000

Giá vốn (50,000) (50,000) Mua trả tiền ngay

Lãi vay (1,000) (1,000)

Trả nợ - (9,000)

Giá trị 49,000 -

1. Bán có lời chưa chắc có tiền vì có thể cho khách hàngnợ và chưa chắc đã thu được tiền.

2. Lợi nhuận không phản ánh sự khác biệt về thời điểmthu tiền (bán thu tiền ngay hay cho nợ 6 tháng, mộtnăm không có gì khác biệt), trong khi dòng tiền có sựkhác biệt này, 1 đồng hôm nay sẽ khác với 1 đồngtrong tương lai (ví dụ 1 tháng sau).

3. Lợi nhuận kế toán có thể “chế biến” tăng giảm được,tuy nhiên tiền mặt là thực, tiền không thể nói dối.Không có lợi nhuận nhưng có tiền, công ty có thểsống được trong một khoảng thời gian nào đó, ngượclại sẽ không đúng.

4. Về lý thuyết, lợi nhuận và dòng tiền là một vào thờiđiểm kết thúc dự án (trả hết nợ, thanh lý hết tài sản)nhưng thực tế lại khác xa nhau về mặt thời điểm.

Ví dụ:Có lợi nhuận, không có tiền

Có lợi nhuận, không có tiền vì một số lý do phổ biến:

1. Bán trả chậm, cho nợ lâu, thậm chí không thu được nợ (nợ xấu)

2. Bán trả chậm, mua đầu vào lại trả nợ nhanh, trả sớm

3. Trả tiền nợ ngân hàng, trả tiền mua máy móc thiết bị

4. Dùng vốn lưu động (vốn ngắn hạn) để đầu tư dài hạn

5. Chia cổ tức, cổ đông rút vốn

Có tiền nhưng không phải từ lợi nhuận:

1. Cổ đông góp vốn vào thêm

2. Đầu tư từ tổ chức, cá nhân bên ngoài vào công ty

3. Vay nợ ngân hàng, các tổ chức tài chính, vay cá nhân

4. Bán tài sản (máy móc thiết bị, nhà xưởng…)

5. Tiền đền bù, bồi thường

Nguyên lý chung

Page 7: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 7www.facebook.com/F4managers

Diễn giải Số tiền

Nguồn vốn

Vốn tự có 3,400,000,000

Vay ngân hàng 6,600,000,000

Cộng 10,000,000,000

Phân bổ vốn

TSCĐ (máy móc, nhà xưởng) 9,000,000,000

Vốn lưu động (NPL, nhân công, điện nước…) 1,000,000,000

Cộng 10,000,000,000

Phân bổ vốn lưu động

Tự có 400,000,000

Vay ngân hàng 600,000,000

Cộng 1,000,000,000

Nguồn vốn đầu tư

1. Phải xác định được tổng nguồn vốn cầnthiết, gồm vốn đầu tư nhà xưởng, máymóc thiết bị và vốn lưu động dùng trongsản xuất kinh doanh.

2. Xác định mức tối đa ngân hàng có thể chovay (vay đầu tư ban đầu và vay để vậnhành tức vốn lưu động). Thông thườngngân hàng sẽ cho vay với tỉ lệ 6/4 hoặc 7/3nếu công ty đã có quá trình hoạt động vàhệ thống quản trị, báo cáo tài chính minhbạch, dự án có tính khả thi cao về mặttriển khai thực hiện và hiệu quả tốt.

Ví dụ minh họa

Page 8: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 8www.facebook.com/F4managers

Tiến độ dự án

Tự có Vay Cộng

Năm 0 (hiện tại)

Năm 1 3,000,000,000 5,000,000,000 8,000,000,000 Xây dựng, mua sắm

Năm 2 1,000,000,000 1,000,000,000 Xây dựng, mua sắm

Năm 3 400,000,000 600,000,000 1,000,000,000 Vốn lưu động

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10 -

Cộng 3,400,000,000 6,600,000,000 10,000,000,000

Tiền giải ngân & nguồn - tiền raGhi chúThời điểm cần vốn

1. Vốn đầu tư thông thường sẽ được giảingân từ từ theo tiến độ xây dựng, muasắm máy móc thiết bị.

2. Vốn lưu động chỉ bắt đầu dùng khi côngty bắt đầu mua NPL và các trang thiết bị,công cụ dụng cụ nhỏ dùng trong sản xuất,chỉ trả nhân công, điện nước...

3. Nếu dự án có thời hạn nhất định, ví dụ 10năm thì vào cuối thời điểm đầu tưthường phát sinh các khoản:

a. Thanh lý TSCĐ, thu được 1 khoảntiền (sau thuế nếu có).

b. Vốn lưu động không tiếp tục sửdụng nữa sẽ thu hồi được.

c. Chi phí dọn dẹp mặt bằng, trả lạinguyên trạng ban đầu.

Page 9: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 9www.facebook.com/F4managers

Kế hoạch trả nợTiến độ dự án

Dư nợ đầu Trả nợ gốc Dư nợ cuối

Năm 0 (hiện tại)

Năm 1 5,000,000,000 - 5,000,000,000 500,000,000

Năm 2 6,000,000,000 1,000,000,000 5,000,000,000 600,000,000

Năm 3 5,000,000,000 1,000,000,000 4,000,000,000 500,000,000

Năm 4 4,000,000,000 1,000,000,000 3,000,000,000 400,000,000

Năm 5 3,000,000,000 1,000,000,000 2,000,000,000 300,000,000

Năm 6 2,000,000,000 1,000,000,000 1,000,000,000 200,000,000

Năm 7 1,000,000,000 1,000,000,000 - 100,000,000

Năm 8

Năm 9

Năm 10

Cộng 6,000,000,000 2,600,000,000

Tiền lãi tính

theo thời

điểm vay và

số dư thực tế,

thường tính

theo quý,

minh hoạ số

đơn giản cho

dễ hình dung

Kế hoạch trả nợ trung hạn (6 năm) - tiền ra Tiền lãi

(10%/năm)Ghi chú

1. Sau khi giải ngân một thời gian,người vay bắt đầu phải trả nợ phầnvốn trung, dài hạn này. Phổ biến làcho ân hạn 1 năm kể từ ngày giảingân (tức sẽ bắt đầu trả vốn gốc kểtừ khi vay khoản đầu tiên 1 năm). Trảnợ gốc thường trả theo quý, phần lớnsẽ trả mỗi lần đều bằng nhau (tùythuộc thoả thuận với ngân hàng).

2. Doanh nghiệp cần hoạch định việcnày, nếu không sẽ không có nguồntrả nợ. Thông thường sẽ lấy nguồn từkhấu hao và lợi nhuận để trả nợ.

3. Đối với vốn lưu động, kỳ hạn vaythông thường từ 3-6 tháng, vay rồitrả rồi vay (luân chuyển) nên khôngtính ở đây.

Page 10: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 10www.facebook.com/F4managers

Doanh thu & chi phí

Đây là 2 vấn đề quantrọng bậc nhất củabất kỳ dự án nào

Kênh GT Kênh MT

Năm 1 - - -

Năm 2 - - -

Năm 3 5,000,000,000 1,000,000,000 6,000,000,000

Năm 4 10,000,000,000 5,000,000,000 15,000,000,000

Năm 5 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Năm 6 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Năm 7 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Năm 8 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Năm 9 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Năm 10 12,000,000,000 5,000,000,000 17,000,000,000

Cộng 87,000,000,000 36,000,000,000 123,000,000,000

NPL (50%) Nhân công (9%) Điện nước 4% Quản lý chung (3%)

Năm 1 - - -

Năm 2 - - -

Năm 3 3,000,000,000 540,000,000 240,000,000 180,000,000 3,960,000,000

Năm 4 7,500,000,000 1,350,000,000 600,000,000 450,000,000 9,900,000,000

Năm 5 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Năm 6 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Năm 7 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Năm 8 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Năm 9 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Năm 10 8,500,000,000 1,530,000,000 680,000,000 510,000,000 11,220,000,000

Cộng 61,500,000,000 11,070,000,000 4,920,000,000 3,690,000,000 81,180,000,000

Tiến độ

dự án

Kế hoạch doanh thuTổng cộng

Kế hoạch chi phí sản xuất (% doanh thu) Tổng cộng

(66%)

Tiến độ

dự án

Page 11: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 11www.facebook.com/F4managers

Doanh thu & chi phí

Lợi nhuận

Doanh thu Giá vốn Khấu hao Chí bán hàng Chi phí lãi vay Chi phí quản lý sau chuyển lỗ

Năm 1 - 500,000,000 200,000,000 (700,000,000) (700,000,000) - (700,000,000)

Năm 2 - 600,000,000 300,000,000 (900,000,000) (1,600,000,000) - (900,000,000)

Năm 3 6,000,000,000 3,960,000,000 1,285,714,000 300,000,000 542,000,000 500,000,000 (587,714,000) (2,187,714,000) - (587,714,000)

Năm 4 15,000,000,000 9,900,000,000 1,285,714,000 500,000,000 442,000,000 500,000,000 2,372,286,000 184,572,000 36,914,400 2,335,371,600

Năm 5 17,000,000,000 11,220,000,000 1,285,714,000 850,000,000 342,000,000 500,000,000 2,802,286,000 2,986,858,000 597,371,600 2,204,914,400

Năm 6 17,000,000,000 11,220,000,000 1,285,714,000 850,000,000 242,000,000 500,000,000 2,902,286,000 2,902,286,000 580,457,200 2,321,828,800

Năm 7 17,000,000,000 11,220,000,000 1,285,714,000 850,000,000 142,000,000 500,000,000 3,002,286,000 3,002,286,000 600,457,200 2,401,828,800

Năm 8 17,000,000,000 11,220,000,000 1,285,714,000 850,000,000 42,000,000 500,000,000 3,102,286,000 3,102,286,000 620,457,200 2,481,828,800

Năm 9 17,000,000,000 11,220,000,000 1,285,716,000 850,000,000 42,000,000 500,000,000 3,102,284,000 3,102,284,000 620,456,800 2,481,827,200

Năm 10 17,000,000,000 11,220,000,000 - 850,000,000 42,000,000 500,000,000 4,388,000,000 4,388,000,000 877,600,000 3,510,400,000

Cộng 123,000,000,000 81,180,000,000 9,000,000,000 5,900,000,000 2,936,000,000 4,500,000,000 19,484,000,000 3,933,714,400 15,550,285,600

Tiến độ

dự án

Thuế TNDN

(20%)LN sau thuế

Chi phí trong sản xuất Chi phí ngoài sản xuấtLợi nhuận gộp

Các khoản lỗ sẽ được chuyểntối đa 5 năm, do đó có thểthấy năm thứ 4 bắt đầu có lãinhiều nhưng thuế TNDN phảiđóng ít.

Page 12: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 12www.facebook.com/F4managers

Tổng tiền ra

Lợi nhuận Khấu hao Thanh lý TSCĐ Thu hồi VLĐ Tổng tiền vào (trả nợ)

Năm 0

Năm 1 (700,000,000) - (700,000,000) - (700,000,000)

Năm 2 (900,000,000) - (900,000,000) 1,000,000,000 (1,900,000,000)

Năm 3 (587,714,000) 1,285,714,000 698,000,000 1,000,000,000 (302,000,000)

Năm 4 2,335,371,600 1,285,714,000 3,621,085,600 1,000,000,000 2,621,085,600

Năm 5 2,204,914,400 1,285,714,000 3,490,628,400 1,000,000,000 2,490,628,400

Năm 6 2,321,828,800 1,285,714,000 3,607,542,800 1,000,000,000 2,607,542,800

Năm 7 2,401,828,800 1,285,714,000 3,687,542,800 1,000,000,000 2,687,542,800

Năm 8 2,481,828,800 1,285,714,000 3,767,542,800 - 3,767,542,800

Năm 9 2,481,827,200 1,285,716,000 3,767,543,200 - 3,767,543,200

Năm 10 3,510,400,000 - 900,000,000 1,000,000,000 5,410,400,000 - 5,410,400,000

Cộng 15,550,285,600 9,000,000,000 900,000,000 1,000,000,000 26,450,285,600 6,000,000,000 20,450,285,600

Tiến độ

dự án

Tổng tiền vào Dòng tiền thuần

từ HĐ kinh doanh

Sau thuế

Dòng tiền

Xem trang 8

(Xem tỉ suất chiết khấu, NPV, IRR là gì ở phần sau)

Xem bảng trên

Tỉ suất chiết khấu: 10%

Năm

Dòng tiền ra - đầu tư (1)

Dòng tiền vào - thu (2)

Dòng tiền thuần (2-1)

NPV (Net pressent value)

(Giá trị hiện tại thuần)

IRR

(2,397) (978) 1,790

2,608 2,688

1,472 1,379

5,410(8,700) (2,900) (1,302) 2,621 2,491

2,491 2,608 2,688 3,768 3,768 (700) (1,900) (302) 2,621

1,758 1,598 2,086

6 7 8 9 10

5,410

3,768 3,768

5

10.6%

0 1 2 3 4

8,000 1,000 1,000

1,546 345 (7,909)

Page 13: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 13www.facebook.com/F4managers

Thẩm định dự án đầu tư

Tính dòng tiền Xác định % chiết khấu Tính NPV, IRR & kết luận

Dòng tiền được tính từ tiềnđầu tư, doanh thu, chi phí,khấu hao:

1. Dòng tiền ra

2. Dòng tiền vào

3. Dòng tiền vào thời điểmcuối cùng của dự án. Đốivới nhà đầu tư, họ sẽtính giá trị thu được vàothời điểm thoái vốn.

Tỉ suất chiết khấu được xácđịnh bằng nhiều phươngpháp khác nhau, chủ yếudựa vào:

1. Lợi nhuận kỳ vọng (dựatrên mức rủi ro của dựán)

2. Tỉ lệ vốn vay và lãi vay

3. Tính ra WACC

Có dòng tiền, tỉ suất chiếtkhấu sẽ tính ra được NPV vàIRR. Nếu kết quả chưa đápứng được yêu cầu đầu tư,cần xem xét điều chỉnh:

1. Tăng doanh thu

2. Giảm chi phí

3. Tỉ suất chiết khấu

4. Tối ưu thuế

Page 14: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 14www.facebook.com/F4managers

Đối với các dự án có xây dựng nhà xưởng (nhiều hạng mục), mua sắm máy móc thiết bị, việc tách chi phí sẽ rấtquan trọng, cần làm tốt ngay từ ban đầu do:

- Từng loại tài sản, chi phí có tính chất khác nhau, ví dụ TSCĐ có thời gian sử dụng dài, phân bổ nhiều năm, côngcụ dụng cụ có thời gian hữu dụng và thời gian phân bổ ngắn (ví dụ tối đa 3 năm).

- Để hình thành tài sản thì các chi phí phải tách riêng được cho từng hạng mục, nếu không theo dõi riêng khi hoànthành sẽ không tách ra được không thể hình thành tài sản và không đưa vào chi phí (khấu hao) được, đây làvấn đề rất nhiều công ty mắc phải, gây nhiều khó khăn sau này, kể cả công ty lớn do cách làm tùy tiện.

Tập hợp chi phí

Page 15: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

TỈ SUẤT CHIẾT KHẤU, NPV, IRR &GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN

Page 16: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 16www.facebook.com/F4managers

Tỉ suất chiết khấu là gì

Là chủ doanh nghiệp, bạn mongmuốn khoản tiền đầu tư củamình mang lại ít nhất 40% lợinhuận (tức tỉ suất sinh lợi 40%),nếu không đạt thì không làm.

Bạn chỉ có 30% vốn cần thiếtcho dự án 70% còn lại phảivay ngân hàng.

Đối với các khoản cho vay trunghạn (tối đa 7 năm), và dự án đạtyêu cầu cho vay, lãi suất cho vaytối thiểu là 10%/năm.

Ngân hàng cho vay tối đa 70%vốn đầu tư của dự án.

Nhận xét

1. Khi bỏ tiền ra kinh doanh, mỗi người có mong đợi (kỳ vọng) khácnhau về lợi nhuận mang lại. Người trẻ thường chấp nhận rủi ro caovì thất bại có thể làm lại, người lớn tuổi thường chấp nhận rủi rothấp, không còn nhiều thời gian, sức lực để làm lại.

2. Thông thường các dự án có độ rủi ro cao thì lợi nhuận phải lớn vàngược lại. Có nghĩa là nếu thành công thì thu lời rất lớn nhưng cũngcó khả năng mất vốn hoàn toàn (Deca.vn, Lingo.vn).

3. Nguồn vốn thường đến từ 2 nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn đivay. 2 nguồn này có yêu cầu về tỉ lệ sinh lợi khác nhau. Dự án đượcxem là thành công khi nguồn lợi (lợi nhuận) mang lại đáp ứng được2 đối tượng này.

4. Tỉ lệ sinh lợi yêu cầu nói trên được gọi theo chuyên môn là “chi phísử dụng vốn”. Vì từ 2 nguồn với giá trị khác nhau và tỉ lệ yêu cầukhác nhau nên phải tính trung bình theo trọng số, gọi là chi phí sửdụng vốn trung bình (Weighted Average Cost of Capital - WACC).

Diễn giải Số tiền Tỉ trọng % sinh lợi yêu cầu Trung bình

(1) (2) (3)=(1) x (2)

Vốn tự có 300,000,000 30% 40% 12%

Vốn vay ngân hàng 700,000,000 70% 10% 7%

Tổng cộng 1,000,000,000 100% 19%

Cách tính trung bình này sai vì lãi

vay được tính vào chi phí

Trong ngữ cảnh này, WACC là tỉ suất chiết khấu

Page 17: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 17www.facebook.com/F4managers

Tỉ suất chiết khấu là gì

Số thuế TNDN phải đóng ít đi, thuật ngữ gọi là

lá chắn thuế

WACC = (30% x 40%) + {70% x 10% x (1-20%)} = 17.6%

Diễn giải Số tiền Tỉ trọng % sinh lợi yêu cầu Trung bình

(1) (2)

Vốn tự có 300,000,000 30% 40% 12%

Vốn vay ngân hàng 700,000,000 70% 10% 5.6%

Tổng cộng 1,000,000,000 100% 17.6%

Lá chắn thuế (tiết kiệm thuế) =Lãi vay x % thuế TNDN =70,000,000 x 20% = 14,000,000

Kết luận rút ra:

1. Nếu sử dụng 100% vốn tự có (1 tỉ trong ví dụ này), với lợi nhuận yêu cầu 40%/năm tức lợi nhuận sau thuế phải đạt: 1,000,000,000 x 40% = 400,000,000, tức ROE = 40%.

2. Trong ví dụ này (trường hợp 2), lợi nhuận chỉ đạt 20%, tức không đúng kỳ vọng.

3. Tuy nhiên nhờ sử dụng vốn vay, nên tỉ suất lợi nhuận đạt tới 48% tức cao hơn kỳ vọng 8%.

4. Có thể thấy lợi nhuận yêu cầu của dự án này chỉ là 17.6% khi có sử dụng vốn vay, mà không phải là 40%.

5. Sử dụng vốn vay sẽ có ROE cao (khuếch đại ROE) nếu kinh doanh tốt, nếu lợi nhuận kém thì ROE lại sụt giảm mạnh, đây là con dao 2 lưỡi, dùng cẩn trọng.

Nguồn vốn Trường hợp 1 Trường hợp 2

Vốn tự có 300,000,000 1,000,000,000

Vốn vay ngân hàng 700,000,000

Cộng 1,000,000,000 1,000,000,000

Diễn giải Vay 0.7 tỉ, 10%/năm Không vay

Doanh thu 2,000,000,000 2,000,000,000

Giá vốn 1,500,000,000 1,500,000,000

Lợi nhuận gộp 500,000,000 500,000,000

Chi phí bán hàng, quản lý 250,000,000 250,000,000

Chi phí lãi vay 70,000,000

Lợi nhuận trước thuế 180,000,000 250,000,000

Thuế TNDN 20% 36,000,000 50,000,000

Lợi nhuận sau thuế 144,000,000 200,000,000

Lợi nhuận/vốn cổ phần (vốn tự có) 48% 20%

(ROE - return on equity)

Thuế TNDN

Page 18: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 18www.facebook.com/F4managers

Tỉ suất chiết khấu là gì

Hiểu một cách đơn giản:

1. Trường hợp 1: 100% vốn tự có: Tỉ suất chiết khấu chính làlợi nhuận mong đợi khi bỏ tiền đầu tư một cái gì đó:

a. Gởi tiền vào ngân hàng: đó chính là lãi tiền gởi

b. Dùng tiền để đầu tư: đó là tỉ lệ lợi nhuận mong đợi

1. Trường hợp 2: vốn đầu tư gồm tự có của mình và vốn vay:Tỉ suất chiết khấu chính là tỉ lệ lợi nhuận mong đợi theotrọng số (trọng số là tỉ lệ vốn góp và vốn vay) được điềuchỉnh với tỉ lệ thuế TNDN. Lý do của điều chỉnh này là khi đivay thì phải trả lãi và lãi vay được công nhận là chi phí giảm đóng thuế TNDN, đây là lá chắn thuế, giúp làm tăngROE (tức tỉ lệ lợi nhuận trên vốn tự có cao hơn so với khi sửdụng 100% vốn của mình trong điều kiện có lãi).

Page 19: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 19www.facebook.com/F4managers

NPV, IRR là gì ?

Tình huống:

Bỏ 100 đồng ra đầu tư với mong muốn manglại lợi nhuận 20%/năm, trong 2 năm, sau đógom hết tiền đi làm việc khác. Có 2 dự án cóthể làm với số vốn này, số tiền thu được khácnhau về thời điểm như sau:

Câu hỏi đặt ra:

1. Lợi nhuận mang lại có được như mongmuốn ban đầu không ? Làm sao để biết ?

2. Nên làm dự án nào, tại sao ?

3. Lợi nhuận thực tế mỗi dự án mang lại làbao nhiêu % ?

Năm 1 Năm 2 Cộng

Dự án A -100 20 120 140

Dự án B -100 35 105 140

Số tiền

đầu tư

Số tiền thu về

Các vấn đề đặt ra:

1. Số 140 là số tổng sau 2 năm có tương đương lãi suấtmong đợi 20%/năm khi đầu tư 100 không?

2. Dù số tổng là 140 nhưng số tiền thu được ở từng nămlà khác nhau ở 2 dự án, có thể đoán dự án B tốt hơn Ado tiền thu được nhiều hơn ở năm đầu

3. Không thể so 140 với 100 được do thời điểm khácnhau, tiền luôn đẻ ra tiền (sinh lợi nếu gởi ngân hàng).Muốn so sánh thì phải so tại cùng một gốc thời gian.

a. 20 đồng sau 1 năm tương đương với bao nhiêuđồng ở thời điểm hiện tại ?

b. 120 đồng sau 2 năm tương đương với bao nhiêuđồng ở thời điểm hiện tại ?

c. Phải quy 20 và 120 ở 2 thời điểm khác nhau vềthời điểm hiện tại, cộng lại và so sánh với 100 thìmới thấy sự khác biệt (=, > hoặc <).

d. Lấy giá trị hiện tại (mục c nói trên) trừ đi 100 thìra giá trị chênh lệch, gọi là giá trị thuần, hay gọicách khác là giá trị hiện tại thuần (Net PresentValue – NPV).

e. Để quy 140 từ tương lai về hiện tại, ta thử làmngược lại, quy hiện tại về tương lai, sau đó dùngquy tắc tam suất để làm ngược lại như ví dụ sau.

Page 20: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 20www.facebook.com/F4managers

Ví dụ

Lãi suất gởi ngân hàng là 10%/năm

- Có 100 đồng đem gởi ngân hàng, sau 1 năm sẽ có:

100 + (100 x 10% )= 110 đồng hay viết cách khác: 100 x (1+10%) = 110 đồng

- Nếu không rút tiền lãi ra, tiếp tục gởi ngân hàng, cuối năm 2 có:

110 + (110 x 10%) = 121 đồng, hay viết cách khác: 100 x (1+ 10%) x (1+10%) = 100 x (1+10%)2 = 121 đồng

Với mong đợi mức sinh lời 10%/năm thì

Số tiền 110 một năm sau tương đương với 100 hiện tại, hay

Ta có 100 x (1+10%) = 110

quy tắc tam suất: 100 = 110/(1+10%)

Hoặc 121 sau 2 năm cũng tương đương với 100 đồng hiện tại

Ta có 100 x (1+10%)2 = 121

quy tắc tam suất 100 = 121/(1+10%)2

Số tiền 110 hay 121 ở tương lai khi quy về thời điểm hiện tại đã bịdiscount (chiết khấu) với tỉ lệ (tỉ suất) 10% chỉ còn 100. Sự khácbiệt giữa số tiền ở hiện tại và tương lai do tỉ lệ sinh lời của tiềntheo thời gian.

Khi nói chiết khấu tứclà giá trị sẽ giảm so vớigiá gốc.

Ví dụ món hàng giániêm yết 100 đồng,chiết khấu 50% nghĩalà chỉ còn 50 đồng

NPV, IRR là gì ?

Cùng tìm hiểu khái niệm giá trị tiền tệ

theo thời gian

Page 21: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 21www.facebook.com/F4managers

NPV, IRR là gì ?Khái quát hóa phương pháp:

1. Muốn đưa một giá trị từ tương lai về hiệntại thì lấy:

2. Trong đó lũy thừa n lần là số lần tính lãi (vídụ 1 năm, 2 năm…)

3. Cộng các giá trị tương lai đã quy về hiện tạilại với nhau và trừ đi giá trị đầu tư ban đầusẽ ra giá trị thuần ở thời điểm hiện tại, tứcNPV.

4. Nếu 2 giá trị này bằng nhau, tức NPV=0,điều đó có nghĩa là khoản đầu tư đã manglại đúng lãi suất mong đợi.

5. Nếu giá trị tương lai quy về hiện tại nhỏ hơngiá trị đầu tư (tức NPV < 0), khoản đầu tưmang lại lãi suất thấp hơn mong đợi.

6. Nếu giá trị tương lai quy về hiện tại lớn hơngiá trị đầu tư (tức NPV > 0), khoản đầu tưmang lại lãi suất thấp cao hơn mong đợi.

Giá trị tương lai

(1 + lãi suất mong đợi)nGiá trị hiện tại =Diễn giải

Số tiền đầu tư

ban đầu

(1)

Số thu được

cuối năm 1

(2)

Quy về hiện tại

(3)

Chênh lệch

(4) = (3) - (1)Ghi chú

Trường hợp 1 100 110 100.0 - Đúng mong đợi

Trường hợp 2 100 109 99.1 (0.91) Dưới mong đợi

Trường hợp 3 100 115 104.5 4.55 Trên mong đợi

(2) là giá trị tương lai được như lãi suất ngân hàng

Giá trị tương lai = (giá trị hiện tại) x (1 + lãi suất)

Có bao nhiêu kỳ tính lãi thì nhân bấy nhiêu lần

(3) Quy về hiện tại chỉ là dùng quy tắc tam suất như đã tính ở trên

Trường hợp 1 =110/(1+10%)^1 =100.0

Trường hợp 2 =109/(1+10%)^1 =99.1

Trường hợp 3 =115/(1+10%)^1 =104.5

Ví dụ khác: đầu tư 100 với lãi suất 10%/năm

Giá trị tương lai

Sau năm 1: 100 x (1+10%) =100 x(1+10%)^1 =110 =110/(1+10%)^1 =100

Sau năm 2: 100 x (1+10%) x (1+10%) =100 x(1+10%)^2 =121 =121/(1+10%)^2 =100

Sau năm 3: 100 x (1+10%) x (1+10%) x (1+10%)=100 x(1+10%)^3 =133 =133/(1+10%)^3 =100

Quy về hiện tại (năm 0)

Quy về hiện tại (năm 0)

Page 22: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 22www.facebook.com/F4managers

NPV, IRR là gì ?

Tính cho dự án A:

1. Đưa 20 và 120 về hiện tại sau 1 năm và 2năm, lãi suất 20%

- 20/(1+20%)^1 = 16.67

- 120/(1+20%)^2 = 83.33

3. cộng 2 giá trị này lại và so với 100 đầu tưban đầu, tức tính NPV:

NPV = (16.67 + 83.33) – 100 = 0

Kết luận: Giá trị tương lai thu được bằngđúng giá trị hiện tại, điều đó có nghĩa là dự ánthu được lợi nhuận đúng mong đợi, tức 20%.

Giá trị tương lai

(1 + lãi suất mong đợi)nGiá trị hiện tại =

Tính cho dự án B:

1. Đưa 35 và 105 về hiện tại sau 1 năm và 2năm, lãi suất 20%

- 35/(1+20%)^1 = 29.17

- 105/(1+20%)^2 = 72.92

3. cộng 2 giá trị này lại và so với 100 đầu tưban đầu, tức tính NPV:

NPV = (29.17 + 72.92) – 100 = 2.08

Kết luận: Giá trị tương lai thu được lớnhơn giá trị hiện tại, có nghĩa là dự án thuđược lợi nhuận lớn hơn mong đợi, tức > 20%.

Câu hỏi đặt ra: lợi tức (lãi suất) lớn hơn 20%,vậy bằng bao nhiêu ? Đây chính là lợi tứcthực của dự án, gọi là IRR

IRR: Internal Rate of Return, tỉ lệ lợi tức của dự án

Page 23: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 23www.facebook.com/F4managers

NPV, IRR là gì ? Tính IRR như thế nào ?

Để ý:

1. Khi NPV = 0, lúc đó IRR bằng đúng lãi suấtmong đợi.

2. Điều đó có nghĩa là IRR là lãi suất làm choNPV = 0, tức giá trị tương lai = giá trị hiệntại.

3. Không có phương pháp tính IRR chính xác,nó được tìm ra bằng cách thử đúng và saicho đến khi tìm được đáp án. Có thể thấy rõđiều này khi tính IRR bằng Excel, nó có mộttham số để gõ vào lãi suất gợi ý, ví dụ khitính ra NPV > 0, có thể đoán IRR lớn hơn lãisuất (tỉ suất chiết khấu) dùng để tính NPV,đây là cách “giúp” cho máy tính tìm IRR.

4. Đáp án có thể có nhiều IRR và có những consố vô lý hoặc không có IRR khi dòng tiềnbiến động - và + nhiều và máy tính “bó tay”.

Tính IRR Dự án A:

100 = 20/(1+x%)^1 + 120/(1+x%)^2Chuyển vế: 0 = 20/(1+x%)^1 + 120/(1+x%)^2 – 100 x = 20%Và x chính là IRR

Cái này chính là NPV

Tính IRR Dự án B:

100 = 35/(1+x%)^1 + 105/(1+x%)^2Chuyển vế: 0 = 35/(1+x%)^1 + 105/(1+x%)^2 – 100

x = 21.45%IRR = 21.45%Đúng như dự đoán, IRR > 20%

Cái này chính là NPV

Page 24: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 24www.facebook.com/F4managers

TÍNH NPV & IRR CHO DỰ ÁN

Bước 1: Quy dòng tiền từ các năm về thời điểm hiện tại (năm 0)

Bước 2: Cộng số đầu tư ban đầu (vì là tiền ra nên là dấu -) với các dòng tiền thu được ở bước 1 sẽ ra NPV

Trong thực tế, người ta dùnghình ảnh để minh họa việc tínhNPV và IRR như hình (dùngExcel).

Vì giá trị đầu tư ban đầu bị trừtrong cách tính NPV và là mộtdòng tiền âm (-) khi tính IRRnên thông thường sẽ đượcviết thành số âm để cho dễtính toán.

NPV, IRR là gì ?

Ví dụ 1

Page 25: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 25www.facebook.com/F4managers

Dự án với dòng tiền khác nhauVí dụ 2

14,000 14,000 14,000 14,000 14,000

42,000

0

1 2 3 4 5

Cuối năm

Dự án A

28,000

12,000 10,000 10,000 10,000

0

1 2 3 4 5

Cuối năm

Dự án B

42,000

Dự án A Dự án B Đầu tư ban đầu (42,000) (42,000)

Năm Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 1 14,000 28,000

2 14,000 12,000

3 14,000 10,000

4 14,000 10,000 5 14,000 10,000

Tính trên Excel

Để ý: số tiền thu được ở những năm đầu càng lớn thì hiệu quả dự án càng tốt, ở đây dự án B tốt hơn dự án A dù cả 2 đều đạt yêu cầu đầu tư

NPV, IRR là gì ?

Page 26: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG

Page 27: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 27www.facebook.com/F4managers

Góc độ ngân hàng

Đánh giá mức độ rủi ro:1. Báo cáo tài chính có rõ ràng, minh bạch,

được kiểm toán hay chưa.2. Có tài sản thế chấp hay không.3. Danh tiếng của chủ/người điều hành.

Đánh giá tính hiệu quả1. Dự án được lập có chặt chẽ, có tính khả

thi, hợp lý và thuyết phục không.2. Dòng tiền có đủ trả nợ không.3. NPV ≥ 0 với tỉ suất chiết khấu phù hợp

Đánh giá tổng quan1. Ngành nghề, lãnh vực kinh doanh có tiềm

năng tốt hay không.2. Sử dụng vốn có đúng mục đích.

Trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàngsẽ thực hiện đánh giá về doanh nghiệp, vềtính khả thi của dự án, đặc biệt là có đủ“dòng tiền để trả nợ hay không”“

Page 28: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 28www.facebook.com/F4managers

Góc độ ngân hàng

Doanh thu Chi phí Lập luận Kỹ thuật

1. Khả năng thực hiện kếhoạch.

2. Cơ cấu sản phẩm

3. Hệ thống bán hàng,kênh phân phối

4. Đội ngũ bán hàng

1. Cơ cấu chi phí có hợp lýhay không.

2. Chi phí đã tính đủ chưa

3. Các chi phí dự phòngcho các tình huống xấu

4. Khả năng kiểm soát chiphí

1. Kế hoạch, dự án đượclập có logic, có cơ sởhay không?

2. Mối quan hệ giữa cácyếu tố, từ đầu tư,nguồn vốn, doanh thu,chi phí có chặt chẽ,logic

1. Khả năng quản lý dựán đúng tiến độ,đúng kế hoạch.

2. Các thông số dự áncó, cách thức tínhtoán có đúng kỹthuật hay không

Các ngân hàng sẽ thẩm định dự án, đánh giá của mỗi ngân hàng cho cùng một bản kế hoạch là khác nhau phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và “khẩu vị rủi ro”.

Page 29: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 29www.facebook.com/F4managers

Góc độ ngân hàngTại sao ngân hànglại xét dòng tiềnchứ không phải lợinhuận, dòng tiềntính thế nào ?

Khi đầu tư, ban đầu thường bỏ ra số tiền lớn để xây dựng nhàxưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Các tài sản này được gọi là tàisản cố định, đây là các chi phí đầu tư và phải đưa chi phí này vàođể tính kết quả kinh doanh (lợi nhuận = doanh thu – chi phí).

Tuy nhiên chi phí này (gọi là khấu hao) không thể đưa hết mộtlần vào từng kỳ (ví dụ 1 năm) sản xuất kinh doanh mà đưa vào từtừ, điều này làm lợi nhuận giảm do chi phí khấu hao, nhưng đâylà chi phí không bằng tiền, do đó dòng tiền sẽ lớn hơn lợi nhuận(giả sử loại bỏ tác động của mua, bán trả chậm)

Nhận xét:

1. Khấu hao được tính vào chi phí dù không bỏ tiền ra (tiền tươi) vàonăm 1 và năm 2 giảm lợi nhuận.

2. Nếu chỉ tính lợi nhuận thì năm 1 không đủ tiền trả nợ gốc ngân hàng(80 so với 140), nhưng thực tế dòng tiền đủ. Ngân hàng đánh giá dòngtiền khi cho vay dù trong vài năm đầu dự án có thể bị lỗ.

Diễn giải Giá trịThời gian hữu dụng/

trả nợ (năm)

Khấu hao/

trả nợ hàng năm

Tài sản cố định 1,000,000,000 10 100,000,000

Ngân hàng cho vay 700,000,000 5 140,000,000

Vốn tự có 300,000,000

Ví dụ minh họa

Diễn giải Năm 1 Năm 2

Doanh thu 2,000,000,000 2,800,000,000

Giá vốn 1,600,000,000 2,200,000,000 Chi phí trong sản xuất (75% DT) 1,500,000,000 2,100,000,000

(NPL, điện nước, nhân công…)

Khấu hao TSCĐ 100,000,000 100,000,000

Lợi nhuận gộp 400,000,000 600,000,000

Chi phí bán hàng, quản lý, lãi vay 300,000,000 420,000,000

Lợi nhuận trước thuế 100,000,000 180,000,000

Thuế TNDN 20% 20,000,000 36,000,000

Lợi nhuận sau thuế 80,000,000 144,000,000

Dòng tiền trả nợ ngân hàng 180,000,000 244,000,000

Page 30: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 30www.facebook.com/F4managers

Góc độ ngân hàngDebt service coverage ratio (DSCR)(Chỉ số khả năng trả nợ)

Diễn giải Số tiền Ghi chú

Lợi nhuận sau thuế 100,000

Khấu hao 40,000 Chi phí không bằng tiền, cộng ngược vào

Cộng 140,000

Nợ dài hạn đến hạn trả 100,000

Chênh lệch 40,000 Dư trả nợ

Chỉ số DSCR 1.4

1. Khả năng thanh toán nợ vay trung dài hạn (DSCR) sau khi ACB giải ngân >= 1,1 lần trong hai năm đầu tiênvà >= 1,2 lần kể từ năm thứ ba trở đi.

2. Tỷ lệ giữa Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu là <= 3 lần, trong đó, Nợ vay bằng tổng nợ vay ngắn hạn và nợ vaydài hạn (gồm cả vay dài hạn đến hạn trả).

3. Hệ số thanh toán hiện hành bằng tỷ lệ giữa Tổng giá trị tài sản lưu động trên Tổng nợ ngắn hạn (Tài sảnngắn hạn/nợ ngắn hạn) >= 1 lần (xét theo báo cáo tài chính từ ngày 30/6/2017); trong đó, tổng tài sảnlưuđộng bằng Tiền mặt cộng với giá trị đầu tư ngắn hạn cộng với giá trị khoản phải thu cộng với giá trị hàngtồn kho.

Chỉ số liên quan đến dòng tiền ngânhàng thường ràng buộc để đảm bảongười vay có nguồn để trả nợ. Nguồntrả nợ từ lợi nhuận sau thuế + khấu hao

Ví dụ điều khoản của ACB

Page 31: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Tài chính & quản trị 31www.facebook.com/F4managers

Góc độ ngân hàng

Chỉ tiêu NPV (và IRR) là chỉ tiêu định lượng cuối cùng ngân hàng quan tâm đối với dự án, đây là nơi“đầu bếp” của doanh nghiệp trổ tài cân chỉnh để làm sao cho NPV ≥ 0. Điều chỉnh thông số này, tănggiảm doanh thu, chi phí, khấu hao phù hợp để đảm bảo đạt được mục tiêu.

Góc độ nhà đầu tư (người muốn vay) sẽ tìm mọi cách để “vẽ” để “xào nấu” cho các thông số của dự ánđẹp đẽ nhằm được vay vốn; năng lực, bản lĩnh của ngân hàng nếu không cao sẽ bị qua mặt.

Page 32: Thẩm định dự án đầu tư - Capital budgeting

Các hạn chế

Dự án được thẩm định sẽ cho thấy cái nhìn toàn cảnh của một dự án, tuy nhiên nó tiềm ẩn

nhiều vấn đề về tính chính xác do các nguyên nhân sau:

1. Doanh thu, chi phí, điều kiện kinh tế vĩ mô chỉ là dự báo và dự báo rất xa về tương lai,

và các vấn đề này có thể thay đổi rất nhanh chóng theo thời gian.

2. Dự án được lập bởi người không đủ kinh nghiệm, năng lực dẫn đến các tính toán sai

về bản chất, về phương pháp.

3. Vì mục đích để dự án được phê duyệt, số liệu, thông số, dự báo bị xào nấu nhằm mục

đích để ra NPV hoặc IRR đẹp.

4. Sai sót do vừa sai phương pháp, vừa chế biến số liệu (mục 2 & 3 nói trên).

5. Người lập có thể làm sai, người thẩm định nhiều khi cũng không đủ năng lực để phát

hiện ra các sai sót, hoặc đủ năng lực phát hiện ra sai sót nhưng vì lý do nào đó nhắm

mắt cho qua. Khi gây ra “hậu quả” có thể biện minh là do “năng lực hạn chế” chứ

không phải do cố ý (trách nhiệm nhẹ hơn).