21
Đề 2: Câu 1: Đặc điểm của tư duy. Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật,hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Tư duy có những đặc điểm sau: -Tính “có vấn đề” của tư duy: +Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng một mục đích mới,vấn đề mới,một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện,phương pháp hoạt động cũ không còn đủ sức giải quyết vẫn đề.Nên phải tìm ra cách thức giải quyết mới,tức là phải tư duy +Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ,chuyển thành nhiệm vụ cá nhân. -Tính gián tiếp của tư duy: Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật,hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ ,phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm cá nhân.Ngoài ra,con người còn dùng ngôn ngữ để tư duy.Do đó,tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người. -Tính trừu tượng và khái niệm của tư duy :Tư duy phản ánh bản chất,chung cho nhiều sự vật,hợp thành một nhóm,một phạm trù,đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể,cá biệt.Nhờ đó,tư duy không giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn cả những nhiệm vụ sau của con người. -Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ :Tư duy trừu tượng,khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ,phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình.Ngôn ngữ cố đinh lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và và bản thân chủ thể tư duy. -Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính,trên kinh nghiệm,cơ sở trực qua sinh động.Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực,là cơ sở của những kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm quy luật. Câu 2: Trình bày các quy luật của cảm giác và tri giác a)Cảm giác ở người diễn ra theo những quy luật nhất định .Những quy luật này rất quan trọng đối với đời sống và công tác,kể cả trong công tác giáo dục và dạy học

Đề cương tâm lý học

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Đề cương tâm lý học

Đề 2:Câu 1: Đặc điểm của tư duy.Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật,hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.Tư duy có những đặc điểm sau:-Tính “có vấn đề” của tư duy:+Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng một mục đích mới,vấn đề mới,một cách thức giải quyết mới mà những phương tiện,phương pháp hoạt động cũ không còn đủ sức giải quyết vẫn đề.Nên phải tìm ra cách thức giải quyết mới,tức là phải tư duy+Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ,chuyển thành nhiệm vụ cá nhân.-Tính gián tiếp của tư duy:Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật,hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ ,phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm cá nhân.Ngoài ra,con người còn dùng ngôn ngữ để tư duy.Do đó,tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người.-Tính trừu tượng và khái niệm của tư duy:Tư duy phản ánh bản chất,chung cho nhiều sự vật,hợp thành một nhóm,một phạm trù,đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể,cá biệt.Nhờ đó,tư duy không giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn cả những nhiệm vụ sau của con người.-Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:Tư duy trừu tượng,khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ,phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình.Ngôn ngữ cố đinh lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và và bản thân chủ thể tư duy.-Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính,trên kinh nghiệm,cơ sở trực qua sinh động.Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực,là cơ sở của những kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm quy luật.

Câu 2: Trình bày các quy luật của cảm giác và tri giáca)Cảm giác ở người diễn ra theo những quy luật nhất định.Những quy luật này rất quan trọng đối với đời sống và công tác,kể cả trong công tác giáo dục và dạy học-Quy luật ngưỡng cảm giác:Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định.giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.Cảm giác có 2 ngưỡng:+Ngưỡng cảm giác phía dưới(ngưỡng tuyệt đối):là cường độ kích thích tối thiểu để gây được cảm giác

Page 2: Đề cương tâm lý học

+Ngưỡng cảm giác phía trên:cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm giác.Phạm vi giữa 2 vùng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được,trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.Mối giác quan thích ứng với một vùng cảm giác nhất định và có những ngưỡng xác định.Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích.Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.-Quy luật thích ứng cảm giác:Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích,khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm và ngược lại.Quy luật thích ứng cảm giác có ở tất cả mọi loại cảm giác,nhưng mức độ thích ứng khác nhau.-Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác:Trong sự tác động này,các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật:Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại.b)Các quy luật cơ bản của tri giác là:-Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định,vai trò và đối tượng trong bối cảnh có thể thay đổi cho nhau,tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh.Quy luật này có nhiều ứng dụng thực tế như kiến trúc,trang trí,ngụy trang,....-Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:Tri giác ở người gắn chặt với tư duy,bản chất của sự vật,hiện tượng;nó diễn ra có ý thức,gọi được tên của sự vật,hiện tượng đang tri giác ở trong óc,xếp được chúng vào một nhóm,một lớp sự vật,hiện tượng nhất định,khái quát vào những từ xác định,Trong tri giác,việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền với việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của nó.-Quy luật về tính ổn định của tri giác:Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi,nó được hình thành trong hoạt động và đối tượng là một điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và trong hoạt động của con người giữa thế giới đa dạng và biến đổi vô tận này.-Quy luật tổng giác:Tri giác còn bị quy định bởi một loạt nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác như:thái độ ,nhu cầu,tình cảm,sở thích...Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người,vào đặc điểm nhân cách của họ đc gọi là hiện tượng tổng giác.-Aỏ giác:Trong một số trường hợp,tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự vật,đây gọi là ảo giác.Aỏ ảnh là tri giác không đúng,bị lệch.Người ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc,hội họa,trang trí..

Đề 4Câu 1: Trình bày quá trình ghi nhớ và vai trò của trí nhớ đối với đời sống con người

• Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ, đó là quá trình tạo nên dấu

Page 3: Đề cương tâm lý học

vết của đối tượng trên vỏ não ,cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có.

• Hiệu quả của quá trình ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc vào động cơ, mục đích của con người

• Có nhiều hình thức ghi nhớ+ Ghi nhớ không chủ định : là loại ghi nhớ không mục đích được đặt ra từ trước, không đòi hỏi phải có sự nỗ lực của ý chí, không dùng một thủ thuật nào ghi nhớ , tài liệu được ghi nhớ 1 cách tự nhiên. Không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ 1 cách có chủ đích giống nhau.+ Ghi nhớ có chủ định (2 loại): là ghi nhớ có mục đích đặt ra từ trước , nó đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định, cần có những thủ thuật và những phương pháp nhất định để đạt được mục đích ghi nhớ

• Ghi nhớ máy móc là ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cách đơn giản tạo nên mối quan hệ bên ngoài giữa các thành phần của tài liệu ghi nhớ không cần hiểu nội dung bên trong.

• Ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ dựa trên cơ sở thông hiểu nội dung cơ sở trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.

• Không có trí nhớ, không có kinh nghiệm không thể có ý thức bản ngã, không hình thành nhân cách được.

• Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lý bình thường.

• Là điều kiện con người phát triển chức năng tâm lý bậc cao.• Trí nhớ giữ các kết quả quá trình nhận thức, nhớ đó con người có thể học tập

và phát triển trí tuệ của mình.Câu 2: Ý chí là gì? Phân tích các phẩm chất của ý chí

• Khái niệm ý chíÝ chí là mặt năng động của ý thức,biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

• Các phẩm chất của ý chí• Tính mục đích + Đây là phẩm chất quan trọng của ý chí giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tri giác.+ Tính mục đích phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý chí.• Tính độc lập+ Đây là phẩm chất quan trọng cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không

Page 4: Đề cương tâm lý học

bị chi phối bởi tác động bên ngoài.+ Tính độc lập không có ý nghĩa bảo thủ, bướng bỉnh chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài, bất luận đúng hay sai.• Tính quyết đoán+ Khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán cân bằng kỹ càng, chắc chắn.+ Tiên đề cho tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự duy cảm.• Tính bền bỉ+ Thể hiện ở sự khắc phụ khó khăn, trở ngại để đạt được mục đính đề ra.+ Bền bỉ không có nghĩa là lì lợm, bướng bỉnh theo đuổi mục đích mù quáng.• Tính tự chủĐó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân, kìm hãm những hoạt động được cho là không cần thiết hoặc có hại trong những trường hợp cụ thể.

Đề 3:Câu 1: Phản xạ có điều kiện là gì? Trình bày các đặc điểm của phản xạ có điểu kiện.

• Khái niệmPhản xạ có điền kiện là phản xạ tự tạo trong từng đời sống của từng cá thể, đáp ứng với môi trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý

• Đặc điểm• Phản xạ có điền kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể:

+ Sinh ra con người chưa có phản xạ điều kiện+ Phản xạ có điều kiện chỉ được hình thành trong quá trình đời sống của con người

• PXCĐK chỉ được hình thành trên vỏ não, có vỏ não bình thường mới có PXCĐK

• PXCĐK được thành lập với kích thích bất kỳ. Ở người tiếng nói là 1 loại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất cứ phản xạ nào.

• PXCĐK báo hiệu gián tiếp kích thích không ĐK sẽ tác động vào cơ.• Không phải lúc nào PXCĐK cũng xuất hiện mà cũng có lúc bị ngừng trệ

hoặc kìm hãm không hoạt động. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện.

Page 5: Đề cương tâm lý học

Câu 2: Nhân cách là gì? Phân tích xu hướng nhân cách của con người

• Khái niệmNC là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người.

• Xu hướng NC• Xu hướng nhân cách là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm

1 hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhânvà quy định sự lựa chọn thái độ của nó. Nó được thể hiện ở nhu cầu hứng thú, lý tưởng, thế giới quan,niềm tin…

• Nhu cầu: là đòi hỏi tất yếu của con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển.+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng+ Nội dung của nhu cầu do những đk và phương thức thỏa mãn nó quy định+ Nhu cầu có tính chu kỳ+ Nhu cầu con người mang bản chất xã hội - lịch sử+ Nhu cầu có 2 loại: vật chất và tinh thần

• Hứng thú : là thái độ đăc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.+ Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.+ Nảy sinh khát vọng hoạt động,tang sức làm việc của con người

• Lý tưởng: là mục tiêu cao đẹp,là hình ảnh mẫu mực,tương đối hoàn chỉnh,có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.+ Lý tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người và các hoạt động vươn tới lý tưởng của mình.+ Lý tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn+ Lý tưởng mang tính giai cấp+ Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách

• Thế giới quan: là hệ thống quan điểm về tự nhiên xã hội và bản thân xác định phương châm hành động của con người.

• Niềm tin: là sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh của các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của con người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân.

Page 6: Đề cương tâm lý học

Đề 6.Câu 1: Tình cảm là gì? Vai trò của tình cảm đối với đời sống

con người.a)Khái niệm tình cảm:Là sự biểu hiện những sắc thái cảm xúc,sự rung cảm của con người đối với sự vật,hiện tượng liên quan đến nhu cầu,mục đích,động cơ của các cá nhân-Các quy luật của tình cảm:lây lan,thích ứng,pha trộn,tương phản,di chuyển,sự hình thành tình cảmb)Vai trò của tình cảm đối với đời sống con người:Trong tâm lý học,người ta xem tình cảm là mặt tập trung nhất,đậm nét nhất của nhân cách con người.Với nhận thức,tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ nhất kích thích con người tìm tòi chân lý,ngược lại,nhận thức là cơ sở,là cái lý của tình cảm,lý chỉ đạo tình,lý và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.Với hành động,tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động,đồng thời tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động.Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của nhân cách:trước hết,tình cảm chi phối tất cả các biểu hiện của xu hướng nhân cách(nhu cầu,hứng thú,lý tưởng,niềm tin),tình cảm là mặt nhân lõi của tính cách,là điều kiện và động lực để hình thành năng lực,là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất cuả con người.Câu 2: Phân tích các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách.1)Yếu tố sinh thể:Bao gồm các yếu tố về cơ thể:Chân,tay,mắt mũi,não bộ,đặc điểm hệ thần kinhYếu tố sinh thể đóng vai trò là tiền đề trong quá trình hình thành tài năng,xúc cảm của cá nhân.2)Yếu tố môi trường:Môi trường xã hội:kinh tế,văn hóa,giáo dục đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách.3)Yếu tố giáo dục:vạch ra phương hướng cho sự hình thành,phát triển nhân cách.Thông qua giáo dục,thể hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội,lịch sử.+giáo dục đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh,di truyền không đem lại được.+giáo dục uốn nắn những thiếu hụt,hạn chế do yếu tố bẩm sinh,di truyền mang lại.+giáo dục uốn nắn những sai lầm về nhân cách.4)Nhóm tập thể:Đóng vai trò giúp cá nhân thiết lập mối quan hệ ảnh hưởng đến nhân cách thông qua dư luận tập thể,hội họp.5)Hoạt động giao tiếp:Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách.

Page 7: Đề cương tâm lý học

Như vậy:Yếu tố sinh thể đóng vai trò là tiền đề.Yếu tố môi trường xã hội có vai trò quyết định.Yếu tố giáo dục,tự giáo dục có vai trò chủ đạoYếu tố nhóm tập thể đóng vai trò liên kết.Yếu tố hoạt động giao tiếp giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Đề 7:

Câu 1: Trình bày bản chất của tư duy và tưởng tượng.

• Bản chất của tư duy:

• Hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã tích lũy được, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó.

• Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra, tức là dựa vào phương tiện khái quát(nhận thức) hiện thực và giữ gìn các kết quả hoạt động nhận thức của loài người trước đó

• Bản chất của quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội, tức ý nghĩ con người được hướng vào giải quyết các nhiệm vụ nóng hổi của giai đoạn lịch sử lúc đó

• Tư duy mang tính chất tập thể, tức là tư duy phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đã đặt ra

• Tư duy là đề giải quyết nhiệm vụ vì vậy nó có tính chất chung của loài người

• Bản chất của tưởng tượng

Tưởng tượng là một “phương thức” của tư duy. Quá trình nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) đến nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng). Tưởng tượng là hệ quả của quá trình tư duy trên xảy ra trong hoạt động não bộ con ngời. Phương thức tưởng tượng nảy sinh trong “đầu” những khái niệm (ngôn ngữ) và hình ảnh (hình tượng) được hình dung dạng cụ thể hoặc trừu tượng, được hình thành trong quá trình trưởng thành của nhận thức. => “tưởng tượng cũng là tư duy mà thôi, nhưng là sự tư duy chủ yếu bằng các hình ảnh” - thì chưa đủ, mà phải còn bằng các khái niệm ngôn ngữ nữa.

Câu 2: Phân tích các giai đoạn của quá trình tư duy.

Page 8: Đề cương tâm lý học

Tư duy là một hành động. Mỗi hành động của tư duy là một quá trình giải quyết 1 nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn. Quá trình tư duy gồm nhiều khâu từ khi gặp vấn đề cho đến khi được giải quyết, cách giải quyết vấn đề này lại có thể nảy sinh vấn đề mới, khởi đầu cho một tư duy mới, có thể phức tạp, lâu dài.

-Tư duy là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn:

1) Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

- Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống. Tình huống là điều kiện quan trọng của tư duy. Song, không phải tình huống nào cũng nảy sinh tư duy. Chỉ có những tình huống mà con người nhận thức rằng “có vấn đề” và cần phải giải quyết nó đễ thỏa mãn nhu cầu thì trong tình huống đó tư duy mới nảy sinh.Ví dụ: một bài toán nhân sẽ là vấn đề đối với một học sinh lớp hai nhưng không phải là vấn đề đối với một sinh viên đại học.- Mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu cá nhân. Một người càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra một cách đầy đủ các mâu thuẫn.- Và nhu cầu của mỗi người cũng rất quan trọng. Nếu người nào có nhu cầu cao trong vấn đề đó thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn những người có nhu cầu cơ bản.Ví dụ: Nhà quản lý có kiến thức cao, từng làm việc nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và có nhu cầu giải quyết vấn đề cao thì sẽ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và toàn diện hơn nhà quản lý có kiến thức thấp mới đi làm và không có mong muốn giải quyết vấn đề.- Trong giai đoạn này cần chú ý tránh xác định chệch hướng vấn đề. Nếu xác định sai sẽ ảnh hưởng đến những bước sau và có thể không tìm ra phương pháp giải quyết.- Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của quá trình tư duy.

2)  Huy động các tri thức, kinh nghiệm• Chủ thể tư duy huy động các tri thức, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề

cần giải quyết từ đó xuất hiện các liên tưởng. Sau khi xác định vấn đề chủ thể tư duy bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tập hợp những kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm học hỏi từ người đi trước có liên quan đến vấn đề, từ đó liên tưởng trong đầu những nội dung có liên quan đến vấn đề.

3) Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết- Các tri thức kinh nghiệm thoạt đầu mang tính chất rộng rãi, bao trùm nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ. Chủ thể tư duy tìm kiếm thông tin từ nhiều phía nên lượng thông tin thu được rất lớn nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác, cần phải lựa chọn những thông tin phù hợp và đáng tin cậy đễ đưa vào giải quyết vấn đề.

Page 9: Đề cương tâm lý học

Ví du: sau khi thu thập thông tin về một vấn đề tâm lý nào đó thông qua những tờ trắc nghiệm người ta không dùng thông tin của tất cả các phiếu mà chỉ dùng những phiếu có nội dung chân thực đễ sử dụng.- Từ cơ sở dữ liệu vừa thu được hình thành một số phương án có thể có đễ giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

4) Kiểm tra giả thuyết- Nên trải qua một quá trình kiểm tra trước khi thực hiện các phương án. Cần kiểm tra xem phương án nào tương ứng với điều kiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Nếu:

• Phương án được khẳng định thì sẽ đi đến giải quyết vấn đề bằng phương án đó.• Phương án bị phủ dịnh thì hình thành một quá trình tư duy mới tìm ra phương án mới phù hợp hơn đễ giải quyết vấn đề.- Trong giai đoạn này sau khi kểm tra các phương án đôi khi chủ thể tư duy sẽ phát hiện ra một số nhiệm vụ mới cần giải quyết.

5) Giải quyết vấn đề- Là khâu cuối cùng của quá trình tư duy.- Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.- Sau khi giải quyết vấn đề đôi khi một số vấn đề mới lại nảy sinh. Lúc đó, một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.- Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Có 3 nguyên nhân thường gặp:• Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ).• Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa.• Tính chất cứng nhắc, khuôn sáo của tư duy.

Đề 8:

Câu 1: giao tiếp là gì? Chức năng cơ bản của giao tiếp.

KHÁI NIỆM: giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

CHỨC NĂNG:

• Chức năng thông tin: qua giao tiếp con người có thể trao đổi truyền đạt cho nhau tri thức, kinh nghiệm. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiêp nhận thông tin. Thu nhận và xử lí thông tin là 1 con đường quan trọng để phát triển nhân cách

• Chức năng cảm xúc: giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng,những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy,giao tiếp là 1 trong những con đường hình thành tình cảm con người.

Page 10: Đề cương tâm lý học

• Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ,thói quen,,,, của mình do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của ng khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình

• Chức năng tự điều chỉnh hành vi: trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác.

• Chức năng phối hợp hoạt động: nhờ có quá trình giao tiếp con ng có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ nhu cầu chung của xã hội hay của 1 nhóm người.

Câu 2: phân tích bản chất tâm lý người

Tâm lí người:• Trong cuộc sống đời thường, chữ “tâm” thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc”, “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”,…được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm.• Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm , thế giới bên trong của con người.• Trong tâm lí học: Tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.Bản chất của hiện tượng tâm lí người:Một số quan điểm về bản chất của hiện tượng tâm lí người:- Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống.- Quan điểm duy vật tầm thường: Tâm lí, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí.- Quan điểm duy vật biện chứng:• Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người.• Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.Quan điểm duy vật biện chứng về  hiện tượng tâm lí người:Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người.* Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự

Page 11: Đề cương tâm lý học

tác động. 

+ Phản ánh cơ học:

+ Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này.+ Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung.+ Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới.+ Phản ánh xã hội: phản ánh các mối quan hệ trong xã hội mà con người là thành viên sống và hoạt động.

+ Phản ánh tâm lí: là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất.- Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành.

* Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí:                                => Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí,…- Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực và sinh động.

Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau, nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển.

- Hình ảnh tâm lí còn mang tính chủ thể và đậm màu sắc cá nhân.

Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sửVì:* Nguồn gốc: thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là quyết định tâm lí con người, thể hiện qua: các mối quan hệ kinh tế-xã hội, đạo đức, pháp quyền, mối quan hệ con người-con người, từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, quan hệ cộng đồng, nhóm,…Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lí con người (như Mark nói: bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người thì tâm lí người sẽ mất bản tính người.* Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách chủ động và sáng tạo.* Cơ chế hình thành: cơ chế lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người có tính quyết định.* Tâm lí hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên không phải là sự “copy” một cách

Page 12: Đề cương tâm lý học

máy móc mà đã được thay đổi thông qua đời sống tâm lí cá nhân. Chính vì thế mỗi cá nhân vừa mang những nét chung đặc trưng cho xã hội lịch sử vừa mang những nét riêng tạo nên màu sắc của mỗi cá nhân.

Đề 9 :

Câu 1: Trình bày đặc điểm của hoạt động?

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra 1 sp tương ứng, nhằm thỏa mãn( trực tiếp hay gián tiếp) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.

Tất cả các hoạt động đều có 1 cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học Leonchiev mô tả như sau:

Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ngay 1 lúc. Động cơ thường hiện thân trong đối tượng,, cùng biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần theo tiến trình của hoạt động.

Hoạt động hợp thành bởi các hành động như các bộ phận của hoạt động. cái mà hanh động nhằm tớ gọi là mục đích, có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận,, có thể coi động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.

Hoạt động bao giờ cũng để giải quyết 1 nhiệm vụ nhằm mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhấ định, túc là mục đích bộ phận đc cụ thể hóa them 1 bước nữa, sự cụ thể hóa này đc quy định bởi n~ đkiện cụ thể nơi diễn ra hành động. nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo 1 cách nào đó ứng với phương tiện là thao tác.

Phân loại hoạt động:

• xét về phương diện ptrieenr cá thể, có 4 loại hình hoạt động kế tiếp nhau:

Hđ vui chơi

Hđ học tập

Hđ lao động

Hđ nghỉ ngơi

Đối với sự ptrien của từng con người cụ thể, trong mỗi giai đoạn hoạc thời kỳ phát triển của nhân cách con người,, tuy có nhiều loại hình hoạt động trong đó vẫn có 1 or nhiều hoạt động đóng vai trò chủ đạo.

• xét về phương diện sản phẩm(vật chất hay tinh thần) ta chia thành 2 loại hoạt động:

hoạt động thực tiễn

Page 13: Đề cương tâm lý học

hoạt động lý luận

• các phân loại khác:

hoạt động biến đổi

hoạt động nhận thức

hoạt động định hướng giá trị

hoạt động giao lưu.

Câu 2: Phân tích sự hình thành và phát triển của ý thức cá nhân?

Ý thức là 1 hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là khả năng con người hiểu đc tri thức(hiểu biết) mà con người đã tiếp thu đc.

Các hienj tượng tâm lý có ý thức của 1 ng đều đc ng đó nhận thức. ngĩa là con người biết rõ mình đang làm gì , nghĩ gì,, hiểu rõ hành vi của bản thân đúng hay sai, tốt hay xấu.

Ý thức đc biểu diễn bằng ngôn ngữ. con người dùng ngôn ngữ để nxet, đánh giá phân tích những hiện tượng tâm lý của mình.

Các hiện tượng tâm lý có ý thức của 1 người thường bao hàm thái độ ít nhìu rõ rệt của ng ấy. ở mức độ cao, ý thức thường đc kèm theo sự dự kiến trc…. Và nhờ đó mà dẫn tới hành động.

Sự hành thành và phát triển ý thức:

Khác với con vật, con người k chỉ thích ứng 1 cách thụ động vs môi trường k chỉ lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên mà con người chủ yếu tác động làm biến đổi thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình. Con ng làm đc nvay là nhờ lao động, có ctrinh lao động, phương pháp lao động, biết phân tíc đánh giá kết quả lao động. làm nvay chính là ý thức. như vậy ý thức ra đòi trong lao động.

Khi lao động cùng nhau , con người cần pải nói vs nhau ý muốn của họ,, xác định mục đích của cả nhóm cùng nhau bàn bạc..nhờ đó làm nảy sinh ngôn ngữ. nhờ ngôn ngữ con ng gọi tên sv, ht, đánh giá hành vi, hành động của mình hay của cả nhóm. Như vậy ngôn ngữ là 1 yếu tố hình thành nên ý thức.

Lao động là 1 dạng hoạt động tập thể. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. vì vậy ý thức ngay từ đầu là sản phẩm của xã hội và luôn luôn là sản phhaamr của xã hội. Cũng với lao động và ngôn ngữ, xã hội là yếu tố hình thành nên ý thức.

ở mối người, ý thức hình thành bằng hoạt động của bản thân thong qua sản phẩm của hoạt động, trong quan hệ giữa mình và người # và sử dụng ngôn ngữ của mình làm công cụ.

Page 14: Đề cương tâm lý học

Đề 5 Câu 1: Trình bày đặc điểm của tri giác.Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC- Tri giác là một quá trình tâm lý.Ví dụ: khi ta có 1 rổ xoài. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó- Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.Vd: nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả xoài trong rổ.- Tri giác phản ánh trực tiếp.- Tri giác không phải là tổng số các cảm giác.Vd: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng... cùng với hiểu biết trước đó của bản thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên.- Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác,giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động.Vd: con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. muốn biết sự việc trên buộc chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác đúng sự việc trên. Tri giác giúp con người Xác định được vị trí của chủ thể đối với sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. Tri giác giúp con người xác định được sự vật hiện tượng đó thuộc loại nhóm sự vật hiện tượng nào, tứclà tri giác “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm. Quan hệ giữa cảm giác và tri giác

Câu 2: ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu đặc biệt ,dùng làm công cụ giao tiêp và công cụ tư duy . mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện 1 chức năng nhất định ở trong hệ thống của mình . Ngôn ngữ đã góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lí của con ng có chat lượng khác hẳn so với con vật . ngôn ngữ đã lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ng , nhờ đó các thế hệ sau có dc sức mạnh tinh thần của thế hệ trước . ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý thức , ngôn ngữ là “ý thức thực tại của con ng ” (c.mac) . như vậy ngôn ngữ có vai trò rât lớn trong đời song tâm lí của con ng , đặc biệt là các quá trình nhận thức .VAI TRO :A, vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính : Đối với cảm giác : khi ngôn ngữ tác đọng dồng thời với sự tác động của sự vật , hiện tượng sẽ làm cho quá trình cảm giác diễn r nhanh hơn , hình ảnh do cảm giác đem lại rõ rang hơn đậm nét hơn , chính xác hơn .Ví dụ , mùa hè thấy 1 ng nói “trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn

Khi nhắc đến ten 1 loại trái cây chua , ta có cảm giác chua - đối với tri giác : ngôn ngữ làm cho tri giác của con ng diễn ra dễ dàng hơn ,

Page 15: Đề cương tâm lý học

nhanh chóng hơn , khách quan hơn , đầy đủ và rõ rang hơn .- vd: nhờ ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác có thể thực hiện 1 cách dễ dàng

và có hiệu quả hơn ,. Tức là , ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ của tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách đối tượng khỏi bối cảnh ( quy luật về tính lựa chọn của tri giác ) và xây dựng hình ảnh chọn vẹn về đối tượng quy luật về tính trọn vẹn của tri giác .

- vai trò của ngôn ngư đối với quá trình quan sat càng cần thiêt hơn vì quan sát là tri giác tich cực có chủ định mục đích (có ý thức ). Tính ý thức đó dc biểu hiện , điều khiển và điều chỉnh nhờ ngôn ngữ , k có ngôn ngữ thì tri giác của con ng vẫn là tri giác của con vật . tính có ý nghĩa của tri giác của con ng là 1 chất lượng mới làm tri giác con người khác xa tri giác con vật , chất lượng mới này biểu đạt thông qua ngôn ngữ .

- đối với trí nhớ ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối vs rí nhớ của con ng . nó tham gia tich cực vào quá trình trí nhớ gắn chạt vs quá trình đó .vd : việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ . +) k có ngôn ngữ k thể thực hiện ghi nhớ có chủ định , sự nghi nhớ có ý nghĩa , kể cả sự ghi nhớ máy móc (học thuộc long …) ngôn ngữ là phương tiện ghi nhớ , là hình thức đẻ lưu giữ kết quả cần nhớ , nhờ nó con ng co thể chuyển hẳn thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con ng , bằng cách này con gn truyền đạt kinh ng , lịch sử từ thế hệ trước cho thế hệ sau .

Đề 5 Câu 1: Trình bày đặc điểm của tri giác.Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC- Tri giác là một quá trình tâm lý.Ví dụ: khi ta có 1 rổ xoài. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó- Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.Vd: nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả xoài trong rổ.- Tri giác phản ánh trực tiếp.- Tri giác không phải là tổng số các cảm giác.Vd: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng... cùng với hiểu biết trước đó của bản thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên.- Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác,giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động.Vd: con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. muốn biết sự việc trên buộc chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác đúng sự việc trên. Tri giác giúp con người Xác định được vị trí của chủ thể đối với sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. Tri giác giúp con người xác định được sự vật hiện tượng đó thuộc loại nhóm sự vật hiện tượng nào, tứclà tri

Page 16: Đề cương tâm lý học

giác “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm. Quan hệ giữa cảm giác và tri giác

Câu 2: ngôn ngữ là 1 hệ thống kí hiệu đặc biệt ,dùng làm công cụ giao tiêp và công cụ tư duy . mỗi kí hiệu chỉ có ý nghĩa và thực hiện 1 chức năng nhất định ở trong hệ thống của mình . Ngôn ngữ đã góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lí của con ng có chat lượng khác hẳn so với con vật . ngôn ngữ đã lưu giữ những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài ng , nhờ đó các thế hệ sau có dc sức mạnh tinh thần của thế hệ trước . ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý thức , ngôn ngữ là “ý thức thực tại của con ng ” (c.mac) . như vậy ngôn ngữ có vai trò rât lớn trong đời song tâm lí của con ng , đặc biệt là các quá trình nhận thức .VAI TRO :A, vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính : Đối với cảm giác : khi ngôn ngữ tác đọng dồng thời với sự tác động của sự vật , hiện tượng sẽ làm cho quá trình cảm giác diễn r nhanh hơn , hình ảnh do cảm giác đem lại rõ rang hơn đậm nét hơn , chính xác hơn .Ví dụ , mùa hè thấy 1 ng nói “trời nóng quá” ta cũng cảm thấy trời nóng hơn

Khi nhắc đến ten 1 loại trái cây chua , ta có cảm giác chua - đối với tri giác : ngôn ngữ làm cho tri giác của con ng diễn ra dễ dàng hơn ,

nhanh chóng hơn , khách quan hơn , đầy đủ và rõ rang hơn .- vd: nhờ ngôn ngữ mà nhiệm vụ của tri giác có thể thực hiện 1 cách dễ dàng

và có hiệu quả hơn ,. Tức là , ngôn ngữ biểu đạt nhiệm vụ của tri giác dưới dạng ngôn ngữ thầm hoặc lời nói giúp cho quá trình tri giác tách đối tượng khỏi bối cảnh ( quy luật về tính lựa chọn của tri giác ) và xây dựng hình ảnh chọn vẹn về đối tượng quy luật về tính trọn vẹn của tri giác .

- vai trò của ngôn ngư đối với quá trình quan sat càng cần thiêt hơn vì quan sát là tri giác tich cực có chủ định mục đích (có ý thức ). Tính ý thức đó dc biểu hiện , điều khiển và điều chỉnh nhờ ngôn ngữ , k có ngôn ngữ thì tri giác của con ng vẫn là tri giác của con vật . tính có ý nghĩa của tri giác của con ng là 1 chất lượng mới làm tri giác con người khác xa tri giác con vật , chất lượng mới này biểu đạt thông qua ngôn ngữ .

- đối với trí nhớ ngôn ngữ có ảnh hưởng quan trọng đối vs rí nhớ của con ng . nó tham gia tich cực vào quá trình trí nhớ gắn chạt vs quá trình đó .vd : việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ . +) k có ngôn ngữ k thể thực hiện ghi nhớ có chủ định , sự nghi nhớ có ý nghĩa , kể cả sự ghi nhớ máy móc (học thuộc long …) ngôn ngữ là phương tiện ghi nhớ , là hình thức đẻ lưu giữ kết quả cần nhớ , nhờ nó con ng co thể chuyển hẳn thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con ng , bằng cách này con gn truyền đạt kinh ng , lịch sử từ thế hệ trước cho thế hệ sau .

Page 17: Đề cương tâm lý học