29

Click here to load reader

UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

  • Upload
    lynga

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

UBND TỈNH HÀ TĨNHSỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH - SNN Hà Tĩnh, ngày tháng 7 năm 2011

KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2012

Phần thứ nhấtTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM,

ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2011Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2011, trong điều kiện có những thuận lợi

cơ bản lớn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Về thuận lợi: Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn Quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, năm thứ 3 Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, là năm tập trung cao độ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn: Hậu quả lũ lịch sử năm 2010 để lại hết sức nặng nề, thời tiết khí hậu các tháng đầu năm diễn biến bất thường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi nguy cơ bùng phát cao (lở mồm long móng ở trâu bò, tai xanh ở lợn, rầy nâu trên lúa, đốm trắng tôm...). Trước những thuận lợi và khó khăn đó được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và địa phương, sự cố gắng của bà con nông dân nên nhìn chung các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp, Thuỷ lợi và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá cao và toàn diện. Dự tính đến cuối năm 2011 với sự phấn đấu nổ lực của Ngành các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTTổng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp 6 tháng đầu năm 1.679 tỷ

đồng (theo giá so sánh) đạt 58% kế hoạch; ước thực hiện cả năm đạt 2.920 tỷ đồng (theo giá so sánh), đạt 101% so với kế hoạch, tăng 4,1% so với năm 2010; trong đó:

1. Nông nghiệpGiá trị sản xuất nông nghiệp ước cả năm đạt 2.320 tỷ đồng đạt 101% so với

kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực ước cả năm đạt 50,6 vạn tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,47 vạn tấn so với năm 2010.

1.1. Trồng trọtGiá trị sản xuất ngành Trồng trọt ước cả năm đạt 1.335 tỷ đồng (giá so

sánh), đạt 101% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2010.

1

Page 2: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây chủ yếu ước tính cả năm đạt được như sau:

- Lúa: Diện tích gieo cấy 99.447 ha, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm 2010 (vụ Đông xuân 53.957 ha, vụ Hè thu 40.590 ha, lúa mùa 4.900 ha); năng suất 48,36 tạ/ha, đạt 102% kế hoạch, tăng 15% so với năm 2010 (trong đó, vụ Đông xuân đạt 52,65 tạ/ha, đạt cao nhất so với nhiều năm gần đây, vụ Hè thu ước đạt 45,7 tạ/ha, vụ Mùa ước đạt 23,2tạ/ha); sản lượng lúa 48,09 vạn tấn, bằng 102% kế hoạch, tăng 6,52 vạn tấn so với năm 2010 (trong đó sản lượng lúa Đông xuân đạt 28,40 vạn tấn, ước tính lúa Hè thu đạt 18,55 vạn tấn, lúa Mùa đạt 1,14 vạn tấn).

- Ngô: Diện tích 8.817 ha, đạt 87,2% kế hoạch (trong đó ngô vụ Đông năm 2010 tính sang năm 2011 là 4.910 ha, ngô vụ Xuân là 2.713 ha, ngô vụ Hè thu 1.194 ha); năng suất 28,35 tạ/ha, đạt 77,2% kế hoạch năm, giảm 18% so với năm 2010; sản lượng ước đạt cả năm 2,5 vạn tấn, đạt 67% kế hoạch, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2010.

- Lạc: Diện tích 18.350 ha, đạt 93% kế hoạch, giảm 5,5% so với năm 2010 (trong đó lạc Vụ Xuân đạt 17.390 ha, ước tính lạc Hè thu đạt 750 ha, lạc Thu đông đạt 200 ha); năng suất bình quân của 3 vụ ước đạt 21,21tạ/ha, đạt 91% kế hoạch năm, bằng năm 2010; sản lượng ước đạt cả năm 38.524 tấn, đạt 84,4% kế hoạch, giảm 6% so với năm 2010.

- Cao su: Diện tích trồng mới dự kiến cả năm 1.700 ha (tính đến 30/6/2011 đã trồng được 410 ha), nâng tổng diện tích lên 10.078 ha; diện tích đưa vào kinh doanh khai thác mủ 2.400 ha, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 27% so với năm 2010; năng suất mủ khô 11 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 15% so với năm 2010; ước sản lượng mủ khô 2.640 tấn, đạt 100% kế hoạch.

- Chè: Diện tích trồng mới ước đạt 120ha, đạt 100% kế hoạch, nâng diện tích chè hiện có 1.177 ha; diện tích cho thu hoạch 800 ha, đạt 98% kế hoạch, năng suất 72 tạ/ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 31% so năm 2010, sản lượng 5.760 tấn, đạt 98% kế hoạch, tăng 31% so cùng kỳ.

1.2. Chăn nuôi Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 900 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng

7% so với năm 2010; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tổng đàn gia súc, gia cầm: Trâu 96.600 con, đạt 100% kế hoạch, tăng 1% so với năm 2010. Bò 180.000 con, đạt 100% kế hoạch, bằng năm 2010; tỷ lệ bò Zebu chiếm 30% tổng đàn, tăng 2% so với năm 2010. Lợn 384.000 con, đạt 100% kế hoạch, tăng 1% so với năm 2010; tỷ lệ nái ngoại, nái lai ngoại đạt 30% tổng đàn nái, tăng 2% so với kế hoạch, tăng 4% so với năm 2010. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 65.000 tấn, đạt 101% kế hoạch, tăng 2% so với năm 2010. Đàn gia cầm 5,4 triệu con, đạt 100% kế hoạch, tăng 4% so năm 2010; lượng trứng gia cầm các loại đều đạt kế hoạch và cao hơn năm 2010.

Công tác giống vật nuôi: Ước thực hiện cả năm: thụ tinh nhân tạo bò Zebu được 8.300 con, đạt 104% kế hoạch, phối giống bằng đực nhảy trực tiếp được 5.000 con, đạt 100% kế hoạch. Giống lợn ước cả năm phối dẫn nhân tạo được 40.000 liều, phối trực tiếp 4.400 con, đạt 100% kế hoạch; sản xuất 1.612 con lợn giống (372 lợn bố mẹ, 1.240 lợn thương phẩm), đạt 100% kế hoạch.

2

Page 3: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

2. Lâm nghiệpGiá trị sản xuất lâm nghiệp uớc tính cả năm là 219 tỷ đồng, đạt 100% kế

hoạch, tăng 4% so với năm 2010. Trồng cây phân tán ước thực hiện năm 2011 là 4 triệu cây, đạt 100% kế hoạch; trồng rừng sản xuất 5.900 ha, đạt 100% kế hoạch; chăm sóc rừng trồng 4.010,6 ha, đạt 100% kế hoạch; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 7.543,9 ha, đạt 97% kế hoạch; khoán quản lý bảo vệ rừng có hỗ trợ kinh phí từ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đạt 55.176 ha, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 52,8%.

Khai thác gỗ rừng tự nhiên ước thực hiện cả năm 25.000 m3, đạt 100% kế hoạch (trong đó: khai thác chính 10.000 m3, khai thác tận thu, tận dụng 15.000 m3); khai thác gỗ rừng trồng ước thực hiện 180.000 m3, đạt 100% kế hoạch; khai thác nhựa thông ước thực hiện cả năm 1.430 tấn, đạt 179% kế hoạch, tăng 120% so với năm 2010.

Công tác tuần tra bảo vệ rừng được duy trì, 6 tháng đầu năm đã phát hiện và xử lý 286 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Công tác PCCCR được triển khai sớm, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường, ý thức BVR - PCCCR của người dân được nâng cao, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng từ tỉnh đến xã, xây dựng phương án phòng chống cháy rừng sát đúng thực tế từng địa phương, ở các huyện, xã và chủ rừng đều thành lập các đội xung kích chữa cháy rừng; làm mới và tu sửa được 340 km đường băng cản lửa, 84 biển tường, 1.707 biển cấm, 82 biển báo cấp dự báo cháy rừng; số vụ cháy rừng giảm đảng kể, trong 6 tháng đầu năm chỉ xảy ra 01 vụ cháy rừng (giảm 26 vụ), diện tích rừng thiệt hại 0,6 ha (giảm 77,3 ha). Đôn đốc UBND các huyện, thị xã đẩy nhanh công tác giao rừng, cho thuê rừng về cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng theo phương án đã duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các chủ rừng và đơn vị thuê rừng hoàn thành hồ sơ, thủ tục thu hồi, thuê rừng và đất lâm nghiệp.

3. Thuỷ sảnGiá trị sản xuất thủy sản ước thực hiện năm 2011 đạt 377 tỷ đồng, đạt 100%

kế hoạch, tăng 4% so với năm 2010.Tổng sản lượng thuỷ sản ước cả năm đạt 38.600 tấn đạt 100% kế hoạch năm

tăng 1% so với năm 2010; trong đó sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 23.600 tấn đạt 100% kế hoạch năm, bằng năm 2010; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 15.000 tấn đạt 100% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2010.

Diện tích đã thả nuôi 7.850 ha đạt 100% kế hoạch năm, tăng 1,3% so với năm 2010 (diện tích nuôi nước ngọt 5.200 ha, diện tích nuôi nước mặn, lợ 2.650 ha).

Sản lượng chế biến thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 1.400 tấn đạt 42,4% so kế hoạch năm, giá trị hàng chế biến thuỷ sản đạt 9 triệu USD; ước cả năm giá trị chế biến thủy sản đạt 20 triệu USD, bằng năm 2010, chế biến nước mắm 5 triệu lít.

4. Diêm nghiệpDiện tích sản xuất muối ước cả năm 241 ha, đạt 100% kế hoạch; sản lượng

muối 6 tháng đầu năm đạt 6.000 tấn, ước sản lượng muối cả năm 25.500 tấn đạt 100% kế hoạch, bằng năm 2010. Sản lượng muối đưa vào chế biến ước đạt 9.000 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 13% so với năm 2010.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

3

Page 4: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

5. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụToàn tỉnh hiện có 1.660 cơ sở chế biến, trong đó chế biến nông sản: 849 cơ

sở, chế biến lâm sản: 521 cơ sở, chế biên thuỷ sản: 290 cơ sở; tổng doanh thu năm 2011 ước đạt 1.059,6 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 7.000 lao động, giải quyết việc làm trực tiếp cho 3.241 lao động, thu nhập bình quân cả năm ước đạt 1,6 triệu đồng/lao động, góp phần công tác xóa đói giảm nghèo.

II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB1. Công tác đầu tư xây dựng cơ bảnSáu tháng đầu năm 2011, các Chủ đầu tư đã tập trung chỉ đạo các Ban Quản

lý dự án tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đồng thời tập trung triển khai hoàn thiện hồ sơ thủ tục, phê duyệt, tổ chức đầu thầu các công trình khởi công mới. Tiến độ các dự án thuộc Ngành, khối lượng hoàn thành đạt 70% kế hoạch, giá trị giải ngân đạt trên 65% vốn được giao cả năm. Các dự án do Sở và các đơn vị thuộc Sở làm chủ đầu tư đã được khởi động, khối lượng hoàn thành đạt 79,6 kế hoạch, giá trị giải ngân đạt 69,4% vốn được giao (333,3 tỷ đồng/433,9 tỷ đồng).

Dự tính đến cuối năm 2011 các công trình xây dựng cơ bản do Sở và các đơn vị thuộc Sở quản lý thực hiện đạt tiến độ kế hoạch đề ra; giá trị khối lượng thực hiện của các chương trình, dự án đến hết năm 2011 ước đạt 1.758.260,5 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).2. Tiến độ thực hiện một số dự án lớn do Sở và các đơn vị thuộc Sở làm

chủ đầu tư đến ngày 30/6/2011- Dự án Cống Đò Điểm và Hệ thống kênh trục sông Nghèn: Tổng mức đầu

tư dự án 1.277 tỷ đồng, trong đó Hợp phần Hệ thống kênh trục sông Nghèn là 1.102 tỷ đồng, Hợp phần Cống Đò Điểm là 175 tỷ đồng (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng). Hợp phần Hệ thống kênh trục sông Nghèn đã được khởi công xây dựng hạng mục Cống Đức Xá khối lượng thực hiện đạt 85% giá trị gói thầu; giá trị giải ngân đến nay đạt 52/52 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

- Dự án Nâng cấp đê La Giang: Tổng mức đầu tư dự án 967 tỷ đồng, hiện tại đang triển khai thi công các gói thầu xây lắp, gói thầu Nâng cấp đoạn K14 ÷ K19+200 cơ bản đã thi công hoàn thành khối lượng phần đất (đạt 50% giá trị gói thầu), gói thầu Nâng cấp đoạn K0 ÷ K14 đã thi công hoàn thành 30% khối lượng phần đất (đạt 15% giá trị gói thầu), gói thầu xây dựng nhà quản lý đã thi công hoàn thành 50% giá trị gói thầu; khối lượng thực hiện dự án từ khởi công đến nay đạt 271 tỷ đồng, trong đó thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 75 tỷ đồng; giá trị giải ngân đạt 148,7/150 tỷ đồng kế hoạch vốn được giao, trong đó giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 38,7/40 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2011.

- Dự án Hiện đại hoá thuỷ lợi Kẻ Gỗ: Tổng mức đầu tư dự án 419 tỷ đồng, đã thi công hoàn thành phần đầu mối hồ chứa nước, kênh chính; hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 cơ bản đã hoàn thành (khối lượng đạt 95%), theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành trong năm 2011; giá trị khối lượng thực hiện dự án đến nay đạt 323 tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm đạt 30 tỷ đồng; giá trị giải ngân đạt 323 tỷ đồng, trong đó giải ngân 6 tháng đầu năm đạt 30 tỷ đồng/62,5 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2011.

- Dự án Hồ chứa nước Rào Trổ: Đã hoàn thiện Hồ sơ dự án đang trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Sở Kế hoạch

4

Page 5: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

và Đầu tư đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến về thiết kế cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đã cơ bản thống nhất nội dung thiết kế cơ sở).

- Dự án Xây dựng Trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng mức đầu tư dự án 75,3 tỷ đồng, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công gói thầu xây lắp giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 18 tỷ đồng (đã thi công hoàn thành phần san lấp mặt bằng, đúc xong 228/228 cọc ép, thi công xong 80/80 cọc khoan nhồi), trong đó giá trị khối lượng thực hiện gói thầu xây lắp 6 tháng đầu năm ước đạt 16 tỷ đồng.

III. THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU VÀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, NƯỚC SẠCH VÀ VSMT NÔNG THÔN

1. Công tác thủy nôngCác địa phương, đơn vị đã huy động 65.619 ngày công, nạo vét 425 km kênh

mương với khối lượng đào đắp trên 119.216 m3 đất đá các loại, kiên cố hoá 34 km kênh mương nội đồng; kịp thời sửa chữa khắc phục những hạng mục công trình bị hư hỏng do ảnh hưởng của lũ lụt lịch sử năm 2010 đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất Đông Xuân 2010-2011. Vụ sản xuất Hè Thu 2011, Sở đã xây dựng, triển khai đề án tưới nước và phương án chống hạn, tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về công tác phòng chống hạn; đồng thời tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

Một số công trình thủy lợi đã được nâng cấp, sửa chữa hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng như: hồ chứa nước Thượng Tuy, Đập Bún, Kim Sơn, cống Đá Bạc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ổn định đời sống của nhân dân.

2. Công tác quản lý đê điều và phòng, chống bão, lụt- Công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ đê điều được tăng cường; công tác duy

tu bão dưỡng đê điều đã thực hiện hoàn thành theo chỉ tiêu kế hoạch. Nhiều tuyến đê sông, đê biển, cửa sông ven biển được đầu tư củng cố nâng cấp tăng khả năng phòng chống lụt bão, bảo vệ mùa màng, tính mạng, tài sản người dân như: Đê La Giang, Hữu sông Lam, Hội Thống, Sông Nghèn, Cẩm Nhượng, Kỳ Ninh,...

- Công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai được chủ động triển khai sớm và đồng bộ như: Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai năm 2010 và chuẩn bị, triển khai phương án phòng chống lụt bão - Giảm nhẹ thiên tai năm 2011; kiện toàn Ban chỉ huy PCLB - GNTT cấp tỉnh, các tiểu ban giúp việc, thành lập các đoàn kiểm tra công tác PCBL - GNTT ở các địa phương, giao nhiệm vụ cho các sở, ban ngành và các địa phương, các chủ công trình chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để sẵn sàng đối phó với bão lũ năm 2011.

3. Nước sạch và VSMT nông thônTrong 6 tháng đầu năm, hoàn thành 02 công trình cấp nước sinh hoạt tập

trung và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhiều công trình cấp nước vệ sinh nhỏ lẻ, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 72,19%, tăng 2,4% so với cuối năm 2010, ước thực hiện năm 2011 đạt 4,8%, nâng tỷ lệ dân số nông thôn

5

Page 6: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

được dùng nước hợp vệ sinh lên 74,60%; hộ gia đình sử dụng công trình hợp vệ sinh đạt 58,6%, tăng 2,4% so với cuối năm 2010, ước thực hiện năm 2011 đạt 4,8%, nâng tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh lên 61,%; hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 60,05%, tăng 1,15% so với cuối năm 2010, ước thực hiện năm 2011 đạt 3%, nâng tỷ lệ số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh lên 62,9%; đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn và truyền thông nhằm nâng cao ý thức, thay đổi tập quán dùng nước và sử dụng công trình vệ sinh, về các bệnh và cách phòng tránh các loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh môi trường.

IV. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. Xây dựng nông thôn mới Về Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: 6 tháng đầu năm đã có 22 xã được

phê duyệt, gồm: 13 xã điểm chỉ đạo hoàn thành 19/19 tiêu chí trước năm 2013 và 09 xã trong nhóm 35 xã điểm chỉ đạo hoàn thành 19 tiêu chí trước năm 2015; 187 xã còn lại có 173 xã đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn và đang triển khai thực hiện. Dự kiến đến cuối năm 2011 hoàn thành lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 235/235 xã.

Về Đề án xây dựng nông thôn mới và Đề án phát triển sản xuất: Đến nay đã có 85 xã hoàn thành dự thảo các đề án, đang trình UBND cấp huyện phê duyệt, trong đó 13 xã điểm chỉ đạo hoàn thành 19/19 tiêu chí trước năm 2013 đã trình duyệt; dự kiến đến cuối năm 2011 hoàn thành xây dựng các đề án xây dựng nông thôn mới tại 235/235 xã.

Về tập huấn: Đã tổ chức 6 lớp cho cán bộ cốt cán cấp huyện, xã; 01 lớp cho cán bộ văn phòng điều phối các cấp; 01 lớp cho cấp ủy cơ sở và báo cáo viên Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh và 01 lớp cho cán bộ hội phụ nữ các cấp, với gần 2.500 cán bộ tham gia; các tháng cuối năm tổ chức thêm 5-10 lớp tập huấn cho cán bộ các cấp, với khoảng 2.500 người tham gia.

Về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Tính đến 30 tháng 6 tại 13 xã điểm chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trước năm 2013, hoàn thành thêm 22 tiêu chí, trong đó xã điểm Trung ương (xã Gia Phố) tăng 7 tiêu chí, nâng số tiêu chí đạt được lên 13; một số xã thuộc nhóm 35 xã tăng thêm 1 tiêu chí. Đến nay có 05 xã đạt từ 12 - 14 tiêu chí (Gia Phố, Thiên Lộc, Tùng Ảnh, Thạch Tân, Hương Trà); 13 xã đạt trên 10 tiêu chí; 216 xã còn lại hoàn thành 5-10 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2011, tại xã điểm Trung ương (xã Gia Phố) hoàn thành 19/19 tiêu chí, các xã còn lại tăng thêm 1-3 tiêu chí.

2. Phát triển hợp tác xã và kinh tế trang trại- Hợp tác xã: Toàn tỉnh hiện có 218 HTX, gồm: 192 HTX nông nghiệp, 9

HTX lâm nghiệp, 15 HTX nuôi trồng thuỷ sản; trong đó có 31% HTX loại khá, 53% HTX loại trung bình và 16% HTX loại yếu. Trong 6 tháng đầu năm tổ chức được 01 lớp tập huấn về nâng cao kiến thức quản lý cho 60 chủ nhiệm, cán bộ chủ chốt của các HTX tại 13 xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2011 tập huấn được 5 lớp cho 350 người tham gia, kinh phí 300 triệu đồng.

- Kinh tế trang trại: Dự kiến năm 2011 thành lập thêm được 60 trang trại, tính đến cuối năm toàn tỉnh có 1.614 trang trại, nhìn chung các trang trại sản xuất có hiệu quả.

6

Page 7: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

3. Ngành nghề nông thônĐến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 44 làng nghề truyền thống, sản xuất các

ngành nghề chính như: sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí, chế biến lương thực, chế biến thuỷ sản, sản xuất hàng mây tre đan, chiếu cói, nón... Một số làng nghề đã đầu tư vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô, như: làng nghề mây tre đan xã Khánh Lộc huyện Can Lộc, chế biến gỗ Thái Yên huyện Đức Thọ, chăn nệm Thạch Đồng, sản xuất nước mắm Cẩm Nhượng.

4. Công tác Di dânSáu tháng đầu năm 2011 đã sắp xếp bố trí dân cư cho 82 hộ/ kế hoạch 194

hộ, đạt 42,3% kế hoạch; dự kiến đến hết năm 2011 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch về khối lượng cũng như kinh phí, cụ thể như sau:

- Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg: Về bố trí ổn định dân cư kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao (708/QĐ-UBND ngày 17/3/2011) di chuyển 159 hộ đến 13 điểm vùng dự án, trong đó nội vùng 126 hộ, ngoại vùng 33 hộ, với kinh phí: 2.000 triệu đồng. Thực hiện 6 tháng đầu năm di chuyển được 64 hộ, ước cả năm di chuyển được 159 hộ, đạt 100% kế hoạch. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Trả nợ công trình hoàn thành năm 2009, 2010: 3.450 triệu đồng; Xây dựng công trình thiết yếu ở 02 điểm dân cư mới: xã Ích Hậu huyện Lộc Hà, xã Hà Linh huyện Hương Khê với kinh phí 2.550 triệu đồng, ước cả năm thực hiện đạt 100 % kế hoạch.

- Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lỡ đất, lũ ống lũ quét: kế hoạch được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 27/01/2011 với tổng kinh phí 20.000 triệu đồng; thực hiện 6 tháng đầu năm 2011: sắp xếp dân cư di chuyển được 18 hộ/kế hoạch 35 hộ với kinh phí 350 triệu đồng, ước cả năm đạt 100% kế hoạch; dự kiến đến ngày 30/6/2011, hoàn thành xây dựng mới được 12,5 km đường giao thông nội đồng vùng dự án trên địa bàn 05 xã: Yên Hồ huyện Đức Thọ, Phương Điền huyện Hương Khê, Ân Phú huyện Vũ Quang, Cẩm Lĩnh huyện Cẩm Xuyên, Thạch Văn huyện Thạch Hà với kinh phí 19.650 triệu đồng, đạt 100% KH.

V. CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ, CƠ GIỚI HÓA

Công tác chuyển giao, tuyên truyền khoa học công nghệ được duy trì, tăng cường và phát huy hiệu quả, thông qua nhiều hình thức. Dự kiến cả năm xây dựng và phát trên sóng truyền hình Hà Tĩnh 50 chuyên mục Nông nghiệp - Nông thôn với thời lượng 750 phút, phát hành 4 số tờ tin Khuyến nông với số lượng 2.800 cuốn; tổ chức các hội thảo khoa học, tập huấn đào tạo kỹ thuật...Xây dựng 23 mô hình trình diễn giống cây trồng mới, vật nuôi mới, chăn nuôi an toàn, Viet GAP, cơ giới hóa...Công tác khảo nghiệm tiếp tục được quan tâm: Khảo nghiệm đưa vào sản xuất thử được các giống lúa: X33, PD211, PL6, XT27, XT28, DTL2; giống ngô HN888; giống bí SAT999 có triển vọng tốt; đưa vào sản xuất đại trà một số giống mới, như các giống lúa: SYN6, QR1, BIO404, TH3-3, Dưu6511, N98, HT6, P6; giống lạc L23, bí xanh số 1.

Tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất đạt 43,7%, tăng 6%; gieo trồng đạt 10%, tăng 2%; thu hoạch đạt 30,9%, tăng 7,5% so với cuối năm 2010.

7

Page 8: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

VI. CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, THANH TRA, KIỂM TRA

1. Cải cách hành chínhVề cải cách hành chính: Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2011

(Kế hoạch số 458/KH-SNN ngày 25/02/2011), Kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2011 (Kế hoạch số 833/KH-SNN ngày 23/3/2011); đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng cụ thể và tổ chức thực hiện các nội dung được giao đảm bảo yêu cầu, kế hoạch đề ra. Phối hợp hướng dẫn các đơn vị sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ cơ sở, quy chế làm việc phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị.

Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 09-CT/UBND ngày 17/3/2011 và các văn bản chỉ đạo khác của UBND tỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính, Sở đã hướng dẫn các đơn vị rà soát, cập nhật để trình UBND tỉnh bãi bỏ 14 thủ tục hành chính, công bố bổ sung 15 thủ tục hành chính và công bố 40 thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung trong Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở theo các thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, ứng dụng phần mềm M-OFFICE trong quản lý văn bản, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tiếp tục được duy trì tốt, có hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở và các chi cục đã tiếp nhận, xử lý 78 bộ hồ sơ, đảm bảo đúng thời gian, chất lượng quy định.

Về tổ chức bộ máySoát xét chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức của các đơn vị sự nghiệp

thuộc Sở theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Cụ thể, đã xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn lại các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Ban quản lý dự án, các Trung tâm giống. Đang triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn lại các đơn vị thuộc Sở.

Thực hiện quy trình bổ nhiệm lại 6 Trưởng, Phó trưởng phòng Sở và Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở.

Về quản lý biên chế, đã tiến hành thông báo kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2011 cho các đơn vị.

Công tác cán bộ và đào tạo bồi dưỡng Công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được

quan tâm, 4 cán bộ được cử đi học cao cấp lý luận chính trị, 15 cán bộ học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên...; đã tiếp nhận 1 Thạc sỹ theo chính sách thu hút cán bộ.

Trường Trung học kỹ thuật nông nghiệp, ngoài đào tạo các hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật đã tổ chức mở các lớp đào tạo nghề cho 395 học viên là lao động nông thôn; Trang thông tin điện tử của Trường đi vào hoạt động.

Rà soát, tổng hợp, đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức năm 2011; tiến hành các bước điều chỉnh cơ cấu công chức theo hướng dẫn; xây dựng kế hoạch chuyển vị trí công tác giai đoạn 2011-2015 theo Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

8

Page 9: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

Việc giải quyết chế độ, chính sách cho công chức, viên chức luôn thực hiện kịp thời, đúng quy định: Đề nghị nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giảm biên chế cho 10 công chức, viên chức; nâng lương trước thời hạn 3 người, nâng lương thường xuyên 58 người; hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 22/4/2011 của Chính phủ…

2. Quản lý nhà nước về tài chính và xây dựng cơ bản- Công tác quản lý nhà nước về tài chính: Nề nếp, chặt chẽ, kỹ cương, hiệu

quả. Việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phân bổ các nguồn vốn, thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án, mô hình kịp thời sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo quy định; thẩm tra quyết toán tài chính năm 2010 đảm bảo chất lượng và thời gian quy định (kết luận của Kiểm toán Nhà nước vừa qua đánh giá cao các hoạt động quản lý tài chính, sử dụng ngân sách của Ngành); thực hiện có kết quả Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bảnTổ chức kiểm tra tại 22 công trình XDCB thuộc ngành, qua kiểm tra đã kịp

thời hướng dẫn, uốn nắn những sai phạm trong trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng và trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình như: Trại thực nghiệm giống thủy sản Đức Long huyện Đức Thọ, nhà máy nước xã Tiến Lộc huyện Can Lộc, hiện đại hóa đê La Giang,... Tham gia góp ý dự thảo các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản; tham gia ý kiến thiết kế cơ sở và báo cáo kinh tế kỹ thuật 13 công trình xây dựng chuyên ngành với tổng mức đầu tư 690 tỷ đồng; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, điều chỉnh thiết kế, dự toán 08 công trình và hạng mục công trình do Sở làm chủ đầu tư qua tham gia ý kiến góp ý đã phát hiện những sai sót trong thiết kế, đề xuất các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn một số giải pháp công trình mang lại hiệu quả kinh tế giảm giá thành trong đầu tư xây dựng công trình như: Kênh tiêu T9 huyện Can Lộc, kè chống sạt lở bờ sông Bình Lạng thị xã Hồng Lĩnh, hồ chứa nước Động Trày huyện Nghi Xuân,...; trong thẩm định đã phát hiện sai sót, cắt giảm giá trị dự toán tiết kiệm cho Nhà nước trên 2 tỷ đồng.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra: Có sự đổi mới, tác dụng thiết thực. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên được xây dựng ngay từ đầu năm và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch; tổ chức tốt các cuộc kiểm tra đột xuất chất lượng hàng hóa nông - lâm - thủy sản, xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2011

Công tác chỉ đạo sản xuất quyết liệt, kịp thời, sâu sát và linh hoạt. Công tác bổ cứu kịp thời, hiệu quả; chính sách hỗ trợ sản xuất ban hành kịp thời và phát huy hiệu quả cao. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 cơ bản đạt được kế hoạch đề ra, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch, như: sản lượng lương thực, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích,...Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp được tăng cường, các hoạt động khác đạt kết quả cao.

9

Page 10: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

Tuy vậy, thực hiện kế hoạch năm 2011 còn có một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như:

- Một số chỉ tiêu sản xuất chưa đạt kế hoạch đề ra như: diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lạc...;

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sau khi chuyển đổi ruộng đất còn chậm, các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt diện tích tăng nhưng chưa chiếm ưu thế; áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa rộng khắp.

- Một số địa phương chưa tuân thủ cơ cấu giống, lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật trong sản xuất theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở;

- Một số dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản vẫn xẩy ra tại một số địa phương, như LMLM, tai xanh trên gia súc; Rầy nâu trên lúa, sâu khoang trên lạc;

- Sản xuất theo hướng tập trung, hàng hóa phát triển chậm.Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế:

- Hậu quả trận lũ lịch sử năm 2010 để lại quá nặng nề, thời tiết năm 2011 diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, nền kinh tế lạm phát tăng cao, giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp biến động mạnh... đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp;

- Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thật quan tâm, chưa quyết liệt và sáng tạo trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, vẫn còn tư tưởng chủ quan trước diễn biến thiên tai, dịch bệnh...;

- Hệ thống chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh để kích thích phát triển. Nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng;

- Hệ thống tổ chức ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở chưa hoàn thiện, nhất là cán bộ nông nghiệp xã còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tư tưởng ỷ lại, trông chờ Nhà nước của người dân còn phổ biến, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất theo hướng hàng hoá (áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giống, phòng chống dịch bệnh...).

Phần thứ haiKẾ HOẠCH NĂM 2012

I. MỘT SỐ DỰ BÁO+ Thuận lợi

- Thắng lợi của sản xuất năm 2011 tạo điều kiện nông dân đầu tư sản xuất;- Chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ được ưu tiên bố trí

nguồn kinh phí thực hiện, như: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phhủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2010 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

10

Page 11: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020. Đối với tỉnh các chương trình, quy hoạch, đề án, chính sách thực hiện Nghị Quyết 08-NQ/TU sẽ được bố trí đủ kinh phí triển khai thực hiện.

- Quan hệ đối ngoại được tăng cường, nhiều rào cản cho xuất khẩu nông sản đã được tháo gỡ thông qua hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế cộng với giá nhiều loại nông sản xuất khẩu đang có xu hướng tăng tạo điều kiện cho xuất khẩu và tiêu thụ nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành và địa phương, sự cố gắng của bà con nông dân nên nhìn chung các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư-Diêm nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi để Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thành công kế hoạch 2012.

+ Khó khăn- Sự biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hạn, lũ lụt diễn

ra không theo quy luật; dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi và thuỷ sản tiềm ẩn, nhiều đối tượng dịch bệnh mới xuất hiện, có nguy cơ bùng phát.

- Lạm phát tăng cao làm cho giá các yếu tố đầu vào biến động lớn, đặc biệt là giá cả vật tư phân bón, xăng dầu, nguồn điện ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Yêu cầu về khối lượng công việc lớn, các chỉ tiêu mục tiêu cao, trong khi đó nguồn lực (tiền, con người) là hạn chế, nên khả năng đạt các mục tiêu đề ra là rất khó khăn.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.- Tình trạng “ly nông, ly hương” có xu hướng tăng, sự quan tâm đầu tư của

nông dân vào nông nghiệp thấp, lực lượng lao động nông nghiệp có xu hướng “nữ hoá, già hoá” là yếu tố bất lợi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, thực hiện Kế hoạch 5 năm của Ngành (giai đoạn 2011-2015) và cũng là năm tập trung cao thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó tập trung cho thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; đây là năm đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ rất nặng nề đối với Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CƠ BẢN1. Mục tiêu chungBảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững của toàn Ngành, tập trung phát triển

Nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới và cơ giới hoá vào sản xuất; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới.

11

Page 12: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

2. Các chỉ tiêu chủ yếuTốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản 3,5%, giá trị sản xuất nông, lâm,

thuỷ sản 3.034 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp 2.390 tỷ đồng, lâm nghiệp 248 tỷ đồng, thuỷ sản 396 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất 4,04%/năm; sản lượng lương thực đạt 51 vạn tấn; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt 55 triệu đồng/ha/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 45%; bò Zebu chiếm 32% tổng đàn bò; lợn nái ngoại, nái lai ngoại chiếm 32% tổng đàn nái; sản lượng thịt xuất chuồng 65.500 tấn; độ che phủ rừng đạt 53%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79,5%, số hộ gia đình ở nông thôn sử dụng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn là 65,5%; có 3-5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại hoàn thành thêm 1-3 tiêu chí so với cuối năm 2011; chuyển đổi và thành lập mới 19 HTX.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, quy hoạch và

chính sách thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU trong đó tập trung cao các nội dung sau:

2. Phát triển sản xuất 2.1. Nông nghiệp Trồng trọt: Gắn công tác chuyển đổi ruộng đất với chuyển đổi cơ cấu sản

xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và hiệu quả đầu tư. Từng bước hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, các vùng sản xuất hàng hoá nông lâm thuỷ sản tập trung, công nghệ cao, xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao trên cơ sở quy hoạch. Xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, theo hướng coi trọng giá trị lợi nhuận, né tránh thiên tai. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi diện tích lúa vùng cao cưỡng không chủ động nước năng suất thấp sang phát triển các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn như lạc, đậu, vừng,… Đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; ưu tiên áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch.

Tăng cường công tác bảo vệ thực vật, làm tốt công tác dự tính, dự báo; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả (nhất là bệnh nguy hiểm như lùn sọc đen...) Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, nông sản và vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.

Chăn nuôi, thú y: Ổn định tổng đàn, áp dụng công nghệ nuôi và con giống tốt nhằm tăng vòng quay số đầu gia súc xuất chuồng và sản phẩm thịt trứng các loại theo chỉ tiêu đã đặt ra. Phát triển mạnh các loại các vật nuôi sau: bò thịt lai Zêbu, lợn siêu nạc, hươu sao và các loại gia cầm truyền thống; bên cạnh đó tăng cường triển khai lựa chọn du nhập các đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến theo quy hoạch. Khuyến khích phát triển nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc, bên cạnh đó phải chủ động được nguồn thức ăn thô xanh; nâng cấp xây

12

Page 13: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

dựng các chợ và lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi. Tiếp tục cải thiện đàn gia súc, gia cầm; chú trọng công tác giống để phát triển theo hướng chất lượng, nhất là Zêbu hoá đàn bò và lợn siêu nạc, đẩy mạnh công thụ tinh nhân tạo bò, lợn, đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới sản xuất giống; chú trọng phát triển đàn lợn nái ngoại có chất lượng theo hướng liên kết, khép kín từ khâu con giống đến bao tiêu sản phẩm như đề án phát triển chăn nuôi lơn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tăng cường công tác thú y, nhất là công tác thú y cơ sở. Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh, LMLM cho gia súc và các loại dịch bệnh khác, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện kế hoạch tiêm phòng, chú trọng chất lượng tiêm phòng dịch. Tiến hành xây dựng chế tài quy định về việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là văcxin phòng dịch cúm gia cầm và dịch LMLM. Tăng cường và nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của lực lượng thú y xã phường, đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình chỉ đạo, phát hiện sớm và kịp thời bao vây, khống chế các ổ dịch. Quản lý tốt xuất, nhập gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm gắn với kiểm soát chặt chẽ thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho người chăn nuôi về công tác phòng ngừa dịch bệnh - an toàn vệ sinh thực phầm.

2.2. Lâm nghiệp- Đối với rừng đặc dụng: Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa

dạng sinh học, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và làm giàu rừng; Bên cạnh chức năm nghiên cứu khoa học, phòng hộ, … phải hướng đến khai thác kinh tế tổng hợp từ rừng.

- Đối với rừng phòng hộ: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông lớn, rừng phòng hộ ven biển; làm tốt công tác PCCC rừng, phòng trừ sâu bệnh hại; lựa chọn những loài cây đưa vào trồng nâng cấp rừng, vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế cao. Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, sớm triển khai Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ do Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (Jaica) tài trợ,...

- Đối với rừng sản xuất: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất; chuyển đổi diện tích rừng kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn, như cao su, các loài cây gỗ lớn, các loài bản địa, trồng rừng nguyên liệu,...

Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc đối tượng quy hoạch cho sản xuất, để có giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn, trong đó có tính đên cắt chuyển để giao hoặc cho các cá nhân, tổ chức thuê phát triển lâm nghiệp hiệu quả hơn. Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng theo Nghị định 135/NĐ-CP, nhất là diện tích rừng đang do các UBND các xã quản lý giao cho hộ gia đình, cá nhân và công đồng dân cư nông thôn quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Chỉ đạo, kiểm tra cơ sở, phối hợp với các địa

13

Page 14: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

phương, các ngành chức năng nắm chắc tình hình bảo vệ rừng trên địa bàn để có kế hoạch, phương án cụ thể về PCCCR, hạn chế tối đa cháy rừng.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, huyện; Chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đề án điểm về điều tra, kiểm kê rừng toàn tỉnh theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường công tác xúc tiến đấu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm; các dự án Đường lâm nghiệp, Dự án bảo vệ rừng giảm khí khải CO2 do Chính phủ Nauy tài trợ.

- Hoàn thành xây dựng Đề án thành lập Qũy bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, Đề án Trồng rừng thay thế, Đề án phát triển cây cao su tiểu điền; rà soát, điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2011- 2020; phương án kiện toàn, sắp xếp các ban quản rừng phòng hộ

2.3. Thuỷ sảnQuy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch: Rà soát, điều chỉnh, xây dựng

quy hoạch phát triển thuỷ sản trên toàn tỉnh. Quy hoạch chi tiết một số vùng sản xuất giống, nuôi trồng tập trung, sản xuất theo công nghệ cao, quản lý và chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch.

Điều tra, đánh giá nguồn lợi; bố trí, sắp xếp lại đội tàu với các nghề khai thác hợp lý, phân vùng quản lý khai thác để quản lý và khai thác đảm bảo tính bền vững.

Đầu tư xây dựng hoàn thiện các cảng cá, bến cá, hình thành các chợ thủy sản đầu mối tại các cảng cá và bến cá trong toàn tỉnh, nạo vét luồng lạch vào các cửa biển; quy hoạch, xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp chế biến, đông lạnh, sản xuất nước đá, cung ứng xăng dầu, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền vào đầu tư phát triển sản xuất; xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo an toàn nghề cá.

Tập trung rà soát đầu tư nâng cấp và hoàn thiện một số vùng nuôi tập trung để phát triển nuôi thâm canh năng suất cao, nâng cấp hệ thống ao đầm nuôi hiện có nhằm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mở rộng sản xuất, đầu tư các vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng hạ tầng một số vùng nuôi trên cát theo hướng công nghệ cao.

Xây dựng các trạm quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh; Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các cửa lạch; đồng thời đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Củng cố và phát triển chế biến nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong tỉnh (Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Nam Hà Tĩnh và Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Tĩnh) để có kế hoạch ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ. Bố trí nuôi rãi vụ đễ dễ tiêu thụ sản phẩm và có giá đầu ra tốt cho người nuôi.

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng, khai thác, chế biến phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh, đồng thời xây dựng các mô hình tiên tiến để triển khai nhân rộng.

Lựa chọn, du nhập các công nghệ mới, giống mới có năng suất cao và từng bước đa dạng đối tượng nuôi. Nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản, có dự báo thường

14

Page 15: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

xuyên để ngư dân hoạt động, sản xuất trên biển có hiệu quả; khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lai tạo giống, ứng dụng các công nghệ nuôi theo hình thức thâm canh; tập trung chỉ đạo và nhân rộng các mô hình đạt kết trên các lĩnh vực: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi, phòng chống dịch bệnh…

Tạo điều kiện thuận lợi nhằm kêu gọi, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp vào đầu tư phát triển thuỷ sản, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giống thuỷ sản.Tăng cường công tác tuyên truyền tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân đáp ứng yêu cầu.

2.4. Diêm nghiệpĐầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất các đồng muối tạo

điều kiện cho diêm dân phát triển sản xuất, nhất là sản xuất muối sạch nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến; đầu tư xây dựng thêm một số cánh đồng sản xuất muối chất lượng cao.

2.5. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụTrên cơ sở Đề án phát triển ngành nghề nông thôn, Đề án đổi mới các loại hình

tổ chức sản xuất ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy hoạch mạng lưới bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn xác định các dự án ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các cơ sở chế biến hàng nông, lâm, thuỷ hải sản theo hướng tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến thực phẩm, hàng thuỷ sản đông lạnh, sản xuất nước mắm,…; phát triển các ngành nghề thủ công như mây tre đan xuất khẩu, hàng thêu ren, chế biến dầu lạc, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung. Khôi phục các làng nghề truyền thống nón lá, tre đan, chăn đệm,... và phát triển các làng nghề mới.

2.6. Xúc tiến đầu tư và quản lý đầu tưTrên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, tiến hành lập các dự án đầu tư lấy

mục tiêu hiệu quả kinh tế làm đầu, quan tâm cao vấn đề môi trường, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên hàng đầu là các chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản (hoàn thành xây dựng và triển khai thực hiện 20 dự án giống đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư tại Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 17/6/2010); chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, thuỷ lợi nội đồng, đê điều, thuỷ lợi phục vụ thủy sản, tưới cho cây trồng cạn, bảo vệ rừng, an toàn nghề cá, nuôi trồng thủy sản, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kêu gọi, vận động thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Các dự án đã được phê duyệt, đã được bố trí vốn, đang triển khai thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quan tâm chất lượng thi công công trình, trong đó tập trung cao các công trình dự án trong điểm, dự án lớn như: Công trình thuỷ lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang, Đê La Giang, Hệ thống kênh trục sông Nghèn, Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu, một số dự án nâng cấp sửa chữa an toàn hồ chứa, dự án kè chống sạt lỡ, nâng cấp đê biển đê cửa sông... để sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả, đảm bảo phục vụ sản xuất, dân sinh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội .

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).

15

Page 16: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

3. Về thủy nông và công tác phòng, chống lụt, bão3.1. Thuỷ nông

Phân cấp quản lý các công trình thuỷ nông, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch của phương án đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thủy lợi.

Chỉ đạo các Công ty, Xí nghiệp thuỷ nông và các địa phương thực hiện tốt công tác sửa chữa, khắc phục những hạng mục công trình bị hư hỏng do ảnh hưởng của bão lũ đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất, dân sinh; kiên cố hoá kênh mương nội đồng trên 100 km; thực hiện tốt công tác chống úng, chống hạn; tưới tiêu đúng quy trình quy phạm, tiết kiệm nước nhằm đảm bảo phục vụ cho 53.500 ha lúa Đông xuân và 40.500 ha lúa Hè thu, 5.500 ha lúa Mùa.

Tuyên truyền, thực hiện tốt Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi.3.2. Công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bãoTăng cường tuyên truyền Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão, Luật Đê điều; công

tác kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý các sự cố đối với hệ thống đê điều, hồ đập, các công trình khác; chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê, nhất là các vị trí xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng tổ chức phương án hộ đê, đặc biệt là trong điều kiện có bão, lũ lớn, lũ cực lớn xảy ra.

Chủ động, triển khai sớm và đồng bộ công tác phòng chống lụt bão - giảm nhẹ thiên tai, chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng ứng phó với bão lũ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, lũ gây ra.

4. Phát triển nông thôn4.1. Xây dựng nông thôn mới- Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng

nông thôn mới, phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu, đề xuất ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện các tiêu chí về đào tạo nghề, y tế, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, phấn đấu đến năm cuối năm 2012 có 3-5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại hoàn thành thêm 1-3 tiêu chí so với năm 2011, đảm bảo đến năm 2015 có trên 20% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

- Bố trí đủ biên chế cho Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp, bảo đảm bộ máy hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và ổn định lâu dài.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”

4.2. Kinh tế HTX và trang trạiTiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi và khuyến khích thành lập mới

HTX, tổ HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2003 trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi; phấn đấu năm 2012 chuyển đổi và thành lập mới 19 HTX (trong đó chuyển đổi 7 HTX, xây dựng mới 12 HTX). Nghiên cứu ban hành các chính sách đặc thù của địa phương về giao đất, cho thuê đất đối với các HTX; cấp phép hoạt động; chính sách thuế; tín dụng đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi theo các gói kích cầu của Chính phủ; đào tạo cán bộ quản lý HTX.

Về kinh tế trang trại: Khuyến khích tích tụ ruộng đất; khai thác tiềm năng đất trống đồi núi trọc và diện tích mặt nước để phát triển mạnh kinh tế trang trại,

16

Page 17: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

coi đó là bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, tạo sản phẩm hàng hoá, xoá đói giảm nghèo của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng cho vùng trang trại tập trung về giao thông, điện, cấp nước; nhất là tách vùng trang trại chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư. Thực hiện các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, thị trường, chính sách quảng bá sản phẩm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo tập huấn, tham quan học tập mô hình cho các chủ trang trại.

4.3. Phát triển ngành nghề, dịch vụ nông thônXây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án phát triển ngành nghề nông thôn;

trên cơ sở đề án đổi mới, cải tiến các nghề truyền thống theo nhu cầu của thị trường; du nhập mở mang thêm các nghề mới thu hút được nhiều lao động. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, tiêu thụ.

Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển dịch vụ tài chính, mở rộng mạng lưới giao dịch ngân hàng tới xã; phát triển các quỹ tín dụng nhân dân, hình thành các tổ tín dụng hợp tác; phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ chuyên cung ứng vật tư nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, các cơ sở dịch vụ thu mua sản phẩm nông, lâm, thủy sản; phát triển các dịch vụ vận tải, thú y, bảo vệ thực vật, làm đất, xay xát, sửa chữa cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ khác trong nông thôn.

4.4. Sắp xếp bố trí dân cưCăn xứ vào quy hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020, thực hiện tốt Chương trình di dân để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng khác. Dự kiến số hộ cần di chuyển, sắp xếp là 280 hộ, phân theo đối tượng di dân:

- Bố trí sắp xếp dân cư vùng bị thiên tai: 100 hộ.- Bố trí sắp xếp dân cư vùng biên giới, hải đảo: 20 hộ.- Bố trí sắp xếp dân cư vùng đặc biệt khó khăn: 130 hộ.- Bố trí sắp xếp dân cư vùng xung yếu và rất xung yếu ở rừng đặc dụng,

rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng: 30 hộ.5. Chuyển giao khoa học công nghệ Khuyến Nông – Khuyến NgưKhoa học công nghệ được xem là khâu trọng tâm, đột phá, là một nguồn lực

sản xuất góp phần quan trọng nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; ưu tiên chuyển giao ứng dụng nhất công nghệ giống, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, kỹ thuật sản xuất tiên tiến...Mở rộng việc áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là những hàng hoá có khả năng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Mua sắm trang thiết bị xét nghiệm mẫu dịch bệnh, giống cây trồng vật nuôi

Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao công tác tuyên truyền, công tác chuyển giao kỹ thuật, tổ chức tập huấn đào tạo nông dân thông

17

Page 18: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

qua các chương trình khuyến nông, đào tạo cán bộ cho các HTX. Tập trung cho phát triển chăn nuôi, xây dựng các mô hình điển hình về chăn nuôi như: Cải tạo giống bò chuyên thịt, vỗ béo bò thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, mô hình Zêbu hoá đàn bò chất lượng cao, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung. Trong thuỷ sản tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hinh nuôi cá nước ngọt, trang trại nuôi cua, tôm và các loại thuỷ sản có giá trị và thu nhập cao, mở rộng phương thức nuôi công nghiệp, thâm canh, giảm dần nuôi quảng canh. Trong trồng trọt tập trung xây dựng các mô hình sản xuất lúa chất lượng, rau an toàn, khảo nghiệm các giống mới vào phù hợp thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

6. Về công tác cải cách hành chính, quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra6.1. Cải cách hành chính

Triển khai tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2012 sau khi có chương trình, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh;

Tiếp tục thực hiện tốt việc kiểm soát thủ tục hành chính; thường xuyên rà soát, cập nhật, trình UBND tỉnh công bố những thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế theo quy định;

Đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản; tiếp tục tham mưu điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách trên một số lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển nông thôn, diêm nghiệp; phân cấp quản lý công chức, viên chức;... Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;

Duy trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 900:2008 tại Cơ quan Sở, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thú y; đồng thời, tiếp tục triển khai xây dựng tại một số đơn vị thuộc Sở theo sự chỉ đạo, phân công của UBND tỉnh.

6.2. Công tác tổ chức và cán bộTiếp tục tham mưu soát xét chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức các đơn vị

thuộc Sở theo hướng tinh gọn, chất lượng, không chồng chéo nhiệm vụ; Tham mưu kiện toàn lại hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Rà soát, điều chỉnh một số quy chế đã ban hành;

Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch biên chế, quản lý biên chế theo quy định. Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ trưởng, phó phòng chuyên môn cấp tỉnh; Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo ở các phòng Sở, các đơn vị thuộc Sở khi có nhu cầu; Tiếp tục thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, nghỉ hưu, nâng bậc lương, nâng ngạch cho công chức, viên chức theo quy định; Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức tuyển dụng viên chức của các đơn vị sự nghiệp;

Hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22/01/2010 của Thanh tra Chính phủ;

18

Page 19: UBND TỈNH HÀ TĨNHvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1904Kh 2012 Ha... · Web viewTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, ƯỚC THỰC HIỆN KẾ

Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo; gửi đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị cho số công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch cán bộ dự nguồn.

7. Thanh tra, kiểm tra, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phíTăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư khiếu

nại, tố cáo (theo thẩm quyền), không để tình trạng đơn thư vượt cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế hoạt động, quy chế quản lý và định mức chi tiêu nội bộ. Phổ biến rộng rãi, niêm yết công khai tại công sở quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể. Đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện quan liêu, trì trệ, lãng phí và tham nhũng.

III. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012: 4.441.807,5 triệu đồng.

1. Tổng nhu cầu vốn các chương trình, dự án: 4.309.948,5 triệu đồng, trong đó:

- Các chương trình: 546.185 triệu đồng; trong đó:+ Chương trình MTQG xây dựng NTM: 432.720 triệu đồng;+ Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT: 111.465 triệu đồng;+ Chương trình MTQG VSATTP: 2.000 triệu đồng;- Các dự án: 3.763.763,5 triệu đồng; trong đó:+ Các dự án do trung ương quản lý: 655.349 triệu đồng;+ Các dự án do địa phương quản lý: 2.146.814,5 triệu đồng; Trong đó vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh: 41.260 triệu đồng+ Nợ vốn các dự án xây dựng cơ bản: 961.600 triệu đồng

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo).2. Kinh phí hành chính, sự nghiệp: 131.859 triệu đồng, trong đó:- Quản lý nhà nước: 41.861,5 triệu đồng;- Sự nghiệp nông nghiệp phát triển nông thôn: 77.621,6 triệu đồng;- Sự nghiệp khác: 771,5 triệu đồng;- Kinh phí thực hiện CTMTQG vệ sinh ATTP: 2.000 triệu đồng;- Kinh phí thực hiện các quy hoạch: 6.316,4 triệu đồng;- Sự nghiệp đào tạo: 3.288,0 triệu đồng.

(Chi tiết có thuyết minh và các phụ biểu kèm theo) Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiện

kế hoạch năm 2011 và kế hoạch năm 2012 của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh./.Nơi nhận:- Bộ Nông nghiệp và PTNT;- Thường trực HĐND tỉnh; (Để báo cáo)- UBND tỉnh;- Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN& PTNT;- Các cục: Chăn nuôi, Trồng trọt, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Kiểm lâm, Quản lý XDCT, Đê điều PCLB, Khai thác bảo vệ NLTS, Nuôi trồng TS, Cục HTX và PTNT; Ban quản lý các dự án nông nghiệp; Trung tâm Tin học và Thống kê;- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;- Giám đốc, các PGĐ Sở;- Công đoàn Ngành;- Các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở; - Lưu VT.

GIÁM ĐỐC

Đặng Ngọc Sơn

19