14
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 18 tháng 8 năm 2017) TIN NÓNG .................................................................................................................................... 1 1. Vụ ngư dân dùng tàu cá “chiến” tàu hút cát: Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu chấm dứt dự án 1 2. Phú Yên: Các nhà khoa học quan ngại ô nhiễm môi trường ở vịnh Xuân Đài ................... 2 3. Tình trạng ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài giảm .................................. 4 4. Quảng Ninh phát hiện nhiều tàu cá khai thác thủy sản trái phép ........................................ 5 5. Quảng Ngãi: Truy bắt 2 tàu cá dùng súng điện khai thác hải sản ....................................... 6 6. Ninh Thuận: Nhiều dự án vay vốn đóng tàu chưa được phê duyệt ..................................... 8 7. Quảng Ngãi: Tăng cường quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn ............................................ 10 8. Phú Yên: Hàng loạt tàu đánh bắt xa bờ… "nằm" bờ ......................................................... 12 9. Kon Tum: Vụ hàng chục tấn cá chết - EVN không có kinh phí hỗ trợ ............................. 13 10. Cá chết hàng loạt tại thủy điện Plei Krông. ....................................................................... 14 TIN NÓNG Vụ ngư dân dùng tàu cá “chiến” tàu hút cát: Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu chấm dứt dự án Trong chuyến khảo sát tình hình hoạt động quản lý các luồng, lạch tại huyện Gio Linh giữa tháng 8.2017, ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị - cùng lãnh đạo UBND tỉnh đã có mặt tại khu phố 1 (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) để tìm hiểu vụ dự án nạo vét khiến người dân bức xúc. Trước đó, báo Lao Động đã có các bài viết: “Biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị: Ngư dân dùng tàu cá “chiến” tàu hút cát”; “Ai mạo danh cán bộ trong biên bản tham vấn cộng đồng?”; “Biên bản tham vấn cộng đồng bị làm giả?” - phản ánh dự án “Nạo vét khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, luồng dẫn vào khu neo đậu tránh trú bão trên sông Thạch Hãn thuộc huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” của Cty TNHH Phát triển khoáng sản Duy Tân - có nhiều sai phạm, gây bức xúc và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Khơi thông kiểu bỏ bùn lấy cát Tại buổi làm việc, người dân bức xúc, hoài nghi về việc nạo vét luồng lạch của Cty Duy Tân chỉ là lớp vỏ bọc, thực tế Cty này chỉ chăm chăm hút cát đem bán, vì lợi nhuận chứ không phải vì khơi thông luồng lạch. Cùng với những bức xúc, hai người dân đại diện cho những người dân vùng ảnh hưởng của dự án đã nêu lên những sai phạm của Cty Duy Tân.

BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 18 tháng 8 năm 2017)

TIN NÓNG .................................................................................................................................... 1

1. Vụ ngư dân dùng tàu cá “chiến” tàu hút cát: Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu chấm dứt dự án 1

2. Phú Yên: Các nhà khoa học quan ngại ô nhiễm môi trường ở vịnh Xuân Đài ................... 2

3. Tình trạng ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài giảm .................................. 4

4. Quảng Ninh phát hiện nhiều tàu cá khai thác thủy sản trái phép ........................................ 5

5. Quảng Ngãi: Truy bắt 2 tàu cá dùng súng điện khai thác hải sản ....................................... 6

6. Ninh Thuận: Nhiều dự án vay vốn đóng tàu chưa được phê duyệt ..................................... 8

7. Quảng Ngãi: Tăng cường quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn ............................................ 10

8. Phú Yên: Hàng loạt tàu đánh bắt xa bờ… "nằm" bờ ......................................................... 12

9. Kon Tum: Vụ hàng chục tấn cá chết - EVN không có kinh phí hỗ trợ ............................. 13

10. Cá chết hàng loạt tại thủy điện Plei Krông. ....................................................................... 14

TIN NÓNG

Vụ ngư dân dùng tàu cá “chiến” tàu hút cát: Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu chấm dứt dự án

Trong chuyến khảo sát tình hình hoạt động quản lý các luồng, lạch tại huyện Gio Linh giữa

tháng 8.2017, ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị - cùng lãnh đạo UBND tỉnh đã

có mặt tại khu phố 1 (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) để tìm hiểu vụ dự án nạo

vét khiến người dân bức xúc.

Trước đó, báo Lao Động đã có các bài viết: “Biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị: Ngư dân dùng tàu cá

“chiến” tàu hút cát”; “Ai mạo danh cán bộ trong biên bản tham vấn cộng đồng?”; “Biên bản tham vấn

cộng đồng bị làm giả?” - phản ánh dự án “Nạo vét khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, luồng dẫn

vào khu neo đậu tránh trú bão trên sông Thạch Hãn thuộc huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong, tỉnh

Quảng Trị” của Cty TNHH Phát triển khoáng sản Duy Tân - có nhiều sai phạm, gây bức xúc và ảnh

hưởng đến đời sống của người dân.

Khơi thông kiểu bỏ bùn lấy cát

Tại buổi làm việc, người dân bức xúc, hoài nghi về việc nạo vét luồng lạch của Cty Duy Tân chỉ là lớp

vỏ bọc, thực tế Cty này chỉ chăm chăm hút cát đem bán, vì lợi nhuận chứ không phải vì khơi thông

luồng lạch. Cùng với những bức xúc, hai người dân đại diện cho những người dân vùng ảnh hưởng của

dự án đã nêu lên những sai phạm của Cty Duy Tân.

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

2

Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy cóc chứ không tuân theo đúng

quy trình là cuốn chiếu; khi hút trúng bùn, Cty này đổ lại xuống lạch và đã bị người dân bắt quả tang.

Ngoài ra, Cty Duy Tân còn nạo hút cát vào ban đêm, hút sát vào gần bờ... khiến người dân tụ tập, phản

đối bức xúc làm tình hình ở vùng biển này nóng lên.

Điều quan trọng nữa, dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng người dân không hề hay biết gì về

dự án nạo vét này, họ cũng chưa từng được tham vấn cộng đồng hay cung cấp thông tin gì...

“Chúng ta chỉ mới tiếp xúc với 2 người dân thôi, mà đã nghe như thế rồi, nếu tiếp xúc với nhiều người

dân nữa thì họ sẽ phản ánh ra sao” - ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị - đặt câu hỏi

với các cấp lãnh đạo.

Tiếp thu ý kiến của người dân và xác minh lại những thông tin này từ phía lãnh đạo chính quyền, ông

Nguyễn Văn Hùng nhận định rằng người dân chưa đồng thuận với việc nạo hút cát của Cty Duy Tân.

Cty Duy Tân đã sai phạm, đã được chính quyền nhắc nhở nhưng không chấn chỉnh. “Hóa ra Cty Duy

Tân chỉ khai thác cát là chính chứ không vì mục đích tạo thông luồng lạch” - ông Hùng nói.

Phải chấm dứt dự án

Trước những sai phạm của Cty Duy Tân khiến người dân bức xúc, ông Nguyễn Văn Hùng yêu cầu cấp

ủy, chính quyền huyện Gio Linh cần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn. Khi phát

hiện những vướng mắc thì kiến nghị ngay với cấp có thẩm quyền để có hướng giải quyết. Về phía Cty

Duy Tân, dù được giao nhiệm vụ nạo vét để tạo thông luồng lạch nhưng thực sự chưa làm hết chức

năng của mình.

Ông Nguyễn Văn Hùng thông tin rằng: “Có nhiều ý kiến đưa ra là nên dừng, chấm dứt luôn dự án của

Cty Duy Tân với lý lẽ đưa ra rất thuyết phục. Rằng làm cho dân mà dân không đồng ý thì không nên

làm”. Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hùng đề nghị các đơn vị liên quan và địa phương cần

rút kinh nghiệm, và nhấn mạnh rằng: “Các cơ quan chức năng cần căn cứ vào các yếu tố sai phạm của

Cty Duy Tân để làm cơ sở pháp lý, từ đó tham mưu UBND tỉnh ra quyết định chấm dứt dự án”.

Trao đổi với LĐ, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - cho biết, ngay khi có kết

luận của Tỉnh ủy Quảng Trị về buổi làm việc, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Sở TNMT tỉnh và các đơn vị liên

quan làm rõ các sai phạm của Cty Duy Tân. “Sau khi có đủ căn cứ, UBND tỉnh sẽ ra quyết định chấm

dứt dự án” - ông Hà Sỹ Đồng nói.

Dự án nạo vét luồng dẫn tàu thuyền khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt (từ cầu Cửa Việt đến khu

neo đậu bờ Bắc Cửa Việt có chiều dài 3,2km), luồng dẫn tàu thuyền từ khu neo đậu tránh trú bão Nam

Cửa Việt đến sông chính (chiều dài 1,7km) đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp phép. Chủ đầu tư là Cty

Duy Tân, dự án có tổng mức đầu tư hơn 75 tỉ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức xã hội hóa,

Cty Duy Tân được phép bán số cát nạo vét được để bù lại chi phí thực hiện việc nạo vét. Được cấp

phép từ tháng 2.2016, - 13.7.2017 Cty Duy Tân triển khai dự án. (Lao Động 17/8, Hưng Thơ) đầu

trang

Phú Yên: Các nhà khoa học quan ngại ô nhiễm môi trường ở vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài không chỉ có rác thải tràn lan mà hàng chục ngàn lồng, bè tôm, cá của ngư dân

thả nuôi theo kiểu tự phát, với mật độ dày đặc, tồn dư chất thải từ thức ăn tích tụ tầng đáy nhiều

năm khiến môi trường nước ô nhiễm.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

3

Trong số ra ngày 10-8, Báo CAND đăng bài “Hai danh thắng quốc gia đang bị bức tử”, có nội dung đề

cập đến tình trạng hàng trăm hồ tôm “xẻ thịt” danh thắng đầm Ô Loan.

Ở danh thắng vịnh Xuân Đài không chỉ có rác thải tràn lan mà hàng chục ngàn lồng, bè tôm, cá của ngư

dân xã Xuân Phương, phường Xuân Thành thả nuôi hàng chục năm qua theo kiểu tự phát, tranh chen

với mật độ dày đặc, tồn dư chất thải từ thức ăn cho tôm hùm, cá bớp kết hợp vỏ ốc, sò, hến tích tụ tầng

đáy nhiều năm khiến môi trường nước ô nhiễm.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng tôm hùm chết hàng loạt tái diễn nhiều lần.

Gần đây nhất trong tháng 6-2017 đã có 769.175 con tôm hùm của 502 hộ gia đình thả nuôi ở phía Bắc

vịnh Xuân Đài bị chết, tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 700 tỷ đồng.

Tại cuộc hội thảo “Giải pháp quy hoạch chi tiết và quản lý nuôi hùm bền vững” do Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và UBND tỉnh Phú Yên tổ chức ngày 16-8, PGS-TS Nguyễn Phú

Hòa – giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, cho biết một nhóm nhà khoa học đang

tập trung thực hiện đề án độc lập “Nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm và quản lý môi trường vùng

nuôi tôm hùm tập trung vịnh Xuân Đài”.

Rác thải tràn lan ở vịnh Xuân Đài.

Từ những chuyến đi thực tế, TS Hòa nói rằng: “Tôi kinh hoàng khi chứng kiến tình trạng chất thải tại

vịnh Xuân Đài. Mỗi ngày, có hàng tấn chất thải đủ loại từ các lồng bè thả nuôi tôm hùm và hồ nuôi tôm

thẻ chân trắng… xả thẳng xuống vịnh.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

4

Chất thải nuôi tôm hùm đã tích tụ từ hàng chục năm qua, tạo điều kiện tảo độc phát triển. Lớp bùn độc

ấy khi bị bục vỡ, đảo trộn trong nước thì không thể con gì sống nổi. Rất có thể trong thời gian tới, thảm

họa tôm hùm chết sẽ tiếp diễn”.

Nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đều cho rằng, nếu không tiến hành quy hoạch và quản lý nghiêm

ngặt, khả năng thảm họa về môi trường sẽ xảy ra tiếp tục ở vịnh Xuân Đài, đương nhiên thiệt hại

nghiêm trọng về kinh tế là chuyện không thể tránh khỏi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - ông Trần Hữu Thế khẳng định, chính quyền đang quan tâm đặc

biệt đến vấn đề đầu tư nguồn lực bảo vệ vùng nuôi thủy sản, nên mời các nhà khoa học nghiên cứu, tìm

kiếm giải pháp về môi trường bền vững. (Công An Nhân Dân 18/8, Hữu Toàn) đầu trang

Tình trạng ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài giảm

Đây là thông tin đưa ra tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật cho ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2017, diễn ra chiều 17/8, do UBND tỉnh Quảng

Nam tổ chức.

Tham dự hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Tiến Thắng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án Tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng.

Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, từ đầu năm

2016 đến nay, tỉnh Quảng Nam chưa có tàu thuyền nào bị nước ngoài bắt giữ, chỉ có 12 ngư dân Quảng

Nam làm ăn trên các tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị nước ngoài bắt giữ. Các đồn,

trạm biên phòng thường xuyên tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát trên biển

và tại các cửa sông, cảng biển.

Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cho hơn 4.500 chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân viết

cam kết không xâm phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản, hướng dẫn ngư dân khai thác

thủy sản trên biển đúng quy định. Hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, tỉnh Quảng Nam đã thành lập 61 tổ tự quản về an

ninh trật tự, 66 tổ đoàn kết tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền

thông và Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cấp gần 3.900 pa nô, tờ

gấp pháp luật tuyên truyền về biển, đảo tới ngư dân.

Thời gian tới, các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng và

các lực lượng vũ trang của tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục

pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo” giai đoạn 2017- 2021; thường xuyên đổi mới

nội dung, hình thức tuyên truyền, cấp phát những tài liệu dưới dạng hỏi đáp, bản đồ các vùng biển tới

các chủ phương tiện tàu cá, ngư dân để dễ dàng nhận biết ranh giới vùng biển thuộc chủ quyền và

quyền chủ quyền của Việt Nam, vùng chồng lấn giữa Việt Nam và vùng biển của các nước.

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Thắng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án Tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng cho rằng, công

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

5

tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân của tỉnh Quảng Nam những năm gần đây có

nhiều đổi mới, phong phú về hình thức để phù hợp với đặc thù công việc của ngư dân.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần thực hiện thường xuyên, liên tục với sự tham gia

của cả hệ thống chính trị để ngư dân hiểu đúng, hiểu đủ những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam

và pháp luật quốc tế; từ đó, từng bước chấm dứt tình trạng ngư dân vi phạm chủ quyền vùng biển các

nước trong quá trình đánh bắt trên biển.

Quảng Nam có đường bờ biển dài khoảng 125 km với 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển. Toàn tỉnh

hiện có hơn 4.370 tàu cá, trong đó tàu cá có công xuất máy 90 CV trở lên là 727 tàu, với 16.490 ngư

dân. Tàu cá của tỉnh Quảng Nam chủ yếu hành nghề câu mực và lưới vây, ngư trường đánh bắt tập

trung chủ yếu ở Hoàng Sa, Trường Sa. (Tin Tức 17/8, Đỗ Trưởng) đầu trang

Quảng Ninh phát hiện nhiều tàu cá khai thác thủy sản trái phép

Đội tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Trà Cổ, Móng Cái (Quảng Ninh) đã phát hiện nhiều

phương tiện sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra tàu vi phạm. Ảnh: Nguyễn Hoàng-TTXVN

Ngày 17/8, tại khu vực đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), Đội tuần tra kiểm soát Đồn

Biên phòng Trà Cổ đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 tàu vỏ gỗ mang biển kiểm soát QN - 3364TS do

Dương Văn Chiến, sinh năm 1964 và tàu QN – 0527TS do Ngô Văn Tính, sinh năm 1963, đều trú tại

Phong Hải, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) điều khiển, đồng thời là chủ phương tiện đang thực hiện

hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản trái phép.

Đồn Biên phòng Trà Cổ đã thu giữ tang vật vi phạm gồm 2 bộ kích điện (trong đó có 2 bình ắc quy,

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

6

30m dây điện) và 25 m2 lưới cào.

Lực lượng chức năng tịch thu phương tiện dùng để đánh bắt thủy sản trái phép. Ảnh: Nguyễn Hoàng-

TTXVN

Trước đó, ngày 13/8, tại vùng biển xã Đông Xá, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), Đồn Biên phòng Quan

Lạn đã phát hiện và bắt giữ 2 tàu đánh cá vỏ gỗ mang biển kiểm soát QN 66726TS, do Nguyễn Văn

Mão, sinh năm 1963 và tàu biển kiểm soát QN 66211TS do Đinh Văn Trọng, sinh năm 1964, đều trú

tại xã Đồng Xá, huyện Vân Đồn, điều khiển, đang có hành vi tàng trữ phương tiện kích điện để đánh

bắt hải sản. Tang vật thu được gồm 2 bộ kích điện và 40 m dây điện.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng không chỉ tận diệt nguồn lợi hải sản mà còn phá hủy

môi sinh, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, nguồn nước. Lực lượng chức năng đã

tịch thu tang vật vi phạm và tiêu hủy theo quy định. (Bnews 17/8, Nguyễn Hoàng) đầu trang

Quảng Ngãi: Truy bắt 2 tàu cá dùng súng điện khai thác hải sản

Sáng 17.8, lực lượng Công an xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) phối hợp với Trạm cảnh

sát biển Lý Sơn đã phát hiện và truy bắt 7 ngư dân đi trên 2 tàu cá dùng súng xung điện khai

thác thủy sản trái phép tại khu vực gần bờ ở đảo.

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

7

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, trung tá Hoàng Minh Thụ - Trưởng Công an xã An Hải - cho biết:

"Hai phương tiện trên được xác định cùng ở xã An Hải, huyện Lý Sơn. Trong đó, tàu của ông Trương

Đình Dũng (SN 1976) có 3 người đi cùng và tàu của ông Nguyễn Báy (SN 1981) có 4 người đi cùng.

Mỗi tàu sử dụng 2 súng điện".

Tại Công an xã An Hải, 2 chủ tàu cá khai nhận súng điện này có nguồn gốc từ Trung Quốc được mua

tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn rồi mang về độ chế lại để khai thác thủy sản tại các khu vực gành

san hô ven đảo, với lượng cá bắt được từ 100-200 kg các loại/đêm.

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

8

Hiện lực lượng Công an xã An Hải đã tạm giữ tang vật và tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

(Dân Việt 17/8, Công Xuân) đầu trang

Ninh Thuận: Nhiều dự án vay vốn đóng tàu chưa được phê duyệt

Hiện còn nhiều dự án vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 còn tồn đọng, chưa được phê duyệt (do

chưa đầy đủ thủ tục); một số ngư dân xin đóng mới tàu thứ 2 theo Nghị định 67.

Ninh Thuận: Nhiều dự án vay vốn đóng tàu chưa được phê duyệt. Ảnh minh họa: Vũ Sinh - TTXVN

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

9

Ngày 17/8, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động và đề ra

giải pháp phát triển, tăng năng lực hoạt động của tàu cá", đặc biệt là tàu cá được ngư dân đầu tư đóng

mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết, thực hiện

Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, lần đầu tiên bà con ngư dân tỉnh Ninh Thuận

đã đầu tư đóng mới một số tàu bằng thép, bằng composite, có chiều dài hơn 20 mét, trang bị máy chính

mới 100%, công xuất đạt từ 700 CV đến 1007 CV, với các trang thiết bị hiện đại...

Qua đó, góp phần tăng năng lực hoạt động của tàu cá trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu vươn khơi khai thác

hải sản xa bờ. Trong số 25 chiếc tàu đóng mới hoàn thành đưa vào hoạt động, có 24 tàu tổ chức khai

thác hải sản tương đối đạt hiệu quả; 1 chiếc tàu (vỏ thép dịch vụ hậu cần) hiện đang nằm bờ, do chủ tàu

cho rằng thiết kế tàu chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm của tàu khai thác hải sản nên

nhiều trang thiết bị hỏng trong quá trình khai thác (chủ tàu đã tổ chức 5 chuyến thu mua hải sản trên

biển).

Giải quyết trường hợp tàu dịch vụ nằm bờ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức kiểm tra đánh giá, xác định nguyên nhân. Qua kiểm

tra, các đơn vị xác định tàu vẫn đang hoạt động tốt, nhưng chủ tàu vẫn không đưa tàu vào hoạt động.

Ông Trần Khắc Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, cho

rằng, phần lớn những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-

CP tại địa phương đã được tháo gỡ kịp thời; công tác phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện được

hưởng chính sách theo Nghị định được thực hiện chặt chẽ bảo đảm đúng đối tượng ngư dân, đến nay

chưa có báo cáo trường hợp vi phạm chính sách.

Tuy nhiên hiện vẫn còn vướng mắc trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phí vận chuyển; chính sách

hoàn thuế giá trị gia tăng; hỗ trợ phí bảo hiểm. Hiện còn nhiều dự án vay vốn đóng tàu theo Nghị định

67 còn tồn đọng, chưa được phê duyệt (do chưa đầy đủ thủ tục); một số ngư dân xin đóng mới tàu thứ 2

theo Nghị định 67 (nhưng chưa có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp).

Riêng việc tàu vỏ thép được xác định đủ điều kiện vươn khơi nhưng chủ tàu cá không đưa vào sử dụng

vẫn còn đang bỏ ngỏ, do chưa có hướng dẫn việc phát mãi là tài sản tàu cá hoặc chuyển đổi chủ sở hữu

cho tổ chức cá nhân có nhu cầu và có khả năng vận hành đạt hiệu quả.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất giải pháp như tiếp cận từng dự án, hướng

dẫn hỗ trợ ngư dân sớm hoàn thành hồ sơ dự án đóng mới tàu thuyền, hợp đồng tín dụng, hướng dẫn

thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng...

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

10

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam chỉ đạo cho từng đơn vị, ngành, địa phương

phối hợp triển khai cụ thể từng khâu công việc như: Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận phối hợp ngành

thuế chọn điểm làm mẫu hoàn thuế giá trị gia tăng; Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) phối hợp cùng

địa phương hỗ trợ ngư dân nhanh chóng hoàn thiện tủ tục hồ sơ dự án, hợp đồng tín dụng; Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đề xuất các bộ, ngành liên quan có giải

pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP

của Chính phủ.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay tỉnh Ninh Thuận đã

phê duyệt 39 dự án có đủ điều kiện hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp tàu cá, với tổng dự toán

hơn 439 tỷ đống. Hiện đã có 25 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động (23 dự án đóng mới, 2 dự án

nâng cấp); 14 dự án đang trong giai đoạn thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017. (Bnews

17/8, Đức Ánh) đầu trang

Quảng Ngãi: Tăng cường quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn

Khu bảo tồn biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái điển hình như rạn san hô,

thảm cỏ biển và nhiều hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai tai tượng…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hoạt động khai thác ồ ạt của người dân đã làm thảm cỏ biển,

rạn san hô bị suy giảm về diện tích và độ che phủ, việc phục hồi, tái tạo rạn san hô, cỏ biển ở đây là rất

cần thiết.

Đa dạng sinh học suy giảm

Với diện tích mặt nước biển 7.113 ha, Khu bảo tồn biển Lý Sơn được phân chia thành 3 vùng chức

năng gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt có độ sâu từ 3 - 20m (diện tích 620 ha); vùng phục hồi sinh thái

thuộc khu vực đảo Lớn và đảo Bé trên (2.024 ha) bảo vệ các loài sinh vật biển; vùng phát triển (4.469

ha) gồm âu cảng và phần biển bao quanh.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

11

Một góc khu bảo tồn biển Lý Sơn. Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý Biển và Hải đảo, vùng biển Lý Sơn có 685 loài động, thực

vật, trong đó có 150 loài cá, 94 loài thân mềm, 36 loài san hô, 2 loài cỏ biển… với nhiều loài quý hiếm,

có giá trị cao như san hô đen, hải sâm, tôm hùm bào ngư, trai tai tượng. Tuy vậy, các loài này hiện nay

hầu như không còn, hệ thảm thực vật dưới đáy biển Lý Sơn cũng đang dần biến mất.

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học vùng biển đảo Lý Sơn trước hết là do người dân sử dụng

thuốc nổ để đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt, đã làm các rạn san hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù lực lượng Công an, Biên phòng đã triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán, vận chuyển thuốc

nổ trái phép, song một số người dân vẫn lén lút dùng thuốc nổ để “tàn sát” hệ sinh thái biển.

Bên cạnh đó, cứ đến mùa rong mơ, hàng trăm người đổ xô ra vùng biển ven đảo khai thác, bình quân

mỗi ngày từ 3 - 5 tấn rong mơ tươi, làm cho khả năng phục hồi của loài thực vật này giảm sút nghiêm

trọng khiến nhiều loài hải sản có nguy cơ bị tận diệt, bởi các bãi rong mơ là nơi cư ngụ, sinh sản và

ươm nuôi giống của nhiều loài hải sản.

Ngoài ra, các nguồn chất thải, tác động của biến đổi khí hậu cũng là những nguyên nhân làm suy giảm

hệ sinh thái tại vùng biển đảo này. Một yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rạn san hô,

rong và cỏ biển của Khu bảo tồn biển là người dân trên đảo khai thác cát để trồng tỏi mỗi năm lên đến

trên 150 nghìn m3, dẫn tới gia tăng xói lở bờ biển, các khu vực có cỏ biển sẽ bị phá hủy.

Thành lập cộng đồng dân cư tự quản

Để khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng hệ sinh thái rạn san hô ở Khu bảo tồn biển Lý Sơn, từ

năm 2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn

san hô ven bờ biển Lý Sơn”. Các chuyên gia thực hiện Dự án đã tiến hành đánh giá hiện trạng hệ sinh

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

12

thái rạn san hô vùng biển ven bờ Lý Sơn, khảo sát lựa chọn địa điểm và loài phục hồi, tập huấn nâng

cao nhận thức về bảo tồn và đào tạo kỹ năng phục hồi rạn san hô cho cán bộ địa phương và cộng đồng,

phục hồi rạn san hô trên nền đáy tự nhiên, mô hình rạn nhân tạo và vườn ươm san hô. Theo dõi, giám

sát xu thế thay đổi và khả năng phát triển của các loài san hô phục hồi và nguồn lợi sinh vật tại vị trí

phục hồi. Xây dựng quy chế quản lý trong và sau phục hồi ở mô hình lựa chọn, xây dựng quy trình

phục hồi san hô ở Lý Sơn.

Đến nay, mô hình trồng phục hồi rạn san hô, với quy mô 2 ha, nằm trong Khu bảo tồn biển được các

chuyên gia của Dự án đánh giá phát triển tốt, nhiều giống hải sản quý hiếm có cơ hội được khôi phục,

giúp tăng sản lượng hải sản của các khu vực biển xung quanh Khu bảo tồn biển, đồng thời huy động

người dân chủ động tham gia vào quản lý khu bảo tồn biển để nâng cao ý thức cộng đồng trong việc

bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Trong thời gian tới, để bảo vệ các rạn san hô, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất một số giải pháp để tăng

cường công tác quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nhằm giảm thiểu khai thác thủy sản bất hợp lý; giáo

dục và bắt buộc các doanh nghiệp du lịch tuân thủ tuyệt đối quy chế của khu bảo tồn; mở rộng liên kết

với các cơ quan quản lý liên quan nhằm thực thi quan điểm quản lý tổng hợp đới bờ trong và xung

quanh Khu bảo tồn biển. Theo dõi sát sao quá trình phục hồi và gia tăng độ phủ san hô và mật độ các

loài quan trọng về sinh thái và nguồn lợi.

Tuy vậy, huyện đảo Lý Sơn cần thành lập cộng đồng dân cư tự quản bảo vệ bền vững nguồn lợi tài

nguyên, trong đó chính quyền địa phương hỗ trợ các cộng đồng này bằng cách nghiên cứu và xây dựng

hướng dẫn khai thác hợp lý, xây dựng quy chế đồng quản lý và giải pháp tài chính bền vững, tạo cơ sở

pháp lý để giảm thiểu những tác động từ bên ngoài cộng đồng.

Rạn san hô đóng vai trò quyết định cho sự thịnh vượng của du lịch biển Lý Sơn, vì vậy những tác động

tiêu cực của hoạt động du lịch đối với rạn san hô là một thực tế cần phải khắc phục. Ban quản lý Khu

bảo tồn biển và các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường của tỉnh nên xây dựng chính sách, cơ chế

bắt buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Cho phép

doanh nghiệp được sử dụng hợp lý các vùng rạn san hô, phát triển các loại hình du lịch sinh thái như

nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu vực phía Bắc đảo Lớn và một phần nhỏ phía Nam dưới chân Hòn Vung,

do ở đây không có cư dân sinh sống nên rất yên tĩnh và có cảnh quan đẹp. Mặt khác có thể cho du

khách tham quan hệ sinh thái san hô bằng tàu đáy kính, thăm các khu nuôi sinh thái (hải sâm, bào ngư,

ốc biển, rong câu chân vịt), tổ chức thể thao mạo hiểm tại các khu vực vách núi phía Bắc đảo Lớn…

Cơ quan chức năng địa phương cũng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với

doanh nghiệp, người dân địa phương và khách du lịch, giúp họ hiểu rõ quy chế quản lý và trách nhiệm

trong sử dụng tài nguyên tại Khu bảo tồn biển Lý Sơn. (Tin Tức 18/8, Văn Hào) đầu trang

Phú Yên: Hàng loạt tàu đánh bắt xa bờ… "nằm" bờ

Ngày 17-8, Trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng (Đồn Biên phòng Tuy Hòa, Bộ đội Biên phòng Phú

Yên), cho biết hầu hết tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa)

– “thủ phủ” của nghề câu cá ngừ đại dương - đang… "nằm" bờ và chưa có kế hoạch ra khơi.

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

13

Hầu hết tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân phường TP Tuy Hòa đang… “nằm” bờ

Riêng tại phường Phú Đông, có 241 tàu cá đánh bắt xa bờ thì hiện có 185 chiếc “nằm” bờ, chiếm hơn

76%.

Từ đầu tháng 8 đến nay, chỉ có 56 chiếc rời bến Đông Tác đi câu cá ngừ đại dương và đây đều là những

tàu cá thuộc diện được hỗ trợ xăng dầu của Nhà nước, đi chưa đủ chuyến theo quy định.

Theo bà con ngư dân , nguyên nhân tàu cá phải “nằm” bờ là vi lỗ , thu nhập từ hoạt động đánh bắt cá

ngừ đại dương trong những ngày vừa qua không bù đắp được chi phí. Bình quân mỗi tàu lỗ từ 30-50

triệu đồng/chuyến. Cá biệt, có tàu cá sau một chuyến đánh bắt kéo dài cả tháng nhưng chỉ câu được 1

con cá ngừ đại dương, như tàu cá PY-92071TS của bà Nguyễn Thị Băng Trâm (phường Phú Đông).

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm gối vụ, một số tàu cá bị hỏng hóc nên nhiều chủ tàu để người và

phương tiện nghỉ ngơi, bảo dưỡng, sửa chữa… (Quân Đội Nhân Dân 17/8, Xuân Hiếu) đầu trang

Kon Tum: Vụ hàng chục tấn cá chết - EVN không có kinh phí hỗ trợ

Mới đây, tập đoàn Điện lực Việt Nam trả lời, không có nguồn để chi hỗ trợ cho những hộ dân bị thiệt

hại trong sự cố cá chết hàng loạt ở lòng hồ thủy điện Plei Krông, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

Liên quan vụ hàng chục tấn cá của người dân nuôi thả trên lòng hồ thủy điện Plei Krông (huyện Đắk

Hà, tỉnh Kon Tum) chết đột ngột, ngày 17/8, ông Tạ Văn Luận, Giám đốc công ty Thủy điện Ia-Ly,

đơn vị quản lý hồ thủy điện Plei Krông thông tin, sau sự việc đáng tiếc xảy ra, đơn vị đã báo cáo với

lãnh đạo tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xem xét hỗ trợ cho bà con để bớt khó khăn.

"Theo đó, tôi đã có văn bản xin ý kiến EVN về việc hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại với số tiền hơn

200 triệu đồng. Tuy nhiên, phía EVN cho biết, không có nguồn nào để chi hỗ trợ", ông Luận cho biết.

Sau sự cố, nhiều người dân mong ngóng nhận được khoản hỗ trợ để bù đắp phần nào thiệt hại. Thế

nhưng, khi nghe thông tin tập đoàn Điện lực trả lời không có nguồn để chi hỗ trợ, nhiều người cảm

thấy hụt hẫng.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san - tin nong.pdf2 Đơn cử như việc Cty chỉ chọn địa điểm có cát đẹp để hút theo kiểu nhảy

14

Cá chết hàng loạt tại thủy điện Plei Krông.

Trước đó, từ ngày 10-13/7, cá nuôi lồng trên hồ thủy điện Plei Krông bỗng dưng chết bất thường. Qua

kiểm tra, cơ quan chức năng xác định khối lượng cá chết khoảng 62 tấn, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ

đồng. Sau đó, ngành chức năng kiểm tra hiện trường, lấy mẫu nước xét nghiệm.

Kết quả, nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết không phải do nhiễm độc tố mà nguồn nước bị thiếu

hụt ô-xy nghiêm trọng, không đủ cung cấp cho nhu cầu hô hấp của cá. Việc thiếu ô-xy trầm trọng xuất

phát từ tình trạng nước của lòng hồ thủy điện rút đột ngột. (Người Đưa Tin 17/8, Hồ Nam) đầu trang

./.