29
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Hai, ngày 25 tháng 12 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Ứng phó với bão Tembin (bão số 16): Tiêu chí hàng đầu là đảm bảo tính mạng người dân .............................................................................................................................................. 2 2. Nhiều tàu thuyền tại Cà Mau xin trú bão Tembin ở Thái Lan, Malaysia ............................ 3 3. Bạc Liêu: Khẩn trương di dời dân và tàu thuyền đến nơi tránh trú an toàn ........................ 4 4. Sóc Trăng đã kêu gọi tổng cộng 668 tàu thuyền vào bờ trú bão ......................................... 4 5. Bão số 16: Kêu gọi 8600 tàu cá vào bờ, Bà Rịa-Vũng Tàu tìm kiếm tàu cá mất tích ......... 5 6. Tiền Giang còn gần 800 tàu đánh bắt xa bờ đang trên biển ................................................ 6 7. Bến Tre: Tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn ........................................................ 7 8. Cà Mau: Còn hơn 300 tàu chưa vào bờ tránh bão ............................................................... 8 9. Bình Thuận khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn ................................... 8 10. Kiên Giang: Vẫn còn khoảng 1.200 tàu thuyền trên biển, hơn 200.000 dân trong diện cần di dời .................................................................................................................................... 9 11. Quân đội tích cực giúp đỡ ngư dân trú bão an toàn ............................................................. 9 12. Đề xuất cấp mã vùng nuôi và cơ sở nuôi để chống bơm tạp chất tôm .............................. 11 13. Cứ 10kg tôm bơm tạp chất được bán ra, trong đó có 1kg tạp chất .................................... 13 14. Tàu 67 hỏng: Tỉnh Bình Định đề nghị xử lý hình sự Đại Nguyên Dương ........................ 14 15. Khánh Hòa: Ta ̉ o nơ ̉ hoa gây chế t cá ha ̀ ng loa ̣t ở vịnh Vân Phong .................................... 15 THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................... 16 16. Cá cảnh Việt tung tăng bể ngoại ........................................................................................ 16 17. Xuất khẩu tôm vào EU sẽ tăng mạnh ................................................................................ 18 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18 18. Phú Yên: Hạn chế rủi ro cho nghề nuôi tôm hùm ............................................................. 18 19. Bạc Liêu: Nuôi tôm siêu thâm canh, phát huy giá trị tài nguyên vùng nước .................... 19 20. Quảng Ngãi: Cảnh báo "trắng tay" vì ồ ạt nuôi hải sản tự phát ......................................... 20 21. Nuôi ếch Thái và cá cá rô đồng lai trên diện tích 11.000m2, thu 3 tỷ đồng/năm.............. 20 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 22 22. Ngư dân Nghệ An vững vàng vươn khơi bám biển ........................................................... 22 23. Bàn giao tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân Quảng Trị ....................................................... 24 24. Thanh Hóa: Xử lý 52 phương tiện vi phạm trong khai thác hải sản.................................. 24 25. Quảng Nam: Tàu cá bị thiêu rụi trong đêm, ngư dân mất trắng gần chục tỷ đồng ........... 25 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 25 26. Giá cá tra quay lại thời "huy hoàng", nông dân lãi 9.000 đồng/kg .................................... 25

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfTheo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi vượt qua Philippines và đi vào

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Hai, ngày 25 tháng 12 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Ứng phó với bão Tembin (bão số 16): Tiêu chí hàng đầu là đảm bảo tính mạng người dân

.............................................................................................................................................. 2

2. Nhiều tàu thuyền tại Cà Mau xin trú bão Tembin ở Thái Lan, Malaysia ............................ 3

3. Bạc Liêu: Khẩn trương di dời dân và tàu thuyền đến nơi tránh trú an toàn ........................ 4

4. Sóc Trăng đã kêu gọi tổng cộng 668 tàu thuyền vào bờ trú bão ......................................... 4

5. Bão số 16: Kêu gọi 8600 tàu cá vào bờ, Bà Rịa-Vũng Tàu tìm kiếm tàu cá mất tích ......... 5

6. Tiền Giang còn gần 800 tàu đánh bắt xa bờ đang trên biển ................................................ 6

7. Bến Tre: Tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn ........................................................ 7

8. Cà Mau: Còn hơn 300 tàu chưa vào bờ tránh bão ............................................................... 8

9. Bình Thuận khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn ................................... 8

10. Kiên Giang: Vẫn còn khoảng 1.200 tàu thuyền trên biển, hơn 200.000 dân trong diện cần

di dời .................................................................................................................................... 9

11. Quân đội tích cực giúp đỡ ngư dân trú bão an toàn ............................................................. 9

12. Đề xuất cấp mã vùng nuôi và cơ sở nuôi để chống bơm tạp chất tôm .............................. 11

13. Cứ 10kg tôm bơm tạp chất được bán ra, trong đó có 1kg tạp chất .................................... 13

14. Tàu 67 hỏng: Tỉnh Bình Định đề nghị xử lý hình sự Đại Nguyên Dương ........................ 14

15. Khánh Hòa: Tao nơ hoa gây chêt cá hang loat ở vịnh Vân Phong .................................... 15

THƯƠNG MẠI ........................................................................................................................... 16

16. Cá cảnh Việt tung tăng bể ngoại ........................................................................................ 16

17. Xuất khẩu tôm vào EU sẽ tăng mạnh ................................................................................ 18

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 18

18. Phú Yên: Hạn chế rủi ro cho nghề nuôi tôm hùm ............................................................. 18

19. Bạc Liêu: Nuôi tôm siêu thâm canh, phát huy giá trị tài nguyên vùng nước .................... 19

20. Quảng Ngãi: Cảnh báo "trắng tay" vì ồ ạt nuôi hải sản tự phát ......................................... 20

21. Nuôi ếch Thái và cá cá rô đồng lai trên diện tích 11.000m2, thu 3 tỷ đồng/năm .............. 20

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 22

22. Ngư dân Nghệ An vững vàng vươn khơi bám biển ........................................................... 22

23. Bàn giao tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân Quảng Trị ....................................................... 24

24. Thanh Hóa: Xử lý 52 phương tiện vi phạm trong khai thác hải sản .................................. 24

25. Quảng Nam: Tàu cá bị thiêu rụi trong đêm, ngư dân mất trắng gần chục tỷ đồng ........... 25

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 25

26. Giá cá tra quay lại thời "huy hoàng", nông dân lãi 9.000 đồng/kg .................................... 25

2

27. Thu hoạch tôm chạy bão, người dân Bạc Liêu bị thương lái ép giá .................................. 27

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 28

28. Lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ, Malaysia đang gây thiệt hại cho chính Thái Lan ........ 28

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Ứng phó với bão Tembin (bão số 16): Tiêu chí hàng đầu là đảm bảo tính mạng người dân

Chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với 13 tỉnh Đồng bằng

sông Cửu Long, 5 tỉnh Đông Nam bộ và TP HCM để chỉ đạo ứng phó bão số 16 - cơn bão có tên

quốc tế Tembin đã khiến gần 200 người tại Philippines thiệt mạng.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi vượt qua Philippines và đi

vào Biển Đông, bão số 16 tiếp tục mạnh lên. Dự báo, đến 7 giờ hôm nay (25/12), vị trí tâm bão ở

vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo 300 km về phía Đông. Sức gió

mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10 mét. Trong 24

đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25 km/h).

Đến 19 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến

Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14,

sóng biển cao 7-9 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai ở vùng biển gần bờ (bao gồm cả huyện đảo Côn

Đảo) và đất liền ven bờ: cấp 4.Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính

khoảng 220 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có

bán kính khoảng 130 km tính từ vùng tâm bão.

Trong ngày và đêm nay, do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam bộ có mưa to; từ đêm 25/12 ở các

tỉnh Nam Trung bộ và Trung Trung bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài đến 2-3 ngày.

Từ đêm mai (26/12), mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đây là cơn bão mạnh, trái

quy luật (đổ bộ vào cuối năm), tốc độ di chuyển rất nhanh, khả năng bão đổ bộ vào vùng rất ít

xảy ra bão, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm ứng phó với bão còn rất hạn chế, tàu thuyền hoạt động

trên sông, trên biển nhiều, nhất là tàu thuyền ven bờ và trên sông.

Hơn nữa, dân cư vùng cửa sông, ven biển khu vực này đông đúc, ít có kinh nghiệm ứng phó với

bão, thậm chí một số nơi có tư tưởng chủ quan; hoạt động kinh tế khá lớn, đặc biệt là nuôi trồng

thủy sản, du lịch. Một số tuyến đê biển mới được củng cố, tu bổ chống với bão cấp 9, triều 5%,

với tổng chiều dài 276 km (tổng số 774 km bờ biển) thấp hơn cường độ bão đổ bộ; hiện có 23 vị

trí trọng điểm xung yếu từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau.

Các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển từ 16h ngày 23/12. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên

phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.120 phương tiện với

343.163 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Về công tác sơ

tán dân, 4 tỉnh, thành phố đã có báo cáo, di dời được 13.564 người/853.604 người thuộc 9 tỉnh có

kế hoạch di dời. (Pháp Luật Việt Nam 25/12, Vân Anh) đầu trang

3

Nhiều tàu thuyền tại Cà Mau xin trú bão Tembin ở Thái Lan, Malaysia

Do quay về không kịp, hơn 120 tàu cá của ngư dân đang đánh bắt cá ở vùng biển Tây Nam xin

trú bão ở Thái Lan và Malaysia.

Khuya 24/12, ghi nhận của Zing.vn tại cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, Cà Mau) nhiều

tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn. Một số tàu đánh bắt gần bờ tiếp tục quay về. Lực lượng bộ

đội biên phòng thường xuyên thông báo người dân không được ở lại trên tàu mà cương quyết

phải vào bờ trú bão.

Thị trấn Cái Đôi Vàm có tất cả 525 phương tiện đánh bắt, trong đó có 142 phương tiện đánh bắt

dưới 20 CV, đã vào bờ được 520 chiếc.

“Ở thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có 3 tàu cố tình cắt đứt liên lạc tiếp tục đánh bắt cá. Sau

khi đồn biên phòng đến tận nhà động viên người thân khuyên thì ba tàu chấp nhận quay vào bờ.

Tối 24/12 đã có 2 tàu vào bờ, chỉ còn 1 tàu đang trên đường vào”, thượng úy Vương Hải Hồ, trạm

trưởng trạm biên phòng Cái Đôi Vàm nói.

Tối 24/12, thượng tá Võ Văn Sử, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau (BĐBP)

cho biết đến nay các đồn biên phòng đã liên lạc với các tàu cá thông báo về thông tin cơn bão số

16. Hầu hết tàu thuyền đã chấp hành việc vào bờ neo đậu an toàn.

Theo ông Sử, đơn vị đã phân các tổ công tác về các cửa biển trong tỉnh trực tiếp chỉ đạo các đồn

biên phòng tiếp tục phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, sử dụng hệ thống thông tin liên

lạc kêu gọi ngư dân đang hoạt động trên biển, đặc biệt các phương tiện hoạt động gần khu vực

nguy hiểm biết vị trí, diễn biến của bão số 16 nhanh chóng vào bờ hoặc tìm nơi tránh trú an toàn.

Thị trấn cửa biển được xem là lớn nhất Cà Mau Sông Đốc có 1.449 tàu cá. Tối 24/12 đã có 1.018

tàu vào bờ trú bão theo thông báo của đồn biên phòng Sông Đốc.

Đợt này có 261 tàu của các tỉnh khác vào cửa biển Sông Đốc tránh trú bão, nâng số tàu neo đậu

ở khu vực cửa biển Sông Đốc 1.279 tàu, với 8.799 thuyền viên.

Theo trạm biên phòng Sông Đốc hiện còn 558 tàu, với 4.053 thuyền viên của ngư dân Sông Đốc

chưa vào bờ. Trong số này, có 31 tàu (211 thuyền viên) đánh bắt xa bờ xin vào vùng biển Thái

Lan, 96 phương tiện xin vào vùng biển Malaysia tránh trú. Số còn lại vào các đảo Thổ Châu, Hòn

Chuối… tránh bão

Tại thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), hiện có 191 tàu thuyền hoạt động thì chỉ còn 2 tàu

thuyền đang gấp rút di chuyển vào nơi tránh trú an toàn. Khu neo đậu, tránh trú bão của thị trấn

cũng đã tiếp đón hàng ngàn lượt tàu thuyền từ các tỉnh lân cận về tránh bão.

Chỉ đạo tại cuộc họp khẩn với các sở, ban ngành tỉnh Cà Mau ngày 24/12, ông Nguyễn Tiến Hải,

chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh việc kêu gọi và cấm biển tàu thuyền là cực kỳ quan trọng

và cương quyết thực hiện nghiêm túc.

4

Ông Hải cho biết bão Linda năm 1997, hầu hết số nạn nhân thiệt mạng do bão là ngư dân trên

biển. Các đồn biên phòng phối hợp cùng lực lượng công an tỉnh cương quyết cưỡng chế, có biện

pháp mạnh xử lý trường hợp các tàu thuyền không chấp hành. Trường hợp tàu thuyền cố ý không

vào bờ trú bão, cần thiết địa phương không cấp phép ra khơi sau bão. (Zing News 25/12, Phước

Tuần) đầu trang

Bạc Liêu: Khẩn trương di dời dân và tàu thuyền đến nơi tránh trú an toàn

Chiều 24/12, Đoàn công tác Ban Chỉ huy huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh,

do Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương làm Trưởng đoàn đến kiểm tra công tác phòng

chống, ứng phó bão số 16 tại các điểm xung yếu trên địa bàn.

Các địa phương đã quán triệt, triển khai tốt công tác phòng chống bão, nhất là khâu tuyên truyền,

di cư sơ tán dân, chằng néo nhà cửa, bảo vệ diện tích sản xuất, an ninh trật tự, dự trữ hàng hóa,

nhu yếu phẩm…

Tuy nhiên, qua kiểm tra còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần khắc phục như, ý thức người dân

trong phòng chống bão còn chủ quan, lơ là, nhất là bà con tại ấp I, thị trấn Gành Hào, đến chiều

24/12, nhiều người chưa chịu di dời, thảm nhiên mắc võng nằm đong đưa ngay trên đê kè.

Tại cửa biển Nhà Mát, nhiều hộ kinh doanh, mua bán chưa chịu di dời, cơi nới đồ đạc, tài sản,

nhiều du khách, khách hàng thảm nhiên ngồi ăn uống ngay thân kè. Hơn nữa, một số chủ phương

tiện đánh bắt thủy hải sản chưa chấp hành nghiêm lệnh cấm ra khơi; nhiều nhà dân chưa được

chằng néo nhà cửa, gia cố ao đầm nuôi trồng thủy sản...

Đáng lo ngại, qua báo cáo của các địa phương, cho thấy công tác phòng chống bão cả cán bộ,

người dân còn rất lúng túng. Điển hình như tại cửa biển Nhà Mát, nhiều cán bộ, chủ tàu chưa biết

cách, kỹ thuật neo đậu tàu thuyền trú bão tránh va đập; tại cửa biển Gành Hào còn diễn ra việc

trồng cây xanh, thi công công trình, xây dựng sửa chữa nhà cửa…

Với những bất cập trên, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Nguyễn Quang Dương đề nghị chính quyền,

người dân tập trung cao cho công tác phòng chống bão, ngừng tất cả các hoạt động không cần

thiết, các công trình đang thi công, nhằm hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 16, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV (thuộc Cục

Đường thủy nội địa Việt Nam, trụ sở tại Cần Thơ) đã có văn bản chỉ đạo đại diện Cảng vụ đường

thủy nội địa các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thành phố Cần Thơ chủ

động đối phó với diễn biến phức tạp của cơn bão. Trong đó, tập trung đình chỉ hoạt động cảng

bến, không cấp phép cho các phương tiện tàu thuyền rời bến cho đến khi có thông báo mới

nhất. (Vietnam + 25/12) đầu trang

Sóc Trăng đã kêu gọi tổng cộng 668 tàu thuyền vào bờ trú bão

Ứng phó với bão số 16, đến tối 24/12, tỉnh Sóc Trăng đã cơ bản di dời xong hàng ngàn hộ dân ở

ngoài đê vùng ven biển, ven sông lớn thuộc địa bàn các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề,

Kế Sách và thị xã Vĩnh Châu vào nơi trú ẩn an toàn.

5

Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng cũng đã liên tục có các công văn chỉ đạo các địa

phương, ngành, đoàn thể thông báo khẩn trương di dời dân ngoài tuyến dê biển vào nơi trú ẩn an

toàn trước 17 giờ ngày 24/12; giao Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã thông báo và di

dời tất cả các hộ dân trên tuyến ngoài đê biển vào nơi trú, tránh bão đã được bố trí; đồng thời

thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các hộ dân chấp hành nghiêm việc di dời. Tổ chức các

hoạt động di dời, chăm lo đời sống cho người dân tại nơi trú, tránh bão đảm bảo an toàn vệ sinh,

nước sạch và an toàn thực phẩm.

Cũng đến chiều tối 24/12, tỉnh Sóc Trăng đã kêu gọi tổng cộng 668 tàu thuyền vào bờ trú bão và

liên lạc được với 167 tàu đang khai thác hải sản xa bờ vào Côn Đảo tránh trú bão an toàn. Tại

khu vực neo đậu tàu khu vực Cảng Trần Đề, lực lượng chức năng đã bố trí tàu vào các khu vực

tránh trú bão an toàn và điều động tàu vào những khu vực luồng lạch ven sông Hậu.

Tỉnh cũng đã bố trí các điểm di dời dân để tùy tình hình cấp độ bão nếu trên cấp 10 có thể di dời

cao nhất lên tới 140.000 dân đến nơi trú bão an toàn tại các điểm trường học, trụ sở cơ quan, nhà

dân kiên cố. Trong ngày 24/12 tỉnh đã sơ tán được hơn 20.000 dân vào nơi trú tránh an toàn.

(Vietnam + 25/12) đầu trang

Bão số 16: Kêu gọi 8600 tàu cá vào bờ, Bà Rịa-Vũng Tàu tìm kiếm tàu cá mất tích Đến 15h ngày 24/12, các địa phương đã hoàn thành việc tổ chức cấm biển. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 69.120 phương tiện/343.163 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Trao đổi với VOV, Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết: “Để giảm thiểu được thiệt hại do bão số 16, việc chúng ta phải làm ngay bây giờ mặc dù đã làm nhưng vẫn phải rất khẩn trương và quyết liệt đó là kêu gọi hơn 8.600 tàu vào bờ công việc này phải làm liên tục và hoàn thành vào sáng mai. Với hơn 8.600 tàu với gần 46.000 người chủ yếu là gần bờ nhưng không chủ quan phải kêu gọi vào bờ”.

Về công tác sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi bão số 16 đổ bộ, 9 tỉnh thành phố phải di dời hơn 853.600 người. Tuy nhiên, hiện mới có 4 tỉnh thành phố có báo cáo về công tác di dời dân. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh gần 5.000 người đạt 100%, Bình Dương 1.638 người đạt 24%; Bạc Liêu 7.000 người đạt 2%.

Sáng 25/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ có mặt tại vùng dự kiến bão đổ bộ để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão.

Bà Rịa-Vũng Tàu tìm kiếm tàu cá mất liên lạc

Chiều 24/12, đoàn công tác của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GT-VT) do Cục trưởng Cục Hàng

hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang dẫn đầu đã kiểm tra tình hình tránh trú và neo đậu tàu thuyền

trên vùng biển Vũng Tàu.

Theo báo cáo trong vùng biển Vũng Tàu có 84 tàu vận tải neo đậu. Trong đó có tàu Xin Hai

Sheng 17 đang neo đậu ngoài biển bị rối neo không thể đưa vào vị trí trú bão an toàn. Trên tàu

vẫn còn thuyền viên nhưng không liên lạc được với chủ tàu. Một tàu khác là tàu Nasico Lion

đang neo đậu trên biển nhưng cũng không liên lạc được với chủ tàu, trên tàu có 3 thuyền viên.

Ngoài ra còn có sà lan Phú Mỹ 3 bị lật tại cảng TCTT làm 18 container bị chìm.

6

Trước tình hình này, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang chỉ đạo đưa phương

tiện ra cắt neo tàu Xin Hai Sheng 17 để đưa vào vị trí neo đậu an toàn, còn lại các trường hợp

khác nếu không thể kéo tàu về gần bờ thì phải đưa các thuyền viên vào bờ an toàn. Cục Hàng hải

Việt Nam sẽ thành lập Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại Vũng Tàu để ứng trực và tiếp nhận, xử lý

thông tin liên quan tới hoạt động tránh trú bão của tàu thuyền.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cho biết, lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm tàu cá BV 0032 TS

(có 5 thuyền viên) do ông Đinh Văn Đông làm thuyền trưởng, mất liên lạc trong quá trình đánh

bắt trên biển tại khu vực cách Nam Mũi Vũng Tàu khoảng 25 hải lý. Trước đó, vào lúc 13h ngày

24/12, Đồn Biên phòng Phước Tỉnh nhận được thông tin từ ông Đỗ Văn Bảo (SN 1974, ngụ thị

trấn Long Hải, huyện Long Điền), chủ tàu cá trên. Theo ông Bảo, từ ngày 23/12, ông không liên

lạc được với các thuyền viên trên tàu, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ tìm kiếm tàu

cá này, theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu. (Thời Nay 25/12, Huy Vũ tổng hợp) đầu trang

Tiền Giang còn gần 800 tàu đánh bắt xa bờ đang trên biển

Tiền Giang đã lên phương án sơ tán hơn 77.500 dân. Trong tổng số 1.355 chiếc tàu của tỉnh vẫn

còn 789 chiếc với hơn 5.000 người đang hoạt động trên biển.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang,

toàn tỉnh có 1.355 chiếc tàu đang hoạt động đánh bắt cá trên biển. Đến chiều 23-12 đã có 566 tàu

với hơn 4.454 người vào bờ hoặc vào nơi tránh trú an toàn.

Như vậy, số tàu đang hoạt động trên biển hiện còn 789 chiếc với 5.035 người và Bộ chỉ huy biên

phòng vẫn duy trì liên lạc thường xuyên với số tàu này.

Ông Nguyễn Thiện Pháp, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và phát triển nông

thôn, cho biết đêm 25-12 bão sẽ áp sát bờ tại địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tại buổi triển khai công tác ứng phó và phòng chống thiệt hại do bão Tembin diễn ra tối 23-12,

ông Pháp thông tin rằng vào lúc 16h chiều tỉnh đã cấm mọi tàu thuyền ra khơi, đồng thời kêu gọi

tàu thuyền còn đang hoạt động về nơi tránh trú an toàn.

Tỉnh cũng lên phương án sơ tán 77.539 người vào tránh trú nơi an toàn, theo đó sẽ sơ tán theo hai

phương án tùy theo thực tế cấp độ bão.

"Trong trường hợp bão dưới cấp 10 sẽ sơ tán 36.580 người dân sống ngoài đê, vùng ven biển,

ven cửa sông... Trường hợp bão trên cấp 10 sẽ sơ tán 77.539 người", ông Pháp nói.

Cũng theo ông Pháp, tại các vị trí đê xung yếu, lực lượng chức năng đã phân công người trực

24/24 giờ để kịp thời ứng phó khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Tỉnh này cũng chuẩn bị sẵn 151 xe khách (trên 4.000 chỗ) để sẵn sàng sơ tán dân trong vòng 2

giờ, đồng thời cân nhắc phương án cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học trong hai ngày 25 và 26-12.

Theo ông Võ Văn Thông, giám đốc Đài khí tượng thủy văn Tiền Giang, dự báo khi bão đổ bộ

vào đất liền, cường độ bão sẽ giảm, trong đó tại Tiền Giang hoàn lưu bão sẽ còn cấp 6, cấp 7.

7

Ông Thông nói rằng nơi đáng lo ngại nhất ở Tiền Giang là huyện cù lao Tân Phú Đông và huyện

Gò Công Đông.

Huyện Tân Phú Đông đã lên phương án sơ tán dân qua hai huyện lân cận như Gò Công Tây và

Chợ Gạo.

Còn tại huyện Gò Công Đông, ông Trần Văn Thành, chủ tịch UBND huyện, cho hay đã có hơn 200

tàu đánh bắt gần bờ được kêu gọi vào bờ an toàn, còn 71 chòi nghêu và các hộ đăng đáy sông Cầu

thì đã vào bờ từ chiều 23-12. (Tuổi Trẻ 23/12, Thanh Tú – Hoài Thương) đầu trang

Bến Tre: Tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn

Trước tình diễn biến phức tạp của bão Tembin (số 16), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến

Tre đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng trên địa bàn kiểm điếm, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú

bão an toàn.

Đại tá Nguyễn Chí Quang, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre cho

biết, Bộ Chỉ huy đã chỉ đạo 3 Đồn Biên phòng (Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên) kiểm đếm, kêu

gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, phối hợp địa phương sắp xếp tàu thuyền vào nơi tránh trú

bão tại các cảng, rạch trên địa bàn.

Tính đến chiều ngày 24/12, tổng số phương tiện nắm được là 3.165 phương tiện/15.873 người.

Trong đó, có 2.999 phương tiện/14.997 người đã neo đậu tại bến, bãi của tỉnh và khu vực các đảo,

các tỉnh khác; còn 82 phương tiện đang di chuyển vào đất liền tránh trú bão. Ngoài ra, có 84

phương tiện/609 ngư dân của tỉnh Bến Tre đang di chuyển vào bờ vùng biển Indonexia, Malayxia

để tránh trú bão.

Theo Đại tá Quang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh

trực 100% để phòng tránh, ứng phó bão số 16. Tổ chức lực lượng cơ động gồm 24 đồng chí sẵn

sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh của Bộ Chỉ huy xuống các địa bàn trọng điểm để giúp dân.

Sẵn sàng một kíp tàu của Hải đội Biên phòng 2 sẵn sàng cơ động tìm kiếm cứu nạn.

Trước đó, sáng 24/12, các lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã trực tiếp xuống các huyện biển Bình Đại, Ba

Tri và Thạnh Phú để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, phòng chống bão số 16. Ngành chức

năng tỉnh Bến Tre đã tổ chức hỗ trợ, sơ tán dân với số lượng khoảng 22.154 người và tuyên

truyền, vận động 55.493 người dân có nhà ở tạm bợ, không đảm bảo an toàn tự di chuyển tránh

trú nhờ nhà kiên cố, chắc chắn trong khu vực.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo tạm hoãn các cuộc họp, công việc chưa cần thiết để tập trung

công tác phòng tránh, ứng phó với bão. Các trường học đã chủ động trong công tác phòng tránh,

ứng phó, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, giáo viên và các trang thiết bị trường học… và

cho học sinh các cấp, sinh viên được nghỉ học từ ngày 25 đến hết ngày 26/12. Các ngành, các cấp

chỉ đạo cho công nhân ở các doanh nghiệp và cán bộ, nhân viên nhà nước được nghỉ (trừ những

người được phân công trực) từ chiều 25/12 đến hết ngày 26/12 để tập trung phòng tránh, ứng phó

bão số 16.

8

UBND tỉnh Bến Tre cũng chỉ đạo các xã, huyện, các sở, ban, ngành tổ chức trực ban nghiêm túc

24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, thực hiện chế độ thông tin báo cáo 3 lần/ngày vào

lúc 7 giờ, 11 giờ và 17 giờ. Các địa phương bố trí lãnh đạo trong các ca trực để kịp thời chỉ đạo,

điều hành công tác phòng tránh, ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ", "3 sẵn sàng". (Tài Nguyên

Và Môi Trường 25/12, Bạch Thanh) đầu trang

Cà Mau: Còn hơn 300 tàu chưa vào bờ tránh bão

Đến 22h ngày 24/12, vẫn còn hơn 300 tàu chưa vào bờ dù tỉnh Cà Mau thực hiện nhiều biện pháp

thông tin liên lạc, hướng dẫn tàu thuyền đang đánh bắt trên biển tránh trú bão.

Tỉnh Cà Mau được xác định là một trong các khu vực bão số 16 sẽ đổ bộ. Tất cả tàu thuyền đánh

bắt đã nhận được thông tin về bão số 16. Do đó, từ tối 24/12 đến rạng sáng 25/12, nhiều tàu

thuyền liên tục chạy vào cửa biển Sông Đốc. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng hơn 4.000 tàu

đánh bắt hải sản, trong đó khoảng 3.000 tàu đang neo đậu an toàn ở các khu tránh trú bão, cửa

biển, cửa sông.

Đến thời điểm này, vẫn còn 338 tàu chưa vào bờ. Trong đó, 125 phương tiện xác định sẽ tránh

bão ở vùng biển nước bạn. Hơn 3.000 phương tiện thủy gia dụng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt

thủy sản gần bờ cũng đã trong tình trạng an toàn. Lệnh cấm cửa sông, cửa biển được thực hiện

nghiêm ngặt.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Cà Mau có 8.114 căn nhà đã được chằng chống, khoảng 88.000

người trong khu vực thuộc diện phải di dời, sơ tán nếu bão đổ bộ. Tuy nhiên, ở khu vực cửa biển

Sông Đốc, nhiều người dân vẫn còn đi ra đường, tập trung tại các điểm vui chơi, ăn uống như

chưa hề nghe thông tin về cơn bão số 16 sắp đổ bộ. (Đài Truyền Hình Việt Nam 25/12, Thanh

Chương – Nguyên Du) đầu trang

Bình Thuận khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn

Chiều 24/12, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có mưa, gió vẫn nhẹ. Tuy nhiên, theo nhận

định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tối 25/12 khi bão số 16 sẽ đi vào

đất liền từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau, vùng biển Bình Thuận sẽ có sóng cao từ 6-8m do ảnh

hưởng của cơn bão.

Thực hiện nghiêm lệnh cấm biển của tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận đã chỉ

đạo các đồn biên phòng trong tỉnh triển khai thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra biển hoạt động từ

chiều 23/12.

Đến 15h chiều 24/12, phần lớn tàu thuyền đánh bắt hải sản của địa phương đã vào nơi trú tránh

an toàn. Chỉ còn 14 chiếc gần bờ với 100 lao động đang còn trên biển. Các phương tiện này hiện

đang di chuyển về bờ, dự kiến sẽ vào đến bến neo đậu trước đêm nay.

Hầu hết các phương tiện tàu vận tải thủy nội địa cũng đã di chuyển vào neo trong các âu cảng

biển. Riêng ở đảo Phú Quý còn 2 phương tiện là tàu dịch vụ dầu khí Hải Dương 2 và 1 xà lan

công trình loại lớn không vào cảng được, tạm neo đậu tại bờ kè đang thi công. (Đài Tiếng Nói

Việt Nam 24/12, Việt Quốc) đầu trang

9

Kiên Giang: Vẫn còn khoảng 1.200 tàu thuyền trên biển, hơn 200.000 dân trong diện cần di

dời

Đó là tinh thần chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị tại Hội nghị trực

tuyến với các sở ngành, địa phương nhằm triển khai các phương án, giải pháp ứng phó bão Tembin

(cơn bão số 16) được tổ chức vào chiều 24.12.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Phạm Vũ Hồng - Chủ

tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng Thiếu tướng Phạm Thành Tâm - Phó Tư lệnh Quân khu 9 chủ

trì hội nghị.

Hội nghị đã thông báo cho các đại biểu tính chất nguy hiểm ảnh hưởng của cơn bão số 16. Theo

báo cáo của các ngành, địa phương, hiện đã có 6.591 tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã về nơi tránh

trú bão an toàn. Toàn tỉnh có trên 213.000 người dân sinh sống trong vùng có khả năng ảnh hưởng

cơn bão. Hiện đã có 9/15 huyện, thị xã, thành phố vùng xung yếu chuẩn bị di dời trên 133.000

người. Địa phương còn lại cũng đang sẵn sàng.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Thanh Nghị đã nhiều lần nhấn mạnh, nhắc nhở các cấp

ủy, chính quyền, sở ngành, địa phương dồn sức tập trung phòng chống bão số 16. “Phải xem đây

là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung triển khai thực hiện với tinh thần chủ động cao nhất nhằm hạn

chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân”- Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

nhấn mạnh thêm. “Các ngành chức năng phải rà soát lại số tàu đánh bắt; sơ tán lồng bè đến nơi

an toàn. Các địa phương rà soát lại các công trình, chằng chống nhà dân an toàn, hạn chế tuyệt

đối thiệt hại do bão số 16 gây ra”.

Trên tinh thần đó, Kiên Giang thống nhất cấm biển đối với tàu cá khai thác đánh bắt thủy sản và

từ 6 giờ sáng 26.12 cấm tất cả phương tiện vận tải thủy ra khơi hoạt động đến khi có thông báo

mới.

Hiện toàn tỉnh có hơn 213.380 người dân sinh sống trong vùng có nguy cơ bị bão gây ảnh hưởng,

cần di dời. Các địa phương đã lên kế hoạch sơ tán dân, dự kiến đến 12 giờ trưa ngày 25.12 hoàn

tất. Ngành NNPTNT triển khai ngay các phương án bảo vệ 150km đê biển Tây xung yếu; tổ chức

chằng chống chắc chắn, neo chống bão khoảng 2.800 lồng bè nuôi cá trên biển. (Lao Động

24/12, Lục Tùng) đầu trang

Quân đội tích cực giúp đỡ ngư dân trú bão an toàn

11h trưa 24/12, cơn bão số 16 (Tembin) đã quét qua Trường Sa với sóng biển cao hơn 3m, gió

giật cấp 10-11. Trước cơn bão số 16 cán bộ, chiến sĩ Hải quân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã

tích cực, chủ động triển khai công tác cứu nạn, giúp đỡ ngư dân tránh, trú bão an toàn.

11h trưa 24/12, cơn bão số 16 đã quét qua Trường Sa với sóng biển cao hơn 3m, gió giật cấp 10-

11 phủ kín quần đảo. Trước cơn bão số 16 cán bộ, chiến sĩ Hải quân và các lực lượng làm nhiệm

vụ trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, chủ động triển khai công tác cứu nạn,

giúp đỡ ngư dân tránh, trú bão an toàn. Hiện có 45 tàu cá của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình

Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Bà Rịa -Vũng Tàu vào tránh trú bão an toàn trong âu

10

tàu các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tại âu tàu đảo Song Tử Tây có 14 tàu cá với 100 ngư dân

các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi vào âu tàu tránh, trú bão an toàn.

Chỉ huy đảo đã hỗ trợ ngư dân 5 bộ quần áo, nhu yếu phẩm, 5 khối nước ngọt, 50 kg rau xanh

các loại. Quân y đảo đã thăm khám sức khỏe và cấp thuốc cho bà con ngư dân. Trong số các tàu

trú bão tại âu tàu đảo Song Tử Tây có ngư dân Nguyễn Văn Quả (người Bình Định, ngư dân tàu

cá BĐ 97812TS) ngày 17/12 đã bị gãy chân, tay khi đang lao động trên tàu và đã được quân y

đảo cấp cứu, hiện sức khỏe đã ổn định. Ông Huỳnh Thiên - chủ tàu cá BĐ 97812TS cho biết:

“Lúc khó khăn, hoạn nạn, được cán bộ, chiến sĩ của đảo tận tình chăm sóc, cứu chữa, chúng tôi

vô cùng biết ơn. Nếu không có các anh, chúng tôi không biết phải giải quyết như thế nào trong

lúc nguy hiểm, cảm ơn các anh rất nhiều”.

Âu tàu đảo Đá Tây hiện có 20 tàu cá với hơn 133 ngư dân các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh

Hòa vào trú tránh. Quân y của đảo đã tiến hành thăm khám, cấp thuốc. Chỉ huy đảo đã hỗ trợ các

nhu yếu phẩm cần thiết cho ngư dân. Âu tàu đảo Sinh Tồn có 8 tàu cá của các tỉnh Bình Định,

Phú Yên, Khánh Hòa với hơn 97 ngư dân vào trú tránh. Quân dân trên đảo đã hướng dẫn bà con

neo đậu tàu trong âu bảo đảm an toàn, hỗ trợ 78 suất ăn, khám và cấp thuốc cho 4 ngư dân. Còn

âu tàu đảo Trường Sa hiện có 3 tàu cá và 27 ngư dân các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa vào

trú tránh. Đảo đã hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con ngư dân.

Bão số 16 sẽ quét qua khu vực các nhà giàn trên biển. Trưa 23/12, Ban Chỉ đạo Trung ương về

phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã

ban hành Công điện số 95 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh,

thành phố ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận, các tỉnh Nam bộ và các bộ.

Theo đó, rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu

khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển, trên cù lao đang có nguy cơ sạt lở mạnh, vùng

thấp trũng do ảnh hưởng của triều cường. Kiên quyết sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm

không đảm bảo an toàn; trong đó đặc biệt đối với huyện đảo, xã đảo như Trường Sa (tỉnh Khánh

Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu)…

Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và

tìm kiếm cứu nạn cho biết: “Hiện Bộ Quốc phòng có 3 Công điện chỉ đạo các Quân khu, các đơn

vị quân đội (từ Quân khu 5 trở vào) sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia giúp dân ứng phó

bão”.

Chấp hành chỉ đạo của Tư lệnh BĐBP và Chủ tịch UBND tỉnh, các đơn vị đều trực 100% quân

số. Phần lớn cán bộ khối cơ quan đều được tăng cường xuống các đồn để tham gia vận động,

hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân chằng chéo, di dời nhà cửa. Cùng với các cơ quan, đơn vị và địa

phương, BĐBP các tỉnh đã lên phương án phòng chống thiên tai, có kế hoạch sơ tán dân khi cần

thiết. Từ ngày 23/12, các đơn vị BĐBP đã chủ động thông báo cho các chủ phương tiện, 100%

thuyền trưởng biết vị trí, cũng như hướng di chuyển của bão số 16 để chủ động phòng tránh hoặc

không đi vào vùng nguy hiểm của bão.

Các đồn Biên phòng tích cực, chủ động sắp xếp các phương tiện vào tránh bão tại các bến, bãi và

các cảng cá được đảm bảo an toàn. Tính đến sáng 24/12, lực lượng BĐBP đã phối hợp với chính

11

quyền các địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 60.413 phương tiện với 307.742 lao

động về diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

Đại tá Nguyễn Chí Quang - Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh hiện còn

68 phương tiện đang trên đường chạy vào nơi trú tránh. Đơn vị đang chỉ đạo theo dõi di biến động

của số tàu thuyền này. Theo Thượng tá Trần Văn Le - Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Tiền Giang,

hiện còn 9 phương tiện của Tiền Giang vẫn đang ở vùng nguy hiểm. Đơn vị đã cho chủ phương

tiện ký cam kết bằng mọi giá, chiều qua - 24/12 phải đưa số phương tiện đó vào nơi trú tránh an

toàn.

Còn tỉnh Cà Mau, đến 6 giờ ngày 24/12, còn 595 phương tiện của địa phương đang hoạt động

trên biển và 178 tàu đang hoạt động xa bờ. BĐBP Cà Mau đã cử 50 cán bộ, chiến sĩ xuống tận

nhà dân để liên lạc với tàu. Sau khi nắm được vị trí của từng tàu sẽ hướng dẫn người dân vào

những khu tránh trú bão an toàn. (Pháp Luật Việt Nam 25/12, Lam Hạnh) đầu trang

Đề xuất cấp mã vùng nuôi và cơ sở nuôi để chống bơm tạp chất tôm

Việc xử lý tình trạng bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

thực hiện nghiêm, nhất là các vùng chuyên canh tôm ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Thời

gian gần đây, liên tục các vụ bơm tạp chất vào tôm bị lực lượng chức năng phát hiện nếu không

xử lý kịp thời thì ngành tôm khó phát triển bền vững.

Thời gian qua, để đánh lừa người tiêu dùng và nhằm tăng lợi nhuận, nhiều hộ kinh doanh thủy

sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL đã “phù phép” trọng lượng tôm “còi” thành những con tôm

căng mọng, tươi ngon bằng các tạp chất như agar (rau câu); chế phẩm dạng bột CMC; rong biển

nấu chín được xay nhuyễn, nước… Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh các cam kết không đưa

tạp chất vào tôm và không mua tôm có tạp chất, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) còn tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh thủy

sản tại một số tỉnh, thành ĐBSCL. Điều đáng lo ngại là sau các vụ kiểm tra là hàng loạt sai phạm

kèm theo.

Tỉnh Bạc Liêu là một trong những điểm “nóng” của nạn bơm tạp chất vào tôm thời gian qua.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh, từ năm 2010 đến nay, qua kiểm tra, sở đã phát hiện 217 trường hợp vi

phạm với số lượng 73,941 tấn tôm có chứa tạp chất. Trong đó, tổ chức bơm tạp chất vào tôm 37

trường hợp, thu gom tôm có chứa tạp chất 35 trường hợp, vận chuyển tôm có chứa tạp chất 145

trường hợp. Riêng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, sở đã tổ chức 86 đợt kiểm tra, phát hiện

40 trường hợp vi phạm, với tổng số lượng hơn 6.266kg; đã xử lý vi phạm 39 trường hợp với số

tiền trên 3,4 tỉ đồng. Còn tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2016 đến nay cũng phát hiện trên 50 vụ

tôm bơm tạp chất. Tổng số tôm vi phạm lên đến khoảng 10 tấn.

Ngoài những vụ bắt quả tang tại cơ sở thu mua tôm nguyên liệu, cơ quan chức năng cũng nhiều

lần bắt quả tang số lượng lớn tôm bị bơm chích tạp chất trên đường đi tiêu thụ. Dù có những quy

định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi trên, nhưng siêu lợi nhuận từ việc đưa tạp chất vào

tôm nguyên liệu đã khiến cho một số thương lái, cá nhân bất chấp quy định của pháp luật để thực

hiện hành vi gian dối.

12

Là người nuôi tôm nhiều năm, ông Nguyễn Văn Bé, ngụ tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc

Liêu, bức xúc: “Chính vì việc bơm tạp chất như vậy mà những người nuôi tôm như chúng tôi

phải điêu đứng. Mặc dù rất bức xúc trước việc làm này nhưng không làm gì được. Bởi phần lớn

hành vi gian dối này tập trung ở khâu trung gian là các thương lái mua tôm nguyên liệu”.

Để kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh sản phẩm

tôm có chứa tạp chất, ngành chức năng ở các địa phương đã quyết liệt đẩy mạnh công tác kiểm

soát, ngăn chặn tình trạng kinh doanh bất chính trên. Tuy nhiên, vấn nạn này không hề có dấu

hiệu dừng lại. Đồng thời, thủ đoạn thực hiện của các đối tượng tổ chức bơm tạp chất vào tôm

nguyên liệu ngày càng tinh vi. Ông Phan Thanh Liêm, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Kiên

Giang, cho biết: “Các chủ vựa thu mua thường thuê người khác bơm, trường hợp bị phát hiện thì

“bỏ của chạy lấy người”, hoặc khai báo không rõ người thuê mình là ai để tránh bị xử lý. Thậm

chí gần đây cơ quan chức năng còn phát hiện một số đối tượng đưa tôm nguyên liệu xuống vỏ lãi

rồi vừa chạy trên sông vừa bơm tạp chất”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho

biết thêm: “Để qua mặt cơ quan chức năng, chủ cơ sở đã thiết kế nhiều cánh cửa, hàng rào bên

ngoài che chắn cẩn thận, bố trí người canh gác, đặc biệt dụng cụ bơm tạp chất rất hiện đại. Các

ống bơm giống như vòi bạch tuộc, khi bơm tạp chất vào tôm sẽ nhanh gấp nhiều lần so với bơm

thủ công”.

Nhằm qua mặt lực lượng chức năng kiểm tra, những người tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm

thường đưa vào các ngõ ngách, vùng sâu, vùng xa, thậm chí là đưa lên phương tiện vận chuyển

để thực hiện hành vi gian lận, đồng thời tổ chức canh gác gắt gao. Trước khi lực lượng chức năng

đến kiểm tra, họ sẽ giảm tỷ lệ bơm xuống, pha loãng nên rất khó phát hiện hoặc tìm cách phi tăng.

Có “cầu” mới có “cung”, chính những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tôm tạp chất đã mở đường

cho tình trạng trên. Vì thế để ngăn chặn hành vi này, đầu tiên phải kiểm soát chặt các cơ sở chế

biến và các thương lái, cơ sở thu mua có hành vi đưa tạp chất vào tôm.

Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị thật sự. Mặt khác, phải đặt

trách nhiệm của lãnh đạo huyện, xã theo hướng xã nào, huyện nào để xảy ra tình trạng bơm tạp

chất vào tôm thì lãnh đạo xã đó, huyện đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thậm chí phải

bị cách chức. Có như thế mới giải quyết căn cơ được vấn nạn tôm nhiễm tạp chất.

“Thực tế không ai biết nguồn gốc việc bơm tạp chất vào tôm bằng chính quyền địa phương, nhưng

lâu nay họ dung túng, bao che. Đã làm thì phải làm từ gốc, chứ làm từ ngọn như vừa qua thì bịt

được đầu này lại bị xì ở đầu khác”, ông Võ Hồng Ngoãn, ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc

Liêu, tỉnh Bạc Liêu, bày tỏ.

Ở góc độ xử phạt sai phạm, ông Trịnh Hoài Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu

cho rằng mức phạt hiện nay chưa đủ mạnh. Các đối tượng sẵn sàng chấp nhận phạt để thực hiện

vì lợi nhuận thu được khá lớn. “Cần tăng mức xử phạt cao hơn nữa và sẵn sàng đóng cửa nếu

phát hiện sai phạm. Ngoài ra, cần phải đưa hành vi này vào Luật Hình sự mới đủ sức răn đe”, ông

Thanh đề xuất.

13

Thực tế, ở nhiều địa phương đều có hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm, nhưng khó

khăn hiện tại là các hành vi trên đều được thực hiện ở địa bàn giáp ranh. Khi bị kiểm tra, xử lý

thì người bơm tạp chất vào tôm chạy sang tỉnh khác. Để giải quyết căn cơ cần phải có sự đồng bộ

từ các tỉnh, thành trong khu vực, đặc biệt ở các địa bàn nóng như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,

Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre...

Cũng liên quan vấn đề này, theo bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng

thủy sản tỉnh Sóc Trăng, việc kiểm tra xử lý như vừa qua không khác gì như “bắt cóc bỏ dĩa”.

“Muốn giải quyết triệt để, Bộ NN&PTNT cần ban hành thông tư quy định cấp mã vùng nuôi và

cơ sở nuôi. Trên cơ sở này, việc quản lý của cơ quan chức năng mới thuận lợi, khi phát hiện tôm

có bơm tạp chất hay dính kháng sinh, việc truy xuất nguồn gốc mới dễ dàng. Điều này cũng giúp

chúng ta xây dựng thương hiệu tôm. Kéo theo đó thu nhập người nuôi cũng được cải thiện”, bà

Bình đề xuất. (Dân Việt 25/12, Thùy An) đầu trang

Cứ 10kg tôm bơm tạp chất được bán ra, trong đó có 1kg tạp chất

Tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, dù cơ quan chức năng đã đưa ra

nhiều biện pháp xử lý, nhưng phải thừa nhận rằng, chưa giải quyết được triệt để vấn nạn này.

Khoảng 4h30’ ngày 2/8, Thanh tra Bộ NN&PTNNT phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường (Bộ

Công an) bắt quả tang chủ cơ sở kinh doanh Lê Quang Long (nằm ngoài chợ đầu mối phía nam,

đường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đang bơm tạp chất agar (thạch rau câu)

còn nóng vào 8kg tôm nguyên liệu, hiện trường còn khoảng 10kg. Theo thông tin bước đầu, cơ

sở kinh doanh của ông Long đã bơm tạp chất agar vào tôm 3-4 tháng qua. Tại chợ đầu mối phía

nam, đoàn kiểm tra phát hiện chủ hộ kinh doanh Nguyễn Văn Hải đang bán 12kg tôm bơm tạp

chất. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong và tạm giữ tang vật để xem xét xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 10/6, Cục Cảnh sát môi trường phối hợp với Công an tỉnh Bạc Liêu, Thanh tra

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm ngư nghiệp tỉnh

Bạc Liêu, bắt quả tang 2 hộ kinh doanh ở ấp Bình Hổ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long có

hành vi tương tự. Khai nhận với cơ quan chức năng, 2 hộ kinh doanh này thừa nhận, cứ 100gr bột

rau câu nấu lên sẽ bơm được 100kg tôm thành phẩm; mỗi ngày bơm được trên 200kg tôm thành

phẩm.

Cũng theo ước tính của cán bộ kỹ thuật thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,

mỗi con tôm sau khi bơm tạp chất tăng trọng lượng 10-15% so với trọng lượng của chính con

tôm đó. Vì thế, cứ 10kg tôm sau khi bơm tạp chất được bán ra thị trường đồng nghĩa trong đó có

1kg tạp chất.

Đánh giá về việc các tiểu thương vì lợi ích trước mắt đã dùng tạp chất để tăng trọng lượng và

kích thước của tôm và các loại hải sản khác, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh

học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Tạp chất để bơm vào tôm thường là

agar hay còn gọi là rau câu. Loại bột này có thể ăn được nên không có hại tới sức khỏe con người.

Tuy nhiên việc này là gian lận thương mại nhằm trục lợi cho cá nhân, cần phải lên án.

14

Hành vi bơm tạp chất vào tôm của chủ cơ sở kinh doanh Lê Quang Long chính là hình thức gian

lận thương mại. Căn cứ vào Khoản 5, Điều 16 Nghị định 178/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành

chính trong an toàn thực phẩm quy định các khung hình phạt từ cá nhân vi phạm tới tổ chức sơ

chế, chế biến đưa tạp chất vào tôm và thủy sản thì mức xử phạt với cá nhân thấp nhất là 300.000

đồng; với tổ chức là 100 triệu đồng, cao nhất là 3,5 lần giá trị lô hàng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự, những hành vi trên có thể bị xử phạt từ 1

đến 5 năm tù giam nếu như gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe hay tính mạng

người tiêu dùng. Đặc biệt, theo Bộ luật Hình sự năm 2017 mở rộng hơn và có hiệu lực từ 1-1-

2018 tới đây thì mức xử phạt cho hành vi này tăng lên từ 100 triệu đến 200 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các tiểu thương cũng như các cơ sở kinh

doanh được hưởng siêu lợi nhuận từ việc tăng trọng lượng và tăng kích cỡ tôm, nên dù mức phạt

hành chính hiện hành không thấp, thậm chí trước đây ở tỉnh Cà Mau từng có doanh nghiệp bị xử

phạt 500 triệu đồng, nhưng vẫn không xử lý được triệt để tình trạng bơm tạp chất vào tôm.

Do đó cùng với việc xử phạt hành chính thật nặng, áp dụng các chế tài phạt bổ sung mới đủ sức

răn đe. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cho nhân dân về tác hại của

hành vi trên. Ngoài ra, đoàn liên ngành của cấp tỉnh phải thường xuyên kiểm tra đột xuất và thành

phần trong đoàn này phải chuyên nghiệp, không quan liêu, không để xảy ra tình trạng mua bán

thông tin. Những địa phương nào làm tốt nên có nhưng hình thức khen thưởng cụ thể. (Dân Việt

25/12, Minh Sáng) đầu trang

Tàu 67 hỏng: Tỉnh Bình Định đề nghị xử lý hình sự Đại Nguyên Dương

19 ngư dân Bình Định là chủ các tàu 67 hư hỏng đã yêu cầu doanh nghiệp (DN) bồi thường, hỗ

trợ hơn 45,6 tỷ đồng cho những tổn thất liên quan đến sự cố tàu nằm bờ. Ngư dân khẳng định sẽ

khởi kiện DN cố tình chối bỏ trách nhiệm, không chịu đền bù.

Đến nay, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đã chính thức từ chối yêu cầu bồi thường, gây bức

xúc cho ngư dân.

Ngư dân Mai Văn Chương - chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99179 TS (trú xã Cát Khánh, huyện Phù Cát)

cho biết: “Chúng tôi là khách hàng, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương làm ăn gian dối, tàu hư

hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm. Tôi đã đồng ý giữ lại thép Trung Quốc, yêu cầu công ty tính

toán phần chênh lệch giữa thép Hàn Quốc và thép Trung Quốc với mục đích muốn chia sẻ khó

khăn với DN. Nhưng công ty lại chối bỏ trách nhiệm bồi thường khi tàu nằm bờ một cách quá

trắng trợn; đừng chèn ép ngư dân như thế!”.

Theo ông Chương, con tàu vỏ thép của ông nằm bờ hơn 6 tháng nay, với tổng số tiền tổn thất lên

đến 3,2 tỷ đồng. “Giữ lại thép Trung Quốc đồng nghĩa với việc chúng tôi ra khơi trong tâm trí

luôn sợ hãi. Với cách làm việc của Đại Nguyên Dương, ngư dân đã sẵn sàng neo tàu ở bờ, vác hồ

sơ đi kiện. Dù mất thời gian bao lâu, chúng tôi cũng muốn làm sáng tỏ vụ việc, đòi lại quyền lợi

chính đáng cho mình” - ông Chương nói.

15

Ngư dân Nguyễn Văn Lý (trú xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ; Chủ tàu BĐ 99004 TS) bức xúc:

“Không bồi thường thì nhất định chúng tôi phải kiện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương ra tòa.

Tàu hư hỏng phải nằm bờ từ tháng 5.2017, ngư dân lo sợ ngồi tù vì nợ ngập đầu tại ngân hàng,

công ty cứ rề rà sửa chữa, giờ vẫn chưa xong. Lúc mời mọc đóng tàu, DN “ru” ngư dân như ru

con ngủ, giờ thì gặp sự cố lâm cảnh nợ nần thì họ lại đối xử với chúng tôi như vậy?!”.

Liên quan đến vấn đề trên, chính quyền Bình Định đã làm việc với cơ quan pháp lý, mời các ngư

dân đóng tàu 67 bị hư hỏng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương để tư vấn, hướng dẫn ngư dân

khởi kiện DN đóng tàu.

Ông Hà Ngọc Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết: “Chính quyền sẽ ủng hộ và hỗ

trợ ngư dân kiện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương ra tòa. Đã có nhiều luật sư hứa sẽ đứng ra

giúp ngư dân kiện ra tòa và cam kết kiện miễn phí, không lấy tiền, việc đền bù hay không thì tòa

án sẽ quyết định”.

Trong khi đó, ông Đặng Thành Thái - Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Bình Định khẳng định, theo hợp

đồng, các đơn vị đóng tàu phải có trách nhiệm bồi thường cho ngư dân, chứ không thể chối bỏ

trách nhiệm. “Nếu các đơn vị đóng tàu không bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho ngư dân, chúng

tôi sẵn sàng đồng hành cùng ngư dân để đưa vụ việc này ra tòa án” - ông Thái nói.

Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh, việc Công ty TNHH Đại

Nguyên Dương không chịu bồi thường cho ngư dân là không đúng luật. Tỉnh Bình Định sẽ mời

DN này vào làm việc một lần nữa, để xem quan điểm của Đại Nguyên Dương như thế nào rồi có

hướng xử lý tiếp theo.

“Công ty Đại Nguyên Dương lấy lý do khó khăn để không bồi thường cho ngư dân là không thể

chấp nhận được. Trong lần làm việc sắp tới, nếu Công ty vẫn tiếp tục từ chối bồi thường thì tỉnh

cùng các cơ quan chức năng địa phương sẽ hỗ trợ ngư dân khởi kiện ra tòa án. Bên cạnh đó, có

biện pháp mạnh hơn để xử lý vấn đề này. Cụ thể, tỉnh sẽ đề nghị Bộ Công an điều tra, xử lý hình

sự đối với Công ty Đại Nguyên Dương, chứ không thể đẩy ngư dân vào tình thế khó khăn rồi

phủi trách nhiệm được” - ông Châu cho hay. (Dân Việt 23/12, Dũ Tuấn) đầu trang

Khánh Hòa: Tao nơ hoa gây chêt cá hang loat ở vịnh Vân Phong

Kết quả của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Khánh Hòa này xác định có xuất hiện một số loài

tảo nở hoa tại vịnh Vân Phong, được cho là nguyên nhân gây chết cá tại đây.

Ngay 23-12, UBND tinh Khanh Hoa cho biêt vưa nhân đươc công văn cua Sơ Tài nguyên & Môi

trường bao cao kêt qua xac đinh loai tao nơ hoa trên Vinh Vân Phong (huyên Van Ninh).

Theo đo, sau khi nhân đươc thông tin cuôi thang 11 vưa qua Sơ Tài nguyên & Môi trường Khanh

Hoa đa phôi hơp vơi Ban quan ly Khu kinh tê Vân Phong, Phong Tài nguyên & Môi trường huyên

Van Ninh, Viên Hai Dương hoc tiên hanh khao sat, thu mâu tao tai bôn vi tri gân cac lông be nuôi

thuy san khu vưc Vinh Vân Phong.

Kêt qua phân tich mâu cho thây co xuât hiên day cua Noctiluca scintillans - loài thương xuyên

nơ hoa trên vinh Vân Phong ơ tâng măt va tâng đay.

16

Nguy hiêm hơn co sư xuât hiên cua loai tao hai roi Tripos furca (Ceratium fuca) - loài tảo từng

bung phat vao cuôi thang 11-2016 gây chêt ca hang loat trên vinh Vân Phong.

Ngoài ra còn có môt sô loai tao co kha năng sinh đôc tô như loai tao silic gây ngô đôc dang mât

tri nhơ cho con ngươi - mât đô cao nhât ơ be nuôi trông thuy san gân cang Đâm Môn.

Lý do khiến lượng dinh dưỡng trong nước ven bờ cao là: nuôi trông lông be co mât đô qua cao,

chât thai sinh hoat, thơi tiêt...

Việc tảo nở hoa xuất hiện được xac đinh la do ham lương dinh dương trong nươc ven bơ quá

cao. Khi các loài tảo này tập trung với mật độ dày se dân đên tinh trang thiêu ôxy hoa tan trong

nươc biên, co thê gây hiên tương cac loai thuy sinh bi chêt.

Trươc tinh trang trên, UBND tinh Khanh Hoa đa giao cho cac sơ, nghanh liên quan phôi hơp

cung đia phương thông tin vê cac loai tao nơ hoa trên vinh Vân Phong đên cac tô chưc, ca nhân

liên quan biêt, co biên phap phu hơp bao vê đôi vơi cac loai thuy, hai san nuôi trông tai vinh.

Đông thơi tiêp tuc theo doi, kip thơi canh bao cac đia phương co biên va biên phap xư ly khi co

hiên tương tao nơ hoa nhăm giam thiêu thiêt hai. (Tuổi Trẻ 23/12, Thái Thịnh) đầu trang

THƯƠNG MẠI

Cá cảnh Việt tung tăng bể ngoại

Với đặc thù của lớp da và vảy bắt được ánh đèn nên cá có vẻ đẹp ấn tượng và được gọi là cá

Neon. Giống cá này đang được xuất khẩu và thu về hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Cá Neon Xanh, có tên khoa học là Paracheirodon innesi (Myers, 1936), tên tiếng Anh là Neon

Tetra và được gọi ở Việt Nam là cá Neon Xanh hay Neon Huỳnh Quang. Để đầu tư một hồ thủy

sinh chất lượng và đẹp trung bình các tay chơi phải bỏ ra khoảng 10 triệu đồng. Chi phí bỏ ra dựa

trên thiết kế của hồ đặc biệt là số lượng cá. Giá bán hiện nay trên thị trường của cá Neon vào

khoảng 8.000-10.000 đồng/con.

“Trước đây, tôi chơi cá Sam, rồi chơi sang tép kiểng, được một số người bạn chơi trong câu lạc

bộ giới thiệu nên tôi cũng mới đầu tư chơi cá Neon này. Tôi đã thất bại 2 lần, thiệt hại gần 50

triệu đồng”, anh Quốc Trung, ở quận Phú Nhuận, cho biết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đam mê

và nuôi thành công giống cả cảnh nhỏ bé này, đặc biệt là tiềm năng xuất khẩu của chúng.

Tại trại Thiên Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM, hàng chục nhân viên ra vào chăm sóc các khu vực

nuôi, khuôn viên khoảng 5.000m2 được phân chia các khu ép, dưỡng và nuôi cá. Với đặc thù của

giống cá này, các thị trường tại châu Âu, Mỹ và một số nước khác đang khá hút nên được Thiên

Đức hướng đến và xuất khẩu. Giống Thiên Đức chú trọng là Neon Vua. “Hiện nay, chúng tôi có

40.000 cặp cá Neon Vua đang cho sinh sản, 1 tháng trung bình có thể bán được 300.000-400.000

con, doanh thu 1 năm đạt được 400.000-500.000 USD”, ông Lê Hữu Thiện, Tổng Giám đốc Công

ty Cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức, cho biết.

17

Với việc thỏa thuận và ký kết với các đối tác, Thiên Đức sẽ xuất khẩu và vận chuyển qua đường

hàng không sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý. “Nhận được đơn hàng, chúng tôi sẽ chuẩn bị

trong vòng từ 5-7 ngày, cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra trước khi đóng lô xuất khẩu, khi hàng được

phép xuất sẽ chuyển đến sân bay và được kiểm dịch về tình trạng sức khỏe cá”, chủ trại cho biết.

Neon Vua trước đây được Trung tâm Khuyến nông Thành phố nghiên cứu sinh sản thành công

cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật thuần dưỡng trong điều kiện nuôi nhân tạo và nâng tỉ lệ

sống từ 25% lên 70%. Đồng thời, trung tâm này cũng đã chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng cho

sinh sản bán nhân tạo và bàn giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao nông nghiệp công

nghệ cao, thuộc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nghiên cứu và phát triển.

Thời gian qua, một số mô hình nuôi và xuất khẩu cá kiểng đã được NCĐT giới thiệu như cá Koi,

cá Sam, tép kiểng. Phía người nuôi, hầu hết đều mong muốn được quan tâm và tạo điều kiện hơn

nữa để sinh vật kiểng có thêm nhiều cơ hội rộng đường xuất ngoại.

Thị trường kinh doanh cá kiểng còn nhiều dư địa để phát triển, nhưng theo tìm hiểu của NCĐT,

một số doanh nghiệp chạy theo số lượng hơn chất lượng; vì thế, khi tăng lượng nuôi quá nhanh,

họ đã không kiểm soát được chất lượng cũng như làm mất đi giá trị vốn có của giống cá, ảnh

hưởng đến thị trường xuất khẩu.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2017, sản lượng cá cảnh

xuất khẩu đạt gần 16,25 triệu con, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch đạt gần

17,58 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay, cá cảnh của thành phố đã xuất

khẩu đến 52 quốc gia, thị trường châu Âu chiếm 60%, còn lại là châu Á, châu Mỹ và Nam Phi.

Năm 2017, TP.HCM đặt mục tiêu xuất khẩu từ 18-20 triệu con cá cảnh, với kim ngạch 20-25

triệu USD hướng đến mục tiêu đạt từ 40-50 triệu USD vào năm 2020.

Tuy nhiên, mục tiêu này không dễ đạt được nếu không có sự đầu tư bài bản hơn. TP.HCM có gần

300 cơ sở sản xuất và nuôi cá cảnh với sản lượng 135 triệu con và 17 loài cá cảnh thông dụng (cá

Dĩa, Ông Tiên, Chép, La Hán, Phượng Hoàng, Neon...). Đa phần quy mô trang trại nuôi còn nhỏ

lẻ và quá ít sản phẩm để chào hàng. Công nghệ nuôi theo phương thức truyền thống, thiếu đầu tư

dẫn tới giá thành cao, cơ hội cạnh tranh thấp ở thị trường xuất khẩu.

Với số lượng xuất khẩu 16 triệu con cá cảnh/năm, kim ngạch đạt trên 16,53 triệu USD, cá cảnh

Việt Nam là ngành có tiềm năng lớn, nhưng chưa được khai thác xứng tầm. Các trang trại nuôi

cá cảnh đề xuất quy hoạch vùng nuôi diện tích lớn, kiểm soát bệnh dịch tốt hơn và đầu tư công

nghệ nuôi có chiều sâu hơn. Đồng thời, đẩy mạnh khâu quảng bá sản phẩm tại các thị trường có

tiềm năng xuất khẩu.

“Mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh của thành phố cũng như tỉ trọng xuất khẩu vẫn còn khá

thấp so với tiềm lực, việc xuất khẩu sang thị trường châu Á chủ yếu bán cho khách những mặt

hàng họ cần hoặc không có”, ông Tống Hữu Châu (chủ trại cá Châu Tống, quận 12, TP.HCM)

cho biết. Theo ông phân tích, khó khăn trong việc xuất cá cảnh đi Hàn Quốc như một số loại cá

bảy màu là cơ quan kiểm dịch nước này đòi hỏi giấy phép NAFI (Trung tâm Chất lượng Nông

lâm thủy sản) thay vì của Trung tâm Thú y Vùng 6 hoặc Chi cục Thủy sản.

18

Tương tự, Đài Loan (Trung Quốc) cũng có nhiều rào cản về kỹ thuật làm cho việc xuất khẩu cá

cảnh sang thị trường này gặp nhiều khó khăn. Riêng thị trường Trung Quốc, Việt Nam chỉ giao

thương mua bán qua đường tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc hoặc quá cảnh qua Thái Lan. (Nhịp

Cầu Đầu Tư 23/12, Đức Tài) đầu trang

Xuất khẩu tôm vào EU sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm của VN vào Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2018, khi

Hiệp định Thương mại tự do VN với Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, Hiệp hội Chế

biến và xuất khẩu thủy sản VN đưa ra dự báo.

Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng tôm nguyên liệu như: tôm sú, tôm

sắt, tôm hùm xanh, tôm mũ ni đông lạnh, ướp đá của VN xuất khẩu vào EU sẽ được hưởng thuế

suất 0% thay vì 12,5 - 20% như hiện nay. Các sản phẩm tôm chế biến mã HS 16052110, HS

16052190 sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Trong 11 tháng qua, VN đã xuất khẩu tôm sang EU với giá trị đạt 780 triệu USD, tăng trên 42%

so với cùng kỳ 2016. EU hiện cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của VN với trên 22%

thị phần. Hà Lan, Anh, Đức là ba thị trường nhập khẩu tôm nhiều nhất của VN trong khu vực EU,

với mức tăng trưởng trong năm nay lần lượt là 93%, 87% và 114%. (Thanh Niên 25/12, Chí Nhân)

đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Phú Yên: Hạn chế rủi ro cho nghề nuôi tôm hùm

Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên thường phải đối mặt trước cảnh tôm hùm nhiễm bệnh chết hàng

loạt, có thể thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Trong mùa mưa bão, nghề này cũng ẩn chứa rủi ro khi

nhiều lồng, bè nuôi bị mưa, lũ cuốn trôi ra biển. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương

và ngành ngân hàng cũng chỉ còn cách giãn nợ, cho ngư dân vay thêm vốn để tái thả nuôi tôm,

chứ chưa có giải pháp bền vững…

Ngay sau bão số 12, chúng tôi có dịp trở lại hai vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Phú Yên,

đó là thị xã Sông Cầu và huyện Đông Hòa. Cái nắng sau những cơn mưa dài đã sưởi ấm dải cát

dài ven biển, hâm nóng các lồng tôm vừa được ngư dân tất bật sửa chữa để chuẩn bị bước vào vụ

nuôi mới sau Tết Nguyên đán.

Không khí sản xuất trở lại ở các làng biển đang dần được hồi sinh, nhưng mất mát, đau thương

thì vẫn còn đó. Tại thị xã Sông Cầu, nơi biển cả đã cuốn trôi, làm chết hơn 1,1 triệu con tôm hùm,

lấy đi hàng trăm tỷ đồng của ngư dân ven biển. Trong cái đêm bão số 12 đổ bộ, hàng trăm hộ dân

chỉ còn biết ngậm ngùi đứng nhìn bạc tỷ bị bão lũ cuốn ra biển lớn, bao kế hoạch của hàng trăm

hộ dân tan thành mây khói. Bà Nguyễn Thị Hằng, ở thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh (thị xã Sông

Cầu) cho biết, đang mong thu vụ tôm hùm lo cho gia đình ăn Tết, bỗng chốc trắng tay, bây giờ

chỉ trông chờ vào Nhà nước hỗ trợ.

Bão lũ tràn qua, người thì mất lồng tôm, người mất ghe đi biển. Nợ nần bủa vây làng biển từng

được xem là thủ phủ của tôm hùm xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu. Ông Lê Văn Thơm, một

19

trong những người nuôi tôm hùm có nhiều kinh nghiệm ở xã Xuân Thịnh, cho biết: Nuôi tôm

vùng này như “đánh bạc” với trời. Chúng tôi chưa có cách nào phòng chống khi mưa bão đến.

Trong khi người dân đang nháo nhào mót từng con tôm hùm trong lũ dữ ngoài cửa biển thì trong

đất liền, điện lại mất, không có đá để ướp lạnh, buộc phải đổ bán tháo với giá rẻ mạt.

Tôm hùm là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nghề nuôi tôm hùm ít xảy ra nợ xấu với ngân hàng.

Năm nào cũng vậy, mỗi khi vào vụ mới, người nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên lại háo hức đón đợi

tới mùa thu hoạch bạc tỷ. Nhưng họ cũng nơm nớp lo sợ tôm bị bệnh dịch. Từ năm 2016 đến nay,

vùng nuôi của thị xã Sông Cầu có ít nhất ba đợt tôm hùm chết hàng loạt (do ô nhiễm môi trường

nguồn nước, do tôm sốc nước ngọt và đợt bão số 12 vừa qua).

Sau mỗi lần bị thiệt hại, người nuôi tôm được chính quyền cũng như ngành ngân hàng hỗ trợ bằng

cách khoanh, giãn nợ. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời để ngư dân có thêm điều kiện tái

thả nuôi với mong muốn trả nợ ngân hàng.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu Lương Công Tuấn cho biết: Hiện chính quyền đang động

viên bà con kê khai thiệt hại và đề nghị tỉnh hỗ trợ. Bão số 12 làm hơn 1,1 triệu con tôm hùm

thương phẩm và gần 22 nghìn tôm hùm giống bị chết, đẩy hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh túng

quẫn, nguồn sinh kế bị gián đoạn. Tháo gỡ khó khăn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Bộ Tài chính đã thống nhất áp dụng Quyết định 12 của Chính phủ từng áp dụng cho bốn

tỉnh miền trung bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển để hỗ trợ ngư dân khôi phục sản xuất. Theo

quyết định này, người nuôi trồng thủy sản sẽ được xem xét khoanh nợ, giãn nợ, tạo điều kiện tiếp

cận nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, điều mà người

nuôi tôm hùm ở Phú Yên mong muốn là làm sao các vùng nuôi phải được ổn định, giảm dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và giảm bớt thiệt hại do thiên tai, tiến đến sản xuất an toàn, bền vững. (Nhân Dân 23/12, Nguyễn Hồng – Trình Quế) đầu trang

Bạc Liêu: Nuôi tôm siêu thâm canh, phát huy giá trị tài nguyên vùng nước

Thời gian qua huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đã triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh,

siêu thâm canh quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Hòa Bình và ở các xã ven biển của huyện.

Hiện tại huyện Hòa Bình có 42 hộ đăng ký nuôi tôm thâm canh, với diện tích là gần 162 ha, đạt

100 % kế hoạch. Trong đó, có 20 hộ đang nuôi, với 64 ha; đang xây dựng 10 hộ, hơn 47 ha và

chuẩn bị cải tạo là 12 hộ với 50 ha.

Mô hình nuôi tôm thâm canh nhằm giúp người nuôi tôm trong huyện Hòa Bình phát huy tiềm

năng tài nguyên đất đai, vùng nước, đưa khoa học kỹ thuật vào nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận

và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, góp phần xây dựng Bạc Liêu trở

thành trung tâm ngành tôm cả nước với mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới và giúp người dân

yên tâm về sinh kế trước tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay. Thâm canh tôm vừa bảo vệ

môi trường nguồn nước, vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản.

Theo đó, UBND huyện Hòa Bình đã chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị và cả các tổ chức đoàn thể

của huyện cùng vào cuộc thực hiện kế hoạch. Với mục tiêu quan trọng là: Xây dựng và tổ chức

20

phổ biến, nhân rộng mô hình nuôi tôm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm khai thác

hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, giúp người nuôi tôm giảm thiệt hại. Để thực hiện

thành công kế hoạch, vốn đầu tư cho nông hộ và đầu ra cho tôm nuôi được UBND huyện xem là

nhiệm vụ hàng đầu.

Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình cho biết:“Nông dân phấn khởi triển khai

mô hình nuôi tôm thâm canh và mong nhận được sự đầu tư để họ sản xuất. Huyện cũng đã làm

việc với các ngân hàng tạo mọi điều kiện cho họ được vay vốn để đầu tư cho sản xuất theo mô

hình này. Ngoài ra, vấn đề đầu ra huyện cũng đã có kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp để

tiêu thụ sản phẩm cho hộ. (Tài Nguyên Và Môi Trường 23/12, T.Bình – X.Vũ) đầu trang

Quảng Ngãi: Cảnh báo "trắng tay" vì ồ ạt nuôi hải sản tự phát

Bất chấp rủi ro đã được nhìn thấy trước và cả sự không cho phép từ chính quyền địa phương,

hàng trăm hộ dân vẫn ngang nhiên nuôi trồng hải sản tại Cảng cá Sa Huỳnh.

Sau khi ngành chức năng thông báo kết quả kiểm tra hàng chục tấn cá, tôm của hàng chục hộ dân

bị chết tại khu vực nuôi hải sản tự phát tại Cảng cá Sa Huỳnh là do ô nhiễm nguồn nước từ một

số cơ sở chế biến hải sản, cho đến nay các hộ dân trên vẫn tiếp tục thả cá giống nuôi bất chấp

nguy cơ bị trắng tay. Vì thấy lợi nhuận đem lại từ việc nuôi trồng thủy sản trong lồng bè khá cao,

nhiều người dân đổ xô vào việc nuôi tôm hùm, cá bớp một cách tự phát khiến quy hoạch bị phá

vỡ.

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do khu vưc nuôi lông be gân bơ, mât đô nuôi day,

chưa co cac quy đinh hay quy chê vê sinh chung cho vung nuôi nên gây ô nhiêm vung nuôi, dân

đên phat sinh dịch bệnh trên thuy san nuôi. Ảnh hưởng do rác thải, chất thải sinh hoạt trên các

lồng bè xả thẳng ra biển. Bên cạnh đó, việc di chuyển các lồng bè nuôi hải sản lộn xộn, thậm chí

lấn hết luồng đi của tàu thuyền đã gây mất an toàn giao thông đường thủy, nhất là khi có thời tiết

xấu.

Chính quyền địa phương cần có biện pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này, nhất là việc quy

hoạch một khu vực nuôi hợp lý. Về phần mình, người nuôi cũng cần tuân thủ quy trình nuôi, tránh

gây ô nhiễm, ảnh hưởng luồng lạch, mất trật tự an toàn giao thông đường thủy. (Đài Truyền Hình

Việt Nam 22/12, Thành Sự - Ngọc Vương) đầu trang

Nuôi ếch Thái và cá cá rô đồng lai trên diện tích 11.000m2, thu 3 tỷ đồng/năm

Sau khi bị gục ngã vì “con kêu ồm ộp” vào năm 2005, thiệt hại trên 300 triệu đồng, không nản

chí, ông đã đứng lên gây dựng lại. Và, giờ đây ông đang sở hữu trang trại rộng tới 11.000m2,

chuyên nuôi ếch Thái Lan và cá rô đồng lai.

Mở đầu câu chuyện, ông Bùi Thọ Thính (SN 1957, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái

Bình) không ngần ngại bật mí: “Tổng doanh thu cả năm của gia đình tôi là trên 3 tỷ đồng nhờ con

ếch và cá rô đồng lai”. Không những thế, ông còn tự hào mình là người đầu tiên của tỉnh đang

nuôi tôm bằng nước ngọt cho hiệu quả cao.

21

Với ông, có được thành quả như ngày hôm nay, ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử

thách. Ông Thính bảo, muốn nuôi con gì, trước hết phải tâm huyết với nghề, phải hiểu được đặc

tính, tính nết của vật nuôi. Cho ăn lúc nào là cần thiết, cho chơi lúc nào là đúng thời gian, vệ sinh

chuồng trại lúc nào là hợp lý… Những thứ đó, ông Thính nhớ như in trong đầu.

Nói có sách, mách có chứng, ông liền ngồi bật dậy dẫn tôi đi dạo quanh khu trang trại của gia

đình. Vừa bắt một con ếch cho tôi xem, ông Thính vừa nói: “Với 15 năm kinh nghiệm nuôi ếch

Thái Lan nên tôi hiểu rõ được đặc tính của chúng, thời gian nào cho ăn là thích hợp, thời gian cần

vệ sinh chuồng trại…”, ông Thính cười.

Nhớ lại thời gian đầu mới làm trang trại, ông Thính không sao quên hết được những ngày gian

khó. Năm 2002, khi có chủ trương chuyển đổi đất hai lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại,

ông Thính đã mạnh dạn đăng ký và được UBND xã chấp thuận.

Đứng giữa cánh đồng rộng lớn, việc đầu tiên ông Thính nghĩ là làm gì và nuôi con gì để cho phù

hợp với thổ nhưỡng, nguồn nước nơi đây. Ở xứ đồng đất chua như thế này, việc chọn loại thủy

sản để phát triển kinh tế gia đình là rất khó. Nếu chọn nuôi cá truyền thống như cá trôi, cá trắm

hay cá chép sẽ không có lãi, bởi chúng không hợp đất.

Sau vài ngày tìm tòi con giống, ông đã chọn cho mình được loài ếch Thái Lan, một loại thủy sản

dễ nuôi, dễ chăm sóc. Ông bắt đầu “chiến dịch” cải tạo ruộng hóa ao theo sự hướng dẫn và tiêu

chí của lãnh đạo xã đã vạch ra trước đó.

Đến khi dần hình thành cái “ao” thì lại không phù hợp với tiêu chí nuôi trồng thủy sản, nhất là

đối với con ếch; cuối cùng phải cải tạo lại vài lần, tốn kém gần 1 tỷ đồng mới tạm ổn định.

“Do chưa có kinh nghiệm nên gia đình cải tạo theo sự hướng dẫn của lãnh đạo xã. Nhưng cuối

cùng lại không phù hợp với tiêu chí nuôi trồng thủy sản, gia đình phải cải tạo lại nhiều lần mới

phù hợp. Tốn kém lắm đấy”, ông Thính nhớ lại.

Thu tiền tỷ

Năm đầu tiên, ông nuôi khoảng 5 nghìn con ếch, đầu ra tiêu thụ đảm bảo nên sang năm thứ hai,

gia đình tăng số lượng ếch lên đến 1 vạn con và cứ tăng dần lên theo từng năm.

Tưởng chừng, cuộc đời ông sẽ rẽ sang trang mới với nhiều thắng lợi thì năm 2005 ông bị gục ngã,

tốn kém hơn 300 triệu đồng. Hàng vạn con ếch đang thời kỳ phát triển bỗng bị dịch mắt đỏ và

chết hết sạch.

Nói về nguyên nhân ếch chết hàng loạt, ông Thính bộc bạch: “Năm đó, gia đình có nuôi thêm đàn

vịt và thả ra ao. Vịt ăn và thải phân trực tiếp xuống ao đã làm nguồn nước bị ô nhiễm, do đó ếch

bị dịch mắt đỏ và chết trương phình bụng lên mặt nước. Gia đình phải vớt đem đi tiêu hủy, vệ

sinh lại ao”.

Không nản chí, ông Thính đã tự đứng dậy để gây dựng lại trang trại. Ông tiếp tục đầu tư 1 vạn

con ếch giống về thả. Tạm gác công việc gia đình, ông đi tham quan một số mô hình nuôi ếch ở

22

các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách phòng chống bệnh cho loại thủy

sản này.

Với mật độ nuôi 1 vạn con/sào, tuy khá dầy nhưng từ năm 2006 đến nay, trang trại ếch của gia

đình ông ít khi xảy ra dịch bệnh. Đàn ếch cứ lớn nhanh như thổi, đẻ trứng rất sai (trung bình 1

con đẻ 4.000 trứng). Và cứ thế, số lượng ếch của gia đình tăng dần lên. Có thời điểm lên đến

khoảng 20 vạn con.

Ngoài ếch bán thương phẩm (2 - 3 lứa/năm), ông còn bán ếch giống. Trung bình mỗi năm, gia

đình ông bán hơn 30 tấn ếch thương phẩm, trên 70.000 con ếch giống. Với giá bán hiện tại là 42

nghìn đồng/kg ếch thịt; 1.200 đồng/con ếch giống, mỗi năm gia đình ông “đút túi” tiền tỷ.

“So với đối tượng thủy sản khác, ếch Thái Lan rất dễ chăm sóc, đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh và

lợi nhuận cao”, ông Thính khẳng định.

Với 15 năm kinh nghiệm nuôi ếch Thái Lan, ông Thính cho rằng, ếch bố mẹ được chọn phải khỏe

mạnh. Nên chọn ếch từ 2 - 3 năm tuổi vì cỡ này ếch cho số lượng trứng nhiều và chất lượng tốt

nhất.

Mùa sinh sản của ếch từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch nên chế độ ăn dành cho ếch mẹ rất có hạn.

Theo ông Thính, không nên cho ếch mẹ ăn nhiều quá chất đạm, dễ gây béo phì và ít đẻ trứng.

Thức ăn cho ếch cũng đơn giản, chủ yếu là cám và cá băm.

Hỏi về kỹ thuật nuôi ếch giống và ếch thịt, ông Thính chia sẻ, nguồn nước phải luôn đảm bảo vệ

sinh, nếu không ếch dễ mắc bệnh như ghẻ lở, chướng bụng, gan, thần kinh, đặc biệt là bệnh đau

mắt. Nếu ếch mắc phải một trong những bệnh đó thì phải phòng chống bằng thuốc tỏi tự chế, vệ

sinh lại môi trường…

Về mùa hè phải có mái chống nắng còn mùa đông nên đưa ếch vào bể để giữ ấm. Hiện tại, thị

trường tiêu thụ của ông chủ yếu là Hải Phòng và trong tỉnh.

Ngoài mô hình nuôi ếch Thái Lan, gia đình ông Thính còn nuôi thêm cá rô đồng lai, mỗi năm tiêu

thụ ra thị trường hàng triệu con cá giống và cá thương phẩm, đem lại thu nhập khá. (Vietnam +

25/12, Mai Chiến) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Ngư dân Nghệ An vững vàng vươn khơi bám biển

Mỗi giờ trên biển phải đối diện với sóng to, gió lớn và rất nhiều những thử thách, hiểm nguy,

song ngư dân Nghệ An vẫn kiên cường bám biển, chuyển đổi phương thức khai thác, tăng giá trị

kinh tế; vừa góp phần khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển.

Một ngày cuối năm, chiếc tàu vỏ gỗ công suất máy 822 CV của ông Phan Văn Hải ở xóm Hợp

Tiến, xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai) cập cảng với ăm ắp cá, tôm. Đây là một trong những con

tàu “khủng” thường xuyên cập cảng Lạch Cờn.

23

Ông Hải cho biết, con tàu dài hơn 25 m, rộng 7,3 m, được đóng mới đầu năm 2017 theo chính

sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP. Từ ngày có tàu to, máy lớn, ông cùng với các thủy thủ trên tàu

yên tâm vươn khơi xa, khai thác được nhiều hải sản có giá trị.

16 tuổi, ông Phan Văn Hải đã cùng gia đình lênh đênh trên biển cùng con tàu 40 CV khai thác

hải sản vùng bờ. Để vững vàng với nghề, ông Hải đầu tư nâng cấp công suất tàu. Đến hôm nay,

ông có trong tay một lúc 2 con tàu “khủng”, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Trong đó 1 tàu dịch vụ hậu cần công suất máy 720 CV, 1 tàu đánh bắt hải sản nghề lưới vây vùng

biển xa công suất máy 822 CV. Chiếc tàu mới đóng theo Nghị định 67 có 5 khoang chứa hải sản,

được ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản hải sản...

Ông Hải bộc bạch: Cái nghề bám biển này cần phải có thuyền to, máy lớn để chống chọi với thiên

tai, và để đánh bắt những loại hải sản có giá trị. Hơn thế, các thủy thủ cùng con tàu còn là “cột

mốc sống” trên biển, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, mỗi

chuyến ra khơi, ngư dân chúng tôi luôn xác định "Biển là nhà, ngư trường là quê hương".

Cũng với tâm thế đó, ngư dân Lê Hội Đức ở xóm Lam Sơn, xã Quỳnh Lập - thuyền trưởng tàu

cá NA98288 TS liên tục vươn khơi bám biển. Thuyền trưởng Lê Hội Đức chia sẻ: “Ngày được

sở hữu con thuyền 90 CV thực sự là một “dấu ấn” đối với mình. Nhưng rồi, nghề biển không thể

giẫm chân tại chỗ, cần phải nâng công suất để vươn khơi, làm giàu”.

Chí thú làm ăn, vợ chồng anh tích góp, vay thêm vốn ngân hàng, liên tục nâng cấp công suất tàu

cá. Cho đến năm 2015, anh sở hữu tàu cá công suất 822 CV, trị giá 11,1 tỷ đồng. Anh Đức khẳng

định: Để đánh bắt hải sản có hiệu quả, cần nhiều yếu tố: Quen với ngư trường, kinh nghiệm đánh

bắt… và phương tiện phải hiện đại, cùng kinh nghiệm tích lũy sau mỗi chuyến biển. Chính vì

vậy, trở về sau những chuyến vươn khơi, tàu của anh Đức luôn có sản lượng đánh bắt cao.

Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập – ông Lê Bá Vân tự hào: Địa phương có nghề khai thác hải sản

từ lâu đời nên ngư dân ở đây tích lũy được nhiều kinh nghiệm đi biển. Đặc biệt, ngư dân trong xã

mạnh dạn đầu tư thuyền to máy lớn vươn khơi bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ

quốc. Chỉ tính riêng tàu theo Nghị định 67/CP đã được UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ, xã có 33

tàu/tổng số 100 tàu của cả tỉnh. Hiện đã có 31 tàu theo Nghị định 67 đang đóng và hạ thủy, đưa

vào khai thác.

Điều đáng tự hào, toàn xã hiện có 200 tàu cá thì có 146 tàu đánh bắt xa bờ. Xã Quỳnh Lập cũng

là địa phương có số tàu tham gia đánh bắt hải sản vùng biển xa nhiều nhất tỉnh. Ngư dân nơi đây

chủ yếu khai thác hải sản bằng các nghề: chụp bốn sào, lưới vây, lưới rê xù sưa... và dịch vụ hậu

cần trên biển. Đây là những nghề đánh bắt cá tầng giữa và tầng trên, có giá trị kinh tế cao.

Nhìn chung trên địa bàn tỉnh, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư phương tiện đánh bắt hải sản hiệu quả.

Từ việc sắm thuyền to, máy lớn vươn khơi xa, sản lượng hải sản đánh bắt năm sau cao hơn năm

trước, giá trị kinh tế cũng nâng lên rõ rệt.

Theo số liệu của Chi cục Thủy sản, tổng số tàu thuyền của cả tỉnh có chiều hướng giảm, nhưng

số tàu công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ tăng lên theo từng năm. Nhất là sau khi thực hiện

24

Nghị định 67 của Chính phủ, với nhiều chính sách khuyến khích phát triển thủy sản, cùng chính

sách hỗ trợ của tỉnh, nhiều ngư dân đã yên tâm bám biển, nâng cao giá trị hải sản.

Theo ông Nguyễn Chí Lương – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản: Điều đáng mừng là hiện nay,

ở các địa phương có nhiều ngư dân trẻ với tinh thần học hỏi, kiên cường bám biển. Nhiều ngư

dân đóng những chiếc tàu vỏ thép trị giá 17 - 18 tỷ đồng vừa khai thác thủy sản vừa là tàu hậu

cần nghề cá, phát huy công năng sử dụng trên biển.

Vì thế, sản lượng đánh bắt hải sản của tỉnh ngày càng cao. Bám trụ với nghề biển từ xưa đã khó,

nay cũng gặp không ít hiểm nguy. Mỗi chuyến đi biển được ví như một lần “xuất trận”, đối đầu

với bất trắc của thiên tai và cả những quấy phá của các thế lực nước ngoài “ngó nghiêng” vùng

biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Nghệ An hiện có hơn 3.900 chiếc tàu thuyền đánh cá, trong đó có khoảng 1.350 chiếc công suất

máy trên 90 CV chuyên đánh bắt xa bờ. Nghề đánh bắt hải sản đã giải quyết việc làm cho gần

20.000 lao động trong tỉnh. Tổng giá trị khai thác 11 tháng 2017 đạt gần 3.000 tỷ đồng. Dự tính,

tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh Nghệ An năm 2017 đạt khoảng 130 nghìn tấn. (Báo

Nghệ An 25/12, Xuân Hoàng) đầu trang

Bàn giao tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân Quảng Trị

Ngày 24/12, Công ty TNHH Thương mại đóng tàu Khiên Hà thành phố Hải Phòng phối hợp Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh Quảng Trị bàn giao

tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ cho ngư dân Bùi Đình Trầm, ở thị trấn

Cửa Việt, huyện Gio Linh.

Tàu cá của ông Bùi Đình Trầm mang số hiệu QT97788 TS có công suất hơn 800CV, dài hơn 28

m, rộng hơn 7 m, tàu có công suất 12 hải lý/giờ, tổng chi phí gần 20 tỷ đồng.

Đây là con tàu cá vỏ thép hành nghề lưới chụp lớn thứ 2 tại tỉnh Quảng Trị được đóng đến thời

điểm này. Tàu có thể chịu được sóng cấp 8, hoạt động liên tục 30 ngày trên biển.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nay tỉnh đã phê duyệt hồ sơ

đóng mới 32 tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ, trong đó có 17 con tàu vỏ thép đã

được hoàn thành đưa vào hoạt động đánh bắt xa bờ.

“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kiến nghị mở rộng đối tượng vay vốn ưu đãi theo Nghị

định 67 để cho người dân có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn. Và tăng cường công tác chỉ đạo

đóng mới cải hoán tàu thuyền cho tốt để nâng cao giá trị đánh bắt thủy hải sản cũng như giải

quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo”, ông Hà Sỹ Đồng nói. (Đài Tiếng Nói Việt

Nam 24/12, Thanh Hiếu) đầu trang

Thanh Hóa: Xử lý 52 phương tiện vi phạm trong khai thác hải sản

Năm 2017, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với các ngành có liên

quan của tỉnh thực hiện 22 cuộc thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đăng ký, đăng

kiểm; trang thiết bị bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển...

25

Thực hiện tuần tra, kiểm soát đối với 418 tàu cá hoạt động khai thác hải sản, phát hiện và xử

lý 52 phương tiện vi phạm khai thác hải sản sai vùng; tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, lưới

có kích thước nhỏ hơn quy định. Bên cạnh đó, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức

năng đã nhắc nhở các chủ tàu cá chấp hành nghiêm các quy định và trang bị các dụng cụ cần thiết

bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác hải sản.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi

thủy sản với các hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của ngư

dân trong khai thác. (Báo Thanh Hóa 24/12, Lê Hợi) đầu trang

Quảng Nam: Tàu cá bị thiêu rụi trong đêm, ngư dân mất trắng gần chục tỷ đồng

Sáng nay (25.12), ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hải, huyện Núi Thành,

tỉnh Quảng Nam cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ cháy tàu cá trong đêm gây

thiệt hại nặng cho ngư dân.

Theo ông Hùng, vào khoảng 2h sáng 25.12, tàu cá QNa-91515 TS, công suất 822CV của ngư dân

Trần Văn Đạo (37 tuổi, trú xã Tam Hải), hành nghề lưới vây đang neo đậu tại thôn Long Thạnh

Đông, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, bất ngờ tàu bốc cháy dữ dội.

Ngay sau khi phát hiện và nhận được tin báo, chính quyền xã Tam Hải, Công an huyện Núi

Thành cùng 40 người dân địa phương khẩn trương dập lửa cứu tàu. Tuy nhiên, gió mạnh khiến

công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn nên toàn bộ ngư lưới cụ và tàu cá QNa 91515 bị thiêu rụi

hoàn toàn, ước tính thiệt hại ban đầu gần 10 tỷ đồng. (Dân Việt 25/12, Trương Hồng) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Giá cá tra quay lại thời "huy hoàng", nông dân lãi 9.000 đồng/kg

Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã lập đỉnh lịch sử như cách nay hơn 10 năm, dao động

từ 28.500 – 29.000 đồng/kg trong suốt ba tháng qua. Người nuôi cá thu lãi cả chục ngàn đồng/kg,

nhưng khi hỏi 10 nông dân về dự định có thả nuôi cá vụ mới, không có ai dám làm.

Tại sao giá cá đang trong xu hướng cao nhưng người nuôi lại ngó lơ như vậy?

Ông Úc Anh, một đại gia nuôi cá ở cù lao Tân Lộc (Thốt Nốt, Cần Thơ) cho biết: Giá cá tra loại

1 hiện dao động từ 28.500 – 29.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí, người nuôi lãi khoảng

8.000 – 9.000 đồng/kg. Là người thâm niên nuôi cá mấy chục năm nay, ông Úc Anh khẳng định:

“Đây là mức lãi đỉnh nhất trong vòng mười năm trở lại đây. So với cách nay hơn chục năm thì có

thể nói, thời huy hoàng của con cá tra đang quay lại. Nhiều tháng qua, ai có cá trong ao đều trúng,

thành tỉ phú hết”.

Nhiều nông dân nuôi cá tra khác cũng nhớ lại giai đoạn 2000 – 2007, người nuôi cá khi đó cũng

trúng đậm như lúc này, khi giá bán mỗi ký cá cho nhà máy là trên 11.000 – 13.000 đồng, gấp đôi

giá thành.

26

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường cá tra trong ngắn hạn (đến hết quý 1/2018) vẫn khả

quan. Nhu cầu từ Trung Quốc vẫn cao, dù chưa hết năm 2017, thị trường này đã vượt Mỹ để trở

thành quốc gia lần đầu tiên nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam với kim ngạch 373,4 triệu USD,

chiếm tỷ lệ 22,9%, tăng gần 40% (sau 11 tháng) so với năm 2016.

Riêng thị trường Mỹ, tuy giá trị xuất khẩu có giảm 9,7%, chỉ đạt 319,8 triệu USD, chiếm tỷ lệ

19,6%, nhưng đạo luật Farm Bill áp dụng cho cả ngành nuôi cá da trơn của Mỹ đã làm chi phí

loài cá nội địa này tăng cao, mất khả năng cạnh tranh. Với giá bán cá tra vào Mỹ hiện đạt mức

trên 4 USD/kg, ngang giá đỉnh giai đoạn 2000 – 2007, cho thấy cá tra Việt Nam đang lấy lại uy

tín tại thị trường này. Nhưng tại sao nông dân không dám đầu tư?

Giá cá tra tăng là điều đáng mừng với người nuôi. Lẽ ra, đây là động lực cho họ đầu tư, đổ tiền

thả con giống. Thế nhưng, nhắc đến vấn đề này, ông Úc Anh lại gạt phăng: “Tui đảm bảo bây giờ

chỉ có người nào còn nuôi cá mới đầu tư tiếp thôi chứ không có ai “tay ngang” mà tính chuyện

nuôi cá lúc này đâu”.

Qua tìm hiểu, nhiều người nuôi cá tra khác cũng có chung quan điểm “dù giá cá có lên bao nhiêu

cũng không dám vung tiền nuôi ồ ạt như cách nay hơn chục năm nữa”.

Theo ông Phú, nhân viên quản lý hệ thống trang trại của một công ty xuất khẩu cá tra ở Tiền

Giang, mấy năm trước liên tục xảy ra tình trạng giá cá tra trồi sụt, nhiều người nuôi đã phá sản,

bỏ hoang ao hầm, chuyển qua nuôi các loại thuỷ sản khác. Như năm 2016, giá cao ngất ngưởng

vào đầu năm, nhưng cuối năm rớt thê thảm. Ai thả cá đầu năm đến cuối năm “ôm” lỗ. Qua năm

2017, suốt từ đầu năm đến giữa năm, giá cá không cao, chỉ tăng từ tháng 8 tới nay nên nhiều

người e dè, không dám thả là phải.

“Có quá nhiều đại gia phất lên từ con cá cách nay hơn chục năm, sau đó đã đầu tư, mở rộng vùng

nuôi và bị mất trắng do giá cá trồi sụt. Từ năm 2011 – 2016, chu kỳ giảm giá nhiều hơn chu kỳ

tăng nên số người nuôi thua nhiều hơn thắng!”, ông Phú nói.

Theo phân tích của dân nuôi cá tra, giá cá nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất

khẩu. Năm nay, tuy tình hình xuất khẩu khả quan nhưng năm sau vẫn còn là ẩn số, rút kinh nghiệm

từ các năm trước, không ai dám liều nữa. Ngoài ra, cá giống hiện cũng đang ở thời kỳ giá đỉnh

(60.000 đồng/kg) như hiện nay thì đầu tư nuôi cá tra cũng rất rủi ro.

Ông Úc Anh phân tích: Ao cá khoảng 10.000m2 phải đổ 20 tấn cá giống, hết 1,2 tỉ đồng, thu

hoạch được 300 tấn nguyên liệu, chỉ riêng tiền giống đã chiếm 4.000 đồng/kg. Để nuôi được 1kg

cá thịt cần thêm 1,5kg thức ăn, mất thêm 16.000 – 18.000 đồng nữa. Cộng thêm tiền xăng dầu,

nhân công, thuốc men… ra giá thành từ 23.000 – 24.000 đồng/kg.

“Người nuôi nào thả cá bây giờ phải chờ đến tháng 7, tháng 8 năm sau mới thu hoạch. Khi đó,

thành bại phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu”, ông Úc Anh nói. (Dân Việt 24/12, Bảo Ngọc)

đầu trang

27

Thu hoạch tôm chạy bão, người dân Bạc Liêu bị thương lái ép giá

Trong 2 ngày qua, rất đông số hộ dân Bạc Liêu tổ chức thu hoạch tôm. Có hộ do không nắm được

chủ trương của tỉnh đã bị thương lái ép giá. Mỗi tấn tôm người dân mất hàng chục triệu đồng.

Cụ thể, tại huyện Hòa Bình, hiện giá tôm sú loại 25 con/kg trở xuống có giá từ 200.000 - 250.000

đồng/kg, nhưng thương lái ép giá mua với giá 200.000 đồng/kg. Do nhiều hộ dân quá lo sợ, nên

bán tháo chạy bão số 16, vô tình “tiếp tay” trục lợi cho thương lái.

Nhằm hạn chế xảy ra tình trạng trên, ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường kiểm tra,

giám sát và xử lý nghiêm cá nhân, tập thể lợi dụng mưa bão ép giá, trục lợi bất chính hàng hóa

nông, thủy sản người dân.

Trong 2 ngày qua, tỉnh Bạc Liêu đã tuyền truyền, khuyến khích người dân khẩn trương thu hoạch

diện tích nuôi tôm, diện tích lúa để tránh bão. Tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền,

hướng dẫn, khuyến khích người dân nhanh chóng thu hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất

là diện tích nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh; ao tôm sắp đến ngày thu hoạch hoặc thu hoạch

sớm để tránh những thiệt hại khi xảy ra bão.

Cùng với đó, tỉnh, ngành nông nghiệp cũng chỉ đạo các địa phương vùng ngọt hóa, vùng phía Bắc

quốc lộ 1A cũng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, hoa màu tránh bão.

Để tránh bị thương lái ép giá khiến người dân phải bán tháo để chạy bão, UBND tỉnh Bạc Liêu

chỉ đạo ngành công thương liên hệ với các công ty, doanh nghiệp thu mua, dự trữ hàng hóa nông

sản cho người dân. Tuy nhiên, việc thu mua phải đảm bảo giá cả hợp lý, hoặc dự trữ hàng giúp

dân trong thời điểm diễn ra bão.

Ông Phan Văn Sáu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, cho biết, qua liên hệ, tính đến

ngày 25/12, đã có 3 công ty, doanh nghiệp cam kết mua, dự trữ hàng cho nông dân, gồm doanh

nghiệp Âu Vững (Đông Hải), doanh nghiệp Trang Khanh, (thành phố Bạc Liêu) và doanh nghiệp

Việt Cường (thành phố Bạc Liêu) cam kết cho người dân mượn kho lạnh tạm trữ tôm nếu có nhu

cầu.

Còn đối người trồng lúa, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương cùng nông dân thu hoạch,

phơi sấy, dự trữ lại những nơi đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không để thương lái, tiểu thương lợi

dụng mưa bão ép giá nông dân.

Theo báo cáo, trên đồng ruộng tỉnh Bạc Liêu đang canh tác hơn 150.000 ha nuôi trồng thủy sản,

lúa, hoa màu; trong đó, hơn 76.000 ha tôm đang nuôi hoặc sắp cho thu hoạch, nhất là diện tích

nuôi tôm công nghiệp, siêu thâm canh với sản lượng lớn cần thu hoạch trước bão hoặc gia cố,

tháo dỡ nhà kính để giảm thiệt hại. Riêng diện tích trồng lúa, lo lắng nhất là các trà lúa đang làm

đòng, trổ bông, khả năng thiệt hại rất nặng, trong khi chưa có giải pháp nào hữu hiệu để ứng phó.

(Tin Tức 25/12, Huỳnh Sử) đầu trang

28

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ, Malaysia đang gây thiệt hại cho chính Thái Lan

Nhà giao dịch tôm toàn cầu Siam Canadian vừa xác nhận rằng Thái Lan đã ngừng nhập khẩu tôm

nuôi từ Ấn Độ cũng như Malaysia.

Các nhà chức trách Thái Lan cho biết nguyên nhân của động thái này là do rủi ro dịch bệnh IMNV

xuất phát từ nhập khẩu tôm Ấn Độ, và đồng thời một thông báo khác từ các cơ quan quản lý thủy

sản Thái Lan cho biết về ý định kiểm soát nhập khẩu tôm từ Malaysia, theo nhà quản lý Satasap

Viriyanantawanit của Siam Canadian tại Thái Lan. “Thẳng thắn mà nói, tôi lo ngại rằng động

thái này gây thiệt hại cho chính Thái Lan hơn là cho Ấn Độ. Tôi không ủng hộ hoạt động nhập

khẩu tôm từ các nước khác để tái chế biến và tái xuất khẩu nhưng sự thật là Thái Lan không có

đủ nguồn cung cho chế biến. Một số nhà đóng gói Thái Lan phải chật vật xoay xở cho đủ nguyên

liệu thô để hòa vốn”.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang ngày càng ráo riết thu mua tôm nguyên liệu. Ông

dấn chiếu rằng một nhà môi giới tôm cho biết lượng nhập khẩu tăng tới 500% trong năm 2017 so

với năm 2016. “Tôm Thái Lan trở nên rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Nhu cầu đối với tôm Thái

Lan luôn ở mức cao quanh năm”. Một số nhà môi giới tại Thái Lan và bán hàng cho Trung Quốc

cũng đang chuyển từ trái cây sang tôm. Trong khi đó, nhu cầu tôm nội địa Thái Lan cũng đang

tăng lên. “Sản xuất tôm nội địa hiện chỉ đáp ứng được chưa đến 50% nhu cầu cho các nhà đóng

gói để chế biến – xuất khẩu”.

Thai Union Group cho rằng Việt Nam là thị trường tôm lớn thứ 3 của Thái Lan; trong khi ông

Viriyanantawanit tin rằng phần lớn lượng tôm xuất sang Việt Nam là để tìm đường sang thị trường

Trung Quốc. “Nếu Thái Lan cho phép nhập khẩu tôm thì có thể giúp các nhà đóng gói Thái Lan

có thêm lựa chọn. Hiện họ không có bất cứ lựa chọn nào nếu chỉ dựa vào nguồn cung tôm nội địa

vừa thiếu vừa đắt đỏ hơn nguồn tôm Indonesia và Ấn Độ”.

Nông dân nuôi tôm Trung Quốc vẫn đối diện với tình trạng bùng phát dịch bệnh hồi đầu vụ, và

sản xuất tôm Trung Quốc nhìn chung được dự báo giảm trong năm 2017. Trước khi mùa nuôi

tôm Trung Quốc bắt đầu, ngành tôm nước này đã có nhiều lo ngại về chất lượng nguồn tôm giống.

Đây cũng là một nguyên nhân lớn khiến dịch bệnh bùng phát mạnh trong giai đoạn đầu của sinh

trưởng tôm, đặc biệt là tại miền nam nước này.

Nhu cầu tôm tại thị trường Trung Quốc tăng cao kỷ lục trong năm 2017 so với các sản phẩm thủy

sản khác. Doanh nghiệp tôm sở hữu High Liner Foods là Rubicon Resources gần đây nhấn mạnh

rằng Trung Quốc đang gây náo loạn thị trường toàn cầu. Do sản xuất tôm nội địa suy giảm, các

điều kiện thanh toán hấp dẫn, và tiêu dùng đang tăng, Trung Quốc đnag tham gia – và đôi khi chi

phối – các thị trường tôm trên toàn cầu.

“Với tiềm lực tài chính sẵn có, những người mua Trung Quốc đang thâm nhập vào các nước Đông

Nam Á láng giềng để trực tiếp thu mua các lô tôm lớn, vượt qua phần lớn những người mua

phương Tây”. Thương nhân Trung Quốc thường mua toàn bộ các ao tôm tại trại nuôi. “Thủy sản

luôn luôn đóng vai trò lớn trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc nhưng tầng lớp trung lưu lớn mạnh

29

của Trung Quốc đang thực sự đưa tiêu dùng tôm tại Trung Quốc lên những kỷ lục mới. Từ năm

2005 – 2015, tiêu dùng tôm tại Trung Quốc tăng tới 123% lên hơn 1,6 triệu tấn/năm”.

Sức mua của Trung Quốc cũng đang lan sang phân khúc tôm nước lạnh. “Tôi được cho biết rằng

nhu cầu từ Trung Quốc đang đẩy giá tôm nước lạnh tăng. Thị trường Trung Quốc ngày càng

phình to gây cho tôi mối quan ngại lớn”, một nhà chế biến tôm nhấn mạnh.

Trong Diễn đàn tôm nước lạnh quốc tế năm 2017, các cuộc thảo luận về Trung Quốc cũng được

đưa ra: Fan Xubing, tổng giám đốc Beijing Seabridge Marketing, có vẻ là đại diện duy nhất của

thị trường Trung Quốc nhưng ông cho rằng tình hình sẽ thay đổi trong sự kiện sắp tới. CEO của

Royal Greenland Mikael Thinghuus thừa nhận về sự tăng trưởng rõ rệt của thị trường Trung

Quốc. “Tôi nghĩ trước khi thế hệ của tôi nghỉ hưu, chúng tôi sẽ được nhìn thấy tôm nước lạnh bắc

Đại Tây dương được xuất sang Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là một diễn biến tốt để đa dạng hóa

thị trường ra khỏi các thị trường an toàn và tìm kiếm các thị trường sẵn sàng trả giá cao hơn”.

(Vinanet 23/12) đầu trang./.