11

QUY ĐỊNH - upes3.edu.vnupes3.edu.vn/assets/files/20171229082125_qd_cong_tac_thuc_tap_2017_2018.pdf · - Lập kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ về thực tập

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP CUỐI KHOÁ BẬC ĐẠI HỌC

HỆ CHÍNH QUY THEO HỆ THÓNG TÍN CHỈ

(Ban hành theo Quyết định số:1300/QĐ-TDTT ĐN, ngày 28/12/2017

của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng)

CHƢƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1.1. Văn bản này qui định mục đích, thời gian, nội dung, cách đánh giá,

phương thức tổ chức và các điều kiện đảm bảo đối với công tác thực tập nghề

nghiệp đối với sinh viên (SV) hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường

Đại học TDTT Đà Nẵng.

1.2. Đối tượng áp dụng trong văn bản này là SV thuộc các ngành đào tạo

của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được cử đến thực tập tại các cơ sở thực

tập ngoài nhà trường.

Điều 2. Mục đích của công tác thực tập

2.1. Quán triệt nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với

thực hành, lý luận với thực tiễn" trong qúa trình đào nguồn nhân lực đáp ứng

nhu cầu xã hội.

2.2. Giúp SV tiếp xúc, tìm hiểu thực tế và vận dụng các kiến thức đã được

học vào thực tiễn, từ đó hình thành các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, sát với

thực tiễn ngành đào tạo.

2.3. Kết quả thực tập là một trong những điều kiện để đánh giá năng lực của

người học và tích luỹ học phần để xét công nhận tốt nghiệp cho SV.

CHƢƠNG II

THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP

Điều 3. Thời gian thực tập

Thời gian thực tập được quy định trong kế hoạch năm học do phòng Đào tạo

thực hiện được Hiệu trưởng phê duyệt theo ngành đào tạo.

Tổng thời gian thực tập tại cơ sở là 08 tuần, có khối lượng tích luỹ tương

đương 07 tín chỉ.

Điều 4. Nội dung thực tâp sƣ phạm (TTSP)

TTSP dành cho SV năm thứ 3 trở đi đang theo học các ngành nằm trong

danh mục đào tạo giáo viên theo danh mục đào tạo cấp IV của Bộ Giáo dục và

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2

Đào tạo quy định (Giáo dục thể chất...), tích luỹ từ 70% khối lượng kiến thức

quy định trở lên đối với ngành đào tạo. Nội dung TTSP như sau:

4.1. Thực tập các hoạt động giáo dục và ngoại khóa

4.1.1. Thực tập các hoạt động giáo dục

- Tìm hiểu đặc điểm tình hình giáo dục của nhà trường các cấp và địa

phương cơ sở thực tập.

- Tìm hiểu các hoạt động của tổ (khoa) chuyên môn, chức năng nhiệm vụ

của hội đồng sư phạm nhà trường và các văn bản quy định về chuyên môn phù

hợp với từng bậc học, như: Điều lệ trường Tiểu học, THCS, THPT, các quy định,

kế hoạch công tác, chương trình, tài liệu và thiết bị cơ sở vật chất liên quan để tiến

hành biên soạn nội dung các kế hoạch, đề cương, giáo án…

4.1.2. Thực tập các hoạt động ngoại khóa

- Lập kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ về thực tập các hoạt động ngoại

khoá, huấn luyện đội tuyển và các hoạt động khác có liên quan.

- Hướng dẫn các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đoàn, đội…. Tổ chức các

hoạt động giáo dục, văn nghệ, thể dục, thể thao…và các hoạt động kỷ niệm các

ngày lễ truyền thống…

- Tham gia huấn luyện đội đại biểu của nhà trường, tổ chức các hoạt động tổ

chức thi đấu và tham gia công tác trọng tài.....

- Thu thập số liệu, vận dụng các bài tập, giải pháp, biện pháp có liên quan

đến hướng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp (hoặc đề tài nghiên cứu khoa

học) và thực thực tiễn hoạt động giảng dạy.

- Tuyên truyền, giới thiệu môi trường học tập và quảng bá hình ảnh của

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đối với học sinh, cán bộ giáo viên tại cơ sở

thực tập.

4.2. Thực tập giảng dạy

- Mỗi nhóm (đoàn) giáo sinh thực tập phải dự tối thiểu 02 tiết tiết dạy mẫu

của giáo viên trong tổ bộ môn tại các trường thực tập để thảo luận rút kinh

nghiệm cho cả nhóm.

- Soạn giáo án theo mẫu của cơ sở thực tập trước khi lên lớp thực tập giảng

dạy, giáo án được giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký duyệt.

- Dự giờ thực tập dạy mẫu của giáo sinh cùng nhóm và tham gia rút kinh

nghiệm cùng giáo viên hướng dẫn.

- Thực tập công tác giảng dạy không quá 3 tiết/tuần, không quá 15 tiết/cả đợt

thực tập.

- Lên lớp đánh giá đủ 04 tiết giảng dạy/giáo sinh bắt đầu từ tuần thứ 3 đến

tuần thứ 8. Trong 04 tiết đánh giá trên, phải có 02 tiết dạy thao giảng.

Điều 5. Nội dung thực tập tốt nghiệp (TTTN)

Đối tượng TTTN dành cho các SV năm thứ 3 trở đi đang theo học các ngành

không thuộc mã ngành đào tạo giáo viên theo Danh mục Giáo dục, đào tạo cấp

IV trình độ đại học (Quản lý TDTT...), tích luỹ từ 70% khối lượng kiến thức

3

quy định trở lên đối với ngành đào tạo. Ngoài ra, các hình thức thực tập theo nhu

cầu gắn với cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên được hiệu trưởng

đồng ý và thực hiện theo nội dung riêng phù hợp với ngành đào tạo. Nội dung

TTTN bao gồm:

5.1. Tìm hiểu thực tiễn tại cơ sở thực tập(CSTT)

- Tìm hiểu và nghe báo cáo về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của

CSTT.

- Nghiên cứu các văn bản quy định của CSTT: Quy hoạch, quy định, kế hoạch

công tác, chương trình, tài liệu và thiết bị cơ sở vật chất liên quan để tiến hành biên

soạn nội dung các chiến lược, kế hoạch, quyết định….

- Lập kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về: kế hoạch huấn

luyện đội tuyển, quản lý hoạt động thể thao, tuyển chọn vận động viên và quản

lý vận động viên; kế hoạch hoạt động quản lý nghiệp vụ của CSTT và các hoạt

động khác có liên quan…

5.2. Thực tập các hoạt động ngoại khoá

- Thực hành các công tác tổ thức thi đấu, trọng tài giải thể thao các cấp tại

CSTT.

- Tham gia làm mới, cải tạo sân bãi dụng cụ và cơ sở vật chất.

- Tổ chức tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng về các hoạt động

TDTT.

- Tham gia các hoạt động văn nghệ, đoàn, đội, báo chí. Kết hợp với Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn ở CSTT...để tổ chức các hoạt động ngoài giờ,

hoạt động xã hội, lao động công ích, chào mừng các ngày lễ lớn...

- Tuyên truyền, giới thiệu môi trường học tập và quảng bá hình ảnh của

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đối với học sinh, cán bộ, viên chức...tại cơ sở

thực tập

- Thu thập số liệu và vận dụng các bài tập, giải pháp, biện pháp có liên quan

đến báo cáo chuyên đề thực tập và hướng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp

(hoặc đề tài nghiên cứu khoa học).

5.3. Thực tập chuyên môn

- Lập kế hoạch quản lý hoạt động TDTT ở địa phương của CSTT, hoặc Lập

kế hoạch huấn luyện và soạn giáo án huấn luyện của một môn thể thao tại

CSTT,

- Thực tập nghiệp vụ quản lý TDTT quần chúng, các hoạt động dịch vụ về

TDTT, quản lý sân bãi cơ sở vật chất về TDTT và các hoạt động phong trào

khác ở các câu lạc bộ TDTT…., hoặc kiến tập (trợ lý) công tác huấn luyện đội

tuyển năng khiếu của một môn thể thao và thực tập công tác huấn luyện và tham

gia tuyển chọn, quản lý VĐV các lớp năng khiếu TDTT.

- Biên soạn ít nhất 01 kế hoạch tổ chức các hoạt động TDTT phong trào ở

CSTT (được cán bộ hướng dẫn và Ban Chỉ đạo ở CSTT phê duyệt).

4

Điều 6. Thang điểm và đánh giá thực tập

6.1. Thang điểm đánh giá

- Tất cả các nội dung thực tập của SV đều được đánh giá cho điểm, tính hệ số

và lấy một điểm tổng hợp chung. Việc đánh giá được thực hiện bằng các phiếu cụ

thể cho từng nội dung ở phần phục lục, được đánh giá được quy về theo thang điểm

10.

- Xếp loại thực tập đối với SV được quy như sau: (Chuyển đổi điểm kết quả

thực tập được trường Đại học TDTT Đà Nẵng thực hiện theo Quy chế đào tạo tín

chỉ)

Đạt/không đạt Điểm số theo

thang điểm 10

Điểm

chữ

Điểm số

theo thang

điểm 4

Xếp loại kết

quả học tập

Đạt

(Tích lũy)

8,5 – 10 A 4,0 Giỏi

8,0 – 8,4 B+ 3,5 Khá

7,0 – 7,9 B 3,0

6,5 – 6,9 C+ 2,5 Trung bình

5,5 – 6,4 C 2,0

5,0 – 5,4 D+ 1,5 Trung bình yếu

4,0 – 4,9 D 1,0

Không đạt < 4 F 0,0 Kém

6.2. Đánh giá điểm TTSP

Kết quả thực tập của SV được đánh giá như sau

Trong đó: - HĐGD, NK: Điểm thực tập hoạt động giáo dục và ngoại khóa

- TTGD: Điểm thực tập giảng dạy

6.3. Đánh giá điểm TTTN

Kết quả thực tập của SV được đánh giá như sau

Trong đó: - TTCM: Điểm thực tập chuyên môn

- ĐBC: Điểm chấm báo cáo tốt nghiệp

- NK: Điểm thực tập ngoại khoá

* Ghi chú: Mỗi SV sau khi thực tập tiến hành viết báo cáo chuyên đề thực tập

phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo (theo mẫu quy định). Báo cáo

chuyên đề thực tập được chấm điểm chiếm trọng số 20% trong tổng điểm thực tập

tốt nghiệp của SV.

Điểm TTSP = HĐGD, NK x 0,4 + TTGD x 0,6

Điểm TTTN = TTCM x 0,6 + NK x 0,2 + ĐBC x 0,2

5

CHƢƠNG III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THỰC TẬP

Điều 7. Tổ chức thực tập

7.1. Hình thức

- SV tham gia TTSP và TTTN do nhà trường tổ chức, được biên chế theo

đoàn thực tập. Tuỳ theo điều kiện cụ thể theo từng ngành đào tạo, các đoàn thực

tập có thể khác nhau về số lượng, địa điểm.

- Đoàn SV TTSP: Mỗi đoàn SV TTSP được biên chế theo số lượng tuỳ thuộc

vào từng cơ sở thực tập sau khi có sự thống nhất của Ban chỉ đạo thực tập

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng với Sở GDĐT, Phòng GDĐT của các địa

phương và cơ sở thực tập.

- Đoàn SV TTTN: Được biên chế theo đoàn tuỳ thuộc vào số lượng SV đăng

ký và sự thoả thuận giữa Ban chỉ đạo thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

với cơ sở thực tập (qua đơn đăng ký thực tập của SV).

7.2. Tổ chức triển khai

Công tác tổ chức thực tập được triển khai theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo

thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cho từng khoá học.

- Đoàn SV TTSP được gửi thẳng tới các trường THPT, THCS của các tỉnh,

thành trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên sau khi có sự thống nhất của các

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường có sinh viên

thực tập và Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Trường hợp SV/nhóm SV có

nguyện vọng thực tập không theo đoàn nêu trên thì phải làm đơn có xác nhận

của cơ sở thực tập trình Ban Chỉ đạo thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

xem xét quyết định.

- Đoàn SV TTTN được tổ chức theo đoàn và theo nguyện vọng của cá

nhân/nhóm.

+ Đoàn SV TTTN được tổ chức theo đoàn với số lượng tương ứng tuỳ thuộc

vào khả năng tiếp nhận của cơ sở thực tập. Các đoàn TTTN được tổ chức như

các đoàn TTSP, có sự hướng dẫn của thành viên Ban Chỉ đạo thực tập Trường

Đại học TDTT Đà Nẵng phụ trách.

+ SV có nguyện vọng TTTN có thể tự liên hệ địa điểm thực tập nếu được sự

đồng ý của các CSTT. Trong trường hợp này SV phải chịu trách nhiệm việc đảm

bảo quy định, kế hoạch và các yêu cầu về đánh giá, quản lý theo Quy định thực

tập của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

- Ngoài các trường hợp trên, việc tổ chức theo đoàn thực tập hay từng cá

nhân của SV ngành GDTC có nguyện vọng tham gia TTTN và các cơ sở thực

tập có công văn yêu cầu trực tiếp về số lượng SV phải có sự phê duyệt của lãnh

đạo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

6

Điều 8. Cơ sở thực tập và thành phần Ban Chỉ đạo

8.1. Cơ sở thực tập (CSTT)

CSTT là những nơi có SV của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng gửi về

thực tập, bao gồm: các trường phổ thông ở một số tỉnh, thành và phòng Giáo

dục – Đào tạo các quận, huyện, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung

tâm Văn hoá - Thể thao quận, huyện, các Trường Năng khiếu thể thao, Câu

lạc bộ thể thao, doanh nghiệp … được Ban Chỉ đạo Trường Đại học TDTT

Đà Nẵng liên hệ thống nhất phương án theo phân cấp quản lý của các CSTT.

8.2. Ban Chỉ đạo TTSP ở CSTT

8.2.1. Thành phần, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo TTSP ở CSTT:

- Mỗi trường thực tập có một Ban Chỉ đạo TTSP do Hiệu trưởng ra Quyết

định thành lập gọi là Ban Chỉ đạo TTSP cấp cơ sở: Trưởng Ban là Hiệu trưởng

hay Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn được hiệu trưởng ủy quyền. Phó

trưởng ban là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Các ủy viên là Tổ trưởng

chuyên môn và thành viên có liên quan của Ban Chỉ đạo thực tập Trường Đại

học TDTT Đà Nẵng.

- Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo TTSP cấp cơ sở:

+ Phụ trách trực tiếp công tác thực tập tại đơn vị mình.

+ Căn cứ vào kế hoạch chung và lập kế hoạch cụ thể của đơn vị mình, phân

công giáo viên hướng dẫn giáo sinh thực tập.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch: Theo dõi kiểm tra, đánh giá công việc của

giáo sinh thực tập và giáo viên hướng dẫn.

+ Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho thực tập.

+ Quản lý giáo sinh trong thời gian thực tập.

+ Tổng kết đánh giá cho điểm, rút kinh nghiệm đề xuất ý kiến cải tiến thực

tập và công tác đào tạo giáo viên TDTT.

8.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên hướng dẫn thực tập ở CSTT

- Tạo điều kiện để SV tìm hiểu về tình hình hoạt động của nhà trường, kế

hoạch dạy học của tổ bộ môn ở trường thực tập.

- Trao đổi tình hình kinh nghiệm về soạn giáo án, trình tự thực hiện giờ lên

lớp, kinh nghiệm tổ chức nâng cao chất lượng học tập, quản lý chủ nhiệm học

sinh trong học sinh.

- Đánh giá các giáo án, giờ thực tập lên lớp, giờ thao giảng, và các hoạt động

khác có liên quan.

- Tổ chức, hướng dẫn và đánh SV về các hoạt động ngoại khoá như: làm sân

bãi dụng cụ, tổ chức các thi đấu, trọng tài và huấn luyện đội tuyển các môn thể

thao trong trường.

- Điều hành công tác thực tập giảng dạy của SV, cùng với giáo viên trong tổ

lên lịch dự giờ cho SV thực tập.

- Có quyền đề nghị Ban chỉ đạo CSTT khen thưởng hoặc đình chỉ hoạt động

thực tập của SV theo quy định của điều 11 và 12 của Quy định này.

7

- Nhận xét và đánh giá cuối đợt thực tập của SV thực tập theo các biểu mẫu

đánh giá.

8.3. Ban Chỉ đạo TTTN ở CSTT

8.3.1. Thành phần và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo TTTN

Tùy thuộc vào số lượng sinh viên đăng ký hoặc được cử về thực tập tại cơ sở

thực tập để thành lập Ban chỉ đạo. Số lượng từ 20 SV trở lên thì cơ sở thực tập

thành lập Ban chỉ đạo thực tập, thành phần của Ban chỉ đạo bao gồm như sau:

- Trưởng ban chỉ đạo: Thủ trưởng cơ sở thực tập hoặc phó thủ trưởng cơ sở

thực tập được ủy quyền làm trưởng ban.

- Phó trưởng ban: Phó thủ trưởng cơ sở thực tập hoặc cán bộ các đơn vị trực

thuộc cơ sở thực tập.

- Thành viên và cán bộ hướng dẫn: Là cán bộ viên chức, nhân viên của cơ sở

thực tập có liên quan đến hoạt động thực tập của SV.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo TTTN cấp cơ sở:

+ Căn cứ quy định thực tập và các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn của Ban chỉ

đạo thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và các văn bản chuyên môn có

liên quan để ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác thực tập.

+ Tạo điều kiện cho SV ổn định nơi ăn ở (nếu có thể), giúp đỡ SV trong việc

sử dụng cơ sở vật chất của CSTT để phục vụ cho công tác TTTN.

+ Cử cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm hướng

dẫn thực tập cho SV.

+ Quản lý SV trong thời gian thực tập.

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết đợt thực tập theo kế hoạch. Hoàn tất hồ sơ thực

tập của SV, thực hiện báo cáo tổng kết của đoàn thực tập.

+ Xem xét, đánh giá kết quả của SV sau khi đã trao đổi thống nhất với các thành

viên trong Ban chỉ đạo, các cán bộ hướng dẫn. Gửi kết quả cuối cùng và hồ sơ thực

tập về Ban chỉ đạo thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.

8.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ hướng dẫn thực tập

- Giúp SV tìm hiểu về quan điểm, đường lối của Đảng và thực tế công tác,

chính sách phát triển TDTT ở địa phương, hướng dẫn SV nắm rõ quy định chức

năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của CSTT.

- Trao đổi tình hình kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch, quy hoạch, báo cáo,

đề án, giáo án huấn luyện, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài…để hướng

dẫn SV thực hiện nhiệm vụ thực tập.

- Đánh giá các nội dung trong quy định thực tập về nhận thức thực tiễn, hoạt

động chuyên môn về quản lý, huấn luyện và các hoạt động ngoại khoá phong

trào cho SV một cách chính xác, khách quan và công bằng theo biểu mẫu quy

định.

- Có quyền đề nghị Ban chỉ đạo CSTT khen thưởng hoặc đình chỉ hoạt động

thực tập của SV theo quy định của điều 11 và 12 của Quy định này.

8

Điều 9. Nhiệm vụ của SV đi thực tập

9.1. Nghiêm chỉnh chấp hành Quy định về thực tập của Trường Đại học

TDTT Đà Nẵng, nội quy, quy định của CSTT.

9.2. Tuân thủ kế hoạch của Ban chỉ đạo thực tập các cấp, cán bộ, giáo viên

hướng dẫn. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của SV trong đợt thực tập.

9.3. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao. Tham gia đầy

đủ, nghiêm túc các buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm, các hoạt động khác của

nhóm, của đoàn và của CSTT.

9.4. Có tinh thần tập thể, giúp đỡ các thành viên trong đoàn cùng hoàn

thành nhiệm vụ. Tuyệt đối không được thực hiện những việc không có trong

kế hoạch, quy định thực tập và các quy định của CSTT.

9.5. Chuẩn bị kinh phí cho việc đi lại, ăn ở của bản thân trong thời gian

thực tập.

9.6. Tuyên tuyền, giới thiệu môi trường học tập, quảng bá hình ảnh của

Nhà trường đến với CSTT và học sinh tại địa phương thực tập.

Điều 10. Ban chỉ đạo thực tập Trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng

10.1. Thành phần Ban chỉ đạo thực tập của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng,

bao gồm như sau:

- Trưởng ban: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được ủy quyền.

- Phó trưởng ban: Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo/ Trưởng phòng Đào tạo

- Ủy viên thường trực: Trưởng hoặc Phó phòng Đào tạo.

- Ủy viên: Phụ trách một số đơn vị có liên quan đến công tác thực tập

10.2. Ban chỉ đạo thực tập có trách nhiệm quản lý, điều hành và chịu trách

nhiệm về công tác thực tập của nhà trường, bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, biên soạn tài liệu hướng dẫn cụ thể, bồi

dưỡng SV về công tác thực tập.

- Phân phối các đoàn SV, cử các thành viên trong Ban Chỉ đạo phụ trách các

đoàn và liên hệ với các CSTT.

- Phối hợp với các CSTT để kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết và giải quyết

các tình huống phát sinh (nếu có) trong quá trình thực tập.

- Xem xét, quyết định các trường hợp khen thưởng và vi phạm kỷ luật của

SV thực tập.

Điều 11. Khen thƣởng

- SV thực hiện tốt Quy định thực tập, đạt kết quả tốt và có nhiều thành tích

đóng góp cho đoàn trong đợt thực tập, được đoàn và Ban chỉ đạo CSTT đề nghị,

sẽ được Ban chỉ đạo thực tập trường đại học TDTT Đà Nẵng xét khen thưởng.

- SV có những hoạt động đạt hiệu quả xuất sắc ở CSTT sẽ được thưởng

điểm, điểm thưởng này sẽ được cộng vào kết quả chung của đợt thực tập nhưng

không được vượt quá điểm tối đa. Có 3 mức thưởng: Cộng 0,1; 0,2; 0,3 điểm

(điểm thưởng do Ban Chỉ đạo CSTT xét và thực hiện theo các biểu mẫu).

9

Điều 12. Kỷ luật

- SV vi phạm Quy định thực tập, làm ảnh hưởng đến uy tín và kết quả thực

tập của đoàn, vi phạm nội quy, quy định của CSTT sẽ bị xử lý kỷ luật, bằng các

hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ thực tập. Các hình thức kỷ luật

đối với SV bao gồm:

* Khiển trách: Trừ 1 điểm kết quả tổng hợp, áp dụng đối với SV vi phạm

một trong các lỗi sau đây:

- Vắng mặt ngày đầu tiên của đợt thực tập không có lý do.

- Vắng mặt 1/5 tổng số buổi sinh hoạt của nhóm và đoàn.

- Có thái độ sai trái với cán bộ hướng dẫn, giáo viên hướng dẫn và học sinh,

cán bộ viên chức, nhân viên ở CSTT.

* Cảnh cáo: Trừ 2 điểm kết quả tổng hợp, áp dụng đối với SV vi phạm một

trong các lỗi sau đây:

- Vắng mặt 2 ngày đầu tiên của đợt thực tập không có lý do.

- Vắng 1/8 tổng số ngày thực tập.

- Bị khiển trách lần thứ hai.

- Vắng 1/3 tổng số buổi sinh hoạt nhóm, đoàn.

- Vi phạm các quy định của trường thực tập, nội dung của đoàn, hoặc không

hoàn thành các công việc mà nhóm và đoàn giao.

* Đình chỉ thực tập: Áp dụng đối với SV vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Vắng 3 ngày đầu của đợt thực tập không có lý do.

- Vắng 1/5 tổng số ngày thực tập.

- Bị cảnh cáo lần thứ hai.

- Vắng 2/3 tổng số buổi sinh hoạt của nhóm và đoàn.

- Không thông qua giáo án hoặc kế hoạch thực tập

- Vi phạm nghiêm trọng Quy định thực tập, các quy định của CSTT, nội quy

của đoàn.

Các mức độ khiển trách, cảnh cáo, trừ điểm do Ban chỉ đạo CSTT ra quyết

định, sau đó gửi văn bản về Ban chỉ đạo thực tập của Trường Đại học TDTT Đà

Nẵng. Riêng mức độ đình chỉ thực tập, Ban Chỉ đạo CSTT gửi báo cáo bằng văn

bản về Ban chỉ đạo thực tập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng ra quyết định.

Điều 13. Kinh phí thực tập

Kinh phí cho các hoạt động thực tập được chi từ kinh phí thường xuyên của

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và tuân thủ Quy chế chi tiêu nội bộ của

Trường.

Các SV không đạt điểm thực tập các năm trước, SV đăng ký học lại, cải

thiện học phần thực tập (TTSP, TTTN) phải nộp lệ phí theo số tín chỉ của học

phần theo quy định.

10

CHƢƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Quy định về công tác thực tập này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực

hiện từ năm học 2017 – 2018. Các quy định trước đây có nội dung khác với quy

định này bị bãi bỏ.

Tuỳ tình hình thực tế trong quá trình triển khai thực hiện, Quy định này sẽ đựơc

bổ sung để hoàn chỉnh hơn.

HIỆU TRƢỞNG

(Đã ký)

PGS.TS. Lê Đức Chƣơng