457
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Tên môn hc: Khoa học Trái đất và Ssng (Earth and Life Sciences) 3. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 4. Stín ch: 3 tín ch- Stiết lý thuyết: 42 tiết - Stiết thc hành: 3 tiết - Stiết thc: 0 tiết 5. Ging viên: - Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý - Giảng viên 2: Các cán bthích hp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học. 6. Mc tiêu môn hc (chuẩn đầu ra): 6.1. Kiến thc: Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hquca nó; Nhớ và hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhớ và hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhớ và hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò ca Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hoạt động này tới môi trường; Nhớ và hiểu được thc trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhim của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sống. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp Phát trin knăng cộng tác, làm vic nhóm; Trau di, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn knăng bình luận, thuyết trình trước công chúng; 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

1. Mã môn học: GEO1050 2. Tên môn học: Khoa học Trái đất và Sự sống (Earth and Life Sciences) 3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 4. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Số tiết lý thuyết: 42 tiết - Số tiết thực hành: 3 tiết - Số tiết tự học: 0 tiết

5. Giảng viên: - Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý - Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học. 6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):

6.1. Kiến thức: Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các

chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó; Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy

quyển, thổ quyển, sinh quyển); Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò

của Trái đất đối với sự sống của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các

hoạt động này tới môi trường; Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được

trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm; Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định hướng khắc phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: 7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%) - Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng

đã được xác định trong mục tiêu của môn học. - Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với

bài giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ; 7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%) Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương

ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học. - Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ) - Tiêu chí đánh giá: Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%) - Hình thức: thi viết (90 phút) - Tiêu chí: Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ Tổng: 10đ

8. Giáo trình, tài liệu - Giáo trình bắt buộc:

1. Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải. Cơ sở Địa lý tự nhiên , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Lưu Đức Hải, Trần Nghi. Giáo trình Khoa học Trái đất. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

3. Nguyễn Như Hiền. Sinh học đại cương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Tài liệu tham khảo: 1. Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 2. Phạm Văn Huấn. Cơ sở Hải dương học, NXB KH&KT Hà Nội, 1991 3. Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐHQGHN,

2005 4. Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. NxB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2007. 5. Tạ Hòa Phương. Trái đất và sự sống. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội,

1983. 6. Tạ Hòa Phương. Những điều kỳ diệu về Trái đất và sự sống. NXB Giáo

dục, 2006. 7. Lê Bá Thảo (chủ biên) và nnk.,. Cơ sở địa lý tự nhiên, tập 1, 2, 3. NXB

Giáo Dục, Hà Nội, 1987. 8. Tống Duy Thanh và nnk. Giáo trình địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2003. 9. Phạm Quang Tuấn . Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng . Nxb ĐHQG

Hà Nội, 2007. 10. Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn

Thanh Sơn, Thủy văn đại cương, T. 1 & 2, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

11. Kalexnic X.V. Những quy luật địa lý chung của Trái Đất. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1973.

9. Tóm tắt nội dung môn học Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm

những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học Mở đầu 1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian; 1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh; 1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng; 1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt

Trời và những hệ quả địa lý của chúng; 1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất; 1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết) 2.1 Khái niệm chung về thạch quyển 2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất; 2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất; 2.4 Tinh thể và khoáng vật 2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và

biến chất); 2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động

đất; núi lửa); 2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa) 2.8 Địa hình bề mặt Trái đất 2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất; 2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình 2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan 2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất 2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

3. Khí quyển (3 tiết) 3.1 Cấu tạo của khí quyển 3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển 3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển 3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu 3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa 3.6 Nước trong khí quyển 3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết) 4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy 4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất 4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước 4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất 4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy 4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy) 4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết) 5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất; 5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất; 5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết) 6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển; 6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất; 6.3. Các đới sinh vật; 6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết) 7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý; 7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng; 7.3. Quy luật địa đới; 7.4. Quy luật phi địa đới; 7.5. Tính nhịp điệu; 7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết) 8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người 8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết) 9.1. Tác động của con người tới Trái đất 9.2. Khái niệm chung về môi trường 9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu

trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường 9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Phụ lục 3- MẪU ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (Kèm theo Quy định về mở mới và điều chỉnh chương trình đào tạo

ban hành theo Quyết định số 1366/QĐ- ĐHQGHN, ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Giám đốc ĐHQGHN)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

(Ghi tên môn học)

1. Mã môn học: MAT1090

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

+ Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

+ Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban đầu về không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc tơ. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các khái niệm ban đầu về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

1

Page 8: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): 1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 1- Đại số và Hình học giải tích. NXB Giáo dục, 2001. 2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải tích. NXB ĐHQG Hà Nội, 2005. 3. Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập hợp và ánh xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm, vành, trường; trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về nghiệm của đa thức, từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức thành tích các nhân tử, một phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn giản. Trong phần ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề cơ bản của không gian véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa lên trường hợp nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian mà sinh viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh xạ tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu hiệu nhận dạng từng loại.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT) 1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp. 1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ. 1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức. 1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử. 1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực. 1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản. Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính (8 giờ LT; 4 giờ BT) 2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận. 2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2

Page 9: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận. 2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý Kronecker-Capelli. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss. Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT) 3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính. 3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi tọa độ khi chuyển cơ sở. 3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn. Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT) 4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính. 4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính. 4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính. 4.4. Dạng toàn phương. Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT) 5.1. Đường thẳng và mặt phẳng. 5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết đường bậc hai. 5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản. 5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

3

Page 10: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIẢI TÍCH 1

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm một biến. Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích, giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 2, Phép tính giải tích một biến số. NXB Giáo dục, 2001.

2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

1

Page 11: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3. James Stewart. Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược. Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài

tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

2

Page 12: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1. Chuỗi số.

5.2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4. Khái niệm chuỗi hàm.

5.5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

3

Page 13: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIẢI TÍCH 2

1. Mã môn học: MAT1092

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất phép tích phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo hướng ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): 1. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. Toán học cao cấp, Tập 3- Phép tính giải tích nhiều biến số. NXB Giáo dục, 2008. 2. Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân. NXB ĐHQG Hà Nội, 2005. 3. James Stewart. Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th edition, June, 2007

1

Page 14: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn, tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…): Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản. 1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến. 1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao. 1.4. Vi phân toàn phần. 1.5. Đạo hàm theo hướng. 1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn. 1.7. Cực trị của hàm nhiều biến. 1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp. 2.2. Cách tính tích phân hai lớp. 2.3. Tích phân ba lớp. 2.4. Cách tính tích phân ba lớp. 2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT) 3.1. Tích phân đường loại một. 3.2. Tích phân đường loại hai. 3.3. Tích phân mặt loại một. 3.4. Tích phân mặt loại hai. 3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

2

Page 15: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp II.

3

Page 16: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

XÁC XUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

- Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số phân bố thường gặp trong thực tế.

- Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

- Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống.

Về kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên - ngành học của mình.

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, Minitab, R, S-plus,...)

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

1

Page 17: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và hồi quy.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2

Page 18: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc, liên tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp χ2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

3

Page 19: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đơn.

Bài tập

4

Page 20: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA: Vật lý

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: CƠ - NHIỆT

1. Thông tin về giảng viên

Họ và tên giảng viên Học hàm - Học vị Đơn vị công tác

1 Nguyễn Huy Sinh GS. TS. Khoa Vật lý

2 Bạch Thành Công GS.TS. Khoa Vật lý

3 Tạ Đình Cảnh PGS. TS. Khoa Vật lý

4 Lê Thị Thanh Bình PGS. TS. Khoa Vật lý

5 Lê Văn Vũ PGS. TS. Khoa Vật lý

6 Ngô Thu Hương PGS. TS. Khoa Vật lý

7 Ngạc An Bang TS. Khoa Vật lý

8 Đỗ Thị Kim Anh TS. Khoa Vật lý

9 Phạm Nguyên Hải TS. Khoa Vật lý

10 Nguyễn Anh Tuấn TS. Khoa Vật lý

11 Nguyễn Việt Tuyên TS. Khoa Vật lý

12 Nguyễn Ngọc Đỉnh ThS. Khoa Vật lý

2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Cơ - Nhiệt - Số tín chỉ: 3 - Mã môn học: PHY1100 - Môn học: bắt buộc - Các môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091) - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động

1

Page 21: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Nghe giảng lý thuyết: 33 + Làm bài tập/thảo luận trên lớp: 9 + Tự học: 3 - Ngôn ngữ giảng dạy và kiểm tra đánh giá: Tiếng Việt - Hình thức kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn): thi viết - Hoạt động học tập: Nghe giảng trên lớp, thảo luận/ trao đổi, bài tập trên lớp, tự học, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra (thi) cuối kỳ. 3. Mục tiêu của môn học Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.1 Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động lực học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học. - Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương

pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/ cử nhân,kỹ sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

2

Page 22: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế đời sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

3.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình). 3.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích, phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên. 4. Tóm tắt nội dung môn học Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học - Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh. - Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết động học phân tử 5. Nội dung chi tiết môn học

Phần 1. CƠ HỌC Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

3

Page 23: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc 2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên,

chuyển động tròn

4

Page 24: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0) 3.1. Ba định luật Newton và áp dụng 3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng 3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa) 3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán

tính ly tâm, lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0) 4.1. Năng lượng, công và công suất 5.2. Động năng. Định lý động năng 4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng 4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng 4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0) 5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm 5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn 5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định 5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen 5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng 5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1) 6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa 6.2. Tổng hợp dao động 6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng 6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc 6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng 6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng 6.7. Hiệu ứng Doppler

5

Page 25: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1) 7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ 7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn 7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler 7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1) 8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo 8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp 8.3. Phép biến đổi Lorentz 8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian 8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính 8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học 9.2. Các thang nhiệt giai 9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0) 10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động 10.2. Nhiệt dung của vật chất 10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học 10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng 10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình. 11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương

trình cơ bản của thuyết động học phân tử 11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

6

Page 26: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman 11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do 11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng 11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán 12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt 12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch 13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động

lực học theo Thomson và theo Clausius 13.3. Chu trình Carnot 13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt 13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy 13.6. Ý nghĩa của Entropy 6.Học liệu: 6.1 Học liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

2. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt nam, 2010.

3. D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh, Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

4. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục, 2007.

6.2 Học liệu tham khảo: 1. R.A.Serway and J.Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Books/Cole, 6th edition, 2004.

7

Page 27: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2. Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB ĐHQGHN, 1995.

3. Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009. 4. Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại

cương Tập 1, NXB Giáo dục, 1993. 5. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB

ĐHQGHN, 2005. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Tổng cộng

Kiểm tra đánh giá

Lên lớp Tự học, tự nghiên

cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Phần 1. Cơ học 27

Nội dung 1: Chương 1 và chương 2 3 3

Nội dung 2: Chương 3 3 3

Nội dung 3: Chương 4 + chương 2 2 1 3

Nội dung 4: Chương 5 3 3

Nội dung 5: Chương 3+4+5 3 3

Nội dung 6: Chương 6 3 3

Nội dung 7: Chương 6 + chương 7 1 1 1 3

Nội dung 8: Chương 7 + chương 8 2 1 3

Nội dung 9: Chương 8 2* 1 3 Kiểm tra giữa kỳ

Phần 2. Nhiệt học 18 Nội dung 10: Chương 9 và chương 10 3 3

Nội dung 11: Chương 10 + 11 3 3

Nội dung 12: Chương 11 + chương 10 2 1 3

Nội dung 13: Chương 12 + chương 11 2 1 3

Nội dung 14: Chương 13 3 3

Nội dung 15: Chương 13+12 1 2 4 Ôn tập

8

Page 28: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Cộng 33 9 3 45 * Bao gồm cả thời gian kiểm tra giữa kỳ.

9

Page 29: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7.2. Lịch trình cụ thể cho từng nội dung Tuần 1: Nội dung 1:Chương 1: Mở đầu vật lý học và Chương 2: Động học

chất điểm

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết (3 gtc)

Giảng đường

- Như nội dung chương trình của chương 1 và chương 2

- Đọc TL 1, tr 7-11. - Đọc TL 2, tr. 12-35.

Tuần 2 : Nội dung 2: Chương 3: Động lực học chất điểm

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết (3 gtc)

Giảng đường

- Như nội dung chương trình của chương 3

- Đọc TL1, tr.31-54, tr. 131-143. - Đọc TL 2, tr.49-53 - Làm bài tập ch.2&3 do GV giao

Tuần 3 : Nội dung 3: Chương 4: Công và năng lượng và Chương 2: Động học chất điểm (tiếp theo-bài tập)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (2 gtc) -Bài tập (1gtc)

Giảng đường

- Như nội dung chương trình của chương 4 - Giải bài tập chương 2

- Đọc TL1, tr.55-68, tr. 73-80. - Đọc TL2, tr. 67-71, tr. 85-89. - Hoàn chỉnh bài tập ch.2 - Làm bài tập ch.4 do GV giao

Tuần 4 : Nội dung 4: Chương 5: Chuyển động của vật rắn

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (3 gtc)

Giảng đường

- Như nội dung chương trình của chương 5

- Đọc TL2, tr.141-154. - Làm bài tập ch.5 do

10

Page 30: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

GV giao

11

Page 31: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Tuần 5: Nội dung 5: Chương 3 + 4 +5 (tiếp theo – Bài tập)

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Bài tập (3gtc)

Giảng đường

- Giải bài tập chương 3 - Giải bài tập chương 4 - Giải bài tập chương 5

- Hoàn thiện bài tập các chương 3, 4 và 5.

Tuần 6: Nội dung 6: Chương 6: Dao động và sóng cơ,

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

- Lý thuyết (3 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 6 với các mục 6.1 đến 6.5.

-Tinh toán chi tiết dẫn đến các mối liên hệ các hệ quả tương đối tính trong các mục 6.1, 6.4 và 6.5. -Tự học và nghiên cứu các mục 6.6 và 6.7. - Đọc TL1, tr. 145-152. - Đọc TL2, tr.122-130.

Tuần 7: Nội dung 7: Chương 6 : Dao động và sóng cơ và chương 7: Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (1gtc) - Bài tập (1 gtc) - Tự học (1 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 7, nhưng không thực hiện các phép chứng minh các định luật Kepler ở mục 7.3. - Giải bài tập chương 6

- Đọc TL1, tr. 91-105. - Đọc TL2, tr. 98-102. -Tính toán chi tiết dẫn đến các mối liên hệ các hệ quả tương đối tính trong các mục 6.1, 6.4 và 6.5.

Tuần 8 : Nội dung 8: chương 7: Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm và Chương 8: Cơ sở của thuyết tương đối hẹp

Hình Thời Nội dung chính Yêu cầu SV Ghi

12

Page 32: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

thức tổ chức dạy

học

gian, địa

điểm

chuẩn bị chú

- Lý thuyết (2 gtc) - Tự học (1 gtc)

Giảng đường

- Như nội dung chương trình của chương 8 các mục từ 8.1 đến 8.2. - Giải bài tập chương 6

- Đọc TL2, tr.173-180. - Hoàn thiện các bài tập ch.6.

Tuần 9 : Nội dung 9: Chương 8: Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (tiếp theo) và Kiểm tra giữa kỳ

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

- Lý thuyết (2 gtc) - Tự học (1 gtc)

Giảng đường Thư viện /KTX

-Tự học, nghiên cứu các mục 8.3 và 8.6. - Kiểm tra nội dung kiến thức phần cơ học

- Tự học, nghiên cứu các mục 8.5 và 8.6. - Kiểm tra giữa kỳ - Ôn tập phần cơ học

Tuần 10: Nội dung 10: Chương 9: Nhiệt độ và Chương 10: Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết ( 3 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 9. -Như nội dung chương trình của chương 10 các mục từ 10.1 đến 10.3

-Đọc TL2, tr.09-15, tr. 67-87. - Đọc TL1, tr. 195-203. -Làm bài tập ch.10 do GV giao

Tuần 11: Nội dung 11: Chương 10: Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học(tiếp theo) và Chương 11: Thuyết động học chất khí

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 10, các mục từ 10.4 đến 10.5

- Đọc TL2, tr. 28-50, tr. 94-99. - Đọc TL1, tr. 209-

13

Page 33: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

(3 gtc)

-Như nội dung chương trình của chương 11 các mục từ 11.1 đến 11.3

218, tr. 229-239. - Đọc TL3, tr.224-228 và 232-234 -Làm bài tập ch.11 do GV giao

Tuần 12: Nội dung 12: Chương 10: Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (tiếp theo-bài tập) và Chương 11: Thuyết động học chất khí

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết (2 gtc) Bài tập (1 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 11 các mục từ 11.4 đến 11.7 - Giải bài tập chương 10

-Đọc TL1, tr.229-242 và TL3, tr.235-246 - Hoàn thiện bài tập chương 10. - Làm bài tập ch.11 do GV giao

Tuần 13: Nội dung 13: Chương 12: Các hiện tượng động học trong chất khí

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (2gtc) -Bài tập (1 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 12 -Giải bài tập ch.11 -Nội dung chương 13, tập trung khái niệm quãng đường tự do trung bình và các hiện tượng khuyếch tán, dẫn nhiệt

- Làm bài tập ch.12 do GV giao - Đọc TL1, tr.244-249 - Đọc TL2, tr.94-99 -Tự học, nghiên cứu nội dung chương 13 qua các TL1, TL5 -Hoàn thiện bài tập ch.11

Tuần 14: Nội dung 14: Chương 13: Entropy và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (3 gtc)

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 13 các mục từ 13.1 đến 13.4

-Đọc TL2, tr.113-133. - Đọc TL1, tr.258-263. - Làm bài tập ch.13

14

Page 34: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

do GV giao Tuần15: Nội dung 15: Chương 13: Entropy và nguyên lý thứ hai của nhiệt

động lực học(tiếp theo-lý thuyết), Chương 12: Các hiện tượng động học trong chất khí (tiếp theo-bài tập) và Tổng kết môn học

Hình thức tổ

chức dạy học

Thời gian, địa

điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

-Lý thuyết (1 gtc) - Bài tập (2 gtc) - Tổng

kết môn học

Giảng đường

-Như nội dung chương trình của chương 13 các mục 13.5 và 13.6 -Giải bài tập ch.12 + 13 -Nội dung kiến thức phần nhiệt học

-Đọc TL1, tr.265-273 -Hoàn thiện bài tập ch.12 +13 -Tự học, nghiên cứu nội dung chương 13 qua các TL1, TL5 -Ôn tập phần nhiệt học

8. Chính sách đối với môn học: - Đối với người học: người học được dự thi kết thúc môn học khi đủ các điều

kiên sau: + Có mặt trên lớp không dưới 80% số giờ trên lớp của môn học + Có đủ các điểm thành phần của môn học

- Đối với giảng viên: môn học được giảng dạy trong 1 học kỳ, mỗi tuần 3gtc bao gồm các hoạt động giảng dạy lý thuyết, bài tập và tự học/nghiên cứu

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học 9.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số

100%

Kiểm tra thường xuyên

(chuyên cần)

KT việc nắm được các luận điểm về lý thuyết, biết vận dụng các chiến thuật giả bài tập ở mức độ trung bình

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học

20%

Kiểm tra giữa kỳ

KT việc nắm vững các quy luât vật lý, biết vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng giải quyết những vấn đề, bài tập, vận dụng các luận điểm lý thuyết đã học ở mức độ trung bình

20%

15

Page 35: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thi kết thúc KT việc hiểu sâu lý thuyết, đánh giá được giá trị của lý thuyết trên cơ sở liên hệ với thực tế

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề thực tiễn(bài tập, hiện tượng)

60%

9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

9.2.1. Bài tập cá nhân - Về nội dung: + Nắm được nội dung cơ bản của từng chương + Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao + Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu

do người học tự tìm. -Về hình thức:

Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm. 9.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ

Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự luận trên lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:

-Về nội dung: + Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra + Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải

quyết được vấn đề -Về hình thức:

+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định

• Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí

Điểm Mức độ đạt tiêu chí 9 - 10 Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7 - 8 Đạt 70-80% 3 tiêu chí

5 - 6 Đạt 50-60% 3 tiêu chí

Dưới 5 Đạt dưới 50% 3 tiêu chí

9.2.3. Bài thi hết môn

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.2.

16

Page 36: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

* Ghi chú: Do đặc thù môn học gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong việc ra đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra giữa kỳ nên đảm bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.

Lịch thi, kiểm tra: Theo lịch chung của Phòng Đào tạo

Giảng viên Chủ nhiệm bộ môn Chủ nhiệm khoa

17

Page 37: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ VẬT LÝ ĐIỆN QUANG

1. Thông tin về giảng viên

TT Họ và tên Chức danh, học

vị

Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849

2 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352

3 Phạm Văn Bền PGS.TS.GVC ĐH KHTN

4 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904 229

007

5 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN

6 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN

7 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN

9 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN

9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN

10 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN

11 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN

12 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN

13 Nguyễn Huy Sinh GS. TS.GVC ĐH KHTN

14 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN

15 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545

16 Đặng Thanh Thủy ThS.GV ĐH KHTN 0912948671

17 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN

18 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN

19 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN

20 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Điện-Quang

1

Page 38: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Mã môn học: PHY1103 - Số tín chỉ: 3 - Môn học: bắt buộc - Các môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091) - Các môn học kế tiếp: + Điện động lực học + Lý thuyết trường

+ Vật lý Nguyên tử + Vật lý Hiện đại - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Lý thuyết Điện từ: 14 + Bài tập Điện từ : 9 + Lý thuyết Quang học: 14 + Bài tập Quang học: 7 + Tự học xác định: 0 + Kiểm tra, đánh giá: 1 - Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học:

+ Khoa Vật Lý Trường Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội

3. Mục tiêu môn học 3.1 Mục tiêu kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và Quang học - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

3.2 Mục tiêu kỹ năng: Phần Điện từ: -Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này. -Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung từng chương của chương trình. Phần Quang học: - Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang điện và ứng dụng của chúng.

2

Page 39: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

3.1.3 Mục tiêu về thái độ người học: - Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực tiễn.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Phần Điện từ: Môn học Điện và từ cung cấp cho người học: - Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz… - Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday... - Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học: Trình bày: + Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,

nhiễu xạ và phân cực ánh sáng + Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu

ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không giải thích được. 5. Nội dung chi tiết môn học

Phần Điện –Từ Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 1.1. Điện tích, định luật Coulomb. 1.2. Điện trường, cường độ điện trường. 1.3. Định luật Gauss. 1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường. Nội dung 2:

3

Page 40: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 2.1. Điện thế, hiệu điện thế. 2.2. Tụ điện, ghép tụ điện. 2.3. Năng lượng điện trường. 2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế. Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 3.1. Mật độ dòng điện, điện trở. 3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz. 3.3. Các quy tắc Kirchhoff 3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện. Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập) 4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace. 4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn. 4.3 Lực Lorentz. 4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5: Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday. 5.2. Tự cảm, hỗ cảm. 5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ. 5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ. Phần Quang học: Nội dung 6 Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 6.1 Thí nghiệm Young 6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe 6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa 6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc 6.3. Giao thoa bản mỏng 6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng. 6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày. 6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot 6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập Nội dung 7

4

Page 41: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer 7.2 Nhiễu xạ Fresnel 7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel. 7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ 7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer 7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp 7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn 7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe 7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe 7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử 7.4 Nhiễu xạ tia X Bài tập Nội dung 8 Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline 8.1.1 Thí nghiệm 8.1.2 Giải thích 8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực. 8.2.1 Phân cực thẳng 8.2.2 Phân cực tròn 8.2.3 Phân cực ellip 8.2.4 Ánh sáng tự nhiên. 8.3. Định luật Malus. 8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết. 8.5. Các bản bước sóng (λ/4, λ/2. λ) và ứng dụng Bài tập Nội dung 9 Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 9.1 Bức xạ nhiệt 9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt 9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt 9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

5

Page 42: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết photon) của Einstein 9.2.2. Hiệu ứng quang điện 9.2.3 Hiệu ứng Compton 6. Học liệu Phần Điện –Từ :

6.1. Học liệu bắt buộc 1- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker. Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996. 2-R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson Brooks/Cole, 6th edition, 2004. 6.2. Học liệu tham khảo

3-Tôn Tích Ái. Điện và từ. NXB ĐHQGHN, 2004.

4- Nguyễn Châu và n.n.k. Điện và từ . NXB Bộ GD&ĐT, 1973. 5-Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ. Vật lý đại cương tập II. NXB Giáo dục, 2001. 6-Vũ Thanh Khiết. Điện và từ, NXB Giáo dục 2004. Phần Quang học: 6.1 Học liệu bắt buộc 1. Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007

6.2 Học liệu tham khảo 2. David Halliday

Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản giáo dục, 1998 3. Ngô Quốc Quýnh, Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1972 4. Lê Thanh Hoạch, Quang học, Nhà xuất bản Đại học KHTN,1980 5. Eugent Hecht

Optics , 4th edition, (World student series edition), Adelphi University Addison Wesley, 2002

6. Joses-Philippe Perez Optique, 7th edition, Dunod ,Paris, 2004

7. B.E.A.Saleh, M.C. Teich Fundamentals of Photonics Wiley Series in pure and applied Optics, New York, 1991

6

Page 43: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7. Hình thức tổ chức dạy học

Phần Điện –Từ 7.1 Lịch trình chung

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên

cứu Lý thuyết Bài tập Thảo luận

Nội dung 1 3 2 0 0 0 5 Nội dung 2 3 1 0 0 0 4 Nội dung 3 2 1 0 0 0 3 Nội dung 4 3 3 0 0 0 6 Nội dung 5 3 2 0 0 0 5

Kiểm tra giữa kỳ (Điện) 1 Nội dung 6 4 2 0 0 0 6 Nội dung 7 4 2 0 0 0 6 Nội dung 8 3 2 0 0 0 5 Nội dung 9 3 1 0 0 0 4

Tổng 28 16 0 0 0 45 7.2 Lịch trình cụ thể Tuần 1 Nội dung 1 Chương 1: Điện tích và điện trường

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

1.1. Điện tích: Định luật Coulomb. 1.2. Điện trường, cường độ điện trường . 1.3. Định lý Gauss.

Đọc trước các mục 1.1, 1.2, 1.3, chương 1.

Tuần 2 Nội dung 2 Chương 2: Điện thế

Hình thức tổ

Thời gian, Nội dung chính Yêu cầu sinh

viên chuẩn bị Ghi

7

Page 44: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

chức dạy học

địa điểm chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

2.1. Điện thế, hiệu điện thế. 2.2. Tụ điện, ghép tụ điện. 2.3. Năng lượng điện trường.

Đọc trước các mục 2.1, 2.2, 2.3, chương 2.

Tuần 3: Nội dung 1 và 2 Chương 1: Điện tích, điện trường, Chương 2 : Điện thế

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Bài tập 3 giờ

Giảng đường

1.4. Bài tập chương 1: Bài tập về điện tích và điện trường. 2.4 Bài tập chương 2 : Bài tập về điện thế.

Làm đầy đủ tất cả các bài tập đã được giao

Tuần 4: Nội dung 3 Chương3: Dòng điện

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết 2 giờ. Bài tập 1 giờ

Giảng đường

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở. 3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lentz. 3.3. Các định luật Kirchhoff. 3.4 Bài tập chương 3 : Bài tập về dòng điện.

Đọc trước các mục 3.1, 3.2, 3.3 chương 3. Làm đầy đủ tất cả các bài tập đã được giao

Tuần 5: Nội dung 4 Chương 4: Từ trường

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace. 4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

Đọc trước các mục 4.1, 4.2, 4.3 chương 4.

8

Page 45: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.4. Lực Lorentz.

Tuần 6: Nội dung 4 Chương 4: Từ trường

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Bài tập 3 giờ

Giảng đường

4.4 Bài tập chương 4: Bài tập về từ trường.

Làm đầy đủ tất cả các bài tập đã được giao

Tuần 7 Nội dung 5 Chương 5: Cảm ứng điện từ

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday. 5.2. Tự cảm, hỗ cảm. 5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

Đọc trước các mục 5.1, 5.2, 5.3 chương 5.

Tuần 8: Nội dung 5 và kiểm tra giữa kỳ Chương 5:Cảm ứng điện từ

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Ghi

chú

Bài tập 2 giờ

Giảng đường

5.4. Bài tập chương 5: Bài tập về cảm ứng điện từ

Làm đầy đủ tất cả các bài tập đã được giao

Kiểm tra, đánh giá 1 giờ

Giảng đường

Kiểm tra giữa kỳ

Tuần 9 Nội dung 6 Chương 6: Giao thoa ánh sáng

Hình thức Thời gian, Nội dung chính Yêu cầu sinh viên Ghi

9

Page 46: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

tổ chức dạy học

địa điểm chuẩn bị chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

6.1 Thí nghiệm Young 6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe 6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa 6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc 6.3. Giao thoa bản mỏng 6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng 6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày

Đọc tài liệu số 1 ( tr.149-177)

Kiểm tra, Đánh giá

Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu ở nhà theo những nội dung chỉ ra ở trên

Tư vấn Chương 6 Tuần 10 Nội dung 6 Chương 7: Giao thoa ánh sáng

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết 1 giờ

Giảng đường

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot 6.5 Giao thoa kế Michelson

Đọc tài liệu số 1 ( tr.177-192)

Bài tập 2 giờ

Làm bài tập trước khi đến lớp của sinh viên

Bài giải các bài tập đã cho

Kiểm tra, đánh giá

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên

Đọc, ghi chép tóm tắt theo yêu cầu của giảng viên

Tư vấn Chương 6 Tuần 11 Nội dung 7 Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng

Hình thức

tổ chức Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

10

Page 47: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

dạy học Lý thuyết

3 giờ Giảng đường

7.1Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer 7.2 Nhiễu xạ Fresnel 7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel. 7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ 7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer 7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp 7.3.2. Nhiễu xạ qua 1 lỗ tròn

1 Đọc tài liệu số 1 (tr. 201-220 )

Kiểm tra, đánh giá

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên

Đọc, ghi chép tóm tắt theo yêu cầu của giảng viên

Tư vấn Chương 7 Tuần 12 Nội dung 7 Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết 1 giờ

Giảng đường

7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe 7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe 7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử 7.4 Nhiễu xạ tia X

Đọc tài liệu số 1 ( tr.221-233)

Bài tập 2 giờ

Bài tập về Nhiễu xạ ánh sáng

Làm bài tập đầy đủ

Kiểm tra, Chuẩn bị bài trước khi đến Đọc, ghi chép tóm tắt

11

Page 48: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

đánh giá lớp của sinh viên theo yêu cầu của giảng viên

Tư vấn Chương 7 Tuần 13: Nội dung 8 Chương 8: Phân cực ánh sáng

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết 3 giờ

Giảng đường

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline 8.1.1 Thí nghiệm 8.1.2 Giải thích 8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực. 8.2.1 Phân cực thẳng 8.2.2 Phân cực tròn 8.2.3 Phân cực ellip 8.2.4 Ánh sáng tự nhiên. 8.3. Định luật Malus. 8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết. Các loại kính phân cực 8.5. Các bản bước sóng (λ/4, λ/2. λ) và ứng dụng

Đọc tài liệu số 1 (tr.81-130)

Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Đọc, ghi chép tóm tắt theo yêu cầu của giảng viên

Tư vấn Chương 8 Tuần 14 Nội dung 8, Nội dung 9 Chương 8: Phân cực ánh sáng Chương 9: Lượng tử quang học

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

12

Page 49: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Bài tập nội dung 3 2 giờ

Giảng đường

Làm bài tập về phân cực ánh sáng

Làm bài tập đã cho

Lý thuyết nội dung 4 1 giờ

8 Bức xạ nhiệt 8.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt 8.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

1. Đọc tài liệu số 1 (tr.270- 277)

Kiểm tra, đánh giá

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên

Đọc, ghi chép tài liệu theo yêu cầu của giảng viên

Tư vấn Chương 8

Tuần 15 Nội dung 9 Chương 9: Lượng tử quang học

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm Nội dung chính Yêu cầu sinh viên

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết 2 giờ

Giảng đường

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng 9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết photon) của Einstein 9.2.2. Hiệu ứng quang điện 9.2.3 Hiệu ứng Compton

1. Đọc tài liệu số 1 (tr.277- 286)

Bài tập 1 giờ

Làm bài tập về lượng tử quang học

Làm bài tập đã cho

Kiểm tra, đánh giá

Chuẩn bị bài của sinh viên trước khi đến lớp

Theo yêu cầu cụ thể của giảng viên

Tư vấn Chương 9 8. Chính sách đối với môn học và yêu cầu khác của giảng viên

- Đối với sinh viên: Sinh viên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điều kiện sau:

+ Có mặt trên lớp không dưới 80% số giờ lý thuyết của môn học

13

Page 50: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Có đầy đủ các điểm thành phần của môn học - Đối với giảng viên: Môn học được giảng dạy trong 1 học kỳ, mỗi tuần 2 giờ

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học 9.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng số

Kiểm tra thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học. Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

15%

Kiểm tra giữa kỳ (Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận với thực tiễn.

60%

9.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương. + Biết vận dụng giải thích các hiện tượng. + Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm) mở rộng kiến thức. * Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí: Điểm Tiêu chí

9 – 10 - Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C) 7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1. - Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn. - Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 3 tiêu chí.

9.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào tạo Hà nội 16/05/2012 Người biên soạn Nguyễn Mậu Chung (Điện –Từ) Phạm Văn Bền (Quang học)

14

Page 51: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Mã môn học: CHE1081

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hoá học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ PGS. TS. Nguyễn Đình Thành

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Trần Thị Thanh Vân

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Lê Thị Huyền

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

1

Page 52: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

a. Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về hoá học hữu cơ để họ có điều kiện học các môn học chuyên ngành, thấy được vai trò và mối quan hệ của hoá học hữu cơ đối với các lĩnh vực khoa học khác.

- Sinh viên nắm được các tính chất vật lí và hoá học của các lớp hợp chất hữu cơ; hiểu và áp dụng được các tính chất này trong các nghiên cứu cụ thể của từng ngành khoa học chuyên ngành.

b. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

c. Mục tiêu về thái độ người học

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng số 100%

Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra việc nắm lý thuyết, biết vận dụng vào giải bài tập ở mức độ trung bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học

20%

Kiểm tra giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững các tính chất hoá học của các chương đã học, biết vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng giải quyết những vấn đề, bài tập, vận dụng các luận điểm lý thuyết đã học ở mức độ trung bình

20%

2

Page 53: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý thuyết, đánh giá được giá trị của lý thuyết trên cơ sở giải các bài tập có liên quan của toàn bộ chương trình môn học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải quyết các bài tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

+ Nguyễn Đình Thành, Cơ sở Hoá học hữu cơ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (2011).

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học “Hoá học hữu cơ” bao hàm các khái niệm về cấu trúc và liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ. Các phần chính của môn học là các chương về các lớp chất hữu cơ như hydrocarbon (alkan, alken, alkyn và aren), dẫn xuất haloalkan, các hợp chất chứa nhóm chức (như alcohol/phenol; aldehyd/keton; acid carboxylic và dẫn xuất; amin), các hợp chất tạp chức (carbohydrate, amino acid, peptid/protein, lipid. Trong mỗi lớp hợp chất có đề cập đến tính chất hoá học và điều chế của chúng. Một số cơ chế của các phản ứng hoá học hữu cơ quan trọng đã được mô tả.

The subject “Organic chemistry” consists of the conceptions of the structures and bonds in organic molecules. The main parts are the chapters of the class of organic substances, such hydrocarbons (alkanes, alkenes, alkynes and arenes), haloalkanes, the compounds containing functional groups (such as alcohols/phenols, aldehydes/ketones, carboxylic acids, amines, carbohydrates, amino acids, peptid/protein, lipids. In each chapter, chemical properties and methods of preparation are mentioned. The important mechanics of some reaction are described.

10. Nội dung ci tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. CẤU TRÚC VÀ LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

1.1.2. Phân loại hợp chất hữu cơ

1.2. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ CARBON

1.2.1. Sự phân bố electron trong nguyên tử

1.2.2. Orbital nguyên tử

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ HỌC

3

Page 54: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.4. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ

1.5. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.5.1. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của methan

1.5.2. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của ethan

1.5.3. Các orbital lai hoá sp2 và cấu trúc của ethylen

1.5.4. Các orbital lai hoá sp và cấu trúc của acetylen

1.6. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT ORBITAL PHÂN TỬ

1.7. BIỂU DIỄN LIÊN KẾT

1.7.1. Các cấu trúc Lewis

1.7.2. Các cấu trúc Kekulé

1.7.3. Các cấu trúc rút gọn

1.8. SỰ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT VÀ ĐỘ ÂM ĐIỆN

1.9. CÁC LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ CÓ CỰC VÀ MOMEN DIPOL

1.10. SỰ CỘNG HƯỞNG

1.10.1. Sự cộng hưởng

1.10.2. Các qui tắc cho các dạng cộng hưởng

1.11. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA BRØNSTET-LOWRY

1.11.1. Định nghĩa Brønstet-Lowry

1.11.2. Lực acid và lực base

1.12. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA LEWIS

1.12.1. Định nghĩa Lewis

1.12.2. Các acid Lewis và hình thức mũi tên cong

1.12.3. Base Lewis

1.13. CÁC TƯƠNG TÁC KHÔNG CỘNG HOÁ TRỊ

1.14. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ

1.15. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

1.15.1. Các phản ứng radical

1.15.2. Các phản ứng có cực

1.16. MÔ TẢ PHẢN ỨNG

4

Page 55: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.16.1. Cân bằng, tốc độ và các thay đổi năng lượng

1.16.2. Năng lượng phân li liên kết

1.16.3. Các chất trung gian

1.16.4. Trạng thái chuyển tiếp

Chương 2. HYDROCARBON NO

A. ALKAN

2.1. ALKAN VÀ NHÓM ALKYL. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

2.2. NHÓM ALKYL

2.3. TÊN GỌI CỦA ALKAN

2.3.1. Tên gọi của alkan mạch thẳng

2.3.2. Tên gọi của alkan mạch phân nhánh

2.3.3. Tên thông thường

2.3.4. Tên gọi của ankyl phân nhánh

2.4. ĐIỀU CHẾ ALKAN

2.4.1. Phản ứng không làm thay đổi khung carbon

2.4.2. Sản phẩm có nhiều carbon hơn chất phản ứng

2.5. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKAN

2.6. PHẢN ỨNG CỦA ALKAN

2.6.1. Phản ứng halogen hoá

2.6.2. Phản ứng với sunfonyl cloride

2.6.3. Phản ứng nitro hoá alkan

2.6.4. Phản ứng oxi hoá

2.6.5. Sự nhiệt phân: Cracking

2.7. HOÁ HỌC LẬP THỂ CỦA ALKAN

2.7.1. Cấu dạng của ethan

2.7.2. Cấu dạng của propan

2.7.3. Cấu dạng của butan

2.8. GỐC TỰ DO CARBO. ĐỘ BỀN CỦA GỐC TỰ DO CARBO

2.8.1. Radical tự do

2.8.2. Độ bền tương đối của radical

5

Page 56: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

B. CYCLOALKAN

2.10. TÊN GỌI CỦA CYCLOALKAN

2.11. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CYCLOALKAN

2.12. ĐIỀU CHẾ CYCLOALKAN

2.13. PHẢN ỨNG CỦA CYCLOALKAN

2.14. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN cis-trans Ở CYCLOALKAN

2.15. ĐỘ BỀN CỦA CYCLOALKAN: SỨC CĂNG VÒNG

2.16. CẤU DẠNG CỦA CÁC CYCLOALKAN

2.16.1. Cyclopropan

2.16.2. Cyclobutan

2.16.3. Cyclopentan

2.16.4 Cấu dạng của cyclohexan

Chương 3. HYDROCARBON KHÔNG NO

A. ALKEN

3.1. TÊN GỌI CỦA ALKEN

3.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKEN

3.3. ĐỒNG PHÂN cis-trans

3.4. QUI TẮC ĐỘ ƯU TIÊN. DANH PHÁP E,Z

3.5. ĐỘ BỀN TƯƠNG ĐỐI CỦA ALKEN

3.6. ĐIỀU CHẾ ALKEN

3.6.1. Các phản ứng tách 1,2

3.6.2. Khử hoá một phần alkyn

3.7. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP ELECTROPHIL CỦA ALKEN

3.7.1. Cơ chế của phản ứng cộng hợp với HBr

3.7.2. Hướng của sự cộng hợp electrophil: Qui tắc Markovnikov

3.7.3. Carbocation: Cấu trúc và độ bền

3.7.4. Bằng chứng về cơ chế cộng hợp electrophil: Sự chuyển vị carbocation

3.7.5. Sự cộng hợp của halogen vào alken

3.7.6. Sự cộng hợp của các acid hypohalous vào alken: Sự tạo thành halohydrin

6

Page 57: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.7.7. Sự cộng hợp nước vào alken: Oxymercury hoá

3.7.8. Sự cộng hợp nước vào alken: Hydrobor hoá

3.7.9. Khử hoá alken: Hydro hoá

3.8. SỰ CỘNG HỢP RACIDAL TỰ DO: HIỆU ỨNG KHARASCH

3.9. OXI HOÁ ALKEN

3.9.1. Epoxi hoá và hydroxyl hoá

3.9.2. Phân cắt thành hợp chất carbonyl

3.10. POLYMER HOÁ ALKEN

3.10.1. Sự cộng hợp radical vào alken: Sự polymer hoá radical

3.10.2. Sự cộng hợp carbocation vào alken: Sự polymer hoá cationic

3.11. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG ALKEN TRONG CÔNG NGHIỆP

B. ALKYN

3.12. TÊN GỌI CỦA ALKYN

3.13. ĐIỀU CHẾ ALKYN: CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA DIHALIDE

3.14. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYN

3.15. PHẢN ỨNG CỦA ALKYN

3.15.1. Cộng hợp với HX và X2

3.15.2. Hydrat hoá alkyn

3.15.3. Khử hoá alkyn

3.15.4. Oxi hoá phân cắt alkyn

3.16. TÍNH ACID CỦA ALKYN

3.16.1. Sự tạo thành anion acetylide

3.16.2. Alkyl hoá anion acetylide

3.17. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ALKYN

C. POLYEN

3.18. ĐỘ BỀN CỦA CÁC DIEN LIÊN HỢP

3.19. SỰ CỘNG HỢP ELECTROPHIL VÀO DIEN LIÊN HỢP: ALLYLIC CARBOCATION

3.20. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP VÒNG DIELS-ALDER

3.21. CÁC POLYMER DIEN: CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ CAO SU TỔNG HỢP

7

Page 58: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 4. HOÁ HỌC LẬP THỂ

4.1. HOÁ LẬP THỂ VÀ NGUYÊN TỬ CARBON TỨ DIỆN

4.2. TÍNH BẤT ĐỐI XỨNG VÀ TÍNH HOẠT ĐỘNG QUANG HỌC

4.2.1. Tính bất đối xứng của phân tử

4.2.2. Tính hoạt động quang học

4.3. QUI TẮC VỀ ĐỘ ƯU TIÊN. XÁC ĐỊNH CẤU HÌNH THEO QUI TẮC TRÌNH TỰ R,S

4.4. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ dia

4.5. CÁC HỢP CHẤT meso

4.6. HỖN HỢP RACEMIC

4.7. TÓM TẮT VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

4.8. HÌNH CHIẾU FISCHER

4.9. QUI KẾT CẤU HÌNH R,S CHO HÌNH CHIẾU FISCHER

Chương 5. BENZEN VÀ TÍNH THƠM

5.1. NGUỒN VÀ TÊN GỌI CỦA HỢP CHẤT THƠM

5.2. CẤU TRÚC VÀ ĐỘ BỀN CỦA BENZEN

5.3. TÍNH THƠM VÀ QUI TẮC HÜCKEL 4n + 2

5.4. CÁC HỢP CHẤT THƠM ĐA VÒNG

5.5. PHẢN ỨNG THẾ ELECTROPHIL THƠM

5.5.1. Phản ứng brom hoá

5.5.2. Các phản ứng thế electrophil thơm khác

5.6. SỰ ALKYL HOÁ VÀ ACYL HOÁ VÒNG THƠM: PHẢN ỨNG FRIEDEL-CRAFTS

5.6.1. Alkyl hoá vòng thơm

5.6.2. Acyl hoá vòng thơm

5.7. CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ TRONG VÒNG BENZEN THẾ

5.8. GIẢI THÍCH VỀ CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ

5.8.1. Sự hoạt hoá và sự phản hoạt hoá của vòng thơm

5.8.2. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm alkyl

5.8.3. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm -OH và -NH2

8

Page 59: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.8.4. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng ortho và para: Các halogen

5.8.5. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng meta

5.9. OXI HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.9.1. Oxi hoá mạch nhánh alkyl

5.9.2. Brom hoá mạch nhánh alkylbenzen

5.10. KHỬ HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.10.1. Hydro hoá xúc tác

5.10.2. Khử hoá alkyl aryl keton

Chương 6. CÁC ALKYL HALIDE

6.1. TÊN GỌI CỦA ALKYL HALIDE

6.1.1. Danh pháp thay thế IUPAC

6.1.2. Danh pháp tên chức

6.1.3. Tên thông thường

6.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYL HALIDE

6.3. CẤU TRÚC CỦA ALKYL HALIDE

6.4. ĐIỀU CHẾ CÁC ALKYL HALIDE TỪ ALKAN

6.4.1. Halogen hoá radical

6.4.2. Điều chế các alkyl halide từ alken: Sự brom hoá allylic

6.4.3. Điều chế các alkyl halide từ alcol

6.5. ĐỘ BỀN CỦA ALKYL RADICAL: SỰ CỘNG HƯỞNG

6.6. PHẢN ỨNG VỚI MAGNESI. CHẤT PHẢN ỨNG GRIGNARD

6.7. CÁC PHẢN ỨNG GHÉP CƠ-KIM LOẠI

6.8. PHẢN ỨNG CỦA CÁC ALKYL HALIDE: SỰ THẾ VÀ SỰ TÁCH NUCLEOPHIL

6.9. PHẢN ỨNG SN2

6.10. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN2

6.10.1. Chất nền (chất phản ứng): Các hiệu ứng không gian trong phản ứng SN2

6.10.2. Tác nhân tấn công nucleophil

6.10.3. Nhóm bị thế

6.10.4. Dung môi

9

Page 60: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.11. PHẢN ỨNG SN1

6.12. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN1

6.12.1. Chất nền (chất phản ứng)

6.12.2. Nhóm bị thế

6.12.3. Nucleophil

6.12.4. Dung môi

6.13. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA ALKYL HALIDE: QUI TẮC ZAITSEV

6.14. PHẢN ỨNG E2 VÀ HIỆU ỨNG ĐỒNG VỊ DEUTERI

6.15. PHẢN ỨNG TÁCH E2 VÀ CẤU DẠNG CYCLOHEXAN

6.16. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH E1 và E1cB

6.16.1. Phản ứng E1

6.16.2. Phản ứng E1cB

6.17. TÓM TẮT VỀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG: SN1, SN2, E1, E1cB, VÀ E2

Chương 7. ALCOL VÀ PHENOL

ALCOL VÀ PHENOL

7.1. TÊN GỌI CỦA ALCOL VÀ PHENOL

7.1.1. Phân loại alcol

7.1.2. Tên gọi của alcol

7.1.3. Danh pháp của phenol

7.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALCOL VÀ PHENOL: LIÊN KẾT HYDRO

7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG TỔNG HỢP ALCOL

7.4. ALCOL TỪ SỰ KHỬ HOÁ CÁC HỢP CHẤT CARBONYL

7.4.1. Khử hoá aldehyd và keton

7.4.2. Khử hoá acid carboxylic và ester

7.4.3. Alcol từ phản ứng của hợp chất carbonyl với chất phản ứng Grignard

7.5. TÍNH ACID VÀ TÍNH BASE

7.6. PHẢN ỨNG CỦA ALCOL

7.6.1. Chuyển hoá alcol thành alkyl halide

7.6.2. Dehydrat hoá alcol thành alken

7.6.3. Chuyển hoá alcol thành ester

10

Page 61: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7.7. SỰ OXI HOÁ ALCOL

7.8. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG PHENOL

7.9. PHẢN ỨNG CỦA PHENOL

7.9.1. Phản ứng thế electrophil ở nhân thơm

7.9.2. Sự oxi hoá phenol: Các quinon

Chương 8. ALDEHYD VÀ KETON

8.1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT CARBONYL

8.2. TÊN GỌI CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.2.1. Tên gọi hệ thống

8.2.2. Danh pháp IUPAC của một số aldehyd và keton phức tạp

8.2.3. Danh pháp thường

8.3. TỔNG HỢP ALDEHYD VÀ KETON

8.3.1. Tổng hợp aldehyd

8.3.2. Tổng hợp keton

8.4. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA NHÓM CARBONYL

8.4.1. Tính chất vật lí

8.4.2. Đặc điểm cấu trúc electron

8.4.3. Tính base của aldehyd và keton

8.5. HOÁ HỌC CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.5.1. Sự oxi hoá aldehyd và keton

8.5.2. Các phản ứng cộng hợp nucleophil của aldehyd và keton

8.5.3. Khả năng phản ứng của aldehyd và keton

8.5.4. Sự cộng hợp nucleophil của nước: Sự hydrat hoá aldehyd và keton

8.5.5. Sự cộng hợp nucleophil của HCN: Sự tạo thành cyanohydrin

8.5.6. Sự cộng hợp nucleophil của chất phản ứng Grignard và hydride : Sự tạo thành alcol

8.5.7. Sự cộng hợp nucleophil của amin: Sự tạo thành imin và enamin

8.5.8. Sự cộng hợp nucleophil của hydrazin: Phản ứng Wolff-Kishner

8.5.9. Sự cộng hợp nucleophil của alcol: Sự tạo thành acetal (và ketal)

8.5.10. Phản ứng thế α carbonyl

8.5.11. Các phản ứng ngưng tụ carbonyl

11

Page 62: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 9. ACID CARBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT

9.1. TÊN GỌI CỦA ACID CARBOXYLIC VÀ NITRIL

9.1.1. Các acid carboxylic

9.1.2. Các nitril

9.2. NGUỒN GỐC, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA ACID CARBOXYLIC

9.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ACID CARBOXYLIC

9.3.1. Oxi hoá các alkylbenzen

9.3.2. Oxi hoá alken

9.3.3. Oxi hoá alcohol hoặc aldehyd

9.3.4. Thuỷ phân nitril

9.3.5. Carboxyl hoá chất phản ứng Grignard hoặc cơ-lithi

9.3.6. Phản ứng haloform của các methyl keton

9.4. TÍNH ACID CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5.1. Phản ứng của acid carboxylic với base

9.5.2. Khử hoá acid carboxylic : Sự tạo thành alcohol

9.5.3. Chuyển hoá acid thành acid cloride

9.5.4. Chuyển hoá acid thành acid anhydrid

9.5.5 Chuyển hoá acid thành ester

9.6. CÁC ACID CARBOXYLIC ĐA CHỨC

9.6.1. Tính acid của các diacid

9.6.2. Sự tạo thành anhydrid bởi acid lưỡng chức

9.7. HOÁ HỌC CỦA NITRIL

9.7.1. Điều chế nitril

9.7.2. Các phản ứng của nitril

9.8. CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC: PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL

9.9. TÊN GỌI CỦA CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC

9.9.1. Các acid halid, RCOX

9.9.2. Các acid anhydrid, RCO2COR’

9.9.3. Các amid

12

Page 63: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

9.9.4. Các ester, RCO2R’

9.10. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

9.11. CÁC PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL

9.12. PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL CỦA ACID CARBOXYLIC

9.12.1. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid halide

9.12.2. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid anhydrid

9.12.3. Chuyển hoá acid carboxylic thành ester

9.12.4. Chuyển hoá acid carboxylic thành amid

9.12.5. Chuyển hoá acid carboxylic thành alcohol

9.13. HOÁ HỌC CỦA ACID HALIDE

9.13.1. Điều chế acid cloride

9.13.2. Phản ứng của acid cloride

9.14. HOÁ HỌC CỦA ACID ANHYDRID

9.14.1. Điều chế các acid anhydrid

9.14.2. Phản ứng của acid anhydrid

9.15. HOÁ HỌC CỦA ESTER

9.15.1. Điều chế các ester

9.15.2. Phản ứng của ester

9.16. HOÁ HỌC CỦA AMID

9.16.1. Điều chế amid

9.16.2. Phản ứng của amid

Chương 10. AMIN

10.1. TÊN GỌI CỦA AMIN

10.2. ĐIỀU CHẾ AMIN

10.2.1. Bằng phản ứng SN2 của alkyl halide

10.2.2. Khử hoá hợp chất nitro, amid và nitril

10.3. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA AMIN

10.4. TÍNH BASE CỦA AMIN

10.5. TÍNH BASE CỦA ARYLAMIN THẾ

10.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC AMIN

13

Page 64: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

10.6.1. Alkyl hoá và acyl hoá

10.6.2. Muối ammonium bậc IV: Sự tách loại Hofmann

10.7. PHẢN ỨNG CỦA ARYLMIN

10.7.1. Sự thế electrophilic ở nhân thơm

10.7.2. Muối diazonium: Phản ứng Sandmeyer

10.7.3. Phản ứng ghép đôi diazonium

Chương 11. CARBOHYDRATE

11.1. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE

11.2. HOÁ HỌC LẬP THỂ CARBOHYDRATE: HÌNH CHIẾU FISCHER

11.3. CÁC ĐƯỜNG D,L

11.4. CẤU HÌNH CỦA CÁC ALDOSE

11.5. CÁC CẤU TRÚC VÒNG CỦA MONOSACCARITE: CÁC ANOMER

11.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC MONOSACCARITE

11.6.1. Sự tạo thành ester và ether

11.6.2. Sự tạo thành glycoside

11.6.4. Sự khử hoá các monosaccarite

11.6.5. Sự oxi hoá các monosaccarite

11.7. CÁC MONOSACCARITE THIẾT YẾU

11.8. DISACCARIDE

11.8.1. Cellobiose và maltose

11.8.2. Lactose

11.8.3. Sucrose

11.9. POLYSACCARIDE

11.9.1. Cellulose

11.9.2. Tinh bột và glycogen

11.10. MỘT VÀI CARBOHYDRAT QUAN TRỌNG

Chương 12. AMINO ACID, PEPTID VÀ PROTEIN

12.1. CẤU TRÚC CỦA AMINO ACID

12.2. CÁC AMINO ACID, PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON-HASSELBALCH VÀ ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN

14

Page 65: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

12.3. PEPTID VÀ PROTEIN

12.4. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN

12.5. ENZYME VÀ COENZYME

Chương 13. LIPID. ACID NUCLEIC

LIPID

13.1. SÁP, CHẤT BÉO VÀ DẦU

13.2. XÀ PHÒNG

13.3. PHOSPHOLIPID

13.4. CÁC PROSTAGLANDIN VÀ CÁC EICOSANOID KHÁC

13.5. TERPENOID

13.6. STEROID

13.7. CÁC HORMONE STEROID

13.7.1. Các hormone giới tính

13.7.2. Các hormone tuyến thượng thận

13.7.3. Các steroid tổng hợp

ACID NUCLEIC

13.8. CÁC NUCLEOTIDE VÀ ACID NUCLEIC

13.9. SỰ GHÉP ĐÔI BASE TRONG DNA: MÔ HÌNH WATSON-CRICK

15

Page 66: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: BIO1061.

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nhóm cán bộ giảng dạy của Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

+ Hiểu được các khái niệm cơ bản về sinh học như: nguồn gốc và đa dạng của sự sống, thành phần hóa học của các cơ thể sống, cấu tạo tế bào.

+ Biết được các nội dung cơ bản về di truyền học và tiến hóa như cơ sở phân tử và tế bào của hiện tượng di truyền, các kiến thức cơ bản về biến dị di truyền và các quy luật di truyền và học thuyết tiến hóa.

+ Nắm được các kiến thức về sinh học cơ thể thực vật, sinh học có thể động vật và sinh thái học, phân tích được các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường cũng như giữa con người với đa dạng sinh học và môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

+ Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

+ Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

+ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

+ Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

+ Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Page 67: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng các kiến thức học được vào các chuyên môn chuyên sâu liên quan khác.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: tuần thứ 9

Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm.

Hệ số điểm: 20%

+ Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 15

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%

+ Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar trên lớp.

Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Scott Freeman, Biologycal Science. Benjamin Cummings, 2011.

- Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương (dùng cho sinh viên các Khoa không thuộc chuyên ngành Sinh học), NXB ĐHQG Hà nội, 2005.

- Phillips W.D & Chilton T.J Sinh học tập 1 (tái bản lần thứ 9), tập 2 (tái bản lần thứ 7) NXBGD, 2007 (Bản dịch của nhiều tác giả do Nguyễn Mộng Hùng Hiệu đính)

Tài liệu tham khảo

- Campbell. N.A., Reece J.B. Sinh học. NXBGD, 2009 (Bản dịch của nhiều tác giả).

- Vũ Trung Tạng, Cơ sở Sinh thái học, NXBGD, 2003

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học Sinh học đại cương cung cấp cho sinh viên các khoa không thuộc ngành Sinh học những kiến thức cơ bản, khái quát nhất về đặc điểm cấu trúc và chức năng của thế giới sinh vật ở các mức độ từ phân tử, tế bào, cơ thể đến quần thể , quần xã và hệ sinh thái. Sau khi nghiên cứu môn Sinh học đại cương người học sẽ hiểu được một số nguyên lý cơ bản của các quá trình diễn ra trong cơ thể sống và mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với các điều kiện tự nhiên của môi trường. Trên cơ sở đó trang bị cho sinh viên các khoa không thuộc chuyên ngành Sinh học những kiến thức cần thiết nhất để tiếp thu và triển khai các vấn đề có liên quan đến Sinh học.

2

Page 68: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

"Basic Biology" This course gives the students who do not belong to biological branch, basic and general knowledge of characteristics of structure and function of organisms from molecular - cellular - body level to population - community - ecological level. At the end of this course, the students could understand some principles of processes occurring in living organisms and the relations among organisms and between them with the environmental conditions. In addition, the course also supports the learners the most indispensable knowledge to receive and implement all issues related to biology.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu. Nhập môn Sinh học

Chương 1. Nguồn gốc và sự đa dạng của sự sống

1.1. Khái niệm Sự sống

1.1.1. Sự đa dạng và thống nhất của sự sống

1.1.2. Các tính chất đặc trưng cho sự sống

1.1.3. Các biểu hiện của sự sống

1.2. Nguyên tắc phân loại sinh vật

1.2.1. Cách gọi tên sinh vật

1.2.2. Các tiêu chí phân loại sinh vật

1.3. Giới và sự phân chia sinh giới

1.3.1. Sự phân chia sinh giới

1.3.2. Giới thiệu về các giới sinh vật

- Giới Monera

- Giới Protista

- Giới Nấm

- Giới Thực vật

- Giới Động vật

1.4. Đa dạng sinh học

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Vai trò của đa dạng sinh học

1.4.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

1.4.4. Hiện trạng đa dạng sinh học Việt Nam

Chương 2. Thành phần hoá học của các cơ thể sống

2.1. Các nguyên tố sinh học

2.2. Các chất vô cơ của cơ thể sống

2.2.1. Nước

3

Page 69: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2.2. Các muối vô cơ

2.3. Các đại phân tử sinh học:

2.3.1. Hydratcacbon - Cấu trúc và chức năng

2.3.2. Protein - Cấu trúc và chức năng

2.3.3. Lypit - Cấu trúc và chức năng

2.3.4. Axit nucleic- Cấu trúc và chức năng

2.3.5. Các phức hệ đại phân tử

Chương 3. Cấu tạo tế bào của cơ thể

3.1. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống - Tế bào

3.2. Màng sinh chất

3.2.1. Cấu trúc siêu hiển vi và phân tử

3.2.2. Chức năng

3.3. Tế bào chất và các bào quan

3.3.1. Tế bào chất

3.3.2. Mạng lưới nội chất

3.3.3. Ribosome

3.3.4. Bộ máy Golgi

3.3.5. Lysosome và Peroxysome

3.3.6. Ty thể

3.3.7. Lạp thể

3.3.8. Hệ vi sợi và vi ống

Chương 4. Di truyền và tiến hóa

4.1. Cơ sở phân tử và tế bào của hiện tượng di truyền

4.1.1. Axit nucleic - vât chất di truyền

4.1.2. Sự biểu hiện gen - phiên mã, dịch mã

4.1.3. Tổ chức phân tử của nhiểm sắc thể

4.2. Biến dị di truyền

4.2.1. Phân loại biến dị

4.2.2. Biến dị tổ hợp

4.2.3. Đột biến gen

4.2.4. Đột biến nhiễm sắc thể

4.3. Các quy luật di truyền Mendel và ngoại lệ

4

Page 70: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3.1. Các quy luật di truyền Mendel

4.3.2. Các quy luật di truyền khác

4.4. Học thuyết tiến hóa

4.4.1. Các học thuyết tiến hóa

4.4.2. Cơ sở di truyền của tiến hóa

Chương 5. Sinh học cơ thể thực vật

5.1. Các cơ quan chính của cơ thể thực vật

5.1.1. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dưỡng (rễ thân lá)

5.1.2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản (hoa)

5.2. Các loại mô của cơ thể thực vật và vai trò của chúng

5.2.1. Mô bì và mô cơ bản

5.2.2. Mô dẫn (xylem và phloem)

5.3. Sự phát triển của cơ thể thực vật

5.4. Thực vật một lá mầm với hai lá mầm

5.5. Sinh sản ở thực vật

5.5.1. Sinh sản vô tính

5.5.2. Sinh sản hữu tính

Chương 6. Sinh học cơ thể động vật

6.1. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở người và động vật

6.1.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa

6.1.2. Cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp

6.1.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn. Máu và vấn đề truyền máu

6.1.4. Cấu tạo và hoạt động của hệ bài tiết

6.2. Quá trình chuyển hóa thông tin

6.2.1. Hệ nội tiết: các tuyến nội tiết chính và vai trò của các hormon

6.2.2. Hệ thần kinh

6.3. Quá trình sinh sản

6.3.1. Sinh lý sinh dục đực

6.3.2. Sinh lý sinh dục cái

6.3.3. Sự thụ tinh

6.3.4. Đẻ con và nuôi con bằng sữa

6.3.5. Sinh đẻ theo kế hoạch

5

Page 71: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 7. Sinh thái học

7.1. Sinh thái học cá thể

7.1.1. Một số khái niệm cơ bản

7.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến đời sống sinh vật

7.2. Sinh thái học quần thể

7.2.1. Định nghĩa

7.2.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

7.3. Sinh thái học quần xã

7.3.1. Định nghĩa, cấu trúc thành phần của quần xã

7.3.2. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã

7.4. Sinh thái học hệ sinh thái

7.4.1. Định nghĩa, cấu trúc hệ sinh thái

7.4.2. Sự diễn thế sinh thái

7.5. Sinh thái học nhân văn

7.5.1. Con người và dân số

7.5.2. Tài nguyên môi trường và sự suy thoái tài nguyên môi trường do hoạt động của con người

7.5.3. Quản lí môi trường và phát triển bền vững

6

Page 72: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Mã môn học: EVS2301

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học trái đất và sự sống, mã số môn học: GEO + Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302 + Địa chất môi trường, mã số môn học: EVS2306 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí; mã số môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Loan - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính - Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Sinh thái Môi trường, phòng 301, nhà T2, Trường Đại học KHTN - Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội - Điện thoại, e-mail: 5583304; 0989087686, [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

- Địa chỉ liên hệ: P302 nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên - Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, phòng 127, nhà T1, Trường Đại học KHTN - Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội - Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

1

Page 73: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc hình thành, đặc điểm phân loại, giá trị khai thác và sử dụng, định hướng sử dụng hợp lý và biện pháp quản lý bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên.

6.2. Kỹ năng: Hình thành được kỹ năng tiếp cận các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

6.3. Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập thuyết trình và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang điểm 10, điểm chung môn học là điểm tổng cộng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1. Hoàng Xuân Cơ, Mai Trọng Thông. Tài nguyên khí hậu. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2002.

2. Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm. Tài nguyên rừng. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2003. 3. Nguyễn Thị Phương Loan. Giáo trình tài nguyên nước. Nxb.ĐHQGHN. Hà Nội,

2006. 4. Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi. Tài nguyên khoáng sản. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội,

2002. 5. Nguyễn Chu Hồi. Tài nguyên và môi trường biển. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2004. 6. Hội Khoa học đất Việt Nam. Đất Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 2000. 9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các loại tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và năng lượng: Khái niệm, đặc điểm phân loại, quy luật thành tạo, phân bố, giá trị, lịch sử và hiện trạng khai thác, sử dụng, định hướng nghiên cứu, quản lý sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

2

Page 74: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những vấn đề chung về tài nguyên nhiên

1.1.Khái niệm chung về tài nguyên

1.2. Thuộc tính chung của tài nguyên thiên nhiên

1.3. Phân phối tài nguyên trong hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường

2.4. Tác động của khai thác, sử dụng và tiêu thụ tài nguyên

Chương 2. Tài nguyên khí hậu

2.1. Khái niệm chung về khí hậu và tài nguyên khí hậu

2.2. Các nhân tố hình thành và yếu tố địa lý ảnh hưởng đến khí hậu

2.3. Tài nguyên khí hậu Việt Nam

2.3.1. Điều kiện hình thành và quy luật phân hóa

2.3.2. Đặc điểm phân bố

2.3.3. Quản lý và khai thác tài nguyên khí hậu Việt Nam

Chương 3. Tài nguyên nước

3.1. Tổng quan chung về tài nguyên nước

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và giá trị tài nguyên nước

3.1.2. Quy luật hình thành tài nguyên nước

3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng và tác động nhân sinh lên tài nguyên nước

3.4. Hiện trạng nguyên nước Việt Nam

3.5. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Chương 4. Tài nguyên biển

4.1. Tổng quan chung về tài nguyên biển

4.1.1. Đặc điểm, phân bố và vai trò của biển và đại dương

4.1.2. Các quá trình vật chất và năng lượng trong biển và đại dương

4.1.3. Phân loại, quan hệ giữa tài nguyên biển và phát triển

4.2. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên phi sinh vật biển

4.3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật biển

4.4. Tài nguyên biển Việt Nam

4.5. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên biển

Chương 5. Tài nguyên rừng

3

Page 75: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.1. Tổng quan chung về tài nguyên rừng

5.1.1. Khái niệm và giá trị sử dụng tài nguyên rừng

5.1.2. Điều kiện hình thành, đặc điểm phân bố và phân loại tài nguyên rừng

5.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng thế giới

5.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Việt Nam

5.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Chương 6. Tài nguyên đất

6.1. Tổng quan chung về tài nguyên đất

6.1.1. Khái niệm, thuộc tính, giá trị sử dụng

6.1.2. Điều kiện hình thành, đặc điểm phân bố và phân loại

6.1.3. Quan hệ tài nguyên với các quá trình phát triển

6.2. Hiện trạng tài nguyên đất thế giới

6.3. Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam

6.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất

Chương 7. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng

7.1. Tổng quan chung về tài nguyên năng lượng

7.1.1. Khái niệm và giá trị sử dụng

7.1.2. Đặc điểm thành tạo, phân loại và phân bố

7.1.3. Quan hệ tài nguyên với các quá trình phát triển

7.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên KS và NL trên thế giới

7.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên KS và NL ở Việt Nam

7.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Chương 8. Quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

8.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

8.2. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên

8.2.1. Khái niệm sử dụng bền vững tài nguyên

8.2.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên tái tạo và không tái tạo

8.3. Công cụ quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên

8.3.1. Công cụ pháp lý trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.3.2. Công cụ kinh tế trong quản lý và sử dụng tài nguyên

4

Page 76: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8.3.3. Công cụ khoa học công nghệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.3.4. Vai trò của cộng đồng trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.4. Chiến lược quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

5

Page 77: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: EVS2302

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học Trái đất và sự sống, mã môn học: GEO1050

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Lưu Đức Hải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0912 102 109; Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38581776; DD. 0913023097

- Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Phương Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC. ThS.

- Địa điểm làm việc: P.131, nhà T1, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

- Điện thoại: 0989087686

- Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính:

1

Page 78: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về môi trường và những thành phần cơ bản của môi trường, các nguyên lý sinh thái ứng dụng trong khoa học môi trường, các loại tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường, những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng để đọc sách và tài liệu môi trường, học tập các môn học khác thuộc các ngành đào tạo lĩnh vực môi trường ( Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Khoa học đất, ...)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Sinh viên sau khi học có khả năng nhận thức và lý giải các vấn đề môi trường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày; có thái độ và ý thức trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường của đất nước và xã hội.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Lưu Đức Hải, 2000. 2001, 2002, 2004, 2005; Cơ sở khoa học môi trường; NXB ĐHQG Hà Nội.

- Lê Văn Khoa (chủ biên), 2002, 2004; Khoa học môi trường; NXB giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đưa ra các khái niệm, định nghĩa cơ bản về môi trường và liên quan đến môi trường như: định nghĩa môi trường, khoa học môi trường, các thành phần môi trường tự nhiên, tài nguyên, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học môi trường. Trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa, môn học trình bày các vấn đề chủ yếu của môi trường tự nhiên : các thành phần cơ bản của môi trường Trái đất, các nguyên lý sinh thái học áp dụng trong khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời môn học tập cũng dành một phần trình bày và lý giải các vấn đề chủ yếu của môi trường sống của con người trên Trái đất như dân số, cung cấp lương thực, năng lượng và phát triển bền vững.

10. Nội dung chi tiết môn học:

2

Page 79: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương I. Các khái niệm cơ bản về môi trường và khoa học Môi trường : (3 tiết)

1.1 Các định nghĩa về môi trường

1.2 Phân loại môi trường

1.3 Cấu trúc và chức năng của môi trường

1.4 Quan hệ giữa môi trường và phát triển

Chương II. Các thành phần cơ bản của môi trường : (6 tiết)

2.1 Thạch quyển:

- Sự hình thành và cấu trúc của trái đất

- Sự hình thành các loại đá, cấu trúc địa chất và khoáng sản.

- Sự hình thành vỏ thổ nhưỡng.

- Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở.

2.2 Thuỷ quyền

- Sự hình thành đại dương

- Đới ven bờ, cửa sông

- Băng và gian băng

2.3 Khí quyển

- Thành phần của khí quyển

- Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

- Front khí quyển

- Xôn khí

- Ôzôn khí quyển và chất CFC

- Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển.

- Hiệu ứng nhà kính

- Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

2.4 Sinh quyển

- Sinh quyển, sinh địa hoá và các khu sinh học (biôm)

- Hô hấp và quang hợp

- Năng lương và sinh khối

- Tác động tương hỗ giữa các sinh vật

2.5 Trí quyển (Noosphere)

3

Page 80: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Khái niệm về trí quyển

- Vai trò của trí quyển đối với môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn.

Chương III. các nguyên lý sinh thái học ứng dụng vào khoa học môi trường: (8 tiết)

3.1 Hệ sinh thái

- Khái niệm, độ lớn, tính hệ thống, tính phản hồi,

3.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của hệ sinh thái:

- Các nhóm sinh vật: Sản xuất, tiêu thụ và phân huỷ

- Xích thức ăn và lưới thức ăn

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Các nhân tố sinh thái (giới hạn và không giới hạn)

- Năng suất hệ sinh thái (thứ cấp- sơ cấp)

- Diễn thế sinh thái

- Cân bằng sinh thái

3.3 Tác động của con người lên các hệ sinh thái

- Quan hệ giữa hệ xã hội và hệ tự nhiên

- Các vùng sinh thái nhân văn điển hình ở Việt nam

- Nội dung các tác động

Chương IV. Tài nguyên thiên nhiên : (6 tiết)

4.1 Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên

4.2 Tài nguyên đất

4.3 Tài nguyên rừng

4.4 Tài nguyên nước

4.5 Tài nguyên khoáng sản

4.6 Tài nguyên năng lượng

4.7 Tài nguyên khí hậu

4.8 Tài nguyên sinh vật hoang dã và đa dạng sinh học

Chương V. Ô nhiễm môi trường :(8 tiết)

5.1 Ô nhiễm nước

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Ô nhiễm nước mặt

4

Page 81: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Ô nhiễm nước ngầm

- Ô nhiễm nước biển

5.2 Ô nhiễm không khí

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân

- Tác động của ô nhiễm không khí đến con người, thực vật và vật chất.

- Tác động của ô nhiễm không khí đến thời tiết và khí hậu

5.3 Ô nhiễm đất

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Tác động của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản và sức khoẻ con người

5.4 Ô nhiễm tiếng ồn

- Khái niệm về tiếng ồn và tác hại của nó

- Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn

- Phân loại tiếng ồn

- Sự phát tán và lan truyền của tiếng ồn

5.5 Ô nhiễm chất thải rắn

- Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn

- Phân loại chất thải rắn và tác động gây ô nhiễm

- Biện pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Chương VI. Các vấn đề về dân số, lương thực và năng lượng :(6 tiết)

6.1 Các vấn đề về dân số

- Lịch sử phát triển dân số thế giới

- Sự biến đổi dân số trong các quốc gia

- Mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên và môi trường

- Xu thế phát triển dân số thế giới và Việt nam trong tương lai

6.2 Những loại lương thực và thực phẩm chính

6.3 Các vấn đề về dinh dưỡng và nạn đói trên thế giới

6.4 Sản xuất lương thực trên thế giới và ở Việt nam

6.5 Các tiềm năng về lương thực và thực phẩm của loài người

6.6 Các vấn đề năng lượng

- Các nguồn năng lượng của loài người

5

Page 82: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Các giải pháp năng lượng cho sự phát triển

Chương VII. Quản lý môi trường : (4 tiết)

7.1 Định nghĩa về quản lý môi trường

7.2 Các mục tiêu của quản lý môi trường

7.3 Các nội dung của quản lý Nhà nước về môi trường

7.4 Tổ chức công tác quản lý môi trường

7.5 Các công cụ quản lý môi trường

- Phân loại công cụ quản lý môi trường

- Các công cụ pháp lý

- Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

- Giáo dục và truyền thông môi trường

- Quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng

Chương VIII. Phát triển bền vững : (4 tiết)

8.1 Các khái niệm và định nghĩa

8.2 Các nguyên tắc phát triển bền vững

8.3 Các mục tiêu của phát triển bền vững

8.4 Định lượng hoá sự phát triển bền vững

8.5 Các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc chính và hoạt động ưu tiên để phát triển bền vững ở Việt nam.

8.6 Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt nam.

6

Page 83: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ

1. Mã môn học: EVS2304

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học Trái Đất và sự sống, mã môn học: GEO1050

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải

Giảng viên 2

Họ và tên: Phạm Ngọc Hồ

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.402, nhà T2, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0983 322 688/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Mô hình hóa trong môi trường, quy hoạch môi trường, Môi trường không khí.

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học

1

Page 84: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0912 322 758/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học đất, vật lý đất và cải tạo đất thoái hóa, ô nhiễm

Giảng viên 4

Họ và tên: Lưu Minh Loan

Chức danh, học hàm, học vị: nghiên cứu viên, Thạc sỹ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0929996686/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ Môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường nước, Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các kiến thức cơ bản về môi trường không khí, đất và nước; các phần tử cơ bản có trong khí quyển, đất và nước tự nhiên. Hiểu rõ các quy luật hình thành, phân bố, vận chuyển và chuyển hóa vật chất cũng như các tác động gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Thông qua các kiến thức cơ bản trên người học có được hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về các diễn biến của môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có khả năng dự đoán các tác động đến môi trường do ô nhiễm môi trường gây ra như suy thoái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu, bệnh dịch … Có ý thức gắn kết các kiến thức lý thuyết vào thực tế kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường. Trên cơ sở những kiến thức đã thu nhận biết cách tổ chức một chương trình quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp, thuyết trình và diễn giải một vấn đề/ một chương trình đánh giá chất lượng môi trường. Có thể làm việc độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả nghiên cứu.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Có khả năng đề xuất hướng và phương pháp kiểm soát ô nhiễm đối với những trường hợp cụ thể. Tự giác, độc lập trong việc tự đọc, tự giải quyết các vấn đề đặt ra.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

2

Page 85: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh. Cơ sở môi trường không khí và nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

- Lê Văn Khoa và ctg, Đất và môi trường, NXB Giáo dục, 2000. 9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học bao gồm các nội dung được trình bày nối tiếp nhau từ khái niệm và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển, thạch quyển (chủ yếu là lớp thổ nhưỡng-soil- trên cùng của vỏ Trái Đất) đến thành phần và các tính chất lý-hóa-sinh học của các quyển này/đối tượng môi trường này. Bên cạnh những đặc trưng cơ bản của môi trường không khí, nước và đất, môn học còn cung cấp những kiến thức để sinh viên có thể hiểu mối liên hệ và các tác động qua lại giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong một hệ sinh thái và môi trường cụ thể. Phần cuối của môn học sẽ trình bày chu trình sinh-địa-hóa của một số nguyên tố cơ bản đóng góp nhiều vào sự gia tăng ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người.

10. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN 1. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Chương 1. Những vấn đề chung và cấu trúc của khí quyển

1.1. Môi trường không khí và sự hình thành lớp khí quyển Trái Đất 1.2. Thành phần không khí khô của khí quyển 1.3. Phân lớp của khí quyển 1.4. Sự bất đồng nhất ngang của tầng Đối lưu. Các khối khí và front 1.5. Các dòng không khí và hoàn lưu chung khí quyển

Chương 2. Các yếu tố khí tượng và quy luật biến đổi của chúng theo chiều cao

2.1. Các yếu tố khí tượng cơ bản 2.2. Quy luật biến đổi của áp suất khí quyển theo độ cao (Các công thức khí áp) 2.3. Quy luật biến đổi của nhiệt độ theo chiều cao 2.4. Các quy luật biến đổi của tốc độ gió theo chiều cao (các profin thẳng đứng của tốc độ gió) 2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí

3

Page 86: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 3. Ôzon, hiệu ứng nhà kính và mưa axit

3.1. Ôzon khí quyển 3.2. Hiệu ứng nhà kính 3.3. Mưa axít PHẦN 2. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Chương 4. Đất và quá trình hình thành đất

4.1. Khái niệm về đất

4.2. Quá trình hình thành đất

4.3. Vai trò, chức năng của đất trong môi trường

Chương 5. Các thành phần cơ bản của đất

5.1. Thể rắn của đất

5.2. Thành phần sinh học của đất

5.3. Thành phần khí của đất

Chương 6. Các vấn đề môi trường đất

6.1. Các quá trình làm suy thoái môi trường đất

6.2. Ô nhiễm môi trường đất

PHẦN 3. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Chương 7. Nước và các đặc trưng của nước

7.1. Sự hình thành nước, vai trò và sự phân bố của nước trong tự nhiên 7.2. Sự tuần hoàn của nước 7.3. Phân loại nước tự nhiên 7.4. Cấu tạo phân tử nước, liên kết hydro và các trạng thái của nước 7.5. Các tính chất vật lý của nước 7.6. Các tính chất hoá học của nước 7.7. Các tính chất sinh học của nước

Chương 8. Các loại nước tự nhiên

8.1. Nước mưa 8.2. Nước biển 8.3. Nước bề mặt 8.4. Nước ngầm 8.5. Một số đặc trưng chính của nước

Chương 9. Các quá trinh khuếch tán, lan truyền chất ô nhiễm và tự làm sạch của nước tự nhiên

9.1. Pha loãng

4

Page 87: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

9.2. Lắng đọng 9.3. Biến động khí trong môi trường nước 9.2. Chuyển hoá hoá học 9.3. Vai trò của sinh vật nước trong quá trình tự làm sạch PHẦN 4. CHU TRÌNH SINH-ĐỊA-HÓA

Chương 10. Chu trình sinh địa hóa của một số nguyên tố tiêu biểu 10.1. Các đặc điểm của chu trình sinh địa hoá 10.2. Chu trình cacbon 10.3. Chu trình nitơ 10.4. Chu trình photpho 10.5. Chu trình lưu huỳnh 10.6.Chu trình kim loại nặng (Pb, Hg, Cd)

5

Page 88: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Mã số môn học: EVS2305

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

+ Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Lưu Đức Hải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0912 102 109;

Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0936186368

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trang bị cho sinh viên khả năng tư duy phân tích hệ thống các vấn đề biến đổi khí hậu trong phạm vi ngành kinh tế xã hội và phù hợp với đặc điểm địa phương vùng nghiên cứu.

1

Page 89: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Trang bị cho sinh viên kỹ năng thảo luận vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; cũng như khả năng thuyết trình và phản biện các vấn đề biến đổi khí hậu trong thực tế cuộc sống đất nước.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, xây dựng phương án, dự án về biến đổi khí hậu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc

1) Nguyễn Đức Ngữ; Biến đổi khí hậu Việt Nam; NXB. KH&KT, 2008.

2) Lưu Đức Hải; Biến đổi khí hậu Trái đất và giải pháp phát triển bền vững Việt Nam; NXB. Lao động; 2009.

9. Tóm tắt nội dung:

Môn học trình bày các kiến thức chung về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu; lịch sử biến đổi khí hậu Trái đất trong quá khứ, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu; các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam trong tương lai; tác động của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế, xã hội tới đại dương, biển và đảo; biến đổi đại dương và vai trò của đại dương trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu; các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trên Thế giới và Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHÍ QUYỂN

1.1.1. Khí quyển

1.1.2. Cấu trúc khí quyển

1.1.3. Thành phần khí quyển

1.1.4. Khí nhà kính

1.1.5. Sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong thời gian gần đây

1.1.6. Tương tác giữa Khí quyển – Thủy quyển – Băng quyển và Sinh quyển

2

Page 90: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.2. Các khái niệm về thời tiết, Khí hậu

CHƯƠNG II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

2.1. LỊCH SỬ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – BIÉN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

2.2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU HIỆN NAY

2.2.1. Gia tăng nhiệt độ không khí

2.2.2. Biến đổi khí hậu và dịch chuyển các đới khí hậu

2.2.3. Gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan

2.2.4. Thay đổi lượng mưa, cường độ và chế độ mưa

2.2.5. Tan băng ở hai cực Trái đất và trên đỉnh núi cao

2.2.6. Những phản hồi tích cực và tiêu cực của gia tăng nhiệt độ và tan băng

2.2.7. Thay đổi chế độ thủy văn, biến động tài nguyên nước

2.2.8. Dâng cao mực nước biển

2.2.9. Thay đổi hệ sinh thái lục địa

2.2.10. Biến động môi trường và hệ sinh thái biển

2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.3.1. Các nguyên nhân tự nhiên

2.3.2. Các nguyên nhân nhân tạo

2.4. Các kịch bản về Biến đổi khí hậu toàn cầu

CHƯƠNG III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm và tính dễ bị tổn thương của Việt Nam do BĐKH

3.2. Tình hình biến đổi khí hậu Việt Nam trong 50 năm qua

3.3. Diễn biến thiên tai do các hiện tượng khí hậu cực đoan

3.4. Các kịch bản về BĐKH của Việt Nam

3.4.1. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

3.4.2.Các kịch bản BĐKH cho Việt Nam

3.5. Mô phỏng biến đổi khí hậu Việt Nam theo lãnh thổ

CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.1. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ TÁC ĐỘNG TICH CỰC

4.1.1. Tác động tiêu cực

3

Page 91: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.1.2. Tác động tích cực

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU

4.2.1. Ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu tới môi trường sống của loài ngươif trên Trái đất

4.2.2. Đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro môi trường do BĐKH của các quốc gia trên Thế giới

4.2.3. Các tác động của sự nóng lên toàn cầu

4.3. Tác động của BĐKH ở vùng Đông Nam Á

4.4. Tác động của BĐKH ở Việt Nam

4.4.1. Những vùng/khu vực nhạy cảm với BĐKH ở Việt Nam

4.4.2. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam

4.4. 3. Tác động của nước biển dâng ở Việt Nam

4.4.4. Tác động của biến đổi khí hậu tới các yếu tố tài nguyên và môi trường

4.4.5. Tác động của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế

4.4.6. Tác động của biến đổi tới sức khỏe con người

4.4.7. Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường/ an ninh quốc gia

4.4.8. Tác động của BĐKH tới ngành GD&ĐT

CHƯƠNG V. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5.1. Nội dung của ứng phó với BĐKH (thích ứng và giảm nhẹ)

5.2. Mối quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ

5.2.1. Thích ứng với BĐKH: tính chất, phân loại, năng lực và các biện pháp thích ứng

5.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

5.2.3. Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ

5.3. CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BĐKH

5.3.1. Trên thế giới

5.3.2. Đông Nam Á

5.3.3. Việt Nam

5.4. KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

5.4.1. Trên thế giới

5.4.2. Đông Nam Á

4

Page 92: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.5. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA VIỆT NAM

5.5.1. Thích ứng

5.5.2. Giảm nhẹ

5.5.3.Cộng đồng tham gia thích ứng và giảm nhẹ BĐKH

5.6. Các giải pháp về chính sách,kỹ thuật - công nghệ

5.6.1. Các giải pháp về chính sách

5.6.2. Các giải pháp về kỹ thuật - công nghệ

5

Page 93: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS2306

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Đình Hòe

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0936186366

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Lưu Đức Dũng

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên kiêm nhiệm, Thạc Sỹ, Nghiên cứu sinh về chuyên ngành địa chất Môi trường

- Điện thoại:

- Email:

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi về môi trường địa chất và phương pháp đánh giá môi trường địa chất phục vụ công tác hoạch định chính sách, chiến lược và kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường, địa chất nói riêng, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nói chung.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trang bị cho sinh viên khả năng tư duy, tiếp cận và nắm được phương pháp, kiến thức để phân tích và đánh giá các đặc điểm chủ yếu môi trường địa chất của vùng nghiên cứu.

1

Page 94: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thảo luận về các vấn đề xuất phát từ thực tế cuộc sống của đất nước.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học lý thuyết trên lớp, tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1) Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thế Thôn; Địa chất môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2001.

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1) Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe; Tai biến môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2005.

2) Mai Trọng Nhuận; Địa hóa môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2006.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về chuyên ngành Địa chất môi trường, đặc điểm và cấu trúc môi trường địa chất, các kiểu động lực chủ yếu của môi trường địa chất, các dạng tai biến môi trường địa chất, ảnh hưởng của các quá trình địa chất môi trường, môi trường địa chất tới sức khỏe con người; cũng như các phương pháp đánh giá môi trường địa chất phục vụ quy hoạch, quản lý môi trường địa chất, lồng ghép trong việc phát triển kinh tế xã hội, lãnh thổ, lãnh hải của Đất nước.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương I: Đại cương về địa chất môi trường

I. Khái niệm về môi trường địa chất và khoa học địa chất Môi trường 1. Môi trường địa chất là hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên 2. Khái niệm Môi trường Địa chất (MTĐC) 3. Khoa học địa chất môi trường. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu địa chất môi trường. II. Trái đất và cấu trúc của môi trường địa chất 1. Nguồn gốc Trái đất

2

Page 95: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2. Cấu trúc Trái đất 3. Những kiểu vỏ Trái đất và sự liên quan của chúng đối với MTĐC 4. Cấu trúc thẳng đứng của MTĐC. Thành phần vật chất của MTĐC. 5. Cấu trúc nằm ngang của MTĐC. Phân loại các đơn vị MTĐC

Chương II. Động lực Môi trường địa chất

I. Địa động lực nội sinh và các biểu hiện cơ bản của chuyển động kiến tạo hiện đại 1. Cấu trúc mảng của thạch quyển và vận động mảng 2. Những hình thái cơ bản của địa hình hiện đại 3. Các dấu hiệu của vận động nâng trồi hiện đại 4. Các dấu hiệu của vận động sụt lún hiện đại 5. Hoạt động đứt gãy II. Địa động lực ngoại sinh 1. Hoạt động phong hóa 2. Hoạt động trọng lực 3. Hoạt động rửa trôi và bóc mòn 4. Hoạt động của dòng chảy hoạt động Karst 5. Hoạt động của gió (phong thành) 6. Hoạt động của nước dưới đất 7. Hoạt động của biển III. Động lực nhân sinh 1. Nắn dòng sông 2. Đào kênh mương 3. Đập và hồ nhân tạo 4. Các công trình cải tạo vùng đất ngập nước ven biển 5. Bơm hút nước ngầm 6. Chăn thả gia súc quá mức và canh tác không thích hợp 7. Đường giao thông cơ giới 8. Xe dã ngoại 9. Tràn dầu trên biển 10. Khai thác mỏ và bải thải mỏ 11. Hầm giao thông 12. Xả thải Chương III. Tai biến địa chất I. Khái niệm chung về tai biến và sự cố địa chất II. Tai biến địa chất và rủi ro 1. Định nghĩa 2. Phân loại tai biến địa chất 3. Rủi ro

3

Page 96: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

III. Các tai biến địa chất động lực 1. Động đất 2. Phun trào núi lửa 3. Nứt đất ngầm 4. Trượt đất 5. Lún sụt đất 6. Lũ quét 7. Thổi mòn và cát bay 8. Xói lở bờ biển 9. Nhận định chung về tai biến địa chất động lực

Chương IV. Địa chất y học

I. Ảnh hưởng của một số nguyên tố và hợp chất tự nhiên tring môi trường địa chất lên sức khỏe con người 1. Ảnh hưởng của các nguyên tố vết 2. Ảnh hưởng của các hoàn cảnh địa chất đặc biệt 3. Ảnh hưởng của các trường địa vật lý II. Ô nhiễm môi trường địa chất và sức khỏe 1. Chất gây ô nhiễm 2. Nguồn gây ô nhiễm 3. Quá trình ô nhiễm môi trường địa chất 4. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm 5. Khôi phục các bồn nước ngầm và thủy vực đã bị ô nhiễm 6. Kiểm soát chất thải phóng xạ

Chương V: Đánh giá môi trường địa chất

I. Vài nét tổng quan về đánh giá môi trường địa chất II. Đánh giá tương tác giữa môi trường địa chất và hành động phát triển 1. Phân loại các hành động phát triển 2. Các nhân tố của môi trường địa chất 3. Thang điểm, phương pháp ma trận dùng cho đánh giá tương tác III. Các kiểu sử dụng môi trường địa chất 1. Nhóm kiểu đô thị, nông thôn 2. Nhóm kiểu công nghiệp- vận tải thông tin 3. Nhóm kiểu nông- lâm- ngư nghiệp. 4. Nhóm kiểu sử dụng khác IV. Thành lập các bản đồ đánh giá môi trường địa chất 1. Thành lập các bản đồ kiểu môi trường địa chất 2. Thành lập bản đồ kiểu sử dụng môi trường địa chất 3. Thành lập bản đồ đánh giá tác động môi trường địa chất

4

Page 97: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4. Thành lập bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường địa chất

5

Page 98: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Loan Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0912352344; Email: [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi

trường (xử lý nước thải, chất thải rắn); Khoa học môi trường (Sinh thái, đa dạng sinh học)

Giảng viên 2 Họ và tên: Trần Văn Thụy Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.301, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 01237296689; [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích hệ sinh thái bằng GIS và Viễn thám Nghiên cứu sinh thái quần xã và sử dụng hợp lý; Sinh thái thảm thực vật; Sinh thái cảnh quan và dịnh hướng phát triển bền vững.

2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Sinh thái Môi trường - Mã môn học: EVS2307 - Số tín chỉ: 3 tín chỉ - Môn học: - Tự chọn

- Các môn học tiên quyết: + Sinh học đại cương, mã số môn học: BIO1065 + Tài nguyên thiên nhiên, mã số môn học: EVS2301

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

1

Page 99: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lý thuyết: 30 + Thực hành, thực tập: 10 + Tự học: 05

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN- Bộ môn Công nghệ Môi trường 3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh thái học, các quá trình sinh học, vật lý và sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường. Các tác động của con người đến thành phần sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá các trạng thái của hệ sinh thái từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ thích hợp. Sinh viên có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả nghiên cứu

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả nghiên cứu; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và đánh giá các quá trình sinh thái; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc đánh giá các mối quan hệ trong hệ sinh thái và các tác động của con người lên hệ sinh thái và các hậu quả sinh thái, đề xuất biện pháp xử lý và quản lý thích hợp.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 100: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Mở đầu về khoa học sinh thái học

Nhớ được ý nghĩa, vai trò của sinh thái học và những khái niệm sinh thái học cơ bản

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những phương pháp nghiên cứu sinh thái

Có khả năng lập luận để lựa chọn phương pháp nghiên cứu sinh thái

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các phương pháp nghiên cứu sinh thái cho từng vùng sinh thái cụ thể

Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Có khả năng tái hiện được các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật

Hiểu và áp dụng được các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật vào trong trồng trọt và chăn nuôi

Có khả năng lập luận và lựa chọn, các các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh/sinh học trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

Sinh thái học quần thể

Có khả năng nhớ được các khái niệm chung về quần thể, các cấu trúc của quần thể và sự tăng trưởng và biến động của quần thể

Hiểu và áp dụng được các mối quan hệ trong quần thể để đưa ra các giải pháp bảo tồn quần thể

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp để giảm tác động của con người lên quần thể

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các cải tiến cho giải pháp khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học.

3

Page 101: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Quần xã sinh vật

Có khả năng nhớ được các khái niệm chung về quần xã và các quần xã lớn-khu sinh học (biome) trên thế giới

Hiểu và áp dụng được các cấu trúc của quần xã trong chăn nuôi và trồng trọt

Có khả năng lập luận và lựa chọn các mối tương tác của quần thể lên cấu trúc quần xã trong từng hoàn cảnh cụ thể để mang lại lợi ích cho con người và hệ sinh thái

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ quần xã và hệ sinh thái

Hệ sinh thái Có khả năng tái hiện được các nội dung về định nghĩ và cấu trúc của hệ sinh thái

Hiểu và áp dụng được các nguyên lý về vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái và biết cách đo năng suất sinh học

Có khả năng lập luận và lựa chọn các phương pháp để tạo điều kiện cho hệ sinh thái tự lập cân bằng

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các chương trình quản lý hệ sinh thái cho các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Có khả năng nhớ được các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Hiểu được các nguyên nhân và áp dụng được các giải pháp phòng ngứa các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Có khả năng lập luận và lựa chọn các phương pháp để giảm hậu quả sinh thái do các hoạt động phát triển ở các vùng khác nhau

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các chương trình quản lý các hoạt động phát triển để bảo vệ môi trường và giảm sự nóng lên của trái đất

4. Tóm tắt nội dung môn học

4

Page 102: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức sinh thái học cơ bản, các quá trình sinh học, vật lý và sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường Các tác động của con người đến thành phần sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên 4.2. Course descriptions: This course will provides student an basic ecological knowledge; introduction to the science of ecology and the physical and biological processes that affect our environment; the impact of human on biological and environmental components in ecosystems and the measuses to conserve natural ecosystems

5. Nội dung chi tiết môn học Chương 1. Mở đầu về khoa học sinh thái học

1.1 Sinh thái học và các phân môn sinh thái học

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.3 ý nghĩa và vai trò của sinh thái học 1.4 Những khái niệm sinh thái học cơ bản

1.4.1 Ngoại cảnh, môi trường, sinh cảnh; 1.4.2 Hệ đệm hay hệ chuyển tiếp; 1.4.3 Các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh thái; 1.4.4 Nơi sống và ổ sinh thái; 1.4.5 Các định luật sinh thái

Chương 2 Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

2.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh vật 2.1.2 Ảnh hưởng của nước và độ ẩm không khí lên sinh vật 2.1.3 Ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh vật 2.1.4 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường đất lên

sinh vật: 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường

nước 2.2.1 Các nhân tố vật lý 2.2.2 Các chất lơ lửng trong nước 2.2.3 Các khí hoà tan trong nước

5

Page 103: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2.4 Các muối hoà tan trong nước 2.2.5 Các chất hữu cơ hoà tan trong nước

2. 3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học đến sinh vật 2.3.1 Các mối quan hệ gián tiếp và trực tiếp giữa các sinh vật 2.3.2 Ảnh hưởng tương hỗ giữa động vật và thực vật

Chương 3: Sinh thái học quần thể

3.1 Khái niệm chung về quần thể 3.1.2 Kích thước và mật độ của quần thể; 3.1.3 Các phương pháp tính mật độ của quần thể 3.1.4 Phân bố không gian của quần thể;

3.2 Các cấu trúc của quần thể 3.2.1 Cấu trúc về tuổi; 3.2.2 Cấu trúc giới tính 3.2.3 Cấu trúc sinh sản 3.2.4 Đa dạng di truyền của quần thể

3.3. Sự tăng trưởng và sự biến động số lượng cá thể của quần thể 3.3.1 Sự tăng trưởng cá thể của quần thể 3.3.2 Sự biến động số lượng cá thể của quần thể

3.4. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể 3.4.1 Các mối tương tác dương 3.4.2 Các mối tương tác âm

3.5 Các tác động của con người lên các quần thể 3.5.1 Sự khai thác quần thể 3.5.2 Khai thác rừng 3.5.3 Vấn đề mất và phá vỡ nơi cư trú

Chương 4 Quần xã sinh vật

4.1 Khái niệm chung về quần xã 4.2. Cấu trúc của quần xã 4.2.1 Cấu trúc loài 4.2.2 Cấu trúc không gian; 4.2.3 Cấu trúc về dinh dưỡng; 4.2.4 Tháp sinh thái

6

Page 104: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3 Những ảnh hưởng của các mối tương tác quần thể lên cấu trúc quần xã 4.3.1 Quan hệ cạnh tranh 4.3.2 Quan hệ vật dữ - con mồi 4.3.3 Quan hệ ký sinh 4.3.4 Các quy tắc tập hợp của quần thể trong quần xã

4.4 Các quần xã lớn-khu sinh học (biome): 4.4.1 Trên cạn (toundra, rừng,thảo nguyên, savan, sa mạc); 4.4.2 Các quần xã đỉnh núi cao; 4.4.3 Các quần xã dưới nước (dòng chẩy, nước tĩnh, biển và đại

dương) Chương 5 Hệ sinh thái

5.1 Khái niệm chung về hệ sinh thái 5.2. Cấu trúc của hệ sinh thái

5.2.1 Cấu trúc thành phần 5.2.2 Cấu trúc chức năng

5.3 Vòng tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá) 5.3.1 Quá trình tổng hợp và phân huỷ các chất 5.3.2 Chu trình Sinh địa hóa

5.4 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 5.4.1 Dòng năng lượng 5.4.2 Các hiệu suất năng lượng

5.5. Năng suất sinh học: 5.5.1 Các loại năng suất sinh học 5.5.2 Cách đo năng suất sinh học sơ cấp dưới nước và trên cạn

5.6. Sự tự lập cân bằng của hệ sinh thái 5.6.1 Lập cân bằng theo cơ chế điều chỉnh dân số 5.6.2 Lập cân bằng theo cơ chế tác động lên vòng sinh địa hoá

5.7 Diễn thế sinh thái 5.7.1 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái 5.7.2 Phân loại diễn thế

5.8 Các nguyên tắc quản lý hệ sinh thái Chương 6 Các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

7

Page 105: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Phú dưỡng hoá: 6.2 - Mưa axit 6.3. Ô nhiễm dầu 6.4. Sa mạc hoá 6.5. Mặn hoá 6.6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 6.7 Dư lượng phân bón 6.8. Tăng hiệu ứng nhà kính- Trái đất nóng lên 6.9 Suy giảm tầng ozon

8

Page 106: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Học liệu 6.1. Giáo trình bắt buộc: + Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Kiều Băng Tâm. Sinh thái học (dành cho sinh viên Khoa Môi Trường)- Giáo trình sẽ xuất bản. + Lê Huy Bá & Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB ĐHQG Tp. HCM; Xuất bản lần 8 6.2 Tài liệu tham khảo + Freedman B., 1989. Environmental Ecology, the impacts of pollution and other stress on ecosystem structure and function. Academic press, Inc. San Diego; + Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. NXB GD; + Sinh thái và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên

cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 3 3 Chương 2 4 2 6 Chương 3 6 2 1 9 Chương 4 6 2 1 9 Chương 5 6 2 1 9 Chương 6 6 2 1 9 7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1 Lí thuyết 3 tiết tại giảng Mở đầu về khoa Đọc trước chương

9

Page 107: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

học sinh thái học

1 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 2 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường 2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1

Bài tập

Thảo luận Các ví dụ trong thực tế về Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

Đọc trước phần liên quan trong tài liệu tham khảo

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Đọc kỹ các tài liệu liên quan đến nội dung lý thuyết

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Xêmina

Tuần 3 Lí thuyết 2 tiết tại giảng 2.2 Ảnh hưởng Đọc trước phần

10

Page 108: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường nước 2. 3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học đến sinh vật

liên quan trong chương 2 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các nghiên cứu

điển hình về các nhân tố vô sinh trong môi trường nước và các nhân tố sinh học lên sinh vật

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu trên internet

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu nội dung phần đọc tham khảo

Tuần 4 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 3: Sinh thái học quần thể 3.1 Khái niệm chung về quần thể 3.2 Các cấu trúc của quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Kiểm tra thương xuyên

Bài tập Giảng đường Tính toán kích thước và mật độ của quần thể

Hiểu các công thức tính toán

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

11

Page 109: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 5 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

3.3. Sự tăng trưởng và sự biến động số lượng cá thể của quần thể 3.4. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Bài tập Tính toán sự tăng trưởng của quần thể

Hiểu công thức tính toán

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu các cơ chế của quá trình và các công thức tính toán

Tuần 6 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

3.5 Các tác động của con người lên các quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các ví dụ về tác

động của con người lên quần thể

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 7 Lý thuyết 2 giờ tại giảng Chương 4 Quần Đọc trước phần Kiểm

12

Page 110: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

xã sinh vật 4.1 Khái niệm

chung về quần xã

liên quan trong chương 4 tài liệu 1

tra giữa kỳ

Bài tập 1 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Làm bài kiểm tra 1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 3

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina Tuần 8 Lí thuyết 2 giờ tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

4.2. Cấu trúc của quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Lập sơ đồ lưới

thức ăn trong quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina Tuần 9 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

4.3 Những ảnh hưởng của các mối tương tác quần thể lên cấu trúc quần xã 4.4 Các quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1 Và chương 2 tài liệu 2

13

Page 111: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

lớn-khu sinh học (biome):

Xêmina Tại giảng đường

Theo chủ đề Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 10 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Hệ sinh thái 5.1 Khái niệm chung về hệ sinh thái 5.2. Cấu trúc của hệ sinh thái 5.3 Vòng tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá)

Đọc trước chương 5 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Về nội dung bài

giảng

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 11 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 (tiếp) 5.4 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 5.5. Năng suất sinh học

Đọc trước phần liên quan trong chương 5 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

14

Page 112: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

5.6. Sự tự lập cân bằng của hệ sinh thái

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các ví dụ trong

thực tế về sự tự lập cân bằng trong hệ sinh thái

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 12 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 (tiếp) 5.7 Diễn thế sinh thái 5.8 Các nguyên tắc quản lý hệ sinh thái

Đọc trước phần liên quan trong chương 5 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

Bài tập Giảng đường Các trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lý hệ sinh thái

Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xemina Giảng đường Trình bày bài tập

Làm việc theo sự phân công của nhóm

Tuần 13 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự Chương 6 Các hậu quả Sinh

Đọc trước chương 6 tài liệu 1

15

Page 113: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

phân công của Trường

thái do các hoạt động phát triển 6.1. Phú dưỡng hoá: 6.2 - Mưa axit 6.3. Ô nhiễm dầu

Đọc chương 2,3,6 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các vấn đề phú

dưỡng, mưa axit, ô nhiễm dầu trong thực tế

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng

Xemina Tuần 14 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 (tiếp) 6.4. Sa mạc hoá 6.5. Mặn hoá 6.6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc chương 4,5,7 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các vấn đề Sa

mạc hoá; Mặn hoá; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực tế

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Xemina

16

Page 114: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 15 Lý thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 (tiếp) 6.7 Dư lượng phân bón 6.8. Tăng hiệu ứng nhà kính- Trái đất nóng lên 6.9 Suy giảm tầng ozon

Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc chương 7, 10 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Làm bài kiểm tra 2 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 6

Kiểm tra cuối kỳ

Xemina 8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực tế, nhận xét đánh giá kết quả báo cáo.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình. 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,3

17

Page 115: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thi cuối kỳ: 0,5 Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng

của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi

do giảng viên đề xuất. Hiệu trưởng

PGS.TS Bùi Duy Cam

Chủ nhiệm Khoa

PGS.TS Lưu Đức Hải

Giảng viên

PGS.TS Nguyễn Thị Loan

18

Page 116: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VI SINH MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3240

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh học đại cương, mã môn học: BIO1061

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

+ Sinh học đại cương: EVS2300

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Phạm Thị Mai

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,

Hà Nội

Điện thoại: 0989994619;

Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Kiều Băng Tâm

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,

Hà Nội

Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Tuyết Thu

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,

Hà Nội

1

Page 117: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý cơ bản trong việc sử dụng vi sinh vật để cải tạo và xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có khả năng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật trong thực tế. Sinh viên có khả năng tổ chức, sắp xếp và có trách nhiệm với công việc. Có khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm, có thể nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để giải quyết một số vấn đề môi trường.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng viết và trình bày kết quả một báo cáo khoa học. Có kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Trần Cẩm Vân, Vi sinh môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, Vi sinh vật học NXB Giáo dục, 2002.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi sinh vật, các đặc điểm sinh lý, sinh hóa cũng như cơ chế chuyển hóa các cơ chất trong môi trường. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kỹ năng phương pháp phân tích vi sinh cơ bản. Nội dung chủ yếu của khóa học bao gồm: Giới thiệu về các nhóm vi sinh vật, sự tồn tại của chúng trong các môi trường đất, nước, không khí. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Các cơ chế chuyển hóa các chất trong môi trường tự nhiên và các nguyên lý ứng dụng vi sinh vật trong xử lý môi trường. Khóa học cũng cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực hành trong phòng thí nghiệm như phân lập, nuôi cấy, nhận dạng và phân tích các chỉ tiêu vi sinh thông dụng.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Đại cương về vi sinh vật học môi trường

1.1. Những vấn đề chung

2

Page 118: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.1. Lịch sử môn học

1.1.2. Vị trí của vi sinh vật trong sinh giới

1.1.3. Đặc điểm chung của vi sinh vật

1.1.4. Mối quan hệ giũa vi sinh vật, con người và môi trường

1.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường

1.2.1. Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường đất

1.2.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường nước

1.2.3. Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường khí

Chương 2. Đặc điểm các nhóm vi sinh vật chính

2.1. Cấu trúc tế bào vi sinh vật

2.1.1. Cấu trúc tế bào Procaryota

2.1.2. Cấu trúc tế bào Eucaryota

2.2. Virus

2.2.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc

2.2.2. Quá trình hoat động của virus trong tế bào chủ

2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của virus trong tự nhiên

2.3. Vi khuẩn

2.3.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc

2.3.2. Hình thức sinh sản của vi khuẩn

2.3.3. Vai trò và ý nghĩa của vi khuẩn trong tự nhiên

2.4. Xạ khuẩn

2.4.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc

2.4.2. Hình thức sinh sản của xạ khuẩn

2.4.3. Vai trò và ý nghĩa của xạ khuẩn trong tự nhiên

2.5. Vi nấm

2.5.1. Nấm mốc

2.5.1. Nấm men

Chương 3. Khả năng chuyển hoá các chất trong tự nhiên của vi sinh vật

3.1. Dinh dưỡng và sinh trưởng của vi sinh vật

3.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật

3

Page 119: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của vi sinh vật

3.1.3. Các phương pháp xác định sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật

3.1.4. Cơ chế vận chuyển các chất vào tế bào của vi sinh vật

3.2. Khả năng chuyển hoá các hợp chất chứa các bon của vi sinh vật

3.2.1. Vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn các bon

3.2.2. Quá trình phân giải xenluloza

3.2.3. Quá trình phân giải tinh bột

3.2.4. Quá trình phân giải đường đơn

3.3. Khả năng chuyển hoá các hợp chất chứa ni tơ của vi sinh vật

3.3.1. Vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn ni tơ

3.3.2. Quá trình amon hoá

3.3.3. Quá trình nitrat hoá

3.3.4. Quá trình phản nitrat hoá

3.3.5. Quá trình cố định đạm

3.4. Khả năng chuyển hoá một số các hợp chất khác

3.4.1. Vai trò và khả năng chuyển hoá các chất chứa photpho của vi sinh vật

3.4.2. Vai trò và khả năng chuyển hoá các chất chứa lưu huỳnh của vi sinh vật

3.4.3. Khả năng chuyển hoá một số chất khó phân huỷ của vi sinh vật

Chương 4. Ô nhiễm vi sinh vật

4.1. Các nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật

4.1.1. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải bệnh viện

4.1.2. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải sinh hoạt

4.1.3. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải nông nghiệp

4.1.4. Nguồn gây ô nhiễm là chất thải công nghiệp

4.2. Vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm

4.2.1. Escherichia coli

4.2.2. Streptococcus

4.2.3. Clostridium

4

Page 120: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3.Sự nhiễm trùng và khả năng gây bệnh của vi sinh vật

4.3.1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật

4.3.2. Khả năng chống đỡ của cơ thể

4.4. Một số nhóm vi sinh vật gây bệnh chính

Chương 5. Ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường

5.1. Các Pesticide sinh học

5.1.1. Nguyên lý

5.1.2. Các úng dụng thực tế của Pesticide sinh học

5.2. Phân bón sinh học

5.2.1. Nguyên lý

5.2.2. Các úng dụng thực tế của phân bón sinh học

5.3. Sử dụng vi sinh vật cố định đạm trong cải tạo đất

5.3.1. Nguyên lý

5.3.2. Các ứng dụng thực tế

5

Page 121: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6

Page 122: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3241

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Hóa học đại cương, CHE1080

- Khoa học môi trường đại cương, EVS2302

- Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1: Đỗ Quang Huy

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0903221669; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Nguyễn Thị Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913063898; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Nguyễn Mạnh Khải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913369778; Email: [email protected]

Giảng viên 4: Phạm Hoàng Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0904707447

- Email: [email protected]

1

Page 123: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về thành phần hóa học của không khí, nước, và đất, và tác động của các hoạt động của con người đến vật chất hóa học này trên Trái đất, tính chất nguyên lý về nguồn phát thải, các chất thải và độc chất; sự tồn tại và chuyển hóa của chúng trong môi trường; các phương pháp kiểm soát chất thải.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có khả năng phán đoán, nhận biết các quá trình hình thành chất thải, các chất độc từ các nguồn khác nhau và có các biện pháp kiểm soát chúng; có khả năng dự đoán sự tồn tại và chuyển hóa chất thải trong môi trường.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày vấn đề môi trường về mặt hóa học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang để có phương án giải thích quá trình hóa học trong môi trường tự nhiên hay dưới tác động của con người.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Đặng Kim Chi. Hóa học Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuât, 2003.

- Tài liệu tham khảo:

1. Baird, C., Cann, M. Environmental Chemistry, 4th Edition, W. H. Freeman Publisher, 2008.

2. Manahan, S. Environmental Chemistry, 9th Edition, CRC Press, 2009.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học sẽ cung cấp cho người học nội dung kiến thức về thành phần hóa học của không khí, nước, và đất, và tác động của các hoạt động của con người đến vật chất hóa học này trên Trái đất. Cụ thể, môn học gồm các nội dung về nguồn, phản ứng, sự vận chuyển, hiệu ứng, và các hình thái tồn tại các chất trong khí quyển, nước, và môi trường đất. Khối kiến thức được chia thành 5 phần chính phản ánh các vấn đề cấp bách nhất trong Hóa học môi trường hiện nay: (1) Hóa học môi trường khí, ô nhiễm không khí, (2) Biến đổi khí hậu và năng lượng, (3) Hóa học môi

2

Page 124: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

trường nước, ô nhiễm nước; (4) Hóa học môi trường đất, ô nhiễm đất, tương tác của chất ô nhiễm với các quyển khác; và (5) Giới thiệu về chất độc hữu cơ và vô cơ; xử lý chất thải. Khi học xong môn học sinh viên sẽ có được những kiến thức mang tính chất nguyên lý về nguồn phát thải, các chất thải và độc chất; sự tồn tại và chuyển hóa của chúng trong môi trường; các phương pháp kiểm soát chất độc và chất thải trong môi trường.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Mở đầu

1.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của môn học

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.3. Các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên

1.4. Ô nhiễm môi trường và sự tác động của trí quyển tới môi trường

Chương 2. Hóa học về khí quyển và ô nhiễm không khí

2.1. Thành phần của khí quyển

2.2. Phân tầng khí quyển

2.3. Các hạt, các ion và các gốc hoá học tự do trong khí quyển

2.4. Các phản ứng hoá học và quang hoá trong khí quyển

2.5. Các Hydrocacbon và khói mù quang hoá

2.6. Các hợp chất gây ô nhiễm môi trường không khí

2.7. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển

2.8. Biến đổi khí hậu và năng lượng

2.8.1. Cân bằng bức xạ của trái đất

2.8.2. Hiệu ứng nhà kính

2.8.3. Ảnh hưởng của các hoạt động của con người và vấn đề khí tượng

Chương 3. Hóa học về thủy quyển, ô nhiễm môi trường nước

3.1. Vòng tuần hoàn thủy quyển

3.2. Đặc tính nước tự nhiên và nước biển

3.3. Vi sinh vật - chất xúc tác cho các phản ứng trong nước

3.4. Một số chất ô nhiễm đăc trưng trong môi trường nước

3.5. Sự lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước

3.6. Xử lý nước thải

3

Page 125: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 4. Hóa học môi trường đất, ô nhiễm đất, tương tác của chất ô nhiễm với các quyển khác

4.1. Hóa học về đất/thạch quyển

4.2. Thành phần vô cơ và hữu cơ trong môi trường đất

4.3. Chuyển hoá các khóang chất nhờ vi sinh vật

4.4. Các chất dinh dưỡng vi lương và đa lượng

4.5. Sự biến đổi các chất ô nhiễm trong môi trường đất

4.6. Quá trình hấp phụ cation và anion trên các khoáng

4.7. Sự hấp phụ và phân hủy các chất thuốc bảo vệ thực vật

Chương 5. Giới thiệu về chất độc

5.1. Các hoá chất độc trong môi trường

5.2. Nguyên lý tác động của các hoá chất độc lên enzim

5.3. Tác động của một số hoá chất độc điển hình lên enzim

5.4. Các chất gây ung thư điển hình

Chương 6. Ứng dụng hóa môi trường trong xử lý chất thải

6.1. Xử lý nước thải

6.2. Xử lý khí thải

6.3. Xử lý đất ô nhiễm

6.4. Xử lý chất thải rắn

4

Page 126: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5

Page 127: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3242

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Hóa học phân tích, CHE1057

- Khoa học môi trường đại cương, EVS2302

- Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Nguyễn Mạnh Khải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.201, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913369778/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học môi

trường (môi trường đất và nước); Độc học môi trường

Giảng viên 2 Họ và tên: Trần Văn Quy Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2,, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0912494819/ [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

1

Page 128: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0913090226/ [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý cơ bản của một số phương pháp xác định các chỉ tiêu lý học, hóa học trong môi trường đất, nước, không khí và trầm tích. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả phân tích thông qua thành thạo kỹ năng vận dụng QA/QC trong phân tích môi trường, kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả phân tích. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích môi trường. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích môi trường, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Lê Đức (chủ biên). Các phương pháp phân tích môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng (Phần chung và phần Phương pháp phân tích đất, nước). NXB Giáo dục, 2000.

2

Page 129: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Reeve, R.N. Introduction to Environmental Analysis. John Wiley and Sons. 2002.

2. Pradyot, P. Handbook Enviromental Analysis. Lewis Puublishers, 1997.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp phân tích định lượng đang được sử dụng trong các phòng phân tích môi trường. Những phương pháp phân tích thực tế, các thiết bị, công cụ phân tích hỗ trợ cho các nhà khoa học môi trường. Nội dung chủ yếu của khoa học bao gồm: Giới thiệu về độ chính xác, độ tin cậy, bảo đảm và kiểm soát chất lượng trong phân tích môi trường; kỹ thuật lấy mẫu môi trường không khí, nước, trầm tích và đất; phương pháp phân tích và một số thiết bị đo đạc ngoài hiện trường; phương pháp chuẩn độ; phương pháp trắc quang, cực phổ, Von Amper, cực chọn lọc ion, các phương pháp phân tích sắc ký, khối phổ dùng để phân tích chất ô nhiễm vô cơ, hữu cơ thường gặp trong các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức về đánh giá các kết quả phân tích thu được, độ chính xác, độ tin cậy và bảo đảm và kiểm soát chất lượng trong phân tích môi trường. 9.2. Course descriptions: This course equips students with basic knowledge of quantitative analysis methods currently using in the laboratory environment. A practical introduction to analytical methods and instrumentation available to the environmental scientist. Topics include: sampling of air, water, soil and sediment; and in situ instrumentation; titraction methos, photometric method; von-amper method; ion selective sensors; chromatographic methods; mass spectrometry method using for analysis poplular pollutants including inorganic and organic pollutents in soil, water, air and sedimen. The course also equips students the knowledge on the evaluation of analytical results, the accuracy, assurance and quality control in environmental analysis.

10. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Chương 1. Mở đầu

1.1. Môi trường 1.2. Phân tích môi trường 1.3. Sự lựa chọn phương pháp để phân tích môi trường 1.4. Giá trị các số liệu trong phân tích môi trường 1.5. Ảnh hưởng của cân bằng

Chương 2. Độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích 2.1. Đảm bảo kiểm soát chất lượng trong phân tích môi trường 2.2. Sai số và độ chính xác 2.3. Đồ thị kiểm tra

3

Page 130: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

PHẦN 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DÙNG TRONG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG Chương 3. Phương pháp trắc quang

3.1. Phương pháp so màu quang điện 3.2. Phương pháp quang kế ngọn lửa 3.3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Chương 4. Phương pháp điện hóa 4.1. Điện cực chọn lọc ion 4.2. Phương pháp cực phổ

Chương 5. Các phương pháp phân tích sắc kí 5.1. Mở đầu 5.2. Một số khái niệm 5.3. Sắc kí lỏng hiệu năng cao 5.4. Sắc kí khí 5.5. Tách chiết các chất hữu cơ và làm sạch mẫu 5.6. Phân tích các chất ô nhiễm hữu cơ bằng sắc kí khí 5.7. Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật 5.8. Sắc kí ion

Chương 6. Phương pháp khối phổ 6.1. Sự hình thành khối phổ 6.2. Ứng dụng phương pháp khối phổ

PHẦN 3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG MÔI TRƯỜNG Chương 7. Phân tích nước

7.1. Đại cương về các loại nước 7.2. Nhiệm vụ phân tích nước 7.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước 7.4. QA/QC trong hoạt động lấy mẫu và phân tích mẫu nước 7.5. Xác định thành phần hóa học của nước 7.6. Xác định một số tính chất khác của nước 7.7. Các nội dung cơ bản, phương pháp, các thông số đo đạc phân tích trong giám sát môi trường nước nội địa

Chương 8. Phân tích khí 8.1. QA/QC trong hoạt động lấy mẫu và phân tích mẫu khí 8.2. Lấy mẫu và phân tích chất lượng không khí xung quanh

4

Page 131: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8.3. Lấy mẫu và phân tích khí thải 8.4. Giám sát lắng đọng khô và phân tích thành phần bụi 8.5. Giám sát lắng đọng ướt

Chương 9. Phân tích đất và trầm tích 9.1. QA/QC trong hoạt động lấy mẫu và phân tích mẫu đất và trầm tích 9.2. Phân tích một số tính chất lý hóa học cơ bản của đất và trầm tích 9.3. Xác định một số kim loại nặng trong đất và trầm tích

5

Page 132: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS 3243

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0913.063898; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Phân tích và đánh giá môi trường; Độc học môi trường

Giảng viên 2

Họ và tên: Đồng kim Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0904.558667; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, chế tạo vật liệu và xử lý môi trường

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Khải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

1

Page 133: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0913369778/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học môi trường (môi trường đất và nước); Độc học môi trường

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Công nghệ môi trường đại cương

- Mã môn học: EVS3243

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học: - Bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Hóa đại cương, mã môn học (CHE1080); Hóa hữu cơ, mã môn học (CHE1081); Hóa phân tích, mã môn học (CHE1057); Sinh học đại cương, mã môn học (EVS2300); Khoa học môi trường đại cương, mã môn học (EVS2302)

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 35

+ Thực hành, thực tập: 10

+ Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý cơ bản về công nghệ môi trường bao gồm: xử lí nước, nước thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lí và quản lí chất thải rắn, chất thải độc hại. Một số kiến thức bổ trợ giúp sinh viên có thể tiếp cận vấn đề công nghệ môi trường phù hợp không chỉ ở phương diện kĩ thuật mà còn ở phương diện môi trường tự nhiên và xã hội cũng được đề cập tới trong môn học.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Kỹ năng về phân tích đánh giá nguồn thải, chất thải và lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, làm việc cả độc lập và theo nhóm.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả đánh giá và xử lý chất thải; Có khả năng thuyết trình, phân tích các phương án lựa chọn trong xử lý các loại chất thải. Có khả năng tìm hiểu, sáng tạo, nghiêm túc trong nghiên cứu và trong điều hành hệ thống xử lý chất thải

2

Page 134: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc lập lựa chọn phương pháp xử lý và kiểm soát nước thải, khí thải và chất thải rắn.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Giới thiệu môn học và một số khái niệm/ những vấn đề chung

Có khả năng tái hiện khái niệm về công nghệ môi trường, lựa chọn phương pháp xử lý chất ô nhiễm

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những khái niệm cơ bản về công nghệ môi trường

Có khả năng lập luận để lựa chọn phương pháp xử lý chất ô nhiễm

Tương tự mức 3

Công nghệ xử lý nước

Có khả năng tái hiện được nội dung về cơ sở phương pháp và các giải pháp công nghệ trong xử lý nước thải

Hiểu được, vận dụng được các cơ sở phương pháp và các giải pháp công nghệ trong xử lý nước thải

Có khả năng lập luận và lựa chọn phương án, giải pháp công nghệ trong xử lý nước thải

Lựa chọn và xây dựng các giải pháp công nghệ trong xử lý nước thải

Công nghệ xử lý bụi và khí thải

Có khả năng tái hiện được nội dung về cơ sở phương pháp và các giải pháp công nghệ trong xử lý bụi và khí thải

Hiểu được, vận dụng được các cơ sở phương pháp và các giải pháp công nghệ trong xử lý bụi và khí thải

Có khả năng lập luận và lựa chọn phương án, giải pháp công nghệ trong xử lý bụi và khí thải

Lựa chọn và xây dựng các giải pháp công nghệ trong xử lý bụi và khí thải

3

Page 135: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Công nghệ quản lý và xử lý chất thải rắn

Có khả năng tái hiện được nội dung về cơ sở phương pháp và các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn

Hiểu được, vận dụng được các cơ sở phương pháp và các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn

Có khả năng lập luận và lựa chọn phương án, giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn

Lựa chọn và xây dựng các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn

4. Tóm tắt nội dung môn học

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: - Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ và kỹ thuật môi trường bao gồm: xử lí nước, nước thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lí và quản lí chất thải rắn, chất thải nguy hại. Một số kiến thức bổ trợ giúp sinh viên có thể tiếp cận vấn đề công nghệ môi trường phù hợp không chỉ ở phương diện kĩ thuật mà còn ở phương diện môi trường tự nhiên và xã hội cũng được đề cập tới trong học phần.

4.2. Course descriptions: This course equips students with basic knowledge of environmental technology and engineering including: water and wastewater treatment, air pollution control, solid waste management and treatment, hazardous waste management. The course also equips students the additional knowledge on the appropriate environmental technology not only on technical aspect but also the natural and social environmental aspects.

5. Nội dung chi tiết môn học

PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái niệm về Công nghệ môi trường.

1.2. Cách tiếp cận xử lý chất thải.

1.3. Các bước cần thiết trong xử lý, giảm thiểu chất thải.

1.4. Nồng độ và thải lượng.

1.5. Tiêu chuẩn môi trường.

PHẦN 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC

4

Page 136: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 1. Phương pháp xử lý sơ bộ

1.1. Song/lưới chắn rắc

1.2. Phương pháp trộn dòng

1.3. Phương pháp tuyển nổi

Chương 2. Phương pháp xử lý hóa lý

2.1. Phương pháp lắng

2.2. Phương pháp lọc vật liệu

2.3. Phương pháp keo tụ - tủa bông

2.4. Phương pháp hấp phụ

2.5. Phương pháp oxi hóa và oxi hóa cấp tiến

2.6. Phương pháp lọc màng

2.7. Phương pháp trao đổi ion

2.8. Phương pháp khử trùng

Chương 3. Phương pháp sinh học

3.1. Một số vấn đề chung của các quá trình xử lý sinh học

3.2. Phương pháp dùng màng vi sinh cố định

3.3. Phương pháp dùng màng vi sinh lơ lửng

3.4. Xử lý sinh học trong tự nhiên

PHẦN III- CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI, KHÍ VÀ HƠI ĐỘC

Chương 4. Phương pháp xử lý bụi

4.1 Lắng trọng lực

4.2 Lắng trong trường lực ly tâm

4.3. Phương pháp lọc bụi túi vải

4.4. Phương pháp lọc tĩnh điện

Chương 5. Phương pháp xử lý khí và hơi độc

5.1. Phương pháp hấp thụ

5.2. Phương pháp hấp phụ

5.3. Phương pháp thiêu đốt

5.4. Phương pháp ngưng tụ

PHẦN IV. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Chương 6. Phương pháp phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn

5

Page 137: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Xác định nguồn thải.

6.2. Đặc điểm chất thải rắn.

6.3. Phân loại chất thải rắn.

6.4. Phương pháp thu gom và vận chuyển.

Chương 7. Các biện pháp giảm thiểu và tiêu hủy chất thải rắn

7.1. Giảm thiểu khối lượng, sử dụng lại, tái chế

7.2. Biogas, chế biến phân vi sinh

7.3. Thiêu đốt.

7.4. Chôn lấp

Chương 8 - Phương pháp xử lý bùn thải

8.1. Phương pháp cơ học – phương pháp phơi bùn, tách nước, ly tâm

8.2. Phương pháp lọc chân không, lọc áp lực

8.3. Phương pháp phân hủy sinh học

8.4. Phương pháp ổn định hóa học

8.5. Phương pháp tận dụng bùn thải

6. Học liệu

6.1. Giáo trình bắt buộc:

- Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan: Giáo trình công nghệ môi trường. NXB ĐHQGHN, 2004.

- Bill T.Ray. Environmental Engineering. PWS Publishing Company, Boston, MA (1995).

6.2. Tài liệu tham khảo:

- Gilbert M. Masters. Introduction to Environmental Engineering and Science. Prentice Hall Inc., - Englewood Cliffs, New Jersey, (1991).

- Metcalf & Eddy. Wastewater Engineering Mc. Graw-Hill Inc., (1991)

- Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga. Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học- Kỹ thuật, Hà Nội 1999.

- Hoàng Huệ, Xử lý nước thải, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1996.7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, Tự học, tự

6

Page 138: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận thí nghiệm, điền dã, …

nghiên cứu

Các vấn đề chung

1 1

Chương 1 3 1 4

Chương 2 3 2 5

Chương 3 3 2 5

Chương 4 3 2 4

Chương 5 3 2 5

Chương 6 3 1 4

Chương 7 3 3

Chương 8 3 3

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Mở đầu

Các khái niệm cơ bản

Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận nhóm theo chủ đề

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

7

Page 139: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về keo tụ Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận Thảo luận chương 1, 2

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 3

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hấp phụ, hấp thụ

Chuẩn bị bài tập do giảng viên giao

Thảo luận Độ nhạy của phép xác định

Theo sự phân công của nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 4

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường

Bài tập về xử lý nước bằng sinh học

Theo sự phân công của nhóm

8

Page 140: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

theo sự phân công của Trường

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý nước bằng sinh học

Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý bụi Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 3, 4

9

Page 141: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý bụi Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 4

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý khí và hơi độc

Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 5

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

10

Page 142: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 9

Kiểm tra giữa kỳ

1 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Làm bai kiểm tra 1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 5

Tuần 10

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý khí và hơi độc

Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 11

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự Thư viện Đọc nội dung liên Theo sự phân công

11

Page 143: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

nghiên cứu quan trong phần tham khảo

của nhóm

Tuần 12 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 Đọc tài liệu liên quan

Lí thuyết

Bài tập

Thảo luận 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc tài liệu liên quan

Tuần 13

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 7 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tài liệu liên quan đến chương 7

Tuần 14

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 8 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Nội dung liên quan đến chương 8

12

Page 144: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 15 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Ôn tập Các chương từ 1 đến 8

Lí thuyết

Bài tập

Thảo luận

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet.

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

13

Page 145: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

14

Page 146: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3244

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàng Liên

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ

Đơn vị công tác: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 2:

Họ và tên: Lưu Đức Hải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sỹ

Đơn vị công tác: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 3:

Họ và tên: Nguyễn Đình Hòe

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sỹ

Đơn vị công tác: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về quản lý môi trường, các công cụ luật pháp, chính sách, kinh tế, truyền thông và kỹ thuật quản lý

1

Page 147: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

đang được áp dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội.

6.2. Kỹ năng: Thông qua thực tế và seminar rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thực hiện công tác quản lý môi trường (kỹ năng phát hiện vấn đề, tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn giám sát về môi trường...).

6.3. Thái độ: Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, rèn luyện cho sinh viên thái độ ứng xử có trách nhiệm và nghiêm túc trong việc thi hành luật pháp và chính sách môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình

8.1. Tài liệu bắt buộc

- Lưu Đức Hải, Vũ Quyết Thắng, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Phạm Thị Việt Anh, Cẩm nang quản lý môi trường, NXB Giáo dục, 2006.

- Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB ĐHQGHN, 2000, 2001.

- B. Nath, L. Hens, P. Compton and Devuyst, Environmental Management in Practice, Publisher Routledge, Vol. 1, 2, 3, 1998.

8.2. Tài liệu tham khảo thêm

- Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng, 2000.

- Nguyễn Đức Khiển, Quản lý môi trường, NXB Xây dựng, 2002.

- Manfred Schreiner, Quản lý môi trường – con đường kinh tế dẫn đến nền kinh tế sinh thái. NXB KHKT, 2002.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trình bày các khái niệm, nguyên tắc, cơ sở khoa học, công cụ quản lý nhà nước về môi trường. Trên cơ sở đó đi sâu vào việc

2

Page 148: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

trình bày các vấn đề chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam như: tổ chức bộ máy, công cụ luật pháp chính sách; công cụ đánh giá, dự báo và quy hoạch môi trường; công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; quản lý tài nguyên thiên nhiên; quản lý các thành phần môi trường; quản lý môi trường theo lãnh thổ, quản lý môi trường trong các ngành kinh tế quốc dân.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Những vấn đề chung về quản lý môi trường

1.1. Các khái niệm chung về quản lý môi trường

1.1.1. Định nghĩa quản lý môi trường

1.1.2. Vai trò của quản lý môi trường trong quản lý nhà nước và xã hội

1.1.3. Mục tiêu và các chức năng của quản lý nhà nước về môi trường

1.1.4. Các nguyên tắc quản lý môi trường

1.1.5. Tổ chức công tác quản lý môi trường

1.2. Cơ sở khoa học của quản lý môi trường

1.2.1. Cơ sở triết học - xã hội của mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

1.2.2. Cơ sở khoa học, công nghệ của quản lý môi trường

1.2.3. Cơ sở kinh tế của hoạt động quản lý môi trường

1.2.4. Cơ sở luật pháp của hoạt động quản lý môi trường

1.3. Các công cụ quản lý môi trường

1.3.1. Các đặc trưng chủ yếu của công cụ quản lý môi trường

1.3.2. Phân loại công cụ quản lý môi trường

Chương 2. Các công cụ hành chính và luật pháp trong quản lý môi trường

2.1. Luật môi trường

2.1.1. Các đặc trưng cơ bản của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam

2.1.2. Các luật và nghị định liên quan

2.1.3. Luật quốc tế về môi trường

3

Page 149: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2. Chiến lược và chính sách môi trường

2.2.1. Chiến lược môi trường Việt Nam

2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của chính sách môi trường

2.2.3. Chính sách môi trường Việt Nam

2.3. Kế hoạch hoá công tác môi trường

2.3.1. Yêu cầu và các đặc trưng cơ bản của kế hoạch hoá công tác môi trường

2.3.2. Những nội dung kế hoạch hoá công tác môi trường Việt Nam

2.4. Tiêu chuẩn môi trường

2.4.1. Các đặc trưng cơ bản của tiêu chuẩn môi trường

2.4.2. Phân loại tiêu chuẩn môi trường

2.4.3. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

2.4.4. Sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong dự án xử lý ô nhiễm

2.5. Thanh tra môi trường

2.5.1. Nhiệm vụ và nội dung thanh tra bảo vệ môi trường

2.5.2. Hình thức, phương pháp và trình tự thanh tra về bảo vệ môi trường

2.5.3. Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

2.6. Thông tin phục vụ công tác quản lý môi trường

2.6.1. Hiện trạng thông tin phục vụ công tác quản lý môi trường

2.6.2. Hệ thống thông tin môi trường quốc gia

2.6.3. Thông tin và quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường

2.7. Giáo dục và truyền thông môi trường

2.7.1. Các phương tiện và hình thức thức giáo dục và truyền thông môi trường

2.7.2. Phương pháp xây dựng chương trình giáo dục và truyền thông môi trường

Chương 3. Các công cụ đánh giá, dự báo và quy hoạch môi trường

3.1. Trắc lượng sự phát triển bền vững

4

Page 150: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.1.1. Tính bền vững và phát triển bền vững

3.1.2. Đo lường sự tiến bộ và tính bền vững

3.1.3. Các chỉ số bền vững

3.2. Quan trắc môi trường

3.2.1. Những vấn đề chung về quan trắc môi trường

3.2.2. Các hệ thống quan trắc môi trường Việt Nam

3.3. Phân tích tai biến và sự cố môi trường

3.3.1. Các đặc trưng và phân loại tai biến và sự cố môi trường

3.3.2. Ứng xử tai biến và sự cố môi trường

3.4. Đánh giá môi trường

3.4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường

3.4.2. Đánh giá tác động môi trường

3.4.3. Đánh giá môi trường chiến lược

3.5. Đánh giá vòng đời sản phẩm ( LCA)

3.5.1. Nội dung và yêu cầu của LCA

3.5.2. Phương pháp và quy trình LCA

3.5.3. Thực hành ứng dụng LCA

3.6. Quy hoạch môi trường

3.6.1. Những vấn đề chung về quy hoạch môi trường

3.6.2. Quy trình thực hiện quy hoạch môi trường

Chương 4. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm

4.1. Các đặc trưng chủ yếu của công cụ kinh tế môi trường

4.1. 1. Khái lược về công cụ kinh tế và kinh tế môi trường

4.1.2. Tiêu chí lựa chọn công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

4.1.3. Tổng quan về ứng dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

5

Page 151: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.2. Thuế, phí và lệ phí môi trường

4.2.1. Thuế tài nguyên

4.2.2. Thuế môi trường

4.2.3. Phí và công thức tính phí môi trường

4.2.4. Lệ phí môi trường

4.3. Các công cụ tạo ra thị trường

4.3.1. Những đặc trưng chung của công cụ tạo ra thị trường

4.3.2. Côta ô nhiễm

4.4. Các định chế tài chính và tín dụng môi trường

4.4.1. Các khoản trợ cấp môi trường

4.4.2. Các hệ thống ký quỹ và hoàn trả

4.4.3. Tín dụng môi trường

4.4.4. Quỹ môi trường

4.5. Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế và toàn cầu hoá

4.5.1. Các hệ thống thương mại toàn cầu và quan hệ thương mại và môi trường ở quy mô toàn cầu

4.5.2. Quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu

4.5.3. Quản lý môi trường trong hoạt động xuất khẩu

4.5.4. Nhãn sinh thái

Chương 5. Quản lý các thành phần môi trường

5.1. Quản lý tài nguyên thiên nhiên

5.1.1. Các nguyên tắc chung về quản lý tài nguyên thiên nhiên

5.1.2. Quản lý tài nguyên tái tạo

5.1.3. Quản lý tài nguyên không tái tạo

5.2. Quản lý chất lượng không khí

6

Page 152: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.2.1. Chất lượng và phương pháp đánh giá chất lượng không khí

5.2.2. Thiết kế và vận hành mạng lưới quan trắc chất lượng không khí

5.2.3. Sử dụng các công cụ luật pháp trong quản lý chất lượng không khí

5.2.4. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng không khí

5.3. Quản lý tài nguyên và chất lượng nước

5.3.1. Các phương pháp đánh giá tài nguyên và chất lượng nước

5.3.2. Quản lý nguồn nước và nước thải

5.3.3. Quản lý bền vững tài nguyên nước

5.4. Quản lý tài nguyên và chất lượng đất

5.4.1. Xu hướng suy thoái đất và tài nguyên đất

5.4.2. Quản lý sử dụng đất và xói mòn đất

5.4.3. Quản lý các biện pháp thuỷ lợi đối với đất

5.4.4. Quản lý chất dinh dưỡng và vật liệu hữu cơ trong đất

5.4.5. Quản lý ô nhiễm đất bởi các hoá chất nông nghiệp

5.5. Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

5.5.1. Chính sách và chiến lược quản lý chất thải rắn

5.5.2. Quản lý chất thải rắn nguy hại

5.5.3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp

5.5.4. Quản lý chất thải rắn của các ngành kinh tế khác

5.6. Quản lý hệ sinh thái

5.6.1. Các nguyên tắc quản lý hệ sinh thái

5.6.2. Quản lý môi trường các hệ sinh thái tự nhiên

5.6.3. Quản lý môi trường các hệ sinh thái nhân tạo

Chương 6. Quản lý môi trường khu vực

6.1. Quản lý môi trường khu công nghiệp

7

Page 153: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1.1. Quan điểm công nghiệp bền vững và vấn đề quản lý môi trường

6.1.2. Nội dung và các quy định quản lý môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam

6.2. Quản lý môi trường đô thị

6.2.1. Tổng quan về môi trường đô thị và khu vực dân cư tập trung

6.2.2. Các vấn đề môi trường đô thị và khu vực dân cư tập trung

6.2.3. Các phương pháp và công cụ quản lý

6.2.4. Những vấn đề về quản lý môi trường đô thị và khu dân cư tập trung ở Việt Nam

6.3. Quản lý môi trường lưu vực

6.3.1. Tổng quan về lưu vực và quản lý lưu vực

6.3.2. Quản lý môi trường lưu vực sông

6.3.3. Quản lý môi trường hồ

6.3.4. Quản lý tổng hợp lưu vực

6.4. Quản lý môi trường đới ven biển

6.4.1. Yêu cầu quản lý môi trường đới ven biển

6.4.2. Tác động của con người tới hệ thống môi trường đới ven biển

6.4.3. Quản lý tổng hợp đới ven biển

6.5. Quản lý môi trường miền núi

6.5.1. Rừng và các hệ sinh thái vùng cao và miền núi

6.5.2. Tài nguyên sinh học rừng và vùng núi cao

6.5.3. Nông nghiệp và hoạt động kinh tế lâm nghiệp vùng núi cao

6.5.4. Tai biến môi trường miền núi và vùng cao

6.5.5. Quản lý môi trường miền núi và vùng cao

6.6. Quản lý môi trường nông thôn

6.6.1. Đặc điểm môi trường nông thôn

8

Page 154: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.6.2. Các vấn đề môi trường nông thôn;

6.6.3. Quản lý môi trường nông thôn

Chương 7. Quản lý môi trường các ngành kinh tế

7.1. Quản lý môi trường trong ngành công nghiệp

7.1.1. Quản lý môi trường trong ngành khai khoáng

7.1.2. Quản lý môi trường giao thông

7.1.3. Quản lý môi trường ngành hoá chất

7.1.4. Quản lý môi trường ngành xây dựng

7.1.5. Quản lý môi trường ngành luyện kim

7.1.6. Quản lý môi trường chế biến thực phẩm

7.1.7. Các hệ thống quản lý môi trường trong công nghiệp

7.2. Quản lý môi trường nông lâm ngư nghiệp

7.2.1. Quản lý môi trường trong ngành trồng trọt

7.2.2. Quản lý môi trường trong ngành chăn nuôi

7.2.3. Quản lý môi trường hoạt động đánh bắt thuỷ sản

7.2.4. Quản lý môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản

7.2.5. Quản lý môi trường trong ngành lâm nghiệp

7.3. Quản lý môi trường trong thương mại và du lịch

7.3.1. Quản lý môi trường trong hoạt động thương mại và sản phẩm thương mại

7.3.2. Quản lý môi trường hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch

9

Page 155: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Đại học Quốc Gia Hà Nội Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa: Môi trường

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NHẬP MÔN TOÁN ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG 1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Phạm Ngọc Hồ Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Từ 1995 tới nay, Khoa Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường. Địa chỉ liên hệ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại, email: 04.38587285 – 04.355889773; Email: [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Môi trường không khí; Mô hình hóa môi trường; Đánh giá và quy hoạch môi trường. Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):

Giảng viên 2: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường. Giảng viên 3: ThS. Phạm Thị Việt Anh, Khoa Môi trường. 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Nhập môn Toán ứng dụng trong môi trường - Mã môn học: EVS3245 - Số tín chỉ: 03 - Môn học: - Bắt buộc: х - Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết: Toán giải tích: MAT - Các môn học kế tiếp: Mô hình dự báo ô nhiễm môi trường; Mô hình

đánh giá chất lượng môi trường; Kiểm kê phát thải; Kiểm soát ô nhiễm.

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 30 tiết + Bài tập trên lớp : 06 tiết

Page 156: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Thảo luận nhóm : 04 tiết + Tự học : 05 tiết

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường 3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức + Nắm được kiến thức sâu rộng của môn học + Tạo kiến thức nền cho các môn học kế tiếp

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp + Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được; + Có kỹ năng làm việc với người khác; + Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện

và giải quyết vấn đề; + Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục

đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi; + Đánh giá được cách dạy và học 3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội + Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học; + Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên

đang giảng dạy môn học; + Nhìn thấy thái độ của riêng mình; + Nhìn thấy giá trị của xã hội mình; + Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát; + Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin. 3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế 3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1 (Có khả năng tái hiện)

Mức 1 (Nhớ)

Nhớ: Các định nghĩa về Đạo hàm: biến tính, địa phương, bình lưu, đối lưu và các biến số Ơle, Lagrange.

Mức 2 (Có khả năng tái tạo)

Mức 2 & 3 (Hiểu và áp dụng)

Hiểu: Cách thiết lập hệ phương trình Navie-Stốc; hệ phương trình chuyển động rối trung bình của Reynold đối với không khí và nước.

2

Page 157: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mức 3 (Có khả năng lập luận)

Mức 4 & 5 (Phân tích và đánh giá)

Phân tích và đánh giá độ biến thiên của các yếu tố môi trường theo không gian – thời gian bằng các đạo hàm: biến tính, địa phương, bình lưu và đối lưu, cũng như tính biến động của các yếu tố môi trường không khí, nước và đất dựa trên cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên

Mức 4 (Có khả năng sáng tạo)

Mức 6 (Sáng tạo)

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tế một cách sáng tạo có hiệu quả như dự báo ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, góp phần thực thi chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước

4. Tóm tắt nội dung môn học Môn học trình bày những kiến thức cơ bản sau: - Lý thuyết trường véctơ, đạo hàm biến tính, địa phương, đối lưu và bình lưu để đánh giá độ biến thiên của các yếu tố môi trường. - Thiết lập hệ phương trình đạo hàm riêng mô tả chuyển động của môi trường liên tục, trong đó chủ yếu tập trung vào các phương pháp mô tả chuyển động của chất lỏng (không khí và nước) - đó là các phương pháp Lagrangiơ và Ơle; hệ phương trình chuyển động tức thời của Navie-Stốc; hệ phương trình chuyển động rối trung bình của Reynold. - Ứng dụng cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên mô tả các quá trình khuếch tán rối để đánh giá tính biến động của các yếu tố môi trường. - Phương án khép kín (đóng kín) hệ phương trình động lực - khuếch tán rối của chất lỏng và các phương pháp giải (thống kê, động lực và số trị). - Thiết lập các phương trình vi phân cơ bản mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí và nước. - Thiết lập hệ phương trình tương quan để đánh giá các thành phần trong môi trường đất và hệ sinh thái. 5. Nội dung chi tiết môn học A - Lý thuyết Chương 1: Ứng dụng cơ sở lý thuyết trường véctơ và đạo hàm để đánh giá độ biến thiên của yếu tố môi trường

1.1. Cơ sở lý thuyết trường véctơ 1.1.1. Véctơ và cách biểu diễn véctơ theo véctơ cơ sở và ma trận 1.1.2. Các phép tính về véctơ 1.1.3. Định nghĩa trường véctơ và tính chất

3

Page 158: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.4. Các yếu tố của trường véctơ (div, rot, grad) 1.2. Đạo hàm

1.2.1. Thiết lập công thức đạo hàm biến tính, địa phương, bình lưu và đối lưu

1.2.2. Ứng dụng đạo hàm để đánh giá độ biến thiên của yếu tố môi trường Chương 2 - Mô tả toán - vật lý đối với môi trường liên tục

2.1. Các khái niệm và định nghĩa 2.2. Các lực tác dụng lên môi trường liên tục 2.3. Phân loại môi trường liên tục

2.3.1. Vật rắn tuyệt đối 2.3.2. Vật đàn hồi 2.3.3. Chất lỏng (không khí và nước)

2.4. Phương pháp mô tả chuyển động của chất lỏng 2.4.1. Phương pháp Lagrangiơ 2.4.2. Phương pháp Ơle 2.4.3. Chuyển từ biến số Lagrangiơ sang Ơle và ngược lại

2.5. Thiết lập hệ phương trình động lực học mô tả chuyển động tức thời của chất lỏng (hệ phương trình Navie-Stốc) 2.5.1. Phương trình liên tục của chất lỏng 2.5.2. Phương trình Navie-Stốc dạng véctơ 2.5.3. Hệ phương trình Navie-Stốc dạng tọa độ 2.5.4. Các trường hợp riêng (Hệ phương trình Navie-Stốc đối với chất

lỏng không chịu nén, chất lỏng lý tưởng, chuyển động dừng và ổn định)

Chương 3: Chuyển động rối của chất lỏng (không khí và nước) 3.1. Khái niệm về chuyển động rối 3.2. Thí nghiệm của Reynold về chuyển động tầng (lớp) và rối

3.2.1. Kết quả thí nghiệm 3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chuyển động tầng và rối

3.3. Cách mô tả thống kê của chuyển động rối 3.3.1. Đại lượng ngẫu nhiên và các đặc trưng số 3.3.2. Hàm ngẫu nhiêm (định nghĩa và các tính chất) 3.3.3. Phép trung bình hóa thống kê 3.3.4. Tính egodic 3.3.5. Các đặc trưng thống kê của hàm ngẫu nhiên

4

Page 159: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.3.6. Quá trình ngẫu nhiên dừng 3.3.7. Trường ngẫu nhiên đống nhất và đẳng hướng

3.4. Trung bình hóa hệ phương trình Navie-Stốc 3.4.1. Trung bình hóa phương trình liên tục đối với chất lỏng không chịu

nén 3.4.2. Trung bình hóa hệ phương trình Navie-Stốc đối với chất lỏng

không chịu nén 3.4.3. Thiết lập hệ phương trình mô tả chuyển động trung bình (hệ

phương trình Reynold) 3.4.4. Phương án đóng kín hệ phương trình mô tả chuyển động trung bình

của chất lỏng 3.4.5. Thiết lập các điều kiện biên và ban đầu 3.4.6. Xét các trường hợp riêng

3.5. Hệ phương trình tương quan thống kê để đánh giá chất lượng đất và hệ sinh thái.

Chương 4: Hệ phương trình vi phân cơ bản mô tả quá trình khuếch tán và lan truyền trong môi trường không khí và nước

4.1. Thiết lập hệ phương trình 4.2. Đóng kín hệ phương trình 4.3. Thiết lập điều kiện biên và ban đầu 4.4. Phương pháp giải tích và số trị để giải hệ phương trình 4.5. Giới thiệu một số lời giải ứng dụng trong thực tiễn

B - Bài tập 1. Bài tập chương 1 - Tính div, rot, grad của yếu tố môi trường

- Ứng dụng đạo hàm biến tính, địa phương, bình lưu và đối lưu để đánh giá độ biến thiên của yếu tố môi trường

2. Bài tập chương 2 - Nhận dạng phương pháp Lagrangiơ và Ơle

- Phân tích xử lý số liệu quan trắc theo phương pháp Lagrangiơ và Ơle (chuyển đổi số liệu theo biến số Lagrangiơ và Ơle)

3. Bài tập chương 3 - Tính toán các đặc trưng biến động của yếu tố môi trường (theo số liệu quan trắc giả định hoặc thực tế) bao gồm: giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến động, hàm tương quan, hàm cấu trúc thời gian

6. Học liệu

5

Page 160: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Tài liệu bắt buộc: 1. Phạm Ngọc Hồ - Tập bài giảng Toán ứng dụng trong môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 2006. 2.David F.Parkhurst - Introduction to Applied Mathematics for Environmental Science, Springer Publishing, New York, USA, 2006.

- Học liệu tham khảo: 4. Kazakevit, Cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên ứng dụng trong Khí tượng Thủy văn, 2005 (Phan Văn Tân, Phạm Văn Huấn, Nguyễn Thanh Sơn - Bản dịch từ tiếng Nga). 5. Jenold L. Schonoor, Evironmental Modelling, Fate and Transport of Pollutant in Weter, Air and Soil, 1990, New York. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 4 2 2 8

Chương 2 6 2 1 9

Chương 3 16 2 2 20

Chương 4 4 0 4 0 8

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Hình thức

tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1, mục 1.1 Đọc tài liệu 1 (chương 1)

Lý thuyết Tuần 2 Chương 1, mục 1.2 Đọc tài liệu 1 (chương 1)

Bài tập Tuần 3 Chương 1, mục 1.1.1 Đọc tài liệu 1(chương 1)

Tự học Tuần 4 Chương 1,mục 1.1.2 Đọc tài liệu 1 (chương 1)

Lý thuyết Tuần 5 Chương 2, mục 2.1đến 2.3 Đọc tài liệu 1 (chương 2)

Lý thuyết & Bài tập Tuần 6 Chương 2, mục 2.4 Đọc tài liệu 1 (chương 2)

Lý thuyết Tuần 7 Chương 2, mục Đọc tài liệu 1 (chương 2)

6

Page 161: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

2.5.1+2.5.2

Lý thuyết Tự học

Tuần 8

Chương 2, mục 2.5.3+2.5.4

Chương 2, mục 2.5.3+2.5.4

Đọc tài liệu 1 (chương 2) Tài liệu 2 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 9 Chương 3, mục

3.1+3.2+ 3.3.1+3.3.2+3.3.3+3.3.4

Đọc tài liệu 1 (chương 3) Tài liệu 3 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 10 Chương 3, mục 3.3.5 đến 3.3.7

Đọc tài liệu 1 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 11 Chương 3, mục 3.4.1+3.4.2+3.4.3

Đọc tài liệu 1 (chương 3) Tài liệu 2 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 12 Chương 3, mục 3.4.4+3.4.5

Đọc tài liệu 2 (chương 3)

Bài tập Tuần 13 Chương 3, mục 3.3 Đọc tài liệu 4

Tự học Tuần 14 Chương 3, mục 3.5 Đọc tài liệu 3 (từ trang

253-284) Tài liệu 5 (chương 5)

Lý thuyết Tuần 15 Chương 4 Đọc tài liệu 1 (chương 4)

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập ở nhà theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc. 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá 9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo luận nhóm)

- Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên 9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì - Điểm kiểm tra giữa kỳ, trọng số: 0,3 - Điểm thi hết môn, trọng số : 0,5 9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

7

Page 162: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện - Kiểm tra giữa kỳ : Thang điểm 10 theo hình thức bài tập - Thi cuối kỳ : Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập 9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại) - Kiểm tra giữa kỳ : Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên (Thủ trưởng đơn vị đào tạo) (Ký tên) (Ký tên)

8

Page 163: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VẬT LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3246

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Hóa học phân tích, mã môn học: CHE1057

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Hoài Châu

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên kiêm nhiệm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, Viện Công nghệ môi trường, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email:

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; vật lý môi trường

Giảng viên 2

Họ và tên: Trần Văn Sơn

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0987483211/[email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Vật liệu xử lý môi trường, phân tích môi trường, độc học và sức khỏe môi trường

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Khải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

1

Page 164: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0913369778/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học môi trường (môi trường đất và nước); Độc học môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các yếu tố vật lý môi trường, giải thích được các vấn đề môi trường toàn cầu liên quan đến vật lý. Dựa vào các nguyên tắc của vật lý môi trường để ứng dụng vào các lĩnh vực tự nhiên và xã hội.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc nghiên cứu và công bố kết quả kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến vật lý môi trường.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày báo cáo, thảo luận các vấn đề liên quan đến vật lý môi trường, các khả năng thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau; Có khả năng thuyết trình và diễn giải báo cáo nghiên cứu về vật lý môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị tạo nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn. Có khả năng hiểu, giải thích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề thực tiễn liên quan đến vật lý môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

Giáo trình bắt buộc

- M.Dzelalija, Environmental Physics, University of Molise, University of Split, Valahia University of Targoviste, 2004.

Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

2

Page 165: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Đặng Huy Uyên, Môi trường nhiễm xạ và kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu môi trường, NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nigel Mason and Peter Hughes, Introduction to Environmental Physics, Planet Earth, Life and Climate, Ed. Taylor & Francis Group, N.Y. 2002.

- Egbert Boeker and Rienk van Grondelle. Environmental Physics, Ed. John Wiley & Sons, N.Y. 1996.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học này được thiết kế để mô tả nhiều mặt của vật lý chi phối các quá trình môi trường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và trong các hiện tượng tự nhiên. Kiến thức nền tảng về toán học là cần thiết để có thể hiểu đầy đủ các phần của khóa học này. Sau khóa học, sinh viên có thể hiểu làm thế nào để ứng dụng nhiệt động lực học cơ bản vào môi trường con người, thành phần, cấu trúc và các động lực cơ bản của khí quyển. Giải thích vòng tuần hoàn nước và thảo luận các cơ chế vận chuyển nước trong khí quyển và dưới mặt đất. Thảo luận các vấn đề môi trường cụ thể như ô nhiễm tiếng ồn, phá hủy tầng ozôn và nóng lên toàn cầu, các vấn đề về nhu cầu năng lượng và giải thích những tiềm năng của năng lượng tái tạo trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

9.2. Course descriptions: This subject is designed to illustrate the many aspects of physics that pervade environmental processes in our everyday lives and in naturally occurring phenomena. It will be largely a descriptive course though some basic mathematical skills that are necessary to gain a full understanding of some parts of the course. By the end of this course, a student will be able to: understand how to apply the basic thermodynamics to the human environment, the basic composition, structure and dynamics of the atmosphere. Eplain the workings of the hydrologic cycle and discuss the mechanisms of water transport in the atmosphere and in the ground. Discuss specific environmental problems such as noise pollution, ozone depletion and global warming in the context of an overall understanding of the dynamics of the atmosphere. Discuss the problems of energy demand and explain the possible contributions of renewables to energy supply, and understand many other different topics of our environment.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Môi trường cơ thể con người

1.1. Các định luật nhiệt động học

1.2. Các định luật nhiệt động học và cơ thể con người

1.3. Trao đổi năng lượng

1.4. Sống trong khí hậu giá lạnh

3

Page 166: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.5. Sống trong khí hậu nóng bức

Chương 2. Các tác nhân vật lý

2.1. Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn

2.2. Khí quyển và bức xạ

2.2.1. Cấu trúc và thành phần khí quyển

2.2.2. Áp suất khí quyển

2.2.3. Ozôn

2.2.4. Hiệu ứng nhà kính

2.2.5. Đo đạc gió

2.2.6. Vật lý quá trình hình thành gió

2.2.7. Lốc xoáy và phản lốc xoáy

2.2.8. Đối lưu toàn cầu

2.2.9. Hình thái gió toàn cầu

2.3. Thủy quyền và vòng tuần hoàn nước

2.3.1. Giới thiệu chung

2.3.2. Nước trong khí quyển

2.3.3. Mây

2.4. Vật lý đất

2.4.1. Đất

2.4.2. Đất và chu trình thủy văn

2.4.3. Sức căng bề mặt và đất

2.4.4. Dòng chảy

2.4.5. Sự bay hơi của nước

2.4.6. Nhiệt độ của đất

Chương 3. Các dạng năng lượng phục vụ cuộc sống con người

3.1. Năng lượng hóa thạch

3.2. Năng lượng hạt nhân

3.3. Các nguồn năng lượng tái tạo

3.3.1. Thủy điện

3.3.2. Năng lượng thủy triều

4

Page 167: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.3.3. Năng lượng gió

3.3.4. Năng lượng sóng

3.3.5. Năng lượng sinh khối

3.3.6. Năng lượng mặt trời

3.4. Nhu cầu năng lượng và bảo tồn các nguồn năng lượng

Chương 4. Tác động của các trường vật lý tới con người

4.1. Tác động và ngưỡng ảnh hưởng của điện trường tự nhiên và điện trường nhân tạo lên sức khỏe con người

4.2. Tác động và ngưỡng ảnh hưởng của từ trường tự nhiên và điện trường nhân tạo lên sức khỏe con người

4.3. Tác động và ngưỡng ảnh hưởng của các nguồn phóng xạ tự nhiên và điện trường nhân tạo lên sức khỏe con người

4.4. Tác động và ngưỡng ảnh hưởng của bức xạ nhiệt trái đất tự nhiên và điện trường nhân tạo lên sức khỏe con người

Chương 5. Vật lý môi trường ứng dụng

5.1. Ứng dụng vật lý môi trường trong xử lý ô nhiễm

5.1.1. Xử lý ô nhiễm nước sinh hoạt và nước thải

5.1.2. Xử lý ô nhiễm

5.2. Ứng dụng vật lý môi trường trong xây dựng

5.2.1. Lựa chọn vị trí và vật liệu trong xây dựng nhà ở

5.2.2. Thiết kế hệ thống thông gió trong các công trình xây dựng

5.2.3. Khai thác tận dụng năng lượng tự nhiên trong các công trình xây dựng

5.3. Ứng dụng vật lý môi trường trong quản lý chất lượng môi trường

5.3.1. Sử dụng thiết bị viễn thám quan trắc và quản lý chất lượng môi trường

5.3.2. Kiểm soát an toàn chất thải từ các nguồn phóng xạ (nhiên liệu hạt nhân, nguồn phóng xạ từ các thiết bị hạt nhân

5

Page 168: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3247

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302

+ Tài nguyên thiên nhiên, mã số môn học: EVS2301

+ Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã số môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Phạm Thị Việt Anh

• Chức danh, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ

• Đơn vị công tác: Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 2: Hoàng Xuân Cơ

• Chức danh, học vị: Giảng viên chính, PGS, TS.

• Đơn vị công tác: Trung tâm Quan trắc và Mô hình hóa môi trường , Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 3: Phạm Thị Thu Hà

• Chức danh, học vị: Giảng viên , Thạc sỹ

• Đơn vị công tác: Bộ môn Sinh thái môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Sinh viên nắm được cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ĐGCLMT, ĐTM và ĐMC; khái niệm và nội dung cơ bản về ĐGCLMT, ĐTM, ĐMC; qui trình ĐTM; các phương pháp, công cụ ứng dụng trong ĐGCLMT và ĐTM; các hướng dẫn lập báo cáo ĐTM của Việt Nam và một số khu vực trên Thế giới.

6.2. Kỹ năng

1

Page 169: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Biết áp dụng các các kiến thức, phương pháp, công cụ đã học trong quá trình thực hiện Đánh giá CLMT và ĐTM.

6.3. Thái độ

Thái độ nghiêm túc, trung thực trong quá trình thu thập thông tin, khảo sát thực địa và lập báo cáo ĐGMT

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

• Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập, seminar và chuyên cần: 20%

• Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

• Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 60 %

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

1. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ, Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009

2. Environmental Impact Assessment, Theory and Pratice. Edited by PETER WATHERN, 1995 (có thể đọc, copy từng phần tại thư viện Khoa Môi trường)

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Lê Trình , Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000.

2. Alan Gilpin, 1995, Environmental Impact Asseessment, cutting edge for the twenty first centery, Cambridge University Press.

3. Asian Development Bank, 1996, Economic Evaluation of Environmental Impacts, A Workbook

4. Christopher Wood, 1995, Environmental Impact Asseessment, A Comparative Review. Longman Scientific & Technical

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 150 từ):

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về ĐGCLMT bao gồm cơ sở pháp lý như Luật pháp, các văn bản qui định về môi trường, Tiêu chuẩn môi trường, Qui chuẩn kỹ thuật; bộ chỉ thị môi trường; các phương pháp đánh giá, quan trắc chất lượng môi trường, mô hình hóa môi trường; sử dụng kết quả ĐGCLMT, lập báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia. Cung cấp các kiến thức cơ bản về ĐTM bao gồm các định nghĩa về ĐTM, đối tượng của ĐTM, mối quan hệ giữa ĐTM với các công cụ quản lý MT khác, trình tự thực hiện ĐTM, các phương pháp dùng trong ĐTM, cơ sở pháp lý và các thủ tục ĐTM ở Việt Nam, các hướng dẫn lập báo cáo ĐTM của Việt

2

Page 170: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Nam và một số khu vực trên Thế giới, một số đánh giá mẫu. Giới thiệu khái quát về ĐMC, sự giống và khác nhau giữa ĐTM và ĐMC

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu

• Giới thiệu về Đánh giá Môi trường

• Đánh giá chất lượng môi trường

• Đánh giá tác động môi trường

• Đánh giá môi trường chiến lược

Chương 1. Đánh giá chất lượng môi trường ( 5 tiết)

1.1. Khái niệm Đánh giá Chất lượng môi trường

1.2. Nội dung của ĐGCL MT

1.3. Cơ sở pháp lý của ĐGCLMT

1.3.1. Luật và các văn bản qui định về môi trường

1.3.2. Tiêu chuẩn và Qui chuẩn MT

1.3.3. Các cơ quan quản lý và đánh giá CLMT

1.4. Các công cụ và phương pháp đánh giá

1.4.1. Bộ chỉ thị môi trường

1.4.2. Monitoring môi trường

1.4.3. Kiểm kê phát thải

1.4.4. Mô hình hóa chất lượng môi trường

1.5. Lập báo cáo hiện trạng môi trường

1.6. Sử dụng kết quả ĐGCLMT

Chương 2. Tổng quan về ĐGTĐMT và ĐMC (5 tiết)

2.1. Sự ra đời và phát triển của ĐGTĐMT và ĐMC

2.2. Khái quát về Đánh giá môi trường chiến lược ĐMC

2.2.1. Các định nghĩa ĐMC

2.2.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của ĐMC

2.2.3. Đối tượng của ĐMC

2.2.4. Nội dung của ĐMC

3

Page 171: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.3. Khái quát về Đánh giá tác động môi trường

2.3.1. Mục đích, ý nghĩa, đối tượng của ĐGTĐMT

2.3.2. Nội dung cơ bản của ĐGTĐMT

2.4. Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐMC

2.5. Mối quan hệ giữa ĐGTĐMT với phát triển kinh tế và các công cụ quản lý môi trường khác

2.6. Tổ chức và quản lý công tác ĐGTĐMT, ĐGMTCL

Chương 3. Trình tự thực hiện ĐGTĐMT (10 tiết)

3.1. Quy trình chung

3.2. Lược duyệt

3.3. Xác định mức độ, phạm vi đánh giá

3.4. Lập đề cương, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu.

3.5. Phân tích, đánh giá tác động môi trường

3.6. Xác định biện pháp giảm thiểu tác động có hại

3.7. Lập báo cáo ĐGTĐMT

3.8. Xem xét, so sánh các dự án thay thế

3.9. Tham khảo ý kiến cộng đồng

3.10. Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT và sử dụng báo cáo ĐGTĐMT

3.11. Kiểm soát và kiểm toán môi trường khi thực hiện dự án

Chương 4. Các phương pháp dùng trong ĐGTĐMT (15 tiết)

4.1. Phương pháp liệt kê số liệu môi trường

4.2. Phương pháp danh mục điều kiện môi trường

4.3. Phương pháp ma trận

4.4. Phương pháp sơ đồ mạng lưới

4.5. Phương pháp chập bản đồ và GIS

4.6. Phương pháp mô hình hóa

4.7. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng

4.8. Phương pháp đánh giá nhanh dựa vào hệ số thải của WHO

Chương 5. Đánh giá các tác động đến chất lượng môi trường (5 tiết)

4

Page 172: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.1. Đánh giá tác động đến chất lượng môi trường không khí

5.2. Đánh giá tác động đến chất lượng môi trường nước

5.3. Đánh giá tác động đến chất lượng vệ sinh môi trường

5.4. Đánh giá tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật

5.5. Đánh giá tác động môi trường xã hội

Chương 6. Một số hướng dẫn lập báo cáo ĐGTĐMT (3 tiết)

6.1. Hướng dẫn lập báo cáo ĐGTĐMT của Việt Nam

6.2. Hướng dẫn lập báo cáo ĐGTĐMT của Ngân hàng Thế giới

6.3. Hướng dẫn lập báo cáo ĐGTĐMT của các tổ chức quốc tế và khu vực

Chương 7. Một số nét về hiện trạng ĐGTĐMT ở Việt Nam (1 tiết)

7.1. Cơ sở pháp lý đối với công tác ĐGTĐMT

7.2. Hệ thống tổ chức, thực hiện, thẩm định báo cáo ĐGTĐMT

7.3. Một số vấn đề đặt ra trong thực hiện công tác ĐGTĐMT ở Việt Nam

7.4. Một số đánh giá mẫu

5

Page 173: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3248

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Quản lý môi trường, mã môn học: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Họ và tên: Hoàng Xuân Cơ Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.302, nhà Chuyên đề, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913.594443; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nội dung cơ bản về kinh tế môi trường: các nguyên lý cơ bản, kinh tế ô nhiễm, kinh tế tài nguyên và một số kỹ thuật phân tích chi phí lợi ích môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả liên quan đến nội dung môn học.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nội dung môn học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập, thực hành và chuyên cần: 0,2

1

Page 174: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1. Hoàng Xuân Cơ, Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục, 2010.

2. Barry C. Field, Environmental economics, The Mc. Graw - Hill companies, Inc, 1997 (có thể đọc, copy từng phần tại thư viện Khoa Môi trường).

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, phát triển bền vững theo quan điểm kinh tế môi trường, lịch sử phát triển kinh tế môi trường; Các kiến thức cơ bản liên quan tới kinh tế ô nhiễm: ô nhiễm theo quan điểm kinh tế môi trường, ngoại ứng, ngoại ứng tối ưu, các giải pháp, công cụ kinh tế giải quyết ô nhiễm môi trường, khả năng ước tính chi phí, thiệt hại, lợi ích môi trường; Kinh tế tài nguyên với các nội dung về tài nguyên tái tạo như: mức tăng trưởng của loài, mức năng suất cực đại ổn định, khái niệm mức cố gắng, nguyên lý khai thác tối ưu cho cực đại lợi ích mà vẫn đảm bảo ổn định trữ lượng loài, nguyên lý khai thác mở cửa; Nguyên lý khai thác tối ưu tài nguyên không tái tạo; Và một số kỹ thuật định giá tài nguyên và tác động môi trường, phân tích chi phí lợi ích mở rộng, xác định mức thuế/phí môi trường, đánh giá hiệu quả các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường cũng sẽ được đề cập.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Mở đầu

Chương 1. Kinh tế vi mô và kinh tế môi trường

1.1. Tổng quan về kinh tế học vi mô

1.2. Sự ra đời và phát triển của kinh tế môi trường

1.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường

1.4. Nền kinh tế bền vững

Chương 2. Kinh tế ô nhiễm

2.1. Mức ô nhiễm tối ưu 2

Page 175: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2. Ô nhiễm tối ưu và thị trường

2.3. Thuế ô nhiễm và ô nhiễm tối ưu

2.4. Tiền phạt ô nhiễm và quyền sở hữu

2.5. Các biện pháp kinh tế để giảm nhẹ ô nhiễm

2.6. Tiêu chuẩn môi trường, thuế và tiền trợ cấp

2.7. Côta ô nhiễm (giấy phép được thải)

2.8. Đo đạc tổn thất môi trường

Chương 3. Kinh tế tài nguyên

3.1. Tài nguyên tái tạo được

3.2. Sự tuyệt chủng các loài

3.3. Tài nguyên không tái tạo

Chương 4. Các công cụ kinh tế và khả năng áp dụng giải quyết các vấn đề môi trường

4.1. Thu phí/thuế môi trường

4.2. Những vấn đề nảy sinh trong việc xác lập thuế

4.3. Khả năng áp dụng thu phí ô nhiễm môi trường trong điều kiện Việt Nam

4.4. Hiện trạng áp dụng công cụ kinh tế môi trường ở Việt Nam

Chương 5. Định giá tài nguyên và tác động môi trường

5.1. Tổng quan về định giá môi trường và các tác động môi trường

5.2. Định giá tài nguyên thiên nhiên Việt Nnam

5.3. Phân tích chi phí lợi ích mở rộng

Bài tập và câu hỏi thảo luận

3

Page 176: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3249

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ tên: ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết,

Địa chỉ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên hiểu rõ các khái niệm và cơ sở hình thành luật và chính sách môi trường; các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường và chính sách môi trường của Việt Nam; luật môi trường quốc tế (Mức 2).

6.2. Kỹ năng: Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng làm việc theo nhóm, tự nghiên cứu các tài liệu và thuyết trình (Mức 2)

6.3. Thái độ: Sinh viên có thái độ học tập tích cực, tuân thủ tốt luật và chính sách môi trường quốc tế, quốc gia, khu vực và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường (Mức 3).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Sinh viên sẽ được cho điểm dựa trên việc tham dự các giờ giảng trên lớp, thảo luận và làm các bài tập thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ theo yêu cầu của giảng viên.

- Điểm tham dự lớp học: 10%

- Điểm kiểm tra thường xuyên: 20%

- Điểm kiểm tra giữa kỳ: 30%

- Điểm thi cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1) Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005.

1

Page 177: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2) Lê Văn Khoa và nnk, 1997. Chiến lược và chính sách môi trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3) Percival, Robert V. and Alevizatos, Dorothy C.,1997. Law and the Environment. Temple University Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học Luật và Chính sách môi trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khái niệm, cơ sở xây dựng luật và chính sách môi trường nói chung; các nguyên tắc và nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005; sự khác biệt so với luật bảo vệ môi trường 1993; giới thiệu về các văn bản dưới luật quan trọng; tìm hiểu về cách thức giải quyết những tranh chấp về môi trường theo luật môi trường qua các trường hợp cụ thể, nội dung sơ lược về tội phạm môi trường được quy định trong bộ luật hình sự 1999; chính sách môi trường của Việt nam, phân tích so sánh với luật và chính sách môi trường của một số nước trên thế giới; giới thiệu về luật môi trường quốc tế và những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung về luật và chính sách môi trường

I. Giới thiệu chung về luật môi trường

I.1. Khái niệm về luật, các hệ thống luật và chức năng của luật

I.2. Các khái niệm pháp lý quan trọng

I.3. Lịch sử hình thành và phát triển luật môi trường

I.4. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp về môi trường

I.5. Đền bù thiệt hại môi trường và tội phạm môi trường

II. Giới thiệu chung về chính sách môi trường

II.1. Khái niệm về chính sách và các cấp độ của chính sách

II.2. Chính sách môi trường và việc thiết lập các mục tiêu môi trường

II.3. Các cách tiếp cận của chính sách môi trường

II.4. Các công cụ sử dụng để thực hiện chính sách

Chương 2: Cơ sở ra quyết định môi trường

I. Cơ sở khoa học

II. Cơ sở kinh tế

III. Cơ sở pháp lý

IV. Cơ sở xã hội 2

Page 178: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

V. Cơ sở triết học

Chương 3: Luật và chính sách môi trường của Việt Nam

I. Giới thiệu về lịch sử hình thành luật và chính sách môi trường của Việt Nam

II. Những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ Môi trường 2005

III. Những khác biệt của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 so với Luật Bảo vệ Môi trường 1993

IV. Những văn bản dưới luật quan trọng

V. Luật và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm

VI. Luật và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực đánh giá môi trường

VII. Luật và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học

VIII. Đền bù thiệt hại môi trường theo quy định của luật môi trường Việt Nam và nghiên cứu điển hình

IX. Tội phạm môi trường theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi 1999

Chương 4. Luật và chính sách môi trường của một số nước khác

I. Luật và chính sách môi trường của Mỹ

II. Luật và chính sách môi trường của Đức

III. Luật và chính sách môi trường của Trung Quốc

Chương 5. Luật môi trường quốc tế

I. Khái niệm về luật quốc tế

II. Sự hình thành của luật môi trường quốc tế

III. Các nội dung cơ bản của luật môi trường quốc tế

IV. Những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

3

Page 179: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

1. Mã môn học: EVS3250

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: ThS. Nguyễn Quốc Việt

Giảng viên 2: PGS.TS. Trần Văn Thụy

Giảng viên 3: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức : Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của khoa học và công nghệ GIS. Biết tham khảo tài liệu và tổng hợp các thông tin về GIS trong các lĩnh vực khoa học ứng dụng cụ thể

6.2. Kỹ năng: Có kỹ năng thực hành các phần mềm chuyên nghiệp của GIS và Viễn thám một cách cơ bản, thực hành cách thao tác xây dựng các bản đồ chuyên đề bằng phương pháp GIS, biết sử dụng các công cụ của GIS như GPS, bản đồ địa hình, lưới chiếu tọa độ trong khảo sát thực địa và quản lý dữ liệu

6.3. Thái độ: Biết cách làm việc theo nhóm, tham gia nghiên cứu trong nhóm và thực hiện nhiệm vụ thành thạo. Trung thực, khách quan.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Thực hành máy tính và kiểm tra thường xuyên : 20%

+ Kiểm tra giữa kỳ: 20%

+ Kiểm tra kết thúc môn học : 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

− Trần Văn Thụy, Nguyễn Quốc Việt. Bài giảng về hệ thống thông tin địa lý Hà Nội.

1

Page 180: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

− Carol A. Johnston, (1998). Geographic Information Systems in Ecology. Methods in Ecology. Blackwell Science Ltd., 1998.

− Vũ Quyết Thắng, (1999). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng trong nghiên cứu sinh thái môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Tài liệu lưu hành nội bộ).

− Kang-tsung Chang, (2006). Introduction to Geographic Information Systems. Third edition. McGraw-Hill International Edition 2006.

− Bolstad, P. GIS Fundamentals: A First text on Geographic Information System. 2nd Edition. Eider Press, White Bear Lake, Minnesota (2005).

− Ormsby, T., E. Napoleon, R. Burke, c. Groess, and L. Feaster, Getting to Know ArcGIS Desktop: Basics of ArcView, ArcEditor, and ArcInfo. 2nd Edition. ESRI Press, Redlands, California (2004)

− Sample, V.A. (ed.) 1994. Remote Sensing and GIS in Ecosystem Management. Island Press, Washington, D.C.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về GIS, các nguyên lý, khái niệm và lĩnh vực ứng dụng trong môi trường, khái niệm dữ liệu và cơ sở dữ liệu; cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian; phân tích cơ sở dữ liệu không gian; truy xuất và hiển thị dữ liệu; Ứng dụng GIS và viễn thám trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của khoa học môi trường. Ngoài ra môn học cũng giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về các phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng trong GIS, biết cách vận hành và thao tác xử lý dữ liệu, giúp cho sinh viên có thể vận dụng tốt những kiến thức này trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1

NHỮNG QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ(GIS)

VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

4 tiết (4-0-0)

1.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý và lịch sử phát triển

1.2. Thành phần và chức năng của hệ thống thông tin địa lý

1.3. Các quan niệm về hệ thống thông tin địa lý

1.4. Phân loại và phạm vi ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý

2

Page 181: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2

DỮ LIỆU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

10 tiết (10 -0-0)

2.1. Khái niệm dữ liệu – cơ sở dữ liệu

2.2. Khái niệm bản đồ - dữ liệu cơ bản của GIS

2.2.1. Hình dạng trái đất và các phép chiếu bản đồ

2.2.2. Phân loại bản đồ

2.3. Chương trình GPS – hệ thống định vị toàn cầu

2.3.1. Khái niêm và lịch sử phát triển

2.3.2. Nguyên lý khoảng không và điều hành khoảng không của GPS

2.3.3. Nguyên nhân gây lỗi GPS

2.3.4. Thu nhận và nhập số liệu GPS vào GIS

2.4. Pham vi sử dụng dữ liêu địa lý

2.5. Cấu trúc dữ liệu

2.5.1. Mô hình chồng xếp bản đồ

2.5.2. Mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính

2.6. Cơ sở dữ liệu GIS

2.6.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức quan niệm

2.6.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu ở mức logic

2.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý

Chương 3

VIỄN THÁM VÀ GIS

4 tiết (4-0-0)

3.1. Cơ sở vật lý của viễn thám

3.2. Các loại bộ cảm chính của viễn thám (sensor) và quỹ đạo vệ tinh

3.3. Thể hiện hình ảnh tư liệu viễn thám

3.3.1. Hiệu chỉnh hình học

3

Page 182: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.3.2. Các phép biến đổi ảnh viễn thám

3.3.3. Tổ hợp màu

3.4. Xử lý số ảnh

3.4.1. Phân loại không giám sát

3.4.2. Phân loại có giám sát

3.4.3. Phân loại xác xuất cực đại

3.5. Tích hợp viễn thám và GIS

3.5.1. Tích hợp cấu trúc ảnh và phổ màu với thông tin địa lý

3.5.2. Liên kết dữ liệu vector

3.5.3. Liên kết dữ liệu raster

3.5.4. Liên kết bằng phương pháp chồng xếp bản đồ

3.5.6. Phép chiếu bản đồ dùng trong viễn thám và GIS

Chương 4

QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

6 tiết (6-0-0)

4.1. Quản lý dữ liệu

4.1.1. Quản lý dữ liệu không gian

4.1.2. Quản lý dữ liệu thuộc tính

4.2. Hệ quản trị dữ liệu

4.2.1. Nhập dữ liệu không gian

4.3.2. Nhập dữ liệu thuộc tính

4.3.3. Liên kết dữ liệu

4.3. Phân tích dữ liệu

4.3.1. Chuyển đổi dữ liệu

4.3.2. Tổ hợp các nguồn dữ liệu – chức năng phân loại lại

4.3.3. Chức năng hỏi đáp – tìm kiếm

4.3.4. Chức năng phân tích không gian

4.3.5. Chức năng thuộc tính và trắc đạc

4

Page 183: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3.6. Thao tác chồng ghép

4.3.7. Chức năng lân cận

4.3.8. Chức năng địa hình và mô hình số địa hình

4.3.9. Chức năng quan sát và nội suy

4.4. Hiển thị và xuất dữ liệu

4.4.1. Hiển thị dữ liệu

4.4.2. Xuất dữ liệu

4.5. Chất lượng dữ liệu – kiểm tra và sử dụng dữ liêu

Chương 5

CÁC PHẦN MỀM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIS

17 tiết (7-10 – 0)

5.1. Phần mềm ERDAS

5.2. Phần mềm MAPINFO

5.3. Phần mềm ARC. GIS

Chương 6

GIS TRONG NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

4 tiết (4-0-0)

6.1. GIS và ứng dụng nghiên cứu sinh thái cảnh quan

6.2. GIS trong quy hoạch môi trường và đô thị

6.3. Phân tich tai biến môi trường

6.4. Phân tích tìm kiếm tài nguyên khoáng sản

6.5. Quản lý lưu vực và lãnh thổ

6.6. Nghiên cứu đa dạng sinh học và quản lý rừng

6.7. Nghiên cứu tài nguyên nước mặt và nước ngầm

6.8. GIS và ứng dụng nghiên cứu tài nguyên đất

6.9. GIS trong quy hoạch nông nghiệp và sử dụng đất

6.10. Các nghiên cứu ứng dụng GIS điển hình về tài nguyên môi trường ở Việt Nam

5

Page 184: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6

Page 185: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3251

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302

+ Đánh giá môi trường, mã số môn học: EVS3247

+ Quản lý môi trường, mã số môn học: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ tên: Phạm Thị Việt Anh

Chức danh, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ

Đơn vị công tác: Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Điện thoại: 0913089909

Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ tên: Nguyễn Thị Hà

Chức danh, học vị: Giảng viên chính, PGS, TS.

Đơn vị công tác: Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường, P303, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913063898

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Sau khóa học, sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất của kiểm toán môi trường: Phương pháp luận kiểm toán hay qui trình kiểm toán môi trường, các loại hình kiểm toán và các dạng kiểm toán có thể tiến hành, cơ sở lý thuyết của kiểm toán chất thải, kỹ thuật điều tra thực địa, các công cụ và các kỹ năng để tiến hành các đợt kiểm toán môi trường, trong đó có kiểm toán chất thải một cách có hiệu quả.

1

Page 186: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.2. Kỹ năng

Nắm được các phương pháp luận kiểm toán môi trường và có khả năng diễn giải về kiểm toán môi trường; vận dụng được kỹ thuật điều tra thực địa trong việc thu thập, xét đoán và sử dụng các bằng chứng kiểm toán hỗ trợ cho các phát hiện kiểm toán - là phần quan trọng nhất của một báo cáo kiểm toán; hiểu được qui trình kiểm toán chất thải.

6.3. Thái độ

Thái độ nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình khai thác, thu thập và phân tích các bằng chứng kiểm toán môi trường từ các đối tượng khác nhau trong quá trình điều tra khảo sát tại hiện trường và đưa ra các kết luận kiểm toán

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập, seminar và chuyên cần: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 60 %

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

- Phạm Thị Việt Anh – Kiểm toán môi trường - Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2005. Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Trịnh Thị Thanh - Nguyễn Thị Hà. Giáo trình Kiểm toán chất thải, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2000. Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- J.L.Greeno, G.S. Hedstrom and M. DiBerto. Environmental Auditing: Fundamentals and Techniques, revised edition, Athur D.Little, Cambridge MA, 1988

- Athur D.Litle. HSE Auditing: Fudamental, Skills and Techniques for team member, 2005

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kiểm toán môi trường (KTMT) bao gồm các khái niệm về kiểm toán, nội dung của KTMT, các loại hình KTMT có thể tiến hành, các dạng KTMT, ý nghĩa, vai trò của KTMT trong Hệ thống Quản lý môi trường, vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động KTMT; Phương pháp (qui trình) thực hiện một cuộc KTMT điển hình, đặc biệt đi sâu vào các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, xét đoán và đưa ra được các phát hiện kiểm toán. Cơ sở lý thuyết của kiểm toán chất thải, qui trình kiểm toán chất thải công

2

Page 187: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

nghiệp trên cơ sở áp dụng nguyên lý KTMT và một số nghiên cứu điển hình về KTMT ở Việt Nam

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Tổng quan về kiểm toán môi trường (6 tiết)

1.1. Sự ra đời và phát triển của kiểm toán môi trường

1.2. Bản chất, mục tiêu, đối tượng của kiểm toán môi trường

1.3. ý nghĩa, chức năng, của kiểm toán môi trường

1.4. Các yếu tố cần thiết của một cuộc kiểm toán môi trường

1.5. Nội dung của kiểm toán môi trường

1.6. Các loại hình kiểm toán và các dạng kiểm toán môi trường

1.6.1. Các loại hình kiểm toán

1.6.2. Các dạng kiểm toán môi trường

1.7. Mối quan hệ giữa kiểm toán môi trường và một số công cụ khác

1.8. Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong hoạt động KTMT

1.9. Các tiêu chuẩn có thể áp dụng trong kiểm toán môi trường

1.10. Các cơ quan Quốc tế liên quan tới kiểm toán môi trường

1.11. Thực hiện kiểm toán môi trường trên Thế giới

Chương 2. Qui trình và phương pháp thực hiện kiểm toán môi trường (12 tiết)

2.1. Các hoạt động trước kiểm toán hay giai đoạn hoạt động chuẩn bị

2.1.1. Xác định phạm vi và các mục tiêu kiểm toán

2.1.2. Thu thập thông tin nền

2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm toán viên

2.1.4. Lập kế họach kiểm toán

2.1.5. Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán

2.1.6. Một số kỹ thuật cơ bản trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

2.2. Hoạt động kiểm toán tại cơ sở

2.2.1. Họp mở đầu

2.2.2. Tìm hiểu về Hệ thống kiểm soát nội bộ của cơ sở

2.2.3. Đánh giá các điểm mạnh, yếu

3

Page 188: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2.4.Thu thập bằng chứng kiểm toán

2.2.5. Đánh giá và thông báo kết quả kiểm toán

2.3. Hoạt động sau kiểm toán

2.3.1. Chuẩn bị và nộp báo cáo kiểm toán

2.3.2. Chuẩn bị kế hoạch hành động hiệu chỉnh và thi hành

2.3.3. Hoạt động tiếp theo cho kế hoạch hành động

Chương 3. Qui trình thực hiện kiểm toán chất thải (3 tiết)

3.1. Những yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán chất thải

3. 2. Qui mô của một cuộc kiểm toán chất thải

3.3. Cơ sở lý thuyết của kiểm toán chất thải

3.4. Các bước kiểm toán chất thải

3.4.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền đánh giá

3.4.2. Giai đoạn 2: Cân bằng vật chất

3.3.3. Giai đoạn 3: Tổng hợp

Chương 4. Kiểm toán môi trường ở Việt Nam (4 tiết)

4.1. Kiểm toán môi trường ở Việt Nam và khả năng áp dụng

4.2. Kiểm toán chất thải ở Việt Nam

4.3. Các phương hướng kiểm toán môi trường và biện pháp quản lý kiểm toán môi trường.

4.4. Một số nghiên cứu điển hình KTMT

4

Page 189: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5

Page 190: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3252

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

+ Đánh giá môi trường, mã môn học: EVS3247

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: ThS. Nguyễn Ánh Tuyết, Khoa MT, TRường ĐHKHTN

Giảng viên 2: TS Nguyễn Thị Hoàng Liên, Khoa MT, Trường ĐHKHTN

Giảng viên 3: PGS TS Vũ Quyết Thắng

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học sẽ nắm vững phương pháp luận QHMT.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực, có trách nhiệm với công việc; Sinh viên có khả năng kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu lập QHMT, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm,

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin, khảo sát nghiên cứu thực địa; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả bằng báo cáo QHMT.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Bước đầu có khả năng vận dụng phương pháp luận QHMT vào thực tiễn (xây dựng đề cương, nghiên cứu & đề xuất QHMT)

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Vấn đáp, tiểu luận, viết

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,3

- Thi giữa kỳ: 0,3

1

Page 191: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thi cuối kỳ: 0,4

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Vũ Quyết Thắng. Quy hoạch môi trương NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Tài liệu tham khảo:

2. Leonard Ortolano. Environmental Planning and Decision Making, John Wiley & Sons, New York, 1984.

3. George F. Thompson and Frederick R. Steiner (Editors), Ecological Design and Planning, John Willey & Sons, Inc. (1996).

4. Ian L. McHarg. Design with Nature, John Wiley & Sons, Inc., 1992.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết quy hoạch, khái niệm, lịch sử phát triển QHMT; các nội dung cơ bản & quy trình QHMT; các nguyên lý khoa học cơ bản ứng dụng trong QHMT; các phương pháp đánh giá và công cụ kỹ thuật trong QHMT; vấn đề quy hoạch sử dụng đất và kiểm soát ô nhiễm trong quy hoạch bảo tồn và QHBVMT; cơ sở pháp lý và vấn đề áp dụng QHMT ở Việt nam; những vấn đề cốt lõi trong QHMT đô thị, lưu vực và các vùng ven biển, v.v…

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Môi trường

1.1. Môi trường và tài nguyên môi trường

1.1.1. Môi trường

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

1.2. Sinh quyển – hợp phần chính của môi trường toàn cầu

1.2.1. Hệ thống năng lượng

1.2.2. Tuần hoàn nước

1.2.3. Tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1.3. Các chức năng của môi trường

1.4. Tác động của con người đến môi trường

1.4.1. Phát triển và môi trường

1.4.2. Đặc điểm của các vấn đề môi trường

2

Page 192: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.5. Quản lý môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững

1.6. Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu môi trường

Chương 2. Những khái niệm cơ bản về quy hoạch môi trường

2.1. Khái niệm quy hoạch

2.2. Quy hoạch môi trường

2.2.1. Khái niệm QHMT

2.2.2. Lịch sử phát triển QHMT

2.2.3. Các cấp độ và hình thức QHMT

2.2.4. Hướng dẫn của các tổ chức quốc tế đối với QHMT

2.3. Vị trí của QHMT trong công tác QLMT

2.4. Cở sở pháp lý trong QHMT

2.5. Tiếp cận hệ sinh thái trong quy hoạch môi trường

2.6. Đặc điểm của QHMT

2.7. Nguyên tắc QHMT

2.8. Quy trình QHMT

Chương 3. Nội dung QHMT

3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện môi trường

3.1.1. Thông tin cần thiết

3.1.2. Điều tra khảo sát

3.1.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và hiểm họa môi trường

3.2. Đánh giá tác động môi trường và đánh giá phương án

3.2.1. Dự báo phát triển và thải lượng

3.2.2. Đánh giá tácđộng môi trường đối với các dự án phát triển

3.3. Dự báo xu hướng biến đổi điều kiện môi trường

3.4. Xác định vấn đề và mục tiêu môi trường

3.5. Thiết kế quy hoạch

3.5.1. Quy hoạch quản lý chất lượng môi trường

3.5.2. Quy hoạch sinh thái

3.5. Giải pháp Quản lý quy hoạch

3

Page 193: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.6.1. Đề xuất các chương trình, dự án cải thiện và BVMT

3.6.2. Cơ quan quản lý môi trường

3.6.3. Thiết lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý

3.6.4. Chương trình giám sát

3.6.5. Nguồn tài chính

Chương 4. Các phương pháp phân tích, dự báo và đánh giá trong quy hoạch môi trường

4.1. Chỉ thị môi trường và Chỉ số môi trường

4.2. Phân tích chi phí – lợi ích

4.3. Đánh giá theo nhiều tiêu chí

4.4. Phương pháp mô hình

4.5. Hệ thống thông tin địa lý

Chương 5. Quy hoạch môi trường khu vực

5.1. Môi trường khu vực (đô thị, nông thôn, lưu vực, vùng ven biển)

5.2. Các vấn đề môi trường đô thị, lưu vực, vùng ven biển

5.3. Các nghiên cứu trường hợp, v.v…

4

Page 194: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5

Page 195: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3253

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Quản lý môi trường, mã môn học: EVS3244

+ Đánh giá môi trường, mã môn học: EVS3247

+ Công nghệ môi trường đại cương, mã môn học: EVS3243

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: TS Nguyễn Thị Hoàng Liên, Khoa MT, Trường ĐHKHTN

Giảng viên 2: PGS TS Vũ Quyết Thắng

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về vấn đề chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng & các hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, BS 7750

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực, có trách nhiệm với công việc; Sinh viên có khả năng kỹ năng cơ bản trong đánh giá cũng như thiết lập một hệ thống quản lý môi trường cho các doanh nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin, khảo sát nghiên cứu thực địa; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả bằng báo cáo.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Bước đầu có khả năng vận dụng lý thuyết vào việc xây dựng một HTQLMT theo ISO14001.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Vấn đáp, tiểu luận, kiểm tra viết

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1

Page 196: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1. Vũ Quyết Thắng. Bài giảng về hệ thống quản lý môi trường, tài liệu biên soạn, Trường ĐHKHTN, 2006.

- Tài liệu tham khảo:

2. Trung Tâm Năng suất Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 chứng chỉ hệ thống quản lýý môi trường, NXB Thế Giới, Hà Nội 2003.

3 .Lê Huy Bá. Hệ quản trị môi trường ISO14001, lí thuyết và thực tiễn, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2006.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng, các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn điển hình; cấu trúc và các yêu cầu cơ bản của Hệ thống quản lý môi trường theo ISO14001; xây dựng HTQLMT cho các doanh nghiệp.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1.1. Mở đầu

1.2. Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm tới quản lý môi trường

1.3. Mục đích và cấu trúc của môn học

Chương 2. Quản lý chất lượng

2.1. Khái niệm Chất lượng

2.2. Quản lý chất lượng

2.3. Các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng (PDCA)

2.4. ISO là một công cụ của quản lý chất lượng

2.5. Một số hệ thống quản lý chất lượng điển hình

2.5.1. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm - ISO 9000

2.5.2. Quản lý chất lượng toàn phần (TQM)

2.5.3. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP

2.5.4. Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm SQF 2000

2.5.5. Tiêu chuẩn an toàn sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18000

Chương 3. Tiếp cận hệ thống trong quản lý môi trường

3.1. Mở đầu

2

Page 197: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.2. Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

3.2.1. Xuất sứ của hệ thống quản lý môi trường

3.2.2. Mục đích của hệ thống quản lý môi trường

3.3. Bộ tiêu chuẩn BS 7750

3.4. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001

3.4.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

3.4.2. Một số thuật ngữ và định nghĩa

3.4.3. Khái quát về hệ thống QLMT ISO 14001

3.5. Các yếu tố cơ bản của HTQLMT ISO 14001

3.5.1. Chính sách môi trường

3.5.2. Lập kế hoạch

3.5.3. Thực hiện và điều hành

3.5.4. Kiểm tra và hành động khắc phục

3.5.5. Xem xét của lãnh đạo

3.6. Sự liên quan giữa hệ thống quản lý môi trường với các hệ thống quản lý chất lượng khác

Chương 4. Xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý môi trường

4.1. Giai đoạn 1: chuẩn bị - phân tích tình hình và hoạch định

4.1.1. Cam kết của lãnh đạo

4.1.2. Thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác

4.1.3. Chọn tổ chức tư vấn

4.1.4. Đào tào về nhận thức và cách xây dựng văn bản ISO

4.1.5. Khảo sát hệ thống hiện có và lập kế hoạch thực hiện

4.2. Giai đoạn 2: xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

4.2.1. Viết các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng

4.2.2. Đánh giá chi phí và lợi ích

4.2.3. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng

4.2.4. Đánh giá chất lượng nội bộ

4.2.5. Cải tiến hệ thống văn bản / cải tiến các hoạt động

3

Page 198: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3. Giai đoạn 3: Chứng nhận

4.3.1. Đánh giá trước chứng nhận

4.3.2. Hành động khắc phục

4.3.3. Chứng nhận

4.3.4. Giám sát sau chứng nhận và đánh giá lại

4.3.5. Duy trì, cải tiến, đổi mới hệ thống QLCL

Chương 5. Các chính sách liên quan ở Việt nam và nghiên cứu điển hình về áp dụng hệ thống quản lý môi trường

5.1. Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường ở Việt Nam có liên quan

5.2. Các nghiên cứu điển hình

4

Page 199: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3254

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Quản lý môi trường: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: TS. Vũ Văn Mạnh, Khoa môi trường, trường ĐH KHTN

Giảng viên 2: PGS.TS. Lưu Đức Hải, Khoa môi trường, trường ĐH KHTN

Giảng viên 3: TS. Hoàng Anh Lê, Khoa môi trường, trường ĐH KHTN

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Cung cấp cho sinh viên kiến thức chung và khái niệm cơ bản về quan trắc môi trường, kỹ năng thiết lập và vận hành chương trình quan trắc môi trường cho từng đối tượng cụ thể: mức 2.5

6.2. Kỹ năng

Sinh viên thể hiện sự trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy: mức 2

Sinh viên tự hoàn thành được các bài tập được giao một cách chủ động và không phụ thuộc quá nhiều vào bài giảng của giáo viên: mức 2.25

Tự tin khi giao tiếp với chuyên gia; khi học hỏi các kinh nghiệm thực tiễn; đề xuất các ý tưởng và giải pháp: mức 2

6.3. Thái độ

Sinh viên hiểu được vai trò của các cử nhân khoa học môi trường đối với xã hội: mức 3

Sinh viên hiểu và giải thích được tác động của các hoạt động quan trắc MT: mức 3 1

Page 200: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Nắm bắt được yêu cầu của xã hội về quan trắc môi trường ở địa phương: mức 2.5

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Trương Mạnh Tiến, 2003, Quan trắc và phân tích môi trường, Giáo trình của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.

- Lưu Đức Hải, 2001, Tập bài giảng quan trắc môi trường, ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội.

- Nicholas M. Avouris and Bernd Page, Environmental Informatics, Kluwer Academic Publishers, 1995

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học giúp sinh viên nắm được những việc cần làm trong quan trắc môi trường đối với một số thành phần môi trường chính: không khí, đất, nước, tiếng ồn, hệ sinh thái, chất thải rắn... hiểu kỹ về nội dung quan trắc môi trường đang tiến hành ở nước ta. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế qua quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường ở Việt Nam. Sau khi học sinh viên có thể tự mình tham gia thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường đối với tất cả các thành phần môi trường cơ bản.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Các khái niệm cơ bản về quan trắc môi trường 1.1. Khái niệm về quan trắc môi trường 1.1.1. Định nghĩa quan trắc môi trường 1.1.2. Mục tiêu của quan trắc môi trường

2

Page 201: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.3. Các yêu cầu của quan trắc môi trường

1.2. Đối tượng và nội dung của quan trắc môi trường 1.2.1. Đối tượng của quan trắc môi trường 1.2.2. Nội dung quan trắc môi trường 1.2.3. Quy mô quan trắc môi trường 1.2.4. Trạm và mạng lưới quan trắc môi trường

1.3. Chương trình quan trắc môi trường 1.3.1. Sơ đồ khối chương trình quan trắc môi trường 1.3.2. Các phương lấy và phân tích mẫu trong chương trình quan trắc môi trường 1.3.3. Các phương pháp xử lý số liệu quan trắc môi trường 1.3.4. Quản lý và sử dụng thông tin quan trắc môi trường

Chương 2. Lựa chọn điểm quan trắc và lập kế hoạch thực hiện 2.1. Các nguyên tắc lựa chọn ví trí quan trắc cho các đối tượng tự nhiên 2.1.1. Môi trường không khí: dạng điểm, đường, mặt 2.1.2. Môi trường nước mặt: ao hồ, sông suối 2.1.3. Nước ngầm 2.1.4. Nước mưa 2.1.5. Nước và trầm tích khu vực cửa sông ven biển 2.1.6. Nước và trầm tích biển 2.1.7. Đất và môi trường đất

2.2. Các nguyên tắc lựa chọn ví trí quan trắc cho các hoạt động kinh tế xã hội 1.2.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp 1.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp 1.2.3. Môi trường đô thị và khu dân cư tập trung

2.3. Lập kế hoạch thời gian và tần xuất quan trắc 2.3.1. Các nguyên tắc xác định tần suất quan trắc 2.3.2. Lập kế hoạch về thời gian và tần suất quan trắc.

Chương 3. Một số ví dụ Nghiên cứu điển hình về chương trình quan trắc môi trường

3.1. Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí 3

Page 202: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.1.1. Những chất ô nhiễm môi trường không khí 3.1.2. Thiết kế mạng lưới các điểm quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí 3.1.3. Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu phân tích môi trường không khí 3.1.4. Các phương pháp phân tích các mẫu khí bụi trong môi trường không khí

3.2. Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước lục địa 3.2.1. Mục tiêu quan trắc 3.2.2. Một số thông số đánh giá chất lượng môi trường nước lục địa 3.2.3. Thiết kế mạng lưới quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước lục địa 3.2.4. Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu nước lục địa 3.2.5. Các phương pháp phân tích mẫu tại hiện trường và bảo quản mẫu 3.2.6. Các phương pháp phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm

3.3. Quan trắc và phân tích sinh vật biển 3.3.1. Đối tượng thu mẫu và chỉ tiêu quan trắc 3.3.2. Phương pháp thu mẫu và phân tích thực vật phù du 3.3.3. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu động vật phù du 3.3.4. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu động vật đáy

Chương 4. Thiết lập chương trình quan trắc môi trường địa phương và khu vực 4.1. Quan trắc môi trường ở phạm vi địa phương, khu vực và toàn cầu 4.2. Mạng lưới quan trắc môi trường 4.2.1. Mạng lưới quan trắc 4.2.2. Thu nhận và xử lý dữ liệu 4.2.3. Thiết lập hệ thống dữ liệu chất lượng cao

4.3. Thiết lập chương trình quan trắc địa phương và khu vực 4.3.1. Các thiết bị mặt đất 4.3.2. Thiết bị viễn thám

Chương 5. Các bài tập và thực hành về quan trắc môi trường 5.1. Bài tập sử dụng mô hình để xây dựng mạng lưới quan trắc 5.1.1. Giới thiệu mô hình lan truyền chất ô nhiễm không khí, nước

4

Page 203: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.1.2. Ví dụ sử dụng mô hình để xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường cho một đối tượng cụ thể

5.2. Làm bài tập nhóm về thiết lập chương trình quan trắc môi trường 5.2.1. Phân nhóm để làm bài tập về thiết lập chương trình quan trắc môi trường 5.2.2. Trình bày nhóm và thảo luận trên lớp

5.3. Tham quan trạm quan trắc môi trường 5.3.1. Tham quan trạm quan trắc môi trường không khí tự động 5.3.2. Tham quan các trạm xử lý nước thải và phòng thí nghiệm phân tích nước

5

Page 204: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

GIS TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3255

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Tin học cơ sở 3, mã số: INT1005 + Quản lý môi trường, mã số: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: TS. Vũ Văn Mạnh, Khoa môi trường, trường ĐH KHTN

Giảng viên 2: ThS. Nguyễn Quốc Việt, Khoa môi trường, trường ĐH KHTN

Giảng viên 3: PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương, Viện KHCN Việt Nam

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung và khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin địa lý, kỹ năng sử dụng và vận hành các chương trình GIS thông dụng để giải quyết các bài toán quản lý môi trường: mức 2.5

6.2. Kỹ năng

Sinh viên thể hiện sự trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy: mức 2

Sinh viên tự hoàn thành được các bài tập được giao một cách chủ động và không phụ thuộc quá nhiều vào bài giảng của giáo viên: mức 2.25

Tự tin khi giao tiếp với chuyên gia; khi học hỏi các kinh nghiệm thực tiễn; đề xuất các ý tưởng và giải pháp: mức 2

6.3. Thái độ

Sinh viên hiểu được vai trò của các cử nhân khoa học môi trường đối với xã hội: mức 3

Sinh viên hiểu và sử dụng được GIS vào các công việc Quản lý môi trường: mức 3

Page 205: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Nắm bắt được nhu cầu của xã hội về ứng dụng GIS trong quản lý môi trường ở địa phương: mức 2.5

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Shahab Fazal: GIS Basics. New age international publisher, 2008.

- Andrew Lovett, Katy Appleton: GIS for Environmental and Decision Making. CRC press, 2008.

- Nicholas M. Avouris and Bernd Page, Environmental Informatics, Kluwer Academic Publishers, 1995

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Hệ thống thông tin địa lý là các chương trình máy tính dùng thu nhận, quản lý, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian có thám chiếu tọa độ. Hiện nay chúng đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong quản lý môi trường. Môn học này sẽ cung cấp các nguyên lý cơ bản về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và đưa ra các bài tập thực hành qua các bài giảng và thực tập trên các chương trình GIS. Sinh viên sẽ nghiên cứu lý thuyết và thực hành các ứng dụng GIS trong quản lý môi trường. Kết thúc môn học sinh viên sẽ có khả năng ứng dụng GIS trong công tác quản lý môi trường, hiểu rõ các chức năng của GIS và nhận thức được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của GIS trong công tác quản lý môi trường.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Hệ thống thông tin địa lý. 1.1. Các thành phần của một Hệ thống thông tin địa lý.

1.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

2

Page 206: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.2. Hệ thống hiển thị bản đồ 1.1.3. Hệ thống số hoá bản đồ 1.1.4. Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu 1.1.5. Hệ thống phân tích địa lý 1.1.6. Hệ thống xử lý ảnh 1.1.7. Hệ thống phân tích thống kê 1.1.8. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

1.2. Biểu diễn dữ liệu bản đồ 1.2.1. Cấu trúc dữ liệu Vector

1.2.1.1. Mô hình cấu trúc dữ liệu vector kiểu Spaghetti 1.2.1.2. Mô hình cấu trúc dữ liệu vector kiểu Topology

1.2.2. Cấu trúc dữ liệu Raster 1.2.2.1. Cấu trúc dữ liệu raster đơn giản. 1.2.2.2. Cấu trúc dữ liệu raster dạng nén. 1.2.3. So sánh Raster và Vector.

1.3. Các khái niệm về cơ sở dữ liệu địa lý. 1.3.1. Tổ chức thông tin. 1.3.2. Tham chiếu toạ độ.

1.3.2.1. Hệ quy chiếu 1.3.2.2. Các loại lưới chiếu 1.3.2.3 Nguyên tắc chia mảnh và ghi danh pháp bản đồ

1.4. Phân tích trong GIS. 1.4.1. Các công cụ phân tích.

1.4.1.1. Truy vấn cơ sở dữ liệu 1.4.1.2. Đại số bản đồ 1.4.1.3. Các toán tử khoảng cách 1.4.1.4. Các toán tử địa phương

1.4.2. Các chức năng phân tích 1.4.2.1. Truy vấn cơ sở dữ liệu 1.4.2.2. Tạo bản đồ mới 1.4.2.3. Mô hình hoá quá trình

3

Page 207: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.5. Sử dụng GIS trong nghiên cứu Địa thống kê 1.6. Đối tượng sử dụng GIS trong công tác QLMT

Chương 2. Viễn thám và xử lý ảnh số 2.1. Định nghĩa. 2.2. Một số vấn đề cơ bản

2.2.1. Năng lượng điện từ và phổ điện từ. 2.2.2. Các tính chất của sóng điện từ 2.2.3. Các cơ chế tương tác 2.2.4. Đặc tính phổ phản xạ 2.2.5. Những ảnh hưởng của khí quyển 2.2.6. Các đặc điểm của hình ảnh 2.2.7. Các đặc tính khác của ảnh 2.2.8. Viễn thám đa phổ 2.2.9. Viễn thám siêu phổ

2.3. Các hệ thống vật mang và sensor 2.3.1. Ảnh hàng không toàn sắc

2.3.1.1. Độ phủ của ảnh 2.3.1.2. Hiện tượng nghiêng và chếch 2.3.1.3. Hiện tượng dạt và chếch 2.3.1.4. Tỷ lệ ảnh và tác dụng của từng cấp tỷ lệ 2.3.1.5. Quan sát ảnh lập thể 2.3.1.6. Kỹ thuật chụp ảnh màu 2.3.1.7. Các điểm lưu ý chính

2.3.2. Quay phim hàng không 2.3.3. Các hệ thống viễn thám

2.3.3.1. Hệ thống khung (Framming system) 2.3.3.2. Hệ thống quét (Scanning system) 2.3.3.3. Các hệ thống đa phổ

2.3.4. Ảnh hàng không đa phổ 2.3.5. Kỹ thuật chụp ảnh hồng ngoại

2.3.5.1. Đặc điểm hệ thống tạo ảnh hồng ngoại

4

Page 208: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.3.5.2. Đặc điểm hình ảnh hồng ngoại 2.3.6. Ảnh rađa

2.3.6.1. Hệ thống tạo ảnh rađa từ máy bay 2.3.6.2. Các hệ thống tạo ảnh rađa từ vệ tinh

2.4. Xử lý ảnh số 2.4.1. Tổng quan 2.4.2. Các kỹ thuật hiệu chỉnh và khôi phục hình ảnh

2.4.2.1. Khôi phục các đường bị mất 2.4.2.2. Khôi phục các đường vạch theo chu kỳ 2.4.2.3. Lọc nhiễu xuất hiện tản mạn 2.4.2.4. Hiệu chỉnh méo hình học

2.4.3. Kỹ thuật tăng cường, làm nổi bật ảnh trong xử lý số 2.4.3.1. Giới thiệu chung 2.4.3.2. Các kỹ thuật tăng cường nh 2.4.3.2. Tạo ảnh tổ hợp màu 2.4.3.3. Lọc nhiễu bằng kỹ thuật số

2.4.4. Phân loại ảnh 2.4.4.1. Phân loại ảnh có kiểm định 2.4.4.2. Phân loại ảnh không kiểm định 2.4.4.3. Đánh giá độ chính xác

2.4.5. Chuyển đổi ảnh 2.4.5.1. Chỉ số thực vật 2.4.5.2. Phân tích các thành phần chính 2.4.5.3. Các kiểu chuyển đổi khác

Chương 3. Thực hành 3.1.. Kiến thức cơ sở

Bài thực hành số 1M - Đưa dữ liệu lên bản đồ Bài thực hành số 2M – Tạo bản đồ bằng các lớp thông tin Bài thực hành số 3M – Tạo bản đồ bằng các lớp thông tin liên kết Bài thực hành số 4M – Mở cơ sở dữ liệu của các chương trình khác

3..2. Làm việc với GIS

5

Page 209: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Bài thực hành số 5M - Địa mã hoá theo địa chỉ Bài thực hành số 6M - Địa mã hoá theo đường bao Bài thực hành số 7M – Đưa các vị trí khảo sát lên bản đồ

3.3. Lựa chọn các đối tượng Bài thực hành số 8M – Truy vấn cơ sở dữ liệu Bài thực hành số 9M – Gán nhãn cho các đối tượng Bài thực hành số 10M – Tạo trang in Layout và chú giải Bài thực hành số 11M – Tạo bản đồ chuyên đề một thông số Bài thực hành số 12M – Tạo bản đồ chuyên đề với Joint và Expression Bài thực hành số 13M – Tạo bản đồ chuyên đề hai thông số

3.4. Những khả năng khác của GIS trong công tác quản lý môi trường Bài thực hành số 14M – Phân nhóm thông tin Bài thực hành số 15M – Biên tập các đối tượng bản đồ Bài thực hành số 16M – Tạo vùng đệm Bài thực hành số 17M – Liên kết với các chương trình khác Bài thực hành số 19M – Hiển thị bản đồ 3D Bài thực hành sơ 29M – Tạo bản đồ hiện trạng môi trường với chỉ số môi trường

6

Page 210: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Ô NHIỄM ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Mã môn học: EVS3256

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học Môi trường đại cương, mã số: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất nước, không khí, mã số: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội

Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected];

Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thiện Cường

Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội

1

Page 211: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Điện thoại, email: 0913586549; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

Trang bị những kiến thức chung về vấn đề ô nhiễm đất, các con đường tích lũy, chuyển hóa chất ô nhiễm trong đất. Có khả năng đánh giá và đề xuất những phương pháp quản lý thích hợp, cũng như khả năng thiết kế mô hình công nghệ xử lý các đất ô nhiễm.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Có khả năng nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý đất ô nhiễm trong thực tiễn; thái độ học tập nghiêm túc, yêu ngành yêu nghề.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Hình thành kỹ năng tổ chức, lựa chọn phương pháp giải quyết và hình thức quản lý với từng đối tượng ô nhiễm cụ thể. Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, tỉ mỉ và sáng tạo.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Sinh viên có khả năng tiếp cận trong xử lý các vùng đất ô nhiễm, góp phần sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Bài tập: 30 %

- Kiểm tra/thi đánh giá giữa kỳ: 20 %

- Kiểm tra/thi đánh giá cuối kỳ: 50 %

8. Giáo trình bắt buộc:

- Lê Văn Khoa (Chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện Cường, Nguyễn Đình Đáp; Ô nhiễm môi trường đất và Biện pháp xử lý; Nxb. Giáo dục Việt Nam; 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học tập trung vào việc giới thiệu nguồn gốc, nguyên nhân và các quá trình gây ô nhiễm đất, cơ chế phân hủy và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong đất. Trên cơ sở đó giới thiệu những phương pháp và công nghệ chủ yếu nhằm xử lý các đất bị ô nhiễm, bao gồm các phương pháp xử lý tại chỗ và xử lý tập trung (phương pháp chuyển vị) các đất bị ô nhiễm, xử lý nhiệt, tách chiết, rửa, hóa hơi, phân hủy và các

2

Page 212: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

phương pháp sinh học xử lý đất ô nhiễm. Bên cạnh đó những biện pháp về quản lý và đánh giá đất ô nhiễm cũng được trình bày trong học phần này.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Nguồn gốc các chất gây ô nhiễm đất

1.1. Khái niệm ô nhiễm đất

1.2. Nguồn gốc các chất ô nhiễm trong đất

1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên

1.2.2. Nguồn gốc nhân tạo

Chương 2. Tác động giữa các chất gây ô nhiễm với các pha của đất

2.1. Tác động giữa các chất gây ô nhiễm với pha khí

2.2. Tác động giữa các chất gây ô nhiễm với pha lỏng

2.3. Tác động giữa các chất gây ô nhiễm với pha rắn

Chương 3. Quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm

3.1. Quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm phi kim loại

3.1.1. Sự tích luỹ và chuyển hoá phôt pho trong đất

3.1.2. Sự tích luỹ và chuyển hoá nitơ trong đất

3.2. Quá trình chuyển hoá các hoá chất bảo vệ thực vật

3.2.1. Đặc tính chuyển hoá của một số hoá chất bảo vệ thực vật

3.2.2. Quá trình chuyển hoá các hoá chất bảo vệ thực vật

3.3. Quá trình chuyển hoá các kim loại nặng

3.3.1. Phản ứng trung hoà axit - bazơ

3.3.2. Phản ứng ô xi hoá - khử

3.3.3. Phản ứng tạo phức

3.3.4. Phản ứng kết tủa hoà tan

Chương 4. Các biện pháp xử lý đất và trầm tích ô nhiễm

4.1. Các biện pháp hoá - lý

4.1.1. Phương pháp xử lý các đất đã đào bằng nhiệt

4.1.2. Phương pháp xử lý các đất đã đào bằng chiết tách/phân cấp cỡ hạt

4.1.3. Phương pháp xử lý tách chất ô nhiễm tại chỗ

3

Page 213: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.1.4. Phương pháp cải tạo đất bằng điện

4.1.5. Quá trình chiết tách hơi tại chỗ

4.2. Các biện pháp sinh học

4.2.1. Phương pháp xử lý đất bằng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm

4.2.2. Phương pháp xử lý sinh học cho nguồn chất phân tán

4.2.3. Phương pháp xử lý cho các trầm tích ô nhiễm

Chương 5. Đánh giá rủi ro môi trường đất và các giải pháp quản lý

5.1. Khái niệm và nguyên tắc

5.2. Các phương pháp đánh giá rủi ro môi trường đất

5.3. Đánh giá ô nhiễm đất về mặt hoá học và sinh học

5.4. Quản lý ô nhiễm đất

4

Page 214: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3257

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Hóa học phân tích, CHE1057

- Khoa học môi trường đại cương, EVS2302

- Hóa môi trường, EVS3241

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Lê Văn Thiện Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0916027871/[email protected]

Giảng viên 2 Họ và tên: Trần Khắc Hiệp

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913040881/ [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

1

Page 215: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0983665756/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: - Công nghệ nano trong xử lý hóa chất bảo vệ thực vật và môi trường - Các hướng xử lý và tận dụng chất thải nông nghiệp

- Các phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng - Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được số lượng hoá chất nông nghiệp sử dụng trong canh tác ở nước ta. Con đường biến đổi và ảnh hưởng của chúng tới môi trường, giải pháp quản lý và định hướng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bền vững. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc tìm hiểu đặc điểm, tính chất và các tên gọi khác nhau của các loại hóa chất nông nghiệp, có trách nhiệm với công việc; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc đưa ran các quan điểm sử dụng hiệu quả các hóa chất nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Sinh viên biết cách tìm kiếm tài liệu, có khả năng tham gia vào các khảo sát thực tế, có kỹ năng thu thập thông tin nhằm hiểu và thống kê đầy đủ các loại hóa chất nông nghiệp và tác dụng cũng như tác động xấu của nó đến môi trường. Sinh viên cần kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến đặc điểm, tính chất của các loại hóa chất nông nghiệp 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày các đặc điểm, tính chất và tác hại của hóa chất nông nghiệp bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá tự học và thực hành, thực tế tại các nơi cung cấp, mua bán hóa chất nông nghiệp; Có khả năng thuyết trình và diễn giải các biện pháp sử dụng an toàn hóa chất nông nghiệp. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị về hóa chất nông nghiệp trong việc thiết lập mục tiêu môi trường, bảo vệ môi trường. Sử dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản làm nền tảng để ứng dụng và triển khai các phương pháp sử dụng hóa chất thực vật hiệu quả, bền vững và an toàn. Nắm bắt tốt các đặc điểm tính chất của hóa chất nông nghiệp để có thể hướng dẫn cán bộ địa phương nhằm thể hiện vai trò và trách nhiệm của cá nhân với xã hội và môi trường địa phương.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

2

Page 216: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Nguyễn Đức Khiển, 2002. Côn trùng - sử dụng thuốc diệt côn trùng bảo vệ môi trường. NXB - Nghệ An

2. Hà Quang Hùng, 1998. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Nguyễn Trần Oánh, 1996. Hóa chất bảo vệ thực vật. Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. M. Lxgreid, O. C. Bfckman and O. Kaarstad, 1999. Agriculture, Fertilizers and the envizonments

2. Me WAHS, ect. 1997. Reducing reliance. A review of pesticide reduction initiatives. Pestricide Action networt Asia and the Pacifie Penang, Malaysia. 1997

6. N. K. Roy (Editor), 1996. Agrochenicals and sustainable agriculture APC pullications Pvt. Ltd. New Delli

3. T. L. Thomson, 2000. Agricultural fertilizers as a source of pollution (In: Pollution Science)

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại phân khoáng, hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, được sử dụng trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm với sự gia tăng dân số. Xem xét sự biến đổi, tồn dư và ảnh hưởng tiêu cực của các hóa chất nông nghiệp trong môi trường đến sinh vật và con người. Những cố gắng (của con người) trong quản lý hợp lí hóa chất nông nghiệp và định hướng sử dụng hóa chất nông nghiệp trong tương lai để duy trì cân bằng sinh thái tạo nền nông nghiệp bền vững.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần giới thiệu (nhập môn) - Nền nông nghiệp hiện đại không thể thiếu phân khoáng và hóa chất bảo vệ thực vật

- Đó là cơ sở để đảm bảo an ninh lương thực cho từng quốc gia - Các tác động của hóa chất nông nghiệp đến môi trường và phương pháp sử dụng hiệu quả hợp lý để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường

3

Page 217: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Định hướng sử dụng hóa nông nghiệp nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai

Chương 1. Sử dụng phân bón và môi trường 1.1 Tổng quan về các loại phân khoáng phổ biến sử dụng trong chăm sóc cây trồng: cung cấp các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng

1.2. Các khái niệm liên quan đến sử dụng phân khoáng 1.3. Sự biến đổi của phân khoáng (N,P,K) khi bón 1.4. Ảnh hưởng của phân khoáng đến sinh học đất (soil life) 1.5. Một số dạng thoái hóa đất liên quan đến phân khoáng 1.6. Phân nitơ khoáng là thách thức lớn đối với môi trường: 1.6.1. Sự biến đổi của phân nitơ trong đất 1.6.2. Ảnh hưởng của nitơ đến môi trường (đất, nước, cây) 1.6.3. Hệ số sử dụng phân của cây trồng 1.6.4. Giải pháp giảm thiểu tác động xấu của phân nitơ 1.7. Phân photpho và một số loại phân khác

1.7.1 Sự biến đổi của phân photphat khi bón và ảnh hưởng của phân photphát đến môi trường 1.7.2. Sự biến đổi kali khi bón, cân bằng động kali trong đất, ảnh hưởng của kali đến môi trường 1.7.3. Phân vi lượng và các nguyên tố khác có trong phân khoáng ảnh hưởng đến môi trường

1.8. Phú dưỡng nước ngọt và nước biển Chương 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và môi trường 2.1. Những hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật 2.1.1. Cơ sở độc chất học nông nghiệp 2.1.2. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu sử dụng thuốc trừ dịch hại 2.1.3. Những biện pháp bảo đảm tính an toàn khi sử dụng thuốc trừ dịch hại. 2.2. Các nhóm HCBVTV chính được sử dụng trong nông nghiệp 2.2.1. Thuốc trừ sâu và các loại động vật gây hại khác 2.2.2. Thuốc xông hơi 2.2.3. Thuốc trừ nấm và vi khuẩn 2.2.4. Thuốc trừ cỏ dại 2.3. Sự biến đổi của HCBVTV trong đất 2.4. Sự tồn dư HCBVTV trong đất, cây

4

Page 218: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.5. Tính độc của HCBVTV đối với con người 2.6. Kiểm soát HCBVTV trong nông nghiệp Chương 3. Quản lý phân bón và sản xuất bền vững 3.1. Khái niệm (định nghĩa) nông nghiệp bền vững (4 định nghĩa) 3.2. Phân bón nông nghiệp như nguồn ô nhiễm 3.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do phân bón 3.3.1. Sử dụng phân Nitơ tác dụng chậm 3.3.2. Quản lý tổng hợp dinh dưỡng

3.3.3. Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng (Hệ số sử dụng chất dinh dưỡng phân bón)

3.4. Sản xuất bền vững trong trồng lúa bằng phân sinh học tảo (Algal biofertrilizers)

3.5. Hệ thống canh tác bền vững Chương 4. Quản lý hoá chất bảo vệ thực vật và sản xuất bền vững 4.1. Giảm thiểu HCBVTV là thách thức của sản xuất bền vững 4.2. Thuốc trừ sâu sinh học - các loài thiên địch 4.3. Thuốc trừ sâu, trừ thảo dược (hạt xoan ấn Độ) 4.4. Quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) 4.5. áp dụng tiến bộ công nghệ để kiểm soát bệnh của cây Chương 5. Phóng xạ trong sản xuất nông nghiệp bền vững 5.1. Khái niệm 5.2. Các nguồn phóng xạ trong môi trường nông nghiệp 5.3. Chuyển vận các chất phóng xạ trong chu trình sản xuất nông nghiệp

5.4. Tác động của các tia bức xạ ion lên thực vật, động vật và quần xã nông nghiệp

5.5. Giám sát (monitoring) phóng xạ trong môi trường sản xuất nông nghiệp 5.6. Các nguyên tắc thực thi sản xuất và biện pháp bảo vệ chung cho các vùng có hàm lượng phóng xạ cao 5.7. Ứng dụng đồng vị nhân tạo trong nông nghiệp bền vững

5

Page 219: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3258

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ và tên: Lê Đức

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0913090226; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0979965353; Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân

Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Môn học giúp học viên thấy rõ vai trò của các hợp chất vô cơ, hữu cơ của đất, các nguyên tố kim loại nặng và các chất vô cơ hữu cơ khác gây ô nhiễm môi trường đất. Sự chuyển hóa của các chất ô nhiễm trong môi trường đất phụ

1

Page 220: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

thuộc vào các tính chất lý hóa sinh học đặc trưng của đất. Từ đó có thể làm giảm các ảnh hưởng xấu của các chất gây ô nhiễm nói trên đến môi trường đất.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Sau khi học xong sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về một số quá trình hóa học xảy ra trong đất, từ đó có thể tác động làm giảm các ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và vận động người dân sử dụng hợp lý tài nguyên đất, kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án sử dụng hợp lý tài nguyên đất, hạn chế việc ô nhiễm, suy thoái đất.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 20%

- Thi giữa kỳ: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Lê Đức, 2006. Hóa học đất. Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Hà nội.

- Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

- Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân, 2000. Đất và môi trường. NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về hoá học môi trường đất như thành phần hóa học của pha rắn. Trong đó đề cập chủ yếu đến các khoáng nguyên sinh và thứ sinh trong đất như các khoáng aluminosilicat nguyên sinh, khoáng sét, các oxit, hidroxit, các oxihidroxit... Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp những kiến thức liên quan đến các tương tác hóa học chất hữu cơ với các chất hữu cơ trong đất. Hóa học về sự hấp phụ của đất trong sẽ đề cập đến vai trò và hoạt tính của các nhóm chức bề mặt, các phức bề mặt, các đường đẳng nhiệt hấp phụ, các phương trình hấp phụ cơ bản, quá trình trao đổi ion, oxi hóa - khử, cân bằng giữa pha rắn và dung dịch đất. Động học của các quá trình trong đất cũng được giới thiệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sự di chuyển, chuyển hóa của các chất trong đất dưới các tác nhân tự nhiên hay nhân tạo.

10. Nội dung chi tiết môn học:

2

Page 221: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 1. Mở đầu

1.1. Sự phát triển của hóa học đất

1.2. Sự biến động môi trường hiện tại

1.3. Các chất ô nhiễm môi trường đất và nước

Chương 2: Các hợp phần vô cơ của đất

2.1. Giới thiệu chung

2.2. Các quy tắc của Pauling

2.3. Khoáng nguyên sinh của đất

2.4. Khoáng thứ sinh của đất

2.4.1. Khoáng silicat lớp

2.4.2. Alophan và Imôglit

2.4.3. Các khoáng sét có thớ

2.4.4. Các oxit, hidroxit và oxithidroxit

2.4.5. Các khoáng cacbonat và sunfat

2.5. Bề mặt đặc trưng của các khoáng vật của đất

2.5.1. Đo diện tích bề mặt bên ngoài

2.5.2. Đo diện tích bề mặt tổng cộng

2.6. Điện tích bề mặt của các khoáng vật đất

2.6.1. Các dạng điện tích

2.6.2. Khả năng trao đổi cation của các khoáng thứ sinh của đất

2.7. Nhận dạng các khoáng bằng phân tích nhiễu xạ tia x

2.8. Sử dụng khoáng sét để giữ các chất ô nhiễm hữu cơ

Chương 3: Hóa học của các chất hữu cơ của đất

3.1. Giới thiệu chung về các chất hữu cơ của đất

3.2. Tác động của các yếu tố hình thành đất hàm lượng chất hữu cơ của đất

3.3. Cấu tạo của chất hữu cơ của đất

3.4. Hợp phần của chất hữu cơ của đất

3.5. Cấu trúc của chất hữu cơ của đất

3.6. Các nhóm chức và các đặc trưng diện tích

3

Page 222: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.7. Tương tác giữa axít mùn và kim loại

3.8. Các phức hữu cơ của đất và sét

3.9. Sự lưu giữ hóa chất bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ khác bởi hummic

Chương 4: Cân bằng pha rắn - dung dich đất

4.1. Giới thiệu

4.2. Phương pháp đo các thông số của dung dịch đất

4.3. Tính đặc biệt của dung dich đất

4.4. Hoạt độ ion và hệ số hoạt độ

4.5. Sự hòa tan và các quá trình hòa tan

Chương 5: Sự hấp phụ của đất

5.1. Các nhóm chức bề mặt

5.2. Các phức bề mặt

5.3. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ

5.4. Các phương trình hấp phụ cơ bản: Freunlich, Langmuir:

5.4.1. Lý thuyết lớp kép và các mô hình

5.4.2. Mô hình Gouy-Chapman

5.4.3. Thuyết Stern

5.4.4. Mô hình phức hợp bề mặt

5.4.5. Một số mô hình khác

5.5. Sự kết tủa bề mặt

5.6. Sự hấp thu các catinon kim loại

5.7. Sự hấp thu các anion

5.8. Các điểm điện tích không

5.9. Sự khử hấp thu

5.10. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phổ và hiển vi trong việc xác định cơ chế của hiện tượng hấp thu và khử hấp thu

Chương 6: Các quá trình trao đổi ion

6.1. Giới thiệu

6.2. Các đặc điểm của sự trao đổi ion

4

Page 223: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.3. Hằng số cân bằng trao đổi ion và các hệ số chọn lọc: phương trình Kerr, phương trình Vanselow, các phương trình trao đổi ion thực nghiệm khác

6.4. Nhiệt động học của sự trao đỏi ion

6.4.1. Cơ sở lý thuyết

6.4.2. Các giải thích thực nghiệm

6.5. Mối quan hệ giữa nhiệt động học và động học của sự trao đổi ion

Chương 7: Động học của các quá trình hóa học trong đất

7.1. Các bậc tốc độ giới hạn và các thang thời gian của các phản ứng hóa học trong đất

7.2. Các quy luật tốc độ

7.3. Xác định hằng số tốc độ và các hằng số khác của phản ứng

7.4. Các mô hình động học

7.5. Các phương pháp động học

7.6. Tác động của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

7.7. Động học của các quá trình hóa học đất quan trọng

Chương 8: Hóa học của sự ôxi hóa-khử của đất

8.1. Phản ứng và thế ôxi hóa- khử

8.2. Eh và pH

8.3. Cách đo và sử dụng thế oxi hóa- khử

8.4. Đất ngập nước

8.5. Các phản ứng oxi hóa- khử của các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ kèm theo

Chương 9: Hóa học của sự axit hóa đất

9.1. Giới thiệu chung

9.2. Hóa học của sự hòa tan nhôm

9.3. Nhôm trao đổi và không trao đổi

9.4. Sự axit hóa đất

Chương 10. Nguyên tố vi lượng và những vấn đề ô nhiễm hoá học môi trường đất

10.1. Các nguyên tố hiếm

10.2. Phân nhóm kẽm

5

Page 224: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

10.3. Bo và các nguyên tố nhóm III

10.4. Chì

10.5. Một số nguyên tố nhóm IV

10.6. Selen và molipđen

10.7. Các halogen

6

Page 225: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH THÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3259

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh thái môi trường, mã môn học: BIO1061

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ và tên: Lê Văn Thiện

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0916027871; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Kiều Băng Tâm

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 094188999

- Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ

- Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại:

- Email:

6. Mục tiêu môn học:

1

Page 226: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về hệ sinh thái đất và môi trường đất, các nguyên nhân và các loại ô nhiễm đất, những biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất.

6.2. Hình thành kỹ năng đánh giá và nhận biết ô nhiễm môi trường đất, các nguyên nhân gây ô nhiễm; cách tổ chức và lựa chọn giải pháp hạn chế, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường đất.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải vấn đề phân tích.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc phân tích đánh giá các vấn đề thực tiễn liên quan đến hệ thống đất trên quan điểm sinh thái học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20%

- Điểm thi kết thúc môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Lê Văn Khoa. Sinh thái và môi trường đất, NXB ĐHQG, 2003.

- Hội khoa học đất Việt Nam. Đất Việt nam, NXB Nông nghiệp, 2002.

- Lê Văn Khoa và ctg. Đất và môi trường, NXB Giáo dục, 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về hệ sinh thái (HST) đất, sự hình thành, cấu trúc, chức năng, chu trình vật chất, năng lượng và các yếu tố giới hạn của HST đất, khái niệm về môi trường đất, các thành phần cơ bản của môi trường đất. Đặc biệt, môn học tập trung đề cập đến hai vấn đề chính của môi trường đất: Đó là quá trình suy thoái môi trường đất và ô nhiễm môi trường đất, các khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, kể cả tác động của chất độc màu da cam và các chất thải nguy hại khác.

Môn học giới thiệu các phương pháp đánh giá rủi ro môi trường đất và những công nghệ cải tạo đất bị ô nhiễm.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1: Hệ sinh thái đất và môi trương đất

2

Page 227: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.Khái niệm về HST đất và môi trường đất

1.2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu sinh thái và môi trường đất

1.3. Đất là một HST

1.4. Sự hình thành HST đất

1.5. Các đặc trưng của HST đất

1.5.1. Độ lớn

1.5.2. Tính hệ thống

1.5.3. Tính phản hồi

1.5.4. Cân bằng của HST đất

Chương 2: Cấu trúc và chức năng của HST đất

2.1. Cấu trúc và chức năng của HST đất

2.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng trong HST đất

2.2.1. Nguồn dinh dưỡng và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng

2.2.2. Quá trình hiếu khí và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng

2.2.3. Quá trình kỵ khí và vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng

2.2.4. Tuần hoàn năng lượng trong HST đất

2.2.5. Năng suất sinh học sơ cấp và thứ cấp trong HST đất

2.3. Các nhân tố sinh thái của môi trường đất

2.3.1. Các nhân tố sinh thái giới hạn

2.3.2. Các nhân tố sinh thái không giới hạn

2.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh thái và môi trường đất

2.4. Sự phát triển của HST đất

Chương 3: Các thành phần của môi trường đất

3.1. Đất là một môi trường xốp

3.2. Thành phần thể rắn của môi trường đất

3.2.1. Thành phần vô cơ

3.2.2. Thành phần hữu cơ

3.2.3. Tác động tương hỗ giữa các thành phần thể rắn của đất

3

Page 228: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.3. Thành phần thể lỏng của môi trường đất

3.3.1. Nước đất

3.3.2. Dung dịch đất

3.3.3. Nguồn gốc,thành phần và các yếu tố ảnh hưởng đến thể lỏng của môi trường đất

3.4. Thành phần khí của môi trường đất

3.5. Thành phần sinh học của đất:

3.5.1. Đất là một hệ thống sinh học

3.5.2. Thành phần sinh học trong đất

3.5.3. Tác động tương hỗ giữa các thành phần sinh học trong đất

Chương 4: Các vấn đề môi trường đất

4.1. Các quá trình làm suy thoái môi trường đất

4.1.1. Sa mạc hoá

4.1.2. Suy thoái lý học

4.1.3. Suy thoái hoá học

4.2. Xói mòn đất do gió và nước

4.3. Quá trình suy thoái môi trường đất ở Việt nam, nguyên nhân và hậu quả

4.4. Ô nhiễm môi trường đất

4.4.1. Khái niệm

4.4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất

4.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

4.5.1. Ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón hoá học và phân tươi

4.5.2. Ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

4.5.3. Ô nhiễm đất do kim loại nặng

4.5.4. Ô nhiễm đất do nước thải đô thị, công nghiệp và hoạt động làng nghề

Chương 5: Hoá chất nguy hại và môi trường đất

5.1. Khái quát về hoá chất nguy hại

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Sản xuất và sử dụng hoá chất nguy hại ở Việt nam 4

Page 229: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5.1.3. Tác động của hoá chất nguy hại đối với môi trường đất

5.1.4. Các giải pháp quản lý và kiểm soát hoá chất nguy hại

5.2. Tác động của chất độc màu da cam đến môi trường đất- nước:

5.2.1. Khái niệm

5.2.2. Chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt nam

5.2.3. Tác động của chất độc màu da cam đến môi trường đất- nước

5.3. Tác động của chất thải nguy hại đến môi trường đất ở Việt nam

5.3.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại

5.3.2. Các chất thải nguy hại cần xử lý

Chương 6: Đánh giá rủi ro môi trường đất và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất

6.1. Đánh giá rủi ro môi trường đất

6.1.1. Khái niệm

6.1.2. Các nguyên tắc

6.2. Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường đất

6.2.1. Phương pháp đánh giá

6.2.2. Lựa chọn biện pháp khắc phục

6.2.3. Ô nhiễm cục bộ

6.3. Đánh giá ô nhiễm đất về mặt hoá học và sinh học

6.4. Công nghệ cải tạo đất ô nhiễm

6.4.1. Kỹ thuật chung

6.4.2. Kỹ thuật mềm không cần đào xới

5

Page 230: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3260

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh thái môi trường, mã môn học: BIO1061

+ Khoa học Môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1:

Họ và tên: Trần Thiện Cường

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913.586549/0935188666; Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04.38581776

- Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04.38581776

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

1

Page 231: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Kiến thức: Sau khi học môn học, sinh viên có thể đánh giá được hiện trạng và xu thế biến đổi trong môi trường thông qua các dấu hiệu của các chỉ thị

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả nhận biết các thành phần môi trường qua các chỉ thị, kiên trì, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả đánh giá; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả lựa chọn chỉ thị môi trường và đánh giá môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Sinh viên có thể áp dụng các kiến thức được trang bị của môn học vào thực tiễn thông qua các quá trình khảo sát, giám sát môi trường và đánh giá môi trường

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập, thực hành và chuyên cần: 20%

- Thi giữa kỳ: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Xuân Quýnh, 2007. Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo dục.

2. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, 1999. Sinh thái học và môi trường. NXB Giáo Dục

3. Nguyễn Xuân Quýnh, 2004. Giám sát sinh học môi trường nước ngọt bằng ĐVKXS cỡ lớn. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chỉ thị trong môi trường, đặc biệt là các chỉ thị sinh học. Các khái niệm về, tiêu chí và phương pháp lựa chọn chỉ thị. Đồng thời môn học cũng giới thiệu cách nhận biết các dấu hiệu trong môi trường thông qua các chỉ thị để có thể nhận biết và đánh giá hiện trạng và xu thế biến đổi của môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra hướng giải quyết và xử lý thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Khái niệm về chỉ thị môi trường và các phương pháp sử dụng chỉ thị trong quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường

2

Page 232: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1. Các khái niệm về chỉ thị môi trường

1.1.1. Một số khái niệm về chỉ thị môi trường

1.1.2. Các dấu hiệu nhận biết chỉ thị trong môi trường

1.1.3. Chỉ thị sinh học môi trường

1.2. Lịch sử phát triển nghiên cứu về các chỉ thị trong môi trường

1.3. Giám sát sinh học và đánh giá ô nhiễm môi trường

Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu chỉ thị trong môi trường

2.1. Các phương pháp giám sát sinh học

2.2. Phương pháp sử dụng chỉ thị sinh học trong nghiên cứu ô nhiễm môi trường

2.3. Phương pháp quan trắc sinh học

Chương 3. Chỉ thị môi trường nước

3.1. Hệ thống chỉ thị đánh giá chất lượng nước

3.1.1. Giới thiệu

3.1.2. Hệ thống hoại sinh

3.1.3. Các hệ thống khác

3.2. Chỉ thị thủy vực phú dưỡng

3.2.1. Các dấu hiệu phú dưỡng

3.2.2. Nguyên nhân phú dưỡng

3.2.3. Tác động của phú dưỡng

3.2.4. Các biện pháp kỹ thuật phục hồi thuỷ vực phú dưỡng

3.2.5. Chương trình giám sát sinh học phú dưỡng

3.3. Chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng trong nước ngọt

3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng

3.3.2. Chỉ thị ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Chương 6. Chỉ thị môi trường không khí

6.1. Các dấu hiệu ô nhiễm không khí gây nên trên thực vật

6.1.1. Các ôxit quang hoá

6.1.2. Sunfua điôxit (SO2)

6.1.3. Hợp chất Flo (Florua)

3

Page 233: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1.4. Các chất gây ô nhiễm thứ sinh

6.1.5. Các hạt rắn và kim loại nặng

6.1.6. Hỗn hợp các chất ô nhiễm

6.2. Chẩn đoán tổn thương thực vật do ô nhiễm không khí gây nên

6.2.1. Quan trắc ô nhiễm không khí bằng sinh vật chỉ thị

6.2.2. Quan trắc không khí bằng thực vật

6.3. Sự phản hồi của thực vật và nồng độ các chất gây ô nhiễm

6.4. Đánh giá phản hồi của thực vật

6.5. Tuyển chọn thực vật

6.6. Giám sát các chất ôxy hoá quang hoá

6.6.1. Hệ thống giám sát các chất ôxy hoá quang hoá

6.6.2. Tuyển chọn thực vật

6.6.3. Giám sát nitơ ôxit

6.7. Kế hoạch giám sát sinh học

6.8. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng thực vật để giám sát sinh học các chất ôxy hoá quang hoá

6.9. Giám sát sinh học dioxit lưu huỳnh (SO2)

6.9.1. Xác định tổn thương ở thực vật bậc cao do SO2 gây nên

6.9.2. Các dấu hiệu tổn thương

6.9.3. Phân tích hoá học

6.9.4. Giám sát sinh học SO2 nhờ thực vật bậc cao

6.9.5. Giám sát sinh học SO2 nhờ thực vật bậc thấp

6.9.6. Vi sinh vật

6.10. Giám sát sinh học hydro florua

6.10.1. Đánh giá tổn thương do HF gây nên

6.10.2. Giám sát sinh học florua nhờ thực vật bậc cao

6.10.3. Giám sát florua nhờ các thực vật bậc thấp (địa y)

6.11. Giám sát sinh học đối với những kim loại nặng và bụi

6.11.1. Giám sát sinh học nhờ thực vật bậc cao

6.11.2. Giám sát sinh học nhờ thực vật bậc thấp

4

Page 234: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.11.3. Giám sát sinh học cây bụi nhờ thực vật chỉ thị

6.12. Giám sát sinh học êtylen

6.12.1. Tác động của êtylen

6.12.2. So sánh các sinh vật giám sát thuộc cây thân cỏ và cây lâu năm

Chương 7. Chỉ thị môi trường đất

7.1. Giun đất- nhóm chỉ thị sinh học môi trường đất

7.2. Chỉ thị thiếu và thừa chất dinh dưỡng trong đất

7.2.1. Chuẩn đoán bằng mắt

7.2.2. Chẩn đoán thiếu dinh dưỡng bằng thực vật chỉ thị

7.2.3. Khoá nhận diện chất dinh dưỡng dễ tiêu và không tiêu trong đất

7.2.4. Dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng ở thực vật

7.3. Dấu hiệu ngộ độc dinh dưỡng ở thực vật

7.3.1. Ngộ độc nhôm

7.3.4. Ngộ độc sắt

7.3.5. Nguyên nhân ngộ độc Fe

7.3.6. Ngộ độc Mangan (Mn)

7.3.7. Ngộ độc Bo (B)

7.3.8. Tính độc hại của kim loại nặng trong hệ thống đất cây

7.3.9. Ngộ độc lưu huỳnh

7.3.10. Ngộ độc mặn

7.4. Đánh giá khả năng sử dụng đất phèn qua thực vật chỉ thị

7.4.1. Thảm thực vật chỉ thị đất phèn

7.4.2. Đặc điểm hoá tính của đất phèn dưới các quần thể thực bì ở Đồng bằng sông Cửu Long

7.4.3. Thực vật chỉ thị đất phèn tiềm tàng

7.4.4. Thực vật chỉ thị đất phèn nhiều

7.4.5. Thực vật chỉ thị cho vùng đất phèn ít và phèn trung bình

7.4.6. Thực vật chỉ thị đất mặn - phèn

7.4.7. Thực vật chỉ thị đất cát biển.

7.4.8. Sinh vật chỉ thị đất mặn

5

Page 235: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7.4.9. Thực vật chỉ thị cho các loại đất dốc thoái hóa, chua

6

Page 236: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH HỌC BẢO TỒN ỨNG DỤNG

1. Mã môn học: EVS3261

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh học đại cương, mã môn học: BIO1061 + Sinh thái môi trường, mã môn học: EVS2307

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: TS. Lê Đức Minh – Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 2: Th.S. Nguyễn Thu Hà – Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Giảng viên 3: PGS.TS. Trần Văn Thụy – Chủ nhiệm Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Môn học sẽ trang bị kiến thức liên quan đến nguyên lý sinh thái của các loài quí hiếm và đa dạng sinh học, luật và văn bản được sử dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động quản lý đất đai liên quan đến bảo tồn loài, và quản lý các loài quí hiếm. Trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng hợp về chính trị và khoa học trong sinh học bảo tồn. Sinh viên có thể tiếp cận nghiên cứu các phương pháp khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học và giải quyết các xung đột liên quan qua các ví dụ cụ thể.

6.2. Kỹ năng

Hình thành các kĩ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực bảo tồn sinh học. Kỹ năng nghiên cứu các phương pháp khác nhau được sử dụng trong bảo tồn tài nguyên sinh học và giải quyết xung đột.

6.3. Thái độ

1

Page 237: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Rèn luyện sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, khả năng tự tìm tòi tư liệu, biết cách tổng hợp vấn đề, có tư duy logic trong phân tích và giải quyết vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 20% - Kiểm tra giữa kỳ: 25% - Thi kết thúc học phần: 55%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Bản dịch tiếng Việt: Groom, M. J., G. K. Meffe và C. R. Carroll, Principles of Conservation Biology, Sinauer Associates (2006)

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học sẽ trang bị kiến thức liên quan đến nguyên lý sinh thái của các loài quí hiếm và đa dạng sinh học, luật và văn bản được sử dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động quản lý đất đai liên quan đến bảo tồn loài, và quản lý các loài quí hiếm. Mục tiêu là giúp sinh viên hiểu được mức độ phức tạp cả về khía cạnh chính trị và khoa học trong sinh học bảo tồn, nghiên cứu các phương pháp khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học và giải quyết các xung đột liên quan.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC VÀ VỀ SINH HỌC BẢO TỒN

3 tiết (lý thuyết)

1.1. Lịch sử của sinh học bảo tồn.

1.2. Những nguyên lý cơ bản của sinh học bảo tồn.

1.3. Những nỗ lực trong bảo tồn.

Chương 2

ĐA DẠNG SINH HỌC

6 tiết (5 lý thuyết +1bài tập)

2.1. Đa dạng sinh học là gì? Tại sao đa dạng sinh học có vai trò quan trọng?

2

Page 238: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2. Các hợp phần của đa dạng sinh học.

- Đa dạng gen.

- Đa dạng quần thể.

- Đa dạng loài.

- Đa dạng hệ sinh thái.

2.3. Tính đa dạng ở các cấp độ khác nhau.

2.4. Các kiểu phân bố đặc hữu.

2.5. Sự phân bố của các loài do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên.

2.6. Các hướng nghiên cứu đa dạng sinh học trong tương lai.

Chương 3

CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC

12 tiết (9lý thuyết + 3bài tập)

3.1. Các mối đe dọa đến đa dạng sinh học và sự tương tác của chúng.

- Mất và sự suy thoái của sinh cảnh sống.

- Khai thác quá mức.

- Ô nhiễm.

- Loài xâm hại.

- Biến đổi khí hậu.

3.2. Sự tuyệt chủng do con người gây ra và tác động của nó tới quần xã và hệ sinh thái.

3.3. Sự phân bố của các mối đe dọa.

3.4. Những loài dễ bị tuyệt chủng nhất (bao gồm cả tính hiếm và các dạng của nó).

3.5. Các biện pháp đối phó với khủng hoảng về đa dạng sinh học.

3.6. Tình trạng của hành tinh – dân số loài người.

Chương 4

3

Page 239: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

DI TRUYỀN HỌC BẢO TỒN

6 tiết (5lý thuyết + 1bài tập)

4.1. Biến dị di truyền. - Biến dị bên trong cá thể.

- Biến dị giữa các cá thể.

- Biến dị giữa các quần thể.

- Biến dị giữa các quần thể có tương tác.

4.2. Tại sao đa dạng di truyền quan trọng. 4.3. Những tác nhân gây ảnh hưởng đến biến dị di truyền.

- Kích thước quần thể thực tế.

- Đột biến

- Xu thế thay đổi gen.

- Sự trao đổi gen.

- Giao phối cận huyết.

- Chọn lọc tự nhiên.

4.4. Sử dụng di truyền học bảo tồn để quản lý quần thể. Chương 5

QUẢN LÝ BẢO TỒN – QUẢN LÝ THÍCH ỨNG

12 tiết (9lý thuyết + 3bài tập)

10.1. Quản lý thích ứng trong bảo tồn (ở mức độ cảnh quan).

- Đối phó với rủi ro trong quản lý thích ứng.

- Khi những mục tiêu quản lý mâu thuẫn với nhau.

10.2. Quản lý khu bảo tồn.

- Các phương pháp quy hoạch hệ thống khu bảo tồn.

- Các loại khu bảo tồn.

- Quản lý khu bảo tồn và các khía cạnh tự nhiên/xã hội.

4

Page 240: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

10.3. Quản lý phục vụ các mục tiêu bảo tồn loài.

- Các khái niệm và cơ chế hoạt động của quần thể.

- Sử dụng các phương pháp dân số học trong bảo tồn.

- Phân tích khả năng sống sót của quần thể (PVA).

- PVA và việc ra quyết định trong bảo tồn.

- Nhân nuôi

10.5. Phục hồi.

- Phục hồi sinh thái.

- Thả lại vào tự nhiên.

10.6. Đạo luật về các loài nguy cấp.

- Các hiệp ước và luật quốc tế.

- Các luật và quy định của nhà nước.

Chương 6

ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN

3 tiết (lý thuyết)

14.1. Phân tích chi phí-lợi ích và ứng dụng trong bảo tồn.

- Đánh giá dự án.

- Phân loại tác động.

- Chuyển thành giá trị thị trường.

14.2. Chuyển giá trị của đa dạng sinh học thành giá trị thị trường.

- Sử dụng các phương pháp truyền thống.

- Sử dụng các phương pháp tính giá trị ẩn.

- Thị trường tiềm năng/giả thuyết.

Chương 7

5

Page 241: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

KHOA HỌC, QUẢNG BÁ VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG SINH HỌC BẢO TỒN

3 tiết (lý thuyết)

14.1. Lồng ghép khoa học bảo tồn vào chính sách.

- Vai trò của các tổ chức chính phủ trong bảo tồn.

- Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong bảo tồn.

14.2. Giá trị của bảo tồn và đạo đức.

- Giá trị nội tại.

- Giá trị làm công cụ.

- Đạo đức bảo tồn.

6

Page 242: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH THÁI NHÂN VĂN

1. Mã môn học: EVS3262

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính. Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

- Điện thoại: 0989087686, [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Hoàng Xuân Cơ

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS.Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Giảng viên 3:

Họ và tên: Lê Văn Lanh

- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sinh thái nhân văn học và tiếp cận đánh giá hệ thống sinh thái nhân văn; Có khả năng nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn và định hướng phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng điều tra, phân tích, nghiên cứu, tổng hợp, kết hợp các kiến thức môi trường đã học vào nghiên cứu một hệ thống cụ thể.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Sinh viên sau khi học có khả năng nhận thức và lý giải các vấn đề môi trường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày; có thái độ và ý thức trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường của đất nước và xã hội.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: 1

Page 243: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Nghiên cứu, báo cáo chuyên đề 0,4 - Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Nguyễn Thị Phương Loan. Tập bài giảng về Sinh thái nhân văn - Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Phương Loan; Con người và môi trường, NXB.

Giáo dục, 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khoa học sinh thái nhân văn. Trang bị cho sinh viên hệ phương pháp nghiên cứu sinh thái nhân văn. Hướng dẫn sinh viên thực hiện nghiên cứu các hệ sinh thái nhân văn truyền thống và hiện đại có tính bền vững.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tổng quan chung về sinh thái nhân văn

1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của ngành khoa học sinh thái nhân văn

1.2. Khái niệm và đặc điểm chung của hệ sinh thái nhân văn.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu sinh thái nhân văn

2.1. Phương pháp đánh giá và lượng giá các hệ sinh thái

2.2. Phương pháp đánh giá và đánh giá nhanh môi trường, xã hội

2.3. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng

2.4. Phân tích dòng vật chất, năng lượng, thông tin trong hệ thống và vòng đời sản phẩm

Chương 3: Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh thái nhân văn

3.1. Hệ sinh thái tự nhiên: đặc điểm, giá trị và cách lượng giá

3.2. Hệ sinh thái nhân tác, nhân tạo: đặc điểm, cơ chế hình thành, hoạt động, giá trị và cách lượng giá.

3.3. Hệ thống xã hội: đặc điểm, tổ chức, động thái và giá trị

3.4. Động lực phát triển của hệ sinh thái nhân văn:

3.4.1. Tương tác phản hồi hệ thống và hệ quả

3.4.2. Thích nghi, đồng tiến hóa và hệ quả 2

Page 244: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.4.3. Tự tổ chức hệ thống

3.4.4. Suy thoái, khủng hoảng hệ thống

Chương 4: Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững

4.1. Những vấn đề chung về phát triển bền vững

4.2. Tri thức bản địa và phát triển bền vững

4.3. Quản lý dựa vào hệ sinh thái và quản lý dựa vào cộng đồng

4.4. Đánh giá phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn

Chương 5: Nghiên cứu các hệ sinh thái nhân văn truyền thống có tính bền vững

3

Page 245: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Mã môn học: EVS3263

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh học đại cương, mã môn học: BIO1061

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: PGS.TS. Trần Văn Thụy

Giảng viên 2: TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm

Giảng viên 3: TS. Lê Đức Minh

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: nắm vũng kiến thức đa dạng sinh học, xây dựng được cơ sở khoa học của lĩnh vực này để vận dụng nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực khác của khoa học môi trường

6.2. Kỹ năng: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng nghiên cứu độc lập, có thể định hướng nghiên cứu, dự báo kết quả nghiên cứu khả thi. Có khả năng biên soạn đề cương nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu, có khả năng diễn giải, trình bày vấn đề chuyên sâu về đa dạng sinh học, kỹ năng phân tích phản biện vấn đề tốt, biết cách tổng hợp vấn đề, có tư duy logic trong phân tích và giải quyết vấn đề

6.3. Thái độ: Trung thực trong khoa học và trong phản biện khoa học sau khi tốt nghiệp

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Kiểm tra thường xuyên và đánh giá tính chuyên cần: 20%

+ Kiểm tra giữa kỳ: 20%

+ Kiểm tra kết thức môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1./ Bài giảng đa dạng sinh học của Giảng viên 1

Page 246: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2./ Lê Trọng Cúc Đa dạng sinh học và tồn thiên nhiên. NXBĐHQG Hà Nội 9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái trên cạn và các hệ sinh thái thủy vực. Sinh viên có tư duy về giá trị đa dạng sinh học đối với cuộc sống và môi trường, nắm bắt tầm quan trọng của đa dạng sinh học, sự mất đa dạng sinh học, suy thoái hệ sinh thái, suy thoái môi trường và sự tuyệt chủng của các loài, nguyên nhân tuyệt chủng, mối đe dọa của các loài xâm lấn cũng như tác hại của chúng. Giới thiệu các công ước quốc tế và luật bảo vệ đa dạng sinh học, ứng dụng kiến thức đa dạng sinh học trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1

GEN VÀ ĐA DẠNG GEN

(3 tiết lý thuyết)

1.1. Khái niệm về gen

1.2. Đa dạng sinh học gen

Chương 2

LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI

(4 tiết lý thuyết)

2.1. Khái niệm về loài

2.2. Tiến hóa và đa dạng loài

Chương 3

HỆ SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI

(8 tiết lý thuyêt – 5 tiết tự học)

3.1. Những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái

3.2. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên cạn

3.3. Đa dạng sinh học thủy các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt

2

Page 247: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.4. Đa dạng sinh học hệ sinh thái biển

Chương 4

NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC

(6 tiết lý thuyết – 3 tiết tự học)

4.1. Tuyệt chủng các loài

4.2. Suy thoái hệ sinh thái

4.3. Khai thác quá mức loài và hệ sinh thái

4.4. Suy thoái và hủy hoại hệ sinh thái rừng ngập mặn

4.5. Suy thoái và hủy hoại hệ sinh thái các rạn san hô

4.6. Phân mảng nơi cư trú và ổ sinh thái

4.7.Ô nhiễm môi trường nơi sống

4.8. Tác động của các loài xâm lấn, các loài ngoại lai

Chương 5

GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC

( 4 tiết lý thuyết – 2 tiết tự học)

5.1. Đa dạng sinh học duy trì các dịch vụ sinh thái quan trọng

5.2. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn sống và cơ sở cho sức khỏe con người

5.3. Đa dạng sinh học duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống

5.4. Đa dạng sinh học cung cấp năng xuất và phát triển nông nghiệp

5.5. Đa dạng sinh học duy trì sự ổn định và phát trienr kinh tế xã hội

Chương 6

ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

(6 tiêt lý thuyết)

6.1. Đa dạng sinh học loài trong hệ thực ở Việt Nam

3

Page 248: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.2. Đa dạng sinh học loài trong các khu hệ động vật ở Việt Nam

6.3. Đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam

6.4. Giá trị và nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam

Chương 7

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(4 tiết lý thuyết)

7.1. Luật bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

7.2. Các công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

7.3. Bảo tồn loài và nguồn gen quí hiếm

7.4. Hệ thống khu bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng

4

Page 249: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5

Page 250: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH THÁI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC

1. Mã môn học: EVS3264

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302

+ Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã số môn học: EVS2304

+ Tài nguyên thiên nhiên, mã số môn học: EVS2301

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Phạm Thị Thu Hà, ThS, Khoa Môi trường

Giảng viên 2: Nguyễn Kiều Băng Tâm, TS, Khoa Môi trường

Giảng viên 3: Nguyễn Thu Hà, ThS, Khoa Môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp, các giải pháp quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ sinh thái đô thị, khu công nghiệp và các phương pháp đánh giá hệ sinh thái đô thị; . Sinh thái trung du miền núi cung cấp các kiến thức chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư ở vùng trung du miền núi Việt nam, sự thích nghi, cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển hài hoà của người dân với điều kiện ngoại cảnh. Sinh thái đồng bằng ven biển cung cấp các kiến thức về đặc điểm các hệ sinh thái khu vực đồng bằng ven biển, các vấn đề về khai thác, cải tạo và bảo vệ các vùng sinh thái theo hướng thống nhất về phát triển sản xuất và bảo vệ tài nguyên môi trường.

6.2. Kỹ năng: Hình thành các kĩ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề sinh thái – môi trường trong nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái đô thị và khu công nghiệp, hệ sinh thái trung du miền núi, hệ sinh thái đồng bằng và ven biển.

1

Page 251: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.3. Thái độ: Rèn luyện sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, khả năng tự tìm tòi tư liệu, biết cách tổng hợp vấn đề, có tư duy logic trong phân tích và giải quyết vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Thị Hiền Thảo. Sinh thái học và bảo vệ môi trường. NXB Xây dựng, 2003.

- Alan R. Berkowitz, Karen S. Hollweg, Charles H.Nilon. Understanding Urban Ecosystem. Springer – Verlag New York, Inc. 2003.

- Rober U Ayres, Leslie W Ayres. A handbook of industrial ecology. Edward Elgar Publishing, 2002.

- Nguyễn Thế Bá. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng, 2004.

- Phạm Ngọc Đăng. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. NXB Xây dựng, 2000.

- Deanna Donovan, A. Terry Rambo, Jefferson Fox, Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên. Những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

- Neil Jameison, Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo. Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam. Sở Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1999.

- Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý, Võ Quý, Ngô Đức Thịnh, Đặng Kim Sơn. Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2002

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản liên quan đến sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp, sinh thái trung du miền núi, sinh thái đồng bằng và ven biển.

2

Page 252: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp giới thiệu tổng quan một số vấn đề chung liên quan đến môi trường đô thị và khu công nghiệp, các vấn đề về sinh thái đô thị và khu công nghiệp, các phương pháp đánh giá hệ sinh thái đô thị và nghiên cứu, thảo luận một số hệ sinh thái đô thị và khu công nghiệp điển hình ở Việt nam. Sinh thái trung du miền núi giới thiệu mối quan hệ giữa các dân tộc vùng cao với các hệ sinh thái tự nhiên, sự thích nghi, cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển hài hoà của người dân với điều kiện ngoại cảnh, một số vấn đề khó khăn trong công cuộc phát triển bền vững của vùng cao hiện nay. Sinh thái đồng bằng ven biển giới thiệu các hệ sinh thái khu vực đồng bằng ven biển, các vấn đề về khai thác, cải tạo và bảo vệ các vùng sinh thái theo hướng thống nhất về phát triển sản xuất và bảo vệ tài nguyên môi trường.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Nội dung môn học sẽ được chia làm 3 phần: Sinh thái môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp, Sinh thái trung du và miền núi, Sinh thái đồng bằng và ven biển

Phần 1. Sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp( 15 tiết)

Chương 1. Một số vấn đề chung liên quan đến môi trường đô thị và khu công nghiệp

1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị và khu công nghiệp

1.2. Đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường

1.2.1. Khái niệm về đô thị hoá, công nghiệp hoá

1.2.2. Sự phát triển của đô thị hoá

1.2.3. Sự gia tăng dân số đô thị

1.2.4. Kích thước sự gia tăng của dịch cư và dao động con lắc trong lao động trong đô thị

1.2.5. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hoá

1.2.6. Sự hình thành và phát triển các loại hình phân bố dân cư đô thị mới.

1.2.7. Các áp lực chính của đô thị hoá và công nghiệp hoá tác động trực tiếp lên tài nguyên và môi trường

1.2.8. Đô thị hoá ở Việt nam

1.3. Hiện trạng môi trường đô thị trên thế giới và Việt nam

1.4. Ô nhiễm môi trường do công nghiệp

3

Page 253: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2. Sinh thái đô thị

2.1. Một số khái niệm chung

2.1.1. Lịch sử phát triển vấn đề sinh thái đô thị

2.1.2. Khái niệm sinh thái đô thị

2.1.3. Khái niệm hệ sinh thái đô thị

2.2.Thành phần của hệ sinh thái đô thị

2.3. Cấu trúc hệ sinh thái đô thị

2.4. Đặc điểm của hệ sinh thái đô thị

2.5. Các dòng năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái đô thị

2.6. Quy hoạch và quản lý hệ sinh thái đô thị

2.6.1. Một số biện pháp quản lý hiệu quả hệ sinh thái đô thị

2.6.2. Một số nguyên tắc sinh thái học trong quy hoạch đô thị

2.6.3. Một số hướng dẫn quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong đô thị

Chương 3. Sinh thái khu công nghiệp

3.1. Một số khái niệm chung

3.1.1. Lịch sử phát triển vấn đề sinh thái công nghiệp

3.1.2. Khái niệm sinh thái công nghiệp

3.1.3. Khái niệm hệ sinh thái công nghiệp

3.2. Sự khác biệt của cảnh quan sinh thái và các vấn đề môi trường đặc trưng của khu công nghiệp so với đô thị

3.3. Đặc điểm của hệ sinh thái công nghiệp

3.4. Chu trình vật chất trong khu công nghiệp

3.5. Quy hoạch và quản lý khu công nghiệp

4

Page 254: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 4. Giới thiệu một số phương pháp đánh giá hệ sinh thái đô thị

4.1. Đánh giá tổng quan về phân hệ sinh thái vùng bằng phương pháp ngưỡng lãnh thổ

4.2. Đánh giá phân hệ sinh thái đô thị trong đô thị

4.2.1. Xác định tổng các tham số và lựa chon các tham số sinh thái trội trong các chu trình sinh thái đô thị

4.2.2. Xác định chất lượng sinh thái đơn vị của từng tham số được chọn

4.2.3. Xác định sức nặng của các tham số sinh thái

4.2.4. Xác định chất lượng sinh thái đô thị

4.3. Đánh giá phân hệ sinh thái đơn vị ở trong đô thị

4.3.1. Đề xuất và lựa chọn nhóm yếu tố và các tham số

4.3.2. Xác định chất lượng sinh thái đơn vị trong phân hệ sinh thái đơn vị ở đô thị

4.3.3. Xác định chất lượng phân hệ sinh thái đơn vị ở

4.3.4. Ứng dụng đánh giá phân hệ sinh thái đơn vị ở tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể.

Chương 5. Nghiên cứu, thảo luận về một số hệ sinh thái đô thị và công nghiệp điển hình ở Việt nam

5.1. Nghiên cứu, thảo luận về một số hệ sinh thái đô thị điển hình

5.2. Nghiên cứu, thảo luận về một số hệ sinh thái công nghiệp điển hình.

Phần 2. Sinh thái trung du và miền núi( 15 tiết)

Chương 1. Tổng quan về vùng núi và trung du Việt nam

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Chương 2. Dân số và dân tộc học

2.1. Dân số

2.2. Dân tộc và văn hóa các tộc người

5

Page 255: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 3. Nông nghiệp vùng cao

3.1. Các kiểu canh tác chủ yếu

3.2. Chăn nuôi

3.3. Thủ công nghiệp

Chương 4. Những biến động về tài nguyên và môi trường

4.1. Sự thay đổi độ che phủ rừng

4.2. Đa dạng sinh học

4.3. Các chính sách và chương trình phát triển

Phần 3. Sinh thái đồng bằng và ven biển( 15 tiết)

Chương 1: Giới thiệu về hệ sinh thái đồng bằng và ven biển

1.1. Khái quát về các hệ sinh thái và vùng sinh thái

1.2. Những vấn đề về hệ sinh thái đồng bằng và ven biển của Việt Nam

Chương 2: Sinh thái vùng đồng bằng

2.1. Điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng

2.2. Gia tăng dân số và phát triển nông thôn

2.3. Cấu trúc hệ sinh thái nông nghiệp điển hình

Chương 3. Sinh thái vùng ven biển

3.1. Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển

3.2. Đặc điểm hệ động thực vật ven biển

3.3. Các vấn đề môi trường vùng ven biển

Chương 4: Sinh thái vùng đất ngập nước nội địa và ven biển

4.1. Giới thiệu về các vùng đất ngập nước

4.2. Hệ sinh thái vùng đất ngập nước

6

Page 256: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3. Văn hóa đất ngập nước

4.4. Biện pháp cải tạo môi trường sinh thái vùng ngập nước

7

Page 257: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

DU LỊCH SINH THÁI

1. Mã môn học: EVS3265

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh học đại cương, mã số: BIO1061 + Tài nguyên thiên nhiên, mã số: EVS2301 + Khoa học môi trường đại cương, mã số: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Lê Văn Lanh, CN, Khoa Môi trường

Giảng viên 2: Phạm Thị Thu Hà, ThS, Khoa Môi trường

Giảng viên 3: Lê Đức Minh, TS, Khoa Môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên có khả năng lập luận, phân tích và đánh giá về du lịch sinh thái và quản lý các hoạt động du lịch sinh thái.

6.2. Kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng diễn giải môi trường và có thể phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, có thể lập kế hoạch Marketting sản phẩm du lịch sinh thái. Đồng thời sinh viên cũng được trang bị kỹ năng làm việc nhóm, có thể đề xuất các chính sách phát triển du lịch sinh thái.

6.3. Thái độ: Rèn luyện cho sinh viên có thái độ chăm chỉ, tự giác trong học tập và có tư duy logic trong phân tích và giải quyết vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ theo hình thức viết hoặc thuyết trình.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Kreg Lindberg,K & Hawkins, D E; Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (Ecotourism: Aguide for Planner & Manager). Cục Môi trường xuất bản năm 1999

- Sam H. HamDiễn giải Môi trường (Environmental Interpretation), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2001

1

Page 258: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Diễn giải Đa Dạng sinh học (Interpreting Biodiversity), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000

- Ceballos-Lascurain, Du lịch, du lịch sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên ( Tourism, Ecotourism, and Protected areas), The World Conservation Union (IUCN), France, H., 1996.

- IUCN, Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số khinh nghiệm và bài học quốc tế, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2008

- David A. Fennell, Du lịch sinh thái (Ecotourism), Nhà xuất bản Routledge, năm 2003.

- Brian Garrod and Julie C. Wilson, Du lich sinh thái biển ( Marine Ecotourism), Nhà xuất bản Channel view publications, năm 2003.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đề cập đến khái niệm về Du lịch sinh thái (DLST), DLST dựa vào Cộng đồng, Du lịch sinh thái biển, Các bên liên quan đến hoạt động DLST, DLST là Công cụ bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, Hệ thống khu Bảo tồn thiên nhiên ( Định nghĩa, phân loại, quản lý, nhiệm vụ), các tác động môi trường của hoạt động DLST, Quản lý hoạt động DLST (Trung tâm du khách, Đường mòn thiên nhiên, Hướng dẫn viên DLST), Diễn giải môi trường ( Khái niệm, các hoạt động diễn giải), Nhà nghỉ sinh thái, Xây dựng sản phẩm DLST và Marketing sản phảm DLST, Quy hoạch DLST ở các khu bảo tồn thiên nhiên, Cơ chế chính sách phát triển DLST ở các khu bảo tồn thiên nhiên

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tổng quan về Du lịch sinh thái( 10 tiết)

1. Khái niệm Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái.

2. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

3. Du lịch sinh thái biển.

4. Những yêu cầu của du lịch sinh thái.

5. Giới thiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.

6. Lợi ích của du lịch sinh thái.

7. Các bên liên quan đến du lịch sinh thái.

8. Du lịch và khu bảo tồn thiên nhiên.

9. Du lịch sinh thái và phát triển cộng đồng.

2

Page 259: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2 Quản lý các tác động môi trường của hoạt động du lịch sinh thái(5 tiết)

1. Các tác động môi trường của hoạt động du lịch sinh thái (Tác động lên các vết lộ địa chất, khoáng sản, và hoá thạch, Tác động lên đất đai, Tác động lên các tài nguyên nước, Tác động lên thảm thực vật, Tác động lên đời sống động vật, Tác động lên vệ sinh, Tác động cảnh quan , Tác động lên môi trường văn hoá).

2. Quản lý sức chứa của khu du lịch sinh thái và đường mòn thiên nhiên.

3. Quản lý môi trường du lịch sinh thái ( nhãn sinh thái, tiêu chí sinh thái, đặt cọc, ký quỹ….)

Chương 3 Quản lý du lịch sinh thái(10 tiết)

1. Các hoạt động du lịch sinh thái ( Trung tâm du khách, đường mòn thiên nhiên, ngắm động vật hoang dã, hướng dẫn viên du lịch sinh thái).

2. Diễn giải môi trường.

3. Nhà nghỉ du lịch sinh thái.

4. Xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái.

5. Marketing sản phẩm du lịch sinh thái.

Chương 4 Qui hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên( 5 tiết)

1. Đề cương quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Điều tra tài nguyên du lịch sinh thái.

3. Phân vùng du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

4. Kế hoạch quản lý du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

5. Lồng ghép các quy hoạch khác (quy hoạch du lịch vùng /quốc gia, quy hoạch bảo tồn, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội….) vào quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

Chương 5 Các chính sách liên quan tới du lich sinh thái( 5 tiết)

1. Các chính sách về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch sinh thái.

2. Các chính sách về đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch sinh thái (Dịch vụ hệ sinh thái, cơ chế nhượng quyền kinh doanh du lịch sinh thái)

3. Các chính sách về chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan trong hoạt động du lịch sinh thái.

3

Page 260: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách liên quan tới phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Thực tập và viết báo cáo( 10 tiết)

4

Page 261: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘC HỌC VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS3266

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Sinh học đại cương, mã môn học: BIO1061 - Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Nguyễn Mạnh Khải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.201, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913369778/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khoa học môi

trường (môi trường đất và nước); Độc học môi trường

Giảng viên 2 Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Giảng viên 3 Họ và tên: Trần Văn Quy Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2,, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội

1

Page 262: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Điện thoại/email: 0912494819/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: - Vật liệu môi trường - Công nghệ kỹ thuật môi trường - Năng lượng và môi trường - Độc học và sức khỏe môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý cơ bản về độc tố học và tác động của độc chất đến sức khỏe con người và hệ sinh thái; Các chất độc nhân tạo cũng như các chất có nguồn gốc tự nhiên và tác động có hại của nó với các sinh vật và quá trình sinh học. Các khái niệm được đề cập bao gồm sự xuất hiện của chất độc, gây tác hại và hành vi của chất độc, các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các chất lạ trong cơ thể, khả năng phản ứng đáp ứng đối với độc chất của sinh vật, các yếu tố khác. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Nhận biết, đánh giá và phân tích, phân loại độc chất; Sinh viên có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp diễn giải một số đặc điểm liên quan đến liều lượng và đáp ứng của sinh vật với độc chất, kỹ năng mô tả độc chất. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và mô tả độc chất,có khả năng thuyết trình và diễn giải về tác động của độc chất đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu phân tích độc chất, khảo sát đánh giá sức khỏe môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Trịnh Thị Thanh, Độc học và sức khỏe môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

2. Trịnh Thị Thanh. Sức khỏe môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

2

Page 263: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Reeve, R.N. Introduction to Environmental Analysis. John Wiley and Sons. 2002.

2. Sigmund F.Z. Environmental Toxicology, Oxford University Press. 2002.

3. Michael J. D. Toxicologist’s Pocket Handbook. CRC Press LLC, 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về độc học và sức khỏe môi trường. Các nội dung liên quan đến mối liên hệ giữa các loài và con người vào chất lượng không khí, nước sạch và thực phẩm. Các chất độc nhân tạo cũng như các chất có nguồn gốc tự nhiên và tác động có hại của nó với các sinh vật và quá trình sinh học. Các khái niệm được đề cập bao gồm sự xuất hiện của chất độc, gây tác hại và hành vi của chất độc, các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các chất lạ trong cơ thể, khả năng phản ứng đáp ứng đối với độc chất của sinh vật, các yếu tố khác. Môn học cũng cung cấp các kiến thức về luật và các quy định liên quan đến quản lý độc chất, các chính sách và hướng dẫn phục hồi môi trường nhiễm độc chất điển hình. 9.2. Tóm tắt nội dung tiếng Anh: Introduction course concerns principals of toxicology and environmental health. The student will recognize that human survival depends upon the well-being of other species and upon the availability of clean air, water, and food. Anthropogenic, as well as naturally occurring chemicals, can have detrimental effects on living organisms and ecological processes. Concepts to be covered include occurrence of toxicants, damage process and action of toxicants, factors affecting xenobiotic action, defense responses to toxicants, and others. The course will also examine the regulatory framework for environmental contaminants issues and detail the federal regulations, policies, and guidelines under which current environmental remediation is done.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Một số vấn đề chung về sức khoẻ môi trường

1.1. Một số khái niệm có liên quan đến sức khoẻ môi trường

1.2. Một số nguồn chính tạo ra chất độc

1.3. Phân loại chất độc

Chương 2. Các hình thức tác động và một số yếu tố ảnh hưởng độc tính của chất độc

tới cơ thể con người

2.1. Đường xâm nhập chất độc vào cơ thể con người

3

Page 264: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2. Quá trình chuyển hoá chất độc trong cơ thể người

2.3. Sự biến đổi các chất độc trong cơ thể con người

2.4. Một số yếu tố chính gây ảnh hưởng tới độc tính của độc chất

Chương 3. Ảnh hưởng của độc chất và môi trường đến sức khoẻ con người

3.1. ảnh hưởng của chất độc tới các bộ phận cơ thể con người

3.2. ảnh hưởng nồng độ và thời gian tác động của chất độc tới cơ thể con người 3.3. ảnh huởng phối hợp của chất độc tới cơ thể con người

3.4. Các hình thức thể hiện tính độc của độc chất đối với cơ thể con người

3.5. Ảnh hưởng của một số chất độc tới sức khoẻ con người

3.6. Ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ con người

Chương 4. Môi trường và điều kiện làm việc với sức khoẻ người lao động

4.1. Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp

4.2. Phân loại các tác hại nghề nghiệp

4.3. Các biện pháp quản lý tác hại nghề nghiệp trong lao động.

Chương 5. Một số ví dụ cụ thể về bệnh do môi trường ô nhiễm và động vật gây ra

đối với cơ thể con người và cách cứu chữa khi bị ngộ độc

5.1. Bệnh do cơ thể người bị tác động bởi các yếu tố vật lý

5.2. Bệnh do cơ thể người bị ảnh hưởng môi trường không khí, nước ô nhiễm 5.3. Các bệnh do một số loài động làm lây truyền gây ra

5.4. Các bệnh lây truyền qua hệ tiêu hoá của động vật

5.5. Các bệnh đi kèm với thực phẩm

5.6. Sức khoẻ và sự phóng xạ

5.7. Các cách bảo quản thực phẩm và đồ dùng

5.8. Nguyên tắc chung về xử lý nhiễm độc

5.9. Cách cứu chữa khi bị ngộ độc

4

Page 265: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS3267

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘC CHẤT

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải

Giảng viên 2

Họ và tên: Trần Văn Sơn

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0987483211/[email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Vật liệu xử lý môi trường, Phân tích môi trường, Độc học và sức khỏe môi trường

Giảng viên 3

Họ và tên: Hoàng Minh Trang

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Cử nhân

1

Page 266: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0973 053 050/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý khí và nước thải.

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Phương pháp phân tích độc chất

- Mã môn học: EVS3267

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học:

- Các môn học tiên quyết: Hóa phân tích (CHE1057); Các phương pháp phân tích môi trường (EVS3242); Độc học và sức khỏe môi trường (EVS3266)

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

- Số tiết lý thuyết: 30 tiết

- Số tiết thực hành: 15 tiết

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

3.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được quy trình xác định độc chất từ khâu lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, xử lý mẫu, phân tích và xử lý kết quả. Các thiết bị phân tích hiện đại đang được ứng dụng để xác định độc chất trong môi trường. Các nghiên cứu điển hình về các loại độc chất đang được quan tâm nhất hiện nay.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, đặc biệt là đối với những nguyên tố vết. Có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công

2

Page 267: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả phân tích thông qua thành thạo kỹ năng vận dụng QA/QC trong phân tích môi trường, kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả phân tích.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Kỹ năng lựa chọn phương pháp và loại thiết bị phù hợp cho quá trình định tính và định lượng độc chất trong môi trường. Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích môi trường.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích. Hiểu tác động của độc chất đối với sức khỏe con người và môi trường. Nắm được những chú ý đặc biệt trong quá trình phân tích độc chất.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

4. Tóm tắt nội dung môn học:

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Các nội dung chính của môn học được tích hợp trong 5 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản để sinh viên thấy rõ muốn có được các kết quả đánh giá chính xác nhất nồng độ/hàm lượng một chất độc trong môi trường, thì luôn phải hiểu phân tích là một quá trình xuyên suốt từ khâu xem xét mục tiêu phân tích, lập kế hoạch quan trắc, lấy mẫu, bảo quản, xử lý mẫu, định lượng chất và xử lý số liệu phân tích (QA/QC). Những lưu ý đặc biệt trong quá trình phân tích độc chất môi trường, các thiết bị đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Đồng thời môn học cũng cung cấp một số các quy trình phân tích chất độc hiện đang thu hút sự quan tâm của toàn dân chúng.

4.2. Course descriptions: This subject contents five chapters to provide students basic knowledge of analysis, a process of target analysis, planning, monitoring, sampling, storage and handling of samples, measuring, data processing (QA/QC). Special considerations in the analysis of environmental toxins, devices are commonly applied today. At the same time course also provides some processes analysis of the toxic is currently attracting the attention of the entire population

5. Nội dung chi tiết môn học:

3

Page 268: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 1. Sự xuất hiện các hợp chất độc trong môi trường và những ảnh hưởng của chúng đối với con người

1.1. Giới thiệu chung

1.2. Các hợp chất độc trong môi trường và môi trường tiếp nhận

1.3. Sự di chuyển, tích lũy và chuyển hóa các chất độc trong môi trường và trong cơ thể sinh vật

1.4. Tác động của chất độc với môi trường và cơ thể sinh vật

1.5. Nghiên cứu điển hình - chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt nam

Chương 2. Quy trình phân tích và đánh giá mức độ gây độc

2.1. Mục đích và đối tượng cần phân tích

2.2. Lập chương trình quan trắc

2.3. Lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu

2.4. Lựa chọn phương pháp phân tích

2.5. Định lượng

2.6. Đánh giá kết quả phân tích và xác định mức độ gây độc

Chương 3. Các phương pháp chuẩn bị mẫu

3.1. Xử lý sơ bộ mẫu

3.2. Phương pháp tro hóa mẫu, phá hủy mẫu (thực hành bộ phá mẫu vi sóng)

3.3. Các phương pháp tách chiết mẫu (thực hành chiết sốclét)

3.4. Các phương pháp làm giàu mẫu (thực hành cô quay chân không)

3.5. Các phương pháp làm sạch mẫu (thực hành sắc ký cột)

Chương 4. Các phương pháp phân tích độc chất

4.1. Các Phương pháp quang học

4.1.1. Quang phổ hấp thụ phân tử (trắc quang)

4.1.2. Quang phổ hấp thụ nguyên tử (thực hành trên máy AAS)

4.1.3. Quang phổ phát xạ nguyên tử

4.2. Phương pháp sắc ký

4

Page 269: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.2.1. Sắc ký khí (thực hành trên máy sắc ký khí)

4.2.2. Sắc ký lỏng cao áp (thực hành trên máy sắc ký lỏng)

4.3. Phương pháp điện hóa

Chương 5. Một số chương trình phân tích chất độc điển hình

5.1. Các độc tố hữu cơ tổng hợp

5.2. Các kim loại nặng và các hợp chất của chúng trong môi trường

5.3. Các độc tố sinh học trong môi trường

5.4. Các chất gây ngạt, nổ và chất kích thích

6. Học liệu

- Giáo trình bắt buộc

1. Tập bài giảng của giáo viên

2. Đồng Kim Loan. Hướng dẫn phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích các chất độc trong không khí, 2006.

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1.Chulabhorn Research Institute. Training course on “ Detection of environmental Pollutants and Monitoring of Health Effects”. May 1999.

2. Roger N. Reeve. Introduction to environmental analysis. John Wiley & Sons, LTD, 2002.

3.Chulabhorn Research Institute. Environmental toxicology. Volume 1, 2 & Printed in Thailand by United Expo Co. Ltd, Bangkok, Thailand (Copyright 1996 by Chulabhorn Research Institute).

4. Ray E. Clement* and Paul W. Yang. Environmental Analysis. Analytical Chemistry, Vol. 73, No. 12, June 15, 2001.

7. Hình thức tổ chức dạy học

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet, các phòng thí nghiệp chuyên về phân tích môi trường.

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

5

Page 270: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

6

Page 271: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS3268

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘC HỌC SINH THÁI

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Trịnh Thị Thanh

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ giảng dạy khiêm nhiệm, P.303, nhà T2,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0913361070; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Phân tích và đánh

giá môi trường; Độc học môi trường

Giảng viên 2

Họ và tên: Phạm Thị Mai

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0989994619

Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái học, vi sinh, Phân tích và quan trắc môi

trường.

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Độc học sinh thái

- Mã môn học: EVS3268

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học: Bắt buộc

1

Page 272: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 35 tiết

+ Thực hành, thực tập: 10 tiết

+ Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức:

Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của độc chất tới cơ thể sinh vật như: Các con đường xâm nhập, cơ thế tác động, các yếu tố liên quan tới quá trình tác động, các giải pháp phòng tránh và xử lý

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

Cung cấp cho học viên những kỹ năng để đọc sách và tài liệu về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới đời sống sinh vật và sức khỏe con người và học tập các môn học khác thuộc các ngành đào tạo lĩnh vực môi trường như: Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Khoa học đất,...

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội:

Rèn luyện cho học viên thực hiện các nguyên tắc và ý thức bảo vệ môi trường (phòng chống ô nhiễm, trách nhiệm của người gây ô nhiễm,...

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác độc học sinh thái.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 273: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Một số khái niệm có liên quan đến độc học sinh thái (độc học sinh thái, hiệu suất sinh thái, chỉ số Tlm, LD50, LC50, các nguyên tắc chung trong nghiên cứu độc học sinh thái,

nguồn phát sinh độc chất,

phân loại độc chất

Có khả năng tái hiện khái niệm liên quan đến độc học sinh thái

3

Page 274: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Quy luật giới hạn sinh thái , quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

Kiểm soát các nguồn phát sinh, kiểm soát quá trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ độc chất và kiểm soát quá trình xử lý độc chất

Có khả năng tái hiện được nội dung về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái , cơ chế tác động chất độc đến cơ thể sinh vật (thực vật, động vật)

Có khả năng tái hiện được nội dung về Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái , cơ chế tác động chất độc đến cơ thể sinh vật (thực vật, động vật)

4

Page 275: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Ảnh hưởng môi trường nước ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

Ảnh hưởng môi trường không khí ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

Ảnh hưởng môi trường đất ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

Những yếu tố sinh thái chính và ảnh hưởng của chúng đến đời sống sinh vật

Có khả năng tái hiện được nội dung về Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái , cơ chế tác động chất độc đến cơ thể sinh vật (thực vật, động vật)

5

Page 276: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Kiểm nghiệm độc tính sinh thái, các phương pháp xác định tác động độc chất lên cơ thể sinh vật, các phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái, Ứng dụng các phương pháp độc học sinh thái vào thực tế

Có khả năng tái hiện được nội dung về kiểm nghiệm độc tính sinh thái

4. Tóm tắt nội dung môn học

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học độc học sinh thái đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản về sự tác động qua lại của môi trường ô nhiễm với cơ thể thực/động vật, thông qua các nội dung: Cơ chế tác động, ảnh hưởng và tác động của các độc chất tới các quá trình của cơ thể sống, các yếu tố ảnh hưởng tác động... Môn học cũng hướng dẫn sinh viên các phương pháp cơ bản về độc học sinh thái và ứng dụng các phương pháp đó vào thực tế. Bên cạnh đó, môn học cũng đưa ra đưa ra các giải pháp chính nhằm giảm thiểu tác động xấu của các độc chất tới cơ thể sinh vật. 4.2. Course descriptions: This course provides the knowledge of the interaction of environmental pollution with plan/animal, through the contents: the mechanism of impact, effect and impact of toxic substance to the processes of living, factors of impact... This course also guides student know the primary method of ecological toxicology and application of that method into practice. In addition, the course offers solution to minimize the adverse effects of toxic substance to the living

6

Page 277: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1 - Một số vấn đề chung về độc học sinh thái

1.1 Một số khái niệm có liên quan đến độc học sinh thái (độc học sinh thái, hiệu suất sinh thái, chỉ số Tlm, LD50, LC50

1.2 Các nguyên tắc chungtrong nghiên cứu độc học sinh thái

1.3 Nguồn phát sinh độc chất

1.4 Phân loại độc chất

Chương 2 - Quy luật giới hạn và tác động sinh thái

2.1 Quy luật giới hạn sinh thái

2.2 Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.

2.3 Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

Chương 3 - Cơ chế tác động chất độc đến cơ thể sinh vật

3.1 Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái

3.2 Bậc dinh dưỡng và tháp sinh thái

3.3 Cơ chế tác động chất độc đến cơ thể sinh vật (thực vật, động vật)

Chương 4 - Ảnh hưởng chất độc đến cơ thể sinh vật

4.1 Ảnh hưởng môi trường nước ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

4.2 Ảnh hưởng môi trường không khí ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

4.3 Ảnh hưởng môi trường đất ô nhiễm đến cơ thể sinh vật

4.4 Những yếu tố sinh thái chính và ảnh hưởng của chúng đến đời sống sinh vật

Chương 5 - Các phương pháp xác định độc tính sinh thái

5.1 Kiểm nghiệm độc tính sinh thái

5.2 Các phương pháp xác định tác động độc chất lên cơ thể sinh vật

5.3 Các phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái

5.4 Ứng dụng các phương pháp độc học sinh thái vào thực tế

Các nghiên cứu điển hình về độc học sinh thái từ thực tế

Xây dựng thực nghiệm về ảnh hưởng và tác động của các độc chất tới cơ thể sinh vật (thực vật/động vật)

7

Page 278: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6. Học liệu

6.1. Giáo trình bắt buộc:

- Trịnh thị Thanh, 2010: Độc học sinh thái, nxb.Giáo dục,đào tạo

- Trịnh Thị Thanh, 2002, Quản lý chất thải nguy hại (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2002).

6.2. Tài liệu tham khảo:

- Đặng Kim Chi, Hóa Môi trường (nxb. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002)

- Mai Đình Yên, 1994. Sinh thái học cơ sở, nxb. Đại học Tổng hợp Hà Nội

- Vũ Trung Tạng, 2000 Hệ sinh thái thuỷ vực, nxb. ĐHQG.

- Nguyễn Thị Phương Thảo, 2001,Hoá chất Bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường. Dự án Độc học, Sở KHCN- MT Hà Nội.

- Chulabhorn Research Institute, 1996, Environment Toxicology, volume 1,2,3.

- World Health Organisation (WHO), 1995, Princip of Toxicology.

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 2 3 5

Chương 2 7 3 10

Chương 3 10 10

Chương 4 8 2 10

Chương 5 10 10

Tổng 35 5 2 3 45

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Mở đầu

Các khái niệm cơ bản

Đọc trước tài liệu học tập liên quan

8

Page 279: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Bài tập

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận nhóm theo chủ đề

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Tuần 3

Thảo luận Thảo luận chương 1, 2

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 4

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết bài tập tại Bài tập về hấp phụ, Chuẩn bị bài tập do

9

Page 280: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

giảng đường theo sự phân công của Trường

hấp thụ giảng viên giao

Tuần 5

Thảo luận Độ nhạy của phép xác định

Theo sự phân công của nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý nước bằng sinh học

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý nước bằng sinh học

Tính toán bình luận kết quả

10

Page 281: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 9

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 10

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý bụi Tính toán bình luận kết quả

Tuần 11

Thảo luận Thảo luận chương 3, 4

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 12

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý bụi Tính toán bình luận kết quả

11

Page 282: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 13

Thảo luận Thảo luận chương 4

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 14

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về xử lý khí và hơi độc

Tính toán bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 5

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tuần 15 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Ôn tập Các chương từ 1 đến 8

Lí thuyết

Bài tập

Thảo luận

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet.

12

Page 283: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

13

Page 284: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUẢN LÝ RỦI RO ĐỘC CHẤT

1. Mã môn học: EVS3269

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Hóa môi trường, mã môn học: EVS3241

- Độc học và sức khỏe môi trường, mã môn học: EVS3266

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Trần Văn Quy

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2,, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0912494819/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: - Vật liệu môi trường - Công nghệ kỹ thuật môi trường - Năng lượng và môi trường - Độc học và sức khỏe môi trường

Giảng viên 2 Họ và tên: Trần Yêm

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0988751948/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 3

1

Page 285: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Họ và tên: Trần Văn Sơn Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.102, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0987483211/[email protected] Các hướng nghiên cứu chính: - Vật liệu xử lý môi trường - Phân tích môi trường - Độc học và sức khỏe môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được kiến thức cơ bản về độc chất: nhận dạng, nguồn, phân loại và đặc tính các độc chất; Các kiến thức về rủi ro, mức độ rủi ro, nhận biết các nguy hiểm và các biện pháp quản lý rủi ro. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Nhận biết, đánh giá và phân tích các mức độ rủi ro độc chất; Sinh viên có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp diễn giải một số đặc điểm liên quan đến khả năng nhận biết các biện pháp phòng, chống các rủi ro do độc chất gây ra. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và mô tả độc chất, có khả năng thuyết trình và diễn giải về quản lý rủi ro độc chất. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, nghiên cứu phân tích độc chất, khảo sát đánh giá sức khỏe môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Tập bài giảng về quản lý rủi ro độc chất do giảng viên biên soạn

2

Page 286: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2. ADB Environment Paper No 7. Environmental Risk Assessment, Dealing with Uncertainty in Environmental Impact Assessment. Office of the Environment, ADB, 1991. - Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Trịnh Thị Thanh- Độc học môi trường và sức khỏe con người. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000. 2. Trịnh Thị Thanh- Quản lý chất thải độc hại. Bài giảng cho lớp đào tạo về quản lý môi trường và đánh giá tác động do Trung Tâm NC Tài nguyên và Môi trường (CRES) tổ chức năm 1996.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Để phòng tránh và giảm thiểu rủi ro do độc chất gây ra, có nhiều biện pháp về quản lý và kỹ thuật được thực hiện như xây dựng các quy định, kiểm tra, cảnh báo, trang bị bảo hộ lao động, phòng độc, cách ly, tiêu hủy thích hợp, an toàn,… Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về độc chất, nhận biết các mức độ rủi ro và phòng tránh, giảm thiểu các nguy cơ có thể gây ra do độc chất từ các nguồn khác nhau. 9.2. Tóm tắt nội dung tiếng Anh: There are several measures on management and implementation techniques to prevent and minimize risks caused by toxic substances such as establishing regulations, checking, warning, labor protection equipments, poison prevention, isolation, destruction and safe methods, ... This subject to equip students with the knowledge of toxic substances, identify level of risks and preventing methods, minimize possible risks caused by toxic substances from different sources.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Kiến thức cơ sở về độc chất 1.1. Định nghĩa chất độc hại 1.2. Nhận dạng chất độc hại 1.3. Nguồn chất độc hại 1.4. Phân loại và đặc tính các chất độc hại 1.5. Thảo luận: Tìm hiểu các loại chất độc hại đối với thực phẩm ở Hà Nội. Chương 2. Sự hấp thụ, phân bố và đào thải 2.1. Màng tế bào 2.2. Hấp thụ độc chất qua da 2.3. Hấp thụ độc chất qua phổi 2.4. Hấp thụ độc chất qua màng ruột 2.5. Chuyển hóa độc chất

3

Page 287: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.6. Các độc chất kết hợp với Protein 2.7. Đào thải các độc chất 2.8. Tốc độ hấp thụ

2.9. Thảo luận: Tìm hiểu sự sâm nhập của hóa chất trong nước thải vào cơ thể người, đất và rau.

Chương 3. Đánh giá rủi ro do chất độc 3.1. Định nghĩa rủi ro 3.2. Khung đánh giá rủi ro 3.3. Sàng lọc và phạm vi đánh giá rủi ro do hóa chất độc hại 3.4. Công cụ đánh giá rủi ro: Phương pháp, mô hình và dữ liệu 3.5. Rủi ro độc chất đối với sức khỏe 3.6. Rủi ro độc chất đối với hệ sinh thái 3.7. Tự học: Tìm hiểu rủi ro do hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe

3.8. Thảo luận: Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe do sử dụng thực phẩm, đồ uống nhiễm độc ở HN và Việt Nam.

Chương 4: Các biện pháp quản lý rủi ro độc chất 4.1. Các biện pháp quản lý độc chất tại nơi sản xuất 4.2. Các biện pháp quản lý độc chất trong lưu thông- phân phối 4.3. Các biện pháp quản lý độc chất trong sử dụng 4.4. Các biện pháp quản lý độc chất thải 4.5. Các biện pháp quản lý độc chất trong công nghiệp 4.6. Các biện pháp quản lý hóa chất bảo vệ thực vật 4.7. Các biện pháp quản lý chất thải nguy hại y tế.

4.8. Tự học: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các độc chất trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và trong gia đình.

4.9. Thảo luận: Các biện pháp thu gom và xử lý chất thải độc hại y tế.

4

Page 288: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS3270

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÌNH THÁI CỦA ĐỘC CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0913.063898; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Phân tích và đánh giá môi trường; Độc học môi trường

Giảng viên 2

Họ và tên: Hoàng Minh Trang

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Cử nhân/Học viên cao học

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0973053050; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ môi trường; Phân tích môi trường

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Hình thái của độc chất trong môi trường

- Mã môn học: EVS3270

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học: - Bắt buộc

1

Page 289: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Các môn học tiên quyết: Toán học cao cấp (MAT1091); Vật lý đại cương 1 ( PHY1100); Hóa đại cương (CHE1080)

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 35

+ Thực hành, bài tập: 10

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức: Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm và kiến thức cơ bản về cơ sở thủy khí ứng dụng để có thể hiểu rõ các hiện tượng và qui luật của chất lỏng trong các quá trình công nghệ cũng như các ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Kỹ năng về phân tích cơ sở thủy khí ứng dụng. Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, làm việc độc lập và theo nhóm.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả học tập, nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ. Có khả năng tìm hiểu, sáng tạo, nghiêm túc trong nghiên cứu giải quyết các bài toán tính toán cụ thể liên quan đến môn học

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc tìm hiểu cơ chế và quá trình công nghệ cũng như xử lý môi trường.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Giới thiệu môn học và một số khái niệm/ những vấn đề chung về độc chất và độc học môi trường

Có khả năng tái hiện khái niệm về độc chất và độc học môi trường

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những khái niệm cơ bản về độc chất và độc học môi trường

Có khả năng lập luận so sánh các nộ dung về độc chất và độc học môi trường

Tương tự mức 3

2

Page 290: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Có khả năng tái hiện được nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Hiểu được, vận dụng được các nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Có khả năng lập luận và áp dụng các kiến thức về Hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Có khả năng lập luận và áp dụng các kiến thức về Hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Có khả năng tái hiện được nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Hiểu được, vận dụng được các kiến thức về Hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Có khả năng tái hiện được nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Hiểu được, vận dụng được các kiến thức cơ bản về Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Hình thái của độc chất trong môi trường đất

Có khả năng tái hiện được nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường đất

Hiểu được, vận dụng được các nội dung về Hình thái của độc chất trong môi trường đất

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường đất

Có khả năng lập luận về Hình thái của độc chất trong môi trường đất

3

Page 291: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Có khả năng tái hiện được nội dung về Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Hiểu được, vận dụng được các kiến thức liên quan đến Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Có khả năng lập luận về Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Có khả năng lập luận về Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

4. Tóm tắt nội dung môn học

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: - Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp nhận dạng độc chất và nguồn gốc của chúng trong môi trường, các hình thái, dạng tồn tại và sự di chuyển của độc chất trong các hợp phần môi trường bao gồm không khí, nước, đất, trầm tích và sinh vật thông qua tính chất lý hoá của chúng. Các nghiên cứu điển hình sẽ giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về hình thái và sự di chuyển của các độc chất cụ thể lựa chọn.

4.2. Course descriptions: This course equips students with basic knowledge of toxicant identification and their sources in environment, their fate and movement in different environmental components including water, air and soil/sediment environments based on their physical and chemical properties. The case studies will help students to have further understanding in fate and physical transport of toxicant in environment.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1- Giới thiệu chung về độc chất và độc học môi trường

1.1. Giới thiệu về độc học và độc học môi trường

1.2. Khái niệm, thuật ngữ về độc học môi trường

1.3. Các hợp phần môi trường

Chương 2 – Hình thái của độc chất trong nước bề mặt

2.1. Nguồn gốc của độc chất trong nước mặt

2.2. Các dạng tồn tại của độc chất trong nước mặt

2.3. Sự di chuyển của độc chất trong nước mặt (hồ, thủy vực)

2.4. Vòng tuần hoàn của độc chất trong môi trường nước

4

Page 292: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 3 – Hình thái của độc chất trong nước dưới đất

3.1. Nguồn gốc của độc chất trong nước dưới đất

3.2. Các dạng tồn tại của độc chất trong nước dưới đất

3.3. Sự di chuyển của độc chất trong nước dưới đất – độ dẫn thủy lực

3.4. Các định luật về Sự di chuyển của độc chất trong nước dưới đất

Chương 4- Hình thái của độc chất trong môi trường không khí

4.1 . Nguồn gốc của độc chất trong không khí

4.2 Các dạng tồn tại của độc chất trong không khí

4.3. Sự di chuyển của độc chất trong không khí

4.4. Quá trình phân tán, phát tán và lan truyền độc chất trong không khí

Chương 5- Hình thái của độc chất trong môi trường đất

5.1 Nguồn gốc của độc chất trong môi trường đất

5.2 Các dạng tồn tại của độc chất trong môi trường đất

5.3 Sự di chuyển của độc chất trong môi trường đất

5.4. Cân bằng pha trong đất – quá trình hấp phụ

Chương 6- Cơ chế và động học của các quá trình di chuyển của độc chất

6.1. Cơ chế và động học của quá trình di chuyển trong môi trường nước

6.2. Cơ chế và động học của quá trình di chuyển trong môi trường không khí

6.3. Cơ chế và động học của quá trình di chuyển trong môi trường đất

6.4. Cơ chế và động học của quá trình di chuyển trong/giữa các hợp phần môi trường

6. Học liệu

6.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Thị Hà. Bài giảng Hình thái và chuyển hóa của độc chất trong môi trường. Trường đại học Khoa học Tự nhiên, 2010.

- Hemond, H. F., E. J. Fechner. Chemical fate and transport in the environment. Academic press, San Diego. 1994

6.2. Giáo trình tham khảo:

- Thibodeaux, L. J. 1979. Chemodynamics : Environmental movement of

chemicals in air, water and soil. John Wiley & Sons. New York.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng

5

Page 293: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 3 3

Chương 2 6 2 8

Chương 3 6 2 8

Chương 4 7 2 9

Chương 5 7 2 9

Chương 6 6 2 8

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1

Lí thuyết

3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 1: Mở đầu

Các vấn đề chung

Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận nhóm theo chủ đề

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường nước

Tính toán biện luận kết quả

6

Page 294: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Trường mặt

Thảo luận Thảo luận chương 1, 2

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 3

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường nước mặt

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 4

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận

Thực hành, thí

7

Page 295: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường nước dưới đất

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 2, 3

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần

Theo sự phân công của nhóm

8

Page 296: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

tham khảo

Tuần 7

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 4

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường không khí

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận Thảo luận chương 4

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

9

Page 297: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 9

Kiểm tra giữa kỳ

1 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Làm bài kiểm tra 1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 4

Tuần 10

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường đất

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 11

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường đất

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

10

Page 298: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 12

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về hình thái của độc chất trong môi trường đất

Tính toán biện luận kết quả

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc tài liệu liên quan

Tuần 13

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về cơ chế động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Tính toán, bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tài liệu liên quan đến chương 6

Tuần 14

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự

Chương 6 Đọc tài liệu liên quan

11

Page 299: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

phân công của Trường

Bài tập 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về cơ chế động học của các quá trình di chuyển của độc chất

Tính toán, bình luận kết quả

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Nội dung liên quan đến chương 6

Tuần 15

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Ôn tập Các nội dung từ chương 1 đến 6

Bài tập

Thảo luận Thảo luận đánh giá tình huống

Thảo luận nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet.

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình. 12

Page 300: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

13

Page 301: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS3271

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu

chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2,, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913.063898/ [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Phạm Hoàng Giang Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0904 707 447/ [email protected]

2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Hóa học môi trường nước

1

Page 302: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Mã môn học: EVS3271 - Số tín chỉ: 3 tín chỉ - Môn học: Tự chọn - Các môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080); Hóa học hữu cơ (CHE1081); Cơ sở môi trường đất, nước, không khí (EVS2304); Hóa học môi trường (EVS3241). - Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 39 + Thực hành, thực tập: + Tự học: 06

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 3. Mục tiêu của môn học 3.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học sẽ nắm vững được các kiến thức cơ bản về hóa học môi trường nước, các phần tử cơ bản có trong các loại nước tự nhiên. Hiểu rõ các quy luật hình thành, phân bố, vận chuyển và chuyển hóa các chất hóa học trong thủy quyển và tác động gây ô nhiễm môi trường của chúng. 3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trên cơ sở những kiến thức đã thu thập biết cách tổ chức một chương trình quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm. Có khả năng đề xuất hướng và phương pháp kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm đối với những trường hợp cụ thể. 3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Có khả năng giao tiếp và trình bày phương án nghiên cứu, kể cả báo cáo kết quả nghiên cứu bằng văn bản; Đặc biệt thông qua các kiến thức thu nhận được, người học có được hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về các diễn biến của môi trường nước cũng như dự đoán các tác động đến môi trường nước do các hoạt động sử dụng và thải nước thải gây ra như ung thư, bệnh dịch đường tiêu hóa, … 3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức lý thuyết vào thực tế kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường và xử lý môi trường. Tự giác, độc lập trong việc tự đọc, tự giải quyết các vấn đề đặt ra. 3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học: Mục tiêu Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 303: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Giới thiệu môn học và một số khái niệm/ những vấn đề chung

Có khả năng tái hiện khái niệm về phân tích môi trường, lựa chọn phương pháp phân tích

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những khái niệm cơ bản về phân tích môi trường

Có khả năng lập luận để lựa chọn phương pháp

Tương tự mức 3

Độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích

Có khả năng tái hiện được nội dung về đảm bảo kiểm soát chất lượng, sai số và độ chính xác

Hiểu được, vận dụng được đồ thị kiểm tra sai số và độ chính xác

Có khả năng lập luận và lựa chọn phương án đánh giá, xác định độ chính xác, độ tin cậy của phép phân tích

Lựa chọn và xây dựng được các thang, khoảng sai số và độ chính xác của từng phép phân tích

Phương pháp trắc quang

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của phương pháp trắc quang

Hiểu được nguyên lý phương pháp trắc quang, áp dụng phương pháp trắc quang vào phân tích môi trường

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định, phương pháp lựa chọn

Lựa chọn được phương pháp, thiết bị, thông số phù hợp, đề xuất và xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu, phân tích trắc quang

Phương pháp điện hóa

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của phương pháp điện hóa

Hiểu được nguyên lý phương pháp điện hóa, áp dụng phương pháp điện hóa vào phân tích môi trường

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định, phương pháp lựa chọn

Lựa chọn được phương pháp, thiết bị,thông số phù hợp, đề xuất và xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu, phân tích điện hóa

3

Page 304: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Các phương pháp phân tích sắc kí

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của phương pháp sắc kí

Hiểu được nguyên lý phương pháp sắc kí, áp dụng phương pháp sắc kí vào phân tích môi trường

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định, phương pháp lựa chọn

Lựa chọn được phương pháp, thiết bị,thông số phù hợp, đề xuất và xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu, phân tích sắc kí

Phương pháp khối phổ

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của phương pháp khối phổ

Hiểu được nguyên lý phương pháp khối phổ, áp dụng phương pháp khối phổ vào phân tích môi trường

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định, phương pháp lựa chọn

Lựa chọn được phương pháp, thiết bị,thông số phù hợp, đề xuất và xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu, phân tích khối phổ

Phân tích nước Nắm được nguyên tắc lấy mẫu, bảo quản mẫu, xác định một số chỉ tiêu trong môi trường nước trên cơ sở phương pháp có sẵn

Hiểu được nguyên lý lấy mẫu và bảo quản mẫu, hiểu bản chất phép xác định từng thông số trong môi trường nước bởi các phương pháp có sẵn

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định từng thông số trong môi trường nước

Khả năng lựa chọn thiết bị, thay đổi được quy trình phân tích, đánh giá, so sánh và lập luận kết quả so với quy trình chuẩn

Phân tích khí Nắm được nguyên tắc lấy mẫu, bảo quản mẫu, xác định một số chỉ tiêu trong môi trường khí, khí thải trên cơ sở phương pháp có sẵn

Hiểu được nguyên lý lấy mẫu và bảo quản mẫu, hiểu bản chất phép xác định từng thông số trong môi trường khí, khí thải bởi các phương pháp có sẵn

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định từng thông số trong môi trường khí, khí thải

Khả năng lựa chọn thiết bị, thay đổi được quy trình phân tích, đánh giá, so sánh và lập luận kết quả so với quy trình chuẩn

4

Page 305: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Phân tích đất và trầm tích

Nắm được nguyên tắc lấy mẫu, bảo quản mẫu, xác định một số chỉ tiêu trong môi trường đất, trầm tích trên cơ sở phương pháp có sẵn

Hiểu được nguyên lý lấy mẫu và bảo quản mẫu, hiểu bản chất phép xác định từng thông số trong môi trường đất, trầm tích bởi các phương pháp có sẵn

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định từng thông số trong môi trường đất, trầm tích

Khả năng lựa chọn thiết bị, thay đổi được quy trình phân tích, đánh giá, so sánh và lập luận kết quả so với quy trình chuẩn

4. Tóm tắt nội dung môn học 4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Áp dụng lý thuyết nhiệt động học và động học để xem xét diễn biến, hành vi và sự thay đổi nồng độ của một chất tan trong các nguồn nước tự nhiên (nước mặt và nước ngầm, nước ngọt và nước mặn) và nguồn nước đã bị ô nhiễm thông qua các phản ứng và cân bằng hóa học có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố địa hóa trong thủy quyển. Xem xét các quy luật phân bố chất, dạng/trạng thái tồn tại và sự tuần hoàn của các loài hóa học do tác động của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học trong một hệ sinh thái nước cụ thể. Tìm hiểu ảnh hưởng của nguồn và cấu tạo của một/nhóm chất hữu cơ đến khả năng tương tác với các chất trong thủy quyển và sự thay đổi về lượng cũng như về chất của nó liên quan đến chất lượng nước đang được quan tâm nhiều hiện nay. 4.2. Course descriptions: This subject concetrates on research happens, action behavior, changes in concentration of a solute in natural water sources (surface and groundwater, freshwater and seawater) and polluted water through the reactions and chemical equilibrium related to the influence of geochemical factors in the hydrosphere by applying theory of thermodynamics and kinetics. Besides, examining the distribution rules of nature substances, existent and circulating form / state of chemical species due to the impact of physical, chemical and biological factors in a particular aqua-ecosystems. Studying the impact of the source and composition of organic matter on the ability of interaction with nature in the hydrosphere and the change in its quantity as well as quality. 5. Nội dung chi tiết môn học PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

5

Page 306: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 1. Mở đầu 1.1. Cấu trúc của nước và các tính chất đặc trưng 1.2. Chu trình thủy quyển và sự phân bố nước trong tự nhiên 1.3. Đặc điểm của các loại nước tự nhiên

Chương 2. Sự thay đổi thành phần của nước trong môi trường

2.1. Các nguyên lý nhiệt động học áp dụng trong môi trường nước (cân bằng khối, hiệu ứng nhiệt độ và áp suất đến cân bằng, hiệu ứng năng lượng ...)

2.2. Khả năng hóa học của pha tinh khiết và dung dịch 2.2. Dạng tồn tại của một chất hóa học trong môi trường nước 2.3. Tốc độ phản ứng hóa học, thời gian và sự xúc tiến phản ứng (thế ζ) 2.4. Động học của một chất trong nước tự nhiên

2.4.1.Hấp phụ 2.4.2.Đồng kết hợp 2.4.3.Hiệu ứng kỵ nước 2.4.4.Các chất keo 2.4.5.Cấu trúc bề mặt và hoạt độ 2.4.6.Liên kết giữa chất rắn và chất tan

Chương 3. Các quá trình hóa học

3.1. Trung hòa (axit-bazơ) 3.2. Cacbon dioxit hòa tan (tương tác khí quyển-nước) 3.3. Ion kim loại trong nước (tương tác hydroxit – nước, pH và điểm zero, phức chất với ion kim loại, trao đổi phối tử... ) 3.4. Kết tủa và hòa tan (trao đổi bề mặt và lớp điện kép, tương tác rắn-lỏng, ...) 3.5. Oxy hóa khử 3.6. Kim loại vết (vòng tuần hoàn, quy luật và vai trò sinh học)

Chương 4.Quy luật của các thành phần hóa học trong các loại nước tự nhiên 4.1.Phong hóa và cân bằng proton 4.2.Bay hơi đẳng nhiệt 4.3.Đệm 4.4.Tương tác giữa sinh vật và môi trường vô sinh

6

Page 307: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.5.Trạng thái dừng 4.6.Tương tác nước-trầm tích 4.7.Chu trình toàn cầu (sự phụ thuộc lẫn nhau của các chu trình sinh-địa-

hóa) 6. Học liệu 6.1. Giáo trình bắt buộc: 1. Đồng Kim Loan, Bài giảng về Hóa học môi trường nước (lưu hành nội bộ). 2. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh. Cơ sở môi trường không khí và nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. 3.Trần Văn Nhân, Giáo trình hóa lý (4 tập), NXB GD, 2010 6.2. Tài liệu tham khảo: 1. Bodek, IB; Lyman, WJ; Reehl, WF; Rosenblatt, DH, eds., Environmental inorganic chemistry: properties, processes and estimation methods. SETAC Spec. Publ. Ser. New York, NY: Pergamon Press, 1998. 2. Werner Stumm, James J. Morgan. Aquatic Chemistry - Chemical equilibria and rates in natural waters. A Wiley - Interscience Publication, John Wiley & Sons, Inc., Copyright ©1996. 3. Werner Stumm. Chemistry of the solid-water interface. Wiley - Interscience Publication, John Wiley & Sons, Inc., Copyright ©1992. 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Chương 1 2 1 3 Chương 2 12 5 2 19 Chương 3 10 3 2 15 Chương 4 5 1 1 1 8 7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

7

Page 308: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Mở đầu Độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích

Đọc trước chương 1 tài liệu 1 Đọc trước chương 2 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Nội dung chương

1 và chương 2 Thảo luận nhóm theo chủ đề

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích Phương pháp trắc quang

Đọc trước chương 2 Đọc trước chương 3

Kiểm tra thường xuyên 15’

Bài tập Sai số và độ chính xác

Đọc trước chương 2

Thảo luận Thảo luận chương 1, 2

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Xêmina Giảng đường Độ chính xác của phép phân tích

Chuẩn bị bài trình bày, thuyết trình theo sự phân công của nhóm

Tuần 3 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Phương pháp trắc quang Phương pháp điện hóa

Đọc trước chương 3 tài liệu 1 Đọc trước chương 4 tài liệu 1

Bài tập Độ nhạy của phép xác định

Chuẩn bị bài tập do giảng viên giao

Thảo luận Độ nhạy của phép xác định

Theo sự phân công của nhóm

8

Page 309: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 4 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Phương pháp điện hóa (tiếp)

Đọc trước chương 4 tài liệu 1

Kiểm tra thương xuyên

Bài tập Tìm hiểu về một số thiết bị điện hóa

Theo sự phân công của nhóm

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Các phương pháp phân tích sắc ký

Đọc trước chương 5 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Thảo luận chương

3, 4 tài liệu 1

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Các phương pháp phân tích sắc ký Phương pháp phân tích khối phổ

Đọc trước chương 5 tài liệu 1 Đọc trước chương 6 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Thảo luận chương

3, 4, 5

Thực hành, thí

9

Page 310: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

nghiệm, điền dã Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7 Lí thuyết Phương pháp

phân tích khối phổ Phân tích nước

Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc trước chương 7 tài liệu1

Bài tập Thảo luận Thảo luận chương

6

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Xêmina Giảng đường Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước (nước mặt và nước thải)

Chuẩn bị bài trình bày, thuyết trình theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 8 Lí thuyết Phân tích nước

Phân tích khí

Đọc trước chương 7 tài liệu 1 Đọc trước chương 8 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Thảo luận chương

6

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Xêmina Giảng đường Lấy mẫu và bảo quản mẫu khí (khí xung quanh và khí thải)

Chuẩn bị bài trình bày, thuyết trình theo sự phân công của nhóm

Tuần 9 Kiểm tra giữa 1 giờ tại giảng Làm bai kiểm tra Ôn tập chương 1

10

Page 311: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

kỳ đường theo sự phân công của Trường

1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

đến chương 8

Xêmina Tại giảng đường Theo chủ đề Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 10 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Phân tích khí Phân tích đất và trầm tích

Đọc trước chương 8 tài liệu 1 Đọc trước chương 9 tài liệu 1

Bài tập Tính toán cân bằng

Theo sự phân công của nhóm

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 11 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Phân tích đất và trầm tích Nghiên cứu lý thuyết thực hành

Đọc trước chương 9 tài liệu 1 Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hành

Bài tập Tính toán định lượng trong phép phân tích

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 12 Lí thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

8 tiết tại phòng thí nghiệm

Xác định pH, độ cứng của nước,

Đọc tài liệu phân tích và chuẩn bị

Đánh giá khả

11

Page 312: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

xác định Zn, Fe, Cu, NO3-, Cl- trong nước; Xác định DO, COD

hóa chất liên quan, tự xây dựng phương án thí nghiệm, thực hành

năng làm việc nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tinh toán kết quả Viết báo cáo, tính toán kết quả và biện luận

Xemina Giảng đường Đánh giá kết quả phân tích

Làm việc theo sự phân công của nhóm

Tuần 13 Lí thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

8 tiết tại phòng thí nghiệm

Lấy mẫu không khí xung quanh, xác định NOx, SO2, NH3, thực hành sử dụng thiết bị quan trắc môi trường không khí

Đọc tài liệu phân tích và chuẩn bị hóa chất liên quan, tự xây dựng phương án thí nghiệm, thực hành

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tinh toán kết quả Viết báo cáo, tính toán kết quả và biện luận

Xemina Giảng đường Đánh giá kết quả phân tích

Làm việc theo sự phân công của nhóm

Tuần 14 Lí thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

8 tiết tại phòng thí nghiệm

Xác định pH, độ axít, CEC, chất hữu cơ trong đất và trầm tích

Đọc tài liệu phân tích và chuẩn bị hóa chất liên quan, tự xây dựng phương án thí nghiệm, thực hành

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tinh toán kết quả Viết báo cáo, tính toán kết quả và biện luận

Xemina Giảng đường Đánh giá kết quả Làm việc theo sự

12

Page 313: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

phân tích phân công của nhóm

Tuần 15 Lí thuyết Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

8 tiết tại phòng thí nghiệm

Tiêu hóa mẫu và xác định một số kim loại nặng trong đất và trầm tích

Đọc tài liệu phân tích và chuẩn bị hóa chất liên quan, tự xây dựng phương án thí nghiệm, thực hành

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Tinh toán kết quả Viết báo cáo, tính toán kết quả và biện luận

Xemina Giảng đường Đánh giá kết quả phân tích

Làm việc theo sự phân công của nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet.

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài tập theo đúng lịch trình. - Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo

nhóm. - Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ

theo lịch trình. 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng

của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

13

Page 314: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất. Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

14

Page 315: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUẢN LÍ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. Mã môn học: EVS3272

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết :

+ Khoa học Trái đất và sự sống, mã môn học: GEO1050 + Tài nguyên thiên nhiên, mã môn học: EVS2301

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

Giảng viên 1: GVC. ThS. Nguyễn Thị Phương Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính. Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Giảng viên 2: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS.Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Giảng viên 3: ThS. Trần Thị Tuyết Thu

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: nhà T1, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, bao gồm: các kiểu và các lĩnh vực sử dụng tài nguyên nước. Phương pháp đánh giá tài nguyên nước. Nguyên lý quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước và công cụ luật pháp, chính sách, kỹ thuật để quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước

6.2. Kỹ năng: Cung cấp cho sinh viên năng lực và tư duy quản lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững.

6.3. Thái độ xã hội: Sinh viên sau khi học có có thái độ và ý thức trách nhiệm với công tác bảo vệ sử dụng bền vững tài nguyên. Vận dung kiến thức đã được trang bị phục vụ phát triển bền vững.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Nghiên cứu, báo cáo chuyên đề 0,4

- Thi cuối kỳ: 0,6

1

Page 316: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Nguyễn thị Phương Loan. Tài nguyên nước. NXB. Đại học quốc gia, 2005.

- Neil S.Grigg. Water Resourses Management: Principles, regulation and cases. McGraw-Hill, 1996.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học giới thiệu các loại tài nguyên nước, quy luật tồn tại, phân bố và giá trị của chúng. Lịch sử khai thác tài nguyên nước, các kiểu và các lĩnh vực sử dụng tài nguyên nước. Phương pháp đánh giá tài nguyên nước. Nguyên lý quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước và công cụ luật pháp, chính sách, kỹ thuật để quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Đ Ề CƯƠNG CHI TIẾT

Chương I. Các vấn đề cơ bản (14 tiết)

1.1 Khái niệm, giá trị, phân loại và lịch sử khai thác tài nguyên nước

1.2 Các phương pháp đánh giá tài nguyên nước

1.3 Các kiểu khai thác tài nguyên nước

1.4 Các lĩnh vực khai thác tài nguyên nước

1.5 Quan hệ giữa tài nguyên nước với môi trường và phát triển

Chương 2: Nguyên lý quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước (4 tiết)

2.1. Nguyên lý sinh thái

2.2. Nguyên lý kinh tế

2.3. Nguyên lý lưu vực

2.4. Nguyên lý tổng hợp

Chương 3: Công cụ quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước (16 tiết)

3.1. Công cụ luật pháp

3.2. Công cụ chính sách

3.3. Công cụ kỹ thuật

Chương 4: Thảo luận về các bài học cụ thể trong quản lý tài nguyên nước (16 tiết)

2

Page 317: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.1. Bài học cụ thể trong quản lý tài nguyên nước sông

4.2. Bài học cụ thể trong quản lý tài nguyên nước hồ

4.3. Bài học cụ thể trong quản lý tài nguyên nước dưới đất

4.4. Các mô hình quản lý khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước hiện đại

3

Page 318: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS 3273

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Trịnh Thị Thanh

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ giảng dạy khiêm nhiệm, P.303, nhà T2,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Điện thoại: 0913361070; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Phân tích và đánh

giá môi trường; Độc học môi trường

Giảng viên 2

Họ và tên: Lưu Minh Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0929996686 Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ môi trường, Phân tích và quan trắc môi

trường.

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Ô nhiễm môi trường nước

- Mã môn học: EVS3273

- Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học: Bắt buộc

1

Page 319: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 35

+ Thực hành, thực tập: 10

+ Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những thông tin tổng quan về chu trình thuỷ văn và nhu cầu đối với tài nguyên nước. Từ những nhu cầu về nước, người học có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, còn giúp hiểu rõ các chỉ tiêu lý học, hoá học và sinh học cũng như các quá trình diễn ra trong các nguồn nước. Đặc biệt, đi sâu vào phân tích quá trình lan nhiễm chất ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước. Bên cạnh đó, giúp người đọc nắm được những tính chất cơ bản của nước ngầm, sự ô nhiễm và các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

Thực hành được các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường nước... thực hiện được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm nước.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội:

Rèn luyện cho học viên thực hiện các nguyên tắc và ý thức bảo vệ môi trường (phòng chống ô nhiễm, trách nhiệm của người gây ô nhiễm,...

+ Thực hành được các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường nước..

+ Xây dựng được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm nước.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường nước.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 320: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Giới thiệu môn học và một số khái niệm/ những vấn đề chung

Giới thiệu về trữ lượng nước, chu trình thủy văn, và phân loại nguồn nước.

Các đặc tính thủy văn của nguồn nước.

- Khái niệm về ô nhiễm nước. Nguồn gốc của sự ô nhiễm. Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm.

Các quá trình chính trong môi trường nước

Có khả năng tái hiện được nội dung về các quá trình chính trong môi trường nước

ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với môi trường

Có khả năng tái hiện được nội dung về ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với môi trường

3

Page 321: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước

Có khả năng tái hiện được nội dung về cơ sở phương pháp và các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước

4. Tóm tắt nội dung môn học

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt:

Cung cấp cho sinh viên những thông tin tổng quan về chu trình thuỷ văn và nhu cầu đối với tài nguyên nước. Từ những nhu cầu về nước, người học có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, còn giúp hiểu rõ các chỉ tiêu lý học, hoá học và sinh học cũng như các quá trình diễn ra trong các nguồn nước. Đặc biệt, đi sâu vào phân tích quá trình lan nhiễm chất ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước.

4.2. Course descriptions: This course provides students overview of hydrological cycle and demand for water resources. Since this, students can see the importance of this resource. In addition, this course can help students understand physical, chemical and biological standards of water and the processes occur in the water. Especially, the course estimate the spreading process of organic pollutants in water source.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1 - Giới thiệu chung môi trườngnước

- Giới thiệu về trữ lượng nước, chu trình thủy văn, và phân loại nguồn nước.Các đặc tính thủy văn của nguồn nước.

- Khái niệm về ô nhiễm nước. Nguồn gốc của sự ô nhiễm. Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm.

4

Page 322: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chương 2 - Khái quát lại các đặc tính hóa và sinh học của nguồn nước.

- Các thông số liên quan đến chất lượng nước

- Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường nước mặt.

- Chiến lược quản lý

Chương 3 – Các quá trình chính trong môi trường nước

- Quá trình hiếu khí

- Quá trình yếm khí.

- Quá trình nitrat hóa và khử nitrat

- Quá trình lắng đọng vật lý.

- Quá trình tự làm sạch.

Chương 4 - Ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với môi trường

- Hiện tượng phú dưỡng.

- Hiện tượng nhuộm màu nước và các biện pháp khắc phục.

- Hiện tượng bao phủ thủy vực và các biện pháp khắc phục.

- Ôxy hòa tan và khả năng hòa tan của ôxy. Diễn tiến của nồng độ ôxy.

- Nhu cầu oxy sinh hóa. Phương trình pha loãng tổng quát.Các ví dụ minh họa.

- Độ thiếu hụt oxy hòa tan. Phương trình diễn tiến DO. Hằng số tốc độ khử ôxy. Hệ số tái thông khí..

- ảnh hưởng của các dưỡng chất và các yếu tố khác đến chất lượng nước

- Chất lượng nước ao, hồ: sự phân tầng, phú dưỡng hóa, các vùng sinh học trong hồ.

Chương 5- Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước

6. Học liệu

6.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Thị Kim Thái. 2003. Sinh thái học và bảo vệ môi trường. Trường ĐH Xây dựng.

- Lê Hoàng Việt. 2004. Phương pháp xử lý nước thải. Trường H Cần Thơ.;

- Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết. Sinh thái môi trường học cơ bản.

6.2. Tài liệu tham khảo:

- Luật Tài Nguyên Nước

- ThS. Trần Minh Hải , Tài Liệu Giảng dạy Kỹ Thuật Môi Trường.

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng

5

Page 323: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 2 3 5

Chương 2 7 3 10

Chương 3 10 10

Chương 4 8 2 10

Chương 5 10 10

Tổng 35 5 2 3 45

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1

Lí thuyết

Bài tập

Thảo luận 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận nhóm theo chủ đề giới thiệu chung về môi trường nước

Tự học, tự nghiên cứu

1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Đọc nội dung liên quan trong chương 1

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 2

Lí thuyết 1 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Theo sự phân công của nhóm

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

2 tiết tại giảng đường theo sự

Đọc nội dung liên quan trong chương

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả

6

Page 324: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

phân công của Trường

1 năng làm việc nhóm

Tuần 3

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Kiểm tra thường xuyên

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Tuần 4

Lí thuyết 3 tiết bài tập tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Theo sự phân công của nhóm

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5

Lí thuyết

Bài tập 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Bài tập về đặc tính hóa lý và sinh học của nguồn nước

Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

7

Page 325: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 6

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 3 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 9

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự

Chương 3+4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

8

Page 326: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

phân công của Trường

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 10

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 11

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 12

Lí thuyết 1 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc tài liệu liên quan

Bài tập 2 tiết bài tập tại Bài tập về ảnh Thảo luận nhóm

9

Page 327: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

giảng đường theo sự phân công của Trường

hưởng của chất ô nhiễm tới môi trường

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc tài liệu liên quan

Tuần 13

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 14

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 15

Lí thuyết 3 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Đọc trước tài liệu học tập liên quan

Bài tập

Thảo luận

10

Page 328: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu, kết nối internet.

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

11

Page 329: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

12

Page 330: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS3274

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH THÁI MÔI TRƯỜNG NƯỚC

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0912352344; Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường (xử lý nước thải, chất thải rắn); Khoa học môi trường (Sinh thái, đa dạng sinh học)

Giảng viên 2

Họ và tên: Phạm Thị Mai

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0989994619; [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái, vi sinh môi trường

Giảng viên 3

Họ và tên: Trịnh Thị Thanh

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

1

Page 331: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Điện thoại/email: 0913361070; [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ kỹ thuật môi trường (xử lý nước thải, xử lý nước cấp); Khoa học môi trường (Sinh thái, đa dạng sinh học); Độc học môi trường

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Sinh thái Môi trường nước

- Mã môn học: EVS2374 - Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Môn học: - Tự chọn

- Các môn học tiên quyết: + Sinh học đại cương, mã số môn học: BIO106 + Tài nguyên thiên nhiên, mã số môn học: EVS2307

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 30

+ Thực hành, thực tập: 15

+ Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN- Bộ môn Công nghệ Môi trường

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh thái học, các quá trình sinh học, vật lý và sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Sinh viên có thể áp dụng kiến thức học được để đề xuất các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái nước.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá các trạng thái của hệ sinh thái từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ thích hợp. Sinh viên có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả nghiên cứu

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả nghiên cứu; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và đánh giá các quá trình sinh thái; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc đánh giá các mối quan hệ trong hệ sinh thái và các tác động của con người lên hệ sinh thái và các hậu quả sinh thái, đề xuất biện pháp xử lý và quản lý thích hợp.

2

Page 332: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Điều kiện sống trong môi trường nước

Biết sự cân bằng nước trong thiên nhiên và đặc tính hoá học của nước và Các chất & các quá trình làm suy giảm chất lượng nước

Hiểu được, nắm được và áp dụng đặc tính hoá học của nước thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật trong nuôi trồng thủy sản

Có khả năng lập luận để lựa chọn các giải pháp tăng chất lượng nước

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các phương pháp nghiên cứu về sunh thái nước cho từng thủy vực cụ thể

Hệ sinh thái biển và đại dương

Có khả năng liệt kê được các vùng biển và đại dương, biết được nguyên nhân gây ô nhiễm biển

Hiểu và vận dụng được các điều kiện sống trong biển và đại dương trong sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương

trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của điều kiện sống trong biển và đại dương vào trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái dòng chảy

Có khả năng nhớ được Điều kiện sống trong sông và Sự phân bố các quần xã theo dòng chảy

Hiểu và vận dụng được các điều kiện sống trong sông/suối trong sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái dòng chảy

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái dòng chảy

trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của điều kiện sống trong sông/suối vào trong nuôi trồng thủy sản

3

Page 333: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Hồ và hồ chứa Có khả năng nhớ được Điều kiện sống trong hồ tự nhiên và hồ chứa Sự phân bố các quần xã theo dòng chảy

Hiểu và vận dụng được các điều kiện sống trong hồ/hồ chứa trong sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái hồ và hồ chứa

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái hồ và hồ chứa

trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của điều kiện sống trong hồ và hồ chứa

vào trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái ruộng nước

Có khả năng nhớ được điều kiện sống trong ruộng lúa nước và các biện pháp Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa nước

Hiểu và vận dụng được các điều kiện sống trong ruộng lúa nước trong sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa nước

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp sử dụng và bảo vệ hệ sinh ruộng lúa nước

trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của điều kiện sống trong ruộng lúa nước

vào trong trồng trọt

4. Tóm tắt nội dung môn học

Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức sinh thái học cơ bản trong môi trường nước như: các điều kiện sống trong môi trường nước; các quá trình sinh học, hóa học, lý học tác động đến đời sống của các thủy sinh vật; những nguyên tắc tiếp cận về sinh thái thuỷ vực; hệ sinh thái các dòng chảy; hồ và hồ chứa; hệ sinh thái ruộng nước; các phương pháp sinh học đánh giá chất lượng nước v.v. Dựa trên kiến thức đó, sinh viên có thể đề ra các giải pháp thích hợp bảo tồn hệ sinh thái thủy vực;

4

Page 334: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Course descriptions: This course will equip students with the knowledge of the basic ecology of the aquatic environment such as living conditions in the aquatic environment; the biological, physical, chemical processes that impact on the aquatic life; the principles of ecological approach to aquatic ecological system ; lake and reservoir ecosystems; the biological methods to assess water quality etc. Based on that knowledge, student can propose the most suitable measures to conserve aquatic ecosystem in ecosystems and the measuses to conserve natural ecosystems

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Điều kiện sống trong môi trường nước

1.1 Sự cân bằng nước trong thiên nhiên

1.2 Đặc tính hoá học của nước thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật

1.3 Các nhân tố vật lý trong môi trường nước

1.4 Sinh vật thủy sinh

1.5 Các chất và các quá trình làm suy giảm chất lượng nước

Chương 2 Hệ sinh thái biển và đại dương

2.1 Phân chia các vùng biển và đại dương

2.2 Điều kiện sống trong biển và đại dương

2.3 Đặc tính phân bố của các quần xã sinh vật

2.4 Ô nhiễm biển và các nguy cơ môi trường

2.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương

Chương 3 Hệ sinh thái dòng chảy

3.1 Điều kiện sống trong sông

3.2 Sự phân bố các quần xã theo dòng chảy

3.3 Ô nhiễm dòng chảy và các nguy cơ môi trường

3.4 Sự tự làm sạch của dòng chảy

3.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh dòng chảy

Chương 4 Hồ và hồ chứa

4.1. Nguồn gốc và các kiểu hồ

4.2 Thành phần của lòng hồ và vùng hồ

5

Page 335: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.3 Sự khác nhau giữa hồ chứa và tự nhiên

4.4 Các quần xã sinh vật trong hồ

4.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái hồ

Chương 5 Hệ sinh thái ruộng nước

5.1 Các tính chất lý, hóa của nước ngập

5.2 Khu hệ sinh vật trong ruộng

5.3 Các ảnh hưởng của thâm canh tăng vụ lên hệ sinh thái nước.

5.4 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa nước

6. Học liệu

6.1. Giáo trình bắt buộc:

+ Bài giảng của giảng viên

+Dodds W.K. 2002. Freshwater Ecology: Concepts and Environmental Applications. Academic Press. San Diego. CA.

6.2 Tài liệu tham khảo

+ Dodson, S. 2005. Introduction to Limnology, McGraw Hill Companies Inc. New York. (ISBN 0-07-287935-1)

+Allan J.D. 1995. Stream Ecology: structure and function of running waters. Kluwer Academic Pubs. Boston.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 6 3 9

Chương 2 6 3 9

Chương 3 6 3 9

6

Page 336: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành,

thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 4 6 3 9

Chương 5 6 3 9

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

1.1 Sự cân bằng nước trong thiên nhiên

1.2 Đặc tính hoá học của nước thuận lợi cho đời sống của thuỷ sinh vật

Đọc trước chương 1 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Về nội dung đã học

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần

7

Page 337: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

tham khảo

Tuần 2

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

1.3 Các nhân tố vật lý trong môi trường nước

Đọc trước phần liên quan trong chương 1 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Về nội dung đã học

Đọc trước phần liên quan trong tài liệu tham khảo

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Đọc kỹ các tài liệu liên quan đến nội dung lý thuyết

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Xêmina

Tuần 3

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

1.4Sinh vật thủy sinh

1.5 Các chất và các quá trình làm suy giảm chất lượng nước

Đọc trước phần liên quan trong chương 1 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Các ví dụ về các chất và các quá

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu

8

Page 338: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

trình làm suy giảm chất lượng nước

trên internet

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu nội dung phần đọc tham khảo

Tuần 4

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Hệ sinh thái biển và đại dương

2.1 Phân chia các vùng biển và đại dương

2.2 Điều kiện sống trong biển và đại dương

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Về các nội dung đã học

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 5

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

2.1 Đặc tính phân bố của các quần xã sinh vật

2.2 Ô nhiễm

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1 và tài liệu 2

9

Page 339: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

biển và các nguy cơ môi trường

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Ô nhiễm biển và các nguy cơ môi trường ở Việt Nam

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu trên internet

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu các cơ chế của quá trình và các công thức tính toán

Tuần 6

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

2.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Trường hợp nghiên cứu Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu trên internet

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 7

Lý thuyết 2 giờ tại giảng đường theo sự phân công của

Chương 3 Hệ sinh thái dòng chảy

3.1 Điều kiện

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

10

Page 340: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Trường sống trong song

3.2 Sự phân bố các quần xã theo dòng chảy

và tài liệu 2

Bài tập 1 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Làm bài kiểm tra 1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 và chương 2

Kiểm tra giữa kỳ

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina

Tuần 8

Lí thuyết 3 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

3.3 Ô nhiễm dòng chảy và các nguy cơ môi trường

3.4 Sự tự làm sạch của dòng chảy

3.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh dòng chảy

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu trên internet

Bài tập

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Thăm 1 sông Tô Lịch hoặc Nhuệ

Tự học, tự Thư viện Đọc nội dung liên

11

Page 341: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

nghiên cứu quan trong phần tham khảo

Xêmina Trình bày và phân tích kết quả từ chuyến đi dã ngoại

Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 9

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

4.3 Những ảnh hưởng của các mối tương tác quần thể lên cấu trúc quần xã

4.4 Các quần xã lớn-khu sinh học (biome):

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1

Và chương 2 tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Thăm 1 sông Tô Lịch hoặc Nhuệ

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina Tại giảng đường Theo chủ đề Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 10

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 4 Hồ và hồ chứa

4.1. Nguồn gốc và các kiểu hồ 4.2

Đọc trước chương 4 tài liệu 1 và tài liệu 2

12

Page 342: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Thành phần của lòng hồ và vùng hồ

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Về nội dung bài giảng

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 11

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

4.3 Sự khác nhau giữa hồ chứa và tự nhiên

4.4 Các quần xã sinh vật trong hồ

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Các quần xã sinh vật trong hồ

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 12

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

4.5 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái hồ

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

13

Page 343: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Bài tập Giảng đường Các trường hợp nghiên cứu điển hình về Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái hồ

Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xemina Giảng đường Trình bày bài tập Làm việc theo sự phân công của nhóm

Tuần 13

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Hệ sinh thái ruộng nước

5.1 Các tính chất lý, hóa của nước ngập

5.2 Khu hệ sinh vật trong ruộng

Đọc trước chương 5 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Các vấn đề phú dưỡng, mưa axit, ô nhiễm dầu trong thực tế

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng

Xemina

14

Page 344: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 14

Lí thuyết 2 tiết tại giảng đường theo sự phân công của Trường

5.3 Các ảnh hưởng của thâm canh tăng vụ lên hệ sinh thái nước.

5.4 Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa nước

Đọc trước chương 5 tài liệu 1 và tài liệu 2

Bài tập

Thảo luận Giảng đường Trường hợp nghiên cứu điển hình về Sử dụng và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa nước

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Xemina

Tuần 15

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Thăm ruộng lúa nước, quan sát và phân tích

Tự học, tự nghiên cứu

Làm bài kiểm tra 2 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 6

Kiểm tra cuối kỳ

Xemina Giảng đường Trình bày bài tập Làm việc theo sự phân công của

15

Page 345: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị

Ghi chú

nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực tế, nhận xét đánh giá kết quả báo cáo.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,3

- Thi cuối kỳ: 0,5

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng

PGS.TS Bùi Duy Cam

Chủ nhiệm Khoa

PGS.TS Lưu Đức Hải

Giảng viên

PGS.TS Nguyễn Thị Loan

16

Page 346: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

17

Page 347: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

1. Mã môn học: EVS3275

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Các phương pháp phân tích môi trường, EVS3242

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Nguyễn Mạnh Khải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913.369778; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Phạm Hoàng Giang

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0904.707447

- Email: [email protected]

Giảng viên 3: Hoàng Minh Trang

- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0973.053050

- Email: [email protected]

Giảng viên 4: Trần Văn Sơn

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

1

Page 348: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Địa điểm làm việc: P.102, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0987.483211

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được luật và các quy định liên của nhà nước về phân tích và đánh giá chất lượng nước, nguyên lý cơ bản của một số phương pháp xác định các chỉ tiêu lý học, hóa học, sinh học trong môi trường nước.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc; tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả trong phân tích môi trường nước kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích chất lượng nước, báo cáo đánh giá chất lượng nước bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích, đánh giá và phân loại chất lượng môi trường nước.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích môi trường nước, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích thành thạo một số chỉ tiêu thông dụng để đánh giá và phân loại chất lượng môi trường nước.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

7.2. Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

2

Page 349: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1. Nguyễn Mạnh Khải (chủ biên). Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước, Tập bài giảng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2012.

2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng (Phần phân tích nước). NXB Giáo dục, 2000.

- Tài liệu tham khảo:

1. Reeve, R.N. Introduction to Environmental Analysis. John Wiley and Sons. 2002.

2. Pradyot, P. Handbook Enviromental Analysis. Lewis Publishers, 1997.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức hệ thống luật pháp và các quy định của nhà nước về phân tích chất lượng môi trường nước, đánh giá chất lượng nước; những thông số vật lý, hóa học và sinh học cần biết đển phân tích và đánh giá chất lượng nước; học thuật, quy định và từ viết tắt thường được sử dụng trong phân tích và đánh giá chất lượng nước; các phương pháp hóa học phân tích về phương diện lý thuyết và thực hành của các thiết bị đo đạc sử dụng trong phân tích chất lượng nước; ý nghĩa môi trường của các dữ liệu, số liệu về chất lượng nước; các vấn đề về đánh giá chất lượng nước hiện tại và diễn giải số liệu phân tích.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Lời mở đầu

Chương 1. Những vấn đề chung

1.1. Nguồn nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước

1.2. Lấy mẫu nước

1.3. Bảo quản mẫu

1.4. Kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong lấy mẫu và phân tích mẫu nước

1.5. Xử lý số liệu thống kê

Chương 2. Một số kỹ thuật phân tích thông số thông dụng trong nước

2.1. Chuẩn độ

2.2. Khối lượng

2.3. Quang phổ cực tím và quang phổ khả kiến

3

Page 350: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.4. Quang phổ phát xạ

2.5. Sắc ký ion

2.6. Kỹ thuật tách, chiết cho phân tích sắc ký

2.7. Sắc ký khí

2.8. Sắc ký lỏng

2.9. Xét nghiệm miễn dịch

2.9. Một số kỹ thuật khác

Chương 3. Các thông số vật lý đánh giá chất lượng nước

3.1. Màu

3.2. Độ đục, độ trong

3.3. Mùi, vị

3.4. Độ kiềm

3.5. Độ cứng

3.6. DO

3.7. pH

3.8. Độ dẫn và độ muối

3.9. Nhiệt độ

3.10. Cặn tổng số

3.11. Các loại chất rắn trong nước

3.12. Phân tích phóng xạ

Chương 4. Thông số hóa học đánh giá chất lượng nước

4.1. Nhu cầu ôxi hóa hóa học (COD)

4.2. Nhu cầu ôxi hóa sinh hóa (BOD)

4.3. Các dạng vô cơ của N

4.4. Các dạng vô cơ của S

4.5. Phốt pho

4

Page 351: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.6. Halogen

4.7. Phân tích kim loại nặng trong nước

4.8. Phân tích TOC, DOC

4.9. Phân tích các hợp chất POPs trong nước

Chương 5. Các thông số sinh học

5.1. Xác định mật độ thực vật phù du

5.2. Xác định mật độ động vật phù du

5.3. Phân tích vi sinh vật tổng số

5.4. Xác định một số nhóm vi sinh vật đặc trưng (F Coli, E Coli, vi khuẩn gây bệnh...)

Chương 6. Quy định, quy chuẩn đánh giá chất lượng nước

6.1. Hệ thống văn bản luật pháp

6.2. Hệ thống văn bản hướng dẫn

6.3. Hệ thống văn bản hướng dẫn quốc tế

Chương 7. Đánh giá chất lượng nước

7.1. Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ tiêu đơn lẻ

7.2. Đánh giá chất lượng nước theo chỉ thị

7.3. Đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ tiêu tổng hợp

7.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải

7.5. Đánh giá chất lượng nước theo mục đích sử dụng

7.6. Lập báo cáo kết quả đánh giá chất lượng nước

5

Page 352: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6

Page 353: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MÔ HÌNH HÓA VÀ HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÍ TRONG LẬP BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Dương Ngọc Bách

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Điện thoại: 090. 434.8996; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, phòng 402 Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Mô hình hóa môi trường; Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; Kiểm kê phát thải; Ứng dụng GIS.

Giảng viên 2

Họ và tên: Phạm Thị Việt Anh

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

- Điện thoại: 0913 089 909; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính, P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Kiểm toán môi trường; Mô hình hóa môi trường; Môi trường không khí; Đánh giá môi trường.

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

- Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912263456; [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, phòng 127-T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Môi trường đất; Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lí (GIS).

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Ứng dụng công cụ mô hình hóa và hệ thông tin địa lý trong lập bản đồ môi trường

Page 354: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Mã môn học: EVS3276

- Số tín chỉ: 03

- Môn học:

+ Bắt buộc: х

+ Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Hệ thống thông tin địa lý; mã môn học: EVS3250 + Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường; mã môn học: EVS3245

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): máy chiếu

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 39 tiết

+ Thực hành trên máy tính : 06tiết

+ Tự học: 0 tiết

- Địa chỉ Khoa/bộ môn phụ trách môn học: Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Khoa Môi trường

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức

+ Nắm được kiến thức sâu rộng của môn học

+ Tạo kiến thức nền cho các môn học kế tiếp

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;

+ Có kỹ năng làm việc với người khác;

+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;

+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;

+ Đánh giá được cách dạy và học

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;

+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;

+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;

2

Page 355: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Nhìn thấy giá trị của xã hội mình;

+ Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát;

+ Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1

(Có khả năng tái hiện)

Mức 1

(Nhớ)

- Nhớ và hiểu khái niệm bản đồ môi trường

Mức 2

(Có khả năng tái tạo)

Mức 2 và 3

(Hiểu và áp dụng)

- Hiểu cách xử lý, đồng nhất và làm giàu số liệu;

- Biết quy trình thành lập bản đồ môi trường

Mức 3

(Có khả năng lập luận)

Mức 4 và 5

(Phân tích và đánh giá)

- Biết phân tích dữ liệu và cấu trúc dữ liệu thuộc tính;

- Biết cách xây dựng và biên tập bản đồ môi trường.

Mức 4

(Có khả năng sáng tạo)

Mức 6

(Sáng tạo)

- Ứng dụng để thành lập các loại bản đồ chuyên đề.

4. Tóm tắt nội dung môn học

+ Mục tiêu:

- Hiểu được các kiến thức cơ bản về nội dung, thành phần, quy trình xây dựng bản đồ chất lượng môi trường.

- Ứng dụng các công cụ mô hình hóa tích hợp với GIS để xây dựng các bản đồ ô nhiễm, bản đồ chuyên đề, bản đồ quy hoạch phần môi trường.

+ Nội dung chính:

- Giới thiệu những kiến thức về các nội dung, quy trình điều tra khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số trên cơ sở ứng dụng GIS.

3

Page 356: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Giới thiệu kỹ thuật GIS tích hợp với các công cụ mô hình hóa (mô hình lan truyền ô nhiễm trong không khí, đất, nước ngầm và nước mặt) để xây dựng các bản đồ môi trường: không khí, đất, nước ngầm và nước mặt.

5. Nội dung chi tiết môn học

A - Lý thuyết

Chương 1. Giới thiệu chung về bản đồ

1.1. Bản đồ và phương pháp xây dựng bản đồ

1.2. Cơ sở toán học bản đồ

1.3. Phân loại bản đồ

1.4. Các đặc điểm của trình bày bản đồ

- Ký hiệu bản đồ

- Chữ và ghi chú trên bản đồ

1.5. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề

Chương 2. GIS trong xây dựng bản đồ môi trường

2.1. Đặc điểm dữ liệu môi trường

- Các loại dữ liệu môi trường

- Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

- Chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu

2.2. Phân tích thuộc tính

2.3. Phân tích không gian

2.4. Phân tích tổng hợp dữ liệu không gian và thuộc tính

Chương 3. Mô hình hóa môi trường

3.1. Cấu trúc chương trình mô hình hóa môi trường

- Dữ liệu đầu vào

- Dữ liệu đầu ra

- Các mô hình thuật toán

3.2. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí

- Nguồn đường

- Nguồn điểm

- Nguồn diện

3.3 Mô hình lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước

- Môi trường nước mặt

4

Page 357: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Môi trường nước ngầm

Chương 4. Tích hợp GIS và Mô hình hóa môi trường

4.1. DEM và dữ liệu GIS trong mô hình hóa

4.2. Chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu mô hình hóa và GIS

4.3. Phân tích dữ liệu trong GIS tích hợp mô hình hóa môi trường

Chương 5. Phương pháp trình bày bản đồ Môi trường

5.1. Bản đồ chuyên đề riêng lẻ

5.2. Bản đồ tích hợp đa chỉ tiêu

Phần thực hành

Sử dụng Arcview, ArcGIS, và các phần mềm mô hình hóa chuyên dụng.

6. Học liệu

- Tài liệu bắt buộc:

1. Nguyễn Đình Dương, Phạm Ngọc Hồ, Edy. Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu môi trường, NXB Tiến Bộ, Hà Nội 2000.

2.Phạm Ngọc Hồ. Mô hình hóa môi trường. Bài giảng dùng cho học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Tụ nhiên, 2006.

- Học liệu tham khảo:

3.Andrew Skidmore, 2003. Environmental Modelling with GIS and Remote Sensing. by Routledgc 29 West 35th Street, NewYork, NY 10001

4.Grayson, R. and Bloschl, G., 2000. Spatial Patterns in Catchment Hydrology:Observations and Modelling. Cambridge University Press, Cambridge

5. Phạm Ngọc Hồ. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường thành phần và tổng hợp thành phố Hà Nội. Ứng dụng để thành lập bàn đồ môi trường không khí. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, Mã số 01C-09/04-2004-1, Hà Nội, 3/2005.

6. Phạm Ngọc Hồ. Cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng bản đồ môi trường. Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Môi trường toàn quốc 2005, trang 1107 – 1114. NXB Tạp chí Tin học và Đời sống, 2006.

7. Trần Quốc Bình. Bài giảng Arcgis 8.1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,2004

8. Nguyễn Quốc Việt. Bài giảng Mapinfor 8.5. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2012

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung:

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng

5

Page 358: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lên lớp Thực hành, trên máy tính

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận nhóm

Chương 1 6 0 0 0 0 6

Chương 2 6 0 0 0 0 6

Chương 3 6 0 0 0 0 6

Chương 4 12 0 0 0 0 12

Chương 5 9 3 0 3 0 15

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1 Đọc tài liệu 1,3,4

Lý thuyết Tuần 2 Chương 1 Đọc tài liệu 1,3,4

Lý thuyết Tuần 3 Chương 2 Đọc tài liệu 1,3,4

Lý thuyết Tuần 4 Chương 2 Đọc tài liệu 1,3,4

Lý thuyết Tuần 5 Chương 3 Đọc tài liệu 2,3,4

Lý thuyết Tuần 6 Chương 3 Đọc tài liệu 2,3,4

Lý thuyết Tuần 7 Chương 4 Đọc tài liệu 1,7,8

Lý thuyết Tuần 8 Chương 4 Đọc tài liệu 1,7,8

Lý thuyết Tuần 9 Chương 4 Đọc tài liệu 1,7,8

Lý thuyết Tuần 10 Chương 4 Đọc tài liệu 1,7,8

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 11 Chương 5 Đọc tài liệu 1,5,6,7,8

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 12 Chương 5 Đọc tài liệu 1,5,6,7,8

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 13 Chương 5 Đọc tài liệu 1,5,6,7,8

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 14 Chương 5 Đọc tài liệu 1,5,6,7,8

Lý thuyết và bài tập minh họa Tuần 15 Chương 5 Đọc tài liệu 1,5,6,7,8

6

Page 359: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo luận nhóm)

- Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên.

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì

- Điểm kiểm tra giữa kỳ, trọng số: 0,3

- Điểm thi hết môn, trọng số: 0,5

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện;

- Kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức bài tập;

- Thi cuối kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập.

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)

- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

ThS. Dương Ngọc Bách

7

Page 360: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8

Page 361: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Phạm Ngọc Hồ

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc:

Từ 1995 tới nay, Khoa Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường.

Địa chỉ liên hệ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại, email: 04.38587285 – 04.355889773; Email: [email protected].

Các hướng nghiên cứu chính:

• Môi trường không khí;

• Mô hình hóa môi trường;

• Đánh giá và quy hoạch môi trường.

Giảng viên 2: Phạm Thị Việt Anh

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913089909

-Email: [email protected]

Giảng viên 3: Dương Ngọc Bách

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ - Địa điểm làm việc: Tầng 4, nhà chuyên đề (Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc

và Mô hình hóa Môi trường), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 332 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0904348996 - Email: [email protected]

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Mô hình đánh giá chất lượng môi trường

- Mã môn học: EVS3277

- Số tín chỉ: 03

Page 362: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Môn học: Bắt buộc

- Các môn học tiên quyết:

+ Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường, mã môn học: EVS3245

Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 34 tiết

+ Thực hành : 06 tiết

+ Tự học : 05 tiết

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức

• Nhớ các định nghĩa về chỉ số chất lượng môi trường EQI;

• Hiểu cách thiết lập các công thức EQI và áp dụng cho các thành phần môi trường không khí, nước và đất.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phân tích và đánh giá các chỉ số EQI tính toán trên dãy số liệu quan trắc thực tế (không khí, nước và đất) và nhận xét, so sánh xem mức độ phù hợp của số liệu thực tế trong thang phân hạng đánh giá theo 5 cấp (rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu) đối với từng thành phần môi trường.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

• Yêu thích môn học;

• Kính trọng và noi gương các nhà khoa học, giảng viên truyền đạt kiến thức môn học theo 3 tính : “ Sư phạm, cơ bản và thực tiễn Việt Nam”;

• Biết phân tích, đánh giá những đổi mới của xã hội Việt Nam, trên cơ sở đó có thái độ chuẩn mực về lối sống lành mạnh, tự tin phát triển các kỹ năng về kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ xã hội.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tế một cách sáng tạo có hiệu quả, góp phần thực thi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

2

Page 363: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1

(Có khả năng tái hiện)

Mức 1

(Nhớ)

Nhớ: Các định nghĩa về chỉ số chất lượng môi trường EQI

Mức 2

(Có khả năng tái tạo)

Mức 2 & 3

(Hiểu và áp dụng)

Hiểu: Cách thiết lập các công thức EQI và áp dụng cho các thành phần môi trường không khí, nước và đất.

Mức 3

(Có khả năng lập luận)

Mức 4 và 5

(Phân tích và đánh giá)

Phân tích và đánh giá các chỉ số EQI tính toán trên dãy số liệu quan trắc thực tế (không khí, nước và đất) và nhận xét, so sánh xem mức độ phù hợp của số liệu thực tế trong thang phân hạng theo 5 cấp (rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu) đối với từng thành phần môi trường.

Mức 4

(Có khả năng sáng tạo)

Mức 6

(Sáng tạo)

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tế một cách sáng tạo có hiệu quả, góp phần thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học trình bày những kiến thức cơ bản sau:

• Tổng quan các phương pháp đánh giá chất lượng môi trường (EQI) đang được ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam.

• Phương pháp cải tiến EQI phù hợp với điều kiện Việt Nam. • Tính toán các chỉ số chất lượng môi trường đối với không khí, nước và đất. • Ứng dụng mô hình hóa toán học và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây

dựng các bản đồ phân vùng chất lượng môi trường đối với không khí, nước và đất theo chỉ tiêu riêng lẻ và tổng hợp.

3

Page 364: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1: Tổng quan các phương pháp đánh giá chất lượng môi trường (EQI) đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam

1.1. Phương pháp đánh giá EQI theo chỉ tiêu riêng lẻ đối với các thành phần môi trường (không khí, nước và đất)

1.2. Phương pháp đánh giá EQI theo chỉ tiêu tổng hợp đối với các thành phần môi trường (không khí, nước và đất)

1.3. Phương pháp cải tiến đánh giá chất lượng môi trường tổng hợp đối với không khí, nước và đất.

1.4. Phân tích, đánh giá tính ưu việt và hạn chế của 2 phương pháp đánh giá theo chỉ tiêu tổng hợp và riêng lẻ.

Chương 2: Tính toán các chỉ số EQI từ số liệu quan trắc thực tế

2.1. Tính toán các chỉ số EQI riêng lẻ

2.2. TÍnh toán chỉ số tổng hợp TEQI

2.3. Biểu diễn sự phân bố các chỉ số EQI và TEQI bằng đồ thị/ giản đồ về sự phân bố theo không gian hoặc thời gian.

Chương 3: Lập bản đồ phân vùng chất lượng môi trường không khí, nước và đất dạng GIS

3.1. Quy trình lập bản đồ GIS

3.2. Bản đồ phân vùng chất lượng thành phần môi trường (không khí, nước và đất) theo EQI riêng lẻ.

3.3. Bản đồ phân vùng chất lượng thành phần môi trường (không khí, nước và đất) theo chỉ tiêu tổng hợp (TEQI).

Chương 4: Nghiên cứu áp dụng cho 1 đối tượng cụ thể (Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, giao thông, đô thị)

4.1. Phân tích xử lý, đồng nhất chuỗi số liệu quan trắc

4.2. Tính toán các chỉ số TEQI theo số liệu quan trắc

4.3.. Lựa chọn cách biểu diễn TEQI bằng đồ thị hoặc biểu đồ hoặc các đường đẳng trị (nội suy từ các hàm toán học) phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu.

4.4. Lựa chọn các phần mềm thích hợp trong GIS để lập bản đồ phân vùng. Nhận xét và đánh giá kết quả.

6. Học liệu

- Tài liệu bắt buộc:

1. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh, Cơ sở môi trường không khí và nước, NXB ĐHQGHN, 2011 (mục 3.6 chương 3).

4

Page 365: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2. Phạm Ngọc Hồ, Weighted and Standardized Total Environmental quanlity index (TEQI) Approach in Assessing Environmental Components (Air, Solid and Water), VNU Jourual of Science, Earth Sciences 27, 2011 (tr.127 – 134).

- Học liệu tham khảo:

3. Phạm Ngọc Hồ, Cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng bản đồ môi trường, NXB Tạp chí Tin học và Đời sống, 2006 (tr.1107 – 1114).

4. Nguyễn Đình Dương, Phạm Ngọc Hồ, Edy, Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu môi trường, NXB Tiến Bộ, 2000.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành

tính toán trên chuỗi số liệu

quan trắc

Tự học Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận nhóm

Chương 1 8 2 10

Chương 2 6 3 3 2 14

Chương 3 6 3 1 10

Chương 4 5 6 11

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1, mục 1.1 Đọc trước tài liệu 1

Lý thuyết Tuần 2 Chương 1, mục 1.2 +1.3 Đọc trước tài liệu 2

Lý thuyết Tuần 3 Chương 1, mục 1.4 Đọc trước tài liệu 2

Lý thuyết và bài tập Tuần 4 Chương 2, mục 2.1 Đọc trước tài liệu 2

Lý thuyết Tuần 5 Chương 2, mục 2.2 Đọc trước tài liệu 2

5

Page 366: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết và thảo

luận nhóm Tuần 6 Chương 2, mục 2.3 Đọc trước tài liệu 1

Lý thuyết Tuần 7 Chương 3, mục 3.1 Đọc trước tài liệu 3

Lý thuyết Tuần 8 Chương 3, mục 3.2 Đọc trước tài liệu 4

Lý thuyết và thảo

luận nhóm Tuần 9 Chương 3, mục 3.3 Đọc trước tài liệu 3, 4

Lý thuyết Tuần 10 Chương 4, mục 4.1 Đọc tài liệu 1

Lý thuyết Tuần 11 Chương 4, mục 4.2 Đọc tài liệu 1

Lý thuyết Tuần 12 Chương 4, mục 4.3 Đọc tài liệu 1

Lý thuyết Tuần 13 Chương 4, mục 4.4 Đọc tài liệu 1

Thực hành Tuần 14 Viết tiểu luận Đọc tài liệu 3

Thực hành Tuần 15 Viết tiểu luận Đọc tài liệu 4

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập ở nhà theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo luận nhóm)

- Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì

6

Page 367: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần : 0,2

- Điểm kiểm tra giữa kỳ, trọng số : 0,3

- Điểm thi hết môn, trọng số : 0,5

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện

- Kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức bài tập

- Thi cuối kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)

- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

(Thủ trưởng đơn vị đào tạo) (Ký tên) (Ký tên)

7

Page 368: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MÔ HÌNH DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Phạm Ngọc Hồ Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Từ 1995 tới nay, Khoa Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường. Địa chỉ liên hệ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại, email: 04.38587285 – 04.355889773; Email: [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Môi trường không khí; Mô hình hóa môi trường; Đánh giá và quy hoạch môi trường. Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):

Giảng viên 2: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường. Giảng viên 3: ThS. Phạm Thị Việt Anh, Khoa Môi trường.

2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Mô hình dự báo ô nhiễm môi trường - Mã môn học: EVS3278 - Số tín chỉ: 03 - Môn học: - Bắt buộc: х - Lựa chọn:

- Các môn học tiên quyết: + Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường, mã môn học: EVS3245

- Các môn học kế tiếp: Kiểm soát môi trường; Kiểm kê phát thải; Đánh giá tác động môi trường; Quy hoạch mạng lưới quan trắc và Quy hoạch môi trường.

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): máy chiếu - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 25 tiết + Bài tập : 05 tiết + Thực hành trên máy tính: 10 tiết + Tự học : 05 tiết

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường

3. Mục tiêu của môn học 3.1. Kiến thức

Page 369: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Nắm được kiến thức sâu rộng của môn học + Tạo kiến thức nền cho các môn học kế tiếp 3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được; + Có kỹ năng làm việc với người khác; + Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và

giải quyết vấn đề; + Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích

riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi; + Đánh giá được cách dạy và học

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội + Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học; + Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang

giảng dạy môn học; + Nhìn thấy thái độ của riêng mình; + Nhìn thấy giá trị của xã hội mình; + Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát; + Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1 (Có khả năng tái hiện)

Mức 1 (Nhớ)

Nhớ: Cách phân loại các nguồn điểm, nguồn đường và nguồn mặt

Mức 2 (Có khả năng tái tạo)

Mức 2 và 3 (Hiểu và áp dụng)

Hiểu: Cách thiết lập các công thức dự báo theo mô hình khuếch tán, mô hình tiếp nhận, phương pháp sai phân trong mô hình số trị

Mức 3 (Có khả năng lập luận)

Mức 4 và 5 (Phân tích và đánh giá)

- Phân tích, lựa chọn các tham số đầu vào và đầu ra trong các mô hình tính toán, dự báo. - Nhận xét, đánh giá sai số của mô hình dự báo so vớ số liệu thực tế.

2

Page 370: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mức 4 (Có khả năng sáng tạo)

Mức 6 (Sáng tạo)

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tế một cách sáng tạo có hiệu quả, góp phần thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước

4. Tóm tắt nội dung môn học + Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận về các phương pháp tính toán, dự báo chất ô nhiễm trong môi trường đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam. + Nội dung chính: • Các công thức tính toán, dự báo chất ô nhiễm phát thải từ nguồn điểm,

nguồn đường và nguồn mặt (nguồn diện) đối với không khí theo mô hình khuếch tán.

• Công thức tính toán, dự báo chất ô nhiễm theo mô hình tiếp nhận. • Hệ phương trình mô phỏng và dự báo động lực – khuếch tán rối đối với

nước bằng phương pháp số (1D, 2D và 3D). • Giới thiệu một số phần mềm tính toán và dự báo.

5. Nội dung chi tiết môn học A - Lý thuyết Chương 1: Phương pháp mô hình hóa môi trường

1.1. Các khái niệm và định nghĩa 1.2. Phân loại mô hình hóa

1.2.1. Mô hình hóa định tính 1.2.2. Mô hình hóa định lượng 1.2.3. Mô hình hóa tổng hợp (kết hợp định tính và định lượng)

1.3. Quy trình tiến hành mô hình hóa 1.3.1. Đặt bài toán - Tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và ứng dụng - Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1.3.2. Thiết lập phương trình vi phân/hệ phương trình đạo hàm riêng mô tả đối

tượng nghiên cứu 1.3.3. Thiết lập các điều kiện phụ (điều kiện ban đầu và điều kiện biên) 1.3.4. Đơn giản hóa và khép kín hệ phương trình

Chương 2 – Các mô hình khuếch tán dự báo ô nhiễm không khí 2.1. Mô hình dự báo các chất ô nhiễm phát thải từ nguồn điểm

2.1.1. Công thức dự báo của Berliad 2.1.2. Công thức dự báo của Gauss

3

Page 371: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.1.3. Công thức dự báo của Sutton 2.2. Mô hình dự báo ô nhiễm tại nơi tiếp nhận

2.2.1. Công thức dự báo 2.2.2. Phân tích, nhận dạng thành phần của các chất ô nhiễm từ các nguồn phát

thải khác nhau Chương 3: Mô hình dự báo ô nhiễm phát thải từ nguồn đường

3.1. Định nghĩa nguồn đường, công suất nguồn đường 3.2. Các công thức dự báo ô nhiễm phát thải từ các phương tiện tham gia giao

thông (đường bộ, đường thủy và hàng không) Chương 4: Mô hình dự báo ô nhiễm phát thải từ nguồn diện

4.1. Định nghĩa nguồn diện, công suất nguồn diện 4.2. Đặc điểm nguồn diện 4.3. Mô hình hộp dự báo ô nhiễm 4.4. Các mô hình dự báo khác 4.5. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng nguồn điểm, nguồn đường và nguồn

diện Chương 5: Mô hình dự báo ô nhiễm trong môi trường nước

5.1. Phương pháp sai phân hữu hạn và phần tử hữu hạn 5.2. Mô hình dự báo ô nhiễm nước mặt (1D, 2D và 3D) 5.3. Mô hình dự báo ô nhiễm nước ngầm (1D, 2D và 3D) 5.4. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng

B - Bài tập và thực hành 1. Bài tập chương 2 - Tính toán các tham số đầu vào của các mô hình (độ cao hiệu dụng, tham số tầng kết nhiệt khí quyển)

- Tính toán nồng độ dự báo cực đại Cmax ứng với khoảng cách Xmax 2. Bài tập chương 3 - Tính toán công suất của nguồn diện

- Tính toán độ dài hiệu dụng L theo hướng gió và độ cao xáo trộng rối 3. Thực hành trên máy tính

- Thao tác phần mềm ứng dụng (Nguồn điểm, nguồn đường, nguồn diện đối với không khí - Phần mềm ứng dụng (1D, 2D và 3D) đối với môi trường nước

6. Học liệu - Tài liệu bắt buộc: 1. Phạm Ngọc Hồ, Lê Đình Quang – Động lực học môi trường lớp biên khí quyển, NXB: GDVN, 2009.

4

Page 372: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh – Cơ sở môi trường không khí và nước, NXB: ĐHQGHN, 2011. 3. Nguyễn Văn Hoàng – Mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường nước. Giáo trình giảng dạy Đại học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 2006.

- Học liệu tham khảo: 4. Nguyễn Thị Nga, Trần Thục - Động lực học sông, NXB: ĐHQGHN, 2003, tr. 459-482. 5. Nguyễn Ngọc Cự, Tôn Sĩ Kinh - Động lực nước dưới đất, NXB: ĐH & THCN, 1981. 6. Jenold L. Schonoor, Evironmental Modelling, Fate and Transport of Pollutant in Weter, Air and Soil, 1990, New York.

7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành,

trên máy tính Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận nhóm

Chương 1 3 0 0 0 1 4

Chương 2 6 3 0 2 1 12

Chương 3 2 2 0 1 1 6

Chương 4 3 0 0 1 0 4

Chương 5 11 0 0 6 2 19

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1 Đọc tài liệu 1, 3

Lý thuyết và Bài tập minh họa

Tuần 2 Chương 2, mục 2.1 Đọc tài liệu 2 (chương 3)

Lý thuyết và Bài tập minh họa

Tuần 3 Chương 2, mục 2.2 Đọc tài liệu 1

Lý thuyết và Bài tập minh họa

Tuần 4 Chương 3, mục 3.1 và 3.2 Đọc tài liệu 1, 6

5

Page 373: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa

điểm Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Lý thuyết Tuần 5 Chương 4, mục 4.1, 4.2 Đọc tài liệu 1 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 6 Chương 4, mục 4.3, 4.4 và 4.5 Đọc tài liệu 1 (chương 3)

Lý thuyết Tuần 7 Chương 5, mục 5.1 Đọc tài liệu 3

Lý thuyết Tuần 8 Chương 5, mục 5.2 Đọc tài liệu 3, 4

Lý thuyết Tuần 9 Chương 5, mục 5.3 Đọc tài liệu 3, 5

Lý thuyết Tuần 10 Chương 5, mục 5.4 Đọc tài liệu 3

Thực hành trên máy

tính Tuần 11 Chương 2

Đọc tài liệu 1 (chương 3) Tài liệu 2 (chương 3)

Thực hành trên máy

tính Tuần 12 Chương 3 và chương 4

Đọc tài liệu 2 (chương 3)

Thực hành trên máy

tính Tuần 13 Chương 5 Đọc tài liệu 4

Thực hành trên máy

tính Tuần 14 Chương 5 Đọc tài liệu 3, 5

Thực hành trên máy

tính Tuần 15 Chương 5 Đọc tài liệu 3, 6

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập ở nhà theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm: - Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo

luận nhóm) - Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì - Điểm kiểm tra giữa kỳ, trọng số: 0,3

6

Page 374: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Điểm thi hết môn, trọng số: 0,5 9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập - Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện - Kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức bài tập - Thi cuối kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập 9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại) - Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

(Thủ trưởng đơn vị đào tạo) (Ký tên) (Ký tên)

7

Page 375: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Điện thoại: 0904 558 667; Email: [email protected]

-Thời gian, địa điểm làm việc:Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường; Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý môi trường; Xử lý chất thải.

Giảng viên 2

Họ và tên: Dương Ngọc Bách

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Điện thoại: 090. 434.8996; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, phòng 402 Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Mô hình hóa môi trường; Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; Kiểm kê phát thải; Ứng dụng GIS.

Giảng viên 3

Họ và tên: Phạm Thị Thu Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Điện thoại: 0912 234242; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái môi trường đô thị và khu công nghiệp; Môi trường không khí; Phát triển bền vững.

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Quan trắc và xử lý số liệu môi trường

- Mã môn học: EVS3279

- Số tín chỉ: 03

Page 376: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Môn học: Bắt buộc:

- Các môn học tiên quyết:

+ Cở sở môi trường đất, nước và không khí; mã môn học: EVS2304 + Các phương pháp phân tích môi trường; mã môn học: EVS3242 + Xác suất thống kê; mã môn học: MAT1101

+ Hóa học phân tích, mã môn học: CHE1057

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): máy chiếu

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 36 tiết

+ Thực hành trên máy tính : 09 tiết

- Địa chỉ Khoa/bộ môn phụ trách môn học: Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Khoa Môi trường

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức

+ Nắm được kiến thức sâu rộng của môn học

+ Tạo kiến thức nền cho các môn học kế tiếp

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;

+ Có kỹ năng làm việc với người khác;

+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;

+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;

+ Đánh giá được cách dạy và học

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;

+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;

+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;

+ Nhìn thấy giá trị của xã hội mình;

+ Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát;

+ Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

2

Page 377: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1

(Có khả năng tái hiện)

Mức 1

(Nhớ)

Nhớ và hiểu khái niệm quan trắc, phân tích và xử lý số liệu.

Mức 2

(Có khả năng tái tạo)

Mức 2 và 3

(Hiểu và áp dụng)

- Hiểu và biết cách xử lý số liệu thô (số liệu gốc);

- Biết các bước xây dựng một chương trình quan trắc.

Mức 3

(Có khả năng lập luận)

Mức 4 và 5

(Phân tích và đánh giá)

- Phân tích chuỗi số liệu.

- Phân tích tương quan, hồi qui của tập số liệu.

- Nhận xét, đánh giá sai số của phép nội, ngoại suy số liệu so vớ số liệu thực tế.

Mức 4

(Có khả năng sáng tạo)

Mức 6

(Sáng tạo)

- Ứng dụng xử lý và phân tích số liệu cho các nghiên cứu thực nghiệm trong các lĩnh vực khác.

4. Tóm tắt nội dung môn học

+ Mục tiêu:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về quan trắc và ứng dụng thống kê trong việc xử lý số liệu và trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu về môi trường.

- Giúp nhận biết và phân loại xử lý số liệu thường gắp trong điều tra, quan trắc về nghiên cứu môi trường.

- Giúp học viên phân tích mối liên hệ, thiết lập các mô hình thực nghiệm từ số liệu điều tra khảo sát.

+ Nội dung chính: - Khái niệm quan trắc và đảm bảo/ kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi

trường cũng như các bước thiết kế và thực hiện một chương trình quan trắc. - Khái niệm cơ bản về thống kê học, đặc trưng của dữ liệu môi trường và các

công cụ xử lý số liệu thông dụng. - Đánh giá và kiểm soát số liệu quan trắc môi trường.

3

Page 378: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Giới thiệu một số phần mềm xử lý số liệu thông dụng và hướng dẫn các công cụ xử lý, phân tích số liệu và biểu diễn số liệu quan trắc.

5. Nội dung chi tiết môn học

A - Lý thuyết

Chương 1. Mở đầu

1.1.Đặt vấn đề

1.1.1.Khái quát và các định nghĩa về quan trắc môi trường

1.1.2.Mục tiêu của quan trắc môi trường

1.2.Kế hoạch quan trắc môi trường

1.3.Các thông số chức năng của một hệ thống quan trắc môi trường

1.3.1.Thiết kế mạng lưới

1.3.2.Thu thập mẫu

1.3.3.Phân tích mẫu

1.4.Các phương pháp phân tích hóa học dùng trong quan trắc môi trường

Chương 2. Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích môi trường

2.1.Giới thiệu

2.2.Đảm bảo chất lượng

2.3.Kiểm soát chất lượng

2.4.Mối quan hệ QA và QC trong quan trắc và phân tích môi trường

2.5.Các yêu cầu QA/QC trong quan trắc và phân tích môi trường

2.5.1. QA/QC trong xác định nhu cầu thông tin

2.5.2. QA/QC trong xác định chương trình quan trắc

2.5.3. QA/QC trong thiết kế mạng lưới

2.5.4. QA/QC trong hoạt động ở phòng thí nghiệm

2.5.5. QA/QC trong xử lý số liệu

2.5.6. QA/QC trong xử lý số liệu

2.5.7. QA/QC trong phân tích số liệu

2.5.8. QA/QC trong lập báo cáo

Chương 3. Xử lý số liệu trong quan trắc và phân tích môi trường

3.1. Đồng nhất chuỗi số liệu

4

Page 379: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.1.1. Đồng nhất chuỗi số liệu quan trắc theo không gian

3.1.1. Đồng nhất chuỗi số liệu quan trắc theo thời gian

3.2.Xử lý số liệu

3.2.1.Xử lý số liệu phân tích thí nghiệm

3.2.2.Phân tích dữ liệu

3.2.3.Nội, ngoại suy số liệu quan trắc

3.3. Giới thiệu một số phần mềm xử lý số liệu

Chương 4. Xây dựng một chương trình/kế hoạch quan trắc

4.1. Xây dựng một chương trình quan trắc chất lượng không khí

4.2. Xây dựng một chương trình quan trắc chất lượng nước

4.3.Xây dựng một chương trình quan trắc chất lượng môi trường đất

B - Bài tập và thực hành

- Xây dựng một chương trình quan trắc cho 1 nhà máy/cơ sở hoặc 1 địa phương.

- Xử lý số liệu, phân tích và trình bày số liệu trên máy tính.

- Lấy mẫu, quan trắc tại hiện trường.

6. Học liệu

- Tài liệu bắt buộc:

1. Đồng Kim Loan, Phạm Ngọc Hồ, Dương Ngọc Bách. Quan trắc và xử lý số liệu môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2010.

- Học liệu tham khảo:

2. Đồng Kim Loan, Phạm Ngọc Hồ, Trần Hồng Côn. Các phương pháp quan trắc và phân tích môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 2007.

3. Hans-Peter Piepho. Quantitative Methods in Biosciences. Institute for Plant Production and Grassland Science.2007

4. Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh. Cơ sở môi trường không khí và nước. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung:

Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, Tự học, tự

5

Page 380: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận nhóm

trên máy tính nghiên cứu

Chương 1 9 0 0 0 0 9

Chương 2 9 0 0 0 0 9

Chương 3 9 2 0 2 0 13

Chương 4 9 2 3 0 0 14

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 2 Chương 1 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 3 Chương 1 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 4 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 5 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 6 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 7 Chương 3 Đọc tài liệu 1,3

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 8 Chương 3 Đọc tài liệu 1,3

Lý thuyết và bài tập minh họa Tuần 9 Chương 3 Đọc tài liệu 1,3

Thực hành trên máy tính

Tuần 10 Chương 3 Đọc tài liệu 1,3

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 11 Chương 4 Đọc tài liệu 1,4

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 12 Chương 4 Đọc tài liệu 1,4

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 13 Chương 4 Đọc tài liệu 1,4

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 14 Chương 4 Đọc tài liệu 1,4

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 15 Chương 4 Đọc tài liệu 1,4

6

Page 381: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo luận nhóm)

- Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên.

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì

- Điểm kiểm tra giữa kỳ, trọng số: 0,3

- Điểm thi hết môn, trọng số: 0,5

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện;

- Kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức bài tập;

- Thi cuối kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập.

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)

- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

7

Page 382: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8

Page 383: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KIỂM KÊ PHÁT THẢI

1. Thông tin về giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Dương Ngọc Bách

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Điện thoại: 090. 434.8996; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính, phòng 402 Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Mô hình hóa môi trường; Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường; Kiểm kê phát thải; Ứng dụng GIS.

Giảng viên 2

Họ và tên: Đồng Kim Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Điện thoại: 0904 558 667; Email: [email protected]

-Thời gian, địa điểm làm việc:Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường; Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý môi trường; Xử lý chất thải.

Giảng viên 3

Họ và tên: Phạm Thị Việt Anh

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

- Điện thoại: 0913 089 909; Email: [email protected]

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính, P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Kiểm toán môi trường; Mô hình hóa môi trường; Môi trường không khí; Đánh giá môi trường.

Giảng viên 4

Họ và tên: Lương Thị Mai Ly

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Điện thoại: 0918 040 501; Email: [email protected]

Page 384: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thời gian, địa điểm làm việc: theo giờ hành chính, P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Các hướng nghiên cứu chính: Kỹ thuật môi trường

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Kiểm Kê Phát Thải

- Mã môn học: EVS

- Số tín chỉ: 03

- Môn học: Bắt buộc

- Các môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cở sở môi trường đất, nước và không khí; mã môn học: EVS2304 + Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường, mã môn học: EVS3245

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): máy chiếu

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết : 45 tiết

- Địa chỉ Khoa/bộ môn phụ trách môn học: Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Khoa Môi trường

3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức

+ Nắm được kiến thức sâu rộng của môn học

+ Tạo kiến thức nền cho các môn học kế tiếp

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;

+ Có kỹ năng làm việc với người khác;

+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;

+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;

+ Đánh giá được cách dạy và học.

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;

+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;

2

Page 385: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;

+ Nhìn thấy giá trị của xã hội mình;

+ Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát;

+ Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Lựa chọn những kiến thức đã được tích hợp trong môn học để áp dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học (Theo thang nhận thức)

Trình độ đạt được của sinh viên

Trình độ tương ứng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Các động từ chính để nhận ra năng lực hay trình độ đạt được của sinh viên sau khóa học

Mức 1

(Có khả năng tái hiện)

Mức 1

(Nhớ)

Nhớ và hiểu khái niệm kiểm kê phát thải và phân loại nguồn thải.

Mức 2

(Có khả năng tái tạo)

Mức 2 và 3

(Hiểu và áp dụng)

- Hiểu các phương pháp tiếp cận trong kiểm kê phát thải.

Mức 3

(Có khả năng lập luận)

Mức 4 và 5

(Phân tích và đánh giá)

- Nắm được các kỹ thuật ước tính lượng phát thải.

Mức 4

(Có khả năng sáng tạo)

Mức 6

(Sáng tạo)

- Biết các bước xây dựng và thực hiện một chương trình kiểm kê phát thải.

4. Tóm tắt nội dung môn học

+ Mục tiêu:

- Hiểu được các kiến thức về phân loại nguồn phát thải, các phương pháp tiến hành kiểm kê chất ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm cũng như các chất ô nhiễm điển hình.

- Biết cách xây dựng một kế hoạch kiểm kê phát thải cụ thể và tính toán tải lượng ô nhiễm cho một nhà máy hay một địa phương nào đó.

+ Nội dung chính: - Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm và các loại hình nguồn gây ô nhiễm giúp cho

thực hiện mục tiêu kiểm kê phát thải các chất ô nhiễm môi trường.

3

Page 386: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Đặc điểm, tính chất và tác động của một số chất ô nhiễm tiểu biểu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Các phương pháp xác định phát thải từ các loại nguồn thải khác nhau. - Các bước thực hiện cho một chương trình kiểm kê phát thải.

5. Nội dung chi tiết môn học

A - Lý thuyết

Chương 1. Tổng quan về các chất ô nhiễm và nguồn phát thải 1.1 Loại chất ô nhiễm và nguồn phát thải 1.2 Đặc tính và tác hại của chất ô nhiễm điển hình Chương 2. Căn bản về kiểm kê phát thải 2.1. Khái niệm kiểm kê phát thải 2.2. Phương pháp tiếp cận kiểm kê 2.3. Các kỹ thuật ước tính lượng phát thải 2.4. Các bước biên soạn chương trình kiểm kê phát thải và QA/QC Chương 3.Kiểm kê phát thải di động 3.1.Kiểm kê phát thải nguồn đuờng 3.2.Kiểm kê phát thải nguồn di động không theo đuờng Chương 4.Kiểm kê phát thải nguồn điểm 4.1. Đặc trưng nguồn thải điểm 4.2. Các bước thực hiện kiểm kê phát thải nguồn điểm Chương 5.Kiểm kê phát thải nguồn diện 5.1. Đặc trưng nguồn thải diện 5.2. Các bước thực hiện kiểm kê phát thải nguồn diện Chương 6.Kiểm kê phát thải nguồn tự nhiên 6.1. Đặc trưng nguồn nguồn thải tự nhiên 6.2. Các bước thực hiện kiểm kê phát thải nguồn tự nhiên

B - Bài tập và thực hành

- Xây dựng một chương trình kiểm kê phát thải cho 1 nhà máy/cơ sở hoặc 1 địa phương.

- Tính toán phát thải cho 1 loại nguồn cụ thể.

6. Học liệu

- Tài liệu bắt buộc:

1. GS.TS. Phạm Ngọc Hồ, PGS.TS. Đồng Kim Loan và nnk. Kiểm kê phát thải căn bản. Dự án SVCAP, 2007

- Học liệu tham khảo:

2.United States Environmental Protection Agency. Handbook for Criteria Pollutant Inventory Development. A Beginner’s Guide for Point and Area Sources. 1999

4

Page 387: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.United States Environmental Protection Agency. Preparation of Fine Particulate Emissions Inventories. 2004

4.IPCC. Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories. Reference Manual

5.Emissions Inventory Conference. Inventory Preparation for Emissions Modeling. 2003

7. Hình thức tổ chức dạy học

7.1. Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp

Thực hành, trên máy tính

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận nhóm

Chương 1 3 0 0 0 0 3

Chương 2 6 0 2 0 0 8

Chương 3 6 2 0 0 0 8

Chương 4 6 2 2 0 0 10

Chương 5 6 2 0 0 0 8

Chương 6 6 2 0 0 0 8

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

Lý thuyết Tuần 1 Chương 1 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 2 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 3 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 4 Chương 2 Đọc tài liệu 1,2

Lý thuyết Tuần 5 Chương 3 Đọc tài liệu 1,2,3

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 6 Chương 3 Đọc tài liệu 1,2,3

Lý thuyết Tuần 7 Chương 4 Đọc tài liệu 1,2,3,5

Lý thuyết Tuần 8 Chương 4 Đọc tài liệu 1,2,3,5

Lý thuyết và bài tập minh họa

Tuần 9 Chương 4 Đọc tài liệu 1,2,3,5

Lý thuyết và bài Tuần 10 Chương 4 Đọc tài liệu 1,2,3,5

5

Page 388: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV

chuẩn bị Ghi chú

tập minh họa

Lý thuyết Tuần 11 Chương 5 Đọc tài liệu 1,2,3

Lý thuyết và bài tập minh họa Tuần 12 Chương 5 Đọc tài liệu 1,2,3

Lý thuyết và bài tập minh họa Tuần 13 Chương 5 Đọc tài liệu 1,2,3

Lý thuyết Tuần 14 Chương 6 Đọc tài liệu 1,4,5

Lý thuyết và bài tập minh họa Tuần 15 Chương 6 Đọc tài liệu 1,4,5

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Sinh viên lên lớp đầy đủ theo thời lượng quy định, tham gia các hoạt động nhóm, làm bài tập theo hướng dẫn của giảng viên.

- Tự đọc các tài liệu và làm bài tập theo hướng dẫn của lịch trình một cách nghiêm túc.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: với trọng số 0,2, bao gồm:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tập tốt, tích cực thảo luận nhóm)

- Tự học, tự nghiên cứu theo nội dung hướng dẫn của giảng viên.

9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì - Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập

- Điểm tự học của sinh viên: Thang điểm 10, đánh giá theo kết quả của sinh viên tự thực hiện;

- Kiểm tra giữa kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức bài tập;

- Thi cuối kỳ: Thang điểm 10 theo hình thức trắc nghiệm và bài tập.

9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)

- Kiểm tra giữa kỳ: Tuần thứ 9

- Thi cuối kỳ : Sau tuần thứ 15

6

Page 389: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thi lại : Sau kỳ thi chính từ 3 - 5 tuần

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

Th.S Dương Ngọc Bách

7

Page 390: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐẠI DƯƠNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN

1. Mã môn học: EVS3281

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học trái đất và sự sống, mã số môn học: GEO1050 + Khoa học môi trường đại cương; mã số môn học: EVS2302 + Quản lý môi trường, mã số môn học: EVS3244 + Hóa môi trường, mã số môn học: EVS3241

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ (Nghiên cứu sinh)

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Sinh thái môi trường, Khoa Môi trường, P301, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại di động: 0989087686 ; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đại dương, biển và vùng bờ của nó. Vai trò của đại dương và biển, vùng bờ biển đối với đời sống Trái đất và con người. Bản

1

Page 391: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

chất môi trường biển và tài nguyên biển, quan hệ giữa tài nguyên biển với môi trường biển, tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội biển đến môi trường và tài nguyên biển. Cung cấp những thông tin cần thiết về tiềm năng, vai trò, tình trạng sử dụng của từng dạng tài nguyên biển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Giới thiệu các vấn đề ưu tiên và cách tiếp cận trong quản lý môi trường và tài nguyên biển, liên hệ với tình hình ở Việt Nam.

6.2. Kỹ năng

Cung cấp kỹ năng liên quan tới các phương pháp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, phương pháp nhận dạng các mức độ khai thác quá mức tài nguyên biển. Kỹ năng quản lý tổng hợp môi trường và tài nguyên biển. Biết làm việc tập thể theo nhóm, với cộng đồng địa phương và các bên liên quan.

6.3. Thái độ

Rèn luyện sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, yêu thích ngành nghề biển. Có khả năng tiếp cận thực tiễn và thực hành ngoài hiện trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc:

1) Nguyễn Chu Hồi, 2005. Cơ sở Tài nguyên và Môi trường biển. NXB ĐHQG Hà Nội.

2) Duxbury A.C. and Duxbury A.B., 1991. An Introduction to the World Oceans. WCB Publisher, USA.

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

3) Vũ Văn Phái, 2007. Cơ sở Địa lý tự nhiên Biển và Đại dương. Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.

4) Vũ Trung Tạng, Sinh học và sinh thái học biển, NXB ĐHQG HN, 2004 2

Page 392: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5) Trần Nghi (chủ biên), 2005. Địa chất biển. Nxb ĐHQG HN, Hà Nội

6) Seibold E. and Berger W.H., 1982. The Sea Floor: An Introduction to Marine Geology. Springer-Verlag, Berlin-Heidelberg-New York

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học này có 7 chương (trừ mở đầu và phụ lục), gồm: Chương 1 giới thiệu các vấn đề chung về đại dương và vùng bờ biển, các khái niệm cơ bản liên quan, cách tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên và môi trường biển, mối quan hệ giữa tài nguyên biển với các yếu tố hình thành, phân loại tài nguyên biển; Chương 2 đề cập đến thạch quyển của đại dương, nước biển và các quá trình thuỷ động lực biển; Chương 3 về tài nguyên sinh vật biển; giới thiệu các đặc trưng sinh thái biển, đa dạng sinh học biển, nguồn lợi hải sản và nuôi trồng thuỷ sản biển; Chương 4 về tài nguyên khoáng sản biển: dầu khí, băng cháy, sa khoáng biển, kết hạch sắt-mangan, vật liệu xây dựng, phôtphorit, bùn khoáng, nước biển-hoá phẩm tổng hợp và các khoáng sản khác; Chương 5 về năng lượng biển, tập trung giới thiệu năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều, năng lượng dòng chẩy và các dạng năng lượng khác; Chương 6 giới thiệu một số dạng tài nguyên biển khác, như: tiềm năng phát triển du lịch biển, tiềm năng phát triển hàng hải, vị thế-một dạng tiềm năng phát triển,...Chương 7 bàn về quản lý tài nguyên và môi trường biển, tập trung phân tích các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển và môi trường, ô nhiễm biển và các tác động, khai thác quá mức và hậu quả, tác động của biến đổi khí hậu đến đại dương và vùng bờ của nó, và trên cơ sở đó phân tích các hoạt động quản lý biển và đại dương. Trong các chương đều lồng ghép tình hình tương tự ở Việt Nam và cách tiếp cận quản lý của Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Thủy vực

1.1.2. Đại dương thế giới, đại dương

1.1.3. Biển và đảo

1.1.4. Vịnh, vũng, vụng biển

1.1.5. Đầm phá ven biển 3

Page 393: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.1.6. Cửa sông

1.1.7. Châu thổ

1.1.8. Các khái niệm khác liên quan

1.2. Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên biển

1.2.1. Quan niệm về hệ thống

1.2.2. Các hệ thống tự nhiên và tài nguyên biển

1.2.3. Đại dương thế giới - một hệ thống tự nhiên cấp hành tinh

1.2.4. Đới tương tác đại dương-biển và lục địa

1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời

1.3.1. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

1.3.2. Cấu tạo Trái Đất

1.3.3. Thuỷ quyển của Trái Đất

1.3.4. Đại dương của Trái Đất

1.4. Tương tác đại dương và khí quyển

1.4.1. Quan niệm về tương tác đại dương-khí quyển

1.4.2. Chu trình nước toàn cầu

1.4.3. Biến đổi đại dương và biến đổi khí hậu

CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG ĐẠI DƯƠNG VÀ BIỂN

2.1. Thạch quyển của đại dương

2.1.1. Vỏ Trái Đất dưới đại dương

2.1.2. Hình thái và địa hình đáy đại dương thế giới

2.1.3. Các dạng địa hình lớn dưới đáy đại dương

2.1.4. Trầm tích đáy biển và đại dương

2.2. Nước biển

2.2.1. Đặc điểm chung của nước biển

2.2.2. Thành phần hoá học của nước biển

4

Page 394: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.2.3. Các cân bằng trong nước biển

2.2.4. Thời gian lưu tồn

2.2.5. Một số yếu tố môi sinh trong nước biển

CHƯƠNG 3. TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

3.1. Quan niệm và phân loại tài nguyên biển (đại dương)

3.1.1. Quan niệm về tài nguyên biển

3.1.2. Phân loại tài nguyên biển

3.2. Tài nguyên sinh vật biển

3.2.1. Đặc trưng sinh thái biển

3.2.2. Đa dạng sinh học biển

3.2.2.1. Tính đa dạng trong đại dương

3.2.2.2. Mô tả một số hệ sinh thái điển hình

3.2.3. Nguồn lợi hải sản

3.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản biển

3.3. Tài nguyên khoáng sản biển

3.3.1. Dầu khí và băng cháy

3.3.2. Sa khoáng biển

3.3.3. Kết hạch sắt-mangan

3.3.4. Vật liệu xây dựng

3.3.5. Phôtphorit

3.3.6. Bùn khoáng

3.3.7. Nước biển-hoá phẩm tổng hợp

3.3.8. Các khoáng sản khác

3.4. Năng lượng biển tái tạo

3.4.1. Năng lượng sóng

3.4.2. Năng lượng thuỷ triều

5

Page 395: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.4.3. Năng lượng dòng chẩy

3.4.4. Các dạng năng lượng biển tái tạo khác

3.5. Tiềm năng phát triển du lịch biển

3.6. Tiềm năng phát triển hàng hải

3.7. Vị thế-một dạng tiềm năng phát triển

3.7.1. Quan niệm về vị thế

3.7.2. Không gian biển và bờ

3.7.3. Phân tích vị thế

CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

4.1. Quan niệm về tài nguyên biển và đại dương

4.1.1. Hệ thống tài nguyên chia sẻ

4.1.2. Giá trị dịch vụ của các hệ thoogns tài nguyên biển

4.2. Phát triển kinh tế biển và các vấn đề môi trường

4.2.1. Thành tựu phát triển kinh tế biển và đại dương trên thế giới và ở Việt Nam

4.2.2. Ô nhiễm biển và các tác động

4.2.3. Khai thác quá mức và hậu quả

4.2.4. Cách tiếp cận quản lý biển và đại dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

6

Page 396: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN

1. Mã môn học: EVS3282

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã số: EVS2302

+ Quản lý môi trường, mã số: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàng Liên

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305 Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Lương Thị Mai Ly

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

1

Page 397: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Điện thoại: 04.35583305 Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quy hoạch không gian biển và vùng bờ (CMSP) và cách tiếp cận từng bước khi thực hiện một chu trình CMSP. Phân biệt các khái niệm cơ bản như phân vùng và quy hoạch, tiếp cận dựa vào vùng và hệ sinh thái (area-based và ecosystem-based approaches), và vùng quy hoạch (planned area). Giới thiệu các nguyên tắc và chu trình CMSP, nội dung và sản phẩm đầu ra của CMSP. Các công cụ thường áp dụng trong quá trình triển khai CMSP. Lấy ví dụ một số bài học kinh nghiệm về CMSP trên thế giới, cũng như đánh giá nhu cầu và thực tế áp dụng CMSP ở Việt Nam.

6.2. Kỹ năng

Cung cấp kỹ năng liên quan tới việc áp dụng các công cụ trong quá trình thực hiện CMSP; các phương pháp và kỹ năng trong xây dựng và triển khai một CMSP thông qua làm bài tập và đi thực tế. Có khả năng tự tìm tòi tài liệu và biết cách tổng hợp vấn đề trong quy hoạch không gian biển.

6.3. Thái độ

Rèn luyện sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn như: khả năng tiếp cận thực tiễn và thực hành ngoài hiện trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc:

2

Page 398: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1) Ehler C. và F. Douvere, 2009. Quy hoạch không gian biển: Tiếp cận từng bước hướng tới quản lý dựa vào hệ sinh thái. IOC UNESCO – MAB xuất bản (Bản dịch tiếng Việt năm 2010).

2) UNEP-Sida-COBSEA, 2011. Spatial Planning in the Coastal Zone of the East Asian Seas Region: Integrating Emerging Issues and Modern Management Approaches. Interim Edition, UNEP-Sida-COBSEA published in November, 2011.

- Học liệu tham khảo:

3) Blair T. Bower, Charles N. Ehler and Daniel J. Basta , 1994. A Framework of Integrated Coastal Management Planning. NOAA/IUCN.

4) Biliana Cicin-Sain B. and Knecht R., 1998. Integrated Coastal and Ocean Management: Concepts and Practices. Island Press.

5) Clark J.R, 1996. Coastal Zone Management Handbook. CRC Fress, Boca Raton.

6) Kay R. , Alder J. , 2000. Coastal Planning and Management. Spon Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về quy hoạch không gian biển và vùng bờ (CMSP) và cách tiếp cận từng bước khi thực hiện một chu trình CMSP. Phân biệt các khái niệm cơ bản như phân vùng và quy hoạch, tiếp cận dựa vào vùng và hệ sinh thái (area-based và ecosystem-based approaches), và vùng quy hoạch (planned area). Giới thiệu các nguyên tắc và chu trình CMSP, nội dung và sản phẩm đầu ra của CMSP. Các công cụ thường áp dụng trong quá trình triển khai CMSP. Lấy ví dụ một số bài học kinh nghiệm về CMSP trên thế giới, cũng như đánh giá nhu cầu và thực tế áp dụng CMSP ở Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

PHẦN I: QUAN NIỆM VÀ THUẬT NGỮ VỀ QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN

Nội dung 1

1.1. Quy hoạch không gian biển, vùng quy hoạch là gì?

1.2. Tại sao chúng ta cần quy hoạch không gian biển?

3

Page 399: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.3. Tại sao không gian và thời gian lại quan trọng?

Nội dung 2

1.4. CMSP ảnh hưởng thế nào đến hàng hóa và giá trị dịch vụ của hệ sinh thái?

1.5. Các lợi ích của CMSP?

1.6. CMSP khác với phân vùng và quản lý tổng hợp vùng bờ không?

Nội dung 3

1.7. Các sản phẩm của CMSP?

1.8. CMSP liên quan thế nào đến các quy hoạch khác?

1.9. Các tiếp cận áp dụng trong CMSP?

PHẦN II: CHU TRÌNH QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN

Nội dung 4

2.1. Bước 1: Xác định nhu cầu và thành lập cơ quan thực hiện CMSP

- Xác định cơ chế cấp kinh phí

- Phân tích tính khả thi của cơ chế cấp kinh phí

2.2. Bước 2: Tiếp nhận nguồn hỗ trợ kinh phí

- Xác định cơ chế cấp kinh phí

- Phân tích tính khả thi của cơ chế cấp kinh phí

Nội dung 5

2.3. Bước 3: Tiến hành công tác chuẩn bị quy hoạch

- Thành lập nhóm chuyên gia CMSP

- Xây dựng kế hoạch triển khai

- Xác định ranh giới và thời kỳ quy hoạch

- Xác định các nguyên tắc quy hoạch

- Xác định mục đích và mục tiêu

- Xác định các rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng phó

Nội dung 6

2.4. Bước 4: Tổ chức cho các bên liên quan tham gia

4

Page 400: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Xác định các bên liên quan đến CMSP

- Xác định khi nào các bên tham gia

- Xác định các bên liên quan tham gia bằng cách nào

Nội dung 7

2.5. Bước 5: Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại (hiện trạng)

- Thu thập và lập bản đồ về các yếu tố môi trường tự nhiên và sinh thái

- Thu thập và lập bản đồ thông tin về hoạt động của con người

- Xác định các mâu thuẫn và tương thích

Nội dung 8

2.6. Bước 6: Xác định và phân tích các điều kiện tương lai (dự báo)

- Dự đoán khuynh hướng về nhu cầu không gian và thời gian của các hoạt động của con người hiện tại

- Dự tính nhu cầu mới về không gian biển và thời gian của các hoạt động của con người trong tương lai

- Xác định các kịch bản thay thế trong tương lai đối với vùng quy hoạch

- Lựa chọn kịch bản sử dụng không gian biển tối ưu

Nội dung 9

2.7. Bước 7: Chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch quản lý không gian biển

- Xác định các giải pháp quản lý không gian biển và theo thời gian, động cơ và thiết kế

- Cụ thể hóa tiêu chí lựa chọn giải pháp quản lý không gian biển

- Xây dựng kế hoạch phân vùng

- Đánh giá kế hoạch quản lý không gian biển

- Phê duyệt kế hoạch quản lý không gian biển

Nội dung 10

2.8. Bước 8: Thực hiện quy hoạch không gian biển

- Thực hiện quy hoạch quản lý không gian biển

- Bảo đảm tuân thủ quy hoạch quản lý không gian biển

5

Page 401: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thực thi quy hoạch quản lý không gian biển

Nội dung 11

2.9. Bước 9: Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện

- Xây dựng chương trình giám sát

- Đánh giá dữ liệu giám sát việc thực hiện

- Báo cáo kết quả đánh giá việc thực hiện (cho cơ quan có thẩm quyền)

Nội dung 12

2.10. Bước 10: Điều chỉnh kế hoạch quản lý không gian biển

- Rà soát và thiết kế lại CMSP

- Xác định nhu cầu nghiên cứu đã áp dụng

- Bắt đầu triển khai chu trình tiếp theo của CMSP

PHẦN III. NHU CẦU VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CMSP Ở VIỆT NAM

Nội dung 13

3.1. Biển Việt Nam: lợi thế và tiềm năng

3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng biển, vùng ven biển và hải đảo

3.3. Nhu cầu không gian biển và vùng ven biển cho phát triển bền vững

Nội dung 14

3.4. Tình hình áp dụng CMSP ở Việt Nam

3.5. Các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng

3.6. Các vấn đề cần phải giải quyết để áp dụng đại trà CMSP

3.7. Tổ chức thực hiện CMSP ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

6

Page 402: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7

Page 403: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUẢN LÝ Ô NHIỄM BIỂN

1. Mã môn học: EVS3283

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Tài nguyên thiên nhiên, mã môn học: EVS2301 + Quản lý môi trường, mã môn học: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàng Liên

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305 Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Nắm được các kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường biển, nguồn và các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, phương pháp quản lý nguồn thải, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển; các sự cố môi trường biển và phương pháp quản lý sự cố môi

1

Page 404: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

trường biển; các vấn đề trong tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân về xử lý rác thải, bảo vệ môi trường sông và biển và cách giải quyết.

6.2. Kỹ năng

Nắm được các kiến thức đã học về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Có ý thức bảo vệ môi trường biển, Biết đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ môi trường biển. Biết cách tổ chức kế hoạch kiểm sát, giám sát và ứng cứu sự cố ô nhiễm biển.

6.3. Thái độ

Có ý thức bảo vệ môi trường biển, hợp tác và sáng tạo trong công tác. Có khả năng tham gia xây dựng và thực thi một số chính sách, pháp luật quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo cũng như các giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân về xử lý rác thải, bảo vệ môi trường sông và biển.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc:

1) Nguyễn Hồng Thao, 2003. Ô nhiễm biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn. NXB Thống kê, Hà Nội.

2) Nguyễn Chu Hồi, 2000. Quản lý và giám sát môi trường biển. Tập bài giảng (Chưa công bố)

- Học liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình…)

3) Đặng Kim Chi, 1998. Hoá học môi trường, Tập I. Nxb. KH&KT, Hà Nội.

4) Nguyễn Chu Hồi, 2007. Cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Cục Bảo vệ Môi trường xuất bản, Hà Nội.

2

Page 405: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

5) Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2010. Kiểm kê nguồn và tải lượng thải từ lục địa vào biển Việt Nam. Báo cáo lưu trữ tại Tổng cục BHĐVN, Hà Nội.

6) UNEP, 2006. Hướng dẫn quản lý ô nhiễm biển từ nguồn đất liền. UNEP xuất bản, Nairobi, Kenia (Bản dịch tiếng Việt).

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Các nội dung sẽ được đề cập đến trong môn học này bao gồm: môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển; quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ lưu vực sông; quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên bờ biển; quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển; quản lý và kiểm soát các sự cố môi trường biển – sự cố tràn dầu; và các giải pháp quản lý, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển. Tình hình quản lý ô nhiễm biển ở Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1. Khái niệm về môi trường biển

1.2. Ô nhiễm môi trường biển

- Ô nhiễm môi trường biển và các biểu hiện

- Các tác động của ô nhiễm môi trường biển tới sức khỏe con người

- Các tác động của ô nhiễm môi trường biển tới các hệ sinh thái biển

- Các tác động của ô nhiễm môi trường biển tới kinh tế - xã hội

1.3. Tổng quan về nguồn ô nhiễm môi trường biển

- Nguồn thải từ lưu vực sông

- Nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên bờ

- Nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển

- Nguồn ô nhiễm xuyên biên giới

- Nguồn ô nhiễm từ trầm tích đáy biển

- Ô nhiễm môi trường biển do thiên tai và sự cố môi trường

3

Page 406: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN THẢI TỪ LƯU VỰC SÔNG

2.1. Đánh giá các nguồn thải từ lưu vực sông

- Nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp

- Nguồn thải từ các làng nghề

- Nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Chất thải sinh hoạt của cư dân sống trên lưu vực sông và các nguồn thải khác

2.2. Tác động của các nguồn thải lưu vực sông tới ô nhiễm môi trường biển

- Đánh giá tác động của các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp tới ô nhiễm môi trường biển

- Đánh giá tác động của các nguồn thải từ các làng nghề tới ô nhiễm môi trường biển

- Đánh giá tác động của các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp tới ô nhiễm môi trường biển

2.3. Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ lưu vực sông

- Quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp

- Quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ các làng nghề

- Quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Quản lý và kiểm soát các nguồn thải từ chất thải sinh hoạt của cư dân sống trên lưu vực sông và các nguồn thải khác

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN THẢI TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN BỜ BIỂN

3.1. Đánh giá lượng chất thải có khả năng gây ô nhiễm biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên bờ biển

3.2. Quản lý và kiểm soát chất thải có khả năng gây ô nhiễm biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên bờ biển

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ hoạt động du lịch

4

Page 407: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ các khu dân cư trên biển

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ các khu công nghiệp

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ khai thác mỏ ven biển

- Quản lý và kiểm soát nguồn thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội khác

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN THẢI TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN BIỂN

4.1. Đánh giá nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển

4.2. Quản lý và kiểm soát nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÁC SỰ CỐ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ SỰ CỐ TRÀN DẦU

5.1. Sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu và các tác động tới môi trường biển

5.2. Bản đồ nhạy cảm môi trường và nhạy cảm môi trường do dầu tràn

- Bản đồ nhạy cảm môi trường

- Bản đồ nhạy cảm môi trường do dầu tràn

5.3. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro tràn dầu

5.4. Xác định các điểm nóng ô nhiễm (pollution hot-spot) biển, ven biển

5.5. Dự báo lan truyền chất ô nhiễm trong biển

5.6. Quản lý và kiểm soát các sự cố ô nhiễm môi trường biển và sự cố tràn dầu

CHƯƠNG 6: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ Ô NHIỄM

VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BIỂN

6.1. Quản lý, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển

6.2. Xây dựng kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu theo vùng địa lý

5

Page 408: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động tham gia xử lý rác thải, bảo vệ môi trường sông và biển

6.4. Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý ô nhiễm môi trường biển

6.5. Đánh giá tác động của các sự cố ô nhiễm môi trường biển và xác định mức đền bù

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

7.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

7.2. Các sự cố ô nhiễm môi trường biển Việt Nam

7.3. Các nỗ lực quản lý ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam

7.4. Chiến lược và kế hoạch quản lý ô nhiễm môi trường biển Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

6

Page 409: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7

Page 410: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1. Mã môn học: EVS3284

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: + Luật và Chính sách Môi trường, mã số: EVS3249 + Quản lý môi trường, mã số: EVS3244

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết,

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 04.35583305 Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Lê Quý Quỳnh

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ, Vụ trưởng

Địa chỉ liên hệ: Vụ Biển, Ủy ban biên giới quốc gia.

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

1

Page 411: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Sinh viên hiểu rõ lịch sử hình thành và các nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về biển và đại dương, về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; khái niệm về chính sách biển; chính sách biển của Việt Nam, một số nước trong khu vực và trên thế giới liên quan đến môi trường biển.

6.2. Kỹ năng

Sinh viên có thái độ tích cực trong làm bài tập, thảo luận nhóm và tự nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến biển và môi trường biển. Rèn luyện sự tuân thủ, tính thượng tôn pháp luật, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập và thực hành các tình huống pháp luật biển cụ thể, và có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

6.3. Thái độ

Sinh viên biết vận dụng kiến thức học được cho công tác quản lý biển và môi trường biển sau tốt nghiệp; có khả năng tham gia hỗ trợ pháp luật biển cho các địa phương và cộng đồng.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc:

1) Lê Đức Tố và nnk (2005). Quản lý Biển. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

2) Nguyễn Hồng Thao (1997). Những điều cần biết về Luật Biển. NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.

3) Nguyễn Bá Diến và nnk (2006). Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững. NXB. Tư pháp, Hà Nội.

- Tài liệu tham khảo:

4) Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (1999). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5) Ian Brownlie (2008). Principles of Public International Law. Seventh Edition, Oxford University Press.

6) Ban Tuyên giáo Trung ương (2008). Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2

Page 412: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7) Bộ Tài nguyên và Môi trường (nhiều năm). Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường tập I, II, III,…NXB pháp lý, Hà Nội.

8) Ủy ban Hải Dương học Quốc tế, UNESCO (2007). Chính sách biển quốc gia (Bản dịch tiếng Việt năm 2010).

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học Luật pháp và Chính sách môi trường biển trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật và chính sách quốc tế, khu vực về biển và đại dương liên quan đến môi trường biển; các chính sách biển quốc gia và luật pháp, chính sách môi trường biển của Việt Nam. Qua môn học này, sinh viên sẽ được tăng cường các kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua các bài tập và thảo luận trên lớp; có khả năng hỗ trợ pháp luật cho người dân chủ động và tổ chức thi hành và thực thi pháp luật; đưa pháp luật vào cuộc sống và trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA

LUẬT BIỂN QUỐC TẾ

1.1. Lịch sử phát triển của Luật Biển quốc tế

1.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Biển quốc tế hiện đại

CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982

2.1. Các vùng biển và chế độ pháp lý

2.1.1. Đường cơ sở

2.1.2. Vùng nội thuỷ

2.1.3. Lãnh hải

2.1.4. Vùng tiếp giáp lãnh hải

2.1.5. Vùng đặc quyền kinh tế

2.1.6. Thềm lục địa

2.2. Chế độ các đảo

2.3. Chế độ pháp lý các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

2.3.1. Biển cả

3

Page 413: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

2.3.2. Vùng

2.4. Quyền của các quốc gia không có biển

2.5. Phân định biển

2.5.1. Phân định lãnh hải

2.5.2. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

2.6. Giải quyết tranh chấp

2.6.1. Cơ chế giải quyết các tranh chấp của Công ước Liên hợp quốc

về Luật Biển 1982

2.6.2. Toà án Quốc tế về Luật Biển

2.7. Ô nhiễm biển

2.7.1. Các nguồn gây ô nhiễm biển và đại dương

2.7.2. Các quyền của quốc gia ven biển trong quản lý ô nhiễm biển

CHƯƠNG 3: LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

3.1. Khái niệm chung về chính sách biển

3.2. Chính sách biển của Việt Nam liên quan đến môi trường biển

3.2.1. Luật biển Việt Nam

3.2.2. Luật biên giới quốc gia

3.2.3. Luật Môi trường

3.2.4. Luật Đa dạng sinh học

3.2.5. Luật Tài nguyên và Môi trường biển, hải đảo

3.2.6. Luật Hàng hải

3.2.7. Luật Thủy sản

3.2.8. Luật Du lịch

3.2.9. Luật Dầu khí

3.2.10. Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về Quả lý tổng hợp tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo

3.2.11. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

3.3. Chính sách biển của một số nước trong khu vực và trên thế giới liên quan đến môi trường

4

Page 414: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.3.1. Chính sách môi trường biển Đông Á

3.3.2. Chính sách môi trường biển ASEAN

3.3.3. Các điều ước quốc tế liên quan đến môi trường biển

- Công ước MARPOL

- Công ước RAMSA

- Công ước Đa dạng sinh học

- Công ước BAREL

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

5

Page 415: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN

1. Mã môn học: EVS3285

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Sinh học đại cương, Sinh thái môi trường, Khoa học môi trường đại cương, Quản lý môi trường, Quy hoạch môi trường

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 2:

Họ và tên: Hoàng Anh Lê

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Quản lý môi trường, Khoa Môi trường, P302, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.35583305; Email: [email protected]

Giảng viên 3:

Họ và tên: Lê Đức Minh

Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Sinh thái-Môi trường, Khoa Môi trường, P301, nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04.3558 4995; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

1

Page 416: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.1. Kiến thức

Có được một số khái niệm và kiến thức cơ bản về quản lý khu bảo tồn biển. Hiểu được tầm quan trọng của việc thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển. Nêu được nguyên tắc và các bước tiến hành xây dựng khu bảo tồn biển. Lựa chọn các biện pháp quản lý phù hợp với các điều kiện của khu bảo tồn biển, nhất là có sự tham gia của cộng đồng. Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam và thực trạng quản lý.

6.2. Kỹ năng

Biết cách xây dựng luận cứ khoa học cho việc thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển. Cập nhật và nắm vững các tiêu chuẩn và các văn bản pháp lý liên quan đến các khu bảo tồn biển. biết phân tích các dữ liệu thu được và lập được các báo cáo khoa học; kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển và kế hoạch phân vùng.

6.3. Thái độ

Rèn luyện sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, khả năng tự tìm tòi tư liệu và biết cách tổng hợp vấn đề trong quy hoạch khu bảo tồn biển. Trung thực với nghề và yêu nghề, tích cực bảo vệ môi trường biển.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận,…): 10%

- Hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập nhóm, báo cáo seminar: 20%

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 40%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc:

1) R.V. Salm, John Clark and Erkki Siirila (2000). Marine and Coastal Protected Areas: A Guide for Planners and Managers. IUCN. Washington DC. + 371 pp.

2) Nguyễn Chu Hồi và nnk (2007). Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam. Báo cáo quy hoạch, lưu tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Hà Nội.

- Học liệu tham khảo:

3) UNEP-Sida-COBSEA, 2011. Spatial Planning in the Coastal Zone of the East Asian Seas Region: Integrating Emerging Issues and Modern Management

2

Page 417: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Approaches. Interim Edition, UNEP-Sida-COBSEA published in November, 2011.

4) Blair T. Bower, Charles N. Ehler and Daniel J. Basta , 1994. A Framework of Integrated Coastal Management Planning. NOAA/IUCN.

5) Biliana Cicin-Sain B. and Knecht R., 1998. Integrated Coastal and Ocean Management: Concepts and Practices. Island Press.

6) Clark J.R, 1996. Coastal zone management Handbook. CRC Fress, Boca Raton.

7) Kay R. , Alder J. , 2000. Coastal Planning and Management. Spon Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến các vấn đề sau:

- Một số khái niệm cơ bản về khu bảo tồn biển và các khía cạnh liên quan;

- Tầm quan trọng của khu bảo tồn biển; ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường và pháp lý của việc thành lập các khu bảo tồn biển;

- Nhu cầu thành lập và quản lý hiệu quả khu bảo tồn biển; các hiệu ứng quản lý: hiệu ứng phục hồi, hiệu ứng “tràn” và phát tán;

- Các tiêu chí và các bước tiến hành trong xây dựng quy hoạch và quản lý khu bảo tồn biển;

- Các biện pháp và công cụ quản lý khu bảo tồn biển: phân vùng chức năng, lập kế hoạch quản lý, nội quy và quy chế quản lý, tuần tra-kiểm soát, nâng cao nhận thức, thuế-phí tham quan, du lịch sinh thái,…;

- Một số nguyên tắc quản lý khu bảo tồn biển: quản lý tổng hợp KBTB; giám sát và đánh giá theo bộ chỉ số về kết quả quản lý; chính sách và pháp luật bảo tồn biển,...;

- Thực trạng thành lập và quản lý KBTB ở Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

MỞ ĐẦU

- Mục đích, ý nghĩa của việc thiết lập khu bảo tồn biển: khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và pháp lý

3

Page 418: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thực trạng vấn đề các khu bảo tồn biển trên thế giới, khu vực ASEAN và ở Việt Nam

- Mục đích, ý nghĩa của môn học

PHẦN 1: THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN

1.1. Khái niệm và vai trò của các khu bảo tồn

1.1.1. Khu bảo tồn biển là gì?

1.1.2. Khu bảo tồn biển đa mục tiêu

1.1.3. Giá trị đa dạng sinh học

1.1.4. Bảo tồn đa dạng sinh học biển: loài, nguồn gen và hệ sinh thái

1.1.5. Bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng

1.1.6. Sử dụng lâu bền

1.1.7. Bảo vệ các loài có giá trị thương mại

1.1.8. Tạo hiệu ứng phục hồi nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển

1.1.9. Tạo hiệu ứng “ tràn”

1.1.10. Tạo hiệu ứng “phát tán” ra vùng biển chung quanh

1.1.11. Địa điểm giáo dục và nghiên cứu khoa học

1.1.12. Bảo vệ vùng biển khỏi thiên tai

1.1.13. Giải trí và du lịch sinh thái biển

1.1.14. Các lợi ích kinh tế và xã hội khác

1.2. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn biển

1.2.1. Lập kế hoạch quản lý địa điểm bảo tồn

1.2.2. Tiếp cận quy hoạch

1.2.3. Quy trình quy hoạch địa điểm bảo tồn

1.2.4. Ranh giới và quy mô khu bảo tồn biển

1.2.5. Phân vùng chức năng khu bảo tồn biển

4

Page 419: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.2.6. Phương pháp phân vùng

1.2.7. Kiểm soát ảnh hưởng từ bên ngoài khu bảo tồn

1.2.8. Ban tư vấn và chiến lược quản lý

1.2.9. Nền tảng thông tin

1.2.10. Sức tải (carrying capacity)

1.2.11. Lập bản đồ

1.2.12. Chẩn đoán vấn đề

1.2.13. Hỗ trợ và nhận thức của chính quyền địa phương

1.2.14. Cán bộ quản lý khu bảo tồn biển

1.2.15. Công tác hành chính

1.2.16. Giám sát và thực thi kế hoạch

1.2.17. Quan trắc và đánh giá kết quả quản lý

1.2.18. Tài chính cho khu bảo tồn biển

1.3. Sự tham gia của cộng đồng

1.3.1. Sự tham gia

1.3.2. Tìm hiểu cộng đồng sống trong và lân cận khu bảo tồn biển

1.3.3. Phân tích vấn đề - hành động củ cộng đồng

1.3.4. Cộng đồng tự nguyện hỗ trợ

1.3.5. Thúc đẩy quan hệ đối tác

1.3.6. Lập bản đồ có sự tham gia của cộng đồng

1.3.7. Cộng đồng phối hợp giám sát

1.4. Lựa chọn khu bảo tồn biển

1.4.1. Quá trình lựa chọn

1.4.2. Nguyên tắc chỉ đạo

1.4.3. Quá trình lựa chọn địa điểm

5

Page 420: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.4.4. Sử dụng tiêu chí lựa chọn

1.4.5. Tiêu chí xã hội

1.4.6. Tiêu chí kinh tế

1.4.7. Tiêu chí sinh thái

1.4.8. Tiêu chí vùng

1.4.9. Tiêu chí thực tiễn

1.5. Phương thức và công cụ quản lý

1.5.1. Hệ thông tin địa lý

1.5.2. Viễn thám

1.5.3. Đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân

1.5.4. Giáo dục và nâng cao nhận thức

1.5.5. Thông tin khoa học

1.5.6. Phục hồi habitat và hệ sinh thái

1.5.7. Tiếp cận quản lý tổng hợp

1.5.8. Phân vùng ảnh hưởng

1.5.9. Phân hạng khu bảo tồn biển và ven bờ

1.5.10. Công cụ kinh tế

1.6. Khuôn khổ thể chế và pháp luật

1.6.1. Cơ sở pháp lý bảo vệ biển và vùng ven biển

1.6.2. Những chẩn đoán

1.6.3. Luật pháp quốc tế và quốc gia liên quan đến KBTB

1.6.4. Tầm quan trọng của ranh giới KBTB

1.6.5. Các chính sách bảo tồn

1.6.6. Các công cụ quốc tế với KBTB

1.6.7. Chế độ pháp luật quốc tế mới với KBTB

6

Page 421: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

1.6.8. Hướng dẫn chung

PHẦN 2: CÁC KIỂU, LOẠI KHU BẢO TỒN BIỂN, VEN BIỂN

2.1. Các kiểu khu bảo tồn biển-ven biển

2.1.1. Khu bảo tồn các rạn san hô

2.1.2. Khu bảo tồn đầm phá và cửa sông

2.1.3. Khu bảo tồn các đảo nhỏ

2.1.4. Khu bảo tồn bãi cát biển

2.1.5. Khu bảo tồn đất ngập nước ven biển

2.2. Các loại khu bảo tồn biển

2.2.1. Thang phân loại khu bảo tồn biển của IUCN

2.2.2. Vườn quốc gia biển

2.2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên biển

2.2.4. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh biển

2.2.5. Khu bảo vệ cảnh quan biển

2.2.6. Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên biển

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN Ở VIỆT NAM

3.1. Lịch sử bảo tồn biển ở Việt Nam

3.2. Nhu cầu các khu bảo tồn biển ở Việt Nam

3.3. Hệ thống khu bảo tồn biển – ven biển Việt Nam

3.4. Quản lý KBTB ở Việt Nam

3.5. Các bài học trên thế giới về quản lý khu bảo tồn biển

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

7

Page 422: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

8

Page 423: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

1. Mã môn học: EVS4070

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Tài nguyên thiên nhiên, mã môn học: EVS2301 + Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1

Họ và tên: Lưu Đức Hải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0912 102 109; Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Trần văn Thụy

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 01237296689

- Email: [email protected]

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38581776; DD. 0913023097

Giảng viên 4

1

Page 424: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Họ và tên: Vũ Văn Mạnh

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0903454363; Email: [email protected]

Giảng viên 5

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913063898

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm thực tế ban đầu về các chủ đề của ngành Khoa học môi trường, bao gồm: sinh thái học, tài nguyên thiên nhiên, địa chất môi trường, khí tượng, thuỷ văn; đồng thời trang bị cho sinh viên kinh nghiệm thực địa liên quan đến các môn học có trong khung chương trình khoa học môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Thực tập được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu lựa chọn, nơi có tư liệu giảng dạy về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, sinh học, ..; cũng như điều kiện cho sinh viên có thể thực hành kỹ thuật và phương pháp nhằm vận dụng các nguyên cơ bản về sinh học, hoá học, địa chất, vật lý, hoá học, toán học để giải quyết vấn đề thu được.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích môi trường, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Điểm thành phần của sinh viên cho mỗi chủ đề hàng tuần được tính trên cơ sở sau:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

2

Page 425: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm trung bình các điểm của cả 5 tuần.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

[1] Nguyễn Cẩn và nnk, Hướng dẫn thực tập khoa học trái đất và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Ba Vì, NXB Đại học Quốc gia (2005).

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[2] Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thế Thôn, Địa chất môi trường, NXB. Đại học Quốc gia (2000).

[3] Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Cơ sở khoa học trái đất, NXB. Giáo dục (2008).

[4] Hoàng Xuân Cơ, Mai Trọng Thông, Tài nguyên khí hậu (2000).

[5] Vũ Trung Tạng, Cơ sở sinh thái học, NXB, Giáo dục (2005).

[6] Nguyễn Thanh Sơn, Đánh giá tài nguyên nước, NXB. Giáo dục (2004).

[7] Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi, Tài nguyên khoáng sản, NXBN. Đại học Quốc gia (2002)

[8] Trần Kông Tấu, Tài nguyên đất, NXB. Đại học Quốc gia (2004).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: : Môn học là một đợt thực tập dài ngày theo 5 chủ đề sinh thái môi trường và đa dạng sinh học; khí tượng và thủy văn khu vực; địa chất môi trường; tài nguyên thiên nhiên; tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến môi trường. Địa điểm thực tập dự kiến là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì và các cơ sở kinh tế trong phạm vi bán kính 30 km. Môn học có mục tiêu trình bày cho sinh viên các vấn đề lý thuyết về khoa học môi trường trên các ví dụ sinh động của thực tế. 9.2. Course descriptions: The Field work is conducted as a several days field trip for 5 topics including environmental ecology and bio-diversity, regional meteorology and hydrology, environmental geology, natural resources, and impacts of socio-economical development on environment. Expected field site is Ba Vi National Park and its surrounding enterprises within radius of 30km. The course aims to present environmental science theories in conjunction with practical cases.

10. Nội dung chi tiết môn học:

3

Page 426: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Chủ đề 1

SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC

tiết (2-10-3)

1.1. Cấu trúc và đặc trưng sinh thái rừng rự nhiên theo các đai cao: < 100m, 100-400m, 400-700m. 700-1000m, >1000m

1.2. Sinh thái các vùng đất ngập nước: khảo sát khu vực Đầm Long

1.3. Đặc trưng sinh thái các loại rừng: rừng tự nhiên, rừng trồng (thông, tre, keo)

1.4. Đa dạng sinh học khu vực: Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Cò Ngọc Nhị.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 2

KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN KHU VỰC

15 tiết (2-10-3)

2.1. Các phương pháp đo đạc các yếu tố khí tượng thời tiết trên thực địa.

2.2. Thay đổi các yếu tố khí tượng thuỷ văn theo độ cao.

2.3. Các phương pháp đo đạc các yếu tố thuỷ văn sông, suối và hồ

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 3

ĐỊA CHẤT HỌC KHU VỰC

4

Page 427: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

15 tiết (2-10-3)

3.1. Địa tầng khu vực: tiền cambri, Paleozoi, Mezozoi, Đệ tam, Đệ tứ, hiện đại.

3.2. Cấu trúc địa chất: các loại đứt gãy, động lực nội sinh, động lực ngoại sinh.

3.3. Các loại đá và khoáng vật: đá biến chất, đá phun trào trung tính, đá bazan, đá vôi, trầm tích, đá phong hoá.

3.4. Tai biến địa chất: động đất, sạt lở đất đá, v.v.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 4

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC

15 tiết (2-10-3)

4.1. Tài nguyên khoáng sản khu vực: Đồng, Pirit, Amiang, Kaolin, Puzơland

4.2. Tài nguyên đất khu vực: các loại tài nguyên đất, cấu trúc phẩu diện đất, xói mòn, laterit hoá

4.3. Tài nguyên nước khoáng - nước nóng

4.4. Tài nguyên thiên nhiên khác

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 5

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

5

Page 428: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

15 tiết (2-10-3)

5.1. Tác động môi trường do khai thác khoáng sản.

5.2. Tác động môi trường do khai thác rừng và tài nguyên rừng.

5.3. Tác động môi trường do phát triển du lịch.

5.4. Tác động môi trường của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

LỊCH TRÌNH THỰC TẬP

Trong 5 tuần

SUNDAY

Chủ nhât

MONDAY

Thứ hai

TUESDAY

Thứ ba

WEDNESDAY

Thứ tư

THURSDAY

Thứ năm

FRIDAY

Thứ sáu

SATUDAY

Thws bảy

Thực tập chủ đề 1: Sinh thái môi trường và đa dạng sinh học

Đến Trung tâm Sinh thái môi trường Ba Vì

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 2: Khí tượng thuỷ văn khu vực

Lên lớp Thực địa Thực địa theo Hành trình Hành Sinh viên

6

Page 429: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

tuyến có hướng dẫn của giáo viên

khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 3: Địa chất học khu vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 4: Tài nguyên thiên nhiên khu vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 5: Tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu

7

Page 430: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

8

Page 431: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS4071

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP HÓA HỌC

1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu chế

tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải Giảng viên 2

Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913090226/ [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Hoàng Minh Trang Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Cử nhân Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0973 053 050/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Xử lý khí và nước thải, Nghiên cứu chế tạo các vật

liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Thực tập hóa học

1

Page 432: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Mã môn học: EVS4071 - Số tín chỉ: 2 tín chỉ - Môn học: - Bắt buộc - Các môn học tiên quyết:

+Hóa học đại cương, mã môn học: CHE1080 +Hóa học phân tích, mã môn học: CHE1057 +Hóa học hữu cơ, mã môn học: CHE1081 + Hóa học môi trường, mã môn học: EVS3241

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 05 tiết + Thực hành, thực tập: 25 tiết + Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học 3.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi làm thực tập sẽ được củng cố và sáng rõ hơn các lý thuyết về hóa học (hóa lý, phân tích, vô cơ, hữu cơ và hóa kỹ thuật), hóa môi trường và công nghệ môi trường. Hiểu và biết cách sử dụng các thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm. 3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có kỹ năng thực hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Thái độ trung thực và có thể tự làm nghiên cứu thực nghiệm hoặc theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thí nghiệm. 3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Có khả năng giao tiếp và trình bày phương án nghiên cứu, kể cả báo cáo phân tích kết quả xử lý bằng văn bản; Có kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin khảo sát và lấy mẫu nghiên cứu. 3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích, đánh giá ô nhiễm và xử lý môi trường. 3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 433: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Kỹ thuật phòng thí nghiệm- Phân tích trọng lượng- Cân bằng hóa học

Có khả năng tái hiện các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, khái niệm về phân tích trọng lượng, cân bằng hóa học.

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những khái niệm cơ bản về thực tập hóa học; về các phương pháp phân tích trọng lượng, cân bằng hóa học.

Có khả năng sử dụng thành thạo dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong việc phân tích trọng lượng và các kĩ thuật cơ bản khác.

Tương tự mức 3

Dung dịch- Các phản ứng

trong môi trường nước

Có khả năng tái hiện được khái niệm cơ bản về pH, độ dẫn điện, độ điện ly; về các kiểu phản ứng hóa học

Hiểu được bản chất của các phản ứng hóa học; cách xác định pH, độ dẫn điện, độ điện ly của dung dịch

Có khả năng sử dụng thành thạo máy đo pH; kỹ năng thực tập xác định độ oxy hóa của nước tự nhiên; điều chế CO2.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Nhiệt hòa tan (Định luật

Hess)

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của nhiệt hòa tan (Định luật Hess)

Hiểu được nguyên lý nhiệt hòa tan.

Khả năng xác định nhiệt hòa tan của một số muối.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Áp suất hơi bão hòa

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của áp suất hơi bão hòa

Hiểu được nguyên lý sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hòa vào nhiệt độ.

Khả năng xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

3

Page 434: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Khảo sát các định luật khí

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của các định luật khí;các khái niệm trạng thái của chất khí và các thông số trạng thái của chất khí.

Xây dựng và phát biểu được các định luật khí. Làm quen dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi trạng thái của khí đối với quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích.

Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các thông số trạng thái khí; Vận dụng được các định luật khí để giải các bài tập

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

Cân bằng lỏng hơi của hệ hai cấu tử.

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của cân bằng lỏng hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan vào nhau ở áp suất không đổi

Hiểu được nguyên lý phương pháp xây dựng giản đồ cân bằng lỏng hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan; xác định nhiệt độ sôi và thành phần pha hơi cân bằng.

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

Tính tan hạn chế của chất lỏng

Nắm được nguyên tắc xây dựng giản đồ độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế và xác định nhiệt độ hòa tan giới hạn

Hiểu được nguyên lý tính tan hạn chế của chất lỏng

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định; Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

4

Page 435: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Xác định hằng số tốc độ phản ứng

Nắm được nguyên tắc xác định hằng số tốc độ phản ứng

Hiểu được nguyên lý xác định hằng số tốc độ phản ứng

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Đường hấp phụ đẳng nhiệt

Nắm được nguyên tắc xây dựng đường hấp phụ đẳng nhiệt.

Hiểu được nguyên lý xây dựng đường hấp phụ đẳng nhiệt

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp; xử lý được số liệu.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Sức điện động của pin Ganvani

Nắm được khái niệm sức điện động của pin Ganvani

Hiểu được nguyên lý phương pháp đo sức điện động của pin Danien-Jacobi và pin Ganvani nồng độ

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

4. Tóm tắt nội dung môn học 4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn thực hành hóa học bao gồm 10 bài thí nghiệm về các định luật cơ bản của nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học, cân bằng hóa học và hóa keo. Kèm theo đó sinh viên sẽ được làm quen với các thao tác thí nghiệm, sử dụng thành thạo những dụng cụ và thiết bị thí nghiệm thường có trong một phòng thí nghiệm. Đặc biệt trong các bài thí nghiệm tích hợp cả các kiến thức về hóa học phân tích (định tính và định lượng), cũng như một số nội dung về các phương pháp xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường như hấp phụ, hấp thụ, oxy hóa khử và sinh học. giúp minh họa và củng cố lý thuyết về các học phần hóa lý, hóa phân tích và hóa hữu cơ. Ngoài ra, môn học còn rèn luyện kỹ năng tính toán và xử lý số liệu nghiên cứu.

5

Page 436: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4.2. Course descriptions: This subject includes 10 chemistry experiments on the principle of thermodynamics chemistry, electrochemistry, chemical equilibrium and collochemistry. Morever, students will get acquainted with the experimental manipulation, learn the way to use of common tools and laboratory equipment proficiently. Especially, all of these experiments integrate the knowledge of chemical analysis (qualitative and quantitative) as well as some methods of environmental pollutants treatments such as adsorption, absorbtion, oxidation-reduction, and biology to illustrate and reinforce the theory of the physical chemistry, analytical chemistry and organic chemistry. In addition, this subject also trains skills and proven methods of chemical analysis applied in environmental studies, as well as math skills and data handle.

5. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1 (10tiết) KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM - CÂN BẰNG HÓA HỌC - PHÂN TÍCH

TRỌNG LƯỢNG 1.Giới thiệu các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm 1.1. Cân và cách sử dụng cân 1.1.1.Phân loại (cân thô, cân kỹ thuật, cân phân tích và cân đặc biệt) 1.1.2.Giới thiệu một số loại cân tiêu biểu 1.1.3.Phương pháp cân 1.2.Dụng cụ phòng thí nghiệm 1.2.1. Cách sử dụng một số dụng cụ thường có trong phòng thí nghiệm 1.2.2. Các cách làm sạch dụng cụ thủy tinh 1.3.Lọc, rửa tách kết tủa khỏi dung dịch 1.3.1.Nguyên tắc, các loại giấy lọc và cách chuẩn bị 1.3.2.Các cách lọc và dụng cụ lọc 1.3.3.Rửa kết tủa (rửa gạn, rửa trên phễu, rửa ly tâm) 2.Phân tích trọng lượng (Xác định hàm lượng Ca2+ ) 3.Cân bằng hóa học 3.1. Xác định hệ số phân bố 3.2. Xác định hằng số cân bằng của phản ứng

Bài 2 (10tiết)

DUNG DỊCH - CÁC PHẢN ỨNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1. Nước và các dung môi thông dụng . Pha dung dịch (chất gốc, dung dịch chuẩn, dung dịch nghiên cứu, dung dịch đệm) 2.Máy đo pH 2.1. Chuẩn hóa máy 2.2.Dựng đường pH làm việc của điện cực thủy tinh 2.3. Đo pH các dung dịch đệm 3.Dung dịch điện ly 3.1. Xác định pH của dung dịch bằng các chất chỉ thị màu axit- bazơ

6

Page 437: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.2. Xác định độ dẫn điện đương lượng giới hạn của chất điện ly mạnh 3.3. Xác định độ điện ly và hằng số điện ly của chất điện ly yếu. 4.Các kiểu phản ứng hóa học 4.1.Phản ứng oxy hóa khử (xác định độ oxy hóa của nước tự nhiên; oxy hóa Fe(II) bằng oxy không khí và xác định hàm lượng Fe(II) với thuốc thử 1, 10 - phenantrolin) 4.2. Phản ứng trao đổi (điều chế CO2, hấp thụ CO2 bằng dung dịch NaOH và xác định lượng CO2 đã hấp thụ nhờ chuẩn độ axit-bazơ)

Bài 3 (5tiết) NHIỆT HÒA TAN (ĐỊNH LUẬT HESS)

1. Xác định nhiệt hòa tan của muối KCl trong nước 2. Xác định nhiệt hòa tan của CuSO4, CuSO4.5H2O trong nước 3.Tính nhiệt hydrat hóa của CuSO4.5H2O

Bài 4 (5tiết) ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA

1. Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hòa vào nhiệt độ 2. Xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng

Bài 5 (5tiết) KHẢO SÁT CÁC ĐỊNH LUẬT KHÍ

1. Định luật Bôilơ - Mariot 2. Định luật Saclơ 3. Định luật Gay Luytxac

Bài 6 (5tiết) CÂN BẰNG LỎNG HƠI CỦA HỆ HAI CẤU TỬ

Xây dựng giản đồ cân bằng lỏng – hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau ở áp suất không đổi. 1. Chuẩn bị dung dịch và xây dựng đường chuẩn: chiết suất – thành phần 2. Xác định nhiệt độ sôi và thành phần pha hơi cân bằng

Bài 7 (5tiết)

TÍNH TAN HẠN CHẾ CỦA CHẤT LỎNG 1. Xây dựng giản đồ độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế và xác định nhiệt độ hòa tan tới hạn 2. Xây dựng giản đồ độ tan của của hệ ba cấu tử hòa tan hạn chế

Bài 8 (5tiết)

7

Page 438: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 1. Xác định hằng số tốc độ phản ứng 2. Xác định năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thủy phân etyl axetat bằng dung dịch kiềm

Bài 9 (5tiết) ĐƯỜNG HẤP PHỤ ĐẲNG NHIỆT

1. Nghiên cứu sự hấp phụ của amoni trong môi trường nước lên than hoạt tính và vẽ các đường đẳng nhiệt hấp phụ 2. Nghiên cứu hiệu quả giải hấp hơi etanol trên than hoạt tính bằng hơi nước

Bài 10 (5tiết) SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN GANVANI

1. Đo sức điện động của pin Danien-Jacobi và pin Ganvani nồng độ 2. Xác định thế điện cực của đồng, kẽm và thế điện cực oxi hóa khử 6. Học liệu 6.1. Giáo trình bắt buộc: 1. Đồng Kim Loan, Thực tập hóa học (Các bài giảng về thực hành hóa học trong phòng thí nghiệm, lưu hành nội bộ). 2. Vũ Ngọc Ban, Giáo trình Thực tập hóa lý, NXB ĐHQG Hà Nội, 200?. 6.2. Tài liệu tham khảo: 1.Lechtanski, V.L., Inquiry-Based Experiments for Chemistry. Oxford University Press; New York, 2000 (ISBN 0-8412-3570-8). 2.Chemistry C117 Principles of Chemistry and Biochemistry Laboratory Manual, 8th Edition, Required Dean, Reck, Stone, Robinson, Hayden-McNeil (special edition for Indiana University), 2009 ISBN-13: 978-0-7380-3422-5 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Bài 1 10 10

Bài 2 10 10

Bài 3 5 5

8

Page 439: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Bài 4 5 5

Bài 5 5 5

Bài 6 5 5

Bài 7 5 5

Bài 8 5 5

Bài 9 5 5

Bài 10 5 5

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1 Thực hành ? tiết tại PTN

theo sự phân công của Trường

Mở đầu Kỹ thuật phòng thí nghiệm- Phân tích trọng lượng- Cân bằng hóa học

Đọc trước chương 1 tài liệu 1 Đọc trước chương 2 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2 Thực hành ? tiết tại PTN

theo sự phân công của Trường

Dung dịch- Các phản ứng trong

môi trường nước

Đọc trước chương 2 Đọc trước chương 3

Nộp báo cáo thực hành

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 3 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của

Nhiệt hòa tan (Định luật Hess)

Đọc trước chương 3 tài liệu 1 Đọc trước chương

9

Page 440: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Trường 4 tài liệu 1 Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 4 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Áp suất hơi bão hòa

Đọc trước chương 4 tài liệu 1

Kiểm tra thương xuyên

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Khảo sát các định luật khí

Đọc trước chương 5 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Cân bằng lỏng hơi của hệ hai cấu tử.

Đọc trước chương 5 tài liệu 1 Đọc trước chương 6 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7 Thực hành Tính tan hạn chế

của chất lỏng Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc trước chương 7 tài liệu1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8 Thực hành Xác định hằng số

tốc độ phản ứng Đọc trước chương 7 tài liệu 1 Đọc trước chương 8 tài liệu 1

10

Page 441: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 9 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Đường hấp phụ đẳng nhiệt Phân tích đất và trầm tích

Đọc trước chương 8 tài liệu 1 Đọc trước chương 9 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 10 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Sức điện động của pin Ganvani

Đọc trước chương 9 tài liệu 1 Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hành

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở các phòng thí nghiệm có kết nối internet, đủ trang thiết bị chuyên cho thực tập hóa học.

- Sau mỗi một bài ở giờ thực tập kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học và thực hành.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình. - Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực

nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm. - Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch

trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học - Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các

điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

11

Page 442: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

12

Page 443: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Mã môn học: EVS4076

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết: Sinh viên học xong các môn thuộc chương trình đại học ngành Khoa học môi trường, hệ chuẩn.

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1

Họ và tên: Lưu Đức Hải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng cao cấp, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0912 102 109; Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38581776; DĐ. 0913023097

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Phương Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC. ThS.

- Địa điểm làm việc: P.131, nhà T1, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

- Điện thoại: 0989087686

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Môn học trình bày một cách tổng hợp kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên đã được giảng dạy trong chương trình đại học ngành Khoa học môi trường hệ chuẩn; qua đó giúp sinh viên ôn tập và nhận thức sâu hơn về các kiến thức này trước khi tốt nghiệp.

1

Page 444: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích và đánh giá tổng hợp vấn đề môi trường; mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và hoạt động sản xuất của con người; phương hướng giải quyết vấn đề môi trường phức tạp.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Sinh viên được rèn luyện khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát, lấy mẫu và điều tra xã hội.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu, điều tra xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương và ngành kinh tế.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Lưu Đức Hải; Cơ sở khoa học môi trường, NXB. ĐHQGHN; 2000.

2. Lê Văn Khoa và nnk; Khoa học môi trường; NXB. Giáo dục; 2002.

3. Trần Công Tấu; Cơ sở khoa học đất; NXB. ĐHQGHN; 2004

4. Nguyễn Xuân Cự, Lê Văn Sâm; Tài nguyên rừng; NXB. ĐHQGHN; 2002.

5. Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi; Tài nguyên khoáng sản; NXB. ĐHQGHN; 2002

6. Nguyễn Phương Loan; Tài nguyên nước; NXB. ĐHQGHN; 2004 ?

7. Nguyễn Chu Hồi; Cơ sở tài nguyên và môi trường biển; NXB. ĐHQGHN; 2004

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1 . Các báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, 2000 – 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học tổng hợp các kiến thức cốt lõi về khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong của chương trình đào tạo đại học ngành

2

Page 445: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Khoa học môi trường, hệ chuẩn với mục tiêu thay thế một phần yêu cầu khóa luận cho các sinh viên không có điều kiện thực hiện khóa luận tốt nghiệp. 9.2. Course descriptions: Subjet summarizes all core knowledge on environmental science and natural resources of hight education program on environmental science with main goal to take the place of graduation paper for student, who hav’nt a condition to do it.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương I. Các khái niệm cơ bản về môi trường và Tài nguyên thiên nhiên : (4 tiết)

1.1 Các định nghĩa về môi trường

1.2 Phân loại môi trường

1.3 Cấu trúc và chức năng của môi trường

1.4 Quan hệ giữa môi trường và phát triển

1.5 Khái niệm về tài nguyên

1.6 Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Chương II. Các thành phần cơ bản của môi trường : (6 tiết)

2.1 Thạch quyển:

- Sự hình thành và cấu trúc của trái đất

- Sự hình thành các loại đá, cấu trúc địa chất và khoáng sản.

- Sự hình thành vỏ thổ nhưỡng.

- Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở.

2.2 Thuỷ quyền

- Sự hình thành đại dương

- Đới ven bờ, cửa sông

- Băng và gian băng

2.3 Khí quyển

- Thành phần của khí quyển

- Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

- Front khí quyển

- Xôn khí

- Ôzôn khí quyển và chất CFC

- Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển.

3

Page 446: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Hiệu ứng nhà kính

- Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

2.4 Sinh quyển

- Sinh quyển, sinh địa hoá và các khu sinh học (biôm)

- Hô hấp và quang hợp

- Năng lương và sinh khối

- Tác động tương hỗ giữa các sinh vật

2.5 Trí quyển (Noosphere)

- Khái niệm về trí quyển

- Vai trò của trí quyển đối với môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn.

Chương III. các nguyên lý sinh thái học ứng dụng vào khoa học môi trường: (8 tiết)

3.1 Hệ sinh thái

- Khái niệm, độ lớn, tính hệ thống, tính phản hồi,

3.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của hệ sinh thái:

- Các nhóm sinh vật: Sản xuất, tiêu thụ và phân huỷ

- Xích thức ăn và lưới thức ăn

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Các nhân tố sinh thái (giới hạn và không giới hạn)

- Năng suất hệ sinh thái (thứ cấp- sơ cấp)

- Diễn thế sinh thái

- Cân bằng sinh thái

3.3 Tác động của con người lên các hệ sinh thái

- Quan hệ giữa hệ xã hội và hệ tự nhiên

- Các vùng sinh thái nhân văn điển hình ở Việt nam

- Nội dung các tác động

Chương IV. Ô nhiễm môi trường :(8 tiết)

4.1 Ô nhiễm nước

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Ô nhiễm nước mặt

- Ô nhiễm nước ngầm

4

Page 447: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Ô nhiễm nước biển

4.2 Ô nhiễm không khí

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân

- Tác động của ô nhiễm không khí đến con người, thực vật và vật chất.

- Tác động của ô nhiễm không khí đến thời tiết và khí hậu

4.3 Ô nhiễm đất

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Tác động của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản và sức khoẻ con người

4.4 Ô nhiễm tiếng ồn

- Khái niệm về tiếng ồn và tác hại của nó

- Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn

- Phân loại tiếng ồn

- Sự phát tán và lan truyền của tiếng ồn

4.5 Ô nhiễm chất thải rắn

- Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn

- Phân loại chất thải rắn và tác động gây ô nhiễm

- Biện pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Chương 5. Các dạng tài nguyên thiên nhiên không tái tạo (4 tiết)

5.1. Tài nguyên khoáng sản

- Đặc điểm chung về tài nguyên khoáng sản

- Vai trò tài nguyên khoáng sản trong lịch sử phát triển Loài người

- Tiềm năng tài nguyên khoáng sản Thế giới

- Tài nguyên khoáng sản Việt Nam

5.2. Tài nguyên di truyền

- Đặc điểm chung về tài nguyên di truyền

- Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên di truyền trong lịch sử phát triển Loài người

- Bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền

- Ứng dụng tài nguyên di truyền trong đời sống ở Việt Nam

5.3. Tài nguyên vị thế

- Đặc điểm chung về tài nguyên vị thế

5

Page 448: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Vai trò tài nguyên vị thế trong sự phát triển kinh tế xã hội

- Tài nguyên vị thế của Việt Nam

Chương VI. Các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo (6 tiết)

6.1. Tài nguyên rừng

- Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên rừng

- Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên rừng trong cuộc sống Loài người

- Tài nguyên rừng Thế giới

- Tài nguyên rừng Việt Nam

6.2. Tài nguyên nước

- Đặc điểm và ý nghĩa của tài nguyên nước

- Tiềm năng tài nguyên nước của Trái đất

- Tài nguyên nước mặt Việt Nam

- Tài nguyên nước ngầm Việt Nam

- Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước

6.3. Tài nguyên đất

- Đặc điểm chung của tài nguyên đất

- Tài nguyên đất Thế giới và Việt Nam

- Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

6.4. Tài nguyên biển

- Khái quát về tài nguyên biển

- Tài nguyên của khối nước biển

- Tài nguyên đáy biển và thềm lục địa

- Tài nguyên sinh học biển

Chương VII. Các vấn đề về dân số, lương thực và năng lượng và phát triển bền vững :(9 tiết)

7.1 Các vấn đề về dân số

- Lịch sử phát triển dân số thế giới

- Sự biến đổi dân số trong các quốc gia

- Mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên và môi trường

- Xu thế phát triển dân số thế giới và Việt nam trong tương lai

6

Page 449: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

7.2 Lương thực và thực phẩm của Loài người

- Các vấn đề về dinh dưỡng và nạn đói trên thế giới

- Sản xuất lương thực trên thế giới và ở Việt nam

- Các tiềm năng về lương thực và thực phẩm của loài người

7.3. Năng lượng của Loài người

- Các vấn đề năng lượng

- Các nguồn năng lượng của loài người

- Các giải pháp năng lượng cho sự phát triển

7.4. Phát triển bền vững

- Các khái niệm và định nghĩa

- Các nguyên tắc phát triển bền vững

- Các mục tiêu của phát triển bền vững

- Định lượng hoá sự phát triển bền vững

- Các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc chính và hoạt động ưu tiên để phát triển bền vững ở Việt nam.

- Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt nam.

7

Page 450: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS4077

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

+ Các phương pháp phân tích môi trường, mã môn học: EVS3242 + Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Nguyễn Mạnh Khải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913.369778; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Nguyễn Thị Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913.063898

- Email: [email protected]

Giảng viên 3: Đồng Kim Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0904.558667

- Email: [email protected]

Giảng viên 4: Nguyễn Thị Hoàng Liên

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

1

Page 451: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

- Điện thoại: 0936234533

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý cơ bản của một số phương pháp xác định các chỉ tiêu lý học, hóa học trong môi trường đất, nước, không khí và trầm tích, phương pháp phân tích hệ thống và đánh giá môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Thực hành thành thạo phương pháp phân tích đất, nước, không khí; sử dụng các công cụ và phương pháp để phân tích hệ thống và đánh giá môi trường.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, đánh giá bằng văn bản; kỹ năng thuyết trình, giao tiếp khi tiếp cận tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát và đánh giá môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án thực hành phân tích môi trường, đánh giá và dự báo môi trường tự nhiên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

7.2. Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Lê Đức (chủ biên). Các phương pháp phân tích môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

2. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ. Đánh giá tác động môi trường. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Reeve, R.N. Introduction to Environmental Analysis. John Wiley and Sons. 2002.

2. Larry W.C. Environmental Impact Assessment. McGraw Hill, 1995.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

2

Page 452: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Môn học thực hành phân tích và đánh giá môi trường gồm hai phần chính: Phần 1 bao gồm các khối kiến thức về kỹ thuật phân tích môi trường, thiết lập phương án và phương pháp phân tích chỉ tiêu phân tích môi trường đất, nước, không khí, tính toán kết quả thực hành phân tích môi trường; Phần 2 gồm kiến thức được trang bị về phân tích hệ thống môi trường và đánh giá môi trường cho những nhóm dự án cụ thể, dự báo và phân tích môi trường cũng như các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Lời mở đầu

(Sinh viên chọn 10 trong số các bài thực hành để kết thúc khóa học của mình)

Phần 1. Phân tích môi trường

Chương 1. Thực hành lấy mẫu và bảo quản mẫu

Bài 1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu đất

Bài 2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước

Bài 3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu khí

Bài 4. Hướng dẫn rửa và làm khô dụng cụ thí nghiệm

Chương 2. Thực hành phân tích chất lượng đất

Bài 1. Phân tích chất hữu cơ

Bài 2. Phân tích các dạng mùn trong đất

Bài 3. Phân tích độ ẩm, pH, dung trọng, tỷ trọng đất

Bài 4. Phân tích CEC, một số thông số dinh dưỡng cây trồng

Bài 5. Phân tích kim loại nặng trong đất

Bài 6. Chiết, tách và phân tích hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất

Chương 3. Thực hành phân tích chất lượng nước

Bài 1. Phân tích DO, pH, độ đục, độ trong

Bài 2. Phân tích độ kiềm, độ cứng của nước, các dạng chất rắn trong nước

Bài 3. Phân tích COD, BOD

Bài 4. Phân tích các dạng N vô cơ trong nước

Bài 5. Phân tích các dạng P trong nước

Bài 6. Phân tích kim loại nặng trong nước

Chương 4. Thực hành phân tích chất lượng không khí, tiếng ồn

Bài 1. Xác định bụi và một số thành phần của bụi trong không khí

3

Page 453: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

Bài 2. Xác định SO2 trong không khí

Bài 3. Xác định NO2 trong không khí

Bài 4. Phân tích độ ồn

Phần 2. Đánh giá môi trường

Chương 5. Đánh giá môi trường

Bài 1. Phân tích dữ liệu môi trường

Bài 2. Đánh giá hiện trạng môi trường

Bài 3. Đánh giá dự báo môi trường

Bài 4. Thực hành đánh giá tác động môi trường

4

Page 454: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS4078

2. Số tín chỉ: 02

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Khoa Xã hội học – Trường Đại học khoa học xã hội nhân văn

Giảng viên 2: PGS. TS. Trần Văn Thụy

Giảng viên 3: ThS. Phạm Thị Thu Hà

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: nắm vững kiến thức cơ bản nhất về xã hội học môi trường, ghi nhớ, phân loại, xắp xếp và tư duy logic, có khả năng phân tích phản biện vấn đề trong thực tiễn và hướng khoa học cụ thể.

6.2. Kỹ năng: Có kỹ năng thực hành theo nhóm, có thể tư duy ghi nhớ diễn giải theo các tình huống khác nhau, trung thực trong khoa học để vận dụng trong nghiên cứu, quản lý, điều hàn và tham gia điều hành các vấn đề về môi trường

6.3. Thái độ: Rèn luyện tư duy sáng tạo và bản lĩnh trong học tập, chăm chỉ chịu khó học tập, có khả năng tham khảo và sưu tầm tư liệu, biết cách tổng hợp vấn đề, có tư duy logic trong phân tích và giải quyết vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thi tốt nghiệp cuối chương trình

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1./ Vũ Cao Đàm (chủ biên) Xã hội học môi trường N.X.B. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2002

2./ Bài giảng Xã hội học môi trường của giảng của Giảng viên

3./ Nguyễn Tuấn Anh Giáo trình xã hội học môi trường, N.X.B. Đại học quốc gia Hà Nội

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ): : Môn học xã hội học môi trường trang bị cho sinh viên các kiến thức khoa học về tương tác giữa xã hội và môi trường qua các nội dung sau:

1

Page 455: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

+ Những vấn đề chung: quan niệm, định nghĩa phạm vi đối tượng môn học + Những hợp phần cơ bản của môi trường xã hội và quy luật phát triển + Các tác động của xã hội đến môi trường và phát triển bền vững + Chính sách dân số và chiến lược môi trường xã hội +Lồng ghép phát triển kinh tế, an sinh xã hội và an ninh môi trường.

Ngoài ra, môn học sẽ giới thiệu các nghiên cứu điển hình về môi trường xã hội trong và ngoài nước nhằm giúp học viên trang bị thêm phương pháp và định hướng nghiên cứu phù hợp. 10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

(3 tiết )

1.1. Môi trường và con người

1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học môi trường

1.3. Sơ lược lịch sử phát triển môn học xã hội học

1.3.1. Trên thế giới

1.3.2. Ở Việt Nam

Chương 2

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ HỌC THUYẾT VỀ XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

(3 tiết)

2.1. Các khái niệm kinh điển

2.2. Các học thuyết đương đại

2.3. Khuynh hướng kiến tạo và khuynh hướng duy thực

Chương 3

NHỮNG CHỦ ĐỀ CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC MÔI TRƯỜNG

(14 tiết)

3.1. Bất bình đẳng môi trường

3.2. Xung đột môi trường

3.3. An ninh môi trường

3.4. Phong trào môi trường

3.5. Dân cư và môi trường

2

Page 456: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

3.6. Giới và môi trường

3.7. Môi trường và phát triển bền vững

Chương 4

TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

(5 tiết)

4.1. Khái niệm và quá trình truyền thông môi trường

4.2. Lịch sử phát triển và mục đích truyền thông môi trường

4.3. Xây dựng truyền thông môi trường

4.4. Các bước trong chiến lược truyền thông môi trường

Chương 5

XÃ HỘI MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

(5 tiết)

5.1. Môi trường và đô thị hóa

5.2. Môi trường trong quá trình công nghiệp hóa và phát triển ngành nghề

5.3. Nông nghiệp và phát triển xã hội

5.4. Lâm nghiệp xã hội và quản lý rừng

5.5. Văn hóa, du lịch và bảo tồn di sản

5.6. Biến đổi khí hậu và tác động biến đổi khí hậu tới kinh tế xã hội

3

Page 457: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG 1. Mã

4