8
1 HỌ TÊN HS: ______________________________________________________ LỚP: 12 ________ TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12 CHỦ ĐỀ 1: VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC CHẤT - DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng nhờ có nhiều tế bào lông hút. - Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu). - Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động. - Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: + Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ. + Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ. 2. Vận chuyển các chất trong cây a. Mạch gỗ (vận chuyển các chất đi lên) - Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết gồm: quản bào và mạch ống. - Thành phần chủ yếu: nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. - Động lực dòng mạch gỗ: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. b. Dòng mạch rây (vận chuyển các chất đi xuống) - Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống gồm: tế bào ống rây và tế bào kèm. - Thành phần của dịch mạch rây: + Đường saccarozo (95%), các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật, ATP… + Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5. - Động lực của dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa (rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất thấp hơn. 3. Thoát hơi nước ( Lá là cơ quan thoát hơi nước ) - Vai trò của thoát hơi nước. + Thoát hơi nước tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ. + Thoát hơi nước làm khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. + Thoát hơi nước làm làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. - Thoát hơi nước qua lá chủ yếu theo 2 con đường: qua khí khổng và qua cutin. 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm: + Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. - Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: + Các nguyên tố đại lượng: là thành phần của các đại phân tử (prôtêin, gluxit, lipit,…)… + Các nguyên tố vi lượng: là thành phần cấu tạo của hầu hết các enzim, hoạt hóa các enzim. - Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây: + Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Hòa tan và không hòa tan. + Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.

TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

1

HỌ TÊN HS: ______________________________________________________ LỚP: 12 ________

TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

CHỦ ĐỀ 1: VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC CHẤT - DINH DƯỠNG

Ở THỰC VẬT

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng nhờ có nhiều tế bào lông hút. - Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu). - Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động. - Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: + Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ. + Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ. 2. Vận chuyển các chất trong cây

a. Mạch gỗ (vận chuyển các chất đi lên) - Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết gồm: quản bào và mạch ống. - Thành phần chủ yếu: nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.

- Động lực dòng mạch gỗ: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

b. Dòng mạch rây (vận chuyển các chất đi xuống) - Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống gồm: tế bào ống rây và tế bào kèm. - Thành phần của dịch mạch rây: + Đường saccarozo (95%), các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật, ATP… + Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

- Động lực của dòng mạch rây: là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa (rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất thấp hơn.

3. Thoát hơi nước ( Lá là cơ quan thoát hơi nước ) - Vai trò của thoát hơi nước. + Thoát hơi nước tạo lực hút đầu trên của dòng mạch gỗ. + Thoát hơi nước làm khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. + Thoát hơi nước làm làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. - Thoát hơi nước qua lá chủ yếu theo 2 con đường: qua khí khổng và qua cutin. 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm: + Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. - Vai trò của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: + Các nguyên tố đại lượng: là thành phần của các đại phân tử (prôtêin, gluxit, lipit,…)… + Các nguyên tố vi lượng: là thành phần cấu tạo của hầu hết các enzim, hoạt hóa các enzim. - Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây: + Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Hòa tan và không hòa tan. + Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan.

Page 2: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

2

5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

- Các dạng nitơ thực vật hấp thụ: amoni (NH4+) và nitrat (NO3

-). - Vai trò của nitơ: nitơ là thành phần của prôtêin, enzim, côenzim axit nucleic, diệp lục, ATP…. - Quá trình cố định nitơ phân tử: + Con đường hóa học cố định nitơ: N2 + H2 → NH3 + Con đường sinh học cố định nitơ: do các vi sinh vật thực hiện. + Nhóm vi sinh vật sống tự do: vi khuẩn lam. + Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium (có enzim nitrogenaza)….

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường A. gian bào và biểu bì. B. gian bào và không bào. C. tế bào chất và gian bào. D. tế bào chất và tế bào nội bì. Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu đúng về vận chuyển thụ động?

(1) Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. (2) Giúp vận chuyển nước và ion khoáng ở thực vật. (3) Cần tiêu tốn nhiều năng lượng ATP. (4) Vận chuyển ngược chiều građien. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Các ion khoáng có nồng độ ở môi trường đất cao hơn nồng độ ở trong cây trồng thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thực vật theo cơ chế nào? A. Cơ chế thụ động. B. Cơ chế chủ động. C. Cơ chế thẩm thấu. D. Cơ chế khuếch tán. Câu 4: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào? A. Thụ động. B. Thụ động và chủ động. C. Chủ động. D. Thẩm tách. Câu 5: Rễ cây hút nước chủ yếu qua loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào lông hút. B. Tế bào nội bì. C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào mạch rây. Câu 6: Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ hút thụ động ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây? A. 0,04M B. 0,03M C. 0,02M D. 0,01M Câu 7: Dịch mạch rây có chứa (1) Các chất hữu cơ được tổng hợp tại lá. (2) Chủ yếu là vitamin và nước. (3) Nhiều nhất là chất hữu cơ được tổng hợp tại rễ. (4) Chủ yếu là nước và các ion khoáng. (5) Nhiều nhất là saccarôzơ. A. (1), (5). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (2), (5). Câu 8: Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống gồm: A. quản bào và ống rây. B. ống rây và tế bào kèm. C. mạch ống và ống rây. D. mạch ống và tế bào kèm. Câu 9: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa A. lá và rễ. B. cành và lá. C. rễ và thân. D. thân và lá. Câu 10: Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu A. nước và các ion khoáng. B. các chất khoáng được sử dụng lại. C. chất hữu cơ. D. nước và các ion khoáng được sử dụng lại. Câu 11: Đặc điểm của thoát hơi nước qua khí khổng A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh. B. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. D. vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 12: Thoát hơi nước qua lá bằng các con đường A. qua khí khổng, mô giậu. B. qua khí khổng, cutin. C. qua cutin, biểu bì. D. qua cutin, mô giậu.

Page 3: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

3

Câu 13: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. hàm lượng nước. D. ion khoáng. Câu 14: Động lực nào giúp cây vận chuyển nước từ mặt đất lên các cây cao hàng trăm mét? (1) Lực đẩy (áp suất rễ). (2) Lực hút do thoát hơi nước. (3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. (4) Lực hút giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. (5) Lực hút của trái đất. A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4). Câu 15: Bộ phận chính nào của cây tham gia vào quá trình thoát hơi nước? A. Cành. B. Lá. C. Thân. D. Rễ. Câu 16: Cân bằng nước là A. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát ra của cây. B. tương quan giữa lượng nước tưới vào cho đất so với lượng nước thoát ra cho cây. C. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ so với lượng nước hút vào. D. tương quan giữa lượng nước làm sản phẩm cho quang hợp so với lượng nước thải ra. Câu 17: Khi tế bào khí khổng trương nước thì A. vách mỏng căng ra, vách dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B. vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khí khổng mở ra. C. vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra. D. vách mỏng căng ra làm cho vách dày cong theo nên khí khổng mở ra. Câu 18: Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây? A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống. B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào. D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. Câu 19: Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. Câu 20: Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim. C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim. Câu 21: Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim. C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim. Câu 22: Các nguyên tố vi lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Câu 23: Cây sử dụng muối khoáng ở dạng A. hòa tan. B. rắn. C. không hòa tan. D. bột. Câu 24: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ trực tiếp? A. NO2

- và NO3-. B. NO2

- và NH4+. C. NO3

- và NH4+. D. NO2

- và N2. Câu 25. Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây? A. Magiê. B. Đồng. C. Clo. D. Phôtpho. Câu 26. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Cacbon. B. Môlipđen. C. Sắt. D. Bo. Câu 27. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Sắt. B. Phôtpho. C. hiđrô. D. Nitơ. Câu 28: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim A. amilaza. B. nuclêaza. C. caboxilaza. D. nitrôgenaza.

Page 4: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

4

Câu 29: Nitơ có vai trò gì đối với thực vật? A. Thành phần của axit nuclêic, ATP, côenzim, phôtpholipit cần cho nở hoa, đậu quả. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim. D. Thành phần của prôtêin và axit nuclêic. Câu 30: Bón phân hợp lí là A. phải bón thường xuyên cho cây. B. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất. C. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K. D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách. Câu 31: Con đường sinh học cố định nitơ do nhóm sinh vật nào thực hiện? A. Vi sinh vật sống tự do Cyanobacteria và vi khuẩn nitrat hóa. B. Rhizobium và vi khuẩn phản nitrat hóa. C. Vi sinh vật sống cộng sinh cây họ đậu Rhizobium. D. Vi sinh vật sống tự do Cyanobacteria và cộng sinh cây họ đậu Rhizobium.

Câu 32: Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây? A. Vi khuẩn amon hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa. C. Vi khuẩn cố định đạm. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 33. Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa. C. Vi khuẩn cố định đạm. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 34. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào A. Dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. Dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Dấu hiệu bên ngoài của lá cây. Câu 35. (Đề thi THPTQG năm 2018) Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ. Câu 36. (Đề thi THPTQG năm 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Sắt. C. Mangan. D. Bo. Câu 37: (Đề thi THPTQG năm 2019) Quá trình chuyển hóa NH4

+ thành NO3− do hoạt động của nhóm

vi khuẩn A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. amôn hóa. D. phản nitrat hóa. Câu 38: (Đề thi TN năm 2020) Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin? A. Đồng. B. Nito. C. Kali D. Kẽm. Câu 39: (Đề thi TN năm 2020) Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây? I. Đặc điểm của loài cây. II. Đặc điểm của đất. III. Đặc điểm của thời tiết. IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 40: (Đề thi TN năm 2020) Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Page 5: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

5

CHỦ ĐỀ 2: TIÊU HÓA - HÔ HẤP - TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tiêu hóa ở động vật: là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).

- Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: trùng roi, trùng giày, amip.… + Thức ăn được tiêu hóa nội bào là chủ yếu. + Thức ăn được thực bào và phân hủy nhờ enzym chứa trong lyzoxom. - Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa: ruột khoang và giun dẹp. + Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. - Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.

+ Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn. + Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. 2. Hô hấp ở động vật

- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

- Hô hấp ở động vật gồm: hô hấp ngoài và hô hấp trong. - Các hình thức hô hấp:

+ Hô hấp qua bề mặt cơ thể: động vật đơn bào / đa bào bậc thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp. * Động vật đơn bào: O2 và CO2 khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào. * Động vật đa bào bậc thấp: O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt cơ thể. + Hô hấp bằng hệ thống ống khí: côn trùng….

* Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở.

* Sự thông khí được thực hiện nhờ co dãn của phần bụng ở côn trùng có kích thước lớn. + Hô hấp bằng mang: cá, tôm, cua, trai, ốc. * Cấu tạo mang: gồm nhiều cung mang và phiến mang, có hệ thống mao mạch phân bố dày đặc. + Hô hấp bằng phổi: Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi

và hệ thống túi khí. * Cấu tạo phổi: phổi thú, lưỡng cư, bò sát có nhiều phế nang, phế nang bề mặt mỏng, nhiều mao mạch, phổi chim có nhiều ống khí, bao quanh nhiều nhiều hệ thống mao mạch dày đặc, chất khí trao đổi qua thành ống khí, ngoài ra chim còn có hệ thống túi khí. * Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực.

* Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 3. Tuần hoàn máu

a. Cấu tạo chung: hệ tuần hoàn gồm 3 phần: + Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu (dịch mô). + Tim. + Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. b. Chức năng của hệ tuần hoàn.

Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. c. Các dạng hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn hở: có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp. + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với

dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

Page 6: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

6

- Hệ tuần hoàn kín: có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và

sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. + Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).

d. Hoạt động của tim

- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. - Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.

- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim. - Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.

e. Hoạt động của hệ mạch

- Cấu trúc của hệ mạch: gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. + Hệ thống động mạch: động mạch chủ → động mạch nhỏ dần → tiểu động mạch. + Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. + Hệ thống tĩnh mạch: tiểu động mạch → các tĩnh mạch lớn dần → tĩnh mạch chủ. - Huyết áp: áp lực máu tác dụng lên thành mạch. + Huyết áp bao gồm: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. + Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. - Vận tốc máu: tốc độ máu chảy trong một giây.

+ Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Tiêu hoá là quá trình

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng. C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. D. biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người? A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học. B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học. C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học. D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học. Câu 3: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa A. trong không bào tiêu hóa. B. trong túi tiêu hóa. C. trong ống tiêu hóa. D. trong cơ thể động vật. Câu 4: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non. B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản. C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày. D. Trong ống tiêu hoá của người có diều. Câu 6: Câu nào sau đây đúng về hình thức tiêu hóa ở thủy tức? A. Chỉ có tiêu hóa nội bào. B. Chỉ có tiêu hóa ngoại bào. C. Vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào hoặc tiêu hóa ngoại bào. Câu 7: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là A. miệng ruột non dạ dày hầu ruột già hậu môn. B. miệng thực quản dạ dày ruột non ruột già hậu môn. C. miệng ruột non thực quản dạ dày ruột già hậu môn. D. miệng dạ dày ruột non thực quản ruột già hậu môn.

Page 7: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

7

Câu 8: Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là A. prôtêin. B. tinh bột. C. lipit. D. xenlulôzơ. Câu 9: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Câu 10: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá ngoại bào. B. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá ngoại bào. Câu 11: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các ý sau đây:

(1) Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

(2) Trong ống tiêu hóa người có bộ phận diều, giúp quá trình tiêu hóa cơ học. (3) Dạ dày ở hổ không tiêu hóa được xenlulozơ. (4) Ở thực quản người xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học. (5) Ở miệng người xảy ra quá trình tiêu hóa tinh bột là chủ yếu.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 12: Côn trùng có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp bằng mang. C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 13: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ

A. sự co dãn của phần bụng. B. sự di chuyển của chân. C. sự nhu động của hệ tiêu hoá. D. vận động của cánh. Câu 14: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất? A. Phổi của bò sát. B. Phổi của chim. C. Phổi và da của ếch nhái. D. Da của giun đất. Câu 15: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?

A. Có nhiều phế nang. B. Phế quản phân nhánh nhiều. C. Khí quản dài. D. Có nhiều ống khí. Câu 16: Hình thức hô hấp của động vật đa bào có tổ chức cao (trâu, bò, ngựa, hổ…) là: A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 17: Trong hệ tuần hoàn kín máu trao đổi chất với tế bào A. qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. qua thành động mạch và mao mạch. C. màng tế bào. D. qua thành mao mạch. Câu 18: Máu chảy trong động mạch ở hệ tuần hoàn hở như thế nào? A. Áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. B. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ chảy chậm. Câu 19: Huyết áp là A. áp lực dòng máu khi tâm thất co. B. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch. C. áp lực dòng máu khi tâm thất giãn. D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch. Câu 20: Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông với A. tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô. B. tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô. C. tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô. D. tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô. Câu 21: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là A. tim mao mạch tĩnh mạch động mạch tim. B. tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim. C. tim động mạch tĩnh mạch mao mạch tim. D. tim tĩnh mạch mao mạch động mạch tim.

Page 8: TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

8

Câu 22: Ở động vật đơn bào

A. có hệ tuần hoàn. B. không có hệ tuần hoàn. C. có hệ tuần hoàn kín. D. có hệ tuần hoàn hở. Câu 23: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Thân mềm và chân khớp. B. Thân mềm và bò sát. C. Chân khớp và lưỡng cư. D. Lưỡng cư và bò sát. Câu 24: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận A. hồng cầu. B. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. C. máu và nước mô. D. bạch cầu. Câu 25: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là A. 85 lần/phút. B. 90 lần/phút. C. 75 lần/phút. D. 65 lần/phút. Câu 26: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim A. pha co tâm nhĩ pha giãn chung pha co tâm thất. B. pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha giãn chung. C. pha co tâm thất pha co tâm nhĩ pha giãn chung. D. pha giãn chung pha co tâm thất pha co tâm nhĩ. Câu 27: Tính tự động theo chu kì của tim là A. do cơ tim. B. do hệ dẫn truyền tim. C. do mạch máu. D. do huyết áp. Câu 28: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp? A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. Câu 29: (Đề thi THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? A. Trai sông. B. Chim bồ câu. C. Ốc sên. D. Châu chấu. Câu 30: (THPTQG 2018) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường diễn ra ở mang? A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng. Câu 31: (THPTQG 2018) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học. B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôzzim. C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi. D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. Câu 32: (THPTQG 2018) Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang. II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu giàu O2 và máu giàu CO2. III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch. IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 32: (THPTQG 2019) Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở A. ruột non. B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột già. Câu 34: (THPTQG 2019) Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp tiếp nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ? A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất phải. Câu 35: (Đề thi TN 2020) Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim? A. Bó His. B. Nút xoang nhĩ. C. Mạng Puôckin. D. Nút nhĩ thất.