17
BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN PHÒNG PHÂN TÍCH Tháng 1-2012

NGÀNH THỦY SẢN

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGÀNH THỦY SẢN

BÁO CÁO CẬP NHẬT

NGÀNH THỦY SẢN

PHÒNG PHÂN TÍCH

Tháng 1-2012

Page 2: NGÀNH THỦY SẢN

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH

Báo cáo cập nhật và phân tích ngành (lưu hành nội bộ) tổng hợp thông tin, nhận

định và đưa ra những khuyến nghị về các ngành nghề mang tính tham khảo, nhằm

hỗ trợ khách hàng. Nhà đầu tư cần tự ra quyết định dựa trên tình hình tài chính,

các mục tiêu đầu tư cụ thể và các điều kiện riêng của cá nhân.

Các thông tin mà Báo cáo sử dụng dựa trên những nguồn mà ABS cho là đáng tin

cậy. Tuy nhiên, ABS không chịu trách nhiệm về độ chính xác và đầy đủ của các

thông tin trong Báo cáo này. Các ý kiến, nhận định, khuyến nghị chỉ thể hiện quan

điểm chủ quan của người viết tại thời điểm phát hành, không được xem là quan

điểm của ABS và có thể thay đổi mà không cần thông báo.

ABS không chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào liên quan đến việc khai thác và

sử dụng các thông tin từ Báo cáo này.

Mọi thông tin liên quan xin vui lòng liên hệ:

Phòng Phân tích

Ban Đầu tư Phân tích

Khối Ngân hàng Đầu tư

Điện thoại: 043 5624626 Fax: 043 5624628

Email: [email protected] / [email protected]

Page 3: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 1

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2010, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt mức

kỷ lục từ trước đến nay với 1,353 triệu tấn, trị giá

5,034 tỷ USD tăng 11,3% về lượng và 18,4% về

giá trị so với 2009. Tuy nhiên kỷ lục này đã được

thay thế bằng một kỷ lục mới khi năm 2011 kim

ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỷ USD, tăng ấn tượng

21% và thủy sản nằm trong Top 5 ngành có kim

ngạch xuất khẩu lớn nhất. Do chưa có số liệu chi

tiết cho cả năm nên những nhận định dưới đây dựa vào các số liệu tính đến hết tháng 10.

Thị trường xuất khẩu

EU tính chung vẫn là thị trường trọng điểm của

Việt Nam khi chiếm 22,5% kim ngạch, tăng 15%

trong đó một số quốc gia như Đức, Italia, Hà Lan

có sự tăng trưởng cao, lần lượt đạt 19%, 38%

và 26%. Đây là kết quả rất ấn tượng của những

nỗ lực mở rộng thị trường của các doanh nghiệp

nếu xét trong bối cảnh khu vực này đang gặp rất

nhiều bất ổn về kinh tế và nhiều quốc gia đang

thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách.

Tại khu vực Châu Á, Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam tuy nhiên giá trị XK

sang quốc gia này chỉ tăng khiêm tốn 7,5% so với năm 2010 và chiếm 16% tổng kim ngạch

do chịu tác động của thảm họa thiên nhiên trong khi một số thị trường khác như Trung Quốc

& Hồng Kông, Hàn Quốc có mức tăng rất mạnh lần lượt là 49% và 30%. Tuy nhiên nếu xét

riêng lẻ thì Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 954 triệu

USD, tăng 23% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 19% tổng kim ngạch.

- 10 20 30 40 50 60

Thị trường xuất khẩu

Tăng trưởng so cùng kỳ (%) Tỷ trọng (%)

-

2.00

4.00

6.00

8.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011

3.36 3.79 4.56 4.11

5.03 6.1

Kim ngạch XK thủy sản (tỷ USD)

Nguồn: ABS tổng hợp

Nguồn: Vasep, ABS tổng hợp

Page 4: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 2

Cơ cấu mặt hàng

Tôm và cá tra vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ

lực khi chiếm tới 70% tổng kim ngạch. Trong số

các loại cá khác ngoài cá tra, cá ngừ (cả chế biến

và nguyên liệu) chiếm 35% và tăng trưởng

28,6%. Đối với nhóm sản phẩm nhuyễn thể, XK

mực & bạch tuộc đạt kim ngạch 414 triệu USD,

chiếm tỷ trọng 8,4%. Trong năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường chính là Hàn

Quốc có sự gia tăng đột biến tới 54% và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu lớn nhất

chiếm tới 40% thị phần tại đây. Tuy nhiên XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, nghêu…) trong

năm 2011 lại không thuận lợi do nhu cầu và giá tại thị trường chính là EU, Nhật Bản, Trung

Quốc giảm khiến cho giá trị XK giảm tới gần 10%. Ngoài ra nhóm giáp xác (cua, nghẹ) chỉ

đạt kim ngạch 84 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ 2010.

Tôm:

Xuất khẩu tôm tháng 10 tăng 2,1% so với tháng 9 và lũy kế đạt 1,95 tỷ USD, tăng 16% so

với cùng kỳ 2010. Theo số liệu mới nhất kim ngạch cả năm là 2,1 tỷ USD, xấp xỉ số của năm

2010.

Năm 2011 diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh tăng gần 3 lần khiến lượng tôm sú

nguyên liệu tại nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm như Sóc Trăng (-37,4%), Bạc Liêu (-7%) qua đó

ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất khiến cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ tăng

3,2% chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu tôm. Trong khi đó tôm thẻ chân trắng lại được phát

triển mạnh và được giá nhờ nhu cầu các sản phẩm có giá thấp tại các thị trường tăng nên

kim ngạch đạt 555 triệu USD, tăng tới 68% so với 2010. Hiện diện tích nuôi tôm chân trắng

toàn quốc khoảng 31.000ha, tăng 25% so với 2010 và 61% so với 2009 trong đó phần lớn

tập trung tại các tỉnh Bắc & Trung Bộ. Mới đây, Bộ NN & PTNT và Bộ TNMT đã đi đến thống

nhất sẽ không đưa tôm chân trắng vào danh mục các loài có nguy cơ xâm hại như nội dung

thông tư 22, qua đó tiếp tục mở đường cho sự phát triển của mặt hàng này.

39.4%

30.0%

19.3% 9.7% 1.7%

Tôm

Cá tra

Các loại cá khác

Nhuyễn thể

Giáp xác

Page 5: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 3

Về thị trường, do Nhật Bản năm 2011 gặp thiên tai

nên nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm 4% qua đó

gián tiếp giúp Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu

tôm lớn nhất của Việt Nam với 405 triệu USD, tăng

7,7%. Một thị trường khá tiềm năng khác là Nga,

dù chỉ đạt 17,7 triệu USD nhưng cũng là kết quả

đáng ghi nhận với mức tăng 336,6% sau khi cơ

quan kiểm soát thú y của nước này ra lệnh cấm đối

với thủy sản nhập từ các nước như Trung Quốc,

Indonexia, Đan Mạch do nhiễm chất độc hại.

Liên quan đến thuế chống bán phá giá của Mỹ đối

với tôm Việt Nam, DOC đã điều chỉnh giảm thuế

lần xem xét thứ 2 (POR2) đối với 23 doanh nghiệp

thuộc diện bị đơn tự nguyện từ 4,57% xuống chỉ

còn 0,01% sau khi Vasep kiện lên tòa thương mại

Mỹ. Ngoài ra cuối tháng 9 cơ quan giải quyết tranh

chấp của WTO (DSB) đã ra phán quyết cuối cùng

cho rằng Mỹ đã thực hiện trái với quy định của

WTO trong việc áp dụng phương pháp zeroing

trong các đợt rà soát 2 và 3. Mức thuế của POR5

(1/2/2009-31/1/2010) cũng đã được thông báo

theo hướng tích cực. Như vậy có thể thấy những

nỗ lực của doanh nghiệp trong việc hợp tác với các

cơ quan có liên quan thời gian qua đều đã mang

lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên việc DSB

không đưa kết quả POR4 vào nội dung xem xét

khiến cho khả năng điều chỉnh giảm thuế POR4

khó có thể xảy ra. Một thông tin bất lợi khác là kỳ

vọng dỡ bỏ hoàn toàn thuế CBPG tôm của Việt Nam đã không trở thành hiện thực khi Ủy

ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITC) đã biểu quyết tiếp tục duy trì áp thuế đối với tôm Việt

STT CÔNG TY XK

Thuế

(%)

1 CAMIMEX (CMX) 1,36

2 Minh Phu Group (MPC) 1,67

3 CADOVIMEX (CAD) 1,52

4 CAFATEX CORP 1,52

5 CATACO 1,52

6 CAFISH 1,52

7 Seaprodex Danang 1,52

8 Incomfish (ICF) 1,52

9 Kim Anh 1,52

10 Minh Hai Jostoco 1,52

11 Seaprodex Minh Hai 1,52

12 SEAPRIMEXCO 1,52

13 Phuong Nam Co. Ltd. 1,52

14 Fimex VN (FMC) 1,52

15 Stapimex 1,52

Các công ty khác 25,76

Nguồn: Vasep, ABS tổng hợp

Nguồn: Vasep, ABS tổng hợp

Kết quả POR5 một số công ty

Page 6: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 4

Nam và 4 quốc gia khác đến lần xem xét tiếp theo vào 1/2/2015 đồng nghĩa với việc các DN

xuất khẩu tiếp tục phải đóng tiền bảo lãnh cho các lô hàng xuất khẩu của mình trong thời

gian tới.

Cá tra

Tính đến thời điểm hiện tại có thể nói năm 2011

là năm thành công đối với cá tra khi kim ngạch

xuất khẩu mặt hàng này tính đến hết tháng 10

đã đạt 1,48 tỷ USD, tăng 29% so cùng kỳ 2010

mặc dù thị trường chủ chốt là EU gặp nhiều khó

khăn (giá trị XK chỉ tăng 3%), nguồn nguyên liệu

trong nước thiếu hụt trong khi giá tăng cao. Có

được kết quả này ngoài những nỗ lực mở rộng thị trường của doanh nghiệp sang các nước

Châu Á và Mỹ La tinh phải kể đến sự tăng trưởng mạnh của thị trường Mỹ. Chi phí nuôi tăng

cao là nguyên nhân khiến cho người nuôi cá tại Mỹ ngừng thả nuôi dẫn đến nguồn cung

giảm 29%, giá tăng mạnh qua đó thúc đẩy cả

lượng và giá cá nhập khẩu (giá xuất khẩu của

Việt Nam riêng trong quý 3 tăng tới 20%-30%

so với đầu năm). Tính đến 15/11/2011, xuất

khẩu cá tra của VN sang thị trường này đạt 274

triệu USD tăng gần 96% so với cùng kỳ 2010 và

theo đánh giá của Urner Barry Comtell thì hiện

thị phần cá tra Việt nam tại Mỹ đã tăng từ 65%

lên tới 90% trong khi đối thủ cạnh tranh Trung Quốc giảm từ 25,1% xuống còn 8%.

Những lo ngại của các DN Việt Nam sau khi DOC công bố kết quả sơ bộ POR6 cuối năm

2010 trong đó thuế CBPG tăng lên 130% giá bán đối với những bị đơn bắt buộc cuối cùng

cũng đã được xóa bỏ khi Mỹ đồng ý sử dụng Bangladesh làm nước tham chiếu thay cho

Phillippin, qua đó mức thuế của nhiều công ty giảm xuống mức 0. Tuy vậy trong lần xem xét

POR7 mới đây, kết quả sơ bộ dù tích cực nhưng thuế đối với nhiều công ty vẫn ở mức khá

cao do Mỹ sử dụng thêm số liệu từ Indonesia, quốc gia có giá thành cao hơn. Ngoài ra sau

Nguồn: Pangasius.com, ABS tổng hợp

30%

18%

6% 5% 4%

36%

Thị trường XK cá tra 10 tháng 2011

EU

Mỹ

ASEAN

Mêhicô

Braxin

Các TT khác

Nguồn: Vasep, ABS tổng hợp

Page 7: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 5

vụ bị WWF đưa vào danh sách đỏ năm 2010, uy tín của cá tra Việt Nam lại bị ảnh hưởng xấu

bởi những nhận định của Phó chủ tịch UB Nghề cá Châu Âu & một đài truyền hình tại Đức

khi cho rằng cá được nuôi trên sông Mekong bị ô nhiễm và bẩn thỉu mặc dù sau đó những

chỉ trích này sau đó đều đã được thanh minh.

TIỀM NĂNG NGÀNH

Thế mạnh:

- Với đường bờ biển dài hơn 3.200km và hệ thống mặt nước nội địa rộng hơn 1,4 triệu

hecta, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp

thủy sản.

- Do là 1 trong những ngành xuất khẩu chủ lực nên thủy sản nhận được nhiều sự quan tâm

và ưu đãi. Đặc biệt hiệp hội Vasep với các thành viên chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu

toàn ngành được đánh giá là có nhiều hoạt động tích cực trong việc xúc tiến thương mại

& phát triển thị trường, đào tạo, tư vấn, tham gia bảo vệ quyền lợi của các thành viên

trong các vụ kiện tôm và cá tra.

- Các doanh nghiệp trong ngành khá năng động và tiếp cận nhanh với các công nghệ mới

trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Một trong những bằng chứng là việc chỉ

sau 3 năm triển khai, hiện cả nước đã có 45 vùng nuôi cá tra với tổng diện tích khoảng

1.000ha của 24 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global Gap, ngoài

ra còn có 18 vùng nuôi khác (237ha) đang xây dựng/chờ cấp chứng nhận.

Điểm yếu:

- Do đặc điểm là cần nhiều vốn đặc biệt vốn lưu động cho việc thu mua nguyên liệu các

doanh nghiệp trong ngành phải sử dụng khá nhiều nợ vay (bình quân trên 1 lần vốn chủ

sở hữu), điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong những thời điểm

lãi suất vay tăng.

- Việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu của các DN gặp nhiều khó khăn do chưa tự chủ

được nguồn nguyên liệu, việc xây dựng vùng nuôi để đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn

gốc đòi hỏi vốn lớn.

Page 8: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 6

- Do thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải phụ thuộc vào nguồn nhập

khẩu từ đó làm gia tăng rủi ro về chất lượng, giá cả.

- Hiện các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thông qua các nhà phân

phối nước ngoài, chưa có thương hiệu riêng và khó thâm nhập được vào hệ thống bản lẻ

tại các thị trường lớn.

Thách thức:

- Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của ngành thủy sản là tình trạng thiếu hụt

nguyên liệu. Hiện năng lực cấp đông của toàn ngành khoảng 4,5 - 5 triệu tấn nhưng sản

lượng khai thác nội địa chỉ khoảng 2,5 triệu tấn, từ đó dẫn đến việc có nhiều doanh

nghiệp chỉ hoạt động ½ công suất trong những lúc cao điểm do không đủ nguyên liệu.

Đối với nguồn thủy sản tự nhiên việc đánh bắt không theo hướng bền vững đã khiến hải

san ven bờ gần như cạn kiệt trong khi năng lực đánh bắt xa bờ còn hạn chế. Với hải sản

nuôi mặc dù phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng thiếu kiểm soát dẫn đến dịch

bệnh trong khi chi phí nuôi tăng cao do phần lớn các nguyên liệu cho sản xuất thức ăn

thủy sản phải nhập khẩu khiến cho nhiều hộ nuôi không tham gia nuôi trồng.

- Ngoài thuế, các quốc gia nhập khẩu ngày càng đặt ra nhiều biện pháp kỹ thuật hơn đối

với các sản phẩm thủy sản Việt Nam như các tiêu chuẩn về chất lượng, yêu cầu truy xuất

nguồn gốc hay gần đây là dự thảo thanh tra cá da trơn nội địa và nhập khẩu của USDA

(Mỹ).

- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc

gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Cơ hội:

- Theo FAO, nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 183 triệu

tấn vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010 và tiêu thụ thủy sản theo đầu người

sẽ đạt 14,3kg thay cho 13,7kg năm 2010.

- Năm 2010, 86% nguồn cung thủy sản cho thị trường Mỹ phải nhập khẩu từ bên ngoài cho

thấy đây vẫn là thị trường lớn cho Việt Nam. Trong danh sách Top 10 mặt hàng thủy sản

được ưa chuộng nhất tại Mỹ thì tôm dẫn đầu và có cả cá pangasius (bao gồm cả cá tra)

Page 9: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 7

đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Ngoài Mỹ các thị trường khác như

Nga, Trung Quốc và một số nước Mỹ La tinh cũng có tiềm năng

KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Hiện số lượng các doanh nghiệp trong ngành niêm yết trên sàn chứng khoán chiếm khá lớn

với 26 công ty trong đó phần lớn tập trung tại HOSE, có 4 mã tại HNX và 2 mã tại Upcom

(SHV, SPD) và nếu phân loại theo mặt hàng chủ lực thì có 4 doanh nghiệp sản xuất tôm

(MPC, FMC, CAD, CMX), 1 doanh nghiệp sản xuất nhuyễn thể (ABT) còn lại đều sản xuất cá

tra, basa. Theo BCTC quý 3 và 9 tháng, hầu hết các công ty đều có doanh thu tăng trưởng

so với cùng kỳ trong đó nổi bật một số doanh nghiệp có mức tăng cao như AVF (+227,2%),

NGC (+97,4%), HVG (+91,3%). Tuy nhiên các chi phí đầu vào tăng mạnh so với năm 2010

đặc biệt là chi phí lãi vay đã tác động khá lớn tới lợi nhuận khiến có tới hơn ½ số công ty có

mức lợi nhuận sụt giảm điển hình như CMX (doanh thu tăng 16%, lợi nhuận -481%), GFC

(doanh thu tăng 11%, lợi nhuận -513%) cá biệt có BAS, CAD là 2 DN đã lỗ sau 2 năm liên

tiếp nhưng vẫn chưa thoát lỗ trong năm nay và nguy cơ bị hủy niêm yết trong năm 2012 là

rất cao.

-500%

-400%

-300%

-200%

-100%

0%

100%

200%

300%

400%

500%

Tăng trưởng 9 tháng so cùng kỳ 2011

Doanh thu Lợi nhuận

Page 10: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 8

Các chỉ tiêu cơ bản các mã cổ phiếu trong ngành đang niêm yết trên HOSE và HNX

Mã Tên sàn KLCPLH

hiện tại

EPS cơ

bản

(VND)

Book

value

(VND)

ROE

(%) Price P/E P/B

LNST

9T/2011

(tỷ)

KH năm

2011

(tỷ)

% Thực

hiện

KH 2011

so với

2010

VHC HOSE

45,952,523

6,989

26,121

31.03 28.4 4.06 1.09 288.31 250 115% 16.8%

MPC HOSE

70,000,000

3,770

20,833

19.03 14.6 3.87 0.70 205.3 615.5 33% 101.0%

HVG HOSE

64,737,753

5,985

30,931

20.15 20.1 3.36 0.65 349.8 337.5 104% 54.3%

ASM HOSE

39,736,202

3,542

17,043

20.12 22.3 6.30 1.31 79.46 181.5 44% 15.5%

ANV HOSE

65,605,250

916

21,672

4.17 7.4 8.08 0.34 42.45 47.25 90% -33.1%

ABT HOSE

11,764,907

6,916

35,594

20.11 34.2 4.94 0.96 75.01 85 88% -9.5%

AGD HOSE

11,999,930

9,915

21,043

57.34 27.9 2.81 1.33 100.12 45 222% 5.8%

ACL HOSE

18,150,000

6,196

17,505

41.95 17.2 2.78 0.98 100.97 70.3 144% 18.0%

AGF HOSE

12,779,288

6,077

51,582

12.15 21.4 3.52 0.41 65.69 60 109% 42.2%

IDI HOSE

38,000,000

3,283

15,237

23.59 6.1 1.86 0.40 78.38 151.7 52% 65.5%

AVF HOSE

22,500,000

3,449

16,975

20.87 9.4 2.73 0.55 53.1 162.69 33% 101.0%

AAM HOSE

9,139,864

5,872

30,736

21.37 22.3 3.80 0.73 51.27 38 135% -16.8%

FDG HOSE

13,200,000

4,379

15,340

28.21 13.2 3.01 0.86 31.06 55.94 56% -3.2%

ATA HOSE

12,000,000

2,084

13,873

15.53 6.3 3.02 0.45 16.58 33.75 49% -27.2%

TS4 HOSE

11,390,948

1,921

21,367

9.08 8.3 4.32 0.39 15.66 33.75 46% 26.6%

SJ1 HNX

3,850,000

2,178

22,501

9.89 26 11.94 1.16 6.65 6 111% -42.9%

FMC HOSE

7,222,630

3,953

21,237

18.35 9.9 2.50 0.47 9.23 22.5 41% -16.0%

Page 11: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 9

Mã Tên sàn KLCPLH

hiện tại

EPS cơ

bản

(VND)

Book

value

(VND)

ROE

(%) Price P/E P/B

LNST

9T/2011

(tỷ)

KH năm

2011

(tỷ)

% Thực

hiện

KH 2011

so với

2010

GFC HNX

8,480,000 - 3,530

6,605 - 38.73 9.5

1.44 -29.02 31.67

418.3%

FBT HOSE

11,265,000

344

8,634

4.29 4.6 13.36 0.53 10.78 15.433 70% -130.2%

CMX HOSE

13,221,234

110

13,516

0.89 5 45.38 0.37 -16.18 9

-78.3%

ICF HOSE

12,807,000

1,054

12,626

7.98 4.8 4.55 0.38 1.19 24.05 5% 18.9%

VNH HOSE

8,023,071 - 60

10,210 - 0.57 3.3

0.32 0.43 13 3% 717.6%

BLF HNX

5,000,000

28

15,508

0.19 3.4 121.43 0.22 2.78 6 46% 171.5%

CAD HOSE

8,799,927 - 3,995

13,958 - 23.29 1.7

0.12 -13.04 10

-132.1%

BAS HOSE

9,600,000 - 1,801

6,859 - 23.64 1.1

0.16 -12.8 -6 -213% -57.4%

NGC HNX

1,200,000

3,193

13,241

24.25 6.8 2.13 0.51 1.57 6.03 26% 99.0%

Ghi chú: EPS, ROE tính theo 4 quý gần nhất, Price lấy tại ngày 30/12/2011

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

Như đã nói ở trên, năm 2011 là năm thành công của các DN sản xuất cá tra trong đó có

VHC. Doanh thu của VHC tăng cao đặc biệt trong quý 1 và quý 3, lũy kế 9 tháng đạt trên

3.000 tỷ đồng, tương đương cả năm 2010 và tăng trưởng 39% so với cùng kỳ. Với kim

ngạch xuất khẩu sau 11 tháng đạt 135 triệu USD, VHC tiếp tục duy trì vị trí số một về XK cá

tra. Thị trường xuất khẩu chính của VHC hiện là Mỹ (40%) và EU (35%).

Với chiến lược phát triển vùng nuôi trong những năm qua nên đến nay VHC đã có 200ha

nuôi cá, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chế biến, trong đó có 90ha đạt tiêu chuẩn Global

Gap, lớn nhất tại Việt Nam. Nhờ vậy nên mặc dù giá nguyên liệu và vật tư tăng cao trong

Page 12: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 10

năm 2011 nhưng chi phí giá vốn của VHC chỉ

tăng nhẹ giúp cho lãi gộp tăng 32%. Ngoài ra

các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

được VHC kiểm soát tốt (-11%) cộng với việc

thu được khoản lãi 34 tỷ đồng từ việc điều

chỉnh tỷ giá nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng

của VHC tăng tới 71%, đạt 288,3 tỷ đồng,

tương đương mức EPS là 6.100 đồng. Theo

ước tính của VHC, lợi nhuận sau thuế năm

2011 của công ty sẽ đạt tối thiểu 300 tỷ đồng,

đạt 120% so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm

(250 tỷ đồng).

Tháng 10/2011, công ty tiếp tục nhận giấy

chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practive)

của GAA của Mỹ (Liên Minh Nuôi Trồng Thủy

Sản Toàn Cầu) cho trại nuôi tại Mỹ Xuơng,

Đồng Tháp và là trại nuôi thứ 2 trên thế giới đạt

chứng nhận này. Đây là bộ tiêu chuẩn hàng đầu về chứng nhận chuỗi sản xuất và được các

nhà bán lẻ và phân phối ở Mỹ vốn là thị trường chính của Vĩnh Hoàn rất quan tâm. Ngoài ra

do đã 2 năm liên tiếp được hưởng mức thuế CBPG vào Mỹ là 0%, VHC đang đứng trước cơ

hội trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt đủ điều kiện đề nghị hoàn toàn rút tên ra

khỏi vụ kiện nếu kết quả chính thức POR7 (dự kiến công bố tháng 3/2012) không đổi so với

kết quả sơ bộ. Nếu điều này xảy ra, khả năng cạnh tranh của VHC tại Mỹ sẽ được nâng cao

hơn nữa.

Nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm từ sản xuất cá tra, tháng 11 vừa qua VHC đã khởi công

xây dựng phân xưởng sản xuất collagen thực nghiệm và thành lập công ty CP Vĩnh Hoàn

Collagen 5. Dự kiến nhà máy sản xuất Collagen công suất 1.000 tấn/năm sẽ được xây dựng

giữa năm 2012 với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ngoài ra VHC cũng góp 121 tỷ đồng thành

lập 2 công ty con hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh lúa gạo.

Chỉ tiêu tài chính 9T/2011 2010

Vốn điều lệ (tỷ) 471,5 471,5

KLCPLH hiện tại (Triệu) 45,95 46,78

Sở hữu nước ngoài 25,3% 25,3%

Tổng tài sản 2.189,9 1.795,7

VCSH 1.200,3 930,4

Doanh thu 2.990,9 3.009,2

LNST 288,3 214,0

% KH 115

EPS cơ bản (VND) 6.989 4.576

Book Value (VND) 26.121 19.851

ROE 31,0% 27,0%

ROA 16,4% 12,8%

Vốn vay / Tài sản 0,2 0,24

Lãi gộp / Doanh thu 17,2% 19,5%

Lãi ròng / Doanh thu 9,1% 7,6%

P/E cơ bản 3,71 5,66

P/B 0,99 1,3

Nguồn: BCTC VHC, ABS tổng hợp

Page 13: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 11

Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG)

Thành lập năm 2003 với vốn điều lệ 32 tỷ đồng, thông qua chiến lược mua lại các công ty

khác trong ngành, đến nay HVG đã sở hữu 12 nhà máy có tổng công suất chế biến 1.700

tấn nguyên liệu/ngày và nếu tính gộp cả công ty con là Agifish thì HVG hiện được xem là

công ty lớn nhất về XK cá tra tại Việt Nam (riêng HVG đứng thứ hai, AGF xếp thứ ba).

Trong những năm gần đây mặc dù doanh thu

của HVG vẫn tăng nhưng lợi nhuận không ổn

định (xem biểu đồ). Năm 2009 nhờ hoàn nhập

khoản dự phòng cho cổ phiếu AGF và lãi do

điều chỉnh tỷ giá nên dù doanh thu chỉ tăng

trên 3% nhưng lợi nhuận tăng gần 2 lần so với

2008. Năm 2010 nhờ tăng sở hữu tại AGF lên

51,08% nên sau khi hợp nhất doanh thu của

HVG tăng 44% tuy nhiên do chi phí bán hàng

và chi phí lãi vay tăng mạnh, lần lượt 72% và 157%, nên lợi nhuận giảm 32%.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, doanh thu tăng

mạnh tới 91%, đạt 5.856 tỷ đồng và lãi sau

thuế đạt 350 tỷ đồng, tăng 68%. Lợi nhuận

của HVG tăng chậm hơn tốc độ tăng của

doanh thu là do nguồn thu từ hoạt động tài

chính sụt giảm trong khi một số chi phí tăng

mạnh. Xem xét kỹ hơn có thể thấy chi phí tài

chính tăng tới 50% trong đó ½ là chi phí tiền

lãi vay. Ngoài ra HVG phải trích lập dự phòng

gần 29 tỷ cho các khoản đầu tư tài chính (2.724.200 cổ phần FBT và 100 tỷ chứng chỉ quỹ

SSI). Tuy nhiên đáng lưu ý nhất là chi phí QLDN tăng gấp 4 lần từ 32 tỷ lên tới 132 tỷ đồng

chủ yếu do HVG trích lập dự phòng phải thu khó đòi của khách hàng nước ngoài và số dư

các khoản dự phòng này đang tăng dần trong vài năm trở lại đây (cuối 2009 là 4 tỷ, cuối

2010 là 15 tỷ và đến 30/9/2011 là gần 77 tỷ). Trong số 61 tỷ đồng dự phòng có 40 tỷ đồng

91.3%

43.5%

3.4%

95.4%

69.0%

-32.3%

78.1%

-17.3% -40.0%

-20.0%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

9T/2011 2010 2009 2008

Tốc độ tăng trưởng qua các năm

Doanh thu Lợi nhuận

Nguồn: BCTC HVG, ABS tổng hợp

1,601.70

3,048.62 3,152.47

4,750.97

5,856.27

158.21 164.69 293.27 218.74 349.79

-

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

7,000

2007 2008 2009 2010 9T-2011

Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: BCTC HVG, ABS tổng hợp

Page 14: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 12

thuộc về một khách hàng mới còn lại là số

phát sinh tăng của một số khách hàng cũ. Đây

hiện được xem là thực trạng đáng lo ngại đối

với HVG bởi nó không chỉ làm suy giảm lợi

nhuận mà còn tác động xấu đến dòng tiền của

doanh nghiệp.

Cá tra là mặt hàng chủ lực của HVG khi chiếm

tới 75% doanh thu và khoảng 93% lợi nhuận

gộp (tính chung cả xuất khẩu, bán nội địa, phế

phẩm). Thị trường XK chính của HVG là EU

(40%), Mỹ & Mexico (22%), Trung Đông

(8%). Ngoài cá tra, HVG cũng có nguồn thu từ

một số hoạt động khác tuy nhiên lợi nhuận

thấp như cho thuê mặt bằng, kinh doanh

thuốc thú y thậm chí cho thuê 2 kho lạnh An

Lạc tổng công suất 42.000 tấn tại Tp. HCM bị

lỗ.

Hướng tới việc khép kín mô hình sản xuất, ngoài các nhà máy chế biến, HVG cũng có 350ha

nuôi, 2 công ty liên kết sản xuất thức ăn thủy sản là Hùng Vương Tây Nam và Việt Thắng

(VTF) có tổng công suất 1.300 tấn/ngày. Trong năm 2011, HVG đã mua lại 24,1% cổ phần

của FBT từ SCIC với giá 12.018 đồng/cổ phần. Với 612ha nuôi tôm và khoảng 100ha nuôi cá

của FBT, HVG kỳ vọng trong tương lai sẽ chủ động 100% về nguồn nguyên liệu cho các nhà

máy của mình và 90% nguyên liệu cho AGF.

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL)

Thành lập năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2005, đến nay ACL xếp thứ

9 về kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước.

Chỉ tiêu tài chính 9T/2011 2010

Vốn điều lệ (tỷ) 110 110

KLCPLH hiện tại (Triệu) 64,74 64,74

Sở hữu nước ngoài 6,2% 6,2%

Tổng tài sản 6.391,5 5.414,3

VCSH 2.002,4 1.858,5

Doanh thu 5.856,3 4.431,6

LNST 349,8 218,7

% KH 104

EPS cơ bản (VND) 5.985 3.379

Book Value (VND) 30.931 27.567

ROE 20,2% 12,4%

ROA 6,8% 4,8%

Vốn vay / Tài sản 0,36 0,41

Lãi gộp / Doanh thu 15,3% 13,7%

Lãi ròng / Doanh thu 6,3% 5,7%

P/E cơ bản 3,44 6,1

P/B 0,7 0,75

Nguồn: BCTC HVG, ABS tổng hợp

Page 15: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 13

Từ năm 2005 trở lại đây, doanh thu của ACL tăng trưởng qua các năm với tốc độ bình quân

hàng năm đạt mức cao 65% tuy nhiên không đều khi có những năm đột biến lên tới 2,5 lần

(2006), 69% (2008), 2010 (49%). Chín tháng đầu năm 2011, dù doanh thu tăng gần 20%

so với cùng kỳ nhưng nhờ chủ động được

nguồn và giá nguyên liệu nên giá vốn giảm,

qua đó giúp lãi gộp của ACL tăng tới 52% (tỷ

lệ lãi gộp 21,5%, mức cao nhất trong vòng 5

năm trở lại đây). Ngoài ra nhờ khoản thu từ

điều chỉnh tỷ giá trong khi kiểm soát tốt các

chi phí khác nên lợi nhuận sau thuế của ACL

đạt trên 109 tỷ đồng, tăn+g hơn 2 lần so cùng

kỳ và gấp 1,67 lần cả năm 2010. Như vậy nếu

so với lợi nhuận kế hoạch (tăng 18% so với

2010) thì kết quả 9 tháng của ACL đã vượt xa

tới 44%, EPS 9 tháng của công ty đạt 5.563

đồng (áp dụng trên vốn điều lệ mới sau khi

công ty chia thưởng tăng vốn với tỷ lệ

100:65). Ngoài 2 thị trường chính là Trung

Đông (60%), EU (20%) và mặt hàng chủ đạo

là cá tra fillet (chiếm tới 90% doanh thu) hiện

ACL cũng xuất khẩu sang Braxin và Mỹ (được

hưởng mức thuế CBPG là 0% trong đợt rà soát lần 6 của DOC). Sau khi chia cổ tức 2011

bằng tiền mặt tỷ lệ 25%, mới đây ACL đã quyết định sẽ tiếp tục chia thêm 20% bằng tiền

mặt nữa qua đó đưa ACL cùng với ABT trở thành 2 công ty thủy sản trên sàn có mức chia cổ

tức bằng tiền cao.

Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC)

Thành lập năm 1992 từ một xí nghiệp tư nhân với vốn điều lệ 120 triệu đồng đến nay MPC

đã phát triển thành một tập đoàn với 8 công ty thành viên hoạt động theo chu trình khép kín

từ khâu con giống, chế phẩm vi sinh cho nuôi trồng, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu. Từ

Chỉ tiêu tài chính 9T/2011 2010

Vốn điều lệ (tỷ) 110 110

KLCPLH hiện tại (Triệu) 18,4 17,63

Sở hữu nước ngoài 4,3% 4,3%

Tổng tài sản 690,1 714,8

VCSH 317,7 228,3

Doanh thu 934,4 1.078,4

LNST 100,9 59,6

% KH 144

EPS cơ bản (VND) 6.193 3.380

Book Value (VND) 17.267 20.756

ROE 42,0% 29,4%

ROA 15,5% 8,9%

Vốn vay / Tài sản 0,42 0,59

Lãi gộp / Doanh thu 19,9% 16,3%

Lãi ròng / Doanh thu 9,1% 5,5%

P/E cơ bản 2,78 5,09

P/B 1,0 0,83

Nguồn: BCTC ACL, ABS tổng hợp

Page 16: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 14

nhiều năm qua MPC luôn là doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam. Hiện tại

giá trị xuất khẩu của MPC chiếm 5,5% giá trị toàn ngành và 14,3% giá trị XK tôm cả nước.

Tiếp đà tăng trưởng cao đạt được trong năm

2010 (+65%), doanh thu 6 tháng đầu năm

2011 của MPC tiếp tục tăng cao tới 80% nhờ

giá tôm xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trong

quý 2 (tính trung bình tăng 15,6%) và sản

lượng tăng 46%. Sang quý 3 dù sản lượng

xuất khẩu chỉ tăng nhẹ nhưng tiếp tục được

lợi về giá nên doanh thu vẫn tăng 37%, đưa

tổng doanh thu 9 tháng của MPC lên 4.857 tỷ

đồng, tăng 58,3% so cùng kỳ 2010. Tuy nhiên

do tổng chi phí của MPC tăng tới 67% (trong

đó riêng giá vốn tăng 65,3%) nên lợi nhuận

sau thuế giảm 16% chỉ đạt 205 tỷ đồng,

tương đương mức EPS xấp xỉ 3.000 đồng.

Trong năm 2011, tôm nuôi tại nhiều địa

phương thuộc ĐBSCL bị chết dẫn đến giá

trong nước có thời điểm tăng tới 30%, đạt

mức cao kỷ lục trong 10 năm trở lại đây. Ngoài ra lãi suất vay tăng do chính sách thắt chặt

của Chính phủ khiến cho chi phí lãi vay của MPC tăng tới 2,3 lần so cùng kỳ 2010. Hiện tại số

dư nợ của MPC là 2.900 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn và số tiền này đang được

MPC sử dụng để đầu tư cho 1.200ha đất nuôi tôm và xây dựng nhà máy mới công suất

20.000 tấn thành phẩm/năm tại Hậu Giang. Mặc dù đã cắt hầu hết các khoản đầu tư vào

chứng khoán từ năm 2009, hiện MPC vẫn còn 200 tỷ đầu tư vào CCQ của SSI (11,76%) do

đến 2013 quỹ này mới hết hạn và khoản đầu tư này cũng khiến MPC phải trích lập dự

phòng tới 39 tỷ đồng.

Mỹ hiện là thị trường chính của MPC chiếm khoảng 45%, tiếp đến là Nhật (15%), EU (12%),

Hàn Quốc (12%). Với việc hoàn thành chạy thử nhà máy Minh Phú Hậu Giang vào tháng 8

vừa qua, dự kiến công suất của MPC trong năm 2012 sẽ được tăng lên gấp 2 lần.

Chỉ tiêu tài chính 9T/2011 2010

Vốn điều lệ (tỷ) 700 700

KLCPLH hiện tại (Triệu) 70,00 69,98

Sở hữu nước ngoài 17,81% 17,81%

Tổng tài sản 4.892,6 3.894,8

VCSH 1.458,3 1.337,9

Doanh thu 4.857,8 5.107,8

LNST 205,3 306,3

% KH 33

EPS cơ bản (VND) 3.769,69 4.376,67

Book Value (VND) 20.833,29 19.113,82

ROE 19,03% 25,25%

ROA 6,16% 10,01%

Vốn vay / Tài sản 0,60 0,57

Lãi gộp / Doanh thu 13,96% 14,86%

Lãi ròng / Doanh thu 4,04% 6,16%

P/E cơ bản 4,46 3,84

P/B 0,81 0,88

Nguồn: BCTC MPC, ABS tổng hợp

Page 17: NGÀNH THỦY SẢN

Báo cáo cập nhật ngành thủy sản

Phòng Phân tích Page 15

TỔNG KẾT

Năm 2011 là một năm thắng lợi của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và nhiều doanh

nghiệp trong ngành nói riêng. Nhìn chung triển vọng cho ngành thủy sản vẫn khá tích cực

trong năm 2012 nhờ một số yếu tố thuận lợi bao gồm:

- Dù được dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng môi trường kinh tế vĩ mô trong nước

sẽ ổn định hơn trong năm 2012, lạm phát và lãi suất được dự báo sẽ giảm dần qua đó

tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển.

- Thị trường Mỹ sẽ tiếp tục khả quan sau khi nền kinh tế nước này phát đi những tín hiệu

tích cực gần đây. Ngoài ra sự phục hồi của thị trường Nhật Bản cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu

về các sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng trở lại.

Tuy nhiên để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu từ 6,3 - 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với 2011,

các doanh nghiệp trong ngành cũng phải vượt qua nhiều khó khăn:

- Cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu được đánh giá là sẽ có những diễn biến phức tạp

khó lường hơn trong năm 2012 và tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam đặc

biệt là cá tra.

- Tôm xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt tôm thẻ chân trắng sẽ gặp phải nhiều cạnh tranh

hơn khi ngành tôm Thái Lan hồi phục của sau trận lũ lụt lịch sử và ngành tôm Braxin,

Trung Quốc hồi phục sau dịch bệnh.

- Việc nhiều diện tích nuôi tôm, nghêu bị thiệt hại nặng trong năm 2011 và giá cá tra đang

trong xu hướng giảm là những yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng và có

thể khiến cho tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục căng thẳng trong năm 2012. Ngoài ra

chất lượng vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề gây lo ngại khi số lượng các lô hàng bị cảnh báo đặc

biệt tại thị trường Nhật có chiều hướng gia tăng khiến cho quốc gia này phải áp dụng các

biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.