52
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Page 2: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ __________________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

TRONG CÁC BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Người thực hiện: TRẦN THỊ OANH

Điện thoại: 0963.768.881

Tổ: Xã hội

Năm học 2019 - 2020

Page 3: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ...................................................................................... 1 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài ..................................................... 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 1

PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................... 2 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 2 1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học .................................... 2 1.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong trong tiến trình dạy học .............. 3 1.3. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động khởi động ..... 4 1.4. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động ..................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 7 2.1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học nói

chung hiện nay ................................................................................................. 7 2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học

môn giáo dục công dân tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn

Huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa ............................................................. 9 3. Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy

môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông ......................................... 11 3.1. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp trò chơi khi thiết

kế hoạt động khởi động ............................................................................... 11 3.2. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp đóng vai khi thiết

kế hoạt động khởi động ............................................................................... 17 3.3. Kinh nghiệm trong việc khai thác ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ khi

thiết kế hoạt động khởi động ......................................................................... 21 3.4. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức

hoạt động khởi động ...................................................................................... 25 3.5. Kinh nghiệm trong việc khai thác video, tranh ảnh trong việc thiết kế

hoạt động khởi động trong các bài dạy Giáo dục công dân cấp trung học

phổ thông ....................................................................................................... 33 4. Kết quả đạt được ........................................................................................ 40

PHẦN III: KẾT LUẬN ..................................................................................... 42 1. Phạm vi ứng dụng của đề tài ..................................................................... 42 2. Mức độ vận dụng ....................................................................................... 42 3. Kết luận ...................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 44

Page 4: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Từ đầy đủ

1 GDCD Giáo dục công dân

2 GV Giáo viên

3 HS Học sinh

4 PPDH Phương pháp dạy học

5 THPT Trung học phổ thông

Page 5: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương

trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa

là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh

làm được cái gì qua việc học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện

thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức

sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành

năng lực và phẩm chất. Trong phương pháp dạy học tích cực học sinh luôn

được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viêntổ chức và chỉ đạo. Một trong

những hoạt động của tiến trình dạy học đó chính là hoạt động khởi động.

Khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học của một bài nên có

có vai trò rất lớn giúp tiết dạy thànhcông. Mục đích nhằm tạora không khí vui

vẻ tronglớp và tình huống có vấn đề giúp học sinh tiếp cận được với nội dung

bàihọc. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi luôn quan tâm, tìm

tòi đổi mới để tìm ra cách khởi động bài học hấp dẫn, đúng yêu cầu và đem

lại hiệu quả cho từng tiết dạy. Chính vì vậy tôi viết đề tài “Kinh nghiệm thiết

kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn Giáo dục công dân cấp

trung học phổ thông”. Hy vọng qua đề tài này tôi nhận được nhiều ý kiến

đóng góp của các đồng nghiệp để được sự dụng rộng rãi.

2. Mục đích của đề tài

Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương

pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cho việc tổ chức hoạt động khởi độngtrong các

bài dạy. Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc

thiết kế hoạt động khởi động cho các bài dạy môn GDCD.

3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài

Với đề tài này tôi xin khẳng định lần đầu tiên được áp dụng tại trường

THPT Cờ Đỏ. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai

thác nhưng tôi xin khẳng định những vấn đề tôi nêu ra ở đây hoàn toàn là những

kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình

giảng dạy của mình tại đơn vị của mình đã được kiểm định qua thực tế và mang

lại những hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao thành tích giảng dạy của của bản

thân tôi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu ở bộ môn GDCD cấp THPT

- Thực nghiệm tại trường THPT Cờ Đỏ- Huyện Nghĩa Đàn

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2018- 2019 đến năm học 2019 – 2020.

Page 6: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

PHẦN II: NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

1.1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp

dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết

tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở

khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động

trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì

thếnhữngcâu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ

học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng?Luôn có tính

chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lí

giáo dục. Về phương pháp dạy học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp

dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và

vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt

một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích

tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát

triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập

đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Bởi vậy

một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạocủa cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi

dưỡng năng lực hợptác,năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi

dưỡng phương pháptự học,tácđộng tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại

hứng thú học tập cho người học.Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa

học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo

nhóm, theo lớp); Chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn

luyện các kỹ năng, gắn với thực tiễncuộc sống; Phát huy thế mạnh của các

phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại; Các phương tiện, thiết bị dạy học và

những ứng dụng của công nghệ thông tin…; Chú trọng cả hoạt động đánh giá

của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Mặt khácđổi mới phương pháp dạy

học còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ

năm học hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch năm học của nhà trường và kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.

Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã có sáng kiến

trong việc áp dụng kỹ thuật dạy học,đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần

tăng hiệu quả giờ dạy. Tuy nhiên, trên thực tế đa số giáo viên mới chỉ tập trung

đổi mới hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới

hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng giờ

dạy học.

Page 7: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

1.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong trong tiến trình dạy học

Trong tiến trình dạy học bao gồm các chuỗi hoạt động sau: Hoạt động

khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận

dụng; Hoạt động mở rộng. Theo tiến sỹ Đặng Thị Thu Hương, Học viện quản lý

giáo dục, một trong những nội dungcủa phương pháp giảng dạy mà giáo viên

cần chú trọng tới đó là tổ chức các hoạtđộng khởi động trong giờ học. Hoạt động

này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking),xóa đi sự ngại ngùng, e dè của

người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy -người học, người học - người

học.Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên”bầukhông khí trong lớp học.Hoạt động

này thường được sử dụng trước khi bắt đầu buổi học, trước một nội dunghọc

nhưng cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu giáo viên nhận thấy

ngườihọc đang chán nản hoặc mệt mỏi.Có rất nhiều hoạt động khởi động được

tổ chức trong giờ học.Chẳng hạn, hoạt động“Giới thiệu bản thân” của giáo viên,

giáo viên ghi lên bảng một số từ khóa về bản thân. Giáo viên cho học sinh làm

việc theocặp để đoán thông tin trên bảng, sau đó mời một số học sinh đặt câu.

Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho

học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.Hoạt động nàycần

tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả

các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn

nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức,

thông tin để giải quyết. Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt

động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải

được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng

như việc trình bày báo cáo kết quả.Hoạt động khởi động bài học thường chỉ

chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt

sự tích cực của người học.

Trước hết, hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho học

sinh. “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào

đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm xúc cho cá nhân trong

quá trình học tập”.

Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con

người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động, là

động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của

xã hội.

Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực

tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả

học tập của các em. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê,

yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi

gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây

dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học.Dạy học trò không có hứng

Page 8: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi.Bởi vậy, người thầy trước

hết phải là người “thắp lửa đam mê”.Bên cạnh đó hoạt động khởi động còn

huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của học sinh.Bởi dạy học là một quá

trình kiến tạo.Nếu ví tri thức, kĩ năng học sinh tiếp nhận được ví như ngôi nhà,

thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người

học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ

năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận

kiến thức mới. Vì vậy, một khởi động bài học hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các

em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới.Đó

là một tiền đề để thầy cô thiết kế hoạt động khởi động.Có thể nói rằng học tập là

một quá trình khám phá,quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được

hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi

động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu,

khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ

học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức

cho học trò.Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết

vấn đề.Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để

kích thích trí tò mò của người học.

1.3. Một số hình thức và phương pháp sử dụng cho hoạt động khởi động

Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến

trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương

pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các

hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết

đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt

động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm

của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.Mặt khác hoạt

động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay

từ đầu tiết học. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế giáo viên phải tìm tòi các

hình thức và phương pháp phù hợp, phải linh hoạt, sáng tạo, trong việc tổ chức

hoạt động khởi động bài học. Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu, nhàm chán,

hoặc không tổ chức hoạt động khởi động mà để nó diễn ra một cách tuần tự,

cứng nhắc. Sau đây là một sốhình thức và phương pháp mà bản thân tôi đã sử

dụng khi thiết kế hoạt động khởi động trong các tiết dạy:

- Thứ nhất là khởi động tiết học dưới dạng trò chơi.

Hiện nay hầu hết các tiết dạy tại trường tôi thường chọn cho mình hình

thức khởi động bằng cách tổ chức các trò chơi nhanh như:Đuổihình bắt chữ,

Giải ô chữ, Trò chơi nhanh như chớp, Trò chơi phá băng, trò chơi mảnh ghép…

Với việc sử dụng trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút,

giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng

tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học

sinh với giáo viên…Trong tiết học môn giáo dục công dâncác trò chơi thường

Page 9: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

5

được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước như học

sinh sẽ được tái hiện kiến thức hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những

vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách

hấp dẫn.

- Thứ hai là sử dụng tranh ảnh, video-clip có liên quan đến bài học.

Mục đích của việc sử dụng tranh ảnh, video- clip để học sinh được trải

nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học

tạo thêm hứng thú cho giờ học.

- Thứ ba là khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống.

Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học

sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy.

Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi

vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới

để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

- Thứ tư là khởi động bằng cách sử dụng kho tàngtục ngữ, ca dao, thành

ngữ, thơ…

Ca dao, tục ngữ rất phong phú trong văn học dân tộc lại có đặc điểm về

nội dung và hình thức ngắn gọn, có vần, dễ nhớ nên giáo viên sử dụng sẽ tạo

hứng thú học tập cho các em hơn. Đặc biệt đối với các bài về đạo đức thì việc sử

dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ… cho hoạt động khởi động sẽ phát huy

hiệu quả rất cao.

- Thứ năm là khởi động bài học bằng cách sử dụng các câu chuyện.

Có thể là chuyện dân gian, chuyện trong nước, chuyện nước ngoài,

chuyện pháp luật, các câu chuyện về Bác Hồ… khi thiết kế hoạt độngkhởi động

cho các bài dạy GDCD tạo sự hấp dẫn cho giờ học.

Thứ sáu là khởi động bằng cách sử dụng phương pháp đóng vai.

Đóng vai là một trong những cách thức đem lại hiệu quả cao trong phần

khởi động bài học, là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử,

bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý

nghĩ sáng tạo của các em. Với việc sử dụng phương pháp đóng vai trong thiết kế

hoạt động khởi động sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi

dạy các bài về pháp luật…

1.4. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động

Chúng ta biết rằng việc tạo hứng thú cho học sinh với bài học ngay từ

những phút đầu tiên là điều rất quan trọng.Bởi thông qua hoạt động khởi

độnggiáo viên sẽkiểm tra quá trình học sinh nắm bài cũ cũng như thiết lập mối

quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực

hiện cần lưu ý những vấn đề sau:

Page 10: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

6

- Vấn đềđịnh lượng thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến

trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học giáo dục công dân để giáo viên định

lượng thời gian. Đối với các bài dạy học theo chủ đề từ 2 tiết trở lên, giáo viên

có thểtổ chức hoạt động khởi động trong vòng 10-15 phút. Đối với bài học theo

từng tiết, giáo viên nên tổ chức hoạt động khởi động 5-7 phút. Tránh tình trạng

khởi động quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức,

kĩ năng. Hoặc khởi động rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với

bài học.Mặt khác khởi động quá phấn kích cũng làm cho học sinh khó tập trung

trở lại bài học.

-Vấn đề kỹ thuật thiết kế hoạt động khởi động: Khi xây dựng kịch bản cho

hoạt động khởi động giáo viên cần đảm bảo trong khởi động bao quát được nội

dung bài học. Giáo viên có thể lựa chọn một số kịch bản phù hợp như kịch bản

dựa trên vấn đề: Loại kịch bản này là lý tưởng cho các tình huống mà người học

phải tích hợp kiến thức lý thuyết và thực hành của họ để giải quyết một vấn đề. Là

loại kịch bản giúp người học phân tích vấn đề, tìm kiếm dữ liệu, thông tin, lập

luận logic và ra quyết định giải quyết vấn đề; Kịch bản dựa trên tình huống:

Trong loại kịch bản này, người học được học cách khám phá các vấn đề để hiểu

cách thức chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định; Kịch bản suy đoán: Trong

kịch bản này, người học phải dự đoán kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa

trên kiến thức và các suy luận của họ; Kịch bản dựa trên các trò chơi: Như được

hiển nhiên từ tên gọi của kịch bản này, các kịch bản này liên quan đến việc sử

dụng các trò chơi như các công cụ học tập. Từ đó giáo viên sẽ khai thác sâu vào

những nội dung học sinh chưa biết một cách nhẹnhàng, sinh động.

- Vấn đề về cách tiến hành hoạt động: Để tổ chức hoạt động khởi động

đạt mục đích trên, người dạy có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Lựa

chọn cách thức như thế nào phụ thuộc vào từng bài học, đối tượng học sinh và

phụ thuộc vào sở trường và sự linh hoạt của mỗi giáo viên, một nội dung có thể

triển khai các cách thức khác nhau miễn làm sao phù hợp và hiệu quả, nên tránh

sự trùng lặp một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Tuy nhiên lưu ý trong quá trình

thực hiện hoạt động giáo viên phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi

thân thiện với học sinh để tạo giờ dạy hấp dẫn và cuốn hút người học.

- Vấn đề về cách đặt và sử dụng câu hỏi hay tình huống khởi động.

Mục đích của việc đặt câu hỏi và tình huống là thách thức các ý tưởng

hiện tại, thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học

hiểu rõ và thu hút người học tạo ra không khí học tập sống động. Câu hỏi phải

liên quan bài học, những dự kiến vềkế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự

đoán về kết quả của việc họ. Muốn vậy thì câu hỏi cần có nhiều mức độ như

nhận biết, thông hiểu, vận dụng.Các câu hỏi phải có câu dễ, câu hỏi khó liên

Page 11: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

7

quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải chủ động khai thác

kiến thức mới.Giáo viên phải biết cách sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở.Dù có

bất kỳ hình thức nào thì giáo viên phải dùng câu hỏi kết nối học sinh tham gia

vào hoạt động học.Giáo viên có thể dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học

sinh làm gì?Trả lời câu hỏi như thế nào?Sẽ có những thắc mắc gì?Đồng thời

giáo viên phải biết cách xử lý các câu trả lời của học sinh như biết khen ngợi,

ghi nhận đóng góp tránh phê bình thẳng thắn, phải luôn luôn khích lệ học sinh

tham gia xây dựng. Do đó nếu tronghoạt động khởi động, nếu giáo viên đưara

được tình huống khó thì vẫn có thểhấp dẫn, kích thích trí tò mò của học sinhđể

các em có nhu cầu tìm hiểu để tự giác, tích cực giải quyết điều khúc mắc đã

được đưa ra trước đó.

2. Cơ sở thực tiễn

2.1.Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học nói chung

hiện nay

Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều,

trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học cơ bản phụ thuộc vào

chủ thể nhận thức - người học.Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai

trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

và hứng thú học tập của học sinh. Hiện nay đa số giáo viên đều có tinh thần tự

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh;

tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động

hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi

động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý

tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến

thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những

năng lực cần hình thành cho học sinh sau mỗi tiết học. Thực tế cho thấy hầu hết

giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ làm theo hình thức giới

thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành

cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời

gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và

giảng mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ bước vào bài học

sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một

chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách

tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

Để khách quan tôi đã tiến hành khảo sát việc tiến hành thực hiện hoạt

động khởi động của giáo viênở tại trường trung học phổ thôngCờ Đỏ - Huyện

Nghĩa Đàn nơi tôi đang công tác(bao gồm 59 giáo viên giảng dạy các môn) và

đem lại kết quả như sau:

Page 12: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

8

*Kết quả khảo sát:

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1. Thực hiện hoạt động khởi động

- Có

- Không

52

7

88

12

2. Cơ sở tiến hành khởi động

- Xuất phát từ nội dung

- Từ các nội dung liên quan đến bài học

- Từ nội dung liên quan đến tên bài học

- Từ nguồn khác

20

15

18

6

34

25

31

10

3. Mục đích khởi động

- Kiểm tra và thống kê kiến thứccủa học sinh

- Tạo hứng thú cho học sinh

- Tạo tình huống có vấn đề để vào bài

25

23

11

42

39

19

4. Cách thứctiến hành hoạt động khởi động

thường dùng

- Tổ chức thành hoạt động

- Dẫn dắt

- Khác

25

34

0

42

58

0

5. Người thực hiện hoạt động khởi động

- Giáo viên

- Học sinh

- Giáo viên và học sinh

30

5

24

51

8

41

6. Mức độ thu hút và hiệu quả

- Cao

- TB

- Thấp

28

20

11

47

34

19

* Nhận xét:

Đa số giáo viên có thực hiện khởi động nhưng chỉ được tiến hành trong

giờ thao giảng, dạy học chủ đề, dạy học minh họa, nghiên cứu bài học. Họ dành

thời gian và tập trung cho hoạt động khai thác kiến thức mới được nhiều hơn

còn việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vài câu dẫn dắt có liên

quan, mang tính chất giới thiệu bài học. Không ít giáo viên gặp lúng túng khi tổ

chức do chưa nắm được các yêu cầu, mục tiêu cơ bản của hoạt động khởi động,

làm cho giờ học còn nặng nề, nhàm chán.

Một số ít giáo viên có nêu tình huống khởi động nhưng còn mang tính

hình thức, chưa xuất phát và tạo được liên kết thực sự với bài học để tạo hứng

thú, kích thích sự sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Giáo viên bộ môn

Page 13: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

9

GDCD đã đều tay trong triển khai trong giờ dạy song có một số có khi có lúc

còn lúng túng, làm cho xong chuyện.

2.2.Thực trạng của việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học môn

giáo dục công dân tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Huyện

Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa

Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi cũng đã tiến hành khảo sát

việc tổ chức hoạt động khởi động trong việc dạy học môn GDCD ở các

trường THPT trên địa bàn Huyện Nghĩa Đàn và Thị Xã Thái Hòa (bao gồm:

Trường THPT Cờ Đỏ, Trường THPT 1/5, Trường THPT Thái Hòa, Trường

THPT Tây Hiếu, Trường THPT Đông Hiếu. Tổng 5 trường gồm 12 giáo viên)

kết quả như sau:

*Kết quả khảo sát:

Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1. Thực hiện hoạt động khởi động

- Có

- Không

10

2

83

17

2. Cơ sở tiến hành khởi động

- Xuất phát từ nội dung

- Từ các nội dung liên quan đến bài học

- Từ nội dung liên quan đến tên bài học

- Từ nguồn khác

5

4

3

0

42

33

25

0

3. Mục đích khởi động

- Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh

- Tạo hứng thú cho học sinh

- Tạo tình huống có vấn đề để vào bài

5

3

4

42

25

33

4. Cách thức tiến hành hoạt động khởi động

thường dùng

- Tổ chức thành hoạt động

- Dẫn dắt

- Khác

5

7

0

42

58

0

5. Người thực hiện hoạt động khởi động

- Giáo viên

- Học sinh

- Giáo viên và học sinh

5

3

4

42

25

33

6. Mức độ thu hút và hiệu quả

- Cao

- TB

- Thấp

5

5

2

42

42

16

* Nhận xét:

Đa số các giáo viên GDCD trên địa bàn Huyện Nghĩa Đàn và Thị xã Thái

Page 14: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

10

Hòa đều đã có sự đổi mới đầu tư cải tiến phương pháp giảng.Tuy nhiên vẫn còn

một số ít giáo viên có những hạn chế nhất định như:giáo viên vẫn chưa mạnh

dạn vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào việc thiết kế các hoạt

động dạy học trong đó có hoạt động khởi động. Do đó đang tạo cảm giác mệt

mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó, việc

thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ

trực quan làm cho hoạt động khởi động trở nên khô khan, nhàm chán, không gây

được sự hứng thú đối với học sinh.Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều

hạn chế.Một số giáo viên tâm lí môn mình là môn phụ nên chưa chịu đầu tư

trong việc soạn giáo án, tìm hiểu những nội dung kiến thức mới thành ra bài dạy

gây nhàm chán, không tạo được sự hứng thú cho người học.Thực tế trong quá

trình giảng dạy bộ môn này đối với hoạt động khởi động thì chủ yếu giáo viên

đang sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.Do đó chưa kích thích được

học sinh chưa chủ động, tích cực trong việc học, không chủ động tìm hiểu kiến

thức, vào lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không xem bài, không học bài.

Chính vì lẽ đó bản thân tôi nghĩ người giáo viên dạy môn GDCD luôn phải tìm

tòi, đổi mới để tìm ra phương pháp phù hợp cho từng bài đặc biệt phải biết cách

thiết kế hoạt động khởi động để đem lại hiệu quả khi giảng dạy.Chúng ta thường

thấy những lời vào bài mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng, trau chuốt của

giáo viên.Tất nhiên để có được lời vào bài đầy tính nghệ thuật như vậy đòi hỏi

giáo viên phải có sự am hiểu sâu sắc về nội dung kiến thức bài học cùng những

vấn đề có liên quan rồi chuyển hóa thành câu từ kết hợp với giọng đọc hay nói

diễn cảm, thuyết phục.

Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động

cho giáo viên là chủ yếu.Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, được

“ru vỗ” bằng những lời có cánh. Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ

giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt

động của học sinh. Mặt khác do việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt nên

một số giáo viên còn ngại và rơi vào tình trạng lúng túng trong việc đổi mới

phương pháp dạy học, thiết kế hoạt động khởi động có khi có lúc còn máy móc,

rập khuôn, thiếu tính sáng tạo. Cá biệt có giáo viên năng lực chuyên môn chưa

đáp ứng được với nhu cầu của người học hiện nay nên tình trạng tổ chức hoạt

động khởi động nhưng còn lạm dụng như tổ chức trò chơi, hát múa mà không

phù hợp với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học vẫn xảy ra. Bên

cạnh đó nhiều bài học trong sách giáo khoa môn GDCD còn khô khan, một số

kiến thức triết học, kinh tế, chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... khá trừu

tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông nên việc lựa chọn hình thức hoạt

động như thế nào để dẫn dắt học sinh vào bài quả là vấn đề không mấy dễ dàng

đối với mỗi giáo viên. Rất nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không

tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho

kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh

hưởng lớp học khác.Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên

Page 15: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

11

cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút.

Chính vì lẽ đó bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD bậc THPT

tôi luôn luôn trăn trở để tìm ra giải pháp dạy hoạt động khởi động một cách hiệu

quả nhằm tạo hứng thú cho các em khi học bộ môn này.

3. Một số kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn

Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông

3.1. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp trò chơi khi thiết kế

hoạt động khởi động

- Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có

khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi

ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt

động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò

chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những

áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra.

- Sử dụng phương pháp trò chơi là phương pháp giáo viên thông qua

việc tổ chức các trò chơi có liên đến nội dung bài học, có tác dụng tạo hứng thú

học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.

- Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên,

đồng thời cũng phát triển tính tự giác ở học sinh.Bản chất của phương pháp sử

dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh.

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi

trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài...

- Phương pháp trò chơi có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

+ Ưu điểm:

.Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do

đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

. Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo

đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý

thuyết mới.

. Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học

tập hợp tác cho HS.

+Nhược điểm:

.Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

. Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các

trò chơi.

Khi sử dụng phương pháp này GVcần lưu ý một số điều sau:

. Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:

Page 16: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

12

.Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần

của chương trình.

.Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên

lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

. Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi

có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

. Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ

.Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

. Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học

sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung

khác của bài học một cách có hiệu quả.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động bản thân tôi thường sử

dụng một số trò chơi sau: Trò chơi “Hỏi nhanh, đáp gọn”, trò chơi “làm theo lời

tôi hát”, trò chơi ô chữ, trò chơi “Gió thổi”, Trò chơi mảnh ghép, trò chơi đoán ý

đồng đội, trò chơi “nhanh như chớp”…

Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể trong các tiết dạy của tôi khi

vận dụng phương pháp trò chơi để thiết kế hoạt động khởi động trong bài dạy

môn GDCD bậc THPT

Ví dụ 1:Khi dạy bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 3-

GDCD 12) thì giáo viên thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi “Hỏi nhanh

đáp gọn”.

- Đây là trò chơi rất hấp dẫn tạo ra không khí học tập sôi nổi cho học sinh

đầu tiết học. Giáo viên sẽ đưa ra bộ câu hỏi gồm 10 câu và trong thời gian 1 phút

học sinh sẽ trả lời ‘đúng’ hoặc ‘sai”

-Mục tiêu:

+Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em biết gì về các quyền tự do cơ bản

của công dân

+Rèn luyện kĩ năng quan sát, giao tiếp

+Rèn luyện năng lực tư duy.

-Cách tiến hành:

GV tổ chức cho học sinh trò chơi “Hỏi nhanh đáp gọn”

GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 người tham gia chơi

GV cử 1 thư kí ghi kết quả.

Thời gian cho mỗi đội chơi là 1 phút

2 bạn chơi sẽ phải trả lời 10 câu hỏi trong vòng 1 phút.

Page 17: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

13

GV mời lần lượt từngHS trả lời

Thư kí ghi kết quả nhưng giáo viên chưa vội công bố đáp án mà

phầnđápán sẽ được công bố sau khi tìm hiểu xong bài

Câu1: Không ai được xâm phạm tới tính mạng sức khỏe của người

khác.Đúng hay sai?

Câu 2: Nếu chỉ có hành vi đe dọa giết người nhưng chưa thực hiện thì

không vi phạm pháp luật. Đúng hay sai?

Câu 3: Nói xấu người khác là không vi phạm pháp luật. Đúng hay sai?

Câu 4: Tự ý vào chỗ người khác làkhông vi phạm pháp luật đúng hay sai?

Câu 5: Em đến nhà bạn mượn sách nhưng không có ai ở nhà em vẫn mở

cửa vào lấy sách đem về. Việc làm đó đúng hay sai?

Câu 6:Đồ áo nhà em phơi trên sân thượng, gió thổi bay sang nhà hàng

xóm. Mặc dù không có ai ở nhà nhưng em vẫn trèo qua lấy.Việc làm đó đúng

hay sai?

Câu 7: Xâm nhập vào và đọc trộm mail của người khác. Đúng sai Sai?

Câu 8: Tự tiện xem nhật kí của người khác. Đúng hay sai?

Câu 9: Nghe lén điện thoại của người khác là hành vi đúng hay sai?

Câu 10: Đọc trộm thư và tin nhắn của người khác nhưng bí mật không nói

cho ai biết là không vi phạm pháp luật. Đúng hay sai?

Kết thúc trò chơi

GV: Như vậy 2 đội đã vừa tham gia một trò chơi rất thú vị với 10 câu hỏi

nhanh. Một số câu liên quan đến các quyền chúng ta đã được học. Tuy nhiên

cũng có một số câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức mà chúng ta sẽ tìm

hiểu trong tiết học ngày hôm nay. Do đó phần đánh giá kết quả của 2 đội chơi

chúng ta sẽ chờ sau khi chúng ta tìm hiểu xong tiết học này nhé! Và bây giờ

chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài 6 tiết 3.

Ví dụ 2:Khởi động phá băngbằng trò chơi“Làm theo lời tôi hát” khi

dạy bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (GDCD 10)

- Phá băng đầu giờ được xem là một công cụ hữu hiệu để bắt đầu một

buổi học hiệu quả. Phiên đá này được diễn ra vào đầu bài học với nhiều hoạt

động tương tác vui vẻ để giúp mọi người hiểu nhau hơn và giúp học sinh hứng

thú với buổi học hơn.

Nếu một phiên đá băng được thiết kế tốt thì mọi người sẽ có một khởi đầu

tuyệt vời. Bằng cách phá băng, tất cả mọi thành viên sẽ có cơ hội được hiểu về

nhau nhiều hơn, được biết rõ mục tiêu của buổi học từ đó hứng thú hơn với bài

giảng và đóng góp hiệu quả để buổi học đi đến thành công.

Page 18: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

14

Trò chơi với mục đích phá băng này được thiết kế để xóa đi những sự

ngại ngùng và khoảng cách giữa các thành viên khi bắt đầu buổi học.

-Mục tiêu:

Kích thích tạo không khí vui vẻ cho tiết học đồng thời rèn luyện kĩ năng

quan sát, giao tiếp cho học sinh.

-Cách tiến hành:

GV: Hôm nay nhìn các bạn rất là tuyệt. Cô muốn mời các em chơi một trò

chơi khởi động cho tiết học

Chúng ta sẽ hát một câu trong bài ALIBABA

Các em để ý trong câu hát cô yêu cầu gì thì các em sẽ làm theo yêu cầu đó

nhé và đồng thời các em hát câu ALIBABA

GV: Alibaba xin mời cả lớp chúng ta đứng lên

HS: vừa đứng lên vừa hát Alibaba

GV: Alibaba xin mời cả lớp chúng ta vỗ tay thật to

HS: vừa vỗ tayvừa hát Alibaba

GV: Alibaba xin mời cả lớp giơtay trái lên

HS: vừa giơ tayvừa hát Alibaba

GV: Alibaba xin mời cả lớp giơ tay phải lên

HS: vừa giơ tayvừa hát Alibaba

GV: Alibaba xin mời cả lớp chúng ta ngồi xuống

HS: vừa ngồi xuống vừa hát Alibaba

GV: Rất tuyệt vời. Xin Cảm ơn các bạn

Hỏi: Các em thấy trong màn khởi động đó chúng ta đã làm những làm

những gì nào?

HS: thực hiện những động tác đứng lên, vỗ tay, giơ tay trái lên, giơ tay

phải lên, ngồi xuống

GV: Tất cả những động tác đó là chúng ta đang vận động và đó là 1 hình

thức vận động. Trong thực tế vận động nó có phải là như thế hay không?Nó có

những hình thức nào?Vì sao phải vận động?Vận động có làm cho sự vật hiện

tượng phát triển và tồn tại hay không?Thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng

tìm hiểu.

Ví dụ 3:Khởi động phá băng bằng trò chơi “gió thổi” khi thiết kế hoạt

động khởi động bài3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (tiết 1-

GDCD 10)

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

Page 19: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

15

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

- Cách chơi:

GV hướng dẫn: Các em hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng

giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em nghiêng về bên đó.

Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.

+ GV: (Hô) Gió thổi, gió thổi.

+ Cả lớp: Về đâu, về đâu?

+ GV: Bên trái, bên trái.

+ Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.

+ GV: Bên phải, bên phải.

+ Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.

+GV hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.

GV dẫn dắt: Tất cả những động tác đó là chúng ta đang vận động và đó

là 1 hình thức vận động. Trong thực tế vận động nó có phải là như thế hay

không? Nó có những hình thức nào? Vì sao phải vận động? Vận động có làm

cho sự vật hiện tượng phát triển và tồn tại hay không? Thì bài học hôm nay

chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Ví dụ 4:Khởi động bằng trò chơi “Nhanh như chớp”khi dạy bài 12: Công

dân với tình yêu hôn nhân gia đình (Tiết 2- GDCD 10)

Đây là trò chơi mang tính trí tuệ và cũng rèn luyện khả năng phản xạ

của học sinh. Các em phải đối mặt với người hỏi, trong thời gian nhanh nhất

trả lời được nhiều câu hỏi nhất. Câu hỏi ở đây có thể liên quan đến kiến thức

bài học trước, cũng có thể là những câu hỏi hài hước để các em suy luận theo

logic lứa tuổi.

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

- Trong thời gian 2 phút sẽ có các câu hỏi ngắn. Học sinh đối diện trực

tiếp với dẫn chương trình.

- Gói câu hỏi được chuẩn bị như sau:

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào hai câu thơ sau:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng… như ngồi đống than

Đáp án: Đống lửa

Page 20: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

16

Câu 2: Tình yêu là sự… và…sâu sắc giữa hai người khác giới?

Đáp án: Rung cảm và quyến luyến

Câu 3: Trong tình yêu chúng ta cần tránh những điều gì

Đáp án: Yêu đương quá sớm

Yêu một lúc nhiều người

Quan hệ tình dục trước hôn nhân

Câu 4: Lối sống của một số thanh niên hiện nay mà dư luận xã hội lên án?

Đáp án: Sống thử

Câu 5: Hậu quả đau lòng do nhận thức không đúng đắn trong yêu đương

của một bộ phận giới trẻ hiện nay?

Đáp án:Nạo phá thai

Câu 6: Đây là cụm từ dùng để nói đến tình cảm của lứa tuổi học sinh?

Đáp án: Trong sáng

Câu 7:Tên một bài hát ca ngợi tình cảm gia đình của nhạc sỹ Ngọc Lễ?

Đáp án: Ba ngọn nến lung linh

Với gói câu hỏi nhanh đó giáo viên vừa giúp học sinh hệ thống lại những

kiến thức vừa học đồng thời cũng là để khởi động cho tiết học mới.Với trò chơi

này tạo không khí lớp học sôi nổi giúp học sinh bước vào tiết học nhẹ nhàng và

hiệu quả.

Ví dụ 5:Khởi động bằng trò chơi mảnh ghép khi dạy Bài 11: Một số phạm

trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2- GDCD 10)

Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn hiểu biếtnhất định, vừa có

sự nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăný với các bạn

cùng nhóm.

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

- Cách tổ chức: Chia lớp thành 2 đội chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trước

thích hợp cho bài dạy. Mỗi nhóm sẽ tìm những mảnh ghép phù hợp để ghép vào

chủ đề đã chotheo nhóm. Trong thời gian 2 phút, đội nào tìm được nhiều mảnh

ghép sẽ chiến thắng.

Nhóm 1: Chủ đề tìm những việc làm thể hiện là người có nhân phẩm,

danh dự

Nhóm 2: Chủ đề viết những điều em cảm nhận được xung quanh cuộc

sống của mình mà em cho đó là hạnh phúc?

Page 21: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

17

Sau khi học sinh chơi xong giáo viên sẽ nhận xét và dẫn dắt: Với phần

khởi động đó các em đã tìm ra những hành động việc làm biểu hiện của người

có nhân phẩm và biểu hiện của hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy

nhân phẩm, danh dự là gì? Thế nào là hạnh phúc thì tiết học hôm nay chúng ta

sẽ cùng tìm hiểu

Ví dụ 6: Khởi động bằng trò chơi mảnh ghép khi dạy Bài13: Chính sách

giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và văn hóa (tiết 3)GDCD 11.

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

- GV chuẩn bị một số bức ảnh: Quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc cung đình

Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca ví dặm, Vịnh Hạ Long, Cố đô

Huế, Phố cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long

+ Chia cả lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi gồm 3 HS tham gia trò chơi

tiếp sức. Trong thời gian 1 phút, 3 học sinh tham gia trò chơi lên bảng hỗ trợ

nhau để ghép 10 mảnh ghép thành “cây văn hóa”.

+GV nêu yêu cầu trong thời gian nhanh nhất 2 đội chơi hãy ghép các

mảnh ghép hình ảnh cho phù hợp theo hai mảng màu tinh thần và vật chất tạo

thành giá trị văn hóa.

+ GV tuyên bố đội chơi thắng cuộc và dẫn vào bài mới: Đây là những giá

trị vật chất hay giá trị tinh thần do con người lao động sáng tạo ra. Vậy Nhà

nước ta đã có những chính sách như thế nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá

trị văn hóa đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

* Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng phương pháp trò chơi để thiết kế

hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD:

Có thể nói rằng khi sử dụng phương pháp trò chơi trong thiết kế hoạt

động khởi động đã làm cho bài học thêm sôi nổi, hấp dẫn, đem lại hiệu quả cao

trong giờ học. Tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó

các em sẽ được trải nghiệm.Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên nhẹ

nhàng, hứng thú với học sinh, giúp các em rèn luyện sự mạnh dạn tự tin, tinh

thần đoàn kết và dễ dàng tiếp cận với kiến mới của bài học.

3.2. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp đóng vai khi thiết kế

hoạt động khởi động

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách

ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS

suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các

em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của

Page 22: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

18

phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.Trong các

phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù hợp với đặc trưng

dạy - học của môn GDCD, đặc biệt là dạy học phần pháp luật và đạo đức. Đây là

phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm

nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về

một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung

vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Với phương

pháp đóng vai học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày

tỏ thái độ trong thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều

kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi

của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. Tuy nhiên

trong quá trình sử dụng phương pháp này GV cần lưu ý về tình huống đóng vai

phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện,

hoàn cảnh lớp học, không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép,

tình huống phải có nhiều cách giải quyết, cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết,

cách ứng xử phù hợp, không cho trước “kịch bản”, lời thoại.Mỗi tình huống có

thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, cần quy định rõ thời gian

thảo luận và đóng vai của các nhóm. Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng

vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết, nên

khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia.

Ví dụ 1: Khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy bài 6: Công dân

với các quyền tự do cơ bản (tiết1 - GDCD 12)

*Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những nội

dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV đưa ra tình huống: Nghi ngờ em A ăn trộm hàng của siêu thị A nên

bảo vệ X đã bắt nhốt em A lại trong phòng, đồng thời còn chửi và đánh em A

- Các nhóm sẽ thảo luận và đóng vai đưa ra cách xử lý.

- GV đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của Bảo vệ X?

- GV sẽ căn cứ vàocâu trả lời của HS để GV dẫn dắt học sinh vào nội

dung kiến thức sẽ tìm hiểu hôm nay. Cụ thể khi HS trả lời hành vi của bảo vệ X

là vi phạm pháp luật…GV dẫn dắt vậy thì hành vi đó xâm phạm đến quyền gì

của công dân? Quyền đó có nội dung như thế nào thì bài học hôm nay chúng ta

sẽ cùng tìm hiểu

Ví dụ 2: Khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy bài 10: “Quan

niệm về đạo đức” (tiết 1- GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

Page 23: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

19

* Cách thức tiến hành

- Cáchtiến hành:

Phương pháp đóng vai chủ yếu được tiến hành theo các bước sau:

+ Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống. Tình huống nêu ra

cho học sinh đóng vai gần như là tình huống có thật trong thực tế; yêu cầu đóng

vai của từng nhóm, trong đó quy định thời gian cho mỗi nhóm.

+ Các nhóm thảo luận đóng vai.

Các nhóm tiến hành đóng vai, bắt đầu biểu diễn, trong khi đó các em khác

theo dõi các vai diễn, xem các bạn diễn và suy nghĩ như thế nào để giải quyết

tình huống đó.

+ GV hướng dẫn lớp thảo luận, nhận xét.

+GV sẽ dẫn dắt vào nội dung bài học

- Đối với phần khởi động ở tiết 1 bài 10 - GDCD10 GV có thể đưa ra tình

huống sau: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một chị vừa bế

con, vừa xách một túi nặng. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? Tại sao em lại

làm như vậy?

Và sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai thể hiện cách giải

quyết của mình.

Sau khi diễn giáo viên cho học sinh kết luận được: Trong trường hợp trên

em sẽgiúp người phụ nữ đó vì trong cuộc sống mỗi cá nhân phải biết tự điều

chỉnh hành vicủa mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Vậy đạo đức là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu

Ví dụ3:Khởi động bằng phương pháp đóng vai khi dạy bài 2: Thực hiện

pháp luật (tiết1 - GDCD 12)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV đưa ra tình huống: Emvà bạnđang vội đi học. Tới ngã tư thấy đèn đỏ

nhưng vắng người. Em sẽ như thế nào? vì sao em lại có hành động như vậy?

- Các nhóm sẽ thảo luận và đóng vai đưa ra cách xử lý.

- GV sẽ căn cứ vào phần thể hiện của các nhóm để dẫn dắt học sinh vào

nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu hôm nay. Chẳng hạn như có nhóm sẽ thể hiện là

bạn sẽ dừng lạikhi thấy tín hiệu đèn đỏ. Khi đó GV sẽ dẫn dắt việcbạn dừng lại

khi thấy đèn đỏ là các bạn đã thực hiện pháp luật. Vậy thực hiện pháp luật là gì

bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Page 24: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

20

Ví dụ 4:Sử dụngphương phápđóng vai khi tổ chức hoạt động khởi động

cho bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (Tiết 1- GDCD 10)

*Mục tiêu:

+Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học

sinh tiếp cận được khái niệm nghĩa vụ, lương tâm.

+ Góp phần hình thành năng lực tư duy, năng lực hợp tác cho học sinh

- Cách thức tiến hành hoạt động:

+ HS tiến hành thực hiệnthông qua hình thứcđóng vai về cách xử sự của

các nhân vật về một vụ tai nạn. Trên đường đi học về tình cờ em nhìn thấy một

vụ tai nạn, em và một bạn nữacứu giúp người bị nạn. Tuy nhiên bên cạnh đó có

2 người đàn ông dừng lại nhưng không cứu giúp người bị nạn. Em và bạn em rất

vui vì cứu giúp người bị nạn, còn 2 người kia bị mọi người lên án nên rất xấu hổ

+ Sau khi các bạn HS thể hiện các vai diễn, GV đặt câu hỏi: Em có nhận

xét gì về hành động của 2 người đàn ông và 2 em học sinh?

+ HS trả lời được hành động của 2 người đàn ông là không phù hợp với

các chuẩn mực đạo đức xã hội, còn hành động của 2 em HS là phù hợp với

chuẩn mực đạo đức, đã thực hiện được nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và

thể hiện là người có lương tâm. Từ cách trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài.

Ví dụ 5:Sử dụngphương phápđóng vai khitổ chức hoạt động khởi động

chobài 2. Hàng hóa, tiền tệ, thị trường(GDCD 11)

* Mục tiêu: tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được thị trường và các yếu tố liên quan, góp phần hình

thành năng lực tư duy, năng lực hợp tác cho học sinh

* Cách tiến hành:

Giáo viên giao nội dung hoạt động cho học sinh thực hiện đóng vai một

các bạn HS tham gia bán hàng tại một gian hàng của hội chợ. Trong thời gian

6 phút:

+ Học sinh chuẩn bị: 3 nhân vật đóng vai người bán các mặt hàng: Sách

vở, bút,bánh kẹo; 3 nhân vật đóng vai người mua; một số tiền tệ, người bán, bàn

ghế...

+ Học sinh tiến hành thực hiện giả định một gian hàng tại hội chợ trong

đó người mua người bán thực hiện quá trình mua bán trao đổi hàng hóa.

+ Sau khi đóng vai kết thúc, giáo viên đặt câu hỏi:Em thấy hoạt độngchủ

yếu nào xuất hiện tại gian hàng trong hội chợ ?

Học sinh trả lời được hoạt động chủ yếu trong gian hàng tại hội chợ là:

hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa người bán, người mua... Vậy thì thế

nào là hàng hóa? Thế nào là tiền tệ? Thế nào là thị trường? Chúng ta sẽ cùng tìm

Page 25: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

21

hiểu bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thì trường...

* Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng phương pháp đóng vai để thiết kế

hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD

Có thể nói rằng khi sử dụng phương pháp đóng vai trong thiết kế hoạt

động khởi động đã làmbầu không khí trong lớp học luôn sôi nổi, hấp dẫn và thu

hút người học, hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Các em sẽ được trải nghiệmvào các

nhân vậtđược rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của

mình trước những vấn đề đặt ra. Chính vì vậy với việc sử dụng phương pháp này

khi tổ chức hoạt động khởi động tôi đã có những thành công nhất định khi dạy

các bài ở chương trình GDCD đặc biệt là phần pháp luật và đạo đức.

3.3. Kinh nghiệm trong việc khai thác ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ khi

thiết kế hoạt động khởi động

Ca dao, tục ngữ, thơ rất gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam.Ngay

từ khi mới lọt lòng ca dao, tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ,

lớn lên ca dao, tục ngữ, thơ là người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của

dân tộc. Ca dao, tục ngữ, thơ là người từ ngữ được chọn lọc chính xác và được

gọt giũa qua nhiều thời gian. Không những thế ca dao, tục ngữ là kho tàng vô

cùng quý báu về những kinh nghiệm,lối sống của ông cha ta truyền lại, vận dụng

vào việc hình thành nhân cách,đạo đức cho học sinh vừa là tiếp thu vừa là tiếp

nối truyền thống đạo đứcdân tộc.

Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy môn GDCD cấp THPT bản

thân tôi đã mạnh dạn sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...vào trong hoạt động khởi

động của các bài dạyđểcác em học sinhnhanh chóng nhận biết được các nội

dungcủa bài và ý nghĩa giáo dục của ca dao tục ngữ,thơ qua bài dạy. Bên cạnh

đó học sinh sẽ tiếp xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh động hơn.Có thể nói

rằngtrong quá trình thiết kế hoạt động khởi động giáo viên có thể khai thác ca

dao, tục ngữ, thơ... để dẫn dắt bài nhằm tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận kiến

thức bài học.

Ví dụ 1:Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt động khởi động

bài 5 SGK GDCDlớp 10: "Cách thức vậnđộng, phát triển của sự vật và hiện

tượng".

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học.

* Cách tiến hành:

GV có thể đọc cho HS nghe 2 câu thành ngữ sau:

“Góp gió thành bão”

“Tích tiểu thành đại”

Page 26: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

22

GV đặt tiếp câu hỏi: Các em hãy cho biết hai câu thành ngữ trên muốn nói

điều gì?

HS trả lời xong giáo viên bổ sung và kết luận: Hai câu thành ngữ trên hàm

ý nói sự thay đổi, sự biến đổi của sự vật hiện tượng. Vậy sự thay đổi đó như thế

nào? cách thức biến đổi nó ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Ví dụ2:Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt động khởi động bài

10:“Quan niệm về đạo đức”(GDCD 10)

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

GVsửdụng câu thành ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

GVcâu hỏi: Theo em nội dung câu thành ngữ trên nói về điều gì?

HS trả lời sau đó GV dẫn dắt: “Lễ” ở đây được hiểulà đạo đức, còn “Văn”

là kiến thức văn hóa. Câu thành ngữ này nhằm khẳngđịnh đạo đức giữ vai trò

quan trọng hàng đầu trong sự phát triển nhân cách và trítuệ của con người. Thế

đạo đức là gì? Đạo đức có vai trò như thế nào trong sựphát triển của cá nhân, gia

đình và xã hội? Để trả lời những câu hỏi trên cô tròchúng ta cùng tìm hiểu bài

10: Quan niệm đạo đức

Ví dụ 3:Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt độngkhởi động bài

7 “Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” (GDCD 10)

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học

* Cách tiến hành:

GV sử dụng các câu thành ngữ:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

“Đi ra mới biết đó đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”

Sau đó đặt câu hỏi: Em hiểu nội dung hai câu thành ngữ trên muốn

nói điều gì?

Học sinh trả lời xong GV sẽ dẫn dắt:Hai câu thành ngữ trên muốn nói lên

vaitrò quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức con người. Nếu không có thực

tiễn thì con người sẽ không có nhận thức đúng đắn, sâu sắc. Thế thực tiễn là gì?

Thế nào là nhận thức? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức như thế nào?

Tacùng đi nghiên cứu bài 7.

Page 27: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

23

Ví dụ4:Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt động khởi động bài

11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (GDCD 10)

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp một số phạm trù cơ bản của đạo đức. Những câu tục ngữ,

ca dao đầy ý nghĩa sẽ giúp học sinh tiếp cận với các phạm trù đạo đức một

cách dễ dàng

* Cách tiến hành:

- GV có thể cho HS sưu tầm các câu tục ngữ ca dao nói về các phẩm chất

của con người sau đó dẫn dắt vào nội dung các cặp phạm trù đạo đức

- Một số câu tục ngữ ca dao:

“Kính trên nhường dưới”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

“Xay lúa thì thôi ẵm em”

“Chia sẻ ngọt bùi”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

“Trăm năm bia đá cũng mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

"Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con."

HS trả lời xong GV dẫn vào bài: Những câu tục ngữ, ca dao trên nói đạo

lý của con người. Mỗi người ai cũng phải sống có trách nhiệm, có nghĩa vụ và

luôn giữ gìn lương tâm của mình. Vậy nghĩa vụ là gì? Lương tâm là gì? Hôm

nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Ví dụ 5: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt động khởi động

bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân gia đình (Tiết 1- GDCD 10)

* Mục tiêu:

+Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học

sinh tiếp cận kiến thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình.Những câu ca dao đầy

cảm xúc sẽ tạo cho các em sự háo hức khi tiếp cận bài tình yêu cũng như hiểu

được giá trị đích thực của tình yêu, để sau này các em có thái độ biết trân trọng

tình yêu đôi lứa, tránh thái độ chỉ xem tình yêu như một trò đùa.

* Cách thức tiến hành:

- Giáo viên sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ hay nói về

tình yêu.

Page 28: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

24

Ví dụ:

* Ca dao nói về tình yêu:

-“Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

Yêu nhau chẳng ngại đường xa

Một ngày không đến buồn ba bốn ngày”

“Tiện đây Mận mới hỏi Đào

Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào”

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

* Xuân Diệu- Một nhà thơ viết khá nhiều về tình yêu có những câu thơ rất

hay về tình yêu:

“Đố ai định nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Gặp người con gái ngây thơ ấy

Rồi thương rồi nhớ thế là yêu”.

GV:Cảm nhận của em khi nghe những vần thơ, câu ca dao trên?Những

câu ca dao và câu thơ trên gợi cho em nghĩ đến nội dung nào?

HS trả lời xong GV dẫn vào bài: Những câu ca trên nói đến tình yêu, gia

đình. Vậy tình yêu là gì? Chúng ta nên có cách hiểu như thế nào cho đúng về

tình yêuhôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 12: Công dân với tình yêu

hôn nhân và gia đình.

Ví dụ 6:Sử dụng ca dao, tục ngữ, thơ...để tổ chức hoạt động khởi động

bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng(GDCD 10)

* Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận được kiến thức sẽ tìm hiểu trong bài học.

* Cách tiến hành:

GV sử dụng đoạn thơ sau:

Thêm một chiếc lá rụng

Thế là thành mùa thu

Thêm một tiếng chim gù

Page 29: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

25

Thành ban mai tinh khiết

Dĩ nhiên là tôi biết

Thêm một lắm điều hay

Nhưng mà tôi cũng biết

Thêm một phiền toái thay

(Nhà thơ Hòa Bình)

GVhỏi HS: Theo em những câu thơ trên muốn nói lên điều gì?

Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt: Trong sự vận động biến đổi không ngừng

của thế giới các sự vật, hiện tượng cũng như trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta

chỉ cần thêm một chút hoặc bớt đi một ít là sự vật, hiện tượng có thể biến đổi

thành cái khác. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 5 để lí

giải vấn đề đó.

* Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ để

thiết kế hoạt động khởi động để thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học môn

GDCD:

Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao và những bài thơ lồng ghép trong

hoạt động khởi động bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học

tập của HS,tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của

bộ môn. Tránh được hiện tượng HS bị nhàm chán với cách thức tổ chức lớp học

truyền thống.Mặt khác nó còn góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin làm cho

bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, làm cho HS nắm bắt nhanh hơn, hiểu

sâu hơn, dễ học thuộc bài.Tuy nhiên để đạt được điều đó thì trong khi soạn

bàibản thân tôi phải cân nhắc thật kỹ càng những nội dung mà mình cần đưavào

bài giảng, cần phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn

chohọc sinh đạt được. Đồng thời phải sưu tầm nhữngcâu thơ, tục ngữ, ca dao có

liên quan đến bài dạy, phải đảm bảo tính chính xác của những nội dung mà mình

cần đưa vào bài dạy.Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến

các em, tránh tình trạng ồn trong giờ học của học sinh, không sa đà vào nội dung

văn học.

3.4. Kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt

động khởi động

- Truyện kể là một trong những nguồn tư liệu quan trọng trong dạy học

môn GDCD ở trường THPT, đặc biệt là đối với các bài dạy đạo đức. Ngoài

những tư liệu dạy học cơ bản như thông tin - sự kiện, tình huống điển hình, tranh

ảnh, văn thơ, âm nhạc thì truyện kể là một dạng tư liệu có tầm quan trọng đặc

biệt đối với quá trình dạy học phân môn này. Kể chuyện góp phần hình thành

cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, tạo cho

học sinh hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. Bằng những câu chuyện có thật, học sinh

Page 30: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

26

sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết, phán đoán phù hợp với

thực tiễn. Vì tính thực tiễn của câu chuyện rất cao, nên sẽ giúp học sinh có kinh

nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. Từ những câu

truyện được kể giáo viên sẽ giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khách

quan và giúp các em điều chỉnh hành vi của mình.

- Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động việc GV sử dụng những

câu chuyện có thật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ở

các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng

thú trong học tập. Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng phương pháp

kể chuyện nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động khởi động trong

các bài GDCD đặc biệt là phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 thì

giáo viên cần chú ý các nguyên tắc sau:

+Các câu chuyện phải xuất phát từ nội dung cơ bản của bài, sát với thực

tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh.

+Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải

là nguồn chính thống để cung cấp cho học sinh.

+Các câu chuyện phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn

ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng.

+ Các câu chuyện được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở

cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.

- Vai trò và ý nghĩa của truyện kể trong dạy môn GDCD trước hết được

thể hiện ở chỗ nó tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn cho bài học. Sự hấp dẫn ấy đến

từ chính nội dung cốt truyện, từ những tình tiết, những mâu thuẫn nảy sinh và

cách giải quyết các tình huống qua cách kể của người GV. Bên cạnh đó, đối với

các bài dạy đạo đức, truyện kể là một trong những phương thức giáo dục đạo

đức luôn mang lại hiệu quả cao. Thực chất đây là hình thức GV dùng câu

chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để khơi gợi vấn đề sắp được

nghiên cứu. Từ nội dung câu chuyện, GV làm rõ chủ đề bài học bằng những câu

hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho

HS.Việc sử dụng một cách khoa học và nghệ thuật, truyện kể còn góp phần bồi

dưỡng và phát triển các năng lực cơ bản, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS

trong các bài dạy đạo đức. Bài giảng sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán nhờ

có sự tham gia của người học trong quá trình tiếp thu nội dung và chiêm nghiệm

ý nghĩa từ các câu chuyện. Trong hệ thống các tư liệu dạy học môn GDCD thì

truyện kể một khi được sử dụng đúng lúc, đúng mức, đúng yêu cầu sẽ luôn đem

lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các bài đạo đức. điều này xuất phát từ chính

giá trị của bản thân truyện kể trong việc gi trong việc giáo dục nhân cách, đạo

đức và đặc thù tri thức giá trị của bản thân truyện kể trong việc giáo dục nhân

cách, đạo đức của các bài dạy môn GDCD. Vấn đề đáng lưu ý nhất trong quá

trình sử dụng truyện kể là GV cần nắm vững cách thức sử dụng chúng trong

Page 31: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

27

trong môn GDCD, tức là căn cứ vào mục đích dạy học để chọn lựa cách thứcsử

dụng cho phù hợp. Giáo viên sử dụng truyện kể để thiết kế hoạt động khởi động

dẫn dắt vào nội dung bài học.Trước khi vào nội dung chính của bài học, GV

phải thiết kế được hoạt động khởi độngđể giới thiệu về nội dung bài học mới để

dẫn dắt, tạo tâm thế tiếp nhận bài học và kích thích sự hứng khởi của HS. Sử

dụng truyện kể, GV sẽ dẫn dắt HS vào nội dung bài học bằng một câu chuyện

đạo đức cụ thể.Thực chất đây là hình thức GV dùng câu chuyện có nội dung phù

hợp với chủ đề bài học để khơi gợi vấn đề sắp được nghiên cứu. Từ nội dung

câu chuyện, GV làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng

nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS.

Ví dụ 1: Sử dụngphương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (tiết 2, GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể kể câu chuyện sau:

“Bức tranh tuyệt vời”

Một họa sĩ suốt đời mơ được vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông

đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tôi nghĩ điều

đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là

điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang

đến nụ cười cho kẻ khóc than, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có

tình yêu".

Họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Người lính trả lời:

"Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp".

Họa sĩ tự hỏi: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hòa bình và tình

yêu?...".

Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu

trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông ngập tràn

hạnh phúc và bình an. Và ông đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Người

họa sĩ nhanh chóng thực hiện tác phẩm của mình. Sau khi hoàn thành tác phẩm,

ông đặt tên cho nó là Gia đình.

Kể xong, GV có thể dẫn dắt: Câu chuyện trên kể về một người họa sĩ

trong cuộc đời sáng tác tranh cuối cùng cũng đã nhận ra một chân lý về vai trò

của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người. Gia đình là nơi đầy ắp tiếng

cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ

Page 32: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

28

phải, niềm tin và lý tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng

đỡ; là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mỹ vị; chính nó mang lại niềm tin,

tình yêu và hoà bình hạnh phúc. Vậy gia đình là gì?Làm thế nào để có thể xây

dựng cho mình một gia đình hạnh phúc? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó ở bài học

hôm nay.

Ví dụ 2:Sử dụngphương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi

độngbài 13 "Công dân với cộng đồng" (GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

GV chiếu 2 hình ảnh sau và kể câu chuyện:

“Hai biển hồ”

Biển Galilê Biển Chết

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển

Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh

biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người

uống cũng bị bệnh.Không một ai muốn sống ở gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất.

Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được

mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây.Vườn

cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước

từ sông Jordan.Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và

giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên

mặn chát.

Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà

tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn

sạchvà mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Kể xong, GV có thể đặt một câu hỏi cho học sinh: Em có suy nghĩ gì sau

Page 33: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

29

khi nghe cô kể hai câu chuyện trên?

Sau khi học sinh trả lời giáo viên dẫn dắt: Câu chuyện trênnói về một hiện

tượng thiên nhiên kỳ thú nhưng ẩn chứa bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc có ý

nghĩa lớn đối với mọi người. Bởi trong đời sống xã hội chúng ta rất cần sống

hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh để có nhiều niềm vui và hạnh phúc

như dòng nước trong xanh của biển hồ Galile.Vậy thế nào là hòa nhập?thế nào

là hợp tác? Tiết học hôm nay chúng ta cũng nhau tìm hiểu

Ví dụ 3:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.(Tiết 1-

GDCD10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- Giáo viên có thể khai thác câu chuyện sau:

Gà đẻ trứng vàng

Ngày xưa, có một người lái buôn cùng với vợ và hai đứa con sống trong

một ngôi làng. Gia đình ông lái buôn có một cuộc sống khá sung túc. Họ có một

con gà mái với bộ lông mướt và đẹp mỗi ngày đẻ ra một trái trứng. Đây không

phải trứng bình thường mà là trứng vàng.

Tuy nhiên, ông lái buôn vẫn không hài lòng.Ông muốn trở nên giàu có

nhanh hơn. Ông muốn có tất cả trứng vàng trong bụng con gà liền một lúc. Ông

nghĩ nếu đem con gà mái giết đi thì sẽ lấy được rất nhiều trứng vàng. Vì thế, ông

quyết định giết con gà.

Ngày hôm sau, khi con gà mái vừa đẻ ra một trái trứng vàng, ông lái

buôn liền bắt lấy nó mổ bụng. Nhưng ông chẳng thấy trái trứng nào trong bụng

con gà cả. Ông chợt nhận ra đã phạm một lỗi lầm lớn và từ nay ông sẽ không

còn có được một trái trứng vàng mỗi ngày nữa.

Cuộc sống của ông lái buôn đang từ chỗ khá giả dần trở nên nghèo khó,

khổ sở và cuối cùng đi đến chỗ phải ăn xin.

Kể xong, GV có thể dẫn dắt: Câu chuyện trên kể về lòng tham của người

lái buôn để rồi phải trả một giá đắt từ chính lòng tham ấy. Tuy nhiên, xét dưới

góc độ triết học, truyện kể đã giúp chúng ta nhận ra về một quy luật cơ bản của

triết học khi bàn về con đường, phương thức, cách thức của sự vận động, phát

triển của thế giới vật chất nói chung.

Con đường đó phải luôn đi từ những sự thay đổi dần về lượng rồi mới dẫn

đến những biến đổi về chất. Mọi thứ nóng vội, tham lam, hấp tấp, không biết

tích lũy dần về lượng mà mong muốn có được kết quả ngay sẽ bị trả giá bởi

chính quy luật khách quan này.Vậy lượng trong triết học là gì?Chất là gì?Sự

Page 34: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

30

biến đổi từ lượng đến chất được diễn ra ra sao?Bài học “Cách thức vận động,

phát triển của sự vật, hiện tượng” (Bài 5 - GDCD10) sẽ trả lời những câu hỏi

thú vị đó.

Ví dụ 4:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

vào bài 13:Công dân với cộng đồng (tiết 2- GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể kể câu chuyện sau:

Tháng 4 năm 1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn

đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Nhân dịp đó, Tòa thị chính Pa-ri

mở tiệc lớn đón mừng Bác.Tiệc tan, mọi người mời Bác ra phòng lớn uống nước

và nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo mang theo. Nhiều người

ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý.

Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi

cười bế một em bé gái nhỏ nhất lên và trao cho em quả táo. Mọi người bấy giờ

mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ thương yêu con trẻ của Người.

Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” đều được các báo

đăng lên đầu trang nhất. Các báo còn kể lại rằng em bé gái khi nhận được quả

táo đó thì giữ khư khư trên tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà, em để quả

táo trên bàn học. Cha mẹ bảo:

- Con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được.

Thế nhưng, em bé nhất định không ăn và bảo:

- Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm.

(Phỏng theo chuyện “Quả táo của Bác Hồ”,

Tuyển tập Thơ văn cho thiếu nhi, NXB Văn học, 1961)

Kể đến đây GV giới thiệu bài học: Với mẫu chuyện trên, thông qua những

hành động, cử chỉ, việc làm của Bác, chúng ta thấy toát lên ở Bác một phẩm chất

thật đáng quý và trân trọng. Đó là tấm lòng, tình thương yêu, lối sống hòa nhập,

luôn quan tâm và sống chan hòa với mọi người.Đó là một trong những phẩm

chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc

Việt Nam.Vậy sống hòa nhập là gì? Phẩm chất đạo đức này có vai trò như thế

nào trong cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội?Những vấn đề

đó sẽ được làm rõ qua bài học ngày hôm nay.

Ví dụ 5:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động

bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(GDCD10).

Page 35: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

31

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV có thể sử dụng câu chuyện sau:

Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính, Bác Hồ đến thăm đền

Hùng và gặp các chiến sĩ đại đoàn quân Tiên Phong đang đóng ở đây.

Bác nhìn khắp một lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi:

- Các chủ có khỏe không?

- Thưa Bác, khỏe ạ!

Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi:

- Các chú có biết đền thờ ai đây không?

Một chiến sỹ đứng gần Bác thưa:

- Đền thờ một ông vua ạ!

- Nhưng vua nào?Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội.

Một cán bộ trả lời:

- Dạ, vua Hùng!

- Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không?

Tất cả đều lặng im. Bác giải thích:

- Vua Hùng là ông vua có công dựng nước, chính là ông Tổ của nước Việt

Nam ta.

Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Lời Bác Hồ dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng

mọi người.

Theo Đoàn Minh Tuấn (Trích “Núi sông hùng vĩ”)

Kể đến đây, GV đưa ra yêu cầu: Em hãy phát biểu suy nghĩ của em về ý

nghĩa quan trọng nhất về lời dặn dò của Bác Hồ đối với chúng ta. Với sự dẫn dắt

của GV, HS sẽ hướng đến kết luận: câu chuyện này một lần nữa đã khẳng định

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi

người Việt Nam chúng ta, vì đó cách để ghi nhớ công ơn của Tổ tiên và các thế

hệ cha anh đã hi sinh xương máu để có được giang sơn, gấm vóc này.Vậy Công

dân phải có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bài

học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Ví dụ 6:Sử dụng phương pháp kể chuyện khi tổ chức hoạt động khởi động bài 7:

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức(Tiết 1-GDCD10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

Page 36: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

32

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV sử dụng câu chuyện: Nhà Bác học Ga-li-lê tìm ra định luật sức cản:

“Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm. Ông thường dùng thí

nghiệm để chứng minh lập luận của mình. Một lần nghe người ta dạy cho học

sinh: Các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhà bác họ liền

phản đối:

- Làm gì có chuyện vô lý thế! Chẳng lẽ một hòn đá nặng 1kg lại rơi chậm

gấp 10 lần hòn đá nặng 10kg ư?

- Chứ sao- mọi người đồng thanh nói: A-rít- xtot nói như vậy!

Ga-li-lê đã làm một thí nghiệm thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau

cùng một lúc. Song khônghiểu vì sao hòn đá nặng lại rơi xuống trước hòn đá

nhẹ một chút.

Không nản lòng, Ga-li-lê làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả ông đã phát

hiện ra không khí có sức cản. Khi thả rơi những vật trong ống đã rút hết không

khí thì quả nhiên tốc độ rơi của các vật nặng.

Thế là nhờ hoạt động thực nghiệm khoa học, Ga-li-lê không những đã

chứng minh được lập luận của mình, bác bỏ được sai lầm của A-rít-xtot mà còn

phát hiện ra định luật về sức cản của không khí”.

- GV hỏiHS: Em có suy nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện đó

HS trả lời xong GV nhận xét và dẫn dắt: Qua câu chuyện đó chúng ta thấy

rằng nhà bác học Ga-li-lê nhờ hoạt động thực nghiệm khoa học đã phát hiện ra

định luật về sức cản của không khí, bác bỏ được những nhận thức sai lầm của

mọi người khi cho rằng các vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Điều

này cho thấy nhờ có thực tiễn mà con người có thể nhận thức đúng thế giới

khách quan. Vậy thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Thực tiễn có vai trò như thế

nào đối với nhận thức? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

* Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng phương pháp kể chuyệnđể tổ chức

hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD:

Việc thiết kế hoạt động khởi động bằng phương pháp kể chuyện nêu trên

đã đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy. Bởi lẽ với câu chuyện đưa raphù hợp với

nội dung bài học, lôi cuốn được HS và kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết

đối với bài học mới. Tuy nhiên để đạt được điều đóthì trước khi bước vào tiết

học, GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học bằng một câu chuyện cụ thể. Từ nội

dung câu chuyện, GV gợi mở, liên hệ với chủ đề bài học bằng những câu hỏi có

tính định hướng, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho HS. Bản thân tôi

khi sử dụngphương pháp kể chuyệncho hoạt động khởi độngở các bài học thì

hầu như các giờ dạy trở nên rất nhẹ nhàng, học sinh rất lắng nghe. Bên cạnh đó

Page 37: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

33

có những tiết tôi cho học sinh thể hiện câu chuyện luôn để các em có thể phát

huy hết khả năng,năng khiếu của bản thân. Do đó các em tỏ ra rất thích thú làm

cho giờ dạy GDCD không còn khô cứng mà trở nên mềm mại hơn. Chính vì

điều đó đã thôi thúc tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm để vận dụng các

câu chuyện vào trong các bài học nhằm giúp học sinh khám phá tri thức mới một

cách dẽ dàng.

3.5. Kinh nghiệm trong việc khai thác video, tranh ảnh trong việc thiết kế hoạt

động khởi động trong các bài dạy Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông

- Hình ảnh và video- clip có chức năng cơ bản là tích hợp và cơ động.

Hình ảnh trước hết là để thông báo thông tin, sau đó là để minh họa, giải thích,

mô tả trực quan. HS sẽ quan sát hình ảnh, xử lý tài liệu và trao đổi với nhau về

thông tin hình ảnh đó. Việc sử dụng hình ảnh, video vào hoạt động khởi động

làm cho giờ dạy bớt khô khan, cứng nhắc. Đồng thời làm tăng tính hấp dẫn đối

với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở HS, làm cho việc học trở nên dễ

dàng, thuận lợi hơn. Các hình ảnh, video- clip là nguồn cung cấp các chất liệu để

học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác hơn.

Ví dụ 1: Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động

Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những giá

trị văn hóa có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV cho HS xem một số hình ảnh về thực trạng tài nguyên, môi trường ở

nước ta hiện nay

- GV hỏi HS: Em có suy nghĩ gì sau khi xem những hình ảnh đó?

- HS trả lời xongGV dẫn dắt vào nội dung sẽ tìm hiểu trong tiết học: Vậy

thì đứng trước thực trạng đó chúng ta cần phải làm gì cũng như Đảng và Nhà

nước ta có những chính sách cụ thể như thế nào để bảo vệ tài nguyên, môi

trường bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Page 38: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

34

Ví dụ 2:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi độngBài

4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

(Tiết 3- GDCD 12)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV sẽ trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh trong nền

kinh tế thị trường:

- GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên miêu tả hoạt động gì?Em hãy cho

biết mục đích của hoạt động đó là gì?

- Sau khi HS học sinh trả lời xong GV dẫn dắt vào bài: Vậy thì trong kinh

doanh cá nhân, doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì chúng ta cùng tìm

hiểu nội dung bài học hôm nay.

Page 39: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

35

Ví dụ3:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động Bài

13: Công dân với cộng đồng (Tiết 2- GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát sau:

GV đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát bức ảnh đó?

HS trả lời xong GV dẫn dắt hình ảnh trên thể hiện sự hòa nhập, hợp tác

của mỗi chúng ta trong cộng đồng.Vậy hòa nhập, hợp tác là gì?Biểu hiện cụ

thể của những giá trị này như thế nào?Làm thế nào để mỗi người khi sống

trong cộng đồng đều hòa nhập, hợp tác với nhau bài học hôm nay chúng ta

cùng tìm hiểu.

Ví dụ 4:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi động

Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết - GDCD 12)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những hành

vi thực hiện pháp luật và không thực hiện pháp luật có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

GV chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:

Page 40: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

36

GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những bạn HS trong

hai bức ảnh trên?

HS trả lời và GV sẽ dẫn dắt trong hai bức ảnh đó các bạn HS đã không

thực hiện đúng pháp luật vì đã có những hành vi tham gia giao thông không đội

mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ… Vậy như thế nào là thực hiện pháp luật?có những

hình thức thựchiện pháp luật nào thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Ví dụ 5:Sử dụng hình ảnh, video- clip khi tổ chức hoạt động khởi độngBài

13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa- GDCD 11

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những giá

trị văn hóa có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV chiếu cho HS xem một số bức ảnh:Quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc cung

đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Dân ca ví dặm, Vịnh Hạ Long, Cố

đô Huế, Phố cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng Thành Thăng Long

Page 41: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

37

+ HS quan sát hình ảnh

+ GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì khi xem các hình ảnh trên?

+ GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đây là những giá trị vật chất hay giá

trị tinh thần do con người lao động sáng tạo ra. Vậy Nhà nước ta đã có những

chính sách như thế nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó

chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

Ví dụ 6:Khởi động bằng cách sửdụng đoạn video- clip khi dạy Bài 15:

Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại (GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV cho HS xem một video về vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân

số, dịch bệnh hiểm nghèo…

- Sau đó GV đưa ra câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem xong video đó?

- HS trả lời xong GV dẫn dắt: Những cái phóng sự trong video trên đã đề

cập đến những vấn đề hiện nay được coi là cấp thiết của nhân loại, đây quả thực

là những thách thức lớn gây nguy hiểm mà không một dân tộc, quốc gia nào có

thể tự đứng ra giải quyết. Muốn giải quyết vấn đề này đòi hỏi các quốc gia phải

liên kết, hợp tác với nhau. Vậy vì sao đây là những vấn đề cấp thiết của nhân

loại? Nguyên nhân nào khiến cho chúng xuất hiện và gây nguy hại cho cuộc

Page 42: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

38

sống của con người? Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng trong

việc giải quyết những vấn đề cấp thiết này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học

hôm nay.

Ví dụ 7:Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video- clip khi dạy Bài 12:

Công dân với tình yêu hôn nhân gia đình (Tiết 2- GDCD 10)

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- GV cho HS xem video bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác của

nhạc sỹ Ngọc Lễ

- GV đưa ra câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát trên?

- HS trả lời xong GV dẫn dắt: Chúng ta biết rằng tình yêu chân chính sẽ

dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh

phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp, hạnh phúc cho mỗi thành viên mà

còn trở thành một tế bào lành mạnh đầy sức sống cho xã hội. Vậy hôn nhân là

gì? Gia đình là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay.

Ví dụ 8:Khởi động bằng cách sử dụng đoạn video- clip khi dạy Bài 14:

Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (GDCD 10)

* Môc tiªu:

+Tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học

sinh tiếp cận kiến thức về yêu nước

+ Góp phần hình thành năng lực tư duy cho học sinh

* Cách thức tiến hành:

*Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, từ đó học sinh nhận biết được những

nội dung có liên quan đến bài học.

* Cách thức tiến hành

- Giáo viên sử dụng bài hát“Đất nước” của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn

- Học sinh lắng nghe và cảm nhận

- Sau đó, giáo viên hỏi: Em cảm nhận như thế nào khi nghe bài hát

trên?Bài hát trên cho em nghĩ đến nội dung nào?

- Học sinh trả lờisau đó giáo viên dẫn vào bài: Bài hát thể hiện tình yêu

của tác giả đối với đất nước, đối với Tổ quốc mình “Đất nước tôi, Đất nước tôi...

Page 43: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

39

sáng ngời muôn thuở” và ngàn lần xin được ngợi ca như thế. Mỗi người chúng

ta ai cũng có gia đình, quê hương, đất nước để mà yêu thương, gắn bó. Và ai

cũng muốn làm một việc gì đó có ích để đóng góp cho quê hương đất nước.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng

cũng có không ít khó khăn, thách thức đặt ra. Vậy là công dân của đất nước

chúng ta có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc? hôm nay ta học bài 14.

Ví dụ 9:Sử dụng video bài hát khi tổ chức hoạt động khởi động Bài 14.

Chính sách Quốc phòng và an ninh - GDCD 11.

* Mục tiêu:Để tạo không khí vui vẻ trong lớp và tạo tình huống có vấn đề

giúp học sinh tiếp cận kiến thức về chính sách quốc phòng và an ninh, từ đó góp

phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tư duy cho học sinh, giáo viên tiến

hành theo cách thức sau:

* Cách tiến hành:

- GV sử dụng video trên nền nhạc bài hát “Giữ cho cuộc sống bình yên” của

nhạc sỹ Mai Công Thắng, lồng ghép bộ hình ảnh An ninh - Quốc phòng

- Trong khoảnh khắc thời gian 2 phút, học sinh được thưởng thức những

ca từ, nốt nhạc nhẹ nhàng, lắng đọng và tinh tế của bài hát gợi người nghe nhiều

cảm xúc.

- Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Cảm nhận của em thế nào sau khi thưởng

thức đoạn clip trên?

- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Những ca từ và hình ảnh

này có thể chưa phản ánh vai trò của lực lượng an ninh quốc phòng luôn giữ cho

cuộc sống con ngườiđược bình yên. Vậy nhà nước ta có những chính sách An

ninh quốc phòng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học.

* Đánh giá hiệu quả sau khi sử dụnghình ảnh, video để thiết kế hoạt động

khởi độngđể thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học môn GDCD:

Trong quá trình thiết kế hoạt động khởi động cho các bài thì việc sử

dụnghình ảnh, video có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức mà còn có

tác dụng hình thành tri thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh, các hình

ảnh sinh động với màu sắc tươi sáng còn có tác dụng hình thành xúc cảm thẩm

mĩ cho các em.Tranh ảnh, video giúp phần khởi động bài học trở nên hấp dẫn

hơn, đồng thời giúp cho học sinh biết cách cảm nhận các vấn đề của cuộc sống.

Phần mở đầu giới thiệu bài học sẽ rất nhẹ nhàng và thú vị đem lại hiệu quả cao

trong quá trình dạy và học.

Page 44: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

40

4.Kết quả đạt được

* Kết quả khảo sát

Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh sau tiết học

Trường Năm

học Lớp

Không sử dụng phương

pháp của đề tài Lớp

Sử dụng phương pháp

của đề tài

Thích Không

thích

Dễ

hiểu

Khó

hiểu Thích

Không

thích

Dễ

hiểu

Khó

hiểu

THPT

Cờ Đỏ

2018-

2019

10A1 15/43

35,0%

28/43

65,0%

18/43

42,0%

25/43

58,0% 10C2

28/38

73,6%

10/38

26,4%

31/38

81,5%

7/38

18,5%

11A4 15/39

38,5%

24/39

61,5%

14/39

35,9%

25/39

64,1% 11A2

32/41

78,0%

9/41

22,0%

35/41

85,3%

6/41

14,7%

12A3 12/36

33,0%

24/36

67,0%

14/36

38,9%

22/36

61,1% 12A2

26/34

76,4%

8/34

23,6%

30/34

88,2%

4/34

11,8%

THPT

Cờ Đỏ

2019-

2020

10C2 33/43

76,7%

10/43

23,3%

13/43

30,2%

30/43

69,8% 10A1

36/39

92,3%

3/39

7,7%

36/39

92,3%

3/39

7,7%

11A5 14/40

35%

26/40

65%

15/40

37,5%

25/40

62,5% 11C2

33/37

89,1%

4/37

10,9%

33/37

89,1%

4/37

10,9%

12A3 14/33

42,4%

19/33

57,6%

15/33

45,4%

18/33

54,6% 12A1

30/34

88,2%

4/34

11,8%

30/34

88,2%

4/34

11,8%

Như vậy, qua việc áp dụng đề tài này tại một số lớp ở trường tôi học sinh

rất ủng hộ và tỏ ra rất thích thú phương pháp dạy học này. Các em đã được giải

tỏa áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình, giờ học

sôi nổi, sinh động, thực sự gây hứng thú. Việc lĩnh hội tri thức của các em có

tính hiệu quả cao, tạo sự hào hứng, thoải mái, khắc phục được sự tẻ nhạt của bộ

môn, kích thích tính ham hiểu biết, cô và trò bình đẳng trong quá trình khám

phá, sáng tạo, hình thành và phát huy năng lực. Tuy nhiên, bên cạnh đó đối với

một số lớp không áp dụng đề tài này thì vẫn còn tình trạng một số ít học sinh lo

lắng, sợ bị kiểm tra bài cũ, tinh thần học uể oải, không khí giờ học nặng nề và

hiệu quả thấp, chủ yếu là giáo viên nói và dẫn dắt vào bài nên chưa tạo ra sự sôi

nổi cho giờ học.Bản thân tôisau khi tổ chức khởi động trong dạy học thì giờ dạy

đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về

cách thiết kế, sự kết hợp kiến thức của giáo viên nên giờ học không còn cứng

nhắc, đơn điệu, truyền thụ kiến thức một chiều, mà giờ học trở nên sinh động,

học sinh rất tích cực tham gia xây dựng bài. Giáo viên tạo được sự đam mê

Page 45: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

41

trong công tác giảng dạy. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh,

tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.Chính

vì vậy tôi sẽ tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn đề tài này để học sinh yêu mến

hơn bộ môn GDCD.

Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng định rằngviệctổ chức hoạt động

khởi động theo các phương pháp mà tôi đã nêu trên sẽ là cơ sở, là điều kiện để

nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê môn

GDCD của học sinh. Đồng thời giáo viên dạy môn GDCD sẽ nâng cao vị trí bộ

môn mình khắc phục được tư tưởng bị xem là môn phụ trong nhà trường.

Page 46: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

42

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Phạm vi ứng dụng của đề tài

Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng một số kinh nghiệm trongviệc thiết

kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn GDCD cấp THPT từ năm học

2018-2019 và 2019-2020 và đang tiếp tục được triển khai tại Trường trung học

phổ thông Cờ Đỏ - huyện Nghĩa Đàn.Đối với giáo viên môn GDCD tôi hi vọng

sáng kiến của tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV trong công tác

giảng dạy bộ môn GDCD tại trường trung học phổ thông.

2. Mức độ vận dụng

Đề tài “Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy môn

Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông” có thể vận dụng cho tất cả các

trường trung học phổ thông trong quá trình giảng dạy môn GDCD nhằm góp

phần nâng cao chất lượng bộ môn.

3. Kết luận

Với đề tài “Kinh nghiệm thiết kế hoạt động khởi động trong các bài dạy

môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông”đã giúp tôi bước đầu đạt được

những thành công trong việc dạy học môn GDCDtạo ra được sự thích thú đối

với HS khi học bộ môn này, các em thật sự yêu thích bộ môn của tôi không xem

đó là môn phụ nữa. Một điều không thể phủ nhận là với niềm đam mê của mình

trong việc thiết kế các bài dạy môn GDCD bản thân tôi ngày càng nâng cao

chuyên môn, được đồng nghiệp ghi nhận và được Ban giám hiệu nhà trường

đánh giá cao. Điều đó làm cho tôi có động lực để không ngừng phấn đấu hoàn

thiện bản thân mình, thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Mặt khác tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được

phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình giảng dạy và mong nhận

được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè

chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nghĩa Đàn, tháng 2 năm 2020

Tác giả

Trần Thị Oanh

Page 47: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo viên,

NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, 11, 12, Sách giáo khoa,

NXB Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Chương trình giáo dục phổ thông - Những

vấn đề chung, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới sách giáo

khoa, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,

NXB Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên GDCD trường THPT,

NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, sách

giáo khoa 10, 11, 12 môn GDCD, NXB Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thiết kế bài giảng 10, 11, 12 GDCD, NXB Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 10,

11, 12, NXB Đại học sư phạm.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học theo định hướng

phát triển năng lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học, Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường THPT, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở

đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.

14. Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp.

Page 48: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

44

PHỤ LỤC 1

Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên để tìm hiểu thực trạng vấn đề

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN

Họ và tên: ...................................................... Số điện thoại...................................

GV môn: ......................................................... Trường THPT: ...............................

(Cảm ơn Thầy (Cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát)

Câu 1:Thầy (cô)có thực hiện hoạt động khởi động trong tiết học hay không?

Không

Câu 2: Cơ sở tiến hành khởi động là từ đâu?

Xuất phát từ nội dung

Từ các nội dung liên quan đến bài học

Từ nguồn khác

Câu 3:Thầy (Cô) tổ chức hoạt động khởi động nhằm mục đích gì?

Kiểm tra và thống kê kiến thứccủa học sinh

Tạo hứng thú cho học sinh

Tạo tình huống có vấn đề để vào bài

Câu 4: Cách thứctiến hành hoạt động khởi động thầy (cô) thường dùng là gì?

Tổ chức thành hoạt động

Dẫn dắt

Khác

Câu 5: Người thực hiện trong hoạt động khởi động là ai?

Giáo viên

Học sinh

Giáo viên và học sinh

Câu 6: Mức độ thu hút và hiệu quả của hoạt động khởi động như thế nào?

Cao

Thấp

Trung bình

Page 49: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

45

PHỤ LỤC 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

TRONG CÁC BÀI DẠY GDCD TẠI TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ

Hoạt động khởi động Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình (tiết 1)

tại lớp 10C4

Page 50: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

46

Hoạt động khởi động Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc (tiết 1) tại lớp 10A1

Hoạt động khởi động Bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2) tại lớp 10A2

Page 51: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

47

Hoạt động khởi động Bài 3: Sự vận động và phát triển

của thế giới vật chất (tiết 1) tại lớp 10A 1

Page 52: ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

48

Hoạt động khởi động Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 4)

tại lớp 12A1

Hoạt động khởi động Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 3)

tại lớp 12A4