39
1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014 TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM 3DS MAX (AUTODESK) TẠO HÌNH ẢNH, HOẠT CẢNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC Tác giả: Lê Quang Quỳnh. Giới tính: Nam. Thuộc đơn vị: Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Vạn Ninh. Chức vụ: Tổ trưởng. Bộ phận: Tổ chuyên môn. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRUNG TÂM KTTH HN VẠN NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 07/BC-SKKN-TCM Vạn Ninh, ngày 20 tháng 05 năm 2014

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2013 - 2014 TÊN ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM 3DS MAX (AUTODESK) TẠO HÌNH ẢNH, HOẠT CẢNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC

Tác giả: Lê Quang Quỳnh. Giới tính: Nam. Thuộc đơn vị: Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Vạn Ninh. Chức vụ: Tổ trưởng. Bộ phận: Tổ chuyên môn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

TRUNG TÂM KTTH – HN VẠN NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 07/BC-SKKN-TCM Vạn Ninh, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Page 2: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

2

MỤC LỤC

Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 3 II. Giải quyết vấn đề 8 1. Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm, tạo ra sản phẩm, thu thập thêm sản phẩm

8

a) Những điểm mạnh của phần mềm 3Ds Max và những trở ngại khi sử dụng phần mềm này

8

a.1) Những điểm mạnh 8 a.2) Những trở ngại mắc phải 10 b) Những nội dung kiến thức cơ bản thu nhận được 11 c) Một số sản phẩm hình ảnh của phần mềm này làm ra 13 2) Ứng dụng sản phẩm của phần mềm vào các tiết dạy và điều tra kết quả

18

a) Một số bài học được ứng dụng sản phẩm của phần mềm 3Ds Max 18 b) Khảo sát ý kiến của học sinh về hiệu quả của tiết dạy 27 c) Đánh giá của các giáo viên dự giờ các tiết dạy có ứng dụng sản phẩm của 3Ds Max

35

d) Đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học sinh qua điểm số 36 III. Kết luận 38 Phần phụ lục (đóng tập riêng) - Phiếu khảo sát đối với học sinh. - Phiếu dự giờ của tổ chuyên môn.

Page 3: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong việc dạy nghề phổ thông tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng

nghiệp hiện nay, ở các môn học đều có nhiều nội dung kiến thức gắn liền với thực tế lao động sản xuất, liên quan trực tiếp đến các công cụ lao động, thiết bị, máy móc, sản phẩm có thật. Do đặc thù của các môn giáo dục nghề phổ thông, nếu trong việc dạy và học chỉ đơn thuần tìm hiểu chúng qua sách, tài liệu thì hiệu quả giảng dạy không cao, không gây được hứng thú cho người học, lâu dần có thể dẫn đến giảm sút chất lượng dạy và học, kết quả không đạt được theo yêu cầu đề ra. Ví dụ như trong nghề Điện dân dụng mà tôi đang giảng dạy tại trung tâm KTTH-HN Vạn Ninh thì hầu như trong tất cả các tiết dạy lí thuyết cũng như thực hành đều cần có hoạt động tìm hiểu, tác động, thao tác thực hành thông qua các công cụ, thiết bị, máy móc, sản phẩm này (sau đây gọi chung là dụng cụ, thiết bị). Có thể liệt kê một số dụng cụ, thiết bị cần dùng như:

- Chương mở đầu: + Các thiết bị có quy mô lớn sử dụng trong sản xuất và truyền tải điện

năng. + Các dụng cụ bảo hộ an toàn trong lao động nghề Điện dân dụng. - Chương đo lường điện: + Các dụng cụ đo lường, kiểm tra (bút thử điện, Vôn kế, Ampe kế, vạn

năng kế, oát kế, công tơ điện…) + Hệ thống phụ tải với các mức tiêu thụ điện năng nhiều ít khác nhau. - Chương tìm hiểu về máy biến áp: + Máy biến áp hoàn chỉnh có thể tháo lắp được. + Các vật liệu dùng để chế tạo máy biến áp: lá thép kĩ thuật điện, dây

quấn, các loại vật liệu cách điện dùng trong máy biến áp. + Dụng cụ quấn dây cho máy biến áp: bàn quấn dây và các phụ kiện đi

kèm. - Chương tìm hiểu về động cơ điện: + Một số mẫu thiết bị sử dụng động cơ điện làm phần động lực. + Một số mẫu động cơ điện có cấu tạo và nguyên lí hoạt động khác nhau

(động cơ điện vòng chập, động cơ điện chạy tụ). + Mô hình thí nghiệm về động cơ điện không đồng bộ. + Quạt điện. + Máy bơm nước. + Máy giặt. - Chương tìm hiểu về mạng điện trong nhà: + Rất nhiều khác thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt. + Các thiết bị chiếu sáng khác nhau để phục vụ tính toán thiết kế chiếu

sáng. + Mô hình các mạch điện đơn lẻ được sử dụng trong mạng điện sinh hoạt. + Dụng cụ thiết bị phục phụ thực hành lắp đặt mạng điện dùng trong sinh

hoạt. + Dụng cụ thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng mạng điện trong nhà. Các dụng cụ, thiết bị này với chủng loại, kích thước, đặc tính đa dạng

khác nhau, kèm theo đó là các phụ kiện, dụng cụ thao tác sử dụng, bảo dưỡng…

Page 4: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

4

có thể nói là rất đồ sộ, sự đồ sộ này là cần thiết vì mới có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức thực tế gắn liền với thực tế ngành nghề mà học sinh đang được tiếp cận. Không chỉ trong nghề Điện dân dụng mà tôi vừa đề cập ở trên, trong hầu như tất cả các nghề phổ thông thì hệ thống dụng cụ, thiết bị là rất nhiều, đa dạng về chủng loại mà chúng ta có thể dễ dàng hình dung ra được qua tên gọi của các nghề đang được phép giảng dạy hiện nay: điện tử dân dụng, quay phim chụp ảnh, nấu ăn, làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, gò, sửa chữa xe gắn máy, cắt may, thêu tay, tin học văn phòng, làm và cắm hoa.

Bênh cạnh các môn giáo dục nghề phổ thông, trong rất nhiều các môn học khác tại trường trung học phổ thông, cũng cần đến các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi công tác cũng như tập trung vào vấn đề chính, tôi chỉ xin trình bày gói gọn trong phạm vi dạy nghề phổ thông tại trung tâm KTTH-HN, cụ thể hơn ở môn giáo dục nghề Điện dân dụng mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.

Sau gần 3 năm giảng dạy nghề phổ thông, tôi nhận thấy việc truyền tải các kiến thức liên quan đến các dụng cụ, thiết bị này là rất khó nếu như không có sẵn phương tiện trực quan thật hoặc phương tiện hỗ trợ trực quan. Ví dụ: khi dạy về động cơ điện xoay chiều, nếu chỉ dùng hình vẽ bảng, hay tranh ảnh đơn thuần thì khó gây được sự tập trung chú ý, hứng thú cho học sinh cũng như rất hạn chế cho giáo viên khi giảng giải, truyền đạt. Cái mà giáo viên và học sinh cần lúc này là một mẫu vật thật để có thể quan sát được cụ thể, rõ ràng, hoặc ít ra là tranh ảnh, phim hoạt cảnh thực sự sống động, với các góc nhìn khác nhau về động cơ điện đó. Và trên thực tế, ai hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến giáo dục cũng nhận thấy rằng, phương tiện dạy học hỗ trợ trực quan sinh động là hết sức cần thiết vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

***

Trong điều kiện thực tế của trung tâm KTTH-HN Vạn Ninh, nơi tôi đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, được thành lập từ đầu năm 2011 và chính thức tổ chức hoạt động giảng dạy vào 09/2011. Được ra đời muộn và với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, từ khi mới thành lập trung tâm này đã được cung cấp khá nhiều dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học lí thuyết cũng như thực hành. Minh chứng là rất nhiều phòng trong khuôn viên trung tâm được sử dụng để sắp xếp bảo quản các dụng cụ thiết bị dạy học. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi và các đồng nghiệp lại nhận thấy rằng, dụng cụ thiết bị có nhiều đi chăng nữa cũng khó có thể đáp ứng nhu cầu gần như là không giới hạn trong việc dạy học. Chưa kể đến việc các dụng cụ thiết bị được cấp chưa thực sự đầy đủ ở các môn học, đơn cử ở môn Điện dân dụng tôi đang giảng dạy thì có tình trạng thiếu dụng cụ thiết bị rất nhiều, không thể đáp ứng được nhu cầu dạy và học, kể cả trong các giờ lí thuyết và thực hành. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ khả năng đầu tư cung cấp ban đầu dành cho trung tâm, khả năng tài chính của trung tâm chưa thể tự mua sắm thêm nhiều. Với tình trạng đó, tôi và một số đồng nghiệp trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn trong công tác giảng dạy của mình. Mặc dù có tham gia làm đồ dùng dạy học để tự đáp ứng cho nhu cầu của mình tuy nhiên số lượng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu dạy ở

Page 5: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

5

nhiều bài, nhiều học sinh tham gia thực hành. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả tiếp thu của học sinh, làm giảm sút hứng thú học tập cũng như gây tác động xấu đến nhìn nhận của học sinh về chất lượng của môn học giáo dục nghề phổ thông.

***

Với những bất cập đó, lúc đầu tôi và các đồng nghiệp cũng suy tính làm cách nào để có thể huy động, mua sắm thêm các dụng cụ thiết bị này trong thời gian ngắn nhất có thể để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, thiết nghĩ nếu dụng cụ thiết bị nào cần nhắc đến cần sử dụng đến trong bài học cũng phải có, cũng phải mua sắm thì thực sự là không thể đáp ứng được cả về mặt kinh phí, tính hiệu quả trong sử dụng cũng như bảo quản, bảo dưỡng. Bên cạnh đó là áp lực của sự hạn chế về kinh phí mà trung tâm có thể đáp ứng mà trong một số buổi họp đã được ban giám đốc thảo luận.

Đứng dưới những áp lực về thời gian, kinh phí, làm sao để có được phương tiện trực quan hỗ trợ cho công tác giảng dạy một cách nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu hiện nay, lại phù hợp với điều kiện thiếu thốn của đơn vị? Tôi đã nảy sinh hướng khắc phục cho hiện trạng này theo hướng tạo ra các sản phẩm, dụng cụ thiết bị mang tính ảo hóa. Với nền tảng của bản thân là sự đam mê đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ máy tính trong nhiều công việc, được tìm hiểu và học tập cơ bản các phần mềm ứng dụng trên máy tính, tôi mạnh dạn tìm hiểu theo hướng công nghệ đồ họa ảo này. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính hiện nay, việc sử dụng các công cụ ảo và hệ thống thông tin trên máy tính, đã góp phần tạo ra những sản phẩm mang tính trực quan sinh động rất cao mà ai ai cũng đều thích thú khi được quan sát. Hướng khắc phục này trước giờ cũng đã có rất nhiều nghiên cứu tìm tòi và sản phẩm được đưa ra. Tuy nhiên để có chất lượng cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học, gây hiệu quả cao trong dạy học thì hiện nay công cụ mạnh nhất vẫn thuộc về công nghệ đồ họa 3D. Công nghệ này sử dụng các phần mềm tạo ra các sản phẩm trực quan 3 chiều cực kì bắt mắt, giống thực tế mà người quan sát hoàn toàn bị thuyết phục. Như vậy, nói là ảo nhưng các sản phẩm 3D này lại còn có những đặc tính trình diễn như thật, đôi khi còn vượt xa cả thực tế ở sự sáng tạo, tính thẩm mỹ.

*

Vậy các sản phẩm đồ họa 3D này liệu có đủ sức thay thế được các dụng cụ, thiết bị thật trong việc giảng dạy hay không? Theo nhận định ban đầu thì đương thiên là không thể thay thế hoàn toàn được, đặc biệt là trong khâu học sinh trực tiếp thực hành thao tác kĩ thuật. Tuy nhiên sức mạnh của các sản phẩm này không hề nhỏ, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu dạy lí thuyết cũng như phần hướng dẫn thao tác thực hành rất tốt nếu biết kết hợp với một số ít hình ảnh thực tế, vật thật, bởi ưu điểm:

- Sản phẩm của nó là hình ảnh, phim hoạt cảnh mà dễ dàng mở xem được trên máy vi tính.

Page 6: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

6

- Kết hợp với trình chiếu bằng máy chiếu thì các hình ảnh và phim hoạt cảnh này hoàn toàn vượt trội ở mặt trình diễn so với việc giáo viên trình diễn trên mô hình hoặc vật thật vốn mang kích thước không lớn như mong muốn. Bên cạnh đó lại gặp trở ngại về khoảng cách, tình trạng bị che khuất ở một số góc nhìn, biểu hiện cũ kĩ sau một thời gian sử dụng. Hình ảnh và phim hoạt cảnh này có thể được trình chiếu rất lớn qua máy chiếu, có thể thể hiện được với các góc nhìn khác nhau, rõ ràng, phóng to thu nhỏ, thể hiện được vật liệu rõ ràng, điều chỉnh được độ mới cũ…

*

Vậy các sản phẩm đồ họa 3D này có đủ sức vượt trội hơn so với hình ảnh hay phim được chụp và quay trực tiếp trên thực tế? Hoàn toàn có khả năng, mặc dù chưa phải là hoàn hảo nhưng nó có những ưu điểm nổi trội về khía cạnh này như:

+ Hình ảnh có thể bóc tách rất đa dạng, tùy ý khi tiến hành vẽ trên máy tính, tạo góc nhìn bắt mắt hiệu quả. Còn vật thật thì khó có thể cắt lớp, bóc tách tự do, tùy ý và nhiều kiểu khác nhau được.

+ Khi diễn tả các hoạt cảnh bằng phim (file video), không cần tác động của con người vẫn có thể diễn tả các chuyển động tháo lắp, vận hành một cách chính xác, rõ ràng với các hướng nhìn khác nhau mà không bị che khuất, độ sáng và độ rõ điều chỉnh được, ánh sáng rất rõ ràng do nguồn sáng ảo điều chỉnh được.

***

Dựa vào tầm hiểu biết cá nhân về triển vọng của lĩnh vực đồ họa 3D, tôi đã quyết định tìm hiểu khả năng ứng dụng phần mềm 3Ds Max (của hãng Autodesk, hãng phần mềm này rất nổi tiếng với phần mềm về vẽ kĩ thuật AutoCad được ứng dụng rất rộng rãi, các phần mềm thiết kế đồ họa, dựng phim chuyên nghiệp như Inventor, Maya, …). Sở dĩ tôi chọn 3Ds Max vì phần mềm này có điểm mạnh nổi trội trong hệ thống các phần mềm đồ họa là khả năng dựng hình đa dạng, có thể nhúng được các file AutoCad, khả năng tạo phim hoạt cảnh sinh động với hiệu quả trình diễn rất cao.

* Quá trình nghiên cứu phần mềm này nhằm mục đích: + Tăng thêm vốn hiểu biết về lĩnh vực đồ họa 3 chiều, khả năng sử dụng

phần mềm 3Ds Max của bản thân để tạo ra các sản phẩm là hình ảnh và phim hoạt cảnh để phục vụ trực tiếp cho công việc giảng dạy của bản thân, các đồng nghiệp trong đơn vị. Trong đó có sử dụng một số sản phẩm thu thập được để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng thử. + Đánh giá xem khả năng ứng dụng phần mềm này trong việc tạo ra các hình ảnh, phim hoạt cảnh có thể thay thế cho các dụng cụ, thiết bị trực quan thật mà vẫn nâng cao chất lượng giảng dạy hay không. Nếu quả thật nó mang lại hiệu quả cao thì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc mua sắm các dụng cụ thiết bị dạy học mà lại tăng được hiệu quả giảng dạy đối với trung

Page 7: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

7

tâm KTTH-HN Vạn Ninh nói riêng và các trường học và trung tâm khác nói chung.

* Để biết cách sử dụng phần mềm này, tôi tiến hành cài đặt và nghiên cứu tìm hiểu cách sử dụng phần mềm trên máy tính cá nhân để tạo ra các hình ảnh, phim hoạt cảnh phục vụ nhu cầu giảng dạy của bản thân; tuy nhiên việc học tập tìm hiểu này phải mang tính lâu dài nên tôi cũng thu thập thêm những sản phẩm đã được làm bằng phần mềm này để hỗ trợ thêm trong quá trình nghiên cứu. Để khảo sát xem hiệu quả ứng dụng của phần mềm này trong dạy học nghề phổ thông tại trung tâm, tôi tiến hành:

- Dạy các tiết có sử dụng các hình ảnh và phim hoạt cảnh được làm bằng phần mềm này.

- Sau đó thu thập ý kiến nhận xét đóng góp của đồng nghiệp và học sinh để đánh giá thái độ tiếp nhận của họ đối với các sản phẩm của phần mềm này.

- Sau các tiết dạy có ứng dụng các sản phẩm của phần mềm này, tôi tiến hành việc kiểm tra đối với học sinh để đánh giá điểm số của học sinh so với trước đây xem có sự tiến bộ hay không, qua đó nhận định được hiệu quả khác biệt của việc sử dụng phần mềm này. Phạm vi nghiên cứu ứng dụng thử sản phẩm của phần mềm này được áp dụng cho học sinh các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy tại trung tâm KTTH-HN Vạn Ninh. Ý kiến khảo sát được thu thập từ những học sinh này và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Thời gian tìm hiểu, tạo ra các sản phẩm, thu thập thêm sản phẩm được tiến hành trong thời gian tháng 11, 12, 01, 02 của năm học 2013-2014. Thời gian tiến hành ứng dụng, khảo sát hiệu quả ứng dụng được tiến hành trong tháng 3,4,5 của năm học 2013-2014. Kết thúc và hoàn thành báo cáo sáng kiến kinh nghiệm vào cuối tháng 05/2014 để đưa ra hội đồng thi đua nhà trường xem xét.

Page 8: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

8

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm, tạo ra sản phẩm, thu thập thêm sản phẩm: a) Những điểm mạnh của phần mềm 3Ds Max và những trở ngại khi sử dụng phần mềm này: a.1) Điểm mạnh:

Phần mềm Autodesk 3ds Max cho phép người sử dụng tạo ra được những vật mẫu, đến những thiết bị được tạo thành từ nhiều vật mẫu, tạo hiệu ứng chuyển động cho các chi tiết, thiết bị và còn nhiều hơn thế nữa. Như vậy sản phẩm nó tạo ra có thể thay thế được quá trình vẽ bảng - diễn đạt, thay thế được quá trình làm mẫu của giáo viên nhờ các hoạt cảnh có hiệu ứng chuyển động và ánh sáng như thật.

Qua tìm hiểu biết được khả năng đó của phần mềm này, tôi thiết nghĩ nếu tự học tập nghiên cứu để ứng dụng phần mềm này để tạo ra các sản phẩm trực quan trong dạy học, đặc biệt là các môn học kĩ thuật ở các trung tâm KTTH-HN sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả của việc dạy và học, tạo được môi trường học tập hứng thú, bổ ích, khắc phục được những mặt hạn chế của việc giáo dục nghề phổ thông hiện nay của trung tâm tôi đang công tác.

Autodesk 3ds Max Là phần mềm thiết kế mô hình mạnh mẽ, được tích

hợp tính năng 3D cho việc vẽ, hoạt hình, tích hợp các công cụ cho phép các nghệ sĩ , các nhà thiết kế dễ dàng , nhanh chóng hơn trong việc hoàn thành tác phẩm. Với các công cụ chuyên biệt cho các nhà phát triển Game, hiệu ứng hình ảnh, thiết kế đồ họa, kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia về đồ họa khác .

Bộ phần mềm Autodesk 3ds Max SDK (Software Developer Kit – Bộ phần mềm thiết kế ) được ứng dụng hỗ trợ và thực hiện hầu hết mọi khía cạnh tính năng của Autodesk 3ds Max . Bao gồm cả hình học không gian, điều khiển hoạt hình, tạo hiệu ứng cho máy ảnh , không gian. Nó tạo ra các thành phần mới cho khung cảnh, kiểm soát hành vi của các thành phần đó và xuất ra dữ liệu cảnh bằng các định dạng tùy chọn . Phát triển thêm ứng dụng quản lý được tải từ .Net từ đó có thể thêm vào các tiện ích trong C# hoặc các ngôn ngữ khac với .Net . Với hơn 200 mẫu tiện ích cho các dự án bộ SDK toàn diện của 3D max truy cập sâu rộng nó có thể đáp ứng những kịch bản, dự án đòi hỏi cao nhất.

Một số ưu thế nổi trội của 3Ds Max về khía cạnh đồ họa: * Mô hình 3D Autodesk 3ds Max là có 1 bộ công cụ tạo lập mô hình phong phú nhất trong ngành công nghiệp : Tạo các đối tượng tham số hiệu quả với các đa giác, rãnh và các tính năng mô hình dựa trên hình NURBS.

Page 9: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

9

Thêm cho sự sáng tạo của bạn với hơn 100 mô hình đa giác tiên tiến và công cụ thiết kế 3D dạng tự do trong các công cụ mô hình hóa Graphite. Kiểm soát số lượng các mặt hoặc điểm trong đối tượng của bạn với công nghệ ProOptimizer và giảm sự phức tạp của một lựa chọn lên đến 75 phần trăm mà không mất đi chi tiết. Nêu rõ chi tiết và dạng lưới tối ưu hóa cho cả hai thao tác tương tác và bề mặt bị phân chia bản vẽ bằng cách sử dụng và làm nhẵn đa giác. * Shading & Texturing Làm việc trên phạm vi lớn họa tiết của bức tranh , bản đồ và các tùy chọn cho việc phân lớp Thực hiện các hoạt động trực quan lập bản đồ kết cấu, bao gồm kéo giãn,, vị trí then chốt, làm mờ, lập rãnh bản đồ, giãn UV, và nới lỏng. Thiết kế và chỉnh sửa hệ thống cấp bậc phức tạp với trình biên tập tài liệu Slate, tận dụng thư viện rộng lớn của kết cấu, hình ảnh, và bản đồ. Sử dụng bộ công cụ Canvas Viewport trực quan để sơn nhiều lớp vào bất kỳ sơ đồ trên mọi chất liệu trực tiếp trên các đối tượng 3D. Đưa mỗi đối tượng vật chất và ánh sáng vào bản đồ kết cấu mới với các chức năng vẽ các họa tiết . Truy cập tới 1.200 mẫu vật liệu và liên trao đổi giữa các ứng dụng Autodesk hỗ trợ với các Thư viện vật liệu Autodesk . * Animation Tạo ra hình ảnh , ký tự chất lượng cao bằng cách khai thác một công cụ thông minh và tinh vi nhất. Tận dụng các hành vi hành động hoạt hình với CAT (Character Animation Toolkit) động vật 2 chân và hoạt hình đám đông. Sử dụng chỉnh sửa CAT da và cơ bắp để giúp đạt được sự chính xác hơn, mượt mà mà hơn của biến dạng di chuyển của xương. Lắp lắp ráp cơ và các nhân vật phức tạp với bộ xương tùy chỉnh bằng cách sử dụng 3ds Max bones (xương), nghịch đảo động học (IK) với các công cụ tùy biến Dây một và hai chiều các mối quan hệ giữa bộ điều khiển để giúp tạo ra đơn giản hóa giao diện hoạt hình 3D. CAT Hoạt hình, động vật hai chân, và 3ds Max xác định đối tượng để chuyển dữ liệu tổng quan mà không ảnh hưởng đến cơ bản của nó. * Dynamics, Effects & Simulation Tạo sự năng động và với các hiệu ứng đã được chứng minh trong , bộ công cụ với hiệu suất cao:

Page 10: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

10

Sử dụng tích hợp công cụ mô phỏng vải để chuyển hầu như bất kỳ đối tượng 3D vào quần áo, hoặc xây dựng hàng may mặc, và sau đó điều chỉnh và sinh động các đối tượng và vải. Tạo tóc, lông thú, và các hiệu ứng có nguồn gốc từ sợi khác như cỏ, và kiểm soát chính xác phong cách và hình ảnh động của nó. Thiết kế tinh vi hạt sự kiện hiệu ứng như nước, lửa, phun, và tuyết, và kiểm soát chúng với các biểu hiện, kịch bản, hoặc thao tác trực tiếp. * Rendering Đạt được chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp trong thời gian ngắn với khả năng dựng hình 3D mạnh mẽ: Nhận được nhiều hơn dự đoán, kết quả hình ảnh thực mà không cần lo lắng về cài đặt để vẽ,chỉ bằng cách sử dụng công nghệ dựng hình iray ® từ các hình ảnh gốc. Thực hiện quyết định tương tác trong các bối cảnh với khả năng xem bản đồ kết cấu 3ds Max và vật liệu trong báo cáo. Tận dụng lợi thế của bộ vi xử lý còn trống để kết thúc nhanh hơn hàng loạt dựng hình vẽ trong bản thần ray ® Rendering. Đầu ra đi cùng lúc từ nhiều phần mềm dựng hình được hỗ trợ, bao gồm dữ liệu ảnh tương phản cao (HDR), cho chức năng tổng hợp. reassembly trong 3ds Max. Tạo độ trung thực cao với visualizations, animatics.

a.2) Những trở ngại mắc phải: Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của phần mềm này được nhiều cá nhân, tập thể, công ty chuyên nghiệp công nhận, việc ứng dụng phần mềm này trong hoạt động dạy học cũng có một số trở ngại nhất định như sau: - Cấu hình máy tính có thể cài và sử dụng được phần mềm này là rất cao. Các phiên bản càng mới của phần mềm này yêu cầu phần cứng của máy tính rất cao dẫn đến chi phí đầu tư máy tính phục vụ công việc này không hề nhỏ. Tuy nhiên xét về lợi ích như đã nói ở trên và cả phần kết luận bên dưới thì mọi người sẽ đều nhận thấy đây là khoản đầu tư thích hợp có lợi. Tôi đã chọn cài phiên bản 3DS MAX 2009 kết hợp với VRAY 2.0, phiên bản này được đánh giá là không yêu cầu cao lắm về phần cứng cũng như đảm bảo tính ổn định của nó trong quá trình sử dụng. - Việc tìm hiểu cách sử dụng phần mềm này đã chiếm rất nhiều thời gian nhưng việc luyện tập để sử dụng phần mềm này lại càng tốn công sức hơn nữa. Vì trên thực tế có những người chuyên làm việc trong lĩnh vực này, và nó mang lại một thu nhập không hề thấp trong cơ cấu ngành nghề hiện nay, đặc biệt ngành nghề liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì thế tôi cũng xác định rằng thời gian luyện tập sử dụng phần mềm này là nhiều năm tới chứ không phải một sớm một chiều có thể tạo ra sản phẩm tốt được.

Page 11: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

11

b) Những nội dung kiến thức cơ bản thu nhận được (được sắp xếp theo bài): Bài 1: - Thiết lập đơn vị làm việc. - Thiết lập khoảng cách Grid. - Tạo khối cơ bản. - Hiệu chỉnh đối tượng (Modify). - Copy đối tượng. - Di chuyển đối tượng theo một khoảng cách cho trước. - Chỉnh tỉ lệ cho đối tượng (Scale). - Xoay đối tượng. - Giao diện chính của 3ds max. - Thực hành. Bài 2: - Vẽ cột. - Vẽ tường. - Đục khoét tường. Bài 3: - Vẽ hình khối cơ bản. - Hiệu chỉnh đường spline. - Ốp vật liệu căn bản Bài 4: - Cắt các đường spline giao nhau. - Kết nối các đường spline tạo tiết diện. - Thêm các đỉnh cho đường spline. - Vạt góc, bo tròn các đỉnh đường spline. - Quay tiết diện tạo khối. - Hiệu chỉnh khối (Edit Mesh). - Thêm cạnh và Extrude mặt. Bài 5: - Nhập file AutoCad vào 3Ds Max. - Ẩn hiện các đối tượng trong 3Ds Max. - Chọn đối tượng theo tên. - Render. Bài 6: Ánh sáng trong 3Ds Max. - Đèn Target Direct. - Đèn Omni. - Đèn Target Spot. Bài 7: Vật liệu trong 3Ds Max. - Ốp Bitmap lên bề mặt của khối. - Hiệu chỉnh kích cỡ Bitmap (cách 1). Bài 8: - Hiệu chỉnh kích cỡ Bitmap (cách 2). - Tạo vật liệu dạng Bump.

Page 12: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

12

Bài 9: - Tạo vật liệu dạng có độ bong (plastic, nhựa…) - Cắt xén các Bitmaps trong 3Ds max. - Ốp các vật liệu khác nhau lên các mặt khác nhau cùng một khối. Bài 10: - Vật liệu phản quang. - Vật liệu Multi/Sub-Object. Bài 11: - Vật liệu phản quang đặc tính Raytrace. - Vật liệu thủy tinh trong suốt. Bài 12: - Vật liệu dạng khung dây. - Tạo các đối tượng có dạng khung dây. - Ứng dụng các vật liệu dạng khung dây. Bài 13: - Loft. - Bo tròn khối. Bài 14: - Vật liệu da. - Tạo camera cho phối cảnh. - Tạo phông cho phối cảnh khi render. - Tạo phông nhìn cho Viewports. Bài 15: Ánh sáng và vật liệu trong nội thất. - Vật liệu tự phát sáng. - Phép chiếu sáng loại trừ. - Phép giới hạn ánh sáng. - Các trình tự tạo đèn trong nội thất. - Tạo đèn dạng khối. Bài 16: - Phép hiệu chỉnh Bevel. - Các phép hiệu chỉnh liên quan đến mặt (Mesh). - Tạo đèn dạng Neon Sign. Bài 17: - Chèn đối tượng từ file 3Ds Max khác. - Chèn một Bitmap vào file 3Ds Max. Bài 18: Render.

Page 13: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

13

c) Một số sản phẩm hình ảnh của phần mềm này làm ra:

Page 14: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

14

Page 15: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

15

Page 16: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

16

Page 17: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

17

Page 18: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

18

2) Ứng dụng sản phẩm của phần mềm vào các tiết dạy và điều tra kết quả: a) Một số bài học được ứng dụng sản phẩm của phần mềm 3Ds Max: - Bài Một số vấn đề chung về động cơ điện và bài Động cơ điện xoay chiều một pha.

Page 19: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

19

Page 20: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

20

Phim hoạt cảnh được ghi trong đĩa CD kèm theo

Page 21: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

21

- Bài Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước và bài Thực hành sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước.

Page 22: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

22

Page 23: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

23

Phim hoạt cảnh được ghi trong đĩa CD kèm theo. - Bài Một số kiến thức cơ bản về chiếu sáng.

Page 24: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

24

Page 25: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

25

Page 26: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

26

Page 27: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

27

Số học sinh

Câu trả lời

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Đồng ý một phần

Không đồng ý

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

12 20

67

4

Số học sinh

Câu trả lời

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Đồng ý một phần

Không đồng ý

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

60

31

12 2

b) Khảo sát ý kiến của học sinh về hiệu quả của tiết dạy: b.1) Mẫu phiếu khảo sát (xem phần phụ lục) Việc khảo sát được tiến hành ở 4 lớp của học sinh trường THPT Lê Hồng Phong. Số phiếu khảo sát phát ra là 107 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 105 phiếu. b.2) Kết quả khảo sát: Được tổng hợp từ 10 tiêu chí quan trọng nhất trong phiếu điều tra, các tiêu chí này được sắp xếp xen kẽ với một số tiêu chí khác nhằm tăng hiệu quả, độ xác thực của quá trình học sinh trả lời. - Nhận định giáo viên trình bày bài giảng dễ theo dõi, dễ hiểu: + Trước khi ứng dụng phần mềm: Câu 9 + Sau khi ứng dụng phần mềm: Câu 21 Giáo viên trình bày bài giảng dễ theo dõi hơn, dễ hiểu hơn khi dùng sản phẩm của 3Ds Max.

Page 28: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

28

Số học sinh

Câu trả lời

Rất nhiều Vừa đủ Thỉnh thoảng

Không có

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

10

34

58

3

Số học sinh

Câu trả lời

Rất nhiều Vừa đủ Thỉnh thoảng

Không có

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

82

18

5 0

- Nhận định cơ hội để học sinh đặt câu hỏi, phát biểu, tranh luận trong giờ học: + Trước khi ứng dụng phần mềm: Câu 10 + Sau khi ứng dụng phần mềm: Câu 22 Thời gian để học sinh đặt câu hỏi, phát biểu, tranh luận trong giờ học tăng lên đáng kể khi có sự hỗ trợ của hình ảnh, hoạt cảnh.

Page 29: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

29

Số học sinh

Câu trả lời

Rất hiệu quả

Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

8

62

25

10

Số học sinh

Câu trả lời

Rất hiệu quả

Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

75

18 10 2

- Nhận định giáo viên sử dụng thời gian trên lớp: + Trước khi ứng dụng phần mềm: Câu 11 + Sau khi ứng dụng phần mềm: Câu 23 Thời gian giáo viên lên lớp được sử dụng hiệu quả hơn theo nhìn nhận của học sinh khi sử dụng sản phẩm của phần mềm.

Page 30: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

30

Số học sinh

Câu trả lời

Rất lôi cuốn

Khá lôi cuốn

Ít lôi cuốn Không lôi cuốn

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

15

33 38

Số học sinh

Câu trả lời

Rất lôi cuốn

Khá lôi cuốn

Ít lôi cuốn Không lôi cuốn

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

55 42

7

19

1

- Nhận định phương pháp giảng dạy của giáo viên: + Trước khi ứng dụng phần mềm: Câu 12 + Sau khi ứng dụng phần mềm: Câu 24 Phương pháp giảng dạy của giáo viên trở nên lôi cuốn hơn khi có sự hỗ trợ của sản phẩm phần mềm 3Ds Max.

Page 31: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

31

Số học sinh

Câu trả lời

Rất hiệu quả

Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

5

46 40

Số học sinh

Câu trả lời

Rất hiệu quả

Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

55

40

8

14

2

- Nhận định việc sử dụng các phương tiện dạy học theo kiểu truyền thống của giáo viên cho môn học này: Câu 13 - Nhận định việc sử dụng các phương tiện dạy học kèm theo như máy chiếu, vật thật để hỗ trợ là: Câu 26 Học sinh nhận thấy được sự hiệu quả tăng hơn hẳn khi sử dụng các phương tiện kèm theo hỗ trợ trình chiếu sản phẩm của 3Ds Max.

Page 32: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

32

Số học sinh

Câu trả lời

Đa số thỏa mãn

Thỏa mãn một phần

Không hiểu

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

15 22

56

12

Số học sinh

Câu trả lời

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

30

68

5 2

Hoàn toàn thỏa mãn

Đa số thỏa mãn

Thỏa mãn một phần

Không hiểu

Hoàn toàn thỏa mãn

- Nhận định hiệu quả giải đáp thắc mắc của học sinh trong giờ học: + Trước khi ứng dụng phần mềm: Câu 15 + Sau khi ứng dụng phần mềm: Câu 30 Các thắc mắc của học sinh được giải đáp thỏa mãn nhiều hơn khi sử dụng sản phẩm của phần mềm.

Page 33: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

33

Số học sinh

Câu trả lời

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

30

68

5 2

Nhanh Bình thường

Chậm Rất nhanh

Số học sinh

Câu trả lời

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

44 44

17

0

Giống thực tế

Hơi giống thực tế

Không giống với

thực tế

Rất giống thực tế

- Nhận định các hình ảnh và phim hoạt cảnh giúp em nắm được kiến thức thực tế: Câu 27 Học sinh nhận thấy khi sử dụng sản phẩm của phần mềm thì hiệu quả nắm bắt kiến thức từ thực tế nhanh. - Nhận định các hình ảnh và phim hoạt cảnh có khả năng thể hiện: Câu 28 Đa số học sinh nhận xét sản phẩm của phần mềm này rất giống với thực tế.

Page 34: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

34

Số học sinh

Câu trả lời

10

20

30

40

50

60 70

80

90

100

110

78

23

3 1

Khá đẹp Bình thường

Không đẹp

Rất đẹp, lôi cuốn

- Nhận định độ thẩm mỹ của các hình ảnh và phim hoạt cảnh: Câu 29 Đa số học sinh nhận định các sản phẩm từ 3Ds Max được xem rất đẹp và lôi cuốn.

Page 35: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

35

c) Đánh giá của các giáo viên dự giờ các tiết dạy có ứng dụng sản phẩm của 3Ds Max:

Tiết Tên bài Xếp loại tổ Chuyên môn Tiết thứ 1 Một số vấn đề chung về động

cơ điện Giỏi

Tiết thứ 2 Sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước

Giỏi

Tiết thứ 3 Thực hành sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước

Giỏi

(Phiếu dự giờ đính kèm trong phần phụ lục) Tổng hợp một số nhận xét của tổ Chuyên môn: - Ưu điểm: + Bài dạy đầy đủ nội dung, chính xác, khoa học. + Có tính hệ thống, rõ trọng tâm, phân tích, khắc sâu kiến thức. + Liên hệ tốt với thực tế sản xuất và đời sống. + Thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài giảng. + Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động. + Đa số học sinh hiểu bài. + Thời gian phân bố hợp lí. - Nhược điểm: + Đôi lúc trình chiếu chưa lưu loát. + Chưa chú trọng tích hợp nội dung hướng nghiệp và bảo vệ môi trường.

Page 36: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

36

d) Đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học sinh qua điểm số: Điểm số được đánh giá cho học sinh của 4 lớp 11B2, 11B3, 11B6, 11B7 trường THPT Lê Hồng Phong. d.1) Kiểm tra miệng: Trước khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì I): Sau khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì II):

Tỉ lệ đạt điểm giỏi tăng từ 47,5% lên 82,2%. d.2) Kiểm tra viết 15 phút: Trước khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì I): Sau khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì II):

Tỉ lệ đạt điểm giỏi tăng từ 51,7% lên 76,1%.

17,8% điểm <8

51,7% điểm ≥8

52,5% điểm <8

47,5% điểm ≥8

48,3% điểm <8

76,1% điểm ≥8

23,9% điểm <8

Page 37: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

37

d.3) Kiểm tra viết 1 tiết: Trước khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì I): Sau khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì II):

Tỉ lệ đạt điểm giỏi tăng từ 48,3% lên 73,3%. d.4) Kiểm tra thực hành hệ số 2: Trước khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì I): Sau khi ứng dụng các sản phẩm của

phần mềm (học kì II):

Tỉ lệ đạt điểm giỏi tăng từ 55,4% lên 80,6%.

48,3% điểm ≥8

80,6% điểm ≥8

26,7% điểm < 8

51,7% điểm < 8

55,4% điểm ≥8

19,4% điểm < 8

44,6% điểm < 8

73,3% điểm ≥8

Page 38: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

38

III. KẾT LUẬN:

Về thái độ phản hồi của học sinh và ý kiến đánh giá của các đồng nghiệp qua các tiết học có ứng dụng sản phẩm của phần mềm 3Ds Max, cho thấy được sự hiệu quả của phần mềm này. Nếu như các bản vẽ được đầu tư có chất lượng, khi render ra các sản phẩm hình ảnh và phim hoạt cảnh có hiệu quả trình diễn cao. Từ đó sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc truyền đạt của giáo viên và tiếp thu kiến thức của học sinh.

Các sản phẩm của phần mềm này có thể thay thế được không ít các dụng cụ, thiết bị thật trong các giờ học lí thuyết và hướng dẫn thực hành mà vẫn đảm bảo chất lượng qua các tiết học này. Bên cạnh đó, nó còn có ưu điểm là giảm bớt được chi phí đầu tư dụng cụ, thiết bị dạy học với số lượng nhiều, giảm bớt công sức và nhân lực để bảo quản, bảo dưỡng các dụng cụ, thiết bị này. Giáo viên sẽ rút ngắn được thời gian vẽ bảng, trình bày về cấu tạo và hoạt động của các dụng cụ, thiết bị. Thời gian lên lớp được sử dụng hợp lí hơn sẽ dành thêm cho việc thảo luận, đưa ra các câu hỏi thắc mắc.

Về phía học sinh có thể giúp giảm nhẹ áp lực khi học tập của học sinh do gặp phải nhiều thắc mắc hoặc thiếu rõ ràng của một số nội dung kiến thức, bài giảng của giáo viên trở nên dễ theo dõi, dễ hiểu hơn.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng được học sinh đánh giá cao do hiệu quả giảng dạy thể hiện rõ.

Việc giải đáp các thắc mắc của học sinh cũng được cải thiện đáng kể thông qua các hình ảnh, phim hoạt cảnh mang tính trực quan có thể trình chiếu lớn, rõ ràng hơn.

Học sinh tránh được việc hiểu sai kiến thức do hình vẽ của giáo viên không rõ ràng, hoặc không nhìn rõ các thao tác trình diễn của giáo viên trên vật thật.

Học sinh nắm được kiến thức sát với thực tế hơn do được quan sát kĩ lưỡng và giáo viên có thêm thời gian để giải thích, đặt câu hỏi thảo luận, liên hệ thực tế sản xuất và đời sống.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng tăng thêm hứng thú, nhiệt tình giảng dạy so với phương pháp dạy theo kiểu truyền thống, tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy và thái độ học tập của học sinh.

* Trong thời gian giới hạn của một năm học, những vấn đề tôi tìm hiểu trên đây chỉ là phần nhỏ trong khả năng của phần mềm 3Ds Max này. Những kiến thức và kĩ năng tôi tiếp thu và thực hành được còn sơ sài. Tuy nhiên bản thân tôi cùng các đồng nghiệp nhận thấy được sự hiệu quả của phần mềm này. Theo tìm hiểu của bản thân, tôi được biết phần mềm này có thể được ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực kĩ thuật mà đối với nhiều lĩnh vực khác, nó cũng giúp tạo ra những file hình ảnh và phim trực quan về con người, các sự vật hiện tượng hết sức phong phú và đa dạng, phù hợp với nhiều nội dung của các môn học ở các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, đặc biệt là trung tâm KTTH-HN.

Page 39: BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014

39

Vì thế trong tương lai tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và rèn luyện thao tác trên phần mềm này để có thể tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, mang tính hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học không những ở trung tâm KTTH-HN Vạn Ninh nơi tôi đang giảng dạy mà còn phổ biến rộng rãi ra các đơn vị giáo dục khác. Tôi tin tưởng rằng, phần mềm 3Ds Max cũng như một số phần mềm đồ họa 3D khác trong tương lai sẽ trở thành một công cụ hết sức hữu dụng cho giáo viên, giúp giáo viên thiết kế ra được những tiết dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, hữu ích, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, và đất nước ta. Phần mềm này đòi hỏi một máy tính có cấu hình khá cao, có thể ban đầu sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ để đầu tư cho lĩnh vực này. Đó là một rào cản không hề nhỏ, tuy nhiên nếu nhìn nhận được hiệu quả mang lại lâu dài là có thể tiết kiệm được chi phí cho việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị thật thì đây là một đầu tư hoàn toàn phù hợp. Với kinh nghiệm hết sức non trẻ trong hoạt động giáo dục, sáng kiến kinh nghiệm của tôi trình bày ở trên chắc chắn không tránh khỏi những nội dung còn dài dòng, chưa đi sâu đi sát vào những vấn đề cốt lõi quan trọng Rất mong các cấp lãnh đạo xem xét tính khả thi của những nội dung mà tôi đã đưa ra, nếu được rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thêm cho trung tâm KTTH-HN Vạn Ninh trong lĩnh vực này, cũng như tạo điều kiện để hướng đi này phát triển trong tương lai gần nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TM. TRUNG TÂM KTTH – HN VẠN NINH TÁC GIẢ

TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Lê Quang Quỳnh

Nơi nhận: - Sở GDĐT Khánh Hòa. - Phòng QLKH&CTHSSV. - Lưu: VT, Tổ Chuyên môn.