150
Mục lục Lời nói đầu .......................................................... ........................................................ 3 Chương 1: Tổng quan chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM ......................................................... ............................................................. ..... 5 1.1 NHTM - Tổng quan.................................... 5 1.1.1 Các quan niệm về NHTM.............................. 5 1.1.2 Các chức năng của NHTM............................. 6 1.2 Dự án đầu tư....................................... 10 1.2.1 Định nghĩa ..................................... 10 1.2.2 Phân loại dự án đầu tư............................ 10 1.2.3 Chu trình dự án đầu tư............................ 14 1.2.4 Vai trò của dự án đầu tư............................15 1.3 Thẩm định dự án đầu tư .............................. 16 1.3.1 Định nghĩa ..................................... 16 1.3.2 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư..................... 16 1.3.3 Quan điểm thẩm định dự án đầu tư .................... 17 1.3.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ..................... 17 1.4 Thẩm định tài chính dự án đầu tư ...................... 20 1.4.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư ..... 20 1.4.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư ............ 21 1.5 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM......40 1.5.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư .. 40 1

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Mục lục

Lời nói đầu .................................................................................................................. 3

Chương 1: Tổng quan chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư của

NHTM ........................................................................................................................... 5

1.1 NHTM - Tổng quan..........................................................................................5

1.1.1 Các quan niệm về NHTM.................................................................................5

1.1.2 Các chức năng của NHTM................................................................................6

1.2 Dự án đầu tư....................................................................................................10

1.2.1 Định nghĩa .................................................................................................... 10

1.2.2 Phân loại dự án đầu tư.................................................................................... 10

1.2.3 Chu trình dự án đầu tư.................................................................................... 14

1.2.4 Vai trò của dự án đầu tư..................................................................................15

1.3 Thẩm định dự án đầu tư .................................................................................16

1.3.1 Định nghĩa ................................................................................................... 16

1.3.2 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư..................................................................... 16

1.3.3 Quan điểm thẩm định dự án đầu tư .................................................................17

1.3.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ....................................................................17

1.4 Thẩm định tài chính dự án đầu tư ..................................................................20

1.4.1 Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư ........................................... 20

1.4.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư ..................................................... 21

1.5 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM..............................40

1.5.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư .................................. 40

1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. .............. 40

Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh

NHNo&PTNT Nam Hà Nội 47

2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội ...................................... 47

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội ..................47

2.1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội ..............48

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm 2002 và 2004...............48

2.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo Nam Hà

Nội ................................................................................................................................ 60

2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ................................ 60

1

Page 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

2.2.2 Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo Nam HN .........61

2.2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh NHNo Nam Hà

Nội ............................................................................................................................... 93

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án

đầu tư tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội ........................................................ 99

3.1 Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh năm

2005 .............................................................................................................................. 99

3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2005 .............................. 99

3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo Nam

Hà Nội ......................................................................................................................... 101

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nháh

NHNo Nam Hà Nội .................................................................................................... 102

3.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của

nhiệm vụ ..................................................................................................................... 102

3.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời

gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra. .................................................................... 103

3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo

thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời........................................................................... 103

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các

máy tính hiện đaị và các phàn mền chuyên dụng............................................................. 104

3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ. ................................... 105

3.2.6 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các NHTM khác. .................................. 105

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị ............................................................................. 105

3.3.1 Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan....................................... 105

3.3.2 Ngân hàng Nhà nước .............................................................................. 106

3.3.3 NHNo&PTNT Việt Nam ........................................................................... 107

Kết luận................................................................................................................109

Tài liệu tham khảo.................................................................................................111

Lời nói đầu

Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu

trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các 2

Page 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào

khủng hoảng và sụp đổ.

Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho

vay và đầu tư. NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở

đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM

ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế,

là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các

nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội

dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận

cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây

cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay,

xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho

ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.

Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH - HĐH theo chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các

dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó,

nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng

đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ

đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Bởi vì, các

dự án đầu tư thường đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và rủi ro rất cao. Để đi đến chấp

nhận cho vay, thì thẩm định dự án đầu tư về mặt tài chính dự án đầu tư là khâu quan trọng,

quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng.

Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng

nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng

3

Page 4: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNN Nam Hà Nội, em

đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi

nhánh NHNo & PTNN Nam Hà Nội".

Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi nhánh và

trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn

thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự

án nói chung tại Chi nhánh.

Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh

NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính

dự án tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài viết của

em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ,

đóng góp ý kiến và chỉ bảo tậm tình của các thầy cô giáo và các cô, chú cán bộ tại Chi nhánh

để bài viết thêm hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: Tổng quan chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư của NHTM

4

Page 5: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

1.1. NHTM - Tổng quan

1.1.1 Các quan niệm về Ngân hàng thương mại.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền

sản xuất hàng hoá: Các ngân hàng thương mại xuất hiện trong nền kinh tế với tư cách là các

nhà tổ chức trung gian, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế có dư thừa và trên cơ sở đó cấp

tín dụng cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu tức là luân chuyển vốn một cách gián tiếp. Hệ

thống ngân hàng thương mại có phạm vi hoạt động rộng rãi vì nó cung cấp các dịch vụ tài

chính cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và các tầng lớp dân cư. Tuỳ theo cách tiếp cận

mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đó còn phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu

của nó trên thị trường tài chính của từng nước.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp đặc biệt – hoạt

động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ.

Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và

hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Pháp.

Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận

được của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho

chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận

tiền gửi, trên nguyên tắc hoàn trả, tiến hành cho vay, chiết khấu và làm các phương tiện thanh

toán.

5

Page 6: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, nhưng tựu chung lại có thể hiểu tổng

quát: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh

doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính là huy động tiền gửi dưới các hình thức khác

nhau của khách hàng, trên cơ sở nguồn vốn huy động này và vốn chủ sở hữu của ngân hàng

để thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, chiết khấu đồng thời thực hiện các nghiệp vụ

thanh toán, môi giới, tư vấn và một số dịch vụ khác cho các chủ thể trong nền kinh tế.

1.1.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại.

Tạo tiền:

Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của Ngân

hàng thương mại. Sức mạnh của hệ thống NHTM nhằm tạo tiền mang ý nghĩa kinh tế to lớn.

Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số

tăng trưởng vững chắc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo được tiền để mở ra những điều

kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và những hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp,

sản xuất không thực hiện được và nguồn tích luỹ từ lợi nhuận và các nguồn khác sẽ bị hạn

chế. Hơn thế nữa, các đơn vị sản xuất có thể phải gánh chịu tình trạng ứ động vốn luân chuyển

không được sử dụng trong quá trình sản xuất. Một thực tế như thế có thể không mang lại hiệu

quả, trong khi xuất hiện tình trạng vốn không được sử dụng vào những giai đoạn cụ thể của

quá trình sản xuất, nhưng trong các thời kỳ cao điểm mang tính thời vụ của các hoạt động

doanh nghiệp lại không đủ vốn để thúc đẩy nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Nền kinh tế cần một số cung tiền tệ vừa đủ và không được phép vượt. Nếu tiền cung

ứng tăng quá nhanh, tất yếu lạm phát sẽ xuất hiện và những hậu quả xấu mà quá trình kinh tế

sẽ phải chịu đựng.

Cơ chế thanh toán:

Việc đưa ra một cơ chế thanh toán, hay nói một cách khác, sự vận động của vốn là một

trong những chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện và nó càng trở nên quan trọng khi

được sự tín nhiệm trong việc sủ dụng séc và thẻ tín dụng.

Các Ngân hàng đã và đang trang bị máy tính và các phương tiện kỹ thuật nhằm làm cho

quá trình thanh toán bù trừ được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí và đạt trình độ chính

xác cao. Trong những năm gần đây đã có những đổi mới quan trọng và được đưa vào sử dụng

6

Page 7: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

như nghiệp vụ ngân hàng không séc hoặc xã hội không séc, nghĩa là sử dụng một vài hình

thức chuyển tiền bằng điện tử và chính điều này, có thể dẫn đến việc huỷ bỏ séc ngân hàng đã

từng sử dụng lâu nay và phần lớn công việc có liên quan. Điều này có thể mạng hoá các máy

tính trong các Ngân hàng đặt khắp nơi trong nước và như vậy, nó thực hiện việc chuyển vốn

của người mua sang tài khoản của người bán. Nét thuận lợi cơ bản của hệ thống này là hiện đã

lắp đặt và sử dụng hệ thống máy tự động trong nhiều ngân hàng và do đó, thẻ tín dụng ngân

hàng có thể được sử dụng để rút tiền từ tài khoản cụ thể, thực hiện gửi tiền và thanh toán nợ và

chuyển vốn giữa tiền gửi tiết kiệm và tài khoản séc của cùng một thân chủ.

Huy động tiết kiệm.

Các NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền

kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân

chúng và bằng cách đưa những phương thức dễ dàng để thực hiện các mục đích có tính xã

hội. Người gửi tiền tiết kiệm được nhận một khoản tiền thưởng dưới danh nghĩa lãi suất trên

tổng số tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng, với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao.

Số tiền huy động được thông qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn

của các doanh nghệp và các cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các mục đích sinh

hoạt cá nhân như mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và cả nhà cửa. Phần lớn tiền gửi tiết kiệm

được thực hiện thông qua hệ thống NHTM.

Mở rộng tín dụng.

Ngay từ khi mới bắt đầu, những người tổ chức các NHTM đã luôn tìm kiếm các cơ hội

để thực hiện việc cho vay, coi đó như là chức năng quan trọng nhất của mình, và trong một số

trường hợp việc cho vay đó được chính phủ bảo lãnh đối với một số nhu cầu tín dụng, trong

các cộng đồng dân cư đặc biệt.

Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội

của mình, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó, đời sống dân

chúng được cải thiện. Tín dụng của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế,

nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp của

đất nước. Những khả năng đó được các nhà kinh tế gọi là “sản phẩm đường vòng” hoặc sản

phẩm gián tiếp, khi so sánh với những sản phẩm trực tiếp mà ở đó, sản phẩm đem tiêu dùng

được tạo ra bằng việc sử dụng trực tiếp lao động và đất đai hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên.

7

Page 8: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Trong khi đó, việc cung ứng vốn của ngân hàng cũng tạo ra khả năng sản phẩm có thể tính

toán được. Tín dụng ngân hàng đã tạo ra khả năng thực hiện toàn bộ quá trình kinh tế cho đến

khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Những người nông dân, nhờ có điều kiện vay vốn, có

khả năng mua hạt giống, thức ăn, phân bón và nhiều nhu cầu cần thiết khác cho việc trồng trọt

và thu hoạch trên đồng ruộng của họ. Tín dụng ngân hàng tạo khả năng để mua sắm vật tư

thiết bị, máy móc và thuê mướn nhân công. Các cửa hàng bán buôn và bán lẻ có khả năng dự

trữ những hàng hoá của họ và vận chuyển những hàng hoá đó đến tay người tiêu dùng, nhờ

vốn có được bằng hình thức vay nợ ở các NHTM.

Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương.

NHTM cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các hoạt động ngoại thương. Sở

dĩ như vậy là do tồn tại ở mỗi nước một hệ thống tiền tệ riêng, không đồng nhất, và với năng

lực tài chính của người mua và người bán ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Và

trong một số trường hợp, còn có những hạn chế về ngôn ngữ. Có thể xuất hiện một người nào

đó đặt mua rượu vang ở Pháp, một chiếc xe du lịch ở Đức, những đôi giày ở ý hoặc đăng ký

những tạp chí kinh tế ở Anh, có thể nhận ra rằng những người bán ở các nước nói trên không

thích thanh toán bằng đô la. Trong trường hợp như vậy, người mua buộc phải tìm cách thanh

toán cho người bán bằng đồng ngoại tệ khác như Francs Pháp, Marks Đức, Lira ý hoặc đồng

bảng Anh. Để làm điều đó, người mua hàng có thể đến các NHTM để đổi lấy những đồng tiền

thích hợp một cách nhanh chóng và có lợi nhất theo nhu cầu của mình.

Trong trao đổi ngoại thương, có thể tiến hành thuận lợi hơn thông qua việc phát hành

thư tín dụng, có sự thừa nhận được viết từ phía ngân hàng cho một cá nhân hoặc một công ty,

trong đó bảo đảm rằng, ngân hàng sẽ chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó, với số lượng xác

định, nếu được gửi đến ngân hàng đúng thời hạn theo thư tín dụng. Khi một thư tín dụng của

NHTM được phát hành, cả người mua và người bán được bảo vệ, loại và điều kiện của hàng

hoá được xác định và tín dụng ngân hàng được chuyển cho người mua theo số lượng hàng

hoá đó.

Dịch vụ uỷ thác và tư vấn.

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý

tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý

hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ,

8

Page 9: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư... Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ

thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo

quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài

chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sát

nhập doanh nghiệp.

Bảo quản an toàn vật có giá.

Đây là một trong những dịch vụ lâu đời nhất được các NHTM thực hiện. Đó là việc

ngân hàng lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bao quản và khách

hàng phải trả phí bảo quản.

Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán.

Rất nhiều NHTM cung cấp dịch vụ này, đó là việc mua bán các chứng khoán cho khách

hàng. Do nhu cầu về sự thành thạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã thúc giục một số

ngân hàng và các công ty do ngân hàng nắm giữ mua những công ty môi giới đã được thành

lập.

9

Page 10: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

1.2 Dự án đầu tư

1.2.1 Định nghĩa

1.2.1.1 Đầu tư

Theo quan điểm của chủ đầu tư (Doanh nghiệp)

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra,

thông qua lợi nhuận.

Theo quan điểm của xã hội (Quốc gia)

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế – xã hội, vì

mục tiêu phát triển quốc gia.

1.2.1.2 Dự án đầu tư

“Dự án đầu tư” là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,

mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số

lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời

gian xác định( Chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).

1.2.2 Phân loại dự án đầu tư

Trên thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô và thời hạn và

được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại dự án nhằm

tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi và đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các

họat động đầu tư theo dự án.

Theo tính chất dự án đầu tư

Dự án đầu tư mới: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các

công trình mới. Thực chất trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đòi

hỏi có bộ máy quản lý mới.

10

Page 11: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Dự án đầu tư chiều sâu: Là họat động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm cải tạo, mở

rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch vụ; trên cơ sở các công

trình đã có sẵn. Thực chất trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo mở rộng và nâng cấp

các công trình đã có sẵn, với bộ máy quản lý đã hình thành từ trước khi đầu tư.

Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án nhằm tăng cường nâng lực sản xuất – dịch vụ

hiện có nhằm tiết kiệm và tận dụng có hiệu quả công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.

Theo nguồn vốn

Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước: Vốn trong nước là vốn hình thành từ

nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín

dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển

của doanh nghiệp nhà nước, các nguồn vốn khác.

Dự án đầu tư có vốn huy động từ nước ngoài: Vốn ngoài nước là vốn hình thành

không bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Vốn thuộc các khoản

vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển( kể cả

vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn đầu tư

của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất

Việt Nam, vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh đối với doang nghiệp.

Theo ngành đầu tư

Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Dự án đầu tư phát triển công nghiệp: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng các công trình công nghiệp.

Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây

dựng các công trình nông nghiệp.

Dự án đầu tư phát triển dịch vụ: Là họat động đầu tư phát triển nhằm xây dựng

các công trình dịch vụ( thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác....).

11

Page 12: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

ở Việt Nam, theo “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định

số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số

52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, dự án đầu tư được phân loại như sau:

STT

Loại dự án đầu tư Tổng mứcvốn đầu tư

1 2 3

I. Nhóm A

1Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất mất quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.

Không kểmức vốn

2 Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô đầu tư.

Không kểmức vốn

3

Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.

Trên 600tỷ đồng

4

Các dự án: thuỷ lợi, giao thông( khác ở điểm I – 3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy họach chi tiết được duyệt.

Trên 400tỷ đồng

5Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tin, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Trên 300tỷ đồng

6Các dự án: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 200tỷ đồng

II. Nhóm B

1

Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí; hoá chất, phần bón, chế tạo máy( bao gồm cả mau và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.

Từ 30 đến 600 tỷ đồng

Các dự án: thuỷ lợi, giao thông( khác ở điểm II – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, hoá

Từ 20 đến 400 ỷ đồng

12

Page 13: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

2dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đẫ có quy họach chi tiết được duyệt.

3

Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Từ 15 đến 300 tỷ đồng

4Các dự án: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 7 đến 200 tỷ đồng

III. Nhóm C

1

Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí; hoá chất, phần bón, chế tạo máy( bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các trường phổ thông nằm trong quy họach( không kể mức vốn).

Dưới 30tỷ đồng

2

Các dự án: thuỷ lợi, giao thông( khác ở điểm III – 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đẫ có quy họach chi tiết được duyệt.

Dưới 20tỷ đồng

3

Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.

Dưới 15tỷ đồng

4Các dự án: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 7tỷ đồng

Ghi chú:1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn

theo chiều dài đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ kế họach và đầu tư.

2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.2.3 Chu trình của dự án đầu tư

13

Page 14: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

1.2.3.1 Định nghĩa

Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần phải trải qua, bắt đầu

từ thời điểm có ý định đầu tư, cho đến thời điểm kết thúc dự án.

1.2.3.2 Các thời kỳ và các giai đoạn trong chu trình dự án đầu tư

Chu trình dự án đầu tư gồm 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1: Chuẩn bị dự án

Trong thời kỳ này của dự án bao gồm các giai đoạn sau:

Thời kỳ 2: Thực hiện dự án

Trong thời kỳ này của dự án bao gồm các giai đoạn:

14

Giai đoạn 1

Nghiên cứu cơ hội đầu tư( hình

thành ý tưởng đầu tư, bản giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm

đối tác đầu tư)

Giai đoạn 2

Nghiên cứu tiền khả thi( dự kiến quy mô vốn, thị trường, kỹ

thuật, công nghệ, môi trường, tài chính,

quản lý, nhân lực...)

Giai đoạn 3

Nghiên cứu khả thi ( hồ

sơ thẩm định, hồ sơ phê duyệt)

Giai đoạn 1

Xây dựng công trình dự án( chuẩn bị xây dựng, thiết kế chi tiết, xây lắp, nghiệm

thu đưa vào họat động)

Giai đoạn 2

Dự án họat động( chương trình sản xuất, công suất sử dụng, giá tri còn lại vào năm

cuối của dự án)

Page 15: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Thời kỳ 3: Kết thúc dự án

Trong thời kỳ này của dự án bao gồm các giai đoạn:

1.2.4 Vai trò của dự án đầu tư

Lý thuyết phát triển cho rằng, khả năng phát triển của một quốc gia được hình thành bởi

các nguồn lực về: vốn, công nghệ, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đó là hệ thống các mối

liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rát chặt chẽ, được biểu diễn bởi phương trình sau:

Trong đó:D – Khả năng phát triển của một quốc gia

C – Khả năng về vốn

T – Khả năng về công nghệ

L – Khả năng về lao động

R – Khả năng về tài nguyên thiên nhiên

Tất cả các yếu tố phát triển trên cũng chính là các nhân tố được huy động để thực hiện

các dự án đầu tư. Do đó, dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản

lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế- xã hội được thể hiện như sau:

Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.

Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn trong phát triển

Dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát

triển.

Dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cân

đối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.

15

Giai đoạn 1

Đánh giá dự án sau khi thực hiện (thành công, thất bại,

nguyên nhân)

Giai đoạn 2

Thanh lý, phát triển dự án mới

D = f ( C,T,L,R)

Page 16: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước.

Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, các cơ

quan chức năng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.

Dự án đầu tư là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động, trong quá trình

thực hiện đầu tư.

1.3 Thẩm định dự án đầu tư

1.3.1 Định nghĩa

Thẩm định dự án đầu tư là rá soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn

diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như

tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.

Đối với các nhà tài trợ, tổ chức cho vay, Ngân hàng: Thẩm định tài chính dự án đầu tư là

một quá trình được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập trên cơ sở những

chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ quyết định cho khách hàng vay vốn đầu tư

dự án.

1.3.2 Mục tiêu thẩm định dự án đầu tư

Giúp chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư lựa chọn

phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt lợi ích kinh tế – xã hội mà dự

án đầu tư mang lại.

Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước,

quy họach phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ.

Thực thi luật pháp và các chính sách hiện hành.

Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

16

Page 17: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội

của đất nước.

1.3.3 Quan điểm thẩm định dự án đầu tư.

Một dự án, qua thẩm định, dược chấp nhận và cấp giấy phép đầu tư, phải được xem

xét và đánh giá trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phù hợp với mục tiêu phát triển

kinh tế quốc gia và đáp ứng các lợi ích kinh tế – xã hội của đất nước.

Thẩm định dự án đầu tư nhằm thực hiện sự điều tiết của Nhà nước trong đầu tư, bảo

đảm sự cân đối giữa lợi ích kinh tế – xã hội của quốc gia và lợi ích của chủ đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo chế độ thẩm định của Nhà nước đối với

các dự án có hoặc không có vốn đầu tư của đất nước; phù hợp với pháp luật Việt Nam và

thông lệ quốc tế.

1.3.4 Nôị dung thẩm định dự án đầu tư.

1.3.4.1 Cơ sở pháp lý về thẩm định dự án đầu tư.

Theo “ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định của chính

phủ số 52/1999/NĐ - CP, ngày 08/7/1999.

“Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành kèm theo Quyết

định số 324/1998/QĐ- NHNN ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo Nghị định của Chính phủ số 12/2000/NĐ-CP, ngày 05/5/2000 về “Sửa đổi, bổ

sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định của

Chính phủ số 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999.

Theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, sửa đổi ngày 20/5/1998.

Theo Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐ - CP, ngày 8/7/1999 về “ Quy định chi

tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước ”( sửa đổi ), số 03/1998/QH 10.

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 12/11/1996; Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày9/6/2000 (Sửa đổi từ:

1987,1990,1992).

17

Page 18: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Theo Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP, ngày 31/7/2000 về “Quy định chi

tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Theo Thông tư của Bộ Kế họach và Đầu tư số 12/2000/ TT- BKH, ngày 15/9/2000 về

“Hướng dẫn họat động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý

tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.

Theo Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành

kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính về

ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về

việc ban hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Thông tư số 58/2002/TT-BTC ngày 28/6/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế

tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Quyết định số 1141-TC/QĐ/CCĐKT ngày 01/2/1995 của Bộ tài chính ban hành chế

độ kế toán đối với doanh nghiệp.

Căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật theo từng ngành nghề, từng vật nuôi cây trồng do

các cơ quan có chức năng ban hành.

Các văn bản khác có liên quan ...

Các văn bản trên đây được thay đổi, bổ sung theo tưng thời điểm nhất định tuy theo từng

thời kỳ. Do đó khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào tính hiệu lực của các văn bản có liên

quan để thẩm định .

1.3.4.2 Nôị dung thẩm định dự án đầu tư.

1. Giới thiệu về dự án đầu tư

Tên dự án.

18

Page 19: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Tên doanh nghiệp.

Địa điểm thực hiện.

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

Đơn đăng ký kinh doanh.

Người đại diện

Người được uỷ quyền(nếu có).

Tài khoản tiền gửi, tiền vay.

Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.

Tổng mức vốn đầu tư của dự án.

Tiến độ triển khai thực hiện.

2. Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư.

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự:

Đối tượng đầu tư.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Năng lực cán bộ quản lý của chủ đầu tư.

Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư:

Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính cuả doanh nghiệp, có thể sử dụng thông

tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp là nguồn thông tin quan trọng nhất được hình thành

thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu sau:

Bảng cân đối kế toán 2 năm liền kề.

Báo cáo kết quả kinh doanh hai năm liền kề.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thuyết minh báo cáo tài chính có liên quan.

Báo cáo lợi nhuận giữ lại.

Báo cáo kiểm toán.

3. Thẩm định mục tiêu dự án đầu tư.

Lĩnh vực mà dự án đầu tư.

Địa bàn mà dự án đầu tư

4. Thẩm định thời hạn đầu tư.

19

Page 20: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

5. Thẩm định biện pháp bảo đảm nợ vay.

6. Kết luận và đề xuất sau thẩm định.

1.4 Thẩm định tài chính dự án

1.4.1 Sư cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng phải thẩm định trên nhiều phương

diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan trước khi quyết định cho vay. NHTM với

tư cách là người cho vay, tài trợ cho dự án đầu tư đạc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định

tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho vay là

hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, các khoản cho vay thường chiếm 59%

tích sản của ngân hàng và 65 - 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay. Thành

công của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành

công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Trong các hoạt động cho vay

của ngân hàng thì cho vay theo dự án được ngân hàng đạc biệt quan tâm vì nó đòi hỏi vốn lớn,

thời hạn kéo dài và rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao. Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói

chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không

chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngân hàng

cần phải coi trọng phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Thông

qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự án đánh giá về như cầu tổng

vốn đầu tư, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án

mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.

Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, do đó Ngân hàng chỉ cho vay đối với các

dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợi nhuần và khả năng trả nợ thì ngân hàng

mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoản cho vay mới đảm bảo, Ngân hàng mới có được

khoản vay có chất lượng.

1.4.2 Nôị dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Thẩm định nhu cầu tổng vốn đầu tư:

Dưới giác độ của một dự án, vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên

các tài sản cố định và tài sản lưu động cần thiết. Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc

20

Page 21: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập suốt vòng đời hữu ích của dự án. Thẩm định vốn đầu tư là

việc phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết dành cho một dự án.

Đặc điểm của các dự án là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng trong một thời

gian dài. Tổng vốn đầu tư nay trước khi trình Ngân hàng thì đã được xác định và đã được

nhiều cấp, ngành xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn cần phải thẩm định lại trược

khi cho vay, bởi vì: Sai lầm trong việc xác định nhu cầu vốn đầu tư của dự án có thể dẫn tới

tình trạng lãng phí vốn lớn, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động vận

hành kết quả đầu tư sau nay, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với chủ đầu tư.

Do đó việc xác định hợp lý tối đa tổng mức vốn đầu tư của một dự án là cần thiệt đối với

ngân hàng. Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư được hình thành như thế nào:

Vốn đầu tư vào tài sản cố định:

Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định. Vốn đầu tư

vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự án. Các tài sản cố

định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.

Cụ thể là:

- Chi phí xây lắp: Chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chi

phí ban đầu về quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, chi phí cần thiết và hợp lý ch các thủ tục

pháp lý như đăng ký kinh doanh, thuế trước bạ, lệ phí chứng từ, ...

- Chi phí máy móc thiết bị công nghệ, hệ thống dây chuyền và các thiết bị bán lẻ: Giá

mua thiết bị, chi phí bảo quản, vận hành, vận chuyển.

- Chi phí dự phòng.

- Chi phí khác: Chi phí này phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không liên quan

trực tiếp đến việc tạo ra hay vận hành các tài sản cố định.

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động:

Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện dự án.

Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Bao gồm tài sản

21

Page 22: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

lưu động trong sản xuất ( Nguyên liệu, vật liệu,... và sản phẩm dở dang) và tài sản trong quá

trình lưu thông (Vốn băng tiền,vốn trong thanh toán, sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ ...).

Thẩm định phương án tài trợ dự án đầu tư:

Các phương án tài trợ cho dự án đầu tư thông thường bao gồm các nguồn chính là: Vốn

tự có của chủ đầu tư, vốn vay NHTM, vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển, vốn do Ngân sách cấp,

lesing, nguồn vốn khác. Nhiệm vụ thẩm định các nguồn vốn tài trợ cho dự án là để xem xét về

số lượng, thời gian, tỷ trọng các nguồn trong tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn có hợp lý và tối ưu.

Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn sẽ chi hpối việc xác định dòng tiền phù hợp cũng như lựa chọn

lãi suất chiết khấu hợp lý để xác định NPV của dự án.

Trong quá trình thẩm định các nguồn tài trợ cho dự án, Ngân hàng phải xem xét cơ sở

pháp lý và cơ sở thưc tế của các nguồn vốn để có thể khẳng định chắc chắn rằng các nguồn đó

là có thực. Trong thực tế có đơn vị vốn tự có thực tế không đủ hoặc không có tham gia vào dự

án, nên đã đẩy vốn đầu tư lên mức nhu cầu cao hơn thực tế cần thiết để vay tín dụng bù đắp,

nếu không xem xét kỹ thì vô tình ngân hàng đã tham gia 100% nhu cầu vốn đầu tư. Ngân

hàng phải đánh giá nhu cầu vốn và mức cân đối vốn từ các nguồn tài trợ trong các giai đoạn

thực hiện dự án. Từ đó, xây dựng một trình tự cho vay sao cho tiến độ bỏ vốn phù hợp với tiến

độ thi công xây lắp và việc điều hành vốn của Ngân hàng.

Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án:

Hiệu quả tài chính dự án đầu tư được đánh giá thông qua các phương pháp phân tích tài

chính trên cơ sở dòng tiền của dự án. Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và

thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suất chu kỳ của dự án. Khi

lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì chúng ta sẽ xác định được dòng

tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau. Quá trình xác định dòng tiền ròng hàng năm dựa

trên lợi nhuận sau thuế, khấu hao, lãi vay và những khoản mục điều chỉnh khác khi có sự khác

biệt trong cơ cấu đầu tư tài trợ cho dự án. Nếu sai lầm trong việc xác định các dòng tiền có thể

dãn đến tính toán và thẩm định hiệu quả tài chính dự án không có ý nghĩa thực tế nữa. Do đó

đứng trên góc độ là Ngân hàng khi xác định dòng tiền còn lưu ý một số vấn đề sau:

Cơ cấu vốn tài trợ cho dự án: Như đã phân tích ở trên, cơ cấu vốn tài trợ cho dự án có

ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền hoạt động mỗi năm của dự án. Một dự án có thể đựơc

22

Page 23: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

tài trợ bằng nhiều nguồn khác nhau, do đó dòng tiền sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mỗi

phương thức tài trợ.

Lãi suất chiết khấu được được lựa chọn là thực hay danh nghĩa: Lãi suất thực là lãi

suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Việc lựa chọn lãi suất chiết khấu hay danh nghĩa

không thành vấn đề miễn là đảm bảo nguyên tắc nhất quán: Lãi suất chiết khấu thực áp dụng

đối với dòng tiền thực, lãi suất chiết khấu danh nghĩa áp dụng đối với dòng tiền danh nghĩa.

Lựa chọn phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ

ảnh hưởng đến độ lớn của lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao và từ đó ảnh hưởng tới quy

mô dòng tiền mỗi năm.

Rủi ro: Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, chúng ta cần phải xem xét và phân

tích cẩn trọng rủi ro đối với dự án. Rủi ro bao gồm rất nhiều loại và chúng đều tác động tới kết

quả của việc xác định dòng tiền dự tính cho dự án.

Những ưu đãi đầu tư của chính phủ.

Thuế thu nhập doang nghiệp.

Các phương pháp tính toán tài chính được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính

bao gồm 1 số phương pháp tính sau:

- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).

- Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

- Chỉ số doanh lợi (PI).

- Thời gian hoàn vốn (PP).

Cho dù áp dụng phương pháp nào để thẩm định tài chính dự án thì nguyên tắc giá trị

thời gian của tiền phải được áp dụng. Đồng tiến có giá trị về mặt thời gian, một đồng tiền ngày

hôm nay có giá trị hơn một đồng tiền ngày mai, bởi lẽ một đồng tiền hôm nay nếu để ngày

mai thì ngoài tiền gốc ra còn có tiền lãi do nó sinh ra, còn một đồng ngày mai nguyên vẹn một

đồng mà thôi.

Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV):

23

Page 24: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Khái niệm: NPV (Net present vaule) - giá trị hiện tại ròng - là chêng lệch giữa tổng giá

trị của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện

tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được

sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.

Cách xác định:

Trong đó:

CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t.

k: Lãi suất chiết khấu.

n: Số năm thực hiện dự án.

ýnghĩa của chỉ tiêu: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

- Nếu NPV< 0: dự án bị từ chối.

- Nếu NPV= 0: tuỳ vào vị trí và mục đích khác ( xã hội, môi trường ... ) để lựa chọn.

- Nếu NPV> 0:

+ Nếu đó là các dự án độc lập thì tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn.

Ưu điểm:

- Tính đến giá trị thời gian của tiền.

24

Page 25: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận.

Nhược nhiểm:

- NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỷ lệ phần trăm nên không thuận tiện

cho việc so sánh cơ hội đầu tư.

- NPV không quan tâm đếm sự khác biệt về thời gian hoạt động của các dự án nên việc

lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác.

- NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án

nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.

- Không thấy được giá trị lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

- Phương pháp NPV khó tính toán vì đòi hỏi phải xác định chính xác chi phí vốn.

Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR):

Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của

dự án bằng không.

Cách xác định

Trong đó:

k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 dương gần tới 0.

k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 âm gần tới 0.

NPV1: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k1.

NPV2: Giá trị hiện tại ròng ứng với lãi suất chiết khấu k2.

ý nghĩa của chỉ tiêu: IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ

hội của vốn đầu tư, tức nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban

25

Page 26: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

bầu Co. Hay nói khác, nếu chi phí vốn bằng IRR dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay

không có lãi.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

Gọi r là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án.

- Nếu IRR< r: dự án bị loại.

- Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết

việc làm, cải tạo môi trường ...).

- Nếu IRR> r:

+ Nếu đó là dự án độc lập: tất cả được lựa chọn.

+ Nếu đó là các dự án thuộc loại xung khắc: dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được lựa

chọn.

Ưu điểm:

- Có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm vì vậy

thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư.

Nhược điểm:

- IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh

vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư .

- Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến

nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.

-Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi.

- Phương pháp IRR có thể gặp vấn đề đa giá trị.

Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI):

Khái niệm: Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng

tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

26

Page 27: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Cách xác định:

ý nghĩa của chỉ tiêu: PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu

nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

Tiêu chuẩn lựa chọn: PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu

phải bằng lãi suất chiết khấu.

Ưu điểm:

- Cho biết lợi nhuận hiện tại của một đồng vốn đầu tư vào dự án, so sánh được các dự án

có quy mô vốn khác nhau.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV, thường cùng đưa tới một quyết định, dễ

hiểu, dễ diễn đạt.

Nhược điểm:

-Người ta không quan tâm đến quy mô vốn, chưa chắc tổng lợi nhuận đã lớn nhất.

- Có thể không tối đa hoá lợi nhuận cho chủ đầu tư.

Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP):

Khái niệm: Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian sao cho các khoản thu nhập từ dự án

(khấu hao và lợi nhuận sau thuế) đủ bù đắp vốn đầu tư vào dự án.

Cách xác định:

PP = n = +Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi

Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn

27

Page 28: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

ý nghĩa của chỉ tiêu: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau

bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án

từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Tiêu chuẩn lựa chọn: Chấp nhận dự án khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP tiêu

chuẩn.

Ưu điểm:

- Dễ làm, dễ áp dụng. Nó áp dụng cho các dự án nhỏ.

- Có cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án, do đó chọn được những

dự án có rủi ro thấp nhất.

- Không cần tính đến dòng tiền những năm sau năm thu hồi vốn, tránh lãng phí thời gian

và chi phí

- Sau thời gian hoàn vốn có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn.

Nhược điểm:

- Không tính tới giá trị thời gian của tiền.

- Không chú ý tới các dự án có tính chất chiến lược, dự án dài hạn.

- Yếu tố rủi ro của các luồng tiền trong tương lai không được xem xét.

Thẩm định kế hoạch trả nợ của dự án:

Kế hoạch trả nợ của dự án được xây dựng trên cơ sở phương án nguồn vốn và điều kiện

vay nợ của từng nguồn. Nó được chủ đầu tư đưa ra trong giai đoạn lập dự án, khi mà nhiều

điều kiện vay trả nợ cụ thể chưa được khẳng định còn mang tính chủ quan dựa trên những dự

định. Ngân hàng khi thẩm định sẽ xem xét tính hợp lý của kế hoạch trả nợ này dựa trên cơ sở

phân tích dòng tiền thu của dự án. Nguồn thu của dự án phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch

trả nợ ngân hàng. Tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra kỳ hạn cũng như việc thu hồi khoản nợ

sao cho không lớn hơn thời hạn tồn tại của dự án. Trên cơ sở đó hai bên thoả thuận nguồn trả

nợ, hình thức trả nợ, lãi suất cho vay, thời hạn vay, thời gian ân hạn, kỳ hạn nợ, ...

Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư:

28

Page 29: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Để có cái nhìn toàn diện, tổng thể hơn về tình hình tài chính và tính khả thi của dự án

đầu tư thì bên cạnh việc thẩm định tình hình tài chính của dự án, Ngân hàng còn phải thẩm

định khía cạnh tài chính của chủ dự án. Để phân tích tình hình tài chính của chủ dự án các

ngân hàng thường sử dụng các tỷ số tài chính. Thông qua phân tích các tỷ số tài chính của

doanh nghiệp Ngân hàng có thể đánh giá khá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt

động tài chính của doanh nghiệp. Chúng có thể được phân chia thành các loại như sau:

– Các tỷ số về khả năng thanh khoản.

– Các tỷ số về khả năng hoạt động.

– Các tỷ số về khả năng cân đối vốn.

– Các tỷ số về khả năng sinh lãi.

Các tỷ số về khả năng thanh khoản:

Có hai tỷ số thanh khoản quan trọng nhất là tỷ số về khả năng thanh khoản hiện hành và

khả năng thanh khoản nhanh.

Khả năng thanh toán hiện hành.

Khả năng thanh toán hiện hành =Tài sản lưu động

Nợ ngắn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khẳ năng thanh toán ngắn hạn của

doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng

các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các

khoản nợ đó. Tỷ số này còn phụ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành của ngành

mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đồng thời, nó cũng được so sánh với các giá trị của tỷ số

này của doanh nghiệp trong những năm trước đó.

Mặt khác, trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh

khoản, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng

thành tiền để trả nợ. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới tỷ số về khả năng thanh toán nhanh.

29

Page 30: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh =Tài sản lưu động - Hàng hoá tồn kho

Nợ ngắn hạn

Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn

không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

Các tỷ số về khả năng hoạt động:

Các tỷ số này đo lường mức độ hoạt động liên quan đến mức tài sản của doanh nghiệp,

chúng bao gồm có 4 tỷ số:

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

doanh thu thuần=

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng

hoá thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu tỷ số này có giá trị thấp chứng tỏ rằng các loại hàng hoá

tồn kho quá cao so với doanh số bán.

Kỳ thu tiền bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân =Các khoản phải thu

Doanh thu bình quân một ngày

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 VNĐ hàng hoá bán ra được thu hồi.

Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong

khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ “khó đòi”.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

30

Page 31: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Hiệu suất sử dụng tài sản

cố định=

Doanh thu thuần

Tổng tài sản có

Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong

một năm. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp đã tạo ra mức

doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.

Mặt khác, tỷ số này còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.

Tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản.

Hiệu suất sử dụng toàn

bộ tài sản=

Doanh thu thuần

Tổng tài sản có

Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể

hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỷ số về khả năng cân đối vốn:

Tỷ số nợ.

Tỷ số nợ =Tổng số nợ

Tổng tài sản có

Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ

trong việc góp vốn. Hệ số này càng nhỏ càng tốt nó phản ánh khả năng trả nợ khi doanh

nghiệp có nguy cơ phá sản.

Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay.

= EBIT

31

Page 32: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Khả năng thanh toán lãi

vayChi phí trả lãi

Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào.

Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá

sản.

Các tỷ số về khả năng sinh lãi:

Tỷ số doanh lợi doanh thu.

Doanh lợi doanh thu =Lợi nhuận thuần

Doanh thu thuần

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.

Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp

khác.

Tỷ số doanh lợi tổng vốn.

Doanh lợi tổng vốn =Lợi nhuận thuần

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn

đầu tư vào doanh nghiệp.

Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Doanh lợi vốn chủ sở

hữu=

Lợi nhuận thuần

Vốn cổ phần thường

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu.

32

Page 33: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Thẩm định dự án trong điều kiện rủi ro:

Trong thực tế các dự án đầu tư luôn tiềm ẩn những rủi ro, những dự kiến khi phân tích

dự án để đưa vào tính toán đều mang tính tương lai khó có thể biết trước được đặc biết là

những dự án kéo dài trong nhiều năm. Do đó, việc thẩm định tài chính dự án trong điều kiện

rủi ro là rất cần thiết đối với ngân hàng trong quá trình quyết định cho vay. Ngân hàng phải

xem xét và phân tích cẩn trọng rủi ro đối với dự án, từ đó cân nhắc tài trợ cho dự án sao cho

mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

Phương pháp phân tích hoà vốn:

Phân tích hoà vốn là quá trình áp dụng các công cụ để phân tích độ rủi ro tài chính ngắn

hạn của dự án thông qua việc xác định điểm hoà vốn, mà điểm này biểu thị sản lượng hoà

vốn, doanh thu hoà vốn, công suất hay mức hoạt động hoà vốn.

– Sản lượng hoà vốn lý thuyết:

Sản lượng hoà vốn là sản lượng cần thiết mà dự án phải đạt được để hoạt động không

lời cũng không lỗ (hoà vốn).

Công thức:

Trong đó:

BEPQ – Sản lượng hoà vốn lý thuyết của dự án, hiện vật.

FC - Tổng định phí hàng năm của dự án, giá trị.

p - Giá bán 1 đơn vị sản phẩm, giá trị.

v - Biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm, giá trị.

– Doanh thu hoà vốn lý thuyết:

Doanh thu hoà vốn là doanh thu cần thiết mà dự án phải đạt được để hoạt động không

lời mà cũng không lỗ (hoà vốn).

Công thức: 33

Page 34: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Trong đó:

BEPS - Doanh thu hoà vốn lý thuyết, giá trị.

S - Tổng doanh thu trong năm tính toán, giá trị.

– Công suất hay mức độ hoạt động hoà vốn lý thuyết:

Công suất hay mức hoạt động hoà vốn là công suất hay mức hoạt động cần thiết mà dự

án phải đạt được để hoạt động không lời mà cũng không lỗ (hoà vốn).

Công thức:

Trong đó:

BEPP - Công suất hay mức hoạt động hoà vốn lý thuyết, tính bằng % của công suất

thiết kế (100%).

ý nghĩa:

- Công suất hay mức hoạt động hoà vốn cho biết dự án cần phải hoạt động tới mức sản

lượng bao nhiêu để đánh giá là hoà vốn.

- Công suất hay mức hoạt động hoà vốn cho biết dự án cần phải hoạt động tới mức

doanh thu bao nhiêu để đánh giá là hoà vốn.

- Từ điều trên cho thấy, nếu công suất hay mức hoạt động hoà vốn của dự án thấp; nghĩa

là, dự án chỉ cần hoạt động với mức cố gắng nhỏ cũng đã đạt được kết quả hoà vốn. Để định

lượng, khái niệm độ an toàn công suất được sử dụng dưới đây.

Độ an toàn công suất:

Độ an toàn công suất là hiệu số giữa mức một trăm phần trăm công suất thiết kế và mức

hoạt động hoà vốn của dự án.

Công thức:

34

Page 35: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

ý nghĩa:

Từ công thức cho thấy công suất hay mức hoạt động hoà vốn càng thấp thì độ an toàn

công suất càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít và hiệu quả tài chính của dự án càng lớn.

Giá hoà vốn: là giá bán thấp nhất một đơn vị sản phẩm để dự án hoạt động không

lời mà cũng không lỗ (hoà vốn).

Công thức:

Trong đó:

BEPPr - Giá bán hoà vốn 1 đơn vị sản phẩm của dự án, giá trị.

SPr - Độ an toàn về giá của dự án, %; được tính theo công thức sau đây:

Ưu điểm của phân tích hoà vốn:

- Cho biết doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm hoặc sau bao nhiêu

thời gian thì bù đắp được những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hoặc đạt được lợi nhuận

theo dự kiến. Từ đó có thể đề ra các biện phấp để tránh rủi ro và tăng lợi nhuận cho doanh

nghiệp.

- Trên cơ sở phân tích hoà vốn có thể lựa chọn các phương án sản xuất khác nhau hoặc

đưa ra các quyết định có tính chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp như có nên tiếp tục sản xuất

hay nhận những đơn đặt hàng với giá bán thấp hơn sau khi doanh nghiệp đã đạt được điểm

hoà vốn ...

Nhược điểm của phan tích hoà vốn:

- Hầu hết các chi phí trong doanh nghiệp đều rất phức tạp và không thể phân chia một

cách hoàn toàn rành mạch thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Bởi vậy việc phân tích

hoà vốn sẽ gặp rất nhiêu khó khăn.

- Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị thời gian của tiền tệ. Chẳng hạn, chi phí

cố định có thể được phân bổ trước khi tính toán các chi phí biến đổi và trước khi tạo ra thu

nhập. Khi phân tích hoà vốn trong những khoảng thời gian ngắn, việc bỏ qua thời gian của

35

Page 36: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

tiền thường không ảnh hưởng lớn lắm. Nhưng nếu phân tích trong những khoảng thời gian

dài, chi phí và doanh thu phải được thể hiện dưới hình thức giá trị hiện tại. Điều này đòi hỏi

phải áp dụng hình thức phân tích độ nhạy với yêu cầu tính chính xác về doanh số hàng bán

được khá cao và với mức doanh thu mà tại đó NPV>0.

- Mô hình phân tích hoà vốn cơ bản đánh giá theo đường thẳng (tức P và V không đổi),

nhưng giá bán và chi phí biến đổi của mỗi đơn vị hàng bán có thể thay đổi theo mức sản xuất.

Phương pháp phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định sự thay đổi

khả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động giá trị đầu vào và đầu ra của dự

án trong điều kiện bất định.

– Đầu vào và đầu ra của dự án.

Các thành phần thuộc đầu vào

+ Các khoản mục thuộc biến phí trong đó đặc biệt chú ý:

* Nguyên vật liệu;

* Bán thành phẩm;

* Giá thuê nhân công;

* Hao phí dịch vụ hạ tầng, điện, nước...

+ Các khoản mục thuộc định phí.

+ Chú thích: Các khoản mục thuộc biến phí và định phí được phân tích trong Bảng chi

phí giá thành hàng năm của dự án.

Các thành phần thuộc đầu ra

+ Giá tiêu thụ một đơn vị sản phẩm (p);

+ Sản lượng tiêu thụ (Q).

– Tham số biến đổi

36

Page 37: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

+ Giá trị của đầu vào và đầu ra biến đổi, phụ thuộc vào sự thay đổi của hai tham số dưới

đây:

* Giá cả

* Số lượng

+ Hai thâm số trên thay đổi đồng thời hoặc không đồng thời; có nghĩa là hai biến số

cùng thay đổi hoặc chỉ có 1 trong 2 biến số thay đổi.

– Sự thay đổi về khả năng sinh lời

+ Được đo lường bởi sự thay đổi giá trị của các chỉ tiêu NPV, IRR hoặc các chỉ tiêu sinh

lời khác.

+ Biên độ dao động của các chỉ tiêu trên được phân tích tương ứng với sự biến thiên giá

trị đầu vào và đầu ra ở 3 trạng thái:

* Trạng thái bình thường: như đã dự tính ban đầu;

* Trạng thái bi quan: Tăng ở đầu vào hoặc giảm ở đầu vào;

* Trạng thái lạc quan: Giảm ở đầu vào hoặc tăng ở đầu ra;

+ Trong phân tích rủi ro, trạng thái bi quan cần được quan tâm.

– Nguyên tắc phân tích:

+ Bản chất của phân tích độ nhạy là nhằm xác định bổ sung các chỉ tiêu đánh giá khả

năng sinh lời của dự án đầu tư phụ thuộc vào sự biến đổi của một hoặc một số các thành phần

thuộc đầu vào và đầu ra trong điều kiện bất định xảy ra ở tương lai.

+ Kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời (NPV,IRR và các chỉ tiêu

khác) là tương tự như các phương pháp đã trình bày ở các nội dung trên; nhưng với sự thay

đổi về giá trị của chi phí hàng năm hoặc lợi ích hàng năm.

– Phạm vi áp dụng

Phân tích độ nhạy được áp dụng để đánh giá độ rủi ro dài hạn của dự án đầu tư khi dự

tính có sự biến động lớn một số thành phần đầu vào quan trọng như: Nguyên vật liệu, bán

37

Page 38: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

thành phẩm, giá thuê nhân công ... Việc phân tích độ nhạy được thực hiện thuận lợi với việc

ứng dụng chương trình phần mềm EXCEL trên máy tính.

Ưu điểm của phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy là một quy trình rất hữu ích để nhận diện các biến số mà những thay

đổi của chúng có thể gây tác động lớn đến NPV của một dự án. Nó cho phép người ra quyết

định tính toán được những hậu quả của sự ước tính sai lầm và ảnh hưởng của chúng đối với

NPV. Bởi vậy qua trình này nhấm mạnh sự cần thiết phải cải tiến phương pháp đánh giá và

tiến hành những hoạt động nhằm giảm tính không chắc chắn liên quan đến những biến số chủ

yếu.

Nhược điểm của phân tích độ nhạy:

- Các giá trị của biến số được đưa ra dựa trên những phán đoán mang tính chủ quan rất

cao. Mặc du người ta có thể biện luận rằng mức độ kỳ vọng được nhận xét là rất tốt, song rõ

ràng là cần phải đánh giá các biến số dưới trạng thái hai cực cộng thêm phần ước lượng chủ

quan để phân tích.

- Sự phân tích khảo sát độ nhạy của NPV với nhiều biến số khác nhau, mỗi biến số tại

một thời điểm, bỏ qua mối quan hệ bên trong giữa các biến số khi chúng cùng tác động vào

một đối tượng. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể gây ra sự giảm sút số lượng đơn vị hàng bán

cũng như làm giảm giá bán. Bởi vậy, khi phân tích cần phải điều chỉnh tuỳ theo những dự báo

bi quan và lạc quan chỉ rõ viễn cảnh mà trong đó mức kết hợp của tất cả các biến số liên quan

được dự báo.

- Những kết quả về phân tích độ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một giải

pháp rõ ràng đối với vấn đề lựa chọn dự án.

1.5 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại

1.5.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Chất lượng của việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng

có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận và sự an toàn của ngân hàng.

38

Page 39: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Chất lượng thẩm định tài chính dự án dưới góc độ Ngân hàng là xem xét dự án đó có

đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Ngân hàng, thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm

định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định

cao hay thấp, việc lựa chọn các phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án không, ...

Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi dự án đó đã thẩm định phải có khả năng trả

nợ (cả gốc và lãi) theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, có hiệu quả về mặt xã hội, rủi ro tín

dụng thấp, không phát sinh các khoản nợ khó đòi, quá hạn, từ đó giúp ngân hàng có lợi nhuận.

Một dự án thẩm định tồi không có hiệu quả về mặt tài chính không chỉ làm cho Ngân hàng

không thu được vốn, suy giảm lợi nhuận mà còn có khả năng dẫn đến bờ vực phá sản. Do đó

nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là nhiệm vụ quan trọng của mỗi ngân

hàng, nó đòi hỏi phải được làm thường xuyên có khoa học và nghiêm túc.

1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư bị chi phối bởi nhiêu nhân tố, song có thể

phân chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc

về nội bộ ngân hàng mà ngân hàng có thể kiểm soát, điều chỉnh. Nhân tố khách quan là những

nhân tố bên ngoài môi trường tác động nó không thể kiểm mà chỉ khắc phục để thích nghi.

Việc xem xét, đánh giá các nhân tố đó là rất cần thiết đối với ngân hàng trong việc đưa ra các

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Nhân tố chủ quan:

Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định

Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng thẩm định

tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định dự án nói chung. Kết quả thẩm định tài

chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan

của con người bởi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính

theo phương pháp và kỹ thuật của mình. Mọi nhân tố khác sẽ không có ý nghĩa nếu như cán

bộ thẩm định không đủ trình độ và phương pháp làm việc khoa học và nghiêm túc, sai lầm

của con người trong quá trình thẩm định tài chính dự án dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến

những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản của ngân hàng gây cho ngân hàng nhiều

39

Page 40: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

khó khăn trong việc thu hồi nợ, nguy cơ mất vốn và suy giảm lợi nhuận kinh doanh là không

tránh khỏi.

Thẩm định tài chính dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi nó không đơn giản

chỉ là việc tính toán theo nhưng công thức cho sẵn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hồi tụ được

các yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kiến thức đó là sự am

hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn và sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực trong đời sống

khoa học - kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của cán bộ thẩm định cũng có ảnh hưởng rất lớn đến

quá trình thẩm định, những tích luỹ trong hoạt động thực tiễn như tiếp xúc với khách hàng,

khảo sát nơi hoạt động của doanh nghiệp, phân tích các báo cáo tài chính ... sẽ giúp cho các

quyết định của cán bộ thẩm định chính xác hơn. Năng lực là khả năng nắm bắt và xử lý công

việc trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài 3 yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính

kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc. Nếu cán

bộ thẩm định không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa khách hàng

và ngân hàng làm mất uy tín của ngân hàng, đưa ra những nhận xét đánh giá thiếu tính khách

quan, minh bạch làm cơ sở cho việc quyết định cho vay của ngân hàng. Kết quả thẩm định tài

chính dự án là công việc của cá nhân nhưng nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả ngân

hàng, đặc biệt là những dự án lớn đòi hỏi vốn nhiều và thời gian kéo dài, do đó cán bộ thẩm

định phải có tính kỷ luật cao và lòng nhẫn nại, tuân thủ quy trình thẩm định mà ngân hàng đề

ra và có những sáng tạo trong quá trình thẩm định. Sự hội tụ các yếu tố trên sẽ là cơ sơ tiền đề

cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định tài chính dự án, từ đó giúp ngân hàng

lựa chọn những dự án tối ưu đảm bảo khả năng trả nợ của các chủ dự án theo đứng thoả thuận

giữa hai bên.

Trong xu thế phát triển như hiện nay, dự án đầu tư không chỉ giới hạn trong phạm vi của

các doanh nghiệp trong nước mà nó có sự liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài thì

vấn đề nâng cao trình độ của cán độ thẩm định là cấp bách và phải được ưu tiên.

Thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập những thông tin về khách

hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà làm sao để các

nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời. Việc lấy tài liệu,

thông tin ở đâu với số lượng bao nhiêu phải được cân nhắc tính toán thận trọng trước khi tiến

40

Page 41: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

hành phân tích, đánh giá dự án. Thông tin mà ngân hàng có thể thu thập từ rất nhiều nguồn

khác nhau:

Từ khách hàng xin vay vốn: Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến,

phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn, điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay

vốn, các báo cáo tài chính. Trong đó nguồn thông tin từ hồ sơ dự án là nguồn thông tin cơ bản

nhất.

Từ trung tâm tín dụng của NHNN như sổ sách của các ngân hàng mà khách hàng vay

vốn đã từng có quan hệ để thấy được năng lực vay nợ, uy tín của khách hàng.

Từ các nguồn thông tin bên ngoài về tín dụng.

......

Thông tin chính là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình tác nghiệp của cán bộ

thẩm định. Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác đông rất

lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu

cho đến cuối đều không có ý nghĩa cho dù chúng ta sử dụng các phương pháp hiện đại như thế

nào, thông tin chính xác là điều kiện để đưa ra những đánh giá đúng. Thông tin thiếu, không đầy

đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được, nhất là những thông tin

không cân xứng có thể dẫn tới lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho ngân hàng. Do đó, việc thu

thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiếu, tuy nhiên khái niệm đầy đủ

chỉ mang nghĩa tương đối. Vấn đề là các nguồn thông tin phải đẩm bảo độ tin cậy, có ý nghĩa

quyết định. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tính kịp thời của các nguồn thông tin

thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm

ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng

truyền thống và có thể làm mất cơ hội tài trợ cho một dự án tốt.

Ngoài ra, bên cạnh việc có được các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì

việc lựa chọn phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó đúng mục đích cũng cần

được quan tâm.

Như vậy, thông tin có vai trò rất quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính dự án,

song để có thể thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin một cách có hiệu quả cần phải có các trang

thiết bị và các phần mền hỗ trợ.

41

Page 42: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định

Trên cơ sở các thông tin đễ thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định

cũng rất quan trọng. Đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lý thông tin một

cách khoa học, tiên tiến, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích,

tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự báo các khả năng có thể xảy ra

trong tương lai để tránh được các rủi ro.

Mỗi dự án có những đặc thù nhất đinh, không phải bất cứ dự án nào cũng áp dụng được

các tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do đó việc lựa chọn phương pháp và các chỉ

tiêu làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của dự án cũng như tính khả thi về

khả năng trả nợ ngân hàng. Phương pháp thẩm định phải mang đầy đủ nội dung đề cập đến tất

cả các vấn đề tài chính có liên quan đứng trên góc độ ngân hàng. Với những phương pháp

thẩm định tài chính trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho quá trình thẩm định được thuận lợi,

chính xác và toàn diện hơn.

Trong quá trình thẩm định việc lựa chọn tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của

dự án đầu tư cũng rất quan trọng. Việc tính toán đến giá trị thời gian của tiền trong các tiêu

chuẩn thẩm định tài chính dự án là cực kỳ quan trọng. Tiền có giá trị về mặt thời gian, đồng

tiền hôm nay có giá trị khác ngày mai, nhiều dự án có khả thi và hiệu quả khi không xét đến

giá trị thời gian của tiền nhưng khi xét đến giá trị thời gian của tiền thì lại không có hiệu quả

về mặt tài chính. Ngoài ra, việc lựa chọn tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp là vấn đề cực kỳ

quan trọng.

Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định

Với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện này đã tạo điều kiện cho

các ngân hàng ngày càng hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ đắc lực cho công tác chuyên

môn của mình. Bằng hệ thống máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng đã giúp cho

công tác thẩm định tài chính dự án diễn ra thuận lợi hơn, với việc tính toán các chỉ tiêu được

nhanh chóng, chính xác chỉ trong tích tắc rút ngắn thời gian thẩm định dự án. Chỉ trong thời gian

ngắn máy tính có thể xử lý lưu trữ được một khối lượng thông tin khổng lồ, với khả năng nối

mạng như hiện nay thì việc truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho thẩm

định dự án là rất đơn giản và nhanh chóng giúp cho ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Với việc ứng dụng các phầm mền chuyên dụng đã giúp cho cán bộ thẩm định giải quyết được

42

Page 43: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

những vấn đề tưởng trừng không thể làm được. Từ đó, chất lượng thẩm định ngày càng được

nâng cao.

Tổ chức công tác thẩm định

Công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hòi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau, liên kết

chặt chẽ với nhau đòi hỏi có một sự phân công, sắp xếp, quy định quyền hạn và trách nhiệm của

các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá

nhân và các bộ phận trong quá trình thực hiên. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài

chính dự án nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của

từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng thẩm

định tài chính dự án. Đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình

thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, các quy định trên không được

cứng nhắc, gò bó mất đi tính chủ động, sức sáng tạo của từng cá nhân làm giảm chất lượng

thẩm định dự án.

Nhân tố khách quan

Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng bị chi phối bởi nhiều

nhân tố khách quan, đó là những nhân tố bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng

thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Các dự án thường có tuổi thọ dài, do đó rủi ro mà các

nhân tố khách quan mang lại là rất khó dự báo như: tình hình kinh tế, chính trị, các cơ chế

chính sách, pháp luật của nhà nước... mà các nhân tố này luôn luôn thay đổi và nằm ngoài tầm

kiểm soát của ngân hàng và chủ dự án.

Một nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, không ổn định, chưa phát

triển sẽ hạn chế trong việc cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho việc thẩm định.

Đồng thời những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, lãnh

thổ, ngành... chưa được xây dựng cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố gây rủi ro

trong phân tích, đánh giá và đi đến chấp nhận dự án. Nhiều yếu tố nằm ngoài tầm dự báo của

ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh , khủng bố... làm cho ngân hàng không thể thu hồi được

vốn bởi vì rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án và doanh nghiệp không thể chống đỡ

được.

43

Page 44: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Môi trường pháp lý với những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của

các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm

định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Các dự án thường có thời gian kéo

dài và thường liên quan đến nhiều văn bản luật, dưới luật về các lĩnh vực như các văn bản về

quản lý tài chính trong các doanh nghiệp, các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp, ... Dó đó

nếu các văn bản luật này không có tính ổn định trong thời gian dài cũng như không rõ ràng,

minh bạch, chồng chéo... sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như gây

khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, dự báo rủi ro,

làm đảo lộn mọi con số tính toán ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng và khả năng thu hồi nợ

của ngân hàng.

Một nhân tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án

thuộc về phía doanh nghiệp (Chủ dự án) đó là hồ sơ dự án mà chủ dự án trình lên ngân hàng.

Do đó năng lực lập, thẩm định và thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng thẩm định của ngân hàng như thời gian phân tích, đánh giá, thu

thập thông tin, tính toán kéo dài. Nhiều khi hồ sơ dự án chủ đầu tư trình quá sơ sài, thiếu sức

thiếu phục do năng lực quá yếu kém đã khiến ngân hàng không thể chấp nhận được, nhất là

đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà khả năng quản lý tài chính và tiềm lực tài chính rất

hạn chế, rủi ro dự án đi vào hoạt động không hiệu quả như dự kiến là rất lớn. Bên cạnh đó,

tính trung thực của nguồn thông tin mà chủ dự án cung cấp cho ngân hàng trong các báo cáo

tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp cũng

ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng trong việc quyết định tài

trợ cho dự án.

44

Page 45: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh NHNo &

PTNT Nam Hà Nội.

2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.

Tiền thân từ một bộ phận tín dụng nông nghiệp của ngân hàng nhà nước tỉnh, chi nhánh

ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội được thành lập ngày 12/03/2001

và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 08/05/2001 với nhiều khó khăn chồng chất. Do mới

thành lập cách đây gần 5 năm nhưng chi nhánh NHNo Nam Hà Nội cũng đã bước đầu đạt

được thành công trong việc mở rộng thị trường và tạo uy tín cho mình trên địa bàn quận

Thanh Xuân nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.

Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội là một ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc

NHNo Việt Nam, là chi nhánh loại một cũng như một chi nhánh ngân hàng thương mại lớn

trên địa bàn thủ đô Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Trụ sở hiện tại đóng ở C3

Phương Liệt, đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đến hết năm 2004,

Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội có đội ngũ cán bộ là 112 người với mạng lưới ngoài trụ sở

chính gồm 03 chi nhánh cấp 2 và 03 phòng giao dịch. Trong đó, 32 cán bộ được bố trí làm

công tác tín dụng ( 06 cán bộ thẩm định, 26 cán bộ tín dụng) chiếm tỷ lệ 28,57% cán bộ toàn

chi nhánh.

Tổng nguồn vốn đạt 3.784 tỷ đồng, tăng 48,4% so với năm trước, cao hơn so với mức

tăng trưởng của ngành (23,5%) và bình quân của các NHTM trên địa bàn (18,7%). Công tác

huy động vốn đã có những bước chuyển biến về cơ cấu nguồn vốn vừa đạt mục tiêu giảm lãi

suất đầu vào bình quân vừa đảm bảo tính ổn định lâu dài như nguồn vốn không kỳ hạn tăng

130% so vơí đầu năm (chiếm 20% tổng nguồn vốn), loại có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 43%

tổng nguồn vốn.

Tổng dư nợ 873 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi 946A của Chi nhánh đạt 43.895 trđ, tăng

48% so với năm trước. Hệ số lương là 2,41, chênh lệch lãi suất đạt 0.31%.

2.1.2 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.

2.1.2.1 Bộ máy tổ chức của Chi nhánh

45

Page 46: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó

Giám đốc phụ trách 3 mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh

được bố trí thành 6 phòng ban:

1.1- Phòng kế hoạch kinh doanh.

1.2- Phòng thanh toán quốc tế.

1.3- Phòng hành chính nhân sự.

1.4- Phòng kế toán ngân quỹ.

1.5- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.

1.6. Phòng thẩm định

Hình 1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội (là một chi

nhánh cấp I của NHNo Việt Nam)

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 2 năm2002 và 2004

2.1.3.1 Kết quả kinh doanh năm 2002:

Căn cứ vào chiến lược kinh doanh trên địa bàn đô thị của Tổng giám đốc

NHNo&PTNNVN, chiến lược kinh doanh của chi nhánh và kế hoạch kinh doanh năm 2002

đã được Tổng giám đốc phê duyệt thì dự kiến các kết quả hoạt động của chi nhánh trong cả

năm 2002 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; Cụ thể:

Về nguồn vốn:

46

Ban lãnh đạo

Phòng kế

hoạch kinh

doanh

Phòng thanh toán quốc

tế

Phòng hành chính nhân

sự

Phòng kế

toán ngân quỹ

Phòng kiểm tra

kiểm toán

nội bộ

Phòng Thẩm định

Page 47: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Tổng nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2002 đạt 1.139.022 triệu, tăng so với thời điểm đầu

năm là 504.190 triệu với tốc độ tăng 79,37%; Đạt 126,56% kế hoạch năm. Tuy nhiên, trong

tổng nguồn vốn huy động có 209.649 triệu là nguồn kỳ phiếu huy động hộ trung ương theo

chủ trương của Tổng giám đốc; Như vậy, tổng nguồn vốn của chi nhánh sau khi loại trừ phần

vốn này sẽ là 929.373 triệu; tăng 294.541 triệu so với thời điểm đầu năm và bằng 103,26% kế

hoạch năm.

Trong đó nguồn nội tệ là 774.591 triệu, chiếm 68%; Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ là

364.431 triệu, chiếm 32%; Xét về cơ cấu thì nguồn vốn ngoại tệ tăng khá nhanh; gấp hơn 3

lần so với thời điểm cuối năm.

Cơ cấu nguồn huy động:

- Phân theo thời hạn huy động

Đơn vị: Triệu đồng

31/12/01 Tỷ trọng 31/12/02 Tỷ trọng +/- %

Không kỳ hạn 106.244 16,74% 167.335 14,7% 61.091 57,5%

Kỳ hạn <12T 178.588 28,06% 221.037 19,4% 42.449 23,7%

Trên 12T 350.000 55,20% 733.448 64,4% 383.448 109,4%

Nguồn UTĐT 0 0 17.202 1,5% 17.202

Tổng nguồn 634.832 100% 1139.022 100% 504.190 79,6%

So với thời điểm đầu năm thì tất cả các loại nguồn vốn ở các loại kỳ hạn đều tăng; Trong

đó nguồn vốn không kỳ hạn tăng cả về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ trọng với tốc độ tăng gần 2

lần; Tập trung chủ yếu vào tăng ở tiền gửi không kỳ hạn của Tiền gửi của các TCKT và các

TCTD; Và do vậy, chất lượng nguồn vốn có chiều hướng tăng lên do lãi suất bình quân đầu

vào giảm thấp.

- Phân theo tính chất nguồn huy động:

Đơn vị: Triệu đồng31/12/01 Tỷ trọng 31/12/02 Tỷ trọng +/- %

Tiền gửi dân cư 88.180 13,89% 434.763 38,2% 346.583 293,0%

Tiền gửi TCKT 99.854 15,73% 147.895 13,0% 48.041 48,1%47

Page 48: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

TG,TV TCTD 446.798 70,38% 539.162 47,3% 92.364 20,67%

Nguồn vốn UTĐT 0 0 17.202 100% 504.190 79,6%

Tổng cộng 634.832 100% 1.139.022 100% 504.190 79,6%

Theo như số liệu nêu trên thì tính chất nguồn vón ở thời điểm 31/12/2002 đã có những

xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư đã tăng

lên nhanh nhất và đưa dần vào thế ổn định nguồn vốn. Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi của

các TCKT cũng đã dần tăng lên, cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm 1 tỷ trọng khá ưu thế

trong cơ cấu nguồn của chi nhánh. Đạt được kêt quả là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các

phòng chức năng và toàn thể CBNV của chi nhánh hăng hái thu hút khách hàng, đổi mới

phong cách phục vụ, không ngừng hoàn thiện và nâng cao các sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng cung ứng cho khách hàng.

Trong tiền gửi, tiền vay của các TCTD, tiền gửi của KBNN và tiền vay của Bảo hiểm xã

hội chiếm tỷ trọng khá lớn tại thời điểm đầu năm: 421 tỷ chiếm tỷ trọng 88,5% tổng nguồn

vốn của toàn chi nhánh. Tại thời điểm 31/12/2002 là 429.158 triệu, với tỷ trọng 37,68% cho

thấy xu hướng đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, nâng hệ số an toàn trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng.

Về sử dụng vốn:

Doanh số cho vay 12 tháng đạt 1.153.667 triệu; Doanh só thu nợ 12 tháng là 829.069

triệu.

Tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2002 là 478.830 triệu; tăng so với thời điểm đầu năm

318.802 triệu với tốc độ tăng 199,2%; bằNG 239,45 so với kế hoạch cả năm 2002; Trong đó:

Dự nợ nội tệ là 289.102 triệu - chiếm 60,38% tổng dư nợ; dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ là

189.728 ttiệu chiếm 59,14%.

- Phân tích theo thời gian cho vay:

Đơn vị: Triệu đồng

31/12/01 Tỷ trọng 31/12/02 Tỷ trọng +/- %

48

Page 49: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Ngắn hạn 156.759 97,96% 299.771 62,6% 143.012 91,23%

Trung hạn 3.269 2,04% 17.338 3,6% 14.069 430,375%

Dài hạn 0 0 161.721 33,7% 161.721

Tổng cộng 160.028 100,00% 478.830 100% 318.802 199%

Xét về giá trị tuyệt đối thì dư nợ ở cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng; Nhưng xét về tỷ

trọng thì dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nợ trung hạn đã tăng leen một

cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt 58 lần. Đưa tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm

37,4% tổng dư nợ; Vượt xa kế hoạch năm đặt ra là 10% và đã gần đạt tới mục tiêu của toàn

ngành là 40% tổng dư nợ.

- Phân tích theo ngành kinh tế:

Đơn vị: Triệu đồng

31/12/01 Tỷ trọng 31/12/02 Tỷ trọng +/- %

CN và Tiểu TCN 29.782 18,60% 201.110 42,0% 171.328 575,4%

TN dịch vụ 104.890 65,56% 207.892 43,45 103.002 98,2%

Khác 25.357 15,84% 69.827 14,6% 44.470 176,0%

Tổng cộng 160.028 100,00% 478.830 100% 318.802 199%

Căn cứ cơ cấu ngành kinh tế cho thấy toàn chi nhánh đầu tư chủ yếu vào khu vực

thương nghiệp và dịch vụ - Với tỷ trọng khá cao tương ứng tại các thời điểm đầu năm và cuối

năm là 65,56% và 43,4%.

Tuy nhiên, dư nợ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lại tăng nhanh cả về số

tuyệt đối cũng như về tốc độ; đặc biệt là tốc độ tăng trưởng - lên tới 675,4% so với đầu năm.

- Phân tích theo thành phần kinh tế:

Đơn vị: Triệu đồng

31/12/01 Tỷ trọng 31/12/02 Tỷ trọng +/- %

DNNN 132.060 82,52% 398.783 83,3% 266.723 101,97%

49

Page 50: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

DNNQD 23.791 14,87% 65.825 13,7% 42.034 176,68%

Hộ gia đình cá thể 4.177 2,61% 14.222 3,0% 10.045 240,48%

Tổng cộng 160.028 100,00% 478.830 100% 308.803 199%

So với thời điểm đầu năm, khách hàng là doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh cả về số

lượng khách hàng cũng như về dư nợ - tăng 8 doanh nghiệp, mức dư nợ tăng 266.723 triệu

với tốc độ tăng khá nhanh là 301,97%.

Về cơ cấu thì tập trung chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó các

khách hàng có dư nợ lớn nhất là: Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty thực phẩm miền

bắc, Công ty XNK bao bì Hà nội, Công ty xuất nhập khẩu với Lào, Công ty UNIMEX Hà

Nội. Bên cạnh đó, dư nợ của DNNQD cũng như dư nợ hộ tư nhân cá thể cũng tăng nhanh;

Kết quả này cũng khẳng định 1 cách chắc chắn đường lối chiến lược là phát triển theo xu

hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tăng cường, tập trung phát triển khu vực khách

hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nợ quá hạn: Tại thời điểm 31/12/2002, toàn chi nhánh không có nợ quá hạn. Nếu

xét trong cả năm 2002 thì tổng doanh số phát sinh nợ quá hạn là 794 triệu và tập trung chủ

yếu là các hộ vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do đến kỳ trả nợ nhưng người vay thường là

CBCNV đi công tác vắng không trả nợ kịp; Xét về bản chất thì đây không phải phát sinh nợ

quá hạn xấu.

Về kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:

50

Page 51: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Về số liệu:

Chỉ tiêuThực hiện năm 2001

Thực hiện

Năm 2002

Tốc độ tăng

So với năm trước

Số món Số tiền(USD) Số món Số tiền(USD) Số món Số tiền

I.Hàng nhập khẩu

1. Mở L/C 52 1.538.479 241 18.244.598 463.5% 1.186%

2.Thanh toán hàng

nhập

92 2.241.274 491 17.292.083 528% 771.6%

2.1 Thanh toán L/C 29 662.171 202 12.322.661 696% 1.861%

- Huỷ L/C 03 2.762.125

2.2 Chuyển tiền TTR 64 238 4.201.154 371% 266%

2.3 Nhờ thu 1.579.103 51 869.268

II. Hàng xuất khẩu 17 300.809 8.348.690 2.782%

1.L/C xuất 07 121.032

2. Nhờ thu xuất 17 300.809 21 1.003.464 %

3. Chuyển tiền đến

trong đó:

7.224.194 %

III. Mua ngoại tệ 2.258.327 350 22.927.177 1.015%

Trong đó: Kết hối 281.005 9.731.617 2.554%

IV. Bán ngoại tệ 2.160.792 463 22.371.652 1.035%

Trong đó bán cho SGD 7.400.000 %

V. Chuyển tiền trong

nước

12.445.882

VI. Chiết khấu 06 108.536 285.7%

VII. Rút vốn dự án 5.062.424

- Hoạt động TTQT trong năm 2002 của chi nhánh tăng mạnh về số món và giá trị, đáp

ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu; góp phần tích cực tăng trưởng

nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ. Doanh số TTQT tăng cao,

gấp trên 10 lần so với năm 2001, cả về số món và số tiền; Thu hút tốt nguồn ngoại tệ xuất

nhập khẩu đạt trên 8 triệu USD tăng 27 lần so với năm trước, không những tự cân đối phần

51

Page 52: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

lớn ngoại tệ thanh toán (USD) mà còn bán cho SGD dương 3 triệu USD (kể từ khi thực hiện

901).

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình, kỹ thuật, thao tác nghiệp vụ về tiếp nhận, quản lý, kiểm tra

xử lý bộ hồ sơ thanh toán; đảm bảo trên 800 điện thanh toán tra soát với nước ngoài an toàn,

chính xác.

- Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có

nhu cầu TTQT tại các phòng giao dịch. Số khách hàng hiện có quan hệ thanh toán: 41 đơn vị

tăng hơn 2 lần so với năm trước ( 16 đơn vị).

Về trích lập dự phòng rủi ro

Trong năm 2002, toàn chi nhánh không có nợ qua hạn phải trích lập sự phòng rủi ro.

Tuy nhiên, theo quy chế điều hành của Tổng giám đốc tại văn bản số 311/NHNo - TCK, trong

tháng 11 chi nhánh đaz thực hiện trích 0,3% trên tổng số dư nợ hữu hiệu với tổng giá trị trích

lập dự phòng rủi ro là: 1.519 triệu (Nội tệ: 1.000 triệu; Ngoại tệ: 519 triệu).

Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp:

- Thực hiện thành công chương trình giao dịch 1 cửa (Ngân hàng bán lẻ) theo chủ

trương của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc. Tổ chức cho trên 30 lượt các đoàn NHNo

các tỉnh về tham quan và học tập chương trình ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh.

- Từng bước triển khai thử nghiệm nghiệp vụ cho vay thấu chi đối với các nhà phân phối

trong chương trình phối hợp với Ngân hàng Dðutche Bank và công ty liên doanh LEVER.

- Cung ứng dịch vụ giải ngân phục vụ các dự án đầu tư nước ngoài; Làm đầu mối triển

khai tới các tỉnh trong phạm vi của dự án.

Về kết quả tài chính:

- Chênh lệch thu nhập - chi phí năm 2002 đạt 6.604 triệu.

- Lãi suất bình quân:

+ Đầu vào : 0,438%/tháng52

Page 53: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

+ Đầu ra : 0,626%/tháng

Chênh lệch : 0,188%/tháng.

- Hệ số tiền lương ước đạt 12 tháng là 1,568.

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004.

Trong năm 2004 cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Quốc gia, tình hình an ninh

chính trị ổn định, hoạt động của NHTM trên địa bàn trong đó có Chi nhánh NHNo Nam Hà

Nội cũng phát triển ổn định. Đây là năm thứ 4 hoạt động nên chi nhánh đã có được sự ổn định

về tổ chức, đường lối chiến lược kinh doanh.

Về nguồn vốn:

Năm 2004, tổng nguồn vốn là 3,784 tỷ đồng tăng 1,234 tỷ so với năm 2003, tốc độ tăng

trưởng là 48%. Thực hiện chỉ thị của TGĐ tăng cường huy động vốn trong quý IV/2004

nguồn vốn bình quân đã tăng thêm 152 tỷ so với 15/10/2004.

- Tiền gửi dân cư tăng 265 tỷ so với năm 2003 tăng 31%, tỷ trọng đạt 30%, so với KH

đạt: 86%

- Nguồn vốn địa phương: 3,351 tỷ so với KH đạt 116%

Trong đó: + Nguồn nội tệ: so với năm 2003 tăng 60%

+ Nguồn ngoại tệ: tăng 229 tỷ so với năm 2003, tốc độ tăng cũng khá cao nhưng

so với KH giao chưa đạt vì KH 2004 giao quá cao (tăng 90%)

- Việc mở rộng mạng lưới đã có tác dụng tăng thêm nguồn tiền gửi không kỳ hạn của

khách hàng trong năm.

Đơn vị: Triệu VNĐ

STT Chỉ Tiêu Năm 2004Tăng giảm so với năm

2003Tăng giảm so với

KHTĐ % Số tiền %

53

Page 54: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

I Tổng nguồn vốn 3.784.272 1.233.986 48,4%I.1 Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền 3.784.272 1.233.986 48,4%

- Nguồn vốn nội tệ 3.061.582 959.798 45,7%- Nguồn vốn ngoại tệ QĐ VNĐ 722.690 274.188 61,1%

I.2 Cơ cấu Nguồn vốn theo kỳ hạn 3.784.272 1.233.986 48,4%- Nguồn vốn không kỳ hạn 720.120 407.628 130,4%-Nguồn vốn có kỳ hạn<12T 1.444.878 805.016 125,8%Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12T trở lên

1.619.274 132.977 8,9%

TĐ: + NV có KH từ 12T đến< 24T

1.033.795 (45.546) -4,2%

+ NV từ 24T đến dưới 60T 585.479 178.523 43,9%I.3 Cơ cấu nguồn vốn theo tự lực 3.784.272 1.233.986 48,4%

- Nguồn huy động hộ TƯ 432.819 (772) -0,2%- Nguồn huy động tại địa phương 3.351.453 1.234.758 58,3% 449.853 116%+Nội tệ 2.665.636 1.005.408 60,6%+Ngoại tệ 685.815 229.348 50,2% (164,185) 81%

I.4 Phân theo loại nguồn vốn 3.784.272 1.233.986 48,4%- Tiền gửi dân cư 1.121.080 265.458 31,0% (184.640) 86%TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ 318.321 136.712 75,3%- Tiền gửi TCTD 1.224.447 373.804 43,9%TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ 268.029 (111.971) -29,5%- Tiền gửi TCKT, TCXH 1.0260.121 727.751 243,9%TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ 54.440 (3.897) -6,7%- Vốn uỷ thác đầu tư (trừ NHCS) 412.620 (103.025) -20,0%TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ 12.621 (3,024) -19,3%

I.5 Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ 36.041 9.475 35,7%

Về dự nợ:

Tốc độ tăng trưởng TD so với năm 2003 là 22,9%

Dư nợ tại địa phương là 873.764 triệu thực hiện nghiêm chỉnh theo chỉ đạo của TW

giữ dư nợ <= mức dư nợ 31/11/2004 (878 tỷ) so kế hoạch tăng 6,6%

Dư nợ trung và dài hạn 292 tỷ chiếm 33,3% so với KH giao 40%

Đơn vị: Triệu đồng

Tt Chỉ tiêuNăm2004

Tăng giảmSo với 2003

Tăng giảm soKh

Số tiền % Số tiền %

54

Page 55: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

I Tổng dư nợ 1.571.394 292.717 22,9%Dư nợ TW 697.630 29.230 4,4%Dư nợ ĐP 873.764 263.487 43,2%

I.1 Dư nợ theo thời gian 873.764 263.487 43,2%Ngắn hạn 580.765 182.623 45,9%Trung hạn 132.203 101.260 327,2% (7.797) -5,6%Dài hạn 160.796 (20.396) -11,3% 796 0,5%

I.2 Dư nợ theo TPKT tại ĐP 873.764 263.487 43,2%1.Doanh nghiệp nhà nước 671.885 150.772 28,9%TĐ: Dư nợ trung dài hạn 225.767 44.574 24,6%Só doanh nghiệp còn dư nợ 26 7 36,8%2. Doanh nghiệp ngoài QD 152.446 91.749 151,2%TĐ: Dư nợ trung dài hạn 17.799 6.845 62,5%Số doanh nghiệp còn dư nợ 64 29 82,9%3. Dư nợ HTX 100 100TĐ: Dư nợ trung dài hạn 100 100Số HTX còn dư nợ 1 14. Tư nhân cá thể, hộ gia đình 49.333 20.866 73.3%TĐ: Dư nợ trung dài hạn 37.189 17.201 86.1%Số hộ còn dư nợ 807 316 64,4%

II Các khoản đầu tư khác -III Tổng DN cho vay và cac khoản

đầu tư khác873.764 263.487 43,2%

IV Nợ quá hạn 545 (1,718) -75,9%

Về nợ quá hạn:

Nợ quá hạn đầu năm: 2,262 triệu. Đến 31/12/2004 là 544 triệu giảm 1.718 triệu,tỷ lệ nợ

quá hạn là 0,06% dưới mức TW cho phép 1%. Tuy nhiên có nợ quá hạn nhóm II (Công ty

TNHH Thiên Lương 296 triệu).

Đơn vị: Triệu VNĐ

St

tChỉ tiêu

31/12/

04

(+)(-) so

với năm

2003

NQH nhóm 2NQH

Nhóm 3

NQH

Nhóm 4

Số dư % Số dư % Số dư %

55

Page 56: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

I Tổng dư nợ quá hạn 545 (1.718) 247 45% 298 55%

Tỷ lệ NQH/Tổng DN 0,03% - 0,14%

1.Dư nợ quá hạn DNNN -

2. Dư nợ qua hạn

DNNQD

296 (996) 296 100%

3. Dư nợ quá hạn HTX -

4. Dư nợ QH tư nhân, các

thể, hộ gia đình

249 - 722 247 99% 2 1%

II Nợ chờ xử lý (TK 28)

III Nợ khoanh (TK 29)

56

Page 57: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Về kết quả tài chính:

Đơn vị: Triệu VNĐ

Stt Chỉ tiêu Năm 2004Tăng, giảm so với

2003Tăng, giảm so với

KHSố tiền % Số tiền %

I Thu nhập, chi phíI.1 Thu từ lãi và các khoản thu có tính

chất lãi268.705 133.247 198% 41.044 118%

1.1 Thu lãi cho vay 87.430 40.762 187% 36.013 170%1.2 Thu lãi tiền gửi 8.194 5.360 289%1.3 Thu lãi tín phiếu, trái phiếu -Tổng dư lãi thu đã hoạch toán TN 14.802 7.330 198%1.4 Thu khác vế huy động vốn -1.5 Thu phí thừa vốn 158.279 79.795 202% (10.045) 94%1.6 Thu cấp bù lãi suất -

I.2 Chi trả lãi 189.131 90.709 192% 22.752 144%2.1 Chi trả lãi tiền gửi 114.289 60.958 214%2.2 Chi trả lãi tiền vay 36.230 4.660 115%2.3 Chi trả lãi phát hành KP 38.612 25.091 286%

I.3 Thu nhập lãi ròng (1-2) 79.574 42.538 215% 18.292 130%I.4 Thu ngoài lãi 6.683 3.257 195%

4.1 Thu dịch vụ 4.053 1.676 171%4.2 Thu kinh doanh ngoại tệ 1.136 334 142%4.3 Thu bất thường 1.485 1.4674.4 Các khoản thu khác 9 (220)

I.5 Chi ngoài lãi 33.351 15.102 183%5.1 Chi khác HĐKD 95 (1.376)5.2 Chi dịch vụ TT và ngân quỹ 491 163 150%5.3 Chi kinh doanh ngoại tệ 419 415 10475%5.4 Chi nộp thuế 107 13 114%5.5 Chi cho CBNV 4.724 1.181 133%Chi lương 3.870 904 130%5.6 Chi HĐQL&CVụ 7.629 2.068 137%Các chi tiêu TW quản lý -5.7 Chi tài sản 15.658 9.423 251%5.8 Chi bảo hiểm tiền gửi 358 (655) 35% (42) 905.9 Chi dự phòng rủi ro -5.10 Chi bất thường -

I.6 Lợi nhuận(3+4+5) -II Chênh lệch ls bq thực tế (0) 0% (0) 0

1. Lãi suất bq thực tế đầu vào 0,410 0,053 115% 0 1222. Lãi suất bq thực tế đầu ra 0,765 0,073 111% 0 106

57

Page 58: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

2.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo Nam Hà

Nội.

2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh

Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là một phhàn

không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng và đây cũng là công đoạn

khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm và sự nhảy cảm nghề

nghiệp của cán bộ thẩm định.Các dự án đầu tư thường có quy mô vốn lớn và thời gian kéo

dài, do đó việc thẩm đình trước khi cho vay là công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ.

NHNo Nam Hà Nội là 1 Chi nhánh rất coi trọng khâu thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân

thủ thêo các bước trong quy trình thẩm định của NHNo Việt Nam.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh:

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn dài hạn:

- Mô tả về dự án

- Mục đích đầu tư của dự án

- Các căn cứ pháp lý của dự án

- Sự cần thiết đầu tư của dự án

- Quy mô vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án

- Phân tích sản phẩm - thị trường

- Đáng gia kỹ thuật - công nghệ và môi trường

- Đánh giá lao động - tiền lương

- Xác định kế hoạch vay và trả nợ của nguồn vốn đầu tư (biểu bảng kèm theo)

- Đánh giá về tiến độ xây dựng và quản lý thi công

58

Page 59: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Thẩm định hình thức bảo đảm tiền vay.

Trên cơ sở đó, tổ thẩm định đưa ra kết luận và đề xuất rồi trình Trưởng phòng kế hoạch -

kinh doanh, Trưởng phong xem xét trình Giám đốc về việc cho vay hay không cho vay đối

với dự án.

Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh

Đây là bước quan trọng và là mục tiêu quan tâm hàng đầu của chi nhánh nó ảnh hưởng

rất lớn đến khả năng cho vay của chi nhánh.Bao gồm các phần chủ yếu sau:

Thẩm định về tổng mức vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức

tài trợ dự án.

Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án.

Thẩm định về hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư.

Thẩm định khả năng rủi ro của dự án.

2.2.2 Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NHNo Nam Hà

Nội.

Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh, chúng ta xem xét

thực trạng của một dự án đã được cán bộ Chi nhánh thẩm định. Trong số các dự án đầu tư mà

chi nhánh thẩm định, có dự án xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu

thuỷ, Cái Lân- Quảng Ninh.

i. Giới thiệu khách hàng.

- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

- Đơn vị đại diện: Ban quản lý dự án xây dựng công trình khu công nghiệp tàu thuỷ

Cái Lân

- Trụ sở giao dịch: 109 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội

- Họ và tên người đại diện doanh nghiệp:

59

Page 60: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Ông: Phạm Thanh Bình Chức vụ: Tổng giám đốc

- Đăng ký kinh doanh số: 110923 do bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 02/06/1996.

Ngành nghề kinh doanh.

+Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới.

+ Chế tạo kết cấu thép dầu khoan, thiết kế thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu,

phá dỡ tàu cũ.

+Sản xuất các loại vật liệu; thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp

tàu thuỷ.

+Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khi, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá

liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ.

+Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, lập dự án, chế thải, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và

ngoài nước.

+Đào tạo, cung ứng xuất khẩu, gia công tỏng ngành công nghiệp tàu thuỷ.

+Đào tạo du lịch, khách sạn, cung ứng hàng hải và kinh doanh các ngành nghề khác

theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổng công ty.

a. Sự hình thành của VINASHIN.

Tổng công ty đóng tàu Việt Nam được thành lập theo quyết định số 69/TTg ngày

31/01/1996 của Thủ tướng Chính phủ và được đổi tên thành Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ

Việt Nam (tên giao dịch: “Viet Nam ship buildinh industtry corporatieon” viết tắt là

(VINASHIN) theo quyết định số 94/TTg ngày 7/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động kinh doanh có

tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về

toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt

Nam quản lý.

60

Page 61: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Vốn điều lệ: 249.238.000.000 VNĐ

Trong đó vốn lưu động: 39.463.000.000 VNĐ

Tại thời điểm thành lập: Tổng Công ty có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập sau:

- Nhà máy đóng tàu: Bạch Đằng, Sông Cấm, Bến Kiền, Tam Bạc, Hạ Long, Sông

Lô, Sông Hàn, Nam Hà.

- Nhà máy sửa chữa tàu biển: Phà rừng, Nam Triệu.

- Nhà máy sửa chữa tàu biển và dàn khoan.

- Nhà máy tàu biển Sài Gòn.

- Nhà máy đóng tàu và sửa chữa phương tiện thuỷ 76.

- Công ty: thiết bị điện tử giao thông vận tải, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Tàu thuỷ, phá

dỡ tàu cũ và xuất nhập khẩu phế liệu, Xây dựng và cung ứng công nghệ mới, Vận tải Biển

Đông, Cơ khí công nghiệp và phá dỡ tàu cũ, Tư vấn và phát triển đóng tàu, Nghiên cứu thiết

kế cơ khí giao thông vận tải, Tài chính.

Tổng số có 20 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập. Ngoài các đơn vị hạch toán

độc lập nói trên còn một số đơn vị phụ thuộc khác.

Các doanh nghiệp liên doanh có vốn góp của tổng Công ty.

- Công ty liên doanh phá dỡ tàu cũ Việt Nam – Hàn Quốc ( Visko)

- Công ty liên doanh vận tải Baican ( Vasco)

Phân bổ vốn và tài sản Nhà nước theo các đơn vị thành viên.

(Đề nghị tổng công ty cung cấp)

b. Quá trình phát triển của VINASHIN từ khi thành lập đến nay.

- Tốc độ phát triển nghành công nghiệp tàu thuỷ những năm gần đây nhìn chung khá

cao, từ năm 1996 đến năm 2001 giá trị tổng sản lượng và doanh thu đã tăng lên được hơn

200% (doanh thu tăng từ 436,13 tỷ đồng năm 1996 lên 1.318 tỷ đồng năm 2001), lợi nhuận

61

Page 62: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

tăng từ 5.125 trđ năm 1996 lên 16.020 trđ năm 2001, cả giá trị tổng sản lượng, doanh thu và

lợi nhuận từ năm 1996 đến năm 2001 đều tăng lên hơn 3 lần.

- Công ty kinh doanh có hiệu quả đã bảo toàn và phát triển được số vốn Nhà nước giao,

tính đến năm 2001 tổng số vốn đã tăng 2.23 lần so với số vốn Nhà nước giao khi thành lập.

- Công ty có những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây về năng lực, năng suất

và chất lượng sản phẩm công nghiệp tàu thuỷ. Dần dần tạo các sản phẩm chất lượng cao thay

thế nhập khẩu.

c. Định hướng phát triển đến năm 2010.

Quyết định số 1055.QĐ-TTG ngày 11/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010.

Mục tiêu phát triển quy hoạch ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là.

- Xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.

- Từng bước nâng cao chất lượng đóng mới, sửa chữa tàu biển, đồng thời chú trọng sản

xuất các loại vật tư, thiết bị tàu thuỷ để đến năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá 60%.

- Nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa, tập trung xây dựng một số nhà máy trọng

điểm đóng mới tàu từ 30.000 đến 100.000 DWT, năng lực sửa chữa lên đến 100.000 –

400.000DWT.

Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt đề án phát triển Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010.

+ Về mục tiêu: Xây dựng và phát triển Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt Nam lớn mạnh, có

trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, trở thành nòng cốt của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt

Nam. Thực hiện chiến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn nhăm nâng cao chất

lượng sản phẩm, trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

+ Về năng lực: Đóng mới các loại tàu hàng có trọng tải tới 50.000 tấn, các loại tàu

khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, dàn khoan dầu khí, tàu đánh có xa bờ, tàu chế biến

hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra và tàu

quân sự thông dụng.

62

Page 63: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Sửa chữa đồng bộ tàu có trọng tải tới 1000.000 tấn

Mục tiêu đến năm 2010 đạt 60% tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm trong đó doanh nghiệp

phấn đấu sản xuất, chế tạo, lắp ráp được các loại vật tư thiết bị như: Thiết bị điện tàu thủy, vật

liệu trang trí nội địa tàu thuỷ, xích neo tàu thuỷ, hộp số, chân vịt biến bước, nồi hơi tàu thuỷ,

que hàn, sơn tàu thủy.... sản xuất được thép tấm đóng tàu thông dụng ( phối hợp với tổng

Công ty Thép Việt Nam); lắp ráp và sản xuất động cơ điezel đến 3.000 sức ngựa ( phối hợp

với Tổng Công ty Máy động lực và máy công nghiệp – Bộ công nghiệp).

Các dự án đầu tư đến năm 2010 của Tổng Công ty Tàu thuỷ Việt Nam.

- Nâng cấp và mở rộng các cơ sở đóng, sửa chữa tàu hiện có: Nâng cấp nhà máy đóng

tàu Hạ Long; Nâng cấp mởi rộng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu; Xây dựng hoàn

chỉnh cơ sở sửa chữa đóng tàu; Xây dựng cơ sở sửa chữa – Công ty đóng tàu và CNHHSG;

Mở rộng nâng cấp nhà máy đóng tàu Bạch Đằng; Mở rộng và nâng cấp SCTB vận tải Phà

Rừng ( Hải Phòng); Mở rộng nâng cấp tàu thuỷ Cần Thơ; Di chuyển, mở rộng nhà máy đóng

tàu Sông Hàn; Nâng cấp Công ty sản xuất nông thuỷ sản XNK Tuy Hoà; Nâng cấp nhà máy

đóng tàu Tam Bạc (Hải Phòng); Nâng cấp nhà máy đóng tàu Hải Dương; Nâng cấp mở rộng

nhà máy đóng tàu 76; Nâng cấp: Sông Cấm, Bến Kiền, Sông Lô, Bến Thuỷ, Nha Trang, Công

ty thiết bị điện tử.

- Xây dựng mới các cơ sở đóng, sửa chữa tàu: Xây dựng nhà máy cán thép đóng tàu tại

Quảng Ninh, nhà máy điện Cái Lân với tổng giá trị đầu tư 560 tỷ đã được NHNN Việt Nam–

chi nhánh Quảng Ninh bảo lãnh vay vốn nước ngoài (Trung Quốc) nhập khẩu thiết bị, nhà

máy đóng tàu Cà Mau, xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Nghi Sơn (Thanh Hoá), xây

dựng nhà máy tàu biển Dung Quất, xây dựng nhà máy đóng tàu lớn Long Sơn hoặc Thị Vải.

- Nâng cấp và xây dựng các cơ sở vệ tinh ngành công nghiệp tàu thuỷ: Khu công nghiệp tàu

thủy tại Anh Hồng; Nâng cấp công ty khí công nghiệp phá dỡ cũ; Nâng cấp Công ty phá dỡ tàu cũ,

xuất nhập khẩu và xây dựng; Xây dựng trạm điều dưỡng tại Hà Tĩnh.

- Nâng cấp và xã hội các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và đào tạo: Xây

dựng trung tâm điều hành công nghệ tàu thuỷ Hà Nội; Xây dựng trường đào tạo kỹ thuật công

nghệ tàu thuỷ (TP.Hồ Chí Minh); Xây dựng trường đạo tạo khí tượng và thuỷ văn – Tổng

Công ty cộng nghệ tàu thuỷ.

63

Page 64: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

ii. Thẩm định năng lực tài chính Của chủ đầu tư.

1. Đánh giá về tình hình tổng tài sản và nguồn vốn.

- Theo báo cáo quyết toán tài chính năm 2002 của Tổng Công ty, tổng tài sản năm 2002

của Tổng Công ty gần 3.306 tỷ đồng, tăng 78,47% so với năm 2001.

Trong tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty gần 602 tỷ đồng chiếm 21,3%

nhưng tăng chậm hơn so với mức tăng của tổng tài sản, do vậy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu

trong tổng tài sản giảm từ 22,67% ( năm 2001) xuống 15,4% (năm 2002).

- Vốn đi vay của Tổng Công ty năm 2002 so với năm 2001 tăng 95,2%, lớn hơn so với

mứ tăng của Tổng tài sản ( 78,47%) làm cho tỷ trọng tài sản hình thành từ vốn vay tăng từ

77,3% (năm 2001) lên 84,6% (năm 2002).

Như vậy, tăng trưởng tài sản của Tổng Công ty chủ yếu do tăng vốn đi vay, phần lớn

tăng thêm do tăng vốn chủ sở hữu còn ít và ít hơn nhiều so với phần tài sản tăng thêm do tăng

vốn vay.

- Nguồn vốn chủ sở hữu dùng để kinh doanh: Tại thời điểm 31/12/2002 là 498.315 trđ

chiếm 81% tổng nguồn vốn chủ sở hữu và chiếm 12,68% tổng nguồn vốn kinh doanh; tăng

93.773 trđ so với năm 2001 ( tương đương tỷ lệ tăng 23,18% so với năm 2001) do Tổng Công ty

bổ sung quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Quy mô hoạt động tăng trưởng nhanh (năm 2002 tăng 77,83% so với năm 2001) trong

điều kiện vốn chủ sở hữu tăng đồng thời (15,69%). Các khoản nợ phải trả năm 2002 tăng

95,77%, chủ yếu là tăng ở khoản nợ ngắn hạn 2.452.978 trđ (trong đó vay ngắn hạn tăng

593.041 trđ, chiếm 29,43% nợ ngắn hạn). Điều này cho thấy nguồn vốn mở rộng kinh doanh

chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng khác. Nợ dài hạn 751.118 trđ,

tăng 308.83.7 trđ (tương ứng với tỷ lệ tăng 69,83% so với năm 2001) chiếm 22,7% nợ phải trả

và chiếm 19,1% tổng nguồn vốn.

2. Đánh giá về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

a.Tình hình tài sản lưu động ( TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn: Tổng Công ty không có đầu

tư ngắn hạn, đến 31/12/2002 TSLĐ của Tổng Công ty là 2.758.170 trđ tăng so với năm 2001

là 1.045.463 trđ ( tương ứng với tỷ lệ tăng 72,03%).

64

Page 65: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Vốn bằng tiền: Thời điểm là 31/12/2001 là 198.246 trđ với tỷ trọng 9,06% tổng tài sản.

Đến 31/12/2002 ở mức 185.781 trđ chiếm tỷ trọng 4,76% tổng tài sản và chiếm 6,7% trong

tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Tiền mặt tại quỹ: Chiếm tỷ trọng 0,22% tổng tài sản (đầu kỳ 6.595 trđ, cuối kỳ 8.667

trđ). Tỷ trọng này tương đối thấp nhưng phù hợp với tính chất kinh doanh của tổng Công ty

(chỉ để lại một tỷ lệ nhỏ cho các nhu cầu chi tiêu tại bộ phận văn phòng Tổng Công ty).

- Tiền gửi ngân hàng: Tại thời điểm 31/12/2002 là 177.133trđ giảm 14.538trđ so với

thời điểm 31/12/2001, chiếm 4,53% tổng tài sản, đảm bảo cho các nhu cầu thanh toán ngắn

hạn.

- Các khoản phải thu: Đến 31/12/2002 là 1.844.204 trđ tăng 1.011.507 trđ (tăng

121,47% so với năm 2001) và chiếm 66,9% tổng tài sản lưu động. Đây là khoản mục chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng tài sản ( 70,6%).

+ Các khoản phải thu của khách hàng: Chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng

cao trong năm 2002 (năm 2001 là 415.481 trđ, đến 31/12/2002 đã tăng lên 923.956trđ chiếm

tỷ trọng 23,65% tổng tài sản và chiếm 50,1% công nợ phải thu, khoản trả trước cho người bán

cũng tăng tỷ lệ tương ứng, năm 2002 là 661.980trđ (tăng 106,01%) và chiếm tỷ lệ 4,96%/ tổng

tài sản chiếm 35,9% công nợ phải thu. Điều này cho thấy Tổng Công ty bị khách hàng chiếm

dụng vốn khá lớn.

+ Các khoản phải thu khác: Đầu kỳ 59.992 trđ, cuối kỳ 61.340 trđ, chiếm tỷ trọng

không đáng kể trong công nợ phải thu ( 3,3%)

- Hàng tồn kho đến 31/12/2002 là 638.839 trđ tăng 216.465 trđ chiếm 23,16% giá trị

TSLĐ. Do đặc điểm kinh doanh của đơn vị hàng tồn kho chủ yếu là tồn kho nguyên vật liệu

(chiếm tỷ lệ 66,26% tổng giá trị hàng tồn kho) và hàng hoá tồn kho 83.446trđ.

- Tài sản lưu động khác: Tại thời điểm 31/12/2002 là 96.745 trđ, giảm 96.745 trđ so với

năm 2001, trong đó chủ yếu là các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển và ký

quỹ, ký cược tại ngân hàng, chiếm tỷ trọng 3,1% tổng TSLĐ và ĐTNH

65

Page 66: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, ngoài khoản mục vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất thì

khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước chiếm tỷ lệ tương ứng 24,33% công nợ

phải trả.

- Thuế và các khoản phải nộp: Đầu kỳ 35.797 trđ, cuối kỳ 52.639 trđ, tăng 16.842 trđ.

- Ngoài ra các khoản phải trả, phải nộp khác có xu hướng tăng lên cả đột biến cả về giá

trị và tỷ trọng. Cụ thể phải trả, phải nộp khác năm 2002 là 215.098 trđ, tăng 166.820 trđ so với

năm 2001 ( với tỷ lệ tăng 345,54% so với năm 2001).

b. Đánh giá về nguồn vốn của tài sản lưu động :

- Năm 2002 giá trị tài sản lưu động là 2.758,17 tỷ đồng, trong đó vốn đi vay là 2.417,92

tỷ đồng chiếm 87,7% và vốn chủ sở hữu là 339,30 tỷ chiếm 12,3%.

- So với quy định hiện hành về mức vốn tự có tối thiểu cần có trong các dự án vay vốn ngắn

hạn (10%). Tổng Công ty có thể tăng thêm vay vốn ngắn hạn để mở rộng sản xuất.

3. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

a. Tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn .

- TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2002 là 1.148.614 trđ, tăng 563.408 trđ so với năm 2001 (với

tỷ lệ tăng tương ứng 96,28%) tăng chủ yếu ở đầu tư TSCĐ 697.258 trđ (tăng 356.519 trđ so với năm

2001) và đầu tư tài chính dài hạn 41.613 trđ (tăng 3.767 trđ so với năm 2001). Tốc độ tăng TSCĐ là

phù hợp với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động của đơn vị.

b. Nguồn vốn của tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

- Đến 31/12/2002 tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của tổng Công ty là

1.148,6 tỷ đồng, trong đó vốn vay dài hạn khoảng 885,9 tỷ, chiếm 77,13% và vốn chủ sở hữu

là 262,7 tỷ chiếm 22,8%.

- Trong năm 2002, tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng gần 1,96 lần, trong

đó giá trị TSCĐ tăng 2,05 lần và đầu tư dài hạn (gồm cả đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây

dựng dở dang và các khoản ký cược dài hạn) tăng gần 1,85 lần. Quan hệ về tỷ lệ phát triển này

làm cho tỷ trọng giá trị TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng từ 58,2% (năm

66

Page 67: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

2001) lên 60,7% năm 2002 và tỷ trọng của đầu tư dài hạn giảm từ 41,7% (năm 2001) xuống

còn 39,3% vào cuối năm 2002.

- Nợ dài hạn của đơn vị cũng có giá trị tương đối lớn: 751.118 trđ, tăng 296.411 trđ so với

năm 2001 với tỷ lệ tăng 69,83% và chiếm 22,7% công nợ phải trả); nợ dài hạn của đơn vị thấp

hơn giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn, cụ thể: tại thời điểm 31/12/2001 tương ứng là

442.281/585.206 trđ, thời điểm 31/12/2002 là 751.118/1.148.641 trđ. Tại thời điểm 31/12/2002,

nợ dài hạn chiếm 19,11% trong cơ cấu nguồn, TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm 29,4% giá trị tài

sản. Điều đó cho thấy đơn vị chủ yếu sử dụng vốn tụ có vào đầu tư TSCĐ (các khoản đầu tư tài

chính dài hạn tăng không đáng kể).

- Đến thời điểm 31/12/2002 nợ khác là 109.994 trđ, tăng so đầu kỳ 1.154.875 trđ (với tỷ

lệ tăng tương ứng 392,7% so với năm 2001)

4. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2001 và năm 2002 của Tổng Công ty.

- Doanh thu cả năm 2002 đạt 2.308.742 trđ, tăng 77,83% so với năm 2001 (doanh thu

của cả năm 2001 đạt 1.298.317 trđ)

- Lợi nhuận sau thuế năm 2002 đạt 9.714 trđ, giảm so với năm 2001, tương ứng tỷ lệ

giảm là 16,12%. Mặc dù doanh thu năm 2002 của Tổng Công ty tăng so với năm 2001 nhưng

trong kỳ chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí hoạt động tài chính tăng cao nên lợi

nhuận năm sau thấp hơn năm trước.

5. Các hệ số tài chính và xếp loại doanh nghiệp.

a. Các hệ số tài chính.

- Nhìn chung các chỉ số về tỷ suất tài trợ, các tỷ suất thanh toán và các chỉ số vòng quay

các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, năm sau thấp hơn năm

trước. Tại thời điểm năm 2002, tỷ suất thanh toán chỉ còn 7,62% giảm so với cuối năm 2001

là 8,53%; tỷ suất thanh toán hiện hành của đơn vị giảm so với năm 2001 là 18,1%. Điều này

chứng tỏ hoạt động kinh doanh của đơn vị chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn và các nguồn

vốn đi chiếm dụng khác. Là 1 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp

67

Page 68: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

tàu thuỷ, các tỷ suất thanh toán vốn qua các năm có giảm nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh

toán các khoản nợ đến hạn.

- Vòng quay các khoản phải thu là 1,72 vòng; vòng quay hàng tồn kho là 4,07 vòng.

Chứng tỏ trong năm vừa qua số vốn do bị khách hàng chiếm dụng là ở mức hợp lý và vật tư

hàng hoá luân chuyển là tương đối nhanh.

- Các hệ số về khả năng sinh lời (còn gọi là tỷ suất lợi nhuận) của đơn vị ở mức khá cao,

năm 2001 là 0,9%; năm 2002 do chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi hoạt động tài chính

cao nên tỷ suất lợi nhuận của đơn vị chứng tỏ ở mức 0,4%. Một chỉ tiêu khá phản ánh khả

năng sinh lời và hiệu quả khai thác vốn chủ sở hữu đó là: Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu

1,6% năm 2002 và 2,23% năm 2001. Nguyên nhân giảm là do năm 20002 đơn vị tăng vốn

chủ sở hữu trong khi đóp lợi nhuận từ thu được lại giảm hơn so với năm 2001. Hệ số quay

vòng vốn chủ sở hữu tăng từ 2,26 vòng năm 2001 lên 3,74 vòng năm 2002. Nguyên nhân là

do tốc độ tăng doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu và các

nguồn vốn kinh doanh khác.

- Sức sản xuất của TSCĐ tăng dần qua các năm (từ 211,6% năm 2001 lên 230% năm

2002) tương ứng với quy mô tăng đầu tư TSCĐ/ nợ dài hạn; sức sinh lời của TSCĐ giảm từ

3,8% năm 2002 xuống 2,9% năm 2001 tương ứng với mức giảm lợi nhuận năm 2002 ( do chi

phí lớn). Lợi nhuận trong kinh doanh được hình thành do việc mở rộng quy mô hoạt động

kinh doanh cả đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, tuy nhiên nếu đơn vị tiết kiệm hơn về chi phí

thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn.

b. Đánh giá xếp loại doanh nghiệp. ( Căn cứ CV số 1963/NHNN ngày 18/08/2000

của NHN0 & PTNT Việt Nam V/v phân loại khách hàng)

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: hoạt động của Tổng Công ty 2 năm liền kề có lãi ( năm

2001: 11.580 tỷ đồng, năm 2002: 1.866 tỷ đồng) đạt 10 điểm.

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn: 12,37% ( năm 2001) và 6,70% ( năm 2002) đạt

10 điểm.

- Quan hệ với NHNN & PTNN và các TCTD khác. ( chưa có thông tin)

68

Page 69: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ ( vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn) 22,66% ( năm 2001) và

15,69% ( năm 2002) đạt 5 điểm.

- Chỉ tiêu doanh thu: doanh thu năm sau cao hơn năm trước cụ thể: 1.298 tỷ đồng ( năm

2001) và 2.308 tỷ đồng ( năm 2002) đạt 10 điểm.

Do chưa có thông tin về quan hệ của tổng Công ty với các TCTD khác nên chưa đủ căn

cứ xếp loại doanh nghiệp.

6. Tình hình sản xuất kinh doanh.

9 tháng đầu năm 2003 giá trị tổng sản lượng tổng Công ty là 3.527.866 triệu đồng đạt

84,4$ kế hoạch cả năm 2003, tăng so vưói 9 tháng đầu năm 2002 là 1.389.419 triệu đồng về

giá trị tuyệt đối tương ứng về số tương đối là 165%. Trong đó:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp 2.018.955 trđ đạt 68,4% kế hoạch năm 2003 và chiếm

57,23% trong tổng giá trị sản lượng toàn tổng Công ty, tăng so với 9 tháng đầu năm 2002 là

689.739 trđ.

+ Giá trị vận tải 75.420 trđ đạt 88,7% kế hoạch năm 2003 , chiếm 2,2% trong tổng giá trị

sản lượng, tăng so với 9 tháng đầu năm 2002 là 29.203 trđ.

+ Giá trị vận tải 75.420 triệu đồng đạt 88,7% kế hoạch năm 2003, chiếm 2,1% trong

tổng giá trị sản lượng, tăng so với 9 tháng đầu năm 2002 là 52.203 trđ.

+ Giá trị thương mại – dịch vụ 724.768 trđ, đạt 68,69% kế hoạch năm 2003, chiếm

20,5% tổng giá trị sản lượng, giảm so với 9 tháng đầu năm 2002 là 13.319 trđ.

+Sản lượng của các Công ty cổ phần 630.882trđ, vượt kế hoạch cả năm 2003 là 6,6%.

Như vậy, 9 tháng đầu năm 2003 tổng sản lượng toàn Tổng Công ty đã tăng nhanh so

với kế hoạch và so với năm 2002, đây cũng có thể coi là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên để đánh

giá một cách chính xác hơn thì phải xét tới giá trị tổng doanh thu.

Doanh thu toàn Tổng Công ty 9 tháng đầu năm 2003 là 1.798.766 trđ đạt 56,6% kế

hoạch năm 2003 và chiếm 50,99% trong tổng giá trị sản lượng cho thấy sức tiêu thụ sản phẩm

9 tháng đầu năm 2003 của Tổng Công ty chưa cao tuy nhiên tổng doanh thu cũng tăng so với

9 tháng đầu năm 2002 là 470.265 trđ tương ứng 135,4% về giá trị tương đối. Trong đó:

69

Page 70: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Doanh thu sản xuất công nghiệp là 1.096.978 trđ chiếm 60,98% trong tổng doanh thu

toàn tổng Công ty, tăng so với 9 tháng đầu năm 2002 là 378,046 trđ.

- Doanh thu hoạt động xây dựng: 28.373 trđ, chiếm 1,58% trong tổng doanh thu, tăng so

với năm 2002 là 33.537 trđ.

- Doanh thu hoạt động vận tải: 59.416 trđ chiếm 3,3% trong tổng doanh thu, tăng so với

năm 2002 là 36.199 trđ.

- Doanh thu hoạt động thương mại – dịch vụ: 138.141 trđ chiếm 10, 18% trong tổng

doanh thu, giảm so với năm 2002 là 369.674 trđ.

- Doanh thu ở các công ty cổ phần 430.857 trđ chiếm 23,95% trong tổng doanh thu.

Nhận xét: Kết quả sản xuất kinh doanh của tổng Công ty 9 tháng đầu năm cho thấy quy

mô sản lượng sản xuất đã được mở rộng tuy nhiên tốc độ tăng của tổng doanh thu thấp hơn

tốc độ tăng của tổng sản lượng.

7. Về tình hình quan hệ với các TCTD.

a. Tình hình quan hệ với NHN0 Nam Hà Nội.

Tính đền thời điểm xin vay, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam chưa từng

có quan hệ giao dịch với NHN0 Nam Hà Nội.

b. Tình hình quan hệ với NHN0 Việt Nam.

Trong thời gian qua, Tổng Công ty được NHN0 &PTNT Việt Nam ký hợp đồng nguyên

tắc thoả thuận đồng ý cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cơ sở đầu tiên 03 dự án:

1. Dự án cơ sở hạ tầng – Tổng mức đầu tư: 375.869.722.000đ.

2. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm công xuất 150.000 tấn/năm. Tổng

mức đầu tư: 40.000.000 USD.

3. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện công suất 40MW trong khu công nghiệp tàu

thuỷ Cái Lân – Quảng Ninh. Tổng mức đầu tư: 581.295.394.000đ

70

Page 71: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Trong 3 dự án nói trên, dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện công suất 40 MW trong

khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Quảng Ninh với tổng mức đầu tư: 581.295.394.000đ đã

được NHN0 & PTNT tỉnh Quảng Ninh phát hành thư bảo lãnh thanh toán vay vốn nước ngoài

( tổng giá trị bảo lãnh: 25.165.000USD).

c. Tình hình quan hệ với các TCTD khác.

(Chưa có thông tin)

Nhận xét: Với những thông tin hết sức tổng quát từ phía Tổng Công ty Công nghiệp

Tàu thuỷ Việt Nam cung cấp có thể nói tổng Công ty là đơn vị sản xuất, kinh doanh với 20

đơn vị thành viên hạch toán độc lập và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh

doanh trong môi trường cạnh tranh tương đối thuận lợi. Tổng Công ty đã phát huy được

thế mạnh của mình, hoạt động kinh doanh qua các năm có lãim doanh thu năm sau cao

hơn năm trước. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty đã được bổ sung qua các năm,

tuy nhiên tốc độ tăng của tổng tài sản mà chủ yếu là tăng nợ ngắn hạn lớn nên hoạt động

của Tổng Công ty còn dựa nhiều vào nguồn vốn đi vay và vốn chiếm dụng. So với năm

trước, tỷ suất tài trợ của Tổng Công ty giảm đi một tỷ lệ đáng kể ( từ 22,67% xuống còn

15,69%) trong thời gian tới nếu tiếp tục thực hiện đầu tư nhiều dự án như dự kiến với

mức vốn tự có tham gia thấp có thể sẽ gây ra áp lực cho Tổng Công ty về khả năng thanh

toán và khả năng tự chủ tài chính.

iii. Thẩm định dự án xin vay vốn.

1. Mô tả dự án.

- Tên dự án: “ xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái

lân – Quảng Ninh”

- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam – Ban QLDA công nghiệp

tàu thuỷ Cái Lân.

- Địa điểm xây dựng: Trong cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Phường Giếng Đáy –

Cái Lân – Quảng Ninh.

- Công suất: 350.000 tấn / năm.

71

Page 72: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Quy mô đầu tư: 39 triệu USD – 40 triệu USD

- Đơn vị thu xếp vốn: Công ty tài chính tàu thuỷ

- Thời gian thực hiện: 02 năm, 2004 và 2005

- Đơn vị thiết kế: Công ty tư vấn đầu tư phát triển xây dựng ( THIKECO) thiết kế lắp

đặt thiết bị.

- Đơn vị thẩm định thiết kế và tổng dự toán: Công ty tư vấn dân dụng Việt Nam

(VNCC) thẩm định thiết kế, lắp đặt và tổng dự toán.

Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là thép tấm cán nóng dùng trong công nghiệp đóng tàu.

Thép tấm có kích cỡ như sau: Bề dầy có 3 loại 5 – 12mm và 12-32mm, chiều rộng tối đa là

3m và chiều dài từ 6 –25m. Các sản phẩm thép tấm này hiện nay Việt Nam đang phải nhập

của nước ngoài.

Nguyên liệu chính của nhà máy là phôi dẹt, có thể nhập từ các thị trường Brazil, Nga và

Singapore.

Nguồn vốn: Tổng Công ty tàu thuỷ Việt Nam dự kiến huy động vốn đầu tư như sau:

Vốn vay trả chậm thiết bị nước ngoài: 28.475.000.00USD

Vốn vay trong nước đầu tư TSCĐ: 3.336.000USD

Vốn vay trong nước đầu tư TSLĐ: 12.021.231 USD.

Vốn tự có tham gia: 7.653.514USD

(Nhu cầu vốn lưu động ở đây là nhu cầu vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn

định, nhu cầu vốn lưu động ban đầu là 8.540.993 USD).

Thiết bị: Nhà máy sử dụng thiết bị của nhà sản xuất Trung Quốc, do nhà cung cấp

“China national machinery anh equipment import anh export corporation”.

Quy trình công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ có tính tự động hoá cao. Nhà máy

vận hành với quy trình như sau:

- Phối thép dẹt nhập khẩu về được kiểm tra, nhập kho.

72

Page 73: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Phôi thép cần gia nhiệt sẽ được cầu trục cẩu vận chuyển xếp trên sàn và nâng hạ cấp liệu.

Máy đẩy thép cấp liệu sẽ đẩy từng phôi thép dẹt xuống đường con lăn, phôi sẽ được chuyển tới

con đường con lăn nạp lò, sau đó đẩy nạp từng phôi thép vào lo nung liên tục.

- Phôi thép được nung trong lò theo hai hàng, nhiệt độ từ 11500C – 1250C.

- Phôi thép đã được gia nhiệt nếu đạt yêu cầu công nghệ cán thì được lấy ra bằng máy

đặt trên đường con lăn ra lò.

- Phôi thép từ con lăn ra lo chảy thẳng tới con đường con lăn khử vẩy sắt bằng phun

nước với áp lực 180 – 180kg/cm2.

- Sau khi khử vẩy sắt đưa sang đường con lăn kéo dài trước máy đảo chiều 4 trục.

Những phôi thép dẹt không đạt yêu cầu được chuyển về gian nguyên liệu.

- Sau khi cán xong, thép tấm được con lăn đưa vào máy nắn nóng để làm phẳng bề mặt

sau đó đi vào làm nguội, lật, kiểm tra, đi vào tuyến cắt để tiến hành cắt thành phẩm, đưa qua

cân, đóng mác, nhập kho.

2. - Các căn cứ pháp lý của dự án.

* Căn cứ pháp lý về việc giao đất cho Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam:

- Quyết định số 4842/QĐ-UB của Uỷ bân nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê

duyệt địa điểm công trình khu công nghiệp tàu thuỷ tại phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ

Long.

* Căn cứ pháp lý về việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy.

- Quyết định số 524/QĐ/BQLCL ngày 26/11/2001 của Tổng Công ty Công nghiệp

Tàu thuỷ Việt Nam cho phét chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư

xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.

- Công văn số 91/CNT-BQLCL của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam

về việc giao cho trung tâm tư vấn và dịch vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

73

Page 74: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Quyết định số 567/CNT-BQL Cái Lân về việc phê duyệt đề cương dự toán chi phí

lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng nhà máy cán nóng thép đóng tàu Cái Lân

– Quảng Ninh công suất 150.000 tấn/ năm.

- Thoả thuận nguyên tắc hợp tác đầu tư tại dự án khu công nghiệp Cái Lân – Quảng

Ninh: Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền bắc

và Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam hợp tác đầu tư vào dự án khu công

nghiệp Cái Lâ – Quảng Ninh do VINASHIN được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ

đầu tư.

- Quyết định số 618 CNT/QĐ-KHĐT ngày 9/10/2002 của chủ tịch hội đồng quả trị

Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam về việc đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt cán

nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Quảng Ninh.

* Căn cứ pháp lý về nguồn tài chính thực hiện dự án.

- Công văn số 122/VP ngày 08/09/2003 của Công ty CNTT Cái Lân về việc xin ý kiến

về hợp đồng vay vón nước ngoài.

- Công văn số 504/CHỉC Vễ-QLNH ngày 12/09/2003 của ngân hàng Nhà nước Việt

Nam về việc thảo hợp đồng vay nước ngoài.

- Công văn số 123/CNT – CTCL ngày 12/09/2003 của Công ty CNTT Cái Lân về việc

phúc đáp công văn số 504/CV-QLNH.

- Công Văn số 1319/CNT-CTCL ngày 07/10/2003 của Công ty CNTT Cái Lân về việc

đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.

- Công văn số 558/CV-QLNH ngày 13/10/2003 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam

về việc xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài.

3. Đánh giá về tác động môi trường.

Về tác động tới môi trường của dự án đã được khẳng định căn cứ vào công văn số

970/Mtg – TĐ của Bộ khoa học công nghệ môi trường cho phép thực hiện dự án sau khi đánh

giá tác động ảnh hưởng tới môi trường.

Phương án xử lý các chất thải của dự án:

74

Page 75: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

+ Khí thải sinh ra từ các công đoạn sản xuất được khống chế bằng các thiết bị lọc bụi túi

vải; khí thải từ các phương tiện vận tải sẽ được giảm thiểu bằng biện pháp trồng cây xanh

xung quanh nhà máy, trải bê tông đường nội bộ trong khuôn viên nhà máy, tưới nước trên

đường nội bộ vào những ngày nắng, sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ hoặc sử

dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe, không chở

quá trọng tải quy định.

+ Nước thải ô nhiễm được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung sau đó sẽ được thải ra

sông Trới.

+ Chất thải rắn được thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển xử lý và tiêu huỷ theo đúng

các quy định hiện hành về xử lý chất thải rắn của Việt Nam.

4. Các vấn đề tổ chức quản lý sản xuất.

a. Về tổ chức.

Sơ đồ tổ chức của nhà máy.

Với dây chuyền sản xuất tự động hoá, dự kiến về tổ chức sản xuất được chia làm 3 đội

và 3 ca và dự kiến nhân lực như sau:

75

Giám đốc

P.kế toán TC- HC

P.Giám đốc

SXKD

P.Giám đốc

SXKD

P.kế hoạc

h

P.kinh

doanh

P.xưởng sản xuất

P.kỹ thuật

P.thiết bị cơ điện

Page 76: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Bộ phận văn phòng: giám đốc: 1 người; Phó giám đốc: 2 người; Trưởng phòng: 7 người;

Phụ trách bộ phận: 13 người; Kỹ sư: 8 người; Quản đốc: 1 người, Trưởng ca: 3 người; Đốc

công: 11 người; Nhân viên: 16 người; Thư ký: 2 người; Tổng cộng: 64 người.

Công nhân lao động trực tiếp: Công nhân lành nghề 198 người, công nhân phổ thông 36

người; Tổng cộng: 298 người.

b. Về quản lý.

Dự kiến về quản lý nhà máy được đưa ra chủ yếu dựa trên quan điểm về các đặc tính cảu

các sản phẩm hầu hết tất cả các sản phẩm thép tấm được sử dụng để đóng các loại tàu chở

hàng và các nhu cầu khác. Do vậy việc quản lý chất lượng nghiêm ngặt là vấn đề bắt buộc từ

khi mua phối cán như là nguyên liệu thô, quản lý từ kế hoạch sử dụng đến sản xuất sản phẩm.

Nhà máy bao gồm nhiều phòng, nhiều bộ phận với những chức năng nhiệm vụ cụ thể;

mỗi phòng, bộ phận sử dụng cần được thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất bằng

cách phải có trách nhiệm cao nhất với các trọng trách được giao. Nhiệm vụ của tất cả các

phòng đều có mối liên quan đến năng suất, chất lượng và chi phí. Vì vậy giám đốc nhà máy

cần tổ chức tốt khâu điều hành để có thông tin nhiều chiều và kịp thời xử lý nếu thấy có vấn

đề không ổn.

c. Về tổ chức thực hiện.

- Năm đầu tiên sau khi bắt đầu sản xuất thương mại, đạt 50% công suất thiết kế, cụ thể

175.000 tấn/năm.

- Năm thứ hai, đạt 70% công suất thiết kế, cụ thể 245.000 tấn/năm.

Việc dự tính sản lượng sau khi khởi động phụ thuộc rất nhiều vào công nhân cũng như

thiết bị. Vì tổ hợp máy cán nóng thép tấm này là nhà máy cán đầu tiên tại Việt Nam, nên việc

đào tạo cho công nhân và cán bộ quản lý cần phải có kế hoạch chặt chẽ thể hiện kỹ trong hợp

đồng với nhà cung cấp thiết bị.

5. Phân tích tài chính dự án xin vay vốn.

5.1. Kế hoạch sản xuất và doanh thu.

76

Page 77: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Nhà máy có công suất thiết kế 350.000 tấn SF/ năm. Theo dự kiến nhà máy đi vào hoạt

động từ năm 2006 với mức huy động công suất là 50%, năm 2007 sử dụng công suất được

nâng lên 70% và từ năm 2008 trở đi nhà máy đi vào hoạt động ổn định với mức huy động

công suất 80%. Tương ứng với các mức huy động công suất này, sản lượng thép tấm của nhà

máy năm 2006 là 175.000 tấn, năm 2007 là 245.000 tấn và từ nă 2008 trở đi là 280.000 tấn.

Về giá bán và giá trị sản lượng: Trong dự án dự kiến giá bán sản phẩm chính là 375 USD/tấn,

tương ứng với mức giá này, từ năm 2008 trở đi nhà máy có giá trị sản lượng thép tấm khoảng 1.633

tỷ đồng (tương đương 105 triệu USD theo tỷ giá 15.550 VNĐ/USD)

Ngoài sản phẩm chính là thép tấm, nhà máy còn thu được các sản phẩm gồm thép phế phẩm và

vảy cán. Theo dự kiến, từ năm 2008 trở đi, giá trị của sản phẩm phụ đạt 60 tỷ VNĐ.

Như vậy, theo dự kiến của dự án, nhà máy hoạt động ổn định với mức huy động công suất

là 80% và có giá trị doanh thu hàng năm 1.396 tỷ VNĐ, tương đương 108,9 triệu USD. Tuy

nhiên, cần phải lưu ý rằng đây là dự án dài hạn, vòng đời là trên 10 năm và do vậy giá thép tấm

thành phẩm ( tính theo VNĐ) cũng như tỷ giá hối đoái sẽ nhiều biến động. Doanh thu của dự án

tính theo USD dẽ chịu nhiều tác động của sự thay đổi tỷ giá. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng

đối với dự án, vì nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là vốn vay ngoại tệ ( USD) của trong nước

cũng như ngoài nước ( Trung Quốc).

5.2. Đầu tư cơ bản, tài sản cố định và khấu hao.

a. Đầu tư tài sản cố định.

Tổng mức đầu tư tài sản cố định của nhà máy là 38,1

triệu USD trong đó không bao gồm phần đầu tư cho xây

dựng nhà điều hành – văn phòng, nhà xưởng, kho, cơ sở

hạ tầng, các thiết bị nâng và các thiết bị phụ trợ khác.

Phần hạng mục này thông thường là nằm trong tổng mức

đầu tư nhưng theo giải trình của chủ đầu tư thì các phần

hạng mục đó chủ đầu tư dự kiến đi thuê. Như vậy tổng

mức đầu tư cơ bản của dự án bao gồm phần thiết bị và

chi phí tài chính trong giai đoạn đầu tư.

77

Page 78: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Hạng mục USD Tr. đồng

Thiết bị ( gồm cả giá trị xây lắp) 35.860.000 557.623

Chi phí tài chính trong giai đoạn đầu tư 2.2120.760 34.408

Và chính các hạng mục đầu tư này hình thành nên tài sản cố định đầu tư với giá trị

38.152.882 USD

(Chi tiết theo bảng 2: Đầu tư TSCĐ và thuê TSCĐ)

Khấu hao tài sản cố định: Theo chủ đầu tư phần thiết bị khấu hao dự kiến trong 12

năm nhưng theo chế độ tài chính kế toán hiện hành thì phần khấu hao thiết bị tối đa là 10 năm

do đó thời gian khấu hao phần thiết bị của dự án chỉ được tính là 10 năm.

b. TSCĐ đi thuê.

Chủ đầu tư dự tính đi thuê, TSCĐ bao gồm nhà xưởng và thiết bị phụ trợ. Tổng số tiền

đi thuê hàng năm là 2,5 triệu USD, như vậy đối với TSCĐ này Tổng Công ty phải tính khấu

hao nhưng phải tính như là dòng tiền ra trong bảng dòng tiền.

Như vậy TSCĐ tính khấu hao của dự án chỉ bao gồm khấu hao TSCĐ là giá trị của thiết

bị.

( Chi tiết theo bảng 5: Dự kiến về TSCĐ tính khấu hao và TSCĐ đi thuê kèm theo).

5.3- Chi phí sản xuất và vốn lưu động.

a. Chi phí sản xuất.

Phương pháp tính toán có sản xuất dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên

liệu do chủ đầu tư cung cấp trên cơ sở định mức tiêu hao của thiết bị đồng bộ.

- Trong khoản mục chi phí biến đổi của nhà máy thì chi phí nguyên vật liệu chính

chiếm tới 90% trong chi phí hoạt động. Chi phí nguyên vật liệu chính là phôi dẹt được Tổng

Công ty dự tính là 240 USD/tấn. Cho đến hiện nay chưa nhập khẩu phôi dẹt chưa có cơ sở

thực tế để xác định giá phôi. Theo số liệu của Công ty King Stream LTD giá bán phôi (giá

CIF) trên thị trường Châu á bình quân 10 năm gần đây thấp nhất là từ nhóm nước KSL và là

78

Page 79: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

245 USD/ tấn. Trong những năm sản xuất ổn định thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính

ở mức 79,2 triệu USD. Trong những năm hoạt động từ 2006 trở đi mức thuế suất nhập khẩu

thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị nguyên vật liệu chính và sẽ đẩy giá trị của mức

tiêu hao nguyên vật liệu lên. Và đây cũng sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của

nhà máy.

- Nguyên vật liệu phụ: chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí biến đổi thường ở

mức 5,3 triệu USD trong những năm sử dụng ổn định.

- Chi phí lao động ( lao động trực tiếp và gián tiếp): Theo mô hình và quy mô sản xuất

thì chi phí nhân công sẽ biến đổi tăng dần theo mức huy động công suất của nhà máy, chi phí

này vào khoảng 739 ngàn USD trong những năm sản xuất ổn định ( huy động 80 % công suất

nhà máy)

b. Vốn lưu động.

Căn cứ vào các định mức về khoản mục vốn lưu động trong dự án ( theo mức mà tổng

Công ty đưa ra; tuy nhiên chưa có giải trình căn cứ để xác định định mức và số vòng quay vốn

lưu động trong một năm) thì tổng nhu cầu vốn lưu động vào khoảng 13,3 triệu USD trong

những năm sản xuất ổn định. Tổng Công ty xác định vay trong nước 100% tuy nhiên theo

quyết định 72 của NHN0 Việt Nam thì mức vốn tự có tham gia phương án vay vốn ngắn hạn

phải tối thiểu là 10% (trừ trường hợp giám đốc có quyết định khác), do vậy việc tính toán chi

phí vốn được tính ở mức đi vay 90% và vốn tự có của tổng Công ty là 10% tổng nhu cầu vốn

lưu động. Trên cơ sở mức tính toán như vậy, lãi vay vốn lưu động trong những năm sản xuất

ổn định khoảng 16,8 tỷ đồng.

79

Page 80: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

5.4- Tổng mức đầu tư: 48.906.574 USD

Trong đó:

- Đầu tư cho tài sản cố định: 40.365.581 USD

- Đầu tư cho tài sản lưu động năm đầu sản xuất: 8.540.993 USD

Nếu tính cả phần tài sản cố định đi thuê thì tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là

63.906.574USD và nhu cầu vốn lưu động trong những năm sản xuất ổn định là

1.365.923USD)

5.5 – Hạch toán thu nhập từ dự án.

Doanh thu của nhà máy tăng từ dần qua các năm theo định mức huy động cộng suất;

doanh thu trong thời kỳ sản xuất ổn định (huy động 80% công suất) vào khoảng 108,8 triệu

USD. Chi phí sản xuất giảm dần từ khi sản xuất bắt đầu đi vào ổn định do chi phí tài chính đã

giảm dần. Nhà máy sản xuất có lãi từ khi bắt đầu sản xuất với mứ lãi dự kiến 1,78 triệu USD;

trong những năm sản xuất ổn định thì mức lãi tăng dần từ 9,4 triệu USD lên 11,3 triệu USD,

tuy nhiên từ năm 2013 trở đi thì mức lãi sau thuế giảm đi đáng kể ( xuống còn 9,6 triệu USD)

do từ năm này nhà máy không được miễn 50% thuế thu nhập như trước.

5.6- Dòng tiền và hiệu quả của dự án đầu tư.

- Dòng tiền của dự án:

Dòng tiền vào bao gồm: Doanh thu hàng năm của dự án: vốn vay NHN0; vốn vay trả

chậm nước ngoài; thanh lý TSCĐ và bán hàng tồn kho. Trong đó, dòng tiền vào được phân bổ

trong hai năm đầu tiên của dự án là nguồn vốn vay trả chậm nước ngoài và nguồn vốn vay

NHN0 (vốn vay trả chậm: 28.475.000USD và vốn vay NHN0: 3.360.000 USD), kể từ khi nhà

máy bắt đầu đi vào hoạt động thì nguồn tiền vào là doanh thu được tăng dần qua các năm theo

định mức huy động công suất của nhà máy, trong những năm sản xuất ổn định thì doanh thu ở

vào khoảng 108,8 triệu USD.

Dòng tiền ra bao gồm: tiền thuê đất, đầu tư TSCĐ; chi phí tài chính; chuẩn bị nguyên

vật liệu và chi phí hoạt động hàng năm. Trong đó, tiền thuê TSCĐ, trả nợ gốc vốn vay NHN0

và vốn vay nước ngoài; chi phí chuẩn bị nguyên vật liệu được cố định hàng năm, các chi phí

80

Page 81: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

còn lại như chi phí trả lãi vay NHN0 và lãi vay nước ngoài; chi phí hoạt động hàng năm; phí

bảo lãnh; phí bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần qua các năm theo tiến độ trả nợ

hàng năm và theo định mức huy động công suất nhà máy. Cụ thể, năm 2003 dòng tiền ra là

113.330 USD - đây là khoản đầu tư TSCĐ ban đầu; năm 2004 tổng tiền ra là 31.605.613 USD

- đây là khoản đầu tư thiết bị, tiền thuê một số TSCĐ khác, chi phí tài chính phục vụ cho việc

đầu tư TSCĐ. Việc đầu tư TSCĐ được kéo dài trong 2 đầu của dự án. Trong thời gian nhà

máy hoạt động ổn định thì dòng tiền ra giảm dần từ 100,2 triệu USD năm 2008 xuống còn

96,2 triệu USD năm 2013 do chi phí trả lãi vay trong nước và nước ngoài; cho chi phí bảo

lãnh, bảo hiểm và phí mua bán ngoại tệ giảm dần theo tiến độ trả nợ gốc.

Như vậy, dòng tiền của dự án âm trong năm 2003, 2004, 2005 và năm 2006 do trong

thời gian này mới tập trung đầu tư, dòng tiền vào là nguồn vốn vay, năm 2005 nguồn tiền giải

ngân ít trong khi đó dự án đó phải trả các chi phí như chi phí thuê đất, cơ sở hạ tầng và bắt đầu

trả lãi và phí vay vốn nước ngoài. Năm 2006, dòng tiền âm do dòng tiền vào giai đoạn này

chủ yếu là doanh thu mà dự án huy động công suất thấp ( 50%) trong khi đó chi phí phải trả

cho vay vốn trong nước và nước ngoài lớn. Bắt đầu từ năm 2007, dòng tiền bắt đầu đương do

nhà máy đã sản xuất với doanh thu thu được cao hơn và thời gian này không còn chi phí đầu

tư TSCĐ, các chi phí biến đổi khác cũng giảm dần theo tỷ lệ huy động công suất.

- Hiệu quả của dự án: với công suất chiết khấu 8,5% (bằng lãi suất trái phiếu chính phủ

thời hạn 5 năm) thì NPV của dự án là 31,6 triệu USD, dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ là

24,6%.

Đánh giá về kế hoạch vay vốn và trả nợ.

- Nợ phải trả: Bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi vay và phí bảo lãnh NHN0; nợ gốc, nợ lãi và

phí bảo hiểm nước ngoài. Tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm từ 6.369.075 USD năm

2006 xuống còn 4.210.636 USD năm 2013 do dư nợ tính lãi giảm dần qua các năm vì vậy tiền

lãi, phí bảo hiểm và phí bảo lãnh cũng giảm dần qua các năm.

- Nguồn trả nợ: Bao gồm nguồn từ lợi nhuận sau thuế ( tạm tính trích 50% để trả nợ,

số còn lại để trích lập các quỹ khác), từ khấu hao tài sản cố định và tiền lãi vay vốn cố định đã

được hạch toán vào giá thành. Trong đó, nguồn khấu hao tài sản cố định được cố định hàng

năm là 3.363.798 USD nguồn lợi nhuận sau thuết được tăng dần qua các năm từ 935.652

USD năm 2006 lên 4.840.285 USD năm 2013.

81

Page 82: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

- Cân đối: Dự án đảm bảo khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động về tỷ

giá, giá bán sản phẩm và giá phôi thép.

iV. ý kiến đánh giá và đề xuất.

1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng.

Đầy đủ, khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, đủ

điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng.

2. Hồ sơ kinh tế của khách hàng.

Chưa đầy đủ, hiện tại đơn vị mơi cung cấp những tài liệu mang tính tổng quát nhất

(bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001, 2002). Do đặc thù là mô hình

Tổng Công ty với 20 đơn vị hạch toán độc lập và các đơn vị phụ thuộc nên cần có tài liệu bổ

sung để đánh giá phần tài chính do Tổng Công ty trực tiếp quản lý và tình hình tài chính của

các Công ty thành viên.

3. Hồ sơ dự án: Tương đối đầy đủ.

4. Đánh giá dự án.

4.1- Về định hướng đầu tư.

Dự án xin vay vốn nằm trogn quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển công nghiệp tàu thuỷ đã được

phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng nhà máy là đúng về mặt định hướng phát triển.

82

Page 83: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

4.2- Về dự kiến sản phẩm sản xuất và khả năng doanh thu.

Sản phẩm của dự án là thép tấm dùng trong công nghiệp đóng tàu, nhằm thay thế thép tấm

nhập khẩu, sản lượng thiết kế là 350.000 T. Dự kiến đạt 50% sản lượng thiết kế vào năm 2006, 70%

vào năm 2007 và ổn định 80% từ năm 2007 trở đi. Dự án dự kiến sản lượng thép tấm ( trang 72) là

292.500 tấn/ năm bằng 83,4% công suất thiết kế là không phù hợp với dự kiến huy động công suất

của nhà máy (trang 135). Theo hợp đồng thoả thuận giữa NHN0 Việt Nam và Tổng Công ty công

nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, NHN0 sẽ cung ứng tín dụng và bảo lãnh cho dự án vay vốn nước ngoài

( 03 dự án) trong đó dự án đầu tư xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm được dự kiến chỉ có công

suất 150.000 tấn/ năm.

Trong dự án tính giá thép tấm (375 USD) và giá sản phẩm phụ (144 USD) không tính

theo giá VNĐ, do vậy đã không tính đến tác động của tỷ giá hối đoái và không thể xác định

được tính ổn định của doanh thu, nếu tỷ giá có biến động. Theo tính toán và hạch toán lại giá

thành thì giá thành thép tấm sản xuất ra đã lên tới 364,69USD/ tấn năm 2006 và giảm dần

xuống 337,36 USD tấn năm 2008; giá trình sản phẩm phụ là 140,04 USD/tấn năm 2006;

131,82 USD/tấn năm 2007 và 129,51 USD/ tấn năm 2008.

- Tổng mức đầu tư:

- Tổng mức đầu tư TSCĐ ( theo DA) khoảng 38,36 triệu USD, trong đó vốn tự có

khoảng 7,13 triệu USD ( chiếm 18,3%)

- Theo tính toán thẩm định, tổng mức đầu tư phải bao gồm các phần đầu tư cho TSCĐ

và đầu tư hình thành vốn lưu động. Do vậy, tổng mức đầu tư của dự án sẽ đạt mức khoảng

61.693.815 USD và dự án loại A, trước khi thẩm định phê duyệt dự án cần được chính phủ

cho phép đầu tư. Cơ cấu tổng mức đầu tư được phân bổ như sau:

+ Đầu tư tài sản cố định: 38.152.822 USD

+TSCĐ đi thuê: 15.000.000 USD

+TSLĐ: 8.540.993 USD ( trogn năm đầu tiên bắt đầu sản xuất)

Như vậy, nếu không tính phần TSCĐ đi thuê, tổng mức đầu tư của dự án là 46.693.815

USD nguồn vốn đầu tư được phân bổ như sau.

+Vốn tự có: 7.171.921 USD

83

Page 84: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

+Vốn vay trả chậm nước ngoài: 28.475.000USD

+Vốn vay trong nước: 11.046.894 USD

Trong đó: + Cho đầu tư TSCĐ: 3.360.000 USD

+Cho vốn lưu động: 7.686.894 USD

Như vậy để thực hiện dự án, tổng Công ty phải vay trong và ngoài nước cho đầu tư

TSCĐ số tiền là 31.835.000 USD và vay vốn lưu động là 7.686.894 Usd

Tài sản lưu động: 13.356.923 USD ( trong những năm sản xuất ổn định)

- Ngoài ra, trong dự án đã dự kiến thuê tài sản (bao gồm các thiết bị phụ trợ và nhà

xưởng) điều này cũng làm giảm tổng mức đầu tư khoảng 15.000.000 USD

4.3- Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định.

Theo tính toán thẩm định, tổng Công ty phải vay (trong nước và ngoài nước) đầu tư cho

TSCĐ số tiền tương đương là 31.835.000 USD. Nếu tổng Công ty vay và thế chấp bằng tài

sản hình thành từ vốn vay, tổng Công ty phải có giá trị TSCĐ tương đương 42,4 triệu USD.

Theo dự án, TSCĐ hình thành sau khi đầu tư đạt khoảng 40,3 triệu USD, giá trị tài sản

này không đủ để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, dự án phải thuê TSCĐ ( gồm nhà xưởng và thiết bị phụ trợ) với chi phí phải trả

hàng năm là 2,5 triệu USD/ năm

4.4- Về vốn lưu động và nguồn vốn.

- Nhu cầu vốn lưu động ( những năm sản xuất ổn định): 13.356.923 USD

Tổng Công ty dự kiến vay trong nướcc, mức cho vay tối đa là 90%, tương đương

12.021.230 USD. Do giá trị TSCĐ hình thành vốn vay đã được thế chấp để vay đầu tư TSCĐ

nên tổng Công ty chỉ có thể thực hiện vay không có tài sản đảm bảo nhưng phải có cam kết

đảm bảo bằng tài sản. Căn cứ theo báo cáo tài chính của tổng Công ty tại thời điểm

31/12/2002, tổng giá trị TSCĐ là 1.148.614 trđ, trong đó vốn vay dài hạn khoảng 885,9 tỷ

chiếm 77,13% và vốn chủ sở hữu là 262,7 tỷ chiếm 22,87%. Nguồn vốn hình thành TSCĐ

chủ yếu là vốn đi vay, TSCĐ hình thành từ vốn chủ sở hữu có giá trị không lớn không đủ điều

84

Page 85: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

kiện làm tài sản cam kết đảm bảo tiền vay. Nếu tính nhu cầu vốn lưu động tương đương VNĐ

thì nguồn tài sản cần để đảm bảo ở vào khoảng 213,8 tỷ.

Dự án dự kiến số ngày hoạt động của nhà máy là 365 ngày ( trang 124) để tính mức dự

trữ phôi thép là không phù hợp với chế độ làm việc của máy cán. Theo thông số kỹ thuật của

máy cán, chế độ làm việc của máy cán là 6.500 giờ/ năm, tương đương với 270 ngày/ năm

(trang 72)

Để tính khối lượng phôi dự trữ, dự án đã dự kiến lượng phôi tiêu thụ là 280.000 tấn/ năm

( trang 124), tương ứng với sản lượng thép tấm là 252.000 tấn/ năm. Điều này là không phù

hợp với dự kiến mức huy động công suất 80%, ứng với sản lượng thép tấm là 280.000 tấn/

năm. Từ mức dự trữ phôi chưa phù hợp, việc dự kiến sử dụng tàu trọng tải 30.000 tấn với số

lần nhập 1 lần/tháng cần phải xem xét lại.

Theo tính toán thẩm định, trên cơ sở mức huy động công suất ổn định là 80% và số ngày

làm việc ( 3 ca) lượng phôi tiêu thụ hàng năm khoảng 390 tấn / năm và lượng dự trữ phôi cần

thiết cho 30 ngày làm việc là khoảng 35.951 tấn.

Dự kiến định mức 28 ngày tồn kho nguyên liệu phôi chưa phù hợp với dự kiến sử dụng

tàu chuyển chở nguyên liệu phôi trọng tải 30.000 tấn và dự kiến dự trữ phôi 30 ở trang 108.

Dự kiến tồn kho thành phẩm và sản phẩm không có giải trình cơ sở tính toán.

- Việc dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2006 cần phải có chuẩn bị nguyên vật

liệu (đầu tư vốn lưu động) trong năm 2005. Trong dự án chưa tính vấn đề này.

Dự án dự kiến vốn lưu động vay 100%. Điều này chưa đúng và không thoả đáng ( theo QĐ

72 mức vốn tự có trong vay ngắn hạn tối thiểu phải chiếm 10%), như vậy vốn lưu động đi vay là

90% tổng nhu cầu vốn, tương đương 12.021.230 USD. Việc vay vốn lưu động đối với Công ty có

thể áp dụng cho vay không có đảm bảo bằng tài sản nhưng bắt buộc phải có cam kết đảm bảo

bằng tài sản và nhưng tài sản phải được hình thành từ vốn tự có của đơn vị trong khi đó vốn tự có

tham gia dự án là 7.171.921 USD ( đây mới chỉ là mức vốn tự có được tính toán đúng theo quy

định trong quá trình thẩm định, trong thực tế chưa thể xác định được đơn vị có đảm bảo được

nguồn vốn tự có này hay không).

85

Page 86: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Ngoài ra, dự kiến 100% nhập khẩu phôi đòi hỏi phải có kế hoạch chi tiết về đảm bảo

phôi, nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất liên tục. Tuy nhiên trong dự án đã không có luận

chứng về vấn đề đảm bảo phôi cho nhà máy.

4.5- Hạch toán thu nhập.

- Theo số liệu của dự án, dự án có lãi ngay từ năm đầu hoạt động( năm 2006) với tỷ lệ

huy động công suất là 50%, tuy nhiên khă năng lãi chưa thể khẳng định chắc chắn do dự án

còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tỷ giá, giá phôi, giá bán sản phẩm... dự án chỉ có

thể có lãi trong trường hợp không có bất cứ một biến động bất thường nào mà điều này là

không thể xảy ra trong thực tế.

- Doanh thu và lợi nhuận của dự án chịu tác động lớn của giá phôi, giá bán thép tấm trên

thị trường nội địa ( lưu ý là cần phải tính bằng VNĐ, không phải giá USD) và tỷ giá hối đoái,

nhưng các tác động này dự án đã không tính đến.

4.6- Dòng tiền và chỉ tiêu hiệu quả của dự án.

- Các dòng tiền vào và ra trong dự án xác định chưa đúng với quy định về thẩm định

dòng tiền.

- Tỷ suất chiết khấu dự án tính 3% là không xác đáng. Tỷ lệ này tối thiểu ( theo NPV

khoảng 31,6 triệu USD và IRR bằng 24,6% ( với tỷ suất chiết khấu 8,5%/năm)

- Nếu dựa trên tiêu chuẩn NPV và IRR như đã nêu ở trên, dự án có NPV dương, nhưng

khả năng trả nợ chưa thật đảm bảo. Ngoài ra, kết quả này mới chỉ dựa vào các số liệu của dự

án ( giá phôi, giá bán sản phẩm thép tấm trên thị trường nội địa, tỷ giá hối đoái...) và với giả

thiết rằng các số liệu này không thay đổi và được giữ ổn định trong vòng đời của dự án, ít nhất

là trong thời kỳ 2006 – 2013 ( điều này là khó có thể xảy ra)

86

Page 87: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

4.7- Đánh giá về khả năng trả nợ của dự án.

- Dự án không tính các phương án trả nợ chi tiết.

- Dự án có khả năng trả nợ trong điều kiện không có biến động gì khác so với những

điều kiện thuận lợi dự án đưa ra mà trên thực tế điều này là không thể xảy ra.

4.8- Tác động giá phôi thép và giá bán thép tấm đối với hiệu quả (NPV) của dự án

- Dự án phụ thuộc 100% vào nguồn phôi thép nhập khẩu ( từ Mỹ Latinh hoặc từ Liên xô

cũ)

- Theo số liệu của Công ty King Stream Steel LID ta có mức giá cơ sở là 245 USD/ tấn

đây là mức giá trung bình tối thiểu trên thị trường Hàn Quốc trong khoảng thời gian 10 năm

biên độ lao động giá phôi thép tăng, giảm khoảng 13,4 thì dự án không còn hiệu quả (bị lỗ).

+Bán thép tấm trên thị trường nội địa ( tính theo VNĐ) giảm khoảng 5% ( xấp xỉ 5,2

triệu đồng/tấn) dự án cũng không hiệu quả.

+ Trường hợp giá phôi tăng và bán thép tấm giảm, dự án sẽ nhanh chóng chuyển từ lãi

sang lỗ và lỗ nhiều ( xem biểu 17.1)

4.9- Tác động của tỷ giá hối đoái đói với NPV của dự án.

- Nếu tính theo tỷ giá hiện nay 15.550 VNĐ/USD dự án có NPD dương, nhưng không

có khả năng trả nợ năm đầu hoạt động (năm 2006, ngoài ra phải kèm theo giả thiết tỷ giá này

cố định trong suốt 2006 – 2015, mà điều không thể xảy ra trong thực tế). Theo tính toán của

phòng thẩm định thì biên độ giao động tăng giảm bình quân của tỷ giá trong 03 năm gần đây

là 357 VNĐ/USD.

- Theo tính toán, nếu tỷ giá chỉ cần tăng 3 – 5% đến khoảng 17.105 VNĐ/USD, NPV

của dự án nhanh chóng chuyển từ dương sang âm.

- Trường hợp giá phôi tăng và tỷ giá cũng tăng, thì tính hiệu quả của dự án càng mất đi

nhanh chóng ( xem biểu 17.3)

4.10- Tác động của tỷ giá và giá bán thép tấm đến NPV của dự án.

87

Page 88: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Khi tỷ giá tăng, doanh thu của dự án ( tính theo USD) sẽ giảm do giá bán sản phẩm trên

thị trường nội địa tính bằng VNĐ và do vậy không những làm giảm NPV mà còn làm giảm

khả năng trả nợ của dự án. Điều này sẽ càng làm xấu đi khả năng trả nợ vốn đã không tốt của

dự án.

4.11- Tác động của giá phôi thép tấm đối với khả năng trả nợ của DA.

Với biên độ giao động giá phôi theo thông tin từ Công ty King Stream Steel LTD thì khi

giá phôi tăng 272 USD/ tấn trong trường hợp giá bán không đổi ở mức 5.83 triệu VNĐ/tấn thì

dự án không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp giá bán phôi dẹt tăng và giá bán cũng tăng

thì dự án có khả quan hơn nhưng khả năng trả nợ vẫn chưa thật đảm bảo, ở mức giá phôi 325

USD/ tấn và giá bán là 6,7 triệu đồng/ tấn thì dự án không có khả năng trả nợ vào khoảng 2,1

triệu USD.

4.12- Tác động của tỷ giá và giá bán với khả năng trả nợ của dự án.

Phương án cơ sở trong dự án là sử dụng VNĐ/USD và giá bán 5,83 triệu đồng/ tấn, ở

phương án này, dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao đọng tỷ giá ( được tính toán tại

NHNN Nam Hà Nội) là 357 VNĐ/USD, khi tỷ giá lên tới 16.621 và giá bán không đổi thì dự

án không có khả năng trả nợ. Tương tự, trường hợp tỷ giá không đổi mà giá bán giảm xuống

5,25 triệu VNĐ/tấn thì dự án cũng không có khả năng trả nợ

4.13- Tác động của giá phôi và tỷ giá với khả năng trả nợ của dự án.

Phương án cơ sở áp dụng định mức giá phôi là245 USD/tấn và tỷ giá là 15.550

VNĐ/USD, với phương án này dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Với biên độ giao động giá

phôi là 13,4 thì dự án nhanh chóng mất khả năng trả nợ, trong trường hợp tỷ giả tăng và giá

phôi cũng tăng thì việc mất khả năng thanh toán của dự án càng cao.

88

Page 89: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

5. Nhận xét:

- Tỷ lệ vốn tự có của tổng Công ty tham gia vào dự án cần tăng cao hơn để giảm gánh

nặng trả nợ ( nhất là nợ gốc)

- Các dự kiến về giá bán sản phẩm thép tấm cần được tính theo VNĐ và quy đổi ra USD

để tính các khả năng trả nợ và cần dự kiến ở mức thấp hơn để tăng cường khả năng chịu đựng

rủi ro giá bán và rủi ro tỷ giá.

- Giá phôi thép cần được dự kiến ở mức cao hơn để tăng cường sức chịu đựng của dự án

về sự phụ thuộc phôi thép nhập khảu (dự kién khoảng 280-300USD/tấn)

- Dự án chịu nhiều rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng cao đạt trên

17.000VNĐ/USD, dự án dễ lâm vào tình trạng bị lỗ và mất khả năng trả nợ.

- Trong 2 – 3 năm đầu mới đi vào hoạt động, dự án có khó khăn trong vấn đề trả nợ,

nhiều khả năng tổng Công ty phải nhận nợ bắt buộc.

6. Đề xuất.

- Đề xuất không bảo lãnh vay vốn nước ngoài

- Đề xuất cho vay bằng nguồn vón trong nước và bằng VNĐ theo quy định cho vay

trung, dài hạn của NHNN cụ thể như sau:

+ Số tiền cho vay: VNĐ tương đương 31.835.000USD theo tỷ giá tại thời điểm nhận nợ,

( bằng chữ: ba mươi một triệu, tám trăm ba mươi năm nghìn đô la Mỹ)

+Thời hạn cho vay: 13 năm, trong đó thời gian ân hạn là 03 năm

+Lãi suất cho vay: áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động tiết kiệm ngoại tệ 12

tháng trả lãi sau cộng 2,5%/năm.

Lãi suất được điều chỉnh 1 năm 2 lần vào ngày 01/01 và ngày 01/07 hàng năm

- Phương thức và kỳ hạn trả nợ

89

Page 90: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

+Tiến độ trả nợ gốc: 20 kỳ ( trong thời gian 10 năm)

Mỗi năm 2 kỳ bắt đầu trả từ tháng thứ 6 năm thứ 3.

+Tiến độ trả lãi: trả lãi hàng tháng theo dư nợ thực tế.

- Hình thức bản đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

với tổng giá trị dự toán ban đầu là 40.365.581 USD và vốn tự có của doanh nghiệp.

Dự án là khả thi và đồng ý cho vay.

Các bảng biểu kèm theo về doanh nghiệp và dự án ( cuối chuyên đề)

2.2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh NHNo

Nam Hà Nội.

2.2.3.1 Kết quả đạt được của công tác thẩm định tài chính dự án

Hiệu quả và nổi bật nhất là tổ chức thực hiện thẩm định các dự án đầu tư lớn, dự án có

nhiều chi nhánh NHNo cùng tham gia và các dự án cho vay với các NHTM khác. Mặc dù

mới được thành lập và đi vào hoạt động được chưa đầy 4 năm còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong

môi trường kinh doanh với những khó khăn và thách thức của nó, nhưng với lòng quyết tâm

và sự đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng với tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng

và sự quan tâm của cấp trên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt

trong lĩnh vực cho vay: Tính đến thời điểm 30/12/2004 nợ quá hạn là 545 triệu đồng, chiếm tỷ

lệ 0,06% tổng dư nợ. Nợ quá hạn giảm 1,718 triệu đồng so với năm 2003, số món chuyển nợ

quá hạn không nhiều, chủ yếu tập trung ở các món cho vay nhập khẩu và vay tiêu dùng. Để có

được những thành tích trên là sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc

biệt với những khoản vay lớn, có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay theo dự án. Trong

các nội dung thẩm định dự án đầu tư, thì khía cạnh được ngân hàng đặc biệt quan tâm là

phương diện tài chính của dự án, đó là căn cứ quan trọng để thấy được mức độ an toàn của số

vốn ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà ngân hàng nhận được trong tương

lai. Điển hình cụ thể ở một số dự án và các khoản tín dụng sau:

90

Page 91: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Dự án nhà máy cán nóng thép tấm tại cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – Quảng

Ninh (Bảo lãnh vay vốn nước ngoài và cho vay nhập khẩu thiết bị nhà máy với tổng số tiền

bảo lãnh và cho vay 31triệu USD; (NHNo Nam Hà Nội trực tiếp thẩm định và cho vay).

Dự án thuỷ điện Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận (các Ngân hàng Nông nghiệp cùng

cho vay là NHNo Nam Hà Nội, NHNo Bình Thuận với tổng số tiền cho vay là 276 tỷ

đồng(chua giải ngân) (NHNo Nam Hà Nội làm đầu mối).

Dự án đồng tài trợ nhà máy xi măng Cẩm Phả (NHNo Nam Hà Nội cho vay 100 tỷ

đồng, đến 03/05 đã giải ngân 10 tỷ).

Dự án Nhà máy Thuỷ điện Cửa Đạt – Thường Xuân – Thanh Hoá (dự án mới nhất

trình Trụ sở chính) ( NHNo Nam HN cùng với NHNo HN, NHNo Thanh Hoá và NHĐT

Thanh Hoá cùng thẩm định xét duyệt cho vay với số tiền 547 tỷ đồng – NHNo Nam HN làm

đầu mối).

Cấp HMTD vốn lưu động năm 2004 cho 22 doanh nghiệp trong đó 01 Hạn mức tín

dụng VLĐ vượt thẩm quyền phán quyết trình NHNo Việt Nam.

Thẩm định cho vay mở L/C 569 món với số tiền 47,748,444.28 USD.

Thẩm định mở L/C dự phòng hoàn thanh toán (Bảo lãnh) 2 món với số tiền

1.398.600 USD, đây là một phương thức mới phát sinh thực hiện ở chi nhánh, được phối hợp

thực hiện và quản lý chặt chẽ từ thẩm định, tín dụng và thanh toán quốc tế, kết quả đạt được

rất tốt (nguồn vốn ngoại tệ tăng, tăng thu phí dịch vụ).

Thẩm định cho gia hạn nợ 17 món số tiền 6.998 trđ và 1.297.793 USD.

Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả trên:

Chi nhánh đã tổ chức công tác thẩm định theo đứng quy định của NHNN và

NHNo&PTNN Việt Nam, với thái độ làm việc nghiêm túc, chặt chẽ theo một quy trình khoa

học, sáng tạo.

Đối với các dự án nhiều chi nhánh NHNo và NHTM khác tham gia mà chi nhánh là

đầu mối, chi nhánh tổ chức thành lập tổ thẩm định tại chi nhánh, tổ chức thẩm định sơ bộ,

đánh giá hiệu quả và các yêu cầu thiết yếu khác của dự án gửi cho các chi nhánh tham gia, khi

91

Page 92: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

có sự chấp thuận của chi nhánh và các NHTM khác đồng thời với chấp nhận cho phép thẩm

định đaàu tư của NHNo Việt Nam. Thực hiện thành lập tổ thẩm định chung thực hiện kết quả

thẩm định được gửi cho các NH tham gia phê chuẩn và tham gia sửa đổi, bổ sung. Kết quả với

phương thức tổ chức thẩm định trên NH đầu mối có được sự thống nhất cao của các chi nhánh

tham gia.

Đối với các dự án mà chi nhánh tham gia đồng tài trợ các NHTM khác làm đầu mối,

tổ thẩm định được thực hiện chặt chẽ từ thành lập thẩm định đến cử CBTD hoặc cán bộ thẩm

định đại diện trực tiếp tham gia với các NH.

Đối với dự án lớn mà chi nhánh cho vay, ngân hàng tách thẩm định của đơn vị cho

vay và thẩm định của phòng thẩm định trên cơ sở đó thành lập tổ đánh giá thẩm định lại kết

quả của 2 báo cáo thẩm định nêu trên(đặc điểm của tổ thẩm định ngoài thành phần CBTD và

cán bộ thẩm định do yêu cầu của dự án còn có cán bộ thanh toán quốc tế tham gia).

Đối với cho vay thông thường khác như cho vay từng lần, cho vay theo HMTD, bảo

lãnh, chiết khấu, mở L/C thì thực hiện thẩm định theo mức phân quyền phán quyết trên cơ sở

mức phân quyền phán quyết của NHNo Việt Nam (Văn bản số 729/NHN_QĐ ngày

23/8/2004) và linh hoạt điều chỉnh theo yêu cầu về quản lý tín dụng. Cụ thể: trước tháng

9/2004 tại nơi quản lý và cho vay trực tiếp thẩm định nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, mở L/C theo

mức phán quyết đã giao cho cấp trưởng đơn vị. Phòng thẩm định thực hiện thẩm định đánh

giá, chấm điểm, phân loại khách hàng, thẩm định tất cả các món gia hạn nợ. Từ tháng 9/2004,

tất cả các khoản giải ngân cho vay, bảo lãnh, mở L/C, tu chỉnh L/C ngoài việc tổ chức của đơn

vị nơi cho vay được chuyển và giao cho phòng thẩm định tổ chức thẩm định.

Đặc biệt, đối với cho vay theo HMTD mỗi lần giải ngân thực hiện thẩm định gần như cho

vay từng lần(bớt phânf hồ sơ) và từ chối giải ngân nếu đánh giá thấy không an toàn.

Đối với tất cả các khoản bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ dưới 100% được thẩm

định như cho vay.

Đối với bảo lãnh, mở L/C bằng vốn tự có ký quỹ 100% được thẩm định đặc biệt các yêu

cầu về trách nhiệm của ngân hàng trong việc phát hành, thanh toán, bồi hoàn.

92

Page 93: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Các phương thức tổ chức thẩm định nêu trên ngoài dự án lớn, các nhu cầu về tín dụng,

bảo lãnh khác đã từ chối đầu tư (ví dụ: Chi nhánh đã từ chối bảo lãnh thực hiện hợp đồng mặc

dù đã phát hành dự thầu và đơn vị trúng thâù do dự án giải trình và cung cấp hồ sơ về nguồn

thanh toán không rõ ràng, hợp lý). Kết quả thẩm định đạt được rất cao.

Về thiết lập hồ sơ và nội dung thẩm định, nôi dung kết cấu của các loại hợp đồng tín

dụng, tài sản, bảo hiểm đã thực sự tiếp cận được trình độ và yêu cầu hiện đại phù hợp với

pháp luật và hội nhập, được trụ sở chính đánh giá cao và các NHTM khác đồng thuận, đặc

biệtlà xây dựng các hợp đồng cho dự án đầu tư lớn, thời gian dài.

Kỹ năng và kỹ thuật thẩm định được nâng cao, áp dụng tin học vào thẩm định, sản

phẩm thẩm định đạt trình độ chính xác cao, nhanh (áp dụng trên bảng tính điện tử).

Ngân hàng đã đưa các loại rủi ro vào trong quá trình thẩm định dự án bằng các

phương pháp hiện đại như phân tích độ nhạy.

Khi thẩm định ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc: Đánh giá dựa trên quan điểm

của người cho vay, do đó thường đặc biệt chú trọng vào mức sinh lời của dự án, nguồn và khả

năng trả nợ.

Ngoài ra cũng phải kể đến sự đoàn kết, gắn bó, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể, tạo

nên sức mạnh của ngân hàng. Trong ngân hàng luôn luôn tạo ra bầu không khí vui vẻ, học hỏi

lẫn nhau, giúp đỡ và phối hợp với nhau trong toàn ngân hàng tạo ra sự tin tưởng giữa nhân

viên và ban lãnh đạo.

2.2.3.2 Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác

thẩm định tài chính dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện

và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả

năng không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:

Cán bộ phần lớn là cán bộ mới vào ngành còn chưa có kinh nghiệm nghiệp vụ trong

khi đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, do đó đòi hỏi

93

Page 94: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

cán bộ phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời

sống kinh tế, chính trị , xã hội.

Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa

chính xác.

Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên

nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự.

Đánh giá tình hình tài chính dự án trong điều kiện rủi ro chưa thực sự được thực hiện

cho dù để đưa một số phương pháp phân tích như phan tích độ nhạy vào quá trình thẩm định

nhưng việc phân tích này mới chỉ dựa trên sự giả thiết chủ quan sự thay đổi của các nhân tố

ảnh hưởng.

Việc xác định dòng tiền của dự án chưa chính xác,chưa thực tế còn phần lớn dựa vào

luận chứng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp trình cho ngân hàng..

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Chi nhánh NHNo&PTNN Nam Hà Nội do mới được thành lập và đi vào hoạt đông

không lâu, bên cạnh những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm thì phần lớn là đội ngũ cán bộ trẻ

chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi

hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án.

Cán bộ thẩm định chỉ có thể phân tích sâu một vài khía cạnh có liên quan đến dự án nên kết

quả nhiều khi không chính xác.

Mặc dù CBTĐ thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về khách hàng không chỉ từ

hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp mà còn từ các tờ báo và phương tiện thông tin khác. Nhưng

để lấy được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi cần thiết đòi hỏi ngân hàng phải xây

dựng được một hệ thống thông tin riêng, xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, đa

dạng trên nhiều mặt phục vụ cho công tác thẩm định.

94

Page 95: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định còn hạn chế, chưa

ứng dụng những phầm mền hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ

công không làm được.

Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thông kế

toán ... của cấp mhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa dẩy đủ, lại hay thay đổi gây khó

khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn

định, cụ thể cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt đông cho vay của các bộ, ngành, uỷ

ban nhân dân các cấp đẵ làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.

Các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế , tài chính cho từng

ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh chưa có.

Việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các ngân hàng còn hạn chế. Công tác đào

tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói

riêng chưa được ngân hàng chú trọng và đầu tư có bài bản.

95

Page 96: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Chương3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính

dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nôị.

3.1 Phương hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh năm 2005.

3.1.1 Phương hướng nhiệm vụ họat động kinh doanh năm 2005.

Phương hướng nhiệm vụ:

Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm 2004 và tình hình thực tiễn, những xu hướng

triển vọng trong năm tới, kế họach họat động kinh doanh của chi nhánh dự kiến năm 2005 với

những mục tiêu như sau:

- Tổng nguồn vốn đạt 4.100 tỷ (Tăng 30% so với 15/10/2004)

- Tổng dư nợ tại địa phương đạt 1.200 tỷ (Tăng 37%)

- Nợ quá hạn dưới 0,5%

- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn 45%

- Quỹ thu nhập đủ chi lương cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan ở mức cao nhất.

Các giải pháp thực hiện:

Năm 2005 là năm đặc biệt khó khăn cho Chi nhánh, tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án,

các hợp đồng tín dụng, các hạn mức tín dụng đã ký kết với khách hàng thì nhu cầu tín dụng

năm 2005 của Chi nhánh tối thiểu phải 1.500 tỷ. Trong khi đó theo chỉ đạo của HĐQT NHNo

Việt Nam tốc độ tăng trưởng toàn ngành không quá 17%. Vì vậy để tăng trưởng đúng hướng,

lại đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện hạch toán theo thông lệ quốc tế, cải thiện

chênh lệch lãi suất, thực hiện trích lập rủi ro, quản lý tín dụng được điều chỉnh theo công văn

127 của Ngân hàng Nhà nước ... Chi nhánh cân thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Rà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký kết, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa

bàn, các dự án đầu tư có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

kinh tế hộ gia đình.

96

Page 97: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Tiến hành xếp loại doanh nghiệp theo 1261, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách

hàng, ưu tiên các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp

ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo cán bộ, nhân

viên ngân hàng; Xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Mở rộng các dịch vụ và

tiện ích Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng; Triển khai dịch vụ thanh toán thẻ điện tử tại trụ

sở chi nhánh và tại các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

trong giai đoạn hiên nay.

Giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi

Ngân hàng; tổ chức kinh tế; tiền gửi từ dân cư; Đẩy mạnh việc tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ

hạn của các tổ chức kinh tế đây là nguồn vốn rẻ. Thu hút nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng đủ

nhu cầu vốn cho việc đầu tư các dự án trung dài hạn đã ký kết.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê

duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Bồi dưỡng, nâng cấp

những phòng giao dịch hoạt động tốt, hiệu quả thành chi nhánh cấp 2 để phát huy được những

lợi thế so sánh trong hoạt động ngân hàng trong môi trường hiện nay.

Tiếp tục tìm hiểu, tiếp cận với các Bộ, ngành có các dự án có vốn đầu tư nước ngoài

để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án- Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan

trọng, là giải pháp chiến lược, đột phá trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh

tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trongj nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án.

Quán triệt tư tưởng đến cán bộ mở rộng công tác tiếp thị. Đi sâu học hỏi nghiệp vụ

tránh tư tưởng chủ quan khi thẩm định cho vay.

Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá

năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. Giảm thiểu tối đa mọi sai sót trong khâu

thẩm định, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác thẩm định không cho vay

đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng, có

nợ nần dây dưa đối với Ngân hàng.

Thực hiện thẩm định các dự án đảm bảo về thời gian, có chất lượng nhằm đấp ứng

kịp thời cho nhiệm vụ kinh doanh.

97

Page 98: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Chú trọng công tác Kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đè thẩm

định.

3.1.2 Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh

NHNo&PTNN Nam Hà Nội.

Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt

trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được

trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định

tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình

công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khacs, tạo thành

một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành.

Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ

sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác sau:

Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị

trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Thực hiện tố công tác

này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và

sức mạnh của ngân hàng.

Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án; phát triển lưcj lượng thẩm định

cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho

cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.

Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợo với xu hướng hội

nhập khu vực và quốc tế.

Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm

định.

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án dự án tại Chi

nhánh NHN0 Nam Hà Nội.

Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh, bằng những kiến thức thu thập được trong thực tiễn

thực tập tài Chi nhánh và nhưng kiến thức thu thập, nghiên cứu từ các tài liệu liên quan, em

xin đề nghị một số giải pháp nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án đầu tư tại

NHNo&PTNT Nam Hà Nội như sau:

98

Page 99: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

3.2.1 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu

của nhiêm vụ.

Trong thẩm dịnh dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn

là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một

nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó

ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng có thể làm cho ngân

hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn

chứa đựng rủi ro cao. Do đó trinh độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu

đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, đậo đức nghề nghiệp và bản

lĩnh vững vàng.

Về năng lực chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên ,phải có các kiến thức cơ bản về kinh

tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên

quan đến lĩnh vực thẩm định. Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần

thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới.

Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và

quản lý nhiều dự án, biết búc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác phục vụ cho chuyên môn

của mình.

Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định phải trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần

trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp.

3.2.2 Tổ chức và điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm

thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra.

Việc tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án

sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp

và phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động

và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi

nhánh cần làm một số việc sau:

99

Page 100: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các

nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng,đảm bảo tính nguyên tắc trong moị nghiệp vụ thẩm

định.

Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất

định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát

sinh không giống nhau. Một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi

ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc

một số ngành nghề nhất định để từ ddó CBTĐ sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các ván đè có

liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách,

CBTĐ sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn từ đó đưa ra nhứng quyết

định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, cầncó sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong ngân

hàng.

Tăng cương kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cấn bộ thảm định trong việc chấp

hành các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh nhưng sai

sót đáng tiếc.

3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định,

đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong

môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến

thắng trong cạnh tranh. Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định.

Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể

xay ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để

tiết kiệm và hiệu quả nhất cần quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống

thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như sau:

Những thông tin về người xin vay vốn ( doanh nghiệp): để có thông tin về doanh nghiệp

ngoài các bao cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ

thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của

người xin vayvà phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu

các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính

xác của các thông tin mà họ cung cấp.

100

Page 101: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Những thông tin từ sổ sách của ngân hàng: Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập

trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể

cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản

séc và cũng có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ

không.

Những nguồn thông tin bên ngoài tín dụng: Như thông tin về thị trường sản phẩm,

thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trừơng, tư bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ

cạnh tranh, từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bộ ngành liên quan ...

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định

bằng các máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan

trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt

trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà

việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả

như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được

những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên

ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại

ngân hàng.

3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ

Công việc thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng

thẩm định và cấn bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc

tham gia,đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cân thiết từ các phong khác sẽ giúp

cho kết quả thẩm định hiệu quả hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.Nhiều vấn đề phát sinh

trong quá trình thẩm định tài chính dự án mà cán bộ thẩm đinh không biết hoặc còn

thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh

giá, nhận xét.

101

Page 102: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

3.2.6 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác

Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng

nhạy bé, không ngừng trao dồi nâng cao nghiệp vụ. Chi nhánh NHNo&PTNT mới đi

vào hoạt động chưa được bao lâu, do đó kinh nghiệm chưa có nhiều. Việc học hỏi kimh

nghiệm thẩm định của các ngân hàng khác phải được Chi nhánh chú trọng thông qua

cho vay hợp vốn với các NHTM khác.

3.3 Một số đề xuất kiến nghị

3.3.1 Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan

Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định,

nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán,

thuế ... Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh,

ngân hàng có cơ sở pháp lý chắc chắn xủ lý các vấn đề liên quan đến công tác thẩm

định tài chính dự án.

Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho ngân hàng trong việc so

sanh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán được.

Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án

đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao trách tình trạng phê duyệt một cách hình

thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Do đó, sẽ làm cho ngân hàng mất

nhiều thời gian thẩm định nhưng kết quả là không cho vay được vì dự án không có hiệu

quả kinh tế.

3.3.2 Ngân hàng Nhà nước

Hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ NHTM trong việc nâng cao kiến thức và

nghiệp vụ chuyên môn. Để hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ NHTM, NHNN có thể tổ

chức các khoá học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nước có

hệ thống tài chính phát triển hoặc từ các tổ chức tài chính như WB,IMF đến giảng dạy.

102

Page 103: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương

trình phầm mền thẩm định trực tiếp trên máy tính. Bên cạnh đó, các NHTM nên cử các

cán bộ đi học tập phải là nhữn người đã có trang bị kiến thức và kinh nghiệm về thẩm

định, có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan công tác để đào

tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ ngân hàng mình.

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng

(CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM phục vụ cho công

tác thẩm định. Tuy nhiên, các thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được

nhu cầu của các NHTM như các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không

kịp thời. Mặt khác, CIC vẫn chưa có bộ phận chuyên phân tích các thông tin đã được

cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các NHTM những vấn đề lưu ý. Để nâng cao

vai trò điều phối của CIC, NHNN cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng

của các NHTM về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, NHNN nên

mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà

cả những thông tin kinh tế phục vự cho hoạt động thẩm định. Theo đó, CIC có thể hoạt

động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện

hoạt động tư vấn.

NHNH cần tăng cường trong việc hợp đồng và hợp tác thông tin của CIC với các

cơ quan quản lý kinh tế, các cơ quan chuyên cung cấp thông tin như Bộ kế hoạch và

đầu tư, Tổng cục thống kê, Ban vật giá Chính phủ ... để cập nhật những thông tin mới

nhất về thị trường và các cơ chế chính sách của Nhà nước.

3.3.3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Đề nghị Ban thẩm định NHNo&PTNT Việt Nam hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo

lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung dài

hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các TCTD khác, các

ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà

nước.

Trình độ cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoại ngành như

trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ... nên đề nghị NHNo&PTNT Việt

Nam hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề

103

Page 104: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có

sự thống nhất trong công tác thẩm định.

Đề nghị Ban thẩm định NHNo&PTNT Việt Nam mở các lớp tập huấn nâng cao

nghiệp vụ chuyên sâu về thảam định ... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn

giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn.

104

Page 105: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Kết Luận

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài

chính dự án nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định

dự án của NHTM, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư của

NH thực sự đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Về phía Ngân hàng là an toàn, sinh lời và bảo

toàn được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách

hàng vay vốn là dự án hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả

đúng hạn cho Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trong công tác thẩm định của NH

phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và

lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn công tác thẩm định tài

chính dự án đầu tư tài Chi nhánh NHNHo&PTNT Nam Hà Nội, em đã hoàn thiện đề

tài này. Trong bài viết này, em đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thẩm định tài chính dự án

đầu tư: Những khái niệm liên quan đến dự án; hệ thống các chỉ tiêu đánh giá; tầm quan

trọng của công tác thẩm định tài chính dự án; các nhân tố ảnh hưởng ...

Tìm hiểu thực tiễn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tự tài Chi nhánh

NHNo&PTNT Nam Hà Nội: Thực trạng hoạt động công tác thẩm định; kết quả đạt

được và một số hạn chế .

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án tại

NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng

cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói

riêng và NHTM nói chung.

105

Page 106: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh

vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự

hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết của em không tránh khỏi

thiếu sót, em cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để hoàn thiện

đề tài này.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy

giáo - Tiến sỹ Hoàng Xuân Quế và các cô chú, anh chị làm việc tại Chi nhánh NHNo

& PTNT Nam Hà Nội để em hoàn thiện đề tài này.

106

Page 107: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Tài liệu tham khảo

1. Các báo cáo thẩm định của Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội.

2. Thẩm định dự án đầu tư của Vũ Công Tuấn, xuất bản năm 2002.

3. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ của trường ĐHKT quốc dân Hà

Nội, xuất bản năm 2002.

4. Ngân hàng thương mại của Edward W.Reed, Ph.D & Edward K.Gill, Ph.D

5. Giáo trình Thẩm định tài chính dự án của PGS.TS. Lưu Thị Hương, xuất bản năm 2004.

6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của trường ĐHKT quốc dân, xuất bản năm 2003.

7. Quản trị tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Hải Sản, xuất bản năm 2001.

8. Các tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ.

9. Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước.

107

Page 108: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Nhận xét của đơn vị thực tập

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

108

Page 109: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh nh no & ptnn nam hà nội

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

109