22
UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 1247 /BC.SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2008 BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2008 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP Năm 2008 là năm thứ 3 triển khai kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, năm có vị trí quan trọng nhằm tạo đà cho việc thực hiện đạt và vượt kế hoạch 5 năm trước thời hạn. Trong năm có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người nông dân, nhưng ngành nông nghiệp đã cố gắng triển khai thực hiện tốt các mục tiêu đề ra theo kế hoạch năm và đạt được một số kết quả sau: Phần I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008 Năm 2008 ngành Nông nghiệp với nhiều khó khăn, thuận lợi; thuận lợi là tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, có nhiều chủ trương chính sách mới tạo điều kiện cho ngành phát triển. Khó khăn là dịch hại rầy nâu, vàng lùn, lún xoắn lá vẫn còn đe dọa với nguy cơ lây nhiễm cao; dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh vẫn đang là nguy cơ tiềm ẩn; giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tiêu thụ nông sản chưa có kế hoạch ổn định… Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm bảo vệ sản xuất của bà con nông dân và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành, nên ngành vẫn duy trì được tốc độ phát triển theo chiều hướng tích cực. Năm 2008, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt theo giá hiện hành 9.867,39 tỷ đồng, theo giá cố

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúcPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 1247 /BC.SNN&PTNT Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2008

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2008

VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2009 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Năm 2008 là năm thứ 3 triển khai kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010, năm có vị trí quan trọng nhằm tạo đà cho việc thực hiện đạt và vượt kế hoạch 5 năm trước thời hạn. Trong năm có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người nông dân, nhưng ngành nông nghiệp đã cố gắng triển khai thực hiện tốt các mục tiêu đề ra theo kế hoạch năm và đạt được một số kết quả sau:

Phần IĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008

Năm 2008 ngành Nông nghiệp với nhiều khó khăn, thuận lợi; thuận lợi là tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, có nhiều chủ trương chính sách mới tạo điều kiện cho ngành phát triển. Khó khăn là dịch hại rầy nâu, vàng lùn, lún xoắn lá vẫn còn đe dọa với nguy cơ lây nhiễm cao; dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh vẫn đang là nguy cơ tiềm ẩn; giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tiêu thụ nông sản chưa có kế hoạch ổn định… Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm bảo vệ sản xuất của bà con nông dân và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành, nên ngành vẫn duy trì được tốc độ phát triển theo chiều hướng tích cực.

Năm 2008, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt theo giá hiện hành 9.867,39 tỷ đồng, theo giá cố định 94 là 4.354,36 tỷ đồng tăng 6,5% so với năm 2007; trong cơ cấu kinh tế toàn thành phố khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 16,74%, tăng trưởng kinh tế ước đạt 4,84%.I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung

chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn. Tổng diện tích canh tác cây hàng năm 233.453 ha, tăng 9.478 ha so với năm 2007. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1,203 triệu tấn.

- Diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 218.589 ha, tăng 10.713 ha so với năm 2007, đạt 114,26% kế hoạch năm; năng suất trung bình 5,49 tấn/ha, tăng 0,77% so với năm 2007 (0,42 tạ/ha); sản lượng 1,199 triệu tấn tăng 5,97 % so với năm 2007, đạt 111,5% kế hoạch năm.

Page 2: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

. Vụ Đông Xuân 2007-2008: thành phố gieo sạ được 90.605ha, so kế hoạch đạt 99,57%; so với cùng kỳ giảm 1,58% (1.454 ha). Nguyên nhân giảm do một số diện tích đất lúa chuyển sang mục đích sử dụng khác như: xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Năng suất bình quân 6,85 tấn/ha so với cùng kỳ tăng 0,73% (0,5tạ/ha), sản lượng 620.869 tấn, bằng 99,11% so với cùng kỳ, đạt 97% kế hoạch năm.

Diện tích áp dụng 3 giảm 3 tăng (3G 3T) khoảng 73.459 ha, chiếm 80% diện tích gieo trồng. Diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao 85.332ha đạt 84% diện tích gieo trồng của vụ (trong đó, diện tích lúa đặc sản Jasmine được 36.396,05ha, chiếm 40,18 % diện tích gieo trồng).

. Vụ Hè Thu 2008: xuống giống được 86.608.84 ha, đạt 103,72% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 1.235,84 ha. Các giống lúa được gieo trồng chủ yếu bao gồm: OM 1490, OM 2517, OM 2514, OM 2717, IR 50404, OM 4498, VD 20, Jasmine 85…; năng suất đạt 4,89 tấn/ha so với cùng kỳ tăng 6,14% (2,83 tạ/ha); sản lượng 423.638 so với cùng kỳ tăng 7,70% (30.279 tấn), đạt 114,5% kế hoạch năm.

. Vụ Thu Đông: diện tích xuống giống 41.376 ha tăng 12.836 ha so với cùng kỳ, vượt 2,46 lần kế hoạch năm. Các giống lúa chủ yếu OM1490, OM2517, OM2514, OM4498, IR50404, OM0486, OM2492, OM5239, Jasmine 85…; năng suất bình quân 3,83 tấn/ha; sản lượng 154.553 tấn, tăng 47,68% so với cùng kỳ, vượt 2,37 lần kế hoạch năm.

- Cây hàng năm khác: diện tích gieo trồng ước đạt 13.862 ha các loại, giảm 13,9% (2.237 ha) so với cùng kỳ, diện tích giảm tập trung vào nhóm cây công nghiệp hàng năm (đậu nành giảm 591 ha, cây mè giảm 598 ha). Nguyên nhân, do lúa Đông Xuân được mùa và giá nên bà con tiếp tục gieo sạ lúa dễ bán và được giá.

- Tổng diện tích cây ăn trái của thành phố Cần Thơ ước tính 15.700 ha. Ngành nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân tập trung cải tạo những vườn cây già cỗi, vườn tạp không kinh tế…, trồng những cây có giá trị kinh tế và mang tính truyền thống của địa phương như: cam mật, bưởi 5 roi, xoài…

* Chăn nuôi: ước tổng đàn gia súc gia cầm đến quý III như sau: đàn trâu 583 con, đàn bò 6.100 con đạt 96,83% kế hoạch năm; đàn heo 147.000 con tăng 4.565 con so với cùng kỳ đạt 85% kế hoạch năm; đàn gia cầm 2.000.000 con, tăng 181.571 con so với cùng kỳ, đạt 100 % kế hoạch năm. Trong năm đàn heo không đạt kế hoạch do giá thức ăn tăng và dịch bệnh tai xanh, LMLM ở các địa phương lân cận, giá thương phẩm có xu hướng giảm hạn chế lợi nhuận, làm người chăn nuôi không phát triển đàn heo.

Mạng lưới thú y thường xuyên kiểm dịch vận chuyển quá cảnh, xuất, nhập vào thành phố; đồng thời, tiến hành tiêu độc các phương tiện vận chuyển các loại, lò mổ gia súc, chợ bán GSGC, hộ chăn nuôi. Quản lý các cơ sở ấp trứng gia cầm, vịt chạy đồng chặt chẽ. Tổ chức tiêm chủng diện rộng bảo đảm kế hoạch đề ra.

* Lâm nghiệp: Thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố về Tết trồng cây năm 2008, ngành đã phối hợp và phát động phong trào vào ngày 18/5/2008 tại

2

Page 3: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

Trường Trung học cơ sở Thới Thuận, huyện Thốt Nốt ; kết quả trong ngày trồng được 172.695 cây các loại. Trong năm có 1.115.640 cây phân tán được trồng ở các tuyến kênh, đê bao, cụm dân cư vượt lũ, tuyến đường giao thông... ; so với năm 2007 tăng 1,18% (13.000 cây), đạt 101,4% kế hoạch năm.

* Thủy sản: diện tích nuôi thủy sản ước cả năm đạt 14.400 ha (cá tra 1.900 ha, cá ruộng 10.670 ha, tôm càng xanh 158 ha...), giảm 600 ha so với năm 2007, đạt 90% kế hoạch năm. Ước tổng sản lượng đã thu hoạch 185.000 tấn, đạt 109% kế hoạch. Do giá cá, tôm trong năm không ổn định làm người dân không an tâm sản xuất và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích nuôi trồng thủy sản. 2. Công tác phòng chống dịch bệnh

* Có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm túc của các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT của thành phố; những giải pháp khuyến cáo nông dân trước diễn biến bất thường của dịch hại được dự báo, khuyến cáo sớm và được sự đồng tình của bà con nông dân trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên không xảy ra thiệt hại lớn.

* Trên lúa tổng diện tích nhiễm các loài dịch hại là 134.935,6 lượt ha chiếm 61,7% diện tích gieo trồng, giảm 10,5% diện tích so năm 2007, các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ... có diện tích nhiễm dịch hại cao. Các đối tượng xuất hiện chủ yếu là Rầy Nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh Đạo ôn, bệnh lúa von. Đối tượng Rầy nâu tuy diễn biến phức tạp và áp lực Rầy nâu các tỉnh lân cận khá cao, điều kiện thời tiết thích hợp cho rầy phát triển, nhưng do ngành nông nghiệp thực hiện tốt công tác chỉ đạo áp dụng biện pháp tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và PTNT; điều tra, dự báo tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của rầy nâu, tổ chức hướng dẫn phòng trị kịp thời. Nông dân đã thực hiện tốt các giải pháp của ngành nông nghiệp khuyến cáo, tổ chức mạng lưới quan sát, gieo sạ né rầy tập trung đồng loạt trên diện rộng (chiếm 80% diện tích), thực hiện tốt kỹ thuật dùng nước che chắn cây lúa khi rầy cánh dài di trú đến đẻ trứng và truyền bệnh (trên 50%), nên diện tích và mức độ gây hại của rầy nâu giảm một cách đáng kể, nhờ đó mà trong năm không phát hiện ruộng lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đến mức độ tiêu hủy.

* Bệnh cúm gia cầm: từ ngày 15/4 đến 17/5/2008 dịch cúm gia cầm xảy ra tại 03 hộ chăn nuôi thuộc 03 xã, phường Trường Lạc, Tân Thới và Trường Long của huyện Phong Điền; tổng đàn gia cầm trong ổ dịch 11.239 con gia cầm, trong đó bệnh, chết 1.780 con. Để khống chế tình hình dịch bệnh, Chi cục Thú y đã xử lý tiêu hủy toàn đàn gia cầm tại hộ chăn nuôi có gia cầm chết, số gia cầm tiêu hủy 9.906 con; tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh; tiêm phòng bao vây ổ dịch; kiểm soát việc vận chuyển gia cầm trong vùng dịch. Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Thú y vùng VII, kết quả (+) cúm H5N1. Từ ngày 18/5/2008 đến nay không có ổ dịch mới xảy ra.

* Bệnh LMLM: từ đầu năm đến nay không xảy ra dịch bệnh.

3

Page 4: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

* Công tác tiêm phòng: đã triển khai thực hiện công tác tiêm phòng 02 đợt cúm gia cầm; kết quả, đã tiêm được 6.161.087 lượt con, trong đó: gà 451.639 lượt con (tỷ lệ 50%), vịt 5.709.448 lượt con (tỷ lệ 90%), số vaccine đã sử dụng 2.834.259 liều. Đối với gia súc tổ chức tiêm phòng đại trà và tiêm phòng thường xuyên, đã tiêm được 94.423 liều heo tai xanh (tỷ lệ 36,29% tổng đàn), 99.987 liều LMLM heo (tỷ lệ 38,55% tổng đàn), 13.226 liều LMLM trâu bò (41,78% tổng đàn). UBND thành phố cấp kinh phí tiêm phòng miễn phí cho đàn gia cầm, heo nái, heo nọc, trâu bò; trợ giá và thu 50% tiền vaccine tiêm phòng LMLM cho heo thịt, hậu bị, heo con, dê; thu 100% đối với bệnh tai xanh ở heo.

Dịch bệnh trên gia súc được kiểm soát, công tác phòng chống chủ động dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát việc tái đàn được đẩy mạnh và chặt chẽ hơn.3. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

- Công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, chỉ đạo sát theo tình hình sản xuất đáp ứng mục tiêu phòng chống dịch hại, nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành; tổ chức được 350 lớp tập huấn cho 11.525 người tham dự, 153 cuộc hội thảo cho 5.658 người, 20 cuộc tham quan cho 763 người; chương trình IPM và “3 giảm 3 tăng” tổ chức 79 lớp tập huấn, xây dựng 31 mô hình, có 3.160 lượt nông dân tham dự; có trên 120.000 lượt ha ứng dụng IPM và “3 giảm 3 tăng”; tổ chức tổng kết 2 lớp IPM trên cây có múi tại huyện Phong Điền; triển khai thực hiện 04 lớp IPM trên cây có múi tại xã Nhơn Ái, Trường Long-huyện Phong Điền và 02 lớp tại phường Thới An, Trường Lạc-quận Ô Môn.

- Các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng được áp dụng phổ biến trong sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, nhiều mô hình sản xuất mới được áp dụng, hình thành vùng lúa chất lượng cao áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng, giúp nông dân giảm giá thành.

Vụ Đông Xuân ruộng áp dụng 3 giảm 3 tăng giá thành 1 kg lúa 2.084 đ/kg lợi nhuận thu được 18.314.100 đồng/ha; ruộng nông dân giá thành 1 kg lúa 2.429 đ/kg, lợi nhuận thu được 15.327.000 đồng/ha.

Vụ Hè Thu ruộng áp dụng 3 giảm 3 tăng giá thành 1 kg lúa 2.808,7 đ/kg lợi nhuận thu được 13.201.304 đồng/ha; ruộng nông dân giá thành 1 kg lúa 3.200 đ/kg, lợi nhuận thu được 11.264.343 đồng/ha. (Chi tiết xem phụ lục đính kèm)

- Vùng sản xuất rau an tòan (huyện Thốt Nốt, Phong Điền; quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn) đã tổ chức 65 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn với 1.059 lượt nông dân tham dự; thực hiện 85/100 điểm trình diễn mô hình canh tác rau an toàn. Hỗ trợ phát triển cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái (huyện Phong Điền), vùng nuôi thủy sản.

- Công tác nhân giống lúa 3 cấp được ngành quan tâm, tích cực triển khai, kết quả diện tích sản xuất lúa giống trong năm được 3.284,29 ha, so cùng kỳ nhiều hơn 16,2 ha; số hộ tham gia sản xuất 2.846 hộ, nông dân chủ yếu sản xuất giống

4

Page 5: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

xác nhận, các đơn vị nông trường, trại giống huyện, Viện lúa sản xuất giống nguyên chủng. Công tác nhân giống lúa thường xuyên được mạng lưới khuyến nông tập huấn, thực hiện các điểm trình diễn, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức về việc cần sử dụng giống lúa chất lượng để sản xuất; công tác sản xuất giống đáp ứng được 60-70% nhu cầu lúa giống trên địa bàn thành phố.II. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Công tác thủy lợi: tích cực chuẩn bị thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi theo kế hoạch được giao như công trình nạo vét kênh Thắng lợi 1 huyện Vĩnh Thạnh, huyện Thốt Nốt, công trình nạo vét Kênh Đứng huyện Cờ Đỏ, công trình nạo vét kênh 500 đội 5 và kênh trục từ kênh 4 đến kênh 8 Nông trường Cờ Đỏ ; đã khép kín 83.945 ha đất nông nghiệp phục vụ tốt sản xuất và tiêu thoát lũ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Công tác phòng chống lụt, bão – tìm kiếm cứu nạn: Đã kiện toàn bộ máy ban chỉ huy PCLB- TKCN. Trong 9 tháng đầu năm đã xảy ra 01 vụ sét đánh, làm chết 01 người; 38 đợt lốc xoáy tại 46 xã làm sập 50 căn nhà, 01 trường học, tốc mái 164 căn, gẫy 21 trụ điện; 02 vụ sạt lở bờ sông làm sập 03 căn nhà, 17 căn bị ảnh hưởng; 01 vụ tai nạn chết đuối làm chết 01 em bé.

2. Công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: công tác xây dựng các công trình nước sạch nông thôn thuộc các nguồn vốn như chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách địa phương… đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp các trạm cấp nước hiện có và mở rộng đường ống để tăng số hộ sử dụng tại xã Vĩnh Trinh, Trung Kiên, Tân Lộc, Trung Nhứt, Thuận Hưng, Thới Thuận, Thới Lai, phường Phước Thới..; thi công xong hệ thống cấp nước cụm DCVL xã Trường Xuân A, xã Trường Thành.

Hiện nay, toàn ngành quản lý 426 trạm cấp nước sạch và có khoảng 79% dân số sống trên địa bàn nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh, trong đó có 61% được cung cấp nước sạch (theo tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT); đã lắp đặt được 150 đồng hồ nước cho các hộ nghèo và gia đình chính sách tại các cụm DCVL xã Định Môn, Đông Bình, Đông Thuận - huyện Cờ Đỏ; Trung Thạnh - huyện Thốt Nốt; Trung Hưng, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Thạnh An - huyện Vĩnh Thạnh.

3. Quan hệ sản xuất: hiện nay toàn thành phố có 64 HTX.NN (thành lập mới 08 HTX thuộc huyện Vĩnh Thạnh, quận Cái Răng, Bình Thủy), có 1.129 xã viên, 2.083,7 ha đất (chiếm 1,81% diện tích đất nông nghiệp của thành phố), tổng vốn điều lệ đăng ký 39,4 tỷ đồng (trong đó, đa góp 32,3 tỷ đồng chiếm 81,77%); tổ hợp tác 2.274 tổ, trong đó có 134 câu lạc bộ khuyến nông. Đã phối hợp với Liên minh HTX củng cố 16 HTX; tổ chức 56 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho xã viên và 04 lớp tập huấn tại TP. Hồ Chí Minh.

Kinh tế trang trại: tổng số hộ đạt tiêu chí trang trại 1.330 hộ, với tổng diện tích 2.937,09 ha, sử dụng 8.240 lao động (trong đó: trang trại trồng trọt 314 hộ, chăn nuôi 81 hộ, thủy sản 478 hộ, tổng hợp 457 hộ), tuy nhiên đến nay chỉ có 03 hộ đăng ký trang trại do các hộ còn lo ngại về thủ tục đăng ký và chính sách thuế... nên các hộ chưa mạnh dạn đăng ký.

5

Page 6: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

Ngành nghề nông thôn: do quá trình đô thị hóa diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân bị mất đất sản xuất; do vậy, việc phát triển ngành nghề truyền thống để giúp người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Thành phố hiện nay có nhiều nhóm ngành nghề nông thôn phát triển như nghề mộc, đan lát, chế biên thực phẩm, trồng cây kiểng…; có làng nghề bánh tráng thuộc xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Ngành Nông nghiệp đang hướng dẫn thủ tục đăng ký công nhận làng nghề đan cần xé thuộc xã Trường Thành, huyện Cờ Đỏ.

4. Thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp trong năm ký hợp đồng tiêu thụ lúa với gần 4.600 hộ dân, sản lượng trên 57.000 tấn; tỷ lệ thu hồi đạt trên 80%; đối với cá tra có 118 hộ tham gia ký hợp đồng, sản lượng 19.300 tấn, tỷ lệ thu hồi 100%. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tổ chức thu mua, vận chuyển, do đó chưa mạnh dạn ký hợp đồng tiêu thụ.III. CÔNG TÁC CHUYÊN NGÀNH KHÁC

1. Công tác thanh tra chuyên ngành đã thực hiện 04 cuộc thanh tra diện rộng về lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, thú y và thủy sản. Đã tiến hành kiểm tra 248 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, thú y, thủy sản; có 118 cơ sở vi phạm (47,6%), xử phạt hành chính 103 cơ sở thu 300 triệu đồng. Xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm … đảm bảo lợi ích của người nông dân. Qua kiểm tra, nhìn chung phần lớn các cơ sở chấp hành tốt các quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh, hàng hóa mua bán nằm trong danh mục cho phép được lưu hành tại Việt Nam, có chứng chỉ hành nghề; về hàng hóa trưng bày, sắp xếp ngăn nắp, công tác chữa cháy được trang bị đầy đủ, cửa hàng và kho chứa thông thoáng; tuy nhiên, vị trí một số cơ sở chưa đúng quy định khoảng cách so với sông và khu dân cư chưa đạt yêu cầu theo quy định, vi phạm về nhãn mác hàng hóa còn phổ biến.

Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra chuyên ngành các Chi cục thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình mua bán, sử dụng vật tư đầu vào của nông dân, không để tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả tràn lan, trữ hàng tăng giá trục lợi xảy ra. Hiện nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp bán hàng giả.

2. Thực hiện các Quy hoạch: Đã triển khai thực hiện quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch nuôi trồng thủy

sản; trình Sở Kế hoạch – Đầu tư thẩm định quy hoạch ngành nghề nông thôn; chuẩn bị triển khai thực hiện quy hoạch Quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông; đang tiến hành thực hiện quy hoạch vành đai thực phẩm.

3. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm:

6

Page 7: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

Tổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, đã lấy 65 mẫu thịt gia súc gia cầm để kiểm tra, xét nghiệm; lấy 18 mẫu cá và 20 mẫu thức ăn nuôi thủy sản để xét nghiệm.

Tổ chức 10 lớp tập huấn về phương pháp sản xuất rau an toàn cho hơn 300 nông dân tham dự; xây dựng 03 mô hình sản xuất rau an toàn; trang bị 40 bộ thử Testkit phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu, nhóm thuốc carbamate và lân trên rau màu. Thường xuyên tiến hành phân tích dư lượng thuốc trừ sâu trên rau tại các chợ, siêu thị, vùng sản xuất rau màu, đã kiểm tra 37 mẫu (Kết quả: 04 mẫu không phát hiện dư lượng, 17 mẫu dư lượng ở mức an toàn, 5 mẫu dư lượng vượt mức an toàn).

4. Công tác sắp xếp chuyển đổi Nông trường:- Hoàn chỉnh phương án chuyển đổi nông trường Cờ Đỏ, phương án khoán

của Nông trường Cờ Đỏ và đã được UBND thành phố ra quyết định; hoàn chỉnh và được UBND thành phố phê duyệt phương án khóan của Nông trường Sông Hậu; tiếp tục tham mưu cho UBND xây dựng phương án chuyển đổi và bồi hòan cho các hộ thu hồi đất của Nông trường Sông Hậu.

- Chuẩn bị lập quy hoạch sử dụng đất đai ở Nông trường và đo đạc đất phi nông nghiệp giao cho địa phương.

5. Tình hình thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐNDĐối với chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy phục vụ sản xuất

nông nghiệp của thành phố Cần Thơ, đã giải ngân mua được 24 máy gặt đập liên hợp ( Vĩnh Thạnh 11 máy, Thốt Nốt 5 máy, Cờ Đỏ 8 máy); tổng số tiền là 2,549 tỷ đồng. Do tình hình lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng và nguồn vốn phát vay có hạn, nên một số hộ dân chưa vay được vốn tại ngân hàng để mua máy.IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

- Thời tiết tiềm ẩn nhiều bất trắc đối với sản xuất nông nghiệp. Tình hình thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng xảy ra liên tiếp trên cây trồng, vật nuôi gây tổn thất, thiệt hại cho nông dân, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển ổn định của nông nghiệp và thu nhập của nông dân.

- Giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động và có xu hướng ngày càng tăng cao, giá nông sản hàng hóa bấp bênh, sản xuất lãi ít, sản lượng lúa hàng hóa gần đây không tiêu thụ được đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn và tác động đến vụ sản xuất tiếp theo, chuyến đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

- Tình hình rầy nâu diễn biến phức tạp, di trú bất thường, không theo qui luật, có khả năng phát triển với mật số cao nên áp lực dịch hại rất lớn.

- Nuôi trồng thủy sản đang có dấu hiệu chững lại do giá thức ăn, thuốc thú y, nhiên liệu tăng trong khi giá cá tra, tôm sụt giảm.

7

Page 8: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

- Công tác vận động tuyên truyền trong phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm chưa đạt yêu cầu, đặc biệt tình trạng nuôi nhỏ lẻ, rải rác…; người dân chưa chấp hành tốt các quy định vệ công tác phòng chống dịch như: tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm; cấm nuôi, giết mổ gia súc ở khu vực nội thành, nội thị; nuôi mới thủy cầm…

- Đầu tư cho ngành Nông nghiệp những năm qua vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, đặc biệt là đầu tư XDCB thuỷ lợi còn rất thấp so với yêu cầu, nhất là việc nạo vét các kênh rạch cấp II ở vùng sâu. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu thuỷ lợi đi trước một bước trong việc đảm bảo tưới tiêu phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Chưa phát huy được yếu tố kỹ thuật then chốt cho từng loại hình sản xuất nông nghiệp như ưu thế giống, kỹ thuật nuôi an toàn, hạ giá thành sản phẩm…

- Kinh tế tập thể còn thiếu động lực và chưa có môi trường tốt để phát triển: trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn hạn chế, không an tâm công tác; xã viên chưa thật sự tin tưởng vào hợp tác xã… do vậy, hợp tác xã chưa thật sự đóng vai trò hỗ trợ hoạt động sản xuất nông hộ, một số nơi hợp tác xã còn mang tính hình thức.

- Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn khá xa và ngày một tăng. Đời sống nhiều hộ nông dân còn khó khăn, thiếu trước hụt sau, nhất là những hộ ít đất, hộ thuần nông, không có ngành nghề phụ. Phần lớn các nông hộ thiếu vốn sản xuất phải vay ngân hàng hoặc mua chịu vật tư, phân bón để sản xuất theo cách thức ăn trước trả sau, thậm chí vay nóng bên ngoài; do đó nông dân dễ chấp nhận bán nông sản với giá thấp sau khi thu hoạch để trả tiền vay hoặc trả nợ mua vật tư; họ khó có thể trữ nông sản để chờ thời điểm giá tốt hơn để bán, vì thế nông dân là người dễ bị ép giá nhất.

- Địa bàn điều tra sâu bệnh rất rộng, điều kiện đi lại khó khăn, khối lượng công việc nhiều so với số lượng cán bộ, phương tiện và trang thiết bị chưa đầy đủ ở một số trạm, nên còn làm hạn chế một số mặt công tác của đơn vị về trao đổi thông tin và nắm bắt tình hình kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hoạt động.

Phần IIKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2009

* Định hướng:Tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển bền vững và an toàn thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

* Một số chỉ tiêu chủ yếu:Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp (giá so sánh 94) tăng 3,5-4,0%, giá trị

tăng thêm của khu vực I tăng 3,1%, đóng góp 15,07% trong cơ cấu GDP của thành phố.

8

Page 9: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

Diện tích gieo trồng lúa cả năm 194.000 ha (diện tích lúa Đông Xuân 90.000 ha, Hè Thu 84.000 ha, Thu Đông 20.000 ha), sản lượng lúa đạt 1,1 triệu tấn; sản lượng thủy sản nuôi trồng: 180.000 tấn; đàn gia cầm 2,2 triệu con, đàn heo 168.500 con, đàn bò 7.000 con (850 bò sữa); thành lập mới 15 hợp tác xã nông nghiệp...

Thực hiện chương trình hành động của Thành ủy thực hiện nội dung Nghị quyết 26 của Ban bí thư Trung ương Đảng kỳ 7 khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời bước đầu thực hiện chương trình Nông nghiệp công nghệ cao của thành phố. Năm 2009 ngành Nông nghiệp phải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, trong đó những vấn đề cần chú ý nhằm đạt các chỉ tiêu sản xuất, an sinh xã hội, môi trường là:

- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch sản xuất đã được phê duyệt.- Đẩy mạnh phong trào tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên

canh theo vùng, sản xuất tiêu thụ nông sản theo hợp đồng (chú ý các mô hình hợp tác xã, trang trại, nhóm liên kết sản xuất, nhón liên kết ngành hàng…).

- Đẩy mạnh công tác cơ giới hóa trồng lúa, cải tạo đồng ruộng tối ưu hóa mặt hàng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất hàng hóa chủ lực.

- Tập trung xây dựng phát huy hiệu quả gắn với hỗ trợ giống, xây dựng hệ thống giống 3 cấp trong dân để nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống có phẩm chất tốt trong sản xuất.

- Xây dựng, triển khai quy trình sản xuất lúa phù hợp, đồng bộ, giảm chi phí, giảm thất thoát, giảm giá thành bảo đảm được năng suất, chất lượng để nâng cao thu nhập cho người sản xuất lúa.

- Từng bước thực hiện các quy trình sản xuất sạch, giảm ô nhiễm môi trường… hướng tới các quy trình GAP, sạch, hữu cơ,…

Các giải pháp cụ thể như sau: 1. Đối với sản xuất. Chủ động phòng chống có hiệu quả dịch bệnh trên cây

trồng – vật nuôi, tăng cường chuyển giao ứng dụng kỹ thuật theo chiều sâu, hòan chỉnh quy trình theo hướng GAP và hạ giá thành, củng cố vùng nguyên liệu để xây dựng một số thương hiệu nông sản của địa phương.

1.1. Trồng trọt: Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng nông sản chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững. Nghiên cứu hoàn chỉnh và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng. Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với phong trào kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng hoàn chỉnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, quy trình hóa sản xuất tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện sản xuất và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng.

Tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch vành đai thực phẩm, ngành nghề nông thôn… để thực hiện

9

Page 10: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

công tác chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo thu nhập của nông hộ.

* Cây lúa: Giữ vững sản lượng lúa ở mức trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa chất lượng cao, đặc sản chiếm 90% sản lượng lúa cả năm, mở rộng, nâng chất diện tích sản xuất lúa giống 3 cấp; tiếp tục xây dựng vùng lúa chất lượng cao tại Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ; chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác… để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và các dịch hại khác. Điều chỉnh, xây dựng mùa vụ cho từng địa phương không để phát sinh các trà lúa nối các vụ chính.

* Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Chuyển dịch cơ cấu cây màu theo hướng gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng cây bắp lai, mè và cây đậu nành. Bố trí cây bắp lai, đậu nành, mè luân canh trên ruộng lúa cần ưu tiên cho vụ Xuân Hè vừa không làm mất diện tích trồng lúa vừa là điều kiện tốt để sắp xếp lại mùa vụ. Từng bước xây dựng vùng sản xuất rau an toàn có nhãn hiệu, đa dạng hóa rau quả thực phẩm. Chú trọng xây dựng quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất cho từng loại cây. * Cây ăn trái: cây ăn quả tập trung phát triển những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trưng của vùng như cam mật, bưởi Năm roi, dâu Hạ châu, xoài Sông Hậu (cát Hòa Lộc)… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vườn cây ăn trái với du lịch sinh thái, phát triển cây ca cao xen trong vùng, bờ đê bao.

1.2. Chăn nuôi: Tiếp tục xây dựng mạng lưới thú y cơ sở vững mạnh, đủ khả năng triển khai các công tác chuyên ngành thú y nhất là công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm và LMLM gia súc và các loại bệnh khác. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.

1.3. Thủy sản: Xây dựng các chương trình dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đối với cá tra: chỉ đạo phát triển nuôi cá tra theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn quy định đảm bảo vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm nông dân, theo từng địa bàn; quản lý tài nguyên nước, môi trường theo các quy định của pháp luật, những cơ sở nuôi phải dành diện tích để xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hóa phẩm và các vật tư khác.

1.4. Trồng cây phân tán: Phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, cụm, tuyến dân cư, công sở, trường học, nông trường, trạm, trại, các điểm tham quan du lịch, … nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn sóng, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao.

10

Page 11: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

2. Về công tác thủy lợi:Phát triển thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu: phục vụ sản xuất nông

nghiệp, nuôi thủy sản, góp phần đổi mới kinh tế - xã hội nông thôn. Tiếp tục hòan thành các công trình dở dang; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình từ nguồn Trái phiếu Chính phủ; nạo vét kênh cấp II thuộc dự án Ô Môn – Xà No, dự án kiểm soát lũ Nam Đòn Dông – Bắc Cái Sắn. Theo dõi diễn biến thời tiết, điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn… để triển khai các biện pháp kịp thời đảm bảo nguồn nước trong mùa khô.

Khảo sát hệ thống thủy lợi, đề xuất kế hoạch và phương án nạo vét hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, nhằm phục vụ hữu hiệu cho sản xuất từng vùng. Tu sửa cống bọng, bờ bao để có thể chủ động được nước tưới khi vào vụ, đặc biệt là chủ động trong việc thực hiện biện pháp dùng nước che chắn cho cây lúa non. Có phương án đối phó với mọi tình huống bất trắc do bão lũ gây ra, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai.

3. Về phát triển kinh tế nông thônTạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho nông dân.

Thành lập mới 50 tổ hợp tác sản xuất và 15 hợp tác xã nông nghiệp; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, củng cố và nâng chất hoạt động của các HTX.NN, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ HTX, tổ hợp tác, trang trại.

Thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và mở rộng các hệ thống cấp nước tập trung theo kế hoạch được giao, chú trọng các xã có nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng; tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ nghèo và gia đình chính sách.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010.

4. Về khoa học, công nghệ và đào tạo- Tập trung triển khai Chương trình Nông nghiệp – Công nghệ cao, xây

dựng 02 đề án là Sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao – Cty Nông nghiệp Cờ Đỏ; phát triển sản xuất giống theo hướng nông nghiệp công nghệ cao – Trung tâm Giống Nông nghiệp.

- Thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hướng tập trung an toàn thực phẩm, trong chiến lược mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp kỹ thuật cao, theo các mô hình sản xuất định hướng của thành phố; áp dụng đồng bộ quy trình hòan chỉnh, từng bước nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và tính kế hoạch của sản xuất hướng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng, theo tiêu chuẩn (GAP) và có sức cạnh tranh cao.

11

Page 12: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

- Xây dựng, mở rộng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, nuôi trồng thủy sản, phòng trừ dịch hại, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an tòan thực phẩm, hạ giá thành cho bà con nông dân. Vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa +1 màu, 2 lúa + 1 cá, 1 lúa +1 tôm; sử dụng cơ cấu giống hợp lý; xây dựng mô hình mẫu ở từng địa phương; chủ động phòng tránh dịch hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm cạnh tranh cả về kinh tế và kỹ thuật.

- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống 3 cấp theo hướng xã hội hóa và giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi quận huyện phải hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất của địa phương; Trung tâm Giống nông nghiệp đảm nhận vai trò cung cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào cho hệ thống. Phối hợp với các cơ quan kiểm định chuyên ngành để thực hiện kiểm định chất lượng, từng bước nâng quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất giống cho vùng.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, phân bón và thức ăn chăn nuôi.

5. Về công tác thị trườngTăng cường công tác thông tin thị trường và dự báo thị trường để đáp ứng

yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nông dân. Hình thành hệ thống thông tin thị trường ở vùng chuyên canh sản xuất lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng cập nhật thông tin trên trang web của ngành … để phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.

6. Hội nhập kinh tế quốc tếTăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của nông

dân về các yêu cầu cơ bản của sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới; nắm các bước cơ bản của tiến trình hội nhập nhằm chủ động phát huy nội lực tiêu chuẩn hóa, luật hóa tiến trình tổ chức phát triển sản xuất; hiểu rõ vấn đề cạnh tranh kỹ thuật của người sản xuất khi tham gia thị trường chung.

7. Công tác sắp xếp hai nông trường: Triển khai thực hiện các phương án chuyển đổi, phương án khoán của Nông trường Cờ Đỏ; tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố phê duyệt phương án chuyển đổi, phương án khoán của Nông trường Sông Hậu.

PHẦN III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.1. Nhà nước hình thành quỹ hỗ trợ nông dân dưới dạng mua dự trữ nông sản

(lúa) để trợ giúp họ khi thị trường giá cả có biến động gây bất lợi cho nông dân. 2. Nhà nước cần có chính sách, chế độ hợp lý hơn để khuyến khích cán bộ

khoa học kỹ thuật nông nghiệp cơ sở an tâm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Trung ương quan tâm bố trí vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình Nông nghiệp công nghệ cao cho thành phố (đã trình Bộ 02 dự án Phát triển sản xuất

12

Page 13: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

giống theo hướng nông nghiệp công nghệ cao – Trung tâm Giống Nông nghiệp và dự án sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao – Cty Nông nghiệp Cờ Đỏ).

4. Tăng cường vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho các chương trình, đề án khuyến nông, khuyến ngư, với cơ chế chủ động kế hoạch cho địa phương.

5. Trung ương có chủ trương cơ chế tác động tăng cường phát triển việc sản xuất tiêu thụ nông sản qua hợp đồng; chỉ tiêu kinh doanh, xuất khẩu gắn liền với việc xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương và thương hiệu của doanh nghiệp.

6. Đối với dự án Ô Môn – Xà No: đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục ghi kế hoạch vốn đầu tư và tiến hành xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ công trình khoảng 30 cống cấp II và xây dựng liền tuyến đê bao của dự án Đê bao Tắc Ông Thục, bố trí vốn để nạo vét hệ thống kênh cấp II của dự án.

Theo báo cáo sơ bộ của Chủ đầu tư thì hệ thống cống cấp II dưới đê ( đê bao tắc Ông Thục; đê bao Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ) và hệ thống kênh cấp II còn tồn tại cần phải tiếp tục thực hiện với số lượng như sau:

- Cống Ông Tành, cống Xẻo Chắt và 08 cống hở, ước kinh phí 60 tỷ đồng;- 19 cống ngầm, ước kinh phí 10 tỷ đồng;- Các cống: Cầu Nhiếm, Vàm Nhon và Tắc Cà Di; ước kinh phí 25 tỷ đồng;- Kênh cấp II ước kinh phí 57 tỷ đồng.Tổng kinh phí 152 tỷ đồng. 7. Tỷ lệ hộ dân nông thôn trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sạch

hiện nay còn thấp, trong khi nguồn ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, việc cân đối vốn đầu tư hàng năm cho lãnh vực nước sạch còn hạn chế nên khó có thể đạt được mục tiêu theo Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung mở rộng thêm dự án WB2 với tổng mức đầu tư là 85 tỷ đồng để đầu tư mở rộng 13 công trình cấp nước sạch cho khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ. (Đến nay, địa phương đã chuẩn bị mặt bằng để thi công xây dựng – chủ yếu đất do dân tự hiến để xây dựng và đang tiến hành lập dự án./.

GIÁM ĐỐCNơi nhận:- Bộ NN & PTNT;- Văn phòng Thành ủy;- Văn phòng UBND thành phố;- Sở Kế hoạch – Đầu tư;- Cục Thống kê;- Lưu VT, KH.

13

Page 14: UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/935TH 2008 Can... · Web viewTổ chức 02 cuộc kiểm tra vi sinh thực phẩm tại các nhà hàng, quán

PHỤ LỤC

- Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân 07 -08:

STT Hạng mục Ruộng 3 giảm, 3 tăng

Ruộng Nông dân

Chi phí bình quân

1 Chi phí giống (đ/ha) 810.900 1.113.000 961.9502 Chi phí phân bón (đ/ha) 4.050.000 4.470.000 4.260.0003 Chi phí Thuốc BVTV(đồng/ha) 3.255.000 3.905.000 3.580.0004 Chi phí khác (đồng/ha) 6.470.000 6.910.000 6.690.0005 Năng suất (kg/ha) 7.000,00 6.750 6.8756 Tổng Thu (đồng/ha) 32.900.000 31.725.000 32.312.5007 Tổng Chi(đồng/ha) 14.585.900 16.398.000 15.491.9508 Lợi nhuận (đồng/ha) 18.314.100 15.327.000 16.820.5509 Giá thành 1 kg lúa (đồng/kg) 2.084 2.429 2.257

- Chi phí sản xuất vụ Hè Thu 08:

STT Hạng mục Ruộng 3 Giảm 3 Tăng

Ruộng Nông dân

Chi phí bình quân

1 Chi phí giống (đ/ha) 863.333,3 1.093.333,3 978.333,32 Chi phí phân bón (đ/ha) 4.676.666,7 5.683.319,0 5.179.992,83 Chi phí Thuốc BVTV 2.535.409,7 3.198.333,3 2.866.871,54 Chi phí khác 6.476.619,0 6.710.671,3 6.593.645,25 Năng suất (Kg/ha) 5.166,7 5.200,0 5.183,36 Tổng Thu (đồng/ha) 27.753.333,3 27.950.000,0 27.851.666,77 Tổng Chi (đồng/ha) 14.552.028,7 16.685.657,0 15.618.842,88 Lãi so đầu tư (đồng/ha) 13.201.304,7 11.264.343,0 12.232.823,89 Giá thành (1 kg/lúa) 2.808,7 3.200,9 3.004,8

14