19
1 BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 31 tháng 5 năm 2016) THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 1 1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”? ..................................... 1 2. Xuất khẩu cá tra lo vì… được tháo ách ................................................................. 4 3. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ: Còn rào cản nào cần vượt qua? .................................. 6 4. “Vua tôm” Minh Phú dự báo khó khăn trong xuất khẩu ....................................... 8 5. Đồng Tháp: Tháng 5, xuất khẩu thủy sản chế biến tiếp tục tăng .......................... 9 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................... 9 6. Cà Mau: El Nino và nỗi lo của nông dân .............................................................. 9 7. Nghệ An: Nuôi cua nước lợ thu tiền tỷ ............................................................... 10 KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................... 12 8. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 67: Bình Thuận đứng tốp đầu ................ 12 DỊCH VỤ - HẬU CẦN ................................................................................................ 13 9. Hà Tĩnh: Đánh giá công trình bến neo đậu tàu thuyền nghề cá .......................... 13 10. Bình Định: Chi 2 tỉ đồng nạo vét cát mỗi năm, tàu cá mắc cạn hoàn mắc cạn ... 15 CHẾ BIẾN .................................................................................................................... 17 11. Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu “đói” cá, doanh nghiệp chế biến gặp khó .................... 17 TIN THẾ GIỚI ............................................................................................................. 18 12. Tàu Trung Quốc “cướp” cá tận châu Phi ............................................................ 18 THƯƠNG MẠI Xut khu thy sn Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”? Ngoài rào cn khách quan, nhiu chuyên gia lo ngi ngành thy sn Vit Nam có tình trng tgây khó mình khi không gichất lượng, thương hiệu... Trong chui skin hi tho vtrin vng thtrường ngành nông nghip Vit Nam 2016 do Vin Chính sách và Chiến lược phát trin nông nghip, nông thôn (Ipsard) va tchức, đề cập đến tương lai ngành thủy sn, ngoài nhng rào cn khách quan,

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

1

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 31 tháng 5 năm 2016)

THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 1

1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”? ..................................... 1

2. Xuất khẩu cá tra lo vì… được tháo ách ................................................................. 4

3. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ: Còn rào cản nào cần vượt qua? .................................. 6

4. “Vua tôm” Minh Phú dự báo khó khăn trong xuất khẩu ....................................... 8

5. Đồng Tháp: Tháng 5, xuất khẩu thủy sản chế biến tiếp tục tăng .......................... 9

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................... 9

6. Cà Mau: El Nino và nỗi lo của nông dân .............................................................. 9

7. Nghệ An: Nuôi cua nước lợ thu tiền tỷ ............................................................... 10

KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................... 12

8. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 67: Bình Thuận đứng tốp đầu ................ 12

DỊCH VỤ - HẬU CẦN ................................................................................................ 13

9. Hà Tĩnh: Đánh giá công trình bến neo đậu tàu thuyền nghề cá .......................... 13

10. Bình Định: Chi 2 tỉ đồng nạo vét cát mỗi năm, tàu cá mắc cạn hoàn mắc cạn ... 15

CHẾ BIẾN .................................................................................................................... 17

11. Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu “đói” cá, doanh nghiệp chế biến gặp khó .................... 17

TIN THẾ GIỚI ............................................................................................................. 18

12. Tàu Trung Quốc “cướp” cá tận châu Phi ............................................................ 18

THƯƠNG MẠI

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?

Ngoài rào cản khách quan, nhiều chuyên gia lo ngại ngành thủy sản Việt Nam có tình

trạng tự gây khó mình khi không giữ chất lượng, thương hiệu...

Trong chuỗi sự kiện hội thảo về triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam

2016 do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard)

vừa tổ chức, đề cập đến tương lai ngành thủy sản, ngoài những rào cản khách quan,

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

2

nhiều chuyên gia còn lo ngại tình trạng người Việt tự gây khó mình trên thị trường thế

giới.

Thông tin tại hội thảo cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 6,7 tỷ

USD năm 2015 nhưng ngành thủy sản vẫn phụ thuộc 70 - 80% thức ăn chăn nuôi của

nước ngoài. Hơn nữa, ngay như ngành hàng cá tra, cá ba sa, Việt Nam được đánh già

là một mình một thị trường, sản xuất rất lớn, lẽ ra có thể chủ động quyết giá nhưng

thực tế không làm được. Thậm chí, có tình trạng giá giảm đế mức người nuôi bỏ ao.

Bình luận về thực trạng này, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội cá tra cho

rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng là do thiếu sự liên kết giữa những

người chế biến thủy sản ở nước ta và thiếu tính cộng đồng trong hoạt động xuất khẩu.

Ông Thắng đánh giá rằng, việc liên kết giữa những nhà chế biến với nhau hiện rất kém.

Trong khi ông cha ta nói “buôn có bạn, bán có phường”, nhưng thực tế ngành thủy sản

chưa làm được như thế. “Nếu không xây dựng những nhóm như thế này thì giá cá tra

còn xuống nữa.

Cùng chia sẻ về thực trạng này, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng

giám đốc công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, kể chuyện thực: “Chúng ta đã có

lúc đưa ra quy định giá sàn nhưng lại thối lại cho khách hàng 20 cent, 30 cent. Họ nói

mua cá Việt Nam rẻ nhưng chưa bao giờ có lời tại vì vừa mua giá 4 USD nhưng đang

đi nửa đường đã có người bán 3,8 USD, hình thành thị trường 3,5 USD.

Chính vì thế mới dẫn đến cá bị giảm giá nhanh. Có lúc tôi làm việc với khách hàng, họ

nói cá tra, cá ba sa Việt Nam ngon, họ rất thích, giá 10 USD vẫn rẻ, nhưng bây giờ chỉ

còn dưới 3 USD. Họ nói Việt Nam giống như gánh vàng ra biển đổ”.

Còn ông Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản thì bổ sung

rằng, giá cá giảm nhanh còn do mất cân đối cung - cầu. Bởi vì sản lượng nuôi đã có lúc

bị đẩy lên quá nhanh, mới đầu chỉ khoảng vài trăm nghìn tấn, nhưng vài năm sau con

số đã lên cả vài triệu tấn. Nhưng lợi nhuận thì không tăng mà lại suy giảm nên có tình

trạng người nuôi chuyển sang làm hàng kém chất lượng.

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu thủy sản nước ta năm 2016, bà Lê Hằng, Phó giám

đốc trung tâm Vaseppro (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam), dự báo

sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như hạn hán, nhiễm mặn, thuế chống bán phá

giá cá tra, tôm cao, giá nguyên liệu tăng khó cạnh tranh…

Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cũng cho thấy, sản lượng nuôi trồng thủy sản 5

tháng đầu năm tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.149 ngàn tấn. Trong đó, với

cá tra, do nhu cầu nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp không ổn định dẫn đến giá cá

tra lúc tăng lúc giảm, người nuôi chủ yếu sản xuất cầm cự, không thả nuôi nhiều. Sản

lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2016 của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

giảm đáng kể (-7%) so với cùng kỳ, ước đạt 358.508 tấn.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

3

Còn với tôm, thời tiết bất lợi trong tháng 5 đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất tôm.

Diện tích tôm bị thiệt hại khá lớn mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nắng nóng, độ

mặn cao. Ngoài ra, giống kém chất lượng cũng là một tác nhân lớn làm cho tôm chết

khá nhiều. Sản lượng thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng của các tỉnh vùng đồng

bằng sông Cửu Long 5 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh đó, Bộ NN-PTNT ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản 5 tháng đầu

năm 2016 đạt 386 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2015. Trước đó, năm

2015, xuất khẩu thủy sản đạt 6,57 tỷ USD, giảm 16,1%. Trong đó xuất khẩu tôm đạt 3

tỷ USD, giảm 25%; xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, giảm 11,5%. Xuất khẩu giảm

mạnh, nhưng diện tích tôm sú tại ĐBSCL tăng cả về diện tích và sản lượng lần lượt là

1,59%; 4,3%.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty CP Tập

đoàn Thủy sản Minh Phú, những số liệu đó chưa phản ánh đúng thực trạng sản xuất

nuôi tôm Việt Nam. Bởi vì, thực chất sản lượng tôm sú 4 tháng đầu năm 2016 tăng là

do lượng tồn kho của 2015 chuyển qua chứ không phải tăng do sản xuất. Tại các nhà

máy chế biến chỉ bằng 30 - 50% so với cùng kỳ năm 2015.

Đặc biệt, ông Quang cho hay, “chúng tôi đi về tận ao nuôi để điều tra, diện tích thả

giống từ đầu năm đến giờ chỉ được khoảng 20%, nhiều hộ đã phải treo ao”.

Buồn hơn, theo ông Quang, trong khi thị trường ngày càng khó tính, cạnh tranh tăng

nhưng lại xảy ra tình trạng tôm sú đang đối mặt với nạn bơm tạp chất, cắm tăm tre, tăm

dừa. Dẫn câu chuyện sau chuyến công tác tại Nhật Bản, ông Quang cho biết, khách

hàng Nhật cho rằng đó là nguyên nhân khiến họ không mua tôm sú Việt Nam mà

chuyển sang mua tôm sú Philippines và Indonesia dù giá tôm sú của hai nước này cao

hơn Việt Nam từ 2- 3 USD. Nhiều khách hàng lớn của nhiều nước khác “quay lưng”

với tôm sú của Việt Nam.

Nhìn lại giá tôm sú năm 2015, ông Quang nói “giảm thê thảm và hiện nay (giữa năm

2016) cũng đang rất thấp. Ví dụ, giá tôm sú của Indonesia, size 16 - 20 là 15,8 USD,

còn tôm của Việt Nam bán cho Nhật Bản chỉ được khoảng 13 USD. Nguyên nhân

quan trọng là chỉ vì một vài thương lái làm ăn gian dối, gian lận nên khách hàng từ

chối không mua khiến hàng tồn kho, doanh nghiệp phải giảm giá bán.

Theo ông Quang, ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro. Cho

nên, muốn cứu con tôm, không còn cách nào khác là phải thành lập các chuỗi giá trị.

Từ đó, ràng buộc trách nhiệm các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là để thương lái thu

gom, nuôi trồng phải có trách nhiệm với sản phẩm công việc của mình, để họ thấy

được nếu làm ăn gian dối là tự lấy dao đâm vào mình.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

4

Ông Quang kiến nghị, Bộ NN-PTNT cần có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận

thức về tôm sạch cho người nuôi. Rà soát cấp phép và kiểm soát giá, chất lượng vật tư

cung cấp cho sản xuất, thực hiện thanh tra xử lý mạnh tay nếu vi phạm.

Chủ tịch Hiệp hội cá tra cũng kiến nghị, Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công Thương

cho phép Hiệp hội có quyền công bố danh sách các thành viên trong Hiệp hội không

tuân thủ các cam kết/quy chế/điều lệ trong phát triển ngành hàng bền vững; ban hành

các chế tài phạt các thành viên này khi Hiệp hội công bố danh sách…. (VOV 30/5,

Xuân Thân) đầu trang

Xuất khẩu cá tra lo vì… được tháo ách

Việc Mỹ hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn theo Luật Nông nghiệp 2014 (Farm

Bill) lẽ ra là tin cực vui với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, nhưng điều bất ngờ

là, nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra hụt hẫng, lo lắng.

Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua quyết định hủy bỏ Chương trình Giám sát cá

da trơn Việt Nam. Khả năng rất cao là quyết định này cũng nhận được sự đồng ý của

Hạ viện và Tổng thống Mỹ. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra

sang Mỹ sẽ bớt gánh nặng phải làm thủ tục giám sát, chứng nhận theo quy định của

Farm Bill.

Thế nhưng, thật bất ngờ, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều DN, hiệp hội lại tỏ

ra lo lắng khi nhận được tin vui.

TS. Nguyễn Việt thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho hay: “Tôi không trả lời

được câu hỏi Mỹ bỏ giám sát cá da trơn là có lợi hay không có lợi”.

Theo Hiệp hội Cá tra, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu của cá tra xuất khẩu nước ta, song

khó khăn lớn nhất hiện nay là thuế chống bán phá giá cá tra của Mỹ, chứ không phải

Farm Bill. Thực tế, Farm Bill gây tốn kém, khó khăn cho DN, song có mặt tích cực là

tạo sức ép cho DN và người dân trong nâng cao chất lượng cá tra.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp cá tra lớn cho

hay: “Hiện nay, sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra rất nhộm nhoạm. Tôi đã kỳ vọng

việc Mỹ áp dụng Farm Bill sẽ khiến doanh nghiệp, người nuôi biết sợ mà đưa sản xuất

vào quy củ. Thế nhưng, với khả năng bỏ Farm Bill, tôi e rằng, cảnh bát nháo sẽ tiếp

diễn”.

Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy

sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, trước mắt, việc Mỹ bỏ các rào

cản giám sát cá da trơn sẽ giúp DN tiết giảm được chi phí, thủ tục xin chứng nhận. Tuy

nhiên, về lâu dài, quy định của Farm Bill cũng là sức ép để sản xuất cá tra Việt Nam

tiến tới chuyên nghiệp hơn, bởi Farm Bill nhắm tới mục đích nuôi bền vững.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

5

“Farm Bill có những quy định gây khó cho Việt Nam vì điều kiện Việt Nam và Mỹ là

hoàn toàn khác nhau, đòi hỏi phải đàm phán, chứ không thể áp dụng rập khuôn. Tuy

nhiên, về cơ bản, Farm Bill không phải là những gì quá xa lạ và hầu hết DN sản xuất

nghiêm chỉnh, được cấp các chứng chỉ sản xuất tốt ở nước ta đều có thể đáp ứng. Thực

tế, Farm Bill giống như rào cản ép chúng ta phải cố gắng để nhảy qua. Nhưng nếu sức

ép không còn, có thể sức ỳ lại xuất hiện”, TS. Phạm Anh Tuấn cảnh báo.

Mang về khoảng 1,6 tỷ USD mỗi năm, cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của nước

ta. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là, dù “một mình một chợ” trên thế giới, được

người tiêu dùng thế giới ưa chuộng, song cá tra nước ta nhiều năm qua luôn bị ép giá

và luôn bị gán mác sản phẩm chất lượng thấp.

Theo phản ánh của các hiệp hội, DN, không phải Farm Bill hay thuế chống bán phá

giá, mà điều đáng lo nhất của ngành cá tra là yếu tố nội tại.

“Liên kết giữa các DN trong ngành cá tra hiện rất kém. Trước khi tham dự một hội

chợ, xuất khẩu sang thị trường nào đó, DN đều ngồi với nhau để thống nhất giá sàn,

thế nhưng, vừa ký cam kết giá sàn, DN vừa đua nhau phá giá, có những DN không bao

giờ thực hiện cam kết. Mấy năm gần đây, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, thậm

chí 1 năm nữa Trung Quốc có thể đuổi kịp thị trường Mỹ. Khi đó, nếu DN vẫn chưa

bắt tay nhau để thực hiện cam kết về giá sàn, thì giá cá tra xuất khẩu của Việt Nam còn

xuống nữa”, ông Nguyễn Việt Thắng cảnh báo.

Được biết, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang đề nghị tập hợp từng nhóm DN cho từng thị

trường xuất khẩu để đưa ra cam kết thống nhất về giá. DN nào phá vỡ cam kết sẽ bị

“bêu tên” công khai.

Liên quan vấn đề trên, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Minh

Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho

hay: “Khi tôi đi bán tôm, làm việc với khách hàng, khách hàng có nói, cá tra của Việt

Nam rất ngon, mềm, thịt trắng, người châu Âu, châu Mỹ rất thích, nên giá 10 USD/kg

vẫn rẻ, thế nhưng, chúng ta chỉ bán dưới 3 USD. Thế nên, có khách hàng nói rằng,

cách bán cá tra của Việt Nam giống như đem vàng đổ ra biển”.

Cũng theo phản ánh của nhiều khách hàng, dù cá tra của Việt Nam giá rẻ, song nhà

nhập khẩu cũng khó kiếm lời. Lý do là, một nhà nhập khẩu sang Việt Nam đàm phán

mua cá tra với giá 4 USD/kg, nhưng mới về đến nửa đường thì nhà nhập khẩu khác lại

đàm phán được với giá 3 USD/kg. Cứ như vậy, sự loạn giá đã khiến nhiều nhà nhập

khẩu phải ngậm đắng.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo phân tích của giới chuyên gia, là do quan hệ

cung - cầu. Cụ thể, trước đây, sản lượng cá tra Việt Nam ở mức thấp, được bán với giá

cao, người dân và DN cực kỳ có lãi. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, người

dân đua nhau nuôi cá tra, khiến sản lượng tăng vọt. Cung tăng quá nhanh, trong khi thị

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

6

trường mở không kịp, khiến DN đua nhau phá giá. Đáng lo là, khi lợi nhuận giảm, sản

xuất cá tra trong nước lại chuyển sang giai đoạn làm hàng kém chất lượng để... bù đắp

lợi nhuận!

Một nguyên nhân khác là chi phí đầu tư nhà máy chế biến cá tra không lớn, công nghệ

không quá phức tạp như tôm, nên nhiều hộ nuôi cá cũng đầu tư nhà máy, cạnh tranh

với DN. Tuy nhiên, do không đầu tư bài bản, nên sản phẩm của các nhà máy này chất

lượng thấp và phải buộc bán phá giá để cạnh tranh. (Đầu Tư 30/5, Thùy Liên) đầu

trang

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ: Còn rào cản nào cần vượt qua?

Việc Thượng viện Mỹ vừa qua nhất trí với Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát

cá da trơn sẽ giúp ngành cá tra Việt bớt hoang mang, phập phồng. Tuy nhiên, để việc

xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ rộng mở hơn thì còn nhiều rào cản cần phải vượt

qua.

Theo thống kê, tính đến đầu tháng 5/2016, giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 435 triệu

USD, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm đến 22% giá

trị xuất khẩu.

Riêng số liệu quý I/2016 từ Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu cá tra sang thị

trường Mỹ đã đạt 28,69 nghìn tấn, kim ngạch đạt 79,20 triệu USD. Nếu xét về lượng

xuất khẩu này, so với cùng kỳ năm ngoái, đã tăng đến 22,8%, chênh lệch khá lớn so

với mức tăng về kim ngạch là 5,11%.

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) từng lo ngại xuất khẩu

cá tra của năm 2016 có khả năng sẽ tiếp tục giảm 5% so với năm ngoái (ước đạt 1,5 tỉ

USD) do những vấn đề liên quan đến thuế bán phá giá và chương trình giám sát cá da

trơn của Mỹ.

Vì vậy, với việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát

cá da trơn, Bộ Công Thương Việt Nam đã bày tỏ sự hoan nghênh quyết định này, mặc

dù Nghị quyết trên còn phải được Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua và được Tổng thống

Obama ký ban hành thành luật.

Trên thực tế, theo Bộ Công Thương, tuy chưa có thống kê chi tiết về mức độ chi phí

gia tăng đối với việc áp dụng Chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ đối với cá tra

và cá basa xuất khẩu của Việt Nam, nhưng các chi phí về tiếp đón cán bộ Bộ Nông

nghiệp Mỹ (USDA), chi phí thí nghiệm, kiểm tra mẫu, và các chi phí có liên quan là

không hề nhỏ.

Bộ Công Thương cho biết, một số đánh giá sơ bộ cho thấy việc tuân thủ các quy định

của USDA sẽ làm gia tăng ít nhất 10% giá thành sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

7

Giới phân tích cho biết USDA đã xây dựng cơ chế kiểm soát cá da trơn dựa trên các

nguyên tắc kiểm soát thịt đỏ. Theo đó, USDA sẽ phải tiến hành điều tra hệ thống kiểm

tra của nước xuất khẩu để xác định rằng hệ thống kiểm tra đó đảm bảo việc tuân thủ

của các cơ sở nuôi trồng và sản xuất cá đối với các quy định hiện hành của Mỹ do

USDA áp dụng.

Việc điều tra được tiến hành dựa trên 4 tiêu chí gồm năng lực quản lý, các quy định

pháp luật về kiểm soát an toàn thực phẩm, hệ thống thực thi và giám sát, và kiểm tra

định kỳ. Các tiêu chí trên sẽ đặt toàn bộ hệ thống pháp luật và thực thi liên quan của

nước xuất khẩu dưới sự giám sát của USDA.

Bộ Công thương nhận định, việc bị USDA đánh giá là không tuân thủ, mà đây là rủi ro

cao, sẽ đẩy các cơ sở nuôi trồng và chế biến cá tra và basa của Việt Nam vào diện

không thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ.

Theo giới chuyên gia, việc dỡ bỏ Chương trình giám sát của USDA sẽ giúp cho các

doanh nghiệp giảm chi phí trong xuất khẩu. Nhưng vấn đề đáng quan tâm hiện giờ là

giá cá tra xuất khẩu cần được cải thiện.

Thực tế gần đây cho thấy, sự biến động lớn về giá cá tra xuất khẩu đã tạo ra những khó

khăn cho người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu đạt được sự thỏa thuận về giá trước khi

thu hoạch.

Nhiều người đang hy vọng giá cá tra xuất khẩu sẽ được đẩy lên cao khi theo dự báo

của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong thời gian tới, cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến

xuất khẩu được dự báo là có thể rơi vào tình trạng khan hiếm (do sản lượng nuôi

giảm).

Sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2016 tại Đồng bằng sông Cửu Long ước

đạt 358.500 tấn, giảm đến 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Địa phương giảm mạnh nhất

là An Giang (17%), Vĩnh Long (13%).

Hơn nữa, nhiều ý kiến lưu ý rằng các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải cạnh tranh

lành mạnh để tránh bị Mỹ áp thuế chống phá giá đối với cá tra như đã từng diễn ra.

Một vấn đề cố hữu, theo giới chuyên gia, chính sự đa dạng và phức tạp về các tiêu

chuẩn từ các nhà nhập khẩu Mỹ là những thách thức đối với ngành hàng cá tra, đặc

biệt là các nhà chế biến xuất khẩu. Chẳng hạn, đối với thị trường bán lẻ của Mỹ, tiêu

chuẩn phổ biến là ACC (Aquaculture Certification Council). Còn như thị trường bán lẻ

EU thì đòi hỏi Global GAP và ASC.

Mặc dù xu hướng hiện nay là các nhà chế biến xuất khẩu có trang trại nuôi riêng và

không ngừng đầu tư để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, song rất khó để có thể đáp ứng

được tất cả các tiêu chuẩn này.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

8

Ngoài ra, theo Ts Nguyễn Thanh Tùng (Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản), vấn đề

của ngành cá tra hiện giờ là ít các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng khi hiện tại phần

lớn các sản phẩm cá tra xuất khẩu dưới dạng phi lê đông lạnh.

Điều đáng nói, hiện có khoảng 291 cơ sở xuất khẩu cá tra nhưng có đến 2/3 trong số

đó được xem là các cơ sở nhỏ với số lượng xuất khẩu dưới 1.000 tấn.

Ông Tùng cho biết sự phát triển của ngành hàng cá tra không có quy hoạch và không

được kiểm soát. Kết quả của sự thiếu quy hoạch và tổ chức làm giảm thu hút đầu tư

cũng như khó có thể kiểm soát được đối với sự phát triển của ngành hàng này. (Thời

Báo Kinh Doanh 30/5, Thế Vinh) đầu trang

“Vua tôm” Minh Phú dự báo khó khăn trong xuất khẩu

Cho dù tình hình xuất khẩu tôm khả quan trong những tháng đầu năm, nhưng ông chủ

Tập đoàn thủy sản Minh Phú - người được mệnh danh là “vua tôm” - cho rằng những

khó khăn trong năm nay là rất lớn, từ chuyện cạnh tranh cho đến sản xuất trong nước.

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã công bố kết

quả xuất khẩu tôm trong bốn tháng đầu năm 2016 tương đối khả quan hơn so với cùng

kỳ năm ngoái.

Cụ thể, bốn tháng đầu năm 2016, xuất khẩu tôm đạt 858,8 triệu đô la Mỹ, tăng 7,8% so

với cùng kỳ năm 2015.

Có được kết quả như trên, theo VASEP, giá tôm thế giới có xu hướng “nhích” lên do

thị trường tiền tệ bớt biến động, tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính (Mỹ, EU) cũng tăng lên nhờ cung-cầu tại

các thị trường này ổn định hơn cùng với lượng tồn kho đã giảm.

Mặt khác, theo VASEP, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam được hưởng lợi từ

thuế chống bán phá giá giảm trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9) cũng là tín

hiệu tích cực cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản

trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú, cho rằng tình hình xuất khẩu

tôm những tháng đầu năm nay tuy đã có sự cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề

gây khó khăn.

Cụ thể, ở trong nước, biến đổi khí hậu gây xâm nhập mặn và hạn hán, cho nên từ đầu

năm đến nay, tiến độ thả giống nuôi tôm của người dân mới đạt chỉ 20-30%. “Bây giờ

phải đợi mưa xuống mới thả nuôi tiếp, nhưng dự báo sau El Nino là La Nina (gây bão

lũ) nên sản lượng dự báo sẽ không tốt”, ông cho biết.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

9

Ngoài ra, theo ông Quang, tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua nguyên liệu với

doanh nghiệp trong nước cũng gây khó khăn cho xuất khẩu tôm của doanh nghiệp Việt

Nam. “Họ (Trung Quốc) mua và đưa tôm qua biên giới, họ nói tôm nuôi tại Trung

Quốc nên được hoàn thuế 13,5% khi xuất khẩu. Vì vậy, họ mua giá cao làm mình

(doanh nghiệp Việt Nam) cạnh tranh không lại”, ông Quang cho biết.

Theo ông Quang, giá tôm nguyên liệu hiện được thương lái Trung Quốc thu mua tại

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cao hơn mức giá do doanh nghiệp trong nước

thu mua khoảng 10.000 đồng/kg.

Trước tình hình khó khăn về nguồn nguyên liệu, ông Quang thừa nhận đơn vị ông vẫn

phải nhập khẩu tôm về dùng để chế biến xuất khẩu khi không mua đủ trong nước.

Trong khi đó, từ bên ngoài, giá tôm của Ấn Độ và Indonesia thấp hơn nên mức giá của

doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh. “Cách đối phó của mình là làm hàng giá trị

gia tăng mới có hiệu quả, nhưng cái khó của mình là làm hàng giá trị gia tăng thì cũng

không thể làm hết 100% được”, ông cho biết.

Dù vậy, Minh Phú vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đến 687 triệu đô la

Mỹ, tăng khoảng 30% so với con số hơn 526 triệu đô la Mỹ của năm trước đó.

(TBKTSG-Online 30/5, Trung Chánh) đầu trang

Đồng Tháp: Tháng 5, xuất khẩu thủy sản chế biến tiếp tục tăng

Theo Sở Công thương tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 đạt 70,26 triệu

USD, giảm 0,33% so với tháng trước và tăng 1,16% so cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản chế biến tiếp tục tăng, đạt 53,83 triệu USD,

tăng 4,57% so tháng trước và tăng 13,26% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Sở Công thương, trong tháng qua, hầu hết các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu

thủy sản trong tỉnh đều có thị trường tiêu thụ ổn định và thực hiện được các đơn hàng

xuất khẩu gối đầu nên việc tiêu thụ tương đối thuận lợi. Thị trường Mỹ, Trung Quốc,

Brazil, Mêhicô tiếp tục là thị trường nhập khẩu có kim ngạch dẫn đầu so với các nước

khác. (Báo Đồng Tháp 30/5, K.D - Trúc Tươi) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cà Mau: El Nino và nỗi lo của nông dân

Nắng hạn gay gắt đợt vừa qua, độ mặn trên các tuyến sông và trong ao nuôi tăng đột

biến, nhất là các vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến nằm sâu trong nội

đồng, làm cho tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

10

Sở NN&PTNT thành lập 5 đoàn công tác khảo sát nhanh tình hình tại các huyện: U

Minh, Thới Bình, Cái Nước, Ðầm Dơi, Phú Tân và TP Cà Mau.

Khảo sát bước đầu 276.000ha, trong đó 9.832ha tôm công nghiệp; 266.168ha tôm

quảng canh, quảng canh cải tiến, kết quả cho thấy tôm nuôi quảng canh có tỷ lệ chết

trên 70% là 17.622ha, từ 30 - 70% là 34.845ha, ước thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Tôm chết do nhiều nguyên nhân: nắng kéo dài làm cho mực nước trên các tuyến sông

giảm thấp và độ mặn trong vuông nuôi tăng cao, một số nơi lên đến 80%o, nhất là ở

những vùng lúa - tôm nằm sâu trong nội đồng như: huyện U Minh, Thới Bình và TP

Cà Mau. Thiệt hại nặng nhất là 2 huyện U Minh, Thới Bình, có nơi tôm chết 100%

diện tích. Ðặc biệt là vùng sản xuất lúa - tôm, vụ lúa vừa bị thiệt hại, nay tôm tiếp tục

chết, người dân không còn vốn để tái sản xuất.

Trong chuyến làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn

Tám có chuyến đi khảo sát thực tế 2 huyện U Minh, Thới Bình và kết luận: tình trạng

tôm nuôi ở Cà Mau bị thiệt hại trong thời gian qua rất nghiêm trọng. Thứ trưởng lưu ý

các nhà khoa học thuộc đơn vị chức năng của bộ nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục,

hạn chế thiệt hại.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa ký quyết định công bố thiên tai cấp độ 2 đối

với tôm nuôi nhằm có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho người nuôi tôm. (Báo Cà

Mau 28/5, Thanh Quang) đầu trang

Nghệ An: Nuôi cua nước lợ thu tiền tỷ

Sau thử nghiệm các loại giống thủy, hải sản nuôi trong môi trường nước lợ, ông Phan

Văn Trung (xóm Quyết Thắng, Diễn Bích, Diễn Châu) đã thành công với mô hình nuôi

cua.

Trên diện tích 3ha, gia đình ông thả khoảng 30.000 con, sản lượng đạt 0,8 tấn/ha, thu

về hơn 1 tỷ đồng/vụ.

Là người đầu tiên trên địa bàn xã Diễn Bích làm nghề thu mua cua giống, sau khi tham

gia lớp tập huấn nuôi trồng thủy hải sản do Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức, ông

Trung quyết định nuôi thử cua nước lợ. Theo ông Trung, từ năm 1989 đến nay, trên

diện tích ao 3ha của gia đình, ông đã nuôi nhiều loại hải sản nhưng giống cua nước lợ

mang lại hiệu quả kinh tế cao và ít rủi ro nhất.

Mùa nuôi cua thường bắt đầu vào tháng 9 và thu hoạch vào tháng 4, tháng 5. Những

con cua giống được thu mua từ các hộ dân với giá 5000 đồng/con; 1kg cua giống

khoảng 25 con có giá 250.000 đồng. Mùa cua năm nay, gia đình ông Trung thả nuôi

30.000 con cua giống trên diện tích 3ha; với số vốn đầu tư là 150 triệu đồng. Cua

giống được chọn là những con khỏe mạnh, có sức sống cao.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

11

Mỗi con cua loại 1 sinh trưởng tốt, không bị bệnh tật khi thu hoạch có thể nặng từ 3 - 5

lạng. Sản lượng đạt cua đạt trung bình 8 tạ/ha. Cua nước lợ thương phẩm giá cao, từ

300.000 đồng/kg – 400.000 đồng/kg tùy loại. Tính chung, mùa cua năm nay gia đình

ông lãi ròng hơn 1 tỷ đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cua, ông Trung cho biết: Nuôi tôm, cá, mình phải thức

đêm canh chừng, cho ăn đúng bữa, kiểm tra sức khỏe để phòng chữa các bệnh nhưng

cua thì dễ nuôi, sống bền. Cua không cần phải chăm sóc thường xuyên như các loại hải

sản khác.

Thức ăn chủ yếu của cua là các loại cá nhỏ có trong ao, thỉnh thoảng thay đổi "khẩu vị"

cho cua bằng các loại cám, ngô; có ngày bận quá không có thời gian cho ăn thì cua vẫn

sống nhờ thức ăn sẵn có trong ao. Đặc biệt khi nước ô nhiễm hoặc thiếu oxy, cua có

thể leo lên bờ chứ tôm cá thì khó sống sót.

Tuy nhiên, điều nguy hại đến sự sinh trưởng và phát triển cua nhất chính là nguồn

nước bẩn và môi trường ô nhiễm. Chính vì vậy mỗi tháng ông Trung đều thay nước

một lần, sau một mùa cua ông thuê người cải tạo ao trong vòng 20 ngày để làm vụ

mới. Ngoài ra, khi cua lớn lên thì ao nuôi trở nên chật chội nên phải mở rộng diện tích,

tránh tình trạng cua cắn nhau chết.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nên mô hình nuôi cua nước lợ của gia đình ông Trung

đang được nhân rộng trên địa bàn xã. Ông Thái Bá Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã

Diễn Bích cho biết: Hiện nay đã có 4 hộ dân trong xã học tập, triển khai mô hình nuôi

cua nhưng diện tích nhỏ hơn. Xã cũng khuyến khích người dân nhân rộng mô hình

nuôi trồng này để đa dạng các loại thủy hải sản cung ứng ra thị trường; ngoài nguồn

cung từ tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi về.

Những năm qua, mô hình nuôi cua nước lợ tại các xã ven biển Diễn Bích, Diễn Vạn,

Diễn Ngọc của huyện Diễn Châu đã phát huy hiệu quả, với năng suất bình quân đạt 0,6

tấn/ha; mang lại nguồn thu trên 250 triệu đồng/năm. Cua là loài nuôi ít dịch bệnh, và

nuôi được 2 vụ trong năm. Cua được chăm sóc tốt chỉ sau thời gian 4 tháng có thể thu

hoạch được.

Cua nước lợ được nuôi trong môi trường sạch, an toàn nên được thị trường rất ưa

chuộng; đầu ra ổn định. Cua chủ yếu được bán cho thương lái, một số ít sẽ được gia

đình đem đi bán ở chợ. Nuôi cua nước lợ là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao thu

nhập, ổn định đời sống cho người dân ven biển, do đó, huyện Diễn Châu đang tiếp tục

chỉ đạo bà con vùng ven biển mở rộng diện tích từ 15ha lên 20ha trên hai vụ hè thu và

đông xuân. (Báo Nghệ An 28/5, Quang An) đầu trang

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

12

KHAI THÁC THỦY SẢN

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 67: Bình Thuận đứng tốp đầu

Vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức họp ban chỉ đạo đánh giá tình hình triển khai thực

hiện Nghị định 67.

Tham dự có các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67, đại diện các

huyện có biển và các ngành liên quan. Cuộc họp do ông Nguyễn Đức Hòa – Phó Chủ

tịch UBND tỉnh kiêm trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 chủ trì.

Đến nay, UBND tỉnh phê duyệt danh sách đăng ký đóng mới, nâng cấp tàu cá là 177

trường hợp, tăng thêm 28 chiếc so với đầu năm 2016, trong đó đóng mới 143 chiếc,

gồm Phú Quý 111 chiếc, La Gi 22 chiếc, Phan Thiết 8 chiếc và Tuy Phong 2 chiếc. Có

106 tàu vỏ gỗ, 24 tàu vỏ thép, 13 tàu composit. Nâng cấp cải hoán 32 chiếc. Về cơ cấu

nghề nghiệp tàu đóng mới có 65 chiếc dịch vụ hậu cần, 79 chiếc khai thác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản cho phép đóng mới 71 chiếc và

2 chiếc nâng cấp thuộc danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt, tăng 13 chiếc so với

đầu năm 2016. Đến nay đã có 35 chiếc đóng mới hoàn thành đi vào hoạt động sản

xuất, về nâng cấp có 1 chiếc của Phú Quý đã thực hiện xong. Đến nay đã có 47 chiếc

được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải ngân tổng số tiền đầu tư

400.013 triệu đồng. Trong đó: tổng số tiền ngân hàng cam kết cho vay 294.454 triệu

đồng; số tiền ngân hàng đã giải ngân đến 20/5/2016 là 244.819 triệu đồng.

Qua ý kiến của các huyện, Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Hòa đánh giá cao những nỗ lực

của các ngành đã làm tốt trong triển khai thực hiện Nghị định 67, để Bình Thuận là

một trong những tỉnh đứng tốp đầu về thực hiện Nghị định 67. Đồng thời, Phó Chủ

tịch chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là phải tăng cường công tác

tuyên truyền, các sở, ngành phải thường xuyên lắng nghe phản ánh của ngư dân để

chỉnh sửa những mặt hạn chế.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục

giúp dân vay vốn theo danh sách tỉnh phê duyệt. Sở Tài chính cùng với Công ty Bảo

Việt Bình Thuận thực hiện tốt chính sách bảo hiểm đối với tàu khai thác hải sản xa bờ,

tàu dịch vụ hậu cần.

Theo dõi thường xuyên 35 tàu cá đóng mới và đã sử dụng theo Nghị định 67. Xem xét

đưa ra khỏi danh sách những chủ tàu đủ điều kiện đóng mới nằm trong danh sách tỉnh

phê duyệt nhưng không có quyết tâm thực hiện, tạo điều kiện cho những hộ có nguyện

vọng đóng mới tàu có công suất lớn… (Báo Bình Thuận 21/5, Đại Lực) đầu trang

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

13

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Hà Tĩnh: Đánh giá công trình bến neo đậu tàu thuyền nghề cá

Dự án bến neo đậu tàu, thuyền nghề cá tại phường Kỳ Phương, Thị xã Kỳ Anh được

xây dựng với hy vọng ngư dân hoạt động nghề cá các vùng lân cận se có nơi neo đâu ,

tránh trú bão an toàn cho tàu thuyền, hạn chế thiệt hại cho người và phương tiện khi có

thiên tai xay ra.

Thế nhưng, hiện nay công trình chưa bàn giao đã có biểu hiện xuống cấp ở các hạng

mục xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế không phù hợp, quy hoạch vị trí không thuận

lợi…

Theo phản ánh của ngư dân tại các xã Kỳ Lợi, Kỳ Nam và phường Kỳ Phương (TX Kỳ

Anh) thì bến neo đậu tàu thuyền nghề cá ở phường Kỳ Phương dù chưa được bàn giao

nhưng đã xảy ra nhiều bất cập gây bức xúc đối với các ngư dân thường xuyên hoạt

động ở khu vực này như: Cửa ra vào bến neo đậu vừa nhỏ vừa cạn, phía trong bến neo

đậu bị cát bồi lấp chiếm diện tích lớn, một số hạng mục xây dựng có dấu hiệu xuống

cấp, cấu kiện bê tông hạng mục đê chắn sóng chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng đã sụt

lún, đứt gãy không theo thiết kế.

Ngư dân Mai Xuân Sỹ, xã Kỳ Nam cho biết: “Hiện nay bến neo đậu tàu thuyền ở

phường Kỳ Phương vào cũng khó, ra cũng khó do cửa quá hẹp, cát bồi lắng nên rất

nông, tàu thuyền khó quay trở. Chúng tôi đi biển bao đời nay nên rất am hiểu khu vực

này, đơn vị thiết kế bến neo đậu có thể chưa tìm hiểu kỹ về khu vực này, họ cho xây

dựng cửa ra vào ngay tại vị trí nước quá nông - phía ngoài cửa bến neo đậu có một khu

vực cạn, nên khi có bão thì vị trí này sẽ hình thành những ngọn sóng cao, lớn hơn

những vị trí khác - nên dễ gây nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào.

Tại khu vực bờ kè phá sóng, người ta cho đặt các trụ chân kiềng thưa quá nên khi mùa

gió bão thì việc neo đậu tàu thuyền ở phía trong gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác,

hiện tượng cát ở phía ngoài biển theo sóng chảy vào phía trong âu thuyền khiến một

khu vực lớn bị bồi lắng cát làm cho diện tích bị thu hẹp lại. Giờ chúng tôi có nguyện

vọng mở rộng ra, nạo vét sâu hơn nữa khu vực cửa ra vào để cho tàu thuyền có thể dễ

dàng di chuyển”.

Anh Phong, ngư dân phường Kỳ Phương cho biết: “Không hiểu việc khảo sát thiết kế

như thế nào mà chọn đúng nơi có dòng chảy ngược, bồi lắng cát. Năm ngoái đã có

thuyền vào âu mắc cạn và bị lật úp, may mà ngư dân thoát chết”

Có mặt tại bến neo đậu tàu thuyền nghề cá vào sáng 20/5, chúng tôi nhận thấy một số

khu vực tại bờ kè chắn cát có hiện tượng sụt lỡ, các trụ bê tông theo kiểu thùng chìm

có dấu hiệu lệch, nghiêng ngả so với vị trí ban đầu. Các trụ bê tông dùng để neo tàu,

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

14

thuyền thì bị cát vùi lấp hơn một nửa. Nhiều cột neo tàu thuyền nằm sâu trong bãi cát

bồi cách mặt nước đến cả trăm mét.

Đem vấn đề này chia sẻ với ông Nguyễn Hữu Bảo, Trưởng thôn 1, thôn Đông Yên, xã

Kỳ Lợi thì được biết: “Hiện tại công trình vẫn chưa bàn giao do một số hạng mục chưa

xong. Nhiều hạng mục xong rồi thì xuống cấp nghiêm trọng. Về việc này, chúng tôi đã

làm đơn kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết một số vấn đề tồn tại.

Diện tích bến neo đậu hiện nay bị cát bồi lắng chiếm hết gần 1/3 diện tích rồi”.

Ban đầu, khi đưa ra phương án chọn địa điểm để làm thì có 3 phương án. Vị trí được

chọn lựa lúc đầu là ở khu vực phía bắc Khu tượng, vị trí này đắc địa hơn để xây dựng

bến âu thuyền vì có một mỏm núi chạy thẳng ra biển có thể che chắn tốt hơn. Người

dân chúng tôi cũng không hiểu vì sao đến phút chót lại thay đổi vị trí. Đặc biệt, giữa

các bên đã thống nhất với nhau về việc chọn vị trí xây dựng chợ cá ở đâu thì khi đó sẽ

đặt bến neo đậu tàu thuyền ở đó. Thế nhưng, vị trí bến neo đậu tàu thuyền thay đổi,

chợ cá cũng vì thế mà vắng tanh không ai ngồi họp cả, lý do là không thuận lợi, không

có đường nối từ bến neo đậu xuống” – ông Bảo nói thêm.

Được biết, công trình bến neo đậu tàu thuyền nghề cá tại phường Kỳ Phương thuộc dự

án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại Khu kinh tế Vũng Áng do

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Dư án được xây dựng với diện

tích 9ha, kinh phí đầu tư lên đến gần 153 tỷ đồng.

Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết: “Hiện nay công

trình bến neo đậu tàu thuyền ở phường Kỳ Phương đã hoàn thành khối lượng công việc

nhưng chưa bàn giao nên đơn vị thi công vẫn phải chịu trách nhiệm để quản lý công

trình.

Chúng tôi đang mời các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, cùng với chủ đầu tư và

nhà thầu xem lại những phần nào đã làm rồi, xem phần bị bồi lắng nguyên nhân là cái

gì, khi nào có số liệu cụ thể thì chúng tôi mới có thể trả lời chính xác về vấn đề này.

Quan điểm của chúng tôi là nhà nước bỏ tiền ra làm bến thuyền cho nhân dân thì bến

phải hoạt động được”.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh vừa ký ban hành Quyết định số

1287/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng khoa học (HĐKH) đánh giá thực trạng

thiết kế, thi công sử dụng và đề xuất giải pháp điều chỉnh bến neo đậu tàu, thuyền nghề

cá tại phường Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, xây dựng các phương án kiểm tra hồ hơ thiết kế, thi công, khảo sát thực

trạng, phân tích, đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ở bến neo đậu

tàu thuyền nghề cá; đề xuất giải pháp điều chỉnh hợp lý, phù hợp sử dụng thực tế và

theo các tiêu chuẩn quy định.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

15

Trước một số phản ánh có cơ sở của ngư dân về những “bất cập” tại đây thì việc

UBND tỉnh ban hành văn bản thành lâp HĐKH để kiểm tra đánh giá lại từ khâu thiết

kế là vô cùng cần thiết thể hiện sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, quản lý đối chủ

đầu tư dự án.

Mục đích xây dựng bến neo đậu tàu thuyền nghề cá tại phường Kỳ Phương là đảm bảo

đội tàu cá của thôn Đông Yên tại khu tái định cư mới và các xã lân cận có thể chứa 336

chiếc tàu (loại tàu nhỏ hơn 20 CV 229 chiếc, loại tàu từ 20 CV đến 90 CV là 69 chiếc,

loại tàu lớn hơn 90 CV là 38 chiếc) có thể neo đậu với thời gian ít nhất 240 ngày trong

một năm. Tàu thuyền vẫn hoạt động an toàn trong bến neo đậu khi có gió cấp 6, sóng

cấp 5. Công trình được thiết kế tránh trú trong điều kiện bão cấp 12 giật đến cấp 13.

Thế nhưng, tình trạng xuống cấp của các hạng mục xây dựng và toàn bộ diện tích được

quy hoạch để xây dựng bến neo, đậu tàu thuyền bị cát lấn chiếm 2/3 như hiện nay dẫn

đến việc bến neo đậu “có cũng như không”. Số tiền gần 153 tỷ được nhà nước đầu tư

có nguy cơ mất trắng, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trước việc lỗi ngay từ khâu khảo

sát, thiết kế…? (Xây Dựng 30/5, Phi Long - Bảo Anh) đầu trang

Bình Định: Chi 2 tỉ đồng nạo vét cát mỗi năm, tàu cá mắc cạn hoàn mắc cạn

Mỗi năm, Bình Định chi gần 2 tỉ đồng cho việc nạo vét cát cửa biển Tam Quan nhưng

đâu lại vào đấy, cát bồi vẫn cứ đến hẹn lại lên và, từ tháng Tám đến tháng 12 hàng

năm, cửa biển này lại trở thành nỗi ám ảnh của ngư dân…

Cảng cá Tam Quan, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là 1 trong 3

cảng cá lớn của tỉnh Bình Định với sức chứa khoảng 1.400 tàu. Đây vừa là điểm trú

tránh bão vừa là nơi mua bán hải sản và lấy tổn (nhiên liệu và các thứ cần thiết khác)

phục vụ khai thác thủy sản của ngư dân trong và ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, cửa biển Tam Quan trở thành nỗi ám ảnh của nhiều

ngư dân. Chỉ tính riêng tháng 3/2016, tại cửa biển Tam Quan đã có 3 chiếc tàu của ngư

dân bị mắc cạn, hư hỏng nặng.

Ngày 25/3/2016, tàu cá BĐ 95845 TS công suất 260CV, hành nghề lưới chuồn, do Võ

Văn Niên (ở thôn Lâm Trúc 1, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng,

đang trên đường vào cảng Tam Quan để bán cá thì bị mắc cạn tại cửa biển Tam Quan.

Do sóng to, gió lớn chiếc tàu đã bị phá nước, chìm dần sau nhiều giờ bị mắc cạn. Hiện

ông Niên và người con trai trưởng phải đi bạn (thuyền viên-PV) cho một chủ tàu ở địa

phương để mưu sinh.

Trước đó, ngày 23/3/2016, tàu cá BĐ 96574 TS do ông Nguyễn Đức Tùng (53 tuổi,

ngụ thôn Kim Giao Nam, xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng và tàu cá

BĐ 95469 TS do ông Trương Anh Tuấn (ngụ thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc)

làm thuyền trưởng cũng bị mắc cạn tại cửa biển này nhưng may mắn được các cán bộ

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

16

chiến sỹ đồn Biên phòng Tam Quan Bắc và ngư dân địa phương hỗ trợ lai dắt vào cảng

Tam Quan an toàn.

Nhiều ngư dân cho biết, do cửa biển Tam Quan bị bồi lấp nên từ tháng Tám đến tháng

Mười Hai họ phải đưa tàu bè đi neo đậu ở cảng Quy Nhơn hoặc ở tỉnh bạn như cảng Sa

Huỳnh (Quảng Ngãi), cảng Đà Nẵng.

Việc tàu cá đi neo đậu nơi khác không chỉ phát sinh thêm kinh phí đi biển mà kéo theo

nỗi lo về cuộc sống mưu sinh của các hộ làm dịch vụ hậu cần trên bờ như buôn bán

thủy hải sản, nhiên liệu hay nhu yếu phẩm.

Được biết, khu tránh trú bão tàu thuyền tại cảng Tam Quan, được tỉnh Bình Định đầu

tư xây dựng hơn 80 tỉ đồng năm 2003, trong đó có một kè chắn sóng dài 850m từ cảng

cá ra cửa biển, cùng với hàng ngàn trụ neo tàu, tạo thành một dòng sông nhỏ nối liền

cảng cá với biển. Khu neo đậu tàu thuyền trú bão Tam Quan được khởi công xây dựng

và nạo vét luồng tàu từ tháng 9/2007 và chính thức đưa vào sử dụng năm 2009.

Để giải quyết vấn đề trên, hàng năm chính quyền huyện Hoài Nhơn và xã Tam Quan

Bắc đã đầu tư gần 2 tỉ đồng thuê tàu nạo hút cát. Tuy nhiên sau một thời gian, đâu lại

vào đấy, cát bồi vẫn cứ đến hẹn lại lên.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch

UBND huyện Hoài Nhơn, cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất, các nguyên

nhân chính gây bồi lấp cửa Tam Quan là hình dạng bất đối xứng về địa hình cửa sông,

trường sóng, một phần trầm tích và lưu lượng sóng bị chặn lại trên các hồ chứa nước

thượng lưu, xây dựng kè.

“Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng tác động phần nào. Vì vậy, đầu tư gần 2 tỉ đồng

mỗi năm chỉ là giải pháp trước mắt”, ông Công nói.

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý thực hiện dự án nạo vét luồng lạch

và tận thu cát bồi lấp tại cửa biển Tam Quan. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư

huyện Hoài Nhơn làm đại diện chủ đầu tư, kinh phí thực hiện trên 37 tỉ đồng bằng

nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.

Được biết, từ cuối tháng 11/2015 đến nay, đơn vị thi công đã huy động 2 sà lan và gần

20 công nhân tích cực hút cát, nạo vét luồng lạch, cửa biển Tam Quan. Nhưng theo tìm

hiểu của PV, từ đầu năm 2016 đến nay, tình trạng tàu cá bị mắc cạn ở cửa biển Tam

Quan vẫn tiếp tục diễn ra... (Đời sống & Pháp luật 31/5, Dương Kha) đầu trang

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

17

CHẾ BIẾN

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tàu “đói” cá, doanh nghiệp chế biến gặp khó

Từ đầu năm đến nay, tình hình đánh bắt hải sản của ngư dân gặp nhiều khó khăn, sản

lượng giảm, tỉ lệ cá tạp tăng, từ đó, kéo theo các doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất

khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thiếu nguyên liệu sản xuất.

Trước thực trạng này, một số DN phải nhập khẩu nguyên liệu mới bảo đảm hoạt động

sản xuất; một số DN khác thì hoạt động cầm chừng...

Ông Võ Văn Nhơn, phường 5, TP.Vũng Tàu (chủ 4 đôi tàu lưới kéo) cho hay: “Anh

em tài công vừa gọi về cho biết, chuyến biển này đánh không đạt cho lắm, cá nhỏ và ít

loại có thể xuất khẩu nên hiệu quả thấp”.

Ông Nhơn nhẩm tính, mỗi chuyến biển kéo dài 2 tháng có chi phí khoảng 1,7 tỷ

đồng/1 cặp tàu. Vì vậy, doanh thu mỗi cặp tàu phải đạt từ 2 tỷ đồng trở lên mới có lãi.

“Hiện nay, sản lượng đánh bắt chỉ bằng 60% đến 70% so với năm ngoái. Không những

vậy, lượng cá tạp nhiều nên doanh thu mỗi chuyến biển không cao”, ông Nhơn cho

biết thêm.

Đang chuẩn bị cho chuyến biển mới tại cảng Bến Đá (TP.Vũng Tàu), ông Đỗ Văn

Minh, chủ tàu cá ở phường 5, cho biết: “Thời điểm này mọi năm, mỗi chuyến đi biển

thu cũng khá, nhưng năm nay, sản lượng đánh bắt giảm 30-40%. Tuy nhiên, nhờ giá

thủy sản ổn định, cộng với giá dầu ở mức thấp nên cũng vừa đủ chi phí”.

Ông Đỗ Tấn Công, ngư dân xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, cho hay: “Chuyến biển

vừa rồi, tàu lưới kéo của gia đình tôi chỉ đánh bắt được 40 tấn thủy sản, giảm 20 tấn so

với trước đây. Chẳng những sản lượng giảm mà chất lượng cá cũng giảm. Lúc trước,

lượng cá tạp chỉ chiếm 50 đến 60%, nay chiếm từ 70 đến 80%. Hiện nay, cá tạp chỉ có

giá 4.500 đồng/kg. Vì vậy, mỗi chuyến biển thường chỉ hoà vốn”.

Có mặt tại cảng cá Incomap (phường 5, TP.Vũng Tàu) để thu mua cá bò da về gia

công chế biến, anh Nguyễn Hoàng Minh Hiếu, chủ cơ sở chế biến thủy sản Tâm Thuận

(xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) nói: “Đợt này, cá vào cảng toàn là cá nhỏ, cá tạp,

còn số cá lớn có thể làm hàng xuất khẩu thì rất ít. Lúc trước, mỗi tháng tôi thu mua

100 tấn cá bò để sơ chế xuất khẩu thì nay mỗi tháng chỉ mua được 10 tấn”.

Do sản lượng đánh bắt sụt giảm đã khiến các DN chế biến thủy sản gặp khó khăn về

nguồn nguyên liệu. Để bảo đảm đơn hàng, các DN phải chạy vạy tìm nguồn nguyên

liệu ở các tỉnh, thành khác, thậm chí phải nhập khẩu từ nước ngoài, với mức giá nhập

khẩu cao hơn 5-10% so với giá trong nước.

Ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản

Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood), cho biết: “Mọi năm, mùa này là mùa cá Nam - mùa

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

18

làm ăn của các DN chế biến thủy sản. Các DN sẽ thu mua nguyên liệu đem về lưu kho,

sau đó chế biến để thực hiện những đơn hàng đã ký trong tháng 1, 2.

Thế nhưng, đến thời điểm này, sản lượng nguyên liệu mà công ty thu mua được chỉ

bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2015. Do thiếu nguyên liệu nên trong 5 tháng đầu năm

2016, công ty chỉ sản xuất 2.000 tấn thành phẩm, giảm 500 tấn so với cùng kỳ năm

2015. Hiện nay, lượng nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sản xuất của

DN.

Trước tình hình này, công ty đã chủ động nhập khẩu nguyên liệu để bảo đảm các đơn

hàng đã ký với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc nhập khẩu nguyên liệu khiến chi

phí tăng thêm, gây không ít khó khăn cho DN. Nhưng để bảo đảm đơn hàng đã ký với

đối tác và công ăn việc làm cho người lao động, chúng tôi buộc phải nhập khẩu nguyên

liệu.

Ông Trần Tấn Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy sản Hải Long (phường 12,

TP.Vũng Tàu), cho hay: “Do thiếu nguyên liệu, hiện một số nhà máy chế biến hải sản

tại khu vực Phước Cơ, phường 12, TP.Vũng Tàu chỉ sản xuất cầm chừng, hoạt động

chỉ khoảng 30% công suất. Một số công nhân phải nghỉ chờ nguyên liệu.”

Theo thống kê của Sở Công thương, trong 4 tháng đầu năm 2016, sản lượng hải sản

chế biến trên địa bàn tỉnh giảm 10,49% so với cùng kỳ năm 2015 do sản lượng khai

thác và đánh bắt giảm. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2016, sản lượng hải sản chế biến

đạt 22,94 ngàn tấn, giảm 2,69 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2015 (25,63 ngàn tấn).

(Báo Bà Rịa - Vũng Tàu 26/5, Thành Huy) đầu trang

TIN THẾ GIỚI

Tàu Trung Quốc “cướp” cá tận châu Phi

Đường bờ biển kéo dài gần 4.000 km của Nam Phi đã trở thành miếng mồi béo bở cho

đội tàu cá Trung Quốc “xâu xé” làm cạn kiệt nguồn cá, theo báo Sunday Tribune.

Tờ báo của Nam Phi cho biết hồi tuần trước, 3 tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ ở cảng

Đông London với cáo buộc hoạt động trái phép trong vùng biển Nam Phi. Nước này đã

cáo buộc thuyền trưởng các tàu trên đánh bắt trái phép và không tuân thủ mệnh lệnh

của lực lượng sở tại.

Giới chuyên gia lo ngại việc thiếu trang thiết bị (như máy bay giám sát, tàu tuần tra…)

khiến Nam Phi không bảo vệ hiệu quả lãnh hải. Do đó, họ kêu gọi sự phối hợp của

nhiều cơ quan, kể cả hải quân, để tăng tính răn đe. Trên quy mô rộng hơn, Liên minh

châu Phi (AU) đang đẩy mạnh các thỏa thuận đánh bắt cá liên quốc gia để tránh xảy ra

xung đột.

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san... · Cà Mau: El Nino và nỗi ... đoàn Thủy sản Minh Phú, ... các chế tài phạt các thành viên này

19

Sunday Tribune dẫn một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu ước tính từ năm 2000-

2011, ngư dân Trung Quốc đánh bắt 4,6 triệu tấn cá/năm, phần lớn từ vùng biển châu

Phi, châu Á và một số lượng nhỏ từ Trung và Nam Mỹ, Nam Cực. Căng thẳng giữa

Trung Quốc và các nước khác liên quan tới đánh bắt thủy sản trộm ngày càng gia tăng.

Mới đây nhất, một tàu Trung Quốc bị Indonesia bắt giữ trong vùng biển ngoài khơi

quần đảo Natuna hôm 27-5. Truyền thông địa phương dẫn lời người phát ngôn quân

đội tại căn cứ hải quân số 4 ở tỉnh đảo Riau, thiếu tá Josdy Damopoli, mô tả lực lượng

bảo vệ bờ biển Trung Quốc đứng nhìn khi các quan chức Indonesia tiếp cận tàu đánh

cá đó và bắt giữ 8 thủy thủ.

Không chỉ e ngại tàu cá Trung Quốc, giới chuyên gia còn lo lắng căng thẳng trên biển

Đông sẽ tăng mạnh sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)ra phán quyết về vụ

Philippines kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Các quan chức phương

Tây quan ngại Trung Quốc sẽ đáp trả bằng cách mở rộng hoạt động xây đảo nhân tạo

đến tận bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm từ Philippines năm 2012. Va chạm có

thể khó tránh bởi Nhà Trắng đang chịu sức ép phải mạnh tay hơn với Trung Quốc từ

giới tướng lĩnh ở Thái Bình Dương và nhiều nghị sĩ.

Là nước khởi kiện, Philippines muốn Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của PCA.

Tân Tổng thống Rodrigo Duterte nhấn mạnh ngay cả khi nước ông kêu gọi Bắc Kinh

đầu tư vào hạ tầng thì Trung Quốc vẫn không thể phớt lờ phán quyết của PCA. Trong

khi đó, tạp chí Nikkei ngày 30-5 dẫn lời cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong cho

rằng không thể giải quyết tranh chấp trên biển Đông với lối tư duy “lẽ phải thuộc về kẻ

mạnh”.

Ông cũng lưu ý ổn định ở châu Á phụ thuộc vào mối quan hệ Mỹ - Trung và “khu vực

này đủ rộng cho tất cả cường quốc, bao gồm Nhật Bản, tồn tại hòa bình”. (Người Lao

Động 31/5, Huệ Bình) đầu trang ./.