60
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Tư, ngày 21 tháng 2 năm 2018) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Cá chết dạt vào bãi biển tại Quảng Bình ............................................................................. 2 2. Phản đối lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam của SFDA ................................ 3 3. Vụ phá rừng nuôi sò huyết tại Cà Mau: Rà soát việc giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản ........................................................................................................................................ 4 4. Ngư dân đón lộc biển đầu năm ............................................................................................ 4 5. Gấp rút lấy lại thẻ xanh ........................................................................................................ 5 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 8 6. Quảng Ngãi: Tước vĩnh viễn giấy phép hành nghề tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài 8 7. Hà Nội: Đẩy mạnh tái cơ cấu nguồn lợi thủy sản ................................................................ 9 THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 9 8. Nâng tầm sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường thế giới ................................................ 9 9. Xuất khẩu thủy sản tháng đầu tiên của năm 2018 tăng rất mạnh ...................................... 12 10. Xuất khẩu thủy sản có thể xác lập kỷ lục mới trong năm 2018......................................... 12 11. Chú trọng nâng cao chất lượng thủy sản............................................................................ 14 12. Từ thẻ vàng của EC, nhìn lại chính mình .......................................................................... 16 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18 13. Tôm Việt “lột xác” ............................................................................................................. 18 14. Mỗi con cá giá gần 1 triệu đồng, người nuôi tại Quảng Ngãi thu lãi lớn .......................... 20 15. Bạc Liêu: Phố nhà kính của… tôm .................................................................................... 20 16. Người nuôi loài cá của bóng đêm bí ẩn trên sông Đà ........................................................ 22 17. Xây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ............................................................ 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp tiết lộ cách nuôi cá trong ao nhà, kiếm tiền tỷ/năm ............................................................................................................................................ 26 19. Tín hiệu vui ngành thủy sản Quảng Ninh 2018 ................................................................. 27 20. Đồng Nai: Nuôi cá hô đặc sản trong bè, cuối năm nông dân hốt bạc, ăn Tết to ............... 29 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 30 21. Quảng Ngãi: Ngư dân Lý Sơn trúng "lộc biển” tại ngư trường ven đảo ........................... 30 22. Đà Nẵng: Ngư dân tất bật ra khơi tìm lộc biển .................................................................. 31 23. Ngư dân miền Tây trúng đậm mẻ cá đầu năm ................................................................... 32 24. Ra biển đầu năm, ngư dân Hà Tĩnh đã thắng lớn! ............................................................. 32 25. Cá sủ vàng dần biến mất trên sông Lam ............................................................................ 33 26. Ngư dân Bình Định trúng đậm ở chuyến ra khơi đầu năm................................................ 35

BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tư, ngày 21 tháng 2 năm 2018)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Cá chết dạt vào bãi biển tại Quảng Bình ............................................................................. 2

2. Phản đối lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam của SFDA ................................ 3

3. Vụ phá rừng nuôi sò huyết tại Cà Mau: Rà soát việc giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy

sản ........................................................................................................................................ 4

4. Ngư dân đón lộc biển đầu năm ............................................................................................ 4

5. Gấp rút lấy lại thẻ xanh ........................................................................................................ 5

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 8

6. Quảng Ngãi: Tước vĩnh viễn giấy phép hành nghề tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài 8

7. Hà Nội: Đẩy mạnh tái cơ cấu nguồn lợi thủy sản ................................................................ 9

THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 9

8. Nâng tầm sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường thế giới ................................................ 9

9. Xuất khẩu thủy sản tháng đầu tiên của năm 2018 tăng rất mạnh ...................................... 12

10. Xuất khẩu thủy sản có thể xác lập kỷ lục mới trong năm 2018 ......................................... 12

11. Chú trọng nâng cao chất lượng thủy sản............................................................................ 14

12. Từ thẻ vàng của EC, nhìn lại chính mình .......................................................................... 16

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18

13. Tôm Việt “lột xác” ............................................................................................................. 18

14. Mỗi con cá giá gần 1 triệu đồng, người nuôi tại Quảng Ngãi thu lãi lớn .......................... 20

15. Bạc Liêu: Phố nhà kính của… tôm .................................................................................... 20

16. Người nuôi loài cá của bóng đêm bí ẩn trên sông Đà ........................................................ 22

17. Xây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ............................................................ 25

18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp tiết lộ cách nuôi cá trong ao nhà, kiếm tiền tỷ/năm

............................................................................................................................................ 26

19. Tín hiệu vui ngành thủy sản Quảng Ninh 2018 ................................................................. 27

20. Đồng Nai: Nuôi cá hô đặc sản trong bè, cuối năm nông dân hốt bạc, ăn Tết to ............... 29

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 30

21. Quảng Ngãi: Ngư dân Lý Sơn trúng "lộc biển” tại ngư trường ven đảo ........................... 30

22. Đà Nẵng: Ngư dân tất bật ra khơi tìm lộc biển .................................................................. 31

23. Ngư dân miền Tây trúng đậm mẻ cá đầu năm ................................................................... 32

24. Ra biển đầu năm, ngư dân Hà Tĩnh đã thắng lớn! ............................................................. 32

25. Cá sủ vàng dần biến mất trên sông Lam ............................................................................ 33

26. Ngư dân Bình Định trúng đậm ở chuyến ra khơi đầu năm ................................................ 35

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

2

27. Cá ở Đà Nẵng được giá nhưng ít tàu xuất bến ................................................................... 35

28. Đầu năm ngư dân Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương .................................................. 35

29. Ngư dân Thừa Thiên-Huế trúng đậm cá khoai .................................................................. 36

30. Thanh Hóa: Mùa xuân trên những con tàu 67 ................................................................... 37

31. Khánh Hòa: Nhiều ngư dân phấn chấn vì trúng 'lộc biển' đầu năm .................................. 39

32. Khai thác hải sản xa bờ ở Phú Yên: Tiếp tục đầu tư để phát triển bền vững .................... 40

33. Khánh Hòa: Nối dài giấc mơ tàu composite ...................................................................... 41

34. Ninh Thuận khai hội mở lạch vươn khơi đánh bắt đầu Xuân 2018 .................................. 42

35. Quảng Trị: Tàu cá đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP khai thác hiệu quả ........................... 43

36. Hỗ trợ ngư dân bám biển dịp Tết Nguyên đán .................................................................. 44

37. Ngư dân đón Tết giữa khơi xa ........................................................................................... 44

38. Quảng Nam: Hàng trăm tàu thuyền “rẽ sóng” lấy lộc đầu năm ........................................ 46

39. Quảng Trị tăng cường tuyên truyền pháp luật biển cho ngư dân ...................................... 46

40. Biển Hà Tĩnh đã ấm sau bao ngày giá lạnh ....................................................................... 49

41. Quảng Ngãi: Hàng nghìn ngư dân dự lễ 'mở cửa biển' đầu xuân ...................................... 50

42. Hà Tĩnh: Độc đáo lễ hội đánh cá cầu may dưới chân núi Hồng Lĩnh ............................... 51

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 52

43. Tàu cá chìm, 4 thuyền viên mất tích .................................................................................. 52

DỊCH VỤ - HẬU CẦN ............................................................................................................... 53

44. Cứu nạn ở Song Tử Tây ..................................................................................................... 53

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 55

45. ĐBSCL: Cá tra thiếu hàng - tăng giá ................................................................................. 55

46. Hà Nội, cá trắm và tôm tăng giá mạnh trong đầu năm mới ............................................... 55

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯ DÂN ............................................................................................ 56

47. Quảng Ninh: Đầu xuân tặng áo phao phòng đuối nước cho ngư dân ................................ 56

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 57

48. Nội bộ Indonesia kêu gọi không phá hủy tàu cá trái phép bị bắt....................................... 57

49. Cá mập khổng lồ dạt bờ, dân Philippines sợ “tận thế” ...................................................... 58

50. Tràn lan cá biển nhiễm nhựa độc ....................................................................................... 59

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Cá chết dạt vào bãi biển tại Quảng Bình

Rạng sáng 20-2 (tức mùng 5 Tết), ngư dân xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phát

hiện có ba xác cá chết (gồm hai cá voi và một cá heo), dạt vào bãi biển.

Ngư dân Võ Văn Linh, ở thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc cho biết, xác cá heo được phát hiện

vào sáng 15-2 (tức 30 Tết). Cá heo có chiều dài hơn hai mét và ước nặng khoảng 200 kg. Riêng

xác hai cá voi (còn gọi là cá Ông) còn nhỏ. Một con dài hơn một mét và ước nặng khoảng 100

kg. Con còn lại nặng khoảng 50 kg.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

3

Theo nhiều ngư dân, ba con cá này chết đã khá lâu nhưng trên mình không thấy vết thương, hiện

đang trong giai đoạn phân hủy. “Việc tại xã Ngư Thủy Bắc có tới ba xác cá voi và cá heo cùng

chết và dạt vào bãi biển là hiện tượng chưa từng thấy từ trước đến nay”, ông Linh nói.

Hiện, chính quyền địa phương và ngư dân tổ chức chôn lấp xác cá theo phong tục địa phương và

để tránh ô nhiễm môi trường. (Nhân Dân 20/2, Hương Giang) đầu trang

Phản đối lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản Việt Nam của SFDA

Trước thông tin Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Vương quốc Ảrập Xêút (SFDA)

ban hành lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn (NNPTNT) đã nêu ý kiến phản bác.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trước đó, theo thông báo của

Tổ chức Thương mại Thế giới, SFDA đã ban hành chỉ thị 21174 ngày 23.1.2018 về việc "tạm

đình chỉ nhập khẩu (NK) các sản phẩm cá, giáp xác và các sản phẩm thủy sản khác từ Việt Nam"

căn cứ vào “Báo cáo quý về tình hình dịch bệnh thủy sản (khu vực Châu Á Thái Bình Dương),

tháng 4-7.2017” của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và trên kết quả chuyến công tác của SFDA tại

Việt Nam tháng 12.2017.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám bày tỏ quan điểm: Việt Nam rất bất ngờ và lấy làm đáng

tiếc với lệnh tạm đình chỉ NK thủy sản từ Việt Nam do SFDA ban hành và khẳng định: Việc tạm

đình chỉ NK thủy sản của Việt Nam của SFDA có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

cũng như các quy định, hướng dẫn của các tổ chức quốc tế mà cả Việt Nam và Ảrập Xêút đều là

thành viên.

Về những điểm chưa phù hợp của lệnh đình chỉ của SFDA, thể hiện ở chỗ: Đối với các sản phẩm

tôm, Việt Nam đã nhiều lần cung cấp thông tin về hoạt động kiểm soát dịch bệnh, đoàn thanh tra

cũng đã thu thập đầy đủ thông tin nhưng không có nhận xét, đánh giá. Phía Ảrập Xêút chưa có

bất kỳ phản hồi về hoạt động kiểm soát dịch bệnh trong thủy sản tại Việt Nam nhưng đã đưa ra

lệnh tạm đình chỉ.

Mặt khác, các sản phẩm tôm chế biến sâu hoặc đã nấu chín đã được loại trừ được hoàn toàn nguy

cơ dịch bệnh cũng bị đình chỉ là biện pháp quá mức cần thiết, không phù hợp với thông lệ quốc

tế và quy định của OIE.

SFDA đã khẳng định và thực tế chỉ thanh tra chuỗi sản xuất, chế biến XK cá tra nhưng đã áp

dụng lệnh đình chỉ đối với tất cả thủy sản của Việt Nam bao gồm các các sản phẩm hải sản và

thủy sản nuôi khác. Nếu chỉ căn cứ vào sai lỗi của một số DN để đình chỉ NK thủy sản của cả

Việt Nam là không phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng dẫn của Ủy ban thực phẩm quốc tế Codex

và mục đích thanh tra.

Theo Bộ NNPTNT, thủy sản của Việt Nam đang được XK đến hơn 160 thị trường toàn thế giới,

kể cả các nước có yêu cầu cao về an ninh sinh học, an toàn dịch bệnh, ATTP nhưng chưa có quốc

gia nào đình chỉ NK đối với toàn bộ thủy sản của Việt Nam. Việc SFDA quyết định tạm đình chỉ

với nhiều điểm không phù hợp không những ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam sang

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

4

Ảrập Xêút mà còn ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam tại các thị trường khác. (Lao

Động 19/2, KH.V) đầu trang

Vụ phá rừng nuôi sò huyết tại Cà Mau: Rà soát việc giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy

sản

Liên quan đến thông tin “ngang nhiên chặt cây, hút bãi bồi” xảy ra trên địa bàn xã Rạch Chèo,

huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau mà một số cơ quan báo chí đã phản ánh trong thời gian qua, mới

đây UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các đơn vị có liên quan phối hợp xử lý, nhằm giải quyết dứt

điểm vụ việc.

Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu UBND huyện Phú Tân xem xét, xử lý trách nhiệm quản lý

địa bàn của lãnh đạo UBND xã Rạch Chèo; việc khắc phục các sai phạm theo quy định. Qua đó,

đơn vị kiểm tra, rà soát hành vi tự ý chặt cây mắm, đào kênh, đổ thải ra sông rạch của hộ dân có

liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cần rà soát trình tự, hồ sơ, thủ tục và

việc xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện cơ giới cuốc, khoan đất để có biện pháp

xử lý tiếp theo (nếu xử lý chưa đúng).

Cùng với đó, địa phương cần tiếp tục tăng cường vai trò, trách nhiệm trong quản lý đất đai, quản

lý bảo vệ rừng, chấn chỉnh việc cho thuê đất, thuê mặt nước trái thẩm quyền và không phù hợp

với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch nuôi thủy sản. Qua đó, báo cáo tình hình, tiến

độ thực hiện về UBND tỉnh Cà Mau trước ngày 23/3/2018.

UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp

với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan đề xuất biện pháp quản lý việc cho

thuê đất nuôi sò huyết giống trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị này cần có tham mưu đề xuất gửi về

UBND tỉnh trước ngày 23/3/2018 để xem xét, quyết định.

UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc

Hiển và Đầm Dơi rà soát thực trạng giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước để nuôi sò và các loài

thủy sản khác. Đồng thời, các địa phương rà soát, thống kê những hộ dân tự phát khoanh ô nhằm

đặt các chướng ngại vật, vật dụng trên sông để nuôi thủy sản. Bởi những hành vi này có thể gây

xói lở bờ sông, cửa biển và sự sinh trưởng, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, tác động xấu đến diện

tích rừng phòng hộ ven biển; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các

trường hợp vi phạm theo quy định.

Như phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phản ánh, ngày 26/1, tại khu vực bãi đất ven sông

Bảy Háp, thuộc xóm 14 Chủ, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, một số người nuôi

sò huyết giống đã đưa xe cơ giới vào hút bùn từ bãi đất ven sông, rồi đổ thẳng ra sông Bảy Háp.

Để thực hiện hoạt động trên, một số người đã chặt hạ hàng trăm m2 cây mắm. (Tin Tức 13/2,

Huỳnh Anh) đầu trang

Ngư dân đón lộc biển đầu năm

Ngay trong những ngày Tết Mậu Tuất, ngư dân ở nhiều địa phương đã vui mừng đón những con

tàu mang lộc biển cập bến.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

5

Để đón lộc đầu năm, ngay từ mùng 1 tết, nhiều phương tiện đánh bắt xa bờ tại cửa biển Rạch Gốc

(H.Ngọc Hiển, Cà Mau) đã ra khơi với hy vọng trúng mùa sẽ mang lại nhiều may mắn cho cả

năm. Sau 4 - 5 ngày vươn khơi, ngày 20.2 (mùng 5 tết), nhiều chuyến tàu đầy ắp cá thu, cá chét,

cá khoai, mực... đã cặp bến cửa biển Rạch Gốc để bán cho các vựa tôm, cá. Cá thu có giá từ

155.000 - 180.000 đồng/kg, cá chét 195.000 - 225.000 đồng/kg, cá khoai 65.000 - 70.000 đồng/kg,

mực gai 80.000 - 95.000 đồng/kg (tăng từ 5.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại). Với giá bán này,

trung bình mỗi tàu thu được 100 - 120 triệu đồng cho chuyến biển đầu năm.

Anh Võ Văn Dúng, chủ tàu cá mang số hiệu CM 24136 TS (ngụ khóm 4, TT.Rạch Gốc, H.Ngọc

Hiển), hồ hởi: “Ghe chúng tôi cùng nhiều phương tiện, địa phương bắt đầu ra khơi vào chiều 30

tết. Sau 4 ngày đánh bắt, chúng tôi vào bờ bán được hơn 1,2 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí,

lãi khoảng 70 triệu đồng”.

Niềm vui đón lộc biển đầu năm cũng ngập tràn ở Khánh Hòa. Theo ông Đỗ Trung Hiệp, Phó

giám đốc Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy sản tỉnh Khánh Hòa, trong những

ngày đầu năm mới, các tàu khai thác thủy sản xa bờ liên tục cập cảng Hòn Rớ (TP.Nha Trang).

Chuyến biển thuận lợi, giá các loại cá cũng ở mức cao nên ngư dân rất phấn khởi. Sau chuyến

biển kéo dài khoảng 20 ngày ở vùng biển Trường Sa, nhiều tàu về cảng Hòn Rớ đúng dịp Tết

Nguyên đán đạt sản lượng 10 - 20 tấn cá, trong đó cá ngừ đại dương khoảng 2 - 3 tấn. Giá cá ngừ

đại dương bán tại cảng trung bình từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tàu có thể thu

lãi 200 - 300 triệu đồng. “Hiện nhiều tàu lại đang chuẩn bị đá xay, lương thực để tiếp tục ra khơi”,

ông Hiệp cho biết.

Trong khi đó, ngư dân tại nhiều làng chài ở Quảng Ngãi cũng tất bật với lễ hội ra quân đánh bắt

đầu năm, cầu mong mùa đánh bắt mới mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm, cá đầy thuyền.

Tại huyện đảo Lý Sơn, quê hương của Đội hùng binh Hoàng Sa, sáng 17.2 (tức mùng 2 tết), hàng

trăm tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân đồng loạt làm lễ xuất hành, mở cửa biển tiến ra ngư trường

truyền thống vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa. Tiếp sau Lý Sơn là lễ hội ra quân nghề cá đầu

năm của ngư dân Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ) vào ngày 18.2 (tức mùng 3 tết). Ngư dân

Bùi Thiên (ở xã Phổ Thạnh), chủ tàu cá QNg 48139 TS, bày tỏ: “Từ bao đời nay, đối với ngư dân

Sa Huỳnh, ra khơi không chỉ để mưu sinh, làm giàu từ biển mà còn là mệnh lệnh từ trái tim cùng

nhau giữ biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Theo ông Giã Tấn Tàu, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, việc bà con ngư dân Sa Huỳnh đóng

mới những tàu cá công suất lớn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển. Ngư

dân mạnh dạn vươn khơi xa, đánh bắt dài ngày mang lại hiệu quả cao hơn hẳn. (Thanh Niên 21/2,

Gia Bách – Hiển Cừ - Nguyễn Chung) đầu trang

Gấp rút lấy lại thẻ xanh

Việt Nam đang nỗ lực khắc phục các khuyến nghị Uỷ ban châu Âu (EC) kể từ khi rút thẻ vàng

đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam (23/10/2017).

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, đến thời

điểm này việc khắc phục thẻ vàng IUU của EC đã có nhiều kết quả khả quan, tình trạng các tàu

cá đánh bắt bất hợp pháp đã giảm.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

6

Là một trong ba tỉnh trọng điểm về khai thác cá ngừ, có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn, Khánh Hòa

nhận thức rõ điều này. Do vậy, ngay từ đầu tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp cũng như

tuyên truyền cho ngư dân hiểu và thực hiện đánh bắt có trách nhiệm.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, vấn đề khai thác

bất hợp pháp xảy ra trên địa bàn tỉnh là rất ít. Thời gian gần đây, xuất hiện tình trạng đánh bắt tại

vùng giáp ranh và Chi cục đã tổ chức tuyên truyền cho ngư dân biết phạm vi, tọa độ được đánh

bắt, tránh tình trạng các tàu cá vi phạm đánh bắt bất hợp pháp.

"Khi tàu cá về cảng, Chi cục cử cán bộ đến tận cảng để lấy thông tin. Nếu phát hiện tàu cá vi

phạm, Chi cục sẽ không cấp phép nữa và không cho hưởng các chính sách của Nhà nước. Đặc

biệt, thu hồi giấy phép vĩnh viễn nếu tàu cá tái phạm" - ông Én nhấn mạnh.

Theo ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên

Giang, từ khi có Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang đã

chỉ đạo quyết liệt cùng sự vào cuộc của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương nên tình

trạng tàu cá, ngư dân Kiên Giang vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép đã

giảm rõ rệt.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang vẫn tích cực phối hợp với Bộ đội Biên

phòng, Công an tỉnh và chính quyền địa phương mở đợt cao điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát,

tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản, ngăn chặn kịp thời tàu cá và ngư dân có

dấu hiệu vi phạm vùng biển nước ngoài. Thành lập Tổ thông tin, tuyên truyền để tuyên truyền

sâu rộng, nâng cao nhận thức cho ngư dân tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam và nước

ngoài trong lĩnh vực khai thác hải sản, không xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác trái

phép.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, cùng với Công điện 732 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 45 về

những giải pháp cấp bách để sớm thoát khỏi thẻ vàng trong vòng 6 tháng (trước 23/4/2018). Bên

cạnh đó, Bộ cũng xây dựng Kế hoạch hành động và triển khai quyết liệt nhiều nhóm giải pháp

khắc phục thẻ vàng.

Đối với nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, trên cơ sở Luật Thủy sản (sửa đổi) vừa được ban hành

đã tiếp thu tối đa các khuyến nghị của EC về khai thác bất hợp pháp, không được báo cáo và

không được quản lý (IUU). Cụ thể, quy định các hành vi khai thác IUU và chế tài nghiêm khắc

đối với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm, mức xử phạt cao nhất gấp 7 lần giá trị thuỷ sản khai thác

bất hợp pháp (cá nhân có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng); quy định thu hồi giấy phép khai thác đối với

cá nhân, tổ chức khai thác trái phép ở vùng biển ngoài Việt Nam; quy định chặt chẽ về điều kiện

không cấp lại giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân có tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai

thác IUU, không có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở

lên.

Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật cũng được xây dựng theo hướng lồng ghép các quy

định theo thông lệ quốc tế như Bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và

Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO); kế hoạch hành động quốc tế chống khai thác bất hợp pháp

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

7

của FAO; Hiệp định quốc gia có cảng của FAO; Hiệp định đàn cá di cư của FAO; biện pháp của

các quốc gia ven biển, biện pháp của quốc gia treo cờ nhằm đảm bảo văn bản dưới Luật có hiệu

lực thi hành cùng thời điểm Luật Thuỷ sản 2017 có hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho ngư dân, chủ tàu, các doanh nghiệp

cũng như hệ thống quản lý nhà nước về khai thác thủy sản để các đối tượng trên nâng cao năng

lực nhận thức nguy cơ của thẻ vàng ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm hải sản Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh, tiếp tục tập trung vào các hành động thực thi trên thực

tế, đó là hành động của ngư dân, chủ tàu khai thác phải đảm bảo các yêu cầu như ghi nhật ký, lắp

thiết bị giảm sát hành trình, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cảng cá và xác nhận nguồn gốc thủy

sản khai thác để chống đánh bắt bất hợp pháp và chứng nhận các lô hàng xuất khẩu theo yêu cầu

của EU và các thị trường khác.

Bên cạnh đó, tổ chức thanh, kiểm tra, kiểm soát sản phẩm khai thác tại cảng và thực hiện nghiêm

xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản theo quy định; tăng cường tuần tra, kiểm tra,

kiểm soát về khai thác hải sản trên vùng biển được phân công quản lý, xử lý nghiêm các hành vi

vi phạm khai thác IUU. Đảm bảo tàu cá chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản không được

ra khơi, không để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, tổ chức thanh tra tại cảng biển trên địa bàn tỉnh, đảm bảo ít nhất 20% sản lượng lên

bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khai thác khác.

"Đặc biệt, bắt buộc chủ tàu từ 15m trở lên đánh bắt xa bờ, đặc biệt đối với các tàu trên 24m phải

lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và yêu cầu mở máy 24/24 giờ để giám sát hoạt

động khai thác hải sản trên các vùng biển" - Thứ trưởng cho biết.

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng

cục Thủy sản) cho rằng, một giải pháp quan trọng khác là tập trung mở rộng quan hệ hợp tác quốc

tế; trong đó có việc đàm phán cấp cao với EC và cùng EC rà soát lại 9 nhóm khuyến nghị của EC

để hoàn thiện, học tập kinh nghiệm của các quốc gia về chống khai thác IUU... Đàm phán và hợp

tác với các nước về nghề cá và kiểm soát hành vi khai thác bất hợp pháp: Papua New Guinea,

Brunei, New Cadonia...; đồng thời tăng cường tham gia các diễn đàn quốc tế đã khẳng định nỗ

lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ: "Vừa qua lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã

đi hầu hết các quốc đảo Thái Bình Dương để chia sẻ thông tin, trao đổi hợp tác để tạo sự đồng

thuận của các nước này. Chúng ta cũng đẩy mạnh tham gia các diễn đàn quốc tế để nói rõ quan

điểm của Chính phủ không dung túng cho các hành động đánh bắt bất hợp pháp". (Bnews 20/2,

Thành Chung) đầu trang

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

8

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Quảng Ngãi: Tước vĩnh viễn giấy phép hành nghề tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, qua kết quả điều tra, xác minh của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng

Quảng Ngãi, các tàu cá trên đã đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài.

UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 20.2 cho biết đã có văn bản giao Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản

tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND các huyện Bình Sơn, Lý Sơn triển khai thực

hiện xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Theo đó, đối với tàu cá mang số hiệu QNg 90518 TS (ảnh) do ông Nguyễn Văn Phú làm chủ tàu

kiêm thuyền trưởng: không xem xét hỗ trợ, không cho vay vốn theo chính sách của nhà nước đối

với chủ tàu cá, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khai thác thủy sản vĩnh viễn

và không cho phép sang tên đổi chủ đối với tàu cá này.

Đối với tàu cá mang số hiệu QNg 90945 TS do ông Lê Thanh Quang làm chủ tàu kiêm thuyền

trưởng và tàu cá QNg 96697 TS do ông Phạm Hữu Trọng làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng: không

xem xét hỗ trợ, không cho vay vốn theo chính sách của nhà nước đối với 2 chủ tàu cá; không cấp

bằng thuyền trưởng, giấy phép khai thác thủy sản và không cấp phép đăng ký đóng mới tàu cá

đối với ông Quang, ông Trọng. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng 3 tàu cá vi

phạm nêu trên theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, qua kết quả điều tra, xác minh của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng

Quảng Ngãi, các tàu cá trên đã đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Trong khi đó, UBND tỉnh Bình Thuận cũng vừa có công văn gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo

tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Theo đó, trong năm 2016, tỉnh có 24 tàu với 228

ngư dân bị nước ngoài bắt giữ do vi phạm đánh bắt trên biển. Năm 2017 có 10 tàu cá với 99 ngư

dân bị bắt giữ. Đầu năm nay có 3 tàu với 23 ngư dân bị bắt giữ. Đáng lưu ý, đang có tình trạng

một số tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá của bà con đi đánh bắt, thu mua trái phép ở

nước ngoài. Khi bị phát hiện, bắt giữ thì các tổ chức môi giới này tìm cách chuộc tàu và ngư dân

về nước. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn chưa xử lý được tổ chức

hay cá nhân nào để răn đe. Bên cạnh đó, việc xử lý các tàu cá vi phạm (khi được trả về) còn nhẹ,

chỉ xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe.

Để xử lý dứt điểm tình trạng nói trên, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị giao Công an và Bộ Chỉ

huy Bộ đội biên phòng tỉnh theo dõi, điều tra, xử lý nhằm ngăn chặn tình trạng móc nối đưa tàu

cá ra nước ngoài. Đối với những chủ tàu có phương tiện bị bắt giữ thì không cho đóng mới, đăng

ký mới tàu cá. Quy định tất cả tàu cá ra khơi phải gắn định vị hoạt động 24/24 giờ. (Thanh Niên

21/2, Hiển Cừ - Quế Hà) đầu trang

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

9

Hà Nội: Đẩy mạnh tái cơ cấu nguồn lợi thủy sản

Trong nội dung Công văn số 1136/VP-KT, Văn phòng UBND TP Hà Nội đề nghị sở, ngành liên

quan thực hiện văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác tái tạo nguồn lợi

thủy sản.

Công văn nêu rõ, thực hiện Văn bản số 896/BNN-TCTS ngày 26/1/2018 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó: Phát động phong

trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản; nâng cao nhận thức, ý thức

trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; tổ chức

hoạt động thả bổ sung giống các loài thủy sản bản địa nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế vào

vùng nước tự nhiên gắn với các ngày lễ, sự kiện của ngành Thủy sản, đồng thời xây dựng kế

hoạch hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 -

1/4/2019).

Ưu tiên lựa chọn thả tái tạo các loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý,

hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vào vùng nước tự nhiên; chỉ thả tái tạo các giống loài thủy sản đã

được sinh sản nhân tạo thành công. Bố trí nguồn kinh phí và huy động nguồn lực từ các cơ quan,

tổ chức, các hội, hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động thả giống

tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước xã hội hóa công tác này. Xây dựng và triển khai thực hiện

có hiệu quả bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Giáo

hội Phật giáo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy

sản tới mọi tầng lớp nhân dân; không phóng sinh các đối tượng thủy sinh vật ngoại lai xâm hại,

có nguy cơ xâm hại ra môi trường. Vận động người dân không khai thác, đánh bắt các loài thủy

sản ngay sau thời điểm thả giống tái tạo theo quy định. Đẩy mạnh triển khai thực hiện chỉ thị của

Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy

sản; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn và

chấm dứt tình trạng sử dụng xung điện, chất nổ, ngư cụ cấm, nghề cấm và khai thác các loài trong

danh mục cấm; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo

vệ nguồn lợi thủy sản.

Về việc trên, UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở,

ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đúng quy định; đề xuất báo cáo UBND

thành phố xem xét, chỉ đạo nội dung vượt thẩm quyền. (Kinh Tế Và Đô Thị 15/2, Lâm Nguyễn)

đầu trang

THƯƠNG MẠI

Nâng tầm sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường thế giới

Sau đúng một năm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tham dự hội nghị phát triển ngành tôm

Việt Nam và đưa ra mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025, ngành tôm bước đầu đã có

những chuyển biến quan trọng.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

10

Cùng với sự nỗ lực của doanh nghiệp, người sản xuất, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đang

hướng đến việc nâng tầm tôm Việt trên thị trường thế giới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2017, xuất khẩu

tôm của cả nước đạt khoảng 3,85 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm ngoái; trong đó, sản phẩm tôm

thẻ chân trắng chiếm 65% tổng xuất khẩu tôm, đạt 2,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm ngoái và

gấp 3 lần xuất khẩu tôm sú.

Đáng chú ý, các mặt hàng tôm thẻ chân trắng chế biến giá trị gia tăng có sự biến chuyển mạnh

trong năm 2017. Đã có khoảng 50% số tôm thẻ chân trắng xuất khẩu là các mặt hàng giá trị gia

tăng.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy sản Thuận Phước (Đà

Nẵng) cho biết, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều tập trung sản xuất, chế

biến các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Đây cũng là xu hướng chung của một số thị

trường nhập khẩu tôm hiện nay.

Đơn cử như thị trường EU, trước đây, thị trường này chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên con, thì nay

lại có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm chế biến sẵn như tôm tẩm ướp gia vị, xiên

que...

Mặt khác, trong năm 2017, do giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, các doanh nghiệp buộc

phải đầu tư làm hàng chế biến sâu để gia tăng giá trị xuất khẩu để đủ bù đắp chi phí nguyên liệu.

Điều này không chỉ mang lại giá trị cao gấp 2-3 lần so với việc xuất khẩu sản phẩm nguyên con,

mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng được những ưu đãi thuế liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng

hóa.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng tôm có

hàm lượng giá trị gia tăng cao sẽ là khuynh hướng của ngành tôm trong tương lai.

Trong khi đó, đối với ngành chế biến thủy sản, Việt Nam có lợi thế đi trước và được các doanh

nghiệp đầu tư bài bản hơn so với một số nguồn cung tôm khác trên thế giới.

Do vậy, nếu các doanh nghiệp tiếp tục “đổ sức” vào việc nâng giá trị gia tăng của con tôm lên thì

chắc chắn sẽ có thị trường tốt, hiệu quả của ngành cao hơn và góp phần tạo ra thương hiệu cho

ngành tôm Việt Nam.

Đại diện VASEP cũng cho rằng, hàm lượng gia tăng giá trị từ sản phẩm tôm không chỉ đánh dấu

khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở cấp độ quốc gia, quốc tế, thương hiệu nguồn cung tốt mà

đặc biệt giải quyết được bài toán lợi ích của các bên trong chuỗi cung cấp một cách dễ dàng hơn.

Đây là cơ sở chính để các bên liên quan trong chuỗi giá trị tiếp tục tái đầu tư, hoàn thiện công

nghệ và phát triển mặt hàng mới.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

11

Từ một quốc gia phải nhập khẩu tôm bố mẹ gần như 100%, thì lần đầu tiên trong năm 2017, Việt

Nam chọn tạo và tự chủ được nguồn tôm bố mẹ trong nước bằng công nghệ vượt trội, cung ứng

trên 25% nhu cầu tôm giống.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Việt-Úc, đơn vị nghiên cứu thực

hiện thành công dự án này cho biết, với khả năng thích ứng hoàn toàn với thổ nhưỡng, khí hậu

trong nước, như nhiệt độ thấp ở miền Bắc và Trung, độ mặn cao ở miền Tây, nguồn tôm giống

này góp phần giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và hao hụt, giúp tôm nuôi đạt chất lượng cao cũng như

tiết giảm chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám, để đạt được mục tiêu

xuất khẩu tôm đến năm 2025 đạt 10 tỷ USD thì Việt Nam cần khoảng 500.000-600.000 con tôm

bố mẹ.

Trong khi đó, nguồn lực sản xuất tôm bố mẹ ở trong nước hiện chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ

so với nhu cầu trên.

Việc Tập đoàn Việt-Úc là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chọn tạo giống tôm bố

mẹ thành công sẽ là bước đột phá và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành tôm trong thời

gian tới.

Ngoài việc chủ động nguồn tôm bố mẹ, theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong thời gian tới, ngành

tôm sẽ đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhất là ở khâu con giống và các quy trình công nghệ.

Với việc Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về phát triển tôm tại Bạc Liêu vừa được đưa

vào hoạt động hy vọng sẽ thúc đẩy mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh, thành

trên cả nước.

Đáng chú ý, để nâng tầm tôm Việt, trong năm 2017, cùng với cá tra, tôm chính thức được Chính

phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia và cần phải được đầu tư đẩy mạnh phát triển.

Bên cạnh đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển

ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.

Mục tiêu là đưa ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích

ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời, nâng cao chất lượng, giá trị,

hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân,

doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.

Đây được xem là những “cú hích” quan trọng cho sự phát triển của ngành tôm Việt Nam trong

thời gian tới.

Các chuyên gia cho rằng, thực tế cho thấy, khoảng cách về khả năng nâng cao sản lượng và chất

lượng tôm Việt với thế giới đang được rút ngắn, nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng.

Cùng định hướng phát triển như trên, nếu ngành tôm kiểm soát được vấn đề hóa chất, kháng sinh

cũng như đảm bảo được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các yêu cầu về an toàn chất

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

12

lượng ở các thị trường thì sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. (Vietnam + 18/2, Hứa

Chung) đầu trang

Xuất khẩu thủy sản tháng đầu tiên của năm 2018 tăng rất mạnh

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản sang các thị

trường trong tháng đầu tiên của năm 2018 đạt 669,69 triệu USD, tăng mạnh 35,9% so với tháng

1/2017 nhưng so với tháng cuối cùng của năm 2017 thì vẫn sụt giảm 9,6% kim ngạch.

Trong tháng đầu năm mới này, Nhật Bản vượt qua thị trường Mỹ để vươn lên dẫn đầu, với 104,62

triệu USD, chiếm 15,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 23,5% so

với tháng 1/2017.

Thị trường Mỹ xuống vị trí thứ 2 về kim ngạch, đạt trên 94,41 triệu USD, chiếm 14,1%, tăng

17,9%; Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch, chiếm 11,1%, đạt trên 74,36 triệu USD,

tăng mạnh 82,7% so với cùng kỳ năm 2017; tiếp đến thị trường Hàn Quốc chiếm 10% trong tổng

kim ngạch, đạt 67,29 triệu USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong tháng đầu tiên của năm 2018 sang hầu hết các thị trường

đều tăng trưởng mạnh về kim ngạch so với tháng 1/2017; trong đó có rất nhiều thị trường xuất

khẩu tăng mạnh trên 100% kim ngạch như: I rắc tăng 258%, đạt 0,87 triệu USD; Campuchia tăng

217,9%, đạt 2,2 triệu USD; Brunei tăng 182%, đạt 0,25 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ tăng 120%, đạt

0,42 triệu USD; Bồ Đào Nha tăng 119% so với tháng 1/2017, đạt 4,2 triệu USD; Malaysia 106%,

Australia tăng 104%.

XK tôm tháng 1/2018 tăng 7% đạt trên 213 triệu USD. Trong đó, XK tôm sú giảm hơn 23%, tôm

chân trăng tăng 10% đạt 140 triệu USD. XK cá tra tăng mạnh gần 19% đạt 142 triệu USD. XK

cá ngừ tăng mạnh gần 21% đạt gần 41 triệu USD. XK mực, bạch tuộc tăng trưởng 5%.

XK cá biển và các hải sản khác cũng tăng đáng kể trong tháng 1, trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ tiếp

tục giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá biển tăng 24% đạt 106 triệu USD, cua ghẹ và giáp

xác khác tăng gần 7% đạt trên 8 triệu USD.

Dự báo giá trị kim ngạch XK quý I/2018 sẽ tăng 11% đạt khoảng 1,68 tỷ USD và cả năm 2018

sẽ tăng nhẹ khoảng 4% đạt giá trị 8,5 – 8,6 tỷ USD. (Vinanet 16/2) đầu trang

Xuất khẩu thủy sản có thể xác lập kỷ lục mới trong năm 2018

Với kế hoạch tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD năm

2025, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Trong năm 2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi, nhưng ngành thủy sản vẫn xác lập lỷ lục

mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản năm 2017 của Việt Nam lần đầu

tiên cán mốc 8,3 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu của thủy sản trong

năm 2017 đạt trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016 và là mức cao nhất từ trước

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

13

đến nay. Đây được coi là một kỷ lục mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam kể từ năm 2014, khi

đó lần đầu tiên giá trị xuất khẩu thủy sản vượt mốc 7 tỷ USD và tiệm cận mốc 8 tỷ USD.

Đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2017 vẫn là mặt hàng tôm với

mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 3,8 tỷ USD. Tiếp đến là cá tra đạt

khoảng 1,8 tỷ USD, dù gặp khó khăn ở nhiều thị trường lớn nhưng tổng cộng vẫn tăng khoảng

4% so với năm 2016.

Ba sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm, cá tra và hải sản đã có mặt tại 165

quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 500 nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị

trường khó tính, như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

Theo VASEP, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu

của thủy sản Việt Nam, chiếm 55,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, các thị trường có

giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (64,4%), Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%), Hàn

Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%).

Một điểm đáng chú ý trong xuất khẩu thủy sản năm 2017 là việc Trung Quốc đã vượt Mỹ trong

tốp thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của Việt Nam. Với mức tăng 37% trong năm 2017 và giá

trị nhập khẩu lên tới 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn đầu các thị trường nhập khẩu cá tra và

là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 sau EU và Nhật Bản với giá trị nhập khẩu mặt hàng tôm

lên đến 677 trệu USD, tăng trên 60% so với năm 2016. VASEP nhận định, Trung Quốc sẽ tiếp

tục là thị trường quan trọng và tiềm năng cho doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới, khi sản

phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU và Mỹ gặp trở ngại về thuế chống bán phá giá

hoặc các rào cản kỹ thuật.

Có thể thấy rằng, việc xác lập được kỷ lục mới trong năm 2017 là một nỗ lực rất lớn trong một

năm đầy những thách thức tưởng khó có thể xoay chuyển đối với ngành thủy sản Việt Nam. Bởi

trong năm 2017, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã phải đối diện với không ít khó khăn, từ thiếu

nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, đến sự cạnh tranh nguyên liệu từ nước ngoài... Bên cạnh đó,

sản phẩm xuất khẩu của ngành thủy sản cũng vấp phải những rào cản thương mại đến từ các nhà

nhập khẩu với nhiều tiêu chuẩn khắt khe, như: các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong quá trình

đánh bắt, khai thác thủy sản, chủng loài của các thị trường nhập khẩu...

Trước những thách thức và khó khăn đó, trong năm 2017, cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất

khẩu thủy sản Việt Nam đã cùng nhau tìm hướng đi, chinh phục thị trường cho từng ngành hàng

cụ thể; mời các chuyên gia, tổ chức đánh giá chất lượng sang tham quan trực tiếp vùng nguyên

liệu và kỹ thuật nuôi, trồng thủy sản nhằm tạo lòng tin vững chắc cho người tiêu dùng thế giới.

Bên cạnh đó, trong chiến lược xuất khẩu, việc mở rộng thị trường và khéo léo điều phối cũng mở

thêm nhiều cơ hội hơn cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Hơn nữa, chính những khó khăn do

thị trường đặt ra tựa như đòn bẩy giúp ngành thủy sản Việt Nam bật mạnh hơn với những chiến

lược như: thay đổi sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chất lượng, nâng cao giá trị sản

phẩm để tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài cũng như giữ vững sân nhà.

Năm 2018, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chương trình

thanh tra cá da trơn, thuế chống bán phá giá và thẻ vàng IUU của Liên minh châu Âu. Nhưng với

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

14

kế hoạch tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD năm 2025,

tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, mặc dù còn nhiều khó

khăn nhưng dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm 2018 dự kiến đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng khoảng

3% so với năm 2017. VASEP nhận định năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam

được dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ sản phẩm tôm và sự linh hoạt xuất khẩu sang các

thị trường lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2018, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, bên

cạnh sự trợ giúp của Chính phủ, tất cả các doanh nghiệp ngành thủy sản cần phải nỗ lực nhiều

hơn nữa. Đặc biệt, thủy sản Việt Nam cần tập trung vào 3 vấn đề căn bản. Thứ nhất, vấn đề an

toàn hóa chất, kháng sinh phải được quan tâm tối đa để duy trì hình ảnh và bảo đảm khả năng

cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ hai, hoạt động truy xuất nguồn

gốc cần phải được tiến hành sớm để theo kịp tốc độ phát triển cũng như đòi hỏi của các thị trường

nhập khẩu. Quan trọng hơn hết là phải có một hệ thống dữ liệu có khả năng truy xuất tốt nhất để

đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu tạo ra được điểm khác biệt. Thứ ba, tập trung cải

tiến và đưa công nghệ vào chế biến làm tăng thêm tỷ trọng giá trị gia tăng để đáp ứng yêu

cầu cạnh tranh. (Bnews 19/2, Lan Khanh) đầu trang

Chú trọng nâng cao chất lượng thủy sản

Năm 2017 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Năm

2018, xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 8,5 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi ngành

thủy sản phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, coi đó là mấu chốt trong chiến lược phát

triển xuất khẩu.

Dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, năm 2018,

tôm tiếp tục được xác định là sản phẩm chủ lực. Trước đó, năm 2017 đã chứng kiến một năm

được mùa của ngành tôm với giá trị xuất khẩu ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2016,

gần bằng mức kỷ lục 3,9 tỷ USD năm 2014.

Trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm chân trắng chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng

65,6%; tôm sú chiếm 22,8%, còn lại là tôm biển với 11,6%. Năm 2017, xuất khẩu tôm sang các

thị trường chính đều tăng trưởng tốt, trong đó thị trường EU dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng mạnh nhất với 56,8%, đạt 683,2

triệu USD, dự báo Trung Quốc có khả năng vượt Nhật Bản, trở thành thị trường lớn thứ hai của

tôm Việt Nam trong quý I-2018. Với giá tôm thế giới vẫn ổn định trong tháng đầu năm 2018,

xuất khẩu tôm nước ta trong quý I có thể đạt được mức tăng trưởng 5%.

Về mặt thị trường, điều đáng lo nhất chính là thị trường Mỹ. Năm 2017, xuất khẩu sang Mỹ đạt

659,2 triệu USD, giảm 7% so với năm 2016. Trong năm 2018, với nhiều rào cản thương mại và

kỹ thuật từ phía Mỹ thì thị trường này càng có nguy cơ thu hẹp hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp

xuất khẩu phải có “đường đi nước bước” thích hợp để nâng cao kim ngạch.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

15

Bên cạnh tôm, cá tra cũng là mặt hàng chủ lực truyền thống của ngành thủy sản. Năm 2017, xuất

khẩu cá tra đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016. Dù mức tăng này khá khiêm tốn nhưng

cũng được đánh giá là nỗ lực không nhỏ, nhất là trong điều kiện cá tra liên tục bị “mắc cạn” tại

những thị trường truyền thống lớn. Cụ thể, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng

Công đạt 410,8 triệu USD, tăng 34,8% so với năm 2016, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy

nhiên hai thị trường lớn là Mỹ và EU thì tổng giá trị xuất khẩu cả năm lại giảm lần lượt 11% và

22,3% so với năm trước. Trong quý I-2018, VASEP cũng nhận định, xuất khẩu cá tra chưa có

khả năng phục hồi ở thị trường EU nhưng về tổng quan nhu cầu của tất cả các thị trường trên thế

giới thì cá tra vẫn có khả năng đạt kim ngạch 1,85 tỷ USD trong năm 2018.

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản năm 2018 sẽ tăng cao hơn so với năm 2017. Riêng đối với mặt hàng

tôm, theo nhận định của Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe thì, năm 2018 tôm có nhiều cơ

hội tăng trưởng, nhất là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang EU sau khi Hiệp định Thương mại Tự

do Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, kéo theo mặt hàng tôm sẽ được hưởng

thuế ưu đãi đặc biệt.

Mặc dù vậy, ông Hòe cũng khẳng định: EU là thị trường có quá nhiều quy định kỹ thuật khắt khe

về an toàn thực phẩm, môi trường và phát triển bền vững cho nên nếu chỉ có cơ hội về thuế mà

không đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì doanh nghiệp xuất khẩu cũng khó trụ được.

Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi EU đang áp “thẻ vàng” đối với hải sản khai thác của Việt

Nam vì các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý.

Cùng chung quan điểm với ông Trương Đình Hòe, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy

sản cũng cho rằng, ngành thủy sản buộc phải định hướng phát triển ở góc độ nâng cao giá trị gia

tăng cho sản phẩm từ phương thức nuôi trồng, đánh bắt, truy xuất nguồn gốc đến công nghệ chế

biến, an toàn thực phẩm, hình thức đóng gói, truyền thông quảng bá… Nếu không, cứ mỗi lần

phía đối tác dựng lên “hàng rào” kỹ thuật, chúng ta lại mất một thời gian dài lúng túng đối phó,

ảnh hưởng rất lớn đến các hợp đồng xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp cũng như của cả ngành

thủy sản. Do vậy, ngành thủy sản nước ta vẫn phải đưa chất lượng lên hàng đầu, coi đó là mấu

chốt trong chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản.

Trước mắt, phải nhanh chóng và chắc chắn trong việc ứng phó với những rào cản đã được dựng

lên từ phía đối tác. Đó là các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch theo Chương trình Thanh tra cá

da trơn mà phía Mỹ đưa ra và áp dụng kể từ đầu tháng 8-2017; là mức thuế chống bán phá giá

khá cao mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ phải chịu… Hiện Cục Quản lý

chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đã hoàn thiện Bản câu hỏi đánh giá tương

đương (SRT) theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) để xác định

điều kiện sản xuất tương đương giữa nghề nuôi và chế biến cá tra của Việt Nam với Mỹ.

Đồng thời, Việt Nam cũng chính thức gửi yêu cầu tới Mỹ đề nghị tham vấn trong khuôn khổ Cơ

chế giải quyết tranh chấp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan tới biện pháp chống bán

phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá tra, ba-sa nhập khẩu từ Việt Nam. (Nhân Dân 19/2, Tiến Anh)

đầu trang

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

16

Từ thẻ vàng của EC, nhìn lại chính mình

Cuối tháng 10-2017, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với xuất khẩu hải sản đánh

bắt của Việt Nam vào thị trường châu Âu, với lý do Việt Nam hành động không kiên quyết trong

việc ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Đây là hồi chuông báo động khẩn, đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam phải có những nỗ lực đổi

thay tích cực, bởi sau 6 tháng bị gắn thẻ vàng, nếu không đáp ứng các yêu cầu của EC, thủy sản

Việt Nam sẽ bị rút thẻ đỏ, đồng nghĩa toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Liên minh châu

Âu (EU) sẽ bị cấm.

Tình trạng khai thác thủy, hải sản của ngư dân nước ta chưa được quản lý chặt chẽ đã dẫn tới nạn

đánh bắt trái phép diễn ra trong một thời gian dài. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

từ năm 2010 đến 2016, số lượng tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ đang có xu

hướng gia tăng.

Cụ thể, năm 2010, số tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm, bị bắt giữ là 223 tàu với 1.748 người;

năm 2014 là 260 tàu với 1.998 người; năm 2015 là 361 tàu với 2.688 người và năm 2016 là 364

tàu với 2.689 người. Từ đầu năm 2017 đến nay, xảy ra 119 vụ với 204 tàu, 1.635 ngư dân của các

tỉnh, thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Bình Định, Khánh Hòa, Cà Mau,

Bến Tre, Phú Yên, Bình Thuận, Hải Phòng, Tiền Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Đặc biệt nghiêm trọng, có những trường hợp ngư dân bị lực lượng chức năng nước ngoài dùng

súng bắn, làm 3 người chết, 3 người bị thương. Tại vùng biển các quốc đảo ở Thái Bình Dương,

cũng ghi nhận ngư dân Việt Nam vi phạm, bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý. Hiện

tượng này đã gây bức xúc trên các diễn đàn quốc tế và dư luận các quốc gia trong khu vực. Ngày

23-10-2017, EC chính thức “phạt” “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, đây mới chỉ là hình thức

cảnh cáo, chưa đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất

khẩu hải sản của Việt Nam sang EU. Trong thời gian bị thẻ vàng, xuất khẩu hải sản của doanh

nghiệp qua khu vực này sẽ giảm do các khách hàng e ngại việc bị phạt theo quy định IUU, đồng

thời, 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn

gốc khai thác.

Điều này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam mất rất nhiều thời gian, chi phí. Đáng lo ngại nhất là

hàng bị trả về rất cao, khi đó một container hàng hải sản xuất sang EU phải chịu chi phí tăng thêm

5.000-10.000 euro (khoảng 270 triệu đồng)/container. Mặt khác, ảnh hưởng vụ việc chưa dừng

lại ở EU, bởi từ ngày 1-1-2018, Mỹ - thị trường nhập khẩu hải sản lớn của Việt Nam cũng đã áp

dụng chương trình giám sát nhập khẩu thủy, hải sản vào Mỹ.

Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, khoảng 5 năm trước, các đoàn chuyên gia của EU đã nhiều

lần cảnh báo việc đánh bắt trái phép có thể sẽ bị EC rút thẻ cảnh cáo. Giữa tháng 5-2017, đoàn

công tác của EU lại vào Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định về đánh bắt cá của

EU. Qua kết quả kiểm tra, đoàn công tác cho rằng, hoạt động quản lý khai thác thủy sản của Việt

Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về kiểm soát khai thác

(IUU).

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

17

Sau kiểm tra, EU đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30-9-

2017, bao gồm: Hoàn thiện thể chế; Quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi; Hoàn thiện

hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng; Thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn

gốc nguyên liệu thủy sản; Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng

biển nước ngoài.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học-kỹ thuật biển Việt Nam

nhìn nhận, việc EC giơ thẻ vàng cảnh báo không phải là căn cứ vào những bằng chứng mà ở đây

là cả một quá trình rất dài với các vấn đề liên quan đến tình trạng khai thác không kiểm soát.

“Thực ra, các nước đang phát triển thì bao giờ cũng gặp phải vấn đề này, rõ nhất là các nước

quanh Biển Đông. Song, khi chưa hội nhập, anh muốn làm gì thì làm, bây giờ mình hội nhập rồi,

buộc chúng ta phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Nếu không tuân thủ, tất cả bị cấm vận thì mình

thiệt hại” - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An nói.

Dưới cái nhìn của nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An cũng cho biết, hiện

nay, nghề cá chung của thế giới đang suy giảm do tình trạng khai thác quá mức. So với những

năm 1950, lượng cá trên Biển Đông đã bị khai thác đến 90%, hiện chỉ còn 10% và những loại cá

quý hiếm hầu như không còn. Điều này buộc các nước có trách nhiệm phải lên tiếng và có biện

pháp để “cứu” lấy tài nguyên biển. Riêng nghề cá nước ta đang tồn tại nhiều vấn đề về xã hội, về

kỹ thuật và môi trường. “Những vấn đề này cũng đã được các nhà khoa học “xới lên” hơn 20 năm

nay, nhưng ta vẫn chưa khắc phục được” - Ông An nói.

“Trước mắt, để khắc phục "thẻ vàng" của EC, chúng ta phải thể hiện thiện chí, nỗ lực trong việc

giải quyết những vấn đề nổi cộm. Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát, các cơ quan quản

lý Nhà nước phải tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc thực hiện

đánh bắt có trách nhiệm. Điều quan trọng là sách lược. Chúng ta phải có chính sách rất rõ ràng,

phải quản lý theo hệ thống kỷ cương, xây dựng những hành lang luật pháp và đi trong hành lang

ấy phù hợp với thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, bảo đảm sinh kế cho ngư

dân, bảo vệ được môi trường và phát triển bền vững” - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An

nói.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nghề cá của nước ta vốn từ lâu đã ảnh hưởng lối

tư duy “điền tư, ngư công”, biển là của trời, của chung, ai muốn làm gì thì làm. Cùng đó, áp lực

của cuộc mưu sinh đã khiến cho tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt, sản lượng đánh bắt ngày

càng suy giảm nghiêm trọng.

“Dân số ngày càng đông, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, người ta khai thác biển một cách triệt

để. Ngư dân ta chưa có nhiều người đủ điều kiện đóng tàu to ra biển xa nên chủ yếu vẫn là khai

thác vùng ven bờ, mà vùng bờ là nơi cá tập trung sinh sản. Cùng với đó là việc phá hủy các rừng

ngập mặn, các rạn san hô, cỏ biển, việc sử dụng các công cụ hủy diệt, dùng tàu giã cào, lưới rê,

các công trình lấn biển, khu công nghiệp xả thải ra môi trường... khiến hệ sinh thái bị phá hủy” -

Ông An lý giải.

Đối với chương trình đánh bắt xa bờ, đây là một hướng đi đúng, nhưng chúng ta chưa có bước

chuẩn bị kỹ càng. Tức, phải có đánh giá, dự báo về nguồn lợi, chuẩn bị tốt về kỹ thuật, phân bổ

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

18

hạn ngạch cho ngư dân, có phương án sản xuất theo chuỗi để tăng giá trị sản phẩm... Mặt khác,

hiện nay, các nước quanh Biển Đông đều tuyên bố quyền tài phán nên ngư dân của ta phải nắm

vững về luật pháp, chứ không thể mang tư duy “ngư công” mà vươn ra biển xa khai thác. Cùng

với đó, Nhà nước ta phải tạo sức mạnh về pháp lý, về ngoại giao, phải tiến hành đàm phán, chia

sẻ để cùng khai thác.

Như vậy, bên cạnh những thách thức, khó khăn hiện nay khi EC giơ thẻ vàng đối với thủy sản

Việt Nam, đây cũng chính là cơ hội để ngành khai thác hải sản Việt Nam đánh giá lại thực trạng,

tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền

vững. (Biên Phòng 13/2, Phương Oanh) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Tôm Việt “lột xác”

Nuôi tôm công nghệ cao đang trở thành cuộc chơi hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(Vasep), năm 2017 con tôm nổi lên như là hiện tượng của ngành thủy sản Việt Nam khi tăng

trưởng kinh doanh khá tốt và được dự báo sẽ tiếp tục thành công trong năm 2018. Thực tế, thị

trường tôm vẫn cạnh tranh mạnh mẽ lâu nay với 2 đối thủ chính là Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên,

Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh sòng phẳng vì có nhiều lợi thế về quy trình và công nghệ chế

biến đã được đầu tư khá bài bản từ lâu.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam đặt

mục tiêu xuất khẩu sản phẩm tôm đến năm 2025 đạt giá trị 10 tỷ USD. Việt Nam có thể hoàn

toàn thực hiện mục tiêu tham vọng này, vì sở hữu nhiều điều kiện tự nhiên phát triển bền vững,

kỹ thuật nuôi trồng tốt, nhân lực có tay nghề, có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trên thế

giới cùng với bệ đỡ thị trường thế giới đang tăng trưởng tốt. Nhìn về nấc thang phát triển của Việt

Nam trên bản đồ thế giới ngành tôm cũng cho thấy điều này. Cách đây 10 năm, Việt Nam hoàn

toàn mờ nhạt trên thị trường tôm, nhưng giờ đây đã vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng

sau Ấn Độ và Thái Lan.

Nguyên nhân, sự tăng trưởng ngành tôm trong năm 2017 còn nhờ một phần nhờ vào yếu tố thuận

lợi thị trường. Trong khi đó, những hạn chế của ngành tôm vẫn còn nguyên như: quản lý môi

trường, dịch bệnh, nguồn tôm giống chưa chất lượng, liên kết trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến

thương hiệu chưa mạnh, tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo

hay nền sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ…

Do đó, việc đặt mục tiêu tham vọng khá lớn từ tăng trưởng xuất khẩu cho đến tăng giá trị con tôm

nhờ vào chế biến sâu, giờ đây phải dựa vào trụ cột chính là nuôi tôm bằng công nghệ cao mới có

khả năng hoàn thành các kỳ vọng trên.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Việt- Úc cho biết, để ngành tôm

Việt Nam đạt mục tiêu 10 tỷ USD thì phải duy trì được giá tôm ở mức cao một cách bền vững và

việc nuôi trồng phải đạt hiệu quả cao, chứ không phải nuôi 3-4 vụ mới thành công một vụ. Mà

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

19

tât cả điều này chỉ có thể dựa trên nền tảng hình thành các khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng

cao.

Tôm giờ đây được nuôi trong nhà màng, được thiết kế xây dựng một điều kiện môi trường tự

nhiên hoàn hảo giúp kiểm soát được vùng nuôi và dịch bệnh, không bị ảnh hưởng các điều kiên

thời tiết thất thường, do đó, tôm tăng trưởng nhanh và tỷ lệ nuôi thành công lên đến 85%. Thực

tế để bổ trợ cho việc nuôi tôm công nghệ cao còn cần đến hàng loạt các yếu tố khác như: quy

trình nuôi hoàn toàn bằng vi sinh; hệ thống lắng, xử lý nước tuần hoàn, lọc bằng tia cực tím, đặc

biệt là chủ động được nguồn tôm bố mẹ chất lượng cao mà hiện Việt Úc đã tạo thành công tôm

bố mẹ với chất lượng tốt nhất, thay vì phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu như trước đây.

Hiện nay, Việt Úc đã có hơn 300 hec ta vùng nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu hoàn toàn trong nhà kính

với năng suất đạt được từ 120-140 tấn/héc ta/năm.

Tuy nhiên, việc đầu tư công nghệ cao không hề đơn giản và gần như vượt quá tầm tay những

người nuôi ở quy mô nhỏ.

Ông Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam, đơn vị cung cấp các

giải pháp nhà màng phục vụ công nghệ cao trong nông nghiệp cho biết, ngành nông nghiệp Việt

Nam đang cần thay đổi nhanh để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh mới, đầu tư hệ thống nhà màng nuôi

tôm là một trong các giải pháp này. Tuy nhiên, ông Điền cũng thừa nhận, chi phí đầu tư cho mỗi

mét vuông diện tích cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghệ cao khoảng 500.000 đồng, đó là

chưa bao gồm chi phí đất, đào ao, bạt lót ao... khoảng 100.000 đồng/mét vuông. Như vậy, với

một ao nuôi tôm công nghệ cao diện tích 1.000 m2, tổng chi phí đầu tư khoảng 600 triệu đồng,

tương đương mức đầu tư cho mỗi héc ta lên đến khoảng 6 tỷ đồng.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, rõ ràng bằng cách chọn nuôi tôm theo hướng nhà màng, vốn đòi

hỏi tính phức tạp về công nghệ chọn tạo, đội ngũ kỹ thuật có trình độ, đầu tư lớn cho trang thiết

bị hiện đại, nhưng một khi xây dựng mô hình chuẩn thành công, năng suất cao, tôm sạch bệnh,

đáp ứng được các kiểm dịch từ các nước nhập khẩu, tạo được niềm tin trên thị trường khó tính.

“Thế nhưng chi phí đầu tư vượt quá khả năng của những người nuôi quy mô nhỏ. Giải pháp hữu

hiệu nhất là tạo ra mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp là hạt nhân chính

chuyển giao các giải pháp công nghệ cũng như hỗ trợ vốn, đầu ra cho nông dân thì vừa có vùng

nguyện liệu chất lượng cao, vừa có sản lượng lớn”, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết.

Thực tế, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã nhìn thấy phương án này để đặt quyết tâm xây dựng Bạc

Liêu trở thành thủ phủ nuôi tôm công nghệ cao của cả nước. Và Việt Úc được chọn là đầu mối

chính để chuyển giao công nghệ cho các nông dân xung quanh. Bởi vì nông nghiệp công nghệ

cao không đơn thuần là mua sắm trang thiết bị, máy móc, nông cụ thật hiện đại, đắt giá, cũng như

không chỉ nỗ lực tìm giống hay thức ăn chăn nuôi tốt mà còn cần các hướng dẫn canh tác, kỹ

thuật nuôi trồng và đảm bảo nguồn đầu ra thì mô hình nuôi tôm công nghệ cao mới phát triển ổn

định, hiệu quả và bền vững. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 20/2, Đăng Lâm) đầu trang

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

20

Mỗi con cá giá gần 1 triệu đồng, người nuôi tại Quảng Ngãi thu lãi lớn

Cá bớp, cá chim, cá mú nuôi gần 1 năm ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi kịp

cung ứng thị trường Tết, trung bình mỗi con cá giá gần 1 triệu đồng, giúp người nuôi thu lãi lớn,

có tiền xuống giống vụ năm sau.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, sáng ngày 13/2 (nhằm 28 âm lịch), những hộ nuôi cá lồng bè trên

biển tại xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang xuất bán hết đợt cá cuối năm,

chuẩn bị cho cái Tết đầy đủ và xuống giống vụ năm sau.

Ông Đỗ Thanh Sơn (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông) cho hay, giá cá bớp ở mức 200.000 đồng/kg,

cá chim 180.000 đồng/kg, cá mú giá 300.000 đồng/kg, trung bình trọng lượng mỗi con cá khoảng

4-5kg/con, mỗi con cá bán ra có giá gần 1 triệu đồng/con.

“Giá cá ở mức cao vào thời điểm cận Tết, giúp ngư dân bù chi phí tổn thất trong đợt mưa lũ vừa

rồi và có tiền xuống giống cho vụ tới. Trung bình cá nuôi từ 8-12 tháng, vụ này tôi bán ra hơn 2

tấn cá, thu về 600 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 200 triệu đồng” - ông Sơn nói.

Tương tự, ông Huỳnh Ngọc Thiên (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông) thả 1.500 con cá bớp, nuôi 2 bè,

12 ô, mỗi lứa thu về 350 triệu đồng.

Ông Huỳnh Minh Vương đầu tư 12 lồng nuôi cá, hiện ông đã thả 1.500 cá giống mới. Ông Vương

cho biết: “Cá giống đến 22.000 đồng/con, kích cỡ 14cm/con, lúc này mật độ thả khoảng 25

con/m², chờ đến lớn hơn sẽ phân chia vào các lồng. Năm nào sau khi thu hoạch, tôi cũng thả luôn

giống mới để kịp bán tết năm sau. Ngay cả trong Tết, ngư dân nuôi cá đều không được nghỉ ngày

nào”.

Theo báo Quảng Ngãi, khu vực xã Bình Đông hiện có hơn 30 hộ nuôi cá. Nhiều ngư dân sau khi

thu hoạch cá cuối năm đã kịp xuống vụ giống mới.

Cá mú là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nghề nuôi cá mú ở Quảng Ngãi

cũng đã phát triển từ lâu, nhưng do nguồn giống chủ yếu được thu gom ngoài tự nhiên, nên tỷ lệ

sống thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy, nhằm tận dụng tiềm năng mặt nước sẵn có

và thức ăn cá tạp dồi dào tại các xã ven biển, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông triển khai mô

hình “Nuôi cá mú thương phẩm trong lồng” tại xã Bình Đông (Bình Sơn) và xã Phổ Thạnh (Đức

Phổ).

Tham gia thực hiện mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% chi phí con giống; 30% chi phí thức ăn,

thuốc phòng bệnh... Ngoài ra, trước khi bắt tay vào thả nuôi, các hộ còn được tập huấn về kỹ thuật

nuôi cá từ khâu chuẩn bị lồng nuôi, chăm sóc, phòng trị bệnh... (Thương Hiệu Và Pháp Luật

13/2, Phương Dung) đầu trang

Bạc Liêu: Phố nhà kính của… tôm

Những trang trại nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính mọc lên san sát đã biến vùng bùn lầy

ven biển Bạc Liêu thành những khu phố nhà kính rực rỡ ánh đèn mỗi khi màn đêm buông xuống.

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

21

Ông Đinh Vũ Hải (42 tuổi, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu) được xem là người đầu

tiên áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính ở Việt

Nam. Ông Hải quê Phú Yên, năm 2000 cùng gia đình khăn gói vào vùng ven biển Sóc Trăng thuê

đất nuôi tôm nhưng “thất bại nhiều hơn thành công”. Năm 2007, giữa lúc người nuôi tôm ở vùng

ven biển đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng nề, phải “treo” ao, bỏ nhà đi tìm kế sinh nhai

thì ông Hải lại lao vào cuộc phiêu lưu mới: đến Bạc Liêu thuê đất nuôi tôm.

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước, lần này ông Hải qua Thái Lan tham quan, học hỏi

kinh nghiệm từ mô hình nuôi tôm trong nhà kính rồi mang về áp dụng từ năm 2011 đến nay.

“Nuôi tôm trong nhà kính có thể thả giống với mật độ dày (từ 200 - 300 con/m2), thời gian thu

hoạch ngắn (từ 105 - 120 ngày) nhưng năng suất bình quân lên đến 60 tấn/ha/vụ. Với 4 vụ nuôi

trong năm và giá bán luôn cao hơn giá thị trường 10.000 đồng/kg nhờ sản xuất sạch, mỗi năm

người nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính có thể đạt doanh thu 40 tỉ đồng/ha; trong đó lợi

nhuận đạt 40 - 50%”, ông Hải chia sẻ.

Ông Lê Anh Xuân (42 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh, xã Vĩnh

Trạch, thành phố Bạc Liêu) cũng là một điển hình liên tục gặt hái thành công với mô hình nuôi

tôm trong nhà kính. Ông Xuân quê Thanh Hóa, từng có thời gian dài làm tiếp thị thuốc thú y thủy

sản, rồi sau đó gắn bó với con tôm Bạc Liêu đến giờ. Từ năm 2015 đến nay, ông chuyển sang mô

hình nuôi tôm trong nhà kính vì “đây là mô hình nuôi tôm bền vững do chỉ sử dụng vi sinh, chế

phẩm sinh học”.

Tuy nhiên, theo ông, cái khó là đầu tư rất cao. Một khu nuôi tôm trong nhà kính quy mô lớn phải

đầu tư không dưới 10 tỉ đồng/ha để thuê phương tiện khai phá, san ủi đất hình thành các ao nuôi;

xây dựng hệ thống kênh cấp thoát nước; đầu tư hệ thống điện thắp sáng, giàn quạt tạo ô xy…

Ngoài ra, phải xây nhà kính khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh ao nuôi; đồng thời trang

bị dây chuyền cho tôm ăn tự động, máy đo nhiệt độ, đo mặn, môi trường... “Hiện chúng tôi đã

mở rộng quy mô lên 20 ha, tập trung ở hai xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông; đồng thời chuyển

giao mô hình cho khoảng 350 hộ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước”, ông Xuân hồ hởi.

Nhưng quy mô hàng đầu phải kể đến Tập đoàn Việt - Úc. Năm 2015, tập đoàn này đầu tư cả trăm

tỉ đồng để thực hiện mô hình nuôi tôm trong nhà kính trên diện tích 50 ha ở huyện Hòa Bình (Bạc

Liêu). Hệ thống nhà kính ứng dụng công nghệ nhà màn Israrel, lọc nước tuần hoàn theo chu kỳ

của Đức và Mỹ… nên tôm nuôi đạt tổng sản lượng từ 120 - 240 tấn/ha/năm (3 vụ), cao gấp 10 -

15 lần cách nuôi tôm truyền thống.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc điều hành Tập đoàn

Việt - Úc, cho biết tập đoàn đang đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng xây dựng khu sản xuất phức hợp trên

diện tích hơn 315 ha tại xã Hiệp Thành (thành phố Bạc Liêu), khép kín từ sản xuất con giống,

nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, chế biến thức ăn đến chế biến tôm xuất khẩu... Theo kế

hoạch, mỗi năm khu này sẽ nuôi tôm 2 - 3 vụ, tổng sản lượng đạt trên 70.000 tấn. “Chúng tôi

đang xây dựng thương hiệu mạnh để có thể cạnh tranh với các cường quốc xuất khẩu tôm trên

thế giới, đồng thời đồng hành cùng bà con nông dân để hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật

nuôi tôm cũng như định hướng đầu ra cho việc xuất khẩu tôm chất lượng cao của Việt Nam. Tất

cả được làm với khát vọng nâng tầm tôm Việt”, ông Tuấn chia sẻ.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

22

Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, cho biết

hiện trên địa bàn có 5 công ty, tập đoàn áp dụng mô hình nuôi tôm trong nhà kính với tổng diện

tích gần 800 ha. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao tỉnh Bạc Liêu mời gọi các doanh nghiệp

hàng đầu trong nước và trên thế giới đến nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình

sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực… phục vụ phát triển ngành công nghiệp

tôm cho vùng bán đảo Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. “Theo chỉ đạo của Thủ

tướng, đến năm 2025 diện tích nuôi tôm trên cả nước là 750.000 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn, xuất

khẩu sản phẩm tôm đạt 10 tỉ USD, trong đó tôm nước lợ là 8 tỉ USD”, ông Lân cho biết. (Thanh

Niên 17/2, Trần Thanh Phong) đầu trang

Người nuôi loài cá của bóng đêm bí ẩn trên sông Đà

Loài cá của bóng đêm bí ẩn đến nỗi các nhà khoa học thế giới không biết cơ chế cũng như địa

điểm sinh sản của chúng cho đến tháng 5/2009, nhóm nghiên cứu của Katsumi Tsukamoto (Đại

học Tokyo Nhật Bản) may mắn thu thập được 31 quả trứng lạ ở phía tây quần đảo Mariana.

Chúng đã được thụ tinh hơn 30 giờ, trước cả khi mặt trăng xuất hiện. Họ còn tìm thấy các ấu

trùng ở độ sâu 160 m chứng tỏ chúng được đẻ ra ở độ sâu còn lớn hơn thế rồi nổi lên, nở, chu du

đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…

Thuyền chúng tôi nhẹ trôi trên những bản làng, những ngọn cây, những mỏm đá của bao tháng

ngày xưa cũ. Để xây dựng công trình thủy điện từng không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn cả

Đông Nam Á dòng Đà Giang đã bị chặn lại, hàng trăm làng xóm phải rời đi hình thành nên một

hồ chứa nước rộng 230km2, sâu hơn 100m, dung tích 9,5 tỷ m3. Mùa này nước hồ xanh lờ lờ soi

bóng những rặng keo lá tràm đang trổ vàng trên khắp các sườn đồi, triền núi.

Lòng vòng chán chê trên khắp vũng vịnh, Trần Văn Vân-Giám đốc Công ty CP Quốc tế Minh

Phú giục thuyền bẻ lái trở về bè. Trời giữa đông lạnh se sắt, mặt nước bốc hơi ngùn ngụt nhưng

anh rủ rê…nhảy xuống hồ tắm. Chần chừ, ngần ngại mất vài giây rồi ùm một cái. Nước lạnh buốt

như đá bao phủ cơ thể, đánh thức từng giác quan khiến cho đầu óc tôi chợt choàng tỉnh, bàng

hoàng.

Mải miết khỏa chân, đập tay cho khỏi bị đông cứng rồi bơi xa, xa mãi đến gần giữa hồ tôi chợt

buột miệng hỏi: “Từ đây vào bờ khoảng bao nhiêu mét?”. Vân cười khanh khách: “Khoảng 100

mét thôi anh nhưng mà là…theo chiều thẳng đứng”. Điều đó đồng nghĩa với chúng tôi đang bơi

trên độ sâu 100m và không còn cách nào khác ngoài theo đuổi đến tận cùng để vào bờ hoặc chấp

nhận chết đuối ở giữa dòng.

Nghề thủy sản đối Vân cũng như một cuộc bơi chơi trên lòng hồ, mải miết tới đích cuối cùng mà

không thể dừng lại lửng lơ giữa chừng, nhất là khi bắt đầu gắn bó với loài của bóng đêm: cá chình

Nhật Bản. Anh là người đầu tiên của miền Bắc nuôi thành công loại thủy sản đặc dị này và chiếc

lồng bè của anh là duy nhất trong khoảng 3500 lồng bè đang neo đậu trên hồ Hòa Bình.

Tối đó tôi ngủ lại trên bè. Tiếng cá búng nước rẹt rẹt thao thức mãi không yên. Ngó ra bên ngoài

một mảnh trăng thượng huyền giữa đông sáng nhờ nhờ như một mảnh cùi dừa non vắt ngang

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

23

lưng đồi. Sáng thức dậy, hít thật sâu vào ngực luồng khí núi bỗng thấy người nhẹ bẫng như bông

rồi lặng ngắm luồng cá đang di chuyển bên dưới.

Đàn trắm đen nặng 7-8 kg/con bơi vun vút như những quả ngư lôi. Đàn chình nặng 4-5 kg/con

bơi uốn éo như những con trăn Nam Mỹ. Đàn chạch chấu nặng 7-8 lạng/con, cá bống nặng 2-3

kg/con bơi lừ đừ như những tảng đá, xù xì và gai góc.

Trở lại với loài cá của bóng đêm, tuy sống ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn nhưng dù ở đâu

khi tới thời kỳ sinh sản chúng đều từ bỏ tất cả, mải miết bơi hàng trăm, hàng ngàn dặm tới quần

đảo Mariana (nam Nhật Bản và bắc New Guinea) để đẻ. Ấu trùng nở ra giữa biển được dòng hải

lưu Kuroshio đưa tới ven bờ, nơi dồi dào các sinh vật phù du để vỗ béo cho những con non đang

kỳ háu đói.

Ở Việt Nam dòng hải lưu đẩy chình con về các cửa biển tại Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa rồi

ngược dòng lên sông, lên suối. Người dân vớt các bạch tử (chình non có màu rất trắng-PV) lên

đem về nuôi. Chình rất sợ ánh sáng mặt trời nhưng lại thích bóng tối, thậm chí đôi khi còn rời bỏ

mặt nước để lên bờ trườn bò như rắn trong những đêm không trăng, không sao. Khí hậu miền

trong rất thích hợp với việc nuôi dòng cá quý tộc này hơn là miền Bắc bởi hễ gặp mùa đông là

chúng ngừng ăn và rơi vào trạng thái ngủ (từ nhiệt độ 14 độ C).

Cách đây ba bốn năm cũng có mấy người nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy (Hải Dương) thử

nghiệm mua chình non về nuôi nhưng khi nhiệt độ dưới lòng sông xuống 12-13 độ C, chúng

ngừng ăn, ngừng lớn. Đã thế chúng còn bị stress nghiêm trọng bởi các loại tiếng ồn. Trong tự

nhiên chình quen với tiếng sông, tiếng suối, tiếng thác, tiếng nghềnh nhưng khi chuyển về sông

Kinh Thầy chúng bị tra tấn suốt ngày bởi tiếng máy nổ của đủ loại động cơ tàu bè qua lại.

Thất bại nặng nề khiến cho ý tưởng nuôi cá chình ở miền Bắc bị chững lại cho đến khi Vân quyết

định thử nghiệm trên lòng hồ Hòa Bình với cơ sở khoa học là: “Độ sâu của lòng sông chỉ 7-10 m

nên không giữ được nhiệt tốt như lòng hồ sâu cả trăm m nên ngay cả giữa mùa đông nhiệt độ ở

lòng hồ Hòa Bình cũng không bao giờ xuống dưới 18 độ C, hoàn toàn thích hợp.”

Tháng 6 năm 2016 anh mua 400 chình non, mỗi con chỉ to chừng đầu ngón tay nhưng đã có giá

100.000đ để thả vào lồng. Chỉ sau một đêm ngủ dậy vì quên đậy lưới chúng đã bò đi bằng sạch.

Trườn bò vốn là sở trường của chình, trong tự nhiên việc vượt qua những thác ghềnh cao 10-20m

cũng chỉ là chuyện nhỏ đối với chúng.

Loài này đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Đợt động đất ở sông Tranh (tỉnh

Quảng Nam) mấy năm về trước lũ cá chình khiến cho nhiều người nuôi phải phát khóc vì chỉ sau

một đêm đã bò đi gần hết dù tường rào cao tới 2-3 m. Đấy là môi trường quen thuộc của chúng

còn khi chuyển ra Bắc, ở môi trường mới thì không động đất chúng cũng cứ trực bò đi.

Mất 40 triệu tiền cá giống đổ xuống lòng hồ sông Đà cũng không làm cho Vân nản chí mà còn

mua tiếp 800 con. Rút kinh nghiệm lần này lồng nuôi được rào dậu cẩn thận. Từng tập tính của

loài cá nhút nhát được anh quan sát, ghi chép tỉ mỉ. Chình vốn sợ ánh sáng nên ban ngày chúng

chỉ chui rúc dưới đáy đợi tối đến mới bò ra kiếm ăn. Hễ vứt chai, lọ xuống là lập tức cả lũ tranh

nhau bò vào kiếm tìm bóng tối.

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

24

Để giúp chúng làm quen dần với ánh sáng Vân quyết định không cho chình ăn vào buổi tối nữa

mà chuyển sang ban ngày. Thức ăn là những con tép dầu tươi vừa vớt lên từ sông Đà. Lúc đầu

chỉ lác đác vài ba con thập thò bò ra ăn nhưng về sau không chịu thấu sự ngấu nghiến của cơn

đói, tất cả đều ra ăn đều đặn ngày hai buổi.

Chình ngoài sợ ánh sáng còn sợ cả tiếng động. Hễ có âm thanh của các loại động cơ hay chân vịt

xuồng máy là chúng bỏ ăn tới 1-2 ngày. Bởi vậy trong quá trình nuôi anh cố gắng tránh gây ra

những tiếng động thậm chí còn kiêng cả nói chuyện to để chúng khỏi stress.

Quãng thời gian nuôi loài cá của bóng đêm này cũng là lúc mà vợ Vân đi nước ngoài để làm luận

án tiến sĩ, bỏ lại cho chồng đứa con mới còn đỏ hỏn. Không có người giúp việc lại không muốn

nhờ nội ngoại đôi bên nên cứ sáng sớm Vân chở con đến trường rồi từ Hà Nội phóng xe đi Hòa

Bình thăm cá, chiều tối lại về đón con ở nhà cô giáo.

12 tháng liên tục với hành trình Hà Nội-Hòa Bình đều đặn như vậy, lúc vợ đi con chưa biết nói,

chưa biết đi, lúc vợ về thì nó đã chạy ầm ầm, nói như khướu và tự ăn uống, mặc quần áo, chuẩn

bị cặp túi… Trời không phụ lòng người, sau hơn 1 năm nuôi dưỡng trọng lượng trung bình của

chình đạt 3-4 kg, có con lên đến 6 kg. Điều đặc biệt không có cá thể nào bị chết hay bệnh tật cả.

Để bảo vệ thương hiệu thủy sản sông Đà, Vân hợp tác với VNPT tổ chức đính tem truy xuất

nguồn gốc trên từng con cá một. Đó là loại tem đặc biệt bằng vải chịu nước, chỉ cần giơ ra trước

camera của smartphone có nối mạng là thấy tất những thông tin chi tiết về cơ sở nuôi chúng.

Anh trải lòng: “Những thứ công nghệ như Iphone, Samsung cái mới ra đời sẽ phủ định cái cũ, sẽ

làm cho cái cũ hạ giá nhanh nhưng những vùng đất, nước, khí hậu sạch như hồ sông Đà thì trên

thế giới không có nhiều. Nó là thứ hữu hạn nên sản phẩm làm ra từ đó sẽ ngày càng có giá trị.

Thuận theo tự nhiên, nước sạch sẽ có cá sạch, đó là một thị trường ngách đầy lợi thế. Kinh nghiệm

xương máu cho thấy nhiều kẻ vì không tính toán đến thị trường mà cứ nhắm mắt nuôi bừa đã mất

cả chục, cả trăm tỉ trên lòng hồ sông Đà này rồi”.

Cũng theo Vân, thức ăn công nghiệp không có đủ sức sống nên hễ nuôi với mật độ cao là bệnh.

Gà, vịt, lợn, cá công nghiệp đều dễ bị bệnh. Thói thường hễ thấy bệnh là đổ hóa chất, đổ kháng

sinh xuống nhưng chỉ ngừng thì vật nuôi lại chết tiếp. Bởi vậy anh không dùng cám công nghiệp,

không dùng thuốc kháng sinh, không dùng hóa chất mà chỉ phòng ngừa bệnh bằng chế phẩm vi

sinh trộn với tỏi, dứa, chuối.

Không chỉ nuôi cá Vân còn tổ chức các tour du lịch trang trại để khách trải nghiệm từ bơi lội, cho

cá ăn, bắt cá đến lục trong kho xem có bao thức ăn công nghiệp nào không (Chỉ có cá giống,

miệng nhỏ chưa vừa thức ăn tự nhiên mới phải cho ăn cám công nghiệp).

Đến bữa, anh đãi khách bằng cá rô phi kèm theo cả thức ăn của chúng là những con cá mương,

tép dầu bé xíu. Lúc đầu nhiều người còn hồ nghi, ngập ngừng không muốn động đũa nhưng sau

khi được động viên cũng mạnh dạn gắp để rồi ngạc nhiên, tấm tắc khen. Cách phân biệt trực quan

bằng răng, bằng lưỡi này khiến một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn nghìn giúp cho rô phi

anh bán ra được giá 90.000đ/kg, trắm đen 230.000đ/kg, cá chình 650.000đ/kg, chạch chấu

800.000đ/kg…

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

25

Từ thành công ban đầu Vân dự định mở rộng quy mô năm nay lên 10 lồng chình để thử nghiệm

xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản-nơi mà mọi người tin rằng được nếm thử thịt chúng mỗi

năm một lần sẽ có nhiều may mắn. Cơ hội lớn nhưng thử thách cũng không nhỏ chờ đợi phía

trước nhưng anh nào có nao núng bởi đã biết bao lần nếm trải cảm giác thất bại. Từ một kỹ sư

giao thông rẽ ngang sang nuôi trồng thủy sản, thuê ao ở huyện Gia Lâm, Hà Nội rồi chịu lỗ mất

500 triệu vì càng nuôi cá càng chết bởi môi trường quá ô nhiễm. Bỏ Hà Nội về bãi sông quê ở

huyện Thanh Hà, Hải Dương thuê đất nuôi, môi trường tốt, đang ăn nên làm ra thì không may

dính ngay cơn lũ lịch sử 2017 thiệt hại tới hơn 2 tỉ.

Khi hợp tác với một nông dân để nuôi cá trên lòng hồ sông Đà cũng lại phải tách ra vì mỗi người

một chí hướng. Ngay cả thời điểm tôi đến, anh cũng đang phải giãi bày với mẹ về chuyện suốt

ngày chỉ lo cá mú mà bê trễ vợ con, về chuyện mở rộng cơ sở theo hướng quá mạo hiểm. Đối với

Vân giờ đây tuy sống ở Hà Nội nhưng mọi niềm vui, nỗi buồn đều ở Hòa Bình, dưới những chiếc

lồng cá bởi anh tin chắc rằng chỉ khoảng 5 năm nữa thôi, khi các thủ phủ nuôi trồng thủy sản ở

miền Bắc đều gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường thì cá sạch ở những lòng hồ như Hòa Bình

chắc chắn sẽ lên ngôi. (Nông Nghiệp Việt Nam 19/2, Dương Đình Tường) đầu trang

Xây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang

Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, việc phát triển thủy sản, đặc biệt là phát triển các

loài cá đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, đóng góp

quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển du lịch sinh thái của địa phương. Tron nhiều

doanh nghiệp đã đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gắn với

bảo vệ môi trường đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, huyện Na Hang đã phát triển được trên 600 lồng nuôi thủy sản, tổng sản lượng thủy

sản hàng năm đạt trên 600 tấn, giá trị đạt trên 32 tỷ đồng. Trong đó khai thác gần 300 tấn, nuôi

trồng trên 300 tấn. Tạo việc làm cho trên 1.300 lao động. Đặc biệt là các loại các đặc sản đã được

người nông dân quan tâm phát triển mạnh.

Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển thủy sản gắn với du lịch sinh thái, tỉnh Tuyên Quang đã

ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi. Hỗ

trợ lãi suất vốn vay cho các hộ nuôi cá đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Hỗ trợ các hoạt động

xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm… Đây được coi là những chính sách hỗ trợ mang tính

đột phá để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và phát triển thủy sản nói riêng,

nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương.

Toàn tỉnh hiện đã phát triển được trên 1.800 lồng cá, trong đó có gần 600 lồng nuôi cá đặc sản,

chủ yếu là cá chiên, cá bỗng và cá lăng. Năm 2017 sản phẩm Cá lăng của Tuyên Quang đã được

bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”.

Nhằm phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng,

khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu, tỉnh

Tuyên Quang đã có định hướng phát triển thủy sản giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm

2035. Theo đó, tỉnh đã và đang tập trung phát triển 5 loại cá đặc sản gồm: Cá chiên, cá bỗng, cá

dầm xanh, cá anh vũ và cá lăng; đây được coi là bước đột phá nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh,

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

26

duy trì thương hiệu cá đặc sản của tỉnh, gắn với phát triển du lịch sinh thái ở các địa phương trên

địa bàn tỉnh. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Tuyên Quang 17/2, Đỗ Bình – Viết Kiều) đầu

trang

Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp tiết lộ cách nuôi cá trong ao nhà, kiếm tiền tỷ/năm

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên”

và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ nhiều năm trước. Và, giờ đây

loài cá này đã trở thành con đặc sản, giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống ấm no hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Độ, Chủ tịch Hiệp hội cá bống bớp huyện Nghĩa Hưng

cho biết, nghề nuôi cá bống bớp xuất hiện hơn 20 năm nay. Hiện, toàn huyện có khoảng 400 hộ

nuôi loài cá này.

Nhằm gia tăng giá trị cá bống bớp, các hộ nuôi đã liên kết với nhau theo chuỗi khép kín. Theo

đó, chuỗi này được SX an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu SX cung ứng giống đến khâu

nuôi thương phẩm, thu mua, sơ chế và tiêu thụ.

Nhờ đó mà thương hiệu “Cá bống bớp Nghĩa Hưng” ngày càng được nhiều người biết đến. Thị

trường tiêu thụ mở rộng hơn, hiện cá bống bớp đã xuất ngoại (sang Trung Quốc). Sản lượng cá

bống bớp của hội tăng lên theo từng năm.

“Toàn hội có hơn 100 hộ tham gia chuỗi nuôi cá bống bớp thương phẩm sạch. Các hộ đã cùng ký

cam kết tuân thủ nghiêm quy chế mà hiệp hội đã đề ra như liên kết hỗ trợ kỹ thuật, giống, vốn và

thị trường. Kiên quyết đấu tranh với mọi thủ đoạn gian lận trong SX, kinh doanh và cạnh tranh

không lành mạnh”, ông Độ nhấn mạnh.

Là một trong những hộ nuôi cá bống bớp nhiều nhất huyện, từ lâu ông Nguyễn Văn Sơn (xã Nam

Điền, huyện Nghĩa Hưng) được mệnh danh là “vua cá bớp” tại địa phương. Và, ông cũng là người

đi đầu trong phong trào nuôi cá bống bớp theo hướng VietGAP.

Ông Sơn chia sẻ, hiện gia đình ông đang sở hữu trang trại cá bống bớp với mức đầu tư cả tỷ đồng

với công nghệ hiện đại. Trang trại được chia làm 3 khu (khu vực ương giống, khu vực ươm giống

và khu vực nuôi cá thương phẩm). Toàn bộ được SX theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm.

Với hơn 100 bể ương giống (mỗi bể có thể tích 6m3), ông Sơn đang nuôi hơn 1 tấn cá bống bớp

bố mẹ, mỗi năm SX hơn 9 triệu con giống. Từ SX con giống, cá thương phẩm mỗi năm ông Sơn

có thu nhập hơn 5 tỷ đồng.

Theo ông Sơn, từ lúc ương cá giống đến khi xuất bán thành phẩm, cá bống bớp phải mất thời gian

khoảng 10 tháng. Lúc này, trọng lượng cá phải đạt 1,5 - 2 lạng/con thì mới đạt yêu cầu để xuất ra

ngoài thị trường.

Thức ăn cho cá bống bớp chủ yếu là cá tạp được mua ngoài biển, đã được rửa sạch, vứt bỏ đầu,

ruột và xay nhỏ. Tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp nên thịt cá luôn luôn chắc, giàu dinh

dưỡng, rất phù hợp cho trẻ nhỏ, người già và người ốm.

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

27

Sau mỗi vụ thu hoạch, ông Sơn lại đem cá bống bớp thương phẩm ra ngoài Hải Phòng để kiểm

tra chất lượng. Kết quả rất mỹ mãn nên được rất nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước tin

cậy.

“Do áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong chăn nuôi nên trong nhiều năm qua, cá bống bớp

được nuôi tại trang trại của gia đình được người tiêu dùng tin cậy và thị trường đã được mở rộng

hơn, phía Trung Quốc cũng đã hợp đồng thu mua sản phẩm nhiều năm liền”, ông Sơn cho hay.

Anh Nguyễn Ngọc Tuyên, một chủ cơ sở nuôi cá bống bớp tại thị trấn Rạng Đông bộc bạch, là

một trong những cơ sở tham gia chuỗi nuôi cá bống bớp nên cơ sở luôn chấp hành, tuân thủ các

quy định trong chăn nuôi cá bống bớp mà hiệp hội đã đề ra. Vì vậy, cá luôn đạt chất lượng tốt,

được các thương lái tranh nhau thu mua, có thương lái còn “đặt cọc” tiền trước.

Chất lượng thơm ngon nhưng giá cá bống bớp cũng phải chăng, dao động từ 280 - 300 nghìn

đồng/kg. Thị trường tiêu thụ của gia đình anh chủ yếu là trong và ngoài tỉnh (như Hải Phòng,

Quảng Ninh, Hà Nội…).

“Là loại thủy sản có sức đề kháng tốt, được xuất bán dưới dạng tươi sống nên để di chuyển cá

sống tới các cơ sở chế biến thì cá phải được phân loại và cho vào thùng xốp, ở giữa thùng có một

lỗ rộng khoảng 5 x 10cm vừa đủ cho cục đá lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ, giúp cá sống từ 5 - 7

ngày trong suốt quá trình vận chuyển”, anh Tuyên bật mí. (Nông Nghiệp Việt Nam/ Dân Việt 16/2,

Mai Chiến) đầu trang

Tín hiệu vui ngành thủy sản Quảng Ninh 2018

Năm 2017, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,

giá trị tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp Quảng Ninh đạt 3,4%, trong đó riêng lĩnh vực thủy

sản có sự bứt phá mạnh với tỷ lệ tăng 7,5%. Đây cũng là năm mà ngành nông nghiệp Quảng Ninh

tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn phát triển kinh tế thủy sản

theo hướng bền vững, mở ra những tín hiệu vui cho sự tăng trưởng của ngành trong năm 2018.

Trong 30 vùng nuôi trồng thủy sản được TP Móng Cái quy hoạch có tới 24 vùng dành cho nuôi

tôm, tập trung với tổng diện tích 19.000ha. Để thúc đẩy kinh tế thủy sản, địa phương này đã chọn

con tôm thẻ chân trắng là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng. Cùng với những chính sách ưu tiên

của tỉnh và thành phố, các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở Móng cái đã chủ động đầu tư khoa học

kỹ thuật, quản lý dịch bệnh để nuôi trồng hiệu quả. Từ nuôi tôm 1 vụ đến nay nhiều hộ đã nuôi

tôm 3 vụ, thu nhập từ 5 - 6 tỷ đồng/ha/năm.

Chị Đặng Thị Thanh – Thôn Bắc, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái chia sẻ: "Năm nay, khi triển khai

các mô hình sạch của CP 3 sạch và đồng thời bảo vệ môi trường tốt, giống tốt, chúng tôi đã có 1

vụ nuôi tương đối thành công. Đây cũng là năm sản lượng cao nhất và với 5 hồ tôm này gia đình

tôi sẽ thu tối thiểu 20 tấn trở lên, lợi nhuận đem về sẽ có 700-800 triệu cho 1 hồ.

Ông Lê Ngọc Lưu – Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết: Xác định đây là 1 trong những

ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp của Móng Cái và phải khẳng định trong

những năm vừa qua, trên địa bàn TP Móng Cái, đặc biệt các tổ chức cũng như hộ dân nuôi rất tốt.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

28

Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn TP Móng Cái đạt 18.890 tấn, riêng tôm nuôi

9.000 tấn và tăng 23,3% so với năm 2016.

Còn tại Vân Đồn, với 3.100ha nuôi trồng thủy sản, địa phương này đã hình thành 2 vùng nuôi

trồng thủy sản tập trung với 2 đối tượng chủ lực gồm nuôi nhuyễn thể và cá lồng bè đã tạo điều

kiện để người dân Vân Đồn yên tâm phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Lĩnh

vực này đã và đang tạo việc làm ổn định cho 7.300 lao động địa phương và giúp nhiều hộ làm

giàu.

Anh Lương Văn Quang – Thôn 9, xã Hạ Long, Vân Đồn cho biết: Nguồn ngao này nuôi rất tốt

nên những các hộ đều đang tập trung nuôi ngao. Ngao hiện đang là đối tượng làm giàu của người

dân nơi đây.

Theo ông Nguyễn Văn Thìn – Chủ tịch Hiệp hội và kinh doanh tu hài Vân Đồn, ở Vân Đồn, rất

nhiều hộ từ hộ nghèo chuyển thành hộ khá và có thể là hộ rất giàu. Đặc biệt có những hộ thu nhập

hàng năm lên tới vài tỷ đồng. Trong Hiệp hội hiện còn 387 hộ đang nuôi, huyện lên tới 7- 800

hộ.

Ông Tô Văn Hải – PCT UBND huyện Vân Đồn cho biết: Năm 2017 phải nói rằng kinh tế biển

nói chung, kinh tế thủy hải sản Vân Đồn nói riêng tương đối phát triển. Nhân dân tích cực trong

việc nuôi trồng. Đặc biệt, huyện tích cực tháo gỡ khó khăn nguồn nguyên liệu cát xốp phục vụ

cho nhân dân nuôi trồng. Huyện cũng đã đề xuất với tỉnh quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản

trên địa bàn. Năm 2017, sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn đạt 23.602 tấn, trong đó

khai thác 14.100 tấn, còn lại là nuôi trồng.

2017 cũng là năm ngành nông nghiệp Quảng Ninh tập trung thực hiện nghị quyết 13 của Ban

Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về “phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

theo hướng chú trọng nuôi trồng các đối tượng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao như tôm thẻ chân

trắng, nhuyễn thể, cá biển, chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản nhằm phát triển bền vững. Điều này cũng lý giải vì sao trong năm 2017, lĩnh vực thủy

sản của Quảng Ninh có sự bứt phá mạnh đến thế với tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 117

nghìn tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Giang – Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh, thủy sản là 1 trong những

lĩnh vực năm 2017 gạt hái được nhiều thành công nhất, chiếm khoảng 50% trong tổng ngành và

lĩnh vực thủy sản đã tăng 7,5%, đặc biệt nhất là nuôi trồng thủy sản. Năm 2017, vụ tôm của Quảng

Ninh thắng lợi, nâng cao giá trị gia tăng và sản lượng trong nuôi thủy sản. Trong năm 2018, chúng

tôi tập trung xây dựng các chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hàng hóa chất lượng, số

lượng gắn với tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ phục vụ khách du lịch trong năm 2018.

Với những kết quả đạt được trong năm 2017, lĩnh vực thủy sản đã đóng góp tích cực vào sự phát

triển của ngành nông nghiệp Quảng Ninh và là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước có tốc độ tăng

trưởng cao. Năm 2018, toàn ngành phấn đấu sẽ duy trì giá trị tăng thêm từ 3-5% và tổng sản

lượng thủy sản đạt 120 nghìn tấn. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Quảng Ninh 20/2, Hải Hà)

đầu trang

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

29

Đồng Nai: Nuôi cá hô đặc sản trong bè, cuối năm nông dân hốt bạc, ăn Tết to

Vụ cuối năm, người nuôi cá đặc sản trong lồng bè ở tỉnh Đồng Nai hốt bạc, ăn Tết to bởi giá bán

tăng từng ngày...Nhiều loại cá đặc sản như chạch quế, cá hô, cá trắm đen...rất hút hàng những

ngày giáp Tết...

Năm nay, làng cá bè Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) có thêm một số loại cá đặc sản mới

cung cấp ra thị trường, như: cá hô, cá quế, cá trắm đen...Ông Tống Văn Sỹ- nông dân đi tiên

phong nuôi cá đặc sản tại làng cá bè xã Hiệp Hòa cho biết, vụ tết năm nay gia đình ông cung cấp

khoảng 10 tấn cá đặc sản các loại ra thị trường, trong đó có các loại cá đặc sản đầu tiên có mặt

trên thị trường như: cá hô, cá trắm đen nổi tiếng của làng Vũ Đại (tỉnh Hà Nam).

"Tôi nuôi đặc sản cá hô khoảng 2 năm nay, nhưng vụ tết này là lần đầu tiên có sản phẩm cung

cấp ra thị trường. Loài cá này chủ yếu ăn các loại phù sinh ngoài tự nhiên chứ không phải cám

công nghiệp nên phải 2 năm mới đạt trọng lượng khoảng 5-6kg/con để xuất bán. Thịt cá hô thơm,

ngọt, đặc biệt vảy cá rất giòn nên loài cá này đánh bắt ngoài thiên nhiên vốn nổi tiếng vì giá cao”

- ông Sỹ chia sẻ.

Theo ông Sỹ, chi phí mua con giống các loại cá đặc sản trên khá cao, cần thời gian nuôi lâu nhưng

cá rất khỏe nên ít rủi ro dịch bệnh, lại ăn thức ăn ngoài thiên nhiên nên không quá tốn chi phí đầu

tư. Vì vậy cá hô nuôi dù bán với giá rẻ hơn hẳn cá đánh bắt tự nhiên thì lợi nhuận vẫn rất tốt...

Ông Vũ Đình Đàm, Giám đốc Hợp tác xã thủy sản du lịch sinh thái Làng Bè, xã Hiệp Hòa,

TP.Biên Hòa, vui vẻ khoe: “Tết này chúng tôi có nhiều loại cá đặc sản mới phục vụ thực khách

do các bè cá của xã viên Hợp tác xã nuôi, như: cá quế, cá hô, cá trắm đen, chạch quế... Riêng đặc

sản cá chép giòn cũng rất được giá vì sản lượng giảm nhiều so với năm ngoái...Vụ cá cuối năm,

nông dân nuôi cá đặc sản xã Hiệp Hòa ăn Tết to...".

Cũng theo ông Đàm, thời gian tới, gia đình ông sẽ đưa vào khai thác tour du lịch đường sông với

các dịch vụ ăn uống đặc sản cá sông, đến tận bè tham quan quy trình nuôi và mua đặc sản không

đụng hàng về thưởng thức và làm quà biếu...

Tại các địa phương, mô hình nuôi cá-lúa theo kiểu quảng canh cải tiến cũng đang được nhân rộng

vì sản phẩm được thị trường ưa chuộng. Với mô hình này, cá được nuôi trong ruộng lúa theo kiểu

cá đồng với nguồn thức ăn chính từ cây lúa và các loại phù sinh tự nhiên. Các loại cá được nuôi

phổ biến, gồm: cá lóc, cá chép, cá trôi, cá trắm... Loại cá nuôi đồng thường có giá tốt hơn cá nuôi

trong ao hồ...

Mùa tết cũng là thời điểm các loại cá khô đánh bắt ngoài thiên nhiên rất hút hàng. Đắt hàng, sốt

giá nhất là mặt hàng khô cá kìm hồ Trị An với mức tăng gần gấp đôi so với mùa thường. Ngoài

ra, các loại cá đánh bắt ngoài thiên nhiên có trọng lượng lớn cũng đang được thương lái và người

tiêu dùng săn tìm như: cá lăng, cá chép, cá chèn... đều có mức giá từ 150.000 đồng/kg trở lên.

Giá các loại cá này cao hơn ngày thường vì hiện cá ngoài thiên nhiên chưa vào mùa đánh bắt nên

nguồn cung khan hiếm...

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

30

Năm 2017, lĩnh vực thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng

Nai với giá trị sản xuất gần 1.900 tỷ đồng, tăng trên 6,4% so với năm ngoái. Vụ cuối năm, nông

dân nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi các loài cá đặc sản nước ngọt càng trúng mùa vì nhiều mặt

hàng tăng giá.

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, thị trường thủy sản rất đa dạng vì có sự góp mặt của một số cá

đặc sản mới, nguồn hàng dồi dào cung cấp cho thị trường.

Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Nai năm 2017 đạt trên 56.000 tấn, tăng hơn 5,4% so với cùng

kỳ. Trong đó, mặt hàng có sản lượng tăng cao nhất là con tôm với mức tăng 8%. Mùa cuối năm,

càng cận Tết nông dân nuôi tôm càng phấn khởi vì vừa được mùa vừa được giá.

Ông Hoàng Văn Bính, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Trà Cổ, xã Trà Cổ, huyện Tân

Phú (Đồng Nai),-vùng đất nổi tiếng về con tôm càng xanh, cho biết: “Vụ thu hoạch năm nay, sản

lượng tôm càng xanh cung cấp ra thị trường tương đương năm ngoái, nhưng lợi nhuận của nông

dân tăng nhờ giá tôm cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với năm trước. Tuy đã vào cuối vụ,

những ao còn tôm, chúng tôi vẫn tổ chức đánh bắt đều đều để phục vụ người tiêu dùng dịp trước,

trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018...”.

Sau đợt giảm giá sâu vào những tháng đầu năm 2017 khiến người nuôi cá điêu đứng, vào những

tháng cuối năm , giáp Tết, mặt hàng này đã khôi phục lại mức giá, trong đó một số loại cá được

ưa chuộng có giá bán cao vào dịp Tết.

Theo nông dân nuôi cá nước ngọt tại 2 vùng nuôi tập trung đông của tỉnh Đồng Nai là làng nuôi

cá bè xã Hiệp Hòa (TP.Biên Hòa) và khu nuôi cá bè tại xã La Ngà (huyện Định Quán), mặt bằng

chung của giá các loại cá nước ngọt đã khôi phục từ nhiều tháng qua. Mùa tết chỉ một số loại cá

được tiêu thụ mạnh như: cá chép, cá lăng...là tăng giá. Thương lái thường chỉ chuộng mua cá có

trọng lượng lớn. Cụ thể, cá chép bán tại bè hiện giá bán dao động từ 45-50.000 đồng/kg, cá lăng

55-60.000 đồng/kg... (Báo Đồng Nai 14/2, Bình Nguyên) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Ngãi: Ngư dân Lý Sơn trúng "lộc biển” tại ngư trường ven đảo

Sáng mồng 5 tết Mậu Tuất, tại cầu cảng cá Lý sơn, hàng chục tàu cá công suất nhỏ hành nghề lặn

đêm của ngư dân Lý Sơn cập bờ sau một đêm bám biển tại ngư trường ven đảo trên khoang chở

nặng tôm cá.

Vừa cho con tàu cá composite, công suất 45 CV, cập đảo sau một đêm bám ngư trường ven đảo,

ngư dân Bùi Tươi - ở thôn Tây xã An Vĩnh - hành nghề lặn đêm vui mừng chia sẻ, những ngày

đầu năm mới thời tiết tốt nên sau lễ cúng mở cửa biển, tối mồng 2 tết cha con ông đã cho tàu ra

khơi, chuyến biển đầu năm chỉ kéo dài vài giờ nhưng tàu của ông khai thác được hơn gần 1 tạ cá

các loại, trong đó phần lớn là cá dìa, cá mú và các loại hải sản có giá trị như chình biển, mực lá,

cua huỳnh đế. . . . với giá bán dao động từ 350 – 500 ngàn /kg, trừ chi phí tàu của ông còn cho

thu nhập gần 30 triệu đồng.

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

31

“Tàu của mình hành nghề lặn ven đảo công suất nhỏ nên chỉ có 2 cha con, chuyến biển đầu năm

cho thu nhập cao báo hiệu một mùa biển bội thu” - ngư dân Tươi nói.

Còn ngư dân Trương Tấn Hải - ở thôn Đông xã An Hải cũng hành nghề lặn đêm cách đảo khoảng

vài hải lý, chỉ trong 2 đêm mồng 3 và 4 tết, tàu của ông khai thác được gần nửa tấn cá, mực các

loại. Với giá hải sản cao như hiện nay, trừ chi phí nhiên liệu, đá lạnh, 3 lao động trên tàu - còn

cho thu nhập gần 20 triệu đồng.

Theo ngư dân Hải, thời điểm này sau tết, nước biển đang ấm lên, cộng với nguồn thức ăn ven bờ

phong phú, rong tảo biển đang phát triển nên nhiều loại tôm cá về cư ngụ và sống dày ven rạn

san hô quanh đảo nên việc làm ăn dễ dàng đạt hiệu quả.

Cũng theo ngư dân Tươi và Hải, hàng chục tàu cá hành nghề lặn ven đảo Lý Sơn cũng cho thu

nhập mỗi đêm hàng chục triệu đồng, trong chuyến biển đầu năm tại ngư trường ven đảo. Với ngư

dân Lý Sơn họ tin rằng một chuyến biển đầu năm trúng đậm “lộc biển” không chỉ mang lại nguồn

thu nhập cao mà còn là một khởi đầu đầy may mắn và hanh thông cho cả mùa biển năm 2018.

(Giáo Dục Và Thời Đại 20/1, Văn Mịnh) đầu trang

Đà Nẵng: Ngư dân tất bật ra khơi tìm lộc biển

Sáng 20.2 (mùng 5 tháng Giêng), tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng)

đội tàu đánh bắt xa bờ bắt đầu ra khơi tìm lộc biển.

Mọi năm, phần nhiều tàu cá tại Đà Nẵng ăn tết khá “kỹ”, từ mùng 10 tháng Giêng mới ra khơi,

nhưng năm nay, tại các cầu tàu, không khí chuẩn bị nhiên liệu, lương thực thực phẩm, đá cây diễn

ra sôi động hơn hẳn.

Xưởng đá cây của ông Văn Thông hoạt động hết công suất trong 2 ngày qua mới đủ cung ứng

hơn chục ngàn cây đá cho các tàu đi biển.

Thuyền trưởng kiêm chủ tàu tàu ĐNa 90105 Hồ Văn Công (ngụ P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh

Khê, TP.Đà Nẵng) chuẩn bị cho chuyến biển 2 tuần ở ngư trường Hoàng Sa với hơn 300 cây đá,

1.000 lít dầu, cùng nhu yếu phẩm cho 12 ngư dân, hết khoảng 150 triệu đồng.

Ông Công chia sẻ năm nay thời tiết thuận lợi, đợt giá rét, mưa dầm cuối cùng của năm cũ cũng

đã kết thúc, trời nắng đẹp nên đội tàu Thanh Khê đều xuất hành sớm với hi vọng đón lộc biển đầu

năm lấy may.

Trong số đoàn tàu cấp tập chuẩn bị, không chỉ có ngư dân Đà Nẵng, mà nhiều tàu của Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vừa cập bến bán cá sau chuyến ăn Tết trên biển, cũng sẵn sàng ra

khơi trở lại.

Chủ tàu kiêm thuyền trưởng Nguyễn Văn Vương (ngụ H.Mộ Đức, Quảng Ngãi) sau khi đưa tàu

QNg 90765 về bờ bán cá đã cho bạn chài nghỉ ngơi một ngày, rồi tranh thủ đổ đầy nhiên liệu,

tiếp tục ra khơi vì giá hải sản đầu năm tăng rất mạnh.

Page 32: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

32

Đối với các ghe giã cào, thuyền thúng đánh bắt, kéo lưới gần bờ cũng hành nghề từ rất sớm. Đặc

biệt, ngư dân ở vịnh Đà Nẵng và các bãi ngang ven bờ những ngày đầu năm trúng đậm cá mòi.

Đầu năm hải sản khan hiếm nên cảng cá luôn trong tình trạng thương lái thu mua nhiều hơn tàu

cá về bến, giá cá mòi bán cho thương lái từ 15 - 20.000 đồng/kg.

Một số ngư dân chỉ đánh vài tiếng ban đêm nhưng kiếm vài triệu đồng như ông Nguyễn Văn

Xiêm (ngụ P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà) trúng 300kg cá, bán được gần 5 triệu đồng, ngư dân

Đặng Nở (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà) đánh bắt được gần 200kg cá, bán hơn 3 triệu đồng. (Thanh

Niên 20/2, Văn Tiến) đầu trang

Ngư dân miền Tây trúng đậm mẻ cá đầu năm

Ra khơi đón Tết trên biển, hàng nghìn ngư dân ở Cà Mau trở về trong niềm vui khi tàu đầy ắp

tôm cá, giá cả tăng cao.

Hàng nghìn tàu đánh cá ở các cửa biển như Khánh Hội, Sông Đốc, Rạch Gốc (Cà Mau)… đồng

loạt ra khơi thả những mẻ lưới đầu tiên nhằm lấy lộc đầu năm vào chiều 30 Tết. Họ mang theo

nhiều thức ăn để đón Tết trên biển.

Sau bốn ngày, tàu trở vào đất liền với các khoang đầy ắp tôm cá. "Anh em chúng tôi động viên

nhau xa gia đình trong mấy ngày Tết để đón luồng cá đầu năm", ngư dân Tô Văn Mến nói và tin

rằng, mẻ cá là lộc may mắn cho cả năm.

Chiều mùng 4 Tết, các vựa cá ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển nhộn nhịp khi tàu thuyền

vào buôn bán các loại hải sản đánh bắt được. Các chủ tàu cho biết, họ được niềm vui kép khi vừa

trúng mùa, trúng giá.

Hiện, cá thu được bán với giá khoảng 180.000 đồng một kg; cá chét ướp giá 195.000 - 225.000

đồng; cá khoai 65.000 - 70.000 đồng; mực gai giá 80.000 - 95.000 đồng một kg… Quân bình giá

các loại hải sản tăng hơn 25.000 đồng mỗi kg, đem về nguồn thu hàng trăm triệu đồng cho chủ

tàu.

Ông Võ Văn Dúng (41 tuổi), chủ tàu cá ở thị trấn Rạch Gốc phấn khởi cho biết, trong bốn ngày

Tết, tàu đánh bắt của ông thu được hơn 1,2 tấn cá các loại, sau khi trừ chi phí, chia cho bạn tàu,

ông còn lãi gần 100 triệu đồng. (Vnexpress 20/2, Phúc Hưng) đầu trang

Ra biển đầu năm, ngư dân Hà Tĩnh đã thắng lớn!

Đón Tết vui Xuân cùng gia đình vỏn vẹn trong ngày mồng 1, bà con ngư dân Hà Tĩnh lại dong

thuyền ra khơi đánh bắt hải sản. Những chuyến đi trở về cơ man nào là tôm cá đầy khoang báo

hiệu một năm tốt lành cho nghề khai thác hải sản.

Sáng mồng 4 Tết, vùng bãi ngang ven biển Xuân Yên (Nghi Xuân) tập nập tàu thuyền ra khơi

đánh bắt hải sản trở về trong niềm vui phấn khởi của bà con ngư dân.

Page 33: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

33

Ngư dân Nguyễn Văn Cường ở thôn Yên Hải, xã Xuân Yên vui vẻ cho biết: Thời tiết đẹp, biển

dịu sóng nên anh chọn ngày mồng 4 Tết xuất hành khai thác. Hơn 4 giờ sáng, con thuyền 45CV

lao ra biển đánh bắt cá trích. Sau 4 giờ đồng hồ, thuyền cập bến mang về hơn 3 tạ cá trích tươi

rói, bán được gần 5 triệu đồng.

Khởi hành từ ngày mồng 3 Tết, tàu của ông Lê Quốc Lâm trúng đậm cá cháo và tôm. Ông Lâm

chia sẻ: Sau 2 ngày sum vầy bên gia đình đón tết, vui xuân, ông tạm gác lại niềm vui để ra biển

sản xuất. Chuyến “mở hàng” thật mừng với những mẻ lưới nặng tay. Không tin vào mắt mình,

chỉ sau một chuyến thuyền của ông “kiếm” được hơn 50 cân cá cháo và tôm, bán được gần 10

triệu đồng.

Được hay, từ ngày mồng 2 Tết một số tàu thuyền ở Xuân Yên, Xuân Song, Cương Gián, Xuân

Hội... đã ra biển lấy ngày và bắt đầu từ ngày mồng 3 và nhất là ngày mồng 4 tết hầu hết các tàu

thuyền đã ra biển khai thác. Xuân này, thời tiết rất thuận lợi cho tàu thuyền bãi ngang khai thác,

nguồn lợi hải sản dồi dào nên tàu thuyền nào cũng nhận được “lộc biển” đầu năm.

Chị Trần Thị Hoài - tiểu thương bán cá ở chợ Xuân Song cho hay: Mấy ngày này tàu nào thuyền

nấy cập bến đều ít cùng mang về dăm cân cá cháo, vài cân tôm... Thời điểm này, giá hải sản đang

cao mỗi cân cá cháo được bán với giá 200 – 230 nghìn đồng, tôm cũng có giá 200 nghìn/kg, còn

cá trích, ruốc bán với giá 15 – 20 nghìn/kg... nên mỗi chuyến đi bà con ngư dân được vài triệu

đồng.

Không chỉ vùng bãi ngang ở huyện Nghi Xuân mà các vùng biển ở Kỳ Anh, Cẩm Xuyên... những

ngày đầu năm mới bà con ngư dân đã bắt đầu ra biển sản xuất. Các chủ tàu vỏ thép khai thác vùng

khơi, tàu vỏ gỗ công suất lớn khai thác vùng lộng không quên chuẩn bị ngư lưới cụ, kiểm tra máy

móc, dự trữ lương thực, thực phẩm... để chuẩn bị cho chuyến khởi hành đầu năm với hy vọng cá

bạc đầy khoang. (Báo Hà Tĩnh 20/2, Hữu Trung) đầu trang

Cá sủ vàng dần biến mất trên sông Lam

Trước kia cá sủ vàng xuất hiện ở sông Lam (Hà Tĩnh, Nghệ An) rất nhiều, song 5 năm trở lại đây

thì vắng bóng.

Sông Lam hay còn gọi là Ngàn Cả, hay sông Cả, bắt nguồn từ Lào, tổng chiều dài 512 km, đoạn

chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần

cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển

cửa Hội.

Người dân sống ven sông Lam ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xem cá sủ vàng là lộc trời, "cục

vàng biết bơi". Những năm 1990, ngoài bắt được sủ vàng, ngư dân còn bủa lưới trúng nhiều loài

cá lớn nặng vài chục kg, tôm, tép luôn đầy khoang.

Ông Nguyễn Văn Thảo (52 tuổi, trú xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân) cho biết, cá sủ vàng thường

vào lạch Hội trên sông Lam mùa lũ lụt để sinh sản. Làm nghề chài lưới, ông từng bắt được gần

chục con sủ vàng, song khoảng 5 năm trở lại nay thì không thấy cá xuất hiện, các nguồn lợi thủy

sản khác cũng ngày một ít đi.

Page 34: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

34

"Thỉnh thoảng có người nói bắt được cá sủ vàng, nhưng khi kiểm tra thì không phải, đó là cá đù,

cá sủ bình thường", ông Thảo nói.

Ông Đậu Nghi Lới (73 tuổi, trú xã Tiên Điền, Nghi Xuân) cũng cho hay giờ đây chèo thuyền trên

sông đi thả lưới, ông luôn để ý từng di biến động, song không còn thấy "lộc trời". Cầm hai tấm

hình chụp cá sủ vàng nặng tới 67 kg bắt được năm 1998, ông Lới buồn bã tâm sự "cá giờ chỉ còn

trong ảnh".

"Chúng tôi rất buồn khi dòng sông ngày một vắng bóng sản vật. So với ngày trước, sông Lam

đoạn qua huyện Nghi Xuân nay nhộn nhịp tàu thuyền hơn, song nhiều chỗ nước cũng bị nhiễm

bẩn, điểm khai thác cát tự phát thỉnh thoảng vẫn mọc lên", một ngư dân nói.

Nhận nhiều phản ánh sản vật sông Lam đoạn qua địa bàn trở nên hiếm do nạn khai thác khoáng

sản, song ông Lê Vĩ Hoàng, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Xuân cho rằng

điều này thiếu căn cứ. Tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát, nay việc khai thác các mỏ khoáng

sản đã tập trung, quy củ.

"Bây giờ của khó người khôn. Xưa ngư dân đánh bắt được nhiều, nhưng hiện tại không phải ai

bắt được cũng công bố. Hơn nữa, cá sống theo đàn, theo luồng, vùng khí hậu. Nhiệt độ ngày xưa

khác bây giờ, việc biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi môi trường, dẫn tới việc cá di cư tới vùng

khác", ông Hoàng nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ

Việt Nam) từng có đề tài nghiên cứu quốc tế về cá sủ vàng, cho biết không riêng sông Lam, nhiều

dòng sông khác cũng vắng bóng sủ vàng.

"Những năm 1960-1970, tôi chứng kiến ngư dân sống ven sông ở Hải Phòng bắt được mẻ hơn

500 kg cá sủ vàng, con to nhất 180 kg. Nay là người nghiên cứu song rất hiếm khi nghe tin bắt

được loài cá quý này", tiến sĩ Cự thông tin.

Cá sủ vàng tên khoa học Otolithoides biauritus, thuộc bộ cá vược. Miệng chúng rộng, điểm nhận

dạng rõ nhất là màu vàng nghệ. Tại Việt Nam, cá sủ vàng phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông châu

thổ sông Hồng, sông Cửu Long. Trên thế giới, cá phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung

Quốc. Các chuyên gia cho biết, dù hiếm gặp nhưng sủ vàng chưa được đưa vào Sách đỏ.

Lý giải về giá trị của cá sủ vàng, giáo sư Mai Đình Yên - chuyên gia về cá cho biết, giá trị nhất

của cá sủ vàng là bóng hơi (còn gọi là bóng bơi). Bóng cá dùng làm chỉ khâu hữu cơ dễ tan trong

y học, khi khâu vào cơ thể người, một thời gian sau khi vết thương lành thì chỉ khâu sẽ tự tan đi.

"Thường thì ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ họ mua loại cá này về lấy bóng. Giá

trị của cá hầu như không công khai, đó còn là chuyện may mắn giữa người mua và người bán.

Cũng có nhiều người thổi phồng giá lên để đề cao vai trò của con cá này", giáo sư Yên nói.

Một chuyên gia về cá khác cho hay, theo quan niệm từ lâu đời của Trung Quốc, món ăn từ cá sủ

vàng luôn là "cao lương mỹ vị". Các đại gia ở đất nước đông dân nhất thế giới cho rằng, thực

phẩm này sẽ mang đến may mắn và làm ăn tấn tới, nên mua thưởng thức để thể hiện đẳng cấp.

Page 35: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

35

"Trước đây cá sủ vàng giá khoảng 15-20 triệu/kg, hiện có thể lên 30-40 triệu/kg", chuyên gia cho

hay. (Vnexpress 19/2, Đức Hùng) đầu trang

Ngư dân Bình Định trúng đậm ở chuyến ra khơi đầu năm

Ngay ở chuyến ra khơi đầu năm, các ngư dân Bình Định bắt gặp được luồng mực ống với sản

lượng lên đến hàng chục tấn. Chuyến "xuất hành" may mắn này mang về hàng chục triệu đồng

cho mỗi chủ thuyền.

Theo ngư dân Ngô Văn Long (40 tuổi, ngụ xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn), trong đêm 17 và rạng

sáng 18/2 (mùng 2 và mùng 3 Tết Mậu Tuất), hàng chục tàu thuyền của ngư dân 2 thôn Lý Chánh

và Lý Hòa thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định đồng loạt xuất hành đầu năm ra khơi

đánh bắt mực ống gần bờ bằng lưới. Mặc dù ra khơi không xa lắm, nhưng các ngư dân mừng rỡ

khi bắt gặp được các luồng mực ống với sản lượng cực lớn. Trong ảnh: Đoàn thuyền đi câu mực

về bến

Sau khi cập bến, mỗi chủ thuyền thu về từ 15 – 25 triệu đồng. Sau khi bù trừ chi phí, ông Long

thu về khoảng 22 triệu đồng, thuyền của ngư dân Nguyễn Sơn (45 tuổi) thu được 25 triệu đồng,

ngư dân Trần Văn Cư thu nhập 20 triệu đồng… Giá mực ống tại bến được bán từ 4 – 5 triệu đồng/

két/10 kg. (Tiền Phong 18/2, Đình Du) đầu trang

Cá ở Đà Nẵng được giá nhưng ít tàu xuất bến

Hầu hết chủ tàu không chọn ngày lẻ để xuất bến nên đa số các tàu nằm bờ. Trong khi đó, giá cá

bán ra cao gấp đôi so với ngày thường.

Cảng cá Thọ Quang hiện có hơn 300 tàu cá neo đậu. Hiện, có khoảng 5 đến 7 tàu đánh bắt gần

bờ cập cảng, giá bán khá cao. Giá cá hố tại bến hơn 400.000 đồng/kg.

Mùng 5 Tết, tại Cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng khá vắng vẻ.

Bà Nguyễn Thị Thơm, đầu nậu tại Cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho

biết, từ Mồng 3 Tết đến nay, tàu cập bến ít hơn so với mọi năm, trung bình mỗi ngày chưa đến

10 tàu cập bến.

"Biển động, thất thu lắm. Giá thì cao hơn mọi năm. Ngày hôm nay có tàu được 100 triệu đồng,

có tàu kiếm từ 50-70 triệu đồng. Đi một ngày cũng kiếm được 30 triệu đồng", bà Thơm nói. (Đài

Tiếng Nói Việt Nam 20/2, Hoài Nam) đầu trang

Đầu năm ngư dân Phú Yên trúng đậm cá ngừ đại dương

Chuyến biển đầu năm bình quân mỗi tàu câu cá ngừ khai thác được từ 20- 40 con cá ngừ bán với

giá 115.000 đồng/kg.

Hôm nay mùng 4 Tết, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên đi đánh bắt những

ngày trước Tết đã về bến để bán thuỷ sản. Bến cá trở nên nhộn nhịp với những gương mặt rạng

rỡ của ngư dân khi trở về đất liền khi mang về những sản vật từ lòng biển là cá ngừ đại dương.

Page 36: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

36

Tại bến cá Đông Tác, thành phố Tuy Hoà sáng mùng 4 Tết, nhiều xe đông lạnh đã có mặt để cân

cá, ngư dân tất bật với công việc bốc dỡ cá lên bờ để bán.

Theo bà con ngư dân, chuyến biển đầu năm mới, bình quân mỗi tàu câu cá ngừ khai thác được từ

20- 40 con cá ngừ. Với giá cá 115.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi bạn thuyền thu nhập trên dưới 10

triệu đồng mỗi chuyến biển. Hầu hết ngư dân đều phấn khởi trong ngày đầu năm mới nhờ có thu

nhập khá.

Ngư dân Lê Tấn Hồng, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hoà có 2 tàu cá về bến cân cá ngày

mùng 4 Tết cho biết, sau khi cân cá, các bạn thuyền nghỉ ngơi ít bữa sau đó chuẩn bị sửa soạn để

ngày 16, 17 tới sẽ tiếp tục ra khơi tiếp tục. Chuyến biển đầu năm bà con ngư dân cảm thấy vừa ý

với sản lượng đánh bắt.

Cũng trong sáng nay, nhiều doanh nghiệp đã huy động phương tiện đến các cảng cá, bến cá để

thu mua cá ngừ của ngư dân. Công ty CP Bá Hải huy động khoảng 4 xe tải thu mua khoảng 400

con cá ngừ đại dương. Theo công ty này, với nguồn nguyên liệu này, công ty đủ phục vụ cho

những ngày ra quân sản xuất đầu năm mới.

Ông Đỗ Văn Sự, nhân viên thu mua Công ty CP Bá Hải cho biết, công ty thu mua toàn bộ số

lượng cá ngừ bà con ngư dân đánh bắt được để chuẩn bị cho kế hoạch đầu năm của công ty.

Theo kế hoạch, sau khi bán cá nhiều tàu cá chuẩn bị vật tư để sau ngày mùng 10 Tết sẽ vươn khơi

đánh bắt trong năm mới Mậu Tuất 2018. Những tín hiệu vui trong những ngày đầu năm đang tiếp

thêm niềm tin để ngư dân vươn khơi bám biển trong những ngày đầu năm mới. (Đài Tiếng Nói

Việt Nam 19/2, Lê Biết – Như Thùy) đầu trang

Ngư dân Thừa Thiên-Huế trúng đậm cá khoai

Những ngày đầu năm Mậu Tuất, thời tiết nắng đẹp nên nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ tại tỉnh

Thừa Thiên - Huế trúng đậm nhiều loại thủy hải sản.

Tại vùng biển bãi ngang ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang… tỉnh Thừa Thiên -

Huế, hàng trăm chiếc thuyền ra biển trở về đều trúng đậm các loại cá bạc má, cá trích và cá khoai.

Hiện giá cá khoai được mua các tại bến dao động từ 100.000 đồng - 130.000 đồng/kg. Được mùa,

được giá, ngư dân tiếp tục rủ nhau đi biển.

Ông Võ Khuyến, ngư dân ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết:

Tranh thủ những ngày thời tiết đẹp, ngư dân ra biển lấy “hên” với hi vọng một năm nhiều thắng

lợi. Chỉ sau 4 đến 5 giờ đánh bắt gần bờ, mỗi ghe thuyền thu được từ 1 đến 2 tạ cá khoai.

"Thời điểm Tết này chỉ có các loại cá khoai, rồi con cá bạc má mà và cá sòng, mùa này 3 loại đó

nó xuất hiện trong mùa nổi, giá trị kinh tế rất là cao. Bà con làm cũng rất chi là nhiều. Bây giờ

người dân rất phấn khởi, nô nức ra biển để đi làm kiếm sống nuôi gia đình", ông Khuyến hồ hởi

nói. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 20/2, Lê Hiếu) đầu trang

Page 37: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

37

Thanh Hóa: Mùa xuân trên những con tàu 67

Năm 2017 được xem là một năm có nhiều biến động đối với ngành nghề khai thác đánh bắt xa

bờ bởi những ảnh hưởng bất lợi của tình hình thời tiết trên biển. Nhưng vượt qua giông bão,

những con tàu được đóng mới theo nghị định 67 vẫn vững vàng vươn khơi mang về những mùa

xuân no ấm cho đất liền. Tàu 67 phát huy hiệu quả trong khai thác, đánh bắt xa bờ đã giúp cho

ngư dân kiên trì vươn khơi bám biển dài ngày tại các ngư trường lớn vừa phát triển kinh tế vừa

góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Với mong muốn được vươn khơi cùng những ngư dân can trường của biển, chúng tôi đã có một

chuyến vươn khơi bám biển cùng ngư dân trên tầu Sầm Sơn 72 mang số hiệu TH 91638 của anh

Phạm Văn Đông, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Tàu Sầm Sơn 72 là tàu vỏ gỗ, mành chụp

có công suất máy 829 CV được nhà nước hỗ trợ cho vay vốn theo nghị định 67 của Chính phủ

với tổng đầu tư hơn 15 tỷ đồng, đã hạ thủy được hơn 1 năm. Tàu có trọng tải hơn 100 tấn, chiều

dài hơn 28 mét, rộng gần 7 mét và chiều cao 9 mét. Trên tầu lắp đặt đầy đủ các thiết bị định vị,

thông tin liên lạc ICOM, máy lọc nước biển để phục vụ sinh hoạt.

Anh Phạm Văn Đông là một ngư dân trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm sóng gió với khoảng gần

20 năm đi biển. Trước kia, anh đánh bắt trên con tàu vỏ gỗ công suất nhỏ, chỉ dám đi ven bờ.

Nghị định 67 ra đời đã hiện thực hóa ước mơ vươn khơi của anh cũng như nhiều ngư dân khác.

Năm 2016, khi Nghị định 67 của Chính phủ đi vào cuộc sống, anh là một trong những ngư dân

đầu tiên của TP Sầm Sơn vay vốn đóng tàu cá lớn vươn khơi. Từ đó đến nay, anh đã làm chủ 2

con tàu vỏ gỗ đóng mới theo nghị định 67.

Riêng tàu Sầm Sơn 72 đã ra khơi được hàng chục chuyến, với nghề lưới mành, mỗi chuyến ra

khơi đánh bắt được từ hơn 10 tấn hải sản. Mỗi tháng, anh trả lương cho thuyền viên gần 10 triệu

đồng/người. Tàu của anh thường đánh bắt ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ nên hải sản thường là các

loài cá có giá trị cao. Cho đến thời điểm này, tàu của anh chưa từng bị hư hỏng phải sửa chữa. Có

thể nói, Nghị định 67 của Chính phủ ra đời là chủ trương rất đúng đắn, giúp bà con ngư dân có

được những con tàu công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, có thể bám biển dài ngày và tăng cường

hiệu quả đánh bắt hải sản, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tàu 67 của anh Phạm Văn Đông chủ yếu khai thác, đánh bắt ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ. Đây là

ngư trường đánh cá chung nên xung quanh có rất nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc cũng đang

khai thác. Bên cạnh đó, anh Đông cũng chỉ cho chúng tôi những con tàu 67 của ngư dân Việt

Nam, ngư dân Sầm Sơn với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới đang khai thác tại ngư trường này.

Khi đêm xuống, các tàu bắt đầu bật dàn đèn hiện đại, công suất lớn lên để dụ cá vào. Anh Đông

chỉ huy dàn đèn, các thủy thủ như những nghệ sĩ chơi ánh sáng chuyên nghiệp trong một sân khấu

lớn. Sau khi đàn cá đã tập trung ổn định quanh nguồn sáng, anh Đông sẽ thu nhỏ vùng sáng và

hạ lệnh thả lưới bao vây đàn cá quanh đèn gom cá. Lưới được thả xuống rất sâu. Có lẽ là chạm

tới cả đáy biển ở độ sâu 45m nên khi kéo lên dính đầy đất, cát. Thật tuyệt vời, ngay từ mẻ lưới

đầu tiên đã thu về được rất nhiều cá. Chủ yếu là cá hố, một loại cá có giá trị xuất khẩu, được

thương lái mua với giá cao. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại mực, cá các loại. Mẻ thứ 2 đã có thêm

nhiều cá thu, cá bò, cá chim trà.

Page 38: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

38

Biển đêm rực sáng bởi những ánh đèn từ những con tầu đánh bắt cá của ngư dân. Càng về đêm,

cá càng “ăn đèn” và các mẻ lưới càng nặng hơn. Mỗi đêm, ngư dân thường đánh từ 10 đến 12

“nhát” (đó là cách nói của ngư dân phường Quảng Tiến, còn thông thường thì có thể gọi là mẻ

lưới). Công việc vất vả, ngư dân thường phải thức xuyên đêm.

Dường như không để ý đến thời gian, hết mẻ lưới này đến mẻ lưới khác, những ngư dân vẫn trắng

đêm cần mẫn, miệt mài trong bài ca lao động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. Họ làm

việc luôn tay không nghỉ. Sau khi cá đánh lên, được sơ chế và phân loại, các thuyền viên sẽ nhanh

chóng đưa cá vào khay và chuyển luôn xuống khoang để ướp đá, bảo quản lạnh, đảm bảo độ tươi

ngon của cá khi vào bờ. Sau 5 ngày đánh bắt liên tục trên biển, tàu của anh Phạm Văn Đông đã

thu được khoảng 5 tấn cá và chạy hết tốc lực trở về đất liền mang theo rất nhiều “lộc biển”.

Cùng cập cảng Hới với tàu của anh Phạm Văn Đông còn có nhiều tàu 67 của các ngư dân khác ở

phường Quảng Tiến, trong đó có tàu của anh Đỗ Văn Lai, ở Khu phố Trung Thịnh, phường Quảng

Tiến. Dù đã sở hữu đội tàu 5 chiếc, trong đó có 1 tàu thu mua và 4 tàu giã kéo. Nhưng khi có

chính sách vay vốn theo Nghị định 67, được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi

về mặt thủ tục, hồ sơ, anh Lai đã đóng mới thêm tàu lớn với tổng kinh phí là 14,9 tỷ đồng. Có tàu

mới, ngoài tăng thu nhập cho gia đình, anh có thể tạo thêm việc làm cho hàng chục ngư dân trong

vùng. Từ khi hạ thủy đi vào khai thác đến nay, tàu của anh Đỗ Văn Lai đã liên tục có những

chuyến đánh bắt xa bờ hiệu quả.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 12-2017, toàn tỉnh

có 58 tàu được đóng mới theo nghị định 67, trong đó có 41 tàu khai thác, 17 tàu dịch vụ, gồm 23

tàu vỏ thép và 35 tàu vỏ gỗ với tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 653,3 tỷ

đồng (đã giải ngân 621,4 tỷ đồng).

Ngoài những chương trình ưu đãi từ nguồn vốn tàu 67, ngư dân còn được hưởng nhiều chính sách

ưu đãi khác như chính sách hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ đào tạo hướng dẫn thuyền viên

vận hành tàu vỏ thép, tàu vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo

công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Điều đó đã giúp cho

ngư dân yên tâm khai thác, đánh bắt xa bờ.

Toàn tỉnh đã có 50/58 tàu hoàn thành đóng mới đi vào hoạt động (23 tàu vỏ thép, 27 tàu vỏ gỗ),

trong đó 17 tàu dịch vụ hậu cần, 33 tàu khai thác hải sản; phần lớn các tàu đã tổ chức sản xuất đạt

hiệu quả, chấp hành việc trả nợ lãi, gốc cho ngân hàng. Các tàu 67 đã khai thác tổ chức sản xuất

theo tổ đoàn kết. Ngoài khai thác ở ngư trường truyền thống Vịnh Bắc Bộ, các tàu còn mở rộng

khai thác ở ngư trường miền Trung, miền Nam và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa mang lại hiệu

quả kinh tế cho gia đình và trả nợ lãi, gốc cho ngân hàng.

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy

sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư

nguyên vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng phát triển ngành thủy sản theo hướng

công nghiệp, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững nhằm giảm áp lực

khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển.

Thực hiện Nghị Định 67 đã góp phần phát triển lớn mạnh của đội tàu khai thác hải sản xa bờ của

Page 39: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

39

tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tàu vỏ thép bị trục trặc, phải sửa chữa nên khai

thác chưa hiệu quả, chưa trả nợ lãi, gốc cho ngân hàng theo quy định.

Từ bao đời nay, dẫu phải luôn đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng bà con ngư dân Thanh Hóa

vẫn vươn khơi, bám biển không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ

chủ quyền biển đảo của đất nước. Nếu tiếp tục nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước thì

câu chuyện ngư dân gặp rủi ro trên biển và những con tàu vỏ thép bị trục trặc sẽ dần lùi vào dĩ

vãng thay vào đó là những vụ cá bội thu, những mùa xuân ấm no hạnh phúc đến với những ngư

dân trên tàu 67. (Báo Thanh Hóa 18/2) đầu trang

Khánh Hòa: Nhiều ngư dân phấn chấn vì trúng 'lộc biển' đầu năm

Chỉ hơn 10 ngày vươn khơi bám biển, nhiều ngư dân ở Khánh Hòa thu về cả trăm triệu đồng, bởi

trúng "lộc biển" những ngày đầu xuân.

Những ngày đầu năm Tết Mậu Tuất, không khí tại các cảng biển nhộn nhịp vì cá về đầy ắp

khoang. Cũng nơi đây, hàng chục con tàu khác đang làm lễ xuất bến ra ngư trường Trường Sa

mưu sinh, bảo vệ biên giới hải đảo thân yêu.

Vừa cập cảng và bán cho thương lái hơn 10 tấn cá bò gù, cá thu... ngư dân Đào Phước Hùng (xã

Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết tàu anh vừa trở về sau chuyến biển 12 ngày

vươn khơi đánh bắt tại vùng biển Trường Sa.

“Cuối năm có bão, nên chuyến biển không thành công như mong đợi. Tuy nhiên, nhờ "lộc biển"

nên sau khi trừ chi phí, mỗi bạn thuyền cũng được gần 10 triệu đồng để về ăn Tết cùng gia đình”,

anh Hùng phấn khởi.

Ngay sát tàu anh Hùng, gần 10 người đang tích cực xay đá, chuẩn bị lương thực để ra khơi mở

biển đầu năm.

“Hôm nay mùng 4 đẹp ngày, chúng tôi quyết định mở biển lấy hên. Chuyến này sẽ ở biển khoảng

20 ngày, lương thực có bánh chưng, rau củ quả, kiệu hành đã chuẩn bị đầy đủ”, ngư dân Phan

Thanh Tòng chia sẻ.

Theo ban quản lý cảng cá Hòn Rớ, thời điểm những ngày đầu xuân các loại hải sản như cá thu,

cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa, cá bò gù… được thương lái tranh mua với giá cao. Giá cân

bán tại bến giao động hiện tại, cá ngừ sọc dưa là 140.000-150.000 đồng/kg; cá thu 300.000-

320.000 đồng/kg, cá dìa có giá 150.000 đồng/kg…

Ngư dân Hoàng Văn Thành ở Hòn Rớ (TP Nha Trang), vui mừng nhờ trúng luồng cá vì tàu anh

câu được gần 30 con cá ngừ vây vàng.

“So với những chuyến biển trước đó thì 30 con không phải là nhiều, nhưng chuyến biển chuyển

giao giữa năm cũ và năm mới như vậy là thành công mỹ mãn. Với giá 150.000 đồng/kg, tôi thu

về hơn 200 triệu đồng. Giờ về ăn Tết cùng gia đình, ngày 8/1 lại ra khơi”, anh Thành phấn chấn.

(Zing News 19/2, An Bình) đầu trang

Page 40: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

40

Khai thác hải sản xa bờ ở Phú Yên: Tiếp tục đầu tư để phát triển bền vững

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng

của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành Thủy sản Phú Yên theo

hướng bền vững.

Ngư dân Lê Thái Bình ở phường 6 (TP Tuy Hòa), chủ tàu cá PY98589TS cho biết: Tàu cá của

gia đình tôi được đóng mới theo Nghị định 67, hoạt động từ cuối năm 2015 đến nay. Tàu đóng

mới có công suất lớn nên khi ra khơi rất yên tâm. Đồng thời, trang thiết bị phục vụ đánh bắt rất

hiện đại nên việc tìm luồng cá cũng dễ dàng hơn…

Còn theo ngư dân Nguyễn Văn Chúng ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), chủ tàu cá

vỏ thép PY99998TS được đóng mới theo Nghị định 67 thì đa số các chuyến biển đều có lãi, bình

quân từ 100-200 triệu đồng/chuyến. “Để đánh bắt đạt hiệu quả cao, ngư dân cần thay đổi dần

cách làm ăn, trong đó phải chú trọng đến đội ngũ thuyền viên có kinh nghiệm, biết vận hành các

thiết bị hỗ trợ phục vụ khai thác hải sản. Nhờ đội ngũ thuyền viên có trách nhiệm cộng với tàu

công suất lớn, các thiết bị hàng hải phục vụ đánh bắt hiện đại nên đa số các chuyến biển vừa qua

đều mang lại hiệu quả. Có được tàu vỏ thép công suất lớn, ngư dân chúng tôi tự tin đánh bắt ở

những ngư trường lớn như ở khu vực các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; không chỉ đem lại thu

nhập cho gia đình mà còn góp phần bảo vệ vùng biển của tổ tiên chúng ta đã khai thác hải sản từ

bao đời nay…”, ông Chúng chia sẻ.

Ngoài đóng mới, nhiều ngư dân Phú Yên rất quan tâm đến vấn đề nâng cấp, cải hoán tàu cá, với

mục đích hiện đại hóa tàu khai thác xa bờ. Theo ngư dân Lê Tấn Hồng, chủ hai tàu cá PY90612TS

và PY95067TS ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), gia đình ông đã đầu tư nâng cấp hai tàu cá

của mình lên trên 400CV với đầy đủ trang thiết bị tương đối hiện đại nhằm phát huy hiệu quả của

chuyến biển. Đối với máy móc, thiết bị dò cá đã giúp họ biết được luồng cá di chuyển như thế

nào để khai thác. Việc đầu tư hệ thống điện led (250W/bóng) thay thế hệ thống đèn trước đây

(1.000W/bóng) đã tiết kiệm một lượng nhiên liệu rất lớn. Còn thiết bị gây tê cá ngừ và sử dụng

thùng hạ nhiệt giúp thời gian kéo cá lên tàu nhanh gấp 3 lần, cá không bị sổng khi mắc câu, đặc

biệt chất lượng cá ngừ sau khai thác đã cải thiện nhiều so với trước…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời gian qua, Chính phủ ban

hành nhiều chính sách phát triển thủy sản, trong đó có hai chính sách tạo bước đột phá để phát

triển khai thác xa bờ đó là một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 và chính sách

hỗ trợ nuôi trồng, khai thác ở vùng biển xa. Ngoài ra, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương

cũng đã đầu tư để Phú Yên nâng cấp các cảng cá như Cảng cá Phú Lạc (huyện Đông Hòa), Cảng

cá Đông Tác (TP Tuy Hòa) và Cảng cá Dân Phước (TX Sông Cầu) để tạo điều kiện nâng cao giá

trị sản phẩm thủy sản sau thu hoạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 67, Phú

Yên đã có 19 tàu cá được đóng mới; trong đó 4 tàu vỏ gỗ, 7 tàu vỏ composite và 8 tàu vỏ thép.

Đến nay, nghị định này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành Thủy sản Phú Yên theo

hướng CNH, HĐH và tái cơ cấu ngành Thủy sản phát triển bền vững.

Page 41: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

41

“Phú Yên xác định khai thác thủy hải sản là thế mạnh, sản phẩm cá ngừ là một trong những sản

phẩm chủ lực đối với hoạt động khai thác.Do đó, năm 2018, tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách

phát triển thủy sản nêu trên, nhất là sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 67 và có khả năng hỗ

trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá công suất lớn. Phú Yên kiến nghị Chính phủ và các bộ,

ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng cá và đầu tư xây dựng cảng cá

ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ của tỉnh…”, đồng chí Trần Hữu Thế nói. (Báo Phú Yên

19/2, Anh Ngọc) đầu trang

Khánh Hòa: Nối dài giấc mơ tàu composite

Học hết lớp 5, nhưng ngư dân Hồ Văn Hào (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đang viết nên câu

chuyện đẹp khi trở thành một “kỹ sư” thực thụ qua việc đóng tàu vỏ composite - loại tàu rất được

ngư dân Khánh Hòa ưa chuộng.

Một ngày đầu năm, xưởng đóng tàu của ông Hào ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa tấp nập

hơn mọi ngày. Tấp nập hơn bởi công nhân và kỹ sư đang hối hả hoàn thiện con tàu cho một ngư

dân Bình Định vào trước tết để họ kịp đi chuyến biển đầu năm lấy hên. Bên con tàu đang dần

hoàn thiện, ông Hào với nước da đen sạm, già hơn so với tuổi 53 của mình.

Sinh ra trong gia đình 10 anh chị em nên mới 13 tuổi ông đã phải nghỉ học để phụ cha mẹ nuôi 6

người em. Khi mới 15 tuổi, ông chính thức theo các tàu giã cào đi lộng, đánh bắt tôm cá trên

nhiều vùng biển tại Khánh Hòa và vùng lân cận. Năm 17 tuổi, lần đầu tiên ông theo tàu đi bạn ở

Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau lần đi này, ông trở thành tài cải (phụ trách máy chính) của tàu. Theo

nhiều ngư dân, chỉ mới 2 năm đi biển và độ tuổi còn rất trẻ nhưng được phân công phụ trách máy

chính của tàu là điều khá đặc biệt. Bởi ngư dân nào cũng hiểu, người phụ trách máy chính của tàu

cá có vai trò rất quan trọng trong mỗi chuyến vượt sóng dữ.

Sau 13 năm đi biển, ông Hào lập gia đình và cũng có chút tiền để dành nên vay mượn thêm để

đóng tàu lớn cho riêng mình. Thế nhưng, sau nhiều chuyến biển thất bát, tàu cá của ông nằm bờ

liên tục. Nhưng đã trót yêu nghề biển, ông quyết tâm làm lại từ đầu với nhiều dự định. Năm 33

tuổi, một lần nữa ông Hào lại chạy vạy khắp nơi để vay tiền mua một chiếc ghe nhỏ, chuyên đi

thu mua hải sản của ngư dân ở vùng biển gần bờ và các cảng cá nhỏ trong tỉnh. Nhờ cần cù, 6

năm sau, ông đã đủ tiền tự thuê người cùng mình đóng mới một tàu vỏ gỗ công suất 400CV.

Nhưng rồi, hoạt động được không lâu, tàu vỏ gỗ bộc lộ nhiều điểm yếu, đặc biệt là nhanh thủng,

sửa chữa khó khăn, tiền bảo trì hàng năm rất lớn nên những khoản tiền lời làm được dường như

chỉ vừa đủ để nuôi tàu. Trong một lần xem báo đài, ông thấy hiện nay trên thị trường trong và

ngoài nước đang thí điểm mô hình đóng tàu bằng chất liệu composite rất hiệu quả, tiện ích. Dù

mới tiếp cận thông tin ban đầu, nhưng ông Hào quyết định thử vận may với loại tàu này.

Năm 2006, ông liên hệ với đơn vị đóng tàu composite nhưng nhận được đơn giá cho một tàu cá

công suất 400CV, dài 17m là 700 triệu đồng, chưa tính máy móc, thiết bị. Bởi thời điểm này đóng

tàu cá bằng chất liệu nhựa composite là quá mới, ít người triển khai. Cho rằng giá thành quá cao,

nên ông Hào nghĩ đến việc tự đóng tàu composite.

Không chần chừ, ông bắt tay vào mua vật liệu, đi khắp các tỉnh tìm thợ học nghề làm tàu

composite. Khởi nghiệp xưởng đóng tàu composite của ông Hào là một khoảng đất vườn nhỏ tại

Page 42: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

42

nhà vợ, thuộc Phước Long, TP Nha Trang. Công không phụ lòng người, sau nhiều tháng nỗ lực

vừa làm vừa học, cuối cùng con tàu dài 12m, rộng 3m, bằng chất liệu composite đã ra đời. Theo

tính toán, con tàu chỉ tốn khoảng 200 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với đặt hàng đóng ở các hãng

chuyên composite.

Tàu tự đóng của ông Hào đi biển chạy êm, ít sửa chữa, giá thành đóng lại rẻ nên ngư dân thích.

Từ năm 2014, trước sự bắt buộc của các cơ quan chức năng về quy định trong nghề đóng tàu và

đơn đặt hàng tăng, ông Hào đứng ra thành lập xưởng đóng tàu trên quy mô hơn 5.000m2. Xưởng

hiện có 130 nhân công, trong đó có 5 kỹ sư, 15 thợ chính còn lại là công nhân lành nghề. Đến

nay, xưởng ông Hào đã hạ thủy 16 chiếc tàu composite công suất lớn, với giá trung bình 3-5 tỷ

đồng; tàu composite tiện ích hơn hẳn so với tàu gỗ, khi có cả nhà bếp, nhà vệ sinh, 5 hầm cách

nhiệt, sức chứa 6.000 lít dầu, 8.000 lít nước ngọt, đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục trong 30

ngày.

Theo thạc sĩ Đinh Đức Tiến, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu và chế tạo tàu thủy, Trường Đại

học Nha Trang, tàu cá composite của ông Hào đóng đảm bảo chất lượng. Một ngư dân tay ngang,

chỉ học hết lớp 5 mà đóng được tàu composite như vậy là rất giỏi. Còn ngư dân Mai Thành Phúc,

Ngư đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn (Khánh Hòa), cho rằng hiện nay ngư dân trong tỉnh rất

chuộng tàu composite và ngư dân các vùng lân cận đang tiếp cận với loại tàu này. “Bản thân tôi

có 4 tàu cá đều làm bằng vỏ composite. Không chỉ có giá thành rẻ, tàu composite bền, dễ vận

hành, bảo trì và hơn hết nó có 2 khoang đáy nên rất an toàn lỡ khi tàu có sự cố”, ông Phúc nói.

Sau thành công chiếc tàu đầu tiên, từ năm 2007 đến 2012, ông Hào đã đóng được gần chục chiếc

tàu composite cho bà con ngư dân trong tỉnh, với chiều dài và kích cỡ tàu ngày mỗi tăng. “Ngày

đó, khi tung việc đóng tàu composite ra làm, vợ và gia đình cản dữ lắm. Ai cũng nói, đang yên

thân với tàu gỗ nay đùng cái chuyển qua tàu composite mà chưa biết gì về nó. Nhưng lỡ có cái

tính hay mày mò rồi nên dù ai có cản tôi cũng thử cho bằng được”, ông Hào chia sẻ. (Sài Gòn

Giải Phóng 14/2, Khánh Ngân) đầu trang

Ninh Thuận khai hội mở lạch vươn khơi đánh bắt đầu Xuân 2018

Để tạo không khí thi đua, lao động sản xuất, chiều 18/2, tại hai xã Cà Ná, Phước Diêm, huyện

Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận), ngư dân vùng ven biển tổ chức lễ hội đua thuyền rồng, mở lạch

vươn khơi đánh bắt hải sản đầu năm mới 2018.

Lễ hội thu hút đông đảo ngư dân vùng biển trong tỉnh tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi vươn

khơi bám biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Khai hội mở lạch vươn khơi đánh

bắt đầu xuân là lễ hội truyền thống của ngư dân vùng biển tỉnh Ninh Thuận. Để tạo không khí thi

đua đầu năm mới, ngư dân vùng biển Ninh Thuận đã tổ chức đua thuyền rồng, với sự tham gia

của các đội đua đến từ các thôn của các xã vùng ven biển trong tỉnh với tinh thần đoàn kết và hy

vọng tàu thuyền luôn đầy áp cá tôm, mang lại cuộc sống ấm no cho ngư dân.

Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cầu mong quốc thái dân an,

sóng yên biển lặng, được mùa tôm, mùa cá trước biển khơi mênh mông. Lễ hội cũng là điều kiện

để thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá đặc sắc từ bao đời của ngư dân vùng

Page 43: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

43

biển, qua đó để thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, cùng nhau tiếp tục vươn khơi bám biển gắn với

bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Với sự cổ vũ nhiệt tình của ngư dân trong dịp Tết, các đội đua thuyền rồng đã thi đấu hăng say,

tạo không khí xuân thật sự ấm áp, vui tươi của dịp năm mới. Kết thúc buổi lễ , Ban tổ chức đã

trao giải nhất cho đội đến từ thôn Lạc Sơn; giải nhì cho đội Lạc Sơn 2 và 3; giải ba thuộc về thôn

Lạc Tân 1, huyện Thuận Nam. Kết thúc buổi lễ, các ngư dân vùng biển Ninh Thuận bắt đầu lên

thuyền, đưa tàu thuyền ra biển lớn để đánh bắt đầu năm với hy vọng đạt nhiều thắng lới mới. (Tin

Tức 18/2) đầu trang

Quảng Trị: Tàu cá đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP khai thác hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, các tàu cá đóng mới và nâng cấp

từ nguồn vốn Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đều

đảm bảo chất lượng và khai thác đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng lực đánh bắt hải sản

xa bờ và tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đến ngày 13/2, tỉnh Quảng Trị có 25 tàu cá, trong đó có 17 tàu cá vỏ thép được đóng mới và đưa

vào sử dụng. Tỉnh cũng có 93 ngư dân được các ngân hàng xem xét cho vay vốn để nâng cấp 93

tàu cá. Tổng mức đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/NĐ-CP ở Quảng Trị trên

550 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân được hơn 430 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng dành gần 7 tỷ

đồng để hỗ trợ tiền bảo hiểm thân tàu cho 135 tàu cá và bảo hiểm cho hơn 1.300 ngư dân.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhiều tàu cá vỏ thép cập cảng cá Cửa Việt, thị

trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, mang theo lượng lớn cá thu, cá bè khai thác được. Nếu như tàu

cá vỏ gỗ khai thác được khoảng 400 - 500 kg cá thu, cá bè; thì tàu cá vỏ thép đánh bắt được 700

- 1.000 kg hai loại cá này. Theo các ngư dân, do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc nên

biển động mạnh.

Trong điều kiện này, tàu cá vỏ thép đi biển được dài ngày và xa bờ hơn so với tàu vỏ gỗ. Hiện

nay cá thu bán tại cảng có giá 280.000 đồng/kg; giá cá bè dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg,

gấp đôi so với ngày thường, nên nhiều chủ tàu thu lãi hàng trăm triệu đồng sau mỗi chuyến biển

từ 7 - 10 ngày.

Tồn tại hiện nay là trong tổng số tàu cá vỏ thép được đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP, có 11 tàu

đã đến kỳ hạn duy tu, sửa chữa định kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn ngư dân thực hiện

và công tác thẩm định đề nghị hỗ trợ cho ngư dân còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, trong quá

trình duy tu, sửa chữa, các chủ tàu cá vỏ thép đã nhiều lần mời cơ quan đăng kiểm của Tổng cục

Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vào Quảng Trị để phối hợp kiểm tra,

xây dựng các hạng mục duy tu, sửa chữa.

Phía cơ quan đăng kiểm chỉ kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật

hàng năm, nhưng không tiến hành khảo sát xây dựng các nội dung duy tu, sửa chữa theo yêu cầu.

Bên cạnh đó thời hạn duy tu, bảo dưỡng tàu cá vỏ thép không trùng với thời hạn đăng kiểm đang

khiến ngư dân gặp khó khăn. Vì ngành tài chính chỉ chi trả chi phí cho việc này, khi thời hạn duy

tu, bảo dưỡng tàu cá trùng với thời hạn đăng kiểm.

Page 44: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

44

Để giải quyết việc này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản

gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc, hướng dẫn chính sách hỗ trợ chi phí duy tu,

bảo dưỡng tàu cá vỏ thép. Tỉnh Quảng Trị có trên 2.300 tàu cá; trong đó có hơn 220 tàu công suất

lớn trên 90CV làm nhiều nghề khai thác hải sản xa bờ. (Tin Tức 13/2, Nguyên Lý) đầu trang

Hỗ trợ ngư dân bám biển dịp Tết Nguyên đán

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương cần theo dõi diễn biến thời

tiết, tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm

sản xuất an toàn, hiệu quả.

Hiện nay, đang là mùa vụ chính của vụ cá Bắc, do vậy trong những ngày Tết Nguyên đán có

nhiều tàu cá, ngư dân bám biển sản xuất trên khắp vùng biển xa, vừa làm kinh tế vừa tham gia

bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Để động viên kịp thời tinh thần các hộ nghèo, các gia đình có ngư dân tham gia bám biển dịp Tết,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương cần theo dõi diễn biến thời

tiết, tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm

sản xuất an toàn, hiệu quả.

Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, động viên tinh thần, vật chất cho các hộ ngư dân nghèo, ngư dân

tham gia bám biển khai thác hải sản, đặc biệt là các hộ ngư dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 10

và 12 tham gia sản xuất trên biển trong dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn

vị liên quan tổ chức tốt lễ ra quân, lễ cầu ngư khai thác hải sản đạt hiệu quả trong dịp Tết Nguyên

đán.

Theo báo cáo của các tỉnh ven biển, vụ cá Bắc các nghề lưới kéo, lồng bẫy, lưới rê đạt sản lượng

khá, sản lượng khai thác chủ yếu là các loại tôm, cá cơm, cá nục, bạc má, cá thu, cá ngừ... Nhiều

địa phương khuyến khích các tầu ra khơi hoạt động đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất,

khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt như: cá ngừ, cá thu, tôm,

mực...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 1 năm 2018

ước đạt 251.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó khai thác biển ước đạt 236.000

tấn, tăng 4% so với tháng 1/2017. Khai thác nội địa ước đạt 15.000 tấn, bằng cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng cá ngừ đại dương tháng 1/2018 ước đạt 690 tấn; trong đó tại Phú Yên sản lượng

khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 220 tấn; tại Bình Định ước 200 tấn; tại Khánh Hòa sản lượng

khai thác cá ngừ ước đạt 270 tấn. (Tin Tức 15/2, Thành Trung) đầu trang

Ngư dân đón Tết giữa khơi xa

Giữa lúc những người dân ở đất liền đang hân hoan đón tết nguyên đán Mậu Tuất trong niềm vui

đoàn tụ bên người thân thì hàng ngàn ngư dân ở Phú Yên, Bình Định cũng đang vươn khơi trên

những chiếc tàu vỏ gỗ, vỏ thép trong hải trình bám biển hành nghề câu cá ngừ đại dương.

Page 45: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

45

Trao đổi với phóng viên CAND chiều 30 tháng chạp năm Đinh Dậu (15-2). Trực ban tác chiến

Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết, năm nay có 55 tàu đánh cá với 360 ngư dân ở địa phương

này đón tết trên biển.

Trước đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên – ông Trần Hữu Thế đã kết nối thông tin với nhiều

tàu đánh cá qua hệ thống liên lạc bằng thiết bị Incom để chúc tết những ngư dân mải mê bám đuổi

luồng cá giữa biển khơi.

Đứng bên cửa biển Đà Diễn lộng gió trong buổi chiều cuối năm Đinh Dậu, Trung úy Phạm Văn

Huân – Trưởng trạm kiểm soát biên phòng Đà Rằng thuộc Đồn biên phòng Tuy Hòa tâm sự :

“Ngư dân bây giờ không chỉ đầu tư phương tiện, ngư cụ hiện đại để hành nghề đánh bắt hải sản

mà họ thật sự bản lĩnh trước sóng gió, năng động vươn khơi bám biển, làm giàu từ biển, nên

chuyện đón tết giữa biển khơi đã trở thành nếp nghĩ, cách làm bình thường và cũng là niềm vui

của nhiều ngư dân. Trong số 49 tàu đánh cá với 318 ngư dân ở hai làng biển Phú Câu và Đông

Tác đón tết giữa biển khơi có không ít ngư dân đã nhiều lần đón tết trên biển”.

Qua hệ thống liên lạc bằng thiết bị Incom, chúng tôi đã nghe ông Hồ Văn Bé (41 tuổi) trú ở khu

phố Bạch Đằng, phường 6, TP Tuy Hòa – thuyền trưởng tàu cá PY-92115 TS, hồ hởi nói : “Ngoài

5.000 lít dầu, 400 cây đá lạnh để ướp cá cùng với lượng thực thực phẩm bình thường đảm bảo

đời sống cho cả nhóm ngư dân trong thời gian 20-25 ngày, tàu của tui còn có thêm những món

ăn đâm hượng vị tết như dưa hành, củ kiệu, bánh chưng, bánh ngọt, rim gừng, hạt dưa và mấy

thùng bia để anh em ngư dân đón giao thừa rôm rả”.

Ông Nguyễn Văn Láng (40 tuổi) trú ở khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa – thuyền trưởng

tàu cá PY-90458 TS chia sẻ : “Khi đến thời khắc giao thừa năm, bảy chiếc tàu đánh cá cùng neo

đậu gần bên nhau tại tọa độ đã hẹn trước. Chủ tàu hay thuyền trưởng trưng bày hương hoa, trái

cây, bánh mứt để cúng kính xong tất cả cùng nâng ly bia, rượu trong thời khắc tiễn đưa năm cũ,

đón chào năm mới. Sau đó chúng tôi lần lượt liên lạc với gia đình và người thân ở đất liền qua hệ

thống thông tin liên lạc bằng thiết bị Incom để chúc tết. Có ngư dân mang theo cây guy- ta để nối

nhịp đàn cho mọi người ca hát, những bài hát về biển đảo quê hương ”.

Bằng tâm trạng bồi hồi xúc động, ông Đinh Dũng (45 tuổi) trú ở khu phố 4, phường Phú Đông,

TP Tuy Hòa tâm sự : “Đã là người dân nước Việt, không một ai muốn đón tết xa nhà, nhưng vì

mưu sinh nên anh em ngư dân nỗ lực vươn khơi hành nghề câu cá ngừ đại dương trong những

ngày tết trên vùng biển đảo của Tổ quốc với hy vong sẽ đón lộc biển đầu năm với một chuyến tàu

bội thu hải sản”.

Nguồn tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, 350 tàu cá với khoảng 2.100 ngư dân địa

phương này đã rời khỏi các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan để vướn khơi hành nghề đánh

bắt hải sản trong những ngày tết nguyên đán Mậu Tuất. Trong số đó có tàu cá vỏ thép BĐ-99252

TS của ông Võ Thế Dư (45 tuổi) trú ở xã Cát Thành và tàu cá vỏ thép BĐ-99369 TS của ông

Nguyễn Hữu Thủy (51 tuổi) trú ở xã Cát Khánh – huyện Phù Cát là hai phương tiện vừa được

đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách

thủy sản, nên họ hy vọng trong chuyến ra khơi đầu tiên đón nhiều “lộc biển” trong năm mới.

Page 46: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

46

Hơn 10 ngư dân trên hai tàu cá BĐ-96617 TS và BĐ-96969 TS của ông Bùi Thanh Ninh (54 tuổi)

trú ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn cũng háo hức niềm vui khi vươn khơi hành nghề đánh

bắt hải sản giữa những ngày tết. Tàu cá BĐ-96617 TS do ông Nguyễn Hữu Rạng làm thuyền

trưởng, hành nghề câu cá ngừ trong khi tàu cá BĐ-96969 TS hằng nghề giăng lưới vây.

Sở NN-PTNT hai tỉnh Phú Yên, Bình Định phối hợp Bộ đội biên phòng Bình Định và các cơ

quan chức năng thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời hỗ trợ, động viên ngư dân bám

biển đánh bắt hải sản an toàn, hiệu quả trong những ngày tết nguyên đán Mậu Tuất theo chỉ đạo

của Bộ NN-PTNT.

Đại tá Nguyễn Ngọc Minh – Chính ủy Bộ đội biên phòng Phú Yên chia sẻ : “Ngư dân ra khơi

đón tết trên biển không chỉ vì bám đuổi những luồng cá để mưu sinh, mà còn có cả niềm vinh dự

và tự hào hơn nữa là họ trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

(Công An Nhân Dân 15/2, Hữu Toàn) đầu trang

Quảng Nam: Hàng trăm tàu thuyền “rẽ sóng” lấy lộc đầu năm

Như tục lệ của ngư dân vùng biển, sáng Mồng 1 Tết, hàng trăm tàu thuyền ở Quảng Nam tổ chức

xuất bến lấy lộc cầu may cho một năm trời yên, biển lặng để vươn khơi bám biển bảo vệ chủ

quyền của Tổ quốc.

Sáng mồng 1 tết Nguyên đán Mậu Tuất, phóng viên Dân Việt đã may mắn được các chủ tàu ở

vùng ven biển TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho theo chuyến biển đầu năm để ghi lại những

khoảng khắc tàu thuyền xuất bến lấy lộc ngay ngày mồng 1 tết. Theo đó để lấy lộc sau khi cúng

tại bến, tại Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Mống thông lệ, thuyền của ngư dân bắt đầu ra khơi.

Ngư dân Phạm Văn Quang (trú xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Tục xuất

bến lấy lộc đầu năm được ngư dân vùng biển tổ chức hằng năm, nhà nào có tàu lớn, nhỏ cũng đều

nhổ neo xuất bến lấy lộc”.

Theo ngư dân Quang, trước khi xuất bến, sẽ có bốn nghi thức cúng cầu an đó là cúng tại bến, tại

Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Mống. “Mục đích của việc xuất bến là cầu cho năm nay ra khơi trời

yên biển lặng, một năm làm ăn phát đạt, đánh bắt được nhiều thủy sản... Ngoài ra, nhiều ngư dân

còn phúc sinh bằng việc thả cá, thả tôm dưới sông biển…

Sau tất cả các thủ tục quan trong xuất bến lấy lộc, một số tàu, thuyền neo đậu sát bên nhau để vui

mừng, cung chúc năm mới, lì xì cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trên biển, nhất là

việc tương trợ giúp nhau khi có tàu, thuyền nào gặp nạn…” - ngư dân Quang chia sẻ. (Dân Việt

16/2, Trương Hồng) đầu trang

Quảng Trị tăng cường tuyên truyền pháp luật biển cho ngư dân

Để hạn chế và chấm dứt tình trạng các tàu cá đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, tỉnh Quảng Trị

đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật biển để bà con ngư dân được biết

và thực hiện…

Page 47: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

47

Theo thông lệ như mọi ngày, các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt,

huyện Gio Linh tiến hành trao đổi qua hệ thống thông tin liên lạc với các tàu cá xa bờ. Trong

cuộc trò chuyện thân mật về tình hình đánh bắt trên biển thì việc tuyên truyền, phổ biến các quy

định về pháp luật biển như: Luật Thủy sản 2017 và khai thác IUU (hoạt động đánh bắt cá bất hợp

pháp, không được báo cáo và không được quản lý), Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ Việt Nam

- Trung Quốc... cho các tàu cá đóng vai trò hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, thông qua hệ thống giám sát từ xa, đơn vị sẽ theo dõi và kịp thời nhắc nhở những

tàu cá đang ở khu vực biển chồng lấn, tranh chấp, cửa vịnh chưa được phân định rõ ràng… nhằm

ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp. Qua đó, đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ

quốc tế, cũng như các biện pháp bảo tồn và quản lý nguồn lợi, đảm bảo sử dụng bền vững nguồn

lợi thuỷ sản.

Trong thời gian qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt đã tăng cường tuyên truyền, phát

tờ rơi, vận động ngư dân thực hiện tốt trách nhiệm của mình không vi phạm pháp luật quốc tế.

Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ tự quản và trong

quá trình làm thủ tục thông quan tại các trạm biên phòng, đến từng hộ gia đình có tàu đánh bắt xa

bờ; vận động, phát tờ rơi và các tài liệu có in rõ những khu vực đánh bắt chung và tọa độ cụ thể

để bà con biết không vi phạm.

Mặt khác, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt cũng tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn

nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của các chủ tàu, ngư dân, thuyền trưởng, chủ cơ sở dịch vụ

hậu cần khai thác thủy sản…

Trung tá Nguyễn Công Trình, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt cho biết,

hiện nay, việc kiểm soát hoạt động của tàu cá vẫn còn nhiều khó khăn, thông qua thiết bị giám

sát hành trình, đơn vị có thể nắm bắt được vị trí thực tế của các tàu cá, qua đó kịp thời nhắc nhở

và chấn chỉnh ngay đối với các tàu cá có vị trí vi phạm lãnh hải nước ngoài. Tuy nhiên, xuất phát

từ nhiều lý do khác nhau nên hệ thống định vị này nhiều lúc còn bị các chủ tàu cá tắt đi gây khó

khăn trong quá trình kiểm soát vị trí của đơn vị.

Nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tàu cá Việt Nam khai thác thủy hải sản ở các vùng biển nước ngoài,

đối với Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Cửa Việt, thời gian qua đã làm tốt việc tuyên truyền cho

bà con ngư dân về các luật định, hiệp định, hiệp nghị, các vùng đánh cá chung để bà con nắm bắt

được ngư trường đánh bắt của ngư dân và không xâm phạm. Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục

tuyên truyền các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND tỉnh

Quảng Trị; đồng thời tăng cường tổ chức các buổi gặp mặt các chủ tàu, đội tự quản để tăng cường

tuyên truyền hơn nữa…

Vừa qua, vào ngày 23/10/2017, Ủy ban Châu ÂU (EC) đã áp dụng biện pháp cảnh báo "thẻ vàng"

đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, do đánh bắt cá bất hợp pháp trên vùng biển quốc tế, vì

“thiếu hành động để chấm dứt các hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển của các nước láng giềng”.

Vì vậy, đã gây khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản khai thác của nước ta

vào châu Âu và một số thị trường khác.

Page 48: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

48

Trước tình hình trên, để góp phần khắc phục và thay đổi, vừa qua UBND tỉnh Quảng Trị đã có

công văn về việc “Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy

ban Châu Âu vê chống khai thác hải sản bất hợp pháp”; trong đó, tỉnh tập trung tăng cường các

hoạt động tuần tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Đặc biệt, địa phương sẽ tiến hành xử lý mức cao nhất đối với chủ tàu, thuyền trưởng có hành vi

đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác;

tước quyền sử dụng giấy phép khai thác vĩnh viễn; xử lý hình sự đối với chủ tàu, thuyền trưởng

tái phạm; tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở

nước ngoài… Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện giải pháp trọng tâm là tuyên truyền phổ biến pháp luật

cho người dân được rõ không vi phạm.

Ông Bùi Văn Chiến, Trưởng ban Tổ tự quản tàu thuyền khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio

Linh cho biết: Tổ tự quản tàu thuyền khu phố 6 đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương

và bộ đội biên phòng tổ chức các buổi tuyên truyền, phát tờ rơi, phổ biến về luật biển tới các

thành viên trong tổ; thực hiện nghiêm việc không đánh bắt thủy hải sản ở vùng biển nước ngoài...

Theo quy định, đến ngày 23/4/2018 nếu Việt Nam không cải thiện, thực hiện tốt quy định về

chống khai thác bất hợp pháp thì khả năng bị phạt thẻ đỏ là rất cao. Chính vì vậy, với sự nỗ lực

không ngừng của các cấp các ngành và các địa phương hiện nay nhằm tuyên truyền nâng cao

nhận thức ngư dân nghe theo hết sức quan trọng.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Trị, trong năm 2017, các lực lượng chức năng tỉnh

Quảng Trị đã tổ chức 31 chuyến tuần tra trên biển, 10 chuyến nội đồng qua đó kiểm tra 797 lượt

tàu trên biển. Đồng thời, ngành chức năng cũng tổ chức tuyên truyền hơn 500 lượt tàu thuyền với

hơn 1.500 ngư dân với hàng ngàn tờ rơi về pháp luật biển. Đến nay, nhờ tuyên truyền tốt nên trên

địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào bị bắt vi hành vi vi phạm khai thác IUU. Đây cũng là

sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của chính quyền tỉnh Quảng Trị.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị cho biết, Quảng Trị có bờ

biển dài và các ngư trường rộng lớn nên khai thác thủy hản sản là một trong những lợi thế của

tỉnh. Thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Chi cục cũng đã tích cực hướng dẫn

bà con ngư dân khai thác đúng ngư trường; tổ chức được các lớp tuyên truyền các quy định của

nhà nước về Luật Biển Việt Nam năm 2013, Luật Thủy sản, quản lý ngư trường nguồn lợi theo

sự quản lý của nhà nước đã được quy định. Chính vì vậy, các tàu thuyền trên địa bàn đã chấp

hành tốt ra vào khai thác tại các ngư trường nhất là các vùng biển giáp ranh với các nước để đảm

bảo được vấn đề an toàn cũng như hiệu quả sản xuất.

Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Quảng Trị sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao hơn nữa

nhận thức của bà con ngư dân, cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường các

hoạt động tuần tra, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa trường hợp vi phạm có thể xảy ra… (Tin Tức

19/2, Thanh Thủy) đầu trang

Page 49: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

49

Biển Hà Tĩnh đã ấm sau bao ngày giá lạnh

Sự cố môi trường biển ảnh hưởng nặng nề đến ở Hà Tĩnh. Vượt qua khó khăn người dân đón Tết

với niềm tin vững chắc sự cố môi trường đã ở lại phía sau.

Những ngày cuối năm rét buốt, gió lạnh thông thốc, thế nhưng không khí trên các đường làng,

ngõ xóm vùng biển Cửa Sót, Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh huyên náo và ấm cúng khác

thường như muốn xua đi cái lạnh ngoài biển.

Mùi cá cơm, cá thu nướng sực nức từ các cơ sở chế biến hải sản, tiếng gọi nhau í ới của bạn chài

chuẩn bị ngư cụ cho những chuyến tàu cá ra khơi đầu xuân xen lẫn mùi biển mặn mòi từ những

vuông lưới giăng khắp nơi mang lại không khí Tết đặc trưng của miền biển.

Rạng rỡ bên tàu cá vừa được tu sửa lại sau hơn 1 năm nằm bờ, ông Phan Hữu Phú, (ngư dân ở xã

Thạch Kim) cho biết: Gia đình có 4 người đều phụ thuộc vào thu nhập từ những mẻ cá gần bờ,

sau hơn 1 năm không còn ra biển đánh bắt, kinh tế rất khó khăn. Sau khi được bồi thường 180

triệu đồng, ông đã đầu tư gần 100 triệu đồng để tu sửa con tàu, số còn lại đủ để trang trải cho gia

đình và sắm sửa đón Tết.

Ngư dân vùng biển Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống

vươn khơi, bám biển.

Theo thời gian, các ngư dân nơi đây đã xây dựng những đội tàu đánh bắt, làng nghề truyền thống

trở thành trung tâm nghề cá của tỉnh Hà Tĩnh.

Trong sự số môi trường vùng biển này có 800 tàu đánh bắt cá, trong đó có 300 tàu trên 90 CV

đánh bắt xa bờ phải ngừng hoạt động. Bên cạnh đó là hàng loạt lồng bè nuôi trồng, cơ sở chế biến

thủy sản bị ảnh hưởng, thiệt hại rất lớn. Đến nay huyện đã gần như hoàn thành việc chi trả tiền

bồi thường với hơn 244 tỷ đồng cho gần 10 nghìn đối tượng bị ảnh hưởng, giúp bà con khôi phục

sản xuất, ổn định đời sống, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán này.

Ông Phan Văn Thanh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết: “Bà con phục hồi

sản xuất, mua sắm thêm ngư cụ, cải hoán tàu thuyền để tiếp tục ra khơi bám biển, đầu tư sản xuất

vụ mới. Tâm trạng của bà con đều phấn khởi, yên tâm đón Tết cổ truyền của dân tộc”.

Nếu như Lộc Hà là trung tâm nghề cá và cũng bị ảnh hưởng nặng nề về khai thác cá ở Hà Tĩnh

thì thị xã Kỳ Anh, nơi có Công ty Formosa nằm trong Khu kinh tế trọng điểm Vũng Áng là tâm

điểm của sự cố môi trường biển.

9/12 xã, phường với hơn 16.000 người bị ảnh hưởng. Tác động lớn nhất là thu hút đầu tư vào

Vũng Áng sụt giảm, năm 2017 chỉ thu hút được 6 dự án trong nước, 1 dự án nước ngoài với số

vốn đăng ký 2,1 triệu USD.

Thương mại dịch vụ chịu tác động mạnh, nhất là hoạt động bán buôn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ăn

uống và lưu trú, dịch vụ du lịch, trong đó thị xã Kỳ Anh bị ảnh nặng nề nhất.

Page 50: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

50

Sau khi sự cố xảy ra, thị xã Kỳ Anh đã dành hơn 1 năm rưỡi tiến hành kê khai, rà soát, thẩm định,

bồi thường cho bà con bị thiệt hại.

Đến thời điểm này đã bồi thường cho người dân với số tiền 453 tỷ đồng khôi phục sản xuất.

Bên cạnh đó thị xã còn hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho bà con ở các xã

bị ảnh hưởng góp phần ổn định đời sống cho người dân trước Tết nguyên đán.

Ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh nói: “Chuẩn bị cho Tết nguyên đán thị

xã đã rà soát, hỗ trợ các gia đình khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách còn khó khăn. Không

để người dân nào thiếu đói, không có Tết.”

Bên cạnh đó, thị xã cũng quyết tâm vực dậy hệ thống kinh doanh dịch vụ hải sản truyền thống,

góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đánh bắt của ngư dân. Đặc biệt là các nhà hàng bè nổi,

mực nhảy đã trở thành thương hiệu về kinh doanh hải sản của thị xã.

Để khôi phục lại UBND thị xã Kỳ Anh đã quy hoạch xây dựng mặt bằng mới thay thế cho các

nhà hàng bè nổi nằm trong khu xây dựng cảng biển Khu kinh tế Vũng Áng.

Sau thời gian khó khăn bộn bề do tâm lý e ngại hải sản, thời điểm cuối năm nay cùng với lượng

du khách đông trở lại khi môi trường biển đã trong lành thì Tết này niềm vui đã đến sớm hơn với

những chủ nhà hàng bè nổi nơi đây.

Ông Lý Hộ, một chủ nhà hàng bè nổi vui mừng: “Qua sự cố môi trường, từ đó đến giờ lượng

khách đã trở lại bình thường, lấy lại được như những năm trước, giờ yên tâm để làm ăn, buôn

bán, không nghĩ gì đến sự cố môi trường nữa. Ai cũng vui vẻ phấn khởi đón Tết. Hiện nay nhà

hàng mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị đón Tết tràn đầy hạnh phúc, cho một năm mới làm ăn

thịnh vượng”.

Trong những ngày này UBND tỉnh Hà Tĩnh đang quyết liệt chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ

và chi trả tiền cho các đối tượng bổ sung, phấn đấu hoàn thành trước Tết với tổng kinh phí dự

kiến là 1.905 tỷ đồng.

Vượt lên những khó khăn bộn bề thời gian qua, người dân vùng biển Hà Tĩnh náo nức đón Tết

nguyên đán với niềm tin vững chắc sự cố môi trường đã ở lại phía sau.

Vùng biển Hà Tĩnh những ngày giáp Tết đã ấm lên, ngư dân rộn ràng ra khơi bám biển, những

chuyến tàu nặng đầy tôm cá hứa hẹn một năm mới khởi sắc. Biển đã ấm và lòng người cũng ấm

lên sau bao ngày giá lạnh, trong sắc xuân phơi phới. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 19/2, Đình Hiếu)

đầu trang

Quảng Ngãi: Hàng nghìn ngư dân dự lễ 'mở cửa biển' đầu xuân

Mùng 3 Tết Mậu Tuất, hàng nghìn ngư dân làng chài Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi)

nô nức dự lễ "mở cửa biển" Sa Huỳnh đầu năm.

Page 51: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

51

Sáng 18/2 (mùng 3 Tết Mậu Tuất), hàng nghìn ngư dân về dự lễ hội cầu ngư Sa Huỳnh (xã Phổ

Thạnh, huyện Đức Phổ). Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, ngư dân hòa mình giữa không

gian lễ hội đầu xuân mới.

Trước khi diễn ra lễ hội cầu ngư, nhóm thanh niên làng chài thi kéo co, còn các cô gái trong trang

phục sặc sỡ, diễn xướng hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung), hát sắc bùa

đậm nét văn hóa biển đảo trong ngày Tết cổ truyền.

Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, cho biết lễ hội cầu ngư hay còn gọi là lễ

ra khơi đánh bắt thủy sản đầu năm, diễn ra theo nghi thức truyền thống của địa phương hàng năm

vào mùng 3 Tết. Lễ này có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, trời yên biển

lặng, được mùa cá tôm.

Theo ông Trinh, đến cuối năm 2017, địa phương có hơn 1.200 tàu, trong đó có hơn 800 chiếc

đánh bắt xa bờ. Năm 2017, tổng sản lượng hải sản đánh bắt của xã Phổ Thạnh là 45.000 tấn, đạt

gần 106% kế hoạch năm.

"Nhờ trang bị các phương tiện hiện đại, năm qua hàng chục chủ tàu ở địa phương thu về 5-7 tỷ

đồng", ông Trinh nói.

Ông Trần Hạt (ngụ xã Phổ Thạnh) chia sẻ lễ ra khơi chính là ngày ngư dân thể hiện lòng thành

kính của mình đối với mẹ biển cả, trời đất đã che chở cho họ bình yên trở về, tàu đầy ắp cá tôm

sau những chuyến ra khơi. (Zing News 18/2. Minh Hoàng) đầu trang

Hà Tĩnh: Độc đáo lễ hội đánh cá cầu may dưới chân núi Hồng Lĩnh

Lễ hội đánh cá Đồng Hoa ngay dưới chân núi Hồng Lĩnh ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà

Tĩnh) được tổ chức mỗi năm một lần. Đây là ngày hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, mang

tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư tồn tại hàng trăm năm nay.

Cứ vào những ngày đầu tháng 5 âm lịch hàng năm, khi mùa màng đã kết thúc, hàng ngàn người

dân ở xã Xuân Viên và các xã lân cận của huyện Nghi Xuân lại nô nức tham gia vào Lễ hội đánh

cá Đồng Hoa (còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào). Đầm nước này nằm

dưới chân núi Hồng Lĩnh hùng vĩ, với chiều dài hơn 1km, diện tích lên tới 30ha, từ dãy núi Hồng

đổ ra nhánh sông chảy về biển nên rất nhiều các loài cá sinh sống.

Ông Phan Khắc Du (70 tuổi) ở thôn Cát Thủy, xã Xuân Viên, cho hay: Vào ngày mùng 5 tháng

5 âm lịch hàng năm, cứ tầm 6 giờ sáng có hàng ngàn người tập trung về đầm Vực mang theo các

dụng cụ đánh bắt cá truyền thống như nơm, vó, lưới chờ khai hội bắt cá ở cánh đồng Hoa này.

Sau hiệu lệnh được chính quyền địa phương phát ra, hàng ngàn người tự do xuống đầm bắt cá.

“Hơn 50 năm nay, năm nào tôi cũng tham gia lễ hội này, vui lắm. Đây là dịp để bà con trổ tài bắt

cá của mình. Lễ hội này rất độc đáo là đánh bắt cá bằng các ngư cụ thủ công, truyền thống như

nơm, vó”.

Page 52: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

52

Cũng theo ông Du, từ xưa tới nay lễ được tổ chức khá quy củ, làng lập ra quy định, ngày thường

không cho người dân đến đánh bắt cá ở Vực Rào, chỉ đúng một ngày của lễ hội mọi người trong

làng mới được tham gia đánh bắt cá tại đầm.

Ông Nguyễn Văn Hải (70 tuổi), ở xã Xuân Viên, chia sẻ: “Thuở nhỏ tôi nghe cha kể lại rằng lễ

hội đánh cá Đồng Hoa trước đây được tổ chức nghiêm ngặt lắm. Đúng vào ngày mùng 5 tháng 5

âm lịch, lý trưởng và các bậc cao niên trong làng cho lập bàn thờ, cúng tế thành hoàng bản thổ

tại ngôi miếu cạnh đầm Vực Rào. Sau khi làm lễ xong, một hồi trống chiêng vang lên, lý trưởng

hú to một tiếng, lúc đó người dân tham gia lễ hội mới được cầm nơm xuống đầm úp cá”.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, khi tham gia lễ hội nếu ai bắt được con cá to thì vừa dơ cá

lên vừa hú to để khoe người dân trên bờ, dưới nước hú theo để tán thưởng một cách hào hứng.

Người xưa quan niệm rằng ai bắt được cá to hoặc nhiều cá sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội

thu trong suốt năm ấy. Sau khi lễ hội kết thúc, người nào bắt được con cá to nhất sẽ được làng

ban thưởng và con cá ấy được dùng làm đồ cúng dâng lên Thành hoàng làng nhân dịp Tết Đoan

Ngọ.

Được biết, đầm Vực Rào không chỉ là nơi diễn ra lễ hội đánh cá Đồng Hoa thường niên mà còn

đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho hàng chục ha lúa trên địa

bàn xã Xuân Viên.

Mặc dù, ngày nay lễ hội đánh cá Đồng Hoa đã gần như không giữ được nguyên vẹn những tục lệ

như của cha ông, tuy nhiên hàng năm người dân và chính quyền địa phương vẫn duy trì những

nét căn bản của lễ hội này. Ông Ngụy Khắc Phúc - Chủ tịch UBND xã Xuân Viên cho biết: “Qua

thời gian, lễ hội đánh cá Đồng Hoa không còn nguyên vẹn như xưa nhưng chính quyền và người

dân vẫn giữ được nét cơ bản của lễ hội. Để duy trì nguồn lợi thủy sản, bên cạnh thường xuyên

tuyên truyền, nhắc nhở bà con, chính quyền địa phương còn thành lập đội bảo vệ luân phiên canh

gác, ban hành quy định về việc cấm đánh bắt cá ở đầm Vực”.

Ông Nguyễn Thanh Là - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nghi Xuân cho hay: Lễ hội

đánh cá Đồng Hoa được tổ chức ở đầm Vực, cách di chỉ khảo cổ học Phối Phối hơn 200m và Khu

du lịch sinh thái đập Đồng Trày 500m, nằm dưới chân dãy Hồng Lĩnh trùng điệp với cảnh trí hữu

tình. Chúng tôi cũng thấy đây là địa điểm lý tưởng cho du khách tham quan, ngắm cảnh. Tuy

nhiên, hiện nay đường sá vào khu vực đầm Vực Rào rất khó đi lại, đang là trở ngại để phát triển

du lịch... (Dân Việt 18/2, Hữu Anh – Quỳnh Nga) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Tàu cá chìm, 4 thuyền viên mất tích

Theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, vào khoảng 9h ngày 14.2.2017

(tức ngày 29 Tết), Trung tâm nhận được thông tin tàu BV 98791 TS có 12 thuyền viên đang hoạt

động đánh bắt thủy sản trên khu vực biển phía Nam đã bị chìm do ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Vị trí tàu bị nạn cách đảo Côn Sơn, tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 30 hải lý về hướng Tây.

Page 53: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

53

Ngay sau khi nhận thông tin, Trung tâm đã tổ chức phát thông báo cứu nạn khẩn cấp, huy động

các tàu thuyền hoạt động trong khu vực biển lân cận thực hiện tìm kiếm và ứng cứu các nạn nhân

bị nạn. Ngay sau đó, 8 thuyền viên tàu bị nạn đã được tàu BV 98377 TS cứu an toàn, 4 thuyền

viên còn mất tích.

Đồng thời, ngay trong sáng ngày 14.2, Trung tâm đã điều động tàu cứu nạn chuyên dụng SAR

413 xuất phát từ Bà Rịa – Vũng Tàu đi cứu nạn, trên tàu có đội thợ lặn của Trung tâm với các

thiết bị lặn kèm theo. Tàu SAR 413 khi ra hiện trường đã thực hiện chỉ huy các lực lượng tại hiện

trường tìm kiếm, trực tiếp tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn 4 thuyền viên còn mất tích.

Rạng sáng ngày 15.2, lực lượng cứu nạn tại hiện trường dự kiến sẽ tiến hành lặn tìm kiếm tại khu

vực xác tàu đắm để tìm kiếm nạn nhân. Thời tiết hiện tại tại khu vực biển này đang có chuyển

biến xấu do ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, sóng cao từ 2

– 3m, gây ảnh hưởng đến hoạt động cứu nạn.

Các hoạt động tìm kiếm 4 nạn nhân còn lại của tàu BV 98791 TS đang được Trung tâm Phối hợp

tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam khẩn trương tiến hành không ngừng nghỉ ngay trong Tết

Nguyên Đán. (Lao Động 15/2, Đặng Tiến) đầu trang

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Cứu nạn ở Song Tử Tây

Với vị trí đặc biệt quan trọng ở phía bắc quần đảo Trường Sa, nhiều năm qua đảo Song Tử Tây

trở thành một địa chỉ tránh trú tin cậy của ngư dân khi đánh bắt xa trên biển.

9 giờ ngày 9.1, điện thoại trực ban của Đội dịch vụ hậu cần nghề cá nhân dân (Hải đoàn 128) ở

đảo Song Tử Tây đổ chuông. Giọng bên kia điện thoại hoảng hốt báo có một tàu đang hoạt động

ở Trường Sa gặp sự cố cần giúp đỡ. Hiện tàu đang được lai dắt vào âu tàu của đảo Song Tử Tây.

Lập tức, công tác cứu hộ, cứu nạn được đội triển khai. Khoảng 30 phút sau, tàu KH91739 TS kéo

tàu KH96877 TS bị sự cố vào cửa âu tàu. Nhìn từ xa, hai con tàu quá bé nhỏ trước bao la biển

lớn.

Gặp PV Thanh Niên ở âu tàu Song Tử Tây, thuyền trưởng tàu KH96877 TS Cao Văn Thanh Huy

(nhà ở Diên Xuân, Diên Khánh, Khánh Hòa) kể ngày 6.1 tàu của ông xuất phát ra Trường Sa câu

cá ngừ đại dương. Sau hai ngày vật lộn với sóng biển, ra tới Trường Sa thì tàu bị hỏng hộp số. Sự

cố xảy ra lúc đài khí tượng báo khu vực Trường Sa sắp có gió cấp 8 - 9 khiến mọi người hết sức

lo lắng. Sau nhiều giờ cố gắng sửa chữa nhưng không thành, nhớ tới âu tàu Song Tử Tây nằm

cách đó hơn 135 hải lý (243 km), ông Huy nhờ tàu bạn dắt vào đảo để tránh hiểm nguy giữa biển.

"Nếu không có tàu bạn lai dắt vào âu tàu Song Tử Tây sửa chữa thì tàu tụi tui phải nằm ngoài đó

chờ đợi tàu cứu nạn, cứu hộ bởi tàu bạn quá nhỏ và công suất quá yếu không đủ sức kéo tàu tôi

vào bờ", ông Huy tâm sự.

Page 54: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

54

Tàu vừa cập âu, các chiến sĩ Hải đoàn 128 nhanh chóng xuống hỏi thăm ngư dân, đồng thời vào

buồng máy để "bắt mạch" sự cố. Do bể hộp số là sự cố khá nặng đối với các tàu đi biển đánh bắt

dài ngày, nên tàu sẽ phải nằm lại âu 4 - 5 ngày để sửa chữa và thay hộp số mới.

KH96877 TS chỉ là một trong nhiều tàu được cứu hộ ở âu tàu Song Tử Tây. Trung tá Nguyễn

Đức Độ, chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, cho hay vị trí đảo nằm ở cực bắc Trường Sa và gần

với Philippines, nơi đây gánh chịu rất nhiều cơn bão mỗi năm.

Do đó, mỗi khi có bão, Song Tử Tây trở thành địa chỉ tin cậy của bà con ngư dân vào tránh trú.

Âu tàu có sức chứa khoảng 100 tàu cá cùng làng chài với 3 dãy nhà để ngư dân vào tránh trú khi

có bão hay tàu gặp sự cố trên biển. Những tàu bị hỏng hóc sẽ được kéo lên đà ở âu tàu kiểm tra

miễn phí. Nếu máy móc, thiết bị của tàu bị hư sẽ được sửa chữa và thay mới với giá thiết bị bằng

ở đất liền.

Ra làm trạm trưởng bệnh xá Song Tử Tây đến nay được 7 tháng, khám chữa bệnh cho nhiều

trường hợp ngư dân nhưng bác sĩ Nguyễn Đức Tùng (37 tuổi, Bệnh viện 108) không bao giờ quên

được cảnh quân dân đảo kết hợp với bệnh xá cứu sống 34 ngư dân gặp nạn trong cơn bão số 12.

Khoảng 6 giờ ngày 31.10.2017, khi vào tránh trú ở âu tàu Song Tử Tây, tàu Quảng Nam số hiệu

QNa91739 TS bị sóng đánh va vào cọc đá chắn sóng vỡ tan, thuyền trưởng Nguyễn Sỹ và một

thuyền viên tử nạn, còn 34 người khác bị trôi dạt ở biển được cứu đưa vào bệnh xá và làng chài.

“Khi đưa lên bờ, hầu hết đều bị chấn thương bên ngoài, có trường hợp bị gãy tay phải bó bột.

Những ngày sau đó, hai bác sĩ và năm nhân viên ở bệnh xá phải chạy ngược chạy xuôi để chữa

trị cho ngư dân”, bác sĩ Tùng nhớ lại.

Cũng theo bác sĩ Tùng, dù trang thiết bị chưa đầy đủ như trong đất liền, nhưng với máy điện

quang, siêu âm... bệnh xá luôn đảm bảo điều trị cho ngư dân trong mọi điều kiện có thể. Năm

2017, bệnh xá Song Tử Tây đã khám, cấp thuốc cho hơn 1.330 lượt người, cấp cứu 48 trường

hợp và phẫu thuật 27 bệnh nhân. Có những ca bệnh khó chữa trị, khó chẩn bệnh thì bác sĩ ở bệnh

xá sẽ mổ trực tuyến để xin ý kiến ở đất liền.

Bác sĩ Tùng nhớ nhất trường hợp mổ cắt ruột thừa cho bệnh nhân Nguyễn Trọng Thái, nhân viên

trạm khí tượng trên đảo, vào tháng 7.2017. Với bệnh này thường dễ chẩn đoán, nhưng anh Thái

bị viêm ruột thừa quặt ngược sau manh tràng trong điều kiện trang thiết bị ở bệnh xá rất khó chẩn

bệnh. Sau mấy lần hội ý, bác sĩ Tùng quyết định mổ trực tuyến với sự giúp đỡ của bác sĩ ở Bệnh

viện 108, vì nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Sau 4 tiếng, ca mổ thành công và

được lãnh đạo bệnh viện đánh giá cao khi sức khỏe bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Mới đây,

trong cơn bão 16, một ngư dân bị gãy xương tay, xương đùi được đưa vào bệnh xá cấp cứu, qua

giai đoạn nguy hiểm trước khi chuyển vào bờ.

"Trước khi nhận nhiệm vụ ra đây tôi cũng lo lắng lắm. Nhưng ra đây thì thấy rất yên tâm, điều

kiện sinh sống ở đảo trong lành, sinh hoạt, ăn uống điều độ nên sức khỏe của anh em trên đảo rất

tốt, nhớ gia đình đã có sóng điện thoại gọi về nhà… Cảm động nhất là anh em trên đảo sống tình

cảm, đùm bọc nhau, còn mỗi khi khám chữa bệnh cho ngư dân hay tàu ghé đảo là lại được tặng

Page 55: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

55

cá tươi nên lòng luôn ấm áp giữa tình đồng chí, đồng bào. Với tôi, những ngày tháng ở đảo là trải

nghiệm đáng nhớ, đáng tự hào của cuộc đời mình", bác sĩ Tùng tâm sự.

Trung tá Nguyễn Đức Độ cho hay ngoài chức năng tránh trú bão, đảo Song Tử Tây còn cung cấp

nước ngọt, xăng dầu... cho ngư dân. Trong năm 2017, Đội dịch vụ hậu cần nghề cá nhân dân của

đảo hướng dẫn cho 221 lượt tàu cá, 7 tàu quân sự vào âu tàu tránh bão, sửa chữa 25 lượt tàu, cung

cấp miễn phí 290 m3 nước ngọt và bán 63 m3 dầu với giá bằng giá bán trong bờ cho các loại tàu.

Với những thành tích cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ ngư dân trong năm 2017, quân và dân đảo Song

Tử Tây được UBND tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa và Bộ Quốc phòng tặng bằng khen. (Thanh

Niên 21/2, Trung Hiếu) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

ĐBSCL: Cá tra thiếu hàng - tăng giá

Cá tra duy trì giá khá tốt là do thị trường xuất khẩu châu Á, châu Mỹ… ổn định, trong khi nguồn

cá tới lứa thu hoạch không nhiều.

Ngày 20-2, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX thủy sản Châu Thành (Đồng Tháp) cho

biết: “Từ trước Tết Mậu Tuất 2018 đến nay, cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đứng ở mức cao khoảng

28.000- 30.000 đồng/kg, đây là mức giá đảm bảo cho người nuôi lời đậm; tạo không khí phấn

khởi cho người nuôi cá tra trong dịp đầu năm mới 2018 để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

xuất khẩu”.

Theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết, cá tra duy trì giá khá tốt là do thị

trường xuất khẩu châu Á, châu Mỹ… ổn định, trong khi nguồn cá tới lứa thu hoạch không nhiều.

Dù vậy, ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản Nam Việt (An Giang) lưu ý: “Năm

2018, nhiều khả năng giá cá tra sẽ đứng ở mức cao, nhưng sau đó giá cả thế nào thì chưa dự đoán

được. Do đó, không nên mở rộng diện tích nuôi cá ào ạt trong lúc này, nhất là những diện tích

nuôi cá tra ngoài qui hoạch và không có hợp tác với doanh nghiệp chế biến. Để phát triển bền

vững nghề cá thì cần tập trung nâng cao chất lượng cá, tăng năng suất, giảm giá thành để tăng

suất cạnh tranh…”.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2017

đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so năm 2016; với chiều hướng thuận lợi hiện nay dự kiến năm 2018

xuất khẩu cá tra đạt kim ngạch khoảng 1,85 tỷ USD… (Sài Gòn Giải Phóng 20/2, Nguyễn Thanh)

đầu trang

Hà Nội, cá trắm và tôm tăng giá mạnh trong đầu năm mới

Phiên chợ ngày Mồng 3 Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thị trường Hà Nội đón nhận một số mặt hàng

tăng giá mạnh.

Dạo quanh thị trường ngày Mồng 3 Tết ở một số chợ trên địa bàn Thủ đô, nhiều cửa hàng vẫn

đóng cửa chưa khai xuân. Tuy nhiên, cũng đã có một số hàng đã mở cưa trở lại, chủ yếu là rau

xanh, gà vịt, cá, tôm, thịt các loại …

Page 56: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

56

Hầu hết, các sản phẩm hàng hóa không có nhiều biến động giá. Nếu như mọi năm trước rau xanh

thường hay tăng giá mạnh sau khi nghỉ Tết thì năm nay rau xanh vẫn giữ giá như trong năm. Cụ

thể, rau cần khoảng 10.000 – 15.000 đồng/kg, hoặc 10.000/3-4 mớ. Bắp cải từ 8.000 – 10.000

đồng/cái. Su hào từ 4.000 – 6.000 đồng/củ tùy theo to hay nhỏ. Rau cải xanh có giá 5.000 – 6.000

đồng/mớ.

Thịt lợn sấn, ba chỉ, bắp giò có giá từ 70.000 – 90.000 đồng/kg. Gà trống nguyên con vẫn bán với

giá 150.000 – 160.000 đồng/kg giữ giá so với những ngày cuối năm ngoái. Thịt bò cũng cơ bản

giữ giá khoảng từ 240.000 – 300.000 đồng/kg tùy loại ngon hay không.

Tăng giá nhiều nhất trong đầu năm nay chính là một số loại cá phục vụ cho nhu cầu ăn lẩu như:

Cá trắm nguyên con có giá bán từ 70.000 – 90.000 đồng/kg tùy theo con to hay nhỏ. Cá trắm cắt

khúc 100.000 - 120.000 đồng/kg. Tính chung cá trắm đã tăng giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg

so với ngày thường.

Cá quả có giá bán 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng giá khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Tôm cũng là loại thủy sản tăng giá mạnh. Cụ thể, tôm sú con to có giá bán 500.000 – 550.000

đồng/kg, tăng khoảng 100.000 – 200.000 đồng/kg. Tôm nớt nuôi dao động từ 250.000 – 400.000

đồng/kg, tăng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg so với cuối năm ngoái. (Kinh Tế Và Đô Thị 18/2, Bích

Hời) đầu trang

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯ DÂN

Quảng Ninh: Đầu xuân tặng áo phao phòng đuối nước cho ngư dân

Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức lễ trao áo phao, thiết bị phòng

chống đuối nước cho ngư dân huyện Vân Đồn. Đây là đợt tặng áo phao cứu sinh đầu xuân Mậu

Tuất 2018 cho ngư dân vùng sông, biển ở địa phương.

Quảng Ninh là tỉnh ven biển vùng Đông Bắc bộ, có tuyến đường thủy nội địa đa dạng và phong

phú, từ thị xã Đông Triều đến TP Móng Cái với chiều dài 781km. Trên sông, biển có trên 10.450

tàu thuyền lớn nhỏ, trong đó 2.125 chiếc vận tải hàng hóa, 8.328 chiếc của ngư dân khai thác

nguồn lợi thủy sản. Quảng Ninh tuy là tốp đầu thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

về tăng cường các giải pháp cấp bách đảm bảo trật tự, ATGT đường thủy nội địa trong tình hình

mới, nhưng năm 2017 vẫn xảy ra 123 vụ tai nạn giao thông trên sông biển, làm chết 72 người,

103 người bị thương. Tai nạn có giảm so với năm trước 15 vụ, tử vong giảm 7 người, giảm 25

người bị thương.

Lật lại những vụ tai nạn năm trước, thương tâm nhất là vụ một gia đình ngư dân ở huyện Vân

Đồn có 4 người, gồm đôi vợ chồng và 2 người con cùng chung sống trên một chiếc thuyền nhỏ

vừa là nơi ở, vừa là phương tiện sản xuất trên biển. Khi lâm nạn đắm thuyền, người chồng và 2

con ôm được vào ván thuyền vỡ thoát chết, còn người vợ ôm chiếc can không nắp nước vào chìm

dần mà tử vong.

Tai nạn giao thông sông, biển, ngư dân đuối nước… hiểm họa vẫn tiềm ấn ở địa phương, Quảng

Ninh đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn, trong đó có một cách làm giàu tính nhân văn là vận

Page 57: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

57

động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, thiện nguyện mua áo phao cứu sinh tặng cho ngư dân. Năm

trước tỉnh Quảng Ninh đã tặng tới tay ngư dân 3.300 chiếc áo phao. Đầu xuân Mậu Tuất này, với

nghĩa cử thiết thực và cảm động địa phương mở đợt tặng áo phao cho ngư dân nghèo, tổng số là

2.750 chiếc. Phòng Cảnh sát đường thủy - Công an tỉnh Quảng Ninh được giao nhiệm vụ hướng

dẫn ngư dân cách sử dụng áo phao cứu sinh, Ban ATGT tỉnh đang vận động các doanh nghiệp

lớn ủng hộ áo phao để 100% người dân làm nghề trên sông, biển ở Quảng Ninh có áo phao cứu

sinh phòng đuối nước. (Xây Dựng 18/2, Vũ Phong Cầm) đầu trang

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nội bộ Indonesia kêu gọi không phá hủy tàu cá trái phép bị bắt

Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia được giới chính trị và giới kinh doanh kêu gọi đừng phá hủy

các tàu đánh cá trái phép bị bắt giữ vì gây tổn hại đến công nghiệp đánh bắt cá và quan hệ ngoại

giao.

Theo hãng tin Reuters, đề nghị được đưa ra từ các quan chức cấp cao trong chính phủ và giới

doanh nhân

Dưới sự lãnh đạo của nữ Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti, từ năm 2014,

cơ quan chức năng Indonesia đã phá hủy hàng trăm tàu đánh cá bất hợp pháp mà lực lượng tuần

duyên nước này bắt giữ với mục tiêu bảo vệ nguồn cá và đời sống ngư dân Indonesia. Trong số

các tàu bị bắn chìm mang tính biểu trưng đó có tàu Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Nhưng Phó Tổng thống Jusuf Kalla nói rằng chính sách mạnh tay này có thể ảnh hưởng đến quan

hệ ngoại giao với các nước khác.

"Theo quan điểm của chính phủ, làm như thế đã đủ rồi", Phó tổng thống Kalla phát biểu và được

nhật báo Kompas của Indonesia đăng tải.

Người phát ngôn của ông Kalla cũng khẳng định lãnh đạo của mình còn nói: "Điều này liên quan

đến quan hệ của chúng tôi với các nước khác".

Hồi năm 2015, Bắc Kinh đã bày tỏ "quan ngại nghiêm túc" khi một tàu đánh cá của Trung Quốc

nằm trong số 41 tàu bị cơ quan chức năng Indonesia đánh chìm xuống biển.

Phòng Thương mại Indonesia cũng than phiền rằng cách tiếp cận cứng rắn của Bộ Hàng hải và

Nghề cá Indonesia và việc thiếu tập trung cho các chính sách mang tính xây dựng đã làm tổn hại

ngành công nghiệp thủy sản nước này, với tình trạng xuất khẩu thủy hải sản giảm sút.

Ông Yugi Prayanto - thành viên cao cấp của Phòng Thương mại Indonesia, nêu ra yêu cầu:

"Chúng tôi yêu cầu chính phủ phải quan tâm đến các khía cạnh sản xuất... và tăng đầu tư vào lĩnh

vực này".

Bà Pudjiastuti đã liên tục được xếp hạng là Bộ trưởng nổi tiếng nhất Indonesia kể từ khi nhậm

chức vào năm 2014, chủ yếu nhờ cách tiếp cận mạnh mẽ của bà để giải quyết vấn đề đánh cá bất

hợp pháp và những câu chuyện liên quan phát ngôn của bà.

Page 58: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

58

Bộ trưởng nổi tiếng thẳng thắn cũng có rất nhiều người theo dõi trên các mạng xã hội với những

lời bình phẩm thẳng thắn về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của mình hoặc những hình ảnh

cho thấy bà làm việc lăn xả hoặc vui chơi trẻ trung như nhảy nhót theo nhạc Beatles trên tàu.

Vốn là một cựu doanh nhân trong ngành đánh bắt cá, bà Pudjiastuti từng thực hiện video được tải

lên YouTube để bảo vệ chính sách cứng rắn của mình, trong đó bà giải thích rằng đó không phải

là chính sách "đóng nhãn hiệu" của bà mà là làm theo luật pháp.

"Đây không phải là một ý tưởng... hay sở thích của Susi Pudjiastuti hay Tổng thống Jokowi", bà

Bộ trưởng của Indonesia nói, và đáng chú ý là sử dụng biệt danh thân tình của Tổng thống.

"Tổng thống Jokowi đã ra lệnh cho chính phủ thực hiện đúng theo luật đánh bắt cá để chấm dứt

nạn đánh bắt trái phép nguồn cá của Indonesia".

Hãng tin Reuters dẫn lời bà Bộ trưởng Pudjiastuti cho biết ngành công nghiệp đánh bắt cá của

nước này đã bị thiệt hại gần 200 tỉ rupi (tương đương 14,89 triệu USD) mỗi năm do hoạt động

đánh bắt bất hợp pháp của các tàu cá nước ngoài.

Tuyên bố của bà Pudjiastuti phản ánh chính quyền Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo coi trọng

việc ngăn chặn hành vi đánh cá trái phép trong phạm vi quốc nội, khu vực và quốc tế.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 10-2014, ông Jokowi đã cam kết sẽ hiện thực hóa tầm nhìn của

mình là biến Indonesia thành "trục bản lề hàng hải toàn cầu" giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình

Dương.

Một trong những trụ cột trong tầm nhìn của ông là việc ngăn chặn hành vi đánh bắt cá trái phép.

Theo ông Jokovi, hơn 5.000 tàu hoạt động trái phép trong vùng biển Indonesia hàng năm, vi phạm

chủ quyền biển của Indonesia. (Tuổi Trẻ/ Giao Thông 13/2) đầu trang

Cá mập khổng lồ dạt bờ, dân Philippines sợ “tận thế”

Đây là loài cá mập siêu hiếm, có thể phát triển đến 5,2 mét và có tuổi thọ tới 100 năm.

Một con cá mập miệng to dài 4,6m vừa dạt vào bãi biển ở Negros Oriental, Philippines, tờ Daily

Star đưa tin.

Đây là loài cá mập cực kỳ hiếm và ít khi được nhìn thấy. Người dân địa phương lo ngại rằng việc

cá mập dạt vào bờ có thể là dấu hiệu của một sự kiện chết chóc sắp xảy ra.

Dân làng Paulino Ocana nói: "Đây là một điềm báo. Tôi có cảm giác một điều gì đó rất xấu sắp

đến. Một thảm hoạ lớn có thể xảy ra và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó".

Ngư dân Peter Ramirez kể: "Con vật này đã chết. Mọi người cố gắng cứu nó nhưng nó có thể đã

bị thương từ trước. Một số người rất sợ hãi”.

Trên thế giới, có 66 bản báo cáo ghi nhận có người nhìn thấy loài cá mập miệng to này. Trong

đó, chỉ 60 vụ được xác nhận.

Page 59: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

59

Loài cá mập này có thể phát triển đến 5,2 mét và có tuổi thọ tới 100 năm. Loài cá sống dưới biển

sâu từng được nhìn thấy ở Nhật Bản, Đài Loan và Philippines.

Xác cá chết từng trôi dạt vào bờ trước khi xảy ra một vài thiên tai kinh hoàng.

Ở Nhật Bản, cá oarfish (hay còn được gọi là rồng biển) được tin là điềm báo của sóng thần hoặc

một trận động đất lớn. Ngay trước trận động đất và sóng thần ở Tohoku năm 2011, khoảng 20 cá

oarfish đã dạt vào khu vực này.

Vào năm 2017, một trận động đất xảy ra ở Surigao, Philippines, chỉ hai ngày sau khi xác một con

oarfish được cư dân tìm thấy ở vùng ven biển.

Nhà địa chấn học người Nhật Bản Kiyoshi Wadatsumi cho biết: "Những sinh vật biển sâu rất

nhạy cảm với bất kỳ hoạt động bất thường nào ở đáy biển. Sự xuất hiện của những sinh vật này

ở vùng nước nông cho thấy một điều gì đó đang xảy ra ở dưới biển sâu”.

Các quan chức về thủy sản của Philippines đang điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của con cá

mập miệng to.

Tiến sĩ Alessandro Ponzo, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu động vật có xương sống lớn

Philippines, cho biết họ sẽ khám nghiệm tử thi con cá mập trong những ngày tới.

Ông nói: "Chúng ta biết rất ít về loài cá mập miệng to, do đó, các nhà khoa học đang tận dụng

từng cơ hội để nghiên cứu nó. Đây là mẫu thứ 118 trên toàn cầu và mẫu thứ 20 ở Philippines".

(Dân Việt 19/2, Trà My) đầu trang

Tràn lan cá biển nhiễm nhựa độc

Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học từ ĐH Quốc gia Ireland ở Galway cho thấy cứ 4 con cá

ngoài khơi Tây Bắc Đại Tây Dương thì có gần 3 con nhiễm nhựa độc.

Đáng ngại là tình trạng nguy hiểm này có thể ảnh hưởng tới những động vật và thậm chí cả con

người ăn phải cá nhiễm độc.

Trang Daily Mail ngày 20-2 cho biết các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tổng cộng 233

con cá chết ở Tây Bắc Đại Tây Dương, kết quả cụ thể cho thấy 73% con cá từ độ sâu 600 m

nhiễm nhựa độc.

Trong số mẫu vật nghiên cứu này, một lượng lớn là những con cá nhỏ thường tìm thấy ở độ sâu

từ 200-1.000 m dưới mặt nước. Loại cá được gọi là cá tầng giữa này thường là mồi của cá ngừ,

cá thu và các loại hải sản khác. Do đó, khả năng không nhỏ là những chất nhựa độc nói trên có

thể bị truyền sang cho con người.

Theo người đứng đầu nghiên cứu, bà Alina Wieczorek, cá đáy biển thường ngoi lên mặt biển vào

ban đêm để ăn các vi sinh vật trôi nổi và có vẻ như đó cũng là lúc chúng phơi nhiễm với các hạt

nhựa.

Page 60: BẢN TIN THỦY SẢN - fistenet.gov.vn ban tin thuy san.pdfXây dựng thương hiệu cá đặc sản ở Tuyên Quang ..... 25 18. Nam Định: Đầu xuân, vua cá bống bớp

60

"Ô nhiễm hạt nhựa là vấn đề hay được báo chí nhắc tới gần đây và một số chính phủ đang có kế

hoạch cấm các hạt nhựa cứng trong mỹ phẩm và chất làm sạch" - bà Wieczorek cho hay.

Nữ chuyên gia còn cho biết thêm rằng tỉ lệ nhiễm hạt nhựa cao của loại cá tầng giữa trong nghiên

cứu gây hậu quả trầm trọng tới sức khỏe của hệ sinh thái hải dương và chu trình sinh địa hóa nói

chung.

Hạt nhựa là các viên nhựa nhỏ có kích thước 0,5 mm có thể tích trong môi trường biển sau nhiều

thập kỷ ô nhiễm. Các sinh vật biển ăn phải chất độc này có thể gặp phải những vấn đề đáng kể

như viêm ruột, giảm ăn và giảm cân nặng. (Người Lao Động 21/2, Thu Hằng) đầu trang./.