36
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Ba, ngày 16 tháng 5 năm 2017) CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ .......................................................................................................2 Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện Đất Đỏ - Phát triển TS gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ......2 THƢƠNG MẠI ..........................................................................................................................2 Xuất khẩu thủy sản Bình Định giảm mạnh .............................................................................2 Những thay đổi trong quy định nhập khẩu thủy sản tại một số thị trƣờng ............................... 4 Tìm giải pháp phá “rào cản” đƣa cá tra vào Mỹ .....................................................................6 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................................8 Bà Rịa - Vũng Tàu: Cá chết liên tục, làng cá bè Long Sơn kiệt quệ, nợ nần ........................... 8 KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................ 10 Quảng Trị: Ngƣ dân ngao ngán trƣớc nạn tàu giã cào .......................................................... 10 Đắng cay khi làm... chủ tàu vỏ thép hàng chục tỷ đồng ........................................................ 11 Ngƣ dân trúng đậm ở ngƣ trƣờng Hoàng Sa, Trƣờng Sa ...................................................... 13 Khai thác thủy sản 4 tháng ƣớc đạt hơn 1 triệu tấn ............................................................... 14 Thanh Hóa: Nâng cao nhận thức của ngƣ dân trong việc tham gia bảo hiểm tàu cá .............. 14 Khánh Hòa: Tàu 67 vƣớng bảo hiểm - Cần chính sách hỗ trợ .............................................. 15 EC ban hành quy định chấm dứt đánh bắt hải sản bất hợp pháp ........................................... 16 Vùng chồng lấn trên biển với Indonesia: Nơi nguy hiểm với ngƣ dân Việt .......................... 17 Ngƣ dân cần hiểu biết để không vi phạm chủ quyền vùng biển nƣớc khác ........................... 19 Quảng Trị: Chuyện không sốc về vị thuyền trƣởng ra Hoàng Sa khi mới…11 tuổi .............. 21 Thanh Hóa: Ngƣ dân bội thu vì đƣợc mùa cá trích ............................................................... 23 CỨU HỘ - CỨU NẠN.............................................................................................................. 25 Cứu sống thuyền viên và ngƣ dân gặp nạn tại mỏ Đại Hùng ................................................ 25 DỊCH VỤ - HẬU CẦN............................................................................................................. 26 Vũng Tàu: Ô nhiễm cửa biển do xả rác bừa bãi .................................................................... 26 THỊ TRƢỜNG .......................................................................................................................... 26 Tiền Giang: Hậu giải cứu heo, thảm hoạ tiếp theo là cá? ...................................................... 26 Xuất hiện nhiều doanh nghiệp ma kinh doanh tôm giống ..................................................... 28 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................................................................ 29 Xác định đƣợc nguyên nhân hơn 30 du khách ngộ độc hải sản ở Cát Bà .............................. 29 CHẾ BIẾN ................................................................................................................................ 30 Bình Thuận: Khu chế biến thủy sản Nam cảng Phan Thiết gây ô nhiễm môi trƣờng ............ 30

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Ba, ngày 16 tháng 5 năm 2017)

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ .......................................................................................................2

Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện Đất Đỏ- Phát triển TS gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ......2

THƢƠNG MẠI ..........................................................................................................................2

Xuất khẩu thủy sản Bình Định giảm mạnh .............................................................................2

Những thay đổi trong quy định nhập khẩu thủy sản tại một số thị trƣờng ...............................4

Tìm giải pháp phá “rào cản” đƣa cá tra vào Mỹ .....................................................................6

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................................8

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cá chết liên tục, làng cá bè Long Sơn kiệt quệ, nợ nần ...........................8

KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................ 10

Quảng Trị: Ngƣ dân ngao ngán trƣớc nạn tàu giã cào .......................................................... 10

Đắng cay khi làm... chủ tàu vỏ thép hàng chục tỷ đồng ........................................................ 11

Ngƣ dân trúng đậm ở ngƣ trƣờng Hoàng Sa, Trƣờng Sa ...................................................... 13

Khai thác thủy sản 4 tháng ƣớc đạt hơn 1 triệu tấn ............................................................... 14

Thanh Hóa: Nâng cao nhận thức của ngƣ dân trong việc tham gia bảo hiểm tàu cá .............. 14

Khánh Hòa: Tàu 67 vƣớng bảo hiểm - Cần chính sách hỗ trợ .............................................. 15

EC ban hành quy định chấm dứt đánh bắt hải sản bất hợp pháp ........................................... 16

Vùng chồng lấn trên biển với Indonesia: Nơi nguy hiểm với ngƣ dân Việt .......................... 17

Ngƣ dân cần hiểu biết để không vi phạm chủ quyền vùng biển nƣớc khác ........................... 19

Quảng Trị: Chuyện không sốc về vị thuyền trƣởng ra Hoàng Sa khi mới…11 tuổi .............. 21

Thanh Hóa: Ngƣ dân bội thu vì đƣợc mùa cá trích ............................................................... 23

CỨU HỘ - CỨU NẠN.............................................................................................................. 25

Cứu sống thuyền viên và ngƣ dân gặp nạn tại mỏ Đại Hùng ................................................ 25

DỊCH VỤ - HẬU CẦN............................................................................................................. 26

Vũng Tàu: Ô nhiễm cửa biển do xả rác bừa bãi.................................................................... 26

THỊ TRƢỜNG .......................................................................................................................... 26

Tiền Giang: Hậu giải cứu heo, thảm hoạ tiếp theo là cá?...................................................... 26

Xuất hiện nhiều doanh nghiệp ma kinh doanh tôm giống ..................................................... 28

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................................................................ 29

Xác định đƣợc nguyên nhân hơn 30 du khách ngộ độc hải sản ở Cát Bà .............................. 29

CHẾ BIẾN ................................................................................................................................ 30

Bình Thuận: Khu chế biến thủy sản Nam cảng Phan Thiết gây ô nhiễm môi trƣờng ............ 30

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

2

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƢ DÂN ........................................................................................... 32

Quảng Nam: Ấm áp nghĩa tình ngƣ dân và Cảnh sát biển .................................................... 32

XÃ HỘI .................................................................................................................................... 34

Bình Thuận: Chôn cất xác cá voi nặng hơn 7 tấn trôi dạt trên vùng biển Mũi Né ................. 34

Đà Nẵng: Điều tra nguyên nhân một tàu cá bị cháy.............................................................. 35

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Huyện Đất Đỏ- Phát triển TS gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Chiều 15-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Dương Minh Tuấn, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Đất Đỏ về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn”.

Theo UBND huyện Đất Đỏ, thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước c ho các

tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ như: hỗ trợ trang bị máy thu trực canh khi ngư dân đánh bắt xa bờ, triển khai dự án hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh Movimar đối với tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu cá... Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn, phổ biến đến các hộ ngư dân để nắm bắt và chấp hành nghiêm

các quy định của Nhà nước về lĩnh vực khai thác thủy hải sản; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; vận động ngư dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Dƣơng Minh Tuấn đề nghị, trong thời gian tới, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Đất Đỏ cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân

phát triển ngành nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an

ninh. (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu 15/5, Ngô Thanh) đầu trang

THƢƠNG MẠI

Xuất khẩu thủy sản Bình Định giảm mạnh Từ đầu năm 2017 đến nay, hoạt động xuất khẩu (XK) thủy sản tại Bình Định có sự giảm sút đáng lo ngại,

nguyên nhân do vƣớng mắc các rào cản kỹ thuật mà các nƣớc nhập khẩu áp đặt lên mặt hàng này.

Để có thể “trụ” được trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Bình Định tập trung phát triển SX

những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

3

Chế biến tôm XK tại BIDIFISCO

Theo bà Trần Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Định, trong tháng 4/2017, giá trị kim ngạch XK nhóm hàng thủy sản của Bình Định ước thực hiện được 5,76 triệu USD, giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2017, giá trị kim ngạch XK của nhóm hàng thủy, hải sản của tỉnh này ước khoảng 23,7 triệu USD, đạt gần 28% kế hoạch năm, chiếm tỉ trọng 9,5% tổng kim ngạch XK. Trong số này, chỉ có hải sản đông lạnh là tăng

về số lượng (7,7%) và giá trị (12,6%), còn lại đều giảm sút.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Cty CP Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO), cho biết, mục tiêu của BIDIFISCO trong năm 2017 là phấn đấu SX và tiêu thụ 18.200 tấn sản phẩm; doanh thu 1.443,6 tỉ đồng, kim ngạch XK đạt 54 triệu USD; nhưng đến cuối tháng 4/2017 mà DN này mới chỉ XK được 2.649 tấn hải sản; kim ngạch XK gần 14,7 triệu USD, đạt khoảng 27% so

với kế hoạch.

Tại Cty CP Đông lạnh Quy Nhơn, tình hình xuất khẩu hàng thủy sản cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Phó Giám đốc Võ Minh Phương cho biết, đến cuối tháng 4/2017, DN này XK được 214 tấn tôm đông lạnh, đạt giá trị kim ngạch XK gần 1,66 triệu USD. Tương tự, kim ngạch XK 4 tháng đầu năm của Cty CP Thực phẩm XNK Lam Sơn cũng chỉ đạt gần 1,4 triệu USD; Cty CP Thủy sản Hoài Nhơn mới chỉ xuất được khoảng 107 tấn sản phẩm tôm thẻ đông lạnh, giá trị kim ngạch XK trên 800 ngàn USD…

Nguyên nhân duy nhất dẫn đến thực trạng trên mà các DN XK thủy sản ở Bình Định nêu ra là do những rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu áp đặt trên mặt hàng thủy sản. Đó là các loại thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp; các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu như kiểm tra hóa chất, kháng sinh; quy chế truy xuất nguồn gốc thủy sản

đánh bắt (IUU); cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín vào Australia…

Trước những khó khăn, thử thách trên, UBND tỉnh Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp các DN XK thủy sản trên địa bàn tháo gỡ khó khăn để ổn định và phát triển SXKD. Trước mắt, ngành chế biến thủy sản XK ở tỉnh này cần phát triển SX những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có khả năng thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Toàn tỉnh Bình

Định hiện có 4 DN tham gia XK thủy sản, chủ yếu với 2 mặt hàng tôm và cá đông lạnh.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

4

Hệ thống lựa size tôm XK tại BIDIFISCO

Tuy nhiên, tôm đông lạnh XK đang có xu hướng giảm dần từng năm, trong khi đó cá đông lạnh thì đang đà tăng mạnh; nếu như năm 2012 XK mặt hàng này chỉ đạt 5.676 tấn thì đến

năm 2016 tăng đến 9.338 tấn.

Ngoài ra, XK thủy sản ở Bình Định cần giữ vững thị trường mới có tiềm năng; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế; thực hiện các chính sách hỗ trợ ngành thủy sản từ khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; khai thác có hiệu quả

nguồn lợi thủy sản.

+ “UBND tỉnh Bình Định đang quyết liệt triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến cá ngừ đại dương theo chuỗi”, giao Sở KH-CN đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm cá ngừ đại dương nhằm tạo thế mạnh XK cho mặt hàng này”,

ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

+ Các mặt hàng thủy sản ở Bình Định đã có thị trường khá ổn định, hiện đang XK trực tiếp đến thị trường của 42 nước trên thế. Trong 5 năm qua, thị trường XK trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất là: Pháp, ước đạt 34 triệu USD/năm, chiếm 11,5%; Mỹ, ước đạt 26,3 triệu USD, chiếm 8,9%; Đức, ước đạt 22,6 triệu USD, chiếm 7,7%; Tây Ban Nha, 22,5 triệu USD, chiếm 7,6%.

(Nông Nghiệp Việt Nam 15/5, Dương Lam) đầu trang

Những thay đổi trong quy định nhập khẩu thủy sản tại một số thị trƣờng Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đến nay có 6 nước bao gồm Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả rập Xê út, Mexico và Brazil hoặc là đã tạm dừng nhập khẩu tôm chưa qua nấu chín hoặc sẽ áp dụng việc lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận và chịu trách nhiệm bảo đảm

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

5

an toàn dịch bệnh đối với các lô tôm chưa qua nấu chín của Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang đối mặt với hàng rào kỹ thuật khắt khe từ các nước nhập khẩu Ảnh: Nguyễn Huế.

Đƣợc biết, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang 6 nƣớc này khoảng trên 2 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu tôm đạt trên 800 triệu USD. Do đó, các biện pháp mà các nƣớc này

đƣa ra đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Vì vậy, để giúp các đơn vị nắm đƣợc các yêu cầu, có định hƣớng và chủ động trong sản xuất nhằm có đƣợc các sản phẩm phù hợp với yêu cầu các thị trƣờng nhập khẩu thủy sản, vừa qua,

Cục Thú y đã tóm tắt và cung cấp thông tin về những thay đổi trong quy định nhập khẩu thủy

sản của một số nƣớc đã có thông báo cho Việt Nam.

Theo đó, đối với thị trƣờng Úc, theo quy định pháp luật hiện hành của Úc, tôm đƣợc phép nhập

khẩu vào Úc theo các dạng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Đối với tôm chƣa qua nấu chín: Tất cả tôm và các sản phẩm của tôm phải có nguồn gốc từ quốc

gia, vùng lãnh thổ đƣợc Cơ quan có thẩm quyền của Úc công nhận là sạch các bệnh: Đốm trắng,

đầu vàng, Taura, hoại tử gan tụy do vi khuẩn và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Hoặc tôm phải

đƣợc bỏ đầu, bỏ vỏ và tẩm ƣớp, chế biến theo các quy trình đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền của

Úc chấp nhận để sử dụng làm thực phẩm cho ngƣời. Hoặc tôm phải đƣợc bỏ đầu, bỏ vỏ, đông lạnh trƣớc khi xuất sang Úc và phải đƣợc lấy mẫu từng lô hàng khi đến Úc để xét nghiệm khẳng

định không có mầm bệnh đốm trắng và đầu vàng.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

6

Tất cả các loại tôm, sản phẩm tôm chƣa qua nấu chín phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền của

nƣớc xuất khẩu xác nhận là phù hợp làm thực phẩm cho ngƣời; đã đƣợc chế biến, kiểm tra và phân loại tại các nhà máy đã đƣợc kiểm soát và phải không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh

truyền nhiễm. Đối với tôm đã đƣợc bỏ đầu, bỏ vỏ và tẩm ƣớp theo các quy trình đã đƣợc cơ

quan có thẩm quyền của Úc chấp nhận khi xuất khẩu sang Úc sẽ đƣợc cơ quan có thẩm quyền

của Úc kiểm tra ngẫu nhiên.

Đối với tôm đã nấu chín: Cơ quan có thẩm quyền của nƣớc xuất khẩu phải xác nhận là tôm và các sản phẩm tôm đã nấu chín phù hợp để làm thực phẩm cho ngƣời; tôm và sản phẩm tôm phải

đƣợc nấu chín tại các nhà máy đã đƣợc phê duyệt và dƣới sự giám sát của cơ quan có thẩm

quyền của nƣớc xuất khẩu để bảo đảm thời gian và nhiệt độ nấu chín là phù hợp, không còn

thành phần chƣa nấu chín lẫn vào các sản phẩm.

Đối với thị trƣờng Hàn Quốc, Cục Quản lý chất lƣợng sản phẩm thủy sản quốc gia thuộc Bộ Thủy sản Hàn Quốc quy định: Tất cả các loại thủy sản nuôi và hoang dã khi nhập khẩu vào Hàn

Quốc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch do Cơ quan thẩm quyền nƣớc xuất khẩu cấp, bao gồm

cả tôm đông lạnh và ƣớp lạnh ngoại trừ tôm bóc vỏ, bỏ đầu; hàu, nhuyễn thể đông lạnh, kể cả

hàng xách tay. Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên các lô hàng thủy

sản (thông qua hệ thống tự động truy xuất thông tin nhập khẩu) để xét nghiệm các loại mầm

bệnh theo quy định của OIE (bao gồm các bệnh: Đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ, hoại tử dƣới vỏ và cơ quan tạo máu).

Tại thị trƣờng Trung Quốc, yêu cầu của Trung Quốc đối với việc giám sát và lấy mẫu xét

nghiệm các loại mầm bệnh trên tôm sú sống vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện trong tƣơng lai.

Ngoài ra, một số thị trƣờng nhƣ Ả rập Xê út, Brazil, Mexico, Liên bang Nga, Armenia,...cũng có các quy định cụ thể đối với việc nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản liên quan đến vệ

sinh thú y, an toàn dịch bệnh... (Hải Quan 15/5, Xuân Thảo) đầu trang

Tìm giải pháp phá “rào cản” đƣa cá tra vào Mỹ Từ ngày 1-9-2017, tất cả các lô hàng cá da trơn, cá tra xuất khẩu vào Mỹ sẽ được yêu cầu xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ để phục vụ việc tái kiểm tra.

“Các quốc gia nước ngoài, kể cả Việt Nam, muốn tiếp tục xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ phải nộp các tài liệu chứng minh sự tương

đồng giữa hệ thống nuôi cá của họ với hệ thống nuôi của Mỹ”.

Ông Richard Gilmore, Chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu khẳng định tại hội thảo "Xu hướng an toàn thực phẩm toàn cầu

và giải pháp gia tăng xuất khẩu cho doanh nghiệp (DN) Việt" vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

7

Sau ngày 1-9, cá tra xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ rất khó khăn vì vướng “rào cản”.

Bà Lê Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch HÐQT Công ty Traceverified cho rằng, đối với cá tra - Mỹ đã ra nhiều

quy định không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Cụ thể, để chứng minh hệ thống nuôi cá và việc vận chuyển ở Việt Nam tương đồng với Mỹ là điều rất khó. Bởi vì, ở Việt Nam điều kiện vùng nuôi cá là sông nước, vì vậy việc di chuyển cá tra từ chỗ nuôi đến nhà máy chế biến thì phương tiện phải là tàu thông thủy để khi cá đưa tới nhà máy lúc nào cũng tươi sống.

Nhưng ở Mỹ việc vận chuyển cá từ chỗ nuôi về nhà máy chế biến thì phương tiện là bằng xe. Vì vậy, việc Mỹ yêu cầu DN Việt Nam cũng phải vận chuyển cá bằng xe để giống họ là hoàn toàn không phù hợp.

Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng yêu cầu mỗi nhà máy chế biến phải có một người của cơ quan Nhà nước túc trực 24/24h để giám sát suốt quá trình chế biến thì yêu cầu này cũng không hợp lý. Bởi vì, từ trước đến nay, không riêng Việt Nam mà cả thế giới đều kiểm tra bằng hệ thống hiện đại hóa an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn HACCP, GlobalGap... chứ đâu phải cử người để giám sát.

Nhiều DN lo lắng, quy định bắt buộc phải chứng minh được sự tương đồng 100% giữa tất cả các khâu nuôi cá, vận chuyển, chế biến ở Việt Nam và Mỹ là điều không thể vì điều kiện, thổ nhưỡng, thời tiết, quan niệm... ở mỗi nước mỗi khác nhau. Chẳng hạn, chỉ một quy định về việc vận chuyển cá tra từ chỗ nuôi đến nhà máy chế biến thì DN Việt Nam không thể nào làm giống ở Mỹ được. Như vậy là DN

Việt Nam không đủ điều kiện để xuất khẩu vào Mỹ. Ngoài ra, còn rất nhiều nội dung phi lý nữa.

Chẳng hạn, trước đây, DN sử dụng bao bì, logo, nhãn mác của nhà nhập khẩu. Công đoạn đóng bao bì được thực hiện tạ i nhà máy. Nhưng khi áp dụng quy định mới này thì DN phải dán nhãn theo quy định của Mỹ. Khi hàng đến cảng phải xếp đúng quy định, thẳng

hàng, để Bộ Nông nghiệp Mỹ dễ kiểm tra. Hàng phải đưa vào kho hải quan để kiểm tra chất lượng, đóng dấu… trước khi đưa đi. Các khâu này vừa mất thời gian, tốn thêm chi phí. Chính vì vậy, nhiều DN cho rằng, với quy định mới thì nguy cơ cá tra mất thị trường Mỹ là rất cao.

Mặc dù cá tra Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ chiếm thị phần khoảng 20%, nhưng điều quan trọng là cá tra xuất khẩu vào Mỹ có chất lượng cao, giá bán cũng cao hơn hẳn các thị trường khác. Chính vì vậy, nếu mất thị trường Mỹ thì thì không chỉ mất doanh số, mà còn mất hình ảnh, thương hiệu cá tra Việt Nam.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

8

Theo bà Lê Thị Hồng Minh: “Cá tra Việt Nam muốn phát triển thì phải học cách thâm nhập vào thị trường Nhật Bản của cá hồi Na Uy”. Bởi vì, hàng trăm năm nay Nhật không ăn cá hồi nuôi mà họ ăn cá hồi từ khai thác. Thế nhưng, Na Uy đã thành công trong việc thay đổi quan niệm của người Nhật và cá hồi Na Uy đã được tiêu thụ nhiều ở Nhật.

Cách làm của họ là trong nhiều năm liền, Hiệp hội cá hồi Na Uy sang Nhật, thuê đầu bếp nổi tiếng chế biến cá hồi mời NTD dùng thử, truyền thông lên truyền hình, in sách hướng dẫn phát ở siêu thị, hội chợ... Nguồn kinh phí để thực hiện những việc trên được trích ra

từ Hiệp hội cá hồi Na Uy.

Bất cứ DN nào xuất khẩu cá hồi đều phải tham gia Hiệp hội và đóng phí để Hiệp hội hoạt động hỗ trợ DN. Còn ở Việt Nam thì có Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhưng thực tế Hiệp hội VASEP không có quyền yêu cầu hội viên đóng khoản phí như vậy.

VASEP muốn có quyền đó thì phải được sự đồng ý của Chính Phủ. Tuy nhiên, đến nayvấn đề này còn bỏ ngỏ.

“Thời còn làm ở Bộ Thủy sản, tôi từng đề xuất thành lập quỹ phát triển thị trường cho ngành thủy sản, hoạt động trên cơ chế tương tự như Hiệp hội cá hồi Na Uy, nhưng không được đồng ý. Đến nay, vấn đề này cũng chưa được đề cập đến”, bà Minh cho biết.

Theo ông Richard Gilmore: “Phải hành động khẩn cấp, thời điểm các DN tuân thủ các quy định mới là ngay từ bây giờ. Việc không

tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm là rào cản lớn nhất khi xâm nhập thị trường Mỹ”. (Công An Nhân Dân 15/5, T.Hà) đầu

trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cá chết liên tục, làng cá bè Long Sơn kiệt quệ, nợ nần

Hàng trăm hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang kiệt quệ, nợ nần bủa vây vì cá chết liên tục.

Thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và bắt đầu xuất hiện từ năm 2001 với vài hộ lẻ tẻ, đến năm 2015 có khoảng 200 hộ nuôi cá với khoảng gần 5.000 bè. Cả làng bè khấm khá, sung túc, nhưng gần đây lao đao, kiệt quệ vì cá chết hàng loạt. Chủ lồng bè cá Hoàng Hiền, một trong những hộ nuôi lớn nhất cho biết: “Nếu mưa xuống, cống xả số 6 của các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản xả thải thì cá chết là cái chắc”.

Người nuôi cá vẫn lo âu phập phồng không biết khi nào cá nuôi lại... chết. Ảnh: H.V

Đa số bà con nuôi trồng thủy sản phải thế chấp nhà đất để vay vốn ngân hàng. Hiện nhiều hộ chưa trả được nợ ngân hàng, nhiều hộ không

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

9

Những hộ nuôi cá chưa bao giờ quên được những lần cá chết khiến họ rơi vào cảnh lao đao, kiệt quệ. Gần đây nhất hàng chục hộ nuốt nước mắt nhìn cá chết trắng bè từ ngày 3 - 7.4.

Trước đó, ngày 26.8.2016, hàng chục nghìn con cá chim, cá bớp trong nhiều lồng bè tại khu vực số 8, sông Chà Và cũng chết trắng bụng. Nhiều hộ nuôi đã tự cứu bằng cách sục thêm khí ôxy vào lồng nhưng không thành.

Đỉnh điểm là vào tháng 9. 2015, làng cá bè này xảy ra 4 đợt chết cá kéo dài từ ngày 6 - 30.9. Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số lượng cá chết trong bốn đợt lên tới gần 140 tấn, trị giá hơn 18 tỷ đồng.

Làng cá dần kiệt quệ

Cá chết rải rác nhiều đợt, người nuôi đau đớt vớt cá lên vứt bỏ. Ảnh: H.V

Ông Trương Văn Lợi (51 tuổi) - ở khu 4, xã Long Sơn, cho biết đợt cá chết tháng 4 vừa qua khiến gia đình ông thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Cách đây gần một tháng ông thả xuống bè 30.000 con cá chim giống đến nay chỉ còn khoảng 10.000 con, và thả 4.000 con cá mú chỉ còn độ 200-300 con. “Người thì dân chúng tôi mất ăn, mất ngủ ngày đêm canh lồng bè để có gì bất thường để biết mà xử lý” - ông Lợi than thở.

Trong 33 hộ thiệt hại cá nuôi lồng bè vào tháng 9.2015, đại gia đình ông Nguyễn Văn An gánh chịu thiệt hại lên tới hơn 3 tỷ đồng. Ông An cho biết, gần 10 năm trước, riêng vợ chồng ông đã đầu tư đến hơn 100 lồng cá nhờ vay vốn ngân hàng, mượn của họ hàng. Nhưng từ năm 2015 trở lại đây, cha con ông An và hàng chục người nuôi cá bè khác ở xã Long Sơn bắt đầu rơi vào kiệt quệ. Hiện ông An chỉ còn khoảng 30 lồng nuôi cá con. Hàng chục lồng khác bỏ phế. Mấy người con ông phải tạm ngưng nuôi cá, chuyển sang bóc hạt điều kiếm sống.

Theo ông Đặng Minh Thông - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Sơn, những năm gần đây, do sông ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, liên tục gây ra hiện tượng cá chết. Người dân đã tiến hành khởi kiện và có phán quyết của tòa, nhưng việc khắc phục hậu quả vẫn chưa đến nơi đến chốn.

“Thủ phạm” là cống xả số 6?

Viện Môi trường và Tài nguyên đã vào cuộc tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết trên sông Chà Và.

Theo đó, nguyên nhân cá bè chết hàng loạt trên sông Chà Và chủ yếu là do các DN trên xả thải ra cống số 6. Mức độ gây thiệt hại do các DN xả thải ra môi trường được Viện xác định là 76,64%.

tái đầu tư được”.

Ông Đặng Minh Thông

Ngày 9.5.2016, 33 hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và ở xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã cùng đứng đơn kiện 14 DN chế biến hải sản tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành xả thải làm cá nuôi của họ chết nhiều đợt trong năm 2015. Ngày 22.6.2016 Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa vụ kiện ra xét xử, chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà con ngư dân, buộc 11 DN phải bồi thường hơn 13,2 tỷ đồng.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

10

Cống số 6 và đầm chứa nước thải gây ra nhiều vụ cá chết, theo kết luận của cơ quan chức năng. Ảnh: Hồ Văn Lợi

Tuy nhiên, một số DN đã không đồng ý với kết quả phân tích. Ông Doãn Văn Quý - Giám đốc Công ty TNHH Phước An cho rằng những công ty như Phước An chỉ đồng ý hỗ trợ bà con chứ không bồi thường vì “tai nạn này là tai nạn chung, không do ai gây ra cả”. Còn ông Ngô Đông Hồ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thịnh An tuy thừa nhận “nước thải xả ra có vượt chuẩn” nhưng cho rằng việc xả thải vượt chuẩn đã bị phạt, đã bị tạm đình chỉ hoạt động.

Ngày 15.4 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành đồng thời nhiều giải pháp để xử lý dứt điểm. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu cô lập nguồn nước ô nhiễm ở đầm trước cống số 6 ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành (đầm này chứa nước thải của các DN chế biến hải sản), không cho chảy ra sông Chà Và, sửa ngay cống số 6 trước mùa mưa năm nay. Tỉnh ủy cũng yêu cầu UBND tỉnh và ngành liên quan đưa ra lộ trình cho hai nhà máy trong khu chế biến hải sản Tân Hải ngừng hoạt động, cũng như gấp rút xây dựng hoàn thành khu chế biến hải sản tập trung tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) để di dời các nhà máy. Đồng thời, sắp xếp lại vùng nuôi, giảm số lồng bè nuôi vì hiện nay mật độ trên sông quá dày đặc.

(Dân Việt 15/5, Trần Đáng – Hồ Văn) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Trị: Ngƣ dân ngao ngán trƣớc nạn tàu giã cào

Ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị đang lo lắng trước nạn đánh bắt theo lối tận diệt của tàu giã cào (lưới

kéo).

Lưới của ngư dân ở Triệu Lăng bị tàu giã cào xé

rách. Ảnh: HT.

Tìm đến nhà ngư dân Trần Anh (thôn An Hội, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong), nạn nhân vừa bị tàu giã cào đâm

chìm thuyền đêm 5/5 mới đây kể: “Như mọi khi, cách bờ tầm 2 hải lý, tui tắt máy neo thuyền. Đang thả lưới, buông

câu mực, tui phát hiện 2 tàu giã cào hơn 200 mã lực chạy song song với tốc độ vun vút. Tui liên tục ra tín hiệu cảnh

báo, 2 tàu giã cào vẫn lao nhanh tới rồi kéo chìm con thuyền với 2.000m lưới lẫn hệ thống câu mực của tui. Lúc ấy

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

11

khoảng 10 giờ đêm. Tàu giã cào kinh hoàng lắm, lúc mô cũng đi thành cặp chạy song song kéo tấm lưới lớn mắt

nhỏ đi sát đáy, hút vô tất tật bất cứ thứ chi trên đường chúng đi qua. Tui đã kịp ghi lại số hiệu của hai tàu giã cào,

TSQN-925... và TSQN-925... , đều là tàu đăng ký ở Quảng Ngãi”.

Người cứu ngư dân Anh đêm ấy là ngư dân Trần Bình. “Vừa thả tay lưới xong, tui chợt thấy tín hiệu đèn cấp cứu

nháy liên tù tì, liền nổ máy phóng thuyền đến. Sau khi vớt được Anh đang lóp ngóp giữa biển, tui nổ máy tăng ga

đuổi theo 2 tàu giã cào những mong họ dừng lại để vớt thuyền của Anh, song cặp tàu giã cào đã tắt đèn, mất hút

ngoài khơi xa”, ngư dân Bình kể.

Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng Trần Mai Son chiều 14/5 cho hay, nạn giã cào xuất hiện ngót 3 tháng nay. Tàu giã cào

hầu hết của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng. Vùng biển Triệu Lăng bị hoành hành nặng

nhất. “Tàu giã cào đánh bắt tận diệt hải sản, đội hình 2 chiếc chạy song song với sợi xích giằng giữa, mỗi chiếc trên

200 mã lực dài tầm 17 m, rộng 8m. Bất cứ loại sinh vật biển nào nơi tàu này chạy qua đều không thoát khỏi lưới

quét của nó”, ông Son nói.

Theo ông Trần Luân, trưởng thôn An Hội, từ cuối tháng 3 đến nay 38 hộ dân ở đây bị mất 30 vàng lưới tổng cộng

70.000m, thiệt hại khoảng 500 triệu đồng. Ông Luân kể, cuối tháng 3 vừa rồi, ngư dân Nguyễn Văn Hiền thả 32 tấm

lưới đánh bắt mực nang cách bờ 3 hải lý. Dù đã cẩn thận bật đèn tín hiệu ở hai đầu và giữa vàng lưới để tránh tình

trạng bị tàu giã cào chạy ngang xé lưới, song hôm sau vàng lưới vẫn biến mất, được cho là bị tàu giã cào kéo đi. Đầu

năm 2016, 42 tấm lưới của ngư dân Hiền thả gần bờ cũng bị cuốn mất tiêu. Ngày 28/3 vừa rồi ngư dân Trần Ngọc

Lâm bị mất 35 tấm lưới.

Bất lực với nạn giã cào?

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị Nguyễn Hoài Nam, cho biết: “Cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang truy

tìm 2 chiếc tàu giã cào có số hiệu Quảng Ngãi để điều tra, xử lý. Việc truy quét tàu giã cào gặp nhiều khó khăn.

Vùng biển phía bắc cảng Cửa Việt trở vào huyện Triệu Phong và Hải Lăng bằng phẳng nên tàu giã cào dễ hoạt

động. Giữa tháng 4 vừa qua, chúng tôi đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng Quảng Trị truy quét song bị các ngư dân

trên tàu giã cào dùng hung khí chống trả quyết liệt. Các tàu giã cào ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở vào luôn có

mật báo. Chúng tôi đã nghi binh, cho tàu tuần tra nằm ngoài đảo Cồn Cỏ rồi bất ngờ lao về vùng biển xã Triệu Lăng

để kiểm tra, kiểm soát song tàu giã cào nhanh chóng bỏ chạy”.

Trao đổi về vấn nạn tàu giã cào, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trƣởng Đoàn Đại biểu Quốc hội

tỉnh Quảng Trị Hà Sĩ Đồng cho hay, tàu

giã cào chủ yếu cung cấp thức ăn cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản. 90% lƣợng hải sản thu đƣợc từ tàu giã cào đƣợc làm nguyên liệu tƣơi sống cho nuôi trồng biển. Nếu muốn chấm dứt nghề

giã cào thì cần sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng biển thay vì sử dụng thức ăn tƣơi

sống nhƣ hiện nay. “Luật Thuỷ sản (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thông qua kỳ họp tới, theo

tôi đƣợc biết, ban soạn thảo đã đƣa vào quy định không khuyến khích loại hình khai thác này.

Chắc chắn sau khi luật đƣợc thông qua, sẽ có nghị định hƣớng dẫn cụ thể nơi nào cấm, hạn chế,

không khuyến khích. Nghị định cũng sẽ hƣớng dẫn các bộ, ngành, địa phƣơng phải hỗ trợ việc chuyển đổi nghề cho ngƣ dân thế nào; ngƣ dân không hành nghề giã cào thì làm gì…”, ông

Đồng nói. (Tiền Phong 15/5, Hữu Thành) đầu trang

Đắng cay khi làm... chủ tàu vỏ thép hàng chục tỷ đồng

Theo tìm hiểu của NTNN/Dân Việt, những bất cập về chất lượng tàu vỏ thép được đóng theo chính sách cho vay vốn của Nghị định 67/2014/NĐ-CP không chỉ xảy ra ở Bình Định, Quảng Trị. Câu chuyện ghi nhận của một chủ tàu ở Phú Yên tiếp tục chỉ ra những vướng mắc cần được tháo gỡ cho ngư dân.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

12

Chỉ sau nửa năm làm chủ tàu vỏ thép “67”, ngư dân Phan Thanh Trị (ở phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) đã thua lỗ gần 700 triệu đồng. Chưa hết, ông Trị bị đùn đẩy trách nhiệm bảo hành, từ chối đền bù bảo hiểm…

Giấc mơ... đổi đời

Ngày 21.9.2016, ông Phan Thanh Trị nhận bàn giao tàu cá vỏ thép mang tên Hướng Biển 01 (số hiệu PY-99991), công suất 829CV. Con tàu do liên danh Công ty Thủy sản Đông Á - Công ty Đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng) đóng. Tàu được đóng mới theo Nghị định 67, với tổng giá trị đầu tư 18 tỷ đồng; trong đó chính sách của Ngân hàng BIDV cho vay 95%, còn lại là vốn đối ứng của gia đình ông Trị.

Ông Phan Thanh Trị rầu rĩ vì sự cố thua lỗ, thương tật mắt, sau nửa năm vận hành tàu vỏ thép Hướng Biển 01 (tháng 5.2017). Ảnh: Hùng Phiên

Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Công ty Đóng tàu Phà Rừng cho biết tàu có chiều cao mạn 3,15m, dài 27,88m, rộng 7,2m, lượng chiếm nước toàn tải 235 tấn; kho lạnh cấp đông tới -20 độ C; nhiên liệu, nước ngọt và lương thực, thực phẩm dự trữ trên tàu đảm bảo thủy đoàn 18 người sử dụng liên tục hơn 30 ngày đêm. Với công suất máy chính 829CV, tàu có khả năng đi biển trong điều kiện sóng cấp 7 - 8, tầm hoạt động 1.500 hải lý. Tàu chuyên nghề lưới chụp mực và cá ngừ sọc dưa; được trang bị đầy đủ các thiết bị hàng hải hiện đại, như: Máy dò ngang, dò đứng, máy đo dòng chảy, radar, định vị toàn cầu, bản đồ số… theo tiêu chuẩn cấp 1 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Khi nhận tàu, ông Trị xúc động: “Giấc mơ làm chủ tàu vỏ thép lớn của tôi đã thành sự thật! Vẫn còn nhiều ngư dân Phú Yên ngại ngần làm chủ tàu cá vỏ thép hiện đại vì phí tổn lớn, thế nhưng gia đình vẫn quyết tâm làm để đổi đời, phát triển nghề biển”.

Tàu thua lỗ, chủ tàu bị thương tật

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

13

Thế nhưng đến đầu tháng 5.2017, trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trị mếu máo: “Nhận tàu rồi nhưng phải chạy lo giải quyết hàng loạt trở ngại, thủ tục nên 3 tháng sau (ngày 14.12.2016), tàu mới ra khơi chuyến đầu. Đến nay đi được 4 chuyến nhưng lần nào cũng gặp sự cố do lỗi kỹ thuật tàu. Ai dè 4 chuyến biển qua đã gây thua lỗ cho gia đình tôi gần 700 triệu đồng”.

Cụ thể, chuyến thứ nhất, tàu ra khơi được 5 ngày thì bị trục trặc về môtơ. Ông Trị phải cho tàu trở lại bờ khắc phục, chịu lỗ hàng trăm triệu đồng phí tổn hậu cần chuyến biển dự định đi khoảng 1 tháng. Chuyến thứ 2, tàu hoạt động được 7 ngày thì máy điện trục trặc, tàu lại đành quay vào bờ sửa chữa, tiếp tục lỗ trắng hàng trăm triệu đồng.

Chuyến thứ 3, tàu đánh bắt nửa chừng thì bị gãy cần chụp lưới chữ A, gây vỡ 71 bóng đèn, hư hỏng 20 đui điện. Thế là ông Trị phải cắn răng cho tàu trở lại bờ để thay sửa tiếp; lại lỗ trăm triệu.

Chuyến thứ 4 (giữa tháng 3.2017), lục lư cần cẩu bất ngờ bị đứt dây, đập vào mắt phải của ông Trị; tàu phải khẩn cấp vào bờ để cấp cứu nạn nhân.

Bầm giập vì thủ tục bảo hành, bảo hiểm

Sau mỗi sự cố máy móc thiết bị, ông Trị đều báo cáo với hai công ty Đông Á và Phà Rừng nhưng rất “bầm giập” (thời gian bảo hành tàu trong 12 tháng). Do không được hỗ trợ, gia đình ông phải bỏ tiền túi lắp thêm bình nước ngọt để làm mát máy phát điện.

Bên cạnh đó, ông Trị tiếp tục phát hiện thêm nhiều chi tiết của tàu không đúng theo thiết kế ban đầu. Như thiết bị cần chụp lưới chữ A, theo thiết kế là ống sắt

cần chụp phải dày 7 - 8 ly, nhưng lúc gãy thì phát hiện sắt ống chỉ dày… 4,5 ly. Ông Trị phản ánh thì được phía Đông Á… nhận lỗi và hỗ trợ thay mới làm lại cần chữ A. Trong khi đó, Công ty Bảo Minh Phú Yên lại có văn bản từ chối thanh toán bảo hiểm.

Trong khi đó, đại diện Chi cục Thủy sản Phú Yên khẳng định, hạng mục cần chụp lưới chữ A chính xác là: Trang thiết bị mặt boong tàu. Hạng mục này là phần được thiết kế, thuộc trong diện hợp đồng bảo hiểm thân tàu.

Ngoài tàu của ông Trị, lãnh đạo Sở NNPTNT Phú Yên cho hay, đơn vị cũng đã nhận được phản ánh sự cố kỹ thuật của một số tàu vỏ thép “67” khác của tỉnh. Hiện sở này đang cho cán bộ vào cuộc kiểm tra, tìm giải pháp “khơi

thông” vấn đề chất lượng tàu vỏ thép... (Dân Việt 15/5, Hùng Phiên) đầu trang

Ngƣ dân trúng đậm ở ngƣ trƣờng Hoàng Sa, Trƣờng Sa

Ngày 15/5, ngư dân Nguyễn Văn Dương (SN 1979), ở xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết: Tàu

cá vỏ thép số hiệu QB 91559TS, công suất 829 CV của anh cùng 12 bạn thuyền vừa trở về từ Hoàng Sa, với

sản lượng 15 tấn mực, 30 tấn cá nục suôn, bán được 740 triệu đồng.

4 chuyến biển bằng tàu vỏ thép, gia đình tôi lỗ tổn gần 700 triệu đồng. Theo tôi là do liên danh Đông Á - Phà Rừng thực hiện đóng tàu với nhiều hạng mục rất kém chất lượng”.

Ngư dân Phan Thanh Trị

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

14

Một mẻ cá trị giá hàng trăm triệu vừa được ngư

dân đưa lên sàn tàu.

“Thông thường, mỗi chuyến biển ra Hoàng Sa mất 20 ngày. Nhưng đợt này, tàu chúng tôi chỉ ra đó chỉ 15 ngày thì

đã trúng đậm. Trên đường về, chúng tôi thông báo cho nhiều bạn tàu biết vị trí tọa độ để đến đánh bắt” - anh

Dương phấn khởi nói.

Cũng trong thời điểm này, hàng chục tàu cá công suất lớn của ngư dân xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch cũng trúng

đậm ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và Vịnh Bắc bộ với sản lượng từ 30 - 50 tấn cá. Đặc biệt, 2 tàu cá của

ông Nguyễn Văn Độ, ông Phan Văn Thảo đạt sản lượng trên 70 tấn cá, thu về hơn nửa tỷ đồng.

Ông Trương Công Hoạt, Chủ tịch Hội Nông dân Đức Trạch cho biết: Địa phương hiện có 555 phương tiện đánh bắt

cá trên biển, với khoảng 2.000 lao động. Trong đó, số tàu cá đánh bắt xa bờ tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường

Sa, Vịnh Bắc bộ là 227 tàu.

Mặc dù thời điểm này, phía Trung Quốc có lệnh cấm, nhưng ngư dân Đức Trạch vẫn can trường bám các vùng biển

chủ quyền để đánh bắt cá. (Tiền Phong 16/5, Hoàng Nam) đầu trang

Khai thác thủy sản 4 tháng ƣớc đạt hơn 1 triệu tấn Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), sản lƣợng khai thác thủy sản 4 tháng

đầu năm 2017 ƣớc đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ 2016, trong đó khai thác biển ƣớc đạt 959.700

tấn, tăng 6%, khai thác nội địa ƣớc đạt 46.000 tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ. Trong quý 1, VN xuất khẩu tôm sang 68 thị trƣờng (cùng kỳ năm 2016 là 64 thị trƣờng). Sau khi tăng trƣởng 6,7% trong năm 2016, xuất khẩu tôm VN 3 tháng đầu năm 2017 có xu hƣớng chững lại với 618 triệu USD, tƣơng đƣơng với cùng kỳ năm ngoái.

(Thanh Niên 16/5, H.Mai) đầu trang

Thanh Hóa: Nâng cao nhận thức của ngƣ dân trong việc tham gia bảo hiểm tàu cá

Thanh Hóa hiện có 1.710 tàu cá có công suất 90CV trở lên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm

theo quy định. Khai thác thủy hải sản là nghề tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho ngƣời và phƣơng

tiện. Tuy nhiên số ngƣ dân mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên có tỷ lệ rất thấp. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, Công ty Bảo Việt Thanh Hóa đã giải quyết hơn 80 vụ liên quan đến sự cố tàu cá với số tiền bồi

thường trên 10 tỷ đồng, có vụ đã được chi trả lên tới 3,5 tỷ đồng. Các công ty Bảo hiểm luôn sát cánh, hỗ trợ kịp thời đối với các khách hàng của mình khi có sự cố xảy ra.

Page 15: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

15

Tuy nhiên, trong số trên 1.700 tàu cá bắt buộc phải tham gia bảo hiểm theo quy định, số tàu có bảo hiểm mới chỉ đạt 30% và hầu hết

ngư dân đều không mua bảo hiểm. Tình trạng này xuất phát từ yếu tố tâm lý, sự chủ quan của ngư dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm tàu

cá thấp một phần còn do các ngư dân đang trông chờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ từ việc sửa đổi bổ sung nghị định 67 trong quý II

năm nay, trong đó sẽ tiếp tục hỗ trợ mua bảo hiểm tàu cá và thuyền viên.

Rủi ro trong khai thác thuỷ hải sản là điều không ai mong muốn. Song việc tham gia bảo hiểm

cho tàu cá và cho thuyền viên sẽ giúp ngƣ dân giảm bớt gánh nặng về chi phí nếu xảy ra tai nạn

rủi ro./. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Thanh Hóa 15/5, Mai Phương – Anh Dũng) đầu

trang

Khánh Hòa: Tàu 67 vƣớng bảo hiểm - Cần chính sách hỗ trợ

Từ ngày 9 đến 12-3-2017, Báo Khánh Hòa có loạt bài dài kỳ Tàu 67 “mắc cạn” đề cập đến những khó khăn, vướng mắc trong việc

triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có việc một số tàu cá đóng

mới theo NĐ 67 của ngư dân trong tỉnh đã hạ thủy nhưng không mua được bảo hiểm theo chính sách này.

Trong công văn số 4357 ngày 31-3-2017, trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa, các địa phương khác và các doanh nghiệp bảo

hiểm về việc hướng dẫn cụ thể tiếp tục hay tạm dừng thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm theo NĐ 67, Bộ Tài chính cho

biết: Theo khoản 19 Nghị quyết số 113 ngày 31-12-2016 của Chính phủ, Chính phủ thống nhất kéo dài thời hạn thực hiện các chính

sách quy định tại NĐ 67 đến hết ngày 31-12-2017. Đồng thời, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo NĐ sửa

đổi, bổ sung NĐ 67 theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong quý II/2017. Điều đáng nói, công văn này không nêu cụ thể

tiếp tục hay tạm dừng việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm theo NĐ 67 mà các địa phương đặt vấn đề. Chính vì

không có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính nên đến nay, ngư dân vẫn chưa thể mua được bảo hiểm theo NĐ 67 cho tàu cá đóng mới

của mình.

Theo đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh, từ ngày 1-1-2017, Bảo Minh Khánh Hòa - đơn vị đầu mối cung cấp bảo hiểm theo NĐ 67 trên địa

bàn tỉnh ngừng cung cấp bảo hiểm. Điều này khiến các ngân hàng thương mại khó khăn khi xem xét tiếp tục đầu tư, giải ngân tín

dụng cho các tàu cá theo NĐ 67. Một số tàu cá đóng mới theo NĐ 67 đã hoàn thành, hạ thủy (tàu cá của các ông: Trần Văn Đạt,

Nguyễn Tèo, Trương Gia Tân, Dương Cao Hoan, Võ Đình Hiệp) nhưng không thể hoạt động. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn đã vận động một số chủ tàu đã mua bảo hiểm theo chính sách của Quyết định 48. Tuy nhiên, các chủ tàu chỉ cố

gắng mua trong thời hạn 6 tháng, do mức hỗ trợ chính sách bảo hiểm theo Quyết định 48 và NĐ 67 có sự chênh lệch khá lớn.

Page 16: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

16

Hiện nay, việc mua bảo hiểm cho tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 đang bị vướng

Qua tìm hiểu được biết, đối tượng áp dụng chính sách bảo hiểm theo NĐ 67 là các tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác

hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên. Chính sách này hỗ trợ

hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên; hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới

cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức 70% kinh phí đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90 đến dưới 400CV, 90% kinh

phí đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Trong khi đó, chính sách bảo hiểm theo Quyết định 48 của Thủ tướng

Chính phủ áp dụng cho đối tượng là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Chính sách này chỉ hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên. Như vậy, các chủ

tàu đóng mới theo NĐ 67 nếu mua bảo hiểm theo Quyết định 48 phải bỏ thêm phần chênh lệch rất lớn. Cụ thể, về bảo hiểm thân tàu,

đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90 đến dưới 400CV, chủ tàu phải bỏ thêm 20% kinh phí; đối với tàu có tổng công suất máy

chính từ 400CV trở lên, chủ tàu phải bỏ thêm 40% kinh phí; đối với bảo hiểm trang thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu phải bỏ 100% kinh

phí để mua, bởi Quyết định 48 không hỗ trợ kinh phí này.

Để giải quyết vƣớng mắc trong việc mua bảo hiểm theo NĐ 67, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn đã có công văn trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ cấp bù phần kinh phí chênh lệch cho

ngƣ dân mua bảo hiểm theo Quyết định 48. Qua đó, nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện

thuận lợi cho ngƣ dân tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro khi hoạt động

trên biển. Đồng thời, đảm bảo an toàn tài sản cho các ngân hàng thƣơng mại cho vay đóng mới tàu cá theo NĐ 67. (Báo Khánh Hòa 17/5, Hải Lăng) đầu trang

EC ban hành quy định chấm dứt đánh bắt hải sản bất hợp pháp

Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quy định thiết lập một hệ thống trong cộng đồng nhằm ngăn

chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Quy định này nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản, đảm bảo cung cấp

nguồn thực phẩm từ biển lâu dài cho ngƣời dân. Để thanh, kiểm tra việc thực hiện quy định

Page 17: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

17

này, trong 5 ngày tới, đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản thuộc Ủy

ban châu Âu sẽ sang Việt Nam.

Trên cơ sở kiểm tra, nếu các địa phƣơng và bà con ngƣ dân cũng nhƣ các Bộ, ngành của Việt

Nam không kiểm soát đƣợc tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp, châu Âu sẽ cảnh báo thẻ

vàng hoặc thẻ đỏ đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu. Việc

này sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới xuất khẩu hải sản của nƣớc ta vào thị trƣờng châu Âu, kéo

theo ảnh hƣởng đến đời sống của bà con ngƣ dân, công nhân làm việc trong các nhà máy chế

biến hải sản xuất khẩu. (Đài Truyền Hình Việt Nam 15/5) đầu trang

Vùng chồng lấn trên biển với Indonesia: Nơi nguy hiểm với ngƣ dân Việt

Nhìn khuôn viên bên ngoài khá đẹp mắt nhƣ một công viên xanh, đƣợc trang trí bằng những cây

cảnh, cây hoa xung quanh, ít ai nghĩ đây là nhà tù của đảo Kalimantan, nơi giam giữ hơn 800 tù nhân với đủ các loại tội phạm bị kết án. 16 ngƣ dân Việt Nam là những tù nhân trong số đó. Họ

là những thuyền trƣởng, máy trƣởng bị kết án tù vì đã điều khiển những con tàu đánh cá đi vào

vùng biển của Indonesia.

Trong cái nắng gay gắt của tháng Năm, đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia

đã đi thăm lãnh sự các ngƣ dân bị giữ tại đảo Kalimantan, Indonesia.

Đoàn đã thăm hỏi, cung cấp cho ngƣ dân những thông tin liên quan đến việc xử lý các vi phạm

trên biển và lắng nghe những ngƣ dân nói về các vấn đề của họ. Nhƣng, câu chuyện của họ

không chỉ dừng ở sự khó khăn khi bị giam giữ, những tiếc nuối vì hành vi vi phạm, họ còn có

những ấm ức khi cho rằng mình bị bắt ở khu vực chồng lấn giữa hai nƣớc.

Ngƣ dân Nguyễn Tâm – Quảng Ngãi, làm tài công trên tầu cá Vũng Tàu chia sẻ: “Chủ tàu thuê, trả tiền công cho tôi 6 triệu/tháng, một chuyến đi khoảng từ 40-50 ngày, thỉnh thoảng họ có bồi

dƣỡng thêm cho 1-2 triệu/chuyến đi biển. Tầu của tôi bị bắt khi đang ở vị trí thuộc khu vực

chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia. Tôi bị lực lƣợng Kiểm Ngƣ của Pontinak bắt, bị họ

giam giữ ở trại tạm giữ 4 tháng, sau đó ra tòa xử 4 tháng, hiện tại tôi đã ở trong này đƣợc 2

tháng."

Bờ biển lục địa Việt Nam và bờ biển Kalimantan, Indonesia, cách nhau khoảng 474 hải lý, khoảng cách gần nhất giữa các đảo của hai bên là 246 hải lý. Gần đảo Natuna Bắc của

Indonesia có một rãnh sâu khoảng 80 đến 100m.

Việt Nam và Indonesia đang tiếp tục thúc đẩy đàm phán về phân định vùng đặc quyền kinh tế

(EEZ) giữa hai nƣớc. Gần đây nhất là Vòng đàm phán lần 8 đã đƣợc tổ chức tại đảo Bali,

Indonesia hồi tháng 3/2016. Tuy nhiên, khi chƣa đƣợc phân định rõ ràng thì đây cũng là một cái khó cho ngƣời đi biển.

Một số ngƣ dân cho biết, trƣớc khi ra khơi, họ đƣợc hải quân cấp cho 1 bản đồ, tuy nhiên, bản

đồ này không trùng khớp với bản đồ mà phía Indonesia sử dụng để xác định các vị trí sai phạm

của ngƣ dân Việt Nam. Vì vậy, trong một số trƣờng hợp, các ngƣ dân cảm thấy bị “oan”, không

Page 18: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

18

thỏa đáng khi cho rằng mình bị bắt khi chƣa vi phạm vào vùng biển nƣớc bạn.

Các ngƣ dân đều bày tỏ mong muốn sớm đƣợc trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình và tiếp tục làm ăn, nhiều ngƣời trong số họ dù gắn bó với biển hàng chục năm nhƣng sau sự việc này

không còn thiết tha với nghề đi biển nữa. Có ngƣời vì không biết làm gì khác nên xác định vẫn

tiếp tục nghề biển, chỉ có điều, họ sẽ không đi khơi nữa, mà chỉ đánh bắt ven bờ…

Ngƣ dân Nguyễn Tâm (Quảng Ngãi) chia sẻ: “Tôi đã đi làm nghề biển 20 năm nay, sau đợt này

về tôi sẽ không làm nghề đi biển nữa.”

Trong khi đó, ngƣ dân Nguyễn Văn Phƣớc cho biết, sau này về vẫn phải tiếp tục nghề đi biển để

kiếm sống nhƣng sẽ không đi “khơi” (đánh bắt xa bờ) nữa mà chỉ đi đánh bắt ở gần bờ để lấy

tiền nuôi gia đình.

Mức án đối với thuyền trƣởng và tài công thƣờng rất nặng, họ phải chịu án trung bình từ 6 tháng đến 6 năm, tùy mức độ vi phạm vùng biển và hải phận của Indonesia.

Các thuyền trƣởng và máy trƣởng chịu án tù ở nhà tù Lapas của đảo Kalimantan. (Ảnh: Trần

Chiến/Vietnam+)

Thuyền trƣởng Nguyễn Ngọc Khoái – Bình Thuận cũng là chủ tàu cho biết: “Tôi là chủ tầu, khi

bị bắt đã ở vị trí xâm phạm chủ quyền của nƣớc bạn, tôi bị tầu Kiểm ngƣ 6301 của Indonesia

Page 19: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

19

bắt giữ. Đây là tầu mới của gia đình tôi, vừa đi biển lần đầu tiên đã bị bắt giữ. Tầu đấy tôi mới

làm xong hết 1 tỷ đồng, đấy là tiền của gia đình cũng nhƣ của anh em, hàng xóm để làm nghề.

Thời điểm đó tôi đi là mùa bão, biển gió lớn không thể quay trở về Việt Nam, tôi dạt vào một đảo nhỏ của Indonesia, tình cờ lực lƣợng Kiểm ngƣ của họ phát hiện đƣợc và bị bắt. Lúc bị bắt

tôi đã đi đƣợc hơn 1 tuần, trên tàu lúc đó đã có cá. Tôi bị bắt ngày 3/01/2015, đây là lần đầu tiên

tôi đi biển, bị họ bắt, xử tù, tầu bị họ cho đánh chìm. Tôi đã thi hành án đƣợc 2 năm 4 tháng rồi,

còn lại 2 năm nữa.”

Những ngƣời đã biết rõ án của mình là nhƣ vậy, còn đối với các ngƣ dân đƣợc thuê làm thủy thủ trên tàu, họ không bị đƣa ra xét xử mà sẽ phải chờ các cơ quan chức năng Việt Nam và

Indonesia hoàn thành các thủ tục để đƣa về Việt Nam. Tuy nhiên, một ngày bị giam giữ ở nơi

xa xôi đất khách quê ngƣời này trôi qua thật không hề dễ dàng với bất cứ ai… (Vietnam + 15/5,

Đỗ Quyên – Trần Chiến) đầu trang

Ngƣ dân cần hiểu biết để không vi phạm chủ quyền vùng biển nƣớc khác Thời gian qua, không ít chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân ở các tỉnh, thành phố ven biển cả nước đã xâm phạm vào vùng biển các nước láng giềng đánh bắt hải sản, dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Trong năm 2016, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tìm kiếm cứu nạn 23 tàu cá, 278 ngư dân. Bên cạnh đó, hai bên đã phối hợp tham gia tiếp cận và trao trả 288 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ và trao trả trên biển tháng 9-2016. Riêng việc ngư dân Việt Nam vi phạm đánh bắt trên vùng biển của Indonesia trong những năm qua diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng đột biến.

Chỉ tính riêng năm 2016, số lượng ngư dân Việt Nam bị phía Indonesia bắt đã lên tới gần 1.100 người. Ngư dân vi phạm vì nhiều lý do nhưng cho thấy vấn đề quản lý hoạt động khai thác trên biển và công tác tuyên truyền pháp luật trên biển cho ngư dân, thời gian qua,

vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Gần đây nhất, ngày 5-4-2017, có 39 ngư dân Việt Nam được Indonesia trao trả cho đại diện ngoại giao Việt Nam. Nhóm ngư dân này chủ yếu quê ở Kiên Giang và Bình Định, bị giam giữ 5-7 tháng tại đảo Pontianak, tỉnh Kalimantan. Trong dịp này, Đại sứ quán Việt

Nam tại Indonesia đã hoàn thành thủ tục bảo hộ công dân để đưa tổng cộng 111 ngư dân về nước.

Đây là đợt trao trả ngư dân Việt Nam lớn nhất từ đầu năm đến nay. Từ đầu năm đến nay đã có 42 tàu với 392 ngư dân bị bắt giữ. Từ năm 2014 đến nay, Indonesia chủ trương xử lý cứng rắn với các tàu đánh bắt cá nước ngoài vi phạm vùng biển nhằm bảo vệ nguồn

lợi thủy hải sản và giữ chủ quyền quốc gia. Mới đây, ngày 1-4, nước này đã cho đánh chìm 81 tàu cá nước ngoài tại 12 địa điểm trên khắp cả nước, trong đó có nhiều tàu cá của Việt Nam.

Page 20: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

20

Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền pháp luật cho ngư dân.

Trong hơn 2 năm áp dụng các biện pháp mạnh, đã có 317 tàu thuyền nước ngoài vi phạm đánh bắt trái phép tại các vùng biển thuộc

chủ quyền của Indonesia bị tịch thu và phá hủy.

Kiên Giang, Cà Mau, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) là những địa phương có lượng phương tiện

đánh bắt hải sản lớn của cả nước. Trong đó, có hàng chục ngàn tàu cá công suất lớn khai thác hải sản theo mô hình đánh bắt xa bờ. Hằng năm, lực lượng chức năng của các địa phương đã chỉ đạo, tổ chức hàng trăm buổi họp dân, tuyên truyền về luật biển, an toàn hàng hải và viết cam kết không đánh bắt vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài.

Mặc dù đã rất nỗ lực tuyên truyền, nhắc nhở bằng nhiều hình thức nhằm giảm thiểu mọi rủi ro, thiệt hại cho bà con khi vươn khơi. Tuy nhiên, qua thực tế, tình trạng ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn ra, có chiều hướng gia tăng và phức tạp hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc các tàu đánh cá Việt Nam bị bắt giữ trong thời gian qua là hầu hết chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân còn thiếu hiểu biết về ranh giới địa lý, biên giới trên biển của các nước trong khu vực cũng như kiến thức về pháp luật các nước. Đến khi bị bắt, tịch thu ngư cụ, họ mới biết mình đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước sở tại.

Qua các vụ việc xảy ra gần đây, ngư dân cần được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản trên biển. Trước khi ra khơi, các tàu cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc, máy định vị tọa độ, la bàn, sơ đồ vùng biển và vật dụng an toàn hàng hải. Ngoài ra, ngư dân lao động trên các tàu phải kịp thời trình báo với cơ quan chức năng khi phát hiện chủ tàu, thuyền trưởng có dấu hiệu tổ chức

đưa tàu sang vùng biển nước ngoài đánh bắt; tuyệt đối không được chống trả khi xác định rõ mình đã vi phạm vùng biển nước ngoài, hoặc xác định rõ tàu nước ngoài là lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

Nếu bị bắt giữ, ngư dân cần chấp hành nghiêm các yêu cầu, quy định về dẫn độ, khai báo trung thực và tìm mọi cách báo ngay về cơ

quan chức năng Việt Nam để có biện pháp giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Để giảm thiểu tình trạng ngư dân vi phạm việc đánh bắt trên vùng biển của quốc gia khác, năm 2017, các lực lượng chức năng sẽ tiếp

tục tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các trường hợp tàu cá Việt Nam sử dụng AIS (Automatic Identification System) là một hệ thống thông tin liên lạc cho phép các tàu trao đổi các thông tin về nhận dạng vị trí, hướng, tốc độ với nhau hoặc trao đổi với các trạm trên bờ) cài mã của quốc gia khác.

Phối hợp tuyên truyền, hƣớng dẫn ngƣ dân đăng ký mã AIS miễn phí tại tất cả các đài thông tin duyên hải địa phƣơng ven biển. Phối hợp trao đổi thông tin, tuần tra, kiểm soát và tuyên truyền

ngăn chặn tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm các vùng biển nƣớc ngoài đánh bắt thủy hải

Page 21: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

21

sản. Phối hợp trong việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực

thủy sản, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển theo

Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia khác. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá trên các vùng biển về văn bản quy phạm phát luật

và văn bản pháp luật có liên quan… (Công An Nhân Dân 15/5, Hải Âu) đầu trang

Quảng Trị: Chuyện không sốc về vị thuyền trƣởng ra Hoàng Sa khi mới…11 tuổi

30 tuổi, ngư dân Bùi Đình Mười là chủ tàu cá đánh bắt xa bờ trẻ nhất Quảng Trị. 90% số chuyến vươn khơi của anh Mười đạt hiệu quả cao, được bạn thuyền tin tưởng, góp thêm động lực cho ngư dân bám biển làm giàu, bảo vệ Tổ quốc.

Ra khơi lúc...11 tuổi

Tôi gặp ngư dân trẻ Bùi Đình Mười khi anh đang sửa soạn lại con tàu cho chuyến ra khơi. Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh là nước da ngăm đen, nụ cười trắng sáng, rạng rỡ của chàng ngư dân trẻ. Giọng nói mộc mạc, đặc sệt âm vực dân vùng biển vốn quen “ăn sóng nói gió”. Giọng nói anh Mười mang đến sự chân thành, gần gũi. Trên con tàu số hiệu QT 933368 TS, 460CV anh Mười đã chuẩn bị khá đầy đủ ngư lưới cụ, vật tư cho một chuyến đi dài.

Ở tuổi 30, ngư dân Bùi Đình Mười là chủ tàu cá xa bờ trẻ nhất Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

Sinh ra, lớn lên ở quê hương Cửa Việt (Gio Linh), hàng ngày hít vào lồng ngực làn khí biển nên từ nhỏ anh Mười coi biển là nhịp đập con tim mình. Bởi vậy, mới chỉ học lớp 5 (11 tuổi), tranh thủ những tháng nghỉ hè anh Mười đã theo cha và các anh đi biển. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, cậu bé Mười ngày ấy áp dụng lời dặn của Bác Hồ vào thực tế bằng những việc vặt trên tàu… Chính những tháng ngày lênh đênh trên biển như vậy đã mang lại cho cậu bé Mười kỹ năng vá lưới điêu luyện, đạt giải nhì cuộc thi vá lưới khi còn đi học.

Hướng đôi mắt đen lánh ra biển xa, anh Mười mỉm cười rồi nói, thời đó học lực cũng được nhưng từ nhỏ đã xác định lớn lên sẽ theo cha và các anh đi biển nên xong lớp 9 thì rời ghế nhà trường, chính thức vươn khơi.

Page 22: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

22

Các tàu cá Quảng Trị, trong đó có tàu của anh Mười cập bờ luôn mang theo những chuyến đi biển nhiều cá. Ảnh: Ngọc Vũ.

Đánh bắt cùng cha, anh từ năm 2002-2012 dù không thua kém ai nhưng con tàu khai thác gần bờ không thỏa được chí lớn của anh Mười. Cho nên, cuối năm 2012, anh xoay xở nhiều nơi lặn lội vào Quãng Ngãi mua lại con tàu cũ 460CV trị giá 300 triệu đồng về tu sửa rồi đạp sóng vươn khơi xa hành nghề lưới rê...

Bám biển làm giàu, bảo vệ tổ quốc

Biết anh Mười tuổi trẻ nhưng nhiều kinh nghiệm nên nhiều bạn thuyền xin theo. Mỗi chuyến ra khơi, tàu anh Mười thường trực 6-7 bạn thuyền. Cuộc đời ngư dân coi biển là nhà, con tàu như sinh mạng. Sau mỗi chuyến biển anh Mười mua sắm thêm nhiều trang thiết bị như máy dò cá, định vị, định dạng, bộ đàm… và đặc biệt là máy thu lưới, thao lưới để tiết kiệm sức lao động… Trung bình, mỗi năm anh Mười vươn khơi khoảng 15-17 chuyến, mỗi chuyến thu khoảng 200 triệu đồng, ăn chia 6,5 – 3,5 (10 phần thì chủ tàu hưởng 6,5 phần, còn lại cho bạn thuyền). Thu nhập như vậy được coi là khá ở vùng biển Quảng Trị.

Một trong những chuyến đi biển đầy ắp cá của tàu anh Mười. Ảnh: Ngọc Vũ.

Anh Mười tâm sự: “Mỗi nghề đều có cái khó, cái khổ. Riêng nghề biển phải đầu tư với số vốn rất lớn, nhưng chỉ cần không để tâm một chút là phải đánh đổi nhiều thứ, thậm chí cả tính mạng. Ví như phải nghe thông tin thời tiết để tránh bão gió, mỗi lần ra khơi phải kiểm tra toàn bộ tàu xem có đảm bảo an toàn hay không, tu sửa tàu định kỳ…Còn tàu không chỉ là mạng sống của gia đình mình mà còn là miếng cơm manh áo, tính mạng của anh em bạn thuyền”.

Chỉ tay ra biển, anh Mười cho biết, muốn ra khơi có nhiều tôm cá thì chủ tàu phải giỏi. Nhìn vào làn nước biển, hướng gió phải đoán được nơi đó có cá hay không. Cũng như nhìn lên bầu trời, thấy mây đen kịt thì đoán chắc sẽ mưa hay ban đêm trời nhiều sao thì chắc chắn ngày mai nắng to. Để nhìn vào vận nước mà đoán được luồng cá phải để tâm quan sát, tích lũy kinh nghiệm dần dần. Trên tàu luôn có la bàn định hướng nhưng thuyền trưởng phải tự lập cho mình một bản đồ trong đầu, xác định nơi nào là ngư trường quen thuộc đánh bắt hiệu quả theo từng mùa, từng nghề.

Anh Mười tự tin khẳng định, về lòng dũng cảm, chẳng ai bằng ngư dân Việt Nam. Hồi dàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam cách đây hơn 3 năm, ngư dân ta vẫn kiên cường bám biển, một tấc không đi, một ly không dời trên vùng biển quê hương. Rồi nhiều lần Trung Quốc ngang ngược ra lệnh cấm biển, tàu anh Mười cùng ngư dân Việt vẫn bình tĩnh vươn ra biển lớn. “Chúng tôi bám biển không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu biển, yêu quê hương, nguyện làm phên dậu bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Tàu của họ to, mạnh và ngang ngược nhưng anh biết đấy, dòng máu con người Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục” – anh Mười dõng dàng nói.

Page 23: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

23

Cảng cá Cửa Việt tấp nập tàu cá cập bờ. Ảnh: Ngọc Vũ.

Đi biển bao năm, nhiều lần anh Mười gặp biến cố. Chuyến biển ngày 7.2 vừa rồi, tàu anh Mười cùng 2 ngư dân khác bị bùn lạ bám chặt vào lưới. Dù khá lo lắng nhưng các ngư dân vẫn tu bổ lại lưới chài vươn khơi. Ngồi trên con tàu gỗ của mình, anh Mười cho biết, đang làm hồ sơ xin đăng kí đóng tàu sắt 800CV để vươn khơi xa khai thác hải sản hiệu quả hơn. Nguyện vọng của anh Mười được cơ quan chức năng và các ngân hàng ở tỉnh rất ủng hộ.

Ông Mai Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt phấn khởi cho biết: “Ở Quảng Trị, ngư dân mang họ tộc Bùi Đình của anh Mười đa số ai cũng sở hữu những con tàu lớn đạp sóng ra Hoàng Sa. Hai anh trai của anh Mười là Bùi Đình Chiến và Bùi Đình Huệ nằm trong Top ngư dân đứng đầu ở xứ gió Lào cát trắng. Họ không chỉ là những tay sát ngư có tiếng mà còn có tấm lòng nhân hậu, dũng cảm cứu hộ thành công nhiều con tàu gặp nạn. Họ đang tiến hành đóng những con tàu sắt theo Nghị định 67 để vươn khơi xa, gìn giữ biển trời tổ quốc.

Trước khi đi chuyến biển mới, anh Mười kịp ôm người vợ hiền Nguyễn Thị Đông dặn dò: “Anh còn trẻ, phải phấn đấu ra khơi thu nhiều tôm cá, bảo vệ biển đảo nước nhà. Đó là sứ mệnh của những ngư dân! Em ở nhà chăm lo cho 2 con, làm hậu phương vững chắc cho anh”.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Trị vỗ tay xuýt xoa khen: “Những ngư dân trẻ như anh Mười là điểm sáng khích lệ tinh thần bám biển vươn khơi cho ngư dân tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Chúng tôi đang đề nghị cấp trên cho phép đóng thêm nhiều con tàu theo Nghị định 67 để ngư dân trẻ có dịp trổ tài, mang cá tôm từ biển lớn vào đất liền, làm giàu cho quê hương…”.

(Dân Việt 16/5, Ngọc Vũ) đầu trang

Thanh Hóa: Ngƣ dân bội thu vì đƣợc mùa cá trích

Những ngày gần đây, hàng trăm ngƣ dân ở xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) bội thu cá trích sau mỗi

chuyến ra khơi. Bình quân mỗi bè đi lộng của ngƣ dân đánh bắt đƣợc từ 1 đến 2 tạ cá trích một ngày.

Hơn nửa tháng nay, ngày nào 150 chiếc ghe của ngƣ dân trên địa bàn xã Hoằng Thanh cũng đầy ắp cá trích sau 6

tiếng ra khơi. Phƣơng tiện để đánh cá trích chủ yếu là bè nan hoặc bè ghép luồng có động cơ, công suất dƣới 100CV

nên số lƣợng lao động chỉ cần 3 đến 5 ngƣời. Mùa này cá trích xuất hiện với số lƣợng lớn nên cứ sau 30 phút buông

lƣới là đã có một mẻ đầy. Sau khi cập bến, trừ các khoản chi phí, mỗi bè có lãi vài triệu đồng ngay trong ngày.

Page 24: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

24

Không khí lao động khẩn trương

Do thời tiết thuận lợi, trong 4 tháng đầu năm, ngƣ dân xã Hoằng Thanh đã khai thác đạt 300 tấn hải sản các loại. Cá

trích lại là loại hải sản đƣợc các cơ sở chế biến thu mua để làm nguyên liệu sản xuất nƣớc mắm, nên cá về đến đâu,

đƣợc tƣ thƣơng chờ để bốc hàng đến đó.

Ngƣ dân Lê Phú Tâm (67 tuổi ở thôn Liên Hà, Hoằng Thanh) hồ hởi: "Sau khi về bến mới, có sự quan tâm chủa

chính quyền địa phƣơng chúng tôi vững tin vƣơn khơi đánh bắt hải sản. Chỉ trong 5 tiếng, bè chúng tôi có đƣợc gần

2 tạ cá trích".

Page 25: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

25

Việc mua bán hải sản diễn ra nhộn nhịp ngay bờ biển.

Anh Trần Văn Đen ở Hải Thanh là ngƣ dân đánh bắt gần bờ lâu năm phấn khởi: Năm nay, có chợ hải sản ngay biển,

bà con đã an tâm ra khơi. Ngƣ dân rất vui khi những chuyến ra khơi suôn sẻ, đặc biệt đƣợc mùa cá trích. Trong khi

đó, giá thành lại tăng so với trƣớc Tết Nguyên đán. Vì vậy, mỗi ngày ngƣời dân thu nhập ƣớc tính khoảng từ 4 đến

10 triệu đồng. Cũng theo anh Đen cho biết thêm, ở đây ngƣ dân chủ yếu đánh bắt gần bờ khoảng 10 hải lý. Ngƣ dân

thƣờng ra khơi từ 23h đêm hôm trƣớc, đến khoảng gần trƣa ngày hôm sau thuyền cập bến. Vì vậy hải sản đánh bắt

về rất tƣơi ngon.

Bãi biển Hoằng Thanh nhộn nhịp khi bè mảng cập bến

Niềm vui của ngƣ dân các thôn Quang Trung, Đại Long, Liên Hà, Trung Hải xã Hoằng Thanh đƣợc nhân lên khi

huyện Hoằng Hóa đầu tƣ chợ hải sản ngay bờ biển. Đồng thời quy hoạch, đầu tƣ, nâng cấp bến để bè mảng và để

ngƣ lƣới cụ cho ngƣ dân đƣợc bảo đảm diện tích, đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo khi có bão, thiên tai thì các cấp,

ngành, cả hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân. Khi có

bão toàn bộ bè, mảng sẽ đƣợc di dời vào các trụ đƣờng của khu du lịch sinh thái, các đƣờng dân sinh của khu vực.

Ngày 15/5, ông Cao Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thanh cho hay: Huyện Hoằng Hóa quan tâm đầu tƣ chợ hải sản, bến bãi mới, có phƣơng án bảo vệ tính mạng và tài sản cũng nhƣ

có chính sách hỗ trợ rất thiết thực, 100% ngƣời dân đã di chuyển tới bến mới, ổn định đời sống.

Ngƣ dân khấn khởi, an tâm vƣơn khơi bám biển, bội thu mùa cá trích. (Công Lý 16/5, Thanh

Phương) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Cứu sống thuyền viên và ngƣ dân gặp nạn tại mỏ Đại Hùng

Tin từ Tổng Công ty Thăm d Khai thác Dầu khí (PVEP), từ ngày 9 đến 12.5, Công ty Điều

hành Thăm d Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP – POC) – đơn vị thành viên thuộc PVEP đã

hỗ trợ chữa trị và đưa về bờ kịp thời hai trường hợp là thuyền viên người Indonesia và ngư

dân Việt Nam gặp vấn đề về sức khỏe tại khu vực mỏ Đại Hùng.

Trước đó, khoảng 19h50 ngày 9.5, anh Lewi Simon Kendek (28 tuổi, người Indonesia) đang làm việc trên tàu King Fisher (tàu trực mỏ Đại Hùng) có dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân ngay lập tức được chuyển lên giàn DH-01 để bác sĩ khám. Kết quả khám bệnh ban đầu cho thấy, bệnh nhân bị tràn khí

Page 26: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

26

màng phổi. Giàn đã chuyển bệnh nhân về lại tàu King Fisher vào sáng 10.5 để tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên đến sáng 12.5, tình trạng bệnh nhân xấu hơn, phát hiện bị nhiễm trùng môi trên nặng nên đã được đưa lại lên giàn DH-01 để điều trị sơ bộ.

Tiếp đến ngày 12.5, vào lúc 11h20, tàu cá Bình Thuận số hiệu BT-99125-TS đã chạy vào gần giàn ra tín hiệu cầu cứu. Ngay lập tức, giàn DH-01 đã điều tàu bảo vệ Vạn Hoa 743 tiếp cận tàu cá. Qua đánh giá sơ bộ, anh Hoàng Công Minh (42 tuổi, quê Bình Thuận), thuyền trưởng của tàu, bị dị ứng toàn thân, nóng sốt. Bệnh nhân có nguyện vọng muốn được hỗ trợ đưa về bờ.

Hai bệnh nhân trên đã được PVEP POC vận chuyển theo tàu đổi ca Bình An Valiant và về đến cảng Vũng Tàu an toàn với tình hình sức khỏe ổn định. Hiện tại, bệnh nhân người Indonesia đã về Singapore để điều trị. Bệnh nhân của tàu cá Bình Thuận đến nay sức khỏe đã gần như hồi phục trở

lại. (Lao Động 16/6, H.Q) đầu trang

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Vũng Tàu: Ô nhiễm cửa biển do xả rác bừa bãi

Rác, nƣớc thải, dầu nhớt… của các tàu cá không đƣợc thu gom mà xả trực tiếp xuống kênh Bến

Đình, khiến cho nguồn nƣớc ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại TP. Vũng Tàu, kênh Bến Đình, mỗi ngày có hàng trăm lƣợt tàu cá của ngƣ dân ra vào

neo đậu buôn bán hải sản và tiếp nhiên liệu. Rác, nƣớc thải, dầu nhớt… của các tàu cá này

không đƣợc thu gom mà xả trực tiếp xuống kênh, khiến cho nguồn nƣớc ở đây đang ngày

càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đáng nói, mỗi khi thủy triều xuống, toàn bộ rác và nƣớc

thải đều bị cuốn trôi ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Mỗi ngày các công nhân vệ sinh thu gom từ 7-8 tấn rác. Ngày cuối tuần và cao điểm khi tàu

về nhiều khoảng trên 10 tấn rác. Không chỉ các tàu cá, các cơ sở thu mua mà nhiều hộ dân ở

đây cũng xả thải trực tiếp xuống kênh. Vì vậy đoạn kênh dài hơn 2 km ngày càng trở nên ô

nhiễm nghiêm trọng.

Đƣợc biết thành phố Vũng Tàu đã có phƣơng án nạo vét con kênh nhƣng do kinh phí lên đến

trăm tỉ đồng nên chƣa thể triển khai. Tuy nhiên theo nhiều ngƣời dân, dù có đƣợc nạo vét nhƣng

nếu việc xả rác vẫn tùy tiện nhƣ hiện nay khó có thể giải quyết đƣợc tình trạng ô nhiễm. (Đài

Truyền Hình Việt Nam 15/5) đầu trang

THỊ TRƢỜNG

Tiền Giang: Hậu giải cứu heo, thảm hoạ tiếp theo là cá?

Những nông dân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, nơi từng nở rộ những trang trại chăn nuôi heo, gà có

tiếng, nói rằng ngay khi ngƣời ta tổ chức hội nghị bàn cách giải cứu con heo thì bữa ăn hội nghị chỉ thấy tôm, mực, thịt bò... Bây giờ tiệc dƣới quê, giá heo còn 2,5 triệu đồng một tạ, nếu nấu

món gì có thịt heo sợ mang tiếng đãi khách quá bèo.

Page 27: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

27

Từ con heo, thảm hoạ này sẽ tràn tới con gì? Ở “đuôi” Cồn Sơn, TP Cần Thơ, ông Bảy Bon kết một dãy 17 bè nuôi cá, nghĩ tới tình huống xấu nhất và bắt đầu chuyển hướng. Ông Bảy Bon nói khi làm xong bè số 17 cũng là lúc cá điêu hồng qua thời cực thịnh. Cuộc cạnh tranh gay gắt hơn khi La Ngà (Đồng Nai), Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Tiền Giang không chỉ nuôi cá mà còn cho đẻ nhân tạo, ươm bán cá giống… phong trào càng rầm rộ chừng nào thì lợi nhuận teo tóp chừng nấy.

Dãy nhà bè cá của Bảy Bon trên sông Hậu – Ảnh: ĐT

Tin đồn ăn cá bị ung thư, rồi thì nào dư lượng thuốc kháng sinh và đủ thứ rắc rối khiến giá cá từ 25.000 đồng/kg rớt xuống mức 18.000 đồng/kg. Những rủi ro có nguy cơ nhấn chìm mọi cố gắng của làng bè khi không ai mua cá quá lứa (từ 500g/con đến gần 1kg/con). Mãi tới khi các cơ quan truyền thông vào cuộc, công ty Phú Thạnh đem mẫu kiểm tra không có chất kháng sinh và tiếp tục mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì “giông tố” mới qua đi, nhưng cũng kịp làm bốc hơi của ông Bảy Bon 3 tỉ đồng.

Ông Bảy Bon bắt đầu chuyển đổi khi tình cờ gặp lại bạn cũ. Nghe bạn gặp khó ông “hào hiệp” mua liền 200.000 con cá thát lát giống đang ứ đọng, gọi là “giúp hội”, cũng là cách để Bảy Bon thử vận khi cá điêu hồng không bảo đảm nguồn thu như trước nữa. Loài cá này mạnh mẽ, mau lớn, thịt cá ngọt, dai. Lứa cá đầu, giá thành 30.000 đồng/kg bán ra chợ có giá tốt 70.000 đồng/kg, có lúc lên tới 90.000 đồng/kg. Một năm sau, ông gỡ được phần lỗ lã cá điêu hồng năm trước.

François Rast, chuyên gia thuỷ sản, “chấm” điểm nơi neo bè phía nam Cồn Sơn, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, sau khi đã thăm dò lấy mẫu phân tích nước, mẫu đất đáy sông kỹ lưỡng. Lần đầu, ông Bảy Bon hạ thuỷ hai bè cá 50m2 và 70m2, độ sâu 3m, chi phí đầu tư hơn 300 triệu đồng. Cả hai vợ chồng cùng học chuyên ngành thuỷ sản nên nghiên cứu thị trường, chọn nuôi cá điêu hồng. Lúc đó philê cá điêu hồng làm món sushi chấm mù tạt, giá thành mỗi ký chừng 10.000 đồng/kg, bán ra chợ 30.000 đồng/kg. Chưa có thứ gì lời như nuôi cá điêu hồng. Nhờ đó mỗi năm ông Bảy Bon đóng thêm vài cái bè mới. Nhưng cơ hội chỉ thoáng qua.

Ông Bảy Bon tiếp tục nuôi chạch lấu bán vào các nhà hàng, quán ăn trong thành phố. Lúc hút hàng, giá cá chạch lấu 420.000 – 450.000 đồng/kg. Đặc biệt, cá chạch lửa, giá trên 1 triệu đồng/kg. “Mai mốt sẽ cung cấp cá trà sóc, cá heo nước ngọt, cá rô biển… và nuôi cá chép koi (Nhật Bản) cung cấp các cơ sở cá cảnh hay vào các làng du lịch”, ông nói.

Tốt nghiệp ngành thuỷ sản, kỹ sư Bảy Bon nhận công việc khôi phục rừng ngập mặn, nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau, lập gia đình và trở lại Cần Thơ làm việc dưới “trướng” của ông Philippe Sérène, hồi đó là giám đốc công ty Proconco (liên doanh Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc hiệu Con Cò). Ông Sérène nói: “Trên thế giới sông Mekong chỉ có một, sông Amazon ở Nam Mỹ cũng không thể sánh bằng Mekong, với hàng trăm loài cá nước ngọt quý giá; chọn nuôi loài cá này không được thì có loài cá khác, giá trị cao, sinh lợi 1 – 2 tỉ không khó, còn làm nhân viên lương tháng 20 – 30 triệu đồng đã khó”.

Từ năm ngoái tới năm nay, vợ chồng ông Bảy Bon hiểu thị trường nông thuỷ sản bấp bênh, và sẽ bấp bênh hơn nữa khi nguồn nước trên sông Mekong cạn kiệt. Đêm nằm gác tay lên trán, ông Bảy Bon cảm nhận giữa đất trời khoáng đạt thênh thang, nhưng cứ lặng nghe nước chảy như hơi thở yếu ớt mà lòng buồn rười rượi. “Mỗi lần qua chợ trở về, xuống đò qua sông, tự nhiên thấy nó khoẻ như cá được bơi ra sông rộng. Bởi vậy, dòng sông có mệnh hệ nào chắc cuộc sống của Bảy Bon cũng mất hết ý nghĩa”, ông Bảy Bon nói.

Page 28: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

28

Thực ra ông Bảy Bon vẫn còn nhiều kế hoạch trong đầu: chuyển đổi từ cá thát lát, cá nâu, cá chim vây vàng, cá chẻm… những loại thích nghi nước mặn. Nhưng bây giờ không chỉ nước ngọt đã ít, mà nguồn nước còn nhiễm bẩn.

Hơn 42 năm qua, sống với con cá, nhìn cảnh cá tra ra thế giới “một mình một chợ”, hai hiệp hội, cả chục tỉnh, hàng vạn người nhập cuộc… cùng quản lý, điều hành, vậy mà cá tra lại vào đường cùng. Gạo thóc, cá tôm, trái cây, heo gà… những nông sản từ thừa mứa sang khê đọng. Khi chiến lược nông sản định hướng không chính xác, nhà đầu tư dân doanh như Bảy Bon không tìm thấy thành công như mong đợi, ông phải tự làm phao cứu mình bằng cách nay nuôi con này, mai nuôi con kia bán ở thị trường nội địa. Thỉnh thoảng ông đón du khách tới Cồn Sơn, ghé qua làng bè. Điều khiến ông Bảy Bon sợ nhất trong lúc này là nếu tình trạng này kéo dài, tích luỹ từ những trang trại sẽ cạn dần, lỗ lã là cái vực sâu thấy đó mà không tránh được. Chưa kể, sinh kế khó khăn thì ai mà đi du lịch?! (Thế

Giới Tiếp Thị/ Dân Việt 16/5, Đức Toàn) đầu trang

Xuất hiện nhiều doanh nghiệp ma kinh doanh tôm giống Ph ng An ninh Kinh tế của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (PA81) tiến hành thanh tra đột xuất 17 cơ sở SXKD giống tôm nước lợ...

Trong các ngày từ 29/4 đến 03/5, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN – PTNT) chủ trì phối hợp với Cục An ninh Kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp - Bộ Công an (A86) và Phòng An ninh Kinh tế của các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (PA81) tiến hành thanh tra đột xuất 17 cơ sở SXKD giống tôm nước lợ trên địa bàn hai tỉnh.

Kết quả thanh tra cho thấy có 3/6 cơ sở không cung cấp được các giấy tờ về điều kiện cơ sở; kiểm dịch tôm giống. Có 3/6 cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ số tôm sú giống đang nuôi giữ. Có 3/6 cơ sở không thực hiện việc kiểm dịch trước khi đưa tôm giống ra thị trường; không xét nghiệm bệnh trước khi cho sinh sản; không thực hiện ghi chép hồ sơ trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống theo quy định. Có 3/6 cơ

sở chưa kiểm tra điều kiện SXKD theo quy định tại Thông tư 45/2014 của Bộ NN - PTNT

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đoàn thanh tra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi với số tiền 4.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất giống Ngô Thành Được ở xóm 7, Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Bình Thuận; xử phạt 8.000.000 đồng đối với Cty sản xuất giống thuỷ sản Tứ Quý ở Ninh Chữ, Ninh Hải, Ninh Thuận; xử phạt 19.000.000 đồng đối với Cty TNHH Sản xuất giống thuỷ sản

Hoàng Nguyên - Ninh Thuận ở Mỹ Tường, Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.

Ngoài ra, theo kết luận thanh tra có 11 cơ sở không có tên theo địa chỉ đăng ký. Đoàn thanh tra cho rằng các cơ sở này chỉ thu gom tôm giống không rõ nguồn gốc, đưa ra thị trường và

không thực hiện bất kỳ một hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào.

Khi vận chuyển tôm giống đi tiêu thụ tại một số tỉnh, nếu bị kiểm tra thì chỉ thực hiện kiểm dịch lại (nếu tôm giống đạt các quy định thì được tiếp tục lưu thông, thả nuôi) và phương tiện vận chuyển chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 3 đến 4 triệu đồng. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển một chuyến thường có từ 4 - 5 cơ sở thuê nên với mức phạt như

thế là không đủ sức răn đe, trong khi lơi nhuận cao gấp bội.

Như vậy một lượng lớn tôm giống không đảm bảo chất lượng hàng ngày vẫn được vận

chuyển và thả nuôi tại các tỉnh.

Page 29: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

29

Đoàn thanh tra đã đề nghị Phòng An ninh Kinh tế (PA81) tỉnh Ninh Thuận làm việc với Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Duyên Hải để làm rõ đối với một số cơ sở thuê Cty vận chuyển tôm giống về các tỉnh Miền Tây và thông tin về cho Đoàn thanh tra để phối hợp xử lý. (Nông

Nghiệp Việt Nam 16/5, Văn Hùng) đầu trang

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Xác định đƣợc nguyên nhân hơn 30 du khách ngộ độc hải sản ở Cát Bà

Sau bữa tiệc buffet tại bãi biển Cát C 1 (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP. Hải Ph ng), trên

30 trong tổng số 122 khách du lịch của Công ty CP Anovafeed phải nhập viện cấp cứu do

choáng váng và buồn nôn. Qua kiểm tra, cả 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho đoàn

khách đều không đảm bảo các điều kiện VSATTP…

Theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Cát Hải, vào 11h ngày 14.5.2017, đơn vị nhận được thông báo của Sở Y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố về vụ ngộ độc thực phẩm của đoàn khách du lịch - Công ty cổ phần Anovafeed (trụ sở tại KCN Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng). Ngay sau đó, Trung tâm y tế huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện một số sai phạm về ATVSTP của các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, dẫn đến ngộ độc cho đoàn khách du lịch.

Các bệnh nhân được đưa đến bệnh viện điều trị. Ảnh: PV

Cụ thể, đối với khách sạn Mỹ Ngọc, là nơi đoàn khách ăn nghỉ, có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cấp năm 2015, nhân viên có giấy khám sức khỏe năm 2016, bếp và phòng ăn vệ sinh tương đối sạch sẽ, nhưng không lưu các giấy tờ, hồ sơ nguồn gốc thực phẩm. Khi kiểm tra, các thức ăn lưu đã được cơ sở bỏ đi, thức ăn sống và chín để lẫn lộn trong tủ bảo quản.

Còn tại nhà hàng Treo, có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cấp năm 2016, nhưng chưa xuất trình được giấy khám sức khỏe của nhân viên, không lưu các giấy tờ, hồ sơ nguồn gốc thực phẩm, không lưu mẫu thức ăn, bếp vệ sinh chưa sạch sẽ, hệ thống cống hở, tủ bảo quản thức ăn sống, chín lẫn lộn...

Riêng cơ sở bãi tắm Cát Cò 1, không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe của nhân viên, không lưu các giấy tờ, hồ sơ nguồn gốc thực phẩm, bếp diện tích trật hẹp, không đảm bảo vệ sinh, thùng rác không đậy nắp, trang phục nhân viên đứng bếp và chế biến thức ăn 3 không “không mũ, không khẩu trang, không tạp dề”, nhân viên quản lý và phục vụ bếp không nắm được kiến thức về ATVSTP, tủ bảo quản thức ăn sống, chín lẫn lộn...

Page 30: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

30

Nếu tình trạng bệnh thuyên giảm các bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hôm nay. Ảnh: PV

Qua các bước kiểm tra, đoàn nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc tập thể trên nhiều khả năng do vi sinh từ bữa tiệc tối ngày 12.5.2017, vì quá trình nướng hải sản tại bãi biển không đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.

Trước đó, như báo Lao Động thông tin, 16h ngày 12.5, đoàn khách của Cty CP Anovafeed gồm 122 người tới Cát Bà du lịch, được xắp xếp nghỉ tại khách sạn Mỹ Ngọc (số 212 đường ¼ thị trấn Cát Bà).

Tối 12.5, đoàn ăn tiệc buffet và hoạt động văn nghệ tại bãi tắm Cát Cò 1 (thuộc Trung tâm du lịch Hùng Vương Cát Bà) với thực đơn gồm 23 món, trong đó có nhiều món hải sản nướng. Sau đó, có khoảng 9 người trong đoàn bị đau bụng, đại tiện phân lỏng được điều trị bằng thuốc.

Đến 10h30 ngày 13.5, đoàn ăn trưa tại khách sạn Mỹ Ngọc với 122 suất, thực đơn gồm 9 món, chủ yếu hải sản.

Khoảng 17h30 ngày 13.5, đoàn ăn tối tại nhà hàng Treo (số 427 đường ¼ thị trấn Cát Bà) với 120 suất, thực đơn gồm 11 món chủ yếu hải sản. Sau khi ăn xong, 12 người trong đoàn bị đau bụng, buồn nôn, đại tiện phân lỏng, có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, được đưa đến Bệnh viện đa khoa Cát Bà điều trị. Bước đầu các bác sĩ chuẩn đoán rối loạn tiêu hóa.

Đến 12h ngày 14.5, 22 thành viên trong đoàn tiếp tục có biểu hiện buồn nôn, nhức đầu, đại tiện phân lỏng được đưa về điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt tiệp (Hải Phòng).

Lãnh đạo bệnh viện Việt Tiệp cho biết, khoảng 7h sáng 14.5, khoa cấp cứu bệnh viện Việt Tiệp đã tiếp nhận 26 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Qua chẩn đoán, 26 bệnh nhân có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm. Bệnh viện đã tiến hành theo dõi và điều trị tích cực, đến hết ngày 14.5, đã có 16 bệnh nhân ra viện. Hiện, còn 10 bệnh nhân đang được điều trị theo dõi tiếp, nếu ổn định chiều 15.5 các bệnh nhân này sẽ được xuất viện.

Vụ việc đang tiếp tục được các cơ quan chức năng làm rõ. (Lao Động 15/5, Tiến Nguyễn) đầu

trang

CHẾ BIẾN

Bình Thuận: Khu chế biến thủy sản Nam cảng Phan Thiết gây ô nhiễm môi trƣờng

Ông Nguyễn Hữu Tính, ngụ tại phường Lạc Đạo (Phan Thiết) phản ánh: Dự án BOT Khu chế

biến thủy sản Nam cảng Phan Thiết do Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam làm chủ

Page 31: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

31

đầu tư. Dự án đã thi công nhiều năm, đến nay chưa hoàn thành, nhất là hệ thống xử lý nước

thải trong khu chế biến chưa hoàn chỉnh nên tình trạng nước đọng, gây mùi hôi thối, bụi, ô

nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân xung quanh.

Qua trao đổi vấn đề nêu trên với lãnh đạo UBND thành phố Phan Thiết chúng tôi được biết:

Dự án Khu chế biến hải sản Nam cảng Phan Thiết nằm trên địa bàn phường Đức Thắng, Lạc

Đạo, Đức Long (Phan Thiết) do Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng và kinh doanh cho thuê mặt bằng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh -

chuyển giao). Dự án được thực hiện từ năm 2004. Hiện nay khu vực dự án thuộc địa bàn

phường Lạc Đạo, Đức Long chưa được lấp đầy các dự án chế biến thủy sản; chưa triển khai

được khu dân cư, thương mại nên diện tích đất trống chưa sử dụng còn lớn. Bên cạnh đó,

hạ tầng khu chế biến hiện chưa được hoàn thiện; nhiều đoạn đường chưa trải nhựa; chưa

xây dựng xong trạm xử lý nước thải tập trung… Vì vậy, tình trạng nước đọng gây mùi hôi, ô

nhiễm môi trường; tình trạng rác thải, xà bần của các hộ dân đổ ra chưa được xử lý, thu dọn.

Hiện dự án mới thi công xong hạng mục: Kè bảo vệ bờ, san lấp mặt nước, xây dựng hạ tầng

giao thông, điện, cấp thoát nước… Trước tình hình chủ dự án thi công tiến độ chậm, UBND

tỉnh đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương triển khai đầu tư hoàn chỉnh các hạng

mục thảm nhựa đường giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng và hạ tầng khác liên quan đến

dự án BOT Khu chế biến thủy sản Nam cảng Phan Thiết. Đến cuối năm 2016 công ty đã

hoàn thành thêm một số hạng mục theo cam kết.

Đối với môi trƣờng khu vực quanh dự án, UBND thành phố Phan Thiết đã chỉ đạo tổ chức xử lý

rác thải ngập đọng xung quanh tƣờng rào dự án. Thời gian qua, UBND thành phố Phan Thiết đã

chỉ đạo các phƣờng ra quân xử lý 3 đợt với gần 150m3 rác thải đƣợc thu gom; nạo vét, khơi

thông tuyến thoát nƣớc; khắc phục tạm thời tình trạng nƣớc đọng trong mùa mƣa; kết hợp với

việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên đoạn đƣờng đến Trƣờng THCS Hà Huy Tập (xử lý 96m3

rác thải, lắp đặt 15 trụ đèn chiếu sáng). Mặt khác, UBND phƣờng Lạc Đạo đã thuê phƣơng tiện

cơ giới tiến hành san gạt xà bần, vệ sinh khu vực đất trống của khu chế biến. Nhờ vậy, đến nay

tình trạng nƣớc đọng, ô nhiễm môi trƣờng do rác thải tồn đọng đã đƣợc giảm thiểu. Tuy nhiên,

do dự án triển khai kéo dài, các hạng mục chậm hoàn thiện và chủ dự án không quản lý tốt khu

vực dự án nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để. UBND thành

phố Phan Thiết đã kiến nghị chủ dự án khẩn trƣơng hoàn thành các hạng mục, trong đó ƣu tiên

hạng mục bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, chủ dự án tăng cƣờng quản lý chặt chẽ khu vực đất dự

án, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng ngƣời dân vứt rác bừa bãi, gây mất an ninh trật tự.

Tích cực mời gọi các dự án kinh doanh thủy sản lấp đầy đất trống của Khu chế biến thủy sản

Nam cảng Phan Thiết. (Báo Bình Thuận 15/5, Nhật Bảo) đầu trang

Page 32: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

32

ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƢ DÂN

Quảng Nam: Ấm áp nghĩa tình ngƣ dân và Cảnh sát biển Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 (đóng tại Tam Quang, Núi Thành) vừa có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), trong chương trình Cảnh sát biển Việt Nam đồng hành với ngư dân. Chương trình là một mô hình công tác dân vận mới, góp phần tăng cường đoàn kết quân - dân, củng cố niềm tin cho ngư dân hoạt động, sản xuất trên biển, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tập huấn sơ cứu trên biển cho ngư dân Kể khi được thành lập vào năm 2004 đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã nhận được thông tin hàng nghìn vụ tàu cá yêu cầu cấp cứu vì xảy ra các tai nạn như: cháy nổ, ngư dân bị đứt lìa chân tay, trượt chân rơi xuống biển, tàu bị chìm do chết máy… Vì vậy, trong chương trình lần này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trang bị những kỹ năng cần thiết cho ngư dân nhằm đối phó với những tình huống trên biển.

Tập huấn sơ cứu cho ngƣ dân. Ảnh: XUÂN THỌ

Tại buổi tập huấn, các bác sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 hướng dẫn cho ngư dân các phương pháp sơ cấp cứu một số tình huống thường gặp trên biển như cấp cứu nạn nhân bị đuối nước ngừng thở, ngừng tim; băng bó vết thương, sơ cấp cứu gãy xương, đau ruột thừa… Bên cạnh trang bị kỹ năng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cũng đã trao tặng phao cứu sinh; sổ hướng dẫn chữa các mặt bệnh thông thường và kỹ thuật cấp cứu trên biển; phát tờ rơi tuyên truyền trong ngư dân, tặng 5 tủ thuốc cho 5 tàu cá hoạt động thường xuyên xa bờ, 20 bình ga và 10 lò nướng để phục vụ tốt hơn nhu cầu ăn uống của ngư dân trên thuyền.

Bộ Tƣ lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tặng tủ thuốc cho ngƣ dân. Ảnh: XUÂN THỌ

Ngư dân Mai Văn Nghĩa (thôn 5, xã An Vĩnh) cho biết, thông qua các hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu từ chiến sĩ, bác sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, ông nhận thức được tầm quan trọng của việc sơ cứu đồng nghiệp chẳng may bị tai nạn trên biển. “Nhờ các hướng dẫn đó, chúng tôi mới biết được nên áp dụng cách sơ cứu nào đối với trường hợp nào cho phù hợp” - ông Nghĩa hồ hởi.

Page 33: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

33

Cùng giám sát các hoạt động trên biển Cũng trong chuỗi hoạt động của chương trình Cảnh sát biển Việt Nam đồng hành với ngư dân tại Lý Sơn vừa rồi, một biên bản quy chế phối hợp hoạt động giữa Hải đội 201 (thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) với UBND xã An Hải đã được ký kết. Theo quy chế, Hải đội 201 và UBND xã An Hải sẽ phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực như trao đổi, thông báo tình hình an ninh trật tự trên đất liền và trên biển, tình hình vi phạm chủ quyền, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại…

Dịp này, Bộ Tƣ lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 lá cờ Tổ quốc, 15 phao cứu sinh, 5 tủ thuốc, 20 cuốn sổ hƣớng dẫn cấp cứu trên biển cho ngƣ dân xã An Hải; trao 15 suất quà cho học sinh nghèo vƣợt khó trên địa bàn xã.

Ngoài ra, 2 bên còn phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật, các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến vấn đề biển, đảo; phối hợp vận động nhân dân tích cực tham gia bảo

vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn biển, đảo; phối hợp giúp đỡ ngư dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhân tai, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và phối hợp tham gia thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chính sách đền ơn đáp nghĩa, hậu phương quân đội. Việc ký kết quy chế này sẽ tăng cường sự phối hợp, nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, loại bỏ những bất cập, chồng chéo, không thống nhất trong khi tác nghiệp của các cơ quan tại khu vực quản lý, duy trì trật tự, an toàn, an ninh trên biển.

Tặng quà cho ngƣ dân. Ảnh: XUÂN THỌ

Đại tá Lê Huy Sinh - Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 cho biết, ngư dân có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, là những cột mốc sống khẳng định chủ quyền. Thông qua mô hình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân, nhằm tuyên truyền cho ngư dân thấy được tầm quan trọng của biển, đảo đối với quốc phòng an ninh. Đồng thời hỗ trợ ngư dân quyết tâm bám biển vươn khơi để cảnh sát biển thực sự là điểm tựa vững chắc, sát cánh cùng ngư dân trên biển. (Nguồn:baoquangnam.vn) (Đài

Phát Thanh Và Truyền Hình Quảng Nam 15/5) đầu trang

Page 34: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

34

XÃ HỘI

Bình Thuận: Chôn cất xác cá voi nặng hơn 7 tấn trôi dạt trên vùng biển Mũi Né

Sáng 15-5, tại lăng vạn Bình An, phƣờng Mũi Né, TP Phan Thiết (Bình Thuận), ngƣời dân địa phƣơng đã tiến hành chôn cất cá voi nặng hơn 7 tấn bị chết trong vùng biển Mũi Né theo phong

tục của ngƣời dân vùng biển. Trước đó, khoảng 16 giờ, ngày 14-5, trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển, ông Lê Văn Thành, SN 1984, trú tại phường Mũi Né, thuyền trưởng tàu cá BTh 99530 TS đã phát hiện một con cá voi lớn đã chết đang trôi dạt trên biển, cách bờ khoảng 17 hải lý theo hướng Tây Nam. Ông Thành cùng các ngư dân trên tàu cá đã thực hiện dìu kéo đưa xác cá voi vào bờ. Đến 22 giờ cùng ngày, xác cá voi đã được đưa vào bờ tại khu vực lăng vạn Bình An, phương Mũi Né. Con cá voi có chiều dài khoảng 12 m, nặng hơn 7 tấn. Theo người dân địa phương, đây là con cá voi to nhất bị chết trôi dạt vào vùng biển Mũi Né trong 20 năm trở lại đây.

Sau khi có ý kiến của chính quyền, đồng thời để bảo đảm vệ sinh môi trường, ngư dân địa phương đã tiến hành chôn cất cá voi theo phong tục của người dân vùng biển.

Cá voi hay còn được gọi là cá Ông, đây là loài cá được người dân đi biển coi là rất linh thiêng; người dân các địa phương ven biển rất coi trọng việc thờ cúng và chôn cất khi cá voi chết với mong muốn luôn mưa thuận gió hòa, mang lại nhiều may mắn cho người dân địa phương. Theo phong tục, khi phát hiện ra thi thể cá voi, ngư dân phải ngay lập tức đem vào bờ và tiến hành chôn cất. Sau ba năm, người dân sẽ tiến hành cải táng, xương cá voi sẽ được bảo quản và thờ cúng trong lăng.

Xác cá voi được chôn cất ngay tại bờ biển thuộc khu vực lăng vạn Bình An, phường Mũi Né, TP Phan Thiết.

Đông đảo người dân địa phương tham gia chôn cất cá voi.

(Nhân Dân 15/5, Đình Châu) đầu trang

Page 35: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

35

Đà Nẵng: Điều tra nguyên nhân một tàu cá bị cháy Ngày 15-5, Phòng ảnh sát PCCC số 3 tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân một tàu cá bị lửa thiêu rụi

tại Hợp tác xã trục vớt và đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An, lô D11-D12 âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn

Trà, TP Đà Nẵng.

Tàu cá bị thiêu rụi Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Vào khoảng 0 giờ 30 phút cùng ngày, bảo vệ hợp tác xã phát hiện khói lửa phát ra từ tàu cá mang số hiệu ĐNa 90595 của ông Nguyễn Văn Bảy (ngụ tổ 5A, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà).

Lực lượng CS PCCC đang dập lửa Ảnh: NGUYÊN NHÂN

Tàu ông Bảy được kéo lên triền đà mấy ngày nay để sửa chữa. Vị trí đám cháy xuất phát từ cabin, đây là khu vực đang được đóng mới. Các công nhân sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để khống chế đám cháy nhưng do trên tàu chứa nhiều dầu, chất dễ cháy nên ngọn lửa bùng phát mạnh.

Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 3 điều động 4 xe cùng 30 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.

Lực lượng CS PCCC đang tìm hiểu nguyên nhân gây cháy Ảnh: NGUYÊN KHÔI Sau gần 1 tiếng đồng hồ, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, ngọn lửa đã thiêu rụi gần như toàn bộ cabin và máy móc bên trong tàu, thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.

(Sài Gòn Giải Phóng 15/5, Nguyên Khôi) đầu trang./.

Page 36: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn

36