82
BGiáo Dục Và Đào Tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHÓA LUN TT NGHIP Đề Tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN NINH BÌNH Giáo viên hướng dn : TS. Châu Đình Phương Sinh viên thc hin : Đỗ Hoàng Dương Mã sinh viên : A11808 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NI – 2011

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề Tài:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

Giáo viên hướng dẫn : TS. Châu Đình Phương Sinh viên thực hiện : Đỗ Hoàng Dương Mã sinh viên : A11808 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

HÀ NỘI – 2011

Page 2: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo - TS. Châu Đình Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận. Nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy, đã giúp em hiểu thêm được nhiều điều và khắc phục được những sai sót còn thiếu để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trường Đại học Thăng Long, các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế đã tạo điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận và giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình.

Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên tại Phòng Thẩm định tín dụng ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình đã giúp đỡ và cung cấp cho em các tài liệu thực tế để em hoàn thành khóa luận của mình.

Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và khích lệ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Thang Long University Library

Page 3: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN .................................................... 1 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................................ 1

1.1 Lý luận về thẩm định dự án đầu tư ........................................................................... 1 1.1.1 Theo ngân hàng thế giới ....................................................................................... 1

1.1.1.1 Khái niệm về thẩm định của ngân hàng thế giới (World Bank - WB) .............. 1 1.1.1.2 Mục đích thẩm định ........................................................................................ 1 1.1.1.3 Về đối tượng thẩm định .................................................................................. 2 1.1.1.4 Nội dung thẩm định ........................................................................................ 2

1.1.2 Ở Việt Nam ta ....................................................................................................... 3 1.1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư là gì .......................................................... 3 Công tác thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa như sau: ................................................. 3 1.1.2.2 Vị trí và vai trò công tác thẩm định dự án đầu tư ............................................. 3

1.1.3 Rủi ro chủ yếu khi thẩm định dự án đầu tư ......................................................... 4 1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại ..................................... 6

1.2.1 Quan niệm của ngân hàng thương mại về thẩm định dự án đầu tư..................... 6 1.2.2 Nội dung, phương pháp thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại ........ 8

1.2.2.1 Nội dung ......................................................................................................... 8 1.2.2.2 Phương pháp ................................................................................................. 10

1.3 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư ........................................................................ 14 1.3.1 Quan niệm .......................................................................................................... 14 1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ................. 15

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH ............................................................... 18

2.1 Một số nét về Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ...................................... 18 2.1.1 Khái quát lịch sử chi nhánh BIDIV tỉnh Ninh Bình .......................................... 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ............ 19

2.2 Kết quả hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ... 21 2.2.1 Công tác huy động vốn ....................................................................................... 21 2.2.2 Công tác tín dụng ............................................................................................... 23 2.2.3 Các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng .................................................... 24 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Ninh Bình .... 25

2.3 Một số vấn đề về công tác thẩm định DAĐT của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ....................................................................................................................... 26

2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ........................................................................................................................................ 26

2.3.2 Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ....................................................................................................................... 28

2.3.2.1 Xem xét đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án và khách hàng vay vốn .... 28 2.3.2.2 Thẩm định vốn tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn..... 29 2.3.2.3 Thẩm định phương diện thị trường ................................................................ 29 2.3.2.4 Thẩm định phương diện kỹ thuật ................................................................... 30 2.3.2.5 Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án ............... 30 2.3.2.6 Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý khi thực hiện dự án .................... 31 2.3.2.7 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án ................................................ 31 2.3.2.8 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay ................................................... 32

2.3.3. Hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ....................................................................................................................... 32 2.4 Khảo sát công tác thẩm định dự án “ Đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu” của công ty TNHH Long Sơn” .................................................. 33

2.4.1 Giới thiệu về tên dự án ....................................................................................... 33

Page 4: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

2.4.2 Một vài nét về công ty TNHH Long Sơn ............................................................. 34 2.4.3 Thẩm định sự cần thiết để đầu tư dự án ............................................................. 35 2.4.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn ................................. 36 2.4.5 Thẩm định về phương diện thị trường................................................................ 37 2.4.6 Thẩm định phương diện kỹ thuật ....................................................................... 38 2.4.7 Thẩm định phương diện tổ chức quản lý ........................................................... 39 2.4.8 Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của dự án ....................... 39 2.4.9 Đánh giá chung về hiệu quả tài chính của dự án ............................................... 40 2.4.10 Thẩm định về tài sản đảm bảo nợ vay của công ty TNHH Long Sơn ............... 49 2.4.11 Kết luận và đề xuất đối với dự án ..................................................................... 49

2.5 Đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình ....................................................................................................................... 51

2.5.1 Những kết quả đạt được .................................................................................... 51 2.5.2 Một số hạn chế còn tồn tại .................................................................................. 52 2.5.3 Nguyên nhân ...................................................................................................... 53

2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................. 53 2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO ................................. 56 CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................................ 56 TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH ........................................... 56

3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ................ 56 3.1.1 Định hướng chung ............................................................................................. 56 3.1.2 Định hướng cụ thể .............................................................................................. 56

3.1.2.1 Công tác huy động vốn ................................................................................. 56 3.1.2.2 Công tác tín dụng .......................................................................................... 57 3.1.2.3 Công tác dịch vụ ........................................................................................... 57 3.1.2.4 Công tác phát triển mạng lưới, nguồn nhân lực ............................................. 58 3.1.2.5 Công tác kiểm tra quản trị điều hành ............................................................. 58

3.1.3 Định hướng chung về công tác thẩm định dự án đầu tư ................................... 58 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình ............................................................................ 59 3.2.1 Giải pháp về thông tin và công nghệ ...................................................................... 59

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin .... 59 Đối với nguồn thông tin nội bộ.................................................................................... 59 Đối với nguồn thông tin bên ngoài .............................................................................. 60 3.2.1.2 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định ................. 61

3.2.2 Giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp thẩm định ........................................ 61 3.2.2.1 Về nội dung thẩm định .................................................................................. 61 3.2.2.2 Về phương pháp thẩm định ........................................................................... 63

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực và công tác điều hành ......................................... 64 3.2.3.1 Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định ..................................................... 64 3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức điều hành .............................................. 65

3.2.4 Một số giải pháp khác ......................................................................................... 66 3.2.4.1 Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro ........................................................... 66 3.2.4.2 Nên lập ra quỹ dùng cho công tác thẩm định ................................................ 66

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình ..................................................................................... 66

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan ....................................... 66 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM ........................... 68 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................... 69 3.3.3 Kiến nghị với chủ đầu tư .................................................................................... 71

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 73

Thang Long University Library

Page 5: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

DANH MỤC VIẾT TẮT

ATM Automatic Teller Machine

BIDIV Bank for investment and development of Viet Nam

DAĐT Dự án đầu tư

IRR Internal Rate Of Return

L/C Letter of credit

NHĐT&PTNB Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NPV Net Present Value

POS Point of sales

PP Payback Period

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

USD United State Dolar

VNĐ Việt Nam Đồng

WB World Bank

Page 6: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn những năm 2007 - 2009 ....................................... 21

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng ................................................................................ 23

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................... 25

Bảng 2.4: Doanh số cho vay, thu nợ tín dụng và số lượng DAĐT đã thẩm định ........ 32

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 - 2008 công ty TNHH Long Sơn ... 34

Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư của dự án ......................................................................... 36

Bảng 2.7: Phương án nguồn vốn của dự án ................................................................ 37

Bảng 2.8: Thông số hoạt động ................................................................................... 37

Bảng 2.9: Khấu hao cơ bản hàng năm ........................................................................ 41

Bảng 2.10: Dự kiến lịch trả nợ, gốc và lãi vay của dự án........................................... 42

Bảng 2.11: Doanh thu vận chuyển hàng hóa .............................................................. 43

Bảng 2.12: Chi phí hoạt động kinh doanh ngoài khấu hao cơ bản và lãi vay .............. 44

Bảng 2.13: Nhu cầu vốn lưu động .............................................................................. 45

Bảng 2.14: Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế ................................................................ 46

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình ................. 20

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng vốn ........................................................................ 22

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ dư nợ tín dụng .......................................................................... 23

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư .................................................... 26

Thang Long University Library

Page 7: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của khóa luận

- Nền kinh tế muốn phát triển không thể thiếu đầu tư, đầu tư như là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi quốc gia. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, có rất nhiều dự án đầu tư có quy mô của các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài. Để các dự án được đầu tư mang lại hiệu quả cao, công tác thẩm định dự án đầu tư là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào việc thẩm định dự án.

- Thị trường ngân hàng nước ta đang ngày càng phát triển, khu vực ngân hàng là nguồn dẫn vốn đầu tư quan trọng trong nền kinh tế, nguồn vốn được chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư. Để vai trò trung gian này hoạt động hiệu quả thì công tác thẩm định dự án đầu tư là thực sự cần thiết. Muốn nguồn vốn đầu tư sử dụng đem lại hiệu quả cao, ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án của doanh nghiệp, hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án…từ đó mới ra quyết định đầu tư hay không.

- Công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại hiện nay đã được coi trọng và bài bản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả cho vay của các ngân hàng chưa cao, nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn nhiều. Do sức ép cạnh tranh trên thị trường, nên các ngân hàng luôn phải cho vay nhiều hơn nên thẩm định dự án chưa hiệu quả do vậy hoạt động tín dụng của các ngân hàng chưa cao. Ngoài ra còn sức ép tăng vốn điều lệ, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng.

- Bài học từ khủng hoảng kinh tế của Mỹ trong năm 2007-2008 như hồi chuông cảnh tỉnh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư khi quyết định cho vay. Thực hiện tốt công tác này không chỉ giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà còn giúp bình ổn thị trường tiền tệ và nền kinh tế vĩ mô.

Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên nên em đã lựa chọn đề tài:

“Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình”

2. Mục đích nghiên cứu khóa luận

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư, các phương pháp nội dung thẩm định dự án, chất lượng thẩm định . Qua đó, nêu bật được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.

Page 8: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

- Đi sâu vào tìm hiểu về những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình. Tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của những hạn chế đó.

- Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình. Đồng thời cũng đưa ra một số các giải pháp kiến nghị để chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tốt hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu lý luận về thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng BIDIV Ninh Bình. Trong đó đi sâu vào dự án đầu tư mới bằng nguồn vốn trong nước.

- Phạm vi nghiên cứu: trong khóa luận, tác giả xin đề cập đến dự án đầu tư xin thẩm định tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp… nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Sử dụng số liệu thống kê làm luận chứng. Khóa luận còn sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu để qua đó rút ra các tổng quát các vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ thì khóa luận gồm 3 chương cơ bản sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thẩm định dự án đầu tư

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình.

Thang Long University Library

Page 9: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Lý luận về thẩm định dự án đầu tư

1.1.1 Theo ngân hàng thế giới

Để hiểu rõ hơn vấn đề thẩm định dự án đầu tư trên thế giới, tôi xin được lấy ví dụ điểm hình về thẩm định DAĐT của Ngân hàng thế giới (World Bank-WB).

Ngân hàng thế giới là tổ chức tài chính quốc tế có mặt trên toàn cầu, thường xuyên có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quản lý dự án. Vì vậy, họ có rất nhiều kinh nghiệm về thẩm định DAĐT.

1.1.1.1 Khái niệm về thẩm định của ngân hàng thế giới (World Bank - WB)

- Thẩm định được định nghĩa là sự kiểm tra toàn diện (Comprehensive Review) đối với tất cả các vấn đề của dự án để đảm bảo tính đúng đắn quyết định tài trợ, đặt cơ sở đánh giá dự án cho các giai đoạn sau.

- Thẩm định được xác định là một trong năm giai đoạn chủ yếu cấu thành nên chu trình dự án (bốn giai đoạn còn lại bao gồm: giai đoạn xác định dự án, giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn đàm phán, phê duyệt dự án và giai đoạn thực hiện dự án). Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đi đến quyết định tài trợ cho dự án. Trên danh nghĩa, giai đoạn thẩm định được bắt đầu sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị nhưng trên thực tế những hoạt động thẩm định đã được thực hiện sớm hơn nhiều. Cuối giai đoạn chuẩn bị dự án, WB đã cử một đoàn tiền thẩm định để xem xét các vấn đề thiết kế kỹ thuật, dự toán, đầu thấu, cơ cấu vốn, giải ngân, quản lý dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, các vấn đề thể chế chính sách và soạn thảo văn bản thẩm định.

Một số hoạt động liên quan đến thẩm định còn được bắt đầu sớm hơn nữa, ngay từ giai đoạn xác định dự án, với việc chuẩn bị văn bản, ý tưởng của dự án, văn bản thông tin dự án, văn bản kế hoạch dự án và với hoạt động của đoàn dự án (các đoàn này thường quan tâm, xem xét mục tiêu, tính ưu tiên của dự án, các vấn đề xã hội môi trường, các rủi ro kinh tế và chính trị của dự án…).

1.1.1.2 Mục đích thẩm định

- Trong quy trình của WB, mục đích của việc thẩm định được xác định là để:

+ Làm rõ các chuẩn xác của các mục tiêu mà dự án hướng tới

+ Làm rõ khả năng đạt được mục tiêu trên cơ sở các giải pháp và nguồn lực mà dự án đã tiên liệu.

+ Bổ túc các điều kiện để đảm bảo thành công của dự án.

Page 10: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

2

- Bên cạnh việc xác định rõ mục đích của thẩm định, trong quy trình của WB cũng xác định rõ các yêu cầu phải đạt được bao gồm:

+ Tạo cơ sở cho việc quyết định có hay không cho triển khai thực hiện dự án.

+ Đảm bảo rằng các bộ phận cấu thành của dự án, các mục tiêu trung gian, các đầu ra, các hoạt động, các đầu vào phù hợp với mục tiêu cuối cùng của dự án.

+ Góp phần làm rõ các tác động của dự án

+ Tạo tiền đề thuận lợi cho việc lập kế hoạch thực hiện và giám sát dự án.

+ Sự mềm dẻo cần thiết để có thể chấp nhận những thay đổi không lường trước được.

1.1.1.3 Về đối tượng thẩm định

Trong quy trình của WB, đối tượng thẩm định bao gồm:

- Các yếu tố cấu thành dự án (bao gồm mục tiêu hoặc các mục tiêu, sản phẩm đầu vào và đầu ra, kết quả phải đạt được, tác động kinh tế, xã hội, môi trường dự án, tính bền vững của dự án, các cam kết liên quan đến dự án, các biện pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện, các rủi ro có thể và biện pháp phòng ngừa, hạn chế,…) được thể hiện trong toàn bộ văn kiện dự án ( bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo chuẩn bị dự án, các số liệu về môi trường, các văn bản cam kết, thỏa thuận giữa các bên, kế hoạch đấu thầu,…)

- Năng lực của các tổ chức hoặc tổ chức điều phối, thực hiện và vận hành dự án.

1.1.1.4 Nội dung thẩm định

Trong quy trình của WB, thẩm định là đánh giá toàn diện các nội dung của dự án, bao gồm toàn bộ yếu tố cấu thành nên dự án, các điều kiện ảnh hưởng đến sự thành công và tính bền vững của dự án.

Quy trình của WB không xác định giới hạn các vấn đề mà người thẩm định tiếp cận trong quá trình thẩm định. Với phương châm thẩm định toàn diện, WB chia các vấn đề thành 6 nhóm, bao gồm:

+ Các vấn đề về kinh tế

+ Các vấn đề kỹ thuật, môi trường

+ Các vấn đề về thể chế

+ Các vấn đề về tài chính

+ Các vấn đề về thương mại

+ Các vấn đề văn hóa xã hội

Thang Long University Library

Page 11: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

3

Trong đó mỗi nhóm vấn đề đều được mô tả chi tiết bằng cách nêu ra những loại vấn đề tình huống có thể xuất hiện, các hướng xử lý loại vấn đề hay tình huống, các kết quả phải đạt được sau khi xử lý, các nguyên tắc, chuẩn mực tuân thủ khi xử lý,…

1.1.2 Ở Việt Nam ta

1.1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư là gì

Sau khi đã hoàn thành bước đầu là soạn thảo và thiết kế dự án, để đánh giá dự án có tính hợp lý, tính hiệu quả và khả thi không, có nên tiến hành thực hiện dự án hay không thì phải có quá trình đánh giá, xem xét độc lập với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó được gọi là thẩm định DAĐT. Tùy theo tính chất của công cuộc đầu tư hay chủ thể có thẩm quyền thẩm định ta có những khái niệm về thẩm định khác nhau, song đứng ở mức độ tổng quát ta có thể định nghĩa như sau:

“Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động một cơ quan chức năng (Nhà nước hoặc tư nhân) thẩm tra xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện về các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, để ra quyết định đầu tư, hoặc cấp giấy phép đầu tư hay quy định về đầu tư…”

Công tác thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa như sau:

- Giúp chủ đầu tư có thể lựa chọn được dự án đầu tư tốt nhất để tiến hành việc đầu tư hiệu quả và an toàn hơn.

- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội, về công nghệ, ô nhiễm môi trường.

- Giúp các tổ chức tài chính có thể đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc trả nợ đối với mỗi dự án đầu tư.

1.1.2.2 Vị trí và vai trò công tác thẩm định dự án đầu tư

Về phía nhà đầu tư Khi chủ đầu tư tiến hành đầu tư một dự án, chủ đầu tư phải cân nhắc kỹ giữa

nhiều sự lựa chọn khác nhau, nghĩa là có rất nhiều dự án khác nhau trong một giai đoạn đầu tư. Bên cạnh đó việc nắm không rõ các thông tin mới của chủ dự án đặc biệt là các xu hướng kinh tế, chính trị, xã hội mới, điều đó sẽ làm giảm đi tính phán đoán thông tin của chủ đầu tư. Công tác thẩm định dự án sẽ làm rõ các vấn đề trên và sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được DAĐT tối ưu và thích hợp với khả năng của mình.

Về phía ngân hàng Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ – tín dụng, hoạt động chủ yếu

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Khi doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải nộp cho ngân hàng DAĐT của mình, cùng

Page 12: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

4

với các thông tin khác về doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án khách quan. Khi tiến hành thẩm định DAĐT, ngân hàng cần phải xem xét kỹ dự án đầu tư của khách hàng muốn vay vốn thông qua đó ngân hàng mới biết được tính hiệu quả, tính khả thi của của dự án có cao không, có nên cho khách hàng vay không. Việc thẩm định còn là cơ sở để ngân hàng xác định được chính xác số tiền cho khách hàng vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý, thời điểm bỏ vốn cho dự án và tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong tương lai.

Về phía nền kinh tế Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hiện nay có rất nhiều dự án đang được

đầu tư tại mỗi địa phương và công tác thẩm định cũng rất quan trọng. Việc tiến hành thẩm định để xem dự án có mang lại hiệu quả cho nền kinh tế không hay nếu gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xã hội thì không tiến hành đầu tư. Ngoài ra, các dự án được lựa chọn đầu tư còn giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, tăng ngân sách, tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, quan trọng hiện nay chính là vấn đề bảo vệ môi trường. Không những thế, dự án đầu tư còn phải tuân thủ đúng các quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng và các quy chế khác của Nhà nước.

1.1.3 Rủi ro chủ yếu khi thẩm định dự án đầu tư

Trong thẩm định DAĐT chúng ta không thể tránh khỏi những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Để giảm thiểu rủi ro, chủ đầu tư và ngân hàng phải phân tích, đánh giá rủi ro cụ thể để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Rủi ro do cơ chế chính sách

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách ở nơi xây dựng dự án gồm: sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật về nghị quyết, nghị định, các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án. Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng việc: khi thẩm định, cán bộ thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án ( trong hồ sơ dự án), kiểm tra việc chấp hành nghiêm các luật và quy định hiện có liên quan đến dự án. Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề này.

- Rủi ro về tiến độ thi công, xây dựng, hoàn tất

Rủi ro này xảy ra khi việc hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng nhưng nó có thể giảm thiểu thông qua đề xuất của ngân hàng đối với chủ đầu tư:

Thang Long University Library

Page 13: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

5

+ Cần phải lựa chọn nhà thầu có năng lực tài chính tốt, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.

+ Phải thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh hợp đồng và bảo lãnh chất lượng hợp đồng

+ Có sự giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án.

+ Quy định rõ trách nhiệm, vấn đề đền bù trong trường hợp chủ đầu tư chậm tiến độ.

+ Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với việc phân công rõ ràng nghĩa vụ của từng bên.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán

Xảy ra khi sản phẩm của dự án không nhận được sự đón nhận của khách hàng hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, do sức ép giá cả, sự cạnh tranh trên thị trường dẫn đến giá bán của sản phẩm không bù đắp các khoản chi phí của dự án. Cách để giảm rủi ro về vấn đề này là:

+ Có sự đánh giá, nghiên cứu, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận.

+ Dự kiến cung cầu thận trọng, không nên dự báo quá lạc quan.

+ Nâng cao chất lượng cạnh tranh dịch vụ của sản phẩm đầu ra bằng các biện pháp như: cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất.

+ Xem xét các hợp đồng bao tiêu dài hạn đối với các bên có khả năng tài chính, nhận hỗ trợ bao tiêu từ chính phủ.

- Rủi ro do cung cấp

Rủi ro này do dự án không có được nguồn nguyên liệu với số lượng, chất lượng, giá cả như dự kiến để vận hành dự án, đảm bảo sự ổn định của dòng tiền và khả năng trả nợ ngân hàng. Loại này có thể giảm thiểu rủi ro bằng cánh:

+ Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải đánh giá, nghiên cứu kỹ các báo cáo về chất lượng và trữ lượng nguyên vật liệu có trong hồ sơ DAĐT. Từ đó đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả tài chính dự án

+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án.

+ Ký hợp đồng dài hạn với các đối tác có uy tín trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu.

+ Linh hoạt về thời gian và số liệu nguyên vật liệu được đưa vào dự án

Page 14: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

6

- Rủi ro về kỹ thuật vận hành, bảo trì

Đây là việc rủi ro mà các DAĐT không thể vận hành, bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số kỹ thuật thiết kế ban đầu. Chủ đầu tư có thể làm giảm rủi ro này như :

+ Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng và bộ phận vận hành phải đào tạo tốt có kinh nghiệm.

+ Ký hợp động vận hành, bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng do thiên nhiên gây ra như: lũ lụt, động đất, sạt lở đất…

+ Thường xuyên kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành, nếu cán bộ vận hành không tốt thì phải thay thế kịp thời.

- Rủi ro về môi trường, xã hội

Rủi ro này biểu hiện qua các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường và người dân xung quanh. Để giảm thiểu rủi ro chủ đầu tư nên báo cáo tác động môi trường khách quan toàn diện, được các cấp thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Ngoài ra, chủ đầu tư phải tuân thủ quy định về môi trường, nên có sự tham gia cơ quan quản lý môi trường và địa phương khi bắt đầu thực hiện dự án.

- Rủi ro về kinh tế vĩ mô

Rủi ro này xảy ra khi có sự biến động về lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất… phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy, muốn giảm bớt rủi ro này cần phải: phân tích kỹ tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản, chủ đầu tư phải sử dụng công cụ thị trường hoán đổi và tự bảo hiểm để tránh bớt rủi ro xảy ra từ nền kinh tế.

1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại

1.2.1 Quan niệm của ngân hàng thương mại về thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định DAĐT của NHTM là việc ngân hàng tổ chức, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án đầu tư nhất định, để ra quyết định đầu tư.

Có ba điểm cơ bản cần lưu ý:

- Công việc thẩm định dự án đòi hỏi phải được tiến hành ở tất cả các bên liên quan đến việc lập, triển khai, kiểm tra và vận hành dự án. Tuy nhiên mỗi bên tham gia, hiệu quả của thẩm định DAĐT cũng khác nhau nên họ sẽ phân tích, nghiên cứu dự án dưới góc độ, phương pháp… không hoàn toàn như nhau.

Thang Long University Library

Page 15: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

7

Về phía chủ đầu tư, thẩm định hiệu quả DAĐT là việc cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất.

Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô, thẩm định DAĐT là việc xem xét, đánh giá, phân tích để lựa chọn dự án sao cho đảm bảo lợi ích của người tham gia đầu tư và đóng góp của dự án đối với nền kinh tế quốc dân.

Đối với NHTM, thẩm định DAĐT nêu trong khái niệm trên thực chất là phân tích, đánh giá để lựa chọn dự án có hiệu quả về mặt tài chính, có khả năng hoàn trả vốn, lãi đúng thời hạn, đánh giá được thực chất kết quả về mặt kinh tế của dự án. Nói cách khác, thẩm định DAĐT của NHTM chính là việc cán bộ ngân hàng đưa ra kết luận một cách chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hay không đối với dự án đó. Nếu chấp thuận cho vay, ngân hàng sẽ cho vay với số tiền bao nhiêu, thời hạn bao lâu, phương thức thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư hoạt động có hiệu quả nhất.

- Thẩm định DAĐT là một hoạt động do NHTM tiến hành thường xuyên và vì vậy ngân hàng phải có bộ máy tổ chức, có nguồn nhân lực và nguồn tài chính nhất định cho hoạt động này.

- Có nhiều nội dung, nhiều phương diện phải tiến hành trong quá trình thẩm định DAĐT như: mục tiêu đầu tư, thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, đánh giá các nội dung về phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức quản lý dự án… trong đó thông thường NHTM đặc biệt quan tâm tới thẩm định phương diện tài chính của dự án.

Ngoài ra, các NHTM phải thẩm định DAĐT vì các lý do sau:

- Thẩm định DAĐT giúp ngân hàng lượng định chính xác các tham số cơ bản liên quan đến quá trình vận hành những DAĐT như: quy mô, cơ cấu vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư…

- Thẩm định DAĐT giúp NHTM nâng cao chất lượng tín dụng nói chung. Các NHTM, nói chung thu nhập chủ yếu vẫn từ hoạt động tín dụng (xấp xỉ 70%). Vì vậy, chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của ngân hàng. Do đa phần các khoản tín dụng trung và dài hạn ngân hàng cấp cho khách hàng được thực hiện dưới hình thức cho vay DAĐT nên chất lượng tín dụng cho vay theo DAĐT sẽ ảnh hưởng quyết định đến thu nhập và rủi ro của NHTM. Để có danh mục tín dụng có chất lượng tốt, phải dựa trên cơ sở DAĐT tốt, có hiệu quả tài chính tốt, khả năng thu hồi vốn nhanh…và để tìm ra dự án này thì nhất thiết phải thẩm định dự án.

- Thẩm định DAĐT giúp NHTM phân loại được các dự án do khách hàng mang tới, tìm được dự án phù hợp với định hướng đầu tư của NHTM trong tương lai. Vì DAĐT là dự kiến về hành động bỏ vốn trong tương lai, nên nó luôn bao gồm những

Page 16: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

8

yếu tố bất trắc, nguy cơ rủi ro bên cạnh các kết quả có thể thu được. Do đó, mối quan tâm cơ bản trong thẩm định DAĐT là phải: xác định phương án phù hợp nhất trong tất cả các phương án có thể trong điều kiện bất trắc chiếm ưu thế, phải xác định được các biến số quan trọng và các chiến lược có thể nhằm quản lý và kiểm tra rủi ro, và đặc biệt phải xác định được các nguồn tài chính cần thiết trong khi đầu tư, vận hành thử và hoạt động, xác định được nguồn vốn rẻ nhất cho thời gian cần thiết và sử dụng theo cách hiệu quả nhất.

- Thẩm đinh DAĐT của NHTM góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, hỗ trợ khách hàng trong việc xây dựng và thực hiện DAĐT.

Công tác thẩm định DAĐT trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM lại càng quan trọng. Đặc trưng của hoạt động đầu tư dự án là bỏ vốn nhiều, thời gian dài và không thu được kết quả ngay lập tức. Cũng như nhu cầu về từng loại sản phẩm nhất định thường biến động mạnh, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: thị hiếu, tâm lý của người tiêu dùng, sự xuất hiện hoặc biến mất các sản phẩm tương tự…Do đó, hoạt động đầu tư trong dài hạn hoặc trong công nghiệp thường có mức độ mạo hiểm lớn hơn so với đầu tư vào lĩnh vực khác. Vì vậy, thẩm định hiệu quả DAĐT công nghiệp (dài hạn) ngoài vai trò nêu trên, còn có vai trò hạn chế mức tối đa cho phép độ mạo hiểm của quá trình đầu tư. Từ đó NHTM quyết định có đầu tư hay không?. Đầu tư từng giai đoạn như thế nào (bao nhiêu)?. Hiệu quả tài chính của từng thời điểm khi dự án đi vào khai thác?. Thời gian cần thiết cho dự án?.

Thẩm định DAĐT do có tầm quan trọng như vậy nên việc thẩm định DAĐT tại NHTM là rất cần thiết, để có thể thực hiện hoạt động tín dụng, tư vấn với chất lượng cao, giữ vững và nâng cao uy tín của khách hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường với sự có mặt của nhiều ngân hàng, công ty tài chính có nội dung hoạt động tương tự.

1.2.2 Nội dung, phương pháp thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Nội dung

Sau khi xem xét hồ sơ DAĐT của khách hàng, NHTM sẽ đánh giá toàn diện các nội dung của dự án bao gồm các yếu tố cấu thành nên dự án, các điều kiện ảnh hưởng tới sự thành công, tính bền vững cũng như hiệu quả của DAĐT. Có thể minh họa các nội dung của thẩm định DAĐT qua hình minh họa sau:

Thang Long University Library

Page 17: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

9

Mỗi nhóm vấn đề được lượng hóa bằng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể để từ đó đưa ra kết luận về từng vấn đề của DAĐT.

- Nhóm vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội được thẩm định thông qua các chỉ tiêu như: sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo môi trường lao động công nghiệp, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

- Nhóm các vấn đề kỹ thuật, môi trường cần thẩm định thông qua chỉ tiêu: sử dụng dây chuyền công nghệ ở mức độ nào, mức độ cạnh tranh về dây chuyền công nghệ so với khu vực và thế giới, tác động ảnh hưởng tốt/xấu tới môi trường, cách khắc phục khi có ảnh hưởng xấu tới môi trường…

- Nhóm các vấn đề thể chế được thẩm định thông qua các chỉ tiêu: hệ thống pháp luật của địa phương, khu vực có ảnh hưởng như thế nào tới triển khai dự án, thói quen, tập quán của địa phương có ảnh hưởng tốt/xấu đến DAĐT, xu thế tương lai của thể chế ảnh hưởng đến DAĐT, cách khắc phục xử lý khi cần thiết,…

- Nhóm các vấn đề tài chính được thẩm định thông qua hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DAĐT như: dòng tiền vào ra của DAĐT, tuổi thọ của DAĐT, thời gian hoàn vốn đầu tư, thời gian trả nợ, tỷ suất lợi nhuận,…

- Nhóm các vấn đề thương mại được thẩm định thông qua các chỉ tiêu: xác định thị trường sản phẩm đầu vào/đầu ra của nguyên, nhiên liệu và sản phẩm DAĐT, định hướng phát triển thị trường trong từng năm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thị phần có thể đạt được của sản phẩm,…

Đó là những nội dung cơ bản và toàn diện khi thẩm định DAĐT cần phải tiến hành thực hiện

Kinh tế

Văn hóa, xã hội

Kỹ thuật, môi trường

Thương mại

Thể chế

Tài chính

Dự án đầu tư

Page 18: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

10

1.2.2.2 Phương pháp

- Phương pháp thẩm định theo trình tự

Phương pháp thẩm định theo trình tự (hay còn gọi là thẩm định từ tổng quát đến chi tiết) được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

+ Thẩm định tổng quát: là dựa vào các nội dung cần thẩm định để xem xét tổng quát, phát hiện các vấn đề hợp lý hay không để nghiên cứu sâu thêm, tìm biện pháp khắc phục. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án thông qua quy mô, tầm cỡ của dự án cũng như những ngành, những bộ phận mà dự án liên quan. Trên cơ sở đó sẽ xác định và dự kiến công việc cần làm và các cơ quan, thành phần liên quan đến dự án sẽ hoàn thành công việc thẩm định một cách hiệu quả nhất.

+ Thẩm định chi tiết: được tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát, thực chất là đi sâu vào từng nội dung của dự án để có ý kiến nhận xét, kết luận đồng ý hay không. Khi soạn thảo dự án có thể gặp nhiều sai sót, các ý kiến có thể mâu thuẫn nhau, không đúng logic, thậm chí có thể nhầm lẫn trong tính toán. Vì thế, nhiệm vụ của thẩm định chi tiết là không được bỏ qua những sai sót đó.Đối với các dự án nước ngoài còn cần thiết phải sửa chữa cả câu văn, chữ nghĩa để tránh sơ hở có thể xảy ra, dẫn đến bất đồng ý kiến trong các đối tác tham gia đầu tư.

- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu là so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các chỉ tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu được dùng làm cơ sở đối chiếu thường là:

+ Các định mức, hạn mức đang được áp dụng tại Việt Nam.

+ Các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp đã có dự án với trường hợp chưa có dự án.

+ Các chỉ tiêu của các dự án tương tự.

+ Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành.

+ Trường hợp không có các chỉ tiêu để đối chiếu trong nước thì phải tham khảo nước ngoài.

Phương pháp này áp dụng với các chỉ tiêu có thể định lượng được trong DAĐT. Trong một tập hợp rất nhiều chỉ tiêu của dự án, cần phải căn cứ vào từng loại dự án để xem xét kỹ. Điều này giúp cho người thẩm định đi đúng trọng tâm, rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định. Nhiều chỉ tiêu đặc trưng có thể là chỉ tiêu thuộc bản chất của DAĐT nhưng cũng có thể là những chỉ

Thang Long University Library

Page 19: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

11

tiêu liên quan đến những vấn đề khó khăn thường gây ra tranh luận, những vấn đề được Nhà nước rất quan tâm.

- Phương pháp giá trị hiện tại thuần ( Net Present Value – NPV)

NPV là chênh lệch giữa dòng tiền ròng của dự án tại các thời điểm trong tương lai được quy về hiện tại giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu NPV cho phép ta đánh giá lợi nhuận quy mô cả đời dự án. Với ý nghĩa như vậy NPV được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn dự án.

NPV = -C o +

t = n

t = 1

C t

(1+r)t

Trong đó: C o là chi phí đầu tư ban đầu tại thời điểm 0

C t là thu nhập ròng (là thu nhập đã trừ chi phí nhưng chưa trừ khấu

hao) nhận được vào cuối năm t từ 1,2,…n của giai đoạn dự án đi vào hoạt động.

r là lãi suất chiết khấu được lựa chọn

1(1+r)t

là hệ số chiết khấu tại năm t ứng với lãi suất r được chọn.

Nguyên tắc quyết định đầu tư trong sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) là:

+ Chỉ chấp nhận các dự án có giá trị hiện tại thuần (NPV) ≥ 0.

+ Trong trường hợp có nhiều dự án trong một tập hợp có nhiều dự án loại trừ nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại thuần lớn nhất

Ưu điểm:

+ Tính đến giá trị thời gian của tiền.

+ Phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ đầu tư.

+ Đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của chủ dự án.

+ Sử dụng chi phí cơ hội trong sử dụng vốn làm lãi suất chiết khấu.

+ Giá trị hiện tại thuần giả định rằng những khoản thu nhập tạm thời được tái đầu tư với tỷ lệ sinh lời bằng tỷ lệ chi phí sử dụng vốn.

+ Quyết định chấp thuận hay từ chối và xếp hạng dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ dự án.

Page 20: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

12

Nhược điểm:

+ Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu r. Mà việc xác định r rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động, thiếu thông tin như hiện nay.

+ NPV không áp dụng cho các dự án khác nhau về thời gian và vốn đầu tư (muốn so sánh phải quy về một thời điểm chọn làm gốc). Chỉ sử dụng các dự án loại trừ nhau trong trường hợp thời gian của chúng là như nhau. Nếu thời gian của chúng khác nhau chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa.

- Không thấy được lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

- Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR ( Internal Rate of Return)

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ lệ chiết khấu (r) để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác là giá trị hiện tại của thu nhập thuần của dự án sẽ bằng 0. Đây là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết mức lãi suất dự án có thể đạt được.

Chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nào tính trực tiếp mà được tính qua phương thức nội suy, tức là bằng cách thử giá trị khác nhau của tỷ lệ chiết khấu đến khi tìm được hai giá trị NPV dương và âm. Hay nói cách khác, chọn hai mức lãi suất chiết khấu r

1, r 2 sao cho NPV (r

1) > 0 và NPV (r 2) < 0. Khi đó ta có:

IRR = r 1+ NPV

1NPV

1-NPV 2 * (r

2 - r 1)

Với điều kiện: r 2 > r

1 và r 2 - r

1 < 5%, r 2, r

1 là lãi suất lựa chọn cho NPV 1 (ứng

với r 1) dương và tiến tới 0, NPV

2 (ứng với r 2 ) âm và tiến tới 0.

Nguyên tắc quyết định đầu tư của phương pháp IRR là dự án được lựa chọn đầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn thông thường. Nếu IRR nhỏ hơn lãi suất vay vốn chứng tỏ đầu tư sẽ bị lỗ.

Ưu điểm:

+ Có thể tính toán được mà không cần số liệu về tỷ suất chiết khấu.

+ Đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ dàng so sánh với chi phí sử dụng vốn, nó chỉ rõ tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Không có phương pháp nào khác cung cấp thông tin quan trọng như vậy và đây chính là ưu điểm rất quan trọng của chỉ tiêu IRR

Thang Long University Library

Page 21: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

13

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là một tiêu chuẩn hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì đó là tiêu chuẩn hữu ích đo lường, tính toán doanh lợi của dự án.

+ Trong một số trường hợp, IRR cho phép tránh được một số khó khăn nhất định trong việc xác định trước lãi suất thích hợp.

Nhược điểm:

+ Việc tính IRR dài hơn và phức tạp hơn cách tính NPV

+ Khi sử dụng chỉ tiêu IRR cần phải kết hợp với nhiều chỉ tiêu khác, có như vậy mới có quyết định đúng đắn khi đầu tư.

+ Không xác định IRR trong trường hợp dòng tiền bị biến dạng, thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc ngược lại, vì có rất nhiều đáp số khác nhau.

+ Trong trường hợp dự án có sự tái đầu tư và mỗi lần dòng tiền đổi dấu do nhà đầu tư bỏ thêm vốn thì sẽ thu được nhiều tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Như thế, các kết quả nhận được từ IRR sẽ không còn giá trị để ra quyết định. Hơn nữa trong trường hợp tái đầu tư, phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ngầm đặt ra một giả định là các dòng tiền tái đầu tư đã dựa trên cùng một lãi suất.

- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư

Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi đủ số vốn đầu tư cho dự án. Đó chính là khoảng thời gian để hoàn vốn đầu tư bằng lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Công thức tính như sau:

PP = ∑V

(LN+KH)

PP : Thời gian hoàn vốn đầu tư

∑V : Tổng vốn đầu tư

LN : Lợi nhuận ròng trong kỳ

KH : Khấu hao tài sản trong kỳ

PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP có khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Chỉ chấp nhận dự án khi PP của dự án nhỏ hơn hoặc bằng PP tiêu chuẩn.

Ưu điểm

+ Tính toán nhanh và đơn giản, thường áp dụng đối với dự án nhỏ.

Page 22: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

14

+ Có cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án, do đó chọn được dự án có rủi ro thấp nhất, có tốc độ hoàn vốn nhanh nhất.

+ Không cần tính đến dòng tiền những năm sau thu hồi vốn, tránh việc lãng phí thời gian và chi phí.

+ Sau thời gian hoàn vốn có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn.

Nhược điểm

+ Không cho biết thu nhập lớn nhỏ sau kỳ hoàn vốn đây cũng là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư.

+ Không chú ý đến các dự án có tính chiến lược, đầu tư dài hạn.

+ Tính toán thời gian chỉ thuần túy dựa vào luồng tiền được dự án tạo ra trong thời gian thu hồi vốn và không quan tâm đến luồng tiền ngoài thời gian thu hồi vốn. Nếu nhà đầu tư quan tâm đến thu nhập ròng của cả đời dự án thì phương pháp này khó có thể cung cấp cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định đầu tư.

- Phương pháp phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là phương pháp xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DAĐT (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy còn nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự biến động của các yếu tố liên quan đến hiệu quả tài chính đó.

Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro trong suốt quá trình khai thác dự án. Tuy nhiên nhược điểm chính của kỹ thuật này là chưa tính đến xác xuất có thể xảy ra của các biến rủi ro và không thể đánh giá cùng một lúc các tác động của biến rủi ro đến dự án.

1.3 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư

1.3.1 Quan niệm

Chất lượng của DAĐT được thể hiện qua công tác thẩm định giúp cho chủ đầu tư và ngân hàng đánh giá và lựa chọn được chính xác dự án cần đầu tư, với chi phí và thời gian thấp nhất.

Chất lượng thẩm định DAĐT dưới góc độ NHTM là xem xét dự án có đáp ứng các nhu cầu tốt nhất của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu quy trình thẩm định có khoa học không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn phương án thẩm định có phù hợp không.

Thang Long University Library

Page 23: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

15

Đánh giá chất lượng DAĐT tại NHTM tức là đánh giá quá trình công tác thẩm định DAĐT (quản trị), đánh giá việc sử dụng phương pháp thẩm định DAĐT và đánh giá các nội dung thẩm định DAĐT của NHTM. Bởi vì nếu có quản trị tốt, có phương pháp thẩm định tốt và có nội dung thẩm định tốt thì sẽ có báo cáo thẩm định DAĐT có chất lượng cao. Đó chính là chất lượng thẩm định DAĐT tốt.

Chất lượng thẩm định DAĐT tốt thì ngân hàng có dư nợ tín dụng cho vay theo DAĐT tăng, không (hoặc ít) phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi hay rủi ro tín dụng khác. Vì vậy việc nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT là nhiệm vụ quan trong của NHTM, phải được tiến hành thường xuyên nghiêm túc và có khoa học.

1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Chất lượng thẩm định DAĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được quyết định bằng việc cán bộ thẩm định đưa ra một kết luận chính xác về hiệu quả dự án, làm căn cứ để ngân hàng quyết định cho vay hay tài trợ cho dự án. Những nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định:

Con người: Con người luôn là nhân tố trực tiếp quyết định sự thành công của mọi việc. Trong công tác thẩm định nói riêng, con người cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Con người là chủ thể trực tiếp xây dựng quy trình thẩm định, đồng thời tổ chức thu thập thông tin sử dụng kiến thức khoa học và kiến thức thực tế để đánh giá dự án. Kết quả thẩm định là kết quả đánh giá chủ quan của con người trên cơ sở khoa học và tiêu thức chuẩn mực do con người đề xuất, song có ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định dự án

Để đánh giá chính xác tính khả thi, hiệu quả kinh tế của DAĐT thì yêu cầu đặt ra đối với cán bộ ngân hàng cần phải có trình độ, năng lực, tính kỷ luật cao và đạo đức nghề nghiệp.Nếu trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người thẩm định hạn chế thì không thể có kết quả thẩm định đáng tin cậy, hơn nữa nhiều dự án thất bại không phải do trình độ mà còn do tư cách, đạo đức của người thẩm định. Với trình độ thu nhận các thông tin về DAĐT, sử dụng kiến thức khoa học và thực tế, cán bộ thẩm định phân tích thông tin để đánh giá dự án. Việc áp dụng phương pháp thẩm định nào, sử dụng chỉ tiêu đánh giá nào, lấy thông tin từ nguồn nào phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thẩm định. Nếu trình độ, năng lực của người thẩm định kém có thể dẫn đến hai tình huống:

+ Thứ nhất, sẽ đưa ra kết luận loại trừ dự án tốt gây tác động xấu đến chủ đầu tư, đồng thời mất cơ hội tài trợ cho dự án có lãi của ngân hàng.

+ Thứ hai, đưa ra chấp nhận dự án xấu (không hiệu quả), trường hợp này không chỉ gây ra tổn thất lớn cho chủ đầu tư, ngân hàng mà còn lãng phí nguồn lực của toàn xã hội.

Page 24: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

16

Ngoài yêu cầu về kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thẩm định còn phải am hiểu để tư vấn cho khách hàng từ khâu thu thập thông tin, lập dự án, ký kết hợp đồng tín dụng, chọn phương thức thanh toán có lợi, các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng sao cho có lợi nhất và đảm bảo an toàn. Từ đó tạo được lòng tin và thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

Quy trình phương pháp và chỉ tiêu thẩm định: quy trình, phương pháp thẩm định dự án khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo chất lượng công tác thẩm định DAĐT. Ngược lại nếu quy trình, phương pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài thì chắc chắn sẽ dẫn đến kết quả thẩm định dự án không cao và ngân hàng khó có thể đưa ra kết quả đầu tư chính xác.

Phương pháp thẩm định hợp lý giúp cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả của dự án một cách nhanh chóng, chính xác, tin cậy. Tuy nhiên, mỗi dự án có đặc trưng nhất định mà mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh được một khía cạnh nào đó của dự án và đều có ưu nhược điểm nhất định. Vì thế, nếu chỉ sử dụng một hoặc một vài chỉ tiêu thẩm định dự án thì kết quả thẩm định có thể không toàn diện, do đó độ tin cậy không cao.

Vì vậy NHTM cần phải có quy trình, phương pháp thẩm định DAĐT hợp lý, logic để chất lượng thẩm định sẽ càng tốt hơn.

Thông tin: thông tin thẩm định là những kiến thức thuộc lĩnh vực liên quan mà ngân hàng thu thập, xử lý để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá dự án nhằm đảm bảo quá trình tài trợ vốn của ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

DAĐT là tập hợp các vấn đề rộng lớn và phức tạp, thông tin thẩm định luôn phong phú và đa dạng. Do vậy, thông tin chính xác, cập nhập toàn diện là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định DAĐT. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thông tin như: môi trường pháp lý, công nghệ, trình độ phát triển thị trường, khả năng cán bộ thẩm định…

Quá trình thu thập thông tin phải căn cứ vào số liệu thu thập đáng tin cậy, thận trọng tỷ mỉ để đưa ra quyết định đúng về hiệu quả dự án. Nếu nguồn thông tin không đáng tin cậy dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm gây thiệt hại cho chủ đầu tư, ngân hàng và toàn xã hội.Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin chính xác là yêu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định tại NHTM.

Tổ chức điều hành: để công tác thẩm định tiến hành theo một chu trình khép kín, có khoa học thì việc phân cấp quản lý, điều hành là hết sức cần thiết. Bởi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ thẩm định sẽ góp phần khai thác tối đa mọi nguồn lực cho công việc thẩm định, phát huy điểm mạnh và hạn chế của mỗi cá nhân, rút ngắn thời

Thang Long University Library

Page 25: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

17

gian thẩm định, giảm bớt rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Điều này sẽ làm cho chất lượng thẩm định nâng cao hơn.

Cơ sở vật chất của ngân hàng: nhân tố cơ sở vật chất của ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định DAĐT. Hoạt động thẩm định khó có thể đạt chất lượng nếu cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng không đạt đến một trình độ tối thiểu cần thiết của thế giới. Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật của ngân hàng bao gồm: các phương tiện, trang thiết bị máy tính, mạng thông tin tín dụng liên ngân hàng…

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, các NHTM không ngừng hiện đại hóa công nghệ phục vụ các hoạt động công nghệ nói chung và công tác thẩm định nói riêng. Hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại giúp cán bộ thẩm định có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ để lựa chọn thông tin thích hợp, xử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm được rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay như trước đây. Qua đó chất lượng thẩm định DAĐT được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra còn có nhóm nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì vậy ngân hàng sẽ phải khắc phục và thích nghi như: thông tin từ phía chủ đầu tư, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Cơ sở để ngân hàng thẩm định DAĐT chính là hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên đề nghị tài trợ, vì thế chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc rất lớn vào trình độ lập dự án của mỗi doanh nghiệp. Do trình độ lập dự án của chủ đầu tư không cao nên gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thẩm định dự án, gây mất thời gian, chi phí trong việc điều chỉnh nội dung chưa đạt yêu cầu.

Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của DAĐT. Nếu một nền kinh tế bất ổn như lạm phát tăng nhanh, thất nghiệp, trình độ dân trí thấp, biến động về kinh tế vĩ mô…cũng sẽ làm hạn chế đưa ra một kết luận đầu tư đúng đắn và ngược lại.

Cơ chế chính sách rõ ràng đồng bộ nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM chủ động thực hiện thẩm định DAĐT một cách độc lập, khách quan nhưng trong khuôn khổ của pháp luật.

Dự án đầu tư diễn ra trong một thời gian dài nên NHTM khó lường trước được những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, biến động thị trường, khủng hoảng kinh tế các nước… Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định DAĐT.

Page 26: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về DAĐT, phân tích lý luận về thẩm định DAĐT,chất lượng thẩm định DAĐT. Khóa luận đã làm rõ vị trí vai trò, nội dung, phương pháp công tác thẩm định DAĐT của hệ thống ngân hàng thương mại. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở cơ sở lý thuyết nhưng nội dung chương cũng đóng góp một lượng kiến thức không nhỏ làm nền tảng để chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại BIDIV chi nhánh Ninh Bình ở chương 2 của khóa luận.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

2.1 Một số nét về Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

Thang Long University Library

Page 27: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

19

2.1.1 Khái quát lịch sử chi nhánh BIDIV tỉnh Ninh Bình

Chi nhánh BIDV tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trước năm 1992, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình là một chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Nam (cũ). Sau ngày tái lập tỉnh (tháng 04/1992), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Ninh Bình trở thành chi nhánh tỉnh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Được sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn của NHĐT&PTVN, sự chỉ đạo về chủ chương, đường lối, chính sách đổi mới nền kinh tế của Tỉnh uỷ, UBND, trong những năm đầu tái lập tỉnh, chi nhánh đã làm tốt công tác cấp phát và cho vay xây dựng cơ bản các dự án kinh tế, hạng mục công trình theo kế hoạch Nhà nước.

Chi nhánh BIDV thành phố Ninh Bình có trụ sở đặt tại Số 219 – Đường Lê Hồng Phong - Phường Đông Thành – Tỉnh Ninh Bình. Nằm trên trục đường tiến vào trung tâm thành phố, chi nhánh có một vị trí vô cùng thuận lợi so với các phòng giao dịch của các ngân hàng cạnh tranh trong cùng địa phương hoạt động. Với cơ sở hạ tầng khang trang, tiện nghi, đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và nhiệt tình, chi nhánh đang thu hút được số lượng lớn khách hàng và không ngừng gia tăng.

Mặc dù trước những biến động khó khăn của nền kinh tế nhưng chi nhánh đang ngày một khẳng định được vị thế của mình, luôn chủ động sáng tạo, đổi mới nhận thức cách làm, triển khai có hiệu quả các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của ngành,tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để cho vay đầu tư phát triển nền kinh tế theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế của tỉnh. Chi nhánh đã mở rộng cho vay tới mọi thành phần kinh tế, doanh số cho vay vốn lưu động hàng năm từ 100 đến 200 tỷ đồng. Tổng dư nợ hàng năm cũng được tăng lên.

Qua các năm, chi nhánh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả khen thưởng qua các năm như sau:

- Năm 1994: Được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.

- Năm 1995: Được cấp băng ghi công của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh

- Năm 1996: Được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích từ năm 1992-1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Năm 1997: Được Tổng giám đốc NHĐT&PTVN tặng giấy khen.

- Năm 1999: Được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng bằng khen về thành tích trong 10 năm đổi mới hoạt động ngân hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

Page 28: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

20

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

- Giám đốc Phòng giao dịch là đại diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; thực hiện công tác quản lý hoạt động Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trong phạm vi phân cấp quản lý phù hợp với Quy định này và các quy định liên quan khác của BIDV.

- Các Phó giám đốc giúp Giám đốc Phòng giao dịch điều hành hoạt động của một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ tại đơn vị theo quy định của Giám đốc Chi nhánh hoặc theo sự phân công của Giám đốc Phòng giao dịch và chịu trách nhiệm về công việc được phân công, phụ trách, đại diện cho phòng giao dịch ký các văn bản/hợp đồng/chứng từ…

- Phòng quan hệ khách hàng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất chính sách phát triển, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, tiếp thị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm duy trì và thiết lập quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm ngân hàng, tham gia đề xuất xây dựng sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đã có.

- Phòng quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDIV và chi nhánh, thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện, giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng…

Giám đốc

Phó giám đốc

Ph. Dịch vụ

khách hàng

Ph. Kho Quỹ

Ph. Hành chính

Ph. Quản

trị tín

dụng

Ph. Quan

hệ khách hàng

Ph. Kế

toán

Phó giám đốc

Thang Long University Library

Page 29: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

21

- Phòng dịch vụ khách hàng trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDIV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp...

- Phòng kho quỹ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ, đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ…

- Phòng Tài chính, Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo…

- Phòng Hành chính: thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi-đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật, quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của NHĐT&PTVN, đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong, ngoài hệ thống NHĐT&PTVN…

2.2 Kết quả hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

2.2.1 Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn là hoạt động luôn được ngân hàng NHĐT&PTNB đặc biệt quan tâm. Nguồn vốn tự huy động của ngân hàng trong năm 2009 đã đạt được 1.708 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2008 và đáp ứng được nhu cầu cho vay trên địa bàn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn những năm 2007 - 2009

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Page 30: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

22

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Nguồn vốn tự huy động 710 100 1.159 100 1.708 100 Phân theo tính chất nguồn vốn Tiền gửi của các TCKT 362 51 406 35 712 41,7

Tiền gửi từ dân cư 348 49 753 65 996 58,3

Phân theo nguồn tiền Nguồn vốn VND 613 86,3 986 85 1.600 94 Nguồn vốn Ngoại tệ 97 13,7 173 15 108 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của NHĐT&PTNB)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng vốn

710

1,159

1,708

0

500

1000

1500

2000

2007 2008 2009

Biểu đồ tăng trưởng vốn

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên, ta thấy nguồn vốn huy động của NHĐT&PTNB tăng trưởng mạnh mẽ không ngừng qua mỗi năm. Năm 2008 nguồn vốn huy động tăng 449 tỷ so với năm 2007 ( tương ứng tăng 63,3%). Nhưng sang năm 2009 đã đạt 1.708 tỷ đồng, tăng 549 tỷ đồng so với năm 2008 ( tương ứng với tỉ lệ tăng đạt 47,3%).

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua từng năm có xu hướng tăng nhưng không đều. Năm 2008 tổng số tiền huy động được đạt 406 tỷ đồng, tăng 44 tỷ so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng đạt 12%. Năm 2009 đạt 712 tỷ đồng, tăng 306 tỷ, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng đạt 75,4%. Do năm 2009, các doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận nên gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

Thang Long University Library

Page 31: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

23

- Tiền gửi dân cư: Nguồn tiền gửi huy động từ dân cư tăng trưởng đều qua từng năm. Năm 2008 đạt 753 tỷ đồng, tăng 405 tỷ so với năm 2007, tưng ứng với tỷ lệ tăng trưởng 116,4%. Sang năm 2009 đạt 996 tỷ đồng, tăng 243 tỷ so với năm 2008, ứng với tỷ lệ tăng trưởng đạt 32,3%. Nguồn tiền gửi từ dân cư tăng như vậy do ngân hàng đã thường xuyên đẩy mạnh công tác quảng bá, khuyến mại tiếp thị bằng các chương trình khuyến mại, rút thăm trúng thưởng khi khách hàng đến ngân hàng gửi tiền. Đặc biệt ngân hàng luôn có chính sách lãi suất hợp lý giành cho khách hàng khi đến gửi tiền. Vì thế, ngân hàng đã tạo được niềm tin trong tâm trí khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ của NHĐT&PTNB vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, chủ yếu vẫn là nguồn vốn huy động từ nội tệ. Năm 2009, nguồn huy động từ ngoại tệ chỉ đạt 108 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 6% so với tổng nguồn vốn. Ngân hàng cần có biện pháp triển khai thu hút nguồn vốn huy động tốt hơn để đáp ứng nhu cầu tín dụng phong phú hơn.

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo thường xuyên về huy động vốn của NHĐT&PTVN, xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng luôn chú trọng nghiên cứu, nắm bắt các nhu cầu của từng đối tượng khách hàng để có chính sách huy động vốn phù hợp. Áp dụng chính sách ưu đãi đối với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định…Đến cuối năm 2009 thị phần vốn huy động của Chi nhánh trên địa bàn đạt 23,9% tăng 0.8% so với năm 2008.

2.2.2 Công tác tín dụng

Công tác tín dụng chủ yếu của NHĐT&PTNB chủ yếu là cho vay. Trong những năm qua NHĐT&PTNB chú trọng đến việc mở rộng dịch vụ tín dụng với mục tiêu phát triển an toàn và hiệu quả.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ tín dụng 1.600 1.969 2.995

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,185 0,14 0,18

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ dư nợ tín dụng

Page 32: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

24

1.6001.969

2.995

0500

10001500200025003000

2007 2008 2009

Biểu đồ dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Ninh Bình)

Bảng dư nợ tín dụng trên cho ta thấy:

- Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm 2008 đạt 1.969 tỷ đồng, tăng 369 tỷ so với 2007, tỷ lệ tăng 23%.

- Năm 2009 dư nợ tín dụng đạt 2.995 tỷ, tăng 1.026 tỷ và tăng với tỷ lệ 52% so với năm 2008.

- Tỷ lệ nợ xấu luôn được ngân hàng kiềm chế ở mức thấp.

Kết quả trên cho ta thấy ngân hàng đã có bước tiến quan trọng trong việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng, đầu tư vào những dự án mang tính chiến lược, có hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2009, hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng toàn hệ thống, do chi nhánh đã tiếp tục giải ngân cho các dự án đã ký kết hợp đồng từ năm 2007, 2008 và giải ngân thanh toán L/C theo cam kết. Tuân thủ theo qui định của trung ương trong từng thời kỳ, ưu tiên giải ngân các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu thanh toán L/C nhập khẩu thiết bị của dự án dây chuyền II - nhà máy xi măng Duyên Hà, để dự án kịp tiến độ và đi vào hoạt động năm 2009.

Ngân hàng tập trung phục vụ các khách hàng truyền thống, có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thực hiện tăng trưởng tín dụng bán lẻ để từng bước chuyển dịch tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ.

Để đạt được chất lượng tín dụng tốt, ngân hàng luôn chú ý đến việc tập trung thu hồi nợ đến hạn, quản lý chặt chẽ điều kiện tín dụng đối với các khoản vay. Tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn nhằm đảm bảo chất lượng khoản vay, nắm rõ chu trình luân chuyển của dòng tiền, thu nợ sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

2.2.3 Các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng

Thang Long University Library

Page 33: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

25

- Hoạt động thanh toán trong nước: Năm 2009 nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 2,6 tỷ đồng chiếm 28% tổng nguồn thu từ dịch vụ của ngân hàng. Đạt được kết quả trên do ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của mình, tạo được lợi thế cạnh tranh so với ngân hàng khác.

- Hoạt động thanh toán quốc tế : trong năm 2009, ngân hàng đã thanh toán 1120 món, tổng số phí thu được là 1,7 tỷ đồng, chiếm 19% nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng. Nguồn thu chủ yếu từ hoạt động này là do việc thanh toán L/C nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài của các công ty trong tỉnh.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ qui đổi (USD) là 100 triệu USD tăng triệu 36 triệu USD so với năm 2008.

- Hoạt động chuyển tiền kiều hối: đạt 300 món trong năm 2009, tổng doanh số giao dịch đạt 1 triệu USD, tổng số phí vận chuyển kiều hối đạt 52 triệu đồng. Dịch vụ này tăng mạnh vào dịp tết nguyên đán do người thân ở nước ngoài gửi tiền về cho khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm: doanh thu từ phí bảo hiểm năm 2009 đạt 1,7 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2008.

- Hoạt động kinh doanh thẻ: ngân hàng phát hành được 2000 thẻ trong năm 2009, phí thu từ dịch vụ thẻ đạt 52 triệu đồng

- Ngoài ra ngân hàng còn triển khai, nâng cấp chất lượng các sản phẩm khác liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ như công ty điện lực, cấp nước, điện thoại, vận tải, xây dựng… để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng như: dịch vụ nhận tin nhắn ngân hàng qua điện thoại di động-BSMS, thanh toán hóa đơn điện EVN, thanh toán hóa đơn dịch vụ Vietel…

- Trong năm 2009 ngân hàng cũng hoàn thành việc lắp thêm 2 máy POS tại thành phố Ninh Bình, tính đến thời điểm hiện nay chi nhánh đã có 5 máy POS và 5 máy ATM phục vụ khách hàng trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư phát triển Ninh Bình

Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về lợi nhuận NHĐT&PTNB chúng ta sẽ phân tích chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm của chi nhánh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Page 34: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

26

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh %

2008/2007 2009/2008 Chênh lệch thu chi 34,9 54,1 56,52 155 104,4 Trích DPRR 6,25 13 5,02 208 38,61 Thu nhập trước thuế 28,65 41,4 51,5 144,5 124,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHĐT&PT Ninh Bình)

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng đều hàng năm. Năm 2008 thu nhập trước thuế đạt 41,4 tỷ đồng, tăng 12,75 tỷ và bằng 144,5% so với năm 2007. Sang năm 2009 lợi nhuận trước thuế đạt 51,5 tỷ đồng, tăng 10,1 tỷ và bằng 124,4% so với năm 2008. Để đạt được những kết quả trên, NHĐT&PTNB đã không ngừng sửa sang cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng, ứng dụng công nghệ mới trong công tác dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thực hiện nhiều giải pháp ổn định và phát huy nguồn vốn như tăng cường tiếp thị, thiết kế các sản phẩm huy động vốn hấp dẫn, đổi mới tác phong giao dịch…

Qua mỗi năm, NHĐT&PTNB đều đặt ra chỉ tiêu phấn đấu để làm động lực kinh doanh và ngân hàng luôn đạt được thậm chí vượt được chỉ tiêu mình đã đề ra. Những kết quả kinh doanh đã đạt được trên là sự nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của ngân hàng, mong rằng trong những năm tới NĐT&PTNB sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và đạt được lợi nhuận cao hơn các năm trước xứng đáng là ngân hàng tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình.

2.3 Một số vấn đề về công tác thẩm định DAĐT của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

NHĐT&PTNB đã hệ thống hóa các quy chế, quy trình có chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ cho phù hợp với qui định của pháp luật và gần với thông lệ quốc tế. Qui chế thẩm định DAĐT quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng, bộ phận rất cụ thể, khoa học và dễ thực hiện.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

Thang Long University Library

Page 35: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

27

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Các bước thực hiện như sau:

+ Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn, nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn

Tiếp nhận hồ sơ Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn

Kiểm tra sơ bộ

Bổ sung giải trình

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định

Thẩm định

Nhận hồ sơ để thẩm định

Lập báo cáo thẩm định

Lưu hồ sơ/tài liệu

Kiểm tra, kiểm soát

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa rõ

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

Page 36: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

28

chỉnh, bổ sung hồ sơ, nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.

+ Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại hướng dẫn thuộc Quy trình này, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ giải trình rõ thêm.

+ Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định DAĐT và trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.

+ Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ, thông qua yêu cầu của cán bộ thẩm định chỉnh sửa và làm rõ các nội dung.

+ Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng.

2.3.2 Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

Quy trình thẩm định DAĐT của BIDIV nói chung cũng như tại BIDIV Ninh Bình quy định các nội dung thẩm định DAĐT mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định DAĐT tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng DAĐT và điều kiện thực tế có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.

Việc thẩm định DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả về mặt kinh tế nói chung cũng được đề cập đến tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích, đánh giá gồm:

2.3.2.1 Xem xét đánh giá sơ bộ nội dung chính của dự án và khách hàng vay vốn

- Mục tiêu đầu tư của dự án

- Sự cần thiết đầu tư dự án

- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động); phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: gồm vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết…

Thang Long University Library

Page 37: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

29

- Dự kiến tiến độ triển khai và thực hiện dự án.

- Kiểm tra thông tin khách hàng vay vốn: cán bộ thẩm định cần phải xem khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định, xem xét uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, các mối quan hệ của khách hàng với công nợ và vị thế của khách hàng trên thị trường.

2.3.2.2 Thẩm định vốn tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn

- Tổng vốn đầu tư của dự án

+ Việc thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án là việc làm rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.

+ Trong phần này cán bộ thẩm định phải đánh giá, xem xét tổng nguồn vốn đầu tư đã được tính toán đã hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Thông thường việc phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý.

+ Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động ban đầu cần thiết để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

+ Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào có hợp lý hay không, có khả thi hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia có hợp lý không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tiên.

+ Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc thực hiện tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời hạn trả nợ vay.

2.3.2.3 Thẩm định phương diện thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án là nhân tố giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc thành bại của DAĐT. Vì vậy cán bộ thẩm định của ngân hàng cần phải xem xét kỹ các vấn đề như:

+ Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, xác định rõ xem thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là thị trường trong nước, nước ngoài, hay cả hai thị trường.

Page 38: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

30

+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ hàng năm.

+ Phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm và chỉ ra lợi thế cạnh tranh của dự án. Xác định rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm dịch vụ đầu ra. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phải chỉ ra được thế mạnh cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập và khả năng tiêu thụ không.

+ Đánh giá sản phẩm dự án tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường không.

+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào.

+ Dự đoán biến động thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác tham gia vào thị trường sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án.

+ Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần phải dự kiến được khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như dự tính được doanh thu dự kiến hàng năm khi dự án đi vào hoạt động. Việc dự đoán này làm cơ sở tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.

2.3.2.4 Thẩm định phương diện kỹ thuật

- Cán bộ thẩm định phải xem xét quy trình công nghệ, tiên tiến có hiện đại không, công nghệ có phù hợp với trình độ Việt Nam hay không.

- Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, xem chủ đầu tư có nắm bắt và vận hành được công nghệ không.

- Cán bộ thẩm định cần phải đánh giá được sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương tiện thanh toán của chủ đầu tư như thế nào.

- Đánh giá uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất thiết bị cung cấp cho dự án không.

- Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết kinh nghiệm, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành bên ngoài để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.

2.3.2.5 Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án

- Nhu cầu nhiên, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng năm.

Thang Long University Library

Page 39: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

31

- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, một hay nhiều nhà cung cấp, đã có mối quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng mức độ tín nhiệm.

- Chính sách nhập khẩu nguyên, nhiên liệu đầu vào nếu có, biến động về tỷ giá khi nhập khẩu (nếu có).

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.

- Dự án có chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay không ?

2.3.2.6 Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý khi thực hiện dự án

- Xem xét trình độ vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành dự án công nghệ thiết bị mới của dự án.

- Xem xét năng lực uy tín của các nhà thầu: tư vấn, thiết kế, thi công…

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động đòi hỏi về trình độ kỹ thuật, đòi hỏi về tay nghề, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

2.3.2.7 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Dựa trên cơ sở đã tính toán trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.

Thông thường việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ) và Dự kiến nguồn trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:

- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%)

- Khấu hao cơ bản.

- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:

- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án

+ Giá trị hiện tại thuần (NPV)

+ Tỷ lệ nội hoàn (IRR)

Page 40: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

32

+ Vốn đầu tư sử dụng (ROE) (đối với dự án có vốn tự có tham gia)

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

+ Nguồn trả nợ hàng năm

+ Thời gian hoàn trả vốn vay

2.3.2.8 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay

Việc kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về vốn vay là vô cùng cần thiết. Để trách được những tổn thất khi khách hàng vay vốn không trả được nợ, một trong những quy định mà ngân hàng đặt ra khách hàng muốn vay vốn phải có tài sản đảm bảo. Vì vậy cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ

- Kiểm tra tính pháp lý giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan khác đến tài sản đảm bảo. Cán bộ thẩm định kiểm tra đầy đủ số lượng giấy tờ của tài sản chủ đầu tư đem cầm cố thế chấp như: sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…Ngoài ra cán bộ thẩm định nên tham khảo thông tin khác để xác định rõ quyền sở hữu của người vay.

- Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc những danh mục những tài sản đảm bảo bị ngân hàng hạn chế, cấm giao dịch không.

- Doanh nghiệp phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ hạn trả nợ trước.

- Doanh nghiệp cam kết chuyển toàn bộ doanh thu của dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng để đảm bảo nguồn trả nợ, trả lãi vay kể từ khi dự án bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh.

2.3.3. Hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

Bảng 2.4: Doanh số cho vay, thu nợ tín dụng và số lượng DAĐT đã thẩm định Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn 201,8 242,5 332,6 Doanh số thu nợ tín dụng trung và dài hạn 178,1 228,4 312,5 Số dự án đã thẩm định 18 29 40 Trong đó: - Số dự án đã giải ngân 12 22 31 - Số dự án từ chối cho vay 6 7 9

( Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2007, 2008, 2009 tại NHĐT&PTNB)

Thang Long University Library

Page 41: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

33

- Ta thấy doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn của NHĐT&PTNB đều tăng qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 2009 đạt giá trị 332,6 tỷ đồng. Doanh số thu nợ tăng tương ứng với doanh số cho vay. Kết quả trên cho ta thấy trong thời gian qua NHĐT&PTNB đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Ngoài ra, số lượng dự án đã thẩm định hàng năm cũng tăng đáng kể. Sự tăng trưởng mạnh như vậy là do trong năm 2008 và năm 2009 nhiều khu vực kinh tế trọng điểm trong tỉnh được hình thành như cụm công nghiệp Gián Khẩu, cụm công nghiệp Ninh Phúc…nên rất nhiều chủ đầu tư đến NHĐT&PTNB xin vay vốn để xây dựng nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Duyên Hà, Tam Điệp…Ngoài ra còn có thêm các dự án đầu tư về bất động sản, thương mại dịch vụ khác.

- Số dự án ngân hàng tiến hành giải ngân chiếm tỷ lệ cao trong số các dự án đã được thẩm định. Các dự án ngân hàng từ chối vay là do dự án không phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có dự án do tài sản đảm bảo không đủ giá trị để ngân hàng có thể cho vay, hoặc có dự án đầu tư xây dựng nằm trong quy hoạch của tỉnh …

2.4 Khảo sát công tác thẩm định dự án “ Đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu” của công ty TNHH Long Sơn”

2.4.1 Giới thiệu về tên dự án

- Tên dự án: Đóng mới 5 tàu sông tự hành trọng tải 840 tấn/tàu

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Long Sơn

- Phương tiện đầu tư: 5 tàu song tự hành 2 đáy trọng tải 840 tấn/tàu

- Tổng mức đầu tư tài sản cố định là: 42.314 triệu đồng

- Nguồn vốn đầu tư tài sản cố định: 42.314 triệu đồng

+ Vốn tự có: 14.814 triệu đồng

+ Vốn vay ngân hàng: 27.500 triệu đồng

- Thời gian thực hiện dự án:

+ Thực hiện đầu tư đóng mới đoàn tàu: 07/2009

+ Hoàn thành đưa vào sử dụng: 01/2010

- Phương thức thực hiên: Chủ đầu tư tự thực hiện việc đóng mới đoàn tàu

- Tài sản đảm bảo hình thành từ dự án: 5 tàu sông tự hành hai đáy tải trọng 840 tấn/tàu với giá trị dự toán là 39.725 triệu đồng.

Page 42: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

34

2.4.2 Một vài nét về công ty TNHH Long Sơn

Công ty TNHH Long Sơn có địa chỉ trụ sở chính tại số 29/3 phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - Ninh Bình.

Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 09.02.000022 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 19/09/2007 với các ngành nghề kinh doanh như sau:

- Buôn bán than đá và nhiên liệu rắn khác.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa.

- Bốc xếp hàng hóa, vận tải hàng hóa viễn dương

- Buôn bán vật liệu xây dựng.

- Đóng tàu thuyền, bảo dưỡng phương tiện vận tải.

- Sản xuất các thiết bị nâng, hạ bốc xếp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Long Sơn luôn có mức tăng trưởng cả về qui mô và chất lượng thể hiện qua 3 năm như sau:

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 - 2008 công ty TNHH Long Sơn

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu hoạt động 43.751 49.896 113.510 2 Chi phí hoạt động kinh doanh 43.175 49.349 112.935 3 Tổng lợi nhuận trước thuế 576 547 575 4 Lợi nhuận sau thuế 415 394 414 5 Qui mô tài sản nguồn vốn 45.105 113.127 129.454 6 Mức độ bổ sung vốn chủ sở hữu 422

(Nguồn: phòng Quan hệ khách hàng NHĐT&PTNB)

Trong những năm tới công ty TNHH Long Sơn có kế hoạch mở rộng các kế hoạch sản xuất, phát triển các hoạt động kinh doanh hiện có nâng cao doanh thu, lợi nhuận, tạo thêm việc làm, thu hút lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Tính đến thời điểm hiện nay, năng lực hoạt động của công ty TNHH Long Sơn gồm có:

Thang Long University Library

Page 43: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

35

- Đội tàu sông tự hành gồm 5 tàu với các biển số NB2308, NB2915, NB2925, NB2977, NB2835, với tổng giá trị khoảng 35 tỷ đồng. Tổng trọng tải 7.000 tấn phương tiện, 2 xà lan biển số NB2737, NB2738 trị giá 2 tỷ đồng, trọng tải 1.800 tấn và 1 tàu biển trị giá 14 tỷ đồng, trọng tải 3.000 tấn phương tiện.

- Một xưởng đóng tàu tại khu công nghiệp Khánh Phú, năng lực đóng mới sửa chữa 8.000 tấn kim khí, trị giá đầu tư khoảng 15 tỷ đồng.

- Đoàn ô tô tải gồm 8 chiếc, năng lực vận tải là 200 tấn, giá trị tài sản là 15 tỷ đồng.

- Ngoài ra, công ty còn có các loại máy xúc, ủi, lu gồm 7 chiếc trị giá 1.850 triệu đồng, 2 xe ô tô con cùng xe máy và các thiết bị khác của gia đình có giá trị khác khoảng 2.700 triệu đồng. Nhà quản lý, đất + gia cố bãi cảng… có giá trị ước tính 3.673 triệu đồng.

Qua giới thiệu về công ty TNHH Long Sơn cùng với thông tin thu thập thêm từ phòng Quan hệ khách hàng cán bộ thẩm định thấy công ty TNHH Long Sơn có đầy đủ năng lực pháp lý, có giấy phép đăng ký kinh doanh đầy đủ, kinh doanh tốt, có quan hệ vay nợ với ngân hàng từ các dự án trước đều xòng phẳng, là khách hàng tin cậy của ngân hàng.

2.4.3 Thẩm định sự cần thiết để đầu tư dự án

Trong những năm gần đây sự ra đời và phát triển của các cơ sở trong khu vực cũng như trong cả nước đã làm cho lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng lớn. Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình với việc đầu tư hàng loạt các nhà máy xi măng với công suất lớn như nhà máy xi măng Duyên Hà, Tam Điệp, Hướng Dương, Vinakansai… đã hoàn thành và đi vào hoạt động làm cho nhu cầu vận tải nguyên vật liệu và sản phẩm tăng lên liên tục, khoảng 2 triệu tấn/năm. Đặc biệt là nhà máy xi măng Tam Điệp với công suất 1,4 triệu tấn/năm. Nhà máy xi măng Duyên Hà với dây chuyền 2 chuẩn bị hoàn thành và đi vào khai thác với tổng công suất là 2,3 triệu tấn/năm.

Hiện nay, công ty TNHH Long Sơn là một trong những doanh nghiệp thực hiện vận tải than từ Quảng Ninh cho các nhà máy xi măng tại Ninh Bình, và vận tải Clinker từ Ninh Bình ra Hải Phòng, Quảng Ninh để vận tải lên tàu biển chuyển vào các tỉnh phía trong.

Để thực hiện công việc trên, công ty TNHH Long Sơn phải có một lực lượng phương tiện vận tải tương ứng và đa dạng mới đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn đã đầu tư nhiều phương tiện vận tải đường thủy song chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho các nhà sản xuất. Mặt khác do phương tiện

Page 44: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

36

vận tải đầu tư đã lâu nên thời gian vận tải kéo dài không đáp ứng được quá trình cung cấp hàng theo hợp đồng.

Trước tình hình đó, công ty TNHH Long Sơn đã lập dự án đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu vận tải và bốc xếp hàng hóa. Việc đầu tư thiết bị vận tải cho phép doanh nghiệp mở rộng lực lượng vận tải, mở rộng các tuyến vận tải trong khu vực đáp ứng nhu cầu vận tải của khách hàng và doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể nâng cao được vị thế cạnh tranh trên thị trường, đem lại thu nhập cho công ty và người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương.

Qua hồ sơ dự án, cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định thấy dự án của công ty TNHH Long Sơn là cần thiết, phù hợp với thực trạng hiện nay tại tỉnh Ninh Bình và có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.

2.4.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn

- Tổng vốn đầu tư của dự án

Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư của dự án

Tổng vốn đầu tư(Triệu đồng) Giá trị Tỷ trọng Mua vật tư, kim khí, máy móc, thiết bị 25.886 65,2% Nhân công, lắp đặt vỏ tàu và ca bin 7.903 19,9% Chi phí thiết kế, kiểm định, đăng ký khác 3.850 9,7% Lãi vay trong thời gian đóng tàu 1.684 4,2% Thuế trước bạ 402 1% Tổng cộng (trước thuế VAT) 39.725 100% Thuế VAT 2.589 7%

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

- Trong tổng nguồn vốn đầu tư, cán bộ thẩm định nhận thấy vốn đầu tư mua vật tư, máy móc, thiết bị của dự án là 25.886 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,2% khá cao trong toàn bộ nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có sự thay đổi nhiều do giá vật tư máy móc trên thị trường không cố định có thể lên xuống thất thường.

- Ngoài ra, chi phí nhân công lắp đặt là 7.903 triệu đồng chiếm tỉ tỷ trọng 19,9%. Chi phí này cũng có ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư do sự điều chỉnh nếu như Chính phủ có những chính sách tăng lương đối với người lao động.

Qua đánh giá và phân tích, cán bộ thẩm định nhận thấy tổng nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH Long Sơn hợp lý song công ty TNHH Long Sơn phải có biện pháp kiểm soát nguồn vốn để vốn đầu tư được sử dụng an toàn và hiệu quả nhất.

- Phương án nguồn vốn

Thang Long University Library

Page 45: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

37

Bảng 2.7: Phương án nguồn vốn của dự án

Đơn vị tính: triệu đồng

Phương án nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng Vốn tự có (bao gồm VAT được hoàn) 14.814 35,0% Vốn vay Ngân hàng và huy động khác 27.500 65,0% Tổng cộng 42.314 100%

(Nguồn: Phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Tổng vốn của dự án là 42,314 triệu đồng trong đó vốn vay ngân hàng là chủ yếu 27,500 triệu đồng chiếm 65% tổng nguồn vốn còn nguồn vốn tự có của công ty là 14,814 triệu đồng chiếm 35%, mặc dù hơi ít nhưng công ty TNHH Long Sơn có tài sản đảm bảo thế chấp là 39.725 triệu đồng nên phương án nguồn vốn của công ty cũng khả thi. Với lượng vốn vay ngân hàng nhiều hơn vốn tự có thì công ty TNHH Long Sơn cần phải có biện pháp kinh doanh, đầu tư hợp lý, thu được lợi nhuận tốt để trả gốc và lãi vay cho ngân hàng.

2.4.5 Thẩm định về phương diện thị trường

Để tìm hiểu kỹ hơn về thị trường khi dự án đi vào hoạt động ta sẽ tìm hiểu qua bảng phân tích thông số hoạt động của dự án như sau:

Bảng 2.8: Thông số hoạt động

Thông số hoạt động Số ngày vận doanh một chuyến Lượt đi (Khánh Phú đi Quảng Ninh) 3,5 ngày Lượt về (Quảng Ninh về Khánh Phú) 4,0 ngày Trung bình 1 chuyến (2 chiều) 7,5 ngày Dự kiến 1 năm tàu hoạt động 300 ngày Trung bình tính toán (2 chiều) 40,00 c/năm Năng lực vận chuyển(tấn h,hoá/năm) 392.000 tấn V/c hàng đi (100%) 196.000 tấn V/c hàng về (100%) 196.000 tấn Cước vận chuyển bình quân 54.118 đồng/tấn Cước vận chuyển Khánh Phú đi Quảng Ninh (clinker, xi măng) 50.000 đồng/tấn Cước vận chuyển từ Quảng Ninh về Khánh Phú (than) 60.000 đồng/tấn

(Nguồn: Phòng Thẩm định dự án NHĐT&PTNB)

- Cán bộ thẩm định nhận định thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án là thị trường trong nước. Vì sau khi tàu đi vào hoạt động, tàu chủ yếu vận chuyển than từ

Page 46: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

38

Quảng Ninh cho các nhà máy xi măng tại Ninh Bình như nhà máy xi măng Tam Điệp, nhà máy xi măng Duyên Hà, Hướng Dương…Đây là thị trường tiềm năng đối với công ty TNHH Long Sơn về lâu dài vì ngày càng có nhiều xí nghiệp xi măng mọc lên và hiện nay có rất nhiều dự án công nghiệp được triển khai tại Ninh Bình, nhiều khu, cụm công nghiệp mới mọc lên như khu công nghiệp Ninh Phú, cụm công nghiệp Gián Khẩu…nên công ty TNHH Long Sơn không lo thiếu đầu ra.

- Qua tìm hiểu về một số doanh nghiệp cũng kinh doanh lĩnh vực vận tải trong khu vực như công ty TNHH vận tải Tiến Hưng mức phí vận chuyển bình quân 58.156 đồng/ tấn với thời gian vận tải trung bình là 8,5 ngày, công ty TNHH An Minh có mức phí vận chuyển bình quân là 57.620 với thời gian vận tải trung bình 8 ngày. So với các công ty vận tải khác trong khu vực, cán bộ thẩm định đánh giá cước vận chuyển của công ty TNHH Long Sơn ở mức độ vừa phải rẻ hơn và thời gian vận chuyển khá hợp lý.

- Năng lực vận chuyển hàng năm của công ty khá cao đạt 392.000 tấn hàng hóa/năm luôn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Đặc biệt trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải, công ty cũng đã có rất nhiều bạn hàng thân thiết, luôn giữ được chữ tín trong quan hệ với khách hàng. Đây cũng là một thế mạnh của công ty trên thị trường đối với các công ty hoạt động trong cùng địa bàn.

- Tuy vậy, công ty TNHH Long Sơn cần phải phân tích thêm một số yếu tố làm thay đổi thị trường như sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của công ty. Ngoài ra những thay đổi về thời tiết cũng có thể làm giảm năng lực và tăng thời gian vận chuyển hàng cho công ty vì thế công ty phải có các biện pháp đề phòng hợp lý.

2.4.6 Thẩm định phương diện kỹ thuật

Theo như hồ sơ dự án, động cơ sử dụng cho 5 tàu sông tự hành 840 tấn/năm là động cơ YC4108. Sau khi điều tra và thu thập thông tin về động cơ sử dụng cho tàu cán bộ thẩm định nhận thấy như sau:

- Động cơ YC4108 được sản xuất bởi tập đoàn YuChan là nhà máy sản xuất động cơ dienzen lớn nhất Trung Quốc, chuyên sản xuất động cơ hiện đại, kết hợp với các công nghệ sản xuất động cơ FEV của CHLB Đức, Volvo của Thụy Điển, Yamaha của Nhật Bản. Sản phẩm của YuChan đã có ở Việt Nam từ 10 năm nay, toàn bộ sản phẩm đều đạt ISO9001, QS9000 và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II.

- Đặc biệt, sản phẩm YuChan được các chủ tàu hết sức tin tưởng vì có ưu điểm ít tiêu hao nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thang Long University Library

Page 47: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

39

- Đây là hệ thống cơ thủy được sản xuất theo công nghệ và thiết kế hiện đại của FEV - Đức kết hợp với kinh nghiệm lâu năm của tập đoàn YuChan.

- Tính động lực mạnh, công suất mômen xoắn lớn, chấn động nhỏ.

- Kết cấu máy đơn giản dễ dàng trong việc bảo hành bảo trì và sửa chữa.

- Ít tiêu hao nhiên liệu, độ bền cao.

- Các linh kiện của sản phẩm thông dụng, thuận lợi cho việc sửa chữa và quản lý hàng ngày.

- Phù hợp với phối lắp tổ máy phát điện dùng cho tàu từ 20 kw - 40 kw.

- Là động lực lý tưởng phối lắp đồng bộ dùng cho tàu kéo lưới, tàu đánh bắt cá xa bờ thay thế cho động lực 1 xi lanh, tàu chở hàng, tàu kéo…

Tóm lại động cơ hoàn toàn phù hợp với tàu vận hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu, không có hại cho môi trường, dễ thay thế và kiểm tra khi có sự cố xảy ra.

2.4.7 Thẩm định phương diện tổ chức quản lý

Dự án do công ty TNHH Long Sơn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo hình thức vật liệu, máy móc, chi phí khác do công ty tự mua trên thị trường. Còn phần thiết kế, công ty thuê công ty TNHH thiết kế tàu thủy - cục đăng kiểm Việt Nam và thuê công ty TNHH Trường Giang đóng dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư. Qua các dự án của Công ty TNHH Long Sơn đã thực hiện trước, cán bộ thẩm định đánh giá cao về năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện dự án của công ty. Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình với công việc, khả năng lãnh đạo của cán bộ tốt có nhiều ý tưởng kinh doanh đem lợi lợi nhuận cao và phù hợp với năng lực tài chính của công ty.

2.4.8 Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của dự án

- Trong hồ sơ của dự án do chủ đầu tư lập thì nhà cung ứng nguyên vật liệu để đóng tàu là xí nghiệp cơ khí Quang Trung ở trong tỉnh Ninh Bình. Qua khảo sát, cán bộ thẩm định thấy đây công ty chuyên cung cấp sắt, phôi thép đóng tàu cho công ty trong nhiều năm qua, một người bạn hàng tin cậy không thể thiếu của công ty, khả năng cung cấp nguyên vật liệu cao, đáp ứng được nhu cầu của công ty.

- Nhà cung cấp ngay trong tỉnh giúp công ty thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, cước vận chuyển sẽ rẻ hơn, dễ liên lạc với nhà cung cấp. Tuy nhiên công ty cũng nên có cần có phải một nhà cung cấp dự trù để phòng trường hợp nhà cung cấp chính không có đủ nguyên vật liệu cung cấp, sẽ làm chậm tiến độ thi công của dự án.

Page 48: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

40

- Ngoài ra, nguồn nguyên vật liệu để đóng tàu được công ty TNHH Long Sơn mua tại thị trường trong nước vì vậy không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá ngoại tệ. Nhưng công ty cũng phải có phương án đề phòng trong trường hợp nguồn nguyên liệu trong nước tăng cao hoặc khan hiếm nguyên vật liệu.

- Động cơ dùng cho tàu được công ty đặt mua tại Công ty cổ phần thiết bị và công nghệ Việt Nam - VIMATEK, JSC là một trong những công ty thương mại hàng đầu cung cấp thiết bị hàng hải trên thị trường, với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý. Qua điều tra, công ty TNHH Long Sơn thường xuyên mua thiết bị tại công ty VIMATEK để phục vụ làm động cơ cho các tàu hiện có của công ty.

Nhìn chung, Công ty TNHH Long Sơn luôn tự chủ được nguồn nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ tốt việc thực hiện dự án.

2.4.9 Đánh giá chung về hiệu quả tài chính của dự án

Sau khi đã xem xét kỹ hồ sơ của dự án “đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành 2 đáy trọng tải 840 tấn/năm” của công ty TNHH Long Sơn, cán bộ thẩm định đã tính toán lại các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của dự án cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như chỉ tiêu NPV, IRR, PP. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng điều chỉnh và bổ sung thêm các vấn đề thiếu sót trong dự án. Tất cả những vấn đề tài chính của dự án được thể hiện qua các bảng tính sau đây:

Thang Long University Library

Page 49: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

41

- Khấu hao cơ bản hàng năm của dự án được cán bộ thẩm định tính theo quy định của Bộ Tài Chính số 206 /QĐ - BTC ngày 12/12/2003

Bảng 2.9: Khấu hao cơ bản hàng năm

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Khoản mục Năm

đầu tư Năm hoạt động

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Giá trị TS đầu kỳ 0 39.725 35.753 31.780 27.808 23.835 19.863 15.890 11.918 7.954 3.973

2 Đầu tư mới trong kỳ 39.725

3 Mức trích khấu hao trong kỳ

0 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973

4 Khấu hao tích lũy 0 3.973 7.945 11.918 15.890 19.863 23.853 27.808 31.780 35.753 39.725

5 Giá trị TS cuối kỳ 39.725 35.753 31.780 27.808 23.835 19.863 15.890 11.918 7.945 3.973 0

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Page 50: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

42

- Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng đưa ra bảng dự kiến lịch trả nợ gốc và lãi vay hàng năm của dự án.

Bảng 2.10: Dự kiến lịch trả nợ, gốc và lãi vay của dự án

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Khoản mục Năm

bắt đầu Năm hoạt động

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Dư nợ 27.500 23.571 19.643 15.714 11.786 7.857 3.929

2 Nợ phát sinh trong kỳ 27.500 0 0 0 0 0 0 0

3 Trả nợ gốc đều hàng năm 3.929 3.929 3.929 3.929 3.929 3.929 3.929

4 Dư nợ cuối kỳ 27.500 23.571 19.643 15.714 11.786 7.857 3.929 0

5 Trả lãi trong kỳ 2.681 2.269 1.856 1.444 1.031 619 206

6 Tổng mức trả gồm gốc + lãi (3+5)

6.610 6.197 5.785 5.372 4.960 4.547 4.153

(Nguồn: Phòng thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Thang Long University Library

Page 51: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

43

- Sau khi đã đánh giá về mặt thị trường, nguồn nguyên liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ khi tàu đi vào hoạt động, cán bộ thẩm định đã tính toán doanh thu vận chuyển và chi phí hoạt động kinh doanh ngoài khấu hao cơ bản và lãi vay như sau:

Bảng 2.11: Doanh thu vận chuyển hàng hóa

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

STT Khoản mục Đơn vị

tính Năm hoạt động

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Công suất hoạt động 95% 95% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

2 Đơn giá bình quân vận chuyển (đồng/tấn)

Đ/tấn 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118 54.118

3 Khối lượng hàng hóa vận chuyển (tấn)

tấn 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000 392.000

4 Doanh thu vận chuyển hàng hóa (Triệu VND)

trđ 20.153 20.153 21.214 21.214 21.214 21.214 21.214 21.214 21.214 21.214

5 VAT đầu ra phải nộp (10%) trđ 1.832 1.832 1.929 1.929 1.929 1.929 1.929 1.929 1.929 1.929

6 Doanh thu thuần (Triệu VND) trđ 18.321 18.321 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286

Page 52: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

44

Bảng 2.12: Chi phí hoạt động kinh doanh ngoài khấu hao cơ bản và lãi vay

Đơn vị tính: triệu đồng STT Khoản mục Năm hoạt động

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I Chi phí trực tiếp 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049 9.049

1 Nhiên liệu chính, phụ 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444

2 Lương hàng năm 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650

II Chi phí gián tiếp 2.358 2.358 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377

1 Chi phí vật liệu khác 800 800 800 800 800 800 800 800 800 800

2 Sửa chữa lớn thường xuyên 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192 1.192

3 Chi phí quản lý 366 366 386 386 386 386 386 386 386 386

III Tổng chi phí hàng năm 11.452 11.452 11.472 11.472 11.472 11.472 11.472 11.472 11.472 11.472

1 VAT đầu ra (10%) 749 749 749 749 749 749 749 749 749 749

IV Tổng chi phí hoạt động sau thuế 10.703 10.703 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Thang Long University Library

Page 53: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

45

- Nhu cầu vốn lưu động được cán bộ ngân hàng thẩm định như sau:

Bảng 2.13: Nhu cầu vốn lưu động

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Khoản mục Năm hoạt động

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Tổng chi phí thuộc đối tượng vay vốn

9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094

Nhiên liệu chính, phụ 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444 7.444

Lương hàng năm 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650

2 Dự kiến vòng quay vốn lưu động

3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0

3 Nhu cầu vốn lưu động (1:2) 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031 3.031

4 Lãi vay vốn lưu động (10,5%/1 năm)

318 318 318 318 318 318 318 318 318 318

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Page 54: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

46

- Dựa trên các bảng số tính toán ở trên, cán bộ thẩm định đã đưa ra bảng tổng hợp chi tiết về hiệu quả kinh tế dự án của công ty TNHH Long Sơn như sau:

Bảng 2.14: Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Khoản mục Năm

bắt đầu Năm hoạt động

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Tổng doanh thu 18.321 18.321 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286

2 Tổng chi phí hoạt động 18.424 18.012 17.619 17.206 16.794 16.381 15.969 15.762 15.762 15.762

Chi phí trực tiếp 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094 9.094

Chi phí gián tiếp 2.358 2.358 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377 2.377

Khấu hao TSCĐ 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973 3.973

Chi phí vay VCĐ + VLĐ 3.000 2.587 2.175 1.762 1.350 937 525 318 318 318

3 Thu nhập trước thuế (1-2) (103) 309 1.667 2.079 2.492 2.904 3.317 3.523 3.523 3.523

4 Thuế thu nhập 77 417 520 623 726 829 881 881 881

Thang Long University Library

Page 55: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

47

5 Lợi nhuận ròng (3-4) 232 1.250 1.560 1.869 2.178 2.488 2.642 2.642 2.642

6 Lợi nhuận tích lũy hàng năm

232 1.482 3.042 4.911 7.089 9.576 12.219 14.861 17.503

7 Ngân lưu vào 18.321 18.321 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 31.203

a Tổng doanh thu 18.321 18.321 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286 19.286

b Thanh lý TSCĐ 11.918

8 Ngân lưu ra 39.725 10.703 10.780 11.139 11.242 11.345 11.448 11.551 11.603 11.603 11.603

a Chi đầu tư 39.725

b Chi phí sản xuất 10.703 10.703 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722 10.722

c Thuế TNDN - 77 417 520 623 726 829 881 881 881

9 Ngân lưu ròng NCF (8 - 9)

(39.725) 7.618 7.541 8.147 8.044 7.940 7.837 7.734 7.683 7.683 19.600

10 NPV (tỷ suất chiết khấu 10.5%)

11.544

11 IRR 16,4%

Page 56: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

48

12 Tích lũy thu hồi dự án hàng năm

3.973 4.205 5.223 5.532 5.841 6.151 6.460 6.615 6.615 6.615

13 Thời gian thu hồi vốn của dự án

7,4 năm ( 88 tháng)

14 Thời gian thu hồi vốn vay của NH

6,0 năm (72 tháng)

(Nguồn: phòng Thẩm định tín dụng NHĐT&PTNB)

Thang Long University Library

Page 57: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

49

Nhận xét về hiệu quả tài chính của dự án:

Tất cả các khoản mục do cán bộ thẩm định đã tính toán ở trên đã phản ánh toàn bộ và đầy đủ các chỉ tiêu tài chính khi tàu của công ty TNHH Long Sơn đi vào hoạt động ( cán bộ thẩm định chỉ dự tính trong vòng 10 năm khi tàu đi vào vận hành). Ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Long Sơn rất khả quan, lợi nhuận ròng bắt đầu từ năm thứ 2 đều tăng tương đối ổn định chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao khi tàu đi vào hoạt động. Nguồn lợi nhuận ròng ổn định sẽ giúp công ty TNHH Long Sơn hoàn thành tốt việc trả nợ vay cho NHĐT&PT Ninh Bình.

Nguồn ngân lưu ròng thu được từ dự án hàng có tính ổn định tương đối cao chỉ có năm đầu tiên do dự án mới ở giai đoạn đầu tư nên ngân lưu ròng âm còn các năm dự án đi vào hoạt động thì ngân lưu ròng của dự án luôn dương.

Ngân hàng cũng đánh giá được các chỉ tiêu tài chính quan trọng của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn của dự án :

+ NPV đạt 11.554 triệu đồng > 0 cho thấy DAĐT của công ty TNHH Long Sơn thực sự có lãi.

+ IRR là 16,4% > lãi suất ngân hàng cho vay 10,5% . Vì vậy DAĐT có hiệu quả và tính khả thi cao.

+ Thời gian hoàn vốn của dự án là 7,4 năm tương đương 88 tháng.

2.4.10 Thẩm định về tài sản đảm bảo nợ vay của công ty TNHH Long Sơn

Theo hồ sơ của dự án, tài sản đảm bảo nợ vay của công ty TNHH Long Sơn là 5 tàu sông tự hành hai đáy tải trọng 840 tấn/tàu với giá trị dự toán là 39.725 triệu đồng. Cán bộ thẩm định nhận thấy tài sản đảm bảo hoàn toàn hợp lý phù hợp không thuộc danh mục tài sản cấm của ngân hàng được phép giao dịch, không tranh chấp.

Sau khi xem xét thực tế , cán bộ thẩm định thấy hiện nay 5 đoàn tàu sông này đang vận hành rất tốt, chở hàng hóa thường xuyên, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, 5 đoàn tàu này cũng vừa được đóng mới, công suất cao, ít tiêu hao nhiên liệu, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phù hợp.

Công ty TNHH Long Sơn cũng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng để phục vụ cho việc trả gốc và lãi vay hàng năm.

2.4.11 Kết luận và đề xuất đối với dự án

Tóm tắt về kết quả thẩm định:

Qua xem xét hồ sơ vay vốn của công ty TNHH Long Sơn, phòng Thẩm định tín dụng có đề xuất như sau:

Page 58: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

50

- Về năng lực pháp lý: công ty TNHH Long Sơn là một khách hàng có tư cánh pháp nhân và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và có khả năng chịu trách nhiệm dân sự trước pháp luật. Trong quan hệ với Ngân hàng, công ty luôn vay trả sòng phẳng và có quan hệ uy tín đối với Ngân hàng.

- Mục đích sử dụng vốn vay: Vay vốn dài hạn đóng mới 5 tàu sông tự hành loại 2 đáy trọng tải 840 tấn/tàu là hợp pháp, phù hợp với năng lực vận chuyển hàng hóa trong các năm tới đối với công ty TNHH Long Sơn.

- Về tình hình tài chính của Công ty: Qua xem báo cáo tài chính năm 2007-2008 và đánh giá của cán bộ Quan hệ khách hàng, Phòng Thẩm định tín dụng nhận thấy tình hình tài chính của công ty tương đối lành mạnh và ổn định, công ty có khả năng về tài sản để thực hiện đầu tư và đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán.

- Qua kết quả tính toán, thẩm định về hiệu quả đầu tư, Phòng Thẩm định tín dụng đánh giá dự án đóng mới 5 tàu sông tự hành loại 840 tấn/tàu có khả thi, phù hợp với thực tế hoạt động của công ty, có tính hiệu quả cao.

- Về thực hiện chính sách khách hàng: Qua kiểm tra và chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội doanh nghiệp của NHĐT&PTVN, kết quả công ty TNHH Long Sơn được 77,23 điểm xếp loại A, có hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu là 2,3 nên được hưởng chính sách khách hàng như: mở rộng và phát triển quy mô tín dụng theo yêu cầu của công ty, hình thức đảm bảo vốn vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Về đề xuất tín dụng: đề xuất của phòng Thẩm định tín dụng cụ thể :

Nội dung Đề xuất phòng Thẩm định tín dụng

Cho vay dài hạn 27.500.000.000 đ

Kết luận và khuyến nghị

- Kết luận:

Qua suốt qua trình thẩm định, đối chiếu với điều kiện khách hàng hiện có cho thấy việc xác định vốn vay dài hạn đối với công ty này đảm bảo quy trình tín dụng hiện tại của NHĐT&PTVN. Vì vậy, Phòng Thẩm định dự án có đề xuất với ban lãnh đạo NHĐT&PTNB trong việc cho vay vốn dài hạn đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành trọng tải 840 tấn /tàu như sau:

+ Cho vay vốn dài hạn: 27.500.000.000 đồng ( hai mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng chẵn).

Thang Long University Library

Page 59: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

51

+ Thời gian cho vay là 6,5 năm (78 tháng) trong đó thời gian thi công là 6 tháng.

+ Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay thả nổi áp điều chỉnh kỳ hạn 3 tháng 1 lần, lãi suất áp dụng cho kỳ đầu tiên là 10,5%

+ Mục đích của việc vay vốn là đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành trọng tải 840 tấn/tàu.

+ Biện pháp bảo đảm tiền vay: Được đảm bảo từ tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị tài sản đảm bảo là 39.725 triệu đồng.

- Khuyến nghị

+ Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm cho 5 tàu sông tự hành hình thành từ vốn vay trong suốt thời gian vay (ưu tiên tại công ty bảo hiểm BIC). Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình là người được thụ hưởng đầu tiên khi rủi ro xảy ra.

+ Việc đầu tư cho vay phải tuân thủ theo quy định cho vay đối với đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

2.5 Đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

2.5.1 Những kết quả đạt được

Qua việc khảo sát công tác thẩm định dự án “Đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu” của công ty TNHH Long Sơn cùng với thực tế tại NHĐT&PTNB, ta có thể nhận ra một số kết quả đạt được trong công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PTNB như sau:

- Hàng năm, số lượng dự án đã được NHĐT&PTNB thẩm định đều tăng chứng tỏ chất lượng thẩm định của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

- Quá trình thẩm định tại NHĐT&PTNB, cán bộ thẩm định đã sử dụng nhiều phương pháp thẩm định cần thiết như phương pháp trình tự, phương pháp giá trị hiện tại thuần…có sử dụng kết hợp các phương pháp thẩm định với nhau. Các phương pháp mà NHĐT&PTNB sử dụng phần nào cũng đã phản ánh được kết quả công tác thẩm định.

- Khi thực hiện thẩm định DAĐT, cán bộ thẩm định luôn tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình thẩm định đã được NHĐT&PTVN soạn thảo. Các bảng biểu, Báo cáo thẩm định của NHĐT&PTNB đều theo đúng quy định hiện hay của NHĐT&PTVN.

- Đội ngũ nhân sự thẩm định của NHĐT&PTNB đều là đội ngũ trẻ nhiệt tình với công việc. Hầu hết, các cán bộ thẩm định đều tốt nghiệp đại học, có tinh thần làm việc

Page 60: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

52

tốt, sáng tạo, đoàn kết. Các cán bộ thẩm định đều thường xuyên trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với nhau, cập nhật các kiến thức mới phục vụ cho công việc của mình.

- Công tác thẩm định tại NHĐT&PTNB mang tính chuyên môn hóa cao. Trước đây, tại NHĐT&PTNB không có sự phân tách giữa những cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng với nhau để thực hiện các dự án có quy mô lớn của ngân hàng. Nhưng hiện nay, NHĐT&PTNB đã có bộ phận thẩm định riêng để thực hiện thẩm định các dự án theo đúng chuyên môn của mình.

- Các trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tại NHĐT&PTNB khá đầy đủ và tiện lợi. Các máy tính của cán bộ thẩm định đều được nối mạng internet để phục vụ cho công tác truy cập thông tin nhanh và hiệu quả.

2.5.2 Một số hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thẩm định tại NHĐT&PTNB vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Quy trình thẩm định của NHĐT&PTNB khá logic nhưng việc đánh giá từng nội dung trong quá trình thẩm định tại vẫn còn sơ sài, mang nặng tính hình thức và chưa đầy đủ. Việc phân tích các nội dung thẩm định mới chung chung chưa thực sự đi sâu vào nhiều khía cạnh. Đặc biệt, nội dung thẩm định kỹ thuật chưa được đánh giá cao, đây là nội dung quan trọng có ảnh hưởng đến việc vận hành dự án sau này nhưng cán bộ thẩm định mới chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ khách hàng và thông tin thu thập thêm bên ngoài.

- Phân tích độ nhạy là vấn đề hết sức quan trọng đối với phân tích dự án, qua đó có thể xác định những biến cố xảy ra đối với quá trình hoạt động dự án sau này. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định của NHĐT&PTNB không để ý đến vấn đề này,ít được cán bộ quan tâm.

- Việc thẩm định tài chính của dự án đôi khi còn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa NHĐT&PTNB và khách hàng thân quen. Như vậy cán bộ thẩm định có thể sẽ lơ là trong việc thẩm định và gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Các thông tin liên quan đến khách hàng được sử dụng trong quá trình phân tích chưa hoàn toàn đầy đủ. NHĐT&PTNB phân tích đánh giá dự án chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo của chủ đầu tư mà các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đủ độ tin cậy do nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Thêm vào đó, các Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp nộp cho ngân hàng có nhiều loại khác nhau dẫn đến khó tiêu chuẩn hóa thông tin.

Thang Long University Library

Page 61: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

53

- Trong quá trình thực tế tại NHĐT&PTNB, tôi nhận thấy đội ngũ cán bộ còn khá trẻ, họ năng động và sáng tạo nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thẩm định những dự án phức tạp. Nên đôi khi dự án họ phân tích vẫn chưa thực sự chính xác và hiệu quả. Thêm nữa, hiện nay kinh tế của tỉnh Ninh Bình đang ngày càng phát triển, NHĐTPTNB phải tiếp nhận rất nhiều dự án nhưng phòng Thẩm định của ngân hàng có số lượng nhân sự chưa được nhiều chỉ có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 cán bộ thẩm định. Với số lượng dự án tiếp nhận nhiều, để đáp ứng yêu cầu về tiến độ thì chất lượng của báo cáo thẩm định chưa cao.

2.5.3 Nguyên nhân

Hạn chế trong công tác thẩm định do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau

2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Nội dung thẩm định còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Khi thực hiện thẩm định dự án, NHĐT&PTNB vẫn chủ yếu tập trung vào khả năng, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của dự án nên các chỉ tiêu đánh giá toàn bộ dự án ít được sử dụng mà mặc nhiên công nhận rằng đó là trách nhiệm chính của chủ đầu tư.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra nhận xét đánh giá, so sánh về dự án, để biết một dự án có đem lại hiệu quả tài chính cao hay không. Nhưng trên thực tế, các chỉ tiêu này vẫn chưa được cán bộ thẩm định NHĐT&PTNB khai thác triệt để.

- Ngân hàng vẫn còn tin tưởng, phụ thuộc vào nhiều nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Việc kiểm tra tính xác thực của thông tin buộc cán bộ thẩm định phải đi thu thập từ nhiều nguồn, đến nhiều nơi nhưng hầu như cán bộ thẩm định thường rút bớt giai đoạn. Do ảnh hưởng của việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng địa bàn trong tỉnh, nhiều khi muốn giữ chân khách hàng vay vốn nếu thông tin có thiếu một tý thì ngân hàng vẫn cho vay.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định tuy đã được đầu tư trang thiết bị nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để, mới chỉ dừng lại ở khâu soạn thảo văn bản, tính toán đơn thuần trên Excel, các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án chưa được ngân hàng nghiên cứu áp dụng nhiều.

- Trình độ năng lực của cán bộ thẩm định vẫn còn nhiều hạn chế nên nhiều khi còn thiếu sót bỏ qua một số bước hoặc thẩm định một cách sơ sài. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ phần lớn là trẻ, có kiến thức, năng lực nhiệt tình với công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Page 62: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

54

2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô

- Pháp luật

+ Hoạt động thẩm định nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung liên quan rất chặt chẽ với các quy định pháp luật ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện nay các văn bản pháp luật quy định về tín dụng vẫn còn đang hoàn thiện nên vẫn chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định, thủ tục rườm rà, vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó làm cho công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

+ Hiện nay, chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các số liệu về khả năng tiêu thụ, chi phí, hoạt động của doanh nghiệp…chỉ là ước tính nên chưa chính xác. Điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng.

- Kinh tế

+ Môi trường kinh tế hiện nay vẫn có nhiều biến động, bất ổn khó dự đoán được. Nền kinh tế thị trường vẫn chưa được định hình rõ ràng nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức và đương đầu với rủi ro trong quá trình hội nhập và phát triển.

+ Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cổ phần trong nước, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng... cũng trở nên gay gắt hơn do ngân hàng nào cũng muốn thu nhiều lợi nhuận, nâng cao uy tín cao đối với khách hàng.

Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư

- Trình độ lập dự án của chủ đầu tư vẫn còn thấp, thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học…Khi trình dự án cho ngân hàng xem xét, doanh nghiệp thường không cung cấp đầy đủ thông tin ngay làm cho thời gian thẩm định DAĐT bị kéo dài. Ngoài ra, chủ đầu tư thường cung cấp thông tin thiếu chính xác về doanh nghiệp và dự án , do vậy làm giảm chất lượng công tác thẩm định tài chính.

- Khả năng quản lý của các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến hiệu quả quản lý dự án chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân về công nghệ thiết bị trên thị trường hiện nay phong phú do vậy rất khó để xác định khả năng sử dụng và vận hành.

Thang Long University Library

Page 63: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc tìm hiểu việc phân tích thẩm định dự án “Đầu tư đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu” của công ty TNHH Long Sơn”, ta cũng đã thấy được phần nào công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PTNB. Mặc dù Ngân hàng cũng đã đạt được những kết quả tốt trong công tác thẩm định nhưng tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn cần phải được khắc phục. Nếu như khắc phục được những hạn chế còn tồn tại thì công tác thẩm định của NHĐT&PTNB sẽ phát triển và thành công hơn trong tương lai.

Page 64: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

56

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình

3.1.1 Định hướng chung

- Phát huy kết quả đã đạt được và trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong những năm tới NHĐT&PTNB tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành chính sách tiền tệ và chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định cùng toàn hệ thống, cơ cấu lại toàn diện hoạt động của BIDIV về tài sản nợ, tài sản có, nền khách hàng và nguồn thu để đảm bảo ổn định, tăng trưởng vững chắc, hiệu quả góp phần hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, từ đó tạo sự chuyển dịch quan trọng nhằm từng bước đưa BIDIV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động bán lẻ vào năm 2012.

- Ngoài ra, NHĐT&PTNB còn tập trung phát triển khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng, luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mở thêm nhiều chương trình khuyến mại dự thưởng dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, công tác tăng trưởng và kiểm soát tín dụng luôn được ngân hàng chú trọng và quan tâm hàng đầu.

3.1.2 Định hướng cụ thể

3.1.2.1 Công tác huy động vốn

- Tiếp tục xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đẩy mạnh các sản phẩm huy động vốn trong dân cư, các sản phẩm mới có tính hấp dẫn cao, tạo lập được nền vốn ổn định. Áp dụng mức lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, chú trọng công tác tiếp thị như tuyên truyền quảng bá sâu rộng trong các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế.

- Tiếp cận các tổ chức có tiềm năng gửi lớn như các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề, các công ty bảo hiểm…Tiếp tục tiếp cận kho bạc các huyện, thị xã. Thu hút khách hàng mới tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các khách hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch. Thực hiện phân loại và có chính sách

Thang Long University Library

Page 65: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

57

khách hàng phù hợp. Gắn các hoạt động tín dụng với dịch vụ, thanh toán để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

- Phấn đấu tỷ trọng tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn huy động tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nguồn huy động theo hướng ổn định, bền vững.

- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng và hiệu quả của các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm.

3.1.2.2 Công tác tín dụng

- Bám sát định hướng kinh tế của tỉnh, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đầu tư vốn cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng. Cho vay vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Gắn tăng trưởng tín dụng với các hoạt động tín dụng: thanh toán, bảo lãnh, trả lương cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp qua tài khoản, sử dụng thẻ ATM…

- Thực hiện kiểm soát tín dụng theo ngành nghề đảm bảo nghiêm túc tuân thủ theo nghị quyết 1148/NQ-HĐQT, cấp tín dụng có chọn lọc, lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt, thị trường tiềm năng, tăng thị phần tín dụng bán lẻ.

- Nâng cao chất lượng tín dụng xếp hạng nội bộ để minh bạch hóa hơn nữa chất lượng tín dụng. Tăng cường kiểm tra giám sát về việc tuân thủ các quy định về quy chế, quy trình cho vay, định giá tài sản đảm bảo.

- Tiếp tục cơ cấu khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng ngoài các khách hàng quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng bán lẻ, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Xây dựng nền khách hàng vững chắc, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động.

3.1.2.3 Công tác dịch vụ

- Củng cố và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Liên kết thanh toán với các nhà cung cấp như các công ty điện lực, điện thoại, cấp nước, vận tải, siêu thị… cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

- Thực hiện việc lắp đặt thêm 3 máy rút tiền tự động ATM( tại địa bàn thành phố Ninh Bình, cụm công nghiệp Gián Khẩu, khu công nghiệp Ninh Phúc) để phục vụ nhu cầu trả lương qua tài khoản của các tổ chức,doanh nghiệp, nhu cầu thanh toán và rút tiền mặt của khách hàng.

Page 66: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

58

- Phối hợp với công ty bảo hiểm BIDIV vận động khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho các tài sản đảm bảo tiền vay, hoàn thành chỉ tiêu khai thác doanh thu phí bảo hiểm được giao.

3.1.2.4 Công tác phát triển mạng lưới, nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch. Mở rộng mạng lưới kênh phân phối qua các hệ thống máy ATM, POS, internet banking…Tiếp tục hoàn tất thủ tục trình NHĐT&PTVN về việc nâng hạng chi nhánh lên doanh nghiệp hạng I vào năm 2010.

- Chú trọng quan tâm hàng đầu đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh, đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng.

- Tăng cường chính sách bồi dưỡng đào tạo, quy hoạch cán bộ, đặc biệt có chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Duy trì thực hiện tốt bộ quy chuẩn đạo đức ngề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử BIDIV trong cán bộ nhân viên.

3.1.2.5 Công tác kiểm tra quản trị điều hành

- Không ngừng tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra thường xuyên về tất cả các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng.

- Duy trì và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, nâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao hình ảnh vị thế và uy tín của BIDIV, tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng khả năng trên thương trường.

- Đảm bảo việc làm thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, gắn quyền lợi phát triển mỗi cá nhân với với quyền lợi phát triển của Chi nhánh, của ngành.

- Thực hiện tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí.

3.1.3 Định hướng chung về công tác thẩm định dự án đầu tư

Hoạt động thẩm định DAĐT phải xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và từ thực tiễn cho vay của chính ngân hàng. Vì vậy, công tác thẩm định dự án cần phải phù hợp với chủ trương, chính sách chung của các Bộ ngành trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời phải phát huy toàn bộ thế mạnh của ngân hàng

Phải tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, quy định, quy trình trong công tác thẩm định DAĐT. Xác định phương hướng nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò của công tác thẩm định DAĐT. Nếu thực

Thang Long University Library

Page 67: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

59

hiện tốt công tác này sẽ giúp Ngân hàng nâng cao được vị thế, uy tín, cũng như quyền lực của mình.

Thẩm định DAĐT phải đứng trên quan điểm người cho vay để xem xét tính khả thi và hiệu quả của dự án. Ngoài ra cán bộ thẩm định phải nhận thức rõ được lợi ích của ngân hàng gắn bó mật thiết và chặt chẽ với lợi ích của dự án.

Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án của ngân hàng, phát triển và nâng cao đội ngũ nhân viên thẩm định cả về số lượng lẫn chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ thẩm định DAĐT cho cán bộ thẩm định và nhân viên thường xuyên bồi dưỡng trao đổi nghiệp vụ chuyên môn.

Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với xu hướng hội nhập trong khu vực và thế giới để công tác thẩm định DAĐT được thực hiện chính xác, nhanh gọn và tiện lợi hơn.

Đặc biệt cán bộ thẩm định của ngân hàng cần phải chú trọng tới công tác kiểm tra sau khi cho vay cẩn thận để tránh trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích gây thiệt hại cho ngân hàng.

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

Qua những phân tích trên, chúng ta hiểu được công tác thẩm định DAĐT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Ngân hàng hiện nay. Để trách tình trạng việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả thì chất lượng tín dụng cần phải được nâng cao hơn. Những hạn chế trong công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PT Ninh Bình vẫn còn tồn tại, nhưng đây là sự cố gắng đóng góp của toàn bộ Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tôi xin được đưa ra một số giải pháp và kiến nghị dưới đây.

3.2.1 Giải pháp về thông tin và công nghệ

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin

Đối với nguồn thông tin nội bộ

Trong công tác thẩm định DAĐT nguồn thông tin đóng vai trò cần thiết và khá quan trọng đối với ngân hàng. Chất lượng của việc thẩm định dự án sẽ phụ thuộc nhiều vào các nguồn thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được vì vậy nguồn thông tin phải đảm bảo tin cậy và tính chính xác cao.

NHĐT&PTNB cần phải xây dựng hệ thống lưu trữ những thông tin đã qua xử lý cũng như những thông tin mới tiếp nhận một cách khoa học dễ dàng truy cập khi cần

Page 68: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

60

thiết. Hệ thống thông tin phải phải được cập nhật liên tục và được phân loại cụ thể theo từng lĩnh vực cũng như từng ngành khác nhau. Điều này là thực sự cần thiết vì đối tượng xin cấp tín dụng không giới hạn ngành nghề kinh doanh nào và những dự án đầu tư của họ rất đa dạng với nhiều lĩnh vực.

Để hệ thống dữ liệu thông tin của NHĐT&PTNB được vận hành tốt, ngoài các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cùng những phần mềm thông dụng, NHĐT&PTNB cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ cao để vận hành và quản lý tốt nguồn thông tin, tránh việc gây hỏng hóc và thất thoát nguồn thông tin gây khó khăn cho cán bộ thẩm định.

Đối với nguồn thông tin bên ngoài

Ngoài các việc yêu cầu chủ đầu tư nộp tài liệu phục vụ cho công tác thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải gặp trực tiếp chủ đầu tư hoặc người lập dự án để phỏng vấn trực tiếp để làm rõ một số vấn đề như trình độ quản lý, chuyên môn…của chủ đầu tư, qua đó xác nhận các thông tin về chủ đầu tư được chính xác hơn. Đồng thời, cán bộ thẩm định của NHĐT&PTNB nên đến cơ sơ kinh doanh sản xuất của chủ đầu tư để kiểm tra, nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu về doanh nghiệp hơn.

Cán bộ thẩm định nên điều tra, tham khảo thêm nguồn thông tin từ các doanh nghiệp trong tỉnh có liên quan đến chủ đầu tư dự án: kiểm tra khách hàng để xem sản phẩm của dự án có tin cậy không, năng suất tiêu thụ như thế nào, kiểm tra các nhà cung cấp để biết thêm khả năng cung cấp nguyên vật liệu có đủ cho dự án không, các phương thức thanh toán hiện nay của doanh nghiệp như thế nào. Đặc biệt, cán bộ thẩm định nên lấy thêm thông tin từ cục Thuế của tỉnh Ninh Bình, nơi theo dõi trực tiếp tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ sẽ cung cấp cho ngân hàng các số liệu cần thiết về doanh nghiệp.

Sử dụng các thông tin về doanh nghiệp do Trung tâm phòng ngừa rủi ro cung cấp. Đây là nơi lưu giữ các thông tin cơ bản của doanh nghiệp, cho phép ngân hàng đánh giá sơ bộ lịch sử phát triển, mức độ rủi ro, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp…

Để kiểm tra tính chính xác về chế độ tài chính kế toán của doanh nghiệp, NHĐT&PTNB có thể thuê các công ty kiểm toán có uy tín kiểm tra để thấy được độ chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cho ngân hàng để xin được vay vốn.

Đánh giá dự án có phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của ngành hay không, cán bộ thẩm định cần phải thường xuyên cập nhật thêm các tài liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ ngành liên

Thang Long University Library

Page 69: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

61

quan đến dự án để có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp hơn. Mục tiêu của giải pháp là xác định tính đúng đắn trong thẩm định cơ sở pháp lý của dự án.

Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định nên tham khảo các thông tin từ các hệ thống các tổ chức, các nhà chuyên môn thuộc các bộ ngành liên quan. Trong trường hợp dự án sử dụng nhiều công nghệ phức tạp, cán bộ thẩm định có thể nhờ đến các chuyên gia bên ngoài chuyên về lĩnh vực công nghệ cụ thể theo yêu cầu.

3.2.1.2 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi ngân hàng trên thị trường ngân hàng hiện nay. Vì vậy, NHĐT&PT Ninh Bình cần phải quan tâm đến đến việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác thẩm định, toàn bộ hệ thống máy tính phải được nội mạng cáp quang đảm bảo việc truy cập và xử lý nhanh chóng.

Ngân hàng nên tiếp tục sử dụng và nâng cấp các phần mềm tính toán các chỉ tiêu tài chính hiện đại để giảm bớt công đoạn tính toán thủ công cho cán bộ thẩm định. Làm tốt công tác này sẽ giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lực và tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng nên thiết kế một chương trình hỗ trợ nghiệp vụ thẩm định từ các công ty trong và ngoài nước để công tác thẩm định tiến hành dễ dàng hơn.

Ngân hàng nên triển khai phần mềm thẩm định dự án Crystal Ball, đây là một chương trình phân tích rủi ro và dự báo rất tốt và dễ sử dụng. Crysta Ball sử dụng các đồ thị trong phân tích và các minh hóa báo cáo nhằm loại trừ các yếu tố bất định khi ra quyết định.

Điều kiện để thực hiện giải pháp trên NHĐT&PTNB cần phải đổi mới thường xuyên hệ thống công nghệ thông tin trong toàn hệ thống, phải có sự hỗ trợ của NHĐT&PTVN trong việc lắp đặt công nghệ mới phục vụ công tác thẩm định. Ngoài ra, NHĐT&PTNB cần phải chấp hành đầy đủ các quy định của tỉnh về sử dụng và khai thác nguồn thông tin, phải có sự kết hợp giữa các cơ quan trong tỉnh như cục thuế của tỉnh, bộ kế hoạch đầu tư của tỉnh… để có thể lấy được thông tin chính xác của dự án. Đối với các dự án có quy mô lớn phải có sự xem xét của Ủy ban nhân dân tỉnh rồi mới ra quyết định đầu tư.

3.2.2 Giải pháp đổi mới nội dung và phương pháp thẩm định

3.2.2.1 Về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn:

Page 70: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

62

Để công tác thẩm định khách hàng có hiệu quả thì thông tin khách hàng cung cấp phải đầy đủ và chính xác. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xác minh tính đúng đắn và trung thực về thông tin và số liệu, yêu cầu khách hàng phải nộp Báo cáo tài chính ít nhất trong 3 năm liền để cán bộ thẩm định có thể đánh giá được xu hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, cán bộ thẩm định nên đánh giá kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực và ngành liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng cần khẩn trương phân tích và đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng như khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của khách hàng.

Trong quy trình thẩm định, NHĐT&PTNB nên dựa trên quy mô vốn vay và tổng số vốn đăng ký của đơn vị mà phân thành các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Với doanh nghiệp có vốn lớn, Ngân hàng nên đi sâu vào phân tích khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trình độ quản lý của doanh nghiệp do việc quản lý doanh nghiệp lớn thường khó khăn hơn và vốn vay cũng lớn hơn. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ hay hộ gia đình, Ngân hàng nên chú trọng hơn về uy tín, khả năng thanh toán, năng lực kinh doanh và các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Nội dung thẩm định phương án vay vốn

NHĐT&PTNB cần thẩm định đầy đủ các nội dung cần thiết để đánh giá dự án một cách toàn diện giúp cho việc đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Các nội dung thẩm định DAĐT đều có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án. Còn hiệu quả tài chính lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế xã hội và quyết định phương án cho vay và thu nợ của ngân hàng.

Khi thẩm định phương diện thị trường, cán bộ thẩm định cần phải thu thập các số liệu thông tin về: số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong khu vực thị trường, mức cầu sản phẩm trong thời gian qua để thấy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới,mức cung ứng thực tế trên thị trường, giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra trong quá trình thẩm định, càn phải lưu ý đến các yếu tố khác như: thị hiếu người tiêu dùng, những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, của nước xuất khẩu…vì nó có ảnh hưởng đến đầu ra của dự án.

Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án phức tạp nằm ngoài khả năng của cán bộ thẩm định, NHĐT&PTNB nên thuê chuyên gia bên ngoài để tránh trường hợp chấp nhận ngay kết quả kỹ thuật đưa đến của doanh nghiệp. Bên

Thang Long University Library

Page 71: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

63

cạnh đó, bản thân cán bộ tín dụng cũng phải nghiên cứu về ngành nghề, sản phẩm dự án do mình phụ trách.

Thẩm định phương diện tài chính là khâu quan trọng nhất quyết định tính khả thi của dự án.

Khi lập nguồn vốn đầu tư, ngân hàng cần phải chú trọng đến chi phí đầu tư dựa trên tham khảo các dự án tương tự điển hình. Ngân hàng không nên dựa vào kế hoạch chi phí do chủ đầu tư đưa ra, tránh tình trạng thừa hay thiếu.

Nếu dự án được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, cán bộ thẩm định của ngân hàng nên tiến hành kiểm tra tính xác thực của từng nguồn vốn, nhất là cam kết đầu tư của các nhà tài trợ cả về số lượng và tiến độ để tránh tình trạng thiếu vốn xảy ra làm giảm tiến độ thi công của dự án.

Ngân hàng nên đưa ra một tỷ lệ lãi suất chiết khấu thích hợp, một dự án có thể được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau và vào từng thời điểm khác nhau nên lãi suất cũng khác nhau. Do vậy, lãi suất chiết khấu phải phản ánh được tổng chi phí cơ hội của tất cả nguồn vốn đó. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính tỷ lệ chiết khấu khác nhau vì thế cán bộ thẩm định nên lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại dự án chứ không nên sử dụng lãi suất ngân hàng làm chiết khấu như hiện nay.

Khi đánh giá hiệu quả về kinh tế xã hội, cán bộ thẩm định phải tính toán thêm các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội của dự án như: mức tăng thu nhập, khả năng tạo việc làm cho người lao động, mức thuế đóng góp cho ngân sách Nhà nước…Đặc biệt, cán bộ thẩm định cần quan tâm hơn đến nội dung đánh giá rủi ro vì nội dung này ít khi đề cập trong hầu hết báo cáo thẩm định.

3.2.2.2 Về phương pháp thẩm định

Hiện nay, NHĐT&PTNB vẫn chỉ sử dụng phương pháp phân tích tài chính theo trạng thái tĩnh của dòng tiền, hệ số chỉ tiêu áp dụng chủ yếu là số liệu gộp. Do đó mức độ chính xác của dự án chỉ tương đối, có thể tiềm ẩn rủi ro. Để khắc phục điều này, ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định DAĐT trong trạng thái động tức là có tính đến giá trị thời gian của dòng tiền, những rủi ro về thị trường đầu vào và đầu ra, có tính đến lạm phát, tỷ giá… để đánh giá được độ bền của dự án.

Khi tiến hành thẩm định về phương diện tài chính, NHĐT&PTNB cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Việc vận dụng các chỉ tiêu này ngoài việc vận dụng đúng và đầy đủ song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đưa ra được các đánh giá, kết luận chính xác về chỉ tiêu đó, lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án phải phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Page 72: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

64

Khi đã tính chính xác dòng tiền và tỷ suất chiết khấu, cán bộ thẩm định nên phân tích thêm độ nhạy của dự án. Đây là điều cần thiết vì các giá trị hiện tại ròng và tỷ suất nội hoàn được tính toán dựa trên giá trị thời gian của dòng tiền nhưng vẫn phải sử dụng yếu tố có tính đến thời điểm. Các yếu tố này mỗi khi thay đổi có thể dẫn đến thay đổi bất lợi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. Việc xem xét các biện động sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra các biện pháp kịp thời và hạn chế rủi ro.

Ngân hàng nên áp dụng hệ chỉ tiêu đánh giá bao gồm: giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn có chiết khấu, chỉ số doanh lợi (PI), điểm hòa vốn qua các năm, phân tích rủi ro…bằng các ứng dụng chương trình phần mềm máy tính chuyên dụng và hiện đại.

Điều kiện áp dụng đổi mới nội dung và phương pháp thẩm định là cán bộ thẩm định NHĐT&PTNB phải không ngừng trau dồi nâng cao trình độ bản thân, luôn thường xuyên học hỏi, cập nhập các thông tin về thẩm định dự án của các ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng quốc tế, để có thể áp dụng vào công tác thẩm định tại NHĐT&PTNB. Bên cạnh đó, sự phát triển của các khu công nghiệp kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới cũng là điều kiện cần thiết để NHĐT&PTNB đổi mới nội dung và phương pháp thẩm định.

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực và công tác điều hành

3.2.3.1 Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định

Nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định DAĐT là để bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư, của ngân hàng và của cộng đồng. Trong công tác thẩm định, yếu tố con người là yếu tố trung tâm đóng vai trò rất quan trọng. Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT thì cần phải có các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm định. Đây cũng là yêu cầu thật sự cần thiết đối với NHĐT&PTNB để thực hiện tốt định hướng trong những năm tới đây:

- Nhìn chung, đội ngũ nhân viên thẩm định của NHĐT&PTNB đều khá trẻ, trên 70% có trình độ đại học. Vì vậy, NHĐT&PTNB nên thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ thẩm định. Để các khóa học có chất lượng cao và chi phí hợp lý thì ngân hàng phải xây dựng chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng đối tượng như cán bộ mới vào nghề hoặc nâng cao kỹ năng cho cán bộ thẩm định lâu năm của ngân hàng. Cuối khóa học nên có kiểm tra đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm tổ chức khóa học sau được tốt hơn.

- Ngoài ra, do đặc thù của mỗi dự án mà NHĐT&PTNB tiếp nhận rất khác nhau có dự án xây dựng khách sạn, nhà chung cư, giao thông, đóng tàu…Để đảm bảo công tác thẩm định hiệu quả và đạt yêu cầu về thời gian, cán bộ thẩm định nên chia thành

Thang Long University Library

Page 73: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

65

từng nhóm và chịu trách nhiệm một số lĩnh vực nhất định. Việc chuyên môn hóa này sẽ làm tăng hiệu quả công tác thẩm định.

- Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định, NHĐT&PTNB cần phải yêu cầu cán bộ thẩm phải nắm vững và hiểu biết nhiều về các lĩnh vực thực tế hiện nay như: kinh tế, kỹ thuật, khoa học, pháp luật, văn hóa xã hội…

- NHĐT&PT Ninh Bình nên thường xuyên giáo dục ý thức, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định để họ nhận thức vai trò quan trọng của minh trong công tác thẩm định DAĐT, và giúp cán bộ thẩm định có tinh thần trách nhiệm, trung thực, tính kỷ luật cao hơn khi tiến hành thẩm định dự án.

- NHĐT&PTNB phải xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân viên giỏi, có tính sáng tạo cao trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với nhân viên chưa hoàn thành tốt công việc, phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời có thể thuyên chuyển sang vị trí khác hoặc cho đi học bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ. Những cán bộ thẩm định có hành vi tiêu cực gây ra tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng phải xử lý nghiêm minh.

- Việc thực hiện tốt công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi cán bộ thẩm định mà còn có sự thanh tra, giám sát thường xuyên của ngân hàng. Vì vậy, NHĐT&PTNB cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và lựa chọn đào tạo các cán bộ thanh tra có năng lực phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao để công tác thẩm định dự án của ngân hàng thực hiện an toàn và trách nhiệm hơn.

3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức điều hành

NHĐT&PT Ninh Bình cần phải có sự phối hợp giữa các phòng ban trong toàn chi nhánh vì các thông tin từ mỗi phòng ban đều rất quan trọng và cần thiết đối với công tác thẩm định, giúp cán bộ thẩm định có thông tin chính xác về khách hàng vay vốn cũng như dự án xin vay.

Cần có sự phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các DAĐT rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Một cán bộ thẩm định không thể am hiểu tất về mọi lĩnh vực kinh doanh. Nếu phân công mỗi cán bộ phụ trách lĩnh vực của mình sẽ giúp họ đi sâu vào lĩnh vực mình tìm hiểu hơn, dễ dàng thu thập thông tin, đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Nhưng vẫn cần phải có sự trao đổi giữa các đồng nghiệp trong phòng thẩm định với nhau.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định DAĐT của Ngân hàng, tránh các sai sót đáng tiếc xảy ra.

Page 74: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

66

Ngân hàng nên quy định chi tiết hơn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ, thuyên chuyển nhân viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thẩm định sang làm công việc khác.

Điều kiện để thực hiện giải pháp cán bộ thẩm định trong ngân hàng phải có tinh thần trách nhiệm cao, tự giác tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo phải là người gương mẫu, có khả năng sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp, trách nhiệm đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. NHĐT&PTNB phải kiện toàn bộ máy hoạt động.

3.2.4 Một số giải pháp khác

3.2.4.1 Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro

Ngoài ra, trong quá trình thẩm định dự án, NHĐT&PTNB vẫn chưa chú trọng công tác dự báo rủi ro, nhất là những rủi mang tính vĩ mô, khó kiểm soát, tính pháp lý cao. Rủi ro này sẽ tác động trực tiếp đến các dự án ngân hàng đang thẩm định, gây rủi ro cho ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ thẩm định phải là người có chuyên môn cao, nắm vững luật kinh doanh, luật đầu tư, các Chính sách của Nhà nước liên quan đến dự án. NHĐT&PTNB cũng nên thành lập một tổ chuyên về dự báo và phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ chế hoạt động linh hoạt để có thời gian đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời để hạn chế tối đa do thiệt hại của rủi ro gây nên.

3.2.4.2 Nên lập ra quỹ dùng cho công tác thẩm định

Công việc thẩm định là một công việc phức tạp, không phải là công việc một sớm một chiều có thể giải quyết ngay được. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao, ngân hàng thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, xuống thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết thêm được tình hình kinh doanh, gặp gỡ tiếp xúc với các bên liên quan đến dự án như: người cung cấp nguyên vật liệu, bạn hàng của chủ đầu tư…Từ những thực tế trên, NHĐT&PTNB nên thành lập quỹ thẩm định riêng nhằm giảm bớt chi phí cho cán bộ thẩm định, đồng thời nó cũng góp phần đào tạo cán bộ thẩm định, tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ…trong quá trình thẩm định.

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, Chính phủ nên có các biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật về kế toán. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt

Thang Long University Library

Page 75: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

67

buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên Báo cáo tài chính.

Để có các số liệu kế toán trung thực, Nhà nước cần phải có chính sách phát triển các công ty kiểm toán độc lập, thực sự mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần phải có các văn bản pháp quy bắt buộc tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng một hệ thống kế toán đồng bộ và thường xuyên thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời vi phạm.

Hiện nay, nước ta chưa có một cơ quan thống kê nào đứng ra tập hợp các số liệu nhằm đưa ra các tỷ lệ trung bình ngành cho các doanh nghiệp và ngân hàng khai thác sử dụng. Vì thế, Nhà nước cần lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

Thứ hai, Chính phủ nên nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản, thông tư cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thực hiện hệ thống hóa các thông tin liên quan đến lĩnh vực mà ngành mình phụ trách. Hàng năm, thông tin phải được công khai, chính xác ở trung tâm thông tin của ngành để giúp ngân hàng và chủ đầu tư tiện lợi trong việc thu thập thông tin.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp và ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của Chính phủ.

Đề nghị các bộ ,ngành cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa các bên đối với kết quả thẩm định trong nội dung các DAĐT.

Thứ ba, Chính phủ phải hoàn thiện công tác công chứng vì các dự án bao giờ cũng đi kèm rất nhiều tài liệu liên quan có giá trị pháp lý nên phải cần đến công tác công chứng. Sự chính xác của công chức sẽ cung cấp những thông tin hồ sơ hợp lệ giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Khuyến khích phát triển các hình thức công ty tư vấn.Các công ty tư vấn sẽ cung cấp thông tin phong phú về đầu tư và DAĐT , giúp các chủ đầu tư lập được dự án có hiệu quả cao, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm định các khía cạnh khác nhau của dự án.

Page 76: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

68

Thứ tư, Nên tổ chức sắp xếp, xếp loại các doanh nghiệp vì hiện nay ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào đánh giá và xếp loại doanh nghiệp nên vẫn gây ra các khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp của công tác thẩm định cho vay vốn. Nếu chính phủ có quy định các tiêu thức xếp loại doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quyết định cho vay bảo đảm an toàn vốn.

Thứ năm, Đề xuất trong thời gian tới, Bộ Tài chính nên phối hợp với hệ thống ngân hàng và các bộ, ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp phân tích và thẩm định dự án phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế để công tác thẩm định của ngân hàng được thực hiện thuận lợi hơn.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM

NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động ngân hàng, điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng. Là cơ quan tham mưu cho chính phủ trong việc xây dựng các văn bản pháp luật dưới luật về tài chính quốc gia. Vai trò của NHNN vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.

Dưới đây là một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

- NHNN cần phải sớm ban hành nội dung và quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ xây dựng, của các ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện nước ta và hòa nhập với thông lệ quốc tế hiện nay.

- Để hỗ trợ công tác thẩm định DAĐT của NHTM, NHNN cần phải mở rộng phạm vi cung cấp thông tin tín dụng, gồm tất cả những thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định DAĐT ngành và bất kỳ tổ chức cá nhân nào có yêu cầu.

- NHNN cũng cần quy định tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam đều phải tham gia vào CIC (trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước), coi đây là yếu tố trách nhiệm bắt buộc.

- Trung tâm CIC không ngừng nâng cao vai trò điều phối và thu thập thông tin từ các nguồn, nên có các văn bản thỏa thuận để thu thập thông tin giữa các bộ ngành như trung tâm thông tin của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương…đồng thời nên mở rộng nguồn thông tin từ nước ngoài. Các nguồn thông tin này sẽ hỗ trợ công tác thẩm định hiệu quả hơn

Thang Long University Library

Page 77: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

69

- Để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ trong luật định, đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung sớm ban hành các thông tư hướng dẫn, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp dụng trong các hoạt động thẩm định cũng như tín dụng.

- NHNN nói chung và các NHTM nói riêng nên thường xuyên tổ chức các hội thi cán bộ tín dụng giỏi trong toàn ngành qua đó vừa khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ của mình, là cơ hội để kiểm tra kiến thức và tìm ra những cán bộ giỏi giàu kinh nghiệm chuyên môn.

- NHNN cần căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế đất nước trong từng thời kỳ để định hướng hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại như cần phải tập trung vào thành phần kinh tế nào, ngành nào, khu vực nào là trọng điểm…để từ đó giúp các ngân hàng thương mại định hướng đầu tư cho chi nhánh của mình.

- Cần có sự hợp tác giữa bộ phận thẩm định của các NHTM với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin vì mỗi ngân hàng đều có thế mạnh riêng trên một số lĩnh vực cụ thể nên rất có ý nghĩa khi bổ sung hỗ trợ cho nhau, đặc biệt đối với các dự án đồng tài trợ.

- Công tác thanh tra giám sát của NHNN phải được đẩy mạnh để kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là trong công tác thẩm định DAĐT của NHTM để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

- Hàng năm các NHTM nên tổ chức tập huấn để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết cho cán bộ thẩm định ở các chi nhánh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác thẩm định tại chi nhánh của mình.

- Trong môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng như hiện nay, nhiều ngân hàng không chịu cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về doanh nghiệp có quan hệ với mình cho ngân hàng khác, chỉ khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản thì ngân hàng cho vay mới biết doanh nghiệp đang nợ ngân hàng khác là bao nhiêu. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần phải có sự hợp tác với nhau trong hoạt động tín dụng, không vì lợi ích cục bộ mà bỏ qua các điều kiện, thủ tục cần thiết khi tiến hành thẩm định. Với những ngân hàng vi phạm, NHNN cần có biện pháp xử lý hành chính nghiêm minh toàn ngành.

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHĐT&PTVN là cơ quan chủ quản của NHĐT&PTNB cũng phải có các biện pháp phối hợp cùng NHĐT&PTNB để tìm ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, và đồng thời phát huy được thế mạnh của chi nhánh để NHĐT&PTNB sẽ không ngừng phát triển trong thời gian tới đây.

Page 78: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

70

Sau đây, là một số kiến nghị:

- NHĐT&PTVN cần phải xây dựng và hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định DAĐT trong toàn hệ thống sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, để các chi nhánh trong toàn ngân hàng sẽ thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn.

- NHĐT&PTVN cần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng để đáp ứng được chương trình hiện đại hóa NHĐT&PTVN, đặc biệt phải quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên, cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống NHĐT&PTVN.

- NHĐT&PTVN cần hỗ trợ chi nhánh NHĐT&PTNB trong việc lắp đặt trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động thẩm định DAĐT như các phần mềm thẩm định và quản lý dự án tiên tiến trên thế giới, máy vi tính nối mạng trong nội bộ hệ thống NHĐT&PTNB.

- NHĐT&PTVN tổ chức nhiều hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, tổ chức hội thi nghiệp vụ thẩm định giỏi dành cho cán bộ thẩm định toàn Ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết phối hợp, tăng tinh thần đoàn kết giữa các chi nhánh với nhau.

- NHĐT&PTVN phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc sử dụng trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng giúp NHĐT&PTNB phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhất và giúp cho cán bộ thẩm định tìm kiếm thông tin chính xác, nhanh chóng.

- Đề nghị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tăng cường mở các lớp tập huấn nâng cao chuyên sâu về thẩm định dự án, tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh với nhau nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng trong toàn hệ thống của ngân hàng.

- Cần phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Hội sở chính tới chi nhánh, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tại mỗi chi nhánh của ngân hàng. Các chỉ tiêu thẩm định dự án sau khi đã được kiểm chứng qua thực tế thì Ngân hàng nên lưu lại và tham khảo thêm các chỉ tiêu của ngân hàng khác. Các thông tin về tình hình phát triển của ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc cần phải cập nhập trên hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng để các chi nhánh có thể tham khảo khi cần tìm kiếm thông tin liên quan đến thẩm định dự án.

- Định kỳ, ngân hàng phải tổng hợp các loại báo cáo, phân tích các ưu điểm đã đạt được đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục các yếu điểm còn tồn tại. Từ đó

Thang Long University Library

Page 79: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

71

đúc kết kinh nghiệm trong toàn hệ thống để làm bài học chung trong lĩnh vực thẩm định DAĐT của NHĐT&PTVN nói chung và NHĐT&PTNB nói riêng.

3.3.3 Kiến nghị với chủ đầu tư

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, các chủ đầu tư dự án nên lựa chọn các dự án phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.

- Các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và xây dựng dự án theo đúng nội dung văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải tính toán đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn huy động, chi phí đầu tư bổ sung tài sản đối với các dự án có thời gian đầu tư dài. Điều này thực sự cần thiết vì hiện nay nhiều khách hàng chưa thực hiện đúng yêu cầu của ngân hàng.

- Các dự án xin vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực để cán bộ thẩm định của ngân hàng không tốn thời gian, chi phí, sức lực khi thẩm định các dự án không được phép hoạt động, không đúng với quy định của pháp luật.

- Các Báo cáo tài chính, các luận chứng kinh tế, các tài liệu thông tin liên quan đến dự án mà ngân hàng yêu cầu cung cấp cho phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính trung thực để kết quả của việc thẩm định chính xác hơn. Vì vậy, các chủ đầu tư phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để hai bên đều có lợi. Căn cứ các thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan về chủ đầu tư cũng như tình hình tài chính giúp cho quá trình thẩm định diễn ra thuận lợi. Từ đó ra các quyết định hợp lý tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng an toàn thu hồi vốn của ngân hàng.

- Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định DAĐT, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư để có những dự án thật sự hiệu quả cho chủ đầu tư. Khi thi công dự án, cần đảm bảo đúng nội dung đã được lập trong dự án theo đúng kế hoạch, nếu có sự cố xảy ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để giả quyết, tránh rủi ro xảy ra khi thi công.

Page 80: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PTNB. Bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân NHĐT&PTNB cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tôi hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị trên sẽ giúp NHĐT&PTNB nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như công tác thẩm định DAĐT nói riêng trong tương lai, nâng cao uy tín và thị thế của mình đối với khách hàng trong tỉnh.

Thang Long University Library

Page 81: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

73

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng ngày các phát triển mạnh mẽ. Có thể nói rằng hoạt động tín dụng là cầu nối trung gian giữa các thành phần kinh tế với nhau, là sự chuyển giao từ tiết kiệm thành đầu tư. Để hoạt động tín dụng an toàn và tốt hơn thì không thể thiếu việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định DAĐT. Đây là điều thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại.

Đề tài này tuy không phải là đề tài mới nhưng nó thực sự là vấn đề quan trọng và được ngân hàng quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết được tổng kết từ những kiến thức đã được học, những lý thuyết thực tiễn và những đề xuất mang tính chủ quan xuất phát từ lý thuyết gắn với thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PTNB. Qua thời gian tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại NHĐT&PTNB, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian có hạn nên trong nội dung phân tích cũng như kiến nghị, giải pháp còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình đã giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Page 82: Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển ninh bình

74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Mai Văn Bạn - giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại Đại học Thăng Long - Nhà xuất bản Tài chính - 2009.

2. TS. Nguyễn Đức Thắng - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Quy định và thủ tục thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình.

4. Một số tài liệu thống kê của ngân hàng đầu tư và phát triển Ninh Bình.

5. Một số luận văn khóa trước.

Thang Long University Library