14
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Năm, ngày 12 tháng 1 năm 2017) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0 1. Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm ................... 0 2. Doanh nghiệp thủy sản bị lừa hàng trăm nghìn USD............................................ 1 3. Giá cá ngừ tăng mạnh trong chuyến đi biển đầu tiên của năm 2017 .................... 1 4. Những thách thức đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2017 ............................ 2 5. Hàng loạt rào cản 'đánh' vào cá, tôm Việt trên thị trường quốc tế ........................ 5 6. Ngư dân Đà Nẵng tất bật vươn khơi những ngày giáp Tết ................................... 7 7. Xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung Cát Khánh ......................................... 10 8. Bình Thuận: Bắt quả tang cơ sở dùng hóa chất chế biến thủy sản ...................... 11 9. Gần 1 tấn râu bạch tuộc hết hạn trong kho hàng ở Sài Gòn ................................ 12 10. Vĩnh Long: Tăng đàn gia súc- gia cầm, thu hẹp diện tích nuôi thủy sản ............ 12 11. Bình Định hỗ trợ 22 tàu cá của ngư dân bị chìm, hư hỏng ................................. 13 TIN NÓNG Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm Trong năm 2017, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành tập trung kiểm tra đột xuất để phát hiện và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất cải tạo môi trường ngoài danh mục, thuốc kháng sinh. Gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào cho ngành thủy sản bị phát hiện có sai phạm khiến việc tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng rất lớn. Theo quan điểm của ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT): “Yếu tố đầu vào không bảo đảm chất lượng sẽ gây thiệt hại kép. Thứ nhất là gây thiệt hại cho việc canh tác của bà con nông dân. Thứ hai là các sản phẩm nông sản không đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm không đáp ứng chất lượng sẽ bị thu hồi, không cho tiếp tục lưu hành, sử dụng trong nông nghiệp”.

BẢN TIN THỦY SẢN

  • Upload
    lamtruc

  • View
    226

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN THỦY SẢN

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Năm, ngày 12 tháng 1 năm 2017)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 0

1. Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm ................... 0

2. Doanh nghiệp thủy sản bị lừa hàng trăm nghìn USD ............................................ 1

3. Giá cá ngừ tăng mạnh trong chuyến đi biển đầu tiên của năm 2017 .................... 1

4. Những thách thức đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2017 ............................ 2

5. Hàng loạt rào cản 'đánh' vào cá, tôm Việt trên thị trường quốc tế ........................ 5

6. Ngư dân Đà Nẵng tất bật vươn khơi những ngày giáp Tết ................................... 7

7. Xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung Cát Khánh ......................................... 10

8. Bình Thuận: Bắt quả tang cơ sở dùng hóa chất chế biến thủy sản ...................... 11

9. Gần 1 tấn râu bạch tuộc hết hạn trong kho hàng ở Sài Gòn ................................ 12

10. Vĩnh Long: Tăng đàn gia súc- gia cầm, thu hẹp diện tích nuôi thủy sản ............ 12

11. Bình Định hỗ trợ 22 tàu cá của ngư dân bị chìm, hư hỏng ................................. 13

TIN NÓNG

Kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm

Trong năm 2017, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành tập trung kiểm tra đột xuất để phát hiện

và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất

cải tạo môi trường ngoài danh mục, thuốc kháng sinh.

Gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào cho ngành thủy

sản bị phát hiện có sai phạm khiến việc tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu thủy sản bị

ảnh hưởng rất lớn.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm

sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT): “Yếu tố đầu vào không bảo đảm chất lượng sẽ gây thiệt hại

kép. Thứ nhất là gây thiệt hại cho việc canh tác của bà con nông dân. Thứ hai là các sản phẩm

nông sản không đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm

không đáp ứng chất lượng sẽ bị thu hồi, không cho tiếp tục lưu hành, sử dụng trong nông

nghiệp”.

Page 2: BẢN TIN THỦY SẢN

1

Hiện nay Bộ NN&PTNT đang chủ trương xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, kiểm định, khảo

nghiệm. Đây cũng là một khâu kỹ thuật quan trọng để xác định chất lượng vật tư đầu vào của

nông nghiệp.

Ông Tiệp cho rằng, cần có quy trình đánh giá, kiểm tra nội bộ, giám sát cán bộ chặt chẽ tại

các đơn vị kiểm nghiệm này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh cơ chế tiếp nhận kiến nghị của người

dân, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện các sai phạm của cấp dưới để xử lý.

Để chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu vào trong nông nghiệp, ông Tiệp cho

biết: “Trong năm 2017, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành tập trung kiểm tra đột xuất để phát hiện

và xử lý nghiêm những vụ việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất cải

tạo môi trường ngoài danh mục, thuốc kháng sinh…”. (Báo Chính Phủ 11/1, Đỗ Hương) đầu

trang

Doanh nghiệp thủy sản bị lừa hàng trăm nghìn USD

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, vừa qua, một vài doanh nghiệp xuất

khẩu Việt Nam bị lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục có nguy cơ mất hàng trăm nghìn USD với

khách hàng ECHOPACK INC, đại diện bởi người có tên Jason Brown (địa chỉ 5084 Francois,

Cusson Lachine, Quebec, Canada).

Cục Xuất nhập khẩu, khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối

tác nước ngoài, đặc biệt các đối tác tìm được qua kênh trung gian.

Việc thực hiện thẩm tra có thể qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty

chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra (như các tổ chức cung cấp thông tin uy tín hay như Trung

tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), qua kênh

của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao. (Tiền Phong 12/1, Thục

Quyên) đầu trang

Giá cá ngừ tăng mạnh trong chuyến đi biển đầu tiên của năm 2017

Trong hai ngày 10-11/1, các chủ tàu hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa đã

đưa tàu trở về cập cảng cá, sau chuyến đi biển xa bờ từ 20-25 ngày.

Tại tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, nhiều tàu cập cảng mang theo

từ 35-50 con cá ngừ đại dương, tương đương từ 1-1,5 tấn.

Theo ông Trần Văn Đạt, Tổ trưởng Tổ Hợp tác nghề cá Phước Đồng liên kết với Công ty

trách nhiệm hữu hạn Thịnh Hưng, chuyến biển đầu tiên của năm 2017, các chủ tàu đánh bắt

cá ngừ đại dương tham gia Tổ hợp tác bán cá với giá 108.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, khi thu mua doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg cá và trao thưởng 3

triệu đồng cho chủ tàu nào bảo quản cá đạt chất lượng tốt.

Page 3: BẢN TIN THỦY SẢN

2

Ông Phạm Hồng Phước, nhân viên kỹ thuật Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải sản Bền Vững

trực tiếp đến cảng cá Hòn Rớ kiểm tra chất lượng cá ngừ đại dương để thu mua.

Ông Phước cho biết, cá ngừ đại dương đạt chuẩn (mỗi con có trọng lượng từ 30 kg trở lên)

hiện có giá 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với những chuyến biển trước.

Thời gian qua, giá cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa dao động ở mức 90.000-100.000 đồng/kg.

Việc cá ngừ đại dương có giá cao như hiện nay là do cung không đủ cầu, khi các doanh

nghiệp đẩy mạnh thu mua loại cá này để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình liên kết giữa các đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương với

doanh nghiệp, theo Đề án "Thí điểm Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thu cá ngừ

theo chuỗi," đã giúp ngư dân nâng cao chất lượng cá, do đó cá bán được giá cao hơn.

Trong năm 2017, ngành thủy sản Khánh Hòa triên khai thêm 3 mô hình liên kêt khai thác, thu

mua, chế biến , tiêu thu cá ngừ theo chuỗi , giưa cac đôi tau khai thac ca ngư vơi doanh

nghiệp.

Đây được xem giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” vốn đã xảy ra từ

nhiều năm qua đối với nghề đánh bắt cá ngừ đại dương.

Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 480 tàu khai thác cá ngừ, sản lượng bình quân hàng năm đạt

trên 25.000 tấn; trong đó cá ngừ đại dương khoảng 4.000 tấn. (Vietnam + 11/1, Nguyên Lý)

đầu trang

Những thách thức đối với thủy sản Việt Nam trong năm 2017

Theo thông tin từ VASEP, năm 2016, Việt Nam XK thủy sản đạt khoảng 7,1 tỷ USD, tăng

8% so với năm 2015, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, năm 2017 sẽ có 7 thách

thức chính của ngành thủy sản Việt Nam.

Page 4: BẢN TIN THỦY SẢN

3

Chế biến thủy sản XK. Ảnh: Thu Hòa

1. Hạn hán và xâm nhập mặn: Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến

phức tạp trong 2016 được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy

sản, nhất là các loài nuôi nước ngọt, trong 2017 – tác động không nhỏ đến diện tích và sản

lượng nguyên liệu thủy sản nói chung.

2. Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường NK

Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối

tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành SX nội địa

hoặc hạn chế NK. Những rào cản như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra

hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt (vd.

Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ…) đang và sẽ được tăng cường áp dụng.

Về các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường NK: Nhật Bản duy trì tần suất kiểm tra

100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và Sulfadiazine đối với các lô hàng tôm NK từ

Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng

10/2016, Nhật Bản loại bỏ ra khỏi danh sách giám sát các chất Sulfamethoxazole,

Sulfadiazine và Chloramphenicol trong tôm nuôi Việt Nam.

Australia tăng cường kiểm tra về độc tố sinh học và vi sinh. Từ tháng 1 đến tháng 9/2016, có

11 lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng (thủy

ngân, cadmium) vượt giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015.

Page 5: BẢN TIN THỦY SẢN

4

Kiểm soát bảo tồn nguồn lợi: Đối với khai thác và XK cá ngừ, ngoài quy định của NOAA

thuộc Bộ Thương mại Mỹ và Tổ chức Viện đảovàtrái đất (Earth Island Institute - EII) liên

quan đến chương trình bảo vệ cá heo trong thương mại XK cá ngừ. EU và sắp tới là Mỹ đều

thắt chặt quy định kiểm soát và chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không theo quy định

và không báo cáo (IUU).

Thuế chống bán phá giá và hương trình thanh tra cá da trơn: Thuế chống bán phá giá và

chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho cá tra

Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế CBPG quá cao, hiện nay, số lượng DN XK cá tra

đi Mỹ chỉ còn 2-3 DN lớn bám trụ được thị trường này.

Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong giai đoạn

chuyển tiếp. Mặc dù, chương trình này chưa tác động mạnh tới kim ngạch XK cá tra sang thị

trường Mỹ nhưng gây hoang mang tâm lý cho các nhà XK. Thuế CBPG tôm POR10 tăng

cao, gây bất lợi cho XK tôm Việt Nam sang Mỹ, tạo áp lực tâm lý tới các DN XK và tạo tâm

lý chưa ổn định cho phía khách hàng.

3. Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao: Ngành nuôi tôm và một số sản

phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự

tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất của VN đang cao hơn từ 10-30%. Có nhiều

yếu tố tác động tạo ra giá thành sản phẩm cao (từ giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất

sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành chính...). Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động

lên hệ số cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trong năm 2017 àm DN đặc biệt quan tâm.

4. Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: Với uy tín nguồn cung có chất lượng cho thị

trường thế giới và năng lực/công nghệ cao cho chế biến thủy sản, Việt Nam là điểm đến của

nhiều nhà nhập khẩu thủy sản trên thế giới. Tình hình thiếu nguyên liệu cho CBXK ở một số

nhóm hàng hoặc tại một số thời điểm trong năm ngày càng rõ rệt. Nhiều DN đã duy trì việc

nhập khẩu các nguồn nguyên liệu (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc, một số loài cá biển...) để tạo

ra sự ổn định và năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Việc thiếu nguyên liệu thủy sản

trong nước phục vụ nhu cầu XK sẽ tiếp tục là một vấn đề nhiều DN thủy sản quan ngại trong

năm 2017.

5. Chịu cạnh tranh mạnh mẽ: Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập

hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành và nhiều DN Việt Nam chưa tận dụng được

tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết và chương

trình hành động tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo cơ hội và điều kiện tối đa

cho DN nhưng việc tái cơ cấu, cải cách các quy định và thủ tục hành chính để đáp ứng các

yêu cầu của hội nhập vẫn tiến triển chưa nhanh.

Trong khi đó các nước đối thủ cạnh canh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan,

Indonesia...) ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chương trình dài

hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất,

marketing và xúc tiến thương mại. Sự cạnh tranh này là tất yếu để thúc đẩy cho phát triển,

nhưng cũng đang và sẽ khiến DN thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn để giữ và gia tăng

thị phần.

Page 6: BẢN TIN THỦY SẢN

5

6. Truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản: Trong 10 năm qua, đã xuất

hiện ở gần 10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập, Pháp....) việc truyền thông đưa

thông tin bôi nhọ, không khách quan về sản phẩm thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim

loại nặng, môi trường dơ…). Tác hại của truyền thông bôi nhọ là không thể đo đếm và ảnh

hưởng tiêu cực lâu dài đến sức tiêu thụ và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các

thị trường cụ thể. Những dòng thông tin không tích cực này, dưới sức lan tỏa của internet và

mạng xã hội, đã có những tác động dai dẳng và được nhận định tiếp tục có tác động đến tiêu

thụ thủy sản Việt Nam trong 2017.

7- Còn các bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính: chưa thực sự hỗ trợ cho cải

thiện năng lực cạnh tranh của DN. Dù Chính phủ đã liên tục 3 năm có các Nghị quyết 19 và

nhiều chỉ đạo tích cực, nhưng quá trình sửa đổi các văn bản pháp quy đã đc nhận diện vẫn

diễn ra chậm (chưa được 30% trong 2016) trong khi lại phát sinh các nội dung bất cập mới.

Một Nghị quyết 19/2017 tiếp theo của Chính phủ là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là sự

chuyển dịch trong thay đổi, sửa đổi từ văn bản pháp quy liên quan đến thực thi của các đơn vị

quản lý Nhà nước chức năng. (Hải Quan 11/1, Lê Thu) đầu trang

Hàng loạt rào cản 'đánh' vào cá, tôm Việt trên thị trường quốc tế

Nhiều rào cản trong nước lẫn thế giới hiện đang tác động tiêu cực tới việc xuất khẩu

mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự báo đạt khoảng 7,1 tỉ USD, tăng 8%

so với năm 2015. Năm qua chứng kiến nhiều khó khăn như: hạn hán, xâm ngập mặn, ô nhiễm

môi trường... đã làm giảm nguồn cung nguyên liệu của nước ta. Đáng chú ý, sự cố môi

trường dẫn đến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ cuối tháng 4.2016 đã ảnh hưởng

không nhỏ đến thương mại của thủy sản Việt Nam trên các thị trường nhập khẩu, phần nào

làm hạn chế xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng cuối năm.

Song, do sức mua tại các thị trường vẫn ở mức cao ngất ngưởng nên đã giảm bớt những khó

khăn của ngành xuất khẩu thủy sản nước ta, thậm chí xuất khẩu thủy sản năm nay đã vượt

ngoài mong đợi khi tăng 8% về giá trị so với năm ngoái.

Sang năm 2017, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dẫn lời các

chuyên gia đầu ngành dự báo sẽ có 7 thách thức và khó khăn chính hướng vào ngành thủy sản

Việt Nam. 7 tác động đó cụ thể là:

Hạn hán và xâm nhập mặn: Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến

phức tạp trong 2016 được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy

sản, nhất là các loài nuôi nước ngọt. Trong 2017, yếu tố này được dự báo sẽ tác động không

nhỏ đến diện tích và sản lượng nguyên liệu thủy sản nói chung.

Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu: Với việc tự do hóa

thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị

trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế

nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định

Page 7: BẢN TIN THỦY SẢN

6

kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi hay chương trình thanh tra riêng biệt (chẳng

hạn như: chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ…) đang và sẽ được tăng cường áp dụng.

Các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu: Nhật Bản duy trì tần suất kiểm

tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và Sulfadiazine đối với các lô hàng tôm

nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật

Bản, từ tháng 10.2016, Nhật Bản sẽ loại bỏ ra khỏi danh sách giám sát các chất

Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và Chloramphenicol trong tôm nuôi Việt Nam.

Trong khi đó, Úc cũng tăng cường kiểm tra về độc tố sinh học và vi sinh. Từ tháng 1 đến

tháng 9.2016, có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư lượng kim

loại nặng (thủy ngân, cadmium) vượt giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp 2,2 lần so với cả năm

2015.

Theo đó, Chính phủ Úc đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu

chín kể từ ngày 9.1.2017 do phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại các cửa hàng và

nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại Queensland. Lệnh cấm

nhập khẩu này có hiệu lực từ ngày 9.1.2016 và kéo dài 6 tháng. Theo đó, tất cả những lô hàng

đến Úc từ ngày 9.1.2017 trở đi sẽ được yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy. Các lô hàng hiện đang

làm thủ tục nhập khẩu vào Úc sẽ bị kiểm tra 100%.

Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu được tôm đã luộc chín hoặc tôm chế biến sâu như tôm tẩm

bột, gia vị sang Úc. Như vậy, lệnh cấm của Úc sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm tẩm bột, tẩm

gia vị của Việt Nam sang quốc gia này.

Thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn: Thuế chống bán phá giá và

chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho cá tra

Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế chống bán phá giá quá cao, hiện nay, số lượng

doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ chỉ còn 2-3 doanh nghiệp lớn bám trụ được thị trường

này.

Giá thành sản xuất nguyên liệu của Việt Nam còn cao: Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm

thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn

Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%. Có nhiều

yếu tố tác động tạo ra giá thành sản phẩm cao (từ giống, thức ăn, các vật tư đầu vào, tổn thất

sau thu hoạch, điện-nước, các chi phí hành chính...). Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động

lên hệ số cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trong năm 2017 mà các doanh nghiệp đặc biệt

quan tâm.

Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu: Với uy tín nguồn cung có chất lượng cho thị

trường thế giới và năng lực/công nghệ cao cho chế biến thủy sản, Việt Nam là điểm đến của

nhiều nhà nhập khẩu thủy sản trên thế giới. Tình hình thiếu nguyên liệu cho CBXK ở một số

nhóm hàng hoặc tại một số thời điểm trong năm ngày càng rõ rệt. Nhiều DN đã duy trì việc

nhập khẩu các nguồn nguyên liệu (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc, một số loài cá biển...) để tạo

ra sự ổn định và năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Việc thiếu nguyên liệu thủy sản

Page 8: BẢN TIN THỦY SẢN

7

trong nước phục vụ nhu cầu XK sẽ tiếp tục là một vấn đề nhiều DN thủy sản quan ngại trong

năm 2017.

Truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản: Trong 10 năm qua, mặt hàng

thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện ở gần 10 quốc gia (Úc, Italia, Tây Ban Nha, Đức, Ai Cập,

Pháp...). Tuy nhiên, việc truyền thông đưa tin bôi nhọ, không khách quan khiến sản phẩm

thủy sản của Việt Nam gặp nhiều thách thức trong việc tiêu thụ (ô nhiễm, bẩn, kim loại

nặng…).

Ngay mới đây, ngày 5.1.2017, có một video clip trên truyền hình Tây Ban Nha đưa thông tin

sai và xấu về hình ảnh cá tra Việt Nam, có nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ.Tác hại

của truyền thông bôi nhọ là không thể đo đếm và ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến sức tiêu thụ

và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trường cụ thể. Những dòng thông tin

không tích cực này, dưới sức lan tỏa của Internet và mạng xã hội, đã có những tác động dai

dẳng và được nhận định tiếp tục có tác động đến tiêu thụ thủy sản Việt Nam trong 2017. (Một

Thế Giới 11/1, Tuyết Nhung) đầu trang

Ngư dân Đà Nẵng tất bật vươn khơi những ngày giáp Tết

Những ngày cuối năm, cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) nhộn nhịp, tấp nập hơn. Các tàu

đầy ắp cá, tôm, mực từng đoàn nối đuôi nhau cập bến; hàng trăm ngư dân, thương lái

hối hả mua, bán hải sản.

Ngư dân đưa hải sản lên bờ tiêu thụ tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng). Ảnh: Đinh Văn

Nhiều-TTXVN

Nhiều tàu tất bật tập kết đá, chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết để vươn khơi, bám biển

những ngày cận Tết với hy trở về với đầy ắp hải sản, chuẩn bị đón một cái Tết ấm no, sum

vầy.

Page 9: BẢN TIN THỦY SẢN

8

Ông Lê Văn Xin, chủ tàu ĐNa 90026 TS trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà chia sẻ,

cũng giống chuyến vươn khơi đầu năm mới, chuyến đi biển vào những ngày cuối năm có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngư dân. Ngoài đánh bắt hải sản để cung cấp cho thị

trường dịp Tết, trước khi ra khơi, hầu hết các chủ tàu đều làm mâm cơm “tất niên” để cảm tạ

các vị thần linh đã phù hộ cho một năm đi biển thuận buồm xuôi gió. Bởi vậy, dịp này được

chuẩn bị rất chu đáo để đón chuyến tàu may mắn trở về.

Tàu về dịp năm mới, các loại thủy, hải sản tươi hơn nên thương lái rất thích mua, bán được

giá. Ảnh: Đinh Văn Nhiều-TTXVN

Với kinh nghiệm gần 40 năm đi biển, ông Xin cho biết, đây là khoảng thời gian giao mùa

giữa các vùng thời tiết trên biển nên việc khai thác hiệu quả hơn những chuyến đi khác trong

năm. Tàu về dịp năm mới, các loại thủy, hải sản tươi hơn nên thương lái rất thích mua, bán

được giá. Gia đình ông đang gấp rút sửa sang lại con tàu ĐNa 90863 TS, công suất 800 CV

để kịp cho chuyến vươn khơi "xông biển" đầu năm mới vào ngày 18/12 (âm lịch) và kịp quay

về ăn Tết cùng gia đình.

Khác những chuyến đi biển trước đó, chuyến đi biển lần này có ý nghĩa quan trọng đối với

con tàu ĐNa 90105 TS, do ông Hồ Văn Cung, trú tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh

Khê làm thuyền trưởng. Ông Cung cho biết, năm nào cũng vậy, cuối năm, ngư dân đều tất bật

cho chuyến đi biển cuối cùng với nhiều niềm tin và hy vọng. Nếu trúng mẻ lưới cuối năm sẽ

được cho là điềm lành nên ai cũng cầu mong cho cá nặng lưới đầy để vui vẻ đón năm mới

tươm tất.

Page 10: BẢN TIN THỦY SẢN

9

Ngư dân tại cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) chuẩn bị ngư lưới cụ để ra khơi. Ảnh: Đinh Văn

Nhiều-TTXVN

Theo ông Cung, những ngày cận Tết, chỉ có các tàu lớn của ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ

là ăn Tết trên biển dài ngày bởi đây là mùa khai thác cá ngừ đại dương. So với những chuyến

đi trước đó, đối với ngư dân khai thác cá ngừ đại dương phải chi phí cao hơn bởi ngoài lương

thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết, chuyến đi biển lần này sẽ có thêm cả bia, rượu, nước

ngọt, hạt dưa, bánh kẹo, gà... để ăn Tết trên biển.

Còn ngư dân Đà Nẵng, hầu hết làm nghề chụp mực và đánh bắt các loại cá nhỏ nên chỉ đánh

bắt ven bờ từ Quảng Trị đến Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày rồi về đất liền đón

Tết nên chi phí thường thấp hơn những chuyến đi biển dài ngày trước đó. Hiện, tàu của ông

Cung đã chuẩn bị xong các nhu yếu phẩm cần thiết để ngày 16/12 (âm lịch) sẽ cùng 4 con tàu

thuộc nghiệp đoàn nghề cá phường Thanh Khê Đông vươn khơi để khai thác thủy, hải sản.

Page 11: BẢN TIN THỦY SẢN

10

Tàu cá ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Ảnh: Đinh Văn Nhiều-TTXVN

Chuẩn bị cho chuyến đi biển sắp tới, ông Hồ Ngọc Bé cùng các thuyền trên tàu ĐNa 90105

TS đang tất bật chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết, cũng như đan lại từng mảnh lưới để

vươn khơi. Ông Bé cho biết, những ngày qua, nghe tin có áp thấp nhiệt đới ngoài biển Đông

nên anh em thuyền viên trên tàu rất lo lắng.

Khi áp thấp nhiệt đới tan, anh em chẳng ai bảo ai, mỗi người một việc tất bật chuẩn bị nhu

yếu phẩm để ra biển. Chuyến đi biển cuối năm, chủ tàu sẽ trả cao hơn so với ngày thường và

có thêm thu nhập nên anh em thuyền viên rất phấn khởi khi Tết đang đến gần... (Bnews 12/1,

Đinh Văn Nhiều) đầu trang

Xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung Cát Khánh

Từ năm 2017 đến 2020, tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng dự án Cụm công nghiệp chế

biến hải sản tập trung tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, quy mô 41,3 ha.

Bình Định sẽ đầu tư xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung Cát Khánh . Ảnh minh họa: Vu

Sinh/TTXVN

Dự án gồm các hạng mục chính như san nền, giao thông, cấp điện, cấp nước, phòng cháy

chữa cháy, thoát nước mưa, nước thải và cây xanh… với tổng mức đầu tư gần 84 tỷ đồng.

Nguồn vốn do ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu hạ tầng khu kinh tế

ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu - cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu ứng dụng

công nghệ cao tỉnh Bình Định và ngân sách địa phương.

Page 12: BẢN TIN THỦY SẢN

11

Cụm công nghiệp chế biến hải sản tập trung xã Cát Khánh hoàn thành sẽ tạo giúp nâng cao

hiệu quả sản xuất, kinh doanh thu mua, chế biến hải sản; tạo điều kiện phát triển kinh tế ven

biển tại khu vực cảng Đề Gi và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương; đồng

thời, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Cảng cá Đề Gi đã được tỉnh đầu tư nâng cấp với số tiền trên 42 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của

Ngân hàng Thế giới và đưa vào hoạt động năm 2016, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho

400-500 tàu thuyền ra vào cảng/một tháng. (Bnews 11/1, Viết Ý) đầu trang

Bình Thuận: Bắt quả tang cơ sở dùng hóa chất chế biến thủy sản

Chiều 11/1, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49), Công an tỉnh Bình Thuận cho biết vừa phối

hợp cùng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản và công an địa phương tiến hành

kiểm tra cơ sở chế biến hải sản của bà Đỗ Thị Điểm (địa chỉ tổ 22, khu phố 2, phường Phú

Hài, TP. Phan Thiết). Tai đây, đoàn đã bắt quả tang cơ sở này đang sử dụng hóa

chất không rõ nguồn gốc để chế biến thủy sản.

Bột cá được xay nhuyễn để chế biến.

Qua kiểm tra, Cơ sở đã không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào liên quan đến việc kinh

doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Đoàn kiểm tra phát hiện một can nhựa hóa

chất, khoảng 5 lít chứa chất lỏng màu trắng, không mùi. Theo đại diện cơ sở, chất này được

bà Điểm đem từ Vũng Tàu ra để dùng trong chế biến nhưng không có nhãn, mác nguồn gốc

Page 13: BẢN TIN THỦY SẢN

12

xuất xứ hay tem phụ. Theo đó, cá bò sau khi lọc tách, công nhân sẽ cho chất này vào nhằm

làm mềm xương cá và tẩy trắng để xay nhuyễn chế biến.

Mặc dù là cơ sở chế biến thực phẩm thủy sản, nhưng cơ sở này trang bị hết sức sơ xài, công

nhân không có bao tay và đồ bảo hộ. Khu vực sản xuất ruồi nhặng bu bám bốc mùi tanh tưởi.

Nước thải sau chế biến chưa xử lý được thải trực tiếp ra một đám ruộng bỏ hoang. Mùi hôi

thối nồng nặc ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, đặc biệt là Trường THCS Nguyễn Thông.

Cơ sở này mỗi ngày sản xuất khoảng 300 kg nguyên liệu. Sản phẩm sau khi chế biến, sấy

phơi đưa ra thị trường tiêu thụ. Được biết, nguồn cá bò giấy con được thu mua từ Vũng Tàu

sau đó vận chuyển đông lạnh ra Phú Hài để chế biến.

Cá bò khô sau khi chế biến.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập niêm phong hóa chất và lập biên bản các vi phạm để tiến hành

xử lý theo quy định pháp luật. (Giao Thông 11/1, Lê Nghĩa) đầu trang

Gần 1 tấn râu bạch tuộc hết hạn trong kho hàng ở Sài Gòn

Một kho hàng tàng trữ gần 1 tấn râu bạch tuộc và tôm đông lạnh hết hạn sử dụng vừa

được cơ quan chức năng phát hiện trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, lúc 16 giờ ngày 9-1, Đội CSKT Công an Q.11 (TP.HCM) phối hợp với Phòng Y tế

và Phòng Tài nguyên Môi trường Q.11 kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực

phẩm tại kho Satra ở địa chỉ 345D Lạc Long Quân, P.3, Q.11.

Tại đây, bà Đoàn Thị Kim Trâm (SN 1974, ngụ Q.Bình Tân) đã có hành vi tàng trữ, kinh

doanh một số mặt hàng thủy sản đã hết hạn sử dụng. Cụ thể, 997,2kg râu bạch tuộc (ngày sản

xuất là 15-5-2012) và tôm đông lạnh (ngày sản xuất là 25-3-2014).

Được biết, lô hàng trên được mua trôi nổi trên thị trường và có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ

ngày sản xuất.

Vụ việc đang được xác minh, làm rõ để xử lý các đối tượng liên quan. (Công An TP.HCM

11/1, T.M) đầu trang

Vĩnh Long: Tăng đàn gia súc- gia cầm, thu hẹp diện tích nuôi thủy sản

Năm 2016, huyện Trà Ôn có tổng đàn gia súc, gia cầm tăng gần 4.500 con, riêng diện

tích nuôi thủy sản giảm 7ha.

Page 14: BẢN TIN THỦY SẢN

13

Theo đó, tổng đàn heo trên 74.500 con, tăng gần 1.400 con; bò hơn 15.400 con, tăng hơn

2.200 con; gia cầm gần 887.400 con, tăng 910 con.

Trong năm, dịch bệnh tuy có xảy ra nhưng được khoanh vùng điều trị kịp thời nên ảnh hưởng

không đáng kể. Hiện, đang duy trì 12 trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, lợi nhuận

3.000- 5.000 đ/con gà, 10- 15 triệu đồng/con bò.

Lĩnh vực nuôi thủy sản gặp khó khăn do giá mua thấp, từ tháng 6/2016, giá cá tra từ 18.000-

19.000 đ/kg, người nuôi lỗ từ 2.000- 3.000 đ/kg.

Đến tháng 10/2016, giá cá nhích lên mức 20.000- 21.000 đ/kg, người nuôi hòa vốn hoặc lời

không cao. Diện tích nuôi thủy sản giảm, còn gần 281ha, nhưng sản lượng đạt hơn 13.800

tấn, tăng 314 tấn so cùng kỳ.

Năm 2017, huyện sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chủ động đối phó với diễn biến

thời tiết, triều cường và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. (Báo Vĩnh Long

11/1, Nguyễn Xuân) đầu trang

Bình Định hỗ trợ 22 tàu cá của ngư dân bị chìm, hư hỏng

22 tàu cá của ngư dân Bình Định bị chìm, hư hỏng do đợt lũ cuối tháng 12/2016 đã được

UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ với mức cao nhất là 200 triệu đồng/tàu cá.

Đây là quyết định vừa được UBND tỉnh Bình Định đưa ra nhằm giúp ngư dân có điều kiện

đóng mới và sửa chữa lại tàu cá vươn khơi.

Theo quyết định của UBND tỉnh Bình Định, tàu cá bị vỡ và chìm, thiệt hại 100% do lũ có

công suất từ 275 - 450CV được hỗ trợ 200 triệu đồng/tàu cá; tàu dưới công suất 330 CV, mức

độ thiệt hại dưới 90% trở xuống được hỗ trợ mức cao nhất 200 triệu và thấp nhất là 50 triệu.

Đợt này, có tất cả 22 ngư dân có tàu cá bị thiệt hại do mưa lũ được hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.

Trong đợt lũ cuối tháng 12 năm2016, hàng loạt tàu cả neo đậu ở các cửa biển, các cảng cá

nhưng do nước lũ quá lớn cộng với sóng to nên nhiều tàu cá bị đánh chìm. Một số tàu cá dù

đã được lực lượng chức năng vớt nhưng vẫn bị hư hỏng nặng.

Hiện, vẫn còn ít nhất 3 ngư dân mất tích do lũ cuối tháng 12 năm ngoái vẫn chưa được tìm

thấy. (Đài Truyền Hình Việt Nam 11/1, Nguyên Linh) đầu trang./.