12
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mỹ Phước B, ngày 28 tháng 04 năm 2012 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Đề nghị tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở (Năm học 2011 – 2012) I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: Trần Châu Phong. - Sinh năm: 14/12/1984. - Quê quán: xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. - Chỗ ở hiện nay: ấp Phước Thuận, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. - Chức danh: Giáo viên dạy Mỹ Thuật. - Cơ quan đơn vị: Trường tiểu học Mỹ Phước B. II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 1/ Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: - Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn vẽ trang trí. 2/ Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: - Từ tháng 09/2011 đến tháng 04/2012. 3/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Nghệ thuật trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học nói chung và chương trình mĩ thuật lớp 4 nói riêng. Đối với người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng hướng. Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí, ngoài những kiến thức cần thi ết về mặt lý thuyết và một số kĩ năng thực hành, người giáo viên giảng dạy cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạy học sao cho phù hợp

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Phước B, ngày 28 tháng 04 năm 2012

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Đề nghị tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở (Năm học 2011 – 2012)

I. Sơ lược lý lịch:

- Họ và tên: Trần Châu Phong.

- Sinh năm: 14/12/1984.

- Quê quán: xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

- Chỗ ở hiện nay: ấp Phước Thuận, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

- Chức danh: Giáo viên dạy Mỹ Thuật.

- Cơ quan đơn vị: Trường tiểu học Mỹ Phước B.

II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

1/ Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

- Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn vẽ trang trí.

2/ Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:

- Từ tháng 09/2011 đến tháng 04/2012.

3/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Nghệ thuật trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ

cho học sinh tiểu học nói chung và chương trình mĩ thuật lớp 4 nói riêng. Đối với

người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát

huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn

nắn được thị hiếu cho đúng hướng.

Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí, ngoài những kiến thức cần

thiết về mặt lý thuyết và một số kĩ năng thực hành, người giáo viên giảng dạy cần

phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạy học sao cho phù hợp

Page 2: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

2

với lứa tuổi với điều kiện thì đòi hỏi những người giáo viên chúng ta phải tự đặt ra

những câu hỏi và cùng giải quyết sao cho phù hợp với từng trường, từng cơ sở.

3.1/THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ.

- Năm học 2010 – 2011 tổng số học sinh là 78 em, trong phân môn này ở khối

4 các em đạt kết quả chưa cao, đạt tỉ lệ hoàn thành tốt; đạt 39,74%. Tỉ lệ hoàn

thành; đạt 60,26%. Vì vậy tôi xin đưa ra giải pháp giúp học sinh học tốt hơn

phân môn này ở khối 4 trong năm học 2011 – 2012.

3.1.1. Thuận lợi:

Trường tiểu học Mỹ Phước B gồm có 2 điểm trường được xây dựng nằm trên

2 ấp.

- Điểm trường chính nằm thuộc ấp Phước Thới A, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ

Tú, tỉnh Sóc Trăng.

- Điểm lẻ nằm thuộc ấp Phước Thới B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc

Trăng.

- Hai điểm trường thuộc tuyến đường giao thông chính được trải nhựa các

tuyến đường vào kênh cũng được bê tông hóa nên việc đi lại của các em cũng dễ

dàng.

- Thống kê tổng số học sinh ở khối 4 năm học 2011 - 2012 là 68 em. Đa số

học sinh là con em địa phương nên cũng thuận tiện cho việc giảng dạy, và phân môn

này các em cũng đã được làm quen trong chương trình mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 4

các em đang học.

3.1.2. Khó khăn:

- Về phía nhà trường: Trường chưa có phòng chức năng để có không gian

riêng cho các em, đồ dùng dạy học phân môn vẽ trang trí ở khối lớp 4 còn hạn chế.

- Về phía học sinh: Đa số học sinh vào giờ học mĩ thuật chỉ thích vẽ, nên các

em ít quan tâm đến lời giảng của giáo viên đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bài vẽ

các em đạt hiệu quả chưa cao.

Page 3: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

3

- Về phía gia đình: Cha mẹ các em còn ít quan tâm và xem nhẹ môn học này.

Vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các em còn thiếu về đồ dùng học tập, khi

đến giờ thực hành các em phải mượn màu của bạn mình và làm cho các bạn cũng

mất tập trung và bài vẽ của các em cũng chưa đạt kết quả cao.

3.2/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

- Để đạt được kết quả cao trong phân môn vẽ trang trí, điều trước tiên muốn

nói là làm sao tạo cho các em có sự say mê học vẽ, học mà cảm thấy thoải mái mà

không có sự gò bó. Riêng giáo viên bộ môn phải tìm ra phương pháp dạy hay, đơn

giản nhưng hiệu quả lôi cuốn học sinh. Vì dạy học cần làm cho học sinh thích học,

dạy vẽ lại càng cần hơn, không có sự thích thú thì không có suy nghĩ để tìm ra cách

vẽ riêng của mình sẽ không có bài vẽ đẹp.

- Sau đây tôi xin trình bài một số giải pháp mà tôi đã thực hiện tạo ra hiệu quả

cho phân môn vẽ trang trí ở khối 4.

3.2.1/ Giới thiệu bài:

Đây là phần rất quan trọng trong bài học giáo viên phải làm đề tạo sự thu hút

học sinh tập trung vào chủ đề bài học và các em sẽ nhớ lâu hơn.

Ví dụ: Bài màu sắc và cách pha màu: Để lôi cuốn học sinh vào bài học giáo

viên gợi mở một số câu hỏi để các em tập trung vào suy nghĩ.

- Các em hôm nay đi học đem theo những gì?

- Những đồ vật em đem theo có những màu sắc nào?

Từ những câu hỏi gợi mở giáo viên đưa học sinh vào trọng tâm bài học và

giới thiệu bài như vậy sẽ đi sâu vào trọng tâm bài hơn.

3.2.2/ Quan sát nhận xét:

- Đối với cấp bậc tiểu học do nhận thức và tính tư duy chưa cao, sự nhận thức

bằng trực giác cảm tính. Trong đó môn mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ trang trí ở

khối lớp 4 nói riêng là đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cao

cho nên việc sử dụng trực quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong tiết

Page 4: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

4

học. Chính sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy trước khi hướng dẫn học sinh vẽ cũng

góp phần không ít cho việc truyền thụ nội dung bài vẽ cho học sinh. Cộng thêm

những hình ảnh có ở thực tế mà học sinh thường gặp nhiều trong cuộc sống.

Ví dụ 1: Dạy học sinh bài “Trang trí hình vuông”

- Giáo viên chuẩn bị một số mẫu vẽ về tranh trí hình vuông như gạch hoa và

một số bài vẽ của học sinh cũ, bài vẽ mẫu của giáo viên.

- Trong khi đưa đồ dùng trực quan ra tôi phân tích trao đổi để các em nắm

được ý nghĩa yêu cầu bố cuc và cách thể hiện (các em phải vẽ cân đối giữa tờ giấy,

không được vẽ lệch). Bố cục phải cân đối, bố cục theo đối xứng.

- Cung cấp một số hoạ tiết để học sinh lựa chọn theo ý thức và tự vẽ vào bài

của mình.

- Dạy học sinh tô màu theo mặt phẳng bằng các nét gạch chéo, gạch chồng

nhiều lớp sao cho mịn màng, nét gạch không chạm ra ngoài phạm vi cần tô. Về tô

màu còn dạy các em biết chọn màu thẩm tô cạnh màu nhạt để cùng tô nhau, hoặc

biết sử dụng một màu tạo ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau hoặc cách pha màu.

Ví dụ: - Màu đen pha với màu đỏ thành màu đỏ thắm

- Đen pha với xanh thành xanh đậm.

Cùng với những vấn đề trên, môn mĩ thuật còn đòi hỏi giáo viên phải có sự

sáng tạo, tìm tòi. Vì vậy đối với học sinh “là thần tượng” các em chủ yếu là học ở

thầy cô và rất tin ở thầy cô. Nếu như giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng

dạy tốt thì giờ học sẽ thu được kết quả cao. Cụ thể là học sinh có nhiều bài vẽ đẹp.

Nhận thức được điều đó cho nên bản thân tôi luôn luôn trau dồi các phương pháp

giảng dạy, tôi còn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, những người có hiểu biết, có kinh

nghiệm trong giảng dạy, cũng như học cách để vẽ một bức tranh, thể hiện một cái gì

đó... Từ đó tôi có nhiều thuận lợi để đưa vốn hiểu biết của bản thân chuyền tải vào

tâm hồn cũng như từng bài vẽ của học sinh. - Giáo viên cần có kế hoạch sưu tầm bài vẽ trang trí của học sinh để làm tư liệu

giảng dạy. Sau khi có tư liệu, cần phân loại từng bài dạy sao cho sát đối tượng, đúng

Page 5: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

5

với nội dung yêu cầu của từng bài dạy. Chính những bài vẽ của học sinh mới là là

minh chứng sinh động cho bài dạy, bởi chúng sát nội dung, yêu cầu bài học, phù hợp

với khả năng học sinh, vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý

của học sinh phải biết các em thích điều gì, chán điều gì để từ đó tìm ra phương pháp

dạy học phù hợp.

3.2.3/ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.

Các bài học của phân môn vẽ trang trí thường không nặng về lý thuyết nhưng

yêu cầu của phân môn là phải giúp cho các em khắc sâu kiến thức, nhớ lâu. Vì vậy

phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích là một giải pháp phù hợp

trong việc dạy học phân môn vẽ trang trí. Tuy không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp

những công trình, sản phẩm, nhưng thông qua tranh ảnh, bài vẽ trang trí và được

phân tích cụ thể học sinh sẽ tiếp thu nội dung kiến thức bài học một cách dễ dàng

hơn.

Ví dụ: Hướng dẫn học sinh sử dụng hình mảng, đường nét: Phải dứt khoát mới

tạo nên bố cục chặt chẽ.

Cần tránh bố cục lõng lẽo hoặc nặng nề do cách sắp xếp hình mảng không hợp lí

Page 6: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

6

Không dùng nét viền đều nhau tạo nên sự khô cứng trong trang trí

Họa tiết phải phù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng và mang tính dân tộc, họa tết đã

được đơn giản, cách điệu, tránh vẽ nét viền khô cứng.

Những bố cục cần tránh

Những bố cục nên làm:

Page 7: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

7

Hướng dẫn học sinh tìm chọn bố cục và hình xong giáo viên hướng dẫn học sinh

cách tô màu: Giáo viên hướng dẫn các họa tiết giống nhau tô cùng màu hoặc tô xen

kẻ, giáo viên chỉ vào bộ đề dùng và sau đó giáo viên thực nghiệm trên bảng bằng

thao tác cũng rất nhanh và đạt hiệu quả, bằng cách chỉ ghi những màu mà phải tô

vào họa tiết từ đó học sinh sẽ nắm vững về cách tô màu mà không tô trùng lặp nhau.

Ví dụ:

Nhìn chung các bài vẽ trang trí điều có quy luật giống nhau về cách sắp xếp bố

cục hình mảng, cách tô màu ….

- Trường hợp những học sinh không có vở tập vẽ mà đúng bài học chỉ tô màu thì

giáo viên nên cho học sinh vẽ vào giấy A4 hay tập.

Ví dụ: Bài 28 Trang trí lọ hoa thì trong vở tập đã vẽ sẵn lọ hoa và trang trí, học

sinh chỉ việc tô màu, nếu giáo viên không uyển chuyển một cách linh hoạt cho học

sinh vẽ vào giấy A4 hay tập thì học sinh sẽ đổ thừa là không có vở tập vẽ dẫn đến

Page 8: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

8

các em sẽ không thực hành.Vì vậy thường những em không có vở tập vẽ thì khi

hướng dẫn các bước vẽ cho cả lớp xong thì giáo viên nên hướng dẫn thêm cho các

em và yêu cầu các em này chú ý để các em sẽ vẽ tốt hơn và không bị lúng túng. Đối

với những học sinh không có màu tô, thì giáo viên sắp xếp ngồi chung bàn với

những học sinh có màu, để tiện cho việc các em mượn màu các bạn và không đi tới

lui trong lớp để làm mất tập trung của các em khác.

3.2.4/ Thực hành.

- Để đạt được kết quả cao cho tiết học thì khâu thực hành tôi đã chịu khó quan

sát, uốn nắn học sinh khi vẽ để có những gợi ý sửa chữa kịp thời, phát hiện ra được

những học sinh yếu kém hoặc những học sinh còn lúng túng khi làm bài tìm ra biện

pháp giúp đỡ, kiềm cập cho học sinh, quan tâm, gần gũi với các em hơn, tạo nên một

không khí thoải mái cho tiết học mà không bị gò bó, tạo nên sự gắn bó thân thiết

giữa thầy và trò thì các em sẽ thấy tự tin hơn trong khi làm bài.

- Giờ thực hành thì giáo viên nên có những câu nói gợi ý vui. Ví dụ: Bài vẽ

trang trí đường diềm thì giáo viên có thể nói vẽ sao đừng ghi chú đó là bông hoa

hay con vật tên gì là được rồi… thì như vậy vừa tạo không khí vui tươi và học sinh

lại nắm được kiến thức vẽ sao khi người khác nhìn vào biết đó là gì.

3.2.5/ Đánh giá kết quả bài học.

Việc đánh giá kết quả bài học cần được tính ngay từ khi xác định mục tiêu và

thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên kịp thời nắm được thông tin liên hệ

ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

- Nhận xét bài làm học sinh sau những tiết học là rất cần thiết, ý kiến nhận xét

bài vẽ giữa học sinh với nhau cùng với những lời giảng giải của giáo viên cũng là

phương pháp tốt để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Đồng thời cho học sinh thấy

được những hạn chế còn tồn tại ở bài vẽ của các em để rút kinh nghiệm hơn sau tiết

học, cách tiến hành nhận xét sản phẩm tùy thuộc vào thời gian cho phép của tiết học

nhiều hay ít. Nhận xét bằng cách giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày dán lên

Page 9: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

9

bảng theo thứ tự, có bài tốt, khá khác nhau. Còn lại một số em ở dưới lớp làm bài

chưa xong giáo viên cũng yêu cầu học sinh dừng lại để tập trung nhận xét bài bạn.

- Hướng dẫn học sinh nhận xét bài bạn theo mấy ý sau:

+ Bố cục (cân đối với tờ giấy)?

+ Hình vẽ (có hình ảnh chính, phụ chưa…)?

+ Màu sắc (tô có trùng lập nhau không? hài hòa, sáng tối đậm nhạt…)?

- Qua những ý kiến nhận xét cho nhau bài vẽ giáo viên kết luận và diễn giải

thêm chỉ ra những thiếu sót của bài vẽ chỗ nào chưa được, chưa tốt ở điểm nào, cần

khắc phục ra sao để học sinh hiểu hơn, giáo viên xếp loại bài vẽ và tuyên dương.

- Đối với tâm lý học sinh tiểu học rất thích được nghe những lời khen từ phía

thầy cô. Vì vậy tuyên dương là phương pháp không thể thiếu ở tiết học, vì có tác

dụng về mặt tinh thần đối với học sinh tiểu học, được động viên khen ngợi sẽ làm

cho các em thích thú và hăng say hơn trong học tập. Những bài vẽ hoàn thành tốt

giáo viên nên sưu tầm giữ lại để trưng bày ở tiết 35. Cuối năm học hoặc có thể làm

trực quan cho những tiết học tới.

3.2.6/ Dặn dò.

- Đối với môn Mĩ thuật ở trường tiểu học theo quy định một tuần chỉ có 1

tiết/1 lớp, số tiết chỉ diễn ra trong vòng 40 phút trở lại. Ngoài việc giáo viên cung

cấp kiến thức ở bài mới cho học sinh khoảng 7 – 10 phút còn lại phải dành nhiều

thời gian thực hành cho học sinh. Tuy nói là nhiều nhưng thời gian cho học sinh vẽ

chỉ tối đa là 25 phút trở lại, còn lại giáo viên phải nhận xét bài làm, củng cố, dặn dò

...... Đối với phân môn vẽ trang trí thời gian 25 phút để học sinh hoàn thành một bài

vẽ theo khổ giấy vẽ A4 hay trong vở tập vẽ cũng thật khó khăn vì trang trí phải cần

vẽ và tô màu rất cẩn thận, hơn nữa khi vẽ các em cũng cần phải suy nghĩ tìm họa

tiết. Đối với những học sinh có năng khiếu ở môn vẽ có thể nói là vừa nhưng trình

độ nhận thức cũng như về năng khiếu trong một lớp thì thật ra các em phát triển

không đồng đều với nhau. Chính vì thế mà số lượng bài vẽ ở phân môn vẽ trang trí

Page 10: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

10

trong tiết học thường các em hoàn thành rất ít chỉ có vài bài vẽ của học sinh khá,

giỏi.

- Vì vậy việc giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà luyện vẽ sau tiết học và nhắc

nhở học sinh chuẩn bị tốt cho bài học kế tiếp rất quan trọng, có thể cho học sinh

luyện tập thêm ở nhà một số bài trang trí có thể nhìn vật dụng ở gia đình và trang trí

theo ý thích các em. Từ đó học sinh nắm được rõ hơn về trang trí và cũng biết rằng

trang trí cũng rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày và cũng góp phần giúp các em

tự rèn luyện năng khiếu của mình, như người ta thường nói “ Trăm hay không bằng

tay quen”.

- Đối với việc làm bài ở nhà của học sinh tôi đã dành ít thời gian để nhận xét

đánh giá bài làm cho các em ở đầu tiết học, từ đó học sinh sẽ thích hơn vì bài vẽ của

mình được thầy cô quan tâm. Hơn nữa cũng góp phần củng cố lại kiến thức của bài

học cũ trước khi vào tiết học mới một cách tốt hơn.

- Trên đây là những gì bản thân đã thực nghiệm áp dụng vào từng tiết dạy, qua

thời gian vận dụng những kinh nghiệm trên tôi thấy các em có nhiều tiến bộ rõ rệt ở

phân môn này.

4/ Hiệu quả những sáng kiến kinh nghiệm:

- Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học nêu trên

vào giảng dạy ở phân môn vẽ trang trí ở khối 4, và đã phát huy được tính tích cực

học tập của học sinh, đem lại hiệu quả cao.

* Thống kê chất lượng môn cuối năm 2010 – 2011 và cuối kì II năm học 2011 -2012

kết quả như sau:

Năm học

2010 - 2011

Số HS khối 4

Hoàn

thành tốt

Tỉ lệ

Hoàn thành

Tỉ lệ

78 HS 31 39.74% 47 60.26%

Page 11: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

11

Năm học 2011 - 2012

Số HS khối 4

Hoàn thành tốt

Tỉ lệ Hoàn thành Tỉ lệ

68 HS 44 64.71%

24

35.29%

5/ Mức độ ảnh hưởng, phạm vi áp dụng sáng kiến:

- Phát huy được tính tích cực, độc lập suy nghĩ và biết được một số kiến thức

cơ bản về trang trí như trang trí được vận dụng vào đời sống hằng ngày như trang trí

nhà cửa, vải, áo và các vật dụng trong nhà… Hơn nữa học sinh cũng nắm được cách

thức trang trí như: bố cục, hình mảng, cách chọn họa tiết…

- Trước tiên tôi đã áp dụng vào thực tế trường tôi đang trực tiếp giảng dạy

thấy khả quan và đạt hiệu quả, vì vậy đề tài có thể sử dụng vào các trường tiểu học

trong ngoài huyện.

Trên đây là quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân về “Một số giải

pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn vẽ trang trí” trong chương trình mĩ thuật

lớp 4. Xin tiếp thu ý kiến nhận xét của quý đồng nghiệp và cấp lãnh đạo để việc giáo

dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường tiểu học của tôi ngày càng hoàn thiện hơn ./.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người báo cáo sáng kiến

Trần Châu Phong

PHÒNG GIÁO DỤC

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Page 12: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 2012

12

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

UBND HUYỆN

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………